29
Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp. Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 - Từ Thảo – Chuyên gia Luật kinh tế 1. 1. Mô hình quản trị công ty cổ phần (CTCP) Trong Luật doanh nghiệp 1999, qui định về CTCP là phần quy định chặt chẽ nhất, chi tiết nhất. Tuy nhiên, với Luật doanh nghiệp 2005, các quy định này còn cụ thể hơn, chi tiết hơn và tiến gần hơn tới các chuẩn mực chung của thế giới về quản trị CTCP. Khung quảng trị CTCP được hoàn thiên hơn, rõ ràng hơn và bảo vệ mạnh mẽ hơn nữa quyền và lợi ích của cổ đông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số, xác định rõ hơn các nghĩa vụ của ngươi quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và GĐ/TGĐ, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng , quy định rõ điều kiện, và tiêu chuẩn của các chức danh quản lý trong công ty, tăng thêm quy định về công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý, nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát… Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể về bộ máy quản lý CTCP theo qui định của Luật DN 2005. Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005 quy định mô hình quản trị CTCP như sau: “Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.” Như vậy, theo Luật doanh nghiệp 2005, cơ cấu tổ chức quản lý CTCP được thiết kế theo một trong hai mô hình sau: Mô hình 1: Mô hình (phải) có Ban kiểm soát Mô hình 2 : Mô hình không có (không bắt buộc) Ban kiểm soát 1 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.hoangminhlaw.com/tin-tc-s-kin/2681-cau-truc-quan-tri-cong-ty-co-phan... · Cấu trúc quản trị công

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

Từ Thảo – Chuyên gia Luật kinh tế

1. 1. Mô hình quản trị công ty cổ phần (CTCP)

Trong Luật doanh nghiệp 1999, qui định về CTCP là phần quy định chặt chẽ nhất, chi tiếtnhất. Tuy nhiên, với Luật doanh nghiệp 2005, các quy định này còn cụ thể hơn, chi tiết hơn vàtiến gần hơn tới các chuẩn mực chung của thế giới về quản trị CTCP. Khung quảng trị CTCPđược hoàn thiên hơn, rõ ràng hơn và bảo vệ mạnh mẽ hơn nữa quyền và lợi ích của cổ đông,đặc biệt là các cổ đông thiểu số, xác định rõ hơn các nghĩa vụ của ngươi quản lý, nhất là đốivới thành viên HĐQT và GĐ/TGĐ, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng, quyđịnh rõ điều kiện, và tiêu chuẩn của các chức danh quản lý trong công ty, tăng thêm quy địnhvề công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý, nâng cao, tăng cường vàquy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát… Sau đây chúng ta sẽnghiên cứu cụ thể về bộ máy quản lý CTCP theo qui định của Luật DN 2005.

Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005 quy định mô hình quản trị CTCP như sau:

“Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giámđốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sởhữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.”

Như vậy, theo Luật doanh nghiệp 2005, cơ cấu tổ chức quản lý CTCP được thiết kế theo mộttrong hai mô hình sau:

Mô hình 1: Mô hình (phải) có Ban kiểm soát

Mô hình 2: Mô hình không có (không bắt buộc) Ban kiểm soát

1 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

Đối với mô hình 1, việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫnnhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát. Về mặt lý thuyết, đây là mô hìnhtruyền thống và điển hình của các CTCP[1]. Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quảtrong trường hợp CTCP mang tính “đại chúng”, tức là có sự tham gia đông đảo của các cổ đôngkhác nhau. Trong những trường hợp khác, bộ máy này sẽ trở nên cồng kềnh, khiên cưỡng. Có lẽxuất phát từ cách nhìn nhận đó mà Luật doanh nghiệp 2005 quy định đối với những CTCP cótrên 11 cổ đông là cá nhân phải có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, cũng theo Luật doanh nghiệp2005 thì cả trong trường hợp CTCP có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần củacông ty thì cũng bắt buộc phải có BKS. Đây là một điểm mới và khác biệt của Luật doanhnghiệp 2005 so với luật DN 1999.

Theo Luật doanh nghiệp 1999 (Điều 69), việc xác định CTCP có bắt buộc phải có BKS haykhông là (chỉ) căn cứ vào yếu tố “số lượng” cổ đông, theo đó đối với CTCP có trên 11 cổ đôngthì phải có BKS. Tuy nhiên,  trong Luật doanhnghiệp 2005 (Đ95), việc xác định tính bắt buộc phải có BKS trong CTCP phụ thuộc vàomột trong hai yếu tố sau:

-            Yếu tố số lượng, theo đó CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân phải có BKS. Ở đây,cũng có điểm khác với Luật DN 1999, yếu tố số lượng chỉ tính đối với cổ đông là cá nhân mà thôi.

-            Yếu tố sở hữu cổ phần công ty, theo đó CTCP có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50%tổng số cổ phần của công ty phải có BKS. Như vậy, yếu tố sở hữu cổ phần công ty trong việcbắt buộc phải có BKS chỉ đặt ra đối với cổ đông là  tổchức.

Cũng xin lưu ý là, trong hai yếu tố trên, thì chỉ cần CTCP có một trong hai yếu tố đó thì đã rơivào trường hợp bắt buộc phải có BKS mà không cần phải có cả hai yếu tố cùng một lúc.

Đối với yếu tố thứ nhất không phức tạp lắm trong việc xác định CTCP có phải cổ đông sáng lậpBKS hay không, vì chỉ đơn thuần că n cứ vào số lượng các cổ đông là cá nhân. Tuy nhiên, yếutố thứ hai phức tạp hơn, một phần vì do điều luật quy định không cụ thể. Điều luật chỉ nói “

2 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty” mà không nói rõ là 1 tổ chức hay nhiều tổ chức trong trường hợp này[2]. Theo chúng tôi, việcđiều luật chỉ nói là “cổ đông” và không nói rõ là 1 hay nhiều cổ đông, do đó không có cơ sở đểxác định là 1 cổ đông mà không phải là nhiều cổ đông hoặc ngược lại. Vì vậy, theo chúng tôi ởđây có thể hiểu là một cổ đông trong trường hợp công ty chỉ có một cổ đông là tổ chức (đồngthời có thêm từ 2 đến 11 ho?c nhi?u hon các cổ đông là cá nhân) và chính cổ đông này sở hữutrên 50% tổng số cổ phần của công ty, khi đó công ty này bắt buộc phải có BKS. Mặt khác,cũng có thể hiểu là nếu công ty có nhiều cổ đông là tổ chức và tổng số cổ phần của các cổđông này nắm giữ chiếm trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì cũng đòi hỏi công ty ph?i lậpBan kiểm soát.

Xét ví dụ sau đây:

Công ty cổ phần Bình Minh có 12 cổ đông. Trong đó, có 10 cổ đông là cá nhân và 2 cổ đông làtổ chức. Hỏi, theo qui định của Luật DN 2005, công ty cổ phần Bình Minh có bắt buộc phảithành lập Ban Kiểm soát không?Biết rằng, không có cổ đông nào của công ty sở hữu trên 50%tổng số cổ phần của công ty, trong đó mỗi cổ đông là tổ chức chỉ sở hữu 30% tổng số cổ phầncủa công ty.

Xung quanh tình huống này, tồn tại 2 quan điểm sau đây:

-            Quan điểm 1, công ty Bình Minh bắt buộc phải có BKS vì tổng số cổ phần của 2 cổđông là tổ chức là 60% (> 50%).

-            Quan điểm 2, công ty Bình Minh không bắt buộc phải có BKS vì không có 1 cổ đông làtổ nào sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty, trong khi đó số lượng các cổ đông là cánhân cũng không vượt quá 11 cổ đông. Quan điểm này cho rằng thuật ngữ “cổ đông là tổ chức” trong Điều 90 phải hiểu là “1 cổ đông tổ chức” mà thôi, và chính cổ đông này phải sở hữu trên50% tổng số cổ phần của công ty.

Như đã phân tích, vì điều luật chỉ nói “có cổ đông là tổ chức”, nên có thể hiểu là 1 hoặc nhiềucổ đông là tổ chức, miễn là 1 hoặc nhiều cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phầncủa công ty thì lúc đó công ty bắt buộc phải có BKS. Do đó, chúng tôi ủng hộ quan điểm 1 nêu

3 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

trên.

Ngoài ra, đối với các CTCP thuộc các trường hợp hợp sau đây vẫn có thể thành lập BKS phùhợp với nhu cầu quản trị công ty (nghĩa là không bắt buộc như các trường hợp trên):

-            CTCP trên có cổ đông là cá nhân và số lượng không vượt quá 11 cổ đông;

-            CTCP vừa có cổ đông là cá nhân, vừa có cổ đông là tổ chức, trong đó số lượng cổ đônglà cá nhân không vượt quá 11 cổ đông và 1 ho?c các cổ đông là tổ chức không sở hữu trên 50%tổng số cổ phần của công ty.

Xét ví dụ, CTCP Bình Minh có 15 cổ đông, trong đó có 10 cổ đông là cá nhân và 5 cổ đông là tổchức. Số cổ phần của 5 cổ đông là tổ chức này cộng lại không vượt quá 50% tổng số cổ phầncủa công ty. Trường hợp này, Luật doanh nghiệp 2005 cũng không bắt buộc công ty phải lậpBKS, bởi nếu xét về số lượng (tiêu chí số lượng chỉ áp dụng đối với cổ đông là cá nhân) khôngthoả mãn vì không vượt quá 11 cổ đông là cá nhân, còn nếu xét về tiêu chí tỷ lệ sở hữu cổ phần(tiêu chí này chỉ áp dụng đối với cổ đông là tổ chức) thì cũng không thoả mãn vì tổng số cổphần của các cổ đông là tổ chức không vượt quá 50% như đã nói.

Chế định BKS được xây dựng (khác với BKS trong công ty nhà nước) độc lập với cơ quan quảnlý, nhưng nó hoàn toàn không có thẩm quyền can thiệp vào các quyết định của cơ quan quảnlý. Tuy vậy, Luật doanh nghiệp 2005 phân bổ thẩm quyền khá rõ rệt giữa ĐHĐCĐ, là cơ quanquyền lực cao nhất, HĐQT – là cơ quan quản lý và GĐ/ TGĐ – là cơ quan điều hành hoạt độngkinh doanh hàng ngày của công ty. Sau đây chúng ta nghiên cứu cụ thể các cơ quan này trongCTCP.

1. 2. Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)

Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp.Theo Luật công ty 1990, ĐHĐCĐ có ba loại: Đại hội đồng thành lập, Đại hội đồng thường niênvà Đại hội đồng bất thường. Tuy nhiên, theo Luật DN 1999 và Luật doanh nghiệp 2005, ĐHĐCĐchỉ bao gồm ĐHĐCĐ thường nhiên và ĐHĐCĐ bất thường (Điều 97.1), không thấy Luật nói đếnĐHĐCĐ thành lập công ty. Có lẽ vì các CTCP thành lập theo luật DN 1999 và Luật doanh

4 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

nghiệp 2005 là theo thủ tục đăng ký kinh doanh, sau khi được cấp Giấy CNĐKKD, nghĩa là khiđó CTCP đã được thành lập. Luật DN chỉ điều chỉnh về tổ chức, quản lý CTCP từ sau khi cóGiấy CNĐKKD, còn quá trình trước khi thành lập công ty, các cổ đông sáng lập có trách nhiệmlàm những việc cần thiết để đăng ký kinh doanh, do đó trong Luật DN không d? c?p d?n vấn đềĐại hội đồng cổ đông thành lập công ty.

2.1 Chức năng và thành phần

ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định (cơ quan quyền lực) cao nhất của CTCP bao gồmtất cảcác cổ đông có quyền biểu quyết(CĐPT và CPƯĐBQ). Các cổ đông ưu đãi khác không thuộc ĐHĐCĐ vì họ không có quyền biểuquyết như CPƯĐCT, CPƯĐHL…

Lưu ý: Vấn đề uỷ quyền tại ĐHĐCĐ

-            Đối với cổ đông là cá nhân, Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005 không đề cập đến việcliệu cổ đông là cá nhân có được uỷ quyền cho người khác tham dự họp ĐHĐCĐ không? Câu trảlời là có, căn cứ vào Điều 79.1.a: Các CĐPT (cá nhân hoặc tổ chức) có quyền tham dự và phátbiểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diệnđược uỷ quyền.

-            Đối với cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện được ủy quyền(Đ96.3). Tuy nhiên, số lượng người được cổ đông là tổ chức cử làm đại diện phụ thuộc vào tỷ lệsở hữu cổ phần của cổ đông đó. Cụ thể, theo Ðiều 22.1.b Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướngdẫn thi hành Luật Doanh nghiệp (NÐ 102), cổ đông là tổ chức sở hữu ít nhất 10% tổng số CPPTcó quyền uỷ quyền tối đa ba người tham dự họp ĐHĐCĐ. Như vậy, cổ đông là tổ chức sở hữudưới 10% tổng số CPPT chỉ có quyền uỷ quyền tối đa là 2 người tham dự họp ĐHĐCĐ. Chúngta thấy, Điều 96.3 Luật doanh nghiệp 2005 không giới hạn số lượng người được uỷ quyền tối đacủa cổ đông là tổ chức, tuy nhiên, Điều 22 NĐ 102 khi hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2005 vềtrường hợp này đã quy định giới hạn tối đa số người được uỷ quyền. Có lẽ không cần phải bàn đến tính hợp pháp hay không hợp pháp của việc hướng dẫn như vậycủa NĐ 102 (khi mà NĐ 102 đã làm quá chức năng hướng dẫn đơn thuần của mình), bởi lẽ cácnghị định hướng dẫn ở nước ta thường quy định thêm, thậm chí là quy định khác với luật. Ởđây, chúng ta bàn đến tính hợp lý của vấn đề này. Rõ ràng, xét ở góc độ quyền lợi của cổ đông, việc giới hạn như trên cũng đồng nghĩa với việc giới

5 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

hạn quyền uỷ quyền của cổ đông là tổ chức. Tuy nhiên, xét ở góc độ quản lý, việc quy định giới hạn này trong một chừng mực nào đó làcần thiết nhằm tránh trường hợp cuộc họp của ĐHĐCĐ tiến hành khó khăn, thậm chí không tiếnhành được do số lượng người tham dự họp quá lớn, từ đó phát sinh nhiều khó khăn khác như vềkinh phí tổ chức, địa điểm tổ chức ÐHÐCÐ…

Cũng như đối với thành viên là cá nhân trong công ty TNHH, đối với cổ đông là cá nhân khôngthấy Luật doanh nghiệp 2005 và NĐ102 quy định về số lượng người đại diện theo uỷ quyền màcác cổ đông cá nhân có thể quỷ quyền (nhưng cũng không thấy cấm). Ở đây, cũng cần phânbiệt giữa cơ chế uỷ quyền của cổ đông cá nhân và cổ đông là tổ chức. Nếu như cơ chế uỷquyền của cổ đông là tổ chức là “uỷ quyền thường xuyên” (bởi lẽ các cổ đông là tổ tức (phápnhân) không thể tự mình trực tiếp thực hiện các hành vi pháp lý mà phải thông qua hành vi củacon người cụ thể – người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền) thì cơ chếuỷ quyền của cổ đông cá nhân trong đa số trường hợp là “uỷ quyền tạm thời” hay “uỷ quyềntheo vụ việc”, bởi các cổ đông cá nhân có thể trực tiếp thực hiện các hành vi pháp lý tạiĐHĐCĐ, khi vì một lý do nào đó họ không thể tham dự ĐHĐCĐ thì khi đó họ có thể uỷ quyềncho người khác thay mình. Điều đáng chú ý là Luật DN 1999 không có quy định về cơ chế uỷquyền tham dự và biểu quyết tại ĐHĐCĐ. Do đó, đây được coi là một trong những qui định rấtmới của Luật DN 2005.

2.2 Thẩm quyền của ĐHĐCĐ

Trong CTCP, ĐHĐCĐ được xem là cơ quan đại diện quyền lực của những người góp vốn, là nơiphản ánh tập trung nhất quyền lực của các cổ đông. Với ý nghĩa đó, ĐHĐCĐ có quyền quyếtđịnh hầu hết những vấn đề trọng đại của công ty.

Có thể phân thẩm quyền của ĐHĐCĐ thành các nhóm sau đây:

-            Thứ nhất, ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hướng phát triển công ty, quyết địnhtổ chức lại, giải thể công ty . Đây là những vấn đề liên quan đến nền tảngcủa công ty, nên chỉ có ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất mới có thẩm quyền này. Ởđây, có thể thấy, việc Luật doanh nghiệp 2005 quy định ĐHĐCĐ có quyền quyết định địnhhướng phát triển công ty mà không có một giới hạn cụ thể nào. Bởi định hướng phát triển côngty có thể là chiến lược phát triển công ty, hoặc đơn giản chỉ là định hướng thay đổi, thu hẹp,mở rộng ngành nghề kinh doanh, hay là thay đổi mục tiêu kinh doanh… Trong khi đó, Điều108.2.a quy định cho HĐQT có quyền quyết định “chiến lược phát triển côn ty”. Do đó, trong

6 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

thực tế áp dụng không loại trừ khả năng xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ vàHĐQT đối với việc quyết định một số vấn đề mang tính định hướng phát triển.

-            Thứ hai, ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần đượcquyền chào bán của từng loại . Cần chú ý rằng đây là thẩm quyền liên quanđến việc phát hành cổ phần mới để tăng vốn điều lệ của công ty trong quá trình công ty hoạtđộng, nghĩa là “ loại cổ phần và tổng số cổphần được quyền chào bán của từng loại” trong trường hợp này nằm trong phạm vi số cổ phần phát hành mới của công ty, bởi vì khi thành lập công ty thì “loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại” đã được quy định trong điều lệ công ty và được thông qua bởi các cổ đông sáng lập.

-            Thứ ba, ĐHĐCĐ có quyền quyết định về mức cổ tức hàng năm của từng loại cổphần . Việc quyết định mức cổ tức hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnquyền lợi về vật chất của các cổ đông, do đó vấn đề này Luật doanh nghiệp 2005 trao thẩmquyền cho ĐHĐCĐ với tư cách là cơ quan có quyền cao nhất trong công ty.

-            Thứ tư, ĐHĐCĐ có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính hàng năm của côngty . Báo cáo tài chính hàng năm của công ty là văn bản phản ánh đầy đủ tìnhtrạng tài sản, tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty và qua đó trở thành cơ sở chocác quyết định của cổ đông, cũng như làm cơ sở để tính toán thuế thu nhập của công ty. Báocáo tài chính hàng năm của công ty do HĐQT lập và gửi BKS để thẩm định (Đ128.1), sau đóBKS thẩm định và trình báo cáo thẩm định lên ĐHĐCĐ (Điều 123.3). Bên cạnh việc xem xétvà thông qua báo cáo tài chính, ĐHĐCĐ còn xem xét báo cáo đánh giá công tác quản lý vàđiều hành công ty. Các báo cáo này là cơ sở để ĐHĐCĐ đánh giá hiệu quả quản lý điều hànhcủa HĐQT, GĐ/TGĐ công ty, quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ,quyết định khen thưởng hay quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này.

-            Thứ năm, ĐHĐCĐ có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã báncủa mỗi loại. Như đã phân tích, ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cổ phần vàtổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, do đó khi công ty mua lại các cổ phần đãbán, dặc biệt là khi mua lại với số lượng lớn (trên 10%) có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu vốnđiều lệ của công ty, do đó phải được chính ĐHĐCĐ quyết định việc mua lại.

7 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

-            Thứ sáu, Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệcông ty không quy định một tỷ lệ khác . Mặc dù đây là những vấn đề cótính chất quản lý (mang tính chất kinh doanh đầu tư hoặc bán tài sản của công ty) nhưng vớiphạm vi đầu tư hoặc bán này (hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty) có khả năng ảnh hưởngđến cơ cấu tài chính và nền tảng chung của công ty, do đó quyết định này cần được giành chocơ quan quyền lực cao nhất của công ty là ĐHĐCĐ.

-            Thứ bảy, ĐHĐCĐ có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thànhviên BKS; đồng thời có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hạicho công ty và cổ đông .

-            Thứ tám, ĐHĐCĐ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty[3].Có thể nói trong toàn bộ văn kiện pháp lý (hồ sơ) thành lập công ty, thì bản điều lệ với tư cách là“bộ luật riêng” của công ty đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình tồn tại và hoạtđộng của công ty. Tuy nhiên, ở đây cần chú ý là ĐHĐCĐ không có quyền sửa đổi, bổ sung điềulệ công ty trong trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi sốcổ phẩn được quyền chào bán quy định trong điều lệ công ty[4]. Bởi lẽ thẩm quyền này thuộcvề HĐQT, Điều 108.2.c: HĐQT có quyền quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổphần được quyền chào bán, do đó việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty liên đến vấn đề nàythuộc về HĐQT.

Ngoài các quyền và nhiệm vụ kể trên, ĐHĐCĐ còn có các quyền và nhiệm vụ khác theo quyđịnh của Luật doanh nghiệp 2005 và điêu lệ công ty.

2.3 Triệu tập và thể thức tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ

1. a. Kỳ họp của ĐHĐCĐ

ĐHĐCĐ họp thường niên hoặc bất thường, ít nhất mỗi năm họp 1 lần.

- Họp thường niên:

8 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đềnghị của HĐQT, cơ quan ĐKKD có thể gia hạn, nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúcnăm tài chính.

- Họp bất thường:

Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sauđây:

-            Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

-            Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của phápluật;

-            Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của LuậtDN;

-            Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

-            Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Như vậy, ĐHĐCĐ thường niên mỗi năm họp 1 lần và khi thấy cần thiết có thể tổ chức nhữngcuộc họp ĐHĐCĐ bất thường ngoài các ĐHĐCĐ thường kỳ mỗi năm theo yêu cầu và trong cáctrường hợp nói trên. Đồng thời, Luật doanh nghiệp 2005 không hạn chế số lần họp ĐHĐCĐ bấtthường là bao nhiêu trong một năm. Quy định này mang tính mềm dẻo, thông thoáng, tạo điềukiện thuận lợi cho các CTCP hoạt động có hiệu quả, bởi lẽ trong quá trình kinh doanh, có nhữngvấn đề phát sinh đột xuất đòi hỏi cần được giải quyết kịp thời, mà vấn đề đó lại thuộc thẩmquyền của ĐHĐCĐ nên nếu không quy định cuộc họp bất thường thì không thể đáp ứng đượcnhu cầu kinh doanh của công ty vì không thể cứ phải chờ đến cuộc họp thường niên củaĐHĐCĐ vốn mỗi năm chỉ họp một kỳ. Trên thực tế, để giải quyết vấn đề này và cũng để khôngphải tiến hành ĐHĐCĐ bất thường, các CTCP thường quy định việc ĐHĐCĐ uỷ quyền một số

9 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

vấn đề cho HĐQT, theo đó trong thời gian giữa các kỳ ĐHĐCĐ thường niên, thì các vấn đề phátsinh thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ sẽ do HĐQT quyết định trên cơ sở sự uỷ quyền này. Đâylà một cách “lách luật” thường thấy trên thực tế, nhưng có lẽ đây là cách “lách luật không khônngoan” và cũng khó có thể đảm bảo được quyền lợi của cổ đông. Chúng ta biết rằng việc thôngqua các quyết định của ĐHĐCĐ là theo nguyên tắc “đa số phiếu”(có ấn định tỷ lệ cụ thể ví dụ 75%, 65%…), nghĩa là việc biểu quyết là dựa vào số phiếu đượctính trên cơ sở số cổ phần mà cổ đông sở hữu tương ứng, còn việc thông qua quyết định củaHĐQT là dựa trên nguyên tắc “đầu người”.Như vậy,bản chất của việc thông qua quyết định dựa trên số phiếu của cổ đông có quyền biểuquyết và việc thông qua quyết định dựa trên đầu người là hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ là do chính cổ đông thể hiện ý chí củamình, còn việc thông qua quyết định của HĐQT là nơi thể hiện ý chí của các thành viên HĐQT,và nhiều khi hai luồng ý chí này là không phù hợp nhau. Do đó, việc uỷ quyền quyết định củaĐHĐCĐ cho HĐQT là một cách làm đem lại sự “tiện lợi” (về mặt hình thức) cho các CTCP nhằmtránh việc phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường vốn rất phức tạp và tốn kiếm, nhưng rõ ràngviệc uỷ quyền này là sai về mặt nguyên lý và bản chất hoạt động của hai loại cơ quan này vớihai cách thức ra quyết định hoàn toàn khác nhau.

1. b. Thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ:

-            Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị được cho là đương nhiên có quyền triệu tập họpĐại Hội Đồng Cổ Đông thường niên và bất thường.

-            BKS: BKS có quyền triệu tập họp Đại Hội Đồng Cổ Đông trong trường hợp Hội đồngQuản trị không triệu tập họp Đại Hội Đồng Cổ Đông theo quy định tại điều 97.4. Kết hợp quyđịnh tại điều 97.4 và điều 97.5, có th ể thấy BKS chỉ có quyền tập họp Đại HộiĐồng Cổ Đông bất thường trong một số trường hợp mà đáng lẽ ra Hội đồng Quản trị phải triệutập họp Đại Hội Đồng Cổ Đông bất thường, và Hội đồng Quản trị đã không triệu tập trong thờihạn do điều lệ công ty quy định (nếu điều lệ không quy định thì thời hạn này là 30 ngày) kể từngày xảy ra một trong 3 vấn đề sau:

+            Số thành viên Hội đồng Quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của phápluật.

10 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

+            Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 – Điều 79.

+            Theo yêu cầu của BSK

Lưu ý: Chế tài đối với Chủ tịch Hội đồng Quản trị trong trường hợp Hội đồng Quản trị khôngtriệu tập họp Đại Hội Đồng Cổ Đông theo quy định: Chủ tịch Hội đồng Quản trị phải chịutrách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty.

-            Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trongthời hạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc 1 tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty)đã yêu cầu Hội đồng Quản trị triệu tập họp có quyền thay thế Hội đồng Quản trị, BKS triệu tậphọp Đại Hội Đồng Cổ Đông trong trường hợp Hội đồng Quản trị và BKS không triệu tập họp ĐạiHội Đồng Cổ Đông theo quy định.

Như đã phân tích, việc cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên có quyền triệu tập họpĐại Hội Đồng Cổ Đông trong một số trường hợp là nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏtrong công ty, nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực kiểm soát công ty của các cổ đông lớn vànhững chủ thể quản lý công ty (HĐQT và BKS). Tuy nhiên, Điều 108.2.l Luật Doanh nghiệp lạicho phép Hội đồng Quản trị có quyền duyệt chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ họp ĐạiHội Đồng Cổ Đông. Như vậy, nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên triệu tập họp Đại HộiĐồng Cổ Đông mà Hội đồng Quản trị không thông qua chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họpthì Đại Hội Đồng Cổ Đông trong trường hợp này có thể không tiến hành họp được. Điều này rấtdễ xảy ra trong trường hợp Hội đồng Quản trị lạm dụng quyền lực để tư lợi và không thông quachương trình, nội dung cuộc họp.

Sự thiếu chặt chẽ của luật còn thể hiện ở điều kiện triệu tập họp Đại Hội Đồng Cổ Đông bởi theoquy định tại Điều 79.3.a thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên triệu tập họp Đại Hội ĐồngCổ Đông trong trường hợp Hội đồng Quản trị “vi phạm nghiêm trọng” nghĩa vụ của người quảnlý và quyền của cổ đông. Nhưng Luật không xác định rõ thế nào là vi phạm nghiêm trọng, vàviệc xác định vi phạm đến mức độ nào, trong trường hợp nào là nghiêm trọng sẽ rất phức tạptrên thực tế.

1. c. Quyền dự họp Đại Hội Đồng Cổ Đông

11 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

Cổ đông là cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức trực tiếp hoặc uỷquyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp cổ đông làtổ chức không có người đại diện theo uỷ quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 96 của Luật DNthì uỷ quyền người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

1. d. Điều kiện tiến hành họp Đại Hội Đồng Cổ Đông (Điều 102):

-            Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ítnhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

-            Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì đượctriệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất.Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dựhọp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công tyquy định.

-            Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy thìđược triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai.Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộcvào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyếtcủa các cổ đông dự họp.

Như vậy, cuộc họp của ĐHĐCĐ có thể được triệu tập đến lần thứ 3 (và chỉ có 3 lần) nhằm đảmbảo cho cuộc họp của ĐHĐCĐ có thể tiến hành được trong mọi trường hợp, kể cả khi các cổđông lớn trì hoàn không tham dự cuộc họp vì nhiều lý do khác nhau. Cuộc họp lần thứ 3 củaĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần cóquyền biểu quyết của các cổ đông dự họp. Vậy nếu chỉ có 1 cổ đông thìcuộc họp có được tiến hành không? Câu trả lời là không, một mặt đã là cuộc họp thì tối thiểu phải có 2 chủ thể trở lên, mặt khác từ“các cổ đông” nêu trên đã chứng tỏ phải có tối thiểu 2 cổ đông trở lên thì mới có thể tiến hànhcuộc họp của ĐHĐCĐ mà không kể số cổ phần có quyền biểu quyết do họ mắm giữ là baonhiêu.

2.4 Thông qua quyết định Đại Hội Đồng Cổ Đông

12 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyếttại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

-            Thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp (Điều104.3.a,b).Theo điều 77 Luật Doanh nghiệp 1999, Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua quyếtđịnh bằng hình thức biểu quyết thì tỷ lệ thông qua quyết định lần lượt là 51% hoặc 65% tùytừng vấn đề. Rõ ràng, với tỷ lệ này có thể cho là thấp, khó có thể đảm bảo quyền lợi của các cổđông nhỏ. Vì nếu trường hợp điều lệ không có quy định khác và cuộc họp có số cổ đông đạidiện vừa đủ 51% tổng số cổ phần phổ thông thì chỉ cần một cổ đông sở hữu 26,05% (51% x51%) tổng số CPPT là có thể kiểm soát được việc thông qua các quyết định thông thường, đốivới các quyết định đặc biệt quan trọng (Điều 77.2.b Luật Doanh nghiệp 1999) thì cổ đông chỉcần sở hữu 33,15% (65% x 51%) tổng số CPPT là có thể kiểm soát được việc thông qua cácquyết định đó. Tỷ lệ này sẽ thấp hơn nhiều nếu đó là cuộc họp được triệu tập lần thứ hai, vàcàng thấp hơn nếu các cổ đông đó là cổ đông ưu đãi biểu quyết. Đối chiếu với luật về công tycủa một số nước thì tỷ lệ quy định trên là rất thấp. Cụ thể: Bangladesh 75%, Trung Quốc66,6%, Hồng Kông 75%, Ấn Độ 75%, Malaysia 73%, Sigapore 75%,…[5] Luật Doanh nghiệp2005 đã nâng tỷ lệ này lên lần lượt là 65% hoặc 75%.

Tuy nhiên, khi xem xét về kỹ thuật lập pháp tại Điều 104.3.a,b Luật doanh nghiệp 2005 cóvấn đề phát sinh có thể gây hiểu nhầm khi áp dụng. Nếu quy định tại Điều 104.3.a là đã rõràng, theo đó tỷ lệ thông qua ít nhất (tối thiểu) phải là 65%, còn điều lệ công ty có thể quy địnhmột tỷ lệ khác nhưng không được thấp hơn 65%, thì qui định tại điều 104.3.b có thể gây ra hiểunhầm là điều lệ công ty có quyền quy định khác tỷ lệ 75%, khi đó điều lệ có thể quy định tỷ lệ cao hơn và cả tỷ lệ thấp hơn 75%, và khi đó mục tiêu bảo vệ cổ đông nhỏ không đạt được như mong muốn[6], bởi cách diễn đạtcủa Điều 104.3.b:“…nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổngsố phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận”

Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu đọc kỹ Điều 104.3.b. thì điều lệ công ty không thể quy định mộttỷ lệ thấp hơn 75%, bởi cụm từ “nếu điều lệ công ty không có quy định khác” trong khoản b nàycó nghĩa là nếu điều lệ công ty không có quy định khác với khoản b về các loại quyết địnhcần phải được ĐHĐCĐ thông qua với tỷ lệ 75% thì các loại vấn đề đó[7] phải được thông quavới tỷ lệ ít nhất là 75%, còn tỷ lệ cụ thể là do Điều lệ quy định (và đương nhiên không đượcthấp hơn 75%).

13 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

-            Đối với việc lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ trongtrường hợp không tiến hành cuộc họp thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua khi có số cổđông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết, tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.

Vậy, vấn đề nào thì ĐHĐCĐ thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết hay bằng hìnhthức lấy ý kiến bằng văn bản ? Khoản 2 Điều 104 quy định:

“Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về cácvấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổđông:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

b) Thông qua định hướng phát triển công ty;

c) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sảnđược ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định mộttỷ lệ khác;

e) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

g) Tổ chức lại, giải thể công ty.”

14 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

Quy định này có thể dẫn đến cách hiểu là trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy địnhvề các trường hợp bắt buộc ĐHĐCĐ phải thông qua bằng hình thức biểu quyết thì các trườnghợp nêu tại điểm a, b, c, d, đ, e, và g khoản 2 – Điều 104 phải được ĐHĐCĐ thông qua bằnghình thức biểu quyết. Còn nếu Điều lệ công ty có quy định các trường hợp ĐHĐCĐ phải thôngqua quyết định bằng hình thức biểu quyết (có thể giống hoặc khác với Điều 104.2) thì khi đó ápdụng theo Điều lệ công ty. Cách quy định này là điểm mở của luật doanh nghiệp nhằm đảmbảo tính tự chủ, linh hoạt cho các CTCP. Bởi lẽ điều lệ công ty có thể quy định một số vấn đềquan trọng phải được ĐHĐCĐ thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản nhằm giúpcông ty tiết kiệm chi phí và giảm bớt khó khăn đối với các công ty có số lượng cổ đông lớn khiphải triệu tập họp ĐHĐCĐ để thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết. Tuy nhiên, trênthực tế quy định này có thể bị lạm dụng, theo đó điều lệ công ty thường quy định quá nhiềutrường hợp lấy ý kiến bằng văn bản nhằm tránh phải triệu tập họp ĐHĐCĐ. Điều này có thể gâyảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Bởi tỷ lệ thông qua các quyết định củaĐHĐCĐ bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản trong mọi trường hợp không được thấp hơn75% tổng số phiếu biểu quyết, vì vậy các cổ đông nhỏ rất ít khả năng chi phối (dù có liên kết),thêm nữa việc thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản sẽ gây nhiều khó khăn choviệc liên kết cuả các cổ đông, bởi lẽ các cổ đông thường ở mỗi nơi khác nhau, họ khó có thể gặpnhau để lập nhóm liên kết.

1. 3. Hội đồng quản trị (HĐQT)

3.1 Chức năng của HĐQT

HĐQT là cơ quan quản lý công ty. Để thực hiện chức năng này HĐQT có toàn quyền nhândanh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đềthuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (khoản 1 Điều 108).

3.2 Thành phần và cơ chế hoạt động

1. a. Thành phần: HĐQT bao gồm những con người (cá nhân) cụ thể được ĐHĐCĐ bầu rađể thực hiện nhiệm vụ quản lý công ty.

Về số lượng: HĐQT có không ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên nếu Ðiều lệ côngty không có quy định khác. Có thể nói đây là quy định rất mở của luật DN 2005, bởi lẽ Điều lệ

15 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

của từng CTCP sẽ quy định cụ thể số lượng thành viên HĐQT mà không phụ thuộc vào giớihạn tối thiểu và tối đa như trên. Trong khi đó, Luật DN 1999 (Điều 80.3) quy định HĐQT khôngquá 11 thành viên, tỷ lệ cụ thể cho Điều lệ công ty quy định nhưng không được quá 11 thànhviên. Như vậy, Luật DN 1999 chỉ giới hạn số lượng thành viên tối đa, còn số lượng thành viêntối thiểu sẽ tùy thuộc vào sự quyết định của mỗi công ty. Quy định như vậy tưởng chừng thôngthoáng, nhưng chúng tôi cho rằng nó chưa đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốctế. Thứ nhất, giả sử trong điều lệ của một công ty cổ phần nào đó quy định số thành viên là 3,trong quá trình hoạt động, công ty chỉ còn lại 2 thành viên HĐQT. Khi đó, hoạt động của HĐQTsẽ không còn ý nghĩa gì, bởi vì khi biểu quyết nếu có ý kiến khác nhau thì quyết định theo phíacó ý kiến của Chủ tịch HĐQT. Nói cách khác, việc quản lý công ty cổ phần sẽ chỉ do mộtngười duy nhất thực hiện, đó là Chủ tịch HĐQT.  Thứ hai, theo thông lệ quốc tế,hầu hết các nước đều qui định số lượng thành viên tối thiểu. Chẳng hạn như, Trung quốc quiđịnh số thành viên HĐQT từ 5 đến 19 thành viên; Thái Lan ít nhất là 15thành viên, không quiđịnh tối đa; Châu Aâu, Châu Mỹ luật pháp thường quy định số lượng tối thiểu là 3 thành viên…

Ở Việt Nam, vấn đề trên chỉ được giải quyết ở các công ty niêm yết khi có Điều lệ mẫu banhành kèm theo Quyết định 07/2002/QĐ-VPCP (khoản 1 điều 19). Còn đối với các công tykhông niêm yết trên TTCK thì mãi đến khi LDN 2005 được ban hành và có hiệu lực mới có thểđược giải quyết. Đây chính là điểm mới, tiến bộ của LDN 2005. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật soạnthảo văn bản, quy định này (Điều 109 LDN 2005) cũng gặp phải hạn chế, làm phủ nhận điphần nào những cố gắng sửa đổi của Ban soạn thảo đối với điều luật này. Bởi, điều này quiđịnh: “ HĐQT có không ít hơn ba thành viên , không quá mười một thành viên, nếu điều lệ côngty không có quy định khác”. Với cách diễn đạt trên, có thể hiểu rằng, trong trường hợpđiều lệ công ty có qui định số lượng thành viên HĐQT là hai người thì nó vẫn hợp pháp. Khi đó,ý nghĩa của qui định trên đã không còn nguyên giá trị. HĐQT sẽ vẫn chỉ do Chủ tịch HĐQTkiểm soát.

Về nhiệm kỳ: Luật DN 2005 có quy định phân biệt rõ giữa nhiệm kỳ của HĐQT và nhiệm kỳcủa thành viên HĐQT (Luật DN 1999 không quy định nhiệm kỳ của HĐQT mà để cho Điều lệCông ty quy định). Theo đó, nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm, nhiệm kỳ của thành viên HĐQTkhông quá 5 năm, thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Vấn đềđặt ra cần tìm hiểu ở đây là tại sao nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là không quá 5 năm, có thểkhông trùng với nhiệm kỳ của HĐQT. Đây là một quy định rất mới của Luật DN 2005. Việc chophép nhiệm kỳ của thành viên HĐQT có thể bất kỳ là bao nhiêu năm, miễn là không quá 5 năm.Quy định này tạo ra cơ chế “luân phiên” nhau của các thành viên HĐQT, và do đó bảo đảmcho cơ cấu thành viên của HĐQT luôn có tính mới và tính kế thừatồn tại song song, giúp cho HĐQT hoạt động vừa ổn định, nhưng cũng vừa có sự thay đổi đểthích ứng tốt hơn với môi trường kinh doanh luôn biến động trong nền kinh tế thị trường. Cáchquy định này đối với nước ta là mới nhưng thực ra ở các nước phát triển người ta đã sử dụng từlâu.

16 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

Xét ví dụ sau đây:

Năm 2007, ĐHĐCĐ công ty cổ phần Bình Minh bầu năm người là A, B, C, D và E vào HĐQTcông ty. Theo đó:

-            Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm

-            Nhiệm kỳ cụ thể của các thành viên giả sử như sau:

+            A có nhiệm kỳ 5 năm

+            B có nhiệm kỳ 4 năm

+            C có nhiệm kỳ 3 năm

+            D có nhiệm kỳ 2 năm

+            E có nhiệm kỳ 1 năm

Khi đến ĐHĐCĐ tiếp theo vào năm 2008, thành viên E sẽ hết nhiệm kỳ, khi đó ĐHĐCĐ đã tiếnhành bầu ngưới khác thay thế E (và cũng có thể E tiếp tục trúng cử). Ở đây, giả sử ĐHĐCĐ bầuF[8] thay thế E. Như vậy, lúc này HĐQT công ty đã tiếp nhận thành viên mới là F, trong khiHĐQT vẫn còn giữ được các thành viên cũ là A, B. C và D.

Đến ĐHĐCĐ năm 2009, thành viên D hết nhiệm kỳ, và giả sử ĐHĐCĐ bầu H[9] thay thế D. Khiđó HĐQT sẽ có thành viên mới là H, và vẫn tồn tại các thành viên cũ là A, B, C và F.

17 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

Đến ĐHĐCĐ năm 2010, thành viên C hết nhiệm kỳ và ĐHĐCĐ bầu thành viên G[10] thay thế.Khi đó HĐQT sẽ tiếp nhận thành viên mới là G và vẫn tồn tại các thành viên cũ là A, B, H, và F.

Đến ĐHĐCĐ năm 2011, thành viên B hết nhiệm kỳ và ĐHĐCĐ bầu thành viên M[11] thay thế.Khi đó HĐQT sẽ tiếp nhận thành viên mới là M và vẫn tồn tại các thành viên cũ là A, G, H, và F.

Đến ĐHĐCĐ năm 2012, Nhiệm kỳ của riêng thành viên A và cả nhiệm kỳ của HĐQT sẽ chấmdứt và ĐHĐCĐ tiến hành bầu lại HĐQT mới.

Như vậy, nếu cách quy định nhiệm kỳ của HĐQT là cố định (5 năm), còn nhiệm kỳ của cácthành viên HĐQT có thể linh hoạt trong giới hạn 5 năm đó sẽ tạo điều kiện cho HĐQT dễ dàng“đào thải” người không còn phù hợp, đồng thời dễ dàng “tiếp nhận” các thành viên mới phù hợphơn. Quy định này rất phù hợp với nhu cầu quản trị CTCP, bởi CTCP thông thường kinh doanhđa ngành, đa lĩnh vực, cơ cấu vốn lớn và cơ cấu cổ đông phức tạp, do đó việc tạo điều kiện chocông ty có thể dễ dàng tiếp nhận các thành viên HĐQT mới thay thế những người cũ là điều rấtcần thiết.

Thành viên HĐQT có thể là ai?

Luật DN 1999 không quy định rõ thành viên HĐQT có bắt buộc là cổ đông hay không mà đểcho Điều lệ công ty quy định vấn đề này. Trong khi đó, Luật DN 2005 quy định rõ : “Thànhviên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông công ty” (Điều 109.4. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho công ty có thể lựa chọn những người thíchhợp vào HĐQT ngay cả khi tất cả cổ đông không đạt yêu cầu để làm thành viên HĐQT, đồngthời cũng tạo điều kiện cho cổ đông dễ dàng lựa chọn và đề cử người vào HĐQT.

Trong Công ty cổ phần thì tất cả thành viên HĐQT (và GĐ/ TGĐ) được xem là người quản lýcông ty (Điều 4.13), do đó nhất thiết tất cả thành viên HĐQT phải không là đối tượng bị cấmthành lập, quản lý doanh nghiệp theo Điều 13.2 Luật DN. Bên cạnh đó, vì được xem là ngườiquản lý nên thành viên HĐQT phải đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn nhất định mà một cánhân phải đáp ứng để có thể trở thành thành viên HĐQT cũng như trong suốt thời gian đươngnhiệm (Điều110).

18 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

1. b. Cơ chế hoạt động:

-            HĐQT là cơ quan không thường trực làm việc theo chế độ tập thế, thông qua các cuộchọp.

1. c. Về chế định Chủ tịch HĐQT. ĐHĐCD trực tiếp bầu hoặc HĐQT bầu Chủ tịch HĐQTtheo quy định tại Điều lệ Công ty. Chủ tịch HĐQT là người đứng đầu HĐQT, tuy nhiên đây chỉlà một chức danh chứ không phải một cơ quan của công ty. Chủ tịch HĐQT có quyền và nghĩavụ quy định tại Điều 111.2, nhưng không có thẩm quyền quyết định riêng biệt về các vấn đềthuộc thẩm quyền của HĐQT. Mặc dù vậy, như đã nói, phiếu biểu quyết của Chủ tịch HĐQT cótính chất quyết định trong trường hợp số phiếu tán thành và phản đối ngang nhau (Đ112.8).

3.3 Triệu tập và thể thức tiến hành họp HĐQT

-            Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch thì cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hộiđồng quản trị để bầu Chủ tịch và ra các quyết định khác thuộc thẩm quyền phải được tiếnhành trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳđó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất triệu tập. Trường hợp có nhiều hơnmột thành viên có số phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên đã bầu theo nguyêntắc đa số một người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.

-            Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Cuộc họp Hội đồng quản trịđược tiến hành khi có từ ¾ (ba phần tư) tổng số thành viên trở lên dự họp.

+            Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xétthấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.

+            Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn mườilăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị trong các trường hợp sau đây:

19 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

a) Có đề nghị của Ban kiểm soát;

b) Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất năm người quản lý khác;

c) Có đề nghị của ít nhất hai thành viên Hội đồng quản trị;

d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyếtđịnh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Ở đây, ta thấy quy định tại Điều 112.5 có gặp một lỗi nhỏ về mặt kỹ thuật trình bày: “…người đềnghị có quyền thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị”, bởi lẽ không thể lậpluận rằng HĐQT triệu tập họp HĐQT được cả. Việc thay thế ở đây là thay thế Chủ tịch HĐQTtriệu tập họp HĐQT, chứ không phải thay thế HĐQT triệu tập họp HĐQT.

Luật DN 2005 là văn bản có ý nghĩa lý luận và pháp lý vô cùng quan trọng đối với việc tổ chứcvà hoạt động của các loại hình kinh doanh, nhưng rất tiếc Luật này lại gặp phải rất nhiều sai sótvề mặt kỹ thuật trình bày không đáng có, và trường hợp này là một ví dụ (còn rất nhiều sai sótnhư vậy mà chúng tôi đã và sẽ trình bày trong từng chương riêng).

3.4 Thông qua quyết định của HĐQT

Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bảnhoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có mộtphiếu biểu quyết (Điều 108.3).

-            Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn

20 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

bản. Phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hộiđồng quản trị chậm nhất một giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sựchứng kiến của tất cả những người dự họp.

-            Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họpchấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiếncủa Chủ tịch Hội đồng quản trị. (Điều 112.8)

Quy định “Quyết định của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấpthuận ” như trên có thể gây ra hai cách hiểu sau đây về thuật ngữ “dự họp”:

+            Một là, thành viên “dự họp” ở đây là trực tiếp dự họp (t?c có mặt tại cuộc họp). Cáchhiểu này là không chính xác, bởi lẽ nếu hiểu thuật ngữ “dự họp” ở đây như vậy thì lá phiếu củathành viên không trực tiếp dự họp bỏ phiếu bằng văn bản theo đúng trình tự quy định sẽ khôngcó giá trị biểu quyết.

+            Hai là, thuật ngữ “dự họp” ở đây bao gồm cả các thành viên “trực tiếp” (có mặt) dự họpvà có thể cả các thành viên “gián tiếp” (không trực tiếp có mặt) dự họp nếu thành viên khôngtrực tiếp dự họp này bỏ phiếu bằng văn bản và gửi đến cuộc hộp đúng trình tự, thủ tục nêu trên.Các hiểu này là chính xác theo tinh thần quy định tại Điều 112.8 Luật DN 2005.

Xét ví dụ sau đây:

Hội đồng quản trị của công ty cổ phần A có 7 thành viên. Theo yêu cầu của 1/3 số thành viênH ĐQT, chủ tịch H ĐQT triệu tập cuộc họp HĐQT để bãi nhiệm chức Giám đốc công ty của ôngToàn và bổ nhiệm Giám đốc mới. Tham dự cuộc họp có 6 thành viên. Kết quả cuộc họp có 3phiếu biểu quyết đồng ý và 3 phiếu biểu quyết phản đối việc bãi nhiệm chức danh Giám đốccủa ông Toàn. Trong đó, Chủ tịch HĐQT đã biểu quyết đồng ý. Tuy nhiên, một thành viên HĐQT vắng mặt phản đối việc bãi nhiệm nói trên bằng một phiếu biểu quyết gửi cho HĐQT theođúng thủ tục do pháp luật qui định.

Quyết định của HĐQT nói trên về việc bãi nhiệm chức Giám đốc công ty của ông Toàn là

21 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

không có giá trị pháp lý vì tỷ lệ phiếu là 4/3 nghiêng về phía phản đối. Trong trường hợp này, láphiếu của chủ tịch HĐQT không có giá trị quyết định khi mà số phiếu phản đối cao hơn.

Về mặt nguyên tắc, quyết định của HĐQT sẽ ngay lập tức có hiệu lực thi hành. Theo đó cổđông, thành viên HĐQT hay BKS không có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định củaHĐQT như đối với quyết định của ĐHĐCĐ (Xem Đ108.4).

Luật DN không quy định trong trường hợp HĐQT thông qua quyết định dưới hình thức lấy ýkiến bằng văn bản hoặc hình thức khác thì tỷ lệ thông qua quyết định sẽ áp dụng như thế nào.Về mặt lý luận, trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì không có triệu tập họp HĐQT màsẽ gửi phiếu lấy ý kiến đến tất cả các thành viên HĐQT cho nên không thể áp dụng quy định tạiĐ112.8 : “Quyết định của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận. ..”. Nếu dựa theo quy định này thì có thể hiểu quyết định của HĐQT được thông quadưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản nếu được đa số thành viên HĐQT chấp thuận. Tuynhiên, đây chỉ là cách hiểu gián tiếp. Có lẽ tỷ lệ thông qua quyết định của HĐQT trong trườnghợp này Luật DN dành cho điều lệ công ty quy định. (Trong khi đó, việc thông qua quyết địnhcủa ĐHĐCĐ dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản được Luật DN quy định cụ thể tỷ lệ thôngqua là 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết).

3.5 Thẩm quyền của HĐQT (Đ108.2)

Nhìn vào các quy định của Luật DN 2005, có thể thấy quyền lực của HĐQT bị chia sẻđáng kể.Cơ quan này ít có quyền tài chính do ĐHĐCĐ đã nắm một phần, vai trò giám soát hoạt độngcủa Công ty bị giảm sút do sự tồn tại của BKS độc lập với nó. Nói chung, quyền hạn và nhiệmvụ của HĐQT có thể phân thành các nhóm sau :

1. a. Nhóm quyền kiến nghị :

-            Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

-            Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

22 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

-            Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗphát sinh trong quá trình kinh doanh

Quyền kiến nghị của HĐQT xuất phát từ việc đề phòng trường hợp cổ đông không có nhiềuthông tin về công ty và thị trường, dẫn đến việc biểu quyết tại ĐHĐCĐ về các vấn đề trên cóthể không chuẩn xác vì lợi ích của công ty và cổ đông. Trong khi đó, thành viên HĐQT thườnglà những nhà kinh doanh, họ có điều kiện tiếp xúc và nắm bắt được các luồng thông tin về thịtrường kinh doanh, do vậy họ có thể phân tích để đưa ra các kiến nghị có giá trị cho các cổđông tham khảo và đưa ra ý kiến biểu quyết.

1. b. Nhóm quyền quyết định:

-            Về kinh doanh :

+            Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàngnăm của công ty

+            Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quyđịnh của Luật DN hoặc Điều lệ công ty

+            Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.

-            Về tài chính:

+            Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán củatừng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.

Ở đây cần phân biệt thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT về vấn đề này. Nếu như ĐHĐCĐ cóquyền quyết định tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại mà không trực tiếp quyết

23 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

định việc bán như thế nào, chẳng hạn bán bao nhiêu? bán khi nào?… Vấn đề này thuộc thẩmquyền quyết định của HĐQT, theo đó HĐQTcó quyền quyết định chào bán cổ phần mới trongphạm vi (tổng số) cổ phần được quyền chào bán mà ĐHĐCĐ đã quyết định. Việc phân bổ thẩmquyền này tỏ ra hợp lý, bởi lẽ HĐQT mới có điều kiện để cân nhắc khi nào là tốt nhất cho việcbán cổ phần mới sao cho có lợi nhất cho công ty và cho cổ đông.

+            Quyết định giá chào bán cổ phẩn và trái phiếu công ty.

-            Tại sao HĐQT có quyền quyết định giá chào bán cổ phần mà không phải là ĐHĐCĐ?

Vấn đề này xuất phát từ bản chất của “giá” nói chung và giá cổ phần nói riêng. Bản chất của giáphụ thuộc vào các quy luật của nền kinh tế, trong đó trực tiếp nhất là quy luật cung – cầu. Việcmột hàng hóa nào đó tăng hay giảm giá phụ thuộc vào mối tương quan của hai yếu tố cung –cầu trên thị trường. Trong nền kinh tế, quan hệ cung cầu luôn biến đổi cùng với sự biến đổi củanền kinh tế, mối tương quan giữa cung và cầu không có sự ổn định tuyệt đối. Đối với giá cổphần cũng vậy, nó có thể tăng và cũng có thể giảm, nghĩa là giá cổ phần của một CTCP nhấtđịnh có thể luôn thay đổi từng giờ, từng ngày. HĐQT với cơ chế làm việc, triệu tập, thông quaquyết định tương đối đơn giản, gọn nhẹ nên HĐQT dễ dàng nắm bắt được diễn biến của giá cổphần trên thị trường để có thể đưa ra mức giá chào bán phù hợp cho lợi ích công ty và cổ đông.Còn ĐHĐCĐ với cơ chế họp định kỳ mỗi năm một lần, và dù có họp bất thường thì cũng rấtphức tạp và khó khăn, do đó ĐHĐCĐ khó có thể đưa ra quyết định về mức giá chào bán cổphần phù hợp, mặt khác thành phần các cổ đông thường rất phức tạp, không phải cổ đông nàocũng hiểu biết và có được thông tin đầy đủ về thị trừơng để có thể quyết định mỗi giá cổ phầnở mức tối ưu.

-            Tại sao HĐQT có quyền quyết định giá chào bán trái phiếu mà không phải là ĐHĐCĐ?

Việc bán trái phiếu là một hình thức huy động vốn, mặc dù không làm thay đổi vốn điều lệ vàcũng không ảnh hưởng đến cơ sở sở hữu cổ phần các cổ đông, nhưng nó dẫn đến việc công tytrở thành “con nợ” của chủ sở hữu trái phiếu, đồng thời giá bán trái phiếu cũng như giá bán cổphần phụ thuộc vào yếu tố cung cầu thị trường, do đó quyền này trao cho HĐQT được cho làhợp lý hơn cả.

+            Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của

24 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng (Trong trường hợp khác, việc mua lại cổphần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;)

+            Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặclớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặcmột tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tạikhoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật DN.

Điều đáng chú ý là trong các quyền về tài chính, nếu như theo luật DN 1999 (Điều 80.2.k)HĐQT có quyền định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyểnđổi, vàng thì luật DN 2005 đã bỏ quyền này của HĐQT, theo đó việc định giá là do các cổ đôngsáng lập hoặc tổ chức chuyên nghiệp định giá theo qui định tại Điều 30.

+            Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông (đây được coi làtrách nhiệm của HĐQT).

-            Về tổ chức, quản lý công ty :

+            Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốchoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết địnhmức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thựchiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợiích khác của những người đó;

+            Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điềuhành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;

+            Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập côngty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác

25 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

+            Có thể thấy, phạm vi quyền quyết định của HĐQT chủ yếu giới hạn trong quản lý và tổchức nội bộ công ty.

1. c. Nhóm quyền – nghĩa vụ về “công tác văn phòng” cho ĐHĐCĐ : Duyệt chươngtrình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đônghoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. 1. 4. Giám đốc/ Tổng giám đốc

4.1 Chức năng, tiêu chuẩn:

-            Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốchoặc Tổng giám đốc.

-            Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày củacông ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trịvà trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

-            Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là GĐ/TGĐ hoặc Chủ tịch HĐQT tùytheo điều lệ quy định. Nếu điều lệ không quy định, GĐ/TGĐ đương nhiên là người đại diệntheo pháp luật cho công ty. Điiều này khác với trong công ty TNHH 2-50TV. Trong công tyTNHH 2-50TV, Điều lệ công ty phải xác định rõ chủ tịch H ĐTV, hay GĐ/TGĐ là người đại diệntheo pháp luật. Nếu điều lệ công ty TNHH 2-50TV không qui định ai là người đại diện theopháp luật thì không thể suy luận đương nhiên GĐ/TGĐ là người đại diện theo pháp luật nhưtrong CTCP. Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần phải thường trú tại Việt Nam.Nếu vắng mặt trên 30 ngày ở Việt nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quyđịnh tại điều lệ công ty

-            Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tạiĐiều 57 của Luật DN.

26 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

4.2 Nhiệm kỳ:

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại vớisố nhiệm kỳ không hạn chế.

Lưu ý: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc của doanh nghiệp khác. (Điều này cũng được nhắc lại trong NĐ102). Từ đó cũng cóthể hiểu, GĐ/TGĐ doanh nghiệp khác cũng không được làm GĐ/TGĐ công ty cổ phần. Cónhiều cách giải thích cho qui định này, nhưng điều không thuyết phục, chẳng hạn vì qui môCTCP thường là công ty lớn, do đó GĐ/TGĐ phải “toàn tâm, toàn ý” phục vụ công ty, hay vì vấnđề bí mật thông tin trong khi CTCP niêm yết chứng khoán trên thị trường…Theo chúng tôi, quiđịnh ngăn cấm này là không có cơ sở lý luận, thực tiễn thuyết phục, và dường như đã hạn chếquyền tự do kinh doanh của cá nhân.

4.3 Thẩm quyền và trách nhiệm:

Với chức năng điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, giám đốc cũng có mộtdanh mục thẩm quyền riêng biệt được quy định tại khoản 3 Điều 116. Cũng bởi chức năng đóGiám đốc được xe m là người quản lý doanh nghiệp và như vậy còn có các nghĩa vụ chung củangười quản lý doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trong tư cách đó. Trách nhiệm của Giám đốcđược đại hội thường niên của ĐHĐCĐ xem xét trên cơ sở Báo cáo đánh giá công tác quản lý,điều hành công ty

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

-            Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty màkhông cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị

-            Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

27 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

-            Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

-            Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

-            Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chứcdanh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

-            Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả ngườiquản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

-            Tuyển dụng lao động;

-            Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

-            Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyếtđịnh của Hội đồng quản trị.

1. 5. Ban kiểm soát

5.1 Chức năng :

Nếu tạm coi CTCP là một “nhà nước” thu nhỏ, thì đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) đóng vai trò làcơ quan lập pháp – nơi quyết định phương hướng phát triển và những vấn đề trọng đại kháccủa công ty; HĐQT và BGĐ được coi là cơ quan hành pháp – nơi điều hành hoạt động kinhdoanh hàng ngày; còn BKS đóng vai trò của cơ quan tư pháp – có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soáthoạt động của HĐQT và BGĐ.[12]

28 / 29

Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Viết bởi Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 18:34 -

Ban kiểm soát (BKS) có hai chức năng chính, đó là (i) giám sát công việc quản lý và điều hànhcông ty bởi HĐQT và Giám đốc (khoản 1 Điều 123) và (ii) thẩm định các loại báo cáo bắt buộccủa công ty (khoản 3 Điều 123). Với chức năng đó, BKS không phải là cơ quan quản lý củacông ty, các thành viên BKS cũng không phải là “người quản lý doanh nghiệp” (Điều 4.13). Tuynhiên, thành viên BKS cũng có các nghĩa vụ tương tự như người quản lý doanh nghiệp (Điều126 và Điều 119).

Với chức năng giám sát công việc quản lý và điều hành công ty bởi HĐQT và Giám đốc, BKSđộc lập với các cơ quan này. Bởi vậy, khác với Giám đốc, thành viên BKS được bổ nhiệm bởiĐHĐCĐ. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Mốiquan hệ giữa BKS và HĐQT là mối quan hệ giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự giámsát. Để đảm bảo BKS có thể thực hiện được chức năng đó luật quy định chi tiết quyền đượccung cấp thông tin của BKS (Điều 124). Tuy nhiên, việc kiểm tra của BKS trên cơ sở yêu cầucủa cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại Điều 79.2, không được cản trở hoạt động bìnhthường của HĐQT, không được gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty(Điều 116.3).

5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:

Với chức năng nói trên, BKS có một danh mục nhiệm vụ và quyền hạn khá dài (Điều 123, 124).Tuy nhiên luật chỉ quy định nghĩa vụ của BKS phải thông báo ngay cho HĐQT và trao choBKS quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm hoặc/và phải có giải pháp khắc phục khi pháthiện có người quản lý công ty làm trái quy định của pháp luật, điều lệ công ty hoặc quyết địnhcủa ĐHĐCĐ trong quản lý và điều hành công ty hoặc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý côngty. Việc yêu cầu này không tự động dẫn đến hệ quả các hành vi đó bị đình chỉ thực hiện. BKSkhông có thẩm quyền can thiệp dưới hình thức đình chỉ thực hiện các hành vi đó. Như vậy, BKStheo Luật doanh nghiệp 2005 vẫn không phải là một cơ quan có thực quyền.Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, văn bản do BKS ban hành về việc kiểm tra, giám sátchỉ có ý nghĩa cảnh báo. Ngay cả khi phát hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý công ty củaHĐQT hoặc BGĐ, BKS chỉ có quyền yêu cầu các cá nhân liên quan chấm dứt hành vi vi phạmvà có giải pháp khắc phục hậu quả. BKS không có quyền sa thải người lao động nếu họ saiphạm. Tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước, hoặc bên thứ ba chỉ quan tâm đến người nào làđại diện theo pháp luật của công ty chứ không quan tâm ai là thành viên hoặc trưởng BKS củacông ty.[13]

Sưu tầm, biên soạn lại: Tống Văn Thủy – Luật sư

29 / 29