24
www.trungtamwto.vn QuÝ III/2018, Số 13 Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ BÀI CỦA MỖI BÊN

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

www.trungtamwto.vn QuÝ III/2018, Số 13

Trung tâm WTO và Hội nhậpPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

THỬ NHẬN DIỆN LÁ BÀI CỦA MỖI BÊN

Page 2: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

Quý Bạn đọc đang cầm trên tay Bản tin “Doanh nghiệp và Tự do hóathương mại”, ấn phẩm xuất bản hàng quý của Trung tâm WTO và Hộinhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Bản tin“Doanh nghiệp và Tự do hóa thương mại” cung cấp các thông tin thời sựcập nhật và các thảo luận chuyên sâu về các sự kiện, câu chuyện hội nhậpkinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, đặc biệt là qua các Hiệp địnhthương mại tự do (FTA) ở Việt Nam và trên thế giới. Với cách tiếp cận thựctiễn và các phân tích cụ thể từ góc nhìn của doanh nghiệp, Bản tin hy vọngmang tới những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần cùngdoanh nghiệp chủ động tìm hiểu, chuẩn bị kế hoạch và triển khai hànhđộng, tận dụng hiệu quả các lợi ích từ quá trình tự do hóa thương mại củaViệt Nam.

Trung tâm WTO và Hội nhập hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và các góp ý của độc giảđể ngày càng hoàn thiện hơn Bản tin này. Mọi thông tin và góp ý xin gửi về:

www.trungtamwto.vn QuÝ III/2018, Số 13

Trung tâm WTO và Hội nhậpPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

THỬ NHẬN DIỆN LÁ BÀI CỦA MỖI BÊN

Trung Tâm WTO và Hội nHậppHòng THương mại và Công ngHiệp việT namĐịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: +84 24 35771458; Fax: +84 24 35771459Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vnFanpage: www.facebook.com/trungtamwtovahoinhap

Page 3: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

MụC lụC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

1

CHUYÊN ĐỀ ĐIỂM TIN

WEF ASEAN 2018 – KHẳNG ĐịNH VịTHế KHU VỰC CủA VIỆT NAM

2

4

5

DOANH NGHIỆP HọC CáCH Sử DụNGNGUồN Dữ lIỆU KHổNG lồ CủA THếGIỚI Để HOẠCH ĐịNH KINH DOANH

rCEP – ĐẠT BƯỚC TIếN QUANTrọNG

KHởI ĐộNG GIAI ĐOẠN 60 NGÀy Để HIỆP ĐịNH CPTPP CHíNH THứC CÓ HIỆU lỰC

HOãN ATIGA THêM 2 NăM VỚINGÀNH MíA ĐƯờNG VIỆT NAM

USMCA – PHIêN BảN MỚI CủA NAFTACHíNH THứC HOÀN TấT

Mỹ VÀ HÀN QUốC Ký KếT HIỆP ĐịNHTHƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG SửA ĐổI

KHốI MErCOSUr VÀ HÀN QUốCCHíNH THứC KHởI ĐộNG ĐÀM PHáNHIỆP ĐịNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

7

8

9

11

11

TIN VIỆT NAM

TIN QUỐC TẾ

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI -

THỬ nHận Diện LÁ Bài CỦa mỖi BÊn

Page 4: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

2

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

hành công của Hội nghịđược đánh giá là đã gópphần khẳng định và nâng

cao vị thế của Việt Nam trong khuvực cũng như trên thế giới đồngthời mang lại những cơ hội thiếtthực cho Việt Nam.

Chủ đề phù hợp với thực tiễnChủ đề chính của WEF ASEAN2018 là “ASEAN 4.0: Tinh thầndoanh nghiệp và Cách mạng côngnghiệp 4.0”. Gần 60 phiên thảoluận chuyên đề đã khai thác cáckhía cạnh chính của chủ đề này,

xoay quanh 05 trục chính: (i) Xácđịnh tầm nhìn mới cho ASEAN vềhội nhập khu vực; (ii) Tìm kiếm cácmô hình kinh tế mới và quản trịtrong kỷ nguyên số; (iii) Tìm kiếmđộng lực và các mô hình kinhdoanh mới cho các nước ASEANtrong thời đại Cách mạng Côngnghiệp 4.0; (iv) Doanh nghiệp vớicách tiếp cận mới đối với quản trịtoàn cầu và khu vực; (v) Phát triểncơ sở hạ tầng thông minh, đào tạokỹ năng, việc làm, khởi nghiệp, đổimới sáng tạo trong bối cảnh Cáchmạng Công nghiệp 4.0.

Chủ đề của Hội nghị WEFASEAN năm nay được đánh giá rấtthiết thực, đáp ứng được quan tâmchung của các nước khu vực và thếgiới, đồng thời gắn kết chặt chẽ vớichủ đề của ASEAN 2018 là “Xâydựng một Cộng đồng ASEAN tựcường sáng tạo”.

Bên cạnh các phiên thảo luậnchính, Việt Nam cũng tổ chức mộtsố hoạt động bên lề quan trọngkhác.Trong đó đáng chú ý nhấtphải kể đến Diễn đàn kinh tế ViệtNam với sự tham dự của hơn 1000lãnh đạo các tập đoàn, doanhnghiệp hàng đầu của Việt Nam, khuvực và thế giới. Diễn đàn là cầu nốiđể chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh,đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợptác đầu tư cho các doanh nghiệpViệt Nam ra thị trường quốc tế.

một sự kiện, nhiều cơ hộiSự kiện WEF ASEAN 2018 được tổchức thành công đã mang lạinhiều cơ hội đáng kể cho Việt Namcả từ góc độ tạo dựng hình ảnhtrong cộng đồng quốc tế lẫn tiềmnăng tận dụng các ý tưởng mới đểphát triển.

Khẳng định vị thế khu vực của Việt Nam

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018)đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11 đến 13/09/2018. Hội nghịnày được đánh giá là một trong những sự kiện quốc tế quan trọngnhất mà Việt Nam đăng cai tổ chức trong năm 2018

TIN VIỆT NAM

T

WEF ASEAN 2018

Page 5: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

Khẳng định vị thế trong khu vựcTại Hội nghị WEF ASEAN 2018,Việt Nam được định vị là thànhviên chủ đạo, thúc đẩy nguồn lựcđể đạt được mục tiêu phát triển sựhợp tác và hội nhập kết nối trongASEAN – một trong những khuvực quan trọng nhất trong hoạtđộng thương mại quốc tế. Trướcđó, qua việc tổ chức thành côngAPEC 2017 và đưa ra được tuyên bốchung, Việt Nam đã chứng tỏ đượckhả năng tổ chức và uy tín củamình trong việc điều hòa các mâuthuẫn quốc tế. Ngoài ra, Việt Namđược nhận định là một trongnhững quốc gia phục hồi mạnh mẽnhất sau khủng hoảng kinh tế giaiđoạn 2008 – 2011 với nhiều chínhsách hiệu quả, tạo điều kiện thuậnlợi cho doanh nghiệp. Do đó, nhữngkiến nghị Việt Nam đưa ra trongHội nghị WEF ASEAN 2018 đều cósức nặng và được chú ý trong cáccuộc thảo luận chính sách.

Cơ hội quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư Hiện nay, Việt Nam đang được cácnước trên thế giới đánh giá là mộtquốc gia “đáng đầu tư” bởi chínhtrị ổn định và tiềm năng phát triểnkinh tế do nguồn nhân lực trẻ,năng động, có khả năng thích nghinhanh chóng với sự thay đổi củacông nghệ. Việc Việt Nam tổ chứcHội nghị WEF ASEAN 2018 đã thuhút được sự quan tâm rất lớn củadư luận quốc tế, là cơ hội rất tốt đểxây dựng và nâng cao hình ảnh củađất nước.

Mục tiêu của Hội nghị WEFASEAN lần này không chỉ là quảngbá một Cộng đồng ASEAN pháttriển năng động mà còn quảng bámột Việt Nam có ý chí quyết tâm,Chính phủ kiến tạo, các doanhnghiệp cùng chung tay góp sức. Từđó, Việt Nam có thể xây dựng đượclòng tin trên thị trường quốc tế vềtiềm năng phát triển, tăng khả năngcạnh tranh thu hút vốn đầu tư và cảithiện các chỉ số kinh tế-xã hội khác.

“Chợ ý tưởng” lớn và cơ hội hợp tác mở rộngDiễn đàn Kinh tế thế giới vốn làmột trong những diễn đàn kinh tế

nổi bật nhất trên toàn cầu, đóngvai trò như một “chợ ý tưởng” lớntạo tiền đề thúc đẩy phát triển chocác chính phủ và doanh nghiệptham dự. Với sự tham gia củanhiều chính khách lớn, hàngnghìn doanh nghiệp nổi bật toàncầu,… WEF ASEAN 2018 đã thuđược nhiều bài học kinh nghiệm,chia sẻ về xu hướng mới, ý tưởngphát triển nền kinh tế. Đây đều lànhững thông tin hữu ích đóng gópvào hoạch định phát triển kinh tếViệt Nam trong tương lai, đồngthời định hình phương hướngtăng trưởng của khu vực ASEANtrong thời đại mới, mở ra nhữngtiềm năng hợp tác to lớn trong nộibộ ASEAN và bên ngoài khu vực.

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

3

Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập, Chủ tịchđiều hành WEF đã tuyên bố rằng WEF ASEAN2018 là hội nghị khu vực thành công nhất về cảnội dung lẫn tổ chức của WEF trong 27 năm qua.Hội nghị đã ứng dụng công nghệ 4.0, trực tiếpmở rộng phạm vi theo dõi từ khoảng vài nghìnngười tham gia tại hội trường, lên tới 90.000 lượtngười trên khắp thế giới theo dõi và tương tácthông qua các kênh trực tuyến trên internet.

Theo thống kê của WEF, tính đến trưa ngày bếmạc Hội nghị, khoảng 7.890 tin bài về Hội nghịđã được phát trên các trang mạng chính thốngtoàn cầu.

Bên cạnh đó, hơn 6,7 triệu người đã theo dõisự kiện thông qua hai mạng xã hội lớn Face-book và Twitter, với 13.000 góp ý, bình luận.Chỉ tính riêng trên trang linkedln, WEF ASEAN2018 đã có gần 33.500 người theo dõi và bìnhluận. Tổng số lượng tin bài về Hội nghị năm naytại Việt Nam cao gấp 4 lần so với hội nghị WEFtại một số nước khác trong khu vực.

Page 6: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

heo Ban Tổ chức, Việt Namđã hội nhập sâu vào nền kinhtế toàn cầu thông qua việc

gia nhập WTO và tham gia 16 Hiệpđịnh thương mại tự do (FTA) vớihầu hết các đối tác thương mại lớntrên thế giới, trong đó 10 FTA đã cóhiệu lực. Các Hiệp định này đã mởra nhiều cơ hội xuất nhập khẩu, thuhút đầu tư nước ngoài, và cải thiệnmôi trường kinh doanh đáng kể chocác doanh nghiệp và ngành kinh tếViệt Nam.Tuy nhiên, trên thực tế,các doanh nghiệp Việt Nam dườngnhư chưa tận dụng được hiệu quả

cơ hội từ các Hiệp định này so vớidoanh nghiệp từ các nước đối tác.

Theo thống kê, hiện nay ViệtNam đang nhập siêu từ 6 nước đốitác FTA bao gồm ASEAN, TrungQuốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, NewZealand và Nhật Bản. Hai đối tácFTA duy nhất Việt Nam xuất siêubao gồm Australia và Chile.

Chỉ riêng trong lĩnh vực xuấtkhẩu, mới chỉ có khoảng 30% kimngạch xuất khẩu của Việt Namđược hưởng các ưu đãi thuế quantừ FTA. Ở các khía cạnh khác, mứcđộ tận dụng cũng rất thấp.

Tình trạng trên được cho là xuấtphát từ nhiều nguyên nhân, trongđó đáng chú ý là tình trạng thiếuthông tin về các FTA, bất cập trongtổ chức thực thi của cơ quan nhànước, năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp còn thấp so với đốithủ, quy tắc xuất xứ quá khó khăn,cam kết bất lợi với hoạt động củadoanh nghiệp,…

Một trong những nguyên nhânhàng đầu được chỉ ra là doanhnghiệp thiếu khả năng tiếp cậnthông tin về ưu đãi thuế quan, vềnhu cầu ở các thị trường, về diễntiến cung – cầu và dòng chảythương mại, đầu tư ở các thịtrường... Thiếu các thông tin cơ bảnnày, quá trình hoạch định kế hoạchkinh doanh, nhận diện thị trường,sản phẩm mục tiêu và dự kiến lợinhuận của doanh nghiệp nói riêngvà các ngành kinh tế nói chung bịhạn chế đáng kể.

Cụ thể, khi đặt mục tiêu mở rộngkinh doanh, doanh nghiệp cần xácđịnh và phân tích rất nhiều yếu tốbao gồm khả năng cung ứng, thôngtin sản phẩm, nhu cầu thị trường,đối thủ cạnh tranh, quy định tiếpcận thị trường, khách hàng tiềmnăng,… Quá trình thu thập vànghiên cứu dữ liệu càng chi tiết,càng nhiều rủi ro được hạn chế.Thông tin chính là chìa khóa cốt lõiđảm bảo tỷ lệ thành công của chiếnlược mở rộng thị trường. Sau khithu thập đủ thông tin, doanhnghiệp cần cân nhắc và đánh giáchúng dựa trên nguồn lực sẵn cócủa mình, từ đó chọn được thịtrường mới và xây dựng phương ángia nhập phù hợp nhất. Ví dụ, thịtrường Mỹ có nhu cầu rất lớn vớimặt hàng chuối từ Việt Nam, vớithuế quan là 0% nhưng rào cản phithuế quan lại vô cùng chặt chẽ, sẽphù hợp với các doanh nghiệp cóđầu tư vào quy trình trồng và chếbiến sản phẩm chuối, kiểm soátđược chất lượng đáp ứng các yêucầu kỹ thuật của thị trường này.Trong khi đó, thị trường TrungQuốc cũng có nhu cầu lớn về chuối,thuế quan 0% cho các nướcASEAN, không có nhiều rào cản kỹthuật nhưng lại có nhiều đối thủcạnh tranh mạnh, sẽ phù hợp với

4

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

Doanh nghiệp học cách sử dụng nguồndữ liệu khổng lồ của thế giới để hoạchđịnh kinh doanh

Ngày 11/09/2018, Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) đã phốihợp với Viện Thương mại Quốc tế thuộc Đại học Adelaide, Aus-tralia và Quỹ FNF CHlB Đức đồng tổ chức Khóa đào tạo “Kỹnăng tìm kiếm và khai thác dữ liệu thống kê thương mại - thịtrường: Công cụ để doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cơ hội từcác FTA” tại Hà Nội.

T

Page 7: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

ây được xem như một dấuhiệu khả quan thể hiện quyếttâm đẩy nhanh tiến trình

đàm phán RCEP trong nỗ lực thúcđẩy hoàn tất Hiệp định này vàonăm 2019.

Cũng trong Hội nghị Bộ trưởngRCEP lần thứ 6 này, các nước thànhviên đàm phán RCEP đã đặt mụctiêu từ nay đến cuối năm 2018 sẽ kếtthúc về cơ bản đàm phán mở cửathị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu

tư, cũng như kết thúc đàm phánmột số nội dung kỹ thuật để có thểhoàn toàn kết thúc đàm phán RCEPtrong năm 2019. Để đạt được mụctiêu trên, các Bộ trưởng ASEAN đãđưa ra một số gói cam kết mangtính định hướng để kết thúc đàmphán, thể hiện vai trò dẫn dắt củaASEAN trong đàm phán. T r ư ớ cđó, các nước đã đặt ra mục tiêu kếtthúc RCEP năm 2017 nhưng chưathực hiện được.

Trong bối cảnh kinh tế thế giớiảm đạm và biến đổi liên tục bởi tácđộng từ cuộc chiến tranh thươngmại Mỹ - Trung, Hiệp định RCEPvới tính chất là một Hiệp địnhthương mại tự do có quy mô lớnnhất đang đàm phán, ở một khuvực kinh tế có thể coi là năng độngnhất thế giới hiện nay, với sự tham

các doanh nghiệp Việt Nam kinhdoanh thời vụ, không có quy trìnhkiểm soát chất lượng sản phẩmchặt chẽ nhưng có khả năng cungcấp sản phẩm với giá thành rấtcạnh tranh.

Trong bối cảnh Việt Nam ngàycàng tham gia sâu vào tiến trình hộinhập toàn cầu, kỹ năng tìm kiếm vàphân tích dữ liệu thương mại quốctế rất có ý nghĩa với doanh nghiệpViệt Nam, không chỉ trong việc gianhập thị trường mới mà còn trongquá trình xây dựng phương án kinhdoanh nhằm cạnh tranh với các đốithủ nước ngoài ngay tại thị trườngnội địa.

Tầm quan trọng của dữ liệuthống kê đối với việc hoạch định kếhoạch kinh doanh của doanhnghiệp cũng như các hạn chế củadoanh nghiệp Việt Nam trong tiếpcận các dữ liệu này đã thúc đẩyVCCI và các đối tác tổ chức Khóađào tạo này với kỳ vọng cung cấpvà hướng dẫn cho doanh nghiệpViệt Nam sử dụng các kho dữ liệukhổng lồ, miễn phí và sẵn có hiệnnay trên thế giới để doanh nghiệpcó thể vượt qua hạn chế về thôngtin như đề cập ở trên, tự tin tậndụng các cơ hội kinh doanh trongnền kinh tế toàn cầu, đặc biệt làthông qua các con đường ưu tiênmở ra bởi các FTA.

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

5

MộT số công cụ Tra cứu Thương Mại quốc Tế Được giới ThiệuTại Khóa Đào Tạo

Công cụ Trade map – Bản đồ thương mại của iTC: www.trademap.org

Công cụ macmap – Bản đồ tiếp cận thị trường của iTC: www.macmap.org

Công cụ Export potential map (Epm) – Bản đồ tiềm năng xuất khẩu của iTC: http://exportpotential.intracen.org

Công cụ World Development indicators (WDi) của World Bank: http://databank.worldbank.org/data/source/world-development-indicators

Công cụ Tariff analysis Online (TaO) – phân tích thuế quan trực tuyến của WTO: http://tao.wto.org

Tài liệu online của Khóa Đào tạo được đính kèm trong link:http://www.trungtamwto.vn/su-kien/khoa-dao-tao-ky-nang-tim-kiem-va-khai-thac-du-lieu-thong-ke-thuong-mai-thi-truong-cong-cu-de(Trang chủ website www.trungtamwto.vn => Sự kiện => Khóa Đào tạo: Kỹ năng tìm kiếm và khai thác dữ liệu thống kê thương mại - thị trường: Công cụ để doanh nghiệptận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA)

Đ

Đạt bước tiến quan trọng

RCEP

Sau một thời gian dài đàm phán không đạt được tiến triển gì đáng kể,vào cuối tháng 8/2018, Bộ trưởng 10 nước ASEAN và 06 nước đốitác thương mại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ấn Độ, Australiavà New Zealand đã thông qua 02 chương mới của Hiệp định Đối tácKinh tế Toàn diện khu vực (rCEP), bao gồm chương về Thủ tục hảiquan và thuận lợi hóa thương mại, và chương Mua sắm Chính phủ.

Page 8: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

gia của Trung Quốc, có thể là minhchứng mạnh mẽ cho quyết tâmtoàn cầu hóa của thế giới, đồng thờiảnh hưởng đáng kể đến cuộc chiếnthương mại hiện tại. Khi được hoàntất, RCEP sẽ tạo ra một thị trườngliên thông với khoảng 3,4 tỷ ngườitiêu dùng và quy mô GDP khoảng49,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng39% GDP toàn cầu, mang lại tácđộng tích cực đến kinh tế ASEANnói riêng và nền kinh tế toàn cầunói chung.

Trong tiến trình đàm phánRCEP, những bước đi mới trongHội nghị vừa qua là rất đáng kể,mặc dù vậy vẫn còn một quãngđường dài trước khi đạt được mụctiêu hoàn tất Hiệp định này.

RCEP bao gồm 18 chương, nhưngsau 5 năm đàm phán kể từ 2013, tớinay mới chỉ có 4 chương được hoàntất, bao gồm Hợp tác kinh tế - kỹthuật, Doanh nghiệp vừa và nhỏ

(SME), Thủ tục hải quan và thuậnlợi hóa thương mại, và Mua sắmchính phủ. Vấn đề vướng mắc nhất,và cũng là nội dung cốt lõi trongRCEP thuộc về đàm phán mở cửathị trường hàng hóa (thuế quan) vàquy tắc xuất xứ hiện vẫn đang dậmchân tại chỗ.

Nguyên nhân chính của việc trìhoãn là do sự khác biệt về mục đíchvà quan điểm kinh tế giữa 16 nướcthành viên trong nhiều vấn đề nhạycảm. Ví dụ, nông nghiệp đang làvấn đề chính giữa Australia, NewZealand và Ấn Độ; trong khi đó,Australia, Trung Quốc và Nhật Bảnlại gặp nhiều mâu thuẫn khi đàmphán về quản lý dữ liệu và quyền sởhữu trí tuệ. Trong khi đó, RCEP lạikhông có thành viên nào đủ khảnăng định hướng đàm phán, toànbộ quá trình này được đặt dưới sựdẫn dắt của ASEAN. Mà ASEAN thìhoạt động trên nguyên tắc dựa trên

sự tôn trọng ý kiến của tất cả cácthành viên, phương pháp này tạothuận lợi để đạt được đồng thuậnquan điểm, nhưng cũng tạo ra sựchậm trễ trong quá trình đàm phán.

Các nước thành viên đã cam kếtsẽ nỗ lực để đạt được hiệp định cóchất lượng cao nhất, đồng thời sẵnsàng linh hoạt hơn trong đàm phánđể đạt mục tiêu hoàn tất sơ bộ Hiệpđịnh vào cuối năm 2018, làm tiền đềhoàn tất Hiệp định năm 2019.

6

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

các hoạT Động ĐàM phánrcEp Trong quý iii năM 2018

Vòng đàm phán thứ 23 từ 17/07 đến 27/07/2018tại Bangkok, Thái lan

Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên rCEPlần thứ 6 từ 30/08 đến 31/08/2018 tại Singapore

Page 9: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

7

ược ký kết chính thức vàotháng 3/2018, Hiệp định Đốitác toàn diện và Tiến bộ

xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)hiện đã được đủ 06 nước thànhviên phê chuẩn, chính thức khởiđộng giai đoạn 60 ngày để có hiệulực từ hôm 30/10/2018. Như vậy,CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực từngày 30/12/2018 với các thành viênđã phê chuẩn.

Trên thực tế, ngay từ sau thờiđiểm ký kết hồi tháng 3, CPTPP đãđược các nước thành viên tích cựcđẩy nhanh quá trình phê chuẩn đểHiệp định có hiệu lực càng sớmcàng tốt, tránh “đêm dài lắmmộng”. Có bài học từ việc TPP bịchững lại hoàn toàn khi Mỹ độtngột rút khỏi, sự tích cực của cácnước thành viên CPTPP là hoàntoàn hợp lý trong bối cảnh thươngmại toàn cầu liên tục có những diễntiến mới do ảnh hưởng từ cuộcchiến thương mại Mỹ - Trung. Tính

tới hết tháng 10/2018, có 06 nướcthành viên là Mexico, Nhật Bản,Singapore, New Zealand, Canada vàAustralia đã hoàn tất quá trình phêchuẩn. Riêng Việt Nam đã trởthành quốc gia thứ 7 thông quaHiệp định CPTPP vào ngày12/11/2018.

Theo quy định của CPTPP, chỉcần 6 quốc gia phê chuẩn thì Hiệpđịnh này sẽ đủ điều kiện để có hiệulực. Đây là điểm khác biệt rất lớn sovới yêu cầu của TPP trước đây, theođó phải có 6 quốc gia thành viênphê chuẩn và các nước này phảichiếm đến 85% GDP toàn khối thìHiệp định mới có hiệu lực. Với điềukhoản hiệu lực đã được nới lỏnghơn, CPTPP đã nhanh chóng đạt đủđiều kiện để chính thức có hiệu lựcchỉ sau hơn nửa năm kể từ ngày ký.

Về số lượng thành viên, hiệnCPTPP chính thức có 11 thành viên.Tuy vậy, CPTPP là một Hiệp địnhmở, sẵn sàng đón nhận các thành

viên mới nếu họ chấp nhận các camkết CPTPP và có các bản chào nhậnđược sự đồng thuận từ các thànhviên hiện tại. Thời gian qua, đã cómột số quốc gia bày tỏ ý định gianhập CPTPP như Thái Lan, Indone-sia, Colombia, Hàn Quốc và ĐàiLoan (Trung Quốc), thể hiện tiềmnăng tiếp tục mở rộng phạm vi củaCPTPP với tính chất là một trongnhững Hiệp định thương mại tự dothế hệ mới lớn nhất thế giới, đemlại nhiều lợi ích và cơ hội phát triểncho các quốc gia thành viên.

Khởi động giai đoạn 60 ngày để Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực

CPTPP

Hiệp định CPTPP hiện đang có 11 nước thànhviên chính thức, chiếm 13,5% GDP toàn cầu,bao trùm thị trường gần 500 triệu dân, có tổngkim ngạch thương mại vượt 5 nghìn tỷUSD/năm. Với quy mô to lớn của mình, một khicó hiệu lực, Hiệp định này được kỳ vọng sẽ thúcđẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vựcchâu á – Thái Bình Dương, đồng thời hỗ trợ cảithiện nền kinh tế-xã hội của các quốc gia thànhviên theo xu hướng phát triển bền vững.

Đ

Page 10: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

uyết định trì hoãn trên xuấtphát từ kiến nghị của ngànhmía đường – ngành nông

nghiệp đang gặp nhiều khó khăntrên cả thị trường nội địa lẫn thế giới.

Trên thị trường thế giới, nửa đầunăm 2018, nguồn cung mía đườngtrên toàn thế giới tăng cao do hainước xuất khẩu chính là Ấn Độ vàThái Lan có mức sản lượng đạt kỷlục. Hiện tượng này dẫn tới tìnhtrạng giá đường thế giới sụt giảmnhanh chóng, xuống mức thấpnhất kể từ năm 2008. Trong khi đó,sản phẩm đường mía của Việt Namtrên thị trường thế giới lại không cósức cạnh tranh đáng kể do mức giávà chất lượng sản phẩm đường hạnchế, chưa thực sự nổi bật so với cácsản phẩm của nước ngoài. Cùng vớiđó, đường mía Việt Nam cũng vấpphải các rào cản thương mại đángkể ở các thị trường xuất khẩu chính.Cụ thể, doanh nghiệp mía đườngViệt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩuqua con đường tiểu ngạch sangTrung Quốc và gặp nhiều khó khănbởi những chính sách nhập khẩubiên giới thay đổi thường xuyêncủa thị trường này. Việc xuất khẩucũng gặp khó khăn do phải cạnhtranh với hàng tạm nhập tái xuất.Theo số liệu từ các doanh nghiệp,năm 2017, các doanh nghiệp chỉxuất tiểu ngạch được 2.500 tấnđường do đường mía.

Ở thị trường trong nước, mặc dùđược bảo vệ bởi hàng rào thuế quanvà hạn ngạch, giá đường trongnước cũng bị giảm mạnh theo giáthế giới bởi tình trạng nhập lậu mía

đường vào Việt Nam càng lúc càngphức tạp dưới áp lực giá thế giớigiảm. Các doanh nghiệp cho biếthọ đã phải điều chỉnh giá thànhsản phẩm mía đường xuống ngangbằng hoặc thậm chí thấp hơn giásản xuất để phù hợp với thị trường,và chấp nhận đối mặt với nguy cơthua lỗ. Dù vậy, lượng hàng hóa tồnkho vẫn còn rất lớn và hàng tiêuthụ chậm.

Trong tổng thể, quyết định lùithời hạn thực thi ATIGA của Chínhphủ chỉ là biện pháp tạm thời giảmbớt phần nào sức ép lên các doanhnghiệp mía đường Việt Nam.Ngành mía đường cần tận dụng tốt02 năm trì hoãn này để phần nàogiải quyết những vấn đề cốt lõi hiện

tại như chi phí nguyên liệu và sảnxuất cao so với các nước láng giềng,tình trạng nhập lậu,… để nâng caokhả năng cạnh tranh, sẵn sàng đốimặt với thị trường nội địa mở cửahoàn toàn với các nước ASEAN kểtừ năm 2020.

8

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

Theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN(ATIGA), Việt Nam nằm trong nhóm nước ClMV(gồm Campuchia, lào, Myanmar, Việt Nam) đượchưởng lộ trình cắt giảm thuế chậm hơn so với cácnước khác. Cụ thể, đối với danh mục hàng hóathường (normal track), nhóm ClMV phải giảmthuế hoàn toàn về 0% từ năm 2018 (trong khi cácnước khác trong ASEAN là từ năm 2010).

Tuy nhiên, ngày 28/10/2010, các nước ASEANđã ký Nghị định thư sửa đổi ATIGA đối với riêngmặt hàng gạo và đường, theo đó nếu việc thựchiện cam kết ATIGA đối với các mặt hàng nàygây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọngđối với ngành sản xuất nội địa một nước thì Chínhphủ nước đó có thể hoãn việc thực hiện loại bỏthuế quan hoặc hạn ngạch. Đây là căn cứ để ViệtNam ra quyết định tạm hoãn thời hạn thực thiHiệp định ATIGA đối với đường mía, cho phépngành đường lùi thời hạn xóa bỏ hạn ngạch nhậpkhẩu và thuế quan đến năm 2020.

Hoãn ATIGA thêm 2 năm với ngành míađường Việt Nam

Ngày 7/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị củaBộ Công Thương về việc tiếp tục áp dụng quy định hạn ngạchnhập khẩu và hàng rào thuế quan đối với mặt hàng đường đến hếtnăm 2019. Thời hạn thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mạihàng hóa các nước ASEAN (ATIGA) sẽ bắt đầu từ năm 2020.

q

Page 11: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

ề mặt nội dung, USMCAkhông phải là một Hiệp địnhmới hoàn toàn, mà giống

như một phiên bản cập nhật củaNAFTA 1994, với một số thay đổichính liên quan đến cam kết về ô tô,lao động, tiêu chuẩn môi trường,bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,

thương mại điện tử và các điều kiệnhiệu lực của Hiệp định. Để đạtđược thỏa thuận mới vốn đượckhởi xướng bởi Mỹ sau khi chínhquyền Trumps lên nắm quyền này,các nước thành viên, mà đặc biệt làCanada và Mexico, đã phải đưa rakhá nhiều nhượng bộ, với mong

muốn duy trì khối thương mại lớnmạnh và kỳ vọng vào những thayđổi tích cực mà USMCA sẽ đem lại.

Cụ thể, Canada đã nhất trí nớilỏng các biện pháp bảo hộ thịtrường sữa và cho phép các công tycủa Mỹ thâm nhập sâu hơn vào thịtrường này. Theo đó, Canada đồngý cho phép các nhà sản xuất vànông dân Mỹ cũng như Mexico tiếpcận khoảng 3,5% thị trường sữaCanada trị giá 16 tỷ USD/năm. Đổilại, Mỹ cam kết cho phép hạn ngạch2,6 triệu xe được xuất khẩu miễnthuế sang Mỹ từ Canada, trong bốicảnh Tổng thống Trump áp thuế25% lên ngành công nghiệp ô tôtoàn cầu. Bên cạnh đó, Canadacũng giữ nguyên được Cơ chế giảiquyết tranh chấp thương mạiChương 19 nhằm bảo vệ ngànhcông nghiệp gỗ cùng các lĩnh vực

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

9

TIN THẾ GIỚI

USMCA – Phiên bản mới của NAFTA chính thức hoàn tất

Sau gần 14 tháng thảo luận, quá trình tái đàm phán Hiệp địnhThương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cuối cùng đã đạt được kếtquả tích cực, một Hiệp định thương mại ba bên mới đã được Mỹ,Canada và Mexico thống nhất ngày….. Theo thỏa thuận này,NAFTA sẽ được “thay áo” thành Hiệp định Mỹ - Mexico – Canada(USMCA), hay còn gọi là NAFTA 2.0, làm khung khổ cho hoạt độngthương mại trong tương lai của thị trường Bắc Mỹ có tổng kimngạch thương mại lên tới 1.000 tỷ USD/năm này.

V

Page 12: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

khác khỏi các chính sách bảo hộthương mại của Mỹ.

Về phía Mexico, nước này đãchấp nhận nâng tỷ lệ nội địa khuvực đối với ô tô thuộc diện đượchưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩutheo USMCA từ 62,5% trong NAFTAlên 75%. Đây là yêu cầu của phíaMỹ, với lý do nêu ra làmục tiêu thúcđẩy công nghiệp sản xuất phụ tùngô tô tại Bắc Mỹ thông qua việc buộccác công ty sử dụng phụ tùng nộiđịa thay vì nhập khẩu nguyên vậtliệu giá rẻ từ châu Á. Tuy nhiên,thực hiện yêu cầu này sẽ làm giá xeô tô tăng lên đáng kể, gây khó khăncho các doanh nghiệp Mexico vàCanada khi tiêu thụ sản phẩm tạithị trường Mỹ. Đặc biệt, cũng liênquan tới vấn đề này, thỏa thuậnmới còn bao gồm một điều kiện đặcbiệt về lao động. Theo đó, khoảng40-45% giá trị mỗi ô tô được sảnxuất nội địa phải được sản xuất bởilao động có mức lương từ 16USD/giờ trở lên từ năm 2023. Điềukhoản này trực tiếp nhắm tới Mex-ico, bởi Mỹ và Canada hiện đều đãđạt được tiêu chuẩn mức lương tốithiểu nói trên. Mexico sẽ mất điphần nào lợi thế về chi phí lao độnggiá rẻ để thu hút doanh nghiệp ô tôMỹ và Canada đầu tư sản xuất tạithị trường này.

Không chỉ có được nhượng bộ vềthương mại từ Mexico và Canada,Mỹ còn đưa vào USMCA một điềukhoản đặc biệt giới hạn quyền tự docủa các nước thành viên khi tìmkiếm thỏa thuận thương mại tự dovới một nền kinh tế phi thị trường,

với mục tiêu được cho là để tạo ràocản đối với Trung Quốc trong tiếpcận thương mại với khối này. Cụthể, Điều 31.10 Hiệp định mới chophép một bên (mà ở đây khả năngphần lớn là Mỹ) có quyền hủy bỏthỏa thuận 3 bên này và thay thếbằng thỏa thuận song phương, nếumột bên khác (nhắm tới Canadahoặc Mexico) tìm kiếm thỏa thuậnthương mại tự do với một nền kinhtế phi thị trường. Điều khoản nàyđược cho là một bước đi của Mỹnhằm giảm thiểu khả năng các sảnphẩm từ Trung Quốc thâm nhậpvào thị trường Mỹ thông qua cácThỏa thuận thương mại tự do vớicác nước láng giềng. Đồng thời,điều khoản này còn có thể làm giảmđáng kể sức mạnh đàm phán củaBắc Kinh với các hiệp định thươngmại có thể trong tương lai, nếu Mỹđề xuất cam kết tương tự trong cácđàm phán thương mại mà nướcnày đang thúc đẩy với các đối tácthương mại lớn khác (ví dụ EU,Nhật Bản..).

Ngoài ra, thỏa thuận trên cũngbao gồm nhiều điều khoản khácđáng chú ý như gia hạn bảo hộquyền tác giả lên tới 70 năm kể từngày mất của tác giả, hay việc ràsoát 6 năm một lần kể từ ngày Hiệpđịnh chính thức có hiệu lực…USMCA được kỳ vọng sẽ đem đếnmột thị trường mới tự do, tạo ranhiều việc làm với mức lương tốt,thúc đẩy tăng trưởng mạnh kinh tếkhu vực Bắc Mỹ. Hiệp định dự kiếnsẽ được ký kết vào cuối tháng11/2018.

10

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

Điều 32.10 hiệp Định Mỹ - MExico – canada

1. Một Bên khi muốn tiến hành đàm phán hiệpđịnh thương mại tự do với một nền kinh tế phi thịtrường khác sẽ phải thông báo cho các Bênkhác ít nhất 3 tháng trước khi bắt đầu đàm phán.

Trong phạm vi điều khoản này, một nềnkinh tế phi thị trường được định nghĩa là nềnkinh tế đang bị ít nhất một Bên coi là phi thịtrường khi áp dụng các điều luật phòng vệthương mại, và chưa có hiệp định thương mạitự do với bất kỳ Bên nào kể từ ngày hiệp địnhđược chính thức ký kết.

2. Bên tham gia hiệp định với nền kinh tế phi thịtrường phải cung cấp đầy đủ thông tin liênquan đến mục tiêu các vòng đàm phán khiđược yêu cầu.

3. Một Bên phải tạo điều kiện cho các Bênkhác được rà soát văn kiện hiệp định, bao gồmcả Phụ lục và các thỏa thuận bên lề, trong thờigian sớm nhất có thể và không muộn hơn 30ngày kể từ ngày ký kết, nhằm rà soát và đánhgiá tác động của chúng tới USMCA. Các Bênkhác phải duy trì tính bảo mật của văn kiện khiđược yêu cầu.

4. Các Bên được phép chấm dứt USMCA trong6 tháng từ khi thông báo, và thay thế USMCAbằng hiệp định song phương giữa các bên, nếucó một thành viên giam gia hiệp định thươngmại tự do với một nền kinh tế phi thị trường.

5. Hiệp định song phương sẽ bao gồm cácđiều khoản giống như USMCA, ngoại trừnhững cam kết không được chấp thuận bởicác Bên liên quan.

6. Thời gian 6 tháng thông báo sẽ được tậndụng để rà soát lại Hiệp định và giải quyết mọisửa đổi bổ sung nhằm thực thi thuận lợi cáchiệp định song phương.

7. Hiệp định song phương sẽ có hiệu lực trongvòng 60 ngày kể từ khi các nước thành viênthông báo hoàn tất thủ tục pháp lý thông qua.

Page 13: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

Khối Mercosur và Hàn Quốcchính thức khởi động đàmphán Hiệp định Thương mạiTự do

TIN TứC DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Số 13, Quý III/2018

11

Mỹ và Hàn Quốc ký kết Hiệp định Thương mại Song phương sửa đổi

Ngày 11/9/2018, khối Thị trường chung Nam Mỹ(Mercosur) và Hàn Quốc đã chính thức khởiđộng tiến trình đàm phán hiệp định tự do thươngmại (FTA) tại thủ đô Montevideo của Uruguay,nhằm mở ra một giai đoạn hợp tác mới trong lĩnhvực thương mại đầu tư giữa hai bên.

àn Quốc kỳ vọng Hiệp định mới sẽ tạo điều kiệnthuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp nước này mởrộng thị trường tới những nền kinh tế Mỹ La-tinh

đang phát triển nhanh chóng, đồng thời phát triểnmạng lưới thương mại của Hàn Quốc tại châu Mỹ bênngoài những thị trường quen thuộc như Mỹ…

Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của 4 quốc giathành viên Mercosur là Brazil, Argentina, Uruguay vàParaguay sang Hàn Quốc đạt 4.52 tỷ USD với các mặthàng chính là nông sản và thép, trong khi nhập khẩu từquốc gia châu Á này khoảng 6,6 tỷ USD hàng hóa, trongđó chủ yếu là hàng điện tử và xe ôtô.

Khối Mercosur có tổng dân số là 290 triệu dân, vớigiá trị kinh tế ước tính khoảng 2,7 nghìn tỷ USD. Khuvực này chiếm tới 45% dân số và 52% tổng GDP toànkhu vực Bắc Mỹ, với tốc độ tăng trưởng nhanh chóngvà nhiều cơ hội đầu tư. Ngoài Hàn Quốc, hiện nay Mer-cosur cũng đang tiến hành đàm phán các hiệp định tựdo thương mại với Liên minh Châu Âu (EU), Canada,Singapore và khối EFTA (gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy,Iceland, Liechtenstein).

Ngày 24/9/2018, Mỹ và Hàn Quốc đã chínhthức ký kết Hiệp định thương mại tự do sửa đổi,với một số điều khoản được sửa đổi so với Hiệpđịnh cũ (KOrUS) có hiệu lực từ năm 2012.

heo Hiệp định mới này, Hàn Quốc cho phéptăng gấp đôi số lượng ôtô mỗi hãng xe Mỹ có thểbán tại nước này mà không cần đáp ứng tiêu

chuẩn an toàn của địa phương, từ 25.000 theo KORUSlên đến 50.000 chiếc trong Hiệp định mới. Bên cạnhđó, Hàn Quốc cũng đồng ý điều khoản cho phép Mỹduy trì thuế nhập khẩu 25% đối với xe tải đến năm2041 thay vì 2021 như kế hoạch ban đầu. Nhượng bộnày của Hàn Quốc là nhằm đô� i lâ� y quyê� n được miê� ntrư� kho� i phạm vi áp dụng quyê� t đi�nh áp đặt thuế bổsung 25% cu� a Mỹ đối với thép nhập khẩu cho thép từHàn Quốc vào Mỹ. Mặc dù vậy, việc miễn trừ này là cógiới hạn, Ha� n Quô� c vâ� n pha� i chi�u ha� n nga� ch nhâ� pkhâ� u ha� ng năm la� 2,67 triê� u tâ� n, tương đương 70%lươ� ng xuâ� t khâ� u the� p trung bi�nh cu� a nươ� c na� y va� o My�trong 3 năm qua.

Hiệp định Thương mại Mỹ - Hàn Quốc (KORUS) cóhiệu lực từ 2012 có giá trị kim ngạch thương mại hơn60 tỷ USD, biến Hàn Quốc trở thành đối tác thươngmại lớn thứ 6 của Mỹ. Hiệp định sửa đổi mới đây đượckỳ vọng sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2019.

h

T

Page 14: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

CHUyêN ĐỀ | THử NHẬN DIỆN NHữNG lá BÀI CủA MỖI BêN TrONG CUộC CHIếN THƯƠNG MẠI HIỆN NAy

12 DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI | Số 13, Quý III/2018

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI -

THỬ NHẬN DIỆN LÁ BÀI CỦA MỖI BÊN

Có lẽ đã rất lâu rồi, ít nhất là kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập từ cáchđây hơn 3 thập kỷ, thậm chí kể từ khi Hiệp định thương mại mậu dịch tự do (GATT) năm 1947 đếnnay, thương mại toàn cầu mới lại rơi vào tình huống nước sôi lửa bỏng như hiện nay mà không phảivì một cuộc khủng hoảng kinh tế hay tài chính nào.

Cuộc chiến thương mại mà nước Mỹ của Tổng thống Donald Trumps khởi xướng mỗi lúc một diễnbiến phức tạp. Ban đầu, “cuộc chiến” tưởng như có vẻ rất hỗn loạn với những hành động bất ngờ,những quyết định đâm bị thóc chọc bị gạo khắp nơi của “kẻ khởi xướng”, và những phản ứng lúngtúng, đầy bức xúc của “người chịu trận”. Thực tế, chuyện dường như không phải vậy. Qua thời gian,xâu chuỗi các sự kiện, người ta bắt đầu nhìn thấy những đường hướng ngày càng rõ nét, mục tiêucũng như logic hành động của mỗi bên.

Nhận thức được điều này một mặt giúp người ta nhìn rõ hơn bức tranh chiến lược của mỗi Bên. Mặt khác nó mang đến một tin không vui: Dường như cuộc chiến này có thể sẽ dài lâu hơn dựđoán, những hệ quả của cuộc chiến thậm chí còn có thể ảnh hưởng tới thương mại thế giới nhiềunăm sau này.

Page 15: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

Số 13, Quý III/2018 | DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI 13

CHUyêN ĐỀ | THử NHẬN DIỆN NHữNG lá BÀI CủA MỖI BêN TrONG CUộC CHIếN THƯƠNG MẠI HIỆN NAy

Page 16: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

Cuộc chiến thương mại mà thế giớiđang chứng kiến bắt đầu từ thờiđiểm Ông Donald Trump nhậmchức Tổng thống Mỹ hồi đầu năm2017, với quyết tâm thực hiện mộttrong các lời hứa quan trọng nhấttrong quá trình tranh cử của mình:“Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” trongquan hệ thương mại với các đối táctoàn cầu.

Trong cuộc chiến này, là ngườikhởi xướng, Mỹ tất nhiên có nhiềucơ hội hơn tất cả các đối thủ còn lạitrong việc chuẩn bị chiến lược lâmtrận. Các lá bài đưa ra tất nhiêncũng bài bản và đầy đủ lớp langhơn hẳn những người ở vị trí phảiứng phó.

Lá bài đầu tiên của ông Trump,thực hiện trong năm đầu tiên củanhiệm kỳ, là việc trực tiếp “xuốngtay” với các thỏa thuận thương mạigiữa Mỹ và các đối tác mà ông cholà đã hoặc sẽ là nguyên nhân dẫntới thâm hụt thương mại của Mỹ.Tháng 1/2017, Mỹ rút khỏi Hiệpđịnh Đối tác Xuyên Thái BìnhDương (TPP), tuyên bố một thỏathuận đa phương như vậy khiếnMỹ thiệt thòi, cần được thay thếbằng các thỏa thuận song phương(mà ai cũng biết rằng ở đó Mỹthường chiếm thế thượng phong).

Tháng 5/2018 Mỹ tuyên bố vớiCanada và Mexico, hai đối tác trongHiệp định Thương mại Tự do BắcMỹ (NAFTA) đã có tuổi đời trên 25năm, rằng nếu không đàm phán lại,Mỹ sẽ rút, khiến hai nước còn lạibuộc phải bước vào cuộc tái đàmphán NAFTA từ 8/2018.

Cũng trong giai đoạn này, Mỹchĩa mũi nhọn vào Hiệp địnhThương mại tự do Mỹ - Hàn(KORUS) với cùng lập luận, rằng Mỹthua thiệt với thâm hụt thương mạihàng hóa cao chưa từng có từ khi cóHiệp định này. Và như ý Mỹ,KORUS rốt cuộc phải bước vào đàmphán lại từ 10/2018. Đó là chưa kểđộng thái của Mỹ đối với một số

Thỏa thuận quốc tế khác, mặc dùkhông phải là thương mại nhưngmang lại có hiệu ứng trực tiếp vàtức thời tới lợi ích thương mại củaMỹ (ví dụ: Mỹ rút khỏi Thỏa thuậnKyoto về biến đổi khí hậu, phá vỡThỏa thuận hạt nhân với Iran...).

Lá bài thứ hai, thực hiện từ đầunăm 2018, chính là can thiệp trựctiếp vào dòng chảy thương mạihàng hóa, mà cụ thể là dựng lên cáchàng rào thuế quan trực diện vàohàng hóa nhập khẩu từ nước ngoàivới nhiều lý do khác nhau. Nổi bậttrong số đó là lệnh áp thuế bổ sungđối với tất cả nhôm thép nhập khẩuvào Mỹ, khơi mào cho căng thẳngthương mại giữa Mỹ với tất cả cácnước có nhôm thép xuất khẩu vàoMỹ. Ngoài ra còn có một số động

thái khác theo cùng chiều hướng,dù quy mô nhỏ hơn hoặc hướng tớidiện hẹp hơn như việc Mỹ tự khởixướng điều tra tự vệ đối với pin mặttrời và máy giặt mà không cần đơnkiện nào của ngành sản xuất trongnước (một việc mà Mỹ đã khônglàm từ hàng thập kỷ qua), thay đổibiện pháp tính toán khiến một loạtcác loại thuế chống bán phá giá,chống trợ cấp đối với hàng hóanhập khẩu tăng cao bất thường, đedọa áp thuế bổ sung đối với ô tônhập khẩu từ EU…

Sau 2 năm nhìn lại, người ta thấycác lá bài này được Mỹ sử dụngtheo một chiến lược rất chặt chẽ.

Ví dụ, biện pháp thuế đối vớinhôm thép nhập khẩu đã được Mỹchuẩn bị năm nay 2017, với cuộc

CHUyêN ĐỀ | CUộC CHIếN THƯƠNG MẠI THế GIỚI - THử NHẬN DIỆN NHữNG lá BÀI CủA MỖI BêN

Bài Vở của “Kẻ Khởi xướng”

CHiến LượC CỦa mỹ TrOng TÁi Đàm pHÁn naFTa

Theo nhiều phân tích, trong đàm phán NAFTA mới, Mỹ đã sử dụng hai chiến lược chính đểđạt được nhiều cam kết có lợi về phía mình.

Đầu tiên là đe dọa áp mức thuế bổ sung lên mặt hàng nhôm thép và ô tô, tăng lợi thế đàmphán cho Mỹ và buộc Canada và Mexico phải đưa ra lợi ích tương đương để đổi lấy quyềnmiễn trừ thuế.

Thứ hai, sau một thời gian dài với 7 vòng đàm phán không đạt hiệu quả, Mỹ quyết định tiếnhành đàm phán song phương với từng bên, thẳng thắn loại bỏ sự hợp tác giữa Mexico vàCanada, đồng thời gây sức ép về khả năng NAFTA bị hủy bỏ. rõ ràng, NAFTA là khu vựcthương mại đem lại nhiều lợi ích rõ rệt mà Canada và Mexico đều không muốn đánh mất.Trump đã tận dụng thành công lợi thế này để lần lượt đưa ra nhiều yêu cầu cứng rắn trênbàn đàm phán, dần dần ép Mexico và Canada phải nhượng bộ.

Tháng 8/2018, Trump đạt được thỏa thuận song phương với Mexico về NAFTA sửa đổi, gâysức ép buộc Canada phải nhượng bộ và sớm hoàn tất đàm phán nếu không muốn NAFTAhoàn toàn sụp đổ và trở thành các hiệp định song phương. Ngày 30/9/2018, NAFTA đượcba nước thống nhất “thay áo” thành Hiệp định Mỹ - Mexico – Canada (USMCA).

14 DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI | Số 13, Quý III/2018

Page 17: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

điều tra dựa trên lý do an ninh quốcphòng theo Mục 232 Đạo luậtThương mại mở rộng 1962 mà Cơquan Đại diện Thương mại Mỹ tiếnhành theo yêu cầu của Tổng thống.

Trong khi đó, các tác động hoặcđe dọa từ những biện pháp thựchiện năm 2018 lại tạo ra sức ép đểMỹ đạt được kết quả mong muốntrong các đàm phán thương mại màMỹ khởi xướng năm 2017. Ví dụ,sau nhiều tháng đàm phán trầy trật,dưới sức ép của biện pháp thuế đốivới nhôm thép nhập khẩu mà Mỹáp dụng, Canada và Mexico đã phảichấp nhận ký với Mỹ một NAFTAmới, có tên USMCA. Hàn Quốccũng chung số phận, với việc chấpnhận ký lại KORUS sửa đổi. Mỹtuyên bố những FTA này là biểutượng thỏa thuận thương mại côngbằng và đầy tiềm năng mà nước Mỹđang theo đuổi. Thực tế đây chỉ làhai FTA giống hệt như cũ, với cácsửa đổi ở một số nội dung mà Mỹ đềcập, để đạt thêm nhiều nhượng bộtừ đối tác vì lợi ích của doanhnghiệp Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vựcsản xuất xe hơi. Không khó để nhậnra kết quả mà Mỹ rất hài lòng nàyđạt được nhờ những đòn liên hoànđánh vào các lợi ích trực tiếp củađối tác, đặc biệt là thuế nhôm thép,và các đe dọa về thuế đối với ô tônhập khẩu mà Mỹ sử dụng.

Cũng như vậy, các đề xuất đàmphán thương mại song phương màMỹ đưa ra hồi đầu năm 2017 chảkhiến mấy đối tác quan tâm. Tuynhiên, sau một loạt biện pháp thuếcùng đe dọa áp thuế năm 2018, nayMỹ đã ép các đối tác phải “tìnhnguyện” cân nhắc con đường nàyđánh đổi lấy quyền miễn trừ hoặctạm hoãn các lệnh áp thuế vớimình. Tháng 7/2018, trước sức épáp thuế nhôm thép và ô tô, Chủ tịchỦy ban châu Âu đã phải công du tớiMỹ để thảo luận về tình hìnhthương mại và “tự nguyện đề xuất”hai Bên bước vào đàm phán. NhậtBản vốn rất cương quyết tiếp tụcTPP (nay là CPTPP) và kiên trì conđường đa phương, giờ đã phải chấpnhận ý tưởng một đàm phán songphương với Mỹ. Theo tuyên bố gầnđây của Đại diện Thương mại Mỹ,

nước này đã đạt được sự nhất trí đểkhởi động đàm phán với EU vàNhật Bản từ giữa 1/2019.

Riêng với Trung Quốc, nền kinhtế lớn thứ hai thế giới, đối tác màMỹ thâm hụt thương mại lớn nhất,và đang từng bước vững chắc mởrộng tầm ảnh hưởng lên kinh tếtoàn cầu, Mỹ có một chiến lượcriêng, cũng bài bản không kém, nếukhông nói là hơn.

Đầu tiên là những công kíchtưởng là ở diện hẹp, với mục tiêuchỉ là một doanh nghiệp Trung

Quốc - ZTE (Trung Hưng) – Tậpđoàn công nghệ lớn, có vốn sở hữuNhà nước của Trung Quốc, hoạtđộng mạnh ở Mỹ. Sau một loạt cáccáo buộc, tháng 3/2017, ZTE chínhthức thừa nhận đã vi phạm lệnhcấm vận của Mỹ với việc vậnchuyển các thiết bị của Mỹ cho Iranvà Triều Tiên và chịu nộp phạt 1.2 tỷUSD. Dù vậy, nửa tháng sau, BộThương mại Mỹ lại ra quyết địnhcấm tất cả các công ty Mỹ bán phầnmềm, phần cứng cho ZTE trongvòng 7 năm khiến Chính phủ Trung

CHUyêN ĐỀ | CUộC CHIếN THƯƠNG MẠI THế GIỚI - THử NHẬN DIỆN NHữNG lá BÀI CủA MỖI BêN

Số 13, Quý III/2018 | DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI 15

Page 18: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

CHUyêN ĐỀ | CUộC CHIếN THƯƠNG MẠI THế GIỚI - THử NHẬN DIỆN NHữNG lá BÀI CủA MỖI BêN

16 DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI | Số 13, Quý III/2018

Quốc phải nhập cuộc ngay lập tức,tham gia đàm phán với Mỹ để tìmgiải pháp cho ZTE. Kết quả công tynày tiếp tục kinh doanh, nhưng phảichịu thêm khoản tiền phạt trị giá 1 tỷUSD, cũng như buộc phải tiếp nhậnmột đội ngũ quản trị do Mỹ ứng cử,trực tiếp tham gia và ban điều hànhvà hội đồng quản trị của công ty.

Bước thứ hai trong chiến lượcvây Trung Quốc của Mỹ diễn ra chỉ2 tháng sau đó. Tháng 8/2017, theolệnh của Tổng thống, Cơ quan Đạidiện Thương mại Mỹ (USTR) khởixướng điều tra Trung Quốc theoMục 301 Đạo luật Thương mại 1974,chính thức châm ngòi cháy chậmcho “quả bom chiến tranh thươngmại” giữa Mỹ và Trung Quốc, phátnổ sau đó vào năm 2018.

Báo cáo kết quả điều tra được Mỹcông bố tháng 3/2018, trong đó, tấtnhiên, cho kết luận Trung Quốc viphạm các quy định của Mục 301Đạo luật Thương mại 1974 do ápdụng các chính sách phân biệt đốixử, bất hợp lý và hạn chế thươngmại của Hoa Kỳ ở góc độ sở hữu trítuệ. Dựa trên báo cáo này, ôngTrumps lần lượt áp dụng thuế bổsung đối với 34 tỷ USD, rồi 50 tỷ vàtới tháng 9 là 200 tỷ USD hàng hóaTrung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.Trước phản ứng khá cứng rắn củaTrung Quốc, ông Trump còn đangđe dọa sẽ áp thuế bổ sung lên toànbộ hàng hóa Trung Quốc nhập khẩuvào Mỹ, trị giá trên 500 tỷ USD.

Ban đầu những mặt hàng chịutrừng phạt chỉ giới hạn ở nhữngnhóm có hàm lượng công nghệ cao(phần lớn danh sách này nhắm vàocác sản phẩm công nghệ được ưutiên trong chiến dịch Made in China2025 của Trung Quốc). Các sảnphẩm này suy đoán là liên quan tớisở hữu trí tuệ, gốc rễ “được côngbố” của biện pháp trừng phạt. Tuynhiên, tới nay, khi phân nửa kimngạch nhập khẩu vào Mỹ của TrungQuốc bị áp thuế thì không còn bấtkỳ giới hạn nào về loại hàng hóachịu thuế nữa, nó có thể là bất kỳhàng hóa nào miễn nằm trong danhmục bị áp thuế được công bố.

DanH SÁCH CÁC mặT Hàng CHínH TrOng DanH mụC Bị Áp THuếCỦa CuộC CHiến mỹ - Trung

gói áp thuế Biện pháp trừng phạt của mỹ Biện pháp trả đũa của Trung Quốc

Gói áp thuế lần 1– Giai đoạn 1ngày 6/7/2018

Trị giá 34 tỷ uSD, bao gồm:-Một số loại phương tiện giao thông-Thiết bị y tế ví dụ như máy đo X-quang và nhịp tim- Đèn lED-Thiết bị điện như mạch điện, điện trở,…-Thiết bị vô tuyến và ra-đa-Pin lithium và các loại pin khác- Động cơ và phụ tùng máy bay-Máy nén khí ga, máy nén không khí - Máy vắt sữa, lồng ấp trứng, các thiết bị dùng trongchăn nuôi khác-Máy móc chế biến thực phẩm …

Trị giá 34 tỷ uSD, bao gồm:-Thịt lợn, gà, bò, vịt,…-Thủy hải sản- Sữa và các sản phẩm từ sữa- Một số loại rau củ quả như đậu,khoai, bí ngô,…- Gạo và ngũ cốc- Một số loại xe ô tô, xe điện- Thuốc lá, xì gà…

Gói áp thuế lần 1– Giai đoạn 2ngày 23/8/2018

Trị giá 16 tỷ uSD, bao gồm:-Dầu động cơ-Nhựa và các chất hóa học công nghiệp khác-Động cơ máy móc công nghiệp-Máy móc nông nghiệp, ví dụ hệ thống tưới tiêu và gieotrồng-Máy kéo-Xe máy- Các loại thiết bị đo lường…

Trị giá 16 tỷ uSD, bao gồm:-Chế phẩm từ động vật-Phế phẩm kim loại, vải vóc,…-Một số loại phương tiện giao thôngnhư xe ô tô, xe bus, xe tải…-Một số thiết bị y tế-Xăng, dầu, các loại nhiên liệu khác…

Gói áp thuế lần 2ngày 17/9/2018

Trị giá 200 tỷ uSD, bao gồm:- Thịt và các chế phẩm từ thịt- Thủy hải sản- Trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa- Các loại rau củ quả - Gạo, ngũ cốc- Thuốc lá, xì gà,…- Hóa chất- Gỗ, sản phẩm từ gỗ- Hàng dệt may…

Trị giá 60 tỷ uSD, bao gồm:-Máy tính-Máy bay cỡ nhỏ-Hàng dệt may- Hóa chất-Các loại rượu….

Page 19: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

CHUyêN ĐỀ | CUộC CHIếN THƯƠNG MẠI THế GIỚI - THử NHẬN DIỆN NHữNG lá BÀI CủA MỖI BêN

Tới nay, khi phân nửa kim ngạch nhậpkhẩu vào mỹ của Trung Quốc bị áp thuếthì không còn bất kỳ giới hạn nào về loạihàng hóa chịu thuế nữa, nó có thể là bấtkỳ hàng hóa nào miễn nằm trong danhmục bị áp thuế được công bố.

Số 13, Quý III/2018 | DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI 17

Page 20: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

CHUyêN ĐỀ | CUộC CHIếN THƯƠNG MẠI THế GIỚI - THử NHẬN DIỆN NHữNG lá BÀI CủA MỖI BêN

18 DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI | Số 13, Quý III/2018

Bước đi thứ ba của Mỹ trong cuộcchiến này (mà thực ra là “nhiềubước thứ ba”) chính là sử dụngchung các công cụ khác như thuếbổ sung với nhôm thép, biện pháptự vệ, rút ra khỏi Liên minh Bưuchính thế giới…Những biện phápnày tất nhiên không nhắm riêngvào Trung Quốc, nhưng TrungQuốc là đối tượng chịu thiệt hạinhiều nhất, do là nguồn đưa nhiềuhàng hóa nhất vào Mỹ.

Thậm chí, Mỹ còn chuẩn bị sẵncông cụ để bao vây Trung Quốcbằng việc ép các đối tác thương mạicủa mình không được làm sâu sắcthêm quan hệ thương mại vớiTrung Quốc. Điều khoản về ngăncản Canada, Mexico ký các FTA vớimột “nền kinh tế phi thị trường”được xem là biểu hiện rõ nhất củađộng thái này. Nghe nói Mỹ dự kiếnsẽ đưa điều khoản tương tự vào cácthỏa thuận thương mại dự định sẽđàm phán với các đối tác Nhật,EU… trong tương lai.

Có vẻ như Mỹ đã chuẩn bị sẵncác đòn khác để tung ra vào từngthời điểm, tùy thuộc vào phản ứngcủa Trung Quốc. Tại thời điểm hiệntại, hai Bên vẫn đang nắn gân nhau,vì vậy chưa ai biết cuộc chiếnthương mại Mỹ - Trung sẽ có hồi kếtnhư thế nào.

Toàn bộ kinh tế thế giới, bao gồmcả các đồng minh thân cận nhất củaMỹ, và đặc biệt là Trung Quốc, đềulà đối tượng phải chịu tác động từcác lá bài chiến lược thương mạimà Mỹ thực hiện hai năm vừa qua.

Ở thế bị động, phản ứng ban đầucủa các nước chịu trận là khá uất ứcvà lúng túng. Nhưng sau một thờigian, khi các lá bài của Mỹ dần lộdiện và được xâu chuỗi, dường nhưcác biện pháp phản đòn cũng đã bắtđầu rõ nét hơn.

Trên bình diện đa phương, xuhướng được ghi nhận là lấy hợptác và tự do hóa để đối phó với bảo

hộ và cục bộ.Biều hiện rõ nhất của xu hướng

này là các diễn tiến liên quan tớiTPP – Hiệp định bị ảnh hưởng trựctiếp từ chính sách của Mỹ. Ban đầukhi Mỹ rút khỏi TPP, hiệp địnhthương mại tự do đình đám nhấttrong hơn nửa thập kỷ qua đột ngộttrở thành rắn mất đầu khiến tất cảcác nước thành viên còn lại của thỏathuận Xuyên Thái Bình Dương nàyđều hoang mang. Dù vậy, một vàitháng sau đó, với sự cầm trịch củaNhật Bản, TPP đã hồi sinh với cácđàm phán mới về cách thức tiếp tụcTPP. Kết quả như đã được biết, TPPtái xuất với tấm áo mới CPTPP,được ký kết ngày 8/3/2018, với nộidung hầu như vẫn giữ được đầy đủcác cam kết tự do hóa toàn diện vàtiến bộ của TPP trước đây.

Cũng như vậy, trong khi phảiđơn lẻ tự mình đối đầu với các đònáp thuế cụ thể của Mỹ, các nền kinhtế, đặc biệt là các nền kinh tế đầutàu, lựa chọn kiên trì theo đuổi tựdo hóa thương mại và hợp tác đaphương trong các vấn đề kinh tế,một cách thức mà có người gọi là“hợp tác để đáp lại xung đột”. NhậtBản và Liên minh châu Âu (EU)nhanh chóng hoàn tất đàm phánhiệp định thương mại tự do giữanăm 2017, và tháng 7/2018, Hiệpđịnh lớn nhất thế giới này đã đượcký kết. RCEP, Hiệp định khu vựcgiữa 10 nước ASEAN nằm trong khuvực kinh tế năng động nhất thế giớivới 06 đối tác bên ngoài (là TrungQuốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc,Úc, New Zealand) cũng đẩy nhanhnhịp độ đàm phán, với kỳ vọng cóthể hoàn tất càng sớm càng tốt.

Đó là chưa kể nhiều FTA songphương khác, cũng được đẩynhanh trong thời gian vừa rồi, nhưnhững lời hồi đáp trước chính sáchbảo hộ của Mỹ, cũng là những lốithoát nhất định cho những thiệt hạimà kinh tế thế giới phải hứng chịutừ đòn đánh của Mỹ. Chỉ trong năm2018 chẳng hạn một loạt các FTAkhởi động, hoàn tất đàm phán hoặcđẩy nhanh thủ tục ký kết phê chuẩn(ví dụ các FTA giữa EU với Mexico,với Singapore, với Việt Nam, giữaGeorgia với Hong Kong – Trung

Quốc, giữa khối EFTA với Ecuador,giữa Canada với Liên minh TháiBình Dương gồm 4 nước NamMỹ...).

Bên cạnh đó, các nước vẫn kiêntrì giải pháp sử dụng các công cụ đaphương trước nay để giải quyết cácxung đột thương mại với Mỹ. Ví dụ,sau khi biện pháp áp đặt thuế bổsung lên nhôm thép vì lý do an ninhquốc phòng của Mỹ được công bố,một loạt nước EU, Canada, Mexico,Nga…đã kiện Mỹ ra WTO, với lý doviệc Mỹ sử dụng ngoại lệ an ninhquốc phòng để tăng thuế so vớimức MFN đã cam kết trong trườnghợp này là không xác đáng. Sauquyết định áp thuế đối với 34 tỷhàng hóa của Mỹ, Trung Quốc cũngkiện nước này ra WTO, với cáo buộcviệc Mỹ đơn phương sử dụng biệnpháp này theo pháp luật nội địa củaMỹ là không phù hợp với nguyêntắc xử lý tranh chấp đa phươngtrong WTO.

Trên bình diện đơn phương, saucác chỉ trích ban đầu, ngoại trừTrung Quốc, các đối tác phần lớnđều lựa chọn đàm phán và cónhững thỏa hiệp nhất định với Mỹ.

Canada, Mexico, Hàn Quốc đãphải chấp nhận những NAFTA,KORUS mới với những thua thiệtnhất định để đổi lại để đổi lạiquyền được miễn trừ khỏi phạm vibiện pháp thuế bổ sung đối vớinhôm thép của Mỹ.

Nhật Bản – đối tác thương mạilớn thứ ba của Mỹ chỉ sau TrungQuốc và Mexico, với thặng dưthương mại lên tới 68,8 tỷ USD(khoảng 7.400 tỷ yên Nhật) năm2017, lại tương đối bình thản với cácđộng thái của Mỹ. Khi Mỹ rút khỏiTPP, tuyên bố muốn thúc đẩy cácthỏa thuận song phương, Nhật Bảnlà nước đầu tiên mà Mỹ đích thântrao đổi về khả năng này. Mặc dùvậy Nhật Bản đã từ chối, với câu trảlời rất rõ ràng rằng nước này ưu tiêntự do hóa thương mại qua conđường đa phương. Tiếp đến, khiMỹ tuyên bố thuế đối với nhômthép, Nhật Bản vẫn rất bình tĩnh.Nguyên nhân chính được cho là vìgần như toàn bộ các sản phẩm thép,nhôm mà Mỹ nhập khẩu từ Nhật

chiến lược củangười phản Đòn

Page 21: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

CHUyêN ĐỀ | CUộC CHIếN THƯƠNG MẠI THế GIỚI - THử NHẬN DIỆN NHữNG lá BÀI CủA MỖI BêN

Số 13, Quý III/2018 | DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI 19

Bản không thể sản xuất được bởicác doanh nghiệp Mỹ. Không nhậpkhẩu nghĩa là các doanh nghiệpkhâu sau (downstream- tham giacác giai đoạn cuối trong chuỗi sảnxuất) của Mỹ phải ngừng sản xuất,khi đó người thiệt hại nhất là cácdoanh nghiệp Mỹ cần nhôm thépđặc biệt từ Nhật. Do đó doanhnghiệp Mỹ lại chính là những ngườiphải tìm cách để nhôm thép NhậtBản được hưởng miễn trừ. Tuynhiên, với việc Mỹ có những đe dọatiếp theo liên quan tới ô tô và mộtsố lĩnh vực khác, giới kinh doanhNhật Bản bắt đầu lo lắng. Nhữngcân nhắc này có thể đã khiến NhậtBản phải lùi một bước, với quyếtđịnh hồi tháng 9/2018 – đồng ý xemxét khả năng đàm phán thương mạisong phương với Mỹ.

Về phần EU, khi Trump đìnhhoãn vô thời hạn việc đàm phánHiệp định Đối tác xuyên Đại TâyDương (TTIP) giữa hai Bên ngay khilên nắm quyền, EU cũng không có

phản ứng nào quá lớn. Tuy nhiên,tình hình đã khác khi Mỹ áp dụngthuế bổ sung đối với nhôm thép,sản phẩm xuất khẩu chủ lực của EUvào Mỹ. EU “trả đũa” bằng biện pháptự vệ toàn cầu đối với nhôm thép, dùvậy hiệu lực là khá yếu ớt. Thậm chí,trước động thái của EU, Mỹ còn đedọa sẽ áp mức thuế tới 20% đối vớimọi xe ôtô lắp ráp tại EU thay vì mứcthuế hiện nay là 2,5%. EU đã phảichọn phương thức nhượng bộ, ngồivào bàn đàm phán với Mỹ, chấpnhận sẽ nhập thêm nhiều đậu tươngMỹ - nông sản xuất khẩu lớn nhấtcủa nước này, để đổi lấy việc Mỹ rútlại đe dọa với ô tô. Đồng thời EUcũng chấp nhận cùng Mỹ đàmphán lại về thương mại.

Riêng với Trung Quốc, đối tượngtrực diện của các biện pháp tấncông của Mỹ, dường như cách thứcphản đòn của nước này khá cứngrắn và rất ít nhân nhượng. Ngày6/7/2018 khi Mỹ thực thi việc ápthuế 25% với 34 tỷ USD giá trị hàng

hóa nhập từ Trung Quốc, TrungQuốc đã ngay lập tức đáp trả tươngđương bằng lệnh áp thuế bổ sungđối với các sản phẩm lĩnh vực thủysản, trái cây, thịt gia súc, gia cầm vàthan đá, dầu nhiên liệu, ôtô...những khu vực mà cử tri ủng hộTrump với mức và trị giá tương tự.Tình hình cũng lặp lại y hệt với lệnháp thuế lần 2, mở rộng đến 50 tỷhàng hóa. Kịch bản chỉ khác đi đôichút khi lệnh áp thuế của Mỹ leothang lần 3 lên 200 tỷ USD hàng hóaTrung Quốc, ở mức thuế là 10%.Trung Quốc vẫn đáp trả, nhưng chỉở mức 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Lýdo là Trung Quốc không còn nhiềudư địa để áp dụng thuế khi mà tổngkim ngạch hàng hóa xuất khẩu từMỹ vào Trung Quốc chỉ trên dưới150 tỷ USD. Trước đe dọa tiếp tục ápthuế với toàn bộ hàng hóa xuấtkhẩu của Trung Quốc vào Mỹ,Trung Quốc dường như đang tínhđến các công cụ trừng phạt khác,trong đó có việc kiểm soát đầu tư.

Page 22: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

Bài viết Chuyên đề “Mỹ khơi mào căngthẳng thương mại toàn cầu” trong Bảntin Doanh nghiệp và Tự do hóaThương mại số 12 đã phân tích nhữngtác động tích cực và tiêu cực của cuộcchiến thương mại Mỹ - Trung tới hoạtđộng thương mại và đầu tư của ViệtNam. Những cảnh báo và khuyến nghịđó vẫn còn nguyên giá trị khi Mỹ vàTrung Quốc chưa thực sự đưa ra thêmđòn tấn công đặc biệt nào mà vẫn chỉdừng ở mức đe dọa qua lại sau khihoàn tất đợt áp thuế đầu tiên lên 50 tỷUSD hàng hóa của nhau. Mặc dù vậy,các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ýnhững diễn tiến mới sẽ trực tiếp ảnhhưởng đến hoạt động thương mại củamình, đặc biệt là tiến trình của cácHiệp định thương mại tự do (FTA) màViệt Nam đang tham dự.

Các FTA Việt Nam tham gia đều đạtđược những bước tiến đáng kể thờigian gần đây, bao gồm việc CPTPP đãđược Australia – quốc gia thứ 4 chínhthức thông qua, RCEP hoàn tất đàmphán thêm 2 chương mới, và EVFTA(Hiệp định Thương mại Tự do ViệtNam – Châu Âu) được Ủy ban châu Âuthông qua, đã trình lên Hội đồng châuÂu chuẩn bị ký kết chính thức vào cuốinăm 2018. Cùng với 10 FTA khác đangcó hiệu lực mà Việt Nam đã ký kết,những Hiệp định này sẽ mở ra mộtloạt thị trường mới cho phép doanhnghiệp Việt Nam tiếp cận và thu hútvốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, chính sách mới của Mỹ khiđưa điều khoản hạn chế ký kết hiệpđịnh thương mại tự do với các nềnkinh tế phi thị trường vào trongUSMCA, và có thể là cả các Hiệp địnhthương mại có Mỹ tham gia sau này, dùlà được cho là nhắm vào Trung Quốc,nhưng vẫn có thể sẽ là một trở ngại lớnvới Việt Nam trong việc đàm phán vàký kết các hiệp định thương mại vớicác quốc gia khác trên thế giới, do tớihiện tại Việt Nam vẫn chưa được Mỹcông nhận là nền kinh tế thị trường.

Ngoài ra, trong một chừng mựcnhất định, việc Trung Quốc liên tiếp làđối tượng của các biện pháp trừngphạt từ Mỹ có thể sẽ dẫn tới nguy cơdoanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng thịtrường nước khác để gian lận xuất xứ,

né thuế quan. Nếu không kịp thờinhận diện và ngăn chặn, Việt Nam rấtcó thể sẽ phải chịu hệ lụy.

Do đó, với các doanh nghiệp ViệtNam, có lẽ việc cần thiết phải làm làtiếp tục quan sát chặt chẽ các độngthái từ các thị trường, các động tháicủa Chính phủ để chủ động tính toáncác biện pháp thích hợp tận dụng cơhội hoặc tránh thiệt hại ở mức có thể.Đồng thời, các doanh nghiệp cần đặcbiệt cảnh giác trước các hành vi gianlận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nêntìm hiểu và tận dụng triệt để nhữngFTA đang hoặc sẽ có hiệu lực để mởrộng thị trường, tăng khả năng cạnhtranh giữa tình trạng thương mại quốctế nhiều biến động.

ảnh hưởng Mới củaVòng xoáy ThươngMại Đến ViệT naM

việt nam cần chú ý nhữngdiễn tiến mới sẽ trực tiếp ảnhhưởng đến hoạt động thươngmại của mình, đặc biệt là tiếntrình của các Hiệp định thươngmại tự do (FTa) mà việt namđang tham dự.

20 DOANH NGHIỆP VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI | Số 13, Quý III/2018

CHUyêN ĐỀ | CUộC CHIếN THƯƠNG MẠI THế GIỚI - THử NHẬN DIỆN NHữNG lá BÀI CủA MỖI BêN

Page 23: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

Giấy phép xuất bản số: 47/GP-XBBT, ngày 20/07/2018

Chịu trách nhiệm xuất bản:TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Thiết kế đồ hoạ: [email protected]

In ấn tại: DEMAC Solution

Page 24: CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI THỬ NHẬN DIỆN LÁ …trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/BAN... · cường sáng tạo”. Bênn cạnh các phiên thảo

Trung Tâm WTO và Hội nHậppHòng THương mại và Công ngHiệp việT namĐịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: +84 24 35771458; Fax: +84 24 35771459Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vnFanpage: www.facebook.com/trungtamwtovahoinhap