12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 404 - 5122 THỨ BẢY, NGÀY 25/8/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tiếp tục coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học XEM TIẾP TRANG 2 Liên hoan văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Trịnh Chu 1 TUẦN CON SỐ 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu của VNPT Lâm Đồng đạt trên 297 tỷ đồng, đạt hơn 52% kế hoạch và vượt trên 105% so với cùng kỳ năm ngoái. VNPT Lâm Đồng xếp hạng thứ 2/63 tỉnh, thành về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn: VNPT Lâm Đồng  Về lại với đời thường 5 Trong lòng tự hào dân tộc 6 TRANG 8 TRANG 4 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Lâm Đồng đạt một số kết quả quan trọng, làm nền tảng cho việc tiếp tục triển khai Nghị quyết trong những năm sau. Về tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 74-CTr/ TU về triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/ TW. Đồng thời tổ chức quán triệt sâu sắc cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong toàn tỉnh; cho lãnh đạo các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng; các huyện, thành ủy có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình hành động. Qua đó, giúp cán bộ, đảng viên và nhân viên, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên hiểu sâu, nắm vững những quan điểm, chủ trương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT); vận dụng trong quá trình quản lý, giảng dạy. Ngành GDĐT đưa nội dung Nghị quyết vào kế hoạch nghiệp vụ từng năm học và giai đoạn. Các phòng GDĐT, đơn vị trường học cụ thể hóa các nhiệm vụ vào kế hoạch của đơn vị, đảm bảo sát hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị. Một trong những kết quả quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW là Lâm Đồng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GDĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Tỉnh chỉ đạo Sở GDĐT chủ động triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo tuần tự trong từng cấp. Theo đó, từ năm học 2019-2020 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của THCS và từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của THPT... Xây dựng môi trường văn hóa - nền tảng tinh thần phát triển Tây Nguyên Tổ hợp tác sản xuất của thanh niên xã 9 Phác họa ngành kinh tế động lực của Đà Lạt 3 Nguy hiểm rình rập tại các điểm du lịch tự phát

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201808/28715_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.8.2018.pdf · luận những vấn đề cụ thể phát triển nông nghiệp bền

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 404 - 5122THỨ BẢY, NGÀY 25/8/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tiếp tục coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học

XEM TIẾP TRANG 2

Liên hoan văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Trịnh Chu

1 TUẦN CON SỐ

6 tháng đầu năm 2016, doanh thu của VNPT Lâm Đồng đạt trên 297 tỷ đồng, đạt hơn 52% kế hoạch và vượt trên 105% so với cùng kỳ năm ngoái. VNPT Lâm Đồng xếp hạng thứ 2/63 tỉnh, thành về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn: VNPT Lâm Đồng  

Về lại với đời thường5

Trong lòng tự hào dân tộc

6

TRANG 8

TRANG 4

5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “đổi mới căn bản toàn diện giáo

dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Lâm Đồng đạt một số kết quả quan trọng, làm nền tảng cho việc tiếp tục triển khai Nghị quyết trong những năm sau.

Về tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 74-CTr/TU về triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Đồng thời tổ chức quán triệt sâu sắc cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong toàn tỉnh; cho lãnh đạo các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng; các huyện, thành ủy có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình hành động. Qua đó, giúp cán bộ, đảng viên và nhân viên, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên hiểu sâu, nắm vững những quan điểm, chủ trương về đổi mới căn

bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT); vận dụng trong quá trình quản lý, giảng dạy. Ngành GDĐT đưa nội dung Nghị quyết vào kế hoạch nghiệp vụ từng năm học và giai đoạn. Các phòng GDĐT, đơn vị trường học cụ thể hóa các nhiệm vụ vào kế hoạch của đơn vị, đảm bảo sát hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị.

Một trong những kết quả quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW là Lâm Đồng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GDĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Tỉnh chỉ đạo Sở GDĐT chủ động triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo tuần tự trong từng cấp. Theo đó, từ năm học 2019-2020 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của THCS và từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của THPT...

Xây dựng môi trường văn hóa - nền tảng tinh thần phát triển Tây Nguyên

Tổ hợp tác sản xuấtcủa thanh niên xã

9

Phác họa ngành kinh tế động lực của Đà Lạt

3

Nguy hiểm rình rập tại các điểm du lịch tự phát

2 THỨ BẢY 25 - 8 - 2018 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Trong 2 ngày 21 và 22/8, tại Đà Lạt, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã tổ chức Hội thảo “Công nghệ ưu tiên cấp bách cho phát triển và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao”, với sự tham dự của PGS.TS. Phạm Xuân Đà - Cục trưởng Cục Công tác phía Nam (Bộ KH&CN), TS. Đỗ Văn Lộc - Phó Chủ nhiệm Thường trực Ban Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao và các nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

PGS.TS. Phạm Xuân Đà nhấn mạnh: Giá trị nông sản xuất khẩu của nước ta trong những năm gần đây mới chỉ dừng lại ở giá của mồ hôi, của cần cù lao động, chưa có lợi nhuận phát sinh từ hàm lượng khoa học công nghệ. Cốt lõi của đổi mới sáng tạo là khoa học công nghệ, lấy doanh nghiệp làm trung tâm để đổi mới và ứng dụng KHCN. Sản phẩm cuối cùng của KHCN là sản phẩm hàng hóa có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị tăng cao, thân thiện với môi trường; trong đó có nông sản. Để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, biến nông sản thành hàng hóa, không thể thiếu vai trò của khoa học công nghệ; mà vấn đề đặt ra là giống, quy trình canh tác, chăm sóc, đặc biệt là bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

Hội thảo đã định hướng chính sách phát triển công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp và giới thiệu 6 chương trình KHCN quốc gia đến năm 2020 với những hỗ trợ, ưu đãi, quan tâm đặc biệt dành cho các doanh nghiệp gồm: phát triển sản phẩm quốc gia, phát triển

Tìm kiếm “Công nghệ ưu tiên cấp bách cho phát triển và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao”

công nghệ cao, đổi mới công nghệ, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KHCN và tổ chức KHCN công lập, hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về KHCN, tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp đã bàn luận những vấn đề cụ thể phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp hài hòa với môi trường; những đề xuất về nghiên cứu lựa chọn giống mới, những công nghệ cần thiết phục chế biến sau thu hoạch, quy trình thâm canh canh tác cho ra sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị sản phẩm; liên kết, kết nối giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều công nghệ cần thiết phục vụ cho phát triển nông nghiệp CNC cũng được trao đổi như: hệ thống tưới nước bón phân tự động (tự điều tiết số lần tưới trong ngày, trong tuần phụ thuộc vào

thời tiết, vào giai đoạn tăng trưởng phát triển của cây), máy kiểm soát về phân bón, nước tưới, độ pH có giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế, cần hệ thống quản lý trang trại, cần máy móc chế biến dược liệu từ dạng thô sang tinh chất, dễ sử dụng…

Cùng với việc lắng nghe những chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp như Công ty Dược Lâm Đồng Ladophar, Công ty Dược liệu Cao Lâm để làm sáng tỏ vai trò của công nghệ là động lực thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt là nông nghiệp; hội thảo đã đi tham quan thực tế tại 4 trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiêu biểu trên địa bàn huyện Lạc Dương và Đức Trọng trong hơn một ngày.

QUỲNH UYỂN

Hội thảo đi thực tế tại các trang trại nông nghiệp (Ảnh chụp tại Công ty Dược liệu Cao Lâm).

Đối thoại doanh nghiệp về chính sách thuế

Ngày 22/8, Cục Thuế đã tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về

chính sách thuế và thủ tục hành chính thuế. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh

đạo và kế toán các doanh nghiệp đang kê khai, nộp thuế tại Văn phòng Cục

Thuế có trụ sở tại thành phố Đà Lạt và các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm

Hà, Đam Rông, Lạc Dương.Tại hội nghị, lãnh đạo Cục Thuế

giới thiệu về ứng dụng hỗ trợ kê khai (HTKK) theo kiến trúc và công nghệ mới (phiên bản 4.xx); giới thiệu dịch

vụ Thuế điện tử (eTax Service sẽ được đưa vào sử dụng, hoạt động từ

ngày 27/8/2018 thay thế cho iHTKK, NTĐT); giới thiệu về hóa đơn thuế

điện tử. Đồng thời, các đại biểu cũng tham dự tọa đàm - đối thoại giữa cơ

quan thuế và doanh nghiệp.Hội nghị nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi

với ngành thuế những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, tham gia đóng góp ý kiến về sửa

đổi, bổ sung chính sách thuế, về thủ tục hành chính thuế và tinh thần, thái độ

phục vụ của công chức thuế…PHẠM LÊ

Giá hồ tiêu chạm đáy

Giá hồ tiêu chạm đáy khiến nhiều người dân lo lắng.

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, giá tiêu đen bán ra tại vườn thời gian qua giảm còn 13.000 - 15.000 đồng/kg so với 2 tháng trước, chỉ còn 47.000 - 49.000 đồng/kg. Đây được coi là mức giá thấp nhất khoảng 9 năm trở lại đây.

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thông tin, Brazil sắp vào vụ với sản lượng dự kiến tăng gấp nhiều lần các năm trước (khoảng 80.000 tấn) khiến giá hồ tiêu giảm sâu. Trong thời gian tới khó có khả năng tăng bởi nguồn cung dư thừa. Theo nhiều người dân trồng hồ tiêu trên địa bàn

tỉnh, mức giá thấp hiện nay khiến nhiều nhà vườn bị lỗ nhẹ hoặc ngang giá thành sản xuất, công chăm sóc bỏ ra. Trong đó, những vườn trồng tiêu mới (từ 4 năm trở xuống) có thể thua lỗ trên dưới 50.000 đồng/kg hồ tiêu bán ra.

Hiện tổng diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo thống kê mới đây ước đạt trên 2.043 ha, tăng 13% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 700 ha, diện tích trồng mới, chuyển đổi khoảng 433 ha, năng suất bình quân hồ tiêu ước đạt 2,75 tấn/ha với sản lượng gần 2.000 tấn/năm. C.PHONG

LẠC DƯƠNG: 3.370 ha cà phê nhiễm bệnh bọ xít muỗi

Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng vừa kiểm tra, xác định trên địa bàn

huyện Lạc Dương có hơn 3.370 ha cà phê đang nhiễm bệnh bọ xít muỗi, trong

đó gần 791 ha nhiễm nặng, 1.425 ha nhiễm trung bình và 1.154 ha nhiễm nhẹ.

Tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại cà phê toàn huyện Lạc Dương từ 21% đến gần 41%;

riêng địa bàn 2 xã Đạ Nhim và Đưng K’Nớ của huyện này với tỷ lệ bọ xít muỗi

gây hại lên đến hơn 60% đến 70%. Nguyên nhân do thời tiết mưa nhiều, chồi non cà phê phát triển nhanh, trở

thành nguồn thức ăn thích hợp cho bọ xít muỗi lây lan diện rộng. Trong khi đó, việc phòng trừ bọ xít muỗi đối với nông

dân Lạc Dương vẫn còn riêng lẻ, dẫn đến hiệu quả thấp.

Biện pháp sinh học phòng trừ bọ xít muỗi trên cây cà phê huyện Lạc Dương cần triển khai là: bón phân đầy đủ, cân

đối, tăng cường lượng kali, hạn chế lượng đạm; cắt cành, tỉa tán thường xuyên, tạo vườn cà phê thông thoáng; làm sạch cỏ dại, thu gom tàn dư cây trồng, đốt hun

khói vào buổi chiều hàng ngày…VŨ VĂN

Tiếp tục coi trọng phát triển phẩm chất... TIẾP TRANG 1

... Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo tổ chức rà soát đội ngũ giáo viên, xác định nhu cầu giáo viên theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới và có biện pháp giải quyết số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học. Triển khai đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp và có biện pháp giải quyết đối với các trường hợp chưa đạt chuẩn; thực hiện bổ nhiệm, thi, xét thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định; quy định phối hợp liên kết với các cơ sở đào tạo giáo viên và các cơ sở khác để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông kiểm tra, rà soát và phát huy cao độ tinh thần chủ động, tự chủ trong đầu tư cơ sở vật chất, thiết

bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trong đó ưu tiên mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học...

Tuy đạt những kết quả quan trọng song việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW vẫn cho thấy một số hạn chế, yếu kém cần sớm khắc phục. Trên phương diện tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền biểu hiện: Một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đến công tác đổi mới GDĐT; xem đổi mới giáo dục là nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục. Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa thật đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Công tác xây dựng Đảng trong trường học chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng sinh hoạt chi bộ một số trường học chưa cao; một số ít cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về tinh thần, nội dung

của Nghị quyết, từ đó chuyển biến chậm trong hoạt động thực hiện.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, một trong những việc trọng tâm của ngành GDĐT trong thời gian tới là sẽ tập trung quản lý chất lượng giáo dục với các giải pháp: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, công nghệ và quản lý; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, năng lực và tài chính của các cơ sở giáo dục. Thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học.

LAN HỒ

ĐẠ TẺH: Tặng sách giáo khoa cho học sinh tiểu học Tôn K’Long

Trung tâm Ngoại ngữ Lạc Hồng tại huyện Đạ Tẻh vừa qua đã phối hợp

với Ban Dân vận Huyện ủy và 2 doanh nghiệp tại TP HCM để tặng sách giáo

khoa cho học sinh tiểu học tại thôn Tôn K’Long, xã Đạ Pal, Đạ Tẻh.

Theo đó, trong dịp này, đoàn đã tặng 27 bộ sách giáo khoa và 150 tập vở cho

các học sinh tiểu học tại thôn với tổng trị giá gần 13 triệu đồng.

Đây là món quà ý nghĩa cho các học sinh tiểu học trong một buôn có đông cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số

sinh sống trước thềm năm học mới 2018 - 2019.

VT

3 THỨ BẢY 25 - 8 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

ĐAN THANH

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa X, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Nghị quyết 03-NQ/TU ngày

13/9/2016“Về phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2030”, đề ra nhiệm vụ cho Đảng bộ TP phấn đấu đạt và vượt từ 5 - 10% tất cả các chỉ tiêu đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Đà Lạt khóa XI.

Nhân dịp đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội giữa nhiệm kỳ, đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân - UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Lạt cho biết: Để cụ thể hóa 2 nghị quyết trên, trong 3 năm qua, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành 5 Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo trên các lĩnh vực. Do vậy, các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy đạt nhiều kết quả quan trọng, cùng với quyết tâm đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, đã mang lại một khí thế mới, niềm tin mới trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Điểm lại chặng đường phấn đấu 3 năm qua, Đà Lạt có 21 trong 24 nhóm chỉ tiêu đảm bảo tiến độ, dự kiến đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn 3 trong 24 nhóm chỉ tiêu chưa đảm bảo tiến độ gồm: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; số ngày lưu trú bình quân khách du lịch; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Bí thư Thành ủy cũng nhấn mạnh: Điều đáng lưu tâm là nhiều năm nay, Đà Lạt xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch - dịch vụ không những là ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là ngành kinh tế động lực cho sự phát triển chung trên các lĩnh vực của TP. Vì lẽ đó, ngành du lịch - dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực. Du lịch - dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 65,5% cơ cấu kinh tế của Đà Lạt.

Nguyên nhân nào khiến cho ngành kinh tế động lực từng bước đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập? Chủ tịch UBND TP Đà Lạt Tôn Thiện San tại Hội thảo “Phát huy văn hóa ứng xử người Đà Lạt - Lâm Đồng, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Lâm Đồng: Văn minh - Thân thiện - An toàn” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng Sở VHTTDL tổ chức ngày 20/7/2018 cho biết: Thời gian qua, Đà Lạt tiếp tục tập trung xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch - dịch vụ và thương hiệu du lịch Đà Lạt. Khuyến khích đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tạo sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, mở rộng liên kết tour đến các điểm du lịch... Xây dựng môi trường du lịch Đà Lạt “Văn minh, thân thiện, an toàn”, TP đã triển khai bộ quy tắc ứng xử du lịch văn minh, thân thiện. Phối hợp thu hút đầu tư, tạo thuận lợi để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án… Du lịch Đà Lạt

Phác họa ngành kinh tế động lực của Đà Lạt“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy sức mạnh hệ thống chính trị; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; xây dựng thành phố Đà Lạt phát triển toàn diện, bền vững, hướng đến văn minh, hiện đại” là chủ đề Đại hội Đảng bộ TP Đà Lạt lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015-2020). Theo đó, Đại hội đã Quyết nghị 24 nhóm chỉ tiêu chính và hệ thống 12 nhiệm vụ, giải pháp phát triển trên 5 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, quản lý đô thị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đề ra các biện pháp quan trọng để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết và đề ra 5 khâu đột phá, trong đó khâu đầu tiên là phát triển dịch vụ - du lịch chất lượng cao.

thanh lịch - mến khách” được phát huy trong giao tiếp và ứng xử, để lại ấn tượng tốt với du khách. Điều này minh chứng: Số lượng khách du lịch đến Đà Lạt hàng năm tăng bình quân 12%. Năm 2016, có trên 4,4 triệu luợt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng, trong đó có trên 12% khách quốc tế. Năm 2017, có trên 5,1 triệu lượt khách và khách quốc tế đạt gần 18%... Đặc biệt, tại Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 5 - 2017, các sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica, du lịch canh nông được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận độc quyền thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Quan hệ giữa sản xuất NNCNC và hoạt động du lịch - dịch vụ ngày càng gắn kết hơn. Hiện các cơ sở sản xuất NNCNC thu hút được du khách trong và ngoài nước với loại hình du lịch nông nghiệp (thành phố có 28 điểm du lịch nông nghiệp). Thành phố có 5 làng hoa (Thái Phiên - Hà Đông - Xuân Thành - Vạn Thành - Đa Thiện) được tập trung đầu tư, phát triển, luôn là những điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2018, lượng khách đến Đà Lạt đạt 2,85 triệu lượt (có đăng ký lưu trú 2,24 triệu lượt), đạt 50,8% KH năm, tăng 20,7% so cùng kỳ, trong đó: khách nội địa 2,42 triệu lượt, quốc tế 423 ngàn lượt, chiếm 14,9% tổng lượng khách. Du lịch - dịch vụ phát triển góp phần cho các năm gần đây Đà Lạt luôn tăng trưởng ở mức cao bình quân khoảng 10%, riêng năm 2017 đạt 10,6% và thu nhập bình quân đầu người đạt 79 triệu đồng/người/năm.

Thành phố Đà Lạt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã vinh dự, tự hào được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Thời kỳ đổi mới vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Cờ thi đua đơn vị xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua. Đảng bộ TP liên tục 2 nhiệm kỳ được Tỉnh ủy Lâm Đồng tặng Cờ đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tiếp tục phát huy truyền thống và đặc biệt là với quyết tâm đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững, Đà Lạt đang tập trung khắc phục những mặt hạn chế trong phát triển du lịch - dịch vụ. Đó là: Sản phẩm du lịch, dịch vụ chưa đa dạng, hấp dẫn; chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu, còn thiếu dịch vụ - du lịch mang đăng cấp quốc gia và quốc tế. Việc gắn kết các khu vực sản xuất NNCNC, các làng hoa với tham quan du lịch còn hạn chế... Trên cơ sở đó, Đà Lạt phát triển kinh tế bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lấy du lịch chất lượng cao và nông nghiệp công nghệ cao làm khâu tăng tốc để sớm đưa TP trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia.

Chiều ngày 21/8, tại TP Đà Lạt, Cục Hải quan Đắk Lắk, Chi cục Hải quan Đà Lạt đã tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2018 với trên 50 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị đối thoại, lãnh đạo Cục Hải quan và đại diện các đơn vị chức năng của Chi cục cũng đã trả lời và giải đáp thỏa đáng hầu hết những câu hỏi, ý kiến thắc mắc của cộng đồng doanh nghiệp. Các câu

hỏi của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Nội dung cơ chế chính sách thủ tục hải quan, thông quan, các phí lệ phí trong thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, thời gian thực hiện, việc thực hiện đăng kí tờ khai mới, tờ khai phát sinh và một số nội dung liên quan đến Nghị định 59 của Chính phủ về Luật Hải quan, việc kiểm tra, kiểm soát, cũng như các vấn đề về xuất khẩu nông sản. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nêu lên các vấn đề phát sinh trong thực tế

khi thực hiện thủ tục hải quan như: khó sửa đổi một số thông tin khi khai báo trên hệ thống thông quan tự động, khó khăn khi tờ khai hải quan bị phân vào luồng đỏ…

Các doanh nghiệp đã bày tỏ sự hài lòng về thái độ phục vụ tận tình, cách thức hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, nhanh chóng của đội ngũ cán bộ, viên chức Chi cục.

Kết luận hội nghị, ông Lê Văn Nhuận - Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk cũng khăng định rằng những vướng mắc khó

khăn đã được giải đáp sẽ được tập hợp lại thành tài liệu gửi cho hiệp hội để phổ biến cho các doanh nghiệp. Đồng thời, cũng cam kết đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong thông quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kiên quyết xử lý nghiêm những doanh nghiệp có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại để tạo môi trường kinh doanh bình đăng.

DIỄM THƯƠNG

Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp 2018: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

phát triển khá, có nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, nhiều điểm du lịch sinh thái, du lịch canh nông... Hiện TP có 39 khu, điểm tham quan du lịch cùng với hơn 20 công trình tham quan kiến trúc tôn giáo và danh lam thắng cảnh du lịch khác, trong đó có nhiều danh thắng được xếp hạng di tích quốc gia. (17 cơ sở đạt chuẩn điểm mua sắm chất lượng cao, 28 cơ sở đạt tiêu chuẩn điểm du lịch nông nghiệp công nghệ cao); 58 đơn vị sản xuất nông nghiệp có hình thức du lịch canh nông, gồm: 3 Công ty cổ phần, 7 công ty TNHH, 3 hợp tác xã, 5 làng nghề (làng hoa Vạn Thành, Xuân Thành, Hà Đông, Thái Phiên, Đa Thiện), 1 khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) Lộc Quý - Xuân Thọ, 6 cơ sở và 33 hộ gia đình phát triển các loại hình du lịch có lợi thế, các dịch vụ du lịch chất lượng cao. Tính tổng thể Đà Lạt có 1.115 cơ sở lưu trú với trên 16.800 phòng, trong đó 341 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao, chiếm 36% trên tổng số cơ sở lưu trú du lịch, trên 70% cơ sở lưu trú đạt chuẩn “nhãn hiệu xanh”; 32 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch.

Dịp cuối tháng 7/2018, nhân dịp Đà Lạt cùng với Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng tổ chức Trại sáng tác văn học với chủ đề Đà Lạt 125 năm hình thành và phát triển (1893-2018), Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Ôn Hải Điệp thông

tin thêm: Đà Lạt có 44.283 hộ, 223.135 người (chiếm khoảng 18% dân số Lâm Đồng). Ngoài người Kinh với tỷ lệ trên 97%, 19 dân tộc thiểu số còn lại có 1.387 hộ, 5.986 người (tỷ lệ 2,68%), trong đó đông nhất là dân tộc thiểu số bản địa (K’Ho) 679 hộ, 2.971 người sống tập trung chủ yếu tại xã Tà Nung và thôn MăngLin - Phường 7. Cư dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, du lịch - dịch vụ - thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Đà Lạt được Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng vào tháng 3/2009 và công nhận Thành phố Festival Hoa tháng 12/2009. Là một trung tâm du lịch lớn của cả nước và tầm khu vực Đông Nam Á, Đà Lạt đã có tên trên bản đồ du lịch toàn cầu. Một số tạp chí nổi tiếng trên thế giới đưa Đà Lạt vào danh sách là một trong 50 thành phố đáng đến và đáng sống. Đà Lạt vinh dự được cộng đồng các nước ASEAN vinh danh: “Thành phố có không khí sạch - thành phố bền vững về môi trường”, “Thành phố du lịch sạch”... Phải khăng định Đà Lạt là thành phố có bề dày hơn 100 năm tiếp biến chọn lọc văn hóa Đông - Tây cũng như bản sắc văn hóa tốt đẹp của các miền Bắc - Trung - Nam hội tụ. Phát huy nét đặc trưng này, thời gian qua, yếu tố văn hóa trong du lịch có chuyển biến tốt, phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa -

Du khách đến với thành phố hoa Đà Lạt. Ảnh: Mai Văn Bảo

4 THỨ BẢY 25 - 8 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘIKý sự: MỘNG SINH

Thực tình tôi biết tên tuổi của ông đã khá lâu, gần một nửa thời gian trong hơn 40

năm làm công dân của thành phố Đà Lạt, tức là tính từ cuối năm 1976 cho đến nay. Đã là công dân một vùng, miền nào đó tất phải biết người lãnh đạo quản lý địa phương, ít ra là quan chức ở vị trí cao nhất. Đó là chuyện thường tình. Tuy nhiên, có người biết để làm quen với những ý định, mưu cầu riêng tư nào đó. Còn đối với nhiều người khác, trong đó có tôi, là biết để mà biết như một yêu cầu tự thân.

Tôi có nhiều thông tin hơn về ông từ thời điểm chuyển giao giữa hai thiên kỷ, từ sau Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ VIII vào tháng 11/2000. Đại hội đã đề ra những mục tiêu, phương hướng cho Đà Lạt phấn đấu trong giai đoạn 5 năm 2000 - 2005. Đó là lần đầu tiên khẳng định ý muốn xây dựng Đà Lạt thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của cả vùng, cả nước và quốc tế, trung tâm giáo dục đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu khoa học của cả nước, là trung tâm sản xuất rau, hoa đặc sản phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng Đà Lạt thành một đô thị sạch, đẹp và văn minh. Đó là những ý tưởng tham vọng lớn và phải có một quyết tâm chính trị rất cao mới thực hiện được. Chính tại Đại hội này ông được bầu làm Bí thư Thành ủy với nhiệm vụ nặng nề là lãnh đạo toàn thành phố thực hiện mục tiêu đề ra. Chắc ông đã bỏ nhiều công sức, nhiệt huyết để thực hiện trách nhiệm của mình, qua đó đạt được tín nhiệm cao nên sang Đại hội IX của Đảng bộ thành phố vào tháng 9/2005 ông vẫn tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy cho nhiệm kỳ 2005 - 2010. Chính tại Đại hội này, trong các mục tiêu, phương hướng tổng quát đã thấy đưa ra nội dung phát triển nông

KHÁNH LINH

Những yếu tố tác động Từ năm 1975 đến nay, sự biến

động dân cư ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng đã làm thay đổi căn bản quan hệ dân cư - dân tộc trong khu vực này. Tình trạng phân bố dân cư đan xen mang tính tự phát (trừ một vài nơi di dân theo kế hoạch), từ nhiều vùng khác nhau đến sinh sống tại Tây Nguyên làm cho đời sống văn hóa càng đa dạng và phức tạp hơn. Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trước hết là kinh tế, cùng với sự đa dạng về tín ngưỡng, phong tục tập quán và truyền thống văn hóa tạo nên những độ vênh về văn hóa, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, nó ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng môi trường văn hóa cộng đồng ở cơ sở.

Sự tác động của giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc, vừa đem lại thời cơ để phát triển, vừa đặt ra những thách thức to lớn đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, đối với văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng. Một trong những thách thức của giao lưu và hội nhập quốc tế là các thế lực thù địch, phản động luôn luôn lợi dụng sự tác động quốc tế này để thực hiện âm mưu “diễn biến hào bình”, chia rẽ dân tộc và tôn giáo, phá hoại sự ổn định chính trị - xã hội, tạo sự xung đột về văn hóa, dẫn đến sự bất ổn về chính trị.

Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước là nhân tố tác động mạnh mẽ tạo nên sự đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đời sống văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam, nhất là văn hóa các dân tộc thiểu số. Văn hóa vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên cũng đã và đang có nhiều biến đổi sâu sắc. Sự tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực tạo nên sự xáo trộn trong đời sống tâm lý, tình cảm, lối sống, phong tục tập quán của đồng bào. Vì vậy, để xây dựng môi trường văn hóa ở khu vực Tây Nguyên, chúng ta cần chú ý cả yếu tố tác động tích cực, cả yếu tố tiêu cực nhằm tạo điều kiện vừa bảo vệ, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc, vừa xây dựng các giá trị văn hóa mới đáp ứng với yêu cầu phát triển hiện nay.

Một số giải pháp Xây dựng môi trường văn hóa

ở Tây Nguyên có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt văn hóa mà cả về phương diện chính trị, kinh tế; tạo động lực cho sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, cởi mở tin cậy và tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Điều đáng lưu ý là do phong tục tập quán, nghi lễ của đồng bào dân tộc bản địa Tây

Xây dựng môi trường văn hóa - nền tảng tinh thần phát triển Tây Nguyên

Tây Nguyên có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể bản địa hết sức quý giá; lại được tiếp nhận, bổ sung văn hóa từ các vùng miền về đây sinh cơ, lập nghiệp, tạo nên một vùng văn hóa phong phú, đa dạng và hết sức độc đáo. Đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức trong quá trình xây dựng một môi trường văn hóa hòa đồng, lành mạnh…

Nguyên còn nhiều yếu tố lạc hậu, nên việc đầu tư giữ gìn, khai thác và phát huy các giá trị tích cực, tiến bộ của văn hóa vừa gây tốn kém về kinh tế, vừa ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, lại bị kẻ thù lợi dụng, làm cản trở sự phát triển đi lên của toàn vùng.

Thực tế hơn 30 năm đổi mới, thực hiện quan điểm đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên được bảo tồn, gìn giữ và phát huy có hiệu quả; đồng thời nhiều yếu tố lạc hậu thậm chí có cả hủ tục, mê tín dị đoan cũng được khôi phục, phát triển thiếu chọn lọc đang làm cho môi trường văn hóa bị ô nhiễm đáng báo động. Trước tình hình đó, cần quán triệt toàn diện và sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới để xây dựng môi trường văn hóa ở Tây Nguyên hiện nay “Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ”, “Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý”, “Cái mới mà hay thì ta phải làm”; bởi “Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích của đời sống mới” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Quốc gia, Hà Nội, 2002, t5, trang 94-95).

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về văn hóa, việc xây môi trường văn hóa ở Tây Nguyên có nhiều nhóm giải pháp, nhưng do khuôn khổ của bài viết nên chỉ đề xuất một số giải pháp có tính chất gợi mở sau đây:

Trước hết, cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao nhận thức của người dân - chủ thể văn hóa, của các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí và vai trò của văn hóa trong hệ thống xã hội, nhấn mạnh văn hóa là tiêu chí nổi bật của tiến bộ văn minh xã hội, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, chất keo kết gắn các cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên thành

một khối thống nhất. Cần nhận diện một cách đúng

đắn về đặc trưng văn hóa truyền thống Tây Nguyên để có cách ứng xử khôn ngoan, phù hợp. Hiện nay, sự thu hẹp và thay đổi một cách nhanh chóng không gian sinh tồn, không gian văn truyền thống Tây Nguyên (Rừng - Làng - Luật tục) đã tác động một cách tiêu cực lên mọi mặt đời sống của nhiều cộng đồng dân tộc, từ văn hóa, sinh kế cho đến quan hệ xã hội giữa các cộng đồng cũng như các thành viên trong một cộng đồng. Theo đó, văn hóa truyền thống Tây nguyên đang mai một, mất dần nếu không có các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ. Tuy nhiên, việc bảo tồn văn hóa truyền thống Tây Nguyên không thể trở về như cũ, mà nó phải được tiếp biến thông qua chính chủ thể của nó và bằng những cơ chế, chính sách đặc thù; có như vậy, hy vọng mới bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Tây Nguyên một cách bền vững.

Đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế,…; coi trọng xây dựng văn hóa ở các khu vực: thành thị, nông thôn, trường học, doanh nghiệp, doanh trại quân đội; xây dựng các cơ sở tôn giáo, nơi thờ tự thành những cơ sở văn hóa; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa, tối ưu hóa, khoa học hóa kết cấu hạ tầng văn hóa; chú trọng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày tạo dựng lên một không khí văn hoá đại chúng tích cực, tiến bộ,... Qua đó, nhằm tăng cường sức tác động của văn hóa vào khu vực này.

Đưa vào chương trình giáo dục phổ thông các vấn đề về văn hóa dân tộc để gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa giáo dục với văn hóa Tây Nguyên nhằm nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ Tây Nguyên - những chủ nhân tương lai của vùng đất có vị trí địa chính trị quan trọng này.

Tôn giáo và tâm linh là một nét đặc trưng, ảnh hưởng sâu sắc đến

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2018) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2018), Cục Điện ảnh tổ chức đợt phim miễn phí trong cả nước từ nay đến hết 5/9.

Đây là đợt phim do Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH Nghệ thuật và Giải trí Ruby Media, Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công ty Điện ảnh, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.

Các phim được chọn chiếu gồm: Phim truyện “Sứ mệnh trái tim” do Công ty TNHH Nghệ thuật và Giải trí Ruby Media sản xuất lấy đề tài khắc họa cuộc sống quân nhân và giáo viên nơi vùng sâu, vùng xa nhiều khó

Cồng chiêng và múa xoang là linh hồn trong các lễ hội của người Tây Nguyên. Ảnh: T.Chu

Muốn hình thành môi trường văn hóa tốt đẹp, vấn đề đặt ra là phải làm sao để văn hóa hiện thực đương đại bắt rễ thật sâu vào đời sống của nhân dân.

văn hóa Tây Nguyên. Điều đó đặt ra yêu cầu xử lý mối quan hệ giữa sự phát triển của tôn giáo và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các tộc người ở Tây Nguyên, nhất là luật tục một cách đúng đắn, sáng tạo. Cần nhìn nhận, khuyến khích mặt tích cực của một số tôn giáo ở Tây Nguyên, hướng tới mục tiêu chung là sự ổn định và phát triển. Tuyệt đối không để kẻ thù lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định tình hình.

Có những cơ chế, chính sách đặc thù để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Tây Nguyên trong phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là du lịch. Phục hồi rừng - không gian văn hóa tộc người Tây Nguyên vừa để ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của đất và người Tây Nguyên; từ đó hình thành các mô hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch gia đình… Việc xây dựng và đưa các mô hình du lịch văn hóa - sinh thái, nhất là văn hóa buôn làng, văn hóa cồng chiêng trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn một mặt nhằm gắn phát triển du lịch với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên để họ thực sự phát huy vai trò làm chủ của mình trong hoạt động du lịch, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân cả về vật chất và tinh thần; mặt khác còn góp phần nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất đại ngàn tới du khách trong và ngoài nước. Đây được coi là giải pháp mang tính đột phá để phát huy vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên.

5 THỨ BẢY 25 - 8 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

buổi chiều tháng 7, rất may là ông vừa kết thúc việc hội họp với mấy đồng sự trong Ban lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia của tỉnh Lâm Đồng mà ông là người sáng lập và Chủ tịch Hội.

Biết và thông cảm với mong muốn của tôi, ông Toản vui vẻ chia sẻ việc làm kinh tế của ông.

Theo ông, chuyện lao động sản xuất tạo ra chút ít sản phẩm nào đó như việc ông đang làm trong khuôn khổ quy mô của một hộ gia đình chẳng đáng được coi là làm kinh tế. Nhưng vì người ta đã quen dùng khái niệm này và áp dụng nó một cách đại trà nên mình chẳng phủ định làm gì.

Khi tôi đề cập việc “làm kinh tế” mới của ông lúc đã nghỉ hưu và được người ta tôn vinh, ông liền ngỏ ý mời tôi cùng đi một chuyến xuống thăm khu đất khoảng một hecta của ông ở vùng ngoại thành. Chúng tôi thực hiện sự thỏa thuận ngay ngày hôm sau bằng chiếc xe ô tô con 4 chỗ của gia đình ông và ông tự lái.

Vào tháng Tư lịch sử năm 1975, ông Toản tham gia giải phóng Đơn Dương rồi ở đó trực tiếp làm công tác thanh niên, công tác tuyên huấn của Huyện ủy trong suốt 10 năm liền với các trọng trách ban đầu là Bí thư Huyện Đoàn và sau đó là Trưởng ban Tuyên giáo của Huyện ủy.

Chuyện kể của ông tạm dừng khi ông cho xe đỗ lại tại một vạt đất trống bên đường cạnh lối đi bộ vào rừng thông. Khu vực ấy hình như là vùng tiếp giáp giữa Xuân Thọ với Xuân Trường, thuộc Đất Làng, một trong 5 thôn của Xuân Trường. Con đường len giữa cánh rừng thông xanh dày dù đã được bê tông hóa nhưng rất nhỏ hẹp, hầu như chỉ vừa đủ cho xe máy chạy một chiều, nhiều chỗ đã hỏng, lộ ra nền đất.

Vừa đi, ông Toản vừa tranh thủ cung cấp thông tin cho tôi về khu đất ông đang sử dụng. Ông có được nó do đăng ký với lâm nghiệp tham gia thực hiện Dự án Dịch vụ bảo vệ rừng của

Về lại với đời thườngđịa phương cách nay gần 5 năm. Với khả năng và tiềm lực của mình, ông nhận khoán lô đất rừng khoảng 1 hecta nằm hơi chênh vênh ở sườn núi, giữa khu đất bị chặt hết thông để trồng cà phê của một vài hộ dân với rừng thông nguyên sinh. Khi tiếp nhận, lô đất rừng còn ít thông lắm, dôi dư khá nhiều chỗ trống có nguy cơ bị các hộ dân tiếp tục lấn chiếm chặt thông, mở rộng đất sản xuất.

Là người có trọng trách với Đà Lạt khi còn đương chức ông luôn trăn trở với ý nghĩ làm sao để hạn chế, ngăn chặn nạn phá rừng, giữ cho được vốn rừng như là một trong những yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển bền vững của thành phố. Càng suy nghĩ, ông càng nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển kinh tế dưới tán rừng. Thổ nhưỡng và điều kiện thời tiết khí hậu ở Xuân Trường rất thích hợp cho việc trồng trà, cà phê giống Arabica và một số loại cây ăn trái như hồng, bơ. Lâu nay người nông dân địa phương chỉ quen với việc trồng trọt các loại cây này trên đất trống. Hầu như chưa ai dám trồng cà phê dưới tán rừng vì tin chắc đó như là việc “dã tràng xe cát” hoặc “ném tiền qua cửa sổ”.

Người khác không làm thế thì tại sao ta lại không thử làm. Ý nghĩ đó đã đến với ông Toản cùng với việc nhận khoán lô đất rừng để tiếp tục chăm sóc bảo vệ. Ông đã làm cái việc “động trời” là bỏ ra 300 triệu đồng dọn dẹp lô đất rừng có thông, trồng cà phê giống Arabica trên các luống đất vun theo đường đồng mức, giữ nguyên những cây thông vốn có, trồng dặm vào những chỗ trống gần 400 cây thân gỗ Kim ngân hoa, chỉ dùng độc một loại phân hữu cơ để bón cây và mỗi năm bón làm 4 đợt. Sau hai năm ông thu hoạch vụ đầu cà phê... XEM TIẾP TRANG 11

Trời nắng đẹp. Chiếc xe bon bon chạy êm trên Quốc lộ 20, vượt qua Trại Mát và hướng thẳng đến Xuân Trường. Với ông, con đường này quá thân thương, quen thuộc ngay từ tuổi nhỏ. Ông thuộc mọi lối rẽ, khúc quanh, lúc lên cao, khi xuống dốc, nên cầm tay lái hết sức tự tin, lại tranh thủ kể cho tôi nghe những chiến tích của con đường trong thời đánh Mỹ. Cùng với tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt cũ, Quốc lộ 11 (nay chính là Quốc lộ 20 nối dài) là tuyến giao thông huyết mạch nối Đà Lạt với Đơn Dương, biến Trạm Hành, Xuân Trường thành cửa ngõ của Đà Lạt, chiếm vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng và giao lưu kinh tế của thành phố. Thời kỳ trước 1975 chính quyền Mỹ - Ngụy tìm mọi cách để bình định dân cư, kiểm soát và làm chủ con đường huyết mạch này. Dù chịu nhiều tổn thất về binh lính, địch cũng chỉ thực hiện được ý đồ này vào ban ngày. Người làm chủ thực sự vào ban đêm là quân dân ta.

Nhiều phim hay chiếu miễn phí kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 Liên hoan Ca múa nhạc toàn

quốc 2018 (đợt 2) diễn ra từ ngày 20 đến 31/8/2018 tại thành phố Đà Nẵng.

Liên hoan có sự tham gia của 18 đơn vị nghệ thuật gồm: Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh, Đoàn Ca múa kịch tỉnh Thái Bình, Đoàn Văn công Quân chủng Phòng không - Không quân, Nhà hát Trưng Vương - Đà Nẵng, Nhà hát Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Kon Tum, Đoàn Ca múa nhạc Đồng Nai, Đoàn Ca múa nhạc tổng hợp An Giang, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Sao Biển tỉnh Phú Yên, Đoàn Văn công Quân khu 5, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Bình Phước, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh

Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2018 (đợt 2)

Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng (từ tháng 5 đến tháng 9/1945) - một sĩ phu yêu nước tiêu biểu của dân tộc ta đầu thế kỷ XX. Phim tài liệu “Đất nước giữa biển khơi” do Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất là cuộc hành trình đến với Trường Sa của ba bạn trẻ, khơi dậy tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ quốc của mỗi công dân Việt Nam.

Ngoài ra, trong Đợt phim, các Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, các Trung tâm Điện ảnh tiếp tục khai thác những bộ phim truyện và tài liệu có đề tài chiến tranh cách mạng, những bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những bộ phim về những tấm gương yêu nước... để phục vụ nhân dân...

Đắk Nông, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Nghệ An, Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long.

Nói về điểm mới của Liên hoan Ca múa nhạc đợt 2, quyền Cục trưởng Cục NTBD cho biết, BTC khuyến khích các sáng tạo mới, không phân định thể loại và đề tài để các nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo. Cách thức chấm điểm vì thế sẽ có sự thay đổi, hướng đến những sáng tạo mới.

Theo quy chế của Liên hoan, các đơn vị tham gia không được thuê, mượn diễn viên, nhạc công. Mỗi đơn vị được tham gia 1 chương trình với thời lượng từ 80 đến 110 phút.

TS tổng hợp (theo nhandan.com.vn và hanoimoi.com.vn)

dân” do Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất kể về cuộc đời và sự nghiệp của nguyên Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ

khăn. Dù vậy, họ vẫn ca hát, yêu hết mình và hài hước để cuộc sống luôn phong phú, ý nghĩa.

Phim tài liệu “Huỳnh Thúc Kháng - chí sĩ yêu nước thương

Cảnh trong phim “Sứ mệnh trái tim”.

Vui thú đời thường.Ảnh: P.Nhân

nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp. Đến giữa nhiệm kỳ, vào tháng 10/2007, theo sự phân công của Đảng, ông được điều động sang làm Trưởng ban Dân vận của Tỉnh ủy Lâm Đồng. Ông thực hiện trách nhiệm cho đến khi chính thức nghỉ hưu vào cuối năm 2015. Nói tới đây chắc mọi người dễ dàng nhận ra người mà tôi muốn nhắc đến là ai. Vâng, đó chính là ông Hà Phước Toản. Rời chính trường như một quan chức tầm cỡ giờ ông về lại với đời thường, vui sống dưỡng già, giai đoạn có thể được coi là hạnh phúc nhất của đời người!

Cũng giống như nhiều người khác, không biết tại sao tôi thường không có ý định bắt chuyện làm quen với các nhân vật có tiếng tăm khi họ đang hoạt động chính sự cũng như khi họ đã nghỉ hưu. Tôi cũng giữ một “khoảng cách tâm lý” như vậy với ông Toản.

Bất ngờ, vào giữa tháng bảy năm nay, tôi được tiếp cận với danh sách của tập thể, cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Đà Lạt do Ban Tuyên giáo Thành ủy giới thiệu. Danh sách bao gồm 100 cá nhân và đơn vị tập thể, trong đó có 44 người được nêu gương có thành tích xuất sắc trong phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi giai đoạn 2014 - 2018. Thật đáng ngạc nhiên là người thứ 23 trong 44 người này là ông Hà Phước Toản, hội viên Chi hội Người cao tuổi ở tổ dân phố Quang Trung, Phường 9. Điều này thực sự đã làm dấy lên tính tò mò không thể cưỡng lại ở trong tôi, buộc tôi phải tìm hiểu. Đó chính là nguyên nhân việc tôi quyết định đến bấm chuông, gõ cửa nhà ông Toản để được gặp và làm quen với ông.

Khi tôi đến vào cuối giờ một

6 THỨ BẢY 25 - 8 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

“Tâm như - Vu Lan báo hiếu” - tập sách ý nghĩaTĨNH XUYÊN

Trước hết và chủ yếu là những sáng tác về đề tài đạo nghĩa nhằm tôn vinh và phát huy

truyền thống hiếu hạnh của dân tộc Việt Nam. Tác giả Mang Viên Long đưa đến bạn đọc về triết lí “bi, trí, dũng” của Đức Phật dạy thông qua hành động người học trò cũ tặng thầy giáo những bông hồng trắng nhân dịp đại lễ Vu Lan. Câu chuyện giữa học trò và người thầy nhẹ nhàng mà sâu xa ý nghĩa. Điều mà tạp bút này muốn gửi gắm đến người đọc Hạnh phúc chính là Đạo đức, niềm hạnh phúc đích thực, bởi “hạnh phúc mà không có nền tảng đạo đức, chỉ là một thứ giả dối, ngụy danh và đáng ghê sợ”. Bàn rộng hơn, tác giả Doãn Lê với “Vu Lan đọc lại Nhị thập tứ hiếu” (kể chuyện 24 người con có hiếu ngày xưa do Quách Cư Nghiệp (1277-1367) soạn ra) với những câu chuyện tuy có cả tính huyền thoại, có cả những tư tưởng không còn phù hợp đối với hiện nay, nhưng nhiều sự xúc động, và hơn hết là những bài học đạo đức đáng quý về lòng hiếu thảo. Trong tác phẩm “Cho tròn chữ hiếu”, tác giả Nguyễn Văn Uông công phu dẫn dắt người đọc về đạo làm con đối với các bậc sinh thành, dưỡng dục thông qua trích dẫn và phân tích rất nhiều áng thơ trong kho tàng văn học dân gian phong phú của Việt Nam. Đó là những “hạt ngọc” về tính nhân văn mà tác giả khơi dậy hầu mong hậu thế đừng vô tình lãng

Tùy bút: NGUYỄN VĂN HỌC

T rong tâm thức mỗi người dân Việt, luôn in hằn lòng tự hào về Ngày Quốc khánh 2/9. Cách đây 73

năm, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Đó là mốc lịch sử trọng đại của đất nước, mở ra trang sử mới rạng rỡ trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mở ra cuộc đổi đời đối với mỗi người dân. Tiếp nối tình yêu nước nồng nàn hàng nghìn năm, cùng với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, mỗi con dân đều ý thức sâu sắc về ngày độc lập và chung tay để bảo vệ nền độc lập ấy.

Lịch sử nước nhà ghi lại biết bao chiến công dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ ngàn đời. Lịch sử lưu lại những khúc tráng ca về đất nước oằn mình trong lửa đạn, nhưng đã vươn mình lớn dậy trong vinh quang. Thế hệ này tiếp nối thế hệ trước, những đoàn người ra trận, những người vợ, người mẹ nơi quê nhà lại cần lao chăm bón cho mùa màng bằng những giọt mồ hôi mặn mòi để chi viện cho tiền tuyến không chỉ nguồn lương thực, mà cả niềm hy vọng. Mỗi người đều tự thêu trên ngực mình đức tin về ngày bình yên. Người vợ tiễn chồng thêu một lời hứa đợi. Các con ra chiến trường, từ biệt mẹ thêu lòng kính hiếu vào tim.

Trong mạch chảy âm vang và xúc động nghẹn ngào của dòng ký ức, đất nước luôn tự hào về đức hy sinh của muôn dân, những người sẵn sàng dâng con, dâng chồng cho Tổ quốc. Những chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi sẵn sàng dấn bước, lao vào giữa mưa bom bão đạn bảo vệ mảnh đất thân yêu. Kể làm sao hết nỗi đau đã hằn in trên các gương mặt, đặc quánh như dòng nước mắt đã lặn vào trong, nơi những người phụ nữ bé nhỏ mà lòng yêu nước lớn lao. Có những mẹ Việt Nam Anh hùng dâng cả chồng, rồi ba đứa con yêu của mình. Đêm đêm mẹ vẫn trằn trọc đợi chờ, một đời khâu vá bên bức vách, mà ngọn đèn khuya leo lét vẫn thắp ấm một miền thương. Xin các mẹ hãy an lòng, bởi sự hy sinh ấy không hề vô ích. Sự hy sinh ấy, sẽ tiếp tục được khơi dậy mỗi khi đất nước cần, như là dòng máu nóng

KỶ NIỆM 73 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Trong lòng tự hào dân tộc

đã chảy trong mỗi người dân.Tổ quốc đã gọi tên mỗi người

con Việt Nam. Lòng tôi rộn ràng, hồi hộp, nhớ đến biết bao ca khúc, giai điệu, đã hòa quyện cùng lịch sử, cùng những thăng trầm của dòng chảy lịch sử đất nước. “Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình/ Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá/ Sóng cuồn cuộn lên dáng hình đất nước/ Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau” (Nguyễn Phan Quế Mai). Ai đã từng ra biển, ai đã từng đến Hoàng Sa, Trường Sa… đều cảm nhận sự thiêng liêng của hòa bình. Dân tộc ta đã đoàn kết, cùng chung tay bảo vệ Tổ quốc, thì cũng sẽ mãi mãi giữ vững tinh thần đó, phát huy sức mạnh để giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương và toàn vẹn bờ cõi, như tinh thần Quốc khánh bất diệt.

Tôi đã từng nhiều lần trở về Điện Biên thăm lại những di tích lịch sử, nơi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để tự hào về cha ông mình với truyền thống và văn hóa đánh giặc ngoại xâm, cũng như tài mưu trí kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi cũng từng đi lại con đường Tây Tiến trong thơ Quang Dũng, để thấy con đường Tây Tiến thật ngoài đời cũng “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, và cảm nhận không khí hoang liêu của một thời gian khó mà thế hệ cha ông đã trải qua. Tôi cũng đã đi thăm con đường tải gạo từ Thanh Hóa lên Điện Biên Phủ.

Tất nhiên không thể đầy đủ và có nơi bị đứt đoạn, bởi đường hôm nay đã khác xưa, có làng bản mọc lên, nhưng cũng đủ để cảm nhận không khí của thời quân và dân ta cùng đồng lòng hướng ra tiền tuyến, tạo nên sức mạnh quật khởi. Họ đã từng rất trẻ. Họ, với tinh thần và trách nhiệm, tự nguyện tải lương thực, đạn dược từ hậu phương ra tiền tuyến bằng sức người. Họ biết đường đi gian khó vô cùng và hiểm nguy chực chờ, nhưng vẫn không từ gian nan, dấn thân và quyết tâm vì một ngày chiến thắng.

Con đường hôm nay, dẫu được mở rộng, đổ nhựa phẳng, nhưng vô cùng xa xôi. Hành trình của chiếc xe cứ ngược dốc mà đi, trùng trình qua thác qua đèo, đủ khiến người ta mệt mỏi, nản lòng. Vậy mà người dân đã gánh gạo bằng vai, xuyên rừng, rẽ người mà đi, vịn tay mà đến. Đứng giữa một cung đường ở Quan Hóa (Thanh Hóa) hôm nay, tôi mường tượng ra những khuôn mặt của đoàn người hăm hở, nụ cười lấm tấm mồ hôi đã cố nở ra để xua đi cái mệt nhọc đường rừng. Họ trẻ quá và thân thương quá, cùng vững tin và gắng sức. Họ gánh và thồ. Hình ảnh của họ giản dị và đơn sơ mộc mạc nhưng được ví như “binh đoàn ngựa sắt”.

Tự hào và biết ơn. Tôi yêu quê hương mình, Tổ quốc mình với những người nông dân bình dị làm nên lịch sử. Tôi yêu và trân trọng những cung đường được xây dựng bằng xương máu của đồng bào, nay trở thành con

đường xây dựng, phát triển kinh tế, đời sống ấm no. Hôm nay có mặt ở Mường Lát, tôi bỗng thư thấy có hàng vạn người đang ầm ầm ra trận, mang theo hào khí quật cường hướng về Điện Biên Phủ như đi trẩy hội.

Thời gian cứ trôi và đất nước lớn thêm. Những con người thừa hưởng giá trị đã tích cực làm lan truyền giá trị, dựng xây các chương trình tri ân, lập quỹ từ thiện, xây nhà văn hóa nơi đảo xa... Bao lớp người trẻ đã về thắp hương cho các liệt sĩ trong trận Hải chiến Gạc Ma, chia sẻ những nỗi đau mất mát của thân nhân liệt sĩ. Giọt nước mắt của tuổi đôi mươi khóc cho các anh ngày ấy, những chàng trai ngã xuống khi chưa có người yêu.

Chính sách xã hội cũng đã vun bồi những mùa quả ngọt, những đóa hoa thơm, hỗ trợ kịp thời với các gia đình chính sách. Chính sách soi rọi tới những gia đình thân nhân liệt sĩ, người có công một cách đủ đầy. Dẫu biết như thế chẳng thể nào bù đắp được bao mất mát hy sinh. Nhưng ấy là nghĩa cử, là truyền thống uống nước nhớ nguồn. Đó cũng không chỉ là tình cảm, trách nhiệm, mà thật sự là mệnh lệnh từ chính trái tim mỗi người được sống, hưởng nền hòa bình hôm nay.

Hiểu để hằng tin và gìn giữ những ký ức, tiếp tục làm truyền lan lòng yêu nước tới muôn sau. Để tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn mãi là sợi chỉ đỏ cho muôn ước mơ đang chung tay xây dựng đất nước. 1. Cách đây 30 năm, ngày

29/8/1988, một tin chấn động đến với giới nghệ sĩ sân khấu và văn học nước nhà: gia đình nhà thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh cùng con trai út Lưu Quỳnh Thơ đã ra đi trong một tai nạn giao thông trên đường từ Hải Phòng về Hà Nội.

Khi ấy, nhà thơ Lưu Quang Vũ 40 tuổi, nhà thơ Xuân Quỳnh 46 tuổi, con trai út Lưu Quỳnh Thơ 13 tuổi. 30 năm qua đi, hình ảnh yêu thương của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh cùng cháu Lưu Quỳnh Thơ vẫn sống mãi trong trái tim người thân, bè bạn.

Vợ chồng Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh.

Ngày 22/8, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã tổ chức kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh (23/8/1945 - 23/8/2018). Tại buổi lễ, cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh đã ôn lại truyền thống tự hào của quân và dân Lâm Đồng trong suốt chặng đường 73 năm qua; đồng thời phát huy truyền thống của dân tộc và Quân đội Nhân dân (QĐND)

Việt Nam anh hùng, LLVT tỉnh đã vượt qua muôn vàn thử thách, vừa chiến đấu, vừa xây dựng và không ngừng lớn mạnh, lập nên những chiến công vang dội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới hiện nay, LLVT tỉnh luôn kiên định, vững vàng trước mọi tình huống, phối hợp chặt chẽ

với các lực lượng, chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; làm nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân, tạo môi trường thuận lợi để Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất,

tinh thần cho nhân dân. Dịp này, Bộ CHQS tỉnh đã tổng kết, trao giải cuộc thi viết về người lính Lâm Đồng năm 2018 sau 3 tháng phát động và nhận được hơn 80 bài viết của các tác giả đến từ các cơ quan báo chí, cán bộ, chiến sỹ các cơ quan quân sự trên địa bàn tỉnh dự thi để trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải khuyến khích cho các tác giả. MẠNH THÀNH

Hơn 80 tác phẩm dự thi viết về người lính Lâm Đồng

Ảnh tư liệu

7 THỨ BẢY 25 - 8 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THƠ CHỌN - LỜI BÌNH

30 năm ngày mất cặp văn tài Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh

“Tâm như - Vu Lan báo hiếu” - tập sách ý nghĩa

quên, mà cần có những phút “sống chậm” trước sự cuốn chảy mãnh liệt của thời hiện đại: “Mùa Vu Lan, nhắc lại chuyện cũ để cùng nhau hiểu thêm về giá trị luân lý trong tâm hồn dân tộc Việt”...

Rất nhiều tác phẩm thơ, văn của các tác giả muốn thông qua tác phẩm của mình để trước hết tỏ bày lòng tri ân đối với cha, đối với mẹ. Đó là những tiếng lòng thủ thỉ trong sự nâng niu biết ơn công lao trời biển... Dẫn ra một số tác phẩm sau trong số đó: các truyện ngắn “Đôi bàn tay mẹ” (Ái Nghĩa), “Dì Tâm (Nguyễn Đình Thu), “Con cảm ơn thầy” (Thích Nữ Tắc Phú), “Lời hứa

của một người mẹ” (Tiểu Nguyệt); những tản văn như “Người tuyệt vời là mẹ” (Lê Thị Xuyên), “Viết ngắn cho mạ” (Phan Phan), “Thiêng liêng hai tiếng mẹ ơi” (Diệu Quý), “Sức mạnh của lời cảm ơn” (Xanh Nguyên)... Rất nhiều bài thơ xúc động: “Vu Lan quê mẹ” (Tôn Nữ Khuê), “Mùa hiếu hạnh” (Ngàn Thương), “Tình mẹ” (Phú Đại Tiềm), “Mẹ không còn nữa” (Trần Ngọc Trác), “Trước mẹ” (Phương Nguyên), “Tặng mẹ” (Nguyễn Quỳnh Bảo Linh), “Mẹ tôi” (Trần Trọng Văn), “Thăm mẹ” (Diệp Vy),… Đó còn là bài thơ nổi tiếng “Lời mẹ dặn” về tuyên ngôn chân

thật của nhà thơ Phùng Quán sáng tác năm 1957 và năm 2008 được cựu giáo chức tiếng Pháp Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt Thân Trọng Sơn dịch sang tiếng Pháp, vẫn giữ được những hồn cốt của bài thơ trong sự đảm bảo tính tinh túy của ngôn ngữ Pháp. Đó còn là ca khúc “Tình mẹ” (thơ Ngũ Hành Sơn, nhạc Thuận Nhiên).

Tập sách còn có những tác phẩm viết về con người và vùng đất cụ thể ở Lâm Đồng, tô đẹp bức tranh hình thành và phát triển về Phật giáo nói chung và tình hiếu hạnh nói riêng trên vùng đất Nam Tây Nguyên mến yêu này. Đó là những Chư tôn đức ni của Tỳ kheo Ni Huệ Phúc, thầy K’Lìm của Phước Thắng, “Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng” của Trí Minh Pháp, “Viếng chùa” (Hoàng Nguyên), “Một ngày trên cao nguyên” (Tiểu Nguyệt)… Và sự góp phần làm cho tập sách “Tâm như - Vu Lan báo hiếu” càng viên mãn hơn nhờ tham gia nhiệt tình của nhiều tác giả về hình ảnh đặc sắc con người và cảnh vật tỉnh Lâm Đồng: Đặng Văn Thông, Nguyễn Đình Hiến, Nguyễn Bá Trung, Vũ Hồng Quang, Phan Văn Gái, Phan Minh Đạo, Hà Hữu Nết, Dương Quang Tín, Nguyễn Quân, Quang Hải, Huệ Phúc... Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần tập sách “Tâm như - Vu Lan báo hiếu” nhiều ý nghĩa nhân ngày đại lễ Vu Lan 2018 đang hiện diện không chỉ ở những không gian của Phật giáo mà khắp mọi nẻo đường của đại chúng.

TRẦN QUANG KHANH

Đà Lạt và em TặngTh.

DốcRồi dốcVà dốcThông gầnRồi thông xaĐà Lạt chờ em Đường mưa khuya khoắt

Đà Lạt đón em đường dài ra hun hútXe mỏi lòng vòng chưa chạm ngõ tình yêuChưa cả thức những mầm bì rạn vỡĐêm thẳm sâu cho tiếng thở êm đều

Những tuyến phố vắng hoe đằm phượng vĩThông và thông xanh gối vào nhauTí tách nói tích tách cười vỡ bung u tịchLà em lích rích đỏ vườn dâu

Nhớ món ốc um, món dồi cổ vịtĐà Lạt ơi, nước mắt đẫm mặt hồĐắng và hắc như tình trong ký ứcKỷ vật nào chìm xuống đáy sóng xô

Đà Lạt vắng em thềm cao thêm mấy bậcMưa hắt hiu đường thiếu sáng úa nhàuKhông biết nữa rồi em và Đà LạtCòn buồn vui, còn hạnh phúc trong nhau?

Tập sách vừa in và nộp lưu chiểu tháng 8/2018, do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, tập hợp gồm tác phẩm thơ, văn, nhạc, ảnh và họa của nhiều tác giả là các tăng, ni, cư sĩ, phật tử, giới văn nghệ sĩ do Giáo hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng tổ chức thực hiện như một món quà tinh thần cho đại chúng nhân dịp đại lễ Vu Lan.

Tập sách “Tâm như - Vu Lan báo hiếu”(bìa 1 và bìa 4). Ảnh: T.Xuyên

NSƯT Lê Chức chia sẻ nhiều điều cảm động giữa ông với gia đình Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. “Tất cả những gì liên quan tới ba người Vũ, Quỳnh, Thơ mà chúng ta yêu quý và trân trọng hiện giờ vẫn đầy ắp trong cá nhân tôi và trong nhiều người anh chị em, bạn bè của họ” - ông nói - “Tôi không thể quên ký ức xưa bởi chúng tôi từng chia cho nhau cái nghèo chứ không phải sự giàu sang, chúng tôi từng bên nhau trong hoàn cảnh rất khó khăn”.

NSƯT Lê Chức bảo, đã 30 năm

trôi qua nhưng cái đêm định mệnh ấy dường như vẫn còn nguyên trong ký ức của ông.

“Nhận được tin Vũ qua đời, tôi bỏ dở bữa cơm, cùng Ngọc Thụ chạy vội sang 51 Trần Hưng Đạo. Tôi là một trong những người đón và khiêng 3 chiếc quan tài gỗ thông từ xe của Bệnh viện Hải Dương chở Vũ, Quỳnh và cháu Quỳnh Thơ, đặt vào trong Nhà tang lễ Bệnh viện Việt Đức” - ông nói.

“Lúc ấy, đạo diễn Đình Quang đến và yêu cầu chuyển sang Bệnh

ĐÊM THƠ NHẠC KỊCH LƯU QUANG VŨ - XUÂN QUỲNH: TÌNH YÊU Ở LẠIChương trình được phối hợp tổ chức bởi gia đình của 2 nghệ sĩ, Báo Dân Việt,

Nhà hát Tuổi trẻ, Đài Truyền hình Việt Nam và sẽ diễn ra lúc 20h ngày 26/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Tình yêu ở lại gồm 3 phần: Phần 1 là những bài thơ, ca khúc được phổ nhạc của 2 tác giả; phần thứ 2 là những hồi ức đẹp nhất, những kỷ niệm lần đầu được kể về hình ảnh của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh trong trí nhớ và tình yêu bè bạn; phần 3 là trích đoạn vở kịch nổi tiếng Hoa cúc xanh trên đầm lầy do các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn.

Chương trình có sự tham gia của nhiều gương mặt như NSND Phạm Thị Thành, NSND Lê Khanh, NSƯT Lê Chức, nhà văn Lê Minh Khuê, nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhạc sĩ Lê Tâm, ca sĩ Tùng Dương...

ánh sáng thật lung linh”.“Bên cạnh sự ghi nhận từ những

giải thưởng, còn một phần thưởng khác cũng danh giá và đáng trân quý không kém, đó chính là niềm thương nhớ, sự ngưỡng mộ của bạn bè, công chúng dành cho tài năng của hai cố tác giả suốt 30 năm qua” - nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo điện tử Dân Việt, em trai cố nhà thơ Lưu Quang Vũ cho biết - “Bởi thế, trong chương sắp tới, tôi hy vọng: thêm một lần nữa, chúng ta sẽ được ngồi lại cùng nhau, giống như năm xưa, anh chị Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh ngồi với bạn bè, đọc một câu thơ hay, nói một câu đùa vui, và cùng khát khao một ngày mai đẹp hơn cho nhân loại”.

TS (theo Thethaovanhoa.vn)

Từ trái qua: nhà báo Lưu Minh Vũ, Lưu Quang Định, NSƯT Lê Chức và nhà phê bìnhNgô Thảo - những người thân và bạn bè của gia đình Lưu Quang Vũtrong sáng 14/8.

Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà văn Ngô Thảo cũng chia sẻ về đêm 29/8/1988 định mệnh, nhận tin buồn xót xa khiến ông và các bạn bè không thể nào quên.

Cùng với đó, nhà văn Ngô Thảo cũng cho hay: “Tôi nhớ tới một Lưu Quang Vũ tài năng nhưng không thể ép mình trong những khuôn phép. Lưu Quang Vũ đầy ý chí, nghị lực và tâm huyết khi đã tự nghiên cứu và trở thành nhà biên kịch với hơn 50 tác phẩm”.

“Mọi người quan tâm tới tính dự báo, tính thời sự của kịch Lưu Quang Vũ nhưng tôi nghĩ, những tác phẩm đó trọn vẹn, vượt qua tính thời sự là chất ngọc” - ông nói - “30 năm rồi chúng ta vẫn nhớ Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh, vì họ để lại cho chúng ta những viên ngọc có

Sau 30 năm kể từ thời điểm nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh và bé Lưu Quỳnh Thơ qua đời, nhưng người thân, bạn bè và khán giả vẫn còn nguyên cảm xúc khi chia sẻ về “đêm định mệnh”: 29/8/1988.

viện Việt Xô. Chúng tôi lại ôm người bạn vào nhà lạnh của Bệnh viện Việt Xô, đặt Vũ với Quỳnh nằm ở phần trên của khay lạnh. Còn ở tầng dưới, chúng tôi xếp cháu Thơ nằm cùng với người đã nằm sẵn ở đó, mặc áo vàng của nhà chùa”- NSƯT Lê Chức chia sẻ thêm - “Bây giờ tôi vẫn nghĩ về mặt tâm linh, họ đến với cuộc đời như một thiên sứ, và họ rời bỏ chúng ta, lặng lẽ về thiên đường sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình”.

2. Hồi tưởng về nhà viết kịch Lưu

8 THỨ BẢY 25 - 8 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

C.PHONG - N.NGÀ

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Lạc Dương xuất hiện một số điểm du lịch tự phát, thu hút rất nhiều bạn trẻ, những người mê du lịch tự do, khám

phá tìm tới.Tuy nhiên, chính sự phát triển nóng, rầm rộ

trong thời gian ngắn của các điểm du lịch tự phát đã làm cơ quan quản lý nhà nước không kịp trở tay và đã xuất hiện nhiều nguy cơ về an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường...

Điển hình là từ cuối năm 2017 tới nay, một mỏ đá sau khai thác thuộc thôn Suối Cạn, xã Lát (huyện Lạc Dương), cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 45 km gần như không ai biết tới bỗng chốc trở thành cơn sốt du lịch của các bạn trẻ. Tại đây có hẳn một đoàn xe ô tô hùng hậu, chuyên chở khách tham quan với giá 150.000 đồng/người cho quãng đường đất vào mỏ đá khoảng 7 km, bên cạnh đó là các dịch vụ cho thuê bè gỗ trên mặt nước để khách chụp hình, quán nước, đồ ăn... không khác mấy so với một địa điểm du lịch thông thường.

Do mỏ đá bị bỏ hoang lâu ngày nên nước mưa cũng như các mạch nước ngầm chảy xuống đã tạo nên một hồ nước trong xanh khá đẹp mắt và một số người tự đặt tên là “Tuyệt tình cốc” để thu hút sự hiếu kỳ trên mạng xã hội. Theo ghi nhận của chúng tôi, mỗi ngày cao điểm có khoảng 400-500 lượt người vào mỏ đá để chụp ảnh lưu niệm, còn ngày bình thường không dưới 100 lượt người.

Cách hồ đá khoảng 10 km, cũng thuộc địa phận xã Lát (huyện Lạc Dương), lâu nay một số người dân lại làm xuồng tự chế, có gắn động cơ, thường xuyên chở du khách tham quan, chụp hình ở hồ Suối Vàng. Theo người dân địa phương, hoạt động chở khách tham quan trên hồ đã diễn ra từ nhiều năm qua. Có thời điểm một số người còn sử dụng thuyền loại 3,5 tấn để vận chuyển khách tham quan “chui” trên hồ bị lực lượng chức năng của huyện Lạc Dương bắt giữ, lập biên bản xử phạt, nhưng một số xuồng loại nhỏ vẫn chở khách bình thường từ bãi Tiên Sa và một số bến đò tự phát qua lại hai bên bờ hồ Suối Vàng. Điều đáng lo ngại là loại hình chở khách nêu trên không tuân thủ điều kiện tiêu chuẩn cụ thể nào, đặc biệt là thời điểm trời mưa, gió mạnh, rất khó để lường trước được mức độ an toàn.

Trao đổi với Báo Lâm Đồng, ông Cil Poh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết, mới đây, vào ngày 20/8, UBND huyện Lạc Dương đã có công văn yêu cầu Công an huyện, Phòng Văn hóa Thông tin, UBND xã Lát kiểm tra hoạt động du lịch tự phát tại khu vực hồ đá Công ty 7/5 cũ, thuộc Tiểu khu 110, dọc tuyến đường ĐT 722 (hay còn gọi là dốc Chuồng bò). Trong đó, UBND huyện chỉ đạo UBND xã Lát chủ trì phối hợp lập biên bản, tịch thu toàn bộ các dụng cụ xuồng, bè tự chế... Đặc biệt là việc cắm biển báo nguy hiểm, cấm lại gần, đồng thời dùng dây rào chắn quanh khu vực hồ nước, không để người dân và du khách vào trong.

Một lãnh đạo UBND huyện Lạc Dương nhận định, việc cắm biển, căng dây hạn chế người dân vào hồ đá cũ, thôn Suối Cạn nhằm đảm bảo toàn an cho du khách, giữ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Đặc biệt là việc tuyên truyền cho người dân cần tuân thủ các quy định của pháp luật khi kinh doanh các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển. “Các điểm du lịch tự phát tại mỏ đá cũ và hoạt động chở khách “chui” trên hồ Suối Vàng chúng tôi sẽ xử phạt nặng, đồng thời tính toán, đánh giá lại một số khu vực tiềm năng để quy hoạch phát triển du lịch” - ông Cil Poh chia sẻ.

Nguy hiểm rình rập tại các điểm du lịch tự phát

Có nhiều biển cấm leo lên các mỏm đá cao tại hồ đá, nhưng một du khách Hàn Quốc vẫn say sưa leo lên đứng chụp hình.

Đường vào hồ đá rất xấu, xe máy không thể vào vì bùn lầy chiếm 2/3 quãng đường. Một công ty lâm nghiệp đã căng rào chắn không cho ô tô làm dịch vụ chở khách

chạy vào vì đã đè chết nhiều cây thông con của công ty này.

Chiều muộn ngày 21/8, nhiều du khách, trong đó có khoảng 10 du khách Hàn Quốc vẫn tìm tới điểm du lịch tự phát “Tuyệt tình cốc”. Có ít nhất 7 chiếc ô tô, loại gầm cao đang làm dịch vụ chở khách vào hồ đá với giá 150.000 đồng/người (cả vào và ra). Nếu đi 2 người thì giá vé tối thiểu là 250.000 đồng/người.

Nhiều người dân đã tự ý làm bè, xích đu dưới hồ để du khách chụp hình. Giá chụp hình trên bè là 15.000 đồng/người, xích đu là 10.000 đồng/người.

Theo người dân tại đây, ngày cao điểm có 400-500 lượt khách vào hồ đá. Riêng trong ngày 21/8, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng chúng tôi

ước chừng có hơn 100 lượt khách đến đây.

9 THỨ BẢY 25 - 8 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

ĐỨC TÚ

Tháng 1 năm 2018, sau khi chuẩn bị kỹ về nhân lực, vật lực từ thanh niên địa phương, THT

do Bí thư Đoàn xã Ka Đô làm chủ nhiệm được thành lập và đi vào hoạt động. Bước đầu THT có 4 tổ viên chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Mỗi người trong THT đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng, người lo trực tiếp sản xuất, người tìm kiếm thị trường, giao dịch, người tiếp cận với các công nghệ và ứng dụng kỹ thuật đưa vào sản xuất. Anh Lê Minh Huy cho biết: Với cương vị là Bí thư Đoàn xã, có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn trẻ làm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên mình nảy sinh ý định thành lập THT tại xã. Trước đó, nhiều thanh niên địa phương đã gặp mình để bày tỏ ý định này nên mình đã tập trung anh em lại, chuẩn bị mọi nguồn lực để thành lập THT. Qua vài tháng hoạt động, thu nhập của từng thành viên trong tổ hợp tác cũng đạt được từ 4,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này thì theo các thành viên trong tổ hợp tác chỉ mới là mức trung bình, nhưng hy vọng thời gian tới sẽ tăng lên. Bởi lẽ, với diện tích 8 ha nhà lưới được đầu tư bài bản và kỹ thuật canh tác ngày càng được nắm vững thì điều đó là có khả năng. Vì ngay những tháng đầu, THT của anh Huy đã phải chịu những thua lỗ nhất định

Tổ hợp tác sản xuất của thanh niên xã

khi mầm bệnh nảy sinh trên cây giống. Thất bại rồi làm lại, cho đến khi cà chua không còn “chua” nữa, ớt cay đã “ngọt”, rau xanh không còn héo úa nữa thì sự ổn định trong sản xuất mới dần được hình thành.

Gặp anh Huy, câu nói của “thủ lĩnh” Đoàn xã làm tôi thấy có thêm động lực: Bạn trẻ, tôi cũng trẻ, thất bại là điều hiển nhiên. Nhưng để thất bại là điều hiển nhiên bị quăng bỏ, THT của Huy đã có một bước ngoặt khi phân công nhiệm vụ cho từng tổ viên và từng tổ viên ấy phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của THT chính là phải nắm vững kỹ thuật canh tác, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật. Tổ viên Võ Đắc Lộc là người được phân công một nhiệm vụ hết sức quan trọng là đi học thêm về kỹ thuật canh tác, về cách chăm sóc cây giống, cách loại trừ dịch bệnh trên cây trồng. Đây là bước vô cùng quan trọng của các nhà nông 8x, 9x vì thực chất kinh nghiệm chưa có. Sau những thất bại của tháng ngày đầu khởi nghiệp, Lộc đã thể hiện được bản lĩnh của một nhà nông trong thời đại công nghệ 4.0 khi áp dụng quy trình khoa học, theo dõi cây trồng bằng công nghệ. Rồi lần lượt đến các

tổ viên khác phải xây dựng một thị trường đảm bảo cho người tiêu dùng biết nguồn gốc xuất xứ, quy trình trồng, chăm sóc của THT. Hiện tại, các sản phẩm rau,

củ, quả của THT được tiêu thụ chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh.

Thành công bước đầu qua hình thức THT sản xuất và cung ứng rau công nghệ cao nhưng đó chỉ

DIỆP QUỲNH

Ghé thăm gia đình ông Trịnh Quang Thủy, quanh nhà là giàn lưới đen và

hàng ngàn giò lan treo lủng lẳng. Ông Thủy giới thiệu, vườn nhà ông hoàn toàn là phong lan với hàng chục giống khác nhau, từ giả hạc, trầm cửu long, rồng đỏ... cho tới các giống phổ biến hơn như kim điệp, thủy tiên. Ông cho biết, ông đến với lan ban đầu chỉ là đam mê của người thích lan, yêu lan. Qua quá trình trồng, chơi, trao đổi với bạn lan, dần dần vườn nhà ông đã phát triển và trở thành địa chỉ mua bán lan nổi danh nhất vùng Di Linh, Bảo Lộc như hôm nay. Hiện ông Thủy có 2 sào nhà lưới trồng lan với trên 10 ngàn giò, có những giống rất quý, giá cao như giả hạc Lâm Đồng.

Khác với trồng địa lan theo hướng công nghiệp như vũ nữ, hồ điệp hay catlaya, trồng phong lan không tốn kém nhiều về chi phí đầu tư ban đầu. Phong lan cần môi trường sống khá tự nhiên nên ông Thủy chỉ cần nhà lưới với giàn lưới đen phù hợp, vừa giảm bớt ánh sáng, vừa để nước mưa, gió và không khí lưu thông, tạo môi trường sống gần giống

môi trường sống nguyên thủy của cây lan trong tự nhiên. Quy trình ương cây cũng rất đơn giản, khi có cây giống, ông Thủy cắt từng đoạn ngắn, ương để cây ra rễ. Tới khi thân nảy chồi rễ, được ghép vào thân chủ được cắt từ cây vú sữa hoặc gỗ nhãn. Chỉ đơn giản như thế, cây phong lan sẽ bám chặt vào khúc gỗ, ra rễ sinh lá và chờ ngày bung nụ nở hoa. Một

quy trình từ khi ương cây tới lúc có hoa là 3 năm, một thời gian khá dài.

Ông Thủy chia sẻ, cây phong lan cũng bị bệnh khi sống trong vườn nhà. Chủ yếu phong lan hay mắc các bệnh như thối nhũn, rỉ sắt, thán thư, người trồng cần chú ý để phòng ngừa và xử lý bệnh kịp thời, nhất là trong mùa mưa Bảo Lộc. Chăm lan không khó, chủ yếu cần chế độ nước tưới và bón phân hữu cơ phù hợp. Với kỹ thuật chăm sóc được đúc rút từ nhiều năm gắn bó với lan, tỷ lệ ra hoa của vườn phong lan ông Trịnh Quang Thủy vào đúng dịp Tết Nguyên đán khá cao, mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình. Ông Thủy cho biết, dù màu sắc, độ bền của cây hay hình dáng không rực rỡ như hồ điệp, vũ nữ hay nhiều loại địa lan, phong lan vẫn được nhiều người yêu chuộng vì vẻ đơn sơ, giản dị và độc đáo. Mỗi dịp tết ông xuất bán từ 1-2 ngàn giò lan, với giá bán trung bình 500 ngàn đồng/giò, trừ hết chi phí đầu tư còn lại dăm ba trăm triệu, một thu nhập rất khả quan trên diện tích 2 sào đất vườn. Từ thú chơi của người yêu phong lan, ông Thủy đã có

Anh Võ Đắc Lộc trong vườn ớt được ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Đ.Tú

Làm giàu từ lan rừng giữa phố

mới mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình mình. Điều mà THT của Huy trăn trở chính là làm sao giúp đỡ được nhiều thanh niên hơn, nhiều hộ sản xuất nông nghiệp hơn nữa. Nếu các hộ gia đình ở Ka Đô không vào THT hay các hợp tác xã thì khả năng “thua” trên sân nhà là điều khó tránh khỏi. Thế là một ý định mới từ những thanh niên 8x, 9x hình thành mối liên kết sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp cho những gia đình làm nông nghiệp. Theo kế hoạch, trong những tháng cuối năm 2018, THT của Huy sẽ liên kết với các THT khác trên địa bàn xã để có một kho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng tiêu chuẩn chuyên cung ứng cho những hộ dân làm nông nghiệp để họ yên tâm sản xuất. Mặt khác, THT của Huy sẽ xây dựng một vườn ươm cây giống để tự chủ về vấn đề này, ngoài ra sẽ giúp đỡ những bà con địa phương, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) khó khăn trong việc tìm cây giống. Đây là một ý định vì cộng đồng, vì người dân của những chàng thanh niên trẻ của xã Ka Đô. Hy vọng THT của Bí thư Đoàn xã Ka Đô không những mang lại thu nhập ổn định cho các tổ viên, mà còn là nơi để giúp những nông hộ còn khó khăn, nông hộ vùng đồng bào DTTS và tạo sức lan tỏa trong phong trào thanh niên lập nghiệp, phong trào thanh niên vì cộng đồng.

Ông Trịnh Quang Thủy trong vườn lan. Ảnh: D.Quỳnh

Trồng lan từ niềm đam mê và rồi trở thành một nghề, cho thu nhập hàng trăm triệu từ lan rừng. Đó là ông Trịnh Quang Thủy, thôn Thanh Hương, xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc.

thu nhập rất tốt từ chính đam mê của mình.

Không chỉ dừng lại ở thu nhập, ông Trịnh Quang Thủy còn cho biết, niềm vui của ông còn là việc góp phần duy trì những giống lan quý. Ông kể: “Nhiều giống lan rất quý hiếm, như giả hạc Lâm Đồng có giá tới 1 chỉ vàng/ 10 cm, thị trường rất ưa chuộng. Ở vườn chúng tôi nhân giống, cung cấp cho thị trường với giá ổn định, giảm tình trạng người đi rừng tìm mọi cách khai thác lan tự nhiên, hại tới tài nguyên rừng. Việc nhân giống từ vườn ươm giúp các giống lan được bảo tồn tốt hơn, đa dạng rừng được bảo vệ tốt hơn”. Anh Ngô Thế Anh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thanh cũng cho biết, vườn nhà ông Thủy là nơi cung cấp giống phong lan lớn trong khu vực. Qua trao đổi, mua bán và nhân giống, ông Thủy còn góp phần làm cho các giống phong lan ngày càng dồi dào, được bảo tồn và phát triển tốt hơn. Vừa có thu nhập từ lan, vừa góp phần lưu giữ những nguồn gen quý ông Trịnh Quang Thủy vẫn ngày ngày say mê bên những nhánh lan rừng mang vẻ đẹp tự nhiên.

Trước những nguyện vọng chính đáng của thanh niên về phát triển kinh tế tại mảnh đất mình sinh ra, Bí thư Đoàn xã Ka Đô (huyện Đơn Dương) Lê Minh Huy đã thành lập Tổ hợp tác (THT) sản xuất và cung cấp rau công nghệ cao cho thị trường ngoại tỉnh.

10 THỨ BẢY 25 - 8 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Lâm Đồng cần có những giải pháp cụ thể để tiếp tục vận động thêm trên 57 nghìn người dân tham gia bảo hiểm y tế trong những tháng cuối năm 2018 này.GIA KHÁNH

Chỉ đạt 78,39% trong 6 thángTheo Bảo hiểm xã hội Lâm

Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh có 1.029.166 người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 78,39% dân số trong tổng số dân Lâm Đồng hơn 1,3 triệu người.

Trong con số trên, có 83.958 người cùng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội, tăng 1.353 người so với năm ngoái; trong nhóm hộ nông lâm nghiệp có mức sống trung bình có 27.540 người tham gia, tăng 740 người so với năm ngoái; trong nhóm hộ gia đình có 227.069 người, tăng 860 người so với cuối năm 2017. Với nhóm học sinh sinh viên, tổng số tham gia là 249.347 người, đạt 96,1% số học sinh sinh viên toàn tỉnh, tuy nhiên tỉnh hiện vẫn còn trên 10 nghìn học sinh sinh viên chưa tham gia BHYT.

Trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đã có 992.376 lượt người đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế trong tỉnh với tổng chi phí trên 315,3 tỷ đồng, trong đó có 65.285 lượt điều trị nội trú, còn lại là ngoại trú. Cùng đó có 46.197 lượt người đi khám chữa bệnh ngoài tỉnh với tổng chi phí 142 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2017, chi phí khám chữa bệnh BHYT tại tỉnh đã tăng lên gần 32%, với chi phí gần 75 tỷ đồng.

Như đánh giá của Bảo hiểm Xã hội tỉnh, việc vận động rộng rãi mọi người dân trong cộng đồng cùng tham gia BHYT đã được các cấp chính quyền, đoàn thể chú trọng; mạng lưới y tế phát triển từ tuyến tỉnh, huyện đến xã đã tạo

Để đạt tỷ lệ 82,6% dân số tham gia bảo biểm y tế

điều kiện thuận lợi cho người dân đến khám chữa bệnh, người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ y tế dễ dàng hơn; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính cũng góp phần giảm thời gian thực hiện các thủ tục khám chữa bệnh ở các tuyến, hồ sơ cấp thẻ BHYT cũng nhanh hơn.

Tuy nhiên, theo Bảo hiểm Xã hội tỉnh, kết quả đạt được như trên vẫn còn hạn chế so với yêu cầu 82,6% dân số bao phủ BHYT do Chính phủ giao. Con số thiếu 4,1% này của Lâm Đồng tính ra tương đương 57.021 người, nghĩa là Lâm Đồng từ nay đến cuối năm phải vận động thêm trên 57 nghìn người dân trong tỉnh tham gia BHYT.

Còn đó khó khănMột trong những nguyên do

được Bảo hiểm Xã hội chỉ ra trong công tác vận động mua BHYT hiện nay chính là chưa xây dựng được mạng lưới tuyên truyền viên sâu rộng ở các cộng đồng dân cư để thu hút người dân tham gia. Cùng đó, chất lượng khám chữa bệnh ở một số cơ sở chưa thực sự

đáp ứng yêu cầu của người dân, thời gian chờ để khám, chữa bệnh chưa được rút ngắn, một số nơi còn chậm cải thiện về thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm trong khám chữa bệnh.

Đồng tình với Bảo hiểm Xã hội, nhiều lãnh đạo UBND các huyện, thành trong tỉnh trong một hội nghị gần đây cũng chỉ ra những bất cập.

Như ông Liêng Hót Ha Hai, Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông, một huyện có đông cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dù đã được hỗ trợ nhiều nhưng vẫn còn rất khó “Vì bà con cứ trông chờ ỷ lại vào Nhà nước”. Tại Lạc Dương - nơi cũng có các cộng đồng dân tộc thiểu số lớn, theo lãnh đạo huyện nơi đây, dù người dân chỉ còn phải đóng mức 30% số tiền tham gia BHYT thôi nhưng nhiều người vẫn nại cớ “chưa thu được cà phê”. (Trong 6 tháng cuối năm nay Lạc Dương cần vận động thêm trên 1.800 người nữa mới đạt chỉ tiêu được giao trong năm).

Con số thống kê không khớp cũng được nhiều huyện phản ảnh.

Theo ông Nguyễn Linh Hoạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai, trên địa bàn hiện có nhiều gia đình đưa cả nhà đi làm ăn xa, đưa con đi học ở xa nên cần rà soát lại số người thực tại địa phương trong vận động mua BHYT, vì có trường hợp có tên nhưng vắng mặt. (Đạ Huoai theo chỉ tiêu từ nay đến cuối năm cần phải vận động thêm gần 2.200 người mua BHYT).

Tại Đà Lạt, theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố, “tuyên truyền nhiều nhưng thông tin vẫn chưa đến được nhiều đối tượng cần tuyên truyền, nhất là những người trực tiếp mua BHYT” (Đà Lạt từ nay đến cuối năm phải vận động được trên 15 nghìn người dân tham gia BHYT theo chỉ tiêu). Tại Bảo Lộc, cái khó của thành phố này theo lãnh đạo thành phố chính là việc nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp cố tình giấu số liệu công nhân để không mua BHYT theo qui định.

Trong khám chữa bệnh BHYT, nhiều huyện, thành đã có những đề nghị cụ thể. Như lãnh đạo huyện Đạ Huoai đề nghị Sở Y tế tỉnh cần

Tiêm phòng vắc xin cho trẻ tại một cơ sở y tế. Ảnh: G.K

thống nhất với người dân về dịch vụ y tế nào có đóng phí dịch vụ, dịch vụ nào được miễn để người dân lựa chọn, tránh thắc mắc và nếu được nên tổ chức khám bệnh vào ngày thứ bảy hằng tuần. Lãnh đạo Bảo Lộc đề nghị Sở Y tế cho phép người dân không chỉ khám chữa bệnh BHYT tại Trung tâm Y tế thành phố mà còn được khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa 2 tỉnh đóng chân tại đây.

Riêng 2 huyện có các xã vùng sâu là Đam Rông và Đức Trọng đã đề nghị cho phép người dân khám và điều trị nội trú tại 2 Phòng khám đa khoa khu vực Đầm Ròn (Đam Rông) và Tà Năng (Đức Trọng), vì từ hai nơi này ra trung tâm huyện đường rất xa. “Toàn vùng Đà Loan khá đông dân với 26 nghìn người, ra trung tâm huyện xa, tốn kém nên người dân đề nghị được điều trị nội trú tại phòng khám khu vực là được”- đại diện của Trung tâm Y tế Đức Trọng cho biết.

Những giải phápTrước nhất, theo Bảo hiểm Xã

hội tỉnh, ngành sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHYT trong tỉnh, thường xuyên, có chất lượng, đạt hiệu quả, phù hợp từng đối tượng, chú ý đến đối thoại trực tiếp.

Bảo hiểm Xã hội tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh phát triển nhóm đối tượng hộ gia đình, trong đó có nhóm hộ nông - lâm nghiệp có mức sống trung bình, sinh viên học sinh, đồng thời đề nghị ngành y tế tiếp tục nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh BHYT cho người dân.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phan Văn Đa, để đạt được con số trên 57 nghìn người dân mua BHYT như trên, các huyện, thành phố nên giao chỉ tiêu vận động cụ thể cho từng xã, phường trên địa bàn của mình, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành và là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm của địa phương.

TRẦN XUÂN HIỀN

Mưa lớn hay mưa to diện rộng là quá trình mưa xảy ra mang tính

hệ thống trên một hay nhiều khu vực. Mưa lớn diện rộng có thể xảy ra một hay nhiều ngày, liên tục hoặc ngắt quãng, một hay nhiều trận mưa và không phân biệt dạng mưa. Căn cứ vào lượng mưa thực tế đo được tích lũy trong 12 hoặc 24 giờ tại các trạm quan trắc khí tượng bề mặt, trạm đo mưa trong mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) mà phân định các cấp mưa khác nhau. Theo quy định của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, mưa to (lớn) cũng được chia làm 3 cấp:

+ Mưa vừa: Lượng mưa đo

được từ 16 - 50 mm/24h;+ Mưa to: Lượng mưa đo được

từ 51 - 100 mm/24h;+ Mưa rất to: Lượng mưa đo

được > 100 mm/24h.

Hiện trạng về mưa lớn ở Lâm ĐồngMùa mưa ở Lâm Đồng nói

riêng và Tây Nguyên nói chung thường bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 hàng năm. Vào mùa mưa, trên địa bàn tỉnh thường xuất hiện khoảng từ 10 đến 15 đợt mưa vừa, mưa to kéo dài trên diện rộng với lượng mưa cả đợt phổ biến từ 100 - 200 mm, có nơi tổng lượng mưa trên 500 mm.

Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lý nên mưa trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng thường dịch chuyển theo hướng Bắc-Đông Bắc xuống Nam-Tây Nam. Đầu mùa thường có mưa lớn ở địa bàn các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đà Lạt. Giữa và cuối mùa mưa lớn lại tập trung ở các huyện phía Nam và Tây Nam của tỉnh, kết hợp với sự tập trung dòng chảy từ thượng nguồn (kể cả dòng chảy có điều tiết) nên các huyện phía Tây Nam tỉnh như Đạ Tẻh, Cát Tiên thường hay bị ngập lụt, nhất là các vùng hai bên sông Đồng Nai, Đạ Tẻh, Đạ Mi Đạ Sị… Hậu quả của mỗi đợt mưa lớn, thường gây ngập úng ở các vùng trũng thấp.

Phân cấp cấp độ rủi ro do mưa lớn Từ thống kê và phân tích thực tế

về tình trạng mưa lớn ở tỉnh Lâm Đồng, căn cứ nguyên tắc phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai có thể phân 2 cấp độ rủi ro: rủi ro thiên tai cấp độ 1 và rủi ro thiên tai cấp độ 2:

a) Rủi ro thiên tai cấp độ 1: Khi lượng mưa trong 24 giờ từ 100 đến 200 mm, và thời gian đợt mưa kéo dài từ 1 đến 2 ngày.

b) Rủi ro thiên tai cấp độ 2: Khi lượng mưa trong 24 giờ từ 100 đến 200 mm, và thời gian đợt mưa kéo dài từ 2 đến 4 ngày, hoặc khi lượng mưa trong 24 giờ từ 200 đến 300 mm, và thời gian đợt mưa kéo dài từ 1 đến 2 ngày.

Như vậy, hàng năm trên địa bàn tỉnh, mức độ rủi ro thiên tai do mưa lớn có thể xảy ra mức độ cấp 1 ở hầu hết các địa phương bao gồm thành phố Đà Lạt và

các huyện Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng và Di Linh; rủi ro thiên tai cấp 2 ở địa phương phía Nam, bao gồm các thành phố Bảo Lộc và các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Cát Tiên và Đạ Tẻh.

Một số kiến nghị Có thể kết luận rằng: Trong

mùa mưa, năm nào cũng có các đợt mưa vừa, mưa to diện rộng xảy ra ở khắp các huyện trong tỉnh. Trung bình mỗi năm có khoảng từ 10 đến 15 đợt mưa vừa, mưa to xảy ra.Hầu hết các đợt mưa lớn xảy ra với cường độ tương đối lớn, nhưng ít có nơi vượt quá 200mm/24giờ và lượng mưa 100mm/24giờ kéo dài 2-3 ngày liên tiếp... XEM TIẾP TRANG 11

Thực trạng mưa lớn ở tỉnh Lâm Đồng

11 THỨ BẢY 25 - 8 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn cấp 1 xảy ra hầu hết ở các địa phương trong tỉnh; rủi ro thiên tại cấp độ 2 có thể xảy ra ở thành phố Bảo Lộc và các huyện Bảo Lâm, Đa Huoai, Cát Tiên và Đạ Tẻh.

Do đó có thể đề xuất một số kiến nghị để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở địa phương bao gồm các nội dung sau:

1. Bảo vệ và tăng cường trồng rừng

phòng hộ và rừng đầu nguồn để tăng thêm độ che phủ mặt đệm, tăng sự điều tiết nước;

2. Rà soát lại và có quy hoạch hợp lý một số công trình thủy lợi đã được xây dựng từ lâu cho phù hợp với nguồn nước, đặc biệt chú ý đến các khu vực địa hình có độ dốc lớn và có nguồn nuớc ít;

3. Thực hiện đúng theo quy hoạch cân bằng nước của các sông suối trong tỉnh, từng bước đầu tư xây dựng thêm các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ chứa để bổ

sung nguồn nước về mùa kiệt và tham gia điều tiết lũ vào mùa mưa, yêu cầu khi lập dự án xây dựng các hồ chứa phải tính toán điều tiết nhiều năm nhằm tăng khả năng tích nước;

4. Cần quy hoạch phát triển nông nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về phát triển bền vững, an toàn môi trường, chống rửa trôi, xói mòn, thoái hóa, hoang mạc hóa đất, hạn chế sự tàn phá của thiên tai;

5. Tuyên truyền những kinh nghiệm phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên

các phương tiện thông tin đại chúng để động viên cổ vũ, khích lệ quần chúng nhân dân thực hiện tốt công tác phóng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

6. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để họ nắm bắt được nội dung các văn bản pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và khai thác một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên góp phần bảo vệ môi trường chung của xã hội.

... Năng suất không cao nhưng khi pha chế để uống có cảm nhận chất lượng ngon hơn. Năm ngoái đã là vụ thứ hai. Tính ra ngoài vốn đầu tư ban đầu, mỗi năm mất thêm 40 triệu cho việc chăm bón. Bù lại mỗi vụ bán sản phẩm thu về được 80 triệu đồng. Nếu cứ suôn sẻ như vậy có lẽ chỉ 8 năm sau là ông thu hồi lại vốn, tiếp nữa là có lãi ròng.

Khi bước vào khu đất của ông, tôi thực sự ngỡ ngàng trước màu xanh của cây cối. Thật đẹp mắt thấy bên cạnh những cây thông cao, thân to khoảng một người ôm, lá xanh đậm là những cây Kim ngân hoa đã cao khoảng 6 - 7 mét, thân thăng, đường kính 20 - 25 cm, lá nhỏ màu lấp lánh bạc, còn phía dưới chúng là những cây cà phê cao chừng một mét và chi chít quả, thể hiện sức sống tràn trề, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Vì đứng ở trên cao nên khi dõi mắt nhìn xuống phía dưới thấp tôi nhận thấy vạt cà phê người ta trồng trên đất trống không được xanh tốt, có nhuộm sắc vàng, giống như bị thoái hóa. Liệu điều này có giúp cho ta khăng định là mô hình trồng cà phê dưới tán rừng với cách chăm sóc thích hợp là một mô hình tốt. Cũng như ở xã hội loài người, thì ở xã hội loài cây, cây cối có thể chung sống với nhau một cách hòa hợp, tận dụng khai thác các ưu thế của nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Tôi miên man với suy nghĩ như vậy khi theo ông Toản thăm ngôi nhà nhỏ đơn sơ dựng lên trên một khoảng đất trống cách lô đất khoán của ông không xa. Đó là ngôi nhà trệt, lợp tôn, rộng chừng ba bốn chục mét vuông nhưng cũng khá tiện nghi để ở. Có điện, có nước bơm từ giếng khoan, có bếp và dụng cụ nấu ăn, có căn gác thấp bằng gỗ để ngủ, có ti vi để xem, có sách báo để đọc. Đặc biệt ông chỉ cho tôi một căn phòng kho nho nhỏ ngay liền với bếp, nơi đựng khá đầy đủ các loại dụng cụ cần thiết để làm vườn, trồng cây. Qua đó, càng thấy ông sống và lao động như một nông dân thực thụ, trực tiếp lao động chân tay vất vả, đổ mồ hôi công sức đeo đuổi thực hiện niềm ham muốn mê say của mình.

Với ông, lao động sản xuất như một người nông dân thực thụ đã là gốc rễ, bản chất và

truyền thống của gia đình. Ông có tập quán này như một lẽ tất nhiên. Ông đã được sinh ra trong một gia đình nghèo khó quê ở Điện Bàn, Quảng Nam mà lao động để kiếm sống là làm thuê, làm mướn. Cũng vì thế mà vào giữa những năm 50 của thế kỷ trước, bố của ông đã vào Đà Lạt làm thuê. Hai năm sau đó, lúc ông khoảng 5 tuổi, bố đã đón mẹ con ông vào sống cùng ở ngay cái làng có tên gọi là Xuân Sơn thuộc xã Xuân Trường hiện nay của Đà Lạt.

Ông nhớ rõ ngày ấy đi chân đất, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm vậy mà ngoài việc làm công mở mang đồn điền chè cho Sở Chè, bố mẹ ông đã bỏ bao công sức để khai phá đất hoang, tự tạo cho mình chút ít diện tích để trồng rau, trồng hoa. Nhờ vậy ông có điều kiện ăn học, lúc đầu với thầy dạy tư ở nhà riêng của thầy, dần dần vào trường làng rồi sau đó lên Đà Lạt học một mạch cho đến khi tốt nghiệp Tú tài 2 (khoảng lớp 12 bây giờ) vào năm 1972. Cách chỗ ở của gia đình hơn hai chục cây số, đi lại bằng phương tiện thô sơ khá vất vả nhưng cứ đến ngày nghỉ, ngày lễ là ông tức tốc tranh thủ về nhà giúp bố mẹ chăm sóc rau hoa. Việc ông thường làm buổi sáng là đi gánh nước tưới cây với hai thùng chứa nước có vòi hoa sen tổng cộng có đến 40 kí. Để tưới khắp lượt trên diện tích trồng rau hoa của gia đình, ông thường gánh khoảng 200 gánh nước mà lại phải đi đường dốc lên đồi xuống vực. Dù với sức vóc thanh niên mới lớn nhưng đó vẫn là một trong những công việc nặng nhọc nhất của nhà nông! Ông đã kiên trì làm việc này trong vòng 4 năm ngay cả khi đã là sinh viên học Cao đăng Sư phạm ở Đà Lạt. Thế nên, chăng lạ gì khi đã là người cán bộ Nhà nước trong hệ thống công quyền ông vẫn duy trì niềm say mê lao động chân tay, tranh thủ lúc rảnh rỗi hiếm hoi để chăm sóc mấy chục chậu hoa, cây cảnh được bố trí gần như phủ kín diện tích không lớn xung quanh căn nhà của gia đình ông ở Phường 9, Đà Lạt. Kết quả lao động của ông và gia đình không chỉ mang lại cảnh quan đẹp, điều mà chính quyền Phường 9 đã không ít lần xác nhận trong các cuộc thi xanh, sạch, đẹp cho các hộ dân cư của phường, mà qua đó gia đình ông còn nhận được những giải

thưởng cao của phường, của thành phố. Quan trọng hơn hết là ông có sản phẩm cho thị trường và có thêm những thu nhập đáng kể. Nghe đồn, có năm vào dịp tết ông thu lợi gần trăm triệu đồng từ việc bán các chậu địa lan và cây cảnh của mình.

Nhân cùng đi xuống Xuân Trường vào dịp đó, tôi tranh thủ tìm hiểu thêm về những hoạt động xã hội mà ông vẫn đang hết sức nhiệt tình tham gia và cũng chiếm một phần thời gian đáng kể ở tuổi nghỉ hưu. Ông cho biết, thực sự là ông đã được đào tạo khá cơ bản về công tác thanh vận qua việc được học tập hai năm rưỡi ở trường của Trung ương Đoàn Thanh niên tại Đống Đa, Hà Nội những năm 1978 - 1980, rồi sau đó được cử đi học tiếp gần một năm ở Trường Cao đăng Thanh vận mang tên Wilhem Pich ở Berlin thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức từ giữa năm 1981 sang 1982. Với vốn kiến thức ban đầu đó cộng thêm với việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng của quá trình nhiều năm làm công tác thanh niên, công tác dân vận, dân tộc và tôn giáo đã cho ông có điều kiện tiếp xúc với nhiều tầng lớp cư dân khác nhau trong xã hội, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xã hội. Ông trở thành người quảng giao, có nhiều đầu mối quan hệ, nhiều bạn bè, đồng chí và mối liên hệ giữa ông và họ vẫn được duy trì, phát huy và phát triển.

Với sự cởi mở chân thành, biết lắng nghe, biết chia sẻ, ông dễ dàng tiếp xúc, chuyện trò với các giáo chức, các già làng, trưởng bản. Từ đó, tạo được mối nhân duyên thân thiện đến mức họ không ngần ngại mời ông có mặt trong nhiều sự kiện xảy ra với cuộc sống riêng tư của họ, của gia đình họ vào dịp lễ, tết, cưới xin hay tang lễ.

Với nhân dân thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường, ông như người thân ruột thịt của đại gia đình không chỉ vì đó là quê hương thứ hai, không chỉ vì ở đó có anh chị em của gia đình ông, của gia đình bên vợ ông đang sinh sống cùng con cháu của họ. Ông luôn coi mình vừa có trách nhiệm, vừa có nghĩa vụ, đồng thời vừa là niềm vui, niềm hạnh phúc được góp sức mình một cách thiết thực, có hiệu quả cho việc xây dựng và phát triển toàn diện vùng đất anh hùng này theo tiêu chí nông thôn mới giàu đẹp bền vững.

Ông chia sẻ với tôi những trăn trở cũng như mong ước là trong tương lai không xa Xuân Trường trở thành một trong những điểm sáng của Đà Lạt cả về cảnh quan thiên nhiên, cả về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, là nơi thu hút nhiều du khách đến với du lịch sinh thái, du lịch làm nông, du lịch nghỉ dưỡng để tiếp nối với Xuân Thọ trong chuỗi làng nông nghiệp xanh.

Khi tìm hiểu nguyên do từ đâu mà ông lại đứng ra sáng lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia của tỉnh Lâm Đồng, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội ngay khi Hội được chuẩn y thành lập vào năm 2016, tôi mới được biết ngọn ngành. Thì ra ông đã có gần 4 năm làm công tác ở đất bạn Campuchia từ cuối 1985 cho đến hết 1988, là thành viên Đoàn chuyên gia Việt Nam 40 người về các lĩnh vực. Ông làm chuyên gia cho tỉnh Xiêm Riệp về công tác quần chúng. Ông Toản tâm sự là ông học tiếng Campuchia khá nhanh, do đó hầu như vượt qua hàng rào ngôn ngữ và giao dịch với bạn khá thuận lợi. Vào những năm đó, tình hình an ninh của đất nước Chùa Tháp chưa ổn định, tàn tích của thế lực Pôn Pốt vẫn còn, thậm chí chúng còn treo thưởng cho những ai hãm hại, giết chết chuyên gia Việt Nam. Trong lòng dân, trong vòng tay bè bạn, ông Toản và các thành viên của mình hoàn thành vẻ vang trách nhiệm, sứ mạng được giao phó. Sau khi kết thúc nhiệm vụ, vào năm 1989 ông Toản được Chủ tịch Heng Somrin của Campuchia trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba của đất nước Chùa Tháp. Có dịp về thăm Xiêm Riệp vào tháng 4/2018 trên cương vị mới, ông Toản được đông đảo bạn bè đón tiếp như đón người thân ruột thịt xa nhà lâu ngày trở lại.

Thời gian được làm quen với ông Toản còn quá ngắn, chắc chắn là còn nhiều chuyện về ông mà tôi chưa được biết. Tuy nhiên, qua những mảnh vụn cứ liệu thông tin rời rạc có được bằng cách tự tìm hiểu và bằng sự chia sẻ cởi mở của ông, tôi đã có thể tạo dựng cho mình hình ảnh hiếm hoi của một quan chức sau khi rời chính trường đã về lại đời thường với cách sống ung dung tự tại như thế nào. Đó thực sự là một hình ảnh đẹp. Tôi tự nhận thấy không có lý do nào để không cảm phục, mến mộ ông!

Về lại với đời thường... TIẾP TRANG 5

Thực trạng mưa lớn... TIẾP TRANG 10

Mặc dù chưa giành được bất cứ tấm HCV nào ở đấu trường Asiad 2018, nhưng các tuyển thủ Việt Nam vẫn đang miệt mài thi đấu, không nản lòng chạy đua cùng bạn bè khắp châu Á đến những thành tích nổi bật.

Chiến thắng ấn tượng của đội tuyển bóng chuyền nam trước gã khổng lồ Trung Quốc, những tấm HCB nằm ngoài dự đoán mà Phạm Quốc Khánh (wushu), Trịnh Văn Vinh (cử tạ) có được, hay chiến thắng thuyết phục của các cô gái bóng chuyền trước Ấn Độ... đã tạo nên những khoảnh khắc đẹp cho thể thao Việt Nam ở đấu trường châu lục.

(Theo SGGPO)

Khoảnh khắc Asiad 2018

Khoảnh khắc ăn mừng chiến thắng của các cô gái bóng chuyền Việt Nam.Phạm Quốc Khánh biểu diễn bài Nam côn rất ngoạn mục.

THỨ BẢY 25 - 8 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Góc ảnh đẹp

THỂ THAO

Vạt nắng giữa rừng. Ảnh: Lý Hoàng Long

VIẾT TRỌNG

Những thành viên 20 tuổi, cao 1,64 m, thanh

mảnh, nhưng Lê Thị Thắm trong sân bóng nhanh như một con sóc.

Chơi ở vị trí chuyền 2, nhiệm vụ của Thắm là thực hiện các cú nâng bóng chính xác để đồng đội phía trên lưới tấn công nhưng VĐV mang băng đội trưởng người xã Đông Thanh - Lâm Hà này còn làm rất tốt việc phòng thủ của đội, khi cần bọc lót cho các cầu công khi lên lưới.

“Em chơi bóng từ năm lớp 6, cả nhà em đều chơi bóng chuyền được, mà cả thôn Tầm Xá em hầu như ai ai cũng chơi được mà, nam cũng như nữ”- Thắm cười tươi.

Nằm hơi sâu bên trong dọc theo con đường nối từ Nam Ban lên Đà Lạt qua ngã Tà Nung với những vườn cà phê xanh ngút bạt ngàn, Đông Thanh - nơi VĐV Lê Thị Thắm sinh ra, là một trong những xã có phong trào bóng chuyền rất mạnh của Lâm Hà, cả bóng chuyền nam và bóng chuyền nữ.

“Đông Thanh có 7 thôn nhưng chỉ trừ một thôn có ít người chơi, 6 thôn còn lại đều có đội bóng nam và đội bóng nữ, mỗi đội có 14 - 15 người, lớn có nhỏ có, chiều nào cũng thi đấu rất vui, mỗi thôn đều có 2-3 sân, như thôn Tầm Xá của em chơi tại nhà sinh hoạt thôn” - Thắm cho biết.

Đông Thanh hằng năm trong những năm gần đây theo Thắm cho biết đều tổ chức giải vô địch bóng chuyền nam và bóng chuyền nữ cấp xã rất vui, mỗi thôn cử một đội nhưng có thôn có đến 2 - 3 đội cùng tham dự, chia bảng ra đấu. Xã sau giải sẽ tuyển chọn các VĐV xuất sắc vào đội hình để thi đấu cấp huyện.

Thi đấu xông xáo trong đội hình thôn, Thắm được chọn vào đội tuyển bóng chuyền nữ của xã Đông Thanh thi đấu giải huyện và 4 năm liền đội xã Đông Thanh đều giành cúp vô địch huyện. Được chọn vào đội tuyển bóng chuyền nữ huyện tham dự giải tỉnh 4 lần, đội trưởng Lê Thị Thắm đã 2 lần vinh dự cùng đội huyện nâng cúp vô địch tỉnh.

“Chắc do chơi bóng từ nhỏ

ĐỘI BÓNG CHUYỀN NỮ PHONG TRÀO CỦA LÂM HÀ

Đội bóng chuyền nữ Lâm Hà - 2 năm liền 2017 và 2018 vô địch tỉnh. Ảnh: Viết Trọng

Nhờ phong trào bóng chuyền nữ phát triển mạnh trong huyện, hầu hết các thành viên đội bóng huyện đều được tuyển chọn từ phong trào, 2 năm liền đội bóng chuyền nữ Lâm Hà đã vô địch tỉnh.

nên em thích thể thao, thích vận động; thể thao làm mình nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, làm đội trưởng nên phải biết cách động viên toàn đội cùng chơi” - Thắm chia sẻ.

Một thành viên khác của đội tuyển bóng chuyền nữ huyện, VĐV Nguyễn Thanh Huyền, 32 tuổi, cũng đến từ giải phong trào của xã Gia Lâm - Lâm Hà.

Xã Gia Lâm, theo Thanh Huyền, lâu nay có phong trào văn nghệ, TDTT vào hàng đầu cấp xã tại Lâm Hà, đặc biệt là các hoạt động của Hội Người cao tuổi xã rất sôi nổi với dưỡng sinh, bóng chuyền hơi, bóng cửa... Xã cũng có phong trào bóng chuyền nam rất mạnh trong huyện lâu nay, và dù bóng chuyền nữ gần đây mới phát triển nhưng đã có đến 5 - 6 thôn trong xã có đội bóng chuyền nữ. Những năm gần đây, bên cạnh giải vô địch bóng chuyền nam cấp xã, Gia Lâm còn tổ chức giải bóng chuyền nữ cấp xã.

Với chị Huyền, dù mới chơi bóng trong vài năm nay và khá bận rộn với công việc và gia đình nhưng chiều nào cũng thu xếp để chơi bóng cùng các thành viên trong đội Thôn 3 của chị. “Mỗi người đều có công việc của mình, đa số làm nông, cả ngày ngoài vườn, có người lớn tuổi đã trên dưới 60, nhưng đến chiều tập hợp nhau lại để chơi bóng, mưa nắng gì cũng chơi”- chị cười. Đây là lần đầu tiên chị được “triệu tập” lên chơi cho đội tuyển bóng chuyền nữ huyện.

Bên cạnh các thành viên đến từ xã, đội tuyển bóng chuyền nữ huyện cũng có Ngô Thị Mai Linh - VĐV đến từ Công an

huyện - một đơn vị có phong trào bóng chuyền nữ mạnh hiện nay của Lâm Hà.

Năm nay 32 tuổi, người xã Đạ Đờn, Mai Linh chỉ mới chơi bóng chuyền 4 năm nay, từ khi Công an huyện phát động phong trào bóng chuyền nữ trong đơn vị. “Đội nhiều người mới chơi nhưng rất siêng năng và kiên trì, chiều chiều cứ sau ngày làm việc lại ra sân sinh hoạt rất vui, đến nay hầu hết thành viên trong đội đều chơi được nhiều vị trí trên sân”. - Linh cho biết. Hằng năm, Mai Linh cùng các thành viên của đội đơn vị mình thường xuyên tham gia giải bóng chuyền nữ toàn huyện cũng

như giải ngành của Công an tỉnh.Truyền thống bóng chuyền nữBóng chuyền nữ trong nhiều

năm nay đã phát triển rất mạnh tại các xã trên địa bàn huyện Lâm Hà.

“Huyện cũng có bóng chuyền của nam nhưng bóng chuyền nam phát triển không mạnh bằng bóng chuyền nữ hiện nay. Hầu như tất cả các xã, thị trấn trong huyện đến nay đều có đội bóng chuyền nữ của mình, nhiều xã hằng chục năm nay đều tổ chức giải bóng chuyền nữ cấp xã” - bà Chế Phương Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Lâm Hà cho biết.

Mạnh nhất hiện nay tại huyện

theo bà Nam, chính là 2 xã Đông Thanh và Đạ Đờn. Mỗi thôn tại 2 xã này ít nhất đều có một đội bóng chuyền nữ, nhiều thôn có đến 2 - 3 đội. Đặc biệt, xã Đạ Đờn có các đội bóng chuyền nữ với các thành viên là người dân tộc thiểu số trong các thôn, sinh hoạt rất đều hằng ngày không thua kém gì các đội bóng chuyền nam.

Cùng với bóng chuyền nữ, Lâm Hà gần đây còn phát triển rất mạnh môn bóng đá nữ 5 người trong nhà.

Với bóng chuyền nữ, hằng năm, Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện định kỳ tổ chức từ 1 đến 2 giải bóng chuyền nữ cấp huyện trong dịp 8/3 hay 20/10. Huyện cũng tổ chức giải bóng đá nữ 5 người trong nhà vô địch huyện, đến nay hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều cử đội tham dự cả bóng chuyền nữ và bóng đá nữ.

“Chúng tôi luôn khuyến khích các xã tổ chức giải cấp cơ sở hằng năm, hỗ trợ xã bóng lưới, tập huấn, cử trọng tài điều hành giải; khuyến khích các xã vận động xã hội hóa thêm nguồn lực để tổ chức nhiều hơn các môn thể thao đông người chơi trên địa bàn, trong đó có bóng chuyền nữ. Huyện trên nền phong trào này sẽ chọn các VĐV từ các xã để thành lập đội tuyển huyện tham gia giải tỉnh. Có thể nói 2 chức vô địch bóng chuyền nữ toàn tỉnh của đội Lâm Hà trong 2 năm gần đây có được là nhờ phong trào quần chúng địa phương phát triển” - bà Nam khẳng định.