4
Các bản thông tin tóm tắt của CIFOR cung cấp các thông tin khoa học ngắn gọn chính xác về các chủ đề hiện tại trong nghiên cứu lâm nghiệp Số 9, Tháng 12 năm 2011 www.cifor.org Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về các tiếp cận dựa trên hệ sinh thái phục vụ việc thích ứng của người dân khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Terry Hills 1 và Emilia Pramova 2 Bản thông tin tóm tắt này này khái quát các kết quả của một phân tích được thực hiện gần đây về trình độ nhận thức và nhu cầu thông tin liên quan đến tiếp cận dựa vào hệ sinh thái trong quá trình thích ứng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những kết quả này sẽ cung cấp thông tin cho việc thiết kế một công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ cho các bên liên quan tham gia vào sự phát triển, thích ứng và giảm nguy cơ thảm họa. Các tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng Theo những tính toán hiện nay, những tác động của biến đổi khí hậu tại châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng tăng đáng kể trong vòng 50 năm tới (IPCC 2007). Ở châu Á, năng suất cây trồng đang giảm do nền nhiệt độ tăng, biến động về phân bổ lượng mưa và thay đổi theo mùa, kèm theo hạn hán và lũ lụt. Đặc biệt, nạn ngập lụt ở vùng ven biển đang ảnh hưởng đến các vùng châu thổ rộng lớn có đông dân cư sinh sống. Do tình hình biến đổi khí hậu ngày một khắc nghiệt, cùng với những áp lực do phát triển gây ra, các nước Nam Á và Đông Nam Á sẽ phải chịu tác động lớn hơn bởi các rủi ro do lũ lụt và bị đối mặt trực tiếp với các dạng hình thời tiết cực đoan khác, chẳng hạn như bão, lở đất và cháy rừng. 1 Conservation International 2 CIFOR Các đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương đặc biệt dễ bị tổn thương. Nước biển dâng, ngập lụt vùng ven biển, sự nhiễm mặn vào nguồn nước ngọt, xâm nhập mặn vào đất đai, giảm lượng cung cấp nước ngọt vốn đã ít ỏi, cùng với những thay đổi về tần suất gió lốc và kèm theo đó là nước dâng do bão sẽ đặt các hệ sinh thái trọng yếu, các cơ sở hạ tầng, khu dân cư và các hoạt động sinh kế trước những nguy cơ bị đe dọa. Trong vòng 50 năm tới, nếu không có biện pháp nào được tiến hành, người dân ở đây sẽ phải đối mặt với những tác động về khí hậu ngày càng nhiều (IPCC 2007). Việc xây dựng các chính sách và chiến lược thích ứng từng phần, thực hiện các biện pháp “không mắc sai lầm” và các giải pháp ‘đôi bên cùng có lợi’ sẽ rất quan trọng 3 . Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái bao gồm quản lý tổng hợp đất đai, nguồn nước và các tài nguyên sinh vật khác nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững trên nguyên tắc bình đẳng (Quyết định số 6, Hội nghị Lần Thứ 5 các bên Tham gia Công ước về Biến đổi Khí hậu, 2000). Các tiếp cận như vậy có thể tạo ra các giải pháp ‘không mắc sai lầm’ có hiệu quả và hiệu suất tốt về mặt chi phí giúp hạn chế khả năng bị tổn thương của người dân, cũng như các chiến lược phát triển không bị ảnh hưởng của khí hậu (Andrade et al.; CBD 2009; TEEB 2009; WB 2009). Khi các hệ sinh thái này cung cấp các dịch vụ quan trọng cho sự thích ứng của con người đối với biến đổi khí hậu, thì tiếp cận như vậy được gọi là thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EBA). Một số dịch vụ của hệ sinh thái có thể làm giảm khả năng bị tổn thương trong bối cảnh châu Á – Thái Bình Dương bao gồm: Các khu rừng ngập mặn có thể giúp điều tiết nước biển dâng và bảo vệ bờ biển trước các cơn bão lớn Thảm thực vật ven sông và ở các vùng ngập lũ có thể làm giảm những tác động gây sốc nhờ chúng làm chậm dòng lũ và giảm đỉnh lũ. Các hệ thống nông – lâm nghiệp có thể duy trì được năng suất khi có biến động về khí hậu, nhờ có cây cối bảo vệ mùa màng, cung cấp chất dinh dưỡng trong những điều kiện khắc nghiệt và tăng khả năng phục hồi của toàn hệ thống nói chung. Sự thích ứng dựa vào hệ sinh thái có thể tạo ra nhiều ‘đồng lợi ích’ về xã hội, kinh tế và văn hóa cho cộng đồng địa phương, chẳng 3 “Thích ứng từng phần” nguyên văn là “incremental adaptation”. Những giải pháp thích ứng “không mắc sai lầm” (nguyên văn - “no regret” (không phải hối hận)) sẽ giảm thiểu nguy cơ kém thích ứng (maladaptation) và có thể sử dụng cho mọi kịch bản trong tương lai, kể cả khi không có biến đổi khí hậu. Những giải pháp cùng có lợi (win-win) đóng góp vào quá trình thích ứng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển, giảm nhẹ và xóa đói giảm nghèo. Chúng cũng có thể được sử dụng trong trường hợp không có biến đổi khí hậu. Các thông điệp chính Các bên liên quan chính tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhìn chung đều nhận thức được tiềm năng của các dịch vụ của hệ sinh thái đối với việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với con người – thường được gọi là thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EBA). Hiện các thông tin thực tế về tiềm năng và hạn chế của EBA chưa được cung cấp đầy đủ cho các nhà hoạch định chính sách và những người làm công tác phát triển. Một cuộc khảo sát trên mạng đã khẳng định nhu cầu thực hiện các nghiên cứu điển hình cấp khu vực và cung cấp tài liệu hướng dẫn qua mạng. Một công cụ hỗ trợ ra quyết định sẽ cho phép các bên liên quan có thể xác định các cơ hội, nguy cơ và hiệu quả chi phí của các chiến lược EBA trong các bối cảnh khác nhau một cách dễ dàng hơn.

Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về các tiếp cận ...nghị Bàn tròn về Biến đổi Khí hậu ở Thái Bình Dương tháng 3/2011 tại Niue, thảo

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về các tiếp cận ...nghị Bàn tròn về Biến đổi Khí hậu ở Thái Bình Dương tháng 3/2011 tại Niue, thảo

Các bản thông tin tóm tắt của CIFOR cung cấp các thông tin khoa học ngắn gọn chính xác về các chủ đề hiện tại trong nghiên cứu lâm nghiệp

Số 9, Tháng 12 năm 2011 www.cifor.org

Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về các tiếp cận dựa trên hệ sinh thái phục vụ việc thích ứng của người dân khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Terry Hills1 và Emilia Pramova2

Bản thông tin tóm tắt này này khái quát các kết quả của một phân tích được thực hiện gần đây về trình độ nhận thức và nhu cầu thông tin liên quan đến tiếp cận dựa vào hệ sinh thái trong quá trình thích ứng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những kết quả này sẽ cung cấp thông tin cho việc thiết kế một công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ cho các bên liên quan tham gia vào sự phát triển, thích ứng và giảm nguy cơ thảm họa.

Các tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứngTheo những tính toán hiện nay, những tác động của biến đổi khí hậu tại châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng tăng đáng kể trong vòng 50 năm tới (IPCC 2007).

Ở châu Á, năng suất cây trồng đang giảm do nền nhiệt độ tăng, biến động về phân bổ lượng mưa và thay đổi theo mùa, kèm theo hạn hán và lũ lụt. Đặc biệt, nạn ngập lụt ở vùng ven biển đang ảnh hưởng đến các vùng châu thổ rộng lớn có đông dân cư sinh sống. Do tình hình biến đổi khí hậu ngày một khắc nghiệt, cùng với những áp lực do phát triển gây ra, các nước Nam Á và Đông Nam Á sẽ phải chịu tác động lớn hơn bởi các rủi ro do lũ lụt và bị đối mặt trực tiếp với các dạng hình thời tiết cực đoan khác, chẳng hạn như bão, lở đất và cháy rừng.

1 Conservation International

2 CIFOR

Các đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương đặc biệt dễ bị tổn thương. Nước biển dâng, ngập lụt vùng ven biển, sự nhiễm mặn vào nguồn nước ngọt, xâm nhập mặn vào đất đai, giảm lượng cung cấp nước ngọt vốn đã ít ỏi, cùng với những thay đổi về tần suất gió lốc và kèm theo đó là nước dâng do bão sẽ đặt các hệ sinh thái trọng yếu, các cơ sở hạ tầng, khu dân cư và các hoạt động sinh kế trước những nguy cơ bị đe dọa.

Trong vòng 50 năm tới, nếu không có biện pháp nào được tiến hành, người dân ở đây sẽ phải đối mặt với những tác động về khí hậu ngày càng nhiều (IPCC 2007). Việc xây dựng các chính sách và chiến lược thích ứng từng phần, thực hiện các biện pháp “không mắc sai lầm” và các giải pháp ‘đôi bên cùng có lợi’ sẽ rất quan trọng3.

Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái bao gồm quản lý tổng hợp đất đai, nguồn nước và các tài nguyên sinh vật khác nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững trên nguyên tắc bình đẳng (Quyết định số 6, Hội nghị Lần Thứ 5 các bên Tham gia Công ước về Biến đổi Khí hậu, 2000). Các tiếp cận như vậy có thể tạo ra các giải pháp ‘không mắc sai lầm’ có hiệu quả và hiệu suất tốt về mặt chi phí giúp hạn chế khả năng bị tổn thương của người dân, cũng như các chiến lược phát triển không bị ảnh hưởng của khí hậu (Andrade et al.; CBD 2009; TEEB 2009; WB 2009). Khi các hệ sinh thái này cung cấp các dịch vụ quan trọng cho sự thích ứng của con người đối với biến đổi khí hậu, thì tiếp cận như vậy được gọi là thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EBA). Một số dịch vụ của hệ sinh thái có thể làm giảm khả năng bị tổn thương trong bối cảnh châu Á – Thái Bình Dương bao gồm:

• Các khu rừng ngập mặn có thể giúp điều tiết nước biển dâng và bảo vệ bờ biển trước các cơn bão lớn

• Thảm thực vật ven sông và ở các vùng ngập lũ có thể làm giảm những tác động gây sốc nhờ chúng làm chậm dòng lũ và giảm đỉnh lũ.

• Các hệ thống nông – lâm nghiệp có thể duy trì được năng suất khi có biến động về khí hậu, nhờ có cây cối bảo vệ mùa màng, cung cấp chất dinh dưỡng trong những điều kiện khắc nghiệt và tăng khả năng phục hồi của toàn hệ thống nói chung.

Sự thích ứng dựa vào hệ sinh thái có thể tạo ra nhiều ‘đồng lợi ích’ về xã hội, kinh tế và văn hóa cho cộng đồng địa phương, chẳng

3 “Thích ứng từng phần” nguyên văn là “incremental adaptation”. Những giải pháp thích ứng “không mắc sai lầm” (nguyên văn - “no regret” (không phải hối hận)) sẽ giảm thiểu nguy cơ kém thích ứng (maladaptation) và có thể sử dụng cho mọi kịch bản trong tương lai, kể cả khi không có biến đổi khí hậu. Những giải pháp cùng có lợi (win-win) đóng góp vào quá trình thích ứng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển, giảm nhẹ và xóa đói giảm nghèo. Chúng cũng có thể được sử dụng trong trường hợp không có biến đổi khí hậu.

Các thông điệp chính

• Các bên liên quan chính tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhìn chung đều nhận thức được tiềm năng của các dịch vụ của hệ sinh thái đối với việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với con người – thường được gọi là thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EBA).

• Hiện các thông tin thực tế về tiềm năng và hạn chế của EBA chưa được cung cấp đầy đủ cho các nhà hoạch định chính sách và những người làm công tác phát triển.

• Một cuộc khảo sát trên mạng đã khẳng định nhu cầu thực hiện các nghiên cứu điển hình cấp khu vực và cung cấp tài liệu hướng dẫn qua mạng.

• Một công cụ hỗ trợ ra quyết định sẽ cho phép các bên liên quan có thể xác định các cơ hội, nguy cơ và hiệu quả chi phí của các chiến lược EBA trong các bối cảnh khác nhau một cách dễ dàng hơn.

Page 2: Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về các tiếp cận ...nghị Bàn tròn về Biến đổi Khí hậu ở Thái Bình Dương tháng 3/2011 tại Niue, thảo

Số 9Tháng 12 năm 2011

Hình 2. Số người tham gia vào khảo sát tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chia theo tiểu vùng

Lũ lụt

Bão

Nhiệt độ

Hạn hán

Tổn thấttài sản

Tổn thấtcuộc sống

Năng suấtnông nghiệp

Hệ thốngrừngngập mặn

Thảm thực vật ven sôngvà vùng ngập lũ

Nông lâmkết hợp

Hình 1. Nguy cơ từ biến đổi khí hậu, các ví dụ về hệ sinh thái đệm và kiểu tác động

đồng thời thiết kế và thực hiện các giải pháp EBA trong việc quản lý nguy cơ và lập kế hoạch thích ứng ở quy mô rộng hơn.

Phân tích nhu cầu của người sử dụngĐối với một công cụ hỗ trợ ra quyết định, những người sử dụng chính là các cố vấn cho người ra quyết định ở các cơ quan từ trung ương đến địa phương chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phát triển, thích ứng và giảm thiểu nguy cơ thảm họa (DRR). Bên cạnh đó là những người chịu trách nhiệm thiết kế, đánh giá và giám sát dự án về thích ứng và DRR. Hai nhóm bên liên quan này có thể được hưởng lợi từ việc tăng cường nhận thức về các ưu điểm và hạn chế thực tế của EBA trong bối cảnh hoạt động của họ.

Một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện từ ngày 18/4 đến 25/5/2011 để hiểu rõ hơn tiếp cận phù hợp nhất nhằm bảo đảm rằng EBA là một trong các giải pháp được tính đến trong quá trình lập kế hoạch ở các bối cảnh khác nhau trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Kết quả khảo sát sâu hơn thu được từ một khảo sát khác trong Hội nghị Bàn tròn về Biến đổi Khí hậu ở Thái Bình Dương tháng 3/2011 tại Niue, thảo luận trong khóa tập huấn EBA cho khu vực châu Á do Tổ chức Đất ngập nước Quốc tế (Wetlands International), Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (Conservation International) phối hợp tổ chức ở Orissa, Ấn Độ (8/2010); và một đợt đánh giá về các cổng thông tin chính liên quan đến kiến thức thích ứng của WWF.

Các kết quả đã tập hợp và trình bày ở đây chủ yếu dựa vào cuộc khảo sát qua mạng, nhưng những vấn đề được nêu ra từ các nguồn thông tin khác cũng sẽ được thảo luận.

192 ý kiến trả lời qua mạng đã phần nào thể hiện được tính đại diện về mặt địa lý của đối tượng – các nước đang phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương. Ba mươi đối tượng tham gia đến từ các khu vực khác, trong đó có Úc và New Zealand. Trung Á và Tây Á chiếm tỷ lệ rất nhỏ, vì vậy các kết luận này sẽ có thể không chính xác đối với các khu vực ngoài Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

hạn như ngành du lịch và các hoạt động sinh kế được cải thiện (CBD 2009). Ngoài ra, ở nhiều nơi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một chiến lược EBA có thể đóng vai trò là một giải pháp khả thi tức thời do ít cần đến vốn đầu tư và nguồn lực so với xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng cứng.

Hình 1 thể hiện mối liên hệ giữa một số khả năng chịu tác động từ biến đổi khí hậu hiện đang phổ biến ở châu Á – Thái Bình Dương, những tác động tiềm tàng và vai trò của các kiểu hình hệ sinh thái cụ thể trong việc hấp thu một phần tác động đó.

Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định hành độngQuản lý các hệ sinh thái thông qua việc quy hoạch tổng hợp để con người thích ứng với biến đổi khí hậu là một hướng tiếp cận mới và chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Hiện vẫn còn nhiều sai lệch trong cách hiểu về tiềm năng và hạn chế của nó. Mặc dù mọi người ngày càng thống nhất rằng sử dụng các công trình tự nhiên là một phần quan trọng trong việc phát triển ‘không bị ảnh hưởng bởi khí hậu’, nhưng đầu tư cho tiếp cận EBA mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các hoạt động thích ứng ở châu Á – Thái Bình Dương cũng như những khu vực khác (Pramova et al. 2011).

Các kiến thức dựa trên kết quả thực tế trong một số lĩnh vực chuyên môn có liên quan (như thủy văn, giảm thiểu nguy cơ thảm họa, quản lý đới bờ) có vai trò quan trọng và ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên chúng vẫn còn tản mát và không được điều phối tốt, thậm chí ngay giữa các diễn đàn thức hiện tại về thích ứng. Các bài học thu được từ nghiên cứu và thực hiện EBA thường không đến được với những người ra quyết định và người làm công tác phát triển để cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch phát triển và thích ứng. Các thông tin thực tế về tiềm năng và hạn chế của các hướng tiếp cận EBA trong các bối cảnh khác nhau vẫn chưa được hệ thống hóa hoặc thể hiện dưới một hình thức thân thiện với người sử dụng.

Bản thông tin tóm tắt này mô tả nhu cầu thông tin và hình thức thông tin có thể sử dụng như một công cụ hỗ trợ ra quyết định để các bên liên quan ở châu Á – Thái Bình Dương có thể tiếp cận các thông tin đã được hệ thống hóa nhằm xác định các cơ hội EBA,

Đông Nam Á29%

Nam Á17%

Thái Bình Dương11%

Châu Á-TháiBình Dương

10%

Úc vàNew Zealand

9%

Toàn cầu7%

Ngoài Châu Á-TháiBình Dương

7%

Đông Á5%

Không phân loại4%

Trung và Tây Á,1%

Page 3: Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về các tiếp cận ...nghị Bàn tròn về Biến đổi Khí hậu ở Thái Bình Dương tháng 3/2011 tại Niue, thảo

Số 9Tháng 12 năm 2011

Hình 3. Các mối quan tâm ưu tiên của những người tham gia khảo sát về các thảm họa ảnh hưởng của khí hậu

Kết quả khảo sát về nhận thức và nhu cầu thông tin Đại đa số những người tham gia khảo sát đều quan tâm đến 4 loại tai biến khí hậu: hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng, bão và lốc xoáy. Họ sẽ có thể hưởng lợi nhiều nhất từ một công cụ hỗ trợ ra quyết định trong đó các chủ đề trên được ưu tiên. Điều này cũng phù hợp với tầm quan trọng tương đối của các tai biến này về mặt nguy cơ gây tổn thất về người tại khu vực (UNISDR 2011).

Khá đông những người tham gia khảo sát chọn mục “khác” cho thấy tính chất đa dạng về mặt nhận thức và quan ngại về biến đổi khí hậu. Phần lớn các trách nhiệm ‘khác’ được đề cập liên quan tới hiện tượng băng tan, sự biến mất các khu rừng hoặc thảm thực vật ven bờ, lở đất, nhiễm mặn và xâm nhập mặn.

Về những tác động cấp độ ngành, các đối tượng được hỏi quan tâm đến ba vấn đề quan trọng nhất gồm: các hệ sinh thái và đa dạng

sinh học, sinh kế và nông nghiệp. Để xác định những lĩnh vực ưu tiên cho công cụ hỗ trợ ra quyết định, ba nội dung này có thể được thể hiện dưới dạng tích hợp do mối liên hệ giữa chúng với nhau. Những người tham gia khảo sát cho thấy họ ít quan tâm đến những tác động đối với sức khỏe con người, nghề cá, cơ sở hạ tầng và khu dân cư, mặc dù những tác động như vậy đều được dự báo sẽ tăng cường độ đáng kể trong khu vực. Những tài liệu nâng cao nhận thức và giới thiệu về các tác động đó cũng như vai trò của các dịch vụ ở hệ sinh thái có thể là nhân tố hữu ích trong công cụ hỗ trợ ra quyết định.

Đa số những người được khảo sát (77%) cho biết họ tin rằng các dịch vụ của hệ sinh thái có thể giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với con người trong bối cảnh hoạt động của họ. Điều này cho thấy nhận thức khá tốt về tiềm năng của EBA, tuy nhiên do có 21% thể hiện rằng họ ‘không biết’, nên vẫn sẽ cần phải có thêm các tư liệu bổ sung có tính hướng dẫn hoặc nâng cao nhận thức.

Với câu hỏi ‘nguồn thông tin chủ yếu mà bạn sử dụng để hỗ trợ việc ra quyết định là gì?’, nhóm 4 nguồn được sử dụng phổ biến nhất là: đồng nghiệp, các tài liệu về đánh giá khả năng bị tổn thương, số liệu kinh tế - xã hội và sinh thái học, và cơ sở dữ liệu của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu. Những cuộc thảo luận trong khóa tập huấn về EBA cũng nhấn mạnh rằng các đợt đánh giá về khả năng bị tổn thương và lượng giá kinh tế cần được ưu tiên lồng ghép vào các công cụ, vì chúng có khả năng ‘thuyết phục và trao đổi thông tin’ cũng như định hướng cho quá trình ra quyết định có hiệu quả.

Khi được hỏi về các kiểu thông tin nào được xem là hữu ích nhất, phần lớn những người được khảo sát qua mạng chọn các công

Hình 4. Khảo sát trên mạng thể hiện thông tin thường được lựa chọn trong việc ra quyết định liên quan đến EBA

n = 192

Vấn đề biến đổi khí hậu nào liên quan nhiều nhất đến trách nhiệm của quý vị (có thể chọn nhiều hơn một)

79

28

19

110

103

48

76

54

Nước biển dâng

Nhiệt độ nước biển tăng

Nhiễm acid đại dương

Hạn hán

Lũ lụt

Cháy

Bão và lốc xoáy

Khác

Dạng thông tin hoặc công cụ nào hữu dụng đối với việc ra các quyết định liên quan đến các dịch vụ hệ sinh thái hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu? (có thể chọn 4)

n = 192

0 20 40 60 80 100

Khác 14

Tôi không biết 3

Danh sách các chuyên gia 30

Công cụ sàng lọc nguy cơ để xây dựngtính thích ứng trong công việc hiện tại 58

Số liệu cơ sở về các hệ sinh thái và đa dạng sinh học 78

Làm thế nào để hướng dẫn các nghiên cứu về đánh giá tác độngcủabiến đổi khí hậu lên các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học 73

Làm thế nào để hướng dẫn phân tích các dịch vụ hệ sinh thái và vai tròcủa chúng trong thích ứng của từng ngành, bao gồm cả lượng giá kinh tế 82

Làm thế nào để hướng dẫn đánh giá tính dễ bị tổn thươngvàxác định các chiến lược thích ứng của từng ngành cụ thể 77

Các nghiên cứu điểm phù hợp từ các khu vực khác 55

Các nghiên cứu điểm trình bày về đánh giá tính dễ bị tổn thương và lập kếhoạch thích ứng trong các ngành cụ thể ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 98

95Các nghiên cứu điểm về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên cáchệ sinh thái và tính đa dạng sinh học ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Page 4: Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về các tiếp cận ...nghị Bàn tròn về Biến đổi Khí hậu ở Thái Bình Dương tháng 3/2011 tại Niue, thảo

Số 9Tháng 12 năm 2011

Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tếCIFOR thúc đẩy sự phồn vinh cho nhân loại, bảo tồn môi trường và bình đẳng thông qua việc triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về chính sách và các phương thức hoạt động ảnh hưởng đến rừng ở các nước đang phát triển. CIFOR là một trong 15 trung tâm trực thuộc Nhóm Tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR). CIFOR có trụ sở đóng tại Bogor (Indonesia) và các văn phòng tại châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

www.cifor.org blog.cifor.org

Thông tin bổ sungCông trình này hiện đang được hoàn thiện. Để có thêm thông tin hoặc đóng góp thêm những kết quả nghiên cứu điển hình, thông tin về dự án hoặc các số liệu liên quan khác, xin liên hệ với Terry Hills qua địa chỉ thư điện tử [email protected] hoặc Emilia Pramova qua địa chỉ thư điện tử [email protected].

trình nghiên cứu điển hình trong khu vực. Điều này cũng phù hợp với những nhu cầu mà các học viên tham gia tập huấn EBA đã nêu ra cũng như với kết quả khảo sát thí điểm ở Thái Bình Dương, trong đó khẳng định rằng một công cụ hỗ trợ ra quyết định có yếu tố nghiên cứu điển hình sẽ rất dễ sử dụng. Tài liệu hướng dẫn thực tế cũng được đề cập khá nhiều bởi các đối tượng tham gia khảo sát qua mạng cũng như các học viên dự lớp tập huấn EBA; những người được khảo sát qua mạng còn cho rằng số liệu cơ bản cũng quan trọng. Để có thể tạo ra và chia sẻ thông tin, các đối tượng tham gia khảo sát nói họ thích hình thức trực tuyến hơn, trong đó có tập huấn qua mạng. Công cụ phù hợp nhất cần được đưa lên mạng.

Dù có khuynh hướng sở thích như vậy, khoảng 1 phần ba số người được khảo sát cho biết họ chưa từng sử dụng các trang web phổ biến như weADAPT (www.weadapt.org), Asia-Pacific Adapt (www.asiapacificadapt.net) hay Adaptation Learning Mechanism (www.adaptationlearning.net), và điều này hàm ý rằng công cụ hỗ trợ ra quyết định cần phải được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, kết hợp với một chương trình nâng cao nhận thức dựa trên các nền tảng tri thức hiện có.

Những yếu tố cấu thành một công cụ hỗ trợ ra quyết địnhMột công cụ hỗ trợ ra quyết định cần phải đưa ra được những thông tin thiết thực và về những tai biến cụ thể về các chiến lược EBA cho phép các bên liên quan có thể xác định các cơ hội, rủi ro, hiệu quả chi phí và nhu cầu xây dựng năng lực cho việc hoạch định và triển khai các chiến lược khác nhau, đồng thời thực hiện những đánh giá so sánh giữa các giải pháp thích ứng (xem Hình 1). Thông tin mà công cụ đó tạo ra phải cho phép các bên liên quan cân nhắc và phân tích kỹ hơn các giải pháp trong bối cảnh địa phương và so sánh chúng với các giải pháp công trình, từ đó đề xuất các ưu điểm tương đối so với những công cụ hiện có. Cần dành nhiều sự tập trung vào các nghiên cứu điểm và các dự án thích ứng đã được triển khai – tính hiệu quả của chúng sẽ được đánh giá theo các mục đích của công cụ này. Hiện trạng về kiến thức và các số liệu đa dạng sinh học liên quan đến các giải pháp EBA cần được củng cố từ các tài liệu đã được phản biện chuyên môn hoặc tư liệu chưa công bố chính thức (hay ‘tư liệu xám’) từ các dự án, cơ quan, tổ chức và các sáng kiến.

Dựa vào những thông tin đã thu thập được, chúng tôi đề xuất rằng tất cả các thông tin đều cần được sắp xếp lại và đưa lên mạng, với các bộ lọc tin theo từng loại hình mối nguy, chiến lược và địa bàn.v.v.... Những công cụ như vậy có thể dễ dàng đặt trong các diễn đàn thông tin về thích ứng với biến đổi khí hậu hiện có. Ngoài ra, cũng có thể xem xét các hình thức chuyển tải thông tin về công cụ hỗ trợ ra quyết định, chẳng hạn như các công cụ tin học hoặc sách in.

Lời cảm ơnCông trình này là sáng kiến chung giữa tổ chức Bảo tồn Quốc tế và CIFOR, được thực hiện với sự đóng góp của tổ chức Đất ngập nước Quốc tế, WWF Hoa Kỳ và Ban thư ký Chương trình Môi trường Khu vực Thái Bình Dương. Báo cáo tiếng Việt này là do Nguyễn Song Hà dịch, do Nguyễn Đức Tú biên tập và chỉnh sửa. Phạm Thu Thủy cũng đã hiệu đính bản tiếng Việt của báo cáo

Tham khảoAndrade Pérez, A., Herrera Fernandez, B. và Cazzolla Gatti, R. 2010 Building

resilience to climate change: ecosystem-based adaptation and lessons from the field. International Union for the Conservation of Nature, Gland, Thụy Sĩ.

Convention on Biological Diversity (CBD) 2009 Connecting biodiversity and climate change mitigation and adaptation: report of the second ad hoc technical expert group on biodiversity and climate change. Technical Series No. 41. CBD, Montreal, Canada.

Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) 2007 Climate change 2007: synthesis report. Contribution of Working Groups I, II and III to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Báo cáo đánh giá lần thứ tư. IPCC, Geneva, Thụy Sĩ.

Pramova, E., Locatelli, B., Brockhaus, M. và Fohlmeister, S. [sắp tới] Ecosystem services in the national adaptation programmes of action. Climate Policy.

United Nations Environment Programme 2009 The economics of ecosystems and biodiversity for national and international policy makers – summary: responding to the value of nature. UNEP, Wesseling, CHLB Đức.

United Nations International Strategy for Disaster Reduction Secretariat (UNISDR) 2011 Revealing risk, redefining development. Global assessment report on disaster risk reduction. UNISDR, Oxford, UK. http://www.unisdr.org/we/inform/publications/19846 (Tháng Mười 2011)

World Bank 2009 Convenient solutions to an inconvenient truth: ecosystem-based approaches to climate change. World Bank, Washington, DC.

www.conservation.org