39
Dự án Hợp nhất bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang, GTZ (do AusAID tài trợ) XÁC ĐỊNH Để XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm 2008 Thuy, 2008

Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

Dự án Hợp nhất bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang, GTZ

(do AusAID tài trợ)

XÁC ĐỊNH

Để

XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO

Ngƣời viết:

Nguyễn Thị Thanh Thúy

22 tháng 10 năm 2008

Thuy, 2008

Page 2: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

2

A – THÔNG TIN CƠ BẢN

GTZ phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang bắt đầu triển khai dự án “Bảo tồn và Phát triển Khu

Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang” (Giai đọan I), do AusAID tài trợ. Mục tiêu tổng quát của Dự

án là sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Kiên Giang bền vững có sự quản lý hiệu

quả các khu bảo tồn. Xây dựng và triển các chương trình nâng cao nhận thức về tầm quan trọng

của việc thay đổi khí hậu, đa dạng sinh học, các vấn đề về rác thải với các nhóm mục tiêu khác

nhua là một trong những hoạt động chính của Dự án.

Thành quả 4 của Dự án – Các chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường cùng thực hiện với

Dự án Sóc Trăng là một trong những hợp phần trong dự án giúp dự án đạt mục tiêu tổng quát của

mình. Đối với thành quả 4, việc xây dựng các nguồn tài liệu giáo dục về thay đổi khí hậu, đa

dạng sinh học và rác thải được xem như là phương pháp tiếp cận bền vững. Phần này được thiết

kế như là công việc được phân công cho chuyên gia giáo dục quốc tế, chuyên gia này sẽ có mặt ở

Kiên Giang vào tháng 11 năm 2008, tháng 1 và tháng 2 năm 2009. Các nhóm mục tiêu là học

sinh trường tiểu học trong thành phố Rạch Giá và các cộng đồng nông thôn và Kh’mer nghèo

trong bốn huyện ven biển của dự án, VQG U Minh Thượng, vùng đệm VQG Phú Quốc.

Việc viết báo cáo này là bước đầu cung cấp cho chuyên gia quốc tế thông tin cơ bản ban đầu

nhằm xây dựng sách tham khảo về rác thải, thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học.

Thông tin bao gồm:

1. Tham khảo các phương pháp tiếp cận trên toàn cầu đối với vấn đề giáo dục phát triển bền

vững (2005- 2014).

2. Luật bảo vệ môi trường, hướng dẫn triển khai giáo dục địa phương của Chính phủ Việt Nam

và Bộ Giáo dục & Đào tạo (MoET).

3. Học sinh được giáo dục về rác thải, thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học đến mức độ nào với

việc thực hiện tài liệu giảng dạy cấp 1 quốc gia ở thành phố Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, An

Biên, An Minh. Thông tin này sẽ giúp chuyên gia quốc tế xây dựng ý tưởng về phương pháp hợp

nhất nội dung sách tham khảo vào việc dạy và học các bộ môn này.

4. Tình hình hiện nay của việc xả rác ở các trường cơ sở tại 04 xã ở Hòn Đất, Kiên Lương, An

Biên và An Minh.

5. Thông tin của các xã.

6. Ý kiến đề xuất thiết kế sách tham khảo.

Page 3: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

3

B – THAM KHẢO LUẬT, QUYẾT ĐỊNH VÀ HƢỚNG DẪN

I – THẬP KỶ GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC (2005

– 2014)

Thập kỷ Giáo dục Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc (2005-2014) được Đại Hội Đồng

Liên Hiệp Quốc thông qua vào tháng 12 năm 2002. Giáo dục Phát triển Bền vững cho phép có

sự hợp nhất các nguyên tắc phát triển bền vững vào nhiều khía cạnh tình huống học hỏi

khác nhau.

Việc triển khai Giáo dục Phát triển Bền vững (ESD) giúp cho học sinh có được tầm nhìn mới,

giúp học sinh hiểu thế giới mình đang sống và đề cập tính phức tạp và sự liên hệ lẫn nhau của

các vấn đề khó khăn, nghèo đói, phá rừng, tiêu thụ rác thải, suy thoái môi trường, phát triển dân

số, sức khỏe, v.v…..

ESD áp dụng các phƣơng pháp đa ngành và tổng thể nhằm nâng cao vị thế của học sinh bằng

các kiến thức và kỹ năng đáp ứng một tương lai bền vững và những thay đổi về giá trị, hành vi,

lối sống để đưa ra quyết định và hành động phù hợp với văn hóa và phong tục địa phương.

II – CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

“Luật Bảo vệ Môi trƣờng” của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 10

tháng 1 năm 1994 nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường được xem là một trong những trách nhiệm

quan trọng của bất kỳ cá nhân người Việt Nam nào phù hợp vớc các điều dưới đây:

Điều 6 - “Tất cả các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, tuân thủ

luật pháp bảo vệ môi trường, có quyền và nghĩa vụ phát hiện và tố giác bất kỳ hành động

nào vi phạm luật pháp bảo vệ môi trường”.

Điều 12 – “Tất cả các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tất cả các loài động thực

vật hoang dã, duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ rừng, biển và tất cả các hệ sinh thái.

Điều 15 – “tất cả tổ chức và cá nhân phải bảo vệ các nguồn nước, các hệ thống cung cấp

và thoát nước, thảm thực vật, các trang thiết bị vệ sinh và tuân thủ quy định về vệ sinh

công cộng ở các thành phố, trung tâm du lich và các khu sản xuất”

Điều 37 của Luật Bảo vệ Môi trường nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc đào tạo, giáo dục,

vận động và phổ biến kiến thức và luật pháp về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, luật pháp nhấn

mạnh viêc hợp tác với các thể chế nước ngoài khác về công tác bảo vệ môi trường như trong

điều quy định dưới đây:

Điều 46 - “Chính phủ Việt nam ưu tiên đối với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức

nước ngoài và các cá nhân về lĩnh vực đào tạo nhận lực về môi trường ở Việt Nam”.

Ghi chú: Luật pháp đã được Quốc hội điều chỉnh và thông qua tại Kỳ họp thứ XI ngày 19 tháng

11 năm 2005.

Page 4: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

4

Chiến lƣợc Bảo vệ Môi trƣờng Quốc gia của Việt Nam 2001 – 2010 ký kết nhiều công ước

môi trường đa phương và các các kế hoạch hành động quốc gia khác về việc bảo vệ đa dạng sinh

học, đất ngập nước và môi trường.

Quyết định số 20/2006/QD-TTg về việc “Phát triển giáo dục, đào tạo và giáo dục dạy nghề

ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đến 2010”, ngày 20 tháng 1 năm 2006. Riêng về sách giáo khoa

và các phương pháp giảng dạy và học, Quyết định nêu rõ điều quan trọng là phải xem xét các

kinh nghiệm cuộc sống và điều kiện của học sinh ở Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm xây dựng

chương trình học linh động, các phương pháp học và giảng dạy. Đối việc xây dựng sách tham

khảo về việc giảng dạy và học kiến thức địa phương, Quyết định cũng chỉ rõ rằng sách giáo khoa

trong giáo trình là cơ sở cơ bản soạn hướng dẫn / sách tham khảo địa phương. Những bộ sách

này cần phải liên quan đến những trãi nghiệm về cuộc sống của học sinh và các điều kiện kinh tế

và xã hội địa phương.

III – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (MoET)

Quyết định số 4354/BGDDT-GDTH quy định về “Giáo dục môi trƣờng” của MoET, ngày

19 tháng 5 năm 2008.

Quyết định số 896/BGDT-GDTH quy định về “Hƣớng đẫn điều chỉnh việc giảng dạy và học

ở các trƣờng cơ sở” của MoET, ngày 13 tháng 2 năm xác định rằng giáo viên không được phép

mang vào những nội dung không có trong sách giáo khoa và giáo trình vì điều này sẽ là gánh

nặng việc học đối với học sinh. Tuy nhiên, giáo viên được phép sử dụng các sách tham khảo để

xây dựng các giáo án tốt và có ý nghĩa mà nội dung các giáo án này phù hợp với kiến thức địa

phương của học sinh. Theo quyết định này, mỗi trường học có trách nhiệm hoặc linh động xây

dựng các nội dung bài giảng cụ thể, các phương pháp giảng dạy, chất lượng nội dung và thời

gian lên lớp.

Quyết định số 5982/BGDDT-GDTH quy định về “Hƣớng dẫn giảng dạy và học kiến thức

địa phƣơng ở các trƣờng cơ sở” của MoET, ngày 7 tháng 7 năm 2008 xác định:

Nếu giảng dạy chủ đề địa lý mà nội dung có liên quan đến điều kiện địa phương về lĩnh

vực đa dạng sinh học, địa hình, v.v… thì giáo viên phải cho học sinh cơ hội thu thập

thông tin hiện có nơi chúng đang sinh sống và xây dựng kiến thức về những gì đang xảy

ra xung quanh chúng ở địa phương. Số lượng tiết học hằng năm giảng dạy và học địa lý

địa phương là 02 tiết một năm cho lớp 5. Đối với lớp 4, nội dung địa phương sẽ được

giảng dạy kết hợp với giáo trình quốc gia.

Giáo dục môi trường được xem là một trong những nội dung chính của môn học đạo đức.

Quyết định này cho phép thiết kế tài liệu tham khảo về môi trường và bảo vệ môi trường.

Trường học có ít nhât 03 tiết hằng năm giảng dạy và học về môi trường.

Việc xây dựng các sách tham khảo giảng dạy và học sử dụng ở địa phương nên đáp ứng

các tiêu chuẩn kế thừa, thực tế và mang tính khoa học. Sách tham khảo có thể được xem

là sách tham khảo cho giáo viên hoặc được sử dụng chính thức phục vụ cho việc soạn

giáo án, bài kiểm tra và phân công công tác.

Page 5: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

5

Hƣớng dẫn số 40/2008/CT-BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH–BGDĐT của MoET, ngày 22

tháng 7 năm 2008 nhằm mục đích đưa ra khái niệm thực hiện trường học thân thiện với học sinh

và học tập tích cực. Những tài liệu này chưa có hướng dẫn cụ thể về việc làm sao làm cho trường

học trở nên thân thiện với học sinh và làm sao sử dụng việc học tập tích cực với học sinh. Tuy

nhiên, đây là thông tin cơ bản nhằm đưa vào các hoạt động và trò chơi nhằm khuyến khích sự

tham gia tích cực của học sinh trong việc thiết kế sách tham khảo.

Quyết định số 51/2007/QD-BGDDT quy định về “Quy định đối với trƣờng cơ sở” của

MoET, ngày 31 tháng 8 năm 2007 nhấn mạnh rằng sách giáo khoa được sử dụng chính thức

trong việc giảng dạy và học tập. Trường học có trách nhiệm trang bị cho giáo viên các nguồn

sách tham khảo và khuyến khích giáo viên sử dụng các nguồn sách tham khảo này để soạn giáo

án để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập cao.

C – GIÁO TRÌNH QUỐC GIA

Từ các lớp 1 đến lớp 5 với các môn khoa học và tự nhiên xã hội, học sinh xây dựng kiến thức

tổng quát về các cơ thể sống, hệ sinh thái, năng lượng, môi trường và tác động của các họat động

con người đối với môi trường.

Lớp 1

Ở lớp 1, học sinh bắt đầu học về môi trường xung quanh chúng bao gồm nhà cửa, cộng đồng và

trường học. Học sinh cũng xây dựng kiến thức về động vật, thực vật và hệ sinh thái các sinh vật

sống này.

Lớp 2

Học sinh xây dựng thêm nữa nhận thức về môi trường cộng đồng. Học sinh biết về những lợi ích

trong việc giữ gìn nhà cửa và cộng đồng sạch đẹp. Kiến thức của học sinh về khái niệm cộng

đồng ở cấp độ này được mở rộng từ nhà đến trường, hàng xóm, trang trại và vườn, v.v…. Học

sinh tiếp tục học hỏi các hoạt động nào giúp cho trường sạch đẹp. Học sinh bắt đầu xây dựng

kiến thức cơ bản về thực vật, động vật, cuộc sống dưới nước và hệ thống mặt trời.

Lớp 3

Carbon dioxide (CO2) được giới thiệu đến học sinh trong bài học về hệ thống hô hấp (cơ thể con

người). Học sinh biết không khí bị ô nhiễm là gì và tác động của nó đối với sức khỏe đặc biệt là

hệ hô hấp. Khái niệm về môi trường được mở rộng nhiều hơn ở lớp này. Các hoạt động khác

nhau của con người (nền công nghiệp, kinh doanh, nông nghiệp, thông tin, v.v…) được giới

thiệu có liên quan đến môi trường trong các đô thị và nông thôn. Đặc biệt, học sinh biết về các

vấn đề rác thải và tác động của rác thải đối với sức khỏe của con người. Thông tin về rác thải

được nêu chi tiết bao gồm quản lý rác thải, nâng thức của công chúng về rác thải, quản lý nước

thải, xử lý nước và vệ sinh. Học sinh tiếp tục học về sinh học, động vật, thủy sinh và hệ thống

mặt trời ở mức độ chi tiết hơn. Chủ đề hệ thống mặt trời giúp cho học sinh có được kiến thức về

lợi mà mặt trời đem lại cho cuộc sống của các sinh vật sống và con người. Cụ thể con người sử

dụng mặt trời như thế nào trong các hoạt động của con người. Các câu hỏi áp dụng (phân loại

hoa) cũng được sử dụng ở học sinh lớp 3, ví dụ “Gia đình của bạn đã đang làm gì để sử dụng ánh

sang mặt trời và nhiệt độ”

Lớp 4 Học sinh học khái niệm cơ bản về nước, chu trình của nước và mối quan hệ giữa nước và sinh

vật sống và con người. Học sinh cũng được học về việc làm sạch nước bị ô nhiễm và nước sạch

Page 6: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

6

để phát triển thêm nữa kiến thức của học sinh về nước. Đặc biệt, học sinh được giải thích rõ rang

nước bị ô nhiễm như thế nào bởi các họat động của con người. Tại sao nước bị ô nhiễm, theo

sách giáo khoa là do quản lý rác thải yếu kém, chất thải công nghiệp, phân bón, khói bụi và dầu

nhớt. Học sinh học các tác dộng của nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người và những cách

mà học sinh có thể làm để bảo vệ và tiết kiệm nước. Học sinh cũng được yêu cầu thiết kế các áp

phích để nâng cao nhận thức của con người về nước và các hành động của học sinh trong việc

giữa gìn nước trong sạch. Chủ đề không khí được giảng dạy để phát triển khái niệm của học sinh

về không khí, ôxy, ni tơ và dioxide các bon. Học sinh cũng được giới thiệu về chất lượng không

khí sạch và không khí bị ô nhiễm như thế nào. Học sinh cũng được yêu cầu lập danh sách những

gì mà chúng có thể làm để bảo vệ không khí không bị ô nhiễm. Học sinh xây dựng sự nhận thức

của chúng về các hoạt động như trồng cây, quản lý tốt rác và làm giảm dioxide các bon.

Lớp 5

Học sinh được giới thiệu về những ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu đối với thời tiết và cuộc

sống của con người chi tiết hơn. Học sinh biết về năng lượng, môi trường và các nguồn tài

nguyên thiên nhiên. Thông qua những bài học này, học sinh nhận ra rằng các hoạt động của con

người bao gồm phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, dân số có tác động đến môi trường.

Với chủ đề về năng lượng, học sinh biết năng lượng được tái tạo từ nhiều nguồn khác nhau như

mặt trời, gió, nước, biogas, dầu và than. Học sinh biết những lợi ích khi sử dụng các nguồn năng

lượng khác nhau. Học sinh nhận thức về lý do tại sao con người cần phải tiết kiệm điện. Học

sinh biết lý do tại sao phá rừng làm than củi gây ra lụt lội và sạt lở đất. Học sinh biết dioxide các

bon nguy hiểm đối với môi trường và nên có nhiều cách quản lý khôn ngoan các chất thải và khí

thải công nghiệp. Các nguồn năng lượng sinh được nhấn mạnh là tầm quan trọng đối với việc

bảo vệ môi trường. Học sinh tiếp tục học những kiến thức cô động về hệ sinh thái được học ở các

lớp 1 đến lớp 4. Học sinh biết được những vai trò quan trọng của các nguồn tài nguyên thiên

nhiên đối với con người. Học sinh biết lý do tại sao khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên

thiên này và ô nhiễm có tác động đến đời sống con người. Học sinh có nhận thức về lý do tại sao

khai thác dầu và chất thải công nghiệp đang làm ô nhiễm không khí và nước. Chủ đề sử dụng đất

thu hút sự chú ý của học sinh về lý do tại sao con người sử dụng đất và nhiều lý do khác nhau

cho nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau. Chủ đề này cũng bao gồm các vấn đề về sử dụng hóa

chất, phân bón dẫn đến việc suy thoái chất lượng đất. Học sinh biết rằng xả rác tồi tệ làm hại cho

đất. Nên làm gì để bảo vệ môi trường là điều lý thú với thông tin về luật, chính sách bảo vệ môi

trường. Học sinh được giới thiệu vài hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, trồng lúa bật

thang và xử lý tốt rác thải. Từ những thông tin trên, có thể nói rằng giáo trình quốc gia đối với

các môn khoa học và xã hội tự nhiên, các chủ đề về thay đổi khí hậu, đa dạng sinh học, các vấn

đề về rác thải đã được giới thiệu cho học sinh lớp 3 đến lớp 5. Vì vậy, sẽ có nhiều cơ hội thiết kế

sách tham khảo cho giáo viên giúp phát triển thêm nữa nhận thức của học sinh về các chủ giúp

phát triển năng lực của học sinh trong việc thực hành. Cũng sẽ có nhiều cơ hội thiết kế nhiều

hoạt động khuyến khích ngôn ngữ của học sinh và phát triển tính toán thông qua việc tham gia

trò chơi hoặc các hoạt động giải đáp câu đố.

D – THÔNG TIN VỀ TRƢỜNG HỌC

Thông tin được thu thập được từ những chuyến đi đến 6 trường cơ sở ở thành phố Rạch Giá, Hòn

Đất, Kiên Lương, An Biên và An Minh (xem phụ lục– thông tin tham quan đến trường học,

tháng 10 năm 2008).

Page 7: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

7

Xả rác

Hầu hết các trường học sinh đề xanh và xạch. Những trường này đạt tiêu chuẩn đánh giá là

“Trường đẹp, xanh và xạch”. Lớp học có cây xanh trên tường và của số. Các trang thiết bị vệ

sinh cơ bản cho học sinh và giáo viên ở các trường học chính. Nhận thức về việc giữ trường sạch

được xây dựng ở vài trường là “trường chuẩn quốc gia”. Vài trường còn áp dụng phân loại “rác

vô cơ” và “rác hữu cơ” với học sinh.

Trường Hồng Bàng ở Thành phố Rạch Giá được xem là mô hình tốt về việc phân loại rác thải và

thực hiện việc tái chế, làm mới và sử dụng lại các đồ dung cũ (đồ chơi) với học sinh.

Tuy nhiên, hầu hết các trường học ở các huyện xả rác mà không phân loại. Đốt rác bên ngoài là

tập tục phổ biến. Tái chế, sử dụng lại và làm mới rác không được áp dụng ở nhiều trường học.

Các trường học ở các huyện Hòn Đất và Kiên Lương hoàn toàn xanh và sạch trong khi các

trường học khác ở An Minh và An Biên thì không. Trong những khu trường học này, rác thải

không được quản lý tốt lắm. Hầu hết các lớp học bị phủ đầy bụi và rác ở mọi nơi trên nền nhà. Ở

trường học ở huyện An Biên, nơi xả rác được tìm thấy ở gần cửa hàng ăn. Tài liệu tham khảo

hoặc tài liệu về quản lý rác thải hiện có trong các trường học là danh sách từ 11 đến 15 tiêu

chuẩn đánh giá dành cho “Trường đẹp, xanh và sạch” của Sở Giáo Dục & Đào tạo (DoET) (phụ

luc 2 & 3 “11 tiêu chuẩn đánh giá chọn trường đẹp xanh và sạch” & “15 tiêu chuẩn đánh giá

chọn trường đẹp, xanh và sạch”).

Vài trường học có áp phích, slogan và tranh vẽ của học sinh về các hoạt động giữ trường sạch.

Những áp phích, slogan và tranh vẽ này không được sử dụng tốt.

Xem phục lục 4 “Thông tin trường” để có thêm thông tin.

Thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học

Hầu hết các trường học không có tài liệu tham khảo về thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học.

Khái niệm về thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học là cách mới đối với nhân viên cấp cao của

trường. Học sinh ở lớp 4 và 5 có thể phát triển kiến thức của chúng về thay đổi khí hậu, tác động

của việc thải chất CO2, đa dạng sinh học khi học môn khoa học, tự nhiên xã hội.

Khi giáo trình quốc gia cho phép giáo viên được phép 15% thời gian linh động cho việc giảng

dạy các sách tham khảo địa phương thì học sinh có cơ hội biết về đa dạng sinh học địa phương

bao gồm các vườn quốc gia hoặc động thực vật bị đe dọa, v.v… ở Kiên Giang. Tuy nhiên, điều

này vẫn còn phụ thuộc vào việc chuẩn bị bài giảng của từng giáo viên.

Triển khai việc học tập tích cực

Với việc triển khai Hướng dẫn số 40/2008/CT-BGDĐT của MoET về việc “thi xây dựng trường

học thân thiện và học sinh tích cực”, hiệu trưởng các trường và nhân viên của BoET ở tỉnh Kiên

Giang hiểu rằng “trường học thân thiện” là trường học xanh và sạch. Hầu hết các lớp học không

có dấu hiệu học sinh làm việc theo nhóm thực hiện các hoạt động. Giáo viên bị nhìn thấy đang

ngồi ở bàn trong suốt giờ giảng bài. Lớp học không phản ánh môi trường học tích cực của học

sinh. Cũng không có dấu hiệu giảng dạy và công cụ trợ giảng được làm phục vụ cho bài giảng.

Page 8: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

8

E – THÔNG TIN CỘNG ĐỒNG

Người Kh’mer nghèo chiếm khoảng 20 đến 30% dân số của bốn xã Thọ Sơn (Hòn Đất), Bình An

(Kiên Lương), Đồng Yên (An Biên) và Đồng Hòa (An Minh). Hầu hết người Kh;mer nghèo

kiếm sống bằng cách làm công ở đồng ruộng, các nhà máy sản xuất xi măng và các bãi khai thác

đá. Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ các hộ Kh’mer nghèo theo chương trình 135. Không khí ở xã

Thọ Sơn (Hòn Đất) và Bình An (Kiên Lương) đã bị ô nhiễm bởi các công ty khai thác đá và các

công ty sản xuất xi măng (Holcim, Hà Tiên II, Con Gà và các công ty ở Kiên Giang). Tại xã

Đông Yên, nước trong các kênh rạch đã bị ô nhiễm bởi phân bón và chất diệt côn trùng có hại.

Ủy ban nhân dân xã Bình An (Kiên Lương), Đông Hòa (An Minh) đã hỗ người dân địa phương

cải thiện kế sinh nhai của mình thông qua các chương trình trồng và bảo vệ rừng. Người dân địa

phương cũng đang gia trong các cuộc họp về bảo vệ rừng. Tuy nhiên, học không thể kiếm sống

được từ các chương trfnh này vì nạn phá rừng vẫn còn diễn ra. Xã Bình An (Kiên Lương) là vị

trí đảo nổi tiếng có tên là “Phụ tử”. Các dịch vụ du lịch đang bùng bổ trong xã này. Xin vui lòng

đọc Phụ lục 4 về Thông tin trường học (trang 17-40) để có thêm thông tin về các xã đã được

kiểm tra ở Hòn Đất, Kiên Lương An Biên và An Minh.

F – Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Theo Thập kỷ Giáo dục Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc (2005-2014), lụât của Chính

phủ Việt Nam và các quyết định của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như thông tin được thu thập từ

các đợt kiểm tra vài ý kiến đề xuất được đưa ra để xây dựng sách tham khảo như sau:

1 – Xây dựng sách tham khảo về rác thải, thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học được đề xuất rất

cao cho các trường tiểu học ở Kiên Giang. Sách tham khảo sẽ đóng góp vào nỗ lực Việt Nam đạt

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đến năm 2015.

2 – Các chủ đề trong sách tham khảo cần phải liên kết chặt chẽ với giáo trình tiểu học quốc gia

cho các chủ đề tự nhiên xã hội, khoa học và địa lý.

3 – Xây dựng các hoạt động và trò chơi trong sách tham khảo cần phải xem xét là giáo viên và

học sinh tại các trường ở Kiên Giang mà chưa quen với các phương pháp học hỏi tích cực.

4 – Cần thiết tổ chức hội thảo cho giáo viên giới thiệu sách tham khảo và phương pháp triển khai

các hoạt động và trò chơi với học sinh. Đây cũng là cơ hội tốt nhận được ý kiến phản hồi từ giáo

viên trước khi xem xét in ấn với việc phê chuẩn của MoET.

5 – Hoạt động cho học sinh về việc làm mới hoặc sử dụng các đồ chơi cũ của trường Hồng Bàng

(Rạch Giá) có thể được xem là một trong những hoạt động tốt cho bộ sách tham khảo.

6 – Thông tin cơ bản về rác thải, thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học nên được đưa vào bộ sách

tham khảo. Thông tin cần được đơn giản và dễ hiểu đối với học sinh và giáo viên.

Rác thải – Thông tin cơ bản sẽ giúp giáo viên và học sinh nâng cao nhận thức về tác động của

chất nhựa đối với môi trường, sinh vật biển, chất lượng đất ở Kiên Giang. Phân loại rác thải: “tái

chế, tái sử dụng và làm mới” sẽ là điểm trọng tâm chính. Ví dụ

Page 9: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

9

Đa dạng sinh học – Thông tin cơ bản sẽ giúp cho giáo viên và học sinh trả lời nhiều câu hỏi: “đa

dạng sinh học nghia là gì?” “Sinh cảnh là gì và lưới sự sống là gì?” hoặc “Tại sao bảo tồn / phát

triển đa dạng sinh học là quan trọng?”. Thông tin về đa dạng sinh học ở Kiên Giang cần phải

được được đưa như là thông tin thực tế địa phương.

Thay đổi khí hậu – Thông tin cơ bản giúp cho giáo viên và học sinh trả lời các câu hỏi “Các

điều kiện về thay đổi khí hậu?”, “Tại sao thay đổi khí hậu trở thành một vấn đề quan trọng đối

với Kiên Giang / Việt Nam?”, “Chúng ta có thể làm gì để làm giảm tác động của việc thay đổi

khí hậu đối với các huyện ven biển của Kiên Giang?”

7 – Bộ sách tham khảo sẽ có sách tham khảo về áp phích về môi trường do Dự án xây dựng bao

gồm các đề xuất về phương pháp triển khai các hoạt động sử dụng các áp phích với học sinh.

8 – Bộ sách tham khảo nền phải có sách tham khảo về các công trình vẽ của học sinh về môi

trường được thu thập từ các trường tiểu học trong các huyện dự án và ở những nơi khác.

9 – Thiết kế các hoạt động và trò chơi phục vụ cho bộ sách tham khảo sẽ đáp ứng các yếu tố

khác như:

- Lựa chọn các hoạt động học hỏi khác nhau.

NHỰA * Nhựa mất đến 100 năm mới bị phân hủy.

* Nhựa chiếm đến 90% rác thải trôi nổi trên

biển, đe dọa đời sống của động vật phù du, chi,

cá và thực vật biển.

TÁI CHẾ

Khi 1 tấn rác được tái chế, người ta sẽ tiết

kiệm

17 cây gỗ

21.000 lít nước

30 kg không khí không bị ô nhiễm

23 m3 chất thải đầy đất

Page 10: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

10

- Các cơ hội tham gia học hỏi theo cặp đôi, nhóm nhỏ và toàn bộ lớp học.

- Các nhiệm vụ thực tế có liên quan đến các trãi nghiệm trong cuộc sống thực của học sinh.

- Các cơ hội cho học sinh áp dụng các cấp suy nghĩ khác nhau (bloom taxonomy).

- Các cơ hội cho học sinh sử dụng kiến thức / kỹ năng ngôn ngữ và toán học. Ví dụ: học

sinh có thể xây dựng biểu đồ các vị trí rác ở xã như bên dưới đây.

10 – Nếu có thể, có thể xây dựng danh sách các ấn phẩm có liên quan đến bộ sách tham khảo. Sẽ

rất hữu ích cho giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và phát triển nghề nghiệp của giáo viên.

Page 11: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

11

Phụ lục 1: THÔNG TIN THAM QUAN TRƢỜNG HỌC

Ngày Trƣờng tiểu

học

Xã Thành phố /

huyện

Ngƣời tham gia

16/10/08 Hồng Bàng Tp Rạch Giá Thúy, Ông Huỳnh Phúc Lợi

(hiệu trưởng), Ông Trần

Quốc Hùng (Trưởng phòng

Giáo dục Rạch Giá)

17/10/08

Buổi sáng

Thọ Sơn 1 Thọ Sơn Hòn Đất Thúy, Ông Nguyễn Hữu

Thuận (Phòng Giáo dục),

Cô Doãn Thị Giang (Phòng

Giáo dục), Ông Trương Văn

Dũng (Hiệu trưởng) và Cô

Nguyễn Thị Tách (phó hiệu

trưởng)

17/10/08

Buổi sáng

Hòn Sóc Thọ Sơn Hòn Đất Thúy, Ông Nguyễn Hữu

Thuận (Phòng Giáo dục),

Cô Doãn Thị Giang (Phòng

Giáo dục), Cô Lương Thị

Băng (phó hiệu trưởng)

17/10/08

Buổi

chiều

Trường Chính

Bình An

Bình An Kiên Lương Thúy, Cô Bùi Thị Ly

(Phòng giáo dục), Ông Lê

Thanh Tuấn (hiệu trưởng)

17/10/08

Chiều

Trường chi

nhánh Bình

An

Bình An Kiên Lương Thúy, Cô Bùi Thị Ly

(Phòng giáo dục), Ông Lê

Thanh Tuấn (hiệu trưởng)

21/10/08

Buổi sáng

Đông yên I Đông Yên An Biên Thúy, Ông Nguyễn Văn

Thương (Phòng Giáo dục),

Ông Đinh Thanh Vui (phó

hiệu trường)

21/10/08

Buổi sáng

Đông yên II Đông Yên An Biên Thúy, Ông Nguyễn Văn

Thương (Phòng Giáo dục),

Ông Ngô Minh Thượng

(phó hiệu trưởng)

21/10/08

Buổi

chiều

Đông Hòa II Đông Hòa An Minh Thúy, Ông Nguyễn Thảo

Sơn (Phòng Giáo dục), Ông

Nguyễn Ngọc Thanh (hiệu

trưởng)

Page 12: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

12

Phụ lục 2: 11 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƢỜNG ĐẸP, SẠCH VÀ XANH

Trường: Huyện:

Thời gian đánh giá:

STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa Điểm cho

1. Trồng cây

Lựa chọn địa điểm tốt để trồng cây

Đã lựa chọn tốt giống cây trồng phù hợp với trường và

điều kiện thổ nhưỡng địa phương

1

Trồng hoa và cây cảnh trên đất hoặc trong chậu kiểng

để cải thiện vẻ đẹp của trường

1

Tạo điều kiện tốt cho học sinh và giáo viên thưởng

thức bóng mát tốt, hoa và cây cảnh

1

Chăm sóc cây thường xuyên 1

2. Sân trƣờng

Có sân trường để giúp học sinh trong lúc học hỏi 3

Viết tên mỗi cây và ghi chú tác dụng của cây 1

3. Giảm xói mòn đất

Xây bờ kè bảo vệ đất khỏi bị xói mòn 1

Trồng cỏ hoặc trồng cây bảo vệ đất khỏi bị xói mòn 2

Xây dựng hệ thống thoát nước tốt 1

4. Quản lý xả rác

Có nhiều loại thùng rác khác nhau. Thùng rác được

trang trí rất đẹp và đặt ở những nơi đã dự định

2

Thu gom rác thường xuyên và xả rác đúng nơi quy

định

2

5. Khu vực vệ sinh

Xây dựng các trang thiết bị vệ sinh đúng tiêu chuẩn

cho giáo viên và học sinh

1

Có đủ trang thiết bị vệ sinh cho học sinh 1

Thường xuyên giữ gìn khu vực vệ sinh sạch sẽ 2

6. Tiết kiệm điện và nƣớc

Có hệ thống nước và điện đúng tiêu chuẩn để đảm bảo

nguồn nước sạch và hạn chế việc không sử dụng

misuse nước và điện

2

Thông báo cho học sinh về việc chi trả tiền điện và

nước hằng tháng để học sinh nhận thức được về việc

tiết kiệm nước và điện

1

7. Có cây trong lớp học và văn phòng trƣờng

Treo cây trên tường trong lớp và văn phòng trường 2

Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh trường, lớp học 1

Sử dụng phấn không bụi để viết bảng 1

Page 13: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

13

Trưng bày / trang trí đẹp lớp học và văn phòng trường

8. Hoạt động bảo vệ môi trƣờng

Vẽ hình ảnh, áp phích và báo tường về môi trường.

Hình lớn có chất lượng cao treo trên tường của lớp

học

1

Tổ chức họp bàn về môi trường. Tham gia chiến dịch

nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

1

Có các hoạt động cắm trại ngoài trời với chủ đề về

môi trường

1

9. Trắc quan sự cải thiện môi trƣờng học đƣờng

Ghi chép và chụp hình trắc quan những thay đổi về

môi trường vào năm học

1

Tổ chức triển lãm hình ảnh về môi trường được chụp

trong thời gian trắc quan

1

Khuyến khích học sinh, giáo viên, nhân viên và người

dân địa phương tham gia các hoạt động cải thiện môi

trường học đường

1

10. Nhân rộng tác động tích cực của môi trƣờng

đối với cộng đồng

Mời các chuyên gia địa phương hỗ trợ trường học

thông qua hoạt động

1

Tham gia chiến dịch, xây dựng nâng cao nhận thức về

vệ sinh môi trường và bảo vệ người dân địa phương

1

Trao đổi về các vấn đề về môi trường với ủy ban nhân

dân và các thể chế địa phương

1

11. Các có sở xây dựng khác (chỉ được áp dụng đối

với các trường học có những điều kiện có sẵn)

Đào ao nhỏ (hoặc xây hòn non bộ) 2

Trồng khuông viên cây nhỏ trong trường 1

Trồng cây con, phân hữu cơ trong trường và cộng

đồng

1

Tổng cộng 40

Tổng số điểm:

Điểm đánh giá

1. Tốt: từ 32 điểm trở lên

2. Khá tốt: từ 26 đến 31,5 điểm

3. Trung bình: từ 20 đến 25,5 điểm

4. Không có: Tiêu chuẩn đánh giá “Trường đẹp, xanh và sạch” sẽ không áp dụng cho

trường ở tình huống khác nhau hoặc trường được phân loại là trường bị thiệt thòi.

Ngày đánh giá: Cán bộ đánh giá:

Page 14: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

14

Phụ lục 3: 15 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƢỜNG HỌC ĐẸP, XANH VÀ SẠCH

Trường: Huyện:

Thời gian đánh giá:

STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa Điểm

1. Trồng cây

Lựa chọn địa điểm tốt để trồng cây

Đã lựa chọn tốt giống cây trồng phù hợp với trường và

điều kiện thổ nhưỡng địa phương

1

Trồng hoa và cây cảnh trên đất hoặc trong chậu kiểng

để cải thiện vẻ đẹp của trường

1

Tạo điều kiện tốt cho học sinh và giáo viên thưởng

thức bóng mát tốt, hoa và cây cảnh

1

Chăm sóc cây thường xuyên 1

2. Sân trƣờng

Có sân trường để giúp học sinh trong lúc học hỏi 3

Viết tên mỗi cây và ghi chú tác dụng của cây 1

3. Giảm xói mòn đất

Xây bờ kè bảo vệ đất khỏi bị xói mòn 1

Trồng cỏ hoặc trồng cây bảo vệ đất khỏi bị xói mòn 2

Xây dựng hệ thống thoát nước tốt 1

4. Quản lý xả rác

Có nhiều loại thùng rác khác nhau. Thùng rác được

trang trí rất đẹp và đặt ở những nơi đã dự định

2

Thu gom rác thường xuyên và xả rác đúng nơi quy

định

2

5. Khu vực vệ sinh

Xây dựng các trang thiết bị vệ sinh đúng tiêu chuẩn

cho giáo viên và học sinh

1

Có đủ trang thiết bị vệ sinh cho học sinh 1

Thường xuyên giữ gìn khu vực vệ sinh sạch sẽ 2

6. Tiết kiệm điện và nƣớc

Có hệ thống nước và điện đúng tiêu chuẩn để đảm bảo

nguồn nước sạch và hạn chế việc không sử dụng

misuse nước và điện

2

Thông báo cho học sinh về việc chi trả tiền điện và

nước hằng tháng để học sinh nhận thức được về việc

tiết kiệm nước và điện

1

7. Có cây trong lớp học và văn phòng trƣờng

Treo cây trên tường trong lớp và văn phòng trường 2

Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh trường, lớp học 1

Sử dụng phấn không bụi để viết bảng 1

Trưng bày / trang trí đẹp lớp học và văn phòng trường

Page 15: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

15

8. Hoạt động bảo vệ môi trƣờng 1

Vẽ hình ảnh, áp phích và báo tường về môi trường.

Hình lớn có chất lượng cao treo trên tường của lớp

học

1

Tổ chức họp bàn về môi trường. Tham gia chiến dịch

nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

1

Có các hoạt động cắm trại ngoài trời với chủ đề về

môi trường

9. Trắc quan sự cải thiện môi trƣờng học đƣờng 1

Ghi chép và chụp hình trắc quan những thay đổi về

môi trường vào năm học

1

Tổ chức triển lãm hình ảnh về môi trường được chụp

trong thời gian trắc quan

1

Khuyến khích học sinh, giáo viên, nhân viên và người

dân địa phương tham gia các hoạt động cải thiện môi

trường học đường

10. Nhân rộng tác động tích cực của môi trƣờng

đối với cộng đồng

1

Mời các chuyên gia địa phương hỗ trợ trường học

thông qua hoạt động

1

Tham gia chiến dịch, xây dựng nâng cao nhận thức về

vệ sinh môi trường và bảo vệ người dân địa phương

1

Trao đổi về các vấn đề về môi trường với ủy ban nhân

dân và các thể chế địa phương

11. Các có sở xây dựng khác (chỉ được áp dụng đối

với các trường học có những điều kiện có sẵn)

2

Đào ao nhỏ (hoặc xây hòn non bộ) 1

Trồng khuông viên cây nhỏ trong trường 1

12. Môi trƣờng học tập an toàn

Có tường xung quanh cứng hoặc hàng rào bằng cây

bảo đảm an toàn cho trường và cũng giúp môi trường

học đường

2

Có sân chơi sạch và tốt cho các hoạt động của học

sinh

1

Trường học cách xa người dân địa phương và nhà của

giáo viên

1

Không có bán hàng rong bên trong trường. Nếu có bán

hàng rong cần áp dụng các quy định vệ sinh và không

gây ra tác hại đối với môi trường học đường

1

13. Sự hỗ trợ của cộng đồng địa phƣơng

Giữ gìn, duy trì và làm mới trường học tốt 3

Bảo đảm cung cấp đầy đủ nước uống cho học sinh và

giáo viên

1

Ban liên lạc phụ huynh giúp trường chăm sóc cây 1

Page 16: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

16

14. Thực tế, văn minh và tác động lâu dài

Trồng nhiều cây cải thiện môi trường học đường và

cho giá trị về kinh tế (“Sao”, “Dầu”, “Xà Cừ”…”)

2

Đặt các trang thiết bị vệ sinh cho giáo viên ở văn

phòng làm việc của trường

1

Giáo viên và học sinh thể hiện nếp sống văn minh và

nhận thức tốt về vệ sinh

1

15. Chăm sóc lớp học và trƣờng học

School

Trường học và lớp học có các quy định hiện có để bảo

đảm các tiêu chuẩn thẩm mỹ và chính quy

3

Giữ phòng chức năng trật tự, vệ sinh và hoạt động có

hiệu quả

2

Tổng cộng 60

Điểm đánh giá:

1. Xuất sắc: 56 – 60 điểm

2. Tốt: 50 – 55 điểm

Ngày đánh giá:

Cán bộ đánh giá:

Page 17: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

17

Phụ lục 4: THÔNG TIN TRƢỜNG HỌC

Tên trường: Trƣờng tiểu học Hồng Bàng

(trường được lựa chọn tổ chức Ngày Môi trường)

Địa chỉ: 179 Nguyễn Hùng Sơn, Rạch Giá, Kiên Giang

Tên hiệu trưởng: Ông Huỳnh Phúc Lợi

Di động: 0919 144 919

A. THÔNG TIN TRƢỜNG HỌC

Lớp Học

sinh

Giáo viên Số lớp Phòng Kinh Kh’mer Các

nhóm dân

tộc khác

1 232 6

2 257 7

3 280 7

4 293 7

5 213 6

Tổng 1.275 50/8 nhân

viên

33 23 1.263 12/8 gái Không

biết

Học sinh của các lớp 1 và 2 tham gia chương trình học 2 ca trong khi học sinh lớp 3,4 và 5 tham

gia chương trình ngày học 1 ca. Tuy nhiên, do thiếu lớp học cho nên chỉ có 8 lớp cấp 1, 2 có

chương trình học 2 ca.

Trường học không có báo cáo số lượng giáo viên giảng dạy một cấp cụ thể. Giáo viên được phân

loại như giáo viên các môn chính và các giáo viên các môn như hội họa, nhạc và các môn vật lý.

Các phòng chức năng

Trường học không có phòng học máy tính và âm nhạc. Ngoại trừ âm nhạc là môn học bắt buộc,

nhưng máy tính chỉ dựa vào sở thích của từng học sinh.

Sân chơi trong trƣờng học

Khu vực diện tích khoảng 2.500 đến 3.000 m2, có nhiều cây xanh và ghế đặt xung quanh. Nước

uống / rửa tay có sẵn trong sân chơi. Vườn hoa trong trường học được trồng và chăm sóc kỹ.

Tình hình hiện nay về thu gom rác thải của học sinh / giáo viên / nhân viên trường

Nhân viên vệ sinh đang phụ trách rác thải trong trường. Có khoảng hơn 10 thùng rác và sọt rác

đặt xung quanh sân chơi. Nhân viên vệ sinh có trách nhiệm đổ rác trong các sọt rác và xe tải đến

thu gom rác.

Thùng rác

Có hai loại thùng rác màu được sử dụng tại trường – thùng rác màu đỏ đựng rác cứng (chai lọ

thủy tinh, v.v…) và thùng rác màu xanh đựng lá cây và giấy.

Page 18: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

18

Các phƣơng pháp xả rác

Học sinh làm vệ sinh lớp học và xả rác vào các thùng đựng rác bằng nhựa ở phía trước lớp học.

Nhân viên vệ sinh sẽ thu gom rác và phân loại chai lọ thủy tinh và giấy để bán để kiếm thêm thu

nhập.

Các hoạt động ngoại khóa về môi trƣờng tại trƣờng học

“Giữ gìn trường em sạch sẽ” là chủ đề chính được đáp dụng tốt ở trường học. buổi sáng thứ hai

hằng tuần, hiệu trưởng nói chuyện vè vấn đề môi trường ở học đường cho học sinh. Gần đây vào

ngày Môi trường Thế giới ngày 5 tháng 6, học sinh tham gia các hoạt động như vẽ tranh, đóng

vai và kể chuyện.

“Chia sẽ đồ chơi cũ với bạn” là chủ đề trong một hoạt động phát triển khái niệm của học sinh về

làm mới / sử dụng lại vật liệu ở trường. Trường học đã tổ chức hội hè nơi học sinh có thể mang

đồ chơi cũ của mình để chia sẽ / cho / trao đổi với bạn cùng trường hoặc khác trường. Các đồ

chơi cũ cũng được người dân địa phương bán đi để có học bổng cho học sinh nghèo.

Ghi chép tài liệu hiện có trong trường về môi trường học đường là danh sách 10 tiêu chuẩn do

DoET thiết kế. Các ký hiệu và áp phích của trường được trưng bày xung quanh trường học.

B. THÔNG TIN TỔ CHỨC NGÀY MÔI TRƢỜNG

Số lượng học sinh được trường tiến cử tham gia các hoạt động trong Ngày Môi truờng

Khoảng 90 em từ lớp 3, 4 và 5 được đề xuất tham gia Ngày Môi trường.

Số lƣợng giáo viên tham gia Ngày Môi trƣờng.

Giáo viên các bộ môn hội họa, khoa học và tự nhiên xã hội sẽ tham gia. Khoảng 30 giáo viên sẽ

tham gia các hoạt động trong Ngày Môi trường.

Số lƣợng nhân viên hỗ trợ Ngày Môi trƣờng

Trường học sẽ chỉ định giáo viên và nhân viên vệ sinh đảm trách các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Tiếp đón khách.

An ninh

Phục vụ đồ uống.

Thu lượm rác.

Giám sát các trò chơi của học sinh và trình bày các công trình của mình.

Số lƣợng khách mà trƣờng có thể tiếp nhận

Khoảng 50 khách mà trường có thể tiếp đón trong Ngày Môi trường. BoET đề nghị có khoảng 20

đại diện từ các trường khác / huyện khác. Những người tham dự này sẽ học và triển khai hoạt

động mô hình này ở trường của mình trong thời gian sau đó.

Page 19: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

19

Khách mà trƣờng mời tham dự Ngày Môi trƣờng

- Trường muốn mời 02 đại diện từ Ban Phụ huynh học sinh.

- Trưởng phòng BoET muốn mừi 20 đại diện từ các trường khác và các xuồng khác.

Thời gian cho Ngày Môi trƣờng

- Ngày Môi trường bắt đầu khoảng7:30 AM và không muộn hơn đối với học sinh.

- Đồng ý rằng học sinh sẽ trở lại ăn trưa khoảng 11:00 AM và sau đó quay lại lúc 2:00 để

tham gia phần trình bày tài liệu.

- Có giải khác (nước, kẹo hoặc trái cây).

Vật liệu sẽ đƣợc trƣờng chuẩn bị: (lò nƣớng? tài liệu? công trình của học sinh về môi

trƣờng)

- Trường đề nghị GTZ chuẩn bị băng rôn về chủ đề Ngày Môi trường, ngày, v.v..

- Áp phích được treo xung quanh công trình của học sinh về chủ đề môi trường.

- Có khoảng 36 công trình nghệ thuật về môi trường ở dạng A3 của học sinh hiện có tại

trường.

- (Tôi giữ các áp phích ở đây để xem liệu chúng ta có thể làm khung cho vài công trình

nghệ thuật này không để trưng bày vào Ngày Môi trường).

- ES sẽ xem xét nơi treo áp phích và tranh nghệ thuật của học sinh vào ngày 5 tháng 11

năm 2008.

Nƣớc uống do trƣờng học chuẩn bị

Trường học yêu cầu GTZ hỗ trợ ngân sách mua nước uống (nước và trái cây) cho khoảng 90 học

sinh, 30 giáo viên và 40 khách.

Trang thiết bị điện của trƣờng

Nguồn điện của trường được Công ty Điện của tỉnh cung cấp. trong trường hợp không có điện thì

trường có thể có điện hỗ trợ từ trung tâm giáo dục thường xuyên kế bên.

Máy phát điện

Đề nghị của hiệu trưởng là cần phải có máy phát điện nhỏ nếu không có điện vào Ngày Môi

trường. Máy phát điện nhỏ sẽ chỉ được sử dụng cho các thiết bị âm thanh.

Chỗ đỗ xe cho học sinh / giáo viên và khách

Chỗ đỗ xe cho xe máy của giáo viên và xe đạp của học sinh nằm bên trong cổng trường. Xe hơi

và xe gắn máy của khách đến dự Ngày Môi trường sẽ đậu dọc theo các con đường bên ngoài.

Các trang thiết bị (bảng, bàn, v.v…) để trưng bày (áp phích, hình ảnh và các sách tham khảo).

Hiệu trưởng và Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo đề nghị rằng áp phích, công trình nghệ thuật

của học sinh, v.v… có thể được treo trên cây xung quanh sân trường. Trường học có bảng trưng

Page 20: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

20

bày công cộng lớn với lớp lưới bảo vệ bên ngoài cũng được sử dụng là nơi trưng bày các tác

phẩm nghệ thuật của học sinh.

Ghế cho học sinh / giáo viên và khách

Hiện có sẵn số lượng học sinh / giáo viên và khách được đề nghị (xem B – Thông tin tổ chức

Ngày Môi trường).

Nhà vệ sinh cho học sinh / giáo viên và khách

Hiện có sẵn

Đáng chú ý là trường học có nhà vệ sinh cho nam và nữ. Các trang thiết bị trong phòng vệ sinh là

cơ bản. Kế hoạch xây dựng lại đã có trong năm tới.

C. THÔNG TIN KHÁCH ĐƢỢC TRƢỜNG ĐỀ NGHỊ

GTZ sẽ làm gì?

- Thông tin các hoạt động trong Ngày Môi trường sẽ được cung cấp cho trường, BoET của

Rạch Giá càng sớm càng tốt để hiểu rõ những hoạt động nào sẽ được thực hiện tại trường.

- Thông tin về số lượng khách do GTZ và BQL tham dự.

- Băng rôn trong Ngày Môi trường.

- Áp phích.

- Nước giải khát.

- Văn phòng phẩm cho các hoạt động của học sinh (giáy dày A4, A3 và A0, bút chì màu /

cục tẩy hoặc bảng dầu nước, keo, dây, v.v….)

- Trao đổi thông tin với Phòng Phát thanh truyền hình.

Trƣờng sẽ giúp thu thập lá chuối cho cho Ngày Môi trƣờng của ES?

Trường sẽ mua lá chuối và lá sen cho các hoạt động của ES.

Trƣờng sẽ muốn có một bộ 8 áp phích về môi trƣờng để tham khảo? Trường thích.

Page 21: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

21

Vài hình ảnh của Trƣờng Hồng Bàng

Page 22: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

22

Page 23: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

23

THÔNG TIN TRƢỜNG HỌC

Huyện: Hòn Đất

Tên Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo (BoET): Ông Nguyễn Văn Bảy

Cán bộ Giáo dục tiểu học BoET: Ông Nguyễn Hữu Thuận

Số điện thoại trường: 077 3841014

I – Thông tin trƣờng học

Tên trường: Trƣờng tiểu học Thọ Sơn I Xã: Thọ Sơn

Hiệu trưởng: Ông Trƣơng Văn Dũng

Phó hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Tách

Số điện thoại trường: 077 3843603

Lớp Học

sinh

Giáo

viên

Số lớp Phòng Kinh/gái Kh’mer/gái Nhóm dân

tộc khác

1 62 2 2

2 52 2 2

3 63 2 2

4 58 2 2

5 57 2 2

Tổng 292 22 10 7 193 99 2 (Hoa)

Ghi chú:

- Khoảng 50% học sinh nghèo của trường là con của gia đình Kh’mer nghèo.

- Tỷ lệ đi học của học sinh người Kh’mer là 90%. Học sinh Kh’mer không hiểu tốt Tiếng

Việt ở trường học, đặc biệt là học sinh lớp 1 và lớp 2. Kinh nghiệm học hỏi cũng bị hạn

chế so với học sinh người Kinh khác.

- 5 trong số 22 giáo viên là giáo viên hội họa, âm nhạc, tiếng Anh / kh’mer.

- Trường học cố gắng đạt được danh hiệu “Trường chuẩn quốc gia” năm 2008.

- Trường học có phòng chức năng phục vụ cho âm nhạc, hội họa, máy tính, kiểm tra y tế và

thư viện.

- Trường học đã nhận được danh hiệu “Trường đẹp xanh và sạch” của DoET, Kiên Giang

trong thời gian 02 năm.

- Trong trường học này, học sinh đóng góp 30.000 đồng mỗi năm.

II – Thông tin cộng đồng

Trường học không có sổ sách tham khảo tổng dân số phường, xã vào thời điểm kiểm tra.

Theo hiệu phó, các hộ gia đình người Kh’mer nghèo được hỗ trợ theo chương trình 135. Chương

trình hỗ trợ xây dựng nhà mới, cho vay vốn nhỏ và kỹ thuật nuôi bò. Vài công ty địa phương

cũng tài trợ mua sách giáo khoa và đồng phục cho học sinh K’hmer.

Page 24: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

24

Vườn bảo vệ gấu được xây dựng bên cạnh trường học.

Trường học nằm xa đường chính và các khu vực xung quanh hoàn toàn sạch và đẹp.

III – Tình hình xả rác hiện nay

Phương pháp phân loại rác - “phi hữu cơ” và “hữu cơ” đã được áp dụng cho học sinh. Hai loại

thùng rác có dán nhãn “rác phi hữu cơ” và “rác hữu cơ” được đặt xung quanh trường. Thùng rác

nhựa cũng có trong các lớp học.

Trường học có hai bức hình vẽ về các hoạt động làm vệ sinh và câu khẩu hiệu “không xả rác”

trên trường học. Những tài liệu này không được lưu trữ tốt.

Học sinh lớp 3, 4 và 5 của trường có trách nhiệm thu gom rác. Những học sinh này được cấp

khẩu trang trong khi thu gom rác. Trường học cũng áp dụng việc đốt rác tại hố rác. Trường học

cũng đã có kế hoạch xây dựng hố rác ngầm nhưng không có nguồn kinh phí.

Việc thực hiện: “tái chế, làm mới và tái sử dụng” chưa được giới thiệu cho học sinh.

Năm ngoái, Phòng Tài nguyên & Môi trường hỗ trợ 1.000.000 đồng cho mỗi trường học chi

nhánh. Số tiền này đã giúp trường tổ chức các hoạt động cho học sinh theo chủ đề “Bảo vệ môi

trường”. Nhiều bức vẽ về môi trường do học sinh vẽ vào ngày đó. Tuy nhiên, hiện tại trong

trường không có bức ảnh nào.

Thư viện có bộ sưu tập về ấn phẩm về bảo vệ môi trường bao gồm 1 áp phích và 3 bức vẽ của

học sinh như sau.

Page 25: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

25

IV – Sách tham khảo hiện nay /Các chƣơng trình giảng dạy về rác thải, thay đổi khí hậu và

đa dạng sinh học

Trường học có 11 tiêu chuẩn quy định phương pháp giữ trường học xanh và sạch của DoET.

Sách tham khảo về bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học chưa được

xây dựng cho trường học hoặc BoET. Học sinh các lớp 4 và 5 có thể xây dựng kiến thức của

mình về thay đổi khí hậu, tác động của việc thải khí CO2, đa dạng sinh học khi học môn khoa

học.

Sách tham khảo về các khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang chỉ có thể được giảng dạy cho học

sinh về môn địa lý nếu giáo viên thực hiện 15% tính linh động về giáo trình về kiến thức địa

phương.

IV – Đề xuất của trƣờng học

- Sách tham khảo về thay đổi khí hậu, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cho giáo

viên và học sinh

Hỗ trợ thùng đựng rác tiêu chuẩn

Page 26: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

26

THÔNG TIN TRƢỜNG HỌC

Huyện: Hòn Đất

Tên Trưởng Phòng BoET: Ông Nguyễn Văn Bảy

Cán bộ Giáo dục tiểu học BoET: Ông Nguyễn Hữu Thuận

Số điện thoại văn phòng: 077 3841014

I – Thông tin trƣờng học

Tên trường: Trƣờng tiểu học Hòn Sóc Xã: Thọ Sơn

Hiệu trưởng: Bà Trƣơng Thị Nhƣ

Phó hiệu trưởng: Cô Lƣơng Thị Bằng

Điện thoại văn phòng: 077 3785515

Lớp Học

sinh

Giáo

viên

Số lớp Phòng Kinh/gái Khmer/gái Nhóm dân

tộc khác

1 159 6 6

2 135 5 5

3 132 4 4

4 118 4 4

5 112 4 4

Tổng 656 27 23 13 340/322 316/166

Ghi chú:

- Tỷ lệ hoàn tất lớp học của trẻ em Kh’mer là 95%. Trường học đã áp dụng chương trình

hỗ trợ giáo viên PEDC và học sinh người Kh’mer học thêm các lớp tiếng Việt. Tuy

nhiên, học sinh vẫn gặp khó khăn trong việc học tiếng Việt.

- Bốn trong 27 giáo viên là giáo viên hội họa, tiếng Kh’mer, tiếng Anh và các môn vật lý.

- Trường tiểu học Hòn Sóc là trường chính. Các trường học vệ tinh khác là Đẹ Chẻ và Đậu

Lò được đính kèm trong trường chính.

- Trường học có chương trình học đường một ca.

- Không có phòng chức năng ở các trường chính và trường vệ tinh nào khác ngoại trừ thư

viện cơ bản và đơn giản.

- Trường học vó cơ sở vệ sinh cho học sinh và giáo viên, nhưng không có phòng riêng

chon nam và nữ. Nước uống không có cho học sinh.

- Học sinh không trả chi phí nào cho trường học.

II – Thông tin về cộng đồng

Tổng dân số của xã Thọ Sơn không có vào lúc đi thăm quan trường.

Dân tộc thiểu số người Kh’mer chiếm phần lớn dân số. Người Kh’mer kiếm sống bằng cách canh

tác nông nghiệp và cắt đá. Hầu hết trong số học sống trong điều kiện tồi tàn. Xã được Chương

Page 27: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

27

trình 135 của chính phủ hỗ trợ. Với chương trình này, chính quyền địa phương đã xây nhà và các

trang thiết bị công cộng cho người Kh’mer.

Ngay trước nhà trường là công trường khai thác đá. Từ vị trí này có thể thấy nhiều bụi bay lên

không khí. Đường đi đến trường bị hư hỏng nặng do xe tải chở đá ra khỏi công trường. Chỉ trong

một giờ, khoảng 5 hoặc 6 xe tải đến và đi ra khỏi công trường khai thác đá. Theo hiệu trưởng,

vào mùa khô, giáo viên và học sinh bị ho nặng. Vì đường bị hư hỏng nặng, học viên thường có

nguy cơ bị tai nạn giao thông khi đi từ nhà đến trường. Theo Phó phòng BoET, Bà Giang, đã có

vài trường hợp giáo viên bị sảy thai vì đi trên đường này.

Tên công ty khai thác đá là Công ty Quang Tuyên.

III – Tình hình xả rác hiện này

Việc thực hiện”tái chế, làm mới và tái sử dụng” không được áp dụng với học sinh. Giáo viên biết

cách sử dụng lịch, chai lọ và thùng carton cũ làm dụng cụ giảng dạy, nhưng học sinh không học

các sử dụng những dụng cụ này để làm những thứ khác.

Trường học cung ứng nhiều rỗ tre cho mỗi lớp học. Trong mỗi lớp có danh sách “những thứ cần

phải làm” để giữa lớp học / trường học sạch sẽ, v.v… Học sinh lớp 4 và lớp 5 có trách nhiệm thu

gom rác. Rác được bỏ vào trong hố rộng và lớn và bảo vệ sẽ giúp đốt rác khi học sinh không đi

học. Hiểu rằng việc sử dụng rác làm phân sinh học là áp dụng tốt nhưng trường học không có cơ

hội áp dụng điều này. Người ta nói rằng trường không có đủ đất.

Trường học có danh sách 11 tiêu chuẩn đánh giá chọn trường “Trường đẹp, sanh và sạch” của

DoET.

Học sinh được nhắc nhở về việc thu gom rác và việc áp dụng này để giữ trường sạch khi học

sinh chào cờ vào mỗi buổi sáng thứ hai.

Công đồng đóng góp công lao động làm vệ sinh trường học khi trường học chuẩn bị đón năm

học mới. Nói chung, cộng đồng tôn trọng môi trường học đường ngoại trừ công ty khai thác đá ở

trước trường học.

Page 28: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

28

III – Sách tham khảo hiện nay / giáo trình học tập về rác, thay đổi khí hậu và đa dạng sinh

học

Kiến thức của học sinh về thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học được xây dựng khi các môn họ

tự nhiên xã hội ở các lớp 1, 2 và 3 và khoa học ở các lớp 4 và 5.

Không có nhiều sách tham khảo về rác thải, thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học. Khi giáo trình

quốc gia cho phép giáo viên có 15% linh động giảng dạy sách tham khảo địa phương, học sinh

có cơ hội học về đa dạng sinh học địa phương bao gồm vườn quốc gia hoặc các loài đang bị đe

dọa, v.v… của Kiên Giang. Tuy nhiên, điều này vẫn còn phụ thuộc vào kế hoạch soạn giáo án.

Trường học không có hình ảnh về vườn quốc gia hoặc động vật / chim / thực vật của Khu Dự trữ

Sinh quyển Kiên Giang. Chỉ có một áp phích về “bảo vệ môi trường” do Bộ Giáo dục & Đào tạo

cung cấp ở trong thư viện.

IV- Ý kiến đề xuất của trƣờng

Page 29: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

29

THÔNG TIN TRƢỜNG HỌC

Huyện: Kiên Lƣơng

Tên của trưởng phòng BoET: Bà Dƣơng Thị Thoa

Cán bộ giáo dục BoET: Bà Bùi Thị Ly

Số điện thoại văn phòng: 077 3854320

I – Thông tin trƣờng học

Tên trường: Trƣờng tiểu học chính An1

Xã: Bình An

Hiệu trưởng: Ông Lê Thanh Tuấn

Số điện thoại của trường: 077 3854320

Lớp Học

sinh

Giáo

viên

Số lớp Số

phòng

Kinh/gái Khm’er/gái Các nhóm

dân tộc

khác

1 130 4 4

2 103 3 3

3 67 2 2

4 105 2 3

5 81 3 3

Tổng 487 15 15 18 419 68

Ghi chú:

- Bảng trên chỉ cho thấy số lượng học sinh, giáo viên tại trường chính.

- Trường học không có phòng chức năng ngoại trừ thư viện cơ bản.

II – Thông tin về cộng đồng

Tổng dân số của xã Bình An khoảng 8.586. Thông tin về dân số người Kh’mer không có trong

trường. Người Kh’mer kiếm sống từ việc làm nông, làm công cho các công ty khai thác đá và

chế biến xi măng. Đánh bắt, trồng rừng và nuôi tôm không phải là phương tiện kiến sống phổi

biến đối với người Kinh.

Chính quyền địa phương áp dụng Chương trình 327 về bảo vệ rừng ở xã Bình An. Với chương

trình này, người dân địa phương được cung cấp tín dụng để bảo vệ rừng trong những khu vực

này. Tuy nhiên, những chương trình tín dụng này không giúp họ kiếm sống cơ bản cho nên phá

rừng vẫn còn xảy ra.

Bốn công ty sản xuất xi măng đang hoạt động trong xã Bình An bao gồm Holcim, Hà Tiên 2,

Con Gà và Kiên Giang. Không khí ô nhiễm thải ra từ các công ty gây bệnh phổi và sức khỏe cho

công nhân và người dân địa phương. Theo bà Ly, cán bộ giáo dục tiểu học của BoET, công ty xi

măng Holcim đã bị chỉ trích vì gây ô nhiễm. Ban ngày, người ta chú ý rằng công ty chỉ thải ra

1 Trường Tiểu học Bình An chỉ được xây dựng lại với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Có bảy trường vệ tinh khác được ngoài trường chính.

Hầu hết các trường vệ tinh đều trong tình trạng tồi tàn. Một trường vệ tinh được tham quan trong chuyến đi này. Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng có trách nhiệm đối với trường chính và bảy trường vệ tinh.

Page 30: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

30

một lượng không khí nhỏ vào không khí. Ban đêm, đó là thời gian người ta chứng kiến nhiều cột

không khí đen ngòm thải vào không khí. Người dân địa phương đã gởi khiếu nại về công ty

Holcim và các công ty sản xuất xi măng khác đến các nhà chức trách địa phương. Tuy nhiên,

chưa có phản ứng tích cực nào từ quan chức địa phương.

Xã Bình An cũng nổi tiếng là nơi có cảnh đẹp và nhiều đảo nhỏ. Du lịch đang phát triển.

III – Tình hình xả rác hiện nay

Trường học còn bề bộn sau khi xây dựng xong. Tuy nhiên, lớp học và sân trường sạch sẽ. Các rỗ

nhựa là các thùng rác phổ biến của học sinh. Trường học có 5 thùng rác tiêu chuẩn đựng rác để

xe tải đến lấy rác hằng ngày.

Việc phân loại rác thành “rác vô cơ” và “hữu cơ” chưa được áp dụng trong học sinh. Việc triển

khai”tái chế, làm mới và tái sử dụng” chưa phổ biến trong học sinh.

Khó cho hiệu trưởng và hai hiệu phó bảo đảm rằng học sinh ở 7 trường học vệ tinh có môi

trường học sức khỏe và sạch. Ở trường vệ tinh, trường học thì sạch, nhưng ở sau trường có nhiều

rác. Có cỏ mọi rộng rãi dọc theo hàng rào trường, giáo viên sử dụng lại các chai nhựa để trồng

cây cảnh.

Page 31: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

31

THÔNG TIN TRƢỜNG HỌC

Huyện: An Biên

Tên trưởng phòng BoET: Ông Đoàn Chí Dũng

Di động: 0919 355 165

Phó trưởng: Ông Nguyễn Văn Thƣợng

I – Thông tin trƣờng học

Tên trường: Trƣờng Tiểu học Đông Yên I2 Xã: Đông Yên

Hiệu trưởng: Ông Tống Ngọc Thi

Phó hiệu trưởng: Ông Đinh Thanh Vui

Số điện thoại trường: 077 3523034

Lớp Học

sinh

Giáo

viên

Số lớp Phòng Kinh/gái Kh’mer Nhóm dân

tộc khác

1 53 5 5

2 95 4 4

3 79 4 4

4 59 3 3

5 48 4 4

Tổng 334 23 23 19 280 54

Ghi chú:

- Bảng trên cho thấy sống lượng học sinh, giáo viên ở trường học chính và ba trường vệ

tinh.

- Ba trong số 23 giáo viên là giáo viên hội họa, âm nhạc và vật lý.

- Trường chính có phòng kiểm tra sức khỏe cho học sinh và thư viện nhưng cả hai đều ở

trong tình trạng tồi tàn. Thư viện được sử dụng như nhà kho giưa thiết bị giảng dạy và

học tập.

- Trường học có cơ sở vệ sinh cho học sinh có các khu riêng biệt chon nam và nữ.

- Tỷ lệ hoàn thành lớp học của học sinh người Kh’mer là 75%. Học sinh Kh’mer không nói

tốt tiếng Việt tại trường.

- Mỗi năm, khoảng 5 đến 10 học sinh bỏ học theo gia đình gặt hái. Thời gian vắng mặt là

một tháng.

- Trường học đã đạt được danh hiệu “Trường chuẩn quốc gia” năm 2005 và đáp ứng 15

tiêu chuẩn đánh giá “trường đẹp, sạch và xanh” năm 2007.

II – Thông tin cộng đồng

2 Trường Tiểu học Đông Yên I là trường chính. Có ba trường vệ tinh ngoài trường chính.

Page 32: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

32

Người Kh’mer chiếm khoảng 20% dân số toàn xã. Đông Yên là xã nghèo nhất, hầu hết các hộ

gia đình kiếm sống bằng nghề nông. Xã được Chương trình 135 của Chính phủ Việt Nam.

Theo Phó phòng BoET và hiệu trưởng, nguồn nước ở An Biên bị ô nhiễm nặng bởi thuốc diệt cỏ

và phân bón. Hầu hết người dân địa phương thải trực tiếp nước có chứa thuốc diệt cỏ và phân

bón từ ruộng lúa ra kênh rạch.

Các hộ địa phương thả rác thải vào hố hoặc đốt đi.

III – Tình hình xả rác hiện nay

Có ấn tượng tốt về cây cối xanh tươi và cây trồng xung quanh sân trường và trong lớp học.

Nhiều chậu cây nhỏ được treo bên trong lớp học và phòng nhân viên. Trường học cũng có ao cá

và sân vườn. Khẩu hiệu về những gì cần làm cho trường sạch sẽ được xây dựng và đặt xung

quanh sân trường.

Việc phân loại rác thải thành “vô cơ” và “hữu cơ” được áp dụng trong học sinh ở các trường

chính và trường vệ tinh. Trường học có thùng rác có nhãn phân chia 02 loại rác như trên, nhưng

cuối cùng rác được tốt chung trong thùng rác lớn. Thùng rác lớn này không gọn gàng lắm.

Khái niệm” tái chế, làm mới lại và tái sử dụng” vật liệu chưa được giới thiệu trong học sinh.

Học sinh các lớp 3, 4 và 5 trong trường có trách nhiệm thu gom rác.

Tuy nhiên, thấy nhiều rác trong lớp học và sân sau của trường. Sân trường không được chăm sóc

kỹ. Không khí xung quanh thùng rác và khu vực vệ sinh rất xấu. Chắc có lẽ trường học đã cố

gắng cải thiện càng nhiều càng tốt mặt trước của trường.

IV – Tài liệu hiện nay / chƣơng trình giảng dạy về rác thải, thay đổi khí hậu và đa dạng

sinh học

Hố đốt rác ở trƣờng chính Đông Yên 1

Page 33: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

33

Trường học có nhiều tranh treo trên tường về các hoạt động giữa gìn trường học sạch sẽ. Những

bức tranh này không được chăm sóc kỹ càng.

Một lần trường học tổ chức học sinh vẽ về các hoạt động bảo vệ hoặc giữ trường học / cộng đồng

sạch sẽ. Giáo viên cũng tham dự hội thảo của BoET, An Biên về các quy định vệ sinh trong học

đường. Việc giám sát vệ sinh của học sinh và giáo viên đã áp dụng thường xuyên ở trường học.

Các sách tham khảo về xả rác, thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học chưa được trường học hoặc

BoET xây dựng. Học sinh các lớp 4 và 5 có thể xây dựng kiến thức về thay đổi khí hậu, tác động

của việc xả khí CO2, đa dạng sinh học khi học các môn tự nhiên xã hội / khoa học.

Việc thảm khảo về liệu học sinh có biết về các khu vực trong Khu Dự trữ Sinh quyển không có

trong trường học.

V – Ý kiến đề xuất của trƣờng

- Việc xây dựng sách tham khảo cho giáo viên và học sinh về bảo vệ môi trường, thay đổi

khí hậu và đa dạng sinh học nên đơn giản. Số lượng giờ lên lớp mỗi môn học có thể lên

thành 6 buổi mỗi năm. Đối với sách cho giáo viên, thì nội dung cần phải đưa vào thông

tin nền.

- Sách tham khảo phải có sự phê chuẩn của MoET đối với ấn phẩm khuyến khích giáo viên

tự tin nhiều hơn khi áp dụng các tài liệu này với học sinh.

- Sách tham khảo, tranh ảnh được xây dựng để hỗ trợ sách tham khảo.

- DVDs về các khu vực trong Khu Dữ trữ Sinh quyển Kiên Giang có thể được xây dựng

cho học sinh và giáo viên xem khi sử dụng các sách tham khảo.

Page 34: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

34

THÔNG TIN TRƢỜNG HỌC

Huyện: An Biên

Tên trưởng phòng BoET: Ông Đoàn Chí Dũng

Di động: 0919 355 165

Phó trưởng BoET: Ông Nguyễn Văn Thƣợng

I – Thông tin trƣờng học

Tên trường: Trƣờng Tiểu học Đông Yên II3 Xã: Đông Yên

Hiệu trưởng: Bà Nguyễn Thị Tuyết

Phó hiệu trưởng: Ông Ngô Minh Thƣợng

Số điện thoại trường: 077 3523093

Lớp Học

sinh

Giáo

viên

Số lớp Số

phòng

Kinh/gái Khmer/gái Các nhóm

dân tộc

khác

1 89 6 6

2 106 6 6

3 94 5 5

4 63 4 4

5 72 4 2

Tổng 424 43 43 19 374 50/30 N/A

Ghi chú: :

- Bảng này cho thấy rằng số lượng học sinh, giáo viên tại trường học chính và các trường

vệ tinh.

- Hai trong số 43 giáo viên là giáo viên vật lý. Trường học chính và vệ tinh không có giáo

viên hội họa, âm nhạc, tiếng Anh hoặc tiếng Kh’mer.

- Trường chính và 5 trường vệ tinh không có phòng chức năng ngoại trừ thưu viện đơn

giản để sử dụng làm nhà kho đựng sách giáo khoa và dụng cụ giảng dạy.

- Trường học có các công trình vệ sinh cho học sinh và giáo viên dành riêng chon am và

nữ. Nước uống không có cho học sinh.

- Học sinh không trả chi phí nào cho trường học.

- Tỷ lệ hoàn tất lớp học của học sinh Kh’mer là 97%. Học sinh Kh’mer nói tiếng Việt tốt

hơn tiếng mẹ đẻ, tiếng Kh’mer.

Mỗi năm, khoảng 10 học sinh bỏ học để theo gia đình đi gặt lúa. Thời gian nghỉ học là một

tháng.

3 Trường Tiểu học Đông Yên II là trường chính. Có năm trường vệ tinh khác ngoài trường chính. Giống như những trường vệ tinh khác, những

trường vệ tinh này đều trong tình trạng tồi tàn. Khoảng cách trung bình từ trường vệ tinh đến nhà học sinh là từ 2 đến 4 km. Số lượng học sinh trung bình đi học trường vệ tinh là 45.

Page 35: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

35

- Trường học đã đạt được 11 tiêu chuẩn đánh giá dành cho “trường đẹp, sạch và xanh” của

DoET từ năm 2005. Trong năm học tới 2008 – 2009, trường sẽ cố gắng đạt 15 tiêu chuẩn

đánh giá để đạt danh liệu “trường đẹp, xanh và sạch” của DoET.

II – Thông tin về cộng đồng

Người Kh’mer chiếm khoảng 20% dân số trong xã. Đông Yên là xã nghèo, các hộ gia đình kiếm

sống bằng làm nông. Xã được Chương trình 135 Chính phủ hỗ trợ.

Theo cán bộ BoET và hiệu trưởng, nguồn nước của huyện An Biên bị ô nhiễm nặng do thuốc

diệt cỏ và phân bón. Hầu hết những người dân ở đây thải trực tiếp nước có thuốc diệt cỏ và phân

bón từ đồng ruộng vào kênh rạch.

Chính quyền địa phương đã phân bổ ngân sách xây dựng 6 phòng học mới cho trường chính.

III – Hiện trạng xả rác hiện nay

Việc phân loại rác thành “rác hữu cơ” và “rác vô cơ” được áp dụng trong học sinh. Rỗ nhựa

không có nắp đậy được sử dụng phổ biến trong học sinh dùng để thu gom rác bên trong và bên

ngoài lớp học.

Việc thực hiện “tái chế, làm mới và tái sử dụng” chưa được phổ biến rộng trong học sinh.

Học sinh lớp 3, 4 và 5 của trường có trách nhiệm thu gom rác. Đốt rác là hình thức chính của

trường. Hố rác bằng gạch đã được xây dựng để đốt rác ở phía sau cách xa trường học.

Có ấn tượng tốt rằng cây xanh trong trường học và cây trồng xung quanh sân trường và bên

ngoài lớp học. Có nhiều chậu cây kiểng bên trong lớp học và phòng của nhân viên sử dụng chai

nhựa cũ. Tuy nhiên, có nhiều rác bên trong lớp học và sân sau của trường. Sân trường có nhiều

cỏ dại.

IV – Sách tham khảo hịên nay / các chƣơng trình giảng dạy về rác thải, thay đổi khí hậu và

đa dạng sinh học

Trường học có một áp phích với lời tựa “giữ trường học sạch sẽ”. Áp phích không cho học sinh

thấy mà được giữ trong nhà kho.

Trường học có danh sách 11 tiêu chuẩn giữ trường học xanh và sạch của DoET.

Năm ngoái, trường học đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vệ

sinh. Học sinh lớp 4, 5 được lựa chọn tham gia các hoạt động. Trường học đang hy vọng tổ chức

một cuộc thi khác với chủ đề “hành tinh xanh” cho học sinh vào tháng 11 năm 2009.

Page 36: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

36

Tài liệu tham khảo về bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học chưa

được trường và BoET xây dựng. Học sinh lớp 4, 5 có thể xây dựng kiến thức cơ bản về thay đổi

khí hậu, tác động của việc thải CO2, đa dạng sinh học trong khi học các chủ để tự nhiên xã hội /

khoa học.

Sách tham khảo về việc học sinh đã biết về các khu vực trong khu dự trữ sinh quỷên Kiên Giang

hiện không có trong trường.

V – Ý kiến đề xuất của trƣờng

- Thiết kế thùng rác bằng gạch hiện đại để xả rác và ít gây ô nhiễm không khí.

- Thiết kế mô hình lọc nước để cung cấp nước uống cho học sinh.

- Sách tham khảo và các tham khảo khác về rác thải, thay đổi khí hậu, khu dự trữ sinh

quyển Kiên Giang cho học sinh và giáo viên.

- Hội thảo cho giáo viên và nhân viên của trường để có hiểu biết về sử dụng tài liệu tham

khảo với học sinh.

Page 37: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

37

THÔNG TIN TRƢỜNG HỌC

Huyện: An Minh

Tên trưởng Phòng BoET: Bà Hồ Thị Hoa

Nhân viên môi trường của BoET: Ông Nguyễn Thảo Sơn

Điện thoại văn phòng: 077 3884019

I – Thông tin trƣờng học

Tên trường: Trƣờng Tiểu học Đông Hòa II4 Xã: Đông Hòa

Hiệu trưởng: Ông Nguyễn Ngọc Thanh

Số điện thoại trường: 077 3882091

Lớp Học

sinh

Giáo

viên

Lớp

học

Phòng Kinh/gái Kh’mer Các nhóm

dân tộc khác

1 112 5 5

2 102 4 4

3 90 3 3

4 61 3 3

5 61 2 2

Total 426 17 17 14 416 10

Ghi chú:

- Bảng trên bao gồm số lượng học sinh, số phòng, v.v…tại trường chính và 03 trường vệ

tinh.

- 3 trong số 23 giáo viên là giáo viên hội họa, âm nhạc và vật lý.

- Trường chính có thư viện, nhưng không sử dụng tốt.

Trường học có cơ sở hạ tầng vệ sinh tốt được CARE xây dựng trong niên học 2003 – 2004.

- Tỷ lệ hoàn chỉnh lớp học của học sinh Kh’mer là khoảng 95%.

4 Dong Hoa II Primary school is the main school. There are other three satellite schools attached to the main school.

Page 38: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

38

- Trường đã đạt danh hiệu “Trường đẹp, sạch và xanh”.

II – Thông tin cộng đồng

Người Kh’mer chiếm khoảng 5% dân số cộng đồng. Đồng Hoa là xã nghèo, người dân kiếm

sống bằng cách làm nông và nuôi tôm. Tuy nhiên, xã không được xem xét theo chương trình 135

của Chính phủ.

Theo phó trưởng phòng BoET và hiệu trưởng trường, nguồn nước ở huyện An Minh ít bị ô

nhiễm bởi thuốc trừ sâu và phân bón. Việc thay đổi giữa trồng lúa và nuôi tôm giống trong một

năm đã giúp làm giảm sự cô đặc của phân bón thải ra từ đồng ruộng.

Các hộ địa phương xả rác trong hố hoặc đốt đi.

III – Tình trạng xả rác hiện nay

Việc phân loại rác thành “rác hữu cơ” và “rác vô cơ” không được áp dụng trong học sinh ở các

trường chính và trường vệ tinh. Trường học có sọc rác nhựa để học sinh thu gom rác. Có hố rác

dùng để đốt rác, nhưng hố rác được xây dựng trong sân trường và bán hàng rong ở gần bên.

Việc triển khai tài liệu “tái chế, làm mới và tái sử dụng” chưa được giới thiệu trong học sinh.

Trường học có nhiều cây to và cây cối trong sân trường và bên trong lớp học. Tuy nhiên, rác ở

tất cả các nơi và lớp học không sạch sẽ.

Hố đốt rác ở trong sân trƣờng và cổng trƣờng chính và quầy

hàng ăn

food stall, Dong Hoa main school

Page 39: Dự án bảo tồn và phát triển hợp nhất Khu Dự trữ Sinh quyển ... · XÂY DỰNG SÁCH THAM KHẢO Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thanh Thúy 22 tháng 10 năm

39

IV – Sách tham khảo hiện nay / các chƣơng trình giảng dạy về xả rác thải, thay đổi khí hậu

và đa dạng sinh học

Theo hiệu trưởng, trong hai năm gần đây, nhân viên Phòng Tài nguyên & Môi trường đến trường

trình bày thông tin về các vườn quốc gia và các loài động vật bị đe dọa. UBND xã cũng đã có

các cuộc họp về bảo vệ rừng cho người dân địa phương bao gồm các hiệu trưởng. Vì An Minh là

một trong những huyện ven biển quan trọng của tỉnh Kiên Giang, các quan chức địa phương phát

động chương trình cho phép người dân địa phương phát triển kế sinh nhai của mình từ các khu

rừng ven biển trong khi bảo vệ các khu rừng này.

Năm ngoái, học sinh đóng góp sách cũ cho trẻ em nghèo. Trường học cho rằng đây là hoạt động

tốt, các trường học có kế hoạch tổ chức hoạt động này trong năm nay.

Các tài liệu tham khảo về bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học chưa

đựơc trường hoặc BoET xây dựng. Học sinh các lớp 4 và 5 có thể xây dựng kiến thức về thay đổi

khí hậu, tác hại của việc thải khí CO2, đa dạng sinh học khi học các môn tự nhiên xã hội / khoa

học.

Sách tham khảo liệu học sinh đã biết về khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang hay chưa hiện không

có trong trường.

V – Ý kiến đề xuất của trƣờng

- Giáo trình hợp nhất dành cho giảng dạy và học tập về thay đổi khí hậu, đa dạng sinh học

của Kiên Giang cũng như xả rác cần được xây dựng.

- Điều quan trọng là giáo viên và học sinh xây dựng kiến thức bền về khu dự trữ sinh

quyển Kiên Giang.

- Hội thảo tập huấn cho giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo cần thiết cho giáo viên cũng

vì giáo viên cần biết các phương pháp triển khai ý tưởng hoặc hoạt động với học sinh như

thế nào.