8
Đại BiểU nHân dân tòa soạn: 37 hùng vương - hà nội * đt: 08046090 - 08046231 * FaX: 08046659 * thư điện tử: [email protected] * www.daibieunhandan.vn TIếNg NóI của QUốc hộI dIễN đàN của đạI bIểU QUốc hộI, hộI đồNg NhâN dâN và cử TrI Ngày 7 - 7 - 2017 Số 188 (4858) Thứ sáu Thực hiện lộ TRình TRiển Khai Xăng E5: Không còn đường lui g20: Hội nghị của những khác biệt Không thể chờ “hữu xạ tự nhiên hương” Tr.5 Tr.8 Tr.8 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thắp hương tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nhà tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Ảnh: Trí Dũng Phó Chủ tịch qH Đỗ Bá Tỵ tiếp Đoàn Ủy ban quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ Khánh thành Khu Di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam - lào * Chủ tịch qH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch qH lào Pany Yathotou dự Hội thảo giữa qH Việt Nam và qH lào về kinh nghiệm thực hiện chức năng quyết định, giám sát trong lĩnh vực đất đai của HĐND * Chủ tịch qH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch qH lào Pany Yathotou đồng chủ trì Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch QH Lào Pany Yathotou tại Khu Di tích Lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào ở bản Lao Khô, Sơn La Ảnh: Q. Khánh Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch QH Lào Pany Yathotou đồng chủ trì Hội thảo Ảnh: Quang Khánh Biểu hiện sinh động của quan hệ hợp tác thiết thực, hiệu quả giữa quốc hội và Chính phủ Việt Nam - lào Phát biểu khai mạc Hội thảo của CHỦ TỊCH QuốC Hội NGuYỄN THỊ KiM NGÂN Chia sẻ kinh nghiệm quý báu, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Phát biểu khai mạc Hội thảo của CHỦ TỊCH QuốC Hội LÀO PANY YATHOTOu Kỷ NiệM 55 NăM NgàY THiếT lậP quaN Hệ Ngoại giao Và 40 NăM NgàY Ký HiệP ướC Hữu NgHị Và HợP TáC ViệT NaM - lào Sáng 6.7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thắp hương tại Nhà tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhân 50 năm ngày mất của Đại tướng (6.7.1967-6.7.2017). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thắp hương trước anh linh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và tham quan các gian trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng; thành kính tưởng nhớ người chiến sỹ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chính trị - quân sự lỗi lạc của Đảng, quân đội, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Hơn 30 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã nêu gương sáng về tinh thần cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, giữ vững khí tiết của người cộng sản, tỏ rõ phẩm chất của một vị tướng tài thao lược, một nhà lãnh đạo gương mẫu, nhiệt huyết, giàu bản lĩnh, có phong cách làm việc gần gũi với nhân dân, lối sống trong sạch, giản dị, yêu thương đồng chí, đồng đội… Đặc biệt, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn kiên quyết và kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham ô, lãng phí, luôn gương mẫu, đi đầu trong thực hành đạo đức Hồ Chí Minh. Nói chuyện thân mật với các thành viên trong gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn các thế hệ con, cháu của Đại tướng sẽ tiếp bước cha, ông, không ngừng nỗ lực phấn đấu trong học tập, công tác, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chung của đất nước, nhân dân và quân đội ta. T. Tâm Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ tiếp Chủ tịch Tiểu ban về các lực lượng thuộc Ủy ban Quân vụ Michael Rogers Ảnh: Hoàng Ngọc HĐND các tỉnh Vĩnh Phúc, Cà Mau và Khánh Hòa khai mạc kỳ họp giữa năm Tr.7 Kỳ họp Thứ 5, hđnD Tỉnh Vĩnh phúc Khóa XVi: Phát huy thành quả công tác quy hoạch đô thị Tr.4 Thảo lUận KT - Xh Tại Kỳ họp Thứ 5, hđnD Tỉnh QUảng ninh Khóa Xiii Tăng trưởng hai con số là thách thức Tr.4 Sắp xếp, cơ cấu doanh nghiệp như thế nào? N ửa năm kể từ khi danh sách dự án thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng được cập nhật lên con số 12, những chuyển biến đang diễn ra theo hai hướng khác nhau. Trước tiên, hãy nói về điểm tích cực. Từ chỗ hoạt động phập phù, khi chạy khi ngưng, nhóm 4 nhà máy sản xuất phân bón (Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai) đã vận hành trở lại với 80% công suất. Riêng Nhà máy DAP Đình Vũ và Lào Cai còn đa dạng hóa sản phẩm, sản xuất thành công phân bón loại 64%, mỗi tấn lãi 600 nghìn đồng. Nhà máy thép Việt - Trung một mặt đàm phán với phía Trung Quốc sửa đổi hợp đồng và điều lệ liên doanh theo hướng có lợi cho Tổng công ty Thép, mặt khác thay đổi mô hình quản trị sang 2 thành viên. Nhờ vậy, từ tháng 3 trở lại đây, tình hình sản xuất, kinh doanh của Nhà máy tiến bộ rõ rệt. (Xem tiếp trang 7) Không có phép màu n Hồng Loan KếT hợp Kinh Tế Với QUốc phòng Với chức năng “ba trong một”: chiến đấu, công tác, lao động sản xuất, thời gian qua, ngoài nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, quân đội đã có đóng góp thiết thực trong cuộc cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm Kết hợp kinh tế với quốc phòng - nhiệm vụ chiến lược lâu dài do Báo Quân đội nhân dân tổ chức sáng 6.7 tại hà nội. (Xem trang 5) Hài hòa lợi ích của Nhà nước và người sử dụng đất đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản, tài sản của quốc gia, là phương tiện sản xuất và có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Việc phân bổ, sử dụng đất phải hết sức chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, vừa bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, trong khi đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phương, đất nước. Vì lẽ đó, các đBQh, đại biểu hđnD Việt nam và lào tham dự hội t hảo đều cho rằng, việc thực hiện chức năng quyết định và giám sát về lĩnh vực đất đai thuộc địa bàn của hđnD là hết sức quan trọng. (Xem trang 3) “Kinh nghiệm Thực hiện chức năng QUYếT định Và giám SáT Về lĩnh Vực đấT đai của hđnD” Toàn cảnh Hội thảo Ảnh: Quang Khánh (Xem trang 2) (Xem trang 2) (Xem tin trang 7) (Xem tin trang 2) (Xem tin trang 2)

Đại Biểu - · PDF file... giàu bản lĩnh, có phong cách làm việc gần gũi ... kinh doanh của Nhà ... nhiệm vụ và kinh nghiệm của HĐND các địa

  • Upload
    hadang

  • View
    224

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đại Biểu -  · PDF file... giàu bản lĩnh, có phong cách làm việc gần gũi ... kinh doanh của Nhà ... nhiệm vụ và kinh nghiệm của HĐND các địa

Đại Biểu

nhân dântòa soạn: 37 hùng vương - hà nội * đt: 08046090 - 08046231 * FaX: 08046659 * thư điện tử: [email protected] * www.daibieunhandan.vn

tiếng nói của quốc hộidiễn đàn của đại biểu quốc hội,hội đồng nhân dân và cử tri

Ngày 7 - 7 - 2017Số 188 (4858)Thứ sáu

thực hiện lộ trình triển Khai Xăng E5:

Không còn đường luig20: Hội nghị của những khác biệt

Không thể chờ “hữu xạ tự nhiên hương”

Tr.5 Tr.8 Tr.8

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngthắp hương tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nhà tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Ảnh: Trí Dũng

Phó Chủ tịch qH Đỗ Bá Tỵ tiếp Đoàn Ủy ban quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ

Khánh thành Khu Di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam - lào* Chủ tịch qH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch qH lào Pany yathotou dự

Hội thảo giữa qH Việt Nam và qH lào về kinh nghiệm thực hiện chức năng quyết định, giám sát trong lĩnh vực đất đai của HĐND* Chủ tịch qH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch qH lào Pany yathotou

đồng chủ trì

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch QH Lào Pany Yathotou tại Khu Di tích Lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào ở bản Lao Khô, Sơn La Ảnh: Q. Khánh Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch QH Lào Pany Yathotou đồng chủ trì Hội thảo Ảnh: Quang Khánh

Biểu hiện sinh động của quan hệ hợp tác thiết thực, hiệu quả giữa quốc hội và Chính phủ Việt Nam - làoPhát biểu khai mạc Hội thảo của CHỦ TỊCH QuốC Hội NGuYỄN THỊ KiM NGÂN

Chia sẻ kinh nghiệm quý báu, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai Đảng,hai Nhà nước và nhân dân hai nướcPhát biểu khai mạc Hội thảo của CHỦ TỊCH QuốC Hội LÀO PANY YATHOTOu

Kỷ NiệM 55 NăM Ngày THiếT lậP quaN Hệ Ngoại giao Và 40 NăM Ngày Ký HiệP ướC Hữu NgHị Và HợP TáC ViệT NaM - lào

Sáng 6.7, Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đếnthắp hương tại Nhà tưởng niệm Đại tướngNguyễn Chí Thanh, nhân 50 năm ngày mấtcủa Đại tướng (6.7.1967-6.7.2017).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thắphương trước anh linh Đại tướng Nguyễn ChíThanh và tham quan các gian trưng bày hìnhảnh, tư liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệpcủa Đại tướng; thành kính tưởng nhớ ngườichiến sỹ cách mạng kiên trung, người học tròxuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chínhtrị - quân sự lỗi lạc của Đảng, quân đội, ngườicon ưu tú của dân tộc Việt Nam.

Hơn 30 năm hoạt động cách mạng, Đạitướng Nguyễn Chí Thanh đã nêu gương sángvề tinh thần cống hiến, hy sinh cho sự nghiệpcách mạng của Đảng, của dân tộc, giữ vữngkhí tiết của người cộng sản, tỏ rõ phẩm chất

của một vị tướng tài thao lược, một nhà lãnhđạo gương mẫu, nhiệt huyết, giàu bản lĩnh, cóphong cách làm việc gần gũi với nhân dân, lốisống trong sạch, giản dị, yêu thương đồng chí,đồng đội… Đặc biệt, Đại tướng Nguyễn ChíThanh luôn kiên quyết và kiên trì chống chủnghĩa cá nhân, chống tham ô, lãng phí, luôngương mẫu, đi đầu trong thực hành đạo đứcHồ Chí Minh.

Nói chuyện thân mật với các thành viêntrong gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốncác thế hệ con, cháu của Đại tướng sẽ tiếpbước cha, ông, không ngừng nỗ lực phấn đấutrong học tập, công tác, phát huy truyền thốngtốt đẹp của gia đình, có nhiều đóng góp trongsự nghiệp chung của đất nước, nhân dân vàquân đội ta.

T. Tâm

Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ tiếp Chủ tịch Tiểu ban về các lực lượng thuộc Ủy ban Quân vụ Michael Rogers Ảnh: Hoàng Ngọc

HĐND các tỉnh Vĩnh Phúc, Cà Mau và Khánh Hòa khai mạc kỳ họp giữa năm Tr.7

Kỳ họp thứ 5, hđnD tỉnh vĩnh phúc Khóa Xvi:

Phát huy thành quả công tác quy hoạch đô thị Tr.4

thảo luận Kt - Xh tại Kỳ họp thứ 5, hđnD tỉnh quảng ninh Khóa Xiii

Tăng trưởng hai con số là thách thức Tr.4

Sắp xếp, cơ cấu doanh nghiệp như thế nào?

Nửa năm kể từ khi danh sách dự ánthua lỗ hàng nghìn tỷ đồng được cậpnhật lên con số 12, những chuyển

biến đang diễn ra theo hai hướng khác nhau. Trước tiên, hãy nói về điểm tích cực. Từ

chỗ hoạt động phập phù, khi chạy khi ngưng,nhóm 4 nhà máy sản xuất phân bón (ĐạmNinh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP Đình Vũ vàDAP Lào Cai) đã vận hành trở lại với 80%công suất. Riêng Nhà máy DAP Đình Vũ và

Lào Cai còn đa dạng hóa sản phẩm, sản xuấtthành công phân bón loại 64%, mỗi tấn lãi600 nghìn đồng. Nhà máy thép Việt - Trungmột mặt đàm phán với phía Trung Quốc sửađổi hợp đồng và điều lệ liên doanh theohướng có lợi cho Tổng công ty Thép, mặtkhác thay đổi mô hình quản trị sang 2 thànhviên. Nhờ vậy, từ tháng 3 trở lại đây, tìnhhình sản xuất, kinh doanh của Nhà máy tiếnbộ rõ rệt. (Xem tiếp trang 7)

Không có phép màun Hồng Loan

Kết hợp Kinh tế với quốc phòng

với chức năng “ba trong một”: chiến đấu, công tác, lao độngsản xuất, thời gian qua, ngoài nhiệm vụ bảo đảm an ninhquốc phòng, quân đội đã có đóng góp thiết thực trong cuộccuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. đây là ýkiến được đưa ra tại Tọa đàm Kết hợp kinh tế với quốc phòng -nhiệm vụ chiến lược lâu dài do Báo quân đội nhân dân tổ chứcsáng 6.7 tại hà nội. (Xem trang 5)

Hài hòa lợi ích của Nhà nước và người sử dụng đấtđất đai là nguồn tài nguyên cơ bản, tài sản của

quốc gia, là phương tiện sản xuất và có vai tròquan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hộicủa mỗi nước. việc phân bổ, sử dụng đất phảihết sức chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, vừabảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, vừa bảo vệmôi trường sinh thái, trong khi đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững của địa phương, đất nước.vì lẽ đó, các đBqh, đại biểu hđnD việt nam vàlào tham dự hội thảo đều cho rằng, việc thựchiện chức năng quyết định và giám sát về lĩnhvực đất đai thuộc địa bàn của hđnD là hết sứcquan trọng. (Xem trang 3)

“Kinh nghiệm thực hiện chức năng quyết định và giám sát về lĩnh vực đất đai của hđnD”

Toàn cảnh Hội thảo Ảnh: Quang Khánh

(Xem trang 2) (Xem trang 2)

(Xem tin trang 7)

(Xem tin trang 2)

(Xem tin trang 2)

Page 2: Đại Biểu -  · PDF file... giàu bản lĩnh, có phong cách làm việc gần gũi ... kinh doanh của Nhà ... nhiệm vụ và kinh nghiệm của HĐND các địa

Số 188 7 - 7 - 2017 đại biểu nhân dân

Kính thưa Đồng chí Pany Yathotou,Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dânCách mạng Lào, Chủ tịch QH nướcCHDCND Lào,

Thưa các quý vị đại biểu, các vịkhách quý Lào và Việt Nam,

Hôm nay, trong không khí thắmtình đoàn kết hữu nghị, cùng hòa mìnhvới không khí phấn khởi của nhân dânhai nước Việt - Lào anh em đang tíchcực tổ chức các hoạt động chào mừngkỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quanhệ ngoại giao, 40 năm Ngày ký Hiệpước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam -Lào, tôi rất vinh dự được cùng Đồngchí Pany Yathotou, Chủ tịch QH nướcCHDCND Lào chủ trì Hội thảo giữaQH hai nước với chủ đề “Kinhnghiệm thực hiện chức năng quyếtđịnh và giám sát về lĩnh vực đất đaicủa HĐND”.

Cùng với nhiều hoạt động hết sức cóý nghĩa được tổ chức nhân chuyến thămViệt Nam của Đoàn đại biểu cấp caoĐảng và nhà nước Lào do Đồng chí Chủtịch QH Pany Yathotou dẫn đầu, đặc biệtlà Lễ khánh thành Khu Di tích Lịch sửCách mạng tại bản Lao Khô sáng hômnay, Hội thảo giữa hai QH là bằngchứng sinh động, thể hiện tình hữu nghịđoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc ViệtNam - Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí

Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihanedày công vun đắp ngày càng phát triểnvà đơm hoa kết trái.

Thưa các quý vị đại biểu,Tiếp nối sự thành công của Hội thảo

chuyên đề “Quản lý nợ công” tổ chứcvào tháng 9.2016 tại Vientiane và Hộithảo chuyên đề “Phân cấp quản lý ở Làovà Việt Nam” tổ chức vào tháng 3.2017tại Hà Nội, cả hai QH đã thu nhận đượcnhiều kinh nghiệm quý, giúp cho việcnâng cao hoạt động của cơ quan dân cửnói riêng và hoạt động của các cơ quanNhà nước nói chung của hai nước, hômnay, QH Việt Nam vui mừng được cùngQH nước CHDCND Lào tổ chức Hộithảo chuyên đề “Kinh nghiệm thựchiện chức năng quyết định và giám sátvề lĩnh vực đất đai của HĐND” đểcùng nhau chia sẻ những kinh nghiệmvà bài học thực tiễn trong công tác quảnlý đất đai của mỗi nước; trao đổi về vaitrò, chức năng, nhiệm vụ và kinhnghiệm của HĐND các địa phươngtrong việc quyết định và giám sát việcthực hiện pháp luật về đất đai, nguồn tàinguyên quốc gia quan trọng, có ảnhhưởng đến sự vận động và phát triển củatoàn xã hội.

Hội thảo không những thể hiện vaitrò, trách nhiệm của QH hai nước đốivới những vấn đề hệ trọng của đất nướcmà còn là biểu hiện sinh động của quanhệ hợp tác ngày càng thiết thực, hiệuquả giữa QH và Chính phủ hai nướcViệt Nam và Lào.

Tôi tin tưởng rằng, tại Hội thảo này,các cơ quan của Chính phủ, các ĐBQH,đại biểu HĐND các địa phương nướcCHXHCN Việt Nam và nước CHDCNDLào sẽ cùng nhau trao đổi kinh nghiệmthực tiễn và làm rõ các vấn đề cònvướng mắc trong công tác của mình đểcùng tìm ra phương hướng nâng caohiệu quả hoạt động trong thời gian tới.

Thưa các quý vị đại biểu,Nhân dân Việt Nam tự hào có

người bạn láng giềng gần gũi thânthiết, đó là nhân dân các dân tộc Làoanh em. QH Việt Nam tự hào có những

người đồng chí thủy chung, trongsáng, luôn đồng cam cộng khổ, chiangọt sẻ bùi, kề vai, sát cánh bên nhautrong quá khứ đấu tranh gian khổ, cũngnhư trong công cuộc xây dựng và pháttriển đất nước ngày nay. QH Việt Namtrân trọng và vui mừng trước nhữngthành tựu mà nhân dân các dân tộc Làođã đạt được trong thời gian qua. Chúngta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạođúng đắn, sáng suốt của Đảng Nhândân Cách mạng Lào do đồng chí TổngBí thư Bounnhang Vorachith đứng đầu,nhân dân các dân tộc Lào anh em sẽđạt được nhiều thành tựu to lớn hơnnữa, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụmà Đại hội X Đảng Nhân dân Cáchmạng Lào đã đề ra.

Trong không khí trang trọng và thắmtình hữu nghị anh em của Hội thảo này,thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước vàQH Việt Nam, tôi xin khẳng định: Đảng,Nhà nước và QH Việt Nam luôn phốihợp chặt chẽ với Đảng, Nhà nước vàQH Lào, kế thừa và phát huy nhữngkinh nghiệm, kết quả hợp tác mà hai bênđã đạt được, tích cực góp phần củng cốvà phát triển quan hệ hữu nghị truyềnthống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàndiện giữa hai nước Việt Nam - Lào tronggiai đoạn mới.

Tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạcHội thảo giữa QH nước CHXHCN ViệtNam và QH nước CHDCND Lào vớichuyên đề “Kinh nghiệm thực hiệnchức năng quyết định và giám sát vềlĩnh vực đất đai của HĐND”.

Xin chúc đồng chí Pany Yathotou,Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH nướcCHDCND Lào, các vị đại biểu và toànthể các đồng chí có mặt tại đây sứckhỏe, hạnh phúc và thành công trêncương vị cao quý của mình.

Chúc mối quan hệ hữu nghị, đoànkết đặc biệt, hợp tác toàn diện ViệtNam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đờibền vững.

Xin trân trọng cảm ơn.

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt.

Biểu hiện sinh động của quan hệ hợp tác thiết thực, hiệu quả giữa quốc hội và Chính phủ Việt Nam - làoPhát biểu khai mạc của CHỦ TỊCH QuốC Hội NGuYỄN THỊ KiM NGÂN

Kính thưa Đồng chí Nguyễn Thị KimNgân, Ủy viên Bộ Chính trị,

Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam;Kính thưa các đồng chí trong Đoàn đại

biểu cấp cao của hai nước Lào và Việt Nam;Thưa các đồng chí ĐBQH Lào và Việt Nam! Thưa toàn thể các đồng chíHôm nay, tôi và Đoàn đại biểu cấp cao

của QH Lào và HĐND cấp tỉnh rất vuimừng tham dự Hội thảo giữa QH Việt Namvà QH Lào với chủ đề “Kinh nghiệm thựchiện chức năng quyết định và giám sát vềlĩnh vực đất đai của HĐND”, một trongnhững hoạt động kỷ niệm Năm Đoàn kếthữu nghị Lào - Việt Nam tại Sơn La theolời mời của đồng chí Nguyễn Thị KimNgân, Chủ tịch QH nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam. Chúng tôi xin nhiệtliệt biểu dương và đánh giá cao công tácchuẩn bị chu đáo và thể hiện ý nghĩa sâusắc trong buổi biểu diễn văn nghệ đêm quađã tạo những ấn tượng, quyến rũ khó nhạtphai, in sâu trong tâm trí về truyền thống,chiến công anh dũng của liên minh chiếnđấu giữa nhân dân hai nước Lào - Việt Namtrong chiến tranh giải phóng dân tộc trướcđây cũng như trong giai đoạn bảo vệ vàphát triển đất nước hiện nay.

Thưa các quý vị, cùng các đồng chíĐất đai là nguồn tài nguyên cơ bản của

quốc gia, là nơi sinh sống của nhân dân, làphương tiện sản xuất và có vai trò vô cùngquan trọng đối với phát triển kinh tế - xãhội của mỗi nước. Từ xưa tới nay, do đấtđai có vai trò quan trọng như vậy, công tácquản lý và sử dụng đất đai trở thành vấn đềlớn của mỗi quốc gia. Có nhiều trườnghợp do chính sách về đất đai dần trở thànhbiểu hiện cho thể chế chính trị và thể chếkinh tế - xã hội của đất nước. Thời gianqua, hai nước Lào - Việt Nam đều quanhững giai đoạn lịch sử thay đổi chế độquản lý, sử dụng và chế độ sở hữu đất đai.Hiện nay, giai đoạn hai nước cùng hướngtới xây dựng con đường chủ nghĩa xã hộivận dụng cơ chế thị trường, công tác quảnlý và sử dụng đất đai dần trở thành nguyêntắc và chính sách quan trọng mà hai Đảng,hai Nhà nước chúng ta quan tâm xác địnhphù hợp với thực tiễn yêu cầu của thời kỳ

mới, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội củaquốc gia.

Việc xác định đường lối của Đảng, để tổchức triển khai thành pháp luật của Nhànước đáp ứng được mong muốn, nguyệnvọng của các tầng lớp nhân dân trong xãhội là một vấn đề khó khăn và tỉ mỉ mà hainước đều đã đối mặt trong nhiều năm. Dùhai nước đã đạt được những thành tựu đángkhích lệ trên nhiều mặt trong công cuộc xâydựng và phát triển đất nước trong thời kỳmới, bao gồm cả công tác quản lý, sử dụngvà chuyển đất đai thành nguồn vốn để xâydựng và phát triển nhưng chúng ta cũngđang đối mặt với nhiều thách thức trongviệc xây dựng quy hoạch, quản lý và sửdụng đất đai cho các chủ sở hữu, đặc biệt làmâu thuẫn giữa nhà nước, cá nhân, tập thểvà tư nhân cá thể, giữa trong và ngoài nước,giữa cá thể và tập thể.

Ở CHDCND Lào, Luật Đất đai đã đượcthông qua lần đầu tiên năm 1997 và cũngđã qua một lần sửa đổi vào năm 2003.Nhưng việc tổ chức thực hiện Luật Đất đaivẫn chưa được thấu đáo, đầy đủ do liênquan tới nhiều vấn đề chồng chéo và vănbản dưới luật chưa chính xác. Tôi thấyrằng, vấn đề mà CHDCND Lào đang đốidiện cũng giống các bạn Việt Nam đã từngđối diện trước đây và đã có kinh nghiệm tốtđể trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm vớichúng tôi trong vấn đề quản lý và sử dụngđất đai.

Vấn đề quan trọng mà chúng ta cần đisâu là “Kinh nghiệm thực hiện chức năngquyết định và giám sát trong lĩnh vực đấtđai của HĐND”. Chủ đề này có thể baogồm nhiều yếu tố của công tác quản lý đấtđai kể từ khi xác định chính sách đất đai vàxây dựng các văn bản pháp luật về đất đai;xác định các sách lược về công tác quản lývà sử dụng đất đai, phân loại đất đai; việctham gia xem xét và quyết định các vấn đềliên quan đến đất đai cũng như công tácgiám sát tổ chức thực hiện pháp luật và cácvăn bản liên quan đến đất đai, đặc biệt làvai trò của HĐND cấp tỉnh.

Vì vậy, tôi hy vọng, qua trao đổi kinhnghiệm và bài học lần này, các đồng chíViệt Nam sẽ giúp chia sẻ những kinh

nghiệm vô cùng quý báu cho đại biểu Lào.Chúng tôi sẽ nghiên cứu và vận dụng vàođiều kiện thực tế ở CHDCND Lào; đồngthời, phía Lào cũng sẽ trình bày các lý luậnvà một số thực tiễn để trao đổi với các đồngchí. Tất cả điều đó sẽ làm cho cuộc hội thảocủa chúng ta lần này có nội dung phongphú, trên tinh thần đoàn kết đặc biệt, trêntình anh em, góp phần quan trọng vào việcthắt chặt mối quan hệ hữu nghị và hợp tácgiữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dânhai nước ngày càng đơm hoa kết trái. Đặcbiệt, những kinh nghiệm và bài học trao đổilần này sẽ góp phần quan trọng vào tăngcường chức năng quyết định và giám sátcủa HĐND cấp tỉnh ở CHDCND Lào vàCHXHCN Việt Nam về công tác đất đaicũng như công tác khác để HĐND hoạtđộng theo chức năng, vai trò được quy địnhtrong Hiến pháp và pháp luật.

Nhân dịp ý nghĩa quan trọng này, tôi xinchúc Hội thảo của chúng ta thành công,chúc quý vị tham dự Hội thảo hoàn thànhtốt mọi nhiệm vụ, sức khỏe, hạnh phúc,thành đạt.

Chúc tình cảm hữu nghị và đoàn kết đặcbiệt Lào và Việt Nam ngày càng đơm hoakết trái, đời đời bền vững, mãi trường tồnvới hai dân tộc chúng ta.

Xin trân trọng cảm ơn!

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt.

Chia sẻ kinh nghiệm quý báu, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai Đảng,hai Nhà nước và nhân dân hai nướcPhát biểu khai mạc của CHỦ TỊCH QuốC Hội LÀO PANY YATHOTOu

Sáng 6.7, trong khuôn khổ các hoạt động chàomừng kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoạigiao Việt Nam - Lào (5.9.1962 - 5.9.2017) và 40 nămNgày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam -Lào (18.7.1977 - 18.7.2017), Lễ Khánh thành Khu Ditích Lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào đã được tổchức tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện YênChâu, Sơn La.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH Nguyễn Thị KimNgân và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cáchmạng Lào, Chủ tịch QH Lào Pany Yathotou tới dự.

Cùng dự về phía Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tacó: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên uBTVQH,Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Ủy viênTrung ương Đảng, Ủy viên uBTVQH, Chủ nhiệmỦy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Ủy viên Trungương Đảng, Ủy viên uBTVQH, Tổng Thư ký QH,Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cùng lãnh đạoTỉnh ủy, HĐND, uBND của tỉnh Sơn La và 16 tỉnhnước ta…

Về phía nước bạn Lào có: các thành viên Đoàn đạibiểu cấp cao Đảng, Nhà nước, QH Lào sang thăm vàdự các hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quanhệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghịvà Hợp tác Việt Nam - Lào tại nước ta; lãnh đạo cácBộ, ban, ngành và đại biểu của 16 tỉnh nước CHDC-ND Lào...

Phát biểu tại Lễ Khánh thành, Chủ tịch QHNguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, Khu Di tích Lịch sửCách mạng Việt Nam - Lào được xây dựng tại BảnLao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, Sơn Lalà địa danh lịch sử thiêng liêng, ghi dấu ấn sâu sắc về

thời gian hoạt động cách mạng của cố Tổng Bí thưĐảng Nhân dân Cách mạng Lào Kaysone Phomvihanevà Ban Xung phong Lào - Bắc tại Sơn La giai đoạn1948 - 1950. Khu di tích ghi dấu ấn của tình đoàn kếtchiến đấu giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung vàgiữa nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La với các tỉnhBắc Lào nói riêng trong cuộc kháng chiến chống thựcdân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Khu di tích là nguồntư liệu lịch sử quý giá góp phần giáo dục truyền thốngyêu nước, quan hệ đoàn kết đặc biệt, tình cảm thủychung son sắt giữa hai nước Việt Nam - Lào. Vớinhững giá trị to lớn đó, Khu di tích đã được xếp hạngLịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định,quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào đãđược hình thành và hun đúc từ lâu. Đặc biệt trong hơntám thập kỷ qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sựgắn bó thủy chung, trong sáng giữa nhân dân hai nướcViệt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịchKaysone Phomvihane đặt nền móng và được các thếhệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dânhai nước dày công vun đắp. Hai dân tộc Việt Nam vàLào đã cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi, xây đắp nên mốitình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợptác toàn diện, trở thành tài sản chung vô giá bảo đảmcho sự thành công của cách mạng mỗi nước.

Nhân dịp này, thay mặt Đảng, Nhà nước và nhândân Việt Nam, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngânbày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước vànhân dân Lào về tình đoàn kết, sự ủng hộ và giúp đỡto lớn, chí tình, chí nghĩa dành cho Việt Nam từ trướcđến nay. Chủ tịch QH khẳng định, Đảng, Nhà nước và

nhân dân Việt Nam sẽ cùng với Đảng, Nhà nước vànhân dân Lào anh em làm hết sức mình để khôngngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyềnthống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, truyền tiếp cho các thế hệ mai sau, coi đây lànguyên tắc sống còn, là quy luật phát triển và nhân tốbảo đảm thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc của mỗi nước.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, Chủ tịch QH LàoPany Yathotou đánh giá cao việc Đảng, Nhà nước,nhân dân Việt Nam cũng như lãnh đạo huyện YênChâu đã trùng tu, xây dựng Khu Di tích Lịch sử Cáchmạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô. Chủ tịch QHLào tin tưởng, việc đưa khu di tích lịch sử vào sử dụngsẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc vun đắpmối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợptác toàn diện Lào - Việt Nam, trở thành nơi giáo dụccho nhân dân hai nước, đặc biệt là thanh niên, thiếuniên, hiểu biết hơn về lịch sử liên minh chiến đấu anhdũng, bất khuất và hy sinh lớn lao của các thế hệ sánglập Cách mạng của hai nước Lào - Việt Nam trongcông cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do.

Chủ tịch QH Lào cho rằng, qua các hoạt động chàomừng kỷ niệm Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào2017, nhân dân hai nước càng nhận thấy rõ nét vềnhững đóng góp to lớn của thế hệ lãnh đạo đầu tiêncũng như các thế lãnh đạo kế tiếp trong việc tăngcường, phát huy mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam.Chủ tịch QH Lào mong muốn, nhân dân hai nước Việt- Lào sẽ cùng nhau tiếp tục phát huy mối quan hệ đặcbiệt này trở thành tài sản vô giá, vì lợi ích của nhândân hai nước Lào - Việt Nam, vì sự nghiệp hòa bình,hữu nghị và hợp tác và sự phát triển trong khu vực vàthế giới.

Nằm trên diện tích khoảng 3,5 triệu hecta, Khu Ditích Lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào tại bản LaoKhô gồm các hạng mục chính: Đài biểu tượng hữunghị Việt Nam - Lào, nhà trưng bày, sân đài biểutượng, khuôn viên...

+ Sau Lễ Khánh thành Khu Di tích Lịch sử Cáchmạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, Chủ tịch QHNguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch QH Lào PanyYathotou đã trao tặng quà cho: gia đình ông Tráng LaoLử, con trai ông Tráng Lao Khô, người đã có côngnuôi giấu cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane trong thờikỳ hoạt động cách mạng; điểm trường mầm non bảnLao Khô và điểm Trường Tiểu học bản Lao Khô.

+ Trước đó, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngânđã đến thăm và tặng quà tại Trường THCS PhiêngKhoài, huyện Yên Châu.

THanH CHi

Khánh thành Khu Di tích Lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào (tiếp theo trang 1)

Kỷ NiệM 55 NăM Ngày THiếT lậP quaN Hệ Ngoại giao Và 40 NăM

Chiều 6.7, trong khuôn khổ các hoạt độngchào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quanhệ ngoại giao Việt Nam - Lào, 40 năm Ngày kýHiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào,tại Mộc Châu, Sơn La, QH Việt Nam và QHLào đã tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm thựchiện chức năng quyết định và giám sát về lĩnhvực đất đai của HĐND”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH NguyễnThị Kim Ngân và Ủy viên Bộ Chính trị ĐảngNhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch QH LàoPany Yathotou đồng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch QH NguyễnThị Kim Ngân nhấn mạnh, Hội thảo là dịp đểcùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và bàihọc thực tiễn trong công tác quản lý đất đai củamỗi nước; trao đổi về vai trò, chức năng, nhiệmvụ và kinh nghiệm của HĐND các địa phươngtrong việc quyết định và giám sát việc thực hiệnpháp luật về đất đai, nguồn tài nguyên quốc giaquan trọng, có ảnh hưởng đến sự vận động vàphát triển của toàn xã hội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch QHLào Pany Yathotou cho rằng, Việt Nam và Làovẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trongviệc xây dựng quy hoạch, quản lý và sử dụngđất đai. Chủ tịch QH Lào mong muốn, hai bêncùng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu tronglĩnh vực này, góp phần quan trọng vào tăngcường chức năng quyết định và giám sát củaHĐND cấp tỉnh về đất đai cũng như các côngtác khác để HĐND hoạt động theo chức năng,vai trò đã được quy định trong Hiến pháp vàpháp luật.

Tại Hội thảo, đại biểu hai nước đã tập trungtrao đổi về các chủ đề: tình hình quản lý Nhà nướcvề đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giaođất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đăngký đất đai; tài chính đất đai, giá đất; kinh nghiệmtrong việc thực hiện chức năng quyết định các vấnđề quan trọng liên quan đến đất đai và giám sátviệc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai từgóc độ của QH và HĐND…

Chủ tịch QH Lào Pany Yathotou đánh giácao những tham luận, ý kiến tại hội thảo, đặc

biệt là kinh nghiệm về công tác quản lý, giámsát và quyết định về vấn đề đất đai ở HĐND cấptỉnh cũng như biện pháp, chế tài tổ chức thựchiện Hiến pháp và pháp luật. Nhiều tham luận,ý tưởng có chất lượng cao, rất quý báu, có thểtạo ra bước ngoặt trong quản lý nhà nước về đấtđai để phát triển đất nước. Chủ tịch QH Lào chorằng, Đảng, Nhà nước và QH hai nước sẽnghiên cứu, trao đổi, lựa chọn những vấn đề phùhợp, những bài học tốt và những kinh nghiệmquý để tổ chức sửa đổi, bổ sung chế độ, chínhsách, pháp luật về đất đai, giúp công tác quản lýđất đai đi vào nền nếp, theo cơ chế thị trườngtrong giai đoạn mới.

Phát biểu kết luận, Chủ tịch QH Nguyễn ThịKim Ngân cho rằng, hội thảo lần này đã tậptrung làm rõ tình hình quản lý nhà nước về đấtnông nghiệp, đất lâm nghiệp và những vấn đềđặt ra trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là chủđề rất thiết thực với cả hai nước Việt Nam - Làotrong bối cảnh nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọngkhông nhỏ trong cơ cấu kinh tế của hai quốc gia,tác động, ảnh hưởng đến phần lớn người dân vàyêu cầu đặt ra là phải đưa tài nguyên đất đai thậtsự trở thành động lực để phát triển khu vựcnông nghiệp, nông thôn.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đềnghị, hai nước đặt ưu tiên cao nhất cùng phấnđấu nâng quan hệ hữu nghị truyền thống, tìnhđoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện ViệtNam - Lào lên tầm cao mới, theo phươngchâm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữvững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởngkinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộngvà có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế; tintưởng, QH hai nước sẽ tiếp tục có những hoạtđộng hợp tác ngày càng toàn diện và hiệu quả,tiếp tục triển khai các hoạt động chia sẻ kinhnghiệm quý báu về nghiên cứu lý luận, tổngkết thực tiễn trong quá trình điều hành, lãnhđạo đất nước như các hội thảo đã đồng tổ chứctrong thời gian qua.

+ Tối cùng ngày, Chủ tịch QH Nguyễn ThịKim Ngân đã chủ trì tiệc chiêu đãi Chủ tịch QHLào Pany Yathotou cùng Đoàn đại biểu cấp caoĐảng, Nhà nước Lào.

Vũ Quang

Hội thảo giữa QH Việt Nam và QH Lào về kinh nghiệm thực hiện chức năng quyết định, giám sát trong lĩnh vực đất đai của HĐND(tiếp theo trang 1)

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch QH Lào Pany Yathotou dự lễ khánh thành Khu di tích Lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, Sơn La Ảnh: Q. Khánh

Page 3: Đại Biểu -  · PDF file... giàu bản lĩnh, có phong cách làm việc gần gũi ... kinh doanh của Nhà ... nhiệm vụ và kinh nghiệm của HĐND các địa

Số 188 7 - 7 - 2017Chính trịđại biểu nhân dân

Kính thưa Đồng chí Pany Yathotou, Ủy viên Bộ Chínhtrị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch QH nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào,

Thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý hai nướcLào và Việt Nam,

Thay mặt QH Việt Nam, tôi xin cảm ơn sự quan tâmtham gia của tất cả các đại biểu hai nước Việt Nam - Làotại Hội thảo ngày hôm nay.

Hội thảo của chúng ta đã nhận được nhiều ý kiến thảoluận rất sôi nổi, cởi mở, mang tính lý luận và thực tiễn cao,qua đó các đại biểu đã hiểu rõ hơn về thực trạng, kết quả,cùng những hạn chế, tồn tại trong công tác hoàn thiện thểchế, chính sách và quản lý đất đai của hai nước. Chúng ta đãlắng nghe các ý kiến tham luận và trao đổi về các chủ đề nhưtình hình quản lý Nhà nước về đất đai; quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sửdụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đăngký đất đai; tài chính đất đai, giá đất… Tại Hội thảo, các đạibiểu cũng đã trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện chứcnăng quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến đấtđai và công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luậtvề đất đai đứng từ góc độ của QH và HĐND.

Hội thảo đã trao đổi kinh nghiệm về tình hình quản lýnhà nước về đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và những vấnđề đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là chủ đề rấtthiết thực với cả hai nước Việt Nam - Lào trong bối cảnhnông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơcấu kinh tế của hai quốc gia, tác động, ảnh hưởng đến phầnlớn người dân và yêu cầu đặt ra là phải quản lý tài nguyênđất đai thật sự trở thành động lực để phát triển khu vựcnông nghiệp, nông thôn.

Đến giờ này, có thể nói Hội thảo của chúng ta đã hoànthành chương trình làm việc, cơ bản đáp ứng mục tiêu vàyêu cầu đề ra. Tôi tin rằng qua Hội thảo hôm nay, đại biểuhai nước Việt Nam - Lào đã trao đổi nhiều thông tin hữuích, nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác quảnlý đất đai cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảthực hiện chức năng quyết định và giám sát thực hiện chínhsách, pháp luật về đất đai của QH và HĐND hai nước.

Hội thảo chuyên đề ngày hôm nay là Hội thảo lần thứ 3mà QH Việt Nam và QH Lào cùng tổ chức trong nhiệm kỳQH Việt Nam Khóa XiV và QH Lào Khóa Viii; và sẽ trởthành cơ chế hợp tác thường xuyên giữa hai QH đem lạihiệu quả thực chất và phù hợp với tinh thần hợp tác giữahai Bộ Chính trị, hai QH về việc trao đổi kinh nghiệm trongcông tác xây dựng pháp luật. Với tinh thần đó, tôi và Chủtịch QH Pany Yathotu cùng thống nhất sẽ phối hợp cùngnhau tổ chức các Hội thảo chuyên đề khác trong thời giantới. Để nâng cao chất lượng hội thảo tiếp theo, hai Chủ tịchQH thống nhất sẽ cải tiến cách làm, căn cứ vào chủ đề haibên đã thống nhất lựa chọn, mỗi bên sẽ có một báo cáo đềdẫn chung để báo cáo tại Hội thảo. Trên cơ sở 2 báo cáo đề

dẫn của hai nước tất cả các đại biểu tham dự sẽ đặt câu hỏivà các bộ, ngành, chức năng hai bên sẽ căn cứ vào câu hỏiđể trả lời. Như vậy sẽ dành phần lớn thời gian để hỏi đáplẫn nhau. Tôi và Chủ tịch QH Pany Yathotou đã thống nhấtchúng ta sẽ cải tiến cách làm, với cách làm như thế với thờigian một buổi chúng ta sẽ có rất nhiều thông tin của hai bênlẫn nhau.

Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý,Trong thời gian tới, hai nước đặt ưu tiên cao nhất cùng

phấn đấu nâng quan hệ hữu nghị truyền thống tình đoàn kếtđặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào lên tầm caomới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả thiết thực.Với tinh thần đó, tôi tin tưởng QH hai nước sẽ tiếp tục cónhững hoạt động hợp tác ngày càng toàn diện và hiệu quả,tiếp tục triển khai các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm quýbáu về nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong quá trìnhđiều hành, lãnh đạo đất nước như các hội thảo đã đồng tổchức trong thời gian qua.

Thay mặt QH Việt Nam, một lần nữa tôi trân trọng cảmơn đồng chí Chủ tịch QH Pany Yathotou, các ĐBQH Làocùng các vị chuyên gia, báo cáo viên của hai nước, các đạibiểu hai nước, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, cácỦy ban của QH, đại diện các bộ, ngành ở Trung ương, lãnhđạo tỉnh Sơn La và HĐND các tỉnh biên giới hai nước ViệtNam - Lào đã nhiệt tình dành thời gian tham dự Hội thảo.Cảm ơn các phóng viên báo, đài Trung ương và địa phươngđã đến dự và đưa tin về hoạt động này của QH hai nước.

Xin chúc tất cả quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúcvà thành công.

Tôi xin tuyên bố bế mạc Hội thảo giữa QH hai nướcViệt Nam - Lào với chủ đề “Kinh nghiệm thực hiệnchức năng quyết định và giám sát về lĩnh vực đất đaicủa HĐND”.

Xin trân trọng cảm ơn.

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt.

Đưa tài nguyên đất đai thật sự trở thành động lựcphát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt - làoPhát biểu kết luận của CHỦ TỊCH QH NGuYỄN THỊ KiM NGÂN tại Hội thảo giữa QH Việt Nam và QH Lào

Ngày Ký HiệP ướC Hữu NgHị Và HợP TáC ViệT NaM - lào

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch QH Lào Pany Yathotou với các em học sinh Trường tiểu học Bản Lao Khô, Sơn La Ảnh: Q. Khánh

Đây là lần thứ 3 trong nhiệm kỳnày, QH Việt Nam và QHCHDCND Lào phối hợp tổ

chức hội thảo chuyên đề về những nộidung thuộc chức năng, nhiệm vụ củaQH hai nước. Trước đó, tháng 9.2016,Hội thảo chuyên đề “Quản lý nợcông” được tổ chức tại Thủ đôVientiane, trong khuôn khổ chuyếnthăm hữu nghị chính thức đầu tiên củaChủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngânđến CHDCND Lào. Tiếp đó, tháng 3năm nay, Hội thảo chuyên đề về “Phâncấp quản lý ở Lào và Việt Nam” đượctổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Việc QHhai nước phối hợp tổ chức các Hộithảo chuyên đề thường xuyên như vậyđược đánh giá là hiếm có trong lịch sửquan hệ ngoại giao song phương kể cảở khu vực và trên thế giới. Qua tổchức các Hội thảo chuyên đề, hai QHđã thu nhận được nhiều kinh nghiệmquý báu, giúp nâng cao hoạt động củacơ quan dân cử nói riêng, hoạt độngcủa các cơ quan Nhà nước nói chung.Vì vậy, đây là hình thức hợp tác hiệuquả, thực chất giữa hai QH, đồng thờicũng là nét đẹp đặc trưng, hiếm cótrong quan hệ giữa QH, Chính phủ hainước Việt Nam – Lào.

Ấn tượng trước việc Hội thảo thuhút khoảng 200 đại biểu là lãnh đạo cácbộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnhcủa hai nước, Chủ tịch QH Lào PanyYathotou cho rằng, chỉ có Lào – ViệtNam mới có thể tạo dựng được mốiliên hệ như vậy.

Quả thực, quan hệ truyền thống tốtđẹp, sự gắn bó thủy chung, trong sánggiữa nhân dân Việt Nam và Lào đãđược hình thành, hun đúc từ lâu, đượcChủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịchKaysone Phomvihane đặt nền móng vàđược các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng,hai Nhà nước và nhân dân hai nước dàycông vun đắp. Trong các cuộc đấutranh giành độc lập, hai dân tộc ViệtNam và Lào đã cùng nhau chia ngọt, sẻbùi, xây đắp nên mối tình hữu nghịtruyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợptác toàn diện, trở thành tài sản chungvô giá bảo đảm cho sự thành công của

cách mạng mỗi nước. Trong 55 nămqua, kể từ khi hai nước thiết lập quanhệ ngoại giao, hai bên đã duy trì quanhệ chính trị, hợp tác song phương trênnhiều lĩnh vực. Trên nền tảng đó, quanhệ hợp tác giữa QH Việt Nam và QHLào là minh chứng sống động và cụ thểvề hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, haiNhà nước và Nhân dân hai nước.

Hội thảo chuyên đề lần này tiếp tụcchọn chủ đề thiết thực, là mối quan tâmchung của hai Đảng, hai Nhà nước vàđông đảo cử tri, nhân dân hai nước -“Kinh nghiệm thực hiện chức năngquyết định và giám sát về lĩnh vực đấtđai của HĐND”. Chủ tịch QH Lào chorằng, đất đai có vai trò vô cùng quantrọng phát triển kinh tế - xã hội của mỗinước. Từ xưa tới nay, công tác quản lývà sử dụng đất đai trở thành vấn đề lớncủa mỗi quốc gia. Thời gian qua, hainước Lào – Việt Nam đều trải quanhững giai đoạn lịch sử, thay đổi chếđộ quản lý, sử dụng và chế độ sở hữuđất đai. Hiện nay, mặc dù hai nước đãđạt được những thành tựu đáng khíchlệ trên nhiều mặt nhưng cũng đang phảiđối mặt với nhiều thách thức trong việcxây dựng quy hoạch, quản lý và sửdụng đất đai.

Hội thảo đã thực sự trở thành diễnđàn cởi mở, thẳng thắn và chân tình đểĐBQH, đại biểu HĐND hai nước chiasẻ kinh nghiệm thực tiễn, làm rõ nhữngvướng mắc trong công tác quản lý đấtđai của mình và cùng nhau tìm raphương hướng nâng cao hiệu quả hoạtđộng trong thời gian tới. Qua hội thảo,các đại biểu đã thu được nhiều kinhnghiệm quý báu, làm cơ sở trongnghiên cứu, hoàn thiện các văn bảnpháp lý cũng như những chính sáchquản lý, kinh nghiệm trong việc tổchức thực hiện vai trò quyết định vàgiám sát trong lĩnh vực đất đai đầy đủvà phong phú hơn. Qua đó, góp phầntăng cường quan hệ, hợp tác gắn bó, tincậy giữa các địa phương của hai nước,vun đắp thêm cho tình hữu nghị ViệtNam – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đờibền vững.

nHậT an

Nét đẹp hiếm có

giám sát để kịp thời khắc phục tồn tại, yếu kém

Đối với lĩnh vực đất đai, chức năngquyết định và giám sát của HĐND thểhiện ở việc quyết định thông qua quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất của địaphương; thông qua bảng giá đất; danh mụcthu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đấtđể thực hiện các dự án phát triển kinh tế -xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;quyết định biện pháp quản lý, sử dụng đấtđai và giám sát việc thi hành pháp luật vềđất đai tại địa phương.

Tại Hội thảo, Phó Chủ tịch HĐND tỉnhHà Tĩnh Nguyễn Thị Nữ Y cho rằng, chứcnăng quyết định của HĐND là rất quantrọng, nhưng để quyết định bảo đảm hiệuquả, đi vào cuộc sống thì phải giám sát. Vìvậy, quyết định và giám sát là hai chứcnăng bổ trợ cho nhau, không thể tách rời.Thông qua giám sát của HĐND để kiểmchứng việc chấp hành Hiến pháp, luật, cácvăn bản của cơ quan nhà nước cấp trên vàthực thi nghị quyết của cấp mình tronglĩnh vực đất đai; qua đó phát hiện nhữngtồn tại, yếu kém, những bất cập để kịp thờiyêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khắc

phục, bổ sung, sửa đổi. Kết quả giám sátcòn là cơ sở phục vụ công tác thẩm tra củacác ban HĐND, nhằm giúp HĐND cóthêm thông tin để xem xét, thảo luận vàquyết định, điều chỉnh các vấn đề về đấtđai tại địa phương một cách chính xác,phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nguyệnvọng chính đáng của cử tri và nhân dân.

Cùng quan điểm này, Chủ tịch HĐNDtỉnh Điện Biên Lò Văn Muôn cho rằng,hoạt động giám sát của HĐND đối vớilĩnh vực đất đai phải được tiến hành ởnhiều cấp độ: HĐND, Thường trựcHĐND, các ban và đại biểu HĐND. Cácchủ đề, nội dung cần giám sát rất phongphú, đa dạng.

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giámsát của cơ quan dân cử tỉnh Điện Biên,Chủ tịch HĐND tỉnh Lò Văn Muôn chobiết, thời gian qua, HĐND tỉnh đã thựchiện một số hoạt động giám sát việc thựchiện chính sách, pháp luật về đất đai trênđịa bàn với các chủ đề: Thực hiện chínhsách, pháp luật về quản lý và sử dụng đấtnông nghiệp; việc thực hiện chính sách,pháp luật đối với cho thuê đất và sử dụngđất được thuê của các tổ chức; thực hiệnchính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, sử

dụng đất công ích; thực hiện chính sách,pháp luật trong chuyển mục đích sử dụngđất lúa sang đất ở… Bên cạnh giám sátchuyên đề, HĐND tỉnh Điện Biên còn tiếnhành giám sát theo phản ánh của báo chí,kiến nghị của cử tri liên quan đến quản lý,sử dụng đất đai. Hình thức giám sát này đãgiúp giải quyết, tháo gỡ một số vướng mắctrong quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ lợiích của Nhà nước, của người sử dụng đất.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, Chủ tịchHĐND tỉnh Điện Biên cho rằng, để nângcao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai thìcần đa dạng hóa các hình thức giám sát.Giám sát chuyên đề giúp HĐND tỉnh đánh

giá toàn diện việc thực hiện chính sách,pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh; giámsát thường xuyên đề xuất được những biệnpháp để kịp thời giải quyết những nộidung, công việc cụ thể. Qua đó, giúp chocông tác triển khai thi hành chính sách,pháp luật về đất đai kịp thời, có hiệu quả.

Tập trung vào vụ việc cụ thể, gây bức xúc

Chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiệnchức năng giám sát về lĩnh vực đất đai,Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam VõHồng cho biết, Quảng Nam thuộc vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam.Trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnhđã triển khai nhiều công trình phát triểnkinh tế, công trình an sinh xã hội. Giá trịđất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp,khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai ngàycàng phổ biến, trong đó: chủ yếu là tranhchấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhândân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thườnggiải phóng mặt bằng.

Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của côngdân trên lĩnh vực đất đai khá nhiều vàphức tạp, việc giải quyết đòi hỏi nhiều thờigian, công sức. Nhiều vụ đã được cơ quancó thẩm quyền giải quyết nhiều lần nhưng

người dân chưa thỏa mãn nên tiếp tụckhiếu kiện, khiếu nại ở cấp cao hơn.Những vụ việc kéo dài, ngoài nguyênnhân khách quan liên quan đến hệ thốngthể chế của Nhà nước chưa hoàn thiện,thay đổi liên tục thì còn có nguyên nhânchủ quan như công tác quản lý nhà nướctrên lĩnh vực đất đai có nơi, có lúc cònbuông lỏng; trình độ, năng lực của một sốcán bộ, công chức tham gia giải quyết vụviệc còn hạn chế, sai sót…

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Namnhấn mạnh, việc HĐND tổ chức giám sátviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghịcủa công dân trên lĩnh vực đất đai là rấtcần thiết, nhằm góp phần đẩy nhanh tiếnđộ giải quyết các vụ việc; nâng cao tinhthần, trách nhiệm của cán bộ, công chứccó liên quan; củng cố niềm tin của nhândân đối với bộ máy nhà nước nói chung vàchính quyền các cấp nói riêng.

Để nâng cao chất lượng hiệu quả giámsát lĩnh vực đất đai, HĐND tỉnh QuảngNam thường chọn chủ đề giám sát tậptrung vào những vấn đề “bức xúc” ở địaphương, ở cơ sở cần tháo gỡ, trong từngthời điểm nhất định được cử tri và dư luậnxã hội quan tâm, thường xảy ra khiếu nại,khiếu kiện như vấn đề đền bù, giải tỏa, đođạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất... Trong khả năng nguồn lực có hạn,HĐND tỉnh thường chọn giám sát theotừng vụ việc cụ thể. Ngoài việc tổ chứclàm việc với cơ quan quản lý nhà nước,HĐND tỉnh chú trọng tới việc tìm hiểutâm tư, nguyện vọng của đối tượng chịutác động của chính sách, ý kiến tham vấncủa các cơ quan chuyên ngành để bảo đảmthông tin nhiều chiều, làm cơ sở phân tíchvà tìm hướng xử lý phù hợp những tồn tại,bất cập phát hiện qua giám sát.

THanH CHi – Quang KHánH

Hài hòa lợi ích của Nhà nước và người sử dụng đấtđất đai là nguồn tài nguyên cơ bản, tài sản của quốc gia, là phương

tiện sản xuất và có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xãhội của mỗi nước. việc phân bổ, sử dụng đất phải hết sức chặt chẽ,hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, vừa bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài,vừa bảo vệ môi trường sinh thái, trong khi đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững của địa phương, đất nước. vì lẽ đó, các đBqh, đại biểuhđnD việt nam và lào tham dự hội thảo đều cho rằng, việc thực hiệnchức năng quyết định và giám sát về lĩnh vực đất đai thuộc địa bàncủa hđnD là hết sức quan trọng.

“Kinh nghiệm thực hiện chức năng quyết định và giám sát về lĩnh vực đất đai của hđnD”

Chủ tịch HĐND Điện Biên Lò Văn Muôn phát biểu tại Hội thảo Ảnh: Q. Khánh

Page 4: Đại Biểu -  · PDF file... giàu bản lĩnh, có phong cách làm việc gần gũi ... kinh doanh của Nhà ... nhiệm vụ và kinh nghiệm của HĐND các địa

Số 188 7 - 7 - 2017 đại biểu nhân dânhội đồng nhân dân và Cử tri

Dẫn đầu về quy hoạch đô thịKết quả giám sát cho thấy, thời gian qua,

công tác quy hoạch đã được các cấp, các ngànhcủa tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm, chỉ đạothực hiện. Công tác quy hoạch đô thị từng bướcđi vào nền nếp và đạt được những kết quả tíchcực: Lập quy hoạch chung xây dựng(QHCXD) đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch phân khu,quy hoạch chi tiết trên địa bàn. Các quy hoạchđô thị được phê duyệt là cơ sở pháp lý để triểnkhai lập và thực hiện kế hoạch phát triển KT -XH 5 năm, hàng năm, bảo đảm việc phát triểnđô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Xác định của công tác quy hoạch luôn đitrước một bước, ngay từ những năm 2010,2011, tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với BộXây dựng mời Công ty Nikken Sekkei CivilNhật Bản, công ty hàng đầu thế giới tư vấnthiết kế về quy hoạch đô thị triển khai nghiêncứu lập QHC đô thị Vĩnh Phúc, đồ ánQHCXD đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050. Đồ án sau đó đãđược Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt. Đây là đồ ánquan trọng, có ý nghĩa chiến lược cho sựphát triển đô thị Vĩnh Phúc nói riêng, pháttriển KT - XH của tỉnh nói chung.

Được sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt củaTỉnh ủy, HĐND tỉnh, công tác lập, thẩm định,phê duyệt các đồ án quy hoạch đô thị trongnhững năm qua đã đạt được những kết quả,

thành tựu quan trọng trong lộ trình xây dựngtỉnh Vĩnh Phúc sớm trở thành đô thị loại i, làthành phố trực thuộc Trung ương. Với việcthực hiện một khối lượng lớn các đồ án quyhoạch đô thị, tỷ lệ phủ kín quy hoạch đô thịvượt trội, đã khẳng định Vĩnh Phúc là mộttrong những địa phương dẫn đầu trong cảnước về công tác quy hoạch đô thị.

Khó khăn ở cấp cơ sởBên cạnh những kết quả đáng ghi nhận,

Báo cáo giám sát cũng chỉ rõ: Một số đồ ánquy hoạch đô thị do cấp xã triển khai lập, cấphuyện phê duyệt còn chậm, chất lượng quyhoạch chưa cao dẫn đến phải điều chỉnh nhiềulần. Chất lượng hồ sơ trình thẩm định còn sơsài, chưa cập nhật các quy định, các quychuẩn, tiêu chuẩn hiện hành để áp dụng khithiết kế đồ án quy hoạch đô thị, hồ sơ phải trả

lại nhiều lần, thời gian thẩm định kéo dài, ảnhhưởng đến tiến độ thực hiện.

Công tác cấp phép, quản lý trật tự xâydựng đô thị trên địa bàn vẫn còn một số tồntại, hạn chế: Tình trạng xây dựng không phép,sai phép, không theo quy hoạch, lấn chiếmkhông gian, mật độ xây dựng vẫn còn xảy ra.Đặc biệt, tình trạng xây dựng tự phát của cáctổ chức, cá nhân dọc các trục đường quốc lộ,tỉnh lộ tại các địa phương còn phổ biến, songchậm xử lý hoặc xử lý thiếu triệt để, gây bứcxúc trong nhân dân.

Báo cáo giám sát cũng chỉ rõ: Nguồn nhânlực làm công tác quản lý quy hoạch đô thị ởcấp huyện còn hạn chế; việc quản lý trật tựxây dựng đô thị còn lỏng lẻo, chưa có đội ngũcán bộ chuyên trách. Mặt khác, số lượng cánbộ ít, theo dõi phụ trách nhiều lĩnh vực, côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên

chức làm công tác quy hoạch chưa được quantâm thường xuyên. Ý thức chấp hành củacông dân về quy định quản lý trật tự xây dựngđô thị chưa cao, làm khó khăn trong tác quảnlý trật tự xây dựng đô thị ở các địa phương.Các chính sách, cơ chế và biện pháp tạo vốn,trên cơ sở phát huy nguồn lực, sức mạnh cộngđồng vào mục đích quy hoạch và xây dựng đôthị, mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo xâydựng cơ chế nhưng chưa thu hút được nhiềunguồn lực.

Rõ trách nhiệm các cấp, các ngànhKhông chỉ làm rõ thực trạng, Đoàn giám sát

đã chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan, đặcbiệt là trách nhiệm của các cấp, các ngành. Cụthể, đối với uBND tỉnh: Công tác chỉ đạo điềuhành chưa toàn diện, chưa quyết liệt trong quảnlý trật tự xây dựng, quản lý quy hoạch đô thị.Chưa thành lập được Ban chỉ đạo quản lý pháttriển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc - cơ quan quản lýnhà nước về phát triển đô thị; chưa quan tâmđến nguồn nhân lực làm công tác quản lý quyhoạch đô thị ở cấp huyện, dẫn đến việc quản lýđô thị ở cấp này còn nhiều hạn chế

Đối với Sở Xây dựng: Việc tổ chức đánhgiá, thẩm định một số đề án đề nghị công nhậnđô thị loại V trên địa bàn trình uBND tỉnh phêduyệt còn hạn chế. Việc tham mưu, thực hiệncác cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút, huyđộng các nguồn lực đầu tư xây dựng và pháttriển đô thị kịp thời nhưng hiệu quả chưa cao.Việc phối hợp với uBND cấp huyện tronglập, thẩm định các quy chế quản lý quy hoạch,kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệtcủa uBND cấp này chưa đạt được kết quảcao, dẫn đến các địa phương chậm triển khaicông việc.

Đặc biệt, uBND huyện, xã thiếu sự chỉđạo sát sao kịp thời trong công tác phối hợplập, thẩm định, phê duyệt quản lý và thực hiệnquy hoạch, dẫn đến việc triển khai lập một sốđồ án quy hoạch đô thị còn chậm, chất lượngquy hoạch chưa cao dẫn đến phải điều chỉnhnhiều lần. Quy chế quản lý quy hoạch kiếntrúc ở các đô thị thuộc phạm vi quản lý củacấp huyện, thành thị chưa được xây dựng vàban hành. Tình trạng xây dựng không phép,sai phép, không theo quy hoạch, lấn chiếmkhông gian, mật độ xây dựng vẫn còn xảy ra,đặc biệt là tình trạng xây dựng tự phát của cáctổ chức, cá nhân dọc các trục đường quốc lộ,tỉnh lộ tại các địa phương còn phổ biến, songchậm xử lý hoặc xử lý thiếu triệt để.

Trên cơ sở đó, Thường trực HĐND tỉnh đãcó những kiến nghị, đề xuất, yêu cầu cụ thểđối với các cấp, ngành, nhất là uBND tỉnh chỉđạo các sở, ngành, uBND các huyện, thành,thị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ… đểnâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lývà thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn.

DiỆP anH

Kỳ họp thứ 5, hđnD tỉnh vĩnh phúc Khóa Xvi

Phát huy thành quả công tác quy hoạch đô thịmột trong những nội dung quantrọng của Kỳ họp thứ 5 là hđnD tỉnhxem xét kết quả giám sát chuyên đềvề công tác quản lý và thực hiện quyhoạch đô thị trên địa bàn, giai đoạn2011 - 2016. với trí tuệ của cả tập thể,những tồn tại, hạn chế, giải pháp, đặcbiệt là trách nhiệm của các ngành, cáccấp sẽ được làm rõ hơn; qua đó, củngcố và tiếp tục phát huy thành quả làmột trong những địa phương dẫn đầucả nước về quy hoạch đô thị.

2017 được xác định là năm bảnlề, có ý nghĩa quan trọng trong việcthực hiện Nghị quyết Đại hội Đảngbộ tỉnh lần thứ XVi, là năm thứ 2trong nhiệm kỳ của HĐND các cấp.Việc giảm thuế suất thuế nhập khẩuô tô nguyên chiếc từ khu vựcASEAN về Việt Nam cùng giá củanhiều mặt hàng nông sản giảmmạnh; sự cạnh tranh quyết liệt trongthu hút đầu tư của các địa phươngtrong khu vực… đã ảnh hưởng trựctiếp đến việc thực hiện nhiệm vụKT - XH của tỉnh. Song dưới sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐNDtỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của uBND tỉnh cùng sự nỗ lực của cả hệthống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trongtỉnh, 6 tháng đầu năm, Vĩnh Phúc vẫn đạt được những kết quả đáng kểtrên tất cả các mặt: Tăng trưởng kinh tế đạt khá, 3 trụ cột kinh tế (côngnghiệp, nông nghiệp và dịch vụ) đều tăng khá so với cùng kỳ; các lĩnhvực VH-XH được quan tâm và có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị, trậttự an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng được giữ vững; hệ thốngchính trị từ tỉnh tới cơ sở hoạt động có hiệu quả.

Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnhcũng gặp không ít khó khăn, hạn chế, dự báo sẽ không thể thu đạt dựtoán, khả năng hụt thu lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối thu chi củatỉnh; tình hình giải ngân đạt thấp, những khó khăn trong thực hiệnnhiệm vụ đầu tư công, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng;những hạn chế trong các lĩnh vực VH-XH, trật tự an toàn xã hội chưađược khắc phục… Vì vậy, việc hoàn thành một số chỉ tiêu quan trọngkế hoạch năm 2017 là thách thức lớn, đòi hỏi sự cố gắng của cả hệthống chính trị từ tỉnh tới cơ sở.

Trong 3 ngày diễn ra kỳ họp, đề nghị các đại biểu tập trung thảoluận, phân tích đánh giá để quyết nghị các vấn đề quan trọng sau:

Một là, về các báo cáo của uBND tỉnh. Đề nghị các đại biểu tậptrung thảo luận về những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm trêntất cả các mặt công tác; phân tích những hạn chế, khó khăn, tìm ranguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan để đề xuất giải phápnhằm hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch của năm. Đặcbiệt là về thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tưXDCB; những giải pháp đột phá cần tập trung thực hiện…

Hai là, xem xét, cho ý kiến vào các báo cáo trình tại kỳ họp.Ba là, thảo luận, xem xét và dự kiến quyết nghị thông qua 21 nghị

quyết chuyên đề của HĐND tỉnh. Bốn là, HĐND tỉnh sẽ nghe Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh báo cáo

hoạt động của Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầunăm; Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3, QH Khóa XiV;Thường trực HĐND tỉnh báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết cáckiến nghị của cử tri trước, sau Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh; các banHĐND tỉnh báo cáo kết quả thẩm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụphát triển KT-XH, an ninh quốc phòng, các báo cáo của uBND và cáccơ quan trình; kết quả thẩm tra các tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyếttrình tại kỳ họp.

Năm là, HĐND tỉnh sẽ tiến hành giám sát về công tác quản lý vàthực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn giai đoạn 2011-2016; chất vấnđối với những vấn đề trọng tâm, bức xúc đang được đại biểu HĐNDtỉnh, cử tri và dư luận quan tâm.

HẢi PHong ghi

Chất vấn những vấn đề trọng tâm, bức xúcPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh TrầN VăN ViNH

Công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, HĐnD tỉnh Khóa XVi cơ bản bảo đảm kịp thời. Thườngtrực HĐnD tỉnh đã chủ động xây dựng dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp từ rất sớm. Trướckỳ họp 45 ngày, Thường trực HĐnD tỉnh chủ trì, phối hợp với uBnD, Ủy ban mTTQ, các banHĐnD tỉnh và các cơ quan liên quan thống nhất dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp. Trongđó, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan chuẩn bị từng nội dung của kỳ họp bảo đảm chấtlượng và thời gian theo quy định. Các nội dung chuẩn bị kỳ họp được Thường trực và uBnD tỉnhphối hợp chỉ đạo tích cực, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, bảo đảm sự thống nhất; nộidung trình kỳ họp đều được Đảng đoàn HĐnD tỉnh, Ban cán sự Đảng uBnD tỉnh báo cáo xin ýkiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh NGuYỄN NGọC BìNH

lập lại trât tự vỉa hè: Vừa “xây” vừa “chống”

Đề cập đến công tác quản lý trậttự lòng lề đường, vỉa hè thời gianqua, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâmcho rằng: Lập lại trật tự lòng đường,vỉa hè phải thực hiện song song vớiviệc bảo đảm sinh kế cho người dân.TP cần thường xuyên đốc thúc cácquận, huyện bố trí địa điểm kinhdoanh, buôn bán cho người bánhàng rong. Thế nhưng, đến nay córất ít quận, huyện quy hoạch phốhàng rong, một số quận, huyện tuyđã có quy hoạch nhưng vẫn còn…trên giấy. Ở một góc độ khác, đạibiểu Diệp Hồng Di cho rằng, TP cầnduy trì việc lập lại trật tự lòng, lềđường một cách thường xuyên chứkhông ra quân theo đợt rồi đâu lạivào đấy…

Theo Chủ tịch HĐND TPNguyễn Thị Quyết Tâm, trong chiếndịch lập lại trật tự lòng, lề đường,nếu không sự tham gia của ngườidân thì không thể bền vững được.“Chúng ta đừng ảo tưởng có thể lậplại được trật tự lòng, lề đường trong1 tháng, 1 quý hay một năm. Nếuchúng ta ra quân dọn dẹp, nó sẽ sạchtức thì, nhưng không bền vững vàcòn rất phản cảm. Vì vậy, cần có kếhoạch, lộ trình cụ thể phân cấp chocác cấp chính quyền quận - huyện,phường xã, khu phố triển khai thựchiện”, bà Tâm đề nghị.

Đồng tình với quan điểm này,Phó Chủ tịch uBND TP Lê VănKhoa cho biết, một trong nhữngquan điểm được uBND TP đặc biệtquan tâm trong công tác lập lại trậttự lòng đường, vỉa hè là “xây” phảiđi đối với “chống”; bởi vì sau gánhhàng rong là số phận của cả gia đìnhvà chủ trương của TP là không đẩy

đuổi. “Vấn đề thu phí sử dụng mộtphần lòng đường, vỉa hè đã có từ lâuchứ không phải khi lập lại trật tựlòng, lề đường vỉa hè TP mới đềxuất. Vừa qua, Sở GT - VT có trìnhdự thảo, đề xuất phương án tăng phísử dụng tạm một phần lòng đường,vỉa hè nhưng hiện tại uBND TP cóchủ trương chưa thực hiện” - PhóChủ tịch Lê Văn Khoa khẳng định.

Dự án nghìn tỷ, người dân vẫn phải sốngchung với ô nhiễm

Một vấn đề khác thu hút khánhiều sự quan tâm của đại biểu làtiến độ chậm chạp, sử dụng vốn đầutư không hiệu quả tại Dự án nạo vétkênh Ba Bò (quận Thủ Đức). Trướcđó, trong phiên thảo luận tại tổ, đạibiểu Nguyễn Thị Tố Trâm bức xúc:Dự án đã triển khai chục năm nay,ngốn hơn 1.000 tỷ đồng nhưngngười dân vẫn phải sống chung vớiô nhiễm. Trong khi đó, chính quyềntỉnh Bình Dương và TP Hồ ChíMinh lại đổ lỗi cho nhau.

Đại biểu Tố Trâm dẫn chứng,khi được báo chí hỏi, một lãnh đạoBan Quản lý Dự án (thuộc Trungtâm Điều hành chương trình chốngngập nước TP) cho rằng, nguyênnhân ô nhiễm từ nước thải của cácKCN Bình Dương, nguồn ô nhiễmnày rất khó khắc phục một khi phíaBình Dương không xử lý được.“Câu trả lời này không thuyết phục,có phần vô cảm, thiếu trách nhiệmvới nỗi khổ của người dân”, đại biểuNguyễn Thị Tố Trâm nhấn mạnh.

Giải trình tại hội trường, Giámđốc Sở TN - MT TP Nguyễn ToànThắng thừa nhận: “Đúng là kênh BaBò đang có mùi hôi như các đại biểuvà cử tri phản ánh”. Hiện nay, các

nguồn thải chính ra kênh Ba Bò làKCN Sóng Thần 1, Sóng Thần 2 đãđược đầu tư hệ thống xử lý nướcthải. Trong khi đó, 6 cụm dân cư tạiBình Dương xả thẳng ra kênh chưaqua xử lý.

Trước phần giải trình này, Chủtịch HĐND TP Hồ Chí MinhNguyễn Thị Quyết Tâm đặt vấn đề:Mục tiêu đặt ra khi thực hiện Dự ánkênh Ba Bò là giải quyết ô nhiễmmôi trường của cả khu vực. Vậy, lúcbấy giờ đánh giá nước thải gây ônhiễm là nguồn nào? Chỉ có 2 KCNSóng Thần hay có nguồn nước thảicủa khu dân cư? “Chúng ta đầu tưquá lớn mà mục tiêu ban đầu khôngđạt được, mùi hôi thì vẫn hôi, ônhiễm môi trường vẫn cứ xảy ra.Vậy hiệu quả đầu tư ở đâu?”, Chủtịch HĐND TP Nguyễn Thị QuyếtTâm truy vấn.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng,trong cam kết của TP và BìnhDương khi xây dựng Dự án Ba Bò,Bình Dương đã ghi vốn hơn 3.000tỷ đồng để xử lý nước thải khu NamBình Dương; trong đó, có 6 cụmdân cư đã nêu cộng với hồ xử lýnước thải sinh học mà TP xây dựngthì sẽ trở thành một hệ thống xử lýnước thải đồng bộ. Dự kiến đếncuối năm nay, khi Bình Dươnghoàn thành hệ thống thu gom thì sẽxử lý xong mùi hôi của kênh Ba Bò.Chủ tịch HĐND TP yêu cầu, ngànhTN - MT có một lời hứa cụ thể:“Mình có cam kết với người dân làcuối năm nay giải quyết xong ônhiễm không?”. Tuy nhiên, ôngThắng không trả lời trực tiếp màcho biết sở hiểu trách nhiệm củamình về việc phối hợp với BìnhDương để Dự án phát huy hiệu quảđúng tiến độ.

mẠnH Tuân

thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, hđnD tp hồ chí minh Khóa iX

Không thể vô cảm trước nỗi khổ của dânKhông chỉ bàn giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu Kt - Xh đã đề ra trong năm 2017, tại phiên thảoluận hội trường, nhiều đại biểu đặc biệt lo lắng đến tính bền vững, hiệu quả của “chiến dịch” lậplại trật tự đô thị; tiến độ thi công chậm chạp, thiếu hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư tại Dự áncải tạo kênh Ba Bò (quận thủ đức)… yêu cầu làm rõ trách nhiệm, các đại biểu cũng đề nghị, cáccơ quan liên quan đưa ra giải pháp hiệu quả, đồng bộ, đặc biệt, phải tránh thái độ vô cảm, tạoniềm tin, sự đồng thuận của cử tri và nhân dân. quan tâm đến ngành than

Kinh tế Quảng Ninh kiên trì vớichủ trương dịch chuyển từ “nâu” sang“xanh”, đó là sự lựa chọn đúng đắn vàphù hợp với mô hình tăng trưởng đangthay đổi. Tuy nhiên, khi tỷ lệ đóng góphàng năm của Tập đoàn CN Than -Khoáng sản (TKV) vẫn lên tới 40%(trước đây là 50%-PV) vào ngân sáchnội địa, tháo gỡ khó khăn cho Tậpđoàn này là tháo gỡ cho hầu bao vàbảo đảm an sinh xã hội của tỉnh. Theotính toán cơ học, cuộc sống hàng ngàycủa 1/3 dân số Quảng Ninh đang phụthuộc trực tiếp vào các mỏ than củaTKV hiện diện khắp tỉnh. Nhiều đạibiểu HĐND bày tỏ sự lo lắng trướctình hình khó khăn của ngành côngnghiệp khai khoáng nói chung.

Theo đại biểu Vũ Anh Tuấn (TPHạ Long), thống kê 6 tháng đầu nămcho thấy, hai ngành kinh tế trụ cộtcông nghiệp - xây dựng chỉ tăngtrưởng trên 3%. Nguyên nhân chínhdo ngành than tăng trưởng âm trướcsức ép của giá thành sản xuất tăng vàgiá than thế giới sụt giảm. Nhưngquan trọng hơn cả, hàng năm lĩnh vựcnày đóng góp ít nhất 2% trong chỉ tiêutăng trưởng GRDP 10% HĐND giao,do vậy đại biểu cho rằng uBND cầnphải tập trung hơn công tác lãnh đạo,chỉ đạo. Hiện tại, TKV đã cam kếtbằng mọi giá sẽ giữ vững tỷ lệ đónggóp 40% (khoảng 11 ngàn tỷ đồng -PV) vào thu ngân sách nội địa củatỉnh năm 2017. Tuy nhiên, để “đảmtrách” tốt 2% GRDP, TKV cần nhiềulực đẩy từ tầm Chính phủ và ngànhcông thương. Đây sẽ là thách thứckhông nhỏ cho chỉ tiêu tăng trưởnghai con số của Quảng Ninh!

Tham gia ý kiến với tư cách đạibiểu khách mời tại Tổ đại biểu HĐNDsố 1, Phó Chủ tịch uBND tỉnh NguyễnVăn Thành chia sẻ, Thủ tướng Chínhphủ đã chỉ đạo TKV phải khai thác bổsung 2 triệu tấn than sạch so với kếhoạch ban đầu. Khó khăn lớn nhất là

chính sách thuế, phí với tập đoàn đangthay đổi theo hướng không có lợi,thậm chí có những loại tăng tới 35% sovới trước đây. Bản thân hộ tiêu thụ lớnnhất - Tập đoàn Điện lực Việt NamEVN - đang nợ TKV 5.000 tỷ đồng và“dọa” sẽ giảm 2 triệu tấn than từ TKVđể chuyển nguồn sang các nhà cungcấp khác trong nước. Hiện, TKV cókhoảng 80 nghìn lao động thườngxuyên làm việc, sinh hoạt trên địa bàntỉnh Quảng Ninh, ảnh hưởng đến 300nghìn người ăn theo.

Nuôi dưỡng nguồn thu bền vững

Liên quan những chỉ tiêu còn lại,nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn khithu ngân sách địa phương từ đất đai

chiếm tỷ lệ không nhỏ tại các huyện,thị, thành phố. Đại biểu Hoàng BáNam (Huyện Cô Tô) cho rằng, thịtrường bất động sản Quảng Ninhđang sôi động hơn bao giờ hết. Đó làminh chứng chung cho quyết sách,dẫn dắt cho tăng trưởng địa phương.Tuy nhiên, khi thương hiệu QuảngNinh đang tăng giá trị từng ngày, cácđịa phương phải rất thận trọng trongviệc giao đất. “Có tình trạng địaphương định giá đất để đấu giánhưng không thành, sau đó tiếp tụchạ để cố gắng giao, thu tiền về. Thếnhưng đất đai là tài sản hữu hạn, cónên như vậy không, thu như vậy thìkéo dài được bao lâu? Đấy là chưakể lâu nay chúng ta còn một lỗ hổnglớn trong chuyển nhượng đất đai.

Bảng giá đất do chính quyền đưa rathua xa giá người dân bán trao taynhau”- đại biểu đặt vấn đề. “Vấn đềlà tính bền vững của nguồn thu, bởisắc thuế thể hiện tính bền vững củatăng trưởng kinh tế”.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà(Huyện Đầm Hà) bày tỏ sự bức xúcvề tình trạng doanh nghiệp làm ăn“chỉ hòa và lỗ” nhưng vẫn… hoànhtráng. Bên cạnh đó, rất nhiều hộkinh doanh hàng năm hạch toándưới 100 triệu, đúng tầm thu nhậpđể không phải nộp thuế. Đại biểu đềnghị tỉnh cần tăng cường công tácthanh tra, kiểm tra, đối với lĩnh vựcthuế. Còn nhớ ở Hội nghị đối thoạidoanh nghiệp quý i.2017, khi lầnđầu tiên đại diện các hộ kinh doanhcá thể được mời đến, Chủ tịchuBND tỉnh Nguyễn Đức Long đãgợi ý, đội ngũ này hoàn toàn có thểvươn lên trở thành doanh nghiệpnhỏ. Tuy nhiên, nếu tình trạng hộkinh doanh cố tình khai báo thấphơn doanh số, thì thanh tra, kiểm tralà việc cần thiết, để tránh thiệt thòicho những doanh nghiệp làm ănchân chính.

Đối với một trong ba đột pháchiến lược của tỉnh - nguồn nhânlực, đại biểu Lê Thu Hương (TPuông Bí) khẳng định đây là lực cảncủa mọi nền kinh tế mới nổi. QuảngNinh đang làm rất tốt công tác thuhút đầu tư, số lượng DN đến làm ăntại tỉnh ngày càng nhiều. Đi kèm đólà năng lực đáp ứng các yêu cầu phátsinh của nhà đầu tư. Vấn đề đặt ra làđịa phương phải theo kịp đượcchuyển động của thời cuộc, trong đócó câu chuyện nguồn nhân lực. Đócũng là yếu tố hài lòng để nhà đầu tưtiếp tục mở rộng sản xuất kinhdoanh tại đây.

“Vượt lên tất cả, đó phải làniềm tin và tinh thần trách nhiệm.Niềm tin từ cán bộ, niềm tin từnhân dân và niềm tin từ nhà đầu tư.Dù đó là GRDP, là thu ngân sách, làtổng sản phẩm hàng hóa... thì cuốicùng vẫn phải là sự chân thành.Quảng Ninh không được để nhà đầutư có suy nghĩ, họ bị đối xử từ vịthế đối tác thành… đối tượng. Caonhất là phải giữ được môi trườngthu hút đầu tư kinh doanh trongsạch, công bằng”, Bí thư Tỉnh ủy,Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn VănĐọc khẳng định.

LÊ TÙng

thảo luận Kt - Xh tại Kỳ họp thứ 5, hđnD tỉnh quảng ninh Khóa Xiii

Tăng trưởng hai con số là thách thứcđồng tình với chỉ số đạt được 6 tháng đầu năm, phương hướng triển khai những tháng cuốinăm, nhưng không ít đại biểu vẫn băn khoăn với mục tiêu Kt - Xh mà uBnD tỉnh đề ra tới đây,đặc biệt là tỷ lệ tăng trưởng grDp 10%, bên cạnh việc nuôi dưỡng nguồn thu, lành mạnh nănglực tài chính và hỗ trợ lĩnh vực công nghiệp nhanh chóng phục hồi…

Dn có cảm xúc khi đến với Quảng ninh, được ứng xử như thượngkhách thì họ mới dốc vốn liếng đầu tư để thử sức ở mảnh đất này. Khi cónguồn lực thì tự khắc an sinh xã hội được bảo đảm, y tế, giáo dục, văn hóa,quốc phòng an ninh được bảo đảm. Bộ mặt Quảng ninh có những thayđổi cơ bản như ngày hôm nay có sự đóng góp rất lớn của nhà đầu tư từbên ngoài.

Phó Chủ tịch uBND tỉnh NGuYỄN VăN THÀNH

Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khóa XVI Ảnh: Chí Tuấn

Các đại biểu thảo luận tại Tổ TP Hạ Long và huyện Cô Tô Ảnh: Lê Tùng

Page 5: Đại Biểu -  · PDF file... giàu bản lĩnh, có phong cách làm việc gần gũi ... kinh doanh của Nhà ... nhiệm vụ và kinh nghiệm của HĐND các địa

Số 188 7 - 7 - 2017Kinh tế - xã hộiđại biểu nhân dân

Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụTại buổi làm việc với BHTGVN, Phó

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước(NHNN) Nguyễn Kim Anh đã nhấnmạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm mà BHTGVNcần triển khai thực hiện gồm: Tập trungnghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sungLuật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản

pháp luật liên quan nâng cao vai trò, vịtrí của BHTGVN trong quá trình tái cơcấu các tổ chức tín dụng cũng như bảovệ quyền lợi của người gửi tiền; tiếp tục

phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thanh tragiám sát NHNN để hoàn thành việc trìnhThủ tướng Chính phủ ban hành quyếtđịnh điều chỉnh hạn mức trả BHTG; chủ

động nghiên cứu, cân đối nguồn lực đểvừa đầu tư hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi,tăng cường năng lực tài chính của BHT-GVN, vừa tham gia tái cơ cấu các tổchức tín dụng và xử lý nợ xấu; chú trọngcông tác giám sát các tổ chức tín dụng;tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt độngchuyên môn nghiệp vụ, phối hợp chặtchẽ với các cơ quan, đơn vị thuộcNHNN để kịp thời phát hiện, cảnh báosớm rủi ro, vi phạm trong hoạt độngngân hàng.

Theo đó, bằng việc đầu tư Dự án Hệthống thông tin quản lý và hiện đại hóangân hàng (FSMiMS) hợp phần BHT-GVN, các hoạt động nghiệp vụ củaCông ty đã có bước tiến đáng kể về cơsở hạ tầng thông tin trong việc hỗ trợ,nâng cao hiệu quả bảo vệ người gửi tiền.Theo Phó Tổng Giám đốc BHTGVNNgô Quang Lương, với dự án trên, BHTGVNsẽ thực hiện hiện đại hóa các quy trìnhnghiệp vụ trên nền tảng công nghệ thôngtin. Trong đó, tập trung cải tiến các quytrình trong giám sát rủi ro, quản lý thôngtin, tài chính, hậu cần và xử lý. Việctriển khai thành công dự án và đưa hệthống công nghệ thông tin và truyềnthông mới vào sử dụng sẽ hỗ trợ BHT-GVN trở thành một tổ chức bảo hiểmtiền gửi tiên tiến, nâng cao hiệu quả bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngườigửi tiền, góp phần tăng cường chia sẻ vàsử dụng thông tin kỹ năng phân tích,đánh giá, cảnh báo rủi ro.

Bảo đảm sự an toàn và lan tỏa của chính sách

Để bảo vệ tốt quyền lợi của ngườigửi tiền, góp phần bảo đảm an toànhoạt động ngân hàng và tham gia sâuhơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thốngcác tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 -2020, BHTGVN đang triển khai đồngbộ những nhiệm vụ trọng tâm của năm2017 như nghiên cứu, đề xuất vớiNHNN xem xét trình các cơ quan cóthẩm quyền sửa đổi Luật Bảo hiểm tiềngửi; chủ động triển khai, hoàn thiệncông tác xây dựng và ban hành hệthống văn bản quản trị điều hành theođúng kế hoạch; tiếp tục hoàn thiệnChiến lược phát triển BHTGVN đếnnăm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;triển khai đầy đủ và hiệu quả chứcnăng, nhiệm vụ của BHTGVN vàhướng tới các chuẩn mực quốc tế; đầutư hiệu quả nguồn vốn tạm thời nhànrỗi, nâng cao năng lực tài chính củaBHTGVN; tăng cường quản lý, quảntrị tốt nguồn vốn, công tác hạch toán

kế toán, tài chính tiết kiệm, hiệu quả;phối hợp điều hành giữa các nghiệp vụnhư: lao động, tiền lương, đầu tư, tàichính - kế toán, quản lý nguồn nhânlực, bảo đảm tăng năng suất lao động;tiếp tục nâng cao chất lượng công táckiểm soát - kiểm toán nội bộ; tiếp tụchoàn thiện tái cấu trúc bộ máy, kiệntoàn đội ngũ lãnh đạo quản lý; chútrọng xây dựng, nâng cấp hệ thốngcông nghệ thông tin; đẩy mạnh hoạtđộng thông tin truyền thông để chínhsách bảo hiểm tiền gửi lan tỏa sâu rộngđến các tầng lớp dân cư.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệmvụ đã được quy định tại Luật Bảo hiểmtiền gửi cũng như định hướng, chỉ đạocủa Đảng, Chính phủ, NHNN, hoànthành các nhiệm vụ trọng tâm đã đượcđề ra, Phó Tổng giám đốc Ngô QuangLương cho biết, BHTGVN đang và sẽnỗ lực nâng cao năng lực của tổ chức,tham gia tích cực hơn nữa vào quá trìnhtái cơ cấu các tổ chức tín dụng, triểnkhai có hiệu quả các hoạt động nghiệpvụ. Qua đó, quyền và lợi ích hợp phápcủa người gửi tiền ngày càng được bảođảm tốt hơn và đóng góp có hiệu quảvào hoạt động an toàn, lành mạnh củacác tổ chức tín dụng.

ĐứC KiÊn

an toàn là mục tiêu số 1Bằng việc giám sát định kỳ hàngtháng, quý, năm đối với 100% tổchức tham gia bảo hiểm tiền gửi,Bảo hiểm tiền gửi việt nam (Bht-gvn) không chỉ thực hiện tốtnhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người gửi tiền màcòn bảo đảm sự phát triển an toàn,lành mạnh của hoạt động ngânhàng cũng như của toàn hệ thốngtheo các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp là nòng cốt tạo chuỗi giá trị

Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng,Ngân hàng nhà nước Việt Nam Phạm Xuân Hòecho biết, cho vay theo chuỗi giá trị là các dịch vụsản phẩm tài chính và dịch vụ hỗ trợ để tạo vốnnhằm giải quyết những nhu cầu và khó khăn củangười tham gia trong chuỗi giá trị đó. Chuỗi liênkết phải khép kín, tạo thuận lợi cho các doanhnghiệp có được dòng tiền lưu động. Ông Hòe chiasẻ, tại Điều 14 của Nghị định 55/2015/NĐ-CP vềchính sách tín dụng phục vụ phát triển nôngnghiệp, nông thôn mới dừng lại ở khái niệm vàđưa ra 2 thông điệp chính là nếu hợp tác xã,doanh nghiệp và hộ nông dân liên kết lại, có cáchợp đồng liên kết chuỗi sản xuất thì có thể chovay tối đa 70% giá trị của dự án, phương án sảnxuất kinh doanh theo mô hình liên kết bằng thếchấp. Thứ hai là, nếu như liên kết theo chuỗi giátrị thì có thể cho vay tối đa thế chấp đến 80% giátrị của dự án. Nhưng để làm được hai thông điệptrên theo ông Hòe, việc tái cơ cấu nông nghiệp vàcác chính sách của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn phải tạo ra được các chuỗi liên kết.

Tuy nhiên, hiện nay mối liên kết giữa doanhnghiệp và nông dân rất yếu và lỏng lẻo. Cụ thể:hộ liên kết có hợp đồng đầu ra với doanh nghiệpnhư lúa chỉ chiếm 10%, chăn nuôi chiếm 16%,chè chiếm 10%. Liên kết hộ với doanh nghiệpđầu vào yếu hơn. Việt Nam có 65.000 tổ hợp táchoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếuhợp tác theo hoạt động chuyển giao kỹ thuật, ápdụng giống mới, dịch vụ thủy lợi. Rất ít tổ hợp táccó các hoạt động kinh doanh, nhất là sản xuấttheo chuỗi chỉ chiếm dưới 10%.

Theo Phó Viện trưởng Viện Chính sách vàChiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn TrầnCông Thắng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nướcđã rất nỗ lực để tìm hướng đi, xây dựng các chươngtrình để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốnvay từ các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Tuynhiên điều quan trọng là phải xây dựng được chuỗiliên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân đểhướng tới phát triển cho vay theo chuỗi giá trị đốivới các sản phẩm nông nghiệp.

Nhìn dòng tiền của dự án để quyết định

Đại diện Công ty Cổ phần sản xuất và xuấtkhẩu quế hồi Việt Nam ViNA SAMEX.,JSCchia sẻ, công ty sản xuất hồi, quế hữu cơ với1.080 hộ đồng thời còn thu mua nguyên liệu từ5 đại lý và 2.000 hộ nông dân khác ở tỉnh YênBái và Lạng Sơn. Hiện nay, công ty giao dịchvới 2 Ngân hàng với thời hạn vay 6 tháng đáohạn 1 lần và lãi suất lần lượt là 4.5%/năm và5%/năm và đều phải thế chấp mới được vay.

Công ty muốn mở rộng quy mô nhưng khôngcòn khả năng thế chấp vì thế không vay đượcngân hàng.

Đại diện doanh nghiệp chế biến nông sảnNinh Bình chia sẻ, doanh nghiệp cũng đã nghĩtới chuỗi liên kết từ lâu nhưng không được địnhhướng nên cứ mò mẫm, hình thành dần từ việcliên kết với nông dân. Bởi vậy, gặp nhiều rủi rotừ phía nông dân, từ thị trường. Sau đó doanhnghiệp tự thuê đất và thuê người dân trồng trọttheo tiêu chuẩn mình đề ra. Tuy nhiên, doanhnghiệp không đủ vốn để đầu tư vào trồngnguyên liệu mà đi vay thì không đủ điều kiện vìđòi hỏi thế chấp quá lớn.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngân hàng cũng kinhdoanh mà đã kinh doanh thì phải có lợi, tuynhiên phương thức cho vay là quan trọng nhấtvà phải xuất phát từ suy nghĩ của từng nhânviên ngân hàng. Trong khi nhân viên ngân hàngluôn cho rằng phải có tài sản bảo đảm thì mớichắc chắn nhưng kinh nghiệm các ngân hàngthế giới cho thấy chỉ cần nhìn dòng tiền của dựán để quyết định cho vay hay không. Thông tư39/2016/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từngày 15.3.2017 đã mở ra rất nhiều cơ hội chodoanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay nhưng sựchuyển biến trong hệ thống các ngân hàngthương mại Việt Nam rất chậm.

Theo nhiều chuyên gia, cần quy định mứcthuế phù hợp đối với từng hạn mức sử dụng đấtnhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất phục vụsản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Khuyếnkhích nông dân góp vốn bằng quyền sử dụngđất và tham gia làm việc trong doanh nghiệpnhận góp vốn. Đối với chính sách tín dụng, cầngỡ khó cho các hộ nông nghiệp và doanhnghiệp tham gia chuỗi sản xuất được sử dụngtài sản thế chấp là hàng hóa lưu kho, tài sảnhình thành trên đất nông nghiệp, cùng với đó,ưu tiên lãi suất và hạn mức cho vay kéo dài hơn,với tỷ lệ cho vay cao hơn.

nguYễn QuỳnH

Nộp ngân sách trên 40 nghìn tỷ đồng

Nhìn nhận về vai trò củaquân đội trong quá trình bảo vệvà xây dựng Tổ quốc, Thượngtướng, Thứ trưởng Bộ Quốcphòng Trần Đơn cho rằng, quânđội ta là quân đội cách mạng,“đội quân chiến đấu, đội quâncông tác, đội quân lao động sảnxuất” từ nhân dân mà ra, vì nhândân mà chiến đấu, vì nhân dânmà phục vụ. Chức năng đó củaquân đội Việt Nam được khẳngđịnh và phát huy trong suốtchặng đường hơn 70 năm qua.Theo GS.TS. Hoàng Chí Bảo,nguyên Ủy viên Hội đồng Lýluận Trung ương, việc quân độitham gia sản xuất, xây dựng kinhtế, hiện đại hóa đất nước thể hiệnchức năng “ba trong một” củaquân đội. Đây chính là sự tiếpnối truyền thống của dân tộc,phản ánh quy luật “dựng nước điliền với giữ nước”, xây dựng chủnghĩa xã hội gắn liền bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa đặc biệttrong điều kiện hiện nay.

Thời gian qua, Quân đội đãcó những đóng góp tích cực trongphát triển kinh tế - xã hội, theoThứ trưởng Trần Đơn. Tính đếnnay, Quân đội đã xây dựng được26 khu kinh tế - quốc phòng trêncác địa bàn chiến lược, vùng sâu,vùng xa, biên giới, địa bàn xungyếu. Các khu kinh tế - quốcphòng đã trở thành nhân tố quantrọng trong công cuộc xóa đóigiảm nghèo, góp phần tích cựctrong sự phát triển chung của nền

kinh tế đất nước. Chỉ tính riêngnăm 2016, tổng doanh thu củacác doanh nghiệp quân đội đạtgần 350 nghìn tỷ đồng, lợi nhuậntrước thuế đạt gần 43 nghìn tỷđồng; nộp ngân sách nhà nướctrên 40 nghìn tỷ đồng. Theo đánhgiá chung, với những kết quả đãđạt được trong hoạt động pháttriển kinh tế, các doanh nghiệpquân đội đã và đang khẳng địnhrõ vị thế trong nền kinh tế, đónggóp tích cực vào sự ổn định, pháttriển kinh tế vĩ mô, công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và bảođảm an sinh xã hội.

Cổ phần hóa có chọn lọcMột trong những câu hỏi

dành được sự quan tâm của cácđại biểu tham dự Tọa đàm là khicả nước đang tiếp tục côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập sâu rộng, quân đội có nêntiếp tục tham gia lao động, sảnxuất, xây dựng kinh tế nữa haykhông? Trả lời câu hỏi này, Thiếutướng, TS. Võ Hồng Thắng, Cụctrưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốcphòng nhấn mạnh, quân đội cầntiếp tục tham gia lao động sảnxuất, xây dựng kinh tế. Bởi lẽ,việc xây dựng đất nước luôn điđôi với giữ nước và ngày nayphải tiến hành song song hainhiệm vụ chiến lược là xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiệntốt hai nhiệm vụ này phải kết hợpchặt chẽ kinh tế với quốc phòng,quốc phòng với kinh tế và quânđội, thực hiện nhiệm vụ lao độngsản xuất, xây dựng kinh tế là một

trong những nội dung quan trọngcủa sự kết hợp đó. Thực tế cũngcho thấy, các đơn vị bộ đội khốithường trực ngoài việc huấnluyện sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ,cứu nạn, phòng chống thiên taicòn tranh thủ ngoài giờ để tănggia sản xuất, cải thiện đời sốngcho bộ đội. Nhiều đơn vị sựnghiệp công lập trong quân độiđã bảo đảm được phần lớn chithường xuyên, giảm chi ngânsách, cải thiện đời sống vật chất,tinh thần cho cán bộ, công nhânviên quốc phòng, người lao động.

Không phủ nhận những đónggóp tích cực mà quân đội đã làmđược trong phát triển kinh tế thờigian qua, song bên cạnh đó,trong quá trình phát triển kinh tế,một số doanh nghiệp quân đội

cũng bộc lộ một số khuyết điểm,thiếu sót gây nên tình trạng lãngphí. Để khắc phục tình trạng nàycũng như nâng cao hơn nữa hiệuquả hoạt động của các doanhnghiệp, các ý kiến cho rằng, cầnphải thực hiện cổ phần hóa, thoáivốn triệt để đối với các doanhnghiệp xây dựng, dịch vụ thươngmại không hoặc ít có nhiệm vụquân sự quốc phòng. Cùng vớiđó, tiến hành tổ chức sắp xếp cácdoanh nghiệp 100% vốn nhànước là các doanh nghiệp cónhiệm vụ quân sự quốc phòng vàcần thiết cho quốc phòng thànhlập các doanh nghiệp có quy môtương đối lớn, thực hiện cơ cấulại để các doanh nghiệp này hoạtđộng sản xuất kinh doanh cóhiệu quả, cạnh tranh bình đẳng

với các doanh nghiệp trong vàngoài nước.

Phân tích vấn đề này, GS.TS.Hoàng Chí Bảo cho rằng, tronggiai đoạn hiện nay, việc tổ chứclại doanh nghiệp kinh tế, trongđó có việc cổ phần hóa doanhnghiệp quân đội nhằm thực hiệnvai trò kinh tế chủ đạo của Nhànước, hoàn thiện nền kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa chứkhông có nghĩa là quân đội sẽkhông làm kinh tế, mà trong tìnhhình hiện nay cần phải làm tốthơn. Muốn vậy, phải phát huysức mạnh của khoa học côngnghệ để nâng cao năng suất laođộng, nâng cao chất lượng tăngtrưởng, cải thiện đời sống nhândân và phát triển đất nước.

Hà an

Thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và nông dântại hội thảo “cho vay theo chuỗi giá trị, chính sách và thực tiễn áp dụng” cácchuyên gia chỉ ra rằng, mặc dù đã có chính sách khuyến khích cho vay theochuỗi giá trị nhưng tỷ lệ thành công của những hợp đồng liên kết sản xuất vàtiêu thụ nông sản còn thấp, chính sách tín dụng hỗ trợ chưa cao, dẫn đến tìnhtrạng được mùa, mất giá thời gian qua.

Sắp xếp, cơ cấu doanh nghiệp như thế nào?với chức năng “ba trong một”: chiến đấu, công tác, laođộng sản xuất, thời gian qua, ngoài nhiệm vụ bảo đảman ninh quốc phòng, quân đội đã có đóng góp thiếtthực trong cuộc cuộc xây dựng và phát triển kinh tế củađất nước. đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm Kết hợpkinh tế với quốc phòng - nhiệm vụ chiến lược lâu dài doBáo quân đội nhân dân tổ chức sáng 6.7 tại hà nội.

Theo Quyết định số 255 của Chínhphủ, kể từ ngày 1.1.2018, chỉ chophép sản xuất kinh doanh xăng

E5 Ron 92 và xăng khoáng Ron 95nhằm góp phần bảo đảm mục tiêu anninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộcvào xăng khoáng, cải thiện môi trường,đồng thời thực hiện tốt các cam kết củaChính phủ Việt Nam về giảm khí thảinhà kính, góp phần tạo thu nhập bềnvững cho khu vực nông nghiệp và thúcđẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Trên thực tế, tại Việt Nam, ngay saukhi Đề án phát triển nhiên liệu sinh học

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệtvào năm 2007, Lộ trình áp dụng tỷ lệphối trộn nhiên liệu sinh học với nhiêuliệu truyền thống được đưa ra vào năm2012. Tuy nhiên, sau một thời gian dài“ra mắt”, đến nay, sản phẩm này vẫnchưa được người dùng tiếp nhận. Trongkhi, lộ trình sử dụng xăng E5 đang đếnrất gần.

Tại cuộc họp, Phó Tổng giám đốcTập đoàn Xăng dầu Việt Nam(Petrolimex) Phạm Đức Thắng chia sẻ,quá trình triển khai kinh doanh xăng E5chưa đạt như kỳ vọng của doanh nghiệp.

Nguyên nhân chính là do cơ chế chínhsách chưa quyết liệt, sản xuất gặp khókhăn. Để có thể sử dụng xăng sinh họcvào đầu năm 2018, cần có cơ chế, chínhsách khuyến khích hơn nữa. Đối với đầumối kinh doanh, cần đặt vấn đề giá lênhàng đầu, bởi doanh nghiệp chỉ nghĩđến yếu tố hiệu quả. Đối với người tiêudùng, cần tạo ra sự hấp dẫn về mứcchênh lệch giữa E5 và các loại xăngkhác để người tiêu dùng lựa chọn.“Chính phủ đã có biện pháp triển khaiquyết liệt để đưa xăng E5 vào thực tiễnbằng cách ngừng kinh doanh xăng Ron92 và E5 Ron92 từ ngày 31.12.2017.Đây là yếu tố quyết định để người dântiến tới sử dụng xăng E5”, ông Thắngnhấn mạnh.

Đồng tình với những khó khăn màông Phạm Đức Thắng đưa ra, đại diệnPV Oil cũng kiến nghị nên có cơ chếvề thuế nhập khẩu. Còn về chi phíkinh doanh, do doanh nghiệp phải đầutư nâng cấp hệ thống, phối trộn, khấuhao, PV Oil sẽ có kiến nghị gửi đếnliên Bộ Công thương - Tài chính xinđược điều chỉnh.

Trên cơ sở ý kiến của các doanhnghiệp đưa ra tại cuộc họp, Thứ trưởngBộ Công thương Hoàng Quốc Vượng

một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phảichuyển đổi sang kinh doanh mặt hàngxăng E5. Việc đưa vào sản xuất, kinhdoanh xăng E5 có lợi ích to lớn trongviệc bảo vệ môi trường. Hiện nay, yêucầu về môi trường ngày càng khắt khe.Là thành viên trong COP21, Việt Namlà một trong những nước có cam kết caocùng cộng đồng thế giới về bảo vệ môitrường. Về lợi ích kinh tế, nếu đưa xăngE5 vào sản xuất sẽ tạo cơ hội cho bốnnhà máy nhiên liệu sinh học của ViệtNam quay lại sản xuất.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng yêucầu, 5 đầu mối kinh doanh xăng dầu lớntrong nước cần nhanh chóng đầu tư,nâng cấp cơ sở hạ tầng để đến năm cuốinăm 2017 có đủ năng lực phối trộn xăngE5 đáp ứng nhu cầu thị trường. Với kếhoạch dự kiến đầu tư mà các doanhnghiệp đưa ra, Thứ trưởng tin tưởnghoàn toàn đáp ứng đủ xăng E5. Một sốđầu mối kinh doanh xăng dầu khôngnhất thiết phải có trạm trộn, có thể lấyxăng E5 từ các đầu mối lớn. Đây là bàitoán kinh tế, cần cân nhắc giữa tự đầu tưhay mua lại. Đến cuối năm 2017 nănglực cung cấp xăng E5 phải đảm bảo trênđịa bàn cả nước.

minH Hương

Với hơn 4.500km đường biên giới đất liền và hơn 3.200km ven biển, đời sống của đồng bào cácdân tộc còn lạc hậu, khó khăn, rất nhiều nơi còn “trắng dân”, “trắng chính quyền”, “trắng đảng viên”.Do đó, để bảo vệ biên giới, chủ quyền quốc gia, cần có các đơn vị quân đội “đứng chân” trên nhữngvị trí chiến lược dọc tuyến biên giới đất liền, ven biển, trên các địa bàn đặc biệt khó khăn, địa bànchiến lược… thực hiện xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng với nhiệm vụ đưa dân ra sinh sống, sắpxếp ổn định cuộc sống cho người dân, xây dựng các mô hình sản xuất, kinh tế hộ gia đình, giúp dânxóa đói, giảm nghèo. Thiếu tướng, TS. Võ HồNG THắNG Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng

thực hiện lộ trình triển Khai Xăng E5

Không còn đường luitại buổi làm việc với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng,dầu về lộ trình triển khai xăng E5, ngày 6.7, thứ trưởng Bộ côngthương hoàng quốc vượng nhấn mạnh, ngày 1.1.2018 là mốckhông thể rời đối với việc sản xuất, kinh doanh xăng E5. “phải quyếttâm, không có đường lùi, cần đưa ra giải pháp thực hiện nghiêm túctheo lộ trình”.

Toàn cảnh hội thảo Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Yếu tố bảo đảm sự phát triển bền vữngcủa chuỗi liên kết là doanh nghiệp giữa vaitrò đầu tầu, định hướng gắn kết ngườinông dân. Bên cạnh đó, doanh nghiệpkhông chỉ chia sẻ lợi ích mà còn cả rủi rovới người nông dân, các hộ liên kết. Cácsản phẩm sản xuất ra phải cam kết đápứng tiêu chuẩn bền vững, an toàn. Đặc biệtcần có sự tham gia của chính quyền địaphương vào chuỗi giá trị này.

Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp

nông thôn TrầN CôNG THắNG

Toàn cảnh tọa đàm Ảnh: Hà An

Kết hợp Kinh tế với quốc phòng

Page 6: Đại Biểu -  · PDF file... giàu bản lĩnh, có phong cách làm việc gần gũi ... kinh doanh của Nhà ... nhiệm vụ và kinh nghiệm của HĐND các địa

Số 188 7 - 7 - 2017 đại biểu nhân dân

Thực hiện: ban Công táC hội đồng nhân dân

Thành công của kỳ họp này khôngchỉ là việc thông qua 11 nghị quyếtvới tỷ lệ tán thành rất cao, mà còn

là điểm nhấn có tính đột phá của phiênchất vấn và trả lời chất vấn.

Đúng như Chủ tịch HĐND TPNguyễn Thị Bích Ngọc nhận định, vớitinh thần trách nhiệm rất cao trước cửtri, các ĐB đã tham gia kỳ họp với tinhthần nghiêm túc, nhiệt huyết, tráchnhiệm; đưa ra nhiều ý kiến trí tuệ, xácđáng, chất lượng, khả thi vào nội dungkỳ họp; phản ánh được hơi thở của cuộcsống vào nghị trường.

Tại phiên tái chất vấn và chất vấn,tuy thời gian hạn hẹp, song các vấn đềdân sinh bức xúc nhất của người dân đãđược làm sáng tỏ. Cụ thể, về vấn đề“nhờn luật”, liên quan đến các dự ánxây dựng của Tập đoàn Mường Thanh,

trả lời các câu hỏi của đại biểu, Thiếutướng Đoàn Duy Khương, Giám đốcCông an TP Hà Nội thẳng thắn chobiết: Sẽ tiến hành khởi tố vụ án liênquan đến những vi phạm của Doanhnghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh ĐiệnBiên. Chính cách trả lời rõ ràng, rànhmạch của người đứng đầu Công anThành phố để giải tỏa nỗi bức xúc củacử tri về sự mập mờ liên quan đến đơnvị này trong thời gian qua.

Đặc biệt, một trong những nội dungđược dư luận quan tâm là HĐND TPthông qua Nghị quyết về hạn chế sửdụng phương tiện cá nhân. Theo đó,đến năm 2030 TP Hà Nội sẽ cấm xemáy hoạt động trong các quận nội đô.Trước khi trả lời thắc mắc của cử tri vàcác đại biểu, người đứng đầu ngành GT- VT TP đã có những giải trình “tương

đối” khoa học và hứa với tốc độ thị,công tác công trình giao thông như hiệnnay đến năm 2030 Hà Nội sẽ có mạnglưới giao thông công cộng hiện đại (tàuđiện trên cao; tàu điện ngầm; xe buýtnhanh) đủ sức phục vụ nhân dân. Dođó, việc cấm xe máy lưu thông trongcác quận nội đô là cần thiết, góp phầngiảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môisinh. Điều này được nhiều người dânđánh giá là khả thi.

Không dừng ở hỏi cho biết, nắmthông tin. Điểm nổi lên cũng cho thấy,những đại biểu đặt câu hỏi đã hỏi thẳng,xoáy vào những vấn đề diễn ra trongthực tế và tham mưu, đề xuất với chínhquyền và các sở, ngành hữu quan hướnggiải quyết có hiệu quả cho chính nhữngvấn đề đó. Các câu hỏi cũng rõ địa chỉcần hỏi, rõ số liệu cần minh chứng.

Một điểm mới rất đáng nói đến trongphiên chất vấn là không chỉ có lãnh đạoTP, các sở, mà lãnh đạo các huyện trựctiếp “đăng đàn” trả lời các câu hỏi đạibiểu đặt ra với những vấn đề của địaphương. Chắc chắn thông qua phiên chấtvấn ấy, người được chất vấn cũng thấyrõ hơn trách nhiệm cá nhân của mình đốivới lĩnh vực được phân công phụ trách,đối với niềm gửi gắm của người dân.

Điều được cử tri ghi nhận là trả lờicủa các thành viên uBND TP có nhiềuđiểm mới, nắm chắc công việc phụtrách, đầy đủ, thẳng thắn vấn đề đạibiểu chất vấn. Đặc biệt, ý kiến phátbiểu của Chủ tịch uBND TP NguyễnĐức Chung đã xác định rõ trách nhiệmcủa từng cấp, từng ngành trong việcthực hiện nhiệm vụ. Thẳng thắn chỉ ranhững tồn tại và nhấn mạnh các giải

pháp thực hiện trong thời gian tớinhằm sớm khắc phục được những tồntại, hạn chế. Đồng thời, thể hiện rất caosự quyết tâm, quyết liệt xử lý dứt điểmtồn tại đại biểu nêu, tạo niềm tin cho cửtri những năm tới.

Kỳ họp khép lại, hành động để thựchiện các nghị quyết, thực hiện các lời hứathì đang ở phía trước. Song nội dung đượccử tri đánh giáo cao của kỳ họp này là cácvấn đề dân sinh bức xúc đã được ra Hộiđồng làm sáng tỏ. Xuân THu

Đưa hơi thở cuộc sống vào nghị trường

đại biểu đỗ thùy Dương (quận cầu giấy): Chủ tọa đưa ra hành động cụ thể, định hướng các đại biểu

Phần ấn tượng nhất với tôi trong kỳ họp lần nàylà việc trực tiếp chất vấn chủ tịch các quận, huyện trênđịa bàn TP. Đây là điểm mới trong công tác điềuhành. Và câu chuyện này sẽ làm rõ trách nhiệm củacấp cơ sở, để TP có thể tập trung vào những nhiệm vụtrọng tâm hơn. Câu chuyện rõ người, rõ việc, rõ tráchnhiệm đã nằm trong yêu cầu của TP rồi. Tuy nhiên,khi đối thoại trên diễn đàn HĐND, chủ tịch các quận,huyện sẽ có nhiều thời gian suy nghĩ nghiêm túc hơnvề quy trình triển khai. Các quận cũng có cơ hội chiasẻ kinh nghiệm với nhau, đó là điều tôi đánh giá rấtcao. Thứ hai, đó là cách kết luận của Chủ tọa đưa ranhững hành động cụ thể, theo đó định hướng được các đại biểu để có thể theo dõi táichất vấn, giám sát sau kỳ họp. Lần này có câu chuyện mới, đó là chất vấn chủ tịchcác quận, huyện chứ không riêng các giám đốc sở. HĐND TP đã có chuyển mìnhtương ứng với những chuyển mình của QH. Các ý kiến rất sôi nổi. Chẳng hạn, phiêntranh luận về giảm ùn tắc giao thông, hoặc KT - XH, các ý kiến đưa ra rất chất lượng.Điều đó đến từ định hướng, động viên cổ vũ cũng như cách điều hành kỳ họp củaChủ tọa, cách khơi gợi đưa ra vấn đề rất đúng và trúng những trăn trở của cử tri.

trưởng Ban Kinh tế - ngân sách hđnD tp phạm thị thanh mai: Hài lòng với công tác chuẩn bị của Văn phòng HĐND TP

Kỳ họp lần này, Văn phòng HĐND TP có rấtnhiều đổi mới trong cung cách làm việc. Cụ thể,quy trình để thực hiện theo Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật đã được thực hiện một cáchnghiêm túc. Văn phòng HĐND tham mưu giúpcho Thường trực, các ban HĐND TP kiểm soát vềquy định, trình tự thủ tục, đầu mối các hồ sơ. Vănphòng cũng là bộ phận rất vất vả trong công táckết nối giữa các cơ quan, các ban với các cơ quanchuyên môn của uBND TP trong công tác chuẩnbị. Ứng dụng công nghệ thông tin được phát huycao nhất. Toàn bộ tài liệu ngay sau khi uBND gửi

sang đều được gửi đến hòm thư của đại biểu nhanh gọn và đúng trình tự các bước.Những tài liệu được gửi đến sớm, cũng tạo điều kiện để đại biểu nghiên cứu sâu vàkỹ hơn. Trong đó, có rất nhiều nội dung quan trọng như: Đề án Tăng cường quản lýphương tiện giao thông nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường;thực hiện Luật Phòng cháy chữa cháy... Tất cả những nội dung, đặc biệt trong khốikinh tế có những vấn đề rất khó. Đơn cử, kế hoạch đầu tư công phải lựa chọn trongnhu cầu cấp thiết như vậy, cần đầu tư cái gì, lựa chọn danh mục ra sao và kể cảphương án sử dụng vốn vay lại, phương án trả nợ tuyến đường sắt Nhổn - Ga HàNội... Nhờ tài liệu được gửi sớm, chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho đại biểu có thời giannghiên cứu. Tôi thấy rất hài lòng với công tác chuẩn bị của Văn phòng HĐND TP.

trưởng Ban văn hóa - Xã hội hđnD tp trần thế cương: Ấn tượng phần chất vấn người đứng đầu quận, huyện

Tôi thấy, kỳ họp HĐND TP lần này các đạibiểu đã phát huy tinh thần trách nhiệm cao. Tôiđánh giá rất cao phiên chất vấn tại kỳ họp này.Đó là phiên chất vấn rất sôi nổi, đi đúng vàotrọng tâm, trọng điểm, những vấn đề cử tri quantâm, từ chất vấn có thể sang tranh luận, mà tranhluận đến cùng vấn đề. Tôi thấy có nét mới cầnphát huy hơn nữa là các đồng chí bí thư, chủ tịchcác quận huyện tham gia, bên cạnh việc chất vấncác cơ quan, sở, ban ngành và thành viên uBNDTP. Nên phát huy việc chất vấn liên quan đến bíthư, chủ tịch uBND các quận huyện để nâng caovai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở. Bên cạnh đó, các nội dung có liênquan đến chất vấn các sở, ngành đã phần nào đáp ứng được yêu cầu, thỏa mãn đòihỏi cử tri. Trong đó, tôi ấn tượng với phần trả lời của lãnh đạo Sở Giao thông -Vận tải, đặc biệt là các phương án, đề án giảm ùn tắc giao thông.

Bài và ảnh: KHánH DuY

Đổi mới và chất lượngKỳ họp hđnD tp đã khép lại với nhiều nội dung được đưa rathảo luận và quyết nghị. đóng góp vào thành công của kỳ họp,bên cạnh sự điều hành linh hoạt của chủ tọa, những đổi mớitrong chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu thì công tácchuẩn bị của văn phòng hđnD tp là không nhỏ.

Thông qua 11 nghị quyết chuyên đề

Tại kỳ họp này, HĐND TP đã ngheuBND TP báo cáo tình hình thực hiện nhiệmvụ KT - XH, an ninh, quốc phòng 6 thángđầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâmnhững tháng cuối năm 2017 của TP. Tại kỳhọp, các đại biểu HĐND đã có nhiều ý kiếnphân tích toàn diện, sâu sắc về tình về tìnhhình KT - XH 6 tháng đầu năm 2017 của TP.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội NguyễnThị Bích Ngọc cho biết, HĐND TP ghinhận và đánh giá cao sự tập trung, năngđộng của uBND TP trong công tác chỉđạo, điều hành, đổi mới phương thức lãnhđạo, quyết tâm khắc phục các khuyết điểm,hạn chế để thực hiện thắng lợi các nhiệmvụ chính trị quan trọng 6 tháng đầu năm.

HĐND TP cũng đã thông qua 11 nghịquyết chuyên đề với tỷ lệ thống nhất cao.“Những nghị quyết được ban hành đúngquy định, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụphát triển KT - XH của TP; là căn cứ, cơsở pháp lý quan trọng để TP sử dụng hiệuquả nhất các nguồn lực và tạo sự chủ độngcho các cấp, các ngành triển khai thực hiệnnhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2017 vànhững năm tiếp theo”, Chủ tịch HĐNT TPnhấn mạnh. Chủ tịch HĐND TP cũng đánhgiá cao phiên chất vấn kỳ họp lần nàyquyết liệt, dân chủ nhưng rất chân thành

Ngay sau kỳ họp này, Chủ tịch HĐNDTP Hà Nội đề nghị uBND TP, các cấp, cácngành, theo chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của mình, có kế hoạch triển khai tổchức thực hiện các nghị quyết của HĐNDđể bảo đảm các nghị quyết đi vào cuộcsống và đạt hiệu quả thiết thực. Chủ tịchHĐND TP Hà Nội đề nghị các tổ đại biểuvà đại biểu HĐND TP báo cáo với cử tri vềkết quả Kỳ họp thứ Tư, đẩy mạnh các hoạtđộng giám sát việc chấp hành pháp luật vàviệc thực hiện Nghị quyết của HĐND,theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọngtâm, trọng điểm và theo sát các vấn đề đếnkhi có kết quả.

Cũng tại kỳ họp, HĐND TP đã tiếnhành công tác nhân sự, bầu bổ sung 5 chứcdanh Phó Trưởng ban chuyên trách HĐNDTP; miễn nhiệm 2 Ủy viên uBND TP donghỉ hưu hoặc chuyển công tác; bầu bổsung 3 Ủy viên uBND TP; cho thôi làmnhiệm vụ đại biểu HĐND TP đối với đồngchí Lê Văn Huyên do chuyển công tác vàcó đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

Nâng cao chất lượng môi trường sống

Tại phiên bế mạc kỳ họp, Chủ tịchuBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đãcó bài phát biểu quan trọng, làm rõ nhiềuvấn đề các đại biểu HĐND TP và cử triquan tâm. Trong đó, khẳng định, mục tiêucao nhất của TP trong lãnh đạo, chỉ đạođiều hành từ đầu năm đến nay cũng nhưthời gian tới là nâng cao chất lượng môitrường sống cho người dân, bảo đảm ansinh xã hội.

Trước vấn đề giải quyết nước sạch chongười dân, Chủ tịch uBND TP Hà NộiNguyễn Đức Chung cho biết, hiện dân sốkhu vực nông thôn có khoảng 4,33 triệungười. Đến hết năm 2016 có khoảng 1,611triệu người trên 124 xã, bằng 37,2% đượcsử dụng nước sạch. Để giải quyết nhu cầunước sạch cho 4,33 triệu người dân ở khuvực nông thôn, TP đã kêu gọi XHH đầu tưvào lĩnh vực này. Kết quả, hiện TP đã phêduyệt chủ trương đầu tư cho 23 dự án với

tổng mức đầu tư hơn 9,6 nghìn tỷ đồng. Đãkhởi công Nhà máy nước mặt sông Đuống.Các dự án hoàn thành sẽ nâng tỷ lệ ngườidân khu vực nông thôn được sử dụng nướcsạch lên 86,6%, tăng 49,4% so với thờiđiểm cuối năm 2016; sẽ có thêm khoảng 2triệu người dân ở 200 xã được dùng nướcsạch. Đối với khu vực nội thành, đến tháng6.2017, đã cấp nước tới 4,6 triệu người, đạttỷ lệ 98% (tăng được 2%, bằng 45.000 hộ,226.000 nhân khẩu).

Liên quan đến vấn đề sức khỏe củangười dân, Chủ tịch Nguyễn Đức Chungkhẳng định, TP luôn quan tâm chăm sócsức khỏe nhân dân. Trong đó, có chươngtrình “Xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớmung thư đại trực tràng”. Sau hơn 6 tháng,Trung tâm Kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội(BV Xanh Pôn) đi vào hoạt động, đã có35.500 người dân (độ tuổi từ 40 trở lên)được khám, xét nghiệm. Trong đó, đã có2.136 trường hợp dương tính (tỷ lệ 6,1%).

Số bệnh nhân được nội soi tiêu hóa là 218trường hợp; 35/40 ca nội soi, được làm thủthuật cắt Polyp; 7 trường hợp được phẫuthuật. Những người bệnh có kết quả dươngtính còn lại đã được tư vấn, quản lý tạituyến xã, phường và tiếp tục khám, xétnghiệm tại các cơ sở y tế gần nơi cư trú.“Kết quả trên đã và đang giúp người dântiết kiệm thời gian, giảm chi phí tiền bạc vàtránh được những bệnh hiểm nghèo”, Chủtịch uBND TP khẳng định.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịchuBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết,tới đây, TP sẽ nghiên cứu, triển khai nạovét bùn, thay nước cho hồ Tây, hồ HoànKiếm. “Khi triển khai, TP sẽ công khai dựán, lấy ý kiến tham khảo của các nhà khoahọc, người dân để bảo đảm hiệu quả, chấtlượng”, Chủ tịch uBND TP thông tin,đồng thời khẳng định, TP chưa từng có chủtrương thay cây xanh bên hồ Hoàn Kiếm.

Xuân THu

CHuyêN TRaNg Hội ĐồNg NHâN DâN Và Cử TRi Hà NộiKỳ họp thứ tư hđnD tp hà nội Khóa Xv

làm rõ vấn đề cử tri quan tâmsau ba ngày làm việc khẩn trương,nghiêm túc và khoa học, với mộtkhối lượng nội dung đồ sộ, Kỳ họpthứ tư hDnDtp hà nội Khóa Xv đãthành công tốt đẹp, để lại dấu ấntrong lòng cử tri thủ đô.

Toàn cảnh kỳ họp Ảnh: Khánh Duy

Dự kiến, đến năm 2020 kêu gọi đầu tư 11 công viênTheo Chủ tịch uBnD TP nguyễn Đức Chung, năm 2016 TP đã khởi công 7 công viên; hoàn

thành Khu Công viên thuộc dự án Tuần Châu, Quốc oai. năm 2017, dự kiến hoàn thành 4 côngviên: Công viên hồ điều hòa mai Dịch; công viên nhân Chính; công viên Khu đô thị mới Dươngnội ký hiệu CX-05; công viên hồ điều hòa Phùng Khoang. năm 2018, hoàn thành Công viênCV1. năm 2019, dự kiến hoàn thành Công viên Văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (huyệnĐông anh). Dự kiến, từ nay đến năm 2020, TP kêu gọi đầu tư 11 công viên. X. THu

“HĐND TP ngày càng thể hiệnđược vai trò trong việc cụ thểhóa các chủ trương của Đảng,

của Thành ủy và giám sát, đôn đốc thựchiện các chính sách, nghị quyết do mìnhban hành”, cử tri Ngô Văn Trường(phường Kim Mã, quận Ba Đình) nêu ýkiến. Theo cử tri Trường, từ đầu năm đếnnay, cá nhân ông và nhiều người dân cảmnhận rõ nét sự chuyển mình của Thủ đô,bắt đầu từ bộ máy cấp ủy, chính quyền.

Đồng quan điểm này, cử tri Trịnh MinhHiếu (phường Bách Khoa, quận Hai BàTrưng) cho rằng, những lĩnh vực lâu nayvẫn đang là tồn tại, thách thức của Thủ đônhư trật tự đô thị, ùn tắc giao thông, sắp xếpbộ máy đang thay đổi tích cực. Đặc biệt,những vấn đề này lại được đánh giá lại, hiếnkế thêm, đôn đốc thực hiện quyết liệt trênnghị trường HĐND TP, tiếp thêm niềm tinvào sự chuyển mình tới đây. “Tôi cho rằng,kết quả tích cực, toàn diện của KT - XH 6

tháng đầu năm 2017 của TP là kết quả tấtyếu của những chỉ đạo quyết liệt, rốt ráo củalãnh đạo TP”, cử tri Hiếu bày tỏ.

“Xem phiên chất vấn trực tiếp trêntruyền hình TP, tôi thấy “đã” lắm, không khítranh luận sôi nổi như nghị trường của Quốchội”, cử tri Nguyễn Thị Yến (xã Hồng Kỳ,huyện Sóc Sơn) chia sẻ. Theo cử tri Yến,những công trình xây dựng sai phép, tráiphép được nêu cụ thể qua phóng sự phát tạiphiên chất vấn có tính thuyết phục cao. Đạibiểu đã trực diện đặt câu hỏi về một loạt tồntại trong quy hoạch, xây dựng chung cư caotầng tại các khu đô thị hay lấn chiếm đấtnông nghiệp... Phần giải trình của các cánhân có trách nhiệm đã đề cập đến năng lựccán bộ cơ sở. Tuy nhiên, cử tri Yến chorằng, còn có tình trạng tiêu cực, lợi ích

nhóm và thông đồng giữa cán bộ và các cánhân, tổ chức vi phạm, đòi hỏi đại biểuHĐND cần phải giám sát chặt chẽ hơn.

Là chủ một doanh nghiệp vừa thành lập,cử tri Hoàng Văn Thắng (phường TrungHòa, quận Cầu Giấy) cho biết, các thủ tụcvới cơ quan cấp phép, cơ quan thuế rấtnhanh gọn, được hướng dẫn nhiệt tình. Anhvà nhiều người cảm nhận rõ tinh thần đồnghành của doanh nghiệp của chính quyền TP.“Tôi rất chăm chú theo dõi kỳ họp giữa nămcủa HĐND TP qua kênh báo chí, rất nhiềuchính sách quan trọng đã được quyết nghịlần này. Tôi mong rằng, các chính sách haysẽ sớm trở thành hiện thực đẹp, Thủ đôchúng ta sớm trở thành đô thị thông minh,hiện đại và đáng sống”, cử tri Thắng bày tỏtin tưởng. Hương LY

Mong muốn một Thủ đô thông minh, hiện đại và đáng sốngđánh giá cao thành công của Kỳ họp thứ 4, hđnD tp hà nội Khóa Xv, cửtri tp bày tỏ tin tưởng rằng những nghị quyết, nội dung quan trọng đượcthông qua tại kỳ họp này, đặc biệt chính sách giảm ùn tắc giao thông sẽphát huy hiệu quả trong thực tế.

Đại biểu phát biểu tại hội trường Ảnh: Khánh Duy

Page 7: Đại Biểu -  · PDF file... giàu bản lĩnh, có phong cách làm việc gần gũi ... kinh doanh của Nhà ... nhiệm vụ và kinh nghiệm của HĐND các địa

Số 188 7 - 7 - 2017pháp luật - đời sốngđại biểu nhân dân

Những năm qua, số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đượcphát hiện, điều tra, xử lý còn khá khiêm tốn. Sau 12 năm thực thiLuật Cạnh tranh, chỉ có 8 vụ hạn chế cạnh tranh được đưa ra điềutra và 5 vụ được xét xử. Điều đó đặt ra câu hỏi về tính hiệu quảtrong hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh ở nước ta.

Thực tế cho thấy, từng có thời điểm giá xăng dầu điều chỉnh14 đợt với tổng mức giảm 39% nhưng giá cước vận tải chỉ giảmtừ 3 - 10%. Hay có lúc giá xăng dầu giảm 16 - 17%, lẽ ra tươngứng với đó, giá cước vận tải phải giảm từ 4 - 8% nhưng thực tếcước taxi vẫn giữ nguyên. Người tiêu dùng phải chịu thiệt doNhà nước chỉ can thiệp hành chính vào thị trường thông qua việcbuộc doanh nghiệp tính toán lại cơ cấu giá và giảm giá, các quyđịnh về pháp luật cạnh tranh không được vận dụng và cơ quanquản lý cũng không có hành động nào. Cũng từng có thời điểm,thuốc trước khi nhập khẩu vào Việt Nam đã được nhà phân phối,công ty môi giới cấu kết với văn phòng đại diện của các công tynước ngoài để “ấn định giá”, dẫn tới, giá thuốc cao hơn giá gốcđến 200 - 300%. Song, vẫn không có cơ sở pháp lý nào để xử lý.

Ngoài việc người dân hầu như không khiếu nại, doanh nghiệptự thỏa thuận, “đi đêm” với nhau thì chính mô hình cơ quan thựcthi Luật Cạnh tranh chưa phù hợp, chưa bảo đảm được môi trườngkinh doanh công bằng cho mọi loại hình doanh nghiệp là nguyên

nhân khiến số vụ việc bị xử lý chỉ đếm trên đầu ngón tay. Để bảođảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, xây dựng niềm tin đối vớidoanh nghiệp, Bộ Công thương có đề xuất, sáp nhập Cục Quản lýcạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh vào thành một cơ quan duy nhấtlà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, cơ quan thuộc Chính phủ để thựcthi Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Nhiều chuyên gia thừa nhận, việc tách cơ quan thực thi nằmngoài các bộ sẽ làm tăng tính độc lập, khách quan, khi các bộ,ngành vẫn đang nắm nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong tay.Trong bối cảnh, nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm giữ các lĩnhvực then chốt thì đối tượng điều tra của cơ quan quản lý cạnhtranh có thể sẽ là các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn kinhtế lớn hay thậm chí là cả các cơ quan quản lý nhà nước. Nếukhông có một vị thế đủ mạnh thì cơ quan quản lý cạnh tranh sẽkhông thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Lại có ý kiến cho rằng, không nên đề xuất cơ quan quản lýcạnh tranh trực thuộc Chính phủ bởi trong bối cảnh xây dựngChính phủ với bộ máy tinh giản, gọn nhẹ và hiệu quả thì việc cóthêm một cơ quan cũng cần cân nhắc. Mặt khác, trong 50 môhình cơ quan cạnh tranh trên thế giới mà Việt Nam đang thamkhảo thì có tới 32 cơ quan trực thuộc cục hoặc vụ của một bộ. Môhình đó vừa phù hợp về mặt cơ cấu tổ chức, thị trường, hoạt động

lại vừa bảo đảm tính độc lập khi ra quyết định. Mặt khác, với xuhướng Chính phủ kiến tạo, nhiều chuyên gia kỳ vọng, tất cảdoanh nghiệp sẽ rời khỏi bộ ngành, các bộ sẽ chỉ tập trung vàovai trò quản lý nhà nước, khi đó cơ quan quản lý cạnh tranh nếutrực thuộc bộ sẽ không còn lo ngại “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Việc bảo đảm vị thế của cơ quan quản lý cạnh tranh là rất cầnthiết nhưng không có nghĩa tính độc lập, khách quan của cơquan này phụ thuộc hoàn toàn vào “chỗ đứng”, “vị trí” được sắpđặt. Một cơ quan quản lý cạnh tranh dù ở đâu nhưng tinh thầnkhông chủ động, không bảo vệ tính cạnh tranh thì không ai bảođảm được cơ quan ấy hoạt động độc lập. Độc lập không có nghĩalà phải đứng tách biệt, riêng rẽ về mặt tổ chức, không trực thuộccơ quan chủ quản nào mà là độc lập về hoạt động cũng như vềnhiệm vụ, quyền hạn. Vị thế của cơ quan quản lý cạnh tranh cóđược thừa nhận hay không phụ thuộc nhiều vào bản lĩnh củangười đứng đầu cơ quan đó. Muốn vậy cùng với việc nâng caotính chuyên nghiệp, cơ quan này phải được tự chủ về quá trìnhtuyển chọn, bổ nhiệm cũng như đào tạo nhân sự, tự chủ về ngânsách hoạt động để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của tiến trìnhhội nhập kinh tế quốc tế, khi mà số vụ kiện vi phạm pháp luậtcạnh tranh ngày càng gia tăng.

Đỗ QuYÊn

Khó tiếp cận thông tinTheo một nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn

hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật TP Hà Nội(iCC), Việt Nam hiện có trên 7 triệu ngườikhuyết tật, trong đó có 37% người khuyết tậtthuộc hộ nghèo, 35% người khuyết tật trên 6tuổi chưa biết chữ và 80% người khuyết tậttrong độ tuổi lao động không có cơ hội tham giathị trường lao động. Ông Phạm Văn Lực, Hộingười mù huyện Thanh Trì, TP Hà Nội cho biết,người khiếm thị luôn mong muốn được tiếp cậnthông tin trên báo đài, truyền hình về các vấn đềnhư hôn nhân gia đình, pháp luật về đất đai, dânsự tới những quyền lợi thiết thực liên quan. Thếnhưng, rào cản là nhiều chương trình phát sónghiện nay thiếu định hướng thị giác về hình ảnhphát sóng, thiếu giao tiếp bằng lời nói vàthường chỉ chú trọng tới hình ảnh.

Cũng gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin,Phó Chủ tịch Chi hội Người Điếc Hà Nội ĐỗHoàng Thái Anh cho biết, đa phần người khiếmthính lấy thông tin qua bố mẹ, người thân vàluôn gặp trở ngại về giao tiếp như không đọcđược văn bản, sách vở nếu không được dịch rangôn ngữ, kí hiệu vì thế thông tin rất ít. Thôngtin về thời sự rất hạn chế, chủ yếu liên tưởngqua hình ảnh, nhất là khi chương trình thời sựcho người khuyết tật thường phát vào 10 giờtối, quá muộn để người khuyết tật theo dõi.Đáng nói là hiện chưa có hệ thống ngôn ngữ kíhiệu thống nhất trong cả nước, mỗi vùng miềnsử dụng một loại ngôn ngữ khác nhau, ngườikhiếm thính hiện vẫn chưa học qua các lớpngôn ngữ, kí hiệu mà chỉ giao tiếp với nhau quangôn ngữ tự phát trong cộng đồng.

“Hệ thống ngôn ngữ, kí hiệu của Bộ Giáodục - Đào tạo là 3.000 từ trong khi ngôn ngữtối thiểu người điếc cần tới 7.000 đến 8.000từ. Nếu so với Bộ Từ điển tiếng Việt 4 vạntừ thì thử hỏi, người điếc sẽ đến với thông

tin bằng cách nào?” - một người khuyết tậtđặt câu hỏi.

Không chỉ người khuyết tật nghe, nhìn gặpkhó mà ngay cả những người khuyết tật vậnđộng phải đi xe lăn cũng không dễ gì tiếp cậnthông tin hoặc tới cơ quan nhà nước để yêu cầucung cấp thông tin. Một người khuyết tật vậnđộng chia sẻ, vì phải đi xe lăn nên khó tiếp cậnquầy một cửa của cán bộ tiếp dân khi quầy nàycao tới 1,5m; có tấm kính chắn ngang và chỉ đểthừa một ô cửa nhỏ đủ để đưa bàn tay và giấytờ qua. Hay bảng hướng dẫn của uBND cấp xãvề việc làm chứng minh thư được treo quá caovới dạng chữ quá nhỏ khiến nhiều người khôngthể đọc nổi.

Xóa rào cản bằng pháp luậtTheo các chuyên gia, cần phải có các chính

sách, cơ chế xóa bỏ những rào cản về thông tin;khuyến khích đầu tư, ứng dụng phát triển côngnghệ thông tin dành cho nhóm đối tượng yếuthế. Luật Tiếp cận thông tin vừa có hiệu lực từ1.7 đã có quy định ưu tiên, tạo điều kiện với cácđối tượng yếu thế. Thế nhưng để kéo gầnkhoảng cách, dự thảo Nghị định hướng dẫn thihành Luật Tiếp cận thông tin phải có những quyđịnh chi tiết, cụ thể.

Bà Dương Thị Ngọc Chiến, Vụ Pháp luậtHành chính - Hình sự, Bộ Tư pháp băn khoăn đặtcâu hỏi, Luật Người khuyết tật 2010 quy địnhnhiều dạng khuyết tật, đồng thời chia ra các mứcđộ khuyết tật như đặc biệt nặng, nặng và nhẹ. Câuhỏi đặt ra là nhu cầu tiếp cận thông tin với từngnhóm đối tượng như thế nào? Hay đối với ngườikhuyết tật, theo Luật Tiếp cận thông tin 2016,ngoài hình thức tiếp cận thông tin chung thì cơquan nhà nước phải xác định hình thức công khaithông tin phù hợp với khả năng tiếp cận thông tincủa công dân. Vậy, các hình thức đó là gì? có cầnlàm rõ trong dự thảo Nghị định hay không?

TS. Đặng Huỳnh Mai, Chủ tịch Liên hiệphội về Người khuyết tật Việt Nam (VFD) chobiết, người khuyết tật dạng nào cũng quan tâmtới các thông tin từ nhà đất, di chúc tới quyềnlợi về y tế, khám sức khỏe… Vì thế dự thảoNghị định không cần thiết phải phân loại, ngườikhuyết tật dạng này hay dạng khác cần nhữngthông tin này hay thông tin kia để tránh phứctạp, rườm rà. Tuy nhiên, đối với dạng khuyết tậtnghe, nhìn hay không biết chữ lại rất cần nhữngquy định cụ thể về cách thức cung cấp thôngtin. Cụ thể, các phương tiện để tạo điều kiệncho người khuyết tật tiếp cận thông tin như hỗtrợ chữ nổi, phóng to chữ hay các dạng thứcgiao tiếp, kí hiệu khác cần được đề cập tới trongdự thảo.

Theo Giám đốc Trung tâm iCC Dương ThịVân, việc ứng dụng công nghệ thông tin tạođiều kiện cho người khuyết tật tiếp cận thôngtin chính thống cũng cần bàn tới. Các bộ, ngànhnên nghiên cứu một số ứng dụng hay websitecó thiết kế riêng dành cho người khiếm thị, đơn

cử như trang thông tin sachnoi.com, sau 5 giâynếu không thực hiện thao tác định dạng chongười sáng mắt thì website đó sẽ tự độngchuyển sang chế độ cho người khiếm thị, giúphọ dễ dàng sử dụng máy tính.

Một trong những nội dung nhận được sựquan tâm của nhiều chuyên gia là cán bộ cungcấp thông tin nên kiêm nhiệm hay chuyên trách.Rõ ràng, nếu chỉ là kiêm nhiệm thì rất khó phânloại thông tin cũng như không thể nắm vữngđược quy trình, biện pháp tạo điều kiện chongười khuyết tật tiếp cận thông tin. Nếu ngườiyêu cầu cung cấp thông tin gặp khó khăn trongviệc viết phiếu yêu cầu thì có thể yêu cầu bằngmiệng để cán bộ cung cấp thông tin tiếp nhậnyêu cầu điền phiếu giúp nhưng trong trường hợpngười khuyết tật cần được phiên dịch bằng ngônngữ kí hiệu riêng thì những cán bộ này có buộcphải biết ngôn ngữ đó hay không? Dự thảo Nghịđịnh phải dự liệu được mọi vấn đề phát sinh đểnhóm đối tượng này có thể bảo đảm được quyềnthông tin của mình.

THẢo mỘC

Xóa rào cản tiếp cận thông tin cho người khuyết tậttiếp cận thông tin không chỉ mở cánh cửa để người khuyết tật hòa nhập với xãhội mà còn giúp họ có cơ hội phát triển, khẳng định bản thân. thế nhưng, trênthực tế để tiếp cận thông tin, người khuyết tật còn gặp không ít rào cản, cầnđược tháo gỡ.

Kết quả tham vấn về quyền tiếp cận thông tin cho người khuyết tật tại 4 nhóm ở Hà nội do iCC thựchiện cho thấy, có đến 85% người khuyết tật chưa biết đến quyền tiếp cận thông tin và chỉ 23% ngườikhuyết tật cho biết được đáp ứng về thông tin, trong khi nhu cầu thông tin của đối tượng này là 92%.

Không phụ thuộc vào “chỗ đứng”?

Tại Hội nghị giao ban thanh tra các bộ ngành 6 thángđầu năm 2017 do Thanh tra Chính phủ tổ chức mớiđây, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an, Thiếu tướng

Phạm Lê Xuất cho biết, kê khai tài sản lớn chưa có quy địnhvề truy nguồn gốc, không giải đáp được tài sản từ đâu, nênmới có chuyện nhiều cán bộ giải trình tài sản có từ nuôi lợn,nuôi gà.

Thiếu tướng Phạm Lê Xuất cũng chỉ rõ, mặc dù việckiểm soát kê khai tài sản, thu nhập thực hiện theo quy địnhpháp luật nhưng cơ chế kiểm soát chắc chắn chưa làm đượcnhiều, kê khai chỉ để kê khai, khi nào có đơn thư tố cáo thìmới chỉ đạo làm rõ xem đúng hay không.

Điều này cho thấy, vi phạm về kê khai tài sản, thu nhậpkhông đầy đủ, không đúng quy định vẫn chưa được xem làmột vấn đề thực sự quan trọng và căn cơ làm nền tảngphòng, chống tham nhũng. Rất khó để kiểm tra hết nhữngtrường hợp cán bộ kê khai tài sản như thế nào.

Việc kê khai thu nhập, đặc biệt là thu nhập ngoài lươngchiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập nhưng mới chỉdựa vào sự tự giác của người kê khai và chưa có cơ chế kiểmsoát chặt chẽ và chưa có chế tài đủ mạnh xử lý người kê khaithiếu trung thực. Những trường hợp phát hiện ra sự khôngtrung thực chỉ là một số trường hợp rất ít “bị lộ” do có khiếunại, tố cáo hay dư luận bức xúc.

Bằng chứng là đến thời điểm này, Hà Nội mới có 1trường hợp bị xử lý kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhậpkhông trung thực trong số 35.000 người kê khai tài sản.Còn lại các tỉnh, thành phố khác dường như chưa pháthiện cán bộ nào kê khai tài sản không trung thực hoặcche dấu tài sản “chìm”. Đến nay, cũng chưa có trườnghợp nào cán bộ kê khai tài sản không trung thực bị truyxét, điều tra làm rõ ngọn nguồn xem những tài sản củahọ có nguồn chính đáng, hợp pháp hay không, và hướngxử lý như thế nào…

Đặc biệt, hiện Luật mới chỉ quy định cán bộ, vợ/chồng,con vị thành niên của cán bộ công chức thuộc diện kê khaiphải kê khai tài sản. Luật chưa quy định người thân là anhem họ hàng thân thích của cán bộ phải kê khai tài sản. Thếnên, thời gian qua dư luận không ít lần xôn xao về hiệntượng người thân của quan chức “bỗng dưng” sở hữu các lôđất vàng, khối tài sản lớn, dinh thự, biệt thự.

Rõ ràng, việc kiểm soát tài sản cũng như minh bạch thunhập đang có một khoảng trống rất lớn. Chẳng hạn, việcthanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến, vẫn chưa kiểmsoát được các nguồn thu nhập ngoài lương của đối tượnghưởng lương từ ngân sách. Nhất là chưa kiểm soát được thunhập, tiêu dùng của cán bộ nhà nước, việc mua bán tài sản cógiá trị lớn chưa được thanh toán qua tài khoản…

Một trong những nguyên nhân khiến việc kê khai tài sảnchưa đi vào thực chất là do chủ yếu diễn ra trong nội bộ cơquan, tổ chức, thành một “quy trình khép kín”. Một khi kêkhai xong công khai còn khó, thì nói gì đến trách nhiệm giảitrình. Có lẽ đây cũng là lý do khiến cho việc thu hồi tài sảntrong các vụ án tham nhũng gặp trở ngại. Báo cáo của Thanhtra Chính phủ cho biết, trong 10 năm qua, tổng số tiền bịthiệt hại của các vụ án tham nhũng lên đến gần 60.000 tỷđồng nhưng số thu hồi được chỉ dừng ở mức hơn 4.670 tỷđồng, tức chưa đầy 8%.

Kiểm soát tài sản phải để cho số đông hơn giám sát, nhưcông khai nơi ở, nơi làm việc, nơi cư trú… Cùng với đó,phải có cơ chế giám sát của nhân dân. Nếu không, dù có 1triệu bản kê khai hay 10 triệu bản kê khai đi nữa, mà khôngcó sự giám sát của người dân, thì điệp khúc “qua xác minhkê khai tài sản, chưa phát hiện trường hợp vi phạm” hay “tàisản hình thành từ nuôi lợn, gà” chắc chắn sẽ còn lặp lạitrong nhiều báo cáo nữa.

CHi an

Khoảng trống trongminh bạch thu nhập

Chiều 6.7, tại Nhà QH, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH, Đại tướngĐỗ Bá Tỵ đã tiếp Đoàn Ủy ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ do Chủ tịch Tiểu ban vềcác lực lượng thuộc Ủy ban Quân vụ Michael Rogers làm trưởng đoàn đang thămvà làm việc tại nước ta.

Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, hơn 20 năm qua, quan hệ Việt Nam –Hoa Kỳ đã liên tục phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, khoahọc, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh. Việc Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ mới đây và Tổng thống Donald Trump sẽ thamdự Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại ViệtNam vào cuối năm nay là minh chứng sinh động cho thấy mối quan hệ chính trị tốtđẹp giữa hai nước. Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, chính sách đối ngoại của ViệtNam là luôn coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, mong muốn tăng cường và làm sâu sắchơn quan hệ Đối tác toàn diện với Hoa Kỳ theo hướng thực chất, hiệu quả trên cácmặt song phương, khu vực và toàn cầu; đóng góp nhiều hơn vào việc duy trì hòabình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ cho biết, ViệtNam và Hoa Kỳ đã có những tiến triển mới, thực chất hơn, như việc chuyển giao tàutuần tra của Hoa Kỳ cho Việt Nam, sáng kiến lưu trữ y tế và hợp tác nhân đạo, bướcđầu hợp tác tình báo và an ninh mạng, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của hai bên. Hợptác quốc phòng giữa hai bên còn nhiều tiềm năng để phát triển, Việt Nam sẽ tiếp tụchợp tác với Hoa Kỳ trong các vấn đề chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủngbố, tội phạm xuyên quốc gia, xử lý các vấn đề an ninh lương thực, nguồn nước, nănglượng…

Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ đánh giá cao Chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều hànhđộng thiết thực giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam như: Thực hiện rà phábom mìn, tẩy độc môi trường; đề nghị, Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực hoàn thành việc tẩyđộc sân bay Đà Nẵng và triển khai tẩy độc tại sân bay Biên Hòa, nơi có mức độ ônhiễm rộng, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường cũng như cuộc sống và sức khỏecủa người dân.

Chủ tịch Tiểu ban về các lực lượng thuộc Ủy ban Quân vụ Michael Rogerscám ơn sự đón tiếp trọng thị của Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ dành cho Đoàn;khẳng định, Hoa Kỳ luôn coi Việt Nam là người bạn gần gũi, là đối tác đáng tincậy. Đối với lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Chủ tịch Tiểu ban Michael Rogers chobiết, sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cho lực lượngcảnh sát biển; tăng cường hợp tác về tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thiên tai; thúc đẩyhợp tác công nghiệp quốc phòng, trong đó ưu tiên lĩnh vực đóng tàu, giám sát biển;tăng cường hợp tác an ninh mạng, hỗ trợ đào tạo lực lượng an ninh hàng khôngcho Việt Nam…

H. ngọC

Ngày 6.7, HĐND các tỉnh Vĩnh Phúc, Cà Mau và KhánhHòa đã khai mạc kỳ họp giữa năm.

Vĩnh Phúc: Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnhKhóa XVi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐNDtỉnh Trần Văn Vinh cho biết, bên cạnh xem xét các nội dungthường kỳ của kỳ họp giữa năm, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, xemxét và dự kiến quyết nghị thông qua 21 nghị quyết chuyên đề.Để kỳ họp đạt được kết quả cao nhất, Chủ tịch HĐND tỉnh đềnghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ,tập trung nghiên cứu sâu, kỹ từng nội dung; trong quá trình thảoluận, có những ý kiến đóng góp sát đúng, nhằm giúp HĐNDtỉnh có cơ sở quyết nghị thông qua nghị quyết bảo đảm chấtlượng, khả thi.

Theo báo cáo của uBND tỉnh, 6 tháng đầu năm, tình hìnhKT - XH của tỉnh tương đối ổn định và phát triển. Tốc độ tăngtrưởng kinh tế đạt 7,31%. Trong đó, sản xuất công nghiệp vàdịch vụ có mức tăng trưởng khá; sản xuất nông nghiệp đạt mứctăng trưởng thấp do khó khăn trong chăn nuôi; doanh nghiệpmới đăng ký tăng cao về số lượng; chỉ số CCHC năm 2016nằm trong top 10 và đứng ở vị trí thứ 8/63 tỉnh, TP trực thuộcTrung ương… Tuy nhiên, thu ngân sách đạt thấp so với dựtoán và giảm so với cùng kỳ năm 2016; giải ngân vốn đầu tưxây dựng đạt thấp; công tác GPMB còn nhiều khó khăn,vướng mắc kéo dài…

Những tháng cuối năm, Vĩnh Phúc sẽ tập trung tháo gỡ khókhăn, thúc đẩy các lĩnh vực SXKD phát triển; huy động và sửdụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; chú trọng thuhút vốn đầu tư FDi từ các các doanh nghiệp vừa và nhỏ củaNhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và hướng tới các đối tác tiềmnăng đến từ châu Âu và Hoa Kỳ; tiếp tục thực hiện các Chươngtrình hành động của uBND tỉnh thực hiện các Nghị quyết củaChính phủ về phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trườngkinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường các biệnpháp quản lý thu, chi ngân sách bảo đảm hiệu quả, kịp thời; đẩynhanh tiến độ bồi thường GPMB các KCN.

Cà Mau: Theo đánh giá tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh KhóaiX: 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đượcduy trì ổn định; tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt

15.570 tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế tiếptục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vựcngư, nông, lâm nghiệp và tăng mạnh khu vực dịch vụ. Một sốchỉ tiêu có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, như sản lượngthủy sản tăng 1,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịchvụ tăng 8,3%... Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đạtthấp như: Kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 35,3% kế hoạch; thuNSNN bằng 43% dự toán năm; công tác quản lý, sử dụng đấtlâm nghiệp một số nơi chưa chặt chẽ, số vụ vi phạm Luật Bảovệ và phát triển rừng tăng…

Cơ bản nhất trí với mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải phápchủ yếu nêu trong báo cáo của uBND tỉnh, các đại biểu đềnghị: Những tháng cuối năm, toàn tỉnh cần tiếp tục triển khaiđồng bộ, hiệu quả đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với xây dựngNTM; tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổikhí hậu; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sảntheo hướng gắn với quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu. Tạomôi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởinghiệp, đổi mới sáng tạo; thực hiện các giải pháp thu hút đầutư; tăng cường quản lý thu NSNN, tập trung giải pháp chốngthất thu và xử lý nợ đọng thuế…

Khánh Hòa: Theo Báo cáo của uBND tỉnh tại Kỳ họp thứ4, HĐND tỉnh Khóa Vi: 6 tháng đầu năm, tình hình KT - XHcủa tỉnh tiếp tục phát triển, một số chỉ tiêu tăng khá so với cùngkỳ. GRDP ước tăng 7,24%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịchvụ tiêu dùng ước tăng 15,3%, doanh thu du lịch ước tăng 31%,khách du lịch quốc tế ước tăng 76,7%... Các lĩnh vực văn hóa,xã hội, môi trường được quan tâm chỉ đạo; an sinh xã hội vàphúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm. Tuy nhiên, nhiều khoảnthu ngân sách đạt thấp, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấphơn cùng kỳ năm trước…

Những tháng cuối năm, tỉnh sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn,thúc đẩy các lĩnh vực SXKD phát triển; cải thiện môi trườngkinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường các biệnpháp quản lý thu, chi ngân sách bảo đảm hiệu quả, kịp thời; thựchiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nôngnghiệp, địa bàn nông thôn; đẩy mạnh XHH về đầu tư…

DiỆP anH - THanH TÙng - THanH mỘng

HĐND các tỉnh Vĩnh Phúc... (tiếp theo trang 1)Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ... (tiếp theo trang1)Không có phép màu (tiếp theo trang1)

Nhà máy đã có lãi 28,4 tỷ đồng, góp phần giảm bớt lỗ của Quý i.2017xuống còn 39,9 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, Thép Việt -Trung lãi 67 tỷ đồng và thắp lên hy vọng rút chân khỏi danh sách 12 dự án“xác sống”.

Ở chiều ngược lại có sự góp mặt của “nhóm” các dự án, nhà máy thuộcTập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Theo nhận xét của Phó thủ tướngVương Đình Huệ tại phiên họp triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về 12dự án yếu kém, nhóm này “hầu như không có chuyển biến gì mà tình hìnhcòn tệ đi”. Nhà máy Ethanol Dung Quất tới nay không chạy lại được vìkhông bảo đảm cả yếu tố kinh tế và kỹ thuật. Tình hình của Nhà máy Xơsợi Đình Vũ ngày càng xấu đi vì vướng vào kiện tụng. Nhà máy đóng tàuDung Quất chưa thực hiện quyết toán hợp đồng thầu EPC khi xây dựng Nhàmáy giai đoạn 1, cũng chưa thống nhất được giá trị/chi phí thực hiện củachủ đầu tư dự án tàu 104.000 DWT để PVN làm cơ sở ký kết hợp đồngnhận nợ, thế chấp tài sản bảo đảm và trả nợ cho Ngân hàng Phát triển ViệtNam. Tại sao nhà thầu và chủ đầu tư đều thuộc PVN và các doanh nghiệpnhà nước mà không xử lý được với nhau? Vẫn biết có những khó khănkhách quan nhưng nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đó là sự thiếu vắng tráchnhiệm, mà nói như Phó Thủ tướng là “do không chịu làm”.

Những diễn biến ngược chiều trong từng nhóm dự án nêu trên một lầnnữa chứng tỏ không có phép màu nào ở đây để giải quyết ổn thỏa các doanhnghiệp “đắp chiếu” ngoài chuyện các bộ, tập đoàn, tổng công ty liên quanphải “xắn tay vào việc” như yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.Hướng xử lý cho từng dự án đã được phác họa với tinh thần “chấp nhận đauđớn” để sớm chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhànước và xã hội. Nhưng nếu các tập đoàn, tổng công ty liên quan cứ “mặc”Quốc hội, Chính phủ và toàn dân bức xúc, “không chịu làm” hoặc “làm nhưkhông phải việc của mình” thì không biết ngày nào mới định đoạt được sốphận của các dự án “đắp chăn, đắp chiếu”. Mà thời gian xử lý các dự áncàng kéo dài, tổn thất cho ngân sách sẽ càng lớn.

Bộ Chính trị đã đưa ra “hạn chót” với 12 dự án thua lỗ, thất thoát. Theođó, hết năm 2018 phải xử lý căn bản và đến năm 2020 hoàn thành việc xửlý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án. Để đạt được mục tiêu này, nếu chỉtăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiệncác chủ trương, giải pháp xử lý 12 dự án này thì vẫn chưa đủ. Điều quantrọng là sự thiếu vắng trách nhiệm, nhất là của người đứng đầu, để dẫn tớisự chậm trễ, chây ì trong xử lý từng dự án, phải bị xử lý nghiêm như lờikhẳng định ngắn gọn của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: “Ai không làmvà làm không xong thì phải thay thế”.

Page 8: Đại Biểu -  · PDF file... giàu bản lĩnh, có phong cách làm việc gần gũi ... kinh doanh của Nhà ... nhiệm vụ và kinh nghiệm của HĐND các địa

Số 188 7 - 7 - 2017 QuốC tế đại biểu nhân dân

tổng biên tập: Đỗ CHí NGHĩA Phó tổng biên tập: NGuYỄN QuỐC THẮNG - LÊ THANH KiM biên tập: QuỳNH LAN trình bày: TRầN HuYềNTài khoản : 2161.0000.397421 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh quận Đống Đa, Hà Nội Giấy phép xuất bản: 246/GP - BTTTT in tại công ty TNHH 1 TV in Quân đội 1 và Xí nghiệp ii công ty TNHH 1 TV in Ba Đình - Bộ Công an

đại biểunhân dân

Giá : 4.900đ

Có thể đạt mục tiêu Năm 2016, du lịch Việt Nam ghi dấu

ấn khi đạt được 2 kỷ lục là đón 10 triệulượt khách quốc tế, khách nội địa đạt 62triệu lượt. Theo Nghị quyết 08 - NQ/TW,ngành du lịch đặt mục tiêu đến năm2020, Việt Nam thu hút được 17 - 20triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệulượt khách du lịch nội địa, tạo ra 4 triệuviệc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làmtrực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030, du lịchthực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúcđẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành,lĩnh vực khác.

Giám đốc Công ty APT TravelNguyễn Hồng Đài khẳng định, mục tiêuđặt ra hoàn toàn có thể thực hiện được,dựa trên các lợi thế về vị trí địa lý, vănhóa, tài nguyên, cùng với xu hướng dịchchuyển của du khách về các quốc gia antoàn và sự vào cuộc của các ban, ngành từTrung ương đến địa phương. Đặc biệtchính sách visa điện tử, miễn visa, tăngcường xúc tiến quảng bá của các doanhnghiệp, cơ quan quản lý và xúc tiến địaphương và Tổng cục Du lịch.

Thực tế, du lịch Việt Nam còn nhiềudư địa tăng trưởng. Danh sách hệ thống disản văn hóa và thiên nhiên thế giới đượcuNESCO công nhận ngày càng phongphú, tăng thêm giá trị điểm đến. Về hạtầng, nước ta ngày càng có nhiều cơ sở lưutrú đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời,nhiều đường bay mới cũng được mở, tăngsức vận chuyển cho ngành du lịch.

Không đầu tư, khó thu “trái ngọt”Mặc dù có tài nguyên thiên nhiên

thuận lợi, nhiều danh lam thắng cảnh,nhưng thực tế, lâu nay năng lực cạnh tranhcủa ngành du lịch nước ta còn hạn chế. Tàinguyên du lịch Việt Nam được đánh giá làgiàu có khi xếp thứ 24/141 quốc gia,nhưng chỉ đứng thứ 75/141 nền kinh tế vềnăng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu. So

với các quốc gia trong khu vực nhưMalaysia, Thái Lan, Singapore được đầutư nhiều, có trình độ chuyên môn cao,luôn đổi mới về sản phẩm và thương hiệudu lịch, bà Phạm Bích Ngọc, Phó Giámđốc Công ty Du lịch Vietrantour cho rằng,công tác quảng bá, xúc tiến của Việt Nam,cả trong và ngoài nước, đều chưa xứngtầm. Năm 2015, Việt Nam chi 2 triệu uSDcho hoạt động này, chỉ bằng 1,9% củaMalaysia, 2,5% của Singapore, 2,9% củaThái Lan... Mà trong giai đoạn cạnh tranhmạnh mẽ hiện nay, nếu chỉ mong “hữu xạtự nhiên hương” thì ngành du lịch rất khógặt được “trái ngọt”.

Ngoài ra, theo ông Lưu Đức Kế, Giámđốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, với tốc

độ tăng trưởng hiện nay thì mục tiêu ngànhdu lịch đặt ra đến năm 2020 có thể đạt đượcnhưng cũng là nhiệm vụ ở tầm “trực chiến”khó khăn, cần sự quyết liệt toàn ngành,nhất là trong lĩnh vực giao thông - vận tải.Trong 5,2 triệu lượt khách quốc tế đến ViệtNam 5 tháng đầu năm nay, 4,35 triệu lượtkhách đi bằng đường hàng không, 0,7 triệulượt đi bằng đường bộ, còn lại là đườngbiển. Nhưng thực tế, “năng lực tiếp nhậnkhách tại các đầu sân bay đang bộc lộ sựquá tải. Trong khi đó, cảng biển phục vụcho lượng khách hạng sang, chi trả cao,không gây phiền đến sự chịu đựng của giaothông nội địa lại chưa được chú trọng;đường sắt nhiều năm không thay đổi. Vănhóa ứng xử khi tham gia giao thông, số tai

nạn giao thông đường bộ khiến du khách cósự e dè” - ông Kế nói.

Để du lịch cất cánhMột trong những chính sách của

Chính phủ được cộng đồng doanh nghiệpdu lịch và du khách đánh giá cao là visađiện tử. Lợi ích của chính sách đơn giảnhóa thủ tục visa đã được chứng minh.Năm 2015, Chính phủ ra quyết định miễnthị thực cho 5 nước châu Âu đến ViệtNam, thì năm 2016, số lượng du kháchitaly đến Việt Nam tăng 25%, du kháchAnh tăng 16%. Do đó, Phó Giám đốcVietrantour Phạm Bích Ngọc cho rằng,cần tiếp tục hoàn thiện, ban hành chínhsách tạo thuận lợi tối đa và đơn giản về thủtục thị thực nhập cảnh cho khách du lịchquốc tế đến Việt Nam. Đồng thời, mở rộngdanh sách các nước miễn thị thực có thể sẽlà một nét đột phá. Hiện nay Việt Nammới chỉ miễn thị thực cho công dân 22nước, trong khi các nước trong khu vựcnhư Thái Lan miễn cho 160 nước,indonesia là 190 nước.

Bên cạnh đó, Giám đốc HanoitouristLưu Đức Kế nhấn mạnh, thay đổi tư duyvề du lịch cũng là yếu tố thúc đẩy đạt mụctiêu đề ra: “Xưa nay chúng ta vẫn chưacoi du lịch là ngành kinh tế nên khôngứng xử với nó như ngành kinh tế, vì thếnên chưa có cơ chế phát triển đúnghướng”. Ông Lưu Đức Kế lưu ý, để đạtmục tiêu tăng trưởng gấp đôi, đồng nghĩavới việc tiếp nhận gấp đôi về số khách, dođó chất lượng và số lượng nhân lực cũngphải tăng tương xứng hoặc gấp đôi. Hiệnnay cả nước có hơn 80 trường đại học đàotạo về du lịch nhưng nhân lực ngành nàyvẫn được đánh giá là yếu và thiếu. Do đó,cần đào tạo du lịch theo kiểu “cầm tay chỉviệc”, đầu tư có trọng điểm và xây dựngkhung chương trình đào tạo đặc thù nhằmphát triển nguồn nhân lực du lịch phục vụtại chỗ.

Cẩm Vân

Căng thẳng song phươngCuộc hội kiến song phương giữa Tổng

thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình có thể sẽ diễn ra không êmả, nhất là trong bối cảnh CHDCND Triều Tiênvừa thử thành công tên lửa tầm xa đúng vàongày Quốc khánh Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh,vốn được biết đến như một đồng minh quantrọng của Bình Nhưỡng, hôm 4.7 cũng vừa lưuý về “sự xuất hiện của những nhân tố tiêu cực”trong mối quan hệ với Mỹ sau khi khu trụcmang tên lửa dẫn đường uSS Stethem của Mỹtiến vào khu vực Biển Đông.

Hamburg cũng sẽ là nơi chứng kiến cuộc hộingộ đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump vàngười đồng cấp Nga Putin. Trong bối cảnh cuộckhủng hoảng ukraine vẫn chưa có tiến triển,chiến trường Syria ngổn ngang trong khi bảnthân ông Trump đang phải đối mặt với một loạtcuộc điều tra liên quan đến sự can thiệp của Ngatrong chiến dịch tranh cử tổng thống, cuộc gặptại Đức có thể sẽ không suôn sẻ như kỳ vọng.

Cuối cùng, đó là mối quan hệ giữa Tổngthống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vàThủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel.Tuần trước, Berlin đã khiến Ankara tức giậnkhi bác bỏ yêu cầu của Tổng thống Erdoganđược phát biểu trước cộng đồng người ThổNhĩ Kỳ tại Đức bên lề G20. Và mới nhất vàongày 4.7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳđã có công hàm chỉ trích Đức khi cho phépcác nhà hoạt động chống G20 để một biểutượng “kích động bạo lực” ngay trước PhủThủ tướng ở Berlin, trong đó mô tả Tổngthống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhưmột nhà độc tài. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ kêugọi giới chức Đức thực hiện “hành động cầnthiết” để khắc phục tình hình và khẳng địnhsự việc trên là không thể chấp nhận.

Trong một năm qua, quan hệ giữa Đức vàThổ Nhĩ Kỳ luôn trong tình trạng sóng gióliên quan đến các vấn đề người Kurd, cuộctrưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp ở ThổNhĩ Kỳ, vụ bắt giữ các nhà báo Đức với cáobuộc tuyên truyền khủng bố và gần nhất làviệc ngăn cản các nghị sĩ Đức đến thăm binhsĩ nước này tại căn cứ không quân của NATOở tỉnh incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ. Mới đây,Quốc hội Đức đã chấp thuận kế hoạch rútbinh sĩ nước này khỏi căn cứ incirlik.

Bất đồng về khí hậuLà Thủ tướng nước chủ nhà hội nghị năm

nay, bà Merkel tuyên bố Hội nghị G20 sẽ tậptrung mạnh mẽ hơn nữa vào các mục tiêu củaHiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Mặc dùthừa nhận chủ đề này giờ đây đang trở nên khókhăn sau quyết định của Tổng thống DonaldTrump rút Mỹ khỏi hiệp định nhưng bà khẳngđịnh sẽ không tìm cách phớt lờ vấn đề này:“Sự khác biệt là rất rõ ràng và sẽ là sai lầm nếucố vờ như chúng không tồn tại”. Bà Merkelnói: “Sẽ là một sai lầm lớn cho bất cứ ai tinrằng các vấn đề của thế giới có thể giải quyếtbằng chủ nghĩa cô lập và chủ nghĩa bảo hộ”.

Tuy nhiên, sự việc có thể sẽ trở nên khókhăn hơn những gì bà Merkel tuyên bố. Bởinước Đức đã nỗ lực đưa ra một chương trìnhhành động nhằm thúc đẩy việc thực hiệnHiệp định Paris bao gồm các biện pháp kiểmsoát khí hậu cụ thể. Thế nhưng, văn bản nàysau đó đã bị buộc phải điều chỉnh nhiều lầnhồi tháng 3 và tháng 5 vừa qua dưới áp lực

của Mỹ như việc đưa thêm một số nguồnnăng lượng hóa thạch vào danh sách cácnguồn năng lượng sạch cũng như phải rút lạicam kết chấm dứt trợ giá nhiên liệu hóa thạchtừ nay đến năm 2025.

Bên cạnh đó, là một nhóm phi chínhthức, G20 ra quyết định dựa trên nguyên tắcđồng thuận. Và bà Merkel tuyên bố: “Sẽkhông có bản thông cáo chung trừ khi mọingười cùng thông qua”. Trước đó, tại hộinghị G7 ở italy, do bất đồng với Mỹ về vấnđề biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo G7 đãphải đưa ra một bản tuyên bố chung baogồm một giải pháp 6+1 cho Hiệp định Paris.

Mâu thuẫn về thương mạiHội nghị lần này các nhà lãnh đạo dự định

đưa ra những định hướng chính cho các nềnkinh tế lớn trên thế giới, cũng như thúc đẩy mộtsố hồ sơ nóng hiện nay như cuộc chiến chốngrửa tiền hay kiến trúc tài chính thế giới. Tuynhiên, những bất đồng không dễ hóa giải giữa

Mỹ và các nước tham dự khiến hội nghị liênquan đến tự do hóa thương mại khiến rất ít khảnăng các bên đi tới một quyết định cụ thể nào.

Kể từ khi lên cầm quyền hồi tháng 1 vừaqua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chothấy những lập trường khá mâu thuẫn vềthương mại quốc tế. Chẳng hạn, tại cuộc họpG7 ở Taormia mới đây, ông Donald Trump tỏra chấp nhận một cơ chế tự do thương mại.Thế nhưng ngay sau đó ở cuộc họp củaOECD hồi tháng 6 vừa qua, ông lại chỉ tríchtình trạng thặng dư thương mại của Đức; cũngnhư yêu cầu thảo luận các biện pháp bảo hộngành thép của Mỹ trước sự xâm nhập ồ ạtbởi thép giá rẻ từ Trung Quốc.

Theo Ủy viên châu Âu về các vấn đề kinhtế Pierre Moscovici, châu Âu hiểu lập trườngcủa nước Mỹ, song truyền thống của G20 làủng hộ tự do thương mại và từ chối chủ nghĩabảo hộ. Và đó có thể sẽ trở thành một điểmkhó đạt được đồng thuận khác tại cuộc họpsắp tới.

QuỳnH Vũ

văn hóa

G20: Hội nghị của những khác biệtHội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ratrong hai ngày 7 - 8.7 tại Hamburg,Đức hứa hẹn sẽ trở thành cuộc họp“mâu thuẫn” nhất kể từ khi diễn đànnày được thành lập năm 2008. Với sựxuất hiện lần đầu tiên của Tổng thốngMỹ Donald Trump, sự đồng thuận lâunay về mậu dịch tự do, toàn cầu hóa,bảo vệ khí hậu trái đất... chắc chắn sẽbị ảnh hưởng.

Không thể chờ “hữu xạ tự nhiên hương”nhiều đơn vị lữ hành nhận định, để du lịch việt nam đạt được mục tiêu như nghị quyết 08-nq/tW đề ra, cần nỗ lực không nhỏ. Bởi không giốngnhư những ngành khác, muốn du lịch “cất cánh” vừa cần thời cơ, thời gian, vừa phải có chiến lược phát triển rõ ràng. nhưng trước hết, cần thayđổi tư duy về du lịch cũng như có nhiều chính sách mang tính đột phá.

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Thiết kế mẫu và Sáng tạo mỹ thuậtViệt nam (VDaS) Đặng Kông ngoãn cho biết, ngành du lịch đang tự đánhmất số tiền lớn từ bán sản phẩm dịch vụ du lịch. nguyên nhân là do cácdoanh nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, thiếu đầu tư dàihạn, nên các sản phẩm dịch vụ du lịch chưa đúng với tiềm năng.

Tối 13.7, tại Trung tâm Văn hóa PhápL’Espace, Hà Nội sẽ diễn ra đêm độc tấuviolon của tài năng trẻ Đỗ Phương Nhi,quán quân cuộc thi “Sparre Olsen” tạiGiovik, Na uy.

Sinh ra trong gia đình có truyềnthống âm nhạc, Đỗ Phương Nhi bắt đầuhọc violon từ khi 4 tuổi. Là một nghệ sĩsolo hoạt động tích cực, Phương Nhi đãtham gia biểu diễn thành công nhiều tácphẩm cổ điển trong chuyến lưu diễnToyota Concert Tour 2011 và 2013, cùngDàn nhạc Giao hưởng quốc gia ViệtNam, tham gia biểu diễn độc tấu vớinhiều dàn nhạc khác trong nước và nướcngoài, như: Na uy, Hoa Kỳ… Chươngtrình tại Hà Nội lần này, Phương Nhi kếthợp với nghệ sĩ dương cầm Trần TháiLinh, như một sự ghi dấu hành trình âmnhạc ở tuổi 18.

Đêm độc tấu sẽ được mở màn vớiSiciliana và Presto nằm trong bản Sonatesố 1 cho đàn violon cung son thứ, BWV1001, được viết bởi nhà soạn nhạc, nghệ sĩđại phong cầm và vĩ cầm nổi tiếng ngườiĐức Johann Sebastian Bach. Đây đượccho là màn “khởi động” với những giaiđiệu khi nhẹ nhàng, êm ái khi dồn dập, dadiết phô diễn một cách khéo léo, tinh tế kỹthuật cá nhân. Tiếp đến là bản Caprice số19 của nhà soạn nhạc italya NiccolòPaganini, với những biến tấu phức tạpcùng thế tay thay đổi liên tục và nhanhchóng, được cho là thử thách đối với cácnghệ sĩ độc tấu violon. Chương trình cũnggiới thiệu khúc Tambourin Chinois (tạmdịch là Trống con Trung Hoa) của nhà soạnnhạc, nghệ sĩ vĩ cầm người Áo FritzKreisler… cùng nhiều nhạc phẩm nổitiếng trên thế giới. THái minH

Từ tháng 7 - 9.2017, Sở Du lịch thànhphố Đà Nẵng phối hợp với Coco Bay lầnđầu tiên tổ chức cuộc thi trải nghiệm dulịch Đà Nẵng với tên gọi “Tuyệt vời ĐàNẵng ơi!”, hướng tới đông đảo các bạn trẻtrong và ngoài nước.

Cuộc thi có 2 vòng: Vòng 1 từ ngày5.7 - 15.8 với nội dung “Ảnh đẹp trảinghiệm du lịch”. Theo đó, người thamgia đăng tải bài dự thi lên website:danangfantasticity.com, gồm bộ 10 ảnhvề chuyến du lịch từng trải qua, kèmmiêu tả ngắn gọn. Vòng 2 từ ngày 1.8 -27.9 với nội dung “Trải nghiệm du lịchĐà Nẵng”, 9 thí sinh được chọn từ vòng1 sẽ chia làm 3 đội, thực hiện chuyến dulịch trải nghiệm 4 ngày 3 đêm tại ĐàNẵng. Mỗi đội phải liên tục cập nhật vềhành trình của mình trên website củachương trình và thực hiện các thử thách

do Ban tổ chức đặt ra. Kết thúc chuyến đimỗi đội thực hiện 1 clip tổng kết toàn bộchuyến đi thời lượng dưới 5 phút; 1 bộảnh ghi lại những điểm nổi bật, đặc sắcnhất trong chuyến đi, không quá 50 ảnh;1 bài tổng kết trải nghiệm trong suốt hànhtrình, không quá 1000 từ.

Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tối 27.9.THái minH

Cuộc thi trải nghiệm du lịch Đà Nẵng

Tài năng trẻ Đỗ Phương Nhi độc tấu violon tại Hà Nội

Nhật Bản và Liên minh châu Âu (Eu) đã đạt được thỏa thuận thươngmại mang tính lịch sử ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20, nhưmột thông điệp mạnh mẽ gửi tới những nước ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết thỏa thuận về Hiệpđịnh Đối tác kinh tế đã được ký trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật BảnShinzo Abe và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại thủ đôBrussels, Bỉ. Ông Tusk khẳng định các cuộc đàm phán chính trị và thươngmại giữa Eu và Nhật Bản đã kết thúc và Eu đang ngày càng kết nối toàncầu hơn. “Hôm nay, chúng tôi cùng gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới thế giới:chúng tôi bảo vệ chính sách thương mại cởi mở và công bằng. Sẽ khôngcòn sự bảo vệ cho chủ nghĩa bảo hộ”. “Cuối cùng chúng tôi đã chứng tỏquyết tâm cùng với Eu phất lên ngọn cờ tự do mậu dịch”, Thủ tướngShinzo Abe cũng bày tỏ sự hài lòng về thỏa thuận.

Thỏa thuận tự do thương mại giữa Eu và Nhật Bản đánh dấu thắng lợilớn cho thương mại tự do trong bối cảnh chỉ còn 1 ngày nữa là diễn ra Hộinghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thếgiới (G20), trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sẽ bảo vệchính sách “Nước Mỹ trên hết” với chủ trương gia tăng bảo hộ thươngmại. Ngay sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹkhỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tiến trình đàm phán Hiệp định tự do thương mại Nhật Bản –Eu(JEFTA) được bắt đầu từ năm 2013. Hiệp định này phải đợi đến năm2019 mới bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, với việc đạt được “thỏa thuậnchính trị” hôm 6.7, Eu và Nhật Bản đã gần như thống nhất hầu hết cáclĩnh vực quan trọng của Hiệp định. Theo các nhà đàm phán, thỏa thuậnsẽ liên quan tới 99% trao đổi song phương. Eu đạt được một sốnhượng bộ quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp như phi thuế quanđối với tất cả các sản phẩm lương thực... Hai bên cũng đạt được nhấttrí về những chủ đề nhạy cảm như sản phẩm từ sữa như phô mai từ Eu.Mức thuế quan rất cao mà Nhật Bản áp dụng đối với mặt hang nàycũng sẽ được giảm dần dần.

Q. ĐẠT

Thỏa thuận thương mại Eu - Nhật Bản là thông điệp gửi tới Mỹ