58
ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV PGS.TS. Võ Văn Sen TS Nguyễn Ngoc Thơ Trường Đại học KHXH&NV Với mục tiêu xây dựng thành một đại học định hướng nghiên cứu vào năm 2020, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã và đang đầu tư nhiều công sức trong việc kiến lập những nền tảng quan trọng cho chiến lược đào tạo và nghiên cứu gắn với phát triển cộng đồng, lấy nhu cầu và mục tiêu cộng đồng làm nền tảng và là động lực để phát triển. Bài viết này đi từ thực trạng và các thành tựu tiêu biểu nhất trong đào tạo và NCKH tại nhà trường trong 5 năm vừa qua đến triển vọng phát triển đến năm 2020 tầm nhìn 2030, qua đó cũng xác định những thuận lợi và khó khăn do môi trường đại học mang đến. 1. THỰC TRẠNG VÀ THÀNH TỰU ĐÀO TẠO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG a. Là một trường đại học công lập thuộc hệ thống ĐHQG-HCM, và với lịch sử gần 60 năm, Trường ĐHKHXH&NV đã từ lâu trở thành một trong hai trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV. Trường đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của học sinh sinh viên khối KHXH, KHNV trong suốt mấy chục năm qua, là chiếc nôi đào tạo của rất nhiều nhân tài trong xã hội thuộc tất cả các lĩnh vực xã hội trên cả nước. Tính riêng từ sau năm 1975 cho đến nay, nhà trường đã đào tạo sinh viên có nguồn gốc từ 64 tỉnh thành trong cả nước và sinh viên học, học viên nước ngoài 1

ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI MỤC TIÊUPHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV

PGS.TS. Võ Văn SenTS Nguyễn Ngoc Thơ

Trường Đại học KHXH&NV

Với mục tiêu xây dựng thành một đại học định hướng nghiên cứu vào năm 2020,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã và đang

đầu tư nhiều công sức trong việc kiến lập những nền tảng quan trọng cho chiến lược đào tạo và

nghiên cứu gắn với phát triển cộng đồng, lấy nhu cầu và mục tiêu cộng đồng làm nền tảng và

là động lực để phát triển. Bài viết này đi từ thực trạng và các thành tựu tiêu biểu nhất trong đào

tạo và NCKH tại nhà trường trong 5 năm vừa qua đến triển vọng phát triển đến năm 2020 tầm

nhìn 2030, qua đó cũng xác định những thuận lợi và khó khăn do môi trường đại học mang

đến.

1. THỰC TRẠNG VÀ THÀNH TỰU ĐÀO TẠO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CỘNG

ĐỒNG

a. Là một trường đại học công lập thuộc hệ thống ĐHQG-HCM, và với lịch sử gần 60

năm, Trường ĐHKHXH&NV đã từ lâu trở thành một trong hai trường đại học hàng đầu của

Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV. Trường đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của học sinh

sinh viên khối KHXH, KHNV trong suốt mấy chục năm qua, là chiếc nôi đào tạo của rất nhiều

nhân tài trong xã hội thuộc tất cả các lĩnh vực xã hội trên cả nước. Tính riêng từ sau năm 1975

cho đến nay, nhà trường đã đào tạo sinh viên có nguồn gốc từ 64 tỉnh thành trong cả nước và

sinh viên học, học viên nước ngoài từ 73 quốc gia/khu vực trên thế giới. Cho đến thời điển hiện

tại (năm 2014), Nhà trường đang triển khai đào 27 ngành, phân thành 58 chuyên ngành cấp đại

học thuộc 28 khoa/bộ môn trực thuộc Trường; tổng cộng 39 chương trình đào tạo Sau đại học,

trong đó có 26 chương trình thạc sĩ và 13 chương trình tiến sĩ.

Trong lĩnh vực đào tạo cử nhân, có thể phân thành ba nhóm ngành gồm:

Nhóm các ngành khoa học xã hội cơ bản (gọi tắt là nhóm KHXH cơ bản) bao gồm hai

tiểu nhóm truyền thống (Văn học, Ngôn ngữ, Lịch sử, Địa lý, Triết học) và tiểu nhóm các

ngành mới (Nhân học, Xã hội học, Giáo dục, Tâm lý học, Văn hóa học). Đây là nhóm các

ngành có truyền thống lâu đời hoặc là các ngành đang thu hút sự chú ý cao của cộng đồng (đặc

1

Page 2: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

biệt là mảng Sau Đại học), đã và đang đóng góp quan trọng trong việc định hình và duy trì

danh tiếng của Trường ĐHKHXH&NV đối với cộng đồng.

Nhóm các ngành khoa học xã hội ứng dụng (nhóm KHXH ứng dụng), bao gồm các

ngành Báo chí-truyền thông, Công tác xã hội, Du lịch, Lưu trữ-Quản trị văn phòng, Quan hệ

quốc tế, Thư viện –Thông tin, Đô thị học. Trong nhóm ngành ứng dụng này nổi bật các ngành

đào tạo (Báo chí – Truyền thông, Quan hệ quốc tế) được xã hội đặc đặc biệt coi trọng trong xu

hướng đất nước đang phát triển mạnh và xã hội đang hòa nhập chung với dòng chảy chung của

thế giới; hoặc là ngành đào tạo mới có triển vọng phát triển cao và hiện đang là “đặc sản” của

cả nước (Đô thị học); Lực lượng chuyên gia, giảng viên của nhóm ngành này đang được tích

cực đào tạo ở trong và ngoài nước, một bộ phận không nhỏ đã hoàn thiện học tập và đang đóng

góp quan trọng cho công tác đào tạo. Nhóm ngành này đã liên tục giữ “quán quân” về điểm thi

tuyển đầu vào của cả trường (Báo chí – Truyền thông, Quan hệ quốc tế, Tâm lý học..).

Nhóm các ngành ngữ văn nước ngoài và khu vực học, bao gồm Ngữ văn (NV) Anh,

NV Pháp, NV Đức, NV Nga, NV Trung Quốc, NV Ý, NV Tây Ban Nha, Đông phương học,

Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Việt Nam học. Nhóm này có thể phân thành các ngành truyền

thống (NV Anh, NV Pháp, NV Nga) và nhóm các ngành được thành lập từ khoảng trên dưới

20 năm trở lại đây (NV Trung Quốc, NV Ý, NV Tây Ban Nha, Đông phương học, Nhật Bản

học, Hàn Quốc học, Việt Nam học). Nhóm ngành này thu hút số lượng đông đảo sinh viên do

tính chất đáp ứng cầu nhân lực của xã hội thời mở cửa và phát triển mạnh của hội nhập quốc tế.

Yếu tố hiểu biết văn hóa, xã hội và ngôn ngữ khu vực và thế giới hiện đang là thế mạnh của

nhóm ngành này.

Do nhu cầu cấp thiết của cộng đồng xã hội, Trường ĐHKHXH&NV hiện đang triển khai

đào tạo cả hai loại hình đào tạo chính quy và hệ vừa làm vừa học (VLVH). Trong ba năm

(2012, 2013 và 2014), Nhà trường đã tiếp nhận 8.677 sinh viên hệ chính quy và gần 5.350 sinh

viên hệ VLVH; trong khi đó Nhà trường đã cấp bằng tốt nghiệp cho hơn 7.163 cử nhân đã

hoàn thành chương trình đào tạo chính quy, gần 5.000 cử nhân hệ VLVH. Đối với hệ đào tạo

VLVH, Nhà trường đã mở một số lớp đào tạo ở khắp các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

theo nhu cầu chuẩn hóa kiến thức khối cán bộ - viên chức địa phương. Trong số 5.345 sinh

viên hệ VLVH có 3.943 người tại các địa bàn Tp. HCM và 1.402 người học ở các tỉnh thành

phía Nam.

Bảng 1: Số lượng SV nhập học và tốt nghiệp trong các năm 2012, 2013 và 2014:

Loại hình Nhập học/

Tốt nghiệp

2012 2013 2014 Tổng số

2

Page 3: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Hệ chính quy Nhập học 2.932 2.870 2.875 8.677

Tốt nghiệp 2.800 2.295 2.068 7.163

Bảng 2: Số lượng SV hệ VLVH nhập học tại Tp.HCM và các địa phương trong các năm

2012, 2013 và 2014:

Loại hình Địa phương mở lớp 2012 2013 2014 Tổng số

Hệ VLVH Tp.HCM 1.316 1.331 1.296 3.943

Các tỉnh phía Nam 764 363 275 1.402

Tổng số 5.345

Có thể thấy, loại hình đào tạo VLVH trong mấy năm gần đây đã thu hẹp dần về quy mô do

hai nguyên do chính (1) tính bão hào của nhu cầu xã hội; (2) chính sách tập trung đầu tư cho

chất lượng thay vì số lượng của ĐHQG-HCM. Điều đó có nghĩa là Trường ĐHKHXHNV tập

trung nhiều hơn cho chương trình đào tạo chính quy, coi đó là nền móng cơ bản cho sự phát

triển Nhà trường trong hiện tại và tương lai.

Trong lĩnh vực đào tạo Sau Đại học, trong 5 năm gần nhất (2010 – 2014) Nhà trường đã

trực tiếp đào tạo 974 học viên Cao học có nơi sinh tại các tỉnh phía Nam và 204 học viên có

nơi sinh tại các tỉnh phía Bắc nhưng đang công tác tại phía Nam. Bên cạnh đó, từ năm 2008

đến nay Nhà trường đã và đang đào tạo 359 nghiên cứu sinh đang là cán bộ, viên chức, giảng

viên các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan ban ngành của khu vực phía Nam.

Bảng 3: Số lượng học viên cao học đang công tác tại khu vực phía Nam đã và đang được đào

tạo tại Trường ĐHKHXH&NV

STT 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng

HV có nơi sinh ở phía

Nam

189 174 199 183 228 974

HV gốc phía Bắc nhưng

đang công tác tại Nam Bộ

58 53 36 23 34 204

Tổng cộng 1178

Bảng 4: Số lượng NCS tiến sĩ đang công tác tại khu vực phía Nam đã và đang được đào tạo tại

Trường ĐHKHXH&NV

STT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng

HV có nơi sinh ở

phía Nam

15 20 28 23 24 35 29 174

HV gốc phía Bắc

đang công tác tại

27 26 22 30 27 22 31 185

3

Page 4: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Nam Bộ

Tổng cộng 359

Nếu tính chung cho cả giai đoạn 1975 cho đến nay, Trường ĐHKHXH đã đào tạo trên

70.000 cử nhân và trên 600 tiến sĩ, trên 6000 thạc sĩ phục vụ cho hệ thống xã hội. Cựu sinh

viên, học viên của Nhà trường hiện đã và đang tham gia sâu rộng vào hệ thống chính trị - kinh

tế - xã hội từ Trung ương đến địa phương, trong đó có nhiều cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà

nước hiện đang phát huy rất tốt năng lực tư duy và tri thức được đào tạo nền tảng tại Nhà

trường. Nhiều cán bộ khác hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị,

đoàn thể và các tổ chức xã hội tại các địa phương (cấp tỉnh/thành trở xuống) cũng như trong hệ

thống các trường, viện từ trung ương đến địa phương.

Trường ĐHKHXH&NV là một trong những đơn vị có mạng lưới cựu sinh viên rộng rãi và

hoạt động có hiệu quả. Với tính đặc thù là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các cử nhân

hay thạc sĩ, tiến sĩ do Nhà trường đào tạo ra thường công tác nhiều hơn ở các cơ quan, tổ chức

văn hóa, xã hội, tư tưởng (cơ quan Đảng, hệ thống chính quyền, các cơ quan thông tấn – báo

chí – đài truyền hình, đài truyền thanh, giới tư nhân và các tổ chức xã hội khác); chính vì thế

những tác động trở lại của cựu sinh viên đối với Nhà trường là hết sức mật thiết. Nhiều cựu

sinh viên là thành viên nòng cốt của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp đã đóng góp nhiều ý

tưởng có giá trị cho việc định hướng phát triển đào tạo và NCKH của Nhà trường, đã trao rất

nhiều suất học bổng khuyến học cho sinh viên (có nhiều trường hợp lên đến hàng trăm triệu

đồng), đồng thời có chính sách ưu tiên tuyển dụng sinh viên ra trường hay hỗ trợ sinh viên thực

tập dưới nhiều hình thức. Sự kết nối Nhà trường – mạng lưới cựu sinh viên thể hiện sống động

mối liên hệ Nhà trường - xã hội trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi mạnh mẽ, sức bật và sự

phát triển của xã hội đang rất cần nền tảng giáo dục hiện đại đóng góp nhân lực và đường lối.

b. Nghị quyết TW 8, khóa XI đã nhấn mạnh đến mục tiêu thay đổi căn bản và toàn diện nền

giáo dục nước nhà, đảm bảo cung ứng đầy đủ và hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển

của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ấy của xã hội, các nhóm ngành đào tạo tại

Trường ĐHKHXHNV đều đã đầu tư công sức cho việc cải tiến chương trình đào tạo theo

hướng song hành và kết hợp đào tạo cơ bản và đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ năm học 2012-2013

Nhà trường đã ban hành quyết định bắt buộc các khoa/bộ môn đào tạo phải tổ chức lấy ý kiến

nhà tuyển dụng rộng rãi để làm cơ sở cho việc điều chỉnh chương trình đào tạo. Cứ hai năm

một lần vào các năm số chẵn, các hội đồng khoa học đào tạo các Khoa/BM xem xét bổ sung,

thay đổi chương trình đào tạo cho phù hợp với định hướng của Nhà trường. Nhìn chung, việc

4

Page 5: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

điều chỉnh chương trình đào tạo được thực hiện khá bài bản và bước đầu nhận được sự hưởng

ứng và hồi đáp tích cực của người học.

Hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn KHXH trong nhà trường phổ thông tổ chức tại Đồng Tháp (tháng 11/2013)

Song song với cải tiến chương trình đào tạo là cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng

tích hợp kiến thức và phương pháp liên ngành, kết hợp lý thuyết, lý luận với tri thức xã hội,

vừa cung cấp phương pháp luận và hệ thống tư duy khoa học vừa gắn kết với thực tiễn xã hội.

Trong 3 tuần lễ cuối tháng 9/2014, Nhà trường đã triển khai 3 lớp tập huấn nâng cao phương

pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá học tập cho đội ngũ CB-GV toàn trường với phần trình

bày có hệ thống của các chuyên gia cũng như phần chia sẻ kinh nghiệm của các giảng viên có

uy tín do sinh viên đánh giá trong toàn Trường, bước đầu đã tác động tích cực đến nhận thức

và hành vi dạy và học tại Trường. Trong tương lai gần, Nhà trường tiếp tục đầu tư cho mảng

công tác này nhằm đảm bảo mục tiêu đóng vai trò định hướng phát triển xã hội trên mặt trận tư

tưởng và xã hội.

Nhà trường cũng hết sức quan tâm đến việc tìm kiếm và triển khai các dự án phối hợp với

các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tại khu vực phía Nam để nâng

cao chương trình, trình độ và phương pháp đào tạo. Trong ba năm gần nhất, dưới sự tài trợ của

nhiều nguồn quỹ quốc tế như Ford Foundation, DAAD, Japan Foundation, Korea Foundation,

SIDA, Rosa Luxembourg v.v., nhiều chương trình nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu

khoa học đang triển khai tại Trường ĐHKHXH&NV, chẳng hạn như chương trình service-

5

Page 6: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

learning, chương trình nâng cao hiệu quả đào tạo Hàn Quốc học, chương trình nâng cao hợp

tác Việt-Nhật trong đào tạo và nghiên cứu v.v.. Nhà trường đã và đang áp dụng nhiều chương

trình liên kết đào tạo với các đối tác nước ngoài có uy tín, chẳng hạn các chương trình 3+1,

3+2, 2+2, chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh với ĐH Bỉ (UB), ĐH Stirling, ĐH

Ngoại ngữ Busan (Hàn Quốc), Trường Đại học Dục Đạt (Đài Loan) và Trường Đại học Khoa

học và Kỹ thuật điện tử Quế Lâm, Đại học Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc) v.v..

Ngày 26/7/2013, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã tiếp tục tổ

chức “Hội nghị tổng kết đánh giá chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn AUN-QA giai đoạn

2009-2013”, một lần nữa khẳng định hướng đi của giáo dục đại học Việt Nam. Đến thời điểm

năm 2013, Việt Nam có tất cả 21 chương trình được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA,

trong số ấy, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã có 10 ngành đạt chuẩn AUN, riêng Trường

ĐHKHXH&NV có hai ngành gồm Việt Nam học và Ngữ văn Anh(1). Trong những năm tiếp

theo Nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh mảng công tác này như là một cam kết nâng cao chất

lượng đào tạo phục vụ xã hội.

Để thực hiện mục tiêu này, các trường đại học tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ quản

lý giáo dục đại học thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có đội ngũ

chuyên gia giảng dạy từ nước ngoài. Đơn cử ĐHQG-HCM, trong suốt hai năm gần nhất đã

phối hợp với UCLA (Mỹ) luân phiên mở lớp đào tạo Quản trị đại học nhằm hướng đến xây

dựng đội ngũ quản lý tiến bộ, hiệu quả. Thêm vào đó, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị máy móc

hiện đại được trang bị để phù hợp với các phương pháp giảng dạy mới, hệ thống thư viện – thư

viện điện tử và cổng thông tin – website không ngừng được hoàn thiện để phục vụ tối đa các

tiện ích cho nhà quản lý, người dạy và người học.

Trong đó có thể kể Khoa Nhân học, nhờ sự hỗ trợ của Ford Foundation và lợi ích từ việc

hợp tác với các trường Đại học Toronto (Canada) và Đại học Washington (Mỹ), chương trình

đào tạo và đội ngũ giảng viên của khoa này không ngừng được nâng cao. Tương tự, với sự hợp

tác của Quỹ Rosa Luxembourg (Bỉ), các đơn vị Khoa Xã hội học và Khoa Công tác Xã hội

không ngừng hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng gắn liền với thực tế và nhích gần hơn

với các chương trình đào tạo tại tiên tiến của thế giới. Trong khi đó chính các hợp tác quốc tế

qua cầu nối là Đại sứ quán Tây Ban Nha, số giảng viên thiện nguyện người bản xứ đã đến làm

việc và giảng dạy tại Bộ môn Tây Ban Nha, góp phần rất lớn trong việc khẳng định hiệu quả

đào tạo và thúc đẩy phát triển ngành khoa học này tại trường. Nhiều tổ chức quốc tế khác như

1 Các ngành khác gồm Công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên); Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật chế tạo, Kỹ thuật Hóa học và Kỹ thuật Xây dựng (Trường ĐH Bách khoa); Công nghệ thông tin, Công nghệ Sinh học và Quản trị kinh doanh (Trường ĐH Quốc tế);

6

Page 7: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

DAAD, Japan Foundation, Korea Foundation, SIDA, Rosa Luxembourg v.v. đều có những đầu

tư cơ bản tại Trường ĐHKHXHNV để đẩy mạnh quá trình hoàn thiện mục tiêu đào tạo nhân tại

phục vụ đất nước.

2. THỰC TRẠNG VÀ THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC

a. Thực trạng và thành tựu

Phân tầng đại học là một trong 4 vấn đề mới cơ bản của Luật Giáo dục nước ta ban

hành năm 2013, theo đó, hệ thống các trường đại học của Việt Nam sẽ được phân tầng thành

các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng

dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp. Mỗi một loại hình trường đại học lại

có mục tiêu đào tạo khác nhau. Theo Luật Giáo dục 2013, mục đích của việc phân tầng này

nhằm “phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và

nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quản lý nhà nước.”; nhằm “đánh giá

uy tín và chất lượng đào tạo; phục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách

nhà nước.” Bên cạnh cơ cấu và chất lượng của các hoạt động đào tạo, thì hoạt động khoa học

công nghệ và nghiên cứu khoa học là một tiêu chí xếp hạng quan trọng của hệ thống các đại

học nghiên cứu. Mục đích cuối cùng và cao nhất của việc xếp hạng đại học chính là định

hướng xây dựng mục tiêu phục vụ xã hội.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục như vậy, với tính chất là một trung tâm lớn của Việt

Nam về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, bắt đầu từ Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-

2015, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tthành phố Hồ Chí

Minh đã xác định tầm nhìn “trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, từng bước

tiến đến mục tiêu đại học nghiên cứu theo mô hình hiện đại của đại học thế giới, đóng vai trò

nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học về các ngành KHXH&NV của Việt Nam và tại khu

vực châu Á.”

7

Page 8: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Mỗi năm có hàng chục lượt giáo sư nước ngoài đến giảng dạy và trình bày chuyên đề, giới thiệu thành

tựu và phương pháp nghiên cứu khoa học mới tại Trường. Trong ảnh là GS. Linda Grove – GS Viện

Harvard-Yenching (Hoa Kỳ) đang trình bày tọa đàm, tháng 11/2014.

Nhà trường luôn ý thức về vị trí, tầm vóc và sứ mệnh của mình trong giáo dục – đào tạo

và nghiên cứu khoa học gắn với những vấn đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam và thế giới

trên lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn. Trong những năm qua, Trường ĐHKHXH&NV đã có

nhiều nỗ lực cả về mặt thể chế và nguồn nhân lực để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học

của cả giảng viên, NCS, HVCH và sinh viên để thực hiện tầm nhìn hướng đến đại học nghiên

cứu. Để thúc đẩy nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong giảng viên, Nhà trường luôn có chính

sách khuyến khích cán bộ - giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu

cầu nghiên cứu và giảng dạy ngày càng cao của xã hội; kiên trì chính sách tập trung mọi nguồn

lực có thể để đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học xã hội và

nhân văn, bao gồm các chính sách khuyến khích hình thành và triển khai các nhóm nghiên cứu,

các kế hoạch, đề án, đề tài nghiên cứu, khuyến khích công bố kết quả nghiên cứu; tiếp tục đầu

tư cơ sở vật chất (phòng nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, thư viện, cơ sở dữ liệu phục vụ

nghiên cứu) và cơ chế hỗ trợ nghiên cứu (hành chính, pháp lý, chính sách khen thưởng), tiếp

tục chính sách khuyến khích nghiên cứu và công bố khoa học trong và ngoài nước bằng hình

thức chi hỗ trợ khen thưởng. Ngoài ra, thực hiện phương châm “giảng viên là nhà khoa học”,

với 45 giáo sư và phó giáo sư, 195 tiến sĩ, 408 thạc sĩ (tháng 12 năm 2014) đang công tác tại 28

Khoa, Bộ môn trực thuộc Trường (phân thành 58 chuyên ngành khoa học), 7 trung tâm nghiên

cứu ứng dụng, 4 phòng nghiên cứu và thực nghiệm, Nhà Trường tận dụng mọi nguồn lực để

8

Page 9: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

triển khai nghiên cứu tất cả các bình diện, lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn để phục xã

hội. Đội ngũ các giảng viên – nhà khoa học này đã và đang tiến hành nhiều công trình nghiên

cứu khoa học quan trọng, đóng góp quan trọng trong việc tăng cường tri thức khoa học và phát

triển xã hội, đặc biệt là tại khu vực Nam Bộ. Thêm vào đó, với hơn 150 đối tác là các trường

đại học, viện nghiên cứu trên thế giới cùng hàng ngàn nhà khoa học quốc tế có uy tín, Nhà

trường còn là cầu nối và là đối tác học thuật quan trọng để tiếp nhận, đối thoại, đóng góp và áp

dụng nhiều khung lý thuyết mới, phương pháp mới, cách tiếp cận mới và góc nhìn mới trong

nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam. Nhiều GS, PGS, TS và giảng viên có uy

tín của Nhà trường thường xuyên gia vào các diễn đàn đại chúng (báo chí, truyền thành, truyền

hình) dưới nhiều hình thức khác nhau (thuyết giảng, tọa đàm, talkshow, phỏng vấn) đã tham

gia phản biện xã hội, góp phần xây dựng và phát triển xã hội theo định hướng tiến bộ, văn

minh và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Với tầm nhìn hướng đến đại học định hướng nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học công nghệ

theo kế hoạch chiến lược 2011-2015 của Nhà trường bao gồm các nội dung: Dự án, đề tài

nghiên cứu khoa học các cấp, Hội nghị/ Hội thảo khoa học, Lớp tập huấn/Tọa đàm khoa học,

Công bố kết quả nghiên cứu khoa học, xây dựng năng lực nghiên cứu, và hợp tác nghiên cứu

khoa học. Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và các dự án nghiên cứu khoa học là kênh

nghiên cứu và chuyển giao khoa học chủ yếu của đội ngũ giảng viên toàn Trường. Trong

những năm qua, nghiên cứu khoa học của Trường tăng về số lượng và chất lượng, gắn với đào

tạo và hướng đến phục vụ xã hội. Ngoài những đề tài nghiên cứu trong hệ thống Đại học Quốc

gia và Bộ Khoa học Công nghệ, các nhà khoa học của Trường còn tham gia mạnh mẽ vào

nhiệm vụ khoa học công nghệ của các Sở Khoa học Công nghệ của các tỉnh, thành để tăng

cường hơn nữa sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn xã hội đồng thời trực tiếp

mang hơi thở cộng đồng vào nghiên cứu, mang kết quả nghiên cứu và lý thuyết áp dụng vào

thực tiễn. Một số chủ đề nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2015 là sưu tầm và nghiên cứu di sản

Hán-Nôm; Nghiên cứu ngữ âm học thực nghiệm; Nghiên cứu văn học Việt Nam và thế giới;

Nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam và thế giới; Nghiên cứu lý luận văn hóa học, nghiên cứu văn

hoá Việt Nam và thế giới; Nghiên cứu triết học và triết học ở Việt Nam; Nghiên cứu biến đổi

khí hậu; Nghiên cứu Biển và Đảo Việt Nam; Nghiên cứu khu vực học (Việt Nam-Đông Nam

Á-Hán học); Nam Bộ – Một thế kỷ phát triển từ truyền thống đến hiện đại (đầu thế kỷ 20-21);

Lịch sử văn hóa Nam bộ qua khảo cổ học; Kinh tế-Văn hóa-Xã hội của cộng đồng ngư dân

Nam bộ, dân thương hồ Nam bộ, công nhân và an sinh xã hội các KCN, KCX; Phát triển kinh

tế-xã hội nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới; Nghiên

9

Page 10: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

cứu tri thức bản địa của các tộc người Nam bộ và Nam Tây Nguyên; Nghiên cứu các dạng thức

tín ngưỡng dân gian Nam bộ và Tây Nguyên; Quy hoạch và phát triển du lịch các địa phương;

Đổi mới phương pháp giáo dục KHXH các địa phương; Các hệ thống tư tưởng triết học Đông-

Tây và lễ tục xã hội Việt Nam; Kinh điển học… Với sự hợp tác hiệu quả với các đối tác nước

ngoài, Trường đã thực hiện các dự án có tác động xã hội quan trọng như:“Phát triển tài nguyên

giảng dạy và nghiên cứu văn học Hàn Quốc ở Việt Nam” do Korea Foundation tài trợ; Xây

dựng và nâng cao năng lực đồng tham gia cho cộng đồng và chính quyền địa phương trong

việc cải thiện môi trường sống khu dân cư nghèo ở TP. Hồ Chí Minh” do Rosa Luxemburg tài

trợ, “Tập huấn về học tập và mạng lưới phục vụ” (Service– Learning)” năm II do tổ chức

United Board tài trợ; Chương trình thăng tiến giáo dục công tác xã hội) phối hợp với ĐH San

Jose State (Hoa Kỳ) do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ…

10

Page 11: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Công tác tổ chức tọa đàm, hội nghị, hội thảo của Trường có những khởi sắc theo hướng

tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, và gắn kết với xã hội. Trong năm học 2013-2014,

Trường đã ghi dấu ấn với các hội thảo lớn như: Dấu ấn Ấn Độ trong tiếp biến văn hóa ở Việt

Nam và Đông Nam Á (tổ chức 3/10/2013); Nghiện Internet: Những thách thức mới trong xã

hội hiện đại (tổ chức ngày 23/11/2013); Phật giáo Nguyên thủy trong kỷ nguyên toàn cầu hóa

(phối hợp với Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức ngày 18/1/2014), Phát triển kinh tế

- xã hội Đồng bằng sông Cửu Long (2/1/2014); Làng nghề và Phát triển Du lịch (phối hợp với

Đại học Silapakon, Thái Lan tổ chức ngày 20-21/03/2014), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ

(phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng, tổ chức ngày

27/4/2014); Chiến thắng Điện Biên Phủ - Những vấn đề lịch sử (phối hợp với ĐH Thủ Dầu

Một, tổ chức ngày 6/5/2014); Nghi lễ cộng đồng: Truyền thống và biến đổi (27/6/2014), 20

năm Hàn Quốc học ở Việt Nam – Nhìn lại để phát triển” (ngày 18/7/2014); Cây dừa tiềm năng

và giá trị” (phối hợp với Hiệp hội Dừa Việt Nam tổ chức ngày 29-30/8/2014), Nghệ thuật âm

nhạc phương Đông – bản sắc và giá trị (phối hợp với ĐH Trà Vinh, Nhạc viện Tp.HCM, Cao

đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tp.HCM, Trường TED SAIGON) ngày 18/12/2014 v.v.… Các hội

thảo, tọa đàm trong năm 2014 Trường ĐHKHXH&NV hết sức chú ý sự kết nối với các địa

phương. Các hội thảo do TT NC Tôn giáo tổ chức đều có sự tham gia hoặc kết nối với các cơ

quan tôn giáo/quản lý tôn giáo (phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức hội thảo

VESAK 2014; phối hợp với Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Việt Nam Tp.HCM tổ

chức các hội thảo Phật giáo, phối hợp với các địa phương Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu v.v.

11

Page 12: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

tổ chức các hội thảo/tọa đàm chuyên môn tại các địa phương. Tương tự, Nhà trường đã tiến

hành các tọa đàm chuyên môn Phát triển du lịch tại Bình Dương (tháng 6/2013), Tiền Giang

(12/2013), tọa đàm về khảo cổ học tại Bình Dương (tháng 10/2014), tại Lâm Đồng (tháng

12/2014), tại Gò Tháp Đồng Tháp (tháng 12/2014), tiến hành các phiên địa phương tại tại Bình

Dương (hội thảo Làng nghề và Phát triển Du lịch tháng 3/2014), tại An Giang (hội thảo Tín

ngưỡng thờ Mẫu tháng 4/2014), với ĐH Thủ Dầu Một Bình Dương (hội thảo Chiến thắng Điện

Biên Phủ - Những vấn đề lịch sử, tháng 5/2014). Xu hướng phối hợp với các địa phương trong

việc tổ chức các hoạt động khoa học hiện là một chủ trương rất được chú trọng tại Trường

ĐHKHXH&NV trong giai đoạn tiếp theo. Theo dự kiến, Nhà trường sẽ phối hợp với ĐH Thủ

Dầu Một, ĐH Huế và ĐHKHXH&NV Hà Nội tổ chức hội thảo nhân sự kiện 40 năm thống

nhất đất nước vào tháng 4 năm 2015, phối hợp với Viện Harvard-Yenching tổ chức hội thảo về

Nhân học Biển tại Vũng Tàu (12/2015), phối hợp với ĐH Hawaii tổ chức Hội thảo về Văn hóa

Nho học vào tháng 5/2016 v.v..

Hội thảo Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ tổ chức tại Lăng miếu Bà Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, tháng 4 năm 2014

12

Page 13: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Hội thảo Làng nghề và phát triển Du lịch do Nhà trường phối hợp với ĐH Silpakorn Thái Lan, Sở VH-TT-DL Bình Dương tổ chức vào tháng 3 năm 2014

Để khẳng định vị thế của một trung tâm nghiên cứu lớn về lĩnh vực khoa học xã hội và

nhân văn, Nhà Trường đã tích cực đẩy mạnh công tác công bố khoa học đặc biệt nhấn mạnh

đến công bố quốc tế qua các kênh tọa đàm, hội nghị, hội thảo, tập san, tạp chí, sách, báo…

Trường đang triển khai tổ chức xuất bản Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ (Chuyên

san KHXH&NV, ISSN 1859-0128), Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn và các tuyển tập

chuyên đề phục vụ xã hội. Ngoài ra, trang web Phòng QLKH-DA (www.qlkh.hcmussh.edu.vn)

được nâng cấp và phát triển dần theo hướng trở thành Cổng thông tin khoa học chuyên nghiệp,

hướng đến mục tiêu phục vụ khoa học cho cộng đồng. Nhà trường đã năng động phối hợp với

các nhà xuất bản để đưa các công trình nghiên cứu của Trường đến với xã hội. Trong thời gian

qua Ban xuất bản Trường ĐH KHXH&NV hỗ trợ giảng viên xuất bản rất nhiều công trình,

nâng số công trình sách giáo khoa, sách chuyên khảo và tuyển tập khoa học của Nhà trường

trong năm 2014 là 147 cuốn, tăng trưởng hơn 100% so với cùng kì năm 2013. Các tác phẩm

tiêu biểu có thể kể Lối sống và tư duy của cộng đồng người Việt vùng Tây Nam Bộ trong quá

trình đổi mới và hội nhập quốc tế của PGS.TS Trịnh Doãn Chính; Đón nhận truyện ngắn

đương đại Nam Bộ (Embracing life contemporary short fiction from southern Vietnam) của TS.

Nguyễn Thị Kiều Thu (Khoa Ngữ văn Anh); Fukuzama & Nguyễn Trường Tộ - tư tưởng cái

cách giáo dục của PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực (BM Nhật Bản học); Tìm về bản sắc văn hóa

Việt Nam (bản tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Đức); Văn hoá người Việt vùng Tây Nam Bộ của

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm; Đô thị học – lý thuyết và thực tiễn của PGS. TS. Nguyễn Minh

Hoà; Giới và di dân – tầm nhìn châu Á của TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan; Quan điểm của các

13

Page 14: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

học giả Âu Mỹ về phong trào tôn giáo mới của PGS.TS Trương Văn Chung; Lý luận văn học

nhập môn của GS.TS. Huỳnh Như Phương; Nhớ về chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên

không năm 1972 của PGS.TS. Hà Minh Hồng…

Nhận thức đội ngũ giảng viên – nhà khoa học Trường hiện có là động lực chủ yếu của

tiến trình hướng đến đại học nghiên cứu, Trường ĐHKHXH&NV luôn có các chính sách kịp

thời để khuyến khích, giải phóng mọi nguồn lực để đạt kết quả nghiên cứu cao nhất như:

khuyến khích giảng viên tăng cường công bố bài viết trên tạp chí quốc tế có chỉ số ISSN và

thuộc danh mục ISI. Trên tinh thần ấy, Trường ĐHKHXHNV đang thí điểm thực hiện chính

sách chi hỗ trợ công cố khoa học, trong đó ưu tiên cao nhất cho công bố khoa học quốc tế, từ

chi trả chi phí xuất bản (nếu có yêu cầu), chi hỗ trợ công bố với mức tiền cao và cộng giờ

nghiên cứu khoa học. Công tác này bước đầu đã có những thành tích khích lệ với hàng năm có

khoảng 70-100 bài báo được đăng; khuyến khích giảng viên tham dự hội thảo trong nước và

quốc tế: hàng năm Trường cử hơn 200 lượt cán bộ giảng viên đi dự hội thảo khoa học hay tập

huấn ngắn hạn tại các nước trên thế giới. Nhiều cán bộ - giảng viên đã xuất bản các bài viết

trên các tạp chí khoa học quốc tế thông qua kênh hội nghị, hội thảo; khuyến khích hình thành

các nhóm nghiên cứu mạnh thông qua thực tiễn thực hiện đề tài các cấp; tổ chức các lớp tập

huấn để giảng viên tham gia bổ sung kiến thức. Với tính đặc thù vốn có của khối khoa học xã

hội và nhân văn, nhà trường đã bắt đầu gặt hái các kết quả tốt đẹp: đã có 3 công trình đăng trên

các tạp chí ISI, thậm chí có tạp chí có điểm IF cao đến 6-7 điểm. Đơn cử, trường hợp TS. Phạm

Gia Trân (Khoa Địa lý), người có đến 2 bài ISI (năm 2013), đã biết tận dụng quan hệ quốc tế

với các nhà khoa học nước ngoài, vận dụng phương pháp tiên tiến tiến hành nghiên cứu thực

nghiệm tại Việt Nam và mạnh dạn công bố quốc tế qua kênh hợp tác quốc tế với đồng nghiệp

nước ngoài. Trong năm 2014, một số GV trẻ đã nỗ lực công bố khoa học, bước đầu đã đạt

thành tựu công bố ISI quốc tế. Có thể nói đây là một hướng đi đúng đắn và đầy triển vọng vì

giới khoa học Việt Nam vẫn đủ tầm để tạo ra các sản phẩm khoa học có chất lượng, phù hợp

với chuẩn công bố quốc tế để phục vụ xã hội.

Bảng 5: Số lượng các bài viết công bố khoa học các loại qua các năm 2012, 2013 và 2014.

STT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Bài viết trên tạp chí ISI 1 1 2

Bài viết trên tạp chí ISSN quốc tế 17 31 67

Bài viết trên tạp chí ISSN chuyên ngành

trong nước

73 101 280

Bài viết xuất bản thành kỷ yếu quốc tế 20 40 91

14

Page 15: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

ISBN

Bài viết xuất bản thành kỷ yếu trong nước

ISBN

121 198 411

Bài viết in sách chuyên khảo, sách chuyên

đề, tuyển tập

31 40 147

Bài viết đăng tập san KHXHNV 62 61 50

Tổng cộng 325 472 1047

Để quan sát rõ hơn những biến đổi trong công bố khoa học qua các năm 2012-2014, ta

có thể sát theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Tỉ lệ các loại hình công bố khoa học tại Trường ĐHKHXH&NV qua các năm

Tính riêng các công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế, số lượng các bài viết công bố

tăng dần đều, năm sau cao gấp đôi năm trước:

15

Page 16: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Biểu đồ 2: Tỉ lệ các công bố trên tạp chí quốc tế qua các năm

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập quốc tế là một quy luật tồn tại tất yếu của

các cơ sở đào tạo. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Nhà trường tích cực kết nối mời các

diễn giả nước ngoài, học giả các chương trình quốc tế đặc biệt là từ các nước và vùng lãnh thổ

có nền giáo dục tiên tiến như Australia, Canada, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản,

Singapore, Hồng Kông v.v. đến thuyết trình, tọa đàm khoa học tại trường; mở các lớp chuyên

đề cho giảng viên, sinh viên; tổ chức cho giảng viên, sinh viên giao lưu trao đổi học thuật, đẩy

mạnh tổ chức hội thảo quốc tế, chủ động đăng ký dự án quốc tế có quy mô liên kết nhân sự

cao, rộng.

Song song với công tác phát triển nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên, Nhà

trường luôn chú trọng đẩy công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên gắn với nhu cầu xã

hội. Hàng năm, Trường đều dành kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu của

sinh viên, trong đó ưu tiên hỗ trợ các đề tài có tính ứng dụng Đây là cơ sở để các em tham gia

giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên các cấp như Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh

viên cấp Trường, Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Thành Đoàn Tp. Hồ Chí

Minh – Eureka, Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Đại học Quốc gia, Giải

thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Bộ Khoa học Công nghệ, Giải thưởng Holcim v.v..

Với tính chất đặc thù của khối ngành KH XH&NV, việc ứng dụng sản phẩm NCKH của SV

vẫn mang những nét đặc thù, song cũng không vì thế mà đóng góp xã hội lại bị hạn chế. Trong

suốt ba năm liền của Giải thưởng Eureka cũng với tiêu chí phục vụ xã hội, SV Trường

ĐHKHXH&NV cũng gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Năm 2014, SV đã giành

được 1 giải nhất (giải lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn), 2 giải nhì và 1 giải ba (trao giải

16

Page 17: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

ngày 28/12/2014). Năm 2013, nhóm SV khoa Địa lý đã nghiệm thu xuất sắc đề tài Xây dựng

Atlat điện tử TP.HCM, đã được NXB Giáo dục triển khai ứng dụng từ đầu năm 2014. Trên

thực tế, trong nhiều năm qua sinh viên của trường cùng tham gia dự thi các giải thưởng khoa

học thiên về công nghệ vẫn đạt những giải thưởng rất cao. Thêm một minh chứng nữa, giải

thưởng Holcim được triển khai nhiều năm qua, Trường ĐH KHXH&NV đã tham gia từ năm

2011. Điểm nổi bật là năm nào sinh viên trường cũng đoạt giải thưởng Cộng đồng hoặc giải

Xây dựng bền vững dành cho các đề tài mang tính ứng dụng mang ý nghĩa cộng đồng. Đề tài

năm 2011 có hai đề tài đoạt giải là Lồng ghép mô hình ngoại khoá giáo dục xanh ở bậc tiểu

học của nhóm SV khoa Nhân học và đề tài Đánh thức không gian hẻm của nhóm SV khoa Đô

thị học. Đề tài năm 2012 là Mô hình sân chơi dành cho trẻ em khuyết tật của nhóm SV khoa

Đô thị học. Đề tài năm 2013 là Mô hình cho thuê xe đạp tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên

cứu ứng dụng thí điểm tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP. HCM của nhóm SV khoa Đô thị

học. Đề tài năm 2014 là Mô hình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ nhựa cây dừa nước

nhằm cải thiện sinh kế nông hộ vùng Hà Tiên - Kiên Lương của nhóm SV khoa Địa lý.

Sinh viên khoa Đô thị học ĐH KHXH&NV TP.HCM đạt giải phát triển cộng đồng Giải thưởng Holcim Phát triển vì Cộng đồng năm 2013

b. Chuyển giao công nghệ

Với mục tiêu xây dựng thành trường đại học định hướng nghiên cứu vào năm 2020,

Trường ĐHKHXH&NV rất coi trọng công tác chuyển giao khoa học công nghệ đối với cộng

đồng xã hội. Với đặc thù là sản phẩm nghiên cứu khoa học xã hội, phần đông các sản phẩm là

các đề án, bộ giải pháp, hệ thống các giá trị nghiên cứu chứ không phải là các mô hình kỹ thuật

hoặc các sản phẩm vật chất cụ thể như trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên hay kỹ thuật; do

17

Page 18: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

vậy các sản phẩm chuyển giao KHCN của Trường ĐHKHXHNV là các ý tưởng, các mô hình,

tư tưởng thể hiện trong các sách chuyên khảo, sách công cụ v.v.. Các lĩnh vực gắn kết nhiều

nhất với xã hội là Xã hội học, Nhân học, Công tác xã hội, Đô thị học, Giáo dục học, Báo chí –

Truyền thông, Lưu trữ - Quản trị văn phòng, Thư viện – Thông tin, Quan hệ Quốc tế, Hàn

Quốc học, Nhật Bản học v.v..

+ Các công trình NCKH điển hình đã và đang triển khai ứng dụng xã hội dưới các hình

thức khác nhau:

Trong nhiều năm liền, Trường ĐHKHXH&NV triển khai chính sách khuyến khích CB-GV

Trường đăng ký nhận nhiệm vụ KHCN vừa tham gia phục vụ xã hội vừa trực tiếp đào tạo nhân

tài phục vụ đất nước.

Trước mắt Nhà trường đã và đang triển khai các nhóm đề án với nhiệm vụ xây dựng định

hướng NCKH với hệ thống các kế hoạch nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến

2030, trong đó nhấn mạnh hai nhóm chủ đề (1) Nghiên cứu các vấn đề văn hóa – kinh tế - lịch

sử - xã hội vùng Nam Bộ; và (2) Nghiên cứu KHXH&NV về Biển đảo Việt Nam. Nhà trường

đã tiến hành đăng ký nhiều Dự án lớn cấp Nhà nước với hy vọng nếu thành công sẽ tập trung

lực lượng đông đảo cán bộ – GV trong và ngoài trường tham gia nghiên cứu và chuyển giao

KHCN. Về cơ sở vật chất phục vụ NCKH, Nhà trường đã được Nhà nước đầu tư các hạng mục

lớn gồm Phòng Thí nghiệm GIS, Phòng Nghiên cứu Ngữ âm thực nghiệm, Phòng Nghiên cứu

Hán Nôm, Trung tâm nghiên cứu KHXN&NV về Biển Đảo, hệ thống Thư viện Trường hoàn

chỉnh, hệ thống các nguồn lực thông tin và công nghệ v.v.. Trong 5 năm qua, CB-GV toàn

trường đã và đang triển hơn 60 đề tài Đại học Quốc gia (Trọng điểm, loại C), gần 150 đề tài

cấp cơ sở, gần 40 đề tài KHCN các địa phương (cao nhất là năm 2014 với 14 đề tài), 6 đề tài

NAFOSTED (từ năm 2012 đến năm 2014). Dưới đây là các đề tài tiêu biểu, trong đó hầu hết

các đề tài đều được chuyển hóa thành sách giáo khoa, sách chuyên khảo hay các loại sách công

cụ phục vụ đào tạo và phát triển xã hội:

- Nhóm các đề tài gắn với phát triển các địa phương:

Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, xã hội và giá trị lịch sử - văn hoá phục vụ phát

triển bền vững khu vực Thoại Sơn tỉnh An Giang – PGS.TS Võ Văn Sen

Đời sống thương hồ ở các chợ nổi Đồng bằng Sông Cửu Long - GS.TS. Ngô Văn Lệ

Tri thức bản địa các dân tộc bản địa tỉnh Đắk Nông - GS.TS. Ngô Văn Lệ

Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ - GS.TS. Trần Ngọc Thêm

Đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội của cư dân vùng biển, đảo Nam Bộ - PGS.TS. Phan

Thị Yến Tuyết

18

Page 19: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Những biến đổi xã hội của nông dân người Việt trong quá trình chuyển dịch kinh tế

hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long - PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp;

Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ trong tiến trình phát triển

xã hội tộc người – GS.TS. Ngô Văn Lệ

Đánh giá rủi ro sinh thái huyện Cần Giờ - TS Ngô Thanh Loan

Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch tỉnh Bình Dương – PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng

Phát huy giá trị Khu di tích Cát Tiên phục vụ phát triển xã hội – PGS.TS. Đặng Văn

Thắng

Hiện tượng tôn giáo mới và những vấn đề về chính sách và công tác tôn giáo ở thành

phố Hồ Chí Minh (PGS.TS. Trương Văn Chung)

Từ lúa đến tôm, từ tôm đến lúa – TS. Ngô Thị Phương Lan

Vai trò tôn giáo bản địa trong đời sống văn hoá của cư dân ở Nam Bộ - TS. Huỳnh

Ngọc Thu

Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu miền Tây Nam Bộ - TS. Nguyễn Ngọc Thơ

Đời sống công nhân và an sinh xã hội tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương – TS.

Nguyễn Đức Lộc

Thực trạng nguồn nhân lực các tộc người thiểu số ở ĐBSCL – PGS.TS. Hoàng Văn

Việt

Thích ứng sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Bến Tre trong bối cảnh biến đổi

khí hậu - TS. Lê Thị Kim Thoa

Nâng cao năng lực tham gia của cộng đồng trong các hoạt động nâng cấp hạ tầng đô thị

cấp ba – Trường hợp điển cứu tại TP. Cần Thơ - TS. Phạm Gia Trân

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể của người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh

trong thời kỳ đô thị hóa, hiện đại hóa - TS. Hồ Sơn Diệp, TS. Nguyễn Đình Thống

Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam từ góc độ quản lý và khai thác (từ 1975-2012) -

TS. Phạm Ngọc Trâm

Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam - PGS, TS. Doãn Chính và nhóm GV khoa Triết

Sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống tính cách Hàn Quốc và Việt Nam – PGS.TS.

Trần Thị Thu Lương…

- Nhóm các chủ đề nghiên cứu cơ bản:

Nam Bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế - PGSTS Võ Văn Sen

Từ điển báo chí Anh-Việt– PGS.TS. Lê Khắc Cường

19

Page 20: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học Nam Bộ giai đoạn 1930-1945 - PGS.TS. Lê

Giang và tập thể GV khoa Văn học – Ngôn ngữ

Các trung tâm tôn giáo thuộc văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ - PGS.TS. Đặng Văn Thắng

Những di tích khảo cổ học thời văn hóa Óc Eo – hậu Óc Eo ở An Giang - PGS.TS.

Phạm Đức Mạnh

Đặc điểm xuất phát và đặc trưng phát triển của Nam Bộ đi vào Công nghiệp hóa-Hiện

đại hóa – PGS.TS. Hà Minh Hồng

Thân tộc - hôn nhân - gia đình - Những vấn đề lí thuyết – TS. Nguyễn Khắc Cảnh, TS.

Đặng T Kim Oanh

Lịch sử Ngoại giao Việt Nam thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ đầu thế kỉ XX

đến 1945) – PGS.TS. Trần Nam Tiến

Những biến đổi xã hội của nông dân người Việt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế hiện nay ở ĐBSCL – PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp

Chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam cộng hòa và tác động của nó đối với vấn

đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên - PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp

Hệ thống lễ Raja của người Chăm Ở Việt Nam trong mối quan hệ với văn hóa Mã Lai -

TS. Trương Văn Món…

Trong 3 năm qua (2012-2014), dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, nguồn kinh phí

Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu khoa học giảm rõ rệt, song Nhà trường đã nỗ lực tìm hiểu,

tham gia đấu thầu và nhận nhiệm vụ khoa học công nghệ tại các đơn vị địa phương khu vực

phía Nam, nhờ vậy số lượng các đề tài, dự án tăng lên rõ rệt. Điều đó phần nào thể hiện xu

hướng phát huy năng lực nghiên cứu và chuyển giao khoa học giữa Nhà trường và cộng đồng

xã hội, đồng thể cho thấy tiềm năng lớn lao của lực lượng CB-GV Nhà trường trong tương lai.

20

Page 21: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Biểu đồ 3: Số lượng các đề tài, dự án GV Trường ĐHKHXH&NV thực hiện tại các tỉnh, thành qua các

năm 2012-2014 (chỉ tính các đề tài, dự án do Nhà trường làm đơn vị chủ trì)

Bên cạnh các đề tài, dự án nghiên cứu lấy các vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội các địa

phương làm đối tượng nghiên cứu, có mục tiêu chủ yếu là phục vụ sự phát triển địa phương

còn có các kế hoạch hợp tác triển khai các hoạt động khoa học do các địa phương đặt hàng.

Tiêu biểu nhất phải kể đến Kế hoạch hợp tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học với tỉnh

Đồng Tháp (2014-2016).

3. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PPGD CÁC MÔN KHXH&NV

TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP (2014-2016)

Giáo dục Việt Nam đương đại đang có nhiều thành tựu tiêu biểu, đã và đang đóng góp to

lớn cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá tại Việt Nam. Về cơ bản ngành giáo dục đáp

ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua. Tuy nhiên, sự

phát triển của kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá đòi hỏi chúng ta phải xây dựng chiến

lược đào tạo nguồn nhân lực toàn diện cả về kỹ năng, chuyên môn lẫn đạo đức để đáp ứng nhu

cầu ngày càng cao của xã hội. Thêm vào đó, nhu cầu đào tạo người công dân tốt trong xã hội

hiện đại dần trở nên cấp thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh

mẽ, làm thay đổi hay biến dạng một số giá trị đạo đức trong một bộ phận không nhỏ cư dân.

Trước tình hình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị

quyết số 29-NQ/TW)  đã xác định mục tiêu thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục nước

nhà là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn xã hội.

Tỉnh Đồng Tháp, một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đang trong tiến trình công nghiệp

hoá – hiện đại hoá. Tỉnh đang phát huy mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đào tạo con em địa

phương để có thể chủ động tiến sâu thêm trên con đường phát triển. Trong thời đại mới, đào

tạo chuyên môn cần song hành với đào tạo kỹ năng sống và những hiểu biết xã hội. Trước

những vấn đề cấp bách đó, việc nhìn nhận lại những thành tựu giáo dục đạo đức và hiểu biết xã

hội trong các trường phổ thông đã đạt được trong thời gian qua, nhất là các môn Khoa học xã

hội (KHXH), cũng như việc đánh giá đúng những thiếu sót, khó khăn cần được nghiên cứu và

giải quyết hiệu quả, hợp lý. Để xây dựng các luận cứ khoa học nhằm đề ra những giải pháp lâu

dài và trước mắt cho việc giáo dục các môn KHXH trong trường phổ thông tỉnh Đồng Tháp,

Ban Tuyên giáo Tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh hợp tác

nghiên cứu và triển khai kết quả nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với chủ đề “Đổi mới

21

Page 22: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội trong nhà trường phổ thông tỉnh Đồng

Tháp”.

Mục tiêu chính của kế hoạch này gồm (1) cung cấp phương pháp luận giảng dạy các

môn KHXH trong thời đại mới; (2) cung cấp các phương pháp cụ thể dùng trong giảng dạy các

môn KHXH hiện nay; (3) Xây dựng phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với các phương

pháp giảng dạy mới.

Cơ quan chỉ đạo là Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đồng Tháp; cơ quan phối hợp thực hiện là Sở

Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Tháp. Các phân môn triển khai gồm có 4 phân môn, bao gồm

Ngữ văn, Giáo dục công dân, Địa lý và Lịch sử.

a. Các nhóm hoạt động cụ thể

* Nhóm hoạt động 1 – các lớp tập huấn: bao gồm (1) các lớp tập huấn tập trung mùa hè

2014, 2015, và (2) Các lớp tập huấn phổ thông ở các huyện thị.

Từ ngày 18/7/2014 đến 21/9/2014 Trường Đại học KHXH&NV đã triển khai 3 lớp tập

huấn hè cho 320 cán bộ giáo viên các trường PTTH và PTCS toàn tỉnh Đồng Tháp tại Tp. Sa

Đéc, Tp. Cao Lãnh và TX. Hồng Ngự. Trong thời gian 1 tháng, các học viên đã tiếp cận các

khối kiến thức liên ngành (10 chuyên đề) như Lý thuyết giáo dục hiện đại; Tâm lý giáo dục;

Các lý thuyết tiếp cận trong KHXH; Lịch sử - văn hoá – xã hội vùng Nam Bộ; Kỹ thuật ghi

ảnh và dựng clip phục vụ giảng dạy; Kỹ thuật sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy Powerpoint

và Prezi; và 6 đến 8 chuyên đề chuyên môn của các khối Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục

công dân. Đã có 48 giảng viên là các GS, PGS, TS và các nhà chuyên môn của các trường,

viện như Trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Trường Cán bộ

Tp.HCM, Trường Cao đẳng Sư phạm TW 3, Đại học Quốc gia Singapore v.v.. Đặc biệt, Ban tổ

chức đã mời GS.TS. Lee Chuek Yin (Đại học Quốc gia Singapore) tham gia giảng dạy để bổ

sung góc nhìn, hiểu biết và kinh nghiệm giáo dục tiên tiến ở Singapore và nhiều quốc gia, vùng

lãnh thổ, đặc khu khác ở Đông Á.

22

Page 23: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Đoàn giáo viên PTCS, PTTH học tập tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2014

Ở các lớp tập huấn phổ thông tại các địa phương, Nhà trường phân bổ 12 huyện, thị xã,

thành phố tại Đồng Tháp thành 6 cụm (Lai Vung-Lấp Vò; Sa Đéc-Châu Thành; Tp. Cao Lãnh-

Huyện Cao Lãnh; Tháp Mười- Tam Nông; Thanh Bình-TX. Hồng Ngự; Huyện Hồng Ngự-Tân

Hồng), tiến hành triển khai tập huấn chuyên môn chung trong tháng 1 và tháng 2 năm 2015,

trong đó đặt trọng tâm ở các mục tiêu nhấn mạnh đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp giáo

dục –đào tạo theo mô hình tiên tiến trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh vai trò của kiến thức

liên ngành cũng như tầm quan trọng của các phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh.

* Nhóm hoạt động 2: Các toạ đàm chuyên môn: bao gồm các tọa đàm

Nhu cầu đổi mới các phương pháp giảng dạy các môn KHXH trong nhà trường phổ

thổng tỉnh Đồng Tháp, tổ chức vào tháng 11 năm 2013 tại Cao Lãnh;

Giao lưu Vinh quang nghề giáo, tổ chức tháng 9 năm 2014, tại Tp. Hồ Chí Minh

Ứng dụng các phương pháp giảng dạy các môn KHXH trong nhà trường phổ thổng tỉnh

Đồng Tháp, tổ chức tháng 11 năm 2014 tại Cao Lãnh;

Xây dựng các phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh ứng với các phương pháp mới,

tổ chức tháng 11 năm 2014 tại Cao Lãnh.

Tọa đàm đánh giá trung hạn, tổ chức tháng 8 năm 2015 tại Cao Lãnh;

Hội thảo tổng kết kế hoạch, tổ chức tháng 8 năm 2016 tại Cao Lãnh.

* Nhóm hoạt động 3: Các chuyến du khảo thực tế, bao gồm các tọa đàm

23

Page 24: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

(1) Các chuyến thực tập thực tế tại miền Đông Nam Bộ: vào các ngày 5-6-7/9/2014, 12-13-

14/9/2014 và 19-20-21/9/2014, Trường Đại học KHXH&NV đã tổ chức 3 chuyến giao lưu,

học tập thực tế của ba đoàn Sa Đéc, Cao Lãnh và Hồng Ngự tại Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và

Bình Dương trong ba ngày hai đêm. Mục tiêu chính của các chuyến học tập thực tế này gồm 

Tăng cường kinh nghiệm giảng dạy qua giao lưu, học hỏi kinh nghiệm thực tế tại Tp.

Hồ Chí Minh; tăng cường tinh thần làm việc nhóm và chia sẻ kinh nghiệm trong nội bộ

GV tỉnh Đồng Tháp

Tăng cường tìm hiểu, thực hành tri thức lịch sử - văn hoá Nam Bộ; tìm hiểu học tập lịch

sử-văn hoá Nam Bộ và lịch sử Việt Nam cận hiện đại tại khu vực kênh Bến Nghé – Tàu

Hủ, Lăng tả quân Lê Văn Duyệt, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Mỹ thuật

Tp. Hồ Chí Minh;

Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức dạy và học tại Tp. Hồ Chí Minh tại Trường Phổ thông

Năng khiếu, Trường PTTH Lê Hồng Phong; Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh;

Tìm hiểu tín ngưỡng dân gian tại Miếu Tuệ Thành; văn hoá Phật giáo tại các chùa Hội

Khánh (Bắc Tông, Bình Dương), Tây Tạng (Phật giáo Tây Tạng, Bình Dương), Bửu

Long (Nam Tông, Quận 9-Tp.Hồ Chí Minh), văn hoá Nho giáo Việt Nam và Nam Bộ

tại Văn miếu Trấn Biên;

Tìm hiểu các nghề thủ công mỹ nghệ dân gian (lò lu Đại Hương, làng sơn mài Tương

Bình Hiệp, công ty gốm sứ Minh Long);

(2) Chuyến giao lưu, học tập thực tế tại Khu Di tích Gò Tháp: tổ chức vào ngày

29/11/2014 nhằm các mục tiêu: cung cấp phương pháp luận và các kỹ năng tổ chức cho học

sinh đi học tập thực tế; các kỹ năng sinh hoạt tập thể; kỹ năng sử dụng trò chơi trong giảng dạy

các môn KHXH; tìm hiểu Quần thể di tích Gò Tháp và Văn hóa Óc Eo; tăng cường tinh thần

làm việc nhóm giữa các giáo viên PTTH, PTCS tỉnh Đồng Tháp.

(3) Chuyến học tập thực tế Biển Tây Nam Bộ - giáo dục Biển Đảo Việt Nam: sẽ tổ chức vào

tháng 7 năm 2015 tại Rạch Giá – quần đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu chính: tìm hiểu

đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội cư dân vùng biển đảo; bổ sung tri thức và kỹ năng giáo dục

kiến thức biển đảo Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm trong đổi mới PP giáo dục v.v..

* Nhóm hoạt động 4: Xây dựng bộ học liệu phục vụ đổi mới PP giảng dạy: bao gồm (1)

bộ học liệu chung (sách, báo chí (giấy, mạng), dụng cụ học tập, các phần mềm ứng dụng kỹ

thuật trong giảng dạy; (2) 4 bộ học liệu riêng của 4 bộ môn Ngữ văn, Địa, GDCD, Sử. Thực

hiện vào tháng 3-4/2015.

24

Page 25: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

* Nhóm hoạt động 5: Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Đồng Tháp (bậc thạc sỹ):

bao gồm (1) định hướng, tư vấn đào tạo cao học ngành Giáo dục học; (2) thiết kế và tổ chức

các lớp tập huấn phục vụ kỳ thi tuyển sinh Sai Đại học; (3) bồi dưỡng ngoại ngữ cho học viên:

tổ chức từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016.

b. Thành quả bước đầu

Kế hoạch có thời hạn 2 năm (2014-2016), đã được triển khai 6 tháng, bước đầu đạt được

những thành tựu quan trọng, khẳng định tính đúng đắn của kế hoạch được triển khai trên thực

tế, đồng thời thể hiện xu hướng gắn kết nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Trường Đại học

KHXH&NV ngày càng có hiệu quả. Kế hoạch này được triển khai tại Đồng Tháp cho đến nay

là kế hoạch lớn, có hệ thống duy nhất được triển khai trên cả nước, được khẳng định là “bản

sắc Đồng Tháp” (như trong các nhận định, phát ngôn của cán bộ Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng

Tháp). Sauk hi triển khai các lớp tập huấn tập trung tại ba địa bàn Tp. Cao Lãnh, Tp. Sa Đéc và

TX. Hồng Ngự, Ban chủ nhiệm kế hoạch đã tổ chức lấy phiếu thăm dò của một lớp (lớp Hồng

Ngự), kết quả cho thấy 100% các phiếu đánh giá tính đúng đắn và tầm quan trọng của kế hoạch

triển khai; 100% cảm thấy hài lòng về việc tổ chức lớp tập huấn gần 2 tháng tại Đồng Tháp;

98% hài lòng về nội dung tập huấn; 34/36 chuyên đề được triển khai trong các lớp tập huấn

được đánh giá tốt và xuất sắc; 2/36 chuyên đánh giá ở mức trung bình-khá.

Tương tự, chuyến đi thực tế và học tập kinh nghiệm tại Tp. Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ

được đánh giá là hết sức lý thú, bởi chuyến đi đã tạo điều kiện cho giáo viên tỉnh Đồng Tháp

tiếp xúc, tiếp cận thực tế ngành giáo dục các địa phương Đông Nam Bộ, đồng thời trực tiếp

học hỏi các tri thức lịch sử - văn hóa – xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, đã bổ

sung góc nhìn liên ngành cho từng giáo viên tỉnh Đồng Tháp.

Trong các buổi tọa đàm về việc Ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới các môn KHXH

và Xây dựng phương pháp kiểm tra, đánh giá tại tỉnh Đồng Tháp, nhiều ý kiến của giáo viên

địa phương đã bày tỏ tính hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp mới tại tỉnh nhà sau

thời gian tập huấn tập trung, đồng thời cũng đề xuất bổ sung nhiều chuyên đề hữu ích bổ sung

thêm vào kế hoạch đổi mới PPGD các môn KHXH tại tỉnh Đồng Tháp.

Trên tờ Dân trí ngày 3 tháng 11 năm 2014, TS. Hồ Văn Thống (Giám đốc Sở Giáo dục –

Đào tạo tỉnh Đồng Tháp) đã khẳng định: “Với cách tiếp cận mới về quan điểm giáo dục toàn

diện, học sinh phải được tạo môi trường học tập thuận lợi để phát huy năng lực sở trường của

mình theo định hướng nghề nghiệp. Bộ GDĐT đã chỉ đạo các trường THPT đổi mới phương

pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá môn học theo hướng đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức

tổng hợp, liên môn để làm bài, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Các

25

Page 26: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

môn KHXH như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đã được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng

bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của

học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn có kiến thức về Lịch sử, Địa lí,

Giáo dục công dân và ngược lại).”

4. NHỮNG THÁCH THỨC TIÊU BIỂU VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

a. Những thách thức tiêu biểu

Sự nghiệp đào tạo và NCKH phục vụ cộng đồng là mục tiêu sống còn của Nhà trường, dù

đã được đặc biệt quan tâm đầu tư song những kết quả đạt được còn vướng mắc nhiều hạn chế.

Trên đại thể các vướng mắc ấy bắt đầu từ những hạn chế khách quan và chủ quan.

Những hạn chế khách quan đầu tiên phải kể đến sự mất cân đối trong phân bổ ngân sách

nhà nước dành cho KHXH&NV từ ĐHQG-HCM. Đơn cử năm học 2014-2015, ĐHQG-HCM

giao tổng cộng 56,51 tỷ đồng cho KHCN các trường/viện thành viên, số kinh phí dành cho lĩnh

vực KHXH&NV là 2,450 tỷ đồng, tương đương 1/4 của KH tự nhiên, bằng 1/5 của lĩnh vực kỹ

thuật. Sự thiếu hụt về nguồn kinh phí dành cho NCKH đã dẫn đến hiện trạng ít đề tài được giao

nhiệm vụ, kinh phí dành cho mỗi đề tài ít, không đủ trang trải cho các hoạt động nghiên cứu, ít

nhiều hạn chế đến đầu ra của công tác nghiên cứu. Thứ hai là sự thâm hụt ngân sách dành cho

hoạt động trong toàn trường do Nhà nước hạn định mức thu học phí của sinh viên dẫn đến sự

hạn chế trong đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cũng như nguồn kinh phí

dành cho đào tạo. Thứ ba là sự thiếu cân bằng trong cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội giữa

lĩnh vực KHXH&NV và các lĩnh vực khác như kinh tế, kỹ thuật, y tế.., dẫn đến tình trạng một

số ngành đào tạo thuộc khối KHXH&NV chưa thu hút đầu vào của sinh viên, song song đó

mức đầu tư của xã hội cho các kế hoạch nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng trong lĩnh

vực này cũng không nhiều. Trung bình mức đầu tư kinh phí của các Sở KHCN các địa phương

dành cho lĩnh vực này chỉ vào khoảng 10-20% tổng ngân sách dành cho KHCN hang năm.

Những thách thức mang tính chủ quan bao gồm yếu tố tính chất đào tạo và nghiên cứu,

giữa chất lượng cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, chất lượng sản phẩm đào tạo và nghiên cứu

và ứng dụng xã hội vẫn còn một khoảng cách đáng kể. Có một thực tế là một số nghiên cứu cơ

bản tại Nhà trường chưa đạt đến mục tiêu xây dựng định hướng phát triển xã hội, tính phản

biện xã hội chưa cao, do vậy sản phẩm nghiên cứu gặp phải hạn chế trong tiếp cận xã hội, các

cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương không tìm thấy ở các công trình này sự an tâm trong

triển khai ứng dụng. Thêm vào đó, một số chương trình đào tạo còn mang tính hàn lâm, yếu tố

đào tạo nghề chưa cập nhật, dẫn đến tình trạng “đào tạo lại” sau khi sinh viên ra trường tìm

việc. Thứ hai là số các công trình NCKH ứng bám sát vào nhu cầu phát triển xã hội chưa

26

Page 27: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

nhiều, quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính hệ thống nên hiệu quả và tác dụng xã hội chưa cao. Thứ ba,

lực lượng giảng dạy và nghiên cứu còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều, đầu tư dàn trải, chưa

hình thành tính hệ thống nên chưa phát huy giá trị của hệ thống đào tạo và các công trình

NCKH phục vụ xã hội. Thứ tư là sự gắn kết giữa Nhà trường với nhà tuyển dụng và các cơ

quan triển khai ứng dụng chưa chặt chẽ, dẫn đến hiện tượng kết nối còn lỏng lẻo, chưa phát

huy hết hiệu quả đào tạo và nghiên cứu.

b. Nhóm giải pháp xây dựng các nhóm nghiên cứu gắn kết nghiên cứu hàn lâm và ứng

dụng

Việc xây dựng các nhòm nghiên cứu đã được phát động tại Trường ĐHKHXH&NV nhiều

năm trước, được Nhà trường tạo điều kiện đăng ký và triển khai các nhiệm vụ KHCN các cấp,

các địa phương, qua đó các thành viên có điều kiện gắn kết trong nghiên cứu đồng thời các

giáo sư đầu ngành có thể triển khai đào tạo các thế hệ tiếp nối. Dưới đây là các nhóm nghiên

cứu tiêu biểu trong Trường ĐHKHXH&NV:

Nhóm nghiên cứu Lịch sử - Khảo cổ học

Đây là một nhóm nghiên cứu có truyền thống lâu đời và có những thành tích quan trọng

trong lịch sử xây dựng và phát triển Nhà trường. Các hoạt động KHCN của nhóm nghiên cứu

này đã đào tạo một lực lượng đông đảo các nhà khoa học tiến bộ trong và ngoài trường, đã làm

chủ nhiệm hoặc làm thành viên của rất nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; trong

đó có rất nhiều công trình đặt hàng hay qua đấu thầu tại các Sở KHCN các địa phương từ Nam

Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đứng đầu nhóm nghiên cứu này phải

kể đến PGS.TS. Võ Văn Sen, PGS.TS. Hà Minh Hồng, TS. Lê Hữu Phước, PGS.TS. Đặng Văn

Thắng, PGS.TS. Phạm Đức Nhiều nhà nghiên cứu trong nhóm này là thành viên chủ chốt của

Hội nghiên cứu lịch sử Tp. Hồ Chí Minh. Hiện tại Khoa Lịch sử và các đơn vị có liên quan

đang tích cực đào tạo cán bộ trẻ hay gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài để tiếp nối truyền

thống. Nhóm nghiên cứu Lịch sử - Khảo cổ học đang triển khai các nhiệm vụ quan trọng có ý

nghĩa khoa học lẫn thực tiễn cao như Nghiên cứu di sản văn hoá Óc Eo – Phù Nam; Nghiên

cứu liên ngành những vấn đề kinh tế văn hoá xã hội Óc Eo-Thoại Sơn; Di sản văn hoá quần thể

Nam Cát Tiên; các di sản văn hoá khảo cổ Óc Eo – Phù Nam tại các tỉnh ĐBSCL; Nghiên cứu

lịch sử - văn hoá – xã hội Nam Bộ; Lịch sử các vùng đất Nam Bộ như Hà Tiên, Đồng Tháp,

Cần Thơ, Bình Dương, Bình Phước v.v.; Lịch sử biển đảo Việt Nam (Bà Rịa Vũng Tàu..).

Nhóm NC Nhân học

Nhóm NC Nhân học là một trong các nhóm nghiên cứu mạnh tại Trường Đại học

KHXH&NV, do GS.TS. Ngô Văn Lệ làm đầu tàu. Đội ngũ cán bộ đông đảo, được đào tạo bài

27

Page 28: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

bản, có kinh nghiệm nghiên cứu và giỏi ngoại ngữ. Hướng nghiên cứu tập trung bao gồm tri

thức bản địa các cộng đồng tộc người bản địa và các nhóm cư dân địa phương ở Tây Nguyên,

Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các đề tài nghiên cứu điển hình có: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo

và sinh hoạt văn hoá của các cộng đồng dân cư Nam Bộ; Những vấn đề văn hoá, xã hội của cư

dân vùng biển Nam Bộ; Những biến đổi xã hội của nông dân người Việt trong quá trình

chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long; Tri thức bản địa của các dân

tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ trong tiến trình trình phát triển xã hội tộc người; Tri thức

bản địa của các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ trong tiến trình phát triển xã hội tộc người;

Hoạt động thương hồ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: truyền thống và biến đổi; Tri thức bản

địa của các tộc người thiểu số tại chỗ tỉnh Đăk Nông trong tiến trình phát triển xã hội tộc

người; Hiện trạng, mức độ tiếp cận phúc lợi xã hội của công nhân tỉnh Bình Dương và đề xuất

mô hình hợp lý; Đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội của cư dân vùng biển, đảo Nam Bộ v.v..

Nhóm Nghiên cứu Văn hoá

Nhóm NC Văn hoá do GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm làm đầu tàu đã tiến hành nghiên cứu

các vấn đề lý luận văn hoá học, văn hoá vùng miền và hệ giá trị văn hoá Việt Nam trong thời

kỳ đổi mới. Nhóm nghiên cứu này đã công bố nhiều chuyên khảo quan trọng làm cơ sở khoa

học cho công tác hoạch định chính sách nhà nước trong phát triển văn hoá. Các đề tài chính có

Hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Văn hóa

người Việt miền Tây Nam bộ; Phát triển du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương; Tín

ngưỡng thờ Thiên Hậu miền Tây Nam Bộ v.v.. Nhóm nghiên cứu này có mối quan hệ hợp tác

học thuật quốc tế khá tốt, là điều kiện quan trọng để giao tiếp, mở rộng nghiên cứu và công bố

khoa học. Trong thời gian vừa qua, nhiều cán bộ trẻ được đào tạo ở hai cấp thạc sĩ và tiến sĩ đã

hoàn thiện, hứa hẹn một tươi lại tốt đẹp cho sự nhiệp nghiên cứu văn hóa trong tương lai.

Nhóm NC Xã hội học – Công tác xã hội

Nhóm NC tập trung các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Khoa Xã hội học, Khoa Công tác

Xã hội và các đơn vị có liên quan họp thành. Đội ngũ nghiên cứu khá đông đảo, ngoại ngữ và

kinh nghiên cứu phong phú, nhu cầu xã hội trong nghiên cứu những vấn đề đang nổi bật của xã

hội như vấn đề đô thị hoá và đời sống công nhân, đời sống các khu dân cư và đời sống ngoại

thành, nghèo nông thôn – thực trạng và giải pháp; An sinh xã hội hướng đến sự phát triển bền

vững; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở các địa phương v.v.. Các chương trình hợp tác quốc tế

điển hình có thể kể: Chương trình thăng tiến giáo dục công tác xã hội) phối hợp với ĐH San

Jose State (Hoa Kỳ) do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ; Chương trình "HEIP-Link, vai trò của các

viện nghiên cứu cấp cao trong quản lý sở hữu trí tuệ trong quá trình đổi mới và cải tiến tại các

28

Page 29: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

nước Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu" do Quỹ ERASMUS MUNDUS, EU tài trợ; Dự án

“Chương trình nghiên cứu liên ngành về nghèo dựa trên khả năng tiếp cận” Đại học Tokyo,

Nhật Bản triển khai; chương trình “Xây dựng và nâng cao năng lực đồng tham gia cho cộng

đồng và chính quyền địa phương trong việc cải thiện môi trường sống khu dân cư nghèo ở TP.

Hồ Chí Minh” do Rosa Luxemburg tài trợ; chương trình “Tập huấn về học tập và mạng lưới

phục vụ” (Service– Learning)” năm II do tổ chức United Board tài trợ v.v.. Nhóm nghiên cứu

XHH-CTXH đã công bố rất nhiều ấn phẩm khoa học phục vụ phát triển xã hội tại Tp.HCM và

nhiều tỉnh thành Nam Bộ.

Nhóm nghiên cứu Triết học

Nhóm nghiên cứu do các PGS. Vũ Văn Gầu, PGS.TS. Trịnh Đoãn Chính làm nòng cốt,

đã chủ động nghiên cứu các vấn đề lý luận của triết học Việt Nam và thế giới; nghiên cứu và

giới thiệu triết học tân tiến của thế giới vào Việt Nam nhằm mục đích phục vụ sự phát triển tư

tưởng xã hội. Bên cạnh đó, nhóm cũng rất quan đếm đến các nghiên cứu phục vụ xã hội gắn

với các bình diện củ thể như những vấn đề về lối sống và tư duy của cộng đồng người Việt

vùng Đông Nam bộ nói riêng, Nam Bộ nói chung trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế

hiện nay đã gúp nhận diện lối sống, nhận thức, tư duy của cộng đồng người Việt Nam bộ.

Đồng thời, nhóm cũng hết sức quan tâm đến mối quan hệ và vai trò của lối sống và tư duy

người Việt đối với những vấn đề đang đặt ra ở vùng Nam bộ trong sự đổi mới, phát triển và hội

nhập quốc tế. Nhóm đã xuất bản rất nhiều sách chuyên khảo, tham khảo và tham gia đào tạo

nhiều tiến sỹ, thạc sỹ cho xã hội.

Nhóm NC Tôn giáo

Đây là một nhóm nghiên cứu mạnh của Nhà trường, tập trung nhiều nhà nghiên cứu có

kinh nghiệm, do PGS.TS. Trương Văn Chung lãnh đạo. Nhóm xây dựng mối quan hệ học thuật

và xã hội rộng rãi, chủ động tìm kiếm các nguồn lực phục vụ nghiên cứu và công bố khoa học.

Nhóm Nghiên cứu Tôn giáo đã làm lực lượng nòng cốt trong tổ chức và thảo luận các vấn đề

của tôn giáo trong nhiều hội thảo chuyên môn, chẳng hạn “Phật giáo nguyên thuỷ”, “Hội thảo

khoa học chào mừng Đại lễ VESAK 2014”, một số hội thảo tại Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng

Tàu v.v.. Nhóm đã xuất bản nhiều ấn phẩm chuyên khảo, các kỷ yếu hội thảo khoa học làm nền

tảng khoa học quan trong cho việc nâng cao nhận thức và đề xuất các chính sách nhà nước

trong hoạt động tôn giáo. Trong thời gian qua nhóm đã tiến hành nghiên cứu các đề tài liên

quan trực tiếp đến các trào lưu tư tưởng tôn giáo hiện tại ở Nam Bộ. Các đề tài điển hình Hiện

tượng tôn giáo mới và những vấn đề về chính sách và công tác tôn giáo Thành phố Hồ Chí

Minh hiện nay v.v.. Bên cạnh đó, để phát triển lực lượng nghiên cứu kế thừa, Nhà trường đang

29

Page 30: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

thực hiện dự án “Thành lập Bộ môn Tôn giáo học và Trung tâm Tôn giáo học” do Tổ chức

Missio (Đức) tài trợ.

Nhóm NC Địa lý môi trường – Bản đồ viễn thám

Nhóm nghiên cứu này tập trung chủ yếu ở các đơn vị Khoa Địa lý, Trung tâm Nghiên cứu

Biển và Đảo cùng một số nhà khoa học liên ngành khác. Trong thời gian vừa qua, nhóm đã tập

trung nghiên cứu các vấn đề: Điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến

trình lịch sử và đặc trưng văn hóa Nam Bộ; Nâng cao năng lực tham gia của cộng đồng trong

các hoạt động nâng cấp hạ tầng đô thị; Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ trong định

hướng bảo vệ môi trường; Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù cho khu vực phía Nam;

Thiết kế và biên tập bản đồ giáo khoa phục vụ công tác giảng dạy tại Khoa Địa lý - Trường

ĐHKHXH&NV; Vấn đề ngập nước, nhiệt độ tăng và các bệnh tật; thực trạng và định hướng

phát triển kinh tế trang trại; Đánh giá rủi roc ho các khu du lịch sinh thái; Sử dụng bản đồ trong

NCKH v.v..

Nhóm NC Văn học – Ngôn ngữ học - Hán Nôm

Nhóm nghiên cứu này bao hàm nhiều nhà khoa học hàng đầu như GS.TS Huỳnh Như

Phương, PGS.TS Đoàn Lê Giang, PGS.TS Võ Văn Nhơn,… Nhóm này đã khảo sát, đánh giá,

bảo tồn di sản văn học Nam Bộ 1930-1945; Mối liên hệ văn học Mỹ – Anh; Thi Pháp học với

việc nghiên cứu tác phẩm và loại thể văn học; Nghiên cứu thành tựu văn học Việt Nam bằng

tiếng Pháp của các tác giả Việt Nam; Từ điển ẩn dụ, hoán dụ tiếng Việt; Thể loại, khuynh

hướng và các tác giả văn học Việt Nam tiêu biểu từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV; Ngôn ngữ báo

chí tiếng Việt; Thể loại văn xuôi trong văn học phương Tây; Nghệ thuật truyền thống Nam Bộ:

thành tựu và triển vọng nghiên cứu; Chữ Nôm Nam Bộ; Nghiên cứu và dịch thuật về Gia Định

tam gia, về Phan Thanh Giản; Nghiên cứu đối sánh các tác phẩm văn học kinh điển; nghiên

cứu địa danh Nam Bộ; Các lý thuyết văn học Phương Tây vào Miền Nam Việt Nam giai đoạn

1945-1975; Văn học Hán -Nôm Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX sưu tầm, phiên

dịch và nghiên cứu; Hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình Văn học quốc ngữ ở Nam Bộ

trước 1954; Nghiên cứu loại hình các khuynh hướng và trào lưu văn học v.v.. Ngoài ra, nhóm

đã thực hiện việc nghiên cứu về sưu tầm, khảo sát và đánh giá văn học Nam bộ 1945 – 1954

nhằm giúp nghiên cứu sự đóng góp và những thành tựu của văn học Nam bộ giai đoạn 1945 –

1954 trong sự hình thành và phát triển một nền văn học mới, đặc biệt là văn học kháng chiến

chống Pháp. Thông qua các công trình nghiên cứu, nhóm đã xuất bản rất nhiều sách chuyên

khảo, sách tham khảo, kỷ yếu hội thảo cùng hang loạt các bài viết có giá trị trên các tạp chí

chuyên ngành; tham gia đào tạo nhiều tiến sĩ, thạc sĩ phục vụ xã hội.

30

Page 31: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Nhóm NC Việt Nam học

Là một đơn vị đào tạo ngành Việt Nam học quan trọng của cả nước, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn rất quan tâm đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ tham gia nhóm nghiên

cứu Việt Nam học. Với tính đặc thù liên ngành, khoa học Việt Nam học càng được nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm. Hiện tại Nhóm NC Việt Nam học của Trường quy tụ hầu hết các giảng

viên, nhà nghiên cứu của khoa Việt Nam học cùng đội ngũ cán bộ nghiên cứu có kinh nghiệm

từ nhiều lĩnh vực, khoa/Bộ môn khác cùng cộng tác nghiên cứu. Trong thời gian qua, nhóm đã

triển khai nhiều nghiên cứu có giá trị về cư dân vùng biển, các lễ hội dân gian khu vực Trung

Bộ và Nam Bộ, các làng nghề truyền thống, ngôn ngữ và văn hóa Nam Bộ v.v. Đặc biệt, thành

phần nòng cốt của nhóm nghiên cứu này còn tham gia giảng các chuyên đề trực tiếp cho người

nước ngoài, do vậy, thành viên của nhóm dễ dàng nắm bắt xu thế và thành tựu nghiên cứu của

khu vực và thế giới. Trong hai năm vừa qua, đơn vị Khoa Việt Nam học đã đầu tư xuất bản hai

tuyển tập nghiên cứu Việt Nam học và chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tạp chí Phát

triển Khoa học và Công nghệ), tạo đòn bẩy để thúc đẩy nghiên cứu sâu và cao hơn trong lĩnh

vực Việt Nam học.

Nhóm NC Khu vực học

Khu vực học với các phân ngành Đông Á học (Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc

học), Đông Nam Á học, Nam Á học, Tây Á học, Úc học v.v. là một trong những mũi nhọn của

Trường Đại học KHXH&NV. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu này được quan tâm đầu tư, đã

thực sự thu hút lực lượng nghiên cứu đông đảo, trong đó có nhiều chuyên gia đầu ngành như

PGS.TS. Nguyễn Tiến Lực, PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền, PGS.TS. Trần Thị Thu Lương v.v..

Trong nhiều năm qua, nhóm nghiên cứu này rất qua tâm hướng nghiên cứu so sánh văn hóa,

kinh tế, văn học giữa Việt Nam và khu vực nhằm xác định rõ đặc trưng văn hóa khu vực (quốc

gia, dân tộc) phục vụ cho công cuộc phát triển xã hội, nhất là khu vực phía Nam. Các đề tài

điển hình đã và đang triển khai chủ yếu thuộc các khía cạnh so sánh tính cách văn hóa, đặc

trưng văn hóa và cung cách ứng xử, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa trong khu vực,

bản sắc văn hóa, phát triển tài nguyên giảng dạy và nghiên cứu văn học, phát triển kinh tế,

quan hệ quốc tế trong khu vực v.v..

Nhóm NC Đô thị học

Đô thị học là một khoa học đặc hữu của Trường ĐHKHXH&NV, do PGS.TS. Nguyễn

Minh Hoà làm chủ nhiệm, chính vì vậy Nhóm Nghiên cứu Đô thị học rất được Nhà trường

quan tâm thúc đẩy nghiên cứu, phục vụ xã hội. Các hướng nghiên chính của nhóm bao gồm

Quy hoạch đô thị - quy hoạch vùng; Nghèo đô thị; Ngập nước đô thị; Không gian giao tiếp đô

31

Page 32: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

thị; Đô thị hoá và biến đổi môi trường v.v.. Hiện tại lực lượng cán bộ trẻ đang được tích cực

đào tạo để tiếp nối hoạt động của nhóm nghiên cứu trong tương lai gần.

c. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT đã đưa ra 9 ưu tiên phát triển giáo dục đại học Việt

Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 bao gồm (1) xây dựng các kế hoạch đào tạo theo

chương trình tiên tiến; (2) khởi động và thúc đẩy đào tạo theo nhu cầu xã hội; (3) đào tạo và

bồi dưỡng hiệu trưởng các trường ĐH-CĐ; (4) xây dựng một số chương trình đào tạo định

hướng nghề nghiệp và ứng dụng; (5) đào tạo 20.000 tiến sĩ làm giảng viên các trường ĐH-CĐ

đến năm 2020; (6) xây dựng giáo trình điện tử, phát triển và hoàn thiện trang học liệu mở; (7)

triển khai chương trình 10 năm tiếng Anh trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; (8) xây

dựng những đại học đẳng cấp quốc tế; phân tầng hệ thống nhà trường, điều chính cơ cấu trình

độ (theo Báo Văn hóa, 2009). Bên cạnh, cơ quan này cũng đã lập dự thảo Quy định chính sách

đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước

ngoài tham gia hoạt động tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

Hội nghị Thế giới về giáo dục đại học (8/7/2009) tại UNESCO Paris đã khẳng định “giáo

dục đại học, với tư cách là một lợi ích công, là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân có

liên quan, đặc biệt là các chính phủ”. Hội nghị này nhận định rằng giáo dục đại học đang

chuyển động dưới tác động của những động lực mới. Những động lực ấy gồm: (1) Sự gia tăng

nhu cầu giáo dục đại học; (2) sự cần thiết của việc phân loại trường đại học; (3) hợp tác giữa

các trường cùng với quá trình liên kết mạng lưới; (4) nhu cầu học tập suốt đời của người dân;

(5) tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông; (6) trách nhiệm xã hội của các

trường đại học; (7) sự thay đổi trong vai trò của Chính phủ (theo Phạm Đỗ Nhật Tiến 2009).

Với thực cảnh ấy, hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ở Việt Nam rõ ràng đang đứng trước

những triển vọng to lớn cùng với muôn vàn thử thách. Tuy những động lực nói trên đã được

đặt ra trong Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, nhưng chưa được

quan tâm đúng mức. Do vậy, chủ trương đã có, bước kế tiếp là triển khai sao cho có hiệu quả.

Theo khảo sát của các tác giả hội nghị nói trên, hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học trên

thế giới trong mười năm gần đây phát triển mạnh mẽ và mang hai đặc trưng cơ bản, gồm (1) sự

dịch chuyển xuyên biên giới vốn có từ lâu của cả người dạy lẫn người học đã kéo theo sự dịch

chuyển xuyên biên giới của các chương trình giáo dục và nhà cung ứng giáo dục; và (2) bên

cạnh sự dịch chuyển xuyên biên giới theo cơ chế phi thương mại (thông qua hợp tác quốc tế

với các dự án ODA và liên kết đào tạo) đã hình thành và phát triển sự dịch chuyển xuyên biên

32

Page 33: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

giới theo cơ chế thương mại (Phạm Đỗ Nhật Tiến 2009). Chính vì thế, các cơ chế, chính sách

nhà nước dành cho giáo dục đại học phải nắm bắt xu thế này, chủ động tạo hành lang thông

thoáng cho một “thị trường” giáo dục đại học vốn hết sức đặc thù này. Theo đó, Bộ GD-ĐT

nghiên cứu và trình chính phủ ban hành các luật định cho phép các đại học:

* Tăng cường hợp tác quốc tế (theo quy định của Luật Giáo dục 2005), tập trung vào các

lĩnh vực ưu tiên là nâng cao năng lực quản trị đại học, nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên

cứu khoa học, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh thông qua các cơ chế mở và chính sách

ưu tiên về tài chính;

* Đẩy mạnh liên kết đào tạo quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các

quỹ nước ngoài, vốn ODA, thu hút các chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam ở nước

ngoài đến Việt Nam làm việc qua chính sách khuyến tài của quốc gia.

* Đặc biệt chú ý đến những nhân tố mới phát sinh của cơ chế thương mại trong giáo dục

đại học, mạnh dạn cho phép các trường chủ động và tích cực tham gia thương mại dịch vụ giáo

dục có yếu tố liên kết quốc tế.

Trên thực tế, ở nhiều nước đang hình thành một thị trường giáo dục gần đúng, thường được

gọi là chuẩn thị trường (quasi-market) (Phạm Đỗ Nhật Tiến 2009). Việt Nam đang trong quá

trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đại học Việt Nam dù sớm dù muộn đều phải chung

một dòng chảy của thế giới, vì vậy nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đại học Việt Nam cần

được đặt trong bối cảnh chung của thế giới. Trong xu hướng chung ấy, đại học Việt Nam cần

được xem như một thực thể kinh tế đặc thù, vừa thế hiện vai trò điều tiết tri thức xã hội vừa

mang tính năng kinh tế. Nhà nước phải công nhận rằng các đại học tự thân nó đã là một đơn vị

xã hội - kinh tế, sự vận hành và quá trình nâng cao chất lượng của nó phải phù hợp với cơ chế

kinh tế thị trường của toàn bộ hệ thống xã hội.

Lớp nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền miệng năm 2013 tại Cần Thơ

33

Page 34: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

Trước mắt, giáo dục đại học Việt Nam cần đạt các mục tiêu là cung cấp dịch vụ đào tạo tại

chỗ mang tầm khu vực và quốc tế, hình thành các mạng lưới liên kết đào tạo và xây dựng

không gian giáo dục mở. Ở một chừng mực nào đó, giáo dục Việt Nam cần chấp nhận cơ chế

thị trường trong giáo dục và chuyển sang mô hình cung ứng chuẩn thị truờng. Nói cách khác,

Việt Nam cần hoàn chỉnh hệ thống chính sách của Nhà nước về vấn đề hợp tác quốc tế trong

giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học

và công nghệ theo hướng nâng cao tính công bằng, khách quan trong tuyển chọn, đào tạo và sử

dụng theo đúng yêu cầu thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay.

- Nhóm giải pháp đổi mới tư duy và phương pháp giáo dục

Thế kỷ XXI đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ về sự đa dạng văn hoá, bùng nổ thông

tin, kiến thức và công nghệ cao, đã và đang mang lại những cơ hội “vô tiền khoán hậu” và kèm

theo là muôn vàn những thách thức, trực tiếp tạo ra sức ép và sự kích thích cho hệ thống giáo

dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, buộc hệ thống này phải hướng tới mục tiêu cung cấp

cho xã hội những con người có những khả năng phù hợp yêu cầu thời đại mới gồm tinh thần

nhóm, tư duy sáng tạo, hàm dưỡng đầy đủ tài, trí và đức để tham gia sâu hơn vào một thị

trường cung ứng nhân lực với tiêu chuẩn ngày càng cao.

Trong bối cảnh ấy, chỉ đầu tư cho phương tiện kỹ thuật nâng cao hiệu quả giảng dạy không

thôi là chưa đủ, bởi cái cốt lõi là phải thay đổi trong tư duy giáo dục, quan niệm về mục tiêu,

yêu cầu, nội dung đào tạo của trường đại học, từ đó thay đổi cách dạy - học, cách tổ chức đánh

giá - thi cử và quản trị đại học. Bàn về thay đổi tư duy giáo dục, giáo sư Arne Carlsen (BI) tập

trung vào nhiều vấn đề, trong đó có:

Xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến theo chuẩn quốc tế cho mọi lứa tuổi trong đó

chú trọng giáo dục kiến thức và nhân cách cho sinh viên, coi trọng và đảm bảo chất lượng đầu

ra; rút ngắn chương trình đào tạo nếu có thể, coi trọng việc “học tập suốt đời”;

Xây dựng một số chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp và ứng dụng đạt chuẩn,

liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, thực hiện “thương mại hóa” giáo dục đại học và tăng sức

cạnh tranh;

Liên kết đào tạo với các trường uy tín trên thế giới, qua đó nâng cao uy tín của đơn vị

và cải cách chương trình đào tạo đơn vị mình;

- Nhóm giải pháp nâng cao nghiên cứu khoa học và công bố khoa học

Các trường đại học cần chủ động chính sách khuyến khích hợp tác quốc tế trong nghiên

cứu khoa học bằng các hình thức mời gọi tham gia đội nghiên cứu, mở hội thảo, tọa đàm, lớp

chuyên tu; khuyến khích nhà nghiên cứu ra nước ngoài nghiên cứu, giảng dạy, tham dự hội

34

Page 35: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

nghị - hội thảo v.v. để tiếp tục cọ sát, qua đó có thể nhận thức đầy đủ mô hình hoạt động của

một đại học tiên tiến. Các nhà khoa học nên cập nhật thông tin khoa học bằng cách thường

xuyên tìm kiếm các cơ sở dữ liệu quốc tế, đọc các trích yếu để có cái nhìn tổng quan, vừa là

tìm các đối tượng nghiên cứu mà thế giới quan tâm để được hội nhập.

Trường đại học cần tiếp tục hành trình tiếp cận với các chuẩn quốc tế trong nghiên cứu và

công bố khoa học, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thay vì với một tâm lý ngại trở lực, các đại

học, các nhà khoa học cần chủ động tìm kiếm cơ hội công bố, đa dạng hóa các hình thức công

bố quốc tế. Bàn về kinh nghiệm thế giới, GS. Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales,

Australia) thì “đề nghị nên thưởng cho nhà khoa học có công trình công bố trên những tập san

quốc tế có tác động cao. Một cách khuyến khích khác là đặc cách, đề bạt nhà khoa học khi có

công trình công bố quốc tế chất lượng cao, hoặc đặt công bố quốc tế như một tiêu chuẩn chính

để xét danh hiệu học hàm, học vị” (Hương Thu 2013).

- Nhóm giải pháp đặc thù của Trường ĐHKHXH&NV

Là hai hệ thống đại học hàng đầu Việt Nam theo hướng đại học nghiên cứu (research

university), Trường ĐHKHXH&NV cần đòi hỏi có cơ chế chính sách riêng trong cơ chế vận

hành để đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của GATS trong xây dựng mô hình đại học hàng đầu

trong khu vực.

Trong quản trị đại học, Trường ĐHKHXH&NV cần hoàn chỉnh hóa toàn bộ hệ thống sao

cho có thể phát huy sức mạnh hệ thống như đã cam kết trong tầm nhìn, sứ mạng củ mình. Bàn

về xu hướng phát triển các đại học đa ngành, GS Arne Carlsen (BI) cho rằng các quốc gia

muốn đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng đều cần phải “cải cách các trường đại

học đơn ngành thành các trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực bằng cách sáp nhập hoặc nhóm

các trường đại học lại với nhau”. Xu hướng ấy rất phù hợp với mô hình đại học nghiên cứu còn

cần phải tiếp tục phấn đấu. Trong quá trình ấy, Trường ĐHKHXH&NV cần phát triển yếu tố

tích hợp liên ngành giữa khoa học xã hội và các khoa học khác, đặt biệt là kỹ thuật, công nghệ

và kinh tế, đảm bảo đào tạo nhân tài có đủ các phẩm chất tài, trí và đức để đầu ra cạnh tranh

với khu vực, chủ động tham gia vào thị trường cung ứng nhân lực.

Để có thể chủ động tận dụng các cơ hội hợp tác quốc tế nhằm đẩy nhanh tiến trình chuẩn

hóa chất lượng, Trường ĐHKHXH&NV chủ trương lập nhóm chuyên trách xây dựng đề án

liên kết hợp tác quốc tế với đội ngũ cán bộ đủ tài, tâm và nhiệt huyết để lôi kéo hợp tác quốc tế

về đơ vị mình. Nhóm công tác này phải kết nối các mảng Đào tạo Đại học, Sau Đại học,

QLKH, HTQT và Khoa/BM để đảm bảo sức mạnh hệ thống, làm cơ sở đối trọng với đối tác

quốc tế. Đội ngũ tham gia nhóm chuyên trách này phải (1) nắm vững khung pháp lý liên quan

35

Page 36: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

đến quá trình hội nhập, các hiệp định liên quan trong phạm vi ngành giáo dục, các văn bản ký

kết, các luật định, thông lệ quốc tế, quá trình rà soát và xây dựng hệ thống pháp lý của Việt

Nam liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; (2) nắm được các Hiệp định có liên quan đến các

ngành học trong WTO và các Hiệp định GATS hiện tại Việt Nam đang đàm phán và đã kết

thúc đàm phán, (3) thường xuyên nắm được tiến trình hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức

quốc tế và khu vực; (4) có kỹ năng xây dựng đề án, tiến hành đàm phán, cơ chế giải quyết

tranh chấp của các tổ chức thương mại quốc tế, các hiệp định; (5) phân tích tác động của hội

nhập, quản lý hội nhập, phân tích khả năng cạnh tranh của giáo dục Việt Nam; (6) các kiến

thức bổ trợ khác như ngoại ngữ, tin học, các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ thông

tin..

Nhà trường cần đẩy mạnh kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ có tầm nhìn quốc tế trong

quản trị đại học, đào tạo và nghiên cứu khoa học, đảm bảo tính liên tục và tính kế thừa của các

giai đoạn phát triển hợp tác quốc tế; tiên phong trong thực hiện đầy đủ các tiêu chí đại học phát

triển của GATS gồm cung ứng xuyên biên giới, tiêu thụ ngoài nước, sự hiện diện thương mại

và sự hiện diện thể nhân để trở thành một đối tác chủ động trong “thị trường giáo dục toàn

cầu”.

Nhà trường hướng tới việc xây dựng các cơ sở hợp tác chiến lược với các đại học nước

ngoài (đặc biệt là Mỹ) và thuê nhiều nhà khoa học, nhà quản lý hàng đầu thế giới đến làm việc,

kể cả những giáo sư đã từng đạt giải Nobel. Hơn thế nữa, Nhà trường phải làm cầu nối hỗ trợ

các trường thành viên tiếp cận, làm quen và hợp tác với các giáo sư có uy tín, qua đó tích hợp

kinh nghiệm quốc tế trong chất lượng đào tạo, nghiên cứu và công bố khoa học. Nhà trường

cần duy trì chính sách ưu tiên trong liên kết nghiên cứu khoa học quốc tế và công bố quốc tế

nhằm đẩy mạnh mục tiêu đạt chuẩn quốc tế.

Trường ĐHKHXH&NV cần xây dựng lộ trình quốc tế hoá tạp chí khoa học, chú trọng

xuất bản chuyên san KHXH&NV của tạp chí Khoa học và Công nghệ trong nước bằng tiếng

Anh với hệ thống bình duyệt theo tiêu chuẩn quốc tế mà vào hệ thống tiêu chuẩn quốc tế công

nhận, đồng thời duy trì thực hiện chính sách khen thưởng thỏa đáng để khuyến khích tài chính

và công nhận giá trị cho các nhà khoa học có công trình công bố trên các tập san quốc tế uy tín

cao.

Quan trọng không kém là nhân tố xây dựng con người. Trường ĐHKHXH&NV chủ trương

tăng cường nâng cao nhận thức toàn bộ đội ngũ cán bộ giảng viên rằng chỉ có con đường đẩy

mạnh chất lượng là điều kiện sống còn của toàn hệ thống, giáo dục đại học, trong đó hợp tác

quốc tế giữa Trường ĐHKHXH&NV và các đại học có uy tín của thế giới sẽ đóng vai trò thúc

36

Page 37: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

đẩy quá trình ấy tăng tốc, đồng thời đảm bảo tính đúng đắn của còn đường phát triển Trường

ĐHKHXH&NV trên xa lộ giáo dục đại học thế giới. Trường ĐHKHXH&NV cần tiếp tục kế

hoạch đào tạo cán bộ đang trực tiếp tham gia hội nhập quốc tế ở tất cả các ngành học, đồng

thời có kế hoạch khai thác các mối quan hệ học thuật quốc tế và kinh nghiệm, khả năng của đội

ngũ cán bộ, giảng viên từ các nước tiên tiến trở về, trong số đó có các cán bộ được đào tạo từ

nguồn kinh phí quốc gia. Ở phương diện đào tạo, cần học tập mô hình quốc tế, đẩy mạnh đổi

mới phương pháp tổ chức dạy học theo phương châm “lấy người học làm trung tâm”, tăng

cường nghiên cứu khoa học trong quá trình giảng dạy của các giảng viên để vừa phục vụ giảng

dạy vừa phục vụ xã hội và hướng đến mục tiêu tạo ra sản phẩm cạnh tranh xuyên biên giới.

Trong thời gian sắp tới, Nhà trường cần tăng cường nắm bắt nhu cầu xã hội, mặt khác

tăng cường tư vấn, định hướng KHCN cho các địa phương nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển

đúng hương hướng, phát triển bền vững, qua đó cũng tăng cường vị thế của Nhà trường đối với

sự phát triển các địa phương.

Kết luậnĐào tạo và nghiên cứu KH gắn kết với cộng đồng xã hội, lấy tính hiệu quả và tính bền vững

của phát triển xã hội làm tôn chỉ hoạt động là xu hướng trong giáo dục đại học là xu thế tất

yếu của hệ thống giáo dục đại học tiên tiến ở Việt Nam và thế giới, và do vậy cơ cấu tổ chức và

vận hành giáo dục đại học ở Trường ĐHKHXH&NV cần phải dần dà phát triển theo trục chủ

lưu của thế giới, trong đó sự tương tác giữa nhà trường – nhà tuyển dụng/nhà ứng dụng chuyển

giao KHCN là hết sức quan trọng. Những nỗ lực quan trọng của giáo dục và nghiên cứu trong

thời gian qua đã đưa Trường ĐHKHXH&NV lên tầm cao mới, dù vậy vẫn còn tồn tại nhiều

thử thách trước mắt mang tính chủ quan lẫn khách quan. Để chủ động đẩy nhanh hiệu quả phục

vụ xã hội và nâng cao chất lượng, ngoài sự nỗ lực của Nhà trường (nắm bắt nhu cầu xã hội,

nâng cao chất lượng và cải tiến tính chất đào tạo/NCKH) thì nhà nước cần tạo nền tảng cơ chế,

chính sách phù hợp để Nhà trường có thể tự chủ hơn trong nguồn ngân sách hoạt động, có

nhiều hơn các điều kiện vật chất để đầu tư cho con người và trang thiết bị. Thêm vào đó, nhận

thức và thái độ của toàn hệ thống xã hội phải được cải tiến, bởi lẽ tư tưởng, nhân cách, thái độ

và hành vi của từng công dân có vai trò quyết định sự thành bại của cả quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam 2006: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, tr 35,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37

Page 38: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở

2. Đinh Xuân Hảo 2009: “Hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt

Nam”, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=108&News=2991&CategoryID=40

3. “Hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học ”,http://tuoitre.vn/Giao-duc/342863/hoi-

nhap-quoc-te-trong-giao-duc-dai-hoc.html

4. “Hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học : Giải pháp nào ?”, Báo Văn hóa - 19/10/2009

5. Lê Vũ Quý Linh 2013: “Việt Nam không nhất thiết phải học theo ai”,

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/144859/-viet-nam-khong-nhat-thiet-phai-hoc-theo-

ai-.html

6. Nguyễn Hoàng Long 2013: “'Nên làm thân với các nhà khoa học uy tín quốc

tế'”,http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nen-lam-than-voi-cac-nha-khoa-hoc-uy-tin-

quoc-te-2421472.html (31-3-2013)

7. Hương Thu 2013: “'Đi tắt đón đầu làm hại khoa

học'”,http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/di-tat-don-dau-lam-hai-khoa-hoc-

2420388.html, 29/2/2013

8. Phạm Đỗ Nhật Tiến 2009: “Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục: một

chiến lược, hai kịch bản, Tạp chí Tia sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ.

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=108&News=2994&CategoryID=40

9. Đỗ Quốc Tuấn 2013: “'Sao lại tuyển cử nhân làm giảng viên đại

học?',http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/sao-lai-tuyen-cu-nhan-lam-giang-vien-dai-

hoc-2420692.html

10. Nguyễn Văn Tuấn 2012: Đi vào nghiên cứu khoa học, Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

11. Lục Trí Tuyên 2013: “Khoa học không nên trả lương theo cách cào

bằng”,http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/khoa-hoc-khong-nen-tra-luong-theo-cach-

cao-bang-2419036.html

12. 2009 World Conference on Higher Education (2009): The New Dynamics of Higher

Education and Research for Societal Change and Development, Communique 8 July

2009

13. Supachai Yavaprabhas 2008: ASEAN Higher Education Area, Macao.

14. UNESCO 2003: Synthesis Report on Trends and Developments in Higher Education

since the WCHE (1998-2003), Paris 2003.

38