32
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Khoa vật lý Đề tài GVHD: Mai Hoàng Phương SVTH: Hoàng Phước Muội Lương Sơn Đỉnh Đỗ Thị Hồng Võ Xuân Đào Thông Thị Kim Ánh. DẠY HỌC THUYẾT VẬT LÝ

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10 file · Web viewVật lý là một trong những môn học được giảng dạy tại các trường THPT, môn vật lý cung cấp cho

Embed Size (px)

Citation preview

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa vật lý

Đề tài

GVHD:

Mai Hoàng Phương

SVTH:

Hoàng Phước Muội

Lương Sơn Đỉnh

Đỗ Thị Hồng

Võ Xuân Đào

Thông Thị Kim Ánh.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2013

DẠY HỌC

THUYẾT VẬT

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

MỤC LỤCMỤC LỤC...........................................................................................................................................................2

Lời mở đầu........................................................................................................................................................3

I.Thuyết vật lý và sự phát triển của các thuyết vật lý........................................................................................3

1.Khái niệm thuyết vật lý...............................................................................................................................4

2.Sự phát triển của thuyết vật lý...................................................................................................................4

3.Phương pháp giảng dạy thuyết vật lý.........................................................................................................8

II.Vai trò của việc dạy thuyết vật lý và hình thành thế giới quan duy vật biện chứng trong dạy học thuyết vật lý........................................................................................................................................................................9

III.Vai trò thực nghiệm trong việc đánh giá đúng đắn của thuyết vật lý..........................................................10

IV.Vai trò của mô hình trong việc dạy học việc hình thành thuyết vật lý.........................................................11

1.Vai trò mô hình trong việc hình thành thuyết cấu tạo hành tinh nguyên tử............................................12

2.Thuyết điện từ của Maxwell.....................................................................................................................13

V.Thiết kế bài dạy: thuyết hấp dẫn..................................................................................................................14

Tài liệu tham khảo...........................................................................................................................................21

Trang 2

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Trang 3

Lời mở đầuVật lý là một trong những môn học được giảng dạy tại các trường

THPT, môn vật lý cung cấp cho học sinh những kiến thức về sự vận động và các tính chất của sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta. Môn Vật lý trong trường THPT cung cấp cho học sinh thường dưới dạng các khái niệm, định luật, các thí nghiệm,…sau đó học sinh vận dụng chúng vào việc giải thích các hiện tượng hay giải các bài toán liên quan.

Trong vật lý, hệ thống các khái niệm, định luật, quan điểm tạo thành một thuyết, gọi là thuyết vật lý. Trong chương trình THPT, thuyết vật lý không được dạy một cách hoàn chỉnh. Chúng chỉ được học sinh mường tượng ra sau khi hoàn thành các đơn vị bài học theo chương mà chương trình đã soạn thảo. Vậy, một thuyết vật lý được hình thành ra sao, làm thế nào để có thể dạy một thuyết có hiểu quả? Đây là nội dung chính mà đề tài nhóm muốn nói đến.

Tuychúng tôi đã cố gắng truyền tải hết những kiến thức hữu ích nhất trong đề tài, nhưng trong quá trình làm đề tài không thể nào tránh khỏi thiếu sót, mong các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

Chân thành cảm ơn!

Nhóm thực hiện

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

I.Thuyết vật lý và sự phát triển của các thuyết vật lý

1.Khái niệm thuyết vật lýThuyết vật lý là sự hiểu biết tổng quát nhất của con người trong một lĩnh vực, một

phạm vi vật lý nhất định. Nó bao gồm một hệ thống các quy tắc, các định luật, các nguyên lí vật lý dùng làm cơ sở để giải thích các hiện tượng, các sự kiện vật lí và để tạo ra khả năng tìm hiểu, khám phá, tác động có hiệu quả vào đời sống thực tiễn.

Theo Nguyễn Hữu Tòng: “thuyết vật lý là một tập hợp các kiến thức vật lý trong việc giải thích, tiên đoán, ứng dụng các hiện tượng vật lý trong một lĩnh vực nhất định dựa trên sự thừa nhận một (hoặc một số) luận đề cơ bản (coi như tiên đề)”.

2.Sự phát triển của thuyết vật lýa.Trong vật lý học

Sự hình thành một thuyết vật lý là một quá trình lâu dài và phức tạp, bao gồm tất cả các giai đoạn của chu trình nhận thức khoa học. Quá trình này có thể không liên tục về mặt lịch sử vì phải trải qua những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa những tư tưởng cơ bản mới với tư tưởng cũ. Quá trình đó gồm các giai đoạn điển hình sau:

Thực tiễn Vấn đề Giả thuyết Định luật Thuyết Hệ quả Thực tiễn.

Thuyết vật lý (các luận đề cơ bản của thuyết) được xây dựng khi các nhà khoa học đứng trước những vấn đề, những sự kiện thực nghiệm không thể giải thích được bằng những kiến thức đã có, do đó cần xây dựng giả thuyết mới. Các luận đề của thuyết được xây dựng nhờ trực giác, chúng cho phép giải thích một cách logic các sự kiện thực nghiệm đã biết và cho phép rút ra các hệ quả logic, tiên đoán các sự kiện thực nghiệm mới để có thể tạo ra trong thực tế và ứng dụng vào thực tiễn.

Chính quá trình giải thích các hiện tượng, rút ra hệ quả logic từ các luận đề cử thuyết, tiên đoán các sự kiện mới, khảo sát thực nghiệm và ứng dụng các kết quả vào thực tiễn là việc kiểm tra tính khoa học, tính thức (tính có hiệu lực) và chấp nhận được của thuyết. Đồng thời, việc này nói lên sức mạnh của các thuyết vật lý nói riêng và của các thuyết khoa học nói chung.

b.Trong dạy học

Do điều kiện thời gian và sự hạn chế về trình độ và tư duy của học sinh nên không có khả năng để cho học sinh tự lực thực hiện tất cả các giai đoạn trên, khi nghiên cứu một thuyết vật lý. Nhưng nếu ta chỉ thông báo cho học sinh nội dung “hạt nhân của thuyết” thì học sinh cũng không thể hiểu được vai trò, tác dụng của thuyết đó trong khoa học và trong

Trang 4

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

thực tiễn, càng không thể phát triển, nâng cao được năng lực nhận thức của họ. Bởi vậy, cần phải cho học sinh hiểu được những yếu tố cơ bản trong cả ba thành phần cấu trúc của thuyết.

Cấu trúc của một thuyết vật lý gồm: Cơ sở của lí thuyết: Khi có những sự kiện mới mâu thuẫn với những hệ thống lí

thuyết cũ thì mâu thuẫn này được các nhà khoa học phân tích, bổ sung thêm những sự kiện mới, tiến hành các thí nghiệm cơ bản. Đó là những cơ sở thực nghiệm của thuyết. Bên cạnh cơ sở thực nghiệm còn có cơ sở kinh nghiệm đó là những tư tưởng, quan niệm của thuyết cũ còn có giá trị được giữ lại. Nhưng để xây dựng được thuyết mới phải xây dựng một số khái niệm mới, định luật mới từ những sự kiện mới. Việc xây dựng này được thực hiện trên các vật lý tưởng và mô hình cấu trúc của chúng.. Như vậy, cơ sở của một thuyết vật lý gồm: cơ sở kinh nghiệm, thực nghiệm; vật lý tưởng hóa và cấu trúc của nó; các khái niệm và định luật mới.

Hạt nhân của thuyết vật lí: Bao gồm một hệ thống những tư tưởng cơ bản, định luật và nguyên lí cơ bản, các phương trình cơ bản. Chúng phản ánh những mối liên hệ bên trong, bản chất của cac sự vật và hiện tượng. Dựa vào hạt nhân của thuyết người ta giải thích được các hiện tượng nằm trong phạm vi của thuyết và tiên đoán được các hiện tượng mới..Bao gồm:

Tư tưởng cơ bản của thuyết: là những phỏng đoán tổng quát nhất về bản chất bên trong của các hiện tượng, cho phép giải thích cơ chế của hiện tượng và cấu trúc sự vật.Định luật cơ bản thể hiện mối quan hệ giữa các đại lượng cơ bản dưới dạng các phương trình toán học.Phương trình cơ bản của thuyết là những mô hình toán học mô tả các sự vật hiện tượng. Có thể là những phương trình toán học, những sơ đồ, những mẫu.Các hằng số cơ bản có trong các phương trình cơ bản. Chúng là các hằng số vì chúng không đổi trong tất cả các phương trình vật lý khác ngoài phạm vi nghiên cứu của thuyết. Có tất cả 7 hằng số cơ bản: c, h, N, e, G, k, me. Hệ quả của thuyết: Là tất cả những nhận thức thu được nhờ sử dụng thuyết. Những

nhận thức này rộng hơn, sâu hơn, bản chất hơn những cơ sở nhận thức trước khi thuyết ra đời. Một thuyết càng có giá trị nếu hệ quả của nó càng lớn. Bao gồm:

Những hiện tượng mới mà thuyết giải thích và tiên đoán được.Những định luật mới được xây dựng từ những định luật cơ bản của thuyết.Những nghành học mới ra đời do ảnh hưởng của thuyết.Những thuyết mới ra đời do ảnh hưởng của thuyết.Mở rộng bức tranh vật lý do ảnh hưởng của thuyết. Các giai đoạn hình thành thuyết vật lý trong dạy học

Trang 5

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Tìm hiểu những cơ sở của thuyết Xây dựng hạt nhân của thuyết Vận dụng hạt nhân của thuyết (hệ quả của thuyết).

Tìm hiểu những cơ sở của thuyết

Chỉ khi học sinh hiểu được cơ sở của thuyết thì học sinh mới hiểu được thuyết mới phải ra đời để giải quyết vấn đề gì. Tốt nhất là cho học sinh quan sát những thí nghiệm cơ bản và yêu cầu họ giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm đó bằng những kiến thức đã có. Sự bế tắc trong việc giải thích này đòi hỏi phải xây dựng một thuyết mới. Tuy nhiên, những thí nghiệm cơ bản dùng làm cơ sở cho một thuyết nhiều khi rất khó thực hiện trong nhà trường phổ thông. Ví dụ: Thí nghiệm Rutherford bắn phá lá vàng bằng hạt α. Trường hợp đó, giáo viên có thể sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử hoặc mô tả tương đối tỉ mỉ thí nghiệm và kết quả thu được.

Xây dựng hạt nhân của thuyết

Hạt nhân của mỗi thuyết vật lý nhiều khi rất phong phú và sâu sắc, không thể trong một bài, một chương một phần của chương trình vật lý mà hiểu được. Bước đầu, chỉ có thể nêu ra những điều cơ bản, định tính. Về sau, khi có điều kiện, sẽ bổ sung, hoàn chỉnh thêm. Việc đưa ra thuyết mới phải dựa trên sự phân tích những sự kiện thực nghiệm trong phần cơ sở của thuyết đã nêu trên. Tuy nhiên, việc đề ra thuyết mới có thể giải thích thành công những sự kiện mới đòi hỏi một sự sáng tạo mới ở trình độ cao. Trong nhiều trường hợp, học sinh không có khả năng thực hiện tự lực. Giáo viên có thể trình bày cách suy nghĩ của mình, lập luận của mình. Ở đây quan trọng trước hết là ở tư tưởng mới là quan niệm mới, còn những công thức định lượng những phương trình toán học có thể bổ sung sau này khi có điều kiện.

Tóm lại, trong dạy học có nhiều điểm trong hạt nhân của thuyết chưa thể xây dựng hoàn chỉnh mà chỉ là bước đầu, chủ yếu là định tính. Để học sinh có thể tin được sự đúng đắn của những hạt nhân của thuyết, giáo viên cần chú ý đến việc vận dụng những hạt nhân đó để suy ra các hệ quả ở giai đoạn sau.

Vận dụng hạt nhân của thuyết

Vận dụng hạt nhân của thuyết để giải thích những sự kiện thực nghiệm trong cơ sở của thuyết là bước đầu làm cho học sinh tin tưởng ở sự đúng đắn của thuyết, nhưng chưa đủ. Giáo viên cần tận dụng những trường hợp có thể được để suy ra các hệ quả khác. Do sự hạn chế trình độ toán học của học sinh nên nhiều khi chỉ có thể suy ra các hệ quả định tính hay bán định lượng. Tuy vậy, điều đó cũng rất bổ ích để học sinh hiểu rõ ý nghĩa thực tế của thuyết trừu tượng, đồng thời cũng tạo điều kiện để học sinh phát triển khả năng suy luận diễn dịch.

Trang 6

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Các giai đoạn hình thành thuyết động học phân tử trong dạy học Thuyết động học phân tử Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử va chạm vào nhau. Tìm hiểu những cơ sở của thuyết động học phân tử

Khi quan sát chuyển động của các hạt Braonơ (hạt phấn hoa rất nhỏ trong nươc), nếu coi nước có cấu tạo liên tục như mắt ta thường thấy thì không thể nào giải thích chuyển động hỗn loạn của những hạt phấn hoa nhỏ, trong khi đó những hạt lớn lại đứng yên. Càng nêu ra nhiều cơ sở thực nghiệm càng tốt. Hiện tượng khuếch tán và chuyển động Braonơ là những sự kiện thực nghiệm mà thuyết về cấu tạo liên tục của chất không giải thích được. Điều đó dẫn tới ý nghĩ cho rằng: vật chất có cấu tạo từ những hạt riêng biệt gián đoạn gọi là phân tử. Nhưng các phân tử hoạt động như thế nào để có thể xen lẫn vào nhau trong hiện tượng khuếch tán? Theo quan điểm cũ thì phải có cái gì tác dụng vào thì các phân tử mới chuyển động được. Ở đây, có một quan điểm mới: “các phân tử vốn tự nó chuyển động hỗn loạn không ngừng”. Nhưng sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử thì có liên quan gì đến chuyển động Braonơ? Ta có thể vào quan sát cơ sở thực nghiệm để đưa ra quan niệm là giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy tồn tại song song. Nhưng những lực đó có giá trị như thế nào? Lúc nào lực hút chiếm ưu thế, lúc đẩy mạnh hơn thì ở trường phổ thông chưa có khả năng làm rõ được điều đó.

Xây dựng hạt nhân của thuyết động học phân tử

Thành phần rất quan trọng của thuyết động học phân tử là phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử thì cần đến khái niệm vận tốc trung bình của phân tử, khái niệm này là khái niệm có tính thống kê, áp dụng cho một tập hợp rất lớn các hạt.

Phương trình cơ bản:

Mối quan hệ giữa nhiệt độ tuyệt đối (nhiệt độ Kelvin) với động năng trung bình cũng là một bộ phận quan trọng của thuyết động học phân tử, nhưng cũng chỉ có thể thông báo chứ chưa có khả năng giúp cho học sinh xây dựng được nó.

Trình bày hệ quả của thuyết

Trang 7

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Đối với thuyết động học phân tử, ta có nhiều cơ hội vận dụng thuyết đó để giải thích các định luật của chất khí, hiện tượng truyền nhiệt, hiện tượng biến đổi trạng thái vì nhiệt…

Kết luận có được sau khi dạy thuyết vật lý Trong việc dạy học các thuyết vật lý, giáo viên cần tổ chức chỉ đạo quá trình nhận

thức của học sinh phù hợp với các đặc điểm của các thuyết vật lý, nghĩa là theo một tiến trình hoạt động như sau: xuất phát từ những sự kiện cơ bản đề xuất có vấn đề, tìm tòi xây dựng giả thuyết và kiểm tra giả thuyết bằng cách vận dụng nó để giải thích các sự kiện, hiện tượng đã biết và rút ra các hệ quả logic, tiên đoán các sự kiện thực nghiệm, khảo sát thực nghiệm rút ra kết luận về kiến thức mới và ứng dụng các kết quả vào thực tiễn.

Đặc điểm cơ bản là thuyết vật lí ở trường phổ thông thường không được trình bày đầy đủ và không được dạy trong một bài hoặc loạt bài kế tiếp nhau. Thậm chí tên của một số thuyết cũng không được nêu ra. Hơn nữa do trình độ học sinh còn hạn chế nên cũng không cho phép giới thiệu các thuyết một cách đầy đủ và có hệ thống. Nhưng có nguyên tắc chung cho việc dạy một thuyết vật lý là khai thác tối đa nội dung của thuyết theo cấu trúc của nó và đảm bảo sự thống nhất của thuyết trong giảng dạy.

Trong dạy học, có nhiều điểm trong hạt nhân của thuyết chưa thể xây dựng hoàn chỉnh mà chỉ là bước đầu, chủ yếu là định tính. Để học sinh có thể tin được sự đúng đắn của những hạt nhân của thuyết, giáo viên cần chú ý đến việc vận dụng những hạt nhân đó để suy ra các hệ quả ở giai đoạn sau.

Ngày nay, trong việc nâng cao tính khoa học của giáo trình vật lý ở nhà trường phổ thông, người ta tìm cách tổ chức nội dung các kiến thức để đưa vào chương trình phù hợp với sự phát triển của các thuyết vật lý. Việc này đồng thời tạo điều kiện để có thể phát triển tư duy khoa học, năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập các kiến thức vật lý (người ta đề cập nguyên tắc chương trình trong việc tổ chức nội dung kiến thức vật lý trong dạy học ở trường THPT: các kiến thức được lựa chọn và tổ chức trong mối liên hệ với nhau theo chu trình nhận thức gồm các khâu: từ sự kiện xuất phát đến mô hình giả thuyết, rồi đến các hệ quả logic và đến các kết quả thực nghiệm và ứng dụng thực tiễn).

3.Phương pháp giảng dạy thuyết vật lýNguyên tắc chung: khai thác tối đa nội dung của thuyết theo cấu trúc của nó và đảm bảo

sự thống nhất của thuyết trong giảng dạy. Vì vậy, dựa theo cấu trúc của thuyết, có thể có ba bước sau để dạy một thuyết vật lý. Tuy nhiên, có những thuyết chỉ được trình bày rất sơ lược nên không có đủ các bước này.

Trình bày những cơ sở của thuyết: Cần trình bày tóm tắt những sự kiện nổi bật về cơ sở của thuyết vật lý, chủ yếu là những cơ sở thực nghiệm. Nếu trong chương trình có trình bày những cơ sở này thì phải nhấn mạnh đến vai trò của chúng trong việc xây dựng các thuyết. Đặc biệt là trình bày những mâu thuẫn đã gặp phải để làm nảy sinh một thuyết mới.

Trang 8

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Những vấn đề này có thể vượt ra ngoài khuôn khổ kiến thức học sinh đã có, vì thế phải tìm cách diễn đạt chúng theo một ngôn ngữ dễ hiểu và có thể chấp nhận được. Phương pháp tốt nhất là kể chuyện lịch sử và phương pháp thực nghiệm.

Trình bày hạt nhân của thuyêt: Hạt nhân của thuyết là phần quan trọng nhất cần được trình bày kĩ, chủ yếu là các định luật cơ bản, những quan điểm cơ bản, những phương trình cơ bản, những mô hình cơ bản. Phải làm rõ tính chất công cụ của hạt nhân của thuyết trong việc giải thích và tiên đoán các hiện tượng vật lý. Cũng cần chỉ rõ cho học sinh thấy các thuyết vật lý chỉ là mô hình mà con người tạo ra để biểu đạt thực tiễn. Nó chỉ có thể diễn tả một phần của thực tiễn và còn phải được tiếp tục hoàn thiện cho sát với thực tiễn hơn. Như vậy, việc trình bày hạt nhân của thuyết không chỉ giới hạn trong một bài mà phải làm tiếp theo trong từng phần ứng dụng của thuyết. Những tư tưởng cơ bản của thuyết thì khó trình bày hơn, tuy nhiên, nếu có điều kiện thì nên đề cập tới một mức độ phù hợp. Không phải chỉ từ một vài thí nghiệm mà đi đến những luận điểm cơ bản của thuyết. Thường những thí nghiệm đó chỉ có tính chất minh họa cho các luận điểm này.

Trình bày hệ quả của thuyết: Đây là giai đoạn quan trọng trong việc giới thiệu thuyết vật lý cho học sinh vì chỉ thông qua giai đoạn này học sinh mới thực sự nắm được những luận điểm cơ bản và mới thấy được vai trò của thuyết. Thường trong chương trình không nói rõ những kiến thức nào đó là hệ quả của thuyết nên giáo viên cần đặc biệt nhấn mạnh và hệ thống lại.

II.Vai trò của việc dạy thuyết vật lý và hình thành thế giới quan duy vật biện chứng trong dạy học thuyết vật lý

Việc dạy học thuyết vật lý trong trường trung học phổ thông giúp học sinh hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Các thuyết vật lý giúp học sinh nắm các luận điểm sau:

Thế giới quanh ta chỉ là vật chất tồn tại dưới các dạng khác nhau, ở ngoài chúng ta và độc lập với chúng ta. Chúng tác dụng trực tiếp hay gián tiếp lên các giác quan của ta và gây ra cảm giác.

Vật chất ở trạng thái vận động, gắn chặt với vận động và không thể tồn tại nếu không có vận động.

Vật chất tồn tại trong không gian và thời gian. Con người có thể nhận thức được thế giới trong đó mình đang sống. Mỗi ngành khoa

học tìm hiểu và nhận thức thế giới trong phạm vi đối tượng của mình và bằng các phương pháp riêng. Tuy nhiên, có một phương pháp tổng quát mà các ngành khoa học phải tuân theo là khi nghiêm cứu các đối tượng phải nghiên cứu chúng trong các mối quan hệ với các đối tượng khác, trong sự phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng. Quá trình nhận thức thế giới là một quá trình tiệm cận với chân lý tuyệt đối, là quá trình tìm hiểu thế giới ngày một đúng với bản chất thật của chúng hơn.

Trang 9

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Vật lý học là một khoa học tự nhiên, nó nghiên cứu những dạng đơn giản nhất của vật chất và những hình thức vận động cố hữu của chúng nhằm tìm ra những thuộc tính cơ bản của vật chất và những quy luật vận động của chúng và vận dụng những hiểu biết đó để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống con người. Các dạng vận động đó bao gồm vận động cơ, nhiệt, điện – từ, nội nguyên tử, hạt nhân,…

Vai trò của thuyết động học phân tử trong việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh:

Khái niệm vật chất được nâng cao hơn qua việc học thuyết động học phân tử. Để học sinh được thuyết phục là phân tử và nguyên tử là những đối tượng tồn tại thực nên sơ lược trình bày lịch sử phát minh ra nguyên tử, phân tử từ thời cổ đại cho đến những thí nghiệm chứng tỏ chúng có tồn tại thực. Các phân tử, nguyên tử không do các vật lý nghĩ ra, họ chỉ phát hiện ra chúng trong tự nhiên. Chúng ta không cảm giác được chúng trực tiếp nhưng có thể nhận biết gián tiếp qua nhiều hiện tượng.

Chuyển động nhiệt là một dạng vận động khác, đặc biệt hơn của vật chất. Chính do sự chuyển động này mà có các hiện tượng nhiệt. Chuyển động của các hạt không thể ngưng lại vì bất cứ tác động nào và chúng đã tồn tại từ trước cho đến nay và còn tiếp tục tồn tại mãi. Ngay ở 0oK, dù chuyển động nhiệt có thể ngưng lại nhưng bên trong các hạt vẫn còn những quá trình biến đổi nội tại. Đặc trưng của chuyển động nhiệt là chuyển động của một tập hợp rất nhiều các hạt và chuyển động đó là hỗn loạn. Vì vậy các chuyển động nhiệt được đặc trưng bằng các định luật thống kê.

Trong quá trình hóa hơi của chất lỏng luôn có quá trình ngược lại và ngưng tụ. Hai quá trình này mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất nhau ở chỗ không thể có quá trình này mà không có quá trình kia.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hiện tượng thể hiện rất đa dạng. Nội dung các mối quan hệ được thể hiện qua các định luật vật lý nhưng cần luôn nhắc cho học sinh thấy rằng các mối quan hệ này tồn tại ngay trong bản thân các hiện tượng tự nhiên, chúng ở bên ngoài và độc lập với chúng ta. Mỗi hiện tượng xảy ra đều có nguyên nhân đều do các hiện tượng khác gây ra. Mối liên hệ nhân quả có ngay trong các hiện tượng ngẫu nhiên, thông qua các định luật thống kê.

III.Vai trò thực nghiệm trong việc đánh giá đúng đắn của thuyết vật lý

Trang 10

Thừa

Nhận Từ

chối

Kiểm chứng

Thực nghiệm

Giả thiết của thuyết

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Cung cấp các dữ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hóa hoặc kiểm chứng các kiến thức

về các khái niệm, định luật vật lý, các hiện tượng vật lý, các quá trình vật lý… tạo động cơ hứng thú học tập cho học sinh tạo điều kiện cho học sinh ứng dụng (các kiến thức vật lý) các thuyết vật lý vào trong đời sống kĩ thuật. Mặt khác, giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng của học sinh,…nhằm tạo ra cho học sinh nhu cầu tìm hiểu, giải thích,…các vấn đề nhằm hình thành kiến thức mới.

Lựa chọn dụng cụ và bố trí thí nghiệm, tiến hành đo đạc, thu nhập, xử lý số liệu thực nghiệm nhằm xây dựng và kiểm tra giả thuyết.

Một thuyết muốn được thừa nhận thì phải trải qua nhiều thực nghiệm và thực nghiệm đó phải thấy rõ được tính đúng đắn của thuyết.

Từ sự vật hiện tượng có vấn đề người ta suy nghĩ và đưa ra giả thuyết. Muốn biết giả thuyết mình đưa ra là đúng hay là sai thì người ta phải kiểm chứng bằng thực nghiệm. Trải qua nhiều thực nghiệm (trong một thời gian dài) nếu người ta thấy kết quả thực nghiệm thu được đúng với giả thuyết thì công nhận thuyết đó là đúng, còn nếu thực nghiệm thu được là sai thì giả thuyết đưa ra không được công nhận, người ta phải đưa ra một giả thuyết mới và tiếp tục bằng con đường thực nghiệm người ta lại kiểm chứng giả thuyết mới này cho đến khi giả thuyết mới được công nhận thì thuyết đó mới được thừa nhận và đưa vào thực tế.

Tuy nhiên trong thực tế không có thuyết đúng hay thuyết sai mà nó chỉ có giá trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Thực tế khách quan hình thành những mâu thuẫn với các tri thức hiện có của con người, dẫn đến phải xây dựng một lí thuyết mới, một thuyết mới. Thực tế khách quan là khởi nguồn của thuyết vật lý.

Trang 11

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

IV.Vai trò của mô hình trong việc dạy học việc hình thành thuyết vật lýMô hình là một hệ thống được hình dung trong óc hay được thực hiện một cách vật

chất, hệ thống đó phản ánh những thuộc tính, bản chất của đối tượng nghiên cứu hoặc tái tạo nó, bởi vậy việc nghiên cứu mô hình sẽ cung cấp cho ta những thông tin về đối tượng.

Trong việc xây dựng thuyết Mô tả sự vật, hiện tượng liên quan đến thuyết Hình thành hạt nhân của thuyết dưới

dạng các mô hình biểu diễn, mô hình toán học. Giải thích các sự kiện và hiện tượng có liên quan tới đối tượng đóng vai trò hệ quả

của thuyết. Tiên đoán các sự kiện và hiện tượng mới đóng vai trò hệ quả của thuyết.

Kết luận: Mô hình vật lý có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thuyết vật lý.

Trong hình thành kiến thức thuyết vật lý trong dạy học Khi xây dựng mô hình, học sinh được rèn luyện một loạt các thao tác tư duy, được

phát triển niềm tin và mối liên hệ có tính khái quát, có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên đa dạng, phong phú. Nó tạo điều kiện cho học sinh liên hệ cái chưa biết với cái đã biết, phát hiện những mối liên hệ giữa các hệ thống khác nhau ở các phần khác nhau của thuyết vật lý cũng như những dấu hiệu giống nhau và khác nhau của chúng.

Mô hình có tính trực quan làm cho học sinh dễ hình dung các sự vật, hiện tượng mà không thể quan sát trực tiếp được. Ví dụ: Mô hình hành tinh nguyên tử, mô hình toán học phương trình Maxwell mô tả điện từ trường,…

Mô hình giúp học sinh phát hiện ra những tính chất mới cung cấp những thông tin mới.

Kết luận: Mô hình trong việc dạy học một thuyết vật lý không chỉ mô tả thuyết mà còn là dụng cụ để học sinh tìm hiểu về thuyết.

1.Vai trò mô hình trong việc hình thành thuyết cấu tạo hành tinh nguyên tử Mô hình cấu tạo hành tinh nguyên tử Nguyên tử được cấu tạo từ hạt nhân và electron, nguyên tử trung hòa về điện. Hạt

nhân là trung tâm của nguyên tử mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân trên các quỹ đạo tròn xác định.

Mô hình tương tự với mô hình hệ thống thái dương hệ: hạt nhân tương ứng với mặt trời, các electron tương ứng với các hành tinh.

Vai trò của mô hình trong việc hình thành thuyết

Mô hình nguyên tử đóng vai trò hạt nhân của thuyết, nó mô tả toàn bộ nội dung chính của thuyết. Nhờ mô hình, con người nhận thức cấu tạo hoàn chỉnh của nguyên tử dưới dạng

Trang 12

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

đơn giản nhất. Từ mô hình đó, con người giải thích được các tính chất, các hiện tượng liên quan đến nguyên tử.

Ví dụ: Sự phản xạ của chùm hạt alpha trong thí nghiệm Rutherford, sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử,….

Trong quá trình dạy thuyết hành tinh nguyên tử Mô hình đóng vai trò mô tả cấu trúc nguyên tử, từ mô hình giúp học sinh có thể dễ

dàng tiếp cận các kiến thức của thuyết. Bởi cấu trúc nguyên tử không thể quan sát được bằng mắt thường. Từ mô hình cấu trúc vĩ mô của hệ mặt trời mà xây dựng mô hình hành tinh nguyên tử.

Mô hình thuyết hành tinh là dụng cụ giúp học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung của thuyết. Giúp học sinh có thể hình dung ra được cấu tạo của thuyết dưới dạng đơn giản nhất.

Từ mô hình của thuyết, học sinh suy luận ra các kiến thức lên quan như sự tồn tại của hạt nhân, sự chuyển động của electron,…

Mô hình giúp học sinh được tiếp xúc trực quan sinh động, từ mô hình học sinh có thể sử dụng phương pháp tương tự cho các kiến thức khác.

Kết luận: Khi xây dựng một mô hình vật lý cho thuyết trong quá trình dạy học người giáo viên nên chú ý những đặc điểm sau:

Việc xây dựng mô hình đòi hỏi tính tư duy rất cao của học sinh, vì vậy học sinh rất khó hoàn thành được mô hình. Vì thế giáo viên cần hướng dẩn chi tiết cho học sinh để đi đến mô hình đó. Ví dụ, để xây dựng mô hình thuyết hành tinh nguyên tử giáo viên cần giúp học sinh liên hệ giữa sự tương đồng giữa các electron và hành tinh, hạt nhân và mặt trời. Từ mô hình của hệ mặt trời học sinh có thể xây dựng mô hình cấu tạo hành tinh của nguyên tử.

Trong mô hình hành tinh nguyên tử chúng ta có thể tạo ra mô hình vật chất vì thế giáo viên hướng dẫn học sinh tạo mô hình thu nhỏ để tạo hứng thú cho học sinh trong suốt quá trình dạy thuyết hành tinh nguyên tử.

2.Thuyết điện từ của Maxwell Thuyết điện từ của Maxwell mô tả điện từ trường dưới các luận điểm sau: Từ trường biến đổi theo thời gian sinh ra điện trường xoáy, ngược lại điện trường

biến đổi theo thời gian sinh ra từ trường. Được mô tả bởi 2 phương trình sau:

Trang 13

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Mô hình của thuyết điện từ Maxwell là mô hình toán học được diễn tả bằng các phương trình Maxwell.

Vai trò của mô hình trong việc hình thành thuyết

Phương trình Maxwell mô tả tính chất của điện từ trường nó tiên đoán điện từ trường là một sóng ngang lan truyền trong không gian với vận tốc ánh sáng.

Vai trò của mô hình trong việc dạy thuyết điện từ Mô tả nội dung thuyết dưới dạng các phương trình toán học giúp học sinh nắm bắt nội

dung. Từ phương trình học sinh có thể đưa ra được nhận xét từ trường biến đổi theo thời gian sinh ra điện trường xoáy, ngược lại điện trường biến đổi theo thời gian sinh ra từ trường.

Việc giải các phương trình học sinh có thể tiên đoán được sóng điện từ là sóng ngang lan truyền trong không gian với vận tốc ánh sáng.

Kết luận: Việc dạy học thuyết vật lý bằng mô hình toán học đòi hỏi cao về lượng kiến thức toán, phần lớn chỉ áp dụng đối với những học sinh có năng lực. Vì vậy, người giáo viên cần xây dựng con đường hình thành và tạo con đường tiếp cận cho học sinh đến với mô hình đó một cách đơn giản nhất có thể.

Với mô hình toán học giáo viên có thể hướng dẩn học sinh việc giải và áp dụng các phương trình của thuyết vào một số trường hợp cụ thể để tiên đoán tính chất của điện từ trường.

V.Thiết kế bài dạy: thuyết hấp dẫn1.Mục tiêu

a.Kiến thức

Học sinh biết các tư tưởng trong việc hình thành và phát triển thuyết hấp dẫn với những đóng góp của Copecnic, Brahê, Galilleo, Newton.

Học sinh phải vững nội dung của thuyết hấp dẫn: Định luật vạn vật hấp dẫn và những tư tưởng cơ bản của Newton về tương tác về không gian và thời gian.

Biết được độ lớn của hằng số hấp dẫn và các phương pháp xác định hằng số hấp dẫn, cân trái đất,…

b.Kỹ năng

Trang 14

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Vận dụng về thuyết hấp dẫn để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên như: sự rơi tự do của vật, chuyển động của các hành tinh xung quanh mặt trời,…

Vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn để giải quyết các bài toán liên quan. Xác định được hằng số hấp dẫn G, phương pháp cân khối lượng trái đất.

c.Thái độ

Học sinh tham gia học tập một cách nghiêm túc, hăng hái xây dựng bài học. Học sinh phải có thái độ trân trọng đối với những đóng góp vật lý cho sự tiến bộ của

xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.

2.Chuẩn bị

a.Giáo viên

Nội dung Chuẩn bị nội dung, tài liệu về thuyết hấp dẫn. Chia nhóm tổ chức học tập, phân việc chuẩn bị trước cho từng nhóm học sinh.

Phương tiện dạy học

Máy chiếu, máy tính, phấn, bảng, mô hình hệ mặt trời,…

Phương pháp dạy học

Nêu vấn đề và giúp học sinh giải quyết vân đề sáng tạo của Einstanh.

b.Học sinh

Chuẩn bị tốt các công việc mà giáo viên đã phân công.

2..Tiến trình dạy học

1.Hoạt động 1: chuẩn bị trước tiết học

Tạo tình huống có vấn đề:

Giáo viên kể lại câu chuyện quả táo của Newton: Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống "bịch" một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man. Tại sao quả táo chín lại rơi xuống đất? Nguyên nhân của nó là gì? Tại sao nó lại phải rơi xuống mà không bay lên trời. Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đá ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Trang 15

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Qua quá trình nghiên cứu Newton đã tìm ra câu trả lời: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời. Đây chính là định luật "Vạn vật hấp dẫn" nổi tiếng của Newton mà đến bây giờ mỗi khi nhắc đến nhà bác học nổi tiếng này là điều bạn nhớ ngay đến câu chuyện thú vị về ông.

Chỉ là một câu chuyện vui nhưng nếu có khả năng liên tưởng và tư duy logic bạn sẽ nhận thấy nó còn hàm chứa những ý nghĩa sâu xa hơn thế rất nhiều. Những nhà khoa học đi trước chúng ta hàng trăm năm chỉ thông qua những hiện tượng rất đơn giản trong cuộc sống đã tìm tòi và nghiên cứu để lí giải chúng. Nhiều thành quả mà chúng ta đang sử dụng ngày nay chính là kết quả của những sự nỗ lực ấy. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày vẫn còn rất nhiều hiện tượng vẫn còn là bí ẩn? Có thể bạn đã biết? Có thể bạn đã từng suy nghĩ và mong muốn tìm ra những câu trả lời? Và cũng rất có thể chỉ từ một hiện tượng nào đó bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc hàng ngày giống như khi quả táo rơi Newton đã suy nghĩ, nghiên cứu và tìm ra định luật "Vạn vật hấp dẫn".

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinhCầm một vật nặng thả rơi, yêu cầu hoc sinh quan sát hiện tượng.Giáo viên thả hai vật nặng có kích thước khác nhau thả rơi cùng một lúc, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng.Các em hãy sử dụng các kiến thức đã có để giải thích các hiện tượng trên.

Vật nặng sẽ bị rơi xuống đất.

Hai vật nặng rơi xuống đất cùng một lúc.

Có một lực hút làm vật bị rơi xuống đất mà không giải thích được tại sao hai vật có khối lượng khác nhau lại chạm đất cùng một lúc.Học sinh có thể đưa ra giả thuyết sau: vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ giống như trong cuộc sống hằng ngày mà học sinh đã thấy.

Phân lớp thành 4 nhóm:

Nhóm 1: Tìm hiểu về quan điểm của Aristotle, Galilleo, Newton về sự rơi của vật.

Đối với Aristotle, các vật sẽ rơi như thế nào? Vì sao Galilleo không đồng ý với quan niệm của Aristotle, và thí nghiệm nổi tiếng

nào của ông đã khẳng định điều đó? (Mở rộng phương pháp mà Galilleo sử dụng trong thí

Trang 16

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

nghiệm của mình để chứng minh mình đúng gọi là phương pháp thực nghiệm. Hãy nêu vai trò của phương pháp đó trong việc nghiên cứu ngày nay?)

Hãy tái hiện lại câu chuyện vui của Newton và trái táo dưới hình thức kịch, video,...

Nhóm 2: Tìm hiểu về định luật vạn vật hấp dẩn của Newton. Những tư tưởng cơ bản của ông về tương tác không gian và thời gian.

Phát biểu định luật vạn vật hấp dẩn của Newton dưới dạng lời và biểu thức, làm rõ từng đại lượng trong biểu thức?

Đối với Newton thế nào là không gian? Thế nào là thời gian? Và các tính chất của nó? (Mở rộng, so sánh với khái niệm không gian và thời của Einstanh).

Nhóm 3: Tìm hiểu về thí nghiệm xác định hằng số hấp dẫn và thì nghiệm xác định khối lượng của trái đất.

Hướng dẫn: yêu cầu học sinh tra cứu tài liệu trong sách hay trên internet,… trình bày thí nghiệm dưới dạng đơn giản sau:

Dụng cụ thí nghiệm bố trí thí nghiệm tiến hành thí nghiệm kết quả thí nghiệm nhận xét thí nghiệm.

(Lưu ý, học sinh có thể sử dụng các phần mềm mô phỏng để thiết kế thí nghiệm hoặc tham khảo các thí nghiệm mô phỏng đã được lập sẵn hay các video thí nghiệm trên internet).

Nhóm 4: Hãy tìm những ứng dụng của thuyết hấp dẫn trong đời sống và tự nhiên?

Từ định luật vạn vật hấp dẫn hãy xác định gia tốc rơi tự do và giải thích hiện tượng hai vật có khối lượng khác nhau sẽ cùng chạm đất cùng một lúc.

Giải thích mô hình hệ thống mặt trời và tạo mô hình mô phỏng trên máy tính bằng phần mền flash đơn giản (mọi thắc mắc về kĩ thuật liên hệ trực tiếp với giáo viên để được hướng dẫn) hay học sinh chọn một video về hệ mặt trời để thuyết trình trước lớp.

Giải thích về sự tiên đoán thời điểm xuất hiện của sao chổi Hơ-lay.

Yêu cầu chung với 4 nhóm:

Trình bày báo cáo trên Powerpoint hay các ứng dụng trình chiếu khác. Trình bày nội dung ngắn gọn, rõ ràng theo sự hướng dẩn của giáo viên (học sinh có

thể mở rộng ngoài các hướng dẫn của giáo viên). Mỗi nhóm có 10 phút để trình bày.

2.Hoạt động 2: Tiến trình dạy học

a.Học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu

Trang 17

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Nhóm được phân công báo cáo nội dung công việc, các nhóm còn lại lắng nghe. Sau mỗi báo cáo của từng nhóm, cho học sinh tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến cho nhau.

Trình tự báo cáo: nhóm 1 nhóm 2 nhóm 3 nhóm 4. Nội dung hoạt động của nhóm xoay quanh:

Hoạt động của học sinh Nội dung bài họcNhóm 1:Quan điểm của Aristotle:

Quan điểm của Galilleo:

Thí nghiệm nổi tiếng của Galilleo:Câu chuyện về Newton với quả táo (tái hiện).Nhóm 2:Nội dung định luật vạn vật hấp dẫn:

Biểu thức định lượng:

Quan điểm của Newton về không gian:

Quan điểm về thời gian:

Nhóm 3:Thí nghiệm Cavandish:

Phương pháp xác định khối lượng Trái đất:

Nhóm 4:Gia tốc rơi tự do:

Các vật nặng nhẹ khác nhau thì sẽ rơi khác nhau. Vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.Các vật có khối lượng khác nhau sẽ rơi như nhau.Thí nghiệm thả vật rơi ở tháp nghiêng Piza.

Hai vật tương tác lẫn nhau với những lực hút tỷ lệ thuận với tích khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Không gian là tuyệt đối, tách rời vật chất, có ba chiều, thuận nghịch, đồng nhất và đẳng hướng.Thời gian là tuyệt đối, tách rời không gian và vật chất và cũng có tính thuân nghịch.

Khối lượng Trái đất: 5,9737.1024 kg. phương pháp xác định khối lượng Trái đất chính là thí nghiệm Cavandish và áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn.

Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng

Trang 18

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Hệ mặt trời:

một gia tốc g. Các vật nặng nhẹ rơi như nhau.

Các hành tinh quay xung quanh mặt trời trên các quỹ đạo elip, các quỹ đạo này có thể xác định nhờ ba định luật Kepler. Lực giữ các hành tinh chuyển động quay xung quanh mặt trời là lực vạn vật hấp dẫn giữa hành tinh và mặt trời.

c.Giáo viên tổng hợp

Theo dõi, nhận xét từng báo cáo của mỗi nhóm. Góp ý xây dựng để các em rút kinh nghiệm.

Tổng hợp các kiến thức sau:

- Tư tưởng về sự hấp dẫn đã có từ rất lâu đời và do công sức của nhiều nhà khoa học đóng góp. Những cơ sở kinh nghiệm và thực nghiệm cơ bản của thuyết là: Những tư tưởng cổ về trọng lực là tính chất mọi vật đều di chuyển về phía tâm của trái đất. Khám phá của Copecnic về hệ Nhật tâm và tư tưởng về ảnh hưởng của sự hút giữa mặt trời và các hành tinh. Những kết quả quan sát thiên văn và lí thuyết của Brahê. Tư tưởng về sự hút đóng vai trò quan trọng trong các chuyển động của hành tinh và ba định luật chuyển động của các hành tinh của Kepler. Khám phá của Galilleo về tính quán tính của các vật thể.

- Định luật hấp dẫn và những tư tưởng cơ bản của Newton về tương tác, về không gian và thời gian. Nội dung của định luật là: Hai vật tương tác lẫn nhau với những lực hút tỉ lệ thuận với tích các khối lượng và tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa chúng. Phương trình cơ bản là: F = F’ = G. ….. Nó là mô hình toán học của tương tác hấp dẫn, trong đó có chứa hằng số cơ bản G gọi là hằng số hấp dẫn vũ trụ. Tư tưởng về tương tác cách bức, không cần có vật trung gian và truyền đi tức thời. Tư tưởng về không gian là tuyệt đối, tách rời vật chất, có ba chiều, thuận nghịch, đồng nhất và đẳng hướng. Thời gian là tuyệt đối, tách rời không gian và vật chất và cũng có tính thuận nghịch.

Thuyết hấp dẫn đã thu được những thành quả rất to lớn và quan trọng. Một số hệ quả cơ bản của nó là:

- Xác định được khối lượng trái đất, mặt trời và các hành tinh.

- Tìm ra nguyên nhân dị thường của gia tốc trọng trường ở một số địa điểm là do mật độ đất đá không đồng đều ở lớp vỏ trái đất. Từ đó ra đời một đời khoa học là khoa học trọng trường, giúp cho việc tìm kiếm và thăm dò khoáng sản trong lòng đất.

Trang 19

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

- Trên cơ sở thuyết hấp dẫn, xây dựng môn cơ học thiên thể mà từ ngay những buổi đầu đã cho nhiều kết quả như tiên đoán được chu kì của sao chổi Halay, phát hiện ra sao Hải Vương, phát hiện sao Thiên Lang là sao đôi… và ngày nay không thể thiếu được trong việc nghiên cứu và chinh phục vũ trụ.

- Giải thích được hiện tượng chương động và tuế sai của trái đất.

- Những giả thiết mới ra đời trên cơ sở thuyết hấp dẫn như giả thuyết trái đất phồng ra do hằng số hấp dẫn giảm theo thời gian làm cho lực hấp dẫn giữa các phân tử của trái đất yếu đi, giả thuyết về trường hấp dẫn, coi trường hấp dẫn như các trường vật chất khác.

Hoạt động 3: Tạo mô hình về lực hấp dẫn đơn giản.

Dụng cụ cần thiết: Dây không dãn, động cơ quay, các quả cầu có kích thước khác nhau.

Tiến hành làm mô hình:

Gắn quả cầu lớn vào động cơ quay nối dây không dãn từ quả cầu lớn vào quả cầu khác bật động cơ, ta sẽ có mô hình về lực hấp dẫn.

Giải thích: hai quả cầu là hai vật tương tác trong định luật vạn vật hấp dẫn, sợi dây giữa cho quả cầu luôn quay quanh quả cầu lớn đóng vai trò như lực hấp dẫn.

Khuyến khích học sinh về nhà tiến hành làm mô hình, học sinh nào có làm mô hình sẽ được cộng điểm.

Trang 20

Dạy học thuyết vật lý Nhóm 10

Tài liệu tham khảo1. Phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông - Nguyễn Mạnh Hùng2. Phương pháp dạy học vật lý - Nguyễn Đức Thâm3. Phương pháp dạy học sinh tích cực, tư duy và sáng tạo - Nguyễn Hữu Tòng4. Bồi dưỡng phương pháp dạy học vật lý cho giáo viên ở trường THPT - Nguyễn Hữu

Tòng5. Một số website: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Cavendish_Experiment.png http://thuvienvatly.com/home/ http://tailieu.vn/doc/de-tai-lich-su-hinh-thanh-cau-truc-nguyen-tu-.680814.html

Trang 21