53
PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU DCL 2010-2013 NI DUNG CHƯƠNG 1: GII THIU KHI QUT V CÔNG TY DƯC CU LONG 1.1.Qa trnh hnh thnh v pht trin 1.1.1.Qu trnh hnh thnh công ty Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (Cuu Long Pharmaceutical Joint – Stock Corporation) Tên giao dịch: Pharimexco Tên viết tắt: VPC Trụ sở chính: số 150, đường 14/9, phường 5, Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: 070.3822533 / 070.3822216/ 070.3823268 Fax: 070.3822129 Email: [email protected] Website: www.pharimexco.com.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 5403000021 đăng kí lần đầungày 09/11/2004. Vốn điều lệ 100.594.800.000 đồng (một trăm tỷ, năm trăm chín mươi tư triệu, tám trăm ngàn đồng) kể từ 05/2011. Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần Năm 1976, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh được sáp nhập thành tỉnh Cửu Long. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phân phối

Dcl.lan.Xong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

de cuong tai chinh

Citation preview

PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU DCL 2010-2013

NÔI DUNG

CHƯƠNG 1: GIƠI THIÊU KHAI QUAT VÊ CÔNG TY DƯƠC CƯU LONG

1.1.Qua trinh hinh thanh va phat triên

1.1.1.Qua trinh hinh thanh công ty

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (Cuu Long

Pharmaceutical Joint – Stock Corporation)

Tên giao dịch: Pharimexco

Tên viết tắt: VPC

Trụ sở chính: số 150, đường 14/9, phường 5, Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh

Vĩnh Long.

Điện thoại: 070.3822533 / 070.3822216/ 070.3823268

Fax: 070.3822129

Email: [email protected]

Website: www.pharimexco.com.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 5403000021 đăng kí lần đầungày

09/11/2004.

Vốn điều lệ 100.594.800.000 đồng (một trăm tỷ, năm trăm chín mươi tư triệu, tám

trăm ngàn đồng) kể từ 05/2011.

Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần

Năm 1976, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh được sáp nhập thành tỉnh Cửu Long.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phân phối dược phẩm, đáp ứng nhu cầu thuốc cho nhân

dân, xí nghiệp Dược Phẩm Cửu Long và Công ty Dược PhẩmCửu Long ra đời.

Tháng 4 năm 1984, Xí nghiệp Dược Phẩm Cửu Long và công ty Dược Phẩm Cửu

Long sáp nhập thành Xí Nghiệp Liên hiệp Dược Cửu Long. Xí nghiệp có nhiệm vụ chính

là sản xuất, lưu thông phân phối thuốc, chế biến thuốc và xuất nhập khẩu các mặt hàng

dược phẩm.

Năm 1992, tỉnh Cửu Long được chia tách thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.

Xí Nghiệp Liên Hiệp Dược Phẩm Cửu Long cũng được tách ra làm 2, bao gồm công ty

Dược Trà Vinh và Công ty Dược Cửu Long. Tháng 11 năm 1992, công ty Dược Cửu

Long đổi tên thành Công ty Dược và Vật tư y tế Cửu Long.

Năm 1998, Công ty liên doanh với Hàn Quốc thành lập nhà máy sản xuất dụng cụ

y tế Việt – Hàn (gọi tắt là Vikimco), với công nghệ sản xuất thế hệ mới của Hàn Quốc,

hàng năm nhà máy cho ra đời khoảng 150 triệu sản phẩm các loại dụng cụ y tế: ống kiêm

tim, bơm tiêm, dây truyền dịch truyền mẫu máu… được ngành y tế trong nước hoan

nghênh, chất lượng được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.

Năm 2000, Công ty liên doanh với Canada xây dựng nhà máy Vicancap. Nhà máy

sử dụng công nghệ mới của Canada trong việc sản xuất Capsule (nang rỗng) các loại.

Hàng năm, nhà máy sản xuất được hơn 2 tỷ sản phẩm, phục vụ cho thị trường nội địa và

xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia và Myanma.

Tháng 8 năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Chính

Phủ, công ty bắt đầu chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ

phần. Ngày 1 tháng 1 năm 2005, công ty có tên gọi mới là Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm

Cửu Long. Vốn điều lệ ban đầu là 56 tỷ đồng.

Cổ phiếu của Công ty (DCL) đã niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp Hồ

Chí Minh (HOSE).Tỷ lệ cổ phần nắm giữ (trên 5% vốn điều lệ, theo danh sách chốt ngày

19/3/2010):

- Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC): 36,35%

- Quỹ Đầu tư chứng khoán Y tế Bản Việt: 8,29%

- Red River Holding: 6,55%

Cổ đông nước ngoài (ngày 17/12/2010): 23,98%, trong đó có: Asiavantage Global

Limited, Aizawa Securities Co.,Ltd, BGS Capital Master Fund Ltd, Croesus Global

Equity Ltd, PXP Vietnam Fund Ltd, Prevoir Renaissance Vietnam, LionGlobal Vietnam

Fund …

1.1.2.Linh vưc kinh doanh va san phâm chinh

1.1.2.1.Linh vưc kinh doanh

- Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp: dược phẩm, capsule, các loại

dụng cụ, trang thiết bị y tế cho ngành dược, ngành y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,

dược liệu, hóa chất, nguyên liệu và các loại sản phẩm bao bì dùng trong ngành dược.

1.1.2.2. San phâm chinh

- Dược phẩm các dạng: viên, bột, cốm, capsule, dung dịch uống, tiêm, truyền, nhũ

dịch, thuốc mỡ.

- Sản phẩm capsule các loại.

- Dụng cụ y tế, ống bơm tiêm, dây truyền dịch, truyền máu và các loại bông băng.

1.1.3. Mạng lươi phân phối

Gồm 27 chi nhánh, Công ty thành viên và đại lý phân phối tại những vùng kinh tế,

khu vực trên toàn quốc.

- Tại khu vực phía Bắc:

Chi nhánh Hà Nội: gồm đại lý các tỉnh Ninh Bình, Hải Nam, Hải Dương, Hưng

Yên, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Vĩnh Phú, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng

Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Nội.

Chi nhánh Hải Phòng: gồm đại lý các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng.

Chi nhánh Thái Bình: gồm đại lý các tỉnh Thái Bình, Nam Định.

Chi nhánh Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa).

- Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên:

Chi nhánh Đà Nẵng: gồm đại lý các tỉnh Quảng Trị, Huế, Đà Nẳng, Quảng Nam,

Quảng Ngãi.

Khu vực miền Trung ven biển: gồm đại lý các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú

Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Chi nhánh Gia Lai: gồm đại lý các tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc.

-Tại khu vực miền Đông: gồm đại lý các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng

Nai, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắc Nông.

-Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh:

Chi nhánh Thành Phố : các đại lý ở 24 quận, huyện.

Cửa hàng Quận 10.

-Tại khu vực miền Tây:

+ Khu vực 1: gồm đại lý các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp.

+ Khu vực 2: gồm các chi nhánh.

Chi nhánh Cần Thơ: gồm đại lý các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ.

Chi nhánh Sóc Trăng: gồm đại lý các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Chi nhánh An Giang (tỉnh An Giang).

Chi nhánh Kiên Giang (tỉnh Kiên Giang).

Chi nhánh Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh).

Chi nhánh Cà Mau (tỉnh Cà Mau).

- Các chi nhánh trong tỉnh:

Trung Tâm Dược Vĩnh Long.

Chi nhánh Trung tâm CNTT Pharitech.

Chi nhánh tại các huyện Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, Long Hồ,

Mang Thít.

- Các Công ty thành viên:

Công ty TNHH một thành viên VPC ( tại TP Hồ Chí Minh).

Công ty TNHH một thành viên dược phẩm MêKông.

Công ty liên doanh MSC (tại Lào).

1.1.5. Trinh độ công nghệ

Công ty ứng dụng nhiều quy trình sản xuất tiên tiến với máy móc hiện đại theo

đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn ISO 9001:2000, ISO 9001:2008, GMP-WHO.

Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, viên nén capsule, dụng cụ y tế của công ty khá hiện

đại, hoàn chỉnh, trên cơ sở nắm bắt, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ sản xuất của

nước ngoài:

- Về kỹ thuật sản xuất dƣợc phẩm: ứng dụng quy trình các dạng sản xuất thuốc

bằng công nghệ, thiết bị nhập từ các nước có nền công nghệ tiên tiến và đã được kiểm tra,

kiểm soát chặt chẽ, góp phần làm chất lượng sản phẩm luôn ổn định và được đánh giá

chính xác, có độ tin cậy cao.

- Về kỹ thuật sản xuất capsule: sử dụng công nghệ chế tạo capsule hàng đầu thế

giới của Mỹ và Canada, năng suất chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Dược điền Mỹ

(USP) và Dược điền châu Âu (EUP), máy móc thiết bị quy trình sản xuất capsule được

nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Mỹ, Canada và Bungari.

- Về kỹ thuật sản xuất ống kiêm tiêm, dây truyền dịch dùng một lần: công ty ứng

dụng công nghệ polymer, công nghệ lắp ráp, đóng gói tuyệt trùng của Hàn Quốc, chất

lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất

chính được nhập khẩu từ Hàn Quốc, linh kiện phụ tùng, nguyên liệu được nhập từ nhiều

nước như Mỹ, Trun g Quốc, Đài Loan và Singapore. Tất cả các nhà máy của công ty đều

đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.

Hệ thống kho lạnh bảo quản hàng hóa đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc

GSP. Phòng kiểm tra chất lượng của công ty đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong phòng thí

nghiệm GLP.

1.2.Đinh hương phat triên

Nhiệm vụ chiến lược của Công ty là xây dựng Công ty trở thành một trong những

Công ty Dược phẩm quốc gia phát triển vững mạnh toàn diện, dẫn đầu trong lĩnh vực sản

xuất kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và trang thiết bị, dụng cụ y

tế đạt mức doanh thu 1.000 tỷ đồng vào năm 2010 và tăng trưởng mỗi năm từ 30% trở

lên cho những năm 2015 và những năm tiếp theo.

Điều kiện thị trường đang tạo cơ hội thuận lợi cho Công ty mở rộng hoạt động

kinh doanh của mình. Các kế hoạch phát triển như: xây dựng mới thêm nhà máy Capsule

2, Vikimco 2, đầu tư trang thiết bị, phát triển hệ thống phân phối.v.v... khi thực hiện hoàn

tất sẽ đưa Công ty đi vào giai đoạn tăng trưởng mới.

Công ty tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và

nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và từng bước thay thế dần các sản phẩm nhập khẩu

từ đó.

Công ty còn tiếp tục xây dựng lại Nhà máy sản xuất Dược phẩm theo tiêu chuẩn

GMP theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị

công nghệ cao của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Châu Âu, nên sản xuất được nhiều sản phẩm

đạt tiêu chuẩn Quốc tế, cạnh tranh tốt với hàng ngoại nhập, hàng sản xuất trong nước, và

đã nhận được nhiều đơn đặt hàng của các chương trình y tế quốc gia, góp phần hoàn

thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Các dự án dự kiến thực hiện từ 2010 – 2015:

- Trung tâm liên hợp Dược phẩm Cửu Long với tổng vốn đầu tư: 1.000 tỷ VND

- Trung tâm nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm (R/D) với tổng vốn đầu

tư: 2.000.000 USD

- Nhà máy sản xuất thuốc tiêm, nhỏ mắt đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với tổng vốn

đầu tư: 36 tỷ VND

- Đầu tư ứng dụng CNTT: Hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP) với tổng vốn đầu

tư: 1.500.000 USD

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TINH HINH KINH TẾ VI MÔ VA PHÂN TÍCH

NGANH

2.1. Phân tich kinh tê vi mô:

2.1.1. Anh hương cua nên kinh tê toan câu

Trong tình trạng nền kinh tế Thế Giới suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và

do xảy ra lạm phát lãi suất biến động liên tục đã tạo nên một bức tranh ảm đạm của nền

kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế quốc tế có thể ảnh hưởng

đến triển vọng xuất khẩu của công ty, sự cạnh tranh về giá từ các đối thủ cạnh tranh nước

ngoài mà công ty phải đương đầu, hay lợi nhuận mà công ty đạt được từ đầu tư nước

ngoài.

Và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng và nợ thế chấp bất động sản

dưới chuẩn vào mấy năm gần đây đã lan rộng và thật nghiêm trọng. Các thị trường cổ

phiếu ở hầu hết các nước đều bị ảnh hưởng nặng nề, với suất sinh lợi bình quân điển hình

thấp.

2.1.2. Anh hương cua nên kinh tê vi mô nội đia

Nền kinh tế vĩ mô là môi trường trong đó tất cả các doanh nghiệp đang hoạt

động. Đánh giá tình trạng kinh tế đất nước để dự đoán sự vận động của thị trường chứng

khoán và doanh nghiệp.Khả năng dự báo nền kinh tế vĩ mô có thể dẫn đến kết quả đầu tư

mang tính đầu cơ. Nhưng không đủ và chính xác để dự báo tốt nền kinh tế vĩ mô. Chúng

ta phải dự báo nền kinh tế vĩ mô tốt hơn cácđối thủ cạnh tranh thì mới có được thu nhập

khác thường. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét tổng quan một số chỉ tiêu then chốt

phản ảnh ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán:

2.1.2.1.Tông san phâm quốc nội (GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP là chỉ tiêu đo lường tổng sản phẩm hàng hóa và

dịch vụ của nền kinh tế.Khi GDP tăng trưởng nhanh cho thấy nền kinh tế đang mở rộng

với cơ hội to lớn cho doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận.Một số đo phổ biến

khác về sản lượng của nền kinh tế là sản lượng công nghiệp. Thống kê này cho chúng

ta thước đo về hoạt động kinh tế được tập trung một cách thu hẹp hơn vào khía cạnh

công nghiệp chế tạo của nền kinh tế.

Năm 2010 nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trên đà hồi phục từ cuối

năm ngoái, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng đều có bước cải thiện đáng ghi nhận.

Theo số liệu công bố tại cuộc họp giao ban của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24-6, tốc độ

tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm đạt 6-6,1% so với cùng kỳ năm ngoái1. Dự

báo, tăng trưởng GDP quý III/2010 đạt khoảng 7,18% và cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%,

vượt chỉ tiêu trên 6,5% đã được Quốc hội thông qua 2. Trong xu thế phục hồi kinh tế toàn

cầu và do sản xuất trong nước đang lấy lại đà tăng trưởng nên các thành viên chính phủ

có chung nhận định tốc độ tăng trưởng GDP của quí III và quí IV năm 2010 sẽ tăng cao

hơn tốc độ tăng trưởng quí I và quí II năm 2010. Và theo Ban chấp hành trung ương

Đảng thảo luận đã đề ra mục tiêu: Từ năm 2010 đến 2015 tốc độ tăng trưởng GDP bình

quân đạt 7 - 7,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 2.000 USD, tăng

1,7 lần năm 2010; Năng suất lao động năm 2015 gấp 2 lần năm 20103. Điều này giúp

chúng ta có cơ sở dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng đến năm 2015. Như

vậy cùng với sự phát triển nền kinh tế, nhu cầu chăm lo sức khỏe của người dân sẽ càng

cao tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp Dược cũng như hoạt động sản xuất

kinh doanh của Dược Cửu Long (DCL), đồng thời ảnh hưởng đến giá cổ phiếu DCL trên

thị trường chứng khoán.

2.1.2.2. Việc lam

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ những người chưa tìm được việc làm trong tổng số lực

lượng lao động (lực lượng lao động là những người đang làm việc hoặc đang tích cực tìm

kiếm việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp đo lường mức độ hoạt động hết công suất của nền kinh

tế. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

không cao và dẫn đến lợi nhuận thấp.

1

2

3

Nguồn nhân lực giữ một vai trò chủ thể quan trọng của quá trình sản xuất. Tuy

nhiên, ở Việt Nam số người cao tuổi (trên 60 tuổi-hiện khoảng 6,3 triệu người, chiếm

7,5% dân số cả nước) có chiều hướng gia tăng nhờ điều kiện sống và chăm sóc y tế được

nâng cao. Trong 10 năm tới, cả nước phải đảm bảo an sinh xã hội cho 10 triệu người 60

tuổi trở lên các khoản lương hưu, trợ cấp, chăm sóc sức khỏe …Sức khỏe là vấn đề quan

trọng và rất được quan tâm ở những người lớn tuổi. Hiểu rỏ khúc thị trường nhu cầu về

sức khỏe của người lớn tuổi đem lại sẽ là cơ hội để DCL nghiên cứu, phát triển những

sản phẩm cần thiết, phù hợp, kèm theo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Nhiều phụ nữ có thể có xu hướng sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng và

dược mỹ phẩm nhiều hơn. Đây là cơ hội cho các công ty sản xuất những sản phẩm này

đáp ứng nhu cầu khách hàng. DCL cũng đang đầu tư rất nhiều cho việc nghiên cứu và

phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm cùng với hệ thống phân phối

tốt công ty có thể vận dụng tốt cơ hội này. Ngành dược là 1 ngành thiết yếu của cuộc

sống, nên khi ngành dược phát triển taoh nhiều công ăn việc làm cho xã hội góp phần ảnh

hưởng tích cực đến giá cổ phiếu DCL trên thị trường chứng khoán.

Tổng số cán bộ, công nhân viên của công ty Dược Cửu Long là 913 người, trong đó:

- Nhân sự có trình độ trên đại học: 10 người.

- Nhân sự có trình độ đại học và cao đẳng: 198 người.

- Nhân sự có trình độ trung cấp: 330 người

- Nhân sự có trình độ sơ cấp và công nhân: 375 người.

2.1.2.3. Lạm phat

Lạm phát là tỷ lệ gia tăng của mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ . Thông

thường, tỷ lệ lạm phát cao thường gắn liền với những nền kinh tế ‘quá nóng’, nghĩa là

những nền kinh tế có cầu hàng hóa và dịch vụ vượt mức so với công suất sản xuất, dẫn

đến áp lực tăng giá. Hầu hết chính phủ các nước đều cố gắng đạt được sự cân đối trong

các chính sách kinh tế. Bằng cách kích cầu nền kinh tế đủ để duy trì trạng thái gần như

toàn dụng lao động, nhưng không quá nhiều đến mức dẫn đến áp lực lạm phát. Sự đánh

đổi giữa lạm phát và thất nghiệp là trọng tâm của nhiều tranh luận về chính sách kinh tế

vĩ mô. Người ta vẫn còn nhiều bất đồng về chi phí tương đối của những chính sách này

cũng như tình trạng tương đối dễ tổn thương của nền kinh tế trước các áp lực này vào một

thời điểm bất kỳ. Sự gia tăng lạm phát trong ngắn hạn có thể dẫn đến lãi suất danh nghĩa

cao hơn. Trong bối cảnh này, tổng sản lượng sẽ giảm. Với nguyên vật liệu đắt đỏ hơn,

công suất sản xuất của nền kinh tế sẽ giảm, cũng như khả năng mua sắm hàng hóa hiện

đã tăng giá của các cá nhân và GDP cũng giảm.

2.1.2.4. Lai suât

Khi lãi suất cao làm giảm giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai, các dự án đầu

tư sẽ trở nên mạo hiểm hơn chính vì vậy làm giảm sức thu hút của các cơ hội đầu tư . Vì

lý do này, lãi suất thực là yếu tố then chốt quyết định chi phí đầu tư kinh doanh. Cầu đối

với nhà ở và những hàng hóa tiêu dùng lâu bền giá cao thường được thanh toán bằng vốn

vay trong thời gian dài như ô tô cũng hết sức nhạy cảm với lãi suất vì lãi suất ảnh hưởng

đến các khoản thanh toán lãi vay.

Mức lãi suất được coi là yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng nhất cần xem xét trong

phân tích đầu tư. Các dự báo về lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến dự báo suất sinh lợi trên

thị trường chứng khoán có thu nhập cố định. Nếu bạn kỳ vọng lãi suất sẽ tăng nhiều hơn

so với quan điểm chung, bạn sẽ muốn tránh xa các chứng khoán có thu nhập cố định dài

hạn. Có thể nói sự gia tăng lãi suất có xu hướng là những tin xấu đối với thị trường cổ

phiếu. Sự gia tăng lãi suất bất ngờ nói chung gắn liền với sự giảm sút của thị trường cổ

phiếu. Vì thế, một kỹ thuật ưu việt để dự báo lãi suất sẽ có giá trị to lớn đối với một nhà

đầu tư đang cố gắng xác định cách phân bổ tài sản tốt nhất cho danh mục đầu tư của

mình.

Khi nói chính sách tiền tệ rõ ràng có thể ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa, người

ta vẫn tranh luận đáng kể về khả năng ảnh hưởng đến lãi suất thực của các chính sách

này. Nhiều người đồn g ý rằng, trong dài hạn, tác động tối hậu của sự gia tăng cung tiền

sẽ là sự gia tăng mức giá, chứ không có tác động lâu dài gì đến hoạt động kinh tế thực.

Do đó, tỷ lệ tăng trưởng cung tiền nhanh chóng cuối cùng sẽ dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao

và lãi suất danh nghĩa cao tương ứng, chứ không có tác động lâu dài đối với lãi suất thực.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, thay đổi cung tiền có thể ảnh hưởng nhiều đến lãi suất thực.

Khi lãi xuất tăng sẽ tạo ảnh hưởng và biến động mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán

nói chung và tình hình gia s cổ phiếu của công ty DCL nói riêng .Khi lãi suất tăng giá cả

dược phẩm của công ty dược Cửu Long cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng nhưng việc đau là

phải uống là việc đương nhiên nên người tiêu dùng không thể hạn chế được nhu cầu của

mình.

2.1.2.5. Thâm hut ngân sach

Thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang là sự chênh lệch giữa thu và chi ngân

sách của chính phủ. Bất kỳ mức thiếu hụt ngân sách nào cũng đều được bù đắp bằng cách

vay mượn của chính phủ. Và giá trị vay mượn lớn của chính phủ có thể gây sức ép làm

tăng lãi suất thông qua tăng tổng cầu tín dụng trong nền kinh tế. Nói chung, các nhà kinh

tế tin rằng vay mượn chính phủ thái quá sẽ ‘chèn lấn’ vay mượn tư nhân và đầu tư bằng

cách buộc lãi suất tăng lên và ức chế đầu tư kinh doanh.

2.1.2.6. Thai độ

Yếu tố thái độ bi quan và lạc quan của người tiêu dùng và nhà sản xuất về nền kinh tế

cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh tế.

Cuộc hợp Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tại TP.HCM bà Phạm Khánh

Phong Lan, Phó giám đốc Sở y tế TP.HCM đã nêu lên một vấn đề lớn trong tâm lý người

dân tạo nên nguy cơ cho ngành Dược Việt Nam, trong đó có DCL là: Đa phần người dân

Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội, họ luôn mang tâm lý cho rằng “thuốc ngoại, thuốc đắt

là thuốc tốt”.Một yếu tố quan trọng là sự hiểu biết của người tiêu dùng về thuốc rất hạn

chế, thuốc có cùng thành phần nhưng khác tên về biệt dược và không giống tên trong đơn

thuốc không dám mua và sử dụng. Trong khi đó một tình trạng đang diễn ra hiện nay mà

báo chí thường nhắc đến là các bác sĩ hay kê toa thuốc ngoại vì nó cho tác dụng nhanh

hơn và chi hoa hồng nhiều hơn , xu hướng này trong tương lai sẽ gây rất nhiều khó khăn

cho ngành Dược nói chung và DCL nói riêng.

Trong cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, con người

ngày càng quan tâm bảo vệ sức khỏe toàn diện và có quan niệm phòng bệnh hơn chữa

bệnh các nước phát triển có xu hướng ưa chuộng các thực phẩm chức năng hơn là thuốc.

Và nhu cầu làm đẹp của phụ nữ là nhu cầu tất yếu, vì vậy khi thu nhập của ngày càng ổn

định và tăng lên cùng với cuộc sống ngày càng bận rộn hơn, để tiết kiệm thời gian làm

đẹp và chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa các bệnh về sau. Nhiều phụ nữ có thể có xu

hướng sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm nhiều hơn. Đây là

cơ hội cho các công ty sản xuất những sản phẩm này đáp ứng nhu cầu khách hàng. DCL

cũng đang đầu tư rất nhiều cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm chức

năng và dược mỹ phẩm cùng với hệ thống phân phối tốt công ty có thể vận dụng tốt cơ

hội này. Ngành dược là 1 ngành thiết yếu của cuộc sống, nên khi ngành dược phát triển

taoh nhiều công ăn việc làm cho xã hội góp phần ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu

DCL trên thị trường chứng khoán.

2.1.3. Anh hương cua cac cu sốc cung va câu

Cú sốc cầu là một sự kiện ảnh hưởng mạnh đến cầu hàng hóa và dịch vụ trong nền

kinh tế. Ví dụ về những cú sốc cầu khả dĩ là việc giảm thuế suất, tăng cung tiền, tăng chi

tiêu chính phủ, hay tăng cầu hàng xuất khẩu của nước ngoài.

Cú sốc cung là một sự kiện tác động đến công suất và chi phí sản xuất. Ví dụ về

các cú sốc cung là sự thay đổi giá dầu nhập khẩu; băng tuyết, lũ lụt, hay hạn hán có thể

tàn phá sản lượng hoa màu lớn; thay đổi trình độ giáo dục của lực lượng lao động trong

nền kinh tế; hay thay đổi mức lương mà lực lượng lao động sẵn lòng làm việc để nhận

được.

Đặc điểm của các cú sốc cầu là hiện tượng tổng sản lượng dịch chuyển theo cùng

chiều với lãi suất và lạm phát.Cũng như sự gia tăng chi tiêu của chính phủ sẽ có xu

hướng kích cầu nền kinh tế và làm tăng GDP. Điều đó cũng có thể làm tăng lãi suất thông

qua tăng cầu vốn vay của chính phủ ,cũng như thông qua những doanh nghiệp mong

muốn vay mượn để tài trợ các dự án mới. Cuối cùng, nó cũng có khả năng làm tăng tỷ lệ

lạm phát nếu cầu hàng hóa và dịch vụ tăng lên ngang bằng hay cao hơn tổng công suất

sản xuất của nền kinh tế.

Và đặc điểm của các cú sốc cung thường là hiện tượng dịch chuyển của tổng sản

lượng theo chiều ngược lại với lạm phát và lãi suất. Cũng như sự tăng mạnh giá dầu nhập

khẩu sẽ có tính chất gây lạm phát vì chi phí sản xuất sẽ tăng, cuối cùng sẽ dẫn đến giá

các hàng hóa tăng sau cùng. Sự gia tăng lạm phát trong ngắn hạn có thể dẫn đến lãi suất

danh nghĩa cao hơn. Trong bối cảnh này, tổng sản lượng sẽ giảm. Với nguyên vật liệu đắt

đỏ hơn, công suất sản xuất của nền kinh tế sẽ giảm, cũng như khả năng mua sắm hàng

hóa hiện đã tăng giá của các cá nhân và GDP cũng giảm.

Phần đông tất cả các công ty đều chịu ảnh hưởng của cú sốc cung cầu, công ty

DCL cũng chịu ảnh hưởng trước những cú sốc cung cầu nhưng ở một mức độ khác nhau

tuỳ thời điểm.

2.1.4. Anh hương cua cac chinh sach cua chinh phu

2.1.4.1. Chinh sach tai khoa

Chính sách tài khoá: Sử dụng chi tiêu và thu thuế của chính phủ với mục đích cụ

thể là bình ổn nền kinh tế. Chính sách tài khoá có thể là phương thức trực tiếp thích hợp

nhất để kích cầu hoặc làm nền kinh tế chậm lại.Khi giảm chi tiêu chính phủ sẽ trực tiếp

làm giảm phát cầu hàng hóa và dịch vụ. Tương tự, khi tăng thuế suất ngay lập tức sẽ

bơm hút thu nhập từ người tiêu dùng về phía chính phủ và dẫn đến giảm tiêu dùng tương

đối nhanh.

Chính phủ theo dõi quản lý tác động của chính sách tài khoá chính phủ là xem

xét thâm hụt hay thặng dư ngân sách, vốn chỉ đơn thuần là chênh lệch giữa thu và chi

ngân sách. Nói thâm hụt lớn có nghĩa là chính phủ chi nhiều hơn đáng kể so với thu ngân

sách qua hệ thống thuế khóa. Ảnh hưởng ròng là làm tăng cầu hàng hóa (thông qua chi

tiêu) nhiều hơn so với làm giảm cầu hàng hóa (thông qua thu thuế), do vậy, kích cầu nền

kinh tế. Việc thực hiện chính sách tài khoá thì cồng kềnh nhưng có tác động khá trực

tiếp đến nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng , công ty dược Cửu

Long cũng chịu tác động mạnh của chính sách tài khoá.

2.1.4.2. Chinh sach tiên tệ

Thông thường , chính sách tiền tệ liên quan đến việc điều chỉnh cung tiền để ảnh

hưởng đến kinh tế vĩ mô và là phần chủ lực trong chính sách về phía cầu. Chính sách này

chủ yếu phát huy tác dụng thông qua tác động đến lãi suất. Tăng cung tiền làm giảm lãi

suất ngắn hạn và cuối cùng khuyến khích cầu đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong dài

hạn, hầu hết các nhà kinh tế tin rằng cung tiền cao hơn chỉ dẫn đến mức giá cao hơn và

không có tác động lâu dài đến hoạt động kinh tế. Do vậy, cơ quan quản lý tiền tệ đứng

trước sự cân bằng khó khăn. Chính sách tiền tệ mở rộng có thể sẽ làm hạ lãi suất và qua

đó kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong ngắn hạn, nhưng những tình huống này cuối cùng

chỉ dẫn đến mức giá cao hơn mà thôi.

So với chính sách tài khoá thì chính sách tiền tệ dễ dàng hoạch định và thực hiện

hơn nhưng có tác động kém tức thời hơn. Chính sách tiền tệ được xác định bởi Hội đồng

thống đốc thuộc Hệ thống dự trữ liên bang. Các thành viên hội đồng do tổng thống bổ

nhiệm với thời hạn 13 năm và chịu sự cô lập với áp lực chính trị. Hội đồng có qui mô

nhỏ vừa đủ và chịu sự quyết định của chủ tịch một cách vừa đủ để có thể hoạch định và

điều phối chính sách một cách tương đối dễ dàng.Việc thực hiện chính sách tiền tệ cũng

khá trực tiếp. Công cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là nghiệp vụ thị trường mở,

trong đó Fed bán hay mua trái phiếu kho bạc đều trên tài khoản riêng của Hệ thống dự trữ

liên bang. Khi mua chứng khoán, Fed chỉ đơn thuần ký séc dẫn đến làm tăng cung tiền.

Ngược lại, khi Fed bán chứng khoán, số tiền thanh toán cho chứng khoán sẽ được rút ra

từ cung tiền. Các hoạt động thị trường mở diễn ra hàng ngày, cho phép Fed điều chỉnh

chính sách tiền tệ.

Nhìn chung, so với chính sách tài khoá thì chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền

kinh tế theo một con đường vòng hơn.. Trong khi chính sách tài khoá trực tiếp kích

thích nền kinh tế hoặc làm cho nó phát triển bớt nóng hơn thì chính sách tiền tệ lại phát

huy tác dụng chủ yếu thông qua tác động đối với lãi suất. Khi tăng cung tiền sẽ làm giảm

lãi suất; điều đó kích cầu đầu tư. Khi số lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, các nhà đầu

tư sẽ nhận ra rằng các danh mục tài sản của họ bao gồm quá nhiều tiền. Trước sự nhìn

nhận đó họ sẽ cân đối lại danh mục thông qua mua những chứng khoán chẳng hạn như

trái phiếu, gây sức ép khiến giá trái phiếu tăng lên và lãi suất giảm. Và trong dài hạn,

các cá nhân có thể gia tăng nắm giữ cổ phiếu cũng như cuối cùng mua các tài sản thực,

giúp trực tiếp kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, so với ảnh hưởng của chính sách tài khoá thì

ảnh hưởng sau cùng của chính sách tiền tệ đối với cầu đầu tư và tiêu dùng thì kém tức

thời hơn.

2.1.5. Anh hương cua chu ky kinh doanh

Nền kinh tế đã trải qua những thời kỳ mở rộng cũng như thu hẹp lặp đi lặp lại, cho

dù chiều dài và độ sâu của các chu kỳ này có thể không đều. Tiến trình lặp đi lặp lại của

suy thoái và phục hồi được gọi là các chu kỳ kinh tế. Như chúng ta đã xem xét những

công cụ mà chính phủ sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế, sự cố gắng duy trì thất nghiệp

thấp và lạm phát thấp. Trước tình hình này, các nền kinh tế dường như không ngừng trải

qua những thời kỳ huy hoàng và những giai đoạn tồi tệ. Yếu tố ảnh hưởng mạnh đến

quyết định phân bổ tài sản chung của nhiều nhà phân tích là việc dự báo liệu nền kinh tế

vĩ mô đang cải thiện hay đang đi xuống. Một dự báo khác lạ hơn so với quan điểm chung

của thị trường có thể có một tác động lớn đối với chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.

Khi nền kinh tế trải qua các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh, lợi

nhuận tương đối của các nhóm ngành khác nhau dự kiến cũng thay đổi.Vì việc mua sắm

những hàng hóa này có thểbị trì hoãn trong thời kỳ suy thoái, nên doanh số bán hàng đặc

biệt nhạy cảm trước tình hình kinh tế vĩ mô.

Các ngành theo chu kỳ khác bao gồm những nhà sản xuất hàng hóa đầu tư, nghĩa

là những hàng hóa được sử dụng bởi các doanh nghiệp khác để sản xuất sản phẩm của họ.

Khi cầu giảm mạnh, ít có công ty nào mở rộng sản xuất và mua sắm hàng hóa đầu tư.Vì

thế ngành sản xuất hàng hóa đầu tư gánh chịu thiệt hại trong thời kỳ suy thoái nhưng làm

ăn khấm khá khi kinh tế mở rộng.

Những ngành phòng thủ là những ngành có độ nhạy với trạng thái của nền kinh tế

thấp hơn bình quân. Công ty Dược Cửu long là thuộc những ngành phòng thủ Ngành này

bao gồm những ngành sản xuất những hàng hóa mà doanh số và lợi nhuận ít nhạy cảm

nhất với trạng thái của nền kinh tế. Các ngành phòng thủ bao gồm các nhà sản xuất và

chế biến lương thực thực phẩm, các hãng dược, và các công ty tiện ích công cộng. Những

ngành này có lẽ sẽ hoạt động tốt hơn so với những ngành khác khi nền kinh tế rơi vào

giai đoạn suy thoái.

Cách phân loại theo chu kỳ và phòng thủ này tương ứng với khái niệm về rủi ro hệ

thống hay rủi ro thị trường được trình bày trong các lý thuyết về danh mục đầu tư. Khi

nhận thức về sức khỏe của nền kinh tế trở nên lạc quan hơn, giá của hầu hết các cổ phiếu

sẽ tăng khi dự báo lợi nhuận tăng. Bởi vì khi đó các công ty theo chu kỳ nhạy cảm nhất

với diễn biến phát triển này, giá cổ phiếu những công ty này sẽ tăng nhiều nhất. Cho nên

các công ty trong những ngành theo chu kỳ sẽ có xu hướng có cổ phiếu có beta cao. Khi

đó, nói chung, cổ phiếu của các công ty theo chu kỳ sẽ thể hiện kết quả tốt hơn khi tin tức

kinh tế trở nên lạc quan, nhưng đôi khi cũng thể hiện những kết quả tệ nhất khi những tin

tức đó xấu đi.Ngược lại, các công ty phòng thủ sẽ có beta thấp và kết quả hoạt động

tương đối ít bị ảnh hưởng bởi tình hình thị trường chung.

2.2.Phân tich nganh

2.2.1. Sư nhạy cam cua chu ky kinh doanh

Có thể nói, phân tích ngành có vai trò quan trọng không kém so với phân tích kinh

tế vĩ mô vì : một ngành khó mà hoạt động tốt khi nền kinh tế vĩ mô đang ốm yếu; tương

tự như vậy, doanh nghiệp trong một ngành đang gặp rắc rối thì thường cũng không hoạt

động tốt được.Ba yếu tố xác định độ nhạy cảm của thu nhập một công ty đối với chu kì

kinh doanh.

- Đô nhay cam cua doanh thu: Các ngành của công ty Dược Cửu Long có trong

nhóm này: thực phẩm, thuốc men và các dịch vụ y tế. Bên cạnh đó các ngành có độ nhyaj

cảm thấp là các ngành mà thu nhập không phải là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến nhu

cầu. Vi dụ như ngành sản xuất thuốc lá.

- Đon bây hoat đông: Là sự phân bỗ giữa biến phí và định phí của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào có lượng biến phí lớn hơn so với mức định phí sẽ ít nhạy cảm hơn đối

với các điều kiện kinh doanh. Và lợi nhuận của những công ty có định phí cao sẽ biến

động mạnh hơn theo doanh số vì chi phí không thể thay đổi để bù đắp cho biến thiên

doanh thu. Các công ty có định phí cao được gọi là những công ty có đòn bẩy hoạt động

cao, vì chỉ cần những dao động nhỏ của chu kỳ kinh tế có thể ảnh hưởng mạnh đến lợi

nhuận.

- Đon bây tai chinh: Là việc sử dụng vốn vay với mục đích tài trợ cho hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp.Các khoản trả lãi vay luôn luôn phải được trả dù kết quả

hoạt động của doanh nghiệp ra sao. Và đây cũng là những khoản định phí , góp phần làm

tăng độ nhạy cảm của lợi nhuận trong các điều kiện kinh doanh khác nhau. Vì thế các

nhà đàu tư sẽ không bao giờ lựa chọn các ngành nhạy cảm thấp đối với chu kỳ kinh

doanh.

2.2.2. Chu ky sống cua nganh

Một chu kỳ sống của ngành điển hình gồm bốn giai đoạn: giai đoạn khởi điểm với

đặc điểm là tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng; giai đoạn củng cố với đặc điểm là tăng

trưởng kém nhanh chóng hơn nhưng vẫn còn nhanh hơn nền kinh tế chung; giai đoạn

chín muồi với đặc điểm là tăng trưởng không nhanh hơn nền kinh tế chung; và giai đoạn

suy thoái tương đối, trong đó tăng trưởng của ngành kém nhanh hơn phần còn lại của nền

kinh tế, hay nói cách khác là thực sự giảm sút.

2.2.2.1. Giai đoạn khơi điêm

Đặc điểm của giai đoạn khởi đầu của ngành thường là một công nghệ mới hay sản

phẩm mới, như đầu máy video hay máy tính cá nhân vào thập niên 80, điện thoại di động

vào thập niên 90, hay thế hệ điện thoại thông minh (smart phone) mới đang được giớ i

thiệu hiện nay. Trong giai đoạn này, thật khó mà dự đoán công ty nào sẽ thành công và

công ty nào sẽ thất bại. Do đó, có rủi ro đáng kể trong việc chọn một công ty cụ thể trong

ngành. Ví dụ, trong ngành điện thoại thông minh, vẫn đang diễn ra cuộc chiến giữa các

công nghệ cạnh tranh nhau như điện thoại iPhone của Apple và Galaxy của samsung, và

không ai đoán đứng được công ty nào sẽ thống lĩnh thị trường điện thoại. ở cấp độ ngành,

doanh số và thu nhập sẽ tăng trưởng với tốc độ cực kỳ nhanh chóng vì sản phẩm mới

chưa bão hòa trên thị trường.

2.2.2.2. Giai đoạn cung cố

Thông thường khi một sản phẩm đã hoàn thành các đơn vị dẫn đầu ngành sẽ bắt

đầu nổi lên. Những công ty sống sót từ giai đoạn khởi sự sẽ ổn định hơn, và thị phần dễ

dàng dự đoán hơn. Cho nên, kết quả của các công ty tồn tại sẽ theo sát hơn với kết quả

của toàn ngành nói chung. Ngành vẫn tăng trưởng nhanh hơn phần còn lại của nền kinh tế

khi sản phẩm thâm nhập thương trường và trở nên được sử dụng phổ biến hơn.

2.2.2.3. Giai đoạn chin mui

Trong thời điểm này, sản phẩm đã đạt đến tiềm năng sử dụng của người tiêu dùng

và sự tăng trưởng tiếp theo chỉ theo sát sự tăng trưởng của nền kinh tế chung. Và sản

phẩm đã trở nên chuẩn hóa hơn nhiều, và các nhà sản xuất buộc phải cạnh tranh với mức

độ nhiều hơn trên cơ sở giá cả. Do đó dẫn đến biên lợi nhuận thu hẹp hơn và gây sức ép

hơn nữa lên lợi nhuận. Các công ty ở giai đoạn này đôi khí có dòng tiền tương đối ổn

định nhưng không ít cơ hội cho mở rộng sinh lợi. Thay vì đầu tư trở lại vào doanh nghiệp

thì dòng tiền được rút ra.

2.2.2.4. Giai đoạn suy thoai

Ơ trong giai đoạn này, ngành có khả năng tăng trưởng chậm hơn tỷ lệ tăng trưởng

của nền kinh tế chung, hay thậm chí còn giảm sút. Điều này có thể là do sự lỗi thời của

sản phẩm, cạnh tranh từ các sản phẩm mới, hay cạnh tranh từ các nhà cung ứng mới có

chi phí thấp.

Bất kì ở trong giai đoạn nào trong vòng đời của ngành thì việc đầu tư vào ngành là

hấp dẫn hơn cả. Tuy nhiên các nhà đầu tư nên tìm kiếm các công ty trong những ngành

tăng trưởng cao. Nếu giá chứng khoán cho thấy khả năng tăng trưởng cao, thì việc kiếm

tiền từ nhận thức đó xem ra đã quá muộn. Hơn nữa, tăng trưởng cao và lợi nhuận béo bở

khuyến khích cạnh tranh từ các nhà sản xuất khác. Việc khai thác các cơ hội lợi nhuận

dẫn đến những nguồn cung mới mà cuối cùng làm giảm giá, giảm lợi nhuận và suất sinh

lợi đầu tư, và cuối cùng làm giảm tăng trưởng. Và đây là động học ẩn chứa đàng sau sự

tiến bộ từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo trong vòng đời của ngành.

2.2.3. Cơ câu va kêt qua nganh

Sự chín muồi của một ngành luôn luôn liên quan đến những thay đổi thường

xuyên trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp.Tuy nhiên , chúng ta sẽ xem xét

mối quan hệ giữa cơ cấu ngành, chiến lược cạnh tranh và lợi nhuận.

Michael Porter đã làm rõ 5 yếu tố xác định sự cạnh tranh: mối đe dọa sẽ xâm nhập

thị trường từ những đối thủ cạnh tranh mới, tính kình địch giữa các đối thủ cạnh tranh

hiện hữu, áp lực giá từ các sản phẩm thay thế, thế lực đàm phán từ khách hàng, và thế lực

đàm phán từ nhà cung cấp.

2.2.3.1. Mối đe doạ xâm nhâp

Phần lớn các công ty mới tham gia vào ngành luôn gây sức ép lên giá cả và lợi

nhuận. Kể cả nếu một công ty chưa bước vào ngành, tiềm năng tham gia của công ty

cũng gây sức ép lên giá cả vì giá cao và biên lợi nhuận cao sẽ khuyến khích sự tham gia

ngành của các đối thủ cạnh tranh mới. Vì vậy, các hàng rào ngăn cản sự gia nhập ngành

có thể là một yếu tố then chốt quyết định lợi nhuận của ngành. Và rào cản có thể có nhiều

hình thức.Như các doanh nghiệp hiện hữu có thể đã có các kênh phân phối bảo đảm cho

các sản phẩm của họ dựa vào những mối quan hệ lâu dài với khách hàng hay nhà cung

ứng mà một công ty mới tham gia ngành phải tốn kém mới có thể thiết lập được. Yếu tố

trung thành với thương hiệu cũng có thể làm cho các công ty mới khó thâm nhập thị

trường và mang lại cho các công ty sự định giá tùy ý hơn. Tri thức riêng hay sự bảo hộ

bằng phát minh cũng có thể mang lại cho các công ty lợi thế trong việc phục vụ thị

trường. Cuối cùng, kinh nghiệm của công ty hiện hữu trên thị trường có thể mang lại cho

công ty lợi thế chi phí hơn nhờ vào quá trình nhận thức học hỏi diễn ra theo thời gian.

2.2.3.2. Cạnh tranh cua đối thu hiện co

Khi xuất hiện một vài đối thủ cạnh tranh cùng ngành, thì sẽ có sự cạnh tranh về giá

và biên lợi nhuận thấp hơn khi các đối thủ tìm cách mở rộng thị phần. Sự tăng trưởng

chậm của ngành góp phần vào sự cạnh tranh này bởi vì sự mở rộng của công ty phải đạt

được bằng sự tổn thất thị phần của một đối thủ cạnh tranh khác. Yếu tố định phí cao

cũng tạo ra áp lực làm giảm giá vì định phí gây sức ép mạnh hơn buộc các công ty phải

hoạt động ở mức gần hết công suất. Những ngành sản xuất ra những sản phẩm tương đối

đồng nhất cũng chịu sức ép về giá nhiều hơn vì các công ty không thể cạnh tranh trên cơ

sở khác biệt sản phẩm.

Hiện nay, mức độ cạnh tranh trong ngành dược khá cao vì:

-Dược là một ngành có khá nhiều đối thủ cạnh tranh (tính đến tháng 7 năm 2011,

cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc trong đó có 98 doanh nghiệp sản

xuất thuốc tân dược, chiếm 55,1 % và 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu ngoài

ra còn có 5 doanh nghiệp sản xuất Vaccin, sinh phẩm y tế) .

-Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh có thể khẳng định đến

thời điểm hiện nay thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường

với các đặc thù riêng có của một ngành kinh doanh đặc biệt.

-Các doanh nghiệp Dược trong nước hiện nay chỉ có thể bào chế các loại thuốc

thông thường, cạnh tranh nhau trong thị trường nội địa nhưng khi Việt Nam gia nhập

WTO, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ ngày càng nhiều hơn và theo lộ trình cam kết của

Việt Nam gia nhập WTO thì kể từ năm 2009 thị trường dược nội địa chỉ được bảo hộ ở

mức rất thấp (chỉ còn lĩnh vực phân phối là chưa mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài).

Và đến khi hết thời hạn bảo hộ thì ngành Dược sẽ có một môi trường cạnh tranh gay gắt

hơn. Lúc đó các doanh nghiệp Dược trong nước sẽ phải đối đầu với các tập đoàn đa quốc

gia có công nghệ hiện đại, năng suất cao.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp dược Việt Nam chủ yếu là phục vụ cho thị

trường nội địa nên việc xác định đối thủ cạnh tranh sẽ dựa vào thị phần của các công ty

trong ngành Dược Việt nam. Theo thống kê của cục quản lý dược Việt Nam Dược Cửu

Long được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam và

đứng thứ 7 trong top 10 doanh nghiệp có doanh thu đứng đầu ngành dược ( 6 doanh

nghiệp đứng đầu thuộc các doanh nghiệp nước ngoài ).

Đối thủ cạnh tranh của DCL trong ngành công nghiệp dược Việt Nam là tất cả các

công ty đang hoạt động trong ngành như: Dược Hậu Giang ,Domesco, Imexpharm,

Trapaco, dược Viễn Đông và OPC…Trong đó Domesco đứng thứ 2 với thị phần tiêu thụ

nội địa là 4,67% và Imexpharm đứng thứ 3 với thị phần 3,72% (tính đến hết quý

I/2010) . Đây là 2 đối thủ quan trọng của DCL

2.2.3.3. Sưc ep tư san phâm thay thê

Sức ép của sản phẩm thay thế có nghĩa là ngành đứng trước sự cạnh tranh từ

những công ty trong các ngành có liên quan. Sự sẵn có các sản phẩm thay thế làm hạn

chế mức giá có thể thu được từ người tiêu dùng.Tuy nhiên, Nhu cầu dược phẩm là một

nhu cầu thiết yếu không có sản phẩm có thể thay thế thuốc chửa bệnh vì thế áp lực từ sản

phẩm thay thế đối với ngành Dược là không đáng kể.

2.2.3.4. Quyên lưc cua ngươi mua

Khi khách hàng mua một tỷ phần lớn sản lượng của ngành, khách hàng đó sẽ có

thế lực đàm phán mạnh và có thể đòi hỏi thương lượng về sự nhượng bộ giá. Ví dụ, các

nhà sản xuất ô tô có thể gây sức ép với các nhà cung ứng phụ tùng linh kiện ô tô. Điều

này làm giảm lợi nhuận của ngành phụ tùng ô tô.

2.2.3.5. Quyên lưc cua nha cung câp

Nếu một nhà cung cấp một yếu tố đầu vào then chốt có sự kiểm soát độc quyền

đối với sản phẩm, nhà cung ứng có thể đòi hỏi mức giá cao hơn bình thường cho yếu tố

đầu vào đó và ép lợi nhuận của ngành. Một trường hợp đặc biệt của vấn đề này có liên

quan đến lực lượng lao động có tổ chức như một nguồn cung ứng đầu vào chính cho quá

trình sản xuất. Các liên đoàn lao động tham gia vào việc thương lượng tập thể để tăng

mức lương trả xứng đáng cho người lao động. Khi thị trường lao động được tổ chức

thành liên đoàn, một tỷ trọng đáng kể lợi nhuận tiềm năng trong ngành có thể được thâu

tóm bởi lực lượng lao động.

Nguyên vật liệu cho ngành Dược: Hiện nay sức mạnh của các nhà cung cấp

nguyên vật liệu chế biến thuốc đối với ngành còn cao vì vậy sức ép từ phía các nhà cung

cấp này lên ngành là cao. Tuy nhiên, hiện nay có một số doanh nghiệp Dược đã xây dựng

được nguồn nguyên liệu riêng do vậy đã chủ động được một phần nguồn nguyên liệu để

sản xuất nhưng tỷ lệ này là rất thấp. Đa số nguồn nguyên liệu dùng cho việc sản xuất

thuốc chủ yếu là nhập khẩu từ các nước Châu Á như : Áo, Ý, Hà Lan, Ấn Độ, Trung

Quốc.

Với hơn 90% nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc nhập khẩu từ nước ngoài , thì

sự lệ thuộc về nguyên liệu của các công ty sản xuất thuốc trong nước và đối với DCL là

rất lớn và sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà cung cấp này tăng giá bán.

2.2.3. Đanh gia mưc độ rui ro cua nganh kinh doanh

Ngành Dược Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Trong giai đoạn 2003–

2011, ngành Dược có mức tăng trưởng trung bình là 16% và được dự báo sẽ còn tiếp tục

tăng . Cụ thể năm 2010 doanh thu tiêu thụ của dược phẩm đạt 1,426 tỷ USD chiếm

1,78% GDP tăng 22% so với năm 2009. Trong đó giá trị sản xuất trong nước chiếm 715

triệu USD tăng 33,8% so với năm 2009 và đáp ứng 50,3% nhu cầu của cả nước. Đến năm

2011 doanh thu tiêu thụ dược phẩm đạt 1,71 tỷ USD tăng 20% so với năm 2010, trong đó

giá trị sản xuất trong nước chiếm 585 triệu USD tăng 20% và đáp ứng 50,17% nhu cầu

của cả nước và theo dự báo của hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt Nam trong năm

2012 doanh thu tiêu thụ dược phẩm có thể lên đến 2,050 tỷ USD tăng 20% so với năm

2011 .

Hệ thống phân phối của ngành Dược hiện nay được thực hiện chủ yếu qua hai

kênh phân phối là phân phối qua hệ thống điều trị (bao gồm phân phối qua bệnh viện,

phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế cấp xã phường …) và hệ thống thương mại (các

chi nhánh, đại lý, nhà phân phối và các nhà thuốc). Mạng lưới phân phối thuốc trong

nước vẫn chưa có sự chuyên nghiệp, hệ thống phân phối của các công ty Dược Việt Nam

còn chồng chéo tranh giành thị trường, chưa đạt được hiệu quả cao.

Hiện nay thuốc giả chiếm thị phần lớn trên thị trường tiêu thụ. Theo báo cáo của

Interpol năm 2010 Việt Nam có đến 406 mẫu thuốc giả đứng thứ 2 so với các nước Đông

Nam Á.

Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới WHO ngành Dược Việt Nam ở mức đang

phát triển. Điển hình trong giai đoạn 2003 - 2011 chi tiêu y tế của người dân tăng cao,

đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm với mức tăng từ 5,11 USD/người/năm (2003) lên đến

19,6 USD (2011) chiếm 1,6% GDP và dự doán đến năm 2012 chi tiêu y tế sẽ tiếp tục

tăng lên đến mức 24 USD/ người/năm. Trên thực tế tuy tăng trưởng cao nhưng mức chi

tiêu cho ngành Dược vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực và vẫn còn thấp rất

nhiều so với mức trung bình thế giới là 40 USD/người/năm . Bên cạnh đó, do đa số

nguồn nguyên vật liệu sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với 90% . Vì

vậy nhìn nhận ở mức khái quát thì ngành dược Việt Nam vẫn còn ở mức phát triển trung

bình - thấp và qui mô của ngành hiện nay vẫn còn nhỏ.

Trong tương lai ngành Dược Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Vì Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới và

thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Theo dự đoán của BMI đến năm 2019 thị

trường ngành Dược có thể đạt tới 6,1 tỷ USD và dân số Việt nam sẽ tiếp tục gia tăng từ

86,8 triệu người (2010) lên hơn 100 triệu người (2019) . Dân số tăng, mức sống người

dân tăng lên kéo theo nhu cầu về dược phẩm cũng tăng. Cùng với mục tiêu của chính phủ

là đến năm 2012 thuốc sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân

và đến năm 2015 là 70%. Điều này tạo nhiều cơ hội để phát triển ngành Dược Việt Nam

trong tương lai.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ BAN VA ĐỊNH GIA CỔ PHIẾU

3.1 Phân tich cơ ban

3.1.1 Hệ thống cac bao cao tai chinh

3.1.1.1 Bang cân đối kê toan

Bang cân đối kê toan 2010 2011 2012I - TAI SAN NGẮN HẠN 528,689,539,732 624,794,596,721 436,647,857,652

 1. Tiên va cac khoan tương đương tiên 24,603,124,131 17,345,964,057 7,772,098,489

 2. Cac khoan đâu tư tai chinh ngắn hạn 3. Cac khoan phai thu ngắn hạn 297,935,454,845 354,744,509,916 250,056,402,628

 4. Hang tồn kho 193,152,251,547 237,780,829,010 163,558,046,018

 5. Tai san ngắn hạn khac 12,998,709,209 14,923,293,738 15,261,310,517

     II - TAI SAN DAI HẠN 263,466,956,794 249,970,911,352 229,251,009,650

 1. Cac khoan phai thu dai hạn

 2. Tai san cố đinh 262,441,960,277 248,816,056,674 228,676,252,230

 3. Lợi thê thương mại 4. Bât động san đâu tư 5. Cac khoan đâu tư tai chinh dai hạn 6. Tai san dai hạn khac 1,024,996,517 1,154,854,678 574,757,420

     Tông cộng tai san 792,156,496,526 874,765,508,073 665,898,867,302

     I - NƠ PHAI TRA 512,291,626,288 607,404,747,528 416,217,166,616

 1. Nợ ngắn hạn 451,523,124,357 556,891,418,196 398,313,382,117

 2. Nợ dai hạn 60,768,501,931 50,513,329,332 17,903,784,499

     II - VỐN CHỦ SỞ HỮU 279,778,926,331 267,408,987,082 249,681,700,686

 1. Vốn chu sơ hữu 279,778,926,331 267,408,987,082 249,681,700,686

 2. Nguồn kinh phi va cac quỹ khac     III - LƠI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 85,943,907 -48,226,537

     Tông cộng nguồn vốn 792,156,496,526 874,765,508,073 665,898,867,302

3.1.1.2 Bao cao kêt qua hoạt động san xuât kinh doanh

Kêt qua hoạt động kinh doanh 2010 2011 20121. Doanh thu ban hang va cung câp dich vu 579,748,719,537 686,633,872,874 637,370,966,110

   2. Cac khoan giam trư doanh thu 22,146,920,540 56,619,763,210 25,542,307,924   3. Doanh thu thuân vê ban hang va cung câp dich vu 557,601,798,997 630,014,109,664 611,828,658,186   4. Giá vốn hàng bán 410,131,319,622 466,344,429,318 440,904,815,831   5. Lợi nhuân gộp vê ban hang va cung câp dich vu 147,470,479,375 163,669,680,346 170,923,842,355   6. Doanh thu hoạt động tài chính 4,758,678,697 2,989,492,031 4,997,363,629

   7. Chi phí tài chính 43,826,739,017 78,807,940,717 63,308,232,855     - Trong đó: Chi phi lãi vay 41,872,580,201 75,482,646,640 62,579,949,937   8. Chi phí bán hàng 67,861,146,182 89,188,715,957 66,854,021,229

   9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 28,694,945,939 30,668,826,369 25,875,189,842

   10. Lợi nhuân thuân tư hoạt động kinh doanh 11,846,326,934 -32,006,310,666 19,883,762,058   11. Thu nhập khác 2,626,609,458 3,037,994,466 2,968,317,734   12. Chi phí khác 2,770,916,898 1,910,466,444 3,131,608,978   13. Lợi nhuân khac -144,307,440 1,127,528,022 -163,291,244   14. Phần lãi (lỗ thuần) trong công ty liên doanh/liên kết   15. Tông lợi nhuân kê toan trươc thuê 11,702,019,494 -30,878,782,644 19,720,470,814

   16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,919,645 383,192 847,041,398   17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -57,334,175 -187,537,792   18. Lợi nhuân sau thuê thu nhâp doanh nghiệp 11,700,099,849 -30,821,831,661 19,060,967,208   18.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số -42,224,254 -34,170,444 -95,733,303   18.2 Lợi nhuân sau thuê cua công ty mẹ 11,742,324,103 -30,787,661,217 19,156,700,511Kêt qua hoạt động kinh doanh 1,196 -3,106 1,932

3.1.2 Phân tich cac chỉ số tai chinh

3.1.2.1 Kha năng thanh toan:

2010 2011 2012DCL DHG DCL DHG DCL DHG

Khả năng thanh toán hiện thời 1.17 3.06 1.12 2.74 1.1 2.78Khả năng thanh toán nhanh 0.74 2.32 0.69 1.79 0.69 2

Kha năng thanh toan hiên thơi cua công ty năm 2011 giam 4% so vơi năm 2010,

năm 2012 giam 6% so vơi năm 2010. Điêu nay cho thây kha năng đam bao băng tai san

cho cac khoan nơ trong ngăn han giam. Tuy nhiên, ty sô kha năng thanh toan hiên thơi

cua công ty qua cac năm vân lơn hơn 1 cho thây doanh nghiêp vân hoat đông kinh doanh

tôt.

Kha năng thanh toan nhanh cua doanh nghiêp giam manh qua cac năm. Năm

2011 giam 6.8% so vơi năm 2010 va năm 2012 chỉ sô nay không đổi. Điêu nay cho thây

tai san đam bao cho cac khoan vay ngăn han cua công ty trong năm 2011, 2012 chu yêu

la hang tôn kho. Sơ di chỉ sô nay giam nghiêm trong trong năm 2011 do lương hang tôn

kho năm 2012 tăng trong năm dân đên tỉ sô thanh toan nhanh cua công ty năm 2011

giam . Trong năm 2012 lương hang tôn kho cua công ty giam điêu nay giúp cho chỉ sô

nay không biên đông nhiêu trong năm 2012. Qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ta thây cac

chỉ sô nay cua công ty be hơn 1, cac chỉ sô thanh toan nhanh hiên đang ơ mưc thâp. Nó

cho thây tinh hinh hoat đông cua công ty đang găp khó khăn. Hang tôn kho thương có

tinh thanh khoan kem nhât trong cac tai san lưu đông cua công ty va chúng la tai san có

kha năng bi thiêt hai nhât trong trương hơp thanh ly. Khi công ty găp khó khăn vê tai

chinh, cân tra nơ cac khoan vay ngăn han trong thơi gian ngăn công ty se găp khó khăn

rât lơn.

3.1.2.2 Cac chi sô quan ly tai san:

2010 2011 2012DCL DHG DCL DHG DCL DHG

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

2.12 2.93 1.96 2.49 2.7 2.91

Thời gian giải tỏa hàng tồn kho

169.54 122.99 183.56 144.66 133.55 123.89

Tỷ số vòng quay khoản phải thu

1.87 4.56 1.78 5.08 2.45 5.1

Ngày thu tiền bình quân

192.35 78.95 202.71 70.81 147.13 70.54

Vòng quay tài sản cố định

2.12 6.7 2.53 5.42 2.68 5.67

Ty sô vong quay hang tôn kho trong năm 2010 va 2011 thi công ty dươc Cửu

Long, tăng giam manh trong năm 2011 va tăng lai trong năm 2012. Dê nhân thây răng

trong 2 năm 2011-2012 công ty đã kinh doanh rât hiêu qua. Điêu nay cho thây trong năm

2012 công ty đã giữ lương hang tôn kho lai rât hơp ly. Tuy nhiên tỉ sô vong quay hang

tôn kho cua công ty DCL nhỏ hơn rât nhiêu so vơi công ty DHG.

Thơi gian giai tỏa hang tôn kho cũng phan anh tinh hinh hang tôn kho cua công

ty. Trong trong năm 2010 va 2011 thi thơi gian giai tỏa hang tôn khocua công ty tương

đôi cao, đăc biêt la trong năm 2011 thơi gian nay con tăng lên rât nhiêu. chinh vi thê lam

lương hang tôn kho cua công ty tăng đôt biên trong năm 2011. Tuy nhiên viêc tăng lương

hang tôn kho cua công ty la xu thê chung cua nganh dươc (công ty DHG trong năm 2011

thơi gian giai tỏa hang tôn kho cũng tăng kha manh, do tinh hinh kinh tê năm 2011 tương

đôi bât ổn). Nhưng trong năm 2012 cùng vơi viêc nên kinh tê tăng trương trơ lai va

những nổ lực cua công ty trong năm 2012 đã lam thơi gian giai tỏa hang tôn kho cũng

như hang tôn kho cua công ty đã giam manh so vơi năm 2010-2011.

Ty sô vong quay khoan phai thu cua công ty tương đôi thâp so vơi công ty DHG.

Va cac năm khoan cach giữa ty sô nay cua 2 công ty đang rút ngăn dân. Ty sô nay nhin

chung la có tăng,cùng vơi viêc giam sô ngay thu tiên binh quân cho thây công ty đang

dân hoan thiên chinh sach ban tin dung cua minh, lam cho công ty không bi chiêm dung

vôn va tranh rui ro mât vôn trong viêc ban tin dung.

Vong quay tai san cô đinh cua công ty cao thâp rât nhiêu so vơi công ty DHG.

Đây la tin hiêu bât ổn cho thây trinh đô quan ly tai san cô đinh cua công ty đang có vân

đè, không tao ra nhiêu lơi nhuân cho công ty. Nhưng nhin chung tỉ sô nay tăng qua từng

năm, cho thây công ty đang dân khăt phuc tinh, cai thiên viêc quan ly tai san cô đinh cua

minh.

3.1.2.3 Ty sô quan tri nơ:

2010 2011 2012DCL DHG DCL DHG DCL DHG

Tỷ số nợ 64.67% 29.16% 69.44% 30.18% 62.5% 28.36%Tỷ số thanh toán lãi vay

27.95% - -40.91% - 31.51% -

Ty sô nơ cua công ty kha cao va tăng qua trong năm2011,giam năm 2012 cac nha

đâu tư rât thich vơi tỉ sô nơ kha cao nay, tỉ sô nơ nay cho thây răng thu nhâp dự tinh

cua cac cổ đong se tăng lên.Ty sô nơ đang cao hơn măt băng chung cua cac công ty

cùng nganh, đây la dâu hiêu đang bao đông, nó se lam cho công ty phai mât nhiêu chi

phi vay hơn trong viêc huy đông vôn.

3.1.2.4 Ty sô kha năng sinh lơi:

2010 2011 2012 TB ngànhDCL DHG DCL DHG DCL DHG

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

(ROS)

2% 18.73% -5% 16.68%

3% 16.58%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

(ROA)

3% 20.95% -7% 27.89%

6% 26.73% 14%

Lợi nhuận trên vốn cổ phần

thường (ROE)

4% 29.77% -12% 30.08%

8% 28.79% 22%

Ty suât sinh lơi trên doanh thu (ROS) cua công ty dươc Cửu Long tăng nhẹ

qua cac năm. Nhưng ty sô nay vân rât thâp so vơi TB nganh va cac công ty khac.

Điêu nay cho thây công ty đang phai đôi măt vơi vân đê chi phi, viêc quan ly chi phi

cua công ty chưa hiêu qua.

Ty suât sinh lơi trên tổng tai san (ROA): ty lê nay cũng manh giam qua cac

năm va trong năm 2010, 2011, 2012 ty lê ROA không chỉ nhỏ hơn công ty DHG, nhỏ

hơn ty lê trung binh cua nganh thực phâm ma ty sô nay con âm. Viêc ROA giam va

không đat đươc chuân cua nganh. Trinh đô quan ly chi phi, va trinh đô quan ly tai

san cua doanh nghiêp không đat hiêu qua, viêc đâu từ sử dung tai san cô đinh trong

viêc san xuât va viêc phâm bổ chi phi không hơp ly đã lam cho ty lê nay giam manh.

Lơi nhuân trên vôn chu sơ hữu (ROE): tuy chỉ suât sinh lơi trên doanh thu

va ty suât sinh lơi trên tổng tai san trong năm 2011 giam năm 2012 tăng nhưng vân

nhỏ hơn trung binh nganh nhưng lơi nhuân trên vôn cổ phân thương thương ROE

tăng. Điêu nay chưng minh răng tuy công ty đang găp khó khăn trong viêc quan ly chi

phi va san ly tai san cua doanh nghiêp nhưng viêc huy đông vôntừ phat hanh cổ phiêu

cua công ty vân đang dân đươc cai thiên.

3.1.2.5 Ty sô đanh gia thu nhâp:

2010 2011 2012 TB ngành

Thu nhập trên mỗi cổ phần 1.196 -3.106 1.932 5.605Cổ tức trên mỗi cổ phần 239 - - -Chỉ số chi trả cổ tức 20% - - -

- EPS cho biết nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần họ đang nắm

giữ hàng năm là bao nhiêu. EPS của DCL qua 3 năm cho thấy khoản thu nhập trên

mỗi cổ phiếu của công ty đang tăng giảm không đều.

- DPS là khoản lợi tức trên cổ phần họ nắm giữ.

- Chi trả cổ tức là chỉ số cho biết lợi ích của cổ dông chiếm bao nhiêu phần trăm

trong thu nhập.

Ta thây thu nhâp trên môi cổ phân cua công ty tương đôi thâp có năm 2011 con

âm va so vơi nganh dươc thi thâp hơn rât nhiêu.

3.1.2.6 Ti sô triên vong phat triên:

2010 2011 2012 TB ngànhGiá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E) 8.11 -5.02 16.3 9.1Giá trên giá trị sổ sách của cổ phiếu (P/B) 34% 58% 124% 197%

Ta thây gia tri P/E cua công ty trong 3 năm đang thâp hơn trung binh nganh rât

nhiêu. Chỉ sô nay lơn hơn 10 lam nhiêu nha đâu tư e ngai khi đâu tư vao cổ phiêu nay.

Gia tri cổ phiêu công ty tuy răng đang đươc đanh gia cao hơn gia tri thực trên sổ

sach va năm 2012 thi P/B lơn hơn 1 điêu nay không tôt đôi vơi viêc thu hút cac nha đâu

tư. Viêc công ty huy đông vôn băng phat hanh cổ phiêu se găp nhiêu khó khăn.

3.2 Đinh gia cô phiêu:

Đinh giá theo mô hình đinh giá theo hê số giá trên thu nhâp P/E:

Giá cố phiếu theo P/E trung bình ngành:

- P/E trung bình ngành là 9.1

- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS là: 3662

P0= P/E * EPS

= 9.1 * 3662 = 33324.2

Giá cổ phiếu theo P/E :

P/E hiện tại của công ty là 6.6

Giá cổ phiếu = 6.6 * 3662 = 24169.2

Vây gia cổ phiêu cua công ty dươc Cửu Long DCL:

Gia cổ phiêu: (33324.2 + 24169.2)/2 = 28746.7

Hiên nay gia cổ phiêu trên thi trương la 24.000 thâp hơn gia tri trực 28.746.7 cua công

ty. Điêu nay có nghia la gia cổ phiêu trên thi trương có xu hương tăng lên cho băng vơi

gia tri thực cua nó. Chinh vi vây cổ phiêu cua công ty dươc Cửu Long nên mua trong thơi

gian nay.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỔ PHIẾU DCL VA RA QUYẾT ĐỊNH

ĐẦU TƯ.

4.1. Phân tich đương binh quân động (MA)

Số bình quân động của một chỉ số cổ phiếu là mức bình quân của chỉ số đó qua

một khoảng thời gian nhất định.

Phân tích cổ phiếu DCL giai đoạn từ tháng 5/2013 đến thời điểm hiện tại 12/11/2013

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được giá cổ phiếu DCL trong 6 tháng qua biến

động liên tục.Từ tháng 5 đến giữa tháng 7 giá cổ phiếu DCL có sự tăng giảm tương

đối và bắt đầu tăng từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 và giữa tháng 9 cho đến tháng

10/2013. Đến ngày 03/10 /2013 đường giá đóng cửa đi lên 2 đường MA báo hiệu cổ

phiếu tăng giá, các nhà đầu tư bắt đầu mua vào các cổ phiếu. Rõ rệt hơn đến ngày

09/10/2013, đường MA ngắn hạn cắt lên trên đường MA dài hạn. Và cổ phiếu đạt giá

đỉnh điểm là 26.500 đồng. Đến ngày 14/10/2013, đường giá đóng cửa bắt đầu đi

xuống báo hiệu xu hướng giảm giá cổ phiếu. Đến ngày 01/11/2013 đường MA ngắn

hạn cắt xuống dưới đường MA dài hạn chỉ ra tín hiệu giảm rõ hơn. Cổ phiếu DCL đã

giảm nhẹ từ đó cho đến bây giờ - 12/11/2013. Dựa vào 2 đường MA và những phân

tích, giá cổ phiếu giảm không biến động nhiều, có xu hướng đi ngang dần, nên rất khó

đoán giá cổ phiếu DCL sẽ tiếp tục đi ngang hay sụt giảm mạnh hoặc tăng mạnh. Thị

trường lúc này số cổ phiếu giao dịch không nhiều cho thấy các nhà đầu tư đang dè

dặt.

4.2. Dai băng Bollinger

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy giữa tháng 06/2013 đến khoảng cuối tháng 7 /2013

cả ba đường: giá, đường SMA ngắn hạn, đường SMA dài hạn gần như trùng nhau tuy

nhiên đường SMA ngắn hạn vẫn không vượt lên trên đường SMA dài hạn. Và trong

khoảng thời gian đầu năm 2013 giá cổ phiếu DCL biến động tương đối, dao động từ

11.000 – 19.000 VND/cp và là thời kỳ biến động giá giảm.

Tuy nhiên vào tháng 10/2013 giá cổ phiếu DCL cũng tiến tới cận trên của

dài Bollinger và cổ phiếu DCL được mua nhiều hơn các tháng trước bởi các nhà đầu tư,

và tại đây đường SMA ngắn hạn cũng bắt đầu cắt trên đường SMA dài hạn. Tuy nhiên,

bắt đầu từ tháng 10/2013 thì giá cổ phiếu có khuynh hướng tăng mạnh, giá đỉnh điểm vào

ngày 09/10/2013 khoảng 26.500 VND/cp, giá cổ phiếu tiến đến cận trên của dải băng

Bolliger điều đó chứng tỏ cổ phiếu DCL được mua nhiều hơn và cũng là tín hiệu bán cho

các nhà đầu tư tại thời điểm này nếu họ đang sở hữu cổ phiếu DCL. Nhưng từ cuối tháng

10 giá cổ phiếu DCL có khuynh hướng giảm. Đúng vây, vào cuối tháng 10/2013 giá cổ

phiếu bắt đầu giảm có những thời điểm giá cổ phiếu nằm dười đường SMA ngắn hạn và

SMA dài hạn cho thấy các nhà đầu tư trên thị trường lúc bấy giờ bán nhiều cổ phiếu DCL

làm cho giá cổ phiếu giảm nhẹ. Hiện nay, giá cổ phiếu DCL có dấu hiệu tăng giảm nhẹ

17/10/2013 cho tới nay dải băng Bollinger đang thu hẹp lại dần chứng tỏ cổ phiếu sẽ có

những chuyển biến rất khó đoán trước.

Tóm lai qua viêc phân tich cơ ban, thi DCL la môt mã cổ phiêu it hâp dân vơi cac

nha đâu tư. Vi thê cac nha đâu tư nên cân nhăc khi ma công ty liên tuc hoat đông kinh

doanh không hiêu qua va tinh hinh kỳ kinh tê khung hoang như hiên nay. Tuy nhiên, thơi

điểm thich hơp mua va ban cổ phiêu để nha đâu tư có lơi thi cân phai phân tich kỹ thuât

để xem xet biên đông gia cổ phiêu trong thơi gian tơi, từ đó đưa ra quyêt đinh mua hay

ban.

Dựa vao những chỉ bao kỹ thuât trên, thi trong thơi gian tơi sưc tăng gia DCL

cũng chỉ dao đông ơ gia xung quanh gia hiên tai la 23.800 đông/cổ phiêu.

Link Tham khao

http://www.cophieu68.vn/snapshot.php?id=DCL

http://pharimexco.com.vn/

http://s.cafef.vn/hose/DCL-cong-ty-co-phan-duoc-pham-cuu-long.chn

https://www.vndirect.com.vn/portal/ho-so-doanh-nghiep/DCL.shtml