29
Chương 1: Chính sách công và hệ thống chính sách công Câu 1: Trình bày khái niệm, chức năng chính sách công và cho 3 VD minh họa Khái niệm: Chính sách công là những hành động ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng. Chức năng của chính sách công: 1.Định hướng : thể hiện ở việc chính sách định hướng hành vi của xã hộivà sự phát triển của sự vật hay sự việc theo mong muốn của chủ thể hoạch định chính sách. nd: quy định mục tiêu và xác định phương hướng khiến hoạt động xã hội từ chỗ phức tạp đa chiều, mâu thuẫn thiếu mục đích trở nên rõ ràng thống nhất có quỹ đạo xác định, phát triển có trật tự; giáo dục hướng dẫn tạo đồng thuận Vd : chính sách phát triển kinh tế thị trường tạo đk cho cấc DN hoạt động 2. Điều khiển- kiểm soát: Tạo ra tác dụng hạn chế, hoặc thúc đẩy với hành vi của xã hội hoặc sự phát triển của sự vật, sự việc Hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp vd: chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế tăng trưởng dân số trong đk phúc lợi còn chưa đảm bảo 3. Điều tiết: điều tiết qhệ lợi ích nhằm đảm bảo sự hài hòa các hoạt động kinh tế xã hội trong tiến trình phát triển; các mối qhệ: mqh gữa các tổ chức CT-XH,mqh quyền lực chính trị, mqh kinh tế... vd:Chính sách định giá tiền điện nhằm hạn chế sd lãng phí nguồn lực

Đề Cương Chính Sách Công

Embed Size (px)

DESCRIPTION

:)

Citation preview

Page 1: Đề Cương Chính Sách Công

Chương 1: Chính sách công và hệ thống chính sách công

Câu 1: Trình bày khái niệm, chức năng chính sách công và cho 3 VD minh họa

Khái niệm: Chính sách công là những hành động ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.

Chức năng của chính sách công:1. Định hướng : thể hiện ở việc chính sách định hướng hành vi của xã hộivà sự phát triển

của sự vật hay sự việc theo mong muốn của chủ thể hoạch định chính sách. nd: quy định mục tiêu và xác định phương hướng khiến hoạt động xã hội từ chỗ phức tạp đa chiều, mâu thuẫn thiếu mục đích trở nên rõ ràng thống nhất có quỹ đạo xác định, phát triển có trật tự; giáo dục hướng dẫn tạo đồng thuậnVd: chính sách phát triển kinh tế thị trường tạo đk cho cấc DN hoạt động

2. Điều khiển- kiểm soát: Tạo ra tác dụng hạn chế, hoặc thúc đẩy với hành vi của xã hội hoặc sự phát

triển của sự vật, sự việc Hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp

vd: chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế tăng trưởng dân số trong đk phúc lợi còn chưa đảm bảo

3. Điều tiết: điều tiết qhệ lợi ích nhằm đảm bảo sự hài hòa các hoạt động kinh tế xã hội trong tiến trình phát triển; các mối qhệ: mqh gữa các tổ chức CT-XH,mqh quyền lực chính trị, mqh kinh tế...

vd:Chính sách định giá tiền điện nhằm hạn chế sd lãng phí nguồn lực

4. Biểu tượng: chính sách có ý nghĩa tượng trưng, không tạo ra kết quả vật chất; không nhấn mạnh tác dụng thực tế, chỉ dừng lại ở quan điểm tư tưởng nhận thức quần chúng xã hộivd: chính sách về quốc hoa,về truyền bá sử dụng tiếng việt của người Kinh

Câu 2. Phân tích bản chất của chính sách công.

ĐN: CSC là.......

Bản chất của CSC:

Là sự biểu đạt tập trung của lợi ích và ý trí giai cấp: - biểu hiện ý chí và lợi ích của một giai cấp xã hội nhât định: trong XH có giai cấp từ nhà nước, chính đảng và những tổ chúc chính trị đều phải đối mặt vs những vấn đề

Page 2: Đề Cương Chính Sách Công

xh phức tạp, chính vì thế họ phải xây dựng các chính sách của mình để phục vụ cho lợi ích chính trị kinh tế - thể hiện tương quan biến đổi của sức mạnh giai cấp,chính vì thế khi hoạch định chính sách đều cân nhác làm thế nào để giữ gìn lợi ích kinh tế củng cố địa vị chính trịcủa mình và làm thế nào làm suy yếu sức mạnh của địch- Phản ánh những biến đổi trong tương quan sức mạnh chính trị giữa các giai cấp trong xã hội- Các giai cấp khác nhau thống trị các giai đoạn lịch sử khác nhau, tương ứng thì bản chất cũng khác nhau nhưng đều là công cụ cơ bản để củng cố địa vị thống trị và quản lý về chính trị của giai cấp

Phục vụ phát triển kinh tế xã hội - Bắt nguồn từ chức năng “song trùng” của nhà nước. NN với vai trò công cụ của GC thống trị có nhiệm vụ duy trì chức năng chính trị và kinh tế.Chính sách và PLuật vì thế cũng mang đ2 này- Nhà nước thường căn cứ vào nhu cầu giai cấp thống trị để tổ chức hoạt động kt xh, phát triển văn hóa khoa học. nó được thể hiện qua chính sách-vd: trong gđ suy thoái những năm 30 của tk XX, chính sách kt của Roosevelt giảm nhé khủng hoảng, đảm bảo uy tín chính trị, giải cứu sự đổ vỡ của nền kinh tế, tạo đk cho xh phát triển cân bằng

Điều tiết mối quan hệ lợi ích :- nd cốt lõi trong bchất là giải quyết vấn đề phân phối lợi ích xã hội. tất cả các chính sách đều thể hiện ở việc phân phối lợi ích xã hội, phải toàn diện,làm rõ trọng tâm- Bản chất chính sách trước hết thể hiện ở tập trung ý chí và lợi ích của một giai cấp(các mối qhệ lợi ích mà chính sách phải điều tiết),thứ 2 là sự phân phối các quan hệ lợi ích trong xã hội cũng phản ánh sự phân phối tổng hợp tổng quát lợi ích toàn diện của thành viên trong xã hội. thứ 3, sự phân phối lợi ích của 1 chính sách là một quá trình động,nó có 4 gđ:lựa chọn lợi ích, tổng hợp,phân phối, thực hiện lợi ích

Câu 3. Các đặc trưng của chính sách công là gì? Một chính sách công gồm những bộ phận nào?

Những đặc trưng quan trọng của CSC là ( 7 đặc trưng): Thứ nhất, chủ thể ban hành CSC là Nhà nước Thứ 2, csc gồm nhiều quyết định có lien quan đến nhau.( phân tích). Thứ 3,các quyết định này là những quyết định hành động.( phân tích). Thứ 4, csc tập trung giải quyết 1 vấn đề đang đặt ra trong đời sống KT-XH theo

những mục tiêu xác định. ( phân tích ).

Page 3: Đề Cương Chính Sách Công

Thứ 5, xét theo nghĩa rộng, CSC bao gồm những việc nhà nước định làm và k định làm ( phân tích).

Thứ 6, CSC tác động đến các đối tượng của CS. ( phân tích). Thứ 7, CSC đc nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của

quốc gia. ( phân tích).

=> những đặc trưng nói trên của CSC cho phép chúng ta có 1 cái nhìn tổng thể về CSC. Vừa thể hiện bản chất của CSC là công cụ định hướng của Nhà nước cho mọi hành vi XH đối vs các quá trình phát triển. Định hướng đó đc thể hiện qua thái độ ứng xử vs những vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh trong đs cộng đồng. Để đạt đc mục tiêu phát triển trước hết CS phải tồn tại trong thực tế, nghĩa là Nhà nc phải hành động thực sự bằng CS. Đk tồn tại của 1 CS là tổng hòa những hành động tích cực theo định hướng chính trị của Nhà nc nhằm tác đông, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong từng giai đoạn phát triển.

Cấu trúc chính sách bao gồm 2 bộ phận:

Chính sách công= Mục tiêu + biện pháp

Mục tiêu chính sách công là những giá trị hướng tới phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, xã hội.

Biện pháp chính sách là cách thức mà chủ thể sử dụng trong quá trình hành động để tối đa hóa kết quả về lượng và chất của mục tiêu chính sách

Mối quan hệ giữa mục tiêu và biện pháp chính sách là mối quan hệ biện chứng lịch sử được thể hiện trên các phương diện :

+. quan hệ tương đồng :mục tiêu mang tính chất nào thì biện pháp mang tính chất đó

+ quan hệ tập hợp :để thực hiện mục tiêu cần có một hệ thống biện pháp

+ quan hệ vận động: thực hiện mục tiêu ởcác thời kì khác nhau thì phải sử dụng các biện pháp khác nhau.

Mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy, cân bằng hoặc kìm hãm giữa biện pháp chính sách và mục tiêu.

Chương 2: Chủ thể hoạt động của chính sách công

Câu 1: Trình bày sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước và nêu ngắn gọn vai trò của chính phủ và quốc hội trong hoạch định chính sách công.

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước

Page 4: Đề Cương Chính Sách Công

2. Vai trò của chính phủ và quốc hội trong hoạch định chính sách công:

Page 5: Đề Cương Chính Sách Công
Page 6: Đề Cương Chính Sách Công

Câu 2:Vai trò của cơ quan truyền thông trong việc hoạch định chính sách công? Nêu ví dụ minh họa

Vai trò:- thế giới:+ là kênh Ngoại đạo có ảnh hưởng đến giai đoạn an hành và thực thi chính sách trong quy trình thực thi chính sách+có vai quan trọng trong truyền tải thông tin cũng như trong môi trường hoạt động của chính trị và chính sách+ Trung gian giữa thế giới chính trị và quần chúng nd=>có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với các hoạt động chính sách là kênh trao đổi ý kiếnvề hoạt động chính sách giữa chính phủ và người dân, nhằm tạo thêm niềm tin cộng đồng vs chính sách của nhà nước, tăng cường dân chủ trong các hoạt động chính sách-Việt Nam: + tuyên truyền các chính sách của nhà nước cũng như thúc đẩy các ý tưởng yêu Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội đến toàn bộ các công chúng+ Truyền tải ý tưởng chính sách đến người dân đồng thời qua đó cũng nhận được những ý kiến đóng góp,phản biện để quá trình hoạch định và thực thi CS được tốt hơn

Page 7: Đề Cương Chính Sách Công

+ là cầu nối giữa Nhà nước và công chúng trong việc đánh giá chính sách công Vd

CHƯƠNG 4 – Hoạch định chính sách công

Câu 1: Khái niệm hoạch định chính sách công, khi hoạch định chính sách công cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Chính sách công là:những hành đông ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.

Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách.

vì lợi ích công cộng: xuất phát từ đặc trưng cơ bản là tất cả mọi chính sách đều phải vì một lợi ích chung, hướng tới mục tiêu và sự phát triển của xã hội

hệ thống: bảo đảm cho mục tiêu, biện pháp của chính sách được phát huy hiện thực: đảm bảo cs đc ban hành phù hợp vs đk hiện có làm cho chính sách có tính

khả thi cao và đảm bảo tính kế thừa, liên tục trong hệ thống dựa trên bằng chứng....: giúp cho chính sách có nền tảng vững chắc khi ra đời

Page 8: Đề Cương Chính Sách Công

Câu 2: Khái niệm vấn đề chính sách và cách thức phân tích vấn đề trong quá trình hoạch định chính sách?

Khái niệm:- Vấn đề là những mâu thuẫn những tồn tại cần được giải quyết hay một tình trạng cấp bách cần và nên thay đổi trong thực tiễn.Việc định nghĩa một vấn đề liên quan đến việc mô tả vấn đề đó ntn, sử dụng những chứng cứ dữ liệu chứng minh nó là một vấn đề quan trọng, khi những dữ liệu này chứng minh được sự cần thiết và phải giải quyết bằng chính sách thì vđ chính sách hình thành

Cách thức phân tích các vấn đề trong qua trình hoạch định chính sách- Mô tả vấn đề và thuyết phục về sự tồn tại thực tế, sự cấp bách của vấn đề: các bên có nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau và có bằng chứng cụ thể chứng minh sự hiện hữu cấp bách.-Nhận biết được bản chất của vấn đề và mục đích của đối tượng tổ chức đề xuất lựa chọn chính sách: +nhan biết bản chất của vấn đề và phải xem xét lại bản chất của vấn đề vì một vấn đề thường liên quan đên nhiều ngành,nhiều lĩnh vực. khi đó cần xác định những khía cạnh cốt lõi của vấn đề cũng như phân tích vấn đề trong bối cảnh của nó. Nhận biết bản chất của vấn đề và mục đích lựa chọn đề xuất chính sách cũng rất quan trọng để đưa ra những quyết định có liên quan đến vấn đề chính sách.+ Phải xem xét đến tính hệ thống của vấn đề, nó sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có được tầm nhìn mang tính hệ thống. Cần xác định xem vấn đề nằm ở mắt xích nào trong một chuỗi các vấn đề, tầm ảnh hưởng của vấn đề này với những vấn đề khác như thế nào? vấn đề mang thuộc tầm vi mô hay vĩ mô?điều gì xảy ra khi vấn đề này được giải quyết trong ngắn hạn và dài hại, trong một ngành và liên ngành

Page 9: Đề Cương Chính Sách Công
Page 10: Đề Cương Chính Sách Công

Câu 3: Nêu nội dung các bước trong quá trình hoạch định chính sách công

Page 11: Đề Cương Chính Sách Công
Page 12: Đề Cương Chính Sách Công

Câu 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách công và nêu một ví dụ minh họa.

Quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách và quan điểm định hướng của đảng cầm quyền: Đảng cầm quyền thường chi phối nội dung của chính sách cũng như quyết định lựa chọn phương án đưa ra; tìm ra cách tác động đến các tổ chức, các cá nhân trong xã hội hướng họ theo mục đích chính sách và định hướng của mình. việc hoạch định chính sách luôn chịu ảnh hưởng bởi định hướng phát triển của nhà nước trong từng thời kì

Năng lực thực tế các cơ quan hoạch định chính sách:-kết quả của một chính sách phụ thuộc nhiều vào năng lực hoạch định, tổ chức điều hành của cơ quan công quyền, cũng như khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực công-năng lực hoạch định chính sách phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà nước, vì vậy phải nâng cao năng lực chuyên môn của họ trong các vấn đề:+ phân tích phát hiện vđ cs

Page 13: Đề Cương Chính Sách Công

+ xác định thứ tự ưu tiên lựa chọn giải quyết vấn đề+ thiết kế đề xuất ý tưởng chính sách+ phân tích dự báo vđ+....................................

Năng lực thực tế của các cơ quan thực thi chính sách: ảnh hưởng đến quyết định chính sách, nếu nhà hoạch định không căn cứ vào năng lực đ2 của cơ quan cá nhân thực thi chính sách hay trình độ của nhân dân thì có thể chính sách thiếu tính khả thi và không phù hợp

Điều kiện kinh tế chính trị văn hóa xã hội nơi chính sách được xây dựng:- Mỗi chính sách của nhà nước đều phải tồn tại với môi trường phong phú đa dạng gồm mt kt ctrị văn hóa, xh.... các môi trường này biến động không đều trong từng thời kỳ, đan xen tác động đến tồn tại của chính sách- Trong đk hiện nay, toàn cầu hóa là một động lực thúc đẩy sự tương tác giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, chính vì thế các nhà hoạch định phải căn cứ vào mt để xây dựng chính sách phù hợp

Môi trường thể chế pháp luật-Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia tạo nên khuôn khổ pháp lý và điều chỉnh các quan hệ xã hội, chính vì vậy CS cũng phải căn cứ vào hệ thống pluật hiện hành-Chính sách không được trái với các quy định của pháp luật hiện hành.- Chính sách cũng là nguồn tạo ra những thể chế pháp luật mới

CHƯƠNG V: THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG

Câu 1. Hãy nêu các giai đoạn trong thực thi chính sách công và cho 1 ví dụ minh họa.

Tuyên truyền chính sách- là một hoạt động quan trọng có ý nghĩa lớn với các cơ quan nhà nước và với các đối tượng thực thi chính sách. Hình thức: truyền miệng, phương tiên truyền thông( sự ra đời của máy in,đài truyền hình, internet...)-Tuyên truyền chính sách giúp cho các đtượng chính sách và người dân tham gia thực thi hiểu rõ mục ích yêu cầu tính đúng đắn của chính sách trong đk hoàn cảnh cụ thể..... giúp cho cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được t.chất, quy mô của chính sách để tích cực tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách...

Lập kế hoạch

Page 14: Đề Cương Chính Sách Công

- Là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra- nó gắn liền với lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai giúp nhà quản lý xác định được các chức năng còn lại đảm bảo được các mục tiêu đề ra- lập kế hoạch giúp các tổ chức xác định được các nguồn lực cần thiết,ngững hoạt động can thiệp cần triển khai và các bên liên quan trong thực thi chính sách

Chuẩn bị cơ sở vật chất:- Nhà nước cần phải tăng cường các nguồn lực vật chất về cả số lượng và chất lượng để hỗ trợ các quá trình qlý của nhà nước- nguồn kinh phí gồm: ngân sách nhà nước, tổ chức xh và nd góp.... đc dùng để xd cơ sở vc trang thiết bị...

Chuẩn bị tổ chức-Chuẩn bị về mặt tổ chức và cán bộ để triển khai chính sách, bao gồm:+ Xây dựng bộ máy thực thi chính sách+ Xây dựng chương trình hành động+Ra văn bản hướng dẫn+Tổ chức tập huấn

Thực nghiệm chính sách- Nhằm thử nghiệm các tính năng của chính sách trong điều kiện nhất định để có thể đánh giá đầy đủ hơn về tính khả thi của chính sách theo yêu cầu quản lý nhà nước

Triển khai toàn diện-Vận hành hệ thống thông tin truyền thông đại chúng để tuyên truyền chính sách- Xây dựng thẩm định phê duyệt và quản lý các dự án của chính sách- Tổ chức nguồn quỹ và kiểm soát thu-chi- Tiến hành phối hợp của các hoạt động ban ngành, địa phương các tổ chức quần chúng để huy động tối đa sức mạnh nguồn lực thực thi cs- Xây dựng phát triển một hệ thống các sự nghiệp phát triển và dịch vụ

Điều phối và kiểm soát-Việc điều phối và kiểm soát giúp+ phát hiện đánh giá khách quan về những điểm mạnh điểm yếu của công tác thực thi chính sách+phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực thi để điều chỉnh+tạo điều kiện phối hợp các hoạt động độc lập của các cơ quan+ tạo ra sự thống nhất trong thực hiện mục tiêu chính sách+khiến khích những nhân tố tích cực

Page 15: Đề Cương Chính Sách Công
Page 16: Đề Cương Chính Sách Công

Câu 2: Hãy nêu các biện pháp cơ bản sử dụng trong thực thi chính sách công và cho một ví dụ minh họa?

Biện pháp hành chính- sự tác động đến cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng quy định trực tiếp thông qua mệnh lệnh dựa trên quyền lực của nhà nước và phục tùngVd: Chính sách của nhà nước về bài trừ các tệ nạn xã hội

Biện pháp kinh tế-là cách tác động gián tiếp đến các hành vi của đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bảy kinh tế tác động đến lợi ích của con người bằng các lợi ích kinh tế- vd: Quy định chế độ thưởng, người lao động nào cũng muốn được thưởng cao nhất vì vậy họ phải cố gắng....

Page 17: Đề Cương Chính Sách Công

-Biện pháp sd đòn bảy kinh tế như: quyền tự chủ trong sx kinh doanh, chế độ hạch toán kt, chế độ thưởng

Biện pháp thuyết phục-Là hoạt động do chủ thể quản lý tiến hành, thông qua tuyên truyền,giáo dục, giải thích hướng dẫn....tạo ra ý thức về lối sống cộng đồng, ý thức pluật của mỗi công dân, thói quen sống và làm việc theo chính sách pl- Vd: Bộ công an phát đông phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc

Biện pháp cưỡng chế: - là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng những biện pháp bắt buộc bằng bạo lực về mặt vật chất hay tinh thần vs cá nhân tổ chức, trong trường hợp pháp luật quy định buộc họ phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hay phải phục tùng những hạn chế nhất định đối vs tài sản của cá nhân, tổ chức- Biểu hiện: xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự- Có 4 loại cưỡng chế: hình sự, dân sự, kỷ luật, hành chính

Câu 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi của chính sách công và cho một ví dụ minh họa.

Chính sách công là:những hành đông ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng ,được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng

Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước

Page 18: Đề Cương Chính Sách Công

Vd: chính sách kế hoạch hóa gia đình

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG

Câu 1: Đánh giá chính sách là gì? Tại sao phải thực hiện đánh giá chính sách? 

Page 19: Đề Cương Chính Sách Công

Đánh giá chính sách giúp chính phủ có một cái nhìn tốt hơn về chính sách hoặc nhìn thấy kết quả của suốt quá trình hoạt động chính sách, nhằm tạo bài học kinh nghiệm và cải thiện chính sách trong tương lai. Nó có vị trí quan trọng trong hoạch định chính sách công

Page 20: Đề Cương Chính Sách Công
Page 21: Đề Cương Chính Sách Công

Câu 2: Theo anh/chị, tại sao cần có tiêu chí đánh giá chính sách? Liệt kê các tiêu chí trong đánh giá chính sách công? Theo Anh/ Chị, tiêu chí nào là quan trọng nhất, vì sao? Nêu ví dụ minh họa.

Page 22: Đề Cương Chính Sách Công

Tính hiệu quả là tiêu chí quan trọng nhất vì nó ảm chỉ một chính sách sẽ hoặc đã đạt được

các mục đích hôặc mục tiêu đã được xác định

Vd: chính sách xây dựng đường trên cao tại Hà Nội phải giải quyết được ách tắc về giao

thông đường bộ

Page 23: Đề Cương Chính Sách Công

Câu 3:Theo anh/ chị có những nguyên nhân cơ bản nào dẫn tới thất bại của chính sách. Phân tích một thất bại chính sách trong thực tiễn.

Page 24: Đề Cương Chính Sách Công
Page 25: Đề Cương Chính Sách Công