24
25/5/2016 Sáng kiến chung Nhật Việt – Giai đoạn VI Nhóm làm việc Hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ (WT5) Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ Việt Nam

Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

25/5/2016

Sáng kiến chung Nhật Việt – Giai đoạn VI

Nhóm làm việc Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (WT5)

Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và

nhỏ Việt Nam

Page 2: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Mục lục

• 1.Các vấn đề DNVVN Việt Nam đang gặp phải.

【Tổng luận】

• 2.Hiện trạng, Vấn đề gặp phải và Giải pháp/Đề

xuất.

1

Page 3: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Khái quát về Việc khảo sát tình hình DNVVN

2

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

●Thời gian: tháng 3 – 5/2016

●Đối tượng: Các trung tâm SME-TAC, các DNVVN bản địa

●Cụ thể) 3 trung tâm, 10 công ty

Khảo sát ở miền Bắc (29/3): 1 trung tâm, 2 công ty (2 công ty chế tạo)

Khảo sát ở miền Trung (30, 31/3): 1 trung tâm, 3 công ty (3 công ty

chế tạo)

Khảo sát ở miền Nam (20/4- 4/5): 1 trung tâm, 5 công ty (2 công ty

chế tạo, 3 công ty ngành phi chế tạo)

●Phương pháp: phỏng vấn dựa trên phiếu khảo sát (tham khảo Phiếu

khảo sát đính kèm)

●Thành viên nhóm khảo sát: 6 thành viên.

1)Ông Yasuzumi, JETRO Hồ Chí Minh

2)Ông Chishima, JETRO Hà Nội

3)Ông Ichikawa, Công ty I.B.C

4)Ông Matsunaga, Công ty Denso

5)Ông Okubo, JETRO Hồ Chí Minh

6)Giang, JETRO Hồ Chí Minh

Page 4: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

1.Các vấn đề DNVVN Việt Nam gặp phải

【Tổng luận】

3

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 5: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Thực trạng, khái quát về DNVVN

【Khái quát】

・Số lượng DNVVN: 600,000 công ty (DNVVN chiếm 98%)

・Các DNVVN chiếm 41% nguồn thu ngân sách, 49% GDP, 78% lao động.

【Tình hình kinh doanh】

・Doanh nghiệp nộp thuế TNDN chỉ chiếm 61.3%.

・Tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ năm 2010 là 25.14%, đến năm 2013 tăng gấp 3 lên đến 65.8%.

・Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của DNVVN năm 2010 là 22.87%, giảm còn 7.26% vào năm 2012.

【Vốn】

・Tỷ lệ vay vốn từ ngân hàng, v.v… là 36% (lý do không vay được vốn: lãi suất quá cao (80%), thủ tục quá phiền hà (55%), không

có tài sản đảm bảo (50%) ).

【Kỹ thuật・Nhân lực・Thiết bị】

・Thiếu kỹ thuật, máy móc thiết bị quá cũ, không thể đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ kỹ sư trong số các nhân viên là 2.5 kỹ sư/10000

nhân viên. 80% – 90% máy móc thiết bị được nhập khẩu. (Chương trình đào tạo được hỗ trợ 50% nhưng DNVVN vẫn không tham

dự).

・Ngân hàng nhà nước công bố, năm 2014, lãi suất cho vay thông thường là 9% – 11.5%; lãi suất cho vay đối với DNVVN là 7% –

9%, lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh rõ ràng minh bạch và có hiệu quả cao là 6.5 – 7%.

・Tại thời điểm ngày 22/5/2014, tỷ lệ cho vay trên tổng dư nợ cho vay tiền đồng của nhóm cho vay có lãi suất dưới 10% là 38.03%,

nhóm lãi suất 10% - 13% là 47.33%, nhóm lãi suất 13% - 15% là 9.7%, nhóm lãi suất trên 15% là 4.93%.

【Cán bộ quản lý】

・55.63% giám đốc DNVVN có trình độ dưới trung cấp. Không học về các kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại, không lập được

cả kế hoạch kinh doanh. Kinh doanh dựa vào cảm giác và kinh nghiệm bản thân. Thiếu thông tin về chính sách cho DNVVN, tập

quán thương mại quốc tế.

4

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 6: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Các hoạt động cho đến nay của chính phủ (Nghị định 56/2009/NĐ-CP)

Chính sách DNVVN (Theo VCCI)

①Hỗ trợ:

・Huy động vốn;

・Đất sản xuất;

・Đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ, đào tạo nhân lực, giáo dục;

・Mở rộng thị trường;

・Tham gia đấu thầu công;

・Cải thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký thuế của DNVVN;

・Hỗ trợ thông tin, tư vấn;

・Vườn ươm.

②Hiệu quả thực hiện các chính sách:

・Về luật pháp, có vẻ như hỗ trợ toàn diện nhưng về thực thi, do phân công trách nhiệm với các

thành phố, các bộ không rõ ràng nên có vấn đề. Đây là do thuộc ngành dọc từ Bộ KHĐT – các Sở

KHĐT.

・Có quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN (30.000 tỷ VND) nhưng khó sử dụng. Hiện tại chỉ áp dụng

ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Chính sách Xã hội, không áp dụng ở các

ngân hàng thương mại.

5

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 7: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Các vấn đề mà doanh nghiệp được khảo sát gặp phải

ヒアリング企業名×抱える課題の

マトリックス表作成

6

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Về Chính sách Cơ cấu hỗ trợ DNVVN Thực thi Bản thân doanh nghiệp

Công ty

Thủ tục hành chính phiền hà Chính sách mơ hồ, hay thay đổi Quy chế nhập khẩu thiết bị đã qua

sử dụng

Sự liên kết, hợp tác giữa các cơ quan

chính quyền yếu, Cung cấp thông tin Thuế TNDN cao Thiếu đất cho DNVVN Chính sách hỗ trợ khó áp dụng Kinh doanh theo kiểu quan hệ Tham nhũng Khó vay vốn

Năng lực quản lý, Nhân lực, Văn hóa công

ty, Công bố thông tin Thiếu vốn Khác

TAC 1

●Doanh nghiệp thiếu vốn mua đất, thuê đất

thì rủi ro cao. Mong chính phủ có các KCN

phù hợp với CNHT.

●Cần có chế độ hỗ trợ cho DNVVN vay

vốn ngân hàng mà DNVVN có thể vay

được.

●Thiếu các khóa đào tạo cho quản lý. ●Cần chế độ hỗ trợ bồi dưỡng người

khởi nghiệp.

TAC 2

●Các khóa đào tạo hiện tại của nhà

nước nội dung không phù hợp nhu

cầu doanh nghiệp.

●Doanh nghiệp hông tin tưởng vào

chính phủ.

●Doanh nghiệp không biết về chính

sách hỗ trợ.

●Hoạt động hiệp hội còn nhiều chỗ

chưa sôi động, thực chất.

●Hợp tác giữa các cơ quan chính phủ

trong hỗ trợ thông tin doanh nghiệp

yếu.

●Doanh nghiệp cần dữ liệu nhưng

phải nộp phí khi xin dữ liệu từ cơ

quan chức năng.

●Có công ty về lắp đặt hệ thống PCCC,

kinh doanh được do có quan hệ với công

an PCCC, không cần phải đổi mới kinh

doanh.

●Vấn đề lớn thứ 2 khi khởi nghiệp là huy

động vốn (khó vay vốn do thiếu tài sản

đảm bảo).

●Do quản lý con người, quản lý sản xuất

không tốt nên chi phí cao, hiệu quả sản

xuất thấp.

●Doanh nghiệp thích ổn định, không muốn

thử cái mới.

TAC 3

●Ở vùng xa, thủ tục hành chính phức tạp, nhiêu khê

●Mong muốn có các KCN có thể trả tiền

thuê nhiều đợt, minh bạch, có thể an tâm

thuê.

●Khó trả tiền thuê đất ở KCN 1 lần, mong

muốn có thể trả nhiều đợt.

●Chậm trả tiền thuê đất ở KCN, dù đã báo

với công ty quản lý và được đồng ý nhưng

vẫn bị quấy rối.

●Mong có chế độ cho vay lãi suất thấp

nhưng có tính minh bạch cao.

●Có doanh nghiệp phải vay vốn từ các

chỗ cho vay nặng lãi. Tuy họ vẫn trả

được nhưng không còn lợi nhuận.

●Nhân lực: khó giữ quản lý cấp trung,

công nhân lành nghề. Khi có kinh nghiệm

họ chuyển đến nơi khác tốt hơn.

●Người quản lý, quản lý cấp trung thiếu

kiến thức về quản trị nhân lực.

●Giám đốc độc tài, không giao quyền cho

quản lý cấp trung.

●Ý thức cải tiến thấp.

●Thiếu nhân lực có trình độ ngoại ngữ.

●Các chương trình tư vấn và hỗ trợ sau tư

vấn như của TAC đem lại hiệu quả.

●Doanh nghiệp không muốn truyền bá về

mình.

●DNVVN thường bắt đầu từ kinh

doanh của gia đình, có quy mô nhỏ.

Sản xuất 1 ●Cần giảm thuế TNDN ●Mong có chế độ cho vay lãi suất thấp.

Sản xuất 2

●Rủi ro chính sách: nếu thay đổi chính

sách đột ngột ví dụ như hạn chế xe

máy, chuyển sang xe hơi thì doanh

nghiệp không có vốn để đổi ngay thiết

bị.

●Cần bỏ quy chế này để doanh

nghiệp có thể đầu tư thiết bị hiệu

quả.

●Muốn vay ngân hàng để mua thiết bị

nhưng lãi quá cao. ●tác dụng của 5S hoặc KAIZEN lớn.

●Năng lực, ý thức của nhân viên có vấn

đề.

●Có vấn đề về tài chính.

Sản xuất 3

●Không biết về chính sách khuyến khích CNHT.

●Đất cho thuê trong KCN quá rộng, mong

muốn có thể thuê nhà xưởng với diện tích

nhỏ phù hợp với nhu cầu cùa DNVVN

●Muốn vay ngân hàng tuy có tài sản đảm

bảo nhưng lãi quá cao.

●Ít vốn nên khi thẩm định thì ngân hàng

không cho vay.

●Khi đến thăm nhà máy thì JETRO thấy

vấn đề 5S, an toàn lao động kém. ●Nhu cầu sản phẩm có nhưng không

có vốn mở rộng sản xuất nên không

thể phát triển nhanh hơn được.

●Nghiên cứu phát triển sản phẩm

mới cần khoảng 1.5 năm, cho nên

cần có chế độ hỗ trợ, đãi ngộ từ ban

đầu để có thể nghiên cứu phát triển.

Sản xuất 4

●Thủ tục hoàn thuế VAT phức tạp,

bị đòi hối lộ khi xin hoàn thuế trong

khi lợi nhuận phần lớn từ khoản thuế

được hoàn.

●Đất đang sử dụng trên quy hoạch là

đất trồng rừng. Theo kế hoạch, đất này

sẽ được chuyển đổi sang đất sản xuất

công nghiệp nhưng chưa biết khi nào.

Khi trao đổi với Sở xây dựng họ cũng

không biết cụ thể thủ tục như thế nào

nên không có giấy phép xây dựng và

phải nộp phạt. Có nhiều doanh nghiệp

cùng khu vực đều bị như vậy. Mong

chính sách, quy hoạch minh bạch rõ

ràng hơn.

●Doanh nghiệp FDI được nhiều ưu đãi

từ chính phủ (ưu đãi thuế, v.v...). Mong

doanh nghiệp trong nước cũng được

hưởng các ưu đãi tương tự.

●Muốn thuê đất ở KCN nhưng phí quá cao

nên nếu thuê thì không có lãi.

●Thủ tục hoàn thuế VAT phức tạp. Khi

hoàn thuế bị đòi đưa tiền và phải đưa.

Trong khi phần lớn lợi nhuận từ khoản

hoàn thuế.

●Được hướng dẫn về 5S và KAIZEN nên

năng suất tăng trên 30%, giảm chi phí

nhân công.

●Ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam có hiện

tượng người phụ trách mua hàng đòi hoa

hồng.

●Mong được các chuyên gia như của JICA

hướng dẫn về cách quản trị, quản lý.

●Nhiều nguyên vật liệu phải nhập khẩu

nên chi phí sản xuất tăng cao. Mong

chính phủ có chính sách phát triển

CNHT nguyên vật liệu.

Sản xuất 5

●Muốn vay vốn từ Quỹ đổi mới công

nghệ của Đà Nẵng nhưng thủ tục quá

phức tạp. Cho vay vốn là còn mới nên

cán bộ phụ trách không nắm quy trình,

quy định cho vay

●Công ty có tài sản đảm bảo nên có thể

vay được, nếu không có chắc không vay

được.

●Công ty có kỹ thuật nhưng để tồn

tại được thì cần vốn để đầu tư thiết

bị sản xuất, nghiên cứu phát triển

trong khi công ty thiếu vốn.

Sản xuất 6

●Doanh nghiệp không biết về thông tin

hỗ trợ DNVVN của chính phủ, thông

tin khuyến khích CNHT của Bộ Công

thương.

●Đã xin vay từ Quỹ đổi mới công nghệ

nhưng không được. Mong muốn có chế

độ cho vay với các điều kiện công bằng,

minh bạch.

●Thủ tục vay vốn từ Quỹ đổi mới công

nghệ nhưng tiêu chuẩn thẩm định không

rõ ràng.

●Mong có quỹ ưu đãi cho doanh nghiệp

●Nếu không có tài sản đảm bảo thì không

vay được ngân hàng.

●Lãi suất cho vay có vấn đề.

●Chưa có ISO. Nhược điểm của công ty là

quản trị nhân lực, quản lý nhà máy, quản lý

tài chính, sản xuất.

●Thiếu vốn để mở rộng nhà máy, đổi

mới công nghệ, mua sắm thiết bị để

sản xuất hàng loạt.

●Các khóa đào tạo hiện tại nội dung

chưa phù hợp. Muốn có các nội dung

đào tạo không chỉ về bán hàng,

marketing mà còn về quản lý sản xuất,

quản trị nhân lực (cách cắt giảm chi phí

nhân công, v.v...).

Dịch vụ 1

●Kinh doanh chỉ dựa trên quan hệ của

Giám đốc công ty với chính quyền địa

phương, doanh nghiệp quốc doanh.

●Khi trao đổi với công ty thì thấy là giám

đốc nhận thức được cạnh tranh càng ngày

càng nhiều, làm ăn khó khăn hơn nhưng

chưa tìm cách giải quyết mà nhờ cậy vào

thế hệ sau sau khi nghỉ hưu.

Dịch vụ 2

●Là công ty của bộ đội xuất ngũ nên có

phần nhờ được quan hệ với chính quyền

địa phương.

●Khó vay từ ngân hàng, nếu không có tài

sản đảm bảo thì không vay được. Mong

có chế độ cho vay không cần tài sản đảm

bảo.

Thương mại

●Không tin tưởng chính sách chính

phủ, tìm hiểu chính sách của chính

phủ chỉ mất thời gian.

●Chính sách, luật, thủ tục hành chính không rõ ràng, minh bạch, thiếu tính thực tiễn gây cản trở doanh nghiệp. ●Thủ tục hành chính không rõ ràng, phức tạp, khó thực hiện.

●Quy chế này cản trở thiết bị cũ

nhưng còn tốt của Nhật, thay vào đó

doanh nghiệp phải nhập sản phẩm

mới nhưng không tốt từ Trung Quốc.

●Đã từng xin hỗ trợ từ Bộ KHCN nhưng

hơn 1 năm vẫn không có phản hồi.

●Tham nhũng có tính hệ thống, chiếm từ 10 - 20% tổng chi phí, tạo ra khoản chi phí lớn cho doanh nghiệp.

Ngân hàng

●Nhiều DNVVN không có tài sản đảm

bảo. ●Giám đốc độc tài, không chia sẻ thông tin

với ai.

●Ngay cả hồ sơ xin vay cũng không lập

được.

●Khi thu hồi vốn còn tùy thuộc thiện chí

của người đi vay.

●Thông tin không minh bạch

2 3 2 3 2 4 3 3 2 10 9 5 3

Page 8: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Các vấn đề chính doanh nghiệp khảo sát gặp phải

7

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Kết quả khảo sát cho thấy các DNVVN gặp phải nhiều vấn đề như: vốn yếu, khó tiếp cận vốn vay, v.v… nhưng có thể tóm lại thành 3 vấn đề căn

bản sau:

①Thiếu vốn, ②Chính sách của chính phủ không có tác dụng phát triển DNVVN, ③Năng lực kinh doanh (năng lực quản trị, quản lý sản xuất,

quản lý chất lượng, văn hóa doanh nghiệp, đạo đức, tuân thủ pháp luật, v.v…) của Giám đốc (người sáng lập doanh nghiệp) thấp.

①Thiếu vốn:

●Lịch sử hình thành ngắn: DNVVN phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, không phát triển được trong thời kỳ kinh tế quản lý tập trung nên vốn yếu.

② Chính sách của chính phủ không có tác dụng để phát triển DNVVN:

●Một thời gian dài, doanh nghiệp chỉ có thể kinh doanh ở những lĩnh vực mà pháp luật quy định. Cách tiếp cận của Luật doanh nghiệp và Luật

đầu tư mới đã thay đổi nhưng việc thực thi như thế nào đang được chú ý. Ngoài ra do những người phụ trách còn nặng tư duy kinh tế tập trung

nên ý thức hỗ trợ doanh nghiệp còn yếu.

●Một thời gian dài ở Việt Nam do coi các doanh nghiệp nhà nước là trọng tâm của nền kinh tế nên các nguồn lực của xã hội (tài chính, chính

sách ưu đãi, thuế, v.v…) tập trung vào doanh nghiệp nhà nước. Chính sách cho DNVVN được bắt đầu từ 2009 nhưng hiệu quả thấp.

●Đối với DNVVN, thuế suất và lãi suất vay cao, đối với các DNVVN không có quan hệ với các quan chức chính phủ thì không nhận được bất

kỳ hỗ trợ nào. Hơn nữa thủ tục hành chính vừa phiền hà, vừa không rõ ràng nên làm cho chi phí, gánh nặng của doanh nghiệp nặng thêm, làm

giảm năng lực về vốn của doanh nghiệp. Đây có lẽ là nguyên nhân hình thành thể chế xã hội khiến cho khó thoát khỏi nạn hối lộ và tình trạng 2 sổ

sách kế toán. Do tình trạng 2 sổ sách kế toán và năng lực kinh doanh của giám đốc kém cho nên tính minh bạch của doanh nghiệp thấp, khó tiếp

cận vốn từ ngân hàng. Do đó, dù doanh nghiệp thiếu vốn nhưng vẫn không thể vay vốn, không thể phát triển.

③Năng lực của giám đốc (người sáng lập) DNVVN thấp:

●Tình trạng năng lực người quản lý DNVVN thấp là do lịch sử hình thành văn hóa doanh nghiệp ngắn, hệ thống giáo dục quốc dân không

khuyến khích tinh thần khởi nghiệp do nên những người quản lý DNVVN được thừa kế kinh doanh từ gia đình hoặc là tự mình khởi nghiệp sau

khi đã có kinh nghiệm, kiến thức trong một lĩnh vực nào đó nhưng chưa đủ kiến thức quản lý.

●Do năng lực quản lý thấp cho nên làm nảy sinh nhiều vấn đề: quy mô doanh nghiệp còn nhỏ thì có thể quản lý được nhưng khi doanh nghiệp

lớn lên thì không thể quản lý được, nên nguy cơ phá sản cũng tăng lên, không kiểm soát được công ty, làm nảy sinh các tệ nạn như: tiền hoa hồng

trong công ty, làm giảm tính minh bạch, sự độc tài của giám đốc, v.v…

Page 9: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

2. Hiện trạng, Vấn đề và Giải pháp/Đề xuất

8

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 10: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Hiện trạng và Vấn đề~①Huy động vốn

9

(1)Thiếu vốn:

●Nhiều doanh nghiệp trong các doanh nghiệp được khảo sát thiếu tài sản đảm bảo nên khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Khi trao đổi với ngân hàng thì được biết “DNVVN kém minh bạch nên ngân hàng không yên tâm. Nếu không có tài sản đảm bảo thì rủi ro quá cao nên không thể cho vay”. Doanh nghiệp thiếu vốn nhưng lại không thể vay vốn.

●Vốn của nhiều DNVVN trong ngành sản xuất là do người chủ đóng góp nên không đủ vốn đầu tư cho nghiên cứu – phát triển, đầu tư thiết bị. Tỷ suất lợi nhuận thấp nên những người có tiền không đầu tư vào các ngành này mà lại có xu hướng đầu tư nhiều vào những ngành như Bất động sản hoặc các ngành dịch vụ có lợi nhuận cao như Du lịch, Giải trí, Giáo dục, v.v… Đầu tư đang thiên lệch về các lĩnh vực phi chế tạo, có thời gian đầu tư ngắn mà thu hồi vốn nhanh, không thể nâng cao nền tảng sản xuất của quốc gia. Do đó, ngành chế tạo phải dựa vào nhập khẩu nên chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh công nghiệp của quốc gia. Mặt khác, nhìn chung vấn đề thiếu vốn của DNVVN đã được nêu trong kế hoạch hỗ trợ DNVVN giai đoạn 2016 – 2020 nhưng nếu các giải pháp không được thực hiện sẽ không có ý nghĩa thực tiễn.

●Thiếu vốn cho nên không thể đầu tư cho nghiên cứu – phát triển, đầu tư trang thiết bị, nên không thể nhận được các đơn đặt hàng do vấn đề về chất lượng sản phẩm, tuyển dụng nhân lực cần thiết, năng lực sản xuất. Đồng thời do bị hạn chế về khả năng phát triển cho nên không thể vượt qua vòng lẩn quẩn này. Đặc biệt là do thiếu vốn nên khả năng gánh chịu rủi ro của DNVVN thấp, họ sẽ gặp phải nhiều vấn đề khi chính sách hoặc môi trường vĩ mô thay đổi đột ngột.

●Theo Kế hoạch hỗ trợ DNVVN, tổng tài sản bình quân của DNVVN năm 2013 là 20,29 tỷ VND, vốn chủ sở hữu là 8,28 tỷ VND. Nếu so sánh các con số này giữa 2013 và 2010 thì thấy khoảng cách về vốn giữa DNVVN và doanh nghiệp lớn ngày càng tăng, doanh thu trung bình của 1 doanh nghiệp tăng nhẹ nhưng lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm. Chi phí có xu hướng tăng, hiệu quả sản xuất giảm. Hơn nữa, có nhiều doanh nghiệp cho rằng “thiếu vốn cần thiết để đầu tư trang thiết bị, nâng cao hiệu quả sản xuất”. DNVVN có tiềm năng trở thành động lực cho phát triển kinh tế Việt Nam nhưng do thiếu vốn nên không thể phát triển được. Vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay là vấn đề quan trọng nhất.

●Ở Việt Nam có bong bóng bất động sản, giới kinh doanh bất động sản đang gián tiếp được hưởng các nguồn vốn từ nhà nước (gói ưu đãi mua nhà cuối cùng lại hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển bất động sản). Ngành này đang tập trung vốn hơn các ngành khác nên kết quả là vốn đầu tư xã hội cho ngành sản xuất bị giảm đi. Do đó gây cản trở đến việc xây dựng nền móng cho ngành sản xuất, về toàn thể làm tăng chi phí, giảm năng suất của ngành sản xuất. Nếu tình trạng này kéo dài thì Việt Nam chắc chắn sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 11: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Hiện trạng và Vấn đề~①Huy động vốn

10

(2)Tiếp cận tài chính:

●Nhiều DNVVN không có tài sản đảm bảo. Do các nhược điêm trong năng lực kinh doanh (không công khai thông tin, chủ nghĩa độc tài của giám đốc, hai sổ sách kế toán, v.v…), do thiếu kiến thức để lập các báo cáo tài chính nên không vay được vốn từ ngân hàng. Hơn nữa máy móc thiết bị cũ nên khó dùng để làm tài sản đảm bảo.

●Từ góc độ ngân hàng, lợi nhuận trên 1 giao dịch với DNVVN thấp trong khi rủi ro trong khi hướng dẫn hồ sơ vay, xử lý hồ sơ, quản lý tài sản đảm bảo, quản lý nợ cao nên cần thêm nhân viên xử lý, so với doanh nghiệp lớn thì chi phí cao hơn hẳn, về khía cạnh kinh doanh thì không hấp dẫn. Đặc biệt là nhiều trường hợp DNVVN không lập được cả hồ sơ đi vay, nên làm tăng chi phí của ngân hàng.

●Ngoài ra, có cả những DNVVN không trả nợ đầy đủ cho nên ngân hàng chú trọng vào tài sản đảm bảo. Cho nên ngân hàng chú trọng và các tài sản đảm bảo theo thứ tự: đất đai, nhà cửa, thiết bị, hàng tồn kho. Tuy nhiên việc quản lý tài sản đảm bảo là về mặt giấy tờ cho nên doanh nghiệp có thể bán mất tài sản đảm bảo cho nên có thể nói là rủi ro cao. Mặt khác, từ trước đến nay các ngân hàng ở Việt Nam ưu tiên doanh nghiệp nhà nước cho nên nguồn lực dành cho DNVVN bị hạn chế. Dù có nhận được vốn vay nhưng còn có vấn đề lãi suất quá cao.

●Khó vay vốn từ ngân hàng cho nên có tình trạng vay tín dụng đen với lãi suất rất cao. Dù có trả được nợ nhưng doanh nghiệp không còn lợi nhuận nên ảnh hưởng xấu, lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

(3)Lãi suất cho vay:

●Gần đây, lãi suất giảm hơn so với những năm trước. Lãi suất cho DNVVN vay ở các ngân hàng nhà nước là khoảng 9%/năm, ở ngân hàng tư nhân là 12-14%. Lãi suất cho vay ở ngân hàng nhà nước thấp hơn nhưng do thẩm định nghiêm ngặt cho nên DNVVN không vay được. Nhiều doanh nghiệp phải vay từ ngân hàng tư nhân với lãi suất quá cao.

●Lãi suất quá cao làm yếu nền tảng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, khi thuế giảm do AEC thì ở thế yếu hơn không thể cạnh tranh về chi phí sản xuất, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp của Thái Lan (lãi suất cho vay khoảng 7,1% http://www.tradingeconomics.com/thailand/bank-lending-rate), v.v… Căn nguyên của vấn đề này là do lãi suất đi vay cao, rủi ro cao và chi phí quản lý của ngân hàng đối với DNVVN cao.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 12: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Giải pháp, Đề xuất~① Huy động vốn

11

Những giải pháp dưới đây để tăng vốn cho vay của ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục, giảm lãi

suất cho DNVVN:

(1)Thiếu vốn:

●Thúc đẩy ý muốn đầu tư vào ngành sản xuất thay cho bất động sản: chuyển các nguồn lực

hỗ trợ thị trường bất động sản sang quỹ hỗ trợ DNVVN nhằm nâng cao vốn cho vay đối với

DNVVN.

●Nuôi dưỡng văn hóa khởi nghiệp: Đưa vào sách giáo khoa cho học sinh từ khi còn nhỏ các

nội dung đơn giản, thích hợp về thương mại, kinh tế (dòng luân chuyển của hàng hóa, dòng sản

xuất, hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động công ty, quản lý tài chính cá nhân, v.v…) . Xây

dựng các khóa về khởi nghiệp, sáng tạo ở các trường đại học. Thông qua việc nuôi dưỡng văn

hóa khởi nghiệp để có nhiều người khởi nghiệp, nâng cao trình độ, năng lực của thế hệ quản lý

DNVVN kế tiếp, để dễ dàng áp dụng các cách thức kinh doanh, quản trị hiện đại.

●Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) cho thu nhập từ đầu tư vào DNVVN để thúc đẩy

đầu tư. Hơn nữa, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) cho DNVVN để nâng cao tỷ

lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 13: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Giải pháp, Đề xuất ~① Huy động vốn

12

(2)Tiếp cận vốn vay:

Có 2 lý do chính khiến DNVVN khó tiếp cận vốn vay ngân hàng: ①DNVVN yếu về tính minh bạch và năng lực kinh doanh, ②Không thể lập được hồ sơ vay vốn. Giải pháp:

●Chế độ hỗ trợ vay vốn của nhà nước: xây dựng chế độ hỗ trợ đặc biệt của nhà nước cho các DNVVN có tính minh bạch cao, kế hoạch đầu tư tốt, năng lực kinh doanh của người quản lý tốt.

●Khóa đào tạo: Nâng cao chất lượng, năng lực giám đốc, nhà quản lý về các tri thức cần thiết cho vận hành doanh nghiệp như quản lý nhà máy, quản lý sản xuất, kiểm soát doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, v.v… một cách đơn giản để nâng cao trình độ quản lý và tính minh bạch, giảm rủi ro cho ngân hàng. (Tham khảo khóa học KEIEI của VJCC) http://ja.vjcc.org.vn/our-courses/keieijuku-courses.html

●Nâng cao tính minh bạch trong kinh doanh: nguyên nhân căn bản là các vấn đề về: đạo đức nghề nghiệp và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân viên kế toán và những cán bộ phụ trách thuế; thực thi không triệt để luật kế toán, luật thuế và các phí hành chính/thuế (gồm cả thuế suất) quá cao. Những vấn đề trên dẫn đến tình trạng hai hệ thống sổ sách kế toán. Đó là do các cơ quan nhà nước và xã hội không đòi hỏi nghiêm ngặt về đạo đức nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của nhà kinh doanh và của các cán bộ phụ trách thuế và có cả phần do các thủ tục và tiêu chuẩn thẩm định để được vay vốn không rõ ràng. Để giải quyết các vấn đề này, chính phủ cần đặt ra các quy định, hình phạt nghiêm ngặt về đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật của kế toán viên và các cán bộ phụ trách thuế. Hơn nữa, cần thực hiện triệt để đơn giản hóa, minh bạch hóa, xây dựng các hướng dẫn cụ thể cho các thủ tục hành chính. Từ đó giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời giảm khả năng đòi hối lộ của cán bộ phụ trách.

(3)Lãi suất cho vay:

Lý do khiến lãi suất quá cao là do rủi ro kinh doanh và chi phí quản lý cho vay của ngân hàng đối với DNVVN cao. Giải pháp:

●Lãi suất cho vay ưu đãi: DNVVN là cơ sở cho nền công nghiệp, chính phủ cần thay đổi chính sách của mình để gánh lấy rủi ro cho doanh nghiệp. Do chi phí của ngân hàng cao, rủi ro kinh doanh của DNVVN cao nên lãi suất cho vay cao, nên nhà nước cần gánh lấy rủi ro để làm hạ lãi suất: ① thành lập ngân hàng chuyên cho DNVVN vay với lãi suất thấp, chính phủ cần hỗ trợ hoàn toàn các khoản lỗ. ② xây dựng cơ chế bảo lãnh khoản vay, cơ quan bảo lãnh khoản vay sẽ bảo lãnh trong trường hợp phá sản, chính phủ xây dựng cơ chế hỗ trợ cho cơ quan này.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 14: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Hiện trạng và Vấn đề~② Hệ thống luật pháp

13

(1)Thuế TNDN:

● Là gánh nặng lớn cản trở đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu phát triển, tuyển dụng – đào tạo nguồn nhân lực, v.v… đối với DNVVN trong lĩnh vực

sản xuất vốn yếu về vốn. So với doanh nghiệp lớn, DNVVN rất nhạy cảm với rủi ro. Nhưng do rủi ro, đầu tư trang thiết bị, v.v… nên thuế TNDN cao,

ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trong doanh nghiệp. Thuế suất đối với các doanh nghiệp nói chung là 20%, với các doanh nghiệp trong

KCN thì được miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế trong 4 năm kế tiếp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp được khảo sát thì phần lớn nằm ngoài KCN. Phí

thuê đất ở KCN cao, không thể trả nhiều lần nên có một số doanh nghiệp phản ánh là không vào KCN được. Ngoài ra, các lĩnh vực ưu tiên trong Luật

hỗ trợ DN CNHT quy định hẹp nên mức thuế hiện tại là cao với nhiều DNVVN.

●So sánh với Thái Lan hoặc Indonesia, v.v… thì ở Thái thuế TNDN cho DNVVN là 15%, Indonesia là 12.5% (với doanh nghiệp có doanh thu năm

dưới 50 triệu IDR). Malaysia muốn thức đẩy một số lĩnh vực cụ thể nên đối với các doanh nghiệp “Có danh hiệu Pioneer” chỉ phải nộp thuế thu nhập

trên 30% doanh thu năm trong 5 năm. Danh hiệu Pioneer này cũng tương tự như cơ chế ưu đãi CNHT của Việt Nam nhưng định nghĩa rộng hơn nên

dễ được hưởng. Ở Singapore, thuế TNDN chung là 17%, đồng thời có chế độ giảm thuế theo từng mức và hoàn thuế TNDN để giúp doanh nghiệp đối

phó với vấn đề chi phí tăng. Đặc biệt có cả chế độ miễn thuế một phần đối với doanh nghiệp Start-up.

●Khi khảo sát doanh nghiệp, có 1 vấn đề thường được nghe là tình trạng 2 sổ sách kế toán. Lý do: để giảm số tiền nộp thuế do thuế TNDN cao. Do

đó DNVVN Việt Nam vốn có nền tảng kinh doanh yếu sẽ bị ảnh hưởng lớn khi tình hình kinh tế biến đổi nhanh hoặc khi chịu rủi ro nhưng lại không

được ưu đãi thuế (20% như với doanh nghiệp lớn). Ngược lại các dự án lớn (doanh nghiệp lớn) vốn đã mạnh lại được nhiều ưu đãi (10% thuế TNDN

trong 15 năm, 4 năm đầu miễn thuế, 9 năm kế tiếp giảm 50% thuế). Lợi nhuận của DNVVN bị suy giảm, vừa phải đối mặt với nhiều vấn đề khó giải

quyết (đào tạo, kiến thức quản lý, tuyển dụng, v.v…), hơn doanh nghiệp lớn nên không có dư vốn tái đầu tư.

(2)Quy định nhập khẩu máy móc thiết bị qua sử dụng:

●Phần lớn các DNVVN hiện sử dụng thiết bị đã qua sử dụng (TBQSD) của Nhật Bản, do thiếu vốn. Cân nhắc từ khía cạnh trình độ kỹ thuật thị

trường đòi hỏi, theo như các công ty khảo sát và công ty thương mại nhập khẩu thiết bị, thì các TBQSD của Nhật Bản hay Châu Âu thì có chất lượng

tốt, bền, quy định trên có nhiều vấn đề. Doanh nghiệp không có tiền để mua thiết bị mới của các nước tiên tiến, nên vì quy định trên mà họ phải mua

các thiết bị mới của Trung Quốc, Đài Loan, v.v… có chất lượng thấp, dễ hỏng hóc. Nhưng các thiết bị đó lại kém, hay hỏng hóc hơn sản phẩm cũ của

Nhật Bản, vừa không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, về dài hạn lại làm tăng chi phí đầu tư. Quy định này là rào cản với đầu tư của DNVVN.

(3)Quy định phạt đối với nhân viên tổ chức tín dụng theo điều 206 Bộ luật hình sự:

● Điều 206 quy định phạt đối với nhân viên TCTD nên đã đóng lại khả năng cho vay khi doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo. Đối với DNVVN

vốn có rủi ro dù nhiều hay ít, cho dù có kế hoạch kinh doanh, kế hoạch triển khai tốt như thế nào đi nữa thì nhân viên TCTD vẫn không thể chịu rủi

ro để cho vay.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 15: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Giải pháp, Đề xuất ~ ②Hệ thống luật pháp

14

(1)Thuế TNDN:

●Áp dụng thuế suất TNDN ưu đãi cho DNVVN như ở các quốc gia khác.

●Đưa ra các quy định để doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề đạo đức, pháp luật về kế toán, kiểm toán. Thực hiện nghiêm ngặt luật chống tham nhũng để loại bỏ vấn đề 2 sổ sách kế toán. Từ đó nâng cao tính minh bạch của DNVVN, có thể cải thiện khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.

(2)Quy định nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng:

●Bãi bỏ quy định hạn chế nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng từ các nước tiên tiến thay vào đó quản lý chặt chẽ về ô nhiễm môi trường ở các nhà máy để hạn chế các thiết bị gây ô nhiễm.

(3)Bỏ điều 206 Bộ luật hình sự:

●Để chuyển sang cơ cấu cho phép vay vốn cho kế hoạch kinh doanh hoặc vốn lưu động như đang thực hiện ở các nước khác, thực hiện triệt để vấn đề tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh ở các TCTD, bãi bỏ điều 206 để không phạt hình sự cá nhân nhân viên các TCTD.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 16: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Hiện trạng và Vấn đề~ ③Kinh doanh – Nhân lực

15

Các doanh nghiệp siêu nhỏ được bắt đầu từ kinh doanh gia đình, rồi phát triển thành DNVVN. Nhiều trường hợp cho dù các nhà kinh doanh

có thể quản lý 1 nhà máy nhỏ nhưng khi tổ chức của doanh nghiệp lớn lên thì không thể quản lý được nhân sự, phát triển văn hóa doanh

nghiệp, quản lý sản xuất theo kiểu hiện đại, giám sát doanh nghiệp, v.v… Kết quả là không thực hiện được phương châm doanh nghiệp đề ra,

quản lý chất lượng, tính minh bạch, vốn, tuân thủ pháp luật, phát triển công nghệ, phát triển nhân lực, đầu tư một cách có kế hoạch, nắm được

các hoạt động kinh doanh một cách chính xác nên không thể mở rộng kinh doanh được.

(1)Năng lực quản trị :

●Theo TAC: khi thăm doanh nghiệp, có doanh nghiệp hơn nửa số lao động nhàn rỗi, gây lãng phí nhân công. Đặc biệt là trong số các doanh

nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia JICA, có những doanh nghiệp đã cắt giảm được chi phí nhân công, lãng phí, giảm chi phí, thực hiện

5S nên nâng cao được chất lượng. Cho nên tăng được số đơn đặt hàng, khách hàng. Ngay cả những hỗ trợ ngắn hạn (khoảng 3 tháng), từ

những cái đơn giản nhưng đã đạt được kết quả to lớn. Mặt khác có nhiều giám đốc dù biết về kỹ thuật nhưng lại thiếu năng lực quản lý doanh

nghiệp, không thể quản lý sản xuất, quản lý nhà máy, kế hoạch sản xuất.

●Chế độ Chuyên gia tư vấn JICA do có ít chuyên gia, thời gian hỗ trợ ngắn nên hiệu quả nhỏ về toàn thể.

●Có thể thấy giám đốc ở một số doanh nghiệp có tính độc tài, không giao quyền hạn cho cấp dưới, tất cả đều chỉ tự mình quyết định, làm

giảm ý thức cải thiện chức năng của toàn tổ chức doanh nghiệp, gây mất nhân tâm. Không thể bồi dưỡng nhân tài có thể thực hiện các hoạt

động KAIZEN như Nhật Bản. Hơn nữa, do không hiểu được các vấn đề ở hiện trường nên không thể ngăn ngừa vấn đề xấu phát triển.

●Không thiếu trường hợp không có cả kiến thức về xin vay vốn ngân hàng, không lập được cả hồ sơ vay.

(2)Tuyển dụng, phát triển nhân lực:

●Do thiếu tiền và thiếu ý thức kinh doanh dài hạn của người kinh doanh nên không đầu tư phát triển nhân lực, cũng không thể tuyển người

có năng lực. Nhiều khi người lao động làm việc sau khi có kinh nghiệm lại chuyển sang công ty khác tốt hơn. Cần phải có ý thức bồi dưỡng

nhân tài dài hạn, đầu tư thỏa đáng và cơ chế lương, chức vụ phù hợp năng lực, nhưng số các người quản lý như vậy còn ít.

(3)Văn hóa doanh nghiệp (gồm cả chủ nghĩa quan hệ):

●Ở doanh nghiệp Việt Nam còn hiện tượng đòi hoa hồng khi mua hàng, làm ăn dựa trên quan hệ. Các vấn đề này làm yếu sức cạnh tranh của

toàn thể doanh nghiệp. Các vấn đề về văn hóa doanh nghiệp này cũng là các vấn đề về ý thức, kiến thức của người kinh doanh và năng lực

quản lý của giám đốc.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 17: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Giải pháp, Đề xuất ~③Kinh doanh – Nhân lực

16

Áp dụng chế độ bồi dưỡng và cử các “Shindanshi DNVVN” để hỗ trợ kinh doanh cho DNVVN; Thể chế phát triển tinh

thần khởi nghiệp; Hỗ trợ các khóa đào tạo.

(1)Năng lực quản trị~Thiết lập chế độ Shindanshi cho DNVVN:

●Tận dụng những chuyên gia có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, muốn tiếp tục làm việc sau khi đã nghỉ hưu từ Nhật

Bản và các nước khác để làm “Giảng viên” để phát triển các Shindanshi cho DNVVN của Việt Nam.

●Kêu gọi những người đã có kinh nghiệm làm việc ở các nhà máy, doanh nghiệp nước ngoài gồm cả Nhật Bản để lựa

chọn những chuyên gia có trình độ nhất định trở lên làm ứng viên Shindanshi để các giảng viên Shindanshi hướng dẫn

cách thức hỗ trợ DNVVN. Từ đó xây dựng hệ thống chứng chỉ “Shindanshi cho DNVVN”. Các Shindanshi có chứng chỉ

tư vấn cho DNVVN trên toàn quốc nên doanh nghiệp có thể yên tâm đến tư vấn về kinh doanh.

(2)Phát triển nhân lực~Cơ chế bồi dưỡng tinh thần khởi nghiệp:

Phần lớn các doanh nghiệp Start-up là DNVVN, để nâng cao trình độ DNVVN có thể thông qua việc bồi dưỡng tinh thần

khởi nghiệp để tăng số lượng và chất lượng người khởi nghiệp.

●Giáo dục văn hóa thương mại và tinh thần khởi nghiệp cho học sinh: truyền đạt các khái niệm, ý thức, đạo đức, v.v…

về thương mại với các nội dung đơn giản, dễ hiểu phù hợp độ tuổi cho học sinh từ tiểu học, truyền đạt tinh thần dám thử

thách. Xây dựng các khóa về khởi nghiệp ở đại học.

●Đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra khi đăng ký thành lập, cho phép thành lập doanh nghiệp trong

cả những lĩnh vực mới chưa từng có trước đây miễn là không thuộc các ngành nghề có điều kiện. Đặc biệt là tư duy của

những cán bộ phụ trách ở các cơ quan quản lý cũng phải được đổi mới theo. Để có thể quản lý tốt những ảnh hưởng chưa

biết rõ của những ngành nghề mới gây ra cho xã hội cần thực hiện triệt để việc hậu kiểm.

●Để thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Start-up, giảm thuế TNDN và TNCN từ vốn đầu tư mạo hiểm. Cần có cả chế

độ miễn giảm thuế cho doanh nghiệp Start-Up.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 18: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Hiện trạng và Vấn đề~ ④Hành chính (1)

17

(1)Chính sách không rõ ràng:

Trong đợt khảo sát này có 3 công ty phản hồi “Chính sách không rõ ràng”. Theo quy hoạch thì mục đích sử dụng của đất của công ty là Trồng rừng nên không cấp giấy phép xây dựng. Được Sở Xây dựng cho biết rằng khu đất này sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất công nghiệp nhưng bản thân Sở cũng không nắm rõ thủ tục cụ thể. Có nhiều doanh nghiệp bản địa cũng gặp tình cảnh như vậy. Ngoài ra không liên quan đến việc khảo sát lần này nhưng việc Kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT không có tiêu chuẩn thẩm định rõ ràng nên có cả những doanh nghiệp Nhật tốt nhưng họ không đầu tư. Do thủ tục, tiêu chuẩn không rõ ràng nên dẫn đến tổn thất cho doanh nhiệp, cần phải thiết lập cơ cấu thực thi chính sách một cách cụ thể, nâng cao tính minh bạch.

(2)Thủ tục phiền hà:

Đợt khảo sát này có 3 công ty cho rằng “Thủ tục hành chính phiền hà”. Ví dụ: công ty muốn xin hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ nhưng do thủ tục phiền quá nên không họ xin nữa. Công ty đó khi đăng ký xin hỗ trợ thì được yêu cầu chứng minh tính ưu việt của máy móc, thủ tục tài chính, v.v... Do tiêu chuẩn thẩm định cũng không rõ ràng nên họ bỏ không xin nữa. Hơn nữa thủ tục hoàn thuế phiền hà nên khi làm thủ tục thì bị đòi và phải đưa hối lộ. Do lợi nhuận ít nên khoản hoàn thuế này rất quan trọng với doanh nghiệp nhưng thủ tục hoàn thuế và việc đòi hối lộ trở thành gánh nặng cho công ty.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 19: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Hiện trạng và Vấn đề~ ④Hành chính (2)

18

(3)Tham nhũng:

Trong khảo sát lần này, có 3 công ty nêu “có các khoản thu, phí không chính thức ở các cơ quan hành chính”. Tuy có các biện pháp phòng chống từ trung ương nhưng vẫn nghe thấy còn chuyện bị đòi các khoản thu, phí không chính thức ở các cơ quan hành chính. Có cả các trường hợp bị đòi hối lộ khi làm thủ tục hoàn thuế. Có một số doanh nghiệp, hối lộ lên đến 10 – 20% tổng chi phí doanh nghiệp. Ngoài ra, khi xuất nhập khẩu ở cửa khẩu còn có trường hợp bị đòi các khoản thu, phí không chính thức. Nếu doanh nghiệp đòi kiểm tra mục phí, khoản thu này là gì thì họ không được đóng dấu, không được xử lý.

(4)Truyền bá thông tin:

Trong đợt khảo sát này có 1 số doanh nghiệp cho biết có 2 vấn đề: ① thông tin cho doanh nghiệp không đủ (có thể chia sẻ thông tin cho doanh nghiệp đến mức nào), ② Cán bộ phụ trách không nắm rõ thông tin. Việc truyền bá thông tin của các cơ quan hành chính không tốt, không truyền bá đến được các đối tượng cần thiết. Chỉ dừng lại ở mức đăng thông tin trên trang web. Cụ thể là dù cho có chính sách khuyến khích CNHT nhưng thực tế có rất nhiều doanh nghiệp không biết về các chính sách khuyến khích này. Ngoài ra còn 1 vấn đề nữa là cán bộ phụ trách cũng không hiểu rõ chính sách. Có doanh nghiệp cho biết Quỹ đổi mới công nghệ có 2 loại hình hỗ trợ: tiền hỗ trợ và cho vay vốn nhưng cán bộ phụ trách chỉ biết về tiền hỗ trợ còn đối với cho vay vốn còn mới nên cán bộ không nắm rõ.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 20: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Giải pháp, Đề xuất ~④Hành chính

19

(1)Chính sách không rõ ràng

Việc đưa ra các chính sách không rõ ràng là do cả một cách chủ ý và do cả động cơ vô ý. Có trường

hợp đưa các câu chữ không rõ ràng trong chính sách để có thể xử lý một cách mềm dẻo (căn cứ vào

đánh giá của cán bộ phụ trách). ENT có lẽ thuộc loại này. Mặt khác có cả trường hợp do thiếu kiến

thức nên vô ý xây dựng nên các chính sách không rõ ràng. Có lẽ cần cải thiện quy trình hoạch định

chính sách một cách căn bản. Ngoài ra việc thay đổi chính sách một cách đột ngột không thông báo

trước gây ra nhiều vấn đề về kinh doanh cho doanh nghiệp. Chúng tôi nghĩ “Ý dân” và “Hiểu rõ

doanh nghiệp” là những yếu tố cần thiết cho việc hoạch định chính sách của chính phủ. Ví dụ, khi

hoạch định chính sách công nghiệp nào đó thì cần thu thập thông tin, kêu gọi ý kiến đóng góp của

các doanh nghiệp liên quan để tìm phương cách có hiệu quả với chi phí thấp.

(2)Thủ tục phiền hà

Cơ bản là có lẽ phía cơ quan hành chính cần có tư duy phục vụ. Còn có các cán bộ có quan niệm

không coi trọng người dân. Hơn nữa nếu tư duy phục vụ được bám rễ thì có lẽ sẽ làm phía cơ quan

hành chính có được cách xử lý thân thiện với doanh nghiệp, người dân. Việc đơn giản hóa, minh

bạch hóa, hướng dẫn cách thức thực hiện chi tiết cụ thể là các điều điện cần. Ở Nhật Bản khi đăng

thông tin về việc lựa chọn thì còn đính kèm cả hướng dẫn chi tiết về thủ tục đối với các quy trình thủ

tục đăng ký phức tạp. Có chương trình hỗ trợ dành cho hỗ trợ đối với các cơ quan hành chính nhưng

còn cần cả các khóa đào tạo nhân viên trong đó về cả cách thức thực hiện các dịch vụ hành chính.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 21: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Giải pháp, Đề xuất ~④Hành chính

20

(3)Tham nhũng

Trong tình hình nhiều sự việc đáng tiếc do tham những ví dụ như tham nhũng trong công trình đường cao tốc nên một cục trưởng phụ trách ở tp Hồ Chí Minh bị tù chung thân, v.v… , vào tháng 2/21013 TBT Nguyễn Phú Trọng đã thành lập ủy ban chỉ đạo chống tham nhũng trung ương mà TBT làm chủ tịch để thực sự giải quyết vấn đề này. Theo công bố của tổ chức phi chính phủ Minh bạch quốc tế thì chỉ số tham nhũng ở Việt Nam năm 2013 đứng vị trí 116/177 nước, đến năm 2015 là 112/168 nước. Cần phải không ngừng chống tham nhũng từ trung ương đến địa phương. Có lẽ việc khuyến khích sử dụng đường dây nóng cho phép dấu tên để báo cáo tham nhũng sẽ đem lại hiệu quả nhất định nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp sợ bị trả thù nên đành phải làm thinh. Để chống tham nhũng, điều quan trọng là chính quyền địa phương thực thi pháp luật một cách chặt chẽ, nâng cao kiến thức, chia sẻ ý thức hỗ trợ doanh nghiệp, cấp trên quản lý chặt cấp dưới, người dân có cơ chế giám sát chặt chẽ, quy định các phạt nặng trong Luật chống tham nhũng và phải thực thi pháp luật chống tham nhũng một cách nghiêm ngặt.

(4)Truyền bá thông tin

Vấn đề về truyền bá thông tin của phía cơ quan hành chính không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật Bản cũng có. Việc truyền bá thông tin đến đối tượng nhiều đến mức nào thường xuyên là 1 vấn đề trong dịch vụ hành chính. Về việc truyền bá thông tin, theo kết quả đợt khảo sát này được phân làm 2 nhóm vấn đề ① truyền bá chưa đủ sức, và ②người phụ trách chưa nắm rõ, có thể nói là các vấn đề bên ngoài và bên trong của truyền bá thông tin. Về mặt bên ngoài, về cơ bản việc chính phủ xúc tiến thành lập các hội ngành nghề, liên kết với các hội ngành nghề để vận hành chính sách là hết sức quan trọng. Các ngành công nghiệp ở Nhật Bản đã thành công trong việc chính phủ và các hội ngành nghề cùng vận hành chính sách, Thái cũng được biết đến nhiều vì đã thực hiện thành công việc này. Nhưng trong thực tế có cả những trường hợp các hiệp hội, đoàn thể không hoạt động hiệu quả. Do vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp là cần thiết. Về truyền bá thông tin bên trong, việc thực hiện triệt để chia sẻ thông tin đương nhiên là cần thiết, có lẽ còn cần thành lập một bộ phận để có thể giải thích các chính sách một cách thống nhất.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 22: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Hiện trạng và Vấn đề~ ⑤Khác

21

(1)Thiếu các KCN cho DNVVN

Trong đợt khảo sát này, có 4 công ty nêu mong muốn cải thiện vấn đề đất cho DNVVN. Đất thuê trong KCN nhìn chung là lớn, khoảng trên 3000 m2, đối với DNVVN chi phí đầu tư lớn, không thuê được. Ngay cả các doanh nghiệp đang thuê đất KCN thì phải trả tiền thuê vài tháng 1 lần, không cho trả nhiều lần nên gặp khó khăn. Vấn đề này liên quan đến vấn đề vốn đầu tư, vốn này có thể dùng để đầu tư thiết bị.

(2)Tăng cường cơ cấu đoàn thể, hiệp hội ngành, liên kết giữa các doanh nghiệp

Việc hỗ trợ hình thành , tăng cường cơ cấu cho các đoàn thể, hiệp hội ngành có ý nghĩa to lớn. Việc truyền đạt các chính sách, thay đổi cơ chế của chính phủ thông qua các đoàn thể, hiệp hội dễ dàng được đem đến cho doanh nghiệp. Mặt khác đối với chính phủ, việc thu thập thông tin từ các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội đoàn thể rất có ích cho việc nắm được dữ liệu thống kê, chiến lược, suy nghĩ của doanh nghiệp, hiện trạng ngành. Đối với doanh nghiệp thành viên, họ cần có các hiệp hội, đoàn thể có ích cho họ, ví dụ: ở Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) có sự tham gia của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Việt Nam, đóng vai trò to lớn trong việc hoạch định chính sách công nghiệp ô tô. Hiệp hội này công bố số liệu xe hơi sản xuất ra, v.v… các thành viên vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau. Điều quan trọng khi hoạch định chính sách là phải phản ánh được ý kiến của ngành. Chính phủ cần thúc đẩy hơn nữa việc hình thành các đoàn thể, hiệp hội ngành. Nhưng để thúc đẩy sự hình thành, đẩy mạnh cơ cấu thì cần chú ý đến tình trạng doanh nghiệp Việt Nam, người Việt Nam thường không thích chia sẻ các thông tin đem lại lợi ích.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 23: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

Giải pháp, Đề xuất ~⑤Khác

22

(1)Thiếu KCN cho DNVVN

Không cần cấp phép xây mới các KCN, cần có các KCN cho thuê các diện tích khoảng 500

㎡, 1000 ㎡, 2000 ㎡ cho DNVVN, doanh nghiệp siêu nhỏ. Có các KCN dành cho DNVVN

FDI như là Nhật Bản nhưng chi phí thuê đối với các DNVVN Việt Nam thì chi phí thuê cao.

Cần căn cứ theo tình hình tập trung công nghiệp ở các địa phương để hoàn thiện các KCN cho

CNHT trên cơ sở dự đoán các ngành công nghiệp sẽ tăng trưởng trong tương lai. Chính sách

công nghiệp và vị trí các KCN cho CNHT ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy khả năng trở

thành các bước chuẩn bị cho tương lai.

(2)Tăng cường cơ cấu đoàn thể, hiệp hội ngành, liên kết giữa các doanh nghiệp

Đoàn thể, hiệp hội ngành có nhiều vai trò: từ việc trao đổi thông tin, lên tiếng về thực trạng

của ngành lên chính phủ, v.v… Ở Đà Nẵng, đã thành lập hiệp hội DNVVN, lên tiếng về các

nguyện vọng cải thiện tình hình của hiệp hội lên Ủy ban nhân dân thành phố. Không chỉ các

nhân vật có uy tín, địa vị xã hội mới có thể nói lên các nguyện vọng mà các doanh nghiệp bất

kể quy mô nếu có ý kiến có tính đại diện chung cao thì có giá trị để lên tiếng. Chính phủ cần

bắt nhịp cho việc hình thành các hiệp hội, đoàn thể ngành, phối hợp ăn ý cùng với các ngành

nghề để thực hiện hỗ trợ chính sách.

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.

Page 24: Đề xuất chính sách cho Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa vàbusiness.gov.vn/Portals/0/2016/De xuat cs cho L Ho tro DNNVV_JETR… · hướng dẫn về cách quản trị,

【Tài liệu tham khảo】

①Sách “So sánh môi trường kinh doanh ở ASEAN, Tây Nam Á”, (JETRO);

②Sách “Kiến thức cơ bản về kinh tế Việt Nam”, (JETRO);

③Báo cáo “Điều tra nhu cầu kinh doanh khu vực sông Mekong năm 2015”, (JETRO);

④Báo cáo “Corruption Perceptions Index 2015”(Transparency International);

⑤Báo cáo “Khảo sát rào cản, v.v… cùng với việc tối ưu hóa hoạt động hậu cần, mua hàng của các

doanh nghiệp đầu tư ở các nước mới lên ở Châu Á”, (JILS);

⑥Báo cáo “Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Á, châu Đại dương” (2015),

(JETRO);

⑦Báo cáo “Kết quả khảo sát chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế thị trường Việt Nam”, “Chính sách

phát triển, hỗ trợ DNVVN và CNHT ở Việt Nam”, (JICA);

⑧Báo cáo “Kế hoạch hỗ trợ DNVVN giai đoạn 2016 -2020”, (MPI);

⑨Giải đáp chất vấn đại biểu quốc hội của Ngân hàng nhà nước năm 2014.

【Tổ soạn thảo】

●Phần tổng quan

Trưởng đại diện JETRO Hồ Chí Minh Hirotaka Yasuzumi

●Phần Thực trạng, Vấn đề và Giải pháp, Đề xuất

JETRO Hồ Chí Minh: Fumihiro Okubo, Nguyễn Trường Giang

●Hỗ trợ

Các thành viên Nhóm làm việc về Hỗ trợ DNVVN (WT5) Sáng kiến chung Nhật Việt Giai đoạn 6

23

Copyright©2016 JETRO Ho Chi Minh All rights reserved.