12

DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có
Page 2: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

PHÒNG THÔNG TIN - THƯ MỤC NĂM 2016

Page 3: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 02 năm 2016 1

01. Hoàng Anh. XUÂN ẤM YÊU THƯƠNG / Hoàng Anh // Tạp chí Giáo dục thủ đô.- Ngày 01 - 02/01/2016.- Số 73+74.- Tr.22+23+24.

Khi Hà Nội ngập tràn trong sắc hoa đào; những cung đường Tây Bắc ngập tràn trong sắc hoa ban; những lễ hội truyền thống diễn ra khắp mọi miền đất nước là lúc mùa xuân đã gõ cửa từng nhà. Trong sự hoàn mỹ của mùa xuân, những mảnh đời chẳng may còn khuyết thiếu như được bù đắp trọn vẹn hơn. Với nhiều học sinh khuyết tật, mùa xuân đã mang thêm niềm tin và nghị lực sống cho các em, bởi trong sắc trời xuân phơi phới ấy luôn có trái tim nồng ấm của những người thầy, người cô không ngại khó, ngại khổ để đồng hành với các em trong chặng đường nhiều gian nan...

…Đến với Sơn La - Tây Bắc mỗi dịp mùa xuân là đến với xứ sở của hoa ban trắng, vùng núi non hùng vĩ, nơi sinh sống của cộng đồng 12 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó thân thương. Sơn La là miền đất còn hoang sơ thuần khiết của rừng, của núi, của những dòng suối nước trong veo, của những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân sở tại. Mùa xuân về, hoa ban, hoa đào, hoa mơ, hoa mận nở trắng khắp núi rừng Tây Bắc càng tô đẹp thêm cho quê hương giàu truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa.

Không giấu vẻ tự hào khi kể về quê hương của mình, cô giáo Lò Thị Kem - Trường tiểu học Mường Bú, huyện Mường La, Sơn La chia sẻ: Mùa xuân ở Sơn La đẹp lắm, trẻ em hớn hở trong tấm áo mới; nam thanh, nữ tú đắm mình cùng điệu xòe quấn quýt bên nhau trong nhịp trống chiêng vang rộn; nhà nhà ngồi quanh bếp lửa hồng ôn chuyện xưa cũ. Hoa ban trắng nở khắp núi rừng, e ấp trong làn sương sớm... Cả đất trời vào xuân, cô trò chúng tôi cũng hòa mình vào mùa xuân núi rừng nên thơ và trong trẻo.

Cũng là một trong những gương nhà giáo tiêu biểu trong giáo dục học sinh khuyết tật được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh năm 2015, cô giáo Lò Thị Kem có rất nhiều kỷ niệm với những học trò có hoàn cảnh không may mắn của mình. Cô kể: Dạy nhiều học sinh khuyết tật nhưng tôi nhớ mãi hình ảnh em Lường Trung Kiên, 10 tuổi bị điếc bẩm sinh, học hòa nhập cùng với lớp 5 mà tôi chủ nhiệm. Vì mặc cảm với khiếm khuyết của mình, Kiên thường phản ứng dữ dội khi bị bạn bè trêu chọc. Em sẵn sàng xông vào đánh bạn bất cứ lúc nào và có nhiều phản ứng tiêu cực. Tôi cố gắng gần gũi, động viên và chia sẻ khó khăn với em, biểu dương em từ những việc nhỏ nhất. Do em bị điếc nên việc trao đổi của cô trò cũng khó khăn hơn, song có lẽ em hiểu được tấm lòng của tôi nên đã dần thay đổi, tập trung học hành, không còn đánh bạn và hòa nhập hơn với lớp...

Dạy học sinh dân tộc ở ngôi trường có tới 7 điểm lẻ, cô giáo người dân tộc Thái nhiều lúc sử dụng cả tiếng Việt và tiếng dân tộc để dạy các em. Bản Ngoạng nơi cô dạy cách thị trấn 4km, ngày ngày cô vượt đèo dốc đến với học sinh, dạy các em bằng tri thức và tình yêu thương của mình. Cô bảo: Điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; trang thiết bị cũng như tài liệu dạy học sinh khuyết tật gần như không có gì, nhưng tôi vẫn mày mò tìm những cách dạy, đồ dùng dạy học gần gũi để dạy cho các em, mong các em bớt đi những thiệt thòi, cố gắng học đọc, học viết... Khó khăn là vậy nhưng những ngày tết cổ truyền, cô trò đón tết cũng vui lắm. Chúng tôi cùng tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, ném quả má lẹ, chơi cù, kéo co, múa xòe... Ngày tết, các em còn đến nhà cô giáo chúc tết, tặng bánh tét cho cô mang theo những tình cảm trong trẻo, hồn nhiên của học trò dân tộc. Sau tết, các em lại đến lớp theo đúng quy định chứ không nghỉ học ở nhà vui xuân như trước đây, cô trò lại bắt đầu những bài học mới với khí thế mùa xuân mới…

02. Hiếu Quỳnh Bách. XUÂN BÌNH YÊN TRÊN CAO NGUYÊN MỘC CHÂU / Hiếu Quỳnh Bách // Công an nhân dân.- Số Xuân.- Tr.18.

Được ví như “Đà Lạt” của miền Bắc, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La là địa bàn thu hút một lượng khách lớn trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch mỗi năm. Thế nhưng, ẩn chứa đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên, ở Mộc Châu, ngay cả khi mùa xuân đã về, trong đại ngàn sâu thẳm hay trên những cung đường vẫn diễn ra cuộc chiến đầy cam go, khốc liệt chống tội phạm ma túy; vẫn có những đợt cao điểm ra quân bảo vệ an ninh, trật tự. Và hàng trăm lượt cán bộ,

Page 4: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 02 năm 2016 2

chiến sỹ đã tình nguyện tăng cường xuống cơ sở, gác lại riêng tư, ăn tết muộn cùng gia đình để làm nhiệm vụ, góp phần mang lại mùa xuân bình yên cho đồng bào các dân tộc miền Tây Bắc.

Cứ mỗi độ xuân về, Mộc Châu như khoác trên mình một thảm hoa rực rỡ đủ sắc màu, từ loại hoa nổi tiếng đi vào thơ ca như hoa ban, hoa đào phai cho đến những cánh đồng hoa cải trải dài trên triền núi, rồi hình ảnh những ngôi nhà lúp xúp lẫn trong rặng mơ, rặng mận đã làm đắm say lòng người khi đặt chân tới mảnh đất này. Ngay trước trụ sở Công an huyện Mộc Châu, cây đào phai cũng bắt đầu chúm chím nở những nụ đầu tiên chào xuân. Đó cũng là thời điểm bắt đầu tết cổ truyền của đồng bào Mông, thường được tổ chức trước tết âm lịch của người Việt một tháng. Như thường lệ, Trung úy Tráng A Lềnh, cán bộ Đội An ninh Công an huyện Mộc Châu cùng đồng đội lại khoác ba lô lên đường vào bản, bảo vệ cho đồng bào Mông đón một cái Tết Bính Thân 2016 thật ý nghĩa trọn vẹn.

Trung úy Tráng A Lềnh cho biết: “Người Mông ăn tết vào đầu tháng Chạp âm lịch. Thời gian ăn tết cũng chỉ kéo dài trong 3 ngày nhưng trước đó cả một tháng, khắp bản làng đã rộn rã chuẩn bị tết. Đàn ông thịt lợn, thịt gà hay sửa lại vách nhà, đàn bà thêu thùa váy, áo để có quần áo đẹp mặc trong những ngày tết. Tết là dịp để gia đình quây quần bên nhau, cùng đi thăm họ hàng, người quen, chơi những trò chơi dân gian của dân tộc”. Trải lòng về công việc của mình, anh cán bộ người Mông trẻ bộc bạch: “Trong dịp tết, tôi và đồng đội đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có đồng bào Mông sinh sống những công việc cụ thể đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, để đồng bào Mông tổ chức đón tết theo nếp sống mới vui vẻ, lành mạnh, tiết kiệm; đồng thời tổ chức thăm hỏi, tặng quà, chúc tết những người có uy tín, quần chúng nhân dân có nhiều đóng góp trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở”. Nhưng ít ai biết, thêm một cái tết của đồng bào là một lần anh Lềnh không được đón tết ở nhà cùng với gia đình. Biết anh cán bộ người Mông phải xa gia đình để làm nhiệm vụ, đồng bào đã dành cho anh những tình cảm chân thành, cùng mời anh ăn tết với gia đình, chúc anh những chén rượu ngô say nồng bên bếp lửa bập bùng, mời anh chiếc bánh dày thơm dẻo. Dân bản cũng bày tỏ niềm tự hào vì có người Mông là cán bộ công an, cảm ơn anh Lềnh cùng các cán bộ công an khác đã làm nhiệm vụ đảm bảo giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự, không để các đối tượng xấu lừa gạt đồng bào, làm cho đồng bào khổ, vất vả và lôi kéo đồng bào vi phạm pháp luật. Anh Lềnh xúc động nói: “Những tình cảm đồng bào Mông động viên tôi rất nhiều, xoa dịu những khoảng trống trong lòng tôi khi không được ăn tết cùng gia đình và thấy vui khi được cùng dân đón tết”.

“Ở Công an huyện Mộc Châu, không chỉ có cán bộ mới tăng cường xuống cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự cho đồng bào các dân tộc vui xuân, đón tết, ngay cả lãnh đạo cũng đều gương mẫu, tình nguyện xuống địa bàn” - Đại tá Lê Minh Loan, Trưởng Công an huyện Mộc Châu cho biết. Công tác trong lực lượng công an đã mấy chục năm nhưng những lần lãnh đạo công an huyện như anh Loan được ăn tết trọn vẹn cùng với gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chưa kể, hết ca trực, về nhà ăn tết muộn không phải về ngay được, từ công an huyện về nhà, có người cũng phải đi quãng đường dài hàng trăm kilomet cua tay áo đường rừng. Trò chuyện với chúng tôi, Đại úy Đoàn Văn Trọng, Phó Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào và Phụ trách xã về an ninh trật tự cho biết, Cụm Công an Xây dựng phong trào và Phụ trách xã về an ninh trật tự được thành lập từ năm 2007, phụ trách 4 địa bàn gồm thị trấn Mộc Châu, xã Đông Sang, xã Mường Sang, xã Chiềng Hắc, đây là những địa bàn được xác định là trọng điểm về tội phạm và tệ nạn ma túy. Bởi vậy, trong các dịp lễ, tết, khi người dân đón không khí năm mới sum họp quây quần bên gia đình, cũng là lúc các cán bộ cơ sở cụm Công an xây dựng phong trào và Phụ trách xã về an ninh trật tự lại 100% trực ban, trực chiến.

Thiếu tá Tạ Văn Tuệ, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy, Công

an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có “gác nghề” vào dịp tết,

theo kinh nghiệm của những người lính đánh án ma túy, càng gần những dịp lễ tết tội phạm càng manh

động hơn, vì thế anh em trong đội luôn nâng cao tinh thần chiến đấu, chỉ cần nắm bắt được thông tin về

đối tượng là chúng tôi lại lên đường lần theo dấu vết tội phạm, dù đó là đêm 30 hay sáng mùng 1 tết”.

Một kỷ niệm không thể nào quên mà anh Tuệ cùng đồng đội kể lại, đó là vào trưa ngày 25 tết năm

2015, các anh đã phải rượt đuổi, bắt giữ an toàn đối tượng vận chuyển ma túy Lường Văn Chinh. Kiểm

tra người đối tượng, các anh đã phát hiện Lường Văn Chinh giấu kỹ 200 viên hồng phiến. Lính đánh án

Page 5: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 02 năm 2016 3

ma túy hầu như không có ngày ngơi nghỉ bởi đêm trước đó, đêm 24 Tết Ất Mùi 2015, tổ công tác Công

an huyện Mộc Châu phối hợp với tổ công tác số 5 Phương án 279; Công an huyện Vân Hồ; Chi cục

Hải quan Cửa khẩu Lóng Sập làm nhiệm vụ tại khu vực Km 180 quốc lộ 6A thuộc địa phận xã Lóng

Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La phát hiện bắt quả tang đối tượng Tráng A Trua khi đối tượng đang

trên đường chuyển 3.800 viên ma túy tổng hợp đi tiêu thụ.

Đại tá Lê Minh Loan cho biết, từ năm 2005 đến nay, công an huyện đã phối hợp với các lực lượng và trực tiếp phát hiện, bắt giữ 2.336 vụ, 3.671 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ tang vật hơn 356kg heroin, 152kg thuốc phiện, hàng trăm ngàn viên ma túy tổng hợp, 32 khẩu súng, 50 ô tô và nhiều tang vật. Đặc biệt, công an huyện đã tích cực tham gia thực hiện Phương án 279 và các chuyên án do Công an tỉnh Sơn La xác lập và chủ trì thực hiện, đấu tranh có hiệu quả với các đối tượng có vũ trang mua bán, vận chuyển trái phép ma túy với số lượng lớn qua biên giới.

Đến Công an Mộc Châu chúng tôi cũng cảm nhận được nỗi buồn, mất mát ở các anh. Giữa thời bình, máu chiến sỹ công an vẫn đổ trên mảnh đất này. Đó là câu chuyện về Trung úy Bùi Công Nguyên, Công an huyện Mộc Châu đã anh dũng hy sinh trong trận đánh ma túy vào ngày 28/01/2015, khi cái tết đã cận kề. Hành động dũng cảm của anh như ngọn lửa bùng cháy, tiếp thêm sức mạnh cho đồng đội trong mỗi lần ra quân, để họ lại tiếp tục chiến đấu trên mặt trận chống ma túy đầy cam go, hiểm nguy.

Năm 2015, có hơn 750.000 lượt khách, trong đó có 32.500 khách nước ngoài đến Mộc Châu tham quan, du lịch. Dự báo của huyện Mộc Châu năm 2016, khoảng 80.000 người sẽ chọn Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu là điểm đến. Ngoài nhiệm vụ đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, đấu tranh chống tội phạm ma túy trên tuyến thì đảm bảo an ninh du lịch với những vấn đề mới đang là nhiệm vụ trọng tâm với nhiều thách thức đối với Công an huyện Mộc Châu. Xin chúc cho các anh luôn vững vàng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững an ninh trật tự tại cơ sở, xứng danh đơn vị Anh hùng.

03. Đoàn Tân. NHỮNG CUỘC ĐẤU SÚNG SINH TỬ VÀ HÀNH TRÌNH MẬT PHỤC TÓM GỌN TRÙM MA TÚY TRONG RỪNG GIÀ / Đoàn Tân, Xuân Quyết.- Đời sống và pháp luật.- Ngày 16 - 22/01/2016.- Số 03.- Tr.22.

Thuộc dạng “cáo già” ở vùng biên viễn, lại sống bằng “nghề” buôn bán ma túy ngoài việc luôn tự “phòng thân” bằng súng và lựu đạn, xung quanh Sùng A Khai bao giờ cũng có hàng tá đệ tử kè kè súng. Nhiều lần lực lượng công an các tỉnh lập kế hoạch đánh bắt, song “ông trùm” này vẫn chạy thoát. Chỉ đến khi, Tổ công tác đặc biệt thuộc Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 1 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) vào cuộc, hắn mới phải tra tay vào còng số 8.

GIAN NAN ĐÁNH ÁN

Người dẫn đầu Tổ công tác lên đường đánh bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, đang lẩn trốn giữa trùng điệp núi rừng hôm đó là Thiếu tá Chu Văn Quang, hiện là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 1. Hơn ba năm đã trôi qua, Thiếu tá Quang mới chia sẻ về bí mật trận đánh này với báo Đời sống và pháp luật.

Ngôi nhà của Khai nằm tách biệt trong một thung lũng, một mặt tựa lưng vào dãy núi đá vôi trùng điệp, mặt kia trông ra hướng Quốc lộ 6 chạy từ thị xã Sơn La về huyện Mộc Châu. Để vào được nhà Khai chỉ có con đường độc đạo. Ngôi nhà của y được thiết kế kín đáo và có tới 6 camera quan sát.

Một ngày giữa tháng 10/2012, trong một lần Sùng A Khai vắng nhà, lực lượng công an địa

phương thực hiện lệnh khám xét và phát hiện 1 khẩu súng quân dụng cùng một số tang vật. Tuy nhiên,

ít phút sau, từ trên các đỉnh núi, sườn núi xung quanh nhà Khai, súng nổ liên hồi, ngắm về ngôi nhà,

nơi các chiến sỹ công an đang làm nhiệm vụ. Sau gần 15 phút đấu súng, Khai và đồng bọn đã lợi dụng

địa hình rừng núi hiểm trở trốn mất. Từ sau thời điểm ấy, “ông trùm” biệt tích khỏi Lóng Luông (Mộc

Châu, Sơn La). Lực lượng “đánh án” sau đó mất dấu hắn.

Hơn một năm sau, lực lượng đặc nhiệm thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động được giao nhiệm vụ

phối hợp với Công an tỉnh Sơn La truy bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm này. “Tôi được giao

Page 6: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 02 năm 2016 4

nhiệm vụ dẫn đầu tổ công tác lên đường, phối hợp với các đồng chí khác thuộc Công an tỉnh Sơn La tổ

chức thâm nhập khảo sát địa bàn, nắm bắt tình hình. Sau nhiều ngày nghiên cứu, đánh giá tình hình,

chúng tôi xác định, Sùng A Khai từng có 2 lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm của Công an thành phố Hải

Phòng và Công an tỉnh Sơn La, cầm đầu đường dây buôn bán hàng trăm bánh ma túy. Đặc biệt, đối

tượng luôn có súng và lựu đạn sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng tới cùng”.

Thiếu tá Quang kể tiếp: “Cuối tháng 11/2013, chúng tôi cử 1 đồng chí trong tổ công tác đặc biệt phối hợp với một đồng chí Công an tỉnh Sơn La khảo sát địa bàn để xây dựng phương án tác chiến. Trên đường đi, vô tình gặp đối tượng Khai, hắn lập tức rút súng đuổi theo và xả bắn. Rất may 2 đồng chí ấy rút được về vị trí an toàn. Nhận được báo cáo, tôi lập tức cùng lãnh đạo Công an tỉnh Sơn La họp bàn và quyết tâm đánh bắt đối tượng manh động này”.

Cuối tháng 11, từ nguồn tin trinh sát báo về, đối tượng không có trong bản và dựng lán trên rừng lẩn trốn, Thiếu tá Quang trực tiếp cùng tổ công tác hành quân lên đường. Vượt qua chừng 3 - 4km đường rừng, lực lượng đã gần đến mục tiêu. Đó là một căn lán được dựng khá tuềnh toàng ngay phía dưới mép núi. Qua thiết bị chuyên dụng, các lực lượng xác định, chiếc lán trên chính xác là của trùm ma túy Sùng A Khai. Thiếu tá Chu Văn Quang gấp rút báo cáo và lập kế hoạch, chờ đêm xuống để tổ chức vây bắt.

Vào khoảng 22h, lực lượng trinh sát tiếp cận khu vực gần nhà đối tượng. Lúc này lại xảy ra tình huống, nếu bắt đối tượng, rất có thể trong đó có cả vợ và con nhỏ của Khai. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho vợ và con đối tượng, vì vậy lực lượng quyết định rút anh em ra phía ngoài để chờ lệnh. “Đêm đó, trời rét căm căm, khu vực chúng tôi đang mật phục lại là vùng lạnh nhất địa bàn tỉnh Sơn La. Để chóng chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết, anh em túm tụm lại đốt một đống lửa nhỏ để sưởi, chia nhau mấy mẩu lương khô và hộp mì tôm, cho đỡ đói. Đến 3h sáng, một lần nữa, chúng tôi vào áp sát khu vực nhà đối tượng nằm chờ trời sáng”, anh kể.

CUỘC ĐẤU TRÍ NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC

Đến 9h sáng, lúc này đối tượng mới dậy. Xác định đúng đối tượng Sùng A Khai, hắn đã lọt vào tầm ngắm. Cả tổ công tác đang định đồng loạt xuất kích, nhưng khi phát hiện trên người đối tượng lúc này có 4 khẩu súng và 2 quả lựu đạn, Thiếu tá Quang lệnh cho anh em tạm dừng. Tính toán đi tính toán lại thì không thể bắt trực tiếp được vì rất có thể sẽ gây tổn thất cho lực lượng.

Đợi đến 1lh trưa, xác định đối tượng đã đi vào khe núi nằm nghỉ trưa ở võng cho mát, các lực lượng quyết định hành động tại khe núi này. Lúc đó, từ phía bên kia ngọn núi, 2 đồng chí dùng thiết bị ống nhòm, giám sát mọi diễn biến của đối tượng để báo về cho đội đang mật phục. Thông tin báo về, đối tượng đang ngủ trên võng, mang 3 khẩu súng trong người, 2 khẩu súng gác sau võng và 1 khẩu để ngang người, cùng 2 quả lựu đạn giắt 2 bên hông.

Đang chuẩn bị tổ chức tấn công, bất ngờ, vợ và con đối tượng xuất hiện. Thiếu tá Quang kể lại tình huống lúc đó: “Tôi định cho anh em khống chế vợ con đối tượng, nhưng sợ cậu con trai khóc, kế hoạch sẽ bị bại lộ, nên tổ công tác quyết định tiếp tục nằm chờ. Chừng 30 phút sau khi hái rau xong, vợ con Sùng A Khai về nấu cơm cho đối tượng ăn. Chúng tôi quyết định tổng tấn công bất ngờ. Gần tiếp cận được mục tiêu, bất ngờ đối tượng tỉnh dậy xách một khẩu súng và trái lựu đạn về nhà ăn cơm. Cả tổ công tác dừng lại và hội ý, chúng tôi vẫn quyết định xuất quân bắt bằng được đối tượng này, bởi để lâu sẽ nguy hiểm cho lực lượng và bà con dân bản”.

Sau khi cử một trinh sát xuống gom hết số súng và lựu đạn còn lại của đối tượng để giảm khả

năng chiến đấu, một nhóm khác cũng xác định được đường mòn mà đối tượng sẽ đi qua đến lán. Các

lực lượng chia quân phục kích. Tuy nhiên, khi Sùng A Khai ăn cơm xong, hắn quay lại chỗ võng nằm,

nhưng lại đi vòng mà không qua chỗ lực lượng phục kích. Kế hoạch bị đổ bể. Các mũi trinh sát được

lệnh rút khỏi vị trí chiến đấu, triển khai phương án tác chiến tiếp theo. Khi Sùng A Khai xuống tới khe

núi, phát hiện mất súng, hắn điên loạn đi lùng sục, gọi các lán xung quanh và vợ đi tìm.

Trong quá trình điên loạn tìm vũ khí, hắn đi vào nơi tổ công tác đang mật phục. Phát hiện ra một đồng chí đang nằm ngụy trang, hắn gí súng vào lưng. “Không để đối tượng kịp bóp cò, tôi cùng một đồng chí khác vùng dậy tấn công, khóa chặt hắn từ phía sau. Sùng A Khai giãy giụa, súng bị bóp cò,

Page 7: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 02 năm 2016 5

nhưng không trúng ai. Qua tình huống thập tử nhất sinh hắn mới chịu khuất phục.” Thiếu tá Quang nhớ lại giây phút kịch tính trong trận đánh.

TÓM GỌN “NỮ QUÁI’’ LÀ “CHÂN RẾT” TRONG ĐƯỜNG DÂY MA TÚY CỦA SÙNG A KHAI

Trước đó, Công an thành phố Hải Phòng triệt phá đường dây buôn bán ma túy liên tỉnh, bắt Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1965, quê Kiến Thụy - Hải Phòng; tạm trú tại tiểu khu 5, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), “Bà trùm” Lan bị bắt khi đang vận chuyển “hàng” từ Sơn La về Hải Phòng bằng xe khách. Tang vật thu giữ gồm 10 bánh heroin, gần 900 viên ma túy tổng hợp (tổng trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng), hơn 7.200USD, 1 triệu đồng cùng một số tài liệu liên quan. Từ lời khai của Lan, Công an thành phố Hải Phòng xác định đối tượng cầm đầu, cung cấp ma túy cho Lan chính là Sùng A Khai.

04. Hoàng Đức. BẮT 2 ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN 12 BÁNH HEROIN / Hoàng Đức // Đại đoàn kết.- Ngày 18/01/2016.- Số 18.- Tr.3.

Khoảng 19 giờ ngày 16/1, trong khi làm nhiệm vụ tại bản Pa Cốp (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) tổ công tác của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (РС 47), Công an tỉnh Sơn La phối hợp với Công an huyện Vân Hồ, Công an huyện Mộc Châu bắt quả tang đối tượng Trần Văn Đoàn (35 tuổi, trú tại tiểu khu Tiền Tiến, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu) và Giàng A Dơ (21 tuổi, trú tại bản Pa Cốp, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ) đang có hành vi vận chuyển số lượng lớn chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm 12 bánh heroin, 1 xe máy Airblade và nhiều tang vật liên quan khác. Để qua mặt lực lượng chức năng, hai đối tượng đã dùng thủ đoạn giấu ma túy, vào các hốc nhựa để chân và hai bên sườn xe máy để vận chuyển đi tiêu thụ. Hiện, Công an tỉnh Sơn La đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.

05. Đỗ Thơm. ÔNG ĐỖ VĂN ÂN, NGUYÊN ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, NGUYÊN TRƯỞNG BAN CƠ

YẾU CHÍNH PHỦ: KỲ VỌNG TRUNG ƯƠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA ĐẢNG, CỦA NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH VỮNG MẠNH / Đỗ Thơm // Đời sống và pháp luật.- Ngày 18/01/2016.- Số 08.- Tr.6.

Từng tham gia 3 khóa Trung ương, dự 4 kỳ Đại hội Đảng (khóa VI, VII, VIII, IX), ông Đỗ Văn Ân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ có nhiều kỷ niệm khó quên với mỗi kỳ Đại hội Đảng. Phóng viên báo Đời sống và pháp luật đã có cuộc trao đổi với nguyên đại biểu, nghe những tâm tư, tình cảm và kỳ vọng ông gửi gắm vào Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng lần thứ XII sắp diễn ra.

MỞ RA MỘT XUNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN

Thưa ông, ông có thể chia sẻ với độc giả những ấn tượng và kỷ niệm về Đại hội Đảng lần đầu tiên mà ông được tham dự?

Tôi tham dự Đại hội Đảng lần đầu tiên là Đại hội Đảng lần thứ VI. Khi đó, tôi đang làm Bí thư

Tỉnh ủy Sơn La, một tỉnh miền núi. Tôi có kỷ niệm sâu sắc với kỳ Đại hội Đảng đó. Đó là lần đầu tiên

tôi được dự Đại hội Đảng toàn quốc và với cương vị là Bí thư Tỉnh ủy của một tỉnh miền núi.

Đại hội VI đánh dấu sự đổi mới sau nhiều năm trong cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, đất nước rất khó khăn. Thời điểm đó, tỉnh Sơn La chúng tôi một năm cần 2 nghìn tấn gạo nhưng vì nhiều lý do nên gạo không thể lên được miền núi khiến người dân thiếu đói. Đến tháng 12/1986, Đại hội Đảng lần VI diễn ra. Tôi rất mừng! Đây đúng là một đại hội đổi mới. Đồng chí Trường Chinh lúc bấy giờ là Tổng Bí thư Đảng Khóa V báo cáo trước đại hội về những hạn chế trong sản xuất. Đảng ta đã quyết tâm sửa chữa khuyết điểm tiến hành đổi mới quản lý trong nông nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh tế nhiều thành phần. Mở ra một xung lực mới cho phát triển sản xuất trong các tầng lớp nhân dân. Thị trường bắt đầu mở, hàng hóa được lưu thông. Đời sống nhân dân có nhiều chuyển biến theo hướng tiến bộ.

Trong Đại hội VI, tôi nhớ, đồng chí Nguyễn Văn Linh nhận bàn giao chức Tổng Bí thư từ đồng

chí Trường Chinh. Đồng chí Nguyễn Văn Linh và Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VI đã từng

Page 8: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 02 năm 2016 6

bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng Khóa VI bằng các hành động thực tế trong đời sống nhân

dân. Dần dần, những khó khăn của cơ chế hành chính quan liêu bao cấp được khắc phục.

Sau Đại hội Đảng Khóa VI, đời sống người dân, cụ thể là đồng bào tỉnh Sơn La thay đổi ra sao?

Sau đại hội, các nghị quyết được triển khai. Đầu tiên là việc lưu thông hàng hóa giữa miền xuôi miền núi. Nhân dân miền núi có nông - lâm sản đổi lấy lương thực, thực phẩm, giảm được cái đói, cái nghèo. Đó là tác động rõ nhất mà đồng bào Sơn La chúng tôi cảm nhận được. Những vùng đồng bào có sản phẩm đổi lấy lương thực, đời sống cải thiện rõ ràng. Đặc biệt, lúc đó, người dân tự giác nhổ cây thuốc phiện để chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Đó là điều vô cùng tuyệt vời!

Với kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, ông chia sẻ thêm điều gì ? Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục xác định cơ chế kinh tế nhiều thành phần, bắt đầu xây dựng

chiến lược phát triển kinh tế, mở mang công tác đối ngoại. Lúc đó, tôi vẫn là Bí thư Tỉnh ủy Sơn La. Tỉnh Sơn La, một tỉnh miền núi đã xác định được 3 vùng kinh tế trọng điểm. Trục động lực kinh tế là trục đường số 6 - trục lòng hồ sông Đà, chuẩn bị cho Thủy điện Sơn La - vùng cao biên giới. Do tác động đổi mới của Đại hội Đảng VI, VII, Sơn La từ nền kinh tế vốn tự cấp tự túc đã phát triển kinh tế hàng hóa. Đời sống đồng bào đã có nhiều thay đổi tích cực cả về văn hóa, vật chất.

Đến giờ, hàng nghìn đội văn hóa thôn bản phát triển. Đến khi hoàn thành Thủy điện Sơn La, các cháu có điện để học tập, người dân có điện sản xuất... Đặc biệt, hiện nay kinh tế Sơn La đã phát triển toàn diện với số lượng đàn bò sữa khá lớn, nuôi cá tầm ở vùng cao... Đời sống nhân dân tiếp tục cải thiện, khấm khá…

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

06. Nguyễn Thị Hân. TỰ GIÁC NHẬN LỖI VẪN BỊ KHỞI TỐ / Nguyễn Thị Hân // Bảo vệ pháp luật.- Ngày 19/01/2016.- Số 06.- Tr.15.

Hà Văn Duy, sinh ngày 08/9/1999 trú tại bản Tà Ỉu, xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đi nhặt ngô xấu trên thuyền của ông Vì Văn Long (trú tại bản Si, xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đi mua ngô đang neo đậu tại bến thuyền bản Tà Ỉu. Trong quá trình nhặt ngô xấu, Hà Văn Duy khát nước nên đã đi vào buồng lái thuyền của ông Long lấy ước uống. Khi uống nước, Duy nhìn thấy tủ sắt đựng tiền dù khóa nhưng có khe hở. Duy nhìn qua khe thấy bên trong tủ có nhiều tập tiền Duy liền nảy sinh ý định trộm cắp. Duy thò tay vào trong tủ rút trộm 01 tập tiền giấu vào người rồi đi thẳng đến nhà Hà Văn Trung cùng bản. Duy lấy tiền ra bảo Trung đếm hộ được tổng số tiền là 11.800.000 đồng. Sau đó Duy giấu số tiền trên dưới một hòn đá. Ngày 08/12/2015, Hà Văn Duy nhận thức thấy hành vi trộm cắp của mình là sai trái, vi phạm pháp luật nên đã thuật lại toàn bộ sự việc cho bố mẹ và cùng bố mẹ mang số tiền đã trộm cắp được trả lại cho ông Vì Văn Long.

Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với Hà Văn Duy về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự.

07. Chí Cường. CHỢ ĐÀO RỪNG TẤP NẬP ĐƯỜNG 6 / Chí Cường // Gia đình và xã hội.- Ngày 22/01/2016.- Số 10.- Tr.15.

Thú săn đào rừng chơi tết của dân thành phố bỗng trở nên rầm rộ những năm gần đây. Vào thời

điểm này, du khách đi dọc Quốc lộ 6 chạy qua tỉnh Sơn La có thể dễ dàng tìm mua được đào rừng được

bày bán nhan nhản ven đường.

Mặc dù hơn nửa tháng nữa mới đến tết nhưng hàng nghìn cành đào rừng đã bị người dân địa phương chặt hạ, ùn ùn chở về các điểm tập kết huyện Vân Hồ, Sơn La. Đây được xem là nơi tập trung số lượng đào rừng lớn nhất miền Bắc. Khác hẳn với không khí dưới xuôi, khi mà chợ hoa, cây cảnh tết vẫn còn im lìm thì cảnh buôn bán đào rừng nơi đây đã trở nên rất sôi động.

08. Phạm Quỳnh. BẢN MÔNG VUI ĐÓN TẾT / Phạm Quỳnh // An ninh thủ đô.- Ngày 23/01/2016.- Số 4611.- Tr.16.

Page 9: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 02 năm 2016 7

Xã Mường Lựm (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) có 4 bản vùng cao người Mông sinh sống là bản Pá Khôm, Ôn Ốc, Dảo và Kháu Khoang.

Những con đường lên với bản luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân, các thầy cô giáo “cắm bản” và cán bộ về công tác bởi những cung đường đèo dốc, đá tai mèo sắc lẹm, nhưng đáng sợ nhất vẫn là những đoạn đường đất lầy lội quanh năm, bị xẻ nát như hào sâu, như ruộng trũng, lầy lội, chênh vênh bên sườn núi do xe tải chở ngô, chở hàng hóa qua lại cày xé. Và rất nhiều người đã chọn đi bộ là cách an toàn nhất lên bản Mông cùng bà con vui đón tết.

Theo tập quán, đồng bào Mông thường tổ chức ăn tết vào dịp ngoài 20 tháng 11 cho tới ngoài mùng 10 tháng Chạp âm lịch, kéo dài cả nửa tháng, hết ăn tết lợn (mổ lợn ăn tết) lại đến ăn tết gà. Anh Mùa A Chìa (36 tuổi), Bí thư Chi bộ bản Dảo cho biết, bà con cũng nhận thấy ăn tết theo tập quán của mình có nhiều hạn chế, nhưng để thay đổi tập quán này cần phải làm từng bước và chi bộ bản đang dần triển khai để thay đổi tập quán lạc hậu của bà con.

Huyện Yên Châu có 39 bản đồng bào dân tộc Mông sinh sống, nghe theo tiếng nói của Đảng, Bác Hồ: “Dân tộc Việt Nam là một”, 30 bản đồng bào Mông trong huyện đã tự nguyện chuyển sang ăn Tết Nguyên đán cổ truyền cùng đồng bào các dân tộc anh em. Theo ông Hà Đức Mưu - Chủ tịch UBND xã Mường Lựm, năm nay cả dòng họ Thào ở bản Pá Khôm trong xã đã chuyển sang ăn Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, nhiều hộ ở các bản Mông cũng đang muốn chuyển sang ăn tết cùng bà con các dân tộc khác cho vui, cho khỏi lãng phí và cho đúng dịp với cảnh sắc hoa mận, hoa đào nở cùng đất trời vào xuân. Có lẽ, vài năm nữa cả 4 bản Mông trong xã sẽ ăn Tết Nguyên đán cổ truyền hòa chung không khí đón mùa xuân cùng đất nước.

09. Ngân Hà. SẼ THÔNG QUA 10 TỜ TRÌNH, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT / Ngân Hà // Đại biểu nhân dân.- Ngày 25/01/2016.- Số 25.- Tr.2.

Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức Hội nghị liên tịch thống nhất nội dung chương trình kỳ họp cuối nhiệm kỳ 2011 - 2016, HĐND tỉnh Khóa XIII. Theo đó, tại kỳ họp này, ngoài xem xét các báo cáo, tờ trình theo luật định, HĐND tỉnh sẽ xem xét, thảo luận và thông qua 10 tờ trình, dự thảo nghị quyết. Trong đó, có một số nội dung quan trọng về: Kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016 - 2020; quy định mức hỗ trợ cho giáo viên kiêm nhiệm nhiệm vụ quản lý học sinh trong các trường phổ thông có học sinh bán trú; quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thông qua doanh nghiệp; quy định giá một số dịch vụ khám và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở điều trị và cấp phát thuốc Methadone; chia tách, thành lập một số bản mới…

Để kỳ họp diễn ra thành công, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Văn Chất yêu cầu những nội dung trình kỳ họp phải được chuẩn bị chu đáo, có sự nhất trí cao giữa Thường trực HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng; xây dựng kế hoạch và tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công kỳ họp. Dự kiến, kỳ họp sẽ được tổ chức vào đầu tháng 4/2016.

10. Đức Tuấn. BỪNG SÁNG BẢN LÀNG SƠN LA / Đức Tuấn // Nhân dân.- Ngày 25/01/2016.- Tr.1+2.

Sau 40 năm xây dựng Thủy điện Hòa Bình và 10 năm xây dựng Thủy điện Sơn La, đến nay tỉnh Sơn La vẫn còn 430 bản, với hơn 27 nghìn hộ dân chưa có điện thắp sáng, tỷ lệ hộ dân dùng điện mới đạt 86,4%. Khao khát có điện đối với đồng bào ví như cần cơm ăn, nước uống. Vì thế khi tết này hơn 2.200 hộ dân của tỉnh Sơn La có điện, niềm vui ấy tỏa về các bản mường, nhân lên những rộn ràng…

NGHỊCH LÝ Ở VÙNG ĐẤT KHÓ

Mới đây, trong cuộc họp “mở màn” năm 2016 tại phòng họp Tỉnh ủy Sơn La, sau lời chúc mừng

năm mới và điểm lại những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất

nhắc lại câu chuyện còn canh cánh bên lòng, đó là đường giao thông và điện thắp sáng. Tỷ lệ hộ dân ở

Sơn La được dùng điện quốc gia chưa đạt chỉ tiêu đề ra, còn đang “nợ” từ nhiệm kỳ trước. Vì thế, 19

Page 10: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 02 năm 2016 8

nội dung trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 (nhiệm

kỳ 2015 - 2020) đã nhấn mạnh chỉ tiêu, đến năm 2020 Sơn La phải đạt 97,5% số hộ được sử dụng điện

lưới quốc gia.

UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc họp chuyên đề rà soát lại toàn bộ các bản, cụm dân cư trên địa bàn toàn tỉnh chưa được sử dụng điện và bàn giải pháp thu hẹp tỷ lệ này. Khi nhìn vào bức tranh hệ thống lưới điện và kết quả đưa điện về nơi chưa có, thấy còn quá nhiều khó khăn, bất cập. Trước hết, do điều kiện tự nhiên, địa hình địa lý phức tạp, dân cư sinh sống trên địa bàn rộng, thưa thớt cho nên chi phí đầu tư kéo điện lưới ở đây thường cao gấp 1,5 đến 2 lần vùng miền khác. Giám đốc Điện lực Sơn La Lê Quang Thái cho biết: Qua khảo sát tại huyện Thuận Châu, còn 91 bản chưa có điện, trong đó hơn mười bản có đường điện đi qua mà không được dùng điện. Sau khi lên phương án đưa điện lưới về đây, thấy mức đầu tư bình quân lên tới 140 triệu đồng/hộ. Có những bản vùng sâu vùng xa, ít dân, chi phí đầu tư tăng 4 đến 5 lần so định mức chung. Với tỉnh nghèo như Sơn La, nguồn lực đầu tư hạn chế, điều kiện khó khăn đã dẫn đến một nghịch lý: Nơi chịu nhiều thiệt thòi vì dòng điện thì người dân lại không được sử dụng điện.

Nhớ lại thời điểm tròn 40 năm trước, khi ngăn sông Đà xây dựng Thủy điện Hòa Bình, hàng nghìn hộ dân của bốn huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu và Mường La đã phải di dời khỏi lòng hồ nhường đất xây thủy điện. Từ đó đến nay, Dự án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng lòng hồ sông Đà tỉnh Sơn La đã trải qua năm giai đoạn điều chỉnh, bổ sung từ các dự án 747, 1382, 1460 nhưng đời sống sản xuất của nhân dân khu vực này còn chồng chất khó khăn, nhiều hộ dân vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Theo báo cáo, tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia của huyện Phù Yên mới đạt 89,7%, Mộc Châu 96%, Bắc Yên 78,9% và Mường La 78,1%. Trong số 11 huyện, Thành phố ở Sơn La, duy nhất thành phố Sơn La đạt 100% số hộ được dùng điện. Đạt kết quả này cũng không mấy dễ dàng. Vừa mới đây thôi, 156 hộ dân bản Giáng - điểm dân cư cuối cùng của thành phố, mới được sử dụng điện lưới quốc gia. Một câu chuyện “không tin được dù đó là sự thật”, ấy là 83 hộ bà con dân tộc Mường bản Ếch, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên nằm ngay bên cạnh Quốc lộ 37, nhìn thấy đường dây 110kV đi qua đã 30 năm nay, vậy mà đến tháng 8/2015 mới kéo được điện về bản. Những câu chuyện kiểu như thế ở Sơn La là không ít. Ở hàng chục bản làng, người dân nhìn thấy đường điện đi trên đầu, nhưng vẫn chịu cảnh đèn dầu hằng đêm. Thế mới biết mong đợi có điện thắp sáng đối với đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La khó thực hiện đến nhường nào.

NIỀM VUI NƠI BẢN XA

Năm 2012, tỉnh Sơn La cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Bắc triển khai dự án “Cung cấp điện lưới quốc gia cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La”, cấp điện cho hơn 30 nghìn hộ dân, với tổng mức đầu tư hơn 557,8 tỷ đồng, thực hiện xây dựng lưới điện trung, hạ áp trên địa bàn 106 xã, kéo điện về 557 bản. Sau hơn ba năm triển khai, kết quả đã cấp điện đến 22.678 hộ dân của 362 bản, ba xã cuối cùng cũng đã có điện là Tân Xuân (Vân Hồ), Hua Nhàn và Háng Đồng (Bắc Yên). Kết quả đó đã đưa tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia của tỉnh Sơn La từ 76,3% năm 2011 lên 86,1% năm 2015. Mặc dù dự án này mới đạt hai phần ba chỉ tiêu đề ra do biến động về đơn giá định mức và không điều chỉnh tổng mức đầu tư, nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại khá lớn, người dân rất tin tưởng, phấn khởi.

Từ thực tiễn nêu trên, Tổng công ty Điện lực miền Bắc cùng tỉnh Sơn La đã xây dựng dự án mới, cung cấp điện lưới quốc gia cho các hộ dân chưa có điện năm 2015. Tổng mức đầu tư dự án là 153 tỷ đồng, 50% nguồn vốn của EVN và 50% nguồn vốn còn lại của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Dự án dự kiến cấp điện cho hơn 5.300 hộ dân thuộc hai xã của huyện Mai Sơn và ba xã của huyện Sông Mã. Chính nhờ dự án này mà 2.264 hộ dân thuộc các bản vùng sâu vùng xa, vùng cao biên giới có điện thắp sáng trong dịp tết này. Ngày 12/1 vừa qua, tại bản Pu Ca, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và Tổng công ty Điện lực miền Bắc tiếp tục khởi công thêm dự án cung cấp điện lưới quốc gia cho các hộ dân chưa có điện của tỉnh Sơn La năm 2016. Dự án có tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng, dự kiến cấp điện cho 2.544 hộ dân của 25 bản ở bốn xã thuộc các huyện Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu. Nếu hoàn thành các dự án này thì trong năm 2016, tỉnh Sơn La sẽ có thêm 8.300 hộ được sử dụng điện, nâng thêm 2,5% số hộ toàn tỉnh được

Page 11: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 02 năm 2016 9

sử dụng điện. Khi Tết Bính Thân đang cận kề, Công ty Điện lực Sơn La tiến hành đóng điện tại hai huyện Mai

Sơn và Sông Mã. Những người chứng kiến sẽ không thể quên hình ảnh Chủ tịch UBND xã Nà Nghịu Lò Văn Xuân giãi bày câu chuyện trong rơm rớm nước mắt. Xã Nà Nghịu nằm ngay sát thị trấn huyện Sông Mã, hơn mười năm qua, ngành điện đã xây dựng thêm mấy trạm biến áp trung thế, nhưng chưa có kinh phí làm đường hạ thế cho nên người dân đành chịu cảnh tăm tối về đêm. Trớ trêu thay, năm 2010, xã Nà Nghịu nhường đất đón hơn 120 hộ dân tái định cư Thủy điện Sơn La về cùng chung sống, nhưng dân tái định cư Thủy điện Sơn La có điện thắp sáng, còn dân sở tại vẫn chịu cảnh dầu đèn. Chỉ khi có dự án cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện tỉnh Sơn La năm 2015, gần 1.000 hộ dân của xã Nà Nghịu mới có ánh sáng điện. Anh Xuân bày tỏ tâm tư: “Chỉ có vài bước chân thôi mà 50 năm rồi bà con chúng tôi mới biết đến điện sáng!”. Đó cũng là tâm trạng của mỗi người dân các xã Nà Nghịu, Chiềng Sơ, Chiềng Phung, Nậm Ty dọc hai bên bờ dòng sông Mã dịp tết này. Đối với 137 hộ dân tộc Xinh Mun bản Nà Hiên, xã vùng cao biên giới Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn thì ánh sáng điện còn là điều lạ lẫm. Có điện, nhà nào cũng mua sắm máy thu hình, đồ điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Điện sáng về làm cho mùa xuân dường như đến sớm hơn, xua đi cái giá lạnh, gắn kết mọi người.

Nỗ lực đưa điện về bản cho bà con của chính quyền tỉnh Sơn La và ngành điện những năm qua là đáng ghi nhận. Nhưng để đạt mục tiêu đến năm 2020, có 97,5% số hộ toàn tỉnh được dùng điện là điều không dễ dàng, không chỉ là nhiệm vụ của ngành điện và tỉnh Sơn La, mà còn cả sự chung tay, hỗ trợ đắc lực về cơ chế, chính sách từ Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

11. Đức Tuấn. TUÔN DÒNG ĐIỆN SÁNG / Đức Tuấn, Đắc Cường // Thời nay.- Ngày 25/01/2016.- Số 629.- Tr.1+23.

Công ty Thủy điện Sơn La thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị vinh dự tham gia xây dựng vận hành hai nhà máy Thủy điện Sơn La và Lai Châu. Đặc biệt, Thủy điện Sơn La là công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thì Thủy điện Lai Châu vừa được gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

TỪ THỦY ĐIỆN SƠN LA...

Chúng tôi có mặt tại Thủy điện Sơn La và Thủy điện Lai Châu giữa những ngày cả nước đang hướng về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Không khí thi đua lao động sản xuất của cán bộ, công nhân viên Công ty Thủy điện Sơn La hết sức sôi động.

Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La Hoàng Trọng Nam cho biết: Công ty có 554 cán bộ, công nhân viên, hơn 80% ở độ tuổi 8X và 9X là kỹ sư giỏi, công nhân lành nghề được đào tạo, tuyển dụng từ các trường đại học trong cả nước. Tổ chức cơ sở Đảng ở đây là chi bộ ban đầu chỉ có bảy đảng viên đến nay đã phát triển thành đảng bộ, với bốn chi bộ, 82 đảng viên. Hướng về Đại hội lần thứ XII của Đảng toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty đang có nhiều việc làm thiết thực, cụ thể.

Giám đốc Hoàng Trọng Nam giải thích lý do công ty được giao quản lý, vận hành cùng một lúc hai nhà máy thủy điện quan trọng. Với kinh nghiệm đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và năng lực quản lý tại Nhà máy Thủy điện Sơn La, công ty tiếp tục được tập đoàn tin tưởng giao nhiệm vụ chuẩn bị sản xuất, quản lý vận hành Nhà máy Thủy điện Lai Châu. Cán bộ, công nhân viên đã tiếp cận công việc từ khi xây dựng nhà máy, phối hợp các nhà thầu thực hiện lắp đặt, tư vấn, giám sát, tiếp quản cho đến khi quản lý vận hành theo quy trình một cách khoa học, chặt chẽ, chính xác, an toàn tuyệt đối.

Kết quả hoạt động sản xuất năm 2015, công ty đạt sản lượng điện 8,322 tỷ kWh, vượt chỉ tiêu kế hoạch 1,29%. Lũy kế sản lượng điện của Nhà máy Thủy điện Sơn La từ khi phát điện đến nay đạt gần 40 tỷ kWh; Lũy kế nộp ngân sách của công ty từ khi phát điện đến hết năm 2015 đạt hơn 5.468 tỷ đồng.

Đến thời điểm này, dấu ấn của Thủy điện Sơn La lại in đậm trên công trình Thủy điện Lai Châu - bậc thang thủy điện cuối cùng trên sông Đà đang tiếp tục tuôn dòng điện sáng...

12. H.Thuận. TIN VẮN / H.Thuận // Văn hóa.- Ngày 25/01/2016.- Số 11.- Tr.9.

Page 12: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso2.pdf · an huyện Mộc Châu - người đã 7 năm gắn bó với đội chia sẻ: “Tội phạm đâu có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 02 năm 2016 10

Năm 2015, huyện Yên Châu đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, đồng thời, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, xây dựng dự án tại các xã biên giới, xã có điều kiện kinh tế khó khăn và xã điểm nông thôn mới. Trong đó, chú trọng công tác xây dựng hạ tầng cơ sở, với 85 tuyến đường giao thông nông thôn đã được thi công có tổng kinh phí trên 46 tỷ đồng.

13. PVH. LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM THĂM, TẶNG QUÀ TẾT TẠI TỈNH SƠN LA / PVH // Phụ nữ Việt Nam.- Ngày 25/01/2016.- Số 11.- Tr.2.

Ngày 22 và 23/1/2016, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa dẫn đầu đoàn công tác đã đến tặng quà, chúc tết, thăm hỏi 2 Mẹ Việt Nam anh hùng ở Thành phố Sơn La là mẹ Lò Thị Chiêng (bản Mé Ban, phường Chiềng Cơi) và mẹ Đoàn Thị Diệp (phường Quyết Thắng). Đoàn cũng đến thăm, tặng quà 3 nữ cựu thanh niên xung phong; động viên, tặng quà tết Đồn Biên phòng Mường Cai và 5 gia đình chiến sỹ tại huyện Sông Mã; động viên 10 gia đình phụ nữ nghèo xã Mường Lựm và chuyển phần quà của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho các gia đình phụ nữ nghèo thuộc huyện Yên Châu.

Trong chuyến công tác, đoàn đã đến chúc tết và tặng quà Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La, gặp mặt, chúc tết lãnh đạo Đảng, chính quyền huyện Yên Châu; Đảng ủy, UBND xã Mường Lựm và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mường Lựm; tặng quà Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mường Cai (huyện Sông Mã). Tại các buổi gặp này, Phó chủ tịch Bùi Thị Hòa bày tỏ vui mừng với những kết quả của các cấp Hội phụ nữ tỉnh Sơn La đạt được trong năm qua; đồng thời lưu ý các cấp Hội của tỉnh đẩy mạnh công tác cán bộ nữ, tăng cường vai trò của Hội trong thúc đẩy tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tại địa phương. Đặc biệt là việc chuẩn bị, giới thiệu ứng cử viên nữ chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND sắp tới; tham gia giám sát tỷ lệ ứng cử viên nữ đạt ít nhất 35%. Phó chủ tịch cũng mong muốn lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, đồn biên phòng cùng hỗ trợ, chỉ đạo sát sao trong quá trình bầu cử.

Phó chủ tịch Bùi Thị Hòa cũng yêu cầu các cấp Hội phụ nữ tỉnh Sơn La tập trung chỉ đạo và tổ chức thành công Đại hội phụ nữ, trong đó lưu ý các điểm mới trong báo cáo chính trị của mỗi cấp cần xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm bám sát tình hình thực tế của phụ nữ tại địa phương. Đồng thời tiếp tục quan tâm, dồn lực nhiều hơn cho cơ sở khó khăn, chăm lo tốt hơn nữa cho phụ nữ thôn, bản, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.