25
I. BÁO CÁO VỀ CHỦ ĐỀ Xóa đói giảm nghèo trong dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam còn gặp nhiều bất lợi – Phân tích yếu tố định kiến tộc người. 1. Chủ đề, lĩnh vực, trường hợp - Tiêu đề: Bất lợi trong xóa đói giảm nghèo trong DTTS ở Việt Nam. - Phụ đề: Định kiến tộc người. - Trường hợp nghiên cứu: Không gian: Việt Nam Thời gian: 1998-2010 - Chủ đề: Nghèo đói trong DTTS. - Định hướng: Sự khác biệt tộc người. - Mục tiêu: Đưa ra nguyên nhân gây bất lợi trong xóa đói giảm nghèo của người DTTS ở Việt Nam từ phía người dân tộc đa số. - Lĩnh vực: Kinh tế phát triển, xã hội học. 2. Lý giải chủ đề - Sự quan tâm đối với vấn đề: Tôi quan tâm đến vấn đề nghèo đói và DTTS thông qua tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (2012) Định kiến tộc người: Vài nét khái quát và một số đề xuất cho

Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

I. BÁO CÁO VỀ CHỦ ĐỀ

Xóa đói giảm nghèo trong dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam còn gặp

nhiều bất lợi – Phân tích yếu tố định kiến tộc người.

1. Chủ đề, lĩnh vực, trường hợp

- Tiêu đề: Bất lợi trong xóa đói giảm nghèo trong DTTS ở Việt Nam.

- Phụ đề: Định kiến tộc người.

- Trường hợp nghiên cứu:

Không gian: Việt Nam

Thời gian: 1998-2010

- Chủ đề: Nghèo đói trong DTTS.

- Định hướng: Sự khác biệt tộc người.

- Mục tiêu: Đưa ra nguyên nhân gây bất lợi trong xóa đói giảm nghèo của

người DTTS ở Việt Nam từ phía người dân tộc đa số.

- Lĩnh vực: Kinh tế phát triển, xã hội học.

2. Lý giải chủ đề

- Sự quan tâm đối với vấn đề: Tôi quan tâm đến vấn đề nghèo đói và DTTS

thông qua tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam của Ngân hàng Thế

giới (2012) và Định kiến tộc người: Vài nét khái quát và một số đề xuất

cho các bước nghiên cứu tiếp theo của tác giả Nguyễn Công Thảo (2010).

- Nguồn có sẵn: Các tài liệu liên quan đến chủ đề xóa đói giảm nghèo,

DTTS, định kiến tộc người trên mạng internet.

- Sự cần thiết của chủ đề: Xóa đói giảm nghèo là một trong mười mục tiêu

thiên niên kỷ của Việt Nam. Thêm vào đó, mặc dù Việt Nam được đánh

giá là đạt nhiều thành tựu trong xóa đói giảm nghèo một trong số những

thách thức còn tồn tại đó là đồng bào dân tộc thiểu số vẫn nghèo dai dẳng

và khoảng cách về nghèo đói ở đồng bào DTTS và người dân tộc Kinh

ngày càng tăng. Vì vậy, việc tìm hiểu về chủ đề này sẽ làm sâu sắc thêm

Page 2: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

kiến thức về kinh tế phát triển nói chung và xóa đói giảm nghèo trong

DTTS ở Việt Nam nói riêng.

3. Bối cảnh, nền tảng của chủ đề

Việt Nam đã đạt được thành tích lớn về tăng trưởng kinh tế và

giảm nghèo trong hai thập kỷ qua. Nếu sử dụng chuẩn nghèo “dựa theo

nhu cầu cơ bản” như thống nhất từ đầu vào đầu thập kỷ 1990, tỉ lệ nghèo

tính theo đầu người giảm từ 58% vào đầu thập kỷ 1990 xuống 14,5% năm

2008, và theo chuẩn này tỉ lệ nghèo ước giảm xuống dưới 10% vào năm

2010. Tuy nhiên, nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo chưa phải kết thúc ở đây.

Đặc biệt phải kể tới nghèo đói trong các nhóm DTTS, mặc dù các nhóm

này chỉ chiếm dưới 15% dân số Việt Nam nhưng họ chiếm tới 47% số

người nghèo, và chiếm tới 68% số người nghèo cùng cực vào năm 2010

(Ngân hàng Thế giới, 2012).

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách xóa đói giảm

nghèo như Chương trình 135, Chương trình 30a, Nghị quyết 80, hướng

tới đồng bào các DTTS và tập trung vào những xã, huyện nghèo nhất.

Tuy nhiên, căn cứ theo chuẩn nghèo cập nhật của Tổng cục thống kê-

Ngân hàng thế giới, năm 2010 có 66,3% DTTS thuộc diện nghèo, trong

khi đó tỷ lệ này ở người Kinh chỉ có 12,9%.

Page 3: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

Theo Báo cáo Phân tích xã hội quốc gia: Dân tộc và Phát triển của

Ngân hàng Thế giới (2009) cho thấy người DTTS vẫn nghèo đói dai dẳng

bởi họ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự chênh lệch về điều

kiện sống giữa người DTTS và người Kinh mà một trong những nguyên

nhân đó là quan niệm dập khuôn/định kiến về dân tộc và một số rào cản

văn hóa. Từ đây ta có thể thấy một trong những khó khăn trong xóa đói

giảm nghèo ở DTTS ở nước ta đến từ phía dân tộc Kinh.

II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Nguyên nhân gây nên tình trạng bất lợi cho xóa đói giảm nghèo trong

DTTS từ phía người dân tộc đa số - dân tộc Kinh.

1. Sự rõ ràng

Câu hỏi đặt ra đã ngắn gọn và rõ ràng. Thuật ngữ chính (bất lợi,

xóa đói giảm nghèo, DTTS, dân tộc đa số, định kiến tộc người) không

phải là mơ hồ.

2. Tính khả thi

Việc trả lời câu hỏi là khả thi bởi các nguồn tài liệu liên quan đến

chủ đề xóa đói giảm nghèo trong DTTS, sự khác biệt về tộc người.

Page 4: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

3. Mức độ phù hợp

Đây là một câu hỏi mở xem xét vấn đề xóa đói giảm nghèo trong

DTTS theo góc độ ảnh hưởng của định kiến tộc người.

III. VẤN ĐỀ

1. Vấn đề nghiên cứu:

Theo Ngân hàng Thế giới (2012) đánh giá dù Việt Nam đạt được

những thành tựu đáng kể trong giảm nghèo nhưng nhiệm vụ này vẫn chưa

hoàn tất. Trong đó nghèo đói trong nhóm các DTTS đã trở thành một

thách thức phức tạp và dài hạn. Ngân hàng thế giới (2009) đã đưa ra sáu

“Trụ cột bất lợi” tác động qua lại lẫn nhau khiến cho tình trạng đói nghèo

ở DTTS trở thành một “cái vòng luẩn quẩn”, đó là ít được tiếp cận với

giáo dục hơn, ít di chuyển hơn, ít được tiếp cận với các dịch vụ tài chính

hơn, năng suất đất đai thấp hơn và chất lượng đất kém hơn, mức độ tiếp

cận thị trường hạn chế, và quan niệm dập khuôn/định kiến dân tộc và một

số rào cản văn hóa khác.

Trong những yếu tố nêu trên, yếu tố cuối cùng là yếu tố vô hình,

không phải do chủ ý, không thể định lượng và ít được đề cập tới. Quan

niệm dập khuôn/định kiến dân tộc và rào cản văn hóa không chỉ ảnh

hưởng đến riêng sinh kế của người DTTS mà còn ảnh hưởng tới các hoạt

động sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc.

Bởi vì người ta thường hay nói rằng người DTTS là kém năng lực,

khả năng về trí tuệ kém hơn so với người Kinh nên khả năng của người

dân tộc không được tin tưởng. Phần lớn cán bộ, giáo viên, và nhân viên y

tế ở các khu vực đông người DTTS là người dân tộc Kinh. Ở tỉnh Hà

Giang, người dân tộc Kinh chỉ chiếm 12% dân số nhưng lại chiếm 54%

tổng số cán bộ của tỉnh này. Trong 46% cán bộ còn lại thì 76% số nay là

người Tây. Điều này có nghĩa là nhiều dân tộc khác ở Hà Giang (Hà

Page 5: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

Giang có 20 dân tộc) có rất ít hoặc không có đại diện nào trong khối cán

bộ địa phương, nghĩa là việc nói lên những nguyện vọng nhu cầu cụ thể

của người dân tộc rất khó khăn.

Ngoài ra, sự nghi ngờ về khả năng nhận thức của người dân tộc

khiến cho tiếng nói của họ bị giảm xuống so với người Kinh. Người dân

tộc Ê đê ở Dak Lak, họ không được nhận các khoản vay lớn kể cả khi họ

yêu cầu tại ngân hàng chính sách xã hội bởi ngân hàng không tin người

DTTS có thể xử lý các khoản vay lớn như vậy trong khi người Kinh lại có

thể. Hạn chế trong tiếp cận tín dụng khiến cho người dân tộc khó mở rộng

quy mô làm ăn, khiến kinh doanh, đầu tư manh mún.

Những quan niệm sai lầm về cách người DTTS sinh sống cộng với

thiếu dữ liệu thực tế khiến đã ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách phát triển

cho người DTTS. Có thể nói tới việc nhận định lối canh tác của người

dân tộc là lạc hậu và phá hoại môi trường khiến cho các chương trình

định canh định cư không có tác động rõ rệt với nghèo đói hay nạn phá

rừng bởi chỉ có một số nhỏ DTTS sống du canh du cư phụ thuộc vào canh

tác nương rẫy trong khi số còn lại có phương thức canh tác rất tốt, thích

nghi với các điều kiện khó khăn về môi trường của vùng núi. Chính sách

sai lầm sẽ đi cùng với việc tốn kém về thời gian và kinh phí từ đó khiến

cho việc xóa đói giảm nghèo trong đồng bào DTTS gặp phải bất lợi

(Ngân hàng thế giới, 2009).

Nghiên cứu nguyên nhân gây bất lợi cho người DTTS trong xóa

đói giảm nghèo đến từ phía người dân tộc Kinh không chỉ liên quan tới

xóa đói giảm nghèo mà còn đề cập tới vấn đề bất bình đẳng.

2. Xem xét các tài liệu:

2.1. Thông tin chung về DTTS ở Việt Nam

Page 6: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

Việt Nam có 54 dân tộc, tính đến 2010, tỷ lệ người DTTS chiếm

chưa tới 15% trong tổng số 86,93 triệu người Việt Nam1. Các dân tộc

cùng chung sống trên đất nước Việt Nam có diện tích 331.000km2 với

hơn 3.000km bờ biển. Ba phần tư đất đai của Việt Nam là đồi núi và đất

trồng trọt chỉ chiếm khoảng 28% diện tích đất2.

2.2. Nguyên nhân gây ra nghèo đói của DTTS

Có nhiều nghiên cứu về tình trạng đói nghèo ở đồng bào DTTS.

Bài báo “Tổng quan các nghiên cứu về nguyên nhân của tình trạng nghèo

đói ở đồng bào dân tộc thiểu số” của tác giả Đỗ Minh Hải đã tổng hợp các

nghiên cứu của các tác giả về nguyên nhân nghèo đói ở đồng bào dân tộc

thiểu số. Ta có thể phân thành hai nhóm, nguyên nhân khách quan và

nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, nguồn lực sản xuất hạn chế. Người nghèo DTTS chưa

được tiếp cận và hưởng lợi ích từ rừng, nơi nào càng gần hay có nhiều

rừng, tỷ lệ nghèo đói càng cao. Mặc dù người DTTS sở hữu nhiều đất hơn

người dân tộc đa số (bình quân gấp ba lần về đất lâm nghiệp) nhưng đất

của họ kém hơn, không có điều kiện tưới tiêu. Ngoài ra, người DTTS

cũng ít được tiếp cận điện lưới quốc gia hơn người Kinh, ở các xã thuộc

Chương trình 135-II năm 2008, chỉ có 65% người DTTS có điện trong

khi con số này là 91% ở người Kinh.

Thứ hai, định kiến tiêu cực của người Kinh cho rằng DTTS là kém

phát triển. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người Kinh cho rằng người

DTTS kém văn minh, lạc hậu, cần phải xóa bỏ những tín ngưỡng tôn

giáo, mê tín dị đoan, những cấm kỵ, nghi lễ của đồng bào DTTS. Điều

này đã hạn chế cơ hội tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, chính quyền

1 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=108352 http://www.unicef.org/vietnam/vi/overview.html#_ftn1

Page 7: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

địa phương, hoạch định chính sách, cung cấp các dịch vụ đồng thời khiến

cho người DTTS mặc cảm, ngại giao tiếp xã hội và không muốn tham gia

vào các chương trình giành cho họ.

Thứ ba, điều kiện đi lại khó khăn. Theo ước tính, có tới gần 80%

người DTTS đang sinh sống tại ba vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc

trung bộ và Duyên hải miền trung, và Tây Nguyên. Đât đều là những khu

vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với núi non hiểm trở, hẻo lánh,

hoặc chịu nhiều thiên tai. Điều này khiến cho việc tiếp cận với dịch vụ y

tế và trường học của đồng bào gặp nhiều khó khăn.

Cuối cùng là các chương trình chính sách chưa thực sự hiệu quả.

Các chính sách hỗ trợ DTTS được phân loại theo: vị trí địa lý, nhóm dân

tộc và tình trạng kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên nhiều chương trình có nội

dung chồng chéo. Thêm vào đó, các chính sách có xu hướng coi DTTS

như một nhóm đồng nhất, chưa tính đến sự khác biệt về văn hóa, vùng

miền giữa các dân tộc.

Bảng: Các tiếp cận theo lĩnh vực của một số chương trình giảm nghèo ở

Việt Nam3

Tên chương

trình

Đường

nông

thôn

Sản xuất Nhà

Cấp

nước

Giáo

dục

Dạy

nghề

Hỗ

trợ

pháp

Y tế

135-II X XX X XX X X X

Mục tiêu

quốc gia

giảm nghèo

X XXXX X XX X X XX

NQ 30a X XXXXX X X XX XX X X3 UNDP. (2009). Rà soát tổng quan các chương trình giảm nghèo ở Việt Nam.

Page 8: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

Nước sạch

vệ sinh môi

trường

X X

134 X X X

Tây

Nguyên

X XX

ĐB Sông

Cửu Long

X X

Chú thích: Mỗi dấu X biểu thị một hợp phần trong lĩnh vực, trên hai dấu

X trong một ô có nghĩa là dự án có nhiều hợp phần hoặc tiểu hợp phần.

Ví dụ, Nghị quyết 30a hỗ trợ 5 hợp phần trong lĩnh vực sản xuất: i) Sản

xuất nông nghiệp, ii) Cho vay sản xuất, iii) Xây dựng hệ thống thủy lợi,

iv) Hỗ trợ phát triển và quản lý rừng và v) Đào tạo về khuyến nông.

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Tình

trạng kinh tế khó khăn, xa trường, rào cản ngôn ngữ, sự tự ti, công việc

nhà, tảo hôn, cơ sở vật chất trường học thiếu thốn, thiếu phù hợp trong

chương trình học, khác biệt văn hóa với giáo viên người Kinh, số lượng

và chất lượng giáo viên người DTTS còn thấp dẫn đến việc càng lên các

cấp học trên số lượng học sinh là người DTTS càng giảm xuống. Việc

thiếu đào tạo về tay nghề hay đào tạo yếu về chuyên môn, bất hợp lý về

cơ cấu ngành nghề cộng với việc không thành thạo tiếng Việt làm cho

đồng bào DTTS có ít cơ hội hơn trong hoạt động sản xuất, giáo dục, đào

tạo, tín dụng, tìm kiếm việc làm (đồng bào không thông thạo tiếng Việt sẽ

lâm vào cảnh nghèo đói gấp 1.9 lần so với đồng bào dân tôc thiểu số khác

và gấp 7-8 lần so với người Kinh, Hoa).

Page 9: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

Thứ hai, không đa dạng sinh kế, ít tiếp cận thị trường. Các DTTS

vẫn tập trung vào hoạt động nông nghiệp (DTTS chiếm 86,2% những

người làm nông nghiệp, 9,9% những người làm phi nông nghiệp và

25.6% những người làm ông ăn lương ở các xã thộc Chương trình 135),

kể cả tham gia vào các hoạt động thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, phi

nông nghiệp và đạt kết quả khá tốt, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo với

người Kinh cùng địa bàn, thì họ vẫn chưa thực sự tham gia vào thị

trường thương mại thực sự bởi thiếu sự năng động và chưa quen với cơ

chế thị trường. Do đó, đồng bào DTTS không tránh khỏi việc rơi vào thị

trường lao động bậc thấp, khu vực phi kết cấu với tình trạng việc làm

không ổn định, thu nhập thấp và có nhiều rủi ro.

Thứ ba là rào cản văn hóa. Đồng bào DTTS không quen với các

giao dịch kinh tế như người Kinh ví dụ như cho vay tính lãi, bán đồ cho

hàng xóm, họ hàng bởi đồng bào cho rằng điều này trái với những chuẩn

mực xã hội của cộng đồng họ (Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Ngân

hàng Thế giới (2012)). Tương tự, rào cản về ngôn ngữ, văn hóa ảnh

hưởng đến việc cải thiện sinh kế của đồng bào DTTS nên không phải cứ

nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội sẽ tăng đời sống của

người DTTS.

2.3. Tiếp cận sâu hơn về nguyên nhân định kiến tiêu cực của

người Kinh với người DTTS

Các nghiên cứu đều đề cập tới vấn đề đó là từ định kiến tiêu cực về

DTTS dẫn tới sự rập khuôn trong suy nghĩ về những đặc điểm của người

DTTS.

Theo The Underlying Causes of Ethnic Minority Poverty in

Northern Mountainous Vietnam của Rowena Humphreys and Vu Thi

Hien (2008), DTTS được coi là lạc hậu, kém, lười biếng và mê tín, và

Page 10: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

người ta cho rằng người DTTS cần phải trở nên giống người Kinh hơn để

thành công, thoát nghèo và đạt được những lợi ích tương tự như người

dân tộc Kinh. Để trở nên giống người Kinh hơn đã có sự “sẵn sàng chấp

nhận sự khác biệt, và đồng hóa văn hóa, Việt Nam hóa” ghi nhận bởi

Baulch và các cộng sự (2002). Và thực tế là những nhóm dân tộc thiểu số

có mức độ đồng hóa cao hơn với dân tộc đa số (như người Tày và

Mường) có khả năng xóa đói giảm nghèo và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên

vẫn có sự tồn tại của một “hậu quả không lường trước được về rào cản

ngôn ngữ và địa lý” bởi việc tiến hành canh tác nông nghiệp giống người

Kinh ví dụ như trồng lúa nước chỉ phù hợp với vùng đất thấp đã bỏ qua

điều kiện tự nhiên của địa phương, sự phù hợp của việc sở hữu đất đai và

sinh kế của người DTTS đã phát triển theo thời gian và phần lớn đã hài

hòa với môi trường tự nhiên. Ngoài ra chính phủ Việt Nam mặc dù đã sử

dụng một loạt các biện pháp can thiệp để giúp đỡ đồng bào DTTS từ

1993 nhưng chương trình giáo dục đều là tiếng Việt và có điện lưới quốc

gia đến vùng sâu vùng xa thì các hộ gia đình người DTTS không có khả

năng chi trả.

Các nghiên cứu Nghèo của Dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Hiện

trạng và Thách thức ở các xã thuộc Chương trình 135 Giai đoạn II, 2006-

2007 của Nguyễn Việt Cường (2011) và Ethnic minority poverty in

Vietnam của Bob Baulch (2010) đều kế thừa lại nghiên cứu trong Country

Social Analysis: Ethnicity and Development in Vietnam của Ngân hàng

Thế giới (2009) và chịu ảnh hưởng của Civilizing the Margins: Southeast

Asian Government Policies for the Development of Minorities của

Duncan và các cộng sự (2004). Họ cho rằng “vì nhiều lý do, đồng bào

dân tộc thiểu số trong thời gian dài bị coi như kém phát triển so với nhóm

đa số và mối quan tâm của Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế đối với

công cuộc giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số thể hiện nhận thức

Page 11: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

tồn tại lâu nay rằng đồng bào dân tộc thiểu số bị tụt hậu về mặt kinh tế và

cần được hỗ trợ để ‘theo kịp’ người Kinh (Ngân hàng Thế giới, 2009). Sự

rập khuôn tiêu cực này đã dẫn đến xuất hiện xu hướng cho rằng sự phát

triển của đồng bào dân tộc thiểu số cần có những can thiệp để xóa bỏ ‘sự

tụt hậu’ và/hoặc thúc đẩy sự ‘bắt kịp’ với nhóm đa số. Một số chương

trình và chính sách phát triển đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam bao

gồm các chiến dịch nhằm nỗ lực thay đổi ‘văn hóa’ của vùng dân tộc

thiểu số, như xóa bỏ dị giáo, mê tín dị đoan, những cấm kỵ mê tín và các

nghi lễ xã hội tốn kém và được coi là hủ tục. Những can thiệp như vậy có

mục tiêu nhằm thúc đẩy đồng bào dân tộc thiểu số trở nên lên ‘văn minh

hơn theo kiểu của nhóm đa số’ và tạo thuận lợi cho họ ‘bắt kịp’ nhóm đa

số. Điều này phản ánh quan điểm phổ biến của nhiều nước Đông Nam Á

rằng dân số thuộc nhóm đa số thường được xem như ưu việt so với các

dân tộc thiểu số (Duncan, 2004).

Việt Nam có luật chống phân biệt đối xử, trong khi Điều 5 trong

Hiến pháp qui định rằng tất cả công dân không phân biệt dân tộc đều

được bình đẳng dưới pháp luật. Ngoài ra, không có tập quán hay ước lệ

văn hóa nào qui định sâu về “địa vị” và “cấp bậc” như trường hợp của

một số đất nước khác (như là ở Ấn Độ). Đây là những căn cứ quan trọng

để khẳng định không có sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc ở Việt Nam.

Mặc dù vậy, sự tồn tại của những định kiến như trên thể hiện một phần

nào đó sự phân biệt đối xử trong nhận thức (chứ không phải là về chính

sách hay chủ trương) theo hướng bất lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Sự tồn tại của lối suy nghĩ rập khuôn và các định kiến có tác động tiêu

cực đến khả năng tận dụng cơ hội tăng trưởng, giảm nghèo, và hòa nhập

xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo báo cáo Ngân hàng thế giới (2009), nếu ‘sự tụt hậu’ của đồng

bào dân tộc thiểu số được thừa nhận rộng rãi, thì sự tham gia của tham gia

Page 12: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

của đồng bào dân tôc thiểu số vào một số vấn đề kinh tế, xã hội có thể

không được coi trọng như sự tham gia của nhóm đa số. Trong một số

trường hợp nhất định, những định kiến này có thể gây ra xu hướng của

các cấp có thẩm quyền là không muốn lắng nghe và trả lời đồng bào dân

tộc thiểu vì họ bị coi là có trình độ/nhận thức kém.” 4

Ngoài ra Báo cáo của Ngân hàng thế giới (2009) còn đề cập tới một

nguyên nhân khác của sự rập khuôn trong suy nghĩ của người Kinh với

người DTTS đó là sự phân loại 54 dân tộc theo các tập quán kinh tế, văn

hóa, xã hội, đồng thời nêu ra một số hệ quả khác như sự ảnh hưởng đến

sự tự tin và và lòng tự trọng của người DTTS; việc nêu lên ý kiến của

mình; và sự thiếu sót của các yếu tố văn hóa trong một chính sách xóa đói

giảm nghèo của Nhà nước đối với đồng bào DTTS.

Tuy nhiên các nghiên cứu này đa phần được thực hiện bởi các tổ

chức quốc tế và khái quát vấn đề từ thực tiễn. Do đó cần có cái nhìn chủ

quan từ phía Việt Nam và xác nhận lại thực tiễn bằng lý thuyết.

IV. KHUNG LÝ THUYẾT

1. Lý thuyết tiếp cận

Lý thuyết về “Định kiến tộc người” của Nguyễn Công Thảo về

những đánh giá và phản ứng sai lệch về một tộc người hay một nhóm tộc

người.

1.1. Tiền đề của lý thuyết bao gồm:

- Sự cách biệt về địa lí và khác biệt về điều kiện tự nhiên: Điều này cản trở

sự giao lưu để có hiểu biết đầy đủ về nhau giữa các tộc người từ đó đưa

tới những định kiến về nhau.

4 Nghèo của Dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Hiện trạng và Thách thức ở các xã thuộc Chương trình 135 Giai đoạn II, 2006-2007 của Nguyễn Việt Cường (2011). Nghiên cứu Ethnic minority poverty in Vietnam của Bob Baulch (2010) cũng có những nội dung tương tự.

Page 13: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

- Khác biệt về đặc điểm sinh học: Sự khác biệt về chủng tộc, điều kiện cư

trú tự nhiên dẫn tới sự khác biệt về hình thể.

- Khác biệt về văn hóa-ngôn ngữ: Mỗi tộc người có ngôn ngữ và văn hóa

khác nhau, đây chính là điểm hạn chế sự tiếp xúc giữa người Kinh và

người DTTS.

- Khác biệt về tôn giáo: Điều này dẫn tới những mâu thuẫn trong xác định

các giá trị, dẫn tới phủ nhận lẫn nhau.

- Khác biệt về phương thức mưu sinh: Các tộc người cư trú ở khu vực khác

nhau có hình thức canh tác khác nhau từ đó đưa tới những ý kiến về

những phương thức canh tác này.

- Khác biệt về trình độ học vấn: Có sự khác biệt về trình độ học vấn giữa

người DTTS và người Kinh, đặc biệt là ở trình độ cao. Sự khác biệt này

là nhân tố chủ yếu tạo ra và tăng thêm những định kiến ở người Kinh.

- Hệ thống chính trị, tổ chức xã hội: Ở nhiều quốc gia mặc dù các chính

sách không đồng tình với định kiến tộc người dưới bất cứ hình thức nào

nhưng vấn đề này vẫn tồn tại trong các chính sách đối với các tộc người

khác nhau.

- Ảnh hưởng của các học thuyết chính trị/ khoa học: Tiêu biểu là thuyết

tiến hóa (trên phạm vi toàn cầu), hay đạo Khổng (một số nước ở châu Á).

- Cơ chế tin đồn: là phương tiện truyền bá, lan tỏa những nhận thức đã

được “dán nhãn” về một tộc người.

- Truyền thông: đây cũng là tiền đề quan trọng dẫn đến sự hình thành định

kiến.

1.2. Những định kiến này được thể hiện một cách trực tiếp

hay gián tiếp qua:

- Nhận thức: Dạng thức này là kết quả của quá trình có ý thức hoặc vô thức

của một cá nhân tồn tại trong một cộng đồng. Cá nhân chịu ảnh hưởng

của thế giới quan của chính cộng đồng mình từ đó hình thành cách ứng

xử, đánh giá giá trị với cộng đồng xung quanh.

Page 14: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

- Động cơ: Do tính chất vì lợi ích của chủ thể mang định kiến, có thể tác

động tới cộng đồng bị định kiến.

- Hành vi: Trong giao tiếp ở nhiều cấp độ, hình thức, các hành vi tác động

tới người chịu định kiến.

1.3. Hệ quả của định kiến tộc người:

- Hiểu sai về nhau: Nhiều người Kinh cho rằng người dân tộc còn lạc hậu,

nhiều tệ nạn,… Trong khi người Kinh bị coi là không trung thực, không

tình cảm theo cách nhìn nhận của một số tộc người thiểu số. Điều này tạo

nên rào cản giữa các dân tộc gây khó khăn cho việc hội nhập, hợp tác

cùng phát triển.

- Khoảng cách giữa các tộc người: Mặc dù đã có một số thay đổi, nhưng

vẫn tồn tại một “khoảng cách” giữa người Kinh và các tộc người thiểu số

và giữa những người DTTS với nhau trên mọi mặt: thu nhập, mức sống,

giáo dục,… Điều này vừ kìm hãm vừa phát triển những bất ổn xã hội,

xung đột tộc người.

- Hạn chế khả năng hợp tác: Biểu hiện qua tuyển chọn lao động, hôn nhân,

hợp tác kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm, quyền lợi, trách nhiệm. Từ đây

tạo nên những khó khăn trong phát triển sự liên kết bền vững.

- Suy giảm sức mạnh cộng đồng: Những định kiến vô hình chung chia rẽ

các tộc người thành cộng đồng nhỏ, làm giảm khả năng hội nhập phát

triển cho chính những cộng đồng đó.

- Xung đột sắc tộc, tôn giáo: Khi ở cấp độ cực đoan, định kiến tộc người có

thể dẫn tợi sự tranh chấp, xung đột tộc người, tôn giáo.

- Chủ nghĩa li khai: Với quốc gia đa dạng về dân tộc, sự tồn tại của định

kiến tộc người có thể gây ra ác cuộc xung đột, và khi không được giải

quyết nó có thể dẫn tới việc một tộc người muốn tách ra khỏi quốc gia đó.

2. Định nghĩa khái niệm

Page 15: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

Định kiến tộc người: Định kiến tộc người là những nhận thức, hành

vi, thế ứng xử sai lệch đối với các đặc điểm văn hóa, nhân trắc của một

tộc người cụ thế đối với một hay một nhóm tộc người khác. Quá trình này

được hình thành dựa trên cảm nhận chủ quan, hay khái quát hóa giản đơn

từ một vài biểu hiện mang tính cá nhân cho cả một cộng đồng tộc người.

Những nhận thức, hành vi này có thể mang tính vô thức hoặc có ý thức,

mang tính khách quan, hoặc chủ quan, mang tính phóng đại, hoặc mang

tính miệt thị, mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp.

V. GIẢ THUYẾT

Một trong những nguyên nhân khiến cho xóa đói giảm nghèo ở

đồng bào DTTS gặp bất lợi đó chính là những định kiến của người dân

tộc Kinh với người DTTS

1. Sự thích đáng

Giả thuyết đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Những định kiến của

người Kinh khiến cho người DTTS trở nên tự ti, không được tin tưởng về

khả năng, bị phân biệt.

2. Sự phù hợp

Giả thuyết phù hợp với những tiền đề, hình thức và hệ quả trong lý

thuyết về “định kiến tộc người” của Nguyễn Đình Thảo.

3. Tính lịch sử

Định kiến tộc người vốn đã tồn tại từ lâu trong nhận thức của người

dân, khi nhắc đến “người dân tộc” nó bao hàm ý “không phải là người

Kinh”, là người ở miền núi, vùng cao, với các “thuộc tính”: lạc hâu,

không biết làm ăn, hoang phí, lường biếng, dốt nát.

4. Tính tổng quát

Page 16: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

Giả thuyết này chỉ áp dụng với trường hợp người dân tộc thiểu số ở

các khu vực tại Việt Nam.

5. Tính thực nghiệm

Có mối liên hệ với đồng bào DTTS ở Việt Nam.

6. Tính chính xác

Giả thuyết đã trả lời câu hỏi bằng cách giải thích nguyên nhân của

những bất lợi mà người dân tộc đa số - người Kinh tạo ra đối với người

DTTS khiến cho khả năng thoát nghèo của đồng bào DTTS giảm xuống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chronic Poverty Research Center. (2010). Ethnic minority poverty in

Vietnam. Hanoi: Bob Baulch, Hoa Thi Minh, Nguyen Phuong Thu, Thi

Phuong, Hung Thai Pham.

Đỗ Minh Hải. (2014). Tổng quan các nghiên cứu về nguyên nhân của tình

trạng nghèo đói ở đồng bào dân tộc thiểu số. Báo Khoa học Lao động và Xã

hội –Số 38/Quý I-2014: An sinh xã hội, 50. Trích từ:

http://www.ilssa.org.vn/Portals/0/Magazines/ban-tin-khoa-hoc-so-38-2014-

1507201492052CH.pdf

Ngân hàng Thế giới. (2012). Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012.

The IDL group. (2008). The Underlying Causes of Ethnic Minority Poverty

in Northern Mountainous Vietnam. Hanoi: Rowena Humphreys and Vu Thi

Hien.

The IRC. (2011). Nghèo của Dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Hiện trạng và

thách thức ở các xã thuộc Chương trình 135 Giai đoạn II, 2006-2007. Hà

Nội: Phạm Thái Hưng, Lê Đặng Trung và Nguyễn Việt Cường.

Page 17: Định kiến tộc người và kinh tế phát triển

The World Bank. (2009). Country Social Analysis: Ethnicity and

Development in Vietnam.

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường. (2010). Định kiến tộc

người: Vài nét khái quát và một số đề xuất cho các bước nghiên cứu tiếp

theo. Hà Nội: Nguyễn Công Thảo.