8
hướng dẫn thực hiện và trung ương chưa cấp kinh phí hoạt động năm 2017, vì vậy đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ y tế dự phòng và công tác dân số - KHHGĐ. Có nơi từ tháng 6/2016 đến nay không có kinh phí hoạt động, nhất là hoạt động của mạng lưới cộng tác viên dân số với nhiệm vụ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Hậu quả trước mắt là tình trạng sinh con thứ ba trở lên trong cán bộ, đảng viên gia tăng. XEM TIẾP TRANG 2 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Xung quanh vụ cơ quan CSĐT khởi tố, viện KSND không phê chuẩn TRANG 7 TRANG 2 Theo Sở Y tế, đến nay đã cuối tháng 7/2017, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số vẫn chưa có LÂM HÀ: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong phát triển trang trại chăn nuôi KINH TẾ ĐINH LẠC: Phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4843 - THỨ HAI NGÀY 31/7/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Nữ trưởng thôn ở xã vùng sâu Cát Tiên TRANG 5 TRANG 4 TRANG 6 Bà Nguyễn Thị Lệ - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Ảnh: N.Thu Nơi “đất lành chim đậu” TRANG 3 Công tác dân số - KHHGĐ nhìn từ cơ sở TRANG 5 Tri ân người đồng bào dân tộc thiểu số có công với cách mạng Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. DI CHÚC, 10/5/1969, T. 12, TR.510. Giao ban các câu lạc bộ Ban Quản lý các khu công nghiệp miền Nam Bác Hồ với công tác tuyên giáo Sáng 28/7, tại TP Đà Lạt, Câu lạc bộ Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kỹ thuật; khu công nghệ cao các tỉnh, thành phố phía Nam đã tổ chức hội nghị giao ban lần thứ VI năm 2017. Tham dự có Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đại diện một số bộ, ban, ngành trung ương, địa phương và 39 ban quản lý các khu công nghiệp khu vực phía Nam. Theo báo cáo của hội nghị, sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 19/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 và Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, theo đó, Câu lạc bộ các ban quản lý các khu công nghiệp đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động về quản lý nhà nước, gặp mặt nhà đầu tư, đối thoại trực tiếp để thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kỹ thuật; khu công nghệ cao nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc, những kiến nghị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phối hợp với sở, ngành thông qua các chương trình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, các chương trình xúc tiến thương mại,.. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam cũng chính là người đã khởi xướng, rèn luyện và để lại nhiều bài học quý báu cho đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng của Đảng.

Tri ân người đồng bào dân tộc thiểu số có công với cách mạngbaolamdong.vn/upload/others/201707/24992_BLD_ngay_31.7.2017.pdfvề hỗ trợ và phát triển doanh

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

hướng dẫn thực hiện và trung ương chưa cấp kinh phí hoạt động năm 2017, vì vậy đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ y tế dự phòng và công tác dân số - KHHGĐ. Có nơi từ tháng 6/2016 đến nay không có kinh phí hoạt động, nhất là hoạt động của mạng lưới cộng tác viên dân số với nhiệm vụ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Hậu quả trước mắt là tình trạng sinh con thứ ba trở lên trong cán bộ, đảng viên gia tăng.

XEM TIẾP TRANG 2

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCXung quanh vụ cơ quan CSĐT khởi tố, viện KSND

không phê chuẩnTRANG 7

TRANG 2

Theo Sở Y tế, đến nay đã cuối tháng 7/2017, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số vẫn chưa có

LÂM HÀ: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong phát triển trang trại chăn nuôi

KINH TẾĐINH LẠC: Phát triển kinh tế

gắn với xây dựng nông thôn mới

TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4843 - THỨ HAI NGÀY 31/7/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘINữ trưởng thôn ở xã vùng sâu Cát Tiên

TRANG 5

TRANG 4

TRANG 6

Bà Nguyễn Thị Lệ - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Ảnh: N.Thu

Nơi “đất lành chim đậu”

TRANG 3

Công tác dân số - KHHGĐ nhìn từ cơ sở

TRANG 5

Tri ân người đồng bào dân tộc thiểu số có công với cách mạng

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

DI CHÚC, 10/5/1969, T. 12, TR.510.

Giao ban các câu lạc bộ Ban Quản lý các khu công nghiệp miền Nam

Bác Hồ với công tác tuyên giáo

Sáng 28/7, tại TP Đà Lạt, Câu lạc bộ Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kỹ thuật; khu công nghệ cao các tỉnh, thành phố phía Nam đã tổ chức hội nghị giao ban lần thứ VI năm 2017.

Tham dự có Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đại diện một số bộ, ban, ngành trung ương, địa phương và 39 ban quản lý các khu công nghiệp khu vực phía Nam.

Theo báo cáo của hội nghị, sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 19/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 và Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, theo đó, Câu lạc bộ các ban quản lý các khu công nghiệp đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động

về quản lý nhà nước, gặp mặt nhà đầu tư, đối thoại trực tiếp để thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kỹ thuật; khu công nghệ cao nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc, những kiến nghị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phối hợp với sở, ngành thông qua các chương trình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, các chương trình xúc tiến thương mại,..

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam cũng chính là người đã khởi xướng, rèn luyện và để lại nhiều bài học quý báu cho đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng của Đảng.

2 THỨ HAI 31 - 7 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến công tác Tuyên giáo, Người đã có những lời dạy vô cùng quý báu

về công tác này. Bác xác định và nhấn mạnh: Công tác Tuyên giáo phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng mà xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp hoạt động; phải phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng và dân tộc ta.

Tại Hội nghị Tuyên huấn miền núi, ngày 31/8/1963, Bác đã nói: “Nhiệm vụ công tác tuyên huấn có thể chia ra hai mặt: một mặt là làm sao mưu lợi cho đồng bào; một mặt nữa là làm sao tránh được tệ hại cho đồng bào”. Để mưu lợi cho nhân dân và tránh tệ hại cho nhân dân, Bác chỉ rõ: Tính Đảng là nguyên tắc và nền tảng của công tác Tuyên giáo, nó bảo đảm cho các hoạt động Tuyên giáo của Đảng giữ vững lập trường giai cấp công nhân, phục vụ nhân dân; tính khoa học của công tác Tuyên giáo phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, từ quy luật phát triển của xã hội, lấy đó làm cơ sở giải thích cho nhân dân hiểu một cách có căn cứ khoa học những vấn đề thực tiễn cách mạng đặt ra, để từ đó, họ hành động tự giác, có hiệu quả. Bác còn chỉ rõ: Quá trình tiến hành công tác Tuyên giáo phải đảm bảo tính chân thực, để nhân dân nhận thức đúng và hành động đúng đường lối của Đảng.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã quan tâm đến công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo. Để hoạt động Tuyên giáo có hiệu quả, Bác đòi hỏi cán bộ Tuyên giáo phải nói và viết sao cho “phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc”, làm cho người nghe, người đọc “hiểu được, nhớ được và làm được”. Bác còn đòi hỏi cán bộ Tuyên giáo phải có phong cách

đi sâu, đi sát cơ sở, đến những mũi nhọn của mặt trận sản xuất và chiến đấu, nơi có phong trào khá và cả những nơi có phong trào kém, phát hiện và giải đáp được những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Bác nhấn mạnh: Chỉ có đi sâu vào thực tiễn đời sống xã hội thì mới tìm hiểu, đánh giá đúng thực chất tình hình công tác Tuyên giáo của địa phương, đơn vị; mới phát hiện được những vấn đề mới, nhân tố mới, những điển hình tốt, người tốt, việc tốt để cổ vũ, biểu dương, nhân rộng, đồng thời vạch ra những hiện tượng, những biểu hiện sai trái để phê phán, uốn nắn nhằm đẩy mạnh việc phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Ngay cả những ngày đau nặng và sắp đi xa, Bác vẫn dành thời gian làm việc với các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên huấn Trung ương để nghe báo cáo tình hình chiến trường miền Nam, tình hình lũ lụt ở sông Hồng và không quên nhắc phải quan tâm việc phát hành loại sách “Người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến trên các mặt sản xuất, chiến đấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Vì theo Bác “một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Làm theo lời Bác dạy, 87 năm qua, trên suốt chặng đường dài cách mạng, trong kháng chiến và kiến quốc, Đảng ta luôn khẳng định công tác Tuyên giáo có vai trò đặc biệt, là một lĩnh vực trọng yếu trong công tác lãnh đạo, tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở mọi thời kỳ, mọi chặng đường đất nước. Trong công cuộc đổi mới, công tác Tuyên giáo đã có nhiều tiến bộ, từng bước vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc. Củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, khơi dậy phong trào cách mạng của nhân dân, tạo ra những nhân tố cơ bản để cả nước phấn đấu đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Là một tỉnh miền núi, trong công cuộc đổi mới hiện nay, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi Lâm Đồng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng với sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên đã giữ vững ổn định chính trị, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; những thành tựu đó, có sự đóng góp của công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo của Đảng bộ. Những năm gần đây, công tác Tuyên giáo của tỉnh đã có những đổi mới đáng kể trong việc tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; nội dung, phương pháp có nhiều đổi mới, nâng dần về mặt chất lượng. Việc tuyên truyền, giáo dục nhân các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, các ngày ky niệm lớn của đất nước được triển khai tích cực, góp phần khơi dậy và khích lệ niềm tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; Tham mưu cho Tỉnh ủy triển khai nhiều nhiệm vụ trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, khoa giáo, đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, nhằm phát huy truyền thống 87 năm Ngành Tuyên giáo, trong giai đoạn mới của cách mạng, đòi hỏi ngành Tuyên giáo trong tỉnh tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, công tác giáo dục chính trị tư tưởng; chủ động đi trước trong dự báo để tham mưu, phối hợp tuyên truyền, giải quyết những vấn đề quan trọng, bức xúc của toàn xã hội góp phần định hướng, ổn định tình hình tư tưởng, tạo sự nhất trí trong Đảng bộ và sự đồng thuận xã hội, chủ động và tích cực đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước; tập trung tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, triển khai có hiệu quả việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ trên, đòi hỏi đội ngũ làm công tác tuyên giáo của tỉnh phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Cán bộ tuyên giáo phải tâm huyết, gắn bó, say mê với nghề nghiệp, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, xứng đáng là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Gương mẫu thực hiện những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức ngành Tuyên giáo Lâm Đồng.

PHAN VĂN PHẤN

Bác Hồ với công tác tuyên giáoChủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam cũng chính là người đã khởi xướng, rèn luyện và để lại nhiều bài học quý báu cho đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng của Đảng. 

Sáng ngày 28/7, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh đã tổ chức gặp mặt các đại biểu chức sắc đạo Tin lành tỉnh Lâm Đồng theo định kỳ nhằm thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm của tỉnh, kết quả công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017; kịp thời lắng nghe, nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của các vị chức sắc. Hội nghị được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ tỉnh Đường Anh Ngữ, đại diện các ban Đảng, cơ quan Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo, các ngành liên quan và đông đủ các vị chức sắc đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch UBMTTQ Đường Anh Ngữ cũng đã báo cáo về kết quả giải quyết kiến nghị, đề xuất của các vị chức sắc trong lần gặp gỡ trước đây; nhiều

vụ việc liên quan đến đất đai đã được MTTQ tổng hợp, phân loại gửi UBND tỉnh, đề xuất Sở Tài nguyên - Môi trường kịp thời giải quyết thỏa đáng. Tại buổi gặp mặt lần này, các đại biểu chức sắc đã bày tỏ sự đồng tình phấn khởi trước sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, đã đạt những kết quả phát triển kinh tế - xã hội đáng khích lệ, cũng như kết quả công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm với nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu kiến nghị các cấp chính quyền cần tăng cường quản lý, xử lý nghiêm tình trạng uống rượu say dẫn đến vi phạm trật tự an toàn giao thông; tình trạng xuống cấp về văn hóa trong thanh niên theo đạo Tin lành đã xảy ra như việc xăm trổ trên người, uống rượu, hút bồ đà trong thanh niên vùng DTTS như Tà Năng, Đà Loan đã xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm

trọng đến văn hóa tín ngưỡng tôn giáo; nạn tảo hôn còn xảy ra, đề nghị cơ quan Tư pháp, chính quyền địa phương không được cấp phép giấy kết hôn cho những trường hợp trùng huyết thống gây ảnh hưởng đến nòi giống; tích cực tuyên truyền gìn giữ nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc trong đồng bào dân tộc thiểu số; tình trạng phá rừng làm rẫy còn xảy ra đề nghị cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể, ngăn ngừa kịp thời. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu kiến nghị tỉnh cần tạo điều kiện cho các chi hội đã được Hội đồng cho phép thành lập được xây dựng nhà thờ khang trang để tạo điều kiện có nơi sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Hiện nay, tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu đất ở vẫn còn xảy ra gây khó khăn cho bà con, kiến nghị nhà nước tạo điều kiện cho bà con có đất ở,

đất sản xuất; đồng thời thực hiện biện pháp bố trí giãn dân tại một số khu vực đồng bào DTTS; tích cực tuyên truyền đẩy mạnh việc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu như ăn uống linh đình nhiều ngày trong tang ma; tình trạng học sinh sa đà chơi game đã xảy ra dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng khiến gia đình lo lắng, hoang mang, đề nghị các cấp chính quyền quan tâm có biện pháp ngăn ngừa, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tụ điểm kinh doanh game online…

Các kiến nghị, đề xuất của các đại biểu chức sắc Tin lành sẽ được UBMTTQ tỉnh tổng hợp, báo cáo gửi cơ quan cấp trên và các sở, ngành liên quan để có trả lời và biện pháp giải quyết thỏa đáng, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, của bà con tín đồ theo đạo Tin lành theo đúng quy định của pháp luật. NGUYỆT THU

Gặp mặt chức sắc đạo Tin lành* Kiến nghị tỉnh thực hiện giãn dân, bố trí đất ở, đất sản xuất cho bà con vùng DTTS

Tập huấn chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, quận, huyện

Ngày 28/7, tại TP Đà Lạt, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, quận, huyện (DDCI). Trên 60 đại biểu thuộc Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã tham dự.

Tại hội nghị các đại biểu được trao đổi, tìm hiểu một số nội dung về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, quận, huyện, một số công cụ hiệu quả để cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh. Những mô hình phù hợp cho từng địa phương, tác động của việc triển khai bộ chỉ số năng lực cạnh tranh, những lưu ý về phương pháp thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh từ kinh nghiệm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong triển khai và hỗ trợ các địa phương. Kinh nghiệm của một số tỉnh Tuyên Quang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh về cải thiện môi trường kinh doanh…

Thông qua hội nghị tập huấn nhằm giúp các địa phương nắm bắt những kiến thức cần thiết để năng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

DIỄM THƯƠNG

Giao ban các câu lạc bộ... TIẾP TRANG 1

... hội chợ triển lãm trong và ngoài nước hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Định kỳ thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin về quỹ đất, giá thuê đất, phí sử dụng hạ tầng, các lô đất trong các khu công nghiệp về vị trí diện tích đất trống, lĩnh vực đầu tư… để các nhà đầu tư tham khảo trước khi quyết định đầu tư…

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã được nghe nhiều tham luận của đại diện các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, cũng như các nhà đầu tư và đại diện các bộ, ngành trung ương về thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư.

Riêng với tỉnh Lâm Đồng, ngành công nghiệp chưa phải là ngành kinh tế chủ lực, tuy nhiên được sự quan tâm đầu tư, thúc đẩy phát triển, nên đã đạt được những kết quả khả quan. Trong 6 tháng năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,4% so với cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 278 triệu USD, đạt 50,6% so với kế hoạch, tăng 36,4% so cùng kỳ. Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 khu công nghiệp Phú Hội và lộc Sơn cùng một số cụm công nghiệp và nhiều nhà máy thủy điện lớn.

Dịp này, Bộ Kế hoạch và đầu tư tặng cờ thi đua cấp bộ cho 3 tập thể gồm Ban Quản lý Khu Công nghiệp Lâm Đồng; Ban Quản lý Khu Công nghiệp Bến Tre và Ban Quản lý Khu công nghiệp Bình Dương vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. SONG AN

Chủ động phát triển kinh tếÔng Phan Hồng Vinh - Bí thư Đảng ủy xã

cho rằng: “Đinh Lạc tuy không phải là xã điểm của huyện trong chương trình xây dựng NTM, nhưng là một trong những xã đi đầu về xây dựng NTM của huyện Di Linh. Bởi tinh thần, ý thức của người dân rất cao, đặc biệt trong việc phát triển kinh tế, hiến đất làm đường, góp tiền xây dựng cầu cống đường sá... Đó chính là một trong những thế mạnh của địa phương trong việc đẩy mạnh tiến độ xây dựng NTM”.

Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề cốt lõi trong công tác xây dựng NTM, những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền Đinh Lạc đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con tăng gia sản xuất, phát huy thế mạnh của địa phương để thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.

Xã Đinh Lạc bây giờ được nhiều người nhắc đến là nơi tập trung gần 50% tổng số bò sữa của toàn huyện Di Linh, với hơn 150 con. Hộ ông Lê Quốc Hải, Tổ trưởng Tổ hợp tác Chăn nuôi bò sữa Đinh Lạc vừa đầu tư 45 triệu đồng để mua thêm 2 máy vắt sữa cho biết: Từ năm 2015, sau khi đi học tập các mô hình tại các địa phương trong tỉnh, ông nhận thấy bò sữa hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao hơn bò thịt. Vậy là ông quyết định về phá bỏ cà phê để xây chuồng trại, bán hết đàn bò thịt, mua 10 con bò sữa về nuôi.

Hiện tại, sau khi trừ toàn bộ chi phí, gia đình ông thu được mỗi năm trên 400 triệu đồng từ bò sữa. “Bây giờ, không riêng thôn Đồng Lạc 1 mà toàn xã Đinh Lạc đã có nhiều người dân mạnh dạn vay vốn ngân hàng, nuôi bò với số lượng lớn” - ông Hải chia sẻ.

Về Đinh Lạc bây giờ, ngoài cà phê, lúa, ngô - là những cây trồng truyền thống, cũng đã xuất hiện thêm những vườn rau, hoa trồng trong nhà kính theo hướng công nghệ cao. Vườn lan Đa Sắc ở thôn Tân Lạc 1 là một trong số đó. Đây được xem là vườn lan đầu tiên ở xã và có quy mô lớn nhất huyện Di Linh, với riêng diện tích trồng hoa rộng 1,3 ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động hàng ngày và hơn 200 lao động vào dịp Tết. Anh Trần Văn Phượng - phụ trách vườn lan, cho biết, hoa được cung cấp cho toàn quốc và xuất khẩu sang nước ngoài, mang lại thu

ĐINH LẠC: Phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới Xã Đinh Lạc (huyện Di Linh) xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề cốt lõi trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM).

nhập đáng kể. Theo ông Phan Hồng Vinh, những hộ dân

đi đầu trong phát triển kinh tế có sự tác động lớn đến nhận thức và hành động của người dân địa phương. Khi được “nghe tận tai, thấy tận mắt”, bà con nông dân mới dám tin tưởng, học hỏi, mạnh dạn làm theo. Từ đó có động lực để thúc đẩy nền kinh tế của địa phương phát triển.

Đến nay, xã Đinh Lạc đã có sự chuyển biến toàn diện về mọi mặt, bộ mặt nông thôn được thay đổi, cơ sở hạ tầng được đầu tư. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 31,6 triệu đồng/người/năm, năm 2017 phấn đấu đạt 35 triệu đồng. Tổng số hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trên địa bàn xã năm 2016 là 192 hộ, chiếm 6,91%.

Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôiLà một xã thuần nông với trên 90% dân số

sống phụ thuộc vào nông nghiệp nên nông nghiệp có vai trò trọng yếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của xã Đinh Lạc. Trong kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020, xã Đinh Lạc tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng mang lại giá trị kinh tế cao, với mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó, xã đẩy mạnh việc tái canh diện tích cà phê già cỗi sang giống mới có năng

suất cao, bình quân hàng năm thực hiện tái canh đạt 160-200 ha, phấn đấu đến năm 2020 tái canh đạt 75% tổng diện tích toàn xã, năng suất ước đạt 4 tấn/ha trở lên.

Bên cạnh đó, người dân cũng được vận động chuyển đổi diện tích cà phê, lúa năng suất thấp sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện, năng lực. Thôn Duệ và thôn KaoKuil là 2 thôn đồng bào dân tộc thiểu số được định hướng chuyển đổi diện tích trồng lúa 1 vụ, năng suất thấp sang trồng bắp cao sản để lấy cho chăn nuôi. Các thôn còn lại chuyển một phần diện tích sang trồng tiêu, sầu riêng, mắc ca, dâu, hoa,... Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao ở các thôn Đồng Lạc 4, Tân Lạc 1, Tân Lạc 3, từ đó nhân rộng trong phạm vi toàn xã.

Đồng thời, tiếp tục phát triển đàn trâu, bò thịt ở thôn Duệ và thôn KanKuil; các thôn còn lại vận động nhân dân tập trung đẩy mạnh phát triển đàn heo, đàn bò sữa và một số loại gia súc, gia cầm khác cho hiệu quả kinh tế cao.

“Xã Đinh Lạc xác định phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả là khâu then chốt, giải pháp xuyên suốt, là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của xã, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình xây dựng NTM, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp, văn minh” - ông Vinh chia sẻ thêm.

VIỆT QUỲNH

Vườn lan Đa Sắc tại xã Đinh Lạc được nhiều người tham quan, học hỏi. Ảnh: Việt Quỳnh

LẠC DƯƠNG: Trên 200 ha thu nhập 1 tỷ đồng/ha/năm

Theo kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Lạc Dương vừa được

thông qua, đến năm 2020, trên địa bàn thị trấn Lạc Dương của huyện này sẽ mở rộng các vùng chuyên canh sản xuất rau,

hoa, dâu tây, dược liệu theo hướng ứng dụng công nghệ cao, trong đó phấn đấu

có trên 200 ha đạt giá trị thu nhập từ 1 tỷ đồng/ha/năm trở lên.

Với mục tiêu trên, huyện Lạc Dương tiếp tục tạo điều kiện các tổ chức tín

dụng đóng tại thị trấn Lạc Dương ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp và hộ

nông dân tích cực nhân rộng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với các doanh nghiệp sản

xuất, bao tiêu ổn định khoảng 60% sản lượng thu hoạch; chú trọng xây

dựng và quảng bá sản phẩm rau, hoa Lạc Dương gắn nhãn hiệu độc quyền

“rau, hoa Đà Lạt” và nhãn hiệu “cà phê arabica Lạc Dương”…

VŨ VĂN

Triển khai 65 đề án khuyến công

Sở Công thương Lâm Đồng cho biết, năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng và

Bộ Công Thương đã phê duyệt giao cho Trung tâm Khuyến công triển khai thực

hiện 65 đề án, với tổng kinh phí là 10,25 tỷ đồng.

Cụ thể, kinh phí khuyến công địa phương: 8,85 tỷ đồng, đến nay đã phân bổ kinh phí 8,51 tỷ đồng; kinh phí chưa

phân bổ 340 triệu đồng và nguồn kinh phí khuyến công quốc gia là 1,4 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Trung tâm Khuyến công tỉnh đã tổ chức thẩm

định và triển khai thực hiện 46 đề án, gồm 33 đề án không thu hồi và 13 đề án

có thu hồi, kinh phí ước thực hiện giải ngân và tạm ứng 5,065 tỷ đồng, đạt gần

60% kế hoạch. Riêng nguồn khuyến công quốc gia đã triển khai thực hiện 6 đề án, với số kinh phí 1,2 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch. Qua công tác khuyến

công đã giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao hoạt động sản

xuất, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

SONG AN

Ở quê đất ít, gia đình lại đông anh em, vậy nên mới 35 tuổi, anh một thân một mình rời quê lên làm ăn nơi

đại ngàn.Anh Dũng nhớ lại: “Lúc đến đây mua được

đất, nhưng cũng cạn vốn, không có tiền đầu tư gì. Thế là hằng ngày phải đi làm thuê, khi thì đào hố cà phê, lúc lên rừng chặt tre về bán, rồi tranh thủ lúc rảnh làm vườn của nhà, trồng cà phê. Vì mình xác định phải làm lâu dài nên cũng không quá vội. Có đất trong tay, không làm giàu được trên đất này thì chắc có lẽ chẳng còn nơi nào khác”.

Hơn 17 năm trước, sở hữu trong tay diện tích gần 10 ha đất, nhưng anh Dũng nhiều khi cũng phải bó tay vì khi đó còn rất khó khăn.

“Nhiều đêm trằn trọc trong căn chòi ở giữa đồi cao nhưng không hề có suy nghĩ bỏ cuộc mà chỉ nghĩ phải làm thế nào để có thể làm cho “đất nở hoa” - anh Dũng tâm sự.

Anh vẫn muốn trồng thêm các loại cây ăn quả ở quê hương nên mỗi dịp về quê, hay có người quen đi lại giữa Lâm Đồng - Đồng Tháp là anh lại nhờ đem một vài cây giống về trồng thử nghiệm để xem có thích hợp hay không. Bởi anh luôn quan niệm, cây cối cũng như con người, không phải ở đất nào cũng có thể phù hợp, cho quả ngọt thơm; và đồng thời phải chăm sóc cẩn thận mới có thể phát triển tốt được. Thế vậy mà cũng mất hơn 5 năm để anh quyết định đưa cam, bưởi da xanh, sầu riêng… vào phủ kín những mảnh

đồi. Vì với anh, chúng cũng một phần giúp anh xua đi nỗi lòng kẻ xa xứ, hằng ngày bầu bạn với cây trái, cũng giống những ngày trước ở quê nhà.

Anh Dũng cho hay, nhờ có những điều kiện thích hợp, hầu hết các loại cây ăn trái đều cho năng suất cao. Năm 2016 chỉ riêng 1 sào trồng cam sành đạt năng suất hơn 10 tấn, với giá bán ổn định 30.000 đồng/kg, đem lại doanh thu hơn 300 triệu đồng. Còn năm nay, anh cũng đang thu bói trên diện tích 3,5 ha sầu riêng, mở rộng thêm khoảng 3 ha trồng cam cara không hạt. Số đất trồng cà phê còn lại sẽ tiếp tục chuyển đổi trong năm tới.

Ở ngay bên Quốc lộ 27, anh Dũng cũng gặp nhiều thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Nơi “đất lành chim đậu”Anh Nguyễn Nghĩa Dũng - người con miền Tây đã biến vùng đất ở thôn Pang Pế Nâm, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông trở thành vùng đất ngọt lành phủ đầy các loại cây ăn trái.

Không chỉ cung cấp hàng cho các huyện lân cận như Đức Trọng, Lâm Hà, vào mùa cao điểm, hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu khi thương lái tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng tìm đến thu mua.

Nói về việc trồng cây ăn trái với diện tích lớn, anh dự tính chuyển đổi toàn bộ, diện tích cà phê đang có nhưng anh rất tự tin cho rằng: Cà phê thì một năm chỉ một vụ thôi còn trái cây thì thu rải rác quanh năm. Vì vậy, muốn có được mối tiêu thụ ổn định thì phải trồng diện tích lớn để đảm bảo hàng đều liên tục, thậm chí có thể cung cấp số lượng lớn theo yêu cầu.

UBND xã Đạ Rsal cũng đang tiến hành giới thiệu mô hình chuyển đổi của gia đình anh Dũng rộng rãi tại địa phương, để từ đó mở rộng, tăng diện tích cây ăn trái trên địa bàn vì xác định đây là hướng đi phù hợp với địa phương.

HỒNG THẮM

3 THỨ HAI 31 - 7 - 2017KINH TẾ

4 THỨ HAI 31 - 7 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

200 triệu đồng xây nhà nội trú cho học sinh

Bà Nguyễn Thị Minh - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Lâm Đồng cho biết: Công đoàn ngành vừa tổ chức đợt vận động để xây nhà nội trú cho học sinh thôn Đông Mang, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương. Đây là học sinh Trường THCS Long Lanh, nhà cách xa trường thường phải ở lại lớp học trong mùa mưa. Với mỗi đoàn viên công đoàn ngành đóng góp 60 ngàn đồng, số tiền 200 triệu đồng sẽ xây nhà nội trú cho khoảng 10 học sinh Đông Mang và được đưa vào sử dụng từ năm học 2017 - 2018.

Đây là công trình chào mừng đại hội công đoàn các cấp của Công đoàn Giáo dục Lâm Đồng.

Ngoài ra, cũng từ năm học này, công đoàn ngành sẽ tiếp tục vận động để xây nhà công vụ cho giáo viên, trước mắt tập trung ở Đạ Tông, huyện Đam Rông vì đa số nhà công vụ ở đây đều là nhà ván xuống cấp với số lượng giáo viên đông. TUẤN HƯƠNG

Y tế Di Linh có hơn 100 cán bộ là người DTTS

Đào tạo đáp ứng chuẩn và trên chuẩn 8.230 cán bộ, nhà giáo

Trong 5 năm qua (2012 - 2017), ngành giáo dục đã cử nhà giáo, cán bộ quản lý tham gia các đợt tập huấn do bộ, ngành và địa phương tổ chức để nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, đáp ứng chuẩn và nâng chuẩn đối với đội ngũ nhà giáo như: bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên môn…

Qua 5 năm, đã đào tạo đáp ứng chuẩn cho 1.852 người, đào tạo đáp ứng trên chuẩn cho 6.378 người, gồm trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Chỉ tiêu về GDĐT đến năm 2020: phấn đấu 80% giáo viên mầm non và 95% giáo viên tiểu học đạt trình độ cao đẳng trở lên; 72,5% giáo viên THCS đạt trình độ đại học trở lên; 15% giáo viên THPT đạt trình độ thạc sĩ trở lên và 50% giảng viên các trường cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên. Trong đó, bình quân mỗi năm, đào tạo nâng chuẩn từ 1,5% - 2% trên tổng số giáo viên đạt chuẩn theo từng cấp học, bậc học. VIỆT HÙNG

Agribank Lâm Đồng tài trợ thiết bị tin học học đường

Ngày 28/7, Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tổ chức trao tặng 40 bộ máy vi tính có tổng trị giá 500 triệu đồng cho 3 trường tiểu học thuộc vùng sâu, vùng xa, còn khó khăn của thành phố Đà Lạt là Trường TH Tà Nung, Trường TH Trạm Hành và Trường TH Phước Thành, nhân dịp chuẩn bị vào năm học mới. Đây là tình cảm của cán bộ, nhân viên Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng góp phần hoàn thiện trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập của các trường.

Phát biểu tại lễ bàn giao thiết bị tài trợ, ông Nguyễn Xuân Hòa - Giám đốc Agribank Lâm Đồng cho biết: Là ngân hàng thương mại duy nhất 100% vốn Nhà nước và là ngân hàng chủ lực thực thi các chính sách của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển KT-XH, nâng cao mức sống, điều kiện sống cho người dân, đang hướng đến mục tiêu đầu tư phát triển một nền nông nghiệp sạch, tất cả vì sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, Agribank nói chung và Agribank Lâm Đồng nói riêng còn tích cực triển khai rất nhiều chương trình, hoạt động xã hội từ thiện giàu ý nghĩa nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới cộng đồng và vì sự phát triển của cộng đồng...

Ông Tôn Thiện San - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt thông tin thêm về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của ngành giáo dục thành phố Đà Lạt và cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời của Agribank Lâm Đồng đã đóng góp thiết thực, giúp học sinh và thầy cô các trường có điều kiện tốt hơn trong công tác học tập và giảng dạy. LÊ HOA

Với vai trò là người trong cuộc, từng tham gia cách mạng, ông Đàm Xuân Đêu,

nguyên Trưởng Ban Dân tộc của tỉnh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ tỉnh cho biết, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù phải chiến đấu với đế quốc hùng mạnh, đối mặt với những chiến dịch hủy diệt bằng B-52, chất độc hóa học, càn quét, đốt phá, dồn dân vào ấp chiến lược… chúng đàn áp những người kháng chiến hết sức dã man hòng đè bẹp ý chí của dân tộc Việt Nam... nhưng vượt lên mọi khó khăn, thách thức, đồng bào ta không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, vẫn một lòng, một dạ tin tưởng vào Đảng, Bác Hồ, đi theo cách mạng, anh dũng đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Vào những năm 1960, để đảm bảo chuẩn bị lực lượng và cơ sở lâu dài cho cách mạng, được sự ủng hộ của đồng bào, gần 80 du kích quân ở địa phương là người K’Ho đã tham gia tổ chức tấn công triệt phá thành công khu tập trung Bắc Ruộng, giải phóng gần 5.000 dân K’Ho thoát khỏi ách kìm kẹp của địch. Cùng với cán bộ, bộ đội xây dựng nhiều vùng căn cứ kháng chiến tại các vùng dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng, như: Sơn Điền, Kon Rum (Hòa Bắc), Đông Mang (Đạ Chais), Đồng Nai, Lộc Nam, Lộc Bắc, Lộc Lâm, Đinh Trang Thượng, Bà Gia (Đoàn kết), vùng 3 (Đạ Tẻh)... đây là nơi nuôi dưỡng, giúp đỡ cán bộ, bộ đội xây dựng cơ sở cách mạng, vừa là nơi tổ chức sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp một phần cho cán bộ, bộ đội và bảo vệ các cơ quan của Quân khu, căn cứ kháng chiến của tỉnh, huyện; là chỗ trú chân lâu dài của bộ đội chủ lực quân giải phóng, là hành lang tiếp tế lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược từ miền Bắc vào chiến trường Khu 6…

Bên cạnh thành lập, củng cố và mở rộng vùng căn cứ địa cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số đã cùng bộ đội, thanh niên xung phong tham gia mở đường mòn Hồ Chí Minh nối liền Nam - Bắc, kiên cường bám đường, đảm bảo

Tri ân người đồng bào dân tộc thiểu số có công với cách mạngMột lòng một dạ theo Đảng, theo Bác Hồ, cùng với nhân dân cả nước bền gan, vững chí đánh Pháp, đuổi Mỹ giành độc lập, thống nhất đất nước. Nhiều bà mẹ K’Ho mặc dù đói cơm, thiếu muối, ăn lá bép, măng rừng… nhưng trong kháng chiến đã giúp đỡ, nuôi giấu bộ đội, giúp cách mạng đi đến thành công. Không ít anh hùng liệt sĩ là người DTTS đã hy sinh, nhiều gia đình chính sách còn chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn trong cuộc sống hiện nay,… để tri ân những công lao đóng góp đó, tỉnh Lâm Đồng nhiều năm qua đã nỗ lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công trong đồng bào DTTS.

thông suốt mạch máu giao thông để phục vụ chiến đấu trên các chiến trường miền Nam. Trên thực tế, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đã chịu đựng nhiều gian khổ, hy sinh đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục giữ gìn phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, chung tay góp sức xây dựng tỉnh nhà trong những năm qua. Vì vậy, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên công lao to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, thương binh và người có công với cách mạng! Sự hy sinh, cống hiến to lớn đó mãi mãi được khắc ghi trong trái tim mỗi người Việt Nam ta, là nguồn lực tinh thần quý báu, tiếp thêm sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng, phát triển, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam muôn vàn yêu quý của chúng ta. Vì vậy, cần phải ưu tiên nguồn lực giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với người có công, như phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ các gia đình chính sách khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh... giúp đỡ những người có công neo đơn trong vùng DTTS, con em gia đình chính sách… để họ có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Thống kê giai đoạn 2000 - 2010,

tỉnh ta đã đầu tư trên 685 ty đồng từ các chương trình mục tiêu Quốc gia như 134, 135, 168, chính sách trợ cước, trợ giá, hỗ trợ đặc biệt khó khăn; hỗ trợ xây dựng nhà ở, đầu tư công trình thủy lợi, kênh mương, hồ chứa nước, cấp nước sinh hoạt; sắp xếp, bố trí chỗ ở, giải quyết đất sản xuất, giao khoán bảo vệ rừng, làm đường giao thông, trường học, trạm y tế; xây dựng trung tâm cụm xã; cấp điện nhánh rẽ vào nhà cho dân; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; hỗ trợ sinh viên.

Giai đoạn 2010 - 2016, tỉnh tiếp tục đầu tư trên 1.104 ty đồng đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số như: Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt, hỗ trợ các mặt hàng chính sách miền núi, trợ giá cây trồng, hỗ trợ hộ nghèo, học sinh, sinh viên, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, chính sách về bảo hiểm y tế… Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% xã có điện lưới quốc gia, 100% xã có trạm y tế và có bác sỹ; ty lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 72,5%, ty lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 2 - 3%/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng dân tộc thiểu số hàng năm ước đạt 8,2%, đời sống của đại bộ phận đồng bào từng bước được cải thiện.

Song song với việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và lời căn dặn của Bác

Hồ: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”…, những năm qua, Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” thiết thực, nhằm tri ân, chăm sóc, phụng dưỡng, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng, nhất là quan tâm đến thực hiện các chính sách đối với người có công và đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng… Hàng năm, thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho 10.035 đối tượng người có công và các chính sách khác đối với người có công, gắn với các hoạt động tri ân, tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp Nghĩa trang liệt sỹ… với tổng kính phí trên 200 ty đồng/năm.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh: MTTQ và các cấp, các ngành trong tỉnh phát động phong trào toàn dân tham gia “Đền ơn, đáp nghĩa”, qua 10 năm đã huy động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đóng góp ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 34 ty đồng; xây dựng và sửa chữa 1.060 căn nhà tình nghĩa; mỗi năm tổ chức thăm hỏi, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm trị giá 3,5 ty đồng cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. NGUYỆT THU

Người có công cách mạng trong vùng DTTS thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đà Lạt.

Ảnh: N.Thu

Trung tâm Y tế huyện Di Linh cho biết, trong số những người đang công tác tại ngành Y tế huyện Di Linh, có 102 người là người dân tộc thiểu số (DTTS).

Trong những năm qua, mạng lưới y tế cơ sở, nhất là mạng lưới y tế ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng

đồng bào DTTS của huyện Di Linh không ngừng được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế, nên công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều có

trạm y tế. Trong số 19 xã, thị trấn của huyện Di Linh, đến nay, đã có 16 xã được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. 3 xã còn lại là Tam Bố, Hòa Nam, Liên Đầm cũng đang tích cực đầu tư, hoàn thiện một số tiêu chí để trình cơ quan thẩm quyền công

nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế vào cuối năm 2017.

Nhờ được tăng cường đầu tư nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, nên ngành Y tế huyện Di Linh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.

TRỊNH CHU

5 THỨ HAI 31 - 7 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

XEM TIẾP TRANG 8

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sinh con thứ ba trở lênTrong thực hiện chính sách dân số, cụ thể là

Pháp lệnh Dân số, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là nhóm đối tượng phải gương mẫu chấp hành nghiêm để làm gương cho người dân học tập và làm theo. Thực tế, do ảnh hưởng của kinh phí hoạt động chương trình mục tiêu Y tế - Dân số nên hoạt động truyền thông vận động về chính sách DS-KHHGĐ trên diện rộng bị cắt giảm đáng kể đã ảnh hưởng lớn đến việc duy trì thành quả đạt được về DS-KHHGĐ, nguy cơ gia tăng sinh con thứ ba trở lên trong nhóm đối tượng gương mẫu đi đầu trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

Mới đây, 20/7, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương trong tỉnh tăng cường vận động giảm sinh con thứ ba trở lên trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Tập trung vận động đối tượng: cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên thực hiện quy mô gia đình ít con (1 hoặc 2 con) theo đúng Pháp lệnh Dân số để nuôi dạy con tốt.

Theo thống kê của Chi cục Dân số - KHHGĐ Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh có 51 trường hợp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sinh con thứ ba trở lên, trong đó có 34 đảng viên; đã xử lý 2 trường hợp, còn lại 49 trường hợp chưa xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong 12 huyện, thành phố chỉ có 2 huyện Bảo Lâm và Đạ Tẻh là không có trường hợp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sinh con thứ ba trở lên. Địa phương có số lượng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sinh con thứ ba nhiều nhất là: Đam Rông 16 trường hợp (trong đó có 14 đảng viên); Lâm Hà 10 trường hợp (7 đảng viên); Bảo Lộc 5 trường hợp (3 đảng viên); Đà Lạt 4 trường hợp; Đức Trọng 3 trường hợp (1 đảng viên); Đơn Dương 3 đảng viên; Di Linh 3 trường hợp (1 đảng viên); Lạc Dương 3 trường hợp (1 đảng viên); Cát Tiên 2 đảng viên; Đạ Huoai 2 đảng viên sinh con thứ ba trở lên.

Qua tìm hiểu của cơ quan chuyên môn về Dân số - KHHGĐ, nguyên nhân các đối tượng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sinh con thứ ba trở lên được ghi nhận là do: Vỡ kế hoạch, muốn sinh thêm con, gia đình có điều

Công tác dân số - KHHGĐ nhìn từ cơ sởTheo Sở Y tế, đến nay đã cuối tháng 7/2017, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện và trung ương chưa cấp kinh phí hoạt động năm 2017, vì vậy đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ y tế dự phòng và công tác dân số - KHHGĐ. Có nơi từ tháng 6/2016 đến nay không có kinh phí hoạt động, nhất là hoạt động của mạng lưới cộng tác viên dân số (CTVDS) với nhiệm vụ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Hậu quả trước mắt là tình trạng sinh con thứ ba trở lên trong cán bộ, đảng viên gia tăng.

Ý kiến từ cơ sở

Ông Trần Văn Thi - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ Bảo Lộc: “Do kinh phí không có nên chúng tôi cố gắng tìm người nhiệt tình để làm CTVDS”

Hiện nay, đội ngũ CTVDS của Bảo Lộc có 284 người được phân bổ đều trên 168 thôn, tổ dân phố, trong đó có 45 người kiêm nhiệm y tế thôn bản. Kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ đến nay không còn nên việc triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, mỗi CTVDS của Bảo Lộc được nhận 100.000 đồng/tháng từ nguồn hỗ trợ của ngân sách địa phương. Một số CTVDS trình độ hạn chế, thiếu nhiệt tình, thù lao cho đội ngũ này quá thấp không đáp ứng với nhu cầu công việc hiện nay, vì vậy địa phương cần nghiên cứu hỗ trợ thêm cho đội ngũ này. Tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh đang cao ở Đạm Bri, Lộc Phát, Đại Lào và biện pháp can thiệp chỉ có tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, đặc biệt đội ngũ CTVDS, chuyên trách phải nỗ lực với tinh thần tình nguyện vì cộng đồng là chính. Một số mô hình: “Gia đình hạn chế người sinh con thứ ba trở lên” có 4 mô hình ở Phường 2, Lộc Châu, Đại Lào, Đạm Bri hiện số người sinh con thứ ba trở lên giảm chậm.

Đội ngũ CTVDS biến động, phụ cấp thù lao chỉ có tính chất động viên, còn địa phương cố gắng tìm kiếm người nhiệt tình cho công tác này, hiện đội ngũ này biến động khoảng 50 người/284 người bỏ việc.

Ông Lê Quang Thương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Bảo Lâm: “Từ tháng 6/ 2016 đến nay (7/2017) chúng tôi chưa nhận được kinh phí hoạt động”

Toàn huyện có 277 CTVDS phân bổ ở 134 thôn, tổ dân phố, trong đó có 85 người kiêm nhiệm y tế thôn bản. Khó khăn nhất hiện nay là kinh phí hoạt động và huyện đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở một số địa bàn đang gia tăng. Trước đây, hàng năm chương trình mục tiêu hỗ trợ 20-30 triệu đồng/huyện cho hoạt động truyền thông hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh; hàng năm khoảng 600 triệu đồng phân bổ cho công tác DS-KHHGĐ ở Bảo Lâm, nhưng từ tháng 6/2016 đến nay chúng tôi chưa nhận được kinh phí hoạt động, kể cả kinh phí để hỗ trợ thù lao cho CTVDS cũng không có. Các hoạt động duy trì, cầm chừng, hầu như duy trì chứ để làm bề nổi truyền thông như băng rôn, khẩu hiệu, hội thảo tuyên truyền, vận động DS-KHHGĐ không thể tổ chức.

kiện nên sinh thêm. Trong đó, đáng lo ngại là số người muốn sinh thêm con chiếm đến hơn 50% đối tượng sinh con thứ ba trở lên với 28 trường hợp; tình trạng sinh con do vỡ kế hoạch chỉ có 10 trường hợp. Trong số 51 trường hợp vi phạm Pháp lệnh Dân số, mới chỉ có 2 trường hợp ở xã P’Ró (Đơn Dương) sinh con thứ ba trở lên do muốn sinh thêm con đã bị khiển trách, còn lại 49 trường hợp đều chưa xử lý vi phạm.

Khó khăn về kinh phí hoạt động, cộng tác viên dân số biến độngMạng lưới cộng tác viên dân số (CTVDS)

toàn tỉnh có khoảng 2.500 người. Do kinh phí từ chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2017 đến nay chưa có và trước đó, năm 2016 đến cuối năm mới được phân bổ một ít cho các địa phương nên các hoạt động ở cơ sở chỉ duy trì cầm cự, việc triển khai thực hiện các hoạt động chương trình DS-KHHGĐ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động. Đội ngũ chuyên trách và CTVDS ở cơ sở làm nhiệm vụ này, trong đó, chuyên trách DS-KHHGĐ đã được biên chế tại các trạm y tế nên cơ bản ổn định mạng lưới chuyên trách; còn mạng lưới chân rết ở cơ sở chính là CTVDS được hưởng chế độ phụ cấp từ trung ương là

100.000 đồng và tùy vào các huyện, thành phố sẽ hỗ trợ thêm thù lao mức từ 40.000 -100.000 đồng/người để làm công tác tuyên truyền, vận động và cấp phát phương tiện tránh thai miễn phí tại hộ gia đình. Do kinh phí không kịp thời, có nơi từ tháng 6/2016 đến nay CTVDS không nhận được thù lao hỗ trợ cho hoạt động nên mạng lưới này biến động đáng kể.

Chị Lê Thị Thanh Hoa - Chuyên trách DS-KHHGĐ xã Lộc Ngãi đã hơn 14 năm gắn bó với công tác dân số, quản lý 26 CTVDS toàn xã, cho biết: Từ đầu năm đến tháng 6/2017, mỗi CTVDS được hỗ trợ 40.000 đồng/tháng, tôi mới nhận được quý I/2017 và đã phát cho mỗi CTVDS 120.000 đồng (do chuyên trách nhận phát cho CTVDS). Từ hồi không có kinh phí đến giờ đội ngũ CTVDS làm việc có vẻ chậm hơn trước kia; trước kia làm xông xáo hơn, đi họp đều hơn, còn bây giờ, mỗi lần tổ chức họp CTVDS thì chỉ có 20/26 người có mặt. Vì vậy, tôi cho họ mượn tiền ứng trước đổ xăng vì thù lao 40.000 đồng/người/tháng nhưng chưa có liền, giờ đã quý II nhưng chưa có tiền hỗ trợ CTVDS, nên mình bỏ tiền túi ra ứng cho họ trước để chia sẻ cho chị em có tiền đổ xăng đi lại vận động bà con thực hiện KHHGĐ. AN NHIÊN

Chị Lê Thị Thanh Hoa (bìa trái) - Chuyên trách Dân số xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm bỏ tiền túi ra hỗ trợ cho đội ngũ CTVDS để duy trì hoạt động tại cơ sở. Ảnh: A.Nhiên

Đó là bà Triệu Thị Mọi, sinh năm 1970, hiện là trưởng thôn Cát Lợi của xã Phước Cát 1, Cát Tiên. Bà

Mọi là người xã Đồng Loan, huyện Hà Lan, Cao Bằng, cùng gia đình vào Cát Tiên lập nghiệp từ năm 1995. “Ngày đó người trong xã đi đông lắm, gia đình tôi cũng đi cùng mọi người vào đây xây dựng vùng kinh tế mới” - bà kể lại. Gia đình bà hiện ở tại Cát Lợi - thôn có trên 200 hộ dân nằm kề trung tâm xã Phước Cát 1, trong đó có 87 hộ đồng bào người Tày.

Cũng như mọi người nơi đây, những ngày đầu vào vùng đất mới, gia đình bà còn rất

Nữ trưởng thôn ở xã vùng sâu Cát Tiên Không chỉ là nữ trưởng thôn duy nhất trong các thôn tại xã vùng sâu Phước Cát 1 - Cát Tiên, bà còn là nữ trưởng thôn duy nhất người dân tộc thiểu số (người Tày) được người dân trong thôn bầu lên.

nhiều khó khăn, vợ chồng bà cùng nỗ lực đầu tắt mặt tối, làm ruộng, nuôi heo, nuôi bò, trồng điều, ai làm gì gia đình bà làm nấy. Cho đến nay, cuộc sống đã khá dần lên, gia đình bà bên cạnh 3 sào đất trong vườn nhà còn canh tác thêm 8 sào vừa trồng bắp vừa làm ruộng,

thêm trên 4 ha đất đồi trồng điều phía bên kia sông Đồng Nai gần nhà, trên đất Bình Phước. Vợ chồng bà có 2 con, cả 2 đều được ăn học, người con lớn hiện đang làm việc trong một ngân hàng bên tỉnh Bình Phước.

Bà bắt đầu tham gia công tác đoàn thể từ năm 2003, lúc đầu trong Hội Phụ nữ thôn, rồi qua Hội Nông dân, kế đến làm kế hoạch hóa gia đình thôn. Trong năm 2015, người dân trong thôn đã bầu bà làm thôn trưởng.

Làm trưởng thôn ban đầu cũng có cái khó cho một phụ nữ vốn đảm đang và quen việc nhà như bà. “Ngày trước làm đoàn thể, chỉ khi xong việc nhà có thời gian rảnh mới tham gia, còn thôn trưởng thì nhiều việc hơn, sổ sách giấy tờ gì cũng nhiều hơn, phải đi nhiều hơn” - bà Mọi cười.

Bà bảo lúc đầu tính toán giấy tờ cũng có chút lộn xộn, còn nay đã quen rồi. Là trưởng thôn nên bà phải có mặt cùng chính quyền

và các đoàn thể trong xã khi cần cho mọi công việc của thôn, nhất là đi vận động dân. Nào là vận động giảm nghèo, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tham gia làm đường nông thôn, chung tay xây dựng nông thôn mới Phước Cát 1 (Phước Cát 1 đến nay đã đạt chuẩn nông thôn mới). Bà cùng tham gia vận động mọi người trồng cây xanh ven đường, không xả rác thải ra chỗ công cộng, làm hố xí hợp vệ sinh, thu gom xử lý rác thải đúng cách; không để nước thải chảy tràn ra đường; vận động bà con làm chuồng nuôi gia súc, gia cầm hợp vệ sinh, không gây mùi hôi cho hàng xóm; vận động học sinh bỏ học đi học lại… Những ngày này, khi tôi đến, bà cùng mọi người trong thôn đang chuẩn bị các phần quà khuyến học cho học sinh có thành tích trong thôn “Hầu như chuyện gì trong thôn thì trưởng thôn cũng phải có mặt” - bà cười...

Trưởng thôn Triệu Thị Mọi.

6 THỨ HAI 31 - 7 - 2017

Thống kê từ đầu năm 2017 đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã có khoảng 3.800 thủ tục hành chính được giải quyết bằng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

Qua rà soát, sửa đổi, bổ sung, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 45 đơn vị hành chính triển khai áp dụng và công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 theo quy định. Trong đó 37 đơn vị áp dụng ISO cho tất cả thủ tục hành chính giải quyết theo thẩm quyền. Riêng 12 đơn vị được cấp kinh phí cải tiến để mở rộng phạm vi giải quyết bằng ISO trong đó có UBND thành phố Bảo Lộc và huyện Đơn Dương.

Ngoài ra, qua kiểm tra cho thấy 2 đơn vị hành chính (UBND huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên) đã công bố lại hệ thống quản lý chất lượng, sử dụng phần mềm kiểm soát quá trình giải quyết thủ tục hành chính tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

MẠC KHẢI

Chương trình Tiếp sức nhà nông cho con đến trường do Báo Tuổi trẻ, Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức thực hiện dưới sự tài trợ của Công ty Greenfit Việt Nam vừa trao học bổng Tiếp sức nhà nông cho con đến trường. Qua đó, 70 em học sinh, sinh viên là con em các gia đình nghèo tham gia chương trình đã được nhận học bổng với tổng số tiền 73 triệu đồng do đạt thành tích trong năm học 2016 - 2017. Chương trình Tiếp sức nhà nông cho con đến trường được thực hiện ở Lâm Đồng tại 4 xã của hai huyện Bảo Lâm và Lâm Hà với 60 nông hộ được vay số tiền 15 triệu đồng/hộ, được hỗ trợ thức ăn giá rẻ đồng thời tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho nông hộ. Trong 2 năm qua, số vốn vay được bà con sử dụng đúng mục đích của Chương trình, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình đồng thời có thêm điều kiện chăm lo cho con cái tới trường.

DIỆP QUỲNH

LÂM HÀ:

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong phát triển trang trại chăn nuôi

Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Ảnh: H.Y

Đưa công nghệ vào chăn nuôi trang trạiHiện nay các trang trại chăn

nuôi tập trung nhiều ở các xã Mê Linh, Phúc Thọ, Tân Thanh, thị trấn Đinh Văn, Gia Lâm… Đa số các trang trại đang hợp đồng nuôi gia công với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P). Các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ hầu hết tất cả các xã đều có, trong đó thị trấn Đinh Văn và Nam Ban chiếm số lượng khá nhiều.

Bà Cao Bích Thủy tại thôn Buôn Chuối, xã Mê Linh - một trong những nông dân đầu tiên tại địa phương đầu tư xây dựng trang trại trên diện tích 5 ha đất. Bà Thủy đã liên doanh với Công ty C.P để nuôi gia công với quy mô 700 con heo theo mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín. Với ưu thế diện tích đất trang trại rộng rãi, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc và chăn nuôi nên hiệu quả kinh doanh của trang trại ngày một tăng cao và đến nay bà đã mở rộng ra 5 trang trại với quy mô 3.000 con heo. Đặc biệt, ngay từ khi đi vào hoạt động, khâu vệ sinh được trang trại nhà bà Thúy thực hiện thường xuyên, chất thải của vật nuôi được phân loại để xử lý riêng, trong đó phân được thu gom bán lại cho những hộ nông dân bón cây, còn lại toàn bộ nước thải, nước tắm, rửa chuồng của vật nuôi được chảy qua hệ thống rãnh kín đưa về các bể biogas xử lý rồi mới xả thải ra môi trường.

Tương tự, ông Trương Mạnh Hữu cùng thôn đầu tư hàng tỷ đồng vào xây dựng chuồng trại, để chăn nuôi gà đẻ, vào thời điểm hiện tại, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 3 triệu quả trứng. Hệ thống chuồng trại được thiết kế khoa học với 2 dãy chuồng chăn nuôi theo công nghệ chuồng kín, có hệ thống quạt gió lọc khí tự

Thực trạng chăn nuôi, nhất là ở quy mô trang trại trên địa bàn cho thấy lượng chất thải quá lớn nên huyện Lâm Hà đã có nhiều giải pháp quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

động. Nhờ áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quy trình chăn nuôi nên trang trại của ông liên tục thu lợi nhuận cao.

Nhờ triển khai các mô hình trang trại chăn nuôi tiên tiến, đầu tư công nghệ, chăn nuôi kết hợp trồng trọt mà hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Lập quy hoạch để bảo vệ môi trườngMặc dù mang lại hiệu quả

kinh tế, tuy nhiên, việc chăn nuôi cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực. Quá trình chăn nuôi làm phát sinh mùi hôi và nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay trên địa

bàn huyện, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi vẫn còn diễn ra. Đặc biệt tại các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình nằm trong khu dân cư như thị trấn Nam Ban, thị trấn Đinh Văn, xã Mê Linh...

Ông Vũ Bá Yêu, Phó trưởng Phòng NN và PTNT huyện Lâm Hà cho biết, hiện có 43/96 cơ sở chăn nuôi nằm gần khu dân cư hiện hữu. Đa số các hộ gia đình phát triển kinh tế từ chăn nuôi trên đất ở của gia đình từ lâu nên việc di dời khá khó khăn. Nhiều cơ sở chăn nuôi xây dựng trước khi có dân cư nên diện tích đất khá nhỏ, nằm sát với các hộ dân xung quanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư hệ thống xử lý còn

Trên địa bàn huyện hiện có 138 trang trại chăn nuôi. Trong đó 95 trang trại chăn nuôi heo (67 trang trại chăn nuôi gia công, 28 trang trại do các hộ tự đầu tư chăn nuôi) và 13 trang trại chăn nuôi gà (12 trang trại chăn nuôi gà gia công, 1 trang trại do hộ dân đầu tư chăn nuôi). Bình quân mỗi trang trại có tổng vốn đầu tư từ 300-400 triệu đồng, đặc biệt có trang trại có vốn đầu tư ban đầu trên 5 tỷ đồng, giá trị sản xuất 250-300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên và lao động thời vụ.

Diễn đàn cà phê Toàn cầu (Globol Coffee Flatform - GCP) vừa có cuộc họp thành viên chính thức và tiềm năng tại Lâm Đồng. Trong cuộc họp, GCP đã cập nhật tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động 2017 của GCP Việt Nam, thông tin chỉnh sửa NSC, hệ thống đo lường NSC, hệ thống thông tin, tích tụ sản xuất và hóa chất nông nghiệp. Diễn đàn cũng chia sẻ các kênh truyền thông và gắn kết thành viên với thành viên tiềm năng bao gồm Chiến lược truyền thông cấp quốc tế/nội bộ và Các hệ thống thông tin (GCP GPF, GCP connect). Diễn đàn chia sẻ các lợi ích khi tham gia thành viên và phi thành viên, kỳ vọng đối với các lợi ích cho thành viên trong năm 2018; đồng thời thông báo Dự thảo kế hoạch hoạt động GCP 2018 và định hướng các ưu tiên chương trình. Diễn đàn kêu gọi các doanh nghiệp chế biến, buôn bán và sản xuất cà phê tham gia vào Diễn đàn, thảo luận về Kỳ vọng đối với kế hoạch hoạt động 2018 của GCP Việt Nam để có hướng điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Diễn đàn cà phê toàn cầu là một tổ chức tự nguyện bao gồm trên 300 nhà rang xay cà phê lớn nhất thế giới được tập hợp với mục tiêu xây dựng một cộng đồng sản xuất cà phê bền vững. D.Q

Diễn đàn cà phê Toàn cầu tìm kiếm thành viên tại Lâm Đồng

rất hạn chế. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi heo, trong thời gian tới, chúng tôi đang khẩn trương hoàn thành quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, từng bước hạn chế chăn nuôi xen kẽ trong các khu dân cư; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các hộ chăn nuôi. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu chăn nuôi tập trung trọng điểm; triển khai các mô hình chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi kết hợp trồng trọt, các mô hình xử lý chất thải tại các khu chăn nuôi tập trung. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đưa vào ứng dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi, công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn. Mục tiêu, đưa Lâm Hà trở thành huyện đi đầu trong phát triển chăn nuôi trang trại theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng 2030”.

HOÀNG YÊN

Thu hồi 14 dự án liên quan đến rừng và đất rừng

Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, qua rà soát và kiểm tra, các ngành chức năng đã tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định thu hồi 14 dự án (DA) liên quan đến rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký gần 2.000 tỷ đồng nhưng chậm tiến độ, không có đủ năng lực tài chính triển khai thực hiện DA. Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng quyết định tạm ngưng 43 DA liên quan đến 420.000 ha rừng.

Theo ông Đặng Trí Dũng - Giám đốc Sở KH&ĐT, qua thống kê của Sở, tới thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh, trong 921 DA có khoảng 381 DA đã hoàn thành và đi vào hoạt động, với mức vốn triển khai khoảng 50.000 tỷ đồng. Tỉnh cũng đang ưu tiên tháo gỡ khó khăn vướng mắc để nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các DA, đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Ông Dũng cũng khẳng định, trong quá trình triển khai, có những doanh nghiệp không đủ điều kiện triển khai DA đã tham mưu UBND tỉnh thu hồi và đến thời điểm hiện nay còn có 30 DA liên quan đến rừng và đất rừng đang xem xét để thu hồi một phần hoặc thu hồi toàn bộ. M.ĐẠO

Bị điện giật, một người tử vongSáng 28/7, Công an xã Tân Nghĩa,

huyện Di Linh cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ điện giật dẫn đến tử vong.

Được biết, trước đó vào lúc 10 giờ 10 phút, ngày 27/7, em Nguyễn Ngọc Trung (SN 2001) thường trú tại thôn Lộc Châu 3, xã Tân Nghĩa (học sinh lớp 11 ở Đồng Xoài - Bình Phước) trèo lên cây vong ven đường gần nhà để chặt cành cây vong cho thỏ ăn. Trong lúc chặt, không may cành cây vong ngả vào đường dây điện hạ thế, nên em Nguyễn Ngọc Trung bị điện giật dẫn đến tử vong.

LAM PHƯƠNG

Trao học bổng Tiếp sức nhà nông cho con

Khoảng 3.800 thủ tục hành chính áp dụng ISO

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Qua tìm hiểu của phóng viên được biết: Do nợ bà Nguyễn Thị Thảo 3,5 tỷ đồng, ngày 18/10/2011, vợ chồng

ông bà Ngô Văn Thế, Hà Thị Kim Hoa cần trừ nợ bằng việc ký hợp đồng ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Thảo toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản là nhà đất tại số 08 Hai Bà Trưng, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Sau khi được ủy quyền quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản nói trên, ngày 7/1/2012, bà Nguyễn Thị Thảo đã ký hợp đồng chuyển nhượng ngôi nhà nói trên cho con gái của mình là Hoàng Ngọc Nhung. Hợp đồng sang nhượng này đã được Văn phòng công chứng Thăng Long, huyện Lâm Hà chứng thực. Ngày 18/1/2012, tức 11 ngày sau, bà Nguyễn Thị Thảo tiếp tục ký hợp đồng sang nhượng ngôi nhà nói trên cho bà Nguyễn Thị Lý với giá 1,7 tỷ đồng (đã nhận đủ tiền) và được Văn phòng công chứng số 3 Lâm Đồng chứng thực. Sau khi hợp đồng sang nhượng được Văn phòng công chứng số 3 Lâm Đồng chứng thực và có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 08 Hai Bà Trưng, thị trấn Liên Nghĩa trong tay, bà Nguyễn Thị Lý tiến hành làm thủ tục sang tên đổi chủ nhà đất thì không được, bởi ngôi nhà này đã bị TAND huyện Đức Trọng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Quyết định số 01/2012/QĐ-BPKCTT ngày 1/5/2012, trong thời gian TAND huyện đang thụ lý giải quyết vụ việc “Tranh chấp hợp đồng dân sự về việc vay tài sản giữa nguyên đơn là vợ chồng ông bà Lê Mạnh Hổ, Nguyễn Thị Cúc, với bị đơn là vợ chồng ông bà Ngô Văn Thế, Hà Thị Kim Hoa”. Không sang tên đổi chủ được, bà Nguyễn Thị Lý có đơn khởi kiện “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và vi phạm hợp đồng vay tài sản” với bà Nguyễn Thị Thảo ra TAND huyện Đức Trọng

và ngày 26/2/2014, TAND huyện Đức Trọng đưa vụ án dân sự ra xét xử sơ thẩm. Căn cứ vào các chứng cứ có trong hồ sơ và kết quả tranh tụng tại tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên án: Công nhận và tiếp tục duy trì Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Ngô Văn Thế, bà Hà Thị Kim Hoa do bà Nguyễn Thị Thảo đại diện theo ủy quyền, với bà Nguyễn Thị Lý được lập ngày 18/1/2012 đã được Văn phòng công chứng số 3 Lâm Đồng chứng thực. Buộc bà Nguyễn Thị Thảo và vợ chồng ông bà Ngô Văn Thế, Hà Thị Kim Hoa giao căn nhà số 8 Hai Bà Trưng, thị trấn Liên Nghĩa cho bà Nguyễn Thị Lý. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thảo còn phải trả nợ cho bà Nguyễn Thị Lý số tiền gốc 1.950.000.000 đồng và 444.807.000 đồng lãi suất.

Sau khi TAND huyện Đức Trọng có Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2014/DS-ST, bà Nguyễn Thị Thảo có đơn kháng cáo gửi TAND tỉnh Lâm Đồng. Thụ lý kháng cáo của bà Nguyễn Thị Thảo và kháng nghị của VKSND tỉnh Lâm Đồng, ngày 21/5/2014, TAND tỉnh Lâm Đồng mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng (QSD) đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng dân sự vay tài sản” giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Lý, với bị đơn Nguyễn Thị Thảo. Sau khi xem xét các chứng cứ trong hồ sơ và tranh tụng tại tòa, Hội đồng xét xử tuyên án: Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2014/DS-ST ngày 26/2/2014 của TAND huyện Đức Trọng giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Lý với bị đơn Nguyễn Thị Thảo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Đức Trọng giải quyết lại theo thủ tục chung.

Sau khi có phán quyết của TAND tỉnh, bà

Nguyễn Thị Lý có đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Thảo về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đến cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Trọng. Do vượt thẩm quyền, cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Trọng chuyển vụ việc lên cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng. Kết hợp với kiến nghị của TAND huyện Đức Trọng, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thị Thảo về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” và chuyển hồ sơ đến VKSND tỉnh Lâm Đồng đề nghị phê chuẩn, nhưng không được VKSND tỉnh chấp thuận, buộc phải đình chỉ điều tra như đã nói ở trên.

Ngày 17/7/2017, làm việc với phóng viên Báo Lâm Đồng, ông Vương Khả Lợi - Phó Viện trưởng VKSND tỉnh lý giải nguyên nhân không phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” của cơ quan CSĐT là do hồ sơ chuyển cho VKSND tỉnh không đủ chứng cứ để buộc tội, do đó đề nghị chuyển sang Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự. Ông Lợi cũng cho biết thêm, sở dĩ TAND tỉnh tuyên hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2014/DS-ST của TAND huyện Đức Trọng là do vi phạm Luật tố tụng. Quan điểm của VKSND tỉnh là tiếp tục duy trì thực hiện hợp đồng sang nhượng nhà đất giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Lý với bị đơn Nguyễn Thị Thảo.

Đồng quan điểm với Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Vương Khả Lợi, luật sư Vũ Thành Nam - Văn phòng Luật sư Nhân Tín - Đà Lạt cho rằng: Không thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thị Thảo về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” bởi các lẽ sau: Bà Nguyễn Thị Thảo đã được vợ chồng ông bà Ngô Văn Thế, Hà Thị Kim Hoa ủy quyền toàn quyền quyết định quản lý, sử dụng, định đoạt

Xung quanh vụ cơ quan CSĐT khởi tố, viện KSND không phê chuẩnNhận được kiến nghị của TAND huyện Đức Trọng, cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Trọng chuyển hồ sơ vụ “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và vi phạm hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Lý, thường trú tại 16A Trần Nhật Duật, TP Đà Lạt và bị đơn Nguyễn Thị Thảo, thường trú tại 47B Bùi Thị Xuân, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng để làm rõ dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Sau khi tiến hành điều tra, cơ quan CSĐT Công an tỉnh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đối với bà Nguyễn Thị Thảo. Tuy nhiên, quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của cơ quan CSĐT Công an tỉnh không được Viện KSND tỉnh phê chuẩn, buộc phải đình chỉ điều tra và đề nghị bà Nguyễn Thị Lý liên hệ với TAND huyện Đức Trọng để được giải quyết tranh chấp dân sự. Phóng viên Báo Lâm Đồng đã tiến hành thu thập thông tin để làm rõ những vấn đề xung quanh vụ việc nói trên.

tài sản căn nhà 8 Hai Bà Trưng, thị trấn Liên Nghĩa vào ngày 18/10/2011, nên đến ngày 7/1/2012 bà Nguyễn Thị Thảo sang nhượng căn nhà trên cho con gái Hoàng Ngọc Nhung và đến ngày 18/1/2012 bà Thảo tiếp tục ký hợp đồng sang nhượng căn nhà nói trên cho bà Nguyễn Thị Lý là hoàn toàn hợp pháp. Cũng không thể buộc tội bà Nguyễn Thị Thảo về tội lừa đảo bán một tài sản cho hai người được, bởi hợp đồng sang nhượng giữa bà Thảo với con gái Hoàng Ngọc Nhung tuy đã có tính pháp lý, vì đã được Văn phòng công chứng Thăng Long chứng thực, nhưng chưa được thực hiện hoàn chỉnh và bà Nhung đã trả lại sổ đỏ cho bà Thảo để bà Thảo sang nhượng cho bà Nguyễn Thị Lý và đã bàn giao sổ đỏ cho bà Lý là đã thực hiện gần hoàn chỉnh hợp đồng sang nhượng tài sản. Cũng không thể buộc tội bà Nguyễn Thị Thảo về tội lừa đảo khi cho rằng: Bà lấy tài sản đang bị TAND huyện Đức Trọng áp dụng biện pháp phong tỏa tạm thời đem bán cho bà Nguyễn Thị Lý, bởi TAND huyện Đức Trọng ban hành quyết định phong tỏa tạm thời vào ngày 1/5/2012, nghĩa là sau hợp đồng sang nhượng tài sản giữa bà Nguyễn Thị Thảo với bà Nguyễn Thị Lý được Văn phòng công chứng số 3 Lâm Đồng chứng thực vào ngày 18/1/2012 hơn 5 tháng nên không vi phạm pháp luật.

Từ sự phân tích trên khẳng định rằng: TAND các cấp phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà Nguyễn Thị Lý bằng việc công nhận việc sang nhượng nhà đất số 8, Hai Bà Trưng, thị trấn Liên Nghĩa giữa bà Nguyễn Thị Thảo với bà Nguyễn Thị Lý là hoàn toàn hợp pháp, cần phải được tiếp tục thực hiện hoàn thiện. Vấn đề còn lại là bà Nguyễn Thị Lý cần khởi kiện Văn phòng công chứng số 3 Lâm Đồng về việc gây thiệt hại cho bà, khi hợp đồng sang nhượng nhà đất giữa bà Nguyễn Thị Thảo với con gái Hoàng Ngọc Nhung vào ngày 7/1/2012 đã được Văn phòng công chứng Thăng Long chứng thực, chưa có văn bản hủy bỏ, nhưng đến ngày 18/1/2012, Văn phòng công chứng số 3 Lâm Đồng vẫn tiếp tục chứng thực cho việc sang nhượng nhà đất nói trên giữa bà Nguyễn Thị Thảo với bà Nguyễn Thị Lý là vi phạm quy định của Luật Công chứng.

Điều tra: HOÀNG KIẾN GIANG

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Công văn “Hỏa tốc” yêu cầu các Ban chỉ

huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp tỉnh; các sở, ban, ngành các cấp; các UBND huyện, thành phố; các công ty thủy điện, đơn vị liên quan... tập trung nhiều nội dung quan trọng. Mục đích đặt ra là chủ động phòng ngừa thiên tai và ứng phó, xử lý với những diễn biến xấu từ thiên tai nếu xảy ra...

Cũng trong những ngày qua, rừng nội ô thành phố Đà Lạt đã bị tác động khá mạnh do thời tiết diễn biến xấu dẫn đến cây ngã đổ và gãy. Hậu quả đã gây ra những thiệt hại về người và tài sản. Theo chủ rừng quản lý bảo vệ rừng ở Đà Lạt - Trưởng Ban quản lý rừng Lâm Viên Nguyễn Văn Quý cho biết, với 431 ha rừng nội ô đô thị, đơn vị đã triển khai nhiều phương án tuần tra, kiểm tra nhưng cũng không thể

kiểm soát hết tình trạng cây có thể ngã đổ và gãy bất kỳ lúc nào do diễn biến thời tiết cũng như địa hình rất phức tạp. Thành phố Đà Lạt có các đặc điểm: dân cư sinh sống và trụ sở các cơ quan, đơn vị, trường học hoạt động dưới tán rừng; rừng trong thành phố; thành phố đang mùa cao điểm du lịch, mật độ người lưu thông trên các tuyến đường rất đông... trong lúc, thời tiết còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo dự báo của ngành Khí tượng thủy văn, năm 2017 số lượng cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến Việt Nam từ 13-14 cơn, tăng hơn năm 2016.

Hiện nay, theo Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 18/7/2017 của UBND thành phố Đà Lạt, Ban quản lý rừng Lâm Viên đang triển khai chặt hạ 19 cây Thông ba lá và Ngân hoa chết khô dọc các tuyến đường nội thị thành phố Đà Lạt có khả

năng ngã đổ gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, trong thực tế, đã có những cây tươi khác ngã đổ gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, ông Nguyễn Văn Quý đề nghị các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Đà Lạt quan tâm, giám sát và phát hiện những cây có nguy cơ ngã đổ thì làm văn bản báo ngay đến Ban quản lý để đơn vị này phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra, xác minh trình UBND thành phố ban hành quyết định chặt hạ. Mặt khác, tất cả mọi người dân đều có ý thức đề cao cảnh giác đến tình hình cây dễ ngã đổ nơi khu vực mình sinh sống cũng như mỗi lúc tham gia lưu thông trên đường. Có như vậy thì mới hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro đáng tiếc từ thiên tai gây ra.

MINH ĐẠO

Hạn chế thấp nhất thiệt hại từ thiên tai

SỔ TAY PHÓNG VIÊN

Như đã thông tin, do ảnh hưởng của bão, tại huyện Di Linh đỉnh điểm là vào tối 18/7,

lượng mưa đo được 115,6 mm, cơn mưa kéo dài từ 17 đến 24 giờ, nên đã gây lũ lụt cục

bộ tại 4 xã Tam Bố, Gia Hiệp, Đinh Lạc và Bảo Thuận.

Theo thống kê của huyện Di Linh, mưa lũ gây ngập úng và thiệt hại 185 ha lúa hè

thu mới xuống giống và rau màu, trong đó có trên 68,5 ha bị mất trắng; gây thiệt hại

khoảng 20 ha mặt nước nuôi cá; 0,5 ha nhà xưởng, nguyên liệu gỗ; có 7 cây cầu tạm, 4 mố cầu và các cống thoát nước bị cuốn trôi

và hư hại. NDONG BRỪM

DI LINH: Mưa lũ gây thiệt hại 185 ha lúa, hoa màu

Diện tích lúa của xã Tân Nghĩa bị ngập úng do mưa bão (ảnh chụp ngày 27/7).

7 THỨ HAI 31 - 7 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

8 THỨ HAI 31 - 7 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã đệ đơn từ chứcNữ trưởng thôn... TIẾP TRANG 5

... Và một việc bà cho là có nhiều ý nghĩa trong công việc trưởng thôn đó là công tác hòa giải. Rất nhiều việc cần hòa giải, từ chuyện tranh chấp đất đai, tranh chấp hàng rào, đường đi lại đến chuyện lục đục trong gia đình, người thân cãi nhau, vợ chồng đòi ly hôn… Cũng có chuyện bà tham gia hòa giải được, có chuyện không làm hòa với nhau thì thôn đưa lên cấp trên. “Cũng vui vì mình giúp nhiều gia đình, nhiều người trong thôn bớt giận với nhau, nối lại tình làng nghĩa xóm, sớm tối có nhau, được như thế cũng quí rồi” - bà mộc mạc.

Ưu thế của bà như bà cho biết chính là nói được tiếng Tày lẫn tiếng Kinh. Với những gia đình người Tày bà đến nhà nói chuyện bằng tiếng dân tộc mình, cùng nhỏ to tâm sự để mọi người nghe. Là phụ nữ, bà nhẹ nhàng trong mọi việc, tìm cách thuyết phục mọi người chứ không cố áp đặt.

Như ông Võ Trung Linh, Chủ tịch UBND xã Phước

Cát 1 nhận xét, bà Triệu Thị Mọi từ trước đến nay luôn là người nhiệt tình trong mọi việc được giao, là một trong những trưởng thôn năng động, tích cực của xã, vừa làm trưởng thôn vừa kiêm nhiệm nhiều việc khác trong thôn nhưng việc nào bà cũng làm rất tốt.

Còn với bà Mọi, mỗi ngày bà lại cố gắng thu xếp công việc nhà của mình đâu vào đấy để còn dành thời gian làm việc cho thôn, cho cộng đồng nơi bà sinh sống. Bà vui khi thấy mình đang đóng góp được chút ít công sức để thôn nhà vùng sâu Cát Lợi và xã Phước Cát 1 ngày càng đi lên, càng phát triển, để cộng đồng người Tày trong đó có gia đình bà an vui trên vùng quê mới. “Người dân còn bầu thì tôi còn làm trưởng thôn” - bà nói và mời tôi khi nào có dịp nên về xã vùng sâu Phước Cát 1 nơi cuối huyện Cát Tiên để dự hội với người Tày khi mùa xuân đến.

GIA KHÁNH

Một số dấu mốc kỷ niệm 22 năm Ngày Việt Nam gia nhập ASEANNgày 28/7/1995, lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam được kéo lên tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei), đánh dấu việc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức gia nhập mái nhà chung ASEAN.

Quốc kỳ Việt Nam phấp phới bay cùng quốc kỳ các nước ASEAN tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngày 28/7/1995, tại Ban-dar Seri Begawan (Brunei). (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN)

Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN chào mừng Việt Nam là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN)

Quốc kỳ Việt Nam được kéo lên tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngày 28/7/1995 tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). (Ảnh: Trần Sơn/ TTXVN)

Lễ trao giải thưởng doanh nhân ASEAN 2007 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), tối 15/10/2007. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 14 (AFMM 14) tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), ngày 8/4/2010. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)

Các đại biểu dự lễ thượng cờ ASEAN tại Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam sáng 8/8/2016 nhân kỷ niệm 49 năm thành lập ASEAN (8/8/1967 - 8/8/2016). (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Lễ khai mạc Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN lần thứ 38 về vấn đề ma túy tại Việt Nam. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI, tổ chức ngày 15/12/1998, tại Hà Nội. (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Cổng Thông tin ASEAN Việt Nam, ngày 21/9/2015, tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Kyodo đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 28/7 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này Tomomi Inada đã đệ đơn từ chức để nhận trách nhiệm liên quan những cáo buộc về việc che giấu những báo báo ghi lại các hoạt động hàng ngày của các binh sỹ Nhật Bản tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan.

Ông Abe nói rằng ông đã chấp nhận đơn từ chức này.

Động thái từ chức này diễn ra chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc cải tổ nội các dự kiến được tiến hành vào tuần tới.

Bà Inada đã rời vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ngay cả khi bà đã bác bỏ đóng vai trò trong cáo buộc che giấu thông tin trên.

TTXVN