203
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI -------------***--------------- TRẦN HOÀNG LONG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÃN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-------------***---------------

TRẦN HOÀNG LONG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÃN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2013

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-------------***---------------

TRẦN HOÀNG LONG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÃN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ : 60.34.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. TRẦN HỮU CƯỜNG

HÀ NỘI, 2013

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

này là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ

nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Hoàng Long

i

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình, ngoài sự

nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các

đoàn thể, cá nhân trong và ngoài trường.

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học

Nông nghiệp Hà Nội, các thầy, cô giáo Khoa Khoa Kế toán và Quản trị kinh

doanh, Bộ môn Marketing đã tạo điều kiện tôi thực hiện đề tài này.

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của

thầy PGS.TS Trần Hữu Cường là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt

thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ trong Chi cục

Thuế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn

bè đã động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin ghi nhận sự giúp đỡ quý báu này!

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Trần Hoàng Long

ii

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục hình viii

Danh mục viết tắt ix

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế

TNDN đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp 4

2.1.1 Thuế và quan niệm về thuế 4

2.1.2 Giới thiệu chung về thuế thu nhập doanh nghiệp 7

2.2 Một số vấn đề cơ bản về giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh

nghiệp 8

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm giãn thuế, giảm thuế TNDN 8

2.2.2 Điều kiện và nguyên tắc giãn thuế, giảm thuế TNDN 9

2.2.4 Tính hai mặt của vấn đề giãn thuế, giảm thuế TNDN 16

2.3 Một vài nét chính về doanh nghiệp nhỏ và vừa 18

2.3.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa 18

iii

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

2.3.2 Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 19

2.4 Một số nội dung cơ bản về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp 21

2.4.1 Khái niệm kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh 21

2.4.2 Phân loại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh 22

2.4.3 Tác động của thuế TNDN đến các doanh nghiệp 23

2.5 Chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với

doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam 31

2.5.1 Chính sách cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số nước

trên Thế giới 31

2.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37

3.1.1 Giới thiệu khái quát về thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 37

3.1.2 Khái quát chung về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 39

3.2 Phương pháp nghiên cứu 44

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 44

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 45

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 45

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu ảnh hưởng của chính sách thuế đến kết quả và

hiệu quả sản xuất kinh doanh 46

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

4.1 Tình hình thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị

xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 47

iv

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

4.1.1 Nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý thuế thu nhập doanh

nghiệp 47

4.1.2 Quy trình quản lý thuế của Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn 49

4.1.3 Tình hình thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị

xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 54

4.2 Đánh giá những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế

thu nhập doanh nghiệp đến kết quả và hiệu quả SXKD của các

doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc

Ninh 65

4.2.1 Những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp đến kết quả SXKD của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa 65

4.2.2 Những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp đến hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa 78

4.2.3 Những ảnh hưởng tiêu cực 82

4.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của

chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến các

doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc

Ninh 84

4.3.1 Mục tiêu thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến

các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh

Bắc Ninh 84

4.3.2 Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và

hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách giãn thuế,

giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến các doanh nghiệp nhỏ và

vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới

v

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

85

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

5.1 Kết luận 91

5.2 Kiến nghị 93

5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ 93

5.2.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính – Tổng Cục thuế 93

5.2.3 Kiến nghị với UBND thị xã và Chi cục Thuế Từ Sơn 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 98

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Thuế suất thuế TNDN một số nước châu Á 32

3.1 Số lượng các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn theo lĩnh vực

kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 39

3.2 Tình hình lao động của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn

theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 41

3.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực kinh

doanh của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 3 năm

2010 – 2012 42

4.1 Số thuế đã thu trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2010 –

2012 54

4.2 Số thuế TNDN đã nộp của các DNNVV theo lĩnh vực hoạt động

qua 3 năm 2010 – 2012 56

4.3 Số thuế TNDN được gia hạn và giảm của các DNNVV qua 3

năm 2010 – 2012 59

4.4 Thái độ và việc thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN

của đối tượng điều tra 62

4.5 Những tác động của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN tới

vi

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

nhóm chỉ tiêu định tính đánh giá kết quả SXKD của các

DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn 66

4.6 So sánh ảnh hưởng của chính sách giảm thuế TNDN đến nguồn

cung về vốn của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 3 năm

2010 – 2012 70

4.7 So sánh ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN đến nguồn

cung về vốn của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 3 năm

2010 – 2012 71

4.8 So sánh ảnh hưởng của chính sách giảm thuế TNDN tới lợi nhuận sau

thuế của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010 –

2012 73

4.9 So sánh ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN tới lợi nhuận

sau thuế của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 03 năm

2010 – 2012 74

4.10 Tác động của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN tới tiền lương,

tiền công của người lao động ở các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ

Sơn 76

4.11 Số lượng DNNVV thành lập, DN giải thể, phá sản và tạm ngừng

hoạt động trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010 – 2012 77

4.12 So sánh ảnh hưởng của chính sách giảm thuế đến hiệu quả SXKD

của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010 – 201279

4.13 So sánh ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN đến hiệu quả

SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010

– 2012 81

vii

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

STT Tên hình, biểu đồ Trang

4.1 Quy trình kê khai, tính thuế và lập sổ thuế của Chi cục thuế thị

xã Từ Sơn 49

4.1 Cơ cấu số thu thuế trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2010 – 201255

4.2 Cơ cấu số thuế TNDN đã nộp của các DNNVV theo lĩnh vực hoạt

động qua 3 năm 2010 – 2012 57

viii

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

ix

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

DANH MỤC VIẾT TẮT

BQ : Bình quân

CC : Cơ cấu

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

DN : Doanh nghiệp

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐVT : Đơn vị tính

HQ : Hiệu quả

HSKT : Hồ sơ khai thuế

KQ : Kết quả

NNT : Người nộp thuế

NSNN : Ngân sách Nhà nước

NVL : Nguyên vật liệu

SL : Số lượng

SP : Sản phẩm

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TM - DV : Thương mại – dịch vụ

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

UBND : Ủy ban Nhân dân

x

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh

hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Các hoạt động

kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch

vụ đều giảm sút. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chịu tác động không

nhỏ, đặc biệt là các DNNVV. Khoảng 60% các DNNVV hiện nay sản xuất sút

kém, không đủ vốn duy trì hoạt động, chỉ 20% doanh nghiệp có cơ hội vượt

qua khủng hoảng. Bên cạnh vấn đề về vốn, hàng hóa không tiêu thụ được thì

các doanh nghiệp chịu gánh nặng về các loại thuế phải nộp như thuế giá trị

gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế TNDN… Nhằm

giúp các doanh nghiệp từng bước tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển sản

xuất kinh doanh, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ về thuế như giãn

thuế, giảm thuế… đặc biệt là chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh

nghiệp. Chính sách này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu quả hoạt động

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Từ Sơn có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp

trong đó chủ yếu DNNVV, nhiều doanh nghiệp mới thành lập theo kiểu tự

phát, cha truyền con nối từ kinh tế hộ đi lên nên năng lực cạnh tranh thấp, ít

vốn, chưa có khả năng tìm kiếm thị trường; trong khi đó vẫn phải duy trì sản

xuất để bảo đảm việc làm cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

cho Nhà nước, đặc biệt là thuế TNDN. Vì vậy, nhằm thúc đẩy các DNNVV

trên cả nước nói chung và trên địa bàn thị xã nói riêng hoạt động có hiệu quả

thì Chính phủ cũng như các cơ quan, ban ngành có liên quan cần quan tâm tới

các chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN và ảnh hưởng của nó tới các

1

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp tích cực giúp các doanh nghiệp khắc

phục khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng.

Xuất phát từ những thực tế đã nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề

tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn

Thạc sỹ.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu tình hình thực hiện và những ảnh hưởng của chính sách giãn

thuế, giảm thuế TNDN đến KQ và HQ SXKD của các DNNVV trên địa bàn

thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách giãn

thuế, giảm thuế tới các DNNVV trong thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thuế, thuế TNDN và ảnh hưởng của chính

sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đến kết quả và hiệu quả SXKD của DN;

- Đánh giá tình hình thực hiện và những ảnh hưởng của chính sách giãn

thuế, giảm thuế TNDN đến các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh

Bắc Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và

hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách giãn thuế, giảm thuế

TNDN đối với DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Những ảnh hưởng của của chính

sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đến các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn,

tỉnh Bắc Ninh.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung:

+ Nghiên cứu tình hình thực hiện thuế TNDN của các DNNVV trên địa

bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

+ Nghiên cứu những ảnh hưởng của của chính sách giãn thuế, giảm thuế

TNDN đến KQ và HQ SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn,

tỉnh Bắc Ninh.

- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Chi cục

Thuế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ

năm 2009 đến nay và tập trung vào giai đoạn từ năm 2010 đến 2012.

3

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế

TNDN đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.1 Thuế và quan niệm về thuế

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có

nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản

pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả

trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên

mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với

phạm trù Nhà nước và pháp luật.

Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các

giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật.

Thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của

nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều

kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi

cho hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà

nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của

mình. Trong điều kiện có các giai cấp, tồn tại chế độ tư hữu cùng với phạm vi

hoạt động của Nhà nước ngày càng mở rộng thì chế độ đóng góp theo phương

thức tự nguyện của dân cư trong chế độ cộng sản nguyên thủy không còn phù

hợp nữa. Ðể có được lượng của cải cần thiết, Nhà nước đã sử dụng quyền lực

của mình ban hành pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp nhân

phải đóng góp cho Nhà nước một phần của cải mà họ làm ra và hình thành

qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước. Ban đầu những của cải vật chất này được

thu nộp dưới hình thức hiện vật, dần dần thuế được chuyển sang hình thức

4

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

tiền tệ. Ðồng thời với việc ấn định nghĩa vụ thu nộp của cải vật chất đối với

dân cư, Nhà nước đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ đó bằng bộ máy cuỡng

chế của Nhà nước.

Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu để thuế

tồn tại và phát triển. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất

yếu khách quan, thuế ra đời xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà

nước và sự tồn tại của thuế không tách rời quyền lực Nhà nước.

Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành.

Ở các quốc gia, do vai trò quan trọng của thuế đối với việc hình thành

qũy ngân sách Nhà nước và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế

- xã hội nên thẩm quyền quy định, sửa đổi, bãi bỏ các Luật thuế đều thuộc cơ

quan lập pháp. Ðây là nguyên tắc sớm được ghi nhận trong pháp luật của các

nước. Chẳng hạn ở nước Anh đạo Luật về dân quyền năm 1688 quy định:

cấm mọi sự thu thuế để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước nếu không được

Quốc hội chấp thuận. ở Pháp, Quốc hội Pháp quy định: bất cứ một khoản thuế

nào nếu không được Quốc hội chấp thuận thì không được áp dụng. Hiến pháp

của nước Cộng hòa Pháp năm 1791 quy định Quốc hội Pháp có quyền biểu

quyết và định đoạt các Luật thuế.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Quốc

hội có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các Luật thuế.

Tuy vậy, do yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có

thể giao cho Uớy ban Thường vụ Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ một

số loại thuế thông qua hình thức ban hành Pháp lệnh hoặc Nghị quyết về thuế.

Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và

thể nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp.

Thuế là nghĩa vụ thanh toán mà các thể nhân và pháp nhân khi có các

dấu hiệu và điều kiện được quy định cụ thể trong Luật thuế thì phải thực hiện

đối với Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.

5

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới

hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội.

Nhà nước thu thuế làm phát sinh quan hệ phân phối giữa Nhà nước với

các thể nhân và pháp nhân trong xã hội. Ðối tượng của quan hệ phân phối này

là của cải vật chất được biểu hiện dưới hình thức giá trị.

Sự tồn tại và phát triển của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc

điểm của phương thức sản xuất, kết cấu giai cấp là những nhân tố chủ yếu ảnh

hưởng đến vai trò, nội dung, đặc điểm của thuế. Do đó, cơ cấu và nội dung

của cả hệ thống pháp luật thuế và từng Luật thuế phải được nghiên cứu, sửa

đổi bổ sung, cải tiến và đổi mới kịp thời nhằm thích hợp với tình hình, nhiệm

vụ của từng giai đoạn. Ðồng thời phải tổ chức bộ máy phù hợp, đủ sức đảm

bảo thực hiện các quy định pháp luật về thuế đã được Nhà nước ban hành

trong từng thời kỳ.

Hệ thống pháp luật thuế được coi là phù hợp không chỉ nhìn một cách

phiến diện vào số lượng các Luật thuế nhiều hay ít, vào mục tiêu đơn thuần là

động viên tài chính vào ngân sách Nhà nước mà phải được phân tích một cách

toàn diện, chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế, với đời sống xã hội, không

đối lập với quyền lợi và khả năng đóng góp của nhân dân.

Ở nước ta trước cải cách chế độ thu ngân sách Nhà nước, Luật thuế chỉ

áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập

thể và cá thể. Ðể thực hiện chế độ thu ngân sách Nhà nước phù hợp với cơ

chế thị trường, phát huy vai trò của các hình thức thu ngân sách Nhà nước,

cuộc cải cách chế độ thu ngân sách Nhà nước được thực hiện trên cơ sở Nghị

quyết Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ IV năm 1989. Kết qủa của cuộc cải cách

này đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu thuế đối với tất cả các thành

phần kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức kinh doanh. Từ đây

thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và thuế

chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước.

6

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

2.1.2 Giới thiệu chung về thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế TNDN

a. Khái niệm thuế TNDN

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh  trực tiếp vào thu nhập chịu

thuế của cơ sở sản xuất kinh hàng hóa, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản

chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở

SXKD.

b. Đặc điểm của thuế TNDN

- Thuế TNDN là thuế trực thu,vì vậy đối tượng nộp thuế TNDN là các

doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng

thời cũng là người chịu thuế. có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

- Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu

nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh, các

tổ chức, cá nhân SXKD hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có

lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.

c. Vai trò của thuế TNDN

- Thuế TNDN được ban hành thay thế cho thuế doanh thu, cùng với

việc ban hành Luật thuế GTGT đã trở thành hệ thống chính sách thuế đồng bộ

đã khắc phục những hạn chế của thuế doanh thu trước đây.

- Thuế TNDN bao quát và điều tiết được tất cả các khoản thu nhập đã

và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường

theo định hướng của Nhà nước.

- Thông qua việc ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế nhằm

khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích

các tổ chức, cá nhân trong nước tiết kiệm vốn, để dành cho đầu tư phát triển

SXKD.

7

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

- Thuế TNDN thu trên thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi

những chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế, số thuế cao hay thấp

tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính thuế

cần dựa vào các chuẩn mực kế toán, gắn với các quy chế quản lý tài chính của

mỗi doanh nghiệp…

- Mặt khác việc đánh thuế TNDN nhằm từng bước thu hẹp sự phân biệt

giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước với

doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo trong sản SXKD phù hợp với chủ trương phát

triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

2.1.2.2 Cơ sở tính thuế hay căn cứ tính thuế

Bao gồm thu nhập chịu thuế và thuế suất.

a. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập làm cơ sở dánh thuế thu nhập. Nó

được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập nhận được sau khi đã trừ một số

khoản thu nhập được trừ và chi phí để tạo ra thu nhập dó.

Thu nhập chịu thuế = {Doanh thu - Chi phí được trừ} + Các khoản thu

nhập khác

b. Thuế suất thuế TNDN

Thuế suất là mức độ động viên của Nhà nước trên một đơn vị của đối tượng

tính thuế. Thuế suất được xác định bằng đại lượng tuyệt đối hay bằng tỷ suất.

2.2 Một số vấn đề cơ bản về giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm giãn thuế, giảm thuế TNDN

Giãn thuế, giảm thuế TNDN là hình thức dành cho người nợ thuế được

hưởng những điều kiện thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN.

Các đặc điểm của giãn thuế, giảm thuế TNDN:

- Ưu đãi giãn thuế, giảm thuế thuộc thẩm quyền duy nhất của Nhà

nước và các tổ chức quốc tế, có sự thỏa thuận giữa các nước thành viên trong

lĩnh vực thuế khóa.

8

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

- Ưu đãi giãn thuế, giảm thuế luôn chứa đựng các quan điểm giải

quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế quốc

tế trong từng giai đoạn phát triển nhất định.

- Ưu đã giãn thuế, giảm thuế chứa đựng tính hai mặt tích cực và tiêu

cực, đồng thời thường xảy ra tính xung đột về mặt lợi ích.

- Việc phân tích tính hiệu quả của chính sách ưu đãi giãn thuế, giảm

thuế khi áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh khó lượng hóa mà

thường mang tính chất định tính.

2.2.2 Điều kiện và nguyên tắc giãn thuế, giảm thuế TNDN

2.2.2.1 Về cơ chế áp dụng ưu đãi

- Cơ chế tự động: Cho phép doanh nghiệp, dự án đầu tư nhận được các

ưu đãi một cách tự động ngay khi đáp ứng đủ mục tiêu cụ thể theo tiêu

thức như số tiền đầu tư tối thiểu của dự án vào các khu vực nhất định của nền

kinh tế. Các tiêu thức này thường được quy định hoặc trong những luật có

liên quan, hoặc trong các quy định thực hiện luật.

- Cơ chế xét duyệt: Gắn liền với việc chấp thuận hay từ chối đơn xin

áp dụng ưu đãi trên cơ sở đánh giá mức thực tế đạt được so với các điều kiện

ưu đãi đã đưa ra ban đầu.

2.2.2.2 Về nguyên tắc ưu đãi

- Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên

doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế.

- Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên

doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế;

Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể

từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm

thuế được tính từ năm thứ tư.

- Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện

áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian miễn thuế,

9

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì doanh nghiệp tự lựa chọn một

trong những trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất.

- Trong thời gian được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu trong

năm tính thuế mà doanh nghiệp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu

đãi thuế quy định thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi trong năm tính

thuế đó mà phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 25%.

- Trường hợp trong kỳ tính thuế doanh nghiệp vừa có hoạt động kinh

doanh được hưởng ưu đãi thuế vừa có hoạt động kinh doanh không được

hưởng ưu đãi thuế thì phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động kinh doanh

được hưởng ưu đãi thuế và hoạt động kinh doanh không được ưu đãi thuế để

kê khai nộp thuế riêng.

- Trường hợp hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt

động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế (trừ hoạt động chuyển

nhượng bất động sản) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ

vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh

nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế

suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động kinh doanh

còn thu nhập.

- Doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

(bao gồm mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế) theo quy định

tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp

hoặc theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp thì

tiếp tục được hưởng các mức ưu đãi này cho thời gian còn lại. Trường hợp

mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả thuế suất ưu đãi và

thời gian miễn thuế, giảm thuế thấp hơn mức ưu đãi theo quy định của Luật

thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng thi hành thì được áp

dụng ưu đãi thuế theo quy định của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các

văn bản hướng thi hành cho thời gian còn lại tính từ kỳ tính thuế năm 2009.

10

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

- Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi miễn thuế,

giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm

tra, thanh tra kiểm tra, thanh tra phát hiện tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp

của thời kỳ miễn thuế, giảm thuế thì doanh nghiệp được hưởng miễn thuế,

giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Tuỳ theo lỗi của doanh

nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt

vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

- Không áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối các khoản thu nhập:

+ Thu nhập khác.

+ Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài

nguyên quý hiếm khác.

+ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo

quy định của pháp luật.

+ Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

2.2.2.3 Về phạm vi ưu đãi

Ưu đãi thuế có thể chia thành hai cấp độ:

- Ưu đãi trên phạm vi quốc tế: là việc một tổ chức quốc tế, một

quốc gia nào đó dành những điều kiện, những quyền lợi đặc biệt hơn về thuế

cho một hay một số quốc gia khác trong phạm vi một công ước quốc tế, một

hiệp định song phương, đa phương… so với các quốc gia khác khi tham

gia vào thương mại quốc tế.

- Ưu đãi trên phạm vi quốc gia: là việc một quốc gia dành những

điều kiện, những quyền lợi đặc biệt hơn về thuế cho một tổ chức, một doanh

nghiệp… nhằm khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của một lĩnh vực,

một ngành nghề hay một mặt hàng nào đó… theo mục tiêu hoặc đường lối

mà Chính phủ đã đặt ra.

11

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

2.2.2.4 Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm và gia hạn (giãn

thuế)

2.2.2.4.1 Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm

- DNNVV được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của

năm năm tài chính, bao gồm số thuế TNDN phải nộp tính trên tổng thu nhập từ

các hoạt động của DNNVV, kể cả thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, thu nhập

từ chuyển nhượng bất động sản và thu nhập khác.

- Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế

TNDN theo quy định của pháp luật về thuế TNDN thì số thuế TNDN được giảm

30% được tính trên số thuế còn lại sau khi đã trừ đi số thuế TNDN được ưu

đãi theo quy định của pháp luật về thuế TNDN.

- Đối với trường hợp DNNVV phát sinh thu nhập không thường xuyên từ

hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất, chuyển nhượng bất

động sản thuộc đối tượng kê khai nộp thuế TNDN theo từng lần phát sinh:

+ Khi xác định số thuế TNDN được giảm, gia hạn phải xác định riêng

(không bù trừ) số thuế được giảm, gia hạn từ hoạt động kinh doanh chính với

số thuế được giảm, gia hạn từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển

quyền thuê đất và chuyển nhượng bất động sản.

2.2.2.4.2 Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn (giãn thuế)

Số thuế TNDN được gia hạn nộp thuế được xác định như sau:

- Đối với DNNVV, là số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý

năm tài chính sau khi đã được giảm thuế 30% theo hướng dẫn nêu trên.

- Đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông,

lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, là số thuế thu nhập doanh

nghiệp tạm tính hàng quý năm tài chính đối với thu nhập từ các hoạt động này.

Trường hợp doanh nghiệp không xác định được số thuế TNDN tạm

tính của các hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt

may, da giày, linh kiện điện tử với số thuế TNDN tạm tính của các hoạt động

12

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

khác thì số thuế TNDN tạm tính của các hoạt động sản xuất chế biến được gia

hạn xác định theo tỷ lệ % giữa tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất, gia

công, chế biến được gia hạn trên tổng doanh thu của doanh nghiệp năm tài

chính trước đó.

- Số thuế TNDN được gia hạn nộp thuế được xác định theo kết quả

hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hạch toán riêng

được thu nhập từ hoạt động kinh doanh được gia hạn nộp thuế.

Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được số thuế TNDN

phải nộp của các hoạt động kinh doanh được gia hạn nộp thuế thì số thuế

TNDN được gia hạn nộp thuế xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của các hoạt

động kinh doanh được gia hạn nộp thuế với tổng doanh thu từ các hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp trong từng quý.

2.2.2.5 Mục tiêu và hướng của ưu đãi thuế

Việc ưu đãi thuế có mục đích trực tiếp là giảm gánh nặng thuế cho

người nợ thuế và gián tiếp tạo điều kiện giúp đỡ về kinh tế cho người chịu

thuế, qua đó tạo điều kiện cho người nợ thuế hoặc người chịu thuế.

Ưu đãi thuế còn nhằm thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế,

xã hội của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ, khuyến khích các hoạt động

thuộc đối tượng chịu thuế.

Tùy vào điều kiện mỗi nước cũng như định hướng phát triển của từng

thời kỳ mà Chính phủ có thể lựa chọn các hướng ưu đãi sau:

- Các ưu đãi nhằm mục tiêu đặc biệt vào các dự án đầu tư định

hướng xuất khẩu

- Các ưu đãi phát triển ngành

- Các ưu đãi phát triển vùng

- Ưu đãi cho các ngành công nghiệp non trẻ

- Ưu đãi chuyển giao công nghệ

- Ưu đãi việc làm

13

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

2.2.3 Hình thức, công cụ và nội dung giãn thuế, giảm thuế TNDN

2.2.3.1 Hình thức ưu đãi chủ yếu

Các dạng ưu đãi thuế cơ bản gồm:

- Giãn thuế, giảm thuế có thời hạn: Giãn thuế, giảm thuế có thời

hạn là gia hạn thời gian nộp thuế hoặc giảm thuế thu nhập đối với các dự án

đầu tư đủ tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định. Các thời kỳ doanh nghiệp

được giãn thuế, giảm thuế thường được gọi là các kỳ nghỉ về thuế.

- Thuế suất giảm: Áp dụng mức thuế suất thấp hơn thuế suất

chuẩn đối với các dự án đầu tư dạt đủ điều kiện.

- Trừ chi phí đầu tư hoặc khấu trừ thuế, trợ cấp đầu tư và khấu hao

nhanh:

+ Quy định tỷ lệ phần trăm của chi phí đầu tư ban đầu sẽ được trừ ngay

trong chi phí của thời kỳ hiện hành, ngoài mức khấu hao thông thường (biện

pháp trừ chi phí) hoặc quy định tỷ lệ phần trăm chi phí đầu tư sẽ được trừ

vào nghĩa vụ thuế TNDN (biện pháp khấu trừ thuế). Mục tiêu của loại ưu

đãi này là nhằm khuyến khích việc đầu tư đối với các nhà xưởng và thiết bị

trong những ngành cần tập trung.

+ Trợ cấp đầu tư: Nhà nước chi từ Ngân sách các khoản trợ cấp cho

đầu tư, kể cả những khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận.

+ Khấu hao nhanh: Là hình thức chi phí mua tài sản được khấu hao

với mức độ nhanh hơn so với mức khấu hao được cho phép theo lịch trình

khấu hao thông thường. Nói cách khác nó cho phép trừ chi phí đầu tư trong

những năm đầu tiên nhanh hơn so với năm sau.

- Trợ cấp tái đầu tư: thực chất là được miễn thuế lợi tức thông qua

việc cho phép số lợi tức dùng để tái đầu tư, hay một phần của nó được trừ

khỏi lợi tức chịu thuế khi tính thuế, hoặc bằng cách cho các cổ đông

được hoàn thuế đã thanh toán với một tỷ lệ nhất định của tổng số lợi tức tái

đầu tư.

14

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

- Giảm thuế khấu trừ tại nguồn: Việc giảm thuế khấu trừ tại

nguồn là việc sử dụng mức thuế suất bằng không hay cắt giảm mức thuế

khấu trừ tại nguồn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hay khuyến khích một số

dự án về chuyển giao công nghệ.

- Các khoản giảm trừ đặc biệt: Khoản giảm trừ đặc biệt là khấu trừ

gấp đôi cho một số loại chi phí nhất định.

- Giảm thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội: Việc giảm thuế

đối với tiền lương và đóng góp bảo hiểm xã hội thường được sử dụng để thu

hút đầu tư vào những vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao hay để khai thác một số

lực lượng lao động nhất định.

- Miễn, giảm thuế tài sản

- Giảm thuế nhập khẩu và nghĩa vụ hải quan

- Quy định khởi điểm thu thuế và mức miễn thu: thể hiện sự chiếu cố

nhứng người có thu nhập thấp, có gia cảnh khó khăn…

- Các đặc khu kinh tế: Các đặc khu kinh tế bao gồm nhiều hình thức

và quy mô khác nhau, phục vụ cho những mục đích nhất định: Khu miễn

thuế xuất nhập khẩu, khu kinh tế tự do, khu thương mại tự do, khu thương

mại quốc tế và đặc khu kinh tế. Về bản chất các khu này là các khu công

nghiệp mà nhà đầu tư được hưởng các đặc lợi, trong đó có đặc lợi rất lớn về

thuế.

- Các vùng miễn thuế hải quan: Đặc điểm cơ bản của các hình thức

khác nhau của vùng miễn thuế hải quan là chúng được hưởng sự miễn thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2.2.3.2 Công cụ ưu đãi

15

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

- Thuế suất thấp: là mức thuế suất được đưa ra thấp hơn mức thuế suất

thông thường (thuế suất phổ thông).

- Giảm tỷ lệ thuế: Giảm tỷ lệ thuế là giảm tỷ lệ % nhất định trên mức

thuế phải nộp.

- Thời gian ưu đãi: Là khoảng thời gian nhất định doanh nghiệp

được áp dụng những ưu đãi về thuế. Thời gian bắt đầu ưu đãi thuế có thể do

doanh nghiệp hoặc cơ quan thuế lựa chọn.

2.2.4 Tính hai mặt của vấn đề giãn thuế, giảm thuế TNDN

2.2.4.1 Tác động của giãn thuế, giảm thuế đối với hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp

Trên giác độ doanh nghiệp: Làm tăng tích lũy vốn cho doanh nghiệp,

giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp có

vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình chất lượng sản phẩm

trong thời gian nhất định.

Trên giác độ Nhà nước: Các ưu đãi thuế được coi là có hiệu quả nếu

chúng có tác dụng kích thích để tạo ra các quyết định đầu tư với hình thức

như mong muốn của các Chính phủ và nếu không có động lực kích thích đó

thì sẽ không có quyết định đầu tư.

Việc ưu đãi thuế có tính hai mặt:

- Yếu tố tích cực: Tạo điều kiện thực hiện các chính sách kinh tế xã hội

của Nhà nước.

- Yếu tố tiêu cực:

+ Nó có thể làm méo mó ý tưởng ban đầu khi thiết lập các sắc thuế làm

cho tác động thực xa rời tác động danh nghĩa của các sắc thuế và khó có thể

thực hiện được các tiêu chuẩn của một hệ thống thuế hiện đại.

16

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

+ Gây tác động không tốt đến phân bổ nguồn lực.

+ Ưu đãi thuế trực thu có hạn chế nhất định như: việc quy định kỳ giãn

thuế, giảm thuế tạo ra cơ hội cho tránh thuế vì các doanh nghiệp bị đánh thuế

có thể sử dụng quan hệ kinh tế với doanh nghiệp được giãn thuế, giảm thuế

để chuyển lợi nhuận của mình sang cho doanh nghiệp được giãn thuế, giảm

thuế thông qua chuyển giá, thời gian của kỳ giãn thuế, giảm thuế.

2.2.4.2 Tác động của giãn thuế, giảm thuế đến đầu tư

Ưu đãi hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhưng

nếu không sẽ gây tâm lý dựa dẫm, làm chậm lại nỗ lực giảm chi phí, nỗ lực

cải tổ cơ cấu, tiếp thị và phân phối, cũng như nỗ lực để thực hiện đổi mới sản

phẩm, quy trình sản xuất và đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động…

Do đó khi thiết lập các ưu đãi về thuế Nhà nước cần phải tính toán hạn chế

các tác động méo mó do ưu đãi gây ra, ưu đãi phải có cơ chế ràng buộc

chặt chẽ về thời gian, điều kiện và các chế tài đảm bảo ưu đãi cho đúng đối

tượng, mục đích.

Các nhà kinh tế đã đưa ra những kiến nghị cho trợ cấp của Chính phủ cũng

như hình thức ưu đãi ngoại lệ khác:

- Trợ cấp hay các hình thức hỗ trợ khác của Chính phủ chỉ cần thiết khi

thiếu nó, thành phần kinh tế tư nhân sẽ không thể kinh doanh tốt được.

- Ở nơi không có kinh doanh, các đơn vị có thể vô tình được hưởng những

ngoại lệ, đó là sự lãng phí.

- Trợ cấp chỉ cho thời hạn nhất định và theo cách thức giảm thuế để

các công ty có động lực để phát triển.

- Cần có sự lựa chọn việc bảo hộ cho các ngành du lịch non trẻ.

- Các công ty hay các ngành công nghiệp được lựa chọn ưu đãi phải

17

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

được rà soát lại thường xuyên.

18

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

2.3 Một vài nét chính về doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.3.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngân hàng thế giới (World Bank) và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng

đều sử dụng tiêu chí số lao động để đánh giá. Theo World Bank, doanh

nghiệp được chia thành 4 loại tương ứng với số lượng lao động như sau:

doanh nghiệp siêu nhỏ (số lao động nhỏ hơn 10 người), doanh nghiệp nhỏ (số

lao động từ 10 người đến dưới 50 người), doanh nghiệp vừa (số lao động từ

50 người đến 300 người), doanh nghiệp lớn (số lao động lớn hơn 300 người)

(Tuấn)

Ở Việt Nam, trước đây theo Công văn số 681/CP-KTN của Chính phủ

ban hành ngày 20/6/1998, DNNVV là doanh nghiệp có quy mô vốn kinh

doanh dưới 5 tỷ đồng và số lượng lao động bình quân năm ít hơn 200 người.

Tuy nhiên, công văn này lại khẳng định, các tiêu thức này chủ yếu mang tính

chất quy ước hành chính để phục vụ cho việc quản lý và vận dụng chính sách

hỗ trợ phát triển.

Hiện nay, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng

ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ,

nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài

sản được xác định trong cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động

bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

19

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Quy mô

 

Khu vực

Doanh

nghiệp

siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao

động

Tổng

nguồn

vốn

Số lao

động

Tổng

nguồn vốn

Số lao

động

I. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

10 người

trở xuống

20 tỷ

đồng trở

xuống

từ trên 10

người đến

200 người

từ trên 20

tỷ đồng

đến 100 tỷ

đồng

từ trên 200

người đến

300 người

II. Công nghiệp và

xây dựng

10 người

trở xuống

20 tỷ

đồng trở

xuống

từ trên 10

người đến

200 người

từ trên 20

tỷ đồng

đến 100 tỷ

đồng

từ trên 200

người đến

300 người

III. Thương mại và

dịch vụ

10 người

trở xuống

10 tỷ

đồng trở

xuống

từ trên 10

người đến

50 người

từ trên 10

tỷ đồng

đến 50 tỷ

đồng

từ trên 50

người đến

100 người

2.3.2 Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.3.2.1 Đặc điểm của DNNVV

- Kinh tế tư nhân tuy rộng lớn nhưng về cơ bản là kinh tế hộ quy mô

nhỏ và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

- Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với mức trung bình của thế

giới, hơn nữa tốc độ đổi mới lại quá chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ và

công tác nghiên cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sản

xuất – kinh doanh.

20

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động còn hạn chế: Tuy

Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao so

với các nước có cùng trình độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc

giản đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề thấp, sức khỏe hạn chế, năng

suất lao động không cao...

- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ thấp:

+ Sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Yếu tố tư bản cấu thành trong

sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, tính

độc đáo không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chung thấp;

+ Khả năng hạn chế về vốn, khả năng tiếp cận nguồn thông tin... của

các DNVVN, sự bảo hộ của Nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp nhà

nước... đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNNVV.

- Quản trị nội bộ của DNNVV còn yếu, nhất là quản lý tài chính; ý thức

chấp hành các chế độ chính sách chưa cao; còn lúng túng trong việc liên kết,

nhất là liên kết trong cùng một hội ngành nghề.

2.3.2.2 Vai trò của các DNVVV

- DNNVV là khu vực thu hút tích cực và có khả năng huy động các

nguồn vốn, nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển;

- DNNVV đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và tăng giá trị xuất

khẩu của cả nước;

- DNNVV góp phần đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng cho xã hội, sản

xuất các sản phẩm hàng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, và duy trì, phát huy

ngành nghề truyền thống;

- DNNVV góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện chiến

lược xóa đói giảm nghèo;

- DNNVV góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

21

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

- DNNVV là bộ phận cần thiết trong quá trình liên kết sản xuất của các

doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn;

- DNNVV góp phần đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân - nguồn nhân lực

quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

2.4 Một số nội dung cơ bản về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp

2.4.1 Khái niệm kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh

* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những

gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất

định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp.

* Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là

một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn  lực (nhân lực, tài

lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định.

Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu diễn khái

quát  phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

                                                H = K/C

            Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào

đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí

toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn:

hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi

tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và

chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy

nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó

khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường còn

việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa  các đại lượng khác nhau về cùng

một đơn vị đo lường – tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là: Hiệu quả kinh tế nói

chung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay

22

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các

chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người

ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu

cần đạt là kết quả.

2.4.2 Phân loại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.4.2.1 Phân loại kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể

chia làm 2 loại là:

- Những đại lượng  cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ

mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ...

- Những đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất

định tính như uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, ...

2.4.2.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thực tế cho thấy các loại hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng

rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Xét trên phương diện

kinh tế - xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được

chia làm 2 loại:

- Hiệu quả xã hội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt

được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là: Giải

quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế;

giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần

cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng

cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ

trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi

trường;... Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan

giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao

động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm...)

và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thông thường các mục tiêu kinh tế-

23

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

xã hội phải được chú ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng

thường được quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.

- Hiệu quả kinh tế: Với bản chất của nó, hiệu quả kinh tế là phạm trù

phải được quan tâm nghiên cứu ở các hai giác độ vĩ mô và vi mô. Cũng vì

vậy, nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, chúng ta có hiệu quả kinh tế của toàn bộ

nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ

và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả

kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh

thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng.

2.4.3 Tác động của thuế TNDN đến các doanh nghiệp

2.4.3.1 Tác động đến chủ sở hữu vốn (doanh nghiệp)

* Tác động đến chủ sở hữu vốn của các doanh nghiệp chịu thuế:

- Thuế TNDN là khoản chuyển giao thu nhập của DN cho Nhà nước vì

vậy nó làm giảm thu nhập khả dụng của các doanh nghiệp một khoản đúng

bằng phần thuế đã chuyển giao cho Nhà nước.

Mức giảm thu nhập của chủ sở hữu vốn (của DN) = t * EBT

(t: thuế suất; EBT: thu nhập trước thuế)

Trên đồ thị, phần chênh lệch theo chiều dọc giữa EBT và thu sau thuế

thể hiện phần giảm thu nhập của các chủ sở hữu vốn.

* Tác động đến cung về vốn:

Thuế0

EBT TN sau thuế

t*EBT

TN

24

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Do thu nhập khả dụng của chủ sở hữu giảm nên với tư cách là người

cung ứng vốn thì tổng cung về vốn của các chủ sở hữu giảm.

Với tỷ lệ cung ứng biên về vốn so với thu nhập của chủ sở hữu vốn là

k1, giả sử Nhà nước cũng dùng một phần của khoản thu từ thuế này, để tái đầu

tư với xu hướng biên là k2 thì khả năng cung ứng vốn như sau:

Nhà nước Chủ sở hữu vốn Chung

1. Nếu không đánhthuế thu nhập- Thu nhập 0 EBT EBT

- Cung vốn 0 k1*EBT k1*EBT

2. Nếu có thuế với thuế suất t- Thu nhập t * EBT (1-t)*EBT EBT

- Cung vốn k2*t*EBT k1*(1-t)*EBT k1*EBT+t*EBT*(k2-k1)

+ Nếu không đánh thuế thu nhập:

Với tỷ lệ cung ứng biên về vốn so với thu nhập của chủ sở hữu vốn là

k1 thì khả năng cung cấp vốn của chủ sở hữu vốn là k1*EBT.

+ Nếu có thuế với thuế suất t:

Khả năng cung cấp vốn của chủ sở hữu vốn là k1*(1-t)*EBT. Như vậy,

so với trường hợp không có thuế thì khả năng cung về vốn của các chủ sở hữu

vốn giảm một lượng là k1*t*EBT.

Tuy nhiên, nếu coi Nhà nước cũng là một sở hữu vốn thì cung vốn của

xã hội là:

Cung vốn XHt = Cung của NN + Cung của chủ sở hữu

= k2*t*EBT + k1*(1-t)*EBT

= k1*EBT + t*EBT*(k2-k1)

25

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

So với cung vốn của XH không có thuế thì cung vốn XH t lớn hơn, nhỏ

hơn hay không thay đổi tùy thuộc vào hiệu số (k2 – k1). Nếu k2 > k1 thì có

đánh thuế thu nhập thì lại làm tăng cung về vốn của xã hội.

* Tác động đến lãi suất:

Thuế TN tác động đến cung về vốn của từng chủ thể và của toàn xã hội,

từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường vốn. Nếu trong điều kiện của nền

kinh tế đóng (không có vốn di chuyển từ nước khác vào), ta thấy sự tác động

này trên đồ thị sau:

- Nếu không có thuế : Cung vốn của XH ở mức S0, lãi suất ở mức r0.

- Nếu có thuế :

+ TH k2 = k1 : Cung vốn của XH không thay đổi ở mức S0, lãi suất vẫn

giữ ở mức r0.

+ TH k2 < k1 : Cung vốn của XH giảm xuống mức S1, lãi suất tăng lên r1.

+ TH k2 > k1 : Cung vốn của XH tăng lên mức S2, lãi suất giảm xuống r2.

2.4.3.2 Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên thu nhập từ tiền lương,

tiền công của người lao động

S1

D

Vốn

LS

S2S0 =k1* EBIT

r2

r0

r1

26

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Thuế TNDN tuy không trực tiếp tác động lên thu nhập từ tiền lương,

tiền công của người lao động ở các tổ chức kinh tế, nhưng nó sẽ ảnh hưởng

gián tiếp rất lớn đến lĩnh vực này thông qua các tác động lên việc sử dụng

nguồn thu nhập và phân phối lại thu nhập của DN. Và từ những tác động này

sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người lao động. Sau đây chúng ta tiến

hành phân tích các tác động kinh tế của thuế thu nhập doanh nghiệp lên tiền

lương, tiền công.

a. Tác động lên tiền lương từ việc sử dụng nguồn thu nhập của doanh nghiệp

Trong xu hướng chung ở hầu hết các quốc gia, thuế suất thuế TNDN

ngày càng giảm, và đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Việc giảm thuế TNDN nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi,

giúp doanh nghiệp có điều kiện tăng tích luỹ, tăng thêm nguồn lực để đầu tư

phát triển SXKD, đồng thời cũng bảo đảm tăng tính cạnh tranh với thế giới và

khu vực trong điều kiện các nước đã hạ mức thuế suất thuế TNDN để thu hút

đầu tư. 

- Khi chính phủ giảm thuế TNDN, DN có điều kiện tích tụ nguồn vốn

để gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo nhiều công ăn việc

làm, gia tăng tổng thu nhập tiền lương cho xã hội. Trường hợp chính phủ gia

tăng mức thuế suất thì tác động của nó sẽ ngược lại, động cơ kinh doanh của

nhà đầu tư sụt giảm, các doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất vì lợi nhuận sau

thuế thấp, dẫn đến việc làm ít đi, thất nghiệp gia tăng, và thu nhập từ tiền

lương của người lao động giảm.

- Khi thuế thu nhập giảm, doanh nghiệp sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh

và có cơ hội gia tăng doanh số, lợi nhuận và điều này có tác động lên mức

tiền lương của người lao động. Trong những doanh nghiệp kinh doanh đạt

hiệu quả cao, thường thực hiện chính sách tiền lương có lợi đối với người lao

27

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

động hơn là những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả hoặc có mức lợi

nhuận thấp.

b. Tác động lên nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động

Chính tác động của việc giảm thuế thu nhập làm tăng lợi nhuận sau

thuế của các doanh nghiệp. Việc sử dụng nguồn thu nhập chênh lệch này của

doanh nghiệp với mục đích tái đầu tư sản xuất, đồng thời việc có nhiều lợi

nhuận hơn làm gia tăng thu hút đầu tư từ nước ngoài sẽ có tác động quan

trọng lên nguồn thu nhập của người lao động.

- Việc gia tăng đầu tư trong nước sẽ làm tăng cầu lao động và mức

lương cân bằng trong nước sẽ gia tăng. Khi sản lượng quốc gia tiến gần đến

sản lượng tiềm năng, xã hội sẽ đạt mức toàn dụng về lao động. Các doanh

nghiệp phải nâng tiền lương cao hơn để thu hút lao động cho doanh nghiệp

mình. Ở những giai đoạn nền kinh tế bị suy thoái, thất nghiệp tăng thu nhập

thực của người lao động có xu hướng giảm. Chính vì thế, ở giai đoạn suy

thoái các chính phủ thường sử dụng biện pháp giảm thuế, giãn thuế nhằm kích

thích năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, theo đó giải quyết các vấn đề

xã hội trong đó có thu nhập của người lao động.

- Mặt khác khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, vì muốn ổn

định hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải thực hiện

chính sách tiền lương hiệu quả để giữ người lao động. Do đó mức tiền lương

doanh nghiệp phải trả cao hơn mức cân bằng, hoặc doanh nghiệp gia tăng

phúc lợi làm thu nhập thực của người lao động cao hơn.

- Đối với những nước đang phát triển, khi thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài gia tăng cũng sẽ làm tăng mức lương cân bằng trong nước. Ở các công

ty đa quốc gia thường phải đối mặt với vấn đề quản trị nhân sự, nhất là chính

sách tiền lương vì lao động trong các công ty này mang nhiều quốc tịch. Do

đó để kích thích tính hiệu quả của nhân viên và để mang tính công bằng trong

28

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

toàn bộ hệ thống, các công ty này thường phải áp dụng chính sách trả lương

theo công việc, tuy nhiên cũng còn phải cân nhắc đến mặt bằng lương của

từng quốc gia. Nhưng nhìn chung, mức lương của các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài cao hơn mức lương chung của toàn xã hội.

c. Tác động đến phân phối thu nhập

Vì thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào người sở hữu vốn nên tác

động của nó đến quá trình phân phối thu nhập là không rõ ràng. Người được

trực tiếp hưởng lợi hay bị thiệt hại khi có sự thay đổi mức thuế thu nhập là

các nhà đầu tư hoặc chính phủ nên không có ảnh hưởng đến thu nhập từ

lương của người lao động. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cho doanh

nghiệp, ngoài những mục đích như kích thích đầu tư, gia tăng thu hút vốn đầu

tư trực tiếp từ nước ngoài, chống suy thoái kinh tế… chính phủ còn còn có

mục tiêu kỳ vọng là sẽ gia tăng nguồn thu thuế trong tương lai. Và nguồn thu

ngân sách gia tăng sẽ giúp chính phủ thực thi các chính sách phúc lợi xã hội,

trong đó có người lao động làm công ăn lương.

Tóm lại, việc tăng hay giảm thuế thu nhập của chính phủ đối với các

doanh nghiệp sẽ có tác động gián tiếp quan trọng đến tiền lương tiền công của

người lao động thông qua hai cơ chế: Nguồn thu nhập từ lương và sử dụng

thu nhập của các doanh nghiệp.

2.4.3.3 Tác động của thuế TNDN lên người sở hữu đất

Những dự kiến thay đổi trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp vừa

được đưa ra thảo luận tại một cuộc hội thảo do Ủy ban Tài chính Ngân sách

của Quốc hội tổ chức vừa qua.

Theo đó, các quy định mới sẽ đi theo hướng giảm mức thuế suất chung

theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Cụ thể, dự luật quy

định hạ mức thuế suất phổ thông từ 28% xuống 25%, đồng thời bỏ thu thuế

bổ sung đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển quyền

thuê đất.

29

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Đây là chủ trương nhằm cạnh tranh quốc tế về thu hút đầu tư khi nhiều

nước trong khu vực đã giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thực hiện

ưu đãi trên diện rộng cho cả nền kinh tế. Chẳng hạn Singapore hạ thuế suất

thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống còn 19%; Philippines giảm từ 35%

xuống 30%, Trung Quốc giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ

33% xuống còn 25%.

Điểm dự kiến thay đổi đáng chú ý khác là dự luật sẽ khuyến khích hoạt

động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh

doanh với quy định hàng năm doanh nghiệp sẽ được dành tối đa 10% thu

nhập trước khi tính thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

Điều kiện duy nhất là yêu cầu doanh nghiệp phải "sử dụng" tối đa quỹ này

đúng mục đích. Trong thời hạn 5 năm kể từ khi trích lập, nếu quỹ phát triển

khoa học và công nghệ không được sử dụng, hoặc sử dụng không hết 70%,

hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp lại vào ngân

sách Nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã

trích lập quỹ và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

Bên cạnh đó, mức ưu đãi thuế trong dự luật sẽ được "tinh giản", chỉ còn lại 2

mức là 10 và 20% thay vì 3 mức như hiện nay là 10, 15, 20%. Mục đích của

việc giảm mức ưu đãi này là tạo cho chính sách ưu đãi được công bằng, minh

bạch hơn và có trọng tâm, trọng điểm.

Thủ tục nộp thuế cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp

trong trường hợp doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh tại

địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa phương nơi có trụ

sở chính thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo nguyên tắc phân bổ

giữa nơi kinh doanh và nơi có trụ sở chính.

Điều này nhằm đảm bảo sự hài hoà mối quan hệ giữa quyền lợi và

nghĩa vụ của doanh nghiệp với các địa phương nơi doanh nghiệp mở các nhà

30

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

máy, cơ sở sản xuất hoặc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh gây tác

động đến môi trường, xã hội, cơ sở hạ tầng...

Cũng theo dự luật thuế sửa đổi lần này, các doanh nghiệp mới thành

lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và

các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn như

công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, các lĩnh vực được xã hội hoá gồm:

giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể thao và bảo vệ môi trường

sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời gian 15 năm, được miễn thuế

tối đa 4 năm và giảm 50% tối đa 9 năm.

Các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện

kinh tế - xã hội khó khăn cũng được hưởng ưu đãi nhưng mức độ ưu đãi thấp

hơn đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: được

hưởng thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, được miễn thuế tối đa 2 năm và

giảm 50% tối đa 4 năm.

Riêng các trường hợp đầu tư mở rộng, đầu tư theo chiều sâu sẽ được

trích khấu hao nhanh hơn so với mức thông thường thay thế cho việc giảm

thuế hiện nay để bảo đảm tính khả thi và minh bạch. Xét về mặt tổng thể, việc

thiết kế các ưu đãi thuế nêu trên đảm bảo duy trì, thậm chí còn cao hơn so với

các chính sách ưu đãi hiện hành, tạo được động lực khuyến khích mới cho

toàn bộ nền kinh tế.

Mặc dù mức thuế suất phổ thông có giảm, đối tượng nộp thuế cũng ít đi

(do cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo

Luật Thuế thu nhập cá nhân mới), nhưng với những quy định đi kèm có tính

rõ ràng, minh bạch sẽ khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tính tự giác trong

kê khai nộp thuế thì nguồn thu này có khả năng tăng thu trong dài hạn.

31

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

2.5 Chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với

doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam

2.5.1 Chính sách cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số nước trên

Thế giới

2.5.1.1 Xu hướng cắt giảm thuế suất thuế TNDN

Xu hướng chung hiện nay ở nhiều nước là cắt giảm thuế suất thuế

TNDN. So với giai đoạn trước, mức thuế suất thuế TNDN ở các nước phát

triển đã giảm khá nhiều. Từ năm 2000 đến nay, Australia đã giảm mức thuế

suất thuế TNDN từ 34% xuống 30%. Ở Anh, thuế suất thuế TNDN được

giảm từ 30% xuống 24% trong giai đoạn 2007-2012. Mức cắt giảm thuế suất

thuế TNDN đặc biệt cao ở các nước thuộc Đông Âu như Ba Lan (giảm từ

30% xuống 19%) và Cộng hòa Séc (từ 31% xuống 19%).

Xu hướng cắt giảm thuế suất thuế TNDN theo lộ trình cũng thể hiện rõ rệt

trong thời gian qua ở nhiều nước ASEAN và một số nước châu Á. Từ năm 2009

đến nay, thuế suất thuế TNDN ở Malaysia là 25%. Thái Lan cũng giảm thuế suất

từ 30% xuống 23% năm 2012 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm 2013.

Trung Quốc năm 2008 cũng đã thực hiện điều chỉnh giảm mức thuế

suất thuế TNDN đối với các DN trong nước từ 33% xuống 25% và xóa bỏ

toàn bộ các quy định phân biệt đối xử về nghĩa vụ thuế giữa nhà đầu tư trong

nước và nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, trong số các nước trong khu vực

châu Á, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) có mức thuế suất thuộc vào

nhóm thấp nhất là 17%.

32

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Bảng 2.1 Thuế suất thuế TNDN một số nước châu Á

(ĐVT: %)

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Singapo 20 18 18 17 17 17

Thái Lan 30 30 30 30 30 23

Philippin 35 35 30 30 30 30

Indonesia 30 30 28 25 25 25

Malaysia 27 26 25 25 25 25

Kazackhstan 30 30 20 20 20 20

Ấn Độ 34 34 34 34 32 32

Trung Quốc 33 25 25 25 25 25

(Nguồn: www.kpmg.com)

2.5.1.2 Xu hướng áp dụng chính sách ưu đãi thuế

Về cơ bản có hai quan điểm đối với chính sách ưu đãi thuế TNDN:

- (1) Các nước phát triển phương Tây thường ít áp dụng chính sách ưu

đãi thuế vì cho rằng ưu đãi thuế gây méo mó chính sách và dễ dẫn đến lợi

dụng;

- (2) Các nước đang phát triển trong đó bao gồm hầu hết các nước châu

Á và ASEAN sử dụng nhiều biện pháp ưu đãi thuế TNDN vì cho rằng chính

sách ưu đãi thuế có tác dụng thu hút, khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế-

xã hội theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.

Nhiều nước trên thế giới nhìn nhận DNNVV có vai trò là động lực

quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa là nền tảng cho sự phát triển

của các DN lớn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nên có rất nhiều

chính sách khuyến khích sự phát triển của các DNNVV, trong đó có chính

sách ưu đãi thuế TNDN. Trên thực tế, chính sách thuế TNDN của nhiều nước

NămNước

33

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

có quy định các mức thuế suất thấp hơn đối với các DNNVV nhằm khuyến

khích sự phát triển của đối tượng DN này.

Thái Lan có chính sách miễn giảm thuế TNDN có thời hạn đối với

ngành công nghiệp kỹ thuật, chế biến nông sản và DNNVV ở nông thôn.

Malaysia có chính sách ưu đãi thuế TNDN nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực

chế tạo, các ngành công nghiệp tiên phong, công nghiệp ô tô, công nghiệp

điện tử. Singapore có chính sách ưu đãi thuế TNDN nhằm thu hút FDI vào

các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ,

thương mại, vận tải biển.

Chính sách ưu đãi thuế thông qua miễn, giảm thuế có thời hạn cũng

được nhiều nước áp dụng. Trung Quốc cho phép:

- (1) Miễn thuế trong 1 năm đầu có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp

trong 2 năm tiếp theo đối với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên

doanh, các liên doanh góp vốn cổ phần hoạt động tại các khu phát triển công

nghệ mới và công nghệ cao, hoặc tại các đặc khu kinh tế có thời gian hoạt

động từ 10 năm trở lên;

- (2) Miễn thuế trong 2 năm đầu có lãi và 50% số thuế phải nộp cho 3

năm tiếp theo đối với các DN có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên trong

lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc tại các địa bàn có điệu kiện kinh tế

khó khăn, hoặc các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa;

- (3) miễn thuế trong 5 năm đầu có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp cho

5 năm tiếp theo đối với các DN có thời gian hoạt động từ 15 năm trở lên trong

lĩnh vực đầu tư xây dựng cảng, cầu tàu, giao thông vận tải, năng lượng, hoạt

động trong các đặc khu kinh tế. Malaysia đã có những điều chỉnh chính sách ưu

đãi thuế đối với DN nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực: dịch vụ tài chính, giáo

dục, y tế, nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin và truyền thông… Hàn

Quốc cho phép các DN có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ

34

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

cao được miễn 100% thuế TNDN trong thời gian 5 năm, kể từ năm đầu tiên kinh

doanh có lãi và giảm 50% thuế TNDN cho 2 năm tiếp theo.

Bên cạnh chính sách miễn, giảm thuế suất, một số quốc gia còn thực

hiện chính sách giảm trực tiếp nghĩa vụ thuế (số thuế phải nộp). Điển hình là

Hàn Quốc áp dụng chính sách giảm nghĩa vụ thuế theo đó:

- DN đầu tư máy móc, trang thiết bị trước ngày 31/12/2012 để tăng sản

lượng, đảm bảo an toàn thì được giảm trừ 3% (7% đối với các DNNVV) số

thuế TNDN phải nộp;

- DN đầu tư phát triển công nghệ và nguồn nhân lực phục vụ cho

nghiên cứu và phát triển và đào tạo nghề được giảm trừ 10% số thuế phải nộp;

DN đầu tư nhằm tiết kiệm năng lượng trước 31/12/2011 và đầu tư nhằm bảo

vệ môi trường trước ngày 31/12/2013 được giảm trừ 10% số thuế phải nộp.

Số thuế chưa được giảm trừ sẽ được chuyển sang 5 năm tiếp theo.

Ưu đãi thuế thông qua chính sách chuyển lỗ cũng được khá nhiều nước

áp dụng, song phương thức và thời gian chuyển lỗ ở các nước cũng khá đa

dạng. Hầu hết các nước chỉ cho phép DN được chuyển lỗ sang năm tiếp theo,

song có nước khống chế, có nước không khống chế số năm được chuyển lỗ.

Tuy nhiên, cũng có nước (Pháp, Hàn Quốc) cho phép chuyển lỗ trở về trước

với những điều kiện cụ thể (về số tiền tối đa được chuyển lỗ, về thời hạn khai

thuế và quyết toán thuế) bởi việc quản lý thuế khá phức tạp.

Từ giác độ lý luận và thực tiễn, việc áp dụng ưu đãi thuế đối với các dự

án đang hoạt động là cần thiết nếu như hoạt động mở rộng quy mô đầu tư đó

vẫn được thực hiện ở các ngành và lĩnh vực đang được Nhà nước khuyến

khích đầu tư. Về điều kiện của các dự án đầu tư mở rộng, pháp luật về thuế

TNDN của các nước cũng có đưa ra một số điều kiện nhất định, song quy

định các nước cũng có sự khác biệt, có nước đưa ra các điều kiện định tính

(Thái Lan), song có nước các điều kiện đưa ra cũng chỉ ở dưới dạng định tính

35

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

(ví dụ như làm tăng sản lượng, quy mô sản xuất) như trường hợp của

Singapore hay Philippines.

Đối với mục tiêu phát triển khoa học-công nghệ (KHCN), hầu hết các

quốc gia đều có chính sách ưu đãi thuế đặc thù cho các DN có hoạt động

KHCN. Một số hình thức ưu đãi cụ thể được áp dụng là:

- Thực hiện hỗ trợ các DN trong nghiên cứu phát triển thông qua cho

phép khấu trừ bổ sung;

- Hỗ trợ các DN cho nghiên cứu phát triển thông qua chính sách giảm

nghĩa vụ thuế;

- Hỗ trợ bằng tiền, miễn thuế đối với xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên

cứu, thiết bị nghiên cứu và nhân lực nghiên cứu.

2.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Khuyến khích thuế đi kèm với những điều kiện hết sức thận trọng tập

trung khuyến khích đầu tư vào các dự án đầu tư dài hạn, vốn lớn, vào lĩnh

vực, ngành nghề cần ưu tiên như công nghệ cao, nông nghiệp, xuất

khẩu… thì chính sách ưu đãi thuế sẽ ít bị các doanh nghiệp đầu tư lợi dụng

hơn, đem lại hiệu quả cao, đạt được mục đích cần khuyến khích.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện quá trình ưu đãi thuế:

- Chính sách về thuế không thể đứng riêng lẻ mà còn phải dựa trên

chính sách kinh tế.

- Chính sách thuế phải nằm trong tổng thể chiến lược khuyến khích thu

hút đầu tư, được thiết kế nhằm phát triển các ngành mục tiêu.

- Chính sách thuế cần phải phù hợp, được thiết kế dựa trên các tham

chiếu các thỏa thuận khu vực và quốc tế, song phương và đa phương để

tránh việc các quốc gia đua nhau đề ra những biện pháp khuyến khích, ưu đãi

một cách không cần thiết.

- Khi đưa ra các vấn đề ưu đãi đầu tư đối với một số doanh

nghiệp, cần phải tính đến phản ứng của các doanh nghiệp khác không

36

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư và phản ứng của các nước khác vì nó sẽ

gây mâu thuẫn trong việc bình đẳng vể nghĩa vụ nộp thuế trên thị trường.

- Xu hướng của nhiều quốc gia ở châu Á đã dần thống nhất chính

sách thuế và ưu đãi thuế đối với các loại hình doanh nghiệp, xóa bỏ các ưu

đãi về thuế kinh doanh cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài tại các đặc khu kinh tế. Phải xem xét số thuế giảm thấp có

tương ứng với những mục tiêu đã đạt được hay không.

Việc nghiên cứu về thuế TNDN và chính sách giãn thuế, giảm thuế

TNDN ở nước ta còn bộc lộc nhiều hạn chế, cụ thể trong hai vấn đề sau:

Một là, quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách giãn thuế,

giảm thuế TNDN.

Hai là, quá trình thực thi chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN

37

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Giới thiệu khái quát về thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13

km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc. Toạ độ

địa lý của thị xã nằm trong khoảng:

Từ 21005’50” đến 21010’05” độ vĩ bắc.

Từ 105056’00” đến 106000’00” độ kinh đông.

- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong

- Phía Nam giáp huyện Gia Lâm - TP.Hà Nội

- Phía Đông: giáp huyện Tiên Du

- Phía Tây: giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh - TP. Hà Nội

Diện tích tự nhiên 6.133,23ha, tổng dân số là 135.167 người mật độ dân

số là 2.203 người/km2.

Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có 12 đơn vị hành chính bao gồm: 7 phường

(Đông Ngàn, Đình , Châu Khê, Tân Hồng, Đồng Nguyên, Trang Hạ, Đồng Kỵ)

và 5 xã (Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tương Giang).

- Địa bàn thị xã có Quốc lộ 1A, 1B và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn

chạy qua. Việc đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp tỉnh lộ 287 nối Quốc lộ

1A với Quốc lộ 38 và thông thương với sân bay quốc tế Nội Bài là cơ hội mới

để Từ Sơn tiếp cận nhanh hơn với các địa phương trong nước và quốc tế.

- Hệ thống các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cùng với hệ thống các tuyến

đường nội thị hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho thị

xã có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.

38

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Từ Sơn là một thị xã đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi

tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng

cao. Là thị xã có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di

tích lịch sử văn hóa: Đền Đô, Đền Bính Hạ, Đền Đầm, Chùa Tiêu, Chùa

Ứng Tâm... Từ Sơn còn là thị xã có các làng nghề truyền thống như: nghề

sơn mài Đình , mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, dệt Tương

Giang…

Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Sơn trong giao

lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp,

thương mại và dịch vụ, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất

hàng hóa.

Trong 5 năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn

cầu nhưng kinh tế thị xã Từ Sơn cũng vẫn phát triển với nhịp độ cao, hiệu

quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường

thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch

vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 22,7%/năm, cụ thể như sau:

+ Nông nghiệp tăng: 4,38%.

+ Công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng: 26,46%.

+ Dịch vụ tăng: 32,32%.

Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân

những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động,

khoa học, thị xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích

cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp -

xây dựng cơ bản và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền đề

phát triển cho những năm tiếp theo. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản

39

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 51,6% năm 2010 lên 58,72% năm 2012;

dịch vụ từ 32,8% lên 36,8%; nông nghiệp giảm từ 15,6% năm 2010 xuống

còn 4,48% vào năm 2012.

3.1.2 Khái quát chung về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã

Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

3.1.2.1 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa và tình hình lao động của các

doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Những năm gần đây, 100 % các DN mới thành lập trên địa bàn thị xã

Từ Sơn là các DNNVV. Trong số các DN đang hoạt động thì số lượng

DNNVV chiếm hơn 70%, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như sản xuất

đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất sắt thép và luyện kim, thương mại dịch vụ... được

thể hiện qua bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1 Số lượng các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn theo lĩnh vực

kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)

SL

(DN)

CC

(%)

SL

(DN)

CC

(%)

SL

(DN)

CC

(%)2011/2010 2012/2011

Tổng số 827 100 849 100 840 100 102,66 98,94

- Đồ gỗ mỹ nghệ 236 28,54 245 28,86 243 28,93 103,81 99,18

- SX sắt thép và luyện kim 285 34,46 296 34,86 291 34,64 103,86 98,31

- Dệt may 103 12,45 111 13,07 108 12,86 107,77 97,29

- TM – DV 157 18,98 150 17,67 143 17,02 95,54 95,33

- Khác 46 5,57 47 5,54 55 6,55 102,17 117,02

(Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực đồ

gỗ mỹ nghệ và sản xuất sắt thép và luyện kim là chủ yếu, chiếm hơn 63% số

lượng DNNVV do đây là 2 ngành nghề truyền thống của địa phương.

Năm

LV hoạt động

40

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Số lượng DNNVV ở các lĩnh vực đều có xu hướng tăng trong năm

2011 và đến năm 2012 thì giảm do các DNNVV tiếp tục bị ảnh hưởng suy

thoái kinh tế, không khí sản xuất tại các doanh nghiệp, các làng nghề, nhất là

gỗ mỹ nghệ và sắt thép kém sôi động hơn những năm trước. Nhiều DN hoạt

động cầm chừng, thậm chí hàng hóa ứ động, nợ lương công nhân nhiều tháng,

không có tiền quay vòng vốn sản xuất dẫn đến việc phải đóng cửa. Các lĩnh

vực như đồ gỗ mỹ nghệ, sắt thép và luyện kim, dệt may giảm 1% đến 3% số

lượng DN như các DN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ giảm từ 245 DN xuống còn

243 DN; DN sản xuất sắt thép và luyện kim giảm từ 296 DN xuống 291 DN,

DN dệt may giảm 03 DN. Đặc biệt, DN hoạt động trong lĩnh vực TM – DV

liên tục giảm qua 3 năm, năm 2012 giảm 4,67%, từ 150 DN còn 143 DN.

Riêng các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực khác như sản xuất, kinh

doanh nước sạch; kinh doanh dịch vụ vận tải; sản xuất, kinh doanh giấy vệ sinh;

sửa chữa ô tô; dược; kinh doanh vàng bạc... có xu hướng tăng, năm 2011 tăng

2,17% so với năm 2010, năm 2012 tăng 17,02% so với năm 2011. Điều này cho

thấy, đây là những lĩnh vực kinh doanh mang lại ít rủi ro và chịu ảnh hưởng ít

của suy thoái kinh tế nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn.

b. Tình hình lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Do các DNNVV chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đồ gỗ mỹ nghệ và

sản xuất sắt thép và luyện kim nên lượng lao động chủ yếu tập trung ở 2 lĩnh

vực này được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:

41

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Bảng 3.2 Tình hình lao động của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn

theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ phát triển (%)

SL

(Người)

CC

(%)

SL

(Người)

CC

(%)

SL

(Người)

CC

(%)2011/2010 2012/2011

Tổng số 33.053 100 30.848 100 17.930 100 93,33 58,12

- Đồ gỗ mỹ nghệ 8.259 24,99 7.913 25,65 3.672 20,48 95,81 46,40

- SX sắt thép và luyện kim 11.807 35,72 10.434 33,82 3.146 17,55 88,37 30,15

- Dệt may 6.676 20,20 6.977 22,62 5.840 32,57 104,51 83,70

- TM – DV 4.108 12,43 3.776 12,24 3.397 18,95 91,92 89,96

- Khác 2.203 6,66 1.748 5,67 1.875 10,45 79,35 107,26

(Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn)

Nhìn vào bảng số liệu 3.2 ta thấy, số lượng lao động của các DNNVV

có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, số lượng lao động năm 2011 là

20.848 người, giảm 6,67% so với năm 2010 và năm 2012 nhiều DN đã cắt

giảm 1/3 lực lượng lao động của mình, đặc biệt trong 2 lĩnh vực sản xuất sắt

thép và kim loại; sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. DN không đủ năng lực chi trả

lương cho công nhân, buộc cho họ thôi việc hoặc công nhân tự đi tìm kiếm

công việc mới. Những DN hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, thương mại

– dịch vụ có lượng lao động giảm thấp, trung bình giảm từ 11% đến

16%/năm. Riêng các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực khác năm 2011

giảm 20% lượng lao động nhưng sang năm 2012 tăng 7,26%, do lượng lao

động chuyển dịch từ các ngành nghề sản xuất đồ gỗ, sắt thép... sang.

3.1.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Cùng với sự phát triển kinh tế với nhịp độ cao của thị xã, sự gia tăng số

lượng các DNNVV cũng như những đóng góp về giá trị sản xuất của các DN

này đã giúp nền kinh tế của thị xã ngày càng lớn mạnh hơn dù có chịu nhiều

ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Năm

LV hoạt động

42

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Bảng 3.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn thị xã

Từ Sơn qua 3 năm 2010 – 2012(ĐVT: Tỷ đồng)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012So sánh (%)

2011/2010 2012/2011

1. Tổng doanh thu 6.419,787 6.834,597 7.929,319 106,46 116,02

- Đồ gỗ mỹ nghệ 1.132,205 1.290,708 1.236.498 113,99 95,80

- SX sắt thép và luyện kim 2.373,656 2.639,835 2.539.521 111,21 96,20

- Dệt may 585,341 670,812 645,617 114,60 92,24

- TM – DV 1.742,157 1.491,316 2.293,228 85,60 153,77

- Khác 586,428 741,926 1.214,455 126,52 163,69

2. Tổng chi phí 5.586,215 5.808,131 7.008,739 103,97 120,67

- Đồ gỗ mỹ nghệ 974,212 1.110,604 1.063,959 114,00 95,80

- SX sắt thép và luyện kim 2.042,420 2.174,433 2.184,914 106,46 100,48

- Dệt may 503,658 577,227 560,445 114,61 97,09

- TM – DV 1.552,740 1.296,679 2.087,251 83,51 160,97

- Khác 513,185 649,188 1.112,170 126,50 171,32

3. Lợi nhuận trước thuế 833,572 1.026,466 920,580 123,14 89,68

- Đồ gỗ mỹ nghệ 157,993 180,104 172,539 113,99 95,80

- SX sắt thép và luyện kim 331,236 465,402 354,607 140,51 76,19

- Dệt may 81,683 93,585 85,172 114,57 91,01

- TM – DV 189,417 194,637 205,977 102,76 105,83

- Khác 73,243 92,738 102,285 126,62 110,29

4. Lợi nhuận sau thuế 816,304 1.001,684 901,102 122,71 89,96

- Đồ gỗ mỹ nghệ 154,753 175,790 169,432 113,59 96,38

- SX sắt thép và luyện kim 324,210 454,183 347,032 140,09 76,41

- Dệt may 79,735 91,069 83,310 114,22 91,48

- TM – DV 185,525 189,393 200,596 102,08 105,91

- Khác 72,081 91,249 100,732 126,59 110,39

(Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn)

NămLV hoạt động

43

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu và chi phí trong các lĩnh vực

sản xuất kinh doanh của các DNNVV liên tục tăng, tuy nhiên từ năm 2011

sang năm 2012, doanh thu tăng chậm hơn so với chi phí bỏ ra. Doanh thu tăng

16,02% (năm 2011 là 6.834,597 tỷ đồng; năm 2012 là 7.929,319 tỷ đồng)

trong khi đó chi phí tăng 20,67% (năm 2011 là 6.834,597 tỷ đồng; năm 2012

là 7.929,319 tỷ đồng). Điều đó dẫn đến, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau

thuế của các DNNVV năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng năm 2012 giảm

khoảng 10% so với năm 2011.

Xét về cơ cấu các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành nghề như đồ

gỗ mỹ nghệ, sản xuất sắt thép và luyện kim, dệt may có các chỉ tiêu đánh giá

kết quả sản xuất kinh doanh đều có xu hướng năm 2011 tăng so với năm 2010

và năm 2012 giảm so với năm 2011. Với các DN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, lợi

nhuận sau thuế năm 2011 là 175,790 tỷ đồng, tăng 13,59% so với năm 2010

là 154,753 tỷ đồng; năm 2012 là 169,432 tỷ đồng, giảm 3,62% so với năm

2011. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm phụ thuộc

chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, thường chiếm khoảng 70% tổng lượng

sản phẩm, thời kỳ cao điểm lên tới 80%. Sang năm 2012, thị trường Trung

Quốc đang thu hẹp nên sản phẩm làm ra ứ đọng, vốn quay vòng bị chậm,…

Thực trạng này khiến doanh nghiệp thiếu vốn để tái sản xuất và lợi nhuận

giảm mạnh.

Với các DN sản xuất sắt thép, lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 454,183

tỷ đồng, tăng 40,09% so với năm 2010 là 324,210 tỷ đồng; năm 2012 là

347,032 tỷ đồng, so với năm 2011 lợi nhuận giảm mạnh (23,59%). Với lĩnh

vực này, sản phẩm phục vụ chủ yếu cho các công trình xây dựng trong dân

cư. Nhưng do ảnh hưởng lạm phát, suy thoái… nên nhu cầu xây dựng giảm,

hàng tồn kho tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đang chịu lỗ do sản

phẩm tiêu thụ chậm, chi phí đầu vào tăng.

44

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Với các DN TM – DV, lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 189,393 tỷ đồng,

tăng 2,08% so với năm 2010; năm 2012 là 200,596 tỷ đồng, tăng 5,91% so với

năm 2011. Còn các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác như sản xuất, kinh

doanh nước sạch; kinh doanh dịch vụ vận tải; sản xuất, kinh doanh giấy vệ

sinh... thì lợi nhuận sau thuế liên tục tăng nhanh qua 3 năm, năm 2011 tăng

26,59% so với năm 2010; năm 2012 tăng 10,39% so với năm 2011. Lợi nhuận

trong lĩnh vực này sang năm 2012 tuy tăng chậm lại nhưng điều này cho thấy dù

có ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thì người dân vẫn tiêu dùng, sử dụng các sản

phẩm, dịch vụ thiết yếu, phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

* Số liệu thứ cấp:

Đó là các số liệu thống kê, các văn bản do các cơ quan Chính phủ hoặc

các tổ chức khác công bố như Tổng cục thuế, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn, phòng

Thống kê thị xã…

* Số liệu sơ cấp:

Mục tiêu của việc điều tra nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá những tác

động của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đến các DNNVV trên địa

bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trên các nội dung sau: Những vấn đề pháp

lý của chính sách giãn thuế, thủ tục hành chính của chính sách giãn thuế, tình

hình thực hiện chính sách giãn thuế, quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp

thuế và sự ảnh hưởng của chính sách tới hoạt động sản xuất kinh doanh của

các DNNVV.

Để thu được các thông tin này, tác giả đã lập phiếu câu hỏi điều tra đối

với đối tượng là các doanh nghiệp nộp thuế và Chi cục thuế thị xã Từ Sơn.

- Tổng số mẫu điều tra đối với DNNVV là 280 phiếu. Trong đó, theo

lĩnh vực sản xuất kinh doanh có 28,6% DN được điều tra là DN SXKD đồ gỗ

45

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

mỹ nghệ; 35,7% DN SX sắt thép và luyện kim; 10,7% DN dệt may; 19,6%

DN thương mại –dịch vụ; 4,7% DN khác và 0,7 phiếu không có câu trả lời

(02 phiếu không trả lời).

- Tổng số mẫu điều tra với Chi cục thuế Từ Sơn là 30 phiếu, trong đó

chủ yếu phỏng vấn cán bộ thuộc đội Kiểm tra trực tiếp quản lý các DNNVV

(chiếm 83,3%); còn lại phỏng vấn các lãnh đạo Chi cục Thuế (chiếm 16,7%).

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ

liệu được thống kê từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cung cấp những tóm tắt đơn

giản về mẫu và các thước đo. Đề tài sử dụng phương pháp này để phản ánh

tình hình cơ bản, các thông tin về tình hình hoạt động SXKD của các

DNNVV và tình hình nộp thuế TNDN của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ

Sơn, tỉnh Bắc Ninh thông qua các số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân

thể hiện ở các biểu, số liệu, đồ thị và sơ đồ.

3.2.3.2 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế để so sánh kết quả

nghiên cứu ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện

kỳ này với kỳ trước để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của từng chỉ

tiêu phân tích.

3.2.3.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp này được tiến hành hỏi ý kiến chuyên gia chuyên sâu về

vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến gồm các cán bộ của Chi

cục Thuế thị xã Từ Sơn, Phòng Thống kê thị xã, ... Những ý kiến chuyên gia

đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và kiểm định những giả thiết

nghiên cứu được đặt ra.

46

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu ảnh hưởng của chính sách thuế đến kết quả và hiệu

quả sản xuất kinh doanh

* Nhóm chỉ tiêu ảnh hưởng đến kết quả SXKD của DN:

- Chỉ tiêu định tính: Uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, cải thiện

điều kiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động...

- Chỉ tiêu định lượng:

+ Khối lượng (số lượng) sản phẩm tiêu thụ, chỉ số hàng tồn kho;

+ Doanh thu bán hàng;

+ LN trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí;

+ LN sau thuế = LN trước thuế - Thuế TNDN;

+ Nguồn cung về vốn sản xuất kinh doanh;

+ Số lượng DNNVV giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động;

+ Vấn đề công ăn việc làm, tiền công, tiền lương cho người lao động;

+ Máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng;

* Nhóm chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của DN:

+ Hiệu quả kinh doanh tương đối:

Hiệu quả tương đối = Kết quả thu được : Chi phí bỏ ra

+ Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối:

Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả thu được - chi phí bỏ ra

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn (Rv):

Rv = Lợi nhuận thuần : Tổng số vốn SXKD bình quân trong kỳ

+ Tỷ suất lợi nhuận chi phí (Rc):

Rc = Lợi nhuận thuần : Tổng chi phí SXKD trong kỳ

+ Tỷ suất lợi nhuận lao động (Rn):

Rn = Lợi nhuận thuần : Tổng số lao động bình quân trong kỳ

47

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tình hình thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh

nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh

Bắc Ninh

4.1.1 Nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

4.1.1.1 Mạng lưới máy tính và phần mềm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

a. Mạng lưới máy tính của Chi cục

Ngành thuế Bắc Ninh cũng như ngành thuế cả nước được trang bị hệ

thống công nghệ thông tin hiện đại và đồng bộ đảm bảo đáp ứng yêu cầu về

công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn các huyện, thị xã

nói riêng.

Đến năm 2007, Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn được trang bị 02 máy chủ,

32 máy trạm cấu hình cao. Chi cục có 01 mạng LAN được kết nối với mạng

LAN tại Văn phòng Cục qua hạ tầng truyền thông ngành tài chính. Tất cả các

phòng của Chi cục trưởng, Chi cục phó và các đội đều được phân các máy

trạm để phục vụ công việc như:

- Phòng Chi cục trưởng: 01 máy

- Phòng Chi cục phó: 02 máy

- Phòng Hành chính - tài vụ - nhân sự - ấn chỉ: 04 máy

- Đội Kê khai, kế toán thuế và tin học: 06 máy

- Đội Kiểm tra thuế: 06 máy

- Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế: 03 máy

- Đội Tổng hợp, dự toán và tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: 02 máy

- Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: 04 máy

- Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân: 04 máy

48

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Riêng các đội thuế xã, phường do chưa có hạ tầng truyền thông đến xã,

phường nên vẫn hoạt động truyền thông đơn lẻ, khi có nhu cầu trao đổi thông

tin phải sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài (USB, CD ROM) hoặc sử dụng kết nối

qua điện thoại.

b. Phần mềm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Phần mềm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp quản lý các khoản liên

quan đến doanh nghiệp góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả công

tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản miễn, giảm, gia hạn thuế

của các doanh nghiệp qua các năm như: Kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp (Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, các

khoản giảm trừ doanh thu, các loại chi phí, lợi nhuận kế toán trước thuế, chi

phí thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp); các khoản thu

nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế TNDN phải nộp từ

hoạt động SXKD (thu nhập chịu thuế, các khoản miễn, giảm thuế TNDN) và

các khoản thuế được gia hạn nộp.

Phần mềm được thiết kế theo mô hình tập trung: Máy chủ cơ sở dữ liệu

được đặt tại Văn phòng Cục thuế, cán bộ Thuế tại các chi cục truy cập vào cơ sở

dữ liệu qua hạ tầng truyền thông ngành tài chính để cập nhật, khai thác dữ liệu.

Các chức năng chính của phần mềm bao gồm:

- Quản trị người sử dụng,

- Cập nhật các danh mục hệ thống, các danh mục dùng chung,

- Cập nhật căn cứ tính thuế, điều chỉnh thuế,

- Tính thuế, lập bộ, thông báo thuế,

- Cập nhật chứng từ, quyết toán thuế,

- Theo dõi, thu nộp thuế,

- Các chức năng tra cứu, báo cáo, sao lưu và phục hồi dữ liệu.

Về cơ bản, các công việc trong quy trình quản lý thuế TNDN tại Chi

cục Thuế Từ Sơn đều được thực hiện trên phần mềm.

49

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

4.1.1.2 Nhân lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhân lực tham gia công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế Từ

Sơn bao gồm các cán bộ, nhân viên thuộc các đội: Đội Kê khai, đội Kiểm tra,

đội Tổng hợp dự toán và tuyên truyền, đội Thu nợ, các đội thu thuế xã,

phường và cán bộ tin học trên Cục thuế Bắc Ninh.

4.1.2 Quy trình quản lý thuế của Chi cục Thuế thị xã Từ SơnNGƯỜI NỘP THUẾ CHI CỤC THUẾ

Hình 4.1 Quy trình kê khai, tính thuế và lập sổ thuế của Chi cục thuế

thị xã Từ Sơn

4.1.2.1 Kê khai nộp thuế TNDN

a. Quản lý NNT nộp hồ sơ khai thuế:

Hàng tháng, trước thời hạn nộp HSKT của NNT, Đội Kiểm tra thực

hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ

khai thuế (Mẫu số 01/QTr-KK, Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày 21

KÊ KHAI THUẾ

ĐỘI TỔNG HỢP DỰ TOÁN &

TUYÊN TRUYỀN

ĐỘI THU NỢ

ĐĂNG KÝ, TÍNH THUẾ, LẬP BỘ

THEO DÕI THU, NỘP THUẾ, HOÀN THUẾ,

TỔNG HỢP BÁO CÁO

KIỂM TRAHỒ SƠ MIỄN,

GIẢM THUẾ, GIA HẠN

KHÂU CÓ ỨNG DỤNG CNTT

XỬ LÝ, TỔNG HỢP

TIẾP NHẬN TỜ KHAI, CHỨNG TỪ NỘP

THUẾ

ĐỘI KÊ KHAIĐỘI KIỂM TRA

(1) Tuyên truyền, cung cấp tờ khai

(2) Kê khai

(4b) Kê khai lại

(4a) Đăng ký

(3) Đối chiếu

(7) Quản lý thu nợ thuế

(5) Kiểm tra hồ sơ miễn, giảm, gia hạn thuế

Đúng

Sai

(6) Lập bộ

50

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

tháng 12 năm 2011 về quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán

thuế) theo từng sắc thuế, mẫu HSKT, thời hạn nộp HSKT (tháng, quý, năm,

quyết toán) để xác định số lượng HSKT phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình

trạng kê khai của NNT.

b. Xử lý hồ sơ khai thuế:

* Cung cấp thông tin hỗ trợ NNT thực hiện kê khai thuế:

Đội Tổng hợp dự toán & tuyên truyền thực hiện cung cấp thông tin,

mẫu biểu kê khai thuế và hướng dẫn NNT thực hiện khai thuế, tính thuế và

nộp HSKT theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các

văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

* Tiếp nhận hồ sơ khai thuế:

- Hồ sơ khai thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Đội Kê khai tiếp nhận

HSKT của NNT nộp trực tiếp tại cơ quan thuế và thực hiện kiểm tra tính đầy

đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của HSKT theo quy định của Luật Quản lý thuế và

các văn bản hướng dẫn thi hành Luật:

+ Trường hợp HSKT chưa đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục quy định: trả

lại HSKT và hướng dẫn, cung cấp mẫu biểu cho NNT để bổ sung, điều chỉnh

HSKT.

+ Trường hợp HSKT đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục quy định: thực

hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” (đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi ngày nhận

hồ sơ của cơ quan thuế, số lượng hồ sơ nhận).

+ Đối với HSKT có mã vạch: quét mã vạch trên HSKT để ứng dụng tự

động ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế (Mẫu số 02/QTr-KK) và chuyển dữ liệu

trên HSKT vào ứng dụng quản lý thuế của ngành.

+ Đối với HSKT không có mã vạch: thực hiện ghi Sổ nhận hồ sơ khai

thuế bằng ứng dụng nhận, trả hồ sơ của ngành thuế.

- Hồ sơ khai thuế nộp qua bưu chính: Bộ phận Hành chính văn thư tiếp

nhận HSKT của NNT nộp qua đường bưu chính sau đó chuyển cho Đội Kê

51

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

khai và thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” theo quy định (đóng dấu tiếp

nhận hồ sơ, ghi ngày nhận hồ sơ của cơ quan thuế).

Thời gian thực hiện các công việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế là ngay khi nhận

được HSKT của NNT hoặc chậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo.

- Hồ sơ khai thuế điện tử: Việc tiếp nhận HSKT điện tử được thực hiện

theo Quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử ban hành theo Quyết

định số 1390/QĐ-TCT ngày 13/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

* Phân loại hồ sơ khai thuế:

Đội Kê khai sau khi tiếp nhận HSKT thì thực hiện các công việc sau:

- Phân loại HSKT theo một trong các tiêu thức sau: tên và MST/MSDN

của NNT, sắc thuế, loại HSKT; trạng thái của HSKT (chính thức, bổ sung),

HSKT có mã vạch và không có mã vạch (tuỳ vào điều kiện thực tế và nhu cầu

của từng đơn vị để lựa chọn các tiêu thức phân loại thống nhất đảm bảo thuận

tiện cho việc lưu trữ và tra cứu HSKT).

- Đóng tệp HSKT đã phân loại theo kê tệp hồ sơ khai thuế (Mẫu số

03/QTr-KK); đối với HSKT có mã vạch: tách riêng tệp HSKT đã nhận được

bằng thiết bị quét mã vạch và HSKT không nhận được bằng thiết bị quét mã

vạch hoặc nhận được nhưng không đầy đủ, chính xác (có nguyên nhân cụ thể

kèm theo). Số lượng HSKT trong mỗi tệp tuỳ theo cách phân loại để đóng tệp

nhưng không quá 50 bộ đảm bảo cho việc lưu trữ và tìm kiếm thuận tiện.

- Chuyển HSKT và các tài liệu kèm theo HSKT cùng các nguyên nhân

không đọc được dữ liệu trên HSKT bằng thiết bị quét mã vạch hoặc dữ liệu

đọc được nhưng không đầy đủ, chính xác cho Đội Kiểm tra.

- Thời gian thực hiện các công việc trên là ngay trong ngày làm việc

hoặc chậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo kể từ khi tiếp nhận

HSKT của NNT tại cơ quan thuế.

52

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Trường hợp vào những ngày gần hết hạn nộp HSKT, số lượng HSKT

nhiều thì thời gian thực hiện các công việc kể từ khi tiếp nhận HSKT của

NNT đến khi bàn giao HSKT cho Đội Kiểm tra tối đa là 02 ngày làm việc;

khi ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế trên ứng dụng theo dõi nhận, trả hồ sơ thuế,

Đội tiếp nhận phải ghi đúng ngày nhận HSKT của NNT.

* Kiểm tra và xử lý hồ sơ khai thuế:

Đội Kiểm tra sau khi nhận HSKT của NNT từ Đội Kê khai thì thực

hiện các công việc sau:

- Đối chiếu số lượng HSKT nhận được với Sổ nhận hồ sơ khai thuế

được in từ ứng dụng quản lý nhận, trả hồ sơ của cơ quan thuế đảm bảo khớp

đúng. Trường hợp có sự chênh lệch, thực hiện đối chiếu lại với các Đội liên

quan để làm rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Phân loại các nguyên nhân HSKT có mã vạch không đọc được hoặc

đọc được nhưng không đầy đủ, không chính xác từ Bộ phận “một cửa”, Bộ

phận hành chính văn thư chuyển đến để xử lý, đồng thời chuyển thông tin cho

Đội Kê khai, tin học khắc phục theo chức năng, nhiệm vụ.

- Quét dữ liệu của HSKT chưa nhận được bằng thiết bị quét mã vạch

hoặc nhận được nhưng không đầy đủ, chính xác ngay sau khi Bộ phận tin học

đã khắc phục được.

- Nhập dữ liệu của HSKT không có mã vạch, HSKT có mã vạch nhưng

không nhận được bằng thiết bị quét mã vạch hoặc nhận được nhưng không đầy

đủ, chính xác nhưng Bộ phận tin học không khắc phục được vào ứng dụng quản

lý thuế của ngành đảm bảo nguyên tắc trung thực, chính xác, không tự ý thêm bớt

hoặc sửa chữa các số liệu, thông tin NNT đã kê khai. Trường hợp trong quá trình

cập nhập, đối chiếu có sự sai lệch do cán bộ thuế nhập dữ liệu sai thì phải sửa lại

theo đúng thông tin trên HSKT bằng giấy của NNT.

53

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Thời hạn nhập HSKT vào ứng dụng quản lý thuế của ngành (kể từ ngày

nhận bàn giao từ các bộ phận liên quan) như sau:

+ 05 ngày làm việc đối với các HSKT theo tháng, quý và theo từng lần

phát sinh.

+ 10 ngày làm việc đối với các HSKT theo năm.

+ 30 ngày làm việc đối với hồ sơ khai quyết toán thuế.

- Đối với HSKT điện tử: Thực hiện kiểm tra, xử lý theo Quy trình quản

lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử.

Sau đó, Đội Kiểm tra tiếp tục kiểm tra lỗi trên hồ sơ khai thuế; xử lý hồ

sơ khai thuế của NNT có điều chỉnh, bổ sung; gia hạn nộp HSKT cho NNT và

lưu hồ sơ khai thuế của NNT

4.1.2.2 Tính thuế và lập sổ thuế

a. Kiểm tra, hạch toán vào Sổ theo dõi thu nộp thuế

- Hàng tháng, Đội Kiểm tra thực hiện rà soát, kiểm tra việc xử lý các hồ

sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế, quyết định, thông báo, biên bản, kết luận,…

liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT đảm bảo đã hạch toán ghi chép đầy đủ

nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ của NNT vào Sổ theo dõi thu nộp thuế.

- Trước ngày 5 hàng tháng, từng bộ phận chức năng lập kê các thông

báo, quyết định, biên bản, kết luận xử lý về thuế (Mẫu số 28/QTr-KK)

của tháng trước và thực hiện đối chiếu số liệu với Đội Kiểm tra trên Sổ theo

dõi thu nộp thuế đảm bảo việc ghi chép, hạch toán số thuế phải nộp, đã nộp,

còn nợ, nộp thừa của NNT đầy đủ, chính xác, kịp thời.

b. Lập sổ thuế

- Đội Kiểm tra, đối chiếu toàn bộ số liệu trên Sổ theo dõi thu nộp thuế

theo từng NNT, tài khoản thu nộp thuế và từng loại thuế. Trường hợp Sổ theo

54

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

dõi thu nộp thuế được lập, ghi chép và tính trên hệ thống ứng dụng quản lý

thuế, Đội Kiểm tra thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tính Sổ theo dõi thu

nộp thuế đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời.

4.1.2.3 Xét miễn, giảm thuế

Căn cứ vào HSKT và hồ sơ miễn, giảm và gia hạn thuế, Đội Kiểm tra

tiến hành xét duyệt các căn cứ, xác minh số thuế được miễn giảm của NNT...

Sau khi kiểm tra, xem xét Chi cục Thuế tiến hành ra quyết định miễn, giảm và

gia hạn thuế.

4.1.3 Tình hình thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh

nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh

Bắc Ninh

4.1.3.1 Kết quả công tác thu thuế TNDN

a. Kết quả số thu thuế trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Bảng 4.1 Số thuế đã thu trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2010 – 2012

(ĐVT: Tỷ đồng)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)

SLCC

(%)SL

CC

(%)SL

CC

(%)2011/2010 2012/2011

Tổng số tiền thuế đã thu 619,803 100 882,062 100 387,007 100 142,31 43,88

1. Tiền sử dụng đất 460,065 74,23 655,000 74,26 200,830 51,89 142,37 30,66

2. Thuế TNDN 17,268 2,79 24,782 2,81 19,478 5,03 143,51 78,60

3. Các khoản thuế khác và phí 142,470 22,99 202,280 22,93 166,699 43,07 141,98 82,41

(Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn)

Năm

Chỉ tiêu

55

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu số thu thuế trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2010 – 2012

Nhìn vào bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 ta thấy, nguồn thu chính cho NSNN

trên địa bàn thị xã Từ Sơn là từ tiền sử dụng đất của các doanh nghiệp, chiếm

khoảng 74% tổng số tiền thuế đã thu mỗi năm (năm 2010 là 74,23%, năm

2011 là 74,26%). Tuy nhiên, sang đến năm 2012 tiền sử dụng đất giảm 454,17

tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2011, chiếm 51,89% tổng số tiền thuế đã thu

trên địa bàn thị xã. Dẫn đến tình trạng này là do các doanh nghiệp nợ tiền sử

dụng đất kéo dài, trây ỳ, mặc dù Chi cục Thuế đã tiến hành thông báo nhưng

các đơn vị đưa ra lý do khó khăn về tài chính, chưa bán được đất.

Đối với thuế TNDN, số thuế đã thu tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu

thu thuế nhưng đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Số thuế

TNDN mà các DN đã nộp năm 2011 tăng 43,51% so với năm 2010, nhưng

sang năm 2012 số thuế này giảm 21,4% so với năm 2011, nhưng chiếm

5,03% tổng số tiền thuế đã thu trên địa bàn thị xã.

Nguồn thu ngân sách lớn thứ hai là các khoản thuế khác (như thuế giá

trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thị đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế

56

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

môn bài...) và các loại phí, lệ phí, chiếm trên 20% tổng số tiền thuế đã thu

mỗi năm. Riêng năm 2012, số tiền thu từ các khoản thuế khác, phí và lệ phí

giảm 35,581 tỷ đồng nhưng chiếm tới 43,07% tổng số tiền thuế đã thu.

Nhìn chung, sang năm 2012 số tiền thuế đã thu trên địa bàn thị xã từ

các nguồn đều có xu hướng giảm. Do đó, Nhà nước cũng như chính quyền

các cấp, chính quyền thị xã cần có các giải pháp khuyến khích đầu tư, phát

triển, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các DN này trong thời kỳ suy thoái

kinh tế. Đây là chiến lược lâu dài để tăng nguồn thu NSNN trong tương lai.

b. Cơ cấu thu thuế TNDN theo lĩnh vực hoạt động

Mặc dù, số thuế mà các DNNVV đóng góp chiếm hơn 80% tổng số

thuế thu được cho NSNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn nhưng các DNNVV hoạt

động trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ, sắt thép và luyện kim và kinh

doanh thương mại dịch vụ đóng góp chủ yếu số thuế này, được thể hiện qua

bảng số liệu sau:

Bảng 4.2 Số thuế TNDN đã nộp của các DNNVV theo lĩnh vực hoạt động

qua 3 năm 2010 – 2012

(ĐVT: Tỷ đồng)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2011/2010 2012/2011

Tổng số tiền thuế đã nộp 17,268 100 24,782 100 19,478 100 143,51 78,59

- Đồ gỗ mỹ nghệ 3,240 18,76 4,314 17,41 3,107 15,95 133,15 72,02

- SX sắt thép và luyện kim 7,026 40,69 11,219 45,27 7,575 38,89 159,68 67,52

- Dệt may 1,948 11,28 2,516 10,15 1,862 9,56 129,16 74,01

- TM – DV 3,892 22,54 5,244 21,16 5,381 27,63 134,74 102,61

- Khác 1,162 6,73 1,489 6,01 1,553 7,97 128,14 104,29

(Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn)

NămChỉ tiêu

57

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

58

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu số thuế TNDN đã nộp của các DNNVV theo lĩnh vực

hoạt động qua 3 năm 2010 – 2012

Nhìn vào bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 ta thấy, tổng số thuế TNDN đã nộp

NSNN của các DNNVV và số thuế TNDN đóng góp của các lĩnh vực sản

xuất kinh doanh, các ngành nghề như đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất sắt thép và

luyện kim, dệt may đều có xu hướng năm 2011 tăng so với năm 2010 và năm

2012 giảm so với năm 2011.

Với lĩnh vực sản xuất sắt thép và luyện kim, các DN này đóng góp số

tiền thuế TNDN qua các năm lớn nhất, năm 2010 số tiền thuế của lĩnh vực

này chiếm 40,69% tổng số thuế; năm 2011 là 45,27% và năm 2012 là

38,89%. Tuy nhiên, lợi nhuận của các DN trong lĩnh vực này giảm qua các

năm, thậm chí nhiều DN sản xuất sắt thép đang chịu lỗ nên số tiền thuế đóng

góp qua các năm cũng giảm.

Với lĩnh vực sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và TM – DV là hai lĩnh vực tiếp

theo có số tiền thuế TNDN khá lớn. Số thuế TNDN mà các DN sản xuất đồ

gỗ mỹ nghệ đóng cho NSNN trung bình chiếm 16% tổng số thuế mỗi năm.

Với các DN TM – DV chiếm trên 20% tổng số thuế mỗi năm.

Với các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác sản xuất, kinh doanh nước

sạch; kinh doanh dịch vụ vận tải; sản xuất, kinh doanh giấy vệ sinh... có số thuế

TNDN đóng góp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số thuế TNDN. Số thuế TNDN mà

lĩnh vực này đóng trung bình chiếm 6 – 8% tổng số thuế mỗi năm. Do lợi nhuận

sau thuế liên tục tăng qua 3 năm nên số thuế TNDN mà các DN hoạt động trong

lĩnh vực này cũng tăng. Cụ thể, năm 2011 số thuế TNDN tăng 28,14% so với

năm 2010, năm 2012 tăng 4,29% so với năm 2011. Đây là dấu hiệu tích cực cho

thấy hoạt động sản xuất kinh doanh tuy có chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái

kinh tế nhưng dưới các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương, các DN

đã tận dụng các cơ hội để làm ăn ngày càng có lãi.

59

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

4.1.4.2 Kết quả của việc thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN của

các DNNVV

a. Kết quả của việc thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN của các

DNNVV

Nhằm tháo gỡ khó khăn thời kỳ khủng hoảng cho các DN, thúc đẩy

phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã có những chính sách thiết thực như

Quyết định số 12/2010/QĐ - TTg thực hiện gia hạn nộp thuế TNDN trong

thời gian 3 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật

Quản lý thuế đối với số thuế TNDN phải nộp năm 2010 của DNNVV. Năm

2011 và năm 2012 ngoài chính sách giãn thuế (gia hạn), các DNNVV còn

được hưởng ưu đãi về thuế là giảm 30% số thuế TNDN theo Nghị định số

101/2011/NĐ – CP ngày 04/11/2011; Thông tư số 154/2011/TT – BTC

ngày 11/11/2011; Nghị định số 60/2012/NĐ – CP ngày 30/07/2012; Thông

tư số 154/2011/TT – BTC ngày 21/8/2012. Và kết quả thực hiện đã đạt

được được thể hiện qua bảng 4.3 sau:

60

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Bảng 4.3 Số thuế TNDN được gia hạn và giảm của các DNNVV qua

3 năm 2010 – 2012

(ĐVT: Tỷ đồng)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)2011/20102012/2011

1. Số thuế TNDN được giảm - - 10,621 100 8,348 100 - 78,60- Đồ gỗ mỹ nghệ - - 1,649 15,53 1,332 15,96 - 80,78- SX sắt thép và luyện kim - - 5,021 47,27 3,247 38,90 - 64,67- Dệt may - - 0,962 9,06 0,798 9,56 - 82,95- TM – DV - - 2,081 19,59 2,036 24,39 - 97,84- Khác - - 0,908 8,55 0,935 11,20 - 102,972. Số thuế TNDN được gia hạn 13,156 100 17,857 10014,608 100 135,73 81,81

- Đồ gỗ mỹ nghệ 2,297 17,46 2,644 14,81 2,330 15,95 115,11 88,12

- SX sắt thép và luyện kim 5,189 39,44 8,543 47,84 5,681 38,89 164,64 66,50

- Dệt may 1,374 10,44 1,683 9,42 1,395 9,55 122,49 82,89

- TM – DV 3,035 23,07 3,398 19,03 3,576 24,48 111,96 105,24

- Khác 1,261 9,58 1,589 8,90 1,626 11,13 126,01 102,33

(Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn)

* Đối với số thuế TNDN được giảm:

Nhìn vào bảng số liệu 4.3 ta thấy, tuy chính sách giảm 30% số thuế

TNDN của các DNNVV bắt đầu được thực hiện từ năm 2011 nhưng cũng đã

mang lại những kết quả tích cực. Các DNNVV giảm được khá lớn số thuế

TNDN phải nộp, đặc biệt là 03 lĩnh vực có số thuế TNDN nộp NSNN lớn nhất:

Với các DN sản xuất sắt thép và luyện kim, năm 2011 các DN này

giảm được 5,021 tỷ đồng, chiếm 47,27% tổng số thuế TNDN được giảm.

Năm 2012, giảm 3,247 tỷ đồng chiếm 38,90%. Tiếp theo là các DN sản xuất

đồ gỗ mỹ nghệ và DN thương mại – dịch vụ.

Với các DN dệt may và DN kinh doanh trong các lĩnh vực khác có số

thuế TNDN được giảm thấp nhất. Năm 2011, DN dệt may được giảm 0,962 tỷ

NămChỉ tiêu

61

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

đồng tương ứng với 9,06% tổng số thuế TNDN được giảm; các DN kinh

doanh lĩnh vực khác được giảm 0,908 tỷ đồng tương ứng với 8,55% tổng số

thuế TNDN được giảm. Năm 2012, DN dệt may được giảm 0,798 tỷ đồng

thuế TNDN, giảm 17,05% so với năm 2011; các DN kinh doanh lĩnh vực

khác được giảm 0,935 tỷ đồng, tăng 2,97% so với năm 2011. Với số tiền thuế

TNDN được giảm này sẽ giúp các DN gia tăng vốn đầu tư để quay vòng sản

xuất kinh doanh, bớt phụ thuộc vào việc vay vốn ngân hàng; vay tín dụng và

chi trả lương cho công nhân viên...

* Đối với số thuế TNDN được gia hạn:

Nhìn vào bảng số liệu 4.3 ta thấy, trên cơ sở kê khai của các DNNVV,

tổng số thuế TNDN được gia hạn nộp năm 2010 là 13,156 tỷ đồng, năm 2011

là 17,857 tỷ đồng, tăng 35,73% so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2012 số

thuế TNDN được gia hạn giảm 18,19% so với năm 2011 do lợi nhuận từ quá

trình sản xuất kinh doanh của các DN trong năm này giảm.

Xét về các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN sản xuất sắt

thép và luyện kim là những DN được gia hạn thuế TNDN lớn nhất chiếm

khoảng 40% - 50% tổng số thuế TNDN được gia hạn hàng năm. Năm 2011

các DN này được gia hạn được 39,44 tỷ đồng, tăng 64,64% so với số thuế

TNDN được gia hạn năm 2010. Năm 2012, số thuế TNDN của các DN này

được gia hạn giảm mạnh nhất là 33,50% so với năm 2011.

Ngoài ra, DN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và DN TM – DV cũng là những

DN được gia hạn số thuế TNDN tương đối lớn. Số thuế TNDN mà các DN

sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ được gia hạn chiếm khoảng 15% - 18% tổng số thuế

TNDN được gia hạn, còn DN TM – DV chiếm khoảng 19% - 25%. Số tiền

được gia hạn này sẽ giúp các DN sử dụng hiệu quả nhằm tái đầu tư phục vụ

các hoạt động kinh doanh và phát triển thêm những lĩnh vực kinh doanh mới;

nâng cao chất lượng dịch vụ; ổn định khối lượng công việc cho lượng lớn lao

động trên địa bàn thị xã...

62

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

b. Đánh giá chung tình hình thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN

của các DNNVV

Để đánh giá được tình hình thực hiện chính sách giãn thuế (gia hạn) và

giảm thuế TNDN của Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV,

ngoài số thuế TNDN mà DNNVV đóng góp vào NSNN qua 03 năm 2010 –

2012, tác giả còn đề cập tới thái độ và việc thực hiện chính sách của các

DNNVV thông qua việc phỏng vấn, điều tra cả hai phía là các DN và cán bộ

thuế thuộc Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn chịu trách nhiệm quản lý thuế TNDN

được thể hiện qua bảng 4.3 sau:

63

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Bảng 4.4 Thái độ và việc thực hiện chính sách giãn thuế,

giảm thuế TNDN của đối tượng điều tra

Phía DNNVV Phía cán bộ thuế

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%)

I. DN có hiểu rõ đối tượng, các quy định để được hưởng chính sách ? 278 100 30 100

1.1. Có 236 84,89 26 86,671.2. Không 42 15,11 04 13,33II. Thái độ của DN đối với chính sách 278 100 30 1002.1. Đồng tình, hưởng ứng 269 96,76 28 93,332.2. Không quan tâm 09 3,24 02 6,67III. Khó khăn của DN khi tiếp cận chính sách, thực hiện chính sách 278 100 30 100

3.1. Thủ tục đơn giản nhưng mất thời gian trong việc kê khai và chứng minh 278 100 30 100

3.1.1. Có 241 86,69 25 83,333.1.2. Không 37 13,31 03 16,673.2. Nhiều văn bản ra đời phục vụ chính sách làm các DN khó biết thực hiện theo văn bản nào. 278 100 30 100

3.2.1. Có 157 56,47 09 30,003.2.2. Không 121 43,53 21 70,003.3. DN ngại làm việc lâu với cán bộ thuế khi thực hiện chính sách 278 100 30 100

3.3.1. Có 176 63,31 24 80,003.3.2. Không 102 36,69 06 20,003.4. Sự minh bạch và các bước thực hiện thủ tục rõ ràng 278 100 30 100

3.4.1. Có 261 93,88 30 1003.4.2. Không 17 6,12 0 0IV. DN có nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp thuế sau khi đã được hưởng chính sách? 278 100 30 100

4.1. Nghiêm chỉnh chấp hành 211 75,90 17 56,674.2. Chấp hành nhưng còn nộp chậm 67 24,10 10 33,334.3. Không nghiêm chỉnh chấp hành 0 0 03 10,00V. Cơ quan thuế có tích cực hướng dẫn việc thực thi chính sách và giải đáp thắc mắc của DN không? 278 100 30 100

5.1. Nhiệt tình, tích cực triển khai 253 91,01 28 93,335.2. Bình thường 25 8,99 02 6,675.3. Không nhiệt tình, tích cực 0 0 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Đối tượng

Chỉ tiêu

64

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy:

Với chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN cho DNNVV được ban

hành, DN có hiểu rõ được đối tượng nào được hưởng chính sách không, có

khoảng trên 84% các DNNVV cũng như cán bộ thuế được điều tra (phía DN:

84,89% ý kiến; phía cán bộ thuế: 86,67% ý kiến) đều cho rằng DN hiểu rõ đối

tượng và các quy định liên quan đến việc DN được hưởng chính sách giãn

thuế và giảm thuế. Chỉ có khoảng 13 – 15% ý kiến cho rằng DN không hiểu

rõ đối tượng nào được hưởng chính sách. Dẫn đến tình trạng này là do các

DNNVV vừa mới thành lập, hoạt động SXKD chưa có lãi hoặc trong thời

gian được hưởng chính sách miễn thuế TNDN nên những DN này không quan

tâm tới chính sách tháo gỡ khó khăn mới này của Nhà nước.

Về thái độ của các DNNVV với chính sách giãn thuế, giảm thuế

TNDN cho DNNVV, có trên 90% DN và cán bộ thuế được điều tra (phía DN:

96,76% ý kiến; phía cán bộ thuế: 93,33% ý kiến) cho rằng các DN rất hưởng

ứng, đồng tình và quan tâm tới chính sách này; chỉ có khoảng 3,24% ý kiến

phía DN và 6,67% ý kiến phía cán bộ thuế cho rằng các DN không quan tâm,

để ý tới chính sách.

Về những khó khăn mà các DNNVV gặp phải khi tiếp cận, thực hiện

chính sách: Phần lớn ý kiến của cả DN và cán bộ thuế được điều tra cho biết

chủ yếu các DN gặp khó khăn từ phía các quy định của chính sách ưu đãi

trong quá trình thực hiện vì thủ tục xin gia hạn, giảm thuế TNDN tuy đơn

giản hơn trước nhưng họ vẫn mất nhiều thời gian trong việc kê khai và chứng

minh. Các ý kiến còn lại (phía DN: 13,31% ý kiến; phía cán bộ thuế cao hơn:

16,67% ý kiến) cho biết họ không gặp khó khăn gì nhiều khi thực hiện các

quy định của chính sách ưu đãi.

Các DN còn gặp phải một số khó khăn khác như: Nhiều loại văn bản ra

đời phục vụ cho việc thực hiện chính sách nên các DN phải cập nhật liên tục để

đảm bảo DN được hưởng chính sách ưu đãi có lợi nhất (phía DN: 56,47% ý

65

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

kiến; phía cán bộ thuế: 30% ý kiến). Tuy nhiên có sự chênh lệch ý kiến giữa phía

DNNVV và phía cán bộ thuế vì cán bộ thuế cho biết mỗi khi có văn bản mới, họ

đều tuyên truyền, gửi tới các DN hoặc DN lên cơ quan thuế sẽ được trực tiếp

hướng dẫn nên tỷ lệ DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận văn bản sẽ ít.

Bên cạnh đó, có 63,31% ý kiến phía DN và 80% ý kiến phía cán bộ thuế

cho biết DN rất ngại làm việc với cơ quan thuế khi yêu cầu được hưởng ưu đãi

thuế TNDN vì khi DN yêu cầu hưởng ưu đãi từ chính sách, cán bộ thuế sẽ tiếp

cận và làm việc nhiều hơn với DN. Còn 36,69% ý kiến từ phía DN và 20% ý

kiến từ phía cán bộ thuế cho biết DN luôn sẵn sàng làm việc với cơ quan thuế để

được hưởng ưu đãi từ chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN nhằm tháo gỡ khó

khăn dành cho DNNVV. Và cũng có sự chênh lệch ý kiến trong khó khăn này

vì, phía cán bộ thuế cho rằng khi cơ quan thuế làm việc tại DN, DN buộc phải

minh bạch các giấy tờ và phải sẵn sàng cung cấp mọi thông tin khi cơ quan thuế

yêu cầu, mà đó là điều mà không DN nào muốn xảy ra.

Một số ít ý kiến từ phía DN (6,12% ý kiến) cho biết họ gặp khó khăn

về sự minh bạch và các bước thực hiện chính sách không rõ ràng.

Về vấn đề DN chấp hành việc nộp thuế sau khi đã được hưởng chính

sách, thì phía DN và phía cán bộ thuế có ý kiến trái chiều nhau: Phía DN cho

rằng, có 75,9% DN chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và nộp thuế TNDN

đúng thời hạn sau khi hết hạn gia hạn thuế hay sau khi được giảm thuế

TNDN; có 24,1% DN chấp hành nhưng chậm trễ trong việc nộp thuế và

không có DN nào không chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, phía cán bộ

thuế cho biết, chỉ có khoảng 56,67% DN thực hiện nghiêm chỉnh chính sách

và nộp thuế đầy đủ; có 33,33% DN chấp hành nhưng nộp thuế muộn và 10%

DN không nghiêm chỉnh chấp hành, vẫn xảy ra hiện tượng cơ quan thuế phải

đi đốc nợ, gửi giấy mời DN lên nộp thuế nhưng DN không lên hay một số DN

làm ăn thua lỗ nên trốn thuế...

Về vấn đề cơ quan thuế có tích cực hướng dẫn việc thực thi chính

sách và giải đáp thắc mắc của DN, có trên 90% ý kiến cho rằng cơ quan thuế

66

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

nhiệt tình, tích cực triển khai khi có chính sách hay có văn bản mới liên quan

đến chính sách tới các DN. Các ý kiến còn lại cho rằng cơ quan thuế triển

khai chính sách ở mức độ bình thường, khi có DN hỏi và thắc mắc thì giải đáp

và không có ý kiến nào cho rằng cơ quan thuế không nhiệt tình, tích cực triển

khai chính sách. Đây là dấu hiệu cho thấy, Nhà nước cũng như các ban ngành

liên quan rất tích cực, quan tâm tới nhưng khó khăn của DN và thực thi chính

sách để DN được hưởng lợi từ chính sách này, hồi phục quá trình sản xuất

kinh doanh, bước qua khó khăn.

4.2 Đánh giá những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu

nhập doanh nghiệp đến kết quả và hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Để nhìn nhận được toàn diện và đầy đủ nhất những ảnh hưởng của

chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đến các DNNVV trên địa bàn thị xã

Từ Sơn, tác giả tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của chính sách giãn

thuế, giảm thuế TNDN tới các đại lượng thể hiện kết quả SXKD và các chỉ

tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp này.

4.2.1 Những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp đến kết quả SXKD của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, DN phải đối mặt với

hàng loạt thách thức như nhu cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi

suất tín dụng tăng cao; doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn...

Do đó, các DN khó cạnh tranh được với các DN, tập đoàn kinh tế lớn vẫn ổn

định và phát triển. Chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN ra đời đã góp phần

tháo gỡ những khó khăn bước đầu cho các DNNVV nói chung và các

DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn nói riêng.

67

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

4.2.1.1 Ảnh hưởng tới nhóm chỉ tiêu định tính đánh giá kết quả SXKD của DN

Bảng 4.5 dưới đây thể hiện những tác động tới kết quả SXKD mà chính

sách mang lại:

Bảng 4.5 Những tác động của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN

tới nhóm chỉ tiêu định tính đánh giá kết quả SXKD của các DNNVV

trên địa bàn thị xã Từ Sơn

`Phía DNNVV Phía cán bộ thuế

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%)

I. Chính sách có ảnh hưởng tới quyết định

SXKD của DNNVV không?278 100 30 100

1.1. Có 254 91,37 28 93,33

1.2. Không 24 8,63 02 6,67

II. DN sử dụng tiền được giãn thuế, giảm

thuế vào mục đích gì?278 100 30 100

2.1. Tái đầu tư vào SXKD, đầu tư lĩnh vực mới 182 65,47 19 63,33

2.2. Chi trả lương cho lao động 60 21,58 06 20,00

2.3. Mua NVL đầu vào 33 11,87 03 10,00

2.4. Khác 03 1,08 02 6,67

III. Sau khi thực hiện chính sách, DN cải

thiện được những yếu tố gì?278 100 30 100

3.1 Nâng cao uy tín của DN 62 22,30 03 10,00

3.2 Nâng cao số lượng SP tiêu thụ, chất lượng SP 81 29,14 09 30,00

3.3 Cải thiện điều kiện lao động, đời sống vật

chất và tinh thần cho người lao động112 40,29 11 36,67

3.4 Trang bị thêm máy móc, thiết bị, đầu tư cơ

sở hạ tầng14 5,04 02 6,67

3.5 Khác 09 3,23 05 16,66

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Đối tượng

Chỉ tiêu

68

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy:

Khi Nhà nước đưa ra chính sách gia hạn, giảm 30% thuế TNDN cho

các DNNVV đã có những ảnh hưởng tới quyết định SXKD của các DN , có

91,37% DN cho rằng, chính sách ảnh hưởng rất lớn tới quyết định vì nhiều

DN và hộ sản xuất khác ở làng nghề Từ Sơn đều khẳng định cái khó nhất hiện

nay là hàng hóa không bán được. Hàng không bán được, không có tiền trả lãi

ngân hàng thì không ai dám tiếp tục vay vốn tái sản xuất, chưa nói đến mở

rộng sản xuất… Do đó, khi số tiền thuế phải nộp NSNN được giảm và gia hạn

thời gian nộp, DN sẽ có tiền để tái đầu tư sản xuất. Còn 8,63% DN cho rằng

chắc chắn họ sẽ vần đầu tư SXKD dù không nhận được ưu đãi từ chính sách

thuế vì những DN này sản xuất, kinh doanh những mặt hàng thiết yếu hay thị

trường luôn luôn có nhu cầu như kinh doanh sản phẩm dược; kinh doanh

rượu, bia, nước giải khát; kinh doanh vàng bạc; SXKD thực phẩm, thủy sản;

sửa chữa ô tô...

Và khi DN được giãn thuế, giảm thuế TNDN, số tiền đó các DN chủ

yếu sử dụng vào mục đích cải thiện tình hình tài chính của DN, tái đầu tư

SXKD, bớt phụ thuộc vào việc vay vốn ngân hàng, đầu tư lĩnh vực mới; chi

trả tiền lương cho lao động; mua sắm, đầu tư máy móc trang thiết bị; mua sắm

NVL đầu vào; và một số hoạt động khác như thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bằng

cách đầu tư quảng cáo, cung cấp sản phẩm dùng thử... Có trên 60% ý kiến

(phía DN: 65,47% ý kiến; phía cán bộ thuế: 63,33% ý kiến) cho rằng các DN

sử dụng tiền được giảm thuế, gia hạn thuế để tái đầu tư SXKD, đầu tư lĩnh

vực mới. Chỉ có 1,08% DN sử dụng tiền đó vào các hoạt động khác. Điều đó

cho thấy, vấn đề vốn để đầu tư SXKD tạo ra kết quả và hiệu quả kinh doanh

được chú trọng hàng đầu, và chính sách đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết

này của các DNNVV.

69

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Sau một thời gian thực hiện chính sách, nhiều DNNVV trên địa bàn

thị xã đã cải thiện được một số yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản

xuất kinh doanh của DN. Theo ý kiến từ phía các DN và phía cán bộ thuế

đều cho rằng tiền thuế TNDN được giãn và giảm DN đã cải thiện được điều

kiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động (phía DN là

40,29% ý kiến, phía cán bộ thuế là 36,67% ý kiến) qua việc trang bị thêm bảo

hộ lao động, chi thêm tiền quà, tiền thưởng cho công nhân vào các dịp lễ, Tết

đã khuyến khích được người lao động hăng say hơn trong công việc. Bên

cạnh đó, tiền thuế được giãn, giảm đã giúp các DN cải thiện và nâng cao chất

lượng, phát triển đa dạng mẫu mã sản phẩm nhằm năng cao số lượng sản

phẩm, tăng vị thế cạnh tranh cho DN với các sản phẩm trong và ngoài nước.

Chỉ có khoảng 5% - 7% ý kiến các DN và cán bộ thuế cho rằng tiền thuế đó

được các DN phục vụ cho việc tu sửa cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm trang thiết

bị, máy móc. Vì họ cho rằng, đa phần cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị đều còn

sử dụng được và thường xuyên được bảo dưỡng nên tiền thuế TNDN được

gia hạn, giảm để đầu tư vào công việc khác như quảng bá, giới thiệu sản

phẩm; tìm kiếm khách hàng...

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, phỏng vấn các DN, tác giả thu

thập được một số ý kiến bổ sung thêm những ảnh hưởng của chính sách tới

quá trình SXKD của các DN nói chung và tới kết quả, hiệu quả SXKD nói

riêng như đã phân tích ở trên.

"Tính riêng năm 2012, Công ty đã được giãn nộp hàng trăm triệu đồng

tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp và Giá trị gia tăng. Số tiền thuế được

giãn, giảm theo chính sách của Chính phủ đã được doanh nghiệp chúng tôi

cân đối và sử dụng hiệu quả nhằm tái đầu tư phục vụ các hoạt động kinh

doanh và phát triển thêm những lĩnh vực kinh doanh mới" – Theo ông

Bạch Trọng Pháp, giám đốc công ty đầu tư phát triển An Việt, phường

Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn

70

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

4.2.1.2 Ảnh hưởng đến nguồn cung về vốn

Thuế TNDN là khoản chuyển giao thu nhập của DN cho Nhà nước vì

vậy nó làm giảm thu nhập khả dụng của các doanh nghiệp một khoản đúng

bằng phần thuế đã chuyển giao cho Nhà nước. Do thu nhập khả dụng của chủ

sở hữu là các DN giảm nên với tư cách là người cung ứng vốn thì tổng cung

về vốn cho các hoạt động SXKD của các DN giảm. Bảng số liệu dưới đây thể

hiện sự ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đến nguồn

cung về vốn của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

Tại Công ty Sản xuất và Thương mại Tùng Cường, Từ Sơn, trong bối cảnh

nền kinh tế đang khủng hoảng, việc tiếp cận và được sớm thụ hưởng chính

sách thuế ưu đãi của Chính phủ cũng giúp DN này cố gắng ổn định, giữ

khối lượng công ăn việc làm cho khoảng 126 lao động. Ông Nguyễn Thanh

Hải, Kế toán trưởng của DN cho biết: “Số thuế mà công ty được giãn,

giảm trong quý I/2013 là hơn 100 triệu đồng. Khoản tiền này sẽ góp phần

giúp doanh nghiệp có lợi thế trong nâng cao chất lượng, dịch vụ của

doanh nghiệp như: Mua thêm nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất thêm sản

phẩm kim khí mới phục vụ nhu cầu thị trường...”

71

Page 84: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

a. Ảnh hưởng của chính sách giảm thuế TNDN

Bảng 4.6 So sánh ảnh hưởng của chính sách giảm thuế TNDN đến nguồn cung về vốn của các DNNVV trên địa bàn

thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2010 – 2012(ĐVT: Tỷ đồng)

Loại hình DN

Nếu không thực

hiện

chính sách (K)

Nếu thực hiện chính

sách (C)

So sánh C/K

(%)

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Tổng số thuế phải nộp - 35,403 27,826 - 24,782 19,478 - 70,00 70,00

- Đồ gỗ mỹ nghệ - 5,963 4,439 - 4,314 3,107 - 72,35 69,99

- SX sắt thép & luyện kim - 16,240 10,822 - 11,219 7,575 - 69,08 70,00

- Dệt may - 3,478 2,660 - 2,516 1,862 - 72,34 70,00

- TM & DV - 7,325 7,417 - 5,244 5,381 - 71,59 72,55

- Khác - 2,397 2,488 - 1,489 1,553 - 62,12 62,42

(Nguồn: Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tuy chính sách giảm 30% thuế TNDN

của Chính phủ mới chỉ bắt đầu thực hiện từ năm 2011 nhưng các DNNVV cả

nước nói chung và trên địa bàn thị xã Từ Sơn nói riêng được hưởng lợi rất lớn

từ chính sách này. Số tiền thuế TNDN mà các DN phải nộp giảm đáng kể so

với khi không thực hiện chính sách; số thuế TNDN mà các DN phải nộp được

giảm 30% so với số thuế TNDN phải nộp khi không thực hiện chính sách.

Trong đó, năm 2011 và năm 2012 các DNNVV hoạt động các lĩnh vực khác

có số thuế phải nộp được giảm thấp nhất lần lượt là 37,88% và 37,58% so với

số thuế phải nộp khi không thực hiện chính sách. Tiếp đó là các DN trong lĩnh

72

Page 85: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

vực sản xuất sắt thép và luyện kim là DN được giảm số tiền thuế TNDN khá

lớn là 30,92% trong năm 2011.

73

Page 86: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

b. Ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN

Bảng 4.7 So sánh ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN đến nguồn cung về vốn của các DNNVV trên địa bàn

thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2010 – 2012(ĐVT: Tỷ đồng)

Loại hình DN

Nếu không thực hiện chính sách (K)

Nếu thực hiện chính sách (C)

So sánh C/K (%)

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng số thuế phải nộp 30,424 42,639 34,086 17,268 24,782 19,478 56,76 58,12 57,14

- Đồ gỗ mỹ nghệ 5,537 6,958 5,437 3,240 4,314 3,107 58,52 62,00 57,15

- SX sắt thép &

luyện kim 12,215 19,762 13,256 7,026 11,219 7,575 57,52 56,77 57,14

- Dệt may 3,322 4,199 3,257 1,948 2,516 1,862 58,64 59,92 57,17

- TM & DV 6,927 8,642 8,957 3,892 5,244 5,381 56,19 60,68 60,08

- Khác 2,423 3,078 3,179 1,162 1,489 1,553 47,96 48,38 48,85

(Nguồn: Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn)

Nhìn vào bảng 4.7 ta thấy, DNNVV trên địa bàn thị xã được hưởng ưu đãi

rất lớn từ chính sách gia hạn (giãn) thuế TNDN mà Chính phủ thực hiện từ năm

2009 và kéo dài đến thời điểm hiện nay. Số tiền thuế TNDN mà các DN được gia

hạn nộp rất lớn so với số thuế thực tế phải nộp khi không thực hiện chính sách; số

thuế TNDN mà các DN phải nộp (sau khi đã gia hạn) giảm 42% - 43% so với số

thuế TNDN phải nộp khi không thực hiện chính sách. Đặc biệt, năm 2010 kinh tế

đang trong giai đoạn khó khăn nên các DN hoạt động trong các lĩnh vực được gia

hạn số thuế TNDN là lớn nhất. Trong đó, các DN thương mại dịch vụ và các DN

hoạt động trong các lĩnh vực khác có số thuế TNDN phải nộp (sau khi đã gia hạn)

giảm lần lượt là 43,81% và 52,04%. Sang năm 2011 và 2012 thì các DN sản xuất

74

Page 87: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

sắt thép và luyện kim và các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác là những DN

được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này.

4.2.1.3 Ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp

Bất kỳ một DN nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu tiên mà

họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết

quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. DN chỉ tồn

tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có

hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi

đến phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra

ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và

quyết định đến sự tồn tại của DN. Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng; lợi

nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, tạo

hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khả năng của nhân viên

trong doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo. Chỉ tiêu lợi

nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự, năng lực về tài chính,

năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của DN... Và thông qua lợi

nhuận của DN, Nhà nước tiến hành thu thuế TNDN tăng tích luỹ cho xã hội, là

công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Thuế TNDN đánh vào phần lợi nhuận mà

doanh nghiệp thu trong kỳ. Do đó, khi Chính phủ đưa ra chính sách giảm thuế,

gia hạn thuế TNDN đối với các DNNVV sẽ tác động trực tiếp tới lợi nhuận của

DN nói chung và lợi nhuận sau thuế nói riêng. Sau đây, tác giả đi sâu phân tích

những ảnh hưởng cụ thể của chính sách tới lợi nhuận sau thuế của các DNNVV

trong từng lĩnh vực cụ thể.

75

Page 88: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

a. Ảnh hưởng của chính sách giảm thuế TNDN

Bảng 4.8 So sánh ảnh hưởng của chính sách giảm thuế TNDN tới lợi nhuận sau thuế của các DNNVV trên địa bàn

thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010 – 2012(ĐVT: Tỷ đồng)

Loại hình DN

Nếu không thực hiện

chính sách (K)

Nếu thực hiện chính sách

(C)

So sánh C/K

(%)

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Tổng lợi nhuận

sau thuế - 991,063 892,754 - 1.001,684 901,102 - 101,07 100,94

- Đồ gỗ mỹ nghệ - 174,141 168,100 - 175,790 169,432 - 100,95 100,79- SX sắt thép &

luyện kim - 449,162 343,785 - 454,183 347,032 - 101,12 100,94

- Dệt may - 90,107 82,512 - 91,069 83,310 - 101,07 100,97- TM & DV - 187,312 198,560 - 189,393 200,596 - 101,11 101,03- Khác - 90,341 99,797 - 91,249 100,732 - 101,01 100,94

(Nguồn: Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận sau thuế của các DNNVV trên

địa bàn thị xã khi được áp dụng chính sách giảm 30% thuế TNDN tăng so với

lợi nhuận sau thuế khi không được áp dụng chính sách. Cụ thể, năm 2011

tăng 1,07% và năm 2012 tăng 0,94% và tổng số lợi nhuận mà các DN được

hưởng qua 02 năm là 18,969 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, chính sách khi đưa

vào áp dụng đã cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và tác động trực tiếp tới

lợi nhuận của DN. Các DNNVV sản xuất sắt thép và luyện kim và các DN

thương mại – dịch vụ là những DN khi áp dụng chính sách có lợi nhuận sau

thuế tăng cao nhất so với khi không áp dụng chính sách (DN sản xuất sắt thép

và luyện kim: Năm 2011 tăng 1,12%; năm 2012 tăng 0,94%; DN thương mại

– dịch vụ: Năm 2011 tăng 1,11%; năm 2012 tăng 1,03%). Những DN trong

76

Page 89: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

các lĩnh vực này đóng góp số thuế TNDN lớn nhất vào nguồn thu ngân sách

Nhà nước, do đó đây cũng là những DN được hưởng ưu đãi lớn nhất (DN sản

xuất sắt thép và luyện kim qua 2 năm được hưởng 8,268 tỷ đồng, chiếm

43,59% tổng số lợi nhuận sau thuế các DN được hưởng; DN thương mại –

dịch vụ được hưởng 4,117 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng số lợi nhuận sau thuế

các DN được hưởng).

b. Ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN

Bảng 4.9 So sánh ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN tới lợi nhuận sau thuế của các DNNVV trên địa bàn

thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010 – 2012(ĐVT: Tỷ đồng)

Loại hình DN

Nếu không thực hiện

chính sách (K)

Nếu thực hiện chính sách

(C)

So sánh C/K

(%)

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Tổng lợi nhuận

sau thuế 803,148 983,827 886,494 816,304 1.001,684 901,102 101,64 101,82 101,65

- Đồ gỗ mỹ

nghệ 152,456 173,146 167,102 154,753 175,790 169,432 101,51 101,53 101,39

- SX sắt thép &

luyện kim 319,021 445,640 341,351 324,210 454,183 347,032 101,63 101,92 101,66

- Dệt may 78,361 89,386 81,915 79,735 91,069 83,310 101,75 101,88 101,70- TM & DV 182,490 185,995 197,020 185,525 189,393 200,596 101,66 101,83 101,82- Khác 70,820 89,660 99,106 72,081 91,249 100,732 101,78 101,77 101,64

(Nguồn: Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn)

Do chính sách gia hạn thuế TNDN được áp dụng trước chính sách giảm

thuế TNDN nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV nên những ảnh hưởng

của chính sách này tới lợi nhuận sau thuế của các DN lớn hơn. Trong 3 năm

từ năm 2010 đến năm 2012, tổng số lợi nhuận sau thuế mà các DN tạm thời

77

Page 90: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

được hưởng là 45,621 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với lợi nhuận sau thuế mà các

DNNVV được hưởng từ chính sách giảm thuế TNDN. Tuy số tiền này các

DN được gia hạn sử dụng trong một thời gian nhất định nhưng cũng đã giúp

các DN giải quyết những khó khăn cần thiết trước mắt như quay vòng vốn sản

xuất kinh doanh, chi trả lương cho người lao động... tiếp tục duy trì hoạt động

sản xuất kinh doanh của DN. Năm 2010, các DN hoạt động trong lĩnh vực

như dệt may và các lĩnh vực khác có lợi nhuận sau thuế được hưởng lớn nhất

khi chính sách được áp dụng. Nhưng sang đến năm 2011 và 2012, khi tình

hình sản xuất kinh doanh của các DN được cải thiện, ngoài các DN dệt may

còn có các DN sản xuất sắt thép và luyện kim, DN thương mại – dịch vụ là

những DN có được lợi nhuận tăng thêm khi áp dụng chính sách so với khi

không có chính sách gia hạn thuế TNDN. Cụ thể, năm 2011, DN sản xuất sắt

thép và luyện kim lợi nhuận tăng thêm 1,92%; DN thương mại – dịch vụ lợi

nhuận tăng thêm 1,83%; năm 2012, DN thương mại – dịch vụ lợi nhuận tăng

thêm 1,82%; DN dệt may lợi nhuận tăng thêm 1,7%.

4.2.1.4 Ảnh hưởng đến số lượng lao động và thu nhập từ tiền lương, tiền công

của người lao động

Thuế TNDN tuy không trực tiếp tác động lên thu nhập từ tiền lương,

tiền công của người lao động ở các tổ chức kinh tế, nhưng nó sẽ ảnh hưởng

gián tiếp rất lớn đến lĩnh vực này thông qua các tác động lên việc sử dụng

nguồn thu nhập và phân phối lại thu nhập của doanh nghiệp. Và từ những tác

động này sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người lao động. Sau đây, tác

giả tiến hành phân tích các tác động kinh tế của chính sách giãn thuế, giảm

thuế TNDN lên tiền lương, tiền công của người lao động trong các DN.

78

Page 91: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Bảng 4.10 Tác động của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN tới tiền lương, tiền công của người lao động ở các

DNNVV trên địa bàn thị xã Từ SơnPhía DNNVV Phía cán bộ thuế

SL

(người)

CC

(%)

SL

(người)

CC

(%)

I. Số lượng lao động trong các DNNVV sau khi

thực thi chính sách278 100 30 100

1.1. Tăng 0 0 0 0

1.2. Ổn định 16 5,76 2 6,67

1.3. Giảm 262 94,24 28 93,33

II. Tiền lương, tiền công của người lao động

trong các DNNVV sau khi thực thi chính sách278 100 30 100

2.1. Tăng 16 5,76 2 6,67

2.2. Ổn định 229 82,37 21 70,00

2.3. Giảm 33 11,87 7 23,33

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhiều DN trong cả nước nói

chung, trên địa bàn thị xã Từ Sơn nói riêng buộc phải thu hẹp sản xuất, hoạt

động cầm chừng, cắt giảm lao động để đảm bảo doanh thu, lợi nhuận của DN.

Nhìn vào bảng số liệu điều tra ta thấy, đa số ý kiến của cả phía DN (92,24% ý

kiến) và phía cán bộ thuế (93,33% ý kiến) cho rằng số lượng lao động giảm

nhiều ở các DN. Chỉ có khoảng 5,76% ý kiến phía các DN và 6,67% ý kiến

phía cán bộ thuế cho rằng số lượng lao động ổn định ở một số lĩnh vực như

dệt may, thương mại – dịch vụ và lĩnh vực khác như sản xuất, kinh doanh

nước sạch; dịch vụ thay thế và sửa chữa ô tô...

Tuy lao động có bị cắt giảm nhưng sau khi áp dụng chính sách giãn

thuế, giảm thuế TNDN đối với các DNNVV thì tiền lương, tiền công của

người lao động tương đối ổn định, tăng khoảng 20% so với năm 2011 và dao

Đối tượngChỉ tiêu

79

Page 92: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

động từ 4 triệu đồng/1 tháng đến 5 triệu đồng/1 tháng (có 82,37% ý kiến phía

các DN và 70% ý kiến phía cán bộ thuế cho rằng như vậy). Một số ý kiến cho

rằng lương của người lao động giảm (11,87% ý kiến phía các DN và 23,33%

ý kiến phía cán bộ thuế) chủ yếu ở một số lĩnh vực, làng nghề sản xuất đồ mỹ

nghệ và sắt thép.

Như vậy, sau khi Chính phủ ban hành chính sách gia hạn, giảm thuế

nhằm tháo gỡ khó khăn cho DNNVV tuy không tác động trực tiếp tới tiền

lương, tiền công của người lao động nhưng với khoản tiền được gia hạn và

khoản tiền thuế được giảm cũng đã phần nào giúp các DN có thêm nguồn tiền

trả lương cho công nhân, giúp doanh nghiệp bớt đi một phần khó khăn hiện

nay, ổn định hoạt động kinh doanh.

4.2.1.5 Ảnh hưởng đến số lượng DN thành lập; giải thể, phá sản; tạm ngừng

hoạt độnh và chỉ số hàng tồn kho của các DN

Những ảnh hưởng tích cực của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN

cho các DNNVV tác động tới các DN còn được thể hiện qua số lượng

DNNVV thành lập; DNNVV giải thể, phá sản và tạm ngừng hoạt động được

thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11 Số lượng DNNVV thành lập, DN giải thể, phá sản và tạm

ngừng hoạt động trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010 – 2012

(ĐVT: Doanh nghiệp)

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

So sánh (%)

2011/2010 2012/2011

1. Tổng số DNNVV 827 849 840 102,66 98,94

- Số lượng DN thành lập 11 34 02 309,09 5,88

- Số lượng DN giải thể, phá sản

và tạm ngừng hoạt động07 12 11 171,43 91,67

2. Chỉ số hàng tồn kho 0,35 0,32 0,28 91,43 87,50

(Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn)

NămChỉ tiêu

80

Page 93: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Nhìn vào bảng 4.11 ta thấy, sau khi Chính phủ ban hành đồng thời cả 2

chính sách giãn thuế và giảm thuế TNDN vào năm 2011, số lượng DN mới

thành lập đã tăng lên một cách nhanh chóng; so với năm 2010, số lượng

DNNVV năm 2011 mới thành lập tăng gấp 03 lần (năm 2010 có 11 DN mới

thành lập; năm 2011 là 34DN). Tuy nhiên, sang năm 2012, số lượng DN mới

thành lập rất thấp, dẫn đến điều này là do các DN mới thành lập sẽ phải cạnh

tranh rất nhiều với các DN đã thành lập trước đó nên các nhà đầu tư chủ yếu

đầu tư vốn hoặc góp vốn với các DN đã thành lập và đang có những chuyển

biến tích cực trong SXKD.

Sau khi Nhà nước và các cơ quan, ban ngành có liên quan tích cực triển

khai chính sách ưu đãi thuế mới, số lượng DN giải thể, phá sản và tạm ngừng

hoạt động tuy vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn trước. Cụ thể: Năm 2010,

số DNNVV giải thể, phá sản và tạm ngừng hoạt động là 07 DN; năm 2011 số

DN này tăng thêm 05 DN, nhưng sang đến năm 2012 tuy số DN này vẫn tăng

nhưng giảm 8,33% so với năm 2011.

Và chỉ số hàng tồn kho của các DNNVV liên tục giảm qua 03 năm, cụ

thể: Năm 2011 giảm 8,57% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 12,5% so với

năm 2011. Như vậy, các DNNVV đã giải quyết được vấn đề hàng hóa ứ đọng,

gia tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ.

4.2.2 Những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp đến hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, điều tiết trực tiếp vào thu nhập chịu

thuế và là loại thuế đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, khi phân tích những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế

TNDN tới hiệu quả SXKD của DN, tác giả chú trọng phân tích ảnh hưởng của

chính sách này tới một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD như tỷ suất lợi

nhuận chi phí, tỷ suất lợi nhuận lao động và tỷ suất lợi nhuận vốn.

4.2.2.1 Những ảnh hưởng của chính sách giảm thuế TNDN

81

Page 94: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Bảng 4.12 So sánh ảnh hưởng của chính sách giảm thuế đến hiệu quả SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVTNếu không thực

hiện chính sách (K) Nếu thực hiện chính sách (C) So sánh C/K(%)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

5. Tỷ suất lợi nhuận chi phí % - 17,06 12,74 - 17,25 12,86 - 1,011 1,009- Đồ gỗ mỹ nghệ % - 15,68 15,80 - 15,83 15,92 - 1,009 1,008- SX sắt thép & luyện kim % - 20,66 15,73 - 20,89 15,88 - 1,011 1,009- Dệt may % - 15,61 14,72 - 15,78 14,86 - 1,011 1,010- TM & DV % - 14,45 9,51 - 14,61 9,61 - 1,011 1,010- Khác % - 13,92 8,97 - 14,06 9,06 - 1,010 1,0096. Tỷ suất lợi nhuận lao động % - 3,21 4,98 - 3,25 5,03 - 1,011 1,009

- Đồ gỗ mỹ nghệ % - 2,20 4,58 - 2,22 4,61 - 1,009 1,008- SX sắt thép & luyện kim % - 4,30 10,93 - 4,35 11,03 - 1,011 1,009- Dệt may % - 1,29 1,41 - 1,31 1,43 - 1,011 1,010- TM & DV % - 4,96 5,85 - 5,02 5,91 - 1,011 1,010- Khác % - 5,17 5,32 - 5,22 5,37 - 1,010 1,0097. Tỷ suất lợi nhuận vốn % - 7,57 6,58 - 7,65 6,64 - 1,011 1,009- Đồ gỗ mỹ nghệ % - 8,76 7,21 - 8,84 7,27 - 1,009 1,008- SX sắt thép & luyện kim % - 7,40 5,51 - 7,48 5,56 - 1,011 1,009- Dệt may % - 8,77 7,80 - 8,86 7,88 - 1,011 1,010- TM & DV % - 7,40 8,15 - 7,49 8,24 - 1,011 1,010- Khác % - 6,12 6,66 - 6,18 6,72 - 1,010 1,009

(Nguồn: Trích bảng 4.12, phụ lục số 4)79

Page 95: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, sau khi các DNNVV trên địa bàn thị xã

được áp dụng chính sách giảm thuế TNDN thì hiệu quả kinh doanh của các DN

được cải thiện rõ rệt, cụ thể tỷ suất lợi nhuận chi phí, tỷ suất lợi nhuận lao động

và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đều tăng so với khi không thực hiện chính

sách. Tuy năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện chính sách giảm thuế nhưng trong

năm này tỷ suất lợi nhuận đạt được lớn nhất. Tỷ suất lợi nhuận chi phí đạt

17,25% tức là mỗi đồng chi phí các DN bỏ ra tạo ra được 17,25 đồng lợi nhuận,

tăng 1,011 lần so với khi chính sách không được áp dụng. Tỷ suất lợi nhuận lao

động đạt 3,25% tức là mỗi người lao động trong các DN tạo ra được 3,25 đồng

lợi nhuận. Và tỷ suất lợi nhuận vốn đạt 7,65% tức là mỗi đồng vốn chủ sở hữu

bỏ ra tạo ra được 7,65 đồng lợi nhuận. Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận chi phí giảm

là 1,34 lần và so với năm 2011; tỷ suất lợi nhuận lao động và tỷ suất lợi nhuận

vốn tăng lần lượt là 1,55 lần và 1,009 lần so với năm 2011. Điều này chứng tỏ,

khi chính sách giảm thuế TNDN của Chính phủ đến được với các DNNVV đã

giúp các DN tăng nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất và khuyến khích, hỗ

trợ người lao động làm cho người lao động hăng say hơn trong công việc, hoàn

thành tốt công việc được giao. Điều này góp phần gia tăng tỷ suất lợi nhuận lao

động và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Trong các lĩnh vực mà DNNVV hoạt động thì tỷ suất lợi nhuận chi phí

và tỷ suất lợi nhuận vốn đều có xu hướng giảm qua các năm. Đối với tỷ suất

lợi nhuận chi phí, DN thương mại – dịch vụ và DN khác có tỷ suất giảm mạnh

nhất lần lượt là 1,52 lần và 1,55 lần. Đối với tỷ suất lợi nhuận vốn, DN sản

xuất đồ gỗ mỹ nghệ và DN sản xuất sắt thép và luyện kim có tỷ suất giảm

mạnh nhất là 1,21 lần và 1,34 lần. Đối với tỷ suất lợi nhuận lao động, các DN

đều có xu hướng tăng, DN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và DN sản xuất sắt thép và

luyện kim có tỷ suất lao động tăng lớn nhất là 2,08 lần và 2,53 lần.

4.2.2.2 Những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN

80

Page 96: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Bảng 4.13 So sánh ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN đến hiệu quả SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVTNếu không thực hiện

chính sách (K) Nếu thực hiện chính sách (C) So sánh C/K (%)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

5. Tỷ suất lợi nhuận chi phí % 14,38 16,94 12,65 14,61 17,25 12,86 1,016 1,018 1,016- Đồ gỗ mỹ nghệ % 15,65 15,59 15,71 15,88 15,83 15,92 1,015 1,015 1,014- SX sắt thép & luyện kim % 15,62 20,49 15,62 15,87 20,89 15,88 1,016 1,019 1,017- Dệt may % 15,56 15,49 14,62 15,83 15,78 14,86 1,018 1,019 1,017- TM & DV % 11,75 14,34 9,44 11,95 14,61 9,61 1,017 1,018 1,018- Khác % 13,80 13,81 8,91 14,05 14,06 9,06 1,018 1,018 1,0166. Tỷ suất lợi nhuận lao động % 2,43 3,19 4,94 2,47 3,25 5,03 1,016 1,018 1,016- Đồ gỗ mỹ nghệ % 1,85 2,19 4,55 1,87 2,22 4,61 1,015 1,015 1,014- SX sắt thép & luyện kim % 2,70 4,27 10,85 2,75 4,35 11,03 1,016 1,019 1,017- Dệt may % 1,17 1,28 1,40 1,19 1,31 1,43 1,018 1,019 1,017- TM & DV % 4,44 4,93 5,80 4,52 5,02 5,91 1,017 1,018 1,018- Khác % 3,21 5,13 5,29 3,27 5,22 5,37 1,018 1,018 1,0167. Tỷ suất lợi nhuận vốn % 7,11 7,51 6,54 7,23 7,65 6,64 1,016 1,018 1,016- Đồ gỗ mỹ nghệ % 8,47 8,71 7,17 8,59 8,84 7,27 1,015 1,015 1,014- SX sắt thép & luyện kim % 6,09 7,34 5,47 6,19 7,48 5,56 1,016 1,019 1,017- Dệt may % 8,57 8,70 7,75 8,72 8,86 7,88 1,018 1,019 1,017- TM & DV % 7,65 7,35 8,09 7,77 7,49 8,24 1,017 1,018 1,018- Khác % 7,43 6,07 6,61 7,56 6,18 6,72 1,018 1,018 1,016

(Nguồn: Trích bảng 4.13, phụ lục số 5)

81

Page 97: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Nhìn vào bảng 4.13 ta thấy, sau khi các DNNVV trên địa bàn thị xã

được áp dụng chính sách gia hạn thuế TNDN thì hiệu quả kinh doanh của các

DN đều có xu hướng tăng so với khi không thực hiện chính sách, được thể

hiện bởi các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí, tỷ suất lợi nhuận lao động và tỷ

suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Trong 03 năm từ năm 2010 đến năm 2012,

năm 2011 các DNNVV trên địa bàn thị xã đạt tỷ suất lợi nhuận chi phí và tỷ

suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu lớn nhất là 17,25% và 7,65%. Tỷ suất lợi

nhuận chi phí đạt 17,25% tức là mỗi đồng chi phí các DN bỏ ra tạo ra được

17,25 đồng lợi nhuận; tỷ suất lợi nhuận vốn đạt 7,65% tức là mỗi đồng vốn

chủ sở hữu bỏ ra tạo ra được 7,65 đồng lợi nhuận, tăng 1,018 lần so với khi

chính sách không được áp dụng. Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận lao động của

các DN đạt lớn nhất 5,03% tức là mỗi người lao động trong các DN tạo ra

được 5,03 đồng lợi nhuận; tăng 1,55 lần so với năm 2011 và tăng 1,016 lần so

với khi các DN không áp dụng chính sách giãn thuế.

Trong các lĩnh vực mà DNNVV hoạt động, tỷ suất lợi nhuận chi phí và

tỷ suất lợi nhuận vốn đều có xu hướng tăng, giảm không đều qua các năm.

Đối với tỷ suất lợi nhuận chi phí, DN sản xuất sắt thép và luyện kim có tỷ suất

lớn nhất vào năm 2011 là 20,89%. Đối với tỷ suất lợi nhuận vốn, DN dệt may

và DN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có tỷ suất lớn nhất vào năm 2011 lần lượt là

8,86% và 8,84%. Đối với tỷ suất lợi nhuận lao động, các DN đều có xu hướng

tăng, DN sản xuất sắt thép và luyện kim có tỷ suất lao động lớn nhất vào năm

2012 là 11,03%, tăng 2,53 lần so với năm 2011.

4.2.3 Những ảnh hưởng tiêu cực

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, chính sách giãn

thuế, giảm thuế TNDN cho các DNNVV sau một thời gian đưa vào thực hiện

đã thể hiện những ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả và hiệu quả SXKD của các

DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn:

82

Page 98: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

Về chính sách giãn thuế (gia hạn thuế): Qua thời gian tìm hiểu luật

thuế TNDN và tình hình thực hiện chính sách gia hạn thuế TNDN đối với các

DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tác giả nhận thấy Chính phủ đưa ra giải

pháp "gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN cho DNNVV" là giải pháp trước mắt

có thể giúp DN có vốn để SXKD nhưng trong dài hạn nếu DN SXKD không

có hiệu quả sẽ đẩy DN vào tình trạng nợ đọng tiền thuế kéo dài. Vì gia hạn

thuế thời hạn 01 năm, đến khi hết thời hạn 01 năm sau, DN vừa phải nộp thuế

gia hạn vừa phải nộp thuế phát sinh trong quý đó, thì DN gặp rất nhiều khó

khăn về tài chính, DN tiếp tục thiếu nợ tiền thuế.

Để cấu thành kết quả và hiệu quả SXKD trong DN, không thể không

nhắc tới các khoản chi phí. Về các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ, xét về nguyên

tắc, ở các quốc gia trên thế giới, chi phí được tính trừ đi khi xác định thu nhập

tính thuế khi thỏa mãn các điều kiện: Là chi phí mà DN thực chi ra ở một

mức độ hợp lý; chi phí đó phải tạo ra thu nhập và doanh thu trong kỳ; chi phí

có chứng từ, hóa đơn hợp pháp theo quy định. Tuy nhiên ở Việt nam, Thông

tư 123 ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về thuế TNDN lại

quy định mức khống chế (tối đa) đối với một số loại chi phí liên quan đến

SXKD. Điều này dẫn đến có nhiều khoản chi phù hợp với thông lệ thế giới

nhưng lại bị loại trừ khi khai báo thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN

Việt Nam, cụ thể như mức khống chế về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến

mãi,... làm cho thuế thực tế mà các DN phải trả (trên lợi nhuận thực tế) cao

hơn nhiều so với mức thuế suất quy định tại Luật Thuế TNDN. Do đó, làm

giảm kết quả và hiệu quả SXKD của các DNNVV.

Thuế TNDN có nhiều quy định khuyến khích, hỗ trợ thông qua chế độ

miễn giảm thông thường áp dụng đối với các DN mới thành lập hoặc DN

được hưởng ưu đãi đầu tư, nhưng đồng thời cũng dùng biện pháp gia hạn

thuế, giảm thuế suất thuế TNDN cho các DNNVV như hiện nay. Điều đó dẫn

đến tình trạng phức tạp, chồng lấn giữa chế độ miễn giảm và chế độ ưu đãi

83

Page 99: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

bằng thuế suất. Quy định như vậy vừa gây khó khăn cho việc các DNNVV áp

dụng vừa làm giảm hiệu quả thu ngân sách Nhà nước.

Nhiều DNNVV đã lợi dụng số tiền thuế có được từ chính sách gia hạn

thuế, giảm thuế TNDN sử dụng vào mục đích khác như đầu tư tài chính, đầu

tư bất động sản... mà không dùng để tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho DN.

Đối với nhiều DNNVV đang đứng bên bờ vực giải thể, phá sản và tạm

ngừng hoạt động thì chính sách gia hạn thuế, giảm thuế TNDN không còn có

ý nghĩa vì DN không còn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho

lớn, nợ xấu nhiều.

4.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chính

sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

4.3.1 Mục tiêu thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến các

doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Thực hiện kịp thời việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và

khoản thu NSNN cho một số đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá

nhân theo Nghị quyết số 13/NQ – CP ngày 10 tháng 05 năm 2012 và Nghị

quyết số 02/NQ – CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ; đảm bảo

đúng đối tượng, công khai, minh bạch;

- Rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, phân

đấu thu ở các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng tăng thu để bù đắp

các khoản giảm thu do thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thời hạn nộp

thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế kết hợp với thanh tra, kiểm

tra thực hiện pháp luật về giá. Kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế

của các DN, tổ chức, cá nhân; đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản

thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các khoản

thu theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra và

các cơ quan bảo vệ pháp luật khác;

84

Page 100: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

- Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng

chế độ quy định, công khai, minh bạch;

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác quản lý

thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng, chống gian lận thương mại, chống buôn

lậu, chống chuyển giá;

- Định kỳ vào ngày mùng 10 hàng tháng báo cáo đánh giá kết quả thu

NSNN, ước thực hiện thu NSNN cả năm gửi UBND Thị xã và Phòng Tài

chính – Kế hoạch đồng thời tham mưu các giải pháp nhằm phấn đấu hoàn

thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2013.

- Ước thực hiện thu NSNN giai đoạn 2013 – 2015:

+ Năm 2013: Ước thực hiện 507.039/519.150 triệu đồng, đạt 98% dự

toán pháp lệnh, trong đó tiền sử dụng đất thực hiện 300.000 triệu đồng, đạt

100% dự toán giao; các khoản thuế, phí thực hiện 207.039/219.150 triệu đồng

đạt 94% dự toán giao, bằng 111% so với cùng kỳ.

+ Năm 2014: Uớc thực hiện 221.300 triệu đồng, bằng 107% so với

cùng kỳ (không bao gồm tiền sử dụng đất và tiền thuê đất).

+ Năm 2015: Uớc thực hiện 250.000 triệu đồng, bằng 113% so với

cùng kỳ (không bao gồm tiền sử dụng đất và tiền thuê đất).

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện năm 2015 so với năm 2010

tăng 156%, số thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân hàng năm tăng 11,2%.

4.3.2 Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn

chế những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu

nhập doanh nghiệp đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã

Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới

Thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đối với các DNNVV

là một trong những giải pháp mà Chính phủ đã ban hành nhằm tháo gỡ khó

khăn cho sản xuất kinh doanh của các DN, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ

xấu. Tuy nhiên, cần lưu ý khắc phục tốt hơn những mặt còn hạn chế, thiếu sót

85

Page 101: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

như hệ thống chính sách thuế TNDN chưa thực sự đồng bộ, phù hợp với cơ

chế thị trường; chính sách thuế TNDN còn có những điểm chưa quy định chặt

chẽ, tạo kẽ hở cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng gian lận thuế TNDN...; một

bộ phận cán bộ thuế yếu cả về trình độ và phẩm chất đạo đức, chưa đáp ứng

được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới... từ đó làm giảm hiệu quả của một số

chính sách thuế TNDN, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước và

trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả SXKD của các DN nói chung và

các DNNVV nói riêng. Vì vậy, tác giả xin mạnh dạn kiến nghị một số giải

pháp nhằm hoàn thiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đối với các

DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn như sau:

4.3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện chính sách quản lý thuế TNDN đối với các

DNNVV

- Để giải quyết tình trạng phức tạp, chồng lấn giữa chế độ miễn giảm

thông thường áp dụng đối với các DN mới thành lập hoặc DN được hưởng ưu

đãi đầu tư, nhưng đồng thời cũng dùng biện pháp gia hạn thuế, giảm thuế suất

thuế TNDN cho các DNNVV như hiện nay, Chính phủ cần rà soát lại văn bản

luật thuế TNDN hoặc những luật chuyên ngành liên quan để loại bỏ những

nội dung trùng lặp này, đảm bảo sự thống nhất về mặt hình thức và logic hơn

về mặt nội dung.

- Chính phủ đưa ra giải pháp "gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN cho

DNNVV" là giải pháp trước mắt có thể giúp DN có vốn để SXKD nhưng

trong dài hạn nếu DN SXKD không có hiệu quả sẽ đẩy DN vào tình trạng nợ

đọng tiền thuế kéo dài. Vì vậy, xét về lâu dài để hỗ trợ các DN, Chính phủ

nên xem xét thực hiện các chính sách liên quan đến việc giảm thuế TNDN,

còn với chính sách gia hạn (giãn) thuế chỉ nên thực hiện trong ngắn hạn và

không áp dụng trong thời gian tới.

86

Page 102: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

4.3.2.2 Giải pháp 2: Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước

* Với các Sở, ban ngành cấp tỉnh và Cục thuế tỉnh Bắc Ninh

- Phối hợp với các Sở, ban ngành và Cục thuế tỉnh nhanh chóng triển

khai các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật mới tới các DN tham gia

hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN được

hưởng các chính sách ưu đãi để hoạt động có hiệu quả, từ đó gia tăng nguồn

thu cho ngân sách Nhà nước

- Cục thuế tỉnh thường xuyên tổ chức, triển khai các hoạt động thi

nghiệp vụ, giáo dục, đào tạo cán bộ thuế ở các Chi cục nhằm nâng cao nghiệp

vụ cho cán bộ thuế. Từ đó, làm tăng hiệu quả thực hiện các chính sách ưu đãi

thuế, những chủ trương mới của Nhà nước đề ra.

* Với UBND xã, phường

- Đội kiểm tra thuế chủ động phối hợp với UBND xã, phường giám sát,

theo dõi biến động về số lượng lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của

các DN đóng trên địa bàn xã, phường.

* Với cơ quan quản lý thuế

- Cơ quan quản lý thuế tạo mọi điều kiện thuận lợi về chế độ, có cơ chế

hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ để đội ngũ cán bộ trực tiếp

quản lý DN hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Một trong những nội dung của chương trình hiện đại hóa ngành Thuế

là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, ngành

đã phát triển được gần 40 phần mềm ứng dụng tin học như phần mềm đăng ký

thuế, quản lý thuế, quản lý nợ thuế phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp...

Do đó, cơ quan quản lý thuế cần tích cực động viên, tạo điều kiện và triển

khai các phần mềm cho các cán bộ thuế được đào tạo, tiếp cận giúp cho công

tác thanh tra, kiểm tra, phân tích tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh

doanh của các DN được chính xác, tạo điều kiện thực hiện các chính sách ưu

đãi thuế cho các DN nói chung và DNNVV nói riêng.

87

Page 103: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

4.3.2.3 Giải pháp 3: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan Thuế và đối

tượng nộp thuế

* Cơ quan Thuế cần tăng cường giao tiếp thông tin, cung cấp các chính

sách, chủ trường do Nhà nước đề ra

- Cơ quan Thuế và cán bộ trực tiếp quản lý thuế thường xuyên cập nhật

chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền tới các đối

tượng nộp thuế.

- Tạo điều kiện cho các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ của

mình như:

+ Xây dựng một website dịch vụ cho đối tượng nộp thuế; thông báo và

cập nhật các trường hợp nợ thuế; tạo lập các kênh hỗ trợ trực tuyến, cung cấp

đầy đủ các văn bản, chính sách, thủ tục về thuế trên mạng theo trình tự sắp

xếp hợp lý để dễ tra cứu.

+ Cung cấp cho người nộp thuế cách lưu trữ thông tin cho mục đích

kiểm tra, xác minh; phát hành sách hướng dẫn kê khai thuế, thủ tục nộp thuế

và kế toán thuế.

+ Tổ chức các buổi tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng nộp thuế.

+ Tăng cường tiếp cận đối tượng thuế để nắm bắt thông tin.

+ Nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng nộp thuế theo cơ chế “một

cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế như “một cửa” trực tiếp

tại cơ quan thuế, “một cửa” qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế, “một

cửa” qua hệ thống điện thoại hỗ trợ người nộp thuế.

+ Rà soát những đối tượng nộp thuế, quản lý đối tượng. Đối với các đối

tượng hết thời gian gia hạn nộp thuế, cơ quan quản lý thuế thường xuyên theo

dõi, đốc thúc nộp thuế nợ đọng. Nếu đối tượng nộp thuế trốn tránh nghĩa vụ

thì cơ quan quản lý thuế thông báo số tiền nợ thuế, dùng biện pháp cưỡng chế

thuế như cưỡng chế qua tài khoản ngân hàng, thông báo ngừng sử dụng hóa

đơn, thu hồi mã số thuế, truy cứu trách nhiệm hình sự.

88

Page 104: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

+ Đối với các DN sử dụng tiền thuế được gia hạn, giảm không đúng mục

đích cần có các chế tài xử lý thích hợp như phạt, truy tố... để DN sử dụng đúng

mục đích số tiền thuế được gia hạn, giảm từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

- Xây dựng cơ chế tham vấn người nộp thuế và các bên liên quan nhằm

nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về thuế.

* Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế tuân thủ chính sách

Tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ tốt chính sách là

một mục tiêu quan trọng. Do đó, bộ phận cung cấp dịch vụ cho người nộp

thuế cần thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu dịch vụ, tạo điều kiện cho việc

đưa vào các dịch vụ mới phục vụ cho đối tượng nộp thuế. Đa dạng hóa các

hình thực tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về thuế phù hợp với từng

nhóm đối tượng. Ngành thuế cần chú trọng phát triển các dịch vụ hỗ trợ thuế

điện tử; triển khai hình thức cung cấp, tra cứu hoặc trao đổi thông tin về tình

hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế qua cổng thông tin điện tử,

qua mạng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử. Phân tích, phân loại các

vướng mắc thường gặp của đối tượng nộp thuế để hỗ trợ hiệu quả cho họ; xây

dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ giải đáp các vướng mắc áp dụng thống nhất trong

toàn ngành thuế.

4.3.2.4 Giải pháp 4: Chú trọng tới công tác quản trị chiến lược trong quản lý

thuế TNDN và việc thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đối với

các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Công tác lập kế hoạch chiến lược cho quản lý thuế phải được tổ chức

thường xuyên với việc xây dựng kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn

(thường là 5 năm). Kế hoạch cần nêu rõ nhiệm vụ, mục tiêu, các kết quả cần

đạt được và những thách thức đối với ngành thuế trong những năm tới và biện

pháp để đối mặt với các thách thực đó. Trong quá trình xây dựng kế hoạch

như vậy, cần duy trì đối thoại với các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng nộp

thuế. Sự tham gia của người nộp thuế sẽ tạo tính đồng thuận, sự quan tâm,

89

Page 105: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

tính minh bạch và tính khả thi của các kế hoạch, chính sách và việc thực hiện

các quyết định.

Ngành thuế nói chung và các cơ quan quản lý thuế nói riêng nên tiến

hành các cuộc điều tra lấy ý kiến phản hồi từ đối tượng nộp thuế và cán bộ

thuế là một biện pháp quan trọng để nâng cao cơ chế chịu trách nhiệm đối với

người nộp thuế và đồng thời cũng là công cụ để hỗ trợ cho việc xây dựng

chiến lược. Vì vậy, ngành thuế và các cơ quan quản lý thuế cần thực hiện việc

điều tra thí điểm, các kết quả điều tra cần công bố công khai cho các bên liên

quan và là cơ sở dữ liệu để theo dõi hiệu quả hoạt động.

Cơ quan quản lý thuế cần tăng cường công tác thống kê, tổng hợp và

xây dựng các mô hình dự báo, ứng dụng vào công tác quản lý thuế với các nội

dung như: Xác định các loại thuế đang triển khai và các chính sách áp dụng,

số lượng đối tượng nộp thuế, khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh, nơi cư

trú của đối tượng nộp thuế, số thuế nộp định kỳ của từng đối tượng... Từ đó,

dự báo đối tượng nộp thuế tiềm năng, số thuế dự kiến, mức độ và hành vi tuân

thủ của đối tượng nộp thuế... nhằm hỗ trợ cho công tác xây dựng kế hoạch

chiến lược.

90

Page 106: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế

nước ta nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và

vừa. Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành

chính sách về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ

trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Trong đó giải pháp giãn thuế, giảm thuế cho

doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những hỗ trợ thiết thực, giúp cộng

đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Ngay sau khi

có chính sách, Cục Thuế các tỉnh phối hợp với các Chi cục triển khai nhiều

giải pháp giúp doanh nghiệp sớm được hưởng chính sách ưu đãi và đã đạt

được nhiều kết quả tích cực.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành

được những vấn đề sau:

Về lý luận, luận văn tổng hợp và hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về

thuế, thuế TNDN và chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN; doanh nghiệp

nhỏ và vừa và những tác động của chính sách thuế TNDN tới các DNNVV;

Về thực tiễn, luận văn nghiên cứu tác động của chính sách ưu đãi thuế

đối với DN ở một số nước trên Thế giới nói chung và trên địa bàn thị xã Từ

Sơn nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn đã làm rõ và đánh giá tình hình thực

hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN của các DNNVV trên địa bàn thị

xã Từ Sơn; đánh giá những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế

TNDN tới các yếu tố cấu thành kết quả và hiệu quả SXKD của các DNNVV

trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Chính sách giãn thuế và giảm thuế TNDN đã giúp

các DNNVV cải thiện được điều kiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần

91

Page 107: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

cho người lao động; nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng mẫu mã; tăng

vị thế cạnh tranh cho DNNVV với các sản phẩm trong và ngoài nước. Chính

sách cũng làm tăng nguồn cung ứng vốn và lợi nhuận sau thuế từ hoạt động

SXKD của các DN đặc biệt là những DN có đóng góp lớn cho nguồn thu của

NSNN như DN sản xuất sắt thép và luyện kim; DN thương mại dịch vụ... tiền

lương, tiền công của người lao động, số lượng DN thành lập, giải thể, phá

sản... Chính sách tuy không tác động trực tiếp tới tiền lương, tiền công của

người lao động nhưng với khoản tiền được gia hạn và khoản tiền thuế được

giảm cũng đã phần nào giúp các DN có thêm nguồn tiền trả lương cho công

nhân, giúp doanh nghiệp bớt đi một phần khó khăn hiện nay, ổn định hoạt

động kinh doanh. Bên cạnh đó, tác giả đánh giá những ảnh hưởng của chính

sách giãn thuế, giảm thuế TNDN tới hiệu quả SXKD của các DNNVV trên

địa bàn thị xã Từ Sơn thông qua các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận chi phí, tỷ

suất lợi nhuận lao động và tỷ suất lợi nhuận vốn. Đồng thời, tác giả đưa ra

những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách như DN nợ đọng thuế; nhiều

DNNVV đã lợi dụng số tiền thuế có được từ chính sách gia hạn thuế, giảm

thuế TNDN sử dụng vào mục đích khác mà không sử dụng để tái đầu tư

SXKD; chính sách không có tác dụng đối với các DN hoạt động không có

hiệu quả...

Từ những nội dung phân tích và đánh giá thực tiễn trên, luận văn đề

xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế

những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn,

tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới bao gồm: (1) Hoàn thiện chính sách gia hạn

thuế, giảm thuế TNDN đối với các DNNVV; (2) Tăng cường phối hợp với các

cơ quan quản lý Nhà nước; (3) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan Thuế

và người nộp thuế; (4) Chú trọng tới công tác quản trị chiến lược trong quản

lý thuế TNDN và việc thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đối

với các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

92

Page 108: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ

- Đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện các gói giải pháp về thuế TNDN

nhằm hỗ trợ các DNNVV trong giai đoạn khó khăn, giúp các DN ổn định

kinh tế, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Các giải pháp tài chính hỗ trợ vốn trực tiếp và gián tiếp cho DN được

các DN đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh các giải pháp về tài chính, đề nghị

Chính phủ và Quốc hội cần quan tâm nhiều hơn đối với các giải pháp tiền tệ

để hạ mặt bằng lãi suất, giảm chi phí vốn đồng thời tăng khả năng tiếp cận

vốn cho DN.

- Đề nghị Chính phủ rà soát lại văn bản luật thuế TNDN hoặc những

luật chuyên ngành liên quan để loại bỏ những nội dung trùng lặp, đảm bảo sự

thống nhất về mặt hình thức và logic về mặt nội dung nhằm giải quyết tình

trạng phức tạp, chồng lấn giữa chế độ miễn giảm thông thường áp dụng đối

với các DN mới thành lập hoặc DN được hưởng ưu đãi đầu tư, nhưng đồng

thời cũng dùng biện pháp gia hạn thuế, giảm thuế suất thuế TNDN cho các

DNNVV như hiện nay.

5.2.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính – Tổng Cục thuế

- Đề nghị Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế chỉ đạo sát sao các Cục Thuế

thực hiện kịp thời việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN cho một

số đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân theo các quyết định mới

nhất của Chính phủ; tăng cường rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân

sách trên địa bàn; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, cũng như phối hợp

chặt chẽ giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong

công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng, chống gian lận thương

mại, chống buôn lậu, chống chuyển giá.

- Trên cơ sở các chính sách về thuế mà Chính phủ đưa ra, đề nghị Bộ

Tài chính, Tổng Cục thuế có các văn bản hướng dẫn cụ thể các cơ chế chính

93

Page 109: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

sách thu thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng theo hướng công bằng, đơn

giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong

việc thực hiện đúng pháp luật thuế.

- Hiện tại Bộ Tài chính đã triển khai ứng dụng trao đổi thông tin thuế

và Kho bạc để trao đổi dữ liệu về số thu, nộp vào kho bạc, giảm bớt các thủ

tục hành chính đối với cả người nộp thuế và cán bộ thuế. Đề nghị Bộ Tài

chính, Tổng Cục thuế tiếp tục triển khai ứng dụng trao đổi thông tin trong

ngành tài chính thuế - Kho bạc đến cấp Chi cục Thuế đối với các khoản thu

liên quan đến thuế TNDN.

5.2.3 Kiến nghị với UBND thị xã và Chi cục Thuế Từ Sơn

- Chi cục Thuế bám sát, triển khai đầy đủ, kịp thời chương trình công

tác, sự chỉ đạo, điều hành của Cục thuế. Triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp

thời, quyết liệt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/01/2013 của Chính phủ về

những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP của

Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ

trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; đảm bảo đúng chính sách, chế độ; công khai,

minh bạch và công bằng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh,

nuôi dưỡng và phát triển bền vững nguồn thu cho NSNN.

- Tập trung thực hiện kịp thời việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp

thuế TNDN cho một số đối tượng DNNVV; tăng cường rà soát, nắm chắc đối

tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế

TNDN được gia hạn, cũng như phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thu, cơ quan

tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất

thu ngân sách Nhà nước và xử lý nợ đọng thuế.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn

thu và số lượng DN nộp thuế TNDN trên địa bàn. Chú trọng công tác phân

tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, đặc biệt phân tích cụ thể nguyên nhân tác

động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từ đó

94

Page 110: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu và dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát

đúng với thực tế phát sinh. Đồng thời, xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm

năng, các lĩnh vực còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu

quả, tham mưu với cán bộ quản lý Chi cục cùng chính quyền địa phương quan

tâm chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương cùng phối hợp thực hiện.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối với DN nộp thuế TNDN

ở tất cả các khâu, bộ phận, các lĩnh vực, đảm bảo phương châm hoạt động của

ngành thuế “minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” đi vào thực chất.

Thường xuyên tổ chức “tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, các hội

nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế,... nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn,

vướng mắc cho doanh nghiệp, cá nhân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư,

nâng cao hiệu lực quản lý thuế; lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian

lận thuế, vi phạm pháp luật thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của xã hội về

công tác thuế.

- Thường xuyên tổ chức, triển khai các hoạt động thi nghiệp vụ, giáo

dục, đào tạo cán bộ thuế ở Chi cục nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thuế.

Từ đó, làm tăng hiệu quả thực hiện các chính sách ưu đãi thuế, những chủ

trương mới của Nhà nước đề ra.

Tóm lại, các kiến nghị trên đây được đưa ra đều chú trọng các vấn đề

đang đặt ra. Song trong quá trình nghiên cứu, việc thu thập số liệu gặp không

ít khó khăn, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả rất

mong sự đóng góp của Quý Thầy Cô, đồng nghiệp và các bạn quan tâm để

luận văn được hoàn thiện hơn.

95

Page 111: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính – Tạp chí Thuế Nhà nước (2013), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và một số quy định hướng dẫn thi hành, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn (2009,2010,2011,2012,2013,2014), Dự toán giao thu Ngân sách Nhà nước hàng năm, Từ Sơn, Bắc Ninh.

3. Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn (2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm, Từ Sơn, Bắc Ninh.

4. Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn (2013), Báo cáo về việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 18, Từ Sơn, Bắc Ninh.

5. Chính phủ (2011), Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

6. doan.edu.vn (2013). “Phân tích tác động của thuế TNDN lên những người sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất”. Bài viết đăng trên trang web doan.edu.vn ngày 23/05/2013. http://doan.edu.vn/do-an/de-tai-phan-tich-tac-dong-cua-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-len-nhung-nguoi-so-huu-cac-yeu-to-dau-vao-san-xuat-10380/. Ngày truy cập 16/07/2013.

7. Đỗ Đức Minh và Nguyễn Việt Cường (2005), Giáo trình lý thuyết thuế, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2011). “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015”. Bản tin trên cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh. http://www.bacninh.gov.vn/Trang/Quy%20ho%E1%BA%A1ch.aspx?u=detail&rid=60. Ngày truy cập 16/07/2013.

9. Tổng Cục thuế (2007), Luật quản lý thuế, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Tổng Cục thuế (2009), Tài liệu bồ dưỡng Kiểm thu viên thuế, Hà Nội.

96

Page 112: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

11. Tổng Cục thuế (2010), Công văn số 353/TCT – CS, ngày 29 tháng 01 năm 2010 về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009.

12. TS. Lê Quang Thuận (2013). “Xu hướng cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới”. Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 4 – 2013 ngày 22/04/2013. http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Xu-huong-cai-cach-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-tren-the-gioi/24777.tctc . Ngày truy cập 15/05/2013.

97

Page 113: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHỤ LỤCPHỤ LỤC SỐ 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH(Dành cho người nộp thuế khai theo thu nhập thực tế phát sinh)

[01] Kỳ tính thuế: Quý.... năm …....[02] Người nộp thuế :.....................................................................................[03] Mã số thuế: .............................................................................................[04] Địa chỉ: ...................................................................................................[05] Quận/huyện: ................... [06] Tỉnh/Thành phố: .....................................[07] Điện thoại: ..................... [08] Fax: .................. [09] Email: ..................

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu1 Doanh thu phát sinh trong kỳ [10]2 Chi phí phát sinh trong kỳ [11]

3 Lợi nhuận phát sinh trong kỳ ([12]=[10]-[11]) [12]

4 Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế [13]5 Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế [14]6 Lỗ được chuyển trong kỳ [15]7 Thu nhập chịu thuế ([16]=[12]+[13]-[14]-[15]) [16]8 Thuế suất thuế TNDN [17]9 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm [18]10 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([19]=[16]x[17]-[18]) [19]

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai ./.

..........................., ngày......... tháng........... năm..........NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)

Ghi chú:Số thuế TNDN dự kiến được miễn, giảm, người nộp thuế tự xác định theo các điều kiện ưu đãi được hưởng.

Mẫu số: 01A/TNDN(Ban hành kèm theo Thông tư

số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính)

98

Page 114: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHỤ LỤC SỐ 2

Mẫu số: 01/MGTH VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ MIỄN (GIẢM) THUẾ (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------............, ngày..........tháng ........năm ......

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ MIỄN (GIẢM) THUẾKính gửi:(Tên cơ quan thuế)..................................................................................................Tên người nộp thuế:...............................................................................................................Mã số thuế:.............................................................................................................................Địa chỉ:...................................................................................................................................Quận/huyện:........................ Tỉnh/thành phố:........................................................................Điện thoại:..............................................................................................................................Fax:........................................................................................................................................E-mail:....................................................................................................................................Đề nghị được miễn (giảm) thuế với lý do và số thuế miễn (giảm) cụ thể như sau:1. Lý do đề nghị miễn (giảm) thuế:................................................................................................................................................(Ghi rõ loại thuế đề nghị miễn (giảm); căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế để đề nghị miễn (giảm) thuế: thuộc đối tượng, trường hợp được miễn (giảm) nào, lý do cụ thể như: thu nhập thấp, nghỉ kinh doanh, thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ (ghi cụ thuể số tài sản bị thiệt hại, số lỗ)... Trường hợp đề nghị miễn (giảm) thuế tài nguyên thì cần ghi rõ thêm loại tài nguyên, địa điểm, hình thức khai thác, nơi tiêu thụ).2. Xác định số thuế được miễn:Đơn vị tiền: Đồng Việt NamSTT Loại thuế đề nghị

miễn (giảm)Kỳ tính thuế

Số tiền thuế đề nghị miễn (giảm)

Số tiền thuế đã nộp (nếu có)

(1) (2) (3) (4) (5)1. Thuế TNDN      2. Thuế TTĐB      .... .........        Cộng      

3. Tài liệu gửi kèm: (ghi rõ tên tài liệu, bản chính hay bản sao)(1)...........................................................................................................................................(2)...........................................................................................................................................Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn: 

Xác nhận của cơ quan kiểm lâm trực tiếp quản lý rừng:

(đối với cá nhân, hộ gia đình)

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặcĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

99

Page 115: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHỤ LỤC SỐ 3

100

Page 116: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

101

Page 117: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

102

Page 118: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHỤ LỤC SỐ 4

Bảng 4.12 So sánh ảnh hưởng của chính sách giảm thuế đến hiệu quả SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn

qua 03 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT

Nếu không thực hiện chính sách (K) Nếu thực hiện chính sách (C) So sánh C/K

(%)Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1. Tổng lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng - 991,063 892,754 - 1.001,684 901,102 - 101,07 100,94- Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng - 174,141 168,100 - 175,790 169,432 - 100,95 100,79- SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng - 449,162 343,785 - 454,183 347,032 - 101,12 100,94- Dệt may Tỷ đồng - 90,107 82,512 - 91,069 83,310 - 101,07 100,97- TM & DV Tỷ đồng - 187,312 198,560 - 189,393 200,596 - 101,11 101,03- Khác Tỷ đồng - 90,341 99,797 - 91,249 100,732 - 101,01 100,942. Tổng chi phí Tỷ đồng - 5.808,131 7.008,739 - 5.808,131 7.008,739 - - -- Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng - 1.110,604 1.063,959 - 1.110,604 1.063,959 - - -- SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng - 2.174,433 2.184,914 - 2.174,433 2.184,914 - - -- Dệt may Tỷ đồng - 577,227 560,445 - 577,227 560,445 - - -- TM & DV Tỷ đồng - 1.296,679 2.087,251 - 1.296,679 2.087,251 - - -- Khác Tỷ đồng - 649,188 1.112,170 - 649,188 1.112,170 - - -3. Tổng số lao động Người - 30.848 17.930 - 30.848 17.930 - - -- Đồ gỗ mỹ nghệ Người - 7.913 3.672 - 7.913 3.672 - - -- SX sắt thép & luyện kim Người - 10.434 3.146 - 10.434 3.146 - - -- Dệt may Người - 6.977 5.840 - 6.977 5.840 - - -- TM & DV Người - 3.776 3.397 - 3.776 3.397 - - -- Khác Người - 1.748 1.875 - 1.748 1.875 - - -4. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ đồng - 13.093,908 13.562,231 - 13.093,908 13.562,231 - - -

102

Page 119: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

- Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng - 1.988,626 2.332,163 - 1.988,626 2.332,163 - - -- SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng - 6.071,245 6.237,469 - 6.071,245 6.237,469 - - -- Dệt may Tỷ đồng - 1.027,813 1.057,253 - 1.027,813 1.057,253 - - -- TM & DV Tỷ đồng - 2.529,734 2.435,767 - 2.529,734 2.435,767 - - -- Khác Tỷ đồng - 1.476,490 1.499,579 - 1.476,490 1.499,579 - - -5. Tỷ suất lợi nhuận chi phí % - 17,06 12,74 - 17,25 12,86 - 1,011 1,009- Đồ gỗ mỹ nghệ % - 15,68 15,80 - 15,83 15,92 - 1,009 1,008- SX sắt thép & luyện kim % - 20,66 15,73 - 20,89 15,88 - 1,011 1,009- Dệt may % - 15,61 14,72 - 15,78 14,86 - 1,011 1,010- TM & DV % - 14,45 9,51 - 14,61 9,61 - 1,011 1,010- Khác % - 13,92 8,97 - 14,06 9,06 - 1,010 1,0096. Tỷ suất lợi nhuận lao động % - 3,21 4,98 - 3,25 5,03 - 1,011 1,009- Đồ gỗ mỹ nghệ % - 2,20 4,58 - 2,22 4,61 - 1,009 1,008- SX sắt thép & luyện kim % - 4,30 10,93 - 4,35 11,03 - 1,011 1,009- Dệt may % - 1,29 1,41 - 1,31 1,43 - 1,011 1,010- TM & DV % - 4,96 5,85 - 5,02 5,91 - 1,011 1,010- Khác % - 5,17 5,32 - 5,22 5,37 - 1,010 1,0097. Tỷ suất lợi nhuận vốn % - 7,57 6,58 - 7,65 6,64 - 1,011 1,009- Đồ gỗ mỹ nghệ % - 8,76 7,21 - 8,84 7,27 - 1,009 1,008- SX sắt thép & luyện kim % - 7,40 5,51 - 7,48 5,56 - 1,011 1,009- Dệt may % - 8,77 7,80 - 8,86 7,88 - 1,011 1,010- TM & DV % - 7,40 8,15 - 7,49 8,24 - 1,011 1,010- Khác % - 6,12 6,66 - 6,18 6,72 - 1,010 1,009

(Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn)

103

Page 120: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHỤ LỤC SỐ 5

Bảng 4.13 So sánh ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN đến hiệu quả SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã

Từ Sơn qua 03 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVTNếu không thực hiện

chính sách (K) Nếu thực hiện chính sách (C)So sánh C/K

(%)Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 803,148 983,827 886,494 816,304 1.001,684 901,102 101,64 101,82 101,65- Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng 152,456 173,146 167,102 154,753 175,790 169,432 101,51 101,53 101,39- SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng 319,021 445,640 341,351 324,210 454,183 347,032 101,63 101,92 101,66- Dệt may Tỷ đồng 78,361 89,386 81,915 79,735 91,069 83,310 101,75 101,88 101,70- TM & DV Tỷ đồng 182,490 185,995 197,020 185,525 189,393 200,596 101,66 101,83 101,82- Khác Tỷ đồng 70,820 89,660 99,106 72,081 91,249 100,732 101,78 101,77 101,642. Tổng chi phí Tỷ đồng 5.586,215 5.808,131 7.008,739 5.586,215 5.808,131 7.008,739 - - -- Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng 974,212 1.110,604 1.063,959 974,212 1.110,604 1.063,959 - - -- SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng 2.042,420 2.174,433 2.184,914 2.042,420 2.174,433 2.184,914 - - -- Dệt may Tỷ đồng 503,658 577,227 560,445 503,658 577,227 560,445 - - -- TM & DV Tỷ đồng 1.552,740 1.296,679 2.087,251 1.552,740 1.296,679 2.087,251 - - -- Khác Tỷ đồng 513,185 649,188 1.112,170 513,185 649,188 1.112,170 - - -3. Tổng số lao động Người 33.053 30.848 17.930 33.053 30.848 17.930 - - -- Đồ gỗ mỹ nghệ Người 8.259 7.913 3.672 8.259 7.913 3.672 - - -- SX sắt thép & luyện kim Người 11.807 10.434 3.146 11.807 10.434 3.146 - - -- Dệt may Người 6.676 6.977 5.840 6.676 6.977 5.840 - - -- TM & DV Người 4.108 3.776 3.397 4.108 3.776 3.397 - - -- Khác Người 2.203 1.748 1.875 2.203 1.748 1.875 - - -4. Tổng nguồn vốn chủ sở Tỷ đồng 11.290,511 13.093,908 13.562,231 11.290,511 13.093,908 13.562,231 - - -

104

Page 121: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

hữu- Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng 1.800,964 1.988,626 2.332,163 1.800,964 1.988,626 2.332,163 - - -- SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng 5.235,379 6.071,245 6.237,469 5.235,379 6.071,245 6.237,469 - - -- Dệt may Tỷ đồng 914,710 1.027,813 1.057,253 914,710 1.027,813 1.057,253 - - -- TM & DV Tỷ đồng 2.386,203 2.529,734 2.435,767 2.386,203 2.529,734 2.435,767 - - -- Khác Tỷ đồng 953,255 1.476,490 1.499,579 953,255 1.476,490 1.499,579 - - -5. Tỷ suất lợi nhuận chi phí % 14,38 16,94 12,65 14,61 17,25 12,86 1,016 1,018 1,016- Đồ gỗ mỹ nghệ % 15,65 15,59 15,71 15,88 15,83 15,92 1,015 1,015 1,014- SX sắt thép & luyện kim % 15,62 20,49 15,62 15,87 20,89 15,88 1,016 1,019 1,017- Dệt may % 15,56 15,49 14,62 15,83 15,78 14,86 1,018 1,019 1,017- TM & DV % 11,75 14,34 9,44 11,95 14,61 9,61 1,017 1,018 1,018- Khác % 13,80 13,81 8,91 14,05 14,06 9,06 1,018 1,018 1,0166. Tỷ suất lợi nhuận lao động % 2,43 3,19 4,94 2,47 3,25 5,03 1,016 1,018 1,016- Đồ gỗ mỹ nghệ % 1,85 2,19 4,55 1,87 2,22 4,61 1,015 1,015 1,014- SX sắt thép & luyện kim % 2,70 4,27 10,85 2,75 4,35 11,03 1,016 1,019 1,017- Dệt may % 1,17 1,28 1,40 1,19 1,31 1,43 1,018 1,019 1,017- TM & DV % 4,44 4,93 5,80 4,52 5,02 5,91 1,017 1,018 1,018- Khác % 3,21 5,13 5,29 3,27 5,22 5,37 1,018 1,018 1,0167. Tỷ suất lợi nhuận vốn % 7,11 7,51 6,54 7,23 7,65 6,64 1,016 1,018 1,016- Đồ gỗ mỹ nghệ % 8,47 8,71 7,17 8,59 8,84 7,27 1,015 1,015 1,014- SX sắt thép & luyện kim % 6,09 7,34 5,47 6,19 7,48 5,56 1,016 1,019 1,017- Dệt may % 8,57 8,70 7,75 8,72 8,86 7,88 1,018 1,019 1,017- TM & DV % 7,65 7,35 8,09 7,77 7,49 8,24 1,017 1,018 1,018- Khác % 7,43 6,07 6,61 7,56 6,18 6,72 1,018 1,018 1,016

(Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn)

105

Page 122: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHỤ LỤC SỐ 6

PHIẾU ĐIỀU TRACÂU HỎI DÀNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Xin Quý ông (bà) vui lòng trả lời các câu hỏi sau: (Chú thích: Khoanh tròn vào phương án lựa chọn)

TT Câu hỏiI Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấnI.1 Họ và tên người được phỏng vấn:I.2 Doanh nghiệp:I.3 Thuộc tỉnh, thành phố:I.4 Loai hình doanh nghiệp:

a. Tư nhân b. Cổ phần c. Trách nhiệm hữu hạn d. Hợp danhI.5 Công việc người được phỏng vấn:

a. Cán bộ quản lý b. Kế toán c. Công việc khácII Thông tin chung về nộp thuế của doanh nghiệp:II.1 Doanh nghiệp bạn hiện nay đang nộp những loại thuế nào?

a. Tiền sử dụng đất b. TNDN c. Các khoản thuế khác và phíII.2 Doanh nghiệp của ông (bà) khai thuế dưới hình thức nào?

a. Tại cơ quan thuế b. Điện tử c. Gửi qua bưu điện d. HT khácII.3 Doanh nghiệp thanh toán thuế dưới hình thức nào?

a. Séc b. Chuyển tiền ngân hàng c. Tiền mặt d. HT khácIII Những vấn đề pháp lý của quản lý thuếIII.1 DN có hiểu rõ đối tượng, các quy định để được hưởng chính sách giảm thuế,

gia hạn thuế TNDN không? Có Không

III.2 Thái độ của DN đối với chính sách giảm thuế, gia hạn thuế TNDN?

a. Đồng tình, hưởng ứng

b. Không quan tâm

III.3 Khó khăn của DN khi tiếp cận chính sách, thực hiện chính sách giảm thuế, gia hạn thuế TNDN?a. Thủ tục đơn giản nhưng mất thời gian trong việc kê khai và chứng minh

b. Nhiều văn bản ra đời phục vụ chính sách làm các DN khó biết thực hiện theo văn bản nàoc. DN ngại làm việc lâu với cán bộ thuế khi thực hiện chính sách

d. Sự minh bạch và các bước thực hiện thủ tục rõ ràng

106

Page 123: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

III.4 Công tác kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan chức năng có gây phiền nhiễu cho công ty của ông (bà) hay không? Có Không

III.5 Doanh nghiệp có được cơ quan thuế bảo mật thông tin hay không?a. Được bảo mật hoàn toàn b. Đôi khi không được bảo mật c. Thường xuyên không được bảo mật

III.6 Ông (bà) đánh giá như thế nào về các quy định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế?a. Công bằng, hợp lýb. Tương đối công bằng, hợp lýc. Không công bằng, hợp lý

III.7 Công ty của ông (bà) có cơ hội được góp ý về những thay đổi trong chính sách và thủ tục quản lý thuế hay không? Có Không

III.8 Có sự khác biệt giữa việc hiểu và áp dụng Luật thuế ở Tổng Cục thuế và các Cục thuế, Chi cục thuế hay không? a. Không có sự khác biệtb. Đôi khi có sự khác biệtc. Thường xuyên có sự khác biệt

III.9 Đề nghị ông (bà) xếp hạng về mức độ hợp lý của các nội dung quản lý thuế sau, bằng cách đánh số lần lượt từ 1 đến 6 (với 1 là mức kém nhất, 6 là mức tốt nhất)a. Kê khai thuế

b. Nộp thuếc. Miễn giảm thuếd. Quyết toán thuếe. Quản lý nợ, thu nợf. Kiểm tra, thanh tra thuế

III.10

Trên thực tế khi nộp thuế của doanh nghiệp, tình trạng chi phí phát sinh ngoài quy định như thế nào?a. Không có chi phí phát sinhb. Đôi khi có chi phí phát sinhc. Thường xuyên có chi phí phát sinh

107

Page 124: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

IV Thủ tục hành chính về thuếIV.1 Thủ tục hành chính về thuế minh bạch ở mức độ nào?

a. Minh bạchb. Khá minh bạch c. Kém minh bạchd. Rất không minh bạch

IV.2 Đề nghị ông (bà) cho biết mức độ hài lòng của mình đối với các thủ tục hành chính sau: Hài lòng Tương đối hài lòng Không hài lònga. Khai thuế

b. Nộp thuếc. Quyết toán thuế

IV.3 Đề nghị ông (bà) xếp hạng về mức độ phức tạp của thủ tục hành chính sau, bằng cách đánh số lần lượt từ 1 đến 4 (với 1 là mức kém nhất, 4 là mức tốt nhất) a. Thủ tục kê khai thuế

b. Thủ tục nộp thuếc. Thủ tục miễn, giảm, gia hạn thuếd. Thủ tục quyết toán thuế

V Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuếV.1 Doanh nghiệp thường sử dụng hình thức hỗ trợ nào của cơ quan thuế?

a. Qua mạngb. Hỏi đáp trực tiếpc. Qua điện thoại d. Qua trả lời văn bảne. Kết hợp các hình thức trên

VI Thực hiện chính sách giãn, giảm thuế TNDNVI.1 DN có nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp thuế sau khi đã được hưởng chính sách?

a. Nghiêm chỉnh chấp hànhb. Chấp hành nhưng còn nộp chậmc. Không nghiêm chỉnh chấp hành

VI.2 Cơ quan thuế có tích cực hướng dẫn việc thực thi chính sách và giải đáp thắc mắc của DN không?a. Nhiệt tình, tích cực triển khaib. Bình thườngc. Không nhiệt tình, tích cực

108

Page 125: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

VI.3 Chính sách có ảnh hưởng tới quyết định SXKD của DNNVV không? Có Không

VI.4 DN sử dụng tiền được giãn thuế, giảm thuế vào mục đích gì?a. Tái đầu tư vào SXKD, đầu tư lĩnh vực mớib. Chi trả lương cho lao độngc. Mua NVL đầu vàod. Khác

VI.5 Sau khi thực hiện chính sách, DN cải thiện được những yếu tố gì?a. Nâng cao uy tín của DNb. Nâng cao số lượng SP tiêu thụ, chất lượng SPc. Cải thiện điều kiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao độngd. Trang bị thêm máy móc, thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầnge. Khác

VII Khiếu nại, khiếu kiệnVII.1 Trong quá trình nộp thuế, công ty của ông (bà) có phải khiếu kiện hay không?

Có Không

VII.2 Công ty thường khiếu kiện về những vấn đề nào sau? (có thể điền nhiều ô)a. Mức thuế phải nộpb. Số thuế được miễn, giảm, gia hạn

VII.3 Công ty thường khiếu kiện lên cơ quan nào? (có thể điền nhiều ô)a. Chi cục thuếb. Cục thuếc. Tổng cục thuế

VII.4 Ông (bà) đánh giá như thế nào về quy trình và thủ tục khiếu kiện hiện nay?a. Minh bạch và công bằng b. Tương đối minh bạch và công bằngc. Không minh bạch và công bằng

VII.5 Trong quá trình khiếu kiện công ty có cơ hội như thế nào về tiếp nhận thông tin cũng như sự cộng tác từ cơ quan thuế, và bảo vệ lợi ích của mình?a. Có cơ hội tốtb. Có cơ hội tốt ở mức trung bìnhc. Ít có cơ hộid. Không có cơ hội

VII.6 Xin ông (bà) cho ý kiến về mức độ công bằng, khách quan của việc xét xử khiếu nại, khiếu kiệna. Luôn công bằng, khách quanb. Đôi khi không công bằng, khách quan

109

Page 126: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

c. Luôn không công bằng, khách quanVII.7 Doanh nghiệp có được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công

chức quản lý thuế gây ra?a. Luôn được bồi thườngb. Đôi khi được bồi thườngc. Không bao giờ được bồi thường

VII.8 Thời gian giải quyết khiếu kiện của công ty thường kéo dài:a. Dưới 1 thángb. 1 thángc. 2 thángd. 3 thánge. 4 đến 6 thángf. Trên 6 tháng

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Quý ông (bà)!

110

Page 127: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

PHỤ LỤC SỐ 7PHIẾU ĐIỀU TRA

CÂU HỎI DÀNH CHO CÁN BỘ THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ TỪ SƠN

Xin Quý ông (bà) vui lòng trả lời các câu hỏi sau: (Chú thích: Khoanh tròn vào phương án lựa chọn)

TT Câu hỏiI Thông tin chung về người trả lời phỏng vấnI.1 Họ và tên người được phỏng vấn:I.2 Thuộc phòng, đội:

a. Bộ phận quản lýb. Kê khai, kế toán thuế và tin họcc. Kiểm tra thuếd. Quản lý nợ và cưỡng chế thuếe. Tổng hợp dự toán và tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuếf. Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khácg. Quản lý thuế thu nhập cá nhân

I.3 Công việc người được phỏng vấn:a. Cán bộ quản lý b. Kiểm soát viên c. Kiểm thu viên d. Công việc khác

II Những vấn đề pháp lý của quản lý thuếII.1 DN có hiểu rõ đối tượng, các quy định để được hưởng chính sách giảm thuế,

gia hạn thuế TNDN không? Có Không

II.2 Thái độ của DN đối với chính sách giảm thuế, gia hạn thuế TNDN?

a. Đồng tình, hưởng ứng

b. Không quan tâm

II.3 Khó khăn của DN khi tiếp cận chính sách, thực hiện chính sách giảm thuế, gia hạn thuế TNDN?a. Thủ tục đơn giản nhưng mất thời gian trong việc kê khai và chứng minh

b. Nhiều văn bản ra đời phục vụ chính sách làm các DN khó biết thực hiện theo văn bản nàoc. DN ngại làm việc lâu với cán bộ thuế khi thực hiện chính sách

d. Sự minh bạch và các bước thực hiện thủ tục rõ ràng

111

Page 128: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

II.4 Doanh nghiệp có được cơ quan thuế bảo mật thông tin hay không?a. Được bảo mật hoàn toàn b. Đôi khi không được bảo mật c. Thường xuyên không được bảo mật

II.5 Ông (bà) đánh giá như thế nào về các biện pháp cưỡng chế thuế đã đầy đủ và hợp lý chưa?a. Đầy đủ, hợp lýb. Tương đối đầy đủ, hợp lýc. Chưa đầy đủ, hợp lý

II.6 Đề nghị ông (bà) xếp hạng về mức độ hợp lý của các nội dung quản lý thuế sau, bằng cách đánh số lần lượt từ 1 đến 6 (với 1 là mức kém nhất, 6 là mức tốt nhất)a. Kê khai thuế

b. Nộp thuếc. Miễn giảm thuếd. Quyết toán thuếe. Quản lý nợ, thu nợf. Kiểm tra, thanh tra thuế

II.7 Luật thuế TNDN có phù hợp với chuẩn mức quốc tế hay không?a. Hoàn toàn phù hợpb. Đôi khi chưa phù hợpc. Hoàn toàn không phù hợp

III Thủ tục hành chính về thuếIII.1 Thủ tục hành chính về thuế minh bạch ở mức độ nào?

a. Minh bạchb. Khá minh bạch c. Kém minh bạchd. Rất không minh bạchc. Quyết toán thuế

III.2 Đề nghị ông (bà) xếp hạng về mức độ phức tạp của thủ tục hành chính sau, bằng cách đánh số lần lượt từ 1 đến 4 (với 1 là mức kém nhất, 4 là mức tốt nhất) a. Thủ tục kê khai thuế

b. Thủ tục nộp thuếc. Thủ tục miễn, giảm, gia hạn thuếd. Thủ tục quyết toán thuế

112

Page 129: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

IV Quan hệ cơ quan thuế với người nộp thuếIV.1 Người nộp thuế có cơ hội được đóng góp những thay đổi trong chính sách và

thủ tục quản lý thuế hay không?a. Có rất nhiều cơ hộib. Đôi khi có cơ hộic. Hoàn toàn không có cơ hội

IV.2 Nếu có thì cơ hội đó được thế hiện qua:a. Thăm dò ý kiến qua phỏng vấnb. Hỏi ý kiến qua mạngc. Điều tra, khảo sátd. Qua hình thức khác:.................................................................................

IV.3 Theo ông(bà), các hình thức hỗ trợ người nộp thuế của Chi cục Thuế hiện nay đã đầy đủ và phong phú chưa?a. Đã đầy đủ và phong phúb. Chưa đầy đủ và phong phú

IV.4 Nếu chưa đầy đủ và phong phú, xin ông (bà) liệt kê thêm hình thức hỗ trợ cần bổ sung:........................................................................................................

IV.5 Xin ông (bà) cho biết hình thức hỗ trợ nào của Chi cục Thuế hiện nay là hiệu quả nhất đối với người nộp thuế:...................................................................

V Thực hiện chính sách giãn, giảm thuế TNDNV.1 Theo ông (bà), DNNVV trên địa bàn thị xã có nghiêm chỉnh chấp hành việc

nộp thuế sau khi đã được hưởng chính sách?a. Nghiêm chỉnh chấp hànhb. Chấp hành nhưng còn nộp chậmc. Không nghiêm chỉnh chấp hành

V.2 Theo ông (bà), Chi cục Thuế có tích cực hướng dẫn việc thực thi chính sách và giải đáp thắc mắc của DN không?a. Nhiệt tình, tích cực triển khaib. Bình thườngc. Không nhiệt tình, tích cực

V.3 Theo ông (bà), chính sách có ảnh hưởng tới quyết định SXKD của DNNVV không? Có Không

V.4 Theo ông (bà), DN sử dụng tiền được giãn thuế, giảm thuế vào mục đích gì?a. Tái đầu tư vào SXKD, đầu tư lĩnh vực mớib. Chi trả lương cho lao độngc. Mua NVL đầu vàod. Khác

113

Page 130: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Tải miễn phí tài liệu, ebook ...i.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/06/nghien-cuu... · Web viewNhà nước thu thuế làm phát sinh

V.5 Theo ông (bà), sau khi thực hiện chính sách, DN cải thiện được những yếu tố gì?a. Nâng cao uy tín của DNb. Nâng cao số lượng SP tiêu thụ, chất lượng SPc. Cải thiện điều kiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao độngd. Trang bị thêm máy móc, thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầnge. Khác

VI Đội ngũ cán bộ thuếVI.1 Trình độ công chức quản lý thuế hiện nay đáp ứng được yêu cầu công tác ở

mức độ nào?a. Tốtb. Khác. Trung bìnhd. Kém

VI.2 Ông (bà) có cơ hội được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ và tiếp xúc với những vấn đề thuế phức tạp không? Có Không

VI.3 Nếu có, số lần được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ là:a. Một năm một lầnb. Trên một năm một lầnc. Dưới một năm một lần

VI.4 Ông (bà) có được thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ hay không? Có Không

VI.5 Nếu có, mức thưởng phụ thuộc vào điều gì?a. Mức lươngb. Thành tích công tácc. Thời gian công tácd. Khác

VII Đề nghị, kiến nghịVII.1 Để hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản

lý thuế TNDN nói riêng, theo ông (bà) có những đề nghị, kiến nghị gì?.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Quý ông (bà)!

114