23
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI PGS.TS. Trần Nam Tiến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 1. Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế - Chủ trương, quan điểm và thành tựu Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. 1 Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế được xem là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội nhập về chính trị và nhìn chung, được các nước ưu tiên thúc đẩy giống như một đòn bẩy cho hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. 2 Một góc độ khác, hội nhập kinh tế còn là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy 1 Theo Bela Balassa, The Theory of Economic Integration, Richard D. Irwin Inc., Homewood, Illinois, 1961, p. 101. 2 Tham khảo thêm Bộ Ngoại giao, Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 1

Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

  • Upload
    lequynh

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONGQUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

PGS.TS. Trần Nam TiếnTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

1. Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế - Chủ trương, quan điểm và thành tựu

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ.1 Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế được xem là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội nhập về chính trị và nhìn chung, được các nước ưu tiên thúc đẩy giống như một đòn bẩy cho hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.2 Một góc độ khác, hội nhập kinh tế còn là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.3 Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế thời đại đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế ở khu vực và thế giới.

Có thể nói, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã mở ra bước ngoặt trong tư duy và thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội xác định nội dung chính của chính sách kinh tế đối ngoại trước hết bao

1 Theo Bela Balassa, The Theory of Economic Integration, Richard D. Irwin Inc., Homewood, Illinois, 1961, p. 101.2 Tham khảo thêm Bộ Ngoại giao, Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.3 Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr. 21-24.

1

Page 2: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

gồm: đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn, khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài... Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua (1987), tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế, khai thác những tiềm năng nội lực của đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) tuyên bố đường lối đối ngoại mới: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, mở ra bước đột phá trong quá trình hội nhập quốc tế. Đại hội xác định nguyên tắc cơ bản trong hội nhập kinh tế quốc tế là: “mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”2. Chủ trương hội nhập quốc tế trước hết về kinh tế của Đảng tiếp tục được Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị bổ sung, làm rõ và cụ thể hơn. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Ba (khoá VII) ngày 29/6/1992 nhấn mạnh chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) trong khi nêu rõ đường lối đối ngoại: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” đã đưa ra chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Đại hội nhấn mạnh phải mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Bước vào thế kỷ mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”3. Đại hội xác định độc lập tự chủ là cơ sở để thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam, không chỉ “sẵn sàng là bạn” mà còn sẵn sàng “là đối tác tin cậy của các nước” và “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là sự phản ánh một nấc thang cao hơn trong nhận thức và tư duy về đối ngoại nói chung và về hội nhập quốc tế nói riêng của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương hội nhập quốc tế tiếp tục được hoàn thiện thêm tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006). 22 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991, tr. 119.33 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 119.

2

Page 3: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

Cùng với việc nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, Đại hội khẳng định quan điểm: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”. Đại hội XI của Đảng (2011) đánh dấu bước phát triển mới trong chủ trương hội nhập quốc tế với sự khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”4.

Trên cơ sở những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã thực sự bắt đầu triển khai mạnh việc tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế kể từ khi gia nhập ASEAN và các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ký Hiệp định khung với EU (1995); tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn APEC năm 1998; ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (2000) dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO và cuối năm 2006 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã xúc tiến với bước đi khá vững chắc và đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội để nước ta tiếp cận những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới. Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng: đã tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài kết hợp với các nguồn lực trong nước hình thành sức mạnh tổng hợp, góp phần đưa đến những thành tựu to lớn. Góp phần giữ vững và củng cố độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc; nâng cao vị thế và phát huy vai trò nước ta trên trường quốc tế. Những thành tựu to lớn mà nước ta đạt được trong hội nhập kinh tế quốc tế là kết quả của cả một quá trình thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Trong quá trình này, các vùng, địa phương trong cả nước đều có những đóng góp quan trọng góp phần tạo nên những thành tựu chung của

44 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 235-236.

3

Page 4: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2. Vị trí của đồng bằng sông Cửu Long trong nền kinh tế Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 39.734 km2 chiếm 12,2 % diện tích tự nhiên của cả nước. Trong tổng điều tra dân số năm 2009, cả nước là 85, 85 triệu người thì đồng bằng sông Cửu Long chiếm 17,19 triệu người, chiếm 20% dân số cả nước.4 Theo thống kê đến năm 2012, dân số trung bình của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long là 17.390,5 ngàn người.5 Dân số trong độ tuổi lao động của vùng năm 2000 khoảng 9,7 triệu người, và khoảng trên 12 triệu người năm 2010, chiếm tỷ trọng đông nhất 22,3% so với toàn quốc, trong khi đồng bằng Sông Hồng chiếm 20% so với toàn quốc.6

Về vị trí địa lý, đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Với đường biên giới giáp với Campuchia và cùng chung sông Mekong, đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện để giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Về địa hình, đồng bằng sông Cửu Long là phần đất cuối cùng của sông Mekong trước khi đổ ra biển. Châu thổ sông Mekong với tài nguyên nước ngọt phong phú, vùng cửa biển quan trọng cho ngành thủy sản, đất ngập nước, rừng ngập mặn cùng với các chuỗi đảo cách không xa đất liền.

Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thủy sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%.7 Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiểu tiềm 4 Dẫn theo Võ Hùng Dũng (chủ biên), Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long 2001-2011, tập 1, Nxb. Đại học Cần Thơ, 2012, tr. 68.5 Tổng cục Thống kê, “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo địa phương”. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=14632 (truy cập ngày 15-11-2013)6 Tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long. http://industrialzone.vn/lng/1/industrial-zone-region/2/%C4%90ong-bang-song-Cuu-Long.aspx (truy cập ngày 25-10-2013)7 Tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long. http://industrialzone.vn/lng/1/industrial-zone-region/2/%C4%90ong-bang-song-Cuu-Long.aspx (truy cập ngày 25-10-2013)

4

Page 5: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

năng để phát triển du lịch, do đó trong vùng đã hình thành các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia như Điểm du lịch Cần Thơ mang sắc thái của vùng Tây Đô; hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau; du lịch trên đảo Phú Quốc…

Với bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam Á và Đông Nam Á cũng như với châu Đại Dương và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này rất quan trọng, giúp cho đồng bằng sông Cửu Long trong các hoạt động giao lưu quốc tế. Trong quá trình phát triển liên vùng hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long nằm trong hành lang kinh tế ven biển trong Tiểu vùng sông Mekong đi từ Myanmar qua Thái Lan, Campuchia đến Việt Nam. Với vị trí địa kinh tế hết sức đặc biệt đó, đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển được trên nhiều lĩnh vực: phát triển các ngành kinh tế truyền thống về nông nghiệp, thủy sản, triển khai kế hoạch phát triển du lịch, kinh tế biển đảo, đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong, các nước khu vực vịnh Thái Lan và dựa vào sức mạnh kinh tế của vùng và sự hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trên thực tế, trong các đánh giá về lợi thế kinh tế, đồng bằng sông Cửu Long lâu nay vẫn thường được nhấn mạnh đến tài nguyên nông nghiệp, chưa chú trọng đến vị trí địa lý, vấn đề kinh tế và mối quan hệ hợp tác quốc tế. Các kế hoạch phát triển cũng tập trung nhiều vào khai thác các lợi thế nông nghiệp và mối quan hệ hợp tác bên trong nội vùng và mối quan hệ với thành phố Hồ Chí Minh. Trong các mối quan hệ phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, mối quan hệ với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ là yếu tố quan trọng nhằm tạo sức mạnh chung của quốc gia trong phát triển ra bên ngoài, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: từ du lịch, kinh tế biển, đảo đến hợp tác với các nước xung quanh trong Tiểu vùng Mekong và vịnh Thái Lan.

Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là 1 trong 7 vùng kinh tế trọng điểm nước ta. Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009

5

Page 6: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

bằng Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16-4-2009. Có thể nói, Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm là TP. Cần Thơ là cửa ngõ đang có tốc độ phát triển nhanh chóng; là trung tâm dịch vụ lớn của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Vì vậy, trong những năm tới Chính phủ sẽ tập trung xây dựng TP. Cần Thơ nói riêng, cả Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành một trung tâm dịch vụ (giáo dục– đào tạo, y tế, khoa học–công nghệ, thương mại,...)  và trung tâm du lịch lớn của cả nước.8

Trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò hết sức quan trọng, là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước luôn dẫn đầu cả nước về nhiều mặt hàng nông sản. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng GDP của khu vực đồng bằng sông Cửu Long bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 12%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,8 triệu đồng/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 6,2 tỷ USD. Hiện tại, đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước, 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, trên 50% sản lượng thủy sản; 90% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước... Với vị trí như trên, đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và góp phần quan trọng cho việc Việt Nam tham gia vào ổn định lương thực toàn cầu. Tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cũng đã hình thành, phát triển một số cụm ngành quan trọng liên kết công nghiệp – nông nghiệp và thương mại như lúa gạo, tôm, cá, trái cây rau quả tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu qua việc xuất khẩu.

Trong những năm qua vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xem là cầu nối trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đồng hành cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, các tỉnh/thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức các hoạt động kinh tế đối ngoại và đạt được những kết quả có giá trị, góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội. Hoạt động kinh tế đối ngoại đã góp phần khơi được dòng chảy các nguồn tài nguyên kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

8 Nguyễn Minh Sang, “Vị trí, vai trò, tiềm năng, và thế mạnh của Vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL”, ngày 15-10-2011. http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-dbscl/2403-vi-tri-vai-tro-tiem-nang-va-the-manh-cua-vung-kinh-te-trong-diem-vung-dbscl.html (truy cập ngày 26-10-2013)

6

Page 7: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

3. Những thành tựu của đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình hội nhập kinh tế thập niên đầu thế kỷ XXI

Kề từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới, đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trên con đường hội nhập quốc tế, cùng với các vùng, miền trên cả nước, đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực tham gia mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các chính sách theo hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Về hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được kết quả có giá trị, mở rộng quy mô khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy nền sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, tác động đến đời sống kinh tế xã hội của vùng. Đến năm 2012, về cơ bản đồng bằng sông Cửu Long đã tạo dựng được một môi trường thu hút đầu tư FDI khá tốt. Ngoài việc phát triển theo định hướng chung của cả nước, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng hệ thống chính sách riêng nhằm phát triển môi trường đầu tư, xây dựng kế hoạch kêu gọi đầu tư, xây dựng các danh mục thu hút các dự án, thành lập các trung tâm xúc tiến và kêu gọi đầu tư cấp vùng, cấp tỉnh.

Trong những năm đầu mở cửa, mời gọi FDI, đồng bằng sông Cửu Long với sức hấp dẫn của vùng nguyên liệu nông sản, nguồn nhân công rẻ... đã được nhiều nhà đầu tư chú ý. Môi trường đầu tư vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng được cải thiện tích cực. Năm 1988, đồng bằng sông Cửu Long có năm dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,8 triệu USD, chiếm 10% số dự án và 2,09% tổng vốn đầu tư của cả nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 1988-2010, đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút 657 dự án FDI với số vốn đăng ký 9.890,9 triệu USD và vốn thực hiện được gần 30% (chỉ tính phần vốn còn hiệu lực), bằng 4,8% tổng số dự án FDI so cả nước, bằng 4,6% số vốn đăng ký trên cả nước và bằng 5% đầu tư xã hội của vùng. Riêng trong giai đoạn 2006-2010, vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hút được 358 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7,61 tỷ USD9. Đến cuối năm 2010, đã có 17 khu công nghiệp tại 13 tỉnh, thành phố trong vùng với 225 dự án đầu tư, trong đó có 75 dự án đầu tư nước ngoài. Trong đó, có 5 khu công nghiệp diện tích đất cho thuê đạt 100%, giải quyết việc làm

9 Dẫn theo Lê Anh, “Khơi nguồn phát triển kinh tế đối ngoại khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Báo Kinh tế Việt Nam, số ra ngày 21-1-2012. http://ven.vn/khoi-nguon-phat-trien-kinh-te-doi-ngoai-khu-vuc-dong-bang-song-cuu-long_t77c542n26588tn.aspx (truy cập ngày 13-9-2012)

7

Page 8: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

cho hơn 70 ngàn lao động10.

Tính đến tháng 9-2013 trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có 802 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 11 tỷ USD, chiếm 5% về số dự án và 2,2% về vốn đăng ký, đứng thứ 4/7 vùng của cả nước. Đứng đầu toàn vùng là tỉnh Long An với 480 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,7 tỷ USD, chiếm 49% tổng số dự án và 36% tổng vốn đầu tư đăng ký của vùng. Tiếp đến là Tiền Giang có 55 dự án, tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD, chiếm 2,8% tổng số dự án và 11,8% tổng vốn đầu tư đăng ký của vùng. Đứng thứ 3 là Bến Tre, thu hút 33 dự án với tổng vốn đầu tư 307 triệu USD, chiếm 2,8% số dự án và 4% tổng vốn đầu tư đăng ký của vùng.11

Nguồn FDI đầu tư ở đồng bằng sông Cửu Long nằm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, số dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản chiếm tỷ trọng 20-25%, chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng; FDI trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu và công nghiệp gia công lắp ráp chiếm 60-65%, tập trung nhiều ở Long An, Cần Thơ; các dự án đầu tư liên quan đến lĩnh vực tài chính, bất động sản và dịch vụ du lịch giải trí chiếm 5-10%.12 Trong 7 tháng đầu năm 2013, các khu công nghiệp thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút được 353 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 3,5 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 1,5 tỷ USD, tạo việc làm cho 200 ngàn lao động. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 3 Khu kinh tế là: Định An (Trà Vinh), Năm Căn (Cà Mau) và Phú Quốc (Kiên Giang) với tổng diện tích 4.374 ha, hiện cả 3 Khu Kinh tế vẫn đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tính đến tháng 7-2013, các khu kinh tế này đã thu hút được 22 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 2 tỷ USD, vốn thực hiện 37 triệu USD, tạo việc làm cho 43.894 lao động.13

Có thể thấy, kết quả thu hút FDI những năm gần đây của ĐBSCL đã có những

10 Quốc Dũng, “Đồng bằng sông Cửu Long - 10 năm phát triển kinh tế”. http://thvl.vn/?p=184941 (truy cập

ngày 14-9-2012)11 Bích Liên, “Thu hút đầu tư vùng ĐBSCL - còn đó nhiều việc phải làm”, Báo Ấp Bắc, ngày 25-11-2013. http://baoapbac.vn/kinh-te/201311/thu-hut-dau-tu-vung-dbscl-con-do-nhieu-viec-phai-lam-420030/ (truy cập ngày 30-11-2013). 12 Xem Nguyễn Trọng Minh, Kinh tế đối ngoại đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đổi mới: Kinh nghiệm và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 157.13

Bích Liên, “Thu hút đầu tư vùng ĐBSCL - còn đó nhiều việc phải làm”, Báo Ấp Bắc, ngày 25-11-2013. http://baoapbac.vn/kinh-te/201311/thu-hut-dau-tu-vung-dbscl-con-do-nhieu-viec-phai-lam-420030/ (truy cập ngày 30-11-2013).

8

Page 9: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

khởi sắc nhờ những cải thiện về cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư phát triển 3 khâu đột phá là: giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo và dạy nghề; thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, tăng cường đầu tư cho thành phố Cần Thơ - trung tâm vùng; Phú Quốc - Kiên Giang; trung tâm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau và bước đầu hình thành phát huy vai trò vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, yêu cầu phát triển vẫn đang đặt ra cho vùng đất giàu tiềm năng này nhiều thách thức phải vượt qua.

Ngoài nguồn FDI, đồng bằng sông Cửu Long còn là khu vực thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn như nguồn ODA và nguồn vốn viện trợ từ NGOs. Từ năm 2006-2010, tổng số vốn ODA đã ký kết cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1.899,8 triệu USD, trong đó vốn vay khoảng 1.700 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 99 triệu USD14. Thực tế này còn thể hiện tính hiệu quả của việc phân bổ vốn, vận động nguồn ODA và NGOs trong phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho phục vụ kinh tế - xã hội của vùng ví dụ như: phát triển hạ tầng kinh tế, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu, phát triển nông nghiệp nông thôn, vệ sinh môi trường và nước sạch, hỗ trợ doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, đồng bằng sông Cửu Long còn có các dự án ODA lớn được đầu tư trong các lĩnh vực như: Cải thiện và cung cấp nước sinh hoạt của Chính phủ Australia tại Kiên Giang, kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao (An Giang), hỗ trợ ngân sách phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế dự án phát triển du lịch Mekong và dự án phát triển ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long ở Cà Mau…15 Có thể nói, các dòng vốn này đóng góp và tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác, ODA đã phát huy vai trò làm chất xúc tác trong hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, góp phần phát triển trực tiếp kinh tế các địa phương trong vùng, giải quyết những vấn đề xã hội, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo ở nhiều tỉnh trong vùng, nhất là các tỉnh gặp nhiều khó khăn như Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang…

14 Lê Anh, “Khơi nguồn phát triển kinh tế đối ngoại khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Báo Kinh tế Việt Nam, số ra ngày 21-1-2012. http://ven.vn/khoi-nguon-phat-trien-kinh-te-doi-ngoai-khu-vuc-dong-bang-song-cuu-long_t77c542n26588tn.aspx (truy cập ngày 13-9-2012) 15 Xem Báo cáo tổng hợp đầu tư (ODA, FDI) vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006-2010 và phương hướng 2011-2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Diển đàn Hợp tác Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. http://www.mdec.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1507:bao-cao-tong-hop-dau-tu-oda-fdi-vung-dong-bang-song-cuu-long-giai-doan-2006-2010-va-phuong-huong-2011-2015-cua-bo-ke-hoach-va-dau-tu-&catid=131:tu-lieu&Itemid=239 (truy cập ngày 25-7-2013)

9

Page 10: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

Bảng: Vốn ODA ký kết phân theo vùng và tỷ lệ ODA của đồng bằng sông Cửu Long vùng so với cả nước giai đoạn 1993-201216

Xuất khẩu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 10% tổng kim gạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng trưởng xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long tăng cao, tăng trưởng bình quân 18,1% so với cả nước chỉ 11,8%, nhưng thực tế nếu tính theo bình quân đầu người thì đến thời kì này chỉ đạt gần 90USD/người/năm thấp hơn nhiều so với mức chung cả nước (khoảng 220USD/người/năm). Từ năm 1996-2010, đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu đạt trên 42.572,1 triệu USD, riêng năm 2010 xuất khẩu đạt trên 6.775,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong năm 2012, giá trị hàng xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long đạt 9,8 tỷ USD, tăng ba lần so 10 năm trước.17 Trong những năm qua nguồn sản phẩm xuất khẩu của vùng chủ yếu là mặt hàng gạo chiếm 90% và thủy hải sản (sơ chế) chiếm 60%18. Nhập khẩu, trong thời gian qua đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nhập các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như: phân bón, hóa chất, thiết bị, xăng dầu… tập trung vào một số doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, nhập khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ bằng 3,2% (2010) so với cả nước, một con số rất nhỏ. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị, linh kiện phụ trợ sản xuất chiếm 25-30% giá trị nhập khẩu; xăng dầu và vật tư nông nghiệp chiếm 45-50% còn lại là một số hàng hóa 16 Hương Giang, “Nhìn lại 20 năm thu hút vốn ODA”, ngày 15-10-2013. http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Nhin-lai-20-nam-thu-hut-von-ODA/183067.vgp (truy cập ngày 20-10-2013)17

“Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn diện”, ngày 16-9-2013. http://atv.org.vn/tin-tuc/kinh-te/24027/vung-dong-bang-song-cuu-long-chuyen-dich-co-cau-kinh-te-toan-dien.aspx (truy cập ngày 25-9-2013)18 Nguyễn Trọng Minh, “Hoạt động kinh tế đối ngoại – động lực phát triển đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ hội nhập”, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần thứ III, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

10

Page 11: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

tiêu dùng khác và phương tiện giao thông cao cấp mà trong nước không sản xuất được.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1996-201019

Nội dung 1996-2000 2001-2005 2006-2010 1996-2010

Xuất khẩu 6.5337 10.451,14 25.587,265 42.572,105

Nhập khẩu 1.757,9 2.762,8 10.203,445 14.734,145

Tổng kim ngạch 8.301,6 13.213,94 35.790,71 57.306,25

Dưới tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ số năng lực cạnh tranh của các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long liên tục được cải thiện và nâng cao qua các năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của các tỉnh, thành đều nằm trong nhóm khá, tốt và rất tốt trong 3 năm qua chính là động lực cho các địa phương trong vùng tăng thu hút đầu tư nguồn vốn từ bên ngoài, nắm bắt để khơi nguồn cho hoạt động đối ngoại đạt được hiệu quả cao. Năm 2008, trong số 10 tỉnh được đánh giá có cải thiện mạnh mẽ nhất thì Đồng bằng sông Cửu Long có 4 tỉnh, bao gồm: Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, Cà Mau. Năm 2009, vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xem là nổi bật trong kết quả điều tra về chỉ số năng lực cạnh tranh cả nước với 2 tỉnh ở nhóm rất tốt. Đến năm 2010, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là nhóm có nhiều cải thiện trong cả nước về công tác điều hành, thể hiện qua sự thay đổi về điểm số và thứ hạng PCI của các tỉnh. Sự tiến bộ nhanh chóng này giúp các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long tạo ấn tượng tốt đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho vùng hướng đến việc mở rộng đối ngoại và hội nhập cùng cả nước.

Trong thời kỳ cùng cả nước hội nhập kinh tế quốc tế, vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp tục nắm giữ vai trò “vựa lúa” của cả nước, sản lượng lúa đạt gần 22 triệu tấn, mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 90% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước với trên 3 tỷ USD. Toàn vùng còn có hơn 300 ngàn ha cây ăn trái, chiếm 40% diện tích cây ăn trái cả nước. Sản lượng trái cây của Đồng bằng sông Cửu Long hiện đạt 3,5 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với thập niên 90 của thế kỷ XX. Cơ cấu sản xuất sản xuất trong ngành thủy sản chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng. Đồng

19 Dẫn theo Nguyễn Trọng Minh, Sđd, tr. 149.

11

Page 12: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi và đánh bắt thủy sản lớn nhất nước. Trong đó, chiếm 80% sản lượng tôm cả nước và cá tra mang ngoại tệ về cho đất nước 1,5 tỷ USD mỗi năm20. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu chung của nền kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét.  

Với quyết tâm chuyển dịch cơ cấu chung nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, công nghiệp là lĩnh vực được các tỉnh trong vùng chú trọng phát triển, trong đó chú trọng đi vào khai thác thế mạnh về chế biến nông sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp - nông thôn. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, giá trị sản xuất công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long tăng bình quân gần 19% trong 10 năm qua, đạt 156 ngàn tỷ đồng vào năm 201021. Công nghiệp cơ khí, nhất là sản xuất nông ngư cụ có bước phát triển. Mặc dù những thành tựu đạt được trên lĩnh vực công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng hiện có nhưng hiện tại cũng đáp ứng một phần lớn nhu cầu phục vụ canh tác và chế biến nông sản. 

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, kinh tế các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sự phát triển nhanh nhờ cải thiện hạ tầng. Nhiều công trình giao thông huyết mạch được Chính phủ đầu tư trong vùng, như: đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, các cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long đúng hướng, gắn với quá trình hội nhập quốc tế của cả nước. Sự thay đổi đó bao gồm cả đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Năm 2011, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ khánh thành, mở ra cơ hội mới cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với các sân bay nội địa là Rạch Giá, Cà Mau và đặc biệt là Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sau khi đưa vào khai thác sẽ giúp cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gần hơn với các địa phương trong nước và quốc tế. Số lượng khách du lịch đến Đồng bằng sông Cửu Long nhờ vậy cũng đã tăng trưởng và hiện đạt gần 20 triệu lượt khách/ năm, trong đó có gần 1 triệu rưỡi khách quốc tế. Những thành tựu đạt được, đặc biệt là trong thập niên đầu thế kỷ XXI sẽ tạo tiền đề để đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn trong giai đoạn phát triển mới, cùng cả nước hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Kết luận20 Quốc Dũng, “Đồng bằng sông Cửu Long - 10 năm phát triển kinh tế”. http://thvl.vn/?p=184941 (truy cập ngày 14-9-2012)21 Thạch Thảo, “Đồng bằng sông Cửu Long phải phát triển bền vững”. Http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/72/1/1/94014/Tay-Nam-bo-phai-phat-trien-ben-vung.aspx (truy cập ngày 18-9-2012)

12

Page 13: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất rộng lớn giàu tiềm năng phát triển kinh tế, là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước, có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Việt Nam. Từ tiềm năng và vị trí quan trọng của vùng, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo và hỗ trợ trên nhiều mặt nhằm đẩy mạnh nhịp độ phát triển. Nhờ vậy, kinh tế của vùng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, bộ mặt kinh tế - xã hội ở các địa phương trong vùng thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao.

Đặc biệt, bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, đồng bằng sông Cửu Long đã tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trên cơ sở tận dụng những điều kiện từ bên ngoài thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng bằng sông Cửu Long còn phát huy được những lợi thế vốn có, đẩy nhanh tốc độ phát triển tăng trưởng kinh tế của vùng, xứng tầm là trung tâm sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, so với tiềm năng thế mạnh vốn có thì những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua mới chỉ là bước đầu, vẫn còn nhiều hạn chế. Quá trình hội nhập quốc tế của đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát huy được hết những tiềm năng hiện có của đồng bằng sông Cửu Long.

Để tham gia hiệu quả vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung cải thiện chất lượng và đào tạo mới nguồn nhân lực, cũng như thay đổi tư duy, cách ứng xử hành chính cho phù hợp với yêu nhu cầu của hoạt động kinh tế đối ngoại. Hiện nay, ngoài những lợi thế mang tính truyền thống của đồng bằng sông Cửu Long đang có, thì các nhà đầu tư quốc tế đang quan tâm tới khả năng thu hút khác là lợi thế về chi phí vận chuyển, cơ hội mậu dịch, nguồn lao động chất lượng cao… Do đó, đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới phải nhanh chóng xây dựng những chiến lược phát triển cho phù hợp với xu thế mới và phải hoàn thiện hệ thống thông tin và tổ chức. Bên cạnh đó, để khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long cần phối hợp xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách liên kết tốt hơn, nhất là trong các chuỗi giá trị sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của vùng.

Trong thời gian tới, đồng bằng sông Cửu Long sẽ tận dụng tốt những điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh

13

Page 14: Quốc Dũng, “ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncss.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/css/Dong bang... · Web view (truy cập ngày 30-11-2013)

tế, đổi mới công nghệ và quản lí, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến các giá trị cao, mang tính đặc thù, và chủ động tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến. Trong đó, yếu tố quyết định trong cuộc chơi toàn cầu là năng lực cạnh tranh ở ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Sân chơi thương mại toàn cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có nhiều thách thức cho đồng bằng sông Cửu Long, đòi hỏi “vùng trọng điểm sản xuất nông sản lớn của khu vực và thế giới” này phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Ngoại giao, Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

2. Nguyễn Trọng Minh, Kinh tế đối ngoại đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đổi mới: Kinh nghiệm và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

3. Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.

4. Nhiều tác giả, Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2011.

5. Nhiều tác giả, Đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và Giải Pháp để trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM, 2006.

6. Võ Hùng Dũng (chủ biên), Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long 2001-2011, 2 tập, Nxb. Đại học Cần Thơ, 2012.

7. Các website của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo: Nhân dân, Tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng,…

14