10
Du lịch sinh thái và Đồng bằng sông Cửu Long ©Mathilde Tuyết Trần, France 2014 - www.mttuyet.fr Hiểu theo định nghĩa khoa học tự nhiên thì khái niệm "sinh thái" là gì ? Đó là môi trường sinh sống tự nhiên của tập thể các loại sinh vật tùy theo điều kiện sống thiên nhiên của môi trường đó như địa lý, khí hậu, nhiệt lượng, thủy lượng, sinh vật học, tức là khái niệm sinh thái bao gồm hai chủ thể: sinh vật và môi trường 1 . Tại châu Âu, kể từ năm 1980 khái niệm "Phát triển bền vững" 2 xuất hiện, bao gồm ba trụ cột chính là sinh thái, xã hội và kinh tế trong ý hướng kết tạo và gìn giữ một môi trường sống tốt và cân bằng cho loài người. Về "hành động" (actions) trong trụ cột "sinh thái" thì phong trào "Phát triển bền vững" chống lại sự hủy hoại môi trường sống của con người, tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm, làm kinh tế đại trà như phá rừng, đào quặng mỏ, thải chất độc trong không khí, trong nước, chăn nuôi chuồng đại trà, trồng thực phẩm gen biến đổi, di chuyển vô ích, tiêu thụ vô trách nhiệm, tiêu thụ chất hóa học, phân bón hóa học, xả rác.... Du lịch là một dịch vụ của con người phục vụ con người để đem về lợi ích về kinh tế và văn hóa cho chính mình. Vì thế, chủ thể là người làm du lịch, đối tượng là người đi du lịch, sử dụng dịch vụ du lịch, và hành động là phục vụ đối tượng. Cho nên, khi nói về làm du lịch sinh thái là lựa chọn cho mình một mảng thị trường nhất định để đem về lợi nhuận cho mình, mà đối tượng của mình là những người lựa chọn phong cách du lịch sinh thái. Cách nhìn này khác hẳn cách nhìn "xin, cho", du khách đến, không phải để xin điều gì, mình cũng chẳng cho họ điều gì cả, hay cách nhìn ngược, bắt đầu từ chữ "cung" mà không trọng chữ "cầu": ở đây chỉ có như vầy thôi. Họ là khách, đó là điểm thứ nhất, họ bỏ tiền ra mua một dịch vụ, đó là điểm thứ hai. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là, làm sao đưa khách về, làm sao cho khách vừa ý, và làm sao giữ được khách, làm sao quảng bá rộng hơn, sâu hơn cho dịch vụ của chúng ta. Hãy tự đặt mình vào vị trí của người du khách thì sẽ tìm ra câu trả lời, đó chính là phương cách thiết kế du lịch sinh thái đặt trọng tâm vào chữ "cầu", đáp ứng nhu cầu của đối tượng. Nhìn ra thị trường du lịch thế giới trong toàn cầu hóa Thị trường du lịch thế giới là một thị trường cạnh tranh khá rộng trên bình diện địa lý, từ khắp các lục địa, châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Mỹ La tinh, châu Úc. Ngành du lịch được nhiều quốc gia đưa lên tầm "mũi nhọn kinh tế", là trọng tâm mọi cố gắng để phát triển vì nhiều lý do. Du lịch thuộc về ngành kinh tế với đặc điểm "xuất khẩu tại chỗ", có nghĩa là du khách đem tiền đến tận nơi họ đi du lịch. Ngành "xuất khẩu tại chỗ" giảm thiểu các vấn đề xuất khẩu khác như quan thuế, kiểm định chất lượng sản phẩm, rào cản, ngăn cấm, biện pháp bảo vệ thị trường của các quốc gia nhập khẩu. Lý do thứ hai là trong khi sức mua của các thị trường khác giảm đi thì nhu cầu du lịch của dân chúng thế giới ngày càng tăng. Quan niệm một cuộc du lịch là một món quà tặng quý nhất cho chính bản thân mình, cho người thân đã thấm sâu vào ước muốn của mọi người dân. Không gì đáng mơ ước hơn là có được một chuyến đi chơi xa, ngắm cảnh, ngắm người. Lý do thứ ba là ngành du lịch là đòn bẩy cho những ngành nghề khác cùng phục vụ du lịch như các ngành chuyên chớ, xây cất, giáo dục, sản xuất thủ công mỹ nghệ, thương mại, sức khỏe, văn hóa nghệ thuật. Lý do thứ tư là ngành du lịch tạo một mối quan hệ giao tiếp thế giới rất cần thiết trên phương diện quốc gia như ngoại giao, văn hóa và chính trị. Cuối năm 2012, cơ quan Du lịch thế giới OMT (Organisation mondiale du tourisme) phấn khởi thông báo con số 1 tỷ lượt người đi du lịch đã được vượt qua, ngành du lịch thế giới tăng trưởng từ 3,5% lên 4% 3 . Các thống kê mới nhất về lãnh vực du lịch cho biết có 1.087 tỷ người đã đi du lịch từ nước này sang nước khác trong năm 2013 ! tăng 5%, tức là có thêm hơn 52 triệu người đi du lịch, so với năm 2012. Châu Á Thái Bình Dương với lợi thế du lịch biển đã đạt mức tăng cao nhất +6% (+14 triệu du 1 Tiếng Pháp là ecosysteme, tiếng Anh là ecosystem, tiếng Đức là Ökosystem. 2 Tiếng Pháp là développement durable, tiếng Anh là sustainable development, tiếng Đức là nachhaltige Entwicklung 3 Thông tấn xã Reuters, La barre du milliard de touristes en 2012 franchie, ngày 12.12.2012

Du lịch sinh thái và Đồng bằng sông Cửu Longdaihocdulich.edu.vn/upload/news/2017/09/11/du-lich-sinh-thai-va-dong... · thuyết và phát biểu về chủ đề du lịch

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Du lịch sinh thái và Đồng bằng sông Cửu Long©Mathilde Tuyết Trần, France 2014 - www.mttuyet.fr

Hiểu theo định nghĩa khoa học tự nhiên thì khái niệm "sinh thái" là gì ? Đó là môi trường sinhsống tự nhiên của tập thể các loại sinh vật tùy theo điều kiện sống thiên nhiên của môi trường đó nhưđịa lý, khí hậu, nhiệt lượng, thủy lượng, sinh vật học, tức là khái niệm sinh thái bao gồm hai chủ thể:sinh vật và môi trường 1.

Tại châu Âu, kể từ năm 1980 khái niệm "Phát triển bền vững" 2 xuất hiện, bao gồm ba trụ cộtchính là sinh thái, xã hội và kinh tế trong ý hướng kết tạo và gìn giữ một môi trường sống tốt và cânbằng cho loài người. Về "hành động" (actions) trong trụ cột "sinh thái" thì phong trào "Phát triển bềnvững" chống lại sự hủy hoại môi trường sống của con người, tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm, làmkinh tế đại trà như phá rừng, đào quặng mỏ, thải chất độc trong không khí, trong nước, chăn nuôichuồng đại trà, trồng thực phẩm gen biến đổi, di chuyển vô ích, tiêu thụ vô trách nhiệm, tiêu thụ chấthóa học, phân bón hóa học, xả rác....

Du lịch là một dịch vụ của con người phục vụ con người để đem về lợi ích về kinh tế và vănhóa cho chính mình. Vì thế, chủ thể là người làm du lịch, đối tượng là người đi du lịch, sử dụng dịchvụ du lịch, và hành động là phục vụ đối tượng. Cho nên, khi nói về làm du lịch sinh thái là lựa chọncho mình một mảng thị trường nhất định để đem về lợi nhuận cho mình, mà đối tượng của mình lànhững người lựa chọn phong cách du lịch sinh thái.

Cách nhìn này khác hẳn cách nhìn "xin, cho", du khách đến, không phải để xin điều gì, mìnhcũng chẳng cho họ điều gì cả, hay cách nhìn ngược, bắt đầu từ chữ "cung" mà không trọng chữ"cầu": ở đây chỉ có như vầy thôi. Họ là khách, đó là điểm thứ nhất, họ bỏ tiền ra mua một dịch vụ, đólà điểm thứ hai. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là, làm sao đưa khách về, làm sao cho khách vừa ý, vàlàm sao giữ được khách, làm sao quảng bá rộng hơn, sâu hơn cho dịch vụ của chúng ta. Hãy tự đặtmình vào vị trí của người du khách thì sẽ tìm ra câu trả lời, đó chính là phương cách thiết kế du lịchsinh thái đặt trọng tâm vào chữ "cầu", đáp ứng nhu cầu của đối tượng.

Nhìn ra thị trường du lịch thế giới trong toàn cầu hóaThị trường du lịch thế giới là một thị trường cạnh tranh khá rộng trên bình diện địa lý, từ khắp

các lục địa, châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Mỹ La tinh, châu Úc. Ngành du lịch được nhiều quốcgia đưa lên tầm "mũi nhọn kinh tế", là trọng tâm mọi cố gắng để phát triển vì nhiều lý do. Du lịchthuộc về ngành kinh tế với đặc điểm "xuất khẩu tại chỗ", có nghĩa là du khách đem tiền đến tận nơihọ đi du lịch. Ngành "xuất khẩu tại chỗ" giảm thiểu các vấn đề xuất khẩu khác như quan thuế, kiểmđịnh chất lượng sản phẩm, rào cản, ngăn cấm, biện pháp bảo vệ thị trường của các quốc gia nhậpkhẩu. Lý do thứ hai là trong khi sức mua của các thị trường khác giảm đi thì nhu cầu du lịch của dânchúng thế giới ngày càng tăng. Quan niệm một cuộc du lịch là một món quà tặng quý nhất cho chínhbản thân mình, cho người thân đã thấm sâu vào ước muốn của mọi người dân. Không gì đáng mơước hơn là có được một chuyến đi chơi xa, ngắm cảnh, ngắm người. Lý do thứ ba là ngành du lịch làđòn bẩy cho những ngành nghề khác cùng phục vụ du lịch như các ngành chuyên chớ, xây cất, giáodục, sản xuất thủ công mỹ nghệ, thương mại, sức khỏe, văn hóa nghệ thuật. Lý do thứ tư là ngành dulịch tạo một mối quan hệ giao tiếp thế giới rất cần thiết trên phương diện quốc gia như ngoại giao,văn hóa và chính trị.

Cuối năm 2012, cơ quan Du lịch thế giới OMT (Organisation mondiale du tourisme) phấn khởithông báo con số 1 tỷ lượt người đi du lịch đã được vượt qua, ngành du lịch thế giới tăng trưởng từ3,5% lên 4% 3.

Các thống kê mới nhất về lãnh vực du lịch cho biết có 1.087 tỷ người đã đi du lịch từ nước nàysang nước khác trong năm 2013 ! tăng 5%, tức là có thêm hơn 52 triệu người đi du lịch, so với năm2012. Châu Á Thái Bình Dương với lợi thế du lịch biển đã đạt mức tăng cao nhất +6% (+14 triệu du

1 Tiếng Pháp là ecosysteme, tiếng Anh là ecosystem, tiếng Đức là Ökosystem. 2 Tiếng Pháp là développement durable, tiếng Anh là sustainable development, tiếng Đức là nachhaltige Entwicklung3 Thông tấn xã Reuters, La barre du milliard de touristes en 2012 franchie, ngày 12.12.2012

khách) trong năm 2013, đặt biệt vùng Đông Nam Á đạt mức tăng trưởng kỷ lục 10% trong khu vực.Châu Phi cũng đạt mức tăng trưởng +6% (+13 triệu du khách). Khu vực châu Mỹ có mức tăngtrưởng thấp nhất, +4%.

Kết quả này cho thấy sự phục hổi của thị trường du lịch sau cuộc khủng hoảng du lịch năm2009, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Nước Pháp dẫn đầu 10 quốc gia trọng điểmdu lịch thế giới với 83 triệu du khách quốc tế năm 2012 (du khách vào nhiều hơn là cả dân số Pháp!),nhưng nước có thu nhập du lịch cao nhất (đắt nhất) là nước Mỹ với số thâu là 128,6 tỷ tỷ (billion)usd trong năm 2012. Bốn nước châu Á là Trung Quốc xếp hạng 3 về lượt khách, hạng 4 về thu nhập,Mã Lai xếp hạng 10 về lượt khách đến, còn Ma Cao đứng hạng 6 và Hong Kong hạng 10 về thunhập.

Xét trên tổng thể thì thị trường tiêu thụ du lịch trong năm 2013 có một sức nặng kinh tế là7.000 tỷ usd và 266 triệu công việc cho con người. Một thăm dò dư luận tại chỗ cho biết mỗi kháchđi du lịch dự trù sẽ chi tiêu khoảng 2.000 euros một người cho một chuyến đi. Dự đoán sức tăngtrưởng mạnh nhất của thị trường du lịch thế giới sẽ ở khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương, năm2030 sẽ đạt mảng 30% thị trường du lịch thế giới, một triển vọng rất có tương lai cho Việt Nam. 4

Hội chợ du lịch thế giới lớn nhất tại châu Âu là hội chợ ITB (Internationale Tourismus-Börse)tổ chức hàng năm ở Berlin, CHLB Đức, vào đầu xuân, lần tới sẽ vào ngày 04.-08.03.2015. Đầu nămnay, 2014 có đến 10.147 tổ chức du lịch của 189 nước trên thế giới tham dự triển lãm ITB lần thứ 48,tất cả 26 gian hội chợ đều chật kín.

Theo báo cáo tổng kết của ITB thì năm nay có 114.000 khách chuyên nghiệp (cũng là các tổchức du lịch) và khoảng 60.000 khách tư nhân đã đến tham dự hội chợ, tức là tổng cộng khoảng200.000 khách tham dự, trong số này có khoảng 22.000 khách đã tham dự 200 cuộc hội thảo, diễnthuyết và phát biểu về chủ đề du lịch.

Các công ty du lịch tư đến từ Việt Nam chiếm lĩnh 100 mét vuông triển lãm trong gian 26c,tăng 50% so với lần trước triển lãm trước. Việt Nam tham dự hội chợ ITB từ năm 1985, nên không bịđứng vào danh sách chờ đợi chỗ như vài quốc gia khu vực châu Á như Nepal, Bhutan, Ấn Độ…Khách mời triển lãm danh dự năm 2014 của ITB là Mexiko.

Nhìn về du lịch Việt Nam thì thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết là năm 2013 có7.572.352 lượt khách quốc tế đến Việt Nam, trong số này có luôn cả những chuyến về thăm nhà củathành phần được gọi là „Việt kiều“, chỉ tiêu doanh thâu du lịch là 200 tỷ đồng, tương đương với 10 tỷđô la Mỹ. So với thu nhập của nước Pháp trong lãnh vực du lịch thì với tiềm năng thiên nhiên vànhân lực của Việt Nam sẵn có, mình cần có nhiều cố gắng hơn.

Dù nước Pháp đã đi vào quỹ đạo thoái hóa kinh tế từ năm 2008, ngành du lịch luôn được đánhgiá là một mũi nhọn kinh tế bậc nhất nước Pháp vì nó là đòn bẩy kinh tế cho nhiều lãnh vực khácnhư sản xuất/tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng, xa xí phẩm (nước hoa, thời trang, nữ trang, xe hơi, đồng hồđeo tay...) hay kinh tế văn hóa (phim ảnh, kịch nghệ sân khấu, âm nhạc...), và tuy những nhà đầu tưnước ngoài tìm phương cách mua đứt những cơ sở kinh tế du lịch nổi tiếng của Pháp như khách sạnsang trọng, danh tiếng hay tiệm ăn, ruộng nho để đem lợi nhuận về cho nước của họ.

Năm 2007 doanh thu của ngành du lịch Pháp chiếm 6,2% tổng sản lượng quốc dân 5, số lượtkhách lên đến 82 triệu (đứng hạng nhất trên thế giới, dù so về doanh thu thì đứng hạng ba sau USAvà Tây Ban Nha), 114 triệu khách du lịch nước ngoài theo dạng „transit“ (không ngủ lại đêm), gộpchung 196 triệu lượt người thăm nước Pháp (so với con số lượt người du lịch trên toàn thế giới là900 triệu lượt), mua sắm và đem lại công ăn việc làm cho gần 900.000 người. Trong thời gian nàynước Pháp có khoảng 5,6 triệu giường cho khách du lịch, không tính đến những nơi cắm lều ngủ vànhững phòng cho thuê riêng lẻ của tư nhân. Nếu tính tất cả những khả năng „ngủ qua đêm“ cho dukhách từ khách sạn loại „cung điện“, 5 sao, cho đến nhà trọ thanh niên (auberges de jeunesse), nơicắm lều (campings), phòng trọ tư nhân (chambres d'hôtes)...thì con số này lên đến 18.458 chỗ ngủtrên toàn nước Pháp, đặc biệt dọc theo các vùng ven biển và vùng núi Alpes ! Hai tháng du lịch trọng

4 Theo OMT - Tourism Towards 2030 (Le tourisme à l´horizon 2030)5 Tiếng Pháp là PIB, produit interieur brut

điểm tại Pháp là tháng 7 và tháng 8 trong năm. 6

Hiện nay, báo chí Pháp đang phát huy một chương trình mới gồm 30 điểm của chính phủ Phápcông bố hôm nay (19.06.2014) để triển khai lãnh vực kinh tế „Du lịch“ được đánh giá là „ưu tiênquốc gia“, trong hy vọng sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho dân chúng, với viễn tượng 2 tỷ lượt kháchdu lịch thế giới sẽ được thực hiện từ đây cho đến năm 2030. Mục đích của nước Pháp là cố gắngvượt mức doanh thâu du lịch của Tây Ban Nha (hàng thứ hai thế giới).

Doanh thu du lịch hiện đang chiếm 7,3% của tổng sản lượng quốc dân Pháp, một con số đángkể, vì thống kê năm 2013 cho thấy tổng sản lưọng (PIB) của nước Pháp là 1.831, 7 tỷ euros (65,4triệu dân) 7. Các chính khách đã có nhận định rằng, ngành du lịch là một ngành không thể „dời“ điđâu được (ai muốn ngắm tháp Eiffel thì phải đến tận Paris) và nếu nước Pháp thu hút được thêm 5%của sự tăng trưởng thêm một tỷ người đi du lịch cho đến năm 2030 thì sẽ tạo được thêm 500.000công ăn việc làm, hầu có thể đưa con số người phục vụ trong ngành du lịch lên thành 2 triệu người.

Chương trình 30 điểm hành động, không chỉ nhắm đến việc tăng các hoạt động tiếp thị(marketing) đưa du khách vào Pháp, bán các chương trình du lịch, mà bao gồm thêm vấn đề đón tiếpdu khách sao cho thuận lợi hơn, lịch sự hơn, vấn đề an ninh cho du khách và nhất là trợ giúp chochính công dân Pháp có thêm khả năng „tiêu thụ“ du lịch. Cho đến giờ, phong cách tiếp đón kháchdu lịch tại nước Pháp được đánh giá là chuyên nghiệp nhưng khá lạnh lùng. Năm vừa qua, Paris cũngbị mang tai tiếng về những vụ cướp giật du khách, nhất là đối với du khách châu Á.

Tháng hai vừa qua, một liên kết mới trong lãnh vực du lịch đã được thành lập mang tên là„Alliance 46.2“ (ý chỉ tọa độ địa lý của nước Pháp), gồm có các cơ sở phục vụ du lịch như nhómAccor, phi trường Paris, Club Méditerranée, Elior, Euro Disney, nhóm thương mại les GaleriesLafayette, Kering, Groupe Lucien Barrière, Pierre & Vacances-Center Parcs, công ty đường sắt quốcgia SNCF...sẽ tham dự vào chương trình hành động mới của chính phủ Pháp.

Định mảng thị trường du lịch sinh tháiĐịnh nghĩa của chuyên gia du lịch Pháp rằng „một cuộc“ du lịch là những cuộc „di chuyển với

một mục đích nào đó trong một thời gian tối thiểu là 24 giờ đồng hồ“, cho thấy rằng, khi nói đến dulịch là nói đến ba yếu tố quan trọng: yếu tố di chuyển, yếu tố mục đich, và yếu tố thời gian, nôm nalà đi đâu/ở đâu, làm gì/muốn gì và bao lâu ?

Khai triển ý kiến này và kết hợp với tâm lý của người đi du lịch, thì sự lựa chọn của khách dulịch tùy thuộc nhất thiết vào ba ưu tiên sau đây, dẫn theo các vấn đề liên quan:

1. Khu vực du lịch „điểm đến“: phương tiện chuyên chở và môi trường (an ninh, y tế sức khỏe,ngôn ngữ, tiếp đón, ẩm thực)

2. Mục đích du lịch: mục đích du lịch chi phối các chủ đề du lịch, mà các chủ đề du lịch chính lànhững trọng điểm tiếp thị không thể bỏ qua, mỗi mục đích và chủ đề đòi hỏi những sự thiếtkế khác biệt về cơ sở và dịch vụ. Các công ty thuộc lãnh vực du lịch tại Pháp đều cố gắngthăm dò ý kiến và yêu cầu của du khách để đầu tư cho đúng. Có thể kể ra: du lịch công vụ, dulịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch núi, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch thể thao, du lịch đibộ đường dài, du lịch xe đạp, du lịch xe mô tô, du lịch gia đình trẻ nhỏ, du lịch cưới, tuầntrăng mật...

3. Thời gian du lịch: trung bình du khách lưu lại một nơi ngắn nhất là 1 đêm, trung hạn là từ 1đến 3 đêm, dài hạn là trên 4 đêm. Sự ấn định thời gian này chi phối đến việc thiết kế giá dulịch, cũng là một phương cách tiếp thị ưu tiên, giảm giá (khuyến mãi) tùy theo thời gian dulịch để đem khách về.

So sánh quan niệm "du lịch sinh thái" của Pháp và Việt Nam tôi thấy Việt Nam còn có nhiềutiềm năng để khai thác chủ đề thuộc về "môi trường và thiên nhiên" này, nhưng cách làm, cách thựchiện của loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam còn chứa đựng nhiều sự hiểu lầm ý muốn, ước muốncủa du khách quốc tế.

6 Marie-Anne Le Garrec: Le tourisme, un secteur économique porteur, Le tourisme en France, édition 20087 Thống kê của Banque de France, Ngân hàng quốc gia Pháp Sources : Eurostat, Commission européenne, ngày

12.06.2014

Sự hiểu biết về ý tưởng và quan hệ của phát triển bền vững và sinh thái là điều kiện cần thiết đểhiểu đối tượng của mình, những du khách lựa chọn mô hình du lịch sinh thái. Họ là ai ? Họ là nhữngngười yêu thiên nhiên, đồng thời rất chú trọng đến những hiện tượng, những vấn đề tàn phá thiênnhiên, hủy hoại môi trường sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe của con người.

Thực trạng loại hình du lịch sinh thái kết hợp với thiên nhiên tại Pháp được hình thành để đápứng một số nhu cầu của thị trường du lịch sinh thái như:

1. Du khách không thích "ngủ" trong những căn phòng khách sạn "bốn vách bê tông và mộtcửa sổ" chật hẹp, ngột ngạt, cũ kỹ, hôi mùi ẩm, mốc.

2. Gia đình có trẻ nhỏ muốn giáo dục trẻ nhỏ kết hợp nhu cầu cá nhân (con người) với sự hàihòa với thiên nhiên, biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

3. Du khách thích đi tìm lại cảm giác, kỷ niệm của tuổi thơ ấu, xa xưa. Họ thích đi xe đạp, đibộ đường dài, leo núi, xuyên rừng, xuyên đồng ruộng, thăm làng mạc, làng nghề, tắm biển, câu cá...

4. Du khách thích ủng hộ những cố gắng, những sáng kiến cá nhân của những người làm dịchvụ du lịch, không thích tiêu thụ theo kiểu "đại trà" của những tổ chức du lịch quá lớn, giải quyếtkhách như những đàn cừu non dễ bảo.

5. Du khách thích tránh những cơ sở du lịch bị quá tải, quá sang trọng, quá đắt tiền, tránh loạidu khách đi du lịch để khoe là mình giầu có.

Trong mảng thị trường kết hợp với thiên nhiên này, một số người làm dịch vụ du lịch nội địaPháp có những sáng kiến như lập "gîtes" 8 trong nông trại, trong lâu đài, trong nhà ở, trong chuồngngựa, chuồng bò, chuông chim bồ câu cũ…, dùng những chiếc xe bus cũ, tầu buồm cũ…để làmthành phòng trọ, chế tạo những cái "nhà", những "quả trứng", hay "lâu đài" treo lơ lửng trên cây nhưtổ chim, hay một cái thùng rượu bằng gỗ thật to làm phòng ngủ, xây những nhà trọ hoàn toàn bằnggỗ, mái lợp rơm rạ dựng ở ven hồ, trong rừng…, họ dọn ăn sáng, ăn trưa…cho khách theo cách bảovệ môi trường, tức là bớt sử dụng những loại thực phẩm đóng gói cá nhân trong bao ny lông, tronglon sắt, lon bia hay hộp nhựa, không sử dụng các loại đồ dùng ăn rồi vứt đi như đĩa giấy, khăn giấy,muỗng dao nĩa bằng nhựa…mà dùng đĩa, chén bằng sành sứ, chai lọ bằng thủy tinh, khăn ăn bằngvải, chăn ga 9 gối nệm đều bằng chất liệu thiên nhiên như vải cô tông, vải lanh 10, len 100% …,không sử dụng các chất hóa học bảo quản trong thực phẩm… Về giá cả thì họ cố gắng định giákhông quá cao so với những khách sạn trung bình và thông thường cùng tiêu chuẩn, thí dụ như hạnghai sao. 11

Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến trình độ chung của xã hội Pháp về phương diện an ninh và y tếcho loại hình du lịch "sinh thái", sự chăm sóc sức khỏe cho du khách được bảo đảm bởi các bác sĩ tạiđịa phương, các hình thức chuyển vận cứu thương bằng xe, bằng trực thăng, và các trung tâm bệnhviện đa khoa của mỗi vùng, mỗi khu vực. Vấn đề an toàn thực phẩm cũng được bảo đảm.

Thực trạng du lịch sinh thái ở Việt Nam còn đang vấp phải nhiều vấn đề, xuất phát do sự hiểulầm ý muốn của du khách quốc tế, do sự thiếu nghiên cứu thị trường tiêu thụ du lịch và sự chủ quancủa người làm dịch vụ du lịch ở Việt Nam. Người làm du lịch trong nước còn đánh giá quá thấp trìnhđộ hiểu biết về thiên nhiên về môi trường của du khách nước ngoài và sự so sánh của họ vì họ đã đidu lịch nhiều nơi trên thế giới.

Thí dụ như sản phẩm du lịch sinh thái: đưa khách đi thăm miệt vườn, hái trái cây, ăn trái cây, đixuồng trên sông, lạch, ăn cơm với thực phẩm địa phương, ngủ nhà vườn…xem ra thì hấp dẫn dukhách đến thăm, nhưng khi khách đến nơi thì thấy trong vườn dưới gốc cây có rác, trên ao rác nổilình bình, dọc bờ kênh cũng rác, chung quanh nhà sàn có rác, ngõ vào nhà vườn có hai đống rác haibên, khách ăn trong nhà hàng thì thản nhiên quăng rác chung quanh mình, cầu xí rất hôi hám dơbẩn… thì người du khách nước ngoài không hiểu được quan niệm bảo vệ môi trường, thiên nhiên và

8 Gites là khái niệm thay thế cho khái niệm "khách sạn", dùng để chỉ những nơi có phòng cho du khách ở trọ, thường là chỉ vài phòng trong một nông trại, một lâu đài hay một ngôi nhà lớn của tư nhân.

9 Ở Việt Nam gọi là chăn ga gối nệm, chữ "ga" là biến âm từ chữ "drap" (khăn trải giường) của tiếng Pháp10 Vải "cô tông" phiên âm từ chữ " coton", vải "lanh" phiên âm từ chữ "lin", cây gai, của tiếng Pháp11 Loại khách sạn rẻ nhất tại Pháp hiện nay, không có sao nào cả, kiểu "một cái giường trong bốn vách bê tông, phòng

tắm chung" để ngủ qua một đêm khi đi đường là 39 euros/hai người/đêm.

phong cách làm du lịch sinh thái của mình.

Thực hiện du lịch sinh thái không có nghĩa là đem khách đến một cái ốc đảo nhân tạo như mộtkhu nhà vườn rờ sọt bốn năm sao, cho khách ngủ đêm trong nhà sàn bản làng, dẫn khách đi tắm suốinước nóng, hay dẫn đến một cái hang động, một thác nước, một con sông, xem chuồng nuôi cá sấu,cưỡi con đà điểu chạy lòng vòng trong sân…là coi như đạt được mục đích "sinh thái"!

Du lịch sinh thái là một mô hình du lịch thăm viếng kết hợp giữa tình cảm (lòng yêu thiênnhiên, quê hương) với mục đích giáo dục (bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường), mục đích học hỏivăn hóa (khám phá thiên nhiên, tham khảo, thưởng thức nghệ thuật bản sắc dân tộc…) và mục đíchnghỉ dưỡng (thoải mái, thư giãn, yên tĩnh trong thiên nhiên mình yêu thích).

Khách du lịch thường có hai nỗi lo âu chính, dù họ không nói ra, đó là bệnh tật và tai nạn. Nêntrước khi đi xa đến những nơi lạ, họ thường lo lắng trước về vấn đề sức khỏe như chích ngừa, đemtheo thuốc chữa bệnh, nhưng họ cũng băn khoăn thắc mắc về sự cứu nạn ở nơi đến: có bác sĩ săn sóchay không ? có chuyên chở cứu nạn hay không ? có bệnh viện ở gần đó không ? cho nên, việc thựchiện du lịch sinh thái cũng phải bao gồm luôn cả dịch vụ về phương diện y tế cho du khách.

Các khách sạn lớn thường có khu vực gọi là "Spa" nhưng đa số du khách nước ngoài đều longại về vấn đề vệ sinh nên không xử dụng, thí dụ như không thay khăn trải "gường/băng" mát xa 12

sau mỗi lượt phục vụ khách, không tẩy dụng cụ làm móng chân móng tay bằng cồn đốt 90°, khôngrửa lược chải tóc, bàn chải tóc…, đó là không nói đến những trường hợp mãi dâm trá hình trongkhách sạn, mà du khách đều nhận ra ngay thật, giả.

Có ai nghĩ đến và đặt câu hỏi du lịch Việt Nam phải làm gì khi du khách bị móc túi, cướp giật,khi du khách bị nhiễm giun sán vì ăn bẩn, bị nhiễm chí, bị rận cắn hàng chục vết vì giường, chăn gốibẩn, khi du khách bị nhiễm chất hóa học vì các chất thuốc hóa học lau chùi bàn ghế, khi du khách bịdị ứng vì thuốc tẩy, thuốc giặt quần áo, khi du khách bị té cầu thang bong tay bong chân, khi dukhách bị nôn mửa, tiêu chảy vì thực phẩm, khi du khách bị xe dù, nhà hàng chặt chém, hoặc các bệnhvề đường sinh dục......., hay những tai nạn khác trong thời gian du lịch mà các nhà quản lý khách sạn,nhà hàng chỉ quan tâm đến mức độ tỏ một lời „khuyên“ nạn nhân đi bác sĩ, ra công an... là hết tráchnhiệm và bổn phận của người làm du lịch ? không giúp đỡ cụ thể cũng không có bồi thường chokhách ? Quan niệm và thành kiến cho rằng, khách du lịch đều có bảo hiểm của họ, mình không phảilo chi cả cho họ, là một thái độ thiếu tình người và thiếu trách nhiệm.

Trong cuốn Xã hội tiêu thụ trong Toàn cầu hóa – chương Xã hội tiêu thụ và du lịch - sẽ xuấtbản vào năm 2015 tôi có góp ý nêu lên những yếu điểm của ngành du lịch Việt Nam, mà trong đóyếu điểm quan trọng thứ hai của du lịch Việt Nam là vấn đề vệ sinh môi trường. Một học giả, nhàgiáo đã thốt nên một câu ca than rất ai oán và rất thực tế rằng, đại sứ du lịch của Việt Nam khôngphải là một khuôn mặt bôi son trát phấn đeo lông mi giả cứng nhắc như đóng kịch (ai có thấy đẹphay không là còn tùy theo quan niệm về sắc đẹp phụ nữ của họ) của một cô gái trẻ nào đó, mà đó làcái nhà cầu ! Câu than của học giả này hoàn toàn đúng và rất chân thành thiết thực! Nếu du kháchđến Việt Nam rồi đi không trở lại cũng chính vì mức độ vệ sinh còn quá kém cỏi, quá thấp, quá sứcdơ bẩn.

Dơ bẩn từ trong phi trường, nhà ga, khách sạn, nhà hàng ăn...cho đến những địa điểm thamquan như chùa, đền, nhà thờ, di tích lịch sử, bảo tàng viện...Từ những nhà cầu không có cánh cửa,sàn đầy ngập nước tiểu, không có nước dội, nước rửa tay, đầy ruồi nhặng..., cho đến rác trên đườngphố, rác của người ăn uống vất đầy xuống chân bàn, nền nhà hàng, nào là xương xẩu, lon bia, khăngiấy bẩn, tàn thuốc lá...khiến cho du khách nước ngoài nhìn thấy rợn cả tóc gáy. Bàn ăn nhớp nhápmỡ, nước mắm, ghế ngồi như chưa bao giờ được lau chùi một lần, khăn bàn loang lổ vết bẩn, ly nhựanhìn thấy là đã sợ, không dám uống, tách trà đã qua miệng cả chục người uống trước mà không đượcrửa, lau sạch...Một khi đã thấy nhà cầu của một quán ăn, hay một khách sạn, thì không ai muốn đặtchân đến ở hay ăn uống ở đó nữa. Đặc biệt cũng có sự khác biệt theo vùng, Hà Nội vẫn giữ vị trí„sạch nhất trong những anh bẩn“ của mình, Phan Rang đầy rác, có lẽ tỉnh Ninh Thuận bẩn nhấtnước, Huế và Sài Gòn có một trình độ vệ sinh khá hơn.

12 "Mát xa" là phiên âm từ tiếng Pháp massage.

Chỉ cách đây một, hai năm thôi, nước Pháp còn bị mang tiếng là một trung tâm du lịch cực kỳsang trọng, văn hóa siêu đẳng với những nhà cầu rất chật hẹp và dơ bẩn, hôi hám. Cuối cùng thìngành du lịch Pháp cũng phải chú trọng đến cái cầu tiêu, thay vì chỉ sơn toàn là mầu trắng cũ vàngtrước kia, thì bây giờ họ làm lại mới các cầu tiêu công cộng, nơi có đông du khách lại qua, sơntường, trang trí cánh cửa bằng nhiều hoa văn với mầu sắc tươi sáng, vui mắt, bỏ hẳn cửa ra vào khuvực vệ sinh để tránh bớt nhiễm trùng, đèn bật tự động, thay nút nhận nước bằng hệ thống phát hiện tựđộng tay người lướt qua, và nhất là có người thường trực quét dọn lau chùi nhiều lần trong ngày. Mộtsố nhà cầu công cộng phải trả tiền, 0,50 € cho một lần sử dụng, nhưng ít ra là sạch sẽ. Một số nhàhàng á châu ở Paris bị đóng cửa không phải vì bếp dở, nấu không ngon, mà vì cái cầu tiêu khôngsạch sẽ của họ, khách muốn ăn ngon không có nghĩa là phải bị ăn bẩn.

Những năm gần đây du lịch Việt Nam có thêm một ô nhiễm môi trường về tiếng động, đó là sựkiện rất ồn ào, rất ầm ĩ của các loa phóng thanh phát ra những loại nhạc gọi là nhạc trẻ Việt Nam.Người Việt mình thường rất ồn ào và thích ồn ào, nên không nhận thấy, không ý thức được sự ônhiễm môi trường về tiếng động. Các loại trò chơi đều kèm theo tiếng động, âm thanh và nhạc nềnkích thích, các bữa ăn đều rất vui vẻ ồn ào, các nhà hát, phòng trà, vũ trưởng mở loa phóng thanh hếtga, muốn bể thanh nhĩ và làm đứng tim, các loa phóng thanh công cộng hoạt động liên tục cả ngày,các nhà hàng mở đi mở lại một hai đĩa CD quen thuộc làm khách không muốn nghe cũng bị bắt buộcphải nghe.

Tranh cãi về sở thích cá nhân về âm nhạc là một tranh cãi vô ích vì mỗi người có một yêu ghétriêng, nhất là người nước ngoài, lại càng không có cùng một sở thích âm nhạc như người Việt. Vấnđề đặt ra ở đây trong tầm quan trọng của nó là vấn đề ô nhiễm môi trường bởi sự phát thanh âm nhạctrong lãnh vực du lịch ở Việt Nam. Du khách đến Việt Nam là những người đến từ nhiều quốc giatrên thế giới, người Nga, người Nhật, người Trung Hoa, người Đại Hàn, người Pháp, người Đức,người Anh....nên không thể áp đặt một loại nhạc cho tất cả mọi người đều (phải) nghe. Nền âm nhạcgọi là „nhạc trẻ“ hiện tại của Việt Nam hiện đang bị áp đảo bởi xu thế chạy theo nhạc rock, beat, pop,jazz, rap, techno, hip hop của Âu Mỹ, có khuynh hướng thích hát gào thét, nhạc đệm ầm ĩ, hơi khónghe và mệt mỏi cho những thành phần khác tuổi, lớn tuổi và người nước ngoài. Phát thanh loại nhạcnày hàng giờ liên tục, hàng ngày liên tục là một sự tra tấn tinh thần mà không ít khách không thểchịu nổi. Hình như giới quản lý, giám đốc chưa nhận thấy đây là một „yếu điểm“ trong lãnh vực dulịch cần phải sửa đổi, nên để cho nhân viên tùy tiện mở nhạc theo sở thích cá nhân của họ.

Có khi ngay bên cạnh một khách sạn được đánh giá cao trong dịch vụ của họ thì lại là một khuvui chơi công cộng cho trẻ em, ánh sáng suốt ngày đêm và lượng âm thanh ầm ĩ liên tục, không cómột phút ngơi nghỉ từ sáng sớm cho đến đêm khuya làm cho du khách rất bức xúc. Loại "nhạc trẻ"hiện nay nhất định không phải là loại nhạc thích hợp trong mô hình "du lịch sinh thái" mà du kháchyêu thích những tiếng động của thiên nhiên như tiếng chim hót líu lo, tiếng nước chảy róc rách, tiếnggió phần phật, tiếng mưa rơi thánh thót, tiếng sóng vỗ ầm ầm bãi cát, tiếng gà gáy sớm mai, tiếng câyrừng cựa mình cót két, tiếng lá reo xào xạc xào xạc…hơn.

Đặc điểm du lịch sinh thái của Đồng Bằng sông Cửu LongTiềm năng và hy vọng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam có nhiều từ Bắc xuống Nam, đó

là tiềm năng của những khu vực thiên nhiên như các vùng vườn quốc gia, bờ biển miền Trung, vùngnúi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long và các đảo lớn.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long như tên gọi là một vùng đất phẳng, có nhiều sông nước,đặc biệt có một hệ thống kinh rạch đan nhau thẳng tắp như một bàn cờ được xây dựng từ thời Phápthuộc, và có những thành phố còn giữ được ít nhiều phong cách kiến trúc của Pháp thời xưa, nhiềuđiểm đến hấp dẫn cho du khách như Mỹ Tho, Cai Lậy, Cái Bè, Châu Đốc, Sa Đéc, Cần Thơ, BạcLiêu, Sóc Trăng, Hà Tiên, Phú Quốc...

Những con sông Vàm cỏ đông, Vàm cỏ tây, Tiền Giang, Hậu Giang, Gành hào, Bảy Hạp, CáiLớn...nước chảy mênh mông rất ấn tượng. Nhưng ấn tượng nhất là hành trình đi đến Đất Mũi, đi từCà Mau hay từ Năm Căn bằng ca nô tám chỗ. 13

13 Xem bài Ánh sáng trên Đất Mũi, trong Từ Lũng Cú Đến Đất Mũi, hồi ký du lịch của Mathilde Tuyết Trần, xuất bản tại Pháp năm 2013 - ISBN: 978-2-9536096-5-3

Bên cạnh ý nghĩa của du lịch sinh thái, đi tìm sự hòa hợp với thiên nhiên và bảo vệ môi trườngsống, xuất hiện từ giữa những năm 90 một khái niệm mới về quan điểm kinh tế, đó là thuyết "Kinh tếtheo Phật" 14. Quan điểm mới này dựa trên nền tảng một ý nghĩa đạo đức luân lý trên tinh thần củaPhật giáo, lao động kinh tế là để giúp con người phát triển khả năng bản thân, có tinh thần hòa đồngtập thể, và thực hiện những sản phẩm, dịch vụ có ích lợi cho mọi người. Việt Nam là một quốc giamà đa số dân chúng chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Cho nên, nếu nói rằng, ưu điểm tinh thần của dulịch sinh thái Việt Nam là đứng trên quan điểm "Kinh tế theo Phật" có phải là một "ngụy biện" ?

Tiềm năng du lịch sinh thái của Đồng Bằng sông Cửu Long có nhiều ưu điểm:

• về thiên nhiên: trên sông ngòi và kinh rạch có thể tạo thành những cuộc di chuyển thú vị bằngthuyền, ca nô, đi đò, qua phà, với điều kiện bảo đảm an toàn tính mạng cho du khách.

• về kinh tế địa phương: các vườn cây trái, vườn hoa kiểng, vựa gạo, ruộng muối, lò gạch, chợnổi trên sông, chợ cá...là những địa điểm tham quan thú vị cho khách du lịch sinh thái. Họ sẽcó những khám phá thú vị về đời sống hòa đồng với thiên nhiên của người dân.

• về sản phẩm du lịch sinh thái: các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cây dừa, cây tràm,cây đước, đất nung...có tính chất vật dụng hữu ích được du khách nước ngoài ưa thích, vì họđem về được trong hành lý.

• về văn hóa: các địa điểm tôn giáo như chùa, nhà thờ, miếu nổi tiếng là những nơi khách dulịch sinh thái sẽ yêu thích. Văn hóa "đờn ca tài tử", hay vọng cổ, là một đặc trưng của khuvực, cần được khai triển mạnh hơn, vì được khách nước ngoài yêu thích. Văn hóa ẩm thựcđặc biệt vùng đồng bằng với nhiều cá, tôm, cua, hải sản..., cách nấu bằng than, củi, hấp,nướng, kho (tránh chiên, xào nhiều dầu mỡ), phong cách ngọt dịu của các món ăn sẽ làm chodu khách sinh thái yêu thích. Người nước ngoài nói chung thường là không thích các món"nước" như lẩu, canh, họ thích các món nướng than. Đặt một cái lò than, không phải bếp điệntrên bàn, cho họ tự nướng món ăn là điều là họ thích nhất.

• điểm hấp dẫn nổi bật cho khách du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long:

- đi thăm Đất Mũi bằng ca nô, kết hợp với một bữa ăn có biểu diễn đờn ca tài tử, vọng cổ.

- đi thăm Phú Quốc, một thiên đường hạ giới về thiên nhiên.

Tuy nhiên, người làm du lịch sinh thái Việt Nam nên chú trọng đến yêu cầu của khách du lịchsinh thái, đã không quản ngại đường xa, thời gian và tốn kém để đến tận nơi thăm đồng bằng sôngCửu Long của chúng ta. Xin mạn phép đưa ra vài vấn đề, không có gì là to lớn, dễ giải quyết, ít tốnkém và nhất là mình không thiếu nhân lực:

• vệ sinh môi trường: cấp bách nhất là vệ sinh nhà cầu tại các nơi du lịch phải thật sạch sẽ, vàthu dọn rác rưởi, không xả rác, không khạc nhổ bừa bãi.

• phong thái tiếp khách: không cãi nhau tay đôi, sừng sổ với khách du lịch, không tỏ vẻ khinhkhi khách du lịch (phân biệt đối xử với khách đoàn, khách lẻ, khách đeo ba lô...), cần thiếtnhất là sự giúp đỡ cấp tốc, cụ thể và kịp thời khi khách du lịch bị tai nạn, cướp giật, mất giấytờ và mất tiền bạc, nhiễm trùng, đau ốm... Đa số du khách là thành phần người lớn tuổi, vềhưu, có khả năng tài chánh và thì giờ để đi du lịch trong suốt năm, nhưng sức khỏe có phầnsuy giảm, nhất là khi đi đứng, nên có biện pháp lưu ý phục vụ người già.

• thời gian khuyến mãi: nên có tập trung tạo một thời gian khuyến mãi đặc biệt trong hai tháng,ba tháng. Thời gian du lịch nước ngoài của người châu Âu là hai tháng 7,8 (mùa hè) và 12, 1(mùa đông)

• cung cấp dịch vụ: các bữa ăn sáng nên chú ý đến thói quen của khách nước ngoài, họ cần cócà phê, bánh mì, bơ, thịt nguội, mứt trái cây, sữa tươi, nước cam, hoa quả. Các hoạt động rấtồn ào, ầm ĩ như đám cưới, party sinh nhật...trong khuôn khổ khách sạn nên giảm bớt âmthanh và không kéo dài quá 22 giờ đêm để cho du khách có một đêm nghỉ ngơi yên tĩnh. Bảođảm an toàn khi di chuyển cho khách du lịch, người làm dịch vụ phải tự động phát phao cấp

14 Tiếng Pháp là "l'économie bouddhiste", tiếng Đức là "buddhistische Wirtschaftslehre"

cứu cho từng hành khách.

Một chuyến du lịch sinh thái gọi là thành công, khi mọi yếu tố đều hài hòa, vui lòng khách đếnvừa lòng khách đi. MTT.

Tài liệu tham khảo:

• Mathilde Tuyết Trần, Từ Lũng Cú đến Đất Mũi, hồi ký du lịch, xuất bản tại Pháp, ISBN: 978-2-9536096-5-3, 2013

• Mathilde Tuyết Trần, Xã hội tiêu thụ trong Toàn cầu hóa, sẽ xuất bản tại Pháp 2015

Tổng hợp và phân tích các thông tin và thống kê của các trang mạng sau đây:

• Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu:

Eurostat: http://epp.eurostat.ec.europa.eu/portal/page/portal/eurostat/home/

• Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa Pháp:

Banque de France: https://www.banque-france.fr/

• Viện thống kê Quốc gia Cộng hòa Pháp INSEE:

http://www.insee.fr

tác giả bài viết thuộc Viện thống kê INSEE: Marie-Anne Le Garrec, Le tourisme, un secteur

économique porteur, Le tourisme en France, édition 2008, service statistique de la direction

du Tourisme

• Tổ chức Thế giới về Du lịch:

Organisation mondiale du tourisme OMT: http://www2.unwto.org/fr

• Hội chợ triển lãm du lịch thế giới tại Berlin Đức:

Internationale Tourismus-Börse Berlin: http://www.itb-berlin.de

• Tổng cục Thống kê Việt Nam: http://www.gso.gov.vn

Các kết quả điều tra về du lịch

• Thông tấn xã Cộng hòa Pháp Reuters: http://fr.reuters.com/

Sáng kiến nhà quả trứng treo trên cây của ngành du lịch Pháp. Nguồn bài và hình: Mathilde Tuyết Trần, bài viết "Hội chợ du lịch thế giới và du lịch sinh thái 2014"

Sáng kiến nhà tổ chim hoàn toàn bằng gỗ của ngành du lịch Pháp. Nguồn bài và hình: Mathilde Tuyết Trần, bài viết "Hội chợ du lịch thế giới và du lịch sinh thái 2014"

Sáng kiến dùng xe bus cũ để làm phòng ngủ của ngành du lịch Pháp. Nguồn bài và hình: Mathilde Tuyết Trần, bài viết "Hội chợ du lịch thế giới và du lịch sinh thái 2014"

Gian hàng du lịch của công ty tư nhân Việt Nam tại hội chợ du lịch Pháp 2014Nguồn bài và hình: Mathilde Tuyết Trần, bài viết "Hội chợ du lịch thế giới và du lịch sinh thái 2014"