15

FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chủ đề: Hello Autumn - Welcome K14 to FMT

Citation preview

Page 1: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

Nội san khoa quản trị kinh doanh & du lịch

ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Số tháng 9/2015

Hello autumn! Welcome k14 to FMT

Page 2: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

Những người thực hiện

Tổng biên tập:

Cô Nguyễn Thị Minh Hiếu

Chủ tịch CLB:

Nguyễn Thanh Huyền

Phó tổng biên tập:

Nguyễn Thị Lan Anh

Phóng viên:

Trần Thị Hằng

La Thị Thu Hương

Trần Thị Huyền Trang

Trần Thị Quỳnh Trang

Nguyễn Thùy Trang

Phạm Thị Vân Thanh

Design:

Trần Hiếu

Nguyễn Thị Phương Thảo

Marketing and HR:

Nguyễn Quỳnh Dương

Lê Hồng Loan

Lê Thị Hải Ninh

Tạ Thị Phương Thảo

Nguyễn Công Thành

Trịnh Thị Hồng Loan

Bùi Thị Thủy

Hoàng Hoài Thương

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Mục lục

Cô Thu Nga – Người truyền lửa và

giữ lửa…………………..……………….3

Security Investment Competition – Cánh

cửa dẫn tới cơ hội mang tên CFA Research

Challenge………………………………..6

Hành trang thực tập sinh……………….8

Nhật ký hành trình chinh phục nóc nhà

Đông Dương…………..……………….11

Khám phá GALy………………..……....14

FMT Newsletter 2

Page 3: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

FMT Newsletter 3

Page 4: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

FMT Newsletter 4

Page 5: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

FMT Newsletter 5

Page 6: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

Security Investment Competition là một cuộc thi về Phân tích đầu tư do Câu lạc bộ Hanu SIC cùng với văn phòng

Sunway Hanu lần đầu tiên tổ chức với mục đích chọn ra một đội chiến thắng nhằm đại diện cho trường Đại học Hà

Nội tham gia cuộc thi CFA Research Challenge, diễn ra vào đầu năm học 2015 - 2016. Tham gia cuộc thi này,

Đoàn Hoàng Hiệp – trưởng nhóm BlueChips, cho biết đây là một bước đệm cũng như một cơ hội để tích lũy kinh

nghiệm và kiến thức trước khi bước vào một cuộc thi tầm cỡ như CFA Research Challenge National Qualification.

Security Investment Competition

Cánh cửa dẫn tới cơ hội mang tên CFA Research Challenge

THÔNG TIN CÁ NHÂN Đoàn Hoàng Hiệp (22/06/1994)

Quê quán: Hưng Yên

Phương châm sống: Think less, live more

Câu nói yêu thích: “Cứ đi rồi sẽ đến”, “Believe in yourself”.

Nguyễn Thị Diệu Lan (17/11/1994)

Quê quán: Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội

Câu nói yêu thích: “Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì,

nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”.

Mẫn Thị Giang (14/10/1994)

Quê quán: Bắc Ninh

Câu nói yêu thích: “Nếu bạn muốn có thứ bạn chưa từng có,

bạn phải làm những việc bạn chưa từng làm”.

Trần Lê Huy (03/09/1994)

Quê quán: Hà Nội

Phương châm sống: Be willing, be cautious

Câu nói yêu thích: “Trong cuộc đời có một thứ đáng sợ hơn

thất bại, đó là không dám thực hiện”.

Nguyễn Thu Trang (24/04/1994)

Quê quán: Hà Nội

Phương châm sống: Cố gắng là tất cả những gì chúng ta

phải làm, cho dù kết quả cuối cùng là thành công hay thất

bại

Câu nói yêu thích: “Tỏ ra mình hơn người khác chưa phải là

hay, nhưng có thể tỏ ra hôm nay mình đã hơn chính mình

ngày hôm qua mới là chân giá trị”.

Khi được hỏi vì sao nhóm lại được thành lập và

quyết định tham gia cuộc thi trong khi các thành

viên đều học khác lớp, Hiệp rất tự tin chia sẻ với

PV FMT Newsletter rằng mỗi thành viên trong

nhóm tham gia Security Investment Competition

đều mong muốn được thể hiện bản thân, thử sức

mình và hơn hết là quyết tâm để giành chiến

thắng. Sau khi đã trở thành Quán quân của

Security Investment Competition và là gương

mặt đại diện cho trường Đại học Hà Nội nói

chung, khoa FMT nói riêng, mục tiêu của nhóm

là quyết tâm lọt top 4/15 đội của Việt Nam trong

cuộc thi CFA Research Challenge sắp tới để tiến

tới tham gia vòng Chung kết và xa hơn nữa là

tiến tới cuộc thi CFA Research Challenge

International Round.

FMT Newsletter 6

Page 7: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

Với Giang, việc thành công tại cuộc thi

này là vô cùng ý nghĩa khi nó tạo nên

một dấu ấn trong quãng đời sinh viên

của mình. Còn với Hiệp, cuộc thi

không những mang lại một thành tích

mà còn là cơ hội giúp Hiệp tiếp thu

thêm nhiều kiến thức và kĩ năng cũng

như được học hỏi từ thầy cô trong khoa

và mở ra nhiều điều mới mẻ cho cuộc

sống sau này.

Trở thành gương mặt đại diện cho

trường đồng nghĩa với việc cả đội đang

mang trên mình môt trách nhiệm vô

cùng to lớn, đòi hỏi phải nỗ lực và cố

gắng nhiều hơn nữa – Huy chia sẻ.

Hiện tại, cả nhóm đang trong giai đoạn

đầu chuẩn bị tìm kiếm thông tin và

phân công nhiệm vụ để tiến tới cuộc

thi CFA Research Challenge sẽ diễn ra

vào 13/11 tới, tuy nhiên mọi công tác

chuẩn bị đều sẽ phải hoàn thành trước

đó 1-2 tuần để có thể nhận được những

lời góp ý, đánh giá và sửa chữa từ

giảng viên trong khoa.

Được biết hiện nay, các thành viên

trong nhóm đều là những sinh viên

thuộc top đầu trong khoa FMT, nhân

dịp khai giảng năm học mới của SV

K15, khi được hỏi liệu có điều gì muốn

gửi gắm đến các em sinh viên khóa

dưới, đại diện cho nhóm chia sẻ, sau 4

năm gắn bó đèn sách tại FMT, Hiệp hi

vọng các em sinh viên hãy luôn cố

gắng nỗ lực hết sức ngay từ những

bước khởi đầu để đạt được thành tích

cao trong học tập. Điều đó không chỉ

ảnh hưởng đến tương lai các em, mà

còn giúp tạo nên thương hiệu cho khoa

khi mà hiện nay, chúng ta có những đối

thủ cạnh tranh là những cái tên rất

mạnh như FTU hay NEU. “Chính các

em chứ không phải ai khác sẽ là người

tạo dựng nên danh tiếng cho khoa

chúng ta, giúp khoa thu hút nhiều nhân

tài hơn nữa cũng như trở thành một nơi

đáng tin cậy và uy tín cho nhà tuyển

dụng mỗi khi nhắc tới FMT Hanu”.

Qua đây, cả nhóm muốn được gửi lời

cảm ơn tới các thầy cô trong tổ tài

chính - kế toán, đặc biệt là thầy Hùng

và thầy Dư đã giúp đỡ và hướng dẫn

nhóm tận tình trong suốt thời gian qua.

Ngoài ra, nhóm cũng muốn cảm ơn

CLB Hanu SIC đã tạo nên một cuộc thi

ý nghĩa giúp nhóm có được cơ hội

được đại diện trường đi thi những cuộc

thi sắp tới.

Cảm ơn nhóm BlueChips và chúc các

bạn sẽ cố gắng đạt được thành tích cao,

mang lại niềm tự hào cho trường và

khoa FMT.

Lala

Nói về quá trình tham gia cuộc thi,

các thành viên vui vẻ nhớ lại quãng

thời gian bận rộn và tất bật khi phải

tìm kiếm và phân tích một khối

lượng khá lớn thông tin chuẩn bị cho

cuộc thi; bên cạnh việc làm sao để

hoàn thành tốt những bài thi mid-

term, small test, project…vô cùng

căng thẳng. Bởi thời gian diễn ra

cuộc thi là khá dài, trùng với thời

gian từ giữa cho tới gần cuối kì học –

khoảng thời gian có thể nói là "ác

mộng" nhất trong năm với sinh viên

FMT. Thêm nữa, nhóm BlueChips

lúc đó chỉ có 4 thành viên – ít hơn so

với những đội khác, cho nên mỗi

thành viên phải nỗ lực gấp nhiều lần.

Có nhiều khi cả nhóm miệt mài làm

việc đến mức quên hết công việc cá

nhân để tập trung tâm sức cho cuộc

thi. Hôm cuối cùn trước ngày thi, cả

nhóm đã ngồi với nhau suốt 8 tiếng

đồng hồ để chăm sóc cho đứa con

tinh thần của mình – Huy, một thành

viên của nhóm, cho hay. Và cuối

cùng, công sức bỏ ra cũng đã được

đền đáp một cách hoàn toàn xứng

đáng.

Giờ đây khi giành quán quân của

cuộc thi, cả nhóm vẫn không thể

quên được cảm giác vui sướng và tự

hào khi tên đội được xướng lên tại

Chung kết cuộc thi Security

Investment ngày hôm đó. Với Giang,

việc thành công tại cuộc thi này là vô

cùng ý nghĩa khi nó tạo nên một dấu

FMT Newsletter 7

Page 8: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

“Hành trang thực tập sinh”

PV: Chị và bạn có thể chia sẻ cho

mọi người biết là chị/bạn có chọn

đúng ngành học của mình để thực

tập không? Hiện nay có rất nhiều

bạn còn rất hoang mang, chưa

định hướng được mình sẽ làm

ngành nghề gì, vậy làm sao để

chọn một ngành nghể phù hợp với

bản thân để thực tập?

Chị Thúy: (Cười cười) Chị không

em ạ. Còn theo chị, với những bạn

còn đang chưa rõ định hướng nghề

nghiệp của bản thân thì sẽ có hai

bước: Nghiên cứu và Trải nghiệm.

Trước hết, về phần nghiên cứu lại

được chia làm hai phần: hiều bản

thân và hiểu ngành, nghề. Đối với

việc hiểu bản thân, các bạn phải

biết được điểm mạnh của mình là

gì (cái này có thể tự ngẫm hoặc

tham khảo ý kiến thầy cô, bạn bè).

Sau đó, các bạn có thể tìm kiếm

một lĩnh vực rộng, nghiên cứu các

công việc liên quan đến ngành đó,

cụ thể: công việc đó làm gì, xu

hướng thị trường thế nào, v.v. Sau

khi đã có sự nghiên cứu nhất định

và chọn ra được một số công việc

ưng ý, hãy mạnh dạn ứng tuyển

làm thực tập sinh cho các vị trí đó.

PV: Còn Lan bạn nghĩ sao về câu

hỏi này?

Diệu Lan: Kết thúc năm 3 đại học,

thực sự mình vẫn chưa định hướng

được sẽ làm ngành nghề gì. Chọn

công việc sẽ gắn bó với mình cả

Là kì học cuối cùng của K12, chắc hẳn các

Hanuer đã có những kế hoạch riêng cho kì

thực tập sắp tới của bản thân. Tuy nhiên, nếu

Hanuer nào có trót ham chơi và bây giờ vẫn

còn hoang mang về kì thực tập sắp tới thì cũng

đừng lo quá, chúng ta cùng trò chuyện với các

anh/ chị khóa trước để lắng nghe những kinh

nghiệm xin thực tập của các anh/chị ấy như

nào nhé!

Khách mời hôm nay của chúng ta sẽ là hai cô gái đến từ chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng

đời là điều quá lớn lao đối với 1

cô sinh viên đang ngồi trên ghế

nhà trường và chưa có 1 chút trải

nghiệm về nghề nghiệp tương lai.

Và rất khó để nói thẳng thắn là:

“Tương lai tôi sẽ làm nghề này”,

“Tôi sẽ làm ở vị trí kia”.

Tâm lý phải tìm hiểu khiến mình

mạnh dạn hơn nộp CV đến 1 vài

đơn vị tuyển dụng, rải đều qua

vài ngành nghề mà mình thích.

Mình chọn nghề, nghề chọn

mình.Mình không hề nghĩ sẽ thực

tập ở ngân hàng ANZ. Chỉ là 1

cái duyên đưa mình đến với ngân

hàng-cũng phù hợp với chuyên

mình đang theo học. Tuy nhiên

công việc ban đầu không dễ dàng

như mình tưởng tượng.

Hai tháng thực tập ở ANZ là

khoảng thời gian quý báu cho bản

Bạn Nguyễn Thị Diệu Lan, K12 Nơi thực tập: ANZ Bank Vị trí thực tập: Phòng dịch vụ khách hàng (Ngân quỹ)

Chị Nguyễn Phương Thúy, K11 Nơi thực tập: VIB Bank Vị trí thực tập: Phòng đào tạo và phát triển- Ban nhân sự Nơi làm việc hiện tại: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

FMT Newsletter 8

Page 9: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

Diệu Lan: Mình không có quá nhiều kinh nghiệm lắm nhưng theo mình, mình sẽ chọn một công ty thực tập ở

bộ phận mình yêu thích vì ít nhất mình cũng được tiếp xúc với nghiệp vụ trong tương lai của mình và hiểu rõ

hơn về nó. Gần 2 tháng thực tập, tự hỏi bản thân có học hỏi thêm được nhiều không thì câu trả lời là “CÓ” dẫu

không liên quan nhiều đến kiến thức được học, nhưng mình hiểu thêm về các loại thẻ, các loại tài khoản (hỗ trợ

nhiều cho môn Lending Decision mà mình đang học kì 1 năm 4), cải thiện hơn kĩ năng tiếng Anh, kĩ năng giao

tiếp khi hỗ trợ khách thanh toán thẻ tín dụng; nhận biết và phân loại các lệnh chuyển tiền; hiểu 1 bộ hồ sơ mở

tài khoản hay thay đổi thông tin tài khoản; và vài việc nhỏ được quan sát từ mọi người xung quanh. Nhưng quan

trọng hơn, sau vài tháng hè bản thân giảm bớt được cái “tôi” cá nhân, thích nghi với môi trường và làm quen

với nhiều người, và có thêm nhiều người bạn, người anh, người chị, hiểu được áp lực công việc.

Chị Thúy:Theo chị thì các bạn nên cân nhắc cho kĩ vì cả hai lựa chọn đều có điểm tốt và không tốt. Về phía

chị, chị vẫn khuyến khích phương án một vì việc thực tập với công việc mình yêu thích và có dự định gắn bó

lâu dài trong sự nghiệp, tích lũy kinh nghiệm thì việc lựa chọn công ty sau này sẽ nằm trong tầm tay của mình.

Tuy nhiên, nếu các bạn lựa chọn phương án hai thì nên cố gắng có một network tốt và biết tận dụng cơ hội để

sau này có thể làm công việc mình yêu thích trong một công ty mình yêu thích.

PV: Khi đã xác định được mục tiêu (công ty mình muốn nhắm đến) thì nên chuẩn bị những hành trang như

nào? ( Bảng điểm, CV….)

Diệu Lan: Về hành trang mỗi bạn sẽ có điều chỉnh riêng. Như bản thân mình vẫn đang cố gắng cải thiện điểm

số nhiều hơn trong quá trình học tập để có thể không quá chênh lệch so với các bạn ở ngay bước đầu nộp hồ sơ.

Bên cạnh đó, mình có học sửa chữa và cập nhật CV của bản thân dựa vào các ý kiến từ 1 số buổi hội thảo hay

các trang forum, và hơn cả là kinh nghiệm của các anh chị khóa trên chia sẻ. Bảng điểm hay CV đẹp là điều cần

nhưng kỹ năng và kiến thức không thể bỏ qua. Bảng điểm đẹp hay CV tốt hỗ trợ qua vòng hồ sơ. Để được nhận

làm thực tập hay làm chính thức thì còn phải qua vòng phỏng vấn, vòng để test kiến thức và kĩ năng sống nhiều

hơn.

thân mình được tiếp cận nhiều hơn với các nghiệp vụ trong ngân hàng và giúp mình hiểu hơn về môi trường làm

việc và sự thích ứng của bản thân đối với ngành nghề này.Hiện tại mình vẫn đang trong quá trình tìm kiếm nghề

nghiệp thực sự phù hợp với bản thân. Còn việc thực tập trong một ngân hàng theo đúng chuyên ngành của

mình chỉ là 1 trải nghiệm nhỏ.

Lời khuyên của mình với các bạn còn đang phân vân về ngành nghề cho bản thân thì các bạn nên mạnh dạn, chủ

động tiếp cận với các ngành nghề mà các bạn yêu thích hoặc muốn thử. Dẫu sao, vẫn còn đang là sinh viên, vẫn

còn nhiều thời gian để thử, để kiểm tra và đánh giá thay vì đợi đến khi ra trường mới bắt tay thử nghiệm.

PV: Nếu đơn xin thực tập của chị/bạn được nhận ở hai nơi khác nhau: lưa chọn thứ nhất là một ngân hàng lớn

nhưng công việc bạn được nhận lại ở vị trí không như bạn mong muốn như gọi điện, tư vấn khách hàng hay

những công việc liên quan đến mở khoản. Lựa chọn thứ hai của bạn sẽ là một doanh nghiệp với quy mô nhỏ

hơn, nhưng bạn được nhận vào vị trí gần với công việc tương lai của bạn.Bạn sẽ có lựa chọn như nào?

FMT Newsletter 9

Page 10: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

Chị Thúy: Với chị thì em nên chủ động tìm hiểu xem yêu cầu của công ty/ tổ chức em chuẩn bị ứng tuyển để

biết nên chuẩn bị gì, vì mỗi công ty có những đặc điểm khác nhau nên yêu cầu cũng khác nhau. Nếu có thể em

nên hỏi kinh nghiệm từ những anh/chị đã làm thực tập ở vị trí đó trước để có sự chuẩn bị tốt hơn.

PV: Khi qua được vòng CV, đến vòng phỏng vấn cá nhân, bạn có thể chia sẻ quá trình phỏng vấn của mình

không? Bên cạnh ấy, bạn có gì muốn các bạn Hanuer lưu ý khi tham gia phỏng vấn không?

Diệu Lan: Tùy thuộc vào ngành nghề nhưng đa phần khi đi phỏng vấn trang phục formal (áo sơ mi, quần âu,

có thể là váy (đối với nữ)). Còn quá trình phỏng vấn của mình đơn giản không phức tạp hay nhiều vòng như

các công ty khác mà mình vẫn hay được kể. Mỗi ứng viên được hẹn đến 1 giờ nhất định. Thời gian phỏng vấn

là 30’/người, ban đầu là những câu hỏi về giới thiệu bản thân, điểm mạnh điểm yếu, sau đó là các đặc trưng

của công việc sắp tới nếu mình được nhận thì mình có làm được không và chứng minh. Một vài tình huống

cũng được đưa ra để thử thách mình giải quyết vấn đề như thế nào và mình được kiểm tra tiếng Anh thông qua

một bài hội thoại nhỏ.

Chị Thúy: Phỏng vấn sẽ xoay quanh nhiều các câu hỏi cá nhân, quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa

và kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động đó. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng quan tâm nhiều đến những kĩ năng

mềm một bạn sinh viên có được để ứng dụng linh hoạt trong công việc tại công ty/tổ chức của họ.

Như Diệu Lan đã đề cập, khi tham gia phỏng vấn, các bạn nên ăn mặc trang trọng, lịch sự, thể hiện sự chuyên

nghiệp. Nên tập trả lời trước những câu hỏi và quan trọng nhất là tìm hiểu rõ công ty và vị trí ứng tuyển.

PV: Vậy theo chị, nhà tuyển dụng cần gì ở các bạn sinh viên đi thực tập? Sau khi đã trải qua thời gian thực

tập cũng như có một thời gian làm việc, anh chị có muốn chia sẻ gì với bạn Hanuer không ạ?

Chị Thúy: Theo chị, các nhà tuyển dụng mong muốn một thái độ tích cực, ham học hỏi và chủ động trong

công việc từ các bạn sinh viên thực tập. Và hãy tranh thủ tìm hiểu nhiều thông tin, tự chủ động định hướng bản

thân, và tự tin theo đuổi đam mê của mình.

Chắc hẳn sau những lời chia sẻ từ những chị đi trước, các bạn đã thấy được những gì mình cần chuẩn bị để

bắt đầu kì thực tập năm cuối đúng không nào! Hãy trang bị cho mình hành trang tốt nhất ngay từ bây giờ để

nắm bắt được những cơ hội tốt nhất K12 nhé Cơ hội ở khắp mọi nơi và dành cho mọi người, quan trọng là

chúng ta có biết năm bắt không thôi bạn ạ!

Trang Kem

FMT Newsletter 10

Page 11: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

FMT Newsletter 11

Page 12: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

FMT Newsletter 12

Page 13: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

FMT Newsletter 13

Page 14: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

FMT Newsletter 14

Page 15: FMT Newsletter_Bao thang 9/2015

FMT Newsletter 15