22
GHI CHÚ NGUN TRÍCH DN MỤC ĐÍCH Để ghi nhận nguồn mình tham khảo. Cho phép người đọc kiểm chứng thông tin/ dữ liệu trích dẫn. Cho phép người đọc tham khảo nguồn chúng ta trích dẫn một cách độc lập. Thể hiện kiến thức sâu rộng trong quá trình đọc tài liệu của người làm nghiên cứu.

GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

MỤC ĐÍCH

• Để ghi nhận nguồn mình tham khảo.

• Cho phép người đọc kiểm chứng thông tin/ dữ

liệu trích dẫn.

• Cho phép người đọc tham khảo nguồn chúng ta

trích dẫn một cách độc lập.

• Thể hiện kiến thức sâu rộng trong quá trình đọc

tài liệu của người làm nghiên cứu.

Page 2: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

CÁC HỆ THỐNG TRÌNH BÀY NGHIÊN CỨU THÔNG DỤNG

American Psychologist Association

Modern language Association

Council of Science Editors

Chicago Manual of Style

Page 3: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN
Page 4: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

VIẾT THAM KHẢO THEO HỆ THỐNG APA

Hướng dẫn chung • Chừa lề: tất cả các bên là 1 inch.

• Font: Times New Roman, cỡ chữ 12

• Ghi chú nguồn tham khảo trong bài và liệt kê ở phần thư mục tham khảo chứ không dùng cước chú hậu chú để ghi chú tài liệu.

Page 5: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

Trích dẫn trong bài

• Trích dẫn trực tiếp

– Trích dẫn ngắn: Có ba cách trình bày

Tác giả (năm xb) “lời trích dẫn” (số trang).

Hòa thượng Thích Thanh Từ (1998) phát biểu rằng “chúng ta cần

phải có quan niệm chính xác hơn, học thiền là học tâm, ngoài tâm

không có thiền nào để học” (tr. 63).

Tác giả (năm xb, số trang) “lời trích dẫn”.

Hòa thượng Thích Thanh Từ (1998, tr. 63) phát biểu rằng “chúng ta

cần phải có quan niệm chính xác hơn, học thiền là học tâm, ngoài

tâm không có thiền nào để học”.

“Lời trích dẫn” (tác giả, năm xb, số trang).

“Chúng ta cần phải có quan niệm chính xác hơn, học thiền là học

tâm, ngoài tâm không có thiền nào để học” (Thích Thanh Từ, 1998,

tr. 63).

Page 6: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

• Trích gián tiếp và tóm tắt ý tưởng

Không để vào trong ngoặc kép

Lời trích dẫn được viết lại hoặc tóm tắt (tác giả, năm xb, số trang).

Ví dụ:

Trong thời Bắc thuộc, giáo dục Phật giáo đóng vai trò chủ đạo trong nền giáo dục xã hội (Nguyễn Khắc Thuần,

2001, tr. 285-289).

Tác giả (năm xb), lời trích dẫn được viết lại hoặc tóm tắt (số trang).

Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần (2001) xác nhận rằng, trong thời Bắc thuộc, giáo dục Phật giáo đóng vai trò chủ đạo trong nền giáo dục xã hội (tr. 285-289).

Page 7: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

• Cách dùng dấu câu trong trích dẫn ngắn:

• Chúng ta sống ở đời là cả một chuỗi dài mượn và trả, Hòa thượng Thanh Từ đã nhắc nhở “chúng ta sống là sống với cái gì? chỉ là một chuỗi dài mượn và trả. Một phút giây nào mũi không mượn không khí, miệng không mượn nước và thức ăn, thì chúng ta có sống được không?” (Thích Thanh Từ, 1998, tr. 243).

• Liệu chúng ta có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của niềm tin khi Đức Phật tuyên bố rằng“người không có niềm tin thì không thể thành tựu các pháp mà một người có niềm tin thành tựu được” (Trung bộ kinh, tr. 706)?

Page 8: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

–Trích dẫn dài

• Nếu phần trích dẫn nhiều hơn 40 từ thì trình bày phần trích dẫn như một đoạn

• Lùi vào 0.5 inch bên trái

• Giãn cách dòng là ‘single’ và không để lời trích vào bên trong dấu ngoặc kép

• Tỉnh lược một số câu ở giữa không quan trọng, thì thay vào chỗ tỉnh lược, ta dùng dấu ngoặc đơn, bên trong có ba dấu chấm (…)

• Từ thêm vàođể giải thích, ghi chú cần đặt trong dấu ngoặc vuông […]

Page 9: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

• Ví dụ:

Trong một bài nghiên cứu, Hòa thượng Thích Thiện Siêu đã viết:

Niết Bàn là cái tuyệt đối không dung ngã. Niết bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết bàn vô tướng – vô tướng nên rất khó vào. Muốn vào Niết bàn, ta cũng phải vô tướng như Niết bàn. Cửa Niết bàn rất hẹp, chỉ bằng tơ tóc nên ta không thể mang theo một hành lý nào mà hy vọng vào Niết bàn được. Cái thân đã không mang theo được, mà cái ý niệm về tôi, về ta cũng không thể đem vào được. Cái ta càng to thì càng xa Niết bàn (1990, tr. 65).

Page 10: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

Niết bàn là cái tuyệt đối không dung ngã. (…) Cái thân đã không mang theo được, mà cái ý niệm về tôi, về ta cũng không thể đem vào được. Cái ta càng to thì càng xa Niết bàn (1990, tr. 65).

“Sự việc người [tăng ni xuất gia] có tội bị tạm thời ngưng một số sinh hoạt Tăng sự hay có thể phải biệt trú trong một thời gian ngắn cũng chỉ để cho đương sự thuận tiện trong việc sám hối” (Thích Chơn Thiện, 1991, tr. 141).

Page 11: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

CÁCH GHI TRÍCH DẪN 1. Trích dẫn kinh điển

• Để nội dung trích dẫn trong ngoặc kép, nếu trích dẫn nguyên văn, ghi tên kinh, số kinh hoặc số trang trong ngoặc đơn.

“Nội dung trích dẫn nguyên văn” (Tên kinh, số kinh

/trang).

Đức Phật dạy “Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp” (Trung bộ kinh, số 22).

Nội dung trích dẫn gián tiếp/tóm tắt ý (Tên kinh, số

kinh).

Ví dụ: Đức Phật đã sử dụng phương pháp giáo dục đặc biệt, phù hợp với tuổi trẻ khi dạy La-hầu-la (Trung bộ kinh, số 60).

Page 12: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

2. Trích dẫn nguồn do một tác giả viết

• Tác giả (năm xuất bản) phát biểu rằng “lời trích dẫn” (số trang).

• Tác giả (năm xuất bản, số trang) phát biểu rằng “Lời trích dẫn”.

• “Lời trích dẫn” (Tác giả, năm, số trang).

• Ví dụ:

“Phải là một người thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Phật giáo như vua Trần Nhân Tông mới có một cái nhìn bình đẳng về con người” (Lê Mạnh Thát, 2006, tr. 234).

Page 13: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

3. Trích dẫn tác phẩm do hai tác giả viết có thể trình bày:

“Lời trích dẫn” (tác giả 1 & tác giả 2, năm xb, số trang). • “Ông [Trần Nhân Tông] lại là một phật tử thuần thành,

rất mộ Phật, tu học Phật tinh tấn, biết vận dụng từ những giáo lý căn bản của Phật giáo vào công cuộc trị nước an dân” (Thích Phước Sơn & Đào Nguyên, 2010, tr. 368).

Hoặc: Tác giả 1 và tác giả 2 (năm xb) phát biểu rằng “Lời trích

dẫn” (số trang).

• Thích Phước Sơn và Đào Nguyên (2010) phát biểu rằng

“Ông [Trần Nhân Tông] lại là một phật tử thuần thành, rất mộ Phật, tu học Phật tinh tấn, biết vận dụng từ những giáo lý căn bản của Phật giáo vào công cuộc trị nước an dân” (tr. 368).

Page 14: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

4. Một tác phẩm do từ ba đến năm tác giả:

• Lần trích dẫn đầu tiên: liệt kê tất cả tên các tác giả.

“Lời trích dẫn” (tác giả 1, tác giả 2, tác giả 3, tác giả 4 & tác giả

5,năm xb, số trang).

Ví dụ: “Lời trích dẫn” (Kernis, Cornell, Sun, Berry & Harlow,

1993, tr. 32).

Tác giả 1, tác giả 2, tác giả 3, tác giả 4 và tác giả 5 (năm xb)

cho rằng “lời trích dẫn” (số trang).

• Từ lần trích dẫn thứ hai trở đi, chỉ ghi tên tác giả đầu tiên

và ghi “tgk” (tác giả khác)

“Lời trích dẫn” (tác giả 1 và tgk, năm xb, số trang).

Ví dụ: “…” (Kernis và tgk, 1993, tr. 97).

Page 15: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

5. Một tác phẩm do sáu tác giả trở lên:

Lần trích dẫn đầu tiên cũng như các lần trích dẫn sau, chỉ ghi tên tác giả đầu tiên và ghi “tgk” (tác giả khác)

“Lời trích dẫn” (tác giả 1 và tgk, năm xb, số trang).

Hoặc:

Tác giả 1 và tgk (năm xb) phát biểu rằng “lời trích dẫn” (số trang).

Ví dụ: Harris và tgk (2001) cho rằng “…” (số trang).

Page 16: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

6. Tổ chức như là tên tác giả

Lần trích dẫn đầu tiên:

Nội dung trích dẫn (viết tên tổ chức đầy đủ [viết tắt], năm xb, số trang).

Bốn cột trụ giáo dục là học để biết, học để làm, học để chung sống và học để xác lập mình (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

[UNESCO], 1996).

Lần trích dẫn thứ hai trở đi:

Nội dung trích dẫn (viết tắt, năm xb, số trang).

Báo cáo này khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại (UNESCO, 1996).

Page 17: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

7. Lời giới thiệu, lời nói đầu, lời cuối sách (khi tác giả cuốn sách là người khác)

• Trích tác giả của phần mình dẫn chứng, không để tên tác giả cuốn sách.

Ví dụ, Hòa thượng Dalai Lama nói rằng… (2005, tr. xxi).

8. Tác giả vô danh

• Trong trường hợp này, ghi ‘vô danh’ như là tên của tác giả. Nếu có năm thì ghi năm vào, không có thì không ghi.

Ví dụ: “Hệ thống viết tham khảo theo APA ngắn gọn, nhưng khó sử dụng cho những ai chưa quen với hệ thống này “ (vô danh).

8. Hai hay nhiều tác phẩm trong cùng một ngoặc đơn

(Collins, 1994; cũng xem Davis, 2005)

Page 18: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

9 9. Hai hay nhiều tác phẩm cho một nội dung

Đức Phật được ghi nhận là một con người lịch sử dù rằng có nhiều yếu tố huyền thoại xung quanh cuộc đời Ngài (Oldenberg, 1928; Rahula, 1959; Drummond, 1974; Schumann, 1982).

Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách đứa trẻ (Piaget, 1928, 1930, 1955; Vygotsky, 1978; Bruner, 1996; Walsh 2000, 2001).

Page 19: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

10. Hai hay nhiều tác phẩm cho cùng một nội dung

Không những là nhà văn và biên dịch, ông còn viết nhiều về mảng giáo dục (Nguyễn Hiến Lê, 1953, 1958, 1971).

11. Những tác giả trùng tên

(Thích Minh Châu, 1998; Thích Thiện Châu, 2001).

(E. Johnson, 2001; L. Johnson, 1998).

Page 20: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

12. Hai hay nhiều tác phẩm của cùng một tác giả xuất bản cùng một năm

Hòa thượng Minh Châu (1988b) phát biểu rằng…

13. Tác phẩm tái bản

Ghi cả năm xuất bản lần đầu tiên và lần tái bản mà chúng ta đang sử dụng

Ví dụ:

Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang (1955/1995) cho rằng “...”.

Dewey (1899/1990) said that...

Page 21: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

14. Trích nguồn gián tiếp

Đào Duy Anh phát biểu rằng “Trần Thái Tôn là vua

sáng nghiệp nhà Trần, lại là tác giả sách Khóa Hư

Lục, tác phẩm tiêu biểu của thiền tôn ở đời Trần,

và Trần Nhân Tôn là vị vua anh hùng của nhà Trần,

mà lại là Tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm trong thiền

tôn Việt Nam, cả hai đều kết hợp một cách tốt đẹp

hoạt động tu hành và hoạt động kinh bang tế thế”

(Thích Phước Sơn & Đào Nguyên đã dẫn, 2010, tr.

387).

Page 22: GHI CHÚ NGUỒN TRÍCH DẪN

CƯỚC CHÚ

Cước chú thường là những lời giải thích không thể chen vào trong phần nội dung ở thân bài, như là:

1. Cám ơn Gia đình Phật tử chùa… đã tạo điều kiện giúp đỡ để nghiên cứu này được hoàn thành.

2. Tên người đã được đổi để bảo vệ quyền riêng tư của người tham gia trả lời phỏng vấn.

3. Để hiểu thêm khái niệm của từ “thức”, tham khảo thêm ở Thành Duy thức luận, bản dịch của Hòa thượng Thích Thiện Siêu, xuất bản năm 1995.