252
Giáo trình THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY Trường Đại học Lao động - Xã hội Chủ biên: TS. Bùi Thị Xuân Mai - TS. Nguyễn Tố Như

Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

  • Upload
    vuhuong

  • View
    244

  • Download
    8

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

Giáo trình

THAM VẤNĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

Trường Đại học Lao động - Xã hộiChủ biên: TS. Bùi Thị Xuân Mai - TS. Nguyễn Tố Như

Page 2: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy
Page 3: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

Trường Đại học Lao động - Xã hộiChủ biên: TS. Bùi Thị Xuân Mai - TS. Nguyễn Tố Như

Giáo trình

THAM VẤNĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

Page 4: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

Giáo trình được biên soạn bởi tập thể tác Giả

nhóm tác giả tham gia biên tập:

TS. Bùi Thị Xuân Mai (Chủ biên)

TS. BS Nguyễn Tố Như (Đồng chủ biên), Phó giám đốc Can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy và dự phòng HIV, FHI 360

Ths. Tiêu Thị Minh Hường

Ths. Lê Thị Dung

Ths. Lý Thị Hàm

Các thành viên nhóm can thiệp dự phòng HIV và ma túy – FHI 360:

Ths. Trần Thị Lan Phương

Nguyễn Ngọc Hà

Nguyễn Ly Lai

Bùi Xuân Quỳnh

Bùi Nữ Ngọc Bích

“Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy” được thực hiện bởi Trường Đại học Lao động Xã hội với sự hỗ trợ kỹ thuật của FHI 360 trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện” do tổ chức CDC tài trợ giai đoạn 2009 – 2013. Nội dung tài liệu do Trường Đại học Lao động Xã hội hoàn toàn chịu trách nhiệm và không nhất thiết phản ánh quan điểm của FHI 360 hay tổ chức CDC. Việc tái bản bộ giáo trình lần này đã được sự đồng ý của Trường Đại học Lao động Xã hội, chủ biên và FHI 360 vì mục đích đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ làm công tác điều trị nghiện tự nguyện tại cộng đồng và phi lợi nhuận.

Page 5: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

5Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực, ở Việt Nam, sử dụng và lệ thuộc ma túy đã và đang là nguyên nhân chính dẫn đến việc lây nhiễm HIV, tình trạng chết trẻ và mất chức năng xã hội, tình trạng vi phạm pháp luật và là gánh nặng lớn cho bản thân người sử dụng ma tuý, gia đình họ và cộng đồng. Trước năm 2008, chỉ có hình thức cai nghiện tập trung tại các trung tâm Giáo dục, Chữa bệnh, Lao động xã hội (trung tâm 06) là giải pháp chính cho những người nghiện. Biện pháp này chủ yếu tập trung vào cắt cơn giải độc, giáo dục và tham gia các hoạt động “lao động trị liệu” từ 1 đến 2 năm. Có rất ít hoặc thậm chí không có hoạt động tham vấn tại các trung tâm này. Tỷ lệ tái nghiện sau khi trở về cộng đồng là rất cao.

Tham vấn điều trị nghiện ma tuý mới được đưa vào Việt Nam bắt đầu từ năm 2006 thông qua triển khai thí điểm chương trình hồi gia để giúp những người từ các trung tâm 06 trở về tái hòa nhập tại cộng đồng và dự phòng tái nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2008, tham vấn điều trị nghiện được triển khai và mở rộng trong chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Tham vấn điều trị nghiện đã cải thiện chất lượng điều trị nhờ sự chuyển đổi về chất đối với phương pháp tiếp cận; thay vì “khuyên bảo, chỉ bảo” bằng phương pháp thực hành dựa vào bằng chứng – liệu pháp thay đổi nhận thức hành vi (Cognitive Behavioural Therapy - CBT) tập trung vào nâng cao năng lực của thân chủ để phục hồi, dự phòng tái nghiện, tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội và dự phòng lây nhiễm HIV.

Mặc dù ở Việt Nam, điều trị nghiện trong những năm qua đã có một bước phát triển đáng kể với sự lồng ghép đa dạng các mô hình điều trị nghiện được áp dụng dựa trên các bằng chứng và thực hành hiệu quả trên thế giới, tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn những người có nhu cầu điều trị vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ tham vấn điều trị nghiện. Để đáp ứng với nhu cầu đào tạo tham vấn điều trị nghiện hiện nay cho các cơ sở điều trị Methadone, cơ sở cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng, đào tạo các khoá ngắn hạn tại chỗ mang tính chất khẩn cấp nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt đã được thực hiện. Tuy vậy, một trong những trở ngại của việc mở rộng công tác điều trị nghiện tại cộng đồng là do thiếu đội ngũ tham vấn viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và kỹ năng. Do vậy, việc phát triển và đào tạo về tham vấn điều trị nghiện một cách khoa học, bài bản được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng của điều trị nghiện nói chung và của lĩnh vực công tác xã hội nói riêng ở Việt Nam trong thời gian tới.

Lời mở đầu

Page 6: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

6 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TM nhóm biên soạn

TS. Bùi Thị Xuân Mai

Trước yêu cầu trên, việc đào tạo đội ngũ cán bộ công tác xã hội giỏi, chuyên nghiệp và chính quy, có khả năng tham vấn điều trị nghiện chuyên nghiệp là rất cần thiết và là nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học đào tạo chuyên ngành công tác xã hội. Với sự giúp đỡ của cơ quan dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ CDC, tổ chức FHI 360, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên cơ sở thông tin tài liệu tập huấn “Tư vấn điều trị nghiện ma tuý, 2010” của FHI 360 và một số tài liệu khác, Khoa Công tác xã hội đã tiến hành biên tập cuốn giáo trình “Tham vấn điều trị nghiện ma túy” nhằm phục vụ cho việc giảng dạy nhằm hướng tới áp dụng đào tạo ở các trường đại học có chuyên ngành công tác xã hội ở Việt Nam nói chung. Đây là giáo trình chuyên sâu về nghiệp vụ tham vấn cho người sử dụng và lệ thuộc ma tuý nên sinh viên cần được học các kiến thức cơ bản trong cuốn giáo trình “Chất gây nghiện và xã hội” để có nền tảng hiểu biết tổng quan về ma tuý và lệ thuộc vào ma tuý trước khi được đào tạo giáo trình này.

Cuốn giáo trình “Tham vấn điều trị nghiện ma túy” được biên soạn bởi tập thể tác giả và TS. Bùi Thị Xuân Mai, TS. Nguyễn Tố Như đồng chủ biên, cụ thể:

Chương I, II và IV do TS. Bùi Thị Xuân Mai biên soạn

Chương III do TS. Bùi Thị Xuân Mai, ThS Lê Thị Dung biên soạn

Chương V. VI do ThS. Tiêu Thị Minh Hường biên soạn

Chương VII do ThS. Lê Thị Dung biên soạn

Chương VIII do TS. Nguyễn Tố Như biên soạn

Trường Đại học Lao động – Xã hội xin chân thành cám ơn sự tham gia biên soạn, đóng góp ý kiến của các chuyên gia, đồng nghiệp từ các tổ chức, các trường đại học trong và ngoài nước, đặc biệt là các chuyên gia của tổ chức FHI 360, tổ chức CDC, Cục Phòng chống tệ nạn Xã hội – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Các chuyên gia quốc tế và trong nước như GS. Robert Ali, GS.TS. David Powel, ThS. Hoàng Nam Thái, Nghiên cứu sinh Vương Thị Hương Thu, bà Đỗ Thị Ninh Xuân, ông Lê Văn Khánh, Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Ly Lai, Bùi Xuân Quỳnh, Ths. Trần Thị Lan Phương, Bùi Nữ Ngọc Bích.

Giáo trình được biên tập lần đầu, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.

Page 7: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

7Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

MỤC LỤC

chưƠnG 1: tỔnG QUAn VỀ thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn MA tÚY 12i. Khái niệm tham vấn, tham vấn điều trị nghiện ma túy 12

1. Khái niệm tham vấn 121.1 Khái niệm 121.2 Một số khái niệm liên quan. 13

2. Khái niệm tham vấn điều trị nghiện ma túy 15ii. Mục đích của tham vấn điều trị nghiện ma túy 17iii. các yêu cầu chuyên môn đối với tham vấn viên trong tham vấn điều trị nghiện ma túy

18

1. Về thái độ 18 2. Về kiến thức, kỹ năng 19

iV. các hình thức tham vấn điều trị nghiện ma túy 201. Tham vấn cá nhân 202. Tham vấn gia đình 20 3. Tham vấn nhóm 20

V. các nguyên tắc tham vấn điều trị nghiện ma túy 211. Nguyên tắc tự nguyện 212. Nguyên tắc bảo mật 223. Nguyên tắc tin cậy 224. Nguyên tắc không phán xét 235. Nguyên tắc tôn trọng 246. Nguyên tắc an toàn 247. Nguyên tắc gắn kết với các dịch vụ khác 25

cÂU hỎi Ôn tập chưƠnG 1 26

tÀi LiỆU thAM Khảo chưƠnG 1 27

chưƠnG 2: các KỸ nĂnG thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn MA tÚY 28i. Kỹ năng Giao tiếp cơ bản trong tham vấn 28ii. Kỹ năng Lắng nghe (bao gồm cả quan sát và chú ý) 29iii. Kỹ năng hỏi 32iV. Kỹ năng Diễn đạt 34V. Kỹ năng phản hồi cảm xúc 35Vi. Kỹ năng tóm lược 36Vii. Kỹ năng Khơi gợi 38Viii. Kỹ năng im lặng 39iX. Kỹ năng Xây dựng sự tự tin cho thân chủ 40X. Kỹ năng Khen ngợi 41Xi. Kỹ năng chỉnh khung 41Xii. Kỹ năng Lựa theo sự phản kháng 42Xiii. Kỹ năng Diễn giải 43

Page 8: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

8 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

XiV. Kỹ năng Giúp thân chủ trực diện với vấn đề 44XVi. Kỹ năng tự bộc lộ 46cÂU hỎi Ôn tập chưƠnG 2 47

tÀi LiỆU thAM Khảo chưƠnG 2 48

chưƠnG 3: các KỸ thUật thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn MA tÚY 49i. các kỹ thuật cơ bản trong tham vấn điều trị nghiện ma túy 49

1. Giải quyết vấn đề 492. Đặt mục tiêu 55

Khái quát về mục tiêu 55 Phương pháp đặt mục tiêu 58

ii. Một số kỹ thuật chuyên sâu trong tham vấn điều trị nghiện ma túy 611. Phỏng vấn tạo động lực 61

1.1 Khái quát về phỏng vấn tạo động lực 611.2 Gắn kết phỏng vấn tạo động lực trong các giai đoạn thay đổi hành vi của

thân chủ78

2. Dự phòng tái nghiện 862.1 Những vấn đề chung về tái nghiện 862.2. Dự phòng tái nghiện 892.3. Các kỹ thuật dự phòng tái nghiện 96

cÂU hỎi Ôn tập chưƠnG 3 116

tÀi LiỆU thAM Khảo chưƠnG 3 117

chưƠnG 4: QUY trình thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn MA tÚY 118i. tạo lập mối quan hệ và giới thiệu ban đầu 118ii. đánh giá 121

1. Mục tiêu 1212. Nội dung đánh giá 122

2.1. Tâm lý xã hội 1232.2. Đánh giá việc sử dụng ma túy, chất gây nghiện và tình trạng nghiện 1242.3 Vấn đề sức khỏe và tâm thần 1272.4. Lý do đến với chương trình (tham vấn) của thân chủ 1282.5. Đánh giá lâm sàng 128

iii. Xác định vấn đề cần giải quyết, giải pháp tối ưu và xây dựng mục tiêu 130iV. Lập kế hoạch hành động và triển khai kế hoạch 140V. Kết thúc buổi tham vấn hay ca tham vấn 144Vi. Một số lưu ý trong quá trình tham vấn 146cÂU hỎi Ôn tập chưƠnG 4 149

tÀi LiỆU thAM Khảo chưƠnG 4 150

MỤC LỤC

Page 9: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

9Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

chưƠnG 5: thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn cho nhÓM bỆnh nhÂn đẶc biỆt 151i. tham vấn điều trị nghiện cho nhóm bệnh nhân đặc biệt 151

1. Làm việc với thân chủ phê (say) ma tuý/chất gây nghiện 1511.1 Khái niệm phê (say) và các biểu hiện thường gặp 1511.2 Kỹ năng làm việc với thân chủ đang phê (say) 151

2. Làm việc với thân chủ hung hăng 1542.1 Khái niệm sự hung hăng 1542.2 Biểu hiện hành vi của sự hung hăng 1542.3 Kỹ năng làm việc với thân chủ có hành vi hung hăng 154

3. Làm việc với phụ nữ nghiện ma tuý 1583.1 Các vấn đề thường gặp trong tham vấn điều trị nghiện cho phụ nữ 1583.2 Một số chú ý khi tham vấn điều trị nghiện cho phụ nữ 160

4. Làm việc với thanh thiếu niên nghiện ma tuý 1624.1 Đặc điểm sinh- tâm lý xã hội của lứa tuổi thanh, thiếu niên 1624.2 Những vấn đề cần chú ý khi tham vấn điều trị nghiện ma tuý cho thanh,

thiếu niên166

ii. Một số chú ý những vấn đề đặc biệt trong tham vấn điều trị nghiện ma tuý 1671. Vấn đề liên quan đến loạn thần 1672. Vấn đề liên quan đến nghiện đa chất 1683. Vấn đề liên quan đến các bệnh lây truyền (HIV/ AIDS; Lao; Viêm gan siêu vi A,

B,C; các bệnh lây truyền qua đường tình dục…)168

cÂU hỎi Ôn tập chưƠnG 5 170

tÀi LiỆU thAM Khảo chưƠnG 5 171

chưƠnG 6: LÀM ViỆc VỚi GiA đình để tĂnG cưỜnG sỰ hỖ trợ điỀU trỊ nGhiỆn MA tUÝ

172

i. Khái niệm chung và vai trò của gia đình trong tham vấn điều trị nghiện 1721. Khái niệm gia đình 1722. Đặc điểm của gia đình lành mạnh 1733. Đặc điểm của gia đình có người nghiện 1734. Vai trò của gia đình trong quá trình điều trị nghiện ma tuý 175

ii. Làm việc với gia đình để tăng cường sự hỗ trợ trong điều trị nghiện ma tuý 1761. Tiến trình của một cuộc họp/gặp gỡ với gia đình nhằm tăng cường sự hỗ trợ của

gia đình trong điều trị nghiện ma tuý177

2. Các nguyên tắc khi họp/làm việc với gia đình 1803. Một số lưu ý khác khi làm việc với gia đình 181

cÂU hỎi Ôn tập chưƠnG 6 183

tÀi LiỆU thAM Khảo chưƠnG 6 184

MỤC LỤC

Page 10: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

10 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

MỤC LỤC

chưƠnG 7: GiáM sát hỖ trợ chUYên MÔn tronG điỀU trỊ nGhiỆn MA tÚY 185i. tổng quan về giám sát hỗ trợ chuyên môn 185

1. Định nghĩa 1852. Lợi ích của giám sát hỗ trợ chuyên môn 1853. Vai trò của giám sát hỗ trợ chuyên môn 1864. Nhiệm vụ cơ bản của giám sát hỗ trợ chuyên môn 1885. Các yêu cầu của giám sát hỗ trợ chuyên môn 1896. Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn 190

6.1. Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn dựa trên năng lực 1906.2. Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn dựa trên loại dịch vụ điều trị nghiện

ma túy190

6.3. Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn theo cấp độ phát triển nghề nghiệp 1906.4. Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn kết hợp 191

7. Quy trình giám sát hỗ trợ chuyên môn 191ii. những điểm cần lưu ý và các vấn đề pháp lý, đạo đức nghề nghiệp trong giám sát hỗ trợ chuyên môn

192

1. Những điểm cần lưu ý 1922. Vấn đề pháp lý và đạo đức nghề nghiệp 193

iii. các phương pháp giám sát hỗ trợ chuyên môn 1961. Phương pháp quan sát 1962. Phương pháp thảo luận trường hợp 1993. Phương pháp đóng vai 1994. Phương pháp cùng tham vấn 200

iV. Dự phòng suy kiệt và quản lý tình trạng suy kiệt 2001. Khái niệm chung về suy kiệt 2012. Nguyên nhân gây ra suy kiệt 201

2.1. Các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình làm việc 2022.2. Các nguyên nhân liên quan tới lối sống 2022.3. Các đặc điểm nhân cách cá nhân 202

3. Diễn biến của trạng thái suy kiệt 2024. Các biện pháp dự phòng suy kiệt và phục hồi suy kiệt 203

4.1. Biện pháp dự phòng suy kiệt 2034.2. Biện pháp phục hồi suy kiệt 204

cÂU hỎi Ôn tập chưƠnG 7 205

tÀi LiỆU thAM Khảo chưƠnG 7 206

Page 11: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

11Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

chưƠnG 8: LỒnG GhÉp thAM VẤn điỀU trỊ nGhiỆn tronG các MÔ hình điỀU trỊ nGhiỆn VÀ GiỚi thiỆU VỀ các DỊch VỤ cho nGưỜi sỬ DỤnG MA tUÝ

207

i.Lồng ghép tham vấn trong các mô hình điều trị nghiện 2071. Lồng ghép tham vấn trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

thuốc Methadone207

1.1 Khái niệm về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

207

1.2 Tham vấn điều trị nghiện trong chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

208

2. Lồng ghép tham vấn trong điều trị nghiện ma tuý tổng hợp – mô hình điều trị Matrix cho người nghiện Methamphetamins

214

2.1 Khái niệm về điều trị theo mô hình Matrix 2142.2. Lồng ghép tham vấn điều trị nghiện trong chương trình điều trị nghiện ma

tuý tổng hợp Methamphetamine theo mô hình Matrix215

ii.Giới thiệu về các dịch vụ cho người sử dụng ma tuý 2211. Các dịch vụ chăm sóc ban đầu 223

1.1. Giáo dục, truyền thông 2231.2. Tham vấn xét nghiệm HIV tự nguyện 2241.3. Chương trình bơm kim tiêm, bao cao su 2261.4. Chương trình giáo dục đồng đẳng và tiếp cận cộng đồng 2281.5. Dự phòng và xử trí sốc thuốc quá liều 230

2. Chăm sóc đặc biệt 2322.1. Điều trị cắt cơn 2322.2 Điều trị thay thế 2362.3. Điều trị ARV và các bệnh lý khác kèm theo 2392.4. Dịch vụ Quản lý trường hợp với người sử dụng ma tuý 241

3. Chăm sóc liên tục và phục hồi 2443.1. Nhóm tự lực – nhóm hỗ trợ xã hội, chương trình 12 bước 2443.2. Chương trình cho vay vốn 2463.3. Chương trình đào tạo nghề và giới thiệu việc làm 246

cÂU hỎi Ôn tập chưƠnG 8 249

tÀi LiỆU thAM Khảo chưƠnG 8 250

MỤC LỤC

Page 12: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

12 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

I. Khái niệm tham vấn, tham vấn điều trị nghiện ma túy1. Khái niệm tham vấn1.1 Khái niệm Hiện nay có những cách dịch hay gọi khác nhau từ thuật ngữ “Counseling” sang tiếng Việt là tham vấn hay tư vấn. Để đảm bảo thống nhất, trong giáo trình này chúng tôi sử dụng thuật ngữ tham vấn.

Mỗi con người trong cuộc đời đều có thể gặp phải khó khăn về sức khoẻ, công việc, tài chính, quan hệ xã hội v.v… Khi bản thân họ đối diện với những tình huống đó, một số người rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý khiến họ có những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi không hợp lý và sự hoà nhập xã hội của họ gặp nhiều trở ngại. Trong bối cảnh như vậy bản thân họ không tự giải quyết vấn đề của mình và phải cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài. Ban đầu sự trợ giúp đó mang tính tự phát, sau này trở nên khoa học hơn với tên gọi là tham vấn/ tham vấn tâm lý (tiếng Anh là Counseling). Không còn đơn thuần là sự khuyên nhủ của những người thân, người có kinh nghiệm tham vấn đã được xem như quá trình tương tác tâm lý với sự can thiệp của người có chuyên môn được đào tạo như các nhà tâm lý học hay các tham vấn viên/ nhà tham vấn, nhà trị liệu tâm lý. Trong tài liệu này thuật ngữ tham vấn viên là người tham vấn có chuyên môn và thuật ngữ thân chủ là người được tham vấn (trong một số tài liệu người được tham vấn được gọi là khách hàng hay thân chủ).

Carl Rogers (1952) mô tả tham vấn như là quá trình tham vấn viên sử dụng mối quan hệ tích cực để tạo nên môi trường an toàn giúp người được tham vấn (chia sẻ, chấp nhận và hướng tới thay đổi). Hoạt động tham vấn không chỉ dừng lại ở việc giúp thân chủ có lối thoát mà còn hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng tự nhận thức và tự giải quyết vấn đề.

Tác giả C. Patterson (1954) cho rằng, tham vấn là sự tương tác giữa một bên là người tham vấn với một hoặc một số thân chủ, ở đây người tham vấn sử dụng kiến thức hiểu biết về nhân cách, phương pháp tâm lý để giúp người kia giải quyết vấn đề và cải thiện sức khỏe tâm thần.

Một khái niệm khác về tham vấn được đưa ra trong tài liệu của FHI360 như sau: “Tham vấn là quá trình trao đổi tương tác giữa tham vấn viên và thân chủ nhằm giúp thân chủ tự tìm hiểu những khó khăn của họ một cách bảo mật và nâng cao năng lực cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết những khó khăn đó”.

Page 13: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

13Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Trong khái niệm này Tham vấn là một hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm đưa ra những hướng dẫn có tính chuyên môn cho người được tham vấn (mà còn được gọi là thân chủ hay khách hàng).

Như vậy, tham vấn có thể hiểu là hoạt động mà nhà tham vấn sử dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên môn giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề, tự đưa ra quyết định đúng đắn cho vấn đề của mình và thực hiện có hiệu quả.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tham vấn nhằm giúp thân chủ tìm hiểu và đưa ra các phương án giải quyết từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để thực hiện và giải quyết vấn đề. Vì vậy tham vấn viên cần giúp thân chủ tự tin để tự giải quyết những vấn đề của chính họ.

Từ những khái niệm trên cho thấy tham vấn có những đặc điểm như sau:• Tham vấn là một quá trình • Hoạt động tham vấn nhằm giúp con người tự giải quyết vấn đề của chính họ.• Thông qua tham vấn, thân chủ có khả năng nâng cao khả năng thích nghi và

cải thiện cuộc sống.• Tham vấn viên cần được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề

nghiệp tham vấn.• Tham vấn có các hình thức như tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham

vấn nhóm.

1.2 Một số khái niệm liên quantư vấnTư vấn - trong tiếng Anh là Consultation - được xem như quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi đến một quyết định. M. Fall định nghĩa: “Tư vấn là việc tôi và anh cùng nói về người đó, điều đó nhằm mục đích để thay đổi” (1995; tr.151). Người tư vấn đóng vai trò như người chịu trách nhiệm tìm ra giải pháp (R. Schein, 1969), hay thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề và đề xuất giải pháp (D. J. Kurpius, 1976) hoặc là người định hướng, điều phối tiến trình giải quyết vấn đề (R. R. Blake & J. S. Mouton, 1976).

Hoạt động tư vấn như vậy phần nhiều diễn ra dưới dạng Hỏi và Đáp. Nếu theo như định nghĩa này của Tư vấn, thì Tư vấn sẽ không phải là Tham vấn và nó chỉ đúng với các loại hình tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư, tư vấn kinh tế .v.v.

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 14: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

14 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Tuy nhiên trong nhiều văn bản của Nhà nước có sử dụng nhiều thuật ngữ tư vấn khi đề cập tới điều trị nghiện ma túy hay tư vấn HIV.

Trong tài liệu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ tham vấn với nghĩa rộng hơn và trong đó bao hàm cả tư vấn

trị liệu tâm lý Một khái niệm rất gần gũi với tham vấn đó là trị liệu tâm lý. Trị liệu tâm lý được định nghĩa như sự can thiệp của những người đã qua đào tạo bằng phương pháp tâm lý nhằm xoá bỏ, điều chỉnh hay giảm bớt những cảm xúc, hành vi không phù hợp, từ đó thúc đẩy sự phát triển nhân cách. Trị liệu tâm lý còn được hiểu là quá trình can thiệp những rối loạn cảm xúc bằng phương pháp tâm lý như tham vấn, ở đó đối tượng trao đổi về vấn đề liên quan tới sức khoẻ tâm thần của cá nhân với nhà trị liệu, nhà tâm lý, các cán bộ xã hội hay nhà tham vấn. Trong các khái niệm này, tham vấn được xem như một hình thức của trị liệu tâm lý và được các nhà chuyên môn khác nhau sử dụng để hành nghề.

Một số tác giả cho rằng tham vấn là trị liệu tâm lý (Robinson, 1950; Thorne, 1950). Những người theo xu hướng này cho rằng trị liệu tâm lý là một thuật ngữ chung nhất và bao gồm tất cả các can thiệp cho gia đình và cá nhân có những vấn đề về tâm lý. Bên cạnh đó một số tác giả cho rằng tham vấn và trị liệu tâm lý là hai hoạt động khác biệt. Trị liệu là dạng hoạt động chuyên môn chủ yếu tập trung vào việc khôi phục lại cá nhân ở cả hai mức độ vô thức và ý thức. Trị liệu tâm lý chú trọng tới xóa bỏ những yếu tố mang tính bệnh lý nhiều hơn. Tham vấn lại nhấn mạnh việc trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề thích nghi, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như trong học tập, trong giao tiếp… (Tyler, 19958; Vance và Volvosky 1962).

Trong tài liệu này này xin tiếp cận tham vấn như quan điểm thứ hai khi phân biệt tham vấn và trị liệu

Giáo dụcĐối tượng tác động trong giáo dục là cộng đồng, nhóm lớn những người có nhu cầu nâng cao trình độ hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Đối tượng của tham vấn là cá nhân, các thành viên trong gia đình, một nhóm nhỏ, thông tin trong buổi tham vấn thường dùng để khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi.

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 15: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

15Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Nội dung của tham vấn thường rõ ràng, cụ thể, có định hướng, mục tiêu và tập trung vào vấn đề cần giải quyết còn giáo dục thì nội dung bao quát, tổng quan và toàn diện. Nội dung tham vấn cần thiết được bảo mật còn giáo dục thì thông tin phổ quát. Trong tham vấn, tham vấn viên và thân chủ có những mối quan hệ thân thiết, gần gũi, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, để thân chủ có thể dễ dàng chia sẻ và trao đổi các vấn đề của mình, tham vấn viên cần thiết phải xây dựng được mối quan hệ với thân chủ, tham vấn viên dành phần lớn thời gian để chú ý lắng nghe và phản hồi với thân chủ.Trong giáo dục, mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người nghe chỉ ở mức bình thường và không cần phải tạo mối quan hệ thân thiết, thời gian nhà giáo dục chia sẻ và trao đổi và cung cấp kiến thức sẽ chiếm nhiều hơn.

Tham vấn rất khác với hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục bao gồm: hoạt động lên lớp, dạy bảo, người giáo dục có vai trò như nhà cố vấn, nhà chuyên gia, còn người được dạy là người không biết hoặc ít có chuyên môn. Không ít người hiểu lầm tham vấn với hoạt động giáo dục, khi mà họ xem tham vấn như quá trình giáo dục dạy dỗ của một người có trình độ cao hơn đối với người có trình độ thấp hơn, hay một quá trình dạy bảo về mặt đạo đức. Tuy nhiên cần lưu ý trong khi tham vấn, tham vấn viên có thể vừa là tham vấn viên, vừa là nhà giáo dục (hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe), song tham vấn viên cần hiểu rõ ràng mình đang đóng vai trò của hai nhà chuyên môn này và cần nhận thức rõ mình đang thực hiện nhiệm vụ nào. Trong một buổi tham vấn người tham vấn viên có thể vừa tham vấn, vừa cung cấp thông tin về giáo dục sức khỏe cho thân chủ. Ví dụ, trong một buổi nói về an toàn tình dục, giáo dục sức khỏe là hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách, còn khi tham vấn viên thảo luận về lo ngại của thân chủ rằng dương vật khó cương cứng khi đeo bao cao su thì đó lại thuộc về phạm trù tham vấn.

Như vậy tham vấn không phải là giáo dục, tham vấn không phải là dạy dỗ họ hay đưa ra lời khuyên áp đặt giữa một người chuyên gia và một người kém hiểu biết mà tham vấn là sự tương tác ngang bằng, tôn trọng; đôi khi người được tham vấn lại chính là người chuyên gia trong giải quyết vấn đề của chính họ.

2. Khái niệm tham vấn điều trị nghiện ma túyTham vấn cho người nghiện cũng là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn dựa trên nguyên tắc nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn với thân chủ là người nghiện ma túy, giúp họ hiểu về những khó khăn, vấn đề do nghiện ma túy, từ đó nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của người nghiện.

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 16: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

16 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Hoạt động tham vấn điều trị nghiện ma túy nhằm giúp thân chủ giải quyết rất nhiều vấn đề họ gặp phải trong quá trình nghiện và điều trị nghiện: đó là các vấn đề về sức khoẻ, tâm lý, sự kỳ thị, việc làm, thu nhập, quan hệ xã hội với người xung quanh, vấn đề tái nghiện…

Tham vấn giúp thân chủ nâng cao khả năng thích nghi hòa nhập với cuộc sống cộng đồng gia đình. Nếu như trước đây họ chỉ có những người bạn cùng sử dụng ma túy, thì tham vấn giúp họ xa rời nhóm người bạn cùng nghiện ma túy và hòa nhập với gia đình như: cha mẹ, vợ chồng…, tiếp tục các công việc họ đã làm trước đó. Tham vấn giúp thân chủ ứng phó với sự kỳ thị của những người xung quanh, tháo bỏ sự mặc cảm tự kỳ thị và sống một cách tích cực.

Đối tượng tác động chính trong tham vấn điều trị nghiện là người nghiện ma túy. Hiện có nhiều cách sử dụng thuật ngữ khác nhau ám chỉ người nghiện ma túy như người lạm dụng ma túy hay người nghiện ma túy. Trong tài liệu này chúng tôi sử dụng thống nhất thuật ngữ người nghiện thay cho thuật ngữ người lạm dụng ma túy hay người sử dụng ma túy khi đề cập tới tham vấn điều trị cho đối tượng là người nghiện.

Khi đề cập tới đối tượng được tham vấn không chỉ là người nghiện mà còn bao gồm cả người thân trong gia đình, vợ chồng, bố mẹ… Họ cũng là đối tượng rất quan trọng trong tham vấn điều trị nghiện. Có rất nhiều hình thức can thiệp cho thân chủ thông qua các buổi tham vấn cá nhân hay các buổi sinh hoạt nhóm. Ngoài ra, can thiệp gia đình dưới hình thức gặp mặt riêng từng cá nhân, họp mặt các thành viên trong gia đình và có thể là buổi giáo dục gia đình tại cơ sở tham vấn cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tham vấn điều trị nghiện.

Tham vấn cho người nghiện là hoạt động diễn ra lâu dài đòi hỏi tính bền bỉ và kiên nhẫn. Nó không thể là một buổi hay hai buổi gặp mặt mà nó có thể là hàng tuần, hàng tháng hay hàng năm.

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 17: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

17Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

II. Mục đích của Tham vấn điều trị nghiện ma túyNgười nghiện ma túy trong tham vấn là thân chủ của quá trình này và là người đang đối diện với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Trước hết họ thường có khó khăn trong quan hệ với gia đình và xã hội, khó khăn trong công ăn việc làm, tài chính, nơi ở, mặc cảm của bản thân và sự kỳ thị của gia đình và cộng đồng.

Họ thường bị xem là tội phạm, là người nguy hiểm. Khi nhìn nhận về nghiện ma túy, người ta hay gắn với tệ nạn xã hội, là người gây nên những tội phạm trong xã hội.

Trong gia đình, cộng đồng xã hội họ cũng thường bị phân biệt đối xử, xem thường. Những hứa hẹn nhiều lần rồi không thực hiện được của người nghiện ma túy khiến cho các thành viên trong gia đình thất vọng và mất niềm tin, từ đó mối quan hệ dần dần đổ vỡ, sự tin tưởng, yêu thương và tôn trọng của các thành viên bị thay thế bằng sự dị nghị, nghi ngờ, dò xét và không tin tưởng.

Họ thường bị xem như người có hành vi đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức, là người có những hành vi chống đối xã hội. Vì vậy, sự kỳ thị với thân chủ còn trở nên gay gắt hơn so với kỳ thị đối với những nhóm người được xem là khác biệt khác trong xã hội.Bản thân người nghiện cũng thường tự kỳ thị chính bản thân mình, cũng có khi có thái độ căm ghét, thấy xấu hổ, lên án chính bản thân mình, coi mình là người vô dụng, là gánh nặng trong xã hội. Sau một thời gian dài sử dụng ma túy, công ăn việc làm của họ không còn như trước đây, họ rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc trở thành lao động phổ thông, lao động tự do, thu nhập cho bản thân và gia đình trở nên bấp bênh. Họ tự xây nên bức tường ngăn cách, tách mình ra khỏi người thân và cộng đồng, là khi họ thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Người nghiện ma túy thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi: lo lắng về cuộc sống hiện tại, họ lo lắng cho tương lai, cho con cái và gia đình của mình, cho bố mẹ và người thân, họ lo lắng về việc người khác biết mình sử dụng ma túy (bởi nó thường bị gắn với đạo đức xã hội, tội phạm). Họ cũng lo lắng rằng nghiện là vô phương cứu chữa và cuộc đời của họ đã phụ thuộc vào ma túy là cả đời họ sẽ là nô lệ của ma túy.

Page 18: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

18 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Do họ thu mình không giao tiếp nên họ không tiếp cận được với các dịch vụ trợ giúp với những can thiệp điều trị mang tính khoa học giúp họ có thể giảm các nguy cơ như tái nghiện, hay nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác… Việc thu mình cùng xa lánh của xã hội khiến cho họ thiếu chăm sóc điều trị khi họ bị ốm đau.

Chính vì vậy tham vấn điều trị nghiện nhằm giúp người nghiện: giảm nguy cơ và ngừng sử dụng ma túy, phục hồi (lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống về tâm lý cũng như xã hội), từ đó tổ chức cuộc sống có hiệu quả..

Mục đích cụ thể của tham vấn điều trị nghiện ma túy là giúp người nghiện ma túy:• Hiểu hơn cuộc sống hiện tại của họ, hiểu biết sâu hơn về ma túy và cơ chế của

nghiện ma túy, tác hại của ma túy... • Hiểu rõ và học được các thông tin, kiến thức và thực hành các kỹ năng, kỹ thuật

để thân chủ có khả năng ra quyết định và xử lý tình huống nguy cơ một cách phù hợp và hiệu quả trong đối phó với việc sử dụng ma túy

• Xóa bỏ mặc cảm, tự ti và tự kỳ thị để hòa nhập với xã hội• Sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình. • Thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành vi không tích cực• Tiếp cận với các dịch vụ can thiệp cho người nghiện ma túy • Giảm tác hại của ma túy, của lan truyền các bệnh do tiêm chích ma túy như HIV

III. Các yêu cầu chuyên môn đối với tham vấn viên trong tham vấn điều trị nghiện ma túyĐể có thể trở thành tham vấn viên (tham vấn viên chuyên nghiệp) cho người nghiện có hiệu quả, tham vấn viên cần đáp ứng những yêu cầu về thái độ, kiến thức, kỹ năng như sau:

1. Về thái độCó thể nói, đây là một trong những yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả tham vấn nói chung và tham vấn điều trị nghiện nói riêng. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, một số đặc điểm cá nhân như sự nhiệt tình, thái độ trung thực, thân thiện, chấp nhận, không giáo điều, tư duy rộng mở, trưởng thành về tâm lý, khỏe mạnh về tinh thần, hiểu biết về chuyên môn… là yếu tố quan trọng cho hoạt động tham vấn có hiệu quả của tham vấn viên (E.D. Neukrug, 1999).

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 19: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

19Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Giá trị, thái độ đạo đức của người tham vấn được xem như một yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới hành vi giúp đỡ, cách thức ứng xử của họ với thân chủ. John Dewey cho rằng giá trị đóng vai trò như sự định hướng của cá nhân trong việc lựa chọn những hành vi được họ cho là tốt và mong muốn có. Theo H. Goldstein (1987), thái độ đạo đức của cá nhân không chỉ nói tới là những hành động hay suy nghĩ mà nó còn ám chỉ kiểu tương tác của họ với người khác. Trước đây, người ta thường chỉ nhấn mạnh yếu tố kỹ thuật khi đề cập tới kỹ năng trong hoạt động nào đó. Gần đây, nhiều nhà khoa học đã nhận định giá trị, thái độ có vai trò quan trọng trong hình thành hành vi có kỹ năng, đặc biệt đối với kỹ năng nghề nghiệp.

Một mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau sẽ khuyến khích hai bên trao đổi và thống nhất với nhau về cách làm thế nào là tốt nhất. Điều này giúp tham vấn viên không áp đặt quan điểm hoặc mối quan tâm của mình lên thân chủ, mà hiểu quan điểm và mối lo ngại của họ.

Trong tham vấn điều trị nghiện, nhà tham vấn cần hết sức tránh thái độ phán xét và kỳ thị người nghiện ma túy, bởi thái độ này dễ tạo nên một rào cản trong tương tác với người nghiện ma túy

2. Về kiến thức, kỹ năngKết quả của sự thực hiện tham vấn chịu sự chi phối khá nhiều nét tâm lý cá nhân, đặc biệt là hứng thú nghề nghiệp như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên các yếu tố đó không thể thay thế cho tay nghề của tham vấn viên, nếu họ không có được nền tảng kiến thức, kỹ năng chuyên môn về tham vấn.

• Những kiến thức nền tảng tham vấn viên cần có là kiến thức về xã hội, kiến thức về hành vi con người, về tâm lý phát triển người nói chung và những thân chủ mà họ trợ giúp nói riêng.

• Những kiến thức về ma túy, về cơ chế nghiện và các lý thuyết lý giải hành vi nghiện.

• Những kiến thức xã hội khác như luật pháp, chính sách liên quan. (Có thể tham khảo trong cuốn Chất gây nghiện và xã hội).

• Những kỹ năng cần có đối với tham vấn viên như : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham vấn cơ bản mà mọi tham vấn viên cần có và những kỹ năng tham vấn chuyên biệt nâng cao dành riêng cho tham vấn trong lĩnh vực điều trị nghiện (sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau).

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 20: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

20 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Tham vấn là một lĩnh vực gắn liền với các vấn đề của cuộc sống nên nó thường có nhiều chuyển biến theo xu hướng thay đổi của xã hội. Điều này đòi hỏi tham vấn viên cần luôn phải cập nhật kiến thức, kỹ năng cho hoạt động thực tiễn của mình, cần có sự sử dụng phối hợp linh hoạt trong những tình huống khác nhau.

IV. Các hình thức tham vấn điều trị nghiện ma túyThân chủ can thiệp của tham vấn là cá nhân, gia đình và nhóm người nghiện, người nghiện ma túy, do vậy có 3 loại tham vấn: tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm.

1. tham vấn cá nhânĐây là hình thức tham vấn được diễn ra với thân chủ nhằm giải quyết vấn đề họ đang phải đối phó. Mối quan hệ tương tác giữa tham vấn viên với thân chủ là một quan hệ 1-1.

2. tham vấn gia đìnhTham vấn gia đình là quá trình tương tác với gia đình của thân chủ như cha mẹ, vợ chồng, con cái nhằm giúp gia đình giải quyết những vấn đề tâm lý xã hội của họ. Loại hình tham vấn này được diễn ra qua các buổi làm việc thảo luận giữa các thành viên trong gia đình, với sự điều phối của tham vấn viên hoặc các buổi gặp mặt riêng từng thành viên trong gia đình, đưa ra và thực hiện những giải pháp cho vấn đề liên quan tới gia đình và thành viên trong gia đình, nhằm khuyến khích các thành viên trong gia đình tăng cường giao tiếp giữa các cá nhân trong gia đình và tăng cường sự liên kết để hỗ trợ thân chủ xây dựng lại cuộc sống không có ma túy.

3. tham vấn nhómTham vấn nhóm là quá trình tương tác của tham vấn viên với những cá nhân trong nhóm nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề tâm lý xã hội của mỗi cá nhân đồng thời hỗ trợ họ phát triển nhân cách cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội tích cực.

Trong tham vấn nhóm, tham vấn viên sử dụng các kỹ năng điều phối nhóm để giúp thân chủ trong nhóm đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết những vấn đề của mình thông qua các buổi họp nhóm. Các buổi tham vấn nhóm này còn giúp các thân chủ học hỏi, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, việc chia sẻ của những thân chủ cùng cảnh ngộ có tác động rất tích cực cho sự thay đổi của từng cá nhân tham gia tham vấn nhóm.

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 21: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

21Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Sự phân biệt các hình thức tham vấn cá nhân, gia đình và nhóm trên chỉ mang ý nghĩa tương đối. Để giúp một thân chủ giải quyết vấn đề tối ưu là dùng cả ba hình thức tham vấn.

V. Các nguyên tắc tham vấn điều trị nghiện ma túyĐể thực hiện tham vấn có hiệu quả, trước hết tham vấn viên cần tuân thủ các nguyên tắc tham vấn nghề nghiệp trong tham vấn điều trị nghiện. Đó là các nguyên tắc:

• Tự nguyện• Bảo mật• Tin cậy• Không phán xét• Tôn trọng• An toàn• Gắn kết với các dịch vụ

1. nguyên tắc tự nguyệnTự nguyện là một nguyên tắc hết sức quan trọng của tham vấn.

Tự nguyện nghĩa là thân chủ tự giác, tự nguyện đến với tham vấn viên cũng như sẵn lòng cam kết thực hiện một công việc nào đó. Tham vấn viên chỉ giúp thân chủ tìm ra một giải pháp phù hợp trong quá trình thảo luận với họ chứ không được bắt buộc họ phải làm bất cứ một điều gì.

Ví dụ, một thân chủ nam đến với tham vấn viên. Tham vấn viên giải thích về mục đích của buổi tham vấn và đưa ra các câu hỏi để đánh giá mức độ sử dụng ma túy của thân chủ, sau đó thảo luận về các giải pháp điều trị nghiện để thân chủ lựa chọn. Giả sử thân chủ không muốn thực hiện bất cứ kế hoạch nào. Trong tình huống này, tham vấn viên nên tôn trọng quyết định của thân chủ. Tham vấn viên có thể khuyến khích nhưng không thể ép buộc họ đăng kí tham gia vào chương trình điều trị.

Tự nguyện sẽ giúp cho :• Thân chủ cởi mở và cảm thấy thoải mái hơn • Dịch vụ tham vấn trở nên thân thiện hơn đối với thân chủ • Xây dựng và duy trì lòng tin giữa tham vấn viên và thân chủ• Tiếng tăm tốt đẹp về dịch vụ sẽ được lan truyền rộng rãi

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 22: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

22 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Đôi khi thân chủ không sẵn lòng thay đổi hành vi ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu họ có ấn tượng tốt về buổi tham vấn đầu tiên thì nhiều khả năng là họ sẽ quay trở lại với tham vấn sau đó.

2. nguyên tắc bảo mậtBảo mật cũng là một nguyên tắc rất quan trọng trong tham vấn. Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ. Mọi thông tin mà thân chủ chia sẻ với tham vấn viên cần được đảm bảo kín đáo. Tham vấn viên không được tiết lộ những thông tin liên quan về thân chủ với những người khác khi chưa có ý kiến chấp thuận của thân chủ. Điều này cũng được qui định rất rõ ràng trong các quy điều đạo đức của nghề tham vấn. Bảo mật nghĩa là không trao đổi về thân chủ với người khác trừ khi là với đồng nghiệp vì lí do chuyên môn, và chỉ được khi có sự đồng ý của thân chủ. Bảo mật còn được thể hiện trong việc lưu trữ hồ sơ dữ liệu thông tin của thân chủ, trong việc sắp xếp không gian của phòng tham vấn và thể hiện trong buổi tham vấn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt khi thân chủ tự làm hại bản thân hay gây hại cho người khác ví dụ thân chủ đe dọa giết ai đó hay tự sát, tham vấn viên có thể trao đổi với những cơ quan hay cá nhân có liên quan (theo quy định của pháp luật). Trong tình huống đó, tham vấn viên cần thông báo cho cán bộ quản lý về nguy cơ và thảo luận tìm ra các hành động cần thực hiện.

3. nguyên tắc tin cậy Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong tham vấn đặc biệt trong điều trị nghiện. Nó có tác đụng thúc đẩy duy trì hay chấm dứt sự tương tác của nhà tham vấn với người điều trị nghiện.

Tin cậy thể hiện ở sự luôn chân thành và thành thực của nhà tham vấn, hãy tin vào khả năng thay đổi của người nghiện. Yếu tố này cũng rất quan trọng để tăng cường sự hợp tác hai bên giữa nhà tham vấn và người nghiện.

Sự tin cậy thể hiện ở việc giữ bí mật các thông tin cá nhân của thân chủ. Điều này sẽ tạo ra niềm tin của thân chủ đối với tham vấn viên, từ đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong quá trình tham vấn. Một sự nghi ngờ nhỏ của thân chủ đối với tham vấn viên cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tham vấn điều trị của thân chủ và thậm chí là thân chủ chấm dứt, từ bỏ quá trình điều trị của mình.

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 23: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

23Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Sự tin cậy thể hiện ở thái độ chân thành của nhà tham vấn khi tiếp xúc, luôn đúng giờ, có kỉ luật và quan tâm tới thân chủ. Thân chủ cần cảm thấy là họ đang được lắng nghe và quan tâm. Bên cạnh đó, việc cung cấp những thông tin chính xác, giải thích rõ ràng và chuyển gửi thân chủ tới các dịch vụ phù hợp sẽ làm tăng thêm sự tin cậy của thân chủ đối với tham vấn viên.

4. nguyên tắc không phán xétNguyên tắc không phán xét thể hiện ở việc không chỉ trích, hành vi, suy nghĩ của thân chủ dù cho những điều mà họ làm là không đúng, cách suy nghĩ hoặc cảm nhận là không hợp lý. Nguyên tắc này có mối liên quan mật thiết với các nguyên tắc trên. Tham vấn viên cần chân thành và không lên án khi thân chủ mắc những sai lầm. Việc họ có thể sử dụng lại ma túy cũng không nên trách cứ họ. Việc chấp nhận thân chủ đi cùng với việc không phán xét những hành vi, suy nghĩ tiêu cực ở họ. Khi thân chủ đến với tham vấn viên, họ mong muốn được thông cảm, lắng nghe và thấu hiểu. Đó chính là sự khác biệt của tham vấn viên với những người giúp đỡ thông thường, và cũng vì vậy mà họ cần sự giúp đỡ từ tham vấn viên chứ không phải những người khác.

Ví dụ một tình huống, thân chủ chia sẻ với tham vấn viên rằng: “Tôi rất lo rằng tôi có thể quay trở lại dùng heroin mất. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến chuyện quay lại với đám bạn cũ vẫn thường hay sử dụng ma túy với tôi trước đây. Tôi không thể ngăn nổi cảm giác thèm muốn dùng lại ma túy”. Ngay lập tức tham vấn viên ngắt lời anh ta và nói: “Anh làm sao thế? Anh không quan tâm đến những gì người khác mong muốn ở anh à?” Hành vi này thể hiện sự phán xét của tham vấn viên đối với thân chủ. Cách nói chuyện như vậy có thể mang đến những hậu quả như không hợp tác của thân chủ.

Để tránh những hành vi phán xét tham vấn viên nên:• Luôn luôn ở vai trò trung lập, không đánh giá và cũng không được phản ứng

tiêu cực đối với những vấn đề của thân chủ. Điều này giúp tham vấn viên kiểm soát được tình thế và luôn có một thái độ cởi mở.

• Hãy học hỏi từ những kinh nghiệm của thân chủ. Sử dụng chính thông tin của thân chủ để dẫn dắt nội dung của buổi tham vấn.

• Hiểu rõ những chuẩn mực và quan điểm của thân chủ, điều này giúp tham vấn viên liên kết niềm tin của họ với những giải pháp khác nhau để họ có thể chọn lựa.

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 24: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

24 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

5. nguyên tắc tôn trọngTôn trọng nghĩa là phải đối xử công bằng với tất cả các thân chủ bất kể tuổi tác, giới tính, hình thức, địa vị xã hội và khả năng tài chính của họ. Hãy tôn trọng họ theo cách tham vấn viên muốn người khác tôn trọng mình.

Tôn trọng lẫn nhau sẽ mang lại hiệu quả trong giao tiếp và quan hệ tương tác giữa thân chủ và tham vấn viên. Khi hai bên tôn trọng lẫn nhau, thân chủ sẽ trở nên hợp tác, cởi mở và thoải mái hơn khi tâm sự về những “vấn đề thực sự” của họ với tham vấn viên, giúp tham vấn viên và thân chủ cùng xác định được giải pháp phù hợp.

Tôn trọng được thể hiện ở phong cách đối xử với thân chủ như một cá nhân với nhân cách độc lập: thân chủ có giá trị riêng, có cách nhìn nhận riêng và có khả năng thay đổi. Khi đến với tham vấn viên, họ có thể có những hành vi, suy nghĩ mà những người bình thường không chấp nhận, thậm chí còn lên án những hành vi, hay suy nghĩ đó. Cần nhìn nhận rằng, những hành vi, suy nghĩ tiêu cực là hậu quả của một nguyên nhân nhất định chứ không phải là do chính thân chủ gây ra. Như vậy, nhiệm vụ của tham vấn viên là giúp họ tháo bỏ những rào cản xã hội để họ thay đổi hành vi, suy nghĩ cho phù hợp với thực tiễn. Tham vấn viên cần phải có lòng tin ở họ, tin rằng thân chủ có khả năng thay đổi, có khả năng tham gia tốt chương trình điều trị nghiện. Việc chấp nhận thân chủ trong suy nghĩ và thể hiện bằng hành vi thân thiện, không phân biệt đối xử sẽ là yếu tố tiền đề cho sự giúp đỡ chân thành của tham vấn viên đối với vấn đề của thân chủ. Việc chấp nhận vô điều kiện và sự trung thực, chân thành của tham vấn viên đối với thân chủ đã được Carl Rogers coi như là kỹ thuật cơ bản cho quá trình tương tác với thân chủ, đồng thời cũng là hai trong ba điều kiện tiên quyết cho sự thành công của quá trình hỗ trợ thân chủ.

6. nguyên tắc an toànAn toàn là điều kiện tiên quyết cho bất cứ tương tác nào trong giao tiếp xã hội, thương lượng công việc, giải quyết vấn đề hoặc tham vấn. Trong tham vấn, khi chúng ta nói đến sự an toàn là nói đến an toàn cho những ai? Và cần phải làm gì để đảm bảo sự an toàn đó?

Sự an toàn đó bao gồm:• An toàn cho thân chủ và thông tin của họ. Hãy chú ý tới việc bảo mật thông tin

của thân chủ đó cũng chính là đảm bảo cảm giác an toàn cho họ.• An toàn về tài sản của thân chủ, như có nơi giữ xe...

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 25: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

25Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

• An toàn cho môi trường xung quanh• An toàn cho người tham vấn. Đây cũng là một điều cần chú ý, đặc biệt trong

những tình huống thân chủ tỏ ra hung hăng, không hợp tác và họ có thể gây tổn thương/thương tích cho tham vấn viên.

• An toàn về bệnh tật cũng được đề cập đến ở đây. Đối với một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp như lao phổi, cảm cúm… thì tham vấn viên chọn vị thế ngồi, hướng để quạt, đề phòng bệnh.

7. nguyên tắc gắn kết với các dịch vụ khácTham vấn điều trị nghiện ma túy giúp mang lại sự ổn định cho nhiều thân chủ để nhờ đó họ có thể ứng phó với nhiều vấn đề liên quan khác nhau. Tuy nhiên, thân chủ còn gặp phải nhiều vấn đề phức tạp khác có thể ngoài khả năng và chuyên môn của cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn. Cụ thể, những vấn đề như nơi ở, việc làm, những vấn đề liên quan đến sức khỏe như HIV, chăm sóc điều trị, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, và những vấn đề pháp lý,vv…. Chức năng thuần túy của dịch vụ tham vấn điều trị nghiện không thể giải quyết được hết những vấn đề này và những khó khăn ấy có thể gây ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả điều trị của thân chủ. Vì thế , nếu thân chủ đang tham gia dịch vụ tham vấn điều trị nghiện được giới thiệu tới các cơ sở cung cấp dịch vụ thiết yếu và sẵn có dành cho họ thì hiệu quả điều trị nghiện sẽ cao hơn và mang tính bền vững hơn. Do đó, kết nối giữa dịch vụ tham vấn điều trị nghiện với các dịch vụ y tế và dịch vụ an sinh xã hội hỗ trợ khác là nguyên tắc vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo dịch vụ tham vấn điều trị nghiện ma túy hiệu quả và chất lượng.

Các nguyên tắc trên cần được sử dụng một cách linh hoạt, phối hợp và bổ sung cho nhau.

TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 1

Page 26: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

26 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Trình bày khái niệm, mục đích của tham vấn và tham vấn điều trị nghiện 2. Trình bày sự giống và khác nhau giữa tham vấn với giáo dục, tư vấn và trị

liệu3. Nêu các yêu cầu đạo đức chuyên môn nghề nghiệp cần có với người tham

vấn điều trị nghiện 4. Nêu và phân tích các nguyên tắc trong tham vấn điều trị nghiện

Page 27: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

27Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

Tài liệu tiếng Việt1. Anthony Yeo (2005), Bàn tay giúp đỡ, Nhà xuất bản Trẻ. 2. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, Nhà xuất bản Y học.3. Ngọc Bừng, (1997) Phòng chống ma túy trong nhà trường, NXB Giáo dục4. Trần Thị Minh Đức (2002), Một số vấn đề cơ bản của tâm lý học tư vấn, Đề tài

nghiên cứu, Đại học Quốc gia Hà Nội.5. Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Việt Nam (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tư vấn

tâm lý- giáo dục lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển.6. Kathryn Geldard & David Geldard (2000), Công tác tham vấn trẻ em, Đại học Mở

Bán công TP. Hồ Chí Minh.7. Luật phòng, chống ma túy năm 2000 và sửa đổi năm 20088. Bùi Thị Xuân Mai, (2008), Giáo trình tham vấn, NXB Lao động Xã hội9. Nguyễn Thơ Sinh (2001), Tư vấn tâm lý căn bản, Nhà xuất bản Lao động.10. Tài liệu tập huấn: Ma túy và xã hội (FHI, 2010)11. Tài liệu Tập huấn: Tư vấn điều trị nghiện ma túy (FHI,2009), NXB Văn hoá Thông

tin, Hà Nội.12. UNODC(2011), Tìm hiểu thông tin về ma túy.

Tài liệu tiếng Anh13. Anthony Yeo (1993), Counseling - A Problem Solving Approach, Amour Publishing.14. Burnard P. (1999), Counseling for Health Profession, Stanley Thornes.15. Capuzzi D. & Gross D.R. (2002), Introduction to Group Counseling, Love Publishing

Company.16. Carkhuff R. (1983) The Art of Helping, Human Resource Development Press

Publisher of Human Technology.17. Corey Gerald (1991), Theory and Practice of Counseling and Psychotherapy,

Brooks/Cole Publishing Company.18. Cormier S. & Cormier H. (1986), Interview and Helping Skills for Health Professionals,

Jones and Bartlett Publishers.

Page 28: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

28 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

I. Kỹ năng Giao tiếp cơ bản trong tham vấnGiao tiếp hiệu quả là yếu tố thiết yếu trong tham vấn điều trị nghiện ma túy. Quá trình trao đổi thông tin sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu chúng ta tuân theo các nguyên tắc trong giao tiếp. Những nguyên tắc giao tiếp này, bao gồm việc trao đổi thông tin rõ ràng và không phán xét, sẽ giúp xây dựng mối quan hệ và lòng tin giữa tham vấn viên và thân chủ.

Giao tiếp có lời (giao tiếp bằng ngôn ngữ nói)Tham vấn viên sử dụng các ngôn từ của thân chủ sẽ giúp thân chủ cảm thấy thoải mái hơn vì nhận thấy tham vấn viên hiểu về cuộc sống của họ. Điều quan trọng là cần chú ý lắng nghe và thể hiện để thân chủ cảm nhận rõ ràng là tham vấn viên đang lắng nghe họ nói. Tham vấn viên cần cố gắng nhận ra được đâu là nhu cầu cấp thiết của thân chủ và giải quyết những nhu cầu đó trước tiên. Tham vấn viên cần phải thành thực và nói rằng cần nhiều thời gian hơn nữa để tìm hiểu và cùng trao đổi tìm ra cách giải quyết những nhu cầu khác.

Tham vấn viên thể hiện sự quan tâm đối với những vấn đề liên quan tới việc sử dụng ma túy của thân chủ nhưng không định kiến. Sử dụng ngôn từ thích hợp để vượt qua những rào cản trong giao tiếp. Có thể giao tiếp với thân chủ qua lời nói hoặc ngôn ngữ không lời (vì thế hãy chú ý tới điệu bộ và cử chỉ của mình).

Giao tiếp không lời (giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể) Đó là nói tới việc sử dụng thái độ, nét mặt, cử chỉ, hành vi để giao tiếp với thân chủ. Các kỹ năng có lời vốn đã rất quan trọng, nhưng không thể thiếu những kỹ năng không lời . Sự hiện diện, tư thế, hướng tới thân chủ của tham vấn viên thể hiện những điều khó biểu đạt bằng lời nói.

Giao tiếp bằng mắt. Thân chủ có thể nhìn hay cố tình không nhìn tham vấn viên, song tham vấn viên cần luôn duy trì ánh mắt của mình tới thân chủ khi lắng nghe họ. Ánh mắt chứa đựng rất nhiều cảm xúc. Ánh mắt nhìn chăm chú và thân thiện sẽ cho thấy tham vấn viên đang rất quan tâm tới những gì thân chủ nói.

Để tham vấn điều trị nghiện có hiệu quả, tham vấn viên cần được trang bị những kỹ năng tham vấn từ cơ bản tới chuyên biệt trong làm việc với người nghiện cũng như gia

đình của họ. Sau đây là một số kỹ năng mà tham vấn viên cần có.

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Page 29: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

29Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Nét mặt. Sự vui buồn, tức giận của tham vấn viên đều được dễ dàng thể hiện qua nét mặt của mình. Những cảm xúc dồn nén đôi khi không che giấu được bởi những ánh mắt, nét mặt của tham vấn viên. Do vậy, cần chú ý tới vẻ mặt của mình khi tham vấn để khích lệ sự chia sẻ của thân chủ.

Tư thế ngồi. Tư thế ngồi đảm bảo giúp cho tham vấn viên có thể quan sát được tốt hơn những hành vi cử chỉ, cảm xúc thái độ của thân chủ song cũng cần đảm bảo chỗ ngồi đảm bảo cho sự an toàn của tham vấn viên.

Thể hiện tư thế cởi mở. Ngả về phía trước một chút, hai tay để thoải mái (không khoanh tay trước ngực…) là hành vi thể hiện thái độ quan tâm, sự chờ đón, sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe.

Khoảng cách. Cần lưu ý một khoảng cách phù hợp giữa hai người, không nên quá gần cũng không nên quá xa. Nếu ngồi với khoảng cách quá gần với thân chủ đôi khi cũng khiến cho thân chủ cảm thấy không thoải mái vì khoảng không của họ bị xâm phạm, đặc biệt trong tình huống tham vấn viên và thân chủ là người khác giới trong văn hoá Việt Nam. Ngược lại nếu nhà tham vấn ngồi quá xa thân chủ không những khó nghe thấy hết những điều thân chủ chia sẻ mà còn tạo một khoảng cách tâm lý không thân thiện.

Âm giọng và tốc độ nói. Khi tham vấn âm giọng cần nên tỏ ra ấm áp, chân tình, có âm điệu và không nên đều đều. Đôi khi có những giây phút hài hước với sự mỉm cười trìu mến sẽ tạo ra bầu không khí ấm cúng và thân thiện giữa hai bên.

II. Kỹ năng Lắng nghe (bao gồm cả quan sát và chú ý)Lắng nghe là một hoạt động tâm lý tích cực có sự tham gia của ý thức, đòi hỏi người nghe tập trung chú ý cao độ để tiếp nhận và hiểu được ý nghĩa của thông tin.

Lắng nghe trong tham vấn, ngoài việc nhằm thu thập thông tin cho quá trình trợ giúp, còn là công cụ quan trọng cho việc tạo nên môi trường tương tác giữa tham vấn viên và thân chủ, hay là sự khích lệ thân chủ tìm thấy giá trị. G. Egan cho rằng, lắng nghe trong tham vấn là lắng nghe tích cực, đòi hỏi sự tập trung chú ý để nghe những gì thân chủ “nói” bằng lời và cả không lời, những gì họ quan tâm. N.J. Richard (1997) cho rằng, lắng nghe trong tham vấn không chỉ bao hàm việc thu nhận âm sắc, mà

Page 30: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

30 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

còn phải hiểu chính xác ý nghĩa của nó, không chỉ là việc nhớ từ ngữ, mà còn đòi hỏi sự nhạy cảm với những âm từ, cử chỉ hành vi của thân chủ.

Như vậy, lắng nghe trong tham vấn không phải là phép cộng những thông điệp có lời và không lời, mà là lắng nghe một cá nhân với nhân cách cụ thể, một hoàn cảnh riêng biệt trên cơ sở xâu chuỗi những thông tin ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ, là biểu hiện của tham vấn viên là đang hiểu những gì thân chủ chia sẻ và đang cùng họ giải quyết vấn đề.

Trước hết lắng nghe trong tham vấn được thể hiện qua các hành vi quan sát tinh tế.

J. Lishman (1998) cho rằng lắng nghe trong tham vấn là một hoạt động phức tạp và đòi hỏi con người chú ý quan sát và giải nghĩa chính xác những hành vi không lời của thân chủ. Biểu hiện của lắng nghe là sử dụng sự giao tiếp bằng mắt và tư thế hướng về phía thân chủ để chú ý quan sát tất cả những hành vi, dáng vẻ bề ngoài, đặc biệt là những sắc thái tình cảm thể hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của thân chủ với thái độ cởi mở. Quan sát tinh tế sẽ giúp ta nhận biết được những cảm xúc, suy nghĩ vô thức ẩn giấu sau những thông tin bằng lời và biểu hiện trên nét mặt, âm giọng hay hành vi bối rối, ngập ngừng ở thân chủ.

Những biểu hiện của sự tập trung quan sát như:• Luôn duy trì sự giao tiếp bằng mắt phù hợp với cách nhìn và tư thế thể hiện sự

quan tâm và sẵn sàng lắng nghe.• Im lặng, tập trung để quan sát những hành vi, cử chỉ của thân chủ. • Đưa ra phản hồi với những gì quan sát được khi cần thiết.

Lắng nghe trong tham vấn còn được thể hiện ở sự tập trung chú ý.

Trong giao tiếp đời thường, con người thường khó giữ được tập trung chú ý để lắng nghe trong một khoảng thời gian khá dài. Sự tập trung chú ý càng trở nên khó khăn hơn trong tình huống tham vấn, khi thân chủ thường gặp khó khăn trong truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình. Chính vì vậy, lắng nghe trong tham vấn là lắng nghe mang tính nghề nghiệp, đòi hỏi một nghệ thuật với sự tập trung toàn bộ của trí tuệ với thái độ tôn trọng và cảm thông.

C. Rogers (1980) cho rằng lắng nghe trong tham vấn là trạng thái lắng đọng, ám chỉ sự tập trung chú ý, không bị sao lãng bởi bất cứ suy nghĩ hay yếu tố tác động nào

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Page 31: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

31Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

khác. Sự tập trung cao độ này của lắng nghe trong tham vấn đã được Krishnamurti (1986, tr.325) mô phỏng một cách hình tượng như sau: “Trước hết chúng ta nghe bằng tai - điều mà ai cũng biết, và chúng ta cũng nghe không phải bằng tai - mà bằng một trạng thái tĩnh tâm giống như sự phẳng lặng của ao hồ. Chỉ cần ném xuống một hòn đá nhỏ thì những gợn sóng sẽ xuất hiện và sự thanh bình của nó sẽ biến mất. Tôi cho rằng sự lắng nghe bên trong, nghe không phải bằng tai với một trạng thái yên tĩnh của tâm trí, chỉ cần một câu hỏi gợi lên, thì câu trả lời sẽ xuất hiện và đó chính là những gợn sóng, gợn sóng nhỏ”.

Những biểu hiện cụ thể của tập trung chú ý khi lắng nghe:• Im lặng để nghe, hạn chế nói. • Không làm việc khác trong khi nghe.• Tập trung tư tưởng, không phân tán, suy nghĩ về những điều khác. Không suy

diễn hay dự đoán, hãy lắng nghe để họ nói hết ý.• Nghe mọi thông tin về suy nghĩ, ý tưởng, về sự kiện, con người và đặc biệt chú

ý tới cảm xúc của thân chủ. • Tóm lược và đưa ra phản hồi ngắn gọn (gật đầu, vâng, ừ, uhm, như vậy v.v…).

Lắng nghe còn được thể hiện qua những hành vi với thái độ tôn trọng.

Nelson Jones Richard (1997) cho rằng, lắng nghe trong tham vấn không chỉ thể hiện ở tiếp nhận mà còn phải thể hiện ở việc gửi thông điệp chính xác và thái độ tôn trọng và chấp nhận, đặt mình vào quan điểm của thân chủ.

Kỹ năng lắng nghe thể hiện ở khả năng tập trung cao độ tới điều thân chủ trình bày và thể hiện qua hành vi, cử chỉ. Nghe không chỉ bằng tai, mà còn bằng mắt và cả bằng tâm của người tham vấn. Lắng nghe có kỹ năng luôn đi cùng với thái độ tôn trọng, quan tâm, chú ý, có những câu nói tóm lược và phản hồi về cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ.

Những biểu hiện cụ thể của sự tôn trọng:• Tránh những hành động thể hiện sự coi thường, phân biệt trên dưới, hay có thái

độ tỏ ra rất nghiêm khắc.• Chấp nhận thân chủ, không phê phán, phản bác khi họ có quan điểm, hành vi,

suy nghĩ khác thường. • Tôn trọng sự im lặng của thân chủ và đưa ra phản hồi để thể hiện đang chú ý và

cảm nhận được tâm trạng của họ.

Page 32: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

32 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Thể hiện thấu hiểu và khích lệ, khen ngợi. • Im lặng để nghe.

III. Kỹ năng Hỏi Nếu hỏi trong đời thường được xem như một hoạt động tương tác khi một người đưa ra thông điệp và mong muốn người kia trả lời để làm sáng tỏ vấn đề quan tâm và hỏi ở đây thực chất là quá trình tìm kiếm, xác định thông tin.

Hỏi trong tham vấn là quá trình nêu vấn đề, khích lệ thân chủ chia sẻ nhằm khám phá thông tin, đồng thời giúp họ tự nhận thức về bản thân và hoàn cảnh vấn đề để thay đổi.

Tác giả C. Zastrow (1990) nhận xét, hỏi có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình trợ giúp: từ thu thập thông tin tới khích lệ chia sẻ và thiết lập mối quan hệ cũng như giúp thân chủ xem xét và lựa chọn giải pháp phù hợp.

Theo Nelson-Jones Richard (1997), hỏi là một công cụ để làm sáng tỏ vấn đề, song cần tạo ra một môi trường an toàn cho hỏi. Hiệu quả của hỏi được đo lường qua khả năng khai phá những gì trong tảng băng chìm, điều mà bản thân thân chủ không muốn đề cập tới hay không ý thức được.

Như vậy, hỏi trong tham vấn là hoạt động đa chức năng xuyên suốt quá trình tham vấn. Ngoài chức năng rất cơ bản như vốn có của hành động hỏi là thu thập, sáng tỏ thông tin, hỏi còn được xem như công cụ để giúp thân chủ tự nhận thức cảm xúc, suy nghĩ hành vi cũng như tiềm năng của bản thân. Hỏi cũng là cách thức giúp tham vấn viên và thân chủ sáng tỏ về những mong muốn, định hướng đi cho vấn đề cần giải quyết.

Các loại câu hỏi thường đựơc sử dụng trong tham vấn:• Câu hỏi mở.

Câu hỏi mở là loại câu hỏi thường có nhiều phương án trả lời mà tư vấn viên khó dự đoán được. Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng từ hỏi như “Điều gì”, “Vì sao” hoặc kết thúc bằng “như thế nào?” Câu hỏi mở được khuyến khích sử dụng và phát huy tối đa trong tham vấn điều trị nghiện nhằm khai thác thông tin cũng như đánh giá được vấn đề của thân chủ một cách hiệu quả.

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Page 33: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

33Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Ví dụ:- Việc sử dụng heroin mang đến cho em những cảm giác như thế nào?- Em dùng những loại chất gây nghiện khác ngoài heroin như thế nào?- Em sử dụng thời gian cho tập thể thao hàng ngày như thế nào?

Câu hỏi mở thường tạo cảm giác thoải mái để giao tiếp, khích lệ tự do chia sẻ của thân chủ, cho nhiều thông điệp, đặc biệt về những trải nghiệm cảm xúc và suy nghĩ của thân chủ. Loại câu hỏi này thường được khuyến khích sử dụng nhiều trong tham vấn.

• Câu hỏi đóng Câu hỏi đóng là câu hỏi có phương án trả lời là “có” hoặc “không” hoặc phạm vi của câu trả lời hẹp. Ví dụ: - Em có dùng loại chất gây nghiện nào khác không?- Em có tập thể thao không?- Nhà em có mấy anh chị em?

Câu hỏi đóng được sử dụng khi muốn biết về thông tin cụ thể, hoặc nhằm khoanh vùng nội dung thảo luận. Đôi khi, nó còn được sử dụng như một kỹ thuật để kiểm soát những thân chủ nói nhiều, hay một công cụ giúp thân chủ trấn tĩnh lại trong những tình huống bất an (Cormier 1999; Ivey, 1993.; Egan, 1994).

Tuy nhiên nên tránh dùng nhiều câu hỏi đóng bởi nhiều khi thân chủ chỉ trả lời cho qua chuyện bằng từ “có” hay “không”.

Có thể phân loại câu hỏi theo những cách khác nhau như sau: • Câu hỏi hướng tới cảm xúc; suy nghĩ; hành vi.

Ví dụ như các câu hỏi:- Bây giờ em cảm thấy thế nào?- Em nghĩ gì về các con em nếu như em sử dụng lại heroin?

Những câu hỏi về cảm xúc được đưa ra là dịp để thân chủ nhìn nhận lại những cảm xúc đích thực của họ, giúp họ phân biệt được những cảm xúc lẫn lộn đang tồn tại trong họ. Những câu hỏi về suy nghĩ sẽ khích lệ thân chủ nói lên những suy nghĩ bên trong mà họ khó nói ra ngoài. Việc hỏi về những hành vi giúp cho thân chủ nhận thức rõ hơn về ảnh hưởng và hậu quả của nó.

Page 34: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

34 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Câu hỏi hướng tới khai phá vấn đề. Ví dụ: Điều gì khiến cho em sử dụng lại heroin?

• Câu hỏi tập trung vào giải pháp Ví dụ như: Để có thể cai được ma túy theo cháu điều gì cháu có thể làm được trước tiên?

• Câu hỏi “Tại sao/vì sao”.Ví dụ: Vì sao anh lại cho rằng việc không cho vợ anh biết việc anh sử dụng heroin lại tốt hơn cho anh?

Đây cũng là loại câu hỏi cũng được sử dụng trong tham vấn, tuy nhiên cần lưu ý khi mức độ sử dụng loại câu hỏi này bởi nhiều khi chúng gây cho thân chủ cảm giác như bị tra khảo. Ví dụ ta nên tránh hỏi: Vì sao anh lại sử dụng heroin?

Khi sử dụng câu hỏi, tham vấn viên nên sử dụng các loại câu hỏi một cách linh hoạt và tránh sử dụng câu hỏi đa nghĩa, hay sử dụng câu hỏi có nhiều từ hỏi dễ tạo cảm giác bị hỏi dồn dập.

Tham vấn viên cần lưu ý:• Tập trung vào những thông tin muốn hướng tới để tìm hiểu, khám phá, hỏi có

định hướng.• Tần suất hỏi: nên hỏi với mức độ vừa phải, từng câu và chú ý đến phản ứng của

họ khi hỏi, không hối thúc, không vội vàng. • Thời điểm hỏi và loại hình câu hỏi cũng cần phù hợp với tính chất từng giai

đoạn khi tham vấn để giúp thân chủ đi từ mô tả vấn đề đến khám phá giải pháp và thực hiện giải pháp.

• Thái độ khi hỏi: thái độ lắng nghe, tôn trọng, không phê phán, khích lệ như phản hồi, tóm lược, khen ngợi.

• Dành thời gian cho thân chủ suy nghĩ.

IV. Kỹ năng Diễn đạt Diễn đạt còn được gọi là phản hồi nội dung, đó là hành động là nhắc lại điều thân chủ vừa nói theo cách riêng của tham vấn viên để chắc chắn rằng tham vấn viên hiểu đúng suy nghĩ của thân chủ và để thân chủ nhìn nhận vấn đề của mình rõ ràng, sáng tỏ. Việc nhắc lại cần được diễn đạt một cách ngắn gọn, có chọn lọc những thông tin mang

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Page 35: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

35Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

tính nhận thức, phản ánh những suy nghĩ của thân chủ. Sự nhắc lại ở đây không phải là sự sao chép câu nói hay ý tưởng của thân chủ một cách đơn thuần, mà còn chứa đựng sự cảm thông với thái độ chấp nhận, không phê phán và sự thấu cảm với tâm trạng của họ.

Khi diễn đạt lại cần lưu ý việc sử dụng từ ngữ của họ và có thể thêm vào đó một số từ của tham vấn viên nhưng cần đảm bảo ý nghĩa nội dung họ đã trình bày. Tuy nhiên, không ít người thường lồng ghép ý kiến chủ quan vào câu diễn đạt và đưa ra giải pháp

Diễn đạt giúp thân chủ suy nghĩ thấu đáo hơn về một vấn đề mà tham vấn viên nhận định là rất quan trọng, vì tham vấn viên đã “tua lại” những lời họ nói. Thân chủ có thời gian để nghĩ về những gì họ vừa nói ra. Việc nhắc lại những thông điệp quan trọng sẽ mang lại tác động lớn hơn so với khi thân chủ tự nói, vì nó nhấn mạnh những vấn đề họ cần giải quyết. Để thể hiện câu diễn đạt, tham vấn viên có thể bắt đầu bằng: “Anh/chị đã nói là...”.

Ví dụ:Thân chủ nói: em thấy người rất mệt mỏi khi mới bắt đầu sử dụng Methadone, nhưng bây giờ những cảm giác đó đã không còn nhiều nữa.

Tham vấn viên (diễn đạt lại): Ý em nói là em đã bớt có những cảm giác mệt mỏi so với ban đầu khi em mới sử dung Methadone?

V. Kỹ năng Phản hồi cảm xúcPhản hồi cảm xúc là mô tả lại trạng thái cảm xúc hiện tại của thân chủ mà tham vấn viên nhận biết được qua quan sát trong quá trình trao đổi với thân chủ, qua câu nói của thân chủ.

Phản hồi cảm xúc thực chất là diễn đạt lại những câu nói, hành vi liên quan tới cảm xúc của thân chủ.

Phản hồi cảm xúc có thể được tiến hành theo các bước khác nhau.

S. Cormier đề xuất một qui trình phản hồi cảm xúc như sau:• Trước hết cần xác định cảm xúc của thân chủ.• Sau đó lựa chọn từ ngữ để chuyển tải lại cảm xúc.

Page 36: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

36 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Hãy kiểm tra những phản ứng của thân chủ sau phản hồi qua quan sát thái độ hành vi của họ cùng những câu nói đáp lại của họ.

Để phản hồi cảm xúc trước tiên cần quan tâm tới những cảm xúc được thân chủ thể hiện trong câu nói, trong hành vi, cử chỉ. Nhưng thực tế, cảm xúc lại là điều hay bị người ta ít chú ý tới hơn so với sự kiện vấn đề. Long & Prophit (1981) nhận xét rằng cảm xúc giống như cái gì đó khi được người kia nói ra, song phần lớn là nó lại bị người nghe tảng lờ. Do vậy, việc định hướng chú ý đầu tiên tới tâm trạng của thân chủ thường không dễ dàng. Phản hồi cảm xúc đòi hỏi sự nhạy cảm với cảm xúc được ẩn giấu trong câu nói, hành vi, cử chỉ của thân chủ, và khả năng lựa chọn, sử dụng ngôn từ chính xác, thái độ phù hợp để thể hiện.

Thái độ khi phản hồi cảm xúc cần thể hiện sự ghi nhận và cố gắng để hiểu suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ, không nên phê phán, bác bỏ hay tảng lờ cảm xúc đang diễn ra trong họ.

Việc phản hồi thường bổ sung thông tin về việc họ thực sự cảm thấy thế nào về tình huống đang nói tới. Đặc biệt là khi tái nghiện, người nghiện ma túy thường không nhận ra rằng suy nghĩ và cảm xúc thường có liên quan đến hành vi. Những yếu tố này có vẻ như không liên quan đến nhau. Thực chất, suy nghĩ và cảm xúc có liên quan rất chặt chẽ với hành vi.

Ví dụ:Thân chủ: Em cảm thấy rất bức xúc với thái độ nghi ngờ của vợ em về việc em nói tới những thay đổi của em trong thời gian gần đây.Tham vấn viên: Chị nhận thấy em rất bực tức với việc vợ em không tin vào sự thay đổi mà em đã có được trong thời gian gần đây, có đúng không?

VI. Kỹ năng Tóm lượcTóm lược (còn được gọi là kỹ năng tóm tắt) trong tham vấn là việc tập hợp lại một cách khái quát, ngắn gọn các thông tin mà thân chủ đã trình bày, những sự kiện đã diễn ra trong buổi nói chuyện hay trong toàn bộ tiến trình giúp đỡ. Khi này tham vấn viên cô đọng những ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc của thân chủ, sắp xếp những điểm chính và các sự kiện đã được thân chủ nêu trước đó. Nó được xem như sự tổng hợp và nối kết những thông tin về mối quan tâm của thân chủ, về những gì họ nghĩ, họ nói và họ cảm nhận cũng như họ hành động.

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Page 37: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

37Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Tóm lược trong tham vấn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Người ta sử dụng nó như cách khởi động cho thân chủ tập trung vào những suy nghĩ, cảm xúc, nối kết những vấn đề được thảo luận, khích lệ thân chủ khám phá chủ đề đó một cách cẩn thận hơn, có bức tranh tổng thể hơn, rõ ràng hơn để xây dựng kế hoạch hành động. Việc nối kết những chi tiết còn giúp thân chủ sắp xếp và làm sáng tỏ những suy nghĩ và cảm xúc, từ đó nhìn nhận lại bản thân một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, tóm lược còn giúp tham vấn viên kiểm tra lại những thông tin về suy nghĩ, cảm xúc v.v… mà thân chủ đã chia sẻ với tham vấn viên. Trong bối cảnh có vấn đề, thân chủ thường tư duy không mạch lạc, phi logic và đưa ra nhiều vấn đề cùng một lúc. Do vậy, tóm lược được sử dụng để hướng thân chủ tới nội dung chính. Đôi khi thân chủ đi quá xa chủ đề cần trao đổi thì tham vấn viên dùng kỹ năng tóm lược để đưa thân chủ trở lại với trọng tâm của vấn đề hay xác định rõ nội dung đang được hướng tới trong cuộc nói chuyện.

Có khi tham vấn viên sử dụng tóm lược để đưa ra sự liền mạch từ chủ đề này sang một chủ đề khác. Tóm lược cũng là cách cùng thân chủ định hướng chủ đề thảo luận tiếp theo. Tóm lược còn được xem là kỹ thuật giúp thân chủ xem xét những việc cần được ưu tiên thực hiện trong tiến trình giải quyết vấn đề.

Tóm lược còn là công cụ nhằm giúp tham vấn viên và thân chủ điều chỉnh bước đi của buổi tham vấn, chỉnh những điều không chính xác và đưa ra một khoảng không tâm lý trong quá trình trao đổi. Đây còn là phương tiện hướng thân chủ mở rộng quan điểm, suy nghĩ và tầm nhìn (Ivey & Simek Downing, 1980). Thông qua tóm lược, thân chủ tập trung vào những suy nghĩ, cảm xúc, mối quan tâm của mình. Hơn thế nữa, nó còn giúp thân chủ đi từ sự mô tả vấn đề, sự kiện đến khám phá quan điểm, ý tưởng và hướng tới xây dựng mục tiêu hành động.

Tóm lược thường được sử dụng trong những trường hợp sau: • Bắt đầu buổi tham vấn: khi này tham vấn viên tóm tắt những nội dung chính đã

trao đổi với thân chủ từ buổi tham vấn lần trước để đi vào nội dung buổi tham vấn lần này,

• Khi chuẩn bị cho việc chuyển sang một chủ đề hay nội dung khác. Ví dụ “Như vậy từ nãy giờ chị em mình đã thảo luận về việc nên thay đổi cách học thế nào cho phù hợp, đúng không? Bây giờ mình cùng xem xét vấn đề này nhé”

Page 38: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

38 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Sau khi thân chủ trình bày vấn đề của họ với lượng thông tin tương đối nhiều, khi thân chủ tỏ ra bế tắc: lúc này nhà tham vấn sử dụng tóm lược để giúp thân chủ tiếp tục hướng đến vấn đề cần thảo luận,

• Khi kết thúc buổi tham vấn. Tóm tắt cuối buổi tham vấn sẽ giúp tổng hợp một cách rõ ràng và súc tích tất cả những gì đã diễn ra trong buổi tham vấn.

• Các bước khi thực hiện tóm lược:• Trước hết cần nhớ lại những chủ đề, thông tin đã được trao đổi giữa tham vấn

viên và thân chủ.• Xác định những thông tin chính, nội dung quan trọng đã được trao đổi.• Nhắc lại một cách ngắn gọn chủ đề, nội dung hay thông điệp Ví dụ: Như vậy

trong một tiếng vừa qua chúng ta đã đề cập tới việc làm thế nào để từ chối bạn bè rủ rê đi ra ngoài chơi cũng như tìm sự trợ giúp của gia đình để có thêm nghị lực cho việc dừng sử dụng ma tuý.

VII. Kỹ năng Khơi gợi Khơi gợi là cách tìm hiểu thêm thông tin và làm rõ về một vấn đề mà tham vấn viên cho là quan trọng, giúp thân chủ sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về những vấn đề đó.

Ví dụ: một thân chủ nói với tham vấn viên rằng họ thường có cảm giác thèm nhớ ma túy khi họ đi đến một nơi nhất định. Tham vấn viên có thể nói: “Anh có thể nói cụ thể thêm về nơi đó đi và bao lâu thì anh đến đó một lần? ”.

Hay cũng có thể đưa ra những câu hỏi khác để có thêm thông tin về sự kiện đó như: “Nơi đó có điều gì đặc biệt khiến cho anh có cảm giác thèm nhớ? Khi đến đó thì anh đi với ai?”…

Khơi gợi là một cách để tiến tới vấn đề cốt lõi, để từ đó xây dựng các chiến lược dự phòng tái sử dụng ma túy. Đó là một cách để đi sâu vào trọng tâm của vấn đề và cho thấy đó là vấn đề quan trọng vì nó được tìm hiểu rất kĩ lưỡng.

Tham vấn viên có thể tạo sự định hướng trong thảo luận của buổi tham vấn thông qua sử dụng kỹ năng khơi gợi. Bằng cách khơi gợi, tham vấn viên cũng giúp thân chủ tập trung chú ý hơn. Đôi khi, tham vấn viên sẽ thấy cần phải tìm hiểu thông tin ở một hướng khác. Nhìn chung, khơi gợi là một cách can thiệp vào câu chuyện, giúp tham vấn viên tăng cường sự kiểm soát tiến trình và nội dung buổi tham vấn. Vì thế,

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Page 39: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

39Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

kỹ năng này cũng nên sử dụng hạn chế và thận trọng, đặc biệt là ở lúc mới bắt đầu buổi tham vấn.

Kỹ năng khơi gợi bao gồm: • Đặt câu hỏi: sử dụng các loại câu hỏi khác nhau (như chúng ta đã thảo luận ở

phần trước). Cả hai loại câu hỏi đóng và mở đều có thể giúp chúng ta khám phá được nhiều thông tin hơn nhưng cũng có thể làm cản trở việc đó. Đưa ra câu hỏi mang tính ít áp đặt, ít khẳng định. Ví dụ thay vì hỏi là “ Tại sao anh đang lo lắng” có thể hỏi là “ Tâm trạng của anh lúc này như thế nào? Và vì sao anh lại có tâm trạng đó?.

• Khích lệ thân chủ cung cấp thông tin như “Như vậy là anh đã rất vui khi bác anh có ứng xử khác với anh lần này. Anh có thể kể cho tôi nghe thêm về sự ứng xử đó khác như thế nào?”

VIII. Kỹ năng Im lặng Đây là một trong những kỹ năng được dùng trong tư vấn và có thể nói là một kỹ năng khá thách thức đối với hầu hết tham vấn viên.

Việc khách hàng giữ im lặng khá lâu trong khi tham vấn là tình huống rất hay gặp. Những tham vấn viên còn ít kinh nghiệm khi gặp tình huống này thường hay lúng túng và họ thường xử lý bằng cách hỏi hay giải thích cho thân chủ về vấn đề nào đó. Đây là cách ứng xử chưa hợp lý. Sự im lặng của thân chủ chứa đựng khá nhiều ý nghĩa. Nó có thể là giây phút mà thân chủ đang suy nghĩ, đang tìm cách trả lời. Cũng có thể họ đang rất đau buồn vì câu hỏi động chạm đến nỗi buồn sâu thẳm mà họ không nói ra được ngay và cần sự tĩnh tâm trước khi trả lời.

Do vậy khi thân chủ im lặng tham vấn viên không nên vội vàng với những câu hỏi hay những lời giải thích mà hãy giữ một khoảng im lặng nhất định. Cùng họ im lặng và sau đó đưa ra phản hồi về sự im lặng đó, hoặc cũng có thể hỏi họ về sự im lặng đó. Tham vấn viên nên quan sát thái độ, hành vi, cử chỉ của họ khi họ im lặng.

J. Moursund (1993) cho rằng xử lý sự im lặng là sự can thiệp có giá trị nhất trong tham vấn và trị liệu. Để thân chủ im lặng chính là đang để cho họ khám phá vấn đề. Im lặng có thể là đầu mối của vấn đề nào đó. Tham vấn viên nếu biết khai thác tốt tình huống im lặng này cũng sẽ đem lại thành công cho việc xác định vấn đề, những suy nghĩ và cảm xúc vô thức ở thân chủ.

Page 40: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

40 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Trong cuộc nói chuyện thông thường, hầu hết mọi người chỉ chịu được sự im lặng tối đa là 30 giây, rồi sẽ phải nói một điều gì đó để phá tan bầu không khí im lặng. Tuy nhiên, tham vấn không giống như một cuộc nói chuyện thông thường mà là sự trao đổi có mục đích. Sẽ có những thời điểm trong một buổi tham vấn, thân chủ nói một điều vô cùng quan trọng và cũng hết sức khó khăn, và tham vấn viên có thể thấy là họ do dự không biết làm gì tiếp theo vì vậy họ không nói gì nữa. Trong một buổi nói chuyện thông thường thì sau đó 30 giây, mọi người sẽ bắt đầu cảm thấy có một áp lực cần phải nói một điều gì đó, bất cứ điều gì, để có thể phá vỡ sự im lặng, bởi áp lực do sự im lặng tạo ra là quá sức chịu đựng. Tuy nhiên, trong khi tham vấn viên đang nghĩ xem nên nói gì thì đó cũng là lúc thân chủ đang suy nghĩ về những điều họ vừa nói. Họ bắt đầu suy tư do vậy họ im lặng. Vì thế, thân chủ sẽ chính là người chủ động phá vỡ sự im lặng và tiếp tục buổi nói chuyện. Thân chủ, chứ không phải tham vấn viên, mới chính là người cần phải nghĩ về việc tiếp nối câu chuyện. Nhờ có sự im lặng, họ sẽ hiểu rõ hơn về những gì vừa mới nói ra.

IX. Kỹ năng Xây dựng sự tự tin cho thân chủGây dựng sự tự tin của thân chủ, giúp họ tin vào năng lực của bản thân họ là một việc vô cùng quan trọng. Khi thân chủ tự tin vào khả năng bản thân thì họ sẽ có sự tự tin để thực hiện thành công một công việc nào đó. Mọi người sẽ dễ dàng bắt tay vào việc hơn nếu họ tin rằng họ làm được. Người ta cũng hay né tránh những công việc mà họ cho rằng họ không có khả năng đảm đương. Những người nghiện ma túy thường thiếu tự tin. Vì thế, nếu tham vấn viên thể hiện sự tin tưởng rằng thân chủ có khả năng thực hiện một số công việc hoặc sẽ đạt được mục tiêu thì họ sẽ có thêm sự tự tin, có thêm năng lượng và nhiệt huyết để thực hiện.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, khi khuyến khích thân chủ tin vào năng lực bản thân, tham vấn viên cần phải thực tế. Những người quá tự tin vào khả năng của bản thân mà trên thực tế năng lực của họ chưa đủ để thực hiện công việc có thể dẫn tới những hậu quả nguy hại hoặc làm họ thất vọng. Tạo dựng sự tự tin có thể bao gồm cung cấp hỗ trợ và khích lệ thân chủ thực hiện thành công các yêu cầu. Góp ý một cách tích cực về những gì họ đã đạt được cũng giúp họ tự tin hơn và tăng khả năng họ sẽ cố gắng thực hiện các mục tiêu tham vọng hơn.

Ví dụ như tham vấn viên khen ngợi thân chủ đã thành công trong việc chế ngự cơn thèm nhớ và thừa nhận rằng hẳn đó là một việc vô cùng khó khăn. Bằng cách đó,

Page 41: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

41Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

tham vấn viên đã củng cố sự tự tin của thân chủ để duy trì cam kết không sử dụng ma túy.

X. Kỹ năng Khen ngợi Đưa ra những lời nhận xét tích cực và hỗ trợ đối với những nỗ lực thay đổi hành vi của thân chủ bằng cách khen ngợi, động viên và thấu hiểu họ, sẽ truyền thêm động lực để họ tiếp tục duy trì hành vi tích cực. Ví dụ, cần ghi nhận sự can đảm của người nghiện ma túy khi đến với dịch vụ tham vấn và khen ngợi vì họ đã làm được điều này. Nhấn mạnh những điểm mạnh của thân chủ trong việc đối phó với những cám dỗ của ma túy hoặc duy trì không sử dụng. Nhắc họ nghĩ đến những điều họ đã làm tốt mà có thể họ không chú ý.

Khen ngợi sẽ tạo thêm động lực, tăng thêm sự tự tin cho thân chủ và hỗ trợ những nỗ lực của thân chủ trong quá trình thay đổi hành vi

Tham vấn viên nên áp dụng kỹ năng khen ngợi trong quá trình tham vấn cũng như trò chuyện với thân chủ, tuy nhiên cần khen ngợi chân thành, tế nhị và vừa phải, đúng lúc và đúng thời điểm. Nếu khen ngợi quá nhiều và không chân thành, thân chủ sẽ cảm thấy sự sáo rỗng và khó chịu vì lời khen.

XI. Kỹ năng Chỉnh khung Chỉnh khung là đưa ra nhận định về các thông tin thân chủ cung cấp theo quan điểm khác với họ. Tham vấn viên vẫn thừa nhận những gì thân chủ nói, nhưng đồng thời đưa ra một cách nhìn nhận khác. Điều này giúp thân chủ nhìn nhận thấu đáo hơn về những hành vi, suy nghĩ của họ liên quan đến những hậu quả mà họ chưa hề nghĩ tới trước đây.

Ví dụ, khi một người đang cố gắng từ bỏ ma túy nói rằng anh ta uống rượu để thay thế ma túy có vẻ là hữu hiệu. Khi đó tham vấn viên có thể sử dụng kỹ năng chỉnh khung để đáp lại rằng: “Nghe anh nói thì hình như anh cho là anh có thể sử dụng rượu để quên được ma túy nhanh hơn, nhưng mà tôi băn khoăn không biết anh có biết rằng uống một lượng rượu nhiều như vậy sẽ rất có hại cho sức khỏe của anh khi anh đang có vấn đề với bệnh gan và rượu thực có giúp anh từ bỏ ma túy lâu dài được không?”

Page 42: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

42 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Chỉnh khung trong tình huống này là tham vấn viên vẫn ghi nhận những gì mà thân chủ nói tới việc anh ta uống nhiều rượu để quên đi ma túy, và suy nghĩ của anh là rượu có tác dụng giúp bỏ ma túy, nhưng nhà tham vấn bổ sung thông tin là anh đang có vấn đề với gan và bỏ ma túy lâu dài không

XII. Kỹ năng Lựa theo sự phản kháng Lựa theo sự phản kháng nghĩa là không trực tiếp đối đầu với thân chủ. Những hành vi có tính miễn cưỡng, không muốn làm theo đề nghị đó là phản kháng. Trong tham vấn đặc biệt cho người nghiện, sự phản kháng xảy ra khi thân chủ tranh cãi, ngắt lời, hoặc phủ nhận những gợi ý của tham vấn viên. Khi đó tham vấn viên không nên tiếp tục tranh cãi với thân chủ vì như vậy chỉ làm họ phản ứng mạnh hơn thôi. Thay vào đó, tham vấn viên nên lựa theo sự phản kháng của họ để xử trí. Thường có ba xu hướng đáp ứng với sự phản kháng, đó là: phản hồi đơn giản, phản hồi theo hướng phóng đại, và phản hồi hai chiều.

Phản hồi đơn giản, là hình thức đưa lại những thông tin mà tham vấn viên đã được nghe và cảm nhận từ thân chủ. Ví dụ, “Theo những gì anh chia sẻ thì anh không gặp bất cứ rắc rối nào khi anh hút thuốc lá, nhất là bạn bè anh thậm chí còn hút nhiều hơn mà dường như là họ không gặp phải bất kỳ một rắc rối nào cả”.

Phản hồi theo hướng phóng đại là cách mà tham vấn viên nói quá lên những điều mà thân chủ vừa đề cập trước đó. Ví dụ, khi thân chủ nói rằng “Hút thuốc lá thì có gì to tát đâu, không sử dụng ma túy đã là tốt lắm rồi, giờ còn không được hút thuốc nữa thì chịu sao nổi” tham vấn viên có thể nói, “Như vậy theo anh tất cả những người đang cố gắng từ bỏ ma túy sẽ không sống nổi nếu không sử dụng thuốc lá để thay thế ma túy?”.

Phản hồi hai chiều là cách nhận biết những điểm mâu thuẫn mà thân chủ đã nói. Để làm được điều này, tham vấn viên cần sử dụng thông tin thân chủ đã cung cấp trước đó, không nhất thiết là thông tin từ buổi tham vấn hiện tại. Tham vấn viên có thể nói rằng, “Tôi nhận thấy là anh đang bối rối về vấn đề này. Một mặt, anh nói rằng bạn bè anh dùng ma túy nhiều hơn anh mà họ lại không hề gặp rắc rối gì, nhưng mặt khác anh lại lo lắng về việc sử dụng ma túy của mình”.

Một ví dụ khác. Một số người nghiện ma túy tin rằng cai nghiện có thể gây tổn hại tới các bộ phận nội tạng trong cơ thể họ, khiến họ có thể chết. Họ tin tưởng như vậy

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Page 43: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

43Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

vì họ đã chứng kiến nhiều bạn bè chết trong hoặc sau khi cai nghiện. Vì thế, họ nghĩ rằng cần phải tiếp tục dùng ma túy để có thể sống sót, mặc dù biết rằng việc sử dụng ma túy gây cho họ quá nhiều rắc rối. Khi thân chủ quá tin vào sự hiểu lầm này, tham vấn viên không nên chỉ trích họ, vì nếu tham vấn viên làm như vậy, họ sẽ phản kháng mạnh hơn và không muốn tiếp tục buổi tham vấn nữa.

Trong tình huống này, tham vấn viên có thể nói với thân chủ như sau:

Phản hồi đơn giản: “Tôi hiểu tại sao anh lại có suy nghĩ như vậy, vì nhiều người nghiện ma túy khác cũng tin là như thế”.

Phản hồi phóng đại: “Tôi nghĩ là anh cảm thấy tiếp tục sử dụng ma túy vẫn tốt hơn là điều trị nghiện nên anh sẽ chẳng phải lo lắng gì cả, đúng thế không?” (Vì người nghiện ma tuý lo lắng việc điều trị nghiện làm họ có thể chết).

Phản hồi hai chiều: “Từ những điều anh vừa nói, tôi hiểu rằng anh rất sợ phải điều trị nghiện và không biết phải làm thế nào. Một mặt, nhiều người nghiện ma túy tin rằng họ sẽ chết nếu điều trị nghiện. Nhưng mặt khác, anh cũng nói rằng anh gặp khá nhiều rắc rối do sử dụng ma túy và anh cũng biết nhiều người đã điều trị nghiện thành công, đúng không?”

Những kỹ năng khác có thể dùng trong tình huống này là chỉnh khung và chuyển chủ đề.

XIII. Kỹ năng Diễn giải Diễn giải giúp thân chủ nhận ra ý nghĩa của những hành động của mình, từ góc nhìn của tham vấn viên. Nó cũng giúp cho người tham vấn chỉ ra mối liên kết giữa suy nghĩ, tình cảm và hành vi của thân chủ với các hậu quả có thể xảy ra. Nó giúp cho thân chủ nhận thấy có nhiều cách khác nhau để cùng nhìn nhận một vấn đề, một tình huống, hay một giải pháp.

Kỹ năng diễn giải sẽ hiệu quả hơn nếu tham vấn viên đưa ra lời diễn giải theo hình thức gợi ý thay vì một câu khẳng định, sự kiện hoặc niềm tin. Tham vấn viên có thể bắt đầu câu diễn giải bằng cách “Nghe những gì anh nói thì hình như là...”. Cách này sẽ khiến cho thân chủ cảm thấy thoải mái hơn vì thấy tham vấn viên không phán xét mình.

Page 44: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

44 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Diễn giải là một kỹ năng rất quan trọng và bao gồm 3 thành phần: 1) xác định và nhắc lại những thông tin cơ bản; 2) bổ sung thêm ý kiến của tham vấn viên để giúp thân chủ có cách hiểu mới; và 3) kiểm tra lại những ý kiến này với thân chủ. Là người tham vấn, tham vấn viên có thể diễn giải thông tin, xác định cảm xúc phù hợp và phản hồi lại với thân chủ. Như vậy, tham vấn viên đã giúp thân chủ có cơ hội hiểu được hàm ý của những điều họ nói.

Kỹ năng diễn giải cũng được dùng để tìm hiểu về cảm xúc mà thân chủ trải qua, trong trường hợp họ cảm thấy bối rối. Đôi khi, thân chủ bị nhầm lẫn giữa các cảm xúc. Thân chủ thường lẫn lộn hai (2) trạng thái cảm xúc là tức giận và buồn bã. Họ nói rằng họ đang buồn trong khi thực tế là họ đang giận dữ. Người tham vấn cũng có thể nhầm lẫn khi gán hoàn cảnh này với trạng thái cảm xúc kia, trong khi thực tế thân chủ không hề cảm nhận như thế. Đó là lí do tại sao tham vấn viên cần diễn giải cẩn thận những gì thân chủ nói, khi tham vấn viên nhận thấy cảm xúc thực sự của họ không giống những gì họ miêu tả.

Đôi khi, thân chủ không nhận ra sự liên hệ giữa những hành vi của họ và những hậu quả của những hành vi đó. Cách diễn giải giúp thân chủ nhận thức được những hậu quả đó một cách rõ ràng hơn. Cách làm này cũng sử dụng nguyên tắc “bảng ra quyết định” (thảo luận sau) để thảo luận với thân chủ về những hậu quả trước mắt và lâu dài của hành vi. Ví dụ tham vấn viên có thể nói, “Từ những điều anh vừa nói, tôi hiểu rằng anh cũng nhận thấy rằng hút thuốc khiến cho anh bị ho. Thực tế, phổi của anh cũng có thể đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Anh đã bao giờ suy nghĩ về hậu quả này chưa?”

XIV. Kỹ năng Giúp thân chủ trực diện với vấn đềĐây là kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề, những thông điệp không nhất quán trong cảm xúc, suy nghĩ hay hành vi mà họ đã thể hiện trong quá trình tương tác với tham vấn viên, giúp thân chủ nhận biết được mâu thuẫn nội tại một cách tinh tế mà không cảm thấy bị tổn thương. Việc chỉ ra những mâu thuẫn đó nhằm giúp cho thân chủ thấy rõ và thay đổi chứ không phải để phê phán họ. Do vậy khi trao đổi những mâu thuẫn cần nhấn mạnh vào điểm mạnh của họ. Kỹ năng này còn được gọi là kỹ năng thách thức.

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Page 45: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

45Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

R. Carkhuff (1969) xem đây là kỹ năng hữu ích khi mà tham vấn viên truyền tải cho thân chủ những khác biệt trong hành vi suy nghĩ cảm xúc của họ mà tham vấn viên nhận biết được trong quá trình trao đổi.

G.Egan (1975) cho rằng con người đôi khi không dám nhìn vào sự thật và họ thường có khuynh hướng bóp méo sự thật. Do vậy theo ông việc sử dụng kỹ năng thách thức/đối kháng trong tình huống này sẽ giúp thân chủ nhìn vào sự thật. Và kết quả là thân chủ thoát khỏi tình trạng sức ép của mâu thuẫn.

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng kỹ năng này:• Cần nắm rõ mục tiêu của thách thức là khích lệ thân chủ có cách nhìn nhận mới

nhằm làm sáng tỏ vấn đề.• Khích lệ họ tự thách thức bản thân, vì vậy hãy cho họ cơ hội để làm điều đó.• Đối kháng không phải là chống đối lại thân chủ. Vì vậy cần thể hiện rất tinh tế

qua thái độ tôn trọng, thấu hiểu và chấp nhận giá trị của thân chủ.• Được thực hiện từ từ, không nên vội vã. Chỉ khi nào thấy thích hợp thì có thể

thực hiện. Phần nhiều nó được sử dụng khi mối quan hệ tin tưởng của hai bên đã được thiết lập. Không nên sử dụng thường xuyên kỹ năng đối kháng trong buổi tham vấn và cũng rất cần cẩn thận khi sử dụng nó đặc biệt trong phỏng vấn tạo động lực bởi nó có thể khiến cho thân chủ phản kháng mạnh mẽ hơn, phá hủy mối quan hệ và niềm tin với thân chủ trong quá trình tham vấn.

• Chỉ ra những mâu thuẫn trong hành vi, lời nói cụ thể, cách mà họ phản ứng.• Quan tâm tới những điểm mạnh của họ hơn là điểm yếu.• Tôn trọng giá trị của thân chủ, vì vậy khi chỉ ra sự mâu thuẫn cần đứng trên quan

điểm giá trị của thân chủ chứ không phải theo quan điểm của tham vấn viên .• Để chỉ ra những khác biệt hay không thống nhất giữa lời nói, hành vi của thân

chủ có thể sử dụng những từ ngữ như: - Nhưng..- Tuy nhiên..- Mặc dù..

• Tế nhị : yêu cầu thân chủ làm rõ những điều mà tham vấn viên cảm thấy không nhất quán. Khi giúp họ đối diện với vấn đề, tham vấn viên chỉ nêu lên thực tế sự khác biệt mà không mang tính đánh giá đồng thời cũng giúp thân chủ tự mô tả hay tự họ xem xét vấn đề đó. Ví dụ “Anh nói việc sử dụng ma túy của anh không gây ra bất cứ rắc rối nào, nhưng anh cũng lại nói rằng con anh rất buồn vì bị các bạn ở trường xa lánh, trẻ con hàng xóm cũng không muốn chơi với chúng”. Như

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Page 46: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

46 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

vậy trong câu phản hồi này tham vấn viên giúp cho thân chủ suy nghĩ lại những câu nói khác với những ý khác nhau (câu 1: không có khó khăn gì; câu 2: có khó khăn cho sự hòa nhập của con họ).

XIV. Kỹ năng Tự bộc lộKỹ năng tự bộc lộ được xem xét ở hai khía cạnh: một là kỹ năng mà tham vấn viên sử dụng để kiểm soát những gì mình nên và không nên chia sẻ với thân chủ; hai là kỹ năng giúp thân chủ chia sẻ thông tin với nhà tham vấn. Trong nội dung này đề cập tới khía cạnh thứ nhất (tham vấn viên biết cách chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về bản thân mình một cách hợp lý). Khía cạnh thứ 2 được đề cập tới ở những kỹ năng như kỹ năng hỏi, khơi gợi, phản hồi… để giúp thân chủ chia sẻ.

Kỹ năng bộc lộ còn được gọi là kỹ năng chia sẻ bản thân của tham vấn viên.

Trong tham vấn đôi khi việc chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân của tham vấn viên với thân chủ có tác dụng khích lệ để họ thổ lộ những thông tin của họ với tham vấn viên. Việc chia sẻ bản thân được xem như một sự ghi nhận hay thái độ quan tâm và nỗ lực của tham vấn viên để hiểu vấn đề của thân chủ. Khi tham vấn cho người nghiện, tham vấn viên chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình về thời niên thiếu, về những khó khăn mình đã trải qua và những cách ứng phó… sẽ có tác dụng giúp thân chủ hiểu rằng tham vấn viên cũng đã trải nghiệm và đang cố gắng hiểu thân chủ. Như vậy, mối quan hệ với thân chủ trở nên thân thiện hơn và sự hợp tác được tăng cường.Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng cần thận trọng với việc chia sẻ thông tin cá nhân với thân chủ. Tham vấn viên cần nhận thức rõ về nguy cơ của sự chuyển dịch và chuyển dịch ngược trong tham vấn. Khi chia sẻ bản thân với thân chủ, điều quan trọng là tham vấn viên cần tập trung vào thân chủ và vì mục đích phục hồi của thân chủ chứ không phải vào suy nghĩ hay cảm xúc của bản thân mình. Việc thực hiện kỹ năng này không phải dễ dàng và đòi hỏi tham vấn viên phải có kinh nghiệm để quyết định khi nào chia sẻ và chia sẻ như thế nào.

CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 2

Page 47: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

47Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Liệt kê những kỹ năng cần thiết mà tham vấn điều trị nghiện cần phải có, giải thích lý do vì sao những kỹ năng đó lại cần có ở nhà tham vấn điều trị nghiện?

2. Trình bày những kỹ năng giao tiếp cơ bản và vai trò của nó trong tạo lập mối quan hệ với thân chủ trong quá trình tham vấn điều trị nghiện?

3. Vai trò của lắng nghe và mối quan hệ của lắng nghe với sự sử dụng kỹ năng hỏi, diễn đạt và phản hồi, tóm lược?

4. Nêu khái niệm của các kỹ năng chỉnh khung, lựa theo sự phản kháng và kỹ năng giúp thân chủ trưc diện với vấn đề. Ý nghĩa và các biểu hiện của việc sử dụng các kỹ năng đó.?

5. Nêu ý nghĩa của sự im lặng trong khi tham vấn và kỹ năng xử lý im lặng? 6. Khen ngợi trong khi tham vấn điều trị nghiện là gì và làm thế nào để thể

hiện sự khen ngợi của nhà tham vấn đối với người nghiện đang được tham vấn?

Page 48: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

48 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Tài liệu tiếng Việt1. Trần Thị Minh Đức (2002), Một số vấn đề cơ bản của tâm lý học tư vấn, Đề tài

nghiên cứu, Đại học Quốc gia Hà Nội.2. Bùi Thị Xuân Mai, (2008), Giáo trình tham vấn, NXB Lao động Xã hội 3. Nguyễn Thơ Sinh (2001), Tư vấn tâm lý căn bản, Nhà xuất bản Lao động.4. Trần Đình Tuấn (2009) Công tác xã hội- Lý thuyết và thực hành, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội5. Tài liệu Hội Thảo Quốc tế tại Việt Nam (2012), Các rối loạn nghiện chất và HIV ở

Việt Nam 6. Tài liệu tập huấn: Ma túy và xã hội (FHI, 2010)7. Tài liệu Tập huấn: Tư vấn điều trị nghiện ma túy (FHI,2009), NXB Văn hóa thông

tin, Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh8. Burnard P. (1999), Counseling for Health Profession, Stanley Thornes 9. Capuzzi D. & Gross D.R. (2002), Introduction to Group Counseling, Love Publishing

Company.10. Carkhuff R. (1983) The Art of Helping, Human Resource Development Press

Publisher of Human Technology.11. Kate Karrban (2011), Social Work and Mental Health

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2

Page 49: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

49Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

I. Các kỹ thuật cơ bản trong tham vấn điều trị nghiện ma túy1. Giải quyết vấn đềTrong tham vấn điều trị nghiện, thân chủ, những người đang cố gắng phục hồi tình trạng nghiện heroin thường phải đối mặt với rất nhiều tình huống khó khăn xuất phát từ cả môi trường bên ngoài lẫn yếu tố cá nhân, phải đối mặt với sức ép xã hội, chịu đựng các cơn thèm nhớ, lo sợ tái nghiện và bị rơi vào hoàn cảnh nghiện trước đây. Một số thân chủ có thể cùng một lúc gặp nhiều vấn đề rắc rối khiến cho họ gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề dù rất nhỏ. Việc sử dụng ma túy một thời gian dài khiến nhiều thân chủ lảng tránh vấn đề, khó khăn trong giải quyết vấn đề hoặc đưa ra những quyết định vội vã, không thật sự có lợi cho họ. Không có kỹ thuật giải quyết vấn đề, đa số trường hợp lại sử dụng đến ma tuý là giải pháp để tránh đối mặt với thực tế khó khăn. Cách giải quyết vấn đề không hiệu quả làm cho vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn hoặc làm nảy sinh những vấn đề mới, làm tăng nguy cơ tái sử dụng ma túy và tái nghiện. Mục đích khi tham vấn viên áp dụng kỹ thuật này là hướng dẫn thân chủ cách xác định, phân tích và tự mình đưa ra giải pháp cho các vấn đề mà họ đã, đang và sẽ phải đối mặt trong nỗ lực ngừng sử dụng ma túy và thay đổi lối sống. Khi tham vấn cho thân chủ, cần hướng dẫn thân chủ cách giải quyết những vấn đề (sau khi cân nhắc mức độ quan trọng và tính cấp thiết) đã được thân chủ xác định. Việc nâng cao khả năng giải quyết vấn đề cho thân chủ trong tham vấn điều trị nghiện như sau:

• Tăng cường lối sống lành mạnh• Nâng cao năng lực ứng phó với vấn đề trong cuộc sống bởi người nghiện ma

túy thường hạn chế về khả năng giải quyết vấn đề• Làm giảm nguy cơ tái nghiện• Tăng cường hiệu quả của quá trình can thiệp• Có thể giải quyết vấn đề theo nhóm hay cá nhân

Can thiệp giải quyết vấn đề sẽ có hiệu quả tốt khi thân chủ tham gia buổi tham vấn trong tình trạng ổn định, không bị suy giảm chức năng, nghĩa là họ không bị vã hay không ở tình trạng phê, nếu không sẽ rất khó để thân chủ tập trung vào phần thảo luận, ghi nhớ, đồng tình và cam kết thực hiện kế hoạch hành động sau khi buổi tham vấn kết thúc.

Page 50: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

50 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Tham vấn viên chỉ nên thảo luận kỹ thuật giải quyết vấn đề với thân chủ sau khi đã gây dựng được mong muốn thay đổi ở họ, tăng cường sự tự tin vào khả năng bản thân và tiến tới hành động. Hay nói cách khác, việc thảo luận kỹ thuật giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả nhất khi thân chủ đang ở giai đoạn hành động hoặc duy trì của quá trình chuyển đổi hành vi để đảm bảo sự cam kết của thân chủ.

Tham vấn viên cần chú ý chia vấn đề thành từng phần nhỏ, nếu có thể, ngay từ bước xác định vấn đề để từ đó có thể chia kế hoạch hành động thành từng bước nhỏ khả thi và dễ thực hiện hơn. Đồng thời, thân chủ sẽ cần được hỗ trợ nhiều kỹ thuật khác nhau để tăng cường nhận thức và trí nhớ đã bị ảnh hưởng trong quá trình nghiện trước đây.

Để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, tham vấn viên nên áp dụng quy trình giải quyết vấn đề đối với thân chủ. Quy trình giải quyết vấn đề gồm 5 bước:

bước 1: Định hướngCần giải thích với thân chủ rằng việc xảy ra các vấn đề là chuyện bình thường đối với tất cả những người nghiện ma túy đang trong giai đoạn điều trị hoặc đang phục hồi và mọi vấn đề đều có cách giải quyết. Tham vấn viên giúp thân chủ tự đặt câu hỏi với chính bản thân mình: Liệu mình đang gặp vấn đề thật không? Trên thực tế không ít thân chủ gặp khó khăn trong việc nhận ra rằng mình đang gặp vấn đề, hay phủ nhận rằng mình đang gặp vấn đề “tôi không sao” “tôi chẳng có vấn đề gì cả”. Qua sự hướng dẫn của tham vấn viên, thân chủ có thể tự trả lời câu hỏi này với chính bản thân mình, từ chính những đầu mối, từ chính suy nghĩ, cảm giác, hành vi, phản ứng của thân chủ đối với người khác và cách người khác phản ứng với họ.

Bước đầu tiên cần làm để tiến tới giải quyết vấn đề là tham vấn viên hỗ trợ để thân chủ chấp nhận thực tế rằng họ đang có vấn đề khó khăn. Lúc này, khi nảy sinh vấn đề, họ cần phải kiên nhẫn, không quá vội vàng, dừng lại suy nghĩ trước khi đưa ra bất kì hành động nào.

bước 2: Xác định vấn đềXác định được rằng hiện thân chủ đang có vấn đề không phải là quá khó, cái khó là làm thế nào để xác định được chính xác đó là vấn đề gì.

Tham vấn viên giúp thân chủ học được cách làm thế nào để cụ thể hoá hoặc xác định được vấn đề rõ ràng, mỗi khi họ ý thức được rằng có điều gì đó không ổn thì họ nên

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 51: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

51Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

thu thập càng nhiều thông tin về điều không ổn đó càng tốt để làm rõ vấn đề. Ví dụ, nếu thân chủ thất vọng về tình hình gia đình hiện nay và đang suy nghĩ về đến việc bỏ nhà, tham vấn viên có thể hỏi một số câu hỏi sau:

• Vì sao thân chủ lại muốn bỏ nhà ra đi?• Thân chủ thất vọng về điều gì ở gia đình?• “Quan hệ của thân chủ với gia đình của họ như thế nào?” • “Thân chủ đã bao giờ bị chỉ trích chưa?”

Tham vấn viên có thể đặt những câu hỏi để tìm hiểu và làm tăng thêm mức độ chi tiết của vấn đề. Cố gắng giúp thân chủ mô tả vấn đề một cách cụ thể và chính xác càng nhiều càng tốt. Một lần nữa cần chú ý chia vấn đề thành từng phần nhỏ để tạo tiền đề cho những giải pháp khả thi và dễ dàng thực hiện.

Ví dụ: thân chủ nói họ vừa cãi nhau với vợ xong nên rất bực bội.

Như vậy vấn đề của thân chủ có phải là “cãi nhau”? Đây chưa phải là vấn đề chính của thân chủ mà tham vấn viên cần xác định thêm nguyên nhân dẫn đến cãi nhau. Trong trường hợp này có thể là vợ của thân chủ nghi ngờ anh ta sử dụng lại ma túy vì chị thấy anh vẫn thường xuyên đi lại với một vài người bạn cũ. Qua đây, tham vấn viên cần nhận ra rằng cãi nhau chỉ là kết quả của việc nghi ngờ, thiếu lòng tin của vợ đối với thân chủ. Vậy vấn đề chính cần được xác định và giải quyết ở đây là “mất lòng tin” cần phải thảo luận về các phải pháp để thân chủ xây dựng lại lòng tin với vợ.

bước 3: Tìm kiếm các giải pháp Tham vấn viên cần cho thân chủ thấy rằng mỗi vấn đề có thể có nhiều giải pháp khác nhau vì vậy giúp thân chủ đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt. Khi thân chủ liệt kê các giải pháp, tham vấn viên viết tất cả các giải pháp đó ra. Hãy nghĩ về tất cả các khả năng và khuyến khích thân chủ liệt kê các giải pháp, không loại bỏ bất kì ý tưởng nào và cũng không phải suy nghĩ quá lâu để cố tìm ra một ý tưởng tốt nhất. Ngay cả các ý tưởng không có tính khả thi hoặc không thể thực hiện được cũng có thể hữu ích. Mọi ý kiến đều được ghi nhận và xem xét. Càng nhiều giải pháp đề xuất, càng nhiều lựa chọn tốt. Tham vấn viên lưu ý là không phê phán đánh giá giải pháp nào – cần xem xét mọi khía cạnh của mỗi giải pháp.

Trong bước này tham vấn viên cần phải nhớ rõ hai (02) điều:Áp dụng phương pháp động não: khơi gợi để thân chủ đưa ra tất cả những giải pháp mà thân chủ nghĩ đến. Nhiệm vụ của tham vấn viên là ghi nhận, khen ngợi và thúc

Page 52: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

52 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

đẩy để thân chủ đưa thêm các giải pháp khác (thường áp dụng câu: rất hay! còn gì nữa không?). Tham vấn viên tuyệt đối không ngắt lời và không phán xét giải này tốt hay xấu, khả thi hay không khả thi.

Số lượng phát sinh chất lượng: có thể càng nhiều giải pháp sẽ có một số giải pháp khả thi và phù hợp.

bước 4: Đưa ra quyết định đối với giải pháp phù hợp nhấtSau khi đã đưa ra được danh mục các giải pháp có thể, tham vấn viên và thân chủ cùng thảo luận, cân nhắc ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Với mỗi giải pháp, nên cùng thân chủ trao đổi những câu hỏi sau đây:

• Cái được và cái mất của giải pháp này là gì?• Liệu có thể xảy ra những hậu quả xấu nào không (cả hiện tại và trong tương lai

gần)? • Phải mất bao lâu để thực hiện giải pháp này? • Có tốn kém nhiều tiền không? • Thân chủ có kỹ năng gì để thực hiện giải pháp không? Thân chủ có các nguồn

lực/ nguồn hỗ trợ cần thiết không? • Thân chủ có cần phải phối hợp hoặc sự hỗ trợ của người khác không? Nếu có,

liệu người đó có sẵn sàng hợp tác không? • Liệu thân chủ có thể gặp khó khăn gì khi thực hiện giải pháp này?

Việc quyết định lựa chọn giải pháp nào phụ thuộc rất nhiều vào tính cấp bách của vấn đề và những khó khăn có thể xảy ra khi thực hiện các giải pháp. Trong một tình huống mà vấn đề cần được giải quyết thật nhanh, có thể lựa chọn một giải pháp nào đó mà nó có thể thực hiện được ngay lập tức (cho dù đó không phải là giải pháp lí tưởng).

Cân nhắc hậu quả: Xem xét lần lượt từng phương án một. Sau đó hình dung xem nếu chọn phương án này thì điều gì sẽ xảy ra trước mắt? Kết quả sẽ đạt được là gì? Những kết quả mong muốn sẽ là gì? Những kết quả không mong muốn là gì? Có những kết quả tích cực ngắn hạn, dài hạn là gì? Những hậu quả dài hạn là gì?

Thân chủ sẽ chính là người lựa chọn giải pháp sau khi phân tích và cân nhắc hết tất cả các giải pháp đưa ra chứ không phải tham vấn viên chọn lựa. Mặc dù tham vấn viên có thể cảm thấy là giải pháp thân chủ lựa chọn không phải là giải pháp hợp lí nhất nhưng đó là sự lựa chọn thích hợp nhất dưới cách nhìn nhận của thân chủ tại

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 53: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

53Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

thời điểm đó. Cần lưu ý rằng, có nhiều trường hợp, thân chủ lựa chọn giải pháp bất lợi cho bản thân mặc dù thân chủ hiểu rất rõ những hậu quả của nó sau khi phân tích cùng tham vấn viên. Tham vấn viên cần tôn trọng quyết định của thân chủ, cho thân chủ thời gian và đồng hành cùng thân chủ trong các buổi tham vấn sau. Tham vấn viên kết hợp các kỹ năng khác để gợi ý, khuyến khích, động viên và chờ đợi cho đến khi thân chủ nhận ra giải pháp của mình chọn là không hợp lý và mong muốn một giải pháp khác, lúc này tham vấn viên hỗ trợ thân chủ chọn lại giải pháp khác. Tham vấn viên nên biết điều này, một khi thân chủ đã lựa chọn được giải pháp, họ sẽ cam kết thực hiện giải pháp đó và tham vấn viên phải hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn đó. Đây là nguyên tắc lấy thân chủ làm trọng tâm, một nguyên tắc quan trọng mà tham vấn viên cần ghi nhớ.

Điều quan trọng tham vấn viên cần lưu ý là tham vấn sao cho không để thân chủ thực hiện những giải pháp nguy hiểm cho bản thân họ cũng như người khác.

Trong bước này tham vấn viên cần hỗ trợ thân chủ phân tích năng lực của bản thân đối với giải pháp đã chọn, và điều quan trọng đã được nhắc đến rất nhiều đó là thân chủ là người chọn lựa giải pháp.

bước 5: Tiến hành giải quyết vấn đềSau khi lựa chọn được giải pháp, tham vấn viên hỗ trợ thân chủ lên kế hoạch thực hiện các giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn đề và tự đề ra mục tiêu cho bản thân mình. Có những giải pháp cần phải chia thành nhiều bước và quyết định xem sẽ tiến hành từng bước đó như thế nào và khi nào... Đó là cách để thân chủ tự đặt ra mục tiêu cho chính bản thân. Thân chủ phải tham gia vào quá trình xác định mục tiêu và tham vấn viên chỉ là người cung cấp thông tin để họ ra quyết định.

Trong giai đoạn này, việc đặt mục tiêu cho hành động có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyết vấn đề bởi:

• Giúp cho sự thay đổi dễ dàng • Giúp thân chủ học hỏi kinh nghiệm tự lực, trải nghiệm thành công và thất bại• Tăng cường sự tự tin• Khích lệ sự cố gắng ở thân chủ• Định hướng cho hành động • Đo lường sự tiến bộ, • Đo lường sự cam kết: sự sẵn sàng và sự tự tin• Tạo đà cho sự thay đổi

Page 54: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

54 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Thúc đẩy sự cam kết và thống nhất của thân chủ, họ cam kết với hành động và sự tham gia tạo thay đổi

Khi giải pháp đã được lựa chọn, tham vấn viên nên thảo luận với thân chủ về các bước hành động tiếp theo.Tham vấn viên có thể cần đóng vai với thân chủ để thực hành giải pháp đó trước khi thực hiện trong thực tế, và dự đoán các khó khăn có thể xảy ra. Tuy nhiên, tham vấn viên và thân chủ không thể dự đoán tất cả các khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện giải pháp. Tham vấn viên cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá giải pháp và thử những giải pháp khác nếu giải pháp ban đầu không có kết quả. Quá trình xem xét này sẽ giúp xác định các vấn đề còn tồn tại và giúp thân chủ dễ dàng ứng phó khi xảy ra trong thực tế. Trong suốt quá trình thân chủ giải quyết vấn đề, Tham vấn viên cần trao đổi, đồng hành với thân chủ ở những lần tham vấn tiếp theo để xem xét lại quá trình thực hiện, có thể cần phải điều chỉnh lại một số bước hoặc thêm vào các bước mới trong mỗi giải pháp. Thân chủ sẽ trở nên phù hợp với thực tế, tự tin và lạc quan hơn về việc tìm ra giải pháp hiệu quả cho vấn đề của họ và tham vấn viên có thể chỉ ra cách đo lường thành công của họ.

Giải quyết vấn đề đòi hỏi sự kiên nhẫn và bền bỉ. Vì vậy, hãy khen ngợi và chúc mừng thân chủ vì tất cả những nỗ lực và những tiến bộ họ đạt được. Phương pháp giải quyết vấn đề sẽ không làm cho mọi vấn đề của thân chủ giải quyết được.Tuy nhiên, theo thời gian, với sự hướng dẫn của tham vấn viên và cùng với việc thực hành kĩ thuật này, thân chủ sẽ tăng năng lực bản thân để tự giải quyết vấn đề của mình và cảm thấy bớt căng thẳng khi khó khăn nảy sinh. Để giúp xây dựng năng lực tự giải quyết vấn đề của thân chủ, tham vấn viên không chỉ tham vấn, hướng dẫn một hoặc hai lần mà cần áp dụng kỹ thuật này nhiều lần, trong suốt quá trình tham vấn để thân chủ học, hiểu và biết cách lên kế hoạch giải quyết vấn đề và đề ra mục tiêu. Việc khuyến khích, khen ngợi, tôn trọng động viên cũng là chìa khóa rất cần thiết và không thể thiếu.

Một số khó khăn có thể gặp phải trong quá trình giải quyết vấn đềĐôi khi, trong giải quyết vấn đề, tham vấn viên có thể gặp phải một số trở ngại. Vấn đề có thể không được xác định rõ ràng, hoặc thân chủ có thể không nhớ tất cả các bước cần thiết để giải quyết. Trong những trường hợp này tham vấn viên hãy đặt những câu hỏi khai thác sâu thêm nhằm đảm bảo vấn đề được xác định thật cụ thể, và/hoặc cố gắng phối hợp nhiều phương pháp truyền đạt khác nhau để giúp thân chủ nhớ lại các bước đã thảo luận.

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 55: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

55Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Trong trường hợp thân chủ không thực hiện giải pháp, hãy cân nhắc xem thân chủ thực sự đang ở giai đoạn thay đổi hành vi nào và các chiến lược can thiệp đã phù hợp chưa (mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi được trình bày trong chương 3, phần II. Các kỹ thuật chuyên sâu). Nếu không, hãy sử dụng phỏng vấn tạo động lực để giúp họ tới được giai đoạn phù hợp. Nếu không có thể tìm hiểu xem liệu thân chủ có thiếu kỹ năng để đạt được mục tiêu hay không. Trong trường hợp này, có thể nên kiểm tra khả năng nhận thức của thân chủ, và/hoặc cố gắng sử dụng các phương pháp hỗ trợ, gợi nhớ khác nhau.

Đôi khi, tham vấn viên bắt đầu với thân chủ trong giải quyết vấn đề quá khó khăn. Trong trường hợp như vậy, hãy chuyển sang các vấn đề dễ hơn để giải quyết để thân chủ có được sự tự tin về khả năng của họ trong giải quyết vấn đề.

Trong một số trường hợp, thân chủ bắt đầu đánh giá các giải pháp mà thân chủ vừa đưa ra mặc dù đang trong giai đoạn động não liệt kê các giải pháp, lúc này tham vấn viên khéo léo nhắc nhở thân chủ và giải thích rằng việc đánh giá các giải pháp sẽ thực hiện sau khi đã liệt kê tất cả các giải pháp.

Một điểm cần lưu ý nữa là tham vấn viên thường chọn lựa và giải quyết luôn vấn đề của thân chủ mà quên rằng mục đích chính là hướng dẫn thân chủ kỹ năng để họ tự giải quyết vấn đề của họ

2. đặt mục tiêu Khái quát về mục tiêuMục tiêu là một dự định của một kế hoạch, là điều người ta hướng tới để đạt được trong kế hoạch đó. Mục tiêu giúp định hướng và khích lệ con người không ngừng hướng tới phía trước. Việc áp dụng phương pháp đặt mục tiêu trong quá trình giải quyết vấn đề cũng như trong quá trình điều trị giúp cho thân chủ có khả năng giải quyết được vấn đề bản thân, đạt được thành công trong quá trình điều trị, quan trọng hơn là xây dựng lòng tự tin của thân chủ về năng lực và khả năng của họ. Tham vấn viên cần hỗ trợ thân chủ đưa ra mục tiêu càng cụ thể càng tốt.

Một mục tiêu cụ thể sẽ dễ có khả năng thực hiện thành công hơn là một mục tiêu chung chung. Để có thể xây dựng được một mục tiêu cụ thể, cần phải trả lời những câu hỏi sau: Ai : Ai là người thực hiện hoặc tham gia?Điều gì: Tôi muốn đạt được điều gì?

Page 56: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

56 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Ở đâu: Xác định một địa điểm/xác định hoạt động sẽ diễn ra ở đâu (gia đình, cơ quan hoặc cũng có thể ở nhiều nơi, nhưng tất cả nên xác định rõ)

Khi nào: Xác định một khung thời gian cụ thể như tôi cần bao nhiêu ngày, tuần để đạt được điều này? Hoặc từ đây đến ngày mấy tháng mấy năm nào tôi sẽ hoàn thành được mục tiêu này?

Cái nào: Xác định những yêu cầu và trở ngại, để thực hiện được mục tiêu này bản thân tôi cần phải có những điều kiện gì, gia đình, môi trường xã hội bên ngoài có thể hỗ trợ được như thế nào?

Tại sao: Những lí do, mục đích hoặc lợi ích cụ thể khiến phải đạt được mục tiêu này

Ví dụ:Mục tiêu chung chung Mục tiêu cụ thểCó cơ thể gọn đẹp Giảm kích cỡ vòng bụng từ 75cm 73cmGiảm cân Giảm 1kg (1 cân) trong vòng 1 thángTừ bỏ ma túy “Giữ sạch” ngày hôm nay (không sử dụng ma túy)

“Giữ sạch” trong 1 tuần và sẽ ở nhà phụ việc nhà, dạy con học bài mỗi tối

Sống tốt hoặc thay đổi lối sống Có thể là một hoặc một vài mục tiêu sau:

• Phụ vợ/mẹ trong việc nhà (lau nhà, rửa chén,

nấu cơm, đóng tiền điện – nước...)

• Tưới cây cảnh mỗi sáng

• Đưa đón con đi học mỗi ngày

• Hướng dẫn con làm bài tập mỗi tối

• Dọn dẹp cửa hàng cho vợ/mẹ mỗi chiều

• Gặp tham vấn viên để trao đổi kế hoạch hành

động mỗi tuần

Mục tiêu cụ thể cũng được xem là mục tiêu “thông minh” (trong tiếng anh là SMART) khi nó đảm bảo các tiêu chí sau:

Rõ ràng, cụ thể: Mục tiêu không chung chung mà hướng tới một việc, một hành động cụ thể nào.

Đo lường được: Cần phải có những tiêu chí cụ thể để đo lường tới mục tiêu đề ra, một con số để đo lường được như liên quan tới thời gian, số lượng. Ví dụ: trong vòng 1 tháng giảm 3cm vòng bụng, hoặc “giữ sạch” trong 1 tuần, kiếm việc làm có thu nhập 2 triệu một tháng... vậy 3cm; 1 tuần – 7 ngày; 2 triệu là những con số giúp đo lường kết quả

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 57: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

57Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Có thể đạt được: Mục tiêu đưa ra không nên quá lớn mà cần nằm trong khả năng mà thân chủ có thể đạt được. Tự thân chủ đánh giá xem năng lực bản thân có thể làm được điều này trong thực tế không, sau đó xét đến những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài như gia đình, phòng khám, các cơ quan đoàn thể có thể giúp được gì để đạt được mục tiêu.

Mang tính thực tiễn: Mục tiêu đó cần có tính thực tiễn, không xa vời với thực tiễn cuộc sống của thân chủ. Tham vấn viên giúp thân chủ xác định xem mục tiêu đề ra cần thiết như thế nào đối với cuộc sống hiện tại của thân chủ, có còn đang phù hợp và hữu dụng trong thời điểm này không?

Có thời gian cụ thể: Mục tiêu này thực hiện trong thời gian bao lâu, nêu rõ số ngày, tuần,... càng rõ ràng sẽ giúp xác định dễ dàng và là động lực thúc đẩy hoàn thiện hơn.

Ví dụ: Mục tiêu trong một bản kế hoạch hành động của một thân chủ đang cố gắng từ bỏ sử dụng ma túy và có kế hoạch cho cuộc sống của họ như sau: “Tôi sẽ xin làm bảo vệ cho một công ty nào đó trong vòng 1 tháng (từ hôm nay 01/05/2013 đến 31/05/2013) với mức lương mong muốn là 2 triệu đồng/ 1 tháng”.

Yếu tố (tiêu chí) Phân tích các yếu tố (tiêu chí)Cụ thể “làm bảo vệ’ đã cho thấy mục tiêu cần đạt điều gì, sẽ cụ thể hơn nếu khoanh vùng làm bảo

vệ ở công ty nào/ địa bàn quận nào, nhưng thực sự thị trường lao động khó để xác định thêm được điều này.

Đo lường được “được làm bảo vệ cho 1 công ty” “lương 2 triệu/ 1 tháng”. Kết quả sẽ xác định đã đạt được khi thân chủ được nhận vào làm việc cho 1 công ty nào đó, và công ty đồng ý trả mức lương tối thiểu là 2 triệu đồng/ tháng

Khả thi Thân chủ không có bằng cử nhân cũng không có bằng chuyên môn nhưng thể lực tốt, đảm bảo được công việc, và có thể trước đây đã từng học võ, có kinh nghiệm làm bảo vệ ở một nơi nào đó, đã có kinh nghiệm và thâm niên bảo vệ trước đây

Thực tiễn Hiện tại thân chủ muốn cuộc sống mình có ý nghĩa sau khi cắt cơn, có thêm tiền đóng học phí cho con và có tiền tiêu vặt, đồng thời làm việc cho một công ty nên chiếm toàn bộ thời gian của thân chủ tránh nhàn rỗi để nghĩ đến ma túy, bạn bè cũ khó tiếp cận để rủ rê.

Có thời gian xác định “trong vòng 1 tháng từ 01/05/2013 đến 31/05/2013” là khoảng thời gian thúc đẩy thân chủ phải đạt được mục tiêu xin làm bảo vệ.

Khi thân chủ hành động và đạt được mục tiêu nó sẽ có tác dụng củng cố sự tự tin và khiến thân chủ cam kết hành động nhiều hơn.

Một điều quan trọng trong quá trình xây dựng mục tiêu ngắn hạn là thân chủ phải luôn là người ra quyết định cuối cùng. Điều gì họ cho là quan trọng cần phải đạt được

Page 58: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

58 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

thì đó chính là quyết định cuối cùng về mục tiêu. Tuy nhiên, tham vấn viên cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ ra quyết định. Một số mục tiêu thân chủ lựa chọn có thể không thực tiễn hoặc có thể nguy hiểm có khả năng dẫn tới tái nghiện. Thân chủ cần tới sự khôn ngoan của tham vấn viên để giúp họ nhận biết được điều gì là thực tiễn. Tham vấn viên rất cần giúp thân chủ hiểu rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn.

phương pháp đặt mục tiêuLiệt kê các mục tiêu và lựa chọn mục tiêu ưu tiên để thực hiệnYêu cầu thân chủ suy nghĩ về tất cả những mục tiêu mà họ muốn đạt được trong năm tới. Hãy đặt những câu hỏi như: “Thân chủ muốn thực hiện thành công điều gì?” và “Sau một năm nữa họ muốn mình sẽ là người như thế nào?”

Nếu ban đầu thân chủ gặp khó khăn trong việc đưa ra mục tiêu thì hãy hỏi xem có điều gì trong cuộc sống mà họ muốn thay đổi không, hay có điều gì mà họ chưa hài lòng không?

Viết lên giấy những mục tiêu mà thân chủ đề cập tới. Cố gắng viết những mục tiêu ở thể khẳng định cụ thể hoá những hành động mà thân chủ sẽ thực hiện: “Tôi sẽ “giữ sạch” trong ngày hôm nay ”, chứ không nên viết ở thể phủ định: “Tôi sẽ không dùng ma túy trong ngày hôm nay ”.

Sau khi dành thời gian suy nghĩ về những mục tiêu này, thân chủ có thể sẽ thấy rằng họ có quá nhiều mục tiêu khác nhau cần phải đạt được. Tuy nhiên, nếu cố gắng đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc sẽ khiến thân chủ cảm thấy quá tải. Vì vậy, hãy cùng với thân chủ rà soát lại danh mục những mục tiêu và lập thứ tự ưu tiên cho những mục tiêu đó và khích lệ họ nên chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 mục tiêu ưu tiên họ thấy quan trọng và có thể đạt được trước.

Để giúp thân chủ xác định được mục tiêu đó có thực tiễn hay không, tham vấn nên trao đổi cởi mở, xem xét mức độ phù hợp với khả năng của họ nghĩa là mục tiêu đó không quá khó mà cũng không quá dễ đối với thân chủ. Nên cùng thân chủ đưa ra mục tiêu vừa tầm hoặc hơi khó một chút so với khả năng của thân chủ, để thân chủ cảm thấy đủ sức và có động lực để vươn đến đạt mục tiêu. Cần phải có kinh nghiệm mới giúp thân chủ đưa ra mục tiêu một cách phù hợp. Tuy nhiên có thể thiết lập bằng cách giúp thân chủ điều chỉnh mục tiêu khi cảm thấy mục tiêu đó quá khó hoặc quá

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 59: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

59Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

dễ. Cần xem việc điều chỉnh mục tiêu là bình thường trong tiến trình giải quyết vấn đề hay hoạt động đặt mục tiêu.

Xác định mục tiêu rõ ràng và chia thành các bước nhỏ Khi thân chủ đã chọn được 1 hoặc 2 mục tiêu thực tiễn và có thể đạt được, họ cần định nghĩa được mục tiêu đó là gì. Đề nghị thân chủ xác định mục tiêu thật chính xác – bao gồm thông tin về ngày, thời gian và khối lượng công việc để thân chủ có thể tự đo lường thành quả của mình.

Sau đó chia mục tiêu thành các bước nhỏ. Những bước này cần phải đạt được trong thời gian ngắn - một vài ngày hoặc vài tuần.

Sau khi thân chủ thực hiện từng bước, nếu được, tham vấn viên hãy khích lệ thân chủ cố gắng thực hiện các bước tiếp theo một cách tích cực và thoải mái.

Xem xét kết quả đạt được và điều chỉnh Trong quá trình thực hiện mục tiêu, tham vấn viên nên đồng hành, thường xuyên trao đổi và xem xét tiến triển việc thực hiện mục tiêu của thân chủ, cùng thân chủ tìm ra và ghi lại bất kì vấn đề hoặc trở ngại nào mà thân chủ gặp phải.

Cần áp dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để cùng thân chủ xác định xem liệu có phương pháp nào giúp thân chủ giải quyết những trở ngại đó. Trong một số trường hợp, có thể không dễ tìm được một giải pháp rõ ràng cho vấn đề, khi đó sẽ cần điều chỉnh các bước thực hiện, hoặc điều chỉnh lại mục tiêu chính.

Tham vấn viên không nên tỏ ra thất vọng nếu thân chủ phải điều chỉnh lại mục tiêu - điều này hoàn toàn có thể xảy ra và nó cho thấy là tham vấn viên đã áp dụng đúng phương pháp đặt mục tiêu. Trong khi xem xét tiến trình thực hiện của thân chủ, hãy ghi chú xem liệu họ có đạt được mục tiêu một cách quá dễ dàng hay không, hay tiến bộ có quá chậm, quá khó, hay không có tiến bộ nào hay không. Đồng thời cũng cần nhớ là mục tiêu có thể thay đổi theo thời gian. Nếu mục tiêu không còn phù hợp nữa thì chỉ cần thay đổi hoặc gạt bỏ. Đặt mục tiêu là một công cụ nhằm giúp thân chủ đạt được điều họ mong muốn.

Thân chủ cần được khích lệ và trải nghiệm cảm nhận thành công khi đạt được mục tiêu. Hãy khen ngợi, chúc mừng, khuyến khích họ về những thành công họ đạt được, dù đó

Page 60: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

60 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

là một thành công nhỏ, bởi điều này giúp thân chủ cảm nhận và tự hào về bản thân và về việc mình đã làm đồng thời tăng thêm động lực cho thân chủ đạt tới mục tiêu.

Đo lường sự cam kếtTham vấn viên có thể sử dụng “thước đo sự sẵn sàng” để xác định xem trong suy nghĩ của thân chủ thì việc cam kết thực hiện mục tiêu có tầm quan trọng như thế nào. Đây chỉ là một thang điểm được chia ra thành các mức từ 1 đến 10 mà trên đó 1 có nghĩa là không sẵn sàng và 10 là rất sẵn sàng. Hãy yêu cầu thân chủ tự đánh giá về mức độ quan trọng của việc thay đổi hành vi sử dụng ma túy đối với bản thân họ.

Tham vấn viên có thể nói với thân chủ:“Tính trên thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 có nghĩa là anh/chị không sẵn sàng thay đổi và 10 là anh/chị rất muốn thay đổi, anh/chị tự đánh giá bản thân mình đang ở điểm nào?”

Có thể được sử dụng “Thước đo sự sẵn sàng” trong buổi tham vấn để khuyến khích thân chủ nói về lý do họ muốn thay đổi.

Có thể dùng thang điểm tương tự như trên để đánh giá sự tự tin của thân chủ khi thực hiện một công việc và được gọi là “thước đo sự tự tin”. Nó có thể được sử dụng với các thân chủ đã xác định được tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi của họ hoặc có thể được sử dụng như là một câu hỏi giả định để động viên thân chủ nói về việc họ sẽ làm thế nào để thay đổi.

Tham vấn viên có thể nói với thân chủ:“Nếu như anh/chị quyết định thực hiện công việc này thì anh/chị thấy là mình tự tin đến đâu? Tính theo thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 có nghĩa là không tự tin và 10 là rất tự tin, thì anh/chị tự đánh giá bản thân mình tự tin ở điểm nào ?”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Không muốn thay đổi rất muốn thay đổi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Không tự tin rất tự tin

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 61: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

61Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Không nhất thiết phải đưa ra một thước đo cụ thể. Tuy nhiên việc sử dụng thang đo này rất hữu ích. Đối với các thân chủ không biết đọc hoặc không biết đếm số thì nên mô tả thước đo và thang điểm bằng lời nói.

Sau khi đã hỏi thân chủ về mức độ sẵn sàng và tự tin của họ, nếu họ trả lời ở thang điểm 7 hoặc thấp hơn, thì việc đầu tiên là khen ngợi họ “điểm 7 là khá tốt rồi”: rồi sau đó hỏi họ xem vì sao họ lại chọn điểm đó? Làm thế nào để có điểm cao hơn?

II. Một số kỹ thuật chuyên sâu trong tham vấn điều trị nghiện ma túy 1. phỏng vấn tạo động lực1.1 Khái quát về phỏng vấn tạo động lực1.1.1 Khái niệm, mục đích và vai trò của phỏng vấn tạo động lực

Khái niệm phỏng vấn tạo động lực Con người khi thực hiện một hành vi/hành động nào đó bao giờ cũng ý thức được rõ ràng động cơ của mình: mình làm việc đó để làm gì, do cái gì thúc đẩy. Động cơ/động lực là toàn bộ các yếu tố thúc đẩy và định hướng hoạt động của con người và có khả năng tăng tính tích cực hoạt động của người đó. Động cơ là mục tiêu chủ quan của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra. Một người có động cơ/động lực sẽ hành động tích cực để thỏa mãn nhu cầu, duy trì nhịp độ hành động/hành vi tích cực và có hành vi tự hướng vào mục tiêu quan trọng, và vì vậy động cơ sẽ kéo theo sự nỗ lực, sự kiên trì và sự mong muốn thực hiện hành động theo đuổi mục đích.

Thân chủ đến với tham vấn viên với động cơ thay đổi ở các mức độ khác nhau, với nhiều lý do khác nhau, thậm chí chỉ vì tác động từ phía bên ngoài như do bố mẹ, công an ép phải đến. Để thay đổi hành vi sử dụng ma túy, thân chủ phải trải qua các giai đoạn suy nghĩ rồi mới đi tới được quyết định. Thân chủ chỉ có thể thực sự thay đổi hành vi có hại khi có đủ kiến thức về lý do cần thay đổi hành vi đó cũng như thái độ và kỹ năng cần thiết để tiến hành sự thay đổi. Áp dụng kỹ thuật phỏng vấn tạo động lực trong tham vấn điều trị nghiện ma túy sẽ giúp thân chủ có thêm động lực để suy nghĩ về việc sử dụng ma túy và ảnh hưởng của nó đến việc theo đuổi những mục tiêu, giá trị quan trọng trong cuộc sống (gia đình, việc làm, sự nghiệp…) và xây dựng ý chí quyết tâm thay đổi. Phỏng vấn tạo động lực tập trung vào kích thích động cơ bên trong của thân chủ để hướng tới sự thay đổi.

Page 62: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

62 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Phỏng vấn tạo động lực là một hình thức tham vấn nhằm mục đích hỗ trợ các quyết định của thân chủ trong quá trình thay đổi hành vi có hại.

Phỏng vấn tạo động lực là phương pháp trao đổi trực tiếp, lấy thân chủ làm trung tâm, trong đó tham vấn viên sử dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ/người nghiện ma túy nhằm hỗ trợ thân chủ nhận thức rõ tác hại của việc sử dụng ma túy và xác định mục tiêu cho tương lai, có được động lực, niềm tin vào khả năng thay đổi, tự đưa ra quyết định thay đổi và xây dựng ý chí quyết tâm từ bỏ ma túy.

Phỏng vấn tạo động lực giúp thân chủ tìm hiểu và giải quyết được sự mơ hồ, mâu thuẫn trong tư tưởng của họ về việc sử dụng ma túy và các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của họ để chuyển tới các giai đoạn tiếp theo trong quá trình thay đổi hành vi.

Phỏng vấn tạo động lực là kỹ thuật có thể áp dụng để hỗ trợ thay đổi đối với nhiều hành vi tiêu cực khác nhau. Ví dụ như thói quen thức khuya, nghiện thuốc lá, nghiện rượu…

Phỏng vấn tạo động lực thường được sử dụng thành công nhất đối với thân chủ đang ở giai đoạn dự định thay đổi hành vi sử dụng ma túy, khi họ vẫn chưa rõ ràng về việc có nên thay đổi hay không. Tuy nhiên phỏng vấn tạo động lực có thể được sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi (Mục 1.2, phần II, chương 3).Kỹ thuật phỏng vấn tạo động lực có thể giúp thân chủ đang ở giai đoạn dự định có thể ra quyết định. Trong giai đoạn hành động và duy trì sự thay đổi, kỹ thuật này có thể tiếp thêm sức mạnh hoặc nhắc nhở thân chủ về ý chí quyết tâm thay đổi hành vi. Sau khi tái nghiện, phỏng vấn tạo động lực giúp cho thân chủ đánh giá lại động cơ của bản thân. Phỏng vấn tạo động lực dựa trên cơ sở hiểu biết rằng một biện pháp điều trị hiệu quả sẽ hỗ trợ cho quá trình thay đổi tự nhiên và tham vấn viên có thể giúp khách hàng thúc đẩy bản thân thay đổi.

tinh thần của phỏng vấn tạo động lựcPhỏng vấn tạo động lực không chỉ đơn thuần là việc sử dụng các kĩ thuật và can thiệp mà cái cốt yếu là cái tinh thần, phong cách khi áp dụng các kĩ thuật này.

Tinh thần ấy dựa trên 3 yếu tố: sự hợp tác giữa tham vấn viên và thân chủ; khơi gợi ý nghĩ về sự thay đổi và nhấn mạnh vào quyền tự quyết của thân chủ.

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 63: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

63Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Hợp tác là sự tương tác giữa tham vấn viên và thân chủ trên nền tảng quan điểm và trải nghiệm của thân chủ. Quan điểm này trái với những cách tiếp cận truyền thống trong điều trị nghiện, đó là tham vấn viên tự coi mình là “chuyên gia” áp đặt quan điểm, liệu pháp điều trị và mong đợi của mình lên thân chủ. Hợp tác là xây dựng mối quan hệ tốt và gây dựng lòng tin. Điều này không đồng nghĩa với việc tham vấn viên phải luôn đồng tình với thân chủ.

Ý nghĩ về sự thay đổi sẽ mạnh mẽ và bền vững nhất khi xuất phát từ chính bản thân thân chủ. Phỏng vấn tạo động lực giúp tham vấn viên khơi gợi được ý nghĩ về sự thay đổi, chứ không phải là áp đặt quan điểm, động cơ, cam kết của mình lên thân chủ. Sự thay đổi sẽ bền vững hơn khi thân chủ tự xác định được lí do tại sao cần thay đổi và quyết tâm phải thay đổi.

Không giống như các mô hình điều trị khác xem cán bộ điều trị là người có quyền quyết định, phỏng vấn tạo động lực thừa nhận sức mạnh thực sự tạo ra sự thay đổi nằm ở thân chủ, bởi cuối cùng chính họ là người thực hiện quá trình thay đổi này. Điều này trao quyền tự quyết cho thân chủ đồng thời trao cho họ trách nhiệm thực hiện. Tham vấn viên sẽ giúp củng cố rằng có nhiều cách để thực hiện, không phải chỉ có một cách duy nhất. Ngoài quyết tâm thay đổi, thân chủ cần được khuyến khích để tự mình xây dựng các phương án, các lựa chọn khác nhau để đạt được mục tiêu.

Mục đích của phỏng vấn tạo động lựcPhỏng vấn tạo động lực trong tham vấn điều trị nghiện ma túy nhằm đạt các mục đích sau:

• Hỗ trợ các quyết định của thân chủ trong quá trình thay đổi hành vi có hại.• Đánh giá giai đoạn thay đổi hành vi của thân chủ: đánh giá xem thân chủ đang

ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi là một bước vô cùng quan trọng nhằm xác định phương pháp can thiệp phù hợp.

• Tăng cường ý chí quyết tâm thay đổi hành vi: phỏng vấn tạo động lực tạo cơ hội cho thân chủ nhận thức rõ về những lợi ích và cái giá phải trả của việc sử dụng ma túy và xác định mục tiêu cho tương lai. Phỏng vấn tạo động lực nhằm mục đích bộc lộ và nêu bật sự mâu thuẫn giữa những mục tiêu quan trọng với hành vi hiện tại từ quan điểm của thân chủ. Thân chủ phải xác định được mục tiêu và giá trị của họ về lý do họ muốn thay đổi để quyết tâm thay đổi.

• Phỏng vấn tạo động lực giúp thân chủ khám phá thông tin mà cả thân chủ và tham vấn viên có thể sử dụng để thay đổi.

Page 64: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

64 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Vai trò của phỏng vấn tạo động lực• Thân chủ đến với tham vấn viên vì nhiều vấn đề khó khăn khác nhau. Dựa trên

nguyên tắc thấu cảm kỹ thuật phỏng vấn tạo động lực tạo điều kiện thuận lợi để thân chủ cảm thấy thoải mái và cởi mở trao đổi.

• Phỏng vấn tạo động lực giúp cho thân chủ nhận thức được sự không nhất quán giữa hành vi của họ (việc sử dụng ma túy) và những vấn đề họ đang lo lắng (việc sử dụng ma túy ảnh hưởng như thế nào đến những tham vọng, mục tiêu và giá trị quan trọng đối với họ).

• Phỏng vấn tạo động lực có thể tạo động lực để thân chủ bắt đầu suy nghĩ về việc sử dụng ma túy và xây dựng ý chí quyết tâm thay đổi. Kỹ thuật phỏng vấn tạo động lực khác với các chiến lược tạo động cơ khác là các chiến lược này tập trung vào việc áp đặt để tạo sự thay đổi bằng những phương tiện bên ngoài, ví dụ như lệnh cấm của pháp luật, trừng phạt, sức ép xã hội… còn phỏng vấn tạo động lực tập trung vào kích thích động cơ bên trong của thân chủ để hướng tới sự thay đổi.

những điều cần tránh khi áp dụng phỏng vấn tạo động lực • Không nên có ý nghĩ cho rằng thân chủ phải thay đổi hành vi của họ, cũng

không nên có sẵn trong đầu ý nghĩ là mọi thân chủ đều thực sự muốn thay đổi và tất cả họ đều tràn đầy nhiệt huyết để bắt tay vào thực hiện. Nếu tham vấn viên có tư tưởng như vậy thì tham vấn viên cũng sẽ có một suy nghĩ chủ quan là mọi việc sẽ rất dễ dàng, thân chủ hiểu rất rõ về những việc họ cần phải thực hiện. Và nếu tham vấn viên có tư tưởng cho rằng ai cũng có nhiệt tình để thay đổi thì họ sẽ thất vọng vì trong thực tế rất nhiều thân chủ là người ở giai đoạn chưa có ý định thay đổi.

• Không nên cho rằng lý do chính khiến thân chủ thay đổi hành vi là vì họ muốn khỏe mạnh hơn. Sức khỏe thường không phải là mối quan tâm hàng đầu của nhiều thân chủ. Vì vậy khi trao đổi với thân chủ, tham vấn viên cần chú ý lắng nghe để tìm hiểu xem yếu tố nào là quan trọng đối với thân chủ, chứ không nên chú tâm vào những điều tham vấn viên coi là quan trọng.

• Tham vấn viên cũng không nên nghĩ rằng bất cứ khi nào mà thân chủ không thành công, thân chủ không lựa chọn sự thay đổi thì đó là lỗi của nhà tham vấn và như vậy tham vấn viên đã thất bại. Tham vấn viên nên nhớ rằng là ta đang cố gắng giúp đỡ họ. Nhưng bên cạnh tham vấn viên cố gắng tham vấn và hỗ trợ, thân chủ mới chính là người phải thực hiện việc thay đổi. Động lực thay đổi của thân chủ có thể ở nhiều mức độ cao thấp khác nhau và tham vấn viên cần học cách xác định thân chủ đang ở mức độ nào để có thể hỗ trợ họ thay đổi.

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 65: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

65Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

• Không nên nghĩ rằng bây giờ là lúc thân chủ lựa chọn để thay đổi và phải thực hiện ngay lập tức. Đôi khi thân chủ chưa sẵn sàng cho việc thay đổi ngay, mà họ cần thêm thời gian, cho nên sẽ không ích lợi gì nếu chúng ta cứ cố gắng thuyết phục họ cần thay đổi ngay tức thì.

• Không nên có tư tưởng là chúng ta phải nghiêm khắc, cứng rắn với thân chủ, rằng việc nếu không nghiêm khắc cứng rắn thì họ sẽ không thay đổi hành vi. Tư tưởng này sẽ chỉ khiến cho thân chủ đối kháng mạnh mẽ hơn và không muốn thay đổi.

• Cuối cùng, không nên cho rằng thân chủ không biết gì cả, và tham vấn viên mới là chuyên gia, là người biết điều gì tốt nhất cho họ. Một tham vấn viên tốt sẽ biết lắng nghe và học hỏi từ thân chủ.

1.1.2 các nguyên tắc của phỏng vấn tạo động lực:Phương pháp phỏng vấn tạo động lực có tính chất định hướng, ở đó các tham vấn viên phải có sẵn trong đầu các mục tiêu cụ thể trước khi tiến hành, những mục tiêu này được hình thành dựa trên sự hiểu biết về các nguyên tắc chính của phỏng vấn tạo động lực. Các nguyên tắc phỏng vấn tạo động lực là nhằm tạo động cơ cho thân chủ quyết định và quyết tâm thay đổi hành vi. Sau đây là các nguyên tắc cơ bản mà tham vấn viên cần thực hiện:

thể hiện sự thấu cảm:Khi áp dụng kỹ thuật phỏng vấn tạo động lực, việc thể hiện sự thấu cảm là một việc vô cùng quan trọng. Một can thiệp có hiệu quả phải dựa trên thái độ hiểu biết, thấu cảm, thân thiện và có sự phản hồi của tham vấn viên. Những yếu tố trên sẽ đảm bảo thân chủ cảm thấy thoải mái và được chào đón. Họ sẽ cảm thấy tự tin hơn để thổ lộ những thông tin cá nhân của họ. Chúng cũng góp phần vào tăng khả năng thân chủ tiếp tục tham gia nhận dịch vụ tham vấn và điều trị, do đó sẽ nâng cao kết quả tham vấn và điều trị.

Trong bối cảnh điều trị, thấu cảm là thái độ chấp nhận, không phán xét và cố gắng hiểu rõ quan điểm của thân chủ. Tránh sử dụng những từ ngữ quy chụp thân chủ như “thằng nghiện”, “sâu rượu”… Đặc biệt, tránh tranh cãi, đổ lỗi và chỉ trích thân chủ. Sử dụng kỹ năng lắng nghe có phản hồi để làm rõ và nêu bật những kinh nghiệm, quan điểm và ý tưởng của thân chủ là yếu tố nền tảng để thể hiện tốt sự thấu cảm. Thấu cảm tốt sẽ giúp buổi tham vấn đạt được kết quả tốt hơn.

Page 66: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

66 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Giảm sự mơ hồ và nêu ra sự không nhất quán:Phỏng vấn tạo động lực hỗ trợ thân chủ chuyển từ giai đoạn dự định sang giai đoạn thay đổi hành vi. Thân chủ đang trong giai đoạn dự định thay đổi hành vi thường tự nhủ: “ đây là những điều tôi thích về việc sử dụng ma túy, nhưng cũng có những điều tôi gặp phải liên quan đến sử dụng ma túy”. Đó được gọi là sự mơ hồ - họ đang lưỡng lự không biết có nên thay đổi hay không. Phỏng vấn tạo động lực giúp chỉ rõ và nêu bật sự không nhất quán đó giữa những gì họ đang làm và những gì họ muốn làm. Sự khác biệt giữa những mục đích quan trọng trong cuộc sống và hành vi hiện tại càng lớn thì thân chủ càng dễ thay đổi hơn. Thân chủ không biết họ sẽ thế nào trong tương lai nếu họ thay đổi, cần giúp thân chủ thấy được kết quả của sự thay đổi hành vi. Nguyên tắc giảm sự mơ hồ, nêu ra sự không nhất quán giúp thân chủ giảm bớt sự phân vân, tạo ra cho họ hình tượng tương lai về chính mình. Điều này rất quan trọng đối với thân chủ để từ đó họ có thể xây dựng những mục tiêu và giá trị quan trọng trong cuộc sống và bày tỏ lí do để thay đổi của chính họ.

tăng cường sự tự tin của thân chủPhong cách phỏng vấn tạo động lực tin tưởng ở sự thay đổi thành công của thân chủ. Niềm tin đóng vai trò quan trọng giúp thân chủ vượt qua những khó khăn, rào cản trong quá trình thay đổi. Những thất bại từng có trước đây khiến thân chủ hoài nghi về khả năng thành công của bản thân. Do vậy, tham vấn viên cần áp dụng phỏng vấn tạo động lực, tập trung vào những thành quả họ đạt được, nhấn mạnh những kĩ năng và ưu điểm của thân chủ để nâng cao sự tự tin cho họ Lựa theo sự phản kháng:Một trong những nguyên tắc chính của phỏng vấn tạo động lực là tham vấn viên phải chấp nhận rằng sự mơ hồ và phản kháng của thân chủ đối với việc thay đổi hành vi là hoàn toàn bình thường và cần gợi ý để thân chủ cân nhắc về một số thông tin và khía cạnh mới liên quan đến việc sử dụng ma túy của họ. Khi thân chủ không muốn thay đổi hành vi thì họ sẽ thể hiện sự phản kháng như tranh cãi, ngắt lời, phủ nhận những gợi ý của tham vấn viên, bỏ qua các vấn đề, không tập trung chú ý… Trong những tình huống như vậy tham vấn viên chỉ nên sử dụng kỹ năng chỉnh khung, diễn giải lại hoặc phản hồi lại sự phản kháng đó chứ không nên phản đối thân chủ. Diễn giải lại các câu nói của thân chủ theo một quan điểm khác có thể tăng thêm động cơ của thân chủ mà không gây ra sự phản kháng.Tránh tranh cãi với thân chủ để phục vụ cho mục đích thay đổi hành vi.

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 67: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

67Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Sự phản kháng đôi khi xảy ra như một phản ứng tâm lý, khi thân chủ cảm thấy rằng quyền tự do lựa chọn của họ bị đe dọa. Ví dụ thân chủ có thể phản ứng rằng: “không ai có thể ra lệnh cho tôi phải làm việc này hay việc kia!”. Trong trường hợp này biện pháp tốt nhất là tham vấn viên cần khẳng định với thân chủ sự thật là cuối cùng thân chủ vẫn là người quyết định điều gì sẽ được thực hiện.

Mục đích của lựa theo sự phản kháng là để thân chủ cân nhắc về thông tin và cách nhìn nhận mới về việc sử dụng ma túy của họ.(Tham khảo phần kỹ năng ở Chương II)

1.1.3 các kỹ năng trong phỏng vấn tạo động lựcĐể thể hiện tinh thần phỏng vấn tạo động lực, ngoài việc áp dụng các nguyên tắc nêu trên, tham vấn viên cần sử dụng 4 kỹ năng tham vấn đặc thù: đặt câu hỏi mở, khen ngợi, lắng nghe có phản hồi và tóm tắt (OARS). Các kỹ năng này được sử dụng phối hợp với nhau để khuyến khích thân chủ trao đổi, khám phá những mâu thuẫn nội tâm của họ về việc sử dụng ma túy và làm rõ những lí do tại sao họ muốn giảm bớt hoặc ngừng sử dụng ma túy, hướng thân chủ đến sự thay đổi, khơi gợi nói về sự thay đổi và cam kết thay đổi...

đặt câu hỏi mở: Câu hỏi mở được sử dụng thường xuyên trong phỏng vấn tạo động lực để giúp thân chủ bắt đầu suy nghĩ và nói về tình trạng sử dụng ma túy của họ, khuyến khích họ bộc lộ lý do thay đổi và khả năng tạo ra sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy. Sử dụng câu hỏi mở giúp thân chủ nói và suy nghĩ sâu hơn, đồng thời nhắc nhở thân chủ phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn và phương hướng can thiệp của họ đối với vấn đề sử dụng ma túy.

Câu hỏi mở là câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời và người trả lời có cơ hội để nói lên ý kiến của mình. Ví dụ các câu hỏi mở như:“Lợi ích của việc sử dụng ma túy đối với bạn là gì?”“Những điều không tốt về việc sử dụng ma túy là gì?”“Bạn lo lắng gì về điều đó?”“Bạn cảm thấy như thế nào về…?”“Bạn muốn làm gì để thay đổi điều đó?”“Bạn mong muốn cuộc sống của mình như thế nào trong 5 năm tới?”

Page 68: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

68 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Khen ngợi:Khen ngợi và thấu hiểu thân chủ giúp tạo nên không khí thoải mái và tạo dựng mối quan hệ thân thiện với họ. Lời khen ngợi sẽ phát huy tác dụng khi được đặt trong bối cảnh phù hợp và thể hiện sự chân thành. Khẳng định sức mạnh và nỗ lực để thay đổi của thân chủ sẽ giúp thân chủ tự tin vào khả năng của bản thân, đồng thời khẳng định lại những lời nói về sự thay đổi của thân chủ sẽ khuyến khích họ sẵn sàng thay đổi. Kể cả trong trường hợp thân chủ từng gặp nhiều thất bại, sự khen ngợi từ tham vấn viên sẽ khẳng định sức mạnh và giúp khách hàng cảm thấy họ vẫn có thể thay đổi. Lúc này lời khen của tham vấn viên là sự chỉnh khung để thân chủ thấy những nỗ lực chưa thành công trước đây hay kể cả những băn khoăn về khả năng thành công bây giờ chính là những minh chứng về những phẩm chất tích cực, nỗ lực không ngừng của thân chủ. Khen ngợi là thành tố chính để thực hiện nguyên tắc Tăng cường sự tự tin ở thân chủ trong các nguyên tắc của phỏng vấn tạo động lực. Một số ví dụ các câu khen ngợi như:“Cảm ơn bạn đã đến đây hôm nay.”“Tôi rất vui khi bạn sẵn sàng trao đổi với tôi về việc sử dụng ma túy của bạn.”“Bạn thật là giỏi khi vượt qua được những khó khăn đó.”“Tôi thấy bạn là người rất mạnh mẽ.”“Ý kiến đó thật hay.”“ Thật là khó khi phải nói về…Tôi thực sự cám ơn vì bạn tiếp tục trao đổi.”“ Bạn thấy những lần cố gắng thay đổi trước đây của bạn có hữu ích không?”“Bạn học được những gì từ những vấn đề gặp phải trong lần (nỗ lực thay đổi) gần đây nhất?”“Trong số bạn bè hay những người xung quanh, bạn có biết ai đã từng thay đổi thành công không? Họ đã làm gì để đạt được thành công đó?”

Lắng nghe có phản hồi:Trong phỏng vấn tạo động lực lắng nghe có phản hồi được sử dụng để nêu bật những điểm mâu thuẫn của thân chủ về tình trạng sử dụng ma túy của họ, giúp thân chủ nhận thức rõ hơn về những vấn đề và mối lo ngại của họ, và để nhấn mạnh lại những lời thân chủ nói cho thấy họ đang suy nghĩ về sự thay đổi. Ví dụ:“ Bạn có vẻ rất ngạc nhiên khi thấy rằng mức điểm của bạn cho thấy là bạn đang có nguy cơ gặp nhiều rắc rối.”“ Bạn cảm thấy không thoải mái khi nói về điều đó.”“Anh đang cảm thấy rất tức giận vì vợ anh cứ cằn nhằn về việc sử dụng ma túy của anh?”“Thực sự là bạn thấy cần phải duy trì được mối quan hệ với người yêu của bạn?”“Bạn muốn giảm bớt việc sử dụng ma túy của bạn tại các bữa tiệc?”

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 69: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

69Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

“Bạn đang cảm thấy rất thích thú việc sử dụng ma túy của bạn và không hề muốn từ bỏ nó, đồng thời bạn cũng thấy rằng việc sử dụng ma túy cũng gây cho bạn những vấn đề liên quan đến tài chính và pháp luật”

tóm lược:Tham vấn viên cần lựa chọn những nội dung cần phải tóm tắt để có thể định hướng cho việc thay đổi hành vi bằng cách nhấn mạnh một số nội dung nhất định chứ không phải tất cả những nội dung đã được trao đổi. Phần tóm tắt phải thật ngắn gọn và xúc tích. Ví dụ:“Vậy là bạn rất thích sử dụng heroin tại các bữa tiệc và bạn không nghĩ là mình sử dụng nhiều hơn bạn bè. Nhưng đồng thời bạn lại tiêu quá nhiều tiền so với khả năng bạn có thể kiếm được và điều này khiến bạn rất lo lắng. Bạn đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản chi của mình. Vợ bạn đang rất giận bạn và bạn làm cho cô ấy tiếp tục lo lắng. Ngoài ra bạn cũng nhận thấy bạn bị khó ngủ và rất hay quên.”

Khuyến khích thân chủ nói về sự thay đổi:Khuyến khích thân chủ nói về sự thay đổi là mục đích của phỏng vấn tạo động lực. Nói về sự thay đổi là những câu nói của thân chủ thể hiện ý định cân nhắc, động lực hay cam kết thay đổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa việc thân chủ nói về sự thay đổi và kết quả đạt được, khi thân chủ đề cập càng nhiều về sự thay đổi, khả năng thay đổi đạt được càng cao. Điều quan trọng là thân chủ phải tin vào khả năng thay đổi và biết được các lựa chọn thay thế. Cần nhớ rằng thân chủ chịu trách nhiệm xác định lựa chọn của họ và tiến hành thay đổi. Đây là một chiến lược giúp thân chủ giải quyết sự mơ hồ và được dùng để động viên thân chủ xác định các cơ sở giúp họ thay đổi.

Dưới đây là các biểu hiện khách hàng nói về sự thay đổi:• Nhận ra các tác hại của việc duy trì hành vi cũ• Thể hiện dự định thay đổi• Tỏ ra lạc quan về khả năng thay đổi• Nhận ra những lợi ích của việc thay đổi

Có nhiều cách để khuyến khích thân chủ nói về sự thay đổi:• Áp dụng 4 kĩ năng trong phỏng vấn tạo động lực (OARS – đặt câu hỏi mở, khen

ngợi, lắng nghe có phản hồi và tóm lược)• Sử dụng các thước đo tầm quan trọng và sự tự tin do Miller và Rollnick phát

triển để thân chủ tự đánh giá về khả năng thay đổi. Thước đo này sẽ được giới

Page 70: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

70 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

thiệu và phân tích trong bước 7 của Các bước trong phỏng vấn tạo động lực dưới đây. Sau khi áp dụng thước đo này, tham vấn viên hỏi tiếp hai câu sau:- “Tại sao anh/chị lại đánh giá bản thân ở mức (VD: điểm 3) chứ không phải

là mức 1?” – Câu hỏi này giúp thân chủ phải đưa ra lí do bằng lời để bảo vệ mức độ cam kết của bản thân. Điều này giúp tăng thêm động cơ thay đổi của khách hàng

- “Rất tốt rồi. Để tăng được mức điểm từ 3 đến (VD: điểm 6 – một mức cao hơn), anh/chị phải làm những gì để đạt được số điểm này?” – Câu hỏi này giúp thân chủ phải nói ra các giải pháp khả thi nhất để thay đổi và bắt buộc họ suy nghĩ kĩ thêm về những gì cần làm để đạt được sự thay đổi.

• Sử dụng cán cân ra quyết định, bảng ra quyết định (sẽ được giới thiệu và phân tích ở bước 4 Các bước trong phỏng vấn tạo động lực) bằng cách khuyến khích thân chủ trao đổi về những lợi ích của sự thay đổi và những hậu quả của việc duy trì hành vi cũ.

• Yêu cầu thân chủ làm rõ hoặc nói/mô tả càng chi tiết càng tốt. Ví dụ, thân chủ mô tả một đặc điểm không thích (không tốt) của việc dùng methamphetamine là cảm giác có người đòi đánh ngoài cửa, lúc này tham vấn viên có thể yêu cầu thân chủ:- “Mô tả về lần cuối cùng chuyện này xảy ra như thế nào?”- “Rồi chuyện gì xảy ra nữa?“- “Hãy kể một ví dụ?”- “Kể cụ thể hơn nữa về điều đó?”

• Khơi gợi thân chủ nói về lần thay đổi thành công đã từng có trước đây: “Lúc đấy anh/chị cảm thấy như thế nào?” “Mọi việc đã khác hơn như thế nào, tốt hơn ra sao?”

• Khơi gợi thân chủ nói về tương lai: Sử dụng câu hỏi thần kì: Nếu anh/chị vẫn tiếp tục duy trì thành công sự thay đổi, mọi việc sẽ khác đi ra sao? Anh/chị mong muốn cuộc sống của mình sẽ như thế nào trong 5 năm nữa?”

• Đẩy đến cực điểm: đề nghị thân chủ hình dung ra những hậu quả xấu nhất của việc tiếp tục nghiện ma túy/duy trì hành vi cũ, và hình dung ra những điểm tốt nhất, ích lợi nhất mà việc thay đổi sẽ đem lại? – Điều này sẽ giúp thân chủ hình dung ra tình huống xấu nhất, cũng như những điều tốt nhất có thể xảy đến

• Tìm hiểu những mục tiêu và giá trị quan trọng đối với khách hàng trong cuộc đời, để từ đó xác định ra sự khác biệt giữa các giá trị đó và việc sử dụng ma túy hiện tại/hành vi hiện tại của thân chủ. Ví dụ, hãy hỏi thân chủ “Điều quan trọng nhất đối với anh/chị bây giờ là gì?”. Câu trả lời nhận được có thể sẽ là con cái, gia đình, sự nghiệp… Trả lời câu hỏi này cũng chính là lúc thân chủ sẽ đặt hai hình ảnh: tình trạng nghiện hiện tại và hình ảnh quan trọng nhất với mình để thấy

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 71: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

71Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

sự mâu thuẫn, không nhất quán giữa mong đợi và thực tại, để một lần nữa xác định lại mục tiêu, giá trị trong cuộc sống và tăng/duy trì động lực thay đổi.Sử dụng “FRAMES” = Phản hồi, trách nhiệm, định hướng, các giải pháp, thấu cảm) trong phỏng vấn tạo động lực

Tham vấn viên sử dụng công thức “FRAMES” để nói tới những yếu tố quan trọng cần được đề cập trong phỏng vấn tạo động lực:

F (Feedbacks)– Phản hồi: đánh giá và lượng giá vấn đề.

R (Responsibilities)– Trách nhiệm: nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân của thân chủ và việc sử dụng ma túy là sự lựa chọn của chính họ.

A (Advice)– Lời khuyên: đưa ra gợi ý thật cụ thể để giúp thân chủ thay đổi hoặc tìm kiếm phương pháp điều trị khác.

M (Menue)– Thực đơn (các giải pháp): đưa ra một thực đơn gồm nhiều chiến lược thay thế khác nhau. Sự lựa chọn, mục tiêu và kiểm soát là của cá nhân thân chủ.

E (Empathy)– Thấu cảm: yếu tố quyết định động cơ và sự thay đổi của thân chủ – vai trò của tham vấn viên rất quan trọng.

S (Self esteem)– Tự tin vào khả năng bản thân: truyền tải tinh thần lạc quan – giúp thân chủ có thể đạt được các mục tiêu họ đã lựa chọn.

Phản hồi: phản hồi thường được đưa ra sau khi đã tiến hành đánh giá kỹ lưỡng về việc sử dụng ma túy và những vấn đề liên quan đến việc sử dụng ma túy của thân chủ. Nhận xét phản hồi bao gồm những thông tin về việc sử dụng ma túy, về những vấn đề liên quan đến việc sử dụng ma túy, những nguy cơ có liên quan đến cấp độ sử dụng ma túy hiện tại của thân chủ và thông tin chung về những nguy cơ và tác hại của ma túy.

Trách nhiệm: điều quan trọng là thân chủ phải nhận thức được rằng họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình và họ có quyền lựa chọn đối với việc sử dụng ma túy của họ. Tham vấn viên cần đưa ra những thông điệp như là: “Bạn định làm gì đối với việc sử dụng ma túy của bạn là tùy thuộc vào chính bản thân bạn” và “không ai quyết định thay cho bạn được” để giúp thân chủ duy trì khả năng kiểm soát đối với

Page 72: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

72 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

các hành vi của họ cũng như hậu quả của các hành vi đó. Những người có được cảm giác kiểm soát tình thế sẽ có động lực thay đổi hơn và ít phản kháng hơn.

Hướng dẫn (Lời khuyên): Thân chủ thường không nhận thức được rằng việc sử dụng ma túy hiện tại của họ có thể dẫn tới những vấn đề về sức khỏe và những hậu quả khác, hoặc có thể khiến cho những vấn đề hiện có trở nên trầm trọng hơn. Tham vấn viên đưa ra những lời khuyên cụ thể và rõ ràng về các tác hại liên quan tới việc tiếp tục sử dụng ma túy, việc giảm bớt hoặc ngừng sử dụng ma túy sẽ làm giảm nguy cơ thân chủ gặp phải các vấn đề trong tương lai và nâng cao nhận thức của họ về những nguy cơ cá nhân, và đưa ra những lý do để họ tự cân nhắc về việc thay đổi hành vi của cá nhân. Bảng ra quyết định có thể là một công cụ hữu ích khi cho lời khuyên. Lời khuyên có thể đưa ra dưới dạng các câu đơn giản như: “Cách tốt nhất mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ (VD: trầm cảm, lo lắng…) là dừng sử dụng…”, tránh nói những lời khuyên không rõ ràng và không khách quan như: “Tôi nghĩ là bạn nên ngừng sử dụng.”, “Tôi lo lắng về tình trạng sử dụng… của bạn”.

Đưa ra nhiều giải pháp thay thế để lựa chọn: cung cấp cho thân chủ nhiều chiến lược để giảm hoặc ngừng sử dụng ma túy. Điều này cho phép thân chủ tự lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất với hoàn cảnh của họ và là giải pháp mà họ thấy hữu ích nhất. Tạo ra nhiều sự lựa chọn giúp tăng cường cảm giác tự chủ, trách nhiệm và động lực của thân chủ để thay đổi hành vi. Ví dụ tham vấn viên có thể giúp thân chủ thực hiện các việc như: khuyến khích họ ghi chép hàng ngày về việc sử dụng ma túy (địa điểm, thời gian, liều lượng…); xác định các tình huống nguy cơ cao và các chiến lược để đối phó với các tình huống đó; xác định các việc có thể làm thay vì sử dụng ma túy – sở thích, thể thao, câu lạc bộ…; xác định những người có thể hỗ trợ; cung cấp thông tin về các nhóm tự giúp khác và các tài liệu…

Thấu cảm: thái độ hiểu biết, thấu cảm, thân thiện. Thấu cảm là thái độ chấp nhận và không phán xét nhằm mục đích hiểu được quan điểm của thân chủ.

Tự tin vào khả năng bản thân: việc giúp thân chủ tự tin rằng họ có thể thay đổi được hành vi sử dụng ma túy là rất quan trọng. Tham vấn viên cần giúp thân chủ nói ra những lời nói tự động viên vì họ sẽ tin vào những gì chính bản thân họ nói ra.

Trong phỏng vấn tạo động lực, tham vấn viên cần nhận biết sự phản kháng của thân chủ. Khi thân chủ không muốn thay đổi hành vi thì họ thường thể hiện sự phản kháng bằng những biểu hiện như: tranh cãi, phản đối, ngắt lời tham vấn viên, họ có thể nói

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 73: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

73Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

với tham vấn viên rằng, các vấn đề của họ chẳng liên quan gì đến sử dụng ma túy cả, hoặc họ phớt lờ các vấn đề như thể chúng chưa từng xảy ra. Trong những trường hợp như vậy tham vấn viên sử dụng nhiều phương pháp để giảm bớt sự phản kháng của thân chủ như: lựa theo sự phản kháng, chuyển chủ đề, chỉnh khung, nhấn mạnh sự tự lựa chọn và tự chủ của cá nhân thân chủ, và dừng việc đưa ra các giải pháp.

Nếu thân chủ không đưa ra được quyết định thì tham vấn viên cần phải chấp nhận sự lựa chọn của họ. Tham vấn viên cần thể hiện sự thấu cảm với thân chủ về những khó khăn khi họ còn cảm thấy mơ hồ và lưỡng lự. Tham vấn viên có thể hỏi thân chủ xem họ có kế hoạch nào để xử trí trong trường hợp không đưa ra được quyết định không. Tham vấn viên cũng cần hỏi xem thân chủ có cần thêm điều gì để có thể đưa ra quyết định không (ví dụ thêm thời gian, thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ thêm…).

1.1.4 các bước phỏng vấn tạo động lực:bước 1: đánh giá thân chủ (đánh giá mức độ động cơ hành vi của thân chủ)Đánh giá thân chủ là bước đầu tiên trong trong nhiều bước liên tiếp của quá trình điều trị và phục hồi. Thông thường trong một buổi tham vấn khó có thể đánh giá tất cả những nội dung cần thiết. Quá trình đánh giá là một quá trình lâu dài và liên tục. Để có thể thực hiện kỹ thuật phỏng vấn tạo động lực nhằm khuyến khích sự thay đổi, cần tiến hành đánh giá sơ bộ ban đầu về thân chủ để giúp tham vấn viên định hướng cho quá trình phỏng vấn tạo động lực.

Trong khi đánh giá thân chủ, tham vấn viên cần xây dựng mối quan hệ tốt với họ, thể hiện sự thấu cảm trong quá trình đánh giá.

Những nội dung cần đánh giá: nhu cầu mong muốn của thân chủ, thông tin về tiền sử sử dụng ma túy (thông tin về loại ma túy thân chủ dùng, số lần và lượng dùng trong một ngày nhất định, thời gian dùng đã bao lâu, …), động cơ thay đổi của thân chủ, những hỗ trợ xã hội hiện có, vấn đề sức khỏe tâm thần của thân chủ.

Năm thành phần quan trọng cần đề cập trong đánh giá ban đầu: tâm lý xã hội; sử dụng chất gây nghiện; vấn đề sức khỏe và tình trạng tâm thần; vấn đề lựa chọn diều trị; đánh giá thực thể.

Phản hồi lại kết quả đánh giá một cách khách quan.

Nội dung chi tiết về đánh giá thân chủ sẽ được đề cập trong bài sau.

Page 74: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

74 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

bước 2: tìm hiểu những điểm tốt về việc sử dụng ma túy theo quan điểm của thân chủSau khi tham vấn viên đã khai thác được tiền sử sử dụng ma túy của thân chủ, bước tiếp theo là tìm hiểu những điều họ thích về việc sử dụng ma túy của họ thông qua các câu hỏi mở như:“Những điểm tốt về ma túy là gì?”“Ma túy giúp ích gì cho bạn?” “Bạn thích những tác dụng gì của…?” “Bạn sẽ nhớ điều gì nếu bạn sẽ không tiếp tục dùng?”“Còn gì nữa không? Bạn nói tiếp đi.”

Thường thì thân chủ sẽ ngạc nhiên với những câu hỏi này và ngần ngại đưa ra những suy nghĩ về những điều họ thích về sử dụng ma túy. Họ có thể lo lắng và không hiểu động cơ của tham vấn viên là gì. Tuy nhiên thảo luận về những lợi ích đó rất quan trọng vì việc nói ra bằng lời của thân chủ bắt buộc não của họ phải lắng nghe, chúng sẽ là những điểm khởi đầu cho các bước can thiệp tiếp theo trong phỏng vấn tạo động lực. Việc quan tâm đến những điều mà thân chủ cho là những lợi ích có được khi sử dụng ma túy sẽ giúp tham vấn viên hiểu rõ thân chủ đang ở giai đoạn tiền dự định hay giai đoạn dự định đối với việc thay đổi hành vi và hiểu được điều gì là quan trọng đối với thân chủ và điều gì không quan trọng.

Sau khi thảo luận, tham vấn viên tóm tắt lại những lợi ích vừa thảo luận với thân chủ. Tham vấn viên cần hỏi thân chủ xem còn những lợi ích nào khác không, để tránh bỏ sót. Tham vấn viên có thể sắp xếp những điểm tốt này theo thứ tự quan trọng theo cách nhìn của thân chủ. Tham vấn viên có thể đặt câu hỏi như: “Trong số những lợi ích này, điều gì là quan trọng nhất đối với bạn? Điều gì ít quan trong nhất?”. Đồng thời tham vấn viên luôn động viên khen ngợi và hỗ trợ những nỗ lực thay đổi của thân chủ, cảm ơn họ đã đến với dịch vụ tham vấn và đã cân nhắc thay đổi. Điều này sẽ khuyến khích thân chủ tự tin hơn về sự thay đổi mà họ đang cố gắng thực hiện.

bước 3: tìm hiểu những điểm không tốt về việc sử dụng ma túyCó thể sử dụng một số câu hỏi để tìm hiểu những điều không tốt liên quan đến việc sử dụng ma túy của thân chủ. Ví dụ như:“Bạn có thể nói với tôi về những điểm không tốt của việc sử dụng ma túy không?”“Những điểm nào bạn không được vui lắm?”“Những điều bạn không muốn nhớ là gì?”“Nếu tiếp tục sử dụng như trước đây, bạn hình dung bản thân sẽ như thế nào?”

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 75: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

75Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

“Còn gì nữa không?...”

Giống như phần hỏi về những điểm tốt, tham vấn viên sắp xếp các yếu tố không tốt theo thứ tự từ ít quan trọng đến quan trọng nhất theo góc nhìn của thân chủ. Đồng thời luôn khen ngợi và hỗ trợ nỗ lực của thân chủ.

bước 4: tóm tắt: Ở bước này tham vấn viên cần tóm tắt lại những thông tin đã trao đổi với thân chủ, cụ thể:

• Tóm tắt những điểm tốt theo quan điểm của thân chủ.• Tóm tắt những điểm không tốt (các vấn đề)

Tóm tắt lại khi thân chủ so sánh việc sử dụng ma túy với những mục tiêu trong cuộc đời của họ

Việc tóm tắt lại sau mỗi bước là rất quan trọng. Nó giúp tham vấn viên chắc chắn rằng mình hiểu đúng thân chủ và để thân chủ khẳng định lại những điều họ đã nói. Để giúp cho việc tóm tắt chính xác hơn, tham vấn viên cần ghi chép lại những nội dung chính trong quá trình trao đổi. Tóm tắt cũng giúp thân chủ sắp xếp lại và xác định điều gì là quan trọng nhất đối với họ. Tham vấn viên cần nhớ rằng việc tóm tắt phải nhấn mạnh vào những điều mà thân chủ cho là quan trọng nhất.

Mục đích chính của việc tóm tắt lợi ích và giá phải trả của việc sử dụng ma túy của thân chủ là giúp họ so sánh giữa giá phải trả và lợi ích để họ có thể ra quyết định

hình 1: cán cân đo lường tầm quan trọng về những điểm tốt và điểm chưa tốt của hành vi sử dụng ma túy với thân chủ

* Lợi ích của duy trì hành vi cũ

* Giá phải trả của thay đổi

* Lợi ích của sự thay đổi

* Giá phải trả của duy trì hành vi cũ

Page 76: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

76 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Một cách khác để giúp thân chủ ra quyết định là sử dụng bảng ra quyết định. Bảng ra quyết định này giúp tham vấn viên có thể so sánh giữa lợi ích và giá phải trả của một hành vi nào đó bằng cách cho điểm các yếu tố này và so sánh điểm số. tham vấn viên có thể thay đổi thang điểm cho phù hợp với thân chủ.

Yêu cầu thân chủ điền vào các ô những lợi ích và giá phải trả, ngắn hạn và dài hạn và sau đó đề nghị thân chủ cho điểm mỗi yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 10 theo mức độ quan trọng đối với họ (điểm lớn hơn có nghĩa là yếu tố đó quan trọng hơn). Nếu số điểm của “lợi ích” của việc thay đổi cao hơn số điểm “cái giá phải trả” nếu thay đổi thì hi vọng thân chủ sẽ nhận ra việc thay đổi hành vi của họ là tốt. Ngược lại nếu số điểm của cái giá phải trả của sự thay đổi cao hơn thì điều đó có nghĩa là thân chủ không muốn thay đổi trong thời điểm hiện tại.

bảng ra quyết địnhNgắn hạn Dài hạn Điểm

Lợi íchGiá phải trả

Tham vấn viên giúp thân chủ tự xác định và xây dựng bảng ra quyết định. Thực ra khi đến dịch vụ tham vấn là thân chủ thường đã bắt đầu nhận ra rằng họ cần thay đổi cách sống. Tuy nhiên họ có thể vẫn còn mơ hồ. Quá trình tóm tắt và đánh giá mức độ quan trọng có thể giúp thân chủ nhìn nhận sự việc rõ ràng hơn. Cần lưu ý rằng, việc quyết định tiến hành thay đổi hay không phải là do thân chủ lựa chọn.

bước 5: Giúp thân chủ ra quyết địnhTham vấn viên nhắc lại sự lưỡng lự và mơ hồ của thân chủ để giúp họ tự đưa ra quyết định. Tham vấn viên có thể đưa ra một số câu hỏi hữu ích sau:“Bạn nói rằng bạn đang cố gắng quyết định xem là nên tiếp tục hay giảm bớt…”“Sau cuộc trao đổi vừa rồi, bạn đã rõ hơn về những việc bạn muốn làm chưa?”“Như vậy là bạn đã sẵn sàng đưa ra một quyết định rồi chứ?”

Nhìn chung, ở bước này tham vấn viên nên hạn chế cung cấp thêm thông tin vì thân chủ có thể quá tải về thông tin hoặc về cảm xúc. Lý tưởng nhất là lúc này thân chủ phải biết rõ con đường tốt nhất mà họ nên chọn.

Ở bước này không phải là lúc để thảo luận về cách thực hiện quyết định. Nếu thân chủ băn khoăn về việc thực hiện quyết định đó bằng cách nào thì tham vấn viên cần

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 77: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

77Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

trấn an họ rằng chỉ cần đưa ra một quyết định một cách chắc chắn, còn thực hiện bằng cách nào sẽ thảo luận sau.

bước 6: Giúp thân chủ đặt mục tiêuNgay sau khi thân chủ quyết định là họ muốn thay đổi, tham vấn viên cần tận dụng ngay giây phút thân chủ đang có động cơ đó để thảo luận với thân chủ về việc đặt mục tiêu. Điều này giúp đảm bảo họ sẽ hành động sau buổi tham vấn. Một số câu hỏi hữu ích để thảo luận với thân chủ về việc đặt mục tiêu thay đổi:“Bước tiếp theo (đầu tiên) của bạn là gì?”“Bạn sẽ làm gì trong 1 hoặc 2 ngày (tuần) tới?”“Bạn đã làm điều gì để đạt được điều này? Nếu có, bạn có thể tiếp tục làm thêm được không?”“Ai sẽ giúp bạn làm điều này?”“Bạn cảm thấy tự tin rằng bạn sẽ thực hiện việc này ở mức độ nào tính từ 1 đến 10?”

Đặt mục tiêu có lợi ích là thân chủ sẽ nhớ phải làm gì, có trách nhiệm thực hiện và cam kết thực hiện sự thay đổi. Tham vấn viên giúp thân chủ xây dựng mục tiêu với tiêu chí SMART: cụ thể (Specific), có thể đo lường được (Measurable), có thể đạt được (At-tainable), thực tế (Realistic), có thời hạn (Timebound). Những bước khởi đầu thường là những bước nhỏ cần xây dựng mục tiêu ngắn hạn cho từng bước. Đặt mục tiêu có nghĩa là phải biến quyết định thành hành động, do vậy tham vấn viên cần nhớ là phải đạt được sự cam kết sẽ hành động của thân chủ. Tham vấn viên cần khen ngợi và hỗ trợ sự tự tin vào bản thân của thân chủ vì càng tự tin thì thân chủ càng dễ có khả năng thực hiện. Đặt mục tiêu sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở những nội dung tiếp theo.

bước 7: đánh giá mức độ sẵn sàng và tự tin để thay đổiTham vấn viên cần tìm hiểu xem thân chủ coi việc thay đổi này quan trọng như thế nào và họ tự tin đến đâu khi thực hiện sự thay đổi. Một cách để xác định chính là hỏi họ xem họ cần hỗ trợ gì để thay đổi. Tham vấn viên sử dụng thước đo mức độ sẵn sàng thay đổi và thước đo sự tự tin để thay đổi thảo luận với thân chủ giúp thân chủ có thể nhìn thấy họ đang ở mức độ nào đối với việc thay đổi hành vi của họ

Cách sử dụng thang đo này xem chi tiết trong phần xác định mục tiêu.

Kỹ thuật phỏng vấn tạo động lực là một công cụ để giúp cho việc ra quyết định của thân chủ, cho nên tham vấn viên cần chấp nhận quyết định không thay đổi của thân

Page 78: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

78 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

chủ và mở rộng cánh cửa khi thân chủ quyết định sẵn sàng trao đổi về sự thay đổi trong tương lại.

Tính hiệu quả của phỏng vấn tạo động lực đã được nghiên cứu rộng rãi trong các nhóm khác nhau và đi đến kết luận rằng đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất áp dụng để điều trị nghiện. Tuy nhiên, không nên cho rằng phỏng vấn tạo động lực là một phương thuốc trị bách bệnh dùng cho điều trị nghiện ma túy. Thay vào đó, phỏng vấn tạo động lực là một giải pháp để giải quyết sự mẫu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động của thân chủ , và chỉ là giải pháp ban đầu.

Tương tự như những kỹ năng tham vấn, để áp dụng thành thạo phỏng vấn tạo động lực đòi hỏi phải thực hành thường xuyên chứ không chỉ dừng lại ở việc học qua sách vở. Ngoài ra không nên nghĩ rằng phỏng vấn tạo động lực là một phương pháp được soạn sẵn theo từng bước cố định, mà nó là một phương pháp linh hoạt của sự tương tác trong quá trình điều trị.

1.2 Gắn kết phỏng vấn tạo động lực trong các giai đoạn thay đổi hành vi của thân chủ 1.2.1 Mô hình các giai đoạn thay đổi hành viMô hình các giai đoạn thay đổi hành vi được James Prochaska và Carlo DiClemente của trường đại học Rhode Island (Hoa Kì) phát triển lần đầu tiên vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, trong một nghiên cứu làm thế nào những người nghiện thuốc lá từ bỏ thói quen. Từ đó, mô hình này đã được áp dụng rộng rãi với việc thay đổi các hành vi khác.

Quan điểm nền tảng của mô hình này là việc thay đổi bất kì hành vi nào cũng phải trải qua một quá trình, thông qua các giai đoạn khác nhau bao gồm: giai đoạn tiền dự định, dự định, chuẩn bị, hành động và duy trì. Tuy nhiên, mỗi cá nhân sẽ trải qua các giai đoạn này theo tốc độ riêng dựa trên mức độ sẵn sàng để thay đổi sang hành vi mới và các nguồn lực hỗ trợ cho việc thay đổi đó.

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 79: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

79Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

hình 2: các giai đoạn thay đổi hành vi

Giai đoạn tiền dự định:Những người ở giai đoạn tiền dự định không nghĩ đến việc sẽ thay đổi hành vi sử dụng ma túy của họ trong thời gian trước mắt. Họ được xem là “những người nghiện ma túy đang sung sướng”. Họ chỉ quan tâm đến những ích lợi mà họ có được do sử dụng ma túy như cảm giác phê, sướng, giảm được các cơn đau, tăng tính tự tin, trốn chạy những nỗi đau mất người thân… và không để ý đến những vấn đề do ma túy gây nên. Họ có thể được nghe các thông điệp về hậu quả của việc sử dụng ma túy đối với chính họ, gia đình và cộng đồng nhưng không để ý đến những thông tin đó. Những người trong giai đoạn tiền dự định đến gặp tham vấn viên để tìm kiếm sự giúp đỡ thì thường là do bị người khác gây áp lực: vợ, chồng (đe dọa sẽ li dị), hoặc bố mẹ (đe dọa từ con), hoặc công an (đe dọa sẽ bị trừng phạt)…

Giai đoạn dự định:Ở giai đoạn dự định, người nghiện ma túy thường đã ý thức được hiện họ đang gặp nhiều rắc rồi và đang cân nhắc lựa chọn hoặc sẽ buông trôi hoặc là thay đổi hành vi sử dụng ma túy của mình, nhưng vẫn chưa cam kết thực hiện một hành động nào để thay đổi. Họ có thể tự nói với bản thân như “tôi thực sự nên từ bỏ heroin”. Họ thường lưỡng lự về sự thay đổi và có thể bị kẹt trong giai đoạn này trong một thời gian dài. Đồng thời một người cũng có thể trở đi trở lại giữa giai đoạn tiền dự định và giai đoạn dự định một vài lần trước khi chuyển sang giai đoạn chuẩn bị. Những người ở giai đoạn dự định có thể đấu tranh tư tưởng cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng ma túy và những tác hại của nó. Họ cũng có thể đánh giá lợi ích mà họ có được do sử

Quá trình thay đổihành vi

Tái nghiện

Tiền dự định Thay đổi kiến thức

Thay đổi thái độ

Thay đổi hành vi

Dự định

Chuẩn bị

Hành động

Duy trì

Page 80: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

80 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

dụng ma túy so với những sự nỗ lực, thời gian, năng lượng cần phải bỏ ra nếu thay đổi hành vi sử dụng ma túy của họ. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn dự định là việc suy nghĩ nghiêm túc về những vấn đề rắc rồi của việc sử dụng ma túy nhưng vẫn thường xuyên rơi vào trạng thái mơ hồ không biết có nên thay đổi hay không.

Giai đoạn chuẩn bị:Ở giai đoạn chuẩn bị, người nghiện ma túy bắt đầu nhận thức được các vấn đề đang gặp phải có liên quan đến việc sử dụng ma tuý của họ, đó có thể là các vấn đề liên quan đến tài chính, xã hội, sức khỏe và pháp luật. Thân chủ cũng nhìn nhận rõ ràng hơn về hậu quả tiêu cực do sử dụng ma túy (uống rượu, bia, hút thuốc lá…) và nhận thấy những hậu quả này là quá nặng nề so với những ích lợi do sử dụng ma túy mang lại. Họ có thể thực hiện một số thay đổi nhỏ như là trì hoãn thời gian sử dụng (ví dụ trì hoãn thời gian sử dụng liều đầu tiên vào mỗi sáng). Những thân chủ ở giai đoạn này cần được động viên và hỗ trợ để họ có thể đề ra những mục tiêu thực tiễn và xây dựng kế hoạch hành động. Mục tiêu của họ có thể chưa phải là việc điều trị nghiện hoàn toàn mà chỉ là giảm liều hoặc kiềm chế việc sử dụng ma túy. Đây là thời điểm tốt để tham vấn viên thảo luận với họ về những biện pháp khả thi để giúp họ đạt được mục đích.

Giai đoạn hành động:Trong giai đoạn này thân chủ tin tưởng vào khả năng thay đổi hành vì và chủ động áp dụng các cách khác nhau để thay đổi từng bước. Với mỗi cá nhân, thời gian trong giai đoạn hành động có thể khác nhau, Mặc dù thân chủ có quyết tâm và nỗ lực thay đổi song đây cũng là thời kì có nguy cơ tái nghiện cao nhất.

Về mặt tinh thần, thân chủ luôn cố gắng thể hiện cam kết và xây dựng kế hoạch đối phó với những yếu tố gợi nhớ bên trong và cám dỗ bên ngoài có thể dẫn đến tái sử dụng. Họ có thể tìm ra những hình thức tự động viên nhất định để nâng cao sự tự tin và duy trì động lực của mình. Ở giai đoạn này, thân chủ mong muốn đón nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người. Sự trợ giúp này có ý nghĩa quan trọng giúp thân chủ thực hiện hành vi mới.

Giai đoạn duy trì:Ở giai đoạn duy trì, thân chủ đã thay đổi. Họ đã duy trì hành vi mới trong một thời gian dài (ít nhất là 6 tháng). Ví dụ: một thân chủ có mục đích là hoàn toàn không sử dụng ma túy đang cố gắng phòng tái nghiện và đã đạt được những kết quả nhất định. Họ đang củng cố những thành tựu đã đạt được. Điều quan trọng là phải động

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 81: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

81Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

viên việc duy trì những thay đổi này, giúp họ nhận ra và tận hưởng những thú vui không liên quan đến ma túy, và cần tiếp tục hỗ trợ để duy trì những thay đổi lối sống đó. Qua các buổi tham vấn định kỳ, tham vấn viên cần khen ngợi những cố gắng họ đã bỏ ra để duy trì sự thay đổi và giúp họ củng cố lòng tự tin. Giai đoạn duy trì cũng là thời điểm để cùng với thân chủ xem xét lại và xây dựng mục đích lâu dài.

tái nghiện:Sau khi cố gắng kiêng ma túy, đa số người nghiện phải trải qua giai đoạn quay trở lại sử dụng ma túy với liều như trước hoặc liều giảm hơn. Đó không phải là sự thất bại; tái nghiện là một phần của quá trình thay đổi thông thường. Tham vấn viên cần phải chuẩn bị để thân chủ biết trước được giai đoạn này và giúp họ vượt qua.

Chỉ có một số ít thân chủ trải qua các giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi theo một đường thẳng liên tục. Một thân chủ có thể quay trở lại giai đoạn trước nhiều lần trước khi đạt được mục tiêu. Ví dụ: một thân chủ đang ở giai đoạn chuẩn bị có thể quyết định rằng “làm việc này thật khó khăn” và quay trở lại giai đoạn tiền dự định trong một thời gian. Có thân chủ đang ở giai đoạn tiền dự định có thể đi đến quyết định thay đổi luôn. Một thân chủ có thể đang duy trì sự thay đổi hành vi quay lại tái nghiện. Tuy nhiên mỗi lần tái nghiện như vậy là họ lại có thêm thông tin và trải nghiệm về hành vi và có thể sử dụng những thông tin và trải nghiệm đó cho những nỗ lực thay đổi lần sau.

Mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi cho thấy có sự kết nối giữa các giai đoạn thay đổi hành vi và sự thay đổi về kiến thức và thái độ. Con người chỉ có thể thực sự thay đổi hành vi khi người đó có đủ kiến thức về lí do anh ta cần thay đổi hành vi đó. Anh ta cũng sẽ không thay đổi một hành vi cho đến khi thái độ của anh ta về hành vi đó cũng như các hậu quả của nó cũng thay đổi. Cuối cùng người đó cần có đủ các kỹ năng cần thiết để tiến hành thay đổi.

1.2.2 áp dụng phỏng vấn tạo động lực vào các giai đoạn thay đổi hành vi của thân chủMỗi thân chủ khi đến tham vấn đều nằm ở một giai đoạn chuẩn bị khác nhau để thay đổi hành vi, tùy thuộc vào nhận thức và hiểu biết về lợi ích và bất lợi của hành vi đó. Phương pháp phỏng vấn tạo động lực rất hữu ích cho việc mở rộng phạm vi can thiệp nhằm hỗ trợ thân chủ thay đổi hành vi sử dụng ma túy từ giai đoạn tiền dự định sang duy trì. Phỏng vấn tạo động lực cũng giúp tham vấn viên hỗ trợ thân chủ có thêm động lực để thay đổi. Một công việc quan trọng mà tham vấn viên phải thực

Page 82: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

82 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

hiện là đánh giá thân chủ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi để có thể quyết định nên cung cấp dịch vụ can thiệp nào là phù hợp nhất cho thân chủ đó Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu các chiến lược can thiệp hiệu quả ở các giai đoạn thay đổi hành vi khác nhau.

Giai đoạn tiền dự địnhNgười ở giai đoạn tiền dự định là những người nghiện ma túy đang “sung sướng”. Họ thường không liên kết những vấn đề rắc rối gặp phải với việc sử dụng ma túy của họ, cũng không lo lắng gì tới việc sử dụng ma túy hay những hậu quả liên quan. Họ không quan tâm đến việc thay đổi hoặc không muốn thay đổi.

Chiến lược can thiệp:• Tham vấn viên cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tạo dựng sự tin tưởng ở

thân chủ. Để đạt được điều đó tham vấn viên phải lắng nghe tích cực và thể hiện sự thấu cảm. Điều quan trọng là tham vấn viên phải kích thích mối quan tâm của thân chủ về việc sử dụng ma túy, tạo ra sự hồ nghi hoặc mối quan ngại về sử dụng ma túy.

• Tìm hiểu kỹ về những sự kiện khiến thân chủ tìm đến với dịch vụ hoặc đánh giá kết quả của các đợt điều trị trước đây.

• Cung cấp thông tin nâng cao nhận thức của thân chủ về nguy cơ và những vấn đề do sử dụng ma túy gây ra. Tìm hiểu xem họ có nhận thấy những vấn đề rắc rối do sử dụng ma túy gây nên không, và nhận thức của họ về các vấn đề rắc rối đó như thế nào. Tham vấn viên có thể cần phải cung cấp thông tin thực tế về nguy cơ của việc sử dụng ma túy và đưa ra những phản hồi cá nhân về những phát hiện từ đánh giá thân chủ.

• Các chiến lược phỏng vấn tạo động lực bao gồm tìm hiểu những ưu và nhược điểm của việc sử dụng ma túy và phát hiện sự không nhất quán giữa hành vi hiện tại của thân chủ và mục đích (tham vọng) của họ trong tương lai. Có thể đặt một số câu hỏi hữu ích như: “ Hãy hình dung cuộc sống của bạn sau này sẽ như thế nào nếu tiếp tục sống như hiện nay, hình ảnh ấy làm cho bạn cảm thấy như thế nào?”; “ Hãy tưởng tượng rằng cuộc sống của bạn như trước khi bạn sử dụng ma túy, hình ảnh ấy làm cho bạn cảm thấy như thế nào?”; “ Bạn thấy sử dụng ma túy có những lợi ích gì?”; “ Sử dụng ma túy có những điểm bất lợi gì?”; “ Hãy hình dung cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu bạn thay đổi, hình ảnh đó làm cho bạn cảm thấy như thế nào?”…

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 83: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

83Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Nếu thân chủ không muốn thay đổi cần đề cập đến các vấn đề giảm nguy cơ hoặc giảm hậu quả bất lợi của việc sử dụng ma túy (cung cấp bơm kim tiêm sạch,bao cao su để giảm nguy cơ lây truyền HIV, viêm gan C; chương trình giáo dục đồng đẳng về sử dụng ma túy an toàn như chăm sóc ven, can thiệp nguy cơ sốc quá liều…) cho đến khi thân chủ muốn thay đổi hành vi.

Nội dung giảm nguy cơ sẽ được trình bày ở phần sau.

Giai đoạn dự địnhỞ giai đoạn dự định, thân chủ thừa nhận có các vấn đề đang lo lắng và cân nhắc khả năng thay đổi, nhưng vẫn lưỡng lự và chưa chắc chắn về sự thay đổi. Thông thường thân chủ tìm đến với dịch vụ vì yếu tố tác động từ bên ngoài (sức ép từ người thân, gia đình…) và bản thân họ có rất ít động cơ bên trong để thay đổi.

Biện pháp can thiệp:• Tiếp tục nâng cao nhận thức của thân chủ về nguy cơ nếu tiếp tục hành vi sử

dụng ma túy.• Bình thường hóa cảm giác lưỡng lự của thân chủ và giúp thân chủ thay đổi cán

cân nghiêng về phía thay đổi bằng cách:- So sánh những điểm lợi và hại của việc sử dụng ma túy và của sự thay đổi- Chuyển động cơ thay đổi từ những yếu tố bên ngoài sang những yếu tố bên

trong của thân chủ. - Đánh giá động cơ của thân chủ bằng cách đánh giá các giá trị cá nhân, tham

vọng, mục đích của thân chủ liên quan đến sự thay đổi. - Nhấn mạnh vào quyền tự do lựa chọn, trách nhiệm và tính tự lực của thân

chủ. Để tăng khả năng tự lực của thân chủ tham vấn viên cần củng cố những nỗ lực mà họ đã thực hiện trước đây để thay đổi hành vi và bất kỳ tinh thần lạc quan nào mà họ có cho tương lai.

• Khuyến khích thân chủ nói ra những lời tự động viên và cam kết thay đổi.• Khơi gợi thân chủ tự nhận xét về năng lực của họ và những mong đợi từ dịch

vụ điều trị.• Bằng cách tóm tắt lại những lời nói tự động viên, đánh giá sự tự tin và mong đợi

về kết quả điều trị của thân chủ. Tham vấn viên có thể giúp họ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của quá trình thay đổi hành vi.

Page 84: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

84 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Giai đoạn chuẩn bịỞ giai đoạn chuẩn bị thân chủ có dự định hành động và đang thực hiện những bước nhỏ để thay đổi (ví dụ: trì hoãn thời gian sử dụng ma túy, giảm liều dùng…). Họ cũng đang quan tâm đến những yếu tố có thể giúp họ thay đổi hành vi trong tương lai gần những vẫn còn cân nhắc xem nên làm như thế nào, cân nhắc những khả năng hỗ trợ thay đổi.

Biện pháp can thiệp:• Tham vấn viên phải xác định rõ mục đích và chiến lược thay đổi của thân chủ,

giúp thân chủ nhận thức được lợi ích và hậu quả của sự thay đổi hành vi đó.• Tham vấn viên hỗ trợ thân chủ lập kế hoạch cho sự thay đổi.• Tham vấn viên đưa ra nhiều lựa chọn điều trị để thân chủ tự quyết định, hỗ trợ

thân chủ các chiến lược đối phó với những khó khăn của sự thay đổi, hướng dẫn họ cách tốt nhất để thực hiện sự thay đổi.

• Tham vấn viên cần xem xét những biện pháp giảm bớt những rào cản cá nhân và giúp thân chủ lập danh sách những nguồn hỗ trợ để thay đổi. Có thể có các rào cản quan trọng đối với sự thay đổi như vấn đề tài chính, chăm sóc con cái, công việc, đi lại… Tham vấn viên cùng thân chủ bàn cách vượt qua những rào cản này.

• Tham vấn viên hỗ trợ thân chủ duy trì động lực, hỗ trợ phát triển các kỹ năng và sử dụng các chiến lược phù hợp.

• Giúp thân chủ nói thành lời ý định thay đổi, khi tự nói thành lời họ sẽ dễ dàng thay đổi hơn.

Giai đoạn hành độngỞ giai đoạn hành động, thân chủ chủ động thực hiện các bước để thay đổi nhưng chưa đạt đến độ ổn định. Biện pháp can thiệp:

• Đưa thân chủ vào chương trình điều trị và củng cố tầm quan trọng của việc không sử dụng ma túy.

• Giúp thân chủ cách nhìn thực tế rằng sự thay đổi sẽ diễn ra qua các bước nhỏ, thừa nhận những khó khăn xảy ra trong giai đoạn đầu của tiến trình thay đổi và thân chủ cần lường trước những khó khăn này.

• Giúp thân chủ xác định được những tình huống nguy cơ cao, đó là các tình huống chứa đựng các yếu tố cám dỗ nội tâm bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc cả hai (cảm giác phê sướng, giảm đau nhức, dụng cụ tiêm chích, bạn bè cũ, địa

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 85: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

85Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

điểm…) và xây dựng những chiến lược đối phó bằng cách giúp thân chủ cố gắng giảm hoặc loại trừ các yếu tố đó ra khỏi cuộc sống, ví dụ: vứt đi các dụng cụ tiêm chích, đi tìm việc làm để tránh nhàn rỗi, tránh gặp bạn bè – những người vẫn sử dụng ma túy…

• Hỗ trợ thân chủ tìm ra cách mới để củng cố những thay đổi tích cực• Giúp thân chủ tìm hiểu xem họ có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ gia đình, xã hội

không. Dựa vào kết quả đánh giá tham vấn viên có thể huy động được những nguồn hỗ trợ tiềm năng để giúp thân chủ đạt mục tiêu.

• Củng cố tinh thần cho thân chủ trong những thời điểm khó khăn• Hướng dẫn cho họ kỹ năng tự theo dõi kiểm soát bản thân, kỹ năng dự phòng

tái nghiện (kỹ năng từ chối, đối phó với cơn thèm nhớ, quản lý căng thẳng, quản lý thời gian).

Giai đoạn duy trìỞ giai đoạn duy trì, thân chủ đã thay đổi được hành vi sử dụng ma túy của họ trong một khoảng thời gian khá dài (hơn 6 tháng). Họ đang thực hiện các chiến lược dự phòng tái nghiện và củng cố những thành quả đạt được.

Biện pháp can thiệp:• Tham vấn viên phải giúp thân chủ xác định các hoạt động giải trí không liên

quan đến việc sử dụng ma túy.• Hỗ trợ thay đổi lối sống (ví dụ chuyển nhà đến nơi ít có hiện tượng sử dụng ma

túy, tìm kiếm các hoạt động ít phải ra phố, tránh xa khỏi người nghiện và người buôn bán ma túy…)

• Củng cố ý chí quyết tâm của thân chủ trong việc duy trì hành vi không sử dụng ma túy.

• Xác định các tình huống nguy cơ cao và các kỹ thuật dự phòng tái nghiện• Cùng thân chủ xem xét các mục tiêu dài hạn và xây dựng các cách mới để duy

trì lối sống không ma túy.

Giai đoạn tái nghiệnTrong giai đoạn tái nghiện, thân chủ phải đối mặt với những hậu quả của việc sử dụng lại ma túy. Họ cũng phải quyết định những việc cần làm trong tương lai.

Biện pháp can thiệp:• Chuẩn bị trước cho thân chủ đối phó với giai đoạn này, giải thích cho thân chủ “

vấp” và “ngã” là một phần hay gặp của sự thay đổi; giúp thân chủ phân biệt giữa

Page 86: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

86 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

“ vấp” (sử dụng lại ma túy) và “ ngã” ( tái nghiện).• Giúp thân chủ hiểu tác hại do sử dụng lại ma túy.• Giúp thân chủ quay lại chu kỳ thay đổi hành vi và động viên bất kỳ mong muốn

có những thay đổi tích cực của thân chủ.• Tìm hiểu những lí do khiến thân chủ tái nghiện và coi đó là cơ hội học hỏi và rút

kinh nghiệm• Hỗ trợ thân chủ tìm những chiến lược đối phó thay thế• Duy trì liên lạc hỗ trợ với thân chủ, giúp họ tái thiết lập một cuộc sống không

ma túy.

2. Dự phòng tái nghiện2.1 những vấn đề chung về tái nghiện2.1.1 Khái niệm, phân biệt khái niệm vấp, trượt, ngãTheo quan niệm trước đây cho rằng cứ sử dụng lại ma túy là tái nghiện mà không cần xét đến các yếu tố tâm lý thể chất.

Hiện nay khoa học đã chứng minh rằng, nghiện là bệnh mạn tính của não bộ, giống như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, không thể chữa khỏi. Vì vậy tái phát là một đặc tính của những căn bệnh mạn tính này. Do vậy việc tái sử dụng ma túy của thân chủ là được coi là những đợt bệnh tái phát, có thể xảy ra trong quá trình điều trị và phục hồi và cần thay đổi hoặc tăng cường kế hoạch điều trị và các biện pháp hỗ trợ.

Vậy tái nghiện có nghĩa là quay trở lại tình trạng lệ thuộc vào ma túy đạt tiêu chí chẩn đoán nghiện theo phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) như đã đề cập bao gồm cả những hành vi như trước đây. Cần phân biệt rõ giữa sử dụng lại ma túy và tái nghiện. Việc thân chủ sử dụng lại ma túy thì không hoàn toàn là đã tái nghiện, nhưng tái sử dụng có thể là sự khởi đầu dẫn đến tái nghiện. Khi đã dùng đến thuật ngữ nghiện, thì cần phải đạt ít nhất 3 trong 6 tiêu chí bao gồm cả tiêu chí về mặt thực thể và tâm lý trong 12 tháng để đánh giá (ICD10, xem tài liệu Chất gây nghiện và xã hội).

Việc đánh giá và phân biệt giữa tái sử dụng và tái nghiện ma túy có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình can thiệp của tham vấn viên dành cho thân chủ. Ở đây, nhằm hỗ trợ cho việc xác định đúng mức độ ảnh hưởng của vấn đề sử dụng ma túy đối với thân chủ và giúp tham vấn viên đề ra các chiến lược can thiệp phù hợp, tái sử dụng và tái nghiện được mô phỏng và phân biệt bằng hình ảnh vấp, trượt và ngã dựa theo sự tiến triển của tình trạng sử dụng ma túy

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 87: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

87Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

phân biệt khái niệm vấp, trượt, ngã:Vấp: Là việc thân chủ mới bắt đầu sử dụng lại 1 – 2 lần đầu, và liền sau đó nhận ra “Ồ mình đã phạm phải sai lầm” và ngay lập tức thân chủ lấy lại sự cân bằng, yếu tố chính để phân tích hình ảnh sự khác nhau giữa vấp với trượt và ngã (tái nghiện) đó là việc thân chủ có thể lấy lại khả năng kiểm soát để không tiếp tục sử dụng ma túy nữa. Ở giai đoạn vấp thân chủ có thể nghĩ được cái lợi, cái hại, những cái giá mà thân chủ phải trả khi sử dụng ma túy. Thân chủ có thể nghĩ “tại sao mình lại làm điều đó nhỉ?”, “mình sẽ mất công việc, bạn bè, người thân…, mình sẽ mất tất cả nếu mình sử dụng lại ma túy”.

Trượt: Là việc thân chủ tiếp tục sử dụng ma túy thêm một vài lần nữa sau khi “vấp” và thân chủ phải mất nhiều thời gian mới kiểm soát được hành vi và đi đến quyết định không nên tiếp tục sử dụng ma túy.

Ngã (tái nghiện): là việc quay lại thói quen sử dụng ma túy liên tục như trước đây sau một thời gian dài từ bỏ và quay trở lại tình trạng lệ thuộc vào ma túy như trước đây.Như vậy, sử dụng lại ma túy một lần chưa có nghĩa là đã tái nghiện, tuy nhiên cần lưu ý rằng, chúng ta không thể khẳng định được một thân chủ nào đó có tái nghiện hay không, sau khi họ đã sử dụng lại ma túy một lần. Việc thân chủ có nghiện lại hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Trong cuộc sống thường nhật, thân chủ có lúc vấp, thậm chí trượt dài, song nếu thân chủ còn đủ lực để lấy lại trạng thái cân bằng, hoặc có thêm sự trợ giúp từ bên ngoài một cách hợp lý, thì họ có thể vẫn gượng dậy được mà chưa bị ngã. Tuy nhiên, ranh giới giữa vấp – trượt – ngã rất mong manh, chỉ cần một chút lơ là, không chú ý, buông xuôi hết hy vọng và thiếu sự hỗ trợ kịp thời từ người thân, tham vấn viên thì có thể thân chủ sẽ bị ma túy cám dỗ và làm gục ngã, quá trình này có thể tái diễn rất nhiều lần, nó có thể làm cho mọi người cũng như chính bản thân thân chủ nản chí.

Vậy một vấn đề quan trọng cần đặt ra ở đây là tham vấn viên cần phân biệt thân chủ đang ở giai đoạn vấp, trượt hay ngã để có các can thiệp hỗ trợ và tham vấn phù hợp. Tham vấn viên sẽ cùng làm việc với thân chủ để có được một kế hoạch hoặc cách phòng tránh tái nghiện phù hợp tùy từng mức độ. Đây là một phần việc vô cùng quan trọng và khá thách thức đối với cả thân chủ và tham vấn viên.

Để có thể hỗ trợ được thân chủ dự phòng tái nghiện, đầu tiên tham vấn viên cần xác định được các nguyên nhân dẫn đến tái nghiện, đến các bước trong dự phòng

Page 88: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

88 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

tái nghiện và hỗ trợ thân chủ phát triển một số kỹ năng, kỹ thuật cần thiết trong dự phòng tái nghiện.

2.1.2. nguyên nhân dẫn đến tái nghiệnThân chủ có thể tái nghiện do nhiều lý do khác nhau, song về cơ bản người ta đề cập tới hai nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân bên trong cá nhân) và nguyên nhân khách quan (nguyên nhân nảy sinh trong mối quan hệ với người khác, với xã hội)

2.1.2.1. Nguyên nhân chủ quan• Thân chủ có thể sử dụng lại ma túy khi phải đối phó với các cảm xúc tiêu cực,

ví dụ như sự không thoải mái trong tâm trí, cảm giác trống rỗng trong nội tâm, sự thất vọng, cảm giác bế tắc, mất niềm tin vào bản thân, đôi khi đó là cảm giác tội lỗi…

Thân chủ có thể sử dụng lại ma túy khi phải đối phó với các trạng thái thể chất- sinh lý tiêu cực, ví dụ như khi cá nhân phải chịu đựng sự đau đớn, khó chịu khi cắt cơn, cơn thèm nhớ, hoặc sự đau đớn do chấn thương hoặc bệnh tật gây nên vì các chất dạng thuốc phiện như heroin có tác dụng giảm đau, êm dịu, an thần.

Thân chủ có thể sử dụng lại ma túy khi phải đối phó với các cảm xúc tích cực, trạng thái vui vẻ quá ngưỡng, hoặc để làm gia tăng sự phê sướng, sự hài lòng, thỏa mãn.

Thân chủ có thể sử dụng lại ma túy để kiểm tra lại khả năng của cá nhân, xem “sức mạnh ý chí của mình cao như thế nào?”, “liệu mình có kiểm soát được việc sử dụng ma túy theo ý muốn hay không?”, hoặc cá nhân muốn kiểm tra xem hiệu quả của quá trình điều trị bằng phương pháp mới, hoặc đôi khi xuất phát từ ý nghĩ “thử lại một lần xem thấy nó như thế nào, có phê như trước hay không?”

2.1.2.2. Nguyên nhân khách quan• Thân chủ có thể sử dụng lại ma túy khi phải đối phó với những mâu thuẫn nảy

sinh trong các mối quan hệ như giữa vợ - chồng, bố mẹ - con cái, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với bạn bè…, những mâu thuẫn này đang diễn ra trong hiện tại hoặc đã xảy ra gần đây.

• Thân chủ có thể sử dụng lại ma túy khi chịu áp lực từ phía cộng đồng, xã hội, đó có thể là sự ảnh hưởng hay tác động của một người hay nhóm người khác trong cộng đồng hoặc xã hội đã tạo ra áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thân chủ, khiến họ phải sử dụng lại ma túy

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 89: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

89Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

- Áp lực trực tiếp là sự ảnh hưởng bởi những mối quan hệ trực tiếp của một người hay nhóm người khác bằng con đường tiếp xúc trực tiếp thông qua lời nói (VD: Được người khác mời sử dụng ma túy khi gặp gỡ, bị ép sử dụng ma túy…)

- Áp lực gián tiếp là những phản ứng của thân chủ bị ảnh hưởng khi quan sát hành vi của người khác hoặc nhóm người khác thôi thúc khách hàng sử dụng lại (VD: khi thân chủ quan sát thấy ai đó sử dụng ma túy trước mặt mình)

Thân chủ có thể sử dụng lại ma túy để làm gia tăng các cảm xúc tích cực với người khác như đem lại sự thoải mái, sự vui vẻ, ham muốn tình dục… những cảm xúc này nảy sinh trong mối quan hệ tương tác với người khác (VD: Việc sử dụng ma túy trong nhóm bạn thân, với người yêu…)

2.2. Dự phòng tái nghiện2.2.1. tầm quan trọng của dự phòng tái nghiệnDự phòng tái nghiện là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi sau khi điều trị nghiện, sau khi thân chủ đã chuyển sang giai đoạn tương đối ổn định, họ cần xây dựng ngay những kỹ năng dự phòng tái nghiện trong tương lai, do vậy kế hoạch dự phòng tái nghiện luôn được tính trước, khi thân chủ đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, tự nguyện và cam kết điều trị. Thân chủ cần được học tập để được trang bị những kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, để vượt qua các yếu tố nguy cơ. Một người nghiện đã vấp, trượt, ngã nhiều lần vẫn có thể thành công trong việc đoạn tuyệt với ma túy. Người ta ví, thân chủ cũng giống như một người tập đi xe đạp vậy, họ có thể leo lên rồi lại té xuống nhiều lần, té mãi cho đến khi đi được xe đạp thì thôi.

Như ta biết, phục hồi cho thân chủ không những là một quá trình từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn là một quá trình duy trì ổn định được trạng thái sống không có ma túy, kèm theo những thay đổi bên trong cơ thể, cũng như các mối quan hệ của cá nhân với người khác, với môi trường sống xung quanh. Nếu một thân chủ không có các thay đổi này, thì tình trạng sống không có ma túy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, sau đó lại có thể tái sử dụng hoặc tái nghiện.

Dự phòng tái nghiện bao gồm các can thiệp nhằm giúp thân chủ nhận biết trước các dấu hiệu nguy cơ có thể dẫn đến tái sử dụng ma túy để có thể kiểm soát chúng và kịp dừng lại. Dự phòng tái nghiện giúp thân chủ hình thành ý thức cảnh giác với những yếu tố cám dỗ bên trong và bên ngoài luôn hiện hữu trong cuộc sống của họ để có

Page 90: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

90 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

thể chuẩn bị trước cách đối phó với chúng và thành công trong việc “giữ sạch” (kiêng ma túy).

Tham vấn viên và những nhân viên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác có thể giúp một thân chủ kéo dài thời gian không tái sử dụng ma túy và gần như không bị tái nghiện hoàn toàn, nếu thân chủ phối hợp, có sự quyết tâm, tự nguyện cam kết theo những chiến lược dự phòng tái nghiện hoặc quy trình hướng dẫn của các mô hình điều trị. Ngoài ra còn cần đến sự hỗ trợ và tham gia của gia đình thân chủ trong quá trình điều trị và phục hồi. Điều quan trọng là tham vấn viên cần cùng với thân chủ xây dựng các chiến lược can thiệp thay đổi nhận thức – hành vi và dự phòng thói quen sử dụng ma túy quay lại. Các chiến lược bao gồm việc thường xuyên tham dự sinh hoạt nhóm hỗ trợ đồng đẳng, duy trì cuộc sống ổn định có trách nhiệm với bản thân và gia đình, đối phó với các yếu tố cám dỗ…. Kết quả điều trị cho thấy nhiều thân chủ tái sử dụng ma túy nhưng không phải ai cũng sử dụng lại ma túy với liều như trước khi điều trị. Kết quả điều trị thành công ở mức độ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và trước hết là các yếu tố thuộc về cá nhân như vấn đề nhận thức, trạng thái cảm xúc, các hành vi của cá nhân, sau đó là các mối quan hệ, yếu tố gia đình, cộng đồng, xã hội.

Quá trình phục hồi có thể coi là thành công là khi thân chủ đã duy trì được:• Có cuộc sống không liên quan đến ma túy• Thể chất được cải thiện, phục hồi (não bộ, sức khỏe…)• Xây dựng lại các mối quan hệ không liên quan đến ma túy• Thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực• Tìm kiếm được một công việc có ý nghĩa hoặc giá trị (có thu nhập, yêu thích,

giúp ích được cho bản thân và gia đình, và các hoạt động này chiếm gần như toàn bộ thời gian của thân chủ…)

Điều trị nghiện ma túy là một công việc phức tạp, cần nhiều thời gian, đòi hỏi những người tham gia cũng như thân chủ phải kiên nhẫn, cần có các biện pháp tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, linh hoạt, kịp thời, trong đó dự phòng tái nghiện là một cấu phần quan trọng không thể thiếu.

2.2.2.chiến lược dự phòng tái nghiện2.2.2.1.Chiến lược can thiệp chungLà các chương trình và hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho thân chủ để đối phó với các tình huống nguy cơ cao và việc tái sử dụng ma túy một vài lần. Những can thiệp này không chỉ dừng lại ở việc hạn chế, hoặc không sử dụng ma túy

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 91: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

91Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

trong quá trình điều trị nghiện ma túy, mà hơn thế nữa can thiệp dự phòng tái nghiện chung còn hướng tới những thay đổi trong lối sống của thân chủ, giúp thân chủ có thêm những bài học kinh nghiệm sau mỗi lần vấp, ngã, nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo sớm để có cách phòng ngừa hợp lý. Các can thiệp dự phòng chung cần hướng tới các công việc sau đây:

• Giúp thân chủ nâng cao năng lực bản thân, xây dựng lòng tin, xác định giá trị, cân bằng lối sống

• Hướng dẫn thân chủ xác định và tiên lượng được những dấu hiệu cảnh báo sớm trước khi rơi vào tình huống nguy cơ cao và thực hiện các chiến lược tự kiềm chế nhằm giảm khả năng sử dụng lại ma túy hoặc tái nghiện

• Giúp thân chủ đối phó với sự biện hộ và chối bỏ, tránh được những quyết định tưởng chừng như không liên quan dẫn đến việc sử dụng lại ma túy. Ngoài sự thèm nhớ, những nguyên nhân sâu xa khiến tái nghiện còn bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: sự biện hộ, sự chối bỏ, và những quyết định tưởng chừng không liên quan. Những yếu tố này liên quan đến chuỗi những sự kiện xảy ra trước khi rơi vào tình huống nguy cơ cao.

Sự biện hộ là lời giải thích hoặc đưa các lý do tưởng chừng như hợp lý để thanh minh cho việc sử dụng lại ma túy (VD: Thân chủ đang tham gia chương trình điều trị bằng Methadone thường lý giải việc mình sử dụng lại ma túy vì vợ con suốt ngày cằn nhằn vì mình không làm việc để kiếm tiền, hoặc tôi kiểm soát được nó mà, chỉ khi nào tôi có sẵn tiền trong túi tôi mới dùng, còn không thì thôi, tôi dùng lại ma túy chỉ vì gia đình tôi vừa mới có người thân qua đời,…). Nghĩa là việc sử dụng lại hoàn toàn là lỗi của người khác mà chưa nhận ra rằng đó chính là do bản thân mình. Đôi khi đó là do thân chủ không nhận ra, hoặc không muốn tin vào lý do “thực” khiến họ thực hiện lại hành vi cũ.

Sự chối bỏ là một cơ chế tự vệ, cá nhân không chịu thừa nhận, hoặc phủ nhận các động cơ khiến cho họ sử dụng lại ma túy, phủ nhận cả nhận thức về tác hại của ma túy, thỉnh thoảng họ phủ nhận cả nguyên nhân tái nghiện hoặc họ cũng có thể phủ nhận mình có vấn đề với việc sử dụng ma túy hay thậm chí phủ nhận cả cơn thèm nhớ ma túy xảy đến với mình.

Những quyết định tưởng chừng như không liên quan: Đôi khi thân chủ đi đến một số quyết định một cách ngẫu hứng, họ thường không ý thức được rằng, những quyết định tưởng chừng như vô hại lại có thể đẩy họ đến những quyết định khác có hại hơn liên quan đến việc sử dụng lại mà túy (VD: Thân chủ chỉ định đi ra quán cà phê gần

Page 92: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

92 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

nhà để uống cà phê, xong tới đó họ gặp lại những người bạn cũ, những người mà trước đây đã cùng họ sử dụng ma túy. Rõ ràng, lúc đầu họ không có ý định sử dụng ma túy, họ không nghĩ rằng việc đi uống cà phê lại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là đã sử dụng lại ma túy)

• Giúp thân chủ quản lý căng thẳng bằng hàng loạt các hoạt động vui chơi, giải trí có ích như tập thể dục, ngồi thiền, tắm nước nóng, tham gia vào các hoạt động phù hợp sở thích, hoặc tập thư giãn bằng cách thả lỏng các cơ…

• Giúp thân chủ có thêm động lực thay đổi. Việc sử dụng ma túy là một quá trình có tính lặp đi lặp lại, nên hầu hết mọi thân chủ không thể thành công hoàn toàn sau lần thay đổi đầu tiên, do vậy cần trao đổi với thân chủ rằng thất bại nho nhỏ đó cũng là việc bình thường, điều quan trọng hơn đó là việc thấy được các bài học kinh nghiệm rút ra sau thất bại đó, ghi nhận những việc họ đã làm được dù nhỏ, luôn tạo mối quan hệ tin tưởng, chuyên nghiệp, hợp tác… để thân chủ có thêm sức mạnh, quyết tâm thay đổi. Tham vấn viên có thể áp dụng kỹ thuật phỏng vấn tạo động lực trong trường hợp muốn tăng cường động lực điều trị của thân chủ.

Những chiến lược dự phòng tái nghiện lâu dài chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ thân chủ xây dựng lại các mối quan hệ không liên quan đến ma túy, thay đổi và quân bình được lối sống, tìm kiếm một công việc phù hợp khi đã điều trị ổn định hoặc đã phục hồi được một khoảng thời gian nhất định… Ngoài ra tham vấn viên cũng cần tập trung đến một số kỹ thuật giúp thân chủ vượt qua các sự kiện hay yếu tố nguy cơ đến bất chợt như: kỹ thuật từ chối, đối phó với cơn thèm nhớ, quản lý nóng giận... Những kỹ thuật này sẽ được trình bày chi tiết ở những nội dung sau.

Kết quả của một chiến lược bền vững và lâu dài là xây dựng năng lực cho thân chủ để chính họ đủ tự tin đương đầu với các tình huống nguy cơ, thay đổi được lối sống một cách tích cực không có ma túy.

2.2.2.2. Chiến lược can thiệp cụ thểLà các hoạt động nhằm hướng dẫn thân chủ nhận biết và đối phó với các tình huống nguy cơ cao thúc đẩy họ sử dụng lại ma túy, các chiến lược thay đổi nhận thức – hành vi nhằm hướng tới không sử dụng ma túy, can thiệp này tập trung vào các yếu tố thúc đẩy trực tiếp đến quá trình tái nghiện, hướng dẫn các kỹ năng, kỹ thuật để đối phó với những tình huống cụ thể xảy ra với thân chủ

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 93: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

93Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Có một số biện pháp cơ bản trong dự phòng tái nghiện cụ thể sau đây:• Giúp thân chủ đối phó với những cơn thèm nhớ: Thèm nhớ là một biểu hiện bình

thường của người đã sử dụng ma túy. Đối phó với cơn thèm nhớ là một vấn đề có tính chất rất phức tạp và rất khó khăn đối với thân chủ. Những cơn thèm nhớ thường xuất hiện trong một vài tuần, thậm chí chỉ một vài tháng sau khi từ bỏ ma túy hoàn toàn, và có thể kéo dài hơn hoặc vẫn tiếp tục xuất hiện trong quá trình phục hồi do các yếu tố kích thích khách quan và chủ quan. Chịu đựng cơn thèm nhớ có thể rất khổ sở đối với thân chủ và có thể dẫn đến tái sử dụng ma túy nếu như không có cách nhìn đúng đắn và giải quyết vấn đề thèm nhớ một cách hiệu quả (Các kỹ thuật cụ thể sẽ được trình bày trong mục đối phó với cơn thèm nhớ )

• Đánh giá tiền sử sử dụng ma túy và khả năng tái nghiệnLý do chính thân chủ tìm đến các dịch vụ tâm lý – xã hội có thể không phải vì họ muốn từ bỏ ma túy, mà có thể là họ muốn biết làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng cắt cơn có liên quan tới tình trạng nghiện ma túy (VD: đau đầu, chảy nước mắt, đau nhức cơ, cảm giác bồn chồn…) hoặc vì lý do khác. Do vậy, cần thu thập thông tin liên quan đến việc sử dụng ma túy trong hiện tại của thân chủ để phân tích các tình huống thực sự của họ.Các câu hỏi sử dụng để thu thập thông tin cho việc đánh giá tiền sử sử dụng ma túy và khả năng tái nghiện có thể là:

Các loại ma túy thân chủ đã sử dụng là gì? Liều dùng? Đường dùng?Loại ma túy nào gây phiền phức nhất cho thân chủ?Thân chủ đã điều trị nghiện bao giờ chưa? Điều trị nghiện mấy lần? Ở đâu?Thời gian điều trị nghiện dài nhất là bao lâu? Ít nhất là bao lâu? Thời điểm nào?Lý do điều trị nghiện ma túy là gì?Lý do sử dụng lại ma túy là gì?Hiện tại thân chủ đang sử dụng loại ma túy nào? Liều dùng?Lần cuối cùng thân chủ dùng ma tuý là khi nào?Cái gì đã diễn ra khi thân chủ quyết định mua ma tuý để dùng lại?Điều quan trọng là việc xác định xem có phải là một cú vấp, trượt hay ngã và các yếu tố cám dỗ có liên quan cụ thể là gì?

• Giúp thân chủ đối phó với tình huống nguy cơ cao và tăng sự tự tinXác định các tình huống nguy cơ caoCác tình huống nguy cơ cao là những tình huống chứa đựng yếu tố cám dỗ bên trong, hoặc bên ngoài, có khi cả hai. Những yếu tố cám dỗ bên ngoài như địa điểm, con người, vật dụng… quen thuộc liên quan đến việc sử dụng ma túy

Page 94: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

94 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

trước kia có thể kích thích cơn thèm nhớ hoặc ham muốn sử dụng ma tuý. Thân chủ cần hiểu rõ và cảnh giác với những yếu tố cám dỗ bên ngoài có tác động mạnh mẽ đến bản thân mình để tránh những yếu tố kích thích đó nếu có thể. Những yếu tố cám dỗ bên trong như cảm xúc, suy nghĩ, phản ứng cơ thể… gần giống với những gì đã diễn ra trong quá khứ cũng có thể gợi cho thân chủ nhớ đến việc sử dụng ma túy trước đây và thôi thúc thân chủ tìm lại ma túy. Đôi khi thân chủ nghĩ rằng ma tuý có thể giúp họ vượt qua được những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Đó là những nguy cơ tiềm tàng hết sức nguy hiểm đối với bất kỳ người nghiện hoặc người sử dụng ma túy nào.Trong quá trình tham vấn, tham vấn viên cần giúp thân chủ xóa bỏ những hiểu biết không đúng về hệ quả tích cực của việc sử dụng lại ma túy (VD: Thân chủ sử dụng ma túy để tìm lại cảm giác phê sướng, để giảm đau nhức, để trốn chạy nỗi đau…). Vì suy cho cùng những tác động ấy của ma túy chỉ mang tính nhất thời và không thể giúp thân chủ giải quyết vấn đề của mình một cách triệt để và lâu dài; tuy nhiên, những mong đợi sai lầm này có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái nghiện. Nhiều khi thân chủ quá chú trọng vào tác động tích cực của ma túy và quên đi, xem nhẹ, hoặc không thừa nhận tác hại của sử dụng ma túy dẫn đến các suy kiệt, mệt mỏi, bệnh tật, mất việc làm, hành vi vi phạm pháp luật…Ngoài ra, tham vấn viên cần làm rõ các yếu tố tiềm tàng có thể dẫn đến sử dụng lại ma túy như những sự kiện vui, buồn xảy ra trong cuộc sống (Kỷ niệm ngày sinh nhật, hoặc người thân mất, bị người yêu bỏ rơi, li dị…)

Đối phó với các tình huống nguy cơ caoKhi trao đổi với thân chủ về cách đối phó với các tình huống nguy cơ cao cần cân nhắc các kỹ năng và kỹ thuật mà thân chủ đã đối phó trước đây, chú ý tới các kỹ năng, kỹ thuật thích hợp nhất, ngoài ra trao đổi cùng thân chủ những kỹ năng và kỹ thuật mới có thể hữu ích để họ suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn.Tham vấn viên khơi gợi để thân chủ liệt kê ra được tất cả những tình huống nguy cơ trước đây mà họ đã trải qua, hoặc những gì tiềm tàng mà thân chủ nghĩ chúng sẽ trở thành yếu tố nguy cơ đến bản thân gây thôi thúc và sử dụng lại ma túy. Dựa vào bản liệt kê này, tham vấn viên và thân chủ sẽ cùng trao đổi, động não tìm ra các giải pháp để đối phó với từng yếu tố nguy cơ một. Những yếu tố nguy cơ này có thể là cáu giận – quản lý nóng giận, cãi vã với người thân – giải quyết mâu thuẫn, hoặc đi làm ngang qua con hẻm trước đây đã từng tiêm chích – thay đổi đường đi có thể là dài hơn, hoặc thời gian quá rảnh rỗi – lập thời gian biểu (quản lý thời gian), bạn cũ đến rủ rê – kỹ năng từ chối…Trong cuộc sống, cho dù có chuẩn bị tốt đến đâu chăng nữa thì cũng không ai có thể lường trước tất cả các tình huống có thể xảy ra mà đối phó, do vậy cần

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 95: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

95Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

trang bị cho mọi thân chủ những kỹ năng, kỹ thuật chung nhất, trong đó có thể kể đến kỹ năng từ chối và đối phó với cơn thèm nhớ để giúp thân chủ vượt qua được các yếu tố cám dỗ bên trong và bên ngoài phổ biến nhất đối với những người đã từng sử dụng hoặc nghiện ma túy.. Trong quá trình điều trị luôn luôn nhấn mạnh những cố gắng, quyết tâm của thân chủ, tìm kiếm các giá trị, ghi nhận các điểm tích cực, những việc mà họ đã làm được dù nhỏ nhằm khích lệ lòng tự tin của thân chủ cho những nỗ lực trong tương lai của họ. Ví dụ:Thân chủ: năm 2008 tôi cai được 01 tháng, nhưng trong người cảm thấy hụt hẫng, sau đó tôi lại sử dụng heroin với liều 100.000đ/ lần và ngày dùng một lần.Tham vấn viên: Như vậy đã có lúc anh đã kiêng ma túy được 01 tháng. Sau đó anh có sử dụng lại nhưng chỉ dùng 1 liều 1 ngày. Tôi chắc rằng anh đã rất nỗ lực để có thể kiểm soát được liều dùng của mình. Như vậy cũng có thể hiểu rằng chỉ cần anh có ý định và có quyết tâm đối với việc giảm liều hoặc ngừng sử dụng ma túy thì anh có thể đạt được điều đó.

• Giúp thân chủ đối phó với sử dụng lại ma túy: Tham vấn viên thảo luận cùng thân chủ lập kế hoạch cụ thể cho việc đối phó với sử dụng lại ma túy. Bản kế hoạch này cần phải thật chi tiết, có khung thời gian, hợp lý và đảm bảo tính khả thi, có chú ý tìm kiếm thêm các nguồn lực hỗ trợ trong gia đình.

• Đối phó với các hiệu ứng vi phạm kiêng ma túy- Hiệu ứng vi phạm kiêng khem xảy ra khi thân chủ đã cam kết cai nghiện, lại

vấp và sau đó tiếp tục sử dụng ma tuý đến mức không kiểm soát được . Hiệu ứng vi phạm kiêng ma túy là sau khi sử dụng lại ma túy, thân chủ cảm thấy rất dằn vặt, cảm thấy mình thật yếu kém và đã thất bại, họ trở nên buông xuôi, họ nghĩ “ mình đã dùng lại một lần rồi có nghĩa là đã thất bại, không có cách nào có thể kiểm soát được nữa, vậy nên tốt nhất là mình quay lại với ma tuý và không chiến đấu với nó nữa” . Thực tế cho thấy, nếu mới có “vấp”, thân chủ có thể kiểm soát được việc sử dụng ma tuý của họ trong quá trình phục hồi và việc kiểm soát này dễ dàng hơn so với “trượt” và “ngã”.

- Khi làm việc với thân chủ, tham vấn viên cần thảo luận thật cặn kẽ với thân chủ về hiệu ứng vi phạm kiêng khem để giúp họ hiểu rằng tái sử dụng ma túy là điều bình thường và hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình điều trị nghiện vì nghiện ma túy là một rối loạn mạn tính, tái diễn. Tái sử dụng không có nghĩa là nghị lực yếu kém hay thất bại hoàn toàn trong điều trị nghiện. Tham vấn viên hỗ trợ thân chủ phân tích “cú vấp” đầu tiên này và tìm các chiến lược phù hợp để sớm lấy lại sự thăng bằng trước khi có những dấu

Page 96: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

96 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

hiệu của tái nghiện. Hỗ trợ thân chủ phát huy nội lực của bản thân cũng như tìm kiếm thêm các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để họ có thêm tự tin vào bản thân, quyết tâm cho sự thay đổi.

2.2.2.3. Những điểm cần chú ý trong dự phòng tái nghiện• Thực hành dự phòng tái nghiện là cách rất hữu ích giúp thân chủ giải quyết vấn

đề. Nếu họ không thực hành với tham vấn viên, họ có thể sẽ sai lầm và sai lầm sẽ khiến họ dễ bị tái nghiện hơn.

• Về lý do tái nghiện: Nguyên nhân dẫn đến tái nghiện ở mỗi thân chủ có thể rất khác nhau, sự kiện này có thể là nguyên nhân quan trọng với người này, nhưng có thể không phải quan trọng với người khác, nhóm khác. Vì vậy, trong dự phòng tái nghiện cần trao đổi rất cụ thể với thân chủ về nội dung này.

• Chiến lược dự phòng tái nghiện cần phải phù hợp với các tình huống cụ thể của từng thân chủ để giảm nguy cơ cho họ.

• Cần chú ý tới các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị, như các đặc điểm cá nhân bao gồm mức độ tự tin, khả năng kiểm soát. Thân chủ nữ có thể có những nhu cầu hoặc hoàn cảnh khác phức tạp hơn. Tham vấn viên cũng cần lưu tâm đến các yếu tố liên quan tới tiền sử sử dụng ma tuý, mức độ nghiện, suy giảm nhận thức. Mức độ nghiện càng nặng thì xác suất thành công càng thấp. Thân chủ có khả năng nhận thức kém khó có thể tiếp thu được đầy đủ những hướng dẫn trong dự phòng tái nghiện. Thân chủ có lối sống lành mạnh (thói quen tập thể dục thường xuyên, sở thích tích cực…) có ảnh hưởng tốt đến kết quả điều trị.

• Môi trường sống của thân chủ sau phục hồi cũng rất quan trọng (ví dụ: Môi trường sống không có ma tuý, không ở gần các bạn nghiện trước đây, thân chủ có việc làm ổn định, cộng đồng không có sự kỳ thị…) giúp thân chủ điều trị nghiện hiệu quả.

2.3. các kỹ thuật dự phòng tái nghiện 2.3.1. Kỹ thuật từ chối2.3.1.1. Khái niệm từ chốiKỹ thuật từ chối là nghệ thuật khước từ lời đề nghị của người khác khi mình không muốn, không thích, hoặc không có khả năng thực hiện mà không làm tổn thương mối quan hệ vốn có.

Kỹ thuật từ chối là một kỹ thuật cơ bản và thiết yếu trong dự phòng tái nghiện và cần phải được đưa vào kế hoạch điều trị của thân chủ. Kỹ thuật từ chối có hiệu quả cao khi chính thân chủ là người muốn từ bỏ ma túy.

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 97: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

97Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Nhiều người sử dụng ma tuý gặp nhiều khó khăn trong việc từ chối khi có người mời chào dùng ma tuý. Đặc biệt khi thân chủ còn mơ hồ về việc giảm sử dụng ma tuý, một số thân chủ tái nghiện do tác động trực tiếp từ phía áp lực xã hội của bạn bè . Hầu hết những người sử dụng ma túy đang cố gắng từ bỏ ma túy, vẫn tiếp tục có các mối quan hệ với những người đang sử dụng ma túy, dù là mới có ý định làm quen hay là có mối quan hệ từ trước. Nhiều thân chủ không lường hết được mức độ khó khăn khi phải từ chối sử dụng ma tuý hoặc đến những noi có ma tuý, do vậy, hướng dẫn thân chủ kỹ thuật từ chối là một việc cần thiết trong dự phòng tái nghiện.

2.3.1.2. Các biện pháp từ chốiTham vấn viên hỏi thân chủ về những trải nghiệm, cũng như theo quan điểm của họ thì làm thế nào để từ chối một điều gì đó. Dựa trên những chia sẻ của thân chủ tham vấn viên có thể đúc kết kỹ thuật từ chối gồm có hai biện pháp: dùng ngôn ngữ (có lời) và dùng các biểu hiện, cử chỉ, động tác… (không lời).

a, Biện pháp từ chối bằng lời nóiĐây là cách sử dụng ngôn ngữ nói để thể hiện sự từ chối trước lời đề nghị, rủ rê của bạn bè. Tham vấn viên giới thiệu cho thân chủ một số gợi ý sau đây:

• Lời nói “không” được thốt ra đầu tiên một cách kiên quyết• Nói giọng rõ ràng, tự tin và chắc chắn• Sử dụng câu nói ngắn gọn, tránh giải thích dài dòng• Từ chối bằng cách đưa ra một giải pháp thay thế nếu thân chủ muốn thực hiện

một hoạt động nào đó với họ mà không liên quan đến ma túy• Yêu cầu người đó không được mời chào nữa kể từ nay trở đi, để người khác

cũng không được tiếp tục mời chào nữa.• Một điểm cần lưu ý trong từ chối là giọng nói, ánh mắt và phong cách rất quan

trọng có thể quyết định kết quả của từ chối. Chính vì thế mà tham vấn viên trao đổi với thân chủ về cách nói chậm rãi, to rõ, chắc chắn thể hiện sự tự tin và dứt khoát.

Lưu ý: Tránh nói lời xin lỗi, hoặc trả lời mập mờ vì điều đó có nghĩa là thân chủ chưa có ý định đoạn tuyệt ma túy, hoặc có thể thay đổi quyết định của mình. VD: Những câu nói như “hẹn lúc khác”, “bây giờ tôi đang bận”Một số câu nói không:

- Không, cám ơn- Không, cám ơn, tôi sẽ uống cà phê hoặc ăn bánh ngọt- Không, tôi không bao giờ sử dụng ma túy cho dù anh có đe dọa, trừng phạt

Page 98: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

98 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

b, Biện pháp từ chối không lờiLà cách sử dụng cử chỉ, biểu hiện, ngôn ngữ không lời để biểu thị thái độ kiên quyết không sử dụng ma túy, biện pháp này có thể được sử dụng để hỗ trợ thêm lời từ chối, cụ thể là:

• Ánh mắt nhìn thẳng vào mắt người đang mời chào để thể hiện tính quyết đoán, sự tự tin.

• Tư thế: Sử dụng tư thế đứng hoặc ngồi đối diện, ngẩng cao đầu, thẳng lưng.• Khoảng cách: Sử dụng khoảng cách hợp lý, nếu đứng hoặc ngồi quá xa thể hiện

sự nhút nhát, né tránh, ngại ngùng không dám đương đầu.• Hành động, cử chỉ dứt khoát, kèm câu nói “không”• Đứng dậy, bỏ đi chỗ khác nếu họ tiếp tục năn nỉ, hoặc ép buộc• Không nên trì hoãn, kéo dài thời gian. Cần kết thúc nhanh câu chuyện để thoát

khỏi tình huống khó xử• Rời khỏi tình huống rủ rê càng sớm càng tốt.

Kỹ thuật từ chối sẽ hiệu quả hơn khi thân chủ áp dụng lồng ghép giữa biện pháp có lời và không lời.

Tham vấn viên nhấn mạnh “những yếu tố không liên quan” để thân chủ nhận diện được trong quá trình cung cấp kỹ thuật từ chối. Vì thông thường bạn bè của thân chủ sẽ rủ rê thân chủ thực hiện một hoạt động nào đó không phải sử dụng ma túy nhưng sau đó thì lại liên quan đến ma túy. Ví dụ: các hoạt động thông thường như đi uống cà phê, đi nhậu, đi gặp một vài người bạn cũ, đi vũ trường…

Kỹ thuật từ chối thiên về thực hành, nên trong quá trình làm việc tham vấn viên cần sắm vai với thân chủ về kỹ thuật này. Nên khuyến khích thân chủ đóng vai người từ chối trước, sau đó tham vấn viên làm mẫu và sau cùng là thân chủ đóng vai từ chối lại lần nữa có áp dụng các thông tin ở bên trên. Tham vấn viên hỗ trợ thân chủ nhận ra điểm mạnh và điểm cần cải thiện trong lần họ đóng vai từ chối để khi thực hành tại cơ sở tham vấn họ tự tin và thành thục hơn.

2.3.2. Kỹ thuật đối phó với cơn thèm nhớ ma túyTrong Giáo trình “Chất gây nghiện và xã hội”, chúng ta đã biết đến nghiện là một bệnh mạn tính, và các tiêu chí chẩn đoán nghiện bao gồm cả yếu tố tâm lý và thực thể. Theo tiêu chí ICD10, có thể chẩn đoán một người đã nghiện mà chỉ cần 3 yếu tố tâm lý mà không cần đến yếu tố thực thể. Khi thân chủ điều trị bằng phương pháp cai nghiện, họ cần trải qua 5 – 7 ngày hoặc có thể kéo dài đến 2 tuần để cơ thể thoát khỏi

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 99: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

99Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

tình trạng cắt cơn heroin, nhưng yếu tố lệ thuộc về tâm lý đối với heroin vẫn đeo bám thân chủ rất lâu và có thể trong suốt cuộc đời vì đây là căn bệnh mạn tính. Như đã mô tả trong mô hình quả cầu tuyết lăn thì cơn thèm nhớ có thể dẫn đến tái sử dụng ma túy và trở thành tái nghiện.

Cấu phần tham vấn điều trị nghiện là một phần quan trọng giúp thân chủ ổn định về mặt tâm lý trong quá trình phục hồi. Thèm nhớ ma túy là một trong những yếu tố tâm lý vẫn luôn xuất hiện trong cuộc sống của thân chủ kể cả khi đã điều trị Methadone hoặc dừng sử dụng ma túy trong thời gian dài. Chính vì vậy tham vấn viên cần hỗ trợ thân chủ đối phó với cơn thèm nhớ là một trong những hoạt động quan trọng trong dự phòng tái nghiện.

2.3.2.1. Đặc điểm về sự thèm nhớ ma túyTrong cuộc sống thân chủ có thể gặp các yếu tố cám dỗ (bên trong hoặc bên ngoài) những yếu tố này gợi lên một cơn thèm nhớ xảy ra trong não của thân chủ (có thể sẽ xuất hiện 2 luồng suy nghĩ trong tâm trí của thân chủ: những lý lẽ biện hộ cho hành vi sử dụng và những mục tiêu, kết quả tốt đẹp của điều trị… để dừng lại không sử dụng ma túy nữa) kết quả: sử dụng lại hoặc không.

Có thể phân tích sự hình thành và phát triển của cơn thèm nhớ ma túy thông qua hình ảnh quả cầu tuyết lăn như hình bên dưới.

hình 3: sự hình thành và phát triển cơn thèm nhớ

Dừng mạchsuy nghĩ

Yếu tố

Suy nghĩ

Cơn thèm nhớ

Sử dụng

Page 100: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

100 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Tham vấn viên có thể hình dung ra dòng chảy từ yếu tố cám dỗ đến việc sử dụng ma túy như hình ảnh quả cầu tuyết lăn trên một con dốc. Quả cầu tuyết được hình thành khi yếu tố nguy cơ xuất hiện từ trên đỉnh dốc, và nó sẽ lăn đều xuống dốc khi không có lực cản, trên quãng đường nó lăn những hạt tuyết sẽ bám vào làm cho nó to lên và nặng hơn, theo định luật gia tốc, chính vì nặng nên tốc độ lăn xuống chân dốc càng nhanh. Tương tự như thế, một khi thân chủ xuất hiện yếu tố cám dỗ/ nguy cơ thì cơn thèm nhớ sẽ phát triển rất nhanh sau đó, và cơn thèm nhớ càng lúc càng trở nên mạnh mẽ thôi thúc thân chủ sử dụng lại ma túy. Tham vấn viên và thân chủ cần phải hiểu điều này để cả hai cùng phối hợp phát triển các chiến lược để né tránh các yếu tố cám dỗ, ngăn chặn suy nghĩ về cơn thèm nhớ càng sớm bao nhiêu có thể thì dự phòng tái nghiện sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Trước khi tham vấn hỗ trợ thân chủ đối phó với cơn thèm nhớ ma túy, thì bản thân tham vấn viên và thân chủ cần phải hiểu biết đúng bản chất của cơn thèm nhớ. Dưới đây là 8 thông tin cơ bản về cơn thèm nhớ ma túy:

• Thèm nhớ là hiện tượng bình thường, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, cho dù có liên quan đến ma túy hay bất kỳ một chất nào khác, hay sự kiện nào đó. Đối với thân chủ thèm nhớ ma túy không có nghĩa là đã thất bại mà là một hiện tượng tự nhiên của quá trình điều trị và phục hồi. Cơn thèm nhớ xuất hiện là do ma túy đã làm thay đổi chức năng hoạt động của não, làm cho não suy giảm và lệ thuộc vào ma túy. Đôi khi bản thân thân chủ cũng nghĩ nếu còn thèm nhớ ma túy nghĩa là sẽ tái nghiện và điều trị chưa thành công.

• Cơn thèm nhớ là hậu quả của việc sử dụng ma túy trong thời gian dài, đối phó với cơn thèm nhớ là điều hết sức khó khăn, song điều đó không có nghĩa là không thể kiểm soát được cơn thèm nhớ ma túy. Cơn thèm nhớ ma túy có thể nặng hay nhẹ còn tùy thuộc mức độ nghiện, thời gian sử dụng ma túy của thân chủ.

• Cơn thèm nhớ giống như cơn sóng biển, mức độ mạnh của nó sẽ tăng dần lên, đạt mức tối đa và rồi từ từ lắng xuống và tan biến mất. Và cơn thèm nhớ vừa kết thúc thì sẽ có một cơn thèm nhớ khác lại đến. Một cơn thèm nhớ kéo dài trong vài phút và tối đa là 20 phút.

• Cơn thèm nhớ sẽ yếu dần đi nếu thân chủ không tiếp tục sử dụng ma túy. Nếu thỉnh thoảng thân chủ sử dụng lại sẽ làm cho cơn thèm nhớ kéo dài và mỗi lúc mỗi trở nên mạnh hơn. Tuyệt đối không sử dụng lại ma túy là cách tốt nhất giúp thân chủ loại bỏ được cơn thèm nhớ nhanh và hiệu quả nhất.

• Mỗi lần cơn thèm nhớ xuất hiện, thân chủ thực hiện một hành động hay làm một việc gì đó mà không liên quan đến việc tiếp tục sử dụng lại ma túy, thì hiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 101: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

101Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

tượng thèm nhớ sẽ yếu dần đi. Đỉnh điểm của thèm nhớ sẽ nhỏ dần và cơn sóng sẽ tan ra. Nếu thân chủ không tiếp tục sử dụng ma túy và cố gắng vượt qua thì hiện tượng thèm nhớ sẽ suy yếu dần và rồi sẽ qua đi.

• Cơn thèm nhớ thường xuất hiện và tăng lên khi có liên quan tới các yếu tố cám dỗ. Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng diễn ra xung quanh thân chủ, nếu những thứ đó có liên quan tới ma túy thì nó có thể trở thành các yếu tố làm gia tăng cơn thèm nhớ. Tham vấn viên cần giúp thân chủ hiểu và nhận biết được những yếu tố này nhằm đưa vào xác định các yếu tố nguy cơ trong dự phòng tái nghiện.Ví dụ:- Người nghiện ma túy có thể đi ngang qua đường tàu, nơi mà ngày xưa họ đã

cùng bạn bè sử dụng ma túy- Người nghiện ma túy có thể nhìn thấy cô y tá tiêm cho người nhà, hình ảnh

bơm kim tiêm gợi nhớ về hành vi họ từng chích ma túy- Hình ảnh một người hút thuốc lá, nhả khói thuốc khiến thân chủ cảm thấy

như họ ngửi thấy mùi của ma túy…• Cơn thèm nhớ ma túy xảy ra sau có thể còn mạnh mẽ hơn cơn thèm nhớ trước,

đặc biệt trong những lúc căng thẳng, hoặc khi thân chủ đối phó với các trạng thái cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực…

Thông thường cơn thèm nhớ mạnh mẽ nhất ngay sau khi vừa mới ngừng sử dụng ma túy hoặc điều trị nghiện. Cơn thèm nhớ vẫn tồn tại ngay cả khi thân chủ không sử dụng ma túy trong thời gian dài, cơn thèm nhớ sau thậm chí còn mạnh mẽ hơn cơn thèm nhớ trước và xuất hiện thường xuyên hơn do liên quan đến các yếu tố thúc đẩy. Tóm lại, tái nghiện là một hiện tượng bình thường, song nó có diễn biến rất phức tạp, nó có thể có những diễn biến rất khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan của người nghiện ma túy. Thèm nhớ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tái nghiện, vì vậy trang bị cho thân chủ kiến thức đối phó với cơn thèm nhớ là công việc hết sức cần thiết trong dự phòng tái nghiện ma túy.

2.3.2.2. Mô tả cơn thèm nhớa, Nhận biết các yếu tố kích thích cơn thèm nhớ Đây là một kỹ thuật giúp thân chủ liệt kê tất cả những yếu tố làm cho thân chủ gợi nhớ đến việc sử dụng ma túy, thường sử dụng các câu hỏi mở để có được các thông tin cụ thể và biết được cả những suy nghĩ của thân chủ, ví dụ:

• Những người nào khiến thân chủ gợi nhớ đến ma túy?• Địa điểm nào? Gốc cây, đường tàu, nhà ga, nhà vệ sinh, ghế đá công viên…

Page 102: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

102 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Vật dụng nào? Bật lửa, bơm kim tiêm, tiền, giấy bạc…• Tình huống nào? Đi uống cà phê, đi dự tiệc…• Sự kiện nào? Kỷ niệm ngày sinh nhật, người yêu bỏ…• Những lúc tâm trạng, cảm xúc như thế nào thì thân chủ nghĩ đến ma túy?

Tham vấn viên cùng thân chủ trao đổi về tất cả những thông tin được thân chủ đề cập tới, giúp thân chủ có thể tránh hoặc kiểm soát được những yếu tố kích thích khó tránh hơn (ví dụ đó là những đồ dùng hàng ngày, hay mối quan hệ vợ chồng, con cái, anh em ruột thịt…)

Nhận biết các yếu tố kích thích cơn thèm nhớ là một phần trong bước đầu của qui trình dự phòng tái nghiện, điều này rất quan trọng để tham vấn viên lấy làm cơ sở trao đổi với thân chủ về kế hoạch đối phó với những yếu tố này.

b, Mô tả cơn thèm nhớGiúp thân chủ hiểu được cơn thèm nhớ diễn ra trong con người họ như thế nào, để làm được việc này tham vấn viên có thể sử dụng một số câu hỏi gợi ý như sau:

• Cơn thèm nhớ diễn ra đối với thân chủ như thế nào? Cơn thèm nhớ ở mỗi thân chủ diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Ở một số người, đó là những dấu hiệu thể chất, ví dụ: “Tôi thấy tim đập nhanh hơn”, “Tôi thấy ớn lạnh ở sống lưng”. Ở một số người khác, đó là những thay đổi ở nhận thức, suy nghĩ như: “Tôi cần có ngay ma tuý, trong đầu tôi chỉ có hai từ “ma tuý”, hay ở biểu hiện cảm xúc như: “Tôi cảm thấy lo lắng, cảm giác bồn chồn”…

• Thân chủ bị cơn thèm nhớ hành hạ như thế nào? Mức độ trải nghiệm về cơn thèm nhớ ở mỗi người cũng rất khác nhau. Một số người nói rằng, họ không thấy thèm nhớ hoặc thèm nhớ rất ít, một số khác thấy thèm nhớ mãnh liệt. Tham vấn viên cần thảo luận với thân chủ về việc họ cảm thấy bị khó chịu như thế nào. Sự thèm nhớ mãnh liệt không có nghĩa là không vượt qua được, sự thèm nhớ ít không có nghĩa là có thể vượt qua một cách dễ dàng

• Cơn thèm nhớ kéo dài bao lâu? Từ thời gian nào đến thời gian nào? Để xác định rõ mốc thời gian và độ dài của cơn thèm nhớ, cần chỉ rõ cho thân chủ thấy được là thân chủ hiếm khi tự trải nghiệm hết cơn thèm nhớ nếu không lưu tâm đến nó. Theo thời gian, khi thân chủ phải chống lại cơn thèm nhớ, thì chúng sẽ không kéo dài nữa và cũng không xuất hiện thường xuyên nữa

• Thân chủ đã làm gì để đối phó với cơn thèm nhớ? Tham vấn viên cần xác định được những cách mà thân chủ đã làm, và hỏi họ cách nào họ cảm thấy thành công nhất, cũng có thể gợi ý thêm một số cách mà các thân chủ khác đã thực hiện thành công

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 103: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

103Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

• Thân chủ có cần ai hỗ trợ thêm để đối phó với cơn thèm nhớ không? Người đó là ai? Họ có thể giúp thân chủ như thế nào?

Tham vấn viên giúp thân chủ suy nghĩ đến các nguồn lực trợ giúp (đặc biệt trong gia đình) để giúp họ thành công hơn trong việc đối phó với cơn thèm nhớ.

c, Viết nhật ký cơn thèm nhớĐôi khi thân chủ không nhận biết được khi nào thì mình phải chịu đựng các cơn thèm nhớ. Nhiều người lờ đi khi cơn thèm nhớ xảy ra, cho đến khi họ sử dụng lại ma túy. Trong trường hợp này, tham vấn viên hỗ trợ để thân chủ viết được nhật ký cơn thèm nhớ là việc làm rất hữu ích, nó giúp thân chủ tự theo dõi lịch trình xuất hiện cơn thèm nhớ của mình, cùng các diễn biến của nó xảy ra như thế nào mỗi ngày tiếp theo, giúp họ tự so sánh, đánh giá được những thay đổi của cơn thèm nhớ và các yếu tố liên quan tới sự thay đổi đó, để có các chiến lược đối phó với cơn thèm nhớ hiệu quả hơn.

hình 4: nhật ký cơn thèm nhớ

Cơn thèm nhớ được biểu hiện ra ở các yếu tố nhận thức – cảm xúc/thể chất – hành vi và các yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người sử dụng ma túy thường không kết nối được các yếu tố này với nhau.

Họ thường nói, trong đầu không nghĩ là mình sẽ sử dụng ma túy, song không hiểu sao cái chân vẫn cứ đi tới nơi tìm ma túy. Trong trường hợp đó, tham vấn viên cần giúp thân chủ liên kết các yếu tố này lại với nhau để tăng khả năng đối phó với cơn thèm nhớ.

Đề nghị thân chủ tự theo dõi bản thân trong một tuần tiếp theo

Ghi chép lại các tình huống mà họ cảm thấy muốn sử dụng ma túy

Viết ra những suy nghĩ, cảm xúc, dấu hiệu thể chất và hành vi của thân chủ liên quan tới tình huống đó

Page 104: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

104 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

hình 5: Mô tả cơn thèm nhớ theo nhận thức, cảm xúc, hành vi

Giải thích: Sự thèm nhớ là sự kết hợp giữa nhận thức – cảm xúc/dấu hiệu thể chất – hành vi.

2.3.2.3.Biện pháp đối phó với cơn thèm nhớ:Tùy thuộc vào cơn thèm nhớ diễn ra ở từng thân chủ như thế nào mà có thể lựa chọn biện pháp đối phó phù hợp, người ta thường nói tới biện pháp đối phó tập trung vào nhận thức và biện pháp đối phó tập trung vào hành vi

a. Biện pháp đối phó tập trung vào hành vi: Trì hoãn: Là việc yêu cầu thân chủ hãy kiềm chế không sử dụng ma túy trong một khoảng thời gian nhất định, vì cơn thèm nhớ chỉ kéo dài tối đa khoảng 20 phút, nếu thân chủ có thể kiểm soát được việc không sử dụng ma túy khoảng 30 phút trở lên thì cơn thèm nhớ cũng qua đi và khả năng sử dụng lại ma túy là rất thấp

Phân tán: Là cách cắt ngang luồng suy nghĩ, não chúng ta chỉ có thể tập trung vào một việc nào đó, vì vậy nếu chúng ta làm một hành động nào khác thì sẽ chuyển hướng được suy nghĩ của não về ma túy sang một suy nghĩ và hành động khác tích cực hơn. Cho nên thay vì chỉ ngồi một chỗ và nghĩ về ma túy khi cơn thèm nhớ xảy ra, ta có thể sử dụng thời gian đó cho một công việc khác, một hoạt động khác, đặc biệt là các hoạt động mà mình yêu thích, tạo cho bản thân luôn thấy bận rộn, không còn thời gian trống để nghĩ về ma túy, đủ để cơn thèm nhớ qua đi

Quyết định: Khi đang ở thời điểm thèm nhớ dữ dội nhất, thân chủ sẽ thấy rất khó khăn để nhớ những hậu quả xấu của việc sử dụng ma túy mà trước đây họ đã trải qua để đi đến quyết định dừng lại. Để có những căn cứ sát thực khi đưa ra những quyết

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Tóm tắt nhật ký cơn thèm nhớ theo nhận thức, cảm xúc, hành vi

Nhận thức Cảm xúc/dấu hiệu thể chất

Hành vi

Page 105: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

105Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

định giảm hay không sử dụng ma túy, tham vấn viên cần hướng dẫn thân chủ làm bài tập về lợi ích và tác hại của việc sử dụng ma túy, có thể giao bài tập này về nhà để thân chủ có thêm thời gian suy ngẫm về nó. Việc thân chủ tự làm bài tập sẽ nhớ tốt hơn các thông tin, thay vì ta làm hộ. Sau đó dành thời gian cho việc trao đổi để bổ sung thông tin còn thiếu. Thông thường thân chủ chỉ viết được một, hai lợi ích, hoặc có sự nhầm lẫn, có những lợi ích theo họ tưởng lại là tác hại. Bài tập lợi ích /tác hại làm xong được đưa trả lại cho thân chủ cất vào ví và được mang theo mình, điều này có tác dụng nhắc nhở thân chủ luôn nhớ tới những tác hại mà ma túy đem đến để hỗ trợ việc ra quyết định kiêng ma túy hoàn toàn. Tham vấn viên có thể sử dụng mẫu ra quyết định/ thẻ nhắc nhở ở bên dưới, mẫu này nên nhỏ gọn đủ để bỏ trong ví/ bóp hoặc nơi nào mà thân chủ có thể luôn mang theo bên mình và dễ dàng mang ra đọc khi cơn thèm nhớ xuất hiện. Mẫu ra quyết định có thể tham khảo như sau:

Tức thời Lâu dàiLợi ích (liệt kê ra những điểm lợi mà thân chủ sẽ có

được ngay sau khi sử dụng ma túy)(liệt kê ra những điểm lợi mà thân chủ sẽ có sau một thời gian dài sử dụng ma túy)

Giá phải trả (liệt kê ra những tác hại/ sự mất mát mà thân chủ sẽ trả giá ngay sau khi sử dụng ma túy)

(liệt kê ra những tác hại/ sự mất mát mà thân chủ sẽ trả giá về sau nếu tiếp tục sử dụng ma túy)

Quyết định (Dựa vào bản này thân chủ ghi quyết định của bản thân về việc nên dừng lại hay tiếp tục sử dụng ma túy)

b. Biện pháp đối phó tập trung vào nhận thứcĐối với nhiều thân chủ, đôi khi có những ý nghĩ vu vơ, mơ hồ cứ theo đuổi họ, khiến cho họ có những niềm tin sai lệch (VD: Nếu không sử dụng ma túy ngay bây giờ thì tôi sẽ chết, hoặc tôi không thể trì hoãn thêm được nữa), những suy nghĩ này luôn thúc đẩy mãnh liệt, khẩn cấp khiến họ phải tìm đến ma túy ngay lập tức. Trong trường hợp này cần đề nghị thân chủ kể lại một cách chi tiết tất cả những suy nghĩ diễn ra trong tâm trí của họ, giống như tua lại băng một bộ phim quay chậm. Tham vấn viên cùng thân chủ xem lại bộ phim đó và chỉ ra được những suy nghĩ, niềm tin không đúng, để có được cách đối phó hợp lý, thường có hai cách sau đây:

Độc thoại tích cực: Là cách thân chủ tự nói chuyện với bản thân mình, những câu nói tích cực, tiếp thêm sức mạnh, ý chí để vượt qua cơn thèm nhớ, có một số gợi ý sau đây:

• Nói thách thức suy nghĩ tiêu cực: “Tôi sẽ không chết nếu tôi không sử dụng ma túy”• Thể hiện quyết tâm: “Tôi sẽ vượt qua, tôi sẽ vượt qua”• Bình thường hóa: “Cơn thèm nhớ rồi sẽ tan nhanh thôi mà, ai sử dụng ma túy

đều có thể gặp phải, mình sẽ không sao đâu”• Tăng động lực: “Vì kết quả mình đã đạt được bấy lâu, vì mẹ, vì vợ, vì con, tôi tiếp

tục nỗ lực vượt qua cơn thèm nhớ này”…

Page 106: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

106 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Thư giãn và tưởng tượngPhân tán suy nghĩ là cách rất hiệu quả để vượt qua cơn thèm nhớ. Thay vì nghĩ về ma túy, thân chủ tưởng tượng đến những điều thú vị, những khung cảnh lãng mạn, tìm kiếm sự vui vẻ để gạt bỏ những ham muốn lấn át trong nhận thức của mình (VD: Tưởng tượng ra bãi biển vui nhộn, một hồ nước mát, một cánh rừng, hình ảnh thân chủ cùng vợ con, gia đình đang vui vẻ hạnh phúc trong bữa cơm…). Chú ý, hình ảnh tưởng tượng để thư giãn không phải phù hợp với tất cả mọi thân chủ, đối với một số trường hợp hình ảnh đó lại có thể gợi nhớ đến ma túy, do vậy cần cân nhắc hợp lý.Bài tập hít thở là một cách thư giãn phổ biến, có thể hướng dẫn cho thân chủ theo các bước sau đây:

• Đặt cả hai chân xuống sàn, ngồi thẳng lưng, dựa vào ghế, nhắm mắt lại• Hít vào qua đường mũi, thở ra bằng miệng• Hít thở sâu, giữ lại một lúc rồi từ từ thở ra• Làm lại như vậy để cảm nhận phổi chứa đầy không khí rồi mới thở ra• Thở với nhịp chậm và đều• Để ý xem có ý nghĩ nào xuất hiện trong đầu không?• Tự hỏi xem mình có cảm thấy cơ thể căng thẳng không?• Mở mắt ra khi tham vấn viên thấy thực sự thoải mái

hình 6: biện pháp đối phó tập trung vào nhận thức

Tham vấn viên có thể sử dụng biểu mẫu bên dưới để cùng thân chủ phân tích cơn thèm nhớ và chiến lược đối phó trong quá trình tham vấn, sau khi hoàn thành biểu mẫu này thân chủ có thể mang về để ghi nhớ và thực hiện.

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Nhận thức

Thư giãn và tưởng tượng

Động thái tích cực

Page 107: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

107Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

hình 7: biểu mẫu phân tích cơn thèm nhớ

2.3.4 Quản lý thời gian trong dự phòng tái nghiện2.3.4.1. Ý nghĩa của quản lý thời gian trong dự phòng tái nghiệnQuản lý thời gian là việc rất cần thiết đối với tất cả chúng ta, nó là một kỹ thuật đặc biệt quan trọng đối với thân chủ đang trong giai đoạn phục hồi, góp phần dự phòng tái nghiện. Một trong những khó khăn mà thân chủ luôn phải đối đầu đó là thời gian. Trước kia, thời gian họ chỉ dành cho việc kiếm tiền để sử dụng ma túy, khi dùng hết ma túy họ lại xoay sở kiếm tiền. Khi tham gia vào chương trình điều trị (VD: điều trị ma túy bằng Methadone), hay cắt cơn, thời gian của họ không biết dùng để làm gì? Họ thấy quá nhàn rỗi, không có việc gì để làm, đầu óc trống rỗng. Điều này gây ra hai khó khăn. Một là, quá nhiều thời gian rảnh rỗi gây buồn chán, căng thẳng do nhàn rỗi có

(2) Bên trong

(4) Làm thế nào để tôi tránh được những điều này?

(6) Tôi đã đối phó với cơn thèm nhớ

như thế nào?

(7) Tôi sẽ làm gì nếu sử dụng lại?

(5) Làm thế nào để tôi tránh được những điều này?

(1) Thèm nhớcảm giác như thế nào?

Sử dụng lại

(3) Bên ngoài

Page 108: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

108 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

thể là nguyên nhân dẫn đến tái nghiện. Hai là, làm sao giúp thân chủ lấp đầy khoảng thời gian nhàn rỗi theo cách mà họ cảm thấy có ích và hiệu quả. Đây quả thực là thách thức lớn bởi từ trước đến giờ họ không có thói quen quản lý thời gian

Quản lý thời gian trong dự phòng tái nghiện có ý nghĩa như sau:• Giúp thân chủ phân bổ thời gian một cách hợp lý, việc phân bổ thời gian không

hợp lý gây ra sự rảnh rỗi, nhàm chán làm tăng nguy cơ tái nghiện• Giúp thân chủ sống có mục đích, có ích hơn bằng việc lập một kế hoạch cá nhân• Giúp thân chủ có được sự ủng hộ của gia đình, tham vấn viên, bạn bè vì họ

nhận thấy rằng thân chủ đang cố gắng thay đổi tích cực, đồng thời căn cứ vào kế hoạch mọi người sẽ đôn đốc, nhắc nhở thân chủ việc thực hiện cam kết

2.3.4.2. Một số chú ý khi hướng dẫn thân chủ lập kế hoạch cá nhân• Khuyến khích thân chủ tự lập kế hoạch cá nhân, chỉ trợ giúp khi thực sự cần

thiết (nói với họ là lập kế hoạch cho chính bản thân mình, tham vấn viên rất khó lập kế hoạch thay được cho thân chủ)

• Kế hoạch càng chi tiết càng tốt, thân chủ không còn thời gian dành cho ma túy, điều này thể hiện sự quyết tâm cao, giúp thực hiện sự thay đổi dễ dàng hơn

• Sau khi thân chủ xây dựng xong bản kế hoạch phác thảo, tham vấn viên cần dành một thời gian nhất định cho việc thảo luận về những khó khăn, thuận lợi, nguồn lực hỗ trợ thân chủ thực hiện mục tiêu đã đề ra

• Cố gắng ghi nhận, động viên, khích lệ những thay đổi nhỏ mà thân chủ đã làm được

• Tham vấn viên cùng thân chủ thảo luận về kế hoạch cá nhân trong từng buổi tham vấn, kế hoạch này nằm trong kế hoạch phục hồi tổng thể, đồng thời chỉ cho thân chủ biết được họ bắt đầu học cách đối phó với các yếu tố thúc đẩy tái nghiện

• Tham vấn viên cần lưu ý đến những khoảng thời gian chưa có hoạt động gì cũng như sẽ trao đổi với thân chủ nếu thấy những hoạt động có nguy cơ dẫn đến sử dụng lại ma túy, từ đó tìm kiếm các hoạt động thay thế.

• Tham vấn viên đặt câu hỏi về sự tự tin của thân chủ thực hiện kế hoạch này, thân chủ dự tính để kế hoạch này ở đâu để theo dõi, ai là người hỗ trợ.

2.3.4.3. Hỗ trợ thân chủ lập thời gian biểu cho từng ngàyNgười sử dụng ma túy thường gặp khó khăn trong việc lập thời gian biểu cho từng ngày, có thể do trình độ học vấn hạn chế, hoặc đã từ lâu họ không cầm bút, ngại suy nghĩ. Nhiều thân chủ không biết điền điều gì vào cột các hoạt động, họ thường phàn

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 109: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

109Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

nàn, chẳng có việc gì để làm. Tham vấn viên có thể gợi ý một vài hoạt động mà họ thích (các hoạt động không có liên quan tới ma túy), quan tâm tới các cam kết trước đó. Khi hỗ trợ lập thời gian biểu hàng ngày, cần chú ý hai nguy cơ. Một là, nếu nhiệm vụ dễ quá có thể dẫn đến nhàm chán, không thích làm. Hai là, nếu nhiệm vụ khó quá thì cũng không muốn làm. Một kế hoạch phù hợp, khả thi sẽ nhiều khả năng giúp thân chủ không bị tái nghiện

Trước khi đến tham vấn, đề nghị thân chủ ghi chép lại tất cả các việc đã làm trong ngày hôm trước (những việc họ thực sự đã làm trong ngày, hoặc ngày trước đó), sau đó hướng dẫn họ điền thông tin vào mẫu đã in sẵn.

thời gian biểu cho một ngàyThời gian Hoạt động Ghi chú/ lời nhắcTừ 7-8h sángTừ 8-9h sángTừ 9-10 sángTừ10-11 trưaTừ11-12 trưaTừ 1-2h chiềuTừ 2-3h chiềuTừ 3-4h chiềuTừ 4-5h chiềuTừ 5-6h chiềuTừ 6-7h tốiTừ 7-8h tốiTừ 8-9h tốiTừ 9-10h tốiTừ 10-11 tốiTừ 11-12h tối

Việc điền vào thời gian biểu này là việc làm hết sức bình thường với một người có đầu óc tổ chức và luôn bận rộn công việc, song nó là việc rất khó khăn với thân chủ. Buổi tham vấn đầu tiên có thể hướng dẫn thân chủ xây dựng kế hoạch theo cách đơn giản hơn.

Khi thân chủ đến, tham vấn viên đưa cho thân chủ một tờ giấy trắng, đã được chia thành ba phần như dưới đây:

Page 110: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

110 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Ăn sáng Lúc mấy giờ

Buổi sáng Tham vấn viên thảo luận với thân chủ bổ sung những hoạt động vào những khoảng trống này, chú ý đảm bảo thời gian thư giãn, xong không dành quá nhiều cho nó vì hoặc căng thẳng , hoặc quá nhàn rỗi đều có khả năng dẫn đến tái nghiện

Ăn trưa Lúc mấy giờBuổi chiều

Ăn tối Lúc mấy giờBuổi tối

Tham vấn viên bắt đầu bằng câu hỏi “Hãy cho tôi biết một việc làm mà bạn cảm thấy thoải mái”. Tham vấn viên chú ý lắng nghe tất cả các chi tiết mà thân chủ phản hồi, những thông tin này tưởng chừng như chẳng có liên quan gì tới ma túy, song nó lại rất hữu ích cho việc quản lý thời gian

TC: Em chơi với con, hoặc nghe nhạcTVV: Em thường chơi với con (hoặc nghe nhạc) lúc nào?TC: Buổi tốiTVV: Khoảng bao lâu?TC: Khoảng 30 phút…

Đôi khi thân chủ chẳng nhớ tới giờ ăn uống, sinh hoạt khi dùng ma túy, tham vấn viên cùng làm việc với thân chủ một vài buổi đầu, ghi rõ thời gian vào kế hoạch, còn những ngày tiếp theo thân chủ cần phải tự làm (có thể giao nhiệm vụ về nhà). Có 2 mốc thời gian cần làm việc với thân chủ, đó là giờ tỉnh dậy và giờ đi ngủ. Các câu hỏi có thể là:

• Thân chủ thường đi ngủ lúc mấy giờ tối?• Thân chủ thường dậy lúc mấy giờ? • Thân chủ thường ăn sáng lúc mấy giờ?• Thân chủ thường ăn trưa lúc mấy giờ?• Thân chủ thường ăn tối lúc mấy giờ?

Thân chủ sử dụng ma túy thường ngủ muộn và dậy muộn, tuy nhiên nếu thân chủ muốn điều trị theo lịch trình bình thường, muốn hòa nhập với mọi người thì không thể sử dụng thời gian như cách họ vẫn làm. Tham vấn viên giúp thân chủ thay đổi chu kỳ sinh học để

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 111: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

111Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

thích nghi với cuộc sống thường nhật, giúp họ thực sự gia nhập cuộc sống của cộng đồng và biết sử dụng quỹ thời gian có ích, và để duy trì ổn định cuộc sống không có ma túy và có lối sống lành mạnh.

2.3.6. Kỹ thuật Quản lý căng thẳng2.3.6.1. Căng thẳng và biểu hiện của căng thẳngCó những quan điểm khác nhau về căng thẳng, theo quan điểm tâm lý học căng thẳng là trạng thái tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động cũng như trong cuộc sống.

Căng thẳng là phản ứng đặc hiệu của cá nhân trước tình huống gây căng thẳng. Tình huống đó có thể gây ra căng thẳng ở người này nhưng cũng có thể không gây hậu quả gì ở người khác hoặc mức độ căng thẳng gặp phải của cá nhân cũng rất khác nhau. Hơn nữa, khả năng đối phó với căng thẳng cũng có sự khác biệt giữa người này với người khác.

Tuy nhiên, khi gặp căng thẳng ở con người cũng có những thay đổi nhất định trong quá trình sinh lý, trong biểu hiện tâm lý. Vì vậy, có thể quan sát nhận biết để có thể biết được mình cần có sự trợ giúp về tâm lý hay không?

Các biểu hiện có thể có là:• Biểu hiện sinh lý:

- Đau đầu, mất ngủ, ngủ không yên giấc hoặc ngủ li bì;- Căng hoặc đau mỏi cơ bắp;- Đau bụng, có vấn đề về tiêu hóa;- Đổ mồ hôi;- Huyết áp tăng hoặc thất thường;- Khó thở, thiếu oxy, chóng mặt;- Khô miệng, ăn không ngon;- Có vấn đề về tình dục;- Cảm giác mệt mỏi triền miên;

Chú ý: Nếu mệt mỏi mà không có tổn thương có thể nghĩ tới căng thẳngTất cả những triệu chứng này cũng có thể do tác nhân khác gây nên, chớ vội đưa ra kết luận ngay.

• Biểu hiện về mặt cảm xúc:- Cảm thấy khó chịu trong người, luôn bực tức bởi kích thích không đáng có;.- Lo lắng;

Page 112: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

112 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

- Cảm thấy buồn chán, thờ ơ với công việc;- Hay thở dài, than thân, trách phận;- Mất khả năng hài hước;- Tự ti;- Không quan tâm hoặc ít quan tâm đến người khác

• Biểu hiện về hành vi:- Khóc, nổi cáu vô cớ, nóng tính;- Có hành vi sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, thậm chí ma túy;- Xáo trộn trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, giấc ngủ;- Quên những thói quen, kỹ xảo cũ, khó hình thành kỹ xảo mới;- Phân tán chú ý, khả năng tập trung kém;- Trí nhớ giảm sút;- Hành động vội vàng, hấp tấp;- Ăn quá nhiều hoặc quá ít;

2.3.6.2. Những nguyên nhân gây ra căng thẳng:Nguyên nhân gây căng thẳng có thể liên quan tới vấn đề sử dụng lại ma túy được chia thành hai nhóm sau đây:

• Những thay đổi lớn trong cuộc đời của thân chủ:- Di chuyển chỗ ở, khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới- Mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ với bạn bè, người thân…- Hôn nhân không hạnh phúc, ly hôn, ly thân- Mắc bệnh hiểm nghèo - Công việc mới- Người thân qua đời- Bị mất việc làm...

• Những nguyên nhân bên ngoài: - Áp lực về thời gian- Khó khăn về tài chính- Môi trường sống ô nhiễm- Cộng đồng xa lánh...

2.3.6.3. Ảnh hưởng của căng thẳngXã hội, môi trường làm việc, cuộc sống hàng ngày đã có những thay đổi to lớn, điều này ảnh hưởng tới tất cả mọi người trong xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị căng thẳng và nếu có bị căng thẳng thì mức độ cũng rất khác nhau. Căng thẳng là

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 113: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

113Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

vấn đề của cá nhân. Do vậy, các phương pháp xử lý căng thẳng cũng hướng vào việc giúp cá nhân biết cách tổ chức công việc, cuộc sống của mình một cách khoa học nhằm đương đầu với căng thẳng và giảm ảnh hưởng tiêu cực của căng thẳng tới con người. Căng thẳng có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới cá nhân, gia đình,xã hội.

hình 8: Mô hình căng thẳng của hanson

Nhìn vào sơ đồ ta thấy, khi mức độ căng thẳng càng tăng thì cũng có những tác động tích cực như chúng ta càng có thể hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu căng thẳng quá ngưỡng, khả năng thực hiện công việc sẽ bị giảm sút. Như vậy căng thẳng cũng có những ảnh hưởng tích cực tới con người, ở mức độ nào đó căng thẳng tạo áp lực mới làm tăng tính tích cực của cá nhân, nhóm… Căng thẳng buộc mọi người phải cố gắng hơn thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Căng thẳng còn tạo ra sự phong phú trong cuộc sống của con người.

Nếu vượt quá ngưỡng cho phép, căng thẳng có ảnh hưởng tiêu cực tới con người:• Làm sức khỏe, tinh thần, thể chất suy yếu• Nảy sinh một số bệnh: huyết áp, tim mạch, dạ dày, tiểu đường..• Đau nhức cơ bắp, đau đầu• Có thể bị trầm cảm…• Mất lòng tin, có hành vi tiêu cực, có thể tìm đến cái chết• Đổ vỡ các mối quan hệ với tham vấn viên, bạn bè, người thân• Khả năng học tập, lao động giảm sút• Dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột• Lạm dụng rượu, thuốc lá, chất gây nghiện để trốn tránh căng thẳng (stress)

Tích cực

Căng thẳng

Hiệ

u qu

Tiêu cực

Page 114: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

114 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Gia đình, xã hội gặp nhiều rắc rối về tài chính, về đổ vỡ các mối quan hệ và giải quyết xung đột cũng như những vấn đề bệnh tật, sức khỏe tâm thần của cá nhân.

2.3.6.4. Biện pháp, kỹ thuật đối phó với căng thẳngVề nguyên tắc, căng thẳng là hiện tượng bình thường của cuộc sống. Có làm việc là có căng thẳng. Nhiều yếu tố căng thẳng có thể thay đổi được, mất đi, hoặc giảm thiểu tác hại. Tham vấn viên có thể giúp thân chủ giảm sự căng thẳng bằng cách sau đây:

• Ý thức được về phản ứng của bản thân đối với sự căng thẳng, cá nhân nhận biết được sự căng thẳng diễn ra như thế nào, bắt đầu từ khi nào, các dấu hiệu về thể chất, cảm xúc cũng như hành vi

• Duy trì những câu nói khích lệ bản thân, ví dụ: Tôi là người luôn vui vẻ, tôi rất cố gắng, tôi sẽ làm đươc…

• Tập trung vào ưu điểm và những thành tích của bản thân, khi nghĩ tới ưu điểm mọi người sẽ thấy vui vẻ, thoải mái, thấy tự tin hơn vào bản thân, giúp cá nhân có thêm sức mạnh để đương đầu với những khó khăn gặp phải trong cuộc sống

• Tránh tranh cãi, xung đột vì những lí do không đáng có, ví dụ; cãi nhau vì cách ăn mặc, vì những câu chuyện trong phim ảnh

• Tăng cường những hành vi tích cực, ví dụ tuân thủ điều trị, giúp đỡ mọi người…• Mỗi người sinh ra đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định, không có

người hoàn toàn tốt và cũng không có người hoàn toàn không tốt, việc nhân biết và chấp nhận những ưu nhược điểm của mình giúp cá nhân sống trung thực và cởi mở và có lòng vị tha với người khác

• Có một vài sở thích, như nghe nhạc, đi xem phim, nuôi cá cảnh…để quên đi những lo toan phiền muộn, áp lực của cuộc sống

• Tập thể dục thường xuyên ví dụ như chạy, đi bộ buổi sang, tập yoga, thể dục dưỡng sinh…để có sức khoẻ tốt

• Có chế độ sinh hoạt điều độ và ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, tránh lạm dụng rượu, bia

• Chia sẻ với mọi người về những điều tham vấn viên cảm thấy lo lắng, điều này giúp cá nhân giải toả, cũng như có thể nhận được sự trợ giúp hợp lý

• Học cách quản lý thời gian hiệu quả, tránh tình trạng quá nhàn rỗi hoặc quá tải không có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân

• Đề ra các mục tiêu thiết thực, những mục tiêu có thể thực hiện được, có thể bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ để dễ thành công, giúp thân chủ có thêm động lực để những lần tiếp theo thực hiện những mục tiêu lớn hơn

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 115: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

115Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Một số kỹ thuật làm giảm sự căng thẳng• Dùng hai ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giữa lòng bàn chân. Giữ trong lòng

bàn chân rồi thả ra. Tiếp tục như vậy sẽ thấy toàn thân được thư giãn (tham vấn viên cùng thực hành với thân chủ)

• Hãy chợp mắt/ngủ nghỉ dù trong một vài phút. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng giấc ngủ có thể giảm căng thẳng

• Hãy nhấm nháp một ít thức ăn vặt. Có thể là một thanh kẹo, một chiếc bánh nhỏ... chúng sẽ kích thích não tiết ra hoocmon tạo sự hưng phấn.

• Hãy đọc to một câu chuyện cười• Nghe nhạc• Massage đầu: Dùng ngón trỏ ấn xung quanh vùng đầu, nhẹ nhàng và chà xát,

massage đầu thật đều, tập trung vào phần đỉnh đầu, sau hai tai, gần cổ...• Hát một mình: hát một bài nào đó mà tham vấn viên hoặc thân chủ yêu thích

hoặc hát vu vơ một vài câu nào đó, có thể là huýt sáo...• Cười thật lớn tiếng: Cười lớn tiếng giúp căng thẳng nhanh chóng tan biến • Cầu nguyện, ngồi thiền hoặc đi chơi...

CÁC KỸ THUẬT THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 3

Page 116: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

116 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

1. Hãy nêu vai trò của kỹ thuật đánh giá trong tham vấn điều trị nghiện. Trình bãy những nội dung cơ bản của quá trình tham vấn điều trị nghiện và công cụ nào được sử dụng trong đánh giá của quá trình tham vấn điều trị nghiện?

2. Nêu ý nghĩa của giải quyết vấn đề và các bước giải quyết vấn đề trong tham vấn điều trị nghiện? Khi hướng dẫn giải quyết vấn đề cho người nghiện cần lưu ý những vấn đề gì?

3. Thế nào là mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể? Vai trò của đặt mục tiêu trong giải quyết vấn đề đối với người nghiện. Làm thế nào để xác định mục tiêu ưu tiên trong quá trình giải quyết vấn đề?

4. Phỏng vấn tạo động lực là gì? Vai trò của phỏng vấn tạo động lực trong tham vấn điều trị nghiện? Nêu những kỹ năng cần có để phỏng vấn tạo động lực có hiệu quả?

5. Trình bày các bước phỏng vấn tạo động lực và gắn kết với các giai đoạn thay đổi hành vi như thế nào?

6. Tái nghiện là gì? Hãy trình bày những kỹ thuật để dự phòng tái nghiện đối với người nghiện?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Page 117: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

117Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3

Tài liệu tiếng Việt1. Tài liệu Hội Thảo Quốc tế tại Việt Nam (2012), Các rối loạn nghiện chất và HIV ở

Việt Nam2. Tài liệu tập huấn: Ma túy và xã hội (FHI, 2010)3. Tài liệu Tập huấn: Tư vấn điều trị nghiện ma túy (FHI,2009), NXH Văn hóa thông

tin, Hà Nội4. Mô hình điều trị Matrix – giáo trình của SAMHSA, (2009), Viện Matrix, Bộ Y tế và

dịch vụ con người Hoa Kỳ, Mô hình điều trị ngoại trú chuyên sâu cho bệnh nhân mắc các rối loạn do sử dụng các chất kích thích

Tài liệu tiếng Anh5. Anthony Yeo (1993), Counseling - A Problem solving Approach, Amour Publishing6. Carkhuff R. (1983) The Art of Helping, Human Resource Development Press

Publisher of Human Technology7. Cole Vaught & Hutchins (1997) Helping Relationships Strategies, Brooks/Cole

Publishing Company Pacific Grove, California8. Corey Gerald (1991), Theory and Practice of Counseling and Psychotherapy,

Brooks/Cole Publishing Company.

Page 118: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

118 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

I. Tạo lập mối quan hệ và giới thiệu ban đầu Vấn đề xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hay còn gọi là xây dựng được một liên minh với thân chủ là một việc rất quan trọng ngay từ ban đầu để đảm bảo thành công của ca tham vấn. Trong tham vấn điều trị nghiện ma túy, tham vấn viên cần phải tạo ra một bầu không khí thoải mái để thân chủ hợp tác. Có 3 cách chính để xây dựng mối quan hệ hợp tác này.

Thứ nhất, tham vấn viên cần phải có kỹ năng giao tiếp, có hiểu biết sâu rộng tham vấn điều trị nghiện, các vấn đề về nghiện ma túy và hậu quả của sử dụng ma túy, cũng như một số liệu pháp điều trị nghiện

Thứ hai, cần thừa nhận rằng thân chủ mới là chuyên gia khi nói về cuộc sống của chính bản thân họ. Tham vấn viên cần phải lắng nghe thân chủ một cách chi tiết và chính xác, và tránh đưa ra những ý kiến đánh giá chủ quan, lời khuyên. Lưu ý rằng tham vấn là đang nói chuyện với một người hoàn toàn trưởng thành, và họ có đủ khả năng nhận thức được hậu quả của những hành vi của họ.

Thứ ba, tham vấn viên cần phải thể hiện rằng mình sẽ là người đồng hành với thân chủ trong quá trình đầy khó khăn này, luôn sẵn sàng giúp đỡ họ để đạt được mục tiêu.

Một buổi tham vấn điều trị nghiện ma túy cho cá nhân và nhóm là một quá trình tương tác tích cực diễn ra theo từng bước nối tiếp nhau theo một chu

kỳ. Tương tự như tất các phương pháp trợ giúp khác, việc đầu tiên cần phải thực hiện trong quá trình trợ giúp là thiết lập mối quan hệ thông qua việc giới thiệu, làm quen ban đầu. Quá trình tham vấn điều trị nghiện là một vòng tròn, bắt đầu với việc đánh giá thân chủ, tiến đến giải quyết vấn đề, sau đó là đề ra mục tiêu, rồi xây dựng kế hoạch thực hiện, sau đó tham vấn viên sẽ cần phải chỉnh sửa lại kế hoạch, tóm tắt các hoạt động và rồi lại bắt đầu một hoạt động đánh giá mới. Quá trình này được thực hiện liên tục trong thời gian dài, nhưng không nhất thiết là buổi tham vấn nào cũng cần làm tất cả các bước. Vì thế, đây là một quá trình diễn ra liên tục và trong quá trình đó, một số vấn đề sẽ được giải quyết và những vấn đề mới lại nảy sinh. (Quy trình này có một số điểm gần giống quy trình công tác xã hội cá nhân, xin tham khảo thêm giáo trình Công tác xã hội cá nhân)

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 119: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

119Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Có thái độ tôn trọng và hiểu biết người nghiện, để xây dựng lòng tin ở người nghiện là một điều hết sức khó khăn vì nhiều người nghiện ma túy đã đánh mất niềm tin vào người khác. Họ sẽ cần nhiều thời gian hơn để có thể cảm thấy tin tưởng rằng tham vấn viên là người họ có thể tin cậy và cùng nhau làm việc.

Nói chung, những can thiệp hiệu quả nhất trong việc xây dựng một mối quan hệ gắn bó giữa người tham vấn và thân chủ là những can thiệp chú trọng sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của tham vấn viên và tinh thần hợp tác. Ví dụ, khi thân chủ nói với tham vấn viên là họ dùng lại ma túy, tham vấn viên có thể nói: “Chúng ta hãy cùng xem lại xem điều gì đã xảy ra và cùng xây dựng kế hoạch để giúp anh/ chị không dùng lại ma túy nữa”. Cách nói như vậy nêu bật được nỗ lực của cả đôi bên trong mối quan hệ.

Nếu trong thời gian đầu, mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ vẫn chưa tiến triển, tham vấn viên có thể hỏi thân chủ xem điều gì khiến họ nghĩ hoặc cảm thấy mối quan hệ giữa họ và tham vấn viên chưa được thoải mái, hoặc liệu có điều gì đó gây khó khăn cho mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ. Thông thường, thân chủ biết rất rõ làm thế nào để cải thiện tình hình, nhưng họ thường cảm thấy không thoải mái nói ra nếu tham vấn viên không chủ động hỏi. Để cải thiện mối quan hệ, tham vấn viên phải sẵn sàng chấp nhận ý kiến phản hồi của thân chủ và có thể phải thay đổi phương pháp. Tuy nhiên, tham vấn viên không nên cảm thấy áp lực phải đáp ứng yêu cầu thay đổi của thân chủ nếu điều đó ảnh hưởng tới phương pháp điều trị của mình. Thay vì thế, tham vấn viên có thể điều chỉnh ứng xử giao tiếp để cải thiện mối quan hệ.

Buổi tham vấn đầu tiên với thân chủ cần thực hiện các hoạt động sau đây:• Tham vấn viên tự giới thiệu: Giới thiệu tên cũng như vị trí của bản thân trong

cơ sở, tổ chức. • Giới thiệu về dịch vụ: Nói cho thân chủ biết về những dịch vụ được cung cấp tại

cơ sở và những dịch vụ mà người tham vấn có thể hỗ trợ cho họ. Nếu cơ sở có nối kết dịch vụ với các tổ chức khác thì cũng nên giải thích cho thân chủ biết về các dịch vụ liên kết đó. Mục đích của dịch vụ.

• Giải thích về tính bảo mật: Nhiều thân chủ thường lo ngại không biết có nên nói với tham vấn viên về việc sử dụng ma túy của họ hay không. Điều quan trọng là họ cần biết rằng dịch vụ được cung cấp hoàn toàn bảo mật.

Page 120: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

120 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Quản lí thời gian của buổi tham vấn: trao đổi với thân chủ mỗi buổi tham vấn sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 45 phút), việc bắt đầu và kết thúc đúng giờ rất quan trọng..

• Giải thích lí do cần phải thu thập thông tin về thân chủ (đối với thân chủ mới) hoặc giải thích mục đích của buổi tham vấn. Giải thích với thân chủ rằng họ sẽ được hỏi họ khá nhiều thông tin, nhằm mục đích giúp tham vấn viên hiểu rõ hơn về những vấn đề họ đang gặp phải và hỗ trợ thân chủ tốt hơn.

Lưu ý: Khi mới bắt đầu ca tham vấn thân chủ thường cảm thấy hồi hộp và lo lắng vì họ chưa biết người tham vấn là ai và liệu người đó có đáng tin cậy không. Kể cả khi tham vấn viên đã rất nỗ lực, việc tạo dựng lòng tin ở thân chủ cũng đòi hỏi có thời gian và hãy đối xử với họ với thái độ tôn trọng.

căn cứ để lượng giá mức độ thành công của tạo lập mối quan hệ trong buổi ban đầu của quá trình tham vấn

Điều quan trọng là giúp thân chủ để họ tự nói về các vấn đề của họ, để từ đó họ bắt đầu chịu trách nhiệm về việc sử dụng ma túy của mình.

Cuộc gặp đầu tiên sẽ thành công nếu tham vấn viên giúp thân chủ1. Nhận biết được và thừa nhận họ gặp khó khăn do sử dụng ma túy 2. Đồng ý tiếp nhận dịch vụ tham vấn và điều trị một cách tự nguyện 3. Hiểu được rằng mặc dù ma túy có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn và giúp đối

phó với các khó khăn, nhưng ma túy cũng chính là tác nhân tiêu cực làm giảm chất lượng cuộc sống của họ

4. Hiểu rằng họ sẽ phải cố gắng rất nhiều và hợp tác chặt chẽ với tham vấn viên nếu muốn giải quyết các khó khăn. Tham vấn viên có thể cần phải đảm bảo rằng thông qua tham vấn, thân chủ học được rất nhiều phương pháp lành mạnh hơn, an toàn hơn để giải quyết những vấn đề đó. (Tham khảo Biểu mẫu đánh giá ở Phụ lục 1)

Trong giai đoạn này, nhà tham vấn chú ý sử dụng nhiều các kỹ năng giao tiếp cơ bản không lời có lời, kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng thấu hiểu, phản hồi…

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 121: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

121Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

II. Đánh giá1. Mục tiêuĐánh giá (thân chủ) là một trong nội dung đầu tiên trong quá trình điều trị và phục hồi. Đánh giá được tiến hành trong một vài buổi làm việc đầu tiên với thân chủ để tìm hiểu tiểu sử cá nhân bao gồm thông tin về gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thông tin liên quan đến việc sử dụng ma túy, vấn đề sức khỏe, tâm thần và pháp luật. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực, khó khăn, và nhu cầu của họ để từ đó xây dựng kế hoạch điều trị cụ thể và mục tiêu phục hồi phù hợp với nguồn lực và nhu cầu riêng của thân chủ. Đánh giá thân chủ giúp tham vấn viên xác định nhu cầu cụ thể thân chủ cần cung cấp và hỗ trợ để thân chủ phục hồi và có những thay đổi lối sống. Thực hiện đánh giá thân chủ trong những buổi làm việc đầu tiên này đòi hỏi sự khéo léo, khích lệ động viên, tôn trọng, thái độ thân thiện tự nhiên và nhấn mạnh tính bảo mật, phá vỡ sự ngăn cách ban đầu để tìm hiểu về cuộc sống của thân chủ, giúp thân chủ nhận biết được giá trị của dịch vụ tham vấn. Quá trình thực hiện đánh giá ban đầu chính là lúc thân chủ hình thành những ấn tượng đầu tiên về người tham vấn viên sẽ cùng hỗ trợ mình trong quá trình điều trị. Có thể có rất nhiều áp lực trong cuộc đời thân chủ đã khiến họ sử dụng ma túy. Tham vấn viên cần phải tìm hiểu được càng nhiều thông tin về thân chủ càng tốt bằng cách lắng nghe từ thân chủ và các thành viên gia đình họ. Việc đánh giá này là nền tảng cho các bước tiếp theo và các buổi tư vấn trong tương lai với thân chủ.

Có ba mục tiêu chính cần phải đạt được trong khi đánh giá thân chủ: • Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ với sự tin

tưởng của thân chủ vào khả năng của hỗ trợ của tham vấn viên trong giải quyết các vấn đề.

• Thứ hai, xác định bản chất và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề thân chủ đang gặp phải.

• Thứ ba, đưa ra được căn cứ cho xác định các vấn đề, lên kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề đó, và hướng dẫn họ cách theo dõi việc thực hiện kế hoạch này.

Để đạt được những mục tiêu trên cần thu thập thông tin về hoàn cảnh xã hội, sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần... của thân chủ. Tạo động cơ cho thân chủ tăng cường sự gắn kết với điều trị; làm rõ việc thu thập, đánh giá; cung cấp thông tin cho thân chủ về nguyên lý và nền tảng cấu trúc của chương trình điều trị; thiết lập mối quan hệ trị liệu; xác định bản chất và mức độ nghiêm trọng vấn đề của thân chủ đang gặp phải; xác định vấn đề trong kế hoạch trị liệu.

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 122: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

122 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

2. nội dung đánh giá Một số nội dung cần đánh giá như sau:

• Nhu cầu, mong muốn của thân chủ: trước hết cần tìm hiểu xem thân chủ mong muốn điều gì. Tại sao họ lại đến gặp mình?

• Tình trạng nghiện, mức độ nghiện: cần tìm hiểu thân chủ nghiện ma túy và sử dụng ma tuý như thế nào? Đối với người nghiện heroin, tham vấn viên cần phải biết họ dùng bao nhiêu ma túy mỗi lần và bao nhiêu lần mỗi ngày, mức độ dung nạp của họ như thế nào

• Việc sử dụng những loại ma túy khác có không và nếu có thì như thế nào• Động cơ thay đổi của thân chủ• Những hỗ trợ xã hội hiện có: cũng cần tìm hiểu mạng lưới hỗ trợ xã hội cho

thân chủ, vì nếu thân chủ nhận được càng nhiều sự hỗ trợ xã hội thì khả năng họ thành công trong việc thay đổi hành vi càng lớn.

• Vấn đề sức khỏe, tâm thần hiện thời của thân chủ: cũng cần phải tìm hiểu xem liệu thân chủ có vấn đề gì về sức khỏe, tâm lí hay xã hội không, vì những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến năng lực của họ trong việc thực hiện các hoạt động thay đổi lối sống. Nhiều người vẫn nghĩ rằng nghiện ma túy là biểu hiện của sự yếu kém đạo đức. Trên thực tế, nghiện là một rối loạn mang tính tái diễn với các hậu quả trên cả ba phương diện sinh học, xã hội và tâm lí. Vì vậy khi tham vấn cần tập trung vào các lĩnh vực này:

• Vấn đề nghiện• Những hành vi liên quan tới nghiện cần thay đổi• Thể chất• Tâm lý• Quan hệ xã hội• Pháp lý• Nhà ở• Việc làm, đào tạo

Nếu chúng ta chỉ điều trị một lĩnh vực, vấn đề sẽ tiếp tục tồn tại. Thân chủ đến với tham vấn với rất nhiều vấn đề khác nhau. Đôi khi tham vấn viên trực tiếp cùng thân chủ giải quyết nhiều vấn đề mà không cần phải giới thiệu chuyển gửi đến các dịch vụ khác. Tuy nhiên, đôi khi có những vấn đề thực sự nghiêm trọng nằm ngoài khả năng chuyên môn của tham vấn viên. Khi này cần giới thiệu họ đến các dịch vụ hoặc những chuyên gia chuyên ngành khác để có dịch vụ phù hợp.

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 123: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

123Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Khi đánh giá cần xem xét các yếu tố dựa trên Mô hình Tâm lý - sinh lý – xã hội của người nghiện ma túy

• Sinh học: độ dung nạp, sức khỏe, tình trạng HIV• Tâm lý: mức độ lệ thuộc, tâm trạng, trạng thái trầm cảm, thèm nhớ, động cơ• Xã hội: quan hệ gia đình, bạn bè, việc làm, các vấn đề pháp lý (hành vi vi phạm

pháp luật, tội phạm)…

Trong tham vấn ưu tiên giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội, đặc biệt với những thân chủ có vấn đề tâm lý xã hội trầm trọng.

Trong tham vấn điều trị điều trị nghiện, tham vấn viên thường can thiệp trực tiếp ở những vấn đề nghiện ma túy, các hành vi, vấn đề thể chất, hành vi liên quan. Đối với can thiệp về nhà ở, việc làm, đào tạo kiến thức kỹ năng thường can thiệp mang tính gián tiếp thông qua chuyển gửi là chính.

Đánh giá ban đầu cần tìm hiểu và đánh giá 5 thành phần quan trọng:

2.1. tâm lý xã hội Ngoài những thông tin nhân khẩu học cơ bản như tên, địa chỉ, tuổi, giới... tham vấn viên cũng cần biết thân chủ hiện đang sống với ai, vai trò và thái độ của những người đó đối với thân chủ như thế nào, và liệu có ai trong gia đình cũng sử dụng/lạm dụng ma túy không. Tham vấn viên cần hỏi về bạn bè thân, họ hàng và những người có thể có ảnh hưởng lớn đến thân chủ. Tham vấn viên cũng cần đánh giá xem mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng ma túy đến các mối quan hệ trong gia đình và các mối quan hệ khác như thế nào.

Luôn giữ thái độ cảm thông với thân chủ để tìm hiểu thêm những thông tin sau: • Anh/chị có việc làm không? Anh/chị kiếm sống như thế nào? Anh/chị đang

sống ở đâu? Anh/chị làm gì để kiếm ra tiền? • Anh/chị có bị nợ nhiều không? Hãy nói cho tôi biết về những khoản nợ đó. • Anh/chị đã bao giờ phải bán những thứ quý giá của anh/chị hay của gia đình để

mua ma túy hay chưa? • Anh/chị đã bao giờ gặp rắc rối với công an chưa?

Hỏi thân chủ xem hiện nay họ có vướng mắc gì với công an không, hay trước đây họ đã từng gặp rắc rối với công an bao giờ chưa. Họ có tham gia vào hoạt động phạm pháp nào như trộm cắp, buôn bán ma túy hay mại dâm hay không?

Page 124: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

124 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Dùng chính những câu trả lời của thân chủ để hỏi tiếp, họ sẽ khó có thể chối bỏ những vấn đề nghiêm trọng do ma túy gây ra cho họ. Họ cũng khó có thể tìm ra cách trốn tránh việc gánh trách nhiệm cho những hậu quả này, bởi vì tất cả những điều này chính là phương pháp lấy thân chủ làm trọng tâm

Các loại thông tin cần hỏi khi đánh giá tiền sử sử dụng chất gây nghiện của thân chủ • Nhân khẩu học• Mối quan hệ với gia đình• Quan hệ với vợ chồng, bạn tình• Trình độ học vấn và nghề nghiệp• Vấn đề phạm tội• Hoàn cảnh sống hiện tại• Nguồn thu nhập

2.2. đánh giá việc sử dụng ma túy, chất gây nghiện và tình trạng nghiệnMột số người nghiện ma túy có thể đến dịch vụ tham vấn vì những lí do khác chứ không phải để tìm cách thoát khỏi ma túy. Họ có thể tới để tìm kiếm sự hỗ trợ giảm triệu chứng cai. Tham vấn viên sẽ cần các thông tin về quá khứ và hiện tại của thân chủ để đánh giá tình trạng của họ.

Điều quan trọng cần hỏi thân chủ những câu hỏi sau: • Họ bắt đầu sử dụng ma túy như thế nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào và loại

ma túy sử dụng lần đầu là gì? • Họ đã sử dụng loại ma túy đó trong thời gian bao lâu? • Liều dùng hàng ngày trong giai đoạn trước đây, gần đây và hiện nay như thế

nào, tần suất và thời gian sử dụng trong bao lâu? • Loại ma túy nào họ cho là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề cho họ?• Họ dùng ma túy bằng đường nào? Dùng theo cách nuốt, hút hay tiêm chích?• Nếu họ tiêm chích, Anh/chị chích riêng hay chích chung bơm kim tiêm với bạn

bè? • Thân chủ có thể đã từng tham gia các chương trình điều trị nghiện trước đây.

Vì vậy, cần hiểu thêm những thông tin về tiền sử điều trị trước đây và cách nhìn nhận của họ về thành công của các phương pháp điều trị đó. Cũng cần tìm hiểu thông tin về số lần và khoảng thời gian ngừng sử dụng của mỗi loại chất gây nghiện. Hỏi về lần ngưng sử dụng ma túy gần đây nhất kéo dài trong bao lâu

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 125: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

125Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

và vì sao họ tái nghiện. Người ta tái nghiện vì những lí do khác nhau. Nói chung, mỗi thân chủ có những điểm yếu riêng của mình hay còn gọi là “những yếu tố cám dỗ cá nhân” có thể dẫn đến tái nghiện. Thông tin này rất quan trọng cho quá trình phục hồi và giai đoạn dự phòng tái nghiện.

* Hỏi về loại chất gây nghiện chính:- Liều dùng trung bình hàng ngày- Lần cuối sử dụng- Cách dùng- Tuổi bắt đầu khi sử dụng- Giai đoạn không sử dụng- Mức độ lệ thuộc ma túy- Hình thức điều trị trước đây

* Loại ma túy/ chất gây nghiện khác - Loại chất gây nghiện khác trước đây và hiện nay đang sử dụng thế nào- Mức độ sử dụng

đánh giá tình trạng nghiện Khi đánh giá tình trạng nghiện cần hỏi về các yếu tố sau:

• Độ dung nạp: mức độ tăng liều CGN để đạt được trạng thái phê hoặc tác động như mong muốn mức độ tác động khi dùng một lượng ma túy như thường lệ

• Hội chứng cai: biểu hiện cai/cắt cơn • Liều lượng ma túy được sử dụng mỗi lần để làm giảm hoặc tránh các biểu hiện

cai/cắt cơn• Thời gian: lượng thời gian được sử dụng để có được chất gây nghiện hoặc để

phục hồi khỏi tác động của ma túy?• Số lượng: lượng chất gây nghiện sử dụng mỗi ngày và thời gian sử dụng • Mức độ giảm chú ý tới các công việc quan trọng, thú vui, các hoạt động xã hội

do sử dụng ma túy • Việc tiếp tục sử dụng ma túy ngay cả khi biết đó là nguyên nhân gây ra vấn đề

thực thể và tâm lý ngày cảng nặng hơn?(khi đánh giá về nghiện và vấn đề thực thể cần tham khảo them kết quả đánh giá của các nhà chuyên môn khác như bác sỹ)

Để chẩn đoán nghiện, người ta thường dùng Tiêu chuẩn Phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng Tiêu chuẩn Chẩn đoán các Rối loạn tâm thần DSM IV.

Page 126: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

126 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Để biết được liệu thân chủ có nghiện loại chất gây nghiện chính mà họ đang sử dụng không, tham vấn viên cần hỏi các câu hỏi sau. Nếu thân chủ trả lời là “có” với ít nhất 3 câu hỏi thì họ đã nghiện loại chất gây nghiện đó.

Tham vấn viên có thể bắt đầu bằng cách nói: “Tôi muốn hỏi một số câu hỏi về các vấn đề anh/chị có thể gặp phải do việc sử dụng (loại chất gây nghiện chính). Hay nghĩ về 12 tháng qua …”

Sau đây là 6 tiêu chí được xem xét (theo ICD 10)• Về thực thể

1. Xuất hiện hội chứng cai thực thể: Thân chủ (người nghiện) sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai khi cơ thể thiếu thuốc. Hội chứng cai này không giống nhau ở các chất gây nghiện khác nhau. Ví dụ hội chứng cai heroin là: nổi da gà, đổ mồ hôi, tay chân run rẩy, buồn nôn, cảm giác “dòi bò trong xương”, mệt mỏi… giãn đồng tử (đồng tử sẽ co khi người nghiện ma túy đang phê), chảy nước mắt, chảy nước mũi…

Khởi phát và thời gian kéo dài hội chứng cai có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian bán hủy của loại ma túy sử dụng. Hội chứng cai heroin có thể bắt đầu 6-12 giờ kể từ liều cuối cùng sử dụng, có thể kéo dài trong vòng 5-7 ngày, và đỉnh cao của hội chứng cai mạnh mẽ nhất là sau 2 ngày.

2. Độ dung nạp (tăng liều): Mức độ đáp ứng của cơ thể đối với chất gây nghiện ngày càng tăng, khiến người dùng phải tăng liều để có được cảm giác phê như cũ. Ví dụ ban đầu người nghiện thuốc lắc chỉ cắn ¼ viên thuốc nhưng qua quá trình sử dụng lâu dài họ dùng 1 viên. Hoặc một ví dụ khác, người mới bắt hút thuốc lá chỉ hút có 1 điều/ngày nhưng khi đã gọi là nghiện thì có thể là 10 điếu/ngày hoặc càng ngày hút thuốc càng nhiều.

• Về tâm lý:3. Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng ma túy: Thân chủ lúc này không còn có thể kiểm soát được hành vi sử dụng ma túy của mình, nghĩa là bản thân họ nhiều khi muốn dừng nhưng cơ thể và tâm trí không còn điều khiển được nữa nên họ muốn dừng mà không dừng được (khả năng ra quyết định suy giảm)

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 127: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

127Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

4. Cảm giác thèm nhớ mãnh liệt buộc phải tìm kiếm sử dụng:Khi người nghiện chuyển qua giai đoạn nghiện thì suy nghĩ, nhớ và thèm muốn mãnh liệt cảm giác phê thuốc. Điều này thôi thúc họ đi tìm kiếm sử dụng ma túy khi chất gây nghiện hết tác dụng, hoặc thậm chí, ngay cả khi vẫn còn phê thuốc.

5. Sao nhãng các thú vui, sở thích khác:Một khi tâm trí chỉ nghĩ và thèm nhớ ma túy thì các hoạt động xung quanh và ngay cả những thú vui ưa thích của họ trước đây họ đều không quan tâm nữa.

6. Tiếp tục sử dụng bất chấp mọi hậu quả do ma túy gây ra:Mặc dù thân chủ đã hiểu rất rõ là nếu sử dụng ma túy họ có thể gặp những hậu quả về sức khỏe, pháp lý, mối quan hệ, nhưng lúc này họ không quan tâm đến miễn sao có ma túy để sử dụng là ưu tiên hàng đầu. Ví dụ thân chủ biết nếu tiêm chích chung sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc viên gan B,C nhưng khi lúc này chỉ cần có thuốc từ người bạn chích đưa là họ sử dụng ngay không xét đến những hậu quả trên.Nhà tham vấn cần chú ý tham khảo các kết quả đánh giá của bác sỹ liên quan về nội dung này.

2.3. Vấn đề sức khỏe và tâm thầnNhững vấn đề bệnh tật và tâm lí cũng cần được thảo luận vì chúng có thể có mối quan hệ mật thiết với việc sử dụng ma túy của thân chủ. Tham vấn viên cần biết về những vấn đề bệnh tật, tâm lí nào cần được chuyển gửi đến các dịch vụ phù hợp để cung cấp dịch vụ kịp thời, hiệu quả và toàn diện cho họ.

Tham vấn viên cần hỏi thân chủ về những nội dung sau:• Thân chủ đã từng được xét nghiệm HIV chưa? • Tình trạng thai nghén: Nếu là nữ, thân chủ có mang thai không• Những vấn đề sức khỏe khác: Như vấn đề tim mạch, gan, huyết áp…• Những vấn đề tâm lý như trầm cảm, tự tử, loạn thần: Thân chủ đã bao giờ có

ý định tự tử chưa? Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm và cần phải được hỏi một cách thận trọng. Ví dụ có thể hỏi thân chủ liệu có bao giờ họ cảm thấy cuộc sống thật là khó khăn đến nỗi họ nghĩ là không còn gì đáng để tiếp tục sống nữa hay không. Nếu thân chủ trả lời là có, sau đó có thể hỏi tiếp xem họ đã làm gì khi nghĩ như vậy? Tham vấn viên có thể khám phá liệu họ vẫn còn những suy

Page 128: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

128 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

nghĩ như vậy trong thời điểm hiện tại không. Nếu có, bệnh nhân cần phải được khám đánh giá chuyên khoa.

2.4. Lý do đến với chương trình (tham vấn) của thân chủTham vấn viên cần biết lý do, điều gì thúc đẩy thân chủ đến với chương trình tham vấn điều trị. Ví dụ, có phải do anh ấy bị vợ bỏ không? Gần đây anh ấy có bị công an bắt không? Anh ấy có sợ bị mất việc làm hay không? Anh ấy có bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà không? Hay anh ấy đến là vì bạn thân của anh ta mới bị chết do sốc quá liều?... Nhiều thanh niên sử dụng ma túy, đặc biệt là những người bị ép buộc tham gia điều trị thường có xu hướng chối bỏ, không thừa nhận những tác hại của hành vi sử dụng ma túy. Họ cho rằng mọi việc đều ổn cả, không cần tới tham vấn.

2.5. đánh giá lâm sàngTrong lần gặp gỡ đầu tiên, tham vấn viên cần thực hiện đánh giá cơ bản về tình trạng tâm thần của thân chủ, xem liệu ma túy ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi và nhận thức của họ không. Ghi lại những thông tin quan sát được trong khi tham vấn như sau:

• Hành vi và vẻ bề ngoài của bệnh nhân • Khả năng diễn đạt • Sự thống nhất giữa tâm trạng và biểu hiện bên ngoài về vẻ mặt, giọng nói, cử

chỉ, hành vi• Suy nghĩ (dòng suy nghĩ, nội dung và định hình suy nghĩ) • Quan niệm • Nhận thức • Phán xét • Những vấn đề nội tâm • Lòng tin • Tình trạng tâm thần: tâm trạng, nhận thức, hành vi• Vết tiêm chích• Dấu hiện phê thuốc• Tình trạng dinh dưỡng

Tham vấn viên có thể xem vết tiêm chích để xác định xem có tổn thương nghiêm trọng nào không. Chú ý các biểu hiện phê thuốc hoặc biểu hiện cai để xem lần sử dụng ma túy gần đây có đồng nhất với quan sát của tham vấn viên không. Tham vấn viên cũng cần xem xét mặt tổng thể tình trạng dinh dưỡng ăn uống của thân chủ. Khi hoàn thành xong phần đánh giá, thân chủ và tham vấn viên nên cùng xác định những chủ đề họ muốn thảo luận và lập thứ tự ưu tiên để giải quyết, vì không thể

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 129: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

129Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

giải quyết được tất cả mọi việc ngay trong buổi tham vấn đầu tiên. Thứ tự ưu tiên này có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Vì vậy, cần hướng dẫn thân chủ lập một danh sách các vấn đề hiện có và cùng với họ rà soát lại danh sách này khi bắt đầu mỗi buổi tham vấn để xem liệu vấn đề có còn tồn tại nữa không hoặc mức độ lo lắng của thân chủ về vấn đề đó như thế nào.

Khi bắt đầu tham gia điều trị, thân chủ thường mơ hồ về mức độ từ bỏ ma túy mà họ muốn có. Tham vấn giúp họ quyết định tham gia điều trị và đặt ra một mục tiêu thực tế, ví dụ như giảm nguy cơ do sử dụng ma túy, hoặc học cách từ bỏ ma túy. Tham vấn viên có thể giúp thân chủ nhận thức và hiểu được những tác hại của nghiện và thúc đẩy động lực để thân chủ tiến tới giai đoạn hồi phục. Trong quá trình điều trị này, sự mơ hồ của thân chủ có thể được đưa ra và thảo luận cụ thể trong 2 tuần điều trị đầu tiên, động cơ và sự cam kết điều trị nghiện là những yếu tố cần phải thảo luận nhắc lại nhiều lần trong suốt quá trình điều trị.

Nên dành hai buổi tham vấn đầu tiên để giới thiệu chương trình điều trị cho thân chủ, thu thập thông tin liên quan đến thân chủ và tiền sử sử dụng ma túy, cùng thân chủ lập kế hoạch điều trị. Ngoài mục đích định hình kế hoạch tham vấn và điều trị, hai buổi tham vấn đầu tiên còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thân chủ có được động lực để xác định mục tiêu.

Sự mơ hồ và phủ nhận của thân chủ là những hiện tượng khá phổ biến trong trong thời kì đầu của chương trình điều trị. Hai yếu tố này là những rào cản chính đối với việc điều trị nghiện, tham vấn viên cần thảo luận với thân chủ về điều này trong 2 buổi tham vấn đầu và trong suốt quá trình điều trị khi cần thiết.

Khi bắt đầu mỗi buổi tham vấn, tham vấn viên nên hỏi thân chủ về những gì đã xảy ra với thân chủ kể từ buổi tham vấn trước và liệu trong thời gian đó thân chủ có sử dụng lại ma túy không hoặc có gặp khó khăn gì không. Nếu có, thân chủ và tham vấn viên cần cùng nhau phân tích về lần sử dụng ma túy đó, tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân và cùng thảo luận các biện pháp để không sử dụng lần sau. Nếu thân chủ có vấn đề khẩn cấp liên quan đến việc nghiện ma túy như bất hòa trong gia đình hoặc khó khăn về tài chính do sử dụng ma túy, tham vấn viên nên đề cập đến những vấn đề này trong buổi tham vấn. Cũng nên tập trung vào mối liên quan giữa những vấn đề này và việc nghiện ma túy của thân chủ. Mục tiêu của tham vấn là giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, xây dựng các chiến lược đối phó với những vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà không sử dụng lại ma túy. Ví dụ, trong tình huống

Page 130: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

130 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

thân chủ bị mất việc làm hoặc có mâu thuẫn nghiêm trọng với gia đình và bạn bè thì tham vấn viên cần tìm hiểu xem vấn đề này có phải là nguy cơ dẫn đến việc tái sử dụng ma túy của thân chủ hay không? Tham vấn viên cần lưu ý tất cả các vấn đề xảy ra với thân chủ vì có thể vấn đề đó là nguyên nhân đưa đẩy thân chủ sử dụng ma túy hoặc tái nghiện.

Tóm lại mục đích bước này là tham vấn viên có được bức tranh tổng thể về thân chủ và nhận diện được vấn đề chính của thân chủ là gì? Từ vấn đề ưu tiên này mà tham vấn viên thảo luận với thân chủ về các giải pháp hay chiến lược can thiệp phù hợp.

III. Xác định vấn đề cần giải quyết, giải pháp tối ưu và xây dựng mục tiêuTrợ giúp người nghiện giải quyết vấn đề là một trong những kỹ thuật quan trọng. Trong nội dung phần này chúng tôi nhấn mạnh tới phương pháp xác định vấn đề và giúp thân chủ tự đưa ra giải pháp, xác định mục tiêu cho kế hoạch hành động nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho người nghiện.

Trọng tâm của bước này là tham vấn viên áp dụng kỹ thuật giải quyết vấn đề giúp thân chủ giải quyết vấn đề của họ.

Nội dung này vừa được xem như một kỹ thuật quan trọng song cũng là một bước của quá trình tham vấn điều trị nghiện

Trong tham vấn điều trị nghiện, thân chủ, những người đang cố gắng phục hồi tình trạng nghiện thường phải đối mặt với rất nhiều tình huống khó khăn xuất phát từ cả môi trường bên ngoài lẫn yếu tố cá nhân, phải đối mặt với sức ép xã hội, chịu đựng các cơn thèm nhớ, lo sợ tái nghiện và bị rơi vào hoàn cảnh nghiện trước đây. Một số thân chủ có thể cùng một lúc gặp nhiều vấn đề rắc rối khiến cho họ gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề dù rất nhỏ. Việc sử dụng ma túy một thời gian dài khiến nhiều thân chủ lảng tránh vấn đề, khó khăn trong giải quyết vấn đề hoặc đưa ra những quyết định vội vã, không thật sự có lợi cho họ. Cách giải quyết vấn đề không hiệu quả làm cho vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn hoặc làm nảy sinh những vấn đề mới, kể cả nguy cơ tái sử dụng ma túy. Mục đích khi tham vấn viên áp dụng kỹ thuật này là hướng dẫn thân chủ cách xác định, phân tích và tự mình đưa ra giải pháp cho các vấn đề mà họ đã, đang và sẽ phải đối mặt trong nỗ lực ngừng sử dụng ma túy và thay đổi lối sống. Khi tham vấn cho thân chủ, cần hướng dẫn thân chủ cách giải quyết những

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 131: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

131Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

vấn đề (sau khi cân nhắc mức độ quan trọng và tính cấp thiết) đã được thân chủ xác định. Việc nâng cao khả năng giải quyết vấn đề cho thân chủ trong tham vấn điều trị nghiện như sau:

• Tăng cường lối sống lành mạnh• Nâng cao năng lực ứng phó với vấn đề trong cuộc sống bởi người nghiện ma

túy thường hạn chế về khả năng giải quyết vấn đề• Làm giảm nguy cơ tái nghiện• Tăng cường hiệu quả của quá trình can thiệp• Có thể giải quyết vấn đề theo nhóm hay cá nhân

Can thiệp giải quyết vấn đề sẽ có hiệu quả tốt khi thân chủ tham gia buổi tham vấn trong tình trạng ổn định, không bị suy giảm chức năng, nghĩa là họ không bị vã hay không ở tình trạng phê, nếu không sẽ rất khó để thân chủ tập trung vào phần thảo luận, ghi nhớ, đồng tình và cam kết thực hiện kế hoạch hành động sau khi buổi tham vấn kết thúc.

Tham vấn viên chỉ nên thảo luận giải quyết vấn đề với thân chủ sau khi đã gây dựng được mong muốn thay đổi ở họ, tăng cường sự tự tin vào khả năng bản thân và tiến tới hành động. Hay nói cách khác, việc thảo luận kỹ thuật giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả nhất khi thân chủ đang ở giai đoạn hành động hoặc duy trì của quá trình chuyển đổi hành vi để đảm bảo sự cam kết của thân chủ.

Tham vấn viên cần chú ý chia vấn đề thành từng phần nhỏ, nếu có thể, ngay từ bước xác định vấn đề để từ đó có thể chia kế hoạch hành động thành từng bước nhỏ khả thi và dễ thực hiện hơn. Đồng thời, thân chủ sẽ cần được hỗ trợ nhiều kỹ thuật khác nhau để tăng cường nhận thức và trí nhớ đã bị ảnh hưởng trong quá trình nghiện trước đây.

Xác định vấn đề• định hướng

Cần giải thích với thân chủ rằng việc xảy ra các vấn đề là chuyện bình thường đối với tất cả những người nghiện ma túy đang trong giai đoạn điều trị hoặc đang phục hồi và mọi vấn đề đều có cách giải quyết. Tham vấn viên giúp thân chủ tự đặt câu hỏi với chính bản thân mình: Liệu mình đang gặp vấn đề thật không? Trên thực tế không ít thân chủ gặp khó khăn trong việc nhận ra rằng mình đang gặp vấn đề, hay phủ nhận rằng mình đang gặp vấn đề “tôi không sao”, “tôi chẳng có vấn đề gì cả”. Qua sự hướng dẫn của tham vấn viên, thân chủ

Page 132: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

132 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

có thể tự trả lời câu hỏi này với chính bản thân mình, từ chính những đầu mối, từ chính suy nghĩ, cảm giác, hành vi, phản ứng của thân chủ đối với người khác và cách người khác phản ứng với họ.

Bước đầu tiên cần làm để tiến tới giải quyết vấn đề là tham vấn viên hỗ trợ để thân chủ chấp nhận thực tế rằng họ đang có vấn đề khó khăn. Lúc này, khi nảy sinh vấn đề, họ cần phải kiên nhẫn, không quá vội vàng, dừng lại suy nghĩ trước khi đưa ra bất kì hành động nào.

Xác định được rằng hiện thân chủ đang có vấn đề không phải là quá khó, cái khó là làm thế nào để xác định được chính xác đó là vấn đề gì.

• Xác định vấn đề chính của thân chủTham vấn viên giúp thân chủ học được cách làm thế nào để cụ thể hoá hoặc xác định được vấn đề rõ ràng, mỗi khi họ ý thức được rằng có điều gì đó không ổn thì họ nên thu thập càng nhiều thông tin về điều không ổn đó càng tốt để làm rõ vấn đề. Ví dụ, nếu thân chủ thất vọng về tình hình gia đình hiện nay và đang suy nghĩ về đến việc bỏ nhà, tham vấn viên có thể hỏi một số câu hỏi sau: - Vì sao thân chủ lại muốn bỏ nhà ra đi?- Thân chủ thất vọng về điều gì ở gia đình?- “Quan hệ của thân chủ với gia đình của họ như thế nào?” - Thân chủ đã bao giờ bị chỉ trích chưa?”

Tham vấn viên có thể đặt những câu hỏi để tìm hiểu và làm tăng thêm mức độ chi tiết của vấn đề. Cố gắng giúp thân chủ mô tả vấn đề một cách cụ thể và chính xác càng nhiều càng tốt. Một lần nữa cần chú ý chia vấn đề thành từng phần nhỏ để tạo tiền đề cho những giải pháp khả thi và dễ dàng thực hiện.

Ví dụ: thân chủ nói họ vừa cãi nhau với vợ xong nên rất bực bội.

Như vậy vấn đề của thân chủ có phải là “cãi nhau”? Đây chưa phải là vấn đề chính của thân chủ mà tham vấn viên cần xác định thêm nguyên nhân dẫn đến cãi nhau. Trong trường hợp này có thể là vợ của thân chủ nghi ngờ anh ta sử dụng lại ma túy vì chị thấy anh vẫn thường xuyên đi lại với một vài người bạn cũ. Qua đây, tham vấn viên cần nhận ra rằng cãi nhau chỉ là kết quả của việc nghi ngờ, thiếu lòng tin của vợ đối với thân chủ. Vậy vấn đề chính cần được xác

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 133: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

133Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

định và giải quyết ở đây là “mất lòng tin” cần phải thảo luận về các phải pháp để thân chủ xây dựng lại lòng tin với vợ.

Xác định giải pháp tối ưu• tìm kiếm các giải pháp có thể

Tham vấn viên cần cho thân chủ thấy rằng mỗi vấn đề có thể có nhiều giải pháp khác nhau vì vậy giúp thân chủ đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt. Khi thân chủ liệt kê các giải pháp, tham vấn viên viết tất cả các giải pháp đó ra. Hãy nghĩ về tất cả các khả năng và khuyến khích thân chủ liệt kê các giải pháp, không loại bỏ bất kì ý tưởng nào và cũng không phải suy nghĩ quá lâu để cố tìm ra một ý tưởng tốt nhất. Ngay cả các ý tưởng không có tính khả thi hoặc không thể thực hiện được cũng có thể hữu ích.

Mọi ý kiến đều được ghi nhận và xem xét. Càng nhiều giải pháp đề xuất, càng nhiều lựa chọn tốt. Tham vấn viên lưu ý là không phê phán đánh giá giải pháp nào – cần xem xét mọi khía cạnh của mỗi giải pháp.

Nhà tham vấn sử dụng phương pháp động não nhằm khơi gợi thân chủ đưa ra tất cả những giải pháp mà thân chủ nghĩ đến. Nhiệm vụ của tham vấn viên là ghi nhận, khen ngợi và thúc đẩy để thân chủ đưa thêm các giải pháp khác (thường áp dụng câu: rất hay! còn gì nữa không?). Tham vấn viên không nên ngắt lời và không phán xét giải này tốt hay xấu, khả thi hay không khả thi. Số lượng phát sinh chất lượng: có thể càng nhiều giải pháp sẽ có một số giải pháp khả thi và phù hợp.

• Lựa chọn giải pháp phù hợp nhấtSau khi đã đưa ra được danh mục các giải pháp có thể, tham vấn viên và thân chủ cùng thảo luận, cân nhắc ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Với mỗi giải pháp, nên cùng thân chủ trao đổi những câu hỏi sau đây: - Cái được và cái mất của giải pháp này là gì?- Liệu có thể xảy ra những hậu quả xấu nào không (cả hiện tại và trong tương

lai gần)? - Phải mất bao lâu để thực hiện giải pháp này? - Có tốn kém nhiều tiền không? - Thân chủ có kỹ năng gì để thực hiện giải pháp không? Thân chủ có các nguồn

lực/ nguồn hỗ trợ cần thiết không?

Page 134: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

134 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

- Thân chủ có cần phải phối hợp hoặc sự hỗ trợ của người khác không? Nếu có, liệu người đó có sẵn sàng hợp tác không?

- Liệu thân chủ có thể gặp khó khăn gì khi thực hiện giải pháp này?

Việc quyết định lựa chọn giải pháp nào phụ thuộc rất nhiều vào tính cấp bách của vấn đề và những khó khăn có thể xảy ra khi thực hiện các giải pháp. Trong một tình huống mà vấn đề cần được giải quyết thật nhanh, có thể lựa chọn một giải pháp nào đó mà nó có thể thực hiện được ngay lập tức (cho dù đó không phải là giải pháp lí tưởng).

Cân nhắc hậu quả: Xem xét lần lượt từng phương án một. Sau đó hình dung xem nếu chọn phương án này thì điều gì sẽ xảy ra trước mắt? Kết quả sẽ đạt được là gì? Những kết quả mong muốn sẽ là gì? Những kết quả không mong muốn là gì? Có những kết quả tích cực ngắn hạn, dài hạn là gì? Những hậu quả dài hạn là gì?

Thân chủ là chính là người lựa chọn giải pháp sau khi phân tích và cân nhắc hết tất cả các giải pháp đưa ra chứ không phải tham vấn viên chọn lựa. Mặc dù tham vấn viên có thể cảm thấy là giải pháp thân chủ lựa chọn không phải là giải pháp hợp lí nhất nhưng đó là sự lựa chọn thích hợp nhất dưới cách nhìn nhận của thân chủ tại thời điểm đó. Cần lưu ý rằng, có nhiều trường hợp, thân chủ lựa chọn giải pháp bất lợi cho bản thân mặc dù thân chủ hiểu rất rõ những hậu quả của nó sau khi phân tích cùng tham vấn viên. Tham vấn viên cần tôn trọng quyết định của thân chủ, cho thân chủ thời gian và đồng hành cùng thân chủ trong các buổi tham vấn sau. Tham vấn viên kết hợp các kỹ năng khác để gợi ý, khuyến khích, động viên và chờ đợi cho đến khi thân chủ nhận ra giải pháp của mình chọn là không hợp lý và mong muốn một giải pháp khác, lúc này tham vấn viên hỗ trợ thân chủ chọn lại giải pháp khác. Tham vấn viên nên biết điều này, một khi thân chủ đã lựa chọn được giải pháp, họ sẽ cam kết thực hiện giải pháp đó và tham vấn viên phải hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn đó. Đây là nguyên tắc lấy thân chủ làm trọng tâm, một nguyên tắc quan trọng mà tham vấn viên cần ghi nhớ.

Điều quan trọng tham vấn viên cần lưu ý là tham vấn sao cho không để thân chủ thực hiện những giải pháp nguy hiểm cho bản thân họ cũng như người khác.

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 135: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

135Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Trong bước này tham vấn viên cần hỗ trợ thân chủ phân tích năng lực của bản thân đối với giải pháp đã chọn, và điều quan trọng đã được nhắc đến rất nhiều đó là thân chủ là người chọn lựa giải pháp.

Trong một số trường hợp, thân chủ bắt đầu đánh giá các giải pháp mà thân chủ vừa đưa ra mặc dù đang trong giai đoạn động não liệt kê các giải pháp, lúc này tham vấn viên khéo léo nhắc nhở thân chủ và giải thích rằng việc đánh giá các giải pháp sẽ thực hiện sau khi đã liệt kê tất cả các giải pháp.

Một điểm cần lưu ý nữa là tham vấn viên thường chọn lựa và giải quyết luôn vấn đề của thân chủ mà quên rằng mục đích chính là hướng dẫn thân chủ kỹ năng để họ tự giải quyết vấn đề của họ

2.2 . Xác định mục tiêu 2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của đặt mục tiêuMục tiêu là một dự định của một kế hoạch, là điều người ta hướng tới để đạt được trong kế hoạch đó. Mục tiêu giúp định hướng và khích lệ con người không ngừng hướng tới phía trước. Việc áp dụng phương pháp đặt mục tiêu trong quá trình giải quyết vấn đề cũng như trong quá trình điều trị thân chủ giúp cho thân chủ có khả năng giải quyết được vấn đề bản thân, đạt được thành công trong quá trình điều trị, quan trọng hơn là xây dựng lòng tự tin của thân chủ về năng lực và khả năng của họ. Tham vấn viên cần hỗ trợ thân chủ đưa ra mục tiêu càng cụ thể càng tốt.

Đó là cách để thân chủ tự đặt ra mục tiêu cho chính bản thân. Thân chủ phải tham gia vào quá trình xác định mục tiêu và tham vấn viên chỉ là người cung cấp thông tin để họ ra quyết định.

Trong giai đoạn này, việc đặt mục tiêu cho hành động có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyết vấn đề bởi:

• Giúp cho sự thay đổi dễ dàng • Giúp thân chủ học hỏi kinh nghiệm tự lực, trải nghiệm thành công và thất bại• Tăng cường sự tự tin• Khích lệ sự cố gắng ở thân chủ• Định hướng cho hành động • Đo lường sự tiến bộ, • Đo lường sự cam kết: sự sẵn sàng và sự tự tin• Tạo đà cho sự thay đổi

Page 136: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

136 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Thúc đẩy sự cam kết và thống nhất của thân chủ, họ cam kết với hành động và sự tham gia tạo thay đổi

Một mục tiêu cụ thể sẽ dễ có khả năng thực hiện thành công hơn là một mục tiêu chung chung. Để có thể xây dựng được một mục tiêu cụ thể, cần phải trả lời những câu hỏi sau:

Ai : Ai là người thực hiện hoặc tham gia?Điều gì: Tôi muốn đạt được điều gì?Ở đâu: Xác định một địa điểm/ xác định hoạt động sẽ diễn ra ở đâu (gia đình, cơ

quan hoặc cũng có thể ở nhiều nơi, nhưng tất cả nên xác định rõ)Khi nào: Xác định một khung thời gian, tôi cần bao nhiêu ngày, tuần để đạt được

điều này? Hoặc từ đây đến ngày mấy tháng mấy năm nào tôi sẽ hoàn thành được mục tiêu này?

Cái nào: Xác định những yêu cầu và trở ngại, để thực hiện được mục tiêu này bản thân tôi cần phải có những điều kiện gì, gia đình, môi trường xã hội bên ngoài có thể hỗ trợ được như thế nào?

Tại sao: Những lí do, mục đích hoặc lợi ích cụ thể khiến phải đạt được mục tiêu này

Ví dụ:Mục tiêu chung chung Mục tiêu cụ thể

Có cơ thể gọn đẹp Giảm kích cỡ vòng bụng từ 75cm 73cm

Giảm cân Giảm 1kg (1 cân) trong vòng 1 thángTừ bỏ ma túy “Giữ sạch” ngày hôm nay (không sử dụng ma túy)

“Giữ sạch” trong 1 tuần và sẽ ở nhà phụ việc nhà, dạy con học bài mỗi tối

Lúc mấy giờ

Sống tốt hoặc thay đổi lối sống Có thể là một hoặc một vài mục tiêu sau:- Phụ vợ/mẹ trong việc nhà (lau nhà, rửa chén, nấu

cơm, đóng tiền điện – nước...)- Tưới cây cảnh mỗi sáng- Đưa đón con đi học mỗi ngày- Hướng dẫn con làm bài tập mỗi tối- Dọn dẹp cửa hàng cho vợ/mẹ mỗi chiều- Gặp tham vấn viên để trao đổi kế hoạch hành động

mỗi tuần

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 137: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

137Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Mục tiêu cụ thể cũng được xem là mục tiêu “thông minh” (trong tiếng anh là SMART) khi nó đảm bảo các tiêu chí sau:Rõ ràng, cụ thể: Mục tiêu không chung chung mà hướng tới một việc, một hành động cụ thể nào.

Đo lường được: Cần phải có những tiêu chí cụ thể để đo lường tới mục tiêu đề ra, một con số để đo lường được như liên quan tới thời gian, số lượng. Ví dụ: trong vòng 1 tháng giảm 3cm vòng bụng, hoặc “giữ sạch” trong 1 tuần, kiếm việc làm có thu nhập 2 triệu một tháng... vậy 3cm; 1 tuần – 7 ngày; 2 triệu là những con số giúp đo lường kết quả.

Có thể đạt được: Mục tiêu đưa ra không nên quá lớn mà cần nằm trong khả năng mà thân chủ có thể đạt được. Tự thân chủ đánh giá xem năng lực bản thân có thể làm được điều này trong thực tế không, sau đó xét đến những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài như gia đình, phòng khám, các cơ quan đoàn thể có thể giúp được gì để đạt được mục tiêu.

Mang tính thực tiễn: Mục tiêu đó cần có tính thực tiễn, không xa vời với thực tiễn cuộc sống của thân chủ. Tham vấn viên giúp thân chủ xác định xem mục tiêu đề ra cần thiết như thế nào đối với cuộc sống hiện tại của thân chủ, có còn đang phù hợp và hữu dụng trong thời điểm này không?

Có thời gian cụ thể: Mục tiêu này thực hiện trong thời gian bao lâu, nêu rõ số ngày, tuần,... càng rõ ràng sẽ giúp xác định dễ dàng và là động lực thúc đẩy hoàn thiện hơn.Ví dụ: Mục tiêu trong một bản kế hoạch hành động của một thân chủ đang cố gắng từ bỏ sử dụng ma túy và có kế hoạch cho cuộc sống của ho như sau: “Tôi sẽ xin làm bảo vệ cho một công ty nào đó trong vòng 1 tháng (từ hôm nay 01/05/2013 đến 31/05/2013) với mức lương mong muốn là 2 triệu đồng/ 1 tháng”

Yếu tố (tiêu chí) Phân tích các yếu tố (tiêu chí)

Cụ thể “làm bảo vệ’ đã cho thấy mục tiêu cần đạt điều gì, sẽ cụ thể hơn nếu khoanh vùng làm bảo vệ ở công ty nào/ địa bàn quận nào, nhưng thực sự thị trường lao động khó để xác định thêm được điều này.

Đo lường được “được làm bảo vệ cho 1 công ty” “lương 2 triệu/ 1 tháng”. Kết quả sẽ xác định đã đạt được khi thân chủ được nhận vào làm việc cho 1 công ty nào đó, và công ty đồng ý trả mức lương tối thiểu là 2 triệu đồng/ tháng

Khả thi Thân chủ không có bằng cử nhân cũng không có bằng chuyên môn nhưng thể lực tốt, đảm bảo được công việc, và có thể trước đây đã từng học võ, có kinh nghiệm làm ở một nơi nào đó, biết được một vài kỹ thuật của bảo vệ

Page 138: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

138 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Thực tiễn Hiện tại thân chủ muốn cuộc sống mình có ý nghĩa sau khi cắt cơn, có thêm tiền đóng học phí cho con và có tiền tiêu vặt, đồng thời làm việc cho một công ty nên chiếm toàn bộ thời

gian của thân chủ tránh nhàn rỗi để nghĩ đến ma túy, bạn bè cũ khó tiếp cận để rủ rê.Có thời gian “trong vòng 1 tháng từ 01/05/2013 đến 31/05/2013” là khoảng thời gian thúc đẩy thân chủ

phải đạt được mục tiêu xin làm bảo vệ.

Khi thân chủ hành động và đạt được mục tiêu nó sẽ có tác dụng củng cố sự tự tin và khiến thân chủ cam kết hành động nhiều hơn.

Một điều quan trọng trong quá trình xây dựng mục tiêu ngắn hạn là thân chủ phải luôn là người ra quyết định cuối cùng. Điều gì họ cho là quan trọng cần phải đạt được thì đó chính là quyết định cuối cùng về mục tiêu. Tuy nhiên, tham vấn viên cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ ra quyết định. Một số mục tiêu thân chủ lựa chọn có thể không thực tiễn hoặc có thể nguy hiểm có khả năng dẫn tới tái nghiện. Thân chủ cần tới sự khôn ngoan của tham vấn viên để giúp họ nhận biết được điều gì là thực tiễn. Tham vấn viên rất cần giúp thân chủ hiểu rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn.

2.2.2 phương pháp đặt mục tiêuLiệt kê các mục tiêu và lựa chọn mục tiêu ưu tiên để thực hiệnYêu cầu thân chủ suy nghĩ về tất cả những mục tiêu mà họ muốn đạt được trong năm tới. Hãy đặt những câu hỏi như: “Thân chủ muốn thực hiện thành công điều gì?” và “Sau một năm nữa họ muốn mình sẽ là người như thế nào?”

Nếu ban đầu thân chủ gặp khó khăn trong việc đưa ra mục tiêu thì hãy hỏi xem có điều gì trong cuộc sống mà họ muốn thay đổi không, hay có điều gì mà họ chưa hài lòng không?

Viết lên giấy những mục tiêu mà thân chủ đề cập tới. Cố gắng viết những mục tiêu ở thể khẳng định: “Tôi sẽ “giữ sạch” trong ngày hôm nay ”, chứ không nên viết ở thể phủ định: “Tôi sẽ không dùng ma túy trong ngày hôm nay ”.

Sau khi dành thời gian suy nghĩ về những mục tiêu này, thân chủ có thể sẽ thấy rằng họ có quá nhiều mục tiêu khác nhau cần phải đạt được. Tuy nhiên, nếu cố gắng đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc sẽ khiến thân chủ cảm thấy quá tải. Vì vậy, hãy cùng với thân chủ rà soát lại danh mục những mục tiêu và lập thứ tự ưu tiên cho

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 139: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

139Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

những mục tiêu đó và khích lệ họ nên chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 mục tiêu ưu tiên họ thấy quan trọng và có thể đạt được trước.

Để giúp thân chủ xác định được mục tiêu đó có thực tiễn hay không, tham vấn nên trao đổi cởi mở, xem xét mức độ phù hợp với khả năng của họ nghĩa là mục tiêu đó không quá khó mà cũng không quá dễ đối với thân chủ. Nên cùng thân chủ đưa ra mục tiêu vừa tầm hoặc hơi khó một chút so với khả năng của thân chủ, để thân chủ cảm thấy đủ sức và có động lực để vươn đến đạt mục tiêu. Cần phải có kinh nghiệm mới giúp thân chủ đưa ra mục tiêu một cách phù hợp. Tuy nhiên có thể thiết lập bằng cách giúp thân chủ điều chỉnh mục tiêu khi cảm thấy mục tiêu đó quá khó hoặc quá dễ. Cần xem việc điều chỉnh mục tiêu là bình thường trong tiến trình giải quyết vấn đề hay hoạt động đặt mục tiêu.

Xác định mục tiêu rõ ràng và chia thành các bước nhỏ Khi thân chủ đã chọn được 1 hoặc 2 mục tiêu thực tiễn và có thể đạt được, đề nghị thân chủ xác định mục tiêu thật chính xác – bao gồm thông tin về ngày, thời gian và khối lượng công việc để thân chủ có thể tự đo lường thành quả của mình.

Sau đó chia mục tiêu thành các bước nhỏ. Những bước này cần phải đạt được trong thời gian ngắn - một vài ngày hoặc vài tuần.

Đo lường sự cam kếtTham vấn viên có thể sử dụng “thước đo sự sẵn sàng” để xác định xem trong suy nghĩ của thân chủ thì việc cam kết thực hiện mục tiêu có tầm quan trọng như thế nào. Đây chỉ là một thang điểm được chia ra thành các mức từ 1 đến 10 mà trên đó 1 có nghĩa là không sẵn sàng và 10 là rất sẵn sàng. Hãy yêu cầu thân chủ tự đánh giá về mức độ quan trọng của việc thay đổi hành vi sử dụng ma túy đối với bản thân họ.

Tham vấn viên có thể nói với thân chủ:“Tính trên thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 có nghĩa là anh/chị không sẵn sàng thay đổi và 10 là anh/chị rất muốn thay đổi, anh/chị tự đánh giá bản thân mình đang ở điểm nào?”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Không muốn thay đổi rất muốn thay đổi

Page 140: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

140 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Có thể được sử dụng “Thước đo sự sẵn sàng” trong buổi tham vấn để khuyến khích thân chủ nói về lý do họ muốn thay đổi.

Có thể dùng thang điểm tương tự như trên để đánh giá sự tự tin của thân chủ khi thực hiện một công việc và được gọi là “thước đo sự tự tin”. Nó có thể được sử dụng với các thân chủ đã xác định được tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi của họ hoặc có thể được sử dụng như là một câu hỏi giả định để động viên thân chủ nói về việc họ sẽ làm thế nào để thay đổi.

Tham vấn viên có thể nói với thân chủ:“Nếu như anh/chị quyết định thực hiện công việc này thì anh/chị thấy là mình tự tin đến đâu? Tính theo thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 có nghĩa là không tự tin và 10 là rất tự tin, thì anh/chị tự đánh giá bản thân mình tự tin ở điểm nào?”

Không nhất thiết phải đưa ra một thước đo cụ thể. Tuy nhiên việc sử dụng thang đo này rất hữu ích. Đối với các thân chủ không biết đọc hoặc không biết đếm số thì nên mô tả thước đo và thang điểm bằng lời nói.

Sau khi đã hỏi thân chủ về mức độ sẵn sàng và tự tin của họ, nếu họ trả lời ở thang điểm 7 hoặc thấp hơn, thì việc đầu tiên là khen ngợi họ “điểm 7 là khá tốt rồi”: rồi sau đó hỏi họ xem vì sao họ lại chọn thang điểm đó? Làm thế nào để có thang điểm cao hơn?

IV. Lập kế hoạch hành động và triển khai kế hoạch Lập kế hoạch hành độngThông thường khi kết thúc nội dung đánh giá chi tiết về tâm sinh lí - xã hội, xác định được vấn đề (thường vào cuối buổi thứ 2) tham vấn viên cùng với thân chủ lập kế hoạch điều trị/ hành động.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Không tự tin rất tự tin

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 141: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

141Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Sau khi tham vấn viên và thân chủ đã chọn được giải pháp với một hoặc hai mục tiêu có thể thực hiện được, tham vấn viên cần viết cụ thể, rõ ràng những mục tiêu này chính xác, cụ thể (ngày tháng, thời gian và số lượng…) để có thể đo lường được kết quả thực hiện. Khi chia mục tiêu thành các mục tiêu rõ hơn, các hoạt động thành các bước nhỏ cũng cần phải được mô tả chính xác đó là những bước nào và thời gian bao lâu để có thể đạt được (trong vài ngày hoặc một vài tuần?).

Khi xây dựng kế hoạch hành động cần làm rõ:• Các nguồn lực sẵn có, nguồn lực trợ giúp thân chủ trong quá trình điều trị

nghiện.• Các bước can thiệp cụ thể nhằm thay đổi hành vi cũ hoặc duy trì hành vi đã

thay đổi.• Kế hoạch hành động cần phải xác định được những vấn đề cần giải quyết trong

quá trình điều trị và những mục tiêu mong muốn của thân chủ. Trong xây dựng kế hoạch hành động điều trị ma túy vẫn luôn chú ý đến hành động đáp ứng lại nguy cơ sử dụng ma túy, những vấn đề khác liên quan đến việc nghiện ma túy. Kế hoạch điều trị ban đầu mang tính cơ bản, với mục đích nhằm làm rõ những mục tiêu chung đã thống nhất giữa tham vấn viên và thân chủ, với sự cam kết của thân chủ trong việc tiến tới phục hồi.

Tham vấn viên nên hỏi thân chủ xem liệu họ có biết, có nghe thấy bao giờ chưa về các dịch vụ, hoạt động, hay các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng xã hội, và họ đã tham gia các nhóm này bao giờ chưa, hay nếu đã có thì họ có muốn tiếp tục tham gia nữa không. Nếu thân chủ không biết về các nhóm hỗ trợ thì tham vấn viên nên giới thiệu ngắn gọn và cung cấp danh sách các buổi họp nhóm tại trung tâm hay địa phương. Các thân chủ cần được khuyến khích tham gia các buổi họp nhóm càng đầy đủ càng tốt vì đây được xem như một phần của hoạt động điều trị phục hồi. Nếu họ đồng ý, tham vấn viên nên ghi lại và đưa tên họ vào danh sách sinh hoạt các nhóm trong kế hoạch điều trị.

hoàn thiện/ điều chỉnh kế hoạch (khi cần thiết)Một kế hoạch được xây dựng cũng cần có điều chỉnh để đảm bảo tính hợp lý, do vậy đòi hỏi nó cần được xem xét, rà soát kỹ lưỡng và có những điều chỉnh cho hợp lý.

Mục đích của việc điều chỉnh kế hoạch là:• Nhắc nhở thân chủ về sự cam kết của họ đối với quá trình điều trị• Hỗ trợ và phản hồi

Page 142: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

142 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Giúp thân chủ xây dựng chương trình điều trị riêng cho bản thân• Sẵn sàng trợ giúp nếu có xảy ra tái sử dụng hay một vấn đề nghiêm trọng tương tự.

Sau khi lập xong kế hoạch điều trị/ tham vấn, tham vấn viên và thân chủ có thể vẫn nên xem xét và chỉnh sửa lại kế hoạch ban đầu nếu cần thiết. Bao gồm các hoạt động cụ thể như:

• Rà soát lại kế hoạch: đó là công việc cần được thực hiện, để đạt được mục tiêu ngắn hạn nào, nguồn lực là gì?

• Cùng thân chủ dự đoán những khó khăn thách thức thân chủ có thể gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch và xây dựng chương trình kế hoạch dự kiến khi những khó khăn có thể xảy ra.

Điều này rất quan trọng bởi nó giúp cho thân chủ lường trước được khó khăn đó và cùng thảo luận cách thức tháo gỡ với sự tham vấn của tham vấn viên. Nếu không được thảo luận trước, khi thực hiện, thân chủ gặp phải và họ không giải quyết được họ sẽ dễ chán nản và lùi bước.

Cách tốt nhất để thực hiện công việc này là tóm tắt cho thân chủ về những mục tiêu và chiến lược đã thống nhất và xem xét lại trong các buổi tham vấn tiếp theo.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu, tham vấn viên nên đồng hành, thường xuyên trao đổi và xem xét tiến triển việc thực hiện mục tiêu của thân chủ, cùng thân chủ tìm ra và ghi lại bất kì vấn đề hoặc trở ngại nào mà thân chủ gặp phải.

Cần áp dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để cùng thân chủ xác định xem liệu có phương pháp nào giúp thân chủ giải quyết những trở ngại đó. Trong một số trường hợp, có thể không dễ tìm được một giải pháp rõ ràng cho vấn đề, khi đó sẽ cần điều chỉnh các bước thực hiện, hoặc điều chỉnh lại mục tiêu chính.

Việc thân chủ phải điều chỉnh lại mục tiêu - điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi xem xét tiến trình thực hiện của thân chủ, hãy ghi chú xem liệu họ có đạt được mục tiêu một cách quá dễ dàng hay không, hay tiến bộ có quá chậm, quá khó, hay không có tiến bộ nào hay không. Đồng thời cũng cần nhớ là mục tiêu có thể thay đổi theo thời gian. Nếu mục tiêu không còn phù hợp nữa thì chỉ cần thay đổi hoặc gạt bỏ. Đưa ra mục tiêu là một công cụ nhằm giúp thân chủ đạt được điều họ mong muốn.

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 143: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

143Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Thường thì những vấn đề đã thảo luận ở buổi trước sẽ được nhắc lại. Thân chủ mới điều trị nghiện ma túy có thể gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt và ghi nhớ những thông tin mới. Tham vấn viên cần luôn nhắc lại những chủ đề đó. Hoạt động này giúp thân chủ chú ý vào những điểm mạnh và những nguồn lực hiện có để duy trì việc thay đổi hành vi. Nó cũng giúp thân chủ duy trì cam kết hành động.

thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề (giải pháp đã được lựa chọn)Sau khi lựa chọn được giải pháp, tham vấn viên hỗ trợ thân chủ lên kế hoạch thực hiện các giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn đề và tự đề ra mục tiêu cho bản thân mình. Có những giải pháp cần phải chia thành nhiều bước và quyết định xem sẽ tiến hành từng bước đó như thế nào và khi nào...

Khi giải pháp đã được lựa chọn, tham vấn viên nên thảo luận với thân chủ về các bước hành động tiếp theo. Tham vấn viên có thể cần đóng vai với thân chủ để thực hành giải pháp đó trước khi thực hiện trong thực tế, và dự đoán các khó khăn có thể xảy ra. Tuy nhiên, tham vấn viên và thân chủ không thể dự đoán tất cả các khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện giải pháp. Tham vấn viên cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá giải pháp và thử những giải pháp khác nếu giải pháp ban đầu không có kết quả. Quá trình xem xét này sẽ giúp xác định các vấn đề còn tồn tại và giúp thân chủ dễ dàng ứng phó khi xảy ra trong thực tế. Trong suốt quá trình thân chủ giải quyết vấn đề, Tham vấn viên cần trao đổi, đồng hành với thân chủ ở những lần tham vấn tiếp theo để xem xét lại quá trình thực hiện, có thể cần phải điều chỉnh lại một số bước hoặc thêm vào các bước mới trong mỗi giải pháp. Thân chủ sẽ trở nên phù hợp với thực tế, tự tin và lạc quan hơn về việc tìm ra giải pháp hiệu quả cho vấn đề của họ và tham vấn viên có thể chỉ ra cách đo lường thành công của họ.

Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề đòi hỏi sự kiên nhẫn và bền bỉ. Vì vậy, hãy khen ngợi và chúc mừng những nỗ lực và những tiến bộ họ đạt được. Với sự hướng dẫn của tham vấn viên, thân chủ sẽ tăng năng lực bản thân để tự giải quyết vấn đề của mình và cảm thấy bớt căng thẳng khi khó khăn nảy sinh. Để giúp xây dựng năng lực tự giải quyết vấn đề của thân chủ, tham vấn viên không chỉ tham vấn, hướng dẫn một hoặc hai lần mà cần áp dụng kỹ thuật này nhiều lần, trong suốt quá trình tham vấn để thân chủ học, hiểu và biết cách lên kế hoạch giải quyết vấn đề và đề ra mục tiêu. Việc khuyến khích, khen ngợi, tôn trọng động viên cũng là chìa khóa rất cần thiết và không thể thiếu

Page 144: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

144 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Lưu ý: Trong trường hợp thân chủ không thực hiện giải pháp, hãy cân nhắc xem thân chủ thực sự đang ở giai đoạn thay đổi hành vi nào và các chiến lược can thiệp đã phù hợp chưa (mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi được trình bày trong Chương 3, phần II. Các kỹ thuật chuyên sâu). Nếu không, hãy sử dụng phỏng vấn tạo động lực để giúp họ tới được giai đoạn phù hợp. Nếu không có thể tìm hiểu xem liệu thân chủ có thiếu kỹ năng để đạt được mục tiêu hay không. Trong trường hợp này, có thể nên kiểm tra khả năng nhận thức của thân chủ, và/hoặc cố gắng sử dụng các phương pháp hỗ trợ, gợi nhớ khác nhau.

Đôi khi, tham vấn viên bắt đầu với thân chủ trong giải quyết vấn đề quá khó khăn. Trong trường hợp như vậy, hãy chuyển sang các vấn đề dễ hơn để giải quyết để thân chủ có được sự tự tin về khả năng của họ trong giải quyết vấn đề.

V. Kết thúc buổi tham vấn hay ca tham vấn• đối với buổi tham vấn

Phần cuối cùng trong buổi tham vấn là tóm tắt các hoạt động và tiến trình thực hiện. Việc này có thể thực hiện vào cuối mỗi buổi tham vấn. Tóm tắt là cách hiệu quả để kết thúc buổi tham vấn. Nên nhắc lại với thân chủ những nội dung đã thảo luận và được nhất trí, và cách tiến hành tiếp theo. Đó cũng là cách để xác định sự tự tin và cam kết của thân chủ. Giúp thân chủ nhận biết được khả năng thực hiện công việc nào đó (tự tin) và sẵn sàng thực hiện công việc đó (cam kết).

Vào cuối mỗi buổi tham vấn cần thực hiện những việc sau:- Tóm tắt chủ đề và kết quả của buổi tham vấn- Xác định mức độ tự tin của thân chủ trong việc thực hiện kế hoạch - Xác định mức độ cam kết của thân chủ trong việc thực hiện kế hoạch- Định thời gian cho buổi tham vấn tiếp theo- Ghi chép những thông tin của buổi tham vấn vào sổ theo dõi tham vấn thân

chủ (xem Mẫu đánh giá thân chủ).

Tham vấn viên nên ghi chép lại thông tin vào sổ theo dõi tham vấn thân chủ nhằm: - Vào cuối ngày, sổ theo dõi sẽ giúp tham vấn viên biết được những gì đã

được thực hiện tốt trong các buổi tham vấn, những gì cần cải thiện hoặc giải quyết trong những buổi tiếp theo (ví dụ như một số vấn đề đã bị bỏ sót).

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 145: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

145Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

- Trước khi gặp lại thân chủ, cần nhớ lại những gì đã diễn ra ở buổi trước, để khỏi mất thời gian hỏi lại những điều đã biết, sẵn sàng cho buổi tham vấn tiếp theo.

- Người nghiện ma túy thường cảm thấy họ chẳng đạt được tiến bộ nào, hoặc rất ít. Với cuốn sổ theo dõi có ghi chép mục tiêu và những gì thân chủ đã đạt được, tham vấn viên có thể chỉ cho thân chủ xem họ đã tiến bộ như thế nào trong suốt quá trình tham vấn và điều trị. Điều đó sẽ giúp họ có thêm nghị lực để tiếp tục.

Tóm tắt (đánh giá tiến độ) là một cơ hội để giới thiệu lại về những nội dung và chủ đề cần phải giải quyết. Đây cũng là thời điểm mà tham vấn viên và thân chủ cần thiết lập mục tiêu và kế hoạch hành động mới cho một tiến trình điều trị mới. Đây cũng có thể là thời điểm bắt đầu một chu kì tham vấn mới, như đã chỉ rõ trên sơ đồ quy trình tham vấn.

• đối với ca tham vấnCó nhiều lý do để kết thúc ca tham vấn, đó là:- Vấn đề của người nghiện đã được giải quyết như họ đã tìm thấy được một

nơi làm việc, tìm thấy được nơi để học nghề, hay mâu thuẫn của họ với vợ/chồng đã được giải quyết.

- Người nghiện cảm thấy tự tin trong giải quyết những vấn đề có thể xảy ra đối với họ

- Ca tham vấn không đi đến kết quả, cần chấm dứt hay chuyển giao sang nhà tham vấn khác theo nhu cầu của người nghiện

Theo Kleinke (1994), một sự kết thúc có hiệu quả khi:- Thân chủ cảm thấy thoải mái để thảo luận về việc kết thúc. Nhà tham vấn tôn

trọng những mong muốn của thân chủ đồng thời cảm thấy thoải mái thảo luận về vấn đề này.

- Thân chủ nhận thức được tham vấn đang chuẩn bj kết thúc và mục đích của quá trình tham vấn đã hay chưa đạt được.

- Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và người nghiện khi này vẫn mang tính nghề nghiệp (chứ không phải quan hệ thân mật như bạn bè).

- Thân chủ biết được họ có khả năng quay trở lại bất cứ khi nào khi họ cần có sự giúp đỡ của nhà tham vấn.

- Thân chủ lượng giá những gì họ đã đạt được trong quá trình tương tác.- Thân chủ sẵn sàng thảo luận những cảm xúc hẫng hụt khi kết thúc.

Page 146: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

146 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Khi quá trình giúp đỡ đi vào giai đoạn kết thúc, một vấn đề nảy sinh là người nghiện có thể cảm thấy hẫng hụt, do vậy cả hai phía cần phải nhận thức được cảm xúc này và có hướng xử lý.

Trước hết, sự kết thúc cần diễn ra một cách từ từ để thân chủ và nhà tham vấn thích nghi dần với sự chia tay.

Khi kết thúc ca tham vấn cần có lượng giá với sự tham gia của người nghiện.

Nội dung lượng giá:- Rà soát lại những mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào chưa- Đánh giá những thay đổi của người nghiện: thay đổi về cảm xúc, về suy nghĩ,

về hành vi, về xã hội như: mối quan hệ xã hội, thu nhập, việc làm…- Làm việc với cảm xúc của người nghiện khi ca tham vấn kết thúc (bởi khi kết

thúc ca tham vấn, người nghiện/thân chủ thường có những hẫng hụt phải chia tay, xuất hiện sự không tự tin khi không còn sự hỗ trợ của nhà tham vấn…)

Phương thức lượng giá:- Trao đổi trực tiếp, chia sẻ cùng người nghiện (có thể là giữa nhà tham vấn với

cá nhân thân chủ hay vơi nhóm thân chủ)- Người nghiện /thân chủ có thể sử dụng công cụ bằng giấy để ghi xuống

Trợ giúp về mặt tâm lý với thân chủ /người nghiện:- Hỗ trợ tâm lý, giúp họ nói đến những khó khăn có thể sau khi dừng ca tham

vấn và trao đổi những giải pháp có thể- Nhà tham vấn đưa ra thông tin mình luôn sẵn sàng trợ giúp khi họ cần sự trợ

giúp như người nghiện có thể tới gặp và chia sẻ khi cần thiết

VI. Một số lưu ý trongquá trình tham vấnĐể thực hiện buổi tham vấn một cách hiệu quả, tham vấn viên cần:

• Luôn sử dụng thời gian buổi tham vấn một cách hợp lý. Tập trung vào những vấn đề chính, tuy nhiên, không nên thúc ép tiến độ của tiến trình đi nhanh hơn khả năng của thân chủ.

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 147: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

147Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

• Thường xuyên nhắc lại cho thân chủ về mục đích của buổi tham vấn, nếu cần thiết đôi khi có thân chủ bị phân tán tư tưởng và đi chệch khỏi mục tiêu ban đầu.

• Tập trung vào vấn đề gay cấn và cấp thiết nhất của thân chủ. Thân chủ có thể gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ, xã hội, luật pháp, tài chính, gia đình và việc làm cùng lúc, nhưng cần phải tập trung vào những vấn đề đang tỏ ra bức xúc, nghiêm trọng nhất đối với thân chủ.

• Tôn trọng sự lựa chọn và quyết định của thân chủ. Tuy nhiên, không nên đồng ý với những quyết định không an toàn hoặc bất hợp pháp.

• Ghi chép lại nội dung tham vấn để theo dõi trong những buổi tiếp theo. • Tóm tắt những điểm chính đã được thảo luận, kể cả những tiến triển đã đạt

được trong buổi tham vấn hiện tại và những buổi trước đó. • Hẹn thời gian cho buổi tham vấn tiếp theo trước khi thân chủ ra về.• Cần nhận biết vai trò chính của tham vấn viên là khích lệ và củng cố động lực

thay đổi của thân chủ, tham vấn viên đồng hành với thân chủ trong quá trình phục hồi.

• Lắng nghe tích cực: Người ta thường cho rằng 90% những gì nói ra trong buổi tham vấn nên thuộc về thân chủ, trừ thời gian tiến hành đánh giá, vì khi đó tham vấn viên giữ vai trò giải thích chủ đạo. Một buổi tư vấn sẽ có phần mở đầu, phần giữa và kết thúc. Ở giai đoạn mở đầu, tham vấn viên có thể cần phải nói nhiều hơn thân chủ để giới thiệu dịch vụ và mục tiêu buổi làm việc. Sau đó, tham vấn viên cần nhanh chóng chuyển sang phần giải quyết vấn đề, xác lập mục tiêu và lập thứ tự ưu tiên. Lúc này, thân chủ mới là chủ thể chính của cuộc nói chuyện. Sau đó, tham vấn viên sẽ tóm tắt lại kết quả buổi làm việc, lúc đó tham vấn viên sẽ là người nói nhiều hơn.

• Tham vấn viên nên giữ vai trò chỉ đạo ở mức độ nào? Buổi tham vấn cần lấy thân chủ làm trung tâm nhưng cũng cần phải có định hướng. Sau khi đánh giá những vấn đề và nhu cầu của thân chủ, tham vấn viên cần phải đề ra một mục tiêu cụ thể hoặc nhiều mục tiêu có tính hệ thống. Nếu thực hiện được điều này một cách khéo léo, thân chủ sẽ không cảm thấy là họ bị chỉ đạo, ép buộc, hoặc dạy bảo. Hướng dẫn của tham vấn viên đối với thân chủ nên được thực hiện theo cách đưa ra các câu hỏi mở hoặc phản hồi đối với thân chủ, không nên đưa ra lời khuyên hay giảng giải. Hãy tưởng tượng là tham vấn viên và thân chủ đang cùng chơi trò ghép hình. Thay vì tham vấn viên tự xếp hình trong khi thân chủ ngồi xem, tham vấn viên sẽ là người giúp thân chủ dựng khung, đặt từng miếng ghép lên trên bàn để tự tay thân chủ xếp vào đúng vị trí trong khung hình.

Page 148: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

148 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ. Trong giai đoạn đầu của quá trình tham vấn, việc tạo dựng được mối quan hệ trị liệu, sự tin tưởng sự kết nối, với thân chủ rất là quan trọng. Phương pháp trị liệu lấy thân chủ làm trung tâm là sử dụng các câu hỏi mở và lắng nghe có phản hồi. Những chiến lược hỗ trợ và tạo dựng động cơ được sử dụng liên tục cho tới khi thân chủ không còn thái độ phản kháng và thể hiện sẵn sàng thay đổi.

• Quản lý thời gian hợp lý trong quá trình tham vấn thông qua:- Đảm bảo quy trình của buổi tham vấn- Tập trung vào vấn đề quan trọng nhất- Nối kết các chủ đề một cách hợp lý- Định hướng cuộc nói chuyện vào trọng tâm chủ đề- Thường xuyên định hướng và sử dụng kỹ năng tóm lược để tăng cường sự

chú trọng vào nội dung quan tâm- Sử dụng thuần thục các kỹ năng vào các kỹ thuật (giải quyết vấn đề, đặt mục

tiêu, dự phòng tái nghiện) vào quá trình tham vấn.

QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 4

Page 149: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

149Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1. Hãy nêu các bước trong quy trình tham vấn? Vì sao tạo lập mối quan hệ với người nghiện đặc biệt trong giai đoạn đầu tiên của tham vấn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình tham vấn điều trị nghiện?

2. Hãy trình bày mục đích và nội dung của đánh giá trong quy trình tham vấn điều trị nghiện?

3. Trình bày cách thức hướng dẫn người nghiện giải quyết vấn đề. Vì sao người ta lại xem giải quyết vấn đề vừa là kỹ thuật vừa là một bước trong quy trình tham vấn?

4. Thế nào là một mục tiêu thông minh “SMART”, nêu vai trò và ý nghĩa của việc hỗ trợ người nghiện xây dựng mục tiêu thông minh trong bước giải quyết vấn đề?

5. Trình bày cách thức xây dựng kế hoạch hợp lý phù hợp với điều kiện và khả năng của người nghiện?

6. Thế nào là một kết thúc thành công của ca tham vấn. Nội dung lượng giá khi kết thúc ca tham vấn?

Page 150: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

150 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Tài liệu tiếng Việt1. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, Nhà xuất bản Y học2. Bùi Thị Xuân Mai, Romeo Yap, Hoàng Huyền Trang (1996), Tài liệu Tập huấn Hỗ trợ

tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương, Tổ chức Quốc tế phục vụ Cộng đồng và Gia đình - Tổ chức Liên Hợp quốc – Bộ LĐTBXH

3. Bùi Thị Xuân Mai, (2008), Giáo trình tham vấn, NXB Lao động Xã hội4. Nguyễn Thơ Sinh (2001), Tư vấn tâm lý căn bản, Nhà xuất bản Lao động5. Tài liệu tập huấn: Ma túy và xã hội (FHI, 2010)6. Tài liệu Tập huấn: Tư vấn điều trị nghiện ma túy (FHI,2009), NXB Văn hóa Thông

tin, Hà Nội7. Trung tâm thông tin và giáo dục sức khỏe Tp. Hồ Chí Minh (1996), Sổ tay tham

vấn HIV/AIDS.

Tài liệu tiếng Anh8. Anthony Yeo (1993), Counseling - A Problem solving Approach, Amour Publishing9. Burnard P. (1999), Counseling for Health Profession, Stanley Thornes.10. Corey Gerald (1991), Theory and Practice of Counseling and Psychotherapy,

Brooks/Cole Publishing Company11. Cormier S. & Cormier H. (1986), Interview and Helping Skills for Health Professionals,

Jones and Bartlett Publishers

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4

Page 151: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

151Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

I. Tham vấn điều trị nghiện cho nhóm bệnh nhân đặc biệt1. Làm việc với thân chủ phê (say) ma tuý/chất gây nghiện1.1 Khái niệm phê (say) và các biểu hiện thường gặpPhê (say) ma túy/chất gây nghiện là trạng thái thay đổi về thực thể và nhận thức do uống rượu hoặc sử dụng ma túy. Trạng thái này bao gồm cả sự thay đổi về mặt cảm xúc, khả năng nhận thức sự vật hiện tượng diễn ra xung quanh và khó khăn trong việc kiểm soát hành vi.

Hành vi của người đang phê (say) ma tuý thường có biểu hiện như sau: nói to hoặc ở trong tình trạng kích động; đòi hỏi hoặc ra lệnh; có hành vi hung hăng, đe doạ; Xâm phạm không gian riêng tư (không gian riêng tư thường là khoảng không trong bán kính một cánh tay). Khi phê ma tuý người nghiện thường có xu hướng xâm phạm không gian riêng tư đó và làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Không theo hoặc lờ đi những chỉ dẫn, bất kể bạn nhắc đi nhắc lại thật chậm rãi, rõ ràng đến đâu đi nữa; mắt lờ đờ. Bắt đầu có biểu hiện bạo lực về thể chất; cố gắng tự tử hoặc đe dọa làm hại chính họ.

Một số vấn đề chính cần quan tâm khi tiếp xúc với những người phê ở mức độ cao là sự an toàn và sức khỏe của bản thân thân chủ; nguy cơ hung hăng, gây gổ tấn công người khác.

Đây là một trong những biểu hiện thường gặp đối với thân chủ là người đang phê heroin hoặc say rượu. Trong thực tế mỗi chất gây nghiện khác nhau sẽ có những dấu hiện, triệu chứng của phê (say) sẽ khác nhau.

1.2 Kỹ năng làm việc với thân chủ đang phê (say) Khi bạn gặp thân chủ đang trong tình trạng phê (say), trước tiên hãy tự giới thiệu tên mình, rồi hỏi tên thân chủ.

Nói bằng giọng nói trầm đều, bình tĩnh. Người sử dụng ma túy trong khi phê dễ bị lẫn lộn, vì vậy tham vấn viên cần nói chậm rãi, bình tĩnh để họ cảm thấy an toàn. Nếu thân chủ nhận thấy tham vấn viên bối rối và lo lắng thì nhiều khả năng họ sẽ thể hiện những hành vi đe dọa. Và khi tham vấn viên lo lắng thực sự thì cũng nên cố gắng không thể hiện điều đó ra bên ngoài, vì thân chủ dễ dàng lấn lướt và trở nên hung hăng hơn khi nhận thấy tham vấn viên sợ hãi.

Page 152: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

152 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Không dùng những từ ngữ mà thân chủ có thể không hiểu. Luôn sử dụng những từ ngữ đơn giản khi nói với người đang phê.

Nếu tham vấn viên lớn tiếng hoặc ra lệnh cho thân chủ, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, tham vấn viên cần giữ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể và tập trung. Không nên có các hành động mang tính hăm dọa, ví dụ: như không đứng khi thân chủ đang ngồi. Luôn giữ khoảng cách an toàn giữa mình và thân chủ.

Tham vấn viên cũng cần để ý đến hình ảnh của mình trong con mắt của thân chủ. Điều quan trọng là tham vấn viên phải tỏ ra mình là người đáng tin cậy và thực sự quan tâm đến thân chủ và hoàn cảnh của họ. Điều đó có thể giúp cải thiện tình hình. Trong trường hợp phòng tham vấn quá ồn, tham vấn viên có thể đề nghị thân chủ chuyển đến địa điểm yên tĩnh hơn để giảm tình trạng lẫn lộn của họ. Điều đó có thể giúp thân chủ đang phê bình tĩnh lại. Tuy nhiên, cần phải chú ý là luôn có người hỗ trợ trong quá trình tham vấn viên đưa thân chủ đến một nơi yên tĩnh, vắng vẻ.

Không nên mời thân chủ đang phê uống đồ nóng như trà nóng, cà phê nóng vì họ có thể không nhận biết mà sẽ uống nên gây ra bỏng hoặc tạo ra sự tức giận với tham vấn viên và có hành vi hung hăng (hắt nước đó vào người bạn hoặc đổ vào người họ). Nếu người đó rất phê, bạn chỉ cần thu thập những thông tin cần thiết nhất như: tên, địa chỉ, thông tin liên lạc, người đi cùng hoặc người hỗ trợ có thể liên hệ lúc cần, loại ma túy hay chất gây nghiện họ đã dùng và hôm nay họ đã sử dụng liều lượng bao nhiêu…. Không phán xét hoặc rao giảng đạo đức khi làm việc với thân chủ phê, vì họ có thể sẽ trở nên rất tức giận vì điều đó. Nếu bạn nhận thấy thân chủ đang phê rất nặng thì chỉ cần nói những điều cần thiết mà thôi. Nếu thân chủ có vẻ không hiểu thì bạn có thể phải nhắc đi nhắc lại thông tin nhiều lần và giải thích rõ ràng hơn với họ. Tham vấn viên không nên ra vẻ bề trên và đối xử với họ như với kẻ thấp kém hơn. Cần đảm bảo tính thống nhất khi cung cấp thông tin cho thân chủ. Tham vấn viên có thể cần phải nhắc lại thông tin một vài lần. Cố gắng tránh đưa ra những lời khuyên trái ngược nhau và đừng hứa hẹn điều gi khi mà bạn không có ý định giữ lời hứa. Tham vấn viên có thể yêu cầu họ quay lại vào buổi chiều hoặc sáng hôm sau khi họ đã bớt phê và sẵn sàng nhận dịch vụ tham vấn.

Thân chủ đang phê có thể cảm thấy bối rối, bức xúc, khó hiểu nếu bị hỏi quá nhiều câu hỏi. Vì thế, tham vấn viên nên giải thích trước lí do vì sao cần tìm hiểu những

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Page 153: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

153Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

thông tin đó. Một câu hỏi hay mà tham vấn viên có thể sử dụng là hỏi xem họ đã sử dụng bao nhiêu ma túy, vì nó giúp tham vấn viên đánh giá xem mức độ phê của thân chủ có tương ứng với lượng ma túy mà họ đã sử dụng hay không. Giải thích lí do cần đánh giá tình trạng phê. Đánh giá xem liệu mức độ phê/ say có phù hợp với lượng ma túy đã sử dụng không? Nếu được, nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu mức độ phê/say quá nặng so với mức độ sử dụng mà thân chủ thông báo. Đặc biệt cần nhớ chỉ đặt các câu hỏi mở và sử dụng kỹ năng lắng nghe có phản hồi với thân chủ phê khi có thể. Trong một số trường hợp tham vấn viên cần sử dụng câu hỏi đóng và nhanh chóng kết thúc buổi tham vấn.

Tham vấn viên cố gắng nhận diện và kiểm soát mọi hành vi bạo lực có thể xảy ra trong phòng tham vấn, vì đây là những hành vi không thể chấp nhận được. Tham vấn viên cần tuyên bố rõ ràng điều này với thân chủ. Nếu một thân chủ đang phê đánh người khác, tham vấn viên phải nói ngay với họ rằng dừng lại ngay, điều này không bao giờ được chấp nhận, và nếu họ cứ tiếp tục thì các nhân viên sẽ gọi công an.

Có những người có biểu hiện phê nhưng không phải là do sử dụng ma túy. Những biểu hiện bên ngoài cho thấy là họ là người bị phê ma túy nhưng thực tế có thể họ có những vấn đề sức khỏe tâm thần do chấn thương vùng đầu, tổn thương tinh thần, hoặc đang sử dụng thuốc khác...Trong trường hợp này, tham vấn viên cần giới thiệu họ đi khám bệnh hoặc chuyển đến các trung tâm y tế để họ được điều trị.

Một cách để phân biệt là nhìn vào đồng tử mắt của họ để so sánh kích thước đồng tử có phù hợp với loại ma túy họ đã sử dụng không. Đồng tử có co nhỏ hay giãn rộng không? Nếu kích thước đồng tử ở hai mắt không đều thì có thể thân chủ đã bị chấn thương nặng ở đầu và cần phải chuyển đến cơ sở y tế. Cách làm việc với thân chủ đang phê ma tuý cũng gần giống như cách làm việc với người hung hăng. Cần nói chậm rãi, rõ ràng, bình tĩnh, và giọng trầm để giúp họ hiểu và trấn tĩnh.

Tóm lại, trong trường hợp thân chủ là người đang phê/say ma túy hoặc rượu thì tham vấn viên cố gắng thể hiện sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng trong quá trình làm việc. Tham vấn viên nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe thể chất và sự an toàn của thân chủ cũng như của bản thân tham vấn viên và nhân viên phòng tham vấn. Không tư vấn chuyên sâu hoặc kéo dài buổi tham vấn vì tất cả đều không hiệu quả, lấy được thông tin liên lạc và hẹn gặp lần khác khi thân chủ tỉnh táo và sẵn sàng cho buổi tham vấn.

Page 154: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

154 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

2. Làm việc với thân chủ hung hăng2.1 Khái niệm sự hung hăngHung hăng là những hành động có chủ ý nhằm gây tổn thương cho một ai đó về thể chất hoặc tâm lý và không thể chấp nhận được.

Hung hăng có thể là hệ quả của sự nóng giận. Tuy vậy, cần phân biệt sự khác nhau giữa nóng giận và hung hăng. Nóng giận là một cảm xúc, là sự phản ứng diễn ra trong nội tâm của một người trước những vấn đề không hài lòng. Ngược lại hung hăng, bao gồm những suy nghĩ hoặc hành vi có chủ ý gây hại về mặt thể chất hoặc tâm lý cho người khác. Bất cứ hành vi nào khi có sự cố ý gây hại về thể chất và tâm lý cho người khác thì đó là hung hăng

Nóng giận là có thể chấp nhận được vì đây là cách cá nhân muốn thể hiện cảm xúc cá nhân của mình để người khác hiểu được những gì mình đang đang cảm thấy bức xúc trong lòng, nhưng hành vi hung hăng là không thể chấp nhận được vì đó là hành vi phá hoại và gây tổn thương người khác.

Khi nóng giận thì sự tức giận có thể thể hiện ở những khía cạnh sau: nhận thức; cảm xúc; lời nói; hành vi. Sự tức giận thường tập trung vào một vấn đề hay sự kiện nào đó. Tuy nhiên, hung hăng thường không tập trung vào vấn đề mà thường về việc gây hại cho người khác, cho hoàn cảnh hoặc cho chính bản thân mình.

2.2 biểu hiện hành vi của sự hung hăngMột số hành vi hung hăng có thể nhận biết được một cách dễ dàng nhưng cũng có những hành vi hung hăng lại rất khó nhận biết. Đối với những người sử dụng chất gây nghiện cần phải có kỹ năng phân tích những nguyên nhân trong quá khứ để xác định những dấu hiệu cho biết những hành vi hung hăng sắp sửa xẩy ra. Biểu hiện rõ rệt của hành vi hung hăng thường thấy: ném đồ vật; đá ai đó hoặc vật gì đó; cáu với ai đó; xô đẩy; giằng xé; đánh đập; đập vỡ cái gì đó; gọi tên ai đó; lườm nguýt…

Một số biểu hiện khác không dễ nhận thấy cũng được coi là hành vi hung hăng bao gồm việc im lặng không nói gì, hay đưa tin nói xấu người khác…

2.3 Kỹ năng làm việc với thân chủ có hành vi hung hăngNhân viên tham vấn có thể dự đoán trước một người đang tức giận có khả năng bạo lực hay không thông qua quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ. Không có cách nào xác định chính xác hoàn toàn cả, nhưng thông thường có thể nhận thấy thân chủ cao

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Page 155: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

155Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

giọng, nói to hơn. Họ có thể tránh nhìn vào nhân viên tham vấn và có thể thấy họ nắm chặt tay lại. Nhân viên tham vấn cũng có thể quan sát thấy mặt và cổ họ đỏ ửng lên, vai rung lên, cánh mũi phập phồng, đe doạ. Hơi thở mạnh, mắt đỏ,...

Nhận biết sớm những dấu hiệu cảnh báo này sẽ giúp kiểm soát sự nóng giận và tránh chuyển thành hành vi hung hăng. Thường thì những người có hành vi hung hăng không ý thức được sự liên quan của những dấu hiệu cảnh báo này, vì thế cần thảo luận trước với thân chủ về những dấu hiệu cảnh bảo trước khi có cơn nóng giận và những hành động thay thế mà thân chủ có thể cố gắng thực hiện khi những dấu hiệu này xuất hiện.

Những người mệt mỏi cũng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và đưa ra những quyết định sai lầm và dễ nóng giận. Một lối sống cân bằng có vai trò vô cùng quan trọng để tránh căng thẳng mệt mỏi và những cơn tức giận. Tập thể dục hàng ngày, ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc, các hoạt động giải trí và tập các cách thư giãn, yoga là những cách hiệu quả cho một cuộc sống cân bằng và khỏe mạnh.

Khi thân chủ có những biểu hiện của sự hung hăng, có thể áp dụng các bước sau để kiềm chế sự hung hăng đó và tránh tổn hại đến bản thân.

• Các bước quản lý sự hung hăng của thân chủbước 1: Xoa dịu hành vi hung hăng của thân chủ, Đối với thân chủ đang có hành vi hung hăng khi giao tiếp tham vấn viên cần thể hiện rõ ràng và bình tĩnh. Việc giữ phong thái giao tiếp bình tĩnh thể hiện sự chuyên nghiệp của người tham vấn viên. Khi thân chủ tức giận, bạn nên hiểu đó là do họ đang gặp phải rắc rối. Bạn đừng nổi nóng với họ vì điều đó chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Hãy nhắc nhở thân chủ về các hành vi được phép tại cơ sở điều trị và những lần tham vấn trước đây. Hãy nhắc họ nhớ về mối quan hệ tốt đẹp mà hai bên đã cùng xây dựng.

Tham vấn viên luôn giữ bình tĩnh, mặt hướng về phía thân chủ và chú ý sử dụng ngôn từ cẩn thận. Ngay cả khi thân chủ quát to thì bạn vẫn phải giữ thái độ nhẹ nhàng, từ tốn. Đặc biệt cần tránh nhìn chằm chằm vào thân chủ, giọng nói rõ ràng chậm rãi nhưng khá chắc chắn những thông điệp bạn muốn thân

Page 156: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

156 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

chủ dừng lại hành vi bạo lực nếu có...Không thể hiện các cử chỉ đe dọa như: xắn tay áo lên...

Lắng nghe, thấu cảm, ghi nhận và làm rõ. Hãy biết cách lắng nghe thân chủ với một sự thấu cảm cao để ghi nhận thông tin chính xác. Nhân viên tham vấn cần sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực để thân chủ có thể trình bày hết câu chuyện. Đồng thời lắng nghe tích cực giúp nhân viên tham vấn ghi nhận thông tin bằng nhiều kênh khác nhau. Việc lắng nghe của nhân viên tham vấn đồng nghĩa với việc phải có sự thấu cảm và phản hồi để có thể làm rõ vấn đề chính và những cảm xúc rõ ràng khi thân chủ phản ánh nội dung câu chuyện. Cần đặt cho thân chủ câu hỏi xem: điều gì làm họ tức giận? Tạo cơ hội cho họ bày tỏ cảm xúc và những mối quan tâm. Một số thân chủ có thể nguôi giận khi họ trút bỏ được nỗi ấm ức trong lòng.

Việc sử dụng ngôn ngữ ôn hoà của nhân viên tham vấn có thể ảnh hưởng đến mức độ nóng giận cũng như hành vi hung hăng của thân chủ. Nhân viên tham vấn có thể xoa dịu cơn nóng giận đến mức hung hăng của thân chủ bằng những cảnh báo nhẹ nhàng, ví dụ: “Tôi nhận thấy là bạn đang nóng giận nhưng tôi mong muốn bạn bình tĩnh hơn và chúng ta sẽ cùng thảo luận xem điều gì đã xảy ra nhé!”. Tiếp tục giải quyết vấn đề bạn muốn tập trung vào. Những câu nói trong đó bao hàm như một sự phán xét, đánh giá, phê phán…sẽ dễ khiến thân chủ giận dữ hơn, trong khi đó ngôn ngữ ôn hòa có thể làm họ bình tĩnh lại, hay ít nhất là họ cũng không tức giận thêm hay chuyển sang hành vi hung hăng.

Nếu thân chủ vẫn tiếp tục hung hăng, tham vấn viên cần áp dụng thêm một số kỹ năng tham vấn đề cải thiện tình thế, như lựa theo sự phản kháng, im lặng, thể hiện sự thấu cảm...Lưu ý rằng bạn không bắt buộc phải tham vấn cho thân chủ vào lúc đó và có thể ngừng buổi tham vấn nếu cần thiết. Tham vấn viên có thể áp dụng một số chiến thuật phân tán chú ý, thay đổi chủ đề khi thân chủ đang hung hăng cũng một cách khéo léo. Hoặc cũng có thể xoa dịu sự hung hăng bằng cách mời uống nước, bật máy quạt và đưa cho họ khăn giấy hoặc khăn lạnh để lau mặt… nếu trong tham vấn cần phải ghi chép thì cần xin phép, hoặc vấn viên cũng có thể dịch chuyển chỗ ngồi cho họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn mà không cần phải ngồi vào bàn tư vấn một cách trịnh trọng.

Nếu thân chủ vẫn tiếp tục hung hăng, nhất là trước mặt những thân chủ khác, bạn phải đưa thân chủ đến nơi khác để bảo đảm họ không thể làm hại được ai

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Page 157: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

157Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

và bình tĩnh lại. Đưa thân chủ đang hung hăng tránh xa những người khác cũng có thể giúp xoa dịu tình hình.

Trong bước này, tham vấn viên nỗ lực thực hiện việc giao tiếp rõ ràng, bình tĩnh, thể hiện sự lắng nghe và thấu cảm đối với thân chủ.

bước 2: Kiềm chế hành vi hung hăng.Sử dụng cử chỉ tự tin, ôn hòa. Đứng thẳng và tạo vẻ ngoài thật tự tin. Nhân viên tham vấn hãy sử dụng những biện pháp sau: - Thể hiện rằng bạn quan tâm đến những điều thân chủ đang nói- Sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh thông điệp tham vấn viên muốn nói với thân

chủ, những điều thân chủ cần phải kiểm soát hành vi- Sử dụng các thông điệp đơn giản, chính xác và tập trung vào kết quả- Sử dụng từ “Tôi”, ví dụ: “Tôi sẽ phải dừng cuộc nói chuyện của chúng ta nếu

anh cứ tiếp tục nói với tôi như vậy”.- Lặp lại các lời nói, cử chỉ. Lặp lại là một biện pháp tốt giúp bạn giữ tập trung

và cũng giúp những thân chủ đang mải để ý những điều họ nói lắng nghe bạn hơn.

- Đặt các giới hạn cho phép, ví dụ: chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện nếu anh dừng việc chửi bới hoặc nói quá to, hoặc nếu tiếp tục la hét và không kiềm chế các hành động của mình chúng ta sẽ dừng buổi tư vấn tại đây hoặc mời nhân viên bảo vệ can thiệp.

- Cũng có thể nhân viên tham vấn cần sử dụng đến các chiến lược giao tiếp trong tình huống xấu:+ Kiềm chế hung hăng: đưa ra lời cảnh báo chính thức, rõ ràng. + Thương thuyết kiên quyết và rõ ràng: “Tôi sẽ phải yêu cầu anh rời khỏi đây

nếu anh cứ tiếp tục quát tháo tôi như vậy”. + Với những trường hợp quá hung hăng, bạn có thể phải có các hành động

kiểm soát và không sử dụng các lời cảnh báo nhẹ nhàng nữa + Thực hiện các biện pháp an toàn, giữ khoảng cách và quan sát xung

quanh.

Thực hiện các biện pháp an toàn, giữa khoảng cách và quan sát xung quanh. Trong một số tình huống nhân viên tham vấn cần bỏ đi ngay lập tức tránh tình huống nguy cơ. Đồng thời cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía các đồng nghiệp và người quản lý. Ngay khi nhận biết dấu hiệu không an toàn từ phía thân chủ có hành vi hung hăng nhân viên tham vấn cần lên phương án chủ động làm

Page 158: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

158 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

cho có lợi nhất để đảm bảo sự an toàn cho bản thân: Không đứng thẳng trực diện với thân chủ mà hãy đứng nghiêng người về một bên để thân chủ khó đánh trúng bạn khi họ có hành động bạo lực. Luôn đứng gần lối ra vào. Không để mình quá gần thân chủ, hãy giữ khoảng cách hơn 1 tầm tay với. Để ý các chướng ngại vật ngăn lối thoát của bạn.

Trong bước này, tham vấn viên cần thương thuyết để thân chủ bình tĩnh trở lại, đưa ra những thông điệp rõ ràng về những giới hạn, lời cảnh báo khi hành vi hung hăng của thân chủ tiếp tục “leo thang”. Đồng thời tham vấn viên cũng tạo tư thế an toàn cho bản thân.

bước 3: Chấm dứt xung độtTrong một số trường hợp đặc biệt khi thân chủ quá hung hăng, tham vấn viên tiên lượng được sự mất an toàn cho bản thân cần ra khỏi phòng hoặc đề nghị thân chủ ra về, tránh để bị thương và cần thông báo sự hỗ trợ với các đồng nghiệp hoặc các cơ quan chức năng. Tham vấn viên cần biết cách tự bảo vệ bản thân: Bỏ ra khỏi phòng thật nhanh, chạy hoặc làm tất cả những gì cần thiết để tránh bị thương.

Điều quan trọng là các tham vấn viên phải được thảo luận trước với nhau về các giải pháp thoát hiểm trước những tình huống bạo lực tiềm tàng ở những thân chủ có tiền sử tâm thần. Các nhân viên tham vấn sẽ đối phó với tình huống dễ dàng hơn nếu có sẵn một kế hoạch cụ thể và ai cũng rõ về những việc cần làm trong tình huống nguy cơ. Nếu một nhân viên quyết định bỏ đi, tất cả các nhân viên khác cần phải bỏ đi cùng lúc đó. Không nên để bất cứ ai lại trong tình huống bị đe dọa.

Điều quan trọng ở bước chấm dứt xung đột là dừng buổi tham vấn khi thân chủ có những hành vi hung hăng đến mực có thể gây tổn thương. Tham vấn viên cần thoát ra khỏi tình huống này một cách an toàn, tự vệ là điều cần thiết trong trường hợp này.

3. Làm việc với phụ nữ nghiện ma tuý 3.1 các vấn đề thường gặp trong tham vấn điều trị nghiện cho phụ nữPhụ nữ nghiện ma tuý phải phải đối đầu với những nguy cơ và thách thức phức tạp hơn nam giới. Trong quá trình tham vấn điều trị nghiện ma tuý cho phụ nữ cần chú ý tới các đặc điểm khác biệt về mặt sinh học, các yếu tố thuộc về định kiến xã hội để

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Page 159: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

159Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

có những hỗ trợ tốt hơn. Một tỷ lệ lớn phụ nữ nghiện ma tuý do bị lôi kéo bởi các mối quan hệ liên quan đến tình dục: bạn tình, chồng... Trong quá trình nghiện việc sử dụng bơm kim tiêm chung ở phụ nữ diễn ra nhiều hơn. Đó là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm người nghiện ma tuý. Phụ nữ sử dụng ma tuý có thể chịu đựng sự phụ thuộc về mặt xã hội và tài chính nhiều hơn. Việc sử dụng ma tuý đồng nghĩa với sự tiêu hao tài chính nên khi nghiện ma tuý phụ nữ luôn sẵn sàng rơi vào nguy cơ bán dâm lấy tiền sử dụng ma tuý cho bản thân và bạn tình của mình. Khi tham gia hoạt động mại dâm, phụ nữ nghiện ma tuý cũng bị mất đi quyền chủ động sử dụng các biện pháp tình dục an toàn. Đây là nguyên nhân tiếp theo làm lây truyền nhanh HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm nghiện ma tuý.

Phụ nữ sử dụng ma tuý có nhiều nguy cơ đối diện với vấn đề xâm hại và bóc lột tình dục. Khi đã nghiện ma tuý và làm mại dâm phụ nữ dễ dàng trở thành món hàng bị khai thác và đối mặt với hàng loạt các nguy cơ bị bóc lột, bị xâm hại và bị đe doạ về thể chất.

Phụ nữ nghiện ma tuý dễ bị mất việc làm và mất thu nhập và rơi vào tình trạng bần cùng. Đối với phụ nữ nghiện ma tuý thì việc bán dâm có thể trở thành con đường duy trì hành vi sử dụng ma túy của bản thân và bạn tình vì càng gia tăng vậy vòng luẩn quẩn của nguy cơ cao.

Phụ nữ nghiện ma tuý trong văn hoá Việt Nam và các nước phương Đông luôn phải đối mặt với sự cô lập và kỳ thị. Vấn đề kỳ thị đẩy phụ nữ nghiện ma tuý phải giấu mình vì vậy họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ hơn và các nguy cơ tăng cao hơn.

Phụ nữ nghiện ma tuý mang thai và làm mẹ là nhóm người dễ bị tổn thương. Việc sử dụng ma tuý ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh đẻ. Tác động của ma tuý lên cơ thể người mẹ có ảnh đến sự phát triển của thai nhi. Toàn bộ quá trình mang thai, sinh nở phụ nữ sử dụng ma tuý thường không chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, sự an toàn cho thai nhi vì vậy thường dễ bị sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, nhiễm các bệnh lây truyền từ mẹ.

Một số rào cản khi thực hiện các hoạt động can thiệp điều trị cho phụ nữ sử dụng ma túy

Bên cạnh đó, phụ nữ nghiện ma tuý còn phải đối mặt với các rào cản về cơ cấu chính sách và triển khai thực hiện. Một số chương trình điều trị nghiện ma tuý hiện nay

Page 160: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

160 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

chưa đáp ứng một cách rõ nét về vấn đề giới và được thiết kế riêng biệt cho phụ nữ nghiện ma tuý.

Khó khăn liên quan đến điều trị cho phụ nữ nghiện ma tuý là vấn đề trách nhiệm đối với gia đình, sự sợ hãi bị lộ danh tính, khó khăn khi có bạn tình sử dụng ma tuý, sự không ủng hộ từ các thành viên trong gia đình.

Các chuẩn mực văn hoá, các phác đồ điều trị cứng nhắc và hệ thống dịch vụ chưa đồng bộ cũng là khó khăn cho phụ nữ nghiện ma tuý tham gia dịch vụ điều trị.

Phụ nữ nghiện ma tuý dễ bị bạo hành và dễ tổn thương bởi bạo hành vì lối sống của họ nhất là nhóm tham gia bán dâm và trao đổi tình dục. Sự thiếu an toàn thân thể là rào cản cho nhóm phụ nữ nghiện ma tuý tiếp cận các dịch vụ giảm hại và điều trị nghiện.

Với văn hoá phương đông, phụ nữ luôn được kỳ vọng là những người luôn chăm lo cho gia đình, và bị lên án gay gắt khi họ sử dụng ma tuý. So với nam giới nghiện ma tuý thì sự kỳ thị đối với phụ nữ cao hơn rất nhiều. Đối với phụ nữ, những hoàn cảnh nghèo đói, kỳ thị, mặc cảm tội lỗi về việc sử dụng ma tuý, không tuân theo những kỳ vọng của xã hội, thiếu sự hỗ trợ của xã hội

3.2 Một số chú ý khi tham vấn điều trị nghiện cho phụ nữTham vấn viên cần lưu ý đến các vấn đề bạo hành trong gia đình khi làm việc với thân chủ là phụ nữ. Trên cơ sở nhận thấy thân chủ nữ có sự bạo hành cần phải cung cấp các dịch vụ bổ sung thuộc nhiều lĩnh vực cho họ thoát khỏi nạn bạo hành rồi mới tiếp tục điều trị nghiện.

Tham vấn viên cần thận trọng và tế nhị trước khi hỏi thân chủ về vấn đề lạm dụng tình dục. Đảm bảo rằng thân chủ ở một nơi an toàn, kín đáo để có thể thảo luận các vấn đề này với bạn, nơi các nhân viên khác không nghe được câu chuyện của thân chủ với bạn. Không đề cập đến vấn đề đó cho đến khi tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ. Thừa nhận những cảm giác của thân chủ như tức giận, đau buồn hoặc lẫn lộn mà họ có thể thể hiện khi được hỏi về các vấn đề nhạy cảm này. Không bao giờ vội vàng đi vào vấn đề, dù bạn có vội đến đâu đi nữa (thân chủ khác đang đợi, đến giờ ăn trưa). Chỉ đề cập đến vấn đề khi thân chủ đã bắt đầu cảm thấy tin tưởng vào bạn. Không nên thúc giục thân chủ kết thúc buổi nói chuyện. Thậm chí có thể

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Page 161: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

161Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

nói với họ rằng, nếu muốn họ có thể quay lại vào một ngày sớm hơn chứ không nhất thiết phải đợi đến lịch gặp theo kế hoạch.

Tránh sử dụng những từ ngữ như lạm dụng, quấy rối, loạn luân, hoặc cưỡng hiếp. Thay vào đó sử dụng những ngôn từ để hàm ý rằng bạn đang tìm hiểu các thông tin liên quan đến các hành vi tình dục mà thân chủ không mong muốn hoặc bị ép buộc. Nếu tìm kiếm thông tin về lạm dụng thể chất và tinh thần, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi như cha mẹ họ duy trì các quy định trong gia đình như thế nào.

Phụ nữ thường nhiều cảm xúc hơn so với nam giới, chính vì thế mà trong quá trình tham vấn, tham vấn viên cần quan tâm đến những cảm xúc của thân chủ. Đồng thời tham vấn viên cần kiểm soát cảm xúc của mình trước những vấn đề thân chủ nữ đã trải qua, không đồng cảm mà phải là thấu cảm.

Có một số nội dung cần cân nhắc khi tham vấn viên xây dựng một chương trình tham vấn cho thân chủ là phụ nữ mại dâm nghiện ma tuý. Những nhóm thân chủ đặc biệt này có thể chọn hình thức tham vấn nhóm hoặc tham vấn cá nhân. Họ cũng có thể lựa chọn tham vấn viên cùng giới hoặc khác giới theo ý muốn. Nhìn chung thân chủ nữ thường dễ dàng tạo dựng mối quan hệ với nhân viên tham vấn cùng giới hơn, mong đợi này của thân chủ cần được cân nhắc.

Khi thân chủ nữ đến tham vấn nên được ngồi đợi trong phòng riêng để họ cảm thấy an toàn. Bắt đầu và kết thúc buổi tư vấn cần đúng giờ đó là một dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng đối với thân chủ. Luôn bắt đầu buổi tư vấn với sự đón tiếp niềm nở. Ngoài ra, đối với thân chủ vừa sử dụng ma túy và mại dâm, tham vấn viên nên lưu ý đến một vài điểm sau:

Không phán xét về việc hành nghề mại dâm và cũng không nên đưa ra khuyến nghị thân chủ giảm số khách họ bán dâm hàng ngày, vì đây là một điều chưa thực tế lắm-, tham vấn viên cần chấp nhận điều đó. Tham vấn viên nên nghĩ đến việc chuyển gửi, sử dụng giáo dục viên đồng đẳng để truyền đạt các thông điệp: tiếp cận nữ mại dâm hòa đồng và được các nữ mại dâm khác chấp nhận (một khả năng khác là thành lập nhóm hỗ trợ với nhóm trưởng là một nữ mại dâm hoặc nữ sử dụng ma túy đang hồi phục). Mời họ tham gia vào quá trình thiết kế chương trình và tài liệu tuyên truyền (nếu có thể).

Page 162: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

162 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Tác động thân chủ luôn có nhận thức, hành vi an toàn trong quan quan hệ tình dục thông qua việc luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong mỗi lần quan hệ. Tham vấn viên giới thiệu thân chủ tiếp cận các nguồn bao cao su miễn phí của chương trình nếu có hoặc thân chủ chủ động tìm mua tại chương trình tiếp thị xã hội 100% bao cao su, các nhà thuốc thân thiện, các cửa hàng, tiệm thuốc tây… Thảo luận vấn đề tiêm chích ma túy và cung cấp các thông tin về sử dụng ma túy an toàn, bao gồm việc tiếp cận với các chương trình bơm kim tiêm, các chương trình điều trị thay thế, ... Kết nối và giới thiệu thân chủ đến với các cơ sở chăm sóc y tế khác, đồng thời khuyến khích họ thường xuyên tiếp cận dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và cho họ biết thông tin bệnh nhân sẽ hoàn toàn được giữ bí mật.

Một chương trình điều trị có hiệu quả đối với thân chủ nữ cần phải có quy trình tiếp nhận và đánh giá giúp cho tham vấn viên xác định được tình trạng nghiện của thân chủ, tiền sử sử dụng ma túy và các hỗ trợ xã hội hiện có. Thực tế bệnh nhân sử dụng ma túy vào lứa tuổi trẻ thường có nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tốt nhất cần có lượng giá để giúp cho tham vấn viên tóm tắt thông tin thân chủ bao gồm các nội dung sau: sức khỏe thể chất, sử dụng rượu và ma túy, công việc, học hành, tinh thần, hỗ trợ của gia đình, xã hội và các vấn đề liên quan đến pháp luật.

Tham vấn viên nên tìm hiểu thêm về tâm sinh lý và những liệu pháp hỗ trợ cho nhóm phụ nữ bị tổn thương từ các nguồn tài liệu khác nhằm làm việc một cách hiệu quả hơn với nhóm thân chủ nữ là người nghiện ma túy.

Để bổ sung cho dịch vụ tham vấn cho thân chủ nữ cần giới thiệu các dịch vụ kèm theo để đáp ứng nhu cầu. Nếu tham vấn viên cung cấp được những dịch vụ này có thể giúp thân chủ giảm nguy cơ tốt hơn và góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị nghiện ma tuý. Đôi khi, thân chủ là nữ muốn tham vấn viên cũng là nữ để tiện chia sẻ. Cần nhậy cảm với vấn đề này và chuyển tham vấn viên phù hợp.

4. Làm việc với thanh thiếu niên nghiện ma tuý 4.1 đặc điểm sinh- tâm lý xã hội của lứa tuổi thanh, thiếu niên

đặc điểm về phát triển sinh lýGiai đoạn phát triển mạnh mẽ của con người là ở lứa tuổi thanh thiếu niên giai đoạn từ 15-20 tuổi. Ở giai đoạn này, có sự thay đổi rất lớn về thể chất

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Page 163: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

163Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Kích thước cơ thể lớn hơn do sự phát triển nhanh, mạnh về hệ cơ, hệ xương, chiều cao, cân nặng ở lứa tuổi này. Xuất hiện hiện tượng tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. Đối với nam giới, bắt đầu có râu và lông ở bộ phận sinh dục kích thước tinh hoàn tăng và vỡ giọng, lượng hormone sinh dục nam tăng cao; Đối với nữ giới xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt, ngực to ra. Cả nam và nữ có thể mọc răng khôn, mụn trứng cá, … Về thể chất, thanh thiếu niên đã mang hình thức của người trưởng thành.

Một trong những đặc điểm sinh lý cần chú ý đó là sự phát triển đặc biệt của hệ thần kinh, cụ thể là não bộ của thanh thiếu niên. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, não bộ đang trong tiến trình phát triển để đạt đến mức hoàn chỉnh nhất. Não bộ chi phối tất cả hoạt động của con người, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi… Các nhà khoa học thần kinh đã phân não bộ thành 4 vùng chính từ phía sau ra trước:

Tiểu não: nằm ở phía sau não bộ, nó chịu trách nhiệm chi phối sự thăng bằng thể chất và vận động

Nhân cạp: nằm ở vùng não giữa, chịu trách nhiệm về động lực thực hiện hoặc làm bất kỳ việc gì, nỗ lực để đạt được mục tiêu, mục đích nào đó

Hạnh nhân: thuộc vùng não giữa và chịu trách nhiệm xác định các cảm xúc và kiểm soát cảm xúc, gắn kết các phản ứng cảm xúc với khoái cảm cũng như là ác cảm.

Thùy trán trước: là vùng não trước nằm ngay sau trán. Thùy trán trước chịu trách nhiệm phân tích những thông tin phức tạp, từ việc đánh giá đến kiểm soát hoạt động, ra quyết định, nó dự đoán hậu quả hành động của một người, lập kế hoạch, đề ra mục tiêu.

Quá trình phát triển não bộ của thanh thiếu niên được hoàn thiện dần, lần lượt từ vùng tiểu não đến nhân cạp, hạnh nhân và sau cùng là thùy trán trước. Thông thường các vùng phía trước cũa não sẽ hoàn thiện sau khi đã qua 24 tuổi. Quá trình hoàn thiện của não bộ sẽ trải qua một loạt những thay đổi để thích nghi. Càng về sau não bộ sẽ hình thành rất nhiều liên kết với nhau, nhưng cũng có một số liên kết bị xóa bỏ khi bước qua tuổi 11 đối với nữ và 12,5 đối với nữ.

Điều này giải thích cho hành vi sử dụng ma túy ở thanh thiếu niên, trong giai đoan này não đã cảm nhận, trải nghiệm được sự phê sướng của ma túy, và đôi khi cũng đã có động lực để từ bỏ vì nhân cập và hạnh nhân đã phát triển, tuy nhiên thùy trán

Page 164: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

164 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

trước chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng ra quyết định và lập kế hoạch cho việc dừng sử dụng ma túy là gặp nhiều thách thức và trở ngại.

Ở giai đoạn đầu tuổi thiếu niên: 12 tuổi đối với nam và 11 tuổi đối với nữ một số kết nối giữa các tế bào thần kinh có sự đứt gãy. Đến cuối tuổi thiếu niên các kết nối giữa các tế bào thần kinh phát triển mạnh hơn. Khi quá trình liên kết hoàn thành, não bộ hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu học tập và lao động của tuổi thanh thiếu niên. Trong quá trình hoạt động não bộ không hoạt động hết công suất. Sự phân vùng chức năng trong cấu trúc nào bộ được phân cấp rõ ràng: Não giữa (khu vực hệ viền): kiềm chế hành vi xã hội và ham muốn. Vùng vỏ não trước trán chịu trách nhiệm về chức năng điều hành bao gồm đề ra mục tiêu, lập kế hoạch, lập thứ tự ưu tiên, kiềm chế kích thích.

Não bộ của thanh thiếu niên là một cơ quan đang trong quá trình hoàn thiện. Thanh thiếu niên có năng lượng nhiều gấp đôi người lớn, nhưng khả năng tự kiểm soát chỉ bằng một nửa: dễ thay đổi qua trải nghiệm tốt và xấu, dễ bị ảnh hưởng bởi khoái cảm của ma túy cho nên họ dễ bị nghiện. Những thay đổi trong não trong quá trình hoàn thiện và kết nối lại một phần là do đáp ứng với các trải nghiệm, những sự việc sang chấn hoặc chăm sóc tình cờ, yếu tố gen, và môi trường. Điều này có thể được mô tả như là tính thích ứng và dễ tổn thương của não bộ. Não bộ của thanh thiếu niên vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và trải qua một loạt những thay đổi và thích nghi. Vùng não cảm xúc phát triển trước vùng não suy nghĩ vì vậy thanh thiếu niên hay gặp nguy hiểm vì không suy nghĩ thấu đáo về hậu quả của các hành vi. Tất cả những vấn đề phát triển này có ý nghĩa quan trọng cho quá trình tham vấn điều trị nghiện ma tuý cho thanh thiếu niên.

đặc điểm về sự phát triển tâm lý- xã hộiNhư đã trình bày ở trên, não bộ chi phối mọi hoạt động của con người, cảm xúc, nhận thức, suy nghĩ hành vi vì vậy mà thanh thiếu niên cũng trải qua những thay đổi về hành vi, cảm xúc…

Về Hành vi: ưa mạo hiểm và tò mò hơn; dễ có các hành vi nguy hiểm; vụng về trong mọi hành động; thích khám phá; hiếu thắng. Cảm thấy ‘bất tử’ khi đối mặt với nguy hiểm và nguy cơ gây hại đến cơ thể. Trải qua một giai đoạn nổi loạn khi cố gắng tìm hiểu xem mình là ai điều này thường dẫn đến sự nổi loạn chống lại cha mẹ và gắn kết với các bạn đồng trang lứa.

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Page 165: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

165Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Bên cạnh những thay đổi về thể chất và hành vi, thanh thiếu niên cũng có những thay đổi về cảm xúc. Các em thường không nghĩ đến những hậu quả lâu dài của hành động. Nhu cầu có sự chấp nhận và thể hiện vị thế với bạn đồng trang lứa. Tính khí và phản ứng thất thường nên khó đoán trước về tâm trạng và hành vi. Một số em gặp khó khăn khi đối phó với sự căng thẳng và thất vọng hoặc có thể gặp khó khăn khi nói về cảm giác của bản thân. Tuổi này các em dễ tranh cãi gay gắt, thích thể hiện. Muốn được cư xử như đối với người lớn. Trạng thái tâm lí dễ thay đổi.

Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong tâm lý, nhân cách thiếu niên, biểu hiện lập trường sống mới của thiếu niên đối với mọi người và thế giới xung quanh. Khuynh hướng muốn làm người lớn thể hiện rất phong phú về nội dung và hình thức, cụ thể:

Trong học tập các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn có quan điểm và lập luận riêng. Trong phạm vi ý thức xã hội, các em đòi hỏi, mong muốn người lớn xem mối quan hệ và đối xử với mình bình đẳng như đối xử với người lớn. Tuy nhiên về mặt xã hội mà xét, các em vẫn chưa trưởng thành.

Vị trí xã hội của thiếu niên trong thế giới người lớn quyết định và lý giải sự “khủng hoảng” đó. Như vậy, khi lý giải sự “khủng hoảng” chúng ta xét cả hai nguyên nhân:

Nguyên nhân bên ngoài: vị trí xã hội của thiếu niên có sự thay đổi, các em có vị trí trung gian không ổn định giữa người lớn và trẻ em, cùng với việc các em được giao nhiệm vụ nhiều hơn, được người lớn đòi hỏi sự cư xử nghiêm chỉnh hơn...

Nguyên nhân bên trong: thiếu niên ý thức được sự phát triển của cơ thể theo hướng một người lớn, cùng với sự xuất hiện rung cảm mới ở các em.

Từ hai nguyên nhân trên mà các em tham gia nhiều hơn trước vào cuộc sống xã hội. Tính tự lập khiến các em thấy mình giống người lớn ở nhiều điểm. Các em có nhu cầu, nguyện vọng là người lớn phải thay đổi thái độ cư xử đối với các em. Nhưng thực tế lại còn có nhiều yếu tố khiến người lớn vẫn giữ nguyên thái độ như trước với thiếu niên.Trong giai đoạn đang trưởng thành, thanh thiếu niên không những trải qua những thay đổi về thể chất, hành vi và cảm xúc mà họ còn cần phải hình thành các kĩ thuật ứng phó và điều chỉnh với những sự thay đổi. Thanh thiếu niên cần phải học hỏi để hiểu và chịu trách nhiệm về tính dục của bản thân; hành động theo hướng không lệ thuộc vào cha mẹ; phát triển được cảm quan, ý thức được mình là ai (đặc tính cá

Page 166: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

166 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

nhân); phát triển các mối quan hệ xã hội, đặc biệt chú ý phát triển mối quan hệ với bạn bè và các nhóm bên ngoài; chọn lựa và lập kế hoạch cho sự nghiệp…

4.2 những vấn đề cần chú ý khi tham vấn điều trị nghiện ma tuý cho thanh, thiếu niênTrong quá trình tham vấn điều trị cho thanh thiếu niên nghiện ma tuý tham vấn viên ngoài nắm chắc đặc điểm sinh - tâm lý xã hội của thanh thiếu niên nói chung cần hiểu rõ cơ chế tác động gây những xáo trộn trong sinh tâm lý của lứa tuổi này đặc biệt cơ chế phát triển của hệ thần kinh. Vì những đặc điểm tâm - sinh lý của tuổi thanh thiếu niên nên khi thực hiện quá trình tham vấn, điều trị nghiện cho nhóm thân chủ này cần lưu ý những điểm sau:

Một chương trình điều trị hiệu quả cho thanh thiếu niên phải có một quá trình tham vấn giúp xác định được mức độ nghiêm trọng của những vấn đề thân chủ đang gặp, tiền sử sử dụng ma túy của họ, và những hỗ trợ xã hội hiện có. Nghiên cứu đã cho thấy những khách hàng bắt đầu sử dụng ma túy khi càng ít tuổi thì càng dễ có vấn đề nghiêm trọng hơn. Việc đánh giá cần tập trung vào sức khỏe thể chất, việc sử dụng rượu và ma túy, tình trạng việc làm, giáo dục, mức độ ổn định về cảm xúc, sự hỗ trợ của gia đình và xã hội, những vấn đề luật pháp.

Sau khi đánh giá thân chủ sẽ xây dựng một kế hoạch điều trị cá nhân cho từng thân chủ với các dịch vụ chuyển gửi phù hợp. Các dịch vụ bổ sung có thể giúp thân chủ là thanh thiếu niên xây dựng lòng tự trọng hay dạy họ cách quản lí các trạng thái cảm xúc mạnh. Mặc dù những nhu cầu về các dịch vụ này là rõ ràng, những dịch vụ này thường không sẵn có, đặc biệt là tại những cơ sở hạn chế về nguồn lực.

Muốn điều trị hiệu quả cần phải toàn diện và lồng ghép những dịch vụ điều trị nghiện rượu và ma túy trực tiếp với việc giới thiệu chuyển gửi và hỗ trợ tới những dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc giảm nhẹ, đào tạo nghề, tái hòa nhập cộng đồng…

Muốn điều trị nghiện ma tuý hiệu quả cho thanh thiếu niên cũng cần có sự tham gia của gia đình và những người chăm sóc vào chương trình điều trị. Lôi cuốn sự tham gia của cha mẹ hoặc những người hỗ trợ chính cho thân chủ trong suốt quá trình điều trị sẽ làm tăng khả năng thành công điều trị nghiện với thân chủ là thanh thiếu niên. Sự tham gia của gia đình trong việc duy trì kết quả điều trị là nguồn khích lệ vô cùng lớn. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ tham gia của gia đình càng cao thì kết quả điều trị càng khả quan.

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Page 167: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

167Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Muốn điều trị hiệu quả cho thanh thiếu niên cũng cần có sự tham gia của gia đình và những người chăm sóc vào chương trình điều trị. Lôi cuốn sự tham gia của cha mẹ hoặc những người hỗ trợ chính cho thân chủ sẽ làm tăng khả năng thân chủ là thanh thiếu niên duy trì điều trị và kết quả điều trị vẫn được duy trì sau khi kết thúc. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ tham gia của gia đình càng cao thì kết quả điều trị càng khả quan.

Chương trình cũng cần duy trì các nguyên tắc tổ chức cơ bản như tỉ lệ hợp lí giữa thân chủ và tham vấn viên, bảo đảm tham vấn viên có chất lượng đào tạo tốt và chuyên nghiệp, và dịch vụ bao phủ các dịch vụ chăm sóc toàn diện từ dự phòng tác hại liên quan đến ma túy tới tư vấn và giới thiệu chuyển gửi, điều trị và phục hồi.

Đối với thân chủ là thanh thiếu niên có thể cần quan tâm đến việc cung cấp các thông tin, phương pháp giảm hại trước và hướng đến điều trị sau. Bên cạnh đó, cũng cần đặt ra những giới hạn cụ thể, rõ ràng mà thân chủ cần phải tuân thủ khi tham gia chương trình điều trị hoặc trong quá trình phục hồi.

Tham vấn viên cần lắng nghe, tôn trọng và đối xử với thân chủ thanh thiếu niên như một người lớn mà họ mong đợi nhằm xây dựng mối quan hệ trị liệu hiệu quả hơn. Hạn chế việc thách thức khiến thân chủ sinh ra nổi loạn hoặc bất hợp tác.

Cuối cùng, muốn điều trị hiệu quả cũng có liên quan đến việc ghi chép lại kết quả điều trị bên cạnh những chỉ số đo lường quá trình thực hiện như số thân chủ được nhận dịch vụ, số buổi tham vấn hay buổi tiếp xúc. Những thông tin được ghi chép lại cần bao gồm tỉ lệ tái nghiện, tỉ lệ duy trì tình trạng không sử dụng ma túy, những thay đổi trong kết quả điều trị, bao gồm chỗ ở của thân chủ, vấn đề sức khỏe, mức độ ổn định về tình cảm, luật pháp hoặc việc làm.

II. Một số chú ý những vấn đề đặc biệt trong tham vấn điều trị nghiện ma tuý1. Vấn đề liên quan đến loạn thầnĐây là những dấu hiệu phổ biến nhất liên quan đến đối tượng nghiện ma tuý ở người trẻ, nghiện đa chất và có các rối loạn đồng diễn do ma tuý gây ra, các thân chủ có tiền xử loạn thần (trầm cảm, tự tử…)

Page 168: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

168 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Khi tiến hành tham vấn cho những thân chủ này, tham vấn viên cần chú ý:

Tham vấn viên phải được trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản để nhận diện hoặc đánh giá mức độ của chứng rối loạn tâm thần. Đồng thời tham vấn viên cần có sự phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị và các chuyên gia tâm thần.

Khi tham vấn cho thân chủ có rối loạn tâm thần cần bình tĩnh, kiên trì và phải có các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó phù hợp để bảo vệ sự an toàn cho bản thân và thân chủ. Nếu nhận thấy dấu hiệu không bình thường có thể dừng cuộc tham vấn sang một ngày khác. Nếu nhận thấy bệnh nặng cần kết nối dịch vụ điều trị tâm thần cho thân chủ song song với điều trị nghiện

2. Vấn đề liên quan đến nghiện đa chấtMột thực tế hiện nay, thân chủ điều trị nghiện ma tuý đã từng sử dụng một hoặc nhiều dạng ma tuý khác nhau. Có những trường hợp đặc biệt là nghiện nhiều chất gây nghiện cùng một lúc kéo theo khó khăn trong quá trình điều trị nghiện. Việc đồng thời sử dụng phác đồ điều trị cho một chất ma tuý nhất định gặp khó khăn. Với những thân chủ nghiện đa chất thì khó khăn trong việc lựa chọn liệu pháp điều trị, tham vấn viên cần quan tâm nhiều đến các hoạt động, liệu pháp ngăn chặn nguy cơ tái nghiện đối với bất kỳ chất gây nghiện nào mà họ đã từng sử dụng. Bản thân họ nếu không kiểm soát và có các kỹ năng ứng phó sẽ rơi vào các tình huống nguy cơ: khi họ sử dụng rượu bia, thuốc lá, methamphetamin…

Tham vấn viên cần cung cấp hiểu biết để thân chủ có hiểu biết nhất định về tình huống nguy cơ. Trang bị cho họ kỹ năng ứng phó không để mình rơi vào những nguy cơ dễ dàng xảy ra các cơn thèm nhớ ma tuý: khi say rượu, khi gặp lại nhóm bạn cũ, khi nhìm thấy những hình ảnh gợi nhớ…

3. Vấn đề liên quan đến các bệnh lây truyền (hiV/ AiDs; lao; Viêm gan siêu vi A, b,c; các bệnh lây truyền qua đường tình dục…)Trước hết tham vấn viên cần hiểu rõ và đường lây truyền và cách phòng tránh lây nhiễm những căn bệnh này. Điều này giúp ích cho tham vấn viên an tâm hơn trong quá trình tư vấn cũng như chọn vị trí ngồi tham vấn cho phù hợp với một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp như lao phổi.

Thái độ của tham vấn viên cần thể hiện sự tôn trọng và bình đẳng giữa các thân chủ có mắc các bệnh lây truyền trên đối với các thân chủ khác. Việc kỳ thị, phân biệt đối

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Page 169: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

169Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

xử đối với những thân chủ mắc bệnh chỉ làm cho mối quan hệ, kết quả điều trị nghiện không đạt như mong đợi.

Với những thân chủ khi tham gia điều trị nghiện đã mắc phải các bệnh lây truyền mà bản thân họ không biết hoặc đang sử dụng các dịch vụ điều trị khác: điều trị ARV, điều trị lao, điều trị tâm thần, điều trị các bênh lây truyền qua đường tình dục, điều trị viêm gan A, B,C…Với những thân chủ này khi điều trị nghiện ma tuý có thể gặp khó khăn vì cùng một lúc học phải thực hiện và sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Bản thân họ khi mắc nhiều loại bệnh có thể bất cần, không tuân thủ điều trị hoặc cũng có thể là có sự tương tác thuốc ví dụ như giữa ARV và methadone… cần trao đổi với bệnh nhân đang điều trị methadone mà sử dụng những thuốc điều trị khác để đánh giá mức độ tương tác thuốc nếu có nhằm điều chỉnh liều điều trị cho phù hợp.

Tham vấn viên cũng cần cung cấp một số thông tin liên quan đến các biện pháp phòng ngừa lây lan các bệnh thân chủ đang mắc phải cho người thân, vợ/ chồng/ bạn tình, hoặc bảo vệ bản thân không mắc thêm những căn bệnh khác. Biết cách chăm sóc sức khỏe và bản thân nhằm duy trì thể trạng tốt và tuân thủ điều trị.

Tham vấn viên cần đặc biệt quan tâm, kiên trì, động viên thân chủ thường xuyên. Phối hợp với bác sĩ điều trị để có can thiệp kịp thời. Nếu thân chủ sức khỏe yếu có thể khởi liều điều trị thấp hặc kéo dài thời gian dò liều. Kết nối và tham vấn cho bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ trợ giúp khác tại địa phương và phù hợp với thân chủ.

Với những tham vấn viên mới, hiểu biết chưa nhiều về các bệnh truyền nhiễm có thể xuất hiện tâm lý căng thẳng, sợ hãi hoặc có hành vi thể hiện sự xa lánh với những thân chủ đặc biệt này. Việc bố trí không gian phòng tham vấn, bàn tham vấn cần tính toán hợp lý, khoa học. Đặc biệt phòng tham vấn cần đủ độ thoáng, ánh sáng và mùa hè cần bật quạt, mở của sổ cho lưu thông không khí…Khi các điều kiện làm việc đáp ứng tốt, tham vấn viên sẽ vượt qua sự căng thẳng để tập trung tham vấn hỗ trợ thân chủ tốt nhất.

THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHO NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆTCHƯƠNG 5

Page 170: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

170 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

1. Hãy trình bày các biểu hiện của thân chủ khi đang phê (say) ma túy/ Kỹ năng làm việc với thân chủ đang phê( say) ma túy của tham vấn viên ?

2. Hãy trình bày các biểu hiện của thân chủ đang hung hăng ? Kỹ năng của tham vấn viên khi làm việc với thân chủ đang hung hăng ?

3. Các vấn đề thường gặp trong tham vấn điều trị nghiện ma túy cho phụ nữ ? Những chú ý khi tham vấn điều trị nghiện cho phụ nữ ?

4. Đặc điểm của thanh thiếu niên nghiện ma túy ? Những vấn đề cần chú ý khi tham vấn cho người nghiện ma túy là thanh thiếu niên ?

5. Những chú ý khi tham vấn điều trị nghiện cho thân chủ có dấu hiệu loạn thần ?

6. Những chú ý khi tham vấn điều trị nghiện cho thân chủ nghiện đa chất ?7. Những chú ý khi tham vấn điều trị nghiện cho thân chủ có các vấn đề liên

quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục ?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

Page 171: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

171Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5

1. Vũ Ngọc Bừng (1994), Các chất ma túy,2. Bùi Thị Xuân Mai, Lê Thị Thủy (2011), Giáo trình tham vấn, NXB Lao động –Xã hội3. Viện khoa học Công An, (1998), Thông tin chuyên đề Ma túy, 4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, (2011), Cai nghiện phục hồi và quản lý sau

cai nghiện, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, 5. FHI, (2009) Tư vấn điều trị nghiện ma túy, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội,

Page 172: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

172 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

I. Khái niệm chung và vai trò của gia đình trong tham vấn điều trị nghiện1. Khái niệm gia đìnhKhái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 8. Giải thích từ ngữ): “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này;”

Có thể hiểu đơn giản, gia đình là tế bào của xã hội, gồm có con cái và cha mẹ sống chung dưới một mái nhà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nhận con nuôi tạo thành mối quan hệ đặc biệt, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều hình thức gia đình khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình thức gia đình truyền thống và hình thức gia đình mở rộng. Hình thức thứ nhất, gia đình truyền thống gồm: bố, mẹ, con gái, con trai; gia đình mở rộng gồm ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh em họ và những người họ hàng khác.

Trong tham vấn điều trị nghiện ma tuý, ngoài cách hiểu truyền thống về gia đình bao gồm những mối quan hệ tình cảm gần gũi nhất của thân chủ thì bạn bè, người hỗ trợ, đối tác và đồng nghiệp trong công việc cũng có thể trở thành một phần của “gia đình” thân chủ.

Tham vấn viên không thể tự quyết định gia đình của thân chủ gồm có những ai. Thay vào đó, tham vấn viên nên hỏi thân chủ: “Ai là người quan trọng nhất đối với bạn?”, “Ai có thể hỗ trợ bạn hiệu quả nhất trong quá trình điều trị và phục hồi? Vì sao?”, Làm như vậy sẽ giúp thân chủ tự xác định cần có sự hỗ trợ từ thân nhân hoặc bạn bè họ trong quá trình điều trị.

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho người bệnh điều trị bất cứ loại bệnh nào, đặc biệt là điều trị nghiện ma túy. Việc hỗ trợ từ gia đình có

vai trò không nhỏ để tăng cường động lực cho thân chủ tuân thủ điều trị nghiện: không bỏ liều, nhỡ liều và tăng cường kỹ năng phòng tránh các nguy cơ tái sử dụng ma túy. Tham vấn gia đình trong điều trị nghiện ma túy là liệu pháp chuyên sâu. Trong khuôn khổ cuốn giáo trình này chúng tôi chỉ đề cập đến quy trình làm việc với gia đình trong hỗ trợ người nghiện ma túy.

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 173: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

173Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

2. đặc điểm của gia đình lành mạnhMọi cá nhân đều tồn tại trong môi trường gia đình và môi trường văn hóa nhất định. Môi trường gia đình, đặc biệt giáo dục gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình. Một gia đình lành mạnh về cơ bản mang lại sự ổn định, bình yên cho mỗi thành viên. Đặc trưng của gia đình lành mạnh là: Các thành viên hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau. Trong một gia đình lành mạnh, các thành viên luôn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với thành viên khác và có thể tin cậy vào các thành viên khác khi cần thiết. Sự tin tưởng giữa các thành viên đem lại sự an toàn và giúp các cá nhân hoàn thiện nhân cách. Những gia đình lành mạnh luôn sống trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Các thành viên luôn chia sẻ niềm vui với nhau và muốn dành thời gian cho nhau, không làm bận tâm nhau. Các thành viên trong gia đình không thổi phồng vấn đề rắc rối của mình. Họ nhìn nhận cuộc sống nhẹ nhàng. Mỗi người đều quan tâm đến những người khác nhưng không quan tâm quá sâu vào sự riêng tư của nhau. Những gia đình lý tưởng có mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình rất chặt chẽ và gắn bó với nhau vì lợi ích và sự bền vững của các thành viên trong gia đình.

3. đặc điểm của gia đình có người nghiệnKhi một thành viên trong gia đình sử dụng ma túy thì mức độ ảnh hưởng đối với gia đình sẽ rất khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc của gia đình.

Với những thân chủ sống một mình hoặc sống với bạn tình: Hậu quả của việc nghiện ma túy đối với một người sống một mình hoặc sống với bạn tình thường liên quan đến kinh tế và tâm lí. Người sử dụng ma túy phải tiêu tốn nhiều tiền cho ma túy, và bạn tình của họ - người không sử dụng ma túy – thường coi mình là người cung cấp tiền cho họ. Những hậu quả về mặt tâm lí có thể là phủ nhận hoặc bảo vệ bạn tình sử dụng ma túy, giận dữ kéo dài, căng thẳng, lo lắng, tuyệt vọng, không quan tâm đến sức khỏe, xấu hổ, kì thị và xa lánh.

Với những thân chủ sống với vợ, chồng hoặc bạn tình, con cái: Cha mẹ sử dụng ma túy có thể có ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi, tâm lí xã hội và tình cảm của con cái như sau: Khả năng học hành kém; Có xu hướng sử dụng ma túy; Khó khăn trong giải quyết vấn đề, bao gồm tăng tỉ lệ ly hôn, bạo lực, và nhu cầu kiểm soát các mối quan hệ; Những vấn đề khác: như trầm cảm, lo lắng, và tự ti…

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 174: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

174 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Ngoài ra, trẻ em sinh ra từ mẹ là người sử dụng ma túy khi mang thai có thể có nguy cơ mắc bệnh rối loạn phát triển trí tuệ. Con của những người nghiện ma túy thường cảm thấy có tội và cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm về tình trạng nghiện của bố mẹ. Những đứa trẻ lớn hơn có thể bị bắt phải gánh vác những trách nhiệm của người lớn, nhất là phải chăm sóc cho những đứa em.

Với thân chủ là một thành viên trong một gia đình có bố mẹ tái hôn, gia đình có nhiều người sử dụng ma túy: thân chủ dễ làm cho mọi việc trở nên căng thẳng và gây trở ngại cho sự hòa hợp, ổn định của gia đình. Nghiện ma túy trong trường hợp này có thể dẫn đến mâu thuẫn về quyền lực giữa cha mẹ, lạm dụng tình dục hoặc bạo lực và tự ti ở trẻ em. Nếu bố hay mẹ kế nghiện ma túy thì có thể làm cho mức độ quyền hạn của họ giảm đi, dẫn đến khó khăn trong việc thiết lập quan hệ tình cảm, làm ảnh hưởng đến khả năng của gia đình trong việc đối phó với các vấn đề khó khăn và nhạy cảm. Trẻ em có bố mẹ tái hôn thường sống dưới hai mái nhà mà có những giới hạn và vai trò dễ bị hiểu lầm, lẫn lộn. Nếu không trao đổi rõ ràng và không quan tâm đúng cách đến những yếu tố mâu thuẫn thì trẻ em có thể có nguy cơ có những vấn đề rắc rối về xã hội, tình cảm và hành vi.

Với thân chủ lớn tuổi đã có con cái trưởng thành: Những người lớn tuổi thường sống cùng những người con đã trưởng thành hoặc được con cái chu cấp những khoản chi phí cần thiết cho cuộc sống. Cho dù những đứa con đã trưởng thành có sống chung một nhà với cha mẹ hay sống riêng, con cái vẫn phải gánh vác vai trò trách nhiệm chăm sóc cha mẹ mình. Sự đảo ngược vai trò này có thể gây căng thẳng, mệt mỏi và xấu hổ, chưa kể đến những biến chứng của nghiện ma túy. Trong một số trường hợp, những đứa con đã trưởng thành có thể ngừng chu cấp tài chính cho bố mẹ bởi vì đó là cách gây áp lực duy nhất họ có đối với cha mẹ của họ. Một số con cái trưởng thành có thể hỗ trợ việc sử dụng ma túy. Trong một số trường hợp khác, con cái có thể cắt đứt mọi quan hệ với bố mẹ mình vì họ cho rằng phải chứng kiến sự suy sụp của bố mẹ là việc quá đau đớn đối với họ. Việc cắt đứt quan hệ chỉ làm cho cha mẹ bị cô lập và làm cho tình trạng nghiện của họ trở nên xấu đi.

Tóm lại, khi một thành viên trong gia đình mắc nghiện, các thành viên khác trong gia đình luôn phải đối mặt với mặc cảm xã hội và những vấn đề về tâm lý. Người nghiện thường cảm thấy mình có lỗi, tức giận và luôn mong muốn được giải thoát, và họ có thể trút hết lên đầu con trẻ và các thành viên khác trong gia đình của mình.

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 175: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

175Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Ngoài ra, một vấn đề rất quan trọng cần được đề cập đến, đó là sự phủ nhận của các thành viên trong gia đình. Phủ nhận tức là không thừa nhận sự thật người thân của họ nghiện ma túy. Sự phủ nhận bao gồm cả việc che giấu và dung túng cho người nghiện, làm các việc mà họ chưa hoàn thành, chi trả các hoá đơn mà họ chưa thanh toán, như liên quan tới các vấn đề pháp luật, tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đối với người nghiện mặc dù đã bị cấm. Gia đình cũng có thể phủ nhận trách nhiệm của mình trong quá trình người thân của mình mắc nghiện: “Tôi không biết nó có thể lấy tiền ở đâu để mua thuốc”, “Nó không có ý định làm tổn thương chúng tôi”, “Biểu hiện của nó sẽ tiến triển”, “Nó muốn chấm dứt ngay”. Phủ nhận hay không thừa nhận sẽ làm cho mọi người nghĩ rằng không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra cả. Càng phủ nhận thì mức độ nghiện càng nghiêm trọng.

Trong nhiều trường hợp, nghiện ma túy làm rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình. Việc có thành viên nào đó trong gia đình mắc nghiện làm cho kinh tế gia đình sa sút, các thành viên trong gia đình đổ lỗi cho nhau, chán nản buông xuôi hoặc sẵn sàng đánh đập, chối bỏ người nghiện thậm chí làm tan vỡ cấu trúc gia đình.

4. Vai trò của gia đình trong quá trình điều trị nghiện ma tuýGia đình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ bắt đầu tham gia điều trị nghiện ma tuý. Thân chủ sẽ trở nên tự tin hơn khi họ nhận được sự hỗ trợ thân thiện và tích cực từ gia đình và cộng đồng.

Sự tham gia của gia đình góp phần mang lại thành công của quá trình điều trị nghiện: làm tăng tỉ lệ tham gia điều trị, giảm tỉ lệ bỏ điều trị, nhỡ liều, quên liều và kết quả điều trị dài hạn sẽ tốt hơn. Khi các thành viên trong gia đình hiểu về cách họ có thể tham gia vào việc điều trị nghiện ma túy và sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực phục hồi của thân chủ thì khả năng phục hồi thành công, lâu dài sẽ được cải thiện. Trọng tâm của điều trị có thể xoáy vào những vấn đề lớn của cả gia đình chứ không chỉ là vấn đề nghiện ma túy. Sự quan tâm của gia đình có thể giúp hạn chế ảnh hưởng của nghiện ma túy và sự tái xuất hiện nghiện ma túy trong nhiều thế hệ khác nhau. Sự tham gia và động viên của gia đình trong suốt quá trình điều trị là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, mọi người cũng cảm thấy rất đau khổ và mệt mỏi. Vì thế, họ rất cần có sự định hướng, động viên, hỗ trợ từ bên ngoài để họ có thể giúp người nghiện duy trì điều trị nghiện. Sự quan tâm đúng đắn của gia đình có thể làm cho người nghiện cảm thấy mình có lỗi với mọi người, đặc biệt là khi họ đã tham gia điều trị hoặc nỗ lực phục hồi nhưng chưa có gì tiến triển. Khi đó, thân chủ sẽ có thêm động lực để cố gắng đạt hiệu quả điều trị tốt nhất theo những gì gia đình mong đợi và đặt niềm tin vào bản thân họ.

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 176: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

176 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Cụ thể, trong quá trình điều trị nghiện, gia đình cần thiết lập mối quan hệ tin tưởng ở người nghiện thông qua việc cung cấp, hỗ trợ, giáo dục người nghiện về thái độ chấp hành phác đồ điều trị, đặt chúng vào các quyết định đã đề ra, giúp đỡ người nghiện trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị và cả trong quá trình sống. Tất cả các công việc ấy đều vô cùng quan trọng để nâng cao ý thức tự giác điều trị. Chỉ khi nào tự bản thân người nghiện muốn thay đổi thì lúc đó người nghiện sẽ tuân thủ và thực hiện quy trình điều trị nghiêm túc.

Ngoài lợi ích đối với thân chủ và gia đình của họ, sự tham gia hỗ trợ từ gia đình vào điều trị cũng giúp ích cho nhân viên cung cấp dịch vụ điều trị. Những lợi ích thiết thực gồm có:

• Tạo điều kiện thuận lợi cho tham vấn viên có thể tập trung vào những hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình tham gia điều trị và vì vậy, có thể giảm nhẹ sự phản kháng.

• Giúp tham vấn viên xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp với các yếu tố cá nhân và gia đình.

• Giúp tham vấn viên điều chỉnh các phương pháp điều trị cho phù hợp với phong cách và điểm mạnh của thân chủ (các mô hình điều trị khác nhau có thể được sử dụng thậm chí trong cùng một dịch vụ để đáp ứng cả nhu cầu của thân chủ và tham vấn viên).

II. Làm việc với gia đình để tăng cường sự hỗ trợ trong điều trị nghiện ma tuýSự kết nối thường xuyên giữa tham vấn viên, dịch vụ điều trị nghiện với gia đình thân chủ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng xét trên hai khía cạnh:

Cải thiện mối quan hệ gia đình, hướng đến tính chất của một gia đình lành mạnh: Tham vấn viên cung cấp kiến thức về điều trị nghiện và cập nhật thông tin của thân chủ nhằm giúp gia đình hiểu những khó khăn mà thân chủ đã trải qua cũng như những nỗ lực mà họ đang thực hiện trong quá trình điều trị nghiện đi đến phục hồi. Bằng cách đó, mối quan hệ và niềm tin gia đình dành cho thân chủ có thể được cải thiện hơn, hàn gắn các rạn nứt (nếu có) đã qua; tăng cường giao tiếp hiệu quả và tin tưởng lẫn nhau giữa thân chủ và các thành viên trong gia đình.

Thúc đẩy động lực và quyết tâm điều trị: Trên cơ sở niềm tin được tái xác lập, gia đình có thể hỗ trợ nhiều hơn và hiệu quả hơn cho thân chủ, từ đó, khuyến khích

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 177: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

177Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

tăng cường động lực và quyết tâm điều trị hướng đến phục hồi hoàn toàn của con em mình.

Khi làm việc với gia đình để tăng cường sự hỗ trợ trong điều trị nghiện ma tuý, tham vấn viên cần nhấn mạnh 4 nội dung cơ bản sau:

• Phác đồ điều trị nghiện và các ảnh hưởng từ quá trình điều trị nghiện đối với thân chủ

• Chế độ ăn, ngủ, nghỉ và làm việc cho thân chủ trong quá trình điều trị và phục hồi• Phát hiện sớm các dấu hiệu tái nghiện• Cần hỗ trợ các thành viên trong gia đình nhận biết: Các biểu hiện khi xuất hiện

cơn thèm nhớ và cách thức hỗ trợ người nghiện có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy cơ tái nghiện.

(Tham vấn viên cần lưu ý gia đình rằng phương pháp giáo dục quan trọng đối với người nghiện trong quá trình điều trị nghiện là các thành viên gia đình phải sống gương mẫu, lành mạnh, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau).

1. tiến trình của một cuộc họp/gặp gỡ với gia đình nhằm tăng cường sự hỗ trợ của gia đình trong điều trị nghiện ma tuýbước 1: Làm quen, tạo lập mối quan hệ

• Tham vấn viên giới thiệu bản thân • Đề cập đến mục tiêu của buổi gặp gỡ gia đình• Thống nhất nguyên tắc, nội quy, thời gian của buổi làm việc với các thành viên

trong gia đình• Yêu cầu các thành viên trong gia đình tự giới thiệu về mình (tên, tuổi, nghề

nghiệp thay bằng việc coi họ đơn thuần chỉ là thân nhân của người mắc nghiện)• Đảm bảo không tiết lộ thông tin về người nghiện và gia đình họ. Khuyến khích

các thành viên bầy tỏ những khó khăn mà họ đang phải đối mặt.

* Lưu ý:• Thân chủ và gia đình họ quyết định thời gian và địa điểm cũng như những gì

mà họ muốn thổ lộ. • Tham vấn viên chủ yếu lắng nghe, không phán xét những ý kiến, sự trải nghiệm

của các thành viên rồi truyền đạt những hiểu biết của mình tới các thành viên khác trong gia đình.

• Cần giúp các thành viên trong gia đình hiểu được: nghiện ma tuý thường được hiểu như căn bệnh xuất phát từ việc thiếu sự kiểm soát của bản thân người

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 178: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

178 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

nghiện. Các thành viên trong gia đình thường cảm thấy cáu giận, thất vọng và bất mãn bởi họ nghĩ rằng người đó sử dụng ma tuý có chủ tâm. Vợ chồng con cái của người nghiện ma tuý thường không nói chuyện này với ai một phần cũng là do định kiến của bản thân họ đối với người mắc nghiện.

• Đả thông tư tưởng giúp cho những thành viên trong gia đình giũ bỏ được trạng thái cảm xúc được giữ kín trong lòng. Biện pháp này nhằm khơi gợi những sự ủng hộ mang ý nghĩa tinh thần bằng cách lắng nghe, cảm thông, không phê phán và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong gia đình. Điều này tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình và giúp cho việc tham vấn đạt kết quả cao.

bước 2: đánh giá vấn đề Nghiện ma tuý gây ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống. Trước buổi họp/gặp gỡ với gia đình, tham vấn viên cần trang bị một sự hiểu biết toàn diện về ảnh hưởng của ma tuý đối với gia đình và xã hội.

Quá trình:

Người tham vấn cần nói chuyện với các thành viên trong gia đình người mắc nghiện về những chủ đề sau:

• Kiến thức hiểu biết về việc phụ thuộc vào ma tuý của những người mắc nghiện.• Phản ứng của các thành viên trong gia đình về phía người mắc nghiện• Những thay đổi được tạo ra bởi các thành viên trong gia đình.• Những ảnh hưởng của việc nghiện ma tuý đối với công việc.• Những sự ủng hộ của xã hội, của gia đình, bạn bè và các tổ chức khác chẳng

hạn như: nhà thờ hay các nhóm tự hỗ trợ.• Giúp người nghiện nhận thức được những vấn đề như: thèm thuốc, phản ứng

khó chịu khi điều trị nghiện, những suy nghĩ tiêu cực, luôn đối diện với những trạng thái căng thẳng, chịu đựng những đau đớn về thể xác, các vấn đề về gia đình và những vấn đề khác.

Những hiểu biết về ma tuý của các thành viên trong gia đình rất khác so với những người mắc nghiện âu cũng là điều dễ hiểu; chính vì thế mà những điểm khác biệt này cần được đưa ra thảo luận trong các buổi nói chuyện. Tham vấn viên chính là người khơi gợi để thân chủ và các thành viên trong gia đình được trò chuyện và lắng nghe lẫn nhau để họ có thể thấu hiểu và cảm nhận những trải nghiệm của nhau và giành

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 179: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

179Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

cho nhau sự thông cảm, khích lệ và hỗ trợ cần thiết để thiết lập lại không khí hòa thuận và tương trợ lẫn nhau trong gia đình.

bước 3: Lên kế hoạch hỗ trợCác thành viên trong gia đình thường mong muốn người nghiện ma tuý phải đoạn tuyệt hoàn toàn với ma tuý. Tham vấn viên cần giúp gia đình hiểu rằng mắc nghiện ma tuý cũng giống như mắc phải một căn bệnh nào đó mà bản thân không tự chữa trị được (không thể tự kiềm chế được). Vì vậy, cần so sánh việc nghiện ma tuý với một số căn bệnh khác. Bất cứ một căn bệnh nào cũng đều có ảnh hưởng tới các chức năng bình thường của cơ thể như làm người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên cũng như ảnh hưởng tới khả năng làm việc.

Nghiện ma tuý có thể chữa trị như bất kì một căn bệnh nào khác. Tuy vậy nó không thể chữa khỏi hẳn giống như bệnh tả hay sốt rét. Mà nó là căn bệnh cần sự chăm sóc và cẩn trọng suốt đời giống như bệnh đái tháo đường. Càng sớm phát hiện và điều trị thì càng dễ kiểm soát giống như một số bệnh kinh niên khác.

Thảo luận quá trình này đối với những người mắc nghiện để biết được những vấn đề mà họ gặp phải ngay từ lần đầu sử dụng ma tuý và diễn biến sau đó.

Gia đình khuyến khích thân chủ chia sẻ thời gian biểu cũng như các dự định, kế hoạch mà họ muốn thực hiện để gia đình sắp xếp thời gian và phân công các thành viên cùng đồng hành và trợ giúp thân chủ trong các hoạt động hằng ngày và các hoạt động trong kế hoạch.

bước 4: ngăn chặn việc không tuân thủ điều trị và tái nghiệnXu hướng tái nghiện là một điểm đặc trưng của nghiện ma tuý. Trong khi người mắc nghiện được khuyến khích từ bỏ ma tuý trong lần đầu chữa trị, thì ý chí tự kiềm chế để có đủ tỉnh táo không tái sử dụng ma tuý vẫn chưa đủ để ngăn chặn họ trong một thời gian dài. Chính vì vậy mà người mắc nghiện cần được trang bị những những phương pháp thật cụ thể để đối phó với những nguy cơ tái nghiện. Bên cạnh đó cũng cần có sự ủng hộ của gia đình bằng các hoạt động cụ thể:

Giáo dục cho người mắc nghiện và gia đình họ biết rằng nghiện ma tuý là căn bệnh kinh niên và rất dễ phát tác trở lại; chính vì thế, chỉ ý chí tự kiềm chế của ngưòi nghiện là không đủ để giúp họ có sự tỉnh táo cần thiết để tránh xa được ma tuý.

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 180: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

180 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Làm cho gia đình người mắc nghiện hiểu rõ được rằng việc không tuân thủ điều trị và tái nghiện rất dễ xảy ra cũng như tác hại của điều đó.

Giáo dục cho cả người nghiện và gia đình biết cách phải làm thế nào để không bỏ liều, không sử dụng loại ma tuý khác.

Giúp các thành viên trong gia đình lên kế hoạch hỗ trợ kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy cơ cho người nghiện.

• Kỹ năng ứng phó với áp lực từ nhóm bạn nghiện• Giải quyết vấn đề liên quan tới cảm giác thèm thuốc• Giải quyết những tình huống bị căng thẳng (stress)• Kỹ năng quản lý tài chính

bước 5: Kết thúcTrước khi kết thúc buổi họp/gặp gỡ gia đình, tham vấn viên cần kiểm tra các thành viên trong gia đình xem còn điều gì muốn nói trước khi kết thúc. Vì có thể, một số vấn đề quan trọng nào đó chưa được thảo luận gây ra sự băn khoăn.

Đôi khi, tham vấn viên cần giao nhiệm vụ về nhà cho các gia đình. Nhiệm vụ này có thể đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình đang thực hiện những hành động cụ thể để cải thiện cuộc sống của họ.

Tham vấn viên cần sử dụng kỹ năng tóm lược để tổng kết lại các vấn đề mà gia đình đã kể trong suốt buổi họp/gặp gỡ. Việc này giúp các thành viên hồi tưởng lại toàn bộ nội dung buổi họp và ghi nhớ các điểm quan trọng.

2. các nguyên tắc khi họp/làm việc với gia đìnhKhi tiến hành họp/làm việc với gia đình thân chủ, tham vấn viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

• Bảo mật• Cùng lắng nghe• Sử dụng cấu trúc câu với đại từ nhân xưng “tôi”• Không ngắt lời • Tránh bàn luận đến quá khứ• Bố trí thời gian ngừng khi gặp phải các xung đột quá gay gắt

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 181: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

181Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Kết thúc với những điều tích cực, những cam kết• Đưa thông tin phản hồi vào cuối buổi gặp mặt• Bảo đảm thân chủ có được các kỹ năng đối phó với sự thèm nhớ, các hệ thống

hỗ trợ.

3. Một số lưu ý khác khi làm việc với gia đìnhVới vai trò chuyên môn của mình, tham vấn viên cần phải ý thức được rằng việc tiến hành họp/gặp gỡ với gia đình là một quá trình thường xuyên và liên tục, cũng giống như quá trình phục hồi của thân chủ. Tham vấn viên cần phải chuẩn bị tinh thần cho thân chủ trong một buổi tham vấn trước khi tiến hành gặp gỡ với gia đình và hỏi thân chủ về những điều họ đang còn băn khoăn, lo lắng cũng như điều họ mong muốn đạt được trong buổi họp gia đình. Tùy thuộc vào việc đánh giá của tham vấn viên, những điều thân chủ mong muốn có thể sẽ được chọn là chủ đề đầu tiên được thảo luận trong cuộc họp.

Tham vấn viên cần tạo ra sự kết nối cần thiết, xây dựng lòng tin, xem xét sự nhìn nhận của gia đình về thực tại của từng cá nhân trong gia đình; hỗ trợ các thành viên trong gia đình biết cách lắng nghe tích cực; hỗ trợ, giao tiếp trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, quan tâm, hy vọng.

Trong quá trình tiếp xúc, tham vấn viên cần xem xét các giá trị, kiểu cách của gia đình. Tham vấn viên cũng có thể sử dụng từ ngữ gia đình đang dùng, dùng phương pháp ẩn dụ. Tham vấn viên thể hiện sự hoà đồng với tâm trạng của gia đình, ít nhất ở lần gặp đầu tiên một cách rất chân thành, đưa ra ý không đồng tình với cách nhìn nhận hạn chế của gia đình về thân chủ một cách thiện tâm. Tham vấn viên cần tạo lập mối quan hệ với tất cả các thành viên trong gia đình trong quá trình gặp gỡ/làm việc với họ thông qua việc sử dụng kỹ năng giao tiếp trong quá trình tiếp xúc; tôn trọng, chấp nhận và thừa nhận những vấn đề gia đình đã trải qua. Tham vấn viên cần thấu hiểu rằng tất cả mọi người trong gia đình đều bị ảnh hưởng do việc lạm dụng chất gây nghiện.

Kỹ năng xử lý một số trạng thái cảm xúc, lắng nghe những lời nói về thay đổi: Tham vấn viên không để cho buổi họp/gặp gỡ chuyển thành công kích lẫn nhau mà chỉ nên tập trung vào những điểm tích cực. Tham vấn viên cung cấp thông tin cho gia đình về quá trình thay đổi, về cơ sở khoa học của nghiện, về vai trò của người dung túng, về hành vi tái nghiện. Tham vấn viên hỗ trợ gia đình xây dựng lại niềm tin, giải quyết các xung đột, các mối lo lắng.

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 182: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

182 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Kỹ năng điều phối sự tham gia của các thành viên trong buổi họp/làm việc: Dành thời gian cho các thành viên được nói hết suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của mình.

Tham vấn viên cần thảo luận về việc phân công nhiệm vụ hỗ trợ thân chủ cho các thành viên trong gia đình. Những nhiệm vụ cần phải ngắn gọn, cụ thể, nhẹ nhàng và dễ thành công. Muốn các thành viên thực hiện tốt cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm thực hiện cho từng người để hoàn thành nhiệm vụ.

Tham vấn viên và gia đình cần hỗ trợ và khen ngợi những hành vi an toàn của bệnh nhân như: không sử dụng ma túy, sử dụng thích hợp các kỹ năng đối phó, đàm phán và duy trì lòng quyết tâm của thân chủ.

Tham vấn viên và gia đình nên đề ra giới hạn và làm rõ những hậu quả của việc vi phạm các giới hạn. Làm được như vậy, gia đình có thể làm rõ với thân chủ về những mong đợi của họ cũng như những hậu quả có thể xảy ra nếu thân chủ không đáp ứng được những mong đợi này.

LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝCHƯƠNG 6

Page 183: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

183Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6

1. Hãy trình bày khái niệm gia đình?2. Đặc điểm của gia đình có người nghiện ma túy ? Vai trò của gia đình trong

điều trị nghiện ma túy?3. Mục tiêu của làm việc với gia đình trong điều trị nghiện ma túy?4. Tiến trình làm việc với gia đình trong điều trị nghiện ma túy?5. Một số lưu ý khác khi làm việc với gia đình?

Page 184: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

184 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6

1. Cai nghiện và phục hồi cho người nghiện ma túy( Quyển II), Cục phòng chống tệ nạn XH, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2003

2. Viện nghiên cứu phát triển XH, (2009). Tìm hiểu và giảm kỳ thị liên quan đến người nghiện chích ma túy, Tài liệu hướng dẫn hành động,

3. Viện khoa học Công An, (1998), Thông tin chuyên đề Ma túy, 4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, (2011), Cai nghiện phục hồi và quản lý sau

cai nghiện, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, 5. FHI, (2009) Tư vấn điều trị nghiện ma túy, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 6. Bùi Thị Xuân Mai

Page 185: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

185Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

I. Tổng quan về giám sát hỗ trợ chuyên môn1. định nghĩaTrong từ điển tiếng Việt, giám sát là: “theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ”. Nhưng trong giám sát hỗ trợ chuyên môn thì mục đích chính của giám sát là giúp đỡ, hỗ trợ để làm việc hiệu quả hơn và tăng cường năng lực chuyên môn, do vậy có thể coi giám sát hỗ trợ chuyên môn là theo sát, đánh giá, giúp đỡ việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Trong tham vấn điều trị nghiện ma túy, giám sát hỗ trợ chuyên môn không đơn thuần là xem xét công việc của tham vấn viên một cách hời hợt, mà là việc thường xuyên ở bên cạnh tham vấn viên hướng dẫn và hỗ trợ họ một cách có tổ chức và có hệ thống, ngoài ra giám sát hỗ trợ chuyên là một phương pháp học tập lồng ghép vào thực hành quan trọng, nhằm giúp tham vấn viên biết vận dụng các lý thuyết đã học vào thực tiễn một cách phù hợp, biết đánh giá đúng năng lực chuyên môn của mình, thường xuyên cập nhật bổ sung kiến thức mới, rèn luyện và học hỏi phát triển năng lực chuyên môn

Tài liệu hướng dẫn nâng cao chất lượng điều trị (52. FHI, 2010) có đưa ra giám sát hỗ trợ chuyên môn bao gồm 4 hoạt động chính: quản lý, đánh giá, huấn luyện kỹ năng và hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (Giám sát chuyên môn và phát triển nghề nghiệp cho tham vấn viên điều trị lạm dụng chất gây nghiện)

2. Lợi ích của giám sát hỗ trợ chuyên mônKết quả thực tiễn trong điều trị nghiện ma túy của một số quốc gia cho thấy, mặc dù phải đầu tư kinh phí cho việc triển khai hoạt động giám sát hỗ trợ chuyên môn ở nhiều cấp độ khác nhau, nhưng nếu xét tổng thể thì giám sát hỗ trợ chuyên môn giúp tiết kiệm nhiều chi phí hơn, dự án đầu tư có hiệu quả tốt hơn, bởi lẽ giám sát hỗ trợ chuyên môn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả tổ chức cũng như các cá nhân có liên quan tới việc hưởng lợi từ dịch vụ cung cấp, cụ thể là:

Giám sát hỗ trợ chuyên môn là hoạt động cần thiết trong lĩnh vực điều trị nghiện ma túy, nhằm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ tham vấn tuân thủ các giá trị đạo đức, đúng pháp luật, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của thân chủ

Page 186: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

186 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Giám sát hỗ trợ chuyên môn là một phương pháp học tập, giúp tham vấn viên có thêm kiến thức, kỹ năng, biết vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.

Giám sát hỗ trợ chuyên môn giúp tham vấn viên thường xuyên cập nhật bổ sung kiến thức mới, giúp họ hoàn thiện và phát triển năng lực chuyên môn

Giám sát hỗ trợ chuyên môn giúp các cá nhân trong tổ chức thường xuyên trao đổi thông tin, biết cách phản hồi hiệu quả, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau không chỉ trong phạm vi công việc mà còn hiểu, chia sẻ, giúp đỡ những khó khăn trong cuộc sống

Giám sát hỗ trợ chuyên môn giúp phân tích, thảo luận, can thiệp và giải quyết các ca khó trong tham vấn điều trị nghiện, giúp tham vấn viên tự tin hơn và thấy hài lòng với công việc được giao

Giám sát hỗ trợ chuyên môn giúp tham vấn viên ổn định tinh thần, yên tâm công tác, hạn chế xảy ra suy kiệt nghề nghiệp, sự thuyên chuyển công việc, giảm bớt các chi phí hành chính

3. Vai trò của giám sát hỗ trợ chuyên mônGiám sát hỗ trợ chuyên môn là một hoạt động có tính chuyên biệt. Trong tổ chức, cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn có chức năng và nhiêm vụ riêng, họ có trách nhiệm không chỉ với tổ chức của mình mà còn có trách nhiệm với tham vấn viên và với thân chủ. Cán bộ giám sát chuyên môn phải thực hiện nhiều vai trò khác nhau như vai trò giáo viên, chuyên gia, người động viên giúp đỡ về tinh thần, vai trò gương mẫu, các vai trò này không tồn tại độc lập mà thường nằm trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong việc thực hiện công việc

*Vai trò giáo viên: Giám sát hỗ trợ chuyên môn giúp tham vấn viên nâng cao kiến thức và kỹ năng tham vấn trị liệu thông qua việc xác định nhu cầu cụ thể của họ, nhận biết được những điểm mạnh và điểm hạn chế của tham vấn viên, giúp họ tự nhận thức bản thân đúng đắn và trên cơ sở đó giúp các tham vấn viên xây dựng kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn. Cán bộ giám sát chuyên môn là người truyền đạt, bổ sung thêm kiến thức cần thiết, kiến thức mới vào thực tiễn công việc. Cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn đồng thời vừa là giảng viên, là người huấn luyện kỹ năng, người giúp đỡ học trò của mình có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có tình yêu công việc*Vai trò chuyên gia: Cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn là người có trình độ cao hơn

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 187: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

187Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

giúp người có trình độ thấp hơn, là người phân tích, xem xét và tham vấn chuyên môn về các ca tham vấn điều trị, theo dõi, giám sát công tác chuyên môn về chất lượng. Trong vai trò này cán bộ giám sát chuyên môn là người thường xuyên hỗ trợ, giúp tham vấn viên giải quyết, can thiệp những tình huống khó, giúp thực hiện được các mục tiêu đã được thống nhất, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho thân chủ, cán bộ giám sát chuyên môn là người kiểm duyệt chất lượng chuyên môn và giữ uy tín nghề nghiệp cho cá nhân và cho tổ chức

*Vai trò người động viên, hỗ trợ về tinh thần: Tham vấn điều trị nghiện ma túy là một công việc khó khăn và phức tạp, là công việc cần nhiều thời gian và công sức, sự tận tâm, ngoài ra thân chủ là những người có tổn thương về thể chất, não bộ và tinh thần, và vấn đề của họ rất khác nhau …đòi hỏi tham vấn viên cần biết cách vận dụng hợp lý, không có một công thức chung cho tất cả mọi trường hợp. Thực tế cho thấy có khoảng hơn > 50% tham vấn viên thường gặp căng thẳng trong công việc, trong trường hợp này cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn là người động viên, khích lệ, là chỗ dựa tinh thần, là người cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh, giúp tham vấn viên có một trạng thái tinh thần khỏe mạnh, cân bằng tâm lý, giúp họ đương đầu với các khó khăn và có biện pháp phòng tránh sự suy kiệt. Vai trò này rất quan trọng và cần thiết đối với các tham vấn viên mới vào nghề

*Vai trò gương mẫu: Cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn là người không chỉ giỏi về chuyên môn, kinh nghiệm, họ còn là những người có phẩm chất nhân cách mẫu mực, người luôn tâm huyết với nghề nghiệp, họ là tấm gương cho các thế hệ giám sát trẻ và tham vấn viên học tập và noi theo. Cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn là người truyền thêm nhiệt huyết cho lớp trẻ và đào tạo đội ngũ giám sát viên kế cận

hình 9: Vai trò của cán bộ giám sát chuyên môn

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Giáo viênNgười động

viên nâng đỡ tinh thần

Chuyên giaVai trò

gương mẫu

Vai trò của cán bộ giám sát chuyên môn

Page 188: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

188 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Là một cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn, có những lúc bạn phải đóng vai trò “kép”. Bạn phải giúp tham vấn viên cùng lúc có được khả năng nhận thức bản thân để phát triển vốn lý thuyết nền tảng và năng lực chuyên môn, ngoài ra bạn cũng phải giúp họ những khả năng cần thiết khác trong công việc như giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, với tổ chức, cách thức sắp xếp công việc khoa học, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Những vai trò này thường đan xen lẫn nhau trong thực tiễn làm việc. Vì lý do đó, cán bộ giám sát chuyên môn có một vị trí đặc biệt trong tổ chức: Là người hỗ trợ cho tổ chức, cho tham vấn viên và cho thân chủ. Cán bộ giám sát chuyên môn còn là người kết nối chính giữa bộ phận quản lý và đội ngũ tham vấn viên, là người diễn giảỉ cho tham vấn viên hiểu về mục tiêu, chính sách cũng như các qui định của tổ chức, đồng thời là người truyền đạt những nhu cầu, nguyện vọng của tham vấn viên và của thân chủ tới cán bộ quản lý và tổ chức. Như vậy, việc tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong tổ chức, mối quan hệ hợp tác ăn ý giữa cán bộ giám sát chuyên môn và tham vấn viên là nền tảng của công tác giám sát chuyên môn, giúp cán bộ giám sát chuyên môn thực hiện tốt các vai trò của mình, từ đó giúp tham vấn viên nâng cao năng lực chuyên môn và nâng cao chất lượng dịch vụ, đem lại nhiều lợi ích cho thân chủ.

4. nhiệm vụ cơ bản của giám sát hỗ trợ chuyên mônNhằm thể hiện hoàn chỉnh vai trò của một cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn, cán bộ giám sát cần cùng trao đổi với tham vấn viên để xây dựng được một kế hoạch phát triển phù hợp cho từng tham viên viên ở từng giai đoạn khác nhau. Và điều này cần được thể hiện thường xuyên thông qua những hoạt đông như:

*Phát triển kỹ năng: Giám sát viên cần làm tốt các công việc sau đây:• Đánh giá tương tác trong thực hành, trong buổi tham vấn• Xác định và củng cố những hành động tích cực• Giảng và làm mẫu những kỹ năng, kỹ thuật tham vấn• Giải thích các lý do áp dụng các chiến lược và can thiệp cụ thể• Diễn giải sự kiện quan trọng

*Hỗ trợ chuyên môn: • Động viên, hỗ trợ về tinh thần, tự nhận biết và phòng tránh suy kiệt• Hướng dẫn, giúp đỡ, giải quyết những khó khăn gặp phải trong công việc

*Đánh giá:• Đánh giá và đưa ra những phản hồi với tham vấn viên• Gợi ý một số giải pháp có thể làm tốt hơn

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 189: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

189Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

*Quản lý hành chính: Giám sát viên có nhiệm vụ quản lý hành chính. Họ phải lưu giữ hồ sơ các buổi giám sát. Nội dung ghi chép tóm tắt những nội dung đã thảo luận và những điểm cần xem xét thêm, hồ sơ ghi chép cần lưu giữ an toàn, chỉ tiết lộ vì mục đích quản lý và có sự đồng ý của tham vấn viên

5. các yêu cầu của giám sát hỗ trợ chuyên môn• Sự hỗ trợ từ phía người lãnh đạo: Người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong

việc ra các quyết định có liên quan tới công việc của một tổ chức, trong đó bao gồm cả hoạt động của giám sát viên, người lãnh đạo cũng cần hiểu rõ tầm quan trọng, lợi ích của hoạt động này, do vậy các buổi tập huấn về nội dung giám sát nên mời cán bộ lãnh đạo tham dự để họ hiểu rõ vấn đề và ủng hộ và ra các quyết định quản lý liên quan

• Tổ chức tập huấn cho nhân viên chuyên môn: Cung cấp kiến thức về giám sát chất lượng, giải thích các nguyên tắc cơ bản, các chính sách, qui trình, kỹ thuật và kỳ vọng của giám sát

• Đào tạo đội ngũ giám sát viên bằng nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức đào tạo với một nội dung, thời lượng nhất định, kiểm tra trình độ và cấp chứng nhận về giám sát hỗ trợ chuyên môn

• Xây dựng hệ thống giám sát hỗ trợ của giám sát hỗ trợ, theo dõi sự tiến bộ của các giám sát viên trong hệ thống và đưa ra phản hồi về chất lượng công việc họ đang làm. Việc này có thể thực hiện thông qua các cán bộ giám sát nội bộ, giám sát chéo giữa các đồng nghiệp, hoặc giám sát từ bên ngoài bằng cách ký hợp đồng với các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực giám sát

• Giám sát hỗ trợ chuyên môn là một mục tiêu thường xuyên được thực hiện và duy trì . Tổ chức cần coi giám sát hỗ trợ chuyên môn như là một yêu cầu phải tuân thủ

• Cần có thời gian cho hoạt động giám sát hỗ trợ chuyên môn: Học tập là một quá trình liên tục và thường xuyên cập nhật bổ sung kiến thức và kỹ năng mới nhằm nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, hơn nữa tham vấn điều trị nghiện ma túy là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, đội ngũ tham vấn viên trẻ thì chưa được đào tạo chính qui, thiếu kinh nghiệm, những người có tuổi chuyển từ công việc khác sang làm tham vấn thì mang kinh nghiệm trong lĩnh vực cũ sang tham vấn cho thân chủ, do vậy cần có thời gian cho hoạt động tập huấn, luyện tập cũng như học dựa trên bằng chứng. Ngoài ra, để có sự thay đổi trong quan điểm từ lãnh đạo tới nhân viên cần có thời gian để làm việc với mọi người, làm rõ sự trông đợi và để vượt qua sự phản kháng

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 190: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

190 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

6. Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên mônKhi tiến hành bất kỳ một hoạt động lâm sàng nào đó, chúng ta cần phải sử dụng một mô hình lý thuyết tiếp cận làm căn cứ phương pháp luận khoa học cho việc làm của mình. Trong công tác giám sát hỗ trợ chuyên môn, có thể đề cập tới bốn nhóm mô hình tiếp cận cơ bản:6.1. Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn dựa trên năng lựcCác mô hình này chú trọng vào việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết, giúp tham vấn viên hình thành và phát triển năng lực chuyên môn ở các cấp độ khác nhau, có các mô hình giám sát chuyên môn theo loại kỹ năng cần phát triển, chương trình huấn luyện kỹ năng trọng tâm, mô hình học tập xã hội với các kỹ thuật như đảo vai, đóng vai, thực tập, thao diễn, các kỹ thuật áp dụng trong giảng dạy, tập huấn…

6.2. Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn dựa trên loại dịch vụ điều trị nghiện ma túyMô hình này tập trung vào việc phát huy những điểm mạnh của tham vấn viên, kiểm tra những kiến thức lý thuyết mà họ đã tiếp thu được về các loại hình trị liệu và sử dụng những phương pháp, kỹ thuật giám sát chuyên môn riêng, ví dụ như

• Kỹ thuật phỏng vấn tạo động lực: Tập trung vào việc tăng cường sức mạnh ý chí, quyết tâm thay đổi hành vi và duy trì ổn định hành vi tích cực

• Liệu pháp nhận thức- hành vi; Tập trung vào việc cung cấp thông tin, thay đổi nhận thức và luyện tập, củng cố hành vi tích cực, cũng như giáo dục, điều chỉnh, từ bỏ hành vi tiêu cực

• Tâm lý trị liệu: Sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật trong tham vấn như lắng nghe, thấu cảm, đặt câu hỏi kỳ diệu, tham vấn nhóm, tham vấn gia đình…

6.3. Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn theo cấp độ phát triển nghề nghiệpMô hình này cho rằng tham vấn viên ở mỗi cấp độ nghề nghiệp khác nhau có những yêu cầu về trình độ chuyên môn và tay nghề khác nhau. Do vậy, tham vấn viên ở cấp độ nào, yêu cầu giám sát phát triển kỹ năng tương ứng với cấp độ đó và được sử dụng các kỹ thuật giám sát chuyên môn phù hợp. Ngoài ra sự phát triển nghề nghiệp từ cấp độ này sang cấp độ khác kế tiếp không phải đi theo đường thẳng. Cấp độ có thể được thay đổi bằng cách điều chỉnh nhiệm vụ, nơi làm việc, đặc điểm của thân chủ được tham vấn

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 191: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

191Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

VD: tham vấn viên cấp độ I thường có đặc điểm là đứng tại vị trí của bản thân để tham vấn, chưa lấy thân chủ làm trọng tâm, còn lo lắng, lúng túng trong tham vấn, lạm dụng một số kỹ thuật, quá chú trọng vào điền biểu mẫu mà ít quan tâm tới cảm xúc thật của thân chủ…Trong trường hợp này, cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn có thể sử dụng các kỹ thuật quan sát, đào tạo kỹ năng, đóng vai, cung cấp tài liệu và hướng dẫn cách làm, có thể làm mẫu, động viên, khích lệ, khen ngợi những điểm mạnh, sau đó nhẹ nhàng nhắc tới những điểm cần khắc phục, giúp họ bớt lo lắng và tự tin hơn trong công việc

6.4. Mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn kết hợp: Mô hình này đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau, như nói tới phong cách lãnh đạo, các dịch vụ điều trị nghiện ma túy, lồng ghép vào giám sát hỗ trợ chuyên môn những nội dung liên quan tới phát triển nghề nghiệp, đề cập tới các yếu tố bối cảnh, văn hóa…những mô hình giám sát chuyên môn nhóm này vừa chú trọng đào tạo phát triển kỹ năng, năng lực chuyên môn, vừa chú trọng động viên nâng đỡ tinh thần cho nhân viên, dựa vào nhu cầu cụ thể của tham vấn viên và cán bộ giám sát chuyên môn, mô hình kết hợp cũng thực hiện lồng ghép những thực hành dựa trên bằng chứng vào công tác tham vấn và giám sát chuyên môn

7. Quy trình giám sát hỗ trợ chuyên mônbước 1: Thống nhất một số nguyên tắc chung trong giám sát

• Khi bắt đầu tiến hành giám sát hỗ trợ chuyên môn, cán bộ giám sát cần trao đổi với tham vấn viên về tính bảo mật và các giới hạn của nó (VD: bắt buộc phải báo cáo những trường hợp có nguy cơ nguy hiểm, lạm dụng tình dục, hoặc hành vi vi phạm đạo đức do lỗi của tham vấn viên, giám sát viên…)

• Giám sát viên có thể hỗ trợ giải quyết những vấn đề cá nhân của tham vấn viên trong trường hợp nó có ảnh hưởng tới quá trình điều trị của thân chủ

• Làm rõ qui trình và cách thức giải quyết những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong quá trình giám sát, nội dung này cần được xây dựng chi tiết trong tài liệu hướng dẫn tại cơ sở. Nguyên tắc chung về giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán, hòa giải phải được áp dụng trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng đến mức phải điều tra và xử lý hành chính

bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động giám sát• Xây dựng mối quan hệ, tạo niềm tin: Làm công tác tư tưởng cho tham vấn viên,

nói rõ về nội dung liên quan tới việc hỗ trợ họ làm tốt hơn, không phải là việc “bới lông tìm vết”, quan tâm chia sẻ những lo lắng của tham vấn viên

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 192: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

192 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Trao đổi về giám sát hỗ trợ chuyên môn và lợi ích, bản chất của mối quan hệ giám sát, cũng như, mong đợi và trách nhiệm của giám sát viên và của tham vấn viên trong việc hợp tác, cùng tham gia, làm rõ sự khác nhau của giám sát hỗ trợ chuyên môn và giám sát hành chính. Tham vấn viên có quyền lựa chọn giám sát viên của mình để tạo sự thoải mái trong quá trình làm việc. Do vậy, sự ghép “cặp” có tương đồng về tâm lý là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của hoạt động giám sát.

bước 3: Xây dựng cấu trúc giám sát:• Đối với tham vấn viên chưa có kinh nghiệm thì cấu trúc giám sát cần phải chặt

chẽ, chi tiết, giúp thuận tiện cho việc học hỏi, đối với tham vấn viên có kinh nghiệm thì có thể sử dụng cấu trúc giám sát linh hoạt, tạo cơ hội để họ phản hồi và khám phá thêm.

• Trao đổi đảm bảo sự đồng thuận về nội dung và cách thức tiến hành giám sát: Bao gồm xác định mục tiêu và lập kế hoạch học tập (chú ý: các mục tiêu phải đảm bảo tính SMART), thống nhất lịch và thời gian, cách thức tiến hành cho các buổi giám sát

Có rất nhiều phong cách xây dựng cấu trúc giám sát khác nhau, điều quan trọng là giám sát viên và tham vấn viên cần trao đổi để lựa chọn một cách phù hợp nhất. Các cách có thể là nghiên cứu trường hợp, giải quyết vấn đề khó khăn, phát triển kỹ năng thiếu hụt, phản hồi đánh giá chung sau khi xem lại sổ sách, đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ trong từng buổi tham vấn cho thân chủ…

II. Những điểm cần lưu ý và các vấn đề pháp lý, đạo đức nghề nghiệp trong giám sát hỗ trợ chuyên môn1. những điểm cần lưu ý Giám sát hỗ trợ chuyên môn là một phần không thể thiếu được trong mọi dự án trị liệu. Giám sát hỗ trợ chuyên môn là một hoạt động cần được hoạch định, tổ chức dựa vào sứ mệnh, mục tiêu và triết lý trị liệu, kết hợp lý thuyết trị liệu và những phương pháp thực hành dựa trên bằng chứng. Lý do chính cần phải có giám sát hỗ trợ chuyên môn là: bảo đảm chất lượng dịch vụ tham vấn trị liệu và bảo đảm đội ngũ tham vấn trị liệu không ngừng học tập nâng cao năng lực chuyên môn một cách có hệ thống và có kế hoạch. Trong lĩnh vực điều trị lạm dụng chất gây nghiện, giám sát hỗ trợ chuyên môn là biện pháp chính để kiểm soát chất lượng dịch vụ

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 193: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

193Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Mọi nhân viên tham vấn trị liệu, dù có kỹ năng và kinh nghiệm ở cấp độ nào đi nữa, đều cần và có quyền được giám sát hỗ trợ chuyên môn

Công tác giám sát hỗ trợ chuyên môn cần được hỗ trợ đầy đủ từ bộ phận quản lý của tổ chức

Cán bộ giám sát chuyên môn cần thể hiện tư cách đạo đức và ý thức tôn trọng pháp luật trong mối quan hệ giữa giám sát hỗ trợ chuyên môn với nhân viên.

Giám sát hỗ trợ chuyên môn thực chất là một kỹ năng và phải được luyện tập thường xuyên. Các tổ chức tham vấn trị liệu cần nâng cao khả năng để đào tạo được đội ngũ giám sát hỗ trợ chuyên môn giỏi

Công tác giám sát hỗ trợ chuyên môn phải có sự cân bằng với giám sát hành chính. Hai chức năng này bổ sung cho nhau, có khi mâu thuẫn nhau. Bộ phận quản lý cần hỗ trợ cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn trong mọi trường hợp để nâng cao hiệu quả công việc

Cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn cần thường xuyên rèn luyện khả năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa

Cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn giữ vai trò quyết định việc triển khai phương pháp thực hành dựa trên bằng chứng nào thích hợp với thân chủ

Cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn có vai trò là người đánh giá, kiểm duyệt chất lượng chuyên môn của tham vấn viên và đưa ra các khuyến nghị về việc cấp chứng chỉ chuyên môn

Trong quá trình giám sát chuyên môn nên sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp. Quan sát trực tiếp được xem là phương pháp chuẩn trong lĩnh vực tham vấn trị liệu, do vậy cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn cần được tập huấn về phương pháp và việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật vào quan sát.

2. Vấn đề pháp lý và đạo đức nghề nghiệpCán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn là người kiểm chứng những vấn đề có liên quan tới pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của tổ chức. Trước hết tham vấn viên phải là người chịu trách nhiệm về việc đảm bảo sự tuân thủ thực hành các dịch vụ của cơ

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 194: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

194 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

quan với tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, luật pháp ở mức cao nhất và tham vấn viên có trách nhiệm làm mẫu cho các nhân viên, ngoài ra cần phải nắm được và giải quyết những thắc mắc về đạo đức nghề nghiệp. Một phần công việc của tham vấn viên là thường xuyên lồng ghép những vấn đề đạo đức nghề nghiệp vào công tác giám sát hỗ trợ chuyên môn.

Vấn đề luật pháp và đạo đức nghề nghiệp bao gồm một số nội dung cơ bản sau đây:

Trách nhiệm pháp lý trực tiếp và gián tiếpTrách nhiệm pháp lý trực tiếp của cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn là không thể hiện nỗ lực rõ ràng trong công việc, sao nhãng, bỏ bê không thực hiện nhiệm vụ được giao

Trách nhiệm pháp lý gián tiếp là những hậu quả, sai sót xảy ra do việc làm thiếu trách nhiệm của cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn, VD: Cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn không lắng nghe ý kiến nhận xét của tham vấn viên về thân chủ, hoặc đưa ra lời khuyên không thích hợp, khuyên tham vấn viên không cần đánh giá nguy cơ tự tử của thân chủ đang trầm cảm…dẫn đến cái chết, hoặc việc thân chủ từ chối điều trị, nói theo ngôn ngữ ngành luật là “sếp phải chịu trách nhiệm về sai phạm của nhân viên”

Quan hệ kép và những vấn đề ranh giớiQuan hệ kép có thể xảy ra ở hai cấp độ: giữa cán bộ giám sát và người được giám sát, giữa tham vấn viên và thân chủ. Mối quan hệ kép xảy ra, khi ngoài mối quan hệ công việc chuyên môn, giữa cán bộ giám sát và người được giám sát, cũng như giữa tham vấn viên và thân chủ còn có mối quan hệ có tính chất riêng tư, mà mối quan hệ mới này còn mạnh hơn mối quan hệ công việc (VD: Quan hệ tình cảm/ tình nhân, quan hệ người thân, mối quan hệ vụ lợi…). Ngoài ra trong mối quan hệ giữa cán bộ giám sát chuyên môn và tham vấn viên cũng có thể gặp phải những tình huống khó xử, như cán bộ giám sát chuyên môn có vị trí, quyền lực, kiến thức chuyên môn cao hơn tham vấn viên, hơn nữa họ lại là người có nhiệm vụ đánh giá chất lượng công việc của tham vấn viên, có nhiệm vụ kiểm duyệt cho chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề. điều này có thể liên quan tới mối quan hệ riêng tư, giám sát viên có thể áp đặt ý kiến chủ quan, hoặc lạm dụng quyền để ép buộc tham vấn viên đáp ứng nhu cầu cá nhân (Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần). Những mối quan hệ riêng tư giữa tham vấn viên và thân chủ , giữa cán bộ giám sát và tham vấn viên cần được giải quyết dựa vào những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và pháp luật quy định

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 195: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

195Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Hợp đồng thỏa thuậnBản hợp đồng thỏa thuận có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tham vấn viên và cán bộ giám sát khỏi bị vướng vào những vấn đề liên quan tới pháp luật. Người nhận bất kỳ loại hình dịch vụ này đều phải biết và nhận thức rõ quyền hạn, trách nhiệm, và những rủi ro có thể xảy ra, những giải pháp cho những tình huống đó là gì, để có quyết định sáng suốt. Cán bộ giám sát cũng cần phải thông báo cho người được giám sát về quá trình thực hiện giám sát, cách thức phản hồi, tiêu chí đánh giá và những mong đợi. Hợp đồng giám sát cần ghi rõ, chi tiết về vấn đề này. Cán bộ giám sát cần đảm bảo rằng tham vấn viên đã thông báo cho thân chủ về những thông tin liên quan đến tham vấn và giám sát. Sự đồng thuận phải được diễn ra ở ba cấp độ: sự đồng thuận của thân chủ đối với dịch vụ điều trị, sự đồng thuận của thân chủ đối với giám sát ca thân chủ, sự đồng thuận của tham vấn viên với hoạt động giám sát, sự đồng thuận và cam kết về tính bảo mật, và sự đồng thuận của tổ chức về việc tuân thủ quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp

Một hợp đồng thỏa thuận giám sát bao gồm những nội dung sau đây:• Mục đích và mục tiêu của giám sát• Bối cảnh của dịch vụ giám sát• Các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá, đo lường kết quả công việc• Những quyền và trách nhiệm của các bên tham gia• Những thủ tục văn bản hành chính và qui trình• Phạm vi năng lực và thực hành của người được giám sát• Những khen thưởng nếu thực hiện đúng như trong cam kết hợp đồng• Tần suất và phương pháp giám sát• Bối cảnh về đạo đức và vấn đề pháp lý

Tính bảo mậtCán bộ giám sát và tham vấn viên có trách nhiệm không được để lộ một số nội dung thông tin. Giới hạn về tính bảo mật của nội dung một buổi giám sát cần được ghi rõ trong tất cả các hợp đồng của các tổ chức, cơ quan đào tạo và các tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề. Những giới hạn này cần được ghi rõ trong các văn bản có tính pháp lý. Cán bộ giám sát cần đảm bảo rằng các tham vấn viên phải thông báo cho thân chủ những thông tin này ngay từ buổi đầu tiên, đặc biệt những tình huống “nghĩa vụ phải báo cáo” để thân chủ biết được có những giới hạn nhất định của tính bảo mật (VD: Lạm dụng trẻ em, ý định tự tử, ý định giết người). Cán bộ giám sát cần phát hiện và hành động càng sớm càng tốt trong những tình huống mà tính bảo mật có thể phải gạt sang một bên.

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 196: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

196 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Đạo đức nghề nghiệp: Nhìn chung, cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn cũng phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức tương tự như các chuẩn mực đạo đức của tham vấn viên liên quan tới vấn đề mối quan hệ “kép”, tính bảo mật, vấn đề vi phạm ranh giới.

III. Các phương pháp giám sát hỗ trợ chuyên mônCó nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên người ta thường đề cập tới 4 phương pháp chính, đó là:

Phương pháp quan sátPhương pháp thảo luận trường hợpPhương pháp đóng vaiPhương pháp cùng tham vấn

1. phương pháp quan sát:Tham vấn viên cần được quan sát thường xuyên trong thời gian dài, có thể tiến hành quan sát gián tiếp hoặc trực tiếp

a. Quan sát gián tiếp: Là quá trình cán bộ giám sát, làm việc thông qua những tài liệu ghi chép lại của buổi tham vấn, hoặc tham vấn viên trực tiếp báo cáo lại.

Ưu điểm:Tham vấn viên cảm thấy thoải mái, tự do làm theo cách của mìnhNâng cao kỹ năng hồi tưởng và phản ánh sự kiện, kỹ năng viếtTham vấn viên chủ động sử dụng thời gian hiệu quả

Nhược điểm:Tham vấn viên phải nhớ lại buổi tham vấn đã thực hiện, có thể họ bỏ sót thông tin quan trọngTài liệu báo cáo bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của tham vấn viên như kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, cảm xúc, định kiến…)Tham vấn viên có thể giấu đi một số thông tin vì lo sợ bị đánh giá không tốt

b. Quan sát trực tiếp: Cán bộ giám sát trực tiếp theo dõi buổi làm việc của tham vấn viên với thân chủ ngày nay việc quan sát trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ vào các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại như máy ghi hình, thu âm, dụng cụ nghe từ xa, các loại video và quan sát qua webcam,

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 197: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

197Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Phương pháp này có một số ưu, nhược điểm sau đây:

Ưu điểm:Giám sát viên có thể làm mẫu , giúp cho việc học tập của tham vấn viên dễ dàng hơnTham vấn viên có thể cảm thấy tự tin hơn, khi có người hỗ trợ luôn bên cạnh, thân chủ có thể thấy có thêm người giúp đỡ việc giải quyết vấn đề của mìnhGiám sát viên có thể can thiệp khi thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của thân chủGiúp tham vấn viên nắm vững hơn quá trình tham vấn, có thể quay lại những nội dung quan trọng để trao đổi lại với giám sát viênGiúp việc đánh giá năng lực chuyên môn của tham vấn viên khách quan và trao đổi về kế hoạch phát triển, nâng cao trình độ chuyên mônKhi sử dụng phương pháp này trong tham vấn điều trị nghiện ma túy, giám sát viên thu thập được nhiều thông tin, chính xác, chi tiết và khách quan về buổi tham vấn, giúp thuận lợi cho việc phản hồi Các tài liệu được ghi âm và ghi hình có thể được quay lại nhiều lần để phân tích , làm rõ vấn để giúp tham vấn viên ghi nhớ tốt hơn

Nhược điểm:Tham vấn viên và thân chủ cảm thấy mất tự nhiên khi có người lạ tham dự , hoặc thấy bị theo dõi, họ thấy lo lắngThân chủ có thể che giấu thông tin, sợ liên lụy tới công việc, tới pháp luậtNếu người giám sát can thiệp chủ quan vào quá trình tham vấn thì việc đó có thể làm đổi hướng của buổi tham vấnĐôi khi tham vấn viên cảm thấy không tự nhiên khi bị ghi âm, ghi hìnhNếu quan sát tại chỗ thì tốn kém thời gian

Một số điểm cần chú ý:• Lựa chọn thân chủ: Thân chủ và tham vấn viên đã có mối quan hệ tin tưởng, nên

chọ thân chủ đã tham vấn trước được ít nhất hai lần • Quan tâm và giải thích những lo lắng của tham vấn viên• Thông báo tính bí mật và ranh giới• Cố gắng tạo điều kiện cho tham vấn viên thực hiện buổi tham vấn theo kế

hoạch đã thống nhất với thân chủ, hạn chế sự can thiệp

Nếu quan sát có sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình cần chú ý thỏa thuận về việc cho phép quan sát, ghi băng, ghi hình với tham vấn viên và với thân chủ

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 198: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

198 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Chuẩn bị tốt phương tiện kỹ thuật để đảm bảo tài liệu được ghi lại có chất lượng tốt giám sát hỗ trợ chuyên môn cần biết sử dụng phương tiện kỹ thuật

*/ Các bước trong quan sát trực tiếp• Chào hỏi và xin phép được quan sát

- Nói cho thân chủ biết về mục đích của quan sát- Nhấn mạnh tính bảo mật- Xin phép được ghi chép

• Thực hiện quan sát- Lựa chọn vị trí phù hợp: Đảm bảo cho việc thuận lợi để quan sát hành vi, nét

mặt của tham vấn viên, ngồi ở một góc 30 độ về phía sau, cách lưng của thân chủ khoảng 0,8m

- Các điểm cần quan sát: Các bước thực hiện tham vấn, nội dung tham vấn và các kỹ năng kỹ thuật sử dụng trong tham vấn

• Phản hồi thông tin về kết quả quan sát- Nên phản hồi ngay sau buổi tham vấn- Chọn không gian yên tĩnh và an toàn- Chú ý tính bảo mật, nên khen ngợi trước, góp ý sau và kết thúc bằng lời khen

(công thức 5 khen, một góp ý)- Cách thức phản hồi hai chiều: Đầu tiên hỏi tham vấn viên, Có hai câu hỏi được đề cập tới:

1. Tham vấn viên cảm thấy buổi tham vấn diễn ra như thế nào?2. Tham vấn viên đã làm tốt điều gì và điều gì có thể làm tốt hơn?

Sau đó giám sát viên đưa ra những nhận xét về kỹ năng, kỹ thuật đã làm tốt, nêu ví dụ cụ thể, nhận xét về những điều cần làm tốt hơn, và thảo luận về các giải pháp để thực hiện tốt hơn

Phản hồi từ từ, tập trung vào một số điểm quan trọng. Mắc lỗi là chuyện bình thường, do vậy cần phản hồi tế nhị sao cho dễ chấp nhận,tránh chỉ trích, châm biếm

Trong tham vấn điều trị nghiện ma tuý, phương pháp quan sát trực tiếp là phương pháp chuẩn và được áp dụng phổ biến, vì nó rất hữu ích cho việc rèn luyện kỹ năng, theo dõi công việc của tham vấn viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ tham vấn

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 199: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

199Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

2. phương pháp thảo luận trường hợpPhương pháp này thường áp dụng với những ca thân chủ điển hình có nhiều vấn đề phức tạp. Trước tiên, giám sát viên và tham vấn viên dành một chút thời gian cho việc nghiên cứu hồ sơ, tham vấn viên trình bày thông tin lâm sàng cần thiết để xác định vấn đề hiện tại của thân chủ. Sau đó tham vấn viên có thể đưa ra những lựa chọn về giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề của thân chủ. Giám sát viên lắng nghe và phản hồi về những giải pháp này, trao đổi với tham vấn viên về tiên lượng và kế hoạch điều trị khả thi cho thân chủ

Đôi khi giám sát viên có thể làm mẫu một buổi trình bày trường hợp cho tham vấn viên học tập

Ưu điểm:• Giúp xây dựng thông tin khái quát hóa vấn đề và quyết định can thiệp trị liệu• Có cơ hội thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau, kết nối lý thuyết và thực hành,

khuyến khích sự trao đổi từ tham vấn viên• Là một thành phần thiết yếu của việc lập kế hoạch điều trị

Nhược điểm:• Nội dung báo cáo bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của giám sát viên và tham

vấn viên• Không phản ánh toàn diện các kỹ năng chuyên môn của tham vấn viên

3. phương pháp đóng vaiLý tưởng nhất là việc đưa ra các tình huống thực tiễn để luyện tập kỹ năng và đóng vai mẫu để hỗ trợ tham vấn viên, chú ý không nên chọn thân chủ quá khó, để buổi tham vấn khỏi mắc kẹt vào sự phản kháng và đạt được mục tiêu

Kịch bản được xây dựng rõ ràng và thực tế

Đảm bảo việc phân công rõ ràng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, sau đó đổi vai cho nhau

Lắng nghe các nhóm phản hồi, có thể quan sát một vài nhóm làm mẫu

Không nên kết thúc đột ngột mà nên tuân theo một khung cấu trúc, có giới thiệu rõ ràng về mục đích và tóm tắt nội dung đã trao đổi

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 200: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

200 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Ưu điểm:• Làm sôi nổi quá trình học tập• Là cơ hội cho giám sát viên quan sát trực tiếp kỹ năng của tham vấn viên• Giúp tham vấn viên học hỏi từ những người khác• Tạo môi trường an toàn cho tham vấn viên luyện tập kỹ năng mới

Nhược điểm:• Có thể bị quá tải thông tin• Một số tham vấn viên ngại ngùng khi phải làm “ diễn viên”

4. phương pháp cùng tham vấnĐây là phương pháp mà cán bộ giám sát và tham vấn viên cùng nhau điều hành buổi tham vấn, phương pháp này rất hữu ích nhưng phải được sử dụng một cách thận trọng và chỉ áp dụng khi giám sát viên tự tin rằng cả tham vấn viên và thân chủ đều cảm thấy thoải mái (lần trao đổi trước để có sự đồng thuận tham gia)

Giám sát viên cần nhạy cảm khi can thiệp để đảm bảo quá trình tham vấn diễn ra bình thường, ăn khớp, nhịp nhàng, tuy hai mà một.

Ưu điểm:• Cho phép cán bộ giám sát chuyên môn làm mẫu các kỹ thuật trong một ca thực tế• Thân chủ được hưởng lợi, được nhận sự trợ giúp từ hai người

Nhược điểm:• Thân chủ có thể so sánh, cảm nhận sự yếu kém của tham vấn viên• Cán bộ giám sát hỗ trợ chuyên môn có thể gặp áp lực vì phải trình diễn thật

thành thạo kỹ năng, kỹ thuật nào đó để giúp tham vấn viên vừa làm vừa học

IV. Dự phòng suy kiệt và quản lý tình trạng suy kiệtTham vấn điều trị nghiện ma tuý là một lĩnh vực có tính chất rất phức tạp và có nhiều áp lực từ chính bản chất công việc, từ những vấn đề của thân chủ, và từ chính những mong đợi và kỳ vọng của tham vấn viên, do vậy tham vấn viên có thể gặp nhiều căng thẳng trong quá trình làm việc. Khi tham vấn viên bị căng thẳng, họ có thể trở nên suy sụp về thể chất, tinh thần, tâm lý, họ có thể bị suy kiệt và dẫn đến buông xuôi hoặc bỏ việc. Suy kiệt ảnh hưởng nghiệm trọng đến khả năng tiếp tục cung cấp dịch

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 201: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

201Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

vụ có chất lượng của tham vấn viên. Tham vấn viên cảm thấy mất hết sinh lực làm việc, họ không quan tâm tới việc chia sẻ và trợ giúp thân chủ của mình, hiệu quả công việc giảm sút nghiêm trọng. Do vậy, dự phòng và quản lý suy kiệt có ý nghĩa quan trọng trong tham vấn điều trị nghiện ma tuý, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như giúp tham vấn viên tổ chức cuộc sống cân bằng, yên tâm gắn bó với nghề nghiệp đã lựa chọn, hạn chế tình trạng thuyên chuyển và bỏ nghề

1. Khái niệm chung về suy kiệtCăng thẳng là trạng thái tâm lý cá nhân, đây là trạng thái bình thường của con người xuất hiện dưới tác động của các yếu tố bất lợi của cuộc sống và công việc. Nếu căng thẳng trong giới hạn cho phép thì con người vẫn tiếp tục làm việc được, nhưng nếu căng thẳng kéo dài, liên tục và quá ngưỡng thì có thể dẫn đến suy kiệt. Theo Shanafelt: “Suy kiệt là một hội chứng suy giảm nhân cách, kiệt quệ về cảm xúc và cảm nhận thấp kém về bản thân dẫn đến giảm hiệu quả trong công việc” (Tài liệu tập huấn của FHI, tham vấn điều trị nghiện ma tuý, năm 2009). Như vậy suy kiệt không đơn giản là căng thẳng quá ngưỡng mà cao hơn nữa nó là phản ứng phức tạp của con người đối với sự căng thẳng, phản ứng đó được biểu hiện như sau:

• Vẻ bề ngoài tiêu cực• Cảm thấy làm cái gì cũng khó, hay mắc lỗi• Không quan tâm, ai muốn làm gì thì làm• Dễ nổi cáu, xa lánh đồng nghiệp• Không thể hiện cảm xúc, thờ ơ. Mất hết động cơ và sinh lực, buông xuôi công việc• Không thoả mãn công việc nói chung• Đầu óc trống rỗng, không muốn động chân, động tay• Nghỉ ốm kéo dài• Nếu căng thẳng lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý, sang chấn tâm thần,

trầm cảm

2. nguyên nhân gây ra suy kiệtCó rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên suy kiệt, song có thể đề cập tới ba nhóm sau đây:

• Các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình làm việc• Các nguyên nhân liên quan tới lối sống• Các đặc điểm nhân cách cá nhân

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 202: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

202 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

2.1. các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình làm việc• Do công việc quá tải• Thiếu quyền tự quyết định• Không được ghi nhận và đánh giá không đúng về sự đóng góp• Vai trò, nhiệm vụ không rõ ràng• Không có, hoặc ít có cơ hội thăng tiến• Do người lãnh đạo không có sự hỗ trợ hoặc năng lực lãnh đạo kém• Do mâu thuẫn, xung đột xảy ra tại nơi làm việc

2.2. các nguyên nhân liên quan tới lối sống• Do công việc quá nhiều, cá nhân không đủ thời gian để thư giãn và giao tiếp

xã hội• Cá nhân phải nắm giữ quá nhiều trọng trách mà không nhận được sự hỗ trợ

nào từ phía khác• Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi không khoa học, không ngủ đủ thời gian• Không có các mối quan hệ thân thiết

2.3. các đặc điểm nhân cách cá nhân • Người cầu toàn những người luôn luôn muốn mọi công việc đều phải thực hiện

tốt, không có bất kỳ sai sót• Người muốn kiểm soát từng li từng tí, rất sợ khuyết điểm• Người ôm đồm công việc, trách nhiệm thái quá, sợ người khác không làm được• Người sống nội tâm, khép kín, ngại đề nghị sự giúp đỡ, không muốn làm phiền

người khác• Người luôn cảm thấy tự ty, mặc cảm, thấy mình thấp kém, cảm giác tội lỗi thái

quá, sống thiếu thực tế• Người khó kiểm soát cảm xúc, hay nóng giận vô lối• Người luôn cảm thấy khó khăn khi đi nghỉ hoặc hưởng thụ thời gian rảnh rỗi

3. Diễn biến của trạng thái suy kiệtSuy kiệt là trạng thái diễn ra từ từ trong một thời gian dài. Các dấu hiệu và triệu chứng của suy kiệt có thể lúc đầu rất nhẹ, sau đó sẽ nặng dần lên, do vậy cần phát hiện sớm để có những biện pháp cải thiện, nhằm hạn chế bớt tổn hại do suy kiệt. Suy kiệt diễn ra theo bốn giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Giống như người mới đi làm lần đầu tiên, đầy nhiệt huyết, họ tin tưởng vào mọi điều tốt đẹp ở vị trí mới đảm nhận, làm việc tích cực, cố gắng hết sức mình

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 203: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

203Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

để đạt thành quả cao nhất, phát huy hết các ý tưởng sáng tạo, tin tưởng rằng điều gì cũng làm được

Giai đoạn 2: Người lao động nhận thấy có sự khác biệt giữa suy nghĩ và thực tế. Họ rất cố gắng làm việc song dường như ít được, hoặc không được ghi nhận và động viên, những mong đợi trong công việc không được đáp ứng, họ bắt đầu thấy vỡ mộng và ngày càng thất vọng

Giai đoạn 3: Người lao động cảm thấy nhiệt huyết trước đây đã biến mất, thay thế vào đó là mệt mỏi thường xuyên xảy ra, các dấu hiệu suy kiệt về thể chất, tâm lý, xã hội được biểu hiện rõ nét như : hay cáu gắt, rạn nứt mối quan hệ, tâm lý căng thẳng, chẳng thấy điều gì tốt đẹp cả...

Giai đoạn 4: Người lao động cảm thấy tâm trạng thất vọng chiếm ưu thế, bi quan chán nản, mất niềm tin, sức khoẻ tâm thần giảm sút, cảm thấy mọi thứ đều trở nên vô nghĩa, mặc kệ cuộc sống muốn đến đâu thì đến, đôi khi có suy nghĩ tiêu cực tìm đến cái chết

4. các biện pháp dự phòng suy kiệt và phục hồi suy kiệt4.1. biện pháp dự phòng suy kiệtTham vấn điều trị nghiện ma tuý là một loại hình công việc có tính chất rất phức tạp, có thể gây căng thẳng và đòi hỏi tham vấn viên phải hy sinh bản thân rất nhiều, không chỉ công sức, thời gian, mà cả hiểu biết, cảm xúc, tình thương yêu và trách nhiệm. Tham vấn viên và những người cung cấp dịch vụ đôi khi phải đối mặt với vấn đề sinh tử của thân chủ và điều đó có thể ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của họ. Do vậy cần giúp tham vấn viên nhận biết được dấu hiệu cảnh báo sớm của sự suy kiệt để họ có thể điều chỉnh, thiết lập sự cân bằng giữa cuộc sống riêng tư và sự nghiệp, duy trì được sức khoẻ, yên tâm làm việc

Các biện pháp giảm căng thẳng và dự phòng suy kiệt được chia thành bốn loại sau đây:Tự theo dõi bản thân• Nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm• Có thái độ tích cực, tin tưởng rằng mình sẽ thay đổi được• Lập kế hoạch cụ thể cho việc giảm căng thẳng và dự phòng suy kiệt của riêng

mình

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 204: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

204 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Chăm sóc sức khoẻ thể chất• Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo thường xuyên có giờ

nghỉ giải lao, nghỉ ăn trưa, ngủ đủ thời gian, có các kỳ nghỉ trong năm để phục hồi sức lực

• Dinh dưỡng hợp lý• Tập thể dục thường xuyên, hít thở sâu, bài tập thư giãn• Tư thế làm việc khoa học giúp cho tuần hoàn máu• Chăm sóc sức khoẻ tâm thần• Trung thực với bản thân và với đồng nghiệp• Suy nghĩ tích cực• Thiết lập các mối quan hệ thân thiết trong công việc và trong cuộc sống, đề

nghị sự hỗ trợ khi cần thiết• Thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống riêng tư• Sống vui vẻ và hài hước• Kêu gọi sự hỗ trợ: Tham gia vào mạng lưới đồng nghiệp, gia đình, tham vấn viên

bạn bè... chia sẻ các vấn đề căng thẳng trong công việc và trợ giúp

4.2. biện pháp phục hồi suy kiệtDự phòng suy kiệt là biện pháp nhằm giảm thiểu tổn hại , tuy nhiên trong một số trường hợp nếu dự phòng đã quá muộn, người lao động đã rơi vào trạng thái suy kiệt, thì cần nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp dự phòng, cần thực hiện thêm ba bước nữa để phục hồi sau suy kiệt

Giảm tải công việc: Cần ép bản thân giảm tải công việc hoặc hãy nghỉ ngơi

Hãy kêu gọi sự hỗ trợ: Có thể san sẻ công việc cho người khác, kêu gọi sự hỗ trợ từ phía các đồng nghiệp, người thân, chia sẻ giải toả sự căng thẳng

Đánh giá lại mục tiêu và các vấn đề ưu tiên: Hãy dành thời gian suy ngẫm về mục tiêu và ước mơ của mình, xem xét lại có lãng quên điều gì thực sự quan trọng, có ý nghĩa đối với mình không, điều gì làm cho mình hạnh phúc và thích ứng với hoàn cảnh

GIÁM SÁT HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCHƯƠNG 7

Page 205: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

205Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7

1. Giám sát hỗ trợ chuyên môn là gì? Phân biệt giám sát hỗ trợ chuyên môn và giám sát hành chính? Lợi ích của giám sát hỗ trợ chuyên môn trong điều trị nghiện ma tuý?

2. Phân tích các vai trò của giam sát hỗ trợ chuyên môn?3. Làm rõ đặc điểm của các mô hình giám sát hỗ trợ chuyên môn?4. Phân tích nội dung của qui trình giám sát hỗ trợ chuyên môn?5. Phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp giám sát hỗ trợ chuyên

môn.6. Phân tích các vấn đề về pháp lý và đạo đực cần chú ý trong giám sát hỗ

trợ chuyên môn?7. Trình bày khái niệm suy kiệt? Ý nghĩa của quản lý suy kiệt trong điều trị

nghiện ma tuý?8. Làm rõ các nguyên nhân dẫn đến suy kiệt?9. Trình bày các biện pháp dự phòng suy kiệt và phục hồi sau suy kiệt?

Page 206: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

206 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 7

1. Tài liệu tập huấn FHI, (2010 )Giám sát hỗ trợ chuyên môn và phát triển nghề nghiệp cho tham vấn viên điều trị lạm dụng chất gây nghiện, số 52,

2. FHI, (2010) Tư vấn điều trị nghiện ma tuý, NXB Văn hóa Thông tin3. Lê Thị Dung (2010), Giáo trình Tâm lý học lao động, NXB Lao động - Xã hội, 4. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá thông tin,

Page 207: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

207Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

I. Lồng ghép tham vấn trong các mô hình điều trị nghiện 1. Lồng ghép tham vấn trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone1.1 Khái niệm về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc MethadoneNăm 1964, tại New York, Bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole tìm thuốc điều trị cho những người nghiện heroin, họ đã phát hiện ra thuốc Methadone giúp thân chủ của họ ngừng sử dụng heroin và dùng trong thời gian dài hầu như không bị tăng liều điều trị và từ đó liệu pháp điều trị duy trì nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone được ra đời. Methadone là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các chất dạng thuốc phiện như heroin hay morphin nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài nên người bệnh chỉ cần uống thuốc mỗi ngày một lần và giúp duy trì ổn định cả ngày. Điều trị duy trì bằng Methadone có tác dụng giảm dần tiến tới dừng hẳn việc sử dụng heroin, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích,

Chương I đến chương VII đã giới thiệu tổng quan về tham vấn điều trị nghiện, các kỹ năng, kỹ thuật và quy trình tham vấn điều trị nghiện, tham vấn điều trị

nghiện cho một số đối tượng đặc biệt, vai trò và sự tham gia của gia đình và giám sát hỗ trợ chuyên môn. Trong chương VIII này, chúng tôi muốn giới thiệu tham vấn điều trị nghiện sẽ được lồng ghép như thế nào trong các mô hình điều trị hiện nay đang triển khai tại Việt Nam. Heroin và ma tuý tổng hợp dạng ampheta-min là 2 ma tuý chủ yếu đang được sử dụng tại Việt Nam hiện nay nên chúng tôi sẽ tập trung vào nội dung tham vấn trong chương trình điều trị nghiện heroin và tham vấn trong chương trình điều trị ngoại trú nghiện methamphetamine được lồng ghép như thế nào. Phần 2 của chương VIII sẽ giới thiệu các dịch vụ y tế và xã hội trợ giúp cho người sử dụng ma tuý hiện nay để các tham vấn viên biết, chuyển gửi và kết nối dịch vụ phù hợp theo nhu cầu của thân chủ. Trong chương này chúng ta cũng sẽ thảo luận sâu hơn về chương trình điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone, một trong những chương trình giảm hại, đồng thời là mô hình điều trị nghiện ma túy có hỗ trợ thuốc kết hợp liệu pháp tâm lí xã hội hiệu quả tại Việt Nam.

Page 208: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

208 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

giảm tội phạm, giảm tử vong do quá liều heroin, cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài, tăng cơ hội có việc làm và tăng sức sản xuất của xã hội.

Tại Việt Nam, điều trị thay thế Methadone được bắt đầu thí điểm năm 2008 tại TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, với sự thành công của chương trình thí điểm tại TP. Hải Phòng và tại TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ đã cho phép mở rộng chương trình với mục tiêu 80,000 người được điều trị thay thế Methadone vào năm 2015. Tính đến 31/7/2013 đã có 62 cơ sở điều trị Methadone tại 20 tỉnh thành trong cả nước với 14,000 người đang điều trị.

Để tham gia chương trình điều trị Methadone, đầu tiên thân chủ là người nghiện chất dạng thuốc phiện (heroin) phải tự nguyện đăng ký tham gia điều trị và ký vào đơn tự nguyện tham gia điều trị. Nếu thân chủ từ 16-18 tuổi thì phải có cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đồng ý tự nguyện tham gia điều trị. Thân chủ hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được xác nhận về nơi cư trú của uỷ ban nhân dân phường/xã nơi cư trú. Thân chủ sẽ được đánh giá về tâm lý, xã hội và Y tế về các điều kiện lâm sàng đủ tiêu chuẩn điều trị. Đồng thời, thân chủ sẽ tham gia các buổi giáo dục nhóm cung cấp thông tin liên quan đến thuốc Methadone và chương trình điều trị. Khi tham gia chương trình, thân chủ sẽ phải tuân thủ điều trị bao gồm đến uống thuốc Methadone hàng ngày, tham gia lịch khám bệnh và lịch tham vấn của cơ sở điều trị và chấp hành các nội quy, quy định tại cơ sở điều trị. Chi tiết hơn về chương trình điều trị thay thế Methadone, xin vui lòng tham khảo thêm thông tin hướng dẫn điều trị Methadone tại Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

1.2 tham vấn điều trị nghiện trong chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc MethadoneMặc dù nghiện heroin đã có thuốc Methadone điều trị được chứng minh có hiệu quả, theo các nguyên tắc điều trị nghiện ma túy của Viện Quốc gia về lạm dụng ma túy, Hoa Kỳ và UNODC/WHO, thuốc điều trị rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Dịch vụ tham vấn và các can thiệp thay đổi hành vi rất cần thiết và là một nguyên tắc không thể thiếu trong công tác điều trị nghiện. Tham vấn và can thiệp thay đổi hành vi giúp người bệnh có động lực để thay đổi hành vi, xây dựng kỹ năng từ chối sử dụng ma túy, tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề và tạo dựng các mối

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 209: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

209Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

quan hệ tốt hơn. Kết hợp điều trị bằng thuốc với tham vấn và can thiệp thay đổi hành vi sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất và giúp người bệnh duy trì việc không sử dụng ma túy và phục hồi.

hình 10: so sánh kết quả điều trị bằng thuốc Methadone đơn thuần với điều trị bằng thuốc Methadone kết hợp tham vấn điều trị nghiện

Tham vấn và hỗ trợ tâm lý giúp tăng cường kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê cho người bệnh so với nếu chỉ cung cấp dịch vụ điều trị thuốc Methadone đơn thuần. Theo nghiên cứu của Sherbam Y và cộng sự, khi so sánh tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính ở 2 nhóm bệnh nhân theo thời gian, một nhóm chỉ uống thuốc Metha-done đơn thuần và một nhóm được uống thuốc Methadone kết hợp với tham vấn. Kết quả về tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 3 tháng sau điều trị. Tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính giảm đáng kể ở nhóm có can thiệp tham vấn và vẫn duy trì xu thế giảm như vậy ở thời điểm 6 tháng điều trị, trong khi đối với nhóm chỉ uống Methadone đơn thuần có xu hướng giữ nguyên và thậm chí còn tăng. Biểu đồ trên đã cho thấy sự khác biệt đáng kể này là gần 20% người bệnh đáng lẽ có kết quả xét nghiệm dương tính nếu không được can thiệp tham vấn ở thời điểm 6 tháng theo dõi.

Do vậy, chương trình điều trị thay thế Methadone tại Việt Nam quy định cả điều trị bằng thuốc kết hợp với tham vấn điều trị nghiện và hỗ trợ về tâm lý xã hội. Mỗi cơ sở điều trị hiện nay có 2 cán bộ tham vấn toàn thời gian hoặc kiêm nghiệm, thực hiện

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Trước điều trị Can thiệp hành vi

Kết thúc can thiệp hành vi

Theo dõi sau 3 tháng

Theo dõi sau 6 tháng

Thuốc Methadone đơn thuần

Methadone + tham vấn

Tỷ lệ

xét

ngh

iệm

nướ

c tiể

u dư

ơng

tính

0.9

0.8

0.7

0.6

0.5

0.4

0.3

0.2

0.1

1

1

Page 210: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

210 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

các công việc như tham vấn cá nhân; tham vấn và giáo dục nhóm; giáo dục cho gia đình và nhóm hỗ trợ đồng đẳng trước, trong và sau quá trình điều trị. Tham vấn và hỗ trợ tâm lý xã hội đóng vai trò quan trọng trong điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm, tuân thủ điều trị, dự phòng tái nghiện, hướng tới lối sống lành mạnh và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Tham vấn còn cung cấp thông tin liên quan đến các phương pháp điều trị kết hợp khác, giới thiệu chuyển gửi các dịch vụ dự phòng, chăm sóc điều trị HIV/AIDS và dịch vụ xã hội khác.

tham vấn trước khi điều trị Methadone: Trước khi điều trị Methadone cần có hoạt động đánh giá thân chủ toàn diện về tình trạng sức khỏe, xã hội, pháp lý, kinh tế và công ăn việc làm, và động cơ tự nguyện điều trị của thân chủ. Trên cơ sở đó việc điều trị bằng Methadone của thân chủ sẽ được xây dựng thành kế hoạch điều trị mà trong đó, kế hoạch liên kết chuyển gửi đến các hoạt động trợ giúp khác như: xét nghiệm HIV, cung cấp thông tin về an toàn tiêm chích và tình dục, điều trị HIV, viêm gan B, C và các bệnh lý khác, xây dựng nhóm tự lực, kết nối với học nghề và việc làm, vay vốn là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Do vậy, tham vấn viên cũng cần phải được đào tạo về tham vấn điều trị nghiện bằng Methadone. Họ cần có kiến thức cơ bản về điều trị nghiện bằng thuốc Methadone: như tác dụng của điều trị bằng Methadone, quy trình điều trị, tác dụng không mong muốn...

Tham vấn viên cũng cần biết những bệnh thường gặp khác mà thân chủ có thể gặp phải để tham vấn thân chủ hiểu được một số tác dụng phụ phổ biến của Methadone như táo bón, ra mồ hôi, suy giảm chức năng tình dục, rối loạn giấc ngủ... và các biện pháp ngoài thuốc giúp làm giảm những tác dụng này. Cũng cần rất thận trọng trong trường hợp sử dụng nhiều loại ma túy, nghiện rượu, người bệnh tâm thần đang sử dụng các thuốc hướng thần, và một số bệnh lý khác.

Để chuẩn bị tốt cho bệnh nhân và người nhà trước khi vào điều trị, ở giai đoạn này, tham vấn viên cung cấp thông tin về thuốc Methadone, quy trình điều trị, nội quy cơ sở điều trị, trách nhiệm của thân chủ và người hỗ trợ, và tìm hiểu những khó khăn và giải pháp để tuân thủ điều trị Methadone.

Các hoạt động cụ thể chuẩn bị trước điều trịa) Đánh giá thân chủ về tiền sử sử dụng ma túy, các vấn đề liên quan đến pháp

luật, tài chính và các vấn đề tâm lý xã hội khác.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 211: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

211Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

b) Tìm hiểu động cơ tham gia điều trị, mức độ cam kết và sẵn sàng tham gia điều trị, mục đích và mong đợi của người bệnh khi tham gia điều trị.

c) Cung cấp kiến thức cơ bản về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone: tác dụng của điều trị bằng Methadone, quy trình điều trị, tác dụng không mong muốn, ưu và nhược điểm; các quy định khác có liên quan.

d) Cung cấp các thông điệp, tư vấn về giảm nguy cơ bao gồm: tình dục và tiêm chích an toàn, nguy cơ sử dụng đồng thời các chất ma túy khác, dự phòng quá liều. Cung cấp các phương tiện giảm nguy cơ như tài liệu, bơm kim tiêm, bao cao su.

đ) Chuẩn bị cho điều trị: Người bệnh không được sử dụng CDTP trong vòng 4 giờ trước khi uống liều Methadone đầu tiên để thuận lợi cho việc theo dõi, đánh giá; giảm dần và tiến tới ngừng sử dụng Heroin trong giai đoạn đầu điều trị, hỗ trợ của gia đình và người thân trong quá trình điều trị.

e) Cung cấp thông tin liên quan đến các phương pháp điều trị kết hợp khác, giới thiệu chuyển gửi các dịch vụ dự phòng, chăm sóc điều trị HIV/AIDS và dịch vụ xã hội khác.

tham vấn trong quá trình điều trị: trong quá trình điều trị, tham vấn điều trị nghiện giúp thân chủ tự giải quyết các vấn đề là hậu quả sau nhiều năm nghiện ma tuý như các vấn đề về xã hội, pháp luật, việc làm, sức khoẻ, tác dụng phụ của thuốc, tâm lý và gia đình. Tham vấn còn giúp thân chủ thay đổi lối sống và phục hồi. Thân chủ có thời gian biểu hợp lý, giảm thời gian nhàn rỗi, giảm nguy cơ dẫn đến tái nghiện, tăng cường giúp đỡ gia đình, tăng cường các hoạt động xã hội, cơ hội tìm kiếm việc làm và có việc làm ổn định. Trong quá trình điều trị, tham vấn còn giúp thân chủ củng cố động cơ điều trị, tăng tỷ lệ duy trì điều trị và tuân thủ điều trị.

Tham vấn về cách khắc phục những tác dụng không mong muốn khi uống thuốc Methadone

• Ra nhiều mồ hôi: có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của điều trị cần phân biệt giữa tăng tiết mồ hôi của hội chứng cai với tác dụng không mong muốn của thuốc Methadone. Một số giải pháp có thể phù hợp bao gồm mặc quần áo vải cotton thoáng mát, cần uống đủ nước, bù điện giải, hạn chế làm việc ở môi trường nắng nóng...

• Táo bón: Táo bón là tác dụng không mong muốn rất thường gặp trong điều trị Methadone. Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước, ăn nhiều rau, quả có xơ và nhuận tràng như khoai lang, chuối, đu đủ và các thức ăn có nhiều chất xơ,

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 212: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

212 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

tăng cường vận động và tập thể dục. Trường hợp táo bón nặng có thể cần được bác sĩ chỉ định cho uống thuốc nhuận tràng, thụt tháo.

• Mất ngủ: tạo môi trường ngủ thoải mái, thông thoáng, yên tĩnh, thư giãn - Hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá trước khi đi ngủ.

• Bệnh về răng miệng, giảm tiết nước bọt: Khuyến khích người bệnh thường xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng (đánh răng 2 lần/ngày), sử dụng thức ăn, đồ uống ít đường. Có thể làm tăng tiết nước bọt bằng cách tăng cử động nhai như nhai kẹo cao su không đường. Khám chuyên khoa răng khi cần thiết.

• Mệt mỏi và buồn ngủ: Chuyển thời gian uống Methadone vào buổi chiều. Tham vấn người bệnh tránh lạm dụng thuốc ngủ, rượu, không tái sử dụng heroin.

Các hoạt động cụ thể của tham vấn viên trong quá trình điều trị:a) Cung cấp thông tin về các tác dụng của Methadone, tác dụng không mong

muốn và cách xử trí thông thường, các biểu hiện thiếu thuốc, quá liều, nguy cơ sử dụng đồng thời các chất ma túy khác, một số tương tác thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút HIV (ARV).

b) Tham vấn về tuân thủ điều trị. c) Tham vấn về dự phòng tái nghiện. d) Tham vấn về các biện pháp giảm tác hại khác như sử dụng bao cao su, bơm kim

tiêm sạch. đ) Hướng dẫn người bệnh những kỹ năng cần thiết để xây dựng lối sống lành

mạnh và tham gia vào các hoạt động xã hội, tránh xa các mối quan hệ có nguy cơ cao dễ dẫn đến sử dụng ma túy: quản lý thời gian, tránh căng thẳng, kiềm chế sự nóng giận, giải quyết các vấn đề khó khăn về tâm lý cá nhân và đề ra mục tiêu …

e) Tham vấn về những vấn đề liên quan đến: y tế, tâm lý-xã hội, việc làm.

Tham vấn trong giai đoạn giảm liều và tiến tới kết thúc điều trị: tham vấn viên cần đánh giá mức độ phục hồi chức năng tâm lý, xã hội và điều kiện để giảm liều và tiến tới kết thúc điều trị, hỗ trợ trong lập kế hoạch và thực hiện việc giảm liều tiến tới ngừng điều trị, giúp phát hiện sớm các biểu hiện thiếu thuốc, nguy cơ tái sử dụng các chất ma túy khác và dự phòng tái nghiện, hỗ trợ về mặt y tế, tâm lý và xã hội, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để quay lại điều trị ổn định bằng Methadone với những trường hợp gặp khó khăn trong việc giảm liều và kết thúc điều trị.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 213: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

213Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Các hoạt động cụ thể:a) Đánh giá mức độ phục hồi chức năng tâm lý, xã hội và điều kiện để giảm liều và

tiến tới kết thúc điều trị. b) Hỗ trợ trong lập kế hoạch và thực hiện việc giảm liều tiến tới ngừng điều trị.c) Giúp phát hiện sớm các biểu hiện thiếu thuốc, nguy cơ tái sử dụng các chất ma

túy khác và dự phòng tái nghiện.d) Hỗ trợ về mặt y tế, tâm lý và xã hội.đ) Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để quay lại điều trị ổn định bằng Methadone

với những trường hợp gặp khó khăn trong việc giảm liều và kết thúc điều trị.

Tham vấn và hỗ trợ sau khi kết thúc điều trị: Khuyến khích người bệnh tiếp tục đến tham vấn và được hỗ trợ ít nhất 06 tháng sau khi ngừng uống thuốc Methadone. Luôn giữ mối liên hệ với thân chủ và có thể giúp thân chủ quay lại xin điều trị nếu có tái sử dụng. Các hoạt động cụ thể bao gồm:

a) Khuyến khích thân chủ tiếp tục đến tư vấn và được hỗ trợ ít nhất 06 tháng sau khi ngừng uống thuốc Methadone.

b) Thân chủ có thể quay lại tham gia điều trị trong vòng 2 năm kể từ khi kết thúc điều trị nếu họ thèm nhớ mãnh liệt hoặc có nguy cơ tái nghiện.

c) Thân chủ có thể quay lại điều trị bất cứ thời điểm nào nếu họ tái nghiện.d) Nên giữ mối liên hệ giữa cơ sở điều trị với người bệnh và gia đình trong thời

gian tối đa có thể.

Tần suất tham vấn:Theo hướng dẫn điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone của Bộ Y tế, tần suất tham vấn cho người sử dụng Methadone như sau:

Trước điều trị: Bên cạnh việc thực hiện đánh giá toàn diện tâm lý xã hội ban đầu, mỗi thân chủ được thực hiện tham vấn cá nhân một lần và tham vấn nhóm, giáo dục nhóm 1 lần.

Trong quá trình điều trị: Tuần đầu tiên điều trị: tham vấn cá nhân về tuân thủ điều trị 2 lần. Tuần thứ 2 đến tuần thứ 4: mỗi tuần 1 lần. Từ tháng thứ hai đến tháng thứ 6: 1 tháng 1 lần. Từ tháng thứ 7 trở đi: tùy thuộc tình hình thực tế ổn định của thân chủ để tiến hành tham vấn nhưng ít nhất là 3 tháng 1 lần. Ngoài ra còn có các nhóm tham vấn với chuyên đề dự phòng tái nghiện, nhóm gia đình, nhóm dự phòng lây nhiễm mà các thân chủ có thể tự nguyện đăng ký tham gia.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 214: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

214 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

2. Lồng ghép tham vấn trong điều trị nghiện ma tuý tổng hợp – mô hình điều trị Matrix cho người nghiện Methamphetamins2.1 Khái niệm về điều trị theo mô hình MatrixMô hình Matrix điều trị nghiện ma túy tổng hợp – Methamphatamine là mô hình điều trị ngoại trú có cấu trúc do Viện Matrix, trường đại học tổng hợp California, Los Angeles, Hoa Kỳ xây dựng để điều trị cho các thân chủ mắc các chứng rối loạn do sử dụng ma túy kích thích. Chương trình giúp thân chủ và gia đình của họ tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến lệ thuộc vào các ma túy kích thích, đặc biệt là cocain và methamphetamine.

Phương pháp Matrix được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1980 nhằm đáp ứng với sự tăng mạnh của số lượng thân chủ tham gia hệ thống điều trị chứng rối loạn do phụ thuộc vào cocain và methamphetamine mà tại thời điểm đó, rất nhiều mô hình điều trị truyền thống chủ yếu nhằm điều trị sự lệ thuộc vào rượu được chứng minh là không có hiệu quả trong việc điều trị lệ thuộc vào cocain và các chất kích thích khác. (Theo Obert và đồng nghiệp. 2000). Để xây dựng mô hình điều trị hiệu quả cho các thân chủ lệ thuộc vào các ma tuý kích thích, các chuyên gia điều trị ở Viện Matrix đã xây dựng một số phương pháp điều trị kết hợp với mô hình triển khai có cấu trúc chặt chẽ. Mô hình điều trị của họ đã kết hợp được các yếu tố ngăn chặn sự tái sử dụng, sử dụng phương pháp nhận thức hành vi, việc giáo dục tâm lý, và công tác tiếp cận gia đình. Mô hình điều trị này cũng bao gồm khuyến khích thân chủ tham gia chương trình hỗ trợ 12 bước (Theo Obert và đồng nghiệp. 2000).

Mô hình Matrix đã được thử nghiệm và nghiên cứu đánh giá. Hiệu quả của phương pháp Matrix đã được thẩm định và kể từ khi nó được bắt đầu sử dụng (Rawson và đồng nghiệp. 1995; Shoptaw và đồng nghiệp. 1994). Năm 1998, cơ quan điều trị lạm dụng ma túy và sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ (SAMHSA) đã triển khai nghiên cứu điều trị đa chiều cho người lạm dụng và bị phụ thuộc vào methamphetamine (Dự án Điều trị Methamphetamine (MTP)) để so sánh hiệu quả của mô hình điều trị dựa trên tài liệu do Viện Matrix xây dựng với hiệu quả của các phương pháp đang được sử dụng cho 8 chương trình điều trị tại cộng đồng. SAMHSA thấy được rằng các kết quả từ nghiên cứu này cho thấy hiệu quả của mô hình Matrix rất đáng khuyến khích và đã ban hành tài liệu hướng dẫn điều trị nghiện ma tuý kích thích theo mô hình Matrix.

Đến nay, các thuốc điều trị đặc hiệu nghiện ma túy kích thích vẫn còn đang ở giai đoạn nghiên cứu, vì vậy, điều trị nghiện ma túy kích thích chưa có thuốc điều trị đặc

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 215: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

215Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

hiệu mà chỉ dựa vào tham vấn theo mô hình chuẩn Matrix. Mô hình này đã được công nhận và triển khai tại Hoa Kỳ, các nước Trung Đông, Thái Lan, Malaysia. Tại Việt Nam, năm 2013, được phê duyệt đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu điều trị nghiện metham-phethamine bằng mô hình Matrix, Bệnh viện tâm thần trung ương I sẽ thí điểm điều trị mô hình này tại Việt Nam.

2.2. Lồng ghép tham vấn điều trị nghiện trong chương trình điều trị nghiện ma tuý tổng hợp Methamphetamine theo mô hình MatrixĐiều trị theo mô hình Matrix là chương trình điều trị có cấu trúc chặt chẽ, được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tăng cường 4 tháng và giai đoạn chăm sóc liên tục từ 4 tháng trở đi.

Sơ đồ 1: Một ví dụ về cấu trúc thời gian biểu điều trị theo mô hình MatrixĐiều trị tăng cường Chăm sóc liên tụcTuần 1 đến hết tuần 4* Tuần 5 đến hết tuần 16** Tuần 13 đến hết tuần 48

Thứ 2 6:00–6:50 chiều: Các kỹ năng phục hồi sớm7:15–8:45 chiều: nhóm dự phòng tái nghiện

7:00–8:30 Dự phòng tái nghiện

Thứ 3 12-Bước/họp nhóm tự giúp đỡ lẫn nhauThứ 4 7:00–8:30 tối: Giáo dục gia đình 7:00–8:30 tối: Giáo dục gia đình

hoặc7:00–8:30 tối: nhóm Hỗ trợ xã hội

7:00–8:30 tối. Nhóm Hỗ trợ xã hội

Thứ 5 Nhóm 12-Bước/ họp nhóm tự giúp đỡ Thứ 6 6:00–6:50 chiều: Các kỹ năng

phục hồi sớm7:15–8:45 chiều: nhóm dự phòng tái nghiện

7:00–8:30 Dự phòng tái nghiện

Thứ 7 và Chủ nhật

Nhóm 12-Bước/họp nhóm tự giúp đỡ và các hoạt động phục hồi khác

* Cá nhân/Gia đình tham gia ở tuần 1** Cá nhân/Gia đình tham gia tuần 5 hoặc 6 và tuần 16

Các hợp phần điều trị trong mô hình matrix bao gồm:• Tham vấn cá nhân: Tham vấn ban đầu cho thân chủ/gia đình (3 buổi) và tham

vấn cá nhân trong suốt quá trình điều trị theo vấn đề và nhu cầu của thân chủ

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 216: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

216 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Nhóm phục hồi sớm: Tham vấn theo nhóm về các Kỹ năng trong giai đoạn mới Phục hồi (8 buổi)

• Nhóm dự phòng tái nghiện: Tham vấn theo nhóm về dự phòng tái nghiện (32 buổi)

• Giáo dục gia đình: Các buổi tham vấn giáo dục gia đình (12 buổi)• Nhóm hỗ trợ xã hội: Các buổi tham vấn thảo luận dành cho các nhóm hỗ trợ xã

hội (36 buổi)• Xét nghiệm nước tiểu hàng tuần

Tham vấn cá nhân: Các buổi tham vấn kết hợp cho thân chủ và gia đình (thân chủ và người nhà cùng tham gia) Trong quá trình tham vấn điều trị, mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ được coi là động lực điều trị cơ bản. Mỗi thân chủ sẽ có một tham vấn viên chính. Tham vấn viên sẽ gặp riêng thân chủ của mình và có thể cả các thành viên trong gia đình thân chủ 3 lần, mỗi lần 50 phút trong suốt quá trình điều trị tập trung đồng thời giúp đỡ các nhóm thực hiện các kỹ năng phục hồi sớm và dự phòng tái nghiện.

Các buổi tham vấn có sự tham gia của cả thân chủ và người thân hoặc người hỗ trợ có vai trò quan trọng trong việc duy trì quá trình điều trị của thân chủ. Rất cần thiết khi thân chủ có người hỗ trợ và có sự tham gia của người hỗ trợ trong quá trình điều trị. Phương pháp Matrix khuyến khích sự tham gia của thành viên gia đình có ảnh hưởng nhất đến thân chủ trong các buổi tham vấn cá nhân/người nhà cùng tham gia và trong các buổi tham vấn nhóm. Những buổi sinh hoạt kết hợp bao gồm cả thân chủ và gia đình những người hỗ trợ thân chủ sẽ có tác động quan trọng làm tăng khả năng duy trì điều trị của thân chủ trong chương trình. Điều quan trọng đối với nhân viên tham vấn là phải nhận thức được quá trình phục hồi của thân chủ có ảnh hưởng như thế nào đến gia đình và tìm ra được người nhà nào của thân chủ có vai trò quan trọng và mời họ tham gia thường xuyên vào các buổi tham vấn kết hợp và tham vấn cá nhân.

Các buổi tham vấn nhóm về các kỹ năng trong giai đoạn sớm của quá trình phục hồiCác thân chủ tham gia 8 buổi tham vấn nhóm các kỹ năng phục hồi sớm (ERS) theo tỷ lệ 2 lần 1 tuần trong suốt tháng đầu tiên của giai đoạn tăng cường. Các buổi này có sự tham gia của các thành viên trong nhóm nhỏ (tối đa 10 người) và được thực hiện khá ngắn (50 phút). Mỗi nhóm phục hồi sớm được dẫn dắt bởi một tham vấn viên cùng một thân chủ tiến bộ trong chương trình và có sự phục hồi ổn định (hay còn gọi là

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 217: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

217Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

đồng trưởng nhóm). Việc các nhóm được cấu trúc và thực hiện theo chương trình là rất quan trọng. Tham vấn viên cần tập trung vào chủ đề của các buổi tham vấn.

Các kỹ thuật được sử dụng trong các buổi tham vấn nhóm về các kỹ năng phục hồi sớm là rất thực tế và có trọng tâm. Các tham vấn viên có điều kiện làm việc một cách gần gũi với thân chủ nhằm hỗ trợ họ bắt đầu một chương trình phục hồi. Mỗi nhóm phục hồi sớm có một cấu trúc rõ ràng và theo quy định trong cuốn tài liệu dành cho tham vấn viên thực hiện mô hình Matrix.

Nhóm Dự Phòng Tái NghiệnNhóm dự phòng tái nghiện là thành phần trung tâm của phương pháp Matrix. Nhóm này thiết kế có 32 chủ đề cho 32 buổi tham vấn, vào thứ hai và thứ sáu mỗi tuần trong suốt 16 tuần điều trị tăng cường. Mỗi buổi tham vấn nhóm về dự phòng tái nghiện kéo dài trong khoảng 90 phút, có một chủ đề nhất định và tập trung vào giải quyết các vấn đề cụ thể của mỗi thân chủ. Các buổi tham vấn này sẽ giúp những người mắc các chứng rối loạn liên quan đến việc sử dụng ma túy kích thích chia sẻ thông tin về dự phòng tái nghiện và nhận được các hỗ trợ để đối phó với các vấn đề khó khăn trong quá trình phục hồi và tránh tái nghiện.

Kết cấu của nhóm dự phòng tái nghiện cho phép các thân chủ giúp đỡ lẫn nhau trong phạm vi định hướng của tham vấn viên. Các thân chủ có chiều hướng tái nghiện cần được định hướng lại trong khi các thân chủ có dấu hiệu phục hồi tốt cần được khích lệ.

Nhân viên tham vấn tiếp xúc với thân chủ theo lịch tham vấn cá nhân/lịch kết hợp nhóm và thân chủ tham gia điều hành chung phần thảo luận nhóm về chủ đề phòng tránh tái nghiện (Sách Hướng dẫn dành cho tham vấn viên về cách điều hành thảo luận cùng thân chủ)

Các ví dụ về 32 chủ đề tham vấn trong nhóm dự phòng tái nghiện:• Tội lỗi và sự xấu hổ• Giữ cho mình luôn bận rộn• Động lực để phục hồi• Khôn ngoan quan trọng hơn sức mạnh • Các tình huống cám dỗ liên quan đến cảm xúc

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 218: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

218 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Nhóm Giáo Dục Gia ĐìnhMười hai buổi họp nhóm giáo dục gia đình, mỗi buổi kéo dài 90 phút, sẽ được tổ chức trong chương trình kéo dài 16 tuần. Nhóm sẽ gặp mặt mỗi tuần một lần trong 3 tháng đầu tiên của chương trình điều trị tăng cường và thông thường là nhóm duy nhất có sự tham dự của cả thân chủ và gia đình họ. Nhóm tạo ra một không khí hỗ trợ để có thể trình bày thông tin và tạo một cơ hội cho thân chủ và người thân có thể bắt đầu cảm thấy thoải mái và được chào đón ở cơ sở điều trị. Một số lượng thông tin sâu rộng sẽ được trình bày về lệ thuộc methamphetamine, nghiện các loại ma túy khác và rượu, điều trị, phục hồi và những tác động của việc sử dụng ma túy của thân chủ đối với gia đình của họ như thế nào cũng như gia đình có thể hỗ trợ con em họ phục hồi cai nghiện ma túy như thế nào. Họp nhóm sẽ có các hoạt động thảo luận dùng đến bản chiếu PowerPoint, thảo luận nhóm và trình bày của các nhóm.

Tham vấn viên trực tiếp mời các thành viên gia đình của khách hàng đến dự các buổi họp này. Những xung khắc giữa các thành viên trong gia đình của thân chủ đã xảy ra trước khi thân chủ tham gia điều trị có thể dẫn đến việc thân chủ mong muốn “tự tham gia chương trình một mình”. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực hiện chương trình điều trị của Matrix cho thấy nếu thân chủ cùng tham gia với những người thân của họ, những người thân đó sẽ đóng vai trò là một phần trong quá trình phục hồi cho dù họ có thực sự đến tham gia vào chương trình điều trị hay không. Cơ hội thành công của việc điều trị sẽ tăng lên đáng kể nếu người thân cùng tham gia và được học về những thay đổi trong mối quan hệ gia đình sẽ tiến triển như thế nào theo thời gian phục hồi để có biện pháp hỗ trợ tích cực. Tham vấn viên chính hướng dẫn cho thân chủ và khích lệ họ lôi cuốn sự tham gia của người thân, cũng như các thân chủ trong Nhóm Giáo Dục Gia Đình của nội dung họp 12 bước. Phần tài liệu hướng dẫn cho các buổi họp Giáo Dục Gia Đình mỗi buổi kéo dài 60 phút được trình bày ở phần Tài Liệu Hướng Dẫn Về Giáo Dục Gia Đình Giành Cho Tư Vấn Viên.

Nhóm Hỗ Trợ Xã Hội (Chăm Sóc Liên Tục)Các thân chủ có thể bắt đầu tham gia nhóm hỗ trợ xã hội vào đầu tháng cuối cùng của giai đoạn điều trị tăng cường. Các thân chủ sẽ tham gia nhóm này một lần mỗi tuần trong vòng 36 tuần của quá trình chăm sóc liên tục sau giai đoạn điều trị tăng cường. Việc điều trị tập trung và chăm sóc sau điều trị sẽ trùng lặp trong vòng 1 tháng.

Các buổi tham vấn nhóm hỗ trợ xã hội giúp thân chủ học hỏi hoặc nhớ lại các kỹ năng xã hội. Những người trong quá trình phục hồi mà học được cách ngừng sử dụng ma

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 219: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

219Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

túy kích thích và tránh tái nghiện luôn sẵn sàng xây dựng cuộc sống không chất kích thích hỗ trợ sự phục hồi của bản thân họ. Nhóm hỗ trợ xã hội giúp đỡ các thân chủ làm quen với những thân chủ khác – những người còn ở lại với chương trình lâu hơn – trong môi trường thân thiện và an toàn. Nhóm này cũng mang lại lợi ích cho những người tham gia có kinh nghiệm – những người đang phục hồi tốt lấy kinh nghiệm của bản thân để làm gương cho những người khác. Các nhóm này được dẫn dắt bởi một thân chủ có kinh nghiệm kiêm người điều hành – người có quá trình phục hồi ổn định, đã từng làm đồng trưởng nhóm trong giai đoạn điều trị tăng cường.

Nhóm hỗ trợ xã hội tập trung vào sự kết hợp giữa việc thảo luận về các vấn đề phục hồi của các thành viên và các chủ đề phục hồi một-từ cụ thể, chẳng hạn:

• Sự kiên nhẫn• Sự gần gũi• Sự cô lập• Công việc

Vai trò của tham vấn viênĐể tham vấn trong mô hình điều trị Matrix, tham vấn viên cần có vài năm kinh nghiệm làm việc với các nhóm và các cá nhân. Một tham vấn viên chưa có kinh nghiệm sẽ khó có thể có được kỹ năng cần thiết để làm cho các buổi tham vấn đạt hiệu quả cao nhất. Các tham vấn viên sẵn sàng thích nghi và học hỏi các phương pháp điều trị mới là thích hợp với vai trò tham vấn viên của phương pháp Matrix. Các tham vấn viên có kinh nghiệm với phương pháp nhận thức hành vi, các phương pháp tạo động lực, và quen thuộc với đặc điểm sinh học và thần kinh của bệnh nghiện sẽ là những tiền đề tốt để điều trị theo mô hình Matrix.

Nói một cách ngắn gọn, nhân viên tham vấn sẽ điều phối các hợp phần điều trị khác nhau. Thân chủ cần sự an toàn trong việc biết rằng nhân viên tham vấn nắm được tất cả các nội dung trong chương trình điều trị của họ. Nhiều người lệ thuộc vào ma túy kích thích tham gia điều trị và cảm thấy họ bị mất kiểm soát. Họ tìm kiếm chương trình điều trị giúp họ lấy lại được khả năng kiểm soát mọi sinh hoạt trong cuộc sống. Nếu chương trình không gắn kết được các hợp phần với nhau, những thân chủ này sẽ không cảm thấy là chương trình mang lại lợi ích cho họ, từ đó dẫn đến thất bại trong điều trị và bỏ điều trị. Trong các buổi họp có hướng dẫn, tham vấn viên cần phải nhạy cảm với những vấn đề liên quan đến văn hóa và những đặc điểm khác biệt liên quan với các nhóm khách hàng cụ thể tham gia họp nhóm. Tư vấn viên cần hiểu về khía

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 220: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

220 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

cạnh văn hóa ở nghĩa rộng, bao gồm không chỉ những gì có thể nhìn thấy bằng mắt như chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, mà cả những khía cạnh liên quan đến cấp bậc kinh tế xã hội, trình độ học vấn, và mức độ hòa nhập với xã hội.

Làm Việc Với Khách Hàng Là Đồng Trưởng Nhóm Sử dụng các khách hàng làm đồng trưởng nhóm là một phần thiết yếu của phương pháp Matrix. Những khách hàng đã hoàn thành ít nhất 8 tuần của chương trình và đã kiêng nhịn được trong suốt thời gian đó có thể được mời làm đồng trưởng nhóm cho Nhóm Kỹ Năng Phục Hồi Sớm (ERS). Lý tưởng nhất thì người được chọn làm đồng trưởng nhóm cho Nhóm Dự Phòng Tái Nghiện là khách hàng đã tham gia chương trình điều trị Matrix được tròn 12 tháng và đã kiêng nhịn được trong suốt thời gian một năm đó. Những thân chủ lâu năm này mang đến một kho tàng kinh nghiệm cho các buổi tham vấn và sinh hoạt nhóm. Là những người đã thành công trong quá trình phục hồi, các đồng trưởng nhóm sẽ đứng ở vị thế có thể đảm nhiệm được về những nội dung khó, có nhiều sự tranh cãi, trao đổi được với một góc nhìn giống như các thành viên khác trong nhóm, thông thường qua việc chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân của họ. Đồng trưởng nhóm cũng có khả năng củng cố thêm nghị lực của họ trong quá trình phục hồi và truyền những nghị lực đó lại cho chương trình và cho những thân chủ khác.

Đồng trưởng nhóm cần được lựa chọn một cách thận trọng. Các thân chủ có thể được xem xét cho vai đồng trưởng nhóm nếu họ đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

• Ít nhất 8 tuần cai nghiện hoàn toàn không dùng ma túy và uống rượu dù chỉ một lần

• Tham dự đầy đủ các buổi họp nhóm Dự Phòng Tái Nghiện và các Nhóm Cá Nhân/Kết Hợp

• Sẵn sàng phục vụ với vai trò là đồng trưởng nhóm một hoặc hai lần một tuần trong vòng 3 tháng

Thân chủ có thể được xem xét đảm nhiệm vai trò đồng trưởng nhóm của một nhóm Dự Phòng Tái Nghiện nếu họ đáp ứng những tiêu chuẩn dưới đây:

• Ít nhất một năm cai nghiện rượu và ma túy liên tiếp.• Hoàn thành can thiệp Matrix (nghĩa là hoàn thành một năm điều trị) • Tham gia tích cực vào một Nhóm Hỗ Trợ Xã Hội và tham dự các buổi họp nhóm

12 bước hoặc nhóm tự hỗ trợ.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 221: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

221Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

• Sẵn sàng phục vụ với vai trò là đồng trưởng nhóm một hoặc hai lần một tuần trong vòng 6 tháng.

Khi lựa chọn đồng trưởng nhóm, nhân viên tham vấn cũng cần xem xét liệu khách hàng có được các thành viên khác trong nhóm tôn trọng hay không và có thể phối hợp công việc tốt với nhân viên tham vấn được không.

Nhân viên tham vấn cần gặp với đồng trưởng nhóm trước khi các cuộc họp nhóm bắt đầu để thảo luận ngắn gọn về chủ đề và những vấn đề có thể nảy sinh. Sau mỗi buổi sinh hoạt nhóm, nhân viên tham vấn nên gặp lại với đồng trưởng nhóm nhằm:

• Bảo đảm rằng đồng trưởng nhóm không bị quá căng thẳng do bất cứ điều gì được nói đến trong buổi sinh hoạt nhóm.

• Thảo luận ngắn gọn về nhận định kết quả buổi sinh hoạt nhóm và cung cấp phản hồi về những việc đồng trưởng nhóm đã làm tốt hoặc những điều có thể làm tốt hơn (ví dụ: Tranh quyền nói nhiều trong quá trình thảo luận, đối đầu với một khách hàng một cách không hợp lý, đưa ra lời khuyên thay vì việc thảo luận dựa trên những kinh nghiệm của bản thân).

Gặp mặt thường xuyên với các đồng trưởng nhóm tạo ra các cơ hội để nhân viên tham vấn và các đồng trưởng nhóm thảo luận và nâng cao hiệu quả trong công việc và tối đa hóa tác động của chương trình đối với các đồng trưởng nhóm và những thành viên khác trong nhóm.

Những thân chủ đảm nhiệm vai trò đồng trưởng nhóm cho các buổi sinh hoạt Nhóm Kỹ Năng Phục Hồi Sớm và Nhóm Dự Phòng Tái Nghiện có thể đóng vai trò làm người điều hành cho các buổi sinh hoạt Nhóm Hỗ Trợ Xã Hội. Nhân viên tham vấn nên theo hướng dẫn nói trên khi lựa chọn và làm việc với các khách hàng đảm nhiệm vai trò người điều hành sinh hoạt nhóm.

II. Giới thiệu về các dịch vụ cho người sử dụng ma tuý“Nghiện ma tuý là một rối loạn mãn tính, tái diễn, được biểu hiện bằng hành vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma túy bất chấp những hậu quả bất lợi của việc sử dụng”. Các hậu quả lâu dài do nghiện ma tuý ảnh hưởng đến mọi mặt về sức khoẻ, tâm lý xã hội, phá vỡ các mối quan hệ, các vấn đề về pháp luật và tài chính của người

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 222: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

222 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

nghiện ma tuý. Chính vì vậy, trong điều trị nghiện không chỉ quan tâm đến vấn đề giảm tiến tới dừng sử dụng ma tuý và dự phòng tái nghiện, thân chủ cần được giới thiệu, chuyển gửi đến các dịch vụ trợ giúp khác trong một hệ thống dịch vụ mang tính toàn diện, liên tục hơn, đáp ứng được các nhu cầu riêng của mỗi thân chủ.

Trong phần này, chúng tôi giới thiệu hệ thống dịch vụ bao gồm những can thiệp y tế công cộng dành cho tất cả mọi người nhằm dự phòng, can thiệp giảm tác hại cho những người sử dụng ma tuý, đến những can thiệp chuyên sâu dành cho những người đã lệ thuộc vào ma tuý.

Mục đích của việc tạo ra hệ thống dịch vụ hiệu quả này nhằm tập trung vào việc “chăm sóc liên tục và toàn diện”, đúng với bản chất của bệnh nghiện mạn tính. Mô hình chăm sóc liên tục này có bao gồm cả dự phòng và điều trị, có thể mô phỏng như sau:

hình11: “Mô hình chăm sóc liên tục cho người sử dụng ma tuý”

Trong hình 11, chúng tôi xin giới thiệu các hợp phần trong mô hình hệ thống dịch vụ tập trung vào chăm sóc liên tục, toàn diện, bắt đầu từ can thiệp ban đầu dự phòng, giảm tác hại đến can thiệp chuyên sâu bao gồm điều trị chuyên sâu và can thiệp liên tục nhằm hỗ trợ phục hồi sau điều trị trong hệ thống chăm sóc liên tục.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Chăm sóc ban đầu

Duy trì chăm sóc liên tục

Chăm sóc đặc biệt

Công tác XH & quản lý trường

hợp

Cai nghiện cắt cơn

Liệu pháp duy trì

Methadone

Chương trình 12

bước

Dạy nghề và việc

làm

Nhóm hỗ trợ tự lực

Điều trị ARV Tư vấn về

ma túy

Dự phòng quá liều

Xét nghiệm và tư vấn HIV

CT bơm kim tiêm

sạchGDĐĐ/

Tiếp cận cộng đồng

Page 223: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

223Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

1. các dịch vụ chăm sóc ban đầu1.1. Giáo dục, truyền thônga. Khái niệm: Biện pháp giáo dục – truyền thông là biện pháp cung cấp thông tin để thay đổi nhận thức, thái độ và từ đó nhằm thay đổi hành vi.

b. Nội dung, các hình thức: Dự phòng cấp độ I: Dự phòng không sử dụng ma tuý: Biện pháp này tập trung vào mục tiêu dự phòng không sử dụng ma tuý nhằm hướng tới các nhóm đối tượng khác nhau nhưng phần lớn là hướng đến cộng đồng, những nhóm người chưa sử dụng và tiếp cận với các chất gây nghiện. Giáo dục – truyền thông rộng rãi trong tất cả cộng đồng dân cư là mục đích cần hướng đến hoặc ít nhất cũng thực hiện được các chuyên đề trong trường học, các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các pano áp phích tuyên truyền…

Dự phòng cấp độ II: Dự phòng cho người đang sử dụng ma tuý: giáo dục truyền thông còn hướng những người đang sử dụng ma tuý nhằm thay đổi hành vi như nếu chưa tiêm chích thì không chuyển thành tiêm chích, sử dụng ma tuý từ không an toàn sang áp dụng các biện pháp an toàn hơn, truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV, dự phòng lây nhiễm viêm gan B, C và một số bệnh khác. Các chương trình truyền thông nhóm nhỏ đối với người có nguy cơ như hướng dẫn tiêm chích an toàn, trao đổi bơm kim tiêm sạch, xử lý bơm kim tiêm đã qua sử dụng, hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách.

Ngoài ra còn có các chiến dịch truyền thông đại chúng, giáo dục tại trường học về truyền thông về giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện ma túy, giới thiệu các chương trình can thiệp hỗ trợ cho người sử dụng ma túy.

c. Lợi ích: Các chương trình truyền thông đại chúng nhằm dự phòng sử dụng ma tuý tăng cường nhận thức về ma tuý và tác hại của nó nhưng thường có kết quả hạn chế trong thay đổi hành vi. Thậm chí một số pano áp phích truyền thông sử dụng các hình ảnh tiêu cực như đầu lâu xương chéo, người nghiện ma tuý gầy gò ốm yếu như bộ xương nhằm chỉ hậu quả của nghiện ma tuý lại phản tác dụng, gây nên tăng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nghiện ma tuý.

d. Dịch vụ tại Việt Nam hiện nay: Các hình thức truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi, các sự kiện văn nghệ, pano, áp phích, đặc biệt trong

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 224: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

224 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

tháng 6 là tháng hành động phòng, chống ma tuý là các hình thức truyền thông phổ biến hiện nay. Nội dung về ma tuý và dự phòng cũng được đưa vào chương trình học của năm cuối cấp các trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học.

1.2. tham vấn xét nghiệm hiV tự nguyệnHiện nay tham vấn xét nghiệm HIV là một trong những chương trình thiết yếu của hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV.

a. Khái niệm Tham vấn, xét nghiệm tự nguyện là hình thức kết hợp giữa tham vấn và xét nghiệm HIV, trong đó thân chủ hoàn toàn tự nguyện sử dụng và được lựa chọn dịch vụ tham vấn theo hình thức xét nghiệm HIV vô danh hoặc xét nghiệm HIV tự nguyện ghi tên. Trong tham vấn, xét nghiệm tự nguyện, sau khi được tham vấn, thân chủ sẽ đưa ra sự lựa chọn về quyết định xét nghiệm HIV. Việc xét nghiệm và kết quả xét nghiệm được đảm bảo giữ bí mật.

b. Nội dung, các hình thứcCó nhiều hình thức tham vấn: tham vấn xét nghiệm do thầy thuốc khởi xướng, tham vấn xét nghiệm tự nguyện, tham vấn xét nghiệm cặp đôi…

Tham vấn, xét nghiệm tự nguyện được tuân thủ theo các nguyên tắc:• Đảm bảo tính bí mật: không được tiết lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc

tham vấn, xét nghiệm HIV và kết quả xét nghiệm HIV của thân chủ• Tự nguyện: Chỉ thực hiện xét nghiệm HIV khi thân chủ có nhu cầu đã được

tham vấn trước xét nghiệm và đồng ý. Nghĩa là việc xét nghiệm HIV phải được thông báo rõ ràng cho thân chủ và do họ tự nguyện quyết định đồng ý làm xét nghiệm.

• Tuân thủ quy định của pháp luật về xét nghiệm HIV: Việc xét nghiệm HIV và thông báo kết quả xét nghiệm HIV phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

• Giới thiệu chuyển gửi: Tiến hành giới thiệu chuyển tiếp thân chủ tới các dịch vụ phù hợp về dự phòng, chăm sóc, điều trị, và hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS.

• Lựa chọn dịch vụ: Thân chủ có thể chọn hình thức tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện vô danh hoặc ghi tên.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 225: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

225Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Quy trình tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện• Tham vấn trước xét nghiệm: giới thiệu và định hướng; cung cấp thông tin HIV và

các bệnh lây truyền qua đường tình dục; đánh giá nguy cơ; tìm các biện pháp giảm nguy cơ và thương lượng về kế hoạch giảm nguy cơ; chuẩn bị tâm lý và xác định nguồn hỗ trợ; trao phiếu hẹn; giới thiệu chuyển tiếp và tiến hành xét nghiệm.

• Tham vấn sau xét nghiệm: gồm có 2 trường hợp kết quả âm tính và dương tính.+ Kết quả âm tính: thông báo kết quả (nêu ý nghĩa của kết quả, đồng thời

khuyến khích thân chủ xét nghiệm lại sau 3 tháng tính từ thời điểm có hành vi nguy cơ gần nhất); xem xét, trao đổi lại biện pháp giảm nguy cơ và kế hoạch giảm nguy cơ; giới thiệu, chuyển gởi các dịch vụ hỗ trợ khác, phát tài liệu/BCS/BKT; khuyến khích bạn tình và bạn tiêm chích chung đến nhận dịch vụ tham vấn xét nghiệm HIV.

+ Kết quả dương tính: thông báo kết quả; hỗ trợ tâm lý, xác định nguồn hỗ trợ, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp; thương lượng việc tiết lộ thông tin và khuyến khích bạn tình, bạn tiêm chích chung tới tham vấn xét nghiệm HIV; tham vấn sống tích cực và tham vấn giảm nguy cơ.

Tham vấn, xét nghiệm tự nguyện cho nhóm thân chủ nghiện ma túy còn tập trung thêm vào các nội dung:

• Tham vấn về khả năng lây nhiễm HIV khi sử dụng chung dụng cụ tiêm chích; • Tham vấn về các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy

an toàn và qua quan hệ tình dục an toàn;• Tham vấn về điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện;• Tham vấn về vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ làm thay đổi

hành vi, tìm kiếm việc làm và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.

c. Lợi íchGiúp thân chủ biết và hiểu được tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu kết quả dương tính, thân chủ sẽ được đưa vào điều trị sớm, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh sẽ tốt hơn, kéo dài hơn và tăng cường chất lượng cuộc sống. Đã có một nghiên cứu của mạng lưới các thử nghiệm dự phòng lây nghiễm HIV năm 2011 đã cho thấy có thể giảm 96% tỷ lệ lây nhiễm trong các cặp bạn tình không đồng nhiễm nếu kết hợp với bắt đầu điều trị ARV sớm. Chính vì vậy việc xét nghiệm để xác định tình trạng HIV của bản thân là rất cần thiết cho việc liên kết chuyển gửi thân chủ đến chương trình chăm sóc điều trị ARV càng sớm càng tốt.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 226: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

226 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

d. Dịch vụ tại Việt Nam hiện nay Tham vấn xét nghiệm tự nguyện có mặt ở Việt Nam từ những năm 1999-2000, nay đã có ở toàn bộ các tỉnh thành trong cả nước. Các dịch vụ này thường được cung cấp ở Trung tâm phòng chống HIV/AIDS các tỉnh thành phố, trung tâm Y tế dự phòng quận huyện, bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện kết hợp với phòng khám ngoại trú điều trị ARV. Nếu trong khuôn khổ dự án tài trợ, dịch vụ này hoàn toàn được xét nghiệm miễn phí và bảo mật.

1.3. chương trình bơm kim tiêm, bao cao sua. Khái niệmBơm kim tiêm (BKT) và bao cao su (BCS) là những dụng cụ hỗ trợ giúp làm giảm lây nhiễm HIV thông qua tiêm chích an toàn và sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục. Chương trình bơm kim tiêm và bao cao su là chương trình phát miễn phí cho người nghiện chích ma tuý, phụ nữ mại dâm, khuyến khích mua bơm kim tiêm, mua bao cao su để đảm bảo tiêm chích và tình dục an toàn và tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận BKT và BCS. Chương trình bơm kim tiêm và bao cao su nằm trong chương trình can thiệp giảm tác hại là một trong chín chương trình hành động quốc gia phòng, chống AIDS từ 2010 - đến 2020. Mục tiêu của chương trình bao gồm:

• Nâng cao nhận thức về phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng, đặc biệt là trong nhóm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao;

• Tăng cường tính sẵn có và khả năng dễ tiếp cận với BKT, BCS và các vật dụng can thiệp giảm tác hại khác ở khu vực có nhiều người nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD);

• Tăng tỷ lệ sử dụng BKT sạch khi tiêm chích ma túy trong nhóm người NCMT và tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS khi quan hệ tình dục trong nhóm PNBD;

• Tăng tỷ lệ người NCMT, PNBD, Nam tình dục đồng giới tiếp cận với các chương trình dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc, điều trị liên quan đến HIV/AIDS và các chương trình hỗ trợ xã hội.

b. Nội dung, các hình thứcCác hoạt động chính của chương trình bao gồm: Cung cấp bơm kim tiêm sạch và nước cất, bao cao su và chất bôi trơn cho những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao; Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, khuyến khích người NCMT, PNBD, nam tình dục đồng giới sử dụng BKT sạch và BCS đúng cách, chất bôi trơn; Thu gom và tiêu huỷ BKT và các dụng cụ tiêm chích đã qua sử dụng theo các quy định hiện hành.Việc cung cấp BKT và BCS thông qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng, giáo dục viên

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 227: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

227Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

đồng đẳng, qua các nhà nghỉ, khách sạn hợp tác với chương trình, thông qua mạng lưới nhà thuốc hợp tác với chương trình, thông qua các hộp bơm kim tiêm, bao cao su cố định đặt tại các điểm nóng.

Tuy vậy trong thời gian tới tiếp tục cần tạo một sự đồng thuận mạnh mẽ hơn giữa các bộ, ban, ngành về giảm tác hại để mọi địa phương và mọi ngành vững tâm vận dụng và thực hiện các giải pháp này. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương đã triển khai với các địa phương có ý định hay bắt đầu triển khai là một việc rất cần thiết. Kinh nghiệm của Lạng Sơn đã cho thấy sau một thời gian thực hiện can thiệp giảm tác hại phải tổ chức đánh giá kết quả bằng việc xác định các chỉ số trong đó có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm mới nghiện chích. Những chỉ số này sẽ làm củng cố tính đúng đắn và hiệu quả của chương trình.

Cuối cùng, cần nhận thức rằng thông tin - giáo dục - truyền thông phải nhằm đi đến thay đổi hành vi của mọi người trong cộng đồng xã hội. Ngoài việc thay đổi hành vi của những người thuộc các nhóm nguy cơ cao như trên, điều này còn bao hàm cả sự thay đổi hành vi của xã hội nói chung trong đó sự thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo trong việc cho phép, ủng hộ và tạo thuận để các giải pháp giảm tác hại được triển khai có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp là một nhân tố quan trọng nhất, đặc biệt trong việc tạo ra sự thống nhất liên ngành về nhận thức cũng như hành động về giảm tác hại.

c. Lợi íchViệc triển khai chương trình BKT và BCS đã thu được kết quả có bằng chứng giảm lây nhiễm HIV. Tại một số tỉnh, lãnh đạo đã sớm cho phép tiến hành thí điểm như Lạng Sơn, Hải Phòng, Điện Biên và đã thu được những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ về giảm tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV ở nhóm tiêm chích ma tuý, tăng tỷ lệ luôn sử dụng bao cao su với phụ nữ mại dâm và với bạn tình bất chợt. Ví dụ như dự án phân phát bơm kim tiêm cho các đối tượng nghiện chích ma tuý tại Lạng Sơn, Hà Giang do ngành y tế thực hiện với sự tài trợ của tổ chức Ford, tại Thanh Hoá và Bắc Giang, Hà Nội do ngành y tế thực hiện với sự giúp đỡ của viện Burnet (Aus-tralia). Những năm gần đây Chính phủ đã kiên quyết chỉ đạo và đẩy mạnh việc thực hiện giảm tác hại ở các địa phương. Đến năm 2009, Chương trình trao đổi bơm kim tiêm đã triển khai tại 382 huyện trên 60 tỉnh/thành phố, đã có 103.269 người nghiện chích heroin tham gia chương trình.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 228: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

228 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

d. Dịch vụ tại Việt Nam hiện nay Hiện nay, chương trình BKT và BCS đang được triển khai rộng rãi tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặc biệt tại các địa phương có số lượng người sử dụng ma tuý và phụ nữ bán dâm cao. Các nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS, dự án ngân hàng thế giới, dự án quỹ toàn cầu dành kinh phí để mua bơm kim tiêm, bao cao su phát miễn phí. Mỗi năm hàng chục triệu BKT và BCS được phát thông qua các chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tại các tỉnh/thành phố góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

1.4. chương trình giáo dục đồng đẳng và tiếp cận cộng đồnga. Khái niệmĐây là phương pháp sử dụng những người đồng cảnh ngộ (cũng là người sử dụng ma túy hoặc đã từng sử dụng ma tuý) để đi tiếp cận những người sử dụng ma túy khác ở cộng đồng. Mục đích của việc tiếp cận là khuyến khích những người sử dụng ma túy mới hoặc chưa ai tiếp cận để họ sử dụng các dịch vụ chương trình can thiệp hỗ trợ cho người sử dụng ma túy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng, tài liệu truyền thông và các dụng cụ (bơm kim tiêm và bao cao su) nhằm khuyến khích thực hiện hành vi tiêm chích an toàn và quan hệ tình dục an toàn.

Phương pháp này rất hiệu quả vì những người có hoàn cảnh giống nhau thường dễ nói chuyện với nhau hơn. Đặc biệt trong hoàn cảnh xã hội khi người sử dụng ma túy thường bị xa lánh và kỳ thị, phân biệt đối xử thì cách tiếp cận đồng đẳng giúp dễ lấy được sự tin tưởng của người sử dụng ma túy hơn so với trường hợp họ được tiếp cận bởi những người khác. Chương trình giáo dục đồng đẳng và tiếp cận cộng đồng nhằm (1) giáo dục thay đổi hành vi với những người sử dụng ma tuý để tiêm chích an toàn, quan hệ tình dục an toàn, (2) phát bơm kim tiêm, bao cao su, dầu bôi trơn và tài liệu truyền thông, và (3) giới thiệu chuyển gửi các dịch vụ phù hợp như dịch vụ tham vấn xét nghiệm tự nguyện, điều trị HIV, điều trị nghiện.

Không chỉ giáo dục viên đồng đẳng là người nghiện chích ma tuý là lực lượng chủ chốt trong chương trình tiếp cận cộng đồng, nhân viên tiếp cận cộng đồng là nhân viên y tế y tế thôn bản, nhân viên tình nguyện tại cơ sở, chủ các cơ sở dịch vụ tham gia vào chương trình tiếp cận cộng đồng.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 229: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

229Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

b. Nội dung, các hình thứcCác giáo dục viên đồng đẳng và nhân viên tiếp cận cộng đồng sẽ thực hiện các công việc cụ thể như sau:

• Tiếp cận thanh niên đã có hoặc có tiềm năng có hành vi nguy cơ cao tại địa bàn được phân công; thường xuyên cập nhật bản đồ xác định địa điểm tiếp cận thanh niên có hành vi nguy cơ cao;

• Cung cấp kiến thức về HIV, bệnh lây truyền qua đường tình dục, ma túy và tác hại của ma túy, tình dục an toàn, tiêm chích an toàn,… và vận động thay đổi hành vi liên quan, thông qua truyền thông trực tiếp hoặc thảo luận nhóm nhỏ;

• Cung cấp tài liệu truyền thông giáo dục cho đối tượng tiếp cận; • Cung cấp miễn phí và hướng dẫn sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch; thu

gom bơm kim tiêm bẩn; • Giới thiệu và đưa thanh niên có hành vi nguy cơ cao đến với dịch vụ tham vấn

xét nghiệm HIV tự nguyện của dự án và/hoặc các dịch vụ HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục khác;

• Phản hồi cho tham vấn viên và cán bộ quản lý dự án ý kiến của thân chủ về dịch vụ tham vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.

• Riêng đối với chương trình bơm kim tiêm, các cán bộ cộng đồng sẽ tiến hành:• Hướng dẫn dùng bơm kim tiêm sạch, phân phối bơm kim tiêm dùng một lần,

hủy bơm kim tiêm an toàn. • Sử dụng nhóm cộng đồng, nhóm đồng đẳng hỗ trợ• Tổ chức các địa điểm cung cấp (bán hoặc phân phát) bơm kim tiêm cho những

người nghiện ma túy đã đăng ký và thu hồi bơm kim tiêm đã sử dụng để hủy một cách an toàn.

• Tổ chức các điểm thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng, không vứt bừa bãi bơm kim tiêm sau khi sử dụng. (Lưu ý thời gian thu hồi bơm kim tiêm bẩn)

c. Lợi íchChương trình giáo dục đồng đẳng và tiếp cận cộng đồng giúp người nghiện chích ma tuý tiếp cận và sử dụng bơm kim tiêm, bao cao su có hành vi an toàn để dự phòng lây nhiễm HIV. Chương trình cũng giúp cho người sử dụng ma tuý tiếp cận sớm dịch vụ HIV, dịch vụ điều trị nghiện và các dịch vụ khác trên địa bàn. Với cộng đồng, chương trình giúp thu gom bơm kim tiêm bẩn, hướng dẫn người nghiện vứt bơm kim tiêm có trách nhiệm, an toàn cho cộng đồng và làm sạch môi trường.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 230: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

230 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

d. Dịch vụ tại Việt Nam hiện nayHiện nay, chương trình giáo dục viên đồng đẳng và tiếp cận cộng đồng dự phòng lây nhiễm HIV đang được triển khai rộng rãi tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặc biệt tại các địa phương có số lượng người sử dụng ma tuý và phụ nữ bán dâm cao. Các nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS, dự án ngân hàng thế giới, chương trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ, dự án quỹ toàn cầu, dự án do AusAID tài trợ. Chương trình này thường được triển khai kèm theo chương trình phát bơm kim tiêm và bao cao su miễn phí.

1.5. Dự phòng và xử trí sốc thuốc quá liềua. Khái niệmSốc thuốc quá liều hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhóm người tiêm chích ma túy hiện nay. Sốc thuốc quá liều gây suy hô hấp, suy tuần hoàn và nếu không được cấp cứu đúng và kịp thời sẽ gây tử vong.

Nguyên nhân sốc quá liều:• Những người mới tiêm chích nhưng tiêm chích liều quá cao so với khả năng

dung nạp của cơ thể. • Sau khi ngừng sử dụng ma túy trong một thời gian, khả năng dung nạp ma túy

giảm đi. Nếu dùng lại với liều như trước đây dẫn đến sốc thuốc quá liều.• Sử dụng nhiều chất gây nghiện khác nhau cùng lúc (VD: vừa chích heroin vừa

uống rượu, dùng heroin kèm với thuốc ngủ…)

b. Nhận biết và xử trí sốc thuốc quá liềuNhận biết sốc thuốc quá liều: Biểu hiện quá liều với các biểu hiện nhiễm độc với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:

Mức độ nhẹ Mức độ nặng

- Chóng mặt.- Buồn nôn, nôn.- Buồn ngủ, ngủ gà.

- Đi đứng loạng choạng.- Rối loạn phát âm: nói ngọng.- Sùi bọt mép. - Đồng tử co nhỏ.- Mạch chậm. - Huyết áp giảm.- Thở chậm, nông. - Hôn mê, có những cơn ngừng thở và có thể dẫn

đến tử vong.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 231: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

231Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Xử trí sốc thuốc quá liều• Trước hết phải để người bệnh nằm ở phòng thoáng mát để tiến hành sơ cứu

trong khi chờ chuyển thân chủ tới khoa hồi sức cấp cứu. • Kiểm tra nhịp thở và nhịp tim. Nếu người bệnh có biểu hiện suy hô hấp. Khai

thông đường thở, tiến hành thổi ngạt, nếu người bệnh có biểu hiện suy tuần hoàn và suy hô hấp, kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt.

• Khi thân chủ đã tự thở được, đặt thân chủ ở tư thế hồi sức

Hiện nay ở Việt Nam điều trị sốc thuốc quá liều có thuốc Naloxone để điều trị đặc hiệu. Thuốc này có tác dụng đối kháng với tác dụng của heroin và các chất dạng thuốc phiện khác giúp điều trị các trường hợp quá liều, người bệnh thoát khỏi tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn và được cứu sống. Thuốc có thể dùng tiêm chích qua ven, chích vào bắp hoặc xịt vào mũi. Hiện nay, loại thuốc này chưa được sử dụng rộng rãi ở cộng đồng mà chỉ được sử dụng ở một số cơ sở cấp cứu của bệnh viện. Một điều cần lưu ý khi sử dụng Naloxone cần phải có hướng dẫn của bác sĩ.

c. Lợi ích Phát hiện, xử trí đúng và kịp thời đưa đi cấp cứu sẽ giúp cứu sống những người bị sốc thuốc quá liều. Lợi ích lớn hơn của can thiệp này là giúp người sử dụng ma tuý biết các nguyên nhân gây sốc quá liều để dự phòng ngay từ đầu tránh xảy ra tình trạng sốc thuốc.

d. Dịch vụ tại Việt Nam hiện nay Hiện nay, tại Việt Nam, nhận biết và xử trí ban đầu sốc thuốc quá liều cũng như những thông điệp dự phòng sốc thuốc quá liều được lồng ghép trong các chương trình giáo dục đồng đẳng tiếp cận cộng đồng và trong các nội dung tham vấn cho người bệnh tại các cơ sở điều trị Methadone. Thuốc Naloxone là thuốc đặc trị để xử trí sốc thuốc quá liều nhưng không phải tất cả các cơ sở cấp cứu hiện nay trong hệ thống y tế đều có sẵn thuốc Naloxone.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 232: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

232 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

2. chăm sóc đặc biệt2.1. điều trị cắt cơn a. Khái niệmĐiều trị cắt cơn là sử dụng các thuốc đặc hiệu hoặc thuốc điều trị làm giảm triệu chứng, có hoặc không kết hợp với các liệu pháp tâm lý để giúp người nghiện vượt qua hội chứng cai dễ dàng hơn.

b. Nội dung, các hình thứcCắt cơn có dùng thuốc hỗ trợ: Có rất nhiều phương pháp cai nghiện bằng thuốc hỗ trợ trong đó phương pháp dễ chịu nhất đối với người bệnh là dùng các chất dạng thuốc phiện (Methadone hoặc buprenophine), và một số thuốc không phải dạng thuốc phiện khác (clonidine, thuốc an thần kinh và các thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng của hội chứng cai khác). Các thuốc này điều trị các biểu hiện của hội chứng cai như đau nhức cơ thể, buồn nôn và các vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ.

Cắt cơn không dùng thuốc, chỉ hỗ trợ tâm lý xã hội: Quá trình cắt cơn không sử dụng thuốc làm cho người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số chương trình gọi là “cai nghiện không dùng thuốc, chỉ hỗ trợ tâm lý xã hội” tạo ra môi trường thuận lợi, hỗ trợ cho người bệnh trong khoảng thời gian các hội chứng cai nặng nề nhất và không dùng thuốc.

Cắt cơn là hình thức phổ biến ở Việt Nam từ hai thập kỷ nay, cắt cơn, giải độc thường được thực hiện tại nhà của người nghiện, tại cơ sở y tế tư nhân hoặc tại các trung tâm cai nghiện tập trung của nhà nước, tư nhân. Điều trị cắt cơn chỉ là giai đoạn đầu của điều trị và nếu chỉ có điều trị cắt cơn đơn thuần thì không có hiệu quả gì đáng kể để giải quyết vấn đề sử dụng CGN lâu dài, vì phương pháp này chỉ giải quyết được về mặt thể chất, trong khi đó nghiện là một bệnh mãn tính của não bộ cần phải điều trị lâu dài và cần phải đi kèm với các hỗ trợ khác về tâm lý, xã hội và dự phòng tái nghiện.

c. Lợi íchTất cả các biện pháp cắt cơn cho người nghiện ma túy đã được biết đến đều thất bại đến trên 90% trong thời gian ngắn sau đợt cắt cơn. Do vậy, bản thân việc cắt cơn không phải là điều trị, cắt cơn cần được hiểu như là bước chuẩn bị cho hình thức điều trị lâu dài khác. Đây là bước đầu tiên trong chuỗi nhiều bước của quá trình điều trị nghiện mang tính dài hạn.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 233: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

233Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Bước thứ hai có thể là chương trình hỗ trợ phục hồi dựa vào cộng đồng để duy trì được tình trạng không sử dụng ma túy. Tuy nhiên, với người nghiện heroin, việc tái nghiện diễn ra sau khi cắt cơn rất phổ biến và là một dấu hiệu cho việc chuyển đổi điều trị duy trì bằng Methadone (MMT). Mục đích của việc cắt cơn nói chung là để cho người nghiện và gia đình họ hiểu được rằng liệu phương pháp cai nghiện này có phù hợp bản thân họ hay không. Đối với người nghiện lâu năm tốt nhất nên được chuyển gửi trực tiếp cho chương trình điều trị Methadone

d. Dịch vụ tại Việt Nam hiện nayCai nghiện bắt buộc tại trung tâm (trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội)Là biện pháp được áp dụng bắt buộc được quy định tại Nghị định số 135/2004/NĐ-CP và Nghị định số 61/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện tại cả nước có 136 trung tâm cai nghiện trong đó 15 Trung tâm do các tổ chức cá nhân thành lập (Trung tâm tư nhân) và 121 do Nhà nước quản lý. Biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện được áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc người không có nơi cư trú nhất định, người bị xử phạt hành chính về nghiện ma túy có quyết định của tòa án nhân dân cấp quận huyện; thời hạn cai nghiện từ 1 đến 2 năm. Đối với người nghiện ma túy từ 12 đến dưới 18 tuổi có các điều kiện tương tự như người từ đủ 18 tuổi cũng được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ hoặc có khu vực riêng và không bị coi là xử lý vi phạm hành chính. Các chế độ hỗ trợ về tiền thuốc, tiền ăn, chi phí học nghề chỉ áp dụng cho người cai nghiện bắt buộc. Người cai nghiện có trách nhiệm lao động để bù đắp 50% chi phí tiền ăn trong thời gian ở trung tâm.

Cai nghiện tự nguyện tại trung tâm (trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội)Biện pháp cai nghiện tự nguyện cũng được áp dụng cho người không thuộc diện cai nghiện bắt buộc và xin cai nghiện tự nguyện tại trung tâm cai nghiện bắt buộc; thời gian cai nghiện không được thấp hơn 6 tháng, các chế độ quản lý do giám đốc Trung tâm quy định.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 234: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

234 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Quy trình cai nghiện theo quy định tại Thông tư 41/2010/TTLT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Y Tế, bao gồm 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Tiếp nhận, phân loạiGiai đoạn 2: Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hộiGiai đoạn 3: Giáo dục, tham vấn, phục hồi hành vi, nhân cáchGiai đoạn 4: Giai đoạn Lao động trị liệu, học nghề Giai đoạn 5: Giai đoạn phòng, dự phòng tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng

Một số tồn tại hạn chế của cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm:• Mang nặng tính hành chính do biện pháp đưa vào cai nghiện trong trung tâm

là biện pháp xử lý vi phạm hành chính nhưng được áp dụng ở mức tối đa (2 năm).

• Chưa phân loại và có quy trình riêng biệt cho người nghiện các loại ma túy khác nhau

• Chủ yếu tập trung thực hiện cắt cơn giải độc và lao động, không thực hiện đầy đủ và đúng qui trình chuyên môn kỹ thuật theo hướng dẫn; Ít chú ý đến các liệu pháp tâm lý và hoạt động tham vấn và chưa thực sự được trang bị các kiến thức và kỹ năng dự phòng tái nghiện.

• Việc dạy nghề còn rất đơn giản, chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp với một số nghề mà người sau cai nghiện không muốn làm. Thời gian lao động trong Trung tâm chủ yếu là lao động sản xuất để tự túc một phần chi phí tiền ăn và sinh hoạt phí.

• Các chế độ chính sách hỗ trợ hạn chế, chưa chú ý đến các chế độ miễn giảm thời gian chữa trị trong trung tâm.

• Cán bộ chuyên môn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn và không được đào tạo phù hợp.

• Việc thực hiện các biện pháp chuyên môn chưa hợp lý; chất lượng dịch vụ thấp. • Tỷ lệ tái nghiện cao (80-90%) sau khi ra khỏi Trung tâm 1-2 năm.• Hầu hết các Trung tâm đóng ở vùng sâu, vùng xa nên khó khăn trong kết nối

dịch vụ y tế, xã hội với các cơ sở sẵn có ngoài cộng đồng.

Nhận thức rõ những ưu điểm và hạn chế của mô hình cai nghiện tại Trung tâm, trong công văn số 84/TB-VPCP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV, ma túy, mại dâm năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012, Phó

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 235: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

235Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu xây dựng “Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy”, tập trung vào việc chuyển đổi mô hình cai nghiện tập trung thành những liệu pháp điều trị nghiện hiệu quả dựa vào bằng chứng trên thế giới.

Cai nghiện tại cộng đồngQuy trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng là tổng hợp các phương pháp, biện pháp được thực hiện theo một trình tự, thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và áp dụng thống nhất nhằm cắt cơn nghiện, phục hồi sức khỏe, hành vi, nhận thức, khả năng học tập, lao động để nâng cao năng lực tái hòa nhập cộng đồng và phòng, dự phòng tái nghiện cho người nghiện ma túy.

Theo quy định tại Nghị định 94/2010 về cai nghiện tại cộng đồng, hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ mười hai tuổi trở lên. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.

Đối với trường hợp cai nghiện tự nguyện: là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng, tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình. Trong trường hợp này, người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Khác với người cai tự nguyện, đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.

Tại cộng đồng, công tác cai nghiện, chữa trị, phục hồi được tiến hành theo 4 giai đoạn:Giai đoạn 1: Khám sức khỏe, phân loại người nghiệnGiai đoạn 2: Điều trị cắt cơn, giải độc Giai đoạn 3: Tham vấn, giáo dục phục hồi chức năng xã hội, lao động trị liệuGiai đoạn 4: Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 236: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

236 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

2.2 điều trị thay thếa. Khái niệmĐiều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone hay Buprenorphin là một biện pháp điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng.

Methadone và Buprenorphine là một Chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị.

Methadone và heroin đều tác động lên những thụ cảm thể giống nhau. Khi đã điều trị đủ liều Methadone, heroin dùng thêm sẽ không có tác dụng gây khoái cảm và nhờ đó làm giảm tiến tới dừng sử dụng heroin. Thời gian bán hủy của Methadone từ 24 - 36 tiếng (heroin là 3-7 giờ). Do vậy khi sử dụng Methadone, người nghiện chỉ cần dùng một liều duy nhất phù hợp cho từng người trong ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai.

Mục đích của chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone Buprenorphine:

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau:

1. Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các CDTP và hoạt động tội phạm.

2. Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP. 3. Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu

dài, tăng sức sản xuất của xã hội và giảm tội phạm.

b. Nội dung, các hình thứcHiện nay ở Việt Nam mới có điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Các cơ sở điều trị ngoại trú tại cộng đồng, lồng ghép với các cơ sở y tế. Người bệnh phải tự nguyện tham gia điều trị. Điều trị bằng thuốc Methadone là điều trị lâu dài, thời gian điều trị phụ thuộc vào từng người bệnh nhưng không

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 237: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

237Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

dưới 1 năm. Điều trị bằng thuốc Methadone cần phải kết hợp với tham vấn, hỗ trợ tâm lý xã hội, các dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế khác khi có chỉ định để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.

Điều trị nghiện CDTP bằng thuốc thay thế Methadone cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

• Việc điều trị phải đúng chỉ định, đúng liều lượng, đúng quy trình để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa cho người bệnh.

• Phải tư vấn cho người bệnh về điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone trước, trong và sau điều trị.

• Người bệnh phải đến cơ sở điều trị để uống thuốc Methadone hàng ngày dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế.

• Hàng tuần cơ sở điều trị phải thảo luận, đánh giá những bệnh nhân chưa ổn định hoặc có diễn biến đặc biệt.

Điều trị Methadone chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn dò liều, giai đoàn điều chỉnh liều, giai đoạn duy trì và giai đoạn giảm liều tiến tới dừng điều trị

Giai đoạn dò liều: Thường là 02 tuần đầu điều trị. Căn cứ độ dung nạp và nguy cơ quá liều của thân chủ mà bác sĩ kê liều khởi đầu. Bác sĩ, nhân viên phát thuốc, cán bộ hành chính phải theo dõi chặt chẽ người bệnh trong 3 – 4 giờ sau khi uống liều Methadone đầu tiên. Tăng liều chỉ được thực hiện khi người bệnh xuất hiện hội chứng cai hoặc còn thèm muốn CDTP hoặc tiếp tục sử dụng CDTP bất hợp pháp. Đối với đa số người bệnh, hội chứng cai sẽ được giảm bớt chứ không hết hoàn toàn khi uống Methadone ở liều dưới 30 mg/ngày. Người bệnh có thể bị nhiễm độc Methadone ở giai đoạn đầu điều trị (đặc biệt trong 10 ngày đầu) vì các nguyên nhân như ửs dụng đồng thời với các chất ma túy khác đặc biệt các chất cùng nhóm an thần yên dịu; Đánh giá sai về mức độ dung nạp do đó khởi liều quá cao, tăng liều quá nhanh (do Methadone có hiệu quả tích lũy); Thiếu giám sát chặt chẽ khi cho người bệnh uống thuốc Methadone làm uống sai liều.

Giai đoạn điều chỉnh liều: từ tuần thứ 3 của quá trình điều trị và có thể kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Trong giai đoạn này, liều điều trị sẽ được tiếp tục điều chỉnh đến khi người bệnh đạt được liều có hiệu quả (là liều làm hết hội chứng cai, giảm thèm nhớ, ngăn tác dụng của việc sử dụng heroin và không gây ngộ độc).

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 238: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

238 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Giai đoạn điều trị duy trì: Là giai đoạn dài nhất trong quá trình điều trị khi liều điều trị Methadone đã đạt tối ưu và duy trì ổn định suốt thời gian duy trì. Liều duy trì Là liều có hiệu quả và phong tỏa được tác dụng gây khoái cảm của heroin.

Tham vấn và hỗ trợ tâm lý xã hội đóng vai trò quan trọng trong điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm, tuân thủ điều trị, dự phòng tái nghiện, hướng tới lối sống lành mạnh và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

Tham vấn và hỗ trợ tâm lý bao gồm: tham vấn cá nhân; tham vấn và giáo dục nhóm; tham vấn cho gia đình trước, trong và sau quá trình điều trị Tham vấn còn cung cấp thông tin liên quan đến các phương pháp điều trị kết hợp khác, giới thiệu chuyển gửi các dịch vụ dự phòng, chăm sóc điều trị HIV/AIDS và dịch vụ xã hội khác.

c. Lợi íchKết quả điều trị thí điểm trên gần 1000 người nghiện heroin tại Việt Nam đã cho thấy việc sử dụng heroin đã giảm đáng kể về cả tần suất và liều sử dụng ở thân chủ tham gia điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng các chất dạng thuốc phiện đối với thân chủ đã giảm từ 100% xuống còn 9% sau 12 tháng điều trị, ngay cả những thân chủ còn sử dụng heroin, tần suất sử dụng heroin cũng đã giảm rõ rệt (từ 60 lần/tháng xuống 2-3 lần/tháng).

Đa số thân chủ tham gia điều trị đã có những cải thiện tốt về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống (thang đo chất lượng cuộc sống tăng từ 69 lên 81 điểm cho sức khoẻ). Nhiều thân chủ trước đây chưa có việc làm hiện nay đã có việc làm và dành thời gian hỗ trợ gia đình.

Chương trình cũng đã góp phần cải thiện về tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tỷ lệ thân chủ có các hành vi vi phạm pháp luật trong nhóm thân chủ tham gia điều trị giảm mạnh (sau 9 tháng điều trị số người bệnh có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40% xuống còn 1,39%). Những mâu thuẫn trong gia đình, xã hội cũng giảm khi người bệnh được điều trị bằng Methadone (từ 20% xuống còn 3,5% sau 9 tháng điều trị). Đồng thời, chương trình đã giúp cho người nghiện ma tuý sớm hoà nhập cộng đồng, mang lại hạnh phúc cho gia đình và sự bình yên cho xã hội.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 239: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

239Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Về hiệu quả kinh tế, giá thành điều trị Methadone thấp. Chi phí vận hành một cơ sở điều trị Methadone điều trị cho 250 người bệnh khoảng 1,4 tỷ đồng/năm. Chi phí điều trị tính bình quân cho một người bệnh khoảng 15.000 đồng/ngày, trong đó tiền thuốc khoảng 7.000 VNĐ/1 người bệnh/ngày (tính giá thuốc hiện nay là giá nhập khẩu).

d. Dịch vụ tại Việt Nam hiện nayChương trình Thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone (gọi tắt là Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone) tại Việt Nam được thí điểm vào năm 2008 tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình điều trị ngoại trú, gắn với các cơ sở y tế tuyến tỉnh (trung tâm PC HIV/AIDS), y tế tuyến huyện (trung tâm y tế và bệnh viện huyện) và tuyến xã/phường (trạm y tế xã).

Tháng 12/2012 chính đã ban hành nghị định 96/2012/NĐ-CPquy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trong Nghị định đề cập rõ việc mỗi quận/huyện mà có số người sử dụng ma túy trên 250 phải triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện.

Tính đến 31/7/2013, chương trình được triển khai tại 20 tỉnh, thành phố với 62 điểm điều trị gồm: TP. Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Điện Biên, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Quảng Ninh, An Giang, Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Nghê An, Sơn La, Bắc Cạn, Hòa Bình, Bà Rịa Vũng Tàu. Tổng số thân chủ đang điều trị: 14.000 người

2.3. điều trị ArV và các bệnh lý khác kèm theoa. Khái niệmĐiều trị ARV cho người nhiễm HIV là liệu pháp điều trị toàn diện bao gồm phối hợp 3 thuốc kháng retro vi rút và các biện pháp tham vấn tuân thủ điều trị, hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS hoặc những người có số tế bào lympho CD4 dưới 350 tế bào/1 mm3 máu. Điều trị ARV nhằm mục đích:

• Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất.

• Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.• Cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 240: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

240 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

b. Nội dung, các hình thức• Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y tế,

tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS.• Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có

đủ tiêu chuẩn lâm sàng, và/hoặc xét nghiệm và chứng tỏ đã sẵn sàng điều trị.• Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị ARV là điều

trị suốt đời; người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.

• Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác.

• Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

• HIV vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị ARV là điều trị suốt đời và do đó tuân thủ điều trị là vô cùng quan trọng.

c. Lợi íchTrong những năm gần đây, điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV)ngày càng được mở rộng tại Việt Nam. Ngoài tác dụng giảm tỷ lệ bệnh tật, giảm tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV, điều trị bằng thuốc ARV cũng đã được chứng minh là một biện pháp dự phòng nhiễm HIV hiệu quả, như giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con, giảm lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.

d. Dịch vụ tại Việt Nam hiện nayTại Việt Nam, công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung và chương trình điều trị kháng virus HIV bằng thuốc ARV được đặc biệt quan tâm. Tính đến ngày 30/9/2012, chương trình điều trị bằng thuốc ARV đã triển khai tại 63 tỉnh, thành phố, số người nhiễm HIV đang được điều trị ARV trên toàn quốc là 69.882 người, trong đó có 66.167 người lớn và 3.715 trẻ em . Trong thời gian tới với định hướng cung cấp dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV sẽ được mở rộng và lồng ghép vào y tế cơ sở. Ngoài việc chú trọng mở rộng độ bao phủ về mặt địa lý, thì tiêu chuẩn được điều trị bằng ARV cũng được thay đổi để người nhiễm HIV được tiếp cận sớm hơn với dịch vụ điều trị.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 241: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

241Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

2.4. Dịch vụ Quản lý trường hợp với người sử dụng ma tuý a. Khái niệmQuản lý trường hợp là một quá trình trợ giúp của công tác xã hội, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu thân chủ (cá nhân, gia đình), xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp thân chủ tiếp cận với các nguồn lực để giải quyết vấn đề của họ một cách hiệu quả.

Quá trình sử dụng và nghiện ma túy đã tác động đến các vấn đề về sức khỏe, tâm lý và xã hội của thân chủ. Việc tham gia điều trị nghiện phần nào giải quyết được mối quan tâm về sức khỏe và tâm lý, còn về mặt xã hội, hay nói cách khác là phục hồi lại các “chức năng xã hội” của thân chủ vẫn cần được hỗ trợ, duy trì giúp thân chủ xây dựng lại các mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, bạn bè và cộng đồng như: thân chủ cần có việc làm, tiếp cận với các chương trình dạy nghề, vay vốn, tham gia vào các nhóm hỗ trợ xã hội, giải quyết mâu thuẫn trong các quan hệ cá nhân…

Dịch vụ Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy là chất keo dính giúp gắn kết tất cả các dịch vụ với nhau sao cho những nhu cầu khác nhau của người sử dụng ma túy được đáp ứng, qua đó giảm thiểu được tác hại về sức khỏe, xã hội và kinh tế.

b. Lợi íchNgười sử dụng ma túy nói chung có nguy cơ nhiễm HIV rất cao, họ phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như hạn chế về tiếp cận các dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe. Mặc dù nhiều can thiệp đã được triển khai nhằm giải quyết tác hại liên quan đến sử dụng ma túy; Luật Phòng, Chống HIV/AIDS của Việt Nam cũng đã đưa ra một khung pháp lý cho các chương trình giảm hại; nhưng vẫn còn những thiếu khuyết về cung cấp dịch vụ cho người sử dụng ma túy. Còn rất nhiều người sử dụng heroin chưa được tiếp cận những dịch vụ hiệu quả tự nguyện tại cộng đồng như dịch vụ điều trị Methadone. Các dịch vụ nói chung được phân bố tản mát và không một dịch vụ nào đáp ứng được toàn diện tất cả các nhu cầu của người sử dụng ma túy. Tất cả những thách thức này khiến người sử dụng ma túy dễ bị tổn thương với các tác hại không mong muốn cũng như hạn chế họ tiếp cận với các dịch vụ điều trị nghiện ma túy dựa trên bằng chứng và mang tính tự nguyện. Quản lý trường hợp là dịch vụ giúp thân chủ kết nối thành công với các dịch vụ này và hỗ trợ liên tục trong quá trình phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 242: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

242 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

Mô hình quản lý trường hợp đã cho thấy những bằng chứng về tính thiết thực, sư phát huy tối đa nguồn nhân lực và vật lực của nhà nước, điều phối và sử dụng hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ sẵn có… để tư vấn hỗ trợ người sau cai tái hòa nhập cộng đồng và người sử dụng ma túy tiếp cận và sử dụng các dịch vụ có chất lượng và đáng tin cậy giúp tăng cường sự tự tin hòa nhập cộng đồng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Định hướng trong thời gian tới mô hình này sẽ được mở rộng thực hiện tại nhiều tỉnh thành khác để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả các chương trình điều trị nghiện, sử dụng hợp phần “cầu nối” then chốt chính là đội ngũ cán bộ quản lý trường hợp. Người làm công tác quản lý trường hợp cũng như người giám sát sẽ được tập huấn chuyên môn để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.

c. Hình thức và Dịch vụ quản lý trường hợp cho người nghiện ma tuý tại Việt Nam hiện nayHiện nay dịch vụ này đang được thực hiện thí điểm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Dịch vụ quản lý trường hợp là hợp phần dịch vụ quan trọng trong công tác xã hội và đề án phát triển công tác xã hội tại Việt Nam. Trong khuôn khổ đề án phát triển nghề công tác xã hội do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, với tài trợ của tổ chức Atlan-tic Philanthropies, nội dung quản lý trường hợp cho người sử dụng ma tuý đã được đưa vào chương trình giảng dạy cho các sinh viên chuyên ngành công tác xã hội của các trường đại học đào tạo về công tác xã hội tại Việt Nam từ năm 2013

Quản lý trường hợp cho người sử dụng ma tuý tại Thành phố Hồ Chí MinhTừ năm 2005 – 2010, TP. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện kế hoạch Quản lý và Giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) cho người sau cai. Tháng 4 năm 2006 Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên áp dụng mô hình Quản lý trường hợp do Văn phòng thường trực ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM thực hiện với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Tổ chức FHI (Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế). Dự án được triển khai thí điểm tại quận 1, 4, 8 và Bình Thạnh. Mỗi quận có trung bình 4 nhân viên quản lý trường hợp làm việc toàn thời gian với nhiệm vụ tiếp cận hầu hết người tái hòa nhập cộng đồng tại nơi họ sinh sống sau thời gian cai nghiện từ trung tâm Nhị Xuân trở về.

Trong năm 2006, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM đã thành lập các tổ nhân viên quản lý trường hợp tình nguyện phường/xã để phối hợp và hỗ trợ lực lượng cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các công tác xã hội khác, đặc biệt là quản lý, giúp đỡ người nghiện từ trung tâm 06 trở về tái hòa nhập cộng đồng trên từng địa bàn phường/xã nhằm chuẩn bị đầy đủ lực lượng nhân sự để đáp ứng số lượng khá

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 243: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

243Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

lớn những người sau cai sẽ tái hòa nhập cộng đồng. Nhân viên quản lý trường hợp tình nguyện bao gồm những cán bộ trực thuộc Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh nhiên, tổ dân phố… chịu sự quản lý của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, báo cáo cho cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội trực thuộc Phòng Lao động Thương binh Xã hội Quận/huyện về công tác quản lý trường hợp. Cả hai nhóm này đều có chung trách nhiệm quản lý, theo dõi, tiếp cận và hỗ trợ người tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn phường/xã, khu phố. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc là đơn vị đảm bảo quản lý và điều phối lực lượng nhân sự trực tiếp thực thi chương trình chính là tổ nhân viên quản lý trường hợp tình nguyện. Sở LĐTBXH là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ và báo cáo số liệu mang tính hệ thống. Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM phụ trách huấn luyện nghiệp vụ về tư vấn, tiếp cận giúp đỡ người tái hòa nhập cộng đồng dự phòng tái nghiện và phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS dành cho nhân viên quản lý trường hợp tình nguyện và cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội quận/huyện, phường/xã.

Từ năm 2009 - 2010, chương trình đã cung cấp 38 khóa tập huấn từ cơ bản đến nâng cao và cả tập huấn nhắc cho 1.027 lượt người làm công tác quản lý trường hợp thuộc các phường xã của 24 quận/huyện. Mạng lưới cán bộ quản lý trường hợp này đã tăng độ bao phủ nhóm đích lên gần 60%, và đã chuyển gửi thân chủ đến các dịch phù hợp đáp ứng nhu cầu cho người tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn.

Chương trình thí điểm quản lý trường hợp Tại Hải PhòngNếu Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đi đầu của Việt Nam trong việc áp dụng mô hình Quản lý trường hợp thực hiện công tác tư vấn tiếp cận, giúp đỡ người sau cai tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương thì Hải Phòng là tiêu điểm tiếp theo trên các tỉnh miền bắc với mô hình Quản lý trường hợp cho những người sử dụng ma túy nói chung, lồng ghép vào hệ thống nhân sự của nhà nước hiện tại.

Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tại TP. Hải Phòng bắt đầu từ tháng 2 năm 2011, mô hình Quản lý trường hợp tại Hải Phòng đã được thiết lập. Mô hình được điều hành bởi Ban Quản lý dự án, giám sát bởi hai giám sát viên của Chi cục với sự hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ Tổ chức FHI 360 tại Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014, mô hình được triển khai tại bốn quận/huyện thí điểm bao gồm Hải An, Lê Chân, Ngô Quyền và Thủy Nguyên. Phòng Lao động Thương binh Xã hội cấp quận/huyện chịu trách nhiệm giám sát hỗ trợ trực tiếp cho 50 cán bộ Quản lý trường hợp tình nguyện tại các phường/xã. Điểm khác biệt của mô hình mới này là việc lồng ghép nhân sự

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 244: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

244 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

chương trình Quản lý trường hợp vào hệ thống nhân sự nhà nước chính thức. Mỗi phường/xã đều có ít nhất một cán bộ và/hoặc cán sự trong biên chế nhà nước chịu trách nhiệm về phòng chống mại dâm và ma túy. Các cán bộ, nhân viên này được tập huấn toàn diện về thái độ với người sử dụng ma túy, kiến thức liên quan đến HIV, ma túy, tình hình sử dụng ma túy cũng như những can thiệp hiện có cho người sử dụng ma túy trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. Đồng thời, họ cũng được tập huấn bổ sung hàng năm hoặc tập huấn nâng cao về các kỹ năng làm việc với người sử dụng ma túy, bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với thân chủ, kỹ năng đánh giá và chuyển gửi dịch vụ… Sau các hoạt động nâng cao năng lực, 50 cán bộ phường/xã này thực sự hình thành mạng lưới cán bộ Quản lý trường hợp tại Thành phố Hải Phòng nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng ma túy trong cộng đồng, chuyển gửi họ tới những dịch vụ y tế và xã hội sẵn có theo nhu cầu riêng của từng cá nhân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012, 50 cán bộ Quản lý trường hợp đã hỗ trợ và chuyển gửi dịch vụ cho hơn 1.200 thân chủ là người sử dụng ma túy.

3. chăm sóc liên tục và phục hồi3.1. nhóm tự lực – nhóm hỗ trợ xã hội, chương trình 12 bướca. Khái niệmCác nhóm hỗ trợ xã hội: là nhóm giữa các thành viên có động cơ dừng sử dụng ma túy tự nguyện và cam kết tham gia các hoạt động của nhóm. Khi tham gia sinh hoạt nhóm, các thành viên có thể chia sẻ cảm xúc, quan điểm cá nhân về các vấn đề trong cuộc sống; được cung cấp kiến thức và kỹ năng dự phòng tái nghiện (đối phó với cơn thèm nhớ, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian…) được giới thiệu và hỗ trợ các dịch vụ chuyển tiếp như Tham vấn xét nghiệm tự nguyện, điều trị lao, tham vấn điều trị nghiện ma túy… Các chủ đề sinh hoạt nhóm do nhóm quyết định và được người hướng dẫn trong nhóm hỗ trợ.

Chương trình phục hồi 12 bước (hay còn gọi là nhóm nghiện rượu ẩn danh AA, nhóm nghiện Chất dạng thuốc phiện ẩn danh NA) cũng là mô hình nhóm tự nguyện của người muốn cai nghiện theo cấu trúc 12 bước giúp kiêng nhịn và phục hồi. Nhóm 12 bước được xem như là can thiệp sau điều trị vì giúp thân chủ kéo dài thời gian không sử dụng ma túy.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 245: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

245Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

b. Nội dung, các hình thứcNhóm hỗ trợ xã hội và nhóm 12 bước thường được cấu trúc theo mô hình hoàn toàn tự nguyện, tại cộng đồng. Kích cỡ nhóm không quá 15 thành viên sẽ hiệu quả hơn là nhóm quá đông. Nhóm thường có trưởng nhóm và đôi khi phó trưởng nhóm do thành viên trong nhóm bầu nên. Hình thức sinh hoạt theo hình thức đóng (không có sự tham gia của gia đình, người ngoài nhóm) hoặc hình thức mở (cho phép có sự tham gia của gia đình, người không nghiện). Nội dung và tần suất sinh hoạt khác nhau (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) theo quy định của nhóm. Nội dung sinh hoạt nhóm có thể là theo hình thức sinh hoạt có chủ đề, mời diễn giả, thảo luận vấn đề, hoặc theo hình thức mở.

c. Lợi íchVì người sau cai rất cần sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ về tâm lý liên tục nên tham gia vào những nhóm sau cai này rất quan trọng cho người nghiện trong quá trình phục hồi vì họ sẽ được trợ giúp, củng cố động lực và nhận sẻ chia từ người đồng cảnh. Hơn nữa, có được mạng lưới bạn bè mới, tạo dựng mối quan hệ mới với người không sử dụng ma tuý là vô cùng quan trọng để giúp người nghiện ma tuý tránh xa môi trường bạn bè đang sử dụng, giúp dự phòng tái nghiện. Tham gia nhóm sinh hoạt cũng là cách sử dụng thời gian nhàn rỗi hợp lý để học hỏi các kỹ năng, tăng cường thiết lập mối quan hệ xã hội trong quá trình phục hồi. Quan sát cho thấy những người tham gia nhóm hỗ trợ xã hội, chương trình 12 bước giảm tỷ lệ sử dụng ma tuý, tần suất sử dụng và dễ thành công hơn trong quá trình phục hồi.

d. Dịch vụ tại Việt Nam hiện nayTại Việt Nam, các nhóm hỗ trợ người sau cai vẫn còn hạn chế, đặc biệt là nhóm có kỹ năng tốt và hoạt động theo đúng nghĩa của nó. Rất nhiều nhóm thành lập nhưng thường mang nặng tính chất hành chính và chưa thực sự lấy người sau cai làm trung tâm và vì mục đích, lợi ích của chính bản thân họ. Nhóm hỗ trợ xã hội có mặt ở một số tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh (Vân Đồn)… Các nhóm thường có nhiều biến động nên tham vấn viên cần liên hệ với chương trình phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh, liên hệ với mạng lưới các nhóm tự lực để liên kết, giới thiệu cho các thân chủ của mình. Nhóm 12 bước mới có tại TP. Hồ Chí Minh: có làng Bình Minh và có nhóm dành cho người nghiện rượu ẩn danh, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế so với nhu cầu thực tế muốn được tham gia vào nhóm.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 246: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

246 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

3.2. chương trình cho vay vốnĐể giúp thân chủ có cuộc sống ổn định, phục hồi và tái hoà nhập cộng đồng, kết nối họ với các dịch vụ vay vốn, hướng nghiệp và tạo việc làm là vô cùng quan trọng. Tham vấn viên có thể căn cứ vào tình trạng sức khỏe của thân chủ, năng lực, trình độ và mong muốn của họ, cùng với các nguồn lực sẵn có từ gia đình, bạn bè, người thân để có hướng tham vấn và kết nối phù hợp.

Hiện nay tại các địa phương, có thể áp dụng một số chương trình vay vốn như chương trình của Chính phủ hỗ trợ vay vốn cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biêt khó khăn, chương trình cho phụ nữ nghèo vay vốn (áp dụng cho vợ của người nghiện vay vốn), chương trình cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội, chương trình cho người nhiễm HIV và người sau cai vay vốn của dự án Ngân hàng thế giới và dự án HAARP. Tham vấn viên cần liên hệ với sở lao động thương binh xã hội, các trung tâm công tác xã hội để nắm được thông tin về các chương trình trợ giúp này nhằm giúp thân chủ tiếp cận được các chương trình trợ giúp sẵn có trên địa bàn.

3. 3. chương trình đào tạo nghề và giới thiệu việc làma. Khái niệmHiện đang có nhu cầu rất lớn đối với một loạt dịch vụ mà tổ hợp lại tạo nên chương trình đào tạo nghề thực sự tại các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm:

• Đào tạo kỹ năng• Cấp chứng chỉ • Sử dụng lao động có hỗ trợ• Hỗ trợ tìm việc làm

Đạo tạo kỹ năng: Điều quan trọng cần chú ý là việc đào tạo kỹ năng không được trở thành một dạng thức khác của “liệu pháp lao động”. Các giảng viên cần phải đạt tiêu chuẩn để giảng dạy một loạt các kỹ năng phù hợp và có thể áp dụng được (ví dụ: dạy thanh niên thành thị tại Tp. HCM về kỹ năng làm nông nghiệp là việc làm vô nghĩa). Những phần công việc thực hành phải được trả công phù hợp, sản phẩm lao động nên được tính toán cẩn thận và sử dụng để hỗ trợ người đang được tập huấn.

Cấp chứng chỉ: Sau khi đào tạo một loại kỹ năng nhất định thì trung tâm cần phải cấp chứng chỉ đã đào tạo kỹ năng đó (ví dụ như sửa chữa, vận hành máy móc, nhập liệu máy tính). Các kỹ năng này phải được kiểm tra và đánh giá. Không phải tất cả mọi

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 247: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

247Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

người tham gia đào tạo đều được cấp chứng chỉ mà phải đảm bảo một chất lượng nhất định, nghĩa là chỉ cấp chứng chỉ nghề cho những người đạt yêu cầu.

Sử dụng lao động có hỗ trợ: Điều này đòi hỏi trung tâm phải xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế (có nhu cầu sử dụng lao động là các học viên). Theo thông lệ, hợp đồng giữa học viên và trung tâm sẽ quy định rõ tỷ lệ lương mà trung tâm phải chi trả, phần còn lại sẽ do các tổ chức, doanh nghiệp đối tác trả. Động lực đối với các tổ chức, doanh nghiệp đối tác là mức lương phải trả thấp hơn thị trường lao động vì được trung tâm đóng góp một phần. Lợi ích đối với học viên là kinh nghiệm làm việc thực sự và cơ hội trở thành người lao động chính thức trong tương lai nếu như tay nghề của họ khá.

Hỗ trợ tìm việc làm: Bản thân việc đào tạo là chưa đủ. Trung tâm cần cung cấp các dịch vụ giới thiệu việc làm và các hỗ trợ ban đầu khi họ bắt đầu công việc mới.

d. Dịch vụ tại Việt Nam hiện nayTại thông tư liên tịch 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định về chế độ hỗ trợ học nghề và chế độ hỗ trợ tìm việc làm cho người sau cai nghiện ma túy có áp dụng các biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú như sau:

Hỗ trợ học nghề:• Người sau cai nghiện ma tuý nếu có nhu cầu học nghề được Chủ tịch Uỷ ban

nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề: 1.000.000 đồng/người/khóa học nghề.

• Căn cứ đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí học nghề của người sau cai nghiện ma tuý và biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo nghề, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ kinh phí học nghề cho người sau cai nghiện ma tuý.

Hỗ trợ tìm việc làm:• Người sau cai nghiện ma tuý được Trung tâm giới thiệu việc làm tham vấn, giới

thiệu việc làm miễn phí theo quy định tại Thông tư liên tịch số 95/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 07/8/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm.

• Hỗ trợ tìm việc làm 1.000.000 đồng/người đối với người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và người sau cai nghiện

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 248: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

248 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

ma tuý sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm trở về địa phương đã có nhiều tiến bộ, cam kết không tái phạm, chưa có việc làm; bản thân, gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Các mức hỗ trợ quy định trên là mức tối thiểu, tùy theo khả năng, điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định mức hỗ trợ cao hơn để tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy có việc làm, thu nhập ổn định.

LỒNG GHÉP THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ

CHƯƠNG 8

Page 249: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

249Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8

1. Hãy nêu khái niệm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Tại sao tham vấn điều trị nghiện là hợp phần quan trọng trong điều trị thay thế Methadone?

2. Hãy nêu trọng tâm và công tác tham vấn điều trị nghiện cụ thể trong từng giai đoạn điều trị Methadone: giai đoạn dò liều, giai đoạn điều chỉnh liều, giai đoạn duy trì và giai đoạn giảm liều tiến tới dừng điều trị

3. Hãy nêu khái niệm về phương pháp điều trị nghiện ma tuý kích thích bằng mô hình Matrix. Kể tên các hợp phần trong phương pháp điều trị Matrix

4. Hãy nêu vai trò và nhiệm vụ của tham vấn viên trong các buổi tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm phục hồi sớm và nhóm dự phòng tái nghiện trong mô hình Matrix

5. Đồng trưởng nhóm trong mô hình Matrix là gì? Tiêu chí lựa chọn? Hãy nêu vai trò của đồng trưởng nhóm trong nhóm phục hồi sớm, nhóm dự phòng tái nghiện và nhóm hỗ trợ xã hội?

6. Hãy nêu các can thiệp chăm sóc ban đầu cho người sử dụng ma tuý: khái niệm, hình thức nội dung, lợi ích và áp dụng thực tiễn

7. Hãy nêu các can thiệp chuyên sâu cho người sử dụng ma tuý: khái niệm, hình thức nội dung, lợi ích và áp dụng thực tiễn

8. Hãy nêu các can thiệp chăm sóc liên tục cho người sử dụng ma tuý: khái niệm, hình thức nội dung, lợi ích và áp dụng thực tiễn

Page 250: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

250 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 8

Tài liệu tiếng Việt1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Báo cáo của Bộ Lao Động - Thương Binh và

Xã hội tại cuộc họp tổng kết năm 2012 của Uỷ Ban Quốc gia phòng chống HIV và phòng, chống ma tuý, mại dâm, tháng 2 năm 2013

2. Cục phòng, chống HIV/AIDS, báo cáo tháng 7/2012 của Bộ Y tế về tình hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

3. Chính phủ, Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

4. Viện Quốc gia về lạm dụng ma túy, Hoa Kỳ và UNODC/WHO, các nguyên tắc điều trị nghiện ma túy, 3/2008.

5. Bộ Y tế, Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của Bộ Y tế, Ban hành kèm theo Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế

6. Mô hình điều trị Matrix – giáo trình của SAMHSA, 20097. Theo Tổ chức Y tế thế giới – phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 ICD 10 - định

nghĩa nghiện8. Quyết định 647/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự

nguyện9. Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020,

Bộ LĐTB&XH10. Chính phủ, Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy

định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng.11. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

thuốc Methadone của Bộ Y tế, ban hành kèm theo Quyết định số....12. Baodientu.chinhphu.vn/Dieutringhienbangmethadonetugocnhinkinhtexahoi,

trích dẫn ngày 3/8/201313. Bộ Y tế, Báo cáo Phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 và trọng tâm kế hoạch năm

2013, Bộ Y tế14. Bộ Y tế, Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 và kế

hoạch công tác năm 2013, Cục PC AIDS, Bộ Y tế

Tài liệu tiếng Anh15. Center for Substance Abuse Treatment. Client’s Handbook: Matrix Intensive

Outpatient Treatment for People With Stimulant Use Disorders. DHHS Publication No. (SMA) 06-4154. Rockville

16. Cohen, MS và cộng sự. Báo khoa học N Engl J Med 2011; 365:493-505 8/11/ 201117. The Narcotics Anonymous Step Working Guide, đường link http://lascna.org/

sites/default/files/lit/na-step-working-guide.pdf trích dẫn ngày 15/8/2013

Page 251: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy

Giáo trìnhTHAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Số 36, ngõ Hòa Bình 4, Minh Khai,

Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT: (04).3.6246920 - 3.6246917

Fax: (04).3.6246915

***

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Nguyễn Hoàng Cầm

Chịu trách nhiệm nội dung:

TRườNG ĐạI HọC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Vẽ bìa và kỹ thuật vi tính:

Lotus Communications

In 300 cuốn theo giấy phép xuất bản số 1665-2013/CXB/05-275/LĐXH

Mã số ISBN: 978-604-65-0892-2

In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2013

Page 252: Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện Ma túy