9
1 I. MĐẦU Thc hiện các văn bản chđạo của Trung ương Đảng, Quc hi, Chính phvà BGiáo dc và Đào tạo, để góp phn hin thc hoá sách giáo khoa phthông môn Công nghtheo Chương trình giáo dục phthông năm 2018, nhóm các nhà giáo, nhà khoa hc tâm huyết trong lĩnh vực giáo dc Công nghđã biên soạn cun sách giáo khoa Công ngh6 bsách Cánh Diu. Sách Công ngh6 bsách Cánh Diu do Tiến sĩ Nguyn Tt Thng (Tng chbiên), PGS.TS Trn ThLan Hương (Chbiên) và các tác gi: ThS Hoàng Xuân Anh, ThS Nguyn ThThanh Hu, ThS Bùi ThHi Yến biên son. Sách đã được Btrưởng BGiáo dục Đào tạo phê duyt sdụng trong cơ sở giáo dc phthông ti Quyết định s718/QĐ-BGDĐT ngày 09/02/2021. Bìa sách giáo khoa Công ngh6 TS Nguyn Tt Thng (Tng Chbiên) PGS.TS Trn ThLan Hương (Chbiên) ThS Hoàng Xuân Anh (Tác gi) ThS Nguyn ThThanh Hu(Tác gi) ThS Bùi ThHi Yến (Tác gi) Các tác gibiên son Công ngh6 GII THIU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGH6 Bsách Cánh diu

GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ6

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ6

1

I. MỞ ĐẦU

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Giáo dục

và Đào tạo, để góp phần hiện thực hoá sách giáo khoa phổ thông môn Công nghệ theo

Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nhóm các nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết

trong lĩnh vực giáo dục Công nghệ đã biên soạn cuốn sách giáo khoa Công nghệ 6 – bộ

sách Cánh Diều. Sách Công nghệ 6 – bộ sách Cánh Diều do Tiến sĩ Nguyễn Tất Thắng

(Tổng chủ biên), PGS.TS Trần Thị Lan Hương (Chủ biên) và các tác giả: ThS Hoàng Xuân

Anh, ThS Nguyễn Thị Thanh Huệ, ThS Bùi Thị Hải Yến biên soạn. Sách đã được Bộ trưởng

Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại Quyết định số

718/QĐ-BGDĐT ngày 09/02/2021.

Bìa sách giáo khoa Công nghệ 6

TS Nguyễn Tất Thắng

(Tổng Chủ biên) PGS.TS Trần Thị Lan Hương

(Chủ biên)

ThS Hoàng Xuân Anh

(Tác giả)

ThS Nguyễn Thị

Thanh Huệ

(Tác giả)

ThS Bùi Thị

Hải Yến

(Tác giả)

Các tác giả biên soạn Công nghệ 6

GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ 6

Bộ sách Cánh diều

Page 2: GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ6

2

II. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ 6 – CÁNH DIỀU

Sách giáo khoa Công nghệ 6 là một trong những cuốn sách thuộc bộ sách giáo khoa Cánh

Diều được xây dựng dựa trên cơ sở cụ thể hoá Chương trình giáo dục phổ thông 2018 – môn

Công nghệ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018. Đây là cuốn sách được biên

soạn công phu, khoa học, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sách được thiết kế theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, phù hợp từng vùng miền và thuận tiện cho việc chủ động tổ chức các hoạt động dạy học tích cực.

III. ĐIỂM MỚI CỦA SÁCH GIÁO CÔNG NGHỆ 6 – CÁNH DIỀU

1. Điểm mới về chức năng nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Sách giáo khoa môn Công nghệ 6 – Cánh Diều được xây dựng theo định hướng phát triển

phẩm chất và năng lực học sinh đã chọn nội dung, cấu trúc và thiết kế hướng tới các chức

năng cơ bản sau:

1. Cung cấp thông tin và tra cứu thông tin khoa học.

2. Định hướng các hoạt động dạy học tích cực, chủ động.

3. Tạo động cơ, hứng thú học tập, tìm tòi và khám phá khoa học.

4. Tạo điều kiện dạy học tích hợp giáo dục STEM và bước đầu phân hoá học sinh.

5. Giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn công nghệ.

6. Hỗ trợ tự học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

7. Củng cố, mở rộng kiến thức.

8. Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết.

2. Điểm mới về cấu trúc các phần của cuốn sách

a. Cấu trúc các phần của cuốn sách (gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần cuối)

Phần đầu, gồm: Trang bìa lót; Hướng dẫn sử dụng sách; Lời nói đầu với học sinh lớp 6;

Mục lục. Trang “Hướng dẫn sử dụng sách” bao gồm: Giới thiệu số lượng chủ đề, bài học,

giới thiệu các icon/kí hiệu sử dụng trong cuốn sách.

Page 3: GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ6

3

Trang bìa lót, Hướng dẫn sử dụng sách, Lời nói đầu, Mục lục

Phần thân: Là nội dung các chủ đề, bài học, gồm các chủ đề (4 chủ đề), bài học (15 bài

học). Ngoài ra còn 4 bài ôn tập cuối mỗi chủ đề.

Các chủ đề trong sách giáo khoa Công nghệ 6

Tiêu đề và mục tiêu của 15 bài học

Page 4: GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ6

4

Phần cuối, gồm: Phụ lục của “Chủ đề 2. Bảo quản và chế biến thực phẩm” để học sinh có

thể tra cứu để tính toán dinh dưỡng cho bữa ăn; Bảng Giải thích thuật ngữ, Bảng tra cứu

tiếng nước ngoài; góp phần bồi dưỡng khả năng tự học và giúp học sinh thuận tiện trong

tra cứu thuật ngữ, phiên âm tiếng nước ngoài.

Hình ảnh nội dung bài học của mỗi chủ đề

Cấu trúc mỗi bài học, gồm: Mục tiêu của bài học, hình ảnh minh hoạ bài học, các hoạt động

và các cấu phần của một bài học, kí hiệu/icon. Mục tiêu của bài học bám sát mục tiêu của

Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ lớp 6 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo ban hành năm 2018. Cấu trúc các hoạt động, các cấu phần của bài học như sau:

Phụ lục, Bảng Giải thích thuật ngữ, Bảng tra cứu tiếng nước ngoài

b. Cấu trúc nội dung các chủ đề, bài học

Cấu trúc mỗi chủ đề, gồm: Mỗi chủ đề gồm từ 3 đến 4 bài học. Cuối mỗi chủ đề có một

bài ôn tập.

Trang đầu mỗi chủ đề trình bày tên chủ đề, các bài học trong chủ đề, hình ảnh đại diện của

chủ đề để đảm bảo tính định hướng trong học tập cho học sinh.

Page 5: GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ6

5

Hoạt động, cấu phần Kí hiệu/ icon Mục đích

Mở đầu

Nhằm gợi mở nội dung bài học và liên hệ bài

học với thực tiễn.

Hình thành kiến thức

Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới và hình

thành kĩ năng

Nhằm khám phá kiến thức và rèn luyện kĩ năng

thực hành

Luyện tập

Nhằm rèn luyện, khắc sâu kiến thức, kĩ năng vừa

học được

Vận dụng

Giúp học sinh vận dụng các kiến thức và kĩ năng

vào cuộc sống

Kiến thức

cốt lõi Các kiến thức cần có sau khi học xong một phần

hoặc cả bài học

Mở rộng

Nhằm tăng kiến thức và sự hứng thú học tập

Các kiến thức mở rộng, tăng sự hứng thú

Sách giáo khoa môn Công nghệ 6 được thiết kế phần lớn dựa trên cơ sở của mô hình 5E

(theo thuyết kiến tạo 5Es). Đây là mô hình dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ

động học tập của học sinh, tăng cường vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Trong đó sách nhấn

mạnh tới các bước:

(1) Mở đầu – gắn kết (Engagement) (4) Vận dụng (Elaboration)

(2) Khai thác, khám phá (Exploration) (5) Đánh giá (Evaluation)

(3) Giải thích (Explanation)

Ngoài những bước chính trên, cuối mỗi bài học có thêm mở rộng kiến thức và cung cấp

thêm thông tin thú vị qua mục Tìm hiểu thêm và Em có biết?: Cung cấp thêm thông tin thú

vị, liên quan đến kiến thức đang đề cập, mở rộng hiểu biết, gây hứng thú học tập và góp

phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Page 6: GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ6

6

Nội dung các hoạt động nhằm đáp ứng mục tiêu bài học và các yêu cầu cần đạt tương ứng

với các thành phần năng lực Công nghệ quy định ở chương trình Công nghệ lớp 6 trong

Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Điểm mới về chọn nội dung cho các chủ đề và bài học

(1) Nội dung của các bài học trong sách Công nghệ 6 được thiết kế theo định hướng phát

triển phẩm chất, năng lực Công nghệ của học sinh. Do vậy, nội dung của các bài học chủ

yếu là những vấn đề cơ bản, thiết thực, phù hợp với mục tiêu chương trình và phù hợp với

học sinh lớp 6, đảm bảo tính vùng miền về: nhà ở; bảo quản và sử dụng lương thực và thực

phẩm đúng cách, chế biến thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng; sử dụng và bảo quản trang

phục đúng cách, hợp thời trang, phù hợp với công việc và điều kiện gia đình; sử dụng đồ

dùng điện trong gia đình an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường,...

Các bài học không thiết kế theo từng tiết một như sách giáo khoa hiện hành mà nhiều bài

được thiết kế 2 tiết (tuỳ thuộc vào nội dung của chủ đề) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

giáo viên và học sinh dạy và học một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ của học sinh từng

lớp, từng trường và từng địa phương mà giáo viên có thể áp dụng.

(2) Sách thiết kế nhiều hoạt động học tập đa dạng nhằm tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; khuyến khích học sinh học tập tích cực và chủ

động trong học tập. Sách chú ý tới việc đặt câu hoi, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ vận

dụng vào điều kiện của gia đình, địa phương,... Hoạt động mở đầu nhằm giúp học sinh

“khởi động” vào bài mới, các hoạt động được thiết kế dưới dạng câu hoi kích thích tư duy

hoặc tình huống có vấn đề để thu hút học sinh trả lời, qua đó gợi mở nội dung bài học và

liên hệ bài học với thực tiễn. Tuỳ theo mục tiêu và tính chất nội dung kiến thức của mỗi bài

học mà hoạt động hình thành kiến thức mới được trình bày thành chuỗi các hoạt động cụ

thể khác nhau, giúp học sinh nghiên cứu tài liệu, khai thác thông tin trên các hình ảnh, sơ

đồ, bảng biểu để hình thành kiến thức.

Một số hoạt động trong bài học

Page 7: GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ6

7

Tuy nhiên, sách Công nghệ 6 không áp đặt cách dạy một cách cứng nhắc mà gợi ý để giáo

viên linh hoạt trong tổ chức dạy học, phù hợp với từng vùng miền và đối tượng học sinh.

(3) Hoạt động thực hành được đưa vào nội dung bài tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ

năng và vận dụng kiến thức. Hoạt động thực hành, luyện tập, vận dụng được thiết kế đa

dạng, phù hợp với kiến thức lí thuyết đã học và mục tiêu bài học, giúp giáo viên chủ động,

thuận lợi trong tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, phù hợp với điều kiện từng gia đình,

địa phương, vùng miền. Sách coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo

cho học sinh cơ hội quan sát; bước đầu phát triển kĩ năng trao đổi với bạn bè và những

người trong gia đình, làm cơ sở phát triển khả năng giao tiếp, thuyết trình sau này.

Một số hoạt động thực hành

(4) Sau mỗi chủ đề có một bài “Ôn tập” được thể hiện bằng sơ đồ hoá các kiến thức và mối liên hệ giữa các kiến thức đã học, nhằm phát triển năng lực tư duy tổng hợp, khái quát hoá. Đồng thời có nhiều dạng câu hoi, bài tập vận dụng, xử lí tình huống,… giúp học sinh luyện tập và củng cố tổng hợp, vận dụng các kiến thức vào cuộc sống ở gia đình, nhà trường,... Từ

đó, học sinh hình thành các kĩ năng, kiến thức về xây dựng nhà ở, sử dụng trang phục

lịch sự, bảo quản và sử dụng lương thực, thực phẩm đúng cách, sử dụng đồ dùng điện ở gia đình, nhà trường và cộng đồng an toàn.

Page 8: GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ6

8

Các bài ôn tập cuối chủ đề

5. Điểm mới về cách trình bày và hình thức sách giáo khoa

a. Cách sử dụng ngôn ngữ

Sách giáo khoa môn Công nghệ 6 sử dụng ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt dễ hiểu, gần gũi,

thân thiện tạo sự hưng phấn tìm tòi khám phá bài học cho học sinh. Sách sử dụng nhiều hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hoá nội dung và nhiều kí hiệu/icon dễ h iểu, dễ nhớ, dễ phân biệt trong

các hoạt động thay vì dùng các lệnh khô khan như ở các sách giáo khoa hiện hành.

b. Về thiết kế minh hoạ

Sách Công nghệ 6 đặc biệt coi trọng việc thiết kế, minh hoạ để giúp học sinh có một

cuốn sách giáo khoa thật hấp dẫn, có sức hút và tạo hưng phấn học tập. Sách trình bày rõ

ràng, khoa học; kênh hình phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 6, giúp

học sinh hứng thú học tập. Mục lục được trình bày ở phần đầu sách để thuận tiện cho việc

sử dụng sách.

Hình thức và màu sắc:

– Trang chủ đề: Hình ảnh minh hoạ hấp dẫn, khái quát cho từng chủ đề.

– Trang sách: Thiết kế trang đơn để đảm bảo tính khoa học để học sinh dễ quan sát,

dễ theo dõi.

– Khổ sách: Khổ sách lớn hơn sách giáo khoa hiện hành để tạo điều kiện thiết kế minh hoạ một cách dễ dàng, khoa học. Ngoài ra, với số trang hợp lí (88 trang) tạo thuận lợi cho việc học tập và mang sách khi di chuyển.

– In màu: Sách được mã màu cho từng chủ đề, trang bìa mỗi chủ đề có tông màu đặc trưng, có ý nghĩa với chủ đề đó. Ngoài ra, sự thay đổi màu ở các chủ đề còn tạo ra sự

hưng phấn, tạo sự khác biệt giữa các chủ đề, tránh sự nhàm chán về màu sắc cho học sinh.

– Cách đánh số: Các bài học/chủ đề được đánh số hỗ trợ cho việc dạy và học.

Page 9: GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ6

9

– Font chữ: Font chữ và kiểu chữ đơn giản nhưng phổ biến, rõ ràng phân biệt với

phần nội dung chính và các phần công cụ định hướng, phù hợp với học sinh lớp 6.

– Tỉ lệ kênh chữ và kênh hình: Đa dạng hoá hình ảnh và sơ đồ hoá hình ảnh, nội

dung làm cho học sinh dễ tiếp thu.

Nguyễn Tất Thắng

Một số hình ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa Công nghệ 6

IV. KẾT THÚC

Công nghệ 6 – Cánh Diều là một cuốn sách giáo khoa được biên soạn công phu, trình bày khoa học, hiện đại, bám sát quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ 2018 và các quy định hiện hành về biên soạn sách giáo khoa phổ thông. Với sự nỗ lực, tâm huyết của các tác giả, biên tập viên và nhà xuất bản, hi vọng sách giáo khoa Công nghệ 6 – Cánh Diều sẽ là một cuốn sách hữu ích cho giáo viên và

học sinh, các trường trung học cơ sở, góp phần hiện thực hoá việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của Đảng và Nhà nước.

Trân trọng!

TM. NHÓM TÁC GIẢ

Tổng Chủ biên