83
TRƯỜNG ĐẠI HC SƯ PHM HÀ NI VIN NGHIÊN CU SƯ PHM ----------&---------- TÀI LIU CHUYÊN ĐỀ NGHIP VSƯ PHM GIÁO DC ĐẠI HC THGII VÀ VIT NAM PGS.TS. Phan Thanh Long Hà Ni, 2019

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

----------&----------

TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI

VÀ VIỆT NAM

PGS.TS. Phan Thanh Long

Hà Nội, 2019

Page 2: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. LƯỢC SỬ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .. 3

1. Lược sử hình thành và phát triển giáo dục đại học thế giới ................................... 3

1.1. Ở phương Đông .................................................................................................. 4

1.2. Phương Tây ......................................................................................................... 5

2.2. Giới thiệu một số trường đại học hàng đầu thế giới ........................................... 8

2. Kh¸i qu¸t lÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam ............... 18

2.1. Gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam thêi kú phong kiÕn ................................................ 18

2.2. Gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam thêi kú ph¸p thuéc ................................................ 20

2.3. Gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam Tõ n¨m 1954 ®Õn 1975 ......................................... 22

2.3.1. Gi¸o dôc ®¹i häc ë MiÒn B¾c ViÖt Nam ........................................................ 22

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ......................................... 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 31

CHƯƠNG 2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠi HỌC TRÊN THẾ

GIỚI ........................................................................................................................ 32

1. Tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học ............................................................. 32

2. Một số mô hình giáo dục đại học trong lịch sử phát triển xã hội ........................ 35

2.1. Giáo dục tinh hoa (educatiom for elite) ............................................................ 35

2.2. Gi¸o dôc v× nguån nh©n lùc (education for manpower) ................................... 37

2.3. Giáo dục đại chúng (Education for mass) ........................................................ 37

2.4. Giáo dục trong một xã hội học tập (Education in learning society) ................ 39

3. Xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện nay ................................................... 40

3.1. Đa dạng hoá các mô hình nhà trường và phương thức đào tạo ....................... 40

3.2. Gắn kết quá trình đào tạo với nghiên cứu khoa học và quá trình sản xuất, kinh

doanh trong thực tiễn ............................................................................................... 42

3.3. Quốc tế hoá giáo dục đại học ........................................................................... 43

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC .......................................... 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 47

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT

NAM ........................................................................................................................ 48

1. Tính cấp thiết của việc đổi mới giáo dục đại học Việt nam ................................. 48

Page 3: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

2

1.1. Nh÷ng ®Æc ®iÓm c¬ b¶n cña thêi ®¹i - thêi c¬ vµ th¸ch thøc ®èi víi gi¸o dôc đại

học hiện nay ............................................................................................................. 48

1.2. Bối cảnh phát triển của giáo dục đại học Việt Nam ......................................... 54

2. Phương hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam .......................................... 60

2.1. Mục tiêu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ................................................... 60

2.2. Các giải pháp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam ........................................... 61

3. Ph­¬ng h­íng tæng qu¸t cña gi¸o dôc ViÖt Nam b­íc vµo thÕ kû XXI .............. 67

3. 1. ChuÈn ho¸ ........................................................................................................ 67

3.2. HiÖn ®¹i ho¸ ...................................................................................................... 67

3.3. D©n chñ ho¸ ...................................................................................................... 67

3.4. X· héi ho¸ gi¸o dôc ........................................................................................... 67

3.5. §a d¹ng ho¸ c¸c h×nh thøc tr­êng líp .............................................................. 67

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ......................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 69

CHƯƠNG 4. QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ............................ 70

1. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục và giáo dục đại học .............................. 70

1.1. Kh¸i niÖm chung vÒ qu¶n lý .............................................................................. 70

1.2. Qu¶n lý nhµ n­íc vÒ gi¸o dôc ........................................................................... 70

1.3. Qu¶n lý nhµ n­íc vÒ gi¸o dôc ®¹i häc .............................................................. 71

2. Mô hình quản lí giáo dục và sự vận dụng vào quản lí giáo dục đại học ................ 72

2.1. Khái niệm về mô hình ........................................................................................ 72

2.2. Mô hình quản lí giáo dục ................................................................................... 73

3.2. Giáo dục Đại học Việt Nam trong nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội

chủ nghĩa - Nhận diện các thuộc tính và mâu thuẫn phát triển ................................ 74

3.3. Những vấn đề chủ yếu về phát triển giáo dục đại học và quản lí nhà nước về

giáo dục đại học trong bối cảnh phát triển hiện nay của đất nước ......................... 77

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ......................................... 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 82

Page 4: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

3

CHƯƠNG 1.

LƯỢC SỬ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Mục đích yêu cầu:

Học chương này học viên cần phải nắm vững một số vấn đề sau:

- Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục đại học trên thế giới (cả phương Đông và phương Tây).

- Có những thông tin cần thiết về một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới.

- Lịch sử hình thành và phát triển giáo dục đại học Việt Nam và những đóng góp của nó cho sự phát triển nước nhà.

1. Lược sử hình thành và phát triển giáo dục đại học thế giới

Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt của giáo dục được thể hiện ở sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội qua các thế hệ, tạo ra sự phát triển của cá nhân và xã hội.

Từ khi con người biết lao động và có ngôn ngữ thì hiện tượng giáo dục cũng

MỤC TIÊU

Sau khi học xong học phần này, người học có thể:

- Học phần này nhằm cung cấp cho người học một số vấn đề cơ bản về tình hình giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam. Cụ thể là những vấn đề sau:

+ Sơ lược về lịch sử hình thành, phát triển của giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam.

+ Xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới + Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay và phương hướng

đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong những năm tới. + Quản lí nhà nước về giáo dục đại học.

- Trên cơ sở những hiểu biết nói trên nhằm giúp người học có một quan điểm thích hợp trong quá trình tham gia đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường mình công tác nói riêng và nền giáo dục đại học nước nhà nói chung.

Page 5: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

4

manh nha xuất hiện. Hiện tượng giáo dục của buổi sơ khai trong xã hội nguyên thuỷ mang tính chất tự phát, diễn ra rất đơn giản theo cơ chế bắt chước trực tiếp, nhằm truyền đạt những kinh nghiệm săn bắt, hái lượm, cao hơn nữa là những tập tục, nghi lễ trong cuộc sống chung của bộ tộc, bộ lạc. Giáo dục trong thời kỳ này là phúc lợi xã hội và bình đẳng với mọi người trong cộng đồng, bộ tộc. Mọi người lớn đều là thầy giáo, mọi trẻ em đều là trò…

Phương thức sản xuất ngày càng phát triển, của cải trong ngày càng nhiều và có dư thừa, làm xuất hiện một số người muốn sở hữu riêng những của cải dư thừa đó. Xã hội loài người chuyển sang một thời kì lịch sử mới, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội có giai cấp. Hiện tượng giáo dục trở thành một công cụ vô cùng quan trọng, một thứ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị, chủ yếu phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Trước hết là đào tạo con em họ trở thành những người có năng lực duy trì nền thống trị, tiếp đến là giáo dục tuyên truyền tính chất quy thuận, phục tùng đối với tất cả những tầng lớp, giai cấp bị trị.

Sau một thời gian phát triển, trong xã hội xuất hiện một bậc học mang tính hàn lâm, đặc trưng cho văn minh của một thời đại, chỉ dành riêng cho con em giai cấp thống trị đó là giáo dục đại học. Sau đây chúng ta sẽ xem xét sơ lược lịch sử hình thành nền giáo dục đại học ở phương Đông cũng như phương Tây.

1.1. Ở phương Đông

- Một số quốc gia cổ đại phương Đông như Ai Cập, Át xi ri và Babilon (vùng Lưỡng Hà) từ thiên niên kỉ thứ 3 Tr.CN đã có một nền giáo dục phát triển. Trường học được lập ra ở các miếu thờ thần. Đạo sĩ, tăng lữ là tầng lớp nắm được nhiều kiến thức khoa học như: số học, hình học, thiên văn, địa lí,… làm nhiệm vụ giảng dạy bằng văn tự tiết hình. Ở Babilon đã có một trường đại học, sinh viên được nhà nước cấp dưỡng sau 7 năm học. Họ được bản thân quốc vương đến khảo sát để đào tạo thành những người quản lí xã hội.

- Ở Ai Cập cổ đại người ta cũng tổ chức các lớp học trong các miếu thờ thần để giảng dạy cho con em vua chúa, tăng lữ và những người muốn trở thành tăng lữ những kiến thức về số học, hình học để chia lại ruộng đất sau mùa nước lên của sông Nin (do bờ ruộng bị phù sa bồi đắp); về y học để ướp xác; về thuật chiêm tinh để dự đoán thời tiết, mùa màng, sản xuất …

- Ở Trung Hoa cổ đại. Theo lịch sử thì từ đời nhà Hạ (2050 - 1580 TrCN) đã có trường gọi là “Thành Quân” và thứ chữ viết tượng hình đã đạt trình độ khá hoàn chỉnh. Một số chữ được khắc lên mai rùa, xương thú vật dùng để bói toán (gọi là văn tự giáp cốt). Nhà trường cũng là nơi giáo dục, đào tạo con em chủ nô. Những người làm công tác giáo dục là những quốc lão có đức, có vị.

Đến đời Tây - Chu (1066 - 771 Tr.CN) nền giáo dục đã được phát triển ở mức độ cao, nền quốc học đã có hai cấp: tiểu học và đại học. Nội dung giáo dục cơ bản

Page 6: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

5

trong hai cấp đó là: Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số. Đối với tiểu học thì thư, số là trọng điểm. Còn xạ và ngự thì kết hợp với lễ, nhạc. Con em được vào tiểu học hay đại học không được bình đẳng như nhau. Ví dụ, con vua vào tiểu học từ 8 tuổi và vào đại học từ 15 tuổi. Nhưng con của lớp triều quan thì vào tiểu học phải 13 tuổi, vào đại học phải 20 tuổi. Tất nhiên nô lệ và con cái thường dân thì không có điều kiện vào học các trường đó.

Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Tần (221 Tr.CN), nhà Hán cho đến nhà Minh, Thanh (1911) giáo dục từng bước phát triển về số lượng nhằm giáo dục đào tạo con em giai cấp phong kiến, địa chủ để duy trì vương quyền và tuyển chọn nhân tài của các triều đại. Ngay từ đời Đông Hán (925 - 220 Tr.CN) khi đóng đô ở Lạc Dương đã mở một nhà Thái học rất lớn có 247 “phòng”, 1850 “thất”, lúc đông nhất có tới ba vạn thái học sinh. Ngoài hệ thống nhà trường đại học thường được xây dựng ở kinh đô và tỉnh lớn thì từ đời nhà Đường (581- 604) đã có tổ chức thư viện được coi như là một loại trường đại học. Thư viện được đặt ở những nơi danh lam thắng cảnh, chứa rất nhiều sách do một Động chủ hay Sơn trưởng phụ trách. Phương pháp giảng dạy là việc kết hợp việc giảng bài cho tập thể với sự nghiên cứu của cá nhân là chính.

Trong lịch sử phát triển giáo dục phương Đông hệ thống các trường Quốc Tử Giám là các trường đại học đầu tiên, chủ yếu để đào tạo con em vua chúa và quan lại trong triều đình.

1.2. Phương Tây

Hy Lạp cổ đại là một vùng đất có nền văn minh phát triển rực rỡ rất sớm của thế giới. Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều quốc gia nhỏ theo chế độ chiếm hữu nô lệ, trong đó có hai quốc gia lớn mạnh nhất là Spactơ và Aten.

Nhà nước chiếm hữu nô lệ Spactơ đã tận dụng giáo dục như một lợi khí nhằm giáo dục, đào tạo con em họ trở thành những chủ nô tàn bạo, có sức khoẻ, võ nghệ cao cường để thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nô lệ, duy trì quyền thống trị. Do đó nhà nước Spactơ rất quan tâm tổ chức hệ thống giáo dục từ thấp lên cao. Trẻ em con em giai cấp chủ nô nếu không bị dị tật, ốm yếu sẽ được nuôi dạy ở trong gia đình cho đến 6 tuổi. Sau 6 tuổi các em được nuôi dưỡng, học tập, rèn luyện rất khắt khe trong trường học của quốc gia để trở thành người công dân Spactơ “tuyệt đối phục tùng” nhà nước. Sau 18 tuổi có một số đông thanh niên được vào học trường cao cấp quân sự, có các chuyên ngành như bộ binh, kỵ binh… để trở thành những chiến binh dũng cảm, tàn bạo, trung thành với nhà nước chiếm hữu nô lệ Spactơ.

Từ thế kỷ thứ VI tr.CN, nhà nước chiếm hữu nô lệ Aten ở về phía Đông Nam Hy Lạp có nhiều hải cảng thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán nên nền kinh tế và văn hoá rất phát triển, đòi hỏi giai cấp quý tộc phải tổ chức một nền giáo dục cao

Page 7: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

6

cho con em họ. Từ 1 đến 6 tuổi các em được giáo dục trong gia đình với nhiều thứ đồ chơi để phát triển thể lực. Sau 6 tuổi, hàng ngày các em được một người nô lệ thông minh gọi là “Paidagogos” đưa đến trường và góp phần giáo dục các em.

Vào khoảng 12 tuổi các em được vào trường thể thao rèn luyện “ngũ khoa” là chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, vật, đồng thời tiếp tục học văn pháp, số học, hình học, âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp trường thể thao (Palacotra) con nhà giàu có thể tiếp tục học ở thể dụng quán (gummasion) cho đến 18 thì họ được vào trường Cao đẳng quân sự (ephebeia) đồng thời tiếp tục học văn học, toán học, triết học, âm nhạc và tham gia các buổi sinh hoạt chính trị. Đây là hệ thống nhà trường đại học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại nhằm đào tạo con em giai cấp thống trị thành những người có trình độ cao, phát triển các mặt chân, thiện, mỹ.

Nghiên cứu lịch sử phát triển giáo dục thế giới, các nhà khoa học đều có một nhận định chung là việc giáo dục, đào tạo con em giai cấp thống trị có trình độ học vấn cao đã được các quốc gia phát triển dưới chế độ chiếm hữu nô lệ ở cả phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên hình thức tổ chức, nội dung giáo dục, yêu cầu về trình độ học vấn có khác nhau, nhưng đều có một mục đích chung là đào tạo nhân tài để tham gia vào các hoạt động quản lý, phát triển của đất nước trong các thể chế chính trị khác nhau.

Đến thời Trung cổ nhà trường “đại học” (gốc la tinh là universitas) theo đúng ý nghĩa của nó về tổ chức, nội dung, chương trình, chất lượng đào tạo, giáo sư giảng dạy, v.v…được xây dựng sớm ở một số quốc gia Tây Âu. Các trường đại học đầu tiên được phát triển dưới sự bảo trợ của giáo hội công giáo, còn gọi là trường học nhà thờ, được thúc đẩy bởi các tu viện. Đó là các đại học Bologna - La Mã (thành lập năm 1088), Trường Đại học Pari, Ooclêăng - Pháp (1150), Trường Đại học Oxford, Kembridge - Anh (1167), Trường Đại học Xalamanca - Tây Ban Nha(1218), v.v… Đến cuối thế kỷ XIV ở Châu Âu đã có tất cả 40 trường đại học danh tiếng.

Trong số các trường đại học ở Tây Âu lúc bấy giờ thì trường Đại học Pari là nổi tiếng nhất. Sinh viên ở đây lâp thành 4 hội đồng hương là Noócmăngđi, Anh, Gôlơ, Picacdi. Các giáo sư cũng gia nhập các tổ chức mà sau này phát triển thành các khoa. Đến cuối thế kỷ XII các tổ chức sinh viên và giáo dục liên hiệp lại để bầu ra hiệu trưởng (ban giám hiệu) có sinh viên tham gia để điều hành việc giảng dạy và học tập. Trong mỗi trường đại học có nhiều khoa khác nhau như: Pháp lý, y khoa, thần học, nghệ thuật. Các trường đại học thời Trung cổ có uy tín rất lớn, nhiều khi người ta giao cho việc hoà giải sự tranh chấp giữa chính quyền và giáo hội.

Hiện nay ở trên thế giới, đối với những quốc gia nhỏ cũng có hàng trăm trường Cao đẳng và Đại học. Đối với những quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật có đến hàng ngàn trường Cao đẳng và Đại học ở khắp cả nước, đến từng

Page 8: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

7

địa phương, vùng lãnh thổ để đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhu cầu “học tập suốt đời” theo xu thế hội nhập quốc tế.

2. Giới thiệu một số trường đại học hàng đầu thế giới hiện nay

2.1. Bảng xếp hạng những trường đại học hàng đầu thế giới

Nói đến những trường đại học hàng đầu thế giới, người ta thường nghĩ ngay tới những cái tên như Đại học Harvard, Yale, MIT (Hoa Kì) hay Oxford, Cambridge (Anh)... Đó là những cái tên đã trở thành thương hiệu, là sự đảm bảo về uy tín và chất lượng. Tuy nhiên, gán cho những trường này cụm từ “hàng đầu thế giới” không phải chỉ là cảm tính hay thói quen mà dựa trên những tiêu chí hết sức rõ ràng, cụ thể.

Hàng năm, nhiều tổ chức tiến hành bình chọn và xếp loại các trường đại học trên thế giới. Mỗi một tổ chức có thể đưa ra những tiêu chí không hoàn toàn giống nhau, dẫn tới thứ hạng của một số trường trong cùng một năm, ở những bảng xếp hạng khác nhau, có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên sự chênh lệch là không quá lớn.

Lấy ví dụ một bảng xếp hạng uy tín do Thời báo Times Higher Education Suppliment phối hợp với Tổ chức Giáo dục và Hướng nghiệp quốc tế (QS) thực hiện. Xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới là sự kiện thường niên của tổ chức này. Trong Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới hằng năm, 10 vị trí đứng đầu thuộc về các trườnsg đại học của Mỹ và Anh, trong đó đứng đầu là Đại học Harvard, kế đến là Yale, Oxford và Cambridge.

Theo ông Nunzio Quacquarelli, Giám đốc của QS, thì kết quả xếp hạng chính là sự thể hiện rõ nhất, chân thực nhất về chất lượng giáo dục của các trường.

Nền giáo dục châu Á cũng cải thiện được vị trí của mình với 13 trường lọt vào Top 100, trong đó có Osaka University và Chinese University of Hong Kong ở Top 50. Còn châu Âu (trừ Anh) lại có vẻ tụt hạng.

Báo cáo về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam mới công bố của Bộ Giáo dục Đào tạo cho biết: Giáo dục đại học Việt Nam chưa có vị trí trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới.

Tạp chí Newsweek cũng công bố xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới của mình hàng năm, dựa trên sự cởi mở, đa dạng và những thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu.

Nét mới của bảng xếp hạng này là chú trọng nhiều hơn vào tính chất toàn cầu của các trường. Bởi vì các trường đại học trên thế giới ngày càng có ý thức trong việc hòa nhập vào môi trường toàn cầu hóa.

Page 9: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

8

2.2. Giới thiệu một số trường đại học hàng đầu thế giới

v Trường Harvard (Mỹ) và các trường trực thuộc: Trường Kinh doanh Harvard, trường Luật Harvard, trường Y Harvard và trường John F. Kennedy of Government

Trường Đại học Tổng hợp Harvard được thành lập năm 1636 và là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới bên cạnh các trường: đại học Cambridge, Oxford của Anh, Sorbonne của Pháp.

Trên 14.000 người đang làm việc ở Harvard, trong đó có hơn 9.000 cán bộ giảng dạy ở trường y và 2.000 cán bộ giảng dạy khác. Thư viện ở ĐH Harvard có trên 15 triệu đầu sách.

Ban đầu, trường chỉ có 9 sinh viên và duy nhất một thầy giáo. Trong niên khoá 2004-2005, số sinh viên của trường là 19.731 người tại 10 đơn vị học thuật chính, trong đó có hơn 12.000 nghiên cứu sinh. Ngoài ra, còn có 13.000 SV đăng ký các khoá học tại trường Harvard mở rộng.

Ngoài thu nhập do giảng dạy và các hoạt động kinh doanh khác, trường còn nhận được nhiều khoản đóng góp từ các học sinh cũ nay đã thành đạt.

Bảy tổng thống Mỹ: John Adams, John Quincy Adams, Theodore and Franklin Delano Roosevelt, Rutherford B. Hayes, John Fitzgerald Kennedy và George W. Bush đều là cử nhân của Harvard. Các cán bộ giảng dạy của trường ĐH danh tiếng này cũng đã tạo ra 40 nhà khoa học giành giải Nobel. Chi phí của mỗi sinh viên trong năm 2004-2005 là 40.000 đôla.

Mục tiêu của Harvard là cố gắng tạo ra sự hiểu biết và mở mang trí óc của SV đến với hiểu biết đó, đồng thời giúp SV tận dụng tốt nhất các cơ hội giáo dục của họ. Chính vì thế mà Harvard khuyến khích sinh viên tôn trọng các ý tưởng và sự thể hiện tự do của họ, hãnh diện với sự khám phá và khả năng suy nghĩ, theo đuổi tinh thần hợp tác và nhận trách nhiệm đối với hậu quả của những hành động cá nhân.

Sự ủng hộ mà đại học Harvard dành cho sinh viên là nền tảng để họ xây dựng tính độc lập và thói quen học tập suốt đời.

Nằm trong trường Đại học Tổng hợp Harvard có rất nhiều trường trực thuộc, trong đó phải kể tới 4 trường rất nổi tiếng sau:

Ø Trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School)

- Năm thành lập: 1908.

- Địa điểm: Boston, Massachusetts.

- Phương châm đào tạo: “đào tạo nên những nhà lãnh đạo làm nên sự khác biệt trên thế giới” (to educate leaders who make a difference in the world).

Page 10: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

9

- 65.000 sinh viên đã tốt nghiệp của trường có rất nhiều người là lãnh đạo của những tập đoàn danh tiếng, trong đó có cả những nhà lãnh đạo của các quốc gia như trường hợp của Tổng thống Mỹ Geogre W. Bush.

- Luôn luôn đứng đầu danh sách các trường kinh doanh uy tín nhất của Mỹ (theo www.forbes.com).

- Các trung tâm nghiên cứu toàn cầu:

+ California Research Center, Palo Alto; + Asia-Pacific Research Center, Hong Kong; + Latin America Research Center, Buenos Aires; + Japan Research Office, Tokyo; + Europe Research Center, Paris.

Ø Trường Luật Harvard (Harvard Law School)

- Năm thành lập: 1817.

- Hiện tại có 10 thượng nghị sĩ; 10 hạ nghị sĩ và 4 thống đốc bang của Mỹ từng học tại trường Luật Harvard. Ứng cử viên tự do Ralph Nader trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng (dành được khỏang 1% số phiếu phổ thông) cũng từng học tại trường Luật Harvard.

Ø Trường Y Harvard (Harvard Medical School)

- Năm thành lập: 1782.

- Phương châm đào tạo: “tạo ra và nuôi dưỡng một cộng đồng những người sẵn sàng phục vụ và cống hiến để làm dịu đi nỗi đau của của các bệnh nhân” (create and nurture a community of the best people committed to leadership in alleviating human suffering caused by disease).

- Từ năm 1934 đến năm 1990 có 10 nhà nghiên cứu thuộc trường Y Harvard đoạt các giải Nobel về Y học. Đặc biệt, có 4 nhà nghiên cứu thuộc trường Y Harvard và một số người đồng sáng lập Tổ chức bác sĩ quốc tế ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân (International Physicians for the Prevention of Nuclear War) đã được trao giải Nobel hòa bình năm 1985.

Ø John F. Kennedy of Government

- Năm thành lập: 1936.

- Phương châm đào tạo: “chuẩn bị cho một thế hệ những nhà lãnh đạo của những xã hội dân chủ; đóng góp giải pháp cho những vấn đề của cộng đồng” (preparing leaders for service to democratic societies; contributing to the solutions of public problems).

Page 11: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

10

- Cùng với Trường Hành chính quốc gia Pháp (Ecole Nationale D’Administration), trường John F. Kennedy of Government là môi trường lý tưởng để đào tạo ra những chính khách, những nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới. Ngoài công việc đào tạo, trường còn có rất nhiều những hoạt động nghiên cứu tại 14 viện và trung tâm nghiên cứu trên khắp thế giới. Nhiều những công trình nghiên cứu của trường đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến các giải pháp cho những vấn đề chính trị của các quốc gia trên thế giới. Nhiều học viên đã tốt nghiệp của trường hiện đang giữ các ghế thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ và thống đốc một số bang của nước Mỹ.

v Đại học Stanford (Mỹ)

Đại học Stanford bao gồm 1 trường đại học và 7 trường cao học, với tổng số sinh viên lên tới gần 10.000. Cùng nằm trong một trường lớn nhưng với nhiều trường nhỏ chuyên biệt trên một khuôn viên rộng, có thể coi đây là một “mô hình đô thị đại học” đã khá phổ biến với các trường đại học lớn ở Âu, Mỹ và một số nước phát triển ở châu Á.

Đại học tổng hợp Stanford (California, Mỹ) là một trong những trường hàng đầu của Mỹ. Nằm ở 2 quận San Mateo và Santa Clara, cách thành phố San Francisco khoảng 1 tiếng đi xe, trường đại học có khuôn viên rộng lớn nhất nước Mỹ này sở hữu các rừng cây tùng bách trải dài và bờ biển Thái Bình Dương tuyệt đẹp.

Trường đại học Stanford có diện tích tổng cộng hơn 3300 hecta của bang California, trong đó 2800 hecta là tài sản của trường và không trực thuộc cơ chế quản lý hành chính của thành phố.

Đây là một quần thể bao gồm 1 trường đại học và 7 trường cao học cùng hàng trăm viện nghiên cứu lớn nhỏ. Khuôn viên trường trải rộng trên khoảng 90km đường, có một nhà máy cấp điện với tải lượng 49 MW, 2 hệ thống cấp nước riêng, 3 đập và hồ nước, 170km đường ống dẫn nước, 1 hệ thống sưởi trung tâm, một hệ thống truyền tải điện với năng suất lớn, và một bưu điện.

Ngoài ra, Stanford còn cung cấp hoặc thuê riêng một hệ thống phòng chữa cháy, công an và nhiều dịch vụ khác. Stanford là một trong những đơn vị trường đại học sử dụng điện tiết kiệm nhất bang. Nhà máy điện của trường cung cấp toàn bộ điện cho trường và còn thừa đến 25 MW cho dân thường sử dụng.

94% sinh viên đại học, 54% sinh viên cao học và 30% giảng viên của trường sống trong khuôn viên này. Diện tích nhà ở của giảng viên và cán bộ công nhân viên của trường bao gồm cả nhà thuê và nhà mua.

Trong khuôn viên có vườn hoa, rất nhiều thư viện, nhà thờ, và bệnh viện (thuộc trường Y)… Khuôn viên Stanford có rất nhiều cây xanh và thảm cỏ với hệ thống tưới tiêu tự động.

Khu nghiên cứu Stanford nằm trong khuôn viên trường được thành lập năm

Page 12: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

11

1951 để đáp ứng nhu cầu phát triển đất công nghiệp ở gần trường học và phát triển ngành điện tử gắn với trường đào tạo kỹ sư của đại học Stanford.

Ngày nay, khu nghiên cứu bao gồm hơn 150 công ty với khoảng 23.000 chuyên viên làm việc trên các lĩnh vực điện tử, phần mềm, công nghệ sinh học, và các ngành công nghệ cao khác.

Ngoài ra, còn có công ty nghiên cứu phát triển và các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ khác hoạt động trên một tổng diện tích sử dụng gần 1 triệu mét vuông.

Khu mua bán của trường Stanford nằm ở vùng phía bắc của vùng đô thị, có 5 siêu thị lớn và 140 cửa hàng bán lẻ, thu hút chừng 8 triệu khách hàng năm và có doanh thu trên 500 triệu USD năm 2003. Toàn bộ khu mua sắm này do công ty Simon Property Group, Inc cho thuê và quản lý. Đây cũng là khu trung tâm mua sắm có doanh thu trung bình trên diện tích mặt bằng cao nhất trong cả nước.

Nằm trên địa bàn của nhiều tỉnh khác nhau, trường đại học Stanford luôn coi trọng mối quan hệ với cộng đồng và có đóng góp trong mọi vấn đề lớn như phát triển kinh tế và giao thông cho vùng. Trong khu đô thị này cũng có 5 trường học khác.

Hiện tại, trong khu đô thị có hệ thống xe buýt Marguerite và các dịch vụ cung cấp phương tiện đi lại khác như cho thuê xe hơi, xe đạp… Khoảng 34% giảng viên và cán bộ của trường đi lại hàng ngày bằng phương tiện công cộng. Có 10 tuyến xe buýt của hệ thống Marguerite mở rộng cho người dân ngoài trường.

v Viện công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ)

Viện công nghệ Massachusetts (MIT) là Đại học danh tiếng luôn đứng trong danh sách 10 trường Đại học hàng đầu thế giới và xếp hạng nhất trong các trường Đại học ngành công nghệ thông tin của Mỹ.

Năm 1861, Cộng đồng bang Massachussets tán thành ý kiến thành lập "Học viện kĩ thuật Massachussets” bao gồm các ngành khoa học xã hội và tự nhiên, được đệ trình bởi nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng William Barton Rogers. Đây là bước quan trọng đầu tiên mà Rogers hi vọng sẽ thành lập một học viện độc lập thúc đẩy sự tăng trưởng cho nền công nghiệp của Mỹ. Được sự đồng ý của chính phủ, Rogers đã lập nên quỹ hỗ trợ phát triển chương trình giảng dạy, đánh giá, các cơ sở vật chất. Nỗ lực của ông bị đình trệ bởi cuộc nội chiến Mỹ, và cho đến năm 1865 những lớp học đầu tiên mới được mở tại khu Mercantile trung tâm Boston.

Toà nhà đầu tiên của MIT được hoàn thành ở Boston's Back Bay năm 1866. Các năm kế tiếp, MIT đã gây dựng được danh tiếng của mình trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tuy vẫn còn trong thời kì khó khăn về tài chính. Đã có quan điểm cho rằng MIT nên liên kết với Đại học Harvard, một đại học có nguồn tài chính dồi dào nhưng yếu hơn về khoa học công nghệ để cùng phát triển. Vào những năm 1900, một đề nghị hợp tác với Harvard được đưa ra nhưng sau đó bị hoãn lại do sự

Page 13: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

12

phản đối của các cựu sinh viên MIT. Năm 1916, MIT chuyển sang khu vực Cambridge hiện tại.

Trong suốt lịch sử của mình, MIT luôn tập trung vào các phát minh trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Số liệu năm 1997 cho thấy tổng thu nhập do các công ty lập nên bởi MIT đứng hàng 24 trong nền kinh tế thế giới. Năm 2001, MIT triển khai dự án Open Course Ware đưa các học liệu mở lên mạng Internet. Cùng năm đó Chủ tịch trường là Charles Vest lần đầu tiên đã công nhận rằng, học viện của ông đang có hạn chế lớn đối với các sinh viên và nhà khoa học nữ, và ông cam kết sẽ có các chính sách thích hợp để cải thiện. Tháng 8 năm 2001, Susan Hockfield, nhà thần kinh học, là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chủ tịch của MIT. Bà chính thức đảm nhiệm chức vụ vào ngày 6 tháng 12 năm 2004 và là chủ tịch thứ 16 của MIT.

Tạp chí Atlantic năm 2004 xếp hạng MIT như là một trong những đại học khó vào nhất tại Mỹ. Theo đánh giá của US News và World Report's thì MIT là 1 trong 5 trường luôn được xếp hạng cao nhất, cùng với Havard, Stanford, Yale và Princeton. Năm 2005, quỹ đóng góp của MIT cho nền kinh tế là 6.7 tỷ Đôla, xếp hạng thứ 6 tại Mỹ.

v Đại học Cambridge - cái nôi của những nhà khoa học xuất chúng

Hình thành từ thế kỷ thứ XIII, năm 1209, Cambridge đã trở nên nổi tiếng trước hết bởi chính diện mạo của mình với những công trình kiến trúc đẹp trong một khung cảnh thơ mộng. Nhưng lý do quan trọng hơn và đáng tự hào hơn là bởi chất lượng giáo dục và những thành tựu khoa học của trường.

Từ trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học này của thế giới, hàng trăm năm qua đã cho ra đời rất nhiều những phát minh quan trọng, mà nhiều trong số đó mang tính lịch sử của toàn nhân loại.

Sự nổi danh của Cambridge trong lĩnh vực khoa học được bắt đầu từ nhà bác học Isaac Newton ở thế kỷ XVII với cuốn “Những nguyên lý toán học cơ bản". Phải 300 năm sau khi cuốn sách phát hành thì các phát minh khoa học dựa trên cơ sở các nguyên lý đó mới thực sự được khám phá. Tiếp theo Newton, rất nhiều những nhà khoa học khác đã góp phần làm nên sự vĩ đại của Cambridge như: Darwins - cuối thế kỷ XIX - với thuyết tiến hóa, J.J. Thomson khám phá ra điện tử năm 1897, Cockcroft và Walson phân chia được nguyên tử năm 1923, 1949 Maurice Wikle phát triển những thành tựu đầu tiên của kỹ thuật số, 1953 Crick và Watson giải mã được cấu trúc ADN. Và hiện nay, truyền thống đó vẫn tiếp diễn với giáo sư vũ trụ học Stephen Hawking, giáo sư tin học Roger Needham hay bác sỹ Roy Calne - một chuyên gia trong lĩnh vực cấy ghép gan.

Không dừng lại ở lĩnh vực học thuật, Cambridge đã rất nhanh chóng bắt kịp với đà phát triển của thế giới trong lĩnh vực công nghệ để làm nên “Hiện tượng Cambridge” khi biến thành phố này trở thành một trung tâm công nghệ quan trọng của Châu Âu, một “thung lũng Silicon” của nước Anh.

Page 14: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

13

Còn chất lượng giáo dục của Cambridge thì được đánh giá bởi những lớp sinh viên sau khi tốt nghiệp trở thành những người thành đạt. Ngôi trường này đã đào tạo ra rất nhiều nhà thơ, doanh nhân, nghị sĩ, Phó thủ tướng hay những chức vụ tương tự cho nước Anh và cho cả thế giới.

Có thể kể ra một vài yếu tố làm nên chất lượng của trường Cambridge đó là: giảng viên giỏi, sinh viên ưu tú; phương pháp học đi đôi với hành; và nguồn đóng góp to lớn từ các nhà tài trợ.

Sinh viên giỏi và giảng viên giỏi:

Phó Hiệu trưởng trường Cambridge hiện nay - bà Alison Rechard đã trả lời câu hỏi này như sau: “đó là tham vọng to lớn thu hút và giáo dục những sinh viên có triển vọng nhất, tốt nhất ở mọi ngành; song song với tham vọng tuyển chọn những giảng viên giỏi nhất để dạy những sinh viên ưu tú trên là làm công tác nghiên cứu mọi lĩnh vực của tri thức”.

Việc tuyển chọn những sinh viên giỏi là một truyền thống của Cambridge. Từ thế kỷ XVII khi toán học là ngành mũi nhọn của Cambridge, những cuộc thi có tên gọi “Tripos” để tuyển chọn sinh viên giỏi đã được tổ chức. Và sau đó hình thức này được áp dụng cho các ngành khác như: ngành luật dân sự năm 1816, chuyên ngành thần học năm 1843 và cho đến trước năm 1900 các cuộc thi để tuyển chọn sinh viên giỏi này đã được áp dụng cho hầu hết các chuyên ngành.

Để thu hút những sinh viên giỏi, Cambridge còn rất chú trọng đến chính sách hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là những sinh viên nghèo. Chính sách này đã là truyền thống ở Cambridge từ thời trung cổ, nhà bác học Issaac Newton đã là một sinh viên trong diện hỗ trợ này. Như lời phát biểu của bà Phó Hiệu trưởng trường: “Khi Isaac Newton vào trường với tư cách là một sinh viên đại học, ông được hưởng hoàn toàn sự tài trợ của trường Trinity, lúc đó không ai biết rằng ông là một thiên tài”.

Học đi đôi với hành:

Chất lượng giáo dục của Cambridge còn được khẳng định bởi nguyên tắc học tập phải luôn đi đôi với nghiên cứu“. "Ở Cambridge chất lượng giảng dạy tuyệt vời và các nghiên cứu tuyệt vời luôn gắn liền với nhau”. Nguyên tắc này cộng với đầu vào sinh viên tốt, điều kiện học tập đầy đủ với thư viện, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất thế giới, nên chất lượng giáo dục ở Cambridge luôn được khẳng định.

Từ năm 1993 trường còn áp dụng một phương thức đánh giá chất lượng giảng dạy (TQA) bao gồm rất nhiều tiêu chuẩn với các thang điểm khác nhau.

Những sinh viên đại học năm cuối của Cambridge vừa được học rất chuyên sâu, vừa được hỗ trợ bởi sự chăm sóc đặc biệt của hệ thống giám sát của trường. Các nhà quản lý Cambridge tin rằng đó là cách dạy hiệu quả nhất đối với những sinh viên triển vọng và có chí tiến thủ nhất.

Page 15: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

14

Một nhân tố khác làm nên sự nổi tiếng của Cambridge là cách ngôi trường này đưa tri thức của mình vào cuộc sống khi áp dụng rất hiệu quả công thức: Công nghệ hiện đại + các nhà đầu tư + các nghiên cứu hàn lâm.

Với truyền thống về nghiên cứu học thuật, Cambridge đã thu hút được những nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới hội tụ về đây, cho họ một môi trường làm việc hoàn hảo, điều kiện làm việc hết sức linh hoạt, cho phép - thậm chí khuyến khích họ làm việc cho các ngành công nghiệp. Điều này đã kết hợp được những nghiên cứu thuần tuý với ứng dụng, sự tinh túy của học thuật với thế giới thực và những kinh nghiệm thực tế.

Vì thế, Cambridge là một trường đại học có thu nhập cao khác thường từ lĩnh vực công nghiệp, điều hành một số lượng dự án nghiên cứu quan trọng liên kết với các nhà công nghiệp.

Năm 2009, Đại học Cambridge kỷ niệm tuổi 800 của mình. Phương châm của trường là sẽ tiếp tục kế thừa những truyền thống của tám thế kỷ qua, đồng thời tiếp tục cố gắng để khẳng định mình trong hàng ngũ những trường đại học vĩ đại nhất thế giới.

v Oxford - Đại học cổ nhất Anh Quốc, nơi đào tạo "người đứng đầu", đại học đầu tư nhiều tiền cho sinh viên nhất

Oxford là đại học cổ nhất trong thế giới các nước nói tiếng Anh. Tuy không có ngày thành lập chính thức, nhưng việc giảng dạy ở đây đã được bắt đầu từ năm 1096 và phát triển rất nhanh kể từ năm 1167 khi vua Henry Đệ Nhị của Pháp cấm sinh viên Anh học tập ở Paris. Hiện tại, đại học Oxford có khoảng 17 ngàn sinh viên, 25% trong số đó là sinh viên quốc tế đến từ hơn 130 nước khác nhau trên thế giới.

Là một trong những đại học danh giá nhất thế giới và đứng đầu ở Anh (theo xếp hạng năm 2005 của hai tờ báo nổi tiếng 'The Times' và 'The Guardian'), Oxford đào tạo rất nhiều người tài giỏi thuộc tất cả các lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Hầu như không thể kể hết những người nổi tiếng đã xuất thân từ đây: 46 nhà khoa học đoạt giải Nobel (riêng Linus Pauling đoạt 2 giải), 25 thủ tướng Anh, 6 vị vua, nhiều nhà văn, nhà thơ, toán học, kinh tế... Thủ tướng Anh Tony Blair, Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Vua Abdullah của Jordan, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Thái tử Nhật Bản Naruhito, nhà vật lý học Stephen Hawking hay cả danh hài Rowan Atkinson (diễn viên đóng vai Mr. Bean)... đều là cựu sinh viên Oxford.

Vì là đại học có từ thời trung cổ, hệ thống giáo dục của Oxford cũng rất khác biệt so với các đại học khác. Hệ thống dạy kèm (tutorial system) của Oxford được xem là cách giáo dục tốn kém nhất, và cũng tất nhiên là hiệu quả nhất. Mỗi sinh viên đại học ở đây đều có riêng các giáo viên kèm cặp trong các môn học, cho và chấm điểm bài tập về nhà. Riêng các sinh viên sau đại học còn có giáo viên hướng dẫn nghiên cứu. Những năm gần đây tại Anh, Oxford luôn đứng đầu trong các đại học đầu tư nhiều tiền nhất cho sinh viên của mình.

Page 16: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

15

v Đại học Tokyo (Nhật Bản)

Ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia có 2 trường nằm trong 100 trường đại học đứng đầu thế giới, đó là đại học Tokyo (đứng thứ 14) và đại học Kyoto (đứng thứ 25) theo xếp hạng của tạp chí Newsweek.

Trường Tokyo được thành lập bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1877 với tên như hiện nay bằng cách hợp nhất các trường Tây y cũ của chính phủ. Trường đã được đổi tên thành Đại học Đế quốc (Teikoku daigaku) năm 1886, và sau đó là Đại học Đế quốc Tokyo (Tōkyō teikoku daigaku) năm 1887 khi hệ thống đại học đế quốc của Nhật được hình thành. Đây là trường đại học quốc gia đầu tiên tại Nhật. Trường giảng dạy tất cả các môn học chủ yếu cho cả bậc dưới đại học và trên đại học và cung cấp phương tiện nghiên cứu cho các môn học này. Trường có 2.800 giáo sư, phó giáo sư và giảng viên, và khoảng 28.000 sinh viên theo học. Năm 2003, trường có 2.100 sinh viên quốc tế, 2.200 nhà nghiên cứu nước ngoài đến tham quan, khảo sát trong thời gian ngắn.

Năm 1947, sau khi Nhật thất bại ở Chiến tranh thế giới thứ hai, trường lấy lại tên ban đầu. Với sự bắt đầu của hệ thống đại học mới năm 1949, Todai sáp nhập trường trước đó là Trường trung học đệ nhất (ngày nay là Khu đại học Komaba) và cựu Trường trung học Tokyo, là trường mà từ đó chịu trách nhiệm giảng dạy sinh viên đại học năm đầu và năm hai, trong khi các khoa của campus Hông chính chịu trách nhiệm các sinh viên năm thứ 3 và thứ 4. Từ năm 2004, Đại học Tokyo đã được hợp nhất vào Liên đoàn đại học quốc gia theo sắc luật áp dụng cho các trường đại học quốc gia. Trường hiện chịu quản lý một phần của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản.

Trong các chuyên ngành học hàn lâm được dạy ở trường, có lẽ trường này nổi danh nhất về các khoa khoa học và công nghệ. Ngoài ra, trường còn là nơi đã đào tạo nhiều chính khách nổi tiếng của Nhật Bản. Đại học Tokyo được xem là một trong những trường danh tiếng nhất, so với các trường đại học khác của Nhật như Đại học Hoàng gia, Đại học Kyoto....

Đại học Tokyo bao gồm Trường Nghệ thuật và Khoa học, 9 phân khoa và 15 trường cao học. Chín Khoa là: Luật, Y, Công nghệ, Văn học, Khoa học, Nông nghiệp, Kinh tế, Giáo dục và Dược. 11 trường cao học truyền thống là: Luật và Chính trị, Y khoa, Công nghệ, Nhân văn và Xã hội, Khoa học, Nông nghiệp và Khoa học đời sống, Kinh tế, Nghệ thuật và Khoa học, Giáo dục, Khoa học Dược, Khoa học Toán. 4 trường cao học mới thành lập trong thập niên vừa qua là: Khoa học biên giới, Nghiên cứu Thông tin giữa các ngành học thuật, Kỹ thuật và Khoa học thông tin, và Chính sách Cộng đồng.

Trường có 11 viện nghiên cứu: Viện Khoa học Y, Viện Nghiên cứu động đất, Viện Văn hóa Phương Đông, Viện Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Kỹ thuật, Viện

Page 17: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

16

Sử học, Viện Phân tử và Tế bào sinh học, Viện nghiên cứu Tia vũ trụ, Viện Vật lý Chất rắn, Viện Nghiên cứu Đại dương, và Trung tâm Nghiên cứu về Khoa học Kỹ thuật Tiên tiến.

Trường có một hệ thống thư viện, tập trung tại Tổng thư viện, được nối mạng liên kết với 55 thư viện của các khoa, trường, viện. Có khoảng 8,1 triệu quyển sách và tạp chí trong đó có nhiều ấn bản quý hiếm. Trường có một viện Bảo tàng độc đáo, đó là một hệ thống bảo tàng đặc biệt bao gồm nhiều lĩnh vực, từ cổ sinh vật học đến nhân chủng học.

Thành tích nổi bật của trường: Giáo sư Emeritus Masatoshi Koshiba của trường đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 2002.

v Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc)

Đại học Thanh Hoa là một viện khoa học và kỹ thuật tổng hợp, được thành lập năm 1911 bằng tiền bồi thường của Mỹ. Trường đại học này được xây dựng tại Thanh Hoa lâm viên - một khu nghỉ mát thời Minh, Thanh. Hiện nay trường nằm trong số 100 trường đại học hàng đấu thế giới.

Tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh, trên một khung cảnh tuyệt đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại với 12 học viện với 48 khoa khác nhau đào tạo 51 chuyên ngành như Học viện kỹ thuật, học viện kiến trúc, Học viện Pháp luật, Học viện mỹ thuật, Học quản lý hành chính công, Học viện quản lý kinh tế, nhiều trung tâm nghiên cứu, khoảng 87 phòng thí nghiệm và 9 nhà máy được sử dụng để phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu. Thư viện tại đại học Thanh Hoa có 2 triệu bản sách và 3.000 tạp chí chuyên ngành nhờ có sự trao đổi hợp tác với 200 trường đại học và viện nghiên cứu nước ngoài.

Hiện tại Đại học Thanh Hoa có hơn 1300 lưu học sinh đến từ 70 quốc gia khác nhau trên thế giới.

Đại học Thanh Hoa đang phát triển thành một trường tổng hợp với tốc độ đáng kinh ngạc và hiện đứng đầu trong bảng xếp hạng các trường đại học của nước này. Với truyền thống đáng tự hào trong 90 năm qua, Đại học Thanh Hoa vẫn giữ được danh tiếng và sức hấp dẫn thông qua việc thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu học thuật, đảm bảo uy tín ở trong và ngoài nước. Hiện trường có trên 7.100 nhân viên, gồm trên 900 giáo sư và 1.200 phó giáo sư. Trong số đó, có 24 người là thành viên của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc và 24 thành viên của Viện kỹ thuật Trung Quốc.

Triết lý giáo dục của đại học Thanh Hoa là ''đào tạo sinh viên toàn diện''. Trong số trên 100.000 sinh viên đã tốt nghiệp từ đại học Thanh Hoa kể từ khi thành lập, có nhiều người trở thành các học giả nổi tiếng, thương gia tài giỏi và các chính khách vĩ đại (Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào... ) được người dân Trung Quốc ghi nhớ và kính trọng. Do vậy, được nghiên cứu tại đại học Thanh Hoa là mơ ước của nhiều

Page 18: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

17

bạn trẻ Trung Quốc. Hiện nay, Thanh Hoa có trên 20.000 sinh viên theo học, bao gồm 12.000 sinh viên chưa tốt nghiệp, 9.000 sinh viên sau đại học.

Các chương trình đào tạo tại đại học Thanh Hoa tập trung vào việc phát triển khả năng sáng tạo, nghiên cứu và học tập cũng như thực tiễn xã hội cho sinh viên. Để mở rộng phạm vi hiểu biết cho sinh viên và tăng cường chất lượng giáo dục, đại học Thanh Hoa đã khởi động dự án đào tạo sinh viên nghiên cứu (STR). Tính tới cuối năm 2004, đã có trên 7.000 sinh viên tham gia vào hơn 3.000 dự án STR. Nhờ vậy mà khả năng sáng tạo của sinh viên đã được tăng cường đáng kể. Hàng năm đại học Thanh Hoa cũng tổ chức trại hè tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất nhằm tăng cường kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Với sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhà nước và đứng trước những cơ hội mới, đại học Thanh Hoa đang nỗ lực trở thành một trường đại học tầm cỡ thế giới trong thế kỷ 21.

v Đại học Quốc gia Australia

Được thành lập năm 1946, Đại học quốc gia Australia (ANU) là một trong 8 đại học lớn nhất của Australia. Tọa lạc trên một khu đất rộng 145 hecta ở thủ đô Canberra, trước đây ANU chỉ là một trường phục vụ công tác nghiên cứu của quốc gia. Trải qua một quá trình dài với sự nỗ lực của các giáo viên và các nhà quản lý, ANU ngày nay là một địa điểm lý tưởng thu hút sinh viên quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới với điều kiện học tập lý tưởng, môi trường sống trong lành và an toàn. Với 3.600 cán bộ giảng viên, trường có hơn 13.487 sinh viên đến từ 94 quốc gia trên thế giới theo học.

Khu học xá chính của trường bao gồm hơn 200 toà nhà và nhiều khu học xá nhỏ hơn ở các vùng lân cận như khu học xá Mt Stromlo Observatory, Siding Spring Observatory, North Australia Research Unit, Kioloa.

ANU đào tạo các chuyên ngành: Nghệ thuật và Khoa học xã hội, Y tế và Khoa học sức khoẻ, Châu Á Thái Bình Dương, Kinh tế, Khoa học Kỹ thuật và Luật.

Đại học Australia xếp hạng thứ 57 trong 100 trường đại học hàng đầu thế giới.

v Đại học Sydney

Sydney University Được thành lập vào năm 1850, Đại học Sydney là trường đại học đầu tiên của Úc và dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu. Đại học Sydney là thành viên của “Group of Eight key Australian teaching and research universities” - Nhóm tám trường đại học hàng đầu của Úc về nghiên cứu và giảng dạy, và được xếp hạng trong các trường đại học hàng đầu của Úc và Châu Á Thái Bình Dương. Đại học Sydney cung cấp các khóa học đa dạng và đào tạo hầu hết các ngành học của bất kỳ trường đại học nào ở Úc. Hiện trường có hơn 47.000 sinh viên, trong đó có khoảng 9.000 sinh viên quốc tế.

- Nổi tiếng trên thế giới về giảng dạy và nghiên cứu có chất lượng cao.

Page 19: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

18

- Những sinh viên tốt nghiệp thu hút các nhà tuyển dụng với mức lương cao.

- Những người nổi tiếng đã từng học tại Đại học Sydney gồm có 4 Thủ tướng Chính phủ, 3 người đoạt giải Nobel và các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục, chính trị, thương mại và nghệ thuật.

- Đứng hàng đầu trên thế giới về dạy học mang tính hàn lâm và nghiên cứu bậc cao.

- Tỷ lệ giữa số lượng sinh viên và giáo viên ở trường đạt mức xuất sắc 1/5, tốt hơn các trường đại học khác ở bang New South Wales, Victoria và Queensland.

- Có số lượng sinh viên nghiên cứu lớn nhất Úc.

- Liên tục đứng đầu trong bảng xếp hạng của Hội đồng Nghiên cứu Úc.

Trường đào tạo hơn 430 ngành học ở bậc đại học và sau đại học bao gồm 17 khoa: Quản lý Nông nghiệp và Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên, Kiến trúc, Nghệ thuật và Nhân văn, Nha khoa, Kinh tế và Thương mại, Giáo dục và Công tác Xã hội, Kỹ sư, Hệ thống trường công, Khoa học Sức khỏe, Luật, Y khoa, Âm nhạc, Điều dưỡng và Sản khoa, Dược, Khoa học, Thú y, Thiết kế Đồ họa.

Đại học Sydney xếp thứ 79 trong 100 trường đại học hàng đầu thế giới.

2. Kh¸i qu¸t lÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam

2.1. Gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam thêi kú phong kiÕn

§Çu thÕ kû X, ý thøc d©n téc cña nh©n d©n ta ngµy mét lªn cao ®· t¹o ra nh÷ng cuéc khëi nghÜa giµnh ®éc lËp. ChiÕn th¾ng cña Ng« QuyÒn ®¸nh tan qu©n Nam H¸n trªn S«ng B¹ch ®»ng (938) më ra kû nguyªn ®éc lËp cña quèc gia phong kiÕn ViÖt Nam. Nh­ng tr¶i qua ba triÒu ®¹i Ng«, §inh, TiÒn Lª ng¾n ngñi, nªn gi¸o dôc cña ®Êt n­íc ch­a cã ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn. N¨m 1009 Lª Long §Ønh chÕt, triÒu ®×nh suy t«n Lý C«ng UÈn lªn lµm vua, lËp ra nhµ Lý vµ dêi ®« tõ Hoa L­ ra Th¨ng Long (1010). N¨m 1070 Lý Th¸nh T«ng x©y dùng v¨n miÕu thê Khæng Tö (V¹n thÕ s­ biÓu), vµ 72 vÞ th¸nh hiÒn (thÊt thËp nhÞ hiÒn) m«n sinh giái cña Khæng Tö vµ lÊy Nho gi¸o lµm Quèc gi¸o. N¨m 1075 lý Nh©n T«ng cho x©y dùng Quèc Tö Gi¸m. §©y ®­îc coi lµ tr­êng ®¹i häc ®Çu tiªn cña ViÖt Nam.

C¶ khu quÇn thÓ V¨n MiÕu - Quèc Tö Gi¸m ®­îc x©y dùng tõ thÕ kû XI (1070). §©y lµ biÓu tr­ng cho trÝ tuÖ vµ nÒn v¨n ho¸ ViÖt Nam d­íi chÕ ®é phong kiÕn. N¨m 1804 Vua Gia Long chuyÓn Kinh §« vµ Quèc Tö Gi¸m vµo HuÕ.

v Môc tiªu cña nhµ tr­êng ®ại häc Quèc Tö Gi¸m

RÌn luyÖn sÜ tö, ph¸t triÓn nh©n tµi ®Ó tham gia vµo bé m¸y qu¶n lý nhµ n­íc phong kiÕn.

v Tæ chøc nhµ tr­êng

Ng­êi ®øng ®Çu lµ quan TÔ Töu (nh­ hiÖu tr­ëng), quan T­ NghiÖp (nh­ hiÖu phã). §éi ngò quan v¨n ®¶m nhiÖm träng tr¸ch gi¶ng d¹y gåm cã häc ch¸nh,

Page 20: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

19

gi¸o thô, trî gi¸o (tr×nh ®é tèi thiÓu lµ ®· ®ç cö nh©n, ®· trë thµnh quan chøc cña triÒu ®×nh).

v TuyÓn chän häc trß

Gåm cã t«n sÜ thuéc gißng dâi t«n thÊt, Êm sinh lµ con quan triÒu ®×nh vµ con quan ®øng ®Çu hµng tØnh, gi¸m sinh lµ con quan l¹i nhá ë ®Þa ph­¬ng hoÆc nh÷ng thanh niªn xuÊt s¾c, tuÊn tó, cã phÈm h¹nh dï lµ con cña th­êng d©n nh­ng nÕu ®èc häc tØnh giíi thiÖu còng ®­îc vµo dù tËp v¨n.

v ChÕ ®é häc tËp

ViÖc häc tËp ®­îc thùc hiÖn rÊt nghiªm tóc. C¨n cø vµo kÕt qu¶ kh¶o h¹ch c¸c kú, nhµ tr­êng ph©n häc trß ra lµm ba lo¹i: ­u, b×nh, thø mµ ®­îc h­ëng häc bæng b»ng tiÒn vµ hiÖn vËt kh¸c nhau:

Lo¹i ­u: ®­îc 4 quan tiÒn , 3 ph­¬ng g¹o, 5 c©n dÇu/1th¸ng.

Lo¹i b×nh: ®­îc 3 quan tiÒn, 2 ph­¬ng g¹o, 4 c©n dÇu/ 1 th¸ng.

Lo¹i thø: ®­îc 2 quan tiÒn, 2 ph­¬ng g¹o, 3 c©n dÇu/ 1 th¸ng.

v Tµi liÖu häc tËp

Gåm nh÷ng s¸ch kinh ®iÓn cña Nho gi¸o, ®ã lµ bé Tø th­ vµ Ngò kinh ®­îc coi lµ “bé gi¸o tr×nh” chñ yÕu ë bËc ®¹i häc suèt hµng ngµn n¨m cña chÕ ®é phong kiÕn ViÖt Nam.

- Tø th­ lµ bèn cuèn: §¹i häc, Trung dung, LuËn Ng÷, M¹nh Tö.

+ S¸ch ®¹i häc do T¨ng tö viÕt gi¶i thÝch nh÷ng lêi nãi cña Khæng Tö vÒ néi dung Tu th©n, TÒ gia, TrÞ quèc, B×nh thiªn h¹.

+ S¸ch Trung Dung do Tö T­ chÐp l¹i nh÷ng lêi cña Khæng tö gi¶ng d¹y theo ®¹o trung thø ®Ó ®¹t ®­îc ba ®øc lín: Nh©n, TrÝ, dòng.

+ S¸ch LuËn Ng÷ cã nhiÒu néi dung lu©n lý, chÝnh trÞ, lÔ, nh¹c, häc thuËt gi¸o dôc do häc sinh chÐp khi Khæng Tö gi¶ng d¹y.

+ S¸ch M¹nh Tö do häc trß chÐp l¹i nh÷ng lêi cña M¹nh Tö ®èi ®¸p víi c¸c bËc ch­ hÇu theo quan ®iÓm cña Khæng Tö vµ phª ph¸n c¸c häc thuyÕt kh¸c.

- Ngò kinh: gåm n¨m cuèn: Kinh thi, Kinh th­, KÞch DÞch, Kinh lÔ, Kinh Xu©n thu.

+ Kinh Thi: TuyÓn tËp thi ca d©n gian ®­îc l­u truyÒn tõ xa x­a cho ®Õn gi÷a thêi kú Xu©n Thu.

+ Kinh th­ cã néi dung bµn luËn vÒ chÝnh trÞ, bang giao, triÒu chÝnh tõ thêi Nghiªu ThuÊn cho ®Õn Xu©n Thu.

+ Kinh DÞch: S¸ch triÕt häc träng yÕu cña nho häc ®Ò cËp ®Õn trêi ®Êt, ©m d­¬ng, quy luËt chuyÓn dÞch, th«ng biÕn cña vò trô.

Page 21: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

20

+ Kinh Xu©n Thu: Do Khæng Tö biªn chÐp nh÷ng sù kiÖn x¶y ra ë n­íc Lç vµ

mét sè n­íc kh¸c. Kinh xu©n Thu còng ®­îc coi lµ bé sö lÊy gèc cña lÔ vµ nghÜa ®Ó

bµn luËn.

Ngoµi bé “gi¸o tr×nh” chñ yÕu trªn th× häc trß tr­êng Quèc Tö Gi¸m cßn

nghiªn cøu b¸ch gia ch÷ tö mµ trong “Gi¸o huÊn diÔn ca” cña NguyÔn Tr·i ®· viÕt.

Quèc Tö Gi¶m ®­îc t«n vinh lµ tr­êng ®¹i häc ®Çu tiªn cña ViÖt Nam. §©y lµ

trung t©m ®µo t¹o, båi d­ìng tr×nh ®é cao nhÊt cña Nho häc suèt hµng ngµn n¨m

trong x· héi phong kiÕn, ®· s¶n sinh ra nhiÒu nh©n tµi xuÊt chóng cña n­íc ViÖt

Nam ngµn n¨m v¨n hiÕn. Nh÷ng tÊm bia ghi danh tr¹ng nguyªn, tiÕn sÜ ®· ®ç ®¹t,

vinh hiÓn vÉn cßn nguyªn gi¸ trÞ lÞch sö cña Nho häc ®Õn ngµy nay vµ m·i m·i vÒ

sau, nãi lªn vÞ trÝ lín lao cña nhµ tr­êng Quèc Tö Gi¸m trong lÞch sö gi¸o dôc d©n

téc ta.

2.2. Gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam thêi kú ph¸p thuéc

Thùc d©n Ph¸p næ sóng x©m l­îc tÊn c«ng §µ N½ng vµo ngµy 1/9/1858, vµ

ph¶i mÊt 40 n¨m (1898) míi hoµn toµn b×nh ®Þnh ®­îc ViÖt Nam. Song song víi

chÝnh s¸ch bãc lét tµn khèc, trÊn ¸p d· man, thùc d©n Ph¸p ®· thi hµnh mét chÝnh

s¸ch v¨n ho¸, giao dôc n« dÞch, ngu d©n nh»m ®ång ho¸ l©u dµi d©n téc ta. Chñ

tr­¬ng nµy ®· ®­îc toµn quyÒn Merlin nãi tr¾ng ra trong bµi diÔn v¨n t¹i phiªn häp

th­êng kú cña héi ®ång cai trÞ toµn §ông D­¬ng n¨m 1923 lµ “chØ cung cÊp cho

nh©n d©n ViÖt Nam mét sù gi¸o dôc nhá giät ph¸t triÓn theo chiÒu n»m chø kh«ng

theo chiÒu ®øng”(1). Trong t¹p chÝ gi¸o dôc sè th¸ng 4 - 1943 «ng Tabonlet còng

thèng kª cho biÕt: nÕu lÊy sè häc xong s¬ häc toµn ViÖt Nam n¨m 1941 -1942 lµ

100% th× tû lÖ häc sinh cña c¸c bËc häc cïng n¨m Êy nh­ sau: s¬ häc: 100%; tiÓu

häc 15%, cao ®¼ng tiÓu häc 2%, trung häc 0,4%. Râ rµng thùc d©n Ph¸p ®· kiªn tr×

chÝnh s¸ch k×m h·m gi¸o dôc, ®Æc biÖt lµ nhµ tr­êng cao ®¼ng vµ ®¹i häc ë n­íc ta

trong nhiÒu thËp niªn.

Tuy nhiªn ®Ó phôc vô cho môc ®Ých khai th¸c vµ cai trÞ, thùc d©n Ph¸p ®· më

mét sè tr­êng nh»m ®µo t¹o c«ng nh©n chuyªn nghiÖp, thî lµnh nghÒ vµ nh©n viªn

lµm tay sai trung thµnh, ®¾c lùc trong bé m¸y cai trÞ cña chóng. Ch¼ng h¹n,

- 1862 më tr­êng ®µo t¹o th«ng ng«n tuyÓn chän nh÷ng tªn ViÖt gian hoÆc

ngôy qu©n vµo häc.

- 1871 më tr­êng s­ ph¹m B¸ §a Léc ®µo t¹o gi¸o viªn tiÓu häc phôc vô cho

viÖc phæ biÕn v¨n ho¸ n« dÞch cña mÉu quèc Ph¸p.

- 1898 : më hai tr­êng ®µo t¹o thî má ë Hµ Néi vµ Sµi Gßn.

- 1899: X©y dùng tr­êng ®µo t¹o c«ng nh©n thî ®iÖn, thîi ®óc, thî rÌn, thî c¬

khÝ, lµm ®å thñ c«ng mÜ nghÖ ë HuÕ.

- Trong chiÕn tranh thÕ giêi lÇn thø NhÊt, do cÇn g¹o ®Ó phôc vô chiÕn tranh,

Page 22: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

21

thùc d©n Ph¸p ®· më tr­êng “Thùc nghiÖm n«ng nghiÖp ë BiÕn C¸t (Nam kú) vµ

Tuyªn Quang (B¾c kú).

- ChiÕn tranh thÕ giêi kÕt thóc, chóng më thªm c¸c tr­êng kü nghÖ thùc hµnh ë

Sµi Gßn, H¶i Phßng, HuÕ, tr­êng kü thuËt ë Hµ Néi, Gia §Þnh.

Trong suèt 80 n¨m thèng trÞ §«ng D­¬ng thùc d©n Ph¸p më duy nhÊt mét

tr­êng ®¹i häc (cho c¶ ViÖt Nam, Lµo, Campuchia) vµ chØ cã ba ngµnh: luËt häc, y

häc, khoa häc. Sè sinh viên trong kho¸ ®«ng nhÊt kho¶ng 800 ng­êi.

VÒ néi dung gi¸o dôc:

- Tõ bËc s¬ häc cho ®Õn ®¹i häc tõng b­íc sö dông ch÷ quèc ng÷ vµ tiÕng Ph¸p

thay thÕ dÇn ch÷ H¸n. Cho ®Õn n¨m 1918 th× chÊm døt viÖc thi cö b»ng ch÷ H¸n.

- Néi dung ch­¬ng tr×nh cã chó ý ®Õn khoa häc tù nhiªn nh­ To¸n, Lý, Ho¸,

Sinh...Nh­ng nÆng vÒ lý thuyÕt, thiÕu thùc hµnh, ch­a g¾n víi thùc tiÔn ViÖt Nam.

- C¸c m«n häc x· héi nh­ V¨n Häc, LÞch sö, §Þa lý, C«ng d©n ®Òu pháng theo

ch­¬ng tr×nh cña n­íc Ph¸p hoÆc biªn so¹n l¹i ®Ó t¨ng c­êng tÝnh chÊt n« dÞch,

thËm chÝ ph¶n khoa häc, xuyªn t¹c lÞch sö ViÖt Nam nh»m ca ngîi thÇn phôc n­íc

“§¹i Ph¸p - mÉu Quèc” ®Ó chóng dÔ bÒ cai trÞ.

- Tõ bËc s¬ häc thùc d©n Ph¸p kh«ng nh÷ng ®· huû bá ch÷ H¸n ®Ó g¹t bá

nh÷ng ¶nh h­ëng tÝch cùc cña nÒn gi¸o dôc b¶n ®Þa mµ ch÷ quèc ng÷ còng bÞ coi

lµ thø yÕu, nh­ng coi träng ch÷ Ph¸p ®Ó thùc hiÖn ©m m­u ®ång ho¸ ®èi víi thÕ

hÖ trÎ ViÖt Nam. TÊt nhiªn thùc d©n Ph¸p kh«ng dÔ dµng thùc hiÖn ©m m­u víi

mét d©n téc cã truyÒn thèng yªu n­íc, kiªn c­êng, quËt khëi nh­ d©n téc ta. V×

vËy nhiÒu sÜ phu yªu n­íc nh­ cô Phan Béi Ch©u ®· khëi x­íng phong trµo yªu

n­íc §«ng Du “N©ng cao d©n trÝ, chÊn h­ng d©n khÝ” ®Ó gi¶i phãng d©n téc. Cô

Phan Chu Trinh chñ tr­¬ng ®Êu tranh chèng nÒn gi¸o dôc n« dÞch cña thùc d©n

Ph¸p b»ng con ®­êng c¶i l­¬ng, ®· më ra ®­îc 48 tr­êng häc kiÓu míi, 3 tr­êng

lín næi tiÕng lµ Diªn phong, Phóc B×nh vµ Phóc L©m. C¸c tr­êng nµy d¹y ch÷

quèc ng÷ theo nÒn t©n häc, bµn luËn c¸c vÊn ®Ò v¨n häc, x· héi, khoa häc, tuyªn

truyÒn x©y dùng nÕp sèng v¨n minh. Phong trµo §«ng Kinh nghÜa thôc cña

L­¬ng V¨n Can, NguyÔn QuyÒn, §µo Nguyªn Phæ còng dÊy lªn mét nÒn gi¸o

dôc yªu n­íc, truyÒn b¸ nÒn häc thuËt míi vµ c¸c t­ t­ëng d©n chñ t­ s¶n tiÕn bé.

§Æc biÖt lµ phong trµo ®Êu tranh chèng nÒn v¨n ho¸ gi¸o dôc n« dÞch cña thùc

d©n Ph¸p do NguyÔn Ái Quèc l·nh ®¹o tr­íc khi §¶ng Céng s¶n §«ng D­¬ng ra

®êi. NguyÔn Ái Quèc ®· ®øng v÷ng trªn lËp tr­êng cña giai cÊp v« s¶n, cña mét

d©n téc bÞ ¸p bøc tµn b¹o ®Ó tè c¸o, lªn ¸n m¹nh mÏ chÝnh s¸ch ngu d©n cña thùc

d©n Ph¸p trong hai t¸c phÈm “B¶n ¸n chÕ ®é thùc d©n Ph¸p”( viÕt n¨m 1921),

“§©y c«ng lý cña thùc d©n Ph¸p” (viÕt n¨m 1921 - 1926) ®· lËt tÈy bé mÆt gi¶

dèi, nham hiÓm cña chñ nghÜa thùc d©n Ph¸p ë ViÖt Nam víi thÕ giíi.

Page 23: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

22

2.3. Gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam Tõ n¨m 1954 ®Õn 1975

2.3.1. Gi¸o dôc ®¹i häc ë MiÒn B¾c ViÖt Nam

v Giai ®o¹n tõ n¨m 1945 -1954

C¸ch m¹ng th¸ng T¸m thµnh c«ng, mÆc dï hoµn c¶nh cả n­íc gÆp mu«n vµn

khã kh¨n, Chñ tịch Hå ChÝ Minh vÉn quan t©m ®Õn gi¸o dôc, ph¸t ®éng chiÕn dÞch

“diÖt ®ãi” vµ “diÖt dèt” ngµy 3/9/1945. Bé Quèc gia Gi¸o dôc còng chñ tr­¬ng phôc

håi ngay c¸c tr­êng ®¹i häc, cao ®¼ng vµ Ên ®Þnh tõ ngµy 15/11.1945 sÏ khai gi¶ng

t¹i Hµ Néi c¸c tr­êng Y khoa, D­îc khoa, Nha Khoa, ®¹i häc vµ cao ®¼ng Mü ThuËt,

C«ng chÝnh, Canh n«ng, Thó y. Víi ®éi ngò gi¶ng viªn ng­êi viÖt tµi n¨ng nh­ : Hå

§¾c Di, T«n ThÊt Tïng, T¹ Quang Böu, NguyÔn Thóc Hµo, T« Ngäc V©n, Nguþ

Nh­ Kon Tum.v.v...Nh­ng ch­a ®­îc bao l©u thùc d©n Ph¸p quay l¹i x©m l­îc.

Th¸ng 12/1946 toµn quèc kh¸ng chiÕn bïng næ kÐo dµi ®Õn 9 n¨m, gi¸o dôc ®¹i häc

gÆp mu«n vµn gian khæ, thiÕu thèn, ph¶i chuyÓn h­íng phôc vô kh¸ng chiÕn vµ kiÕn

quèc nh­ng vÉn duy tr× tr­ëng thµnh cho ®Õn ngµy chiÕn th¾ng.

v Giai ®o¹n tõ (1954 - 1965)

ChØ hai th¸ng sau khi tiÕp qu¶n thñ ®« c¸c tr­êng đ¹i häc vµ cao ®¼ng ®· khai

gi¶ng trë l¹i. Ban đầu t¹m ghÐp c¸c tr­êng trong vïng kh¸ng chiÕn vµo c¸c tr­êng ë

Hµ Néi trong thêi kú t¹m chiÕm ®ã lµ: §¹i häc Y Khoa; §¹i häc s­ ph¹m V¨n Khoa

& §¹i häc V¨n Khoa; §¹i häc s­ ph¹m Khoa Häc & §¹i häc Khoa Häc; Trong §¹i

häc s­ ph¹m V¨n Khoa & §¹i häc s­ ph¹m Khoa Häc ®Òu cã c¸c líp dù bÞ đ¹i häc.

§Çu n¨m 1956 víi sù gióp ®ì cña c¸c chuyªn gia Liªn X«, hÖ thèng nhµ

tr­êng §¹i häc vµ Cao ®¼ng XHCN ®­îc x©y dùng theo m« h×nh ph¸t triÓn cña n­íc

b¹n ®· cã c¸c tr­êng lín.

- §¹i häc Tæng Hîp do «ng Nguþ Nh­ Kon Tum lµm hiÖu tr­ëng;

- §¹i häc S­ ph¹m do «ng Ph¹m Huy Th«ng lµm hiÖu tr­ëng;

- §¹i häc Y D­îc do «ng Hå §¾c Di lµm hiÖu tr­ëng;

- §¹i häc B¸ch Khoa do «ng TrÇn §¹i NghÜa lµm hiÖu tr­ëng;

- §¹i häc N«ng L©m do «ng Bïi Huy §¸p lµm hiÖu tr­ëng.

Tõ kinh nghiÖm x©y dùng 5 tr­êng §¹i häc ®Çu tiªn, sau 3 n¨m (1958-1960)

c¶i t¹o XHCN ë miÒn B¾c ®· cã tÊt c¶ 9 tr­êng §¹i häc víi 46 ngµnh häc.

- Trong kÕ ho¹ch 5 n¨m lÇn thø nhÊt (1961-1965) do yªu cÇu t¨ng c­êng ®éi

ngò c¸n bé khoa häc kü thuËt cã tr×nh ®é C§-§H, gi¸o dôc §¹i häc ®· më réng quy

m« t¨ng thªm tr­êng líp, sè l­îng sinh viªn, ph¸t triÓn ngµnh häc. Cho ®Õn n¨m

häc 1964-1965 trªn MiÒn B¾c ®· cã 17 tr­êng §¹i häc víi 97 ngµnh. Ngoµi ra, Bé

Gi¸o Dôc ®· t¨ng c­êng nguån cö sinh viªn, c¸n bé ®i häc tËp, båi d­ìng nghiªn

cøu sinh, thùc tËp sinh ë c¸c n­íc thuéc phe XHCN, nhÊt lµ ë Liªn X«.

Page 24: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

23

v Giai ®o¹n tõ (1965-1975)

- Tõ n¨m 1964 -1965 ®Õ quèc Mü më réng chiÕn tranh ph¸ ho¹i ra MiÒn B¾c,

lµm cho chiÕn tranh lan ra c¶ n­íc. Ngµy 5/8/1965 Thñ t­íng ChÝnh phñ ra chØ thÞ

sè 88TTg-VG vÒ chuyÓn h­íng c«ng t¸c gi¸o dôc tr­íc t×nh h×nh vµ nhiÖm vô míi.

ChØ thÞ cã ®o¹n: “g¾n chÆt h¬n n÷a viÖc gi¶ng d¹y vµ mäi ho¹t ®éng cña nhµ tr­êng

víi ®êi sèng, víi s¶n xuÊt vµ chiÕn ®Êu, b¶o ®¶m an toµn, b¶o ®¶m søc khoÎ cho häc

sinh, sinh viªn”. Th¸ng 5/1966 ngµnh §H & THCN më “héi thi ®ua chèng Mü cøu

n­íc” víi khÝ thÕ “sÏ v­ît qua mu«n vµn khã kh¨n, gian khæ, tiÕp tôc nhiÖm vô ®µo

t¹o c¸n bé víi quy m« ngµy cµng lín h¬n vµ chÊt l­îng ngµy cµng cao h¬n”. Còng

tõ n¨m häc1964 -1965 Bé §H & THCN cã c¸ch tuyÓn sinh míi lµ c¸c tØnh thµnh lËp

Ban tuyÓn sinh ®Ó lùa chän häc sinh vµo c¸c tr­êng §H & THCN. C¸ch tuyÓn chän

nµy ®­îc tiÕp tôc thùc hiÖn cho ®Õn n¨m học 1969-1970.

MÆc dï ph¶i ®èi phã víi chiÕn tranh ph¸ ho¹i ¸c liÖt, ®iªn cuång cña ®Õ quèc

Mü ë MiÒn B¾c vµ ph¶i chi viÖn ®¾c lùc cho c¸ch m¹ng gi¶i phãng MiÒn Nam,

nh­ng sù nghiÖp gi¸o dôc nãi chung, gi¸o dôc §¹i häc vµ THCN nãi riªng ®· kh«ng

ngõng ph¸t triÓn vÒ sè l­îng & chÊt l­îng trong suèt 10 n¨m “chiÕn tranh huû diÖt”

nh­ ®Õ quèc Mü ®· tõng tuyªn bè “®­a miÒn B¾c ViÖt Nam trë vÒ thêi kú ®å ®¸ cò”.

Nh­ng chiÕn dÞch Hå ChÝ Minh lÞch sö ®· gi¶i phãng hoµn toµn MiÒn Nam, ®Êt

n­íc thèng nhÊt h©n hoan chµo ®ãn nh÷ng kú tÝch cña nhiÒu lÜnh vùc, trong ®ã cã

lÜnh vùc gi¸o dôc §¹i häc và Trung cấp chuyên nghiệp cña MiÒn B¾c.

N¨m häc Tæng sè SV

H×nh thøc ®µo t¹o

Dµi h¹n

tËp trung Chuyªn tu T¹i chøc

1964-1965

1965-1966

1966-1967

1967-1968

1968-1969

29.337

34.213

48.402

58.159

71.414

22.374

23.858

32.541

42.909

51.848

1.263

2.389

5.118

5.586

6.009

5.700

7.966

10.473

9.664

13.497

1970-1971

1971-1972

1972-1973

1973-1974

1974-1975

69.902

61.978

53.700

54.150

55.701

53.593

48.150

39.563

41.371

43.014

5.293

4.078

4.128

3.443

3.212

11.016

9.744

10.117

9.336

9.475

Nguån t­ liÖu : Niªn gi¸m thèng kª cña Bé §H& THCN 1955-1975. N¨m häc 1974-1975

sè c¸n bé gi¶ng d¹y ®· lªn ®Õn 8658 ng­êi c«ng t¸c trong 41 tr­êng §H&THCN.

Page 25: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

24

v Giai ®o¹n tõ 1975-1986

Ngµy 30/4/1975 chiÕn dịch Hå ChÝ Minh toµn th¾ng, miÒn Nam hoµn toµn gi¶i

phãng, n­íc nhµ thèng nhÊt. Héi nghÞ lÇn thø 24 ban chÊp hµnh Trung ­¬ng kho¸ 3

häp ®Ò ra nhiÖm vô c¸ch m¹ng trong giai ®o¹n míi “®­a c¶ n­íc tiÕn nhanh, tiÕn

m¹nh, tiÕn v÷ng ch¾c lªn XHCN”. Sù nghiÖp gi¸o dôc còng ®øng tr­íc nh÷ng yªu

cÇu lín lao, míi mÎ trong giai ®o¹n qu¸ ®é tiÕn lªn xã hội chủ nghĩa cña c¶ ®Êt n­íc

thèng nhÊt.

Tr­íc ngµy gi¶i phãng, MiÒn Nam cã 7 ViÖn Đại học c«ng nh­ ViÖn Đại học

Sµi Gßn, ViÖn Đại học HuÕ, ViÖn Đại học CÇn Th¬… vµ 11 ViÖn Đại học t­ nh­:

ViÖn Đại học V¹n H¹nh, ViÖn Đại học §µ L¹t, Đại học Minh §øc, Cao §µi… ViÖc

tæ chøc nhµ tr­êng, quy tr×nh ®µo t¹o, hÖ thèng v¨n b»ng theo m« h×nh gi¸o dôc cña

Ph¸p ®Õn nh÷ng n¨m ®Çu thËp kû 70 th× theo m« h×nh cña Mü.

- Sau khi tiÕp qu¶n, chÝnh quyÒn c¸ch m¹ng ®· tiÕn hµnh gi¶i thÓ c¸c trường tư thục và trường đại học công đồng, tæ chøc l¹i thµnh 5 tr­êng đại học theo m« h×nh nhµ

tr­êng xã hội chủ nghĩa ®ã lµ:

- §¹i häc S­ ph¹m Thµnh phè Hå ChÝ Minh;

- §¹i häc B¸ch khoa Thµnh phè Hå ChÝ Minh;

- §¹i häc Kinh tÕ Thµnh phè Hå ChÝ Minh;

- §¹i häc Kü thuËt Thµnh phè Hå ChÝ Minh;

- §¹i häc N«ng nghiÖp Thµnh phè Hå ChÝ Minh;

- §¹i häc KiÕn tróc Thµnh phè Hå ChÝ Minh;

- §¹i häc Y D­îc Thµnh phè Hå ChÝ Minh;

- §¹i häc Tæng hîp HuÕ;

- §¹i häc CÇn Th¬;

- §¹i häc B¸ch Khoa §µ N½ng ;

- §¹i häc §µ L¹t;

- §¹i häc S­ ph¹m HuÕ;

- §¹i häc Y HuÕ;

- §¹i häc Thuû S¶n Nha Trang;

- §¹i häc T©y Nguyªn.

Tõ n¨m 1976 - 1986 c¸c tr­êng đ¹i häc ®­îc x¸c ®Þnh cã vai trß rÊt quan träng

trong 3 cuéc c¸ch m¹ng: c¸ch m¹ng quan hÖ s¶n xuÊt, khoa häc kü thuËt, c¸ch

m¹ng t­ t­ëng v¨n hãa, trong ®ã c¸ch m¹ng khoa học kü thuËt lµ then chèt. N¨m

1976 lÇn ®Çu tiªn luËn ¸n phã tiÕn sÜ ®· ®­îc b¶o vÖ thµnh c«ng trong n­íc ®¸nh

Page 26: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

25

dÊu b­íc ph¸t triÓn míi cña hÖ gi¸o dôc đ¹i häc. §Õn th¸ng 12 năm 1980 n­íc ta ®·

cã 42 tr­êng đ¹i häc vµ ViÖn nghiên cứu khoa học ®­îc quyÕt ®Þnh lµ c¬ së ®µo t¹o

sau ®¹i häc (cã tr×nh ®é th¹c sÜ & phã tiÕn sÜ).

Vµi sè liÖu vÒ ph¸t triÓn quy m« gi¸o dôc C§&§H:

N¨m häc Sè

tr­êng

C¸n bé

gi¶ng d¹y

Tæng sè

SV

Dµi h¹n

tËp trung Chuyªn tu T¹i chøc

1975-1976

1979-1980

1984-1985

59

79

93

9.642

16.386

18.717

92.097

152.327

124.120

78.637

124.971

88.921

3.493

5.831

7.940

9.967

51.525

27.259

(Nguån sè liÖu thèng kª cña Bé giáo dục&§T, 1995)

v Giai ®o¹n tõ 1986 ®Õn nay

Th¸ng 12 năm 1986 §¹i héi đại biểu toàn quốc lần thứ VI cña §¶ng Céng S¶n

ViÖt Nam ®· më ®Çu c«ng cuéc ®æi míi x©y dùng ®Êt n­íc theo c¬ chÕ thÞ tr­êng

®Þnh h­íng XHCN. Gi¸o dôc ®­îc x¸c ®Þnh lµ quèc s¸ch hµng ®Çu nh»m môc ®Ých

n©ng cao d©n trÝ, ®µo t¹o nh©n lùc, båi d­ìng nh©n tµi thùc hiÖn sù nghiÖp c¸ch

m¹ng công nghiệp hoá và hiện đại hoá ®Êt n­íc.

§­êng lèi ®æi míi toµn diÖn kinh tế - xã hội cña ®¹i hội §¶ng lÇn thø 6 ®· lµm

xu©t hiÖn 4 tiÒn ®Ò ®æi míi gi¸o dôc đại học ViÖt Nam ®ã lµ:

- Gi¸o dôc đại học kh«ng chØ ®¸p øng nhu cÇu kinh tÕ nhµ n­íc, kinh tÕ quèc

doanh mµ cßn ph¶i ®¸p øng yªu cÇu cña c¸c thµnh phÇn kinh tÕ kh¸c vµ nhu cÇu häc

tËp cña toµn d©n.

- Gi¸o dôc đại học kh«ng chØ dùa vµo nguån kinh phÝ nhµ n­íc mµ cßn dùa vµo

c¸c nguån kinh phÝ kh¸c cña c¸c tæ chøc x· héi trong n­íc hoÆc do quèc tÕ tµi trî.

- Gi¸o dôc đại học kh«ng chØ theo chØ tiªu kÕ ho¹ch tËp trung nh­ mét bé phËn

cña kÕ ho¹ch nhµ n­íc mµ cßn ph¶i lµm kÕ ho¹ch theo nh÷ng ®¬n ®Æt hµng, nh÷ng

xu thÕ dù b¸o, nh÷ng yªu cÇu häc tËp tõ nhiÒu phÝa trong x· héi.

- Gi¸o dôc đại học kh«ng cÇn ph¶i g¾n chÆt víi viÖc ph©n phèi ng­êi t¸c

nghiÖp theo c¬ chÕ hµnh chÝnh bao cÊp, ng­êi t¸c nghiÖp cã tr¸ch nhiÖm tù lo viÖc

lµm cho m×nh theo c¬ chÕ tuyÓn chän theo yªu cÇu cña thÞ tr­êng lao ®éng.

QuyÕt t©m thùc hiÖn chñ tr­¬ng ®æi míi, ngµnh gi¸o dôc đại học ®· ®Ò ra 3

ch­¬ng tr×nh hµnh ®éng trong 3 n¨m häc (1987-1990) ®­îc cô thÓ ho¸ c¸c néi dung:

- C¶i c¸ch, ®æi míi c«ng t¸c tuyÓn sinh, giao quyÒn chñ ®éng réng h¬n cho

nhµ tr­êng đ¹i häc vµ quyÒn ®­îc lùa chän dù thi vµo nhµ tr­êng cho thÝ sinh.

- Më réng hÖ ®µo t¹o kh«ng chÝnh quy cã ®ãng häc phÝ.

Page 27: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

26

- Tæ chøc thùc hiÖn quy tr×nh ®µo t¹o 2 giai ®o¹n.

- §Èy m¹nh cuéc vËn ®éng d©n chñ bÇu cö lùa chän c¸n bé qu¶n lý c¸c tr­êng

§¹i häc.

- Tæ chøc, s¾p xÕp chøc danh cho c¸n bé gi¶ng d¹y đ¹i häc: Gi¸o s­, phã gi¸o

s­, gi¶ng viªn chÝnh, gi¶ng viªn, trî gi¶ng.

- §Èy m¹nh c«ng t¸c nghiên cứu khoa học g¾n víi lao ®éng s¶n xuÊt, khoa

häc c«ng nghÖ tiÕp cËn víi nÒn kinh tÕ tri thøc.

Tõ ®Çu nh÷ng n¨m 90 cña thÕ kû XX, gi¸o dôc đ¹i häc ViÖt Nam ®· cã nh÷ng

chuyÓn biÕn rÊt c¨n b¶n, song vÉn ch­a ®¸p øng ®­îc yªu cÇu t¨ng tèc ph¸t triÓn

kinh tÕ - x· héi. Th¸ng 4/1990, ChÝnh phñ ra quyÕt ®Þnh thµnh lËp Bé giáo dục&§T

®Ó qu¶n lý thèng nhÊt hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n tõ bËc mÇm non cho ®Õn gi¸o dôc

đ¹i học vµ sau đ¹i học.

Th¸ng 7 năm 1991 ®¹i héi §¶ng Céng S¶n ViÖt Nam khoa VII th«ng qua

“c­¬ng lÜnh x©y dùng CNXH trong thêi kú qu¸ ®é”, ngµnh gi¸o dôc đ¹i häc ®· thùc

hiÖn 5 ch­¬ng tr×nh môc tiªu, ®ã lµ:

- Ch­¬ng tr×nh 1: C¸c môc tiªu, néi dung, ph­¬ng ph¸p ®µo t¹o;

- Ch­¬ng tr×nh 2: §Èy m¹nh nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất g¾n nhµ

tr­êng víi x· héi;

- Ch­¬ng tr×nh 3: §æi míi c«ng t¸c tæ chøc vµ qu¶n lý giáo dục đại học;

- Ch­¬ng tr×nh 4: X©y dùng vµ båi d­ìng c¸n bé gi¶ng d¹y & c¸n bé qu¶n lý

giáo dục đại học;

- Ch­¬ng tr×nh 5: §µo t¹o, båi d­ìng nh©n tµi vµ ph¸t triÓn ®éi ngò c¸n bé cho

mét sè ngµnh mòi nhän.

C¨n cø thùc tiÔn vµ tham kh¶o kinh nghiÖm x©y dùng, ph¸t triÓn hÖ thèng

tr­êng §H&C§ trªn thÕ giíi tõ n¨m 1993 - 1994 hÖ thèng §H&C§ ®· ®­îc tæ chøc,

s¾p xÕp nh­ sau:

a) Thµnh lËp hai đại học Quèc Gia: §ại học Quèc Gia Hµ Néi (1994); Đại học Quèc Gia thµnh phè Hå ChÝ Minh (1995).

b) Thµnh lËp đại học Vïng (4/4/1994): Đại học Th¸i Nguyªn, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng

C¸c tr­êng đại học trªn ®Òu lµ tr­êng đại học ®a ngµnh. Tuy nhiên, cã mét

sè tr­êng kh¸c còng lµ đại học ®a ngµnh nh­ng kh«ng gäi lµ đại học Quèc Gia

hay đại học Vïng nh­ng còng mang tÝnh chÊt vïng nh­ §ại học CÇn Th¬ (vïng

®ång b»ng s«ng Cöu Long), Đại học §µ L¹t, Đại học Vinh, Đại học T©y B¾c, Đại học Quy Nh¬n.

Page 28: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

27

c) C¸c tr­êng đại học chuyªn ngµnh

§©y lµ c¸c tr­êng ®µo t¹o mét ngµnh hay mét nhãm ngµnh nh­ kü thuËt, n«ng

nghiÖp, thuû s¶n,… c¸c tr­êng nµy phÇn lín tËp trung ë c¸c thµnh phè lín nh­ Hµ

Néi ®ã lµ: §¹i häc B¸ch Khoa, Đại học Th­¬ng M¹i, Đại học Ngo¹i Th­¬ng, Đại học KiÕn Tróc, Đại học Kinh TÕ Quèc D©n,... Ở thµnh phè Hå ChÝ Minh cã nhiÒu

tr­êng nh­: Đại học Kinh TÕ, Đại học X©y Dùng, Đại học S­ Ph¹m, Đại học Kü

ThuËt,… Mét sè tr­êng đại học chuyªn ngµnh ®Æt ë c¸c tØnh nh­: Đại học L©m

NghiÖp (Hµ T©y), Đại học Hµng H¶i (H¶i Phßng), Đại học Y (Th¸i B×nh)...

d) Tr­êng đại học thuéc tØnh

GÇn ®©y chÝnh phñ cho phÐp thµnh lËp tr­êng đại học c«ng lËp thuéc tØnh nh­:

Đại học Hång §øc (Thanh Ho¸), Đại học Hïng V­¬ng (Phó Thä), Đại học An Giang.

e) C¸c lo¹i tr­êng đại học kh¸c

- Đại học Më ë c¸c thµnh phè Hµ Néi vµ Thµnh Phè Hå ChÝ Minh. H×nh Thøc c¸c

tr­êng nµy gÇn nh­ tr­êng b¸n c«ng (c¬ së tr­êng häc cña nhµ n­íc, kinh tÕ tù qu¶n).

- Đại học d©n lËp lµ loại hình trường do mét tæ chøc x· héi ®ì ®Çu ®øng ra

thµnh lËp, c¬ së vËt chÊt tù lo, tµi chÝnh tù qu¶n, nhµ tr­êng quyÕt ®Þnh møc häc phÝ

vµ tr¶ l­¬ng cho c¸n bé gi¶ng d¹y. HiÖn nay ®· cã h¬n 20 tr­êng đại học d©n lËp nh­:

Đại học §«ng §«, Đại học Ph­¬ng §«ng, Đại học Th¨ng Long (Hµ Néi), Đại học

V¨n Lang, Đại học Ngo¹i Ng÷ - Tin Häc (Thµnh phè Hå ChÝ Minh), Đại học Duy

T©n (§µ N½ng), Đại học B×nh D­¬ng, Đại học VÜnh Long...

- C¸c tr­êng dù bÞ đại học thu n¹p häc sinh tèt nghiÖp THPT con em c¸c d©n

téc Ýt ng­êi, con em n«ng d©n vïng s©u vïng xa, c¸c gia ®×nh thuéc diÖn chÝnh s¸ch.

HiÖn nay cã mét sè tr­êng häc ®­îc x©y dùng khang trang nh­: Dù bÞ Đại học: SÇm

S¬n (Thanh Ho¸), Nha Trang, Phó Thä, thµnh phè Hå ChÝ Minh.

- Trung t©m hay c¬ së đại học còng lµ mét lo¹i tr­êng đại học nh­ng ch­a

hoµn chØnh, do thñ tr­ëng mét ngµnh hay mét tØnh hoÆc hiÖu tr­ëng cña mét tr­êng

đại học thµnh lËp. HiÖn nay cã hai trung t©m: mét cña ngµnh ng©n hµng, mét cña

thµnh phè Hå ChÝ Minh vµ ba c¬ së: mét cña Tr­êng Đại học Giao Th«ng, mét cña

Tr­êng Đại học Ngo¹i Th­¬ng vµ mét cña Tr­êng Đại học V¨n Ho¸. NhiÒu tØnh cã

trung t©m Gi¸o dôc Th­êng xuyªn më c¸c líp đại học t¹i chức, tõ xa, thu n¹p c¶ c¸n

bé, c«ng nh©n viªn võa häc võa lµm, c¶ häc sinh kh«ng thi ®Ëu vµo c¸c tr­êng kh¸c.

f) C¸c tr­êng cao đẳng

HiÖn nay cã h¬n 100 tr­êng cao đ¼ng, trong ®ã cã 65 tr­êng cao đẳng s­ ph¹m - nÕu tæng c¸c tr­êng §HSP và c¸c khoa s­ ph¹m trong c¸c tr­êng đại học (Khoa s­ ph¹m- Tr­êng Đại học §µ L¹t, Khoa s­ ph¹m- Tr­êng Đại học An Giang, Khoa s­ pham - Đại học Quèc Gia Hµ Néi,...) th× cã ®Õn 110 ®¬n vÞ ®µo t¹o chuyªn ngµnh s­ ph¹m - ®éi ngò gi¸o viªn tõ mÇm non cho ®Õn đại học vµ sau đại học (mét

Page 29: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

28

sè ViÖn nh­: ViÖn Ch­¬ng Tr×nh ChiÕn L­îc, ViÖn Quản lý giáo dục ViÖn S­ ph¹m c¸c tr­êng đại học còng tham gia ®µo t¹o cao häc vµ nghiên cứu sinh).

2.3.2. Gi¸o dôc ®¹i häc ë miÒn Nam ViÖt Nam giai ®o¹n 1954-1975

HÖ thèng gi¸o dôc ®¹i häc miÒn Nam ViÖt Nam d­íi thêi MÜ - Nguþ ®­îc tæ chức thµnh nh÷ng ®¬n vÞ tù qu¶n gäi lµ viÖn ®¹i häc. Mçi viÖn ®¹i häc gåm mét sè tr­êng ®¹i häc, khoa hoÆc ph©n khoa thµnh viªn. Tr­íc gi¶i phãng, hÖ thèng gi¸o dôc ®¹i häc ë miÒn Nam cã c¸c c¬ së sau:

- 4 viÖn ®¹i häc c«ng lËp lµ: ViÖn §¹i häc Sµi Gßn, ViÖn §¹i häc B¸ch khoa Thñ §øc, ViÖn §¹i häc HuÕ, ViÖn §¹i häc CÇn Th¬.

- 3 tr­êng đ¹i häc céng ®ång c«ng lËp (ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o 2 n¨m) lµ: ViÖn §¹i häc MÜ Tho, ViÖn §¹i häc Nha Trang, ViÖn §¹i häc §µ N½ng.

- 11 viÖn ®¹i häc t­ (phÇn lín c¸c tæ chøc t«n gi¸o ®øng ra më).

Tæng sè sinh viªn thêi ®iÓm ®«ng nhÊt lµ 166.000 (trong ®ã cã mét sè häc theo kiÓu ghi tªn).

ViÖn §¹i häc Sµi Gßn thµnh lËp n¨m 1949, vèn lµ mét chi nh¸nh cña ViÖn §¹i häc Hµ Néi. §Õn n¨m 1954, ViÖn §¹i häc Hµ Néi chuyÓn vµo Sµi Gßn, sau khi s¸t nhËp víi chi nh¸nh ViÖn §¹i häc Hµ Néi ë Sµi Gßn vµo n¨m 1955 thµnh ViÖn §¹i häc Sµi Gßn. ViÖn cã 8 khoa: luËt, v¨n khoa, khoa häc, s­ ph¹m, y häc, nha khoa, d­îc khoa, kiÕn tróc.

ViÖn §¹i häc HuÕ thµnh lËp n¨m 1957 gåm 5 khoa: luËt, v¨n khoa, khoa häc, y khoa, s­ ph¹m. N¨m häc 1974-1975 cã 9142 sinh viªn.

ViÖn §¹i häc CÇn Th¬ thµnh lËp n¨m 1966 gåm cã 5 khoa: luËt, y khoa, khoa häc, n«ng nghiÖp, s­ ph¹m. N¨m häc 1974-1975 cã 8500 sinh viªn.

ViÖn §¹i häc B¸ch khoa Thñ §øc thµnh lËp n¨m 1973 trªn c¬ së s¸t nhËp 3 tr­êng vèn cã tõ tr­íc lµ §¹i häc KÜ thuËt Phó Thä (Sµi Gßn), §¹i häc N«ng nghiÖp Thñ §øc vµ §¹i häc S­ ph¹m KÜ thuËt Thñ §øc. N¨m häc 1974-1975 cã 2800 sinh viªn.

C¸c tr­êng ®¹i häc céng ®ång do c¸c ®Þa ph­¬ng thµnh lËp vµ ®µi thä gåm cã c¸c tr­êng sau:

+ Tr­êng §¹i häc Céng ®ång Nha Trang thµnh lËp n¨m 1971, n¨m häc 1974-1975 cã 650 sinh viªn.

+ Tr­êng §¹i häc Céng ®ång §µ N½ng thµnh lËp n¨m 1974, n¨m häc 1074-1975 cã 1500 sinh viªn.

+ Tr­êng §¹i häc Céng ®ång MÜ Tho thµnh lËp n¨m 1974, n¨m häc 1974-1975 cã 500 sinh viªn.

C¬ së vËt chÊt cña 3 tr­êng nµy ®Òu ph¶i m­în cña c¸c tr­êng kh¸c. §éi ngò gi¸o viªn cña 3 tr­êng nµy còng m­în cña c¸c c¬ së kh¸c.

Page 30: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

29

Bªn c¹nh c¸c viÖn ®¹i häc c«ng vµ c¸c tr­êng ®¹i häc céng ®ång cßn cã 12

viÖn ®¹i häc t­ nh­: ViÖn §¹i häc §µ L¹t thµnh lËp n¨m 1958, n¨m häc 1974 -1975

cã 6000 sinh viªn; ViÖn §¹i häc V¹n H¹nh thµnh lËp n¨m 1964, n¨m häc 1974 -

1975 cã 8000 sinh viªn; ViÖn §¹i häc Hoµ H¶o thµnh lËp n¨m 1971, n¨m häc 1974

-1975 cã 4000 sinh viªn; ViÖn §¹i häc Minh §øc thµnh lËp n¨m 1972, n¨m häc

1974 -1975 cã 5000 sinh viªn… Tæng sè sinh viªn c¸c viÖn ®¹i häc t­ n¨m häc

1974 -1975 lµ 30.000 sinh viªn.

VÒ chÕ ®é tuyÓn sinh: Mçi tr­êng ®Òu cã mét chÕ ®é tuyÓn sinh riªng, nh­ng

nãi chung cã 3 c¸ch c¬ b¶n sau:

+ Thø nhÊt, häc sinh ®ç tó tµi (12 n¨m) ®­îc ghi tªn vµo c¸c tr­êng luËt, v¨n

khoa vµ mét sè tr­êng ®¹i häc khoa häc.

+ Thø hai, häc sinh ghi tªn kh«ng qua k× thi tuyÓn nh­ng nhµ tr­êng chän dùa

trªn kÕt qu¶ thi tó tµi.

+ Thø ba, mét sè tr­êng cã quy ®Þnh tiªu chuÈn ®­îc d­ thi vµ tæ choc thi

tuyÓn kh¸ chÆt chÏ.

ChÕ ®é häc tËp ë bËc ®¹i häc cã 3 h×nh thøc:

- Chøng chØ: §©y lµ h×nh thøc ¸p dông theo m« h×nh cña Ph¸p. Ch­¬ng tr×nh

®­îc chi ra lµm nhiÒu chuyªn ®Ò. Sinh viªn thi ®ç chuyªn ®Ò nµo th× ®­îc cÊp chøng

chØ chuyªn ®Ò ®ã. Sinh viªn cso quyÒn ®­îc lùa chän nh÷ng chuyªn ®Ò m×nh thÝch

®Ó häc. Sinh viªn tÝch luü ®ñ sè chøng chØ theo quy ®Þnh th× ®­îc cÊp mét lo¹i b»ng

nhÊt ®Þnh.

- Häc theo n¨m häc: C¸c m«n häc ®­îc bè trÝ theo tõng m«n häc. Sau mçi

n¨m sinh viªn thi hÕt n¨m råi xÐt lªn líp. N¨m cuèi thi tèt nghiÖp.

- Häc theo chÕ ®é tÝn chØ: chia m«n häc ra thµnh sè giê nhÊt ®Þnh (th­êng chia

kho¶ng 16 ®Õn 30 giê). Sinh viªn hoµn thµnh sè giê vÒ mét vÊn ®Ò th× ®­îc c«ng

nhËn xong mét tÝn chØ. Sè tÝn chØ lµ do quy ®Þnh cña mçi tr­êng. Sinh viªn ph¶i qua

mét sè l­îng tÝn chØ nhÊt ®Þnh míi c«ng nhËn tèt nghiÖp (th­êng tõ 100 ®Õn 120 tÝn

chØ). Häc theo tÝn chØ lµ theo m« h×nh gi¸o dôc ®¹i häc cña MÜ.

Tóm lại, có thể nói từ khi hình thành trường đại học đầu tiên (Quốc Tử Giám) vào năm 1075 đến nay, trải qua bao thăng trầm lịch sử, nền giáo dục đại học Việt Nam vẫn phát triển không ngừng, đặc biệt là sau khi đất nước giành được độc lập. Từ chỗ chúng ta chỉ có các trường đại học ở các thành phố lớn thì nay hầu như khắp tất cả các tỉnh đều có trường đại học và cao đẳng, số lượng lên đến gần 400 trường trên cả nước. Với số lượng đó, cơ bản chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân và nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Page 31: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

30

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

A. Câu hỏi thảo luận và tình huống 1. Những đặc điểm chung của sự hình thành nền giáo dục đại học ở

phương Đông và phương Tây. 2. Tiêu chí đánh giá, xếp hạng một trường đại học và ý nghĩa của nó.

Chúng ta có thể học tập được gì qua nghiên cứu một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới.

3. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay.

4. Các trường đại học nước ta có thể xây dựng theo mô hình các trường đại học nổi tiếng trên thế giới được không? Tại sao?

5. Nếu chúng ta đầu tư kinh phí trên đầu sinh viên tương đương với các trường có chất lượng cao trên thế giới (ví dụ, Harvart 40.000USD/ 1 năm/1 sinh viên) thì liệu chất lượng có nâng lên tương đương với họ không? B. Câu hỏi hướng dẫn tự học và tự đánh giá

1. Phân tích quá trình hình thành và phát triển giáo dục đại học ở phương Tây. 2. Phân tích quá trình hình thành và phát triển giáo dục đại học ở phương Đông. 3. Trình bày những hiểu biết của bản thân về một trường đại học nổi tiếng

trên thế giới mà mình yêu thích. 4. Những đặc điểm của giáo dục đại học Việt Nam thời kì phong kiến. 5. Những đặc điểm của nền giáo dục đại học Việt Nam thời kì pháp thuộc. 6. Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 và những đóng góp

của nó trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. 7. Giáo dục đại học miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 và những

đóng góp của nó trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 8. Những đặc điểm của giáo dục đại học miền Nam Việt Nam giai đoạn

1954 -1975. 9. Giáo dục đại học Việt Nam từ năm 1975 đến nay, thực trạng và giải

pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Page 32: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục

và đào tạo. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Những điều cần biết về tuyển sinh đại

học và cao đẳng năm 2008, NXB Giáo dục - Hà Nội. 3. Phạm Minh Hạc (2007), Giáo dục Việt Nam trước thế kỉ XXI, NXB

Chính trị Quốc gia - Hà Nội. 4. Bùi Minh Hiền (2005), Lịch sử giáo dục Việt Nam, NXB ĐHSP Hà Nội. 5. Nguyễn Lân (1958), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Giáo dục - Hà Nội. 6. Hồ Hữu Nhật (1998), Lịch sử giáo dục – Sài Gòn thành phố Hồ Chí

Minh, NXB Trẻ. 7. Vũ Dương Ninh (1998), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục 8. http:// WWW. Arwu. Org/rank/2005/ARWU2005_Top100.htm 9. http://newshub.nus.edu.sg/headlines/0511/ranking_nov05.htm 10. http://ed.sjtu.edu.cn/rank/2006/ARWU2006Resources.htm#RankingG 11. http://vietnamnet.vn/dhqt/cactruong/ 12. http://vi. Wikipedia. Org/wiki/

Page 33: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

32

CHƯƠNG 2.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠi HỌC TRÊN THẾ GIỚI

Mục đích yêu cầu:

Học chương này yêu cầu học viên phải nắm vững một số vấn đề sau:

- Các quan điểm phát triển giáo dục đại học trên thế giới, ưu nhược điểm của mỗi quan điểm phát triển.

- Xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện nay.

- Một số nền giáo dục đại học tiêu biểu trên thế giới.

- Liên hệ với thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam.

1. Tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học

Tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học được đưa ra trong Hội nghị thế giới về giáo dục đại học “Giáo dục đại học vào thế kỉ XXI - Tầm nhìn và Hành động” do UNESCO tổ chức tại Paris từ 5-9 tháng 10 năm 1998. Tóm tắt nội dung tuyên ngôn có 15 điểm cơ bản sau:

- Giáo dục đại học được nhập học bình đẳng đối với mọi người (theo tinh thần Điều 26.1 của Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền), không chấp nhận một sự phân biệt đối xử nào dựa trên cơ sở về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tín ngưỡng, kinh tế, văn hóa hoặc những khiếm khuyết về thân thể…

- Sứ mệnh cốt lõi của hệ thống giáo dục đại học là giáo dục, đào tạo và nghiên cứu góp phần vào sự phát triển và tiến bộ bền vững của toàn xã hội. Cụ thể là giáo dục những người tốt nghiệp có chất lượng cao, những công dân có trách nhiệm, làm cho giáo dục đại học có một sứ mệnh chưa từng có trong xã hội, một thành phần sinh động của sự phát triển văn hóa xã hội, kinh tế và chính trị, là trụ cột của việc xây dựng tiểm lực nội sinh, sự củng cố quyền con người, sự phát triển bền vững, nền dân chủ và hòa bình trong một khung cảnh pháp luật… Nhiệm vụ của giáo dục đại học là đảm bảo cho các giá trị và các lí tưởng của một nền văn hóa hòa bình.

- Các trường đại học, đội ngũ giáo chức, sinh viên cần giữ gìn và phát triển các chức năng cơ của nó, thông qua việc rèn luyện đạo đức và tính nghiêm túc trong khoa học. Họ cần tăng cường chức năng phê phán và nhìn về tương lai thông qua việc phân tích hiện trạng của các xu thế kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa nổi bật, chỉ ra các vấn đề trọng tâm để dự kiến, cảnh báo và phòng ngừa. Muốn vậy, họ phải được hoàn toàn tự chủ và tự do về khoa học, đồng thời cần có đầy đủ trách nhiệm và giải trình đối với xã hội.

- Sự phù hợp của giáo dục đại học được đánh giá qua sự ăn khớp giữ những gì

Page 34: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

33

mà xã hội kì vọng và những gì mà nó đang làm. Để có sự phù hợp đó, các nhà trường và các hệ thống cần dựa trên sự định hướng lâu dài về mục tiêu và nhu cầu của xã hội, bao gồm những mối quan tâm về văn hóa và bảo vệ môi trường. Phát triển các kĩ năng và sáng kiến tạo nghiệp cần phải trở thành mối quan tâm chính của giáo dục đại học. Lưu ý sự phục vụ của giáo dục đại học đối với xã hội trong việc xóa đói, giảm nghèo, sự thiếu khoan dung, bạo lực, ngu dốt, hủy hoại môi trường, bệnh tật…hướng tới củng cố hòa bình thông qua tiếp cận liên ngành, xuyên ngành.

- Giáo dục đại học là một phần của hệ thống giáo dục quốc dân. Sự đóng góp của giáo dục đại học vào sự phát triển của hệ thống giáo dục phải được ưu tiên. Giáo dục trung học cần phải chuẩn bị và tạo điều kiện để nhập học vào giáo dục đại học đồng thời cung cấp một sự đào tạo rộng để cuẩn bị cho học sinh có một cuộc sống tự lập.

- Sự đa dạng hóa các mô hình giáo dục đại học, đa dạng hóa các phương pháp và tiêu chuẩn tuyển chọn là rất quan trọng đối với cả việc đáp ứng nhu cầu và việc cung cấp cho sinh viên một nền tảng và một sự đào tạo nghiêm chỉnh mà thế kỉ XXI đòi hỏi. Người học phải có một dải tối ưu để lựa chọn và sự chiếm lĩnh kiến thức dựa trên đầu vào và đầu ra linh động của hệ thống.

- Chất lượng giáo dục đại học là một khái niệm đa chiều, khái niệm này bao trùm mọi chức năng và hoạt động của nó: giảng dạy và các chương trình đào tạo, nghiên cứu và học thuật, đội ngũ sinh viên, cấu trúc hạ tầng và môi trường học thuật. Cần đặc biệt chú ý nâng cao kiến thức thông qua nghiên cứu. Các trường đại học phải cam kết công khai việc đánh giá trong và đánh giá ngoài được tiến hành bởi các chuyên gia độc lập. Tuy nhiên, cần chú ý đến bối cảnh khu vực và quốc gia, của các trường cụ thể để có thể tính đến sự đa dạng, tránh sự đồng đều nhất loạt. Cần thiết phải có một cái nhìn mới và mô hình mới của giáo dục đại học, đó là lấy sinh viên làm trung tâm. Để đạt được mục tiêu đó, chương trình đào tạo cần phải xây dựng lại sao cho vượt qua được việc nắm kiến thức chuyên môn một cách đơn giản mà cần bao gồm việc chiếm lĩnh các kĩ năng, năng lực giao tiếp, óc phân tích sáng tạo và phê phán, suy nghĩ độc lập và biết làm việc trong một nhóm giữa một bối cảnh đa văn hóa.

- Một chính sách mạnh mẽ về phát triển đội ngũ là yếu tố quan trọng đối với các trường đại học. Cần xây dựng các chính sách sáng tỏ liên quan đến giáo chức đại học, sao cho có thể cập nhật và nâng cao kĩ năng của họ, khuyến khích sự cải tiến về chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, và với một tình trạng tài chính và nghiệp vụ thích hợp để đạt chất lượng cao trong nghiên cứu và giảng dạy.

- Những người ra quyết định ở cấp quốc và cấp nhà trường nên đặt sinh viên và nhu cầu của họ ở trung tâm ở mối quan tâm của mình và xem họ như đối tác chính và đại diện cho các bên liên quan khi đổi mới giáo dục đại học. Các dịch vụ hướng dẫn và tư vấn cần được phát triển, cộng tác với các tổ chức của sinh viên, để tính toán nhu cầu của các loại học viên luôn luôn đa dạng. Những sinh viên bị rơi

Page 35: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

34

cần có cơ hội thích hợp để quay trở lại giáo dục đại học. Các trường đại học cần giáo dục sinh viên trở thành những công dân được thông tin đầy đủ và chủ động tận tụy cao, những người biết suy nghĩ một cách phê phán, biết phân tích các vấn đề xã hội, biết tìm các giải pháp cho các vấn đề xã hội, áp dụng chúng và nhận lấy trách nhiệm xã hội.

- Phải đưa ra hoặc tăng cường các biện pháp để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ vào giáo dục đại học, đặc biệt ở cấp ra quyết định và trong các chuyên môn mà họ chưa có đầy đủ đại diện. Tiếp theo cần đòi hỏi để hạn chế mọi thành kiến về giới trong giáo dục đại học. Để vượt qua những chướng ngại và để tăng sự nhập học của phụ nữ vào giáo dục đại học, cần có một ưu tiên cấp bách trong đổi mới hệ thống và trường học.

- Cần phải tận dụng đầy đủ ưu thế của công nghệ thông tin và viễn thông mới để đổi mới giáo dục đại học bằng cách mở rộng và đa dạng hóa cách chuyển tải, và bằng cách làm cho kiến thức và thông tin sẵn sang cho đại chúng rộng rãi có thể sử dụng. Việc truy cập bình đẳng vào các phương tiện đó cần được đảm bảo thông qua sự hợp tác quốc tế và sự hỗ trợ đối với các nước không đủ năng lực để có các công cụ như vậy. Việc làm cho các công nghệ đó thích ứng với các nhu cầu quốc gia, khu vực và địa phương, đảm bảo quản lí kĩ thuật, giáo dục và hệ thống trường học để duy trì chúng phải được ưu tiên.

- Giáo dục đại học phải được xem là một dịch vụ công cộng. Trong khi cần huy động các nguồn ngân quỹ đa dạng tư và công, thì hỗ trợ của công quỹ cho giáo dục đại học và nghiên cứu vẫn quan trọng để đảm bảo một thành tựu cân bằng của các sứ mệnh xã hội và giáo dục của nó. Quản lí và tài chính trong giáo dục đại học cần trở thành một công cụ để tăng cường chất lượng và tính phù hợp của nó. Điều đó đòi hỏi một sự phát triển các năng lực lập kế hoạch và phân tích chính sách thích hợp và các chiến lược dựa trên sự cộng tác giữa các trường đại học và các cơ quan có trách nhiệm của quốc gia. Quyền tự chủ trong việc quản lí công việc nội bộ là cần thiết, nhưng đồng thời phải có sự giải trình trong sáng và công khai đối với xã hội.

- Hoạt động quốc tế của giáo dục đại học là một thành phần cố hữu bảo đảm chất lượng của nó. Phải có sự chia sẻ, đoàn kết và bình đẳng giữa các đối tác. Chống chảy máu chất xám từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, nhằm tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển tiến bộ xã hội của họ. Cần phải ưu tiên cho các chương trình đào tạo ở các nước đang phát triển, tại các trung tâm chất lượng cao tạo nên các mạng lưới quốc gia và khu vực, kết hợp với thời gian ngắn học chuyên ngành và học tập trung tăng cường ở nước ngoài.

- Các công cụ chuẩn hóa quốc tế để công nhận việc học tập và bằng cấp cần được phê chuẩn và áp dụng, bao gồm các chứng nhận về kĩ năng và năng lực của những người tốt nghiệp, làm cho sinh viên chuyển đổi các khóa học dễ dàng hơn, nhằm tạo điều kiện cho sự cơ động bên trong hệ thống quốc gia và giữa các hệ thống với nhau.

- Cần phải có sự cộng tác chặt chẽ của các phía liên quan – các nhà hoạch

Page 36: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

35

định chính sách quốc gia và nhà trường, các chính phủ và quốc hội đội ngũ gảng dạy và nhân lực liên quan, các nhà nghiên cứu, các sinh viên và gia đình của họ, thế giới việc làm, các nhóm cộng đồng – để đưa vào quỹ đạo một cuộc vận động đổi mới và cải cách theo chiều sâu giáo dục đại học.

2. Một số mô hình giáo dục đại học trong lịch sử phát triển xã hội

Giáo dục là một hiện tượng chịu sự quy định của xã hội, trước hết là các điều kiện kinh tế xã hội. Việc phát triển giáo dục đại học của một quốc gia cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia đó.

Có rất nhiều cách phân loại các mô hình giáo dục đại học. Ví dụ, hiện nay người ta chia thành đại học nghiên cứu, đại học thực hành, đại học ứng dụng... Thực ra, cách chia như thế chỉ mang tính tương đối.

Xét theo lịch sử phát triển của xã hội từ trước tới nay và yêu cầu của xã hội đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng chúng ta thấy nổi lên một số mô hình phát triển giáo dục đại học sau đây:

2.1. Giáo dục tinh hoa (educatiom for elite)

Giáo dục đại học theo hướng hàn lâm, tinh hoa chủ yếu trong các xã hội chậm phát triển, nền kinh tế sản xuất còn hậu, đòi hỏi về lực lượng lao động có trình độ cao rất ít. Trong lịch sử, giáo dục tinh hoa xuất hiện và tồn tại chủ yếu trong nền kinh tế nông nghiệp và tiền công nghiệp. Tương ứng với trình độ phát triển kinh tế xã hội, nhà nước chỉ có một nguồn lực nhất định để đầu tư cho giáo dục. Do nguồn lực còn hạn chế, để sử dụng một cách có hiệu quả cho toàn xã hội, nhiều quốc gia đã đào tạo bậc đại học theo hướng “tinh hoa”, theo phương châm ít mà tinh. Tư tưởng này một mặt tương ứng với khả năng cụ thể của xã hội, một mặt phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Hệ thống các trường đại học các nước phương Tây trước đây và các trường “quốc tử giám” của các nước phương Đông theo Nho học là những điển hình của tư tưởng này.

Gọi là giáo dục tinh hoa vì một số lí do cơ bản sau: Thứ nhất, chỉ một số người ưu tú và những người có quyền lực trong xã hội được hưởng nền giáo dục đại học. Hầu hết nhân dân lao động không bao giờ có quyền được hưởng nền giáo dục này. Vì thế, trong xã hội có rất ít người có học vấn đại học, họ là những người quyền quý đại diện cho nền văn minh của xã hội. Có ít người được hưởng nền giáo dục đại học vì nhà nước không có đủ điều kiện trường lớp, tài liệu, tiền bạc, cơ sở vật chất, giáo viên… đáp ứng cho nhu cầu học tập của người dân. Đặc biệt là nền sản xuất xã hội không đòi hỏi nhiều người có trình độ cao như vậy nên không tạo ra được động lực học tập của đông đảo người dân trong xã hội. Mặt khác, người dân cũng không có đủ điều kiện để hưởng thụ nền giáo dục này (không có đủ tiền bạc, điều kiện, vị thế xã hội, cơ chế, chính sách của nhà nước…).

Page 37: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

36

Thứ hai là, giáo dục đại học chủ yếu học tập những tri thức tinh tuý nhất mang tính hàn lâm, kinh viện. Giáo dục đại học là nơi sáng tạo, sản sinh ra các tri thức mới và lưu truyền trong một phạm vi hẹp của xã hội. Những người học đại học được xếp vào hàng ngũ trí thức và lao động trí óc thuần khiết tách biệt với đời sống lao động chân tay của đại đa số nhân dân lao động.

Nền giáo dục tinh hoa đào tạo có tính chất nhỏ giọt nhằm duy trì và phát triển văn hoá xã hội. Quá trình lựa chọn thi tuyển cũng như quá trình đào tạo rất phức tạp và rườm rà, kém hiệu quả nhưng lại đòi hỏi hết sức khắt khe và chặt chẽ. Chẳng hạn, thời phong kiến ở nước ta cứ 3 năm mới mở một khoa thi để chọn ra một trạng nguyên, một bảng nhãn, một thám hoa (tương đương với đào tạo sau đại học bây giờ) và vài chục cử nhân. Ngay cả số người học đến tú tài cũng đã rất hạn chế rồi (mỗi huyện chỉ có vài người). Trong mét quèc gia cã hÖ thèng gi¸o dôc tinh hoa lµ

chÝnh thøc bao giê còng cã sù hîp t¸c, bæ trî cña c¸c h×nh thøc vµ hÖ thèng phi

chÝnh thøc.

Trong x· héi phong kiÕn ViÖt Nam, bªn c¹nh mét sè rÊt Ýt tr­êng quèc lËp tinh

hoa vÉn cã mét m¹ng l­íi réng r·i c¸c tr­êng t­ thôc g¸nh v¸c nhiÖm vô gi¸o dôc

®«ng ®¶o nh©n d©n. ThËm chÝ trong m¹ng l­íi tr­êng t­ thôc còng cã nhiÒu tr­êng

®µo t¹o theo lèi tinh hoa. Thêi k× Ph¸p thuéc, chÝnh quyÒn thùc d©n còng thiÕt lËp

hai hÖ thèng gi¸o dôc tinh hoa vµ phi tinh hoa.

Ăng ghen đã từng nói: khi nền sản xuất xã hội đòi hỏi thì nó có tác dụng thúc đẩy khoa học kĩ thuËt hơn hàng chục trường đại học. Quả là đúng như vậy, trong nền sản xuất nông nghiệp l¹c hËu không đỏi hỏi nhiều về khoa học kĩ thuật, không cần có trình độ cao con người vẫn có thể tham gia tích cực vào quá trình sản xuất đó. Chính vì thế, giáo dục đại học trở thành thứ xa xỉ của xã hội, trở thành một thứ xa vời đối với người dân lao động. Khi nền sản xuất phát triển, đặc biệt là trong nền kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức, con người muốn tham gia lao động thì phải qua đào tạo và yêu cầu trình độ ngày càng cao, buộc mọi người phải đi học, học liên tục và học suốt đời. Giáo dục đại học trở thành phổ biến rộng rãi cho mọi người tham gia học với mọi hình thức phù hợp với điều kiện bản thân.

Ngày nay, nhiều nước chậm phát triển, giáo dục đại học vẫn đào tạo theo hướng tinh hoa. Chính vì thế, những nước này đã chậm phát triển lại càng chậm phát triển và lạc hậu thêm.

Nhận thức được vai trò của giáo dục trong nền kinh tế tri thức, nhiều nước trong đó có Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và phải tập trung phát triển giáo dục đi trước một bước so với sù ph¸t triÓn kinh tế xã hội nhằm tạo cơ hội cho việc đi tắt, đón đầu sự phát triển của thế giới.

Giáo dục tinh hoa không còn phù hợp với thời đại ngày nay. Nền sản xuất lớn,

Page 38: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

37

sản xuất theo công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhất là nền kinh tế tri thức đòi hỏi giáo dục phải đào tạo hàng loạt người lao động có trình độ cao. Giáo dục đại học phải chuyển từ đào tạo tinh hoa sang giáo dôc đại chúng. Mọi người phải được tiếp cận với nền giáo dục đại học dưới mọi hình thức để tham gia vào nền sản xuất xã hội. Nền giáo dục tinh hoa không thể đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất mới nªn ng­êi ta ®· më ra rÊt nhiÒu tr­êng cao ®¼ng vµ ®¹i häc. Tuy vËy, ng­êi ta vÉn

duy tr× mét bé phËn gi¸o dôc tinh hoa chÊt l­îng cao ®Ó ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt

theo h­íng hµn l©m. VÝ dô, ë Hoa k× ngµy nay ng­êi ta ®· chän kho¶ng 1-2% sinh

viªn trong c¸c tr­êng ®¹i häc ®µo t¹o theo h­íng tinh hoa.

2.2. Gi¸o dôc v× nguån nh©n lùc (education for manpower)

NÒn s¶n xuÊt x· héi cµng ph¸t triÓn (yªu cÇu vÒ s¶n xuÊt, kinh doanh, dÞch

vô…ngµy cµng t¨ng) th× nhu cÇu nh©n lùc cña x· héi cµng t¨ng c¶ vÒ sè l­îng lÉn

chÊt l­îng. Ban ®Çu, ®ßi hái vÒ tr×nh ®é ®µo t¹o cña lùc l­îng lao ®éng ch­a cao,

mét bé phËn cña hÖ thèng gi¸o dôc ®¶m nhiÖm chøc n¨ng gi¶ng d¹y c¸c kiÕn thøc

trùc tiÕp phôc vô s¶n xuÊt, dÞch vô, kinh doanh, qu¶n lÝ. HiÖn t­îng nµy ®· diÔn ra

nhanh chãng trong c¸c n­íc c«ng nghiÖp ph­¬ng T©y. Giai ®o¹n nµy lµ sù kÕt hîp

hµi hoµ gi÷a gi¸o dôc tinh hoa vµ gi¸o dôc v× nguån nh©n lùc.

Khi nÒn s¶n xuÊt x· héi cµng hiÖn ®¹i, ®ßi hái lùc l­îng tham gia lao ®éng cã

tr×nh ®é ngµy cµng cao, nh÷ng c¬ së ®µo t¹o trùc tiÕp dÇn dÇn mÊt t¸c dông. Lóc nµy,

gi¸o dôc ®¹i häc trë thµnh c¬ së ®µo t¹o lùc l­îng lao ®éng chÝnh cho x· héi. Nguån

nh©n lùc chÊt l­îng cao nµy sÏ tham gia vµo c¸c ngµnh s¶n xuÊt chÝnh cña x· héi

nh­ ®iÖn tö viÔn th«ng, c«ng nghÖ vËt liÖu míi, c«ng nghÖ sinh häc, c«ng nghÖ na

n«, c«ng nghÖ vò trô,…vµ t¹o ra cña c¶i vËt chÊt chÝnh cho x· héi. §Ó ®¸p øng nhu

cÇu nguån nh©n lùc, hµng lo¹t c¸c tr­êng ®¹i häc, cao ®¼ng ®­îc më ra c¶ c«ng lËp

vµ ngoµi c«ng lËp vµ ®µo t¹o víi nhiÒu ph­¬ng thøc kh¸c nhau. Víi quan ®iÓm ®µo

t¹o nµy ®· gióp cho nhiÒu n­íc tiÕn hµnh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ thµnh c«ng.

N­íc ta víi ®Æc thï x· héi ®ang tån t¹i nhiÒu nÒn kinh tÕ ®an xen nhau (kinh tÕ

n«ng nghiÖp, kinh tÕ c«ng nghiÖp vµ b¾t ®Çu h×nh thµnh mét bé phËn cña nÒn kinh tÕ

tri thøc) v× thÕ gi¸o dôc ®¹i häc còng ®an xen nhau gi÷a gi¸o dôc tinh hoa vµ gi¸o

dôc v× nguån nh©n lùc. Tuy vËy, gi¸o dôc đại học ®ang chuyÓn dÇn sang v× nguån

nh©n lùc lµ chÝnh. B»ng chøng lµ nhiÒu tr­êng ®¹i häc ®­îc më ra c¶ c«ng lËp vµ

ngoµi c«ng lËp, c¶ trung ­¬ng vµ c¸c khu vùc, c¸c ®Þa ph­¬ng. TØ lÖ sinh viªn trªn

mét v¹n d©n ngµy cµng cao. C¸c tr­êng ®¹i häc ph¶i trë thµnh n¬i ®µo t¹o nguån

nh©n lùc chÝnh cho x· héi.

2.3. Giáo dục đại chúng (Education for mass)

Khi xã hội đạt tới một mức độ phát triển nhất định về kinh tế-xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của đại đa số nhân dân được cải thiện, nhận thức về giá trị giáo dục được nâng cao, nhu cầu được hưởng thụ giáo dục đại học của người dân trở

Page 39: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

38

thành phổ biến. Mọi người dân đều có nhu cầu học tập nâng cao trình độ, một mặt nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá tinh thần của cá nhân, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự phát triển sản xuất, dịch vụ, kinh doanh đòi hỏi đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ ngày càng cao tạo nên trong xã hội những đòi hỏi rộng lớn về giáo dục ở trình độ cao. Trước tình hình đó đã tạo ra yêu cầu phải có một nền giáo dục đại chúng (kể cả giáo dục đại học) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo nhân dân, để tất cả mọi người được học tập, phát huy nhân cách của mình và đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường nhân lực trong một xã hội phát triển.

Trên thế giới, nhiều nước đã có những đặc điểm của nền giáo dục đại học đại chúng. Tiêu biểu là hệ thống giáo dục của Mĩ. Giáo dục được phổ cập rộng rãi trong xã hội và ở bậc học ngày càng cao. Đào tạo nghề nghiệp được mở rộng khắp mọi nơi, giáo dục đại học và cao đẳng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, tổ chức, phương thức đào tạo, đa ngành, đa dạng, đa trình độ, đa chuyên môn…Hệ thống này tỏ ra thích hợp với các quốc gia có nền kinh tế thị trường và có trình độ khoa học công nghệ cao. Nhiều nước phát triển đang tiếp thu hình thức giáo dục này để phát triển giáo dục ở quốc gia mình. Các bậc học như cao học ở trình độ sau đại học, các trường cao đẳng cộng đồng vốn chỉ phát triển tại Hoa Kì thì nay dần dần trở thành phổ biến ở nhiều nước ở châu Âu và châu Á.

Giáo dục đại chúng thể hiện ở quy mô giáo dục rộng lớn, chất lượng giáo dục đa dạng, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát triển tự do, linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội. Mọi người dân đều có quyền học tập dưới mọi hình thức phụ thuộc vào điều kiện của từng cá nhân. Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích người dân học tập nâng cao trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp.

Bên cạnh hệ thống giáo dục đại chúng rộng lớn, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận giáo dục tinh hoa, quy mô nhỏ nhưng chất lượng cao. Hệ thống giáo dục đại học Hoa Kì là một ví dụ điển hình về mô hình đào tạo này. Bên cạnh hàng nghìn trường cao đẳng cộng đồng với chất lượng phổ cập lại có hàng trăm trường đại học của các bang có chất lượng cao và hàng chục đại học, viện nghiên cứu có chất lượng đào tạo cao nhất thế giới hiện nay.

Ngoài hệ thống giáo dục nói trên, nhà nước Mĩ còn khuyến khích các tập đoàn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, các tổ chức tôn giáo…mở trường đào tạo cung cấp nguồn nhân lực trực tiếp theo yêu cầu sản xuất của các tổ chức đó. Đây cũng là một hình thức đào tạo hiệu quả và thiết thực mà nhiều nước trên thế giới đang học tập. Ngoài ra, hình thức kết hợp đào tạo giữa cơ sở sản xuất và các nhà trường cũng rất phát triển. Chúng ta có thể thấy mối quan hệ đào tạo giữa các hệ thống giáo dục trong xã hội ngày nay như sau:

Page 40: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

39

Giáo dục đại chúng đang là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay. Đây là một xu thế giáo dục có khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của xã hội.

2.4. Giáo dục trong một xã hội học tập (Education in learning society)

Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, tốc độ phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người. Những khả năng của khoa học và công nghệ, khả năng sản xuất và kinh doanh cũng như quản lí xã hội phát triển vượt bậc ngoài sức tưởng tượng của mỗi người. Nhân loại đứng trước nhiều cơ hội và cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Những điều kiện để đảm bảo cho toàn thể nhân loại có một cuộc sống ấm no hạnh phúc hầu như đã đạt được tương đối cơ bản. Nhưng những khó khăn đang đặt ra cũng không phải là nhỏ và không thể khắc phục một cách dễ dàng một sớm một chiều. Đó là sự nghèo đói, ngu dốt, áp bức, bóc lột, chiến tranh, khủng bố, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường…đang đè nặng lên nhân loại.

Làm thế nào để phát huy và khai thác được những cơ hội và ứng phó với những thách thức? Nhân loại đã nhận thức được rằng: chỉ có phát triển giáo dục mới có thể giải quyết một cách triệt để những vấn đề nêu trên. Giáo dục là phương thức chính yếu để mang lại sự phát triển nhân cách tốt đẹp, thiết lập mối quan hệ cần có giữa các cá nhân, các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia. Nền giáo dục này phải là nền giáo dục đại chúng phục vụ cho tất cả mọi người trong xã hội. Không những thế, nền giáo dục này phải đáp ứng nhu cầu học tập liên tục và suốt đời của mọi người. Bất cứ ai, dù ở đâu, thời điểm nào cũng có thể học tập theo khả năng của mình để phát triển nhân cách, tìm kiếm việc làm và thăng tiến…Một xã hội như vậy gọi là xã hội học tập (learning society). Chủ thuyết xã hội học tập có thể xem là triết lí giáo dục của thời đại ngày nay.

Trong xã hội ngày nay đòi hỏi mỗi con người phải học liên tục mới có thể tồn tại được. Con người không chỉ học trong thời gian cắp sách đến trường, học trong khi làm việc mà phải học cả trong tiêu dùng, vui chơi giải trí…Ví dụ, muốn sử dụng

Hệgiáodục

đạichúng

Hệđàotạonghềnghiệp

Hệ

giáodục

tinhhoa

Page 41: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

40

điện thoại, máy tính, máy giặt, máy điều hoà…con người đều phải học. Nếu không, những sản phẩm công nghệ cao phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người cũng trở nên vô nghĩa.

Nguyên tắc gắn nhà trường với cuộc sống xã hội đã được nêu lên từ lâu. Tuy nhiên, tình hình mới đòi hỏi mức độ tích hợp của nhà trường vào trong xã hội phải sâu sắc và toàn diện hơn, phải có sự mới về chất. Nhà trường trong khi đóng vai trò chính là truyền thụ kiến thức và rèn luyện con người theo các chương trình quy định còn được bổ trợ về mọi mặt bởi tất cả các thành phần của đời sống xã hội, của mọi thiết chế xã hội, của môi trường lao động, giải trí, nghỉ ngơi…Giáo dục chuyển từ chỗ dựa vào cách tiếp cận “dạy” là chính sang cách tiếp cận “học” là chính, phát huy vai trò chủ động của người học để họ trực tiếp hấp thụ kiến thức của nhân loại. Xã hội học tập trước hết phải bảo đảm quyền được giáo dục cho mọi người. Quyền được giáo dục là một quyền không thể thiếu của nhân quyền. (Ngày nay còn hàng tỉ người mù chữ, hàng trăm triệu trẻ em không được đi học và bị bóc lột nặng nề). Chúng ta đều hiểu rằng, con người trước hết là con người xã hội, vì vậy xã hội phải có trách nhiệm giáo dục, truyền đạt kho tàng văn hoá của nhân loại cho mỗi cá nhân để họ thực hiện chức năng của con người xã hội. Giáo dục (kể cả giáo dục đại học) sẽ có cơ hội bình đẳng cho mọi người trên cơ sở sự xứng đáng. Giáo dục sẽ khuyến khích, động viên sự thông cảm, tha thứ và tình hữu nghị giữa mọi người, mọi dân tộc, mọi tôn giáo…nhằm bảo vệ và củng cố hoà bình. Khó có thể kể ra trên thế giới nước nào đã xây dựng được một xã hội học tập, song đây sẽ là xu hướng phát triển giáo dục của toàn nhân loại.

Theo quan điểm này, nền giáo dục của thời đại mới phải xuất phát từ 4 trụ cột mà UNESCO đã nêu ra là: học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để biết cách cùng chung sống (Learning to know, leerning to do, learing to be, learning to live together). Hệ thống giáo dục mới phải phục vụ nguyên tắc học tập suốt đời của mọi người, phải kết hợp giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường. Đó là quan điểm giáo dục đại chúng, trong đó hệ thống giáo dục ngoài nhà trường phải được phát triển rộng lớn và mạnh mẽ. Hệ thống này còn phải gắn chặt với hệ đào tạo và đào tạo lại căn cứ vào yêu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các diễn biến của hoạt động hằng ngày. Phương thức giáo dục và đào tạo phải dựa vào khả năng tự học của học viên vào thành quả của công nghệ thông tin.

3. Xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện nay

3.1. Đa dạng hoá các mô hình nhà trường và phương thức đào tạo

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng một xã hội học tập, chính phủ các nước đã phát triển giáo dục đại học theo hướng đa dạng hoá mô hình nhà trường và phương thức đào tạo. Trên thế giới hiện nay tồn tại rất nhiều mô hình trường đại học. Trường công lập vẫn là loại hình trường phổ biến được tổ

Page 42: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

41

chức và vận hành dưới sự quản lí của nhà nước. Ngoài hệ thống trường công lập còn có các trường tư thục, bán công, trường liên doanh với nước ngoài, với các tổ chức xã hội, công ti, doanh nghiệp, trường cao đẳng cộng đồng…

Giáo dục đại học là một nền sản xuất đặc thù. Nền sản xuất này được kết hợp chặt chẽ bởi 3 yếu tố: giáo dục, nghiên cứu khoa học và sản xuất. Các chuyên gia cũng thống nhất rằng phát triển giáo dục đại học hiện nay không phải chỉ về quy mô và số lượng mà thực chất là vấn đề chất lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ và uy tín của nhà trường. Trong xu thế phát triển tiến tới nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin, các chuyên gia phương Tây cho rằng: Thay vì tiền vốn và sức lao động, tri thức trở thành nhân tố quan trọng nhất, việc sản xuất tri thức sẽ trở thành hoạt động trọng yếu của nhân loại. Do vậy, đại chúng hoá giáo dục đại học là bước đi tất yếu để tiến lên nền kinh tế tri thức. Đại chúng hoá và phổ cập giáo dục đại học chỉ có thể thực hiện bằng các con đường: Thứ nhất, tăng cường chất lượng của các trường đại học công lập. Thứ hai, phát triển hệ thống các trường đại học ngoài công lâp (dân lập, tư thục…). Thứ ba, phát huy hệ thống đại học mở và đào tạo từ xa. Thứ tư, xây dựng một hệ thống giáo dục đại học liên thông, chuyển đổi để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, liên hoàn.

Quy mô phát triển hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập ngày càng phát triển ở nhiều nước. Ví dụ, ở Nhật Bản 457 trường tư thục trên tổng số 662 trường đại học chiếm 69%. Liên Bang Nga hiện có 334 trường ngoài công lập trên tổng số 587 trường đại học chiếm 56,9%. Philippines có 1113 trường cao đẳng và đại học ngoài công lập trên tổng số 1371 trường, chiếm 81,18%. In đô nê xia có 1200 trường đại học dân lập trên tổng số 1253 trường, chiếm 95,7%…Việt Nam hiện đã có hơn 30 trường đại học và cao đẳng ngoài công lập. Trong xu hướng phát triển như hiện nay, trong thời gian tới ở nước ta sẽ có nhiều trường đại học tư thục mới ra đời ở nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau.

Đa dạng hoá các loại hình đào tạo đại học đang được chính phủ nhiều nước khuyến khích phát triển. Ở Trung Quốc, Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức mở trường ngoài công lập. Nhà nước công nhận giáo dục ngoài công lập là một bộ phận cấu thành của nền giáo dục quốc dân, là sự nghiệp xã hội công ích. Nhà nước Trung quốc cũng khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng ra thành lập trường ngoài công lập trên lãnh thổ Trung Quốc và nhà nước phải tăng cường lãnh đạo, quản lí các trường này nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ của các trường. Nhà nước Trung Quốc khuyến khích mọi người mở trường ngoài công lập không chỉ bằng văn bản pháp quy mà bằng những ưu đãi thực tế về thuế, giao thông, đất đại…

Phương thức đào tạo đại học hiện nay ở các nước cũng hết sức linh hoạt và mềm dẻo theo hướng xây dựng một xã hội học tập. Ngoài hình thức đào tạo chính quy còn có rất nhiều hình thức khác như đào tạo tại chức, từ xa, đào tạo theo địa chỉ,

Page 43: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

42

đào tạo tích luỹ tín chỉ, đào tạo liên thông , đào tạo lại, đào tạo trong quá trình làm việc…Cách thức đào tạo cũng hết sức linh hoạt, học buổi tối, học vào ngày nghỉ, học theo đợt, học dựa vào công nghệ thông tin…Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó nhưng đào tạo chính quy vẫn là hình thức đào tạo cơ bản nhất để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó chính là sự kết hợp giữa quan điểm đào tạo tinh hoa và đào tạo vì nguồn nhân lực.

Giáo dục đại học sẽ được mở ra hết sức rộng rãi và phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Các địa phương có thể mở trường đại học có thể không mở trường đại học nhưng vẫn thực hiện được giáo dục đại học cho nhân dân địa phương thông qua các trung tâm giáo dục thường xuyên liên kết với các trường đại học. Người dân sẽ thuận lợi hơn khi được hưởng quyền giáo dục đại học ngay chính trên quê hương mình. Thậm chí ở những nơi vùng sâu, vùng xa thông qua hệ thống mạng vẫn có thể học đại học một cách bình thường.

Đào tạo theo phương thức tích luỹ tín chỉ cũng rất có lợi cho người học. Họ có thể học bất cứ lúc nào tuỳ theo khả năng và điều kiện của bản thân và có thể học nhiều bằng đại học khác nhau. Các hình thức đào tạo liên thông cũng có rất nhiều ưu điểm, nhất là việc tạo cơ hội cho người học nâng cao trình độ chuyên môn của mình theo một nghề nghiệp mà họ gắn bó, yêu thích…

3.2. Gắn kết quá trình đào tạo với nghiên cứu khoa học và quá trình sản xuất, kinh doanh trong thực tiễn

Các trường đại học ngày nay không chỉ có chức năng đào tạo mà còn có nhiều chức năng khác như nghiên cứu khoa học, tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, kết hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh để nâng cao chất lượng đào tạo, tham gia đào tạo lại…

Đành rằng chức năng đào tạo là chức năng quan trọng số 1 của các trường đại học. Nhưng xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới là gắn quá trình đào tạo với nghiên cứu khoa học. Các trường đại học có đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật đông đảo, có trình độ cao, đó là lực lượng nghiên cứu khoa học có hiệu quả và chất lượng. Ngoài lực lượng cán bộ giảng dạy còn có đông đảo sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng có thể tham gia nghiên cứu tạo ra các sản phẩm khoa học nhất định.

Thực tiễn cho thấy các trường đại học đã có nhiều cống hiến trong nghiên cứu khoa học. Nhiều cán bộ giảng dạy trường đại học trên thế giới nhận những giải thưởng nghiên cứu khoa học cao quý như giải Nôben. Các công trình nghiên cứu trong các trường đại học đã góp phần tích cực thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển. Việc nghiên cứu khoa học trong các trường đại học có rất nhiều lợi ích, trong đó ngoài lợi ích phát triển khoa học còn có một giá trị trực tiếp đó là nâng cao trình độ

Page 44: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

43

cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo…Hai hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học hỗ trợ mật thiết cho nhau, tương tác với nhau để nâng cao vai trò, vị thế của nhà trường đại học trong xã hội, nhất là vai trò phát triển văn hoá, khoa học kĩ thuật, công nghệ, phát triển kinh tế xã hội.

Quá trình đào tạo trong các trường đại học còn phải liên kết với quá trình sản xuất, kinh doanh, phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của xã hội. Việc liên kết này vừa làm cho quá trình đào tạo gắn với thực tiễn, làm cho quá trình đào tạo cập nhật được với sự tiến bộ của sản xuất xã hội, làm cho lí thuyết gắn với thực hành, vừa phát huy vai trò của các cơ sở sản xuất trong quá trình đào tạo. Nhà trường có thể mời các chuyên gia, kĩ sư, thợ bậc cao ở các cơ sở sản xuất tham gia vào quá trình đào tạo, làm cho quá trình đào tạo hiệu quả và thiết thực hơn. Việc gắn kết quá trình đào tạo với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã hội là một xu hướng tiên tiến trong quá trình đào tạo hiện nay.

Việc gắn kết quá trình đào tạo với sản xuất, dịch vụ không chỉ với các cơ sở của xã hội mà nhà trường còn có cơ sở riêng để phục vụ trực tiếp quá trình đào tạo. Hiện nay ở Hoa Kì, bất cứ trường đại học hay cơ sở đào tạo nghề nào cũng có những cơ sở sản xuất, dịch vụ riêng của mình để nhằm tăng kinh phí cho quá trình đào tạo và có điều kiện để rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Những cơ sở sản xuất và dịch vụ của nhà trường đã mang lại một nguồn kinh phí đáng kể để phát triển đào tạo.

Chính quá trình kết hợp này mà sinh viên sau khi đào tạo ra trực tiếp lao động sản xuất không bị bở ngỡ, lúng túng, họ có thể bắt nhịp ngay vào công việc của mình. Đây là vấn đề chúng ta cần phải học tập và phát huy trong quá trình đào tạo ở các trường đại học và dạy nghề hiện nay. Nhiều ngành kĩ thuật hiện nay, sinh viên của chúng ta đào tạo ra không thể vào làm ngay được mà phải đào tạo lại trong thời gian đầu học việc. Nguyên nhân là trong quá trình đào tạo của chúng ta chưa gắn với quá trình sản xuất. Sinh viên ít được thực hành nghề nghiệp của mình và hầu như không gắn những lí thuyết học được với sản xuất thực tiễn.

3.3. Quốc tế hoá giáo dục đại học

Trong thời buổi toàn cầu hoá và sự hội nhập của các nước với khu vực và thế giới là tất yếu thì không chỉ toàn cầu hoá về mặt thương mại mà toàn cầu hoá mọi mặt trong đó có giáo dục - đào tạo. Sự toàn cầu hoá về lực lượng lao động đòi hỏi các nước phải có những chính sách điều chỉnh trong quá trình đào tạo, nhất là giáo dục đại học và nghề nghiệp để đào tạo ra những người có thể tham gia vào quá trình sản xuất của khu vực và thế giới.

HiÖn nay cã nhiÒu n­íc thùc hiÖn quèc tÕ ho¸ gi¸o dôc ®¹i häc. Qu¸ tr×nh thùc

hiÖn quèc tÕ ho¸ rÊt ®a d¹ng nh­ liªn kÕt ®µo t¹o víi nhiÒu tr­êng ®¹i häc næi tiÕng,

nhê ®µo t¹o c¸n bé, mêi thØnh gi¶ng, nhËp khÈu néi dung, ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o, mêi

Page 45: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

44

c¬ quan ®¸nh gi¸ ngoµi kiÓm ®Þnh, ®¸nh gi¸ chÊt l­îng theo tiªu chuÈn quèc tÕ, tù

kiÓm ®Þnh, ®¸nh gi¸ theo tiªu chuÈn quèc tÕ…NhiÒu n­íc trªn thÕ giíi ®· t¸ch qu¸

tr×nh ®µo t¹o vµ qu¸ tr×nh ®¸nh gi¸ thµnh hai quá trình riªng biÖt nhau. C¬ quan ®¸nh

gi¸ hoµn toµn ®éc lËp víi c¬ quan ®µo t¹o. NhiÒu tr­êng hîp, c¸c tr­êng ®¹i häc

danh tiÕng ®· mêi c¸c c¬ quan ®¸nh gi¸, kiÓm ®Þnh cã uy tÝn trªn thÕ giíi tiÕn hµnh

kiÓm ®Þnh chÊt l­îng ®µo t¹o. VÝ dô, mét sè tr­êng ®¹i häc Xinhgapo ®· mêi tæ

chøc kiÓm ®Þnh ®¸nh gi¸ cña Hoµng gia Anh sang ®¸nh gi¸ ®éc lËp…

N¨m 1995, Liªn minh Toµn cÇu vÒ ChuyÓn ®æi Gi¸o dôc Quèc gia (GATE)

đ­îc thµnh lËp tËp trung vµo gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò cã liªn quan ®Õn chÊt l­îng vµ

viÖc chuyÓn ®æi gi¸o dôc gi÷a c¸c quèc gia. GATE ®· so¹n th¶o mét sè nguyªn t¾c

vµ quy ­íc ho¹t ®éng thùc tiÔn mµ c¸c c¬ së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ®¹i häc nªn dùa

vµo ®Ó x©y dùng mét quy tr×nh tu©n thñ b»ng ph¸p lÝ theo nh÷ng nguyªn t¾c trªn.

MÆc dï c¸c nguyªn t¾c ®­îc sö dông réng r·i vµ ®­îc quan t©m nhiÒu trong dÞch vô

x¸c nhËn, song viÖc tiÕp nhËn cña dÞch vô vÉn cßn thÊp do nhiÒu ng­êi ®Æt vÊn ®Ò

®©y lµ mét tæ chøc mang tÝnh th­¬ng m¹i.

Trong thùc tÕ, nhiÒu tr­êng göi yªu cÇu cung cÊp th«ng tin ®Õn GATE chø

kh«ng ph¶i lµ yªu cÇu xem xÐt, ®¸nh gi¸ chuyÓn ®æi gi¸o dôc quèc gia trªn ph¹m vi

réng vÒ chÊt l­îng gi¶ng d¹y vµ c¸c chuÈn cña tr­êng. V× vËy, cã thÓ ®Ò xuÊt ra lo¹i

dÞch vô nh»m ®¸p øng nh÷ng nhu cÇu nãi trªn. DÞch vô nµy sÏ ®­a l¹i nh÷ng lîi Ých

lín lao cho c¸c tr­êng muèn ®ãng gãp vai trß quan träng vµo bèi c¶nh quèc tÕ. DÞch

vô nµy ®Æc biÖt quan träng ®èi víi nh÷ng n­íc kh«ng cã c¬ quan ®¶m b¶o chÊt

l­îng hay c¬ quan kiÓm ®Þnh cã uy tÝn quèc tÕ cao.

C¸ch ®©y vµi n¨m, HiÖp héi c¸c tr­êng §¹i häc Ch©u ¢u (Association of

European Universities) ®­a ra mét dÞch vô kiÓm ®Þnh ®èi víi c¸c thµnh viªn hiÖp héi

lµ CRE. DÞch vô nµy rÊt phæ biÕn khi c¸c tr­êng ®¹i häc lùa chän ph¹m vi kiÓm

®Þnh phï hîp nhÊt víi nhu cÇu cña hä. ViÖc kiÓm ®Þnh trë thµnh mét ho¹t ®éng cè

vÊn qu¶n lÝ ®­îc c¸c chuyªn gia qu¶n lÝ vÒ häc thuËt thùc hiÖn. Còng gièng nh­

GATE, CRE ho¹t ®éng dùa trªn c¬ së tù chi tr¶ chi phÝ, (ngân sách thu từ hoạt động kiểm định, đánh giá do các cơ sở đào tạo thuê).

IQR lµ ch­¬ng tr×nh qu¶n lÝ nhµ tr­êng trong gi¸o dôc ®¹i häc cña OECD.

HiÖn nay cïng víi CRE vµ HiÖp héi Hîp t¸c KiÓm ®Þnh ®­a ra kiÓm ®Þnh c¸c quy

tr×nh vµ tiÕn bé cña mét tr­êng ®¹i häc trong qu¸ tr×nh quèc tÕ ho¸. Cho ®Õn nay

ho¹t ®éng nµy vÉn tiÕp tôc ®­îc ph¸t triÓn vµ ®em l¹i nhiÒu lîi Ých.

HiÖn nay nhiÒu chÝnh phñ ®ang thóc ®Èy sù thõa nhËn song ph­¬ng vÒ chÊt

l­îng ®µo t¹o vµ ho¹t ®éng c¸c c¬ quan ®¶m b¶o chÊt l­îng. HiÖp ­íc Washington

t¹o ra sù thõa nhËn lÉn nhau trong c¸c ho¹t ®éng cña 8 c¬ quan kiÓm ®Þnh vµ tæ chøc

m¹ng l­íi quèc tÕ b¶o ®¶m chÊt l­îng trong gi¸o dôc ®¹i häc. C«ng nhËn song

ph­¬ng còng ®ang vÊp ph¶i nh÷ng th¸ch thøc vµ nhiÒu vÊn ®Ò ®Æt ra. VÝ dô, c¬ quan

Page 46: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

45

chuyªn ®¸nh gi¸ ch­¬ng tr×nh vµ c¬ quan kh¸c ®¸nh gi¸ c¬ së gi¸o dôc ®µo t¹o cã

c«ng nhËn c¸c ho¹t ®éng cña nhau kh«ng? HoÆc gi¶i quyÕt nh­ thÕ nµo khi c¸c c¬

së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ®éc lËp kh«ng s½n sµng cÊp tÝn chØ cho mét sinh viªn häc tËp

ë mét tr­êng kh¸c cã kÕt qu¶ ®¸nh gi¸ cña cïng mét c¬ quan kiÓm ®Þnh vÒ chÊt

l­îng ®µo t¹o…

ViÖc quèc tÕ ho¸ gi¸o dôc ®¹i häc kh«ng chØ lµ ph­¬ng thøc n©ng cao chÊt

l­îng ®µo t¹o, häc hái lÉn nhau, gióp ®ì nhau mµ cßn nh»m vµo viÖc thùc hiÖn toµn

cÇu ho¸ lùc l­îng lao ®éng tiÕn tíi toµn cÇu ho¸ mäi mÆt cña cuéc sèng x· héi.

Ng­êi ta lo ng¹i viÖc quèc tÕ ho¸ gi¸o dôc ®¹i häc sÏ ¶nh h­ëng qu¸ tr×nh gi÷

g×n b¶n s¾c v¨n ho¸ cña mçi d©n téc. ViÖc lo ng¹i lµ cã lÝ nh­ng kh«ng thÓ ng¨n c¶n

®­îc xu thÕ nµy. BÊt cø qu¸ tr×nh nµo còng cã hai mÆt cña nã lµ tÝch cùc vµ tiªu cùc,

nh­ c¬ chÕ thÞ tr­êng ch¼ng h¹n. VÊn ®Ò ®Æt ra lµ chóng ta chän con ®­êng nµo cã

lîi nhiÒu nhÊt, t×m ph­¬ng thøc ph¸t huy mÆt tÝch cùc vµ h¹n chÕ mÆt tiªu cùc. §ã

míi lµ c¸ch ph¸t triÓn kh«n ngoan, võa héi nhËp quèc tÕ, võa gi÷ g×n ®­îc b¶n s¾c

của d©n téc mình.

Ngoài ra, giáo dục đại học còn hướng tới dân chủ hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, doanh nghiệp hóa, công ty hóa...

Page 47: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

46

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

A. C©u hái th¶o luËn vµ t×nh huèng

1. T¹i sao trong nÒn s¶n xuÊt hiÖn nay kh«ng thÓ tiÕp tôc duy tr× kiÓu ®µo t¹o ®¹i

häc theo lèi tinh hoa?

2. T¹i sao n­íc ta vÉn tån t¹i nhiÒu kiÓu gi¸o dôc ®¹i häc (tinh hoa, v× nguån

nh©n lùc, ®¹i chóng…).

3. T¹i sao nãi: gi¸o dôc trong x· héi häc tËp lµ triÕt lÝ gi¸o dôc cèt lâi cña x· héi

ngµy nay.

4. T¹i sao ë c¸c n­íc ph¸t triÓn ng­êi ta vÉn dµnh mét l­îng sinh viªn nhÊt ®Þnh

®Ó ®µo t¹o theo lèi tinh hoa?

5. Anh (chÞ) cã suy nghÜ g× vÒ c¸c trÝ thøc næi tiÕng cña n­íc ta ®­îc ®µo t¹o ë

Tr­êng Cao ®¼ng §«ng D­¬ng do Ph¸p ®µo t¹o.

B. C©u hái h­íng dÉn tù häc vµ tù ®¸nh gi¸

1. ThÕ nµo lµ gi¸o dôc ®¹i häc theo h­íng hµn l©m, tinh hoa? ¦u nh­îc ®iÓm

cña nã.

2. Gi¸o dôc tinh hoa phï hîp cho nÒn s¶n xuÊt nµo? T¹i sao?

3. §Æc tr­ng cña nÒn gi¸o dôc ®¹i häc v× nguån nh©n lùc.

4. T¹i sao ngµy nay ph¶i chuyÓn gi¸o dôc ®¹i häc tõ tinh hoa sang ®¹i chóng?

5. Gi¸o dôc ®¹i häc mang tÝnh ®¹i chóng cã ­u nh­îc ®iÓm g×?

6. ThÕ nµo lµ gi¸o dôc trong mét x· héi häc tËp? C¬ së kinh tÕ x· héi cña h×nh

thøc ®µo t¹o nµy?

7. Tr×nh bµy c¸c xu h­íng ph¸t triÓn gi¸o dôc ®¹i häc hiÖn nay. Theo anh (chÞ)

nh÷ng xu h­íng ph¸t triÓn ®ã ®· ¸p dông trong qu¸ tr×nh ®µo t¹o ®¹i häc ë ViÖt Nam

nh­ thÕ nµo?

8. Anh (chÞ) hiÓu thÕ nµo lµ quèc tÕ ho¸ gi¸o dôc ®¹i häc.

9. H·y tr×nh bµy nh÷ng nÐt c¬ b¶n nhÊt cña nÒn gi¸o dôc ®¹i häc Hoa K×.

10. T¹i sao ph¶i ®a d¹ng ho¸ c¸c lo¹i h×nh ®µo t¹o ®¹i häc?

11. Chóng ta cã thÓ häc tËp ®­îc g× tõ nÒn gi¸o dôc ®¹i häc cña c¸c n­íc ph¸t

triÓn nh­ Anh, Ph¸p, Hoa K×, Nga.

Page 48: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. §Æng Quèc B¶o (2004), Gi¸o dôc ViÖt Nam h­íng tíi t­¬ng lai vÊn ®Ò vµ gi¶i ph¸p, Nhµ XB ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi.

2. NguyÔn H÷u Ch©u (1999), VÒ ®Þnh h­íng chiÕn l­îc gi¸o dôc ®Çu thÕ kØ XXI cña mé sè n­íc trªn thÕ giíi.

3. NguyÔn TiÕn §¹t (2005), Kinh nghiÖm vµ thµnh tùu ph¸t triÓn gi¸o dôc vµ ®µo t¹o trªn thÕ giíi, NXB Gi¸o dôc, Hµ Néi.

4. Ph¹m Minh H¹c (2002), Gi¸o dôc thÕ giíi ®i vµo thÕ kØ XXI, Nhµ XB ChÝnh trÞ

Quèc gia, Hµ Néi.

5. Raja Roy Singh (1994), NÒn gi¸o dôc thÕ kØ XXI, nh÷ng triÓn väng cña Ch©u Á - Th¸i B×nh D­¬ng.

6. ViÖn nghiªn cøu ph¸t triÓn gi¸o dôc (1997), Ph¸t triÓn vµ c¶i c¸ch gi¸o dôc cña Trung Quèc cho thÕ kØ XXI, Hµ Néi.

7. Bïi §øc ThiÖp, Kinh nghiÖm gi¸o dôc Trung Quèc trong tiÕn tr×nh gia nhËp WTO - C¸ch tiÕp cËn cña gi¸o dôc ViÖt Nam trong giai ®o¹n chuÈn bÞ héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ, Héi th¶o gi¸o dôc ViÖt Nam vµ viÖc gia nhËp WTO, ViÖn ChiÕn l­îc vµ

Ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc.

8. Higher Education in Russia and Bologna Process, Country report: Russian Federation, Paris, 19 August 2003.

9. Human Development Report 2003, Published for the UNDP, New York/

Oxford, Oxford University Press, 2003.

10. Handbook on Diplomas, Degrees and other Certificates granted by Higher

Education in ASIA and the PACIFIC. SªAMO/UNESCO PROAP, Bangkok 1998.

11. http://en.wikipedia.org/wiki/list_of_universities_in_the....

Page 49: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

48

CHƯƠNG 3.

PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Mục tiêu:

- Học viên biết phân tích những thời cơ và thách thức do chịu tác động của toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, sự phát triển của khoa học- công nghệ, nền kinh tế thị trường lên giáo dục đại học; trên cơ sở đó học viên nắm vững những quan điểm và các giải pháp chủ yếu đổi mới giáo dục đại học đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước ta.

- Hình thành năng lực phân tích và đánh giá đúng thực tiễn giáo dục đại học nước ta nói chung và cơ sở giáo dục nơi học viên công tác nói riêng.

- Có tinh thần và trách nhiệm thực hiện đổi mới giáo dục đại học nơi học viên công tác.

1. Tính cấp thiết của việc đổi mới giáo dục đại học Việt nam

1.1. Nh÷ng ®Æc ®iÓm c¬ b¶n cña thêi ®¹i - thêi c¬ vµ th¸ch thøc ®èi víi gi¸o dôc đại học hiện nay

1.1.1. Sù h×nh thµnh x· héi th«ng tin

Cuéc c¸ch m¹ng th«ng tin ®ßi hái tr×nh ®é cña nh©n lùc ph¶i cao h¬n vµ n¨ng

®éng h¬n. Chính vì cuộc cách mạng nµy ®ang lµm thay ®æi x· héi, lµm thay ®æi c¶ lùc

l­îng s¶n xuÊt, quan hÖ s¶n xuÊt vµ ®iÒu kiÖn lµm viÖc cña ng­êi lao ®éng.

T¸c ®éng cña c«ng nghÖ th«ng tin cã tÝnh hai mÆt: mét mÆt nã lµm t¨ng c­êng vai

trß cña yÕu tè con ng­êi trong quá tr×nh s¶n xuÊt, mÆt kh¸c nã lµm cho con ng­êi rÊt dÔ

tæn th­¬ng tr­íc nh÷ng thay ®æi trong tæ chøc lao ®éng v× hä lµ mét c¸ nh©n ®¬n lÎ ®èi

mÆt víi mét m¹ng l­íi hÕt søc phøc t¹p. X· héi th«ng tin sÏ lµm thay ®æi ph­¬ng thøc

gi¶ng d¹y b»ng c¸ch thay thÕ quan hÖ thô ®éng b»ng quan hÖ chñ ®éng cña häc sinh víi

gi¸o viªn. Tuy nhiªn vÊn ®Ò b¶o ®¶m néi dung vµ ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc lµ yÕu tè quan

träng hµng ®Çu ®Ó ®¶m b¶o chÊt l­îng gi¸o dôc.

C«ng nghÖ th«ng tin cã c¸c chøc n¨ng quan träng nh­ s¸ng t¹o trong nghiªn cøu

khoa häc, trong thiÕt kÕ, gi¸o dôc, ®µo t¹o…; truyÒn t¶i th«ng tin trªn m¹ng, ph¸t thanh

truyÒn h×nh, c¸c ph­¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng kh¸c; xö lÝ th«ng tin bao gåm: biªn tËp,

tr×nh bµy, ph¸t triÓn phÇn mÒm, xö lÝ d÷ liÖu, ph©n tÝch hç trî ra quyÕt ®Þnh; L­u gi÷

th«ng tin bao gåm: th­ viÖn ®iÖn tö, c¬ së d÷ liÖu…

1.1.2. Sự phát triển chưa từng có của khoa học- công nghệ (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cách mạng 4.0).

Trong thêi gian tíi, khoa häc- c«ng nghÖ ph¸t triÓn víi tèc ®é cao ch­a tõng thÊy,

Page 50: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

49

cã nhiÒu ®ét biÕn lín, khèi l­îng th«ng tin vÒ tri thøc khoa häc, c«ng nghÖ ®Õn n¨m

2020 sÏ t¨ng nhiÒu lÇn so víi hiÖn nay. Lµn sãng ®æi míi c«ng nghÖ diÔn ra víi tèc ®é

ngµy cµng lín trong hµng lo¹t c¸c lÜnh vùc kinh tÕ- x· héi.

Sù ph¸t triÓn khoa häc- c«ng nghÖ ngµy cµng mang tÝnh x· héi ho¸, quèc tÕ ho¸ vµ

toµn cÇu ho¸ nªn nhu cÇu ph¸t triÓn khoa häc vµ sù c¹nh tranh trong c¸c lÜnh vùc c«ng

nghÖ cao ngµy cµng m¹nh mÏ. VÒ thùc chÊt nh÷ng cuéc c¹nh tranh khèc liÖt nµy diÔn ra

trªn nÒn t¶ng ®æi míi c«ng nghÖ víi tèc ®é ngµy cµng lín trong hµng lo¹t lÜnh vùc kinh

tÕ x· héi. NÕu thÕ kØ XIX, thêi gian ®­a ph¸t minh vµo sö dông trong c«ng nghÖ ph¶i

mÊt tõ 60 ®Õn 70 n¨m th× vµo ®Çu thÕ kØ XX lµ kho¶ng 30 n¨m, vµo gi÷a thÕ kØ XX lµ

kho¶ng 5-6 n¨m, vµo nh÷ng n¨m 90 lµ 2-3 n¨m vµ tõ sau n¨m 2000 lµ d­íi 1 n¨m.

Trong thêi ®¹i c¸ch m¹ng khoa häc- c«ng nghÖ hiÖn nay, sù g¾n bã mËt thiÕt gi÷a

khoa häc- c«ng nghÖ cã ý nghÜa quan träng ®èi víi sù ph¸t triÓn kinh tÕ cña c¸c n­íc

trªn thÕ giíi. C¸c n­íc ph¸t triÓn ®Òu ý thøc r»ng ®Çu t­ vµo khoa häc- c«ng nghÖ lµ ®Çu

t­ mang l¹i nhiÒu lîi nhuËn nhÊt.

Trong nÒn kinh tÕ tri thøc, kh¶ n¨ng s¸ng t¹o, ph©n phèi vµ khai th¸c th«ng tin, tri

thøc khoa häc- c«ng nghÖ ®ang nhanh chãng trë thµnh nguån lùc chÝnh ®Ó t¹o ra lîi thÕ

c¹nh tranh, t¹o ra cña c¶i vËt chÊt vµ n©ng cao chÊt l­îng cuéc sèng.

C«ng nghÖ th«ng tin còng ®· nhanh chãng trë thµnh c«ng cô hÕt søc h÷u hiÖu, chi

phèi c¸c ho¹t ®éng nghiªn cøu c¬ b¶n, nghiªn cøu øng dông, nghiªn cøu thÝch øng vµ tù

®éng ho¸ s¶n xuÊt trong ngµnh c«ng nghÖ sinh häc.

1.1.3. Xu thÕ toµn cÇu ho¸

Xu thÕ toµn cÇu ho¸ ®· t¹o ra mét ®éng lùc thóc ®Èy nÒn gi¸o dôc ph¸t triÓn vµ cã

nh÷ng biÕn ®æi s©u s¾c. T­¬ng lai ®Õn víi chóng ta nhanh ®Õn møc khã tin, sù h×nh

thµnh mét thÞ tr­êng toµn cÇu vÒ viÖc lµm, vèn, c«ng nghÖ vµ ®Æc biÖt lµ th«ng tin...®·

vµ ®ang trë thµnh hiÖn thùc. Toµn cÇu ho¸ lµ mét xu thÕ kh¸ch quan vµ còng kh«ng ph¶i

lµ hoµn toµn míi l¹ bëi nã ®· cã tõ rÊt l©u trong lÞch sö loµi ng­êi. Mét sè ng­êi nghiªn

cøu cho r»ng kinh tÕ thÕ giíi ®· cã sù liªn kÕt vÒ mÆt th­¬ng m¹i ngay tõ rÊt sím. ThËm

chÝ cã ng­êi cho r»ng vµo thÕ kØ IV tr­íc c«ng nguyªn, ngay tõ thêi ®Õ chÕ Alexandre ®· lµ

mét d¹ng cña toµn cÇu ho¸. Tuy nhiªn quy m« cña hiÖn t­îng ®ang x¶y ra hiÖn nay kh«ng

gièng víi nh÷ng g× mµ chóng ta tõng biÕt trong qu¸ khø.

Toµn cÇu ho¸, bªn c¹nh mÆt tÝch cùc cña nã lµ t¨ng c­êng giao l­u v¨n ho¸, häc

hái kinh nghiÖm cña nhau, cïng nhau chia sÎ th«ng tin vµo kho tµng tri thøc cña nh©n

lo¹i, cïng nhau chia sÎ rñi ro…th× mÆt tr¸i cña nã lµ sù t­¬ng ph¶n giµu nghÌo, t×nh

tr¹ng thÊt nghiÖp, t×nh tr¹ng « nhiÔm m«i tr­êng sinh th¸i, bÖnh tËt.

Th¸ch thøc lín nhÊt cña c¸c n­íc lµ ph¶i ®¹t ®­îc tèc ®é t¨ng tr­ëng cao vµ ph¸t

triÓn bÒn v÷ng. Sù t¨ng tr­ëng vµ ph¸t triÓn phô thuéc vµo ba yÕu tè quan träng, ®ã lµ

nÒn v¨n ho¸ v× sù ph¸t triÓn, m«i tr­êng cho ph¸t triÓn vµ tr×nh ®é khoa häc- c«ng nghÖ.

Page 51: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

50

Trong qu¸ tr×nh toµn cÇu hoá khoa häc - c«ng nghÖ lµ ch×a kho¸ cña sù ph¸t triÓn; do ®ã

cèt lâi cña cuéc c¹nh tranh kinh tÕ lµ cuéc c¹nh tranh gay g¾t vÒ khoa häc, c«ng nghÖ,

trÝ tuÖ. N­íc nµo lµm chñ ®­îc c¸c ngµnh khoa häc - c«ng nghÖ mòi nhän, n­íc ®ã sÏ

cã søc c¹nh tranh kinh tÕ m¹nh trªn toµn cÇu.

Toµn cÇu ho¸ còng t¹o ra nh÷ng c¬ héi to lín cho c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn rót

ng¾n kho¶ng c¸ch. Cã thÓ thÊy, c¬ héi lín nhÊt lµ th«ng qua cuéc c¸ch m¹ng khoa häc-

c«ng nghÖ; c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn cã ®iÒu kiÖn tiÕp thu vµ ®ãn ®Çu c«ng nghÖ hiÖn

®¹i ®Ó ¸p dông ngay vµo qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi mµ kh«ng mÊt thêi gian

nghiªn cøu vµ thö nghiÖm. NÕu cã sù chuÈn bÞ tèt nguån lùc con ng­êi th× ®©y lµ mét c¬

héi to lín gióp c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn cã thÓ t¹o ra nh÷ng bøt ph¸ trong mét sè lÜnh

vùc khoa häc - c«ng nghÖ hiÖn ®¹i vµ t¹o ra nh÷ng b­íc t¨ng tr­ëng kinh tÕ ë nh÷ng

ngµnh cã lîi thÕ c¹nh tranh, kh¾c phôc kho¶ng c¸ch giµu nghÌo vµ sù tôt hËu vÒ tr×nh ®é

ph¸t triÓn so víi c¸c n­íc c«ng nghiÖp tiªn tiÕn.

Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®æi míi, ë ViÖt Nam còng cã nhiÒu viÖc lµm ®­îc t¹o ra

trong khu vùc dÞch vô vµ c«ng nghÖ cao nh­: c¸c ngµnh ng©n hµng, b¶o hiÓm, bu«n b¸n

bÊt ®éng s¶n, dÞch vô cho c¸c doanh nghiÖp vµ ë mét møc ®é nhÊt ®Þnh lµ giao th«ng,

vËn t¶i; c¸c ngµnh b­u chÝnh viÔn th«ng, tin häc ®iÖn tö, c«ng nghÖ vËt liÖu míi, h¶i

d­¬ng häc, khoa häc vò trô, n¨ng l­îng míi…Tuy nhiªn sè lao ®éng cã tr×nh ®é cao

vÉn ch­a nhiÒu, ch­a ®¸p øng ®­îc yªu cÇu cña sù nghiÖp c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i

ho¸. Do c¸c ph­¬ng tiÖn vµ thiÕt bÞ tin häc ngµy cµng ®­îc sö dông réng r·i, nªn tr×nh

®é cña ng­êi lao ®éng còng ®ßi hái ph¶i t¨ng lªn. Ngay trong s¶n xuÊt, cã rÊt nhiÒu

c«ng viÖc truyÒn thèng sö dông lao ®éng ch©n tay còng dÇn dÇn ®­îc thay thÕ b»ng

m¸y mãc, vµ hËu qu¶ lµ sè viÖc lµm gi¶m xuèng t­¬ng øng kÐo theo sè ng­êi lao ®éng

cã tay nghÒ thÊp kh«ng cã viÖc lµm hoÆc không đáp ứng được yêu cầu lao động mới. Chính vì vậy, hiÖn nay ng­êi lao ®éng cÇn x¸c ®Þnh l¹i vÞ trÝ lµm viÖc vµ ph¶i ®­îc ®µo

t¹o l¹i ®Ó ®¸p øng yªu cÇu c«ng viÖc míi, cã kh¶ n¨ng thÝch øng nhanh tr­íc sù biÕn

®æi cña khoa häc - c«ng nghÖ.

Nãi tãm l¹i, thÞ tr­êng viÖc lµm hiÖn nay ®· cã nhiÒu thay ®æi theo h­íng t¨ng

nhanh sè l­îng viÖc lµm ®ßi hái cã trÝ tuÖ cao vµ tËp trung nhiÒu ë khu vùc dÞch vô vµ

khu c«ng nghÖ cao. §©y lµ th¸ch thøc rÊt lín ®èi víi nÒn gi¸o dôc cña bÊt k× mét quèc

gia nµo khi ®i vµo c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ trong xu thế toàn cầu hoá.

1.1.4. Sù xuÊt hiÖn nÒn kinh tÕ tri thøc

Trong thËp kØ cuèi cïng cña thÕ kØ XX, xuÊt hiÖn mét nÒn kinh tÕ míi cña thêi ®¹i

th«ng tin, ®ã lµ kinh tÕ tri thøc. NÒn kinh tÕ nµy xuÊt hiÖn ®· t¹o ra nh÷ng biÕn ®æi to

lín trong mäi mÆt ho¹t ®éng cña con ng­êi vµ x· héi: t¹o ra c¬ së h¹ tÇng cña x· héi

míi - x· héi th«ng tin, kh¸c h¼n nÒn kinh tÕ søc ng­êi vµ nÒn kinh tÕ tµi nguyªn trong

x· héi n«ng nghiÖp vµ x· héi c«ng nghiÖp. Kinh tÕ tri thøc lµ nÒn kinh tÕ dùa trªn c«ng

nghÖ cao, dùa vµo tri thøc, ®ã lµ nÐt ®Æc tr­ng rÊt tiªu biÓu cña nÒn v¨n minh th«ng tin -

Page 52: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

51

s¶n phÈm cña c¸ch m¹ng th«ng tin, c¸ch m¹ng tri thøc. Nãi ®Õn tri thøc - s¸ng t¹o tri

thøc, phæ biÕn, truyÒn thô tri thøc, häc tËp vµ lÜnh héi tri thøc, øng dông tri thøc kh«ng

thÓ kh«ng nãi ®Õn gi¸o dôc vµ ®µo t¹o, khoa häc vµ c«ng nghÖ. V× ®ã chÝnh lµ ph­¬ng

tiÖn ®Ó truyÒn ®¹t tri thøc, s¸ng t¹o ra tri thøc, øng dông tri thøc vµo cuéc sèng.

OECD ®Þnh nghÜa kinh tÕ tri thøc lµ nÒn kinh tÕ ®­îc x©y dùng trªn c¬ së s¶n xuÊt,

ph©n phèi, sö dông tri thøc vµ th«ng tin. Nãi ®¬n gi¶n ®ã lµ nÒn kinh tÕ dùa vµo tri thøc.

C¸c ngµnh s¶n xuÊt vµ dÞch vô míi do c«ng nghÖ cao t¹o ra nh­ c¸c dÞch vô khoa häc-

c«ng nghÖ, c¸c dÞch vô tin häc, c¸c ngµnh c«ng nghiÖp c«ng nghÖ cao...®­îc coi lµ

ngµnh kinh tÕ tri thøc. C¸c ngµnh truyÒn thèng nh­ n«ng nghiÖp, c«ng nghiÖp nÕu ®­îc

c¶i t¹o b»ng c«ng nghÖ cao, gi¸ trÞ do tri thøc míi, c«ng nghÖ míi ®em l¹i chiÕm trªn

hai phÇn ba tæng gi¸ trÞ, th× nh÷ng ngµnh Êy còng gäi lµ ngµnh kinh tÕ tri thøc. Trong

nÒn kinh tÕ tri thøc th× tri thøc lµ vèn quý nhÊt, quyÒn së h÷u trÝ tuÖ trë thµnh quan träng

nhÊt. Ai chiÕm ®­îc tri thøc th× ng­êi ®ã chiÕn th¾ng trong sù c¹nh tranh. Tri thøc lµ

nguån lùc hµng ®Çu t¹o ra sù t¨ng tr­ëng, nã quan träng h¬n c¶ vèn, tµi nguyªn, ®Êt ®ai.

V× vËy, ng­êi ta cho r»ng chiÕm h÷u nh©n tµi vµ tri thøc cßn quan träng h¬n nhiÒu so

víi chiÕm h÷u tµi nguyªn thiªn nhiªn. ChiÕn l­îc ®Çu t­ míi lµ mua kh¸i niÖm míi vµ

kh¶ n¨ng t¹o ra chóng chø kh«ng ph¶i mua m¸y mãc thiÕt bÞ míi.

Dù b¸o thÕ kØ XXI c¸ch m¹ng khoa häc- c«ng nghÖ cßn tiÕp tôc ph¸t triÓn m¹nh

mÏ, thÓ hiÖn râ nÐt trong c¸c lÜnh vùc: c«ng nghÖ th«ng tin, c«ng nghÖ gien, c«ng nghÖ

nan«, c«ng nghÖ l­îng tö, c«ng nghÖ vËt liÖu míi, c«ng nghÖ viÔn th«ng, n¨ng l­îng

míi, hµng kh«ng vò trô, h¶i d­¬ng häc...Sù ph¸t triÓn c¸c c«ng nghÖ míi nµy sÏ lµm

cho thÕ giíi biÕn ®æi nhanh chãng, t¹o ra n¨ng suÊt lao ®éng rÊt cao, lùc l­îng s¶n xuÊt

ph¸t triÓn m¹nh kh«ng ngõng kÐo theo quan hÖ s¶n xuÊt còng thay ®æi theo h­íng quèc

tÕ ho¸ ngµy cµng t¨ng ®Ó phï hîp víi xu h­íng quèc tÕ ho¸ vÒ lùc l­îng lao ®éng vµ t­

liÖu s¶n xuÊt. Kh¸i niÖm vÒ kh«ng gian vµ ®Þa ®iÓm cña thÞ tr­êng sÏ mÊt dÇn vµ tiÕn

tíi toµn thÕ giíi sÏ lµ mét thÞ tr­êng. C¬ cÊu ngµnh nghÒ, tØ träng trong c¸c lÜnh vùc

kinh tÕ sÏ cã b­íc thay ®æi theo h­íng ngµnh dÞch vô ngµy cµng t¨ng.

Kinh tÕ tri thøc ®· b¾t ®Çu xuÊt hiÖn tõ rÊt sím vµ ngµy cµng h×nh thµnh vµ ph¸t

triÓn râ nÐt, tri thøc vµ c«ng nghÖ trë thµnh yÕu tè quyÕt ®Þnh nhÊt cña s¶n xuÊt, quan

träng h¬n so víi vèn, tµi nguyªn vµ lao ®éng. NÒn kinh tÕ tri thøc lµ nÒn kinh tÕ trong

®ã sù s¶n sinh, phæ cËp vµ sö dông tri thøc gi÷ vai trß quyÕt ®Þnh nhÊt ®èi víi sù ph¸t

triÓn kinh tÕ, t¹o ra viÖc lµm vµ cña c¶i, n©ng cao chÊt l­îng cuéc sèng.

Trong kinh tÕ tri thøc mäi ng­êi ®Òu häc tËp, häc th­êng xuyªn, kh«ng ngõng trau

dåi kÜ n¨ng, th­êng xuyªn bæ tóc, cËp nhËt tri thøc, chñ ®éng theo kÞp sù ®æi míi. M«

h×nh gi¸o dôc truyÒn thèng theo giai ®o¹n sÏ chuyÓn sang m« h×nh gi¸o dôc th­êng

xuyªn, häc suèt ®êi vµ h×nh thµnh mét x· héi häc tËp. §Çu t­ v« h×nh (cho con ng­êi,

cho gi¸o dôc, cho c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ phi vËt thÓ…) cao h¬n nhiÒu so víi ®Çu t­ h÷u

h×nh (®Çu t­ x©y dùng c¬ së vËt chÊt kÜ thuËt…). Ph¸t triÓn con ng­êi trë thµnh nhiÖm

vô trung t©m vµ quan träng nhÊt cña x· héi.

Page 53: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

52

Trong nÒn kinh tÕ tri thøc, viÖc khai th¸c tµi nguyªn mang mét ý nghÜa vµ mét nÐt

®Æc tr­ng hoµn toµn míi. Quan niÖm míi vÒ tµi nguyªn ®­îc x¸c lËp vµ ng­êi ta ®ang

rÊt chó träng ®Õn viÖc khai th¸c, sö dông thø tµi nguyªn míi lµ trÝ tuÖ. §Ó cã thÓ tho¸t

khái t×nh trang l¹c hËu, c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn víi xuÊt ph¸t ®iÓm thÊp kÐm ph¶i ®ång

thêi tiÕn hµnh c«ng nghiÖp ho¸ vµ hiÖn ®¹i ho¸, ph¶i khai th¸c cã hiÖu qu¶ c¸c nguån tµi

nguyªn thiªn nhiªn, lao ®«ng cã kÜ thuËt, khoa häc- c«ng nghÖ, thÞ tr­êng vµ kinh

nghiÖm qu¶n lÝ tiªn tiÕn, cïng víi ba nguån tµi nguyªn míi lµ: th«ng tin, gi¸o dôc vµ tri

thøc cña nh©n lo¹i. B­íc vµo kinh tÕ tri thøc, sù ph¸t triÓn cña lùc l­îng s¶n xuÊt biÓu

hiÖn tËp trung ë hai mÆt: thø nhÊt, trÝ lùc cña ng­êi lao ®éng sÏ chiÕm vai trß chñ ®¹o,

tøc lµ sÏ xuÊt hiÖn mét tÇng líp lao ®éng trÝ ãc ®«ng ®¶o hîp thµnh chñ thÓ trong ®éi ngò

nh÷ng ng­êi lao ®éng. §Æc tr­ng næi bËt cña c«ng cô s¶n xuÊt vµ ®èi t­îng lao ®éng biÓu

hiÖn chñ yÕu ë sù gia t¨ng hµm l­îng khoa häc- c«ng nghÖ, cuèi cïng lµ hµm l­îng tri thøc

®­îc kÕt tinh trong s¶n phÈm ngµy cµng nhiÒu. Thø hai, nh÷ng yÕu tè míi thóc ®Èy lùc l­îng

s¶n xuÊt ph¸t triÓn sÏ ®­îc ph¸t huy réng kh¾p. Tõ kh¸i niÖm vÒ tµi nguyªn míi cã thÓ h×nh

thµnh mét kh¸i niÖm míi ®ã lµ lùc l­îng s¶n xuÊt tri thøc.

Kinh tÕ tri thøc lµm biÕn ®æi c¨n b¶n cuéc c¸ch m¹ng c«ng nghiÖp. Cïng víi viÖc

n©ng cao hµm l­îng tri thøc trong c¸c s¶n phÈm hµng ho¸ lµ mét lo¹t c¸c thay ®æi vÒ

lùc l­îng s¶n xuÊt vµ quan hÖ s¶n xuÊt míi. NÕu so s¸nh víi nÒn kinh tÕ c«ng nghiÖp th×

cuéc c¸ch m¹ng c«ng nghiÖp trong thêi k× kinh tÕ tri thøc ®­îc thÓ hiÖn chñ yÕu lµ c¸ch

m¹ng tri thøc chø kh«ng ph¶i ®¬n thuÇn chØ cã c¸ch m¹ng c«ng nghÖ. C«ng nghiÖp dùa

trªn c¬ së cña c¸ch m¹ng tri thøc lµm cho néi dung vµ h×nh thøc cña c¸c ngµnh c«ng

nghiÖp ph¶i chuyÓn h­íng. Lóc ®ã gi¸o dôc ®­îc coi nh­ mét ngµnh s¶n xuÊt. C¸c

ngµnh kinh tÕ chñ yÕu sÏ ®­îc thay thÕ b»ng c¸c ngµnh c«ng nghiÖp phÇn mÒm víi hµm

l­îng tri thøc cao. Do vËy, ng­êi ta ph¶i x¸c ®Þnh mét chÝnh s¸ch ­u tiªn cho c¸c ngµnh

c«ng nghÖ cao nh­ x©y dùng vµ ph¸t triÓn c¸c khu c«ng nghÖ cao, ph¸t triÓn c¸c ngµnh

c«ng nghÖ mòi nhän, ph¸t triÓn c¸c ngµnh c«ng nghiÖp phÇn mÒm trªn c¬ së hiÖn ®¹i

ho¸ c¬ së h¹ tÇng th«ng tin, ®Çu t­ cho ph¸t triÓn gi¸o dôc...C¸c yÕu tè th«ng tin, gi¸o

dôc, tri thøc ®­îc coi lµ ngµnh c«ng nghiÖp míi vµ ngµy cµng ph¸t huy vai trß quan

träng trong nÒn kinh tÕ tri thøc, lµm biÕn ®æi kÕt cÊu vµ c¬ cÊu cña c¸c ngµnh c«ng

nghiÖp truyÒn thèng vµ c«ng nghiÖp phÇn mÒm sÔ dÇn dÇn ph¸t triÓn t¸ch ra khái c«ng

nghiÖp truyÒn thèng ®Ó trë thµnh ngµnh c«ng nghiÖp tri thøc. Nh­ vËy, cã thÓ c¬ cÊu

kinh tÕ lóc nµy kh«ng chØ cã ba khu vùc: n«ng nghiÖp, c«ng nghiÖp vµ dÞch vô mµ thªm

mét lÜnh vùc c«ng nghiÖp phÇn mÒm hay cßn gäi lµ c«ng nghiÖp tri thøc - ngµnh c«ng

nghiÖp cã hµm l­îng tri thøc cao. §Õn lóc ®ã tØ träng giữa n«ng nghiÖp vµ c«ng nghiÖp

chØ chiÕm mét phÇn rÊt nhá so víi tØ träng dÞch vô vµ c«ng nghiÖp phÇn mÒm. Vµ c¬ cÊu

lao ®éng còng ph¶i chuyÓn ®æi cho phï hîp víi c¬ cÊu cña nÒn kinh tÕ míi. §©y lµ nhu

cÇu vµ còng lµ ®ßi hái bøc thiÕt ®èi víi viÖc x©y dùng mét chiÕn l­îc gi¸o dôc hiÖn ®¹i

h­íng tíi t­¬ng lai.

Kinh tÕ n­íc ta chñ yÕu vÉn lµ nÒn kinh tÕ søc ng­êi vµ b¾t ®Çu cã mét sè yÕu

Page 54: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

53

tè cña nÒn kinh tÕ tri thøc. Trong t­¬ng lai kh«ng xa, chóng ta ch¾c ch¾n sÏ tham gia

vµo kinh tÕ tri thøc. Muốn làm được điều đó giáo dục phải đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức. Hiện nay nền kinh tế tri thức đã hình thành ở một số nước tiên tiến và sẽ lan ra toàn thế giới và tất nhiên sẽ không đồng đều ở các nước khác nhau. ChiÕn l­îc ph¸t triÓn gi¸o dôc, ph¸t triÓn con ng­êi cña nước ta ph¶i ®¸p

øng yªu cÇu cña c¶ ba nÒn kinh tÕ: kinh tÕ lao ®éng, kinh tÕ tµi nguyªn vµ kinh tÕ tri thøc.

Chóng ta ph¸t triÓn gi¸o dôc, ph¸t triÓn con ng­êi, ph¸t triÓn nguån nh©n lùc nh»m phôc vô

cho c¸c môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi, thực hiện CNH- HĐH đất nước.

Từ những đặc điểm cơ bản của thời đại, giáo dục thế giới còng như của Việt Nam gặp phải những thách thức cần giải quyết trong b¸o c¸o tæng kÕt víi ®Çu ®Ò: “Häc tËp:

cña c¶i néi sinh” cña uû ban Quèc tÕ chuÈn bÞ gi¸o dôc ®i vµo thÕ kû XXI cña UNESCO

®· nªu lªn 7 vÊn ®Ò mµ gi¸o dôc s¾p tíi ph¶i ®­¬ng ®Çu gi¶i quyÕt; đó là:

- Quan hÖ gi÷a toµn cÇu vµ ®Þa ph­¬ng: Mçi ng­êi dÇn dÇn trë thµnh c«ng d©n

quèc tÕ, ®ång thêi vÉn tiÕp tôc lµ thµnh viªn tÝch cùc cña céng ®ång, cña quèc gia;

- Quan hÖ gi÷a toµn cÇu vµ c¸ thÓ: cã v¨n ho¸ cña nh©n lo¹i toµn cÇu, cã v¨n ho¸

b¶n s¾c cña tõng d©n téc, tõng khu vùc. Xu thÕ toµn cÇu ho¸ lµ xu thÕ kh«ng thÓ tr¸nh

khái; t«n träng, b¶o tån vµ ph¸t huy b¶n s¾c v¨n ho¸ d©n téc, khu vùc lµ tÊt yÕu; ®ång

thêi trong thêi ®¹i míi c¸ tÝnh cña con ng­êi l¹i cã ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn vµ ph¶i ®­îc t«n

träng h¬n bao giê hÕt.

- Quan hÖ gi÷a truyÒn thèng vµ hiÖn ®¹i: Lµm sao ®Ó tiÕn lªn cËp nhËt víi thÕ giíi

®Çy biÕn ®éng, nh÷ng thay ®æi trong cuéc sèng, nh÷ng tiÕn bé cña khoa häc- c«ng nghÖ

mµ kh«ng quay l­ng l¹i víi qu¸ khø, mçi ng­êi ph¸t huy tù chñ, mµ kh«ng h¹n chÕ

ng­êi kh¸c tù do ph¸t triÓn. C«ng nghÖ th«ng tin míi ph¶i v­ît qua th¸ch thøc nµy.

- Quan hÖ gi÷a l©u dµi vµ tr­íc m¾t: §©y lµ vÊn ®Ò mu«n thuë cña gi¸o dôc, nh­ng

ngµy nay trë nªn râ nÐt. Ph¶i d¹y c¸i g× vµ d¹y nh­ thÕ nµo ®Ó ®¸p øng c¶ yªu cÇu t¹m

thêi vµ l©u bÒn, yªu cÇu tr­íc m¾t vµ l©u dµi, lµm sao c©n ®èi gi÷a tho· m·n cung cÊp

mét khèi l­îng th«ng tin ®å sé vµ nhu cÇu ®êi sèng t×nh c¶m. BiÕt bao vÊn ®Ò nh©n d©n

®ßi hái ph¶i nhanh chóng, kÞp thêi, trong khi ®ã nhiÒu vÊn ®Ò vÒ chÝnh s¸ch gi¸o dôc

thùc tÕ l¹i ®ßi hái ph¶i kiªn tr× bµn ®Þnh, trao ®æi kü l­ìng råi míi c¶i c¸ch. Gi¸o dôc lµ

vÊn ®Ò träng ®¹i cña ngµy h«m nay vµ ngµy mai.

- Quan hÖ gi÷a c¹nh tranh vµ b×nh ®¼ng c¬ héi: §©y lµ vÊn ®Ò mu«n ®êi cña c¸c

nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch, c¶ trong kinh tÕ, trong x· héi lÉn trong gi¸o dôc. NhiÒu n¬i

®· gi¶i quyÕt thÝch hîp vÊn ®Ò nµy, nh­ng ch­a ai d¸m nãi ®· gi¶i quyÕt tèt. §Ó gi¶i

quyÕt tèt vÊn ®Ò nµy, gi¸o dôc ph¶i suy nghÜ cho hoµn chØnh h¬n vµ cËp nhËt quan ®iÓm

gi¸o dôc suèt ®êi nh»m ®iÒu phèi 3 lùc:

+ C¹nh tranh t¹o ra ®éng lùc;

+ Hîp t¸c t¹o søc lùc ;

Page 55: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

54

+ Liªn kÕt t¹o ra hîp lùc.

- Quan hÖ gi÷a khèi l­îng tri thøc ngµy cµng t¨ng qu¸ nhanh víi kh¶ n¨ng tiÕp thu

cña con ng­êi: §iÒu ch¾c ch¾n lµ kh«ng thÓ t¨ng sè bé m«n lªn t­¬ng øng ®­îc, mµ

buéc ph¶i lµm cho ch­¬ng tr×nh c¸c bé m«n hîp lý, ®Æc biÖt ®¶m b¶o tÝnh c¬ b¶n cña

nÒn gi¸o dôc phæ th«ng d¹y cho c¸c em c¸ch sö dông tri thøc th«ng qua thùc nghiÖm,

ph¸t triÓn nh©n c¸ch v¨n ho¸ ®Ó n©ng cao cuéc sèng cña b¶n th©n.

- Mèi quan hÖ gi÷a tinh thÇn vµ vËt chÊt: VÊn ®Ò gi¸o dôc lý t­ëng vµ c¸c vÊn ®Ò

gi¸o dôc. Sø mÖnh cao c¶ cña gi¸o dôc chÝnh lµ ë ®©y, lµm sao cho mçi ng­êi hµnh

®éng phï hîp víi truyÒn thèng vµ niÒm tin. Chó ý tíi tÊt c¶ c¸c mÆt cña cuéc sèng tõ

vËt chÊt nh­ng ph¶i n©ng trÝ tuÖ, tinh thÇn, t©m lý, t©m linh lªn tÇm cao míi, ®¶m b¶o sù

tån vong vµ ph¸t triÓn cña nh©n lo¹i, toµn cÇu còng nh­ gióp cho mçi ng­êi v­ît qua

b¶n th©n tù ph¸t triÓn bÒn v÷ng.

1.2. Bối cảnh phát triển của giáo dục đại học Việt Nam

1.2.1. Gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam trong qu¸ tr×nh héi nhËp quèc tÕ, toµn cÇu ho¸ vµ kinh tÕ thÞ tr­êng

Héi nhËp quèc tÕ vµ toµn cÇu ho¸ cña n­íc ta hiÖn nay lµ b­íc tiÕp tôc lÇn thø

ba cña thÕ giíi b¾t ®Çu tõ nh÷ng n¨m 80 cña thÕ kû XX mµ ®Æc tr­ng lín nhÊtlµ sù

¶nh h­ëng, x©m nhËp vµo nhau cña tÊt c¶ c¸c lÜnh vùc trªn ph¹m vi toµn cÇu. §ã lµ

qu¸ tr×nh toµn cÇu ho¸ vµ héi nhËp vÒ kinh tÕ: vèn, ®Çu t­, th­¬ng m¹i, dÞch vô;

chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ cña mçi quèc gia vµ toµn thÕ giíi; vÒ khoa häc- c«ng

nghÖ, chuyÓn gi¸o c«ng nghÖ…trong qu¸ tr×nh ®ã ë mçi quèc gia ®Òu chÞu t¸c ®éng

c¶ mÆt tÝch cùc lÉn mÆt tiªu cùc. ChÝnh qu¸ tr×nh ®ã nã t¸c ®éng kh«ng nhá c¶ vÒ

thêi c¬ vµ th¸ch thøc ®èi víi toµn bé hÖ thèng gi¸o dôc nãi chung, gi¸o dôc ®¹i häc

nãi riªng.

Tõ lý luËn vµ kinh nghiÖm thùc tiÔn gi¸o dôc ®¹i häc thÕ gíi trong xu thÕ hiÖn nay, gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam cã thÓ gi¶m vai trß ®Çu t­ cña Nhµ n­íc. Trong bèi c¶nh ®ã gi¸o dôc ®¹i häc cã xu thÕ kh«ng cßn lµ dÞch vô c«ng chØ do nhµ n­íc cung cÊp, mµ ph¶i chó ý n©ng cao n¨ng lùc, hiÖu qu¶ qu¶n lý Nhµ n­íc vµ chuyÓn h­íng sang trî cÊp cho ng­êi tiªu dïng (cho ng­êi häc). Nh­ vËy, cã nghÜa gi¸o dôc ®¹i häc sÏ nhËn cµng ngµy cµng Ýt h¬n vÒ nguån tµi chÝnh c«ng vµ ®©y lµ mét khã kh¨n trong qu¸ tr×nh toµn cÇu ho¸ cña gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam khi thu nhËp kinh tÕ cña ®¹i bé phËn ng­êi lao ®éng vÉn cßn rÊt thÊp. MÆt kh¸c, trong qu¸ tr×nh toµn cÇu ho¸ ®ßi hái gi¸o dôc ®¹i häc ph¶i chuyÓn sang nÒn gi¸o dôc cho sè ®«ng (gi¸o dôc ®¹i chóng) ®Ó “häc tËp suèt ®êi” th× tÝnh chÊt ho¹t ®éng cña gi¸o dôc trë nªn ®a d¹ng: §Þnh h­íng vµ ®¸p øng thÞ tr­êng lao ®éng, h­íng tíi ng­êi häc, quyÒn tù chñ tµi chÝnh, qu¶n lý tr­êng ®¹i häc “nh­ mét doanh nghiÖp”, cã sù c¹nh tranh gi÷a c¸c c¬ së gi¸o dôc vµ ®ßi hái tõng c¬ së gi¸o dôc ph¶i cung cÊp cho x· héi dÞch vô gi¸o dôc tèt nhÊt nÕu nh­ kh«ng muèn bÞ th¶i lo¹i. Víi lý do ®¬n gi¶n, ®Æc ®iÓm lín nhÊt

Page 56: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

55

cña toµn cÇu ho¸ trong gi¸o dôc ®¹i häc lµ s¶n phÈm ®µo t¹o (nguån nh©n lùc chÊt l­îng cao) ®ang h­íng tíi ®¸p øng cho thÞ tr­êng toµn cÇu. V× thÕ kh¶ n¨ng c¹nh tranh vÒ chÊt l­îng nguån nh©n lùc cña chÝnh nguån nh©n lùc tõng n­íc ®ang lµ mét th¸ch thøc gay g¾t. §iÒu ®ã ®· tõng cã trong qu¸ khø, nh­ng víi toµn cÇu ho¸ ®ßi hái gi¸o dôc ®¹i häc ph¶i ®­îc xem nh­ lµ “mét nÒn c«ng nghiÖp” vµ “sù xuÊt nhËp khÈu” vµ víi c«ng nghÖ th«ng tin vµ truyÒn th«ng gi¸o dôc ®¹i häc lµ “mét nÒn c«ng nghiÖp” kh«ng biªn giíi. Nh­ vËy, trong qu¸ tr×nh toµn cÇu ho¸ gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam kh«ng chØ häc tËp kinh nghiÖm gi¸o dôc thÕ giíi, mµ cÇn h­íng ®Õn thèng nhÊt chuÈn ®µo t¹o, liªn kÕt, liªn th«ng víi gi¸o dôc ®¹i häc thÕ giíi. Nh­ vËy, ®i liÒn víi toµn cÇu ho¸ trong gi¸o dôc ®¹i häc ®ã lµ chuyÓn dÞch c¬ cÊu lao ®éng quèc tÕ, héi nhËp v¨n ho¸; bªn c¹nh ®ã nã sÏ cã ¶nh h­ëng, t¸c ®éng ®Õn c¸c yÕu tè x· héi nh­ tÝnh céng ®ång, ®a d¹ng v¨n ho¸ vµ xung ®ét v¨n ho¸, héi nhËp v¨n ho¸ thÕ giíi, lèi sèng thùc dông vµ phai nh¹t b¶n s¾c v¨n ho¸ d©n téc…

B­íc vµo thÕ kû XXI nÒn gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam trong xu thÕ toµn cÇu ho¸ gÆp ph¶i sù c¹nh tranh kh«ng ngang søc, ®ßi hái ph¶i cã lé tr×nh héi nhËp, dù b¸o “cã tÝnh chiÕn l­îc” ®Ó kh«ng “bÞ thua ngay trªn s©n nhµ”, ®ã lµ th¸ch th­c kh«ng nhá vµ ph¶i h­íng ®Õn ®¸p øng yªu cÇu nguån nh©n lùc chÊt l­îng cao cña tõng ®Þa ph­¬ng, khu vùc, lÜnh vùc, tr×nh ®é ph¸t triÓn trong mçi giai ®o¹n ph¸t triÓn cña ®Êt n­íc trong qu¸ tr×nh héi nhËp víi nÒn gi¸o dôc ®¹i häc khu vùc vµ thÕ giíi.

Trong qu¸ tr×nh héi nhËp, §¶ng vµ Nhµ n­íc ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng theo ®Þnh h­íng x· héi chñ nghÜa, thùc hiÖn CNH-H§H ®Êt n­íc t¹o c¬ héi lín cho gi¸o dôc ®¹i häc n­íc ta. Tõ c¬ chÕ kÕ ho¹ch ho¸ tËp trung, nhµ n­íc bao cÊp toµn bé, chuyÓn sang kinh tÕ thÞ tr­êng ®ßi hái gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam ph¶i ®æi míi mét c¸ch c¨n b¶n c¸ch tiÕp cËn kinh tÕ - x· héi ®èi víi qu¸ tr×nh ®µo t¹o: tÝnh ®Õn c¸c nguån ®Çu t­, chi phÝ vµ hiÖu qu¶ ®Çu t­; mèi t­¬ng quan gi÷a lîi Ých vµ nghÜa vô cña Nhµ n­íc, cña x· héi vµ céng ®ång, cña nhµ ®Çu t­, cña c¬ së ®µo t¹o, cña ng­êi häc; viÖc thùc hiÖn chÝnh s¸ch x· héi; viÖc xem ®µo t¹o nguån nh©n lùc chÊt l­îng cao lµ yÕu tè quyÕt ®Þnh qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi. Muèn vËy, gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam tiÕn hµnh ®æi míi m¹nh mÏ ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o theo h­íng ®a d¹ng ho¸, chuÈn ho¸, hiÖn ®¹i hãa, t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó mau chãng tiÕp thu cã chän läc nh÷ng ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o cña c¸c n­íc ph¸t triÓn vÒ khoa häc tù nhiªn, kü thuËt vµ c«ng nghÖ, phï hîp víi yªu cÇu cña ®Êt n­íc, phôc vô thiÕt thùc cho sù ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi nãi chung, cña tõng ngµnh, tõng lÜnh vùc, tõng vïng, tõng ®Þa ph­¬ng nãi riªng.

C¸c tr­êng ®¹i häc quèc gia, c¸c tr­êng ®¹i häc träng ®iÓm, c¸c ngµnh ®µo t¹o thuéc c¸c lÜnh vùc mòi nhän cña khoa häc- c«ng nghÖ ph¶i ®i ®Çu trong viÖc ®æi míi môc tiªu, néi dung, ch­¬ng tr×nh vµ ph­¬ng ph¸p gi¸o dôc. Muốn vậy, cần chú ý thiÕt kÕ c¸c ch­¬ng tr×nh chuyÓn tiÕp, c¸c ch­¬ng tr×nh ®a giai ®o¹n vµ ¸p dông quy tr×nh ®µo t¹o mÒm dÎo nh»m t¨ng c¬ héi häc ®¹i häc cho mäi ng­êi, nhÊt lµ nh÷ng ng­êi ë n«ng th«n, miÒn nói, vïng s©u, vïng xa.

Page 57: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

56

§æi míi chÕ ®é thi cö, chÕ ®é tuyÓn sinh, x©y dùng ph­¬ng ph¸p, quy tr×nh vµ hÖ thèng ®¸nh gi¸ chÊt l­îng ®µo t¹o, chÊt l­îng gi¶ng viªn, chÊt l­îng sinh viªn mét c¸ch kh¸ch quan chÝnh x¸c. Đ©y lµ mét biÖn ph¸p c¬ b¶n kh¾c phôc tÝnh chÊt ®èi phã víi thi cö cña nÒn gi¸o dôc hiÖn nay, thóc ®Èy viÖc lµnh m¹nh ho¸ qu¸ tr×nh gi¸o dôc kh«ng chØ ë tr×nh ®é gi¸o dôc ®¹i häc, cao ®¼ng mµ c¶ ë c¸c cÊp bËc gi¸o dôc phæ th«ng. §Æc biÖt quan t©m ®æi míi ph­¬ng ph¸p ®µo t¹o trong c¸c tr­êng s­ ph¹m, tr­íc hÕt lµ hai tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m träng ®iÓm ë Hµ Néi vµ thµnh phè Hå ChÝ Minh, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho viÖc ®æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y vµ häc ë c¸c tr­êng phæ th«ng.

PhÊn ®Êu b¶o ®¶m c¸c tr­êng ®Òu cã th­ viÖn tèt, th­êng xuyªn ®­îc cËp nhËt, cã ®ñ gi¸o tr×nh, tµi liÖu tham kh¶o cho sinh viªn vµ cho gi¶ng viªn. HiÖn ®¹i ho¸ trang thiÕt bÞ gi¶ng d¹y vµ häc tËp, phßng thÝ nghiÖm, c¬ së thùc hµnh. Theo nhu cÇu, c¸c tr­êng ®¹i häc cã thÓ tæ chøc gi¶ng d¹y trùc tiÕp b»ng tiÕng n­íc ngoµi cho mét sè m«n häc; ®¶m b¶o cho sinh viªn sau khi tèt nghiÖp sö dông tèt m¸y tÝnh ®Ó thu thËp vµ xö lý th«ng tin vµ Ýt nhÊt mét ngo¹i ng÷ ®Ó lµm viÖc vµ giao tiÕp, n©ng cao n¨ng lùc héi nhËp quèc tÕ.

Tuy nhiªn, hÖ thèng ®µo t¹o nguån nh©n lùc ë n­íc ta ®ang ®øng tr­íc nh÷ng gay cÊn sau:

Thø nhÊt, c¨n cø ®Ó ®µo t¹o lµ nhu cÇu vÒ nh©n lùc, nh­ng c«ng t¸c dù b¸o nhu cÇu vµ kÕ ho¹ch ho¸ ®µo t¹o ch­a lµm tèt; quan hÖ gi÷a ®µo t¹o, sö dông vµ viÖc lµm thiÕu sù g¾n bã;

Thø hai, n¨ng lùc ®µo t¹o nh©n lùc cña hÖ thèng gi¸o dôc nghÒ nghiÖp vµ gi¸o dôc ®¹i häc nãi chung kh¸ h¹n chÕ, ch­a ®¸p øng ®­îc nh÷ng yªu cÇu cña thÞ tr­êng lao ®éng, ®Æc biÖt ë nh÷ng khu vùc, nh÷ng ngµnh nghÒ cã øng dông c«ng nghÖ tiªn tiÕn, ch­a ®¸p øng ®­îc nh÷ng yªu cÇu vÒ phong c¸ch lµm viÖc c«ng nghiÖp, hiÖn ®¹i; c¸ch bè trÝ m¹ng l­íi c¬ së ®µo t¹o cã nhiÒu ®iÒu kh«ng hîp lý, khã ®¸p øng yªu cÇu vÒ viÖc lµm.

Thø ba lµ thiÕu mét hÖ thèng th«ng tin vÒ ®µo t¹o nh©n lùc vµ viÖc lµm, ®Ó cã thÓ cung cÊp th­êng xuyªn cho mäi ng­êi (bao gåm nhµ n­íc, x· héi, nhµ tr­êng, ng­êi häc, ng­êi sö dông nh©n lùc...) nh÷ng th«ng tin ®Çy ®ñ, kÞp thêi vÒ nh÷ng biÕn ®éng cña thÞ tr­êng lao ®éng ®Ó mäi ng­êi chñ ®éng cã nh÷ng biÖn ph¸p ®iÒu chØnh trong ph¹m vi quyÒn h¹n, tr¸ch nhiÖm cña m×nh, kÓ c¶ sù tù ®iÒu chØnh cña b¶n th©n ng­êi lao ®éng, ®Ó cung - cÇu phï hîp nhau.

Thø t­ lµ chÝnh s¸ch ®·i ngé ch­a tho¶ ®¸ng, nhÊt lµ ®èi víi nh©n lùc c«ng t¸c ë vïng s©u, vïng xa, ®Æc biÖt lµ gi¸o viªn nªn Ýt hÊp dÉn nh©n lùc ®Õn, mÆc dï yªu cÇu vÒ tr×nh ®é cña nh©n lùc chØ ë møc b×nh th­êng, kh«ng ph¶i ë møc cao.

Thø n¨m lµ nh×n chung, nh÷ng yÕu kÐm trªn ®­îc ph¸t hiÖn kh¸ sím, nh­ng t×nh h×nh vÉn kh«ng ®­îc c¶i thiÖn bao nhiªu, do ch­a chó träng c«ng t¸c nghiªn cøu ®Ó t×m gi¶i ph¸p.

Page 58: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

57

Thø s¸u lµ x· héi vµ ng­êi häc cßn ch­a ®¸nh gi¸ ®óng vai trß, vÞ trÝ cña ®µo

t¹o nghÒ nghiÖp, vÉn cßn cã t©m lý chØ thÝch häc ®¹i häc. MÆt kh¸c thiÕu sù h­íng

dÉn cho x· héi, t­ vÊn cho ng­êi häc vÒ c¸c ngµnh nghÒ, c¸c dù b¸o viÖc lµm ®Ó hä

lùa chän con ®­êng häc phï hîp víi kh¶ n¨ng.

Tãm l¹i: Muèn ph¸t triÓn gi¸o dôc ®¹i ViÖt Nam trong xu thÕ toµn cÇu ho¸,

héi nhËp kinh tÕ thÞ tr­êng, ®ßi hái thùc hiÖn chiÕn l­îc héi nhËp quèc tÕ vµ toµn

cÇu ho¸ vÒ gi¸o dôc ®¹i häc. Bèi c¶nh toµn cÇu ho¸ vµ héi nhËp quèc tÕ ngµy cµng

s©u réng ®ßi hái ph¶i cã chiÕn l­îc hîp t¸c quèc tÕ tÝch cùc vµ m¹nh mÏ vÒ gi¸o dôc

nãi chung vµ gi¸o dôc ®¹i häc, cao ®¼ng nãi riªng ®Ó trªn c¬ së gi÷ v÷ng ®éc lËp, tù

chñ vµ b¶n s¾c d©n téc, tËn dông c¸c c¬ héi, khai th¸c mét c¸ch hîp lý nguån lùc

gi¸o dôc n­íc ngoµi; qua ®ã tiÕp nhËn thµnh qu¶ khoa häc - c«ng nghÖ vµ kinh

nghiÖm qu¶n lý gi¸o dôc trong qu¸ tr×nh héi nhËp; ®ång thêi n©ng cao n¨ng lùc c¹nh

tranh cña nÒn gi¸o dôc ®¹i häc n­íc ta víi nÒn gi¸o dôc ®¹i häc trong khu vùc vµ

trªn thÕ giíi.

ChiÕn l­îc hîp t¸c quèc tÕ vÒ gi¸o dôc ph¶i theo h­íng t¨ng c­êng qu¶n lý

nhµ n­íc, ®¶m b¶o lîi Ých hîp ph¸p cña ng­êi häc, gi¶m thiÓu tæn thÊt vÒ ngo¹i tÖ

vµ chÊt x¸m; tËp trung vµo mét sè néi dung nh»m gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò ®ang ®Æt ra

vÒ du häc, vÒ liªn kÕt ®µo t¹o vµ vÒ viÖc cho c¬ së gi¸o dôc n­íc ngoµi thµnh lËp c¸c

chi nh¸nh trªn l·nh thæ ViÖt Nam gãp phÇn thóc ®Èy c¶i c¸ch gi¸o dôc. Cô thÓ lµ:

- H­íng viÖc du häc tËp trung vµo c¸c ngµnh kinh tÕ, khoa häc, c«ng nghÖ mòi

nhän nh»m phôc vô yªu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña n­íc ta vµ kh¾c phôc t×nh

tr¹ng dµn tr¶i vµ tù ph¸t nh­ hiÖn nay.

- T¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho c¸c c¬ së trong n­íc tæ chøc liªn kÕt víi c¸c c¬

së ®µo t¹o cã uy tÝn cña n­íc ngoµi, kh¾c phôc t×nh tr¹ng tuú tiÖn liªn doanh víi c¸c

c¬ së ®µo t¹o kÐm chÊt l­îng cña n­íc ngoµi.

- T¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho c¸c c¬ së ®µo t¹o cã uy tÝn cña n­íc ngoµi thµnh

lËp chi nh¸nh t¹i ViÖt Nam, ®ång thêi cã biÖn ph¸p ng¨n chÆn c¸c c¬ së ®µo t¹o chÊt

l­îng kÐm cña n­íc ngoµi lîi dông t×nh tr¹ng s¬ hë trong qu¶n lý gi¸o dôc ®Ó khai

th¸c thÞ tr­êng gi¸o dôc trong n­íc víi môc ®Ých chØ nh»m thu lîi nhuËn.

1.2.2. Mét sè quan ®iÓm c¬ b¶n vÒ ®µo t¹o nguån nh©n lùc g¾n víi viÖc lµm trong thêi kú ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp ho¸ - hiÖn ®¹i hãa vµ héi nhËp WTO

Các văn kiện đại hội Đảng đều nhấn mạnh:

a. Ph¸t huy nguån lùc con ng­êi lµ yÕu tè c¬ b¶n cho sù ph¸t triÓn nhanh vµ

bÒn v÷ng cña c«ng cuéc c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt n­íc. Nãi mét c¸ch kh¸c,

c«ng cuéc CNH- H§H ®Ò ra yªu cÇu vÒ nh©n lùc (bªn cÇu) vµ nhËn ®­îc nh©n lùc

®µo t¹o tèt (bªn cung) vµ sö dông hä tèt, th× ®ã lµ sù ph¸t huy nguån lùc con ng­êi.

Nh­ vËy, ý t­ëng “ph¸t huy nguån lùc con ng­êi” ph¶i ®­îc thÓ hiÖn b»ng sù phèi

Page 59: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

58

hîp, g¾n bã chÆt chÏ 3 nh©n tè víi nhau: ng­êi sö dông, ng­êi ®µo t¹o vµ ng­êi

®­îc ®µo t¹o trªn c¬ së “viÖc lµm” ®­îc thùc hiÖn tèt.

b. Ph­¬ng h­íng chung cña lÜnh vùc gi¸o dôc- ®µo t¹o trong nh÷ng n¨m tíi lµ

ph¸t triÓn nguån nh©n lùc ®¸p øng yªu cÇu CNH- H§H, t¹o ®iÒu kiÖn gi¶i quyÕt

viÖc lµm cho nh©n d©n, nhÊt lµ thanh niªn. Nãi mét c¸ch kh¸c, gi¸o dôc phæ th«ng

nh»m n©ng cao d©n trÝ còng cÇn chuyÓn h­íng m¹nh vµo viÖc chuÈn bÞ cho ®µo t¹o

nguån nh©n lùc vµ chuÈn bÞ cho häc sinh ra tr­êng cã thÓ héi nhËp x· héi b»ng lao

®éng vµ viÖc lµm; b¶n th©n gi¸o dôc nghÒ nghiÖp vµ gi¸o dôc ®¹i häc cÇn ph¶i tËp

trung ®µo t¹o vµ båi d­ìng nh©n lùc cã chÊt l­îng phï hîp víi yªu cÇu cña viÖc lµm,

nh©n lùc cã kh¶ n¨ng t×m viÖc lµm vµ t¹o viÖc lµm. Gi¸o dôc - ®µo t¹o ngµy nay ph¶i

h­íng vµo “chuÈn bÞ nguån cho ®µo t¹o nh©n lùc”, h­íng vµo “®µo t¹o nh©n lùc g¾n

víi viÖc lµm”.

c. Ph¸t triÓn gi¸o dôc - ®µo t¹o ph¶i g¾n víi nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi,

nh÷ng tiÕn bé khoa häc - c«ng nghÖ ®­îc thÓ hiÖn ë sù g¾n bã chÆt chÏ gi÷a “®µo

t¹o- sö dông- viÖc lµm” vµ cã chÝnh s¸ch sö dông, ®·i ngé ®óng gi¸ trÞ nh©n lùc

®­îc ®µo t¹o. RÊt ®¸ng chó ý lµ, ngµy nay ë nh÷ng n­íc ®ang ph¸t triÓn, vÊn ®Ò viÖc

lµm kh«ng chØ ®­îc gi¶i quyÕt ë khu vùc kinh tÕ chÝnh quy (formal sector) (tøc lµ

c¸c doanh nghiÖp c«ng nghiÖp, cã cÊu tróc, cã c¬ chÕ vËn hµnh kiÓu c«ng nghiÖp)

mµ cßn ë khu vùc kinh tÕ kh«ng chÝnh quy (non- formal) (tøc lµ c¸c c¬ së s¶n xuÊt,

kinh doanh nhá, kiÓu hé gia ®×nh, trang tr¹i, n«ng- l©m- ng­, tiÓu thñ c«ng nghiÖp,

®Æc biÖt ë vïng n«ng th«n) lµ n¬i ®ang trë thµnh mét lÜnh vùc ®Çy tiÒm n¨ng t¹o ra

viÖc lµm, thu hót nhiÒu nh©n lùc t­¬ng lai vµ khu vùc nµy l¹i rÊt réng lín ®èi víi

nhiÒu n­íc ®ang ph¸t triÓn. §Ó g¾n ®µo t¹o nh©n lùc víi viÖc lµm, c¸c mÆt “®µo t¹o,

sö dông, viÖc lµm, ®·i ngé” ®èi víi nh©n lùc ph¶i ®­îc gi¶i quyÕt ®ång bé tõ ph¹m

vi vÜ m«, toµn x· héi, trong tõng ngµnh nghÒ, tõng ®Þa ph­¬ng (nh­ dù b¸o, kÕ

ho¹ch ho¸ nhu cÇu, chÕ ®é chÝnh s¸ch sö dông,...) ®Õn ph¹m vi vi m« ë tõng c¬ së

®µo t¹o, c¬ së sö dông nh©n lùc, c¬ së t¹o viÖc lµm míi (nh­ sè l­îng, chÊt l­îng,

n¨ng lùc ...cña c¸c c¸ nh©n ®­îc ®µo t¹o). ThiÕu sù phèi hîp c¸c mÆt nµy sÏ rÊt l·ng

phÝ c¸c nguån lùc cña c¶ nhµ n­íc, c¶ x· héi vµ rÊt kh«ng cã lîi cho sù ph¸t triÓn

®Êt n­íc.

1.2.3. Gi¸o dôc cao ®¼ng, ®¹i häc vµ ®µo t¹o nh©n lùc g¾n víi viÖc lµm

T¨ng c­êng hÖ thèng ®µo t¹o kü thuËt - nghÒ nghiÖp, ®µo t¹o c«ng nh©n kü thuËt,

cao ®¼ng kü thuËt (kü s­ thùc hµnh) vµ tèc ®é t¨ng ph¶i nhanh h¬n ®µo t¹o ®¹i häc.

Chóng ta cÇn rót kinh nghiÖm bµi häc cña c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn nhanh ë §«ng

Nam Á trong cuéc khñng ho¶ng võa qua vÒ sù thiÕu ®éi ngò lao ®éng cã tr×nh ®é v¨n

ho¸ vµ kü thuËt cã chÊt l­îng víi c¬ cÊu hîp lý gi÷a c¸c ngµnh nghÒ, c¸c tr×nh ®é.

Mét sè xu h­íng sau ®· ®­îc nghiªn cøu: ng­êi tèt nghiÖp ®¹i häc ë n­íc ta

trong nh÷ng thËp kû ®Çu thÕ kû XXI, ph¶i cã nh÷ng n¨ng lùc tréi nh­: n¨ng lùc

Page 60: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

59

thÝch øng víi nh÷ng thay ®æi rÊt nhanh vµ ®¸p øng ®­îc nh÷ng ®ßi hái míi cña sù

nghiÖp CNH - H§H ®Êt n­íc: ®ã lµ n¨ng lùc trÝ tuÖ ®Ó ®ñ søc gi¶i quyÕt thµnh c«ng

nh÷ng vÊn ®Ò do thùc tiÔn ®Æt ra cho m×nh vµ cho ®Êt n­íc; n¨ng lùc hµnh ®éng, biÕt

øng dông s¸ng t¹o nh÷ng thµnh tùu khoa häc- c«ng nghÖ, biÕt tù t×m, tù t¹o viÖc lµm,

cã kü n¨ng tæ chøc vµ qu¶n lý c«ng viÖc tËp thÓ cã hiÖu qu¶, gãp phÇn n©ng cao

n¨ng lùc c¹nh tranh hîp t¸c cña nÒn kinh tÕ n­íc ta trong thÞ tr­êng quèc tÕ; n¨ng

lùc tù häc, tù nghiªn cøu, tù rÌn luyÖn th­êng xuyªn, suèt ®êi mét c¸ch ®éc lËp,

s¸ng t¹o ®i ®«i víi n¨ng lùc tù ®¸nh gi¸, tù ®æi míi; ®ã lµ b¶n lÜnh ph¸t huy tiÒm

n¨ng, néi lùc cña c¸ nh©n, th­êng xuyªn cËp nhËt kiÕn thøc cña m×nh, t¹o ra nh÷ng

b­íc ph¸t triÓn cho b¶n th©n, gãp phÇn lµm cho ®Êt n­íc rót ng¾n kho¶ng c¸ch vµ

v­¬n lªn ngang tÇm so víi c¸c quèc gia tiªn tiÕn; ë mét bé phËn sinh viªn, ph¶i ®µo

t¹o vµ båi d­ìng n¨ng lùc quèc tÕ ngµy cµng nhiÒu ®Ó cã thÓ thùc hiÖn ®­îc nh÷ng

nhiÖm vô, nh÷ng c«ng viÖc liªn quan ®Õn hîp t¸c vµ thÝch nghi trong m«i tr­êng

quèc tÕ (th«ng qua sö dông thµnh th¹o ngo¹i ng÷, n¾m v÷ng nh÷ng m«n häc nh­

LuËt quèc tÕ, Th­¬ng m¹i quèc tÕ, vµ nh÷ng kü n¨ng nh­ giao l­u quèc tÕ...) thùc sù

lµ “nh©n lùc t­ duy”, “nh©n lùc cã tinh thÇn doanh nghiÖp”, cã phong c¸ch ho¹t

®éng nh­ nhµ doanh nghiÖp thùc sù; n¨ng lùc tiÕp thu tinh hoa v¨n ho¸ nh©n lo¹i vµ

gi÷ g×n ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ cña d©n téc.

HÖ thèng ®¹i häc ph¶i tiÕn tíi lµ mét hÖ thèng më, ®a d¹ng, mÒm dÎo, liªn

th«ng; ®µo t¹o theo m«®un, häc ®Õn ®©u x¸c nhËn ®Õn ®Êy; t¹o ®iÒu kiÖn cho nhiÒu

ng­êi ®­îc häc, häc theo n¨ng lùc vµ hoµn c¶nh cña m×nh; thùc hiÖn c«ng b»ng x·

héi vÒ häc ®¹i häc. §Æc biÖt chó ý xu h­íng më ®¹i häc ng¾n h¹n (VÝ dô: Trong

n¨m 1996 - 1997 ®· n©ng cÊp 6 tr­êng tõ trung häc chuyªn nghiÖp lªn tr­êng cao

®¼ng), më cao ®¼ng céng ®ång (®Þa ph­¬ng), c¸c lo¹i h×nh gi¸o dôc th­êng xuyªn,

®¹i häc tõ xa...®Òu gia t¨ng m¹nh mÏ. Theo thèng kª cña Bé giáo dục&§T tõ n¨m

2005 ®Õn nay sè l­îng c¸c tr­êng ®¹i häc vµ cao ®¼ng t¨ng lªn rÊt nhanh. Tõ n¨m

2005 ®Õn 2007: Sè tr­êng cao ®¼ng vµ ®¹i häc t¨ng 97 tr­êng (tõ 255 tr­êng ®Õn

352 tr­êng), trong ®ã sè tr­êng ®¹i häc t¨ng 69 tr­êng (tõ 104 tr­êng ®Õn 173

tr­êng); sè tr­êng cao ®¼ng t¨ng 28 tr­êng (tõ 151 tr­êng dÕn 179 tr­êng).

Nh­ vËy trong 2 n¨m (2005 -2007) ë n­íc ta trung b×nh kho¶ng 1 tuÇn cã 1

tr­êng ®¹i häc hoÆc cao ®¼ng ra ®êi. Tèc ®é gia t¨ng cña c¸c tr­êng ®¹i häc, cao

®¼ng lµ qu¸ nhanh vµ mét bÊt hîp lý rÊt lín lµ sè tr­êng ®¹i häc l¹i t¨ng nhanh gÊp

3 lÇn sè tr­êng cao ®¼ng, ngoµi ra, sè tr­êng c«ng t¨ng nhanh h¬n tr­êng t­. Bªn

c¹nh t¨ng sè l­îng tr­êng C§, §H, c¸c tr­êng t¨ng nhanh sè l­îng sinh viªn vượt quá khả năng của nhà trường, trong đó có cả các trường trọng điểm.

1.2.4. X©y dùng kh«ng gian ®¹i häc më ®µo t¹o nh÷ng trÝ thøc trung thùc, cã tr¸ch nhiÖm x· héi

§èi víi gi¸o dôc ®¹i häc, cÇn mau chãng cô thÓ ho¸ nh÷ng chñ tr­¬ng ®óng ®¾n trong NghÞ quyÕt 14/2005/NQ-CP, t¨ng c­êng liªn kÕt quèc tÕ trong ®µo t¹o

Page 61: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

60

nguån nh©n lùc tr×nh ®é cao trªn c¬ së b¶o ®¶m truyÒn thèng d©n téc vµ chñ quyÒn quèc gia nh»m ®µo t¹o nh÷ng trÝ thøc trung thùc, s¸ng t¹o, cã tr¸ch nhiÖm ®èi víi x· héi. Ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc ®¹i häc cÇn ®­îc cËp nhËt th­êng xuyªn, gi¶m bít nh÷ng phÇn ch­a thùc sù cÇn thiÕt ®Ó phï hîp víi sù ph¸t triÓn m¹nh mÏ vÒ khoa häc vµ c«ng nghÖ do c¸c tr­êng tù x¸c ®Þnh. Cô thÓ:

Tr­íc m¾t, kh«ng tiÕp tôc më tr­êng ®¹i häc, chØ cho më c¸c tr­êng cao ®¼ng theo h­íng nghÒ nghiÖp øng dông. §ång thêi, x©y dùng vµ cñng cè m¹ng l­íi c¸c tr­êng cao ®¼ng/ ®¹i häc céng ®ång víi ba m¶ng ch­¬ng tr×nh: ch­¬ng tr×nh chuyÓn tiÕp, ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o nghÒ vµ ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc th­êng xuyªn (®¸p øng nhu cÇu cËp nhËt tri thøc, kü n¨ng, chuyÓn giao c«ng nghÖ,…) phôc vô yªu cÇu ph¸t triÓn cña ®Þa ph­¬ng. §èi víi c¸c ®¹i häc céng ®ång, ®iÒu kh¸c biÖt so víi cao ®¼ng céng ®ång lµ ë chç cã mét sè ngµnh cã thÓ ®µo t¹o ë tr×nh ®é ®¹i häc, nh­ng ®a sè ngµnh vÉn ph¶i sö dông c¬ chÕ ch­¬ng tr×nh chuyÓn tiÕp. Ngoµi ra, vÉn ph¶i tÝch cùc x©y dùng hÖ thèng ®µo t¹o nghÒ trong hÖ thèng ®¹i häc, cao ®¼ng céng ®ång.

2. Phương hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam

2.1. Mục tiêu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

Trong Nghị quyết số 14/2005/ NQ-CP của Chính phủ nêu rõ: “Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020”:

- Mục tiêu chung: Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vựcvà tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Mục tiêu cụ thể

+ Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc, có sự phân tầng về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bảo đảm hợp lý cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, phù hợp với chủ trương xã hội hoá giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương.

+ Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp- ứng dụng. Bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định giáo dục đại học. Xây dựng một vài trường đại học đẳng cấp quốc tế.

+ Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1vạn dân vào năm 2020, trong đó khoảng 70 - 80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

Page 62: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

61

+ Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ sinh viên/ giảng viên của cả hệ thống giáo dục đại học không quá 20. Đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 35 % đạt trình độ tiến sỹ.

+ Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học lớn phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước; nguồn thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tổi thiểu 25% vào năm 2020.

+ Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học.

2.2. Các giải pháp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

2.2.1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục

Về chương trình, nội dung giáo dục đại học cần tiến hành đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá; tạo điều kiện để mau chóng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiến tới từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế đồng thời tăng cường tính thực hành, ứng dụng phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu của nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đại học cần:

- Cơ cấu lại khung chương trình; bảo đảm sự liên thông của các cấp học; giải quyết tốt mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đào tạo của từng môn học.

- Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học.

2.2.2. Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục

a) Phát triển đội ngũ nhà giáo

Trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giáo dục và đào tạo của giáo dục đại học. Mặc dù đã có những chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhưng cho đến nay, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đại học vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ là một yêu cầu tất yếu khách quan. Cụ thể là:

Page 63: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

62

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự bình đẳng giữa giảng viên biên chế và hợp đồng, giữa giảng viên ở cơ sở giáo dục công lập và ở cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với giảng viên bao gồm tiêu chuẩn giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy.

- Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do Nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm lại các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cải cách thủ tục hành chính xét công nhận giảng viên, giảng viên chính.

b) Đổi mới phương pháp giáo dục

Yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, của xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra những yêu cầu bức thiết về chất lượng, cơ cấu nhân lực các ngành nghề đào tạo. Nội dung, phương pháp giáo dục đại học cần có sự điều chỉnh, bổ sung, đổi mới mạnh mẽ mới đáp ứng được yêu cầu này của đất nước. Giáo dục đại học cần triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước.

2.2.3. Đổi mới quản lý giáo dục

Công tác quản lý giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng vẫn còn nhiều yếu kém về công tác tổ chức, về cán bộ quản lý giáo dục, về công tác thông tin. Đổi mới quản lý giáo dục đại học cần thực hiện đồng bộ các vấn đề về tổ chức, về công tác kế hoạch, về cải cách hành chính, về xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt đổi mới cơ chế và phương thức quản lý nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học.

Page 64: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

63

- Chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.

- Xoá bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bảo đảm vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng giáo dục đại học.

- Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định giáo dục đại học; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ

- Xây dựng Luật Giáo dục đại học.

2.2.4. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục

Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục đại học cần đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, liên thông liên kết giữa các cấp bậc học.

- Rà soát, đánh giá mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học hiện có; đổi mới công tác quy hoạch phát triển mạng lưới, bảo đảm thực hiện đúng các mục tiêu phát triển giáo dục đại học.

- Ưu tiên mở rộng quy mô các chương trình định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; áp dụng quy trình đào tạo mềm dẻo, liên thông, kết hợp mô hình truyền thống với mô hình đa giai đoạn để tăng cơ hội học tập và phân tầng trình độ nhân lực.

- Thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 05/2005/NQ - CP ngày 18 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; chuyển cơ sở giáo dục đại học bán công và một số cơ sở giáo dục đại học công lập sang loại hình tư thục; hoàn thiện mô hình trường cao đẳng cộng đồng và xây dựng quy chế chuyển tiếp đào tạo với các trường đại học, củng cố các đại học mở để có thể mở rộng quy mô của hai loại trường này. Khuyến khích mở cơ sở đại học trong các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu mô hình tổ chức và có kế hoạch cụ thể sát nhập cơ sở giáo dục đại học với các cơ sở nghiên cứu khoa học để gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh.

- Tập trung đầu tư, huy động chuyên gia trong và ngoài nước và có cơ chế phù hợp để xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế.

Page 65: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

64

2.2.5. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục đại học

- Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục đại học; tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở dùng chung như: trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện điện tử, phòng thí nghiệm trọng điểm, ký túc xá và các cơ sở văn hoá, thể dục thể thao. Các địa phương điều chỉnh quy hoạch, dành quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục đại học hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

- Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học; bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất, tinh thần của nhà đầu tư.

- Các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện đa dạng hoá nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng lại chính sách học phí, học bổng, tín dụng sinh viên trên cơ sở xác lập những nguyên tắc chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa nhà nước, người học và cộng đồng. Nhà nước thực hiện sự trợ giúp toàn bộ hoặc một phần học phí đối với các đối tượng chính sách, người nghèo và cấp trực tiếp cho người học.

- Đổi mới chính sách tài chính nhằm tăng hiệu quả đầu tư từ ngân sách và khai thác các nguồn đầu tư khác cho giáo dục đại học. Nghiên cứu áp dụng quy trình phân bổ ngân sách dựa trên sự đánh giá của xã hội đối với cơ sở giáo dục đại học. Thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế của giáo dục đại học.

- Thực hiện hạch toán thu - chi đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ cao trong thu - chi theo nguyên tắc lấy các nguồn thu bù đủ các khoản chi hợp lý, có tích luỹ cần thiết để phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

2.2.6. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đại học

Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng ta đã được thể hiện trong văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VII) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX, khoá X. Quán triệt tư tưởng chiến lược của Đảng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, ngày 21/8/1997 Chính phủ đã có Nghị quyết số 90/CP về “Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá”.

- Nội dung xã hội hoá giáo dục: Nội dung xã hội hoá giáo dục trong văn bản của Đảng và Nhà nước bao gồm 5 mặt:

+ Giáo dục hoá xã hội: Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội; vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập suốt

Page 66: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

65

đời để làm việc tốt hơn cho xã hội, có thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội trở thành một xã hội học tập.

+ Cộng đồng trách nhiệm: Toàn dân có trách nhiệm tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các tổ chức đoàn thể đối với sự nghiệp giáo dục.

+ Đa dạng hoá loại hình: Trên cơ sở củng cố loại hình công lập, lấy đó làm nồng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập, tạo ra cơ hội cho mọi người nâng cao trình độ.

+ Đa dạng hoá nguồn lực: Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội cho giáo dục. Cùng với việc tăng thêm và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước là nguồn chủ yếu cần tìm thêm các nguồn kinh phí khác trong nước và cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, của nước ngoài để phát triển giáo dục. Cải tiến chế độ học phí, huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh và của các tổ chức sản xuất kinh doanh…để phát triển giáo dục.

+ Thể chế hoá chủ trương: Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục.

Giáo dục đại học khi thực hiện xã hội hoá giáo dục cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cũng như các nội dung của xã hội hoá giáo dục.

- Các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học:

+ Đa dạng hoá chương trình, hình thức đào tạo trên cơ sở chuẩn hoá về chất lượng và nâng cao hiệu quả. Phát triển các hình thức giáo dục từ xa, các chương trình chuyển tiếp và đa giai đoạn, các chương trình rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp có thể tạo thu nhập, các chương trình chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước từ Trung ương đến địa phương; đào tạo lại, bồi dưỡng định kỳ và thường xuyên cho những người lao động đang làm việc.

+ Phát triển các trường ngoài công lập. Chuyển một số trường công lập thành trường ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp. Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ngoài công lập. Ưu tiên cấp phép mở các trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ. Các trường ngoài công lập được ưu tiên thuê đất và vay vốn tín dụng xây trường. Các trường hoạt động có chất lượng và hiệu quả được Nhà nước trợ giúp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy, học tập. Nhà trường, nhà giáo và học sinh, sinh viên các trường ngoài công lập được đối xử bình đẳng như các trường công lập. Hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính sách trợ giúp các trường ngoài công lập.

+ Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và

Page 67: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

66

tập thể đầu tư mở thêm trường mới; đổi mới chế độ học phí của các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài công lập theo hướng học phí tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo mà nhà trường cung cấp, phù hợp với khả năng người học, đồng thời miễn giảm cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo.

+ Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ giữa nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội… tạo điều kiện để xã hội đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp phần xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, trợ giúp kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.

+ Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” nêu cao phẩm chất của nhà giáo, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phấn đấu để các thầy cô giáo thực sự là những nhà giáo mẫu mực về mọi mặt, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Làm tốt công tác Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong nhà trường, kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội, các tiêu cực trong nhà trường, xây dựng “nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”, phát triển bền vững.

+ Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp; phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, Hội sinh viên, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học và các đoàn thể, tổ chức xã hội khác huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

+ Xây dựng và thực hiện Dự án xã hội hoá giáo dục với các nội dung: Tháo gỡ các vướng mắc về cơ sở lý luận và thực tiễn, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống dựa trên một quá trình xã hội hoá cao độ, động viên lực lượng của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục nhanh chóng cả về lượng và chất. Để thực hiện mục tiêu “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” về mặt quản lý nhà nước cần giải quyết 3 vấn đề cơ bản: cơ chế trong quản lý xã hội hoá, cơ chế chính sách để thực hiện xã hội hoá và cơ chế tổ chức để điều hành xã hội hoá.

2.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đại học

Quan hệ quốc tế trong giáo dục đại học là phương thức khai thác kinh nghiệm quốc tế, tận dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, quy trình và phương pháp đào tạo cũng như nguồn viện trợ và cho vay của các tổ chức quốc tế và các nước để phát triển giáo dục đại học.

Giáo dục đại học cần thực hiện các giải pháp sau để đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục.

- Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế.

Page 68: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

67

- Cải thiện môi trường quan hệ quốc tế trong giáo dục để thu hút đầu tư và trợ giúp của nước ngoài.

- Xây dựng và công khai kế hoạch phát triển quan hệ quốc tế về giáo dục để thu hút đầu tư.

- Nâng cao năng lực quan hệ quốc tế của giáo dục đại học.

- Tăng cường nguồn lực cho giáo dục đại học.

- Phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác làm cho giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận và hoà nhập với giáo dục đại học thế giới.

3. Ph­¬ng h­íng tæng qu¸t cña gi¸o dôc ViÖt Nam b­íc vµo thÕ kû XXI

3. 1. ChuÈn ho¸

X©y dùng nÒn gi¸o dôc theo h­íng “chuÈn ho¸, hiÖn ®¹i ho¸, x· héi ho¸”. ChuÈn ho¸ tõng phÇn, tiÕn tíi chuÈn ho¸ toµn bé, chuÈn ho¸ theo quèc gia, theo khu vùc tiÕn tíi ®¹t tiªu chuÈn quèc tÕ. ChuÈn ho¸ lµ ph­¬ng thøc tÊt yÕu ®Ó n©ng cao d©n trÝ, ®µo t¹o nh©n lùc båi d­ìng nh©n tµi trªn con ®­êng héi nhËp quèc tÕ.

3.2. HiÖn ®¹i ho¸

Tr­íc hÕt lµ néi dung, ch­¬ng tr×nh s¸ch gi¸o khoa cïng víi c¬ së vËt chÊt, thiÕt bÞ d¹y häc ph¶i hiÖn ®¹i ho¸. §Æc biÖt lµ ng­êi d¹y ph¶i cã tinh thÇn hiÖn ®¹i ho¸ c¶i tiÕn ph­¬ng ph¸p nh»m thøc tØnh tèi ®a tiÒm n¨ng cña ng­êi häc, h×nh thµnh ë hä kh¶ n¨ng thÝch nghi tèt nhÊt, nhanh nhÊt, vµ tinh thÇn chñ ®éng, s¸ng t¹o chiÕm lÜnh tri thøc khoa häc.

3.3. D©n chñ ho¸

Thùc hiÖn d©n chñ ho¸ gi¸o dôc, d©n chñ ho¸ nhµ tr­êng, d©n chñ ho¸ qu¶n lý gi¸o dôc lµ nh»m ®­a l¹i quyÒn b×nh ®¼ng gi¸o dôc cho mäi ng­êi, c«ng b»ng trong x· héi häc tËp. TÊt c¶ nh»m ®¶m b¶o chÊt l­îng gi¸o dôc, môc tiªu ®µo t¹o ng­êi c«ng d©n ch©n chÝnh x©ydùng ®Êt n­íc tù do, v¨n minh, h¹nh phóc.

3.4. X· héi ho¸ gi¸o dôc

X· héi ho¸ gi¸o dôc lµ mét trong nh÷ng con ®­êng thùc hiÖn d©n chñ ho¸ gi¸o dôc t¹o nªn mét cao trµo häc tËp trong toµn d©n, ®ång thêi n©ng cao tr¸ch nhiÖm cña mäi ng­êi ®èi víi gi¸o dôc thÕ hÖ trÎ. X· héi ho¸ gi¸o dôc còng nh»m t¨ng thªm c¸c nguån lùc, nhÊt lµ nguån lùc tµi chÝnh cho gi¸o dôc.

3.5. §a d¹ng ho¸ c¸c h×nh thøc tr­êng líp

Ph­¬ng thøc ®a d¹ng ho¸ c¸c h×nh thøc tr­êng líp g¾n liÒn víi x· héi ho¸ gi¸o dôc, nã còng g¾n liÒn víi d©n chñ ho¸ gi¸o dôc. §a d¹ng ho¸ c¸c lo¹i h×nh tr­êng líp trªn c¬ së môc tiªu ®µo t¹o, néi dung gi¸odôc, chuÈn kiÕn thøc ®Òu thèng nhÊt cho tÊt c¶ c¸c lo¹i tr­êng Bé giáo dục &§T thùc hiÖn qu¶n lý nhµ n­íc thèng nhÊt toµn bé hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n trong ®ã cã c¸c tr­êng quèc lËp, d©n lËp, t­ thôc, c¸c trung t©m,... theo LuËt Gi¸o dôc.

Page 69: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

68

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

A. Câu hỏi thảo luận và tình huống

1. Giáo dục đại học Việt Nam phải hướng đến một nền giáo dục mở theo cơ chế thị trường, hội nhập, toàn cầu hoá (lý luận và thực tiễn).

2. Giáo dục đại học Việt Nam vừa đảm bảo chính sách xã hội, vừa thực hiện một nền giáo dục dịch vụ (theo cơ chế thị trường).

3. Theo tính toán, từ năm 2005 – 2007, bình quân mỗi tuần có một trường đại học và cao đẳng ra đời. Anh (chị) có bình luận gì về vấn đề này?

4. Giả sử với tư cách là Bộ trưởng Bộ giáo dục và ĐT, anh (chị) có những quyết sách gì để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học hiện nay.

5. Trong các giải pháp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, theo anh (chị) giải pháp nào mang tính then chốt? Tại sao?

B. Câu hỏi hướng dẫn tự học và tự đánh giá

1. Hãy phân tích sự ảnh hưởng của một số đặc điểm thời đại ngày nay đến sự phát triển giáo dục đại học. Anh (chị) hãy chỉ ra những thời cơ thuận lợi và những thách thức đối với giáo dục đại học? Làm thế nào để tận dụng thời cơ, hạn chế các tác động tiêu cực để phát triển giáo dục đại học ở nước ta nói chung và ở trường đại học nơi anh, chị công tác nói riêng.

2. Bối cảnh kinh tế xã hội nước ta và những ảnh hưởng của nó đến phát triển giáo dục đại học.

3. Hãy phân tích thực trạng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Liên hệ với cơ sở đào tạo nơi đồng chí công tác.

4. Trình bày các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về “đào tạo nguồn nhân lực gắn với việc làm” trong đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập WTO.

5. Phân tích các giải pháp phát triển giáo dục đại học nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đại học nước ta đến năm 2020, theo đồng chí cần có những giải pháp nào cần được quán triệt? Nơi đơn vị đồng chí công tác cần tập trung vào giải pháp nào nhất? Tại sao?

Page 70: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quýnh, Vũ Văn Tảo. Từ điển Giáo dục học. Nhà xuất bản từ điển bách khoa;- HN- 2001.

2. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (Chủ biên) cùng tập thể tác giả. Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI (Việt Nam và thế giới). NXB giáo dục, Hà Nội, 2003.

3. Luật Giáo dục, theo Lệnh của Chủ tịch nước số 11/2005/L-CTN ngày 27 tháng 6 năm 2005.

4. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” theo Quyết định số 201/2001/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 12 năm 2001.

5. Nghị quyết của Chính phủ. Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Theo Nghị quyết số 14/2005/NQ - CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 11 năm 2005.

6. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai- Vấn đề và giải pháp . NXBCTQG, HN, 2004.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020. Hà Nội, 2005.

8. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Lâm Quang Thiệp, Lê Viết Khuyến, Đặng Xuân Hải. Một số vấn đề về Giáo dục học đại học. NXBĐHQG, HN, 2004.

9. Nguyễn Văn Quế. Những vấn đề toàn cầu ngày nay. Nhà xuất bản KHXH, HN, 1999;

Page 71: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

70

CHƯƠNG 4.

QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Mục đích yêu cầu:

* Về tri thức, học viên hiểu rõ các vấn đề sau:

- Khái niệm và mô hình quản lí giáo dục; việc vận dụng vào quản lí giáo dục đại học.

- Quản lí Nhà nước về giáo dục đại học trong bối cảnh hiện nay của nước ta.

- Các điều luật quy định về quản lí giáo dục đại học.

* Về thái độ

- Xây dựng được thái độ đúng đắn (theo chức trách của mình) cho học viên đối với việc thực hiện các nội dung quản lí Nhà nước về giáo dục đối với giáo dục đại học nói chung và trong trường đại học mình đang công tác nói riêng.

- Học viên bước đầu có những ứng dụng cần thiết vào công tác quản lí trong nhà trường mình.

1. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục và giáo dục đại học

1.1. Kh¸i niÖm chung vÒ qu¶n lý

C. M¸c ®· viÕt: “BÊt cø lao ®éng chung nµo ®­îc tiÕn hµnh trªn mét quy m« lín

®Òu yªu cÇu ph¶i cã mét sù chØ ®¹o ®Ó ®iÒu hoµ nh÷ng ho¹t ®éng c¸ nh©n... Mét nh¹c sü

®éc tÊu th× ®iÒu khiÓn lÊy m×nh, nh­ng mét dµn nh¹c th× ph¶i cã nh¹c tr­ëng”. Nãi mét

c¸ch cô thÓ, bÊt cø ho¹t ®éng nµo cña con ng­êi cÇn cã sù phèi hîp ho¹t ®éng nhiÒu

ng­êi ®Òu ph¶i cã sù qu¶n lý.

X· héi cµng ph¸t triÓn, sù ph©n c«ng lao ®éng vµ hîp t¸c lao ®éng diÔn ra trªn

quy m« lín th× cµng cÇn ®Õn qu¶n lý. Cã thÓ hiÓu, qu¶n lý lµ mét ho¹t ®éng cã chñ ®Ých, ®­îc tiÕn hµnh bëi mét chñ thÓ qu¶n lý nh»m t¸c ®éng lªn ®èi t­îng qu¶n lý ®Ó thùc hiÖn c¸c môc tiªu x¸c ®Þnh cña c«ng t¸c qu¶n lý.

1.2. Qu¶n lý nhµ n­íc vÒ gi¸o dôc

Qu¶n lý nhµ n­íc (QLNN) vÒ giáo dục lµ mét trong c¸c lÜnh vùc cña QLNN. VÒ

thùc chÊt, QLNN vÒ giáo dục lµ viÖc Nhµ n­íc thùc hiÖn quyÒn lùc c«ng ®Ó ®iÒu

hµnh, ®iÒu chØnh toµn bé c¸c ho¹t ®éng giáo dục trong ph¹m vi toµn x· héi nh»m

thùc hiÖn môc tiªu giáo dục cña quèc gia.

Theo Tõ ®iÓn b¸ch khoa vÒ Gi¸o dôc häc, kh¸i niÖm QLNN vÒ giáo dục ®­îc

®Þnh nghÜa lµ viÖc “thùc hiÖn c«ng quyÒn ®Ó qu¶n lý c¸c ho¹t ®éng giáo dục trong

ph¹m vi toµn x· héi".

Page 72: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

71

QLNN vÒ giáo dục còng ®­îc thùc hiÖn trong c¸c ph¹m vi lËp ph¸p, hµnh ph¸p vµ t­ ph¸p nh­ trong c¸c lÜnh vùc kh¸c. Trong ®ã næi lªn 3 bé phËn chÝnh, ®ã lµ: chñ thÓ cña QLNN vÒ giáo dục; ®èi t­îng cña QLNN vÒ giáo dục vµ môc tiªu cña QLNN vÒ giáo dục. Chñ thÓ QLNN vÒ giáo dục lµ c¸c c¬ quan quyÒn lùc nhµ n­íc ë c¸c cÊp, trong ®ã th­êng xuyªn vµ trùc tiÕp lµ c¸c c¬ quan hµnh chÝnh nhµ n­íc. §èi t­îng QLNN vÒ giáo dục lµ mäi tæ chøc vµ c¸ nh©n tham gia vµo ho¹t ®éng giáo dục trong toµn x· héi. Môc tiªu QLNN vÒ giáo dục lµ thùc hiÖn môc tiªu giáo dục cña quèc gia ®­îc cô thÓ ho¸ ë c¸c cÊp ®é kh¸c nhau.

Trong giáo dục cÇn thiÕt ph¶i cã ho¹t ®éng qu¶n lý mét c¸ch th­êng xuyªn ë hai cÊp ®é: CÊp ®é thø nhÊt lµ ®iÒu khiÓn qu¸ tr×nh h×nh thµnh nh©n c¸ch, ®­îc thùc hiÖn trong qu¸ tr×nh gi¸o dôc th«ng qua t­¬ng t¸c gi÷a ng­êi d¹y vµ ng­êi häc t¹i c¸c c¬ së gi¸o dôc. Qu¸ tr×nh nµy ®­îc thiÕt kÕ tõ nhiÒu cÊp, nh­ng ®­îc ng­êi d¹y trùc tiÕp thùc thi vµ ®iÒu khiÓn. Nhµ tr­êng chÞu tr¸ch nhiÖm qu¶n lý ho¹t ®éng nµy vµ th­êng ®­îc gäi lµ qu¶n lý chuyªn m«n hay qu¶n lý vi m«. CÊp ®é thø hai lµ qu¶n lý hÖ thèng giáo dục tõ trung ­¬ng cho ®Õn c¬ së giáo dục, ®­îc thùc hiÖn b»ng c¬ quan nhµ n­íc c¸c cÊp kh¸c nhau, th­êng ®­îc gäi lµ QLNN hay qu¶n lý vÜ m«.

Trong c¬ chÕ kÕ ho¹ch ho¸ tËp trung, cã lóc ®· kh«ng cã sù ph©n biÖt r¹ch rßi gi÷a QLNN víi qu¶n lý chuyªn m«n cña nhµ tr­êng (c¬ së giáo dục), gi÷a qu¶n lý hµnh chÝnh nhµ n­íc víi qu¶n lý chuyªn m«n, nghiÖp vô. Khi chuyÓn sang c¬ chÕ thÞ tr­êng, c¸c tæ chøc s¶n xuÊt, kinh doanh, dÞch vô, kÓ c¶ nhµ tr­êng (c¬ së giáo dục), kh«ng ph¶i ®Òu thuéc së h÷u cña nhµ n­íc, v× thÕ cÇn thiÕt ph¶i cã sù t¸ch b¹ch râ rµng gi÷a hai mÆt qu¶n lý nãi trªn.

Ph¹m vi ho¹t ®éng QLNN ®èi víi giáo dục trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng bao gåm c¸c c«ng viÖc: x©y dùng c¸c quy ®Þnh ph¸p luËt vµ ®«n ®èc, kiÓm tra viÖc thùc hiÖn tæ chøc bé m¸y; ho¹ch ®Þnh chiÕn l­îc, kÕ ho¹ch vµ t¹o c¸c ®iÒu kiÖn thùc hiÖn nh­ ®Çu t­ vµ cung cÊp nh©n lùc trong ph¹m vi tr¸ch nhiÖm cña nhµ n­íc.

Nh­ vËy, QLNN vÒ giáo dục lµ viÖc thùc hiÖn chøc n¨ng, nhiÖm vô, thÈm quyÒn do nhµ n­íc quy ®Þnh. Ho¹t ®éng QLGD vµ QLNN vÒ giáo dục tõ trung ­¬ng ®Õn ®Þa ph­¬ng thùc chÊt lµ qu¶n lÝ c¸c ho¹t ®éng hµnh chÝnh - gi¸o dôc. Nã cã hai mÆt th©m nhËp vµo nhau, ®ã lµ qu¶n lý hµnh chÝnh sù nghiÖp giáo dục vµ qu¶n lÝ chuyªn m«n trong qu¸ tr×nh s­ ph¹m.

Theo quy ®Þnh cña LuËt Gi¸o dôc: ChÝnh phñ thèng nhÊt QLNN vÒ giáo dục; Bé GD&§T chÞu tr¸ch nhiÖm tr­íc ChÝnh phñ thùc hiÖn QLNN vÒ giáo dục.

1.3. Qu¶n lý nhµ n­íc vÒ gi¸o dôc ®¹i häc

Giáo dục ®¹i häc vµ giáo dục nghÒ nghiÖp cã chøc n¨ng chñ yÕu lµ nghÒ nghiÖp ho¸ con ng­êi, nghÜa lµ cung cÊp cho nh÷ng ng­êi s¾p ®Õn tuæi tr­ëng thµnh còng nh­ ng­êi lín mét n¨ng lùc nghÒ nghiÖp nhÊt ®Þnh ®Ó cã thÓ tham gia vµo hÖ thèng lao ®éng cña x· héi, t¹o ra nh÷ng gi¸ trÞ gióp duy tr× sù sèng cña b¶n th©n vµ ®ãng gãp vµo sù ph¸t triÓn x· héi.

Page 73: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

72

Gi¸o dôc ®¹i häc cã c¸c tr­êng cao ®¼ng ®µo t¹o cö nh©n cao ®¼ng, c¸c tr­êng ®¹i häc ®µo t¹o cö nh©n khoa häc, kÜ s­ hoÆc ®µo t¹o c¸c tr×nh ®é trªn ®¹i häc nh­ th¹c sÜ, tiÕn sÜ, nÕu ®­îc chÝnh phñ cho phÐp.

Qu¶n lý nhµ n­íc vÒ gi¸o dôc ®¹i häc lµ mét phÇn trong qu¶n lý gi¸o dôc nãi chung. Tõ c¸c kh¸i niÖm qu¶n lý nhµ n­íc, qu¶n lý nhµ n­íc vÒ gi¸o dôc, chóng t«i quan niÖm: Qu¶n lý nhµ n­íc vÒ gi¸o dôc ®¹i häc lµ viÖc nhµ n­íc thùc thi c«ng quyÒn ®Ó ®iÒu hµnh, ®iÒu chØnh toµn bé c¸c ho¹t ®éng cña ngµnh gi¸o dôc ®¹i häc nh»m thùc hiÖn môc tiªu gi¸o dôc nãi chung vµ gi¸o dôc ®¹i häc nãi riªng, ®¸p øng yªu cÇu cña x· héi.

QLNN vÒ gi¸o dôc ®¹i häc lµ mét bé phËn quan träng cña QLNN vÒ giáo dục, v× gi¸o dôc ®¹i häc lµ n¬i ®µo t¹o ra lùc l­îng lao ®éng chÊt l­îng cao phôc vô sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa ®Êt n­íc vµ chuyÓn sang nÒn kinh tÕ tri thøc. §Êt n­íc ta cã tiÕn kÞp víi c¸c n­íc trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi hay kh«ng phô thuéc rÊt lín vµo gi¸o dôc ®¹i häc. Trong nÒn kinh tÕ tri thøc th× gi¸o dôc ®¹i häc lµ mét ngµnh s¶n xuÊt quan träng, s¶n xuÊt ra tri thøc, mét s¶n phÈm quan träng nhÊt cña x· héi hiÖn ®¹i.

QLNN vÒ gi¸o dôc ®¹i häc còng cã hai néi dung träng yÕu lµ qu¶n lý hµnh chÝnh sù nghiÖp vµ qu¶n lý chuyªn m«n.

QLNN vÒ gi¸o dôc ®¹i häc bao gåm c¸c c«ng viÖc nh­: x©y dùng c¸c quy ®Þnh khung ph¸p lý, ho¹ch ®Þnh chiÕn l­îc kÕ ho¹ch, ®«n ®èc, kiÓm tra viÖc thùc hiÖn kÕ ho¹ch, tæ chøc bé m¸y…cña gi¸o dôc phæ ®¹i häc.

Chóng ta cã thÓ hiÓu QLNN vÒ gi¸o dôc ®¹i häc nh­ sau:

QLNN vÒ gi¸o dôc ®¹i häc lµ viÖc thùc thi c«ng quyÒn cña ChÝnh phñ nh»m thùc hiÖn chøc n¨ng, nhiÖm vô, thÈm quyÒn do Nhµ n­íc quy ®Þnh ®Ó tæ chøc, ®iÒu hµnh ho¹t ®éng gi¸o dôc ®¹i häc.

2. Mô hình quản lí giáo dục và sự vận dụng vào quản lí giáo dục đại học

2.1. Khái niệm về mô hình

Mô hình theo nghĩa hẹp là mẫu, khuôn theo đó mà chế tạo hàng loạt các sản phẩm. Mô hình là sự tái hiện một khách thể nào đó dưới dạng cơ cấu (theo nguyên mẫu hoặc mô hình hoá).

Mô hình theo nghĩa rộng là hình ảnh ước lệ (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả…) của một khách thể mà với việc nhận diện được hình ảnh này con người có sự thuận tiện trong nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh.

Mô hình là phương tiện để thể hiện một lí thuyết nào đó dưới dạng cô đọng bằng lời mà với sự thể hiện này nó gợi ra con đường hiện thực lí thuyết đó và phát triển. Nó cũng là công cụ để kiểm tra các mối liên hệ có tính cấu trúc, tính quy luật hàm chứa trong lí thuyết đó liệu có tồn tại thực hay không?

Page 74: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

73

Phương pháp dùng mô hình để tái hiện những đặc trưng của một khách thể nào đó dựa trên khách thể khác tương tự hoặc dựa trên lí thuyết được phát biểu thành văn gọi là “mô hình hoá”. Nhu cầu mô hình hoá phát sinh khi việc nghiên cứu bản thân khách thể một cách trực tiếp gặp khó khăn, tốn kém hoặc không thể tiếp cận được vì khách thể quá bé hoặc quá lớn, quá phức tạp…

Trong quản lí thường hay sử dụng phương pháp mô hình gọi là mô hình hoá quản lí.

Đây là phương pháp cụ thể hoá các quan hệ quản lí trong thực tiễn trên sơ đồ hay trên một hệ thống luận đề mà với việc này người quản lí (chủ thể quản lí) nhận thức được bản chất của vấn đề quản lí và đưa ra được những quyết định nhằm bảo đảm sự phát triển và hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lí.

Mô hình hoá quản lí có ý nghĩa đặc biệt khi thực tế chưa thường xuyên thực hiện. Về mặt ý niệm, nó cho phép sự tác động qua lại giữa các mặt khác nhau của đối tượng quản lí. Nó là công cụ quan trọng để thực hiện các chức năng dự báo, kế hoạch, điều hành, kiểm tra, phản hồi.

2.2. Mô hình quản lí giáo dục

Th­êng ng­êi ta chän mét trong c¸c ­u tiªn sau:

- M« h×nh qu¶n lÝ gi¸o dôc ®¹i häc lÊy ­u tiªn cho môc tiªu phôc vô sù t¨ng tr­ëng kinh tÕ.

- M« h×nh qu¶n lÝ gi¸o dôc ®¹i häc lÊy ­u tiªn cho môc tiªu phôc vô æn ®Þnh x· héi.

- M« h×nh qu¶n lÝ gi¸o dôc ®¹i häc lÊy ­u tiªn cho môc tiªu ph¸t triÓn bÒn v÷ng ®Êt n­íc.

Ngày nay người ta đang nói đến mô hình tự chủ đại học. Đây là xu hướng chung của thế giới. Ngày 01/7/2019 Luật Giáo dục đại học sửa đổi và bổ sung có hiệu lực. Việc quản lí giáo dục đại học phải theo quy định của Luật, trong đó vai trò điều hành của hội đồng trường và quan hệ làm việc giữa hội đồng trường và ban giám hiệu là rất quan trọng trong quản lí.

Gi¸o dôc ®¹i häc cña n­íc ta trªn thùc tÕ ®· tr¶i qua hµng ngµn n¨m, tuy nhiªn cho ®Õn thêi k× c¸ch m¹ng (th¸ng 9 n¨m 1945 ®Õn nay) míi cã mét triÕt lÝ ph¸t triÓn hoµn chØnh theo m­êi vÊn ®Ò chung nh­ sau:

- NÒn gi¸o dôc toµn d©n: gi¸o dôc cña d©n, do d©n, v× d©n.

- Gi¸o dôc lµ quèc s¸ch hµng ®Çu, ®Çu t­ cho gi¸o dôc lµ ®Çu t­ cho ph¸t triÓn con ng­êi, ph¸t triÓn x· héi.

- Gi¸o dôc ho¹t ®éng theo nguyªn t¾c d©n téc, khoa häc, ®¹i chóng.

- Gi¸o dôc nh»m tíi sù ®ång bé cña viÖc thùc hiÖn ba môc tiªu: N©ng cao d©n trÝ, ®µo t¹o nh©n lùc, båi d­ìng nh©n tµi.

Page 75: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

74

- Thùc hiÖn sù phèi hîp gi¸o dôc nhµ tr­êng, gi¸o dôc gia ®×nh, gi¸o dôc x· héi

®Ó ®µo t¹o con ng­êi ViÖt Nam míi tõ lóc Êu th¬ ®Õn tuæi tr­ëng thµnh, cã c¸c tè

chÊt: Nh©n - NghÜa - TrÝ - Dòng - Liªm.

C¬ cÊu hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n tæ chức thµnh mét chØnh thÓ cã n¨m ph©n

hÖ: Gi¸o dôc mÇm non, gi¸o dôc phæ th«ng, gi¸o dôc chuyªn nghiÖp, gi¸o dôc cao

®¼ng, ®¹i häc, gi¸o dôc bæ tóc, t¹i chøc, g¾n bã víi c¬ cÊu d©n sè, c¬ cÊu lao ®éng

nh»m tíi viÖc x©y dùng x· héi häc tËp ®Ó mäi c«ng d©n “ai còng ®­îc häc hµnh”.

- Gi¸o dôc phæ th«ng lµ nÒn t¶ng v¨n ho¸ cña d©n téc, chÊt l­îng gi¸o dôc phæ

th«ng quyÕt ®Þnh chÊt l­îng gi¸o dôc chung.

- Gi¸o dôc ®¹i häc lµ nÒn gi¸o dôc nh»m ®µo t¹o nguån lao ®éng chÊt l­îng cao

cho x· héi, t¹o ra sù ph¸t triÓn nh¶y vät cho x· héi…

- Nhµ tr­êng ViÖt Nam lµ nhµ tr­êng x· héi chñ nghÜa, tæ chøc qu¸ tr×nh ®µo t¹o

theo c¸c ph­¬ng ch©m: Häc ®i víi lao ®éng; Lý luËn ®i víi thùc hµnh; Gi¸o dôc kÕt

hîp víi lao ®éng s¶n xuÊt; Gi¸o dôc nhµ tr­êng kÕt hîp víi gi¸o dôc gia ®×nh vµ gi¸o

dôc x· héi.

- Nhµ tr­êng g¾n bã víi ®êi sèng céng ®ång thùc hiÖn nhiÖm vô gi¸o dôc ho¸ x·

héi vµ x· héi ho¸ gi¸o dôc theo c¸c ph­¬ng thøc: c«ng lËp, d©n lËp, t­ thôc; nhµ

tr­êng chÝnh quy, nhµ tr­êng kh«ng chÝnh quy, nhµ tr­êng më.

- Qu¸ tr×nh d¹y häc trong c¸c nhµ tr­êng theo “S­ ph¹m d©n chñ t­¬ng t¸c” coi

ho¹t ®éng d¹y lµ ho¹t ®éng c¬ b¶n, thÇy vµ trß cïng lµ chñ thÓ: “thÇy siªng d¹y - trß

siªng häc”, “trß kÝnh thÇy - thÇy quý trß”.

- Ng­êi häc “lÊy tù häc lµm cèt”, biÕt “quý träng sù cÇn lao”, biÕt tËp quen lao

khæ, cã chÝ khÝ tù thùc k× lùc (tù lµm lÊy mµ ¨n, kh«ng ¨n b¸m x· héi), biÕt gi÷ vÖ

sinh cho b¶n th©n vµ céng ®ång, biÕt yªu quý vµ chÞu khã häc quèc v¨n, quèc ng÷,

quèc sö vµ kiÕn thøc khoa häc kÜ thuËt hiÖn ®¹i.

3.2. Giáo dục Đại học Việt Nam trong nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa - Nhận diện các thuộc tính và mâu thuẫn phát triển

Nền kinh tế nước ta phát triển theo quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nước ta hiện nay được cân đối, tính toán không theo hệ thống MPS (Material Products System - Hệ thống sản phẩm các ngành sản xuất) mà theo hệ thống SNA (System National Account - Hệ thống tài khoản quốc gia).

Giáo dục được xếp vào khu vực kinh tế dịch vụ (hệ thống các ngành kinh tế như: khai thác, chế biến, dịch vụ). Nó phải được nhìn nhận và ứng xử theo đúng vị trí nó đang được sắp xếp.

Do sản phẩm giáo dục mang tính đối ngẫu như đã nêu nên sự phát triển của nó luôn luôn có những mâu thuẫn. Tìm ra được các mâu thuẫn của giáo dục và có các giải

Page 76: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

75

pháp đúng đắn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà chỉ đạo phát triển giáo dục. Lãng tránh, bỏ qua hoặc xoa dịu chúng sẽ để lại các hiệu quả tiêu cực. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ vấn đề mâu thuẫn của phát triển giáo dục.

Ngay từ những năm 1970, Philip H. Coombs. Nguyên Giám đốc Viện kế hoạch hoá giáo dục quốc tế và 150 đại biểu của 50 nước đã công nghiệp hoá hoặc đang trên đường phát triển đã dự đoán giáo dục thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng có tính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này biểu hiện ở những mâu thuẫn gay gắt sau:

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu học vấn ngày càng tăng của nhân dân và khả năng đáp ứng có hạn của hệ thống giáo dục.

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển giáo dục và khả năng đáp ứng của nền kinh tế.

- Mâu thuÉn gi÷a sè l­îng, chÊt l­îng, tr×nh ®é ®­îc ®µo t¹o cña häc sinh,

sinh viªn víi kh¶ n¨ng thu hót, sö dông cña thÞ tr­êng lao ®éng x· héi.

- Mâu thuẫn giữa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thường có tính lỗi thời với sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội, sự tiến bộ khoa học kĩ thuật và sự bùng nổ thông tin.

- Mâu thuẫn giữa hệ thống giáo dục chính quy và hệ thống giáo dục không chính quy.

- Mâu thuẫn giữa giáo dục mang tính chất chuẩn bị tiềm năng lâu dài với giáo dục mang tính chất đáp ứng và phổ cập.

Vào đầu những năm 1980, các nhà quản lí giáo dục Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa cũng chú ý phân tích mâu thuẫn trong sự phát triển giáo dục quốc dân. Trong bài “Về các mâu thuẫn của sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân” V.N. Iagodkin lúc đó là Thứ trưởng Bộ Giáo dục đã khẳng định: Nền giáo dục Xô Viết đang tiềm ẩn khá nhiều mâu thuẫn, đó là một hệ thống mâu thuẫn nằm trong một cấu trúc bao quát cả vấn đề tổ chức sư phạm và kinh tế xã hội.

Theo Iagodkin, mâu thuẫn cơ bản của hệ thống giáo dục là sự không phù hợp diễn ra thường xuyên giữa trình độ phát triển (về số lượng và chất lượng) của hệ thống giáo dục với động thái phát triển kinh tế - khoa học kĩ thuật của xã hội. Theo ông, nói chung quán tính của hệ thống giáo dục lớn hơn quá trình của đời sống kinh tế. Kinh tế có động thái nhanh hơn, dễ thay đổi hơn, còn giáo dục thường bất cập so với các động thái này. Iagodkin cũng chỉ ra các mâu thuẫn thuộc cơ cấu bên trong của giáo dục qua một số biểu hiện về nữ hoá, về địa phương hoá đội ngũ giáo viên.

Ở Mĩ, R. Collins và H. Gintis đã vạch ra mâu thuẫn của giáo dục là vấn đề “lạm phát văn bằng”, vấn đề “học lực cao thất nghiệp”. Họ nhận xét, ở Mĩ có lúc tồn tại hiện tượng về quan hệ tỉ lệ thuận giữa học lực và tiền lương (văn bằng càng cao thì tiền lương càng cao”. Thế là áp lực xã hội vào giáo dục khiến cho ngành

Page 77: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

76

giáo dục đào tạo ra rất nhiều người có văn bằng. Song thực tế, những người có văn bằng cao chưa chắc đã làm việc tốt. Điều này làm phát sinh mâu thuẫn giữa sản phẩm giáo dục với động thái thị trường lao động. Người ta chê trách giáo dục làm ra lãng phí, gây ra những chi phí vô ích cho kinh tế khi tiếp tục lạm phát văn bằng.

Hai tác giả còn chỉ ra mâu thuẫn về phân hoá đào tạo và phân hoá xã hội. Họ nhận xét rằng, kể cả trong những nền kinh tế phát triển thì vẫn có một bộ phận kinh tế sử dụng lao động bình thường. Bộ phận kinh tế này chỉ đòi hỏi loại lao động có sự chấp hành tốt về thời gian, nội quy làm việc, biết phục tùng mệnh lệnh, không nghi ngờ, thắc mắc khi làm việc, có một số kĩ năng hành động nhất định. Trong khi đó, ở bộ phận kinh tế khác lại đòi hỏi loại lao động phải làm việc với tinh thần sáng tạo, độc lập, có lòng tự tin cao… Áp lực này lên giáo dục khiến cho giáo dục hình thành hai loại nhà trường. Loại “PP” (Primary - Profession) là loại trường chỉ huấn luyện giáo dục cơ sở rồi đi học nghề. Loại nhà trường “SS” (Secondary - Superior) là loại trường huấn luyện giáo dục cơ bản một cách vững chắc rồi đào tạo tiếp thành tầng lớp ưu tú của xã hội. Những gia đình bình thường chỉ đủ khả năng cho con em vào loại trường “PP”, chỉ có những gia đình khá giả mới có khả năng cho con em vào loại trường “SS”. Như vậy, chính giáo dục đã góp phần tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Nền kinh tế càng phát triển càng thúc đẩy sự tinh vi trong việc tổ chức phân hoá đào tạo như trên. Cái vòng luẩn quẩn: phân hoá thị trường lao động à phân hoá đào tạo à phân hoá xã hội. Phân hoá đào tạo, giáo dục ở bậc cao hơn thì cách làm càng mạnh mẽ, tinh vi hơn để phục vụ cho mục tiêu phân hoá thị trường lao động và điều này cứ diễn ra khiến cho giáo dục luôn bị chê trách là nguyên nhân tạo ra sự phân cực, phân tầng mạnh mẽ trong xã hội.

Ở Trung Quốc, một số học giả như Lưu Phật Niên, Viên Chấn Quốc đã vạch ra mâu thuẫn giáo dục nước này trong bối cảnh kinh tế thị trường qua hệ thống các vấn đề sau đây:

- Giáo dục chuẩn bị cho cuộc sống tương lai và giáo dục tái hiện cuộc sống.

- Giáo duc phục vụ chính trị và giáo dục định hướng chính trị.

- Giáo dục hướng vào lợi ích của đất nước và giáo dục hướng vào lợi ích cá nhân.

- Giáo dục tạo ra đẳng cấp và giáo dục phục vụ sự bình đẳng.

- Thuyết chuyên tài trong giáo dục và thuyết đa tài trong giáo dục.

- Giáo dục liên tục và giáo dục không liên tục.

- Phát triển giáo dục theo chế độ nhà nước và nhân dân cùng làm và chế độ người học đơn phương chịu kinh phí.

- Chế độ quản lí giáo dục tập trung theo ngành và chế độ quản lí giáo dục phân cấp theo lãnh thổ.

Page 78: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

77

- Quản lí nhà nước về giáo dục và tự quản của nhà trường.

- Giáo dục thống nhất và giáo dục đa dạng.

- Nhà trường khép kín và nhà trường mở.

- Giáo dục chính tắc và giáo dục tự phát.

- Vấn đề chú trọng học vấn cơ bản và vấn đề hướng nghiệp.

- Dạy học lấy thầy làm chuẩn và dạy học lấy trò làm chuẩn.

- Dạy học qua sách và dạy học qua kinh nghiệm cuộc sống.

- Học qua kiến thức được xếp đặt và học qua tình huống.

- Học tập thể và học cá nhân.

- Giáo dục theo khuôn khổ và giáo dục tự do.

- Hợp tác trong giáo dục và cạnh tranh trong giáo dục.

Theo Viên Chấn Quốc và Lưu Phật Niên, các vấn đề trên đây tác động thường xuyên, liên tục vào quá trình phát triển giáo dục, quá trình đào tạo khiến cho giáo dục nhà trường luôn luôn bất cập so với những kì vọng của xã hội.

3.3. Những vấn đề chủ yếu về phát triển giáo dục đại học và quản lí nhà nước về giáo dục đại học trong bối cảnh phát triển hiện nay của đất nước

Đã từng tồn tại một số quan điểm khá đối lập nhau về phương thức phát triển giáo dục. Quan điểm của Tin Bergan, nhà kinh tế học người Hà Lan, giải thưởng Nôben kinh tế năm 1969 được coi là cực hữu khi ông cho rằng muốn phát triển giáo dục có hiệu quả phải hoàn toàn căn cứ vào tín hiệu thị trường. Sơ đồ phát triển của Tin Bergan được biểu thị như sau:

- Thị trường à Cơ cấu kinh tế;

- Cơ cấu kinh tế à Cơ cấu lao động;

- Cơ cấu lao động à Cơ cấu giáo dục;

- Cơ cấu giáo dục à Cơ cấu nhà trường à Mạng lưới nhà trường.

Quan điểm đươc coi là cực tả cho giáo dục là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hoá, phân tầng xã hội. Quan điểm này đề xuất việc thay đổi hẳn thiết chế giáo dục truyền thống, nhà trường truyền thống như nó đang tồn tại. Thay vào đó là kiểu giáo dục ngẫu nhiên, giáo dục tự phát, giáo dục không theo thủ tục với nhà trường mở, nhà trường không cấp lớp, nền giáo dục không có thiết chế thi cử văn bằng.

Khỏi cần phải bình luận để thấy tính cực đoan của cả hai quan điểm trên đây. Quan điểm đúng đắn được đa số tán thành là phát triển giáo dục, phát triển giáo dục đại học theo các thiết chế hiện hành song phải không ngừng cải tiến chúng để chúng thích nghi với động thái kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, thích ứng với tiến bộ của

Page 79: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

78

thời đại. Người ta nhấn mạnh việc phải coi giáo dục như một ngành kinh tế, áp dụng tư duy kinh tế vào quá trình đào tạo, nhưng phải coi đó là một ngành kinh tế có tính đặc thù vừa mang tính đặc trưng kinh tế chuẩn tắc vừa mang đặc trưng kinh tế thực chứng. Mô hình tổ chức xí nghiệp cần được vận dụng vào tổ chức quá trình đào tạo của nhà trường đại học. Mỗi nhà trường đại học là một xí nghiệp hoạt động theo mục tiêu không vụ lợi, song phải tính được giá thành đào tạo. Các nhà trường đại học phải biết maketting trong hoạt động đào tạo. Phải có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ.

Đã có nhiều lý thuyết kinh tế lớn ra đời xuất phát từ nghiên cứu vai trò của giáo dục và tương quan của nó với đời sống kinh tế như lí thuyết “Tư bản con người” của Theodor Shoultz (nhà kinh tế Mĩ - Giải thưởng Nôben kinh tế năm 1979), lí thuyết về “năng suất xã hội, năng suất lao động trên cơ sở phát triển tổng hoà nhân cách con người trong sự giáo dục đào tạo thường xuyên, liên tục” của Gary Becker (nhà kinh tế Mĩ - Giải thưởng Nôben năm 1992).

Kinh tế học giáo dục theo quan điểm này vừa được coi là kinh tế ngành của một loại hình kinh tế đặc biệt, vừa được coi là một bộ phận quan trọng của khoa học giáo dục. Nó nghiên cứu các vấn đề quy luật về chính sách kinh tế trong các chiến lược phát triển giáo dục và đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục trong thực tiễn.

Cùng với kinh tế học giáo dục, xã hội học giáo dục trong bối cảnh phát triển giáo dục hiện nay cũng ngày càng có vị trí quan trọng; nó phối hợp với kinh tế học giáo dục trong hệ thống các khoa học giáo dục để luận cứ cho các vấn đề kinh tế - xã hội trong tương quan với các vấn đề tổ chức sư phạm thường được coi là đối tượng chủ yếu của giáo dục học.

Tổ chức phát triển giáo dục, tổ chức quá trình đào tạo ở các nhà trường vừa phải nhằm vào sự tăng trưởng kinh tế vừa nhằm vào sự ổn định và công bằng xã hội. Giáo dục một mặt giúp cho các cá nhân có sự năng động xã hội trong đời sống sản xuất, mặt khác phải luôn luôn đào tạo ra những con người biết sống trong tình đoàn kết hợp tác xã hội.

Trong xã hội tư bản, nhà trường trên thực tế vẫn là nơi đấu tranh giành quyền lợi của các tập đoàn khác nhau. Thông qua nhà trường, thông qua giáo dục, các tập đoàn giai cấp cố gắng truyền bá văn hoá của mình, từ quan niệm giá trị, đặc điểm nhân cách, thái độ, lế tiết, hành vi…

Ở nước ta không có tình trạng này, song nếu để các yếu tố tiêu cực mang tính tiêu cực của thị trường tác động vào quá trình đào tạo thì sẽ tạo ra mối hoạ cho đất nước. Hiện nay có lúc, có nơi các lí tưởng nhân văn bị méo mó, biến dạng đi. Đã xuất hiện và có chiều hướng gia tăng về sự tổ chức đào tạo có tính thực dụng, phiến diện, trục lợi không lành mạnh.

Tuy nhiên, cũng có những quan điểm coi giáo dục phải đứng ngoài thị trường,

Page 80: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

79

không chấp nhận mọi hiện tượng thương mại trong giáo dục, cấm thương mại hoá giáo dục. Thực chất quan điểm này dẫn đến thủ tiêu động lực của giáo dục trong việc tạo ra sức lao động có tính cạnh tranh trên thị trường sức lao động trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc quốc tế.

Sự phát triển giáo dục ngày nay không phải là điều dễ dàng, phải biết ngăn ngừa các mục tiêu vụ lợi, thiển cận, song cũng phải ngăn ngừa sự biệt lập, sự giáo điều, sự sáo mòn trong phương thức hành động.

Quan điểm của Raja Roy Sing, chuyên gia giáo dục, nguyên trợ lí Tổng giám đốc UNESCO vùng châu Á - Thái Bình Dương, được coi như một định hướng có tính nguyên tắc về phát triển giáo dục, khắc phục được các chiều hướng quá hữu hoặc quá tả. Ông nói: “Giáo dục phải nằm ở trung tâm của sự phát triển nhân văn, các mục tiêu của nền giáo dục định hướng tương lai phải được xác định trong quá trình phát triển là một sự nhìn nhận tập thể về xã hội. Giáo dục với tư cách là tri thức phải là một trong các thành tố sáng tạo trong việc hình thành cái nhìn tập thể đó và cũng là một trong các phương tiện quan trọng để thực hiện chương trình hành động của con người trong bước đường đi lên vượt ra ngoài bóng tối. Giáo dục có vai trò xúc tác trong mỗi thành tố cũng như trong quá trình phát triển tổng thể”.

Trong hoàn cảnh mà phần lớn các nước, dù kinh tế phát triển hay đang phát triển đều phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thị trường thì chính sách giáo dục của nước ta phải luôn luôn tìm cách điều tiết các khía cạnh tổ chức sư phạm và kinh tế - xã hội tương hỗ nhau trên một số vấn đề lớn sau đây:

- Xác định nội dung giáo dục có tính nguyên tắc song mềm dẻo để có thể điều tiết mâu thuẫn giữa tính lâu dài của quá trình giáo dục với tính ngắn hạn của điều tiết thị trường, giữa hiệu quả chậm tác động của giáo dục với hiệu quả nhanh của tác động thị trường.

- Tổ chức cơ cấu hệ thống giáo dục có tính thống nhất nhưng linh hoạt đa dạng để giải quyết mâu thuẫn giữa quá trình ổn định tương đối của phát triển giáo dục với tính thay đổi nhanh của thị trường lao động.

- Hoạch định một chiến lược giáo dục kiên trì với các mục tiêu bảo đảm sự công bằng xã hội, song phải tạo ra sức thúc đẩy nhanh tăng trưởng thu nhập quốc dân.

- Tạo điều kiện cho một số trường đại học có khả năng tự bù đắp, tự quản, tự chịu trách nhiệm về thu chi trong quá trình đào tạo. Chấp nhận kinh doanh trong giáo dục miễn là sự kinh doanh đó đúng pháp luật, không trục lợi, mang tính nhân văn. Tuy vậy, cần phải giúp cho các nhà đầu tư vào giáo dục thu được sự sinh lời nhất định từ nguồn vốn bỏ ra (ít nhất phải bằng đầu tư vào quỹ tiết kiệm), khuyến khích họ mang kết quả sinh lợi đầu tư lại cho giáo dục để nhà trường không ngừng được chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Page 81: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

80

- Tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước trên cơ sở tăng được các nguồn thu đặc biệt (từ thuế) cho giáo dục, chẳng hạn, thuế đánh thêm vào các hàng xa xỉ phẩm được trích thẳng vào ngân sách giáo dục.

- Chấp nhận sự cạnh tranh trong giáo dục bằng các phương thức lành mạnh. Các trường đào tạo không có uy tín trong đời sống cộng đồng phải được thay thế bằng các trường thực hiện tốt quá trình đào tạo, tạo điều kiện để người học có quyền chọn trường, chọn thầy ngay đối với hệ thống giáo dục công lập.

Cần lưu ý là nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Một thị trường lao động có tính quốc tế đã và đang trở thành hiện thực khi nước ta gia nhập tổ chức này. Giáo dục có mục đích tổng quát là hình thành, phát triển nhân cách mới cho đất nước, đó chính là lực lượng lao động mới có đủ khả năng đưa đất nước tăng trưởng, phát triển bền vững, hội nhập và cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá. Phát triển giáo dục sẽ là sai lầm nếu đi theo xu hướng biệt lập với sự phát triển kinh tế nói chung, song cũng sẽ không đúng nếu chỉ nhằm tới sự tăng trưởng bằng mọi giá. Người ta thường nhấn mạnh: giáo dục phải phục vụ cho sự tăng trưởng nhanh của đất nước song phải bảo đảm đó là sự tăng trưởng sạch. Cụ thể là:

- Tăng trưởng không mất việc làm.

- Tăng trưởng không mất tiếng nói.

- Tăng trưởng không mất lương tâm.

- Tăng trưởng không mất gốc rễ.

- Tăng trưởng không mất tương lai.

Page 82: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

81

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

A. Câu hỏi thảo luận và tình huống

1. Các mâu thuẫn hiện nay trong quản lí giáo dục đại học ở nước ta.

2. Kinh nghiệm quản lí giáo dục đại học ở một số nước phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho nước ta.

3. Thử đề xuất một mô hình quản lí giáo dục đại học mà anh (chị) cho là ưu việt nhất và lí giải tại sao quản lí theo mô hình đó là ưu việt.

4. Những ưu điểm và hạn chế trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục đại học nói riêng ở nước ta hiện nay.

5. Nếu tổ chức quản lý nhà trường đại học như quản lý một công ty, một doanh nghiệp, một cơ sở sản xuất…có được không?, theo đồng chí quản lý theo mô hình này có những mặt mạnh và mặt yếu nào?

B. Câu hỏi hướng dẫn tự học và tự đánh giá

1. Thế nào là quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Thực trạng quản lý nhà nước ở trường đồng chí đang công tác.

2. Anh (chị) hiểu thế nào là mô hình quản lí nói chung và mô hình quản lí giáo dục? Ý nghĩa của chúng trong thực tiễn quản lí.

3. Các nội dung quản lí nhà nước về giáo dục và sự vận dụng vào giáo dục đại học.

4. Tác động của cơ chế thị trường hiện nay đến công tác quản lý giáo dục đại học ở nước ta.

5. Những vấn đề chủ yếu của quản lí nhà nước về giáo dục đại học trong bối cảnh phát triển hiện nay của đất nước.

Page 83: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự đặc biệt

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2007), Nâng cao năng lực quản lí nhà trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Đặng Bá Lãm (và một số tác giả) (2002), Quản lí nhà nước về giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật giáo dục đại học, Luật số 34/2018/QH14, Hà nội, ngày 19/11/2018.

5. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội

6. Vũ Văn Tảo (1996), Đường lối, chính sách và định hướng chiến lược phát triển giáo dục đại học và chuyên nghiệp ở nước ta, Viện nghiên cứu PTgiáo dục Hà Nội.

7. T. Bush (1995), Theory of Education Managemant, Paul Chapman Publishing Ltd.

8. Wayne K. Hoy and Cecil G. Miskel (2001), Education Administration Theory, Singapore.