51
Lời Ngỏ Năm nay có nhiều skiện đáng ghi nhớ đối vi chúng ta, sáng sủa như ánh bình minh va ló dng. - Dịp Giáng sinh 2009 và Đầu năm Dương lịch 2010, HĐVN có một phái đoàn trên 70 người tham dJamboree ln th26 ca Hướng Đạo Vùng Á Châu Thái Bình Dương tại Makiling, Philippines nơi mà cách đây nửa Thế ktrước, chúng ta đã tham dự Tri Hp bn Thế gii ln th10. - Đầu tháng 9 năm nay, có trên 49 Trưởng HĐVN qua Makiling thụ hun Khóa Bng Rng nâng cao do APR tchc dành riêng cho chúng ta. - Giữa năm nay HĐVN đã tổ chc cuc Hp bn Bách Vit rất hoành tráng để knim 80 năm Phong trào HĐ chính thức hin diện trên đất nước Vit Nam, quy tslượng tri sinh tương đối đông đảo nht ktngày tái sinh hoạt đến hin gi. Do đó Nội san GIVNG MỐI DÂY cũng thêm khởi sắc vì đã in các hình ảnh độc đáo ca nhng skin nêu trên bng kthut offset màu tân kỳ, để ACE gili nhng knim đẹp… Ngoài ra còn có thêm một shình nh vcuc Hp bn kniệm 100 năm của HĐHK & cuc viếng thăm Văn phòng Trung ương Hội cùng Vin Bo tàng của BSA do Trưởng Sư tử Đảm đương chụp hình và tường thut. Thời gian qua đi không bao giờ trli; nhng hình nh và bài vsúc tích mà GVMD đã in cũng khó lòng được tái bản vì phương tiện và tài chánh của chúng tôi cũng hạn hẹp, do đó không thđáp ứng cho sbạn đọc đã yêu cầu được cung cp GVMD ts1 đến s5 mà Quý vcòn thiếu, mong thông cm. Để tránh tình trng trên, xin Quý vhãy giúp đỡ chúng tôi bng cách báo cho biết trước slượng cn thiết để có thin đủ stheo yêu cu. GIVNG MI DÂY

Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Lời Ngỏ Năm nay có nhiều sự kiện đáng ghi nhớ đối với chúng ta, sáng sủa như ánh bình minh

vừa ló dạng.

- Dịp Giáng sinh 2009 và Đầu năm Dương lịch 2010, HĐVN có một phái đoàn trên 70

người tham dự Jamboree lần thứ 26 của Hướng Đạo Vùng Á Châu – Thái Bình Dương tại

Makiling, Philippines – nơi mà cách đây nửa Thế kỷ trước, chúng ta đã tham dự Trại Họp bạn

Thế giới lần thứ 10.

- Đầu tháng 9 năm nay, có trên 49 Trưởng HĐVN qua Makiling thụ huấn Khóa Bằng

Rừng nâng cao do APR tổ chức dành riêng cho chúng ta.

- Giữa năm nay HĐVN đã tổ chức cuộc Họp bạn Bách Việt rất hoành tráng để kỷ niệm

80 năm Phong trào HĐ chính thức hiện diện trên đất nước Việt Nam, quy tụ số lượng trại sinh

tương đối đông đảo nhất kể từ ngày tái sinh hoạt đến hiện giờ.

Do đó Nội san GIỮ VỮNG MỐI DÂY cũng thêm khởi sắc vì đã in các hình ảnh độc đáo

của những sự kiện nêu trên bằng kỹ thuật offset màu tân kỳ, để ACE giữ lại những kỷ niệm

đẹp… Ngoài ra còn có thêm một số hình ảnh về cuộc Họp bạn kỷ niệm 100 năm của HĐHK &

cuộc viếng thăm Văn phòng Trung ương Hội cùng Viện Bảo tàng của BSA do Trưởng Sư tử

Đảm đương chụp hình và tường thuật.

Thời gian qua đi không bao giờ trở lại; những hình ảnh và bài vở súc tích mà GVMD đã

in cũng khó lòng được tái bản vì phương tiện và tài chánh của chúng tôi cũng hạn hẹp, do đó

không thể đáp ứng cho số bạn đọc đã yêu cầu được cung cấp GVMD từ số 1 đến số 5 mà Quý vị

còn thiếu, mong thông cảm.

Để tránh tình trạng trên, xin Quý vị hãy giúp đỡ chúng tôi bằng cách báo cho biết trước

số lượng cần thiết để có thể in đủ số theo yêu cầu.

GIỮ VỮNG MỐI DÂY

Page 2: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

CUNG CHÚC TÂN XUÂN Uống nước nhớ nguồn, nhân dịp đón mừng năm mới, để tỏ lòng biết ơn những HĐS đã có công

gây dựng và phát triển phong trào HĐ tại Việt Nam. GVMD xin trân trọng chúc xuân:

✽ Nguyện cầu các huynh trưởng “khai sơn phá thạch”, Hội Trưởng, Tổng Ủy Viên, Ủy Viên

Trung Ương và các Châu Đạo Trưởng, Huynh Trưởng các cấp nay đã ra người thiên cổ được

hưởng phước ở cõi vĩnh hằng.

✽ Mừng thọ và chúc sức khỏe các Trưởng:

Akela Leader Nguyễn Thúc Tuân 99 tuổi.

Akela Leader Trần Văn Lược 93 tuổi, nguyên Tổng Ủy Viên 1969-1975.

Tr Nguyễn Duy Thu Lương 91 tuổi, nguyên Tổng Ủy Viên.

Tr DCC Lê Mộng Ngọ 91 tuổi, nguyên Trại trưởng Trại trường.

DCC Mai Ngọc Liệu 91 tuổi, nguyên Trại trưởng Trại trường.

Tr Nguyễn Văn Thuận (Ngựa Vô Tư) 94 tuổi, nguyên Toán Trưởng Vạn Niên, Tráng đoàn Chi

Lăng- Huế.

Tr Trần Thị Hóa 91 tuổi, nguyên Bầy Trưởng Bầy Lê Lai- Lâm Viên.

Tr Nguyễn Sử Khương 82 tuổi, nguyên Ủy Viên Ngoại Ngạch bộ TUV.

Tr ALT Đoàn Lai 89 tuổi, nguyên UV ngành Ấu Liên Đạo Thừa Thiên.

Tr Tôn Thất Cảnh (Beo Vui Vẻ) HLV Liên đoàn Bách Việt.

DCC Lê Gia Mô 83 tuổi, nguyên UV ngành Kha bộ TUV.

Tr ALT Tôn Thất Lôi 85 tuổi, nguyên Đạo Trưởng Huế, Châu Quảng Thừa.

Tr Lê Ngọc Miên, Châu trưởng Châu Hậu Giang .

Tr Trần Thành Nhơn, nguyên Đạo trưởng Đạo Bến Nghé.

Bà Trần Thị Ngọc Anh 82 tuổi (phu nhân cố Tr Trần Trung Du), một người chưa khoác áo HĐS

nhưng luôn luôn sát cánh bên anh chị em trong những lúc vui buồn của HĐ.

Cuối cùng xin chúc các HĐS, Sói con đến các vị Trưởng niên 100 tuổi. Tất cả các phụ huynh,

các thân hữu HĐ… một năm mới an khang.

Xuân Tân Mão 2011

Page 3: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

QUAN ĐIỂM CỦA VĂN PHÒNG HƢỚNG ĐẠO THẾ GIỚI VỀ PHONG TRÀO HƢỚNG ĐẠO VIỆT NAM

Bài phát biểu do Trưởng Abdullah Rasheed – Đại diện VP HĐTG/ GĐ APR ngày

01-09-2010 tại trại trường Makiling, Laguna, Philippine dành cho Huynh Trưởng HĐVN

tham dự khóa HHR

(……) Nhân dịp có sự hiện diện của 1 số đông trưởng thuộc trên 30 nhóm/đoàn Hướng

Đạo khác nhau tại Việt Nam, tôi xin trình bày một vài điểm rất căn bản trong chính sách mà tổ

chức Hướng Đạo Thế giới (WOSM) áp dụng trong việc hỗ trợ cho sự phát triển Hướng Đạo tại

Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, tổ chức HĐTG (WOSM) chỉ làm việc với các trưởng Hướng Đạo Việt Nam

hiện đang sinh sống tại Việt Nam và do đó mới được xem là đại diện cho Hướng Đạo Việt Nam

(who are residing in Vietnam and are therefore representing Vietnam). Tổ chức HĐTG (WOSM)

sẽ không làm việc với bất cứ một nhóm HĐ nào khác ở hải ngoại về chuyện Hướng Đạo ở Việt

Nam.

Thứ nhì, vì có nhiều nhóm Hướng Đạo khác nhau tại Việt Nam và chưa có 1 tổ chức

Hướng Đạo nào trên căn bản toàn quốc của Việt Nam, tổ chức HĐTG (WOSM) sẽ tiếp tục liên

lạc và giữ liên hệ với càng nhiều nhóm/đoàn Hướng Đạo tại Việt nam, càng tốt. Tuy nhiên, tổ

chức HĐTG (WOSM) không công nhận bất cứ 1 nhóm/đoàn Hướng Đạo nào tại Việt Nam hiện

nay là đại diện duy nhất cho Hướng Đạo Việt Nam. Ủy ban Hướng Đạo vùng Á châu Thái Bình

Dương vẫn tiếp tục hoan nghênh sự tham dự của Hướng Đạo Việt Nam với tư cách quan sát viên

tại các sinh hoạt Hướng Đạo trong vùng. Tuy nhiên, để được nhận tham dự vào các sinh hoạt ấy

cần có đại diện của ít nhất từ 2 nhóm trở lên trong số những nhóm/đoàn Hướng Đạo hiện nay tại

Việt Nam, và phải cùng tham dự chung dưới danh nghĩa 1 phái đoàn từ Việt Nam mà thôi.

Page 4: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Đối với vùng Á châu Thái Bình Dương, chúng tôi đều mong Việt Nam sớm tái gia nhập

làm hội viên chính thức của tổ chức Hướng Đạo Thế giới. Tuy nhiên điều này chỉ có thể thành

hiện thực một khi đã có được những điều kiện căn bản. Điều đầu tiên là phải có 1 bản hiến

chương của tổ chức Hướng Đạo Việt Nam, được chấp thuận bởi đa số đại diện của các

nhóm/đoàn Hướng Đạo hiện hữu tại Việt Nam. Sự chấp thuận bản hiến chương ấy sẽ dẫn đến

việc thành lập 1 cơ cấu/tổ chức Hướng Đạo quốc gia cho Việt Nam, rồi phải có hệ thống nhân

sự/Ủy viên được bầu hay chỉ định bởi 1 đại hội/hội nghị tất cả các trưởng đại diện. Không một

nhóm/đoàn Hướng Đạo hiện hữu tại Việt Nam được tự động chấp nhận là cơ cấu/tổ chức Hướng

Đạo quốc gia của Việt Nam cả. Một khi đã có cơ cấu Hướng Đạo quốc gia, cùng với thành phần

nhân sự/ủy viên điều hành, các nhóm/đoàn Hướng Đạo hiện hữu sẽ được ký danh trong hệ thống

Hội Hướng Đạo Việt Nam.

Vì thế chúng ta hãy cùng nhau tiến về phía trước, đừng để những sự kiện thuộc về lịch

sử ngăn trở việc hình hành một tổ chức/cơ cấu Hướng Đạo quốc gia và để Việt Nam sớm trở

thành hội viên chính thức của tổ chức HĐTG (WOSM). Hãy học hỏi những bài học của lịch sử

và cùng hướng về tương lai.

Khóa huấn luyện đặc biệt này do Văn phòng HĐTG vùng Á châu Thái Bình Dương –

APR- phối hợp tổ chức cùng Hội Nam Hướng Đạo Phi Luật tân -Boy Scouts of the Philippines-

áp dụng tiêu chuẩn thường lệ của 1 khóa huấn luyện Huy Hiệu Rừng, những học viên dự khóa sẽ

chỉ được nhận 1 chứng chỉ Dự khóa Huấn luyện “Participation Certificate” chứ không tự động

được trao Huy Hiệu Rừng. Để được nhận chứng chỉ Huy Hiệu Rừng - Wood Badge Certificate-

và được đeo Huy Hiệu Rừng, học viên phải hoàn tất phần việc được giao cho vào cuối khóa.

Phúc trình hoàn tất phần việc phải nộp về Văn phòng HĐ vùng Á châu Thái Bình Dương để

được xét duyệt và phê chuẩn. Chứng chỉ Huy Hiệu Rừng -the Wood Badge Certificate- được cấp

dựa theo tiêu chuẩn của chương trình huấn luyện của Hội Nam Hướng Đạo Philippines -the Boys

Scouts of the Philippines (BSP)- vì chưa có hội HĐ quốc gia tại Việt Nam, trong khi chỉ có Hội

HĐ quốc gia mới có quyền cấp chứng chỉ Huy Hiệu Rừng mà thôi. Chứng chỉ của các bạn sẽ do

Hội Nam HĐ Phi cấp với phần ký duyệt của văn phòng HĐ vùng Á châu Thái Bình Dương -

APR- (……)

TRÍCH BẢN TIẾNG ANH DO APR PHÁT HÀNH

(……) Taking the opportunity of this large gathering of Vietnamese scout leaders from

over 30 scout groups let me highlight some of the very basic policies which are being followed

by the World Organization of the Scout Movement (WOSM) in assisting the development of

scouting in Vietnam.

First, WOSM will only deal with those Vietnamese Scout leaders who are residing in

Vietnam and are therefore representing Vietnam. WOSM will not deal with any overseas groups

in relation to scouting in Vietnam. Second, as there are many scouting groups in Vietnam and in

the absence of any national scout organization, WOSM will continue to communicate with as

many groups as possible and will keep in contact with them. However, WOSM does not

recognize any one of the existing scouting groups in Vietnam as the sole representative of

Vietnamese Scouting. For participation of Vietnam in any regional event as observers, the

Regional scout Committee welcomes Vietnam as it did in the past. However, for any such

participation, representatives from any two or more existing groups must be there and they will

be listed in the event as one troop under the name Vietnam.

In the region, we all look forward to Vietnam becoming a full member of WOSM again.

However, this can only happen once the very basics are accomplished. That is starting with a

Constitution for Vietnam National Scout Organization, which is endorsed by the majority of the

Page 5: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

representatives from the existing scouting groups in Vietnam. This will lead to the formation of

one national scout organization/association in Vietnam where the office bearers must be elected /

appointed by a representative body/gathering. No existing scouting group currently operating in

Vietnam will automatically be recognized as the national organization/national association.

Once the national organization, together with the office bearers are established, all scouting

groups currently operating in Vietnam will be registered in the national body. Hence let us all

move forward and do not let history be an obstacle towards the formation of a national

association and Vietnam becoming a WOSM member. Let us learn from history and move

forward.

This specific course organized by the Asia Pacific Regional office together with the Boy

Scouts of the Philippines will meet the usual standard expected for a wood badge course and

anyone who completes the course will only receive a “Participation Certificate” but will not

receive a wood badge certificate automatically. To qualify for the Wood Badge Certificate and

the right to wear the wood badge beads, the participants must duly complete the assignments that

will be given to them at the end of the course. The report at the end of the completion of

assignment should be submitted to the regional office for endorsement. The Wood Badge

Certificate will be issued using the standard as specified in the Training Scheme of the Boys

Scouts of the Philippines (BSP) since there is no national association in Vietnam and only

recognized national scout organizations can issue the standard Wood badge Certificate. Your

Certificate will be issued by BSP co-signed by the regional office.

I appreciate the full support extended by BSP for the running of this course, together

with the regional team of leader trainers. A very hearty appreciation to Bill Philipps of Equador

who is financially helping to run the course and who has always rendered financial help for the

development of scouting in Vietnam. He has visited Vietnam some years back and he is keen to

see scouting developed in Vietnam under the guidance of the Asia pacific Regional Office.

(……)

Abdullah Rasheed

Page 6: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

GVMDTRUNG THÀNH HIỆN ĐẠI HỮU ÍCH

3 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG TRÀO HĐ LTS: Đây là bản dịch bài FAITHFUL-MODERN-USEFUL của Tiến sĩ LASZLO NAGY, Tổng thư ký VP

HĐTG đăng trong báo WORLD SCOUTING số 3 năm 1972 về đường hướng của PT HĐTG. Trưởng L.NAGY là

một học giả nổi tiếng khắp năm châu, đã nhận làm TTK VPHĐTG từ những ngày đầu VP dời về Genève năm 1967

cho tới gần cuối thập kỷ ’80 mới về hưu.

“Ôn cố tri tân”, tuy bài viết cách đây đã gần 40 năm, nhưng tầm nhìn của Trưởng Cựu Tổng Thư ký của

WOSM vẫn còn giá trị với hiện giờ.

Như Sénèque đã nói, chỉ có người biết rõ mình đi về đâu thì mới hy vọng có thể thuận

buồm xuôi gió. Và chúng ta có thể chắc chắn một điều là Phong trào Hướng Đạo Thế giới

(WOSM) không những biết rõ mục đích, mà còn thấu hiểu con đường nào đưa đến mục đích ấy

nữa. Hội nghị Hướng Đạo Thế giới ở Tokyo (1972) vừa qua đã ấn định rõ ràng con đường ấy.

Một trong những nguyện vọng của Hội nghị là tìm cách thay đổi dần dần cơ cấu tổ chức của

chúng ta – một thứ cơ cấu mà mới đây ít lâu, vẫn chỉ lo săn sóc các trẻ em thuộc giới được ít

nhiều hậu đãi trong xã hội. Hội nghị muốn mở rộng tổ chức để lo việc giáo dục cho tất cả mọi

tầng lớp trẻ em, lẽ tất nhiên vẫn giữ theo đúng những nguyên lý của ngày xưa, song nhất tâm

hướng về tương lai để tổ chức mới này có thể đáp ứng các nguyện vọng của giới trẻ và với các

nhu cầu của xã hội.

Đặc điểm của Hướng Đạo trong tương lai sẽ là: TRUNG THÀNH – HIỆN ĐẠI – HỮU

ÍCH.

Sở dĩ chúng ta TRUNG THÀNH với các nguyên tắc căn bản và với các phương pháp đặc

thù của Hướng Đạo chính là vì chúng ta không muốn làm mất giá trị và bản sắc riêng của phong

trào.

Sở dĩ chúng ta chủ trương tôn trọng nguyện vọng của giới trẻ nên phải HIỆN ĐẠI hóa

phong trào, và đây là một điều quan trọng, bởi vì đoàn thể Hướng Đạo là một phong trào tự

nguyện giáo dục trẻ nên chúng ta không thể vô cớ để các em lìa xa phong trào.

Và cuối cùng, nếu chúng ta không đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình – xã hội

và HỮU ÍCH đối với đất nước thì họ sẽ bỏ rơi chúng ta.

Trong chúng ta không ai phủ nhận việc cần phải trung thành với xuất xứ của chúng ta là

những nguyên tắc căn bản của BiPi vạch ra. Chúng ta cũng đồng ý rằng chương trình hoạt động

Hướng Đạo phải lưu tâm đáp ứng nguyện vọng của giới trẻ. Nhưng về vấn đề giúp ích bằng cách

phục vụ cộng đồng xã hội thì có một vài ý kiến dị biệt. Có một số Trưởng e ngại nếu chúng ta

thích nghi hòa hợp quá nhiều với các mục tiêu kinh tế xã hội của một cộng đồng nào đấy thì dần

dần chúng ta bị lôi cuốn vào guồng máy của chính quyền, và sự “đầu hàng vô điều kiện” ấy sẽ

đánh dấu thời kỳ Phong trào HĐ mất tính chất độc lập.

Chúng tôi hy vọng có thể trấn an các Trưởng đó. Quả vậy, khi chúng ta đem lực lượng

HĐ ra để phục vụ cho chương trình phát triển của xứ sở tức là chúng ta thực hành nhiệm vụ

thường xuyên của Phong trào đó là nguyên tắc GIÚP ÍCH mà vị Sáng lập của chúng ta đã đưa

vào chương trình hoạt động Hướng Đạo. Lý do vì BiPi đâu có xây dựng phong trào HĐ trên

không tưởng, trên trừu tượng! Trái lại, BiPi đã sáng lập Hướng Đạo trong khuôn khổ của xứ sở,

của thời đại mà Cụ sống, và phù hợp với những nhu cầu cụ thể của xã hội đương thời. Nếu

Page 7: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

không phù hợp với môi trường xã hội, thì ngày nay, ở Anh quốc cũng như các nước khác, Phong

trào HĐ đâu có phát triển được mạnh mẽ như ta đã thấy. Chính vì Phong trào đã đáp ứng được

nhu cầu thiết yếu của thời đại, nên mới có sự thành công lớn lao như vậy. Tại những nước không

chịu “Quốc gia hóa” Hướng Đạo để thực hiện vai trò giúp ích cộng đồng hầu xây dựng đất nước,

thì phong trào trở thành một thứ tổ chức lạc lõng, du nhập lai căng và chỉ dành riêng cho một

thiểu số người nhàn rỗi tiêu khiển qua ngày.

Cố nhiên chúng ta không cố ý biến Phong trào HĐ thành một thứ công cụ rẻ tiền phục vụ

cho công quyền này nọ, trái lại chúng ta chỉ muốn đem cống hiến lòng tin tưởng, sự lương thiện

và khả năng dồi dào của những người công dân trách nhiệm; những người công dân không nghĩ

đến chuyện lợi dụng đất nước, trái lại chỉ muốn phục vụ quốc gia mà thôi. Đó là những con

người vừa làm tròn nhiệm vụ công dân đối với xứ sở vừa ý thức được tinh thần “Tứ hải giai

huynh đệ” và nuôi tham vọng làm sao cho không khí trên toàn cầu dễ thở hơn, cố gắng cổ võ, đề

cao tình huynh đệ thế giới, để nó không chỉ là danh từ suông mà trở thành hiện thực, để thế giới

có thể phát triển một cách đồng đều, hòa hợp mà vẫn bảo tồn được từng môi trường nhân loại,

nghĩa là tạo dựng nên một thế giới an hòa, thịnh vượng, bình đẳng và nhân bản hơn. LASZLO NAGY

Nguời dịch: Tôn Thất Sam

Page 8: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

TRƢỞNG Trưởng Hướng Đạo, nghe sao mà quyến luyến

Đầy cảm tình, đầy quý mến, thân thương

Cũng là người với nếp sống bình thường

Nhưng trẻ tính, hòa mình vào với trẻ

Trưởng Hướng Đạo có tâm hồn vui vẻ

Biết thương yêu lớp trẻ nhỏ thiệt tình

Luôn sáng tạo với khối óc thông minh

Trưởng với đoàn sinh như hình với bóng

Trưởng cần rõ tính tình và ước vọng

Những đổi thay mỗi lứa tuổi khác nhau

Để sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu

Từng lứa tuổi của đoàn Thanh, Thiếu, Ấu

Trưởng cần rõ tính hay và nết xấu

Của mỗi em được trao phó cho ta

Người Huynh Trưởng cần xét kỹ, nhìn xa

Gây hào hứng thi đua trong tập thể

Muốn những kết quả thâu về đáng kể

Phải tạo tình đoàn kết giữa cá nhân

Thích hợp quần, giữ vững tinh thần

Trưởng H.Đ là người gieo sức sống

Trưởng giữ vững những gì là truyền thống

Của gia đình Bách Hợp vẫn duy trì

Trưởng là người luôn hăng hái bước đi

Không dừng lại trong hồ nghi, chán nản

Nhiệm vụ Trưởng thực sâu xa, trong sáng

Dẫn đàn em theo lẽ phải, đường ngay

Với óc nhiệt thành, với dạ hăng say

Luôn bền chí và không màng danh lợi

Tuấn Việt

Page 9: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

HẢI LY GAN DẠ PHAN NHƢ NGÂN

(Tổng ủy viên HĐ Trung Kỳ 1945

Tổng Ủy Viên HĐVN 1958-1960)

Ngày xưa ít khi thấy các Trưởng Hướng Đạo la cà nơi trà đình, tửu điếm; cũng hiếm khi

tổ chức tiệc tùng ở các Nhà hàng đông người lui tới… nhất là ở Kinh đô Huế thì lại càng nghiêm

túc hơn, do đó các cuộc tiệc tùng khoản đãi thường tổ chức ở nhà của Thân phụ tôi vì mẹ tôi có

biệt tài nấu nướng các món ăn thuần túy Việt Nam, kể cả các món ăn Tây & Tàu.

Đầu năm 1945 có một buổi tiệc khoản đãi chừng vài chục Trưởng HĐ, gồm có một LM

người Pháp (sau này mới biết là Cha Lefas), một bà Đầm (nghe nói là Trưởng Chenevier), các

Trưởng Tạ Quang Bửu, Nguyễn Hy Đơn, Nguyễn Xuân Trâm, Tráng Cử, Nguyễn Xuân Tám,

Phạm Đình An, Trần Song Hòe, Nguyễn Thúc Toản, Lê Cảnh Đạm và mươi người nữa mà tôi

chưa biết tên. Năm 1993 ra Hà Nội họp mặt Cựu HĐS ở nhà Trưởng Hoàng Đạo Thúy, mới biết

trong số đó có Trưởng Lê Duy Thước – nguyên là Đạo trưởng ở Hội An ra làm Đổng lý Văn

phòng cho Bộ trưởng Thanh niên Phan Anh.

Bắt đầu buổi họp mặt hôm đó, Trưởng Tạ Quang Bửu mời một người trạc tuổi thân phụ

tôi (nhưng người đẫy đà và bệ vệ hơn) đứng dậy để trao một số sổ sách và khuôn dấu Tổng Ủy

Viên HĐ Trung kỳ. Sau đó Trưởng này bàn giao cho thân phụ tôi một biên bản và con dấu Đạo

Trưởng Thừa Thiên. Vì đứng ngoài hiên nhìn lén qua cửa sổ nên tôi không nhớ rõ nét mặt của

người đó, nhưng con dấu khắc bằng gỗ cây Thị thì khó quên vì tôi thường lấy đóng vào cuốn

“Săn nào Em” mỗi khi Thân phụ tôi vắng nhà và đọc trong văn bản bàn giao mới biết đó là

Trưởng Phan Như Ngân.

Năm 1958, sau 2 nhiệm kỳ đảm trách nhiệm vụ Tổng Ủy Viên HĐVN, Trưởng Tôn Thất

Dương Vân trao đuốc cho Trưởng Phan Như Ngân vì tin tưởng Trưởng Ngân đã kế nhiệm

Trưởng Tạ Quang Bửu trong thời kỳ khó khăn nhất của nước nhà (1958 Trưởng Ngân đang làm

Phó Tỉnh Trưởng Khánh Hòa, đã cùng với Trưởng Nguyễn Thám đang làm Thư ký hành chánh

của Tòa Tỉnh, tái lập và phát triển HĐ ở Nha Trang).

Cuối năm 1959, tuy làm Trại Trưởng Họp Bạn Phục Hưng tại Trảng Bom, nhưng ngày

khai mạc lại vắng mặt vì lúc ấy đang làm Tỉnh Trưởng Quảng Đức – một tỉnh tân lập nằm ở biên

giới 3 nước Việt – Miên – Lào, một nơi “khỉ ho – cò gáy”, đường giao thông khó khăn và cách

trở, nên 2 ngày sau mới hiện diện ở Trại để họp Đại Hội Đồng. Tuy trên danh nghĩa là được

thăng chức Tỉnh Trưởng, nhưng kỳ thực là một cách “hạ tầng công tác” vì Trưởng Ngân đã dám

cả gan không chịu để Phong Trào HĐ trực thuộc sự chỉ đạo của “Thanh niên Cọng hòa” do Ngô

Đình Nhu chủ xướng.

Noi gương Trưởng Tạ Quang Bửu, khi tham chính thì thôi làm TUV để vai trò chính trị

khỏi ảnh hưởng đến PTHĐ, vì vậy năm 1960 Trưởng Phan Như Ngân đã từ nhiệm để Đại Hội

Đồng bầu Trưởng Nguyễn Duy Thu Lương thay thế.

Năm 1964 tôi lên dạy ở Đại học Đàlạt, khi qua liên hệ với Viện Pasteur mua chuột bạch

và thỏ để cho Sinh viên thực tập giải phẩu thì mới biết Trưởng Ngân đã thuyên chuyển về đấy.

Tuy là toàn quyền điều hành cơ sở như một Giám đốc thực thụ, nhưng chỉ với danh nghĩa Quản

lý hành chánh, còn vấn đề chuyên môn thì chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Viện Pasteur Sàigòn.

Tuy thôi làm TUV, nhưng Hội HĐ vẫn yêu cầu Trưởng Ngân giữ nhiệm vụ Châu trưởng

Châu Trường Sơn hạ và Quản Đốc Trại trường Tùng Nguyên (chịu trách nhiệm về Điều hành,

Quản trị & tôn tạo Trại Trường. Đừng lầm với Quản lý Trại HL là lo phương tiện và ẩm thực cho

Trại sinh mỗi khi có Khóa HL thì do Trưởng Đoàn Văn Lụy phụ trách). Đồng thời Đạo Lâm

Page 10: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Viên cũng mời Trưởng Ngân làm Đạo Trưởng để đứng mũi chịu sào trong lúc tình hình chính trị

ở Đàlạt có khó khăn.

Đến 1965 thì Trưởng Ngân trao nhiệm vụ Đạo trưởng Lâm Viên cho Trưởng Lê Phỉ.

Trong Đại Hội Đồng toàn quốc năm 1969 tại Đà Nẵng, Trưởng Ngân lấy cớ tuổi cao sức

yếu và công vụ bận rộn nên xin trao trả những nhiệm vụ đã được giao phó trong 10 năm qua.

Sau khi đắc cử TUV, Trưởng Trần Văn Lược mời tôi thay Trưởng Ngân trong nhiệm vụ

Châu Trưởng Trường Sơn Hạ và LM Nguyễn Văn Luận làm Quản đốc Trại Trường Tùng

Nguyên để lo giao dịch với chính quyền địa phương. Sau đó Cha Luận bị nhập ngũ làm Tuyên

Úy cho Tiểu khu Tuyên Đức thì trách vụ Quản đốc Trại trường Tùng Nguyên do tôi kiêm nhiệm.

*

* *

Trưởng Hải ly Gan dạ Phan Như Ngân sinh ngày 23.10.1912 và đã lên Thiên đường để

mừng Sinh nhật của Cụ Baden Powell năm 1995, hưởng thọ 82 tuổi.

Trưởng Phan Như Ngân đúng là mẫu người Sĩ phu chính nhân quân tử, đối với người trên

thì “uy vũ bất năng khuất”, nhưng cư xử với kẻ dưới thì đôn hậu và độ lượng… nên khi các

thuộc hạ gặp thời lên đến tột đỉnh cao sang thì vẫn tôn kính Trưởng như bậc “phụ mẫu”, đó là

điều mà không phải ai cũng có thể làm được:

Biết Trưởng Ngân là tín đồ Công giáo toàn tòng nên không tin dị đoan về chuyện xui xẻo

đưa đến do người “đạp đất đầu năm”, vì thế nên tôi và một số Trưởng của Đạo Lâm Viên thường

đi chúc tết Trưởng Cựu TUV vào sáng sớm ngày mồng 1 Tết Nguyên đán. Trong những năm đầu

thập kỷ ’70 của Thế kỷ trước, chúng tôi thường gặp Đại tá Nguyễn Hợp Đoàn – Tỉnh trưởng

Tuyên Đức lúc đương thời – đến chúc Tết Trưởng Ngân rất sớm. Lấy làm ngạc nhiên về chuyện

Quan Đầu Tỉnh lại đi chúc Tết một công chức dưới quyền trước khi đi mừng tuổi cha mẹ, hỏi ra

mới biết lúc Tr Ngân làm Tỉnh trưởng Ninh Bình thì Nguyễn Hợp Đoàn là Trung úy cận vệ. Nay

là Quan Đầu Tỉnh, lúc chào cờ đầu năm thì đứng trên khán đài, còn Tr Ngân thì đứng dưới sân

trong hàng ngũ công chức, do vậy Đại tá Đoàn lo đi thăm trước để tỏ lòng tôn kính như lúc mình

còn là thuộc cấp, để rồi sau đó lúc ra trước “văn võ bá quan” thì ai giữ đúng vị trí nấy. Cử chỉ

cao đẹp đó thật đáng khen, nhưng suy cho cùng thì đó là phản ánh gương sáng của Trưởng Ngân

mà có.

Đối với gia đình tôi thì Trưởng Hải Ly Gan Dạ có liên hệ mật thiết, hẳn là do những cơ

duyên: lúc thăng tiến làm TUV HĐ Trung kỳ, Tr Ngân bàn giao con dấu Đạo Thừa Thiên cho

Trưởng Cò Yêu đời, còn lúc hưu dưỡng thì trao nhiệm vụ Châu trưởng Trường Sơn Hạ lại cho

Sư tử Đảm đương.

TỊNH HẢI

Page 11: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Trưởng Trần thị Quỳnh Châu & DCC Nguyễn Tấn Định

Page 12: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Trƣởng TRẦN THỊ QUỲNH CHÂU Đầu thập niên `40 của Thế kỷ trước, ở đất Thần kinh có 2 vị nữ lưu của ngành Ấu được ACE

Hướng Đạo biết đến nhiều nhất đó là Chị Chenevier và Trưởng Quỳnh Châu.

Trưởng TRẦN THỊ QUỲNH CHÂU sinh ngày 15/11/1923, gia nhập Phong trào Hướng Đạo

từ năm 1940, sinh hoạt trong Liên đoàn hùng hậu nhất của Đạo Thừa Thiên đó là LĐ Đinh Bộ Lĩnh,

Thiếu đoàn do Trưởng Tráng Thông điều khiển, riêng về ngành Ấu thì do Trưởng Quỳnh Châu làm

Akéla.Cùng thời gian đó có một thiếu đoàn rất nổi tiếng là đoàn Gia Long do Trưởng Nguyễn Duy

Thu Lương làm Thiếu Trưởng và DCC Tạ Quang Bửu giúp làm Phụ tá.

Cuối thập niên `40, Trưởng Quỳnh Châu đổi vào Hội An để dạy học. Năm 1950, HĐ được tái

lập thì Trưởng Quỳnh Châu làm Akéla Bầy Trần Quốc Toản (có người lại nói là Bầy Trần Nhật

Duật, cùng với Thiếu đoàn Trần Quốc Toản lập thành Liên đoàn ?!).

Năm 1951, khi các Trưởng đại biểu cho HĐ từng địa phương trên toàn quốc họp sơ bộ tại

Saigòn để bàn chuyện tái lập PTHĐ thì Trưởng Quỳnh Châu đại diện Miền Trung tham dự hội nghị,

cho nên tên tuổi của Chị đã ghi vào Lịch sử của HĐ, đặc biệt là trong Hồi ký của Trưởng Dương Vân

(TUV 1952-1958, Trại Trưởng QG 1956-1958) có kể chuyện trại HL Dự Bị Ấu trưởng của Châu Hải

Trung đầu Thập niên `50 mà Tr. Quỳnh Châu làm Khóa trưởng đã có nhiều Trưởng kỳ cựu như:

Nguyễn Thúc Toản, Lê Cảnh Đạm, Dương Vân… đã “cưa sừng làm nghé” để tham dự khóa học…

chứng tỏ Trưởng Quỳnh Châu đã góp phần đào tạo nhiều Trưởng HĐ “gạo cội”…, trong đó có một

Sói con cũ của Chị nay đã là Trưởng Huấn Luyện 4 gỗ đó là DCC Nguyễn Tấn Định – nguyên

Trưởng Miền HL I của HĐVN – là người đứng cạnh Akéla Quỳnh Châu trong ảnh này (Tuy là Sói

con của Trưởng Quỳnh Châu nhưng mang dòng giống Lạc đà – Lạc đà Từ tốn – nên Sói con Nguyễn

Tấn Định cao hơn Akéla cũ của mình).

TÔN THẤT SAM – Viết tại San José

Page 13: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Nai

Bạch Mã TRẦN THỊ BẠCH BÍCH

Một trong số các Nữ Trưởng kỳ cựu nhất của HĐVN được nhiều người biết đến đó là Trưởng

TRẦN THỊ BẠCH BÍCH, có tên rừng là Nai Bạch Mã. Không phải mọi người biết Trưởng Bạch

Bích chỉ vì là phu nhân của Trưởng Mai Liệu (Sói Trầm Lặng) – nguyên Trại Trưởng HĐVN 1973-

1975, mà chính Chị là người có công lớn trong việc gầy dựng & đặt nền móng cho Hội Nữ Hướng

Đạo của Việt Nam.

Trưởng Bạch Bích sinh ngày 26.03.1920. Bắt đầu sinh hoạt HĐ từ năm 1940. Đã từng điều

khiển Ấu đoàn Bá Đa Lộc (Hà Nội) và Bầy Nguyễn Trường Tộ (Hải Dương).

. Năm 1943 đã đạt Huy hiệu Bạch Mã Ấu.

. Năm 1955 làm UV ngành Ấu Châu Gia Định.

- o 0 o –

Đầu thập niên `50 của Thế kỷ trước, ở Sàigòn đã có ngành Nữ Hướng Đạo do Trưởng Ngô

Thị Chi (phu nhân của Cựu TUV Nguyễn Hữu Mưu), hiệu trưởng Trường Aurore, đã thành lập

những bầy Chim non & một vài đoàn Nữ HĐ. Đến 1956 thì Chị Chi xin nghỉ sinh hoạt. Hội HĐVN

bèn cử Chị Trần Thị Bạch Bích thay thế với chức vụ Quyền Tổng Ủy Viên Nữ HĐVN.

Nhân dịp đi công tác ở Anh Quốc, Ô. Trần Văn Thân (Hội trưởng HĐVN) đã nhờ Dame

Whateley & VP Nữ HĐTG giúp đỡ cho Nữ HĐVN, họ bèn liên hệ với Trưởng Padolina, Giám đốc

điều hành APR, và cử chị Miched Mode – UV lưu động của Hội Nữ HĐ, sang thăm VN để tìm cách

giúp đỡ.

1958- Nhờ Chị Mode đề nghị nên Hội Nữ HĐTG và Asia Foundation tài trợ ngân sách cho 2

Trưởng Trần Thị Bạch Bích & Phạm Thị Thân đi tham dự các khóa HL ở Forlease & Manchester

(Anh) & Massif Central (Pháp). Sau đó 2 chị được đi tham quan 6 nước Châu Âu & 4 nước Châu Á

để tìm hiểu lối sinh hoạt của Nữ HĐ.

Page 14: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Về nước, 2 chị hợp lực chấn chỉnh & phát triển Hội Nữ HĐVN, Trưởng Bạch Bích đảm

nhiệm Tổng Ủy Viên kiêm UVHL. Từ đó Nữ HĐ phát triển như diều gặp gió: Năm 1959 Hội Nữ

HĐVN được Bộ Thanh niên công nhận & 1966 được chính thức gia nhập Đại Gia đình Nữ HĐTG.

Sư Tử Đảm Đương

Page 15: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

TÊN RỪNG

Bấy lâu nay, chúng ta ít chú ý đến “Tên Rừng”, nhưng một số các Trưởng rất muốn có

một Tên Rừng cho hợp với bản chất của mình và cũng là một hãnh diện khi có dịp ký tên trong

sổ của các em xin lưu niệm.

Thường thường khi xin chữ ký, tâm lý các em không muốn các Trưởng ký tên thực mà

phải là “tên Rừng” mới thích thú, mới “oai”. Nhưng Tên Rừng không phải dùng để ký lưu niệm

mà còn là phương tiện giáo dục của Hướng Đạo.

Khi còn sinh thời, BP đã du lịch và khảo sát địa phương các sắc dân Da Đỏ ở Mỹ Châu

cùng những tập tục của họ: Nếu một thanh niên chưa được bộ lạc đặt cho một “Tên Rừng” thì

chẳng ai coi ra gì, nhất là các thiếu nữ càng xem thường và không bao giờ chịu lấy làm chồng.

“Tên Rừng” là gì? – Là tên một con thú hay một loài cầm (chim) thí dụ: Trâu đen, Ó xám, Gấu

nâu… kèm theo một Tĩnh từ ý nói đến tâm tính của người được mang Tên Rừng như Ó xám

Trầm tĩnh, Trâu Gan dạ…

Muốn được đặt Tên Rừng, người thanh niên Da Đỏ đã phải chứng tỏ thường xuyên với

bộ lạc là khôn ngoan, can đảm, khéo léo và tự lập. Khi các chức sắc nhận thấy người thanh niên

có đủ điều kiện liền tổ chức một nghi lễ đặt Tên Rừng cho đương sự - trong một đêm lửa trại.

Ở Mỹ Châu có 4 sắc dân Da Đỏ chính là: Sioux, Cheyennes, Dakota và Apaches. Nghi lễ

đặt Tên Rừng của mỗi sắc dân đều khác nhau nhưng tựu trung họ giống nhau một điểm là: sự thử

thách rất cam go, rùng rợn đối với mỗi thí sinh.

- Dân Sioux đặt thí sinh vào một tấm ván dựng xa chừng 15 thước, rồi mỗi vị chức sắc

đàn anh phóng những cây búa vào chung quanh người thí sinh trước sự chứng kiến của bộ lạc.

Thí sinh không được chớp mắt, nhất là không được bỏ chạy.

- Dân Cheyennes: sau khi được đặt Tên Rừng (cố nhiên cũng phải trải qua một vài thử

thách gan dạ) rồi mới được đi lấy 1 lông chim Đại bàng để giắt trên đầu. Đây mới là giai đoạn

thử thách cam go nhất: thí sinh phải vũ theo điệu trống mà tiến tới chỗ cắm lông chim Đại bàng

(không được phép chạy) trên con đường đã được đốt cháy và trải đầy than hồng; khi đoạn đường

đã đủ nóng bỏng mới hốt than hồng đi, lúc bấy giờ người trai Cheyennes mới nhịp nhàng vũ theo

nhịp trống trên con đường đất nung đỏ ít nhất chiều dài cũng 30 thước để lấy cho được lông chim

và mang về cho vị Tù trưởng giắt lên đầu phía sau ót giữa sự hoan hô nhiệt liệt của bộ lạc.

o 0 o

BiPi nhận thấy cái hay và thích thú của các sắc thái dân Da Đỏ trong nghi lễ đặt Tên

Rừng, cụ bèn áp dụng cho HĐ, nhưng không phải Cụ “cóp” hết những điều người Da Đỏ đã làm,

mà Cụ chỉ đặt nó là một “Trò chơi” thích thú cho HĐ mà thôi.

Có một huynh trưởng người Anh, đã áp dụng trong đơn vị của mình, đúng như cách thức

của người Da Đỏ, nghĩa là khi đặt Tên Rừng, anh ta đã tổ chức các cuộc thử thách thực sự và

tạo nên những nghi lễ quái đản, kỳ bí để thu hút một số đông thanh-thiếu-niên hiếu kỳ chuộng lạ.

Anh ta đã biến HĐ thành một ma giáo với nghi lễ đặt Tên Rừng của dân Da Đỏ làm căn bản.

BP đã phải THẲNG TAY giải tán và giải thích rõ hơn ý nghĩa của việc lấy Tên Rừng và

đặt Tên Rừng.

Nghi thức đặt Tên Rừng chỉ là “trò chơi” giúp cho người được đặt tên nhớ mãi kỷ niệm

ngày nhập dân rừng chứ không phải là dịp “tra tấn để trả mối thù truyền kiếp mà mình đã gánh

chịu” trong kỳ đặt Tên Rừng cho mình bởi một số người đã bày đặt ra vì không biết rõ mục đích

của cuộc chơi. Việc chọn tên cũng phải đắn đo làm thế nào để người nhận được thích thú vì

“đúng người, đúng nết”… chứ không phải để chế giễu hoặc có ác ý nêu tính xấu của người ta…

Page 16: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

mà đôi khi phải đặt tính tốt trái ngược lại để kẻ đó noi theo mà sửa đổi tính nết… như thế mới

đúng ý nghĩa của “trò chơi HĐ”.

TÊN RỪNG TRONG HĐVN

Đã thực thi một cách trung thực và sát với ý muốn của BP, là một trò chơi “BẤT CHỢT

đầy thích thú”; hình thức có khi rất rùng rợn, nhưng chưa có vị nào “tịch” vì đặt Tên Rừng. Các

cuộc thử thách cũng chẳng khác các sắc dân Da Đỏ: cũng cầm than hồng, nuốt lửa, phóng dao,

uống nước Cam lồ, dâng ngự tửu, nhảy từ trên cao 4, 5 thước xuống đất… còn nhiều lắm kể

không xiết, vị nào muốn nếm thử thì cứ việc xin với Hội Đồng (tức là những Trưởng đã có Tên

Rừng rồi) để được có Tên Rừng thì sẽ biết hết ngay.

CÁCH ĐẶT TÊN RỪNG: Không nên đặt cho Thiếu sinh mà nên dành cho các Trưởng

tập sự trở lên vì những người đã thành niên thì tính cách mới định hình, tính nết ít thay đổi thì

Tên Rừng mới tương đối chính xác.

Muốn có Tên Rừng thì trong những dịp Trại Đạo hay Khóa Huấn Luyện, đương sự phải

xin với Ban Huynh Trưởng ngay ngày đầu trại – và nếu Ban Huynh Trưởng đồng ý thì sẽ làm

ngay một cuộc điều tra và quan sát cá nhân của người này từ dáng đi, cách ăn nói, tính tình, nết

xấu, nết tốt… thôi thì đủ thứ chuyện về đương sự. Tới đêm lửa trại bế mạc hay một buổi lửa liên

hoan nào trong khóa trại cũng được, sau khi tàn lửa và mọi người đã an giấc thì Hội Đồng Rừng

mới họp và cử người “đi mời” đương sự xin Tên Rừng đến Vòng Lửa chỉ còn than hồng. Ngoài

đương sự và Hội Đồng Rừng, không cho bất cứ ai chưa có Tên Rừng tham dự để giữ cho tập tục

và những bí mật thích thú khỏi bị tiết lộ, lý do nếu ai cũng biết hết những bí ẩn của việc đặt Tên

Rừng thì coi như việc này phải bỏ trong tập tục của HĐ vì không còn gì là gay cấn, hồi hộp thì

sự thích thú cũng không còn.

Theo tập tục, lẽ ra tôi không viết bài này, nhưng có nhiều thư của anh em yêu cầu, và

thấy rằng viết qua những lịch sử, tập tục cũng là một điều tốt, để anh em ý thức được việc đặt

Tên Rừng trong HĐVN đã có một tập tục từ 1930 để lại tới nay, để anh em nhận thức rõ ràng so

với một vài kiểu đặt Tên Rừng như:

1. Thích con gì thì tự cho mình là con vật đó, nào là: Mãnh sư Giang hồ, nào là Thỏ Lãng

tử, nào là Kên kên Phiêu lưu… các vị này đâu có biết rằng cái tĩnh từ kèm theo tên con vật mà

mình tự đặt ra đã làm trò cười thích thú cho những dân rừng chính thống (vieux sachems) và vì

không phải là dân rừng do HĐVN khai sanh (tại Bạch Mã, tại Tùng Nguyên, Hồi Nguyên và tại

các khóa trại khác trên đất nước) nên họ không thể biết được thế nào là một cái Tên Rừng chính

thống HĐVN với tĩnh từ theo sau tên con vật đôi khi có ý nghĩa phản ảnh ngược lại với tính tình

hiện có của đương sự, ví như một người có tính ít nói nhưng khi nói lại nói nhiều nên Hội Đồng

Rừng cho cái tĩnh từ ĐA NGÔN để nhắc nhở đương sự nói vừa vừa thôi. Cũng có thể tĩnh từ

phản ảnh thực sự tính tình của một người như Ngựa Nồng nhiệt chẳng hạn, vì anh này có đầy

nhiệt tình đối với phong trào, đối với nhiệm vụ và anh em… thì đó không còn là nhắc nhở mà là

một khen tặng cho sự chân thành sốt sắng, và cũng có khi dùng tĩnh từ để phản ảnh trung thực

tính nết của một anh em như Hà mã Nhẹ dạ chẳng hạn vì tính tình của anh bồng bột ít chịu suy

nghĩ chín chắn, nói cho thích khẩu và việc làm thì gặp đâu làm đó… Những tĩnh từ đại kỵ của

Rừng Việt Nam là Lãng tử, Giang hồ, Phiêu lưu… Tại sao là đại kỵ xin anh em cứ mở cuốn Tự

điển Việt ngữ ra mà xem soạn giả giải thích rất đầy đủ ý nghĩa, chứng tỏ ngôn ngữ VN phong

phú vô cùng, nếu dịch sang Pháp ngữ thì càng ly kỳ hơn nữa.

2. Một vị Chủ tịch Hội Đồng Rừng cho anh em tự chọn lấy Tên Rừng của mình rồi kê

khai vào danh sách, đến đêm lửa trại mang ra công bố trước mặt mọi người, thế là xong một vụ

đặt Tên Rừng.

Page 17: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

3. Có vài vị Chủ tịch Hội Đồng Rừng biến tập tục thành một thứ nghi lễ, và sau đó anh

em mới vừa được đặt Tên Rừng phải vào tĩnh dưỡng ở GRALL, St PAUL, CHỢ RẪY…

NÓI TÓM LẠI:

Rừng Việt Nam chẳng phải toàn là hoa thơm cỏ lạ mà cũng còn có lá han và cỏ may. Các

giống vật trong rừng Việt Nam ngoài Cọp, Báo, Gấu, Hươu, Nai, Chồn, Cáo… cũng còn có Khỉ,

Đười ươi, Cú mèo và Quạ khoang…

Hướng Đạo cũng chưa hẳn là một phong trào tuyệt đối. Mục đích và tôn chỉ của bất kỳ

Hội đoàn nào cũng hay và lý tưởng, chỉ có người áp dụng sai lệch vì thiếu hiểu biết mà cứ cho

mình là toàn năng, vì vô ý thức… nên Cọp hóa Khỉ là chuyện rất thường ở các Rừng đầy mâu

thuẫn và rắc rối này.

Vậy chúng ta cố gắng làm sao để giữ được Rừng nguyên thủy khỏi trở thành Sở thú dưới

con mắt của trẻ con.

NGƯỜI RỪNG BBT: Vào những ngày cuối đời, Hồng Thất Công Trưởng lão – vị Quản trò lừng danh và cũng là cây bút

trào phúng thượng hạng của HĐVN – đã thu thập những bài viết của mình dưới nhiều bút hiệu, gửi về và ủy nhiệm

cho STĐĐ biên tập lại để Tủ sách Tu thư Huấn luyện Miền 2 in thành sách. Vì dồn hết nổ lực cho việc in ấn GVMD

nên Tủ sách Huấn luyện Miền 2 chưa thực hiện được việc in Tuyển tập, nên sẽ đăng dần trên GVMD để ACE HĐ

nhớ đến một Trưởng lão tiền bối: LT VŨ THANH THÔNG.

Sau bài “Ngược dòng từ Ngũ Khê đến Hồi Nguyên” đã in trong GVMD 4, đây là bài thứ 2 được gửi tới

bạn đọc.

GVMD

Châm ngôn cuộc sống - Bạn hãy yêu tự do hơn tất cả và làm điều thiện bất cứ nơi nào có thể.

V. Beethoven

- Danh dự là sự hòa hợp tự nhiên giữa việc tôn trọng mọi người và tự tôn trọng

chính mình. W.Shakespear

- Điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu mà chúng ta phải sống

như thế nào. Bailey

Page 18: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Chợt nhớ... Ngƣời giữ Trại Trƣờng xƣa

Xin hỏi anh có nhớ

Người giữ Trại Trường xưa

Những năm tháng thầm lặng

Lửa “dặm đường” reo vui

Ngẩn ngơ Vọng Hải Đài

Vời trông Nam quan ải

Thác Đổ Quyên vang vọng

Người giữ rừng nơi đâu?

Bao Khóa trại đi qua

Bao Tráng sinh “lên đường”

Trại Trường chừ hoang vắng

Người xưa đã biệt rừng

Lưu luyến mấy vần thơ

Nhớ đến anh ngày ấy

Người giữ lửa thầm lặng

Trại Trường Bạch Mã xưa.

Tháng 9-2010

Gấu Kiến Tâm

Huế

* Tên bác giữ trại Trường ngày ấy là Nghê (Nguyễn Văn Nghê) vào những năm từ 1965-

1975 tôi đã nhiều lần trò chuyện với bác Nghê: những ngày ấy bác Nghê cùng gia đình cô con

gái mỡ quán cafe và điểm tâm ở ngã ba đường Hiển Nhơn- Đoàn thị Điểm, Huế (ngay trước cửa

Hiển Nhơn Đại Nội) Theo lời kể của bác Nghê... một thời gian dài bác làm rẫy và giữ trại

Trường Hướng Đạo trên núi Bạch Mã... thời gian trôi qua, quán cafe trên sau 1975 không còn

nữa thay vào đó là dãy nhà của đoàn cán bộ Thông tin Điện ảnh, bác Nghê bỏ về quê (?) và từ đó

tôi không còn gặp lại bác, nghe đâu bác Nghê đã mất từ lâu, anh em không ai được biết để chia

buồn - Gấu xin gởi nơi đây một lời khấn nguyện tâm thành đến hương linh bác Nghê.

Page 19: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

NĂM MƢƠI NĂM HỌP BẠN TRẢNG BOM

BBT: Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Phong trào HĐ chính thức hiện diện trên đất nước Việt Nam.

Chúng tôi đăng bài này để nhớ đến Trại Họp Bạn Trảng Bom, mừng HĐVN được 30 năm.

Trong cuộc đời Hướng Đạo có rất nhiều chuyện để nhớ. Thế nhưng vẫn có những sự việc

bị lãng quên vì nó đã nằm sâu trong ký ức cùng với thời gian dài của năm tháng. Nhưng nếu có

cơ hội chúng sẽ lại xuất hiện trong tâm trí như chuyện vừa mới xảy ra ngày một ngày hai. Năm

nay có những kỳ trại lớn làm cho tôi bồi hồi nhớ lại những ngày vui khi được tham dự trại họp

bạn đầu tiên của Hướng Đạo Việt Nam cách nay vừa đúng năm mươi năm, diễn ra từ ngày 24

đến ngày 27 tháng 12 năm 1959 tại rừng Quốc Gia Lâm Viên Trảng Bom thuộc tỉnh Biên Hòa.

Tôi được sinh ra và lớn lên trong một thành phố mà nhiều người vẫn gọi là thành phố

sương mù, thành phố hoa anh đào, thành phố ngàn thông hay thành phố vạn hoa... vân vân và

vân vân… với hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, thung lũng Tình Yêu, rừng Ái Ân...cùng tiếng thác

nước đổ quanh năm của Prenn, Gougah, Pongour, Datangla, Suối Vàng, Suối Bạc, Suối Tía, Suối

Tiên... những địa danh như Cam Ly Thượng, Cam Ly Hạ, núi Bà, Núi Voi, Lapé Sud, Lapé

Nord... và không làm sao mà kể hết được những điều và những địa danh thuộc về Đà Lạt mến

yêu.

Có một điều rất chung phải kể ra đây là khung cảnh thiên nhiên núi rừng Đà Lạt là một

sân chơi lớn của anh chị em Hướng Đạo chúng tôi ngày đó và cũng là trường huấn luyện chúng

tôi trong suốt những tháng năm lội suối băng rừng với nắng mưa sương gió cùng chiếc ba lô trên

vai và lúc nào cũng cất vang lời ca tuổi trẻ hướng về tương lai.

Mùa hè 1959, Thiếu sinh Thiếu đoàn Lê Lợi chúng tôi được trưởng Lê Thuần cho biết là

một số đoàn sinh chúng tôi sẽ được chọn để dự trại họp bạn toàn quốc tại Trảng Bom vào dịp lễ

Giáng Sinh. Từ đó cho đến ngày dự trại, chúng tôi được các trưởng liên tục “dợt” đủ mọi

chuyện, nào là chuẩn bị đồng phục cho tươm tất như áo quần mà thời gian đó Thiếu sinh chúng

tôi mặc quần short xanh và chemise ngắn tay màu nâu, khăn quàng màu xanh có viền màu riêng

của Thiếu đoàn, nón rộng vành được làm mới lại bằng cách dùng nhựa thông phết vào cho cứng,

giày phải là màu đen hoặc nâu, tuyệt đối không được mang giày màu trắng, vớ phải là loại vớ

nhà binh cao đến sát đầu gối, các huy hiệu đẳng thứ và chuyên môn phải đầy đủ và đính vào

đúng chỗ trên áo. Về mặt chuyên môn thì được các trưởng và huấn luyện viên ôn rất kỹ và thực

tập trong các buổi họp, các kỳ trại đoàn hay trại ngành Thiếu.

Chưa hết, còn hai tháng trước ngày lên đường, mỗi sáng Chủ nhật các đoàn sinh và

trưởng thuộc đạo Lâm Viên tập trung ở hồ Xuân Hương để tập diễn hành trên đoạn đường từ hồ

Cẩm Lệ đến vườn hoa Bích Câu. Tôi còn nhớ vào lúc đó đạo Lâm Viên mới chỉ có hai Thiếu

đoàn là Quang Trung và Lê Lợi, hai Ấu đoàn là Ngàn Thông và Lê Lai, có một đoàn Kha tên là

Baden Powell mà các anh thường gọi là Raider, các Kha sinh đội beret màu xanh lục mà bọn

Thiếu sinh chúng tôi rất mê. Ngoài ra còn có nữ Thiếu đoàn Nhị Trưng do các trưởng Nông Kim

Yến và Phan Thọ Lâm trông coi thuộc hội nữ Hướng Đạo với các nữ Thiếu đồng thời với tôi như

Nông Kim Ấn, Bùi Thị Bạch, Lê Thị Cúc, Nguyễn Thị Hoài, Bùi Thắng Lợi... cùng nhau chuẩn

bị cho trại họp bạn. Nam nữ Hướng Đạo được các trưởng sắp xếp thành hàng ngũ và tập rất

nghiêm chỉnh vì ai cũng xem đó là những lần tập dợt để chuẩn bị tham dự vào một sự kiện quan

trọng chưa từng có. Dẫn đầu đoàn diễn hành là lá cờ Việt Nam rất lớn do trưởng Đào Văn

Thương cầm, tiếp đến là cờ đạo Lâm Viên rồi đến cờ của các đơn vị nam nữ Hướng Đạo Lâm

Viên. Tôi là đội trưởng nhất nên được phân công để cầm cờ của Thiếu đoàn Lê Lợi, bạn tôi là

Nguyễn Văn Mai cầm cờ của Thiếu đoàn Quang Trung, một nữ Thiếu cầm cờ Thiếu đoàn Nhị

Page 20: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Trưng và kế đó là cờ của các đội. Đi sau giàn cờ là các trưởng rồi đến các đoàn sinh, mỗi người

đều có cầm một cây gậy dài một mét sáu. Chúng tôi có bốn buổi tập như thế cho đến ngày lên

đường. Cũng cần nói thêm là trong thời kỳ đó trưởng Lê Xuân Đằng là đạo trưởng đạo Lâm

Viên, trưởng Nguyễn Văn Võ là trưởng Ngành Thiếu, trưởng Phan Công Lý là Thiếu trưởng

Thiếu đoàn Quang Trung và như đã nói ở trên Thiếu trưởng Thiếu đoàn Lê Lợi là trưởng Lê

Thuần với các Thiếu phó và phụ tá là Nguyễn Minh Hoàng, Lê Tín, Nguyễn Văn Quý, Nguyễn

Văn Minh và một số Kha sinh là huấn luyện viên như Phan Long Phùng, Nguyễn Văn Hội...

Trong tháng cuối chuẩn bị, chúng tôi được phép vô rừng để chặt cây mang về làm thủ

công trại. Chúng tôi được chỉ bảo phải làm cổng trại đạo Lâm Viên, cột cờ, cổng đoàn và đội,

bàn ghế, giàn bếp nấu ăn, giàn đựng dụng cụ trại, giàn phơi áo quần và mỗi Thiếu sinh phải làm

cho mình một cây gậy cao một mét sáu có trình bày hình hoa bách hợp, đầu thú của đội và các

hoa văn được tô màu trông rất đẹp mắt. Nhưng đặc biệt hơn ai hết là anh Thiếu phó của chúng

tôi - trưởng Nguyễn Minh Hoàng - một người khéo tay nổi tiếng trong đạo Lâm Viên đã thực

hiện khoảng hai mươi chiếc gậy Thiếu sinh có khắc những hoa văn Hướng Đạo rất mỹ thuật.

Những chiếc gậy này được trưng bày ngay cổng của đạo Lâm Viên và khi trại bế mạc thì số gậy

này cũng được bán hết sạch với giá một trăm đồng một chiếc (tiền tính theo thời giá năm 1959

tại Miền Nam Việt Nam). Những chiếc gậy do đoàn sinh chúng tôi làm cũng bán được năm sáu

chục đồng mỗi chiếc. Tất cả đều được cho vào quỹ Thiếu đoàn.

Cũng trong thời gian chuẩn bị, anh Đạo trưởng đã gửi thư để xin phép phụ huynh và hiệu

trưởng các trường chúng tôi đang học cho chúng tôi được nghỉ học một số ngày. Đây là thời gian

của mùa lễ Giáng Sinh và Tết dương lịch nên chúng tôi đương nhiên được nghỉ một số ngày nữa.

Bọn Thiếu sinh chúng tôi rất háo hức và chu toàn mọi việc do các trưởng yêu cầu vì khi hình

dung ra một kỳ trại có cả vài ngàn người tham dự, được gặp mặt các Hướng Đạo Sinh từ Quảng

Trị, Huế, Đà Năng, Thừa Thiên... vào đến Nha Trang, Biên Hòa, xuống đến Mỹ Tho, An

Giang... đặc biệt là các Hướng Đạo Sinh ở Sài Gòn nghe nói rất đông và các vị lãnh đạo của Hội

cũng như các trưởng trong Bộ Tổng ủy Viên là chúng tôi đều hăng hái chuẩn bị tối đa.

Sáng 22 tháng 12 chúng tôi tập trung tại bờ hồ Xuân Hương gần Đồi Cù với tất cả những

thứ cần thiết phải mang theo. Từ những đồ dùng cá nhân cho đến những “tài sản” chung của Đạo

hoặc của Đoàn được các trưởng kiểm soát kỹ lưỡng. Chúng tôi có cả một núi “thủ công trại” làm

sẵn theo đủ loại kích thước và hình dạng mang theo đến trại mới ráp. Mỗi đoàn sinh hoặc trưởng

đều có ba lô chứa đồ dùng cá nhân và một ít đồ dùng chung cho cả đội như nồi niêu xoong chảo,

chén bát, đèn bão, hộp cứu thương... Trưởng cũng như đoàn sinh đều có gậy, gậy của trưởng chỉ

cao một mét hai, trưởng nào là tráng sinh đã lên đường thì cầm gậy nạng, còn gậy đoàn sinh thì

một mét sáu. Mỗi Thiếu đoàn chỉ có mười sáu Thiếu sinh được dự trại chia làm hai đội. Tổng

cộng có ba mươi hai Thiếu sinh của hai Thiếu đoàn. Trưởng dự trại có khoảng mười lăm người.

Phía nữ Hướng Đạo cũng có khoảng hai chục vừa đoàn sinh vừa trưởng. Như vậy là có trên sáu

chục người của đạo Lâm Viên về dự trại họp bạn Trảng Bom năm ấy.

Khoảng mười giờ chúng tôi thấy có bốn chiếc xe GMC chạy đến nơi chúng tôi đang tập

họp. Tất cả trại cụ, ba lô và người được chia làm bốn nhóm để “nhét” vào bốn chiếc xe. Các nữ

Hướng Đạo được ưu tiên có chỗ ngồi, còn một số đoàn sinh và các trưởng đều phải ngồi lên trên

các đống cây và đồ đạc được đặt trong lòng xe.

Rồi bốn chiếc xe rời hồ Xuân Hương, tạm biệt thành phố Đà Lạt để xuôi Nam đưa chúng

tôi về dự trại họp bạn. Khi xe bắt đầu đổ dốc ở đầu đường Nguyễn Tri Phương là lúc chúng tôi

cũng bắt đầu cất tiếng hát vang. Chúng tôi hát và hò liên tục hết bài này sang bài khác. Chúng tôi

rất vui được các trưởng chọn cho đi dự trại họp bạn. Hầu hết chúng tôi chưa hình dung ra được

khung cảnh của trại họp bạn là thế nào nhưng tất cả cùng có chung một cảm giác là sẽ được nhìn

Page 21: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

thấy và học được nhiều điều hay lạ. Xe chạy trên quốc lộ hai mươi, qua đèo Prenn thấy thác

nước trắng xóa đổ xuống vực thẳm; ngã ba Finôm, nếu quẹo trái sẽ đi xuống Phan Rang-Nha

Trang; đường rẽ vào phi trường Liên Khương, thác Gougah ở gần xã Tùng Nghĩa, thị trấn Di

Linh rồi Bảo Lộc với những đồi trà xanh chập chùng bát ngát hai bên đường. Xe đổ xuống đèo

Chuối trên mười cây số quanh co ngoằn ngoèo, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Trên

đoạn đường này thỉnh thoảng xảy ra tai nạn khiến xe rơi xuống vực thẳm. Chúng tôi ngưng hát

để ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành. Đối với chúng tôi, tất cả đều lạ và đẹp vì đây là

lần đầu tiên chúng tôi được đi xa. Không khí vẫn còn lạnh cho đến khi xe xuống hết đèo Bảo

Lộc. Đến địa phận Phương Lâm chúng tôi thấy nắng chan hòa và cả một vùng đồng bằng xanh

ngát. Chúng tôi được xuống xe nghỉ ngơi và ăn cơm hoặc bánh mì mang theo sẵn khi xe dừng ở

Định Quán. Chúng tôi vô cung thích thú rủ nhau đi xem những tảng đá lớn chồng chất lên nhau

rất ngoạn mục và biết được đây là trạm dừng chân của những người đi lại giữa Sàigòn-Đàlạt.

Dạo ấy chỉ có hãng xe Minh Trung là hãng duy nhất chở khách trên lộ trình giữa thủ đô Sài gòn

và thành phố Đàlạt với những chiếc xe nhỏ độ mười chỗ ngồi và phải mất từ bảy đến tám tiếng

đồng hồ để chạy đoạn đường ba trăm cây số. Xe chạy với tốc độ chậm. Chúng tôi tìm những

khoảng trống hai bên thành xe để được nhìn ra ngoài ngắm cảnh, ngắm nhà cửa xe cộ và cảnh

sinh hoạt ở những nơi có khu dân cư khi xe chạy qua khu Giốc Mơ, Gia Kiệm.

Gần đến Túc Trưng chúng tôi nhìn thấy hai bên toàn rừng cao su được trồng thành hàng

thẳng tắp chạy thụt lùi hai bên xe trông rất đẹp mắt. Được các trưởng cho biết đây là những đồn

điền cao su của người Pháp trước kia. Xe chạy một hai cây số lại thấy vài dãy nhà xây có lớp

ngói đỏ nổi bật trong rừng cao su màu xanh, đó là những cơ sở do người Pháp lập ra như trạm y

tế, trường học, văn phòng làm việc và nơi giải trí hội họp của công nhân đồn điền. Hết rừng cao

su lại đến rừng cây Giá Tị có lá to như lá bàng và thân cây thẳng dùng để làm báng súng rất

chắc.

Khi các trưởng cho biết đã gần đến Trảng Bom thì chúng tôi cảm thấy vui và hồi hộp lạ

thường. “Rừng Sao” đã bắt đầu hiện ra rồi những chữ “Quốc Gia Lâm Viên” đập vào mắt chúng

tôi. Xe chạy chậm lại. Đến ngã ba có dựng cổng chào phía bên trái khoảng năm giờ chiều, chúng

tôi thấy nhiều đoàn xe từ các hướng cũng chở đầy anh chị em Hướng Đạo về dự trại họp bạn. Đủ

các loại xe như GMC của chúng tôi, xe đò lớn nhỏ từ các tỉnh miền Tây miền Đông và Sài gòn.

Đặc biệt là các đơn vị ở miền Trung đến bằng xe lửa vì thời gian đó thiết lộ rất an toàn và giá lại

rất rẻ so với giá xe đò; hơn nữa sở hỏa xa còn bớt năm mươi phần trăm cho các đơn vị Hướng

Đạo. Thiếu đoàn chúng tôi nhiều lần đi trại hè ở Phan Rang hoặc Nha Trang cũng được giảm giá

như vậy. Xe quẹo trái vào con đường đất đỏ. Ở đầu đường chúng tôi thấy một tấm bảng có ghi

chữ đại lộ Baden Powell. Trên đoạn đường vào đất trại chúng tôi thấy có những con đường chạy

ngang chạy dọc mang tên Rừng Sặt, Bảy Miếu, Qua Châu... và nam nữ Hướng Đạo Sinh đi tấp

nập chuyện trò vui vẻ, mặt người nào trông cũng rạng rỡ và trên môi lúc nào cũng nở nụ cười rất

tươi. Có đoàn vừa đi vừa hát nhịp nhàng như những toán lính, đồng phục gọn gàng với những

chiếc khăn quàng đủ màu, những chiếc gậy cầm tay gọn gàng. Họ chuyện trò vui vẻ, nhóm năm

nhóm ba đứng lại giữa đường chào hỏi nhau thân tình.

Xe chạy vào sâu chúng tôi nhìn thấy có những lều trại và cổng đã được dựng lên với

những nét đặc thù của nhiều đơn vị. Bốn chiếc GMC chở đầy người và dụng cụ trại của đạo Lâm

Viên được các trưởng trong ban tổ chức hướng dẫn về tiểu trại số I cùng với đạo Thừa Thiên,

đạo Đông Thành (Sàigòn), HĐS Lào và HĐS Cam Bốt. Được biết tiểu trại II gồm đạo Tân Bình

(Sàigòn), đạo An Hải (Đà Nẵng), đạo Biên Hòa, đạo Tuy Hòa và HĐS Trung Hoa Dân Quốc;

tiểu trại III gồm đạo Hoa Lư (Sàigòn), đạo Cửu Long (Sàigòn), đạo Khánh Hòa (Nha Trang), đạo

Quy Nhơn, đạo Quảng Ngải và HĐS Pháp (Eclaireur de France); tiểu trại IV gồm đạo Xuân Hòa

Page 22: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

(Sàigòn), đạo Bến Nghé (Sàigòn), đạo Kỳ Hòa (Sàigòn) đạo Ái Tử (Quảng Trị), đạo Darlac (Ban

Mê Thuột), đạo Hồi Nguyên (Bảo Lộc), đạo Thoại Ngọc Hầu (An Giang) và HĐS Pháp (Scout

de France). Nữ Hướng Đạo được nằm ở một khu riêng biệt phía bên phải đằng sau Minh Nghĩa

Đường mà trong suốt mấy ngày trại chúng tôi không được bén mảng tới vì có hàng rào của các

trưởng “nghiêm phép”! Ngoài ra còn có khu trại ngành Ấu dành cho các Ấu đoàn từ Sài gòn và

các tỉnh lân cận về dự. Hôm khai mạc chúng tôi thấy có một đội HĐS Hoa Kỳ mặc đồng phục

kaki màu vàng với nhiều huy hiệu trên áo, đặc biệt là băng đeo đầy chuyên hiệu trước ngực.

Tổng cộng có trên hai ngàn HĐS và huynh trưởng tham dự trại họp bạn. Buổi tối hôm đó và

ngày hôm sau tất cả chúng tôi dồn vào việc dựng lều, dựng cổng, lắp ráp các thủ công trại và

trang hoàng cổng trại đạo. Chúng tôi cũng được hướng dẫn để biết chỗ lấy nước, chỗ nhận thức

ăn tươi mỗi ngày để đem về nấu nướng, thao diễn trường, sân chào cờ khai mạc, nơi trưng bày

các kỷ vật Hướng Đạo, nơi phát hành các bản tin hàng ngày, trạm bưu điện phát hành tem họp

bạn, trạm y tế vân vân... Chúng tôi được các trưởng chỉ bảo rất kỹ về nội quy trại, thời biểu sinh

hoạt như lễ khai mạc, trò chơi lớn, lửa trại chung, sinh hoạt tiểu trại, kết thân, trao đổi kỷ vật, lễ

bế mạc...

Lễ khai mạc trại diễn ra lúc 9 giờ sáng ngày 24. Trước đó toàn thể trại sinh đã tập họp

đông đủ ở sân cờ theo thứ tự đơn vị đạo thành một vòng tròn lớn. Chủ tọa lễ khai mạc có ông

Nguyễn Thành Cung là hội trưởng Hướng Đạo Việt Nam cùng Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc

Thơ và ông Fernando - đại diện văn phòng Hướng Đạo Thế Giới. Trại trưởng là trưởng Tổng Ủy

Viên Phan Như Ngân, trại phó là trưởng Cung Giũ Nguyên. Sau phần nghi thức khai mạc rất

long trọng là lời chào mừng của trại trưởng, phát biểu của ông hội trưởng, của trưởng đại diện

Văn Phòng Hướng Đạo Thế Giới, tiếp đến là tiếng reo chính thức của Hướng Đạo Việt Nam “Dô

ta dô ta A dô ta” vang lên trong “Rừng Sao”.

Những chiếc nón được tung lên cao, những tiếng reo hò, những khuôn mặt rạng rỡ,

những cánh tay đưa lên cao hòa nhịp với những trái tim đang rộn ràng reo vui. ánh nắng mai

chan hòa như muốn soi rọi vào tận những trái tim của hàng nghìn thanh thiếu niên đang cùng

nhau nhìn về một tương lai “Phục Hưng Phong Trào” qua lần họp mặt đầu tiên trên mảnh đất

Miền Nam. Phong Trào đã phục hồi sinh hoạt và mở cuộc họp bạn đầu tiên sau hai năm được

Văn Phòng Hướng Đạo Thế Giới công nhận, Hướng Đạo Việt Nam chẳng khác nào Chàng Trai

Phù Đổng vươn vai để lãnh trách nhiệm trong công cuộc giáo dục thanh thiếu niên để họ trở

thành những người con tốt của gia đình và công dân tốt của xã hội. Chúng tôi rất hãnh diện được

đeo trên túi áo huy hiệu họp bạn hình Hoa Sao. Cây Sao được trồng trong Lâm Viên Quốc Gia

Trảng Bom. Hoa Sao có ba cánh tượng trưng cho Ba Lời Hứa Hướng Đạo, gió Phương Nam sẽ

đưa Hoa Sao bay đi muôn phương thể hiện ước vọng cho Phong Trào Hướng Đạo được phát

triển đi khắp nơi trên mọi miền đất nước.

Phần cuối của nghi thức khai mạc là cuộc diễn hành của các đơn vị được sắp xếp theo thứ

tự tiểu trại. Các đơn vị diễn hành ngang qua khán đài theo nhịp nhạc hùng tráng. Khi ngang qua

khán đài chúng tôi chào quan khách và các trưởng lãnh đạo. Ngoài đồng phục Hướng Đạo và gậy

cầm tay, chúng tôi thấy có một số đơn vị có thêm y phục đặc biệt của địa phương như vài đơn vị

ở miền Trung đội nón lá, các nữ Hướng Đạo mặc áo dài. Các Hướng Đạo Sinh Pháp mặc áo kaki

màu vàng đội beret đen trông rất đẹp. Các Hướng Đạo Sinh Trung Hoa đội ca lô màu xanh đậm.

Đặc biệt là một đội Hướng Đạo Sinh Hoa Kỳ mà anh nào cũng đeo một một băng vải gắn đầy

chuyên hiệu và miệng nhóp nhép nhai “gum” rất thoải mái. Tất cả đối với chúng tôi đều mới lạ!

Khi mỗi đơn vị đi ngang qua khán đài thì tiếng vỗ tay vang lên cùng những lời của trưởng xướng

ngôn để giới thiệu về đơn vị đó. Chương trình trại được các trưởng hướng dẫn để chúng tôi được

tham gia các sinh hoạt như xem triển lãm, dự các sinh hoạt tiểu trại, trò chơi lớn toàn trại, văn

Page 23: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

nghệ tiểu trại và đêm lửa vui chung toàn trại… Mỗi ngày vào buổi sáng sớm chúng tôi đi nhận

thức ăn điểm tâm, buổi trưa cũng như buổi chiều nhận các thức ăn sống như cá thịt rau trứng

mắm muối... đem về lều nấu nướng để cùng ăn với nhau rất vui.

Vào ngày 25, lễ mừng Giáng Sinh được tổ chức vào buổi tối dành cho các trưởng và đoàn

sinh Công Giáo tại thao diễn trường. Ánh điện và ánh sáng tỏa ra từ các lồng đèn Noel chiếu

sáng rực cả khu Rừng Sao, tiếng đọc kinh và lời hát các bài thánh ca vang vọng khắp nơi. Vui

nhất là ngày kết thân, chúng tôi được đi khắp các tiểu trại để thăm hỏi chuyện trò rồi trao đổi kỷ

vật, ghi sổ lưu niệm và xin chữ ký của các trưởng và các HĐS khác đơn vị mà chúng tôi vừa “kết

thân”. Chúng tôi rất thích thú khi các trưởng ghi cho vài chữ và ký Tên Rừng, cũng có nhiều anh

chị cho luôn địa chỉ để liên lạc về sau. Cuối ngày kết thân thì chúng tôi hình như chẳng ai còn

giữ được khăn quàng và các huy hiệu trên áo. Bù lại chúng tôi cũng có được vài chiếc khăn

quàng và dăm bảy huy hiệu của các đơn vị và một cuốn sổ chi chít những dòng lưu niệm khó

quên.

Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn. Buổi sáng bế mạc trại vô cùng cảm động với những

lời chia tay của các trưởng trong ban tổ chức. Trại sinh đứng thành vòng tròn nối dây thân ái hát

lời tạm biệt mà không muốn rời nhau như lời “Gặp nhau đây rồi chia tay…Ngày vàng như đã vụt

qua trong phút giây.” hoặc “Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau sắp cùng bùi ngùi xa cách”. Khi

chia tay nhiều trại sinh quyến luyến rơi lệ. Rồi các đoàn xe chở trại sinh lần lượt rời đất trại để

lại đằng sau những đám bụi đỏ và những dấu chân kỷ niệm. Những cánh Hoa Sao chấp chới bay

trong Rừng Sao xanh ngát. Những bàn tay vẫy chào nhau cho đến khi xe chạy ra khỏi đại lộ

Baden Powell để đi về muôn hướng quê hương.

Bốn chiếc GMC chở trại sinh Đạo Lâm Viên sau khi rời đất trại đã chạy về hướng Nam

cách đó năm chục cây số mà theo như lời các trưởng là để cho chúng tôi thăm thủ đô Sài Gòn -

một ngạc nhiên vô cùng thích thú đối với chúng tôi. Xe thả chúng tôi xuống ngay bùng binh

trước trụ sở Quốc Hội. Chúng tôi lần đầu tiên nhìn thấy Sài Gòn với những nhà cửa, dinh thự,

phố xá, hàng quán, xe cộ, đèn xanh đèn đỏ, những con đường rộng lớn cũng như vô số người đi

ngược đi xuôi đi qua đi lại làm chúng tôi quáng cả mắt và rồi chẳng biết mình sẽ đi thăm những

đâu. Chúng tôi chẳng khác nào mấy anh ngố về thành nên cứ dắt díu nhau từng tốp ba bốn đứa

mà đi kẻo bị lạc. Chúng tôi thấy có một số trại sinh từ các tỉnh xa cũng ghé thăm Sài Gòn và

cũng ngơ ngơ ngáo ngáo chẳng khác gì chúng tôi. Tôi nhập vào tốp của Nghĩa là một đội trưởng

của Thiếu đoàn Lê Lợi và theo như lời Nghĩa thì anh có nhiều bà con ở Sài Gòn và thường về Sài

Gòn trong những dịp hè hoặc lễ lớn. Nghĩa có vẻ rành Sài Gòn nên dắt chúng tôi đi coi nhà thờ

Đức Bà và đứng tại đó chúng tôi nhìn thấy Dinh Độc Lập, hướng đối diện với Dinh Độc Lập là

sở thú. Bọn tôi rất muốn đi xem sở thú nhưng theo Nghĩa thì không đủ thì giờ vì theo lời dặn của

các trưởng thì chúng tôi phải có mặt trước trụ sở Quốc Hội đúng ba giờ chiều để lên xe về lại Đà

Lạt. Nghĩa dắt chúng tôi đi về phía chợ Bến Thành. Dọc theo đường Lê Lợi phố xá hai bên buôn

bán tấp nập đông vui, có rất nhiều người ngồi và đứng bán ngay trên vỉa hè với đủ mọi loại hàng

hóa như dụng cụ học sinh, sách, lịch, tranh vẽ, bánh kẹo, vải vóc, áo quần may sẵn và hình của

các tài tử xi nê Mỹ...Nhiều thanh niên chặn chúng tôi lại mời mua đủ thứ nhưng chúng tôi phải

tránh né để đi theo cho kịp Nghĩa, hơn nữa cũng chẳng có tiền để mà mua. Chúng tôi đi vào bên

trong chợ Bến Thành xem lướt qua một vòng rồi trở ra, vừa đi vừa ngắm vào các cửa tiệm có tủ

kiếng chưng bày đủ loại hàng. Trên đường Lê Lợi chúng tôi thấy có mấy người đàn ông ngồi vẽ

chữ thành hình rồng phượng rất bay bướm. Lại có người mời khách đi đường đứng lại rồi dùng

giấy và kéo cắt hình chân dung cho họ và công việc làm chỉ trong nháy mắt. Chúng tôi mê mải la

cà xem đủ mọi thứ cho đến khi cảm thấy đói bụng thì Nghĩa đưa chúng tôi đến một xe bán bánh

mì và mỗi đứa mua một ổ bánh mì thịt để ăn. Vừa ăn vừa nhìn chung quanh xem có trưởng nào

Page 24: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

thấy hay không vì chúng tôi biết rằng Hướng Đạo không được ăn uống ngoài đường nhưng đói

quá biết làm sao hơn! Nghĩa lại đưa chúng tôi đến một góc đường để uống nước mía. Đó là lần

đầu tiên trong đời được uống ly nước mía với hương vị thơm ngon và mát lạnh. Ở xứ lạnh Đà

Lạt chúng tôi chẳng bao giờ uống nước có đá. Sau đó chúng tôi chỉ dám đi loanh quanh gần trụ

sở Quốc Hội để ngắm nghía thêm nhà cửa phố xá và xe cộ qua lại để đúng ba giờ là chúng tôi có

mặt tại địa điểm tập trung. Ấy thế mà vẫn có vài Thiếu sinh trễ giờ vì lạc đường hoặc mê mải với

cảnh lạ người đông nơi chốn đô thành. Nhiều đứa trong chúng tôi cứ tiếc là không có nhiều thì

giờ để đi xem nhiều nơi nổi tiếng ở thủ đô.

Gần bốn giờ chiều những chiếc GMC chở chúng tôi mới chuyển bánh rời Sài Gòn. Ngồi

trên xe chúng tôi cố nhìn ra bên ngoài thành xe để tiếp tục nhìn cảnh phố xá xe cộ cho đến khi xe

chạy ra đến Thủ Đức - Biên Hòa - Hố Nai ngang qua Quốc Gia Lâm Viên Trảng Bom - Túc

Trưng - Gia Kiệm -Định Quán - Phương Lâm. Những rừng cây Giá Tị, rừng cao su bạt ngàn và

những ruộng lúa và hoa màu xanh ngát hai đường lần lượt bỏ lại đằng sau. Trời tối và xe chạy

chậm trong đêm, gió lùa vào xe mát rượi. Vài Thiếu sinh ngủ gà ngủ gật vì thấm mệt, số còn lại

chia hai nhóm thi nhau hát đến khan cả tiếng. Khi xe bò lên hết đèo Chuối thì cái lạnh cố hữu

của cao nguyên làm cho chúng tôi tỉnh người và ai nấy cũng đều lấy áo ấm ra để mặc. Xe qua

khỏi thị trấn Blao, đến Di Linh rồi ngang qua Tùng Nghĩa - Liên Khương, vượt tiếp mười cây số

của đèo Prenn để vào thành phố Đà Lạt. Cái lạnh mùa đông làm buốt thịt da nhưng lòng chúng

tôi đều cảm thấy ấm áp vì đã mang được niềm vui và hương vị nồng thắm của tình huynh đệ từ

Rừng Sao về cao nguyên. Lòng chúng tôi hân hoan rộn ràng khó tả. Gần mười một giờ khuya xe

dừng ngay trước khu phố Hòa Bình, chúng tôi chia tay các trưởng và bạn bè để ai về nhà nấy.

Trong ký ức hiện ra những hình ảnh của mùa họp bạn Trảng Bom cách nay vừa đúng

năm mươi năm nhưng không sao viết hết, viết đủ. Năm mươi năm trôi qua với bao nhiêu thăng

trầm của cuộc đời, bao nhiêu biến đổi trên một đất nước cho mãi đến ngày hôm nay. Giờ thì tóc

đã bạc màu với thời gian, ngồi nhớ lại thuở thanh xuân theo chân trưởng và bạn bè dự họp bạn

Rừng Sao mà không khỏi nhớ tiếc ngậm ngùi!

Ngồi nhớ thanh xuân kỷ niệm đầy

Nghe rừng vang tiếng gọi đâu đây

Năm mươi năm ấy còn ai nhớ

Rừng cũ năm nào Hoa Sao bay

Hoàng Kim Châu RS

Page 25: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

SUỐI TIÊN trong tim tôi LTS: Đây là bài viết của Thiên Nga Kiên Quyết- Trưởng ban biên tập Kỷ yếu Tiểu trại Phục Hưng trong kỳ

Họp Bạn Giữ Vững, kỷ niệm 40 năm HĐVN.

Trưởng Nguyễn Thị Khiết là nữ RS đầu tiên và cũng là nữ Trưởng có BR Tráng trước tiên của HĐVN.

Trưởng Khiết là một người rất “tài hoa”… đã từng viết chung với Sư Tử Đảm đương 8 cuốn sách về giáo

dục và trước 1975 đã cùng Trưởng Bò Rừng Lém đi tập huấn Sinh hoạt Học đường cho các Giáo viên ở Tây

Nguyên. Rất tiếc vì “bạc mệnh” nên đã bỏ chúng ta để theo gót BP từ 5 năm trước.

GVMD

Đọc trong Lời nói đầu của Bạn Đường I thấy Trưởng Sư Tử Đảm Đương viết: Giữ Vững,

Suối Tiên… đều là GIỮ VỮNG. Giữ vững tinh thần để giữ vững phong trào. Thấy anh em Giữ

Vững – Suối Tiên cùng Trưởng Voi Hoạt Bát hợp thành một đại gia đình của Ngành Tráng, là

một Bạn Đường tôi cảm thấy vui lây.

Nhắc đến GIỮ VỮNG – SUỐI TIÊN, lòng tôi lại rộn ràng với những kỷ niệm xưa. Đã

gần 30 năm qua rồi nhưng tôi còn nhớ rõ, xin ghi lại vài nét của Trại Họp Bạn (HB) năm xưa để

tặng các bạn đồng hành.

o 0 o

Vào dịp Giáng sinh 1970, trại Họp Bạn Toàn Quốc của HĐVN được tổ chức tại Suối

Tiên (Thủ Đức) tiếp theo tinh thần Phục Hưng (HB Tràng Bom 1959); trại này lấy tên là Giữ

Vững. Trại qui tụ gần 8.000 người gồm HĐ Hải Đoàn và Nữ HĐ cùng đại diện các Hội HĐ bạn:

Hoa Kỳ, Thái Lan, Campuchia, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và Trung Hoa, Trại trưởng là TUV

Trần Văn Lược.

Các Tiểu trại Trưởng hầu hết đều ở ngay Sàigòn, đã nhận đất trại từ lâu, lại có các đơn vị

thuộc quyền lên làm cổng trại và hàng rào trước cả tuần rồi nên có vẻ khang trang. Chỉ có

Trưởng Sư Tử Đảm Đương cùng về một lần với Đạo Lâm Viên vào giờ chót, lại được chia đất

trại xa nhất, cây cỏ um tùm thấy mà phát ớn vì sợ rắn rết… Trang bị cho Tiểu Trại (TT) chẳng có

gì ngoài một số cây để làm cổng trại và 1 đường dây điện thoại đã được bắt sẵn. Trời nắng như

thiêu như đốt, nhìn đất đai khô cằn với cây cỏ um tùm, các trại sinh thuộc Đạo Lâm Viên (đơn vị

đến đầu tiên cùng TTT) thấy mà ngao ngán. Trong lúc đó thì Trưởng Sư tử vẫn tỉnh bơ, điều

động 10 xe GMC của phái đoàn ĐàLạt chạy vòng vòng theo ranh giới hàng rào Tiểu trại rồi thu

hẹp dần đến khu trung tâm. Chỉ trong chốc lát lùm bụi đều rạp xuống, đất trại hiện ra quang đãng

hơn. Lần lượt các Đạo Đồng Nai, Hàm Long, Liên Đạo Thừa Thiên (gồm 6 Đạo, do Trưởng

Nguyễn Hòe, Châu trưởng Quảng Thừa làm Trưởng phái đoàn) đến… Đơn vị nào cũng hăm hở

muốn chọn đất trại trước để có đầy đủ tiện nghi, nhưng Tiểu Trại Trưởng (TTT) ra lệnh án binh

bất động.

Đến chiều 25/12/1970 thì các phái đoàn đều tập trung đông đủ gồm 23 Đạo (Bắc Thành,

Bến Nghé, Bình Thuận, Daklak, Đồng Nai, Gia Lai, Hàm Long (Cần Thơ), Hoa Lư, Lâm Viên,

Long Hồ (Vĩnh Long), Bình Lâm (Long Khánh), Nguyễn Ánh (An Xuyên), Phú Yên, Quảng

Ngải, Vũng Tàu, Vạn Xuân (An Giang), Liên Đạo Thừa Thiên, Kontum) tổng cộng có 1.068 trại

sinh. Tùy theo nhân số mà mỗi phái đoàn được phân chia khu vực có diện tích và địa thế thích

hợp, quanh kỳ đài ở trung tâm có chừa một sân rộng để làm vòng họp chung nên trông quy củ

hơn các tiểu trại khác.

Tiểu Trại Phục Hưng ở tận cùng của khu Suối Tiên, xa Ban Điều hành Trại, tiện nghi

thiếu thốn, máy phát điện ở quá xa, đường dây chuyển tải dài hơn 1km nên điện thế xuống thấp,

đèn mờ không thể chiếu sáng. Sợ không đảm bảo an ninh và không đủ tiện nghi cho sinh hoạt,

anh TTT bèn gọi điện thoại nhờ HĐ Không đoàn mượn giùm một máy phát điện và giàn đèn pha

Page 26: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

dùng chiếu sáng phi đạo của sân bay Biên Hòa, và nhờ Trưởng Ph.Q. Thuần ở Trường Thủ Đức

điều động cho mấy xe bồn chở nước để cung cấp riêng cho TT. Chỉ sau 1 giờ là có đầy đủ tiện

nghi, trại sinh thấy phấn khởi hẳn.

• Tiếng khẩu cầm bất hủ

Sau những vất vả của hành trình và cật lực lo xây dựng trại, mọi người đều mệt mỏi nên

ngủ một giấc thật say. Đến 5 giờ sáng mà vẫn chưa thấy ai thức dậy. Nhờ có máy phát điện riêng

và hệ thống loa phát thanh đầy đủ. Trưởng Voi Hoạt Bát thổi khẩu cầm bài ca thức giấc, tiếp đó

là bài ca HB Phục Hưng làm đài hiệu và bài ca chính thức HB Suối Tiên của Hà Dzũng cùng bài

Giữ Vững tuổi xanh của Tiến Lộc để các trại sinh quen với điệu nhạc, sau đó là tập hát… nên TT

Phục Hưng hát đúng nhịp và hay nhất trại.

Kể từ đó, những trại Huấn luyện về sau của Miền II hễ có Trưởng Voi là không thể thiếu

tiếng kèn harmonica quen thuộc.

• Tiểu Trại Trưởng Phục Hưng được đặc quyền chạy xe trong trại

Theo qui định chung, mọi xe 2 bánh và 4 bánh của bất kỳ ai đều không được chạy trong

khu vực trại; nhưng về TT Phục Hưng ở xa khu Trung ương nhất nên TTT được di chuyển bằng

xe để đi họp hoặc liên hệ với Ban Điều hành. Trong TT có chiếc Jeep của Trưởng Dương Xuân

Tụy và 1 xe của LĐT Bình Lâm, lẽ ra phải đem gửi ở bãi đậu ngoài khu vực trại, nhưng được giữ

lại để dùng cho TT. Vì trong trại đông người đi lại nên mỗi lần di chuyển xe hú còi chạy phom

phom nhưcủa thượng khách, mọi Trại sinh (TS) phải giạt vào lề ngơ ngác trông theo.

• Trại chưa khai mạc sao đã ca bài Tạm Biệt?

Thấy Tiểu trại Phục Hưng có qui củ và khang trang nên HĐTƯ quyết định chọn làm nơi

thăm trại của các Thượng khách (VIP) sau lễ chào cờ Khai mạc Trại Họp Bạn vào sáng

27/12/1970. Tin được loan ra, các phái đoàn thuộc Tiểu trại lo trang hoàng góc trại của mình

bằng thủ công HĐ. Tất cả Trại sinh phải giữ vệ sinh chung, không được vứt rác bừa bãi. Lệnh

ban ra nhưng Thiếu sinh lại chóng quên nên rác vẫn lác đác trong sân cờ. TTT đích thân theo dõi

và bắt được 1 Thiếu sinh của Đồng Nai vất que kem giữa sân. LM Trần Minh Phú, Đạo Trưởng

Đồng Nai, được mời lên Minh Nghĩa Đường nhận thông báo chuẩn bị cho Thiếu sinh nói trên rời

khỏi Trại. Quyết định trục xuất được ban hành. Trưởng Voi Hoạt Bát được lệnh tập họp tất cả

thành viên của TT xếp thành vòng tròn lớn và hát bài Tạm Biệt tiễn đưa em Thiếu ra về. Tuy biết

đây là trường hợp “con dê tế thần” nhưng TTT cũng cương quyết thi hành để giữ kỷ luật Trại,

nhờ vậy cho đến lúc bế mạc, TT Phục Hưng luôn sạch sẽ. Sau lễ tiễn đưa, Trưởng Sư Tử Đảm

Đương mắt đỏ hoe và không thiết gì đến ăn uống vì buồn. Ban ẩm thực tìm mọi cách mà anh vẫn

không nuốt nổi. Sợ anh mất sức, Tiểu trại Phó ngoại vụ báo lên bệnh xá. BS Trần Bình Diệp

(Đạo Trưởng Bạch Đằng) vội xuống khám sức khỏe và định truyền sérum nhưng Trưởng Sam

không chịu vì sợ mất thì giờ, nên đành tiêm thuốc bổ và cứ nửa ngày xuống săn sóc một lần.

Sự kiện này đã đưa đến 2 hệ quả sau:

- Toàn thể gia đình Trưởng Dương Xuân Tụy (LĐT Liên đoàn Biệt lập Di Linh) đều

tham dự trại vì hầu hết là HĐS, ngoại trừ chị Tụy là chưa gia nhập HĐ nhưng vẫn đi theo ban

phục vụ. Thấy Trưởng Sam nghiêm khắc ban hành kỷ luật nhưng vẫn thương em Thiếu ấy, chị

bèn “ngộ” tinh thần HĐ nên sau khi về, xin Đạo Lâm Viên làm lễ Tuyên hứa và đã trở thành 1

Ấu Trưởng.

- LM Trần Minh Phú có nhờ Trại Trưởng và Ban Điều Hành can thiệp nhưng ai nấy đều

bảo rằng điều gì Trưởng Sam đã quyết định thì khó mà thay đổi, nên đã chấp hành đưa em Thiếu

ra khỏi Trại HB và gửi ở nhà quen chờ ngày mãn trại. Đến tối TTT cho phép đem em ấy trở vào

nhưng không được mang khăn quàng Trại. Cha Phú nhận thấy được sự nghiêm minh của một

Trưởng chân chính nên từ đó về sau đối đãi với Trưởng Sam rất thân tình.

Page 27: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

• Chương trình phát thanh của TT Phục Hưng

Với sở trường hoạt náo, Trưởng TL họp với các Đạo để thực hiện chương trình phát

thanh của TT. Kể từ 11 giờ ngày 26/12, chương trình được phát liên tục cho đến ngày bế mạc

ngoại trừ thời gian từ 22 giờ đến 5g30 sáng. Các Đạo luân phiên giới thiệu sự hình thành và phát

triển của mình với chương trình văn nghệ mang màu sắc của địa phương.

• Lễ khai mạc Trại Họp Bạn

Được tổ chức lúc 8 giờ sáng ngày 27/12/1970 có đầy đủ các thượng khách tham dự.

Trong dịp này Tr. Trần Văn Khắc được tặng Kim Long Huân Chương là huy hiệu cao quý nhất

của HĐVN. Sau đó quan khách đến thăm TT Phục Hưng, các báo chí trong nước có đăng hình

ảnh và bài ca ngợi.

• Đêm văn nghệ của TT Phục Hưng

Tối 27/12/1970, TT Phục Hưng đã tổ chức một buổi lửa trại vào lúc 20g30, đã được một

số rất đông TS của TT khác đến tham dự, đặc biệt là Ban Điều hành của Trại Giữ Vững và hầu

hết các Trưởng kỳ cựu đều hiện diện chung vui. Mỗi Đạo đều cố gắng đem lại niềm vui cho

người khác bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc và mang tính cách địa phương… thật là một

buổi lửa trại khó quên!

Tôi có đặt may mấy cái áo bằng Thổ cẩm Langbian để TT tặng các Trưởng lãnh đạo: Hội

Trưởng, Chủ tịch HĐTƯ & TUV. Dù đã được dành riêng cái áo size XL nhưng khi Trưởng Sam

tròng áo vào cho Trưởng Nguyễn Văn Thơ thì xuống đến ngực rồi không kéo thêm được nữa vì

bụng của Tổng Trưởng giáo dục có lẽ chứa nhiều chữ quá… hay vì tôi không lường trước được

vòng 2 quá khổ; còn Trưởng Huỳnh Văn Diệp và Trần Văn Lược thì mặc vừa vặn nhờ tôi đã gặp

các Trưởng ấy nhiều lần nên may đúng cỡ.

• Thương nhau đổi áo cho nhau

Đó là mục góp vui đặc sắc của các Trưởng Điều hành TT Phục Hưng trong đêm lửa trại

chung toàn trại HB. Các Trưởng cùng hát bài “Qua cầu gió bay” với tiếng khẩu cầm của Voi

Hoạt Bát đệm theo. Trưởng ĐĐ Thích Như Mãn và Trưởng LM Nguyễn Văn Luận ra múa và đổi

áo cho nhau. 1 số Trưởng ngoại quốc thấy dễ múa theo nên cùng vào tham dự… tiết mục này

được mọi người tán thưởng, nhất là Trưởng Trần Văn Khắc vô cùng thích thú khi thấy tinh thần

hòa đồng tôn giáo.

• Kỷ yếu Trại đầu tiên của HĐVN

Nhờ Cha Phú in tặng bìa, nhờ TTT vận động nhiều ân nhân tài trợ, với sự nỗ lực viết bài

và đánh máy suốt ngày của Ban Thường trực văn phòng, đến tối thì Trưởng Sư Tử Đảm Đương

và ĐĐ Thích Như Mãn lái xe về SàiGòn nhờ xưởng Ronéo Fax Mỹ Hiệp in suốt đêm… nên đến

sáng hôm bế mạc (29/12/1970 thì các tập Kỷ yếu đã đóng xong. Trước khi chia tay, mỗi TS được

phát 1 cuốn Kỷ yếu dày 50 trang để lưu niệm. Đây là cuốn Kỷ yếu đầu tiên được thực hiện ngay

tại trại của HĐVN.

• Ký tên rừng đẹp là một tai họa!

Trong những ngày HB, một số TS đã lác đác đi xin chữ ký của các Trưởng và bạn bè bốn

phương. Sau lễ bế mạc thì vô số TS từ các TT kéo đến xin chữ ký, đứng vây quanh Trưởng Sư

Tử Đảm Đương lớp trong lớp ngoài đến nghẹt thở, áoquần ướt đẫm mồ hôi như mới bị té xuống

hồ. Một số TS dễ tính hoặc vội về thì chịu xin tên Rừng bằng cách đống dấu đã khắc sẵn, một số

khác thì nhất định xin bằng được chữ ký đích thân viết bằng bút, làm cho Trưởng Sư Tử Đảm

Đương bỏ cả bữa ăn trưa, đến hơn 5g chiều mới được rời khỏi Trại, lúc ấy thì đã kiệt sức, tay

run, vẽ con Sư Tử lại giống con “Thiên Cẩu” nên mới được buông tha! Đây là một điều mà mọi

người nên rút kinh nghiệm (đừng ký tên rừng) nếu không muốn rời trại quá trễ.

o 0 o

Page 28: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

GIỮ VỮNG là kỳ Trại HB đầu tiên trong đời HĐ của tôi với nhiều kỷ niệm không thể

nào quên, xin ghi lại để cùng chia xẻ với các bạn.

THIÊN NGA KIÊN QUYẾT

RS NGUYỄN THỊ KHIẾT

Page 29: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Ñeâm taøn löûa Songuyeân

Nghe loøng gôïn soùng

Quanh löûa hoàng

Nhôù

Thôøi trai treû

Ñeâm

Muø söông

Veû chi

Moät thoaùng ñôøi

Huyeàn hoaëc

Ñeå laïi

Nghìn sau

Boùng tòch döông

Goùc nhoû ta

Chieàu Baïch maõ

Giôø ñaây

Ai gôû roái

Tô vöông

Nghieâng caønh hueä

Traéng

Phai

Maøu laù

Coå xe töù maõ

Loõng daây cöông…

SN

Page 30: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

CHÚT ÍT SỬ LIỆU VỀ HĐ ĐÀ NẴNG Trong bữa cơm thân mật tại quán ông Táo do một số anh em ở Huế khoản đãi, Tr Nguyễn

Kỳ Nam (Cheo Sốt sắng) có cung cấp sử liệu về HĐ Đà Nẵng như sau:

… Ông Trần Thúc Linh, thẩm phán ở Đà Nẵng làm Đạo Trưởng An Hải. Khi ông Linh

thuyên chuyển vào Saigòn thì Tr Hồ Văn Đệ làm Đạo Trưởng.

Tr Lê Quang Giao Thiếu Trưởng, Liên Đoàn Trưởng Tây Hồ, Đạo An Hải. Năm 1955.

Đạo An Hải thành lập Tráng đoàn Hải Vân, Tráng Trưởng là anh Hồ Văn Đệ (Đạo

Trưởng kiêm nhiệm). Năm 1956 họp bạn Châu Hải Trung tại đồi Thiên An (Huế), Trại Trưởng

là Tr Tôn Thất Đông. Trong kỳ trại này Đạo Trưởng Hồ Văn Đệ nhập rừng với tên Gấu Ôn hòa

do Tr Gà Hùng biện làm Chúa Sơn Lâm.

Năm 1958, Tr Bùi Văn Giải lập LĐ Trà Kiệu trực thuộc Đạo An Hải, sau đó lại lập LĐ

Bửu Sơn rồi tách ra lập Đạo mới là Đạo Bắc Đẩu.

Thời kỳ hỗn loạn tại miền Trung (1965-1966) HĐ Đà Nẵng cũng bị phân hóa nhưng sau

đó, khi Tr Trần Cứu, một huynh trưởng ôn hòa lên làm Đạo Trưởng thì mọi dị biệt được san

bằng, HĐ Đà Nẵng thành một khối duy nhất. Anh Nguyễn Kỳ Nam được bầu làm UV ngành Ấu.

Một trưởng giỏi và năng động là anh Nguyễn Tấn Định làm UV ngành Thiếu. Về sau anh

Định chuyển vào Saigòn thì Trưởng ty Thanh niên là anh Nguyễn Duy Vĩ lên thay. UV ngành

Tráng là anh Nguyễn Như Ban. Số huynh trưởng thời này thật đông đảo, nhiều vị nổi tiếng như

anh Lê Nguyên Nho (Trưởng ty Quan thuế), anh Mai Bá Thanh, Mai Bá Trúc.

Ghi chú:

1. Xin quí anh chị cung cấp sử liệu về HĐ Đà Nẵng.

2. Xin có đôi nét phác họa chân dung các huynh trưởng mà anh Kỳ Nam đã nói ở trên

đây để hoài niệm và biết ơn:

Tr Trần Thúc Linh, nguyên là Tráng sinh toán Sông Lô của Tráng đoàn Lam Sơn (Hà

Nội). Tráng sinh Toán này đa phần là SV trường Luật, trong đó có Toán trưởng là Nguyễn

Thành Cung, người Long Xuyên, sau này làm Hội Trưởng từ năm 1958-1963.

Tr Trần Thúc Linh làm Đạo Trưởng đạo An Hải, khi chuyển về làm Thẩm phán Saigòn,

từng giữ chức Chánh án Tòa Thượng thẩm, Chánh án Tòa thiếu nhi phạm pháp. Người Bắc, nhỏ

nhắn nhưng đởm lược vô cùng, nổi tiếng là vị quan tòa thanh liêm chính trực, có thời làm Thẩm

phán ở Tối cao pháp viện.

Tr Hồ Văn Đệ, tên rừng là Gấu Ôn hòa, nhập rừng năm 1956 trong kỳ trại họp bạn Châu

Hải Trung tại đồi Thiên An (Huế), Chúa Sơn Lâm là Gà Hùng biện.

Trưởng Đệ là Đạo Trưởng thâm niên nhất của đạo An Hải, con cái đều là HĐS. LT Tuấn

Mã Tận tâm Trần Xê là con rể. Tr Gấu đã lìa rừng.

Tr Lê Quang Giao: huynh trưởng kỳ cựu của miền Trung, năm 1951 là một trong 7

HĐS.VN tham dự trại họp bạn Á châu TBD tại Úc.

Phái đoàn gồm:

Tr Vũ Văn Hoan (Diều Lãng bạc) Tổng Ủy Viên làm Trưởng đoàn. Đã mất tại Hà Nội

năm 2009.

Trần Điền (Gà Hùng biện), đại diện miền Trung làm Phó đoàn. Đã lìa rừng năm 1968.

Trần Trung Du (Hươu Nóng tính), đại diện miền Bắc. Phụ trách thủ công. Đã lìa rừng

năm 2000.

Tr Trần Văn Bích (Gà Yêu đời), đại diện Hải Phòng, lo tiếp phẩm.

Lê Quang Giao: đại diện miền Trung, hiện đang sống ở Nha Trang.

Huỳnh Minh Quang (Tây Khiêm tốn), đại diện miền Nam, thủ quỹ và thông dịch, đang ở

Pháp.

Page 31: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Lê Gia Mô (Mèo Ưa Rình), đại diện miền Nam, là người trẻ nhất nên được giao trách

nhiệm làm hỏa đầu quân, hiện đang dưỡng bệnh tại Quận 4 TP.HCM với tuổi 82.

*

* *

Bùi Văn Giải (Rùa Vô tư), Đạo Trưởng đầu tiên của Bắc Đẩu. Về sau Tr Giải trở thành

cụ Thượng, giao đơn vị lại cho Tr Trần Cứu. Cụ Rùa Vô tư đang ở phương xa.

Trần Cứu (Cò Yêu nghề) thay thế Tr Bùi Văn Giải làm Đạo Trưởng Bắc Đẩu. Đã lìa

rừng.

Nguyễn Tấn Định (Lạc đà Từ tốn) không biết có phải vì anh là dân “Không quân” thường

giúp anh em đi đây đi đó bằng máy bay mà anh có tên rừng là Lạc đà không. Chỉ biết anh về sau

là Trưởng 4 gỗ, giữ chức Trưởng Miền I Huấn luyện.

Sáo

Page 32: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

THỬ THÁCH SƠN CA đảm đang

BBT: Ổ gà “Đài Loan” gồm 13 thành viên đều là dân rừng. GVMD số 3 đã có giới thiệu đầy đủ về Tr Gà

Cần mẫn và Ve ve Mùa đông.

Đây là một gia đình điển hình của làng Bách Hợp, có thể thiếu tiền thiếu gạo nhưng không thiếu tiếng hát

tiếng cười.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Sơn ca Đảm đang mô tả đúng thực trạng gia đình trong xã hội thời

bobo.

- Phi ơi! Dậy nấu bánh con.

Giọng cha nói dịu dàng âu yếm. Phi thức giấc, cơn gió thoáng vào làm da mặt mịn màng

của Phi se lại, Phi lười biếng trùm chăn nằm ráng. Trời dần sáng, bầu trời vẫn đục một màu xám

buồn.

Cha Phi lại gọi:

- Phi dậy nấu bánh con, cha nấu nước rồi.

Phi giật mình tỉnh dậy, và nhớ đến nhiệm vụ của mình. Nhìn ra trời mờ sáng. Phi chặt

lưỡi:

- Chết rồi! Đi bán trễ mất!

Hấp tấp xuống bếp lo nấu nướng, những cái bánh lọc sao đáng yêu thế! Những cái bánh

trắng trong có con tôm đo đỏ lồ lộ hấp dẫn lạ. Những cọng hành, lát ớt xanh đỏ điểm cho thau

bánh thêm ngon lành. Chà! Những cái bánh này, loang ít mỡ, tí tương ớt cay cay, tí nước mắm

ngòn ngọt là ngon vô cùng.

Thau bánh đã được sửa soạn xong. Chồng dĩa sạch sẽ, muỗng, nĩa… Tất cả đựng trong

chiếc rổ trẹt. Như một người bán hàng lành nghề, nách rổ bánh lên, Phi chào cha và các chị. Cha

không đáp lại, quay đi ngăn những giọt nước mắt xót xa. Người cha đau đớn nhìn dáng Phi bé

nhỏ đi trong cơn lạnh buốt đôi vai.

… Phi nách rổ bánh đi dần về cuối xóm.

… Đi ngang qua xóm nghèo ở đầu đường, tự dưng Phi lại cúi mặt tránh đi tia nhìn của

mọi người. Phi cũng biết rằng: nghèo đâu phải là một cái tội, nhưng vẫn cứ sao sao ấy (?!). Phi

bây giờ đã khác cô học trò nhỏ, mà là người khoác áo manteau cũ kỹ, đội thêm chiếc nón không

mấy lành lặn mà Mạ để ở nhà… Phi cứ yên lặng bước đi qua khỏi đường xóm quen thuộc, Phi

rảo bước trên đường quan. Tiếng rao hàng dễ dàng nhưng sao quá xa lạ và khó khăn thế! Mỗi lần

chơi đùa với lũ em Phi vẫn là cô bán hàng sành sỏi và có duyên lắm cơ mà! Giờ đây tiếng rao

nghẹn ngào không thốt nên lời. Nỗi buồn thấm thía, lòng xót xa cho hoàn cảnh gia đình hiện tại.

Gia đình Phi nghèo, lại đông anh em, trong thời buổi kiệm ước này đồng tiền kiếm ra quá chật

vật. Cha mẹ Phi làm quần quật suốt ngày mà vẫn không đủ nuôi chín miệng ăn. Kinh tế gia đình

quá khó khăn hơn. Các anh chị em Phi đều biết hoàn cảnh hiện tại của gia đình. Mặc dù đi học

nhưng vẫn cố gắng đem hết khả năng giúp đỡ cha mẹ. Bây giờ Mẹ Phi đã vào Đà Nẵng buôn bán

kiếm thêm chút đỉnh. Và sáng hôm nay Phi lại thay thế vai trò của mẹ. Phi vừa đi học, vừa đi

bán, với hy vọng bàn tay nhỏ nhoi của Phi sẽ đóng góp một phần nào cho kinh tế gia đình…

Ham suy nghĩ, Phi đi đến cầu Kho rèn lúc nào không hay. Phi chưa bán được đồng nào

và cũng chưa rao được tiếng nào rõ to cả. Sao mình yếu đuối thế! Hãy can đảm lên chứ Phi?!

Không lẽ đem cả thau bánh về… Phi cố gắng hét lên thật to để mọi người nghe thấy.

- Ai… bánh… bột… lọc… không?

Tiếng rao hàng bị chận lại ngang cổ họng như lòng Phi đang thổn thức… Đi ngang qua

những người xe thồ đang đứng chờ khách ngổn ngang. Phi mạnh bạo mời:

Page 33: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

- Chú ăn bánh lọc không?

- Không.

Tiếng không khô khốc làm Phi đắng cay, kiếm ra đồng tiền thật quá khó khăn. Phi nén

cơn xúc động làm nước mắt tuôn trào. Hình ảnh nhẫn nhục của Mẹ, sự chịu đựng nhọc nhằn của

cha… thúc giục Phi hăng hái bước nhanh chân.

Phi ra đến cửa hàng số 1. Những người CBCNV mua vải thật đông đúc, nhộn nhịp. Nhìn

cảnh mua bán tấp nập đó Phi chắc mẩm sẽ bán được. Trước cửa hàng số 1, những con người

buôn bán cãi nhau ồn ào náo nhiệt. Phi đặt rổ bánh, ngồi xuống cạnh o bán bánh chưng. Nhìn

người ta buôn bán rành rọt làm Phi ao ước mình cũng làm được như vậy. O này luôn mời mọc:

- O ăn bánh chưng không O? Bánh chưng Nhật lệ ngon lắm, nhụy cả mỡ béo ngậy luôn

đó. Tui lột bánh O coi nghe.

Vừa nói tay vừa lột bánh làm người mua không sao nỡ chối từ.

Người đàn bà xách giỏ đó ngồi bệt xuống cạnh thúng bánh, lựa lui lựa tới trả giá. Vừa ăn

vừa nức nở khen:

- Bánh ngon ghê!

Phi ngồi cạnh bên, nhìn O bán bánh đếm tiền mà thèm thuồng. Phi mời đại:

- O ăn bánh lọc không O? Bánh con ngon lắm!

Người đàn bà liếc nhìn sang, trông thau bánh lọc cũng hấp dẫn lắm. O chợt nói:

- Ui chà, rứa mà không biết, có bánh lọc nữa nì. Gắp cho O 2 đồng.

Không sao tả nỗi sự vui mừng và sung sướng của Phi lúc đó. Tay gắp bánh mà trong

bụng hồi hộp như sợ O đó không ăn nữa. Trống ngực cứ đập thình thịch. 2 đồng đầu đời kiếm

được đầy mồ hôi và nước mắt! (mặc dù đang tiết mùa đông nhưng mồ hôi lo sợ vẫn chảy dài)

sao mà đáng yêu quá chừng. Giọt nước mắt sung sướng lăn dài trên má… Phi quay chùi vội.

… Ngồi một lúc lâu cũng chẳng bán thêm được đồng nào, Phi chán nản, lại thêm công an

đuổi không cho ngồi bán. Phi không biết tính sao vì ngoài trời đang mưa.

- Chú cho con đứng đây một tí nữa đã…

- Không, không được. Mấy con nhỏ này lì lợm lắm đấy. Coi chừng đem vào đồn bây giờ.

Phi nghe đồn công an mà sợ hãi. Làm sao mà ngủ ngồi một đêm thì khốn!

- Chú cho con núp mưa một chút rồi đi ngay. (giọng Phi hốt hoảng).

Ngoài trời mưa đã ngớt. Phi băng qua đường về ngã bưu điện. Đi dưới làn mưa bay bay.

Nước làm ướt cả mặt lạnh buốt. Nước mưa hay nước mắt?! Phi cũng chẳng biết buồn cho mình,

cho gia đình mình và cho những người khốn khổ khác trên thành phố thân thương này. Bây giờ

Phi mới thấm thía nỗi khổ cực để kiếm ra được đồng tiền. Thật lắm chua chát!

Nghĩ đến cha mẹ… Phi chợt thương cha mẹ hơn lúc nào hết. Thương cha mẹ đã bao nhọc

nhằn kiếm được đồng tiền để nuôi bầy con khôn lớn. Bàn tay mạ nhỏ nhắn, tần tảo và thật khéo

xoay, vật lộn với cuộc sống, đánh đổi biết bao mồ hôi nước mắt để có đồng tiền trong sạch, tất cả

chỉ để cho đàn con…

Qua bưu điện, rồi qua công viên Văn khoa thênh thang. Tâm trạng buồn tủi vây quanh

Phi. Chung quanh Phi vẫn ồn ào tấp nập, nhưng sao Phi vẫn thấy trống vắng lạc loài. Phi đi

thẳng qua chợ Đông Ba. Ngày chủ nhật nên chợ đông hơn. Gần tết rồi còn gì. Loanh quanh trong

chợ Phi chẳng biết ngồi chỗ nào đi nữa. Cái gì bước đầu cũng ngỡ ngàng hết thảy. Vào đến tận

hàng gia vị ở lầu chuông. Phi đặt thau bánh bên cạnh O bán cơm hến. O tội lắm. Gặp ai O cũng

mời bánh dùm Phi. Mà Phi thì mở miệng chẳng ra. Khách hàng nhiều người chua chát:

- Răng mà nước mắm ngọt quá, ăn bắt lợm.

Phi nghe phát rùng mình. Bánh mình làm sạch sẽ và ngon, thế mà người chê mắc chê dỡ!

Buôn bán là vậy đó, làm dâu trăm họ mà!

Page 34: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Ngồi ngáp vặt, chẳng bán thêm được đồng nào. Phi chán nản nách rổ bánh, thật sự bây

giờ Phi chẳng thấy hăng hái tí nào, nỗi buồn chán lẫn nỗi âu lo bao trùm lấy Phi.

Phi với thau bánh còn đầy, đi từ dãy hàng này đến dãy hàng khác. Đến hàng cá, hàng lê

ghim lúc nào không hay… Phi xắn cao ống quần đen bạc màu lội qua những vũng bùn nhơ nhớp,

mùi tanh của cá, mùi ruốc, mùi nồng cay của những thau ớt bột bay lên quyện vào nhau thành

một mùi thơm khiếp đảm! Phi chẳng để ý gì đến quang cảnh chung quanh mình, chỉ mong bán

thật mau để trở về nhà. Bụng đói mà Phi chẳng dám ăn một đồng xu! Đối với Phi bây giờ đồng

tiền to thật là to không sao nói được.

… Tiếng gọi bán, làm Phi nhẹ cả người…

Thau bánh vơi đi chút ít. Trời càng trưa. Phi lo quá, bánh bán không hết thì lỗ chết! Tiếng

lỗ làm Phi ứa nước mắt. Công lao lết bộ đi biết bao nhiêu con đường, bao nhiêu hy vọng của gia

đình đặt vào đó chẳng lẽ không đền bù lại chút nào ư?! Lo sợ làm Phi thêm nhẫn nại và cố gắng.

Phi lần lên phía bến xe Gia Hội. Tiếng máy nổ ồn ào, tiếng chưởi rửa, tiếng la, hét, tiếng gọi

nhau ơi ới… Phi như mất hồn, băn khoăn bây giờ đi đâu nữa?! Phi đi khắp xó xỉnh chợ Đông Ba

này rồi. Làm sao bây giờ nhỉ? Thôi đành về đường Huỳnh Thúc Kháng vậy! Con đường hàng bè

này tấp nập ghê, mọi người buôn bán rộn ràng ầm ĩ. Tiếng ồn ào, chen lẫn tiếng gọi nhau í ới tạo

thành một mớ hỗn độn. Phi bây giờ đã quen hơn, đã dạn dĩ hơn. Tiếng rao của Phi rao lên thật to,

nhưng không làm mọi người chú ý mấy. Họ chăm chú vào công việc làm. Thất vọng, Phi cảm

thấy rổ bánh trĩu nặng hơn. Hai chân bắt đầu phản bội lại đầu óc Phi. Chợt trông từ xa, thấy hai

đứa bạn cùng lớp đang đạp xe sóng đôi đi trên đường nói cười, nét mặt rạng rỡ, thật hồn nhiên và

thật vui vẻ làm sao. Phi như hốt hoảng. Cúi đầu thật nhanh và kéo vội chiếc nón cũ kỹ che khuất

khuôn mặt đẫm nước mắt tủi hờn… Hai đứa bạn đi qua, nó không ngờ mới đạp lướt qua mặt Phi,

một đứa bạn thường ngày học rất khá với nét mặt thanh tú và hay tư lự! Tụi nó nào ngờ bạn nó

đang cắp rổ bánh đi mời mọc, đang đánh đổi mồ hôi, nước mắt và bao nhẫn nhục để kiếm thêm

tiền giúp đỡ gia đình?! Phi chẳng khát khao được cuộc sống giàu sang với những đồng tiền

không trong sạch, và bọn chúng thường thiếu thốn tình thương êm ấm của cha mẹ, thường lơ là

học tập và thích đua đòi may mặc. Phi vẫn thường hãnh diện rằng mình sống trong gia đình thật

nghèo với đồng tiền lương thiện, đang từ sức lực, từ bàn tay nhọc nhằn mà ra, và được bao trùm

bởi tình thương mênh mông như biển cả của cha mẹ, của các anh chị em… Nhưng sao, có lẽ

hôm nay lần đầu tiên đi bán Phi tránh sao khỏi những mặc cảm…

… Đi một vòng, rồi hai vòng, con đường bỗng dưng dài hun hút vô tận…

- Ê! Bánh chi đó?

Phi nghe tưởng như trong mơ. Phi cười mừng rỡ:

- Dạ bánh lọc O nợ…

- Ừ! Qua đây!

Mắt Phi sáng lên, chắc thấy tội nghiệp lắm làm O kêu bánh chặt lưỡi:

- Chao ơi! Nhỏ mà đi bán, tội rứa! Bán được không con? Tội nghiệp!

Phi chỉ cười buồn… Một dĩa… Hai dĩa…

Thau bánh vơi đi rất nhiều, nỗi vui sướng của Phi tăng lên gấp bội.

Đến trưa thau bánh hết nhẵn. Trong lòng rộn ràng Phi muốn có cánh để mau bay về với

gia đình, muốn mau gặp lại những khuôn mặt thân yêu. Mới đi có một buổi, mà sao Phi thấy lâu

ghê vậy đó. Nhớ nhà ghê gớm. Bởi tiếp xúc với người đời chua ngoa, đắng chát, chỉ có mái ấm

gia đình là nơi nương tựa đầm ấm nhất.

… Tiếng mấy em reo mừng đón Phi về. Đứa nào mặt mày cũng rạng rỡ. Đỡ rổ cho Phi,

cầm nón, vuốt tóc Phi, hỏi han tíu tít. Phi cười sung sướng như đã hoàn thành một công tác thật

khó khăn…

Page 35: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Đi mới một buổi sáng mà Phi thấy dài như thế kỷ! Những đồng tiền nằm yên trong túi mà

Phi cứ sợ nó bay mất, đồng tiền kiếm được ở đời lần đầu tiên đánh đổi bao sức lực, ý chí và nước

mắt của Phi. Có tiếp xúc mới thấy được những phức tạp khó khăn trong đời sống. Càng nghĩ

càng thương cha mẹ hơn. Chao ơi! Vậy mà cha mẹ đã lặn lội biết bao, hẳn sức chịu đựng và hy

sinh gấp ngàn lần để có được đồng tiền, để có đàn con hôm nay. Ôi! Thật là vất và khôn cùng

vậy mà Phi chẳng hề nghe cha mẹ than van…

Bước vào đời mới thấy chua chát. Mới thấy công ơn cha mẹ ngút ngàn biết bao…

SƠN CA

Ghi chép lại ngày lịch sử - Tháng 11, năm Tân Dậu 1981

Châm ngôn cuộc sống - Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý.

A.Einstein

- Người ta thường cô đơn bởi vì người ta thường chỉ lo xây tường chứ không lo

xây dựng những nhịp cầu. Vô danh

- Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động chứ không phải bằng thời gian. Emerson

- Thời gian không đo bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được. H. Cason

Page 36: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Quy Ƣớc Tu Thân

Tu thân nghĩa là tự sửa mình cho tốt hơn. Khi bước vào tráng đoàn, bạn sẽ chọn một cuốn

sổ tay, hoặc một folder trong máy computer cá nhân của mình, dùng phương tiện đó lập ra một

quy ước tu thân. Sau đó, ghi lại những kết quả của công việc tu thân. Chúng ta gọi đó là một

“quy ước,” tức là gồm những điều ấn định để làm theo (quy) và mình hứa sẽ làm đúng (ước).

Mục đích của các quy ước đó là tự sửa mình.

Quy Ước Tu Thân của các Tráng Sinh là một tập tục đặc biệt của Hướng Đạo Việt Nam.

Hai chữ Tu Thân nhắc đến truyền thống Khổng Giáo trong văn hóa người Việt qua hàng ngàn

năm lịch sử. Hiện nay, sang thế kỷ 21, ở các nước Á Đông như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan

và cả trong nước Trung Hoa đang có phong trào học lại phương pháp giáo dục theo Khổng Giáo;

cũng vì nền giáo dục này chú trọng đến việc tu thân. Hầu hết các huynh trưởng Hướng Đạo Việt

Nam đầu tiên từ thời 1930 đều được giáo dục ngay trong gia đình theo tinh thần Khổng Giáo,

chúng ta thấy từ phương pháp, ngôn ngữ cho tới nghi lễ của Hướng Đạo Việt Nam đều mang

nặng ảnh hưởng này.

“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là bốn công việc chính trong cuộc đời của một

“người quân tử,” tức mẫu người lý tưởng của đạo Khổng. Bốn bổn phận này được nêu lên trong

chương đầu của sách Đại Học, một trong bốn cuốn sách căn bản trong giáo dục Khổng giáo (gọi

là Tứ thư: Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung). Sau khi nêu ra bốn bổn phận và các điều

thiết yếu để thực hành, Đại Học ghi tiếp câu Khổng Tử nói rằng: “Từ ông vua cho tới người dân

thường, ai cũng phải lấy việc tu thân làm gốc” (Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu

thân vi bản). “Nếu cái gốc mà loạn thì phần ngọn không thể yên trị được” (Kỳ bản loạn nhi mạt

trị, phủ hỹ).

Dưới ảnh hưởng của nền giáo dục đó, Hướng Đạo Việt Nam đã có tập tục đề nghị các

tráng sinh, những người bước vào tuổi trưởng thành, tự mình lập quy ước tu thân. Phải có ý thức

về công việc tu thân, phải tập thói quen sửa mình, suốt đời tiếp tục tu thân không nghỉ.

Nâng đỡ tinh thần

Tráng đoàn là một cộng đồng huynh đệ sống ngoài trời và giúp ích. Đó là lời mô tả của

B.P., có thể coi là định nghĩa của tráng đoàn, của một toán tráng sinh. Cộng đồng huynh đệ này

sẽ giúp mọi tráng sinh và từng tráng sinh một khung cảnh tốt để thực hiện việc tu thân. Như câu

tục ngữ Việt Nam vẫn nói, “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn,” ngay trong việc rất riêng tư là tu

thân chúng ta vẫn cần một hay nhiều người bạn đồng hành, để khích lệ mình, để nâng đỡ và góp

ý kiến khi cần đến. Mà thế nào cũng có lúc cần đến. Tuy nhiên phải nhớ công việc tu thân là

trách nhiệm của riêng mỗi người.

Khi gia nhập tráng đoàn, thế nào bạn cũng chọn một người “anh tinh thần” hoặc “chị tinh

thần” (còn gọi bằng chứ Hán là bảo huynh, bảo tỷ). Những người anh hay chị đó, cũng như anh

chị em trong toán sẽ giúp bạn trong công việc tu thân. Nhưng tu thân bao giờ cũng là một việc

riêng tư, nhiều khi rất riêng tư. Cho nên bảo huynh hoặc bảo tỷ không nhất thiết phải can thiệp

vào việc thiết lập bản “nội quy” bạn tự đặt cho mình, cũng như việc theo dõi quá trình thi hành

các quy ước đó. Bảo huynh, bảo tỷ phải rất tế nhị, khôn ngoan. Nên nghĩ mình sẽ đóng vai trò

khích lệ, cổ võ, chứ không phải vai trò thanh tra, kiểm soát. Phương pháp giáo dục Hướng Đạo,

từ tuổi sói con, chim non cho tới tuổi lớn hơn, vẫn luôn luôn nhắm khích lệ các hành vi tốt, chứ

không dựa vào việc trừng phạt những cái xấu. Chúng ta cần thực hiện công việc tu thân một cách

Page 37: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

tích cực, lạc quan, chứ không nên biến thành một không khí u ám với một thái độ tiêu cực. Tu

thân không nhằm tự phê bình, kiểm điểm những lỗi lầm trong cuộc đời, như việc ăn năn sám hối

trong các tôn giáo. Các Hướng Đạo sinh đều phải có sinh hoạt tín ngưỡng, và sẽ làm công việc tự

kiểm soát, tự phê phán trong khung cảnh, theo tinh thần và nghi lễ tôn giáo của họ. Trong tráng

đoàn, tu thân là một cuộc hành trình tích cực. Chúng ta tin tưởng rằng mỗi người đều có khả

năng tự sửa đổi mình, tráng đoàn tạo khung cảnh giúp mọi đoàn sinh làm công việc đó một cách

lạc quan, yêu đời.

Cho nên, một tráng sinh có thể tường thuật và xin ý kiến bảo huynh, bảo tỷ về những tiến

triển của mình khi thực hiện quy ước tu thân; có thể đem chuyện đó ra trình bầy trong cả toán

hay tráng đoàn; nhưng lúc nào cũng nên giữ nguyên tắc là mọi người phải tôn trọng tính chất

riêng tư của việc tu thân. Bạn có thể kể với người anh hay chị tinh thần rằng, “Em đang đạt được

một vài tiến bộ,” hoặc “Em đang gặp khó khăn,” mà không nhất thiết lúc nào cũng nêu rõ chi

tiết. Tất nhiên, nếu những người anh hay chị đó biết rõ thì vẫn hơn, vì họ có nhiều kinh nghiệm

về phương cách tự thúc đẩy mình cho việc tu thân có hiệu quả thêm, hoặc biết đối phó với các

khó khăn một cách dễ dàng hơn. Nhưng bảo huynh và bảo tỷ không đóng vai kiểm soát viên, vai

thanh tra theo dõi, mỗi tráng sinh chịu trách nhiệm với chính mình trong việc tu thân.

Sửa mình như thế nào?

Tu thân nghĩa là sửa mình. Khi nói “sửa mình” chúng ta có thể hiểu nhiều cách khác

nhau. Các bạn trẻ lớn lên mang trong đầu những dự định tương lai cho chính mình và cho xã hội,

trong đó có hình ảnh lý tưởng về con người mà mình muốn đạt tới. Khi thiết lập một chương

trình tu thân, chúng ta sẽ đặt mục tiêu là thay đổi mình để có ngày trở thành mẫu người lý tưởng

đó.

Đây là một chương trình lớn, rất đáng theo đuổi, nhưng quá lớn trong phạm vi sinh hoạt

của một tráng sinh trong một toán, một tráng đoàn.

Chúng ta có hình ảnh một mẫu người lý tưởng, với 10 điều luật và ba lời hứa của Hướng

Đạo, với châm ngôn “Giúp Ích” của ngành Tráng. Phong trào Hướng Đạo tạo khung cảnh cho

thanh thiếu niên xây dựng mình theo mẫu người lý tưởng đó. Phương pháp Hướng Đạo khuyến

khích các em “sói con nghĩ tới người khác trước;” hoặc “sói con sạch sẽ, sói con thực thà, sói

con vui vẻ;” đều là những bước chân nho nhỏ để tập đi trên con đường lý tưởng. Các thiếu sinh

tập thói quen giữ lời hứa, tập đúng giờ, tập mỗi ngày làm một việc thiện cho người khác thêm an

vui. Đó cũng là những bước nho nhỏ tiến tới cùng một mục đích. Tráng sinh đến tuổi tự mình

gánh trách nhiệm việc đào luyện chính mình, tự quan sát mình, tự sửa mình, chúng ta dùng quy

ước tu thân.

Cho nên hãy sử dụng quy ước tu thân như một phương tiện nhỏ, để làm những việc nho

nhỏ trước đã. Những việc vĩ đại sẽ còn nhiều thời giờ để theo đuổi, có thể để suốt đời mà theo

đuổi. Ý thức như vậy sẽ giúp chúng ta không bị vướng vào thái độ “cầu toàn” (perfectionist)

thường dễ gây tình trạng chán nản, bi quan, khi mình tu sửa mãi vẫn chưa thấy con người lý

tưởng xuất hiện, hoặc xuất hiện trong giây lát rồi lại biến mất!

(1) Việc sửa mình không phải là sửa đổi con người, sửa đổi toàn diện tính nết của mình.

Hãy giới hạn, chúng ta chỉ có thể thay đổi một số hành động, tác phong, một số thái độ,

phản ứng, gọi chung là những hành vi, hoặc “động thái”. Giáo dục người, hay tu sửa chính mình,

trước hết là thay đổi một số hành vi, động thái, tiếng Anh là behavior modification. Nhà giáo dục

không nên có tham vọng thay đổi luôn tánh tình, bản chất một con người, ngay cả những đứa con

Page 38: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

nhỏ do mình sinh ra. Có nhiều thứ không thể sửa đổi được, hoặc sửa rất khó, hãy biết trước như

vậy.

Tu thân đi từ nhỏ tới lớn. Trước hết, hãy đặt mục tiêu thay đổi một số hành vi (như cách

nói năng, giọng nói, nét mặt, cách phản ứng, cư sử, đối đáp, vân vân). Theo lối giáo dục Việt

Nam đời xưa, học trò mới đến nhà thẩy phải tập cách quét nhà, pha nước, nói năng (gọi là sái,

tảo, ứng đối) trước khi học chữ. Tu thân là đặt một chương trình thay đổi một số hành vi của

mình, từng bước một, chứ không phải là suy nghĩ, ước ao về một con người lý tưởng mà mình

mong đạt được. Những hành vi thay đổi rồi sẽ ảnh hưởng và cải thiện các thói quen, những tập

khí khác; tổng cộng các hành vi được thay đổi sẽ tạo ra một con người mới. Không nên nghĩ

chúng ta cần thay đổi bản chất hoặc tính tình mình rồi sau đó các hành vi sẽ thay đổi theo. Nên

làm ngược lại: Thay đổi hành vi, con người sẽ chuyển hóa.

(2) Hãy bắt đầu một quy ước tu thân với lời tự hứa mình sẽ thay đổi một vài thói quen

không tốt. Không tốt, nghĩa là nó có hại cho bản thân mình, hoặc làm cho người chung quanh

mất an vui. Không nên liệt kê 100 thói quen cần thay đổi ngay lập tức; hãy thử thách mình với 2,

3 thói xấu thường mắc phải mình muốn sửa. Lập quy ước tu thân bằng những bước đầu nho nhỏ

và đi từng bước một, không vội vã. Mỗi bước đi tới đích sẽ giúp cho các bước đi tiếp theo mạnh

mẽ hơn, có hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn, một thứ “synergy” khi cộng hai bước lại thì kết

quả lớn hơn tổng số của hai bước đó.

(3) Phải chọn những điều cụ thể để thay đổi chứ không phải những khái niệm trừu tượng.

Thay vì viết: “Tôi tự hứa sẽ giữ đức trung tín” thì hãy chọn một hành động là “Tôi sẽ chỉ hứa khi

thấy mình làm được”; hoặc “Tôi sẽ giữ đúng giờ khi hẹn với người khác.” Thay vì nói “Tôi sẽ ăn

ở sạch sẽ hơn” thì hãy chọn một thứ chỉ tiêu, thí dụ: “Tôi sẽ lau nhà vào ngày Thứ Ba và Thứ

Bẩy;” hoặc “Tôi nhất định mỗi buổi tối đều đánh răng.”

Chọn quy ước tu thân dựa trên các việc cụ thể như vậy có rất nhiều ích lợi. Thứ nhất là

chúng dễ quan sát. Có làm được hay không, thấy ngay. Đức trung tín là một điều trừu tượng, giữ

đúng giờ hẹn là một hiện tượng cụ thể, có đúng giờ hay không, hẹn với ai, vào lúc nào, mình biết

liền!

Thứ nhì là những chuyện cụ thể mình có thể đo lường được, để biết mình có tiến bộ trong

việc sửa mình hay thụt lùi. Nói “Chừa bớt thuốc lá” đã là cụ thể, nhưng nói “Mỗi ngày không hút

hơn hai điếu thuốc” thì cụ thể hơn và dễ thấy kết quả hơn. Trong mấy ngày qua mình có làm

đúng lời hứa chỉ hút 2 điếu thốc hay không? Sau đó, giảm xuống còn một điếu mỗi ngày, rồi sẽ

đến lúc bỏ hút thuốc, mọi bước tiến bộ đều có thể đo lường được. Khi chọn các động thái có thể

đo, đếm được, chúng ta dễ tu thân, sửa mình hơn. Nếu đạt được tiến bộ, sẽ cảm thấy hăng hái

phấn khởi. Có thể tự phân tích xem mình đã tiến hoặc lùi trong những hoàn cảnh nào, do đó biết

cách tạo thêm những hoàn cảnh thuận tiện giúp mình tu thân; và tránh các “nghịch cảnh” phá

hủy công trình tu tỉnh của mình.

(4) Lúc đầu nên chọn một số mục tiêu thay đổi hành động, cử chỉ, hoặc ngôn ngữ (tức là

cách nói năng) của mình mà có ảnh hưởng đến người chung quanh, chứ không nên chỉ tu sửa

những thói, tật mà chỉ một mình biết thôi. Bởi vì khi tự mình quan sát mình thì khó tránh chủ

quan; còn khi hành vi của mình thay đổi ảnh hưởng tới người khác người ta sẽ nhận ra và có thể

đáp ứng liền. Quan sát phản ứng, thái độ của người khác thì dễ thấy, và khi thấy mình đạt được

kết quả tốt thì được khích lệ.

Thí dụ, chúng ta quyết định tập thói quen không ngắt lời người khác. Hay là tập thói quen

nhìn thẳng vào mắt người khác khi họ đang nói. Tập được một trong những thói quen đó phải

mất hàng tháng, hàng năm. Nếu trong một năm mà mình tập được thì thế nào cũng tạo được

không khí an vui hơn cho mọi người chung quanh mình, có thể thấy thái độ của mọi người đối

Page 39: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

với mình cũng thay đổi. Nhưng khi tập các thói quen trong hành vi như vậy, tự nhiên chúng ta

cũng tập được thói quen nội tỉnh, tức là lúc nào cũng ý thức được mình đang làm gì, đang nghĩ,

đang nói như thế nào. Một cách gián tiếp, đó chính là cách ta thay đổi con người mình.

Thí dụ khác: Tập thói quen không vứt rác, những mẩu rác nhỏ bất cứ chỗ nào; luôn luôn

bỏ vô thùng rác. Không có ai chứng giám, khen ngợi mình mỗi khi làm đúng lời tự hứa đó,

nhưng chính mình sẽ nhìn thấy có tiến bộ hay không. Niềm vui khi giúp cho xã hội chung quanh

sống sạch sẽ, an vui hơn, chỉ một mình mình biết, nhưng sẽ khích lệ mình thực hiện những điều

tu thân khác.

(5) Không nên chọn những mục tiêu kiên cố khó tấn công quá. Thất bại, hoặc chiến đấu

quá nhiều năm tháng mà vẫn chưa thấy hút kết quả nào, sẽ ngã lòng. Hãy bắt đầu với những mục

tiêu nho nhỏ, những tật xấu lâu năm nhưng vẫn dễ thay đổi, hoặc những thói tốt nho nhỏ mà

mình hay sao lãng. Nhớ lời người xưa: “Đừng thấy những việc thiện nhỏ mà không làm, đừng

thấy những việc ác nhỏ mà không tránh.”

Năng suất tăng dần

Tu thân là một việc làm suốt đời, tuổi tráng sinh là lúc chúng ta bắt đầu làm việc đó một

cách có ý thức, một cách chủ động. Nên nhớ, con đường tu thân không giống một con đường

thẳng, theo trình tự, bước một bước rồi thêm một bước nữa, từng bước một theo nhau

(sequential). Tu thân là một diễn trình năng động và phức tạp, với kết quả tăng dần dần.

Trong kinh tế học người ta hay nói đến quy tắc “năng suất giảm dần.” Đầu tư một đồng

có năng suất lời 20%, nhưng đồng vốn thứ hai chắc sẽ chỉ có lời 18%; và cứ thế giảm dần dần

xuống đến số không. Nhưng trong đời sống, có nhiều hiện tượng với năng suất tăng lên chứ

không giảm, ngay cả trong phạm vi kinh tế. Khi chỉ có 100 người dùng internet thì lợi ích còn

nhỏ, khi 100,000 người dùng thì lợi ích tăng gấp bội, khi hàng trăm triệu người dùng thì lợi ích

không thể nào dự đoán trước được.

Tu thân cũng vậy. Chúng ta không phải chờ bước thứ nhất đạt được rồi mới thử đi bước

thứ nhì. Có khi ba bước cùng tiến tới một lúc thì có hiệu quả hơn là chờ đi từng bước một. Lợi

ích khi thực hiện đủ 5 bước sẽ lớn hơn tổng cộng những lợi ích của từng bước đó; thay vì tăng

gấp 5 thì lại tăng lên gấp mười.

Khi nói đến tu thân là chúng ta đã chấp nhận rằng mình cần tu sửa và muốn sửa đổi.

Nhưng nói “lấy việc tu thân làm gốc” không có nghĩa là tất cả quá trình tu thân chỉ là những

hành động tiêu cực, đi tìm những cái xấu, cái dở, rồi sửa đổi chúng dần dần. Tu thân không phải

là tự chỉ trích, tự hành hạ, tự sỉ vả mình suốt đời. Ngược lại, chúng ta có thể chọn một thái độ

tích cực hơn: Tu thân tức tập các thói quen tốt.

Khi ta vun trồng được những thói quen tốt, phát triển các phản ứng đẹp trước mặt mọi

người, thì nhân đó mà nhiều thói quen xấu, tính xấu, phản ứng xấu có thể sẽ tự chúng từ từ biến

đi. Thí dụ như tính nóng nẩy, hay nổi giận khi nghe những lời nói trái ý mình, tính này cần phải

bỏ. Muốn giảm bớt được tật xấu này rất khó. Nhưng chúng ta hãy tập một thói quen tốt, thí dụ

hãy mỉm cười nhiều hơn. Mỗi khi nghe ai nói gì cũng lắng nghe và miệng mỉm cười. Trong lúc

đang tập thói quen tốt này thì tật nóng nẩy, tật nói năng lỗ mãng, hồ đồ tự nó giảm bớt đi. Khi

nghe người khác nói, nhìn vào nét mặt người đó và trong đầu đã tự hỏi tại sao người đó nói như

vậy. Tập nghe chỉ cốt để hiểu ý người khác, mà không phán đoán khen chê, không phản ứng

ngay, thì chính thói quen tốt này sẽ lần lần phát triển làm cho thói quen xấu cũ bớt đi.

Page 40: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Trong mỗi con người của chúng ta có biết bao nhiêu thứ tốt nằm sẵn, như các hạt giống

chỉ chờ được tưới nước vào là đua nhau mọc lên, ngày càng nhiều hơn. Tu thân là làm công việc

tưới bón đó hàng ngày, coi đó là một thú vui, tạo thành một “hobby” chơi suốt đời không chán.

Có những thứ trong đời mà khi mình đem cho thì không những mình vẫn giữ được cái

mình đang có, không hề bị mất, mà còn khiến cho cái mình đang có chính nó lớn hơn trước nữa.

Thí dụ tình yêu thương. Thí dụ, nụ cười hay lời nói ngọt ngào. Một cách tu thân là đem chia sẻ

những thứ vốn quý báu của mình với người khác. Những cử chỉ, hành động, lời nói của mình

giúp tăng niềm vui hoặc giảm bớt phiền não cho người khác, mình hãy tập trước đi, vui lắm.

Đem việc tu thân của mình làm một tặng phẩm kín đáo gửi cho người chung quanh. Đó là một

phương pháp gia tăng năng suất của việc đầu tư vào chính mình. Càng đem tặng cho nhiều

người, ích lợi đem về cho mình càng lớn hơn.

Xin chúc các bạn tráng sinh thành công.

Đỗ Quý Toàn-Cựu Ủy viên ngành Tráng Hướng Đạo Việt Nam (1965 - 1968)

Page 41: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

TRÔNG NGƢỜI MÀ NGHĨ ĐẾN TA… Không ngờ đã quá tuổi “cổ lai hy” mà duyên may đưa đến, tôi lại có dịp bay nửa vòng

quả đất để đến xứ Cờ Hoa.

Nhờ được mời tham dự Trại Họp bạn Quốc gia của Hướng Đạo Hoa Kỳ nhân dịp kỷ

niệm Đệ bách chu niên (BSA National Jamboree – 100 years of Scouting) nên việc xin Visa

nhập cảnh rất dễ dàng và nhanh chóng: ngày 19.11.2009 tôi đến Tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành

phố Hồ Chí Minh, chỉ phỏng vấn qua loa vài câu, sau chừng mấy phút tôi được chấp thuận ra vào

Hoa Kỳ nhiều lần trong 1 năm (khi được cấp Visa, bên cạnh thời hạn được lưu trú, nếu có thêm

chữ M tức là có thể xuất nhập cảnh nhiều lần; còn nếu ghi chữ S thì chỉ được vào 1 lần, khi rời

nước Mỹ rồi thì không thể trở lại dù thời hạn còn cho phép).

Ngày 06.06.2010 tôi đến San Francisco, nhân viên cơ quan di trú ở phi trường hỏi tôi

định ở Mỹ bao lâu, tôi trả lời chỉ 2 tháng 2 ngày vì đã mua vé khứ hồi về lại Việt Nam ngày

08.08.2010 nhưng họ lại ghi cho tôi đến 06.12.2010 (6 tháng), tôi ngạc nhiên bảo rằng Visa của

tôi hết hạn vào ngày 19.11.2010 sao lại ghi đến 06.12.2010? Họ bảo rằng Tòa Đại sứ hoặc Tổng

lãnh sự cho thời hạn ra vào đất Mỹ nhưng cơ quan di trú lại có quyền quyết định thời gian lưu lại

Hoa Kỳ ngắn hoặc dài hơn.

Nhìn thấy Logo trại Jamboree trên nón của tôi, khi trả lại Hộ chiếu, anh ta bắt tay tôi thật

chặt, chúc dự trại thật vui. Anh ta tự giới thiệu mình là một Eagle Scout.

Qua những điều trên cho thấy ở Hoa Kỳ cũng như tại các nước khác ở Âu – Mỹ, người ta

rất tin tưởng vào phong trào Hướng Đạo.

Tuy không có văn bản nào của nhà nước quy định việc giáo dục của HĐ là quốc sách,

nhưng chính phủ và mọi công dân Hoa Kỳ đều ưu ái HĐ vì thấy rõ đó là một Phong trào quốc tế

nhằm giáo dục thanh thiếu niên thành những công dân hữu dụng cho xã hội và đất nước. Các

Hướng Đạo sinh đạt được đằng cấp HĐ Đại bàng (Eagle Scout) đều được ưu tiên vào các trường

Đại học và công sở cũng như các xí nghiệp danh tiếng.

Đẳng cấp Eagle Scout của BSA (Boy Scout of America) tương đương với Queen Scout

của Liên Hiệp Anh, Fuji Scout của Nhật và Hướng Đạo Hiệp Sĩ (sau này gọi là HĐ Lạc Long)

của HĐVN. Đây là đẳng cấp cao nhất của Thiếu sinh, nên sau khi qua Hướng Đạo hạng I thì

Thiếu sinh cố gắng vượt qua cấp Star rồi Life để hoàn tất chương trình Eagle Scout trước khi hết

tuổi Thiếu, thành thử các em phải nỗ lực đạt được các chuyên hiệu quy định và hoàn tất dự án

phục vụ cộng đồng… nhờ sự động viên và thúc đẩy của Trưởng đơn vị và phụ huynh.

Ở Việt Nam, rất ít và hầu như chưa có Thiếu sinh nào đạt được cấp Hướng Đạo Hiệp sĩ vì

hầu hết các Trưởng chưa ai đạt được đẳng cấp này lúc còn tuổi Thiếu sinh nên không đủ kinh

nghiệm để huấn luyện cho đoàn sinh.

Riêng ở Mỹ, không phải Thiếu trưởng nào cũng có Eagle Scout, nhưng vẫn có thể thúc

đẩy cho nhiều đoàn sinh mình đạt được đẳng cấp này nhờ Hội đồng Đạo hoặc Châu (District or

Council committee) công nhận danh sách những Trưởng ở địa phương có quyền chứng nhận qua

các chuyên hiệu mà họ rành nghề để bất cứ Thiếu sinh của đơn vị nào cũng có thể đến ghi danh

xin theo học, do đó trong các dịp lễ hoặc nghỉ hè, các em có thể tham dự khóa học của các

Trưởng này tổ chức để lấy cho đủ số chuyên hiệu cần thiết.

Các đơn vị HĐVN sinh hoạt với BSA cũng đã đào tạo được khá nhiều Thiếu sinh qua

Eagle Scout, nhưng các Trưởng HĐ gốc VN khi qua Hoa Kỳ đã ở lứa tuổi thành niên nên dù có

muốn cũng không thể đạt được đẳng cấp này, ngoại trừ một người khi qua đến đất Mỹ năm 1975

lúc chưa đầy 14 tuổi đã cố gắng đạt được Eagle Scout trước hạn tuổi quy định, đó là Nguyễn Tấn

Đệ - hiện giờ là một Trưởng HL 4 gỗ của BSA – là một trong những Trưởng chuyên nghiệp

Page 42: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

thuộc hàng “Top Ten” của văn phòng Trung ương Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ tại Irving, Dallas

thuộc bang Texas (Nên nhớ rằng số nhân viên chuyên nghiệp của BSA có trên 2000 người).

Tôi đã có dịp đến thăm Văn phòng Trung ương của BSA nói trên và Museum của

HĐHK, cũng đã được gặp một số Trưởng cao cấp nhất của BSA tại đó.

Tôi đã tìm đọc những tài liệu về các Eagle Scouts với đầy đủ tên tuổi, lý lịch của tất cả

mọi HĐS Đại Bàng gốc Mỹ và cả người nước ngoài. Tôi tự hào thấy nhiều HĐS gốc VN cũng

được ghi danh trong “sổ vàng” ấy. Nhưng trong cuốn Eagle Scouts in Action, trong số những

nhân vật quan trọng của nước Mỹ từ Tổng Thống, Thượng Nghị sĩ, Bộ Trưởng, Dân biểu Quốc

hội, các công chức cao cấp, các doanh nhân thành đạt, các công dân nổi tiếng, các Trưởng HĐ đã

đóng góp nhiều công sức cho việc điều hành và phát triển phong trào HĐ của nước Mỹ… thì chỉ

thấy một mình Nguyễn Tấn Đệ là một Trưởng Hướng Đạo của BSA gốc Việt Nam được nêu

danh trong mục “Bay cao vượt mức bình thường” (Flying Higher Beyond the Ordinary), một

mình Đệ chiếm hai trang 77 & 78 của chương này.

Nên nhớ rằng danh sách tất cả Eagle Scouts đều có lưu trữ tại Thư viện của Quốc hội

Hoa Kỳ và được cập nhật hóa hằng năm trên công báo, kể cả Internet nên không ai có thể mạo

danh. Khi phỏng vấn ghi danh vào Đại học hoặc xin làm việc ở các công sở, xí nghiệp… thì các

Eagle Scouts được ưu tiên thu nhận. Vì vậy chẳng riêng gì các HĐS mà ngay cả phụ huynh đoàn

sinh và mọi công dân Hoa Kỳ đều ưu ái Eagle Scout nói riêng và Phong trào Hướng Đạo nói

chung.

Đằng sau sự thành đạt ấy của các HĐS có sự đóng góp công sức to lớn của các Trưởng.

Hầu hết các Trưởng đơn vị đều là tình nguyện viên của Phong trào HĐ, chỉ có một số Ủy viên

cao cấp điều hành Châu (Council executive commissioner) hoặc Đạo (District Executive

commissioner) và các nhân viên chuyên nghiệp làm việc toàn thời gian trên Văn phòng Hội để

điều hành sinh hoạt của Phong trào là có lãnh lương nên còn được gọi là Scout professional, họ

làm việc cật lực hơn cả ở xí nghiệp chứ không phải “ngồi mát ăn bát vàng” mà được hưởng

lương cao. Các Trưởng HĐ đều được mọi người nể trọng vì họ đã bỏ nhiều công sức để rèn

luyện thanh-thiếu- nhi thành những công dân hữu ích cho xã hội.

Nhìn lại Phong trào HĐVN ta, hầu hết các Trưởng từ trên xuống dưới đều tự nguyện, “ăn

cơm nhà vác tù và hàng Tổng” đểgóp phần giáo dục các trẻ em nên người hữu dụng, không

mong cầu danh lợi… nhưng chẳng ai đoái hoài đến sự hy sinh âm thầm của họ trong việc “trồng

người”.

Trông người rồi nghĩ đến ta mà cảm thấy ngậm ngùi.

Sư Tử Đảm Đương

Page 43: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Thăm Văn phòng Hội & Bảo tàng BSA

KỶ VẬT HƢỚNG ĐẠO

L

TS – Biết

STĐĐ

đến

Irving –

Texas

thăm

Viện Bảo

tàng của

BSA, anh

CÁI

TRỌNG

TY (ở

Housto

n) bèn

tìm

thăm

cựu Thiếu Trưởng của

mình. Lâu ngày chưa gặp

mặt, để gợi lại kỷ niệm xưa,

anh Ty mang theo cái Thẻ

HĐ mà Trưởng Sam đã cấp

năm 1956, trước khi giao

Đoàn Trần Quốc Toản lại

cho Trưởng Lê Mộng Ngọ.

Qua bao lần chuyển nơi cư

trú vì chiến tranh, đã hơn

nửa thế kỷ mà cái Thẻ vẫn

còn nguyên vẹn như tinh

thần HĐ ngày nào. Tr Sam

xem đây là một kỷ vật còn

quý hơn những gì đã thấy ở

Museum của BSA, bèn chụp lại để ACE nhớ đến mẫu thẻ HĐ đã in ở Hà Nội năm xưa. GVMD.

THÖ THAÊM CHA TIEÁN LOÄC (Nghe tin Cha bò keû xaáu maïo danh möôïn tieàn) Nghe raèng tin taëc maïo danh Cha Göûi thö vôø vónh kieám ñoâ la Hoûi thaêm Cha coù dö chuùt ñænh Cho con möôïn ñôõ traû tieàn nhaø

Page 44: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Chuù baùc anh em luoân saùng suoát Chaúng ai maéc lôûm keû gian taø Boïn xaáu dö möu maø thieáu trí Voøi voi ñaâu phaûi caùi ñuoâi ma

Baùo Nhanh RS Baïch Vaên Nghóa (OR) Tin raèng coù keû khoaùi laøm Cha Xaäp xí xaäp ngaàu moùc ñoâ la Khen keû thoâng minh cao toät ñænh Cheâ gaõ bieân thö ñeán loän nhaø Chaúng keû ngu ngô ngöôøi saùng suoát Cuõng ñeàu roõ maùnh luõ gian taø Ta xin nhaén göûi loaøi voâ trí Quen ngheà ñi taét seõ gaëp ma

Höôu Haêng Haùi Hoaøng Kim Chaâu (TX)

Page 45: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Những giấc mơ dài.

Kể từ ngày họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Truyền Thống HĐVN 31/5/1996 (Ngày Bác

Hồ nhận làm Hội Trưởng danh dự Hội HĐVN năm 1946) tại Hà Nội. Sau một loạt các bài tham

luận cũng như ý kiến của các cựu HĐS và các Lão Trưởng kỳ cựu của phong trào HĐVN như

cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch, Giáo sư Nguyễn Lân, Trưởng Phan Kim Phụng,

Trưởng Tôn Thất Đông v.v… đã làm lóe lên cho HĐS cả nước một tia hy vọng.

Trở về sau những ngày tốt đẹp đó, mỗi người mang theo một ước mơ đến ngày được mặc

lại y phục HĐ đến sinh hoạt với Bầy, Đoàn, những Đoàn sinh nhanh nhẹn, tháo vát như năm

xưa.

Thế rồi những người có thể mau chóng đưa những ước mơ của HĐS thành hiện thực lại

lần lượt lìa rừng sớm như Trưởng Lê Duy Thước, Trưởng Phan Kim Phụng.

Tuy vậy, niềm hy vọng vẫn chưa tắt. 10 năm sau 2006 tại công viên Hoàng Văn Thụ TP

Hồ Chí Minh lại kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền Thống HĐVN. Các Trưởng và các HĐS từ Thừa

Thiên Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Đà Lạt đến các Tỉnh Nam bộ như Vũng Tàu, Vĩnh

Long, Cần Thơ lại kéo nhau về dự. Lần này lại trong y phục HĐ càng làm cho cho ngày lễ thêm

trang trọng hơn. Thật tiếc lần này các tỉnh miền Bắc không có điều kiện về dự.

Số Trưởng Lão vì sức khỏe không về dự được thì có thư gởi chào mừng ngày Hội như

Trưởng Trần Văn Lược, Đại Tướng Mai Chí Thọ.

Không thể ngồi chờ sung rụng. Cũng trong ngày này đại diện các địa phương về dự Lễ đã

gặp nhau và bầu lên Ban Đại Diện Vận Động nhà nước cho HĐVN tái sinh hoạt. Tuy thế nhiều

địa phương có điều kiện cũng đã hình thành nhiều đơn vị để cho các em thanh thiếu niên có nơi

sinh hoạt, tuy không chính thức, nhưng sinh hoạt tốt, lành mạnh nên các cấp chính quyền địa

phương cũng du di không cản trở như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng

Tàu..v.v….

Ngoài những hoạt động của phong trào để giữ lửa, giữ niềm hy vọng ngày mai tốt đẹp

hơn. Tôi xin nêu sau đây một vài sự kiện, đang hổ trợ đắc lực cho ta trong niềm hy vọng đó, xuất

phát từ truyền thông đại chúng của nhà nước như đài truyền hình, báo chí.

1. Vài năm trước đây trong chương trình “Ký ức thời gian” của đài VTV3 Trung ương do

MC Diễm Quỳnh phụ trách đã có một chương trình giới thiệu những ca khúc hùng tráng của

HĐS từ năm 1930 đến 1945.

Trước khi vào chương trình MC Diễm Quỳnh đã giới thiệu sơ qua đôi nét của phong trào

HĐ. Hướng Đạo là phong trào dành cho Thanh Thiếu niên thật sự sôi nổi, tiến bộ, trẻ trung, lành

mạnh với những bài ca yêu nước chống giặc ngoại xâm. Huynh Trưởng HĐ sau này đã trở thành

những cán bộ tốt của Đảng và nhà nước như các ông Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần

Duy Hưng.v.v….

Trong dịp này Tiến sĩ Vũ Từ Lân, người khách đặc biệt và thường xuyên của chương

trình “Ký ức thời gian” tự giới thiệu mình cũng là cựu HĐS, và trình bày sơ lược Phong Trào

HĐVN trước năm 1945. Phong trào HĐVN do nhà giáo Hoàng Đạo Thúy khởi xướng ở miền

Bắc, ông Võ Thành Minh ở miền Trung và ông Trần Văn Khắc cũng ở miền Bắc sau đó vào

Nam làm việc và thành lập HĐ ở miền Nam, rồi lan sang Cao Mên, Lào, và thành lập Hội HĐ

Đông Dương…..

Chương trình cũng đã giới thiệu một số nhạc sĩ tên tuổi thời bấy giờ cũng nguyên là HĐS

như Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Hùng Lân, Dương Thiệu Tước…và những bài ca

Page 46: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

hùng như Tiếng gọi lên đường, Lửa rừng đêm, Bạch Đằng Giang…do các ca sĩ quân đội thực

hiện.

Hội trường sôi động lên khi một cựu HĐS Hải Phòng trên 70 tuổi đã hùng hồn ca bài

Nước Non Lam Sơn trong tiếng đồng ca và vỗ tay vang dội cả thính phòng.

Tôi còn nhớ hồi đó những Trưởng tình cờ nghe được chương trình phát sóng đã nhanh

chóng điện thoại đi một số nơi và người nầy báo cho người khác nên khá nhiều Trưởng và HĐS

đã nghe được chương trình này. Có Trưởng còn chịu khó thu hình vào đĩa VCD.

2. Vào trung tuần tháng 5/ 2010 tôi đang trên tàu SNT2 từ TP HCM về lại Nha Trang thì

được điện thoại của “mệ” Vũng Tàu báo cho biết sáng mai về nhà 9 giờ nhớ mở TV đài VTV3

nghe chương trình có nói về HĐ. Về đến nhà chưa kịp cà phê nước trà, tôi bấm ĐTDĐ báo ngay

cho một số ACE/ HĐ địa phương biết để theo dõi chương trình.

Đúng 9 giờ tôi mở TV xem thì Đài đang trực tiếp truyền hình một lễ gì đó, xem ra không

liên quan gì đến HĐ cả. Thế rồi ĐT lại reo lên – Đầu dây bên kia – Thưa Trưởng có thấy gì đâu

– Tôi bảo mình cứ chờ xem – Điện thoại lại reo nữa, lần này lại điện thoại của mệ Vũng Tàu –

Anh Thiệu ơi ! 10g 30 mới có chương trình nói về HĐ. Tôi lại lần nữa điện thoại ACE biết tin.

Tuy có việc phải làm sau gần một tuần vắng nhà đi SaiGon nhưng thôi hoãn đó đã. Thế

rồi đúng 10g 30 lại mở TV. Đài VTV3 đang giới thiệu chương trình “Hà Nội 36 phố phường”

Thật ngạc nhiên, nhưng thôi cứ theo dõi vì đây là chương trình hay. Nhiều diễn biến của chương

trình, nhiều câu hỏi và nhiều câu trả lời, nhưng chẳng thấy gì liên quan đến HĐ.

Điện thoại lại reo lên. Đầu dây tiếng Nai tơ tự tin – Có gì đâu anh, À ! Có rồi anh xem đi.

Thì ra câu hỏi cuối cùng của chương trình: “Bác Hồ nhận làm Hội Trưởng Danh Dự Hội HĐVN

năm nào?”

Câu trả lời của các đội chơi thế nào và các MC đã nói lên mục đích, ý nghĩa phong trào

HĐVN cũng như vì sao Bác Hồ chỉ nhận làm Hội Trưởng danh dự của Hội Chữ Thập Đỏ và của

Hội HĐVN thì báo Thiệp Hoa 129 và Đặc san 60 Liên Đoàn Bạch Đằng – Huế đã nói rõ tôi xin

không nhắc lại.

3. Về báo chí được phép xuất bản hàng tuần thì tờ “ Thế giới Mới” ra tháng 1/ 2010 có 3

số báo viết loạt bài “Thăng trầm Hướng Đạo”của tác giả Anh Thoan lần lượt nói về phong trào

HĐ như sau:

Bài 1: Lịch sử phong trào HĐ Thế Giới.

Bài 2: Phong Trào HĐ ở Việt Nam.

Bài cuối: Đi chơi Hướng Đạo.

Tuy có nhiều địa phương không có báo này phát hành, nhưng rồi người được đọc photo

gởi cho người không có và cứ thế truyền rộng ra, hình như đa số Trưởng và HĐS tâm huyết đều

được đón đọc.

4. Và mới đây nhất, hè 2010. Trong phiên bản đặc biệt Hè 2010 của báo Thiếu Nhi “Mặt

trời nhỏ” có bài viết “Sói con sinh tồn và thám hiểm” của Sói con Chery – Với nhiều hình ảnh

sinh hoạt của sói con mà ta thường thấy vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần tại các công viên ở TP

HCM như Tao Đàn, Lê Văn Tám, Hoàng Văn Thụ… như học gút, đánh semaphore, xếp

hình..v.v…

Với sách báo, tập san, đặc san của Hướng Đạo thì những tài liệu Huấn luyện, sách

chuyên môn, trò chơi, học hát, gút… là Trưởng và HĐS đều có, đều biết. Thế mà những sự kiện

xảy ra trên báo đài lại xem như cái gì quý hóa lắm – Thông tin cho nhau bằng ĐTDĐ, in sang đĩa

CD, VCD – Có Trưởng tốn tiền túi hàng trăm ngàn đồng. Đa số ít nhất tốn vài chục ngàn tiền

ĐTDĐ để thông tin cho nhau sự kiện.

Page 47: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Mới đây vào hạ tuần tháng 7/ 2010 Trại Họp Bạn Bách Việt kỷ niệm 80 năm HĐVN xem

như thành công vượt ngoài mong đợi của các Trưởng và các HĐS trong cả nước. Tuy vì lý do

gia đình không về dự Trại được. Thật là điều rất đáng tiếc. Nhưng qua một số Trưởng và HĐS đã

dự Trại thuật lại thì đây là Trại Họp Bạn qui mô lớn, quy tụ trên 2000 Trại sinh từ Thừa Thiên

Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đà Lạt và các Tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ cũng về dự. Chắc

rằng GVMD số 6 sẽ có nhiều hình ảnh và bài vở nói về Trại này.

Về phía Chính Phủ chúng ta lại biết đến các Nghị Định 88 do Thủ Tướng Phan Văn Khải

ký, Nghị Định 45 do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký mới đây lại càng làm tăng thêm niềm hy

vọng một tương lai sáng sủa của phong trào HĐVN.

Từ những sự việc, sự kiện diễn ra làm cho trong mỗi người HĐS chúng ta, một sự tự tin,

một niềm khát khao. Thế thì Hướng Đạo là gì ? Chắc chắn phải là phong trào lành mạnh, yêu

nước, yêu thiên nhiên, luôn tôn trọng và giúp ích mọi người. Thế thì chúng ta có thiếu sót gì

không, để giờ này nhà nước vẫn chưa cho HĐ sinh hoạt chính thức trở lại.

Phan Thanh Thiệu

Chồn từ tốn

Page 48: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Cho Và Nhận Một hôm, anh sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn

thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và

tốt bụng của ông đối với sinhviên.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi

giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết

thúc ngày làm việc của mình.

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân

xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem

thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày”.

Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra

để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình

một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi

chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao”.

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây

gần đó.

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và

áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm

thấy có vật gì cưng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền.

Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai

mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai.

Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên

của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc

giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to

lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng

đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật

không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt ràn rụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây

giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người

thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ

em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh

phúc hơn nhận về”.

Lương Mậu Dũng

(Sưu tầm từ Internet)

Page 49: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

Chuyên mục MÌNH VÌ MỌI NGƢỜI

LTS – Trong chuyên mục này, GVMD sẽ đăng những Tin, Bài… xét thấy có ích lợi cho đời sống, sức

khỏe… của mọi người. Các bạn hãy sưu tầm, thử nghiệm thấy có kết quả thì gửi về để chúng tôi phổ biến

NẠP THẬN KHÍ Tập Nạp Thận khí để:

Thuận khí, Dễ ngủ, Giáng áp huyết, Thông tiện, Tránh bệnh Trĩ, Mạnh khỏe, Sống

lâu.

Cách tập:

* Đi, đứng, nằm ngồi, đều tập được. Nằm tập tốt nhứt.

* Lưỡi cong lên hàm trên, đan kết các ngón tay với nhau, lật úp hai bàn tay đang đan kết,

bỏ thõng xuôi, đưa ra trước, nâng lên rồi đưa thành vòng tròn lên bên trên trên trán hết mức cao,

rồi xuống mặt, ngực, dưới bụng hết mức thấp thành một vòng… hai tay vẫn đan kết và giữ lòng

bàn tay luôn luôn hướng về phía trước…. Tập cho được số vòng liên tục định tập (từ 16 đến 24,

32, hoặc 36 vòng mỗi lần tập)

* Mỗi ngày tập 3 lần, xong hết nội trong khoảng thời gian từ 12g đêm đến 11g trưa thời

tốt (Tý tiền Ngọ hậu quân hưu tác: trước giờ Tý sau giờ Ngọ đừng tập vì kém kết quả).

* Hai tuần đầu, tập mỗi lần 16 vòng, tổng cộng 48 vòng 1 ngày.

* Hai tuần tiếp, tập mỗi lần 24 vòng, tổng cộng 72 vòng 1 ngày.

* Sau 1 tháng, tập mỗi lần 32 vòng, tổng cộng 96 vòng 1 ngày.

* Từ đó trở đi, tập mỗi lần 36 vòng, tổng cộng 108 vòng 1 ngày.

* Nếu cảm cúm thời không tập, hoặc chỉ tập 8 vòng mỗi lần mà thôi, tổng cộng 1 ngày 24

vòng.

* Nhịp độ tập Nạp Thận Khí:

. 30 giây cho 36 vòng là nhịp độ Thường.

. 24 giây cho 36 vòng là nhịp độ Nhanh, dùng cho người Áp Huyết Cao, cũng giúp cho

Huyết Áp xuống.

. 36 giây cho 36 vòng là nhịp độ Chậm, dùng cho người Áp Huyết Thấp, cũng giúp cho

Áp Huyết lên.

* Người nhiều tuổi tập đều 36 vòng, 3 lần mỗi ngày, sau 4 tháng sẽ thấy lông dưới hạ

bộ đen trở lại. LÊ MỘNG NGỌ

Long Beach, California

Cách trị ho đơn giản nhƣng mầu nhiệm. Dưới đây là cách trị khỏi ho rất giản dị, không tốn kém, mà hiệu quả thật là thần diệu :

Một số Bác sĩ và Khoa học Gia ở bên Quebec, Canada tình cờ khám phá ra rằng khi bạn

bị “ ho hành hạ “ bất kể là ho phát xuất từ cảm lạnh, cúm, sốt, dị ứng hay ho đã lâu mà không

khỏi !... “ Buổi tối trước khi lên giường ngủ, bạn hãy thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn

chân và đi vớ thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm

hẳn. Hãy lập lại vài ba lần như thế mỗi tối trước khi đi ngủ thì cơn ho của bạn sẽ dứt

tuyệt”. Chẳng cần phải đi Bác sĩ hay tốn tiền mua các loại thuốc ho ở ngoài thị trường vừa tốn

tiền mà còn day dưa lâu khỏi !

Các Bác Sĩ Canada lấy làm ngạc nhiên và đang còn trong vòng nghiên cứu tại sao

một sự việc rất đơn giản như thế mà hiệu quả trị được ho một cách bất ngờ ngoài sức

Page 50: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1

tưởng , dứt tuyệt và không còn ho nữa ? Cá nhân tôi ngay lúc ấy cũng đang bị ho khan thế là

tôi thử áp dụng ngay vì đâu thấy gì là có hại.

Mà kỳ lạ thay quý vị ơi ! Chỉ trong 2 ngày thôi, mỗi tối thoa Bengay (Gel nóng)vào ngay

gan bàn chân và đi vớ thật ấm, sau 2 ngày cơn ho của tôi đã ra đi không trở lại.

Tuy khỏi ho nhưng tôi cũng ngờ ngợ hay là có một trùng hợp ngẫu nhiên nào? Tôi liền áp

dụng cách này ngay cho vợ tôi cũng đang bị ho cả gần một tháng trời mà không khỏi. Quả nhiên

chỉ sau một ngày thôi, sáng hôm sau cơn ho của bà ấy đỡ hẳn. Vợ tôi thực hành cách trên thêm 2

hôm nữa bệnh ho dứt tuyệt. Thích quá đúng là duyên lành mới biết được cách trị ho tuyệt hảo

mà các Khoa học gia Gia Nã Ðại đã tìm ra, tôi liền phone cho tất cả các người thân, các bạn bè

quen biết hoặc bất cứ ai thân hay sơ gặp gỡ trên đường đời... tôi liền chỉ cho mọi người cách trị

ho giản dị và độc đáo này. Tôi có ghé vào một chỗ châm cứu và tò mò hỏi cái quan trọng hay

huyệt đạo nào có ở dưới gan bàn chân ? Và tôi được họ cho biết rằng ngay dưới Gan bàn chân có

một Ðại huyệt rất quan trọng của cơ thể gọi là Huyệt Dũng Tuyền ..

Xin quý vị hãy phổ biến rộng rãi cách trị ho thần diệu này đến với mọi người để cúng

dường thế gian và gây nhân lành cho quý vị.

Kính cẩn Nguyễn Xuân Hoàng Quân

Page 51: Giu Vung Moi Day 6 Phan 1