38
HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS Tổng thời gian: 90 phút Mục tiêu: Mục tiêu của bài học này là để cho học viên hiểu các nguyên tắc cơ bản về chăm sóc giảm nhẹ cho cho những người sống chung với HIV/AIDS. Mục tiêu cụ thể: Kết thúc bài học này, học viên có thể: Giải thích chăm sóc giảm nhẹ là gì và tại sao nó lại quan trọng Mô tả cách đánh giá đau Giải thích cách điều trị đau do cảm thụ thần kinh và đau do bệnh lý thần kinh Mô tả chăm sóc cuối đời là gì và tại sao nó quan trọng Tổng quan bài học Bước Thời gian Hoạt động/ Phương pháp Nội dung Nguồn lực cần thiết 1 5 phút Thuyết trình Giới thiệu, Mục tiêu học tập (Slide 1- 2) Máy chiếu, máy tính xách tay 2 5 phút Thuyết trình, Thảo luận Tổng quan về Chăm sóc giảm nhẹ (Slide 3-4) Máy chiếu, máy tính xách tay Tài liệu phát tay M2S19.1 3 30 phút Thuyết trình, Đóng vai Đánh giá đau (Slide 5-10) Máy chiếu, máy tính xách tay Tài liệu phát tay M2S19.2 Tài liệu phát tay M2S19.3 Đồ dùng của giảng viên 4 35 phút Thuyết trình, Thảo luận, Thảo luận nhóm lớn, Nghiên cứu trường hợp Điều trị đau (Slide 11-28) Máy chiếu, máy tính xách tay Tài liệu phát tay M2S19.4 Tài liệu phát tay M2S19.5 5 5 phút Thuyết trình Các triệu chứng liên quan đến HIV hơn là đau (Slide 29-32 ) Máy chiếu, máy tính xách tay Tài liệu phát tay M2S19.6 6 5 phút Thuyết trình, Thảo luận Chăm sóc cuối đời (Slide 33-35) Máy chiếu, máy tính xách tay Tài liệu phát tay M2S19.7 7 5 phút Thuyết trình Các điểm chính (Slide 36-37) Máy chiếu, máy tính xách tay

Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415

Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS

Tổng thời gian: 90 phút

Mục tiêu: Mục tiêu của bài học này là để cho học viên hiểu các nguyên tắc cơ bản về chăm sóc giảm nhẹ cho cho những người sống chung với HIV/AIDS.

Mục tiêu cụ thể: Kết thúc bài học này, học viên có thể: • Giải thích chăm sóc giảm nhẹ là gì và tại sao nó lại quan trọng • Mô tả cách đánh giá đau • Giải thích cách điều trị đau do cảm thụ thần kinh và đau do bệnh lý thần kinh • Mô tả chăm sóc cuối đời là gì và tại sao nó quan trọng

Tổng quan bài học

Bước Thời gian

Hoạt động/ Phương pháp

Nội dung Nguồn lực cần thiết

1 5 phút Thuyết trình Giới thiệu, Mục tiêu học tập (Slide 1-2)

Máy chiếu, máy tính xách tay

2 5 phút Thuyết trình, Thảo luận

Tổng quan về Chăm sóc giảm nhẹ (Slide 3-4)

Máy chiếu, máy tính xách tay Tài liệu phát tay M2S19.1

3 30 phút Thuyết trình, Đóng vai

Đánh giá đau (Slide 5-10)

Máy chiếu, máy tính xách tay Tài liệu phát tay M2S19.2 Tài liệu phát tay M2S19.3 Đồ dùng của giảng viên

4 35 phút

Thuyết trình, Thảo luận, Thảo luận nhóm lớn, Nghiên cứu trường hợp

Điều trị đau (Slide 11-28) Máy chiếu, máy tính xách tay Tài liệu phát tay M2S19.4 Tài liệu phát tay M2S19.5

5 5 phút Thuyết trình Các triệu chứng liên quan đến HIV hơn là đau (Slide 29-32 )

Máy chiếu, máy tính xách tay Tài liệu phát tay M2S19.6

6 5 phút Thuyết trình, Thảo luận

Chăm sóc cuối đời (Slide 33-35) Máy chiếu, máy tính xách tay Tài liệu phát tay M2S19.7

7 5 phút Thuyết trình Các điểm chính (Slide 36-37) Máy chiếu, máy tính xách tay

Page 2: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 416

Nguồn lực cần thiết

• Bảng lật, giấy, bút viết bảng, và băng dính để che • Máy chiếu, máy tính xách tay • Slide • Tài liệu phát tay M2S19.1: Nguyên tắc chăm sóc giảm nhẹ • Tài liệu phát tay M2S19.2: Kiểu đau • Tài liệu phát tay M2S19.3: Đánh giá đau • Đồ dùng của giảng viên: Luân phiên đóng vai nhóm ba người • Tài liệu phát tay M2S19.4: Thang giảm đau của WHO • Tài liệu phát tay M2S19.5: Liều giảm đau tương đương của các thuốc dạng thuốc phiện • Tài liệu phát tay M2S19.6: Xử trí các triệu chứng liên quan đến HIV • Tài liệu phát tay M2S19.7: Cung cấp hỗ trợ như là một phần của Chăm sóc cuối đời

Page 3: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 417

Mở bài

Chỉ dẫn cho giảng viên: Bước 1 (5 phút)

Trình bày Slide 1-2 sử dụng ghi chú của giảng viên để định hướng trình bày.

Sli

de 1

M2-19-Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống

chung với HIV/AIDS-VIE

HAIVN Học phần 2, Chỉnh sửa tháng 4/2012

Sli

de

2

Page 4: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 418

Chỉ dẫn cho giảng viên: Bước 2 (5 phút)

Trình bày Slide 3-4 sử dụng ghi chú của giảng viên và Tài liệu phát tay M2S19.1 để định hướng trình bày và thảo luận.

Slid

e 3

Lưu ý rằng slide này được làm động (hiệu ứng).

Không nhấp chuột đến câu trả lời cho đến khi để

học viên có cơ hội trả lời xong câu hỏi.

ĐỀ NGHỊ học viên trả lời câu hỏi trên tựa đề

của slide.

DÀNH thời gian để một số người nêu câu trả lời.

NHẤN CHUỘT đến câu trả lời trên slide, và đề

nghị một người xung phong đọc to câu trả lời.

GIẢI THÍCH thêm về chăm sóc giảm nhẹ:

• Chăm sóc giảm nhẹ (từ tiếng Latin palliare,

nghĩa là choàng (khoác áo)) là bất kỳ hình

thức chăm sóc hay điều trị y tế nào tập trung

vào việc làm giảm mức độ nghiêm trọng các

triệu chứng của bệnh hơn là việc ngăn chặn

hay trì hoãn sự tiến triển của bệnh hoặc chữa

khỏi bệnh.

Sli

de 4

CHỈ học viên tham khảo Tài liệu phát tay

M2S19.1: Các nguyên tắc chăm sóc giảm nhẹ

để họ có thể xem các nguyên tắc chính.

Page 5: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 419

Tài liệu phát tay M2S19.1: Các nguyên tắc của chăm sóc giảm nhẹ BỘ Y TẾ 2009

Trong khi chăm sóc giảm đau có thể cung cấp một phạm vi rất rộng các dịch vụ, mục tiêu của điều trị giảm nhẹ thì lại rất cụ thể: giảm đau đớn, điều trị đau và các triệu chứng gây đau buồn khác, chăm sóc về tâm lý và tinh thần. Một hệ thống hỗ trợ nhằm để giúp cá nhân càng sống tích cực càng tốt, và một hệ thống hỗ trợ để duy trì và phục hồi gia đình của cá nhân cũng là những thành tố của chăm sóc giảm nhẹ. Nó có thể được thực hiện thành công ngay cả trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp.

1. Được dành cho tất cả các bệnh nhân AIDS và ung thư.

2. Được tiến hành từ giai đoạn sớm và xuyên suốt thời gian bị bệnh

3. Được kết hợp với các điều trị đặc hiệu khác

4. Nâng cao tuân thủ điều trị và có thể làm giảm tác dụng phụ của các điều trị đặc hiệu

5. Giúp bệnh nhân có một chất lượng cuộc sống tốt cho đến cuối đời của họ

6. Coi sự sống và cái chết là một tiến trình tự nhiên, không cố ý đẩy nhanh hoặc trì hoãn

cái chết

7. Coi chăm sóc tâm lý xã hội là một thành tố cực kỳ quan trọng.

8. Sử dụng cách tiếp cận nhóm đa thành phần, trong đó có nhân viên y tế, các thành viên

gia đình, nhân viên xã hội, người tình nguyện,.v...v. mà người bệnh là trung tâm.

9. Có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế, tại nhà và tại cộng đồng.

10. Hỗ trợ gia đình trong suốt thời gian người bệnh đau ốm và sau khi họ qua đời.

Page 6: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 420

Page 7: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 421

Chỉ dẫn cho giảng viên: Bước 3 (30 phút)

Trình bày Slide 5-10 sử dụng ghi chú của giảng viên, Tài liệu phát tays M2S19.2 và M2S19.3, và Công cụ của giảng viên để định hướng trình bày và hoạt động đóng vai.

Sli

de

5

GIẢI THÍCH rằng đau là một triệu chứng rất

phổ biến ở bệnh nhân HIV/AIDS đặc biệt là ở

giai đoạn sau của bệnh và có thể ảnh hưởng

nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Slid

e 6

GIẢI THÍCH thêm về đau:

• Mô bị hủy hoại thực sự: Do nhiễm trùng,

viêm, khối u, thiếu máu cục bộ, thương tích,

các thủ thuật y khoa xâm lấn, nhiễm độc

thuốc, v..v

• Mô có nguy cơ bị hủy hoại: thực thể gây bệnh

được phát hiện ở những chỗ không tìm thấy

mô bị hủy hoại nhưng có gây đau, chẳng hạn

như bệnh đau sợi cơ.

CHỈ học viên tham khảo Tài liệu phát tay

M2S19.2: Phân loại đau để biết thêm thông

tin chi tiết về đau.

Page 8: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 422

Sli

de 7

GIẢI THÍCH rằng nguyên nhân của đau có thể

rất đa dạng; chính vì thế mà chẩn đoán phân biệt

là rất quan trọng.

Sli

de

8

NHẮC LẠI cho học viên tầm quan trọng của

việc lắng nghe bệnh nhân!

CHỈ học viên tham khảo Tài liệu phát tay

M2S19.3: Đánh giá đau để tham khảo thêm

thông tin chi tiết về đau.

Sli

de 9

Lưu ý rằng slide này được làm động (hiệu ứng).

Không nhấp chuột đến câu trả lời cho đến khi để

học viên có cơ hội trả lời xong câu hỏi.

ĐÊ NGHỊ học viên trả lời câu hỏi tựa đề trên

slide.

DÀNH thời gian để một số học viên nêu câu trả

lời.

VIẾT câu trả lời của họ lên bảng, tạo thành một

danh sách.

BẤM CHUỘT cho xuất hiện câu trả lời trên

slide, và đề nghị người xung phong để đọc to lên.

GIẢI THÍCH tầm quan trọng của việc cố gắng

đạt được một mô tả đau chính xác từ bệnh nhân.

Page 9: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 423

Sli

de

10

GIẢI THÍCH rằng bây giờ là lúc đóng vai diễn.

CHỈ học viên tham khảo Tài liệu phát tay

M2S19.3: Đánh giá đau.

GIẢI THÍCH rằng họ có thể tham khảo nó trong

quá trình đóng vai.

CHỈ đến Công cụ của giảng viên: Luân phiên

đóng vai nhóm 3 người.

TẠO ĐIỀU KIỆN cho cuộc đóng vai dựa trên

hướng dẫn có trong Công cụ của giảng viên.

Page 10: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 424

Page 11: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 425

Tài liệu phát tay M2S19.2: Kiểu đau

Có 2 kiểu đau chính: đau cảm thụ thần kinh và đau bệnh lý thần kinh. Hiểu được sự khác nhau giữa chúng rất quan trọng bởi vì điều trị cho từng kiểu sẽ khác nhau. Đau do cảm thụ thần kinh:

• Đau do thụ cảm thần kinh bao các đầu mút thụ cảm là các thụ thể cảm xúc đáp ứng với đau.

• Kích thích các đầu mút thụ cảm còn nguyên vẹn gây nên cảm giác đau ê ẩm, liên tục âm ỉ hoặc đau tức.

• Có 2 loại đau do cảm thụ thần kinh:

o Đau thân thể

thường là đau khu trú

ảnh hưởng đến da, mô mềm, cơ và/hoặc xương

o Đau tạng

kém khu trú hay “lan tỏa”

ảnh hưởng đến nội tạng hoặc những tạng rỗng Đau do bệnh lý thần kinh:

• Kích thích các mô thần kinh yếu hoặc bị tổn thương gây nên:

o cảm giác đau bỏng rát, tê bì, nhói và/hoặc như bị đâm

o cảm giác “kim châm”

• Có thể bị do các kích thích rất nhẹ, chẳng hạn như chạm nhẹ

Page 12: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 426

Page 13: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 427

Tài liệu phát tay M2S19.3: Đánh giá đau/ Thang đánh giá đau

Đánh giá đau ở bệnh nhân có thể gặp khó khăn. Có nhiều cách, và rất quan trọng để đánh giá đau của bệnh nhân dựa trên báo cáo của chính bệnh nhân. Nhà cung cấp nên luôn sử dụng một loại thang đánh giá đau giống nhau để đạt được theo dõi tốt nhất và so sánh tiến trình kiểm soát đau. Đánh giá đau phổ biến nhất bao gồm Thang Cường độ Đau và Thang đánh giá đau theo nét mặt Wong-Baker. Các thang đánh giá được mô tả chi tiết hơn dưới đây.

Thang cường độ đau Thang cường độ đau đánh giá đau ở người lớn sử dụng thang số: Một công cụ hình ảnh thế này có thang số giúp bệnh nhân đánh giá đau của họ. Đề nghị bệnh nhân nhìn vào thang và hỏi họ: “Anh/chị có thể đánh giá đau của mình ở thang 0-10, 0 có nghĩa là không đau và 10 có nghĩa là đang đau khủng khiếp?”

Thang đánh giá đau theo nét mặt Wong-Baker Một công cụ hình ảnh như Thang đánh giá đau theo nét mặt Wong-baker phù hợp với trẻ em. Đánh giá cần bao gồm quan sát và báo cáo của người chăm sóc vì đôi khi trẻ không thể báo cáo tình trạng đau của mình.

0 5 10

Không đau Hơi đau Hơi đau Đau hơn Đau nhiều Cực kỳ hơn nữa đau

Page 14: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 428

Page 15: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 429

Công cụ của giảng viên: Luân phiên đóng vai 3 người trong nhóm

Hoạt động: Luân phiên đóng vai 3 người trong nhóm

Yêu cầu học viên chia ra thành các nhóm 3 người. Tốt nhất là chọn nhóm 3 người bất kì để khuyến khích các học viên tương tác với những người mà họ chưa biết rõ và để khuyến khích thành lập các nhóm đa thành phần.

Để nhóm 3 người ngồi cùng nhau.

Nói với các nhóm rằng đây là bài tập thực hành đánh giá đau và xác định kiểu đau ở bệnh nhân.

Yêu cầu mọi người dành một phút để suy nghĩ về bệnh nhân bị đau mà họ đã xem gần đây. Khuyến khích học viên nghĩ cả bệnh nhân người lớn và trẻ em.

Đề nghị các nhóm chọn ra một người đóng vai bệnh nhân, một người đóng vai nhân viên y tế và một người thứ ba làm người quan sát.

Đề nghị người đóng vai bệnh nhân “trình bày” các triệu chứng của họ cho nhân viên y tế giống như xảy ra thực tế tại phòng khám của họ. Người đóng vai là nhân viên y tế sử dụng kỹ năng và thông tin được trao đổi về kiểu đau và đánh giá đau để tìm hiểu thêm về đau của bệnh nhân và những nguyên nhân có thể.

Để cho các nhóm khoảng 5–10 phút diễn lần đóng vai thứ nhất. Để người quan sát đưa thông tin phản hồi đến các thành viên còn lại trong nhóm.

Sau đó, hướng dẫn các nhóm luân phiên đóng vai, để một người làm bệnh nhân (trình bày các triệu chứng đau mới), một người khác làm nhân viên y tế và một người khác nữa làm người quan sát. Để người thứ hai được chỉ định là bệnh nhân trình bày các triệu chứng đau của mình cho nhân viên y tế trong khi người quan sát mới quan sát họ.

Để cho các nhóm khoảng 5–10 phút diễn lần đóng vai thứ hai. Để người quan sát đưa thông tin phản hồi đến các thành viên còn lại trong nhóm.

Lặp lại như trên cho vòng 3 và vòng cuối cùng với một thành viên khác trong nhóm là bệnh nhân.

Khi 3 vòng đóng vai diễn hoàn thành, yêu cầu các nhóm nhỏ tập hợp lại thành một nhóm lớn. Nếu có thời gian, để một số nhóm biểu diễn đóng vai trước các nhóm còn lại và sau đó thảo luận.

Phỏng vấn hoạt động bằng cách hỏi các học viên về kinh nghiệm của họ ở cả 3 vai diễn, là bệnh nhân, là nhân viên y tế và là người quan sát.

Hỏi về một số khó khăn khi đánh giá đau ở người lớn và trẻ khi đóng vai và trong thực tế.

Page 16: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 430

Page 17: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 431

Chỉ dẫn cho giảng viên: Bước 4 (35 phút)

Trình bày Slide 11-28 sử dụng ghi chú của giảng viên và Tài liệu phát tays M2S19.4 và M2S19.5

để định hướng trình bày, thảo luận, hoạt động nhóm lớn, và nghiên cứu trường hợp.

Sli

de 1

1

HỎI học viên “Bạn tuân theo những nguyên tắc

nào khi điều trị đau?”

DÀNH thời gian để họ trả lời.

SỬ DỤNG thảo luận để hướng đến slide tiếp

theo.

Sli

de

12

GIẢI THÍCH rằng rất quan trọng khi đánh giá

một cách liên tục đáp ứng với điều trị.

Page 18: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 432

Sli

de

13

NHẮC NHỞ các học viên:

• Cảm thụ: bao gồm các thụ thể đau ở da, cơ,

xương (đau sinh dưỡng), hoặc các nội

quan/hoặc các tạng rỗng (đau nội tạng)

• Đau do bệnh lý thần kinh: bao gồm các mô

thần kinh

Sli

de 1

4

GIẢI THÍCH rằng ‘thang giảm đau’ của WHO

hướng dẫn điều trị đau (theo bảng trên).

GIẢI THÍCH rằng việc đánh giá mức độ nặng

của đau giữa đau nhẹ, vừa và nặng là rất quan

trọng.

Sli

de

15

GIẢI THÍCH rằng nếu xảy đau, cần phải uống

thuốc ngay theo thứ tự sau đây:

• Thuốc không dạng thuốc phiện (aspirin và

paracetamol);

• sau đó, nếu cần thiết, thuốc dạng thuốc phiện

nhẹ (codeine);

• sau đó thuốc dạng thuốc phiện mạnh như

morphine, cho đến khi bệnh nhân không còn

đau.

• các thuốc thêm vào – “thuốc hỗ trợ” có thể

có ích.

CHỈ học viên tham khảo Tài liệu phát tay

M2S19.4: Thang giảm đau của WHO để tham

khảo danh sách thuốc có thể dùng cho mỗi nhóm

thuốc.

Page 19: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 433

Sli

de

16

GIẢI THÍCH rằng trong các thuốc giảm đau,

các chất dạng thuốc phiện như morphine có chỉ

số điều trị hẹp. Cẩn thận trong cho liều các chất

dạng thuốc phiện vì quá liều có thể dẫn đến độc

nhưng liều thấp sẽ không hiệu quả.

Sli

de 1

7

GIẢI THÍCH rằng thuốc dạng thuốc phiện

dạng tiêm có tác dụng nhanh hơn.

Sli

de

18

Lưu ý rằng slide này được làm động (hiệu ứng).

Hỏi học viên câu hỏi trên slide TRƯỚC KHI bấm

chuột cho xuất hiện câu trả lời.

HỎI học viên câu hỏi trên slide.

DÀNH thời gian để họ trả lời.

BẤM CHUỘT cho xuất hiện câu trả lời dưới sơ

đồ, sau khi học viên trả lời câu hỏi.

NHẮC NHỞ họ về tầm quan trọng của việc chắc

chắn rằng bạn cho thuốc giảm đau ở những

khoảng thời gian thích hợp….hầu như là nằm

trong khoảng 3-4 giờ.

Page 20: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 434

Sli

de

19

GIẢI THÍCH rằng để duy trì tình trạng không

đau, thuốc cần được cho theo giờ đồng hồ, nghĩa

là cứ 3-4 tiếng một lần thay vì “theo nhu cầu”.

Sli

de 2

0

Lưu ý rằng slide này được làm động (hiệu ứng).

Hỏi học viên câu hỏi trên slide TRƯỚC KHI bấm

chuột cho xuất hiện câu trả lời.

HỎI học viên câu hỏi trên tựa của slide.

DÀNH thời gian để họ trả lời.

BẤM cho xuất hiện câu trả lời dưới sơ đồ, sau

khi học viên trả lời câu hỏi.

GIẢI THÍCH rằng bùng phát đau nặng ngắt

quãng xảy ra ở bệnh nhân đang dùng thuốc giảm

đau được gọi là cơn đau bùng phát bởi vì cơn

đau “phá vỡ” tác dụng thông thường của thuốc

giảm đau.

Sli

de

21

Lưu ý rằng slide này được làm động (hiệu ứng).

Hỏi học viên câu hỏi trên slide TRƯỚC KHI bấm

chuột cho xuất hiện câu trả lời.

HỎI các học viên câu hỏi đầu tiên trên slide.

DÀNH thời gian để họ trả lời.

BẤM cho xuất hiện câu trả lời.

HỎI các học viên câu hỏi thứ hai trên slide.

DÀNH thời gian để họ trả lời.

BẤM cho xuất hiện câu trả lời.

CHẮC CHẮN rằng học viên hiểu trước khi

chuyển sang slide tiếp theo.

Page 21: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 435

Sli

de

22

ÔN LẠI khái niệm dung nạp với học viên.

YÊU CẦU một người xung phong định nghĩa.

DÀNH thời gian để họ trả lời.

CUNG CẤP câu trả lời, nếu cần thiết:

• Dung nạp: là hiện tượng mà việc tiếp xúc (sử

dụng) lâu dài một loại thuốc dẫn đến kết quả

giảm hiệu quả của thuốc đó và cần một liều

cao hơn để đạt được hiệu quả tương tự.

Sli

de 2

3

ĐỊNH NGHĨA thuật ngữ lại một lần nữa, chỉ để

làm rõ. Giảm đau tương đương: tạo ra mức độ

giảm đau giống nhau.

CHỈ học viên tham khảo Tài liệu phát tay

M2S19.5: Liều giảm đau tương đương của

thuốc dạng thuốc phiện để biết thêm thông tin.

Sli

de

24

GIẢI THÍCH rằng các phương pháp điều trị cổ

truyển/bổ sung có thể giúp ích. Các bệnh nhân

khác nhau có thể có đáp ứng khác nhau với các

điều trị khác nhau. Phương pháp điều trị có tác

dụng với bệnh nhân này có thể không có tác

dụng với bệnh nhân khác, nó là vấn đề thử sai.

Page 22: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 436

Sli

de

25

ĐỀ NGHỊ một người xung phong đọc nghiên

cứu trường hợp trên slide.

Sli

de 2

6

Lưu ý rằng slide này được làm động (hiệu ứng).

Bấm qua các ý được gạch đầu dòng theo hướng

dẫn sau:

HỎI các học viên câu hỏi đầu tiên.

DÀNH thời gian để họ trả lời.

BẤM CHUỘT cho xuất hiện câu trả lời, sau đó

bấm sang câu hỏi thứ hai.

DÀNH thời gian để họ trả lời.

BẤM CHUỘT cho xuất hiện câu trả lời, sau đó

di chuyển đến slide tiếp theo.

Sli

de

27

Page 23: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 437

Sli

de

28

HỖ TRỢ thảo luận với các học viên dựa trên các

câu hỏi có trên slide.

ĐI QUA các câu hỏi, từng câu một.

GIẢI THÍCH , ở cuối, nếu cần thiết:

• Đau bây giờ dường như là bệnh lý thần kinh,

vì nó có thể là kết quả của hoạt động khác

thường của dây thần kinh có thể gây nên từ

thuốc ARV là D4T, tác dụng phụ phổ biến.

Tuy nhiên, nó cũng có thể bị gây nên bởi HIV,

hoặc cả D4T và HIV. Thúy dường như có

một trường hợp cổ điển của bệnh lý thần kinh

ngoại biên, vì đau được mô tả là một đau rát

và nhói ở cả hai chân. Bệnh lý thần kinh cũng

có thể do thuốc INH trong giai đoạn điều trị

liên tục Lao mà có thể xử trí được bằng

vitamin B6 hoặc pyridoxine.

• Các lựa chọn điều trị bao gồm đổi phác đồ

ARV, đặc biệt là thay thế một thuốc ARV khác

cho D4T, và điều trị đau bằng amitriptyline

và/hoặc thuốc chống viêm không steroid.

Page 24: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 438

Page 25: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 439

Tài liệu phát tay M2S19.4: Thang giảm đau của WHO

Ghi chú:

A/Codeine: Acetaminophen / Codeine

A/Hydrocodone: Acetaminophen / Hydrocodone

A/Oxycodone: Acetaminophen / Oxycodone

A/Dihydrocodeine: Acetaminophen / Dihydrocodeine

1 Nhẹ

2 Vừa

3 Nặng

Acetaminophen

Aspirin

Thuốc chống

viêm không

Steroid

± Chất bổ trợ

A/Codeine

A/Hydrocodone

A/Oxycodone

A/Dihydrocodeine

Tramadol (po/im)

± Chất bổ trợ

± Thuốc không

dạng thuốc phiện

Morphine

Hydromorphone

Methadone

Levorphanol

Fentanyl

Oxycodone

Pethidine

± Chất bổ trợ

± Thuốc không

dạng thuốc phiện

Page 26: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 440

Page 27: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 441

Tài liệu phát tay M2S19.5: Liều giảm đau tương đương các thuốc dạng thuốc phiện

Đôi khi do tác dụng phụ, thiếu hiệu quả điều trị hoặc nhờn thuốc mà cần phải đổi từ một thuốc dạng thuốc phiện này sang một thuốc khác. Khi thay đổi sang một thuốc dạng thuốc phiện khác, bác sỹ cần phải tham khảo bảng các thuốc dạng thuốc phiện để xác định liều phù hợp để khởi đầu. Điều này được gọi là “liều giảm đau tương đương”; thuật ngữ “giảm đau tương đương” có nghĩa là tạo ra mức độ giảm đau giống nhau. Thuốc Liều giảm đau xấp xỉ tương

đương* Liều khởi đầu thường dùng cho đau từ vừa đến nặng

Uống Tiêm Uống Tiêm Thuốc dạng thuốc phiện

Morphine 30mg

3-4 giờ một lần

10mg

3-4 giờ một lần

5-10mg

3-4 giờ một lần

2-4 mg

3-4 giờ một lần

Hydromorphone 7.5mg

3-4 giờ một lần

1.5mg

3-4 giờ một lần

1-2.5 mg

3-4 giờ một lần

0.3-0.6mg

3-4 giờ một lần

Codeine** 180-200mg

3-4 giờ một lần

130mg

3-4 giờ một lần

60mg

3-4 giờ một lần

60mg

2 giờ một lần

* Khi đổi thuốc dạng thuốc phiện, khởi đầu với ½ đến ⅓ liều giảm đau tương đương, sử dụng như thuốc dạng thuốc phiện cần thiết cho đau xuyên thủng

** Có thể có sẵn dạng viên liều cố định kết hợp với paracetamol hoặc aspirin.

Page 28: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 442

Page 29: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 443

Chỉ dẫn cho giảng viên: Bước 5 (5 phút)

Trình bày Slide 29-32 sử dụng ghi chú của giảng viên và Tài liệu phát tay M2S19.6 để định hướng trình bày.

Sli

de

29

Sli

de

30

GIẢI THÍCH rằng các triệu chứng này có thể

ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc

sống.

NHẮC NHỞ học viên họ không nên quên hỏi

các câu hỏi về những triệu chứng này khi hỏi

bệnh sử.

Slid

e 3

1

GIẢI THÍCH rằng xác định căn nguyên của

triệu chứng rất quan trọng trong việc đưa ra điều

trị phù hợp

Page 30: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 444

Sli

de

32

GIẢI THÍCH rằng Hướng dẫn Chăm sóc giảm

nhẹ của Bộ Y tế Việt Nam đưa ra các hướng dẫn

về điều trị các triệu chứng thường gặp ở bệnh

nhân HIV và ung thư.

CHỈ học viên tham khảo Tài liệu phát tay

M2S19.6: Xử trí các triệu chứng liên quan đến

HIV để biết thêm thông tin.

Page 31: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 445

Tài liệu phát tay M2S19.6: Xử trí các triệu chứng liên quan đến HIV

Xác định căn nguyên của triệu chứng rất quan trọng trong việc đưa ra điều trị phù hợp. Điều trị có thể hoặc là điều trị nguyên nhân (ví dụ ARV) và/hoặc triệu chứng (ví dụ. chống nôn, kháng histamine). Điều trị hiệu quả của những triệu chứng này ở người có HIV làm giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống, và cải thiện tuân thủ điều trị ARV và vì thế cải thiện kết quả lâm sàng. Các triệu chứng được đề cập trong Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ 2006 Buồn nôn/nôn Sốt Tiêu chảy Mất ngủ Táo bón Lo lắng hồi hộp/mê sảng Nuốt đau Trầm cảm Khó thở Lo âu Ho Ngứa Yếu / Mệt mỏi Loét do nằm lâu Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ của Bộ Y tế Việt Nam đưa ra hướng dẫn điều trị các triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân HIV và ung thư. Ví dụ:

Ví dụ: Buồn nôn/nôn Chẩn đoán phân biệt Điều trị Nhiễm độc: viêm/nhiễm trùng/bệnh ác tính/chuyển hóa/thuốc

• Haloperidol • Dexamethasone

Kích thích/mẫn cảm bộ máy tiền đình • Kháng histamine • Kháng cholinergic

Hóa trị / xạ trị vùng bụng

• Chẹn 5-HT3 • Dexamethasone

Tăng áp lực nội sọ

• Dexamethasone

Lo âu

• Benzodiazepine

Viêm dạ dày

• Chẹn H1

Page 32: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 446

Page 33: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 447

Chỉ dẫn cho giảng viên: Bước 6 (5 phút)

Trình bày Slide 33-35 sử dụng ghi chú của giảng viên và Tài liệu phát tay M2S19.7 để định hướng trình bày và Thảo luận.

Sli

de

33

Page 34: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 448

Sli

de

34

Lưu ý rằng slide này được làm động (hiệu ứng).

Không bấm chuột đến các câu trả lời cho đến

sau khi các học viên trả lời từng câu hỏi:

HỎI học viên câu hỏi đầu tiên trên slide.

DÀNH thời gian để họ trả lời.

HỎI học viên câu hỏi thứ hai trên slide.

DÀNH thời gian để họ trả lời.

GIẢI THÍCH thêm nếu cần:

• Chăm sóc cuối đời: cung cấp chăm sóc trong

suốt thời gian những ngày và giờ cuối cuộc

đời.

• Chăm sóc cuối đời khác với chăm sóc giảm

nhẹ chủ yếu ở khoảng thời gian và mức độ

chăm sóc. Chăm sóc giảm nhẹ có thể bắt đầu

khi bệnh nhân mới được chẩn đoán; nó là một

quá trình “làm dịu đi” cơn đau và các triệu

chứng của bệnh nhân để họ có thể sống một

cuộc sống tốt hơn. Chăm sóc cuối đời, tuy

nhiên, bắt đầu khi bệnh nhân rất gần với cái

chết – rất cuối cuộc đời. Đó là vấn đề làm cho

bệnh nhân càng cảm thấy thoải mái càng tốt.

Nó là chăm sóc tăng cường, thông qua một

đợt chăm sóc trong thời gian ngắn hơn chăm

sóc giảm nhẹ.

Sli

de

35

ÔN LẠI slide cùng với học viên.

CHỈ học viên tham khảo Tài liệu phát tay

M2S19.7: Cung cấp hỗ trợ như là một phần

của chăm sóc cuối đời để biết thêm thông tin.

Page 35: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 449

Tài liệu phát tay M2S19.7: Cung cấp hỗ trợ như là một phần của chăm sóc cuối đời

Hỗ trợ mặt tình cảm và tinh thần

• Khuyến khích bệnh nhân trao đổi về cảm giác, mong muốn của mình và giúp họ hoàn thành những việc chưa làm xong.

• Chú ý lắng nghe, tỏ thái độ đồng cảm: bệnh nhân có thể trải qua cảm giác tội lỗi khi họ lây nhiễm cho bạn tình của mình và xấu hổ với gia đình và vì thế họ tìm kiếm sự tha thứ.

• Tôn trọng quyết định của bệnh nhân về nơi mà họ muốn được chăm sóc cuối đời, có thể là ở cơ sở y tế hoặc ở nhà.

• Không khuyến khích tạo ra các hy vọng hão huyền cho bệnh nhân, nhưng nên đặt những mục tiêu nhỏ cho gia đình và tương lai.

Chia sẻ sự đau buồn và mất mát người thân

• Khi bệnh nhân qua đời, việc chia sẻ sự đau buồn và mất mát người thân với gia đình là rất quan trọng.

• Các thành viên khác trong gia đình cũng có thể nhiễm HIV. Điều này sẽ khiến họ nghĩ về cái chết của mình, làm tăng thêm lo âu cho sự đau buồn của họ.

• Gánh nặng về cái chết của bệnh nhân lên gia đình có thể rất lớn vì AIDS ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi hoặc trẻ em.

• Kỳ thị và cách li xã hội đối với AIDS có thể làm cho cái chết của một người được yêu quí trở thành phiền toái và tách biệt với gia đình.

• Liên hệ với nhóm hỗ trợ và nhân viên cộng đồng có thể có ích trong thời gian này. Tư vấn về mất người thân Sau cái chết của bệnh nhân, nhóm điều trị có thể nói chuyện với gia đình để:

• Thể hiện sự chia buồn đối với cái chết của người thân họ. • Dành cho gia đình cơ hội nói về nguyên nhân dẫn đến cái chết và bản thân cái chết. • Dành cho họ cơ hội để nói về sự tôn kính và các nghi lễ sau cái chết.

Page 36: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 450

Page 37: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 451

Chỉ dẫn cho giảng viên: Bước 7 (5 phút)

Trình bày Slide 36-37 sử dụng ghi chú của giảng viên để định hướng trình bày.

Slid

e 3

6

Sli

de 3

7

Page 38: Học phần 2 Bài 19 Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống ... · Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 415 ... đau buồn khác,

HAIVN Tập huấn HIV người lớn, Học phần 2 Hướng dẫn Giảng viên Bài 19: Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS 452