76
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC GIÁO VIÊN KHOA TIẾNG NGA 5/2016

HỘI NGHỊ KHOA HỌC GIÁO VIÊN KHOA TIẾNG NGA

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

KỶ YẾU

HỘI NGHỊ KHOA HỌC GIÁO VIÊN

KHOA TIẾNG NGA

5/2016

1

MỤC LỤC

CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DỊCH CHỦ ĐỀ DU LỊCH ....... 2

PGS. TS Vu Ngoc Vinh

MỘT HƯỚNG ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC.......... 9

TS Nguyễn Văn Chiến

NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG

KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH TIẾNG NGA ................................................. 19

PGS.TS Trần Quang Bình

ФУНКЦИОНАЛЬНЫЕ ОСОБЕННОСТИ ЗАИМСТВОВАННОЙ ЛЕКСИКИ В

РУССКОМ ЯЗЫКЕ РУБЕЖА XX - XXI ВВ .............................................................. 23

ThS Đoan Thi Bich Ngà

NHẬN XÉT CÁCH TIẾP CẬN ĐỊNH NGHĨA VỀ NGỮ DỤNG HỌC CỦA GIÁO SƯ

ĐỖ HỮU CHÂU ............................................................................................................ 33

TS Nguyễn Văn Chiến

CОПОСТАВЛЕНИЕ СУБСТАНТИВНЫХ СЛОВОСОЧЕТАНИЙ В

ВЬЕТНАМСКОМ И РУССКОМ ЯЗЫКАХ ............................................................... 39

TS Lê Minh Ngoc

TИПИЧНЫЕ ОШИБКИ ВЬЕТНАМСКИХ СТУДЕНТОВ В РУССКОЙ УСТНОЙ

РЕЧИ И ИХ УСТРАНЕНИЕ ........................................................................................ 48

ThS Pham Mai Phương

СКОРОГОВОРКА КАК ЭФФЕКТИВНЫЙ МЕТОД ДЛЯ УЛУЧШЕНИЯ

ПРОИЗНОШЕНИЯ НА РУССКОМ ЯЗЫКЕ ............................................................. 55

Đô Thi Hông Nhung

ТЕСТОВЫЕ ЗАДАНИЯ, ИХ ТИПЫ И ВИДЫ .......................................................... 60

Nguyễn Thi Minh Tâm

КУЛЬТУРОЛОГИЧЕСКИЕ ЗНАЧЕНИЯ ЧИСЕЛ ТРИ И ПЯТЬ В РУССКИХ

СКАЗКАХ ..................................................................................................................... 69

ThS Nhâm Thi Vân Anh

2

CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DỊCH CHỦ ĐỀ DU LỊCH

PGS. TS Vu Ngoc Vinh

Cách đây khoảng 20 năm khoa tiếng Nga đã từng cho sinh viên đi thực tập dịch và

kiến tập dịch tại các cơ quan có dùng tiếng Nga như Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ

quan nghiên cứu của đảng và nhà nước, các viện bảo tàng trên địa bàn Hà Nội … Kết

quả thu được sau những đợt thực tập và kiến tập dịch tuy chưa cao, nhưng đây là dịp tốt

nhất để sinh viên làm quen với các hoạt động nghề nghiệp, học hỏi và rút kinh nghiệm

từ thực tế công việc và biêt cách xử lý công việc liên quan trực tiếp đến những vấn đề

chuyên môn đã học và nghề nghiệp dịch. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nhu

cầu thực tế, trình độ của đa phần sinh viên giảm sút cộng với những điều kiện khó khăn

khi tổ chức công việc từ cả hai phía (phía cơ quan tiếp nhận và phía cơ quan gửi đi) vấn

đề kiến tập dịch không được tiếp tục duy trì và được thay thế bằng môn học dịch theo

chủ đề “Du lịch”.

Trong Chương trình đào tạo cử nhân có đinh hướng dịch của Trường Đại học Hà

Nội, môn “Kiến tập dịch” là môn học bắt buộc, thời lượng dành danh cho môn học này

là 30 tiết.

Giáo trình dịch “chủ đề du lịch” lần đầu tiên được sưu tầm, biên soạn và đưa vào

sử dụng tại Khoa tiếng Nga, Trường Đại học Hà Nội năm 2009 (khóa N05) là giáo trình

mang tính kế thừa và phát triển các chủ đề đã học trong các giáo trình dịch viết và dịch

nói hiện hành, tạo thành một tổng thể đồng bộ và thống nhất của Chương trình cử nhân

ngoại ngữ, chuyên ngành tiếng Nga. Do thời lượng dành cho môn học hạn chế, Giáo

trình dự kiến dạy có chọn lọc những phần tài liệu thích hợp với điều kiện cụ thể của lớp

học theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Giáo trình được biên soạn dựa trên những nguyên lý của giáo học pháp hiện đại và

những đặc điểm cơ bản của dịch như một hoạt động lời nói đặc biệt bằng hai thứ tiếng.

1) Mục tiêu của giáo trình

1.1. Trang bị tài liệu để hình thành các kỹ xảo, kỹ năng hoạt động dịch từ khi tiếp

nhận văn bản gốc đến khi hình thành và truyền đạt văn bản dịch cho người nhận. Ngoài

ra, các tài liệu trong giáo trình còn là cơ sở để người học có thể sử dụng trực tiếp trong

giao tiếp lời nói khi cần phải trình bày những vấn đề liên quan bằng tiếng Nga.

1.2. Cung cấp vốn từ vựng-cú pháp thích hợp theo từng chủ đề thông tin của bài

học, đặc biệt các từ đặc thù văn hóa Việt Nam và phương thức dịch từ tiếng Việt sang

tiếng Nga: phiên âm, phiên chữ (hoặc để nguyên dạng gốc chữ la tinh) và dịch nghĩa.

Thông qua các phương thức dịch này sinh viên có thể nhận biết và phân tích những ưu,

khuyết điểm của mỗi trường hợp cụ thể để áp dụng trong thực hành dịch và giao tiếp

thông thường.

3

1.3. Trang bị, bổ sung và phát triển những kiến thức về đất nước, con người Việt

Nam một cách khách quan, đem lại một cách tiếp cận mới, chân thực, sinh động về thực

tiễn Việt Nam qua con mắt người Nga.

Đặc điểm khác biệt lớn nhất của giáo trình “Dịch chủ đề du lịch” này so với các

giáo trình dịch khác là nội dung tài liệu và cách thức tiến hành giờ học thực hành dịch.

- Về nội dung tài liệu: Nội dung chủ yếu của giáo trình được lấy từ những bài viết

nguyên bản của người Nga – những người khách du lịch đến Việt Nam. Đây là những

bài viết sống động nhất về thực tiễn Việt Nam trên cơ sở trải nghiệm của khách du lịch

từ cuộc sống, từ những chuyến đi thăm quan trên các nẻo đường của đất nước Việt

Nam, những khám phá được về đất nước tươi đẹp, bình an và về con người Việt Nam

mến khách, nhân hậu, cần cù, yêu lao động. Những gì mà khách du lịch nước ngoài đến

Việt Nam cảm nhận được, đặc biệt là những đặc thù văn hóa tạo cơ sở cho những suy

tư, trăn trở về những chuyến đi du lịch và đúc kết thành kinh nghiệm, bài học, lời

khuyên sát sườn, chân thành nhất của họ đối với những khách du lịch lần đầu tiên đến

Việt Nam. Về mặt ngôn ngữ, sinh viên sẽ thấy được cách xử lý dịch và diễn đạt của

người Nga những từ đặc thù văn hóa Việt Nam một cách nguyên khai, dễ hiểu và phong

phú. Nhìn chung, phong cách ngôn ngữ trong giáo trình này mang tính chất văn học (ký

sự, phóng sự, nhật ký...) và hội thoại nhiều hơn là phong cách báo chí-chính luận trang

trọng mà sinh viên đã học trong các giáo trình dịch trước đây.

- Về cách thức tiến hành giờ dạy/học theo giáo trình: Để tiến hành giờ học tiết

kiệm thời gian và có hiệu quả nhất, trước mỗi buổi học sinh viên cần đọc kỹ tài liệu,

chuẩn bị dịch viết ở nhà, đánh dấu những chỗ khó hiểu, không hiểu hoặc không dịch

được để trao đổi tại lớp. Trên lớp, căn cứ vào từng bài cụ thể có thể áp dụng các hình

thức sau: Dịch viết toàn bộ hay một phần văn bản; kể lại tóm tắt nội dung văn bản đang

học với tư cách là hướng dẫn viên du lịch; tự tìm các tài liệu bằng tiếng Việt có độ khó

trung bình, phù hợp với chủ đề của bài đang học trong giáo trình để dịch hoặc trao đổi

thông tin trên lớp.

Trên cơ sở một số tài liệu sưu tập qua mạng Internet và các tài liệu khác Giáo trình

dịch “chủ đề du lịch” được biên soạn lần đầu tiên năm 2009, đưa vào sử dụng cho khóa

sinh viên 2005-2009. Nhiệm vụ của giáo trình: a) lựa chọn, phân tích, xử lý các từ, cụm

từ, các cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc từ vựng-ngữ pháp khó đối với sinh viên trong

từng bài học cụ thể; b) lựa chọn các bài đọc phù hợp với mục tiêu của khóa học, đảm

bảo tính kế thừa các giáo trình đã học trong chương trình đào tạo của Bộ môn Dịch và

tính độc lập của giáo trình về chủ đề Du lịch; c) xây dựng hệ thống bài tập xử lý dịch từ

cấp độ từ, cụm từ đến văn bản và các bài tập hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong quá trình

dịch.

2) Về cấu trúc của Giáo trình.

Giáo trình gồm 6 bài theo các chủ đề liên quan đến các danh lam, thắng cảnh, khu

nghỉ mát nổi tiếng ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở 3 trung tâm chính

4

trị-văn hóa du lịch lớn là Hà Nội, Huế và Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra giáo trình còn các

bài dịch liên quan đến các địa danh khác như Vịnh Hạ Long, Sapa, Hội An, Nha Trang,

Phan Thiết, Đà Lạt v.v…

3) Về nguyên tắc chọn lựa tài liệu

"Giáo trình dịch du lịch" không những chỉ là cơ sở giới thiệu ngữ liệu, cơ sở cải

biến các đơn vị từ vựng-ngữ pháp đơn lẻ, lập thành hệ thống bài tập ngôn ngữ, mà còn

là cơ sở để luyện dịch các đơn vị ở cấp độ khác như lời nói, ngôn bản, văn bản. Việc lựa

chọn tài liệu, văn bản dịch trong giáo trình dịch được tiến hành theo những nguyên tắc

sau:

- Nguyên tắc hai chiều: Các văn bản dịch gồm cả dịch xuôi (từ tiếng Nga sang

tiếng Việt) và dịch ngược (từ tiếng Việt sang tiếng Nga), phần dịch xuôi chiếm tỷ lệ

nhiều hơn. Trong mỗi bài học đều có các phần dịch xuôi và dịch ngược, được lựa chọn

theo cùng một chủ đề thông tin. Điều đó cho phép sinh viên nắm được đơn vị từ vựng,

ngữ pháp thích hợp trong hai ngôn ngữ Nga và Việt, đồng thời phân tích, hiểu và nắm

được là cùng một khái niệm, nghĩa (bất biến) có thể được biểu hiện bằng các phương

thức giống hoặc khác nhau trong mỗi thứ tiếng như thế nào.

- Nguyên tắc chủ đề: Mỗi chủ đề thông tin bao gồm một hoặc một số văn bản (bài

khóa) là cơ sở để rút ra các dạng kết hợp từ (các tập hợp từ), cấu trúc, mẫu câu tiêu biểu

về từ vựng ngữ pháp theo chủ đề thông tin của bài học làm đơn vị phân tích, luyện dịch,

đồng thời văn bản còn là cơ sở để trang bị kiến thức ngôn ngữ, kiến thức nền cho sinh

viên về chủ đề cần học.

- Nguyên tắc tương đương: Trước hết cần phân biệt nguyên tắc tương đương với

việc đối chiếu bản gốc và bản dịch. Đối chiếu bản gốc và bản dịch là những thủ pháp

học tập giúp người học đi từ cách phân tích nguyên bản đến cách xử lý bản dịch: thêm,

bớt từ, biến đổi câu trúc, trật tự từ... Mặt khác, đối chiếu bản gốc và bản dịch còn được

gọi là “thủ pháp chuyển dịch một chiều”. Đây là cách tiếp cận đối chiếu ngôn ngữ mang

tính phi cân xứng, trong đó các ngôn ngữ đối chiếu không hề bình đẳng nhau khi tiến

hành các kỹ thuật phân tích đối chiếu [6, tr. 81]. Xét từ góc độ ngôn ngữ đất nước học

cả bản gốc và bản dịch đều phản ánh hiện thực của một đất nước, một nền văn hóa,

không thể hiện được cách nhìn khách quan “bức tranh thế giới” dưới con mắt của các

cộng đồng ngôn ngữ-văn hóa khác nhau.

- Nguyên tắc tính tới các từ đặc thù/thực thể (realis) văn hóa.

Từ đặc thù của bất kỳ ngôn ngữ nào bao giờ cũng là tiêu điểm văn hóa của dân tộc

ấy. Trong dạy ngoại ngữ cho người Việt, cũng như dạy tiếng Việt cho người nước

ngoài, muốn nắm vững những nét đặc sắc về văn hóa của một dân tộc, cần phải hiểu sâu

sắc và biết sử dụng từ đặc thù, chỉ như thế mới có một hoạt động giao tiếp trọn vẹn. Khi

học tiếng Nga, đương nhiên học viên phải được trang bị những kiến thức về văn hóa

Nga thông qua việc nghiên cứu tiểu loại từ ngữ này nhiều hơn. Vì vậy, việc lựa chọn từ

5

đặc thù văn hóa Việt Nam khác với việc lựa chọn từ đặc thù văn hóa Nga cả về mặt số

lượng và chất lượng [7].

4) Hệ thống bài tập

Hệ thống bài tập trong giáo trình dịch bao gồm ba loại bài tập chủ yếu: bài tập kỹ

xảo dịch (bài tập chuẩn bị), bài tập kỹ năng dịch (bài tập giao tiếp), bài tập dịch

“задания на собственно перевод” (thuật ngữ của V.N.Ne-tra-ep-va) [5, tr.57].

4.1. Bài tập kỹ xảo dịch.

Bài tập kỹ xảo dịch nhằm rèn luyện cho sinh viên thực hiện và giải quyết các vấn

đề dịch theo các cấp độ ngôn ngữ như: từ, cụm từ, câu, văn bản; đồng thời còn có các

bài tập với các đơn vị ngôn ngữ như số từ, các loại viết tắt, thuật ngữ, đặc ngữ (reali);

các loại bài tập về kết hợp từ, xử lý nhóm từ gần nghĩa, đa nghĩa, đồng nghĩa, phản

nghĩa; bài tập chọn tương đương… Hệ thống bài tập kỹ xảo dịch trong giáo trình dịch

gồm các loại hình bài tập chủ yếu sau:

1- Dựa vào bài khóa, chú giải từ vựng ngữ pháp và kiến thức đã học tìm những từ

và tập hợp từ tương đương với những đơn vị từ vựng cho trước. Mục tiêu của bài tập

này là giúp sinh viên ghi nhớ và nắm vững những từ và tập hợp từ cần thiết nhất liên

quan đến chủ đề thông tin của bài học. Bài tập này nhằm ôn tập và đối chiếu ngữ liệu ở

cấp độ từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Phần lớn những từ cho trong bài tập này được

lấy từ văn bản đã cho ở đầu mỗi bài học. Khi làm bài tập này sinh viên bắt buộc phải

đọc văn bản đã cho và tìm tương đương, đồng thời phải tìm tòi thêm những cụm từ mới

trong từ điển và sách báo tham khảo, biết phân biệt được nghĩa văn cảnh và nghĩa từ

điển.

2- Bài tập rèn luyện đọc-dịch nhanh, liên tiếp từ và cụm từ trong các kiểu phối-kết

hợp (комбинация) khác nhau từ đơn giản đến phức tạp từ tiếng Nga sang tiếng Việt và

từ tiếng Việt sang tiếng Nga. Đây là bài tập dựa theo Sách giáo khoa dạy dịch nói

(Учебник устного перевода) mới nhất năm 2008 của Nga. Mục đich của loại hình bài

tập này là luyện phản xạ của người học và chuyển đổi nhanh từ ngôn ngữ này sang ngôn

ngữ khác trong quá trình dịch nói nối tiếp hoặc dịch song song.

3- Bài tập giải thích và dịch từ viết tắt, dịch tên địa lý, đặc ngữ (reali). Những từ kể

trên tạo thành một lớp từ đặc biệt trong mỗi ngôn ngữ. Tuy lớp từ này có những đặc

điểm hình thành và cấu tạo khác nhau, nhưng xét trên bình diện dịch thuật, chúng lại có

những phương thức dịch giống nhau: dịch nghĩa, phiên âm, phiên tự, phiên âm có chú

giải, phiên âm có từ chỉ giống loài, loại hoặc hỗn hợp. Những đơn vị từ vựng thuộc lớp

từ trên chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong mỗi văn bản, nhưng khả năng chuyển tải

thông tin, đặc biệt là những thông tin về ngôn ngữ-văn hóa của chúng rất lớn. Để làm

bài tập dịch tên địa lý, dạng tắt học viên có thể dùng từ điển song ngữ Nga-Việt và Việt-

Nga, từ điển viết tắt và các loại sách tra cứu khác.

4- Bài tập phân tích lỗi sai khi dịch danh từ riêng như địa danh và nhân danh. Như

6

trên đã trình bày các tài liệu sử dụng trong giáo trình đều lậy từ nguyên bản các bài viết

của người Nga về thực tiễn Việt Nam và cách xử lý dịch tên riêng và nhất là khi dịc các

từ đặc thù văn hóa đôi khi còn nguyên sơ (примитивный способ), do tác giả chưa hiểu

rõ tiếng Việt và văn hóa Việt Nam hoặc đôi khi dịch nhưng đặc thù Việt Nam thông qua

tiếng Anh và cách phát âm hoặc chính tả tiếng Việt. Ví dụ như những trường hợp âm

đôi: ch- (ч), tr- (тр), ngh- (нг-), ph- (пх), -ây, -ay, -ai ở vị trí cuối vần hay cuối từ

(аи/ай)....

4.2. Bài tập kỹ năng dịch

Bài tập kỹ năng dịch, một mặt là giúp sinh viên hình thành các kỹ năng của một

chu trình dịch như tiếp nhận, phân tích văn bản, hình thành và đánh giá bản dịch, mặt

khác là rèn luyện các kỹ năng lời nói dịch để tạo ra những tiền đề cần thiết chuyển sang

các bài tập dịch thực sự.

Bài tập kỹ năng lời nói dịch bao gồm các bài tập rèn luyện kỹ năng cải biên

(chuyển đổi) dịch trên cơ sở phần lý thuyết và những ví dụ đã trình bày ở phần chú giải

từ vựng-ngữ pháp của giáo trình. Bài tập này nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng

sau: a) thực hiện những cải biên từ vựng-ngữ pháp nhằm truyền đạt đầy đủ nghĩa của

nguyên bản bằng phương tiện của ngôn ngữ dịch; b) chuyển từ ngôn ngữ gốc sang ngôn

ngữ dịch trên cơ sở nhanh chóng tìm các tương đương trong ngôn ngữ dịch; c) so sánh

bản gốc và bản dịch và xác định nguyên nhân lỗi dịch trong quá trình dịch; d) trong số

những phương án dịch đã đề xuất chọn một phương án dịch tối ưu, phù hợp nhất với

nghĩa và chuẩn mực phong cách của nguyên bản. Hệ thống bài tập kỹ năng dịch trong

giáo trình dịch bao gồm các loại bài tập chủ yếu sau đây:

1- Thực hành dịch các câu liên quan đến phần chú giải từ vựng ngữ pháp, nhằm

mục đích làm cho sinh viên áp dụng các thủ pháp dịch cần thiết đối với các loại cấu trúc

mà sinh viên vừa học. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được rèn luyện

thông qua bài tập này kỹ năng chuyển đổi từ vựng-cấu trúc từ tiếng Nga sang tiếng Việt

và ngược lại. Ví dụ như cấu trúc câu phức chỉ quan hệ nguyên nhân-hậu quả trong tiếng

Nga có thể chuyển đổi thành cấu trúc câu đơn trong tiếng Việt, các cấu trúc dùng trạng

động từ trong tiếng Nga có thể chuyển đổi thành các loại cấu trúc thời gian, nguyên

nhân, mục đích trong tiếng Việt v.v...

2- Truyền đạt và dịch bằng nhiều phương án khác nhau đối với cùng một bất biến

(invariant). Về vấn đề này V.M.Ne-tra-ep-va viết: Trong ngôn ngữ chỉ có các biến thể

diễn đạt nội dung, còn các bất biến như là thành quả của hoạt động tư duy của con

người không có vỏ ngôn ngữ cụ thể, hơn nữa, khối lượng của nó phụ thuộc vào trình độ

năng lực ngôn ngữ của người truyền đạt sản phẩm lời nói và, tất nhiên, của cả người

dịch. Chính bất biến đóng vai trò chính khi truyền đạt nội dung của văn bản gốc bằng

phương tiện ngôn ngữ của bản dịch. [5, tr. 53]. Thực tế giảng dạy dịch nhiều năm cho

thấy khi sinh viên tiếp nhận bản gốc thường không biết phân tích ngôn ngữ gốc từ góc

độ người dịch và không thực hiện các thao tác cải biên cấu trúc gốc sao cho vẫn giữa

7

được ý (bất biến) bằng nhiều cách truyền đạt khác nhau. Như vậy khi dịch điều quan

trọng nhất là kỹ năng xác định cho được nội dung bất biến của ý và tìm ra được những

phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt ý đó cả trong ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch.

3- Tóm tắt ý chính của từng đoạn bài khóa và truyền đạt lại nội dung bằng các

phương án khác nhau. Mục đích của bài tập này là hình thành và phát triển kỹ năng tóm

lược ý chính của từng đoạn văn bản thông qua việc chọn lọc ý “hạt nhân” và bỏ qua

những ý “ngoại vi” của đoạn văn. Thông thường khi lập dàn bài của văn bản phải nắm

được ý chính của cả đoạn văn và thực hiện việc chuyển đổi cấu trúc câu thành câu định

danh. Vấn đề cần lưu ý khi làm bài tập này là cấu trúc vị tính của câu tiếng Nga mang

tải trọng ngữ nghĩa chính của cả câu, còn các thành phần khác trong câu mang những

thông tin bổ trợ hoặc làm rõ nghĩa cho câu. Tuy nhiên tùy theo lô-gic ngữ nghĩa, văn

cảnh cụ thể và độ dài hay ngắn của đoạn văn cần tóm lược mà có thể xác định nghĩa

chính của cả đoạn văn bằng các thao tác chuyển đổi và tóm lược thích hợp.

4- Bài tập đối chiếu bản gốc và bản dịch. Điểm đặc biệt nhất khi biên soạn giáo

trình dịch Du lịch với tư cách là môn học “Kiến tập dịch” trong chương trình cử nhân

tiếng Nga là bài tập phân tích lỗi các loại liên quan đến nội dung thông tin, từ vựng-ngữ

pháp và phương thức thể hiện thông qua việc đối chiếu bản gốc và bản dịch. Những lỗi

này có thể do sinh viên gây ra, cũng có thể do chủ ý của tác giả giáo trình ngầm ý

(имплицитно) tạo ra. Tài liệu biên soạn bài tập này lấy từ các tiểu luận dịch của sinh

viên. Tiểu luận dịch là tài liệu do sinh viên tự sưu tầm trên mạng bằng tiếng Nga do

người Nga viết về danh lam thắng cảnh, những đặc thù văn hóa của Việt Nam, sau đó

dịch sang tiếng Việt (khoảng 10-15 trang), có minh họa bằng tranh ảnh màu, trình bày

đẹp và hấp dẫn. Tiểu luận, một mặt, là hình thức kích thích động cơ tìm tòi và hứng thú

trong học tập của sinh viên, mặt khác, là hình thức động viên sinh viên tham gia tích

cực vào quá trình học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện để sinh viên có điểm (1 điểm),

tính vào tổng điểm môn học. Số lượng tiểu luận tăng đáng kể qua từng năm: năm 2014

là 15 bài, 2015 – 28 bài, 2016 – 60 bài.

4.3. Bài tập thực hành dịch

Bài tập thực hành dịch gồm nhiều loại khác nhau như đọc-dịch viết, đọc-dịch nói,

nghe-dịch nói, nghe-dịch viết và được thực hiện dưới hình thức dịch xuôi (từ tiếng Nga

sang tiếng Việt) và dịch ngược (từ tiếng Việt sang tiếng Nga), phần dịch xuôi chiếm tỷ

lệ nhiều hơn. Các câu dịch và văn bản của phần dịch ngược được lựa chọn cùng chủ đề

với các văn bản của phần dịch xuôi nhằm hướng dẫn sinh viên vận dụng những kiến

thức đã học, tìm tòi các phương án dịch, phát hiện và phân tích những điểm giống và

khác nhau của mỗi phương án dịch, những phương án có thể chấp nhận trong dịch nói

hoặc dịch viết. Dịch ngược những câu hoặc bài khóa là bài tập tổng kết phần từ vựng

ngữ pháp đã học trong bài, nhằm rèn luyện các kỹ năng dịch viết tổng hợp từ khi tiếp

nhận văn bản đến khi hình thành bản dịch và truyền đạt cho người tiếp nhận văn bản.

Phần lớn những bài tập thuộc dạng này đều đã được sinh viên chuẩn bị trước ở nhà,

8

nhưng khi ra thảo luận các phương án dịch tại lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên sinh

viên nhận ra được cách dùng từ vựng cấu trúc phù hợp trong từng tình huống giao tiếp

và phương án dịch phù hợp nhất với văn bản gốc. “Học qua lỗi sai của người khác” là

cách học tốt nhất trong giờ chữa bài tập về nhà.

Trong thực tiễn hoạt động dịch nói ngoài những yếu tố ngôn ngữ người dịch luôn

phải xử lý rất nhiều yếu tố ngoài ngôn ngữ như những thông tin liên quan đến tình

huống dịch và đặc điểm nhân cách (địa vị xã hội, thái độ, cử chỉ...) của những người

tham gia giao tiếp, bao gồm người phát ngôn và người nhận phát ngôn (đối tượng nhận

bản dịch). Việc xử lý hài hòa các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cộng với các yếu tố

khác do tình huống dịch tạo ra đóng vai trò quyết định trong việc xác định bất biến dịch

(ý nghĩa lời nói của phát ngôn) và thực hiện dịch.

Dịch các tài liệu du lịch luôn được tiến hành trên các ngữ liệu mang tính thời sự

tiêu biểu, vì vậy các văn bản được lựa chọn và giới thiệu trong giáo trình chỉ là các bài

mẫu để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Thông tin, số liệu về thời gian, địa điểm (ví dụ như

năm tháng, tên địa lý, tên người, số lượng…) đôi khi mang tính chất của câu mẫu. Giáo

viên và sinh viên khi sử dụng các mẫu lời nói, câu dịch và bài khóa trong bài học, cần

phải: lựa chọn thêm các tài liệu tương tự từ các nguồn sách báo mang tính cập nhật để

bổ sung hoặc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt động sư phạm và dịch

thuật; tham khảo sách báo, tài liệu, sách tra cứu liên quan đến chủ đề bài học, để hiểu rõ

những kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và chuyên ngành cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Алёшина И.Е., Кругликов С.Ф. Учебник вьетнамского языка. Общий

перевод. М., 1998.

2. Гак В.Г. Курс перевода - Французский язык. М., 1980.

3. Коммисаров В.Н. Современное переводоведение. М., «ЭТС», 2001.

4. Миньяр-Белоручева А.П., Миньяр-Белоручев К.В. Английский язык:

Учебник устного перевода. 4-е изд., М., 2008.

5. Нечаева И.М. Методика обучения переводческой деятельности. М.,

«Русский язык», 1994.

6. Nguyễn Văn Chiến. Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông

Nam Á. H., 1992.

7. Vũ Ngọc Vinh. Cơ sở phương pháp và thực tiễn biên soạn giáo trình dịch dành

cho sinh viên chuyên ngữ tiếng Nga. Đề tài NCKH cấp bộ, mã số B2006-26-03.

9

MỘT HƯỚNG ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

TS Nguyễn Văn Chiến

Tom tăt: Bai bao đưa ra nhưng phương hương đao tao mơi trong viêc giang

day ngôn ngư đê phuc vu nhiêm vu xây dưng va bao vê đât nươc trong giai đoan

hiên nay. Muc tiêu chinh cua nhưng phương hương nay la tao cho sinh viên nhưng

ki năng cần thiết cho sư nghiêp đâu tranh cua dân tôc, cu thê la trong tinh hinh

biên Đông co nhiêu biến đông hiên nay. Nhưng kiến thức cần yếu cho hương đao

tao này bao gôm lich sử Viêt Nam, trong đo có vân đê đâu tranh bao vê biên và hai

đao cua tổ quốc; nhưng cơ sở pháp lý cua vân đê biên, trong đo có nhưng điêm căn

ban cua Luật biên Viêt Nam, trong đo có hê thống văn ban pháp quy cua Chính

phu; Công ươc Liên Hiêp Quốc vê Luật biên; Luật Biên quốc tế

Tư khoa: phương hương đao tao, giang day ngôn ngư, thuật ngư, biên đao.

Một trong những nguyên nhân khiến các trường đại học không thay đổi kịp theo

tiến bộ xã hội và khoa học kỹ thuật là không chuyển hướng đào tạo để đáp ứng yêu cầu

của đất nước trong nhiều lĩnh vực.

Trường Đại học Hà Nội có thế mạnh nhất là đào tạo ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc áp

dụng những chương trình dạy và học nhằm thiết thực phục vụ các nhiệm vụ xây dựng

và bảo vệ đất nước hiện nay trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Chính điều này lý giải

tính cấp bách của việc thực hiện các bước chuyển đổi trong một số mảng đào tạo cụ thể.

Trong khuôn khổ định hướng này có một vấn đề, theo tôi, rất bức thiết và có thể thực

hiện trong một khoảng thời gian không quá lâu. Có một câu tục ngữ rất hay của người

châu Phi “ Nhiều người nhỏ sống ở những nơi nhỏ chuyên làm những việc nhỏ lại có

thể làm thay đổi cả diện mạo của thế giới” (“Many small people who in many small

places do many small things can change the face of the world.”) mà có thể ứng dụng

được cho công việc đào tạo sinh viên các kỹ năng cần thiết, tuy có thể là nhỏ nhoi,

nhưng là cần thiết cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc. Báo “Vietnamnet” ra ngày

19/11/2015 (http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/273870/trung-quoc-bay-ma-tran-loi-

keo-hoc-gia-quoc-te.html) có bài phỏng vấn phân tích về việc Trung Quốc tăng cường

xuất bản rất nhiều ấn phẩm tuyên truyền ngụy tạo về vấn đề biển Đông. Để có đội ngũ

cung cấp công trình, bài vở, họ đã tập trung đào tạo một lực lượng rất mạnh về kiến

thức, kỹ năngviết và biện luận, ngoại ngữ …Trong bài báo có viết: “Trung Quốc luôn

duy trì một đội ngũ đông đảo học giả, những người luôn tranh luận, bình luận tại các

diễn đàn đăng tải các vấn đề về tranh chấp Biển Đông. Những người này có khả năng

ngoại ngữ tốt, nắm chắc vấn đề theo quan điểm của Trung Quốc, và luôn phản biện,

tuyên truyền có lợi cho quan điểm về chủ quyền của Trung Quốc”. Người Trung Quốc

cũng đã đạt được kết quả trong công việc này, chẳng hạn, bài báo cho biết: “Hiện nay

trong giới “cầm bút” quốc tế, có những người thường viết bài với quan điểm có lợi cho

Trung Quốc, cho dù những bài này đa phần đều bị phản biện lại. Chính vì đầu tư bài bản

10

cho mặt trận thông tin này nên quan điểm của họ được tiếp cận nhiều hơn, đồng thời tạo

ra sự phân hóa trong dư luận quốc tế”.

Trong bài báo nói trên cũng đề cập đến vấn đề phương cách đấu tranh của chúng ta

bằng lập các cơ sở dữ liệu vì hiện nay cần áp dụng cách tiếp cận “dữ liệu thay vì lập

luận”.

Vào năm 2003 Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Quân

sự Trung ương đã đề ra học thuyết “Tam chủng chiến pháp” (xin xem

http://vneconomy.vn/the-gioi/tam-chung-chien-phap-va-manh-khoe-trung-quoc-ve-

bien-dong-20140617121854614.htm và “http:// nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binh-

luan/5135-mat-tran-thong-tin-bien-dong-bai-mot-phan-tich-tu-su-kien-gian-khoan” với

mục đích luôn giữ thế chủ động trong các hành động thực địa chiếm giữ biển và thông

tin về các sự kiện đó. Họ coi đó là ba cuộc chiến thực sự trên ba mặt trận: tâm lý; truyền

thông; pháp lý. Tới năm 2005, họ biên soạn cẩm nang về 100 trường hợp nghiên cứu

cho từng trường hợp hay loại hình thuộc ba mặt trận này để dễ dàng định hướng về lý

luận cũng như hành động cho các tình huống nảy sinh. Thực ra, cái học thuyết này có lẽ

chỉ là sự bắt chước cách đánh Mỹ của nhân dân miền Nam là “ba mũi giáp công”, duy

có một điều khác cơ bản là chúng ta dung để đánh quân xâm lược bằng sức mạnh chính

nghĩa, còn học thuyết kia là phi nghĩa vì họ toan tính chiếm biển, chiếm đảo của nước

ta.

Trong Sách trắng quốc phòng của chính phủ Australia năm 2016 (The 2016

Defence White Paper) có đề cập đến một vấn đề rất quan trọng mà có lẽ cần trở thành

kim chỉ nam hành động cho đấu tranh với những toan tính và hành động chiếm đoạt

biển Đông, đó là nguyên tắc "trật tự thế giới dựa trên nền tảng pháp lý" (rules-based

global order) nêu trong đoạn ”An ninh và thịnh vượng của nước Australia dựa vào một

trật tự thế giới dựa trên nền tảng pháp lý ổn định vốn hỗ trợ cho việc giải quyết hòa bình

các tranh chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch tự do và công khai, và giúp tiếp cận

không bị cản trở đối với các khu vực chung của thế giới nhằm trợ giúp cho phát triển

kinh tế” (Australia’s security and prosperity relies on a stable, rules-based global order

which supports the peaceful resolution of disputes, facilitates free and open trade and

enables unfettered access to the global commons to support economic development.).

Trích dịch theo http://www.defence.gov.au/whitepaper/ Docs/2016-Defence-White-

Paper.pdf.

Cựu Ngoại trưởng Australia Gareth Evans nêu ý kiến đánh giá cao quan điểm

mang tính nguyên tắc trên và cho rằng một khi các quốc gia khác học tập Australia và

áp dụng luận điểm cơ bản đó trong chính sách liên quan đến biển Đông thì sẽ có thể

khiến Trung Quốc buộc phải thay đổi hành vi của mình tại khu vực này.

Những sự kiện đó lý giải tính thời sự của nhu cầu phát hiện sinh viên có năng lực

và giúp họ thụ đắc các tri thức cần yếu cho lĩnh vực đấu tranh về chủ quyền biển đảo

Việt Nam. Như vậy, chúng ta ngày nay cần các học giả chuyên nghiên cứu về biển

11

Đông từ khía cạnh lịch sử cho tới những vấn đề tiếp cận nguồn tư liệu cũng như tiếp xúc

các nhà nghiên cứu trên thế giới về biển và biển Đông. Việc tìm kiếm và đào tạo cán bộ

đảm trách các mặt đó rõ ràng rất cấp bách hiện nay. Trong cuộc đấu tranh này cần có

những đại diện “ngoại giao nhân dân”, nghĩa là những người có tri thức, có niềm tin yêu

nước, có trình độ ngoại ngữ và năng lực thuyết phục để trong hoàn cảnh nào cũng có thể

thực hiện vận động người khác hiểu và ủng hộ cho sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân

ta.

Chúng tôi đề xuất một hướng đào tạo nhằm vào mục đích góp phần bổ sung cho

lực lượng đấu tranh này bằng một số biện pháp cụ thể với kết quả là đào tạo một số

chuyên gia có thể tham gia công tác dịch thuật, viết bài, tìm tư liệu hoặc tham gia vào

công tác nghiên cứu. Trước hết là với sinh viên khoa tiếng Nga.

Những kiến thức cần yếu cho hướng đào tạo này bao gồm lịch sử Việt Nam, trong

đó có vấn đề đấu tranh bảo về biển và hải đảo của tổ quốc; những cơ sở pháp lý của vấn

đề biển, trong đó có những điểm căn bản của Luật biển Việt Nam, trong đó có hệ thống

văn bản pháp quy của Chính phủ; Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển; Luật Biển

quốc tế… Tất nhiên, không thể trình bày hết toàn bộ các văn bản như vậy, mà cần lý

giải những điểm căn bản nhất để sau đó sinh viên tự tham khảo khi tiếp cận các tài liệu

như vậy vốn được giáo viên giao có chủ đích về từng vấn đề và dung lượng kiến thức

cần có. Mục tiêu chính là giúp sinh viên hiểu bản chất các vấn đề trong luật, tiếp theo là

hệ thống các thuật ngữ cần yếu, chẳng hạn như những thuật ngữ phản ảnh các vấn đề về

lãnh hải như Открытое море; Международный район морского дна;

Территориальное море; Прилежащая зона; Внутренние воды; Пограничная река;

Исключительная экономическая зона; Континентальный шельф; Архипелажные

воды; Проливы; Каналы; Морской порт; và những thuật ngữ tiếng Việt như Lãnh hải;

Vùng tiếp giáp; Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; Đường cơ sở Việt Nam; Vùng

nước nội thủy; Hải lý; Vùng tiếp giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế; một Vịnh theo

Công ước 1982; DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông,

Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea); Chủ quyền, Quyền chủ

quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển; Quốc gia quần đảo; hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa của Việt Nam…

Có những thuật ngữ mang tính vấn đề cơ bản thì cần phải tập trung phân tích ngữ

nghĩa. Chẳng hạn các thuật ngữ Chủ quyền, Quyền chủ quyền và quyền tài phán (của

các quốc gia có biển). Trước hết cần nhấn mạnh các định nghĩa. Theo tài liệu "100 câu

hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban Tuyên giáo trung ương biên

soạn và do Nhà xuất bản thông tin và truyền thông ấn hành năm 2013 thì “Chủ quyền

của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội

thủy và lãnh hải của quốc gia đó”, còn “Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven

biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động

nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì

12

mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...”. “Quyền

tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết

định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối

với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong

đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu

khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay

thềm lục địa của quốc gia đó”.

Sau khi nắm vững ngữ nghĩa các đơn vị này cần có thao tác đối chiếu với thuật ngữ

tương đương trong tiếng Nga. Theo tài liệu «Международное морское право» xuất

bản năm 2011 của Гуреев С. А.. thì ở mục § 3. Принципы международного

морского права có định nghĩa về chủ quyền của quốc gia ven biển “На внутренние

морские воды распространяется полный и исключительный суверенитет

прибрежного государства” và tiếp theo là cách xác định khá chi tiết về quyền chủ

quyền «Это означает, что без его разрешения иностранные суда не вправе

заходить в такие воды, кроме свободного захода иностранных невоенных судов в

порты, открытые государством для международного торгового судоходства.

Военные корабли могут заходить в них только по разрешению, согласованному в

дипломатическом порядке» và «Иной характер имеет принцип суверенитета

государства над своим территориальным морем. По внешнему его пределу

проходит государственная граница прибрежных государств. Согласно Конвенции

ООН по морскому праву суверенитет прибрежного государства распространяется

на воздушное пространство над территориальным морем и осуществляется с

соблюдением Конвенции и других норм международного правa». Về thuật ngữ

“Quyền tài phán” có thể sử dụng định nghĩa trong tài liệu “Экономика и право:

словарь-справочник. — М.: Вуз и школа. Л. П. Кураков, В. Л. Кураков, А. Л.

Кураков. 2004» «ЮРИСДИКЦИЯ ГОСУДАРСТВА НАД МОРСКИМИ СУДАМИ

- совокупность правомочий судебных и административных органов государства

решать правовые вопросы, связанные с деятельностью морских судов» hay trong

từ điển «Большой юридический словарь. — М.: Инфра-М. А. Я. Сухарев, В. Е.

Крутских, А.Я. Сухарева. 2003» như sau: “ЮРИСДИКЦИЯ ГОСУДАРСТВА -

права судебных и административных органов государства по рассмотрению и

разрешению дел в соответствии с их компетенцией. В международном праве

различают территориальную и личную (национальную) юрисдикцию. Первая

осуществляется в пределах определенной территории. В пределах евоей

территории государство обладает полной юрисдикцией, за исключением тех

случаев, когда соответствующими международными соглашениями

предусматривается иное. Личная (национальная) юрисдикция осуществляется

государством в отношении своих граждан, находящихся за пределами его

территории, напр. в открытом море, в Антарктике, в космическом пространстве».

Như vậy, có thể thấy việc định nghĩa các thuật ngữ này vừa có những điểm chung

13

khá rành rẽ, nhưng cũng có những nét biện giải khác mang tính đặc thù. Tất nhiên, với

các cường quốc trên biển như Nga hay Hoa Kỳ vốn có truyền thống hàng hải lâu dài và

trình độ khoa học pháp lý cao thì những nghiên cứu của họ về các điều khoản của luật

biển rất sâu sắc, và đây chính là điểm rất then chốt và thuận lợi để rèn sinh viên thái độ

cẩn trọng và nghiêm túc trong tham chiếu vấn đề trên cơ sở khái niệm và thuật ngữ.

Một vấn đề nữa cần chú ý khi biên soạn tài liệu là khả năng tìm kiếm, đánh giá

chính xác tính khoa học và xác đáng cho trình độ tiếp thu của sinh viên khi tiếp cận và

chọn lọc ngữ liệu. Tính cập nhật tài liệu được chú trọng bên cạnh tính bảo lưu lâu dài

của các khái niệm. Những thuật ngữ nêu trên là ví dụ tiêu biểu cho việc xác định vấn đề

cung cấp tri thức được khái quát thông qua khái niệm được thể hiện trong nội dung các

thuật ngữ.

Từ vấn đề từ vựng-thuật ngữ sẽ chuyển sang hai đơn vị đào tạo cơ bản là thụ đắc

trình độ tranh luận và dịch thuật.

Tri thức cần yếu về pháp lý liên quan tới biển, những vấn đề biển Đông và lịch sử

đấu tranh bảo vệ biển đảo của Việt Nam v.v…phải được gắn liền với các bài tập thuyết

trình, biện luận và giải thích cũng như trả lời các phản biện. Hệ thống bài tập cần cô

đọng, thực tế và làm sao có tác dụng kích thích sự vận dụng sáng tạo của sinh viên. Các

kỹ năng được thụ đắc trong quá trình hoạt động huấn luyện theo nhóm, theo lớp và bao

gồm:

1. Xác định rõ đề tài tranh luận cùng các điểm bất đồng đương nhiên và có thể nảy

sinh.

2. Luôn luôn bám sát vấn đề chính yếu.

3. Lập trường nhất quán và vững chắc, hoạt động phối hợp giữa các thành viên

nhịp nhàng và luôn có tính hướng đích.

4. Các khái niệm, thuật ngữ được tri nhận thống nhất trong tập thể và vận dụng

đúng, hợp lý trong quá trình tranh luận.

5. Nhạy bén nắm chắc các luận điểm của đối phương, biết đặt mình vào vị thế,

hành động của đối phương. Thái độ tranh luận lịch sự, khôn khéo, chẳng hạn, vờ yếu

thế để khiến đối thủ bị kích động nên lộ điểm yếu.

6. Vận dụng các luận chứng và sự kiện chính xác để tác động mạnh vào trí năng

cũng như tình cảm của đối phương.

Cuộc tranh luận cần có kịch bản được soạn tỉ mỉ và có tính đến những tình huống

có thể nảy sinh do cảm hứng của sinh viên cũng như của chính giáo viên. Trước khi tổ

chức, sinh viên được bổ túc những mẫu giao tiếp cơ bản trong tranh biện và thuyết phục

thông qua những cấu trúc điển hình và những bài khóa là các bài diễn thuyết cũng các

bài bút chiến của các chính trị gia. Bên cạnh đó là những kỹ xảo cần có và xảo thuật

không nên sử dụng trong tranh luận. Có thể cho sinh viên đọc bài viết của nhà văn

14

người Czech Karel Čapek “ Mười hai thủ pháp bút chiến văn chương hay là Giáo khoa

về tranh biện trên báo chí” hay rất nhiều các thủ pháp, biện pháp, gợi ý về tranh luận,

tranh biện, thảo luận…có trong các tài liệu khác nhau hoặc được đăng tải trên mạng

intenet để tham khảo. Những kỹ năng tranh luận và thuyết phục này rất hữu hiệu trong

quá trình tiếp xúc với đối tượng cung cấp tư liệu hay trực tiếp đấu tranh với những thực

thể phản biện hay đối tác cần củng cố niềm tin.

Trong vấn đề dịch ở đây sẽ không đề cập đến những nguyên tắc căn bản của

chương trình lý thuyết dịch mà chỉ nêu lên một số yếu tố quan yếu rút ra từ thực tế

giảng dạy.

Những sinh viên sẽ tham gia chương trình nói trên sẽ cần được lưu ý vào các điểm

như sau trong môn dịch. Trước hết, đó là các thuật ngữ căn bản của lý thuyết dịch, sau

đó là những thuật ngữ pháp lý liên quan tới biển và hàng hải. Tiếp theo, sinh viên được

tiếp xúc với các kĩ thuật dịch hiện đại phổ biến nhất bao gồm tìm tương được về chức

năng (tức là dịch thoát ý) (Функциональная эквивалентность); tìm tìm tương đương

ngôn ngữ hình thức (tức là dịch đúng từng đơn vị từ vựng) (Формальная

лингвистическая эквивалентность); phiên âm hay phiên tự (trong nhiều trường hợp

cần có giải thích kèm theo); dịch mô tả. Trong thực tiễn dịch có những thủ pháp cụ thể

hơn bên cạnh những kỹ thuật nêu trên như dịch bằng đơn vị trái nghĩa

(Антонимический перевод); biến đổi ngữ pháp (Грамматическая трансформация),

tức là giữ nguyên thông tin ngữ nghĩa trong khi thay đổi cấu trúc của câu hay của ngữ;

dịch nguyên văn (Дословный перевод), thủ pháp này còn được gọi là tương đồng cú

pháp (Синтаксическое уподобление) khi cấu trúc cú pháp của ngôn bản ngôn ngữ

nguồn được chuyển thành cấu trúc tương tự trong ngôn ngữ đích với đặc điểm là giữ

nguyên sự tương đồng về số thực từ cùng trật tự của chúng trong câu ở cả hai ngôn ngữ;

bù trừ (Компенсация), tức là các thành tố nghĩa trong ngôn bản nguồn bị thất thoát

trong dịch được bù trừ bằng phương tiện khác và có thể được sắp xếp ở vị trí khác

không giống như trong nguyên bản; dịch bằng thay thế khái niệm theo logic

(Логическое развитие понятий), tức là hoán đổi nguyên nhân bằng kết quả, bộ phận

bằng chỉnh thể… hoặc ngược lại, thủ pháp này tương tự phép chuyển nghĩa trong văn

học là phép cải dung (Синекдоха); liên kết câu (Объединение предложений), tức là

biến đổi cấu trúc cú pháp trong văn bản nguồn bằng liên kết hai câu đơn thành một câu

phức; dịch phỏng chừng (Приближенный перевод), tức là dung đơn vị ngữ pháp của

ngôn ngữ đích vón tương hợp bộ phận với đơn vị ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn ở một

ngữ cảnh nhất định, ví dụ, danh từ душегрея có thể được dịch là áo gilê hay áo trân thu

nư mặc dù trong thực tế trang phục Nga không phải như vậy; thủ pháp phụ thêm từ

vựng (Прием лексических добавлений) là dùng các đơn vị từ vựng bổ sung trong

ngôn ngữ đích khi dịch các yếu tố hàm ẩn trong nghĩa của nguyên bản; thủ pháp lược

(Прием опущения) các từ mang tính dư thừa về ngữ nghĩa; chuyển di các đơn vị từ

vựng (Прием перемещения лексических единиц) là dùng đơn vị tương ứng gần nhất

với đơn vị được dịch của ngôn ngữ nguồn ở chỗ khác trong phát ngôn của ngôn bản

15

đích; thủ pháp dịch sát từng từ (Пословный перевод) đồng thời bảo toàn quan hệ ngữ

pháp nhằm chuẩn bị cho bản dịch tối ưu; thủ pháp phân câu (Членение предложения)

biến cấu trúc cú pháp của câu trong ngôn bản nguồn thành hai hoặc hơn nữa cấu trúc vị

tính trong ngôn ngữ đích.

Trong khóa trình đào tạo cần chú ý tới những khía cạnh ngữ dụng học, trước hết là

lý thuyết hội thoại, lý thuyết lập luận vì phần này bổ trợ tốt cho các yếu tố liên quan đến

tranh luận, tranh biện, chẳng hạn vấn đề lượt lời, cấu trúc hội thoại, quan hệ cá nhân,

các nguyen lý cộng tác và lịch sự, luận cứ, sự kiện, tác tử, kết tử, suy luận quy nạp, suy

luận diễn dịch, quan hệ giữa lý lẽ và tín hiệu ngôn ngữ trong lập luận v.v…

Khi tiếp cận ngữ dụng học với hiểu văn bản, dịch, viết văn bản cần lưu tâm đến các

vấn đề hiển ngôn và hàm ngôn vì các văn bản luật cũng như nhưng bài luận chiến về

biển hay chủ quyền biển, nhất là đấu tranh với người Trung Quốc vốn nổi tiếng ngụy

biện và gian hùng thì những hiểu biết như vậy rất cần thiết.

Chẳng hạn, khái niệm tiền giả định (Пресуппозиция) trong ngữ dụng học được

hiểu là thành tố nghĩa của phát ngôn mà tính chân thực của nó là cần yếu để phát ngôn

đó: 1. không dị thường về ngữ nghĩa (tức là tiền giả định ngữ nghĩa); và 2. trở nên thích

hợp trong ngữ cảnh cụ thể này (tức là tiền giả định ngữ dụng). Cần lưu ý rằng trong ý

thức thì tiền giả định đi trước phát ngôn, tiền giả định là giả thiết, ước đoán về kiến thức

của người nghe rồi. Tiền giả định được ứng dụng để đọc, nghe hiểu các diễn ngôn và để

tạo các diễn ngôn của mình.

Hoặc khái niệm hàm ý (Импликатура) chính là các bình diện ý và nghĩa không thể

hiện bằng chữ, ý hay nghĩa đó không được xác định trực tiếp bằng cấu trúc quy ước của

các biểu thức ngôn ngữ, tức đó là những gì được ngụ ý. Hàm ý có hai dạng: 1. Hàm ý

quy ước được nhận diện qua ý nghĩa các từ được dùng, tức là tiền giả định ngữ nghĩa. 2.

Hàm ý giao tiếp được xác định do các sai lệch không chấp hành tuân thủ những nguyên

tắc giao tiếp chính yếu như nguyên tắc hợp tác, nhưng các sai lệch này có giá trị về giao

tiếp.

Ví dụ, trong Hiến pháp Hoa Kỳ có nhiểu điều mà việc hiểu tiền giả định và hàm ý

của chúng trở nên rất cấp bách để biết và vận dụng văn bản pháp quy rất quan trọng cho

một quốc gia như Hoa Kỳ.

Trong điều III khoản 3 có viết “Статья III, Раздел 3. Государственной изменой

Соединенным Штатам считается только ведение войны против них или

присоединение к их врагам, оказание врагам помощи и поддержки. Никто не

может быть осужден за государственную измену, кроме как на основании

показаний двух свидетелей об одном и том же очевидном деянии или же

собственного признания на открытом заседании суда.

Конгресс правомочен определять наказание за государственную измену, но

осуждение за государственную измену не влечет за собой поражения в правах

16

потомства или конфискации имущества, иначе как при жизни осужденного

лица.”. Trích theo http://studentforever2007. narod. ru/constusa.html. “ Tội phản quốc

chống lại Hoa Kỳ chỉ bao gồm hành vi gây chiến tranh chống lại nước này hoặc liên kết

với kẻ thù, trợ giúp và ủng hộ chúng. Không một ai có thể bị phán quyết về tội phản

quốc, trừ phi có hai người làm chứng về hành vi phạm tội hoặc có sự thú tội về hành vi

đó tại phiên tòa công khai.

Quốc hội có quyền xác định hình phạt cho tội phản quốc. Nhưng việc kết án tội

phản quốc không dẫn đến việc trừng phạt hay tịch thu tài sản đối với những người thân

của kẻ phạm tội, mà chỉ tiến hành thực hiện đối với bản thân kẻ phạm tội mà thôi.”

Nguyên bản tiếng Anh: “Article. III. Section. 3.Treason against the United

States, shall consist only in levying War against them, or in adhering to their Enemies,

giving them Aid and Comfort. No Person shall be convicted of Treason unless on the

Testimony of two Witnesses to the same overt Act, or on Confession in open Court.

The Congress shall have Power to declare the Punishment of Treason, but no

Attainder of Treason shall work Corruption of Blood, or Forfeiture except during the

Life of the Person attainted.”. Dẫn theo http://context.montpelier.org/document/175?

Tiền giả định có được từ điều III, khoản 3 này là Hoa Kỳ phải đương đầu với chiến

tranh hoặc xung đột, và đương nhiên đã, đang và sẽ có những kẻ phản quốc phản bội

quyền lợi của quốc gia. Hàm ý rút ra được từ nội dung điều III, khoản 3 là không thể coi

việc nói, bàn bạc, hay suy nghĩ về hành động phản quốc là tội phản quốc được. Đồng

thời thân nhân, họ hàng của kẻ phản quốc không thể phải chịu chung tội phản bội với kẻ

phản quốc đó.

Ví dụ nêu trên chứng tỏ về tính quan trọng trong việc áp dụng các tri thức ngôn

ngữ học, cụ thể là ngữ dụng học, vào xử lý văn bản (hay ngôn bản và diễn ngôn) thuộc

những lĩnh vực liên quan tới pháp lý. Những bài tập thực hành về dịch (xử lý văn bản

nguồn và đích) của cả dịch Nga – Việt và Việt – Nga đều yêu cầu tiếp cận về nhiều lĩnh

vực như văn hóa học, xã hội học, luật học, sử học, triết học…, nhưng cần thiết hơn cả

vẫn là ngôn ngữ học, trong đó có ngữ dụng học. Cần chú ý rằng, khi cứu xét tới ngữ

dụng học là đã bao hàm cả lý thuyết văn bản và phân tích diễn ngôn, vì cần có sự tích

hợp các chuyên ngành này ngay trong ngữ dụng học rồi.

Những diễn tiến trên mặt trận bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cùng những

chuyển dịch mau lẹ của quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia xung quanh vấn đề này đặt

ra nhiều thách thức cho tất các mọi công dân của đất nước ta. Việc đào tạo chuyên ngữ

của chúng ta có thể đóng góp phần mình, dù nhỏ bé, vào sự nghiệp giữ gìn chủ quyền

quốc gia. Những ý kiến nêu ra ở đây chỉ là phác thảo còn chưa đầy đủ và đòi hỏi sự góp

sức của các nhà khoa học cùng các nhà nghiên cứu để hiện thực hóa những mong muốn

như vậy. Những sinh viên giỏi và có mong muốn tham gia dịch thuật, viết bài, sưu tầm

tài liệu, cứ liệu hay nghiên cứu những vấn đề về bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ được đào

tạo riêng trong hệ thống đào tạo chung của khoa và nhà trường.

17

Một khi đã có hướng đào tạo như vậy rồi cần có địa chỉ tiếp nhận sinh viên sau khi

tốt nghiệp, chúng ta phải có tiếp xúc với những cơ quan đang công tác trong lĩnh vực

này để hợp tác cụ thể về các mặt hành chính cũng như chuyên môn với họ.

Có một số trang web chuyên đăng tải các bài nghiên cứu về biển Đông và sự

nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia như:

https://daisukybiendong.wordpress.com

http://nghiencuubiendong.vn/

http://bostonglobalforum.org/

www.tinbiendong.com

http://bienphongvietnam.vn/

http://www.mofahcm.gov.vn/

http://regnum.ru/news/dossier/2377.html (Đây là số có đăng nhiều bài với chủ đề

về biển Đông)

Những cơ quan này có thể vừa là nguồn tư liệu học tập, vừa là cơ sở để thầy trò có

thể tiếp cận tham gia hoạt động cộng tác bằng cung cấp tư liệu sưu tầm, dịch bài hoặc

đăng tải nghiên cứu của mình bằng ngoại ngữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tiếng Nga

1. Алексеева И.С. Введение в переводоведение Учеб. пособие для студ.

филол. и лингв фак. высш. учеб. заведений. - СПб.: Филологический факультет

СПбГУ; М.: Академия, 2004.

2. Алимов В.В. Теория перевода: Пособие для лингвистов-переводчиков 2-е

изд. — М.: Ленанд, 2015.

3. Анцелевич Г.А. Международное морское право. Учебник. Киев,: Слово,

2004.

4. Барсегов Ю.Г. Мировой океан: право, политика, дипломатия. М.:

Междунар. отношения,1983.

5. Бархударов Л.С. Язык и перевод (Вопросы общей и частной теории

перевода) М.: «Междунар. отношения», 1975 г

6. Вылегжанин А.Н. Решения Международного Суда ООН по спорам о

разграничении морских пространств. М., 2004

7. Гуцуляк В.Н. Международное морское право (публичное и частное).

Учебное пособие. Ростов-н/Дону, 2006. 416 с.

8. Действующее международное право. В трех томах. Сост. проф.

18

Ю.М.Колосов и проф. Э.С.Кривчикова. Том первый. М., 1996

9. Комиссаров В.Н. Современное переводоведение Учебное пособие. М.:

ЭТС, 2002.

10. Конвенция ООН по морскому праву. 10 декабря 1982 г. Международное

право. Сборник документов. М., 2000

11. Конвенция о разрешении инвестиционных споров между государствами и

гражданами других государств от 18 марта 1965r.//U.N.T.S. V. 575, 1996

12. Международная конвенция о безопасности жизни на море от 1 ноября

1974 г.

13. Международное право в документах. 5-е изд. Сост. Блатова Н.Т., Мелков

Г.М. М., 2004, Международное публичное право. Сборник документов в 2 ч. //

Сост. и. авт. вступит, статьи К.А. Бекяшев, Д.К. Бекяшев, М., 2006

14. Международные конвенции Организации Объединенных Наций (ООН),

касающиеся мореплавания. Справочник. Сост. Л.А.Позолотин, В.Г.Торский.

Одесса, 2006-238 с.

15. Паршин А. Теория и практика перевода СПБ.: СГУ, 1999.

16. Федеральный закон 1995 г. «О континентальном шельфе Российской

Федерации» Федеральный закон от 31 июля 1998 г. «О внутренних морских

водах, территориальном море и прилежащей зоне Российской Федерации»

17. Швейцер А.Д. Теория перевода (статус, проблемы, аспекты) М.: Наука,

1988

2. Tiếng Anh

1. Agreement on Cooperation and Relationship between the United Nations and the

International Tribunal for the Law of the Sea. 18 December 1997

2. Bell Roger T. Translation and Translating: Theory and Practice Lоngman, 1993.

3. Newmark Peter. A texbook of translation Shanghai: Foreign language education

press, 1987

4. Nida Eugene A., Taber Charles R. The Theory and Practice of Translation Brill.

1982.

5. United Nations Convention on the Law of the Sea 1982. Commentary. Vol. V.

Dordrecht, Boston, London. 1989. P.381-383.

19

NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

TRONG KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH TIẾNG NGA

PGS.TS Trần Quang Bình

I. Đặt vấn đề

Trong quá trình dạy-học ngoại ngữ kiểm tra-đánh giá giữ một vai trò vô cùng quan

trọng. Và trên thực tế chúng ta vẫn tiến hành công việc đó một cách thường xuyên.

Có rất nhiều phương thức để chúng ta tiến hành công việc kiểm tra-đánh giá.

Trong các bài kiểm tra-đánh giá ngoại ngữ trong thời gian gần đây hình thức câu hỏi

trắc nghiệm khách quan được sử dụng rất phổ biến.

Trong lý thuyết trắc nghiệm khách quan có nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, trong

khuôn khổ bài báo này chúng tôi tập trung chủ yếu vào loại câu hỏi trắc nghiệm khách

quan có nhiều lựa chọn. Lý do hạn chế nghiên cứu phát từ một thực tế là loại câu này

được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người

học vì nó có nhiều ưu điểm khi đánh giá một dải rộng các kiến thức, kỹ năng, tư duy từ

thấp đến cao của một số đông người học, và tạo thuận lợi trong việc sử dụng công nghệ

để triển khai việc đánh giá kết quả học tập.

II. Nguyên tắc biên soạn các câu trắc nghiệm khách quan

Dù thiết kế câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thức nào thì cũng phải dựa trên 3

nguyên tắc cơ bản sau:

1) Nguyên tắc tập trung vào các mục tiêu học tập quan trọng.

2) Nguyên tắc gợi mở ở người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến mục

tiêu học tập đã định sẵn.

3) Nguyên tắc không để những tồn tại làm cản trở hoặc kiềm chế khả năng của

người học thể hiện sự đạt được mục tiêu học tập muốn đánh giá.

Ngoài những nguyên tắc trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu, chúng tôi cũng

còn tuân thủ một số nguyên tắc khác mang tính đặc thù. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày

cụ thể hơn về những nguyên tắc đó.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của môn học

Để đảm bảo tính hệ thống, khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chúng ta

cần lựa chọn tổng thể những vấn đề cơ bản của hệ thống. Thí dụ, nếu xây dựng câu trắc

nghiệm khách quan về các loại câu phức phụ thuộc trong tiếng Nga, cần phân bố các

câu hỏi cho đều khắp các loại câu phức điển hình đó, tránh tình trạng chỉ nhằm vào một

vài loại câu mà bỏ qua việc kiểm tra-đánh giá các loại câu khác. Hoặc như nếu muốn

kiểm tra-đánh giá những kiến thức ngữ âm cơ bản nhất của tiếng Nga, không đi sâu vào

những kiến thức hàn lâm, chúng ta cần yêu cầu người học phân biệt được các quy tắc

20

phát âm phụ âm theo tiêu chí “vô thanh - hữu thanh”, “cứng - mềm” và nguyên âm ở

các vị trí có trọng âm, không có trọng âm trong ngữ âm tiếng Nga. Ngoài ra cũng tiến

hành kiểm tra-đánh giá cả những kiến thức thực hành về trọng âm, ngữ điệu (5 ngữ điệu

chính: ИК 1, ИК 2, ИК 3, ИК 4, ИК 5) tối thiểu để đảm bảo giao tiếp trong tiếng Nga.

Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác

Để đảm bảo tính chính xác, khi xây dựng những câu trắc nghiệm khách quan cần

dựa vào những tài liệu chính thống, có uy tín trong học thuật, tránh tình trạng sử dụng

những vấn đề còn tranh cãi để đưa vào kiểm tra-đánh giá.

Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với chương trình môn học

Để đảm bảo nguyên tắc này, khi xây dựng những câu trắc nghiệm khách quan cần

dựa trên: 1) chương trình tiếng Nga phổ thông, 2) chương trình tiếng Nga cơ sở hiện

đang được thực hiện ở các cơ sở đào tạo ở VN để triển khai hệ thống từ vựng, ngữ pháp

thông qua các loại hình bài tập.

Nguyên tắc đảm bảo tính giao tiếp

Tính giao tiếp thể hiện ở mọi dạng bài tập, mọi câu trong đề tài từ ngữ âm, từ

vựng, ngữ pháp.

Những quy tắc phát âm nguyên âm, phụ âm, những kiến thức về trọng âm, ngữ

điệu, các hiện tượng nhược hoá, vô thanh-hữu thanh… cần thiết để đảm bảo tính giao

tiếp đều được đề cập đến trong các câu trắc nghiệm.

Từ vựng thông dụng và ngữ pháp phổ thông hiện diện trong kiểm tra-đánh giá dưới

dạng trắc nghiệm khách quan phải đảm bảo tính giao tiếp cho việc học tiếng Nga.

Những văn bản với những loại hình bài tập triển khai sau đó, những bài tập có nội

dung đất nước học đều mang tính giao tiếp cao và phục vụ trực tiếp nhu cầu của người

học tiếng Nga.

Ngoài ra, những bài tập tình huống là những bài tập hiển thị rõ nhất tính giao tiếp.

Những tình huống được lựa chọn trong đề tài là những tình huống tương đối điển hình,

thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật.

III. Cấu trúc câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Khi triển khai nghiên cứu, chúng tôi đặc biệt chú ý đến cấu trúc của câu trắc

nghiệm nhiều lựa chọn. Trong cấu trúc đó bao gồm:

1) Câu dẫn: Câu dẫn là phần để đặt câu hỏi, đề ra nhiệm vụ mà người học phải thực

hiện

2) Các phương án lựa chọn: Chúng ta cố gắng xây dựng 3-4 phương án lựa chọn

cho mỗi câu dẫn. Các phương án lựa chọn được đánh số thứ tự bằng các chữ cái A, B,

C, D (chữ cái La-tinh in hoa) hoặc А, Б, В, Г (chữ cái tiếng Nga in hoa). Trong các

phương án lựa chọn chỉ có 1 phương án đúng, những phương án còn lại là những

21

phương án gây nhiễu. Khi xây dựng câu trắc nghiệm khách quan nên tránh dùng

phương án đúng nhất.

IV. Những nguyên tắc chế tác câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Chế tác câu dẫn:

- Nguyên tắc đơn giản tối đa. Tuân thủ nguyên tắc này chúng ta nên tránh sử

dụng những từ ngữ xa lạ, từ thừa, từ không có tác dụng hoặc những câu rườm rà chỉ để

trang trí, diễn giải mà không liên quan mấy đến yêu cầu và nhiệm vụ được nêu ra trong

câu dẫn.

- Nguyên tắc không viết các câu hỏi buộc người học thể hiện ý kiến riêng của

mình. Nguyên tắc này để đảm bảo rằng trong các lựa chọn phía sau chỉ có một phương

án đúng.

Chế tác phương án lựa chọn: Trong các phương án chọn có một phương án đúng

và các phương án gây nhiễu.

- Nguyên tắc chỉ có MỘT phương án lựa chọn đúng. Để tránh việc người học

có thể lựa chọn phương án nào cũng đúng, chúng ta nên luôn tuân thủ nguyên tắc trong

các phương án lựa chọn chỉ có một phương án đúng. Để làm được như vậy, không nên

sử dụng những câu dẫn kiểu như: Hãy chon phương an đúng nhât trong số nhưng

phương an sau… hoặc không sử dụng những phương án kiểu như: Ca A, B va C đêu

đúng/ Tât ca cac phương an trên.

- Nguyên tắc đồng nhất về nội dung, nghĩa là tránh viết ra những phương án

gây nhiễu có nội dung quá xa với nội dung của phương án đúng, để tránh tình trạng là

người học vừa nhìn vào đã thấy sai ngay rồi. Như vậy thì sự lựa chọn sẽ bị triệt tiêu.

- Nguyên tắc đồng nhất về hình thức. Mọi phương án lựa chọn cố gắng có độ

dài tương đương nhau, tránh những phương án quá ngắn hoặc quá dài so với những

phương án khác còn lại.

- Nguyên tắc phù hợp với câu dẫn. Các phương án lựa chọn phải phù hợp với

câu dẫn về ngữ pháp, nghĩa là câu dẫn và các phương án lựa chọn phải tạo thành một

phát ngôn có ngữ pháp hoàn chỉnh. Nguyên tắc này còn đòi hỏi khi thiết kế các phương

án lựa chọn cần phải sử dụng các dấu câu (dấu chấm, dấu phải, dấu 2 chấm…) cho đúng

và cho phù hợp với câu dẫn.

- Nguyên tắc đơn giản hoá. Theo đó các phương án lựa chọn được thiết kế càng

ngắn gọn, càng tốt để người học không phải bận tâm đến hình thức của các phương án

mà có thể dành thời gian tập trung vào nội dung phải lựa chọn.

- Nguyên tắc chất lượng vượt trội hơn số lượng. Khi chế tác các phương án lựa

chọn nguyên tắc chất lượng cần được đặt lên hàng đầu, nghĩa là giữa phương án đúng

và các phương án gây nhiễu càng gần nhau bao nhiêu thì tính lựa chọn càng cao bấy

nhiêu. Chúng tôi cho rằng đối với trắc nghiệm dùng để kiểm tra kiến thức và kỹ năng

22

của người học trong quá trình dạy-học không nhất thiết số phương án chọn phải bằng

nhau trong mọi câu hỏi. Các phương án lựa chọn theo chúng tôi hợp lý nhất là khoảng

3-4 phương án. Không nên cố tạo ra cho được nhiều phương án chọn vì như vậy nhiều

khi sẽ dẫn đến những phương án chọn vô dụng hoặc vô duyên không hấp dẫn. Điều

quan trọng không phải là số lượng, mà là chất lượng của các phương án lựa chọn.

Chế tác phương án đúng: Phương án đúng là một phương án đặc biệt, do đó khi

chế tác nó, ngoài việc tuân thủ mọi nguyên tắc khi chế tác phương án chọn nêu trên,

chúng tôi cũng luôn cho rằng phương án đúng phải được xây dựng sao cho người học

chưa đủ kiến thức và kỹ năng sẽ không có cơ hội để nhận ra đó là phương án đúng, còn

những người học tích luỹ đủ kiến thức và kỹ năng sẽ dễ dàng chọn được phương án

đúng.

V. Kết luận

Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn là việc làm không

đơn giản. Nó đòi hỏi người thao tác phải tuân thủ nghiêm ngặt nhiều nguyên tắc khác

nhau trong cùng một tổng thể. Hy vọng rằng bài viết sẽ mang đến cho các đồng nghiệp

những kinh nghiệm thiết thực trong dạy-học và kiểm tra-đánh giá tiếng Nga.

23

ФУНКЦИОНАЛЬНЫЕ ОСОБЕННОСТИ ЗАИМСТВОВАННОЙ ЛЕКСИКИ В РУССКОМ ЯЗЫКЕ

РУБЕЖА XX - XXI ВВ

ThS Đoan Thi Bich Nga

Tóm tăt: Vay mượn từ vưng là môt quá trình tât yếu xay ra trong môi ngôn

ngư. Xét vê nguôn gốc, từ vưng trong tiếng Nga được chia thành hai lơp: từ thuần

Nga và từ vay mượn. Các từ ngoai lai vào tiếng Nga theo từng giai đoan khác nhau

phu thuôc vào sư phát triên mối quan hê chính tri, kinh tế, thương mai, văn hóa

cua Nga vơi các nươc khác trên thế giơi. Bài báo này tập trung nghiên cứu đặc

điêm chức năng cua các từ vay mượn trong tiếng Nga vào nhưng năm cuối thế kỉ

XX đến đầu thế kỉ XXI, nhân manh vai trò cua các từ có nguôn gốc từ tiếng Anh

trong viêc hình thành các chuôi từ đông nghia và sư xuât hiên ngày càng nhiêu các

dang thức phân tích tính trong tiếng Nga.

Tư khóa: từ vay mượn, từ ngoai lai, vay mượn từ vưng

Словарный запас современного русского языка прошёл разные периоды

становления и развития. Значительные изменения в социальной, экономической,

общественно - политической жизни российского общества в той или иной мере

находят отражение в лексическом составе языка, так как это наиболее открытый и

подвижный уровень языковой системы. А.А. Реформатский отмечает: «Нет ни

одного языка на земле, в котором словварный состав ограничивался бы только

своими исконными словами. В каждом языке имеются и слова заимствованные,

иноязычные. В разных языках и в разные периоды их развития процент этих

«несвоих» слов бывает различным» [Реформатский 2004, с.139].

Заимствование слов – это естественный и сложный процесс, который

объясняется самыми разными причинами. Данный вопрос осложняется тем

фактом, что заимствование связано со свойственными каждому языку, каждому

периоду лингвосоциальными условиями и характеристиками. Результаты

научных трудов, посвящённых заимствованнию иноязычной лексики в русский

язык за последние десятилетия выделяют экстралингвистическую

обусловленность появления новейших заимствованных слов в русском языке,

подчёркивая, что условиями интенсификации процесса заимствования и

активизации употребления заимствованной лексики в русской речи могут быть

появление всемирной компьютерной сети Интернета и созданного ей

коммуникационного пространства, тенденция к интеграции стран в

международное сообщество, участие стран в международных мероприятиях,

активизация политических, торгово-экономических, промышленных и

культурных связей между народами стран, расцвет зарубежного туризма,

развитие средств массовой информации, мода на употребление иностранного

слова.....

Вопрос о новейших иноязычных словах в современном русском языке

24

приобрёл сейчас особенную остроту. Стремительный рост словарного состава за

последние 2 десятиления становится заметным и нередко сравнивается с

Петровской эпохой, когда происходящие в общественно-политической жизни

страны изменения находят чёткое отражение в изменении языковой ситуации.

Ниже анализируем некоторые особенности функционирования иноязычной

лексики в русском языке в период с 90-х годов по настоящее время.

1. Господство английского языка как языка-донора

Словарный состав русского языка отражает связи русского народа с другими

народами в мире на протяжении его истории, поскольку каждый этап развития

русского языка характеризуется особенностями лексического заимствования.

Можно подтвердить, что история русского языка имеет тесную связь с периодами

преимущественного заимствования, т.е определёнными источниками

заимствования. «В период общеслявянского единства в основном заимствовались

лексемы из германских и тюрких языков, в период Киевской Руси – из греческого,

латинского и арабского языков, в период принятия христианства – из

старославянского языка, в период Московской Руси – из персидского, тюрских

языков, в Петровскую эпоху, во второй половине XVIII в. и в XIX в. – из

современных европейских языков: французкого, немецкого, голландского,

английского, польского и др., в период XX в. до 80-х годов – из английского

языка (Аммар Хуссейн Садик, 2005, с. 149).

Социально-политические условия российского общества конца XX в. стали

крайне благоприятными для развития контактов с зарубежными странами, в

частности с Англией и Америкой, что приводит к увеличению интереса к жизни

этих стран и необходимых заимствованных слов из английского языка. Как

отметил В.Г. Костомаров, говоря о языковом вкусе эпохи «как и в большинстве

стран мира, США в сознании россиян, особенно молодёжи, всё более

укореняются в качестве центра, изучающего если не законодательство, то

привлекательно технические новшества, образцы общесвенного порядка и

экономического процветания, стандарты жизненного уровня, эстетические

представления, эталоны культуры, вкусы, манеры поведения и общения»

(Костомаров, 1999, с.110). Анализируя общую характеристику лексического

заимствования на рубеже XX – XXI вв., Е.В. Маринова отмечает: «Важнейшая

особенность современного заимствования заключается в том, что языком –

источником является преимущественно один язык – американский английский,

тогда как в Петровскую эпоху активное заимствование слов шло параллельно из

нескольких европейских языков». (Маринова, 2012, с.127)

Те факты, выделенные Л.П. Крысиным и Е.В. Мариновой позволяют

говорить об особой роли английских заимствований в развитии словарного

состава русского языка нашего времени и об их возрастающей популярности в

русской речи. Как отмечает Е.В. Маринова «заимствование в русском языке

25

новейшего времени имеет тональный характер, который проявляется в том, что

оно захватывает разные области человеческой деятельности, вплоть до бытовой

сферы (Маринова, 2012, см.: 127, 129). Правда, что заимствованные слова из

английского языка пополняют лексику самых разнообразных сфер жизни. При

описании процесса заимствований современного этапа Э.Ф. Володарская

отмечает: «Интересным и характерным моментом заимстования на современном

этапе является выход на первое место по объёму англицизмов семантических

групп, связанных с компьютерной техникой, бизнесом, экономикой и

менеджментом. Ранее наиболее многочисленной являлась семантическая группа,

включающая научно-техническую лексику». (Володарская, 2002, с. 102). Ниже

приводим примеры новейших анлицизмов в русском языке.

- политика и дипломатия: саммит, имиджмейкер, спичрайтер, электорат,

брифинг, спикер, праймериз, рейтинг, холдинг.....

- экономика и финансы: маркетинг, лизинг, секвестирование, тендер,

ретейл, оффшоры, прайс-лист, (топ) менеджер, промоутер, дистрибьютер,

дилер......

- продукты питания: хот-дог, чизбургер, гамбургер, фишбургер, барбекю,

chocopie, поп-корн, (апельсиновый) фреш, йогурт, пудинг......

- спорт: фитнес, дайвинг, серфинг, бодибилдинг, сноуборд, фрисби,

фристайл, рестлинг, пауэр лифтинг, снайпер, оувертайм, степ-класс, скутер......

- музыка: рок-н-рол(л), кастинг, шейк, брейкданс, Брейн ринг, хит – парад

- информационно-коммуникационные технологии: компьютер, монитор,

дисплей, ноутбук, принтер, сканер, процессор, хакер, обгрейд, сайт, блог....

- кино: триллер, вестерн, видео клип, клипмейкер, ньюсмейкер, мюзикл,

блокбастер, бестселлер, андеграунд, pop –Art, (хад)рок, рок-н-рол(л), кастинг,

шейк, брейкданс, брейн ринг, (ток) шоу, хит – парад, метеотайм, суперста,

супермен, скинхэд...

- дом/быт: кондиционер, кулер, миксер, тостер, блэндер, сайдинг, ролл –

шторы, рольставни, антифриз...

Необходимо подчеркнуть, что находясь на стадии «вхождения» в русский

язык, много слов английского происхождения пока не полностью

ассимилируются на фонетико-графическом уровне, что приводит к паралельному

функционированию освоенных (преимущественно в фонетическом и графическом

аспектах) и неосвоенных вариантов заимствованного слова. В текстах СМИ

нередко встречаются новые английские заимствования, не соответствующие всем

языковым правилам употребления заимствованных слов в русском языке.

Приведём некоторые примеры тех случаев, когда сосуществуют вариантные

формы одного и того же слова.

PR, пиар, паблик рилейшнз – ( public relations – общественные связи). Это

26

слово приведено в «Толковом словаре современного русского языка. Языковые

изменения конца XX века». Это слово графически представлено тремя

вариантами в русском языке, которые приводятся в разных текстах СМИ. -

Лидирует в рейтинге АГТ с выручкой от PR-деятельности на уровне 725

миллионов рублей. В первую тройку крупнейших коммуникационных компаний

России вошли также КРОС с 545 миллионами рублей выручки и "Михайлов

и партнеры" с 491 миллионом рублей. Наибольший прирост доходов

из участников рейтинга продемонстрировало агентство "Социальные сети",

крупнейшим по численности PR-специалистов стало агентство АГТ,

максимальный объем доходов на одного специалиста продемонстрировало

агентство Twiga PR.

(http://ria.ru/economy/20130703/946881438.html#ixzz3dOnQRP6R). - МОСКВА, 21

сен – РИА Новости. Три российских пиар-компании вошли в 2011 году в рейтинг

250 крупнейших коммуникационных агентств мира, опубликованный

исследовательской компанией в области пиар-индустрии The Holmes Report.

(http://ria.ru/society/20110921/441161802.html#ixzz3dOo6SUZX). - Действи-тельно,

управляющая система «паблик рилейшнз», провозглашая свою «особую

философию», ориентируя всех на равноправные партнёрские отношения,

общность или близость интересов, обмен ценностями, не может использовать

традиционные методы управления, применяемые в иерархических системах.

(Психологические основы «паблик рилейшнз», с.138)

К неосвоенным словам английского происхождения можно отнести ряд

экзотизмов, характеризирующих национальные черты и бытовую жизнь жителей

Великобритании, США и англоязычных стран. Для иллюстрации нами приведены

некоторые слова и их объяснения: байкер (амер. – член неформальной

молодёжной группы мотоциклов-любителей), билль (в Великобритании, США,

Канаде и других англоязычных странах: законопроект, вносимый на рассмотрение

законодательных органов), блэк-джек (амер. – азартная игра в карты, в которой

игрок выигрывает, когда он набирает 21 очко или меньше), ленч/ланч (в

Великобритании и некоторых других странах: второй, более поздний завтрак,

лёгкая закуска), файф-о-клок (в Англии и США: чаепитие между ленчем и

обедом), пенхаус (в США: жилая комфортабельная надстройка на плоской крыше,

обычно дорогая).

В заключение хотим ещё раз подчеркнуть, что за последнее время

английские заимствования становятся всё более многочисленными и

актуализированными. Англицизмы и их дериваты составляют особый пласт

заимствованной лексики в русском языке. Наиболее многочисленными являются

слова из компьютерной и финансовой областей, немалую группу составляют

англицизмы в политической и бытовой сферах, реже они употребляются в

русской речи в области культуры и сельского хозяйства.

27

2. Образование синоминических рядов с доминирующей ролью

англицизмов/американизмов

Нужно заметить, что подавляющее большинство заимствований приходит в

русский язык в связи с необходимостью выразить новые понятия в разных сферах

жизни российского общества. Происходит заимствование иноязычных слов,

которое не всегда обуславливается отсутствием в русском языке

соответствующей словесной единицы, что приводит к образованию

синонимического ряда из исконно русских и заимствованных словког. Отметив

наличие заимствований такого рода в русском языке, Е.В. Маринова

характеризует их следующим образом: «Эквивалентную иноязычную лексику

составляют слова, которые, с точки зрения номинации, не являются

единственными обозначения денотатов. Это, как уже говорилось, вторичные

наименования реалий или понятий» (Маринова, 2012, с. 57).

Русский язык заимствовал из английского языка ряд слов, которые

выступают как синонимы к исконным или ранее заимствованным и

ассимилированным словам. Иллюстрируем это примерами английских

заимствований и не менее точных русских эквивалентов: презентация

(представление), транспарентный (прозрачный), бизнесмен (предприниматель),

стагнация (застой), имидж (образ), консенсус (согласие), стартовать (начинать),

менеджент (администрация)......

Вхождение этих слов во многих случаях считается оправданным в связи с их

возможностью отражать некоторые новые семантические оттенки, которых нет в

существующих в языке синонимичных словах. Для сравнения нами взяты из

словарей толкования семантики новейших заимствований и их синонимов. Слово

презентация нередко считают синонимом к слову представление и употребляется

в русской речи в двух значениях: 1) большой официальный приём (иногда с

угощением), устраиваемый фирмой, организацией, предприятием и т.п. с целью

рекламы, для ознакомления со своей деятельностью. Презентация нового

страхового общества. Организация и обслуживание презентаций. 2)

Торжественное публичное представление, демонстрация чего-л., ознакомление с

чем-л. (иногда сопровождаемое приёмом с угощением) (Толковый словарь......,

2001, 616). Подчёркнутая часть в данном толковании раскрывает присущие слову

презентация семантические оттенки, которые отсутствуют у слова

представление. Аналогичный случай бывает, когда наблюдается некоторое

различие в семантическом отношении у слов спонсор (лицо, организация,

фирма, финансирующие какое-л. мероприятие, учреждение, издание,

телепередачу и т.п.,о бычно с целью рекламы) и меценат (богатый покровитель

наук и исскуств). Подобные примеры приводит Е.В. Маринова: деструкция (о

разрушении основ чего-либо, устоев, сложившихся отношений); консенсус (об

общем согласии, согласованности по обсуждаемому или спорному вопросу);

28

мориторинг (о наблюдении над состоянием окружающей среды для изучения

изменений в связи с хозяйственной деятельностью человека; а также о

постоянном наблюдении за каким-либо процессом с целью изучения его

динамики и сравнения с ожидаемыми результатами или первоначальными

предположениями) (Маринова, 2012, с.59)

Вторичные заимствованные наименования отличаются от существующих в

русском языке синонимов их стилевой маркированностью, употребляясь чаще

всего в текстах книжного или терминологичного характрера. Для сравнения Е.В.

Маринова приводит ряд примеров: дайджест – изложение, деструкция –

разрушение, консенсус – согласие, легитимный – законный, лимитировать –

ограничивать, траст – доверенность (Там же, с. 58).

Описывая фунционирование новейших англицизмов в русском языке

современного этапа, Костомаров считает особенностью замена французских или

немецких по происхождению слов на их американские аналоги (Костомаров,

1999, 110). Приводим примеры доминирующей роли заимствованных слов из

английского языка: сленг (вместо французского «жаргон») дисплей (вместо

французского «экран»), аниматор (вместо французского «мультипликатор»),

шоу (вместо французского «спектакль»), сандвич (вместо немецкого

«бутерброд»), слоган (вместо немецкого «лозунг»)....

Об этой «конкуренции» писала Э.Ф. Володарская: «семантическая

специализация происходит также при взаимодействии новых заимствований с

устоявшимися заимствованиями более раннего периода, а также с коренными

словами языка-реципиента. В участках наложения семантических полей

происходит конкурентная борьба, приводящая к специализации конкурирующих

слов» (Володарская, 2004, с.108). Возрастающее употребление англицизмов в

русской речи по сравнению с синонимами в русском языке – естественное

языковое явление, отражающее языковой вкус, моду на употребление

иноязычных слов в определённых кругах российского населения. Обильный

приток английских заимствований в самых разных сферах определяют их

доминирующую роль в русской речи последних лет.

Aнглийские заимствования более популярны в современной молодёжной

среде особенно в жаргонной речи, значительно реже употребляются в речи людей

старших поколений. Е.В. Маринова приводит примеры англицизмов в

молодёжном жаргоне: бас, бир, бука, голд, лекшн, пиплы, покет, тича, фейс,

футы, хайр, хэнд (соответственно ‘автобус’, ‘пиво’, ‘книга’, ‘золото’, ‘лекция’,

‘люди’, ‘карман’, ‘учитель’, ‘лицо’, ‘ноги’, ‘волосы’, ‘рука’) (Маринова, 2012, 63)

3. Возрастание использования заимствованных слов в средствах

массовой информации (СМИ)

Для XXI в. характерно распространение различных каналов проникновения

29

англицизмов в русский язык как следствие установления различных контактов

между Россией и англоязычными странами. Англицизмы входят в русский язык

не только из технической и научной литературы, но и нередко из средств

массовой информации (включая печатные и электронные) причём последнее

оказывается более эффективным, позволяя за кратчайший срок донести разного

рода информацию до народных масс.

Под словом «текст СМИ» понимаются тексты, опубликованные в газетах,

журналах, на электронных вебсайтах или озвученные с экранов телевизора, в

эфире радиопередач. Роль СМИ в развитии языка и формировании общего

языкового вкуса общества может иллюстрироваться следующим положением

«хорошо известно сильнейшее воздействие СМИ на современное общество, на

сохранение его единства, на формирование общественного мнения, на мысли и

чувства людей, на их языковые вкусы, на литературный язык в целом» (Солганик

2004, с.268).

Затрагивая вопрос о функциональных особенностях иноязычной лексики в

текстах СМИ, Л.П.Крысин отмечает: «для 90-х годов иноязычные слова и

обороты становятся названиями газетных заголовков, постоянных (идущих из

номера в номер) рубрик; иногда даже сохраняется иноязычное написание этих

элементов. Ср., например, такие названия рубрик и заголовки» в московских

газетах («Сегодня», «Московский комсомолец», «Независимая газета»,

«Московские новости», «Вечерняя Мосвква», «Вечерний клуб» и нек.др.):

Бомонд, Ноу-хау, брифинг, Эпицентр, Форс-мажор, Шоу, презентации,

Тинейджер, Хит-парад, Криминал, резонанс, Триллпер, Монитор, Эксклюзив,

Хеппенинг, Киднеппинг, Видеодайджест, Видеовью (по аналогии с интервью),

Extra! (о сенсационных криминальных случаях), Underground (о неформальном

искусстве)» (Крысин, 1996, с. 156).

Одной из характерных особенностей употребления иноязычных слов в

современных российских СМИ является «немотивированное использование

иноязычных элементов, которые часто служат не целям номинации или уточнения

уже существующих понятий, а используются в чисто рекламных целях, в целях

агрессивного воздействия на читателя или слушателя» (Петрова, Рацибурская,

2011, с.96)

Для языка СМИ характерно введение иноязычных вкраплений. Иноязычные

вкрапления со своей «чужеродной» формой всё чаще употребляются в заголовках

статей не в целях обозначения новых для российской действительности понятий,

а скорее, для привлечения внимания широкой аудитории читателей. Иначе говоря,

эти словесные единицы выполняют, главным образом, естетическую и

экспрессивную функции, вызывают интерес читателей к содержанию текста, тем

самым повышают эффект действия на читателя. В современных российских СМИ

30

они не редкость: «Хелп ми, доктор! Как получать медпомощь в чужих краях»

(Аиф, 25-31 июля, 2012), «Man’s formula: отпуск без осечек» (Аиф, 25-31 июля,

2012), «Пора выйти из офшора» (Аиф, 21-27 декабря, 2011), «Губин-Live. Смерть

Жанны Фриске: мы бессильны перед раком?» (КП, 19.6.2015)

Графически неосвоенные слова, чаще всего напечатаны курсивным или

жирным шрифтами, также вводятся в тексты современных СМИ для обозначения

самых разных вещей. а именно иностранных марок: «Стартует большая призовая

акция: мы вручаем 3 приза PANASONIC» (КП, 19.6.2015); известных фирм:

«Среди них топ-менеджеры нефтегазовых компаний: British Petroleum, Total,

Royal Dutch Shell и Eni. А также глава энергетической компании Enel и

финансового холдинга Societe Generale» (КП, 19.6.2015), «Среди наиболее

известных можно выделить такие западные компании, как американские DynCorp

International и XE Services, cпециализирующиеся на международных военных и

полицейских операциях» (Азия и Африка, 11.2013); международных организаций

«Заместитель директора правозащитной организации Human Rights Watch так

прокомментировал радиостанции «Голос Америки» массовые трёхдневные

выступления буддийских монахов в Мандалае в сентябре 2012 г.:....... » (Азия и

Африка, 2.2013); закодированных букв: «Согласно заявлениям американских

официальных лиц, в основу деятельности АФРИКОМ положен так называемый

принцип трёх «D» (Defense, Development, Diplomacy*) (Азия и Африка, 11.2013), ;

технических устройств: «В ответ воздушные силы самообороны Японии

направили два истребителя F-15 и с базы в г.Наха (Окинава) были подняты ещё

шесть истребителей F-15 и один патрульный самолёт дальнего обнаружения E-

2C»; названий иностранных газет и журналов: «...., главный редактор частного

еженедельника Weekly Eleven заявил, что нет необходимости открывать в Мьянме

представительство ОИС......» (Азия и Африка, 2.2013), «В 2009 г. журналисты

газеты The New York Times cняли по блогу Малалы документальный фильм «Класс

распущен. История Малалы»» (Азия и Африка, 11.2013).

В последние годы наблюдается активное употребление новейших

заимствований на вебсайтах, что обусловлено возрастающим количеством

говорящих и понимающих по-английски, возможностью каждого русского

получать информацию на электронных газетах в любом месте и в любое время с

помощью смартфона. Неоправданное употребление англицизмов может

вызываться ещё тем фактом, что интернет-мир оказывается более открытым, где

ослаб редакторский контроль и цензура.

4. Рост числа «аналитических форм»

Русский язык традиционно относится к флективным языкам, которым

характерны синтетические формы. Однако в связи с процессом заимствования

разноуровневых языковых элементов из других аналитических языков

31

(французского, английского) в русском языке наблюдается большое количество

аналитических форм иностранного происхождения. Одной из заметных

тенденций в употреблении заимствованных слов последних лет стала их

возможность выполнять роль «аналитических прилагательных». Аналитическим

прилагательным считается неизменяемая языковая единица, обозначающая

непроцессуальный признак, выполняющая атрибутивную функцию по

отношению к имени существительному. В форме «аналитического

прилагательного» в подавляющем большинстве случаев выступают

заимствованные иноязычные существительные {бизнес-, дизайн-, фитнес-, шоу-,

интернет-, допинг-, офис-, медиа-, имидж-, секс-, компакт- и др.), которые на

самом деле проще употреблять «аналитически», чем подчинять грамматическим

законам русского языка (Костомаров,1999, с. 270-271).

Следует также обратить внимание на тот факт, что в отличие от исконных

прилагательных, обозначающих либо качественный признак предмета, либо

признак относительный, обозначающий свойство предмета через его отношение

к другому признаку, предмету, событию; в сочетаниях рубежа XX – XXI

заимствованное существительное только играет роль относительного

прилагательного. Наиболее популярными в качестве аналитических

прилагательных выступают следующие слова: бизнес-, фитнес-, шоу-, интернет-,

допинг-, офис-, медиа-, имидж-, секс-, компакт-, веб- топ-, супер-, пиар-.....

Нередко в лингвистической литературе затрагивается данный вопрос в более

широком смысле, т.е. рост аналитизма в русском языке, связанного с

активизацией композитов, иноязычных словосочетаний и аббревиатур. В связи с

различной степенью ассимиляции составляющих и типологическим и

структурным различием компонентов Габдреевна Н.В. выделяет 3 основных типа

аналитических образований:

1) образования, в которых оба компонента не ассимилированы: норд-стрим,

скрин-шот, старт-бай, бейби-ситтер, прайм-синема, бэби бум, брейк-данс,

ботл-парти, бестселлер, кавэ-гёрл, даблток, дабл-фейс, кам-бэк, кип смаилинг,

квестшн-тайм, калче шок, фьюче-шок, кавэ стори, пост продакшн, прам-тайм,

френч-пресс, экзит-пул, дрим-тим, лав стори, паблик релейшендз, гоу-ин, сит-ин,

стич-ин, хард-кор, пресс-релиз, хетт-трик, имидж-трансфер, вест-энд, ист-энд,

фейс-лифтинг, евро-дент, брейкс-дансинг, джем-сейшн, ай-кью;

2) образования, в которых оба компонента ассимилированы и выступают в

качестве самостоятельных слов: холдинг-центр, запчасть-люкс, визит-эффект,

караоке-выставка, имидж-терапия, рэп-композиция, крем-комфорт, стандарт-

резерв, древо-строй, чек-лист, ноль-диета, оверкиль, джин-тоник, стоп-кран,

эконом-сеть, ритм-секция, климат-контроль, концерт-холл, офис-менеджер,

кофе-бар;

32

3) лексемы, в которых ассимилировался только один компонент: бьюти-

стиль, крэш-контроль, апарт-отель, арт-директор, хит-парад, кроссворд, шоп-

тур, гудвил-тур, кар-сервис, милионер фэ, шоу-рум, лакшен-продукт,

роллерспорт, беби бум, кейс-метод, тест-драйв, крэш-контроль, шорт-лист,

спа-услуги, крэш-эффект, бьюти-процедуры, оффсет-сделка.

В заключение хотели бы ещё раз подчеркнуть, что cловарный состав, как

известно, формировался под непосредственным влиянием общественно-

политических изменений. Русскому языку, как и большинству языков в мире,

свойственна открытость к заимствованию иноязычной лексики. Процесс

заимствования слов так стремителен, что любая работа по изучению

заимствованной лексики становится актуальным в определённом аспекте.

Анализированный нами материал раскрывает, в некоторой мере, основные

тенденции использования заимствованных лексических единиц в русской речи

последних лет. Характерной особенностью стал обильный приток английских

заимствований, которые проникают в разные сферы общественной жизни,

преимущественно в финансово-экономической, компьютерной и бытовой

областях. Лексические заимствования из английского языка оказывают большое и

интенсивное влияние на состояние современного русского языка, создают новую

языковую картину с большим количеством неосвоенных английских

заимствований и аналитических форм в текстах С.

33

NHẬN XÉT CÁCH TIẾP CẬN ĐỊNH NGHĨA VỀ NGỮ DỤNG HỌC CỦA GIÁO SƯ ĐỖ HỮU CHÂU

TS Nguyễn Văn Chiến

Trong công trình”Đại cương ngôn ngữ học” tập hai “ Ngữ dụng học”. giáo sư Đỗ

Hữu Châu trình bày nội dung của Ngữ dụng học theo năm vấn đề:

1. Chiếu vật và chỉ xuất

2. Hành vi ngôn ngữ

3. Lý thuyết lập luận

4. Lý thuyết hội thoại

5. Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh

Những vấn đề nêu trên được giải quyết sau phần khái quát về ngữ dụng học. Tác

giả đã lý giải cách tiếp cận của riêng mình về ngữ dụng học sau khi cho biết thông lệ

cung cấp nội dung ngữ dụng học theo nguyên tắc thống hợp và tương tác chỉ có bốn vấn

đề: 1. Sự chiếu vật và chỉ xuất. 2. Nghĩa tường minh và hàm ẩn. 3. Các hành vi ngôn

ngữ. 4. Lý thuyết hội thoại hay lý thuyết tương tác bằng lời. Mặc dù trong biện luận

chưa vạch rõ những kiến giải khả thi. nhưng mọi chương trong kết cấu phân tích đã làm

rõ tương đối những vấn đề cần nêu và cần chứng minh.

Trước hết, ngữ dụng học nghiên cứu nghĩa trong ngữ cảnh. Tuy nhiên, ngữ nghĩa

học cũng nghiên cứu nghĩa, bởi thể giáo sư Đỗ Hữu Châu đã phân tích mối quan hệ

giữa ngữ dụng học và ngữ nghĩa học. Ông cho rằng hai chuyên ngành này “ được xây

dựng trên những tuyến tương đối nhất quán riêng” (tr.48). Đồng thời, “ ngữ dụng học

nghiên cứu hoạt động giao tiếp trong hoàn cảnh xã hội” (tr.50).

Ở trang 53, tác giả viết “ Nói một cách tổng quát, không làm gì có cái nghĩa của

câu độc lập với ngữ cảnh, mà trong thực tế cũng không có cái đơn vị được gọi là câu

nốt. Trong thực tế chỉ có những phát ngôn.Câu là đơn vị trừ tượng hóa khỏi các phát

ngôn trong giao tiếp. Cho nên trong hiện thực chỉ có ngữ nghĩa trong tương tác, chỉ có

nghữ nghĩa đã được tạo ra từ một ý định nào đó đã mang sẵn một ý định nào đó. Nếu

quả như vậy thì trong thực tế chỉ gặp có ngữ nghĩa ngữ dụng.

Trên thực tế, nếu tác giả tiếp tục phát triển luận đề này thì ông sẽ có thể xác định

chính thức đơn vị nghiên cứu và đơn vị công năng của ngữ dụng học là phát ngôn.

Chính phát ngôn thể hiện các sự kiện chuyên biệt, các hành động có chủ định của người

nói tại các thời điểm và bối cảnh cụ thể. Chính ngữ dụng học khảo sát các thuộc tính

vốn khác nhau trong nội dung của các ký hiệu, trong cách sử dụng các ký hiệu đó tồn tại

ở các phát ngôn.

Khi tiếp cận các thuộc tính của phát ngôn,một số nhà ngôn ngữ đề nghị dung hai

thuật ngữ: Ngữ dụng học trực tiếp (near-side pragmatics) đề cập đến bản chất của những

34

sự tình tương hợp với việc xác nhận những điều được nói tới; Ngữ dụng học gián tiếp

(far-side pragmatics) tập trung làm sáng tỏ những gì tạo nên nội dung nằm sâu trong

điều được nói lên, tức là các hành động ngôn từ nào được thực hiện trong điều được nói

hoặc bằng điều được nói ra đó và hàm ý nào hiện trong phát ngôn.

Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì câu trở thành phát ngôn khi nó (câu)”được làm đầy

bằng những đơn vị từ vựng cụ thể có thể được dùng ở những ngữ cảnh khác nhau, nhằm

nhiều đích khác nhau.” (tr.31). Như vậy, phát ngôn chính là câu được quy định về nghĩa

và nội dung ký hiệu do ngữ cảnh và sự tình làm nên hành động lời nói. Khi triển khai về

khác biệt giữa câu và phát ngôn thì giáo sư có nói về vấn đề liên quan tới “descriptive

fallacy” mà ông gọi là “ảo tưởng miêu tả”. song thuật ngữ này nên gọi là “ngụy biện

miêu tả” hay “ ngụy tín miêu tả” vì thuật ngữ “fallacy” có nghĩa là niềm tin sai lầm

(mistaken belief); ngụy biện (faulty reasoning) hay luận cứ gây sai lạc (misleading

argument). Chính J.L.Austin đã đưa ra khái niệm này năm 1955 trong công trình “ How

to Do Things With Words” khi ông cho rằng ngụy tín miêu tả là việc suy lý coi hành

động ngôn từ là mệnh đề lô gic mà có thể là sai khi nghĩa của mệnh đề không dựa vào

điều kiện về sự thật (tức là điều kiện đúng-sai). Căn nguyên của định đề của J.L.Austin

dựa vào biện luận cho rằng các phát ngôn ngôn hành không thể được đánh giá là đúng

hay sai, chúng cần các thang độ khác để đo lường vì nếu chỉ có xác nhận đúng – sai thì

làm sao chấp nhận được các mệnh đề có nội dung tôn giáo,đạo đức, thẩm mỹ hay siêu

hình học. Chẳng hạn, người dùng ngôn ngữ không chỉ miêu tả hiện thực mà còn làm

nhiều hơn thế với ngôn ngữ như ra lệnh, mời mọc, hứa hẹn v.v… Chính vì thế mà

Austin xác định hai loại phát ngôn là phát ngôn trần thuật và phát ngôn ngôn hành.

Giáo sư Đỗ Hữu Châu dẫn định nghĩa về thuật ngữ “xác nhận”(assertion) mà ông

chuyển ngữ là xác tín: “An ACT of ASSERTION is carried out when a speaker utters a

declarative sentence (which can be either true or false), and undertakes a certain

responsibility, or commitment, to the hearer, that a particular state of affairs, or

situation, exists in the world”, định nghĩa này được ông dịch là ”một hành vi xác tín

được thực hiện khi người nói phát âm ra một câu trần thuyết (câu này có thể đúng hoặc

sai) đồng thời với sự phát âm đó anh ta chịu trách nhiệm trước người nghe về việc một

sự tình nào đó tồn tại trong thực tế”(tr.31). Ở cách hiểu này có thể có một cách nhìn

nhận khác về thuật ngữ, vì vậy tôi đưa ra cách chuyển ngữ khác đôi chút: “ một hành

động xác nhận được thực hiện khi người nói phát ra một câu trần thuật (mà có thể đúng

hoặc sai), và người nói nhận một trách nhiệm nhất định hay chịu cam kết đối với người

nghe rằng một sự tình cụ thể hay một tình huống có tồn tại phổ quát”.

Như vậy có thể thấy rằng câu là chuỗi hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp bao gồm các từ

vốn diến đạt một ý cụ thể nhất định và hoàn chỉnh, còn phát ngôn là việc một người cụ

thể sử dụng một khúc đoạn ngôn ngữ bất kỳ áp dụng cho một tình huống cụ thể, vì vậy,

phát ngôn có thể là có hình thức một chuỗi các câu, một cú đơn,một ngữ đơn hoặc chỉ là

một từ đơn thôi. Do đó, phát ngôn được phân định với câu về mặt hình thức là dấu

ngoặc kép. Chính điều này là điểm giao kết giữa ngôn ngữ học đại cương và ngữ dụng

35

học trong xem xét bản chất của phát ngôn. Trong nhận xét của mình, giáo sư Đỗ Hữu

Châu đã rất đúng khi kết luận rằng “khi thay đổi tư cách phát ngôn của một câu thì cấu

trúc đềthuyết của nó cũng đổi, nói đúng hơn thì vì cấu trúc đề thuyết thay đổi, cho nên

một câu mới có thể là những phát ngôn khác nhau” (tr.32). Ông nhận xét như vậy vì

phát ngôn mang “bản chất hành động”(có lẽ thuật ngữ này nên đổi thành “bản chất ngôn

hành” thì chính xác hơn).

Để đi đến định nghĩa về ngữ dụng học, giáo sư Đỗ Hữu Châu đưa ra các cách tiếp

cận và biện giải về câu, phát ngôn và diễn ngôn. Thuy nhiên, vì diễn ngôn là vấn đề còn

nhiều khía cạnh chưa thống nhất trong giới ngôn ngữ học nên tôi không đề cập ở trong

bài viết này. Tuy nhiên cần thấy rõ rằng tác giả bộ giáo trình này đã có những nhận định

rất minh xác về diễn ngôn xuất phát từ quan điểm ngữ dụng học khi ông cho rằng diễn

ngôn là:

“- Lời của từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp.

- Tổng những lời nói của một người trong một cuộc thoại có thể là một diễn ngôn

liên tục hay ngắt quãng…..mỗi diễn ngôn..là một phần hay là một”chiến dịch” hợp

thành chiến lược giao tiếp…

- Diễn ngôn là thuật ngữ chung cho tất cả những đơn vị lời nói phù hợp với những

tiêu chuẩn…của chúng tôi.

- Diễn ngôn… có mặt động và tĩnh. Diễn ngôn là một quá trình sản sinh ra và liên

kết các phát ngôn thành một chỉnh thể”. (tr. 34,35)

Những nhận định trên phù hợp với cách nhận diện về diễn ngôn trong “Oxford

Concise Dictionary of Linguistics”, nxb. Oxford Univercity Press (1997): “chuỗi kế tiếp

mạch lạc bất kỳ gồm các câu được nói hay được viết. Như vậy, mục này trong từ điển là

một ví dụ về diễn ngôn; cũng như vậy khi nói tới một tiểu thuyết; cũng như một diễn

văn của chính trị gia hay một bài giảng cho sinh viên; đó cũng là một bài phỏng vấn hay

bất kỳ loạt sự kiện lời nói nào mà trong đó các câu hay phát ngôn liên tiếp được mắc

vào với nhau…”(tr.100).

Từ những phân tích trên, giáo sư Đỗ Hữu Châu trình bày định nghĩa của mình về

ngữ dụng học.

Giáo sư đã có nhận định gần với cách xác định về ngữ dụng học trực tiếp và ngữ

dụng học gián tiếp, tuy nhiên ông gán vấn đề nội dung hay ngữ nghĩa bị quy định về

đúng-sai và không bị quy định về tính chất này về ngữ nghĩa học, nếu ông phát triển

tiếp thì chắc chắn sẽ dẫn tới tiếp cận ngữ nghĩa học theo ngữ dụng học kinh điển của

Austin, Searle, Grice, Kaplan hay Stalnaker.

Ông đã dẫn ra các định nghĩa của Stephen C.Levinson, của Gazdar và một vài nhà

ngôn ngữ học khác để làm cơ sở cho kiến giải của riêng mình về ngữ dụng học. Mặc dù

chính giáo sư không đưa ra một định nghĩa thành một luận đề cụ thể, nhưng có thể thấy

rang ông đã dựa vào Levinson và Gazdar để có các nhìn toàn diện và hợp lý cũng như

36

nhất quán về ngữ dụng học. Ông cho biết: “ Chính vì ngữ nghĩa ngữ dụng được tạo ra

bởi những con đường không phải logic cho nên sự xác định ngữ dụng học của Gaz-đa

và Levinson mới có khả năng giúp cho sự nghiên cứu các hiện tượng ngữ dụng đa

dạng,, phức tạp có được một phương pháp tiếp cận nhất quán. Phương pháp tiếp cận các

sự kiện ngữ dụng có thể nhất quán được là vì chúng được sản sinh ra từ cả hai phía

người nói, người nghe theo những con đường cụ thể tuy rất khác nhau nhưng đều thống

nhất ở chỗ không phải là con đường logic”(tr.54).

Cách tường giải nói trên giúp hiểu rõ được phương thức tiếp cận của giáo sư Đỗ

Hữu Châu tới bản chất của ngữ dụng học. Ý kiến này gần với những cách hiểu chân xác

về ngữ dụng học.

Ngay từ năm 1938, Morris đã phân biệt rõ ràng rằng ngữ nghĩa học vốn đề cập tới

mối quan hệ giữa các ký hiệu với sự vật mà chúng có thể biểu đạt hay đang biểu đạt,

còn ngữ dụng học quan tâm đến quan hệ giữa các ký hiệu với những người lý giải

chúng.

Còn Stalnaker vào năm 1972 thì xác nhận cú pháp học nghiên cứu các câu, ngữ

nghĩa học khảo sát các mệnh đề, còn ngữ dụng học nghiên cứu các hành động ngôn ngữ

và các ngữ cảnh nơi chúng được thực hiện. Stalnakercho biết có hai loại vấn đề chính

mà ngữ dụng học phải giải quyết, đó là xác định các loại hành động ngôn từ và các sản

phẩm ngôn từ, sau đó là việc làm rõ các thuộc tính của ngữ cảnh lời nói vốn giúp xác

định xem loại mệnh đề nào được một dạng câu cụ thể nào biểu thị.

Đến năm 1977 thì Katz vạch ró ranh giới lý thuyết giữa cách lý giải ngữ nghĩa học

và cách lý giải ngữ dụng học bằng việc lấy thành tố ngữ nghĩa học để biểu đạt chính xác

chỉ những khía cạnh nghĩa của câu mà một người nói hay người nghe lý tưởng của ngôn

ngữ cụ thể đó sẽ hiểu trong một tình huống vô danh bất kỳ, trong tình huống như thế

không hề có dấu hiệu nào cho biết về động cơ, cảnh huống hay bất cứ yếu tố nào tương

đồng với việc hiểu câu trên cơ sở ngữ cảnh của phát ngôn. (Dẫn theo Katz, J. (1977).

Propositional Structure and Illocutionary Force. New York: Crowell).

Riêng vào năm 1979 thì Gazdar cho rằng NGỮ DỤNG HỌC = NGHĨA TRỪ ĐI

CÁC ĐIỀU KIỆN CHÂN THỰC(PRAGMATICS = MEANING - TRUTH

CONDITIONS). Trong giáo trình của mình, giáo sư Đỗ Hữu Châu dẫn ra công thức mà

trích ra từ biện luận của Gazdar và Levinson: NGỮ DỤNG HỌC = NGỮ NGHĨA TRỪ

ĐI NGHĨA HỌC (tr.49). Thực ra, công thức này cũng giống công thức nêu trước đó về

nội dung.

Sau đó 11 năm, tức là vào năm 1988, Kempson cho biết ngữ nghĩa học cung cấp

cách giải thích trọn vẹn về nghĩa câu cho ngôn ngữ bằng xác định các điều kiện chân

thực của câu trong ngôn ngữ, còn ngữ dụng học thì giải thích việc câu được sử dụng ra

sao trong các phát ngôn nhằm truyền tải thông tin trong ngữ cảnh.

Năm 1995, trong từ điển “The Cambridge Dictionary of Philosophy (Lycan 1995)

37

nói rõ bản chất của ngữ dụng học là việc nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong ngữ

cảnh, nghiên cứu sự phụ thuộc vào ngữ cảnh của các khía cạnh khác nhau trong tường

giải ngôn ngữ. Ngữ dụng học cho biết cùng một câu có thể biểu đạt các nghĩa khác nhau

hay các mệnh đề khác nhau trong ngưc cảnh này hay ngữ cảnh khác

Từ điển “The Oxford Companion to Philosophy (Fotion 1995)” xác định rằng ngữ

dụng học là việc nghiên cứu ngôn ngữ vốn tập trung vào người sử dụng ngôn ngữ và bối

cảnh sử dụng ngôn ngữ chứ không hẳn là quy chiếu, tính chân thực hay ngữ pháp nhờ

có tính lưỡng nghĩa (ambiguity) hay là tính trực chỉ (indexicality) hoặc cả hai tính chất

náy, và đó là lý thuyết hành động ngôn từ và lý thuyết hàm ẩn hội thoại.

Định nghĩa mà từ điển “The Blackwell Companion to Philosophy (Davies 1996)”

nêu ra cũng dựa vào sự phân định ngữ nghĩa học đối với ngữ dụng học, tức là phân định

nghĩa vốn được gán cho từ theo quy ước hay là nghĩa đen của từ, và như vậy là gán cho

câu, và cũng là nghĩa tiếp theo mà có thể được xác lập khi sử dụng thông tin từ ngữ

cảnh theo các nguyên tắc khái quát hơn.

Có thể thấy rằng, giáo sư Đỗ Hữu Châu đã có những kiến giải rất tổng hợp về mọi

vấn đề cơ bản nhất của ngữ dụng học hiện đại mà chỉ thông qua phần khảo sát định

nghĩa của ông về ngữ dụng học cũng có thể thấy được tầm bao quát phân tích và mở

rộng của ông.

Đồng thời, những vấn đề ông đặt ra trong công trình “”Đại cương ngôn ngữ học”

tập hai “ Ngữ dụng học” luôn được mở, điều này khiến những người nghiên cứu ngữ

dụng học luôn hứng thú trong công cuộc phát triển những ý tưởng của ông đã nêu ra về

các bình diện của ngữ dụng học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Austin, J. (1960): How To Do Things With Words. Oxford: Oxford University

Press.

2. Fotion, N. (1995). Pragmatics. In T. Honderich (ed.). The Oxford Companion

to Philosophy. Oxford: Oxford University Press, p. 709.

3. Gazdar, G. (1979). Pragmatics: Implicature, Presupposition, and Logical Form.

London: Academic Press.

4. Grice, P. (1989). Studies in the Way of Words. Cambridge, Mass: Harvard

University Press.

5. Johnstone, Barbara. (2001). Discourse Analysis. Oxford: Blackwell.

6. Katz, J. (1977). Propositional Structure and Illocutionary Force. New York:

Crowell.

7. Kempson, R. (1988). Grammar and conversational principles. In Newmeyer, F.

(ed.). Linguistics: The Cambridge Survey, Vol. II. Cambridge, Eng.: Cambridge

University Press, pp. 139-163.

38

8. Levinson, S. (1983). Pragmatics. Cambridge, Eng.: Cambridge University

Press.

9. Morris, C. (1938/1971). Foundations of the theory of signs. In Writings on the

Theory of Signs. The Hague: Mouton, pp. 17-74.

10. Searle, J. (1969): Speech Acts. Cambridge, Eng.: Cambridge University Press.

11. Stalnaker, R. (1972). Pragmatics. In G. Harman and D. Davidson (eds.):

Semantics of Natural Language. Dordrecht: Reidel, pp. 380-397.

12. http://www.cbs.polyu.edu.hk/ctyjiang/file/notes_new/313/2.htm

39

CОПОСТАВЛЕНИЕ СУБСТАНТИВНЫХ СЛОВОСОЧЕТАНИЙ В ВЬЕТНАМСКОМ И РУССКОМ

ЯЗЫКАХ

TS Lê Minh Ngoc

Tóm tăt: Bai bao phân tich va đối chiếu cac đặc điêm ngư nghia, hinh thai va

câu trúc cua cum danh từ tiếng Nga và tiếng Viêt đông thời đưa ra môt số giai

pháp nhằm giam bơt cac kho khăn khi dich các cum danh từ từ tiếng Viêt sang

tiếng Nga. Bai bao đưa ra đinh nghia vê cum từ, các loai cum từ và cum danh từ,

tiếp theo tác gia phân tích các kết qua nghiên cứu cum danh từ tiếng Nga và tiếng

Viêt. Sau đo tac gia đưa ra môt số nhận xét đối chiếu giưa cum danh từ tiếng Viêt

và tiếng Nga và giơi thiêu môt số dang bài tập đê luyên dich các cum danh từ từ

tiếng Viêt sang tiếng Nga.

Tư khoa: cum từ, cum danh từ, luyên dich

На данном этапе развития лингвистики сопоставление языков в целом и

синтаксических особенностей языков в частности не потеряло свою актуальность.

Результаты сопоставительных исследований находят широкое применение в

различных теоретических и прикладных научных областях, одной из которых

является практика перевода. Словосочетание, будучи базовой единицей

синтаксиса, является несамостоятельной синтаксической единицей, состоящей из

двух или более знаменательных слов, связанных между собой подчинительной

грамматической связью [3: 263]. Исследование этих связей и особенностей их

выражения в разных языках поможет ученым лучше понять природу языков и

решать практические задачи при межъязыковой речевой деятельности.

Oдной из проблем, вызывающих трудности у студентов и практикующих

переводчиков является передача субстантивных словосочетаний (словосочетания

с существительным в качестве основного компонента) и особенно

комбинированных субстантивных словосочетаний, в которых есть разные

основные и зависимые элементы. Некоторые аспекты этого вопроса были

затронуты в работе Нгуен Ким Кюи [4], посвященной переводу несогласованных

определений с русского на вьетнамский язык, и в работе Динь Дьен [9],

сопоставившего порядок определений в субстантивных словосочетаниях

вьетнамского и английского языков. Однако в перечисленных работах авторы не

уделяли большого внимания комбинированным словосочетаниям, и не были

сопоставлены словосочетания в русском и вьетнамском языках.

Настоящая статья была создана исходя из вышеперечисленных предпосылок.

Предметом исследования здесь выступают простые и комбинированные

субстантивные словосочетания. В статье дается определение словосочетания и

краткое описание результатов его изучения в русской и вьетнамской научной

40

литературе. Сопоставляются такие харатеристики зависимых компонентов в

простых и комбинированных субстантивных словосочетаниях, как их позиции

относительно стержневого слова и их позиции относительно друг друга. На

основе анализа и систематизации мы надеемся выявить сходства и различия в

структуре вьетнамских и русских словосочетаний и дать некоторые рекомендации

по переводу их с вьетнамского на русский язык.

В русской лингвистической литературе существует три модели понимания

словосочетания. Первая трактовка была предложена Ф.Ф.Фортунатовым,

согласно которой в число словосочетаний влючаются и предложения как

«законченные словосочетания» [6, цит. по 3: 265]. Вторая трактовка принадлежит

В.В. Виноградову, который считал, что словосочетание – это номинативная

единица (соответствует слову, а не предложению) [2, цит. по 3: 266]. Третья точка

зрения принадлежит В.А.Белошапковой и предполагает, что словосочетание – это

любые непредикативные конструкции, основанные на синтаксической связи и

представляющие все ее виды – как подчинительной, так и сочинительной [1: 66,

цит. по 3: 268]. Как и Виноградов, Белошапкова также исключает предикативные

сочетания из разряда словосочетаний, но в отличие от позиции Виноградова, в

концепции словосочетания Белошапковой включаются также и сочинительные

сочетания слов.

В своей монографии, посвященной грамматике вьетнамского языка,

вьетнамист Зьеп Куанг Бан выделяет три вида словесных комплексов (tổ hợp từ), -

субъектно-предикативные, подчинительные и сочинительные. Однако по мнению

автора, словосочетание (cum từ) – это только те словесные комплексы, которые

основаны на подчинительные связи [7: 408]. Другой вьетнамист, Нгуен Тай Кан,

также придерживается подобного мнения. В своей работе «Ngữ pháp tiếng Việt:

tiếng, từ, đoản ngữ» автор использует термин «короткая фраза» (đoan ngư) для

называния словосочетания. Данный термин также означает комплекс слов,

имеющий в своем составе центр, объединенный с другими элементами

подчинительной связью [8:148]. Как можно заметить, эти взгляды на

словосочетание совпадают с точкой зрения Виноградова В.В. В нашей статье мы

будем опираться именно на такое понимание словосочетания.

Российскими исследователями были подробно описаны и классифицированы

разные модели словосочетаний. Например, по харатеру синтаксических

отношений словосочетания разделены на атрибутивные, объектные и

обстоятельственные, в том числе атрибутивные – это отношения, при которых

предмет, явление определяется со стороны своего внешенго или внутреннего

качества, свойства, принадлеждности и др. Таким образом, атрибутивные

отношения могут быть атрибутивно-качественным (трудная работа), атрибутивно-

количественным (второй номер, двух друзей), атрибутивно-субъектным (пение

артиста), атрибутивно-притяжательным (лисий хвост, дом деда), атрибутивно-

41

объектным (защита отчества, цена хлеба), атрибутивно-временным (поездка

зимой), атрибутивно-пространственным (вид с башни, тропинка вниз),

атрибутивно-причинные (синяк от ушиба), атрибутивно-целевым (средство от

кашли) [3: 272].

Что касается морфологических признаков элементов словосочетаний, то

можно выделить три вида подчинительной связи – согласование, управление и

примыкание. Согласовние выражается уподоблением формы зависимого слова

форме стержневого слова в роде, числе и падеже. Данный тип связи

характеризуется препозицией зависимого слова. Управление является вид

подчинительной связи, при котором к стержневому слову присоединяется

существительное в косвенном падеже с предлогом или без него. Засисимое слово

при данном типе связи стоит после стержневого. При примыкании в качестве

зависимых компоеннетов выступают неизменяемые слова и слвооформы.

Зависимое слово в этом типе связи может стоять перед или после стержневого, но

чаще оно стоит после. Кроме того существует еще один вид связи, - параллелизм

форм (приложение) который исследователи относят или к согласованию, или к

примыканию. В данном виде связи стержневое слово является существительным,

а зависимым словом выступает другое существительное с тем же падежной

формой (старик охотник) [там же: 273-274].

Подчинительные связи могут быть вариативными (отсутствовать из-за

болезни/ по болезни, перейти дорогу/ через дорогу). Широкое распространение

вариативности при выражении атрибутивных и обстоятельственных отношений

обусловлено наличием в языке соотносительных форм подчинения, причем

особенно больую роль играют значенияя самих варьируемых форм: жизнь в

городе/ городская жизнь [там же: 276].

По типу стержневого слова словосочетания могут быть разделены на

субстантивные, адъективные и глагольные. По количеству и характеру способов

подчинительной связи между элементами словосочетания могут быть разделены

на простые, сложные и комбинированные. Простые словосочетания образованы

на основе одного сопособа связи, например «дать игрушку ребенку». Сложные

словосочетания построены на основе двух и более разных связей, исходящих от

одного слова, например «летние дни на природе». Связи в комбинированных

словосочетаниях исходят от разных стержневых слов, например «увлеченно

писать сочинение о Пушкине» [там же: 280].

Что касается порядок зависимых компонентов относительно друг друга,

можно найти некоторые сведения об этом в работе Розенталя по правописанию и

стилистике русского языка [5]. Во-первых, в числе зависимых компонентов, или

определений, стоящих перед стержневым словом, первыми будут качественные

прилагательные, а вторыми – относительные. Среди качественных определений

42

слово, описывающее более устойчивый признак, стоит ближе к стержневому

слову. Среди относительных определений более узкое понятие будет стоять

ближе к стержневому слову. Автор также отмечает, что указательные и

притяжательные местоимения в качестве определений часто стоит перед

стержевыми словом и перед другими согласованными определениями,

обособленное определение чаще стоит после стержневого слова.

Переходим к описанию особенностей словосочетаний во вьетнамском языке.

В связи с тем, что вьетнамский язык является изолирующим языком, при

классификации словосочетаний во вьетнамском языке нет разделения на типы

связи согласование, управление и примыкание. Однако существует

классификация словосочетаний по типу стержневого слова на субстантивные

(cụm danh từ/ danh ngữ), адъективные (cụm tính từ, tính ngữ) и глагольные (cụm

động từ, động ngữ) [7,8].

Исследователи вьетнамского языка при рассмотрении словосочетаний

обращают больше внимания на структуру словосочетаний и позиции их

компонентов (место зависимых компонентов относительно стержневого слова и

относительно друг друга). Мнения вьетнамистов сходятся на том, что в

словосочетание входит три сткруктурные части – переднюю зависимую часть,

центральную часть и задняя зависимая часть [7, 410]. В субстанстивных

словосочетаниях передние компоненты словосочетания называются передними

модификаторами (tiền điều biến tố) или передними аттрибутивными элементами

(định tố đầu); задние компоненты – задними модификаторами (hậu điều biến tố) или

задними атрибутивными элементами (định tố sau), стержневой элемент – главой

(đầu tố) или центром (trung tâm) [7: 410, 8: 204]. В данной статье мы будем

использовать теримины Зьеп Куанг Бана «передние модификаторы», «центр» и

«задние модификаторы».

Если в русском языке стержневое слово в субстантивном словосочетании

однозначно выявляется при анализе, то во вьетнамском языке опреление

стержневого слова в данном виде словосочетания может быть осложнено

присутствием классификатора (loại từ). Нгуен Тай Кан считает, что в

словосочетании типа «một anh sinh viên trẻ» (один молодой студент) имеется два

центра – существительное “sinh viên” и классификатор “anh” [8: 214]. Однако по

мнению Зьеп Куанг Бана, классификаторы следует отнести к передним

модификаторам, а не считать частью центра.

Рассматривая модификаторы, Нгуен Тай Кан пишет, что модификаторами

могут выступать слова, словосочетания или предикативная конструкция.

Модификаторы могут стоять на разных уровнях, т.е. относится к центру или к

центру другого модификатора, являющегося словосочетанием. Модификаторы

могут соединяться с центром прямым способом (без предлога) или непрямым (с

помощью предлога) [8:155-165].

43

Автор отмечает, что количество и виды передних модификаторов намного

меньше, чем задних. Среди передних модификаторов преобладают слова, а в

числе задних модификаторов есть и слова, и словосочетания и предикативные

конструкции. Позиции передних модификаторов по отношению друг к другу

более закрепленны по сравнению с позициями задних модификаторов. Автор

также указывает на некоторые другие особенности задних модификаторов, такие

как:

- задние модификаторы могут быть словом или словосочетанием, а также

предикативной конструкцией;

- в качестве задних модификаторов могут выступать слова, обозначающие

меторасположение в пространстве (trong, trước, đông, tây), слова, указывающие на

число, в основном это порядковые числительные (một, 27, thứ hai);

- что касается порядок задних модификаторов, то если они не разделены на

письме запятыми, у них есть довольно строгий порядок. Порядок этих

модификаторов по степени удаления от центра следующий: слова без предлогов,

слова с предлогами, словосочетания, предикативные контрукции, дейктические

слова [там же: 237- 246].

Можно заметить, что Нгуен Тай Кан обращает большое внимания на

структурный аспект компонентов словосочетания.

Схемы позиций и порядка модификаторов во вьетнамском словосочетании

была предложена Зьеп Куанг Баном и Нгуен Тай Каном. Эти схемы были

впоследствии представлены в более детальном виде другим исследователем, Динь

Дьеном. Ниже приводятся схемы Динь Дьена. Отмечаем, что позиция 0

соответствует центру словосочетания, позиции со знаком «минус» - передним

модификаторам, позиции со знаком «плюс» - задним модификаторам.

Модель вьетнамского словосочетания, предложенная Динь Дьеном

--3 -2 --1 00 ++1 +2 ++3 ++4 ++ 5

aa bb cc cd ee f G h h i j l m n o

ОOб-

щее

КKол

ичест

СCло

во

ОOсно

вное

ЗЗавис

имое

ССосто

яние\ма

ССтран

а

РРа

з-

ФФор

-ма,

ВВре

мя

кКа

чест

цЦве

т

ППор

ядков

УУка

затель

ППритя

-

--3 --2 --1 00 ++1 +2 ++3 ++4 ++5

a b c d e f g h h i j l m n o

Từ

tổng

lượng

Số

từ

Từ

chỉ

xuất

Danh từ

chính

Danh từ

phụ

Trạng

thái/

vật liệu

Quốc

tịch

Kích

thước

Hình

dáng

chiều

dài

Thời

gian

Chất

lượng

Màu

sắc

Số thứ

tự

Từ

chỉ

định

Từ

sở

hữu

44

количе

ство

венно

е

числи

-

тельн

ое

«cai» сущест

вительн

ое

(центр)

сущест

вительн

ое

-териал проис-

хожде-

ния

мер вели-

чина

во ое

числи

тель-

ное

ное

место

имени

е

жатель-

ное

местои

мение

Модель вьетнамского словосочетания, предложенная Динь Дьеном (перевод)

По мнению автора, в позиции +1 находится существительное, которое

указывает на вид понятия в стержневой позиции (0). Позиция +2 вкючает в себя

все слова, описывающие свойства и качества стержневого слова.

Автор также предлагает модель словосочетания, которое имеет в качестве

модификатора предикативную конструкцию:

-3 -2 -1 0 +1 +2 +3 +4 +5 +6

a b c d e f- l m n o p

Từ tổng

lượng

Số từ Từ chỉ

xuất

Danh từ

chính

Danh từ phụ định ngữ

chỉ tính

chất

Số thứ tự Chỉ định Sở hữu Cụm

Chủ –

vị mô tả

Модель вьетнамского словосочетания с предикативной конструкцией,

предложенная Динь Дьеном

-- 3 -2 --1 0 ++1 +2 +3 +4 +5 +6

a b c D e f-l m n o P

Общее

количе

-ство

Порядко-

вое

числи-

тельное

Слово

«cai»

Основное

существи

тельное

Зависи-

мое

сущест-

витель-

ное

Определен

ия,

описываю

щие

качества и

свойства

Порядко-

вое

числи-

тельное

Указатель

ное

местоиме-

ние

Притяжа-

тельное

местоиме-

ние

Предика-

тивная

конструк-

ция

Модель вьетнамского словосочетания с предикативной конструкцией,

предложенная Динь Дьеном (перевод на русский)

Автор отмечает, что модификатор-предикативная конструкция +6 обычно

стоит в самом конце словосочетания, однако он может меняться местами с

указательным местоимением в позиции +4

Что касается порядка модификаторов в позиции +2, автор считает, что слова,

описывающие сущностные, постоянные свойства центра, будут стоять перед

словами, указывающими на его временные характеристики. Однако существуют и

45

другие факторы, влияющие на порядок модификаторов в одной позиции,

например их длина, присутствие или отсутствие пауз при их чтении, благозвучие

и др. [9].

Итак, на основе рассмотренных теоретических данных можно выделить

следующие сходства и различия в структуре словосочетаний в русском и

вьетнамском языках.

1. Большинство зависимых компонентов во вьетнамском словосочетании

стоит после стержневого слова. Впереди стоят лишь слова, указывающие на весь

объем, слова, указывающие на количество, слово «cái» и классификатор. После

центра идут слова, указывающие на видовую принадлежность понятия в центре;

слова и словосочетания, описывающие свойства центра, предикативный оборот,

указательные и притяжательные слова В русском словосочетании количество

передних и задних зависимых компонентов примерно одинаково (спереди стоят

указательные, притяжательные местоимения, количественные и порядковые

числительные, согласованные качественные определения, согласованные

относительные определения. После стержневого слова идут несогласованные

определения и особобленные определения. Таким образом, позиции

притяжательных и указательных элементов в русском и вьетнамском языках

противопоставлены. В русском языке они стоят перед центром, в самом начае

словосочетания, а во вьетнамском они стоят в самом конце словосочетания.

Позиция модификатора – порядкового числительного в словосочетаниях двух

языков также противопоставлена (в русском – перед центром, во вьетнамском –

после центра). Во вьетнамском словосочетании присутствует классификатор, но

так как классификатор является специфической частью речью во вьетнамском

языке, его просто нет в русском словосочетании.

2. В русском языке существует вариативность реализации зависимых

элементов. Другими словами, один и тот же по смыслу зависимый компонент

может быть согласованным определением и стоять перед стержневым словом, или

несогласованным определением, стоящим после. Компоненты, описывающие

различные свойства центра в русском словосочетании могут стоят как перед, так

и после центра, тогда как во вьетнамском словосочетании их позиция трого

постцентровая.

3. В комбинированных словосочетаниях благодаря флективности русского

языка определить стержневые слова и их зависимые компоненты можно по

морфологическим характеристикам этих слов. А во вьетнамском языке можно

только опираться на семантику слов, чтобы определить стержневые и зависимые

элементы.

Эти различия объясняют причины возникновения следующих проблем при

переводе комбинированных субстантивных словосочетаний:

46

- сложности в определении принадлежности зависимых компонентов во

вьетнамских словосочетаниях, особенно когда главный и зависимые компоненты

не связаны предлогами;

- сложности при выборе вида связи при переводе словосочетаний с

вьетнамского на русский язык (согласование или управление).

По нашему мнению, можно предложить переводчику и студентам,

проходящим курс практики перевода, два вида упражнений для снятия

перечисленных трудностей. Первый вид упражнений направлен на ускороение

процесса семантического анализа словосочетаний. В данном виде упражнений

студенту предлагаются разные словосочетание на вьетнамском языке, в которых

они должны выявить все стержневые слова, а также относящиеся к каждому

стержневому слову дополнительные элементы. Например, дается словосочетание

“phát triên hợp tác kinh tế”. студент должен выявить два стержневых слова «phát

triên» и «hợp tác», и определить, что «hợp tác» является зависимым словом от

«phát triên», а «kinh tế» - зависимым от «hợp tác». Второй вид упражнение

направлен на ускорение и автоматизацию перевода некоторых моделей

словосочетаний. Для этого создатель упражнений должен собирать

словосочетания на вьетнамском языке, которые при переводе на русский имеют

одну и ту же структурную модель. Например, можно собрать словосочетания на

вьетнамском, состоящие из одного центра и двух модификаторов, которые при

переводе станет сложными словосочетаниями, основанными на согласовании и

управлении (c одним предцентровым и одним постцентровым определениями).

Например, “vòng đam phán đầu tiên, bươc phát triên mơi, hô trợ phát triên chính

thức” при переводе будут «первый раунд переговоров, новый шаг развития,

официальная помощь развитию». На наш взгляд, при тщательном подборе

словосочетаний и использовании большого объема тематической лексики можно

создать упражнения, которые принесут реальную пользу студентам, изучающим

практику перевода и специалистам, занимающимся переводческой

деятельностью.

Таким образом, в статье нами были проведены анализ и сопоставление

особенностей субстантивных словосочетаний в русском и вьетнамском языках, а

также предложены некоторые меры, помогающие облегчить процесс их перевода

с вьетнамского на русский язык.

CПИСОК ИСПОЛЬЗОВАННОЙ ЛИТЕРАТУРЫ

1. Белошапкова В.А. Современный русский язык: Синтаксис. – М., 1977.

2. Виноградов В.В. Грамматика русского языка / Ред. коллегия:

В. В. Виноградов, Е. С. Истрина. – М., 1960. Т. 2. Ч. 1.

3. Диброва Е.И. Современный русский язык. Теория. Анализ языковых

47

единиц: учеб. для студентов вузов: в 2 ч. / под. ред. Е. И. Дибровой. Ч. 2:

Морфология. Синтаксис / В. В. Бабайцева [и др.]. - Москва: Академия, 2001 -

2002. - (Высшее образование). - 704 с.

4. Нгуен Ким Кюи. Типы несогласованных определений в русском языке и

способы передачи их на вьетнамский язык: Дипломная работа. – Ханой:

Ханойский Университет, 2015. – 38 с.

5. Розенталь Д. Э. Справочник по правописанию и стилистике. ИК

"Комплект", 1997. [Электронный ресурс] – режим доступа: http://www.rosental-

book.ru/styli_xlii.html

6. Фортунатов Ф.Ф. Слососочетания и их части// Избр. Труды: В 2 т. – М.,

1958. – Т.1.

7. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục, 2004. 672 tr.

8. Nguyễn Tài Cẩn. Ngư pháp tiếng Viêt: tiếng, từ ghép, đoan ngư. Hà Nội: NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.

9. Đinh Điền. http://www.tgn.edu.vn/bai-viet/c63/i241/so-sanh-trat-tu-tu-cua-dinh-

ngu-giua-tieng-anh-va-tieng-viet-phan-2-.html

48

TИПИЧНЫЕ ОШИБКИ ВЬЕТНАМСКИХ СТУДЕНТОВ В РУССКОЙ УСТНОЙ РЕЧИ И ИХ УСТРАНЕНИЕ

ThS Pham Mai Phương

Tóm tắt: Trong quá trình hoc tập và sử dung tiếng Nga, sinh viên Viêt Nam

mắc rât nhiêu lôi sai, điên hình là trong kỹ năng nói. Bài báo này tập trung vào

viêc phân tích nhưng lôi sai thường gặp cua sinh viên Viêt Nam vê phương diên

ngư âm, từ vưng, ngư pháp và phong cách hoc. Trên cơ sở phân tích này tác gia đã

đưa ra hê thống bài tập chuyên biêt nhằm muc đich giúp sinh viên khắc phuc

nhưng lôi sai trong khi giao tiếp bằng tiếng Nga, hoàn thiên kỹ năng nói đam bao

tính chính xác và hiêu qua cao trong giao tiếp.

Tư khoa: lôi sai, kỹ năng nói, các dang bài tập.

Одним их самых трудных видов речевой деятельности является говорение. В

процессе обучения русскому языку вьетнамские студенты совершают много

ошибок в русской устной речи. Это объясняется тем, что русский и вьетнамский

языки относятся к разным типологическим группам. Их различия выражаются на

всех уровнях: фонетическом, лексическом, грамматическом, стилистическом и

т.д, что привело к межъязыковой интеграции. Межъязыковая интеграция вместе с

внутриязыковой интеграцией создают языковые барьеры в процессе овладения

вьетнамскими студентами устной речью.

Рассмотрим тирпичные ошибки вьетнамских студентов в русской устной

речи:

1. Фонетические ошибки

- Во вьетнамском языке отсутствует несколько звуков, таких как [ж], [ц], [щ],

поэтому вьетнамским студентам трудно различать [ж] и [з]; [c] и [ш], [ц], [щ] и

часто делают ошибки из-за смешения данных звуков. Напр: мозно (можно); исё

(ещё); месяс (месяц); васа скола (ваша школа); больсой (большой).

- В результате отсутствия смячения согласных возникают ошибки такого

типа: толко (только); пыл (пыль); читат (читать); живот (живёт) и т.д.

- Вьетнамские студенты неправильно читают русские слова из-за

неправильной постановки ударения. Напр: ответить (ответить); cмотрит

(cмотрит); помощь (помощь); хороший (хороший); два зонта (два зонта) и т.д.

- В русской речи вьетнамских студентов наблюдается нарушение

фонетических явлений, как редукция, озвончение-оглушение. Напр: хотеть

[хат’эт’]; cлова [слава]; этаж [иташ]; часы [ч’исы]; автобус [афтобус]; c другом —

[здругам]; в парк [фпарк] и т.д.

- Из всех типов русской интонации самой трудной для вьетнамских

49

студентов является интонация вопросительного предложения без

вопросительного слова (ИК 3). Вьетнамские студенты редко повышают тон в

центре вопроса, а читают предложения ровным тоном.

ИК 3

Напр: - Вы хорошо знаете русский язык?

- Да, хорошо.

- Вьетнамские слова являются однослоговыми, а русские - многослоговыми,

что вьетнамские студенты делают ошибки, пропуская согласные. Напр:

встретить; cкрытый; здравствуйте; институт и др.

- Сочетание русских согласных приводит к неправильному произношению

вьетнамских учащихся. Напр: конечно [кон’эшно]; счастье [щаст’э]; годится —

[гад’ица] и т.д.

- При произношении вьетнамкими студентами длинных предложений нет

слитности и правильного членения смысловых отрезков.

Напр: Молодой писатель Александр Орлов жил в прекрасном старом русском

городе Ростове. (Студенты говорят отдельные слова, нет слитности в устной

речи)

2. Лексические ошибки

- Ошибки, связанные с неразличением слов-паронимов.

Напр: - Я одел пальто и вышел на улицу. (Правильно: Я надел пальто и

вышел на улицу.)

- В моей семье 4 человека: папа, мама, старый брат и я. (Правильно: В моей

семье 4 человека: папа, мама, старший брат и я.)

- Мой папа - экономичный человек. (Правильно: Мой папа - экономный

человек.)

- Ошибки, связанные со смешением синонимов.

Напр: - Она знает играть на пианино. (Правильно: Она умеет играть на

пианино.)

- Миллионы русских солдатов умерли во время Великой отечественной

войны. (Правильно: Миллионы русских солдатов погибли во время Великой

отечественной войны.)

- Анна положили цветы в вазу. (Правильно: Анна поcтавили цветы в вазу.) -

Неправильное использование слов, вызванное разным делением суток у русских и

вьетнамцев.

Напр: - Давай пойдём в цирк в 3 часа вечера!

50

- Хорошо.

(Правильно: Давай пойдём в цирк в 3 часа дня!)

- Неправильное использование в устной речи глаголов движения в результате

неразличения между пешим движением и движением при помощи средств

перемещения и путаницы значений глаголов движения с приставками и без

приставок.

Напр: - После экзамена мы ушли в деревню.

(Правильно: - После экзамена мы уехали в деревню.)

- Что ты делала вчера?

- Вчера я приехала к другу. (Правильно: Вчера я ездила к другу.)

- Каждый год я люблю идти в парк.

(Правильно: Каждый год я люблю ходить в парк.)

- Ошибки в речи возникают при неправильном соединении слов в

словосочетания.

Нап: - Вьетнамский народ получил победу над врагами. (Правильно: -

Вьетнамский народ одержал победу над врагами.)

- Чехов дал решение поехать на Сахалин. (Правильно: Чехов принял

решение поехать на Сахалин.)

3. Грамматические ошибки

- Вьетнамский язык является изолирующим. В отлитчие от русского языка,

слова во вьетнамском языке не имеют окончаний, выражающих грамматические

категории: рода и падежа или спрягаемых форм глаголов. Кроме того, в русском

языке прилагательные, местоимения согласуются с существительными в роде,

числе и падеже, а глаголы управляют существительными, местоимениями,

прилагательными, выступающимим в качестве дополнения и обстоятельства, что

не наблюдается во вьетнамском языке. В этой связи вьетнамские студенты

допускают многочисленные грамматические ошибки в русской учтной речи.

Напр: - Мы желаем Вас счастье и здоровье. (Правильно: Мы желаем Вам

счастья и здоровья.)

- Он смотреть футбол по телевизору. (Правильно: Он смотрит футбол по

телевизору.)

- Ты можно купить мне новый журнал? (Правильно: Ты можешь купить мне

новый журнал?)

- Он обедает в студенческом столовой. (Он обедает в студенческой

столовой.)

51

- Вы часто встречаетесь его ?

- Каждый день.

(Правильно: - Вы часто встречаетесь c ним ? - Каждый день)

- Кто ты ждёшь?

- Я жду моя подруга.

(Правильно: - Кого ты ждёшь? - Я жду мою подругу.)

- У вьетнамских студентов возникают ошибки в результате неправильного

выбора предлогов.

Напр: - Моя мама работает в заводе. (Правильно: Моя мама работает на

заводе.)

- Мы купаемся на море. (Правильно: Мы купаемся в море.)

- Учёные обсуждают о вопросе защиты окружающей среды.

(Правильно: Учёные обсуждают вопрос защиты окружающей среды)

- Если в предложении есть слова с лексическим значением времени,

направления, отрицания и др., то грамматические показатели часто могут быть

опущены.

Напр: - Завтра экскурсия. (“будет” пропущен)

- Он никогда занимался спортом. (“не” пропущен)

- Ошибки, связанные с неправильным использованием грамматических

конструкции.

Напр: - Мой брат есть машина. (Правильно: У моего брата есть машина.)

- Я нравится читать футбол. (Правильно: Мне нравится читать футбол.)

- Мы хотим ты прочитаешь эту книгу. (Правильно: Мы хотим, чтобы ты

прочитал эту книгу)

- Отечественная наука развивала. (Правильно: Отечественная наука

развивалась.)

4. Стилистические ошибки

- Наличие в речи тавтологии (повторение одних и тех же или близких по

смыслу слов)

Напр: - В этом рассказе рассказывается о Масленице. (Пправильно: В этом

рассказе говорится о Масленице.)

- Посетители посещают этот музей. (Правильно: Туристы посещают этот

музей.)

52

- Лексическте повторы

Напр: - Что делал Антон вчера?

- Вчера Антон сделал домашние задания, потом Антон пошёл в магазин

купить продкуты. (Правильно: - Что делал Антон вчера? - Вчера он сделал

домашние задания, потом он пошёл в магазин купить продкуты.)

- Смешение лексики разных стилей (официально-деловой, разговорный,

научный, публицистический)

Напр: - На следующей неделе будут переговоры поУкраине в Париже.

(Правильно: На следующей неделе cостоятся переговоры по Украине в Париже.)

- Россия участвовала в реализации программ нацразвития стран АСЕАН.

(Правильно: Россия приняла участие в реализации программ нацразвития

стран АСЕАН.)

Из вышеуказанного следует отметить, что ошибки вьетнамских студентов в

русской устной речи очень разнообразны. Они проявляются на всех языковых

уровнях. Во избежание ошибок вьетнамских учащихся нами предлагается система

упражнений по фонетике, лексике, грамматике и стилистике. Она направлена на

пополнение словарного запаса и совершенствование лексико-грамматических

навыков. В конечном счёте вьетнамские учащиеся смогут говорить по-русски

более свободно и грамотно.

а. Фонетические упражнения

* Упражнения, тренирующие и развивающие фонетический слух учащихся

+ Слушайте и опознайте звук. (Внимание обращается на трудные звуки для

вьетнамских учащихся: [ж], [ц], [ш], [щ], [с], [л]...)

+ Cлушайте пары слогов(слов), отмечайте знаком + одинаковые слоги (cлова)

и - разные. (Следите за произношением звукосочетаний твёрдых и мягких

согласных)

+ Записывайте знакомые слова, которые услышите в потоке речи.

+ Слушайте текст, одновременно читая его, вписывайте в текст пропущенные

слова.

+ Слушайте и определяйте тип ИК.

* Упражнения, направленные на выработку правильной артикуляции звуков

и интонирования

+ Слушайте и повторяйте вместе с преподавателем.

+ Слушайте, повторяйте, записывайте на магнитофон. Сранивайте своё

произношение с произношением диктора.

53

+ Слушайте, читая. Ставьте ударение. Обозначайте тип ИК и

синтагматическое членение.

+ Слушайте и читайте детские стихи, скороговорки, пословицы и поговорки.

+ Отреагируйте на информацию. Выразите оценку (удивление,

недовольство).

б. Лексические упражнения

+ Вставьте вместо точек подходящие по смыслу слова (cинонимы, топонимы,

многозначные слова).

+ Назовите однокоренные слова и составьте предложения.

+ Подберите синонимы, антонимы к словам.

+ Обьясните, правильно или ошибочно употребление в предложениях

выделенных слов. Предложите исправленные варианты.

+ Замените конструкции синонимичными.

+Образуйте существительные от глаголов (глагол от существительных,

прилагательные от существительных).

+ Ответьте на вопросы, используя данные слова.

+ Закончите предложения, используя данные слова.

+ Расскажите о..., используя данные слова.

+ Проведение игр - cоревнований “Кто больше?”; “Кто быстрее?”; “Шторм”;

“Cнежный ком”; игры с мячом, игры-загадки с целью тренировки и развития

лексики.

в. Грамматические упражнения

+ Допишите окончания, пропущенные в тексте.

+ Поставьте слова в скобках в нужную форму.

+ Соберите фразы, разрезанные на части.

+ Закончите предложения.

+ Составьте предложения из данных слов.

+ Исправьте предложения.

+ Восстановите диалоги.

+ Составьте диалоги по образцам.

+ Составьте диалоги по данным ситуациям.

+ Трансформируйте текст. Переведите из настоящего времени в прошедшее.

54

+ Перескажите текст.

+ Грамматические игры: игры типа лото, домино, игра с мячом, игра с

карточками, ролевые игры и т.д.

г. Стилистические упражнения

+ Восстановите диалоги, выбирая формы обращения.

+ Определите стилистическую окраску выделенных слов и словосочетаний.

+ Вставьте слова из скобок, имеющие: а) нейтральный; б) книжный; в)

разговорный характер.

+ В синонимических рядах выделите нейтральные, книжные и разговорные

слова. Составьте предложениями с некоторыми из них.

+ Отредактируйте предложения, указывая разные виды речевой

избыточности (тавтология, плеоназм и др.)

+ Прореагируйте на реплики по образцу. Определите стилистическую

окраску высказываний.

+ Восстановите реплики в диалогах, используя слова-заместители.

+ Прочитайте запись телефонного разговора. Замените выделенные слова и

выражения на синонимичные, характерные для разговорного стиля.

Литература

1. Акишина А.А., Каган О.Е. Учимся учить для преподавания русского языка

как иностранного, Москва, 2004.

2. Амиантова Э.И., Битехтина Г.А., Горбачик А.Л., Лобанова Н.А., Слесарева

И.П.. Лексика русского языка, Москва, 2006.

3. Лысакова И.П., Федорова Н.А., Розова О.Г., Хрымова М.Б. Практическая

стилистика русского языка, Москва, 2007

4. http://www.rae.ru

55

СКОРОГОВОРКА КАК ЭФФЕКТИВНЫЙ МЕТОД ДЛЯ УЛУЧШЕНИЯ ПРОИЗНОШЕНИЯ НА РУССКОМ ЯЗЫКЕ

Đô Thi Hông Nhung

Аннотация: Скороговорка — короткая, синтаксически правильная

фраза на любом языке с искусственно усложнённой артикуляцией. Это

своеобразное и интереснейшее явление в литературе. Скороговорки

содержат близкие по звучанию, но различные фонемы (например, c и ш) и

сложные для произношения сочетания фонем. Скороговорки зачастую

содержат аллитерации, рифмы и используются для тренировки дикции и

произношения. Много учёных предлагает скороговорки как способ

отработки произношения конкретных звуков и детьми, и взрослыми.

Ключевые слова: скороговорка, фонемы, фонетика

I. Скороговорка как эффективное фонетическое упражнение

Скороговорка оказывает неоценимую помощь при коррекции нарушений

произносительной стороны речи и отработке правильного произношения.

Скороговорки можно найти во многих учебниках по фонетике, но количество

приводимых в учебной литературе скороговорок невелико и они «охватывают»

ограниченное число звуков и звукосочетаний. Скороговорка так же, как и

стихотворение, и песня, способна помочь учащемуся прочувствовать каждый звук

и отработать правильное произношение.

Перед началом работы со скороговорками необходима и полезна

пояснительная работа. В связи с этим напомним, что скороговоркой называют

«специально придуманную [1] фразу с труднопроизносимым набором звуков,

которую нужно произнести быстро, не запинаясь» [2]. В некоторых случаях при

работе со скороговоркой могут возникнуть сложности не только с ее

проговариванием (фонетическая сторона), но и с пониманием (лексическая

сторона), поскольку в некоторых вариантах скороговорок встречаются либо уже

устаревшие, либо заимствованные из других языков слова. Для облегчения

понимания, а также объяснения смысла некоторых слов иногда может

потребоваться толковый словарь русского языка.

Как справедливо замечает И.Г. Сухин (разработавший свою уникальную

систему скороговорок, в каждом слове которых есть отрабатываемый звук),

диапазон имеющихся скороговорок необычайно широк: они бывают «короткие и

длинные, рифмованные и нерифмованные, сюжетные и бессюжетные, логичные и

абсурдные, с повторами и без повторов, «построенные» на одном звуке и на

сочетаниях звуков, доступные детскому восприятию и не рассчитанные на него»

[3]. Приведём примеры:

56

- Короткая: В один, Клим, клин колоти.

Шла Саша по шоссе и сосала сушку.

- Длинная: Пётр Петрович,

По прозванью Перов,

Поймал птицу пигалицу;

Понёс по рынку,

Просил полтинку,

Подали пятак,

Он и продал так.

- Рифмованная: Шли сорок мышлей,

Несли сорок грошей;

Две мыши поплоше

Несли по два гроша.

- Нерифмованная: Сыворотка из-под простокваши.

- Сюжетная: Свинья тупорыла

Весь двор перерыла,

Вырыла полрыла,

До норы не дорыла.

- Бессюжетная: Из-под кислого молока,

Из-под простокваши.

- С повторами: Шли три попа,

Три Прокопья попа,

Три Прокопьевича,

Говорили про попа,

Про Прокопья попа,

Про Прокопьевича.

- Без повторов: По ремешку,

По брёвешку

Боком проведу кобылку.

- На одном звуке: Брат Аркадий зарезал буру корову

57

На горах Араратских. (здесь в каждом слове звук "Р")

Ещё чаще, чем скороговорки, логопеды используют тексты типа:

Сы-сы-сы-, сы-сы-сы – мы не видели осы.

В наши дни для логопеды широко используют скороговорки для

автоматизации и дифференциации звуков в произношении учащихся. Вот пример

народной скороговорки на автоматизацию звука Р; здесь этот звук в каждом

слове:

На дворе трава,

На траве дрова.

Следующая скороговорка – подлинный шедевр дифференциации звуки Р и Л.

Карл у Клары украл кораллы, Клара у Карла украла кларнет.

Этот текст идеален: в каждом слове присутствуют звуки Р и Л.

II. Метод работы со скороговорками

Метод работы со скороговорками достаточно известен: начиная с медленного

и отчетливого проговаривания каждого слова и каждого звука, дойти до

максимально четкого и быстрого произнесения всей скороговорки. Небольшие

скороговорки произносятся на одном выдохе, для длинных необходимо разметить

интонацию (направление движения тона, паузы и т. д.).

Для большего эффекта можно рекомендовать выделение цветом или

подчеркивание букв, обозначающих звуки, над которыми предстоит работа. При

заучивании скороговорок усилению мыслительных процессов помогает моторика

рук. На каждое слово можно:

а) сжимать пальцы в кулачки;

б) загибать поочередно пальцы;

в) нажимать пальцами (каждым по очереди) на воображаемые клавиши;

г) стучать ладонью по столу;

д) притопывать;

е) кивать головой и т. д.

Скороговорки также хорошо использовать в играх:

1. «Кто быстрее?». Ведущий выбирает наиболее трудную скороговорку и

произносит ее вслух медленно и внятно. Затем, обращаясь к участникам игры, он

спрашивает: «Кто сможет прочесть ее быстрее?». Для измерения скорости

произнесения скороговорки можно использовать секундомер или часы с

секундной стрелкой. Вслед за этим выясняется, кто может прочесть скороговорку

58

еще быстрее. Играющие один за другим сменяют друг друга, соревнуясь в

быстроте и правильности произнесения скороговорки. Победителем объявляется

тот, кто, не сбиваясь и не запинаясь, прочтет скороговорку быстрее всех.

2. «Паровозик». На каждого участника игры распределить по одному слову

из выбранной ведущим длинной скороговорки. После этого вся группа должна

постараться, последовательно называя каждый свое слово, как можно быстрее

произнести всю скороговорку целиком. После чего каждый участник должен

попытаться произнести всю скороговорку самостоятельно.

3. «Эхо». Участники игры по очереди произносят за ведущим отдельно

каждое слово скороговорки. Непременное условие: каждый следующий участник

должен повторить слово тише, чем предыдущий. При этом с каждым новым

повтором скороговорки темп увеличивается до максимально возможного. При

неправильном произнесении одного из компонентов скороговорки кем-либо из

участников игра начинается заново. В конце игры каждый участник должен

произнести всю скороговорку самостоятельно, не забывая об уменьшении

громкости каждого последующего слова в ней.

4. «Поле чудес». На доске из выбранной скороговорки выписываются только

служебные части речи (предлоги, союзы, частицы и т. д.). Вместо знаменательных

частей речи ставятся пропуски. Участникам игры необходимо восстановить

зашифрованную скороговорку и произнести ее вслух быстро и без ошибок.

5. «Выключили звук! ». Ведущий медленно, одними движениями губ и, при

необходимости, языка беззвучно имитирует произнесение одной из изученных

скороговорок. Задача остальных участников – угадать скороговорку и произнести

ее быстро и без ошибок. Тот участник, который сможет произнести эту

скороговорку быстро и без запинки, становится ведущим.

6. «Скороговорка-трансформер». Для этой игры необходимо подобрать

скороговорки с парными звуками «глухой – звонкий»: /п/–/б/, /к/–/г/, /ф/–/в/, /с/–

/з/ и т. д. Задача участников – произнести выбранную скороговорку, заменяя

глухой звук звонким и наоборот.

Например: из скороговорки «Килограмм кривых грибов» должна получиться

«Гилокрамм гривых крибов». Этот вариант необходимо повторить три раза, в

медленном темпе, стараясь не допускать ошибок. Затем участники возвращаются

к оригинальному варианту этой скороговорки, соревнуясь в скорости ее

произнесения. Как правило, после такого упражнения скорость и безошибочность

произнесения самой скороговорки должны значительно возрасти.

Таким образом, скороговорка – это наивный по содержанию, несложный,

даже примитивный текст, который построен на запутанных и трудных

слогосочетаниях и словосочетаниях. Скорее их можно назвать трудноговорками –

59

это очень полезная тренировка дикции. Ошибочно думать, что надо добиваться

предельно быстрого темпа. Главное при чтении скороговорок наряду с ясностью,

четкостью и легкостью произнесения текста – осмысленное их донесение.

CПИСОК ИСПОЛЬЗОВАННОЙ ЛИТЕРАТУРЫ

1. Даль В.И. Пословицы русского народа. М.: ЭКСМО-ПРЕСС, ННН, 2000. –

616 с.

2. Дружкова О. Скороговорки для развития речи. М.: Юнвес, 2001. – 223 с.

3. Лаптева Е.В. Учебное пособие по развитию речи. 1000 русских

скороговорок для развития речи. М.: Астрель, 2013. – 78 с.

4. Сухин И.Г., худож. Куров В.Н. Весёлые скороговорки для «непослушных»

звуков. – Ярославль: Академия развития, 2006. – 192 с.: ил. – (Десткий сад: день

за днём).

5. Шмаков С.А. Игры в слова и со словами. – М.: Астрель, 2000.

6. http://skorogovor.ru/

7. http://diktory.com/kak_chitat_skorogovorki.html

60

ТЕСТОВЫЕ ЗАДАНИЯ, ИХ ТИПЫ И ВИДЫ

Nguyễn Thi Minh Tâm

Аннотация: Контроль играет важную роль в процессе обучения

русскому языку как иностранного. Контроль повышает учебную мотивацию

и эффективность обучения. Тот факт, что без контроля невозможно

добиться эффективного обучения, в настоящее время не вызывает сомнения

у педагогов и никем не оспаривается. Среди многих средств контроля более

эффективным, объективным и независимым от возможного субъективизма

преподавателя считается тестирование. Тестирование – это процесс

применения тестов, который является частью процесса оценивания.

Основное различие между традиционными контрольными заданиями и

тестовыми заданиями заключается в том, что последние всегда

предполагают измерение с использованием специальной шкалы/ матрицы. В

этой статье рассматривается определение тестового задания с разных

точек зрения и более распространнёные типы и виды тестовых заданий в

методике последних лет.

Ключевые слова: определение тестовых заданий, типы и виды

тестовых заданий.

1. Определения тестового задания

Приведем несколько определений тестовых заданий. С точки зрения В.С.

Аванесова, тестовое задание, или задание теста, - это прежде всего дидактически

и технологически эффективное средство объективного контроля

подготовленности.

На современном этапе развития методики тестовое задание представляет

собой единицу тестового материала. Тестовое задание включает:

- инструкцию, содержащую указания на то, каким образом учащийся должен

выполнить задание, где и как делать пометки и записи. Инструкция обеспечивает

доступность задания и понимание способов его выполнения для учащихся;

- текст задания, наполнение которого определяется содержанием учебного

материала;

- однозначный правильный ответ как основное требование к тестовым

заданиям.

2. Типы и виды тестовых заданий

Различают два типа тестовых заданий, представленных различными видами.

тестовые задания в обучении иностранным языкам

61

Задания закрытой формы Задания открытой формы

Задания альтернативного выбора.

Задания множественного выбора.

Задания перекрёстного выбора.

Задания на установление правильной

последовательности.

Задания с ограничением на ответ.

Задания со свободно

конструируемым ответом.

Задания закрытой формы преполагают, что обучаемый должен выбрать

правильный ответ из нескольких вариантов. К данному типу тестовых заданий

относятся:

1) Задания альтернативных ответов. К каждой задаче альтернативных

ответов дается только два варианта ответов. Испытуемый должен выбрать один из

них – “да – нет”, “правильно – неправильно” и др.

Форма задания

Текст задания (вопрос) Ответ

Утверждение 1 Да Нет

Утверждение 2 Да Нет

Основа такого задания сформулирована в форме повествовательного

утвердительного предложения (утверждение). Расширенным вариантом тестов

типа «верно/неверно» («да/нет») считается тест по чтению, в котором существует

ещё одна позиция – «нет информации». Такое добавление позиции Нет

информации позволяет, с точки зрения современных методистов, снизить процент

угадывания сдающих. Задания с двумя альтернативами ещё очень эффективны

при измерении понимания в тестах по аудированию. В контролях умения

аудирования текст обычно звучит только один раз если точность измерения менее

важна, чем быстрота реакции. Например:

Задание. Слушайте диалог и выберите ответ Да или Нет.

- Кто последний на стрижку?

- Не знаю, спросите у администратора.

Да Нет

Разговор происходит в парикмахерской.

2) Задания множественного выбора. Задания с множественным выбором

предполагают наличие вариативности в выборе. Испытуемый должен выбрать

62

один из предложенных вариантов, среди которых чаще всего только один

правильный.

Форма задания

Выберите правильный вариант

Вопрос (утверждение):

A. Вариант ответа 1

Б. Вариант ответа 2

В. Вариант ответа 3

Г. Вариант ответа 4

Например:

Задание. Выберите правильный ответ.

Мы долго любовались... солнца.

(А) заходу

(Б) о заходе

(В) заходом

(Г) захода

Обычно такого типа задания используются в тестах по грамматике и лексике,

а также в тестах по чтению. В языковых тестах по чтению задания такого типа

нацелены на проверку нескольких аспектов понимания: понимание основной

идеи, содержания абзацев, значения отдельных лексических единиц ( синонимов,

паронимов и др.) и т.п. Задание должно быть сформулировано таким образом,

чтобы оно допускало только один правильный ответ. Бывают задания и на поиск

нескольких правильных или нескольких неподходящих для данного контекста

вариантов, но большинство педагогов-тестологов возражают против таких

заданий: учащиеся могут запомнить ошибку как правильный вариант и в

дальнейшем тиражируют её, и в этом случае преодолеть интерференцию

ошибочного варианта бывает очень сложно. Для содержательной стороны в

основах в инструкциях не должно содержаться подсказок к любому другому

заданию. Например:

Задание. В тесте на аудирование звучит текст:

В это время Микаэл был ещё очень молодым человеком. Он мечтал

поступить в институт, получить высшее образование и начать работать. Он

очень любил музыку. Ещё в детстве он научился прекрасно играть на рояле,

поэтому для него не было вопроса, какой институт выбрать, — он поступил на

первый курс музыкального института.

Далее предлогается выбрать правильный ответ в заданиях 1 и 2.

63

(1) С детства Микаэл

а) любил ходить в кафе и рестораны;

б) не любил ходить в театр;

в) любил музыку и научился прекрасно играть на рояле.

(2) Он очень любил музыку и хотел стать композитором, поэтому

а) он не знал точно, куда лучше поступить;

б) Микаэл поступил в музыкальный институт;

в) Микаэл поступил в Московскую консерваторию.

Здесь в основе задания 2 содержится подсказка к заданию 1, что нарушает

аксиому полной независимости.

Иногда задания с четырьмя, пятью и более вариантов ответа, когда

высняется, что какой-то дистрактор «не работает» (никто из испытуемых его не

выбрал), становятся заданиями с тремя ответами, однако в тестологической

практике оптимальными считаются задания с четырьмя ответами.

3) Задания перекрёстного выбора. К заданиям данного типа относятся

задания на восстановление соответствия между элементами двух списков,

порядка ряда.

Форма задания

Соотнесите написанное в столбцах 1 и 2.

Столбец 1 Столбец 2

А. 1.

Б. 2.

C. 3.

D. 4.

Задание: Куда вы обратитесь, если: (одна опция лишняя)

1. вы хотите сделать фотографии на

документы?

А) Почта – телеграф

2. вам нужно послать телеграмму? Б) Банк

3. вам нужно обменять валюту? В) Металлоремонт

Г) Фотостудия

Задания используются в основном в тестах по грамматике-лексике и по

чтению и предполагают зрительное предъявление тестового материала. Тесты на

64

выбор соответствия очень эффективны для измерения уровня понимания текста

при просмотровом чтении и др. Задание такого типа должно быть

сформулировано таким образом, чтобы в правом столбце всегда больше

вариантов. Такое добавление позволяет снизить процент угадывания.

В тестах по чтению одними из самых распространенных также считаются

задания на определение соответствия. В этом случае связный текст разбивается на

абзацы, к каждому из которых формулируются пункты плана. Пункты плана

располагаются с нарушением хронологии изложения событий в тексте. Пунктов

плана даётся больше, чем абзацев в тексте. Например:

Задание. Прочитайте текст от начала до конца. Прочитайте пункты

плана к тексту. Подумайте, каким абзацам текста соответствуют пункты

плана. Поставьте номера пунктов плана рядом с соответствующими

абзацами. Рядом с одним абзацем может быть поставлен только один пункт

плана. Обратите внимание, что пунктов плана больше, чем абзацев.

(Отрывок из текста)

А- Это случилось вскоре после войны (1941—1945). В стране в это время

была сложная ситуация....

Б- В это время Микаэл был ещё очень молодым человеком. Он мечтал

поступить в институт, получить высшее образование и начать работать. Он очень

любил музыку. Ещё в детстве он научился прекрасно играть на рояле, поэтому

для него не было вопроса, какой институт выбрать, — он поступил на первый

курс музыкального института......

В- В свободное время Микаэл, как и все студенты, встречался с друзьями,

ходил с девушками в кино. Любил читать. Но в театры ходил не часто, потому что

был бедным студентом. Жил он в общежитии недалеко от метро «Сокольники». В

его комнате жили ещё семь студентов, и у них был только один рояль на восемь

человек. Микаэл получал очень маленькую стипендию и тратил почти все эти

деньги на нотную бумагу и на еду.....

Г-....

Д-....

Е-....

(Пункты плана)

1. ...

2. ...

3. ...

4.

65

5. Ситуация в России после войны.

6. Куда и почему поступил Микаэл.

7. Богатая жизнь Микаэла-студента.

Правильные ответы: А-5,Б-6. Пункт плана 7 введен как дистрактор, так как в

абзаце В текста указано, что у Микаэла бедная жизнь.

4) Задания на установление правильной последовательности. Учащемуся

предлагается составить предложение из данных слов или связный текст из

отдельных частей. Например:

Задание. Составьте предложение из следующих слов.

заниматься, он, сейчас, а, я, спать.

Задание. Распределите следующие пункты в последовательности,

отражающей события в рассказе.

1) Лев поймал мышь.

2) Оходники поймали льва.

3) Лев отпустил мышь на свободу.

4) Мышь помогла льву освободиться.

Ответ:___________________________________

Преимуществами заданий закрытой формы являются надёжность,

объективность, возможностью быстрой оценки языковых знаний, речевых

навыков и умений, экономичность размещения задач в тесте. Задания закрытой

формы легко обрабатываются, тестирование проводится быстро. Простой

алгоритм заполнения бланка ответов (матрицы) снижает количество случайных

ошибок.

К недостаткам относится высокая вероятность угадывания правильных

ответов. Не учитывается умения учащихся формулировать ответы.

Задания открытой формы (тесты со свободно конструируемым ответом)

предполагают, что обучаемый должен дополнить основной текст, чтобы получить

истинное высказывание.

В зависимости от формы предъявления ответа задания открытой формы

можно разделить на две группы: 1) задание с ограничением на ответ; 2) задания со

свободно конструируемым ответом.

1. В заданиях с ограничением на ответ обучаемые дают ответ

самостоятельно, однако формулировка задания предполагают только один

правильный вариант. К ним относятся:

66

а) Задания на дополнение.

Задание. Дополните названия произведений русских писателей.

1. А.С. Пушкин. Евгений....

2. Н.В. Гоголь. Мёртвые....

3. А.П. Чехов. Вишнёвый....

Задание. Дополнение предложения по обрацу.

1. Греция. Он грек. Она гречанка. Они греки.

2. Турция. Он......... Она............... Они............

3. Испания. Он......... Она............. Они............

4. Австрия. Он.............. Она............. Они..............

5. Америка. Он............. Она.............. Они............

Имеют ограниченную сферу применения в лексико-грамматических тестах,

так как направлены в первую очередь на проверку уровня владения языковыми

знаниями и социокультурными фактами.

б) задания на трансформацию. Например:

Задание. Раскройте скобки, используя слова в скобках в правильной

форме.

1. Перед... (праздничный ужин) она красиво одевается.

2. Обычно после... (урок) я играю в футбол.

3. Во время... (обед) мы разговариваем обо всём.

Задание. Замените прямую речь косвенной.

1. Сын: «Папа, у меня скоро будет экзамен».

2. Антон: «Саша, где моя красная ручка?».

3. Николай: «Лена, подожди меня около входа».

Такие задания целесообразно использовать при измерении уровня усвоения

грамматического материала.

2. В заданиях со свободно конструируемым ответом обучаемые дают

свободные ответы, ограничений нет.

а) задания на завершение (ответы на вопросы, заполнение анкеты, резюме,

написание бытового и делового письма и т.д. по заданной программе).

Задание. Примите участие в диалоге.

- Разве ты не был/ не была в Москве?

67

-...

- Ой! Какой хороший словарь! Где ты его купил?

-...

- Извините, где можно помыть руки?

-...

Задание. Прочитайте текст и ответье на вопросы.

Задание. Вы хотите переписываться со сверстником из России. Напишите

ему письмо и расскажите о себе (10 предложений). Данные ниже вопросы

помогут Вам.

Как Вас зовут? Кто Вы? Сколько Вам лет? Какая у Вас семья? Кто Ваши

родители? Где Вы живете сейчас? Вы учитесь или работаете? Где? Что Вы

любите делать в свободное время?

б) задания на внутриязыковое перефразирование (передача содержания

текста своими словами). Такое задание требует от учащихся умения

устанавливать связи между событиями/ явлениями, причиной/ следствием;

объяснять значения слов и подбирать к ним синонимы.

Задание. Прочитайте текст. Напишите конспект/ тезисы текста/

аннотацию к тексту.

Задание. Прочитайте диалог. Передайте содержание диалога.

Задания со свободно конструируемым ответом относятся к числу наиболее

эффективных видов тестовых заданий, так как при их выполнении проверяется не

только понимание содержания текста, но и умение передать его смысл

различными речевыми средствами в соответствии с установкой и

коммуникативной ситуацией.

Главными преимуществами задании открытой формы являются: 1)

невозможность угадать ответ; 2) комплексность и концентричность проверки

уровня сформированности языковых знаний, речевых навыков и умений; 3)

проявление творческого начала в процессе контроля.

Основная трудность при составлении заданий открытого типа заключается в

том, что тестовая ситуация требует наличия однозначного правильность ответа,

что в заданиях данного типа невозможно. Данная особенность затрудняет

стандартизацию теста, усложняет процедуру тестирования и увеличивает время

его проведения. Для объективной оценки результатов необходима разработка

эталонов ответа и критериев оценки.

В этой статье рассматриваются более распространненые типы и виды

тестовых заданий в современной методике. Мы надеемся, что эти теоретические

68

сведения, практические рекомендации, образцы тестовых заданий помогут

преподавателям не только создать тесты но ввести тесты в повседневную

учебную практику, что, как мы считаем, позволит лучше подготовить студентов к

сертификационному тестированию.

СПИСОК ИСПОЛЬЗОВАННОЙ ЛИТЕРАТУРЫ

1. Балыхина Т.М. (2006), Основы теории тестов и практика тестирования,

Москва.

2. Балыхина Т.М. (2006), Что такое русский тест?, Москва.

3. Балыхина Т.М., Румяцева Н.М., Царёва Н.Ю. (2006), Адаптационные

тесты, Москва.

4. Баранов М.Т., Ладыженская Т.А. (1990), Методика преподавания русского

языка, Москва, Просвещение.

5. Кирейцева А.Н. (2015), Азбука тестирования, Москва.

69

КУЛЬТУРОЛОГИЧЕСКИЕ ЗНАЧЕНИЯ ЧИСЕЛ ТРИ И ПЯТЬ В РУССКИХ СКАЗКАХ

ThS Nhâm Thi Vân Anh

Аннотация: Некоторые считают сказки просто развлечением для

маленьких детей, и игнорируют значимость сказок. Но бесспорно, что

сказка играет важную роль в любой культуре. Народные сказки, рассказывая

нам простым языком о том, что хорошо, а что плохо, учат, как правильно

нужно жить, как относиться к людям. В народных сказках еще существует

много культурных элементов, достойных изучения, в том числе значения

чисел в каждой культуре, выражающие в сказках. В этой статье мы будем

обращать внимание лишь на числа три и пять, которые чаще всего

появляются в русских народных сказках.

Ключевые слова: три, пять, числительные, русская сказка, код

культуры

При знакомстве с русскими народными сказками уже нетрудно заметить, что

в русских сказках мы постоянно встречаемся с числами. А среди всех значимых

чисел числа три и пять являются самыми употребительными. Далее пытаемся

рассмотреть культурологические значения этих чисел, отраженные в некоторых

русских сказках. Все анализированные сказки в дааной статье были взяты из

известного сборника «Народные русские сказки из собрания А.Н.Афанасьева» по

следующей ссылке:

(http://librebook.ru/narodnye_russkie_skazki_afanasev_aleksandr_nikolaevich).

Три ― в русской традиционной культуре это код жизни. Объединившись в

целое, парень и девушка давали новую жизнь (третьего). Земля и небо рождают

жизнь на нашей планете. Число три ― символ начала чего-то нового и

продолжения задуманного. Это ключ к жизни и новым свершениям. В различных

мифологиях вселенная состоит из трёх компонентов: небо, земля и вода. Измеряя

что-либо, мы узнаем длину, ширину или высоту предмета. Время бывает

прошлое, настоящее и будущее. Героями сказок являются три медверя, три

сестры, три брата и др. Самые известные русские былинные богатыри ― Илья

Муромец, Добрыня Никитич и Алеша Попович. Символом Руси стала тройка

запряженных лошадей, или, по словам Н. Гоголя, птица-тройка. [1, c.57]

Многие сказки начинаются со слов: жил-был царь (мужик, старик) и было у

него три сына (три дочери). Многие испытыния сказочных героев происходят в

тридевятом царстве, в тридесятом государстве или за тридевять земель.

Героям сказок приходится выбирать из трёх дорог - одну, или одну из трёх

надписей на камне: налево пойдешь ― голову потеряешь, направо пойдешь ―

жизнь потеряешь, прямо пойдешь ― вообще не вернешься. Герои сказок

70

проходят через испытания, прежде чем достигают цели. И этих испытаний, как

правило ― три.

Приведем несколько примеров в подтверждение вышесказанному.

Так, в сказке «Царевна-лягушка» у одного царя было три сына, третий сын

женился на лягушке. После трёх испытаний лягушка превратилась в красавицу,

такую красавицу ― ни вздумать, ни взгадать, только в сказке сказать. Потом

оказалось, что царевна-лягушка мудрее своего отца уродилась. Он за то осерчал

на неё и велел ей три года быть лягушкой.

В «Сказке о рыбаке и рыбке», являющейся стилизацией народной сказки,

жил старик со своею старухой у самого синего моря; они жили в ветхой землянке

ровно тридцать лет и три года. Когда старик ловил рыбу, он в море закинул невод,

и только в третий раз пришёл невод с одною рыбкой, с непростою рыбкой, ―

золотою.

В сказке «Царевна-змея» трижды царевна падала оземь, три раза обвивалась

вокруг шеи казака, трижды оборачивалась змеей. Когда казак накормил-напоил

своего гостя ― старика, слуги принесли целого быка и три котла пива.

В «Сказке о молодильных яблоках и живой воде» у царя три сына. Им

пришлось уехать за тридевять земель, в тридесятое царство за молодильными

яблоками и живой водой. А чтобы доехать до места назначения, им надо сначала

выбрать одну из трёх дорог. И в том месте, где можно взять молодильные яблоки

и живую воду, стена три сажени высотой, а у ворот стража ― тридцать

богатырей.

Число три представляет собой самое употребительное число в русской

культуре, в том числе и в русских народных сказках. Это священное, счастливое

число. Оно показывает, в основном, положительные качества: священность

совершенного поступка, храбрость и огромную силу, как физическую, так и

духовную, важность чего-либо. [9, 124]

Кроме этого, число три символизирует завершенность и полноту некоторой

последовательности, имеющей начало, середину и конец. Число три

символизирует собой целостность, тройственную природу мира, его

разносторонность, триединство созидающих, разрушающих и сохраняющих сил

природы ― примиряющее и уравновешивающее их начало, счастливую

гармонию, творческое совершенство и удачу. Может быть, поэтому оно является

самым частотным в сказках. [там же, 125]

В большом количестве старинных историй, легенд и сказок есть упоминание

о "магическом" числе три. В любом, даже самом древнем сказании, могут быть

упомянуты трёхголовые драконы, трёхглазые великаны, три магических путника

и т.п. Неизвестно, когда и почему возникла такая традиция, но она

71

прослеживается в историях, написанных в очень большой промежуток времени.

Из глубокой древности до нас дошли поверья о том, что Земля держалась на трёх

китах. Но потом в Библии появилось самое известное число три ― это троица,

которая представляет Бога в трёх личностях: Бог-отец, Бог-сын и Святой дух.

Тройка в русской традиции, в первую очередь, ― воплощение духовного

начала. Как и в европейской культуре, она символизирует полноту и

завершенность. Почитание христианского понятия троицы, которая представляет

собой триединство, делает тройку обозначением совершенства и духовности.

Тройка ― ограничение и предел вещности в мире. В сказке «Царевна-

лягушка», чтобы испытать невест сыновей, царь придумал три испытания. В

первый раз он попросил невест своих сыновей сшить к завтрашнему дню по

рубашке, и царевна-лягушка ночью тайно всё прекрасно сделала. Во второй раз он

попросил испечь ему к следующему утру хлеб, и царевна-лягушка опять всё

прекрасно сделала, никто её настоящего образа не заметил. Но в третий раз, когда

царь попросил своих сыновей с невестами на пир прийти, царевна-лягушка

наконец-то приняла человеческий облик ― превратилась в красавицу ― ни

вздумать, ни взгадать, только в сказке сказать. Три раза ― это ограничение и

предел, когда правда становится всем известной. [11, c.78]

В «Сказке о рыбаке и рыбке» старик ловил неводом рыбу. «Раз он в море

закинул невод, ― пришел невод с одною тиной. Он в другой раз закинул невод, ―

пришел невод с травой морскою. В третий раз закинул он невод, ― пришел невод

с одною рыбкой, с непростою рыбкой, ― золотою». Только в третий раз рыбак

получил результат своего труда. А в первые два раза всё было впустую.

В «Сказке о молодильных яблоках и живой воде» царь три раза собирал пир,

звал князей и бояр, чтобы кто-то из них привез молодильных яблок и живой воды

из далекого царства. И именно в третий раз третий сын царя, наш герой,

отправился за молодильными яблоками и живой водой.

В сказке «Царевна-змея» «красная девица оборотилась змеею, влезла на

пику, скользнула казаку на шею, обвилась вокруг шеи три раза и взяла свой хвост

в зубы».Такое значение числа три в сказках обычно отражает, достижение какого-

либо разультата.

Число три обозначает также «много», «лимит чего-то». Такой смысл

полностью выражается в сказке «Царевна-лягушка». После того, как Иван-

царевич потихоньку сжёг лягушечью кожу на огне, царевна-лягушка сказала, что

ещё только три дня подождал бы царевич, и она бы вечно его женой была. Через

«три дня» проклятие, согласно которому она три года была лягушкой,

окончилось.

Если мы обратимся к уже упомянутой сказке «Царевна-змея», то и там

72

найдём число три ― например, «три котла пива». Когда казак угощал старика в

волшебном дворце, слуги принесли целого быка и три котла пива. Очевидно, что

три котла пива ― это большое количество.

В «Сказке о молодильных яблоках и живой воде» царевич доезжает до трёх

дорог. Три дороги ― много дорог, значит, много вариантов выбора. Вот почему

надо хорошо подумать, по какой дороге продолжать путь. Конечно, из-за того,

что вариантов выбора много, выбор становится трудным. Вокруг царства девицы

Синеглазки ― стена три сажени высотой. Число три представляет собой лимит

высоты стены. Три сажени ― это очень высоко, и это означает, что никто не

может тайно перелезть через стену. И царевичу разрешили взять с яблони лишь

три яблока, в противном случае он не сможет убежать из царства девицы

Синеглазки. Очевидно, что число три означает «много», «лимит», когда в сказках

речь идёт о количестве и качестве. Но именно в этой сказке фигурирует другое

число, которое тоже означает много ― это число тридцать. «У ворот стража ―

тридцать богатырей»; «у ворот стража спит ― тридцать могучих

богатырей». Число тридцать является кратным числу три. Оно значит «очень,

удивительно много».

Кроме этого, число три имеет значение «долгое время».

В сказке «Царевна-лягушка» отец Василисы Премудрой рассердился на неё и

велел ей три года быть лягушкой. Если опираться на математические знания, «три

года» в жизни одного человека ― это не так много, но в народных сказках, когда

выражается значение «долгое время», употребляется число «три».

В «Сказке о молодильных яблоках и живой воде» Иван-царевич с девицей

Синеглазкой гуляли три дня и три ночи. Синеглазка попросила Ивана-царевича,

чтобы он ждал её три года у него в царстве. Когда говорят о времени, часто

используют число три. Вместе с числом три, которое часто употребляется в

сказках, чтобы выражать значение долгого времени, его видоизменения

«тридцать», и «триста» также часто используются в таком значении.

В «Сказке о рыбаке и рыбке» старик жил со своей женой в ветхой землянке

ровно тридцать лет и три года. Здесь число «тридцать и три» не случайно: оно

выражает значение долгого времени. Супруги уже долго жили в старом доме, и

потому дальше в сказке у старухи появилось много требований, чтобы улучшить

свою жизнь.

Вообще число три стало самым излюбленным числом в сказках. Когда мы

читаем русские народные сказки, мы замечаем, что в сказках про царства

обязательно существует и описание отдаленного местонахождения этих царств ―

в тридевятом царстве, в тридесятом государстве. Есть очень интересный пример

«сказочной» математики, с помошью которого можно научно доказать значение

этих чисел. Возникает тогда вопрос: Где «тридевятое царство»? Где «тридесятое

73

государство»? Оказывается, рядом, потому что 3×9=27, двадцать семь дней - это

как раз лунный месяц - время обращения луны вокруг Земли. Идём дальше:

3×10=30, а это период между двумя новолуниями. Вот нам указание на то, где

находится "тридевятое царство, тридесятое государство" ― на расстоянии,

равном месяцу пути. [11, c.80]

Число три магическое. Оно так и останется традицией многих направлений

живописи, литературы, кино, но зародилось оно с появлением фольклорных,

произведений, мифов, сказок. Подводя итог можно сказать, что в русских

народных сказках часто встречаются числа. Присутствие чисел наблюдается

повсюду и почти всегда они выступают как священные и глубоко символические.

Чаще всего в русских народных сказках используется число три. Три – это

человек, с его телом, душой, духом; рождение, жизнь, смерть; три периода любой

сущности: начало, середина и конец; прошлое, настоящее и будущее. Число 3

наталкивает читателя на мысль о волшебстве, о совершенстве. Постоянное

утроение мотива создает размеренный ритм повествования. Итак, числительные

играют в художественном тексте немаловажную роль, и их изучение помогает

проникнуть в заложенную народом мысль, лучше понять историю своего народа.

В русской культуре число пять ― символ свободы. Пятиконечная звезда ―

символ парящего человека, человека, не связанного рамками и догмами. В

русских народных сказках также часто встречается число пять. Число пять

находится в середине первых десяти чисел. Оно символизирует отсутствие

стабильности, непредсказуемость, что, в свою очередь, ведет к неуверенности,

нервозности, подвижности, риску, авантюризму, поиску окончательного

результата, главным образом, опытным путём, через постоянные эксперименты.

[11, c.135]

Как, например, в сказке «Иван Быкович», когда царица приказала вести

Ивана Быковича в баню париться. Та баня топилась уже три месяца и так

накалена была, что за пять верст нельзя было подойти к ней. Здесь "пять верст"

имеет значение и риска, и эксперимента. Царица на самом деле была не уверена,

достаточна или нет такая жара для того, чтобы выгнать Ивана и его друзей.

Оказалось, что главный герой в народных сказках обычно успешно принимает

эксперименты.

Но, несмотря на эти качества, число пять всё же считается счастливым

числом, ибо символизует постоянный поиск и самосовершенствование. Пятерка

символизирует порядок и совершенство, представляет пять чувств человека:

зрение, слух, обоняние, осязание и вкус.

А эзотерическое значение числа пять состоит в том, что пятерка выражает

идею "совершенного человека" с развитой волей, способного поместить себя в

центр креста стихий и управлять ими. В своем божественном аспекте пятерка

74

выступает символом искры Абсолюта-Монады, представляющей собой

индивидуализированную частицу Целого. В природном аспекте пятерка означает

космическую сферу с четырьмя элементами и сторонами света, управляемую

единым Высшим Элементом ― Духом, находящимся в центре. Иначе говоря,

проявление числа пять в царстве природы может быть обозначено как процесс

одухотворения природы или космоса. В аспекте человеческой природы пятерка

символизирует собой замкнутый и бесконечный микрокосмос, находящийся в

центре четырёх стихий и управляющий как внешними, так и внутренними

природными силами. [там же]

Такие значения хорошо отражены в русских народных сказках. Например, в

сказке «Иван Быкович» герой отправился в невиданное царство, в небывалое

государство, чтобы достать старому черту царицу, в сопровождении пяти

стариков, первый из которых умеет хлеб есть, второй умеет вино-пиво пить,

третий умеет в бане париться, четвёртый ― звездочёт, а пятый умеет ершом

плавать. С помощью их умений Иван прошёл все испытания и вернулся к старому

черту с царицей. Без пяти стариков у главного героя ничего не получилось бы.

Таких примеров в русских народных сказках много.

Так, в сказке «Матюша Пепельной»: «Есть у меня лук весом в триста пудов,

а стрелы по пяти пудов. Надо из того лука выстрелить...» Очевидно, что стрелы

по пяти пудов, в качестве некоего стандарта, необходимы для продолжения

сюжета сказки.

Выше мы уже сказали, что число пять находится в середине первых десяти

чисел. Поэтому число пять содержит значение "середина", то есть не много, не

мало. В сказке «Про Добрыню Никитича и Змея Горыныча» мы находим

прекрасное подтверждение такого значения числа пять:"...насыпал в неё песку

жёлтого не много не мало ― пять пудов, да как ударит шляпой Змея

Горыныча...". В этом эпизоде прямо и полностью объяснено значение «середина»

у числа пять.

Но, без всяких сомнений, значение числа пять, которое отражено в русских

народных сказках, тесно связано с христианскими истоками. Это число

появляется в Евангелии ― пять хлебов насытили пять тысяч человек,

получивший пять талантов умножил их на другие пять, пять мудрых и пять

неразумных дев стали символом готовности встречи с божественным.

Предпринятое нами исследование позволило выявить национально-

специфические особенности употребления чисел три и пять в сказке — ведущем

жанре фольклора. В современном мире, когда система ценностей человека

подвергается кардинальным изменениям, особенно важно обращать внимание на

сказку как на квинтэссенцию народной мудрости многих поколений,

неиссякаемый источник знаний о мире и человеке в нем.

75

СПИСОК ИСПОЛЬЗОВАННОЙ ЛИТЕРАТУРЫ

1. Адоньева С. Б. Волшебная сказка в контексте традиционной фольклорной

культуры. — Л., 1989.

3. Афанасьев А. Н. Народные русские сказки из собрания А. Н. Афанасьева.

― М., 2012.

4. Белинский В. Г. Статьи о народной поэзии.

http://dugward.ru/library/belinsky/belinsky_o_narod_poez.html

5. Булыко А. Н. Толковый словарь русского языка. ― М., 2005.

6. Волощенко О. В. Языковые основы фольклора в свете явлений

традиционной народной культуры на материале русской волшебной сказки

(кандидатская диссертация). — Воронеж, 2006.

7. Даль В. И. Большой толковый словарь русского языка. ― М., 2006.

8. Даль В. И. Иллюстрированный толковый словарь русского языка. ― М.,

2007.

9. Ключников С. Ю. Священная наука чисел. ― Беловодье, 2007.

10. Кольцова И. Н. Социокультурные функции сказки (кандидатская

диссертация). — Нижний Новгород, 2000.

11. Рафаева А. В., Белова О. В. Числа в системе культуры. ― М., 2012.

12. Ушаков Д. Н. Толковый словарь русского языка. ― М., 2000.

13. Черванева В. А. Квантитативный аспект фольклорно-языковой картины

мира. Количественные характеристики концептов пространства и времени в их

объективации вербальными средствами русской волшебной сказки (кандидатская

диссертация). — Воронеж, 2003