4
NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ UNG THƯ PHỔI Ung thư phổi là gì? Ung thư phổi là bệnh lý thường gặp và có liên quan rất nhiều đến thói quen hút thuốc lá (thụ động và chủ động) Đề cập đến tình trạng phát triển ác tính trong phổi. Sự phát triển ác tính có thể bắt đầu ở phổi (ung thư nguyên phát) hoặc nó có thể xuất hiện do di căn đến phổi từ một bệnh ung thư ở một nơi khác trong cơ thể (ung thư thứ phát). Điều quan trọng là hiểu được sự khác biệt giữa các ung thư nguyên phát và ung thư thứ phát, do việc điều trị cho mỗi bệnh cảnh hoàn toàn khác. Ung thư thứ phát sẽ không được đề cập trong bài viết này. Ung thư phổi nguyên phát được chia thành hai loại chính: · Ung thư phổi tế bào nhỏ · Ung thư phổi tế bào không nhỏ (như ung thư phổi tế bào lớn, ung thư tế bào squamous và adenocarcinoma) rất phổ biến. Điều quan trọng là bác sĩ / chuyên gia về ung thư phải tìm ra được bản chất thật của khối u vì dựa vào loại tế bào bị ung thư mà ta có quyết định điều trị khác nhau và thích hợp. Lưu ý: Có rất nhiều loại ung thư phổi hiếm gặp sẽ không được nói tới trong bài. Làm thế nào để phát hiện bệnh ung thư? Việc phát hiện ung thư có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một số được xác định dựa vào kết quả chụp X quang phổi thông thường -ray và phần lớn trong đó người bệnh hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng nào cả. Một số trường hợp người bệnh có kèm ho dai dẳng hay ho có máu được xem như là dấu hiệu khởi đầu tiên của việc phát hiện khối u. Viêm phổi, khó thở có thể là kết quả xảy ra bên cạnh tình cảnh của một khối ung thư phổi khi có tình trạng chèn ép đường thông khi.

Hieu biet ve Ung thu Phoi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hieu biet ve Ung thu Phoi

NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ UNG THƯ PHỔI

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là bệnh lý thường gặp và có liên quan rất nhiều đến thói quen hút thuốc lá (thụ động và chủ động) Đề cập đến tình trạng phát triển ác tính trong phổi. Sự phát triển ác tính có thể bắt đầu ở phổi (ung thư nguyên phát) hoặc nó có thể xuất hiện do di căn đến phổi từ một bệnh ung thư ở một nơi khác trong cơ thể (ung thư thứ phát). Điều quan trọng là hiểu được sự khác biệt giữa các ung thư nguyên phát và ung thư thứ phát, do việc điều trị cho mỗi bệnh cảnh hoàn toàn khác. Ung thư thứ phát sẽ không được đề cập trong bài viết này.

Ung thư phổi nguyên phát được chia thành hai loại chính:

·       Ung thư phổi tế bào nhỏ

·       Ung thư phổi tế bào không nhỏ (như ung thư phổi tế bào lớn, ung thư tế bào squamous và adenocarcinoma) rất phổ biến.

Điều quan trọng là bác sĩ / chuyên gia về ung thư phải tìm ra được bản chất thật của khối u vì dựa vào loại tế bào bị ung thư mà ta có quyết định điều trị khác nhau và thích hợp.

Lưu ý: Có rất nhiều loại ung thư phổi hiếm gặp sẽ không được nói tới trong bài.

Làm thế nào để phát hiện bệnh ung thư?

Việc phát hiện ung thư có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một số được xác định dựa vào kết quả chụp X quang phổi thông thường -ray và phần lớn trong đó người bệnh hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng nào cả. Một số trường hợp người bệnh có kèm ho dai dẳng hay ho có máu được xem như là dấu hiệu khởi đầu tiên của việc phát hiện khối u. Viêm phổi, khó thở có thể là kết quả xảy ra bên cạnh tình cảnh của một khối ung thư phổi khi có tình trạng chèn ép đường thông khi.

Hay đau ngực cũng là một dấu hiệu không bình thường khi khối u đã di căn an lan vào thành ngực.

Các bước cần thiết của việc tầm soát bệnh lý ung thư phổi?

Bệnh sử bản thân, khám bệnh, chụp x-quang ngực và xét nghiệm máu là những thao tác thường qui cần thực hiện trong việc chẩn đoán bệnh

Nếu khối u phổi được nghi ngờ hay thấy sau khi thăm khám bệnh, chụp CT scan (xét nghiệp không xâm lấn, không gây đau) sẽ được thực hiện để đánh giá toàn bộ phổi và bụng nhằm quan sát rõ hơn những gì trên X quang gợi ý.

Qua CT scan, có thể xác định được vị trí khối u trong phổi nằm sát thành ngực hay gần các đường phế quản mà ta tiếp tục có xét nghiệm nội soi phế quản để khảo sát. Đó là hệ thống ống soi có gắn bộ phận quan sát qua màn hình (camera) kèm theo dụng cụ lấy mẫu khối u làm sinh thiết. Mẫu sinh thiết sau khi được lấy ra sẽ quan sát dưới kính hiển vi nhằm xát định bản chất của tế bào.

Page 2: Hieu biet ve Ung thu Phoi

Nếu khối u nằm gần thành ngực thì phương pháp chọc kim qua thành ngực sẽ được đề nghị thực hiện. Một dụng cụ chuyên dụng sẽ được chọc vào khối u trong phổi từ ngoài thành ngực sẽ lấy một mẫu tế bào đề quan sát dưới kính hiển vi.

Với các qui trình chẩn đoán trên các bác sĩ / chuyên gia sẽ đưa ra quyết định thích hợp nhất cho việc điều trị tiếp theo

Phẫu thuật

Phẫu thuật được xem như là một phương pháp đáng tin cậy trong việc điều trị bệnh ung thư phổi. Chỉ khoảng 15-25% các bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư phổi sẽ có thể phẫu thuật. Có 2 lý do chính mà phẫu thuật không thể thực hiện:

·       Loại ung thư phổi không đáp ứng với phẫu thuật (ung thư phổi tế bào nhỏ), hoặc

·       Ung thư phổi quá khả năng phẫu thuật (ung thư giai đoạn muộn, di căn vào trung thất, dính vào các cấu trúc quan trọng khác trong lồng ngực)

Các hạch trung thất nếu có (qua quan sát trên CT Scan) sẽ được lấy ra khi tiến hành phẫu thuật. Hay qua nội soi trung thất trong các trường hợp không có chỉ định phẫu thuật.

Điều kiện để tiến hành tốt cuộc phẫu thuật?

Như một quy tắc chung, nếu bệnh nhân không có vấn đề nghiêm trọng về bệnh tim mạch thì cuộc phẫu thuật sẽ ít gặp khó khăn. Đo chức năng hô hấp (hô hấp ký) sẽ được kiểm tra trước khi tiến hành phẫu thuật.

Cuộc phẫu thuật có thể là mở ngực hở thông qua việc cắt cơ thành ngực tại một khoang xương sườn hay phẫu thuật nội soi thông qua sự hỗ trợ của camera quan sát. Và khối u sẽ được lấy ra đưa đến phòng xét nghiệm mô học nhằm xác định bản chất tế bào. Nếu khối u to có thề phải tiến hành cắt thùy của phổi hay toàn bộ một bên phổi.

Sau phẫu thuật, sẽ có hệ thống dẫn lưu màng phổi nhằm dẫn lưu những dịch còn tồn lưu hay giúp phổi còn lại trong việc nở trở lại sau phẫu thuật. Khi hệ thống ống dẫn lưu này ngưng hoạt động, việc rút bỏ ống sẽ được thực hiện.

Người bệnh có thể về nhà thường sau 1 tuần điều trị sau mổ tích cực. Và chỉ có thể thực hiện các hoạt động thông thường, tránh các vận động quá sức, gắng sức.

Người bệnh sẽ phục hồi sau 1 đến 2 tháng, và quay lại công việc sau đó một cách dễ dàng

Thời gian sống còn sau phẫu thuật?

Khoảng 50% bệnh nhân được chữa khỏi (sống được 5 năm) bằng phẫu thuật. Thường thời gian sống còn khoảng 1-2 năm với các giai đoạn muộn. Tuy phẫu thuật chỉ kéo dài được một số trường hợp với tỉ lệ 50%, nhưng nếu không tiến hành phẫu thuật thì tỉ lệ sống còn chỉ còn khoảng 5%.

Hóa trị trong ung thư phổi

Cả hai dạng ung thư phổi đều có thể điều trị bằng hóa trị với mục đích ngăn sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Hóa trị có thể được thực hiện một mình hay kết gợi với phẫu thật hoặc xạ trị. Việc hóa trị, sẽ kéo dài thời gian sống còn của người bệnh nếu được điều trị đúng cách do ngoài việc tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc hóa chất sẽ đồng thời còn tác động lên tế bào bình thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi, mất cân, rụng tóc, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, và lở loét miệng. Hóa trị sẽ được tiến hành qua nhiều chu kỳ vào thuốc dựa vào phác đồ điều trị tùy thèo loại ung thư.

Xạ trị trong ung thư phổi

Với một mức độ năng lượng tia X phù hợp được chiếu vào tế bào ung thư nhằm tiêu diệt sự phân chia tế bào ung thư nhằm làm giảm sự phát triễn của tế bào ung thư. Xạ trị được thực hiện trên những người bệnh không có chỉ định phẫu thuật hay kết hợp với hóa trị hay phẫu thuật sẽ làm tăng cơ hội sống còn cho người bệnh. Tác dụng phụ không mong muốn của xạ trị sẽ có như mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm tế bào bạch cầu, tiểu cầu có trong máu hay kích thích ngoài da.

Page 3: Hieu biet ve Ung thu Phoi

 

BS. TRỊNH TRUNG TIẾN

Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch

Khoa Lồng Ngực - Mạch Máu Bệnh viện Nhân Dân 115

0989.220.934