26
HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN Chúng ta, quốc dân Nhật Bản, hành động thông qua các đại biểu được lựa chọn bằng bầu cử một cách chính đáng trong quốc hội, xác định chúng ta sẽ đảm bảo cho chính chúng ta và con cháu chúng ta thành quả của sự hợp tác hòa bình với tất cả các quốc gia, tôn trọng tự do trên toàn lãnh thổ và xác quyết rằng sẽ không để xảy ra thảm họa chiến tranh do chính phủ tiến hành một lần nữa, tuyên bố rằng chủ quyền thuộc về quốc dân và lập nên bản Hiến pháp này. Theo lẽ thường chính phủ là thứ tạo ra từ sự ủy nhiệm thiêng liêng của quốc dân, quyền uy của nó là bắt nguồn từ quốc dân, quyền lực đó được thực thi bởi những người đại biểu của quốc dân và lợi ích của nó do quốc dân thụ hưởng. Đây là nguyên lý phổ biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các hiến pháp, điều luật, mệnh lệnh trái với bản Hiến pháp này. Quốc dân Nhật Bản mơ ước hòa bình vĩnh viễn, nhận thức sâu sắc về lý tưởng cao cả thống trị quan hệ giữa con người với con người và xác quyết duy trì sự an toàn và cùng sinh tồn, tin tưởng vào sự công chính và tín nghĩa của các dân tộc yêu hòa bình trên thế giới. Chúng ta mong ước có vị trí đáng kính trọng trong cộng đồng quốc tế đang nỗ lực duy trì hòa bình và loại trừ vĩnh viễn sự chuyên chế và nô lệ, áp bức cùng sự không khoan thứ trên thế giới. Chúng ta thừa nhận rằng tất cả các dân tộc trên thế giới có

HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN Chúng ta, quốc dân Nhật Bản, hành động thông qua các đại biểu được lựa chọn bằng bầu cử một cách chính đáng trong quốc hội, xác định chúng ta sẽ đảm bảo cho chính chúng ta và con cháu chúng ta thành quả của sự hợp tác hòa bình với tất cả các quốc gia, tôn trọng tự do trên toàn lãnh thổ và xác quyết rằng sẽ không để xảy ra thảm họa chiến tranh do chính phủ tiến hành một lần nữa, tuyên bố rằng chủ quyền thuộc về quốc dân và lập nên bản Hiến pháp này. Theo lẽ thường chính phủ là thứ tạo ra từ sự ủy nhiệm thiêng liêng của quốc dân, quyền uy của nó là bắt nguồn từ quốc dân, quyền lực đó được thực thi bởi những người đại biểu của quốc dân và lợi ích của nó do quốc dân thụ hưởng. Đây là nguyên lý phổ biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các hiến pháp, điều luật, mệnh lệnh trái với bản Hiến pháp này.

Quốc dân Nhật Bản mơ ước hòa bình vĩnh viễn, nhận thức sâu sắc về lý tưởng cao cả thống trị quan hệ giữa con người với con người và xác quyết duy trì sự an toàn và cùng sinh tồn, tin tưởng vào sự công chính và tín nghĩa của các dân tộc yêu hòa bình trên thế giới. Chúng ta mong ước có vị trí đáng kính trọng trong cộng đồng quốc tế đang nỗ lực duy trì hòa bình và loại trừ vĩnh viễn sự chuyên chế và nô lệ, áp bức cùng sự không khoan thứ trên thế giới. Chúng ta thừa nhận rằng tất cả các dân tộc trên thế giới có

Page 2: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

quyền sống trong hòa bình thoát khỏi nỗi sợ hãi và sự thiếu thốn.

Chúng ta tin rằng cho dù là quốc gia nào thì việc chỉ chú tâm vào nước mình và coi thường nước khác là không được phép, phép tắc của đạo đức chính trị là thứ có tính phổ biển và việc tuân theo phép tắc này để duy trì chủ quyền của quốc gia mình, thiết lập quan hệ bình đẳng với các nước khác là nghĩa vụ của mỗi quốc gia.

Quốc dân Nhật Bản đem danh dự quốc gia mà thề rằng sẽ dốc toàn lực để đạt cho được lý tưởng và mục đích cao cả này.

Chương I. THIÊN HOÀNG Điều 1

Thiên hoàng là biểu tượng của nước Nhật Bản và sự thống nhất của quốc dân Nhật Bản, địa vị này dựa trên sự mong muốn của quốc dân Nhật Bản, người nắm trong tay chủ quyền.

Điều 2

Ngôi vị Thiên hoàng là thứ được thế tập và được thừa kế tuân theo quy định của bộ Luật hoàng gia do Quốc hội thông qua.

Điều 3

Toàn bộ các hành vi có liên quan đến việc nước của Thiên hoàng đều cần đến sự tư vấn và thừa nhận của nội các và nội các đảm nhận trách nhiệm này.

Điều 4

1. Thiên hoàng chỉ được tiến hành các hành vi liên quan đến việc nước theo quy định của bản Hiến pháp

Page 3: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

này và Thiên hoàng không có quyền lực liên quan tới chính phủ.

2. Thiên hoàng có thể ủy nhiệm các hành vi liên quan đến việc nước theo quy định của pháp luật.

Điều 5

Khi cần đặt chức chấp chính theo quy định của Luật hoàng gia, người chấp chính sẽ tiến hành các hành vi liên quan đến việc nước dưới danh nghĩa Thiên hoàng. Trong trường hợp này sẽ vận dụng quy định tại khoản 1 của điều trước đó.

Điều 6

1. Thiên hoàng dựa trên sự chỉ định của quốc hội sẽ bổ nhiệm thủ tướng nội các.

2. Thiên hoàng dựa trên sự chỉ định của nội các sẽ bổ nhiệm chánh thẩm phán tòa án tối cao.

Điều 7

Thiên hoàng, được sự tư vấn và thừa nhận của nội các, vì quốc dân sẽ tiến hành các hành vi liên quan đến việc nước dưới đây:

1. Công bố sửa đổi hiến pháp, công bố các điều luật, sắc lệnh của nội các và các hiệp ước.

2. Triệu tập quốc hội.

3. Giải tán nghị viện.

4. Công bố tiến hành tổng tuyển cử bầu nghị viên quốc hội.

5. Chứng nhận sự bổ nhiệm và bãi miễn các bộ trưởng cùng các quan chức khác, các đại sứ đặc

Page 4: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

mệnh toàn quyền và đại sứ ủy nhiệm theo quy định của pháp luật.

6. Chứng nhận sự đại xá, đặc xá, giảm nhẹ hình phạt, bãi miễn hình phạt và phục hồi quyền lợi.

7. Ban thưởng

8. Chứng nhận các tài liệu phê chuẩn và các văn thư ngoại giao khác theo quy định của pháp luật.

9. Tiếp đón các đại sứ và bộ trưởng nước ngoài.

10. Tiến hành các nghi lễ.

Điều 8

Việc sang nhượng tài sản trong hoàng gia hay việc hoàng gia tiếp nhận tài sản, tặng quà phải dựa trên quyết nghị của quốc hội.

Chương II. TỪ BỎ CHIẾN TRANH Điều 9

1. Quốc dân Nhật Bản thành thật mơ ước hòa bình quốc tế dựa trên trật tự và chính nghĩa, vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh phát động bởi quốc quyền, từ bỏ sự đe dọa bằng vũ lực và sử dụng vũ lực như là một thủ đoạn để giải quyết tranh chấp quốc tế.

2. Để đạt được mục tiêu ở mục trên, Nhật Bản sẽ không có hải lục không quân và các chiến lực khác. Quyền giao chiến của nhà nước không được công nhận.

Chương III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN

Page 5: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

Điều 10

Điều kiện để trở thành công dân Nhật Bản được quy định bởi pháp luật.

Điều 11

Công dân không bị ngăn cản khi thụ thưởng các quyền cơ bản của con người. Các quyền con người cơ bản của công dân được bảo đảm bởi Hiến pháp này với tư cách là quyền lợi vĩnh viễn không thể xâm phạm được dành cho công dân hiện tại và tương lai.

Điều 12

Tự do và quyền lợi được bản Hiến pháp này đảm bảo cho công dân cần phải được duy trì bởi sự nỗ lực không ngừng của quốc dân. Công dân không được lạm dụng điều này mà phải có trách nhiệm sử dụng chúng vì lợi ích công cộng.

Điều 13

Tất cả các công dân đều được tôn trọng với tư cách là cá nhân. Sinh mệnh, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của công dân trong phạm vi không trái với lợi ích công cộng cần phải được tôn trọng tối đa khi lập pháp và trong các công việc của chính phủ.

Điều 14

1. Tất cả các công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự phân biệt về chính trị, kinh tế hay quan hệ xã hội bởi lý do nhân chủng, tín điều, giới tính, địa vị xã hội hay nguồn gốc gia đình.

2. Chế độ hoa tộc và quý tộc khác không được công nhận.

Page 6: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

3. Việc ban tặng phần thưởng danh dự, huân chương không tuân theo bất kì đặc quyền nào. Sự ban thưởng đối với một người sẽ chỉ có hiệu lực vào đời người đó.

Điều 15

1. Việc tuyển chọn và bãi miễn viên chức công là quyền cố hữu của công dân.

2. Tất cả các viên chức công là đầy tớ của toàn thể cộng đồng chứ không phải là đầy tớ của một bộ phận nào.

3. Việc bầu cử viên chức công được đảm bảo bằng phổ thông đầu phiếu dành cho người thành niên.

4. Bí mật bỏ phiếu trong tất cả các cuộc bầu cử không được phép xâm phạm. Người bầu cử không phải chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm công đối với sự lựa chọn của mình.

Điều 16

Tất cả mọi người đều có quyền yêu cầu hòa bình về việc đòi bồi thường, bãi miễn viên chức công, xác lập, sửa đổi, bãi bỏ các sắc lệnh, quy định và các vấn đề khác có liên quan, không ai bị phân biệt đối xử vì đã đưa ra các yêu cầu này.

Điều 17

Bất cứ ai khi bị tổn hại bởi hành vi bất hợp pháp của viên chức công đều có thể yêu cầu nhà nước hoặc tổ chức công cộng bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 18

Page 7: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

Không ai bị giam giữ theo kiểu nô lệ ở bất cứ dạng nào. Trừ hình phạt giành cho tội ác, sự khổ sai, trái với ý này đều bị cấm.

Điều 19

Tự do tư tưởng và tự do lương tâm là bất khả xâm phạm.

Điều 20

1. Tự do tôn giáo được đảm bảo cho tất cả mọi người. Không có đoàn thể tôn giáo nào được tiếp nhận đặc quyền từ nhà nước hoặc có quyền lực chính trị.

2. Không ai bị ép buộc tham gia vào các hành vi tôn giáo, lễ hội, nghi lễ hoặc tu tập.

3. Chính phủ và các cơ quan không được phép tiến hành giáo dục tôn giáo và các hoạt động tôn giáo khác.

Điều 21

1. Quyền tự do tụ tập, lập hội, tự do ngôn luận, xuất bản và các quyền tự do biểu hiện khác, được bảo đảm .

2. Không được tiến hành kiểm duyệt. Bí mật thông tin là bất khả xâm phạm.

Điều 22

Bất cứ ai trong phạm vi không không trái với lợi ích công cộng đều có quyền tự do cư trú, đi lại, lựa chọn nghề nghiệp.

Điều 23

Tự do học thuật được bảo đảm.

Page 8: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

Điều 24

1. Hôn nhân được dựa trên sự đồng ý của hai giới và phải được duy trì dựa trên sự hợp tác qua lại trong sự bình đẳng về quyền lợi của vợ và chồng.

2. Pháp luật liên quan đến sự lựa chọn vợ, chồng, quyền tài sản, thừa kế, lựa chọn nơi cư trú, ly hôn và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình phải được xây dựng dựa trên bình đẳng giữa hai giới và sự tôn trọng cá nhân.

Điều 25

1. Tất cả các công dân đều có quyền sống, cuộc sống với sức khỏe và văn hóa ở mức tối thiểu.

2. Chính phủ phải nỗ lực nâng cao và xúc tiến phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và vệ sinh công cộng ở bất kỳ các phương diện nào trong cuộc sống.

Điều 26

1. Tất cả công dân đều có quyền tiếp nhận giáo dục một cách bình đẳng tùy theo năng lực với quy định của pháp luật.

2. Tất cả công dân có nghĩa vụ bảo đảm cho các con được tiếp nhận giáo dục phổ thông theo quy định của pháp luật. (Giáo dục nghĩa vụ là miễn phí) .

Điều 27

1. Tất cả công dân đều có quyền nghĩa vụ làm việc .

2. Tiêu chuẩn về tiền lương, giờ làm việc, nghỉ ngơi và các điều kiện khác do pháp luật quy định.

3. Không được lợi dụng trẻ em đi làm việc .

Điều 28

Page 9: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

Quyền đoàn kết và thương thuyết tập thể cùng các hoạt động tập thể khác của mọi người được bảo đảm.

Điều 29

1. Quyền tài sản là bất khả xâm phạm.

2. Nội dung quyền tài sản được pháp luật quy định sao cho thích hợp với lợi ích công cộng.

3. Tài sản tư hữu có thể được dùng cho công cộng sẽ được đền bù một cách chính đáng.

Điều 30

Công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 31

Không ai bị tước đoạt sinh mạng và tự do hay phải chịu các hình phạt khác, trừ khi theo trình tự pháp luật.

Điều 32

Không ai bị tước quyền tiếp nhận phán xử ở tòa án.

Điều 33

Không ai bị bắt giữ khi không có trát lệnh của viên chức tư pháp có thẩm quyền nêu rõ lý do, trừ khi phạm tội và bị bắt quả tang.

Điều 34

Không ai bị bắt giữ và cầm tù nếu như người đó không được thông báo ngay lập tức lý do và họ có quyền ủy nhiệm luật sư, cũng không ai bị giam giữ nếu như không có lý do chính đáng và nếu có yêu

Page 10: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

cầu của người đó những lý do này phải được đưa ra tại phiên tòa với sự tham gia của luật sư và bản thân người đó.

Điều 35

1. Quyền không tiếp nhận sự điều tra, thu giữ đối với nhà cửa, tài liệu và của cải của tất cả các công dân được đảm bảo, nếu như không dựa trên lý do chính đáng và có trát tòa ghi rõ các vật cần thu hồi tại nơi cần điều tra, thì không được xâm hại quyền lợi này, trừ trường hợp quy định tại điều 33.

2. Việc điều tra, thu giữ được thực thi theo từng trát tòa riêng do viên chức tư pháp có thẩm quyền ban hành.

Điều 36

Hình phạt tàn bạo và sự tra tấn của các viên chức công quyền đều bị nghiêm cấm tuyệt đối.

Điều 37

1. Trong các vụ án hình sự, bị cáo có quyền tiếp nhận phiên tòa công bằng, nhanh chóng và công khai.

2. Bị cáo hình sự được cung cấp đầy đủ cơ hội bằng chứng với tất cả những người làm chứng và bị cáo có quyền yêu cầu người làm chứng được theo thủ tục chi phí công.

3. Bị cáo hình sự trong bất cứ một trường hợp nào cũng đều có thể ủy nhiệm cho luật sư có đủ tư cách. Khi bị cáo không thể tự mình ủy nhiệm luật sư, chính phủ sẽ tiến hành việc này.

Điều 38

Page 11: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

1. Không ai bị ép buộc đưa ra lời khai, trái với lợi ích của bản thân.

2. Lời khai do bị cưỡng bức, tra tấn, đe dọa và lời khai sau khi bị bắt giữ, giam cầm một thời gian dài đều không thể trở thành chứng cứ.

3. Không ai bị tuyên án là có tội và chịu hình phạt trong trường hợp chứng cứ bất lợi, duy nhất đối với bị cáo là, lời khai của chính bản thân bị cáo.

Điều 39

Không ai phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi được coi là hợp pháp hoặc là không có tội ở vào thời điểm nó được tiến hành. Cùng một tội ác không bị xem xét trách nhiệm hình sự nhiều lần.

Điều 40

Bất cứ ai sau khi bị giam cầm mà được xét xử là vô tội đều có thể yêu cầu nhà nước bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương IV. QUỐC HỘI Điều 41

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan lập pháp duy nhất của đất nước.

Điều 42

Quốc hội bao gồm hai viện là Chúng nghị viện và Tham nghị viện.

Điều 43

1. Hai viện của quốc hội được tổ chức từ các nghị viên được bầu ra đại diện cho toàn thể quốc dân.

Page 12: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

2. Số nghị viên cố định của hai viện do pháp luật quy định.

Điều 44

Tư cách của nghị viên hai viện của quốc hội và người bầu cử do pháp luật quy định. Tuy nhiên, không được phân biệt nhân chủng, tín điều, giới tính, địa vị xã hội, xuất thân gia đình, giáo dục, tài sản và thu nhập.

Điều 45

Nhiệm kì của nghị viên Chúng nghị viện là 4 năm. Tuy nhiên trong trường hợp giải tán Chúng nghị viện thì nó sẽ kết thúc trước thời hạn đó.

Điều 46

Nhiệm kì của Tham nghị viện là 6 năm và cứ 3 năm một lần một nửa số nghị viên sẽ được bầu lại.

Điều 47

Khu vực bỏ phiếu, phương pháp bỏ phiếu và các nội dung khác liên quan đến bầu cử nghị viên của hai viện được quy định bởi pháp luật.

Điều 48

Không ai được phép cùng một lúc là nghị viên của hai viện.

Điều 49

Nghị viên của hai viện được hưởng thù lao thích hợp từ ngân sách quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 50

Page 13: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

Ngoại trừ trường hợp được quy định bởi pháp luật, nghị viên của hai viện không bị bắt giữ khi quốc hội đang trong kỳ họp, những nghị viên bị bắt giữ trước kỳ họp nếu như có yêu cầu của nghị viện thì sẽ được phóng thích trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp.

Điều 51

Nghị viên của hai viện sẽ không phải chịu trách nhiệm ở bên ngoài nghị viện về sự diễn thuyết, thảo luận hay biểu quyết bên trong nghị viện.

Điều 52

Phiên họp thường kỳ của quốc hội được triệu tập mỗi năm một lần.

Điều 53

Nội các có thể quyết định triệu tập kỳ họp lâm thời của quốc hội. Khi có yêu cầu của trên ¼ tổng số nghị viên của quốc hội đưa ra yêu cầu thì nội các phải đưa ra quyết định triệu tập hội nghị .

Điều 54

1. Khi Chúng nghị viện bị giải tán thì trong vòng 40 ngày tính từ ngày giải tán sẽ diễn ra tổng tuyển cử bầu nghị viên của Chúng nghị viện và trong 30 ngày tính từ ngày bầu cử đó, quốc hội phải được triệu tập.

2. Khi Chúng nghị viện bị giải tán thì Tham nghị viện đồng thời cũng bị đóng cửa. Tuy nhiên, nội các có thể yêu cầu sự triệu tập khẩn cấp của Tham nghị viện khi đất nước có sự cần thiết khẩn cấp.

3. Biện pháp áp dụng triệu tập khẩn cấp ở khoản trên là biện pháp tạm thời, trong vòng 10 ngày sau

Page 14: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

khi quốc hội mới khai mạc nếu như không có sự đồng ý của Chúng nghị viện thì sẽ mất hiệu lực.

Điều 55

Hai viện sẽ phán xử sự tố cáo liên quan đến tư cách nghị viên. Tuy nhiên để loại bỏ tư cách nghị viên thì cần đến quyết nghị theo đa số với 2/3 số nghị viên có mặt tán thành.

Điều 56

1. Nếu như mỗi viện không có đủ số nghị viên tham dự chiếm trên 1/3 tổng số nghị viên thì không thể họp bàn và đưa ra quyết nghị.

2. Công việc của hai viện được quyết định dựa trên sự đồng ý của quá nửa số nghị viên tham dự trừ trường hợp đặc biệt được quy định trong bản Hiến pháp này, trong trường hợp bên phản đối và bên tán thành có số lượng nghị viên bằng nhau, chủ tịch viện sẽ đưa ra quyết định.

Điều 57

Phiên họp của hai viện là công khai. Tuy nhiên khi đưa ra quyết nghị đa số với 2/3 số nghị viên tham gia tán đồng thì có thể tiến hành họp kín.

2. Hai viện phải lưu trữ hồ sơ của phiên họp, trừ trường hợp hồ sơ đó được công nhận là cần phải bí mật còn lại phải công bố và phân phát rộng rãi.

3. Nếu như có yêu cầu của 1/5 số nghị viên tham dự thì sự biểu quyết của từng nghị viên phải được ghi trong hồ sơ của nghị viện.

Điều 58

1. Hai viện lựa chọn chủ tịch và các viên chức khác.

Page 15: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

2. Hai viện tự mình thiết lập nên các quy tắc riêng đối với các cuộc họp, các thủ tục và quy tắc nội bộ, những nghị viên làm rối loạn trật tự trong nghị viện sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên việc loại bỏ tên nghị viên cần phải có nghị quyết theo đa số của 2/3 số nghị viên có mặt.

Điều 59

1. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt được quy định trong hiến pháp, dự luật khi được hai viện thông qua sẽ trở thành pháp luật.

2. Dự luật được Chúng nghị viện thông qua nhưng Tham nghị viện lại có nghị quyết khác biệt nếu như được Chúng nghị viện tái thông qua với sự tán thành của 2/3 số nghị viên có mặt sẽ trở thành pháp luật.

3. Quy định ở khoản trên là tuân theo sự quy định của pháp luật, Chúng nghị viện không ngăn cản việc mở ra cuộc họp thảo luận giữa hai viện.

4. Sau khi tiếp nhận dự luật của Chúng nghị viện trong vòng 60 ngày, ngoại trừ thời kỳ quốc hội đang trong kỳ nghỉ, mà Tham nghị viện không thông qua dự luật thì Chúng nghị viện có thể coi Tham nghị viện đã phủ quyết dự luật đó.

Điều 60

1. Dự toán ngân sách phải được đệ trình trước Chúng nghị viện trước tiên.

2. Khi Tham nghị viện có nghị quyết liên quan đến dự toán ngân sách khác với Chúng nghị viện, theo quy định của pháp luật, trong trường hợp hai viện sau khi họp bàn vẫn không thống nhất ý kiến hoặc là sau khi Tham nghị viện tiếp nhận dự toán ngân sách

Page 16: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

đã được Chúng nghị viện thông qua mà không đưa ra quyết nghị trong vòng 30 ngày, ngoại trừ thời kỳ quốc hội đang nghỉ thì quyết nghị của Chúng nghị viện trở thành quyết nghị của quốc hội.

Điều 61

Quy định ở mục 2 của điều trước đó cũng được vận dụng đối với sự thừa nhận cần thiết của quốc hội đối với việc ký kết hiệp ước.

Điều 62

Hai viện có thể tiến hành các cuộc điều tra liên quan tới chính phủ và có thể yêu cầu sự có mặt của các nhân chứng cũng như là đưa ra các bằng chứng.

Điều 63

Thủ tướng và các bộ trưởng khác cho dù là nghị viên ở một trong hai viện hay không đều có thể tham dự nghị viện để phát biểu về dự luật. Khi được yêu cầu có mặt để trả lời chất vấn hay giải thích thì thủ tướng và các bộ trưởng phải có mặt.

Điều 64

1. Quốc hội thiết lập tòa án cáo buộc với thành viên là các nghị viên của hai viện để xét xử, các thẩm phán được miễn nhiệm.

2. Nội dung liên quan đến tòa án cáo buộc do pháp luật quy định.

Chương V. NỘI CÁC Điều 65

Quyền hành pháp thuộc về nội các.

Điều 66

Page 17: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

1. Nội các gồm người đứng đầu là thủ tướng và các bộ trưởng khác theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tướng và các bộ trưởng khác phải là người dân sự.

3. Nội các có trách nhiệm liên kết với quốc hội trong việc thực thi quyền hành pháp.

Điều 67

1. Thủ tướng nội các được chỉ định trong số các nghị viên quốc hội bởi nghị quyết của quốc hội. Sự chỉ định này được tiến hành trước tất cả các công việc khác.

2. Trong trường hợp đưa ra nghị quyết chỉ định khác nhau, thì theo quy định của pháp luật, khi hai viện họp thảo luận mà ý kiến vẫn khác nhau, hoặc sau khi Chúng nghị viện đưa ra quyết định chỉ định mà trong vòng 10 ngày, trừ khi quốc hội đang trong kỳ nghỉ mà Tham nghị viện không đưa ra quyết nghị chỉ định, thì quyết nghị của Chúng nghị viện thành nghị quyết của quốc hội.

Điều 68

1. Thủ tướng nội các bổ nhiệm các bộ trưởng. Tuy nhiên, hơn một nửa số bộ trưởng phải là người được tuyển chọn từ trong các nghị viên quốc hội.

2. Thủ tướng nội các có quyền bãi nhiệm các bộ trưởng.

Điều 69

Khi nội các bị Chúng nghị viện thông qua nghị quyết bất tín nhiệm hoặc nghị quyết tín nhiệm bị phủ quyết

Page 18: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

trong vòng 10 ngày nếu Chúng nghị viện không giải tán thì toàn bộ nội các sẽ phải từ chức.

Điều 70

Khi thiếu thủ tướng nội các hay khi quốc hội lần đầu được triệu tập sau cuộc tổng tuyển cử bầu nghị viên Chúng nghị viện thì toàn bộ nội các phải từ chức.

Điều 71

Trong trường hợp được đề cập ở 2 điều trước đó thì nội các đảm nhận chức năng của mình cho đến khi thủ tướng mới được bổ nhiệm.

Điều 72

Thủ tướng nội các thay mặt nội các đệ trình dự luật trước quốc hội, thông báo trước quốc hội các công việc thông thường của quốc gia và quan hệ ngoại giao đồng thời chỉ huy giám sát từng bộ phận hành pháp.

Điều 73

Nội các ngoài các công việc sự vụ hành pháp thông thường còn tiến hành các việc dưới đây:

1. Thực thi pháp luật một cách công bằng, điều hành các công việc của đất nước.

2. Xử lý quan hệ ngoại giao

3. Kí kết các hiệp ước. Tuy nhiên cần phải có sự thừa nhận của Quốc hội trước khi kí hoặc sau khi kí tùy vào hoàn cảnh.

4. Thực thi các công việc dân sự dựa trên tiêu chuẩn luật pháp.

Page 19: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

5. Xây dựng dự toán ngân sách và trình ra trước quốc hội.

6. Chế định các sắc lệnh nhằm thực thi bản hiến pháp này và quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong các sắc lệnh này ngoại trừ trường hợp được sự ủy nhiệm của luật pháp một cách đặc biệt không được phép đặt ra các điều phạt.

7. Quyết định việc đại xá, đặc xá, giảm nhẹ hình phạt, bãi miễn hình phạt và phục hồi quyền lợi.

Điều 74

Tất cả các bộ luật và mệnh lệnh đều phải do bộ trưởng ký và đồng thời cần có thêm cả chữ ký của thủ tướng.

Điều 75

Các bộ trưởng trong thời kỳ đảm nhiệm chức vụ sẽ không bị truy tố nếu như không có sự đồng ý của thủ tướng. Tuy nhiên, quyền truy tố không bị xâm hại bởi việc này.

Chương VI. TƯ PHÁP Điều 76

1. Tất cả quyền tư pháp thuộc về tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới được thiết lập theo quy định của pháp luật.

2. Không được phép lập tòa án đặc biệt. Cơ quan hành chính không thể tiến hành phán xử với tư cách là cơ quan phán xử cuối cùng.

3. Tất cả các thẩm phán tiến hành công việc độc lập theo lương tâm và chỉ tuân theo bản hiến pháp này và pháp luật.

Page 20: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

Điều 77

1. Tòa án tối cao có quyền quy định về các nội dung liên quan tới thủ tục tố tụng, luật sư, các quy tắc nội bộ của tòa án hay xử lý sự vụ tư pháp.

2. Kiểm sát viên phải tuân thủ theo quy định do tòa án tối cao xác lập.

3. Tòa án tối cao có thể ủy nhiệm cho các tòa án cấp dưới quyền hạn xác lập các quy tắc liên quan đến tòa án cấp dưới.

Điều 78

Thẩm phán không bị bãi miễn ngoại trừ do sự buộc tội công khai và khi được xác định bị tổn hại về thể xác và tinh thần không thể tiến hành công việc. Không cơ quan hành pháp nào được phép kỷ luật thẩm phán.

Điều 79

Tòa án tối cao được tạo thành bởi chánh thẩm và các thẩm phán khác với số lượng được quy định bởi luật pháp, trừ chánh thẩm các thẩm phán khác do nội các bổ nhiệm.

2. Việc bổ nhiệm các thẩm phán của tòa án tối cao phải được quốc dân giám sát tại cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Chúng nghị viện sau khi bổ nhiệm và nó được tái xem xét một lần nữa vào cuộc tổng tuyển cử bầu nghị viên Chúng nghị viện đầu tiên 10 năm sau đó và về sau cũng được tiến hành tương tự như thế.

Page 21: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

3. Trong trường hợp của mục trước, khi đa số người bỏ phiếu tán thành bãi nhiệm thẩm phán thì thẩm phán đó sẽ bị bãi nhiệm.

4. Nội dung xem xét do pháp luật quy định.

5. Thẩm phán tòa án tối cao sẽ nghỉ hưu khi đến độ tuổi do pháp luật quy định.

6. Thẩm phán tòa án tối cao được hưởng mức thù lao định kỳ tương xứng. Số thù lao này không được phép cắt giảm trong giai đoạn thẩm phán đương nhiệm.

Điều 80

Thẩm phán của các tòa án cấp dưới được nội các bổ nhiệm theo danh sách chỉ định của tòa án tối cao. Nhiệm kì của các thẩm phán này là 10 năm và có thể tái nhiệm. Tuy nhiên khi đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định thì phải nghỉ hưu.

2. Thẩm phán của tòa án cấp dưới được hưởng mức thù lao định kỳ tương xứng. Số thù lao này không được phép cắt giảm trong giai đoạn thẩm phán đương nhiệm.

Điều 81

Tòa án tối cao là tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng xác định các bộ luật, mệnh lệnh, quy chế, sự phân xử có phù hợp với hiến pháp hay không.

Điều 82

1. Việc xét xử và đưa ra phán quyết của tòa án phải diễn ra ở phiên tòa công khai.

2. Khi tất cả các thẩm phán đồng ý rằng việc công khai phiên tòa sẽ gây hại cho trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục thì có thể tiến hành xử kín. Tuy

Page 22: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

nhiên việc xét xử các vụ án về tội phạm chính trị, tội phạm xuất bản hay khi quyền lợi của quốc dân được đảm bảo ở điều 3 của bản Hiến pháp này trở thành vấn đề trên thì phải xét xử công khai.

Chương VII. TÀI CHÍNH Điều 83

Quyền hạn xử lí tài chính quốc gia phải được tiến hành dựa trên nghị quyết của quốc hội.

Điều 84

Khi thu thuế mới hay thay đổi thuế hiện hành phải tuân theo điều kiện quy định của pháp luật.

Điều 85

Khi chi ngân sách quốc gia hay chính phủ đảm nhận việc chi trả cần phải dựa trên quyết định và nghị định của quốc hội.

Điều 86

Nội các phải xây dựng dự toán ngân sách hàng năm đưa ra trước quốc hội, tiếp nhận sự xem xét và quyết định của quốc hội.

Điều 87

Để bù đắp sự thiếu hụt về ngân sách khó định trước, nội các có thể lập ra và chi số chi phí dự bị này dựa trên nghị quyết của quốc hội.

Điều 88

Toàn bộ tài chính của hoàng gia thuộc về nhà nước. Toàn bộ chi phí dành cho hoàng gia được tính toán

Page 23: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

trên dự toán ngân sách và phải được quốc hội thông qua.

Điều 89

Không một khoản tiền công hay tài sản công nào được phép chi trả cho việc sử dụng, làm có lợi hay duy trì các đoàn thể, tổ chức tôn giáo hoặc bất cứ công việc từ thiện, giáo dục nào không thuộc thẩm quyền công chính .

Điều 90

1. Quyết toán thu chi của quốc gia hàng năm sẽ được Ủy ban kiểm toán thẩm tra, nội các vào năm tiếp theo sẽ công bố sự thẩm tra này đồng thời trình vấn đề ra trước quốc hội.

2. Tổ chức và quyền hạn của Ủy ban kiểm toán do pháp luật quy định.

Điều 91

Nội các theo định kỳ một năm ít nhất một lần phải thông báo tình hình tài chính quốc gia trước quốc hội và quốc dân.

Chương VIII. TỰ TRỊ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 92

Tổ chức của cộng đồng tự trị địa phương và các nội dung liên quan đến điều hành được quy định bởi pháp luật dựa trên nguyên tắc tự trị của cộng đồng địa phương.

Điều 93

Page 24: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

1. Các cộng đồng tự trị địa phương thiết lập Hội đồng với tư cách là cơ quan nghị sự theo quy định của pháp luật.

2. Người đứng đầu cộng đồng tự trị địa phương, nghị viên của hội đồng và các viên chức khác do người dân ở cộng đồng tự trị địa phương đó bầu ra theo pháp luật quy định.

Điều 94

Cộng đồng tự trị địa phương có quyền quản lý tài sản, xử lý công việc, tiến hành hành pháp, chế định các điều lệ trong phạm vi pháp luật quy định.

Điều 95

Bộ luật đặc biệt được vận dụng cho riêng một cộng đồng tự trị địa phương nào đó, theo quy định của pháp luật nếu như, không có được quá nửa số phiếu tán thành của người dân ở cộng đồng tự trị địa phương đó, thì quốc hội không thể chế định bộ luật này.

Chương IX. SỬA ĐỔI

Điều 96

1. Việc sửa đổi Hiến pháp này phải được 2/3 số nghị viên của từng viện tán thành, quốc hội đưa ra thành quyết nghị trình trước quốc dân và phải được quốc dân thừa nhận. Sự thừa nhận này cần đến hơn một nửa số phiếu tán thành của quốc dân trong kỳ bỏ phiếu đặc biệt hoặc tại kỳ bỏ phiếu bầu quốc hội.

2. Sau khi có được sự thừa nhận ở mục trước sự sửa đổi sẽ được Thiên hoàng công bố ngay lập tức dưới

Page 25: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

danh nghĩa của quốc dân với tư cách là một bộ phận cấu thành thống nhất của Hiến pháp này.

Chương X. PHÁP QUY TỐI CAO Điều 97

Nhân quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp này đảm bảo là thành quả nỗ lực giành lấy tự do trải qua thời gian dài của nhân loại vì vậy những quyền này vốn đã tồn tại bền lâu qua nhiều thử thách được trao vĩnh viễn cho công dân ở hiện tại, tương lai và không thể bị xâm phạm.

Điều 98

1. Hiến pháp này là pháp quy tối cao của quốc gia vì vậy tất cả các bộ luật, mệnh lệnh, sắc chỉ hay một bộ phận hoặc toàn bộ các hành vi sai trái với hiến pháp này đều không có giá trị.

2. Các điều luật mà nước Nhật Bản ký hay các pháp quy quốc tế được xác lập cần phải tuân thủ trung thực hiến pháp này.

Điều 99

Thiên hoàng, người chấp chính và các bộ trưởng quốc gia, nghị viên quốc hội, thẩm phán cùng các viên chức công khác đều có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ hiến pháp này.

Chương XI. ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG Điều 100

1. Hiến pháp này có hiệu lực sau 6 tháng tính từ ngày công bố.

2. Để Hiến pháp này có hiệu lực, việc chế định luật, bầu cử nghị viên Tham nghị viện, thủ tục triệu tập

Page 26: HIẾN PHÁP NƯỚC NHẬT BẢN€¦ · biến của nhân loại và bản Hiến pháp này được tạo ra dựa trên nguyên lý ấy. Chúng ta loại bỏ tất cả các

quốc hội và thủ tục chuẩn bị cần thiết cho việc thực thi hiến pháp này có thể được tiến hành trước ngày được đề cập trong đoạn văn nói trên.

Điều 101

Khi Hiến pháp này có hiệu lực mà Tham nghị viện chưa thành lập, Chúng nghị viện sẽ có quyền hạn với tư cách là quốc hội cho đến khi Tham nghị viện được xác lập.

Điều 102

Trong số các nghị viên của Tham nghị viện kỳ thứ nhất theo Hiến pháp này, một nửa số nghị viên sẽ có nhiệm kỳ là 3 năm. Các nghị viên này được xác định theo quy định của pháp luật.

Điều 103

Khi Hiến pháp này có hiệu lực, các bộ trưởng quốc gia, nghị viên Chúng nghị viện, các thẩm phán cùng các viên chức công đương chức không bị mất vị trí vì sự có hiệu lực của bản Hiến pháp ngoại trừ trường hợp đặc biệt được quy định bởi luật pháp. Tuy nhiên theo Hiến pháp này khi người kế cận được bầu ra hay được bổ nhiệm thì họ đương nhiên bị mất vị trí.

Nguyễn Quốc vương dịch từ tiếng Nhật có đối chiếu với bản tiếng Anh. Quý vị có thể đọc bản tiếng Anh và tiếng Nhật ở link dưới đây. http://www.jicl.jp/kenpou_all/kenpou.html#top

NewEditor: Giòng bách Việt