20
Đặc San Trà Vinh Năm KSu 2009 141 Nghe Ho noi Ban da gia tu nganh xay dung de lam mot viec nhe nhang, co nhieu thi gio viet lach va an huong tuoi gia phai khong? Cuoc doi trai trang cua Ban da tung ‘dung dau song, ngon gio’ de bao ve que huong, toi rat cam men. Nay lai lo gay dung ‘tinh dong huong’ noi hai ngoai lam toi cang cam kich hon. Toi se co gang lam duoc gi de dong gop thi toi se co gang khi suc khoe duoc hoi phuc. Hien tai thi toi thoat chet nhung can thoi gian lau lam moi hoi phuc lai duoc vi la con Dai phau thuat nen no co anh huong den tri nho mot phan. Toi co chuong trinh se qua tham cac ban o Cali khi khoe. Bay gio thi Tin co the sang UC choi mot chuyen khi anh em minh con khoe. mong lam. Tin oi, toi co mot de nghi nho la ban co the thiet lap mot danh sach email cac bang huu de chung minh tien lien lac nhau thay vi goi phone thi phai bi tro ngai ve gio giac. Ban co the lien lac voi Khoa de xin email dum toi duoc khong? Chuc Ban khoe, gia dinh hanh phuc. Than ai - Cong Le. --------------------------------------------------------------- From: Nguyen Trung Thu -Perth Date: Tue, 19 Feb 2008 21:28:15 +0000 Tây Úc, ngày 29-01-2008. Kính gi: Anh Văn Tường, Ch-tch Hi AHTV. Thưa anh, Chúng tôi ly làm hân hnh và vui mng khi nhn được thơ ca anh gi đến mi chúng tôi đến tham dngày Tân Xuân Hi Ng, và cũng để ra mt tân ban chp hành, nhim k2008-2012. Dp may hiếm có để gp li người đồng hương và bn hu xa gn mà trên 40 năm ri vng bóng. Mt nim thương mến p trong tâm tư cchđợi mãi. Nay cơ hi đã đến mà tôi không ththam dđược, tht là mt mt mát ln lao. Vì chng bnh đau tim và sau đó mtim, ri li vướng thêm cái bnh loét bao t, cao áp huyết nên không có đi xa được. Tht đáng tiếc. Tôi hy vng mt ngày nào đó, sc khe cho phép tôi sđi Mmt chuyến để thăm bn hu và các anh. Thân ái chào anh và ban biên tp. Kính chúc tân Ban Chp Hành thành công trên con đường phc vđồng hương. Thân ái, Nguyn Trung Th. --------------------------------------------------------------- From: [email protected] To: [email protected] Subject: Nho tim nguoi quen va ban cu o Tra Vinh Date: Sun, 17 Feb 2008 23:48:03 +0700 Nhtìm Cô Sáu Cu ; Thy Kiên Thái Nguyt, xă Đôn Châu, Trà Cú và Cô Hùng quê xă Hàm Giang ( Cô Hùng là bn hc chung trường Cao Đẳng Sư Phm Cu Long). Kính gi : Mr Vo Trung Tín Tôi tên Bùi Quang Võ, sanh năm 1957, quê quán Vĩnh Long, nhưng có mt thi gian đi dy Trà Vinh và tôi rt có n tượng đẹp vngười dân Trà vinh. Sau này, tôi tình cvinh hnh được biết Mr Vo Trung Tín qua Hi Ái Hu Trà Vinh qua Web. Tôi rt hnh phúc v́ì được biết cng đồng người Mgc Vit quê mTrà Vinh rt đoàn kết qua các bui hp mt và các sinh hot khác ca Hi.. Tôi nguyên người gc tnh Vĩnh Long, năm 1980 được bnhim vXă Đôn Châu làm giáo viên cp 2 được 2 năm, ri thuyên chuyn qua các trường khác An Quăng Hu, Lưu Nghip Anh. Thi gian dy Đôn Châu tôi đă được gia đình thy Kiên Thái Nguyt và gia đình Cô Sáu Cu ( Cô Sáu Cu thường được dân các xă lân cn gi là Cô Sáu Đôn Châu, là mca chHunh Anh, chTuyết Mai, hình như cô cũng có mt người con trai khi sang Mcó lp mt hăng phát hành đĩa băng nhc Trường Hi gì đó … ) nhn cho trmin phí trong 2 năm tri. Qua sinh hot tiếp xúc, tôi nhn thy người dân đây rt hin hoà, mến khách và dthân thin và hđă xem tôi như mt người con rut trong nhà. Tôi tht tình cm nhn được tình cm ca hai gia đình này đă giành cho tôi rt sâu đậm, đặc bit ca bn sc con người Trà Vinh vy. Đến năm 1987 tôi rt tiếc phi ri Trà Cú đă vquê Vĩnh Long công tác và lp gia đình. Đến năm 1990 tôi trli thăm gia đình Cô Sáu Cu và thy Kiên Thái Nguyt, thì được biết chai gia đình này đă định cư sang M. Thế là chúng tôi đă mt liên lc vi nhau tđó. Nay tôi kính nhHi Ái Hu Trà Vinh có thnào giúp tôi tìm li nhng gia đình này, tôi rt ao ước được biết tin tc ca gia đ́nh cô Sáu Cu, thy Kiên Thái Nguyt và Cô Hùng ( quê xă Hàm Giang ). Kính mong sgiúp đở ca Mr Võ Trung Tín . Tôi xin gi đến nơi đây lòng biết ơn chân thành nht. Bùi Quang Võ Đc : 51/8/21 Phm Thái Bường, F 4 TX Vinh Long Phone : 84 070 825890 - 093 6753 119 E-mail : buiquangvo@gmail * * * Fr: Nguyen Van Nhut- Don Chau 1/- Co Sau Cuu da theo Ong Ba cach nay 3 nam. Con cua co sau Cuu la Huynh Mai cung da khuat nui canh nay 2/3 nam 2./- Thay Kien Thai Nguyet o Long Beach? Nam California da khong lien lac duoc tu 2 nam nay. 3/- Co Hung, toi khong biet. Sorry, toi khong co giup gi duoc cho cac Anh. Con Huynh Anh hien o Santa Ana California. Toi se

Hàm Giang ( Cô Hùng là b ạn học chung ở trường · Bao Xuan cua Hoi da lien tuc phat hanh trong suot 7 nam qua da danh dau duoc viec lam xa than, bat ... khi trinh lang

Embed Size (px)

Citation preview

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 141

Nghe Ho noi Ban da gia tu nganh xay dung de lam mot viec nhe nhang, co nhieu thi gio viet lach va an huong tuoi gia phai khong? Cuoc doi trai trang cua Ban da tung ‘dung dau song, ngon gio’ de bao ve que huong, toi rat cam men. Nay lai lo gay dung ‘tinh dong huong’ noi hai ngoai lam toi cang cam kich hon. Toi se co gang lam duoc gi de dong gop thi toi se co gang khi suc khoe duoc hoi phuc. Hien tai thi toi thoat chet nhung can thoi gian lau lam moi hoi phuc lai duoc vi la con Dai phau thuat nen no co anh huong den tri nho mot phan. Toi co chuong trinh se qua tham cac ban o Cali khi khoe. Bay gio thi Tin co the sang UC choi mot chuyen khi anh em minh con khoe. mong lam.

Tin oi, toi co mot de nghi nho la ban co the thiet lap mot danh sach email cac bang huu de chung minh tien lien lac nhau thay vi goi phone thi phai bi tro ngai ve gio giac. Ban co the lien lac voi Khoa de xin email dum toi duoc khong?

Chuc Ban khoe, gia dinh hanh phuc. Than ai - Cong Le.

--------------------------------------------------------------- From: Nguyen Trung Thu -Perth Date: Tue, 19 Feb 2008 21:28:15 +0000 Tây Úc, ngày 29-01-2008. Kính gỡi: Anh Văn Tường, Chủ-tịch Hội AHTV.

Thưa anh, Chúng tôi lấy làm hân hạnh và vui mừng khi nhận được thơ của anh gỡi đến mời chúng tôi đến tham dự ngày Tân Xuân Hội Ngộ, và cũng để ra mắt tân ban chấp hành, nhiệm kỳ 2008-2012. Dịp may hiếm có để gặp lại người đồng hương và bạn hữu xa gần mà trên 40 năm rồi vắng bóng. Một niềm thương mến ấp ủ trong tâm tư cứ chờ đợi mãi. Nay cơ hội đã đến mà tôi không thể tham dự được, thật là một mất mát lớn lao. Vì chứng bịnh đau tim và sau đó mổ tim, rồi lại vướng thêm cái bịnh loét bao tử, cao áp huyết nên không có đi xa được. Thật đáng tiếc. Tôi hy vọng một ngày nào đó, sức khỏe cho phép tôi sẽ đi Mỹ một chuyến để thăm bạn hữu và các anh. Thân ái chào anh và ban biên tập. Kính chúc tân Ban Chấp Hành thành công trên con đường phục vụ đồng hương. Thân ái, Nguyễn Trung Thứ. --------------------------------------------------------------- From: [email protected] To: [email protected] Subject: Nho tim nguoi quen va ban cu o Tra Vinh Date: Sun, 17 Feb 2008 23:48:03 +0700

Nhờ tìm Cô Sáu Cừu ; Thầy Kiên Thái Nguyệt, xă Đôn Châu, Trà Cú và Cô Hùng quê xă

Hàm Giang ( Cô Hùng là bạn học chung ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Củu Long). Kính gửi : Mr Vo Trung Tín

Tôi tên Bùi Quang Võ, sanh năm 1957, quê quán Vĩnh Long, nhưng có một thời gian đi dạy ở Trà Vinh và tôi rất có ấn tượng đẹp về người dân Trà vinh. Sau này, tôi tình cờ vinh hạnh được biết Mr Vo Trung Tín qua Hội Ái Hữu Trà Vinh qua Web. Tôi rất hạnh phúc v́ì được biết cộng đồng người Mỹ gốc Việt quê mẹ Trà Vinh rất đoàn kết qua các buổi họp mặt và các sinh hoạt khác của Hội.. Tôi nguyên người gốc tỉnh Vĩnh Long, năm 1980 được bổ nhiệm về Xă Đôn Châu làm giáo viên cấp 2 được 2 năm, rồi thuyên chuyển qua các trường khác ở An Quăng Hữu, Lưu Nghiệp Anh. Thời gian dạy ở Đôn Châu tôi đă được gia đình thầy Kiên Thái Nguyệt và gia đình Cô Sáu Cừu ( Cô Sáu Cừu thường được dân các xă lân cận gọi là Cô Sáu Đôn Châu, là mẹ của chị Huỳnh Anh, chị Tuyết Mai, hình như cô cũng có một người con trai khi sang Mỹ có lập một hăng phát hành đĩa băng nhạc Trường Hải gì đó … ) nhận cho ở trọ miễn phí trong 2 năm trời. Qua sinh hoạt tiếp xúc, tôi nhận thấy người dân ở đây rất hiền hoà, mến khách và dễ thân thiện và họ đă xem tôi như một người con ruột trong nhà. Tôi thật tình cảm nhận được tình cảm của hai gia đình này đă giành cho tôi rất sâu đậm, đặc biệt của bản sắc con người Trà Vinh vậy. Đến năm 1987 tôi rất tiếc phải rời Trà Cú đă về quê Vĩnh Long công tác và lập gia đình. Đến năm 1990 tôi trở lại thăm gia đình Cô Sáu Cừu và thầy Kiên Thái Nguyệt, thì được biết cả hai gia đình này đă định cư sang Mỹ. Thế là chúng tôi đă mất liên lạc với nhau từ đó. Nay tôi kính nhờ Hội Ái Hữu Trà Vinh có thể nào giúp tôi tìm lại những gia đình này, tôi rất ao ước được biết tin tức của gia đ́nh cô Sáu Cừu, thầy Kiên Thái Nguyệt và Cô Hùng ( quê xă Hàm Giang ). Kính mong sự giúp đở của Mr Võ Trung Tín . Tôi xin gửi đến nơi đây lòng biết ơn chân thành nhất. Bùi Quang Võ Đc : 51/8/21 Phạm Thái Bường, F 4 TX Vinh Long Phone : 84 070 825890 - 093 6753 119 E-mail : buiquangvo@gmail

* * * Fr: Nguyen Van Nhut- Don Chau

1/- Co Sau Cuu da theo Ong Ba cach nay 3 nam. Con cua co sau Cuu la Huynh Mai cung da khuat nui canh nay 2/3 nam

2./- Thay Kien Thai Nguyet o Long Beach? Nam California da khong lien lac duoc tu 2 nam nay.

3/- Co Hung, toi khong biet. Sorry, toi khong co giup gi duoc cho cac Anh.

Con Huynh Anh hien o Santa Ana California. Toi se

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 142

lien lac de xin phep co cho biet so phone hay dia chi hay khong, toi se tra loi sau.

Nguyen Van Nhut- Don Chau -------------------------------------------------------------- From: [email protected] To: [email protected] Subject: Re: Rau Cang Cua Date: Sun, 17 Feb 2008 11:12:36 -0500 Anh Tín kính mến,

Xin cám ơn anh đã chuyển giúp bài của ông Hai Quẹo. Thuy Ai sẽ đọc liền, vì có hình rau càng cua mà T.A rất thích.

TA đọc bài ông Nhựt trong DSTV vừa qua thấy ổng viết là bắn hột ô môi mắc tức cười quá. Ô Môi làm gì có hột mà bắn. Hột trái viết mới đúng. Cái nầy là nghề của nàng hồi nhỏ :)

Chúc anh và gia đình 1 năm Mậu Tí nếp đầy lu, gạo đầy khảm nhạ

Rất quý mến, Thuy Ai

From: vinh tra <[email protected]> To: [email protected] Cc: [email protected] Sent: Tuesday, January 29, 2008 9:52:27 PM Subject: Chuc Tet

Than chao Ong Hoi Truong va Anh TTK, Hom nay la ngay dua Tao ve Troi noi xu Uc Chau, toi xin kinh chuc Ban Chap Hanh Hoi Ai Huu Travinh- USA 'Nam moi An Khang, Thinh Vuong, Vui Tuoi va Thanh Cong Nhu Y trong viec ket chat tinh dong huong cua Nguoi TRAVINH xa xu.

Bao Xuan cua Hoi da lien tuc phat hanh trong suot 7 nam qua da danh dau duoc viec lam xa than, bat vu loi cho nguoi dong huong, da lam cho nhung nguoi con Travinh gang bo voi nhau noi xu la que nguoi, that la mot Cong Duc lon lao. Chung toi rat hanh dien khi trinh lang voi mot so nguoi ban tai Uc Chau. Rieng ca nhan toi rat than phuc 3 anh em chu chot cua Hoi la HT, TTK & TQ da xuat hien ngay tu dau va van con hang say phuc vu dong huong. Toi hy vong mot ngay khong xa toi se tiep xuc voi cac ban thuong xuyen hon de cac ban duoc am long du rang kha nang rat han hep, nhung chung ta can cai Tam thoi ma, phai khong cac anh? Mot lan nua Toi thanh that kinh chuc cac anh cung gia dinh ' Nam moi Hanh Phuc va suc khoe doi dao'. Le van Cong ------------------------------------------------------------- From: Van Be Lam <[email protected]> To: [email protected] Sent: Thursday, January 24, 2008 8:11:40 PM

Subject: Bonjour Anh Nhut Thưa Anh,

Chắc anh Văn Tường đã có nói qua cho anh rõ là tôi có xin e-mail của anh để liên lạc xin bài Travinh của anh đã đăng trong ĐN-CL đem lên trang mạng Nam Kỳ Lục Tỉnh (http://namkyluctinh.org) mà anh em chúng tôi vừa thành lập cách đây hơn 2 tháng. Thực ra, khi thành lập trang mạng, tôi có thông báo với anh Nguyễn Thanh Liêm và vì cùng chung một mục tiêu, cả ĐN-CL và NKLT hợp tác để bảo tồn văn hóa Nam Kỳ Lục Tỉnh. Anh Liêm có đồng ý NKLT đem lên trang mạng một số bài mà chúng tôi mong muốn, nhưng nhờ Anh Tường cho biết địa chỉ điện thư của anh, tôi xin được phép thưa cùng anh và nhân tiện, mong anh đóng góp những bài khác để cho trang mạng NKLT được thêm phong phú.Tôi chậm liên lạc với anh mà anh Trần Quang Minh (anh ở San Diego) nhanh nhẹn hơn tôi nên đã đem lên trang mạng bài Tra Vinh hôm nay !! Tôi đành xin lỗi vậy !!!

Tôi cũng là người TraVinh, cha mẹ tôi ở đường ChùaPhướng, tôi học hết tiểu học ở Tràvinh thì lên học ở Trung học MỹTho, rồi sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, trở về dạy học , làm hiệu trưởng trường nầy cho tới năm 1973, sau đó làm Chánh Sở Học Chánh Định Tường và Tổng Thơ Ký Viện Đại Học Tiền Giang. Thực ra, trước khi vô DHSP, tôi có trở về TràVinh dạy học 3 năm (1958-1961) ở trường Trần Trung Tiên thời kỳ ông Vương Hảo Thuận và Văng công Thơm làm hiệu trưởng..

Tôi may mắn thoát được CS trước ngày 30 tháng tư, sang định cư ở Montréal, đi học lại MA về thư viện học và làm Giám đốc 2 thư viện của Thành Phố Montréal trong gần 30 năm. Tôi mới về hưu năm rồi. Với kiến thức về sách vở và lòng yêu mến vùng đất của mình, tôi cùng một số bạn tâm giao dựng lên cái website nầy với ước vọng về lâu về dài sẽ là một thư viện điện tử cho các nhà biên khảo và những ai lưu tâm đến văn hóa của Vùng đất Nam Kỳ LụcTỉnh.

Tôi có đọc cái version đầu về Travinh đăng trong đặc san của hội, nhưng cái version trong DN-CL thì đầy đủ và phong phú của một biên khào giá trị và sự có mặt của anh trên trang mạng sẽ tăng cường thêm chủ lực của các nhà biên khảo. Và cũng nhờ anh phổ biến ,cổ vỏ người viết trong giới thân hữu.

Tôi thấy anh gọi anh Liêm bằng thầy, tôi nghĩ chắc anh còn trẻ hơn tôi, có lẽ vì vậy mà tôi không được biết anh. Hi vọng bức thư ngắn nầy làm sơ giao, chúng ta có dịp trao đổi về văn hóa, tin tức và biết đâu có ngày sẽ gặp nhau.

Năm mới cũng sắp đến, xin chúc Anh Chị và gia đình được an khang.

Lâm Văn Bé

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 143

Lá thơ Bắc Úc BBC : Đây là "Lá Thơ Bắc Úc", của "Cụ Rể Trà Vinh" Tiền Vĩnh Lạc, nhân bản tin của Trường Đại Học Charles Darwin về ba` Judy Opitz mới vừa đạt Học Vị Tiến Sĩ (PhD) lúc ba` 84 tuổi. Thấy tin hay nên Cụ dịch ra tiếng Việt để gởi về làm "Gương hiếu học" cho các em cháu ở quê nhà. Và cũng gởi đến qúi Đồng Hương Trà Vinh để cùng biết.

Bắc Úc, ngày 28 tháng 11 năm 2008 Các em và các cháu thân mến, Như thường lệ, Tết năm nay anh chị Ba gởi về cho các em và các cháu một ít quà để cúng Ông Bà và mấy phong lì xì cho các cháu. Ngoài ra anh chị còn có món quà khá đặc biệt. Anh chị cho là đặc biệt vì đây là một câu chuyện thật đáng nêu lên làm “Gương hiếu học” để chúng ta cần phải noi theo. Ngày 14 tháng 10/2008 vừa qua, Trường Đại Học Charles Darwin có bản thông tin “Một bà cụ ở Bắc Úc đạt học vị Tiến Sĩ lúc đã 84 tuổi”. Báo chí ở đây đã phỏng vấn bà, đăng hình ảnh và lượt thuật tiểu sử của bà. Những bài báo này đã được phổ biến sâu rộng trong giới sinh viên và dân chúng. Đọc bản tin này, hẳn ai cũng khâm phục ý chí kiên nhẫn và sự quyết tâm của bà cụ. Bởi nên dầu ở tuổi tác nào, bất cứ ở đâu, muốn làm việc gì cũng phải có sự bền chí : “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Ngày xưa Lý Bạch đời nhà Đường, xứ Lũng Tây, thuở nhỏ học ở núi Hoa Sơn. Tánh Bạch thường hay quên, học trước quên sau. Học đã mấy năm mà cũng không thông nghĩa lý. Bạch buồn ý bỏ ra về. Dọc đường theo triền núi, thấy một bà lão đang ngồi mài một cái chày tay bằng sắt. Bạch đi ngang qua mà bà lão không ngó lại, cứ ngồi mài hoài. Bạch hỏi : - Xin lỗi bà, vậy chớ bà mài chày sắt làm chi mà chăm chỉ dữ vậy ? - Ta ở chốn này xa chợ búa, lại không tiền mua kim đặng quần áo có rách, chằm khíu mà bận. Bà trả lời mà cũng không ngừng tay, cũng không ngó Bạch. Bạch thấy vậy mới hỏi thêm : - Cục sắt thì to mà bà mài như vậy, biết chừng nào mới thành kim được ? - Nay không rồi thì mai cũng rồi, mà như năm nay không thành thì sang năm cũng thành. Ta cứ mài hoài không thối chí thì một ngày kia cũng phải thành kim. Bạch nghe qua, hội ý liền trở lại trường gia tâm học hỏi. Về sau văn hay chữ tốt, nổi tiếng đệ nhứt thi bá đời Đường. Tên tuổi Lý Bạch vẫn còn truyền tụng tới ngày nay. Nước Việt Nam chúng ta có ông Đoàn Tử Quang, sanh vào thời Gia Long, tại làng Phụng Công, tỉnh Hà Tĩnh, học giỏi, có tài, mà đi thi từ nhỏ tới năm 80 tuổi chỉ mới đỗ hai khoa Tú Tài. Nhưng ông vẫn bền chí theo đuổi việc thi cử. Mãi đến năm Thành Thái 12 (1901), ông lại vào thi trường Nghệ, đỗ Cử Nhơn khoa này lúc ông vừa 82 tuổi. Bấy giờ ông còn

mẹ già 98 tuổi. Thân mẫu ông góa chồng từ khi mới sinh ông, thủ tiết cho đến già. Trước đó vua Tự Đức ban tặng mẹ ông 15 lạng bạc và phong tặng là tiết phụ.

Ông được bổ làm Huấn đạo ở Hương Sơn, khi về hưu đã trên trăm tuổi. Vua Khải Định phong tặng ông làm Hàn lâm viện thị độc, trong năm Giáp Tý 1924, năm sau ông mất, thọ 106 tuổi. Đọc chuyện xưa, gẫm chuyện nay, chúng ta thấy rõ mọi sự thành bại ở đời đều do chính mình phấn đấu mới nên : “Tận nhơn lực, tri Thiên mệnh”. Thời buổi nào, ở đâu cũng vậy, như ở nước Úc đây, hễ ai thích chơi thì không thiếu chỗ chơi, ai thích học thì có đủ phương tiện để học. Như trường hợp bà cụ Judy Opitz ở Bắc Úc này, nhờ say mê học hỏi với ý chí kiên trì nên bà mới đạt được thành quả tốt đẹp như ý mong muốn. Nhận thấy tin này rất hữu ích, anh Ba dịch ra tiếng Việt gởi về cho các em, các cháu và bà con mình đọc trong những ngày vui, mừng Xuân đón Tết, gọi là món quà đặc biệt năm Kỷ Sửu 2009 vậy. Riêng anh chị đã ổn định cuộc sống nơi xứ người, nhưng trong lòng luôn khắc khoải nhớ quê hương, hằng tha thiết cầu mong ... với niềm hy vọng ...

Niềm hy vọng một ngày trời quang đản Những cánh chim từ bốn hướng bay về Mộng ân tình chan chứa mảnh hồn quê Xây dựng lại quê hương ta đổi mới ...

Năm Mậu Tý đã qua, đón mừng Tân Niên Kỷ Sửu, anh chị Ba mến chúc các em, mỗi gia đình thảy đều an cư lạc nghiệp, diên niên hạnh phúc, các cháu học hành tiến bộ, ngoan giỏi, luôn biết vâng lời ba mẹ và thầy cô giáo.

Thương nhiều. Anh chị Ba

Gương hiếu học Bản tin của Trường Đại Học Charles Darwin

ngày 14 tháng 10 năm 2008 :

Một bà cụ ở Bắc Úc đạt học vị Tiến Sĩ lúc đã 84 tuổi. Vào năm 84 tuổi, Tiến Sĩ Judy Opitz đã thực hiện được một lúc hai niềm say mê : Học hỏi và Lâm viên Quốc Gia Kakadu. Mục tiêu của bà là đạt học vị cao nhứt. Sau 18 năm đèn sách ở Trường Đại Học Charles Darwin, Bắc Úc, cụ bà đã đỗ bằng Tiến Sĩ.

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 144

Năm 1990, Tiến Sĩ Opitz (xem hình) bắt đầu học ngành Khoa Học Nhân Văn tại Trường Đại Học Bắc Úc, sau này đổi tên là Trường Đại Học Charles Darwin. Bà chuyên học môn Khảo cổ và Nhân chủng học. Bà nói rằng thời gian học tập là những ngày “hạnh phúc nhất đời” của bà. Bà quyết tâm sống trọn vẹn đời sinh viên và không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để học hỏi. Ngay sau khi hoàn thành cấp bằng đại học đầu tiên, bà ghi danh học tiếp và đã đậu bằng Cử Nhân Danh Dự (B.A.-Hons) của Trường năm 1998. Chưa thỏa mãn với niềm say mê học hỏi, bà quyết định làm luận án Tiến Sĩ với đề tài là so sánh tầm quan trọng về mặt khảo cổ của hai di sản quốc gia Úc : Port Arthur, một trại lưu đày tội phạm ở tiểu bang Tasmania, và Lâm Viên Quốc Gia Kakadu ở Bắc Úc, đồng thời nghiên cứu những cách trình bày sử liệu khảo cổ của hai nơi này cho du khách. Bà nói rằng những người đến viếng Kakadu thường muốn tìm hiểu sâu hơn văn hóa của người thổ dân. Họ muốn biết người tiền sử đã sử dụng vùng đất này như thế nào, và tầm quan trọng của vùng này hồi xưa đối với thổ dân, chớ không phải chỉ muốn biết tầm quan trọng hiện nay mà thôi. Bà Opitz vừa cặm cụi viết luận án vừa viết tự truyện với tựa đề “Một hoa hồng Anh Quốc ở Kakadu”. Quyển sách của bà đã được một nhà xuất bản địa phương nhận in. Sách kể lại từ thời niên thiếu của bà ở nước Anh, nơi bà đã được bà nội, bà ngoại và các nữ gia sư nuôi dạy cho đến khi bà nổi máu phiêu lưu mà di cư qua Úc năm 1959 ∗. Sau cùng, tại khách sạn Darwin nổi tiếng lúc bấy giờ, bà gặp Tom Opitz, người chồng tương lai của bà, một tay săn cá sấu dũng cảm. Tom làm hướng dẫn viên du lịch ở Nourlangie Safari Camp, thường hay đưa du khách Mỹ giàu có đi săn cá sấu. Năm 1964, hai vợ chồng lập một cửa hàng ở Kakadu, về sau trở thành khách sạn Gagudju Lodge Cooinda. Khách sạn này nổi tiếng nhờ tổ chức các chuyến du lịch vùng Yellow Water bằng thuyền. Sau khi chồng bà qua đời năm 1982, bà Opitz mở một cửa hàng ở Trung tâm thương mãi Darwin chuyên bán vỏ sò, vỏ ốc và nữ trang.

∗ Tôi không dịch được cụm từ “10-pound POM”. “POM” là tiếng lóng để chỉ người Anh, cũng như “Yank” hay “Yankee” chỉ người Mỹ. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, trong hai thập niên 1950 và 1960, người Anh di cư qua Úc bằng tàu chỉ phải tốn 10 Bảng Anh (10 pounds) mỗi người, trẻ em dưới 18 tuổi miễn phí, phần đông được chánh phủ Úc hoặc các tổ chức tư nhân đài thọ. Vào thời kỳ đó, người Úc gọi những di dân người Anh này là “10-pound POM” với ý không tôn trọng.

Để thỏa mãn niềm khao khát học hỏi, bà Opitz ghi danh vào các khóa học ngắn hạn, học hàm thụ các môn Ai Cập học, văn chương và toán học. Bà nói : “Tôi muốn thử cả phương trình bậc hai, chỉ để coi tôi có làm được hay không.” Năm 2004, bà hoàn tất bản thảo luận án và trình cho Giáo Sư Chủ Nhiệm. Nhưng bản này không được đưa ra thẩm định, vì chưa hội đủ tiêu chuẩn cao học. Không nãn lòng, bà bắt tay viết lại ngay. Và sau bốn năm cần cù với ý chí kiên trì, bà đã thành công. Đã thành đạt với học vị từng mong ước, Tiến Sĩ Opitz quyết chí nghiên cứu triết học. Tuy nhiên, kỳ vọng học hỏi của bà luôn hướng vào việc cổ động phát triển ngành du lịch ở vùng cực Bắc nước Úc và phát hành quyển hồi ký của bà. Bà sẽ dành tiền thu được từ quyển sách này cho các chương trình giáo dục cộng đồng thổ dân ở Bắc Úc.

Đối với Tiến Sĩ Opitz thì giáo dục luôn là một vấn đề rất quan trọng. Giúp cho mọi người được học hành vẫn là niềm say mê của bà. Đạt một học vị cao không bao giờ là mục tiêu hàng đầu, mà mở mang kiến thức để được hưởng những phần thưởng tinh thần do việc học mang lại mới là điều quan trọng đối với bà. Tiến Sĩ Opitz còn nói : “Học là một phương thức rèn luyện kỳ diệu cho bộ óc. Tôi có cảm giác như được tưởng thưởng đặc biệt khi biết mình đã hoàn thành một công việc thú vị, xứng đáng với công sức đã bỏ ra.”

Dịch từ bản tin tiếng Anh của Charles Darwin University, 14 October 2008

“Territory pioneer receives PhD at 84” http://ext.cdu.edu.au/newsroom/a/2008/Pages/081022

opitz-j.aspx Tiền Vĩnh Lạc - Tháng 11 / 2008

Naéng

Hôm nay nắng dậy muộn màng

Buồn vui lẫn lộn nắng vàng bước đi! Ve kêu đất khách lạ kỳ

Bâng khuâng nhớ nắng tình si quê mình Nắng trêu áo nắng tỏ tình

Nắng thơm hương tóc nắng nhìn ngẩn ngơ Nắng sôi nổi nắng hững hờ

Nắng ôm vòng ngực nắng chờ hôn môi! Nắng nũng nịu... nắng lả lơi...

Nắng yêu chết khát nắng trôi dịu dàng Mai sau nắng vẫn mơ màng...

Trong chăn trên gối... hay tan theo người?

MD 07/15/05 LuânTâm

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 145

Ghi Chú : Sau đây là nguyên văn bản tin .

Age no boundary for 84-year-old REBEKAH CAVANAGH

October 25th, 2008 A TERRITORY pioneer has proven that you do grow wiser with age.

At 84 years old, Judy Opitz has earned herself the "doctor" honorific after receiving a Doctorate of Philosophy at Charles Darwin University - 18 years after she first enrolled at the uni. Dr Opitz could not wipe the smile from her face on completion of her PhD, adding that education is "tremendous exercise for the brain".

"I feel particularly rewarded in knowing I've achieved something worthwhile," she said. Dr Opitz said her days as an undergraduate were among the "happiest of my life". But it was not all smooth sailing.

Her initial thesis paper handed in four years ago was rejected as it failed to meet academic standards.

This did not discourage her and she picked up pen and paper again and re-wrote it. She said her thesis compares the archaeological significance of two Australian Heritage sites - Port Arthur Penal Colony in Tasmania and the NT's Kakadu National Park.

Dr Opitz has held a passion for Kakadu since moving to Australia in 1959 from England and meeting her husband, NT crocodile hunter hero Tom Opitz.

The couple built a store in the national park - now known as the Gagudju Lodge Cooinda, renowned for its Yellow Water boat cruises - in 1964. Mr Opitz died in 1982.

Dr Opitz began studying 8 years later and in 1994 graduated with her first degree - a Bachelor of Arts, majoring in archaeology and anthropology - at the then NT University.

She then enrolled in an Honours course and successfully completed that four years later before signing up to do her PhD.

At the same time she also wrote an autobiography, An English Rose in Kakadu, which is set to be published.

Dr Opitz said her study days were not over as she has her mind set on a philosophy degree. www.ntnews.com.au/article/2008/10/25/11905

Territory pioneer receives PhD at 84 22/10/2008

At age 84, PhD graduate Judy Opitz has combined her two passions – learning and Kakadu – and steered a straight course for the highest academic honour.

After 18 consecutive years of university study, she has just received a Doctorate of Philosophy from Charles Darwin University.

In 1990 Dr Opitz (pictured) started an Arts degree at CDU’s predecessor institution, Northern Territory University (NTU), majoring in archaeology and anthropology. She said her days as an undergraduate were the “happiest of her life”, and she wholeheartedly embraced student life and the opportunities for learning.

Immediately after finishing her first degree, she enrolled in an Honours course and was awarded BA (Hons) from NTU in 1998. But with her appetite for learning yet to be satisfied, she decided to begin a PhD.

Her thesis compares the archaeological significance of two Australian Heritage sites – Port Arthur Penal Colony (in Tasmania) and Kakadu National Park – and examines the different ways each site’s archaeological history is presented for visitors.

She said that visitors to Kakadu were seeking a more in-depth knowledge of Indigenous culture, and wanted to know about the use and significance of the site to prehistoric peoples, not just about its present-day significance.

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 146

At the same time as working on her thesis, Dr Opitz wrote her autobiography entitled “An English Rose in Kakadu”, which has been accepted by a local publisher. The book recounts her childhood in England where she was raised by nannies and governesses, to her search for adventure and subsequent voyage to Australia as a “10-pound POM” in 1959, and eventually to meeting her future husband and crocodile hunter hero, Tom Opitz, in the famous Darwin Hotel.

Tom worked at the Nourlangie Safari Camp as a guide, leading hunting and shooting parties for well-heeled American tourists. In 1964 the couple built a store in Kakadu, which later became the Gagudju Lodge Cooinda, renowned for its Yellow Water boat cruises. After her husband died in 1982, Dr Opitz opened a shop in Darwin’s CBD, selling seashells and jewellery.

To satisfy a seemingly unquenchable desire for learning, Dr Opitz enrolled in correspondence and short courses in Egyptology, literature and mathematics.

“Even quadratic equations were something I wanted to try out,” she said, “just to see if I could do them.”

She submitted the first complete draft of her thesis to her supervisor in 2004, but it was rejected as not meeting academic standards required to be offered for examination. However, she wasn’t easily discouraged, and she began re-writing. And after another four years’ work, her determination finally paid off.

Now that she has finished her PhD, Dr Opitz has set her mind on studying philosophy. Her study ambitions, however, will have to fit in with promoting tourism in the Top End and publishing her autobiography. The proceeds of her book will go towards Indigenous educational programs in the Territory.

Dr Opitz said education would always be important to her, and helping people access education was her current passion. She said getting a degree was never her primary focus, but rather she set out to acquire knowledge and discovered the personal rewards education offered.

“I see education as tremendous exercise for the brain, and I feel particularly rewarded in knowing I’ve achieved something worthwhile,” she said.

Caâu Ñoái Teát

Vieân noäi baïch hoa laïc taïi baùch ñaàu thöôïng

Daõ ngoaïi tuyeát sôn löu thuûy vaïn kheâ haï

Trần Sinh

Trong Vườn hoa trắng nhởn nhơ Âm thầm rơi rụng bên bờ vấn vương

Bên ngoài núi tuyết mờ sương Dưới khe nước chảy theo đường tuyết tan.

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 147

Queâ Toâi rước khi viết về “quê tôi”, tôi xin được đốt nén hương lòng để tưởng nhớ đến người bạn, người

đồng hương, người chuyên môn viết về “Đồng Quê”, Anh Lâm Thành Hổ. Được nhiều người biết qua bút hiệu Hai Quẹo, anh đã hướng dẩn đồng hương đi khắp các miền của Tỉnh Lỵ. Chuyện Quê Góp Nhặt trên Đặc San Trà Vinh nầy cũng là do ý kiến của anh. Nay anh đã về Quê Hương Thật Sự nhưng không muốn ai biết đến. Anh cũng muốn những bài viết về “quê tôi” vẫn tiếp tuc được đăng trên Đặc San Trà Vinh, như muốn cả đời mình dính liền với văn chương “miệt giồng”, với những mẫu chuyện về “Quê Tôi”. anh sẽ sống mãi với Đặc San trà Vinh.

Con Boø Raày Mun

- a à, mới đây mà ba quên rồi. Vậy mà nói ba già ba không chịu.

- Đây là lời của các con tôi vừa cười vừa trách yêu cái trí nhớ lẩm cẩm thường ngày của cụ non 66 tuổi nầy. Những gì mới xảy ra vài phút trước, vài ngày trước thì đừng hỏi tui mất công. Kể cả vừa đi chợ ra khỏi cửa hỏi xe đậu ở đâu, tôi đã quên mất, chừng nào thấy xe mới biết hồi nảy mình đậu ở đâu. Trái lại những gì xảy ra trước năm 1975 hay xa hơn nữa, hồi tui còn tắm mưa ở truồng thì vẫn còn nhớ mồn một như vừa mới xảy ra, nhứt là Quê Tôi.

Có một văn sĩ nào đó nói: “Yêu nước là nhớ quê nhà”. Tôi không biết có yêu nước không nhưng quê nhà thì nhớ lắm. Qua Mỹ cũng hơn hai chục năm mà đêm nằm xuống cũng tưởng mình đang còn ở Việt Nam.

Quê nhà mà tôi không nhớ sao được. Nhớ những buổi chiều ở quê tôi có những đóng un đốt rác. Khói đen bốc lên nghi ngút. Bọn trẻ chúng tôi bu quanh để bảo vệ, để kéo dài ngọn lửa bằng cách thêm lá cây khô, thêm rác khô làm mồi. Lửa tiếp tục cháy, khói tiếp tục bay. Những hạt lửa đỏ nhỏ li ti như những con đom đớm màu hồng kêu lách tách bay bổng lên trời rồi biến mất. Để mắt theo dõi những hạt lửa nhỏ nầy biến thành những hạt bụi, thành tro rồi hòa lẫn với khói đen quyện nhau bay lên nền trời nhiều mây xám. Mây càng xám thì càng làm nổi bật những đàn cò trắng bay về tổ sau một ngày tìm mồi ăn mệt nhọc.

Tui tự hỏi loài cò có kỷ luật tập thể hơn loài người không? Khi đi ăn thì mỗi con tự tìm cho mình cách bắt cá, bắt tép riêng. Đến giờ về, dù no hay đói cũng phải tập họp một lúc mà bay về cùng một lượt. Đúng giờ. Thật đúng giờ. Khi bay thì rất thứ tự, hàng

lối nghiêm chỉnh, theo đội hình xung kích của mũi tên. Con đầu đàn lúc nào cũng dẫn đầu theo một phương hướng nhứt định. Quan sát xã hội loài cò – Chùa Cò – Những con cò già yếu hay bệnh tật không đủ sức tung cánh cùng đồng loại thì ở lại tổ. Những con còn nhỏ chưa đủ lông đủ cánh thì ở lại nhà được mẹ mớm mồi một cách thân thương. Truyền miệng nhau bằng những tiếng kêu, những âm thanh là ngôn ngữ riêng của đồng loại.

Khi đàn cò bay ngang, có những đứa lớn tuổi hơn tôi mau mắn xách nạng thun bắn lên. Những viên đạn tròn bằng đất sét được phơi khô thật cứng, nếu trúng đích thì có thể lấy mạng một con cò như chơi. Nhưng vì cao quá tầm, hay cò biết né, biết tránh viên đạn, nên ít khi nào thấy cò bị rơi. Năm khi mười họa mới nghe tiếng “Quoát! Quoát!’ Âm thanh thật thảm thương. Có lẽ có một con cò nào đó bị thương, nhưng vẫn tiếp tục bay theo đàn. Không đổi đội hình, không thay phương hướng. Mặc tình cho kẻ địch dùng sức mạnh, dùng trí khôn cố tình để tiêu diệt đồng loại mình. Đây không phải lỗi tại bọn con nít, mà là hệ

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 148

luận của nhiều thế hệ ở một xứ sở đói kém, thiếu văn minh, thiếu tình thương đối với loài vật. Tại sao không dùng sự thông minh, trí khôn trời ban cho hơn hẳn các loài mà bảo vệ các loài yếu kém hơn mình ? Nếu loài cò bị diệt thì sao?

Nếu không có bầy cò trắng bay về tổ lúc chiều về. Nếu không có mây xám lững lờ bay lúc hoàng hôn, thì quê tôi còn gì thú vị nữa? Quê tôi ai mà không say đắm khi ngắm nhìn mặt trời đỏ lói từ từ lặn xuống cánh đồng xanh. Những cánh đồng bao la bát ngát giáp với chân trời.

Đóng un bây giờ đã lớn hơn, nhiều đứa con nít tham gia hơn. Càng ngày càng đông. Đứa nào cũng lấy ky, gom rác khô xung quanh nhà mình để đem đi đốt. Thông thường các trò chơi con nít thì bị người lớn ngăn cảng. Nhưng đốt đóng un là công tác vệ sinh, làm sạch sẽ xung quanh nhà; cho nên các bậc người lớn chẳng những không rầy mà còn khuyến khích thêm, lấy đó mà vui lây. Đợi cho đóng un thật lớn, ngọn lửa và khói tỏa đầy đủ; một người trong bọn con nít chúng tôi- có lẻ là lớn nhứt- nói lớn: “Đứa nào chưa có cây chổi trong tay, mau mau về nhà lấy đem ra đây”. Tôi nhìn xung quanh, phần lớn đã chuẩn bị sẵn cây chổi mới làm bằng cây ráng, số còn lại dù chổi không mới cũng không cũ lắm. Còn tôi thì hai bàn tay không, đứng ngó. Vài anh chàng lớn nhứt đã chuẩn bị phân bò khô, có lẽ đã phơi nắng nhiều ngày rồi nên không còn có mùi hôi nữa. Không một chút ngần ngại, chúng liên tục liệng vô giữa đóng un.

Những ai không ở quê thì không thể biết chúng tôi đang làm gì!?

Phân bò bị đốt không tỏa ra một mùi hương gì cả. Tôi không nhận ra, mũi tôi không phân biệt có phân bò hay không có; nhưng loài bò (bọ) rầy thì rất nhạy cảm. Từ trong lùm cây, bụi cỏ hay từ dưới đất vừa chui lên. Chúng bay bay, lượn qua lượn lại giữa những cụm khói bay nghi ngút, như hít thở, như say sưa và chìm đắm trong một mùi vị mà có lẽ theo chúng là quyến rũ nhứt. Con nào đã tới, đã hít thở hơi

khói của đóng un nầy thì như điên, như dại không thể nào rời xa đóng un được. Như những con thiêu thân hễ thấy ánh sánh là nhào vô. Những cây chổi tha hồ đưa lên cao, quơ qua quơ lại.

Bọ rầy rớt xuống, rớt xuống. Nhiều tiếng cãi nhau:

-Con nầy của tao.”- “Của tao”. -Tao đập nó mà. Thỉnh thoảng lại có tiếng trách móc: -Mầy không có đập, sao mầy lượm bò rầy của

người ta. Đôi khi cũng có đứa ngang bướng: -Tao lượm là của tao”. Bộ . . ., bò rầy mầy

nuôi hả, còn khuya mới của mầy. Bây giờ tôi mới biết tại sao tụi nó chọn cây

chổi mới. Vì nó lớn bề mặt, có khả năng dể trúng hơn cây có diện tích nhỏ. Sau cùng đứa nào cũng mệt nhừ, hai cánh tay như rụng rời mà không hay. Để bù lại là chiến lợi phẩm. Đứa thì đựng đầy lon sửa bò. Đứa thì đựng trong gáo nước. Có đứa thì đựng đầy “mũn dùa”. Có đứa sang hơn thì đựng trong lon guigo. Lon guigo mà đậy nấp thì kín hơi, bò rầy ra không được, nhưng lâu lâu phải mở nấp cho có không khí để bò rầy thở. Nhiều đứa vì quá mệt mỏi, ngủ quên, sáng thức dậy mở nấp lon guigo ra thì đã trễ. Không một con nào còn cụt cựa. Còn đựng trong mũn dùa thì bò rầy dễ bò ra và bay đi hết. Biết ý thì nên để vô trong mủn dùa vài nhánh lá ô môi hay vài chiếc lá sầu đâu. Bò rầy bám lá cây mà quên bò ra ngoài.

Lần lượt, đứa trước, đứa sau về nhà với đầy chiến lợi phẩm. Tôi cũng lủi thủi bước đi.

Nhiều người không biết con bò rầy ra sao, nhưng những người nầy chắc không phải là ở quê tôi. Vì quê tôi là quê của những con giồng cát rất thích họp cho bò rầy đẻ trứng và phát triển thành những con đuông. Khi đuông đã lớn thì có rất nhiều người đi đào đuông.

Họ đào đuông là muốn tiêu diệt bò rầy, tiêu diệt đuông sợ chúng phá hoại mùa màng?! Thưa không. Họ không có hoài bảo lớn như vậy. Họ chỉ biết một điều là để giải quyết cái bụng đói. Đuông chiên ăn với cơm. Rất đơn giản, khi đào được con đuông người ta chỉ ngắt bỏ phần đen ở phía sau đuôi, rồi bỏ vô một cái gáo nước cho nó khỏi bị trở màu đen. Có người sang hơn thì lấy một hột đậu phọng để vô bụng mỗi con rồi chiên. Nghe nói các ông nhậu thì hoa hòe hơn. Lựa những con mập mạp đem lăn bột rồi chiên

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 149

như chiên đuông chà là. Họ nhận xét đuông đất thì dòn hơn và ngon hơn đuông chà là?

Tôi cũng đã nhiều lần ăn đuông chiên với cơm. Cảm giác cũng ngon tuyệt- Đói mà – Nếu bây giờ có mời tôi ăn một lần nữa, chắc không dám. Cũng như vị tổng thống thứ 44 của Mỹ, Ô. Barack Obama đã ăn cào cào châu chấu ran (rán) ở Indonesia, Ô. cũng khen đáo để. Nhưng bây giờ mời ổng ăn một lần nữa xem phản ứng thế nào. Còn khuya mới dám?!

Con đuông lớn dần và thành bò rầy. Có người đào đất đã thấy con đuông đang biến thành bò rầy. Cũng rất kỳ diệu. Tôi thì chưa nhìn thấy tận mắt sự biến thể nầy. Cũng có người nói con lươn, lúc nhỏ thì rất dài. Càng lớn thì sẽ ngắn lại, lổ tai mọc dài ra, mọc bốn chân, mọc lông màu ửng đỏ, chui ra hang thành con chồn đèn?! Tôi cũng chưa thấy hiện tượng biến thể nầy. Tôi chỉ thấy mấy con lăng quăng lột vỏ bay lên thành con muổi chỉ trong vài giây đồng hồ. Tôi đã thấy mấy con cóc, con nhái, con ếch đẻ trứng xuống mặt ao, mặt đìa. Trứng nở ra thành những con nòng nọc. Con nòng nọc mọc chân và thành con cóc, con nhái. Tôi có thể biết và phân biệt được con nòng nọc màu đen, tròn sau sẽ thành con cóc. Con nòng nọc trắng nhỏ thì sẽ thành con nhái, con bồ tọt. Con lớn hơn sẽ thành ra con ếch.

Còn con đuông thành bồ rầy ra sao, tui chịu thua. Tui chỉ biết quê tui thì đuông thật nhiều và bồ rầy thì không đâu sánh.

Mỗi lần tui thấy cháu ngoại của tui chơi đồ chơi có batteries, xe hơi thì có cả cái remote controle.

Tui kể cho nó nghe: “Hồi ông ngoại còn bằng tuổi của cháu, ông thường chơi xe hơi do ông ngoại tự tay làm ra. Ông còn làm cả máy bay nữa.” Cháu của tôi tròn xoe đôi mắt vừa ngạc nhiên vừa thích thú nghe tôi kể tiếp. Ông và các bạn của ông khi làm xe xong rủ nhau thi đua xe, xem ai sẽ thắng. Ông cũng đã thắng mấy lần. Dễ lắm, bánh xe làm bằng sợi dây chì nhỏ, uốn tròn lại. Phía trên sẽ cột vô hai cánh cứng của con bò rầy. Xe lớn thì có bốn con bò rầy. Nhỏ hơn thì chỉ ba, hai hoặc một con cũng được. Bắt đầu cuộc đua là để các xe xuống đất một lược. Sau khi đếm một, hai, ba là mạnh ai nấy lấy sức thổi cho bò rầy của mình cho nó bay. Có khi cả bốn con bay một lược, có khi chỉ một con bay, và tệ hại hơn nữa là dù thổi phù cả mỏ mà không một con nào bay hết, tức chết được.

Nghỉ lại các trò chơi tự mình làm bằng tay mà đầy sáng tạo, hấp dẩn và thật thích thú hơn so với các đồ chơi làm sẳn hiện giờ.

Còn máy bay thì càng dễ làm hơn, làm bằng giấy hoặc bằng lá lợp nhà. Miễn sao vừa gọn, nhẹ, đẹp và phải cho thật thăng bằng, cột vào trần nhà bằng một sợi chỉ nhỏ. Đầu bên kia là cột vào cánh con bò rầy. Khi bò rầy bay thì máy bay sẽ bay vòng vòng. Khi bò rầy làm biếng thì máy bay đứng yên. Trò chơi nầy thì nhàn, nhưng không hấp dẫn bằng đua xe. Tuổi trẻ bọn tôi ở quê ai mà không có ít nhiều với bò rầy.

Đống un còn cháy, bò rầy vẫn còn bay nhiều phía trên, nhưng đám con nít đã mệt và mạnh ai về nhà nấy.

- Anh N. à. Tôi quay đầu nhìn lại, thì ra là Mừng. Đứa

con gái độ 12 hay 13 tuổi gì đó. Có lẽ bằng hay nhỏ hơn tôi vài tuổi. Mừng học chung với tôi từ lớp 5 lên lớp nhứt rồi nàng nghỉ học. Nghe nói ba má nàng cho rằng là thân con gái học nhiều làm gì. Biết đọc biết viết thì đủ rồi.

Mừng đủng đỉnh cầm lon guigo chạy lúp xúp phía sau tôi.. Tôi ngưng lại chờ nàng. Cũng đôi mắt bồ câu to tròn nhìn tôi như hồi còn trong lớp học.

- Cho Anh N. bò rầy nè. Nàng đưa cả lon guigo cho tôi.

- Mừng đem bò rầy về chơi đi, cho Mao (chị nàng) chơi với. Bắt bò rầy cũng cực khổ lắm mà đem cho, ai mà dám lấy. Nàng lắt đầu quậy quậy nói:

- Ba Mừng khó lắm, hỏng có cho chơi mấy thứ nầy đâu.

- Vậy Mừng bắt bò rầy làm gì? -Cho vui thôi, Mừng ráng bắt để cho anh. Vì

thấy suốt buổi anh cứ nhìn đóng lửa, rồi nhìn khói, rồi nhìn mây, nhìn trời. Hỏng biết anh đang nghỉ gì. Hay là nghỉ tới chị của em?! Hai gò má của tôi như nóng lên. Mừng đã nói trúng tim đen của tôi. Từ khi thấy Mừng xuất hiện tại đống un, tôi cứ mong chị của nàng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 150

sẽ tới. Tôi vẫn mong, nhưng chị của nàng không tới. Nếu chị của nàng tới tôi sẽ phải làm gì.? Không biết, tui chỉ mong chị của nàng tới. Có lẽ chỉ để thấy mặt mà thôi.

Mừng mở nắp lon guigo ra, bắt từng con bọ rầy để vô túi của tôi. Thân mật, tự nhiên. Tôi không biết phản ứng thế nào. Hai tay tôi như vô dụng, xụôi lơ như bị điểm huyệt. Sau đó tôi thấy Mừng ngập ngừng, chầm chậm đưa tận tay tôi một con, rồi từ từ nói: “Anh N. biết hôn, Mừng định đem con bò rầy nầy về để khoe với ba, đây là con bò rầy Mun. Thật hiếm có. Anh N. có thấy mỗi con bò rầy màu sắc đều khác nhau. Có con màu nâu đậm, có con màu nâu lợt. Có con mốc trắng, có con có bông đủ màu, nhưng có bao giờ anh N. thấy màu đen tuyền như con nầy hôn? Nó siêng lắm, nếu anh thử cầm hai cánh nó lại thì nó sẽ bay không ngừng. Ba thường nói cho cả nhà nghe là ai được con bò rầy Mun thì chắc được may mắn, công danh sự nghiệp thì được thăng tiến không ngừng, Mừng đặc biệt tặng anh để sau nầy dù có ở đâu, chân trời hay góc biển thì con bò rầy Mun nhỏ nầy cũng nhớ tới anh và mong anh được học hành tấn tới và tương lai được tươi sáng như ước nguyện. Nàng nhìn tôi nói không ngừng, tay vẫn còn trong tay tôi với con bò rầy nhỏ. Tôi muốn nói cám ơn Mừng, tôi cũng muốn nói tôi hiểu tình cảm của Mừng dành cho tôi. Nhưng tôi nói không ra lời. Như một tượng đá, như bị trời trồng, tôi không sao nhúc nhích bàn tay vì tay trong tay trong giây phút thật khó tả nầy.

Tối về tôi bắt các con bò rầy thả vô mùng. Như mọi lần, tôi vẫn thích thả mấy con đom đóm vào mùng để khi nằm xuống nhìn lên nóc mùng thấy vui vui.

Các con bò rầy bò và đeo xung quanh mùng. Đặc biệt con bò rầy mun có màu đen tuyền, óng ánh rất dể thương. Tôi đưa ngón tay trỏ trước đầu nó. Nó từ từ bò lên ngón tay của tôi như là đã quen thuộc, như đã được huấn luyện từ hồi nào. Tôi vừa xếp hai cánh cứng bên ngoài của nó lại vào nhau thì nó đã chớp cánh mỏng bay liền. Nó bay liên tục, mạnh và tạo sức gió mát như một cây quạt. Vào mùa nóng nực, oi bức của những ngày bò rầy rộ nầy, trong mùng ai cũng có một cái quạt bằng lá hay quạt mo. Tôi thì may mắn được một cái quạt máy không tốn điện nầy. Thường thường các con bò rầy khác tôi phải thổi nó mới bay. Có con phải thổi nhiều lần mới bay được một chút rồi lại ngưng. Phải thay con khác, rồi con khác. Đêm nay, được con bò rầy Mun. Nó siêng thiệt. Tôi nhớ lại lời Mừng nói. Nó thật hiếm có và siêng nữa. Tôi lại nhận ra lời nói bóng gió của Mừng, làm gì con bò rầy biết nhớ biết thương, biết cầu ơn trên phù hộ khi tôi xa nhà. Nếu chữ Mừng mà bỏ tất cả các dấu

đi thì còn là Mung. Người miền Nam phát âm Mung hay Mun đâu có gì khác biệt. Tôi thật là ngây ngô, khờ khạo. Có lẽ cùng một tuổi thì con gái trưởng thành trước người con trai. Nghỉ lại, đây là lần cuối tôi gặp Mừng để đi qua tỉnh khác tiếp tục bậc trung học. Các bạn khác thì vài đứa lên trường bán công Trần Trung Tiên. Nhiều đứa bỏ học sau nầy đã làm mấy ông lớn. Riêng tôi thì được may mắn hơn nhiều. Học hành thuận lợi. Công danh sự nghiệp thì được như mong muốn. Kể cả qua Mỹ cùng một thời, tôi vẫn cảm thấy được may mắn hơn nhiều người. Có phải tôi được may mắn là nhờ con bò rầy mun?

Sau năm 75, sau khi ở tù cải tạo về lại quê, tôi được biết Mừng đã lập gia đình với Mô- Người bạn tù đã từng ở tù chung ở huyện Duyên Hải. Còn Mao, chị của nàng thì đã đi tu, là một nữ trụ trì thật đạo đức.

Từ khi vượt biên qua Mỹ, tôi cứ tưởng rằng sẽ không còn liên lạc với Mừng nữa, nhưng cách nay khoản 5 năm, đang giữa đêm tôi được một cú phone gọi từ tiểu bang khác, đó là Mừng. Nàng cho biết qua Mỹ cùng với Mô theo diện HO. Sau vài lời thăm hỏi xã giao, nàng hỏi tôi: “Có còn nhớ con bò rầy Mun nhỏ hong?”. Tôi đáp: “Có nhớ cũng chẳng nói nên lời. Bà xã đang nằm kế bên nè!.”. Nghe xong nàng cúp phone và từ đó đến nay không biết con bò rầy nhỏ đã bò đến đâu, đã bay tới phương trời nào. Xin liên lạc về Hội Ái Hữu Trà Vinh.

Nguyeãn Vaên Nhöït

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 151

Taûn Maïn Veà

Nhaø Vaên Sôn Nam H.T.H

Trước khi vào đề tài chính tôi xin dẩn lược về nhóm Chim Việt Văn Đoàn,vì nhóm có liên hệ trực tiếp với đối tượng mà tôi muốn nói tới. Nhóm văn đoàn Chim Việt do anh Phan công Minh, bút hiệu là Doãn Nhân và bạn hửu TràVinh cùng một số các bạn trẻ khác thành lập năm 1969 tại Sài Gòn.

Các bạn trong nhóm đa số là học sinh,công chức và quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: như anh Minh là Trung úy cảnh sát thuộc Bộ tư lệnh Sảnh Sát Quốc Gia, chị Mai thị Thu Cúc, hiền thê của anh Minh làm ở hội Hồng thập Tự Sài Gòn, anh Nguyễn Bá Ngọc là công chức Nha tiếp vận y dược Sài Gòn, anh Huỳnh văn Luận, anh Trần văn Viển, anh Thành-Long là sĩ quan cấp úy trong Quân lực VNCH… Nhóm Chim việt mời anh Sơn Nam và anh Kiên Giang Hà Huy Hà làm cố vấn cùng các thân hữu cổ động tinh thần như Hà chi,Việt Cầm, B/S Nguyễn Anh Tài, Giáo sư Nguyễn-Tinh-Tú…Nhóm đặt trụ sở tại 84 đường Ký Con Sài Gòn. Chim Việt xuất bản tuyển tập Dựng Mùa năm 1969 kế đến là Giai Phẫm Đất Sáng, tập truyện Khoãng Cách gồm nhiều tác giả trong nhóm, tập thơ Vừng Hồng, truyện dài Đời Vô Định của Nguyễn Bá Ngọc, tập thơ Một Thế kỷ Mấy vần Thơ của Truy Phong, tập thơ Những Hàng Châu Ngọc của Huy Trăm…Hoa Thế Hệ là tập thơ định kỳ phổ biến nội bộ và bằng hữu …. Tôi là người trong nhóm Chim Việt từ ngay ngày đầu mới thành lập và tôi có nhiều dịp gặp anh Sơn Nam trong các buổi họp ra mắt sách do Chim Việt Xuất bản. Cái giao tình của tôi với anh từ dạo ấy cho đến ngày anh ra đi. Anh lớn hơn tôi nhiều nhưng cung cách giao tiếp của anh rất chân tình không kiểu cách hay lộ vẽ chiếu trên như một số người thành đạt trên văn đàn dạo ấy. Cho nên chúng tôi và mọi người trong nhóm rất kính nể và thương yêu anh. Đời sống của anh rất đơn giản, ăn mặc xuề xòa, đội chiếc nón vành củ kỷ, và đôi dép mỏng vính anh đi bộ khắp các nẽo đường phố Sài Gòn, anh đi khắp các nẽo đồng

bằng Nam Bộ. Anh cười rạng rở, nói năng thân tình pha chút tiếu lâm với mọi người. Phong cách của anh rặc ròi người miền Nam chính thống. Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tây, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926 tại làng Đông Thái, Gò Quao tỉnh Kiên Giang (Rạch Gía). Cũng như bao người yêu nước thời thực dân cai tri đất nước, anh tham gia phong trào Việt Minh, nốp với gáo vào chiến khu chống Pháp. Sau Năm 54 anh trở về thành và đoạn tuyệt với phía bên kia. Anh sống ở Sài Gòn với nghề viết. Trong thời gian sống và viết anh ít khi đá động đến chánh trị, anh chuyên khảo về vùng đất phương Nam. Anh viết chuyện Hương Rừng Cà Mau, Xóm Bầu Bàng, Biển Cỏ Miền Tây, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn…..

Trong khói sóng mênh mông Có bóng người vô danh Từ bên nầy sông Tiền Qua bên kia sông Hậu Mang theo chiếc độc huyền Điệu thơ Lục vân Tiên Với hai chữ: Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả Tới Cà Mau, Rạch Giá Cất chòi, đốt lửa giửa rừng thiêng… Muỗi vắt nhiều hơn cỏ Chướng khí mù như sương Thân không là lính thú Sao chưa về cố hương Chiều chiều nghe vượn hú, Hoa lá rụng buồn buồn Tiễn đưa về cửa biển Những giọt nước về nguồn Đôi tâm hồn cô tịch Nghe lắng sầu cô thôn Dưới trời mây heo hút Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút Điệu hò… ơ theo nước chảy chan hòa Năm tháng đã trôi qua Ray rứt mãi đời ta Nắng mưa miền cố thổ Phong sương mấy độ qua đường phố Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê

(Thay lời tựa trong tập Hương Rừng Cà Mau)

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 152

Hồn ở đâu đây Hôn ơi hồn hỡi Xa cây xa cối Xa cội xa nhành Đầu bãi cuối gành Hùm tha sấu bắt Bởi vì thắt ngặt Manh áo chén cơm… Ta thương ta tiếc Lập đàn giãi oan…

(Trong truyện ngắn Bắt Sấu rừng U Minh Hạ) Có một số người viết gán ghép cho anh là sau năm 54 anh được đề cử về thành tiếp tục hoạt động, có người gán cho anh là Việt Cộng Sau năm 75 vì anh không bị đàn áp như những văn nghệ sĩ khác mà còn được trọng dụng vào Hội nhà văn thành phố. Đứng về một phía nào đó thi cái gán cho anh là người cộng tác với chế độ mới là không chối cãi được vì anh là hội viên Thành phố. Nhưng trong cái giao tình thân thiết và sự hiễu biết về anh Sơn Nam trong suốt những năm tháng trước năm 75 cũng như sau nầy sau khi ra tù “cãi tạo” về, cũng như khi đã định cư ở Mỹ thì tôi cho rằng những gán ghép đó không đúng. ”Hùm tha sấu bắt- bởi vì thắt ngặt - manh áo chén cơm”. Anh đã bị gán ghép và hàm oan cũng vì cuộc sống. Sau năm 75 là khoảng thời gian kinh hoàng của đất nước, các văn nghệ sĩ bị bắt bớ tù đài cùng hàng triệu quân cán chính vào ngục tối, hoặc vào trại cãi tạo. Anh được khoan dung bên ngoài, ấy là một ngoại lệ hiếm hoi. Có nhiều luận cứ cho anh, nhưng có hai điều.Thứ nhứt: anh là bạn kháng chiến củ của Võ Văn Kiệt hồi ở quân khu 9 năm xưa, lúc ấy đang ở Sài Gòn đỡ đòn cho anh. Thứ hai trong thời gian vào thành sau 54 đến nay anh chỉ viết chuyên khảo không có bài “chóng phá cách mạng” và họ xử dụng anh như con cờ để nói rằng có hòa giãi dân tộc.Tôi nghĩ cã hai cách nầy khã tín nhứt. Sơn Nam là một người trung thực và không bao giờ cầu lợi, nhưng chắc vì miếng cơm manh áo anh phãi cam chịu hoàn cảnh. nhưng anh vẩn giữ khí tiết kẻ sĩ không a dua theo thời cuộc. Những bài viết của anh trước kia cũng như sau nầy không có tâng bốc chế độ. Anh chĩ níu kéo cái hào quang 9 năm củ để được” chén cơm manh áo” qua các bài viết của mình. Lúc còn trong nước khoãng năm 1980 Võ văn Kiệt cấp cho anh một căn nhà ỡ đường Nguyễn Công Trứ. Lúc đó con đường nầy buôn bán tràn lang vĩa hè.Trong một hôm gặp tôi ở nhà anh Phan Công Minh. Lúc nầy anh Minh cũng vừa mới ở lò “cãi tạo” về, anh nói với chúng tôi: Ê-hai bồ biết không? Sáu Danh (bí danh danh của ông Kiệt) hứa cho Qua cái nhà ở đường N.C.T, Qua giao nhà cho mấy bồ làm ăn,

có lời cùng chia sống với nhau. Rồi ông Kiệt dời ra Bắc căn nhà cũng đi luôn! cơ quan nhà đất hứa khi ông Kiệt còn và nín luôn khi ông Kiệt đi! Anh nói với chúng tôi trong dịp gặp khác: Ê hai bồ! tụi đó nín luôn không cho nhà rồi! Sau nầy khi ông Kiệt biết chuyện đó thì mọi chuyện về căn nhà ở đường N.C.T đã an bày. Để giử lời hứa ông Kiệt can thiệp với Sài Gòn cho anh căn nhà khác. Anh nói:”Tay nầy chí tình thiệt mấy bồ” Một dịp khác anh đươc hội nhà văn Thành Phố cử ra Bắc họp. Họ cho anh bộ đồ vest , đôi giày da, cái cập da...Anh nói: Ê hai bồ đi Bắc lần nầy, khi về Qua bán mấy thứ nầy mua được mấy gịa gạo cho má sắp nhỏ. Nhưng khi đi họp về, toàn bộ các món trên bị lấy lại hết. Anh nói với chúng tôi: Tụi nầy đểu quá mấy bồ, Qua tưởng nó cho luôn ai ngờ đi họp về nó lấy lại ráo trọi! Tụi tôi hỏi anh về chuyến đi Bắc anh nói cũng chẵng trò trống gì. Cứ họp -nhứt trí- nhứt trí!….,sau đó có dịp ăn uống ,vì ngoài ấy đói thấy bà- họ ăn uống cho đã!!! Anh kể tiếp mấy thằng văn nghệ ngoài ấy hỏi gắt Qua: Ông làm phách - xưng hô là

Ngọn núi của miền Nam nhỉ? (Sơn Nam) Qua cười và nói với bọn nó’: Ê mấy bồ lộn rồi Sơn Nam là ngọn Núi ở phía Nam Việt Nam (sic) ! Trong một dịp có người ngưỡng mộ anh mời anh về nhà dùng cơm. Anh bất nhẫn ngồi ăn trong căn nhà chừng 4 mét vuông anh

đươc chủ nhà đãi ăn trên một manh chiếu trãi giữa nhà với vài ngưòi bạn. Trên tấm phãng gần bên, hai ba người đang ngồi nhìn, phía trên tấm phãng vợ chủ nhà ngồi trên chiếc võng ôm đứa cháu đong đưa, cũng đang nhìn. Anh nói ngồi ăn mấy miếng thịt gà mà nuốt không vô!.Anh nghĩ hoạ hoằng tiếp rước như vầy mới có thịt gà! Người đông, gia cư không phát triễn, cả mấy thế hệ ở chung trong căn nhà có từ thời ông bà. Anh lắc đầu: Đó! xã hội miển Bắc xã hội chủ nghĩa đó mấy bồ! Năm 1987 khi rời Việt Nam theo diện con lai, trước khi đi tôi có một buổi tiệc nhỏ ở tại nhà. Anh nói với tôi: Ê bồ! ở bên đó họ chửi Qua là Việt Cộng, bồ nói dùm Qua: Sơn Nam không bao giờ là Việt Cộng (sic). Khi định cư tại Mỹ tôi có đọc vài bài viết nói về anh, nhưng nói chung chung chưa có ai đã kích anh thậm tệ chỉ nói là anh cộng tác với chế độ mới, là

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 153

người được chế độ mới trọng dụng, là Việt Cộng nằm vùng...Nhưng không đưa được bằng chứng nào cho thấy anh viết bài tâng bốc chế độ mới, chưởi bới chê độ củ miền Nam Việt Nam. Tôi cam đoan là không có. Những bài viết sau nầy anh chỉ níu kéo của một thời kháng chiến củ như là cái dù để bài được đăng, để có lương mua gạo, để tồn tại mà lo cho gia đình. Thực sự anh có làm việc cho hội nhà văn cũng vì miếng cơm manh áo - Ai nuôi anh bây giờ giữa một xã hôi điêu đứng cùng cực vì cơm áo. Với cái thân ốm yếu làm sao gánh vác gia đình với ba đứa con còn nhỏ, chị Nam vợ anh làm cô giáo với số lương còm cõi làm sao mà sống! Anh chỉ mong cái ngòi viết của mình còn mài trên giấy để tìm sự sống còn. Phần tôi vì hiểu rỏ hoàn cảnh của anh nên nhín chút ít tiền lương, lâu lâu tiếp hơi cho anh. Tôi muốn viết bài cải chính cho anh, nhưng có hai lẻ tôi không làm: một là khi nói lên sự thật có nhiều điều bất lợi cho anh vì anh còn trong nước. Hai là tôi rất ngại tranh luân, đôi khi người ta còn chụp mình cái mủ to tướng là thân cộng, hoặc dã Việt-Cộng nằm vùng. Tôi không lạ vì có một số anh em mình ở đây. Nếu ai không đồng quan điễm với mình thì gán cho người ta bằng muôn thứ mà họ có thể chụp lên đầu người ấy hoặc chưởi rủa thậm tệ người ta như bọn hàng tôm cá! Ở ngoài nầy có ai đoái hoài đến rất nhiều phần đời giống như anh còn kẹt lại không? Như một nhạc sĩ Trúc Phương tài hoa đã chết trong cãnh túng nghèo, tài sản còn lại là manh áo tơi trên mình và đôi dép mõng dưới đất! Ôi còn nhiều cảnh nửa… Ô! bao nhiêu thống khổ cho những người còn ở lại !!!??? Có ai thương cho họ không ? Họ phải tự cứu đời họ chứ!. Có thể nói họ không có khí tiết kẻ sĩ!? Thưa quí ngài. Đâu có đòi hỏi mọi người phải khí tiết khi hoàn cảnh không cho phép họ khí tiết được. Nếu khí tiết hết tại sao phải chạy trốn! Phải đầu hàng! vinh nhục khó lường quá!? Tôi luôn kính cẩn ngưỡng mộ những anh hùng tuẩn tiết vì Tổ Quốc như tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai… hoặc những bạn bè bất khuất bị bức tử trong các trại giam từ Bắc chí Nam. Tôi khinh miệt bọn lợi dụng chử nghĩa chưởi bới, hạ nhục vô cớ anh em một nhà… Và tôi tự hỏi bao giờ cộng đồng hải ngoại mới đoàn kết được. Chưa đoàn kết được thì nói gì tới làm nên “Đại Sự”? Gần cuối cuộc đời anh đồng ý cho nhà xuất bản trẻ in lại toàn tập tác phẫm của anh và viết một tập “hồi ký Sơn Nam”. Nhà xuất bản trả tiền cho anh hàng tháng vài triệu đồng Việt Nam và chia lời phần tác quyền khi bán sách. Trong chuyến về Việt Nam năm 2003 ,mặc dù tuổi gìa nhưng anh cùng bạn bè ra đón tôi tận phi trường Tân Sơn Nhứt. Buổi hội ngộ ấy làm tôi muốn trào nước mắt. Không ngờ anh thương tôi như vậy. Cũng trong dịp về nầy, tôi với anh có vài

buổi gặp gở với bạn bè củ. Anh tâm sự : Ê bồ! bây giờ trong nước người ta dám nói rồi nghe bồ. Riêng anh thì chỉ nói cái rổng thối của chế độ với bạn bè nhưng vẩn chưa thấy anh viết. Tôi ngầm nghĩ không biết anh có viết về đề tài nầy không? Trong phần giới thiệu nhà xuất bản Trẻ viết về anh như sau: “Gần 60 năm cầm bút, trãi qua bao cuộc thăng trằm vất vả, ông đã có một số lượng tác phẩm thật đồ sộ: gần 300 truyện ngắn, hàng chục tập sách biên khảo về người và đất Nam Bộ. Ông thật xứng đáng với danh hiệu cao quí mà bạn đọc xa gần phong tặng “Nhà Nam Bộ Học”. 75 năm cuộc đời đã trôi qua trên tấm thân gầy yếu, khắc khổ của ông. Những lận đận, long đong dường như chưa dừng. Con người có tư cách, như ông tự nhận, dường như không muốn nói láo. Ở tuổi 75, ông vẫn chưa dứt được những lo toan, trăn trở, chưa được hưởng nhàn (theo nghĩa thông thường) dù chỉ một ngày.

Nhà Văn Sơn Nam ờ tuổi 81 năm 2007

Trong phần đầu vào truyện của tập “Từ U Minh đến Cần Thơ” có đoạn: Lão ta không nói láo. Gần đất xa trời rồi! Nói láo làm chi cho mang tội. Chẵng qua là kinh nghiệm trường đời có giới hạn. Họa chăng khi lão mất, người trẻ trở thành người già, nhớ lại bóng dáng lão, rồi đánh giá rằng đó là người có tư cách. Theo ngôn ngữ xưa trước 1945 có tư cách là có đầu óc, tức là người quan tâm ít nhiều đến chánh trị, là người biết vinh nhục có trách nhiệm.”

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 154

Tôi chỉ được anh tặng qua người bạn trước khi trở lại Mỹ tập đầu của toàn bộ tác phẫm “Hồi Ký Sơn Nam” năm 2003. Khi về lại Việt Nam năm 2007 tôi được anh bạn thân Nguyễn Bá Ngọc chở đến tư gia của anh, lúc nầy anh đang bị thương trong một tai nạn anh bị trật xương tọa chỉ nằm một chổ không ngồi được. Anh tiếp chúng tôi trong tư thế nằm dựa lưng trên chiếc gối. Anh vẩn sảng khoái nói cười với chúng tôi như thủa nào. Trông anh lạc quan, tự tại. Dịp đó tôi quên mang máy ảnh đễ chụp vài bức ảnh kỷ niệm với anh. Anh bạn tôi nói: Thôi vài hôm trở lại cùng tìm mua tòan bộ mấy quyễn sách hồi ký của anh luôn thể xin chử ký lưu niệm, vì sách in ra nhà xuất bản không đưa cho anh tập nào hết. Nhưng bận bịu công việc giờ chót tôi không trở lại được để thăm anh lần nửa như ước muốn. Tôi thầm nghĩ chắc lần về sau sẽ không còn gặp anh nửa! Giữa khuya ngày 13 tháng 8 năm 2008 vừa qua, anh Ngọc điện thoại báo tin anh Sơn Nam đã ra đi và sẽ được chôn cất ở Bình Dương như ý anh lúc còn sống. Tôi lặng người buồn bã. Anh ra đi thật sự rồi! anh bỏ thế gian nẩy ra đi với cái tuổi đó cũng quá thọ rồi. Tôi nghĩ chắc anh cũng thanh thản tự tại như lúc anh còn sống? Tôi thấy thói thường tình, khi người ta dù có tài cán đến đâu, khi còn sống thì ít được ai quan tâm đến cuộc sống của họ. Nhưng khi họ mất đi thì người ta tụ quanh xác chết để hưởng nhang khói vinh quang của người ấy. Người ta còn đầu tư vào ngay lúc biết người ấy sẽ ra đi nay mai và muốn làm danh dự cho địa danh của họ là nơi an nghĩ của bậc tài danh kia. Như trường hợp của nhà văn Sơn Nam, anh làm việc cho hội nhà văn Thành Phố, lẽ ra thành phố phải nghĩ đến việc lo hậu sự và nơi an nghỉ cho anh, nhưng tỉnh Bình Dương đã đi trước một bước là mời nhà văn Sơn Nam đi xem địa điểm sẽ chôn cất và cách bố trí cho mộ phần anh sau nầy và anh đã nhận. Cho nên trong thời gian anh bịnh nặng, thành phố mới lo thì đã trể! Ôi người ta dùng người và dùng đến cái xác của họ nửa ! Lúc anh còn sống thì sống hẫm hiu lúc chết thì người muốn tranh cái xác anh để chứng tỏ người có nhân nghĩa ? Tôi là người ngưỡng mộ anh tù lúc còn mới biết đọc truyện, khi lớn lên được tiếp xúc với anh, được nghe anh tâm sự. Tôi khẳng định cái điều Sơn Nam nói với tôi qua tâm tình trãi nghiệm của anh là đúng. Anh là người của dân tộc, anh đóng góp cho văn học

Việt Nam một công trình văn chương đồ sộ, cho hậu sanh muốn tìm hiểu về giãi đất mới mà cha ông chúng ta đã khai phá, làm nên một vùng đất mới trù phú, là vựa gạo của cã nước Việt-Nam. Và làm nên một nền văn hóa Đồng bằng Nam Việt Nam. Nhà văn Sơn Nam vẩn còn sống trong lòng những người yêu văn ông. Ông gìa Nam Kỳ vẫn đáng được nhang khói của hậu sanh. Tôi xin thắp nén hương lòng nhớ về anh trong sự tôn kính vô cùng.

HtH Sacramento tháng 11/08

Sơn Nam, HtH, Em gái của HtH và Ng Bá Ngọc

tại Phi Trường Tân sơn Nhứt năm 2003

Buổi tiệc hội ngộ với Sơn Nam 2003

HtH và Sơn Nam 2003

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 155

TEÁT NHÔÙ QUEÂ

Từ lâu không trở lại quê nhà Tết đến gợi buồn kẻ ở xa Nhớ mái nhà xưa giờ đổi chủ Thương cành mai cỗi vẫn ra hoa Người đi chẳng hẹn ngày tao ngộ Kẻ ở hằng mong buổi thái hòa Giấc mộng xuân nồng chừng đã nguội Đời người, như Tết sẽ mau qua.

DƯƠNG QUÂN

Lôøi Traàn Tình Cho Em

Em ạ, quê nhà em có biết Phương nầy trời lại đã vào đông Mới đây nắng ấm - trời xanh ngắt Hoa nụ vườn cam, bướm vẽ vòng Mới đây chim én bay đầy ngõ Bãi biển còn vang rộn tiếng cười Gió thoảng đong đưa hàng liễu biếc Chim di làm tổ nhánh cây sồi Chiều nay lửng thửng ngoài hiên vắng Quét lá thu rơi, nhặt nắng vàng Chợt thấy mây trời giăng thật thấp Gió về se lạnh, báo đông sang Chợt thấy láng giềng lo sửa soạn Giăng đèn chuẩn bị đón Noel (Thế gian mong ước không còn khổ Sao cứ trầm luân cảnh nổi chìm?)

Anh vẫn một mình nơi đất khách Vẫn còn lận đận kiếp tha hương Cánh chim mê mải trời cao rộng Vó ngựa còn say vạn dặm trường *** Mấy năm rồi nhỉ? - chừng lâu lắm Ước hẹn đoàn viên vẫn kéo dài Năm tháng chất chồng đời lữ thứ Phong trần gánh nặng trĩu đôi vai Lại sắp thay vào tờ lịch mới Nhiều thêm một tuổi, lại thêm già Mỗi lần chạnh nhớ về quê cũ Mặt đất, cung đường vẫn cách xa Suy nghĩ sự đời - Ối ngán ngẫm Mơ gì được nữa cái thân danh Tóc pha sương trắng màu quan tái Chưa trọn hoài mong một mảnh tình Món nợ giang hồ chưa trả hết Nên đành chấp nhận sống lưu vong Ai gieo hờn oán, sao mình gặt Oan trái dâng đầy khắp núi sông Tám năm-đày đọa ngoài phương bắc Mười năm - vất vưởng giữa quê nhà Giờ đây nối tiếp đời lưu lạc Đã sớm phai tàn mộng gấm hoa Phương nầy thiên hạ bon chen lắm Vật chất ganh đua, chẳng nghĩa tình Xa lộ tốc hành - xe mắc cửi Chọc trời ngạo nghễ - nóc building Anh cũng quay cuồng theo thế sự Miệt mài, hối hả suốt quanh năm Đêm về khuya khoắc trong sương giá Lạnh mảnh chăn đơn, lạnh gối nằm Ở đâu cũng có phường gian dối Xảo trá cho nhau - tử tế gì Giá trị? - thước đo bằng của cải Nhọc nhằn thân phận kẻ làm thuê Sống gởi quê người anh thấm thía Làm trai hổ thẹn với non sông Yêu em - biết lấy chi đền đáp Anh gởi về em một cánh hồng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 156

Một đóa hồng tươi khoe sắc thắm Thay người, thay cả tấm tình chung Thay câu hẹn ước, lời đa tạ Để nhớ về nhau được ấm lòng Để một hôm nào, chừng mệt mỏi Dừng chân quán trọ một chiều đông Mềm môi chén rượu - men không đắng Khói thuốc vàng - thơ lại nối giòng Nhiều đêm trằn trọc anh không ngủ Sao nhớ về em - nhớ lạ lùng Hai kẻ hai phương trời cách biệt Sá gì hai kẻ cuối, đầu sông Em ở quê nhà - em có biết Mỗi lần ngắm lại tấm hình em Ngỡ em, gần gũi trong gang tấc Chia sớt cùng anh những nỗi niềm Đọc mấy dòng thư em nhắn nhủ Dặn dò qua nét chữ thân thương "Quê nhà mưa nắng em không ngại "Em chỉ lo người chốn viễn phương "Em vẫn chờ anh, lòng son sắt "Chẳng màng theo đuổi ánh hào quang "Chẳng màng nhung gấm-lòng thanh thản "Giữa chốn phồn hoa cảnh rộn ràng "Em ngóng chờ tin anh chậm đến "Nên không gởi kịp, áo mùa đông (Sợi thương, sợi nhớ đan thành áo) "Sưởi ấm cho anh đỡ lạnh lùng." - Anh hiểu - chính anh, người tệ bạc Bắt em giữ mãi tấm lòng son Làm người thiếu phụ trong song cửa Nhan sắc khuynh thành cũng héo hon Ước gì anh được về quê cũ Thăm lại đồng xanh ngắm lúa vàng Ngắm cảnh trời cao, diều lộng gió Mái chèo khua nước - chuyến đò ngang Ước gì anh được về quê cũ Nghe điệu à, ơ ... nhịp võng đưa Lắng tiếng ca dao, lời mẹ hát Chập chờn ký ức, những ngày thơ Ước gì anh được về quê cũ Tìm lại ngày xanh tuổi học trò Nắng hạ chói chang hàng phượng vĩ Mơ hồ vẳng tiếng trống trường xưa

Bao giờ anh được về quê cũ Anh sẽ cùng em đi khắp nơi Thăm phố phường xưa, về Nội - Ngoại Dắt nhau đi cuối đất, cùng trời Bao giờ anh được về quê cũ Ăn bữa cơm chiều bên cạnh em Sum họp gia đình đông đủ mặt Dưới đèn ngồi kể chuyện hàn huyên Ngày ngày anh sẽ lên trường học Đứng đón chờ em dạy học về Bụi phấn còn vương trên áo tím Hai mình chung một bóng dù che Đốt trầm hương ấm đêm khuya vắng Anh kể em nghe chuyện xứ người Nghìn lẻ đêm dài trong lặng lẽ Nhớ em ngồi đếm ánh sao rơi Phong trần giũ áo đời cô lữ Nhắp chén trà thơm, thắp nến hồng Khấn nguyện được gần nhau mãi mãi Cho đời thôi lạnh những đêm đông *** Em ở quê nhà, em có biết Phương nầy trời lại đã vào đông Hôm nay anh ghép vần thơ nhớ Gởi vội về em nhắn mấy giòng "Dẫu có xa em, đời có khổ "Lòng anh như một gốc cây tùng "Vẫn xanh màu lá, dù sương tuyết "Vẫn giữ muôn đời chữ thủy chung".

Dương Quân

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 157

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao về con trâu Tiền Lạc Quan sưu tầm

Năm nay, năm Kỷ Sửu 2009 tức là năm con trâu, vậy chúng tôi xin chép một số thành ngữ, tục ngữ và ca dao về con trâu, hay có liên quan đến con trâu. Trâu 1- Buộc trâu trưa nát chuồng 2- Con trâu đi trước, cái cày đi sau 3- Con trâu là đầu cơ nghiệp 4- Có ăn có chọi mới gọi là trâu 5- Cửu ngưu nhất mao : Chín con trâu chỉ có một sợi

lông : Con số tuy nhiều nhưng dùng được thì rất ít 6- Cửu ngưu nhị hổ : Chín trâu hai cọp 7- Chết lỗ chân trâu - Đi sông đi biển không chết,

chết ở lỗ chân trâu 8- Chín đụn mười trâu 9- Dâu về nhà, trâu vào chuồng 10- Dắt trâu chui qua ống - Cũng như: Trói voi bỏ rọ,

Lấy thúng úp voi 11- Đàn gảy/khảy tai trâu - Hán Việt: Đối ngưu đàn

cầm 12- Đặt cái cày trước con trâu

13- Đầu nheo còn hơn phèo trâu 14- Đầu trâu mặt ngựa - Hán Việt : Ngưu đầu mã diện 15- Đi cày trâu húc, đi xúc phải cọc 16- Đố phốc trụ lương, văn tẩu ngưu dương : Con mọt

làm gãy được rường cột; Con muỗi đuổi được trâu dê

17- Gái gần trai, trâu gần mạ 18- Gái/Con gái mười bảy, bẻ gãy sừng trâu 19- Học trên lưng trâu 20- Hỏi trâu biết ngựa - Hán Việt : Vấn ngưu tri mã 21- Hùng hục như trâu 22- Yếu trâu còn hơn khoẻ bò 23- Kẻ trâu trắng, người trâu đen 24- Kiến ngưu như kiến dương : Thấy trâu bằng dê 25- Khấn trâu, trả lễ bò 26- Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu 27- Làm kiếp trâu ăn cỏ, làm kiếp chó ăn dơ 28- Làm kiếp trâu kéo cày trả nợ 29- Làm rể chớ xào thịt trâu, làm dâu chớ đồ xôi lại 30- Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc 31- Làm thân trâu ngựa 32- Làm trai cưới vợ bé, như nhà giàu tậu nghé hoa 33- Lắm rận thì giàu, lắm trâu thì nghèo 34- Lang đuôi thì bán, lang trán thì cày 35- Lâu ngày cứt trâu hóa bùn 36- Lòng trâu dạ chó 37- Lộn thừng lộn chão quá hơn trâu lộn cày 38- Mạnh như trâu / Mạnh như hổ 39- Một con tằm cũng phải hái dâu, một con trâu cũng

phải đi chăn 40- Máu trâu cũng như tiết cá

41- Mua trâu bán chả 42- Mua trâu/heo lựa nái, mua/cưới gái lựa dòng 43- Mua trâu vẽ bóng 44- Mua trâu xem vó, mua chó xem chân 45- Nằm trâu thổi sáo 46- Ninh vi kê khẩu, bất vi ngưu hậu : Thà làm cái mỏ

con gà chớ không làm cái đít/đuôi con trâu / Thà làm cái mỏ con gà hơn làm cái đít/đuôi con trâu

47- Ngưu giác quái thư : Vừa chăn trâu, vừa treo sách ở sừng trâu mà đọc

48- Ngưu lang chức nữ 49- Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã 50- Nhân bất thông cổ kim, ngưu mã nhi khâm cư :

Người mà không rành việc xưa nay, không khác chi trâu ngựa mặc áo quần

51- Nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng 52- Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng 53- Sai/Lộn con toán, bán con trâu (Sai/Lộn con toán,

bán cái nhà) 54- Sẩy đàn, tan nghé / Vỡ đàn, tan nghé 55- Tham bong bóng, bỏ bọng trâu 56- Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu 57- Thật thà cũng thể lái trâu 58- Thui trâu/chó nửa mùa hết rơm 59- Trâu béo kéo trâu gầy 60- Trâu bò chết để da, người ta chết để tiếng 61- Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết 62- Trâu buộc/cột ghét trâu ăn (xem Ca dao) 63- Trâu cày ngựa cỡi 64- Trâu chậm uống nước đục 65- Trâu chết, bò cũng lột da 66- Trâu chết chả khỏi rơm 67- Trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò, củ tỏi giắt

lưng 68- Trâu chốc cật, thấy ác bay qua liền né 69- Trâu đồng nào, ăn cỏ đồng nấy 70- Trâu già không nệ dao phay 71- Trâu lấm vẫy càn 72- Trâu leo cây muỗm 73- Trâu sống không ai mà cả, trâu ngã nhiều gã cầm

dao 74- Trâu ta ăn cỏ đồng ta (xem Ca dao) 75- Trâu teo, heo nở 76- Trâu tìm cột/cọc chớ cột/cọc không tìm trâu 77- Trâu thịt thì gầy, trâu cày thì béo 78- Trâu trắng đi đâu, mất mùa đấy 79- Trâu trắng trâu đen 80- Vác bổi thui trâu

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 158

81- Vô một gà, ra phải ba trâu 82- Uống như trâu Một số câu có gợi ý về con trâu : Đi cày : Đi làm việc kiếm cơm Kéo cày trả nợ Bò Một số câu có liên quan đến con bò đã chép ở phần trên, vì cũng liên quan đến con trâu

1- Bò chết chẳng khỏi rơm 2- Bò chết chờ khi khế rụng 3- Khoẻ re ... như bò kéo xe 4- Mất bò mới lo đóng/làm chuồng 5- Ngu như bò

Ca dao: 1- Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn 2- Lao xao gà gáy rạng ngày Vai vác cái cày, tay dắt con trâu Bước chân xuống cánh đồng sâu Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày Ai ơi ! bưng bát cơm đầy Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng 3- Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn cho béo, trâu cày cho sâu Ở đời khôn khéo chi đâu, Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần ... 4- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa 5- Trâu khoẻ chẳng lọ cày trưa Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền

6- Con trâu có một hàm răng

Ăn cỏ đất bằng, uống nước bờ ao Hồi nào mày chẳng thương tao Bây giờ mày chết cầm dao xẻ mày Thịt mày tao nấu linh binh Da mày bịt trống, tụng kinh trong chùa Sừng mày tao nạp cho Vua

Cán dao, cán mác, lượt thưa, lượt dày 7- Dù ai buôn đâu bán đâu Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về Dù ai bận rộn trăm bề (*) Mồng mười tháng tám nhớ về chọi trâu

(Ca Dao cổ Đồ Sơn) (*) Bản khác : “Dù ai buôn bán trăm nghề” 8- Đêm qua kẻ trộm vào nhà, Làm thinh chợp mắt để mà mất trâu. Nằm đây chớ chẳng ngủ đâu, Thức mà giữ lấy con trâu con bò. Nằm đây nào đã ngủ cho, Thức mà giữ lấy con bò con trâu. 9- Thiệt tình hỏng phải ba hoa Hôm qua tui thấy con gà đá trâu ... Gà đá trâu bao lâu mới thắng ? Trâu đá gà què cẳng con trâu ! 10- Trâu năm sáu tuổi còn nhanh Bò năm sáu tuổi đã tranh về già 11- Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu Tham vì ông lão tốt râu mà hiền 12- Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà, Cả ba việc ấy đều là khó thay ! 13- Trai thì cày ruộng khiển trâu Gái thì phải biết bổ cau têm trầu 14- Trâu kia kén cỏ bờ ao Anh kia không vợ đời nào có con 15- Trăm năm còn có gì đâu Miếng trầu liền với con trâu một vần 16- Trâu buộc thì ghét trâu ăn Quan võ thì ghét quan văn dài quần 17- Chẳng qua số phận long dong Cột trâu, trâu đứt, cột tròng, tròng trôi. 18- Thứ nhất vợ dại trong nhà, Thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn 19- Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Lúa mọc đầy đồng trâu chẳng buồn ăn 20- Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông xin đổi ba bò chín trâu. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu. Phú ông xin đổi một xâu cá mè. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè. Phú ông xin đổi một bè gỗ lim. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim. Phú ông xin đổi con chim đồi mồi. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi. Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười. 21- Nước giữa dòng chê trong chê đục Vũng trâu đầm hì hục khen ngon

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 159

22- Trâu ta ăn cỏ đồng ta Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm 23- Đàn đâu mà gảy tai trâu, Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi 24- Mười năm cắp sách theo thầy Năm thứ mười một vác cày theo trâu

Chăn trâu - Ai bảo chăn trâu là khổ ? - Không, chăn trâu sướng lắm chớ ! Đầu tôi đội nón mê như lọng che. Tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ. Trong khoảng trời xanh, lá biếc, tôi với con trâu thảnh thơi vui thú, tưởng không còn gì sung sướng cho bằng !

Trần Trọng Kim et al. (1948) Quốc-Văn Giáo-Khoa Thư - Lớp Dự-Bị (Lecture - Cours Préparatoire) Việt-Nam Tiểu-Học Tùng-Thư Rectorat de l’Université Indochine

Điển tích:

Ưa trâu Đời Chiến Quốc, Tử Đồi, con thứ Vua Chu Trang Vương tính rất ưa thích trâu. Trong nhà nuôi tới 200 con trâu gọi là “Văn Thú”. Chính ông cho trâu ăn đồ ngũ cốc, may đồ gấm thêu cho trâu mặc. Trâu có tôi tớ theo hầu. Sau bị giặc giã, vì lo đuổi bầy trâu theo nên Tử Đồi bị giặc bắt giết.

Lục súc tranh công (Tác giả vô danh)

Sáu con vật nuôi trong nhà tranh nhau công trạng của mình: trâu, ngựa, chó, dê, gà và heo (lợn). Trâu kể công trạng mình Trâu mỏi nhọc, trâu liền năn nỉ, Một mình trâu kể nỗi gian nan : “Lóng canh gà vừa mới gáy tan, “Chủ đã gọi thằng chăn vội vã. “Dạy rằng : Đuổi trâu ra thảo dã, “Cho nó ăn ba miếng đỡ lòng. “Chưa bao lâu thoát đã rạng đông, “Vừa đến buổi cày bừa bua việc, “Trước cổ đã mang hai cái niệt 1 “Sau đuôi thêm kéo một cái cày, “Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây, “Trên lưng ruồi bâu, dưới chân đỉa cắn, 1 Niệt : dây to buộc ở cổ trâu

“Trâu mệt đà thở dài thở vắn. “Người còn hầm hét mắng ngược mắng xuôi, “Liệu vừa đứng bóng mới thôi, “Đói hòa mệt 2, bước khôn dời bước. “Ai thong thả, trâu nài ben 3 được ? “Trâu nhọc nhằn ai dễ thế cho ? “Cày ruộng sâu, ruộng cạn cho no, “Lại vườn đậu, vườn mè khiến trở. “Làm không kịp thở, “Ăn chẳng kịp nhai. “Tắm mưa, chải gió chi nài ? “Đạp tuyết, giày sương bao sá ? “Có trâu, sẵn tằm, tơ, lúa má ; “Không trâu, không hoa, quả, đậu, mè. “Lúa gặt cắt lên, đã có trâu xe : “Lúa chất trữ lại, để dành trâu đạp. “Từ tháng Giêng cho đến tháng Chạp, “Kể xuân, hè nhẫn đến thu, đông, “Việc cày bừa công vụ vừa xong, “Lại xe gỗ dầm công liên khói 4 “Bất luận xe rào, xe củi. “Nhẫn đến loài phân, bổi 5, tranh, tre, “Hễ bao nhiêu nhất thiết của chi, “Thì đã phú mặc trâu chuyên chở, “Bao quản núi non hiểm trở. “Chi nài khe suối dầm dề.

2 Đói hòa mệt : vừa đới vừa mệt (hòa : lẫn với) 3 Ben : bì kịp 4 Dầm công liên khói : làm việc liên miên không dứt như khói tuôn lên 5 Bổi : cỏ rác

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 160

Veà Xaõ An Tröôøng Trong chừng mực nào đó, Tác giả xin mang cuộc chiến Việt Nam vào truyện ngắn này.

Tường Lam Mở màn chiến dịch bình định An Trường, Đại

đội 4/979 mỗi ngày cho một trung đội mở đường từ Cầu Suối đến Ấp Tư để Công Binh làm đường. Tôi, Chuẩn úy Đào Xuân Long, Chuẩn úy Minh quê Gò Công thay phiên nhau dẫn trung đội đi công tác. Một tháng sau, Minh để lại một chân vì đạp phải lôi gài. Nhiều đến đỗi như cánh đồng trồng khoai đang trúng mùa.

Từng bước, từng bước nhìn thầm, theo dấu giày đồng đội đi trước mà nghe quí thương bàn chân mình vô cùng, một tiếng nổ, bàn chân không còn dính vào cơ thể, dở khóc dở cười, tải thương kịp không chết nhưng trở thành kẻ tàn tật suốt đời. Hận thù chém giết nhau trên địa bàn nầy có từ thời Việt Minh đánh nhau với Pháp, rồi Cộng Sản chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Thôi thì đủ kiểu khủng bố, giết người đủ cách xảy ra từ hai phía.

Vị trí xã An Trường Trà Vinh

Một sĩ quan đóng quân, trưa nằm ngủ trên võng đan bằng cọng lá chuối khô, hai chị em trẻ xinh đẹp con chủ nhà, lấy dây buộc túm hai mép võng lại, sĩ quan thức giấc mỉm cười nói: – Mấy cô giỡn gì kỳ vậy?

Hai cô cùng cười, nhanh tay hơn và nói: – Thiệt, chứ có giỡn đâu ông!

Rút hai cây găn đầu võng, khiêng, hai cô chạy thật nhanh, quăng sĩ quan xuống sông. Ba ngày sau đơn vị phát giác xác vị sĩ quan nổi lên ở đầu sông với chiếc võng còn bao quanh, căn nhà gây án đã bị bỏ trống.

Một cô gái khác mời gọi: – Tối ba má không có nhà. Anh đến chơi!

Trời vừa chập choạng, người hạ sĩ quan vừa bước qua ngạch cửa nhà người tình, một tràng AK từ

trong tủ thờ nổ giòn tan, anh nằm gục vắt ngang bên cửa, không bao giờ thức dậy.

Một câu nói ngọt ngào của một người con gái khác sau khi gỡ vòng tay người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn đang quàng quanh eo ếch mình: – Để em vào chắt nước nồi cơm đang sôi.

Người cán bộ áo Đen, ngồi trên poncho trải khuất trong đám sậy ven sông, môi còn thơm nụ hôn người tình. Một tiếng nổ dữ dội, người ta chỉ lượm được một phần thi thể anh cán bộ.

Những trận phục kích, đặt mìn, ám sát, chặt đầu bằng mã tấu với bản án gắn trên ngực áo đẫm máu, nạn nhân bị qui chụp những tội danh: Điệp viên ác ôn, tình báo Mỹ Ngụy... xảy ra như cơm bữa.

Những toán Biệt Kích Mỹ P.R.U, đơn vị Thám Báo, Phòng Nhì... nhảy vào An Trường ban đêm. Tư Râu, cựu Tiểu đoàn trưởng 308, thuộc Trung đoàn D3, đã bị biệt kích hạ sát trong chòi vịt, cán bộ cấp huyện, tỉnh, kinh tài... nằm lại bên lề đường di chuyển khi băng qua lộ, lọt vào ổ phục kích. Lính Quốc Gia bắt được ghe chở gạo tiếp tế, vải nylon, dây điện, thuốc trụ sinh... chở vào vùng sâu phát xuất từ xã An Trường.

Cư dân không có đàn ông, ảnh họa lớn để trên bàn thờ... tuy nhiên đàn bà mang thai cũng bộn. Người dân, đàn bà và trẻ con, vạch vách đếm toán lính đi "ăn sương" về có đủ số hay không, để báo bằng mật hiệu cho cán bộ Việt Cộng qua đường hay chồng con về thăm nhà.

Trời vừa khuất mình, mưa lai rai, lính với vũ khí nhẹ, cõng bạn trên vai trùm kín poncho. Đến điểm kích thả bạn xuống, toán quân trở về nói cười vui vẻ với đầy đủ quân số. Ám hiệu được nhận an toàn và cán bộ rơi vào ổ phục kích, xác nằm rải rác bên đường với nhiều tài liệu tuyệt mật.

Ở vào thế bị động, mỗi sáng dẫn vài chục lính đi mở đường, đơn vị bị tổn thất dần vì lôi, chông, mìn, bẫy và phục kích.

Ngày nọ tôi dẫn đơn vị đi mở đường, lục soát kỹ càng đến Ấp 5, trưa tôi xin phép vào ngả lưng một chút trong căn nhà lá nhỏ, nền đất nện láng, sạch sẽ. Trên bàn thờ đóng bằng gỗ tạp trên có hai hình: Một ông già và một thanh niên mắt sáng có vẻ học thức. Chủ nhà, người đàn bà độ ngoài năm mươi, áo nâu quần đen với đôi mắt buồn rười rượi. Để trả lời thắc mắc của tôi, chỉ lên hai tấm ảnh trên bàn thờ, bà kể: