10
1 PHÂN TÍCH TRANH DÂN GIAN - ĐÔNG HỒ “HỨNG DỪA” Nguyễn Thanh Tùng Khoa Sư phạm Mỹ thuật Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, xuất hiện từ rất sớm với các thể loại tranh tết và tranh thờ, gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên. Tranh dân gian phát triển vào thế kỷ 16. Đến thế kỷ 18 - 19, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh dân gian đã lan truyền rộng rãi hầu khắp cả nước. Theo dòng chảy của lịch sử, văn hóa cùng sự phân hóa xã hội, những dòng tranh xuất hiện được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất, với những phong cách riêng của mình. Đặc trưng của mỗi dòng tranh được thể hiện ngay từ quy trình làm tranh: kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu, cách pha chế tạo màu sắc... Dưới đây là một số dòng tranh nổi tiếng: - Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) - Tranh Hàng Trống (Hà Nội) - Tranh Kim Hoàng (Hà Tây) - Tranh làng Sình (Huế) Ngày nay, dù thời gian đã làm mai một đi, các dòng tranh dân gian hiện không còn ở thời kỳ cực thịnh, nhưng những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ... vẫn còn đó, như là một chứng tích của xã hội Việt Nam một thời, một di sản không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc.

“HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: “HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

1

PHÂN TÍCH TRANH DÂN GIAN - ĐÔNG HỒ

“HỨNG DỪA”

Nguyễn Thanh Tùng

Khoa Sư phạm Mỹ thuật

Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế

Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, xuất hiện từ rất sớm với các thể loại

tranh tết và tranh thờ, gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và

việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.

Tranh dân gian phát triển vào thế kỷ 16. Đến thế kỷ 18 - 19, tranh dân gian đã dần đi

vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh dân gian đã lan truyền rộng

rãi hầu khắp cả nước. Theo dòng chảy của lịch sử, văn hóa cùng sự phân hóa xã hội,

những dòng tranh xuất hiện được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất, với những phong

cách riêng của mình. Đặc trưng của mỗi dòng tranh được thể hiện ngay từ quy trình làm

tranh: kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu, cách pha chế tạo màu sắc... Dưới

đây là một số dòng tranh nổi tiếng:

- Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)

- Tranh Hàng Trống (Hà Nội)

- Tranh Kim Hoàng (Hà Tây)

- Tranh làng Sình (Huế)

Ngày nay, dù thời gian đã làm mai một đi, các dòng tranh dân gian hiện không còn ở

thời kỳ cực thịnh, nhưng những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ... vẫn còn đó,

như là một chứng tích của xã hội Việt Nam một thời, một di sản không thể thiếu trong

kho tàng văn hóa dân tộc.

Page 2: “HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

2

“Hứng dừa” là tranh dân gian Việt Nam thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ (tên

đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện

Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

“Hứng dừa” thuộc mảng tranh sinh hoạt xã hội, phản ánh cuộc sống, tâm tư tình

cảm đời thường của nhân dân lao động thời bấy giờ. Tranh miêu tả cảnh hái dừa rất sinh

động. Phía trên bên trái, chàng trai đang leo cây hái dừa, cô gái đứng dưới đất, tốc cả váy

lên để hứng dừa! Ở dưới gốc cây, hai cậu bé đang tranh nhau trèo lên cây. Phía trên góc

phải có đề thêm hai câu thơ nôm:

“Khen ai khéo dựng lên dừa,

Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”

Tác phẩm: Hứng dừa Tranh dân gian Đông Hồ -

[Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/]

Hình ảnh và tình huống trong tranh "Hứng dừa" đầy những bất ngờ, dí dỏm và kịch

tính. Các nhân vật, sự vật được thể hiện theo quan niệm tạo hình dân gian, cách điệu khái

quát, động thái nhân vật đôi khi cường điệu và phi thực tế nhưng lại hết sức hài hòa, thú

Page 3: “HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

3

vị. Đây cũng là lối tư duy sáng tạo mà chúng ta thấy ở nghệ thuật điêu khắc Đình làng

Bắc bộ.

Cây dừa có vẻ thấp so với thực tế và so với tỷ lệ nhân vật, phần trên cong xuống,

như diễn tả sức nặng của chàng trai đang víu cành thả dừa, khuôn mặt vui vẻ, hóm hỉnh,

liệu cái váy của cô gái có chịu đựng được sức nặng của 2 trái dừa không? Cách biểu đạt

của cô gái, vừa có cái nhí nhảnh như múa, vừa có cái hớ hênh kéo thốc váy lên để "hứng

dừa". Hình ảnh không thể thấy ở người phụ nữ thời phong kiến.

Ở đây, chúng ta luôn bắt gặp quan niệm “sống hơn giống” trong tranh dân gian, các

sự vật, hiện tượng được diễn giải không theo thực tế, không để ý đến cấu trúc sự vật, con

người hay các nguyên tắc về ánh sáng, xa gần... Thủ pháp tượng trưng, ước lệ trong tạo

hình được đề cao và khai thác triệt để trong cách xây dựng bố cục, diễn tả đường nét, hình

thể, màu sắc, không gian... thoát ra yếu tố tả thực, chú trọng biểu cảm về mặt nội dung,

khiến cho tác phẩm mang được tiếng nói, tâm tư, tình cảm riêng của người sáng tác với

những thông điệp mang đậm tính triết lý nhân sinh, đạo lý con người Việt Nam…

Bên cạnh các hình thể, mảng chữ Nôm trên góc phải vừa tạo nên sự chặt chẽ cho bố

cục tranh, vừa biểu đạt rõ ý tưởng về nội dung. Hình ảnh và lời thơ quyện chặt lấy nhau,

câu thơ ý nhị đã làm nổi bật tình yêu đôi lứa, sôi nổi, chân thực, phóng khoáng của người

dân lao động vốn không bị gò bó, không bị trói buộc trong khuôn khổ, rường cột của lễ

giáo phong kiến.

Hình tượng tung hứng dừa – vốn không có trên thực tế, một mặt phản ánh sinh động

xã hội nông nghiệp, cuộc sống lao động của người nông dân chất phác, những phong tục,

tập quán, sinh hoạt đặc sắc của người dân Việt... mặt khác, cho thấy tính mâu thuẫn trong

cuộc sống và sự đan xen phức tạp của các mối quan hệ xã hội khác. Phải chăng sự hài hòa

giữa con người với thiên nhiên, hài hòa với cộng đồng xã hội sẽ mang lại hạnh phúc cho

chính mình và mọi người. Thông điệp về một sự giải phóng tâm hồn con người, thoát đi

mọi ràng buộc để tìm đến những ước mơ bình dị, cuộc sống thanh bình... Có lẽ đây chính

là tính minh triết và nhân bản trong nội dung của bức tranh này.

Page 4: “HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

4

Nhìn tổng thể, đây là bức tranh có cấu trúc tam giác hơi lệch về phía trái, đáy sát với

đáy tranh, đỉnh là ngọn dừa. Bố cục tam giác thông thường tạo ra sự ổn định và vững

chắc. Phía bên phải là 02 câu thơ nôm tạo sự cân đối và chặt chẽ cho bố cục. Thêm vào

đó, sự bố trí các hình tượng nhân vật, mảng, màu, tỷ lệ, khoảng cách, hướng chuyển

động... tạo ra hiệu quả đối trọng và thăng bằng cần thiết cho bức tranh.

Nếu xét chi tiết, ngoài cấu trúc tổng thể, nhờ sự liên kết thị giác và tập hợp thị giác,

người xem có thể dễ dàng nhận ra các cấu trúc bên trong như: cấu trúc tam giác hình (a),

cấu trúc đa giác hình (b) hay cấu trúc oval hình (c)

(a) (b) (c)

Page 5: “HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

5

Cả 3 sự liên kết này đều tỏ ra hợp lý với thói quen thị giác người xem. Tuy nhiên, để

có thể dẫn đến một kết luận rõ ràng và thuyết phục hơn về cấu trúc, chúng ta có thể xem

xét, so sánh bức tranh “Hứng dừa” với bức tranh “Đánh ghen” (cùng thuộc dòng tranh

Đông Hồ), khám phá một vài điều thú vị về sự giống nhau các yếu tố nội dung như: sự hài

hước, dí dỏm, nghịch ngợm; các yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình tượng; sự

tương phản, trái chiều và sự chuyển động trong bố cục của chúng.

- Nếu cấu trúc tổng thể của bức “Hứng dừa” là một tam giác thuận chiều, đỉnh là

ngọn dừa ở phía trên, thì bức “Đánh ghen” là một tam giác ngược chiều có đỉnh là cậu bé

phía dưới cùng. (Cấu trúc tam giác ngược, tạo cảm giác chông chênh, dễ đổ vỡ, phù hợp

với các chủ đề chiến tranh, đối chọi, kịch tính...) Bên trái bức “Hứng dừa”- là cây dừa - có

hướng nghiêng về phải, thì bức kia - là cây tùng - có hướng nghiêng về trái. Bức “Hứng

dừa”- gốc cây bên phải, có hướng chuyển động từ dưới lên, thì ở “Đánh ghen”- tấm bình

phong lại có hướng chuyển động từ trên xuống. Các sự vật bên dưới, sát đáy tranh - một

bức có hướng từ phải qua trái - bức kia có hướng từ trái qua phải; 02 hàng chữ nôm cũng

trái chiều như vậy.

- Cả 02 bức tranh đều có 04 nhân vật, tạo thành 2 tuyến. Bức tranh “Hứng dừa” có

03 nhân vật cận cảnh (tuyến 01), ở xa hơn (phía trên) là chàng trai (tuyến 02). Ngược lại,

Page 6: “HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

6

bức tranh “Đánh ghen” có 01 nhân vật cận cảnh là cậu bé (tuyến 01), 03 nhân vật ở xa

(phía trên), (tuyến 02).

Tất cả các tập hợp và liên kết thị giác kết hợp với những động thái các nhân vật, độ

đậm nhạt, màu sắc... khiến cho ta thấy cấu trúc oval cùng với tính chất chuyển động

không ngừng của nó là phù hợp với tinh thần cái “động” trong cái “tĩnh” trong tranh dân

gian, phù hợp với chủ đề của cả 02 tác phẩm, phản ánh được nội dung sinh hoạt sinh động

muôn màu muôn vẻ.của người dân lao động.

Nghiên cứu một số tác phẩm hội họa trong và ngoài nước, khi miêu tả cảnh sinh

hoạt, các trò chơi, lễ hội... người ta cũng hay dùng hình tròn, oval để cấu trúc bố cục, ví

dụ như: Bức “Nhảy múa”- H. Matiss, (1910), “Trò chơi của trẻ con”- Pieter Brueghel the

Eider, (1560)...

Matisse. Nhảy múa. 1910. Sơn dầu.Matisse. Nhảy múa. 1910. Sơn dầu. Pieter Brueghel the Eider.

Childrens Gamé.1560. Pieter Brueghel the Eider.

Childrens Gamé.1560.

Page 7: “HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

7

Trọng tâm chính của bức tranh đặt ở cô gái đang vén váy hứng dừa, vị trí ở điểm

nhấn mạnh thị giác phía dưới bên phải, hình ảnh cô gái được cách điệu khái quát, mảng

lớn, động tác thoải mái, phóng khoáng. Y phục là cặp màu tương phản đỏ - lục xanh gây

sức hút mạnh với thị giác người xem. Hình ảnh cô gái khiến chúng ta liên tưởng ngay tới

chủ đề “Hứng dừa”.

Các nhân vật khác như: chàng trai, 02 cậu bé cũng được đặt ở gần các điểm nhấn

mạnh thị giác, mảng nhỏ hơn, động thái các nhân vật, các yếu tố đậm nhạt và màu sắc tạo

sự nối kết quan trọng và làm tăng sự nổi bật của trọng tâm.

Trong tranh dân gian Đông Hồ, nét là một phần cực kỳ quan trọng, quyết định đến

vẻ đẹp cũng như nội dung của tranh, bức tranh “Hứng dừa” sử dụng đường nét theo lối

“Đơn tuyến bình đồ”1 khái quát, đơn giản nhưng lột tả hết cái “thần” cái duyên dáng, hóm

hỉnh của từng nhân vật. Sự kết hợp giữa những nét dài mềm mại bao quanh hình, tạo nên

sự nhất quán giữa hình và mảng, những nét viền to nhỏ đậm đà, dứt khoát... diễn tả được

tình cảm, tính cách nhân vật. Những nét ngắn gọn dứt khoát ở trên lá dừa, nét chấm tạo

1 Đơn tuyến bình đồ: Nét đơn trên mảng màu phẳng, lối vẽ thông dụng trong hội họa phương đông và nghệ

thuật trang trí mặt phẳng, loại bỏ bóng, khối để tập trung vào sự biểu cảm của đường nét. Mỗi mảng phẳng đậ hat nhạt đều có nét viền giới hạn. Đơn tuyến bình đồ thích hợp cho các dạng tranh khắc, tranh in, tranh truyện, hoạt hình...

Page 8: “HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

8

họa tiết trên thân dừa, quả dừa hay tạo chất trên thân gỗ, đất ... Sự kết hợp đường nét đa

dạng, phong phú và mềm mại, uyển chuyển, góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng của bức tranh

này.

Sự độc đáo của tranh dân gian là thể hiện ở tính khái quát cao trong thủ pháp xây

dựng hình tượng nhân vật, biết chọn những vấn đề quan trọng nhất để diễn tả, hướng

người xem vào nội dung, giản lược về hình thức, kích thích quá trình tri giác của người

xem. Hình tượng trong tranh “Hứng dừa” bỏ qua định luật xa gần, những nguyên tắc về

giải phẫu, tính hợp lý của hiện thực, để tạo ra một sự hợp lý của cảm thức nghệ thuật. Các

hình ảnh được khắc họa một cách chắt lọc và tinh giản, được ước lệ theo bản năng nghệ

thuật và cảm xúc trong sáng, hồn hậu, dí dỏm của người dân lao động. Hình ảnh cô gái

vén váy hứng dừa, bỏ qua sự hớ hênh, bỏ qua sự khắt khe của lễ giáo; Hình ảnh chàng trai

khỏe mạnh, nét mặt vui tươi hóm hỉnh, hình ảnh 02 cậu bé vui tươi, hớn hở đang muốn

dành nhau trèo lên cây....Tất cả tạo nên một khung cảnh sống động, trữ tình. Đây chính là

sự kết hợp khá nhiều thủ pháp tạo hình như: thủ pháp đồng hiện, để mở rộng không gian,

thời gian; thủ pháp cường điệu hóa nhân vật, sử dụng không gian ước lệ và biểu tượng

hóa để thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan, gợi liên tưởng hơn tả thực... Có thể nói, hình

tượng trong tranh “Hứng dừa” hướng về con người, thể hiện những nhu cầu, tâm lý sống,

những khát vọng, ước mơ về một cuộc sống no đủ, lạc thú, hạnh phúc và thanh bình của

những người nông dân.

Nhìn vào đậm nhạt, sáng tối của bức tranh, chúng ta thấy trên nền điệp trung gian

là những mảng màu sáng và tối rất mạnh, chuyển động trên hình tượng nhân vật, sự vật...

sự chuyển động của đậm nhạt, sáng tối có tác dụng tạo ra nhịp điệu và chuyển động, nhấn

mạnh khu vực trọng tâm, gây hiệu quả thị giác mạnh mẽ.

Lấy màu nóng làm chủ đạo, trong tranh sử dụng các màu nguyên: màu đen của nét,

màu trắng của da, cây, lá, đất.... Màu vàng của không gian và cặp màu tương phản đỏ- lục

trên y phục các nhân vật, sự vật... Tổng thể bức tranh tràn ngập sắc vàng của nền điệp, sự

óng ánh, điểm xuyết của chất điệp tạo cho không gian sự long lanh và độ sâu nhất định.

(Hiệu quả tạo chất này chúng ta hay thấy trong các tranh sơn mài: dát vàng, bac, trứng

Page 9: “HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

9

vụn...). Hòa sắc nóng kết hợp với cặp màu tương phản: Đỏ -Lục vừa làm tăng tính biểu

cảm nội tâm nhân vật, vừa gây hiệu quả thị giác trực tiếp và mạnh mẽ. Trong tranh, sự hài

hòa giữa đường nét, mảng và màu sắc cũng như sự hài hòa về hình thể và khoảng trống

không gian luôn được tính toán hợp lý, các mảng mầu tươi được đặt cạnh nhau, được làm

dịu bởi nét đen thông qua tác dụng tương phản và bổ túc. Tạo nên một tổng thể có tính

nghệ thuật cao.

Cách sử dụng màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ nói chung và “Hứng dừa”nói

riêng chứa đựng giá trị biểu trưng mang tính triết lý của học thuyết ngũ hành: như màu

trắng ứng với hành Kim, màu xanh ứng với hành Mộc, màu đen ứng với hành Thủy, màu

đỏ ứng với hành Hỏa, màu vàng ứng với hành Thổ. Theo quan niệm của nghệ nhân Đông

Hồ, tiếp thu quan niệm triết học phương Đông: “Màu xanh tượng trưng cho sự sống, sinh

sôi; là màu của mùa xuân, màu hợp với ánh mắt nhìn”; “Màu đỏ tượng trưng cho lửa,

nhiệt nóng, màu của mùa hạ”; “Màu vàng thuộc hành thổ, là màu của đất, tượng trưng cho

mẹ của thiên nhiên”... Đây cũng là lý do mà trong tranh Đông Hồ thường xử lý màu vàng

làm nền cho mặt tranh.

Page 10: “HỨNG DỪA” - hufa.hueuni.edu.vn

10

Khác với phối cảnh không gian xa gần của hội họa phương Tây, lối bố cục tuân thủ

quy luật thị giác. Tranh dân gian Đông Hồ dùng phối cảnh ước lệ Phương Đông làm cơ sở

để tạo ra lối bố cục không gian tượng trưng, khái quát hơn, không tuân theo luật viễn cận

và tự phát theo thói quen nhìn. Ở đây viễn cận là bình đồ, mọi thứ đều thể hiện trên mặt

phẳng, cái xa thì xếp ở trên, cái gần thì xếp ở dưới nhưng không thay đổi hình thể... Hầu

như mọi vật luôn được nhìn ngang tầm mắt, hình ảnh sự vật được diễn tả ở tình trạng dễ

nhận biết nhất, không cần trước lớn sau nhỏ, trước rõ sau mờ, không phụ thuộc vào viễn

cận một điểm nhìn mà được diễn tả theo lối quan sát di động với nhiều góc độ khác nhau

hoặc theo cấu trúc không gian ước lệ của "thấu thị tẩu mã" 2 hay “thấu thị phi điểu” 3

Tranh dân gian Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc,

độc đáo. Nó là tác phẩm của những nghệ nhân dân gian, xuất phát từ đời sống hiện thực,

từ cái nhìn có tính bản năng thuần phác của người nông dân. Khi sáng tạo, họ không bị

câu thúc bởi bất cứ quy chuẩn tạo hình nào. Họ tự do bộc lộ cái “cảm” tự thân về hiện

thực, bằng nhiều thủ pháp phù hợp với bản năng nguyên phác của họ. Có thể nói, trong họ

đồng thời có hai con người: người lao động và người nghệ sĩ với sự tự do sáng tạo.

Bức tranh “Hứng dừa” phản ánh tâm tư nguyện vọng và những ước mơ bình dị,

gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân, đưa ra được thông điệp sâu sắc về triết

lý nhân sinh và tinh thần đạo lý người Việt, gây được ấn tượng sâu sắc cho người thưởng

ngoạn.

2 Thấu thị tẩu mã: “Thấu thị tẩu mã” là lối cấu trúc không gian như nhìn từ trên mình ngựa đang chạy, hình ảnh trong tranh được thể hiện theo lối chạy dài, di chuyển theo hàng ngang. Không phải gần vẽ to, xa vẽ nhỏ như lối nhìn không gian khách quan theo luật viễn cận của nghệ thuật Tây phương, mà trái lại những điểm gần vẽ nhỏ, điểm xa vẽ to. 3 “Thấu thị phi điểu” là lối cấu trúc không gian như nhìn từ trên lưng một con vật đang bay nhìn xuống. Vì thế hình ảnh trong tranh từ gần đến xa đều bằng nhau và như chồng lên nhau theo hàng dọc hoặc sắp xếp thành nhiều tầng nhiều lớp. Tiêu biểu cho lối cấu trúc này là thể loại tranh đứng, miêu tả sự hùng vĩ của thiên nhiên.