174
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VÂN thuyÕt tam tßng, tø ®øc trong nho gi¸o vµ ¶nh hëng cña nã ®èi víi ngêi phô n÷ viÖt nam hiÖn nay Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã s: 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU HÀ NỘI - 2014

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHhcma.vn/Uploads/2014/6/4/nguyen_thi_van_la.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ VÂN

thuyÕt tam tßng, tø ®øc trong nho gi¸ovµ ¶nh h­ëng cña nã ®èi víi ng­êi phô n÷

viÖt nam hiÖn nay

Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS

Mã số : 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU

HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa

học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong

luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố

trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Vân

MỤC LỤCTrang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 51.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo và thuyết tam

tòng, tứ đức trong Nho giáo 51.2. Những công trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ

đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 121.3. Những công trình nghiên cứu quan điểm và giải pháp chủ yếu

nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêucực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Namhiện nay 18

Chương 2: THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO 232.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc 232.2. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam 38

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐIVỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰCTRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 62

3.1. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với ngườiphụ nữ Việt Nam hiện nay 62

3.2. Ảnh hưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với ngườiphụ nữ Việt Nam hiện nay 89

3.3. Những nhân tố làm biến đổi sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứđức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 108

3.4. Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đứctrong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 115

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾUNHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 124

4.1. Một số quan điểm chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực vàhạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối vớingười phụ nữ Việt Nam hiện nay 124

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực vàhạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối vớingười phụ nữ Việt Nam hiện nay 135

KẾT LUẬN 155DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 157DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Người làm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người

già - người ốm, dạy bảo con 94

Bảng 3.2: Vai trò kinh tế giữa nam - nữ trong gia đình 95

Bảng 3.3: Người đóng góp nhiều công sức nhất cho kinh tế gia đình

giới tính người trả lời 95

Bảng 3.4: Người làm chính trong sản xuất - kinh doanh 96

Bảng 3.5: Bảng tham khảo người quản lý tài chính gia đình theo vùng

điều tra 96

1

MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài

Nho giáo ra đời thời Xuân Thu - Chiến Quốc - thời kỳ mà tình hình

kinh tế - xã hội có nhiều biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các nướcchư hầu nhà Chu tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau làm cho xã hội lâmvào cảnh loạn lạc, rối ren. Trước tình hình đó, các nhà tư tưởng của Nho giáođã lý giải các vấn đề xã hội và họ muốn tìm ra phương pháp đưa xã hội từloạn lạc tới thịnh trị. Chính vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, thực chất Nhogiáo là đạo trị nước, Nho giáo là đạo làm người vì bàn nhiều tới việc giáo dụcđạo đức cho con người - nhân tố giúp xã hội ổn định, trật tự.

Nội dung giáo dục đạo đức cho con người của Nho giáo tập trung ở cácphạm trù cơ bản như Tam cương, Ngũ thường, Chính danh. Đối với ngườiphụ nữ, nội dung giáo dục đạo đức của Nho giáo thể hiện rõ thông qua thuyếttam tòng, tứ đức.

Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Khi vào ViệtNam, nó được cải biến đi cho phù hợp với tính chất ôn hòa vốn có của ngườiViệt. Trong quá trình tồn tại, giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng Nho giáolàm công cụ để thiết lập ổn định trật tự xã hội và duy trì sự thống trị của giaicấp cầm quyền. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Nho giáo đã có

chỗ đứng nhất định trong đời sống tư tưởng của người Việt. Trong các nộidung đạo đức của Nho giáo thì thuyết tam tòng, tứ đức là những quy phạmgiáo dục đạo đức cơ bản đối với người phụ nữ. Tư tưởng này đã có ảnh hưởngrất sâu sắc đến vai trò, vị trí, cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnhcác giá trị tích cực, thuyết tam tòng, tứ đức có nhiều mặt tiêu cực, trói buộcngười phụ nữ Việt Nam vào lễ giáo phong kiến, kìm hãm các bước tiến củahọ. Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đức trên chặng đường dài của lịch sử dântộc, nó vẫn có giá trị nhất định góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống củangười phụ nữ Việt Nam.

Ngày nay, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước phong kiếnkhông còn nhưng phần nào tư tưởng của Nho giáo nói chung; thuyết tamtòng, tứ đức nói riêng vẫn còn tồn tại ít nhiều và có ảnh hưởng đến người phụ

2

nữ Việt Nam trên cả hai bình diện tích cực và hạn chế. Những ảnh hưởng tiêu

cực của nó như trọng nam khinh nữ, áp đặt hôn nhân… là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới ở nướcta hiện nay.

Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta thực hiện công cuộc Đổimới. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của dân tộc. Trải quagần ba mươi năm thực hiện, quá trình Đổi mới của đất nước đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó có đổi mới kinh tế lànền tảng. Tuy nhiên, mục đích của Đảng ta trong công cuộc Đổi mới khôngchỉ đơn giản về kinh tế mà đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quan niệmvề con người và giải phóng con người. Đảng ta luôn xác định, con người làyếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó, người phụ nữ là lực lượng đông đảonắm vai trò to lớn trong gia đình và xã hội. Công cuộc Đổi mới đã dẫn đếnnhững thay đổi về tiêu chí đánh giá của xã hội, của gia đình đối với người phụnữ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thời đại. Người phụ nữ Việt Nam ngày nay

phải hướng tới vẻ đẹp toàn diện hơn, trí tuệ hơn, giỏi việc nước đảm việc nhà,

tích cực tham gia các hoạt động xã hội... Những quy tắc, chuẩn mực của thuyết tam tòng, tứ đức được sử dụng

một cách hợp lý sẽ trở thành nhân tố quan trọng nâng cao vị trí, vai trò củangười phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại. Điều đó cho thấy việc cần thiếtphải nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho

giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay để đưa ra những giải phápnhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sựnghiệp giải phóng phụ nữ.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọnvấn đề: “Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối vớingười phụ nữ Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở làm rõ nội dung chủ yếu của thuyết tam tòng, tứ đức trong

Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của nó; luận án đề

3

xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởngtích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đốivới người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu- Làm rõ những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho

giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam.- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thuyết tam tòng,

tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những

ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng,tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuLuận án tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản trong thuyết tam tòng, tứ

đức của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.3.2. Phạm vi nghiên cứuLuận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức

đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu4.1. Cơ sở lý luận- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước vềvấn đề phụ nữ

- Luận án dựa trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Nho giáo và

các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước.4.2. Phương pháp nghiên cứuLuận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, sử dụng phươngpháp văn bản học- trích dẫn từ những tài liệu gốc; sử dụng đúng đắn, phù hợpvới các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê, đốichiếu, so sánh, tổng kết thực tiễn...

4

5. Những đóng góp mới- Luận án khái quát những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức

trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam.- Luận án phân tích rõ hơn những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của

thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.- Từ những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những mâu thuẫn đang tồn

tại trong xã hội, luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằmphát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tamtòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án6.1. Ý nghĩa lý luận của luận ánLuận án lý giải rõ hơn về thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và ảnh

hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo

trong việc hoạch định, thực thi chính sách trong công tác phụ nữ của Đảng và

Nhà nước ta hiện nay.- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu

Nho giáo ở Việt Nam, vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.7. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án

gồm 4 chương, 11 tiết.

5

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VÀ

THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁOThứ nhất, những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáoTrong tác phẩm Nho giáo (quyển Thượng và quyển Hạ), Trần Trọng

Kim đã khái quát quá trình hình thành, phát triển và các quan điểm của Nhogiáo qua các giai đoạn phát triển chủ yếu. Trong quyển Thượng, tác giả phântích cụ thể khái niệm và nội dung của thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sửphát triển của Nho giáo trung Quốc và Nho giáo ở Việt Nam.

Trong Khổng học đăng, Phan Bội Châu đã trình bày rõ một số phạmtrù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo. Tác giả đặc biệt đề cao những giá trị củaNho giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò cực kỳ to lớn trong việc giáodục, hoàn thiện nhân cách con người.

Trong tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu luận, Đào Duy Anh cho rằng,chúng ta phải có thái độ khách quan, toàn diện và khoa học khi nhận xét vaitrò của Nho giáo trong xã hội. Ông phê phán thái độ của một số trí thức ởTrung Quốc và Việt Nam coi Nho giáo chỉ là vô dụng, không phù hợp vớikhoa học. Đặc biệt, ông đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những nội dungcơ bản của Nho giáo để từ đó đi đến kết luận, Nho giáo “dẫu nó không thíchhợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịchsử, không ai có thể chối cãi hay xóa bỏ đi được” [1, tr.150].

Trái ngược với hai quan điểm trên về Nho giáo (ca ngợi và phủ nhận),trong Nho giáo xưa và nay [36], Quang Đạm cho rằng, Nho giáo có cả hai mặttích cực, hạn chế và vấn đề là biết tiếp thu, vận dụng nó như thế nào cho hợp lý.

Trong bài Đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam củaTrần Văn Giàu, từ chỗ chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa đạo đức Nhogiáo và đạo đức truyền thống Việt Nam, tác giả khái quát một số đặc điểmcủa nền đạo đức truyền thống và nêu lên những tàn dư của đạo đức Nho giáocần phải khắc phục trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đó

6

là chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc, phương châm trị đạo “thân thân”gây trở ngại cho thực hiện dân chủ, động viên tài năng [Dẫn theo 135].

Nguyễn Thị Nga, Hồ Trọng Hoài trong Quan niệm của Nho giáo vềgiáo dục con người [110] đã khái quát quan điểm giáo dục con người của Nhogiáo nhằm đào tạo những người quân tử, những kẻ sĩ có phẩm chất đạo đứccao quý, ham hiểu biết, có nhân cách, có ý thức đối với cộng đồng để làm

quan. Những người này vừa là hạt nhân trong cuộc sống xã hội, vừa là lựclượng để bổ sung cho các thế lực cầm quyền duy trì chế độ phong kiến. Song,Nho giáo dạy đạo làm người theo quan điểm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” chứađựng nhiều yếu tố hợp lý. Những điều răn dạy đó được cha ông ta tiếp thu cóchọn lọc, bởi vậy, nó trở thành giá trị truyền thống của người Việt Nam.

Bài Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi Nho giáo ở Việt Nam củaPhan Mạnh Toàn [162] đã khái quát sự biến đổi của Nho giáo ở Việt Nam bịchi phối bởi ba nhân tố chủ yếu. Một là, thực tiễn lịch sử dựng nước và giữnước của dân tộc Việt Nam. Hai là, truyền bá vào Việt Nam bên cạnh Nhogiáo còn có Phật giáo, Lão giáo, Đạo giáo... Giữa chúng có sự giao thoa và tác

động đến tư tưởng, quan niệm nhân sinh của người Việt. Ba là, trong quá

trình Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam, đối tượng chịu ảnh hưởng sâusắc nhất là những nhà Nho. Họ ít nhiều được học những câu chữ của cácthánh hiền đạo Nho. Họ có thể tiếp thu, giải thích và tận dụng Nho giáo theonhững cách, những chiều hướng khác nhau tuỳ theo địa vị xã hội, lập trườngchính trị, khả năng nhận thức cũng như đặc điểm riêng của cá nhân mình và nhu

cầu cuộc sống.Thứ hai, những công trình nghiên cứu về thuyết tam tòng, tứ đứcNguyễn Xuân Diện trong Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học đã

khảo sát, đánh giá về trữ lượng, giá trị Nho học và kết luận: các tư liệu viếtbằng chữ Hán Nôm là quan trọng bậc nhất, vì chúng được biên soạn ngaytrong thời kỳ Nho giáo còn thịnh và là các cứ liệu trực tiếp nhất về Nho họctrong lịch sử. Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có 61 tên tài liệu về gia đình

truyền thống, đấy là chưa kể đến 264 cuốn gia phả của các dòng họ. Trong sốtài liệu trên có tới 51 tên tài liệu về gia huấn. Về gia huấn, trên Tạp chí Hán

7

Nôm số 3 (28) - 1996, tác giả Lê Thu Hương đã thông báo có khoảng 34 tên

tài liệu. Bên gia huấn có niên đại sớm nhất mà Viện Nghiên cứu Hán Nômcòn lưu giữ là Cùng đạt gia huấn (VHv.286). Đây là một bản viết tay, có niên

đại 1733, do Hồ Sĩ Tích soạn. Cuốn này chép những bài học kinh nghiệmtrong cuộc đời của ông, dạy con cháu trong nhà giữ gìn nền nếp, biết cầnkiệm, cẩn thận, khiêm tốn, tránh kiêu căng, xa xỉ, đắm chìm trong chuyệnrượu chè... Nói chung, sách gia huấn nêu ra những chuẩn mực ứng xử trong giađình như cha con, vợ chồng, anh em, hoặc mở rộng ra trong mối quan hệ xã hội(quan hệ láng giềng, bạn bè). Một số bản còn đề cập đến giáo dục giới tính chocon trai, con gái (Hành tham gia huấn, Nữ huấn tam tự thư, Xuân Đình gia

huấn). Riêng về bàn luận về Nữ huấn có 10 tên tài liệu [Dẫn theo 174].

Trong Nho học và Nho học Việt Nam của Nguyễn Tài Thư [156] đã có

nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của xã hội đối với xã hội và con

người Việt Nam trong lịch sử. Khi đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng của Nhogiáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng quan trọnghơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan. Quan

niệm của Nho giáo về thuyết tam tòng, tứ đức thuộc về nhân sinh quan (quanniệm về đạo đức người phụ nữ trong xã hội phong kiến). Chính vì vậy, tưtưởng này có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần con người ViệtNam, phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

Trong cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam do Lê Sĩ Thắng chủ biên [135]

có một số bài viết đề cập tới vấn đề đạo đức của Nho giáo - thuyết tam tòng,tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam.

Bài Nho giáo triều Nguyễn và sự thất bại hoàn toàn của nó trước thửthách của lịch sử của Nguyễn Tài Thư có nhận định rằng “vua quan nhà

Nguyễn chỉ muốn người phụ nữ cam tâm tới số phận thấp hèn để không còn

khả năng gì có thể gây tác hại cho trật tự xã hội đương thời”. Tác giả khẳngđịnh: “Hoảng sợ trước sức mạnh của phụ nữ mà Bùi Thị Xuân, một nữ tướngcủa Tây Sơn là tiêu biểu, bực tức trước những yêu cầu tự do và bình đẳng củaphụ nữ mà Hồ Xuân Hương nói lên bằng thơ, vua quan nhà Nguyễn ra sứctruyền bá chữ “trinh”. Một mặt họ sắc phong cho những người mà họ cho là

8

thủ tiết với chồng, mặt khác họ ra sức tuyên truyền sự nhẫn nhục của ngườivợ. Nguyễn Hàn Minh chủ trương người vợ bị chồng ruồng bỏ thì không nên

trách chồng mà nên “trinh nhất” với chồng để được tiếng khen là có nết quý.Nguyễn Văn Siêu thì kêu gọi “đã bước lên cửa nhà chồng, sống chết khôngdám khác”. Nguyễn Đức Đạt thì quả quyết: “làm vợ lẽ không gặp vợ cả hungbạo thì không tỏ được đức hiền” [Dẫn theo 135, tr.515].

Bài viết Vị trí của Nho giáo thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiếnViệt Nam của Nguyễn Đức Sự, lý giải về cơ sở giúp cho Nho giáo chiếm đượcvị trí độc tôn, các phạm trù đạo đức Nho giáo thâm nhập vào đời sống, conngười trong thời kỳ thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam. Tác giả chorằng: “nền sản xuất nhỏ tiểu nông đã tương đối phát triển ở nước ta hồi thế kỷXIV và XV trở thành cơ sở xã hội để cho Nho giáo dễ dàng thâm nhập vào

đời sống. Bởi vì Nho giáo với các khái niệm hiếu, đễ, tiết, hạnh đã góp phầncủng cố uy quyền của người gia trưởng và tôn ty trật tự trong gia đình” [135,

tr.424]. Về sự tuyên truyền và phổ biến đạo đức Nho giáo thời kỳ này tác giảkhẳng định, triều đình phong kiến và cả một đội ngũ quan liêu nho sĩ đã tìm

cách làm cho Nho giáo thâm nhập vào trong quần chúng bằng giáo dục và

pháp luật, bằng khen thưởng và trừng phạt. Nhà vua đã ban ra không biết làbao nhiêu những hứa điều, những bài cáo dụ và những quy định về nghi lễ đểphổ biến Nho giáo vào tận thôn xóm. Các xã trưởng phải có trách nhiệmgiảng dạy những lời cáo và những điều huấn ấy ở những nơi đình đám côngsở cho nhân dân thấm nhuần những lễ giáo phong kiến. Đối với những ngườicon hiếu đễ, người vợ goá ở vậy thờ chồng và hầu hạ cha mẹ chồng cho đếnchết đều được nhà nước biểu dương như những tấm gương tốt về đạo đức.Trái lại những người nào làm trái những quy định về nghi lễ của nhà nước thì

sẽ bị khiến trách và chịu tội [Dẫn theo 135, tr.432].

Cuốn Nho giáo và gia đình do Vũ Khiêu chủ biên [71] đã đề cập đếnnhững quan niệm của Nho giáo về mối quan hệ vợ - chồng trong gia đình.

Theo tác giả, cuộc sống vợ chồng là cơ sở tồn tại của gia đình. Nhưng xuấtphát từ quan điểm coi trọng huyết thống và từ thái độ coi thường phụ nữ,Nho giáo coi trọng tình anh em hơn tình vợ chồng. Bên cạnh đó, tác giả

9

cũng chỉ ra rằng theo Nho giáo, phụ nữ là người phải hứng chịu nhiều đaukhổ, thiệt thòi, bất công, cả cuộc đời phụ nữ chỉ thực hiện chữ tòng. Tác giảcũng chỉ ra rằng, Nho giáo có quan niệm nghiệt ngã về tiết hạnh của ngườiphụ nữ và bên cạnh những điểm tích cực khuyên răn người phụ nữ phải traudồi phẩm chất đạo đức thì Nho giáo cũng có ảnh hưởng không tốt đến ngườiphụ nữ ở quan niệm trong xã hội có hai loại người không thể giáo hóa đó làtiểu nhân và phụ nữ.

Cuốn sách Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [35]

đã chỉ ra sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam. Ở đây, tácgiả đề cập tới đặc điểm của gia đình Nho giáo Việt Nam, vị trí vai trò củangười phụ nữ. Đặc điểm nổi bật của gia đình Nho giáo là gia đình phụ quyềngia trưởng nhằm củng cố chế độ phong kiến. Trong gia đình Nho giáo, ngườiphụ nữ phải tuân phục người đàn ông, người phụ nữ phải thực hiện đạo tòng

trong tam tòng: “Con gái về nhà chồng phải kính nhường, giữ mình cho khéo,

đừng trái ý chồng. Còn chuẩn mực tứ đức mà người phụ nữ cần vươn tới đó làtruyền cho con gái, tiếp nối vòng đời tam tòng, tứ đức [tr.148]. Theo Nho giáo,

người đàn ông có quyền lấy năm thê, bảy thiếp nhưng người phụ nữ chỉ đượcphép lấy một chồng và “trinh tiết” của người phụ nữ được Nho giáo đặc biệt đềcao. Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng chỉ ra rằng, nếu như tình cảm vợ chồnglà cơ sở quan trọng nhất để xây dựng gia đình hạnh phúc thì Nho giáo lại đặtchữ “hiếu đễ” trên chữ “tình” (vợ chồng), thực chất là coi nhẹ yếu tố cơ bản đểxây dựng hạnh phúc [tr.149].

Cuốn Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam của Phan Đại Doãn (chủbiên) [33] là tác phẩm trình bày khá đầy đủ quan niệm của Nho giáo về vị trí,vai trò và đạo đức của người phụ nữ, sự ảnh hưởng của các quan niệm đó đốivới người phụ nữ Việt Nam. Cuốn sách này chỉ ra các điều luật của các triềuđại phong kiến Việt Nam đối với người phụ nữ trên tinh thần bị ảnh hưởngcủa tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong Nho giáo. Tác giả cũng đưa ra nhiềunhận xét, đánh giá đáng lưu ý. Đó là địa vị của người phụ nữ Việt Nam caohơn so với phụ nữ Trung Quốc và tính gia trưởng trong gia đình Việt Namkhông cực đoan như tính gia trưởng của gia đình Trung Quốc mà nguyên

10

nhân sâu xa của nó là gia đình Việt Nam nhỏ và gia đình Trung Quốc là gia

đình lớn. Tác giả đã mượn lời của nhà nghiên cứu Nhật Bản là Insun Yu để lýgiải điều này.

Đặc biệt, tác giả còn chỉ ra sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đứcthông qua các bài Gia huấn và Hương ước được truyền tụng trong đời sốngxã hội Việt Nam để cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng sâu đậm của những tưtưởng này đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đứccủa Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị khúc xạ để phù hợp với đặc trưng riêngcủa người Việt Nam.

Cuốn Nho giáo ở Việt Nam - Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam[174] là tổng hợp các bài báo cáo của Hội thảo quốc tế Nho giáo ở Việt Namcủa các nhà nghiên cứu Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan... Cuốn sáchcó ba phần chính: quá trình du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam;thư tịch Hán Nôm Việt Nam về Nho giáo; Ảnh hưởng của Nho giáo trong đờisống xã hội Việt Nam thời phong kiến. Những nội dung trên đều khẳng địnhmột điều là Nho giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống xã hội ViệtNam. Trong số các bài viết tham gia Hội thảo, bài viết: Sách gia huấn và vấnđề giáo dục gia đình theo quan niệm của các nhà Nho Việt Nam của Đỗ ThịHảo đã đề cập tới thuyết tam tòng, tứ đức. Tác giả đưa ra thuyết tam tòng, tứđức mà người phụ nữ Việt Nam phải thực hiện, điều này được trích dẫn rấtrõ trong các tác phẩm gia huấn (những lời răn dạy đạo đức trong gia đình).

Đỗ Thị Hảo đã thống kê các bài gia huấn trong đời sống xã hội của nước tavà đề cập vấn đề người phụ nữ trong xã hội Việt Nam bị coi thường. Đó làtâm lý trọng nam khinh nữ, nam ngoại nữ nội, nam thượng nữ ti; phụ nữ làđối tượng khó dạy bảo. Đặc biệt tác giả đã chỉ ra các nhục hình mà ngườiphụ nữ phải chịu khi bị phạm tội (trong thời Nguyễn): “Gọt gáy bôi vôi, thảbè trôi sông hoặc voi giày” [174, tr.230].

Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương [2] tập trung trình bày

các đặc điểm kinh tế, chính trị, đời sống xã hội theo nếp cũ của người ViệtNam. Công trình đề cập tới vị trí, vai trò, đạo đức của người phụ nữ Việt Namtrong xã hội cũ. Trong xã hội Việt Nam luôn tồn tại quan niệm trọng nam

11

khinh nữ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi, luôn luôn phải chịu thuậntheo thuyết tam tòng. Mặt khác, tác giả thừa nhận vị trí của người đàn bà ViệtNam cao hơn người đàn bà Trung Quốc.

Phan Ngọc trong Bản sắc văn hóa Việt Nam [112] đã chỉ ra các khúc xạ củaNho giáo khi vào Việt Nam. Nho giáo được người Việt tiếp thu và biến đổi nó chophù hợp với xã hội Việt. Nhiều phạm trù của Nho giáo đã được các nhà Nho ViệtNam cải biến, có nội hàm rộng hơn, phong phú, mang nhiều yếu tố nhân văn,nhân bản hơn. Theo tác giả, có như vậy Nho giáo mới đóng một vai trò quan trọngđối với lịch sử của dân tộc và ảnh hưởng nhiều mặt đối với văn hóa Việt Nam.

Bài viết Nho giáo với gia đình Việt Nam truyền thống của Tú Hoan [57]

có những đánh giá sắc sảo về vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong

gia đình truyền thống. Gia đình là một phạm trù lớn trong Nho giáo với tưcách là một hệ tư tưởng triết học. Trong Ngữ luân: “Vua - Tôi, Cha - Con,

Chồng - Vợ, Anh - Em, Bạn bè” thì có đến hai cương nói về gia đình, trong

ngũ luân: “quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu thê, bằng hữu” có đến ba luân nóivề gia đình. Có lẽ cũng bởi vì Nho giáo là một học thuyết chính trị nên Nho

giáo coi gia đình như là một quốc gia thu nhỏ và để điều hành được đất nướctrước hết phải điều khiển được gia đình (Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ). Nhữngmối quan hệ gia đình phức tạp này cứ dai dẳng đeo bám người phụ nữ, khổ lắm,nhưng vẫn cắn răng chịu đựng cũng bởi tam tòng. Sống trên cương vị người vợ,người con dâu, người phụ nữ càng phải uốn mình để đạt tứ đức. Nhưng dù thếnào, vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam truyền thống cũng vẫn rấtquan trọng. Vị trí và thân phận của người phụ nữ không quá thấp và bị coi rẻ nhưphụ nữ trong luân lý Nho giáo hoặc phụ nữ trong các mô hình gia đình ở cácquốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Nho giáo. Đây có thể nói là mộtsự tiến bộ về văn hóa, một sự tiếp thu có chọn lọc trên cơ sở có sự hòa hợp vớicác yếu tố văn hóa bản địa của người Việt Nam chúng ta. Đây là cái tài củangười Việt Nam trong việc “bán địa hóa” văn hóa bên ngoài.

Nhìn chung các công trình trên đã phân tích những nội dung cơ bản củađạo đức Nho giáo, làm sáng tỏ nội dung của thuyết tam tòng, tứ đức và một sốảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

12

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾTTAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆTNAM HIỆN NAY

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuyết tamtòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Cuốn Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quảnlý của Việt Nam hiện nay do Nguyễn Thế Kiệt chủ biên [76] bao gồm 18 bài

viết của các tác giả tập trung vào các vấn đề nguồn gốc, đặc trưng của đạođức phong kiến Việt Nam; một số tàn dư của đạo đức phong kiến ảnh hưởngtrong đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay; những nguyên nhân tồn tại của cáctàn dư đạo đức phong kiến và một số phương hướng khắc phục. Một trongnhững tàn dư của đạo đức phong kiến liên quan đến phụ nữ đó là tư tưởngtrọng nam khinh nữ. Tư tưởng này đã kìm hãm sự phát triển của người phụ nữtrong các mặt của đời sống xã hội. Khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ làcả một quá trình làm thay đổi ý thức đạo đức đã ăn sâu, bám rễ trong đời sốngtinh thần của xã hội. Thực hiện bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ, tạo điều kiệncho phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng của mình trong mọi hoạt động của cáclĩnh vực trong gia đình cũng như ngoài xã hội là một tiêu chí của sự phát triển và

tiến bộ. Tuy nhiên, nhận thức đúng về quan điểm đó đã khó, thực hành nó trong

cuộc sống càng khó hơn, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo và quản lý. Hiện nay,Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nhằm xoá bỏtư tưởng trọng nam khinh nữ, tiến tới thực hiện nam nữ bình đẳng.

Nguyễn Bình Yên trong luận án tiến sĩ Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởngphong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc phục [189],

đã chỉ ra những tiêu cực cơ bản của tư tưởng phong kiến Việt Nam và ảnhhưởng của nó trong các lĩnh vực đạo đức, lối sống; trong nhận thức, thực hiệndân chủ; trong thế giới quan và phương pháp tư duy. Một trong những tiêu cựccủa tư tưởng phong kiến đó chính là “Đạo đức phong kiến Việt Nam có đặctrưng là... địa vị, tôn ti trật tự nặng nề, bè phái cục bộ, trọng nam khinh nữ, xemthường lớp trẻ, đạo đức giả” [189, tr.87]. Và đặc biệt khi nói về những tư tưởngtiêu cực đó đối với phụ nữ tác giả đã cho rằng “trọng nam khinh nữ là một đặc

13

trưng của đạo đức phong kiến. Tuy tư tưởng khinh thường phụ nữ đã xuấthiện từ chế độ phụ quyền gia trưởng và có lịch sử kéo dài nhưng chỉ có dướichế độ phong kiến thì nó mới phát triển đến đỉnh cao” [189, tr.93-94]. Theo

tác giả, người phụ nữ là đối tượng bị áp bức, bóc lột nhiều nhất dưới chế độphong kiến “người phụ nữ phải chịu thêm thân phận nô lệ, bị coi như một thứtài sản có thể chuyển nhượng, cầm cố. Chức năng đáng giá nhất của họ là sinh

con, mà phải sinh con trai để nối dõi tông đường của gia tộc” [189, tr.94].

Người phụ nữ bị bó buộc trong thuyết tam tòng, tứ đức. Đặc biệt trong tứ đức,

tác giả chỉ ra rằng, người phụ nữ phải chịu gò mình theo đức hạnh, họ sốngtrong sự giam cầm của việc giữ gìn trinh tiết. Tư tưởng này đã giam hãm,

ngăn cản người phụ nữ đấu tranh giành lấy hạnh phúc chân chính của mình.

Tất cả những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữ trongthời trước đã có ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng của người phụ nữ hiệnnay. Vấn đề mà tác giả đưa ra là các giải pháp khắc phục tình trạng trên đểnâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ hiện nay.

Bài viết Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam củaNguyễn Đức Quỳ cho rằng, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng vô cùng mạnhmẽ tới đời sống tinh thần của người Việt Nam. Những chuẩn mực về đạo đứcnhư tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đều là những khuôn phép vôcùng nghiệt ngã đối với những ai không theo những chuẩn mực ấy, đặc biệtđối với người phụ nữ. Ngày nay, ảnh hưởng mặt trái của đạo đức Nho giáovẫn còn dai dẳng trong đời sống nhân dân, ở mọi tầng lớp, lứa tuổi. Nó tác

động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận người trong xã hộithể hiện trên những phương diện như nếp sống không thật sự dân chủ, đánhgiá con người không đúng tiêu chuẩn, coi thường phụ nữ [Dẫn theo 135].

Trong Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Vũ Duy Mền [93] đềcập tới sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo và vai trò của hương ước đối vớilàng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hương ước là những quy định của làng xã

đối với người dân trong khu vực, những quy định đó thuộc về các mặt kinh tếvà đặc biệt là luân thường đạo đức (những quy phạm pháp luật mang tính chấtlàng xã). Xã hội phong kiến quản lý xã hội bằng luân thường của Nho giáo

14

như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức nên những quy định tronghương ước đều nhằm đề cao chế độ phụ quyền - trọng nam khinh nữ. Tác giảcho rằng, trong các hương ước đều quy định người phụ nữ không được thamdự việc làng, phải giữ đúng trật tự cương thường trong gia đình và xã hội, nếukhông chồng mà chửa thì bị làng phạt thật nặng... Tuy những quy định đó làđể giữ vững đạo lý, trật tự làng xã nhưng đã thể hiện sự khắt khe của lệ làng

đối với phụ nữ, sự bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ...Bên cạnh các cuốn sách, còn có nhiều bài báo trên tạp chí của các tác giả

khác. Chẳng hạn, Đinh Khắc Thuân với Sự thâm nhập của Nho giáo vào làngxã Việt Nam qua tư liệu hương ước [153] cho rằng Nho giáo thâm nhập vào

làng xã trước hết qua các điều lệ trong khoán ước của làng liên quan đến rănbảo, thưởng phạt hành vi đạo đức như khuyên răn trung hiếu, lễ nghĩa, phẩmhạnh. Hương ước làng Quỳnh Đôi, xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnhNghệ An soạn năm 1638 có điều ước sau: “Người ta lấy luân lý làm trọng,nghĩa là người làm cha thì tính nết hiền hành, phận làm con thì thờ cha mẹcho có hiếu, làm anh thì ăn ở với em cho thuận hòa, làm em thì cung kính

với anh, chồng nói thì vợ nghe. Làm người cần cư xử là thế, nếu khôngchẳng khắc gì loài cầm thú”. Điều ước thứ 15 làng Hoàng, xã Cổ Mộc,huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (năm 1898) quy định: “Đàn bà chửahoang, nếu phạm vào luân thường và người đàn bà đang có tang hoặc cóchồng thì phạt 12 quan tiền”. Trong quan hệ gia đình, làng xã khẳng địnhquyền nam giới, quyền của người cha trong gia đình. Nam giới mới là thành

viên chính thức đại biểu cho quyền thừa kế, thừa tự, và chỉ có người cha mớicó quyền cao nhất trong quản lý gia đình. Bởi thế, con cái phải có tráchnhiệm vâng lời, nuôi dưỡng, hiếu thảo cha mẹ, ông bà. Các quan hệ gia đình

này mở rộng ra dòng họ, chỉ có nam giới mới được vào giáp, được ra đình

trung, được chia ruộng và chịu nghĩa vụ nhà nước.Bài Nho giáo và văn hóa ứng xử của người Việt bình dân trong quan hệ

hôn nhân và gia đình của Nguyễn Thị Kim Loan [84] đưa ra quan niệm củaNho giáo về quan hệ vợ chồng, chuyện dựng vợ gả chồng là do cha mẹ toàn

quyền quyết định nên hôn nhân “chỉ là việc hoàn thành một nghĩa vụ cao cả

15

nhất đối với gia tộc là sinh con nối dõi tông đường”; “mất vợ còn có thể lấyvợ khác, thậm chí nhiều vợ khác, chứ mất anh em thì lấy gì để thay thế”.

Người phụ nữ trong Nho giáo có một vị trí thật thấp bé và phụ thuộc. KhổngTử nói: “Đàn bà thì núp theo chồng, cho nên không được phép quyết địnhviệc gì. Có ba điều phải theo: ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồngchết theo con, không dám theo ý riêng mình”. Tuy nhiên, trong bài viết này,

tác giả cũng khẳng định rằng lối ứng xử như vậy của Nho giáo trong quan hệvợ chồng thật xa lạ với người Việt bình dân và đưa ra nguyên nhân là Nhogiáo vào Việt Nam đã bị khúc xạ để hợp với văn hóa người Việt.

Bài Sự truyền bá, phát triển và biến đổi của tư tưởng Nho giáo ở ViệtNam của Tôn Diễn Phong [117] đăng trên tạp chí Hán Nôm đã chỉ ra ba điểmkhác biệt căn bản giữa ảnh hưởng thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụnữ Việt Nam với người phụ nữ Trung Quốc. Một là, tác dụng của phụ nữ ViệtNam không đóng khung trong nội bộ gia đình. Họ có thể tham gia một số hoạtđộng kinh tế xã hội và sản xuất kinh doanh như mở hiệu buôn, mở hàng ăn,làm xưởng gia công... Việc chợ búa, buôn bán phần nhiều do phụ nữ đảmnhiệm. Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình không thể thiếu phụ nữđảm nhiệm. Phụ nữ Việt Nam không đứng ngoài hoạt động xã hội. Hai là,

trong gia đình, phụ nữ Việt Nam không phải tất cả đều nghe lời nam giới.Trái lại, họ có quyền, có tiếng nói trong công việc gia đình, đối với nhữngviệc trọng đại, cả vợ lẫn chồng đều cùng nhau bàn bạc. Do mua bán là việccủa phụ nữ, nên kinh tế gia đình phần nhiều do phụ nữ quản lý. Ba là, trong

việc hôn nhân, nam nữ Việt Nam rõ ràng có bình đẳng hơn. Điều này thểhiện rõ trong bộ Luật Hồng Đức. Ngoài ra, trong xã hội phong kiến ViệtNam, phụ nữ thuộc tầng lớp xã hội nào chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giacàng lớn thì sự trói buộc của lễ giáo phong kiến đối với họ càng nặng nề,

địa vị xã hội của họ càng thấp kém hơn. Như gia đình các hoàng tộc, quanlại, Nho sĩ chẳng hạn. Còn phụ nữ trong các gia đình bình dân do chịu ảnhhưởng tư tưởng Nho gia tương đối ít, nên sự trói buộc của lễ giáo phongkiến đối với họ cũng tương đối ít.

16

Cuốn Những hủ tục bất công trong vòng đời người phụ nữ Việt Nam củaLê Thị Nhâm Tuyết [167]. Đây là một công trình chuyên sâu về giới. Qua cáchtiếp cận sự biến đổi của các chuẩn mực, các giá trị văn hóa trong xã hội Việt Nam,tác giả chú ý nhiều đến những tập tục lạc hậu liên quan đến phụ nữ - những ngườivốn chịu nhiều bất công trong xã hội có nguồn gốc từ thuyết tam tòng.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu về người phụ nữ Việt Nam hiện đạiTrong Nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Ban

tuyên huấn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [6], xác định: Trongcông tác vận động quần chúng nói chung của Đảng, công tác phụ nữ là mộtbộ phận quần chúng của Đảng không thể thiếu được trong công cuộc cáchmạng nhất là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Công tác phụ nữ có khó khăn,

gian khổ, nhưng cán bộ ta vì quyền lợi lâu dài của phụ nữ tức là sự nghiệpgiải phóng triệt để cho phụ nữ thì không gì vinh dự hơn là chúng ta đã thựchiện nguyện vọng sâu xa nhất của mỗi người phụ nữ Việt Nam từ bao nhiêu

đời nay mong ước. Đó là tiền đồ vinh quang nhất của mỗi cán bộ phụ nữ.1,An tâm công tác, trung thành với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và sựnghiệp giải phóng phụ nữ. 2, Tích cực làm tốt công tác phụ nữ, dù ở tronglĩnh vực công tác nào cũng không nên tách rời công tác phụ nữ. 3, Ra sức họctập, nâng cao tinh thần phê bình, tự phê bình, đảm bảo đoàn kết nội bộ.

Nguyễn Thị Thọ trong Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay[151] đã chỉ ra những nhân tố quy định và những chuẩn mực căn bản của đạođức gia đình Việt Nam. Tất cả các yếu tố và đặc điểm này đều có sự tác độngbởi quan điểm đạo đức của Nho giáo. Tác giả cũng trình bày những tác độngtiêu cực của kinh tế thị trường, của tư tưởng đạo đức Nho giáo đối với đạo đứcgia đình. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng trên và xây

dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay.Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện

nay của Dương Thị Minh [94], trong đó, tác giả chỉ ra cụ thể các chức năngcủa người phụ nữ trong gia đình và xã hội là tái sản xuất ra con người của giađình; giáo dục gia đình, thực hiện chức năng kinh tế; chức năng thoả mãn nhu

cầu tâm lý, tình cảm trong gia đình; chức năng xây dựng gia đình ấm no, bình

17

đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những mặt hạnchế của người phụ nữ Việt Nam hiện nay: lực lượng tham gia chính trị xã hộicòn thấp, số ít phụ nữ là chủ hộ gia đình, vẫn còn nhiều tình trạng bạo lực giađình... Tất cả ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của người phụ nữ ngày nay.

Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước của Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu [9].

Ở công trình này, các tác giả đã thực hiện rất nhiều các cuộc khảo sát và điều traxã hội học về vai trò của người phụ nữ với những số liệu cụ thể. Thông qua cáckết quả khảo sát, các tác giả cho chúng ta thấy vai trò rất lớn của người phụ nữ.Họ là những người có công lớn trong việc phát triển kinh tế cho gia đình, là ngườilàm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người già, người ốm và dạy bảo con.Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ đứng tên sổ đỏ, sở hữu nhà và chủ hộ kinh doanh gia đình

so với nam giới là thấp nhất. Nguyên nhân của vấn đề này là do tính gia trưởng, đềcao vai trò của nam giới đã tồn tại lâu đời trong đời sống xã hội nước ta.

Bài viết Lễ giáo Nho gia phong kiến kìm hãm bước tiến của phụ nữ ViệtNam hiện nay của Lê Văn Quán [120], đã chỉ ra những mặt tiêu cực trong quanniệm của Nho giáo về người phụ nữ. Tác giả sử dụng những thuật ngữ trong dângian để dẫn chứng những tiêu cực đó là trọng nam khinh nữ, nam ngoại nữ nội,nam tôn nữ ti, nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, một trăm đứa con gái khôngbằng hạt... của con trai... Những hậu quả của những tư tưởng trên đó là ngườiphụ nữ bị coi thường khinh rẻ trong xã hội. Tác giả lấy dẫn chứng những trườnghợp phụ nữ bị gia đình chồng, chồng đánh đập ruồng bỏ mà nguyên nhân sâu xa

của vấn đề đều xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong đờisống người dân Việt Nam.

Tác giả Vân Chi trong bài viết Phan Bội Châu với vấn đề phụ nữ [24] đã

để cập tới quan niệm của Phan Bội Châu về nữ giới. Những quan điểm của ôngvề phụ nữ được thể hiện rõ trong cuốn sách Vấn đề phụ nữ. Phan Bội Châu đánhgiá cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Ông nói: “ Phụ nữ là nhữngngười có trách nhiệm làm mẹ tốt, làm vợ hiền, biết việc thơ văn, hay nghềbuôn bán, khéo đường dạy dỗ con em, giúp đỡ quân lính. Mẹ tốt thì sinh đượccon ngoan, vợ hiền thì giúp được chồng giỏi. Hơn nữa về các sự nghiệp chính

18

trị người phụ nữ có quyền lợi khôn cùng. Có chú trọng việc giáo dục thì mớibỏ được riêng tư mà theo công lợi, mới làm cho nước nhà giàu mạnh tấn tới”.

Mạnh mẽ và triệt để hơn khi Phan Bội Châu cho rằng “trong một nước nếukhông có phụ nữ yêu nước thì nước ấy sẽ làm đầy tớ cho người ta thôi”. Khác

với các nhà tư tưởng cùng thời vào đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã phê

phán thuyết tam cương, tam tòng - cho rằng đó là rào cản ngăn chặn sự pháttriển tiến bộ của người phụ nữ. Phan Bội Châu phê phán những người phụ nữhọc đòi văn hóa Tây học lai căng, sống theo ý thích cá nhân của mình, thích

chơi thể thao, từ chối nội trợ... đi ngược lại với phẩm chất truyền thống củangười phụ nữ Việt Nam. Ông phê phán phong trào đòi nữ quyền giả tạo.

Ông đề cao việc vận động phụ nữ làm cách mạng, phụ nữ tham giacông tác xã hội. Phan Bội Châu cho rằng: “Phụ nữ vận động là một việc cầnthiết trong xã hội đời bây giờ” [24] và muốn bắt tay vào việc vận động phụ nữtrước hết phải nhận thức được vai trò của phụ nữ trong xã hội, trong quốc gia,trong loài người. Chủ trương vận động phụ nữ của Phan Bội Châu gồm 4 nộidung: 1. Mở mang về đường trí thức của phụ nữ; 2. Liên kết đoàn thể phụ nữ;3. Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ; 4. Nâng cao địa vị của phụ nữ”. Trong

4 nội dung trên theo Phan Bội Châu quan trọng nhất là việc nâng cao trình độtrí thức cho phụ nữ vì chỉ có trên cơ sở nâng cao trình độ trí thức cho phụ nữmới có thể thực hiện nâng cao địa vị phụ nữ.

1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁPCHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNHHƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤNỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thờikỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Đề án 343 [15], Bộ giáo dục và

đào tạo xác định: Những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Namcần giữ gìn, phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Đó là phẩm chất yêu nước; Ý thức trách nhiệm đối với gia đình và xã

hội; Ý thức tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học, công nghệ và kỹ năng nghềnghiệp; Tinh thần năng động, sáng tạo và ý chí vươn lên trong cuộc sống;

19

Xây dựng lối sống văn hóa của phụ nữ Việt Nam; Ý thức pháp luật; Phẩmchất nhân hậu, vị tha.

Cuốn Công, dung, ngôn, hạnh thời nay của Lê Thị Bừng, Nguyễn ThịVân Hương [17] khẳng định: các nhà khoa học đã dự báo thế kỷ 21 là thế kỷcủa phụ nữ. Phụ nữ chiếm hơn một nửa nhân loại trên thế giới. Trong lịch sửphát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc, thái độ đối với phụ nữ luôn luôn làmột vấn đề thời sự, một vấn đề đạo đức, chính trị, cũng là thước đo của mộtxã hội văn minh. Tác phẩm bàn đến Công, dung, ngôn, hạnh với mục đíchgiúp người phụ nữ tự đánh giá mình một cách nghiêm túc, bởi cái khó nhấtcủa một con người là tự biết mình là ai? Cuốn sách với mong muốn góp phầnnhỏ trong việc định hướng, gợi ý cho các bạn gái hiện nay: Cảm nhận, suynghĩ, hành động theo những chuẩn mực “công, dung, ngôn, hạnh” mang giá

trị đạo đức, truyền thống - nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt Nam nóichung và cho các bạn gái nói riêng, nhất là trong xu hướng mở cửa và hộinhập hiện nay.

Trong Gia đình, phụ nữ với dân số, văn hóa và sự phát triển bềnvững của Lê Thi [145], tác giả chỉ ra vai trò của người phụ nữ, của gia đình

đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nhân văn và đề cao việc thực hiệnsự bình đẳng về giới, cải thiện đời sống phụ nữ là yêu cầu quan trọng đểnâng cao chỉ số phát triển con người Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả đã đưara những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của công, dung, ngôn, hạnh xưa vànay. Theo ý tác giả, tứ đức của Nho giáo có rất nhiều ưu điểm để chúng tatiếp thu vận dụng trong xã hội hiện đại. Từ đó đưa ra những giải pháp xâydựng chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại để đápứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Luận văn thạc sĩ Ảnh hưởng của học thuyết tam tòng, tứ đức trongNho giáo đối với đạo đức người phụ nữ ở đồng bằng Sông Hồng hiện naycủa Bùi Nhật Hương [60] đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống thuyếttam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam. Phân tíchnhững nhân tố tác động đến sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức vớiđạo đức người phụ nữ ở đồng bằng Sông Hồng. Đặc biệt, luận văn chỉ ra

20

thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với đạo đức ngườiphụ nữ ở đồng bằng sông Hồng. Và đưa ra ba phương hướng và bốn giảipháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực; hạn chế ảnh hưởngtiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đến việc xây dựng đạo đức mới chongười phụ nữ đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Namxưa và nay - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Đại học Sư phạm củaHoàng Thị Thuận [154] đã có những đánh giá sâu sắc về ảnh hưởng củathuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Trên cơsở đó tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy ảnh hưởng tíchcực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức: phát huy

bình đẳng giới; xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, phản tiến bộ do tàn dư củathuyết tam tòng, tứ đức để lại; đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ;phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đạt được:Thứ nhất, các công trình đã khái quát quá trình hình thành, phát triển

qua các giai đoạn phát triển chủ yếu: Nho giáo Xuân Thu; Nho giáo thờiLưỡng Hán; Nho giáo thời Tam quốc; Nho giáo thời Thanh. Và đặc biệt làNho giáo ở Việt Nam.

Thứ hai, các công trình đã làm rõ những phạm trù, nguyên lý cơ bảncủa Nho giáo. Trong đó, các tác giả đặc biệt đề cao những giá trị của Nhogiáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiệnnhân cách con người.

Thứ ba, các công trình đã khái quát một số đặc điểm đạo đức truyềnthống của người phụ nữ Việt Nam và nêu lên những tàn dư của đạo đứcNho giáo cần phải quét sạch trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta.

Thứ tư, các công trình đã làm rõ khái niệm và nội dung chủ yếu củathuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc

21

và Nho giáo Việt Nam. Thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng lớn đối vớiđời sống tinh thần con người Việt Nam, đạo đức và vai trò vị trí của ngườiphụ nữ Việt Nam xưa và nay. Tuy nhiên các tác giả cũng khẳng định: khivào Việt Nam nó được người Việt tiếp thu và biến đổi nó cho phù hợp vớixã hội Việt.

Thứ năm, các công trình phân tích sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứđức thông qua các bài Gia huấn và Hương ước được truyền tụng trong đờisống xã hội Việt Nam cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng sâu đậm của những tưtưởng này đối với con người Việt Nam.

Thứ sáu, các công trình chỉ ra điều luật của các triều đại phong kiếnViệt Nam đối với người phụ nữ trên tinh thần bị ảnh hưởng tư tưởng trọngnam khinh nữ, tam tòng, tứ đức của Nho giáo.

Thứ bảy, các công trình đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuyết tamtòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay dưới các lát cắt:

- Chỉ ra những nguyên nhân tồn tại của các tàn dư đạo đức phong kiếnvà một số phương hướng khắc phục.

- Vấn đề những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữtrong thời trước ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng đến phụ nữ hiện nay.Và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng trên để nâng cao vị trí, vai tròcủa người phụ nữ hiện nay.

- Điểm khác biệt căn bản giữa ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đứcđối với người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Trung Quốc.

Thứ tám, các công trình còn nghiên cứu về người phụ nữ Việt Nam hiệnđại dưới các góc độ:

- Xác định rõ nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩavà sự nghiệp giải phóng triệt để cho phụ nữ.

- Nghiên cứu tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, của tư tưởng đạođức của Nho giáo đối với đạo đức gia đình, đạo đức phụ nữ Việt Nam ngày nay.

Thứ chín, các công trình nghiên cứu đã đưa ra một số quan điểm và giảipháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu

cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

22

Tuy nhiên, chưa có công trình nào khái quát, phân tích thuyết tam tòng,tứ đức và những ảnh hưởng tích cực cũng như những ảnh hưởng tiêu cực củanó đối với người phụ nữ Việt Nam mang tính độc lập, hệ thống, chuyên sâu.

Chưa có công trình nào đưa ra quan điểm và giải pháp phát huy phát huy ảnhhưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đốivới người phụ nữ Việt Nam hiện nay một cách đồng bộ, hiệu quả. Đây là mộtkhoảng trống đòi hỏi tác giả phải tiếp tục đi sâu, làm rõ.

Nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của luận án:Thứ nhất, những nội dung cơ bản trong học thuyết tam tòng, tứ đức của

Nho giáo.

Thứ hai, ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữViệt Nam hiện nay.

Thứ ba, đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm kế thừa hạtnhân hợp lý và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứđức để nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

23

Chương 2

THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO

2.1. THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO TRUNG QUỐC

2.1.1. Nguồn gốc của Nho giáo Trung Quốc2.1.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho việc hình thành Nho giáo Trung QuốcTrong lịch sử Trung Quốc thời kỳ cổ đại, Xuân Thu - Chiến Quốc được

coi là thời kỳ có nhiều biến động nhất, rối ren nhất.Thời Xuân Thu - Chiến Quốc (kéo dài từ thế kỷ VIII - Tr.CN đến thế

kỷ III - Tr.CN), sự phát triển kinh tế đã đạt đến một trình độ nhất định. Xã hộiTrung Quốc thời kỳ này đánh dấu bước chuyển từ việc sử dụng đồ đồng sangsử dụng đồ sắt và việc dùng bò làm sức kéo. Điều đó, thúc đẩy sự phát triểnmạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp.

Trên cơ sở phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triểnhơn trước, tiền tệ đã xuất hiện. Đây là thời kỳ khởi sắc của nền kinh tế thươngnghiệp, xuất hiện nhiều thành thị buôn bán nhộn nhịp ở các nước Hàn - Tề -

Tần - Sở. Sự hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã tạo ra trong xã hộimột tầng lớp thương nhân giàu có. Tầng lớp này do nắm trong tay kinh tế nên

ngày càng có thế lực và tham vọng về quyền lực chính trị, đe dọa đến quyềnlực của giai cấp quý tộc cũ.

Sự biến động trong lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng, tác động to lớn đếnsự biến đổi trong kết cấu giai tầng của xã hội, kéo theo các biến động khác vềlĩnh vực chính trị - xã hội.

Sự suy yếu về địa vị kinh tế từng bước dẫn đến sự suy yếu về địa vị và

vai trò chính trị của nhà Chu. Đây là tiền đề ra đời giai cấp địa chủ mớitrong xã hội Trung Quốc, những người không lệ thuộc vào chế độ phong hầukiến ấp, không chịu khống chế về mặt phân chia lợi ích cũng như ảnh hưởngtrực tiếp đến quyền lực nhà Chu, đã chiếm đất đai của thiên tử nhà Chu.

Chính điều này làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Mâu thuẫnchính nổi bật là: mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ với giai cấp quý tộc thị tộc;giữa bộ phận bảo thủ và bộ phận cấp tiến ngay trong lòng giai cấp quý tộc,

24

giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giai cấp quý tộc thịtộc Chu; giữa nông dân công xã thuộc các bộ tộc bị người Chu nô dịch vớinhà Chu và tầng lớp địa chủ mới lên đang ra sức bóc lột, tận dụng sức laođộng của họ. Nó đòi hỏi xoá bỏ chế độ nô lệ thị tộc, thiết lập chế độ xã hộimới - xã hội phong kiến.

Một cục diện mới xuất hiện trong xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu -

Chiến Quốc. Vai trò của nhà Chu không còn được coi trọng, thiên tử nhà Chu chỉlà bù nhìn, thể chế chính trị nhà Chu rệu rã. Chế độ gia trưởng (tông pháp) duy trìsự ổn định của xã hội Tây Chu suốt 300 năm, đến thời kỳ này không còn đủ mạnhđể thống trị và trấn áp các nước chư hầu. Do ruộng đất từ chỗ “dưới gầm trời này

không nơi nào không phải là đất của nhà Chu” [178, tr.25] dần trở thành tài sảnriêng của giai cấp địa chủ mới. Ngôi thiên tử của nhà Chu chỉ còn là hình

thức, các nước chư hầu không chịu cống nạp, không thuần phục nhà Chu nữa.Các trật tự lễ nghĩa của nhà Chu không còn được coi trọng. Đến thời ChiếnQuốc thì nhà Chu hoàn toàn mất quyền lực.

Các nước chư hầu của nhà Chu mang quân thôn tính lẫn nhau, tự xưngbá. Chiến tranh kéo dài liên miên giữa các nước chư hầu đã làm cho đời sốngnhân dân ngày càng thêm khổ cực, trật tự xã hội bị rối loạn, lễ nghĩa nhà Chu

bị phá hoại. Khổng Tử gọi là xã hội vô đạo. Thực trạng xã hội ấy cùng vớinạn “tiếm ngôi việt vị” và tình trạng các vua chư hầu tự ý phá bỏ chế độ triềucống chứng tỏ lễ nghĩa nhà Chu đã bị băng hoại, kỷ cương phép nước đã bị lumờ và luân thường đạo lý đã bị đảo lộn. Con người chỉ theo đuổi tư dục mà

bỏ nhân nghĩa. Chính vì vậy, Mạnh Tử đã nhận xét: “Hiện nay, lòng dạ ngườiđã bị cỏ lau (các tư dục) bế tắc hết rồi” [169, tr.266-267].

Chính trong thời đại lịch sử với những biến đổi toàn diện về các mặtkinh tế, chính trị, xã hội như vậy đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản về tư tưởng,đặt ra nhiều vấn đề triết học, chính trị, xã hội, lý luận đạo đức... kích thích cácbậc kẻ sĩ đương thời quan tâm lý giải. Họ không thể làm ngơ trước những vấnđề mà lịch sử đã đặt ra. Mặt khác, từ thực tế trên, chứng tỏ cách thức tổ chức,mô hình quản lý xã hội theo thể chế nhà Chu đã lỗi thời và tất yếu đòi hỏiphải xây dựng lại xã hội, phải lựa chọn mẫu hình xã hội tương lai phù hợp để

25

ổn định trật tự, làm cho xã hội thanh bình, thịnh trị. Đây cũng là sự suy tư của

các nhà tư tưởng, nỗi băn khoăn của thời đại đó. Xuân Thu - Chiến Quốc làthời đại loạn, nhưng cũng là thời tư tưởng Trung Quốc phát triển mạnh mẽ.Người đời sau gọi đây là thời kỳ “Bách gia tranh minh” - trăm hoa đua nở,trăm nhà lên tiếng. Nho giáo được ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Nho sĩ làtầng lớp trí thức do giáo dục Nho học đào tạo ra. Học thuyết của Khổng Tửđược tầng lớp Nho sĩ này truyền bá nên cũng gọi là Nho gia.

2.1.1.2. Tiền đề, văn hóa, tư tưởng cho việc hình thành Nho giáo

Trung QuốcThứ nhất, tiền đề văn hóa

Trung Quốc là một trong những nước có nền văn minh được hình thành

từ rất sớm và phát triển tới đỉnh cao bậc nhất thời cổ đại. Dựa vào những bằngchứng cụ thể và chính xác cho thấy, ngay từ thời nhà Thương, Trung Quốc đã

có chữ viết.

Về thiên văn, thời nhà Thương, người Trung Quốc đã biết làm lịch,chia một năm thành những đơn vị thời gian và tính được ngày, giờ, năm,tháng. Đến thời Xuân Thu, khoa thiên văn phát triển, người Trung Quốc đã

tìm hiểu được quy luật vận hành của các thiên thể và vạch rõ mối liên hệ củasự vận hành ấy với biến đổi của thời tiết, xác định được bốn mùa trong năm.

Về y học, thời Xuân Thu các nhà y học Trung Quốc đã nghiên cứunguyên nhân gây bệnh, phương pháp chẩn đoán bệnh tật và phương pháp trịbệnh bằng các vị thuốc hoặc bằng phương pháp châm cứu.

Thời kỳ này, Trung Quốc cũng có những kiến thức rất phong phú vềđời sống xã hội cũng như về đạo trị nước. Những kiến thức đó thể hiện trongthư tịch cổ, đặc biệt là văn bản do những người chép sử ghi lại. Thời Thương,Chu và đầu Xuân Thu đều có quan chép sử. Sau này, Khổng Tử sưu tậpnhững văn bản ghi chép của các quan sử thời Thương và Tây Chu để biên

soạn thành bộ Kinh Thi.Thứ hai, tiền đề tư tưởngVề tôn giáo, nhà Chu đề cao tư tưởng “kính Trời”, “hợp mệnh Trời”,

“thờ Thượng đế”, “trời và người hợp nhất”. Nhà Chu cho rằng, Trời (thượng

26

đế) là lực lượng có nhân cách, có ý chí và có quyền uy tuyệt đối. Nhà Ân

không biết mệnh Trời, hành động không hợp mệnh Trời, do vậy Thượng đếđã trừng phạt và để cho nhà Chu thay thế nhà Ân cai trị dân.

Về đạo đức, tư tưởng đạo đức của nhà Chu lấy hai chữ “đức” và “hiếu”làm nòng cốt. Từ quan niệm chính trị - tôn giáo “Thiên nhân hợp nhất”, nhà

Chu khẳng định rằng, vì các bậc tiên vương nhà Chu có đức mà được sánhngang cùng thượng đế, được thượng đế cho hưởng nước, hưởng dân..., bồidưỡng cho nó để cho con cháu được hưởng nước, hưởng dân lâu dài. Hiếu làđể thờ phụng tổ tiên, phải nhớ công lao của tổ tiên mà giữ gìn phép tắc tổ tiên

để lại. Có “đức” “hiếu” mới nhận được mệnh Trời mà được hưởng nước,hưởng dân mãi mãi. Đây là một quan niệm đạo đức nhằm củng cố và tuyên

truyền sự tồn tại vĩnh viễn địa vị thống trị của tầng lớp quý tộc nhà Chu và

nhà nước quý tộc Chu. Hai chữ “hiếu” và “đức” có ý nghĩa vô cùng quan

trọng đối với sự hình thành đạo đức của Nho giáo trong đó có thuyết tamtòng, tứ đức.

Như vậy, thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo không phải là sản phẩmcủa sự tư biện thuần tuý của tư duy. Nó được hình thành, phản ánh bối cảnhkinh tế - xã hội Trung Quốc đầy biến động thời Xuân Thu - Chiến Quốc và

được phát triển ở các thời kỳ sau này.

2.1.1.3. Khổng Tử - người sáng lập học thuyết Nho giáoTrước thời Xuân Thu, ở Trung Quốc đã có nhiều đạo lý, thậm chí có

không ít tài liệu có tính chất kinh điển của các nhà tư tưởng lớn. Nhưng phảiđến thời Xuân Thu, trong hoàn cảnh lịch sử như trên mới có con người dùng

hết công sức của mình đưa các đạo lý và các tài liệu đó lên thành một họcthuyết vừa có phần như một tôn giáo với những kinh điển chính thức rõ ràng.

Con người đó là Khổng Khâu, thường được gọi là Khổng Tử (thầy Khổng) -

nhà tư tưởng vĩ đại mở đường cho thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc.Khổng Tử (551 - 479 tr.CN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, quê ở làng

Xương Bình, huyện Phúc Khụ, thuộc tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc.Khổng Tử thường đi chu du thiên hạ để rao giảng về đạo lý, chỉ muốn

đem cái đạo của mình ra giúp đời. Trải qua bốn mươi năm “dạy người không

27

biết chán”, Khổng Tử trước sau thu nhận khoảng gần ba nghìn đệ tử. Trong sốnhững người này, có bảy mươi hai người thành đạt. Những lời giảng củaKhổng Tử sau này được học trò ghi lại và tổng hợp thành sách “Luận ngữ”.

Nho gia đưa ra quan điểm xã hội lý tưởng là xã hội ổn định, có trật tựkỷ cương, sống hòa mục thân ái; đó là xã hội có đạo đức, có sự phân biệt đẳngcấp rõ ràng; đó là xã hội có giáo dục, giáo hóa. Quan niệm của Nho giáo vềđạo đức, vai trò của người phụ nữ được thể hiện chủ yếu trong học thuyết tamtòng, tứ đức.

Như đã nói ở trên, thời đại của Khổng Tử là thời đại “Vương đạo suy vi”,

“Bá đạo” nổi lên lấn át “Vương đạo” của nhà Chu, trật tự lễ giáo cũ của nhà Chu

bị đảo lộn. Khổng Tử than rằng “vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi,cha không phải đạo cha, con không phải đạo con” [178, tr.28]. Đứng trên lậptrường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc Chu, ông chủ trương lậplại pháp chế kỷ cương của nhà Chu với nội dung mới.

Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn, học thuyết của ông được lưu truyềnrộng và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều dân tộc Á Đông: Trung Quốc, TriềuTiên, Nhật Bản, Việt Nam.

2.1.2. Vị trí của thuyết tam tòng, tứ đức trong đạo đức Nho giáoTrung Quốc và quan hệ giữa chúng

2.1.2.1. Vị trí của thuyết tam tòng, tứ đức trong đạo đức Nho giáoTrung Quốc

Thứ nhất, quan niệm đạo đức trong Nho giáo chủ yếu tập trung vào

việc xây dựng nam giới trở thành quân tử - đại trượng phu - thánh nhân - mẫungười lý tưởng trong xã hội lý tưởng. Vì vậy, Nho giáo đặc biệt đề cao vai tròcủa đạo đức, coi đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu, hữu hiệu nhất đểđạt được mục đích chính trị - xã hội, làm cho xã hội hòa mục, kiêm ái, trật tựtrên dưới rõ ràng. “Đạo” là những hành vi đạo đức gắn với năm mối quan hệxã hội cơ bản của con người mà Mạnh Tử gọi đó là ngũ luân - năm mối quanhệ lẽ thường trong đời sống hàng ngày, đó là vua - tôi, cha - con, chồng - vợ,anh - em, bạn - bè [25, tr.30] theo tôi chỗ nay không cần phải trích vì đókhông ở trong ngoặc kép. Sau này Đổng Trọng Thư đưa ba mối quan hệ đầu

28

tiên thành tam cương - đó là ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệgia đình đến quan hệ xã hội. Đức gắn liền với đạo. Khổng Tử nhấn mạnh cácđức cơ bản của con người là: nhân, trí, dũng. Mạnh Tử nêu lên tứ đức: nhân,lễ, nghĩa, trí. Đến Đổng Trọng Thư, ông nêu lên ngũ thường (bao gồm nămđức cơ bản): nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Tam cương và ngũ thường kết hợp vớinhau được gọi là đạo “cương - thường”, hay mở rộng ra sự kết hợp giữa ngũluân với ngũ thường gọi là luân thường.

Như vậy, trong những quan điểm cơ bản của về đạo đức, Nho giáokhông bàn nhiều, không bàn trực tiếp, không xây dựng mẫu người phụ nữ cụthể cho xã hội đương thời. Nhưng, chúng ta vẫn thấy bóng dáng của họ trongcác mối quan hệ tam cương, ngũ thường một cách thụ động, mờ nhạt. Tuynhiên, Nho giáo vẫn xác định họ là lực lượng không thể thiếu để xây dựngmột xã hội ổn định. Theo lôgic, đàn ông tu dưỡng theo quan điểm đạo đứcNho giáo nêu trên - phụ nữ luôn tòng theo nam giới - vậy tất yếu, những quanđiểm đạo đức ấy sẽ ảnh hưởng đến người phụ nữ. Phần sau chúng ta sẽ thấyphạm trù công - dung - ngôn - hạnh luôn được đặt trên nền tảng của những giátrị đạo đức cơ bản của Nho giáo.

Thứ hai, thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời chuyển giao giữa hai chếđộ, diễn ra nhiều mâu thuẫn xã hội nên tồn tại tình trạng chiến tranh liên miên

giữa các nước. Xuất phát từ thực tiễn lịch sử này, mục tiêu ổn định xã hội,trong đó gia đình là một thành tố cấu thành lên xã hội, được đề cao. Thuyếttam tòng, tứ đức trong hệ thống đạo đức Nho giáo ra đời cũng nhằm phục vụmục đích trên.

Thứ ba, thuyết tam tòng, tứ đức được các nhà Nho xây dựng trên cơ sởlà các mối quan hệ hiện thực: vua tôi - đức trung; cha con - đức hiếu; vợ chồng- đức tiết nghĩa; anh em - đức lễ; bạn bè: đức tín. Mục đích nhằm đảm bảo đẳngcấp và quyền lợi của giai cấp thống trị. Đạo đức của Nho giáo nói chung,thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng được xây dựng, xét đến cùng, cũng là nhữngphép tắc để bảo vệ địa vị, quyền lợi thống trị của giai cấp cầm quyền.

Thứ tư, thuyết tam tòng, tứ đức là chuẩn mực quan trọng nhất, là yêu

cầu cơ bản nhất về đạo đức Nho giáo đối với người phụ nữ. Giữa chúng có

29

mối liên hệ ràng buộc không thể tách rời giúp người phụ nữ có vẻ đẹp hoàn

thiện theo tiêu chuẩn của Nho giáo.2.1.2.2. Mối quan hệ giữa thuyết tam tòng và thuyết tứ đức trong Nho

giáo Trung QuốcĐiểm chung giữa thuyết tam tòng, tứ đức: chúng đều là những quy tắc,

lễ nghĩa, chuẩn mực bắt buộc đối với người phụ nữ. Cả hai cùng được giaicấp thống trị phong kiến sử dụng ngày một triệt để như một công cụ đắc lựcđể giáo hóa người phụ nữ với mục đích ổn định xã hội, bảo vệ quyền lợi củagiai cấp thống trị và vai trò của nam giới.

Điểm khác biệt giữa thuyết tam tòng, tứ đức thể hiện ở phạm vi, đốitượng đề cập. Tam tòng chỉ mối quan hệ giữa phụ nữ với nam giới trong giađình và ngoài xã hội, đó là: cha, chồng, con trai - đề cao sự phục tùng mộtchiều, sự thuỷ chung tuyệt đối của phụ nữ đối với nam giới. Còn tứ đức lại chútrọng vào sự tu dưỡng phẩm chất đạo đức cá nhân của chính bản thân ngườiphụ nữ một cách toàn diện, đẹp về cả hình thức lẫn nhân phẩm. Tu dưỡng công- dung - ngôn - hạnh để đạt được tam tòng. Tứ đức là điều kiện để thực hiện tốtđạo tòng cha, tòng chồng, tòng con. Ngược lại, tam tòng chứng minh cho tứđức, chứng minh cho phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ.

Trong thuyết tứ đức, các đức cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đó là mối quan hệ giữa vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp hình thức. Đức hạnh chỉ vẻđẹp nội dung. Đức công, đức dung, đức ngôn chỉ vẻ đẹp hình thức. Chúng bổsung cho nhau, thể hiện thông qua nhau. Công, dung, ngôn là biểu hiện cụ thểhóa của đức hạnh. Đức hạnh tốt đẹp, tất yếu công, dung, ngôn sẽ thể hiệnđúng theo chuẩn mực của lễ giáo Nho giáo. Ngược lại, qua công, dung, ngôn,hạnh, người đời đánh giá được phẩm hạnh của người đàn bà. Như vậy, Nho

giáo đòi hỏi ở người phụ nữ vẻ đẹp toàn diện theo một khuôn mẫu nhất định.Sâu xa hơn, nó đòi hỏi sự phấn đấu, sự hy sinh hết mình, phục tùng tuyệt đốivới cha, chồng, con trong gia đình và vua, quan ngoài xã hội.

Ngoài những phẩm chất trên, các tư tưởng đạo đức của Nho giáo như:“Chính danh”, “Tam cương”, “Ngũ thường”, “Hiếu đễ”... cũng có ảnh hưởngnhất định tới đạo đức người phụ nữ trong gia đình và xã hội; thắt chặt hơn sự

30

tác động của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ. Chính danh là mộttrong những yêu cầu cơ bản đối với đạo đức con người. Ai ở địa vị nào thì

phải suy nghĩ và hành động cho đúng với địa vị ấy, không được tranh giành

địa vị, quyền lợi của người khác. Tư tưởng “tam cương” nhằm mục đích quyđịnh bổn phận và trách nhiệm của bề tôi, con, vợ vào các đối tượng vua, cha,chồng. Trong gia đình, người phụ nữ luôn phải tuân theo ý chồng, phục vụ giađình nhà chồng, tránh tư tưởng phản kháng, đấu tranh.

Vì vậy, khi hiểu được mối quan hệ giữa các phạm trù trong học thuyếtnày, chúng ta tránh hiểu chúng một cách rời rạc hoặc tuyệt đối hóa một phạmtrù nào trong thuyết tam tòng, tứ đức hoặc giữa thuyết tam tòng, tứ đức vớicác phạm trù đạo đức của Nho giáo nói chung. Cần phải có thái độ kháchquan, biện chứng khi xem xét sự ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ ViệtNam ngày nay trên cả hai phương diện tích cực và hạn chế.

2.1.3. Nội dung thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung QuốcThuyết tam tòng

Tam tòng (三從) có nguồn gốc từ Nghi lễ, Tang phục, Tử Hạ truyện có

ghi: Phụ nhân hữu tam tòng chi nghĩa, vô chuyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng

phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử (婦人有三從之義,無專用之道,

故未嫁從父,既嫁從夫,夫死從子), ( Nghĩa là: Người đàn bà có cái nghĩa

phải theo ba điều, mà không có cái lễ (đạo) làm theo ý mình, cho nên, khi

chưa lấy chồng thì theo cha, khi đã lấy chồng thì theo chồng, khi chồng chếtthì theo con).

Sau này, các nhà Nho vận dụng thuyết tam tòng, tứ đức vào việc giáohóa người phụ nữ. Vì vậy, theo Nho giáo, phụ nữ có ba điều phải tuân theo,

không có quyền tự định đoạt theo ý mình:

1. Tại gia tòng phụ (在家從父): người con gái khi còn ở nhà phải nghe

theo cha.

2. Xuất giá tòng phu (出嫁從夫): lúc lấy chồng phải nghe theo chồng.

3. Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai.

31

Có nghĩa: người phụ nữ khi còn sống ở nhà từ bé đến lúc trưởng thành,

khi chưa lấy chồng thì theo cha. Người cha quyết định mọi việc của con gái,từ công việc, cuộc sống cho đến hạnh phúc còn người mẹ chỉ giữ vai trò thứyếu vì bản thân cũng là người phụ nữ phụ thuộc vào người chồng. Người congái không có quyền quyết định hôn nhân, hạnh phúc của mình. Mạnh Tử đã

từng nói: “Nếu chẳng đợi lệnh cha mẹ, chẳng chờ lời mai mối, mà lén dùi lỗđể nhìn nhau, vượt tường để theo nhau, thì cha mẹ và người trong xứ đềukhinh rẻ mình” (Bất đãi phụ mẫu chi mệnh, mối trước chi ngôn, toàn huyệtkhích tương khuy, du tường tương tùng, tắc phụ mẫu, quốc dân giai tiện chí)[23, tr.14]. Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất giá lấy chồng thì

hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành người nhà chồng, chứ khôngđược nương nhờ ai. Khi lấy chồng thì phải theo chồng dù sướng hay khổ vẫn phảichấp nhận, nếu chồng qua đời phải theo con trai không được đi bước nữa phải ởvậy suốt đời “tòng” con, không được tái giá. Danh nho đời Tống Trình Y Xuyên

đã nói “Nhược thú thất tiết giả dĩ phối thân, thị kỷ thất tiết dã” [23, tr.13-14]

người đàn ông đi cưới người thất tiết thì chính mình cũng là người thất tiếtcho nên với người phụ nữ goá bụa dù có khổ cực, nghèo đói, không có nơinương tựa cũng không được tái giá, chết đói là chuyện rất nhỏ thất tiết mớilà chuyện lớn (Nhiên ngạc tử sự cự tiểu, thất tiết sự cực đại) [23, tr.14].

Thuyết tứ đức

Tứ đức (四德) có nguồn gốc từ Chu lễ (sách ghi những quy định về lễ

nghĩa thời nhà Chu), thiên Quan trủng tể có ghi: Cửu tần chưởng phụ học chipháp, dĩ cửu giáo ngự: phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công

(九嬪掌婦學之法,以九:婦德、婦言、婦容、婦功). (Nghĩa là: Cái phép học

của người vợ cả là lấy chín điều - tập trung trong bốn đức: công, dung, ngôn, hạnh)

Sau này, các nhà Nho vận dụng vào việc giáo hóa sự tu dưỡng phẩmchất đạo đức của người phụ nữ. Theo Nho giáo, với người phụ nữ, tứ đức gồm

phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行):

32

1. Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụnữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với ngườiphụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi hoạ.

2. Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình

thức bản thân3. Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng4. Hạnh: Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường

dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì

nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt.Cụ thể: Công là công việc, nghĩa là biết làm việc, bao hàm cả tài năng

khéo léo, trí tuệ thông minh, được rèn luyện thử thách. Công nói lên sự khéoléo đảm đang của người phụ nữ trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái,tổ chức đời sống gia đình. Trước hết, người phụ nữ biết tề gia nội trợ, khéo léo

sắp xếp công việc gia đình, nuôi dạy con cái. Họ phải giỏi nữ công gia chánh,

nấu ăn ngon cho chồng con, biết làm cỗ khi nhà có giỗ, khi đãi khách... Họ biếtthêu thùa, vá may, nuôi tằm, dệt vải. Như vậy, với tư cách người vợ, người mẹ,phụ nữ phải giỏi giang công việc nội trợ gia đình, tay hòm chìa khóa, quán

xuyến chi tiêu của gia đình theo đúng chức năng nhiệm vụ của họ, người phụnữ phải nhập gia tuỳ tục, có trách nhiệm trong việc bảo đảm nối dõi tông

đường. Một số phụ nữ giỏi, con nhà quyền quý thì có thêm tài: cầm, kì, thi,

hoạ. Ở những dòng họ quý tộc, người vợ phải thay chồng quản lý nhân công,kẻ ăn người ở trong nhà, coi sóc ruộng nương, điền sản.

Dung là dung nhan, diện mạo, dáng dấp người phụ nữ thể hiện ra bên

ngoài, với gương mặt, thân hình khả ái. Đó cũng là cái nết na thể hiện quacách ứng xử, nói cười, làm ăn. Trang phục của người phụ nữ phải chỉnh tề,không lộ liễu, khêu gợi. Đầu tóc của họ phải gọn gàng, trải gỡ hàng ngày.

Xưa kia người phụ nữ đạt tiêu chuẩn “dung” thì như liễu yếu đào tơ, đi lại nhẹnhàng, e lệ, khép nép, không được mặt ủ mày chau, cau có, bẳn gắt. Dung

mạo luôn tươi tắn, sáng sủa, kể cả lúc bị chồng mắng, chồng chê cũng vui vẻ. Ngôn là lời ăn tiếng nói, ngôn từ giao tiếp khoan thai, dịu dàng, mềm

mỏng, có duyên, biết thưa gửi; người phụ nữ không được quá nặng lời lúc

33

nóng giận, không ba hoa khi hứng chí, không nói đãi bôi, giả dối khi giaotiếp. Họ phải luôn cân nhắc, biết lúc nào nên nói, lúc nào không nên, điều gì

nên và chưa nên nói ra. Lời nói biểu hiện tâm hồn con người. Người nhân đứctiếng nói trong sáng, ấm áp, người cay nghiệt tiếng nói rin rít qua kẽ răng,người đanh đá tiếng nói the thé. Người hay văng tục chứng tỏ ít được giáodục, người nói năng lễ độ, đúng mực chứng tỏ là con nhà gia giáo, được họctập, dạy dỗ từ bé.

Hạnh là hạnh kiểm, đức hạnh. Đó là đạo đức đoan trang, đứng đắn, nếtna của người phụ nữ. Trong gia đình, biết kính trên nhường dưới, chiều chồngthương con, ăn ở tốt với họ hàng nhà chồng. Ra ngoài, đối xử với người mình

giao tiếp một cách chín chắn, nhu mì, không hợm hĩnh, chua ngoa, đáo để.Hạnh thể hiện những phẩm chất đạo đức cơ bản của người phụ nữ, trước hếtlà sự thuỷ chung với chồng, đức hy sinh với con cái và giàu lòng nhân ái vớimọi người xung quanh.

2.1.4. Thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử phát triển của Nho giáoTrung Quốc

2.1.4.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo nguyên thuỷNho giáo là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Giáo dục đạo đức Nho

giáo với ngũ luân; ngũ thường là một trong những biện pháp để giáo hóa con

người làm cho xã hội từ “loạn” tới “trị”, làm cho con người có đạo đức. Mặcdù với chủ trương giáo dục “hữu giáo vô loại” nhưng có một thực tế là không

phải ai cũng được giáo dục, giáo hóa vì như lời của Mạnh Tử: “dân thường ăncòn chẳng xong huống gì là học hành” cho nên Nho giáo nguyên thuỷ chỉ tậptrung vào xây dựng mẫu người quân tử - mẫu người lý tưởng trong xã hội.

Vì vậy, Khổng Tử cho rằng, phụ nữ là một lực lượng đông đảo để xâydựng xã hội, nhưng trên cơ sở “trọng nam khinh nữ” nên ông không bàn

nhiều về phụ nữ, không xây dựng mẫu người phụ nữ cụ thể cho xã hội đươngthời. Người phụ nữ nói chung, người vợ nói riêng chỉ được nhận sự giáo hóa

trong gia đình ở cha mẹ đẻ hoặc nhà chồng. Khổng Tử và các học trò của ôngtrước sau có đến gần ba nghìn người, nhưng đặc biệt, trong đó không ai là nữ.Thậm chí Khổng Tử còn xếp người phụ nữ ngang hàng với kẻ tiểu nhân, cho

34

rằng đó là những người khó dạy bảo “phụ nhân nan hóa”. Trong Luận ngữ,

Khổng Tử nói: “Chỉ có bọn đàn bà và tiểu nhân là khó đối đãi: thân cận thìhọ khinh nhờn, xa lánh thì họ oán trách” [66, tr.637]. Phụ nữ là những ngườithấp kém, giáo dục họ chỉ bằng thừa vì: “chỉ có thượng trí và hạ ngu là không

thay đổi được tính tình” [66, tr.614] nên Nho giáo ít bàn đến phụ nữ.Trên cơ sở đó, Khổng Tử đưa ra chuẩn mực về người phụ nữ (được viết

trong sách quyển Thượng - Trần Trọng Kim) Tam tòng: “tại gia tòng phụ -xuất giá tòng phu - phu tử tòng tử” (ở nhà thì theo cha - đi lấy chồng thì theo

chồng - chồng chết thì theo con trai). Tứ đức: Công, dung, ngôn, Hạnh (Công

chỉ nữ công gia chánh, tề gia nội trợ. Dung chỉ vẻ đẹp hình thức. Ngôn chỉ lờiăn tiếng nói. Hạnh chỉ hạnh kiểm, đức hạnh). Trong bốn đức này Khổng Tửnhấn mạnh đức “hạnh”. Hạnh là nội dung, được biểu hiện ra bên ngoài hình

thức ba đức: công, dung, ngôn. Đức “hạnh” là yêu cầu cơ bản, là điều bắt buộccủa đạo đức Nho giáo đối với người phụ nữ mà khi đi lấy chồng người mẹ nào

cũng phải dạy con gái mình phải biết tuân thủ, phục tùng.

Trong chương Đằng Văn Cương, chương Cú hạ, Mạnh Tử đã giảnggiải rõ hơn nhiệm vụ của người con gái khi đi lấy chồng. Hầu hết các cô gáikhi đi lấy chồng đều được mẹ đẻ dặn rằng: “Mày về nhà chồng, phải kính,phải răn, chớ trái lời chồng. Lấy nhu thuận làm chính yếu, ấy là đạo ngườivợ” [66, tr.971]. Như vậy, theo quan niệm của các nhà Nho, đạo của người làm

vợ đó là phải kính trọng, tuân phục, không được làm trái ý chồng, trong mọitình thế dù đúng dù sai người con gái đều phải nhẫn nhịn, chịu đựng; khôngđược phản kháng. Quan niệm này đã cản trở người phụ nữ thể hiện cái tôi và

khát vọng cá nhân, họ chỉ biết chấp nhận, hy sinh nhu cầu và ham muốn củabản thân để thuần phục, vâng lời, giữ gìn khuôn phép cho gia đình. Điều đócũng không nằm ngoài tinh thần “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo.

Ngoài ra, theo Khổng Tử, người phụ nữ đạt đến đức “hạnh” điều cănbản phải có tấm lòng “hiếu” đối với cha mẹ vì “duy người có hiếu với cha mẹ,mới biết xử tử tế với anh em” [66, tr.233]. Vậy, hiếu với cha mẹ phải như thếnào? Nho giáo cho rằng “hiếu” với cha mẹ phải dựa trên cơ sở là “ái” và

“kính”. Nuôi cha mẹ thì phải kính, chứ không kính thì không phải hiếu vì

35

“ngày nay những người tự xưng là hiếu đều nói rằng mình đã nuôi nổi cha

mẹ. Đến như loài chó, loài ngựa còn có người nuôi được mà. Chẳng kính, lấygì làm phân biệt” [66, tr.220]. Hiếu với cha mẹ còn thể hiện ở việc thườngxuyên chăm sóc, để tâm tới cha mẹ: “cha mẹ còn sống, chớ đi chơi xa; đi chơiphải có nơi nhất định” [66, tr.280] và “tuổi của cha mẹ không thể không biếttới, vừa để vui mừng vừa để lo” [66, tr.281].

Trong đạo hiếu của người làm con nói chung, của người phụ nữ nóiriêng, Khổng Tử nhấn mạnh hai điều “vô vi” và “vô cải”. “Vô vi” là cách đốinhân xử thế với cha mẹ trong hoàn cảnh bình thường, thờ cha mẹ không trái lễ.Vô vi đó là thờ cha mẹ sao cho đúng lễ: “lúc cha mẹ còn sống, lấy lễ mà thờkính; lúc cha mẹ qua đời, lấy lễ mà chôn cất, lấy lễ mà tế tự” [66, tr.218]. Lễ làhợp nghĩa lý, là vừa phải, chứ không thái quá hay bất cập miễn là “vừa sứcnhà giàu nhà nghèo mà làm cho phải lẽ thường” [78, tr.148]. “Vô cải” là cách

đối xử với cha mẹ trong hoàn cảnh biến. Lấy lễ mà thờ cha mẹ không phải làcha mẹ làm điều gì trái đạo mà người con gái cũng nghe theo. Ở hai điều vôvi, vô cải, Khổng Tử muốn nhấn mạnh đến sự phục tùng, đến chữ “tòng” củangười phụ nữ đối với cha mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó ông lại có quan niệmrất tiến bộ khi cho rằng phục tùng cha mẹ “thờ cha mẹ thì khi cha mẹ có làm

điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm đềm dịu dàng mà can ngăn, thấy cha mẹkhông nghe, thì lại kính mà không trái lễ, dẫu có phải điều gì đau đớn khónhọc cũng không oán giận” [78, tr.149] hay “lúc cha còn sống, xem chí hướngcủa người, lúc cha mất rồi, xem cách cư xử của người; ba năm không thay đổiđường lối của cha, khá gọi là hiếu vậy” [66, tr.206]. Kế thừa tư tưởng “hiếu”của Khổng Tử, các nhà Nho sau này như Mạnh Tử, Tuân Tử cũng đề cao và

bàn nhiều về đức “hiếu” của con người.Tóm lại, Nho giáo nguyên thuỷ không bàn nhiều về người phụ nữ mà

chỉ tập trung vào xây dựng mẫu người quân tử để đưa xã hội từ “loạn” tới“trị”. Khi bàn về phụ nữ thì các nhà Nho đều chủ trương “trọng nam kinh nữ”- người phụ nữ không được đề cao. Cả cuộc đời của họ là phải “tòng”, “tuỳ”theo nam giới.

2.1.4.2. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Hán Nho

36

Cuối thời kỳ Chiến Quốc, chiến tranh giữa các nước diễn ra liên miên, lúc

này tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử, đường lối “nhân chính” của Mạnh Tử không

còn được trọng dụng, các nhà cầm quyền đã đề cao tư tưởng “pháp trị”. Nhà Tần sửdụng tư tưởng “pháp trị” để thống nhất Trung Quốc vào năm 221 - tr.CN.

Sau khi thống nhất Trung Quốc, nhà Tần đã thi hành chính sách “đốtsách, chôn Nho” gây ra rất nhiều phẫn uất trong nhân dân. Sự thống nhất củanhà Tần dựa trên bạo lực, cơ sở kinh tế xã hội phong kiến còn non yếu, chínhtrị tàn bạo, văn hóa phản động nên nhà Tần sớm mất vị trí thống trị của mình.

Nhà Tần suy tàn, Lưu bang diệt Hạng Vũ và giành được chính quyềnlập ra nhà Tây Hán. Lúc này các học thuyết Bách gia thời Xuân Thu - ChiếnQuốc dần dần được sống lại và có ảnh hưởng nhất định đối với nhà Hán. Nhà

Nho có công lớn trong việc khôi phục, phát triển Nho giáo thời kỳ nhà Hán là

Đổng Trọng Thư.Đổng Trọng Thư (180 - 104 Tr.CN), người huyện Quảng Xương, tỉnh

Hà Bắc. Ông tự coi mình là người tiếp tục tư tưởng của học phái Nho gia,nhưng thực tế ông đã tiếp thu và khuyếch trương những yếu tố duy tâm trongtriết học Khổng - Mạnh, “Âm dương - Ngũ hành” để nhào nặn nên học thuyếtcủa mình - một học thuyết mang đậm màu sắc chính trị duy tâm thần bí và

khắc nghiệt. Học thuyết này được coi là hệ tư tưởng chính thống, là khuôn

mẫu đạo đức xã hội của các triều đại phong kiến Trung Quốc.Tư tưởng triết học và chính trị của ông thể hiện mục đích phục vụ

vương quyền của chế độ chuyên chế phong kiến. Về lý luận đạo đức xã hội,ông xây dựng một hệ thống các phạm trù “tam cương”, “ngũ luân”, “ngũthường” làm khuôn mẫu cho mọi hành vi cư xử, giáo dục và tự trau dồi cánhân của mọi giai tầng trong xã hội. “Tam cương”, “ngũ luân”, “ngũ thường”đã được Khổng - Mạnh đề cập đến, nhưng ở đây Đổng Trọng Thư đã tước dinhững yếu tố có tính chất nhân đạo, tiến bộ mà đưa vào quan niệm một chiềukhắt khe.

Về vai trò của người phụ nữ, Đổng Trọng Thư đã đưa ra tư tưởng “phu

xướng phụ tòng” - chồng nói vợ phải nghe theo, người phụ nữ phải phục tùng

người chồng dù đúng hay sai. Ông còn áp đặt thuyết “Âm dương - Ngũ hành”

37

vào mối quan hệ vợ chồng, ông cho rằng: “chồng thuộc khí dương, nên có đứcsinh, dẫn đầu - Vợ thuộc khí âm nên có đức phụ trợ, tuân theo” [178, tr.71]. Vớiquan niệm của Nho giáo thì trong gia đình, người phụ nữ không có quyềntham gia hay phản kháng. Tư tưởng này càng tô vẽ thêm tinh thần “trọng namkhinh nữ” của các nhà Nho đưa ra trước đó. Chúng ta cũng nhận thấy rằng,quan niệm “phu xướng, phụ tuỳ” về sau này được dùng để diễn đạt tình cảmhòa thuận giữa vợ và chồng. Đó cũng là sự phát triển của khái niệm cho phù

hợp với thực tế cuộc sống ngày nay.

Như vậy, Hán Nho so với Nho giáo Khổng - Mạnh là một bước thụt lùi.

Nó trở thành công cụ thống trị tinh thần đắc lực của nhà nước trung ương tậpquyền chuyên chế của các triều đại phong kiến tiếp theo. Thuyết tam tòng, tứđức vì thế mà cũng mang tính chất khắc nghiệt hơn đối với người phụ nữ, làcơ sở đẩy tư tưởng gia trưởng, phu quyền, phụ quyền lên cao.

2.1.4.3. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Tống NhoThời Tống bắt đầu từ thế kỷ thứ IX. Đây là thời kỳ mà Trung Quốc có

sự phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, tư tưởng.Các nhà Nho tiêu biểu của thời kỳ này là Thiệu Ung (1011 - 1077), Chu

Đôn Di (1017 - 1073), Trương Tái (1020 - 1077), Trình Hạo (1032 - 1085),

Trình Di (1033 - 1107), Chu Hy (1130 - 1200).

Thời Tống là thời kỳ Trung Quốc chuyển sang cách cai trị của Hoàng

đế, chế độ độc tài của Hoàng đế chiếm ưu thế tuyệt đối và nảy sinh ra thamvọng sử dụng một mô hình duy nhất giải thích cả vũ trụ lẫn con người. Thuyếtâm dương được vận dụng từ Hán Nho và được Tống Nho sùng bái. Tống Nhocũng lấy âm dương để làm nền tảng cho thuyết “Tam cương”. Điều này đã

được Đổng Trọng Thư đưa ra nhưng đến Tống Nho các mối quan hệ trong“Tam cương” trở nên khắt khe hơn. Đối tượng thứ hai trong mối quan hệ của“Tam cương” là (bề tôi, con, vợ) đều chịu sự phục tùng tuyệt đối với đốitượng thứ nhất (vua, cha, chồng).

Về người phụ nữ, Tống Nho đã tiếp thêm sức mạnh cho tư tưởng“trọng nam khinh nữ”, “tam tòng”. Nghiệt ngã hơn, Tống Nho có cái nhìn cựcđoan về trinh tiết của người phụ nữ. Trình Di thời kỳ này đã nói: “chết đói là

38

chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn” [149]. Người phụ nữ khi chồng chết thì

phải ở vậy, phải tiết liệt thờ chồng mới được biểu dương ca ngợi. Họ được vívới những bậc trung thần trong lịch sử “trung thần bất sự nhị quân, liệt nữ bấtgiá nhị phu”. Nói về vấn đề này, trong cuốn Nho giáo và phát triển ở ViệtNam, giáo sư Vũ Khiêu viết: “Phải chăng ở đây cái “ngu trung” lại được vậndụng vào việc giữ gìn tiết hạnh của người phụ nữ, hay là ngược lại, cái giữgìn tiết hạnh của người phụ nữ lại trở thành tấm gương soi cho các bậc trungthần” [72, tr.146]. Lỗ Tấn - nhà văn của Trung Quốc đã phê phán gay gắtquan niệm này của Nho giáo. Ông cho rằng tiết liệt là một hành vi cực khó,cực khổ, không ai muốn mình phải chịu, vì không lợi cho mình, không lợi chongười, vô ích đối với quốc gia, đối với xã hội, mà đối với nhân sinh, đối vớitương lai cũng không có ý nghĩa gì cả.

Tống Nho đề cao mà thực tế là ngầm ép buộc người phụ nữ phải “tiếthạnh”. Đây là bằng chứng điển hình nhất về sự khắt khe, nghiệt ngã của Nhogiáo đối với phụ nữ. Tống Nho đề cao mẫu người phụ nữ thủ tiết và tuẫn tiếtqua kiểu truyện về liệt nữ khá phổ biến ở Trung Quốc.

2.2. THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO VIỆT NAM

2.2.1. Khái lược sự du nhập Nho giáo vào Việt NamNho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc (179 Tr.CN - 905 SCN

Trong đó có cả Nho giáo nguyên thuỷ (Nho giáo Khổng - Mạnh), Hán Nho,Tống Nho. Đặc biệt, ở mỗi một thời kỳ lịch sử khác nhau, mỗi triều đại phongkiến khác nhau, thì vị trí và vai trò của Nho giáo có sự khác nhau.

Ở thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, ảnh hưởng của Nho giáo không đáng kể.Thời kỳ này, Nho - Phật - Đạo song song tồn tại nhưng Phật giáo có vai trò

quan trọng hơn cả. Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền còn rất nontrẻ, nguy cơ bị xâm lược bởi giặc phương Bắc vẫn còn. Do vậy, nhiệm vụ chủyếu của Nhà nước phong kiến phải ổn định trật tự, duy trì sự thống nhất toàn vẹnlãnh thổ. Cho nên, giai đoạn này, võ bị cần thiết hơn văn bị nên giáo dục Nhogiáo hay những tư tưởng của Nho giáo chưa được coi trọng. Xã hội chưa xuấthiện những bài chính luận dựa trên cơ sở của Nho học và một nền giáo dục khoa

39

cử để đào tạo nên tầng lớp Nho sĩ. Vì thế, ảnh hưởng của Nho giáo và thuyết tamtòng, tứ đức ở nước ta hồi đó chưa được rõ nét, sự thể hiện còn mờ nhạt.

Thời nhà Lý, Nho giáo tồn tại trong vị thế tam giáo đồng nguyên (Nho -

Phật - Đạo) và Phật giáo được coi là quốc giáo. Cuối thời Lý, Nho giáo đã có

chỗ đứng cao hơn so với hai tôn giáo kia. Sở dĩ Nho giáo giành được chỗ đứngtrong tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý bởi nó đã cung cấp cho giai cấp phongkiến một hệ thống lý thuyết, tư tưởng thiên mệnh, tôn quân tôn quyền, với thuyếttam cương - ngũ thường. Nho giáo lúc này đã thoả mãn được yêu cầu bức báchcủa sự phát triển xã hội Việt Nam là củng cố chế độ phong kiến và xây dựng mộtnhà nước quân chủ tập quyền mạnh mẽ. Năm 1070, nhà Lý xây Văn Miếu để thờKhổng Tử và học trò của Khổng Tử; năm 1074, triều đình tổ chức thi tam giáođể chọn hiền tài; năm 1076, nhà Lý xây trường Quốc Tử Giám - được coi làtrường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Đến thời Trần, nhu cầu xây dựng một bộ máy nhà nước phong kiếntrung ương tập quyền ngày càng cao, quyền lực trị nước đều tập trung trongtay nhà Trần mà không phân tán ra các dòng họ khác. Ảnh hưởng của Nhogiáo tỏ ra mạnh mẽ và sâu sắc. Khác với các thời kỳ trước đó, thời Trần, nhosĩ được nắm quyền binh. Đây là bước ngoặt lớn đối với Nho sĩ nước ta. Cuốithời Trần, xu thế Tống Nho đã thể hiện khá rõ ở Chu Văn An, Trương HánSiêu, Trần Nguyên Đán.

Năm 1400, nhà Hồ thay thế nhà Trần, Hồ Quý Lý lên ngôi vua. Năm1406, giặc Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ tồn tại không lâu, chỉ với haiđời vua. Việc lên ngôi của nhà Hồ trái với tư tưởng “trung quân” của TốngNho. Nhìn chung, những giá trị của Nho giáo không ảnh hưởng nhiều ởthời nhà Hồ.

Thời Lê sơ, sau khi tiến hành khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minhthắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hộiViệt Nam thời phong kiến. Nhằm đáp ứng nhu cầu củng cố về chính trị, triềuLê sơ chủ trương độc tôn Nho giáo. Chính vì vậy, Nho giáo trong đó cóthuyết tam tòng, tứ đức có điều kiện thâm nhập vào xã hội Việt Nam ngày

càng nhiều trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán... Nho

40

giáo có ảnh hưởng tới nước ta thời kỳ này là Tống Nho. Nội dung giáo dụckhoa cử cũng chỉ xoay quanh những sách của Nho giáo như Tứ Thư (Đại học,Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh

Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu). Trong số những nhà tư tưởng yêu nước nửađầu thế kỷ XV thì Nguyễn Trãi là đại biểu xuất sắc nhất.

Lê Thánh Tông dựa trên nguyên tắc đạo đức của Nho giáo (Ngũ luân,Tam cương, Ngũ thường) để xây dựng hệ quy tắc ứng xử trong nhân trong nhân

dân. Năm 1468, Lê Thánh Tông làm tập thơ “Anh Hoa hiếu trị” dạy con. Năm1470, ông ban hành 24 điều quan hệ vua tôi theo tư tưởng hiếu trung. Trong“Anh Hoa hiếu trị”, cùng với việc đưa ra các các quy chuẩn đạo của người làm

con, Lê Thánh Tông cũng đưa ra những chuẩn mực đạo đức của người phụ nữtrong xã hội. Đó là những điều giáo huấn - dựa trên nguyên tắc đạo đức của Nho

giáo. Thời kỳ này, thuyết tam tòng, tứ đức được đề cao.Thời Lê Trung Hưng kéo dài hơn 250 năm trải qua các thế kỷ XVI,

XVII, XVIII - đây là giai đoạn diễn ra nhiều biến đổi phức tạp trong kinh tế, xã

hội và đời sống chính trị. Nho giáo được đề cao nhưng không tách rời khỏiPhật giáo, Đạo giáo. Hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” trên cái nền tư tưởngchi phối của Nho giáo đang là xu hướng lớn thời bấy giờ và nó tác động mạnhmẽ, sâu sắc tới các bình diện tư tưởng. Đối với vai trò của người phụ nữ, cácnhà tư tưởng vẫn đề cao thuyết tam tòng, tứ đức, “hiếu”, “nghĩa”...

Nhà Nguyễn được thành lập vào năm 1802, đánh dấu bởi việc NguyễnÁnh lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long. Nhà Nguyễn tiếnhành biện pháp độc tôn Nho giáo. Sự độc tôn của Nho giáo thể hiện ở việcban hành bộ luật “Hoàng triều luật lệ”. Bộ luật này được xây dựng trên nềntảng Nho giáo, lấy những tư tưởng “tôn quân tôn quyền”, “chế độ tông pháp”,

“phân biệt trật tự đẳng cấp”, “tam cương”, “ngũ thường”, “chính danh”... làm

nền tảng. Khi tình hình kinh tế - xã hội thời Nguyễn thay đổi, Nho giáo khôngcòn là hệ tư tưởng soi đường cho đất nước phát triển nữa mà trái lại nó còn

cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, Nho giáo đã dần kết thúc vaitrò lịch sử của nó trong xã hội phong kiến.

41

Nho giáo đã đi hết một chặng đường dài lịch sử nước ta từ thời Ngô -

Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Nguyễn. Trên chặng đườngđó, Nho giáo nói chung, thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng đã gây ảnh hưởngsâu đậm đến đời sống con người Việt Nam. Sự ảnh hưởng đó cũng thăngtrầm, lúc nó giữ vị trí độc tôn, đóng vai trò thúc đẩy xã hội phát triển. Có lúc

lại kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và con người, đặc biệt là thân phậnngười phụ nữ Việt Nam. Nhưng, cho dù thúc đẩy hay kìm hãm, Nho giáo đềugóp phần xây dựng truyền thống tư tưởng văn hóa dân tộc, góp phần xâydựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Điềuđáng chú ý là ở Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến mặc dù Nho giáo

chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tư tưởng, nhưng chưa baogiờ Nho giáo hoàn toàn rập khuôn, thuần tuý như trên quê hương đã sản sinhra nó mà mang đậm màu sắc Việt Nam.

2.2.2. Những nhân tố làm biến đổi nội dung thuyết tam tòng, tứ đứctrong Nho giáo Việt Nam

Ở Việt Nam, Nho giáo nói chung, thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng

không còn giữ nguyên nét vốn có như ở Trung Quốc. Nó đã được “Việt hóa”để phù hợp với người Việt Nam. Sự “Việt hóa” này là do các nhân tố sau:

Một là, người Việt Nam có truyền thống tôn trọng phụ nữ từ ngàn xưa.

Điều đó còn được biểu hiện rõ nét trong tín ngưỡng dân gian thờ mẫu, thờ nữthần. Tín ngưỡng thờ mẫu lấy việc thờ mẹ làm thần tượng cùng với các quyềnnăng sinh sôi che chở cho con người. Mỗi người dân Việt Nam đều ghi nhớ mộthuyền thoại tổ tiên, đó là mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân là những người khaisáng ra lịch sử dân tộc. Quốc Mẫu Âu Cơ (Khoảng 2800 Tr.CN) theo truyềnthuyết, khoảng gần 5000 năm trước, bà Âu Cơ dòng dõi tiên kết duyên cùng vua

Lạc Long dòng dõi rồng, sinh được 100 con trai là con rồng cháu tiên. Về sau, 50con theo Cha Lạc Long xuống biển, 50 con theo Mẹ Âu Cơ lên núi, đi về phươngnam lập ra nước Văn Lang, do người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương,truyền được 18 đời. Người Việt Nam tôn vinh bà Âu Cơ là Quốc Mẫu.

Khắp ba miền Bắc - Trung - Nam đều có tập tục thiêng liêng thờ mẫu.

Ở miền bắc thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, thánh mẫu Liễu Hạnh; miền Trung thờ Tứ

42

vị Thánh Nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Mẫu thần Thiên Y A Na, Po

Inư Nưgar; miền Nam thờ Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên

Hậu... Thời vua Hùng, nàng Tiên Dung đã chủ động làm bạn trăm năm củaChử Đồng Tử sau cuộc gặp tình cờ trên bãi Màn Trò (Khoái Châu - HưngYên hiện nay). Trong truyền thuyết “Trầu cau” kể về nhà họ Lưu có ngườicon gái, thấy hai anh em Tân, Lang đem lòng yêu mến muốn kết làm vợchồng. Nàng bày ra cách thử (so đũa để trên mâm) xem ai là anh, ai là em, rồixin với cha mẹ làm vợ người anh. Như vậy, sử, truyện... đều có những chi tiếtphản ánh vai trò chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân thời cổ.

Thời kỳ chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ, suốt thời kỳ phong kiến và mãi

về sau này, xã hội Việt Nam đã thừa hưởng và bảo lưu truyền thống tôn trọngphụ nữ. Truyền thống này đã trở thành đạo lý khiến cho giai cấp phong kiếnViệt Nam không thể không công nhận, luật pháp nhà Lê có một số điều khoảnliên quan đến phụ nữ mà các triều đại phong kiến Trung Hoa không có. Sau

khi Lê Lợi lên ngôi, năm 1429 ông ban hành phép quân điền (lấy ruộng côngcủa làng xã định kỳ phân phối cho mọi thành viên trong làng, xã), từ thê thiếpcủa các quan viên đến các bà goá, vợ con của những người phạm tội, đềuđược chia ruộng công... Đến luật Hồng Đức năm 1483 đã quy định con gáiđược hưởng quyền chia tài sản sở hữu gia đình bình đẳng như con trai; khi đilấy chồng, phần tài sản này vẫn là của riêng người vợ, không bị nhập vào tài

sản của nhà chồng. Điều đó cho phép người vợ có quyền tự do nhất định tronggia đình nhà chồng. Gia đình nào không có con trai thừa tự thì người con gáiđược hưởng thừa kế ruộng, hương hoả. Về lĩnh vực hôn nhân, trong một sốtrường hợp, phụ nữ được quyền ưu tiên. Con gái đã đính hôn chưa làm lễcưới, nếu chẳng may người con trai bị phạm tội, bị tàn tật, bị phá sản, ngườiphụ nữ có quyền từ hôn bằng cách trả lại đồ sính lễ; ngược lại, người con gáibị tàn tật, bị phạm tội thì người con trai không có quyền từ hôn. Trong ngônngữ hàng ngày, người Việt Nam cũng xưng hô, thường gọi nhau là “vợ -

chồng”. Chính vì nét văn hóa bản địa đó nên thuyết tam tòng, tứ đức của Nhogiáo ở Việt Nam không còn nặng nề như trong Nho giáo Trung Quốc.

43

Hai là, thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như truyền thốngvăn hóa của dân tộc Việt Nam quy định sự tiếp nhận và làm biến đổi thuyếttam tòng, tứ đức trong Nho giáo. Phẩm chất truyền thống của người Việt Namlà yêu nước, đoàn kết, thương yêu nhau, trọng tình nghĩa... Những phẩm chấtđạo đức quý báu đó đã làm “mềm” đi những yếu tố khắt khe của đạo đức Nhogiáo nói chung và tư tưởng về người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam,đạo đức luôn là một giá trị được mọi người tôn vinh. Phẩm chất đạo đức làmột giá trị thuộc về bản chất con người, được coi trọng trước, trên các giá trịkhác. Nó được đặt vào vị trí cao nhất: “Gái mà chi, trai mà chi. Sinh ra cóngãi có nghì vẫn hơn” [81, tr.159] hay “Trăm năm giữ vẹn chữ tòng. Sống saothác vậy một chồng mà thôi” [81, tr.160]; “ Khó nghèo củi núi rau non. Nuôicha, nuôi mẹ cho tròn nghĩa con” [81, tr.160]. Trong tình yêu và hôn nhân,

người Việt Nam cũng tôn vinh giá trị đạo đức “Cây đa cũ, bến đò xưa. Bộhành có nghĩa nắng mưa cũng chờ” [81, tr.27]. Trong quan hệ vợ chồng,trong cuộc sống gia đình, đạo đức cũng được đề cao: “Đôi ta là nghĩa tàokhang. Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau”, “ Qua đồng ngả nón thăm đồng.Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu” [81, tr.151]. Người Việt Namluôn tin vai trò tác dụng của đạo đức 4 “Đức năng thắng số.”

Ở nước ta truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đã ăn sâu vào tiềmthức của con người Việt Nam. Nó được thể hiện qua các tín ngưỡng thờThành hoàng làng, thờ Mẫu, thờ cúng Tổ tiên, thờ người có công với đấtnước... Truyền thống văn hóa đó đã quy định sự tiếp nhận, đồng thời làm biếnđổi học thuyết từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam. Hầu hết các học thuyết,các tư tưởng, các tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển ở nước ta đềuphải cải biến đi một số những nội dung của nó để phù hợp với truyền thốngtrong đó có truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Ba là, trong quá trình Nho giáo truyền bá vào Việt Nam, bản thân cácnhà Nho cũng tiếp thu và vận dụng nội dung của Nho giáo phù hợp với hoàncảnh của đất nước . Những người biết chữ Hán, những người trí thức của cáctriều đại phong kiến là những người có công tuyên truyền đạo đức Nho giáo

vào trong đời sống xã hội. Họ ít nhiều được học những huấn điều của các

44

Thánh hiền đạo Nho. Họ tiếp thu, giải thích và vận dụng các phạm trù đạođức của người phụ nữ trong Nho giáo qua lăng kính chủ quan; theo nhữngchiều hướng khác nhau tuỳ theo địa vị xã hội, lập trường chính trị, khả năngnhận thức cũng như đặc điểm riêng của cá nhân mình và nhu cầu cuộc sống.

Bốn là, song song với việc Nho giáo được du nhập thì Phật giáo và Đạogiáo cũng được truyền bá vào nước ta. Ở nước ta, cùng với Nho giáo, Phật giáo,Đạo giáo đều có chỗ đứng trong quan niệm sống của người Việt. Mặc dù Phật,Nho, Đạo khác nhau về nội dung và tính chất nhưng bản thân mỗi tôn giáo đó đềubiến đổi cho phù hợp với con người Việt Nam. Giữa các tôn giáo luôn có sự giaothoa và cùng nhau tồn tại. Đã có nhiều thời điểm, Nho - Phật - Đạo dung hòa, bổsung, hỗ trợ cho nhau. Đó là khi trong đời sống người Việt xuất hiện xu hướng“Tam giáo đồng nguyên” thể hiện rõ ở thời Lý - Trần và thời Lê Trung Hưng.Chính sự giao thoa, tác động lẫn nhau giữa các hệ tư tưởng ấy đã dẫn đến sự thayhình đổi dạng ít nhiều trong bản thân mỗi hệ tư tưởng. Trong nội dung của hệ tưtưởng này mang dấu ấn, dáng dấp của hệ tư tưởng khác. Nội dung chuẩn mực đạođức thuyết tam tòng, tứ đức của người phụ nữ trong Nho giáo cũng không ngoại lệ- nó không còn nguyên vẹn như trên quê hương của nó mà có bóng dáng củanhiều tư tưởng kết hợp với văn hóa bản địa.

Năm là, gia đình truyền thống Việt Nam khác gia đình lớn phụ quyềngia trưởng ở Trung Quốc.

Gia đình ở Việt Nam là gia đình nhỏ. Kiểu gia đình lấy hiếu làm cơ sởcho việc xây dựng gia đình và xây dựng đạo đức người phụ nữ. Truyền thốnggia đình bản địa vẫn luôn được đề cao, tôn trọng và làm nền tảng để du nhậpthuyết tam tòng, tứ đức. Giữa kiểu gia đình Việt Nam và gia đình Trung Quốccó sự khác nhau. Giáo sư Insun Yu viết:

Những gia đình nhỏ chủ yếu gồm vợ chồng và con cái của họ, và

những gia đình lớn bao gồm cả chú bác, cô dì. Kiểu gia đình nhỏ mà

đặc trưng là địa vị người vợ gần như bình đẳng với chồng và con cái

có khuynh hướng cá nhân; kiểu gia đình lớn có xu hướng gia trưởngvới uy quyền tập trung vào tay người chủ gia đình là nam giới. Giađình nhỏ chiếm ưu thế hơn trong khối dân chúng ở tầng lớp dưới...

45

Trong khi đó, loại gia đình lớn lại được tầng lớp cầm quyền ưu áihơn, hình thành thông qua ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc dunhập vào xã hội Việt Nam [190, tr.237-238].

Khi phân biệt các loại gia đình Việt Nam thời phong kiến, cố giáo sưTrần Đình Hượu đã chia thành hai loại: gia đình nông dân (gia đình với sốlượng người ít) và gia đình nhà Nho (tứ đại đồng đường). Quy mô gia đình là

nguyên nhân cơ bản để quy định địa vị vai trò của người phụ nữ trong xã hội.Ở nước ta tồn tại chủ yếu là những gia đình nông dân nhỏ và số ít là kiểu giađình lớn với nhiều thế hệ sống tập trung (tứ đại đồng đường, tam đại đồngđường). Gia đình nông dân cần nhiều sức lao động của mọi thành viên trong

xã hội theo kiểu “Trên đồng cạn dưới đồng sâu - Chồng cày vợ cấy con trâuđi bừa” nên địa vị kinh tế của các thành viên trong gia đình như vợ và chồnglà ngang nhau, chính vì vậy, địa vị của người đàn bà trong gia đình gần nhưbình đẳng đối với đàn ông.

Thuyết tam tòng, tứ đức không mang tính tuyệt đối hóa mà vận dụngrất linh hoạt, phù hợp với văn hóa, tâm lý, tín ngưỡng của gia đình truyềnthống Việt Nam. Ở Việt Nam, trong gia đình truyền thống còn lưu giữ tục ởrể. Nhiều chàng trai trẻ lao động cần mẫn, cực khổ muôn phần chỉ để monglấy được vợ. Ca dao tục ngữ xưa đã khái quát: “Công anh đắp đập be bờ/ Đểai tháo nước, để lờ anh trôi” [161, tr.203].

Những nhân tố cơ bản trên đã làm biến đổi thuyết tam tòng, tứ đứctrong Nho giáo Việt Nam. Đó cũng là cơ sở quy định về nội dung, đặc điểmcủa thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam.

2.2.3. Khái quát nội dung, đặc điểm của thuyết tam tòng, tứ đứctrong Nho giáo Việt Nam

2.2.3.1. Nội dung thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt NamVề cơ bản, thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam vẫn đảm

bảo những nội dung chính như trong Nho giáo Trung Quốc.Nguyễn Trãi trong Giáo huấn diễn ca bình dân thư quán (Bài dạy con

cái phải ở cho có đức hạnh), có viết về thuyết tam tòng, tứ đức như sau:Phận con gái ở cùng cha mẹ/Lòng phải chăm học khéo học khôn/

Một mai xuất giá hồi môn/ Phận bồ liễu giá trong như ngọc/ Khéo

46

là khéo bánh trong bánh lọc/ Lại ngoan nghề dệt vóc may mềm/

Khôn là khôn lễ phải đường tin/ Lại trọn đạo nâng khăn sửa túi/Không chẳng tưởng mưu lừa chước dối/ Khéo chẳng khoe mẽ lịchtriều trai/ Xưa nay hầu dễ mấy ai/ Miệng khôn tay khéo cho traiđược nhờ/ Phận làm gái nghe lời khéo khuyến/ Lắng tai nghe truyệncổ mới nên/ Hãy xem xưa những bậc dâu hiền/ Kiêm tứ đức Công -

Dung - Ngôn - Hạnh/ Công là đủ mùi xôi, thức bánh/ Nhiệm nhặtthay đường chỉ mũi kim/ Dung là nét mặt ngọc đoan trang/ Không

tha thướt không chiều lả lướt/ Ngôn là lạy, trình, thưa, vâng, dạ/

Hạnh là đường ngay thảo kính tin/ Xưa nay mấy kẻ dâu hiền/ Công

- Dung - Ngôn - Hạnh là tiên phàm trần! [17, tr.5].

Bùi Huy Tiến (Tuần phủ Vĩnh Yên) với Nữ Huân (Nhời dạy con gáikhi về nhà chồng) đã đưa ra nhiều lời răn dạy đối với phụ nữ, đặc biệt, có điều1, điều 2, điều 7:

Điều 1: Có con phải khó về con, có chồng phải gánh giang sơn nhàchồng; Khôn ngoan cũng vẫn đàn bà, dẫu cho ngu dại cũng là đàn ông;Bảy điều kiêng kỵ với đàn bà: ngồi lê là một, dựa cột là hai, theo giai là

ba, ăn quà là bốn, trốn việc là năm, hay nằm là sáu, láu táu là bẩy.Điều 2: Đàn bà cần phải có 4 cái nết tốt. Một là, phụ đức. Đức của đàn

bà khi không cần phải tài cán thông minh cho được tuyệt giao, để làm

cho lạ cho khác người ta đâu, chỉ cốt cho được đứng đắn, kính cần, dịudàng, trinh tĩnh, tiết sạch giá trong, lúc động lúc tĩnh, có phép tắc, biết hổthẹn, ấy phụ đức đại khái thế. Hai là, phụ ngôn. Nhời nói của đàn bà thi

không cần khéo kéo, giảo hoạt, hay biện bạch cho lắm đâu, chỉ cốt phảichọn từng nhời nói, điều có nên nói hãy nói, lúc có đáng nói hãy nói, cái

nhời nói của mình, không làm cho chán tai người nghe, không nói nhảm,nói bậy, nói gắt, nói nóng, hay gặp đâu nói đấy, ấy phụ ngôn đại khái thế.Ba là, phụ dung. Dáng điệu của đàn bà thì không cần phải trang điểm vevút cho nhân sắc bóng dáng thành ra xinh đẹp làm gì, chỉ cần biết cáchvệ sinh, thân thể tắm gội cho được sạch sẽ, ăn mặc cho được nhũn nhặn,chỉnh tề, cử động cho ngay ngắn, khoan thai, không có hấp tấp, ngảnghiêng, lả lơi, đờ đững, sượng sùng, ấy phụ dung đại khái thế. Bốn là,

47

phụ công. Công việc của đàn bà thì không cần phải học chi li nẩy nót chođược tài khéo hơn người đâu, chỉ cốt phải thêu thùa vá may, cỗ bàn bánh

trái, dưa tương, mắm muối, việc nhớn việc bé, ở nhà trên nhà dưới, cái gì

cũng phải sành phải biết và phải sạch sẽ, mà đừng có bỏ phí thì giờ vào

những việc vui đùa vô ích, ấy phu công đại khái thế.Điều 7: Đức trinh tiết. Sự nghiệp của đàn ông, rộng ra ở ngoài bốnbể, dù có nhầm lỗi một tí gì, còn có thể chuộc lại được, chớ danhtiết của người đàn bà thì quan hệ ở nhất thân, hễ hơi dính vào cáinết ô uế, thì như rúng phải chàm, không sao gột rửa cho sạch được.Suốt một đời người đàn bà chỉ theo một chồng. Chồng ví như giời,có một mà không có đến hai “trăm năm tạc một chữ đồng đếnxương”. Cho nên đàn bà con gái nhà có giáo dục, bao giờ cũng biếtgiữ mình một cách rất cẩn thận, hình như mang cái chén ngọc chỉ sợrơi vỡ, bưng chậu nước đầy chỉ e tràn đổ, thế mới giữ được cái tiếttrong sạch, thơm tho. Còn như những phường ăn xổi ở thì, tiết trămnăm đã bỏ đi một ngày, thì còn có ai cầu làm chi nữa [134, tr.11].

Phan Đình Giáp trong Nữ học luân lý tập đọc khẳng định: Đứchạnh đàn bà quý nhất là trinh tiết, xưa nay kỳ tài quốc sắc cũngnhiều, nếu người mà đã mất trinh tiết, cũng như hòn ngọc có vết,bông hoa mật hương, quân tử vẫn thường khinh bỉ.Đàn bà, nhời nói phải mềm mại, chân đi phải khoan thai, dáng đứng thì

phải khép nép, ngồi không được sổm chân, ngủ không được nằm sấp,mỏi chớ có ghếch cẳng, nực chớ nên cởi trần, ai phạm vào nết nào làngười bại đức! [189, tr.6-7].

Chi Thanh trong Tiết - Hạnh, cho rằng:Tứ - đức: Dọc, ngang, chí khí trị bình/ Tu thân trước, lập gia - đìnhcho nên/ Xét xem lề thói xưa truyền/ Tam tòng, tứ đức nhữngkhuyên một chiều.../ Nữ công kể đã là nhiều/ Đôi câu bếp nước, vàiđiều buồng the/ Nữ dung ngượng nghịu rụt rè/ Tấm thân ẻo lả mặcbề chăm lo/ Vui cười chẳng dám reo to/ Nói năng chẳng dám he horộng nhời.../ Giữ mình chẳng dám gần trai/ Chẳng nhìn tận mắt,chẳng mời tận tay...

48

Tam tòng: Bốn điều bắt nết làm hay/ Khéo khen lại nỡ buộc dâytam tòng/ Tại gia tòng phụ cho xong/ Tới khi xuất giá phải tòng phuquân!/ Rủi, khi phụ tử thiệt phần/ Đầu xanh, goá bụa, đường trầntòng con...Thủ tiết: Trăm năm, một tiết cho tròn/ Cô phòng lạnh lẽo, cô hồnlâm ly!.../ Nếu không? Bè chuối trôi đi/ Chân voi, vó ngựa nể chimình vàng/ Bôi vôi, gọt gáy sỗ sàng.Cụ thể về nữ ngôn và nữ hạnh, tác giả cho rằng: không được tự docười nói theo ý muốn. Từ bảy tuổi trở lên không được với trai ngồicùng giường phơi quần áo cùng dây; chẳng được nhìn tận mắt,chẳng được trao tận tay... và nếu cần chỉ có cách liếc trộm và nói

nhỏ nhẻ... Con gái thanh tân hoặc lền bà goá bụa một nhầm hai nhỡmà chửa hoang liền bị lột truồng, trói ghì chân tay vào bè chuối,miệng gắn trám đường lại, rồi trôi sông! Trên đầu bè có cắm cáibiển kể tội trạng và rủa độc kẻ nào vớt lên. Đàn bà ngoại tình bị tróilù khu vứt nằm dưới đất cho voi giày lên trên... hoặc lột truồng,giang bốn chân tay ghì vào chân sau 4 con ngựa, rồi đồng thời quấtmạnh cho ngựa chạy, xé tan ra! Con gái bị ép duyên, chê chồng bỏnhà trốn đi, nếu chồng tìm bắt được liền gọt sạch tóc ở gáy, lấy vôibôi vào rồi dắt quanh chợ 3 vòng... sau cùng lôi về căng nọc đánhchán rồi đuổi đi hoặc dắt trả bố mẹ đẻ! Con gái chưa chồng mà theo

trai cha anh bắt về lột truồng, trói ghì vào hai cọc ép hai sườn và chôn

chặt chân xuống đất rồi thuê trẻ con cầm que vừa chọc vừa reo hò: “ốilàng nước ôi, lại mà xem đồ diều tha quạ mổ!...” [138, tr.5-6].

Nguyễn Quang Minh trong Phong hóa Tân Biên (Huấn nữ ca) viết:1.Về nết na đức hạnh:

Giữ câu tứ đức cho xong/ “Dung, công, ngôn, hạnh” dặn lòng tạcghi/ Hằng lề, tắm gội, phải thì/ Đừng khi thái quá, đừng khi trễtràng/ Tóc tơ, chải gỡ vẻn vang/ Áo quần tinh tấn, kỉ cang mọiđàng/ Đừng mang rách rưới lang thang/ Trống sau trống trước, hởhang xể xài/ Áo mặc nút nịt, phải gài/ Giữ cho nghiêm nhặt, mựasai khi nào/ Quần: đừng ống thấp ống cao/ Đừng dong lết bết, liệu

49

sao cho vừa/ Đi đâu bất luận sớm trưa/ Áo dài phải mặc, thủ đườngnết na/ Phận mình, con gái đờn bà / Bước ra khỏi nhà, áo vắn khócoi/ Việc ghi gấp rúc, ai đòi/ Áo mặc, cho rồi thì mới ra đi/ Đừngnoi thói nết dị kì / Áo choàng vào cổ, tay thì tòn ten / Ấy là một việcnhỏ bèn / Nếu ai tránh khỏi, đáng khen cho rày [109, tr.118].

2. Cẩn thận trong lời nói:Giữ mình cẩn thận kỉ cang/ Nói năng vui vẻ, nghiêm trang chỉnh tề/Đừng khi miệng méo, môi trề/ Đừng khi thọp thẹp, nói về chuyện ai/Nói thì yểu nhiểu khoan thai/ Nói cho vừa tiếng, vừa tai mọi người/Nói thì con phải lựa lời/ Vừa trong kẻ nói, vừa thời kẻ nghe/ Nóiđừng: đậy miệng tay che/ Nghẻo đầu, rút cổ, nghiêng ne nhiều bề/ Ítăn ít ní, đáng chê/ Nói năng nhiều quá, lỗi bề đa ngôn/ Nói đừnghốp tốp bôn chôn/ Đừng chậm thới quá, người khôn, mực vừa/ Saocon có miệng không thưa/ Gặc đầu, lúc lắc, phải chừa bỏ đi/ Mởlời, phải xét phải suy/ Bạ ăn bạ nói, ắt thì chúng chê/ Nói đừng lờitục hèn quê/ Đừng đều trợn trạo, thốt thề, người khinh / Đừng đềuláo xược trớ trinh/ Đừng khi nói tốt, khoe mình làm chi/ Thấy đànhiều đứa dị kỳ/ Mỏng môi lẻo mép, ai thì có ưa/ Không ai hỏi tớiđà thưa/ Tục rằng: “Cơm hớt”, biết chưa lời nầy/ Nói thì đừng cótao mầy/ Con nhà khuôn phép, nón vầy khó nghe/ Cẩn ngôn lời nóilo dè/ Hễ khi muốn nói, giữ e coi chừng/ Nói đâu có bửng có dừng/Xấp nhập trống trải, con đừng dề ngươi / Chờ hề chả chớt cợt cười/Nói đừng nhỏng nhẻo mà người khinh khi/ Việc chi, vui ngộ, cườiđi/ Cười đừng loã lúa, răng thì đừng phơi/ Cười sao giống ngựacười trời/ Nhăn răng nhắm mắt, mặt thời vinh lên/ Ở ăn như vậysao nên/ Kìa câu nữ - hạnh, chớ quên chớ rời [109, tr.119].

3. Về nữ công, là phải biết may vá thêu dệt, nấu ăn, nấu uống:Từ đây nói đến việc nhà/ Xin con chăm chỉ, nghe mà giữ lo/... Phảilo học vá, học may/ Thêu, viền, mạn, đột, khéo tay, thạo thuần/ Họccho biết cắt áo quần/ Đắn đo thước tấc, ân cần kẻo hư/ Theo ni,đừng thiếu đừng dư/ Cắt thì, phải tính mà trừ khi may/ Thấy đànhiều kẻ dở thay/ Ôm đồ, đi kiếm mướn may cùng làng/ Áo quần

50

rách rưới lang thang/ Cũng không biết vá, hổ hang quá chừng/Thường thường những đứa con cưng/ Lớn lên dốt nát lừng khừngdở dang/ Việc may dạy đã rõ ràng/ Thôi ta dẹp lại, chép sang đềunầy/ Nấu cơm phải giữ như vầy/ Đừng khô, đừng nhảo, đừng naykhét ngầm/ Tuổi đà mười bảy, mười lăm/ Nấu cơm để sống ăn nhằmgạo không/ Hột cơm chẳng đặng trắng trong/ Đen thui đen thích,đổ lông lùi xùi/ Gạo vo quẹt lọ mà thôi/ Sơ sài một nước, nói rồiđem vô/ Bắt lên chụm lửa ồ ồ/ Vừa sôi, đũa bếp thọc vô quậy nhầu/Sau về cữa chúng làm dâu/ Làm ăn như vậy, u đầu có khi/ Đồ ăn đồuống món gì/ Nấu cho chín chắn, làm thì sạch trong/ Nay mai thì lạicó chồng / Cá làm trây nhớt, không xong chút nào/ Cạo không sạchsẽ nhớt nhao / Vạch ra họng cá, xem vào thất kinh/ Hàm răng nhọnvắt như đinh/ Đơm lên chơm chởm, giống hình lưỡi cưa/ Thật tôikhông dám nói thừa/ Thấy đà tợ mặt, sớm trưa nhiều lần/ Xít đây mộtchút cho gần/ Coi làm cho biết, tập lần đôi khi/ Cá làm, đánh vảytrước đi/ Cạo cho sạch sẽ, vi kỳ chặt sau/ Cạo cho sạch sẽ nhớt nhai/Vạch mang vạch họng, xỏ dao nạo cùng/ Dạy sơ cho biết cách chung/Còn nhiều cách khác, coi chừng học thêm/ Nấu canh liệu lấy mà nêm/Chi cho mặt chát, đổ thêm nước hoài/ Canh rau, lặt rửa sơ sài / Bọsâu chết nỏi, nằm dài bèo khê/ Thấy mà rởn ốc gớm ghê/ Khác chi xácchết, tấp bê lều bều/ Nghe mà giữ lấy ít đều/ Chiên xào bất luận, canhrêu mặc dầu/ Nêm đừng hốt muối vải nhầu/ Liệu cho vừa phải, banđầu nêm sơ/ Nêm rồi phải đợi phải chờ/ Để lâu một chút, có giờ muốitan/ Rồi thì nếm thử vừa chăng/ Như còn lạt quá, gia tăng cho vừa/Còn đô gia vị, bỏ chưa?/ Hành, tiêu, ngò, ớt, nếu ưa bỏ vào/ Mẹ chaăn uống làm sao/ Cay co mặn lạt, cách nào người quen/ Làm chotrúng ý, người khen/ Sái thì cha quở, ghe phen mẹ rầy [109, tr.126].

Theo Từ điển Hán Việt:Tứ đức: Công nghĩa là khéo léo. Dung là dáng mạo. Gồm có: dung mạo

(chỉ dáng điệu và sắc mặt) và dung sắc (nhan sắc). Ngôn là lời nói. Hạnh chỉđức hạnh nết na, hành vi mực thước [168].

Công chỉ sự đảm đang, khéo léo trong công việc gia đình, là nữ cônggia chánh từ chăn tằm, dệt vải đến thêu thùa, kim chỉ vá may, cỗ bàn, giỗ tết

51

đều phải biết làm nhanh, gọn, đẹp, ngon. Ở các nhà quyền quý phong kiến thì

đức công của người con gái còn bao hàm cầm, kỳ, thi, hoạ. Dung là nhan sắc,là vẻ đẹp hình thức, thể hiện dáng vẻ tự nhiên kết hợp với trang phục, tạo nên

sự đoan trang, thuỳ mị nói chung. Ngôn chỉ lời ăn tiếng nói trong giao tiếp,ứng xử với mọi người. Điều quan trọng là lời nói phải dịu dàng, có lễ độ, cóphép tắc, có trật tự trên dưới, biết gọi dạ bảo vâng, tuyệt đối lễ phép, phụctùng chồng và cha mẹ chồng. Hạnh là hạnh kiểm, đức hạnh, là lòng nhân ái,

là sự tuân theo lễ nghĩa hành động, nhất nhất phải đúng mực, đặc biệt là đốivới tứ thân phụ mẫu, với anh em nội ngoại.

Trên cơ sở nội dung chủ yếu nêu trên, thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho

giáo Việt Nam có những đặc điểm cơ bản làm nên nét riêng của Nho giáo Việt.2.2.3.2. Một số đặc điểm cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong

Nho giáo Việt NamMột là, thuyết tam tòng, tứ đức được pháp luật phong kiến Việt Nam

thừa nhận và đề caoGiai cấp phong kiến đã sử dụng quyền chuyên chính để đe dọa và trừng trị

những người phụ nữ muốn thoát ra khỏi vòng trói buộc của chế độ tông pháp và lễgiáo Nho giáo. Họ không chỉ chịu sự đàm tiếu của dư luận mà còn phải chịunhững hình phạt hà khắc như đánh bằng gậy, thích vào mặt, lưu đày, tử hình...

Trong Sơ lược Hoàng Việt Luật lệ (bước đầu tìm hiểu luật Gia Long), Bộluật Gia Long, Điều 332 của Tổng mục Phạm gian dâm quy định rõ: Phàm kẻ hòa

gian, bị phạt 80 trượng, có chồng phạt 90 trượng, điêu gian (có hay không chồng)phạt trăm trượng. Cưỡng gian, treo cổ (giam chờ), chưa thành, phạt trăm trượng,lưu ba ngàn dặm. Gian dâm con gái 12 tuổi trở xuống, dù hòa đồng cũng buộc tộitheo chỗ cưỡng. Còn hòa gian, điêu gian thì trai gái cùng tội. Gian làm nữ ráchtrầy, giao cho gian phu nuôi dưỡng, gian phụ tùng phu gả bán, người chồng muốngiữ lại, cho phép. Nếu gả bán cho gian phu thì gian phu và người chồng này, mộtngười bị phạt 80 trượng, người đàn bà bắt li dị trả về gia tộc, đồ cưới cho vào kho

quan. Trong Điều lệ 1. Phàm quan chức và quân dân gian với vợ quan chức thì

gian phu gian phụ đều bị treo cổ (giam chờ). Nếu quan chức gian với vợ của quândân thì cách chức, phạt trăm trượng ngay gian phụ, bị đóng gông một tháng, phạt

52

trăm trượng. Còn như quân dân cùng gian nhau thì gian phu, gian phụ đều bị đónggông một tháng, phạt trăm trượng. Còn nô tì gian nhau, không chia một hay nhiềuchủ và thiếp, nô tì của quân dân, quân dân quan viên, cùng nhau thì gian phu, gian

phụ đều bị phạt trăm trượng [137, tr.127, 130].

Quốc triều Hình luật (Luật hình triều Lê) ghi rõ. Quốc triều hình luật làmột bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê (1428-

1788). Điều 14: Có những người hiếu hữu, cùng đàn bà trinh liệt, mà không

tâu lên để ban thưởng, hay có những kẻ loạn luân trái đạo, mà không tâu lên

để trị tội, thì quan lộ, quan huyện bị xử tội biếm hay phạt [115, tr.123]. Điều27: Vợ cả, vợ lẽ phạm phải điều nghĩa tuyệt (như thất xuất) mà người chồngchịu giấu không bỏ thì xử tội biếm, tuỳ theo việc nặng nhẹ [115, tr.127]. Điều4: Khi chồng chết, con còn nhỏ, mẹ đi cải giá, mà lại đem bán điền sản củacon, thì xử phạt 50 roi, trả tiền lại người mua, trả ruộng cho con [115, tr.148].

Điều 30: Con gái và những trẻ nhỏ mồ côi, tự bán mình mà không có ai bảolĩnh thì người mua cùng người viết văn khế, người làm chứng thảy đều xử tộixuy, trượng như luật đàn bà đánh 50 roi đòi lại tiền trả cho người mua và huỷbỏ văn khế. Nếu những người cô độc cùng khốn từ 15 tuổi trở lên, tình

nguyện bán mình thì cho phép. Điều 34: Người nào đang có tang cha mẹ hoặctang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì xử tội đồ, người khác biết mà

vẫn cứ kết hôn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa. Điều37: Tang chồng đã hết mà người vợ muốn thủ tiết, nếu ai không phải là ông

bà cha mẹ mà ép gả cho người khác, thì xử biếm ba tư và bắt phải ly dị; ngườiđàn bà phải trả về nhà chồng cũ; người đàn ông lấy người đàn bà ấy thì không

phải tội [115, tr.130]. Điều 38: Vợ cả, vợ lẽ tự tiện bỏ nhà chồng đi, thì xử tộiđồ làm xuy thất tỳ; đi rồi lấy chồng khác thì phải đồ làm thung thất tỳ; ngườivà gia sản phải trả về nhà chồng cũ. Người biết mà cứ lấy làm vợ thì phải tộiđồ, không biết thì không phải tội [115, tr.130].

Vào những thế kỷ cuối của chế độ phong kiến đã xuất hiện những nhụchình và cực hình chỉ áp dụng riêng đối với phụ nữ như gọt gáy bôi vôi, thả bè

trôi sông hoặc voi giày ngựa xé... Trong câu chuyện “Vũng voi giày” viết vềmột người phụ nữ bị kết tội không giữ được “tiết hạnh”, tác giả Doãn Kế

53

Thiện đã mô tả cụ thể. Về đầu đời Tự Đức cách hành hình như sau: người tađào một cái hố sâu vừa một người ngồi. Sau khi tuyên bố tội trạng, giám sátquan cho dẫn dâm phụ bị trói giật cánh khuỷu, mắt bịt khăn trắng, bắt ngồivào trong hố, rồi hạ lệnh cho quản tượng dắt một con voi đã huấn luyện thôngthuộc đến, ra hiệu cho nó lấy chân giày xuống hố cho đến khi dâm phụ bị vụnxương chết đi mới thôi [174, tr.230]. Hiện nay tại Hà Nội, bên cạnh chùa Bích

Lư vẫn còn ngôi miếu nhỏ thờ vị thần “Gọt gáy bôi vôi”, đây là chứng tíchcủa kiểu nhục hình này đối với người phụ nữ xưa.

Chính vì xem trọng trinh tiết, “tiết hạnh khả phong”, xã hội luôn đề caonhững người “tuẫn tiết” - tự vẫn để giữ gìn trinh tiết với chồng. Vũ Thị Thiết,người thiếu phụ Nam Xương (nhân vật có thực ở huyện Lý Nhân, Hà Nam)

đã tự trẫm mình để chứng minh lòng thuỷ chung, trinh trắng của mình trướcngười chồng cả ghen.

Một số tác phẩm văn học thời kỳ phong kiến như Truyện Kiều, Cungoán ngâm khúc đã thể hiện lòng thương cảm đối với phụ nữ. Nguyễn Du lànhà Nho đi xa hơn cả trên con đường tranh đấu cho nữ quyền. Ông chọn nhânvật chính là Thuý Kiều - người con gái lương thiện, có khát vọng mạnh mẽ vềtình yêu tự do, bị xã hội đẩy vào thân phận kỹ nữ. Các ứng xử không theochuẩn mực của Nho giáo trong tình yêu của Thuý Kiều, việc tồn tại trong nhà

chứa hàng chục năm mà không tuẫn tiết của nàng đã gây nên tranh luận, bình

phẩm trong suốt cả thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Rất nhiều nhà tư tưởng củanước ta thời kỳ này mặc dù được coi là duy tân, nhưng cũng cùng có mộtquan niệm khắt khe về “tuẫn tiết” của người phụ nữ thông qua nhân vật Kiều.Nguyễn Du viết về Kiều trong đêm gặp Kim Trọng: “Xăm xăm băng lối vườnkhuya một mình”. Hành động này của Kiều đã gặp sự phản đối của Ngô ĐứcKế (1878 - 1929) và Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) là hai nhà Nho duy

tân, yêu nước và có tinh thần phê phán Tống Nho mạnh mẽ. Trong cách nhìn

về đời sống thân xác của người phụ nữ, Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Khángđứng trên lập trường bảo thủ của Tống Nho. Năm 1924, Ngô Đức Kế viết:“Một đôi thiếu niên nam nữ, đêm thanh người vắng, trèo tường, trổ ngõ, ướchội trò chuyện cùng nhau, đối với phong hóa đạo đức là một việc bất chính,

54

mở đầu quyển sách như thế, dù sau có tô vẽ hiếu nghĩa gì đâu nữa cũng không

đủ làm gương tốt cho đời” [149]. Năm 1930, Huỳnh Thúc Kháng còn nặng lờihơn nữa: “Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương vong, bạitục kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo vào trong cõi tư tưởng không phải làít” [149]. Và cực đoan hơn khi một số nhà tư tưởng lại yêu cầu Kiều phải tuẫntiết để chết. Nguyễn Du đã miêu tả khi bị bán cho Mã Giám Sinh thì Kiềudùng dao đâm vào cổ tự tử nhưng không chết. Trước vấn đề này, một số nhà

Nho phê phán Kiều bởi họ cho rằng Kiều đã không quyết tâm chết. NguyễnCông Trứ đòi hỏi Kiều phải tự tử để bảo toàn phẩm tiết. Ngay cả Tản Đà - là

người dạo những bản nhạc đầu tiên báo hiệu cho trào lưu văn học hiện đạicũng đồng quan điểm với các nhà Nho trên. Trên tờ An Nam tạp chí số 37ngày 16/04/1932, Tản Đà đã ca ngợi những tiết phụ xưa “dẫu chưa hẳn nhưphụng hoàng, kỳ lân trong phi tầm tẩu thú, thời cũng là hòn ngọc ở núi đá, hạtchâu trong bể chai. Đời đời vua chúa, ơn ban tiết hạnh khả phong cũng là vì

vật quý của đời, đời nên biết quý vậy” [149].

Hai là, thuyết tam tòng, tứ đức được xây dựng theo xu hướng Nho giáohóa và thể hiện dưới hình thức gia huấn ca.

Một trong những điểm đặc sắc trong văn hóa gia đình theo Nho giáo là

việc xây dựng, giáo dục và thực hiện, giáo dục các thành viên trong gia đình

theo tinh thần gia huấn. Cách nhìn của Nho giáo, nhà - nước - thiên hạ lànhững loại hình đồng dạng, gắn kết hữu cơ với nhau, do đó, nước có quốcpháp thì nhà cũng có gia lễ, gia huấn. Về mặt giáo dục đạo đức cho người phụnữ, các nhà nho thời phong kiến đặc biệt đề cao vai trò của gia huấn. Sách“gia huấn” được viết theo thể diễn ca hoặc thể song thất lục bát. Cách viết của“gia huấn” dễ truyền khẩu và dễ nhập tâm, nhất đối với phụ nữ vốn là nhữngngười ít học và theo như Nho giáo nói “phụ nhân nan hóa” - khó dạy bảo.Trong bài Phụ châm nguyên tự có viết:

“Đối với bọn quần thoa, nếu chữ nghĩa trúc trắc, giọng văn cao xa thì

không thể nhớ mà ngâm nga được. Cho nên nhân lúc dạy học rỗi rãi, ta nhặtnhạnh những câu cách ngôn cổ và những câu ca dao tục ngữ và quốc ngữ có thể

55

làm lời khuyên răn được sắp thành hơn 40 điều, diễn ra quốc âm làm châm ngôn

cho bọn đàn bà con gái” [173, tr.227].

Hay trong bản Khuê huấn ca của Nguyễn Hòa Hương cho biết thiên

hướng giáo dục phụ nữ của bản gia huấn này là:

“Đàn bà con gái không biết chữ, lúc bồng con bế cái thường ru bằng lờica quốc âm, có những bài lành mạnh, có những bài hài hước phóng đãng,

nghe quen tai, thấm vào lòng người, không phải không có tác động. Vì thế, talàm 5 bài ca quốc âm, bảo con trẻ trong nhà học thuộc hy vọng lời hay, ý đẹpthấm vào chúng, cũng như lời dạy bảo của mẹ hiền” [33, tr.191].

Hiện nay theo ước tính, chúng ta còn lưu giữ lại được gần 50 tác phẩm“gia huấn”, đó là chưa kể đến những sách về giáo dục gia đình được chép lẫntrong gia phả như: Lê tộc phả ký, Nguyệt Áng Lưu thị gia phả, Nguyễn tộc giaphả, Huê Cầu xã Nguyễn tộc gia phả... trong các tác phẩm thi ca như Huấnhài (trong Thiền tông bản hạnh - Mạc Đĩnh Chi), Đi đến nhà chồng phải kínhcẩn, phải giữ gìn, chớ trái ý chồng (Kinh nghĩa - Lê Quý Đôn), Khuyến phuđãi thê (Nguyễn Bỉnh Khiêm)... và rải rác trong các tư gia. Thực tế cho thấyhầu hết tác giả sách “gia huấn” đều là các bậc đại Nho nổi tiếng như Bảo kínhcảnh giới của Nguyễn Trãi, Cần kiệm vựng biên của Nguyễn Đức Đạt, Cùngđạt gia huấn của Hồ Phi Tích, Huấn nữ tử ca của Nguyễn Huy Oánh, Khuêhuấn ca của Nguyễn Hòa Hương...

Vì đề cao vai trò giáo dục đạo đức của “gia huấn” đối với phụ nữ nên

phần lớn nội dung trong gia huấn là bàn về phụ nữ - đây là điểm khác biệt cănbản với Nho giáo Trung Quốc - thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc Việt. Tác giảtrong các bài gia huấn đều đưa ra cách ứng xử của người phụ nữ trong quanhệ với cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, với chồng, với con. Nó xác định vị thế phụthuộc của người phụ nữ vào nam giới trong xã hội phong kiến. Ở địa vị phụthuộc như thế, tứ đức là những chuẩn mực bắt buộc người phụ nữ phải có, đểbiến họ thành những công cụ dễ bảo, dễ sai khiến. Trong gia huấn, các tác giảcòn đưa ra những điều phụ nữ không được phạm vào đó là “ăn nói nguy nga”,

“ngồi lê mách lẻo chuyện người”, “vô duyên chửa nói đã cười”, “điểm trangsắm sửa phấn dồi trát tô”, “làm ăn chỏng lỏn” và “học thói lăng nhăng”...

Ba là, thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện qua hương ước làng xãViệt Nam. Hương ước làng Thổ Hào, hương ước làng Xuân Viên (Diễn Châu,

56

Nghệ An), hương ước làng Quỳnh Đôi (Nghệ An), hương ước làng Mỹ Khê...

Hương ước đó chính là lệ làng được các bậc Nho sĩ soạn ra. Thời nhà Lê sơquy định rõ: “Nếu làng xã nào có những tục khác, lập ra khoán ước và cấm lệ,ắt phải nhờ viên chức Nho gia” [33, tr.159]. Hương ước của làng Quỳnh Đôi(Nghệ An) là một trong những hương ước tiêu biểu của làng học, làng quan

Nho Việt Nam. Hương ước có ghi: “trai gái lấy nhau lập gia đình phải đượccha mẹ cho phép, mối lái hẳn hoi, đưa tin đàng hoàng, chứ không có thóichuyện trò thầm vụng dưới bóng trăng, trong bụi rậm. Con trai đã ưng lấy congái nhà nào rồi thì không được đến nhà ấy nữa. Làm đủ 6 lễ, sau đó mới đếnnhà con gái làm lễ cưới. Con gái đã định lấy con trai rồi, nhưng chưa về nhà

chồng gặp ông già bà già ở đường không được nhìn thẳng vào mặt; cô dâu cậurể gặp nhau phải che mặt mà đi” [33, tr.160]. Nhìn chung, hương ước ViệtNam đề cao kẻ sĩ, đề cao giáo lý Nho giáo và có nhiều điều khoản củng cố giađình truyền thống.

Bốn là, thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện qua văn học dân gian tiêubiểu là ca dao, tục ngữ, dân ca. Bài ca dao sau có bốn câu nhưng để lại ấntượng sâu sắc về chữ tình, chữ hiếu: “Thuyền tình trở lái về đông/ Em đi theochồng để mẹ cho ai?/ Mẹ già đã có em trai/ Phận em là gái dám sai chữtòng” [81, tr.295]. Hay:”Chữ trinh đáng giá ngàn vàng” [81, tr.317]; hay:

“Trai làm nên năm thê bảy thiếp/ Gái làm nên thủ tiết thờ chồng” [81, tr. 318].

Ca dao tục ngữ đã phê phán hành động của người phụ nữ có quan hệ với ngườikhác giới vượt quá phạm vi mức độ mà đạo đức, dư luận xã hội cho phép:

“Chữ trinh đáng giá ngàn vàng/ Từ anh chồng cũ đến chàng là năm/ Còn nhưyêu vụng dấu thầm/ Họp chợ trên bụng hàng trăm con người” [81, tr.318]…

Năm là, địa vị của người phụ nữ Việt Nam đã làm “mềm hóa “ thuyếttam tòng, tứ đức.

Ở Trung Quốc thời phong kiến, vai trò của người chồng được đưa lênhàng tối cao so với người vợ. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhìn

chung, người vợ có địa vị cao hơn so với phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản.Trong gia huấn của Việt Nam, quan hệ vợ chồng là quan hệ “thuận tòng” - là

quan hệ tương đối bình đẳng, không quá phụ thuộc: Thuận vợ, thuận chồng tát

57

bể Đông cũng cạn; Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trongnguồn chảy ra; của chồng công vợ hay chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa; lệnhông không bằng cồng bà... đều toát lên được sự hài hòa trong quan hệ vợ chồng.

Địa vị bình đẳng của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến được thểhiện rõ trong quan hệ về hôn nhân, quan hệ về sở hữu tài sản. Trong quan hệvề hôn nhân. Điều 322 của luật Hồng Đức nêu rõ: “con gái thấy chồng chưacưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ”, tức là người phụ nữ cóquyền từ chối kết hôn và ly hôn với một người đàn ông nếu như họ cảm thấyanh ta không xứng đáng. Điều 308 của luật này cũng quy định rõ: “chồng xacách vợ, không lui tới suốt năm tháng thì vợ được phép trình quan sở tại, quansở tại làm chứng thì người chồng đó mất vợ”. Hai điều khoản này cho thấycác nhà làm luật thời kỳ này đã có nhận thức quan trọng về vai trò và vị thếcủa người phụ nữ trong xã hội. Tuy không có những điều luật cụ thể quy địnhnghĩa vụ phục tùng chồng, nhưng qua nội dung của các điều luật cũng thểhiện yêu cầu nghĩa vụ của người vợ là phải theo chồng, vâng lời chồng, tôntrọng quyết định của chồng. Những hành vi không phục tùng chồng hoặcnghiêm trọng hơn như đánh chồng, tố cáo chồng... sẽ bị trừng phạt rất nặng.Bên cạnh đó, người chồng cũng phải có nghĩa vụ cưu mang, cấp dưỡng chovợ con và không được ngược đãi vợ.

Pháp luật thời phong kiến còn trừng phạt những người xúc phạm phụnữ. Luật Gia Long (điều 17 khoản 268) người nào dùng lời thô tục dâm đãng

làm cho người đàn bà đến xấu hổ, phải tự tử, xử đến hình giảo giam hậu. Điều12 trong khoản 268 quy định, nếu người nói lời tục tĩu dâm đãng mà không cốý làm nhục, nhưng người đàn bà nghe thấy cũng lấy làm xấu hổ mà tự tử, thì

phải xử hình trượng. Nhận xét về những điều khoản này, tác giả Đào Duy

Anh trong cuốn sách Việt Nam văn hóa sử cương đã nhận xét: “Dẫu về thực tếthì những điều ấy không khi nào thi hành, nhưng trong pháp luật có nhữngđiều ấy cũng đủ tỏ rằng đàn bà ở xã hội ta không đến nỗi bị khinh miệt quánhư theo đạo đức Nho giáo” [2, tr.121].

Trong Kinh Lễ, các nhà nho cho rằng đàn ông có bảy cớ để bỏ vợ là:

không con, dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, lắm miệng, trộm cắp, ghen

58

tuông, có ác tật. Như thế thì người đàn ông muốn bỏ vợ khi nào cũng có thểtìm ra một cớ ở trong bảy cớ ấy được. Những điều này có ảnh hưởng đếnphong tục tập quán của nước ta. Tuy nhiên, phong tục và pháp luật đối vớiphụ nữ ở nước ta đã hòa hoãn bớt cái tính cách tàn nhẫn của đạo đức. Theoluật Hồng Đức thì đàn ông vẫn có quyền thất xuất nhưng lại có ba trường hợpđàn ông không thể bỏ vợ được, trừ khi vợ có tội ngoại tình: nếu vợ đã để tangcha mẹ chồng, nếu vợ đã làm nên giàu có, nếu ngoài nhà chồng ra vợ khôngcòn chỗ nào nương tựa nữa. Nếu người chồng vô cớ mà bỏ vợ, hay nếu ởtrong ba trường hợp ấy mà bỏ vợ thì pháp luật trừng phạt. Ba điều này gọi làtam bất khứ. Quy định này theo nhiều nhà nghiên cứu có chức năng chính là

nhằm bảo vệ cho sự ổn định của gia đình, bảo vệ chế độ tông pháp Nho giáo:“Với một điều luật quy định “tam bất khứ” nhà làm luật đã hoàn thành xuất sắcviệc bảo vệ sự ổn định của gia đình, bảo vệ chế độ tông pháp, hạn chế việc phávỡ trật tự gia đình của Nho giáo vì thế mà lưu giữ được những giá trị đạo đứctrong gia đình, cũng là những giá trị đạo đức của Nho giáo” [166, tr.40].

Trong quan hệ sở hữu tài sản ở xã hội phong kiến, người phụ nữ vềnguyên tắc phải phụ thuộc rất lớn vào người chồng. Tuy nhiên trên thực tế tạiViệt Nam, địa vị của vợ - chồng thay đổi tuỳ thuộc vào địa vị xã hội và sởhữu tài sản mà họ có được. Công trình nghiên cứu mang tên “Luật và xã hộiViệt Nam thế kỷ XVII - XVIII”, tác giả Insun Yu đã dẫn kết luận rất quantrọng của hai công trình nghiên cứu về vấn đề tài sản gia đình:

“Tài sản gia đình bao gồm ba loại như sau: Một là, tài sản củachồng được thừa kế từ gia đình anh ta (phu - tông - điền - sản); Hailà, tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình mình (thê - điền - sản);Ba là, loại tài sản chung do cả vợ chồng cùng có được sau khi lấynhau (tần - tảo - điền - sản)” [190, tr.161].

Nếu người chồng tự tiện bán tài sản của vợ thì cha mẹ vợ có thể truy tố, chonên những tài sản ấy bán mà vợ không ký tên hay điểm chỉ vào văn khế thì không

ai dám mua. Người chồng không có quyền thừa kế tài sản của vợ nếu như ngườivợ ấy mất đi mà không có con, tài sản ấy được chuyển về cho cha mẹ đẻ của vợ.

59

Việc quy định chuyển trả lại tài sản của vợ cho cha mẹ đẻ chứng tỏ người phụ nữkhông bị chi phối và bị phụ thuộc quá nhiều vào gia đình chồng:

Theo phong tục Việt Nam, người con gái dù về nhà chồng cũng khôngtự tách mình ra khỏi cha mẹ và không đặt mình và tài sản của mình phụthuộc vào chồng. Họ luôn luôn vẫn còn là thành viên của cha mẹ đẻ và

do đó gia đình có trách nhiệm chăm lo cúng giỗ nếu họ không có concái. Ngay cả nửa tài sản kiếm được sau khi lấy chồng cũng đượcchuyển về gia đình người phụ nữ nếu họ không có con [190, tr.167].

Đây là điểm khác biệt rất quan trọng của người phụ nữ Việt Nam vớiphụ nữ Trung Quốc. Những quy định trên không có trong bất kỳ một bộ luậtnào của Trung Quốc, điều này đã chứng minh địa vị tương đối bình đẳng giữavợ và chồng trong gia đình truyền thống ở Việt Nam.

Đã có nhiều nghiên cứu về vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam và

người phụ nữ Trung Quốc thông qua phong tục tập quán và các bộ luật phongkiến. Nhìn chung các nghiên cứu đều có nhận định khá thống nhất, có một sựkhác biệt lớn về vai trò, vị trí của người phụ nữ ở hai quốc gia: “Chúng ta đã

thấy rằng phụ nữ Việt Nam có thể đi lại một cách tự do. Người châu Âu đếnthăm đất nước này vào thế kỷ XVII, XVIII đều có ấn tượng sâu sắc về sự tự dođó và thường cho rằng phụ nữ Việt Nam thoải mái hơn phụ nữ Hồi giáo và phụnữ Trung Quốc” [190, tr.116]. Khái quát về vai trò, địa vị của người phụ nữ ViệtNam phong kiến, Trần Quốc Vượng đã nhận xét: “Trên chặng đường chuyểnhóa từ mẫu hệ sang phụ hệ và cả mãi về sau này nữa - xã hội Việt Nam cổ truyềnđã thừa hưởng và vẫn bảo lưu một truyền thống vững chắc và tốt đẹp: đó là vai

trò quan trọng của người đàn bà, người mẹ, trong gia đình, ngoài xã hội” [108].

Sáu là, thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam không quá đềcao lý thuyết mà xem trọng tính thực hành. Đặc điểm của lịch sử dân tộc ViệtNam là quá trình dựng nước luôn gắn với việc giữ nước. Trong lịch sử, ở mọitriều đại, chúng ta luôn phải nỗ lực vừa đánh giặc ngoại xâm vừa xây dựng tổquốc. Nho giáo Việt Nam chỉ chú trọng bàn về việc xây dựng đạo đức chocon người nói chung, cho người phụ nữ nói riêng. Khi bàn về đạo đức của conngười, các nhà Nho Việt Nam không bàn luận về xây dựng hệ thống lý thuyết

60

về đạo đức mà chỉ nêu ra những yêu cầu cụ thể để củng cố ổn định gia đình và

xã hội. Vì thế, thuyết tam tòng, tứ đức ở Việt Nam mang tính thực hành hơnlà học thuật và so với Nho giáo Trung Quốc, nó đã tối giản đi rất nhiều nhữngyếu tố phức tạp, khó hiểu, khuôn sáo, gần gũi, thiết thực, phù hợp với cuộcsống bình dị của người dân lao động.

Bảy là,trong lịch sử từ xa xưa cho đến ngày nay, người phụ nữ ViệtNam ở mọi giai tầng đều tích cực tham gia vào hoạt động chính trị, văn hóa,xã hội… Lịch sử và văn hóa dân tộc ta luôn lưu danh những người phụ nữ từdân thường như bà Tú Xương, bà Sương Nguyệt Anh…Những công chúa nhưHoàng Thiều Hoa (danh tướng thời Trưng Vương), công chúa An Tư (thờivua Trần Nhân Tông), công chúa Huyền Trân (cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14),cung phi Nguyễn Thị Bích Châu (thời vua Trần Duệ Tông), công chúa NgọcHân (1700 - 1799)... Và những nhân vật huyền thoại như Quốc mẫu Âu Cơ(khoảng 2800 tr.CN), Thánh mẫu Liễu Hạnh (thế kỷ 16)... Nhiều nữ tướngxuất hiện trên vũ đài chính trị, tham gia việc trị nước an dân như: Thái hậuDương Vân Nga (924 -1000), nguyên phi Ỷ Lan (? - 1117)... người có côngđánh giặc, luôn sẵn sàng hy sinh, đem lại sự bình yên cho nước nhà: bà TriệuThị Trinh (225 - 248), Bùi Thị Xuân (? - 1802), bà Phan Bội Châu (1866 -

1936), bà Ba Cai Vàng (cuối thế kỷ XIX)... đã để lại nhiều lời ngợi ca tronglòng người dân. Tài trí, phẩm hạnh, đức hy sinh cao cả của họ đã nâng cao

phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam lên hàng Tiên, Thánh. Một số ngườiphụ nữ nước Nam đã thành những vị phụ nữ truyền thuyết trong lịch sử.Chính vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt Nam đã khiến cho nội hàm củathuyết tam tòng, tứ đức trong giáo Việt Nam có nhiều sự thay đổi và có nhữngđiểm khác biệt căn bản với tư tưởng này ở Trung Quốc.

Tiểu kết chương 2

Là một học thuyết chính trị - xã hội - đạo đức, Nho giáo trở thành công

cụ bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị. Chủ trương của Nho giáo là giáo dụcđạo đức cho con người để đưa xã hội từ loạn lạc tới thái bình thịnh trị. Những

61

phạm trù giáo dục đạo đức của người phụ nữ được đề cập chủ yếu trongthuyết tam tòng, tứ đức.

Thuyết tam tòng, tứ đức đưa ra những chuẩn mực đạo đức mà ngườiphụ nữ phải nghe theo. Bên cạnh những giá trị tích cực như giáo huấn ngườiphụ nữ hoàn thiện vẻ đẹp bề ngoài và nội dung bên trong thì thuyết này còn

mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực và tựu trung lại đó là tư tưởng “trọng namkhinh nữ” ăn sâu vào trong đời sống xã hội. Căn nguyên của tư tưởng này đólà Nho giáo muốn giáo dục người phụ nữ theo các tiêu chuẩn mà nó đề ranhằm duy trì trật tự gia đình, rộng ra là trật tự xã hội để nhằm mục đích cuốicùng là bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị.

Nho giáo có sự ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của các quốc giaÁ Đông trong đó có Việt Nam. Điều đáng chú ý là khi Nho giáo vào ViệtNam nó được cải biến đi một số nội dung hay nói cách khác là được “mềmhóa” và “khúc xạ” cho phù hợp với đời sống người Việt. Chính vì vậy ở ViệtNam, tính chất tiêu cực của thuyết tam tòng đã giảm hơn nhiều so với Nhogiáo Trung Quốc. Ở Việt Nam, địa vị của người phụ nữ được nâng cao hơn sovới các nước Á Đông khác.

Ngày nay, lịch sử dân tộc Việt Nam đã sang trang, điều kiện kinh tế,chính trị, xã hội, tư tưởng cho sự tồn tại của Nho giáo không còn nữa. Nhưngảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam vẫncòn dư âm trong xã hội hiện đại. Sự ảnh hưởng đó biểu hiện trên cả hai bình

diện tích cực, tiêu cực. Vấn đề đặt ra ở đây là, phải có cái nhìn khách quan,

trên lập trường duy vật biện chứng, có thái độ tôn trọng lịch sử, quan điểmtoàn diện khi đánh giá thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo. Trên cơ sở đómới khai thác và phát huy được các giá trị tích cực, khắc phục những ảnhhưởng tiêu cực của nó đối với công cuộc xây dựng và giải phóng người phụnữ trong xã hội hiện nay.

62

Chương 3ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC

ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNGVÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐIVỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.1. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với ngườiphụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay

3.1.1.1. Thuyết tam tòng, tứ đức gây ra tâm lý trọng nam khinh nữThứ nhất, tâm lý trọng nam khinh nữ được thể hiện rõ thông qua thuyết

tam tòngTư tưởng tại gia tòng phụ vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn

hóa của người Việt. Trong gia đình người Việt hiện nay, phần lớn người đàn

ông đóng vai trò trụ cột và tất cả mọi thành viên khác đều phải nghe theo họ.Theo đó khi chưa đi lấy chồng, người con gái phải tuyệt đối tuân theo sự sắpđặt của cha. Trong vấn đề học hành, một số người cha không tìm hiểu sởthích, lực học của con mình mà áp đặt con chọn nghề theo ý mình. Trong hôn

nhân, có người cha không tôn trọng tình yêu chân chính của con mà chạy theovụ lợi cá nhân áp đặt con gái lấy người không yêu.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, phần lớn con gái mang họ của bố.Nếu chỉ mang họ bố thì mọi người sẽ cho đó là bình thường còn nếu chỉ manghọ mẹ thì gia đình và xã hội lại cho là bất thường, trái đạo lý. Thậm chí hành

động này còn dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực cho rằng, có thể đứa trẻ đó làcon của người đàn ông khác.

Dưới sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường thì những tiêu cựccủa tư tưởng tại gia tòng phụ lại có điều kiện ảnh hưởng đến đời sống xã hội.Chính vì vậy, trong xã hội đã có không ít người cha không trở thành tấmgương cho con gái học tập. Có người cha sa vào tệ nạn xã hội như rượu chè,

cờ bạc, trai gái, bạo lực, tham ô, cửa quyền... Có người cha đánh mất nhântính, đang tâm phạm tội hiếp dâm hoặc giết chết chính con gái đẻ của mình.

63

Theo báo cáo của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an Từ Liêm Hà Nội, bé gái

Đặng Diễm Quỳnh, sinh năm 2002, trú tại xóm Viên 1, Cổ Nhuế, Từ Liêm,

Hà Nội có hoàn cảnh hết sức đáng thương. Mẹ đang cải tạo ở trại giam, khôngnhững không nhận được tình thương của người bố mà còn thường xuyên bị bốruột dùng xích, roi sắt, dây điện, thanh gỗ... đánh đập khiến người em chằngchịt vết thâm tím phải đưa đến bệnh viện chữa trị. Theo báo Dân trí, cuối năm2011, dư luận lên án hành động của ông bố Nguyễn Văn Ngữ ở Hải Dươnggiáo dục con đẻ của mình bằng cách đánh đập, lột truồng và bắt ăn phânngười moi từ nhà vệ sinh lên. Trường hợp ông bố Nguyễn Quốc Hào (sinh

năm 1958 ở Vĩnh Phúc) đang thụ án ở trại giam Vĩnh Quang lần lượt hiếpdâm 3 con gái ruột của mình trong một thời gian dài từ khi các em còn bé là

Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1979), cô gái thứ hai là Nguyễn Thị Hồng (sinhnăm 1982), con gái thứ ba là Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1989) là một nỗi đaukhông chỉ của gia đình nạn nhân mà của toàn xã hội. Đây thực sự là vết nhơ củatình phụ tử. Điều đặc biệt là mẹ của nạn nhân (cũng là vợ của bị cáo) biết hành

động xấu xa, bỉ ổi của chồng mình mà khuyên các con không tố cáo. Tất cả đềuphải phục tùng người cha và người chồng nhẫn tâm, bỉ ổi trong gia đình.

Đi ngược lại với truyền thống tại gia tòng phụ thì hiện nay không ítngười phụ nữ hiện đại cho rằng: nam nữ bình quyền và pháp luật đã có quy

định rõ ràng về quyền của cha của mẹ, quyền của con cái nên sự phục tùng

giữa cha mẹ và con gái là không cần thiết. Có một số người con gái khôngnghe theo lời răn dạy của cha, chạy theo lối sống thực dụng, tự do thái quá,đánh mất những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ. Nhậnthức của một số người theo chiều hướng này là không nên vì nó đi ngược vớigiá trị truyền thống và gây ra những hậu quả tiêu cực.

Tuy nhiên, trong gia đình Việt Nam ngày nay có một thực tế con gáitrình độ học vấn cao hơn cha mẹ nên dẫn đến mâu thuẫn giữa nếp nghĩ truyềnthống của cha mẹ với sự hiện đại của con gái, mâu thuẫn tâm sinh lý, sở thíchgiữa các thế hệ... Trước thực trạng này, để giữ đúng đạo làm con trước hếtngười con gái cần nhận thức rõ một điều là ý kiến đóng góp của cha mẹ cầnđược tôn trọng, họ hãy lắng nghe, sau đó mới phân tích đúng sai và đi đến sự

64

lựa chọn đúng đắn nhất. Họ không nên bỏ ngoài tai rất cả những đóng góp củacha mẹ. Như vậy, đạo tòng cha mẹ nhìn dưới góc độ tích cực vẫn có yếu tốcần thiết cho cuộc sống hiện đại.

Trong xã hội hiện nay có một số người cha gia trưởng nhận thức và

hành động sai trái ép buộc con làm những điều xấu xa. Trong trường hợp đó,con gái không tuân theo mà phải đấu tranh với tư cách là một thành viên trong

gia đình. Tinh thần đấu tranh trên cơ sở giữ đúng đạo làm con, tránh khinh rẻ,coi thường, hay to tiếng với cha mẹ - không đi ngược với những giá trị củađạo tòng phụ. Tòng ngày nay còn bao hàm cả nội dung: nếu cha vi phạm phápluật, con gái kiên quyết không che giấu, có quyền tố cáo cha trước pháp luật.Con gái đấu tranh với những sai lầm của cha cũng là một nội dung mới củađạo tòng phụ trong thời đại mới.

Như vậy, trong gia đình hiện đại, sở thích, khả năng cá nhân của ngườicon gái được phát huy tối đa nhưng không vì thế mà người con gái sống tự dobuông thả mà phải luôn rèn luyện nhân phẩm dưới sự giáo dục của cha mẹ,nhà trường, xã hội; biết kế thừa mặt tích cực của đạo tòng trở thành người phụnữ được gia đình và xã hội tôn vinh.

Xuất giá tòng phu trong giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ đối vớiphụ nữ thời chiến đã mang những nội dung mới, nổi bật đó là tấm lòng thuỷchung chờ đợi. Có rất nhiều người phụ nữ chờ chồng một năm, hai năm, mườinăm... cả cuộc đời và có thể người chồng không bao giờ trở về. Có hàng triệu,triệu người phụ nữ đã hy sinh tất cả tuổi thanh xuân, tình yêu, hạnh phúc và

khát vọng của bản thân cho sự bình yên của Tổ quốc. Những người phụ nữyếu đuối, cam chịu an phận ngày xưa nay đã trở thành những thanh niên

xung phong gan dạ, anh hùng. Họ xứng đáng là con cháu của Hai Bà

Trưng, của thời đại Hồ Chí Minh và khẳng định thêm tinh thần “giặc đếnnhà, đàn bà cũng đánh” của người phụ nữ Việt Nam. Như vậy giai đoạnmới của lịch sử dân tộc đã thay đổi mục đích sống của người phụ nữ, đạotam tòng không bó hẹp trong lĩnh vực gia đình, không còn mang tính chấtép buộc mà có nội dung rộng lớn hơn, cao cả hơn. Họ tự nguyện tòng chồng,tòng con vì Tổ quốc.

65

Hiện nay, trong xã hội Việt Nam vẫn tồn tại những ảnh hưởng mangtính tiêu cực của tư tưởng xuất giá tòng phu đối với người phụ nữ. So vớingười chồng, người vợ có nhiều điều thiệt thòi hơn.

Thứ nhất, Trong một số gia đình, người chồng vẫn giữ vai trò quyếtđịnh chính trong vấn đề liên quan đến con cái. Vợ chồng cùng có nghĩa vụchăm sóc, dạy dỗ con cái ngoan ngoãn, khỏe mạnh, phát triển nhân cáchnhưng khi con cái có sự phát triển lệch lạc thì không ít người lại đổ lỗi cho vợvới quan niệm: “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi con cái trưởng thành hơnthì người chồng thể hiện rõ vai trò quyết định của mình trong việc lựa chọnnghề nghiệp cho con, hôn nhân của con, sự tham gia của người vợ chỉ là thứyếu và không có ý nghĩa quyết định.

Thứ hai, người chồng là nắm giữa nguồn tài chính chủ yếu trong gia đình

nên họ là người có quyền quyết định mọi chi tiêu lớn nhỏ trong gia đình. Ở nông

thôn, các gia đình phần lớn là làm nông nghiệp và làm nghề truyền thống. Cácyếu tố của kinh tế nông nghiệp như đất đai, bí quyết làm nghề chủ yếu là của nhà

chồng nên nam giới ở nông thôn có quyền lực kinh tế hơn hẳn phụ nữ. Chính vì

thế họ đã trở thành người nắm giữ nguồn tài chính trong nhà và cũng là ngườiquyết định mọi chi tiêu lớn trong đa số các mặt của đời sống gia đình.

Thứ ba, hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm cho rằng công việc nội trợ làcủa phụ nữ, đàn ông không có nhiệm vụ phải làm những công việc đó. Nếu họcó làm để phục vụ bản thân họ và con cái thì họ mặc nhiên cho rằng đó làhọ đang giúp vợ. Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu khoa học vềgia đình và phụ nữ, người chủ yếu làm các công việc nội trợ gia đình là vợchiếm 82,5% so với người chồng là 3,5%. Phụ nữ làm việc nội trợ với thờigian gấp 2,7 lần so với nam giới, thời gian trung bình phụ nữ làm việc nộitrợ gia đình ít nhất là 2,4 - 3giờ/ngày, chiếm 64,5%, trong khi đó tỷ lệ này

ở người chồng là 14% với 1,7 giờ/ ngày. Tỷ lệ phụ nữ làm việc nhà ở cáccông việc cụ thể như sau: Nấu ăn: 80.1%; mua thực phẩm: 89.3%; giặtquần áo: 82.8%; chăm sóc con: 51.4%. Bên cạnh đó, người vợ còn đảmnhiệm việc chăm lo đến những người khác, đặc biệt là chăm sóc những ngườiphụ thuộc trong gia đình.

66

Thứ tư, trong công việc sản xuất, người vợ thường đảm nhận các côngviệc tốn nhiều thời gian, công sức nhưng thu nhập lại ít hơn nam giới nhưthêu thùa, may vá, trồng trọt, chăn nuôi... Trong các công việc liên quan đếnsản xuất, trồng trọt, chăn nuôi thì phụ nữ tham gia nhiều gấp 2 đến 3 lần sovới nam giới. Người đàn ông trong gia đình được xã hội mong đợi làm nhữngcông việc mang tính hoạch định, quản lý, điều phối, quyết định... họ gọi đó lànhững “công việc đại sự”, “công to việc lớn”. Việc của vợ trong gia đình

được coi là những “công việc lặt vặt “.

Sự san sẻ công việc nội trợ của người nam giới có mức độ khác nhautrong các cấu trúc gia đình khác nhau. Trong những gia đình mà hai vợ chồngở riêng thì sự giúp đỡ, chia sẻ công việc của người chồng với vợ nhiều hơnnhững gia đình có nhiều thế hệ sinh sống. Mặt khác sự chia sẻ này còn phụthuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ nhận thức, sức khoẻ, tính chất côngviệc, người vợ mang thai hay sinh đẻ... Nhìn chung, sự chia sẻ đó của ngườichồng là không thường xuyên mà chỉ vào những thời điểm đặc biệt và thườnglà người phụ nữ phải yêu cầu.

Thứ năm, trong gia đình người phụ nữ ít được nghỉ ngơi hơn so với namgiới. Thông thường, người chồng có một đến hai tiếng nghỉ giữa trưa, còn

buổi tối họ có thời gian để uống nước, xem tivi, làm việc... trong khi người vợsử dụng thời gian nghỉ trưa để giặt giũ, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, dạy con học.Một nghiên cứu về thời gian lao động, sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ và

nam giới ở nông thôn cho thấy rõ sự bất bình đẳng này: thời gian ăn uống,nghỉ ngơi của phụ nữ là 1h15’, chỉ bằng 1/5 thời gian của nam giới.

Thứ sáu, bất bình đẳng trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kếhoạch hóa gia đình. Người vợ chịu trách nhiệm chính trong chăm sóc bảnthân trong thời kỳ thai nghén (khám thai, tiêm chủng, ăn uống và lao động),chăm sóc con cái sau khi sinh (dinh dưỡng, tiêm chủng và khám chữa bệnh).Sự chia sẻ của người chồng hạn chế, cho nên đa số người vợ phải lao động,làm việc cho đến tận ngày sinh, nhất là phụ nữ ở các vùng nông thôn. Trong

vấn đề phòng tránh thai có nhiều người chồng phó thác toàn bộ biện pháptránh thai cho vợ. Quyết định về số con trong gia đình cũng có sự bàn bạc,

67

thống nhất giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên trong trường hợp sinh con một bề thì

vấn đề đẻ tiếp thường do người chồng quyết định.Thứ bảy, bất bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, các cơ hội

phát triển. Trong gia đình, do đa số người chồng có quan niệm rằng người vợchỉ cần làm tốt các công việc nội trợ, chăm sóc chồng con chu đáo nên khôngcần thiết phải tiếp cận thông tin khoa học, các dịch vụ vui chơi giải trí, tiếpcận các loại hình nghệ thuật, các chính sách tín dụng, vay vốn...; thậm chí cảvấn đề chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ cũng nhiều khi bị lãng quên. Đôi khi,chính bản thân người phụ nữ cũng tự nguyện chấp nhận sự thiệt thòi này. Nhưvậy cả cơ hội phát triển lẫn nguồn lực của sự phát triển dành cho người vợ sovới người chồng trong gia đình còn rất hạn chế.

Thứ tám, bất bình đẳng trong việc “đối nội”, “đối ngoại”. Trong gia

đình, cả nam và nữ đều phải có trách nhiệm đối nội, đối ngoại để duy trì nền nếpcho gia đình. Tuy nhiên, dù ở công việc nào thì người vợ cũng phải gánh vácnặng hơn chồng. Cụ thể là nam giới có vai trò khá quan trọng trong gia đình củamình với tư cách là con trai thì ít có trách nhiệm trong vai trò con rể vì: “rể làkhách”. Nam giới cũng không được coi là phải có trách nhiệm chính vào các

công việc bên nhà vợ. Ngược lại, người phụ nữ phải có trách nhiệm của ngườicon dâu khá nặng nề. Bên cạnh việc phải lo toan cho gia đình của riêng mình thì

họ phải lo toan các công việc của gia đình nhà chồng một cách chu toàn.

Thứ chín, có nhiều người chồng còn mang nặng tính gia trưởng dẫn đếnbạo lực gia đình, ghen tuông vô cớ, trói buộc vợ trong những công việc giađình, ngăn cấm vợ mở rộng các mối quan hệ trong xã hội. Có người chồnghọc vấn cao giữ chức vụ lớn trong xã hội, nhưng đánh giá thấp vai trò vị trícủa người vợ. Thậm chí có người còn đánh giá: việc lớn là của đàn ông, đànbà không được phép tham gia. Trong khi đó bản chất của con người là chia sẻvà muốn được chia sẻ, phụ nữ cũng luôn có khao khát đó.

Thứ mười, có những người đàn ông bàng quan với sự nghiệp công danhhọc vấn của vợ. Có nhiều người không ủng hộ hay tạo điều kiện cho vợ phấnđấu trong lĩnh vực xã hội. Trong khi đó, Điều 23 Luật hôn nhân gia đình quy

định: Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Vợ, chồng cùng

68

bàn bạc, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độvăn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người.

Ngày nay, người phụ nữ đi lấy chồng phải theo chồng vẫn được xã hộiđánh giá là lẽ đương nhiên trong cuộc đời. Người vợ ngày nay không phảiphục tùng chồng một cách tuyệt đối, nhưng ở chừng mực nhất định, tư tưởngtôn trọng chồng vẫn được đề cao trong gia đình. Việc xây dựng mối quan hệvợ chồng trong gia đình, sự hòa thuận, tình nghĩa, thuỷ chung vẫn là nhữnggiá trị được xã hội xem trọng. Vợ chồng không chỉ yêu thương đơn thuần, mà

phải thực sự hiểu nhau, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồntrong cuộc sống. Chữ “tòng” ngày nay còn được cả vợ lẫn chồng thực hiệntrên cơ sở pháp luật và bình đẳng giới. Tuy nhiên, những tình cảm đó khôngphải dựa trên việc đòi hỏi sự nhẫn nhục, chịu đựng một chiều từ phía ngườivợ theo kiểu lễ giáo Nho giáo thời phong kiến mà phải trên cơ sở tình cảm,nghĩa vụ và quyền lợi của vợ và chồng. Vấn đề này đã được ghi rõ trong điều2 và điều 13 của Luật hôn nhân gia đình: “Xóa bỏ những tàn tích còn lại củachế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợicủa con cái” và: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, săn sóc nhau,giúp đỡ nhau tiến bộ, nuôi dạy con cái, lao động sản xuất, xây dựng gia đình

hòa thuận, hạnh phúc” [121].

Thuyết “tam tòng” đã đưa ra sự phụ thuộc của người phụ nữ vào nam

giới. Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con. Chồng chếtngười phụ nữ không được đi bước nữa phải ở vậy toàn tâm toàn ý nuôi con

trưởng thành và đặc biệt, họ phải phụ thuộc vào người con trai, quyền quyếtđịnh chủ yếu là con trai trưởng- đó là phu tử tòng tử. Người mẹ trẻ còn khát

vọng hạnh phúc lứa đôi, còn đủ điều kiện để xây dựng một gia đình mớinhưng theo thuyết tam tòng thì họ phải chịu đựng, hi sinh khát vọng cá nhânđể đạt được chuẩn mực tòng tử theo lễ giáo phong kiến. Chồng chết mà ngườiphụ nữ bỏ đi lấy chồng khác thì tài sản phải để lại hết cho con cái và gia đình

nhà chồng. Theo luật nhà Lê Sơ người mẹ tái giá thì mất luôn quyền làm mẹvới con chồng trước, ruộng nương, tài sản phải trả hết cho con. Những người

69

đàn bà tái giá thường sẽ bị người đời khinh ghét và gọi là người thất tiết. Nếungười phụ nữ nào chồng chết không đi bước nữa, giữ gìn trinh tiết, nuôidưỡng cha mẹ chồng, theo nhà chồng trọn đời, giữ đúng phép tam tòng, vượtqua sự cám dỗ của cải hay nhục dục được triều đình phong kiến trao bảng“tiết hạnh khả phong”. Người được phong bảng “tiết hạnh khả phong” đượcgọi là liệt nữ. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn biên soạnvào khoảng năm 1875 - 1876 có ghi lại trong khoảng 50 năm đầu thế kỷ XIXtriều đình đã cấp gần 130 tấm biển danh dự “tiết hạnh khả phong” cho các

hiếu tử, liệt nữ trong nước. Danh hiệu “tiết hạnh khả phong” là sự tuyên

dương, đề cao lòng chung thuỷ của người phụ nữ nhưng thực tế đó cũng làgông cùm đối với họ. Ai cũng biết tình thương yêu, sự nuôi nấng, dạy bảo concái là thiên chức, là sứ mệnh, là bổn phận và cả nguyện vọng của người mẹ.Nhưng Nho giáo đã biến những điều thiêng liêng đó trở thành công cụ tróichặt người phụ nữ để thực hiện mục đích giai cấp, giữ gìn trật tự xã hội, củngcố vị trí, quyền lợi của mình.

Ngày nay, trong xã hội tư tưởng này đã được thay đổi nhưng vẫn còn

ảnh hưởng tiêu cực. Có trường hợp khi chồng đã mất một thời gian, ngườiphụ nữ muốn đi tìm hạnh phúc cá nhân cho mình thì gặp không ít lời dị nghịcủa dư luận xã hội và gia đình nhà chồng. Họ đi bước nữa cũng không đượcthoái mái. Trong xã hội vẫn còn có nhiều phụ nữ chồng mất sớm đã hy sinh

hạnh phúc cá nhân của mình để nuôi dưỡng con cái và bị con cái bạo hành,

đối xử tệ bạc. Trường hợp này không phải là hiếm như báo Việt báo đưa tinbà Phạm Thị Bính (sinh năm 1925) tại Bắc Giang là vợ liệt sĩ và bị chính con

trai của mình là Bùi Văn L đối xử bạc đãi, tranh chấp đất đai với mẹ củamình. Hay trường hợp bà Phan Thị Nhưng ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) góachồng và bị chính vợ chồng người con gái lớn đánh đập và nhét phân vào

người… Còn biết bao những cảnh đời con cái bạo hành cha mẹ, nhất là bạohành mẹ già- những người chồng mất đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để nuôidưỡng con cái trưởng thành.

Quan niệm phu tử tòng tử không còn nặng nề như ngày xưa, nó khôngcòn bó hẹp trong phạm vi “không tái giá”. Pháp luật và dư luận xã hội không

70

còn phê phán người phụ nữ tái giá như trong điều 8 của Luật hôn nhân giađình cũng quy định rõ: “Đàn bà góa có quyền tái giá; khi tái giá, quyền lợicủa người đàn bà góa về con cái và tài sản được bảo đảm” [121]. Điều chủyếu trong quan niệm về vai trò của người mẹ hiện đại là: chăm con khỏe, dạycon ngoan. Kể cả người mẹ đi bước nữa thì quan trọng nhất là phải có tráchnhiệm nuôi day con cái thành người có ích cho xã hội. Vấn đề xã hội hiện đạilên án không phải là sự tái giá mà là sự thiếu trách nhiệm của người mẹ đốivới con cái. Dưới tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, đã có nhiều ngườiphụ nữ vì mải chạy theo danh vọng, tiền bạc, ái tình… mà không làm tròn đạolàm mẹ. Hậu quả của sự vô trách nhiệm đó là đem lại cho xã hội những thành

viên hư hỏng, chúng nhanh chóng bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội. Hiện nay,dù khoa học phát triển tới đâu đi nữa thì cũng không có một cái gì có thể thaythế được trái tim, vai trò dạy dỗ của người mẹ đối với con cái.

Như vậy, thuyết tam tòng chính là cơ sở đảm bảo quyền tối cao củangười cha, người chồng, người con trai. Nó hình thành tư duy, lối sống giatrưởng cho người đàn ông trong gia đình. Ngược lại, điều đó dẫn đến thái độcam chịu của người phụ nữ. Nguyên tắc này đảm bảo quyền lực tối thượngtập trung trong tay người đàn ông trong gia đình. Mở rộng ra, trong xã hội,quyền lực tối thượng nằm trong tay ông vua, mọi người trong xã hội đều phảitòng vua “quân thần, phụ tử”. Gia đình trật tự dẫn đến xã hội trật tự, giai cấpphong kiến đạt được mục đích cao nhất của mình - quyền lực thống trị đượcđảm bảo. Và nó cũng chứng minh cách thức quản lý xã hội của giai cấp phongkiến, đó là gia đình là đơn vị điều hành căn bản của quốc gia.

Thứ hai, tâm lý trọng nam khinh nữ còn được thể hiện rõ ở nhu cầumuốn sinh con trai

Từ trước tới nay, trong xã hội ta vẫn tồn tại quan niệm cho rằng: “nhấtnam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai được coi là có, mười con gái thì

cũng như không). Tư tưởng này là sự đề cao tột bậc giá trị của người con traivà là sự hạ thấp đến mức phủ nhận hoàn toàn vị thế của người con gái. Mệnhđề của Nho giáo “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” đã từng đẩy nhiều ngườiphụ nữ vào số phận tối tăm, bi thảm. Theo báo cáo của Cơ quan cảnh sát điều

71

tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế: Chỉ vì khao khát có đứa con trai nối dõi

tông đường, nên từ khi biết vợ mang thai con gái, Hoàng Trọng Bảo (sinhnăm 1980, Thừa Thiên - Huế) tỏ thái độ bất mãn, ngược đãi vợ. Khi trongngười đang có hơi men, Bảo trở về nhà gây chuyện với vợ mình là chị Hồ ThịHột (sinh năm 1991). Lời qua tiếng lại Bảo chạy đến chiếc nôi bế con gái mớisinh đúng ba ngày ném xuống nền xi măng, từ độ cao khoảng 2,5m [187].

Đây là một trong vô vàn trường hợp người vợ bị bạc đãi khi không sinh đượccon trai cho nhà chồng.

Từ lâu chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình đã

triển khai cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch với khẩu hiệu “Dừng lại ở haicon để nuôi dạy cho tốt”, “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ” nhưng trên thực tế cónhiều gia đình đã có nhiều con gái rồi vẫn cố đẻ được cậu con trai mới thôi.Việc làm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, khả năng lao động củangười phụ nữ. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng công nghệ hiện đại để sinhcon theo ý muốn, nếu phát hiện giới tính thai nhi là con gái họ tìm cách phá

bỏ để hy vọng lần sau sẽ sinh được coi trai. Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình

Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai liên quan

đến việc sinh con theo ý muốn (chiếm 20% trong tổng số ca nạo phá thai), caonhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Ở Việt Nam, những nămđầu xuất hiện thực trạng mất cân bằng giới tính, tốc độ gia tăng tỷ số giới tínhkhi sinh đã lên cao bất thường, từ 1% - 1,5%. Tỷ lệ này ngày càng cao ngay

từ lần sinh đầu tiên, chứng tỏ các bà mẹ đã lựa chọn giới tính ngay từ khi sinhcon đầu lòng. Điều này diễn ra nghiêm trọng nhất ở nhóm kinh tế khá giả.Nhóm nghèo nhất là 105,2, nhóm giàu là 111,7; nhóm giàu nhất là 112,9.

Theo Báo cáo của Tổng cục dân số kế hoạch hóa Gia đình, mức độ cân bằnggiới tính ở nước ta năm 2009 là 110,5 trẻ nam/100 trẻ nữ và năm 2012 là 112

trẻ nam/100 trẻ nữ [184]. Từ thực trạng này theo thống kê của báo Pháp luậtđưa ra vào tháng 3 năm 2011, khoảng 20 năm nữa thì 3 triệu đàn ông ViệtNam sẽ không lấy được vợ.

Kết quả của việc mất cân bằng giới tính là thừa nam giới thì dẫn đến tình

trạng phụ nữ buộc phải lấy chồng sớm và có nguy cơ dẫn đến sự gia tăng tình

72

trạng mại dâm và buôn bán trẻ em, phụ nữ. Vấn đề chênh lệch giới tính sẽ gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia.

Nguyên nhân của vấn đề coi trọng việc sinh con trai hơn con gái ở mỗigia đình, dòng họ là do từ trước đến nay ở các dòng họ Việt Nam việc thờcúng tổ tiên dòng họ đều do người con trai đảm nhiệm. Hầu hết các dòng họ,con trai được khắc ghi vào bia đá và được đóng đinh còn con gái không phảiđóng bởi quan niệm con gái “xuất giá tòng phu”. Việc tế tự, quản lý từ đườngThuỷ tổ, từ đường Phái, từ đường Chi do con trưởng, cháu trưởng đảm nhận.Đích tử, đích tôn chịu trách nhiệm chính trong các ngày lễ, trong việc cúng tế,trong những sự kiện lớn của gia đình và dòng họ. Con gái không được phụtrách vấn đề linh thiêng này. Khi người con gái đi lấy chồng, phải chăm locho việc hương hoả, cúng giỗ của gia đình nhà chồng, không thờ cha mẹ đẻtại gia đình nhà chồng. Quy định để tang cha, tang mẹ giữa con trai, con gái,cháu nội, cháu ngoại cũng có sự phân biệt: “Cá sặt muốn bắt dùng lờ/ Mấyđời cháu ngoại mà thờ giỗ ông” [185].

Trong thực tế xã hội Việt Nam vẫn tồn tại sự phân biệt cháu nội, cháungoại, ông bà nội ngoại, trong ngôn từ cũng như trong suy nghĩ, hành động,cách đối xử hoặc trong phân chia của cải. Đối với nhiều người già, họ vẫn đềcao trách nhiệm phải chăm sóc cháu nội hơn cháu ngoại vì theo họ “cháu

ngoại là cháu người ta”.

Theo kết quả của điều tra thì có 36,7% người trả lời ở độ tuổi 18 đến 60cho rằng gia đình nhất thiết phải có con trai [16, tr.30]. Qua đó chúng ta thấy,mặc dù đa số người dân cho rằng gia đình không nhất thiết phải có con trai,song vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ ủng hộ quan niệm truyền thống. Nhưngđiều đáng nói ở đây là, so với nam giới thì nữ giới lại có tỷ lệ ủng hộ quanniệm nhất thiết phải có con trai cao hơn (37,5% so với 35,9%). Quan niệmcần phải có con trai ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị (thành thị là28,2%, nông thôn là 40,1%).

Lễ giáo Nho giáo rất coi trọng chức năng duy trì nòi giống, vấn đề“tuyệt tự”, “vô hậu”- không có con, không người nối dõi, không người thờcúng tổ tiên là điều hết sức đau khổ. Đã có rất nhiều gia đình chỉ vì không có

73

mụn con trai đã dẫn đến tình trạng gia đình tan nát. Có nhiều lý do để người tabiện minh việc nhất thiết phải có con trai, đó là: phải có con trai để có ngườinối dõi tông đường; phải có con trai để có sức lao động, nương tựa tuổi già;

phải có con trai để mở mày mở mặt với người khác và đối với phụ nữ thì việccó con trai như là cái giá đỡ để chồng không ngoại tình. Nhiều cặp vợ chồngkhông sinh được con trai là một trong những lý do người vợ bị gia đình nhà

chồng và chồng ghét bỏ, đánh đập. Thậm chí đây còn là nguyên nhân dẫn đếntình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng nhất là ở vùng nông thôn và miền núi, ởnơi trình độ dân trí còn thấp.

Cách mạng tháng Tám thành công đã xóa bỏ chế độ phong kiến ở nướcta và lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngay trong bản Hiến pháp đầutiên năm 1946 và Sắc lệnh 97, Đảng và Nhà nước ta đều đã xoá bỏ quyền giatrưởng khẳng định đàn bà bình đẳng với chồng. Quan điểm này vẫn được duytrì cho tới ngày nay. Theo đó, nam và nữ đều có quyền bình đẳng như nhau vềmọi mặt, trong đó có cả vấn đề thờ phụng cha mẹ. Nhưng trong một xã hội,bao giờ cũng có hai công cụ điều tiết đó là pháp luật và đạo đức, luật tục, tậpquán. Từ tập quán coi trọng con trai mà nhiều cặp vợ chồng đã cố đẻ bằngđược con trai để sau này có người thờ cúng. Trong trường hợp nếu không cócon trai sẽ dẫn đến những tình huống sau: 1) Người chồng cam chịu chấpnhận, tuy nhiên, không tránh khỏi tâm trạng buồn bã, chán nản; 2) Tìm hướnggiải quyết ở bên ngoài: lấy vợ mới, tìm đến dịch vụ đẻ thuê hoặc quan hệvụng trộm với người phụ nữ khác; Có người chồng lại hành hạ và đổ lỗikhông đẻ được con trai lên đầu vợ. Trong khi đó khoa học chứng minh trai gáilà do người đàn ông quyết định; 3) Có người chồng kết hợp với vợ tìm đếnđông y, tây y, thầy cúng, nhà chùa, cầu tự. Nếu được con trai theo lời cầunguyện thì người cha thường chiều chuộng con trai một cách thái quá. Đây làyếu tố khiến những đứa trẻ cầu tự sinh hư, thậm chí sa vào các tệ nạn xã hội.

Thứ ba, tâm lý trọng nam khinh nữ còn được thể hiện ở cách phân chiatài sản và mức độ đầu tư cho con cái

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn có nhiều ảnh hưởng nặng nề trongcác gia đình Việt Nam đặc biệt là các gia đình ở vùng nông thôn. Chính vì tư

74

tưởng đó nên rất nhiều gia đình đã không có sự bình đẳng trong việc phânchia tài sản và mức độ đầu tư học hành, sự nghiệp giữa con trai và con gái.

Trong rất nhiều gia đình hiện nay, của cải thừa kế (nhất là tài sản thuộcvề đất đai hương hỏa) chủ yếu giành cho con trai nhất là con trai trưởng vì họđược giao trách nhiệm là thờ cúng tổ tiên. Con gái không được hưởng quyềnlợi, hoặc được hưởng ít hơn bởi vì họ quan niệm “con gái là con người ta”.

Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 của Viện Gia đình và giới -

Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) cho thấy sự bất bình đẳng trong cáchđối xử của cha mẹ đối với con cái. Câu hỏi là: “Trong gia đình ông (bà) việcchia tài sản cho các con đã/sẽ thực hiện như thế nào?” Kết quả định lượng chothấy, việc phân chia tài sản vẫn còn hiện tượng ưu tiên cho con trai là chủyếu: 28,7% số người trả lời từ 18 đến 60 tuổi cho biết ưu tiên con trai và chỉcó 0,6% ưu tiên cho con gái. Hộ gia đình ở nông thôn ưu tiên cho con trai gấp2 lần so với thành thị (tỷ lệ là 33,8% so với 15,1%). So sánh ý kiến của 2nhóm 18 đến 60 tuổi và nhóm từ 61 tuổi trở lên cho thấy: Số người từ 61 tuổitrở lên muốn chia tài sản ưu tiên cho con trai chiếm tỷ lệ cao nhất (35,6%)trong khi quan niệm chia đều cho các con chỉ chiếm 29,7%” [16, tr.113].

Thực trạng phân chia tài sản này đã không tuân thủ theo Ðiều 631 và Điều632 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định về quyền thừa kế của bình đẳng thừakế tài sản của cá nhân.

Hiện nay, có rất nhiều gia đình không truyền bí quyết nghề truyền thốngcủa gia đình cho con gái mà chỉ truyền cho con trai, đặc biệt là con trai

trưởng. Họ lo sợ khi truyền nghề cho con gái, con gái đi lấy chồng và truyềnbá bí quyết cho nhà chồng.

Bên cạnh đó, rất nhiều gia đình có sự không công bằng trong việc đầutư tiền bạc cho con cái học hành. Khi phải lựa chọn việc đầu tư học hành cho

con trai, con gái thì hầu hết các gia đình đều muốn đầu tư cho con trai nhiềuhơn. Theo họ con gái không cần phải đầu tư nhiều bởi con gái sẽ đi lấy chồngvà phục vụ lợi ích cho gia đình nhà chồng còn con trai sẽ được đầu tư học caohơn bởi vì con trai học cao, có nghề nghiệp vững chắc là để sau này phụngdưỡng cha mẹ và làm rạng danh dòng họ.

75

Có một thực tế là hiện nay có rất nhiều người con gái mặc dù đi lấychồng, chăm lo gánh vác công việc của nhà chồng nhưng họ vẫn có thời gian,điều kiện chăm sóc bố mẹ đẻ của mình và cũng có nhiều người con rể đối xửrất tốt với gia đình nhà vợ. Trong khi đó, có nhiều cặp vợ chồng người contrai sống ở nhà bố mẹ đẻ của mình nhưng bất hiếu, không chăm sóc bố mẹcủa mình mà vẫn ngang nhiên được thừa hưởng toàn bộ tài sản của bố mẹ.Thậm chí có nhiều gia đình mâu thuẫn với nhau, người con trai không muốnanh chị em thường xuyên qua lại chăm sóc bố mẹ gây ảnh hưởng đến cuộcsống cá nhân của gia đình vợ con anh ta.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ thể hiện rất rõ ở nhu cầu và hành động cốsinh bằng được con trai, ở mức độ phân chia tài sản và đầu tư học hành xây dựngsự nghiệp cho con trai hơn con gái. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của tư tưởngnày có sự khác nhau giữa các vùng miền, các vùng nông thôn, vùng dân trí thấpthì sự ảnh hưởng càng nhiều và ngược lại ở các thành phố lớn, những nơi có dântrí cao thì sự ảnh hưởng này ít hơn các nơi khác. Chúng ta phải thấy rằng, sinh contrai hay con gái không quan trọng bằng việc cha mẹ phải nuôi dậy con cái ngoanngoãn, trưởng thành, hiếu thảo với cha mẹ và là người có ích cho xã hội.

3.1.1.2. Thuyết tam tòng, tứ đức đã cản trở chính sách hôn nhân tự doTrong xã hội phong kiến, hôn nhân của con cái đặc biệt là của người

con gái đều do cha mẹ quyết định. Phần lớn các cô gái trong xã hội cũ đềuphải tòng- tuân theo sự sắp đặt quyết định đó của cha mẹ vì truyền thống củadân gian ta là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Chính vì đề cao chữ tòng củacon cái đối với cha mẹ nên nhiều bậc cha mẹ đã áp đặt con dẫn đến nhữngcuộc hôn nhân ngang trái trong xã hội; dẫn đến nạn tảo hôn, ép duyên làm cay

đắng ngậm ngùi biết bao kiếp người. Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có

không ít những lời than thân của người con gái bị cha mẹ ép duyên:”Gà tơxào với mướp già/ Vợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươi/ Ra đường, chị giễu,em cười/ Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng/ Đêm nằm, tưởng cái gối bông/Giật mình gối phải râu chồng nằm bên/ Sụt sùi tủi phận hờn duyên/ Oán cha,trách mẹ tham tiền bán con!” [161, tr.309]. Hôn nhân trong xã hội cũ có yếutố phản tiến bộ, là sự áp đặt, ép buộc của bố mẹ và gia đình.

76

Trong gia đình Việt Nam thời phong kiến, vợ là đối tượng phải dạy bảo,họ được ví như đứa trẻ cần phải uốn nắn: “Dạy con từ thủa còn thơ - dạy vợtừ thủa bơ vơ mới về”. Dạy vợ là dạy người phụ nữ phải học theo cách sốngcủa nhà chồng theo kiểu “nhập gia tuỳ tục”. Khái niệm “dạy vợ” đã xác lập vịthế của người phụ nữ trong mối quan hệ với người đàn ông. Người vợ, từnhận thức đến hành động tuyệt đối phục tùng chồng và gia đình chồng. Nhưtrong luật Hồng Đức thời Lê Sơ có đưa ra quy định: “Bổn phận người đàn bà

là phải thuận tòng theo chồng, không được cậy cha mẹ mình giàu sang mà

kiêu căng với nhà chồng, người đàn bà nào trái lệnh thì cả nhà cha mẹ ngườiấy cũng phải tội” [33, tr.152]. Người con gái khi đi lấy chồng thì không còn

quan hệ nhiều với gia đình cha mẹ đẻ mà họ gắn bó mật thiết với gia đình chồngtheo phương châm “một trăm cái phúc nhà vợ, không bằng một cái nợ của nhàchồng”. Trong trường hợp, chồng đỗ đạt làm quan thì vợ cũng được mở mày mởmặt, đó là “duyên may” của người phụ nữ. Có rất nhiều phụ nữ cả cuộc đời lặnlội tìm kiếm mưu sinh nuôi gia đình để chồng toàn tâm vào việc học hành thi cử,mong một ngày họ đỗ đạt, vinh quy bái tổ “Vì chồng em phải gắng công. Nào aixương sắt, da đồng chi đây”. Nhưng nếu như họ không gặp được cái “duyên

may” đó thì các nhà Nho cũng khuyên họ phải nhẫn nhục chịu đựng, kiên trì,

động viên khuyên giải chồng đối đãi tối ưu và hợp tình, hợp lẽ. Trong hôn nhân,họ không có quyền lựa chọn, cuộc đời của họ được ví như hạt mưa, hạt cát. Họkhông có sự định hướng, không có quyền quyết định cuộc đời mình. Sung sướnghay đau khổ là do người đàn ông: “Thân em như giếng giữa đàng/ Người khônrửa mặt, người phàm rửa chân” [161, tr.255].

Vấn đề không được tự do trong hôn nhân không chỉ đúng với nhữngngười dân thường mà những người con gái trong gia đình quyền quý như conVua, con Chúa, con quan cũng bị cưới gả theo mục đích của gia đình, dòng

tộc. Trần Thị Huyền Trân (cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14) là con gái vua TrầnNhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông (trị vì 1293 - 1314). Năm Bính Ngọ(1306), vua Trần Anh Tông nhận gả Huyền Trân cho vua Chiêm Chế Mân.Để đáp lễ, vua Chiêm dâng tặng Đại Việt hai châu Ô và Lý. Công Chúa An

Tư (thời vua Trần Nhân Tông) là con gái út vua Trần Thánh Tông, em gái vua

77

Trần Nhân Tông (1279 - 1293). Tháng 2 năm Ất dậu (1285), Thoát Hoanđánh thắng nhiều nơi, có một số vương hầu nhà Trần hàng giặc. Để ngăn chặnbớt tính hung hãn của giặc, vua Trần Nhân Tông đã sai Trần Dương và ĐàoKiện đưa quốc muội là công chúa An Tư gả cho Thoát Hoan. Công chúaNguyễn Phúc Ngọc Vạn là con của Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (chúa

Nguyễn Đàng trong từ 1613 - 1635). Năm 1620, công chúa Ngọc Vạn kết hônvới vua Chân Lạp (Cambodia) và trở thành Hoàng Hậu vương quốc ChânLạp, thủ đô lúc đó là Udong. Những tuỳ tùng của công chúa Ngọc Vạn đềuđược giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình Chân Lạp [187].

Trong xã hội phong kiến Việt Nam, người đàn bà không được phép bỏchồng dù người chồng có xấu, có tệ bạc như thế nào chăng nữa. Người chồngkhông những được phép bỏ vợ mà họ còn được phép bán vợ. Theo điều 332của luật Gia Long cho rằng nếu người vợ mắc tội ngoại tình thì chồng cóquyền gả bán vợ cho người khác. Tuy nhiên điều 254 của luật này, ngườichồng ngoại tình cũng bị xử nhưng nhẹ hơn ở mức phạt tiền hoặc bị đánh.Năm 1920, có trận đói lớn, người chồng đã tự ý bán vợ với giá một quan tiền(Đại Việt sử ký toàn thư). Như vậy, thân phận phụ nữ thời phong kiến đượccoi như một loại hàng hóa mà người ta sẵn sàng trao đổi qua tay.

Trong cuộc sống vợ chồng, người phụ nữ cũng không được tự do, quyếtđoán tất cả các công việc mặc dù họ là người làm chính việc nhà. Họ khôngđẻ được hay không đẻ được con trai thì người đàn ông vẫn có quyền đi lấy vợlẽ. Và khi chồng có vợ lẽ, vui thú bên vợ lẽ thì họ được khuyên là phải camchịu coi đó là lẽ thường tình trong cuộc đời. Điều này được xem như một quyluật, là điều hiển nhiên mà người phụ nữ phải nghe, phải theo. Bên cạnh đó,những người làm vợ lẽ tuy được quyền làm vợ nhưng họ không khác gì là kẻhầu không có quyền được hưởng hạnh phúc chân chính. Người đàn ông có

quyền năm thê bảy thiếp nhưng người đàn bà thì chỉ được phép lấy mộtchồng. Bàn về vấn đề trọng nam khinh nữ trong Văn hóa Việt, Phan Kế Bínhviết: “Tục ta trọng nam khinh nữ thì là một tục trái hẳn với cách văn minh...Tục ta thì phần nhiều áp chế đàn bà quá. Có người coi vợ như kẻ ăn người ở,nào là bắt sửa túi nâng khăn, nào là bắt cơm dâng nước tiến, nào là bẻ hành bẻ

78

tỏi, nào là bắt nhặt bắt khoan. Chồng ăn chơi như phá không sao, vợ xểnh ramột chút đã sinh ra ỏm tỏi; chồng chim chuột như quỷ thì chẳng hề gì, vợ độngđi đâu một lúc thì sinh ra ngờ vực, ấy là trái với đạo công bằng. Tục ta buộc chođàn bà một chữ trinh mới lại nghiệt nữa. Đã đành trinh tiết là một nết rất quý ở ÁĐông ta, không có thể sao bỏ được, nhưng thủ trinh với chồng cốt ở trong bụng,chứ giữ gìn từng li thì tựa như đàn ông quá hà khắc” [56, tr.68].

Bàn về vấn đề hôn nhân gia đình, trong khoản 2 điều 4 của Luật hônnhân gia đình ghi rõ “cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tiếnbộ” [121]. Đó là quy định của luật pháp còn trong cuộc sống khi con ngườihành động vẫn chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán thì rất nhiều nơi,nhiều người vẫn ứng xử theo tập tục “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

Sự can thiệp quá mức của cha mẹ đã đẩy nhiều đôi nam nữ yêu nhau đếnsự tuyệt vọng và họ chỉ còn tìm đến cái chết để không bị chia lìa. Theo cuộc điềutra Gia đình Việt Nam năm 2006 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch - Tổng Cụcthống kê - Viện gia đình và giới - Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), đốivới những cuộc hôn nhân hiện tại của những người từ 61 tuổi trở lên có 28,5%

(trong đó nông thôn cao hơn thành thị (32% so với 19,8%), nữ cao hơn nam(31% so với 25,9%) là do cha mẹ hoàn toàn quyết định. Đối với cuộc hôn nhânhiện tại của những người từ 18 đến 60 tuổi thì chỉ còn 7,3% (trong đó nông thônlà 8,3%, thành thị là 4,5%, nữ 8,6%, nam 5,9%). Đối với lứa tuổi vị thành niên

từ 15 đến 17 tuổi (được hỏi về quan niệm), có 4,4,% ý kiến cho rằng cuộc hônnhân của các em sau này là do cha mẹ hoàn toàn quyết định.

Những tiêu cực của tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, con gái

được cha mẹ gả bán cho nhà chồng vẫn còn có ảnh hưởng trong đời sống xã

hội ở nước ta. Điều này được thể hiện ở tục thách cưới, tiền cheo của nhà gái

đối với nhà trai. Nhiều gia đình nhà gái cho rằng, họ nuôi dưỡng con gái vấtvả, sau khi con gái đi lấy chồng là phục vụ gia đình nhà chồng nên khi cướinhà gái được quyền thách cưới cao để trả công cho họ- đó là tiền cheo. Chínhvì vậy, có một số cặp nam nữ yêu nhau nhưng vì nhà gái thách cưới cao, nhà

trai không có điều kiện đáp ứng nên việc hôn nhân của đôi nam nữ khôngthành. Hoặc nhà trai đi vay tiền để đáp ứng nhu cầu của nhà gái sau đó cưới

79

xong đôi vợ chồng trẻ phải trả nợ số tiền ấy. Có nhiều cô gái do bố mẹ đẻthách cưới cao quá mà nhà trai vẫn đáp ứng, hôn nhân vẫn được tiến hành

nhưng sau khi về nhà chồng họ đã gặp phải sự dằn vặt, đay nghiến của nhà

chồng. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới hôn nhân của cặp vợ chồng.Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo đã gây ảnh hưởng tiêu cực

trong vấn đề hôn nhân của người phụ nữ. Trong hôn nhân, người phụ nữ ítđược tự do lựa chọn bạn đời. Trong hôn nhân, người phụ nữ không có sự bình

đẳng so với nam giới, họ không được tự do cá nhân như nam giới. Luật hônnhân gia đình đã quy định hôn nhân là tự nguyện, hôn nhân một vợ mộtchồng. Nhưng những tư tưởng bảo thủ tiêu cực của thời xưa vẫn có ảnhhưởng tới xã hội nay. Hiện nay, đối với người đàn ông ngoại tình thì dư luậnsẽ mềm hơn đối với người phụ nữ ngoại tình. Thậm chí, ở một số vùng nông

thôn (làng Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội) có hiện tượng người đàn ông có

quyền lấy rất nhiều vợ, người vợ cả có trách nhiệm đi hỏi vợ cho chồng nếumà chồng thích người ấy… Dư luận ở nơi đây nhìn nhận vấn đề này là bình

thường vì đối với họ đây là tục tế có từ ngàn xưa và người phụ nữ phải chấpnhận điều đó. Đây là một tục lệ cần phải loại bỏ, nó đi ngược lại với chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hôn nhân gia đình. Nó

đi ngược lại với xu hướng tiến bộ văn minh của sự phát triển xã hội hiện nay.3.1.1.3. Thuyết tam tòng, tứ đức tạo ra tâm lý thụ động phụ thuộc vào

chồng làm cản trở sự phát triển của người phụ nữ hiện nay Thuyết tam tòng, tứ đức đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sự pháttriển của người phụ nữ. Nó không những gây ra tâm lý coi thường, áp bức phụnữ ở nam giới mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực chính trong bản thân suy nghĩvà hành động của người phụ nữ. Một trong những suy nghĩ tiêu cực đó chínhlà tâm lý tự ti, thụ động vào chồng của họ.

Từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao tuyệt đối vai trò của người đàn

ông, người chồng trong gia đình mà người phụ nữ tự cho mình phải phụ thuộcvào chồng, chấp nhận lép về so với chồng.

Thứ nhất, người phụ nữ chấp nhận cách sống an phận thủ thường. Họ laođộng vất vả, chăm lo vun vén gia đình, chăm sóc con cái để chồng có thời gian

80

nghỉ ngơi mà không một lời kêu ca vì họ chấp nhận phận đàn bà là thế. Ở cácvùng nông thôn, phụ nữ là lao động chính làm kinh tế trong gia đình nhưng họlại không có quyền quyết các công việc lớn của gia đình. Vấn đề mua sắm nhữngthứ nhiều tiền, việc học hành, định hướng nghề nghiệp cho con cái, hôn nhân củacon cái đều do người đàn ông quyết định và người vợ phải nghe theo.

Thứ hai, bản thân người phụ nữ phản ứng yếu ớt trước vấn đề bạo lựcgia đình. Có nhiều người phụ nữ bị chồng bạc đãi đánh đập cũng đều nhẫnnhục chịu đựng vì đối với họ cha ông đã răn dạy từ xưa là, “nhịn chồng khôngcó gì là xấu”, “xấu chàng thì hổ ai?”. Từ trước tới nay, người ta chỉ nói “nhịnchồng” chứ không ai nói là “nhịn vợ” cả. Chính vì tư tưởng đó nên ít ngườiphụ nữ đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính bản thân mình.

Thứ ba, bản thân người phụ nữ không đánh giá đúng được vị trí và vai trò

của mình trong gia đình và xã hội nên họ ỷ lại, thụ động không chịu cố gắng và

vươn lên trong học tập và công việc xã hội, trong việc đấu tranh đòi quyền bình

đẳng về phía mình. Có nhiều người phụ nữ tự cho mình là phận nữ nên phải phụthuộc vào chồng, họ không có quyền quyết định những việc to lớn. Họ cho rằngmình chỉ cần làm tốt công việc gia đình là được còn việc xã hội là việc của đàn

ông. Hoặc nếu có tham gia công việc xã hội thì họ không phát huy hết khả năngcủa mình mà chỉ tham gia gọi là có để không bị tiếng là ăn bám chồng.

Đây là một hạn chế của tư tưởng tam tòng, tứ đức- tư duy trọng namkhinh nữ đã tồn tại từ bao đời nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệpphát triển của phụ nữ nói riêng của xã hội nói chung. Hiện nay, nền kinh tế thịtrường, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu mỗi cá nhân trong xã

hội phải năng động sáng tạo, không ngừng học tập nghiên cứu để đóng gópsức mình vào vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Như vậy, hậu quảtiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sựnghiệp phát triển của đất nước ta.

3.1.1.4. Thuyết tam tòng, tứ đức là một trong những nguyên nhân gây

ra vấn đề bạo lực gia đình

Mặc dù Luật bình đẳng giới được ban hành vào ngày 1/07/2007 nhưngở nhiều nơi trên đất nước ta đặc biệt là ở các vùng nông thôn, người phụ nữ

81

vẫn còn chịu nhiều bất công, bất bình đẳng. Tiêu biểu cho vấn đề này là bạolực gia đình.

Theo điều tra, khảo sát của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm2006 với 2000 mẫu gồm người dân, nạn dân bạo lực gia đình, người gây bạolực gia đình, cán bộ xã, cán bộ y tế, công an, phụ nữ, toà án nhân dân cấphuyện cho biết: hàng năm 2,3% số gia đình có hành vi bạo lực về thể chất(đánh đập), 25% số gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% số cặp vợchồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. Theo điều tra gia đình ViệtNam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình

và Giới, UNICEF thực hiện năm 2006 [184] với 93.000 mẫu đưa ra kết quảlà: khoảng 21,2% số cặp vợ/chồng xảy ra các hiện tượng bạo lực như đánh,mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu. Và như vậy,66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo lực gia đình. Theo thống kê

của Tòa án Nhân dân tối cao [184], trung bình một năm trên cả nước có tới8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thốngkê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27%phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằngnăm do nguyên nhân bạo lực gia đình.

Nhiều thập kỷ qua, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính trị,an sinh xã hội Nhà nước và nhiều cấp ở địa phương chú trọng; vấn đề phụ nữ,giới và bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ nay được tín nhiệm, đề cử vào nhiều vịtrí quan trọng trong chính quyền và xã hội. Theo Ủy ban về Các vấn đề xã hộicủa Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là do tư tưởng bấtbình đẳng giới, lối xử sự gia trưởng từng tồn tại dai dẳng ở nước ta. Từ lâunay, chế độ phụ hệ, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” kéo theo sự bất bình đẳnggiữa phụ nữ và nam giới. Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ do sống phụthuộc chủ yếu vào chồng. Khi nền kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ cónhiều thay đổi và thành đạt hơn chồng thế nhưng họ vẫn bị chồng ngược đãi.

Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, những trường hợp này

chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình mà nguyên nhân là một sốông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia đình bị lung lay.

82

Điều đặc biệt trong vấn đề bạo lực gia đình là có không ít phụ nữ chấpnhận hoặc phản ứng một cách thụ động trước những hành vi bạo lực và sựphân biệt đối xử trong gia đình. Những phụ nữ ấy có thể từ nhỏ đã được chamẹ dạy dỗ theo lễ giáo Nho giáo, lại không hiểu biết pháp luật, e ngại dư luận,muốn gia đình êm ấm nên không nhờ pháp luật, Hội phụ nữ can thiệp vì họxấu hổ do tư tưởng “vạch áo cho người xem lưng”. Họ chấp nhận không dámđấu tranh dù cho bị chồng đánh đập, đối xử bất công. Những người xungquanh biết nhưng không dám can thiệp vì sợ bị liên luỵ, còn một số cơ quanchức năng địa phương biết nhưng coi đó là chuyện va chạm thường xuyên

trong gia đình nên chỉ khuyên hòa giải.Như vậy, thuyết tam tòng, tứ đức đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực

đến vị trí, vai trò và quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình. Những ảnhhưởng tiêu cực đó là vị trí vai trò của người phụ nữ không được đề cao, họphải phụ thuộc vào người đàn ông; họ là nạn nhân của nhiều vụ bạo lực giađình; người phụ nữ không có nhiều sự lựa chọn trong hôn nhân của mình và

đặc biệt là thuyết tam tòng, tứ đức đã tạo ra tâm lý thụ động, phụ thuộc vào

chồng ở ngay chính bản thân người phụ nữ… Đây là một vấn đề quan trọng, làrào cản ngăn trở sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Đảng, Nhà nước và xã hội ta.

3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với ngườiphụ nữ Việt Nam ngoài xã hội hiện nay

3.1.2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức đã hạn chế khả năng tham gia cáccông việc xã hội của người phụ nữ

Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đốivới người phụ nữ Việt Nam hiện nay đó là đã hạn chế khả năng tham gia cáccông việc xã hội của người phụ nữ.

Người phụ nữ vẫn bị ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nữnhi an phận thủ thường” từ người chồng và những người thân trong gia đình.

Theo điều tra, rất nhiều người chồng không muốn vợ hơn mình về trình độhọc vấn, địa vị xã hội nên họ đã không tạo điều kiện giúp đỡ việc nhà để vợđược học tập, tham gia nhiều hơn vào công việc xã hội. Điều này có ở nhữngngười đàn ông thành đạt và không thành đạt trong xã hội. Nhìn chung, đa

83

phần người chồng chỉ muốn vợ an phận thủ thường, chăm lo tốt việc gia đình,

nuôi dạy con cái.Một điều đặc biệt là tư tưởng “an phận thủ thường” này còn có ảnh

hưởng đến nhiều người phụ nữ. Có nhiều người phụ nữ đã ỷ lại, không chịucố gắng vươn lên để thay đổi hoàn cảnh mà chấp nhận cuộc sống phụ thuộcvào chồng. Chính điều này đã làm cho họ tạo khoảng cách trong việc tham giacác công tác xã hội. Nhiều người phụ nữ chăm lo gia đình tốn nhiều thời gianđã rất vất cả và chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng tiêu cực trên nên mặc dù

họ có tố chất, chuyên môn tốt nhưng cũng không cống hiến hết sức mình cho

công việc xã hội được.Khi tham gia công tác xã hội, phần lớn phụ nữ thường chọn những

nghề mang tính chất nhẹ nhàng như: giáo viên, bác sĩ, kế toán… để có thờigian chăm lo cho gia đình. Chính vì vậy, những ngành như cơ khí, xây dựng,tin học, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác… chủ yếu là nam

giới. Đây là một hạn chế trong vấn đề phân bố nguồn lao động giới vào các

ngành nghề. Vì thực trạng chọn nghề này ở phụ nữ đã làm cho chúng ta

không khai thác hết các tiềm năng của phụ nữ.Mức độ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức hạn chế khả năng tham

gia vào công tác xã hội của người phụ nữ còn tùy thuộc vào thời gian và địađiểm sống của họ. Ở các thành phố lớn, người phụ nữ có điều kiện học hành,

tham gia công tác xã hội. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, sự ảnh hưởngcủa tư tưởng tiêu cực này vẫn còn nặng nề. Ở lứa tuổi thanh niên hiện nay ítbị ảnh hưởng bởi tư tưởng này hơn so với thế hệ đi trước. Nhưng nhìn chung,

hiện nay, ở nhiều nơi vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng này.

3.1.2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức đã hạn chế khả năng làm lãnh đạo ởcác cơ quan của người phụ nữ

Với tư tưởng chủ đạo là “trọng nam khinh nữ”, “nam tôn nữ ti” thuyếttam tòng, tứ đức không chỉ là rào cản người phụ nữ tham gia các công tác xã

hội mà còn là rào cản người phụ nữ làm lãnh đạo. Văn kiện Đại hội đại biểuphụ nữ toàn quốc lần thứ X nhận định: “Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo quản lý,tham gia các cơ quan dân cử còn thấp, chưa bền vững, chưa tương xứng với

84

năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ hẫnghụt, ở một số lĩnh vực tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm” [41, tr.80].

Do những định kiến cũ mà việc tiếp nhận cán bộ nữ vào làm việc trongnhiều cơ quan nhà nước là rất khó khăn. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉchú trọng cất nhắc cán bộ nam trong khi có rất nhiều cán bộ nữ có khả năng,thành tích và phẩm chất đạo đức tốt. Theo họ, nam giới mới có khả năng nhìn

xa trông rộng, đủ sức đảm đương những cương vị quan trọng. Do những địnhkiến sai lệch ấy mà việc bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng lao động nữ còn nhiềubất hợp lý.

Trong đó, số nữ Uỷ viên Trung ương Ðảng khóa VII là 12, khóa VIII

tăng lên 18 (tuy vậy khóa IX lại còn 12). Ở cấp tỉnh, tỉnh uỷ viên là nữ cũngtăng từ 182 ở khóa VII lên 280 trong khóa VIII. Phụ nữ tham gia các cấp uỷđịa phương đạt 10 - 11%, trong đó bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ đạt từ3% đến 8%. Phần lớn các chị tham gia thường vụ cấp uỷ đều được phân côngcông tác kiểm tra và dân vận. Về chính quyền, trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộtrưởng và tương đương chiếm 13,1%, nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và tương đương chiếm 13%. Chủ tịch UBND cấptỉnh, huyện và xã có khoảng 1,6% là nữ. Phó Chủ tịch UBND là 2 - 4%. Khóa

1999 - 2004, số nữ là đại biểu HÐND cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm20,7%, cấp xã chiếm 17%. Nữ đại biểu QH khóa X là 26,22%, khóa XI là

27,31%. Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ đại biểu QH cao thứ hai trong khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương (sau New Zealand) [184].

Sự gia tăng số lượng nữ tham gia quản lý nhà nước chứng tỏ chấtlượng, trình độ cán bộ lãnh đạo của nữ giới ngày càng nâng cao. Theo đánhgiá của Văn phòng Quốc hội, việc tham gia xây dựng pháp luật và chính sách,

đóng góp ý kiến cho công tác quản lý nhà nước và toạ đàm với cử tri của cácnữ đại biểu Quốc hội ngày càng có chất lượng. Vì vậy, chị em càng thêm tựtin, trình bày ý kiến đại diện cho người dân và cho chính giới nữ trong các kỳhọp của Quốc hội. Hiện nay, số cán bộ công chức nữ tham gia công tác quảnlý nhà nước trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: MộtPhó Chủ tịch nước, ba Bộ trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ tịch

85

Uỷ ban nhân dân, 22 Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ cánbộ công chức nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 -

15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ.Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành

chính, sự nghiệp và doanh nghiệp.Mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõ ràng,

song tỷ lệ nữ cán bộ công chức tham gia quản lý nhà nước còn ít. Tỷ lệ nữ cánbộ công chức là lãnh đạo trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành và

các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn nữa, nữ lãnh đạo thườngchỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm nữ cán bộ công chức làm lãnh đạotrong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, tài chính ngân hàng... Tỷ lệ cán bộnữ trong các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉ chiếm khoảng 10 -

11%. Trong các cấp uỷ đảng, số nữ cán bộ công chức giữ vị trí trọng trách rấtít. Tỷ lệ trung bình nữ cán bộ công chức ở vị trí chủ chốt như bí thư, phó bíthư, uỷ viên thường vụ chỉ khoảng 3 - 8% ở mọi cấp. Phần lớn các uỷ viên

thường vụ trong các cấp uỷ đảng chỉ được phụ trách những công việc hành

chính liên quan đến động viên hơn là những nhiệm vụ chiến lược. Sự khácbiệt này đã hạn chế ảnh hưởng của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực công tác. Sovới yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các cương vị quảnlý nhà nước chưa tương xứng vai trò, vị trí và những đóng góp của họ trongcác hoạt động phát triển. Trước đây, tỷ lệ nữ cán bộ công chức tham gia quảnlý nhà nước trong ngành công nghiệp chiếm gần 20%, nay giảm xuống còn

10%. Trong nhiều tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước hoặc các đoàn thể, mặc dù

có phụ nữ tham gia nhưng chỉ là cho đủ thành phần cơ cấu. Tỷ lệ cán bộ nữtrong các cơ quan tư pháp cũng khá thấp so với nam giới và trong số đó cũngít người được nắm giữ cương vị chủ chốt: “Năm 2001, Thẩm phán nữ ở Toà

án nhân dân tối cao chiếm tỷ lệ là 22%; thẩm phán nữ ở toàn án cấp tỉnh là27%; toà án cấp huyện là 35% [61, tr.35, 44].

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đối với các doanh nghiệp nhà

nước, số cán bộ nữ trực tiếp làm công tác lãnh đạo, quản lý cấp tổng công tycũng chiếm tỷ lệ nhất định: tổng giám đốc các tổng công ty là 5%, phó tổng

86

giám đốc là 9,7%. Đối với các tổng công ty: chủ tịch hội đồng quản trị là1,7%, tổng giám đốc là 2,9% và tổng giám đốc chiếm 1,4%.

Việc thực hiện chế độ hưu trí cho cán bộ nam và nữ hiện nay có sựphân biệt, chênh lệch 5 năm, một mặt, chính sách đó nhằm tạo điều kiện đểphụ nữ có thêm thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên đanglà một rào cản lớn đối với phụ nữ trong quá trình phấn đấu vào các vị trí chứcnghiệp của mình. Rõ ràng khi so sánh nam giới có lợi thế hơn phụ nữ. Đối vớiphụ nữ, thông thường, sau khi tốt nghiệp đại học đa số họ thường phải dành

những khoảng thời gian nhất định cho việc sinh con và chăm lo gia đình, cơhội phát triển chuyên môn cũng như tham gia các lớp cao cấp lý luận chính trịvà sau đại học gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới. Trong khi đó, cùng ra

trường như phụ nữ, nam giới có lợi thế hơn vì họ không bị ngắt quảng trongphấn đấu chuyên môn và nghề nghiệp, họ sớm có cơ hội khẳng định bản thânmình hơn. Từ khung chính sách quy định về tuổi nghĩ hưu sẽ liên quan đếnkhoảng cách giới trong tuổi quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề cử và bổnhiệm. Những quy định có khoảng cách này một mặt là tạo điều kiện hưởnglợi cho những nhóm phụ nữ là công nhân ở các ngành nghề nặng nhọc, độchại; một mặt đang tạo ra những áp lực đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quảnlý hiện nay. Đây cũng là một thực tế khiến số lượng cán bộ nữ tham gia vào

các vị trí quan trọng trong lãnh đạo thấp hơn nam giới nhiều.Như vậy, dù đã có những tiến bộ lớn trong nhận thức về vấn đề bình

đẳng nam nữ, nhưng rõ ràng, tư tưởng trọng nam khinh nữ, định kiến đối vớiphụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý vẫn mang những biểu hiện rõ rệt. Nóvẫn đang tồn tại dai dẳng ở các cấp, ngành, trên nhiều lĩnh vực. Luật Bình

đẳng giới được ban hành vào năm 2007 và đã có hiệu lực nhưng trên thực tế,trong cấp uỷ ở nhiều địa phương, đơn vị vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủyêu cầu khách quan của việc cần xoá bỏ định kiến về giới. Ở nhiều nơi vẫncòn biểu hiện của sự hẹp hòi, phân biệt, thiếu tin tưởng vào khả năng của phụnữ như không tuyển dụng lao động nữ; đánh giá, sử dụng, đề bạt còn thiếucông bằng, khách quan. Đứng trước thực tế đó, khó khăn lớn nhất của nhữngphụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý là sự đánh giá thiếu công bằng từ phía

87

đồng nghiệp và ngay cả từ người lãnh đạo. Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh đã

từng chỉ ra: “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, haythành kiến hẹp hòi. Như vậy là rất sai” [103, tr.208]. Mặt khác, không chỉ namgiới có cái nhìn chưa đúng đối với nữ giới mà ngay chính nữ giới nhiều khi cũngchưa vượt khỏi những định kiến cũ đối với bản thân mình và người khác.

3.1.2.3. Thuyết tam tòng, tứ đức là rào cản gây bất bình đẳng giớitrong việc tiếp cận và hưởng thụ các quyền lợi xã hội

Trên thế giới hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều tình trạng bất bình đẳng giớigiữa nam và nữ về vấn đề việc làm. Trong báo cáo nhan đề “Xu hướng việc làm

trên thế giới cho phụ nữ năm 2004”, công bố nhân Ngày quốc tế phụ nữ 8-3, Tổchức Lao động quốc tế (ILO) nói: với 1,208 tỉ lao động (chiếm 40,5% tổng sốngười lao động trên thế giới), phụ nữ vẫn là đối tượng chịu bất bình đẳng về mứclương, dễ bị mất việc và nghèo đói. ILO nói hầu như chưa nơi nào trên thế giớithu hẹp được mức chênh lệch bình đẳng giới. Trừ miền Nam Sahara (châu Phi) và

khu vực Đông Á, tỉ lệ thất nghiệp ở phụ nữ là 6,4% so với 6,1% ở nam giới.Phần lớn phụ nữ được tuyển vào làm trong các ngành được hưởng ít

phúc lợi xã hội, mức lương thấp (nói chung chỉ bằng 2/3 lương nam giới), thunhập thất thường. Khoảng 330 triệu phụ nữ không thể kiếm được 1USD/ngày... Báo cáo cho biết trong 192 quốc gia, chỉ có 12 nước có nguyên

thủ quốc gia là phụ nữ; 70% trong 1,3 tỉ người nghèo là phụ nữ.Ở nước ta, mặc dù Luật bình đẳng giới được ban hành và thực thi vào

năm 2007 nhưng tình trạng bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại dai

dẳng không chỉ trong gia đình mà còn ngoài xã hội.Về việc làm, phụ nữ ít có cơ hội xin được việc làm thấp hơn nam giới.

Theo điều tra, trong quá trình tuyển dụng lao động, nhiều lãnh đạo chỉ muốnnhận nam chứ không muốn nhận nữ. Điều này có lý do là nữ giới gặp rào cảnvề vấn đề sinh đẻ, chăm sóc con cái và người thân ốm đau thì sẽ không cốnghiến hết mình cho công việc được và như vậy, hiệu quả lao động cũng thấphơn so với nam giới.

Theo Tổng cục Thống kê, đến tháng 8/2007 lao động nữ cả nước cókhoảng 22,77 triệu người, chiếm tỷ lệ 49,4% so với tổng số 46,11 triệu lao

88

động. Vấn đề quan tâm hiện nay là chất lượng công việc của lao động nữ vì

phần lớn chị em vẫn chiếm số số đông ở những lĩnh vực không đòi hỏichuyên môn kỹ thuật cao như dệt may, da giày, chế biến thuỷ sản, giáo dục, ytế các nghề có thu nhập thấp và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao. Quá trình

lao động của lao động nữ gặp nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngườilao động. Họ thường mắc một số bệnh liên quan đến, mũi họng, nội tiết …

Bất bình đẳng giữa nam và nữ còn được thể hiện rõ thông qua thu nhậpcủa họ. Thu nhập giữa lao động nam và nữ chênh lệch rất lớn. Trong tất cảcác ngành nghề và lĩnh vực, thu nhập của nữ chỉ bằng 74,5% so với nam. Nhưnhóm ngành nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, phụ nữ có thu nhậpbằng 81,5% so với nam giới có cùng trình độ. Đối với khu vực kinh tế nhà

nước, tư nhân, kinh doanh cá thể, tập thể, vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đềnày là tình trạng chung. Nguyên nhân trước hết là do sự cách biệt về trình độchuyên môn kỹ thuật, bậc học càng lớn, cách biệt càng cao, dẫn đến tình trạngcạnh tranh của lao động nữ không cao.

Tháng 6/2012, Bộ Lao động thương binh và xã hội đã cho phép bắt đầutừ tháng 1/2013 phụ nữ được nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng. Đây là một sựtiến bộ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề sứckhỏe của người phụ nữ. Nhưng chế độ nghỉ thai sản này lại làm hạn chế khảnăng xin việc của người phụ nữ vì rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân họ losợ chế độ ưu đãi đối với lao động nữ.

Theo tiến sĩ Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn

(Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), phụ nữ là những người năng động,thông minh và không thua kém nam giới, những nhiệm vụ được giao họ đềuhoàn thành tốt. Phụ nữ hiện nay chỉ thua kém nam giới ở lao động cơ bắp cầnthể lực còn các lĩnh vực khác thì không thua kém. Vì vậy, nếu như có sự trảlương bất bình đẳng, người lao động mất đi sự khuyến khích động viên, họkhông còn động lực muốn tham gia vào thị trường lao động. Bà Tôn Nữ ThịNinh, nguyên Phó trưởng ban Đối ngoại Quốc hội, bày tỏ: “đáng tiếc cho ViệtNam, nhân lực Việt Nam, cho bộ máy nhà nước, không phát huy tận dụng chịem có đầy đủ năng lực, đầy đủ sức khỏe, cống hiến thời kỳ có đóng góp ởnhững vị trí trách nhiệm cao chuyên môn cao” [51].

89

3.2. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐIVỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục ýthức tôn trọng kỷ cương, nền nếp gia đình để ổn định trật tự xã hội

Hiện nay, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì thuyết tam tòng, tứ đứccòn có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội. Một trong những ảnhhưởng tích cực đó là học thuyết này có vai trò trong việc giáo dục ý thức chongười phụ nữ tôn trong kỷ cương, nền nếp gia đình để ổn định trật tự xã hội.

Tiếp thu những tinh hoa trong Nho giáo Trung Quốc, ở nước ta từ thờixưa các nhà Nho đã biết giáo dục người phụ nữ thông qua thuyết tam tòng, tứđức. Họ yêu cầu người phụ nữ phải biết kinh trên nhường dưới, hết lòng phụcdưỡng gia đình nhà chồng. Như trong sách Nữ tắc có viết: “Khi xuất giá lấychồng thì phải tề gia nội trợ làm sao, ở với chồng làm sao cho phải đạo, ở saocho vừa ý đẹp lòng cha mẹ chồng... Ta khuyên con gái năng coi, năng đọc,mà say, hay là học thuộc lòng đi thì lại càng hay để mà nhớ việc mình phảigiữ, phải kiêng, phải dè...” [174, tr.229]. Hay trong điều 90 của luật HồngĐức đã chỉ rõ bổn phận của người phụ nữ: “Đạo làm vợ chồng phải cùng kính

yêu nhau, dốc lòng ân nghĩa... Vợ phải kính thờ cha mẹ chồng và không đượctrái lời dạy bảo của chồng, không được dông dỡ ghen tuông mà không nên

chán nản cảnh nghèo đói đến nỗi bỏ nhau để hại điều phong hóa” [33, tr.147].

Chính điều này đã tạo ra sự bình ổn trong gia đình.

Nho giáo đề cao tính gia trưởng. Trong gia đình, người đàn ông có vai

trò tuyệt đối. Người đàn ông trong gia đình như ông vua của xã hội. Nho giáoquản lý xã hội theo trục dọc. Gia đình là xã hội thu nhỏ hay xã hội là gia đình

mở rộng. Gia đình có yên ổn thì quốc gia mới hưng thịnh. Và một trongnhững biện pháp để gia đình yên ổn thì người phụ nữ phải nghe theo lời củangười đàn ông. Nên xét đến cùng, với sự cam chịu “tòng” theo đàn ông củaphụ nữ phần nào đã tạo ra sự yên ổn, trật tự trên dưới cho gia đình và cho xã

hội. Chính vì vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng thực chất Nho giáo là một họcthuyết chính trị- xã hội, là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến nên giáo dụcđạo đức Nho giáo là để phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

90

Hiện nay, việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta đang tồn tạihai vấn đề tích cực và hạn chế. Một trong những hạn chế của nó đó là các giá

trị đạo đức đã và đang có sự thay đổi tiêu cực như Nho giáo đã ví là con

người ứng xử với nhau không “chính danh”. Có nhiều gia đình con cái bấthiếu với cha mẹ, vợ đối xử không tốt với chồng và gia đình nhà chồng, mẹkhông hoàn thành trách nhiệm nuôi dạy của mình đối với con cái. Chính vì

vậy, thuyết tam tòng, tứ đức như là chuẩn mực kéo người phụ nữ hiện đạihành động đúng với chức năng và vai trò của họ.

Tư tưởng tam tòng vẫn còn nhiều giá trị tích cực. Khi chưa đi lấychồng, người con gái phải nghe theo sự nuôi dạy, chỉ bảo của cha mẹ. Có thểnhững suy nghĩ của cha mẹ còn chưa hợp thời, không hợp với suy nghĩ củacon cái nhưng con cái cũng phải ghi nhận. Từ đó, họ phải biết nghe theo và

phân tích triết lý đúng đắn trong những lời khuyên răn của cha mẹ vì dù sao

cha mẹ là những người đi trước, từng trải và có kinh nghiệm sống. Và phầnlớn những lời dạy bảo của cha mẹ đối với con cái đều đúng vì các ông bố bà

mẹ đều biết được điều nào là tốt hay không tốt đối với con cái của mình. Có

như thế người con gái mới là người con ngoan trong gia đình và sau này là

công dân tốt cho xã hội.Đa phần trong các gia đình, người chồng luôn là người lớn tuổi hơn vợ

nên họ có nhiều kinh nghiệm hơn. Chính vì vậy, người vợ phải tôn trọngchồng, nghe theo những gì hợp lý mà chồng đưa ra. Trong những gia đình

chồng kém tuổi hơn vợ, người vợ thường có nhiều kinh nghiệm triết lý hơnnên dễ “lấn lướt” người chồng và tư tưởng “xuất giá tòng phu” trong trườnghợp này như là cái. Vợ tôn trọng chồng thì con cái mới tôn trọng bố vì con cái

thường bị ảnh hưởng bởi tư duy và sự giáo dục của người mẹ. Có như vậy,gia đình ứng xử trên dưới rõ ràng và mới ấm êm.

Nếu theo quan niệm truyền thống phu tử tòng tử là hơi khắt khe vớingười phụ nữ hiện đại vì nó yêu cầu cao về vấn đề trinh tiết- người phụ nữphải bỏ đi những nhu cầu hạnh phúc cá nhân của mình. Chúng ta hãy bỏ đi cáiyêu cầu đó và nắm lấy tinh thần mới hơn ở tư tưởng này thì thấy rằng tưtưởng này không phải không có giá trị tích cực. Tư tưởng này yêu cầu người

91

mẹ sau khi chồng mất thì phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành,

đừng vì hạnh phúc cá nhân của mình mà không hoàn thành trách nhiệm. Hiệnnay, có một số bà mẹ trẻ sau khi chồng mất vì hạnh phúc cá nhân mà không

có trách nhiệm, bỏ rơi con cái cho nhà chồng hoặc để con cái bơ vơ. Kế thừa tư tưởng này theo tinh thần mới thì thấy rằng phu tử tòng tử còn

có vai trò định hướng hành động của người mẹ đối với con cái. Đó là sự tôntrọng ý kiến của con cái. Thực tế, con cái là những người được trưởng thành

trong xã hội hiện đại nên có những suy nghĩ tiến bộ, khoa học nên người mẹcũng tôn trọng ý kiến của con đừng bắt con phải theo ý mình khi đã lạc hậu.

Từ cách ứng xử đúng đắn, chuẩn mực với cha mẹ, chồng, con cái củangười phụ nữ sẽ hình thành cách ứng xử đúng đắn với các thành viên khác

trong gia đình. Nhân cách con người được giáo dục bắt đầu từ trong gia đình.

Từ cách giáo dục này, người phụ nữ sẽ có cách ứng xử chuẩn mực với nhữngngười khác trong xã hội giúp cho xã hội thiết lập trật tự kỷ cương.

Hiện nay, đạo tam tòng phần nhiều là lạc hậu, tiêu cực đối với ngườiphụ nữ, nhưng tinh thần của tứ đức vẫn có ý nghĩa nhất định trong việc giáodục người phụ nữ thành những người mẹ hiền, dâu thảo. Trong gia đình,

người phụ nữ vừa là con, vừa là vợ, vừa là mẹ. Họ biết phụng dưỡng hiếuthảo với cha mẹ, biết chăm lo chia sẻ công việc với chồng và đặc biệt là họgóp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng con cái - ươm mầm tương lai choxã hội. Chính vì vậy, người phụ nữ hành động và ứng xử theo thuyết tamtòng, tứ đức của Nho giáo đã làm cho gia đình ổn định, nền nếp và thông qua

đó xã hội thái bình, phát triển. Đây là giá trị tích cực được lưu giữ và phát huy

trong xã hội hiện đại.Thuyết tam tòng, tứ đức giúp cho giá trị của người phụ nữ được nâng

cao. Nó không phân biệt đẳng cấp, địa vị, giàu nghèo, độ tuổi, vùng miền, họcvấn... Những người phụ nữ nông thôn, miền núi, không có nhiều điều kiệnhọc tập vẫn có khả năng rèn luyện thành người đảm đang, giỏi giang, hết lòng

vì chồng con. Nêu cao tinh thần và phương pháp tự học, tự tu dưỡng rèn

luyện phẩm chất đạo đức như cơm ăn nước uống hàng ngày. Thuyết tam tòng,tứ đức góp phần tích cực trong việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cá nhân

92

tốt đẹp cho phụ nữ Việt Nam ngày nay. Góp phần làm nên những phẩm chấtđạo đức truyền thống quý báu của người phụ nữ Việt Nam: Nhẫn nại, hy sinh,tần tảo một nắng hai sương, chịu thương chịu khó; thuỷ chung son sắt, hếtlòng vì chồng vì con; vị tha, nhân hậu, giản dị, trọng nghĩa trọng tình; hiếuthảo; hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích gia đình, dòng tộc.

3.2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức góp phần giáo dục người phụ nữ hoànthiện vẻ đẹp hình thức và nội dung đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội

Thuyết tam tòng, tứ đức góp phần giáo dục người phụ nữ toàn diện theocác đức Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Xã hội càng hiện đại thì người phụ nữcàng phải biết học và hoàn thiện mình theo giá trị của Tứ đức để đẹp cả vềhình thức và nội dung.

Công

Với quan niệm của Nho giáo “nữ nội, nam ngoại” nên trong thời phongkiến, môi trường làm việc của người phụ nữ là ở trong gia đình, giỏi nấu ăn,thêu thùa, may vá để phục vụ chồng con còn việc xã hội là của nam giới.Người con gái ở nhà được cha mẹ dạy đức công nhằm mục đích đi lấy chồngđể biết làm lụng phục vụ gia đình nhà chồng.

Trong chiến tranh, người phụ nữ Việt Nam đảm nhiệm tốt vai trò làm

con, làm vợ, làm mẹ. Trước hành động xâm lược dã man của đế quốc Mỹ ởMiền Nam, tháng 3 năm 1965, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namkêu gọi phụ nữ toàn quốc khắc sâu lòng căm thù đế quốc Mỹ, biến căm thù

thành quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ. Trung ương Hội phát động phongtrào “Ba đảm đang” trong phụ nữ miền Bắc. Đây là phong trào cách mạng củaquần chúng phụ nữ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp phụ nữ hăng hái thi đua,phát huy sức mạnh to lớn của hàng chục triệu phụ nữ trên mọi lĩnh vực hoạtđộng, đoàn kết cùng nhân dân và phụ nữ miền Nam kháng chiến chống Mỹ,cứu nước và xây dựng, bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Trên mặt trận chiến đấu trực tiếp với kẻ thù, phụ nữ là những ngườichiến đấu gan dạ. Họ tham gia các công việc áp tải lương thực, vũ khí, mởđường, đảm bảo thông tin liên lạc... phục vụ kháng chiến. Lịch sử mãi mãi

khắc ghi những chiến công vẻ vang, những hành động anh hùng quả cảm,

93

những tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng của những người phụ nữ ViệtNam như Võ Thị Sáu, 10 cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc.

Bên cạnh đó còn có biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng gạt nướcmắt động viên con cháu ra chiến trường, chịu thương chịu khó, thông minhdũng cảm khi nuôi giấu bộ đội cách mạng như mẹ Nguyễn Thị Suốt, NguyễnThị Thứ… Có lẽ chưa có một quốc gia nào trong chiến tranh lại có lực lượngphụ nữ hùng hậu, kiên cường, đảm đang như ở Việt Nam. Trong chiến tranhchống Mỹ chúng ta có “Đội quân tóc dài” - dưới sự chỉ đạo của thiếu tướngNguyễn Thị Định - là niềm tự hào của dân tộc, nỗi khiếp sợ của kẻ thù nhưHồ Chí Minh đã nhận xét: “Phó tổng Tư lệnh Quân giải phóng là cô NguyễnThị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻvang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta” [46].

Đề cao vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến tranh, HồChí Minh đã nói: “nhân dịp 8/3 tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn cácnữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Tôi kính chúc các bà mẹ có con trong bộđội và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sĩ. Trong cuộc kháng chiến to lớncủa dân tộc, phụ nữ đang gánh vác một phần quan trọng” [7] hay “trong sựnghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đángtrong chiến đấu và trong sản xuất” [32, tr.30]. Hồ Chí Minh đã giành rất nhiềutình cảm cho phụ nữ Việt Nam, Người trao tặng họ tám chữ vàng: “anh hùng,bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Ngày nay, công cuộc Đổi mới của đất nước đã đem lại sự thay đổi lớnvề vai trò và địa vị của người phụ nữ. Nội dung của đức công không bị bó hẹptrong phạm vi gia đình mà ngày càng mở rộng hơn trong lĩnh vực xã hội (baohàm trong nước và quốc tế). Trong thời đại mới, quan niệm về nội dung, tínhchất công việc của người phụ nữ được nhìn nhận ở hai phương diện: Một là,đảm đang công việc gia đình, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần một cáchhợp lý. Hai là, bằng năng lực của mình, họ tham gia vào công việc xã hội đểtạo thu nhập cho gia đình, nâng cao tri thức cá nhân và góp phần vào sự pháttriển của xã hội.

94

Vai trò của người phụ nữ được thể hiện khá rõ nét trên cả hai phươngdiện đối nội và đối ngoại của gia đình. Xét theo phương diện thứ nhất -phương diện “đối nội” - vai trò của người phụ nữ trong gia đình

Hiện nay, những công việc nội trợ trong gia đình nhìn chung vẫn dongười vợ thực hiện. Với tỉ lệ đặc biệt cao: nấu ăn 77,9%, mua thực phẩm86,9%, giặt quần áo: 77,6% và chăm sóc con 51,4% do người vợ đảm nhận.Có sự chênh lệch nhau giữa công việc của phụ nữ ở thành phố và nông thôn,

miền núi. Ở thành phố, tỷ lệ người vợ thực hiện các công việc trên đã giảmhơn so với nông thôn và miền núi [7]. Có sự chênh lệch này là do các nguyên

nhân sau: Một là, có nhiều hơn những đồ gia dụng, tiện nghi hiện đã giúp cho

các công việc này trở nên đơn giản hơn, đỡ tốn thời gian và sức lực. Hai là,nhiều ông chồng đã tự giác, chia sẻ các công việc nội trợ cùng vợ. Ba là, mộtsố gia đình có điều kiện thì thuê người chuyên giúp việc. Bốn là, các dịch vụxã hội phục vụ cho nhu cầu của gia đình ngày càng phong phú, đa dạng.

Như vậy, chức năng gia đình được chuyển dần một phần cho xã hội,Nhưng dù có thay đổi thế nào đi nữa thì về cơ bản công việc nội trợ trong giađình vẫn là do người phụ nữ đảm nhiệm. Nghiên cứu về việc phân công laođộng giữa nam và nữ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, chăm sóc ngườigià, người ốm:

Bảng 3.1: Người làm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người già -

người ốm, dạy bảo conĐơn vị tính: %

Công việcNgười làm Chăm sóc con

Chăm sóc ngườiGià, người ốm

DạyCon

Vợ 43,3 28,6 19,2

Chồng 2,3 3,7 6,9

Cả hai 52,1 63,0 72,5

Người khác 2,3 4,7 1,4

Nguồn: Nguyễn Đăng Bình [7, tr.173].Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy tỷ lệ người phụ nữa làm công

việc chăm sóc con, chăm sóc người già và người ốm, dạy bảo cao hơn người

95

chồng, nhưng tỷ lệ vợ chồng cùng chia sẻ cũng thay đổi nhiều. Đây là một sựchuyển biến tích cực trong phân công lại lao động gia đình - nam giới đã có

trách nhiệm hơn, giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn trong những công việc gia đình.

Đối với vấn đề đóng góp kinh tế cho gia đình thì người phụ nữ cũngchiếm tỷ lệ đóng góp cao. Trong truyền thống cũng như trong xã hội công

nghiệp những thập kỷ trước đây, nguồn sống của gia đình chủ yếu là do ngườiđàn ông mang lại. Ngày nay, sự phân công lao động đó đã có nhiều biến đổivà mặc dù vai trò của người đàn ông rất quan trọng trong việc mang lại thunhập cho gia đình nhưng người phụ nữ với vai trò và vị thế mới của mình, cho

thấy họ đóng vai trò lớn trong việc tạo ra của cải. Nhiều gia đình đã trở thành

những đơn vị kinh tế nhỏ có khả năng thích ứng cao với cách làm ăn mới tạora hiệu quả kinh tế thiết thực.

Bảng 3.2: Vai trò kinh tế giữa nam - nữ trong gia đình

Đơn vị tính: %Ước tính đóng góp của bản than Nam Nữ

Người làm chủ yếu 10,3 9,8

Người đóng góp hơn ½ 21,3 13,0

Người đóng góp 1/2 đến 1/3 32,3 35,6

Dưới 1/3 17,1 21,9

Không đáng kể 18,9 19,7

Tổng 48,66 51,34

Nguồn: Lê Đức Quý [124, tr.171].Bảng 3.3: Người đóng góp nhiều công sức nhất cho kinh tế gia đình

giới tính người trả lờiĐơn vị tính: %

Người đóng góp

Giới tínhVợ Chồng

Con

gái

Con

TraiBà Ông

NgườiKhác

Nam 59,9 34,8 1,0 2,6 0,6 0 1,1

Nữ 68,6 27,2 1,5 2,2 0,1 0,1 0,3

Chung 64,3 31,0 1,3 2,4 0,3 0,05 0,7

Nguồn: Nguyễn Đăng Bình [7, tr.180].

96

Theo bảng thống kê trên, phụ nữ là đối tượng đóng góp nhiều công sứclàm ra của cải và có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình.

Bảng 3.4: Người làm chính trong sản xuất - kinh doanh

Đơn vị tính: % Người đóng

góp

Giới tínhVợ Chồng

Con

gáiCon trai Bà

NgườiKhác

Nam 54,8 40,8 1,2 2,0 0,3 0,9

Nữ 64,4 29,1 1,4 3,9 0,4 0,8

Chung 60,0 34,5 1,3 3,0 0,4 0,8

Nguồn: Nguyễn Đăng Bình [7, tr.181].Bảng trên cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình

hiện nay chủ yếu do những người phụ nữ thực hiện. Theo điều tra, số hộnghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 8% năm 2004và 5% năm 2011. Không chỉ thế, người phụ nữ là người giữ vai trò quan trọngtrong việc nắm giữ tài chính gia đình.

Bảng 3.5: Bảng tham khảo người quản lý tài chính gia đình

theo vùng điều traĐơn vị tính: %

Vùng điều tra

Người quản lýThành phố Đồng bằng

Trung du

miền núiChung

Vợ 66,2 55,3 68,5 61,5

Chồng 3,7 9,6 10,3 8,6

Cả 2 27,1 30,5 18,7 26,3

Của ai tự quản 2,0 2,0 1,3 1,8

Nguồn: Lê Đức Quý [124, tr.105].

Qua bảng thống kê trên, nhận thấy, người phụ nữ chính là “tay hòm

chìa khóa”, là người giữ kinh tế chính trong gia đình. Chức năng này của phụnữ không đơn thuần như một người thủ quỹ quản lý tài chính mà đòi hỏi sửdụng thế nào sao cho hợp lý. Việc mua sắm chi tiêu trong gia đình là một bài

97

toán khó đòi hỏi người phụ nữ vừa phải tỉ mỉ, cẩn thận những cũng phải nhạybén, tinh tường trước sự lên xuống về giá cả và chất lượng của thị trường. Họphải biết lo chu toàn mọi việc, mua sắm vật dụng phù hợp cho tiêu dùng, sinh

hoạt và còn phải biết tiết kiệm sao cho vừa có của ăn của để, phòng khi có

chuyện bất thường. Đảm bảo cuộc sống vật chất phù hợp với điều kiện kinh tếgia đình là sự đóng góp hữu hình của người phụ nữ vào đời sống vật chất củagia đình một cách có văn hóa.

Bên cạnh đó, người phụ nữ còn phải biết đối nhân xử thế tốt với cácthành viên trong gia đình, dòng tộc. Người phụ nữ còn góp phần hỗ trợ chồngthành đạt trong cuộc sống. Đằng sau sự thành công của người đàn ông chính

là công sức lớn lao và sự hy sinh của người phụ nữ.Xét theo phương diện thứ hai “đối ngoại” - vai trò của người phụ nữ ở

ngoài xã hội ngày càng được khẳng định.Nền văn minh công nghiệp ra đời cùng với sự phát triển của nhiều

ngành công nghiệp, công nghệ kỹ thuật, những đô thị lớn... đã tạo điều kiện chongười phụ nữ tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất, các ngành dịch vụ xã hộivà một số công việc có thu nhập cao. Hiện nay, trình độ giáo dục của người phụnữ ngày càng được nâng cao rõ rệt. Nếu như trước năm 1945 khoảng 95% phụnữ Việt Nam mù chữ, ký vào văn bản phải dùng điểm chỉ thì hiện nay 91,4%phụ nữ biết đọc, biết viết. Trình độ của phụ nữ cũng được tăng lên rất nhiều.Theo thống kê, hiện nay ở nước ta tỷ lệ nữ tốt nghiệp cao đẳng là 61%, đại họclà 36,24% (100 cử nhân, có 36 nữ), thạc sĩ 33,95%, (100 thạc sĩ có 34 nữ), tiến sĩ25,69% (100 tiến sĩ có 24 nữ) và 4% là tiến sĩ khoa học, giáo sư là 4%. Phụ nữ lànông dân chiếm 70% lao động nữ trong cả nước, họ là lực lượng chính có vai tròđặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn trong thờikỳ mới. Đa số họ đã có ý thức chủ động tiếp nhận, thích nghi với việc ứng dụngkhoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất và thực hiện sự chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn. Những năm gần đây một số nữ nông dân đã trở thành nhà

doanh nghiệp trong khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Họ là người điđầu trong phong trào nữ nông dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp và xây dựng đời sống nông thôn mới...

98

Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đờisống xã hội và giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Trong đó, đasố phụ nữ làm việc trong các ngành như giáo dục, y tế, thương mại, côngnghiệp nhẹ... Trên thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quanquản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 51% lực lượnglao động ở Việt Nam, 50,3% người làm công ăn lương. Có tới 71% phụ nữ từ13 tuổi trở lên là người có thu nhập. Hiện nay, số doanh nghiệp do phụ nữlàm chủ chiếm trên 20% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam. Tỷ lệ phụ nữ làm

quản lý doanh nghiệp của một số ngành dệt, may mặc, giày dép, thực phẩm,đồ uống... chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông vận tải, xây dựng, khaikhoáng... có 20% người quản lý doanh nghiệp là nữ [184]. Đó là những ngườicó công góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động, hạn chế tình trạng thấtnghiệp, góp phần phát triển tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Nhiều phụ nữđã trở thành “Những bông hồng vàng Việt Nam” - đây là niềm tự hào cho phụnữ Việt Nam trong thời đại mới.

Đối với vấn đề tham gia quản lý nhà nước, phụ nữ chiếm khoảng 20%cán bộ làm công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước từ cấp Trung ương đến cơsở. Trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam phụ nữ chiếm 27,3%. Năm2013, tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội ở nước ta chiếm 24,40% - đứng thứ 2trong ASEAN [184]. Đây là điều rất tự hào của phụ nữ nước ta so với cácnước trong khu vực. Liên hợp Quốc đánh giá “Phụ nữ Việt Nam tham giahoạt động chính trị cao nhất thế giới”.

Như vậy, phụ nữ trong xã hội mới đã tích cực tham gia vào hoạt độngsản xuất và các hoạt động xã hội khác. Có nhiều phụ nữ năng động, tài giỏi đã

trở thành người làm kinh tế chính trong gia đình. Do có địa vị trong lĩnh vựckinh tế, phần lớn phụ nữ ngày nay đã ý thức được vị trí, vai trò của mình nên

họ rất tự tin, có bản lĩnh. Xã hội càng hiện đại thì yêu cầu về công việc đốivới phụ nữ càng cao, phạm vi càng được mở rộng, tính chất càng phức tạp.Vấn đề nổi bật hiện nay là người phụ nữ phải đảm bảo hài hòa việc của giađình và việc xã hội. Đây chính là sự đóng góp công sức của phụ nữ hiện đạiđối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay, là sự cố gắng giữ

99

gìn nét đẹp của đức công truyền thống; là sự hòa hợp, vươn lên tầm cao củathời đại mới. Như trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ nữViệt Nam trong thế kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên Hợp QuốcUNIFEM và Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Hà

Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ: “Trong thành tựu chung của đất nước, cósự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng laođộng xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sángtạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhậpvà phát triển theo xu thế chung của nhân loại” [164].

Ngày nay, nhiều phụ nữ mải theo công việc, theo đồng tiền mà quên

nhiệm vụ của mình trong gia đình. Họ không có thời gian chăm lo cho giađình nên làm cho gia đình bất ổn, con cái không được giáo dục hoàn thiện vềnhân cách. Người phụ nữ phải nhận thấy rằng, thiên chức làm vợ, làm mẹ- là

người xây tổ ấm của gia đình là trách nhiệm của họ. Họ phải biết kết hợp hài

hòa về thời gian để giải quyết tốt công việc gia đình và xã hội.Dung

Dung theo quan niệm của Nho giáo được hiểu là vẻ đẹp hình thức, thểhiện qua dáng vẻ tự nhiên kết hợp với trang phục, trang điểm tạo nên sự đoantrang nói chung. Chuẩn mực vẻ đẹp xưa với người phụ nữ là vẻ đẹp thuỳ mị,kín đáo, duyên dáng... Ngay trong quan niệm về hình thức cũng đã thể hiện vịtrí khiêm nhường của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Theo quan niệmcũ, vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ là nhuộm răng đen, búi tóc đuôi gà,

mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao với tác phong e lệ, khépnép, nhẹ nhàng, tươi tắn.

Vẻ đẹp hình thức luôn gắn với vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, ứng xử. Nhogiáo luôn chú trọng việc xây dựng một vẻ đẹp hoàn thiện đối với người phụnữ. Quan niệm của Nho giáo về đức dung đã góp phần làm nên vẻ đẹp truyềnthống của phụ nữ Việt Nam. Những giá trị tích cực của dung vì vậy vẫn còn ảnhhưởng trong xã hội ngày nay. Xã hội mới có nhiều biến đổi trên nhiều lĩnh vực,quan niệm về cái đẹp có thêm nhiều tiêu chí mới, nhưng chuẩn mực về cái đẹpthuỳ mị, duyên dáng, nữ tính vẫn có giá trị đối với con người hiện đại.

100

Làm đẹp là nhu cầu thẩm mĩ của tất cả mọi người. Mỗi thời đại có quanđiểm thẩm mĩ khác nhau, nhưng thời nào cũng vậy, cái đẹp của người phụ nữgắn chặt với vị trí và vai trò của họ. Ngày nay, người phụ nữ có nhu cầu làm

đẹp rất cao. Bản thân người phụ nữ cũng không ngừng phấn đấu để có vẻ đẹptoàn diện về hình thức từ trang phục, trang điểm, cử chỉ, điệu bộ đến cái đẹptrong tâm hồn, nhân cách. Xã hội cũng tạo nhiều điều kiện cho họ làm đẹp.Những năm gần đây, rất nhiều trung tâm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ đượcthành lập, nhiều bệnh viện thẩm mỹ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp củachị em. Đề cao vẻ đẹp hình thức là một điều quan trọng trong cuộc sống hiệnđại, nhưng tuyệt đối hóa, chạy theo nó một cách mù quáng lại là sai lầm lớn.Cái đẹp hình thức phải luôn đi đôi với cái đẹp nội dung. Cái đẹp nội dung

đứng một mình mà không có cái đẹp hình thức thì chưa phải là cái đẹp hoàn

thiện. Trước đây, dân gian thường truyền miệng: Cái nết đánh chết cái đẹp!Với người phụ nữ Việt Nam hiện nay cái nết “không đánh chết” cái đẹp. Cáinết - cái đẹp cùng tồn tại trong một con người theo tính quy định của cặpphạm trù nội dung - hình thức, trong đó cái nết là nội dung, cái đẹp là hình

thức. Cái nết cùng kết hợp với cái đẹp tồn tại thì cái đẹp mới thực sự toàn

diện. Vì vậy, nội hàm của cái đẹp hiện đại được mở rộng ra bao gồm cái đẹptrí tuệ, tài năng, học vấn, kinh nghiệm, đạo đức, tác phong...

Phụ nữ ngày nay không chỉ biết làm đẹp cho bản thân mà còn biết làm

đẹp cho ngôi nhà của mình, cho chồng con. Để góp phần vào việc xây dựngcảnh quan văn hóa gia đình, người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trongviệc bài trí, sắp xếp các vật dụng trong nhà một cách khoa học, thẩm mỹ, đảmbảo sức khoẻ, an toàn cho các thành viên. Đây là nội dung mới của đức dunghiện đại, nó được bắt nguồn từ văn hóa truyền thống xưa. Kết quả khảo sátchuẩn mực: tác phong, thói quen, phong cách sống:

1. Năng động, linh hoạt 90%

2. Nhanh nhẹn, khẩn trương 82,5%

3. Trật tự, gọn gang 86,6%

4. Nhã nhặn, tế nhị 87,6%

5. Thanh cao, lịch lãm 76,6%

101

6. Duyên dáng 70,5%

7. Giữ gìn vẻ đẹp trong cuộc sống bản thân 88,9%

8. Nghiêm túc tôn trọng người khác 94,1%

Nguồn: Lê Minh [107, tr.127].Trong tám chuẩn mực trên thì bốn chuẩn mực thuộc về tác phong, thói

quen; bốn chuẩn mực thuộc phong cách sống, quan hệ, giao tiếp. Kết quả này

cho thấy tính kế thừa và phát triển chuẩn mực của dung trong quan niệmtruyền thống. Nét đẹp thanh lịch, duyên dáng xưa vẫn được giữ gìn cho tớingày nay. Sự thanh tao, lịch lãm của người phụ nữ, được thể hiện ngay ở dángvẻ bên ngoài nhưng thực chất nó đã phản ánh văn hóa truyền thống đã đượcchắt lọc, truyền nối. Nét đẹp thanh lịch được đánh giá trong nếp sống hàng

ngày của gia đình, trong cơ quan, ngoài xã hội đặc biệt là những nơi côngcộng. Tuy nhiên, đất nước đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa nên thanh lịch đòi hỏi phải đi đôi với thói quen tác phong công nghiệp thì

người phụ nữ mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại.Vấn đề đáng lưu ý ở đây là người phụ nữ phải biết làm đẹp thế nào để

cho phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, với hình thức của bản thân, vớithời gian công việc và với chuẩn mực của xã hội mới. Phụ nữ ngày nay ý thứcrõ một điều không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làmđẹp. Đa số phụ nữ Việt Nam hiện đại đã chú ý đến việc chăm sóc hình thứccủa mình. Nhiều người phụ nữ có điều kiện đã chi phí nhiều tiền bạc vào dịchvụ làm đẹp với mong muốn bản thân mỗi ngày một đẹp hơn. Mặt khác, cóthực tế, nhiều phụ nữ Việt Nam đặc biệt là ở các thành phố lớn đang chạytheo các trào lưu ăn mặc hở hang, phong cách trang điểm loè loẹt của văn hóaphương Tây một cách thái quá. Hiện tượng này cho ta thấy nó đi ngược lạivăn hóa truyền thống của cha ông. Quan điểm kế thừa không yêu cầu ngườiphụ nữ hiện đại phải “bê nguyên xi” trang phục truyền thống của dân tộc,cũng không cho phép phủ định sạch trơn nó. Phủ định nét đẹp truyền thống,chạy theo văn hóa ngoại lai một cách thái quá là phủ định chính mình, ngườiphụ nữ trở nên kệch cỡm giữa đời thường. Đáng ngại là xu hướng này không

có chiều hướng giảm mà còn có nguy cơ tăng ở lứa tuổi thanh niên trong giai

102

đoạn hiện nay. Chính thực trạng này cho thấy quan niệm dung cần được duytrì mặt tích cực của nó.

Ngôn

Ngôn được chú trọng về ngôn từ nhã nhặn, kín đáo, âm thanh của lờinói nhỏ nhẹ, dễ nghe. Ngôn còn là việc coi trọng nội dung của ngôn từ, chú ýsao cho lời ăn tiếng nói “vừa lòng” mọi người và đặc biệt là “vừa lòng” bềtrên. Ngôn biểu hiện tâm hồn con người. Người nhân đức tiếng nói trongsáng, ấm áp. Người cay nghiệt, tiếng nói rin rít qua kẽ răng. Trong quan niệmngôn, sự gắn kết giữa “tòng” với “đức” được biểu hiện rõ nét. Một người phụnữ chuẩn mực phải biết lắng nghe lời chồng dạy bảo, làm theo lời chồng;trong mọi trạng thái tình cảm đều phải nói năng dịu dàng, chuẩn mực

Lời nói đẹp còn phải gắn liền với cử chỉ phù hợp. Nói năng nhẹ nhàng,

cử chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang của một người phụ nữ. Ngôn còn

đòi hỏi người phụ nữ phải biết lúc nào được nói, lúc nào nên im lặng. Phéptắc, chuẩn mực trong ngôn từ giao tiếp luôn là điều cần thiết đối với tất cả mọingười bởi nó là phương tiện thể hiện tư duy, thể hiện nét đẹp văn hóa của conngười. Ẩn sâu trong quan niệm về ngôn của Nho học là sự phân biệt về giới,về đẳng cấp với mục đích đảm bảo quyền lợi cho người đàn ông trong gia

đình và xã hội.Ngày nay, do yêu cầu của sự phát triển đất nước, Đảng chủ trương công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác quốc tế,đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế quốc tế; xây dựng một nền kinh tế mởcửa hội nhập; tăng trưởng kinh tế gắn liền với dân chủ, tiến bộ, công bằng xã

hội. Tính chất công việc mà nữ giới đảm nhận trong thời kỳ này rất phức tạp,vì thế không thể lúc nào, ở đâu, họ cũng khép nép, thưa, bẩm như người phụnữ xưa. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại, ngôn từtrong giao tiếp đang dần được trí tuệ hóa, khoa học hóa. Nó mang đặc điểmngắn gọn, súc tích, truyền tải hàm lượng thông tin nhanh, gọn, hiệu quả. Cáchthức chuyển tải thông tin cũng không thuần tuý chỉ có lời nói trực tiếp kèm

theo cử chỉ, điệu bộ như xưa, nó được đa dạng hóa thông qua các phương tiệnthông tin đại chúng. Đây là một yêu cầu nhưng đồng thời cũng là ưu thế của

103

thời đại công nghiệp. Mặt khác, nó cũng chính là thách thức đối với việc gìn

giữ giá trị của tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào phần hạn chế của việc sử dụng ngôn

ngữ của chị em phụ nữ hiện nay. Đó là ngôn ngữ chợ búa, tiếng “nóng”...

Nhiều em nhỏ còn ăn nói thiếu lễ phép, văng tục, chửi bậy, những câu từ có

nội dung thiếu trong sáng, phản động; nói bậy... có ảnh hưởng xấu đến lớp trẻ.Tục ngữ Việt Nam có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” nên người phụnữ Việt Nam phải biết học nói, tiếp thu những lời răn dạy của cha ông. Trướctình trạng trên thì lời nói của người phụ nữ phải lễ phép, tôn kính, có trật tựtrên dưới... vẫn là một nguyên tắc cần cho sự phấn đấu của người phụ nữtrong xã hội hiện đại.

HạnhTrong Nho giáo, tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá phẩm chất của con

người là đạo đức. Đạo đức trở thành chuẩn mực để đánh giá con người trên

mọi lĩnh vực. Chính vì lẽ đó, khi giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng tứđức của Nho giáo làm công cụ giáo hóa đối với người phụ nữ đã đặt đức hạnhvào vị trí quan trọng bậc nhất trong bốn đức. Hạnh là nội dung bên trong và

được biểu hiện ra hình thức bên ngoài là công, ngôn, dung. Giá trị của ngườiphụ nữ cao hay thấp là do đức hạnh quyết định chủ yếu. Đức hạnh của ngườiphụ nữ bộc lộ thông qua các mối quan hệ xã hội và gia đình: quan hệ vợ -

chồng, quan hệ con cái - cha mẹ, anh - em, quan hệ dân - vua quan, họ hàng,

làng xóm. Đức hạnh là cái gốc đích thực, cái cốt lõi của nhân cách. Trên cơ sởđó, Nho giáo chủ trương xây dựng mẫu người phụ nữ có đạo đức, nhân cáchtheo quan niệm của xã hội phong kiến. Chủ trương giáo dục người phụ nữcách xử lý nhường nhịn, tòng theo người đàn ông. Người phụ nữ đức hạnhphải biết đối nhân xử thế sao cho nhân hậu, không làm mất lòng người, giữgìn danh tiếng cho gia đình, cho chồng, cho con và cả gia tộc. Đức hạnh còn

đòi hỏi người phụ nữ phải biết chịu thương chịu khó, gánh vác mọi việc củagia đình, thuỷ chung vô điều kiện với chồng. Nếu người chồng có vũ phu,chơi bời, năm thê bảy thiếp thì người vợ vẫn phải cam chịu, thủ tiết. Như vậy,đức hạnh chính là sợi dây thắt chặt mối quan hệ giữa tam tòng và tứ đức.

104

Người phụ nữ làm trọn đạo tòng để trọn đạo hạnh. Đức hạnh là trung tâm, là

mục đích để phụ nữ Việt Nam xưa vươn tới.Hiện nay, vì điều kiện kinh tế - xã hội nước ta đã thay đổi nên những

yếu tố cổ hủ, lạc hậu trong quan niệm về đức hạnh người phụ nữ cũng đã dầndần được loại bỏ. Nhưng sự loại bỏ đó không có nghĩa là đức hạnh của ngườiphụ nữ theo quan niệm cũ không còn có giá trị nữa bởi vì hiện nay ngoài việctham gia công tác xã hội thì thiên chức của người phụ nữ vẫn là làm vợ, làm

mẹ và làm con (con dâu).

Thứ nhất, vai trò làm vợNgười vợ là người bạn đời của chồng. Họ là người cùng chồng thực

hiện tất cả các chức năng của gia đình như chức năng sinh sản, chức năng làm

kinh tế, chức năng nuôi dạy con cái, chức năng giao tiếp... Với thiên chức củangười phụ nữ khi làm vợ, họ luôn tinh tế, nhạy cảm, nhẫn nại, vun đắp tình

yêu vợ chồng. Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều biến động, nên bất cứlúc nào, công việc của người đàn ông cũng có thể thành công hay bị thất bại.Hơn ai hết, người vợ luôn là chỗ dựa tinh thần, là người sẻ chia mọi niềm vui,nỗi buồn, sự đau khổ, thất vọng... Trách nhiệm của họ đó là đáp ứng nhu cầusinh lý, thoả mãn nhu cầu tinh thần, thuỷ chung với chồng và chăm lo đờisống vật chất, tinh thần của chồng. Sự đồng cảm hòa thuận giữa hai người làsự gắn kết bền chặt nhất cho mối quan hệ hôn nhân. Đây cũng là nét đẹptruyền thống trong quan niệm về đạo vợ chồng xưa mà người phụ nữ hiện đạicần phát huy. Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy vai trò làm vợ của ngườiphụ nữ trong giai đoạn hiện đại rất quan trọng. Nhìn chung, nó vẫn dựa trên

nền tảng quan niệm truyền thống nhưng với mức độ cao hơn, rộng hơn.Thứ hai, vai trò làm mẹ.Gia đình chịu sự chi phối của xã hội và xã hội chịu sự tác động của

nhân tố gia đình. Môi trường xã hội không tốt sẽ ảnh hưởng đến nhân cáchcủa các thành viên trong gia đình. Muốn có xã hội tốt đòi hỏi phải có sự giáodục hiệu quả bắt đầu từ gia đình mà ở đó người mẹ đóng vai trò đặc biệt.Người mẹ là tấm gương đầu tiên và suốt cả cuộc đời cho con học tập, phấnđấu. Mẹ còn là người thầy đầu tiên dạy con, trực tiếp trao truyền văn hóa cho

105

con. Người mẹ hiện đại không đơn thuần thực hiện chức năng mang nặng đẻđau, đẻ con trai để nối dõi tông đường mà chủ yếu đánh giá về việc nuôi dạycon như thế nào. Người mẹ giáo dục con biết kính trọng người già, thươngyêu và kính trọng người thân trong gia đình, giúp con rèn luyện ý thức say mê

học tập, lao động, định hướng tương lai cho con. Người mẹ là người cùng con

vui chơi, tâm sự và qua đây họ có thể nắm bắt những diễn biến phức tạp vềtình cảm, nhận thức, hành động của chúng giữa môi trường sống ngày mộtphức tạp. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì người mẹ tạo cho con cái cảm giác yêu

thương, tin tưởng, vững vàng khiến cho con tự tin hơn trong cuộc sống hiện đại.Yêu cầu của xã hội hiện đại là người mẹ phải nuôi dưỡng con trở thành con

ngoan, trò giỏi, công dân tốt về cả thể lực và trí lực. Đây có lẽ là tiêu chuẩn cơbản nhất để khẳng định phẩm hạnh người mẹ trong xã hội hiện đại.

Làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ trong bất cứ thời đạinào. Trong xã hội truyền thống, thiên chức làm mẹ khiến người phụ nữ phảichịu đựng, hy sinh quá nhiều. Ngày nay, yêu cầu ngày càng cao của xã hộihiện đại lại khiến cho nhiệm vụ này mang tính chất phức tạp hơn, đòi hỏingười phụ nữ phải phấn đấu không ngừng để hoàn thiện. Dù trong thời điểmnào của lịch sử, hình mẫu người mẹ luôn là biểu tượng của sự trong sáng, vịtha, dịu hiền và hy sinh. Đây có lẽ là tiêu chuẩn cơ bản nhất để khẳng địnhphẩm hạnh người mẹ trong thời kỳ hiện đại.

Tuy nhiên, hiện nay dưới sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trườngnhiều người mẹ quá bận rộn với những lo toan vất vả, mải mê với việc kiếmtiền nên đã sao nhãng việc chăm sóc con cái. Tại thành phố Hồ Chí Minh, saukhi thực hiện cuộc điều tra xã hội ở 843 bà mẹ đã nhận được kết quả như sau:15% trong số họ dành thời gian cho con cái một ngày từ 5-10 phút; 18% dành

15 phút để hỏi han đến việc học hành của con; 24% thú thực là do quá bận rộnviệc làm ăn mà không ngó ngàng gì đến việc học hành của con [126, tr.145].

Bên cạnh hiện tượng người mẹ là tấm gương tốt đẹp cho con học tập, có mộtsố người mẹ lại sống buông thả, vi phạm pháp luật... Họ không thể là mẫuhình cho con, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành nhân cách

của chúng. Kết quả của những trường hợp này là con cái của họ trở nên hư

106

hỏng và là nạn nhân của các tệ nạn xã hội. Trong số các vụ án đã bị khởi tố thì

có hơn năm nghìn đường dây ma tuý bị phát giác, các vụ chiếm đoạt tài sảncủa tư nhân và nhà nước có tội phạm là phụ nữ với nhiều mức phạt lên đếnchung thân, tử hình. Tình hình nghiêm trọng đó đã dẫn đến sự băng hoại vềđạo đức, phá vỡ trật tự bình yên trong các gia đình. Vì vậy, yêu cầu cấp báchhiện nay là tăng trưởng kinh tế đi liền với duy trì kỷ cương xã hội và ngườiđầu tiên phải thấy được trách nhiệm của mình là những người mẹ. Đứng trướcyêu cầu của xã hội thì người đầu tiên thực hiện chức năng giáo dục con cáicũng là người mẹ.

Qua ứng xử giao tiếp hàng ngày, qua quá trình dạy dỗ nuôi dưỡng conngười mẹ tự nhìn nhận và hoàn thiện bản thân, tu dưỡng đạo đức, trau dồikiến thức, phấn đấu không ngừng. Đây chính là quan niệm được phát triển lên

từ chuẩn mực đức hạnh trong văn hóa truyền thống của dân tộc.Thứ ba, vai trò làm conHạnh của người phụ nữ trong thời kỳ đổi mới còn thể hiện ở cách ứng

xử trong gia đình và xã hội với vai trò làm con. Việc lựa chọn con dâu nhất làdâu trưởng rất công phu và kỹ càng như người xưa vẫn nói “lựa được con dâusâu con mắt”, nếu không chọn được con dâu ngoan hiền thì nhà đó coi nhưkhông có phúc bởi cha ông ta vẫn quan niệm rằng “dâu dữ mất họ”. Ngày

nay, tiêu chuẩn làm dâu không còn quá khắt khe như trước. Nhưng, ở thời đạinào cũng cần người con dâu ngoan, hiếu thảo biết cư xử đúng mực với bố mẹchồng và anh em họ hàng nhà chồng. Bởi vì, trong gia đình, người phụ nữđóng vai trò trung tâm trong tổ chức cuộc sống gia đình, tạo không khí vui vẻvề tinh thần và về vật chất cho các thành viên. Tài năng, đức hạnh của ngườiphụ nữ là điều kiện quan trọng cho một gia đình êm ấm, hạnh phúc. Để có giađình như thế, người con dâu phải biết phân công lao động trong gia đình phù

hợp; quản lý chi tiêu trong gia đình có kế hoạch; biết được sở thích của từngthành viên để động viên kịp thời; biết những điều cơ bản về nữ công giachánh; phải là tấm gương tốt trong gia đình và ngoài xã hội. Trong thực tế, đã

có nhiều phụ nữ vừa đảm nhiệm tốt công việc xã hội, vừa làm tròn trách

nhiệm đối với gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, gìn giữ những giá trị truyền

107

thống của gia đình và dòng tộc. So với thời phong kiến, nội dung phẩm hạnhcủa người phụ nữ hiện đại còn được khẳng định ở trách nhiệm với các quanhệ khác trong xã hội như trong quan hệ với làng xóm, cơ quan... Làm đượcđiều đó, những người con trong xã hội hiện đại đã và đang phát huy nét đẹptrong tứ đức của Nho giáo.

Tóm lại, hiện nay, mặc dù bệ đỡ của Nho giáo là chế độ phong kiếnkhông tồn tại nữ nhưng Nho giáo nói chung và thuyết tam tòng, tứ đức nóiriêng vẫn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội nước ta. Thuyết tam tòng,

tứ đức đã đi sâu vào trong văn hóa, tư tưởng, nếp sống, thói quen của xã hội.Sự ảnh hưởng của nó được thể hiện trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực.Sự ảnh hưởng của tam tòng, tứ đức không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mà còn

ảnh hưởng đến nam giới và từ đó nó lại ảnh hưởng ngược lại với phụ nữ. Mứcđộ ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện khác nhau ởtừng đối tượng, từng ngành nghề và từng khu vực sống. Ở các vùng nông

thôn- trình độ dân trí còn thấp thì sự ảnh tưởng tiêu cực đó cao hơn các khuvực thành phố.

Trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ ở đâu trong lĩnh vực nào, vai trò và

hình ảnh của người phụ nữ cũng không thể vắng bóng. Chúng ta có quyền tintưởng, hi vọng họ sẽ có một cuộc sống, một công việc và một vị thế ngày

càng xứng đáng hơn với những gì mà chị em phụ nữ luôn cần mẫn, chắt chiuvà cống hiến cho cuộc đời. Tứ đức luôn là một trong những thước đo giá trịcủa người phụ nữ. Tuy nhiên, nội dung của nó, nếu biết kết hợp và vận dụnglinh hoạt trong cuộc sống hiện đại, tứ đức xưa sẽ mãi là những lời dạy bảo cógiá trị đối với phụ nữ Việt Nam trong thời hiện đại đầy cơ hội và thử thách.

Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử từ khi được truyền bá, tam tòngđã có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa xã hội của nước ta. Sự ảnh hưởngcủa đạo tam tòng được thể hiện rõ trên hai bình diện tiêu cực và hạn chế. Mặtkhác, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, sự ảnh hưởng tiêu cực và hạn chếcũng thể hiện khác nhau. Vấn đề ở đây là chúng ta cần biết gạn đục khơitrong, vận dụng và tiếp thu những giá trị tích cực của tư tưởng này để phát

108

huy vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, qua đó củng cố trật tự giađình và xã hội.

3.3. NHỮNG NHÂN TỐ LÀM BIẾN ĐỔI SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾTTAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

Sự khác biệt giữa người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Trung QuốcSo sánh giữa vị trí vai trò của người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ

Trung Quốc là điều quan trọng để thấy rằng mặc dù cũng chịu sự ảnh hưởngcủa tư tưởng tam tòng, tứ đức của Nho giáo nhưng địa vị và vai trò của ngườiphụ nữ Việt Nam cao hơn rất nhiều so với địa vị và vai trò của người phụ nữTrung Quốc, từ đó chỉ ra được vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Namtrong sự phát triển của xã hội.

Trong thời kỳ phong kiến, việc tiếp nhận các lý tưởng của Nho giáo đã

làm hạn chế cuộc sống tương đối tự do của phụ nữ cho đến thời đó, trước hếtlà phụ nữ ở các tầng lớp trên (những người được sống trong gia đình chịu nềngiáo dục của Nho giáo) và dần dần là hạn chế tự do của phụ nữ trong xã hộinói chung tại các nước đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa: Triều Tiên, Hàn

Quốc, Nhật Bản và trong một chừng mực nhỏ hơn, Việt Nam.Địa vị của người phụ nữ Việt Nam có tính chất đặc biệt hấp dẫn ở chỗ đã

từng và hiện vẫn đang ở mức độ cao hơn so với địa vị phụ nữ ở Trung Quốc.Như đã trình bày ở phần trên, người phụ nữ Việt Nam đã góp phần to

lớn vào thành công của công cuộc dựng nước và giữ nước như Hai Bà Trưng,nguyên phi Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân… Cùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo đó làcùng đề cao tính gia trưởng, nhưng khác với kiểu cách của người Trung Quốc,vào thế kỷ XIII, một chế độ quan chức dành cho người phụ nữ Việt Nam đã

được sáng lập. Các phụ nữ như nhà giáo Ngô Chi Lan, Đoàn Thị Điểm đã lậpra trường học và nhiều môn sinh của các bà đã thi đỗ và trở thành quan chứccấp cao của triều đình.

Trong cả luật pháp và phong tục, phụ nữ Việt Nam đều còn giữ đượcđịa vị cao. Ở thế kỷ XVII- XVIII, các người con gái trong gia đình được thừakế bình đẳng với các con trai, con gái có thể xây dựng gia đình và cư trú táchbiệt khỏi cha mẹ. Hơn nữa, “người chồng không có được quyền thừa kế nếu

109

vợ của anh ta chết đi mà không để lại con cái nối dõi” [165, tr.301]. Đúng nhưYu Insun đã nhận xét: “Nếu như gia đình Trung Hoa được đặc trưng bởiquyền lực của người cha trùm lên tất cả các thành viên gia đình, thì gia đình

Việt Nam lại được đặc trưng bởi việc người vợ hầu như bình đẳng với chồng,và bởi sự khẳng định cá nhân của các thành viên trong gia đình” [165, tr.303].

Có nhiều công trình khoa học đã đem đối chiếu sự tương phản giữa mộtbên là vị thế của người phụ nữ Việt Nam theo bộ luật thời Lê (1428-1788)

vốn phản ánh các phong tục của người Việt Nam với bên kia là vị thế củangười phụ nữ Trung Quốc theo bộ luật thời Nguyên, phỏng theo tinh thần bộluật Trung Quốc thời nhà Thanh (1644-1911). Bộ luật thời Lê quy định chophép đánh vợ, nếu việc này không gây ra thương tích. Tuy nhiên, bộ luật này

đã pháp chế hóa nhiều quyền của người phụ nữ: “người vợ lẽ không bao giờđược vươn lên địa vị của người vợ cả” - điều này khác hẳn với các bộ luậtTrung Hoa- đồng thời bảo hộ các quyền của vợ cả; đàn ông có thể bị kết án tửhình nếu mắc tội gian dâm (còn đàn bà chỉ có thể bị đi đày xa); “con gái có

thể được thừa kế gia sản, thậm chí có thể được thừa kế hương hỏa nếu nhưtrong gia đình không còn người thừa kế là nam giới nào còn sống” [165,

tr.304]. Như vậy, suốt từ thời Lê về sau, các quyền bình đẳng mà nền văn hóadân gian Việt Nam đã trao cho người phụ nữ vẫn được liên tục duy trì. Nhìn

một cách tổng quát, người phụ nữ Việt Nam đã có được những quyền lợitrong xã hội lớn hơn so với phụ nữ Trung Quốc. Như vậy, sự khoan dung,thậm chí là sự ủng hộ đối với các quyền thừa kế tài sản của người phụ nữ ViệtNam là hiện tượng độc nhất trong số các nền văn minh cổ điển của vùng

Đông Á.

Điều quan trọng nhất và cũng không giống với phần lớn phụ nữ TrungHoa, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn hoạt động nhiệt huyết, hăng say trên

cả lĩnh vực sản xuất lẫn trong gia đình. Trong lịch sử, một số nghề đã đượcdành cho phụ nữ Việt Nam như vũ công, nữ hộ sinh. Sinh trưởng trong nềnvăn minh lúa nước, người phụ nữ nông dân trong lúa, rau, quay tơ, dệt vải.Phụ nữ chèo thuyền, hái củi trên rừng và dễ nhận thấy hơn cả là làm nghềbuôn bán nhỏ - tiểu thương.

110

Trung Quốc là quê hương của Nho giáo, Đạo giáo, thuyết Âm dương-

Ngũ hành. Những học thuyết này không tách rời nhau mà có quan hệ đan xenpha tạp lẫn nhau và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của con ngườinơi đây. Tính chất hà khắc tiêu cực của Nho giáo nói chung và quan niệm củaNho giáo về người phụ nữ nói riêng thể hiện ở Tống Nho. Địa vị của ngườiphụ nữ Trung Quốc bị sa sút vì sự xác lập các cơ sở vụ trụ quan âm- dương(Trời là dương, Đất là âm; Dương đại điện bản chất vững bền còn Âm đạidiện cho bản chất dễ bị uốn nắn). Trong Kinh Dịch nhấn mạnh rằng chỗ đứngđúng đắn của người đàn ông và đàn bà giống hệt như vị thế tương đối giữaTrời và Đất. Trong sách Nữ huấn của Trung Quốc cũng có ghi “Ông chồng,đó chính là ông Trời” [165, tr.289].

Có nhiều tác giả phương Tây đã nhấn mạnh sự lờ mờ lẫn lận giữa Nhogiáo và đạo thờ cúng Tổ Tiên ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, đạo thờ cúng TổTiên đòi hỏi phải có con trai và Nho giáo thì nhấn mạnh đến cá lễ thức thờcúng ông bà. Chính vì vậy, ở Trung Quốc, con gái không được dâng đồ cũngtổ tiên, cũng không thể làm vinh quang cho tên tuổi của dòng họ. Ngược lại, ởViệt Nam, mặc dù việc thờ cùng tổ tiên thường là do con trai đảm nhiệmnhưng ở rất nhiều gia đình con gái vẫn có thể tham gia lễ dâng cúng tổ tiên.

Như đã trình bày ở trên, địa vị của người phụ nữ Việt Nam luôn đượcđánh giá cao hơn địa vị của người phụ nữ Trung Quốc và các quốc gia kháctrong khu vực. Với những công lao đóng góp của họ cho xã hội (công laođược ghi nhận trong lịch sử dân tộc, đảm nhận công việc gia đình, tham gia

công tác chính trị - xã hội, đóng góp nhiều về mặt kinh tế, vào sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật…) thì địa vị của người phụ nữ Việt Nam được coitrọng hơn rất nhiều so với Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo vẫn còn

có ảnh hưởng nặng nề trong đời sống xã hội. Chính sách kế hoạch hóa giađình và nguyên tắc “mỗi gia đình một con” của Trung Quốc đã dẫn đến chênh

lệch trong cân bằng giới tính. Tổng điều tra dân số mới nhất ở Trung Quốccho thấy tỷ lệ sơ sinh là 118 bé trai trên 100 bé gái. Mặc dù Trung Quốcnghiêm cấm việc chẩn đoán giới tính trước khi sinh và nạo phá thai chọn lọc,

111

số bé trai vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ tự nhiên. Đầu tháng 3 vừa qua, Bộ Ytế Trung Quốc công bố số liệu thống kê cho thấy, việc áp dụng chính sáchmột con đã dẫn tới ít nhất 336 triệu ca nạo phá thai được thực hiện tại nướcnày, tương đương 1.500 ca mỗi giờ. Hiện tượng này dẫn tới một hậu quảnghiêm trọng là hàng chục triệu đàn ông không thể tìm được bạn đời. Số liệuthống kê cho thấy, Trung Quốc có 5,82 triệu phụ nữ ở tuổi từ 29 đến 39 chưalập gia đình, trong khi đàn ông độc thân ở cùng độ tuổi là 12 triệu người. Cứ100 phụ nữ Trung Quốc chưa chồng sinh sau năm 1980 thì có 136 đàn ôngchưa vợ. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ này là 100/206 ở những người sinh từ năm1970 đến 1980. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với Việt Nam mà xét đến cùng

cũng là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

Về vấn đề việc làm, người phụ nữ Trung Quốc cũng gặp nhiều rào cản mà

xét đến cùng cũng là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Cơ hội xin được việclàm của phụ nữ Trung Quốc thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Tỷ lệ nữ giớitham gia vào công tác chính trị- xã hội thấp hơn rất nhiều so với nam giới.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 trong khi Mỹ và các

quốc gia phương Tây chịu nhiều ảnh hưởng thì thời gian này đã đánh dấu sự trỗidậy của nền kinh tế Trung Quốc. Như vậy, mặc dù Trung Quốc đã và đang trởthành nước siêu cường về kinh tế nhưng địa vị của người phụ nữ Trung Quốcđược nhìn nhận vẫn thấp hơn so với người phụ nữ Việt Nam. Leta HongFincher, một nhà báo Mỹ, trong thời gian làm luận án tiến sĩ ở Đại học ThanhHoa, đã nhận xét: “Có rất ít chứng cứ cho thấy phụ nữ ở các thành phố tại Trung

Quốc tìm được ích lợi nhờ sự phát triển của kinh tế thời gian gần đây” [188].

Nguyên nhân của vấn đề này là những tư tưởng tiêu cực của Nho giáo về ngườiphụ nữ đã ăn sâu vào trong tâm thức và cách ứng xử của người Trung Quốc.

Nho giáo được sinh ra ở Trung Quốc và có sự ảnh hưởng sâu sắc đếnmột số quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á. Chính vì vậy, nó sẽ có sự ảnhhưởng sâu sắc nhất đối với quê hương của nó - đó là Trung Quốc. Bên cạnhđó, Nho giáo có ít tác động tới phía Nam hơn phía Bắc Trung Quốc, nó cũngcó ít tác động tới miền Bắc Việt Nam và có tác động nhỏ nhất tới miền NamViệt Nam. Chẳng hạn như, trong khi di chuyển từ miền Bắc xuống miền Nam

112

Việt Nam các gia đình trong thế kỷ XIX có dạng gia đình hạt nhân rõ hơn trênđịa bàn phía Nam, trong khi đó dạng gia đình mở rộng đậm nét hơn tại miềnBắc. Chính vì kiểu tổ chức gia đình như vậy, ở miền Nam, người phụ nữ cónhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến về cuộc hôn nhân của mình hơn, và phụ nữmiền Nam cũng năng động hơn trong hoạt động buôn bán hàng hóa so vớiphụ nữ miền Bắc. Các sự khác biệt trên trong Việt Nam như vừa nói trên càng

nhấn mạnh các sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Hoa. Lịch sử về cáccuộc chiến tranh du kích của Việt Nam chống Trung Quốc, tinh thần dân tộcmãnh liệt của Việt Nam và các mối quan hệ giữa đất nước này với phần còn

lại của Đông Nam Á đã khiến họ khác biệt rõ ràng so với Trung Hoa và góp

phần vào việc làm cho phụ nữ Việt Nam có được địa vị cao hơn.Từ việc so sánh trên chúng ta thấy rằng, địa vị và vai trò của người phụ

nữ Việt Nam được đề cao hơn rất nhiều so với người phụ nữ Trung Quốc mà

nguyên nhân của vấn đề này là thuộc về yếu tố đặc trưng của văn hóa ViệtNam. Mặt khác, chúng ta cũng thấy rằng hiện nay vai trò của người phụ nữViệt Nam được đề cao hơn rất nhiều. Và sự ảnh hưởng của Nho giáo nóichung, của thuyết tư tưởng tam tòng, tứ đức nói riêng đối với người phụ nữViệt Nam hiện nay đã có nhiều biến chuyển so với trước đây. Tính chất tiêu

cực đã giảm hơn nhiều so với trước và tính chất tính cực của nó đang đượcphát triển hơn. Biến chuyển này đều có căn nguyên từ xã hội hiện nay. Nhữngnhân tố làm biến chuyển đó chính là:

Một là, Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội, được Đại hội VII của Đảng thông qua năm 1991 Đảng ta đã

lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và

kim chỉ nam cho cách mạng nước ta. Trong đó, trọng tâm của chủ nghĩa Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng con người, giải phóng giai cấp,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Kim chỉ nam đó đã

định hướng cho hành động của Đảng đó là đề cao vai trò vị thế của người phụnữ; giải phóng và thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ.

Tháng 10 - 1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủCộng hòa chính thức được ban hành, quyền bình đẳng giữa nam và nữ được

113

công nhận. Hồ Chí Minh đã nói: “Bản Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới:dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thếgiới, phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng

chung mọi quyền tự do của một công dân” [95, tr.974]. Cùng với quá trình

giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng công cuộc giải phóng giaicấp, giải phóng phụ nữ khỏi những định kiến, thói quen lạc hậu, bảo thủ, phảntiến bộ đã ăn sâu vào trong đời sống xã hội ở nước ta. Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do,đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệthì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi” [95, tr.112]. HồChí Minh là người đã nhiều lần đề cao vai trò và địa vị của phụ nữ Việt Nam.Ngay trong cuộc tổng tuyển cử phổ thông bầu phiếu, bầu cử Quốc hội đầutiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 06/01/1946, Người đã nhậnxét rằng: “Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất”. Hay “Xem trong lịchsử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia” [95,

tr.443]. Như vậy, Quyền tự do, Quyền bình đẳng của phụ nữ được pháp luậtcông nhận và dư luận ủng hộ.

Hai là, vai trò của người phụ nữ đã được thế giới và nước ta ủng hộ, tônvinh. Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên

Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quảđấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam được thành lập từ ngày 20 tháng 10 nǎm 1930. Lịch sử củaphong trào phụ nữ Việt Nam, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gắn liềnvới lịch sử phát triển của đất nước. Kể từ khi các tổ chức phụ nữ tiền thân rađời, người phụ nữ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Hội đã gắn bómáu thịt với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, với hạnh phúc và sự bình yên củagia đình. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một tổ chức thống nhất trong cảnước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ ChíMinh sáng lập, đã phát huy chức nǎng cao cả của mình, quy tụ giới nữ ViệtNam, vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ, vì hạnh phúc của phụ nữ, trẻ emvà các gia đình. Xuất phát từ đường lối vận động phụ nữ qua các kỳ Đại hội

114

phụ nữ IV (1977), V (1982), VI (1987), VII (1992), cụ thể hóa bằng cácchương trình hành động, các cuộc vận động, các phong trào do Hội tổ chức,phụ nữ Việt Nam đã góp sức mình vào công cuộc hàn gắn vết thương chiếntranh, đổi mới đất nước, đem lại quyền lợi thiết thực cho giới, tạo nên nhữngkỳ tích mang tính thời đại, từ đó khẳng định và nâng cao vị trí, vai trò của phụnữ Việt Nam trong nước và trên trường quốc tế. Phụ nữ Việt Nam rất xứngđáng với nhiều danh hiệu cao quý mà Bác Hồ, Đảng và Nhà nước đã khen

tặng “Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang, chống Mỹ cứu nước”, “Phụ nữViệt Nam trung hậu, đảm đang, tài nǎng, anh hùng”.

Ba là, xã hội, bản thân nam giới, nữ giới đã và đang có những suy nghĩ,đánh giá vị trí, vai trò của người phụ nữ theo chiều hướng tích cực, tiến bộhơn so với trước. Người đàn ông không còn độc quyền, độc tôn như trong xã

hội phong kiến. Bản thân họ đã có ý thức về bình quyền và thể hiện sự tôntrọng, ủng hộ phụ nữ bằng lời nói, bằng hành động thiết thực trên nhiều lĩnhvực của cuộc sống. Bản thân người phụ nữ luôn cố gắng vươn lên trong mọihoàn cảnh để thay đổi chính mình, hoàn thiện mình; tự khẳng định vị thế củamình trong gia đình và xã hội.

Bốn là, phụ nữ Việt Nam là nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp vàosự thành công trong của cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và công

cuộc Đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến nay. Những thành công đó là đấtnước thoát ra ngoài khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phụcđược nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm1995). Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước nhằm mục tiêu đến năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theohướng hiện đại. Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Namđã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo.

Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng

được cải thiện một bước đáng kể. Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổimới về chính trị, xã hội, văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sựcủa nhân dân, của phụ nữ, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn

bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

115

Tóm lại, trong bức tranh chung đó, bệ đỡ của Nho giáo là nhà nướcphong kiến không còn, xã hội đổi thay, nhưng đạo đức Nho giáo nói chung,thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng vẫn có ảnh hưởng đối với phụ nữ Việt Nam.Tuy nhiên, cần khẳng định:

Thứ nhất, thuyết tam tòng, tứ đức chỉ còn là dư âm của xã hội cũ. Thậmchí, trong cuộc sống thường nhật nhiều người Việt Nam không còn nhắc đến nó.Đặc biệt đối với thế hệ thanh thiếu niên thành thị, khái niệm này tương đối xa lạ.

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụnữ Việt Nam hiện nay mang các tính chất: Khác nhau về vùng miền thành thị,nông thôn, miền núi, hải đảo, dân tộc... Khác nhau về mức độ: ảnh hưởng trựctiếp - thể hiện ở những gia tộc lớn, dòng họ lớn, còn tồn tại thế hệ các nhà nho; ởnhững địa phương còn lưu giữ rõ nét tàn dư của chế độ phong kiến như: Hà Nội,Thái Bình, Nam Định, Huế, Bắc Ninh... những làng xã còn duy trì nhiều hủ tụclạc hậu. Ảnh hưởng gián tiếp: thể hiện ở những trường hợp chịu sức ép của dưluận xã hội. Khác nhau về cách thức tiếp thu, có người được truyền nối một cáchcó ý thức, nhưng cũng có người tiếp nhận một cách vô thức, tự nhiên.

Thứ ba, sự ảnh hưởng còn tùy thuộc vào trình độ học vấn; tùy thuộc vào

giai cấp, ngành nghề, chức vụ, tâm sinh lý, điều kiện, hoàn cảnh giađình...Phạm vi ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữViệt Nam hiện nay, có yếu tố ảnh hưởng mang tính phổ biến, có yếu tố chỉcòn mang tính cá biệt và thể hiện ở cả hai khía cạnh tích cực, tiêu cực.

3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAMTÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAMHIỆN NAY

3.4.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị của thuyết tam tòng,

tứ đức với những tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế của Việt Nam hiện nay

Hiện nay, việc thực hiện kinh tế thị trường ở Việt Nam đã và đang tácđộng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức củangười phụ nữ. Ảnh hưởng của nó đối với việc phát huy giá trị của thuyết tamtòng, tứ đức là hiện tượng rất phức tạp.

116

Về mặt tích cực: Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nângcao tổng công lợi xã hội. Nó chuyển từ kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở,gắn với phân công lao động trong nước và quốc tế; chuyển từ kinh tế hộ giađình, làng xóm, ít tính cọ xát sang kinh tế hàng hóa cạnh tranh khốc liệt ởphạm vi trong nước và thế giới. Nó tạo điều kiện cho con người, cho phụ nữphát triển về mọi mặt, trong đó có đạo đức.

Về mặt tiêu cực: Cơ chế thị trường tạo ra sự phân hóa giàu nghèo mộtcách sâu sắc. Suy thoái đạo đức lối sống, sự du nhập lối sống thực dụng triệt để,chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, bộc lộ những khía cạnh thấp hèn, vụ lợi, thậm chí tàn

nhẫn. Kinh tế thị trường dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội tham nhũng, tội phạm, bạolực, lối sống chạy theo đồng tiền, bất chấp đạo lý, bỏ qua những giá trị truyềnthống quý báu của người phụ nữ. Với những tác động mạnh mẽ của kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế ở nước ta thời gian qua đã nảy sinh nhiều hiện tượngtiêu cực trái với truyền thống đạo đức của người phụ nữ truyền thống.

Một số đặc điểm của kinh tế thị trường như yêu cầu cao về tính chấtnăng động sáng tạo cũng là nguyên nhân gây là tình trạng khó kiếm việc làm

của người phụ nữ. Mặt khác, nhiều chị em chạy theo lối sống thực dụng, vì

đồng tiền đánh mất nhân phẩm, đạo đức. Một số có điều kiện vật chất thì sốngbuông thả, đánh mất thuần phong mỹ tục, phai nhạt truyền thống đạo đức vốncó của dân tộc. Không ít người phụ nữ vi phạm pháp luật, chà đạp lên đạo lý,làm những việc trái pháp luật: làm hàng giả, buôn lậu, buôn bán phụ nữ, trẻem, buôn bán ma tuý, mại dâm, bạo lực tình dục... Đây là những vấn đề cótính chất toàn xã hội, vì vậy, cần phải có phương hướng khắc phục và có

những giải pháp khả thi nhằm đem lại môi trường đạo đức xã hội lành mạnhcho người phụ nữ.

Như vậy, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tạo ra thời cơ nhưngcũng đưa ra rất nhiều khó khăn thách thức đối với người phụ nữ trong quátrình kế thừa giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức. Người phụ nữ ngày nay mộtmặt phải đấu tranh với mặt trái của cơ chế mới, mặt khác phải phát huy đượcnhững ảnh hưởng tích cực của thuyết này. 1) Thuyết tam tòng, tứ đức góp

phần giáo dục tình yêu thương con người lòng vị tha, bao dung, độ lượng,

117

trọng tình, trọng nghĩa. Đạo tòng đề cao lòng thuỷ chung son sắt của người vợđối với chồng, con. Nó đảm bảo trật tự trên dưới phân minh và thái độ ứng xửđối với nhau giữa các thành viên trong gia đình. 2) Thuyết tam tòng, tứ đứccòn góp phần nhất định vào việc giữ gìn trật tự, nâng cao tinh thần tráchnhiệm của người phụ nữ trong quan hệ với gia đình, làng xóm, cộng đồng.

Trong điều kiện mới, các giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữđang có những mâu thuẫn, đấu tranh giữa cái tiến bộ và lạc hậu; giữa thiện và

ác; giữa lối sống lành mạnh, trung thực, thuỷ chung với lối sống thực dụng,dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền. Đạo đức mới của người phụ nữtrong xã hội mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức xã hội khác,vừa phải đấu tranh để tự đổi mới giá trị truyền thống và khẳng định bản thântrong điều kiện đã đổi thay. Không ít chị em thành công vang dội ngoài xã hộinhưng lại lạnh lẽo cô độc ngay chính trong ngôi nhà của mình. Cho nên,

muốn giữ được hạnh phúc gia đình, người phụ nữ hiện đại phải luôn tự nhắcnhở sau thành công của người phụ nữ là gia đình. Đừng bao giờ đẩy bản thânvào thế đánh đổi gia đình để lấy sự nghiệp. Vấn đề này đòi hỏi phải có nhữnggiải pháp thiết thực, hiệu quả.

3.4.2. Mâu thuẫn giữa những quan niệm bảo thủ, lạc hậu củathuyết tam tòng, tứ đức với những quan điểm tiên tiến trong việc xâydựng chuẩn mực đạo đức hiện đại của người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, những quan điểm bảo thủ, lạc hậu do ảnh hưởng tiêu cực củathuyết tam tòng, tứ đức.

Việt Nam là một trong những nước sớm ký Công ước về xoá bỏ mọihình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và ủng hộ chương trình hành động củaHội nghị quốc tế về phụ nữ. Phụ nữ cũng được cải thiện đáng kể về trình độvăn hóa, về điều kiện tham gia công tác xã hội, về vai trò trong hoạt độngkinh tế cũng như trong việc nuôi dạy con cái trong gia đình. Chúng ta đã đạtđược nhiều kết quả trong việc giải phóng phụ nữ. Tuy nhiên, trong xã hội, vẫncòn tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu, những hạn chế của tư tưởngthuyết tam tòng, tứ đức đã ảnh hưởng không tốt đến việc xây dựng đạo đứcmới của phụ nữ Việt Nam hiện nay. Đó là tư tưởng: Trọng nam khinh nữ;

118

định kiến về giới; nạn tảo hôn; áp đặt hôn nhân; tâm lý lệ thuộc của phụ nữvào người nam giới; hạn chế khả năng tham gia hoạt động xã hội của ngườiphụ nữ; những vấn nạn như mại dâm.

Thứ hai, để phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, chúng ta đã và đang đặt ra những phẩm chất tiên tiến củangười phụ nữ Việt Nam hiện đại. Đó chính là các phẩm chất, tự tin, tự trọng,trung hậu, đảm đang. Phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phảicó phẩm chất tự trọng để tiếp nối truyền thống tốt đẹp của con người ViệtNam, phụ nữ Việt Nam. Tự trọng để góp phần bảo vệ gìn giữ bản sắc văn hóadân tộc và nét đẹp truyền thống trước những thách thức của xu thế toàn cầu

hóa và hội nhập. Lòng tự trọng còn đem lại những giá trị đích thực cho ngườiphụ nữ, hướng họ đến sống thiện, sống đẹp. Người phụ nữ ngày nay còn phải tạocho mình một niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Có tinh thần vượt khó, có ýchí vươn lên. Thường xuyên rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cá nhân.Tích cực học tập lao động sáng tạo. Luôn tích cực rèn luyện sức khoẻ và giữ gìn

vẻ đẹp thân thể. Trước yêu cầu ngày càng cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa,người phụ nữ phải đảm đang để thực hiện hài hòa việc nhà, việc xã hội để vừabảo toàn hạnh phúc gia đình và có cơ hội phát triển. Người phụ nữ cần tự bồidưỡng cho mình kiến thức văn hóa, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử,nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình v.v... Luôn ý thức sâu sắc về tinh thần tươngthân, tương ái, đề cao nghĩa tình, coi trọng đạo lý, thuỷ chung son sắt. Luôn quantâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, tích cực tham gia hoạt động chung của cộngđồng, khắc phục tư tưởng ích kỷ hẹp hòi, đố kỵ với người khác v.v...

Tuy nhiên, trong khi kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộccần kiên quyết loại bỏ những truyền thống cũ lỗi thời, không còn phù hợp,đồng thời qua thực tiễn khẳng định những giá trị mới nảy sinh phù hợp vớigiai đoạn phát triển mới của đất nước. Sự biến động mạnh mẽ của các điềukiện kinh tế xã hội, tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức mộtcách nhanh chóng, phức tạp, có cả tích cực và tiêu cực. Cuộc đấu tranh giữacái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa hai lối sống có lýtưởng lành mạnh, trung thực, thuỷ chung với lối sống thực dụng, dối trá ích

119

kỷ, chạy theo đồng tiền hết sức quyết liệt. Đạo đức mới của người phụ nữ vừaphải đấu tranh với quan điểm bảo thủ, lạc hậu của thuyết tam tòng, tứ đức,vừa phải tự đổi mới, tự khẳng định mình trong điều kiện mới.

Như vậy, những quan điểm bảo thủ, lạc hậu nêu trên do ảnh hưởng tiêu

cực của thuyết tam tòng, tứ đức đã mâu thuẫn gay gắt với những quan điểmtiên tiến trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức mới của người phụ nữ ViệtNam thời hiện đại. Mâu thuẫn này đòi hỏi chúng ta phải kết hợp hài hòa, hợplý trên cơ sở lọc bỏ, kế thừa cái cũ và xây dựng cái mới trong xã hội hiện đại.

3.4.3. Mâu thuẫn giữa việc phát huy tính tích cực xã hội của ngườiphụ nữ với tâm lý đánh giá thấp vai trò của người phụ nữ ở nam giới và

tâm lý thụ động, mặc cảm, buông xuôi của chính bản thân người phụ nữTính tích cực xã hội của người phụ nữ là tính chủ động sáng tạo và lòng

hăng hái nhiệt tình của họ trong những hoạt động có ý nghĩa thúc đẩy sự tiếnbộ xã hội và phụ nữ.

Ngày nay, cơ chế thị trường một mặt yêu cầu, mặt khác vừa tạo điềukiện cho người phụ nữ thể hiện tính năng động, sáng tạo, tính chủ động tíchcực. Nó tích cực, chủ động, tự quyết trong cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó,họ cũng tích cực tham gia các công tác xã hội. Trong rất nhiều lĩnh vực, ngườiphụ nữ đã thể hiện tốt vai trò của mình hơn hẳn nam giới. Khái niệm “quyềnlực mềm”- năng lực lãnh đạo riêng có của phụ nữ so với nam giới.

Tuy nhiên, tính tích cực của người phụ nữ lại bị chi phối, kìm hãm bởinhững tiêu cực trong thuyết tam tòng, tứ đức đó chính là tâm lý hạ thấp vai tròcủa người phụ nữ ở nam giới và tám lý thụ động, ỷ lại của chính bản thânngười phụ nữ.

Mặc dù mức độ ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức phụthuộc vào trình độ học vấn, điều kiện môi trường kinh tế- xã hội của từngvùng dân cư nhưng có một thực tế là nam giới thường không đánh giá đúngvai trò của người phụ nữ.

Rất nhiều người chồng trong gia đình, chỉ mong muốn người vợ củamình “tòng” mình một cách tuyệt đối. Họ chỉ muốn người vợ học hành ở mứcvừa phải, đủ để có một công việc ổn định sau đó là toàn tâm toàn lực chăm

120

sóc con cái, gia đình. Chính điều này họ đã có những bước cản vợ học hành

nghiên cứu để phát triển con đường công danh. Bên cạnh đó, ngoài xã hội, nhiềungười đàn ông cũng không đánh giá đúng vai trò của đồng nghiệp nữ nên đã

không ủng hộ tuyệt đối nữ đồng nghiệp của mình vào các chức vụ lãnh đạo. Nhưvậy, ảnh hưởng tiêu cực trọng nam khinh nữ của nam giới đã cản trở người phụnữ phát huy tính tích cực chủ động của mình trong gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức một bộphận phụ nữ Việt Nam hiện nay sống an phận, tự ti, không phấn đấu vươn lênnâng cao học vấn, trình độ nhận thức, hiểu biết xã hội. Họ thờ ơ với nhận thứcchính trị và pháp luật. Tư tưởng lạc hậu và sự không hiểu biết pháp luật đã

đẩy phụ nữ đến suy nghĩ hết sức tiêu cực, đánh mất sự tự tin ở bản thân,không dám mạnh dạn đấu tranh. Những hạn chế đó vô hình chung đã kìm

hãm sự phấn đấu vươn lên của phụ nữ, tự họ đã hạ thấp vai trò và địa vị củamình trong gia đình và xã hội. Bài toán đặt ra cho phụ nữ Việt Nam trong giaiđoạn phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là vừa giữ vững, pháthuy được những giá trị và loại bỏ những hạn chế của thuyết tam tòng, tứ đức;

đồng thời, xây dựng những phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại.Chúng ta đã ban hành luật Bình đẳng giới nhưng thực tế vấn để bình

đẳng giới lại chưa được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi từ gia đình và xã hội.Chúng ta phải có nhận thức và hành động đúng về vấn đề này để nâng caohơn vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Mặt khác, việc làm này

phải mang tính chất đồng bộ từ gia đình và xã hội để người phụ nữ có điềukiện phát huy tính năng động sáng tạo của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một số kinh nghiệm rút ra từ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đứctrong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Như vậy, học thuyết tam tòng tứ đức của Nho giáo có ảnh hưởng và tác

động lớn đến địa vị, vai trò của người phụ nữ Việt Nam trên nhiều bình diệntích cực và hạn chế.

Qua những phân tích đã được trình bày ở các phần trên của luận án, tácgiả đã trình bày rõ về ảnh hưởng tích cực của học thuyết tam tòng, tứ đức đối

121

với việc giáo dục và hoàn thiện người phụ nữ. Phải nói là hiếm có một họcthuyết nào giáo dục đạo đức cho người phụ nữ lại đầy đủ và súc tích, ngắngọn như quan điểm “Tứ đức” của Nho giáo. Nội hàm của việc giáo dục đạođức hoàn thiện vẻ đẹp người phụ nữ đã được Nho giáo gói gọn vào trong bốnđức “Công- Dung- Ngôn- Hạnh”. Tự hoàn thiện mình theo các đức trên đã

làm cho người phụ nữ Việt Nam đẹp hơn rất nhiều. Trong thời kỳ hiện đại,“Tứ đức” của người phụ nữ đã được mở rộng ra hơn trước đã làm tôn vinh

hơn vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ Việt Nam. Dù tình

hình kinh tế- xã hội có thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì những giá trị tíchcực của học thuyết ‘Tứ đức” nó vẫn luôn trường tồn, nó vẫn có vai trò quan

trọng trong việc hoàn thiện người phụ nữ hiện đại.Từ những mâu thuẫn được rút ra ở trên chúng ta thấy rằng, mặc dù bệ

đỡ của Nho giáo là nhà nước phong kiến Việt Nam không còn nữa nhưngnhững ảnh hưởng tiêu cực của nó thì vẫn còn tồn tại, thậm chí nhà nghiên cứuLê Thị Quý đã nhận định: “Gần đây cách nghĩ đề cao nam giới và coi thườngphụ nữ, một sản phẩm của Nho giáo dường như đang được phục hồi ở một sốvùng (ở Việt Nam)” [165, tr.301]. Một trong những bằng chứng của vấn đềnày là việc hiện nay nhu cầu sinh con trai ngày càng gia tăng đặc biệt các giađình trí thức, ở những nơi có điều kiện kinh tế- xã hội tốt lại đang sử dụng cácphương tiện y học để sinh con trai theo ý muốn. Điều này cũng đã được trình

bày ở phần trên của luận án. Bên cạnh đó, trong xã hội Việt Nam còn nhiềutình trạng bất bình đẳng giới về vấn đề việc làm, về phân công lao động namnữ trong gia đình, về bạo lực gia đình…

Từ thực trạng trên chúng ta rút ra kinh nghiệm cho vấn đề này đó là:Thứ nhất, bản thân người phụ nữ Việt Nam phải tự vươn lên để hoàn

thiện mình, bảo vệ mình. Họ phải nhận thức được rằng không có ai giúpngười phụ nữ giải phóng bản thân mình bằng chính họ. Bên cạnh đó, ngườiphụ nữ phải nhận thấy được thiên chức thuộc về bản năng của mình (chăm logia đình, con cái) để tự hoàn thiện mình và từ đó họ mới có được một cuộcsống hạnh phúc. Họ phải không ngừng học tập, rèn luyện theo các đức“Công- Dung- Ngôn- Hạnh” theo tinh thần của thời đại mới. Làm theo những

122

có nghĩa là người phụ nữ đang dần nâng cao hơn chất lượng cuộc sống củamình điều này góp phần vào việc nâng cao sự ổn đinh, phát triển của xã hội.

Thứ hai, xã hội và đặc biệt là nam giới cần phải nhận thức được tưtưởng “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo là tiêu cực bởi nó là sản phẩm củamột học thuyết được sinh ra cách chúng ta mấy nghìn năm khi mà nhữngngười sáng lập ra nó muốn xây dựng một học thuyết có tính củng cố trật tựgia đình và xã hội cao và họ phải sử dụng một số biện pháp đầy khắc nghiệtvới một số đối tượng trong gia đình và xã hội để phục vụ mục đích của mình

Thứ ba, xã hội và đặc biệt là nam giới cần phải thay đổi lại nhận thứccủa mình về người phụ nữ, nhất là phụ nữ Việt Nam. Trong lịch sử và hiệnnay, người phụ nữ Việt Nam có công lao to lớn đối với công cuộc dựng nướcvà giữ nước. Địa vị và quyền lực thực sự của người phụ nữ Việt Nam cao hơnrất nhiều so với người phụ nữ Trung Quốc và các quốc gia Đông Á, ĐôngNam Á khác. Chính vì vậy, người phụ nữ nói chung và đặc biệt là người phụnữ Việt Nam phải được nhìn nhận một cách đề cao, trân trọng.

Thứ tư, cần phải giáo dục thường xuyên hơn nữa về vấn đề tiêu cực củahọc thuyết này. Bởi vì, những ảnh hưởng tiêu cực của học thuyết này đã ănsâu vào trong đời sống của người dân đặc biệt là theo nhận định của Lê ThịQuý là trong thời gian gần đây, những ảnh hưởng này có phần trỗi dậy. Đây làmột việc làm cần thiết, mang tính chất thường xuyên và phải có sự phối hợpcủa nhiều bên: bản thân người phụ nữ, nhận thức của nam giới, nền giáo dụctrong gia đình, ngoài xã hội và các biện pháp thiết thực của các tổ chức, cơquan chính quyền của nhà nước và địa phương.

Tiểu kết chương 3Đạo đức Nho giáo nói chung và đạo đức người phụ nữ trong Nho giáo

qua thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng sâu sắc đến vị trí, vai trò và đạođức người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đứcthể hiện rõ ở cả mặt tích cực và hạn chế. Vai trò tích cực của nó là phát huy

vấn đề tu dưỡng đạo đức, lối sống vị tha, trọng nghĩa tình của người phụ nữ.Tác động tiêu cực của nó là củng cố tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởnggia trưởng, độc đoán trong gia đình và ngoài xã hội. Mức độ, phạm vi, hệ quả

123

của sự ảnh hưởng này đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay cũng rất đadạng, phức tạp. Tuy nhiên, bản thân người phụ nữ Việt Nam trong thời đạimới luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh...vươn lên khẳngđịnh bản thân trên nhiều lĩnh vực cuộc sống. Thực trạng ảnh hưởng của thuyếttam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay đã đặt ra nhữngvấn đề cần phải giải quyết khi đưa ra quan điểm và giải pháp cụ thể. Mâuthuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức với những tácđộng mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiệnnay. Mâu thuẫn giữa những quan niệm bảo thủ, lạc hậu của thuyết tam tòng,

tứ đức với những quan điểm tiên tiến trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đứchiện đại của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Mâu thuẫn giữa việc phát huytính tích cực xã hội của người phụ nữ với tâm lý thụ động, mặc cảm, buôngxuôi do ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo.

Những mâu thuẫn cơ bản nêu trên đòi hỏi để phát huy nhân tố tích cựcvà hạn chế nhân tố tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với sự nghiệp giảiphóng phụ nữ, xây dựng phụ nữ mới ở nước ta hiện nay. Cũng chính từ nhữngảnh hưởng tích cực và tiêu cực của học thuyết tam tòng, tứ đức đối với ngườiphụ nữ Việt Nam và sự phát triển của xã hội cho giúp cho chúng ta đúc kếtđược nhiều kinh nghiệm để khắc phục mặt hạn chế và phát huy mặt tích cựccủa học thuyết nhằm nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiệnnay. Mặt khác, việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định giátrị lớn lao của Nho giáo- một học thuyết có nhiều mặt tích cực và trong quá

trình tồn tại của mình nó đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia.

124

Chương 4QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC

ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNGTÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG,

TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Quán triệt quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ ChíMinh trong việc kế thừa các giá trị thuyết tam tòng, tứ đức đối với ngườiphụ nữ Việt Nam hiện nay

Trong tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh thường sử dụng nhiều kháiniệm, phạm trù đạo đức Nho giáo nhưng không giữ nội dung cũ, mà bỏ đinhững mặt bảo thủ, lỗi thời, đồng thời, đưa vào đó những nội dung, ý nghĩamới phù hợp với đạo đức người cách mạng. Chính vì vậy, trong quá trình khai

thác Nho giáo, Hồ Chí Minh luôn luôn chủ động thực hiện với mục đích trongsáng và một phương pháp tư duy biện chứng.

Hồ Chí Minh rất coi trọng sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người coitrình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ xã hội. Trong quá trình lãnh

đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn đặt ra yêu cầu bức thiết là giảiphóng “nửa thế giới” khỏi “xiềng xích nô lệ”. Người khẳng định: “Đàn bà congái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũngđược tự do. Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệ thì họ và con cái họ cũngsẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi” [95, tr.112]. Bên cạnh đó, Người cho rằng:“Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giảiphóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩaxã hội chỉ một nửa” [101, tr.523]. Như vậy, Người đã chỉ ra mối quan hệ biệnchứng giữa yêu cầu phát triển xã hội với vấn đề giải phóng phụ nữ.

Quan tâm tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh đã đấu tranhvì quyền bình đẳng trên rất nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, gia

đình. Điều này đã được ghi rõ trong điều 24 chương 3 của Hiến pháp 1959:

125

“Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giớivề các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Ngườiphụ nữ phải được bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực thì sự nghiệp giải phóngphụ nữ của Đảng và xã hội ta mới thành công. Người phụ nữ mới có điều kiệnthuận lợi để cống hiến tài năng của mình cho công cuộc xây dựng đấtnước.Và có như vậy, người phụ nữ mới thực sự được ngang hàng với namgiới. Hồ Chí Minh đã chỉ ra từng lĩnh vực cụ thể để giải phóng phụ nữ là:

Thứ nhất, về chính trị.Người phụ nữ phải được bình đẳng về chính trị. Minh chứng đầu tiên

của sự ngang hàng giữa phụ nữ và nam giới là tổng tuyển cử vào ngày

06/01/1946, phụ nữ nước ta thể hiện quyền công dân, quyền bình đẳng củamình thông qua việc đi bỏ phiếu. Tháng 10 - 1946 bản Hiến pháp đầu tiên củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức được ban hành, quyền bình

đẳng giữa nam và nữ được công nhận. Hồ Chí Minh cho rằng “Bản Hiến phápđó tuyên bố với thế giới: dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiếnpháp đó tuyên bố với thế giới, phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng

với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân” [95, tr.974].

Đề cao vai trò, vị trí của phụ nữ, Người còn ủng hộ việc phụ nữ tham gia làm

công tác chính trị - xã hội. Theo Bác

Thời kỳ Pháp thuộc, phụ nữ ta làm gì được tham gia chính quyền.Nhưng đến nay, số phụ nữ hiện công tác ở các cơ quan Trung ương đã có trên

5000 người, ở huyện, xã có hơn 16000 người và các tỉnh có hơn 330 người,đặc biệt trong quốc hội khóa II này có 53 đại biểu phụ nữ nên để phụ nữ ViệtNam được giải phóng, được hưởng quyền bình đẳng thực sự thì không chỉlàm cách mạng giải phóng họ, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần củahọ, mà còn phải bồi dưỡng giúp đỡ họ, đưa họ tham gia vào công tác quản lý,lãnh đạo Đảng và chính quyền [62].

Thứ hai, về kinh tếThấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định phát

triển kinh tế là nền tảng phát triển xã hội. Người cho rằng, bình đẳng chínhlà tạo ra cơ hội cho người phụ nữ có việc làm, có thu nhập như nam giới,

126

bình đẳng với nam giới trong quan hệ tài sản. Tư tưởng này đã được khẳngđịnh trong Điều 6 chương 2 của Hiến pháp năm 1946: “Tất cả công dân đềungang nhau quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”. Trong

quá trình hoạt động, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiềulần đưa các chủ trương chính sách kinh tế để thực hiện quyền bình đẳng vềkinh tế cho phụ nữ như chính sách cải cách ruộng đất nhằm thực hiệnngười cày có ruộng, xoá bỏ mọi tàn dư, ràng buộc của phong kiến để nhândân lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng có quyền bình đẳng vớinam giới. Người đã đề cao mục đích giải phóng sức lao động của ngườiphụ nữ gắn liền với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rarằng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải làm gì? Nhất định phải tănggia sản xuất cho thật nhiều. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giảiphóng sức lao động cho phụ nữ”.

Giải phóng người phụ nữ trên lĩnh vực kinh tế còn có nghĩa là đưa phụnữ tham gia vào nhiều nghề mới phát triển ở nước ta để họ có điều kiện pháthuy trí tuệ năng lực của mình. Năm 1967, Hồ Chí Minh đã cho ban hành Nghịquyết 31/CP về “Tăng cường lực lượng lao động nữ trong các cơ quan xí

nghiệp”. Nghị quyết nêu rõ: “Năm 1968 phải tăng tỷ lệ bình quân nữ côngnhân viên chức lên khoảng 35% trở lên so với tổng số công nhân viên chức.Đặc biệt là các ngành giáo dục, y tế, công nghiệp nhẹ, thương nghiệp phải đưatỷ lệ nữ lên 50% đến 70% hoặc cao hơn. Các ngành công nghiệp nặng, giaothông, kiến trúc, thuỷ lợi, quốc phòng số phụ nữ tăng vào những công việcthích hợp. Những công việc như văn thư, đánh máy, điện thoại, kế toán, thốngkê, nhân viên phục vụ... thì kiên quyết để phụ nữ đảm nhiệm”. Hồ Chí Minhvà Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm tới các đặc điểm tâm sinh lý quy định thiên

chức của phụ nữ để đưa ra các chính sách phù hợp. Điều 24 chương 3 củaHiến pháp năm 1959 có ghi rõ: “Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởnglương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụnữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương”. Từnhững chính sách đúng đắn trên, đội ngũ công nhân viên chức nữ ngày mộtđông đảo, có mặt ở các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ cùng chung tay với

127

nam giới thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng đất nước, sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, về văn hóaTrên lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt đề cao vai trò

của công tác giáo dục để nâng cao dân trí cho nhân dân. Người cho rằng,người phụ nữ phải có kiến thức văn hóa, phải không ngừng học tập để nângcao trình độ và tham gia các hoạt động xã hội thì mới có thể khẳng định đượcvị trí của mình, mới có quyền bình đẳng so với nam giới. Đối với Người,không biết chữ là cản trở sự tiến bộ của xã hội. Đó là một loại giặc, nó còn

nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 trước thựctrạng khoảng 90% dân số nước ta không biết chữ, Người đã phát động phongtrào Bình dân học vụ kêu gọi những người không biết chữ phải tham gia vào

các lớp học, nhất là phụ nữ. Điều này là rất quan trọng bởi vì theo Người:“Phụ nữ cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc chị em phải cốgắng để theo kịp nam giới, để xứng đáng mình là phần tử trong nước, cóquyền bầu cử và ứng cử” [13, tr.36]. Người cho rằng, chị em phụ nữ nên

thường xuyên tham gia sinh hoạt đoàn thể, các phong trào văn hóa văn nghệđể trau dồi kiến thức, nâng cao sự hiểu biết, phục vụ cho công cuộc giảiphóng và xây dựng đất nước.

Thứ tư, lĩnh vực xã hội - gia đìnhHồ Chí Minh ý thức được tầm quan trọng của người phụ nữ trong gia

đình. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khẳngđịnh quyền bình đẳng giữa nam và nữ nhưng thực tế là do tàn tích của nhữngyếu tố cổ hủ, lạc hậu của xã hội trước đó để lại nên trong gia đình, người phụnữ chưa thực sự được bình đẳng hoàn toàn. Trong các gia đình vẫn tồn tại tưtưởng trọng nam kinh nữ và tình trạng chồng đánh vợ. Người phê phán nhữnghành động đánh vợ. Về thăm nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh TháiBình là một tỉnh sản xuất giỏi năm 1966, sau khi phân tích tình hình, chỉ rõnhiệm vụ sản xuất, chiến đấu, Bác nhấn mạnh:

Một điều nữa Bác cần nói là: phải kính trọng phụ nữ. Chúng ta làm

cách mạng là để giành lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như

128

nhau. Lênin dạy chúng ta: phụ nữ là một nửa của xã hội. Nếu một người phụ nữchưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng. Phụ nữ phải tự mình

phấn đấu để giành quyền bình đẳng với đàn ông. Đàn ông phải kính trọng phụnữ. Nhưng Bác nghe nói vẫn có người đánh chửi vợ! Đó là điều đáng xấu hổ.Như thế còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực kỳ dã man.

Chi bộ Đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng giữa vợchồng. Đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hòa thuậntrong gia đình. Bác mong rằng: từ nay về sau sẽ không còn thói xấu đánh chửivợ nữa [103, tr.197].

Vì tư tưởng trọng nam khinh nữ đã tồn tại ở đất nước ta hàng ngàn nămnên giải phóng phụ nữ một cách thực sự đó là công việc hết sức khó khăn.Trong bài Nam nữ bình quyền (3 - 1952), Người viết:

Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm,rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng,bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó. Vì trọng namkhinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óccủa mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội [105, tr.433].

Nhận thức được những khó khăn và giải quyết tình trạng này, Ngườicùng các thành viên của Quốc hội soạn thảo ra Luật hôn nhân gia đình và

tuyên truyền thực hiện nghiêm chỉnh luật. Theo Người, vai trò của phụ nữtrong xã hội được thể hiện chính từ vai trò của họ trong gia đình.

Hồ Chí Minh là người đưa ra 3 mục tiêu lớn cho cách mạng Việt Nam.Đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Ngườiluôn quan niệm giải phóng phụ nữ khỏi bất công là một trong những mục tiêu

của giải phóng con người. Thực tiễn cách mạng đã chứng minh, con đườngmà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Conđường đó mang lại tự do, cơm no, áo ấm cho toàn thể dân tộc và mang lại chongười phụ nữ quyền con người, quyền bình đẳng. Từ đó, vị trí và vai trò củangười phụ nữ được đưa lên tầm cao mới.

Với những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp, giải phóng con người, phụ nữ Việt Nam vinh dự, tự hào được

129

Bác Hồ khen tặng 8 chữ vàng “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảmđang”. Cho đến hôm nay và mai sau, nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam vẫn luôntự hào về điều đó.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác phụ nữ và bình đẳngnam - nữ được thực hiện ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành

công. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và chính sách đề cập tớisự nghiệp này. Như Nghị quyết số 04/NQ-TW (12/7/1993), Chỉ thị số 28 CT-

TW (19/9/1993), Chỉ thị 37/CT (16/5/1994), Chỉ thị 54/CT-TW (22/5/2000),

Chỉ thị 07/CT-TW (Ngày 25/1/2002), v.v... về công tác phụ nữ và Nghị quyếtĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) chỉ rõ: “Nâng cao trình độ mọi mặtvề đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụnữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầyđầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng

nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”[59]. Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng X, ngày 27/4/2007 Bộ Chính trị raNghị quyết số 11/NQ-TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và Chính phủ đã ban hành Nghị định số19/2003/NĐ-CP (7/3/2003) và Luật bình đẳng giới được Quốc hội thông quatháng 11/2006 đã tạo điều kiện cho Hội phụ nữ cùng cấp tham gia các hoạtđộng quản lý nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

Như vậy, tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã có

nhiều chính sách quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ như về lao động,việc làm, quyền sở hữu đất đai, gia đình, sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹtrẻ em, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, phòng chống các tệ nạn xã hội...Đổi mới kinh tế đã tạo đà cho đổi mới về chính sách, làm thay đổi cuộc sốngphụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ đóng góp vào sự nghiệp chung. Ở đó, giảiphóng phụ nữ cũng đồng nghĩa với giải phóng sức lao động và sự sáng tạocủa phụ nữ. Nói cách khác, nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao

vai trò, vị thế của họ trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế, đảm bảohạnh phúc trong cuộc sống. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sảnViệt Nam về phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới luôn được vận dụng, thực hiệnvà đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng.

130

4.1.2. Kế thừa các giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức phải nhằmnâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Thực chất Nho giáo là một một học thuyết về đạo đức và cũng là mộthọc thuyết chính trị - xã hội. Trong quá trình tồn tại của mình, các triều đạiphong kiến đều kế thừa, sử dụng thuyết tam tòng, tứ đức nhưng không phảinhằm mục đích nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ mà thực tế là duy trì, nâng

cao vai trò, vị trí của nam giới và suy cho cùng là đảm bảo quyền lợi, địa vịcủa giai cấp thống trị. Chính vì vậy, việc kế thừa thuyết tam tòng, tứ đức củachúng ta trong thời đại mới phải nhằm mục tiêu nâng cao vị trí, vai trò củangười phụ nữ trong thời đại mới; phải tiến tới sự giải phóng và bình quyềnthực sự. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa hai chế độ xã hội.

Nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ, yêu cầu phải kết hợp nhuầnnhuyễn giữa việc kế thừa những giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức với việcxây dựng những chuẩn mực đạo đức mới.

Tự trọng là phẩm chất cốt lõi của con người. Trong tình hình hiện nay,khi chúng ta đang phấn đấu xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ; xã hội mà ởđó mọi người đều phải biết tôn trọng pháp luật, ứng xử có văn hóa thì lòng tựtrọng phải được đề cao. Sẽ đáng sợ biết bao khi người ta không còn biết xấuhổ khi làm một điều xấu có ảnh hưởng đến người khác, đến xã hội; hoặc thậmchí ảnh hưởng đến ngay chính bản thân, gia đình. Đó là lúc người ta đánh mấtđi lòng tự trọng. Lòng tự trọng trước tiên thể hiện ở việc tôn trọng ngay chínhbản thân mình. Mình có tôn trọng mình thì mới tôn trọng người khác và cao

hơn nữa là tôn trọng, chấp hành pháp luật. Và khi điều đó được thẩm thấu, ănsâu vào trong suy nghĩ, cách ứng xử của mọi người thì nó sẽ trở thành nềntảng văn hóa, đạo đức của xã hội. Để xây dựng phẩm chất tự trọng, trước hếtngười phụ nữ phải tôn trọng pháp luật của nhà nước, nội quy ứng xử của tậpthể, cộng đồng. Tự giác chấp hành mọi quy định của pháp luật, nghiêm túc

thực hiện các quy chế, nội quy của tập thể, cộng đồng; tuân thủ các quy tắcứng xử được xã hội thừa nhận. Người phụ nữ rèn luyện lòng tự trọng được thểhiện thông qua cuộc sống hàng ngày như tạo cho mình thói quen ứng xử cóvăn hóa khi tham gia giao thông, có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, thực

131

hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng... Lòng tự trọng còn biểu hiện ở sự tôntrọng các chuẩn mực đạo đức xã hội. Người phụ nữ không làm những việc tráivới thuần phong mỹ tục; biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của phụnữ Việt Nam; không chạy theo lối sống buông thả, thực dụng để đánh mất nhânphẩm của mình. Lòng tự trọng còn là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp, dù làm

bất cứ nghề gì cũng phải luôn đề cao “đạo đức nghề nghiệp”: “Lương y như từmẫu”, “Cô giáo như mẹ hiền” hay trong kinh doanh không vì chạy theo lợinhuận bất chính mà làm tổn hại đến sức khoẻ và lợi ích của cộng đồng.

Tự tin là phẩm chất được đặt vào vị trí thứ nhất trong bốn phẩm chấtcủa phụ nữ Việt Nam hiện nay. Lý giải điều này là vì lâu nay vẫn thường tồntại quan niệm cho rằng có một bộ phận không nhỏ phụ nữ, nhất là phụ nữ ởcác vùng nông thôn vẫn còn mang nặng tư tưởng tự ti, mặc cảm, không tinvào khả năng của chính bản thân mình. Chính điều này đã làm hạn chế sựphấn đấu vươn lên của phụ nữ. Đây là một trong những nguyên nhân cản trởphụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội; tham gia vào công tác quản lý,lãnh đạo, nhất là trong lĩnh vực chính trị. Phần nào, chính bản thân người phụnữ đã và đang góp phần tạo ra bất bình đẳng giới. Vậy một phụ nữ “tự tin”phải như thế nào? Người phụ nữ biết phát huy giá trị của bản thân, thế mạnhcủa mình, khắc phục điểm yếu. Có nhiều phụ nữ chỉ vì thiếu tự tin về dáng vẻbề ngoài mặc dù trình độ của họ không thua kém người khác mà họ ngại ngầntrong giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy, phụ nữ tự tin,trước hết phải có đủ bản lĩnh để chiến thắng chính mình. Trong cuộc sống, cókhông ít phụ nữ rất thông minh đã rất thành công trong công việc. Một trongnhững biện pháp để phụ nữ tự tin đó là họ phải không ngừng nâng cao trình

độ, có công việc và thu nhập ổn định. Năng động, tự tin là phẩm chất cần cócủa người phụ nữ hiện đại. Tự tin giúp phụ nữ có tính quyết đoán, tự chủtrong công việc; tự quyết định những vấn đề liên quan đến bản thân và gia

đình mình, không phụ thuộc vào người khác. Phụ nữ ngày nay phấn đấu trởthành người năng động, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo yếu tố duyên dáng, lịchlãm, tế nhị và luôn tôn trọng người khác. Chuẩn mực này hướng tới sự kếthợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại của người phụ nữ Việt Nam hiện

132

nay. Tuy nhiên, tự tin không có nghĩa là “tự mãn”, “tự cao” mà phải là “biếtmình, biết ta”, phải khiêm nhường, đề cao giá trị bản thân nhưng vẫn luôn tôntrọng giá trị của người khác.

Đảm đang - Trung hậu là hai phẩm chất truyền thống và khá nổi trội củaphụ nữ Việt Nam. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển của xã hội, khi mà vai trò,

vị trí của người phụ nữ đã có nhiều thay đổi, phụ nữ “đảm đang” không có nghĩachỉ giỏi trong việc quán xuyến, thu vén công việc gia đình, tề gia nội trợ giỏi mà

“đảm đang” còn thể hiện người phụ nữ với vai trò là lao động giỏi, biết nắm bắtkhoa học kỹ thuật, làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả để tạo ra thu nhậpchân chính, làm giàu cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, còn phải biết sử dụng mộtcách hợp lý các nguồn lực của gia đình, nhất là trong tình hình kinh tế thị trường,lạm phát tăng cao như hiện nay. Người phụ nữ đảm đang là người biết sắp xếphài hòa, hợp lý công việc xã hội và gia đình; khéo léo động viên chồng con cùng

chia sẻ và tham gia vào công việc gia đình; quan tâm hỗ trợ cho họ trên mọiphương diện của cuộc sống. Đảm đang là đức tính rất quan trọng của người phụnữ mà bất kỳ thời đại nào cũng được đề cao.

Trung hậu thể hiện sự thuỷ chung, son sắt; sống có nghĩa có tình; đứctính nhân ái vị tha, bao dung của người phụ nữ. Thuỷ chung ở đây còn hiểutheo nghĩa rộng đó là yêu nước, yêu Tổ quốc, nhân dân; tin tưởng vào sự lãnh

đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước. Thuỷ chung trong các mối quan hệgia đình và xã hội, thuỷ chung trong tình bạn, tình yêu, tình đồng nghiệp...không chấp nhận lối sống ích kỷ, tráo trở lừa lọc. Người phụ nữ nhân hậu,thuỷ chung luôn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn,hoạn nạn; có sự cảm thông chia sẻ và lòng vị tha. Xã hội chúng ta hiện nay,thường hay nói nhiều đến hiện tượng “vô cảm”, sự thờ ơ đến nhẫn tâm củacon người khi thấy cái đúng mà không bảo vệ; thấy cái sai mà không dám lên

án, đấu tranh vì sợ liên luỵ đến bản thân. Vì vậy, xây dựng cho phụ nữ tínhcương trực, thẳng thắn là rất cần thiết.

Để phấn đấu hoàn thiện bản thân theo bốn phẩm chất nói trên không

phải là điều dễ dàng trong một thời gian ngắn mà đó là ý thức tự rèn luyện,phấn đấu thường xuyên, liên tục. Phải bắt đầu từ những việc nhỏ trong cuộc

133

sống hàng ngày, ngay trong gia đình và sau đó là những việc lớn hơn ngoài xã

hội. Bản thân một mình người phụ nữ cũng không thể làm được nếu khôngtạo ra một môi trường xã hội lành mạnh; có sự hỗ trợ của những người thântrong gia đình, nhất là nam giới; sự đồng thuận ủng hộ của xã hội, cộng đồng;của các ban ngành, đoàn thể.

Những dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tếCuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ cuối năm 2008 tính

đến năm 2014 vẫn chưa được hồi phục khi mà Mỹ và châu Âu chưa giải quyếtđược vấn đề nợ công. Mặt khác, trong mấy năm trở lại đây, tình hình an ninh-

chính trị của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực đang có nhiều bất ổn:Mỹ, Libya, Ai Cập, Hàn Quốc, Triều Tiên, Ukraine- Nga, Thái Lan…

Tình hình kinh tế- xã hội trên thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình

hình kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Mặc dù các tổ chức IMF và WB đều dự báokinh tế Việt Nam sẽ có dấu hiệu phục hồi trong năm 2014 nhưng chúng ta cũngnhận thấy rằng Việt Nam đã, đang và sẽ phải trải qua những thử thách hết sứckhó khăn khi trong mấy năm gần đây có khoảng hơn 55.000 doanh nghiệp ViệtNam bị phá sản, tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhiều cử nhân, thạc sĩ ra trườngkhông có việc làm, thu nhập của người dân cũng giảm xuống…

Khủng hoảng về kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chínhtrị, văn hóa, tư tưởng của xã hội. Sự ảnh hưởng này làm cho một số yếu tốtiêu cực đã ăn sâu vào trong đời sống người dân trỗi dậy trong đó có một sốyếu tố tiêu cực trong học thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo về người phụnữ. Sự ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế đã làm cho người phụ nữcàng thêm khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Khi thu nhập thấp, chấtlượng cuộc sống của gia đình giảm sút, tình trạng thất nghiệp của vợ và chồnggia tăng… là những nhân tố làm nảy sinh nhiều cuộc bạo lực gia đình mà

người chịu thiệt thòi đó là người phụ nữ.Cùng với việc mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế với các nước khác là

quá trình tiếp xúc, giao lưu và biến đổi văn hóa giữa nước ta và nước ngoài.

Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, ứng xử văn hóa ở Việt Nam đã

có nhiều thay đổi. Bên cạnh những yếu tố tích cực thì cũng có không ít nhữngyếu tố tiêu cực đó là văn hóa lai căng; lối sống không có lý tưởng ở một số bộ

134

phận thanh thiếu niên; sự đề cao tuyệt đối đồng tiền… Tất cả những điều này

cũng tác động không nhỏ đến văn hóa ứng xử của người phụ nữ Việt Namhiện đại. Nhiều người đã đánh mất đi vẻ đẹp truyền thống của mình để chạytheo đồng tiền, theo những cái đẹp cai căng…

Bên cạnh nhiều mặt tiêu cực thì tình hình kinh tế- xã hội của thế giới và

Việt Nam hiện nay cũng đang mở ra những mặt tích cực tác động không nhỏđến thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và đặc biệt là phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Cơ chế kinh tế, cơ chế văn hóa mở đã và đang tạo điều kiện cho người phụ nữvươn lên để khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Tuynhiên để làm được điều này, bên cạnh việc các cơ quan nhà nước phải cónhững biện pháp thiết thực thì bản thân người phụ nữ phải không ngừng nỗlực, rèn luyện mình để tự mình vươn lên.

Hiếm có một quốc gia nào có quá trình hình thành và phát triển lạigiống như Việt Nam khi lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Chính vì

vậy, sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam là lòng yêu nước. Để có đượcthành quả như ngày hôm này là sự nỗ lực, không ngừng cố gắng, là lòng dũngcảm, kiên cường bất khuất của con ngươi Việt Nam mà đóng góp không nhỏvào thành công này đó là công lao của người phụ nữ. Người phụ nữ Việt NamAnh hùng- Bất khuất- Trung hậu- Đảm đang, ở họ có sự trọn vẹn của các đứcCông- Dung- Ngôn- Hạnh. Họ là nhân tố quan trọng góp phần thành công củacác cuộc thắng lợi chống giặc ngoại xâm.

Hiện nay, cùng với sự bất ổn về kinh tế đã và đang kéo theo những bấtổn về chính tri, quân sự trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam luôn luôn làđiểm ngắm cần phải lấy được của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong mấynăm trở lại đây, Biên Đông là điểm nóng, vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốcvà Việt Nam trong những ngày tháng 5 năm 2014 đang hết sức gay go và

phức tạp. Chúng ta đã và đang có những biện pháp hết sức thông minh, mềmdẻo và cũng chuẩn bị đối phó với tình thế xấu nhất là sự giao tranh. BiểnĐông đã và đang đánh dấu lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, sự hy sinhnhững lợi ích cá nhân của nhiều chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.Trong sự hy sinh này còn có cả những hy sinh thầm lặng của biết bao nhiêu

135

gia đình, biết bao nhiều người phụ nữ là mẹ, là vợ, là con của họ. Nhữngngười phụ nữ ở hậu phương của họ đang cố gắng hết sức theo tiêu chuẩn “Tứđức”của Nho giáo để những người đàn ông của mình yên tâm với nhiệm vụmà Tổ quốc giao cho.

Trong xã hội hiện đại khi tình hình kinh tế khủng hoảng, khan hiếm tài

nguyên thiên nhiên… thì chiến tranh là điều có thể xảy ra thường xuyên đốivới mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, người phụ nữ ViệtNam luôn luôn phải tu dưỡng, rèn luyện mình theo các đức “Công- Dung-

Ngôn- Hạnh”để hoàn thiện mình, trở thành hậu phương vững chắc- điều này

góp phần quan trọng trong thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ an ninh đất nước.

Như vậy, việc kế thừa những giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức trong

giai đoạn hiện nay phải mang tính cách mạng - biến đổi về chất, nhằm mụcđích nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ. Việc kế thừa không chỉ dừnglại ở mặt nghiên cứu lý luận mà phải bằng hành động để tạo ra điều kiện vậtchất và tinh thần để họ đủ điều kiện làm chủ cuộc sống mới trong xã hội hiệnđại. Điều này được thực hiện thông qua các giải pháp cụ thể.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNGTÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG,

TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đẩy mạnh đào tạo nghề và

giải quyết việc làm cho người phụ nữ Việt Nam hiện nayC.Mác đã từng khẳng định kinh tế là yếu tố cơ bản, là nền tảng để quyết

định tất cả. Hoặc cha ông ta cũng từng khẳng định: “có thực mới vực được đạo”,

“có bột mới gột nên hồ” muốn nói sự quyết định của điều kiện kinh tế - xã hộiđối với sự phát triển của đạo đức, của ý thức con người. Phát triển kinh tế, nângcao đời sống, đẩy mạnh đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ Việt Nam hiện naylà một giải pháp vô cùng quan trọng của Đảng và nhà nước nhằm thực hiện tốtsự nghiệp giải phóng phụ nữ. Thực hiện giải pháp này một cách triệt để, địa vị,vai trò của người phụ nữ hiện đại mới được nâng cao cần phải:

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức cho bản thân người phụ nữ về vai tròcủa việc phát triển kinh tế nhằm nâng cao địa vị, vai trò của người phụ nữ. Xã

136

hội và bản thân người phụ nữ cần nhận thức được tầm quan trọng của việcphát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước cần có nhiều chính sách kinh tếhợp lý, hỗ trợ vốn cho phụ nữ các vùng nông thôn, miền núi vay; tư vấn chohọ các cách làm giàu để họ có cơ hội kiếm thêm thu nhập, từ đó họ tự chủđược cuộc sống của mình. Bản thân mỗi người phụ nữ cần trang bị cho mình

những kiến thức về cách làm giàu, cách tận dụng các cơ hội để phát triểnchính đáng. Họ phải nhận thức được rằng suy cho cùng kinh tế là yếu tố quyếtđịnh tất cả. Khi họ tự chủ về kinh tế thì vị trí của họ trong gia đình và ngoài

xã hội mới được cải thiện.Thứ hai, phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong bối cảnh đất nước đổi

mới, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, một đơn vị tiêu dùng. Trong mỗi giađình Việt Nam, thông thường đàn ông là người đứng vai trò là chủ hộ nhưngphụ nữ mới là người lo toan, quán xuyến, chỉ đạo việc làm ăn. Vì vậy, cầnphải đầu tư và phát triển kinh tế gia đình nhằm nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của các thành viên nói chung, của người phụ nữ nói riêng.

Phát triển kinh tế gia đình nhằm tạo điều kiện vật chất, đảm bảo cho sựtồn tại và nâng cao chất lượng sống cho các thành viên, đáp ứng nhu cầu càng

cao của xã hội. Phát triển kinh tế gia đình, nhất là là đối với các gia đình ởnông thôn, miền núi... nhằm nâng cao thu nhập, mức sống, tạo điều kiện chonhững hưởng thụ văn hóa (phim ảnh, sách, báo, ti vi...), nâng cao hiểu biết và

những chuẩn mực đạo đức mới, từ bỏ các phong tục tập quán lạc hậu; đồngthời tạo công ăn việc làm cho người phụ nữ.

Để công tác phát triển kinh tế gia đình đạt được kết quả cao thì Đảng, Nhà

nước và các cấp chính quyền cần phải có những chính sách phát triển kinh tế hộgia đình một cách khoa học, cụ thể. Như: chính sách giao đất, giao rừng ở nôngthôn, chính sách kinh doanh dịch vụ, kinh tế tư nhân ở thành phố; chính sáchcho các gia đình vay vốn kinh doanh, dạy cách làm giàu, chế độ lương cho cánbộ công chức... Cùng với việc phát triển kinh tế hộ gia đình, chúng ta cần tổchức tốt các dịch vụ xã hội để giảm nhẹ lao động trong gia đình cho phụ nữ tạocho họ có nhiều thời gian hơn để tham gia vào những sinh hoạt xã hội, văn hóatinh thần, giáo dục con cái, nâng cao tri thức, thẩm mỹ, thể lực. Tạo cho mỗi gia

137

đình có điều kiện vật chất tốt làm cơ sở cho việc giáo dục gia đình. Kinh tế giađình phát triển thì đạo đức phát triển, trình độ nhận thức của từng thành viên

trong gia đình được nâng lên. Từ đó, vị trí, vai trò của người phụ nữ được nângcao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Thứ ba, ưu tiên đào tạo nghề cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nôngthôn. Hiện nay, nhiều tư tưởng tiêu cực của Nho giáo vẫn còn tồn tại trongđời sống xã hội nước ta trong đó có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Chính vì

tư tưởng này nên nhiều gia đình nhất là các gia đình ở nông thôn thường đầutư cho con trai học ở các bậc trên còn con gái thường phải nghỉ học sớm đểgiúp gia đình. Thực tế, hiện nay ở nhiều địa phương có tình trạng phụ nữ ởđộ tuổi 16 đến 19 bỏ học khá nhiều và hơn 50% số các em gái ở vùng nông

thôn phải nghỉ học vì nhà nghèo, phải tham gia lao động giúp cha mẹ để ổnđịnh cuộc sống gia đình.

Vì không được học hành, không được đào tạo chuyên môn các ngành

nghề nên lao động nữ phải làm việc trong điều kiện làm việc chưa được cảithiện, thời gian lao động kéo dài, rủi ro cao. Thậm chí, họ còn bị bóc lột sứclao động và dễ bị tổn thương. Một thực tế khác là có những lao động nữ cótrình độ, tay nghề tương đương với lao động nam, song vẫn không được cáccơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng. Bởi vậy, với đội ngũ lao độngnông nghiệp, thời gian rảnh rỗi của lao động nữ lớn, song họ không thể tìmkiếm được việc làm thêm. Thiếu việc làm ổn định, cộng với kiến thức phápluật hạn chế, nhiều phụ nữ đã trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình,

ngược đãi, buôn bán người. Không ít phụ nữ đã kiếm tiền bằng con đường phipháp như cờ bạc, buôn bán ma tuý, mại dâm...

Như vậy, để giải quyết các tệ nạn xã hội và nâng cao chất lượng cuộcsống thì vấn đề đào tạo nghề cho phụ nữ được coi là một giải pháp vô cùng

quan trọng. Trong việc thực hành chính sách xã hội đối với phụ nữ thì vấn đềđào tạo việc làm được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, đưa lên hàng đầu.Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 -

2015”, vấn đề đào tạo nghề cho phụ nữ đạt được nhiều thành tựu, nâng caochất lượng cuộc sống và vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

138

Bên cạnh những mặt tích cực thì vấn đề đào tạo nghề cho nữ ở nước tacòn gặp hạn chế. Đó là cơ hội được học nghề của nữ giới chưa cao, các ngànhnghề họ được đào tạo đều mang tính phổ thông, truyền thống; tay nghề chưachuyên sâu; khả năng tìm kiếm việc làm đúng với nghề được đào tạo khôngdễ dàng và mức lương họ được hưởng vẫn thấp hơn nhiều so với lao động bỏra. Điều này đã ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của họ.

Để nâng cao chất lượng của chính sách đào tạo nghề cho phụ nữ, cầnphải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau: 1) Nâng cao nhận thức xã hội về vaitrò, vị trí của đào tạo nghề và học nghề cho phụ nữ đối với phát triển kinh tế -

xã hội; 2) Hoàn thiện cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước về đào tạo nghềcho phụ nữ; 3) Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề chophụ nữ; 4) Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động và có nhữngchính sách bảo vệ lao động nữ khi tham gia thị trường lao động nước ngoài;

5) Tăng cường nguồn lực và đầu tư quốc tế cho đào tạo nghề; 6) Đẩy mạnhhợp tác quốc tế về dạy nghề; 7) Tập trung dạy nghề truyền thống cho phụ nữcác vùng nông thôn để giải quyết việc làm và ưu tiên mở các lớp dạy nghềđặc trưng cho phụ nữ: nấu ăn, thêu may... để phụ nữ hoàn thiện mình hơn.Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên thì chúng ta mới đạt được kết quả tốt trongcông tác đào tạo nghề cho nữ giới. Có như vậy, công tác đào tạo nghề cho nữgiới của Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền mới thành công.

4.2.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về vị trí,vai trò, chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ nhằm phát huy ảnh hưởngtích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đứcđối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Về phía xã hộiSau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn

trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị và hội nhập kinh tế quốctế... Với mục tiêu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản trở thành một nướccông nghiệp, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức phấn đấu hội nhập sâu rộngvào nền kinh tế thế giới theo định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh. Trong sự nghiệp đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt

139

chú trọng đến việc phát huy vai trò và nâng cao vị thế của người phụ nữ.Đảng xác định: Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào

các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp; theo đó,Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chấtvà tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt namnữ bình đẳng...; Phát huy vai trò, tiềm ẩn to lớn của phụ nữ trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vịphụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng ViệtNam trong thời kỳ mới. Phấn đấu đến 2020, xây dựng đội ngũ cán bộ khoahọc nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩymạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể hóa những quan điểmtrên thì những việc làm của xã hội để nâng cao vị trí của người phụ nữ là

Thứ nhất, cải cách thể chế để thiết lập quyền bình đẳng giới. Cải cáchpháp lý sẽ tăng cường bình đẳng giới rõ nét thông qua Luật hôn nhân giađình, Luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao động, luật bình

đẳng giới. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõràng tuy nhiên nữ cán bộ công chức là lãnh đạo trong các cấp uỷ đảng, chínhquyền, các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn nữa,nữ lãnh đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm cán bộ côngchức nữ làm lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, nghiên cứukhoa học. Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉchiếm khoảng 10-11%. Trong các cấp uỷ đảng, số nữ cán bộ công chức giữ vịtrí trọng trách rất ít... Vì vậy, cần phải phát huy, nỗ lực tăng tỉ lệ nữ ở Hộiđồng nhân dân 3 cấp và các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nướcphải tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ thuận lợi dành cho phụ nữ như kinhtế, y tế, giáo dục, văn hóa, cho vay vốn... Có như vậy, mới nâng dần nhậnthức, khẳng định và nâng cao vai trò của người phụ nữ hiện nay.

Thứ hai, đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích phụ nữ tham

gia và phân bố nguồn lực công bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướngnhằm tăng năng suất lao động và tạo dựng nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ

140

có thu nhập cao hơn, mức sống tốt hơn. Ngoài ra phải đầu tư có trọng điểmvào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho phụ nữ khi thực hiện vaitrò của họ trong gia đình và có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào

các hoạt động ngoài xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việchọc của phụ nữ. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp về sinh đẻ,sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc... để tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hộitham gia công việc trên thị trường, đồng thời chăm sóc gia đình. Cung cấpbảo trợ xã hội, an sinh xã hội phù hợp.

Thứ ba, thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự phânbiệt giới trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị. Nhà nước nên

thiết lập một môi trường để đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng đến các nguồnlực và dịch vụ công cộng cho cả nam và nữ. Tăng cường tiếng nói của phụ nữ(sử dụng sáng kiến, ý tưởng, sáng chế) trong quá trình hoạch định chính sách.

Thứ tư, các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biếntới tất cả đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về vai trò, vị tríquan trọng của người phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực xã hội cũng như tronggia đình, để từ đó góp phần thay đổi nhanh, mạnh hơn nữa những định kiếngiới vốn đã, đang tồn tại.

Thứ năm, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu quốc tế. Điều này phù hợp vớixu hướng quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Lợi ích của việc làm này là

chúng ta có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết các vấnđề về giới, đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ.

Các chiến lược này không chỉ có thể vận dụng vào quản lý xã hội ở cáccấp vĩ mô mà còn có thể vận dụng vào hoạt động quản lý ở từng cơ sở.

Đối với bản thân người phụ nữTrong công cuộc nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của người phụ

nữ thì hành động của chính bản thân người phụ nữ có vai trò quan trọng. Bảnthân người phụ nữ phải tự biết nâng cao chính vị trí và vai trò của mình nhưHồ Chí Minh đã nói: “giành quyền bình đẳng, chống sự phân biệt đối xử vớiphụ nữ, không phải ai làm hộ cho phụ nữ mà chính họ phải vươn lên tự giảiphóng, đứng lên đấu tranh giành cho quyền lợi về mình” [101, tr.525]. Với lời

141

nhắn nhủ của Người, phụ nữ phải thấy rằng mục đích của cuộc cách mạnggiải phóng phụ nữ là đưa vị trí vai trò của phụ nữ lên cao và bản thân họ làngười thực hiện chính cuộc cách mạng giải phóng cho bản thân mình. Họ phảiý thức được đầy đủ vai trò của mình trong xã hội. Ở mỗi một thời kỳ khácnhau, các tiêu chuẩn về người phụ nữ cũng khác nhau. Trong xã hội hiện nay,để khẳng định mình, tự bản thân người phụ nữ cũng phải cố gắng phấn đấutheo những tiêu chuẩn sau:

Một là, rèn luyện sức khoẻNgười phụ nữ có sức khoẻ để thực hiện tốt trách nhiệm của người công

dân trong xã hội, đảm đang tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình. Họnên rèn luyện sức khoẻ để tiếp cận với phong trào lao động công nghiệp, cókhả năng tập trung cao độ sức lực, trí tuệ để đạt được năng suất, chất lượng và

hiệu quả cao trong công việc. Sức khoẻ là vốn quý của con người, do đóngười phụ nữ phải biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân, có kiến thức về chămsóc sức khoẻ, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, nuôi dạy con tốt. Sức khoẻcủa người phụ nữ cũng là điều kiện để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Thứ hai, nên quan tâm chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình của mình

Phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp. Quan tâm, chăm sóc cho vẻ đẹp củamình là một trong những phương pháp giúp họ khẳng định thêm vị thế củamình trong gia đình và xã hội. Theo điều tra của công ty Unilever Việt Namchỉ có 3% phụ nữ châu Á và 1% phụ nữ Việt Nam tự nhận mình là đẹp. Nhìn

chung, phần lớn phụ nữ Việt Nam còn tự ti về vẻ đẹp của mình. Đẹp sẽ giúpcho họ tự tin hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy, họ nên thường xuyên quan

tâm tới vẻ đẹp ngoại hình. Họ không nên để hình thức xấu xí, lôi thôi mà phảibiết ăn mặc, trang điểm gọn gàng phù hợp với hoàn cảnh của mình. Và phầnlớn đàn ông đều thích những phụ nữ biết cách làm đẹp hài hòa.

Thứ ba, có tri thức, văn hóa

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ đã trởthành động lực để thúc đẩy xã hội phát triển thì con người cần phải có trithức. Tri thức thể hiện ở học vấn, trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức vănhóa nói chung. Người phụ nữ hiện đại cần phấn đấu có một trình độ họcvấn nhất định để có khả năng nắm bắt thông tin mới cho công việc. Muốn

142

có tri thức, người phụ nữ cần phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ,kiến thức về mọi mặt để có thể nắm bắt và biết vận dụng khoa học côngnghệ vào cuộc sống. Người phụ nữ trong thời đại mới - thời đại kinh tế trithức càng phải biết vượt lên chính mình để có cơ hội học tập, nâng caokiến thức, năng lực bản thân để cùng với nhân dân cả nước đóng góp chosự nghiệp phát triển đất nước.

Thứ tư, có nghề nghiệp ổn định.Để khẳng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội thì người phụ nữ

hiện đại cần phải phấn đấu có việc làm ổn định, tức có nghề. Để đáp ứngđược yêu cầu xã hội, người phụ nữ phải được đào tạo cơ bản về nghề, tích cựctham gia các khóa đào tạo lại theo định kỳ, nâng cao tay nghề, có sáng tạokhông ngừng trong công việc. Trước đây, người vợ thường lo việc nhà là

chính, nên những tiêu chuẩn như nết na, thuỳ mị, biết lo toan nội trợ là chuẩnmực hàng đầu. Tiêu chuẩn này ngày nay vẫn cần thiết nhưng yêu cầu đã khác

xa. Tiêu chuẩn dung được xếp sau những tiêu chí khác. Người đàn ông hiệnđại cho rằng, người phụ nữ có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, không ỷ lạivà phụ thuộc vào đàn ông để kiếm kế sinh tồn - đó là những người phụ nữ cótính độc lập và lòng tự trọng cao. Chỉ có 37,5% nam giới trả lời cần chọn vợcó nhan sắc, xinh đẹp, trong khi số đông cần chọn vợ có nghề nghiệp ổn định(tức là có khả năng đóng góp tài chính cho gia đình) tới 95%; khoẻ mạnh,thuỷ chung chiếm 91%. Tương ứng như thế, chọn chồng đẹp trai chỉ có 21%,nghề nghiệp ổn định 70%. Tiêu chuẩn nghề nghiệp có khả năng kinh tế đượcđánh giá rất quan trọng trong hôn nhân - là điều kiện cơ bản để xây dựng mộtgia đình hạnh phúc. Như vậy, trong xã hội hiện đại, phụ nữ có công việc ổnđịnh là điều kiện giúp họ nâng cao hơn vị trí và vai trò của mình đối vớichồng, gia đình nhà chồng và xã hội.

Thứ năm, có lối sống văn hóaĐược thể hiện trong quan hệ ứng xử, trong lối sống và cả trong công

việc hàng ngày. Trong giao tiếp lịch sự, nhẹ nhàng, dùng lời hay, ý đẹp. Đoàn

kết anh em, bạn bè, láng giềng, đồng chí, đồng nghiệp, với tinh thần tươngthân, tương ái. Ăn mặc lịch sự, lành mạnh phù hợp với công việc, hoàn cảnh,

143

môi trường sống. Biết các tổ chức, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và duy trì sựổn định trong cuộc sống gia đình. Biết phát huy truyền thống, phẩm chất tốtđẹp của người phụ nữ, kết hợp hài hòa giữa cái mới và cái cũ, giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc. Trong công việc, lối sống văn hóa được thể hiện ở tư thế, tácphong làm việc, giờ giấc, kỷ luật lao động, quan hệ với đồng nghiệp chântình, có ý thức giúp nhau cùng tiến bộ.

Thứ sáu, năng động, sáng tạo.Phụ nữ phải năng động, hoạt động tích cực, chủ động, dám nghĩ dám

làm, có ý thức trách nhiệm và biết khắc phục khó khăn, biết chớp thời có đểthực hiện tốt công việc được giao một cách tốt nhất. Người phụ nữ năng độngphải biết khắc phục lối sống thụ động, trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm, tự ti, mặccảm, phải thể hiện là người nhanh nhẹn, tháo vát, luôn đặt ra cho mình mụctiêu để phấn đấu vươn lên. Người phụ nữ năng động là người luôn có nhữngsuy nghĩ, say mê tìm tòi cái mới và áp dụng trong công việc xã hội cũng nhưcông việc gia đình nhằm đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống phát triển nhưvũ bão của khoa học công nghệ. Sáng tạo giúp người phụ nữ làm chủ trướcnhững đòi hỏi kỹ thuật cao, có sáng kiến, cải tiến, áp dụng cái mới, để nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.

Bên cạnh đó, người phụ nữ không chỉ là người lao động đơn thuần mà

còn là nhà lãnh đạo, nhà quản lý, kỹ thuật, giỏi một nghề, biết nhiều nghề.Bên cạnh đó, người phụ nữ phải học tập kinh nghiệm quản lý lao động, tạovốn, lựa chọn phương hướng sản xuất phù hợp, tổ chức điều hành sản xuất,am hiểu thị trường giá cả, luật pháp... Để người phụ nữ đảm đương được vaitrò của mình, đồng thời phát huy được hết khả năng bản thân để phát triểntrong thời đại, yếu tố tự thân của mỗi phụ nữ là rất quan trọng. Chỉ khi nào

tính tích cực, chủ động của người phụ nữ được khơi dậy, phụ nữ mới có thểđảm đương tốt công việc ngoài xã hội, vừa duy trì được mối quan hệ gia đình

bền chặt, một tổ ấm hạnh phúc. Và phụ nữ trong thời đại luôn có những đónggóp vô cùng quan trọng như lời nhận xét của nguyên chủ tịch nước NguyễnMinh Triết tại cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ 11 (WLN) của diễnđàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2006: “Ở Việt Nam, vai

144

trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụnữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và xây

dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa,

khoa học - kỹ thuật” [164].

4.2.3. Cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nhữngphong tục tập quán mới nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và

phát huy những ảnh hưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối vớingười phụ nữ Việt Nam hiện nay

Theo “Từ điển Triết học” tập quán được hiểu là “Những cách xử sự lặpđi lặp lại, quen thuộc của con người trong những tình thế nhất định” [133,

tr.1047]. Phong tục được hiểu là: “Những đặc điểm hành vi của một cộngđồng xã hội nào đó của con người và phụ thuộc vào tâm lý xã hội; những tậpquán độc đáo tồn tại trong những điều kiện của một hình thái xã hội nhất địnhhoặc tiêu biểu cho đạo đức của một tập thể, giai cấp, dân tộc nào đó” [164,

tr.904]. Phong tục, tập quán có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Nó là nơichứa đựng những giá trị đạo đức làm căn cứ cho những hành vi của con ngườivà cộng đồng; làm tiêu chuẩn để dư luận xã hội ca ngợi hay lên án một hành

vi nào đó của cá nhân. Vì thế, phong tục tập quán có vai trò là điều chỉnhhành vi của con người. Hành vi nào đúng với phong tục, tập quán thì được dưluận khen ngợi còn hành vi nào đi ngược lại với phong tục tập quán thì bị dưluận lên án. Tàn dư của thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện rất rõ thông qua

các phong tục tập quán của từng vùng miền, từng khu vực đặc biệt ở nôngthôn. Những tàn dư được thể hiện rõ thông qua các phong tục tập quán đó làtrọng nam khinh nữ; tính gia trưởng; thủ tục ma chay cưới hỏi còn nặng nề;nạn tảo hôn; việc cúng tế, tết lễ còn rườm rà, lãng phí; bất bình đẳng trongphân chia tài sản; bạo lực gia đình... Những phong tục, tập quán, thói quennày ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ nói riêng và củacác gia đình nói chung. Chính vì vậy, nó là yếu tố cản trở đến sự tiến bộ củaphụ nữ và xã hội.

Để thực hiện tốt việc cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu này chúng

ta phải thực hiện các biện pháp sau:

145

Thứ nhất, phát huy bình đẳng giới tiến tới từng bước xoá bỏ hẳn tưtưởng trọng nam khinh nữ ở trong gia đình và ngoài xã hội.

Trong gia đình, chúng ta cần chủ trương và thực hiện quyền bình đẳnggiữa con trai và con gái. Điều này được thể hiện ở việc cha mẹ quan tâm, yêu

thương con cái, đầu tư học tập cho các con. Trong vấn đề hôn nhân, cha mẹkhông nên ép con gái, cho con có quyền quyết định, cha mẹ là người tư vấnđể có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Trong gia đình, người đàn ông phải thay đổicách nhìn nhận, đánh giá về phụ nữ và có hành động tôn trọng họ. Người phụnữ phải hết sức nỗ lực, có ý thức cao về sự tự chăm sóc, tự vươn lên nhữngchuẩn mực của thời đại mới, hoàn thành tốt chức năng gia đình, xã hội; giữgìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngoài xã hội, nhà nước và các đoàn thể cần đưa bình đẳng giới vào các

chương trình hoạt động trợ giúp phụ nữ. Phụ nữ được bình đẳng trong học tậpvà nâng cao trình độ, bình đẳng trong lao động, trong nghỉ ngơi hồi phục sứckhoẻ... Có như vậy, người phụ nữ mới có điều kiện cống hiến sức mình cho

gia đình và xã hội.Thứ hai, thông qua tổ chức các lễ hội truyền thống nhằm đề cao vị trí,

vai trò của người phụ nữTrong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, có một nét

đặc trưng dễ nhận thấy đó là dựng nước gắn liền với giữ nước. Trong côngcuộc giữ nước của dân tộc có nhiều biểu tượng nữ cầm quân đánh giặc hoặcgiúp nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no. Đó là Bà Trưng, Lê Chân, Bùi ThịXuân, Bà Triệu, nguyên phi Ỷ Lan, bà Chúa Kho... Để khắc ghi công ơn củahọ, chúng ta đã lập đền thờ và hàng năm tổ chức các lễ hội để cho con cháutưởng nhớ công ơn. Hiện nay, dưới sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trườngviệc phát huy các lễ hội truyền thống và các lễ hội báo ơn những người phụnữ anh hùng là một việc làm hết sức cần thiết. Thông qua các lễ hội đó, đạo lýuống nước nhớ nguồn của dân tộc ta được thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy.

Thông qua các lễ hội, chúng ta muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ là người phụ nữViệt Nam từ xưa tới nay có vai trò quan trọng trong sự phát triển của dân tộc.Cần phải biết ơn, tôn trọng vì những đóng góp của họ cho đất nước.

146

Thứ ba, hình thành phong tục tập quán mới phù hợp với yêu cầu của xã

hội hiện đạiCác phong tục, tập quán chứa đựng những tàn dư tiêu cực của thuyết

tam tòng, tứ đức còn ảnh hưởng đến người phụ nữ ngày nay, đòi hỏi phảiđược cải tạo, đổi mới theo yêu cầu của sự nghiệp xây dựng phụ nữ mới, xã

hội mới. Chúng ta xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa mới ở từng địaphương. Trong các gia đình không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, con cáiđược cha mẹ nuôi dưỡng toàn diện để trở thành một công dân tốt; các hoạtđộng tổ chức ma chay cưới hỏi đơn giản, không còn các thủ tục rườm rà, tốnkém; gia đình, họ hàng, làng xóm sống thân thiện. Đẩy mạnh các phong trào

thể hiện tinh thần tương thân tương ái cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam:“lá lành đùm lá rách”,”mái ấm tình thương”,”khuyên góp ủng hộ đồng bàobị bão lụt”,”vì khúc ruột miền Trung”... Tích cực tham gia các phong trào

mang quy mô quốc tế, rất thiết thực và mang đậm tính nhân văn như: “Ngày vìngười nghèo”,” Nạn nhân chất độc da cam”,”Ngày gia đình”,”Ngày quốc tếphụ nữ 8.3”,”Ngày môi trường”;”Ngày nước thế giới”;”Giờ Trái đất”... Đónggóp tiếng nói vào các diễn đàn Chống chiến tranh hạt nhân; Chống khủng bố;Chống phân biệt chủng tộc; Chống bạo lực gia đình; Đòi quyền bình đẳng giới...Cần phải nhân rộng những phong trào như thế để quy tụ được sức mạnh đồngcảm, chia sẻ của chị em, của phái nam, của mọi tầng lớp nhân dân, làm cho giá

trị ấy trở thành phổ biến, từ đó, đời sống của phụ nữ sẽ tốt đẹp hơn.Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng muốn cải tạo các phong tục tập quá

thì phải xây dựng các tiền đề vật chất và tinh thần cho con người. Để làm tốtđiều này, phải tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho con người; tuyên

truyền tri thức cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộngsản, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, trong quá trình giao lưu văn hóa,

phải tiếp thu văn hóa nhân loại có chọn lọc, kế thừa cái hay cái tốt phù hợp và

loại bỏ đi những yếu tố lai căng làm cản trở sự phát triển đạo đức của conngười. Tiến hành đồng bộ các phương pháp trên, chúng ta sẽ xây dựng đượcnếp sống văn hóa mới trong cộng đồng xã hội - đây chính là mục tiêu của sựnghiệp giải phóng, nâng cao vị trí và vai trò của phụ nữ hiện nay.

147

4.2.4. Nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ và các tổ chức xã hộinhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những ảnh hưởngtích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (1930) có ghi: Nam nữ bình quyền.Đảng đã sớm nhận thức rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và

đề ra nhiệm vụ giải phóng phụ nữ, gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phónggiai cấp với giải phóng phụ nữ; phụ nữ phải có các đoàn thể cách mạng (cônghội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho mình để lôi cuốn các tầng lớp phụnữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy, ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp phụ nữViệt Nam chính thức được thành lập. Đây là một tổ chức chính trị - xã hội tậphợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ. Hội có chức năng vận động, tổ chức, hướngdẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng và tham gia quản lý nhà nước.

Theo đánh giá chung của Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốclần thứ X, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã giữ vững vai trò nòng cốt trongphong trào phụ nữ. Bám sát chức năng của Hội, nhiệm vụ chính trị của đấtnước, các cấp Hội không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,thực hiện tốt hơn vai trò đại diện quyền làm chủ của phụ nữ; chủ động thammưu với Đảng, nhà nước ban hành một số chính sách, luật pháp có ý nghĩachiến lược về công tác phụ nữ, cán bộ nữ và bình đẳng giới. Các chương trình

của Hội hướng tới là: đẩy mạnh và hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ ở các vùngnông thôn; bảo vệ môi trường; giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thốngvăn hóa của dân tộc; đấu tranh đòi bình đẳng giới, xây dựng đề án quyhoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ nữ của các cấp uỷ địa phương, bộngành... Với phương châm hướng về cơ sở tập trung cho các vùng trọngđiểm, vùng dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn, cáccấp Hội đã xây dựng nhiều mô hình mới, tổ chức nhiều hoạt động thiết thựcchăm lo bảo vệ phụ nữ, phù hợp với nhu cầu, tình cảm, nguyện vọng củađông đảo phụ nữ. Sự phát triển của phụ nữ là thước đo sự phát triển toàn diệncủa xã hội. Sự phát triển của phụ nữ cả nước phụ thuộc rất lớn vào Hội Liên

hiệp phụ nữ Việt Nam ở các cấp trung ương và địa phương - là nơi tập hợpđông đảo các tầng lớp phụ nữ để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế -

148

xã hội của Đảng và Nhà nước. Đồng thời Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Namcũng là nơi tổ chức và thực hiện các chương trình, phong trào vì sự tiến bộcủa phụ nữ.

Để phát huy tốt vai trò của Hội phụ nữ các cấp trong việc thực hiệnchiến lược quốc gia “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” nhằm “nâng cao chất lượngđời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo mọi điều kiện để thực hiện cóhiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vựccủa đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội”, cần đảm bảo các yếu tố sau:

Thứ nhất, về phía các cấp uỷ Đảng và chính quyền cần đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, phổ biến tới tất cả đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúngnhân dân về vai trò, vị trí của người phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực xã hộicũng như trong gia đình, để từ đó góp phần thay đổi nhanh, mạnh hơn nữanhững định kiến giới vốn đã, đang và tồn tại trong không ít người. Bên cạnhđó, ở các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh phải quan tâm đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộhội viên toàn diện về mọi mặt, có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụtốt công tác của ngành. Đồng thời phải đảm bảo điều kiện vật chất, trang thiếtbị cần thiết cho hoạt động giáo dục tuyên truyền của Hội đối với phụ nữ.

Thứ hai, các cán bộ hội viên các cấp phải không ngừng nỗ lực, phấnđấu vươn lên trong công tác và học tập để có đủ trình độ năng lực, kinhnghiệm, hoạt động có hiệu quả công việc của ngành, phát huy tính năng động,

sáng tạo của Hội trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình vì

sự tiến bộ của phụ nữ. Các cán bộ là những người đưa các chương trình củaHội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vào hoạt động thực tiễn. Đó là các chươngtrình được đề ra từ các kỳ Đại hội của Hội: chương trình giáo dục phẩm chấtđạo đức, nâng cao năng lực và trình độ cho phụ nữ; chương trình hỗ trợ phụnữ phát triển kinh tế; chương trình xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiếnbộ, hạnh phúc; chương trình xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh;chương trình tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chínhsách về bình đẳng giới; chương trình hoạt động ngoại giao nhân dân. Bên

cạnh đó, Hội cũng đã vận động chị em phụ nữ hưởng ứng thực hiện phongtrào thi đua yêu nước “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng

149

gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xâydựng “Mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo”.

Thực hiện tốt các chương trình trên sẽ nâng cao vai trò của Hội Liên

hiệp phụ nữ và các tổ chức chính trị - xã hội khác, nhằm khắc phục sự ảnhhưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam. Qua đóphát huy vai trò của những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ đápứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc.

4.2.5. Hoàn thiện về cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật, thựchiện bình đẳng giới nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những ảnhhưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ ViệtNam hiện nay

Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã xác định thực hiện vấn đề nam nữbình quyền là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu; giải phóng phụ nữ là mộttrong những mục tiêu chính của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc bồidưỡng, phát huy sức mạnh và chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ lànhiệm vụ thường xuyên, luôn được thể hiện nhất quán trong chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, hệ thống pháp luật của nhà nước. Đảng và

nhà nước ta đã có nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật quan tâm đến sự nghiệpgiải phóng phụ nữ như về lao động, việc làm, sở hữu đất đai, gia đình, sứckhoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ trẻ em, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng,phòng chống các tệ nạn xã hội... Đổi mới kinh tế đã tạo đà cho đổi mới vềchính sách, làm thay đổi cuộc sống phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ đónggóp vào sự nghiệp chung. Hay nói cách khác, Đảng và nhà nước đã tạo điềukiện cho phụ nữ nâng cao vai trò, vị thế của họ trong việc xây dựng và phát

triển nền kinh tế, đảm bảo hạnh phúc trong cuộc sống.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì sự nghiệp giải phóng

phụ nữ của chúng ta còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Tình trạng bất bình đẳngnam nữ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; khoảng cách giữa các nhómphụ nữ gia tăng; cơ hội mà các chính sách tạo ra giữa các nhóm phụ nữ chưa

150

công bằng; nhiều phụ nữ nhất là những người ở khu vực nông thôn, miền núi,những người không có công việc ổn định vẫn bị chồng, gia đình chồng đánhđập dã man... Đặc biệt ở nhiều nơi còn lưu giữ nhiều phong tục lạc hậu, kìm

hãm sự phát triển của phụ nữ. Hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân: 1) là do

ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, thuyết tam tòng, tứđức trong Nho giáo; 2) do các chính sách xã hội, pháp luật chưa thực sự đivào cuộc sống 3) việc thực hiện các chính sách xã hội, pháp luật ở từng địaphương khu vực chưa thực sự đạt hiệu quả.

Như vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ nhìn chung vẫn còn nan giải,khó khăn. Nó đòi hỏi phải có sự quan tâm và thực hiện của các ban ngành và

đặc biệt là việc hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội, hệ thống pháp luật, thựchiện bình đẳng giới, cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu do ảnh hưởng tiêu

cực của học thuyết tam tòng, tứ đức để lại. Để giải quyết hiệu quả vấn đề trên

chúng ta cần thực hiện các nội dung sauThứ nhất, nâng cao nhận thức về giới và vai trò quan trọng của sự

nghiệp giải phóng phụ nữ. Thực hiện tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiếnthức về giới và tầm quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ cho toàn xã

hội nhằm thay đổi những định kiến không phù hợp với sự tiến bộ của phụ nữnhư tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “tính gia trưởng”... Từ đó, thúc đẩy sựphát triển trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ của xã hội. Bên cạnh đó, Đảngvà nhà nước ta phải tập trung đào tạo về giới cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốtnhằm cải thiện hơn nữa sự vận dụng kiến thức giới trong việc xây dựng cácchương trình kế hoạch thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển cho phụ nữ.

Thứ hai, không ngừng sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách xã hội,hoàn thiện pháp luật về giới khoa học sao cho phù hợp với từng giai đoạn,từng vùng miền cụ thể. Chúng ta phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi hoạchđịnh cơ chế, chính sách và luật pháp về bình đẳng giới. Ở mỗi thời kỳ khácnhau cần xây dựng chính sách xã hội và luật pháp về bình đẳng giới khácnhau phù hợp với thực tiễn xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tâm

lý của từng vùng miền (thành thị, nông thôn, miền núi, miền xuôi) khác nhaunên nhà nước cần có những chính sách xã hội đối với phụ nữ ở các khu vực

151

này khác nhau. Cần có những chính sách xã hội cụ thể đối với từng vùng miền.Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, miền núi kém hơn rấtnhiều so với thành thị. Khu vực nông thôn, miền núi còn là nơi lưu giữ nhiềuphong tục tập quán lạc hậu; mức sống và mức hưởng các phúc lợi xã hội của phụnữ nông thôn kém hơn rất nhiều so với phụ nữ thành thị nên cần tập trung cácchính sách đối với phụ nữ nông thôn để đảm bảo sự công bằng cho phụ nữ. Cónhư vậy chúng ta mới khắc phục những hạn chế của tư tưởng đạo đức Nho giáovề phụ nữ và thúc đẩy sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Thứ ba, thực hiện nghiêm cơ chế, luật pháp, chính sách về bình đẳnggiới. Phải có sự giám sát việc thực thi luật Luật Bình đẳng giới được Quốc hộiban hành vào năm 2006 đã nhận được sự hưởng ứng của toàn xã hội. Cáccuộc tuyên truyền vận động về bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình...mang

lại kết quả nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Tuy nhiên, để cho các mốiquan hệ xã hội giữa nam và nữ ngày càng tiến bộ hơn thì việc thực hiệnnghiêm các luật pháp liên quan đến bình đẳng nam nữ là điều kiện cần thiếttạo ra sức mạnh định hướng cho xã hội. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm luậtpháp, chính sách về bình đẳng nam nữ thì chúng ta cần phải bổ sung và hoàn

thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến bình đẳng giới trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và tiếnbộ của xã hội. Đặc biệt, chúng ta phải có sự phối kết hợp thống nhất, chặt chẽgiữa các cơ quan, tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao nhậnthức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảngviên, các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ,các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

Thứ tư, kinh tế là nền tảng của xã hội, phát triển kinh tế là cơ sở để giảiquyết nhiều mâu thuẫn của xã hội. Chăm lo phát triển kinh tế, chăm lo sứckhoẻ và an sinh cho phụ nữ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ.Phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh

thần cho phụ nữ là biện pháp vô cùng quan trọng để giải phóng phụ nữ. Theođiều tra, phần lớn những người phụ nữ bị bạo lực gia đình đều là những ngườikhông có công việc ổn định, ở các vùng nông thôn - trình độ dân trí kém.

152

Trong xã hội, bất bình đẳng giới cũng diễn ra ở các cơ quan mà nhân lực cótrình độ kém. Để phát triển kinh tế - xã hội tốt thì việc làm đầu tiên là thựchiện tốt các chính sách xã hội đối với phụ nữ để phát huy vai trò và vị thế củangười phụ nữ. Thực hiện các chính sách xã hội đối với phụ nữ nhằm nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho người dân cũng là biện pháp khắc phụcnhững hủ tục lạc hậu kìm hãm sự phát triển của phụ nữ như sinh nhiều con,sinh bằng được con trai, nạn tảo hôn, ép cưới, mua bán phụ nữ... Với nhữngđặc thù của phụ nữ, ngoài phát triển kinh tế thì chúng ta cần có nhiều cơ chế,chính sách xã hội quan tâm chăm lo sức khoẻ và an sinh cho phụ nữ để họ cómột cuộc sống phát triển hoàn thiện. Điều này là vô cùng quan trọng vì phụnữ vừa là người mẹ, là người thầy đầu tiên dạy nhân cách cho con cái, làngười vun vén, chăm lo tới các thành viên trong gia đình. Họ có một thiên

chức và sứ mệnh cao cả, sự ảnh hưởng của họ không chỉ trong gia đình mà cảxã hội. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta cần quan tâm tới phụ nữ một cáchtoàn diện, nhất là phụ nữ ở các khu vực nông thôn. Chiến lược về tăng trưởngvà xoá đói giảm CPRGS-5/2002 đã xác định một trong số 18 nội dung về vấnđề thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ là: Cải thiện việc cung cấpcác dịch vụ y tế và kế hoạch hóa gia đình. Bảo đảm cho phụ nữ nghèo đượctiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ một cách thuận lợi. Nâng cao chấtlượng các dịch vụ sau đẻ. Khi thực hiện chức năng tái sinh sản, người phụ nữhiện nay phải đối diện với những gánh nặng về dân số - kế hoạch hóa gia đình

do quan niệm của nam giới “khoán” việc đó cho nữ giới và nam giới thiếu sựtham gia chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề này. Đồng thời, quan tâm đến chấtlượng dân số hiện nay không thể coi nhẹ những nội dung liên quan đến sứckhoẻ sinh sản, quyền sinh sản của người phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.

Thứ năm, cần xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm các chính sáchxã hội và bất bình đẳng giới đối với phụ nữ. Một trong những ảnh hưởng tiêu

cực của thuyết tam tòng, tứ đức đó chính là tình trạng trọng nam khinh nữ, bấtbình đẳng giới. Trong gia đình, hiện nay có nhiều chị em phụ nữ bị chồng đánhđập dã man. Nhiều người trong số họ với tư tưởng “xấu chàng hổ ai”, “vạch áo

cho người xem lưng” hoặc vì con cái nên đã chịu đựng. Chỉ đến khi chính

153

quyền, hội phụ nữ cấp cơ sở kiên nhẫn hỏi thăm, động viên, tư vấn họ mới chịugiãi bày, tâm sự. Khi chính quyền khiển trách người chồng thì nhiều chị em phụnữ với tấm lòng vị tha lại tha thứ, đứng ra xin cho chồng. Nhưng sau đó, ngườichồng của họ lại vẫn tiếp diễn hành động bạo lực gia đình với vợ, thậm chínhững lần đánh đập sau còn dã man hơn rất trước... Ngoài xã hội, theo điều tra,rất nhiều nhà tuyển dụng việc làm thích nam giới và không thích nữ giới vào làm

việc ở cơ quan mình vì họ lo ngại vấn đề phụ nữ thực hiện chức năng sinh sản và

chăm sóc gia đình nên không toàn tâm lo công việc chuyên môn được.Trước tình trạng này, chúng ta cần xử lý nghiêm minh những trường

hợp vi phạm đến bình đẳng giới. Các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn hội địaphương phải làm công tác tuyên truyền luật bình đẳng giới đến toàn bộ ngườidân nhất là nam giới. Ở những gia đình có bạo lực gia đình thì chính quyền cầnquan tâm hơn nữa đến người phụ nữ, thường xuyên chia sẻ, động viên họ. Đặcbiệt, đối với những gia đình đã nhiều lần người chồng đánh đập vợ thì cần xử lýnghiêm minh người chồng trước pháp luật để họ nhận thấy sai lầm của mình và

sửa đổi. Đó cũng là đó là hành động làm gương cho các gia đình khác không

phạm sai lầm. Ngoài xã hội hiện nay, nhiều người không đánh giá cao vai trò củaphụ nữ nên mặc dù Đảng và nhà nước có chủ trương bổ sung nhiều nữ giới vào

hàng ngũ lãnh đạo nhưng việc thực hiện vấn đề này ở từng cơ quan lại diễn rakhông đúng với chủ trương đó. Ở nhiều cơ quan, phụ nữ không được bình đẳngvới nam giới về thu nhập mặc dù sức lao động của nữ giới bằng nam giới. Điềunày được thể hiện rất rõ ở các doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, trong lúc nềnkinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng, việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, cónhiều doanh nghiệp tư nhân siết chặt các chính sách xã hội đối với lao động nữ.Ví dụ như nghỉ thai sản sẽ không được trả lương, hoặc không được nghỉ 6 thángtheo quy định của nhà nước... Điều này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống củaphụ nữ. Chính vì vậy, nhà nước cần có những chế tài xử lý thật nghiêm minh

những trường hợp vi phạm Luật Lao động đối với phụ nữ.Tiểu kết chương 4

Thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo đã thấm sâu vào trong đời sốngxã hội của người Việt Nam. Sự tác động của nó đối với vị trí, vai trò của

154

người phụ nữ Việt Nam hiện nay được thể hiện rõ ở hai mặt tích cực và hạnchế. Sự hạn chế của thuyết này đối với phụ nữ đã cản trở sự nghiệp giảiphóng phụ nữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Hồ Chí Minh rất đề cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội.Người cũng đặc biệt đề cao và đưa ra những tư tưởng tiến bộ trong sự nghiệpgiải phóng phụ nữ. Chính vì vậy, quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh về sựnghiệp giải phóng phụ nữ trong việc đề ra chính sách và phương hướng vềcông tác phụ nữ là việc làm rất quan trọng. Từ đó, chúng ta đưa ra các giảipháp cụ thể nhằm phát huy nhân tố tích cực và hạn chế nhân tố tiêu cực chúngta cần thực hiện các phương hướng và giải pháp đã đề ra.

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, các giải pháp này cần được thực hiệnmột cách đồng bộ từ các cấp chính quyền trên tất cả các lĩnh vực xã hội mà

phụ nữ tham gia. Trong đó, yếu tố quan trọng tạo nên thành công của sựnghiệp này đó là chính bản thân người phụ nữ phải thay đổi tư duy, phải nhậnthức đúng đắn vai trò, địa vị của mình trong gia đình và xã hội để có nhữnghành động tự giải phóng mình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bảnthân mình.

155

KẾT LUẬNNho giáo với tư cách là một hệ tư tưởng xuất hiện ở Trung Quốc từ thời

Xuân Thu - Chiến Quốc và du nhập vào nhiều nước ở châu Á, trong đó cóViệt Nam. Ở những nước này, Nho giáo có nhiều ảnh hưởng và đóng một vaitrò nhất định trong đời sống xã hội của người dân. Do vậy, Nho giáo đã trởthành một thành tố văn hóa truyền thống ở của các quốc gia đó.

Đối tượng Nho giáo đề cập đến rất rộng bao gồm chính trị, xã hội, vănhóa và đạo đức con người. Do vậy có thể nói, Nho giáo là học thuyết về đạođức các nhà Nho chủ trương “lấy đức trị người”. Chính vì vậy, Nho giáo tậptrung giáo dục đạo đức cho con người. Đối với người phụ nữ, Nho giáo chủtrương giáo dục họ theo những chuẩn mực “tam tòng”, “tứ đức”.

Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Giai cấp phongkiến Việt Nam đã tiếp thu, vận dụng đạo đức Nho giáo làm công cụ để giáohóa về tâm lý, đạo đức nhằm xây dựng mẫu người phụ nữ tiêu biểu cho xã

hội. Thuyết tam tòng, tứ đức là một trong những chuẩn mực cơ bản nhất đốivới người phụ nữ xưa. Sự ảnh hưởng của thuyết này được thể hiện rõ trên hai

khía cạnh tích cực và hạn chế. Giá trị tích cực của nó là giáo dục người phụnữ đạt những tiêu chuẩn tốt đẹp như thuỳ mị, nết na, đảm đang, khéo léo. Hạnchế của sự ảnh hưởng này là hình thành trong tâm thức người dân tư tưởngtrọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng... Những tư tưởng này đã cản trởtrong bước tiến của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại.

Lịch sử đã sang trang, người phụ nữ hiện đại ở thế kỷ XXI đã có quyềnbình đẳng thực sự. Họ đã có nhiều điều kiện để phát huy tài năng của mình.

Nhưng đây cũng là thời điểm khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, đạo đứcphẩm hạnh của người phụ nữ đang bị thử thách gay gắt. Đây thực sự là cuộcđấu tranh phức tạp giữa những điều tốt, đẹp và những cái xấu. Trong xã hộihiện nay, có nhiều người phụ nữ thành đạt trên các bình diện của đời sống xã

hội, song cũng có không ít người phụ nữ sa vào các tệ nạn xã hội, huỷ hoạinhân cách, bán rẻ lương tâm của mình. Thực tiễn cuộc sống mới, quy luật mớiđòi hỏi người phụ nữ ngày nay phải có những nhận thức, hành động mới chophù hợp. Điều này đòi hỏi họ phải có những đức tính quý báu mang tính

156

truyền thống và trình độ, kiến thức, chuẩn mực hiện đại. Và đặc biệt hơn cảđó là sự nỗ lực hết mình, tự chiến thắng bản thân vì những điều tốt đẹp chophụ nữ, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, phụ nữ Việt Nam phải biết tận dụngvà phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế trong thuyếttam tòng, tứ đức để hoàn thiện cá nhân mình.

Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khởixướng ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lý của nhà nước và các tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, sựnghiệp giải phóng phụ nữ ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên,

sự nghiệp giải phóng phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế,vẫn còn tồn tại tình trạngbất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, trọng nam khinh nữ, tư tưởng giatrưởng... gây ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp này. Chính vì vậy, đưa racác giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy nhữngnhân tố tích cực trong thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo.

Nho giáo có ảnh hưởng lớn đối với nước ta trên cả hai bình diện. Vấnđề quan trọng là chúng ta phải có cái nhìn khách quan khi đánh giá nhìn nhậnNho giáo. Nguyễn Trọng Chuẩn khi đánh giá Nho giáo trong thời đại hiện nayđã nhận định rằng: “Thử hỏi, có một học thuyết triết học nào, dù là rất tiến bộ,từ thời cổ đại cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên được toàn bộ và một cáchtuyệt đối các giá trị của nó mà không chịu sự phán xét của lịch sử, không chịusự thẩm định của thời gian hoặc không chịu một sự phủ định nào đó?” [27].

Nho giáo có sức sống mạnh mẽ và có vai trò quan trọng đối với sự phát triểncủa các nước Á Đông nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, vấn đề làchúng ta biết khai thác nó như thế nào?

Nghiên cứu học thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và sự ảnh hưởngcủa nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay là một vấn đề rộng và hết sức phứctạp, không chỉ giới hạn ở những nội dung mà luận án này đã đề cập. Chúng tôinhận thức được rằng chưa có thể làm sáng tỏ đầy đủ nội dung và ảnh hưởng củathuyết này đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay. Những vấn đề còn thiết sót cầnphải được tiếp tục nghiên cứu ở nhiều công trình sau này. Có như vậy mới nhìn

nhận đầy đủ hơn, toàn diện hơn sự thể hiện của Nho giáo nói chung và củathuyết tam tòng, tứ đức nói riêng đối với phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại.

157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Vân (2010), “Công, Dung, Ngôn, Hạnh với phụ nữ Việt

Nam hiện nay”, Tạp chí Phát triển nhân lực, (03), tr.46-52.

2. Nguyễn Thị Vân (2010), “Tâm lý ứng xử truyền thống và hiện đại của

phụ nữ Việt Nam”, Dân số & Phát triển, (4), tr.29-32.

3. Nguyễn Thị Vân (2010), “Bệnh quan liêu - nguyên nhân và cách phòng

chống theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

chính trị, (9), tr.78-82.

4. Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2011), Giáo trình đạo đức học, Nxb Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2012), Vận dụng ca dao, tục ngữ vào

giảng dạy phần Triết học môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác-Lênin” cho sinh viên ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội

hiện nay, Đề tài cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Vân (2013), “Ảnh hưởng quan niệm về đức hạnh trong Nho

giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục,

(9), tr.75-77, 85.

7. Nguyễn Thị Vân (2013), “Quan niệm về “Dung” trong “Tứ đức” của

Nho giáo đối với người phụ nữ”, Tuyên giáo, (11), tr.54-57.

8. Nguyễn Thị Vân (2013), “Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao,

dân ca Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (98), tr.48-51.

9. Nguyễn Thị Vân (2013), “Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao,

dân ca Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (98), tr.48-51.

10. Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2013), Quan niệm về đạo làm người trong

hoành phi, câu đối ở miền Bắc Việt Nam, Đề tài cấp Bộ năm 2013-

2014, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

158

11. Nguyễn Thị Vân (Chủ nhiệm) (2013), Công, dung, ngôn,hạnh trong Nho

giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay,

Mã số SPHN-10-506, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Vân (2014), Đạo đức - Một giá trị được tôn vinh trong tục

ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Đạo làm

người trong văn hóa Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Vân (2014), Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao,

dân ca Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Đạo làm người trong

văn hóa Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Vân (2014), “Đạo làm người trong hoành phi, câu đối của

dòng họ Vũ tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Giáo dục, (Số đặc biệt), tháng

5/2014.

15. Nguyễn Thị Vân (2014), “Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy

Phương pháp luận biện chứng và Phương pháp luận siêu hình”, Tạp

chí Giáo dục, (Số đặc biệt), tháng 5/2014.

16. Nguyễn Thị Vân (2014), “Nâng cao năng lực thực hành đạo đức cho học

sinh trong dạy học môn giáo dục công dân”, Tạp chí Giáo dục, (335),

tháng 6/2014.

17. Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2014), Triết học về lòng biết ơn trong đạo

lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đề tài NAFOSTED, Đề tài nghiên cứu

cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1938), Khổng giáo phê bình tiểu luận, Nxb Quan hảiTùng thư, Huế.

2. Đào Duy Anh (2013), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hồng Đức.3. Minh Anh (2000), “Hồ Chí Minh với Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (6).

4. Lê Ngọc Anh (2002), “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống gia đình

truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạpchí Triết học, (2).

5. Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Báo cáođiều tra dân số năm 2010, Hà Nội.

6. Ban Tuyên huấn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1959),Nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Phụnữ, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Bình (2012), “Tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đốivới phụ nữ Việt Nam”, www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn.

8. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết kinh tế - xã hội của Nho giáo vàảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình ViệtNam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Bình (1999), “Cách xem xét, đánh giá con người thông quacác mối quan hệ xã hội cơ bản của Nho giáo - một giá trị cần kếthừa và phát triển”, Tạp chí Triết học, (3).

11. Nguyễn Văn Bình (2000), “Quan niệm về Lễ của Nho giáo và những bài

học của chúng ta hôm nay”, Tạp chí Triết học, (4).

12. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.13. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 12-7-1993 về đổi

mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình đổimới, Hà Nội.

160

14. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11/NQ-TW, ngày 27-4-2007 về côngtác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạođức phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

16. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Tổng cục Thống kê - Viện Gia đình và

giới - Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) (2008), Kết quả điềutra gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội.

17. Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương (2006), Công dung ngôn hạnhthời nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

18. Phan Văn Các (1993), “Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam trong bối cảnhkhu vực thời đại”, Tạp chí Triết học, (3).

19. Phan Văn Các (1994), “Giới Nho học quốc tế đang quan tâm những gì?”, (1).

20. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb Văn hóa Thông Tin, Hà Nội.21. Nguyễn Văn Châu (2012), “Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong xã

hội hiện đại”, http://dongxoai.binhphuoc.gov.vn.

22. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Tập1, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

23. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Tập2, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

24. Vân Chi, “Phan Bội Châu với vấn đề phụ nữ”, http://gas.hoasen.edu.vn.

25. Doãn Thị Chín (2012), Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đứcngười phụ nữ ở nông thông Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triếthọc, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

26. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị đạo đứctruyền thống, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Trọng Chuẩn (2007), “Khai thác các giá trị truyền thống củaNho giáo phục vụ sự phát triển của đất nước trong điều kiện toàn

cầu hóa”, http://sachhiem.net.28. Phạm Khắc Chương (1993), Giải pháp tình huống trong giáo dục gia

đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

161

29. Nguyễn Hữu Công (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển conngười toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Văn Thị Kim Cúc (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bốmẹ ly hôn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

31. Phan Như Cương (1978), Vấn đề xây dựng con người mới, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.32. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2010), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.33. Phan Đại Doãn (1998), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.34. Vũ Trọng Dung (2008), Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp

CNH, HĐH đất nước, cập nhật ngày 17/3/2008.

35. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội,Hà Nội.

36. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn học, Hà Nội.37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban

Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.43. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), Tập 1, (Ngô Đức Thọ dịch và chú thích),

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.44. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), Tập 2, (Hoàng Văn Lâu dịch và chú

thích), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.45. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), Tập 3, (Hoàng Văn Lâu dịch và chú

thích), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

162

46. Nguyễn Thị Định, http://:vi.wikipedia.org.

47. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2006), Văn hóa và con người Việt Namtrong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo tư tưởng HồChí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Phan Đình Giáp (1918), Nữ học luân lý tập đọc, Hanoi IMP, Mạc ĐìnhTư éditeur.

49. Võ Nguyên Giáp (2006), Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng HồChí Minh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

50. Trần Văn Giàu (1985), Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.51. Thu Hằng, “Tiền lương của nữ ngày càng thấp hơn so với nam giới”,

http://www.thanhnien.com.52. Nguyễn Hùng Hậu (1998), “Một số suy nghĩ về đặc điểm của Nho giáo ở

Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (5).

53. Nguyễn Hùng Hậu (2001), Triết lý văn hóa phương Đông, Nxb Sưphạm, Hà Nội.

54. Nguyễn Hùng Hậu (2003), “Đặc điểm của Nho Việt”, Tạp chí Triếthọc, (3).

55. Nguyễn Hùng Hậu (2010), Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.56. Vũ Thị Hiểu, “Người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay”,

http://congdoan.most.gov.vn.

57. Tú Hoan (2004), "Nho giáo với gia đình Việt Nam truyền thống", Tạpchí Văn hóa, (12), tr.23.

58. Phan Văn Hoàng (1994), “Hồ Chủ Tịch với những yếu tố tích cực củaNho giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (4).

59. Hội Liên hiệp phụ nữ (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

60. Bùi Thị Nhật Hương (2012), Ảnh hưởng thuyết tam tòng, tứ đức đối vớiđạo đức người phụ nữ đồng bằng sông Hồng, Luận văn thạc sĩ Triếthọc, Hà Nội.

163

61. Hoàng Mai Hương (2007), “Pháp luật Việt Nam và quyền tham gia củaphụ nữ theo công ước CEDAW”, Nghiên cứu gia đình và giới, (1).

62. Văn Thị Thanh Hương (2011), “Thực hiện quyền bình đẳng với phụ nữViệt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, http://gdtd.vn.

63. Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội.64. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.65. Trần Đình Hượu (2007), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.66. Chu Hy (1999), Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, Tứ Thư tập chú, Nxb

Văn hóa thông tin, Hà Nội.67. Đặng Cảnh Khanh (2003), Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị

truyền thống, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.68. Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc,

Hà Nội.69. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.70. Vũ Khiêu (1991), Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.71. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.72. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.73. Vũ Khiêu (2009), “Về giá trị đương đại của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (8).

74. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.75. Đặng Phương Kiệt (2006), Gia đình Việt Nam: Những giá trị truyền

thống và các vấn đề tâm - bệnh lý xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.76. Nguyễn Thế Kiệt (Chủ biên) (2001), Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến

trong cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

77. Nguyễn Thế Kiệt (2008), “Đạo đức Nho giáo trong đời sống Việt Nam”,

Tạp chí Lý luận chính trị, (3).

78. Trần Trọng Kim (2006), Nho giáo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

164

79. Nguyễn Xuân Kính (1995), “Quan niệm của nhà Nho về nông dân và gia

đình”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (7).

80. Lê Thị Lan (2002), “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đạitrong xây dựng đạo đức”, Tạp chí Triết học, (7).

81. Mã Giang Lân (1994), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.82. Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (chủ biên) (1994), Các giá trị truyền

thống và con người Việt Nam hiện nay, Tập 1, Chương trình KHCN

cấp nhà nước KX 07, Đề tài KX 07-02, Hà Nội.83. Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (Chủ biên) (1994), Các giá trị truyền

thống và con người Việt Nam hiện nay, Tập 2, Chương trình KHCN

cấp nhà nước KX 07, Đề tài KX 07-02, Hà Nội.84. Nguyễn Thị Kim Loan (2003), “Nho giáo và văn hóa ứng xử của người

Việt bình dân trong quan hệ hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Văn hóaNghệ thuật, (04).

85. Nguyễn Thế Long (1995), Nho giáo ở Việt Nam - Giáo dục và thi cử,Nxb Giáo dục, Hà Nội.

86. Nguyễn Thế Long (1998), Gia đình và dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội.87. Đinh Xuân Lý (chủ biên) (2003), Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí

Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.88. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.89. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.90. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.91. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.92. Trần Thị Tuyết Mai (2008), “Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn

hóa trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, (20).

93. Vũ Duy Mền (2010), Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

165

94. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữtrong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.96. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.97. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.98. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.99. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.100. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.101. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.102. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.103. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.104. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội105. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.106. Lê Minh (1997), Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động107. Lê Minh (2000) Gia đình và người phụ nữ, Nxb Lao động, Hà Nội.108. Ngọc Minh, “Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử”,

tuyentruyen.dongthap.gov.vn.

109. Nguyễn Quang Minh (1931), Phong hóa tân biên - phụ - Huấn nữ ca,

Nxb Sài Gòn.

110. Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo vềgiáo dục con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

111. Nguyễn Quang Ngọc (2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục,Hà Nội.

112. Phan Ngọc (2008), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.113. Bùi Văn Nguyên (1984), “Vài nét về tinh thần chống hệ ý thức Nho giáo

trong văn học dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, (01).

114. Hoàng Thị Ái Nhiên (2009), “Phụ nữ Việt Nam tự hào làm theo Di chúc

của Bác Hồ”, Tạp chí Cộng sản, (9).

115. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (2003), Quốc triều Hình luật, Nxb

thành phố Hồ Chí Minh.116. Nguyễn Thị Ninh (2008), “Công tác cán bộ phụ nữ trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (6).

166

117. Tôn Diễn Phong, "Sự truyền bá, phát triển và biến đổi của tư tưởng Nhogiáo ở Việt Nam", Tạp chí Hán Nôm, (4), tr.3.

118. Lê Văn Quán (1993), Khảo luận tư tưởng Chu Dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.119. Lê Văn Quán (1997), “Bác Hồ với học thuyết Nho giáo”, Tạp chí Cộng

sản, (11).

120. Lê Văn Quán (1997), “Lễ giáo Nho gia phong kiến kìm hãm bước tiến lên

của phụ nữ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (01).

121. Lê Văn Quán (2003), “Thử bàn về đạo “hiếu” của Nho gia”, Tạp chí HánNôm, (2).

122. Quốc hội, “Luật Hôn nhân gia đình” http://vi.wikisource.org.

123. Quốc hội, “Luật Lao động”, http://vi.wikisource.org.

124. Lê Đức Quý (2003), Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.125. Lê Thị Quý (1993), “Nho giáo và văn hóa gia đình hiện nay”, Tạp chí

Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, (4).

126. Lê Thị Quý (2003), Người phụ nữ trong gia đình đô thị, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

127. Nguyễn Duy Quý (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay. Vấn đề vàgiải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

128. Phạm Côn Sơn (2005), Gia lễ xưa và nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.129. Nguyễn Đức Sự (2009) “Vị trí và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt

Nam”, Tạp chí Triết học, (10).

130. Nguyễn Đức Sự (2009), "Vị trí của Nho giáo thời kỳ cực thịnh của chếđộ phong kiến Việt Nam", Tạp chí Triết học, (10), tr.16.

131. Nguyễn Đức Sự (2011), Nho giáo với khía cạnh tôn giáo của Nho giáo,Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

132. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.133. Cung Kim Tiến (2002), Từ điển Triết học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.134. Bùi Huy Tiến (Tuần phủ Vĩnh Yên) (1929), Nữ Huân (Nhời dạy con gái

khi về nhà chồng), Lmprimerie Tonkinots e, Rue du Chanvre.135. Lê Sĩ Thắng (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

167

136. Lê Sĩ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.137. Nguyễn Q. Thắng (1994), Sơ lược Hoàng Việt Luật lệ (bước đầu tìm

hiểu luật Gia Long), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.138. Chi Thanh (1939), Tiết - Hạnh, Nxb Bibliotheque.

139. Trần Thành (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

140. Trần Đình Thảo (1995), “Về ảnh hưởng của Nho giáo đối với con ngườiViệt Nam trong lịch sử”, Tạp chí Triết học, (4).

141. Chương Thâu (1998), “Nho giáo với vấn đề “Hiện đại hóa” ở ViệtNam”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (2).

142. Trần Ngọc Thêm (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.143. Lê Thi (1998), Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi

nông nghiệp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.144. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.145. Lê Thi (2004), Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự

phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.146. Lê Thi (2006), Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam

hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.147. Lê Thi (2007), “Những cản trở đối với sự phát triển của em gái trong gia đình

Việt Nam - xưa và nay”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (1).

148. Lê Thi (2009), Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhângia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa họcXã hội, Hà Nội.

149. Trần Nho Thìn (2010), “Nho giáo và nữ quyền”, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.

150. Hoàng Bá Thịnh (2009), “Vài nét về tỷ lệ nữ cán bộ cơ sở hiện nay”, Tạpchí Con số & Sự kiện, (10).

151. Nguyễn Thị Thọ (2011), Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

168

152. Vi Chính Thông (1996), Nho giáo với Trung Quốc ngày nay, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.153. Đinh Khắc Thuân (2004), "Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng xã Việt

Nam qua tư liệu hương ước", Tạp chí Tôn giáo, (6), tr.17.

154. Hoàng Thị Thuận (2011), Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đốivới người phụ nữ Việt Nam xưa và nay, Đề tài nghiên cứu khoa họccấp trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

155. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

156. Nguyễn Tài Thư (1994), Nho học và Nho học ở Việt Nam, Nxb Khoa họcxã hội, Hà Nội.

157. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng vàtôn giáo vào con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.158. Nguyễn Tài Thư (1999), “Về nguồn gốc của chế độ phong kiến xã hội và

đạo đức phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (6).

159. Nguyễn Tài Thư (2002), “Nho giáo và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (5).

160. Nguyễn Tài Thư (2009), “Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo ViệtNam”, Tạp chí Triết học, (6).

161. Trần Mạnh Thường (1996), Tục ngữ ca dao Việt Nam (chọn lọc), Nxb

Văn hóa dân tộc, Hà Nội.162. Phan Mạnh Toàn (2006), "Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi Nho giáo

ở Việt Nam", Tạp chí Giáo dục lý luận, (8), tr.44.

163. Phan Mạnh Toàn (2011), Ảnh hưởng của Nhân- Lễ trong Nho giáo đốivới đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học.

164. Lê Thị Linh Trang, “Vị trí vai trò của người phụ nữ trong xu thế hộinhập của đất nước”, http://www.haugiang.gov.vn/.

165. Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ (1995), Gia đình và địa vịngười phụ nữ trong xã hội cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

169

166. Nguyễn Minh Tuấn (2004), “Những giá trị tích cực của Nho giáo trong bộluật Hồng Đức”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, (4).

167. Lê Thị Nhâm Tuyết (2010), Những hủ tục bất công trong vòng đời ngườiphụ nữ Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

168. Từ điển Hán nôm, hannom.huecit.vn/VietHan/tabid/60/Default.aspx169. Mạnh Tử (quyển hạ) (1950), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Thuận Hóa, Sài Gòn.

170. Mạnh Tử (quyển Thượng) (1950), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Trí ĐứcTòng Thơ, Sài Gòn.

171. Nguyễn Đình Tường (2002), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trịđạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giảipháp khắc”, Tạp chí Triết học, (6).

172. Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên) (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Namhiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

173. Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học vềphụ nữ (1991), Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.174. Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam - Viện Harvard - Yenching Hoa

Kỳ (2006), Nho giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.175. Nguyễn Khắc Viện (2000), Bàn về đạo Nho, Nxb Thế giới, Hà Nội.176. Trần Nguyên Việt (2002), “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái

phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”,

Tạp chí Triết học, (5).

177. Trần Nguyên Việt (2004), “Phạm trù “Đức” trong học thuyết của KhổngTử, Tạp chí Triết học, (3).

178. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2003), Lịch sử triết học, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

179. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2003), Triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

180. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.181. Trần Ngọc Vương (2000), “Vận mệnh của Nho giáo qua những biến thiên lịch

sử nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (12-198).

170

182. Trần Quốc Vượng (2001), Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb Văn hóa,Hà Nội.

183. Website: http://www.hvcsnd.edu.

184. Website: http://www.nhandan.com.vn.

185. Website: www.abankersecret.com.

186. Website: www.baocantho.com.vn.

187. Website: www.tusachthantien.com/tstt/.

188. Website: http://m.phunuonline.com.vn/the-gioi/the-gioi-quanh-ta/phu-

nu-trung-quoc-chiu-canh-thiet-thoi.

189. Nguyễn Bình Yên (1999), Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong kiếntrong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc phục, Luận ántiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

190. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII- XVIII, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.191. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.