27
HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19 Tài liệu dành cho Nhân viên Y tế tại các Phòng khám ngoại trú HIV Tài liệu này được tài trợ bởi CDC Hoa Kỳ

HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

HỎI - ĐÁP VỀTIÊM PHÒNG COVID-19

Tài liệu dành cho Nhân viên Y tế tại cácPhòng khám ngoại trú HIV

Tài liệu này được tài trợ bởi CDC Hoa Kỳ

Page 2: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

COVID-19 LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

COVID-19 lây chủ yếu qua giọt bắn, qua không khí, và qua tiếp xúc. SARS-CoV-2 trong dịch hô hấp của người nhiễm phát tán ra môi trường qua các giọt bắn và các hạt mù (aerosol). Người mắc COVID-19 có khả năng lây truyền virus ngay trước khi có triệu chứng; nguy cơ cao nhất là trong 5 ngày đầu của bệnh.

Một người có nguy cơ nhiễm COVID-19 khi hít phải các giọt bắn hoặc hạt mù chứa virus; bị các giọt dịch/hạt mù này bám lên niêm mạc mắt, mũi, miệng; hoặc do bàn tay nhiễm virus rồi đưa lên mắt mũi miệng. Tiếp xúc gần trong khoảng 2 mét hoặc tiếp xúc trong không gian kín với người mắc COVID-19 là yếu tố nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.

01Một số biến chủng mới của SARS-CoV-2 (như chủng Delta) có nồng độ virus trong hầu họng người mắc cao hơn so với các chủng gốc, có khả năng lây truyền COVID-19 cao, ngay cả khi người mắc đã được tiêm đủ vắc xin.

Page 3: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

COVID-19 NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

SARS-CoV-2 gây một phổ bệnh rộng từ không triệu chứng đến triệu chứng vừa, và nặng. Giai đoạn ủ bệnh kéo dài 2-14 ngày. Các biểu hiện của COVID-19 bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ; đau họng, ngạt mũi/chảy nước mũi, ho; mất vị giác và khứu giác, tiêu chảy; các biểu hiện nặng bao gồm viêm phổi, suy hô hấp; viêm cơ tim; suy thận; shock; đông máu, tắc mạch; nhiễm khuẩn huyết, và các biến chứng khác.

COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng ở người cao tuổi (>65 tuổi), người có bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý thận, v.v... Tỷ lệ tử vong của COVID-19 vào khoảng >2%.

SARS-CoV-2 lây lan nhanh và mạnh, gây đại dịch trên toàn cầu với hàng trăm triệu người mắc và hàng triệu ca tử vong. COVID-19 gây áp lực lớn lên hệ thống y tế khi số ca bệnh nặng cần hồi sức tích cực vượt quá năng lực của các cơ sở y tế của từng vùng và cả quốc gia. COVID-19 đang gây khủng hoảng cả về y tế, kinh tế và xã hội cho hầu hết các quốc gia trên thế giới.

02COVID-19

SARS-CoV-2 lây lan nhanh và mạnh, gây đại dịch trên toàn cầu với hàng trăm triệu người mắc và hàng triệu ca tử vong. COVID-19 gây áp lực lớn lên hệ thống y tế khi số ca bệnh nặng cần hồi sức tích cực vượt quá năng lực của các cơ sở y tế của từng vùng và cả quốc gia. COVID-19 đang gây khủng hoảng cả về y tế, kinh tế và xã hội cho hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Page 4: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

COVID-19 CÓ THỂ PHÒNG NGỪA NHƯ THẾ NÀO?

Mục đích của phòng ngừa là hạn chế tối đa số người mắc và tử vong do bệnh, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và xã hội do COVID-19.

Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 ở cấp độ quốc gia bao gồm giám sát dịch; truy vết các ca tiếp xúc; cách ly nguồn lây; và xây dựng miễn dịch bảo vệ thông qua tiêm phòng vắc xin. Ở cấp độ cá nhân và cộng đồng, các biện pháp dự phòng được thể hiện qua thông điệp 5K - Khẩu trang, Khai báo y tế, Khử khuẩn, Không tiếp xúc, Khoảng cách - và tiêm phòng vắc xin.

Nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh cần thực hiện phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa giọt bắn, và phòng ngừa lây truyền đường không khí.

Biện pháp phòng ngừa chủ động và bền vững nhất đổi với COVID-19 là tiêm phòng vắc xin.

03

Page 5: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

COVID-19 CÓ NẶNG HƠN Ở NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV KHÔNG?

Nhiễm HIV có thể là yếu tố nguy cơ làm COVID-19 diễn biến nặng và tử vong. Người sống chung với HIV (người có HIV – NCH) > 65 tuổi hoặc đang có các bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, cao huyết áp, suy thận) và những người có số lượng tế bào CD4 thấp và tải lượng virus HIV trên ngưỡng phát hiện có nguy cơ diễn biến bệnh nặng cao hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều cơ quan quốc tế khuyến cáo NCH nên được ưu tiên tiêm phòng COVID-19.

04

Page 6: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

VẮC XIN COVID-19 HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Vắc xin COVID-19 chứa vật chất di truyền hoặc kháng nguyên của SARS-CoV-2. Mục tiêu tác động của vắc xin là protein gai mà virus sử dụng để xâm nhập vào cơ thể người.

Trong cơ thể chúng ta, vắc xin huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện và chống lại virus bằng cả miễn dịch dịch thể (thông qua các kháng thể) và miễn dịch tế bào (các tế bào lympho T). Cơ thể thường mất khoảng 2 tuần để tạo miễn dịch đủ mạnh để chống lại virus.

Vắc xin bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm COVID-19 hoặc không bị bệnh nặng nếu vẫn nhiễm virus. Trên phạm vi cộng đồng, tiêm phòng tạo miễn dịch quần thể giúp kiểm soát lây truyền virus. Tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định có thể bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ mắc bệnh nặng do các chủng mới của SARS-CoV-2, giảm nguy cơ lây truyền virus cho người khác.

05

Page 7: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

CÁC VẮC XIN COVID-19 CÓ GÌ KHÁC NHAU?

Các vắc xin COVID-19 khác nhau theo cơ chế đưa vật chất di truyền hoặc kháng nguyên của virus vào trong cơ thể người.

Vắc xin mRNA (vắc xin Pfizer- BioNTech và Moderna): Vắc xin chứa ARN thông tin (mRNA) mã hóa protein gai của SARS-CoV-2, được tế bào xử lý để tạo ra protein, giúp cơ thể nhận diện và tạo đáp ứng miễn dịch chống lại virus. Vắc xin vectơ virus không sao chép (vắc xin AstraZeneca, Johnson & Johnson): Gen mã hóa protein gai của SARS-CoV-2 được gắn vào một virus vectơ. Virus vectơ không nhân bản trong cơ thể người mà chỉ tạo ra protein gai, kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.

Vắc xin bất hoạt toàn tế bào (vắc xin Sinopharm, Sinovac): Toàn bộ virus SARS-CoV-2 bị bất hoạt và được sử dụng để tạo ra vắc xin.Vắc xin tiểu đơn vị (vắc xin Nanocovax đang phát triển của Việt Nam): Gen mã hóa protein gai của SARS-CoV-2 được gắn vào một virus khác; virus này được nuôi cấy để tạo ra protein gai sử dụng cho vắc xin.Vắc xin ADN (đang trong giai đoạn phát triển): Gen mã hóa protein gai của SARS-CoV-2 được gắn vào một ADN vòng; tế bào xử lý thông tin di truyền và tạo ra kháng nguyên gai, kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chống lại virus.

06

Page 8: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

NCH CÓ THỂ TIẾP CẬN VẮC XIN COVID-19 NHƯ THẾ NÀO?

Bộ Y tế khuyến nghị tiêm vắc xin COVID-19 cho tất cả mọi người trong cộng đồng từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên những người có nguy cơ mắc COVID-19 nặng như người trên 65 tuổi, người bị bệnh mạn tính, bao gồm cả nhiễm HIV. Vắc xin mới đây được chỉ định mở rộng cho cả trẻ em. Tất cả mọi người có thể đăng ký tiêm vắc xin COVID-19 trên hệ thống https : // t iemchungcovid19.gov.vn/ , https://ebh.vn/tin-tuc/so-suc-khoe-di-en-tu và một số website khác của Bộ Y tế, hoặc liên hệ với chính quyền nơi sinh sống. NCH có thể liên hệ cả với phòng khám nơi đang điều trị để biết thêm chi tiết về kế hoạch và lịch tiêm chủng.

07

ĐÃ TIÊMVẮC XIN

Page 9: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

VẮC XIN COVID-19 CÓ AN TOÀN CHO NCH KHÔNG?CÓ LÀM CHO TÌNH TRẠNG HIV XẤU HƠN?

Vắc xin COVID-19 AN TOÀN đối với mọi người nói chung và cả NCH.

Tất cả các vắc xin COVID-19 được phê duyệt hiện nay không chứa virus SARS-CoV-2 sống nên hoàn toàn an toàn với NCH. Các dữ liệu hiện có cho thấy các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 trên NCH cũng tương tự như trên người không có HIV, và lợi ích mà vắc xin mang lại vượt trội hơn so với nguy cơ của chúng.

Vắc xin COVID-19 KHÔNG làm cho tình trạng HIV xấu hơn.

Điều lớn nhất tác động đến tình trạng HIV của bệnh nhân là khi họ ngừng sử dụng ARV, cho phép HIV nhân lên trong cơ thể và làm suy yếu hệ miễn dịch. Vắc xin COVID-19 giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi bị bệnh nặng và duy trì sức khỏe của họ.

08

Page 10: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

VẮC XIN COVID-19 CÓ HIỆU QUẢ Ở NCH KHÔNG?

CÓ HIỆU QUẢ!

Một số nghiên cứu cho thấy vắc xin COVID-19 mang đến lợi ích cho NCH tương tự như đối với tất cả mọi người - ngăn ngừa bệnh COVID-19 nặng và giảm nguy cơ lây truyền virus.

Vắc xin có hiệu quả tốt nhất trên những NCH đang điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện và số lượng tế bào CD4 ≥ 200/mm3.

NCH có tải lượng virus cao và suy giảm miễn dịch nặng có thể đáp ứng kém hơn với vắc xin, nhưng vẫn đạt được mức bảo vệ nhất định so với người không tiêm phòng.

09

Page 11: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ HIV CÓ BẢO VỆ ĐƯỢC NCH KHỎI NHIỄM COVID-19?

Hiện chưa có bằng chứng về việc các thuốc điều trị HIV có thể ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh COVID-19. Các nghiên cứu trên lopinavir/ritonavir, một thuốc ức chế protease, không cho thấy có hiệu quả.

Không khuyến cáo NCH thay đổi phác đồ điều trị HIV để ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19. NCH cần tiêm vắc xin để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm bệnh hoặc không bị bệnh nặng.

10

Page 12: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

NCH CÓ NÊN DỪNG THUỐC ARV KHI ĐANG TIÊM VẮC XIN?

KHÔNG! Các thuốc ARV sử dụng để điều trị HIV không gây ức chế miễn dịch và do đó không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Ngoài ra, các vắc xin được phê duyệt không có tương tác với các thuốc ARV.

NCH không được dừng thuốc ARV khi tiêm vắc xin COVID-19. Việc dừng thuốc ARV có thể làm cho NCH có nguy cơ cao hơn bị mắc các bệnh liên quan đến HIV và nguy cơ mắc COVID-19 ở mức nặng hơn.

11

Page 13: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

PHỤ NỮ MANG THAI, CHO CON BÚ, HOẶC CÓ KẾ HOẠCH MANG THAI CÓ NÊN TIÊM VẮC XIN COVID-19?

Phụ nữ mang thai (PNMT) có nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn, nguy cơ sinh non và có các biến chứng bất lợi trong thai kỳ.

Các dữ liệu hiện có cho thấy không có bất cứ lo ngại nào về nguy cơ của vắc xin COVID-19 đối với PNMT và thai nhi. PNMT được tiêm vắc xin có đáp ứng tốt với vắc xin và có thể truyền kháng thể cho con qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ. Vắc xin không tác động lên việc tạo và tiết sữa ở người phụ nữ đang cho con bú.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Người phụ nữ cần được tư vấn về nguy cơ mắc COVID-19 trong thai kỳ, hiệu quả tiềm năng của tiêm phòng trong bối cảnh dịch COVID-19. Không có khuyến nghị về xét nghiệm thai thường quy trước khi tiêm vắc xin.

Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai vẫn có thể tiêm vắc xin COVID-19 như các đối tượng khác. Vắc xin không ảnh hưởng lên chu kỳ kinh nguyệt hoặc khả năng sinh sản trong tương lai.

12

Page 14: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

Không nên trì hoãn tiêm vắc xin cho NCH trên cơ sở ức chế virus và/hoặc số lượng tế bào CD4. Do NCH có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và nguy cơ tử vong cao hơn, họ cần được ưu tiên tiêm vắc xin.

NCH đã kiểm soát tốt HIV có đáp ứng miễn dịch với vắc xin tương tự như những người không có HIV, nghĩa là họ có thể tạo được miễn dịch bảo vệ sau tiêm phòng.

NCH mới điều trị ARV cần được tư vấn rằng đáp ứng miễn dịch của họ có thể yếu hơn so với quần thể chung nên họ cần thực hiện tất cả hướng dẫn hiện hành để bảo vệ bản thân, kể cả sau khi tiêm vắc xin. Ngoài ra, những người chăm sóc và người sống cùng nhà nên được khuyến khích tích cực tiêm vắc xin để bảo vệ cho NCH có tải lượng virus cao/số lượng tế bào CD4 thấp.

NCH đang mắc lao hoặc các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác vẫn cần được tiêm phòng COVID-19. Vắc xin không tương tác với các thuốc điều trị của họ và vẫn giúp họ có khả năng bảo vệ khỏi mắc hoặc bị bệnh nặng do COVID-19.

13 CÓ KHUYẾN CÁO NÀO VỀ VIỆC TIÊM VẮC XIN Ở NCH CĂN CỨ TRÊN SỐ LƯỢNGTẾ BÀO CD4 VÀ SỰ ỨC CHẾ VIRUS KHÔNG?

Page 15: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

CÓ LOẠI VẮC XIN COVID-19 NÀO DÀNH RIÊNG CHO NCH KHÔNG?

Các vắc xin COVID-19 có khác nhau về cơ chế đưa kháng nguyên virus vào cơ thể nhưng hầu hết đều có tính an toàn và khả năng tạo miễn dịch. Tất cả các vắc xin được phê duyệt sử dụng tại Việt Nam đều có hiệu quả trong dự phòng bệnh COVID-19 nặng và tử vong. Không có vắc xin COVID-19 nào được thiết kế riêng cho NCH. Vắc xin tốt nhất chính là vắc xin có tại thời điểm được chỉ định cho người dùng. NCH không nên trì hoãn việc tiêm vắc xin dù là để chờ đợi loại vắc xin họ mong muốn hoặc vì bất cứ lý do gì.

14

Page 16: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

NHỮNG NGƯỜI ĐÃ MẮC COVID-19 CÓ NÊN TIÊM VẮC XIN?

CÓ, HỌ NÊN TIÊM VẮC XIN! Do đáp ứng miễn dịch của những người đã nhiễm COVID-19 có thể khác nhau (một số có đáp ứng miễn dịch yếu, số khác đáp ứng mạnh hơn), và vì chúng ta không biết miễndịch sẽ duy trì trong thời gian bao lâu saukhi mắc bệnh, những người đã nhiễm COVID-19 vẫn cần được tiêm vắc xin.

Những người đang có triệu chứng của COVID-19 có thể trì hoãn tiêm vắc xin cho đến khi họ hồi phục.

Hướng dẫn hiện hành của BYT Việt Nam khuyến cáo trì hoãn tiêm phòng COVID-19 đối với những người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

15

Page 17: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

Khi khám sàng lọc trước tiêm vắc xin, nhân viên y tế (NVYT) sẽ hỏi người được tiêm hiện có đang bị suy giảm miễn dịch nặng hay không. Mục đích của sàng lọc là để xác định người đó có thuộc đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc xin hay không, liên quan đến nguy cơ tác dụng phụ. Không có câu hỏi nào về việc người được tiêm có nhiễm HIV hay không.

Tư vấn cho các bệnh nhân HIV của bạn về tình trạng miễn dịch của họ trước tiêm phòng COVID-19. Nếu NCH đang điều trị ARV và kiểm soát tốt tình trạng HIV (tải lượng vi-rút HIV < 200 bản sao/mL, và/hoặc số lượng CD4 ≥ 200 tế bào/mm3), họ không còn được coi là bị suy giảm miễn dịch. Trong trường hợp HIV chưa được kiểm soát tốt, vắc xin vẫn hữu ích trong việc bảo vệ họ khỏi mắc COVID-19 ở mức nặng.

16 NCH NÊN BÁO CÁO VỀ TÌNH TRẠNG MIỄN DỊCH CỦA HỌ NHƯ THẾ NÀO KHI KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM VẮC XIN?

Page 18: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

CÁC TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP CỦA VẮC XIN COVID-19 VÀ CÁCH XỬ TRÍ?

Các vắc xin COVID-19 có thể gây tác dụng phụ ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, bao gồm mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt; đau, đỏ và sưng tại vị trí tiêm. Đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang phản ứng với vắc xin và đang tạo ra khả năng bảo vệ. Tỷ lệ xuất hiện của mỗi tác dụng phụ có thể lên đến >10% và có thể có vài tác dụng phụ xuất hiện cùng một lúc trên cùng một người. Các tác dụng phụ thường mất đi trong vòng vài ngày.

Người được tiêm vắc xin nên làm theo các khuyến nghị trong Phiếu tiêm chủng mà họ được phát sau khi tiêm. Khi có bất cứ tình trạng đau hoặc khó chịu nào, người được tiêm có thể sử dụng paracetamol, ibuprofen, hoặc thuốc kháng histamin; chườm khăn mát, ẩm lên khu vực tiêm để giảm đau.

Không sử dụng thuốc trước khi tiêm nhằm mục đích ngăn ngừa các tác dụng phụ của vắc xin. Người có phản ứng tại chỗ hoặc các triệu chứng hệ thống nhẹ sau khi tiêm một liều vắc xin COVID-19 không có chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 trong tương lai.

17

Page 19: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

CÁC TÁC DỤNG PHỤ NGHIÊM TRỌNG CỦA VẮC XIN COVID-19 LÀ GÌ?

Sốc phản vệ gặp ở khoảng 2-5 ca/một triệu trường hợp tiêm; thường ở những người có tiền sử sốc phản vệ trước đó. Người bị sốc phản vệ sau tiêm cần được cấp cứu tại chỗ và chuyển điều trị tại cơ sở y tế. Bộ Y tế khuyến cáo, những người có sốc phản vệ sau tiêm một liều vắc xin COVID-19 sẽ có chống chỉ định với vắc xin COVID-19 cùng loại.

Hội chứng huyết khối giảm tiểu cầu (TTS) gặp ở khoảng 4-6 ca/một triệu trường hợp tiêm, thường gặp hơn ở phụ nữ trẻ tuổi sau tiêm vắc xin công nghệ vectơ virus. TTS liên quan đến việc hình thành các cục máu đông trong mạch máu đi kèm với giảm tiểu cầu, biểu hiện dưới dạng khó thở, đau ngực, phù chân, đau bụng, đau đầu nặng, xuất huyết trên da.

Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim gặp ở khoảng 4-40 ca/một triệu trường hợp tiêm; thường gặp hơn ở nam giới trẻ tuổi, sau tiêm vắc xin công nghệ mRNA, tần suất cao hơn sau tiêm mũi 2; biểu hiện bằng đau ngực, khó thở, đánh trống ngực.

Những người có TTS hoặc viêm cơ tim sau tiêm vắc xin cần được nhập viện điều trị để tránh diễn biến trầm trọng khó tiên lượng. Tư vấn bệnh nhân của bạn gọi điện qua đường dây nóng hoặc đến bệnh viện nếu gặp phải các triệu chứng nặng như khó thở, phù mặt, rối loạn ý thức hoặc co giật, đau ngực hoặc đánh trống ngực.

18

Page 20: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

TIÊM PHỐI HỢP VẮC XIN LÀ GÌ? CÓ THỂ PHỐI HỢP VẮC XIN COVID-19 HAY KHÔNG?

Tiêm phối hợp là việc sử dụng hai vắc xin công nghệ khác nhau cho mũi 1 và mũi 2 trong phác đồ tiêm.

Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng cùng loại vắc xin cho cả hai lần tiêm phòng COVID-19 nếu có thể.

Các dữ liệu gần đây cho thấy tiêm phối hợp vaccine COVID-19 vẫn có khả năng tạo miễn dịch tốt chống lại virus.

Trong trường hợp nguồn cung vắc xin hạn chế, có thể phối hợp các loại vắc xin nhưng cần tuân thủ khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và của nhà sản xuất.

19

COVISHIELD

COVA

XIN

Page 21: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

CÓ CẦN DÙNG THÊM MỘT LIỀU VẮC XIN COVID-19 TĂNG CƯỜNG?

Hiện có bằng chứng cho thấy việc tiêm đủ mũi vắc xin COVID-19 theo quy định có thể không bảo vệ được cơ thể chống lại các biến chủng mới của SARS-CoV-2. Những người có suy giảm miễn dịch nặng như người ghép tạng, người điều trị ung thư, hoặc một số NCH chưa điều trị ARV hiệu quả có thể không tạo đủ miễn dịch sau quy trình tiêm vắc xin COVID-19 thông thường. Miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin có thể giảm dần theo thời gian.

Một số quốc gia đã phê duyệt sử dụng liều vắc xin tăng cường để bảo vệ những người có suy giảm miễn dịch và để chống lại các biến chủng mới của SARS-CoV-2.

Cho đến khi có các khuyến cáo chính thức về liều vắc xin tăng cường tại Việt Nam, điều quan trọng đối với NCH cũng như tất cả mọi người trong cộng đồng là tiêm vắc xin COVID-19 sớm nhất có thể và tiêm đủ liều theo quy định.

20

Page 22: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

MỌI NGƯỜI CÓ AN TOÀN VỚI BỆNH COVID-19 SAU TIÊM VẮC XIN?

Thông thường, cơ thể sẽ mất ít nhất hai tuần để tạo miễn dịch sau khi tiêm vắc xin. Như vậy, một người vẫn có khả năng bị nhiễm virus ngay trước hoặc sau khi tiêm vắc xin và làm lây truyền bệnh cho người khác. Ngoài ra, sự bảo vệ của vắc xin trước các biến chủng mới của SARS-CoV-2 có thể không hiệu quả như đối với chủng virus gốc. Do đó, sau khi đã tiêm vắc xin COVID-19, mọi người vẫn cần phải tuân thủ thực hành 5K theo quy định của Bộ Y tế: Khẩu trang – Khử Khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp cho người được tiêm và tất cả mọi người trong cộng đồng được an toàn.

21

5K

Page 23: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

CẦN KHUYẾN CÁO GÌ THÊM CHO NCH TRONG TÌNH HUỐNG DỊCH COVID-19?

Tư vấn các bước mà NCH có thể thực hiện ngoài các khuyến cáo chung:

Đảm bảo có ít nhất 30 đến 90 ngày thuốc HIV.

Cung cấp cho họ số điện thoại hoặc các cách thức khác để liên lạc với nhân viên phòng khám ngoại trú trong các tình huống nhất định do dịch COVID-19 gây ra.

NCH có thể cần nhiều hỗ trợ hơn từ bạn bè, gia đình, hàng xóm, cán bộ y tế, và những người khác. Tư vấn cho họ duy trì kết nối từ xa, như qua internet, điện thoại để giúp họ giữ sức khỏe tinh thần, vốn đặc biệt quan trọng đối với NCH.

22

Page 24: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

NHÂN VIÊN Y TẾ CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV KHI TIÊM VẮC XIN CHO NCH KHÔNG?

HIV và các virus đường máu khác (như VGB, VGC) có thể lây truyền qua các vết thương do kim tiêm. NVYT phải luôn tuân thủ an toàn tiêm và dự phòng chuẩn bất cứ khi nào họ thực hiện tiêm cho bất cứ ai mà không cần biết người đó có nhiễm loại virus đường máu nào hay không. Nhân viên tiêm vắc xin cũng nên mang khẩu trang và tấm che mặt để bảo vệ bản thân khỏi hít phải các giọt bắn hoặc các hạt mù chứa virus gây COVID-19.

Trường hợp xảy ra tai nạn đâm kim trong quá trình tiêm vắc xin, NVYT cần làm theo các hướng dẫn của Bộ Y tế về Dự phòng sau phơi nhiễm HIV, bao gồm rửa sạch vết thương ngay sau tai nạn và uống thuốc ARV dự phòng nếu có chỉ định.

23

Page 25: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

24 NGƯỜI SỬ DỤNG PREP NÊN LƯU Ý ĐIỀU GÌ VỀ COVID-19 VÀTIÊM PHÒNG COVID-19?

Người sử dụng PrEP cần biết:

Nguy cơ mắc COVID-19 của họ tương đương với quần thể dân cư chung.Cần áp dụng tất cả các biện pháp phòng COVID-19 theo khuyến cáo chung, bao gồm cả tiêm vắc xin. Các thuốc PrEP không có tác dụng điều trị hoặc dự phòng COVID-19.Vắc xin COVID-19 không tương tác với thuốc PrEP; người dùng PrEP vẫn cần uống đủ thuốc PrEP TRƯỚC, TRONG, và SAU khi tiêm vắc xin.Cần chuẩn bị đủ thuốc PrEP (30 đến 90 ngày) trong mùa dịch COVID-19.

Page 26: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

25 NHÂN VIÊN Y TẾ CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO NCH VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG PREP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19?

Hãy làm những việc dưới đây để giúp NCH/ khách hàng PrEP tiêm phòng COVID-19 một cách tự tin:

Giải thích về việc vắc xin quan trọng như thế nào với sức khỏe của họ và gia đình họGiải thích về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin đối với mọi người, kể cả NCH và người sử dụng PrEP.Nhấn mạnh rằng NCH kiểm soát tốt tình trạng HIV thì không còn suy giảm miễn dịch và vẫn đáp ứng tốt với vắc xin COVID-19; vắc xin vẫn có khả năng bảo vệ đối với người chưa kiểm soát được HIV và họ vẫn cần được tiêm phòng.

Việc chứng kiến những người cùng hoàn cảnh đã tiêm vắc xin có ý nghĩa khích lệ đối với NCH và người sử dụng PrEP. Hãy chia sẻ với họ về những người đã tiêm vắc xin mà bạn biết. NVYT cũng cần tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ bản thân và người bệnh khỏi COVID-19. Đó cũng là trách nhiệm nêu gương và truyền động lực về việc tiêm vắc xin cho các bệnh nhân của bạn, vì sức khỏe của họ và sức khỏe của cộng đồng.

Page 27: HỎI - ĐÁP VỀ TIÊM PHÒNG COVID-19

TÀI LIỆU/ NGUỒN THAM KHẢO

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/facts.htmlhttps://www.cdc.gov/hiv/basics/covid-19.htmlhttps://www.hivma.org/globalassets/covid-19-vaccines-hiv-faq.pdfhttps://hivclinic.ca/information-on-covid-19-for-people-living-with-hiv/ https://www.hiv.gov/hiv-basics/staying-in-hiv-care/other-re-lated-health-issues/coronavirus-covid-19 https://www.aidsmap.com/about-hiv/have-covid-19-vaccines-been-tested-people-hivhttps://www.who.int/publications/i/item/WHO-2019-nCoV-Clinical-HIV-2021.1https://www.who.int/publications/i/item/WHO-2019-nCoV-vac-cines-SAGE_recommendation-AZD1222-2021.1https://emohbackup.moh.gov.vn/publish/home?documentId=8535https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7749647/