23
NM THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH Phòng KTAN-BHLĐ ------------------ CÂU HỎI – ĐÁP ÁN VẬN HÀNH AN TOÀN TUA BIN NƯỚC --------------- Câu 1: Hệ thống điều chỉnh Tua bin nước cần phải đảm bảo những chức năng gì ? Trả lời : Hệ thống điều chỉnh Tua bin nước cần phải đảm bảo được những chức năng sau : 1. Dừng và khởi động tổ máy bằng tay và tự động. 2.Tổ máy làm việc ổn định ở tất cả các chế độ. 3. Tham gia điều chỉnh tần số của hệ thống năng lượng. 4. Khi thay đổi công suất tổ máy bộ điều tốc phải chuyển động mềm mại (không có hiện tượng giật). 5 .Không vượt quá trị số giới hạn lồng tốc của tổ máy cũng như áp suất và chân không trong đường chảy của tua bin khi bị khi bị sa thải phụ tải (điều chỉnh đảm bảo). 6.Tự động hạn chế độ mở lớn nhất của bộ cánh hướng nước khi thay đổi cột nước. 7.Thay đổi tự động và bằng tay quan hệ liên hợp theo cột nước (cho Tua bin cánh quay). Chỉ số độ dư không đồng đều của bộ điều chỉnh tốc độ của Tua bin nước do Tổng Công ty Điện lực quy định, chỉ được phép thay đổi trị số trên khi Tổng Công ty Điện lực cho phép. Câu 2 : 1

Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Embed Size (px)

DESCRIPTION

tài liệu

Citation preview

Page 1: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

NM THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH Phòng KTAN-BHLĐ ------------------

CÂU HỎI – ĐÁP ÁNVẬN HÀNH AN TOÀN TUA BIN NƯỚC

---------------

Câu 1: Hệ thống điều chỉnh Tua bin nước cần phải đảm bảo những chức năng gì ?Trả lời : Hệ thống điều chỉnh Tua bin nước cần phải đảm bảo được những chức năng sau :

1. Dừng và khởi động tổ máy bằng tay và tự động.2.Tổ máy làm việc ổn định ở tất cả các chế độ.3. Tham gia điều chỉnh tần số của hệ thống năng lượng.4. Khi thay đổi công suất tổ máy bộ điều tốc phải chuyển động mềm

mại (không có hiện tượng giật).5 .Không vượt quá trị số giới hạn lồng tốc của tổ máy cũng như áp suất

và chân không trong đường chảy của tua bin khi bị khi bị sa thải phụ tải (điều chỉnh đảm bảo).

6.Tự động hạn chế độ mở lớn nhất của bộ cánh hướng nước khi thay đổi cột nước.

7.Thay đổi tự động và bằng tay quan hệ liên hợp theo cột nước (cho Tua bin cánh quay). Chỉ số độ dư không đồng đều của bộ điều chỉnh tốc độ của Tua bin nước do Tổng Công ty Điện lực quy định, chỉ được phép thay đổi trị số trên khi Tổng Công ty Điện lực cho phép.

Câu 2 :Khi nào Kỹ sư chính NMTĐ sẽ ra lệnh sa thải phụ tải và dừng máy có

thời hạn ?Trả lời :

Kỹ sư chính NMTĐ sẽ ra lệnh sa thải phụ tải và dừng máy có thời hạn trong các trường hợp sau:

1.Khi phát hiện thấy có trục trặc các thiết bị bảo vệ công nghệ dẫn đến ngừng làm việc của tổ máy. 2.Khi hư hỏng hệ thống điều chỉnh. 3.Khi có tiếng động lớn và lạ trong phần dẫn của Tua bin trong ổ đỡ và trong các bộ phận khác.

1

Page 2: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

4.Khi độ rung tổ máy của hệ thống điều khiển và độ đảo trục tổ máy tăng đột ngột. 5.Khi mức nước trên nắp Tua bin tăng cao. 6.Khi giảm lưu lượng nước làm mát ổ hướng Tua bin kiểu bôi trơn bằng nước. 7.Khi trục trặc kỹ thuật trong các thiết bị phụ mà không thể xử lý được khi tổ máy đang làm việc. 8.Khi cột nước và chiều cao hút có trị số ngoài giới hạn cho phép của nhà chế tạo.

Câu 3:Khi nào cấm khởi động tổ máy Tua bin nước ?

Trả lời : Cấm khởi động tổ máy Tua bin nước khi:1. Có bất kỳ bảo vệ nào đó hư hỏng làm ngừng sự hoạt động của thiết

bị.2. Bộ điều chỉnh hư hỏng không còn khả năng tự động bảo vệ lồng tốc

khi sa thải phụ tải.3.Trục trặc mất điều khiển từ xa đóng mở các cánh cửa van sự cố.4.Hư hỏng van phá chân không và van xả không tải.5.Hư hỏng một trong những bơm dầu áp lực hoặc bộ phận đóng tự

động các bơm dầu đó.6.Khi áp lưc nước chèn trục bị mất hoặc nhỏ hơn áp lực cho phép.7.Chất lượng dầu không đảm bảo tiêu chuẩn vận hành và khi nhiệt độ

dầu giảm thấp dưới giới hạn quy định.

Câu 4: Khi tiến hành công việc trong buồng Tua bin nước và những công việc

trên rô to máy phát điện phải thực hiện các biện pháp an toàn gì ?Trả lời :

Trong trường hợp cần tiến hành các công việc trong buồng Tua bin, nhất thiết phải xả hết nước khỏi dường ống áp lực và đóng kín các cửa van sửa chữa sự cố của buồng Tua bin hay của đường ống. Đối với nhà máy có nhiều tổ máy chung một ống áp lực, khi cần tiến hành các công việc trong buồng Tua bin nhất thiết phải đóng van sửa chữa sự cố của máy đó và áp dụng các biện pháp để tránh việc mở nhầm lẫn.

Khi cần thiết phải tiến hành những công việc trên rô to máy phát điện, nhất thiết phải chốt hoặc chèn bộ hướng nước, kích rô to lên phanh hãm và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo kỹ thuật an toàn.

2

Page 3: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Câu 5 : Nêu các trường hợp tổ máy thuỷ lực phải được dừng khẩn cấp do bảo vệ tác động hoặc do nhân viên vận hành thao tác ?Trả lời :

Tổ máy thuỷ lực phải được dừng khẩn cấp do bảo vệ tác động hoặc do nhân viên vận hành thao tác trong các trường hợp sau:

1.Áp suất dầu trong hệ thống điều chỉnh thấp hơn giới hạn cho phép.2.Các mức dầu trong các ổ đỡ, ổ hướng và bình dầu áp lực MHY thấp

hơn mức cho phép.3.Khi có khói, ngọn lửa, tia lửa trong máy phát điện.4.Nhiệt độ séc măng ổ đỡ, ổ hướng của máy phát thuỷ lực tăng cao quá

mức quy định.5.Khi mất nước bôi trơn ổ hướng tua bin và nguồn dự phòng không làm

việc.6.Tốc độ quay của tổ máy vượt quá chỉ số lồng tốc cho phép của nhà

chế tạo.7.Trục trặc hoặc hư hỏng hệ thống điều khiển của các bánh xe công tác

của Tuabin cánh quay.

Câu 6 : Nêu các chế độ xả nước và tích nước của hồ chứa thuỷ điện để đảm bảo an toàn cho công trình ?Trả lời :

Chế độ xả nước và tích nước của hồ chứa phải đảm bảo: 1.Tích nước hồ chứa tới cao trình mức nước dâng bình thường dao

động ngoài mức quy định trên chỉ cho phép trong trường hợp có yêu cầu đặc biệt của tổ hợp sử dụng nước và đối với hồ điều tiết nhiều năm.

2.Các điều kiện thuận lợi để xả nước thừa và bùn cát qua công trình.3.Các điều kiện cần thiết cho giao thông thuỷ, thuỷ sản, tưới và cung

cấp nước.4.Hiệu ích năng lượng lớn nhất (Quy ra nhiên liệu) cho toàn bộ hệ

thống năng lượng và thoả mãn các yêu cầu sử dụng nước đã được đã được thống nhất cho ngành kinh tế khác.

5.Điều chỉnh được lưu lượng xả, đáp ứng yêu cầu về an toàn và độ tin cậy khi làm việc của các công trình thuỷ công và chống lũ cho hạ du.

Tất cả mọi yêu cầu của hộ dùng nước khác, ngoài ngành năng lượng có ảnh hưởng đến quá trình tích nước và tháo cạn hồ chứa do yêu cầu năng lượng cần phải được thoả thuận và phải được ghi vào quy định sử dụng nguồn nước của từng hồ chứa cụ thể.

Câu 7 :Nêu các điều kiện để đảm bảo an toàn cho hệ thống dầu cung cấp cho

tổ máy Tua bin ?

3

Page 4: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Trả lời : Hệ thống cung cấp dầu cho tổ máy tua bin cần phải đảm bảo các điều

kiện sau: a. Tổ máy làm việc tin cậy ở mọi chế độ. b. An toàn phòng chống cháy tốt.

c. Khả năng duy trì chất lượng dầu tương ứng với tiêu chuẩn. d. Khả năng khắc phục dò dỉ dầu ra ngoài và lọt dầu vào hệ thống nước làm mát. Câu 8 :

Nêu các nhiệm vụ đảm bảo thuỷ văn và khí tượng cho vận hành nhà máy thuỷ điện ?Trả lời :

Nhiệm vụ đảm bảo thuỷ văn và khí tượng cho vận hành nhà máy thuỷ điện là:

1.Nhận các dự báo khí tượng thuỷ văn để xác định chế độ làm việc tối ưu cho nhà máy, lập kế hoạch khai thác nguồn nước và tổ chức vận hành cho các công trình thuỷ công và hồ chứa theo đúng quy định.

2.Kiểm tra việc sử dụng nguồn nước tại nhà máy điện.3.Nhận các tài liệu khí tượng thuỷ văn để điều tiết dòng chảy, xả lũ và

xả phục vụ tưới, giao thông thuỷ, sinh hoạt và đảm bảo cung cấp nước cho các ngành kinh tế quốc dân khác.

4.Nhận các thông tin để có các biện pháp kịp thời ngăn ngừa và thiệt hại do thiên tai.

Câu 9 : Tại các nhà máy thuỷ điện phải yêu cầu các cơ quan khí tượng thuỷ văn

cung cấp các số liệu gì ?Trả lời :

Các nhà máy thuỷ điện phải yêu cầu các cơ quan khí tượng thuỷ văn cung cấp các số liệu sau:

1.Thông báo về dòng chảy đang sử dụng (lưu lượng, mực nước, nhiệt độ nước, phù sa).

2.Bảng cân bằng nước của các hồ chứa điều tiết nhiều năm và điều tiết mùa.

3.Thông báo về tình hình khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, không khí, lượng mưa, tốc độ gió, hướng gió và giông sét).

4.Những dự báo khí tượng - thuỷ văn cần thiết để vận hành nhà máy.Trong trường hợp cần thiết các nhà máy điện yêu cầu cơ quan khí

tượng thuỷ văn cung cấp các số liệu về chỉ tiêu lý, hoá học, độ nhiễm bẩn của nước và các thông tin đột xuất về sự thay đổi độ nhiễm bẩn của nước đang sử dụng.

Câu 10 :

4

Page 5: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Đối với mỗi tổ máy thuỷ lực căn cứ vào số liệu của nhà chế tạo, trong quy trình vận hành của nhà máy phải định rõ kỳ hạm kiểm tra các trị số thời gian của các quá trình nào ?Trả lời :

Đối với mỗi tổ máy thuỷ lực căn cứ vào số liệu của nhà chế tạo, trong quy trình vận hành của nhà máy phải định rõ kỳ hạn kiểm tra các trị số thời gian của các quá trình sau đây:

1- Đóng cánh hướng nước của tua bin ở vùng ổn định khi sa thải phụ tải.

2- Mở cánh hướng nước của tua bin khi mang tải.3- Đóng và mở kim điều chỉnh và dao cắt dòng của tua bin gáo.4- Đóng và mở bánh xe công tác của tua bin cánh quay.5- Đóng cánh hướng nước khi ngăn kéo đóng sự cố hoạt động.6- Đóng và mở các van tua bin hoặc các van tác động nhanh trên các

tuyến dẫn nước đến tua bin.7- Đóng van xả không tải cửa tua bin nước.

CÂU HỎI – ĐÁP ÁN

VẬN HÀNH AN TOÀN ĐIỆN NM THỦY ĐIỆN--------------------------

Câu 1:Khi nào được phép cắt bộ tự động điều chỉnh kích thích (TĐK) ra khỏi

máy phát điện?Trả lời :

Bộ tự động điều chỉnh kích thích (TĐK) cùng toàn bộ trang bị của nó, kể cả bộ kích thích cưỡng bức, bộ phận hạn chế dòng điện cực đại (về trị số và thời gian) và dòng điện cực tiểu của rô to phải được đóng vào làm việc thường xuyên, không được cắt ra khi ngừng và khi khởi động máy phát điện và máy bù đồng bộ. Chỉ cho phép cắt TĐK để sửa chữa hoặc kiểm tra.

Sự tác động của TĐK phải có liên quan chặt chẽ với các bộ tự động điều chỉnh điện áp và công suất phản kháng của toàn nhà máy.

Câu 2:Nêu các trị số cho phép làm việc lâu dài với độ không cân bằng dòng

điện các pha so với dòng điện định mức với các loại máy phát điện?Trả lời:

5

Page 6: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Đối với máy phát điện Tua bin hơi cho phép làm việc lâu dài dài với độ không cân bằng dòng điện các pha không vượt quá 10% dòng điện định mức.

Đối với máy phát điện Điêzen và máy bù đồng bộ cho phép làm việc lâu dài với độ không cân bằng dòng điện các pha không vượt quá 20% dòng điện định mức.

Đối với máy phát thuỷ điện với hệ thống làm mát gián tiếp bằng không khí cho cuộn dây Stato, cho phép dòng điện giữa các pha chênh lệch nhau tới 20% ở máy có công suất 125MVA trở xuống và 15% ở máy có công suất trên 125MVA.

Đối với máy phát thuỷ điện có cuộn dây Stato được làm mát trực tiếp bằng nước, cho phép làm việc với độ chênh lệch dòng điện giữa các pha là 10%.

Trong mọi trường hợp dòng điện của bất kỳ pha nào cũng không được vượt quá định mức.

Câu 3:Khi kiểm tra các thiết bị điện của hệ thống phân phối điện (HPĐ) mà

không cắt điện được tiến hành như thế nào? Trả lời:

Kiểm tra các thiết bị điện của hệ thống phân phối điện (HPĐ) mà không cắt điện được tiến hành như sau: - Ở các công trình có người trực nhật thường xuyên, ít nhất 3 ngày 1 lần, ngoài ra phải kiểm tra vào ban đêm để quan sát phóng điện và vầng quang sáng ít nhất 1tháng 1 lần . - Ở các công trình không có người trực nhật thường xuyên ít nhất 1 tháng một lần . - Sau mỗi lần cắt điện do ngắn mạch. Khi thời tiết xấu (sương mù,mưa phùn v.v . . .) hoặc nhiễm bẩn nặng các HPĐ được kiểm tra bổ xung.

Khi các thiết bị làm việc trục trặc, hư hỏng, sự cố, nhân viên vận hành phải nhanh chóng áp dụng những biện pháp cần thiết để khôi phục lại chế độ vận hành bình thường, báo cáo lên cấp trên của mình và ghi chép đầy đủ vào nhật ký vận hành .

Câu 4:Khi nào phải tiến hành phóng điện để kiểm tra bộ ắc quy trong các nhà

máy điện?Trả lời:

Ở các nhà máy điện, cứ 2 năm một lần phải tiến hành phóng điện kiểm tra bộ ắc quy để xác định dung lượng thực tế (trong giới hạn định mức) Ở các trạm biến áp việc phóng điện kiểm tra ắc quy chỉ phải tiến hành trong trường hợp cần thiết.Trong trường hợp này khi số lượng bình ắc quy không đạt yêu cầu để đảm bảo điện áp trên thanh cái trong giai đoạn cuối của sự phóng điện ở mức độ quy định, cho phép giảm 50 – 70% dung lượng định mức hoặc phóng từng phần của các bình ắc quy chính .

6

Page 7: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Trị số dòng điện của mỗi lần phóng điện phải được so sánh với kết quả của các lần phóng điện kiểm tra trước . Dòng điện phóng và nạp lớn nhất không được vượt quá trị số cho phép quy định cho từng loại ắc quy . Nhiệt độ chất điện phân lúc sắp nạp điện xong không được vượt quá 40độC.

Câu 5: Khi vận hành các thu lôi van phải tiến hành các biện pháp gì?Trả lời: Khi vận hành các thu lôi van phải tiến hành các công việc sau:

a. Đo điện trở cách điện bằng Mêgômmét các thu lôi van trước khi đấu vào lưới điện và sau khi sửa chữa xong các thiết bị điện mà tại đó có các thu lôi van đấu vào.

b. Đo dòng điện dò bằng điện áp chỉnh lưu đối với những thu lôi van có buồng dập hồ quang bằng từ trường ít nhất 6 năm 1 lần, ngoài ra cũng cần phải đo trong trường hợp khi dùng Mêgômmét phát hiện thấy điện trở cách điện của thu lôi van thay đổi quá 30%.

c. Đo dòng điện dò của các thu lôi loại PBC15- 220 trong trường hợp khi đo bằng Mêgômmet phát hiện thấy điện trở cách điện của thu lôi van thay đổi quá 33%.

Sự cần thiết tiến hành sửa chữa lớn các thu lôi van phải căn cứ vào kết quả đo và thí nghiệm .

Câu 6 : Nêu các điều kiện cho phép máy biến áp được vận hành với điện áp cao hơn định mức?Trả lời: Cho phép máy biến áp được vận hành với điện áp cao hơn định mức:

a.Lâu dài 5%, khi phụ tải không quá phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25 phụ tải định mức.

b.Ngắn hạn 10% (dưới 6 giờ trong một ngày đêm) khi phụ tải không quá phụ tải định mức.

c.Trong điều kiện sự cố, theo quy trình mẫu về vận hành máy biến áp. Máy biến áp làm việc theo sơ đồ khối với máy phát điện, máy biến áp tự ngẫu không có đầu phân nhánh ở điểm trung tính và máy biến áp điều chỉnh nối tiếp được làm việc lâu dài với điện áp cao hơn điện áp định mức 10% khi phụ tải không quá phụ tải định mức. Đối với máy biến áp tự ngẫu có đầu phân nhánh ở điểm trung tính để điều chỉnh điện áp huặc để làm việc với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp, mức tăng điện áp cho phép được xác định theo số liệu của nhà chế tạo.

Câu 7: Nêu các trị số của điện trở cách điện đối với đất của mạch có trang bị bảo vệ rơ le và tự động điện ( BRT)?

7

Page 8: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Trả lời: Điện trở cách điện đối với đất của mạch có trang bị bảo vệ Rơle và tự động điện ( BRT) có liên hệ với nhau về điện cũng như các mạch chức năng khác nhau không có liên hệ với nhau về điện( mạch đo lường, mạch dòng thao tác, tín hiệu) phải giữ ở mức không dưới 1 cho mỗi mạch . Điện trở cách điện của mạch nhị thứ,làm việc với điện áp từ 60v trở xuống, được cấp điện từ nguồn độc lập hoặc qua máy biến áp cách ly phải giữ ở mức không dưới 0,5 M Đo điện trở cách điện của mạch nhị thứ này dùng Mêgômmét 500V còn đo các mạch trên bằng Mêgômmét 1000V. Khi kiểm tra điện trở cách điện mạch nhị thứ trong đó có các linh kiện bán dẫn,tụ điện phải sử dụng các biện pháp và hướng dẫn thích hợp để tránh làm hư hỏng chúng.

Câu 8: Khi nào phải tiến hành đo điện trở của các trang bị nối đất?Trả lời: Phải tiến hành đo điện trở của các trang bịnối đất như sau:

a.Sau khi lắp ráp, xây dựng lại, sửa chữa lớn các công trình thuộc các nhà máy điện, trạm biến áp và đường dây tải điện.

b.Khi bảo dưỡng, sửa chữa các cột điện có treo dây chống sét của đường dây 110KV trở lên vì cách điện bị hỏng huặc đánh thủng do hồ quang.

c.Ở các trạm biến áp thuộc hệ thống điện phân phối ngoài trời điện điện áp từ 35KV trở xuống ít nhất 10 năm 1 lần. Ở các lưới điện 35KV trở xuống tại các cột điện có đặt cầu dao, khe hở phóng điện thu lôi ống, thu lôi van và ở có nối đất lặp lại cho dây trung tính thì ít nhất 5 năm 1 lần. Chọn đo ít nhất 10 năm 1 lần với số lượng 2% các cột điện bằng bê tông cốt thép và cột thép ở các vùng đông dân cư, Ở các đoạn đường dây đi qua các vùng đất xâm thực mạnh, hay bị xói lở, những vùng đá huặc có điện trở suất đất cao.

Đo điện trở nối đất vào thời kỳ đất khô nhất.

Câu 9: Để ngăn ngừa xẩy ra quá điện áp do sự tự phát sinh lệch trung tính hoặc trong quá trình phát sinh cộng hưởng sắt từ nguy hiểm trong các trạm biến áp 110-220KV và 220KV trở lên thì phải làm gì?Trả lời: Trong các trạm biến áp 110-220KV để ngăn ngừa xảy ra quá điện áp do sự phát sinh lệch trung tính huặc trong quá trình phát sinh cộng hưởng sắt từ nguy hiểm, thì việc thao tác phải bắt đầu từ nối đất điểm trung tính của máy biến áp mà những máy biến áp này được đóng vào hệ thống thanh cái không mang tải có đặt máy biến điện áp kiểu HK-110 và HK- 220. Trước khi cắt ra khỏi lưới, các hệ thống thanh cái không tải có đặt HK-110 và HK-220 thì điểm trung tính của máy biến áp cấp điện phải được nối đất.

8

Page 9: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Trong các trạm biến áp 220KV trở lên khi thao tác máy cắt điện phải thực hiện sao cho các máy biến điện áp HK không tự tách ra khỏi thanh cái cấp điện qua tụ điện, đấu theo kiểu sun với tiếp điểm đóng mở của máy cắt điện không khí. Ở lưới điện và ở những điểm đấu nối 6-35KV trong trường hợp cần thiết phải có những biện pháp tránh được sự tự phát sinh độ lệch điểm trung tính.

Câu 10: Nêu trị số về độ lệch điện áp ở các chế độ vận hành, đối với các loại máy phát điện, ứng với các thông số quy định trong quy trình?

Trả lời: Phải duy trì công suất định mức của máy phát điện và máy bù đồng bộ ở hệ số công suất định mức với độ lệch điện áp đến 5%. Dòng điện lớn nhất của rô to ứng với giới hạn điện áp đó, là dòng điện cho phép lâu dài. Đối với máy phát điện Tua bin hơi mà điều kiện kỹ thuật cho phép làm việc lâu dài với phụ tải tác dụng cao hơn công suất tác dụng định mức ứng với những thông số quy định về hệ số công suất và của môi trường làm mát, cũng phải duy trì công suất lớn nhất với độ lệch điện áp điện áp định mức. Dòng điện lớn nhất của ro to trong những trường hợp đó là dòng điện cho phép lâu dài theo các thông số làm mát tương ứng. Nhiệt độ cho phép cao nhất ở cuộn dây và lõi thép khi máy phát điện và máy bù đồng bộ làm việc với công suất định mức và công suất lớn nhất lâu dài được quy định trên cơ sở các thí nghiệm về nhiệt nhưng không được cao hơn các trị số đã chỉ dẫn khi vận hành. Đối với các máy phát điện và máy bù đồng bộ điện áp làm việc cao nhất không được vượt quá 110% điện áp định mức. Khi điện áp vượt quá 105% điện áp định mức, công suất toàn pha cho phép của máy phát điện và máy bù đồng bộ phải giảm đi tương ứng theo các chỉ dẫn trong quy định của nhà chế tạo hoặc theo các kết quả thí nghiệm. Khi điện áp ở máy phát điện và máy bù đòng bộ thấp hơn 95% điện áp định mức, dòng điện Stato không được vượt quá 105% dòng điện cho phép lâu dài ứng với các thông số quy định của môi trường làm mát.

CÂU HỎI–ĐÁP ÁNVẬN HÀNH AN TOÀN CÁC THIẾT BỊ ÁP LỰC

-------------------

9

Page 10: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Câu 1: Hãy nêu yêu cầu, nhiệm vụ của người được phép vận hành bình áp lực?Trả lời:

Việc vận hành bình áp lực chỉ được giao cho người 18 tuổi trở lên đã được huấn luyện và sát hạch về kiến thức chuyên môn, về quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn có kết quả tốt. Cấm sử dụng những người chưa được huấn luyện thành thục để vận hành các bình áp lực. Người vận hành có nhiệm vụ chính sau đây:

a.Thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra - đo lường, các cơ cấu an toàn và các phụ tùng của bình.

b.Vận hành bình một cách an toàn theo đúng quy trình của đơn vị.c.Kịp thời và bình tĩnh sử lý theo đúng quy trình của đơn vị khi có sự

cố sẩy ra.d.Kịp thời báo ngay cho người phụ trách những hiện tượng không an

toàn của bình.đ.Trong khi bình đang hoạt động không được bỏ vị trí làm việc hoặc

làm việc riêng.

Câu 2: Hãy nêu những trường hợp áp kế không được phép sử dụng?

Trả lời: Áp kế không được phép sử dụng trong những trường hợp sau đây:

a.Không có niêm chì và dấu hiệu của đơn vị kiểm định, không ghi rõ ngày kiểm tra lần cuối.

b.Quá hạn kiểm định.c.Kim không trở về chốt tựa khi ngắt hơi huặc khí không có chốt tựa thì

kim lệch quá 0 của thang đo một trị số quá nửa sai số cho phép của áp kế đó.d.Kính vỡ hoặc những hư hỏng khác có thể làm ảnh hưởng đến sự làm

việc chính xác của áp kế.

Câu 3: Hãy nêu nguyên tắc chỉnh định van an toàn?

Trả lời: Sau khi van an toàn đã được tính toán đủ số lượng, kích thước và khả năng thoát khí của van an toàn được đặt trên các bình không được vượt quá áp suất làm việc như sau:

a.0,5Kg/cm2 khi áp suất làm việc cho phép đến 3Kg/cm2.b.15%P khi áp suất làm việc cho phép trên 3Kg/cm2 đến 60Kg/cm2.c.10%P khi áp suất làm việc cho phép cao hơn 60Kg/cm2.

1

Page 11: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Câu 4: Cho biết các yêu cầu khi thử thuỷ lực và áp suất thử thuỷ lực?Trả lời: a.Các yêu cầu khi thử thuỷ lực. Khi thử thuỷ lực bình phải dược đặt đúng vị trí của bình khi sử dụng. Đối với các bình đặt đứng chứa chất lỏng có chiều cao trên 8m cần tính đến áp suất thuỷ tĩnh do cột chất lỏng tạo nên để khi thử thuỷ lực không gây nên ứng suất ở bất kỳ bộ phận nào của bình quá 90% giới hạn chảy của kim loại thành bình.

+ Thử bằng nước có nhiệt độ dưới 500c và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5độ C.

+ Thời gian duy trì áp suất thử là:-Đối với bình có chiều dầy thành bình 50mm là 10phút.-Đối với bình có chiều đầy thành bình trên 50mm đến 100mm là

20phút.-Đối với bình có chiều dầy trên 100mm, các bình đúc và bình làm bằng

thép nhiều lớp là 30phút.+Việc kiểm tra bằng mắt huặc gõ búa chỉ được thực hiện khi đã hạ áp

suất thử xuống bằng áp suất làm việc định mức.+Thử thuỷ lực được coi là đạt chất lượng khi:-Không có hiện tượng nứt.-Không tìm ra bụi nước, rỉ nước qua các mối nối.-Không phát hiện có biến dạng.-Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử.Nếu do xì hở ở các van, mặt bích...mà áp suất thử không giảm quá 3%

trong thời gian duy trì thì cũng coi như việc thử thuỷ lực đạt yêu cầu. Nếu áp suất giảm quá nhanh thì phải khắc phục các chỗ hở và thử lại.

+Việc thử thuỷ lực phải được một hội đồng kỹ thuật nghiệm thu và ký biên bản. Trong đó bắt buộc phải có mặt hai thành viên:

-Giám đốc hay người được Giám đốc uỷ quyền.-Cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm.b.Áp suất thử thuỷ lực.-Áp suất để xác định áp suất thử thuỷ lực là áp suất thiết kế của bình

chịu áp lực. Ký hiêụ là P cho tất cả các loại bình, bể, thùng và chai.Áp suất thử thuỷ lực được quy định như sau:-Bình, bể, thùng.P 5 Kg/cm2 áp suất thử là 2P nhưng không nhỏ hơn 2.P 5 Kg/cm2 áp suất thử là 1,5P nhưng không nhỏ hơn 10.-Các bình đúc và chai không phụ thuộc áp suất. Áp suất thử là 1,5P

nhưng không nhỏ hơn 5.

Câu 5: Cho biết trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng bình chịu áp lực?Trả lời:

1

Page 12: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

Người chủ sở hữu bình chịu áp lực phải chịu trách nhiệm pháp lý trong việc quản lý các bình và chịu trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại do sự cố bình gây ra. Người chủ sở hữu phải ban hành quy định trách nhiệm cho những người gián tiếp hay trực tiếp sử dụng các bình, đồng thời phải tổ chức thực hiện các quy định về khám nghiệm, đăng ký sử dụng, cũng như ban hành các nội quy, quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các bình. Người sử dụng bình chịu áp lực phải chịu trách nhiệm về làm việc vận hành an toàn các bình áp lực cũng như môi chât chứa trong đó. Ngườ sử dụng trực tiếp (công nhân vận hành) các bình phải được thi tuyển để được cấp chứng chỉ vận hành tại nơi được giao nhiệm vụ.

CÂU HỎI-ĐÁP ÁN.VẬN HÀNH AN TOÀNTHIẾT BỊ NÂNG

-------------------

Câu 1: Hãy cho biết điều kiện để thiết bị nâng được phép sử dụng?

Trả lời: Tất cả các thiết bị nâng đều phải có giấy phép sử dụng. Giấy phép sử dụng của những thiết bị nâng, thuộc diện đăng ký do cơ quan đăng ký cấp.

-Giấy phép sử dụng của những thiết bị nâng không thuộc diện đăng ký do thủ tưưởng đơn vị quản lý sử dụng thiết bị nâng đó cấp.

-Khi hết thời hạn, giấy phép sử dụng phải được gia hạn tiếp. Khi cấp và gia hạn giấy phép sử dụng phải tuỳ theo tình trạng thực tế của thiết bị nâng để quy định thời gian hiệu lực của giấy phép nhưng thời gian đó không được dài hạn.

a.Một năm đối với thiết bị nâng có chế độ làm việc rất nặng hoặc thiết bị nâng làm việc lưu động.

b.Ba năm đối với thiết bị nâng có chế độ làm việc trung bình hoặc nặng.

c.Năm năm đối với thiết bị nâng có chế độ làm việc nhẹ.-Việc cấp và gia hạn giấy phép sử dụng thiết bị nâng phải được tiến

hành trên cơ sở kết quả khám nghiệm kỹ thuật của đơn vị quản lý sử dụng.-Khi thanh tra phát hiện thấy thiết bị nâng không đảm bảo an toàn, có

nguy cơ sảy ra sự cố và tai nạn lao động thì cán bộ thanh tra kỹ thuật an toàn nhà nước (của địa phương và trung ương) có quyền thu lại giấy phép sử dụng thiết bị nâng đó. Giấy phép sử dụng chỉ được trả lại sau khi đơn vị quản lý sử dụng đã khắc phục xong tình trạng mất an toàn và được cán bộ thanh tra kỹ thuật an toàn kiểm tra xác nhận.

1

Page 13: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

-Trước khi cấp huặc gia hạn giấy phép sử dụng cơ quan đăng ký phải cử cán bộ đến xem xét tại chỗ thực trạng thiết bị nâng.

-Sau khi nhận được đầy đủ hồ sỡ xin cấp và gia hạn giấy phép sử dụng của cơ sở, cơ quan đăng ký phải xem xét giải quyết và trả lời kết quả cho cơ sở trong thời hạn 15 ngày.

Câu 2: Cho biết trình tự các bước tiến hành thử tải tĩnh thiết bị nâng?Trả lời

-Khi thử tải tĩnh thiết bị nâng phải tiến hành với tải trọng bằng 125% trọng tải.

-Khi thử tải tĩnh cầu trục hoặc cầu trục công xen di động phải đặt máy trục nằm trên các trục đỡ đường ray còn xe con đặt ở giữa cầu hoặc ở đầu mút công xen.

-Nâng tải thử lên độ cao200-300mm và giữ ở vị trí đó trong10 phút.-Hạ tải xuống và xác định biến dạng dư của cần hoặc cầu. Khi phát

hiện có biến dạng dư phải tìm nguyên nhân và khắc phục (cấm thử tải thiết bị nâng khi chưa xác định và khắc phục được nguyên nhân gây biến dạng dư)

-Khi thử tải tĩnh cầu trục, phải đặt cầu ở vị trí mà cầu trục có độ ổn định nhỏ nhất, nâng tải thử lên độ cao100-200mm và giữ ở vị trí đó trong 10phút.

-Đối với những thiết bị nâng có hai cơ cấu nâng tải phải thử tải tĩnh cho từng cơ cấu một, nhưng cần đo biến dạng dư khi thử cơ cấu nâng chính. Nếu trong một cơ cấu nâng có hai phanh thì phải thử riêng từng phanh một.

-Khi thử tải tĩnh cổng trục, cầu bốc xếp cũng tiến hành như đối với cầu trục, nếu cầu bốc xếp hoặc cổng trục có công xon phải thử cả trường hợp xe con nằm ở cuối mút công xon.

-Khi thử tải tĩnh cầu trục ô tô, cầu trục bánh hơi và cầu trục bánh xích phải chọn mặt nền cứng và bằng phẳng. Đối với máy trục có chân trống phụ phải kê chắc chắn dưới chân chống phụ.

-Thử tải tĩnh cầu trục có cơ cấu thay đổi tầm với hoặc có cầu thay đổi phải được tiến hành với những đặc tính tải và tầm với tương ứng tình trạng làm việc căng thẳng nhất của các cơ cấu, kết cấu kim loại và độ ổn định nhỏ nhất của máy. Nhũng đặc tính tải và tầm với này do cơ quan thiết kế quy định.

-Thử tải tĩnh được coi là đạt yêu cầu nêú trong 10 phút, tải được nâng không rơi xuống đất và không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác.

Câu 3: Cho biết nhiệm vụ của người chịu trách nhiệm về hoạt động, an toàn của thiết bị nâng và yêu cầu đối với công nhân điều khiển thiết bị nâng?Trả lời:

1

Page 14: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

a.Nhiệm vụ của người chịu trách nhiệm về hoạt động, an toàn của thiết bị nâng:

-Theo dõi hoạt động của từng thiết bị nâng.-Làm thủ tục xin đăng ký, cấp và gia hạn giấy phép sử dụng.-Giám sát việc thực hiện quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng

(TCVN-4244-86) ở đơn vị mình.-Đình chỉ hoạt động của những thiết bị nâng có nguy cơ sẩy ra tai nạn

và sự cố.b.Yêu cầu đối với công nhân điều khiển thiết bị nâng:-Phải có tuổi từ 18 trở lên.-Được khám sức khoẻ và có xác nhận đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm

vụ được giao.-Được đào tạo ở các trường công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp hoặc các

trường công nhân kỹ thuật của cơ sở sản xuất phải có bằng hoặc giấy chứng nhận.

-Bằng hoặc giấy chứng nhận điều khiển thiết bị nâng chỉ cấp cho công nhân đã được đào tạo và thi đạt yêu cầu. Bằng và giấy chứng nhận phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng thi, có ảnh của người được cấp. Trong bằng huặc giấy chứng nhận phải gi rõ loại thiết bị nâng công nhân được phép điều khiển.

Câu 4:Yêu cầu đối với công nhân điều khiển thiết bị nâng phải như thế nào?

Trả lời:-Biết cấu tạo và công dụng của tất cả các bộ phận cơ cấu của thiết bị

nâng mình điều khiển.-Biết điều khiển tất cả các cơ cấu.-Biết các loại dầu mỡ và cách tra dầu mỡ cho các chi tiết của thiết bị

nâng.-Biết tiêu chuẩn loại bó cáp và biết xác định chất lượng, sự phù hợp của

cáp.-Biết cách móc tải an toàn.-Biết trọng tải của thiết bị mình phục vụ.-Biết ước tính trong lượng của tải.-Nắm được nội dung tài liệu hướng dẫn về vận hành, bảo dưỡng và

điều khiển thiết bị nâng.-Biết kiểm tra hoat động của các cơ cấu và thiết bị an toàn.-Biết kiểm tra hoạt động của phanh và biết chỉnh phanh.-Biết khái niệm về độ ổn định và các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định

của thiết bị nâng.-Công nhân điều khiển thiết bị nâng (cầu trục ô tô, cầu trục bánh hơi,

cầu trục bánh xích) phải biết luật giao thông.-Biết tín hiệu trao đổi với công nhân móc tải.-Biết xác định vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.

1

Page 15: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

-Biết cách sử lý các sự cố sảy ra. Việc bố trí công nhân điều khiển thiết bị nâng phải có quyết định bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị.

Câu 5: Khi sử dụng thiết bị nâng phải đảm bảo các yêu cầu gì?Trả lời: -Không được để người không có trách nhiệm đi vào khu vực nâng, chuyển và hạ tải.

-Phải ngắt cầu dao dẫn điện vào thiết bị nâng hoặc tắt máy (đối với dẫn động khác với dẫn động điện) khi phải xem xet, kiểm tra sửa chữa và điều chỉnh các cơ cấu, thiết bị điện hoặc khi xem xét sửa chữa kết cấu kim loại.

-Phải dùng dây tương ứng với trọng lượng của tải, phù hợp với số nhánh và góc nghiêng giữa các nhánh dây không vượt quá 90 độ.

-Trước khi nâng chuyển tải phải nhấc thử lên độ cao 200-300mm để kiểm tra dây và kiểm tra phanh.

-Khi nâng, chuyển và hạ tải gần các công trình, thiết bị và chướng ngại vật khác,cấm để người (kể cả công nhân móc tải) đứng giữa tải và chướng ngại vật nói trên.

-Cấm để tải và cần nằm ở phía trên đầu người trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển tải. Công nhân móc tải được phép đứng gần tải khi nâng hoặc hạ tải nếu tải ở độ cao không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn công nhân móc tải đứng.

-Khi di chuyển theo chiều ngang phải nâng tải hoặc bộ phận mang tải lên cao cách chướng ngại vật ít nhất là 500mm.

-Những cầu trục mà nhà chế tạo cho phép vừa mang tải vừa di chuyển thì lúc di chuyển phải đặt cầu dọc theo đường hoặc theo chỉ dẫn riêng của nhà máy chế tạo. Không cho phép vừa di chuyển vừa quay cần (trừ cầu trục đường sắt dùng gầu ngoạm làm việc trên đường thẳng)

-Chỉ được phép hạ tải đã định nơi loại trừ khả năng rơi, đổ hoặc trượt. Phải đặt tấm kê dưới các tải sao cho đảm bảo dễ dàng lấy cáp hoặc xích buộc từ dưới tải ra xếp và dỡ tải, phải tiến hành đồng đều không được xếp cao quá quy định, không được xếp tải ở lôí đi lại.

-Xếp tải lên toa hở toa sàn và ô tô phải đảm bảo việc buộc và tháo tải thuận lợi và an toàn. Khi xếp và dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải đảm bảo sự cân bằng của các phương tiện đó.

-Không cho phép nâng huặc hạ tải lên toa xe lửa và ô tô khi có người đang ở trong thang huặc toa xe. Quy định này không áp dụng cho trường hợp bốc xếp tải máng trục mang tải bằng móc nếu từ buồng điều khiển có thể nhìn rõ mặt sàn của toa hở, thùng ô tô và công nhân có thể đứng cách tải đang treo trên móc một khoảng cách an toàn.

-Cấm người đứng ở vùng hoạt động của máy trục mang tải bằng nam châm hoặc gầu ngoạm.

1

Page 16: Câu Hỏi -Đáp Án Hòa Bình

-Sau khi ngừng làm việc huặc nghỉ giữa giờ không được treo tải ở trên cao và phải ngắt điện hoặc tắt máy.

-Sau khi làm việc cửa buồng điều khiển các thiết bị nâng phải được khóa lại, đồng thời phải đưa các thiết bị chống tự di chuyển vào trạng thái làm việc.

PHÒNG KTAT-BHLĐ

1