19
HI/ĐÁP VVIC LÀM BIÊN MC MÔ TTHEO BQUY TC BIÊN MC ANH-MRÚT GN, 1988 LEAF-VN tiếp tc nhn được nhng câu hi ca các đồng nghip ti VN vcác vn đế liên quan đến vic áp dng BQuy Tc Biên Mc Anh-MRút Gn, 1998 (CAACR2, 1988 rev.), vMARC 21. Chúng tôi xin niêm yết các câu hi và trli kth5 ti đây. Xin mi quý vtham kho nhng thông tin này ngõ hu btúc kiến thc chung vvic áp dng BQuy Tc CAACR2 này. Ngày 27 tháng 12 năm 2006. Phm ThL-Hương & Lâm Vĩnh-Thế LEAF-VN (http://www.leaf-vn.org ) Câu Hi và TrLi K5 HI: Ngày 26-6-2006 thư vin em làm đã biên mc MARC 21 vài năm qua, nhưng thc sthì mi người chưa có nhiu kinh nghim lm, nht là vic dùng các chth(indicator) và ý nghĩa ca chúng. Em không biết vi 1 nhãn trường cth, khi có mt chthkhông xác định, vtrí ca nó cha mt du trng #, vi ký hiu này người biên mc có bt buc phi nhp vào hay có thdo máy tính mc định? Vì em thy khi hin thMARC như thế này: 260 ##$aLondon :$bASLIB,$c1999. (Các biu ghi ca Thư vin em nếu không trc tiếp nhp du # vào thì không hin thđâu Ch) Hin Vit Nam đã có tài liu "MARC 21 rút gn cho dliu thư mc", tuy nhiên cơ quan biên son nó không thy gii thích gì vvic nhp chi tiết trên. 1

Hỏi/Đáp kỳ 5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hỏi/Đáp kỳ 5

HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM BIÊN MỤC MÔ TẢ THEO BỘ QUY TẮC BIÊN MỤC ANH-MỸ RÚT GỌN, 1988

LEAF-VN tiếp tục nhận được những câu hỏi của các đồng nghiệp tại VN về các vấn đế liên quan đến việc áp dụng Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1998 (CAACR2, 1988 rev.), về MARC 21. Chúng tôi xin niêm yết các câu hỏi và trả lời kỳ thứ 5 tại đây. Xin mời quý vị tham khảo những thông tin này ngõ hầu bổ túc kiến thức chung về việc áp dụng Bộ Quy Tắc CAACR2 này. Ngày 27 tháng 12 năm 2006. Phạm Thị Lệ-Hương & Lâm Vĩnh-Thế LEAF-VN (http://www.leaf-vn.org)

Câu Hỏi và Trả Lời Kỳ 5 HỎI: Ngày 26-6-2006 Ở thư viện em làm đã biên mục MARC 21 vài năm qua, nhưng thực sự thì mọi người chưa có nhiều kinh nghiệm lắm, nhầt là việc dùng các chỉ thị (indicator) và ý nghĩa của chúng. Em không biết với 1 nhãn trường cụ thể, khi có một chỉ thị là không xác định, vị trí của nó chứa một dấu trống #, với ký hiệu này người biên mục có bắt buộc phải nhập vào hay có thể do máy tính mặc định? Vì em thấy khi hiển thị MARC như thế này: 260 ##$aLondon :$bASLIB,$c1999. (Các biểu ghi của Thư viện em nếu không trực tiếp nhập dấu # vào thì không hiển thị đâu Chị ạ) Hiện ở Việt Nam đã có tài liệu "MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục", tuy nhiên cơ quan biên soạn nó không thấy giải thích gì về việc nhập chi tiết trên.

1

Page 2: Hỏi/Đáp kỳ 5

TRẢ LỜI Ngày 26-6-2006 Để trả lời các câu hỏi của chị, xin chị cho tôi biết cái Chương trình Libol mà TV của chị đang dùng nó áp dụng như thế nào?Vì vấn đề CHÍNH ở đây là mình PHẢI THEO lối viết chương trình tích hợp mà công ty Tinh Vân đã làm ra Libol và TV của chị ở Hanoi đã chọn dùng. Họ có theo sát tiêu chuẩn của MARC 21 hay không?

Về ý nghĩa của từng mã trường (tags), nhãn trường (field), nhãn trường con (subfield), chỉ thị (indicators) của MARC 21 nó thay đổi theo từng trường một Chị nên tham khảo website về MARC 21 do LC chủ trì ở địa chỉ này:

http://www.loc.gov/marc/bibliographic/ecbdhome.html

Thí dụ như ở trường tôi, họ dùng chương trình SIRSI, hay UCLA dùng Endeavor, thì khi tôi làm biên mục cho thư viện dùng qua hệ thống OCLC để làm biên mục trực tuyến, chia sẻ công sức để dùng chung với các TV khác, [nghĩa là tôi làm biên mục trên hệ thống OCLC, khi truy tìm thông tin trong hệ thống này, nếu tôi không thấy có biểu ghi nào phù hợp với cuốn sách tôi có trong tay, thì tôi phải làm biên mục nguyên thủy (original cataloging) tức là dùng mẫu nhập tin theo MARC 21 có sẵn trong OCLC để cho thông tin cần thiết vào đó, tức là mô tả theo AACR2, nhập tin theo khuôn thức MARC 21 (MARC 21 format) nghĩa là nếu tài liệu là sách thì dùng mẫu dành cho sách, là CD-ROM thì dùng mẫu cho CD-ROM, là Video thì dùng mẫu Video, là chương trình điện toán (bây giờ họ gọi là nguồn liệu điện tử = electronic resource), thì dùng mẫu dành cho nguồn liệu điện tử v.v.. Các mã trường (tags), nhãn trường (fields) và chỉ thị (indicators) đều phải làm theo MARC 21. Nếu OCLC có sẵn biểu ghi dành cho sách mà tôi cần làm biên mục, thì tôi chỉ cần hiệu đính sơ qua những gì tôi làm theo chính sách của thư viện trường tôi, rồi chuyển tải lấy biểu ghi này vào máy, sau đó nhập liệu (import) vào hệ thống tích hợp Sirsi là rồi cho mã sọc (barcode), v.v.. vào là xong. Thí dụ: 100 1# dành cho tên HỌ của tác giả với Họ đứng trước sau đó là dấu phẩy (theo AACR2) tên đệm, tên gọi, rồi đến $d năm sinh, năm tử [theo MARC 21 chỉ thị số 0 dành cho Tên tục/Tên cái, tên thánh (bao gồm một từ (word), một chữ tắt (initial), v.v.. được thành lập theo một chiều thuận (forename)- TD: Dr. X, 123456; chỉ thị số 1 sau trường 100 dành cho Họ (surname)- TD: Nguyễn, Du; chỉ thị số 3 sau trường 100 dành cho Dòng tộc (family name) Thí dụ Dòng họ Ngô Thì (của nhóm Ngô gia văn phái), hay Triều Nguyễn, 1802-1945. 100 1# Nguyễn, Du, $d 1765-1820.

Cái dấu # là chỉ thị (indicator) để chỉ khoảng trống, không dùng tới, trong OCLC nó để khoảng trống (blank) mặc định (default), trong LC nó để dấu gạch dưới (underscore) Xin xem 2 biểu ghi đính kèm (minh hoạ số 1 của LC, số 2 của UCLA). Nếu Libol nó nói dùng chỉ thị thứ 2 là dấu # và không để mặc định thì chị phải ghi vào mẫu MARC theo chỉ dẫn của nó khi nhập tin. Minh họa số 1: Biểu ghi của LC: Chị thấy Quy tắc số 23A2, 33A2, 34A của CAACR2 đã được áp dụng ở đây để ghi tên tác giả, năm sinh/tử và quy tắc số 1B2 về minh xác trách nhiệm, vì tên tác giả Nguyễn Du đã có trong nhan đề rồi, nên không được nhắc lại ở phần minh xác về trách nhiệm này (Quy tắc số 1B2 &1F1) vì thế chị chỉ thấy tên những người biên soạn tác phẩm này, và vì có nhiều người biên soạn nên Quy tắc số 1F4 đã được áp dụng ở đây là ghi tên 1 người đầu tiên rồi để 3 dấu chấm với chữ [… et al] để trong ngoặc vuông tức là [… và những người khác] [Coi trang 3]

2

Page 3: Hỏi/Đáp kỳ 5

.

3

Minh họa số 1: Biểu ghi MARC của LC: Cuốn sách Thơ chữ Hán Nguyễn Du được LC làm biên mục theo đúng các quy tắc của AACR2 và MARC 21 như sau:

Page 4: Hỏi/Đáp kỳ 5

Minh họa số 2: Biểu ghi của UCLA lấy từ OCLC (dù OCLC mua LC MARC Tape) Chị sẽ thấy là dù OCLC có mua MARC tape của LC làm sẵn [ký hiệu DLC ở trường 040], rồi nhập vào database của họ, họ vẫn có phần hơi khác với LC và tùy theo thời điểm mà nó nhập biểu ghi của LC vào, chị thấy trường 100 của LC chỉ có số 1 và khoảng trống LC dùng biểu thị là dấu gạch dưới 100 1_ còn của OCLC (UCLA dùng OCLC) thì 100 10 >> chỉ thị thứ 2 là zero vì hồi xưa (1978) làm với OCLC cái số 0 là chỉ thị cần phải cho vào đó dù sau này đã có sự thay đổi, chỉ thị thứ hai là để trống (blank). [Coi minh họa 3: khuôn thức MARC của OCLC, tr. 5]

4

Page 5: Hỏi/Đáp kỳ 5

Minh họa số 3: MARC 21 do OCLC thiết lập: trường số 1xx: Bây giờ Cẩm nang về MARC 21 của OCLC cũng đã thay đổi và cho chỉ thị này là khoảng trống rồi, không dùng dấu gạch dưới như LC : 100 1 nhưng khi viết Cẩm nang hướng dẫn, OCLC nó phải dùng chữ b với cái gạch chéo chồng lên chữ đó b [xem minh hoạ ghi dưới đây về trường 100 về MARC 21 của OCLC, chỉ thị số 2 (2nd indicator) bây giờ là khoảng trống (blank) được biểu thị bằng chữ b với dấu gạch chéo chồng lên nó)

5

Page 6: Hỏi/Đáp kỳ 5

Minh họa số 4: biểu ghi của Thư Viện Quốc Gia : dùng chương trình iLiB. Tên tác giả Nguyễn Du đã không được hiển thị ở trường số 100 dành cho việc dùng tên tác giả làm tiêu đề chính (Quy tắc 23A2) mà họ lại dùng tên tác giả Nguyễn Du làm Tiêu đề đề mục gọi là Thuật ngữ chỉ mục không kiểm soát (trường 653 ## theo MARC). Trái lại, TVQG đã ghi hết tên những người biên sọan, dịch, v.v. vào phần minh xác về trách nhiệm, và cũng lại làm Tiêu đề phụ (bản mô tả phụ) (added entries) cho những vị này ở trường số 700 mà họ gọi là Tiêu đề mô tả bổ sung. [TVQG không cho hiển thị trên màn hình số của các số trường của MARC, nhưng họ hiển thị bằng tên của những trường này (giồng nhu UCLA), và họ chỉ cho phép chuyển tải (download) biểu ghi MARC này về máy của mình nếu có giao diện Z39.50 trong chương trình tích hợp thư viện iLib, nên Chị không nhìn thấy số các trường theo MARC ở đây] Hình như Thư Viện Quốc Gia không áp dụng (?) AACR2 hoặc đã áp dụng quy tắc riêng nào của TVQG (?) nên tên tác giả không thấy làm ở trường số 100 1# - như TV ĐHQG, LC hay UCLA; năm sinh/tử của tác giả không được ghi vào dưới $d 1765-1820. Tên tác giả Nguyễn Du lại không được hiển thị ở trường số 100 dành cho việc dùng tên tác giả làm tiêu đề chính nên độc giả đọc biểu ghi như thế này, độc giả sẽ không biết ai là tác giả của tài liệu này, và vì có phần minh xác về trách nhiệm, độc giả có thể hiểu lầm tác giả là mấy người biên soạn (?). Nếu độc giả cần làm Thư tịch (bibliography) về những tác phẩm của Nguyễn Du chẳng hạn, họ phải căn cứ vào tên tác giả Nguyễn Du để tìm trong OPAC của TVQG ở mục tác giả, họ sẽ không thấy biểu ghi này vì tên tác giả đã không được hiển thị tại trường số 100. .

6

Page 7: Hỏi/Đáp kỳ 5

Minh họa số 5: biểu ghi TV Đại Học QG Hanoi: dùng chương trình Libol. Chị nói là khi dùng Libol nếu chị không cho dấu # vào đó thì nó không hiển thị dấu # lên màn hình, đó là vấn đề quy ước mà Tinh Vân đã làm ra Libol như thế, thì chị phải theo các chỉ dẫn có trong Cẩm Nang của Libol mà nhập liệu các thứ vào trường đó. Tôi có nhận xét là các thư viện VN bây giờ chưa có tiêu chuẩn thống nhất gì cả, mạnh ai nấy làm theo chính sách riêng của mình, nhất là các chương trình tích hợp thư viện do các công ty thương mại VN làm ra, mỗi công ty làm một kiểu, nên có vấn đề không nhất quán là vậy. Thí dụ : biểu ghi của TV Đại Học QG Hanoi ghi dưới đây: có/không làm theo AACR2(?) vì tôi thấy: (1) năm sinh, tử của Nguyễn Du không được cho vào sau tên tác giả. (2) Phần phụ đề sao lại nhắc lại một phần của nhan đề? Nếu làm theo AACR2 thì phần đó phải để trong trường 246 (hình thức khác của nhan đề) chứ? (3) Phần mô tả vật chất của tài liệu (trường 300) số trang cũng như biểu ghi của TVQG làm, nên tôi nghĩ là các thư viện nói trên đề có cùng 1 tài liệu, nhưng (4)TV Đại Học QG đã bỏ không nói đến các người biên soạn trong phần minh xác về trách nhiệm và nhắc lại tên Nguyễn Du là tác giả dù trong nhan đề đã có rồi, như thế Quy tắc số 1F5 đã không được áp dụng. Năm Sinh/tử của Nguyễn Du hay bất cứ tác giả VN nào chúng ta có thể tìm thấy trong các bộ sách Tham Khảo của VN như là: Tổng Tập văn Học VN và Từ Điển Tác Gia VN / Nguyễn Q. Thắng, v.v..

7

Biểu ghi TV Đại Học QG Hanoi: dùng Libol

Page 8: Hỏi/Đáp kỳ 5

8

Minh họa số 6: Biểu ghi của Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp, TP HCM, dùng chương trình Libol, ghi dưới đây: có/không làm theo AACR2(?) vì tôi thấy: (1) Tên tác giả và năm sinh, tử của Nguyễn Du lại không được hiển thị ở trường số 100 dành cho việc dùng tên tác giả làm tiêu đề chính (Quy tắc 23A2) mà họ lại dùng tên tác giả Nguyễn Du làm Tiêu đề đề mục gọi là Thuật ngữ chỉ mục không kiểm soát (trường 653 ## theo MARC).(2) Phần mô tả vật chất của tài liệu (trường 300) số trang cũng như biểu ghi của TVQG làm, nên tôi nghĩ là các thư viện nói trên đề có cùng 1 tài liệu, nhưng (3)TV KH Tổng Hợp đã ghi tên 2 người biên soạn trong phần mô tả phụ (Tiêu đề mô tả bổ sung) ở trường 700 và 2 chỉ thị 1 và 2 để trống. Cũng như trên OPAC của TVQG, tên tác giả Nguyễn Du đã không được hiển thị ở trường số 100 dành cho việc dùng tên tác giả làm tiêu đề chính nên độc giả đọc biểu ghi như thế này, độc giả sẽ không biết ai là tác giả của tài liệu này, và vì có phần minh xác về trách nhiệm, độc giả có thể hiểu lầm tác giả là mấy người biên soạn (?). Nếu độc giả cần làm Thư tịch (bibliography) về những tác phẩm của Nguyễn Du chẳng hạn, họ phải căn cứ vào tên tác giả Nguyễn Du để tìm trong OPAC của TVQG ở mục tác giả, họ sẽ không thấy biểu ghi này vì tên tác giả đã không được hiển thị tại trường số 100

Biểu ghi của Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp, dùng Libol

Page 9: Hỏi/Đáp kỳ 5

Minh họa số 7 : Biểu ghi MARC trích từ OCLC do TV Cornell [có ký hiệu là COO ghi ở trường số 040] làm và dùng để hiệu đính theo nhu cầu của từng thư viện. *Cần ghi thêm: năm sinh/tử của tác giả 100 1# Trần, Hồng Châu, $d 1921-2003. [LC Authorities/tin tức báo chí] - http://www.viethoc.org — thêm: Ghi chú 500 ## bản có chữ ký của tác giả [theo chinh sách của thư viện nào đó có tài liệu này muốn làm chi tiết hơn]

9

$d 1921-2003

Thêm: Ghi chú 500 ## bản có chữ ký của tác giả

Page 10: Hỏi/Đáp kỳ 5

Minh họa số 8: Đây là biểu ghi lấy trực tiếp từ OCLC chị sẽ thấy TV ĐH Cornell [có ký hiệu là COO] làm biên mục nguyên thủy như thế nào [Coi minh họa nơi trang 8], rồi nếu làm biên mục trực tuyến trên OCLC tôi cần sửa đổi những gì, cho thêm những gì vào biểu ghi theo chính sách của TV do tôi làm ở đây, xong thì tôi xuất liệu (export) tức là lấy tất cả dữ liệu sau khi đã hiệu đính có trên biểu ghi này của OCLC, rồi mới nhập liệu (import) vào hệ thống tích hợp của TV, và cho thêm mã vạch, cho vị trí của kho tài liệu, v.v. thêm vào trong vào hệ thống tích hợp SIRSI của TV, sau đó nó mới hiện lên OPAC như là chi coi OPAC của TV ĐH Cornell mà tôi trích dẫn làm thí dụ dưới đây:

10

Page 11: Hỏi/Đáp kỳ 5

11

Minh họa số 9: Biểu ghi của Cornell hiển thị theo MARC với tên những trường đưọc ghi bằng chữ thay vì số.

Page 12: Hỏi/Đáp kỳ 5

Hỏi: Ngày 27-6-2006 Vấn đề thống nhất biên mục của các TV ở Việt Nam hiện nay là 1 việc vô cùng nan giải, chưa biết đến bao giờ mới có thể kiểm soát được. Là người làm biên mục trực tiếp của TV, em cũng suy nghĩ về điều này nhiều. Em rất muốn làm một việc gì đó góp phần giảm thiểu tình trạng này. Các TV Việt Nam hầu như chưa có file kiểm soát hình thức tên người, tên tổ chức v.v... Mức độ sử dụng các từ điển có kiểm soát còn rất hạn chế. Do vậy, với tác giả Nguyễn Du chẳng hạn, tìm năm sinh năm mất của tác giả cũng không dễ dàng, cơ bản là không biết tìm ở đâu. Chỉ có một số sách nhập về từ nước ngoài (phần lớn từ Mỹ thông qua viện trợ) có thể lấy biểu ghi TV Quốc Hội [Mỹ] đã biên mục mà thôi. TV em đang làm cũng như nhiều TV khác đều thực hiện biên mục gốc cả. Công việc phức tạp, nặng nhọc, trùng lặp, lại trong bối cảnh không có kiểm soát tính thống nhất, hẳn Chị cũng hình dung được những người như em thường gặp lúng túng, rắc rối thế nào. Trước khi có cuốn AACR2 rút gọn & Chị hướng dẫn hồi năm 2004, thì nhiều người mới chỉ nghe nói đến nó, chưa thực sự nhìn thấy nó thế nào, nên mô tả mới sai, lại còn nhầm lẫn các minh xác về trách nhiệm nữa. Ví dụ Chị tìm thấy chỉ là 1 trong một số (không ít) biều ghi trong CSDL của TV ở đây. Nếu có cơ hội chỉnh sửa thì còn phải làm rất nhiều việc Chị ạ. Đáp: Ngày 27-6-2006 Như tôi đã giải thích trong các Lớp Huấn Luyện Sử dụng CAACR2 hè 2004, về vấn đề Tiêu đề chuẩn, và trong các thí dụ được ghi ở trong Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng BQTBMAM RG ( http://www.leaf-vn.org/AACR2-CamNang.html ), tôi đều ghi là tiêu đề chuẩn được trích dẫn từ Hô Sơ Tiêu Đề Chuẩn do LC chủ trì, có tại website này: http://authorities.loc.gov, nhưng vì họ của người VN rất ít, và hay trùng nhau, do đó chúng ta nên tìm hiểu và cho thêm năm sinh/tử của tác giả vào đó để thiết lập Hồ Sơ Tiêu Đề Chuẩn cho VN, và chúng tôi cũng kêu gọi TVQG đứng ra chủ trì làm việc này bằng cách chuyển tải (download) Tiêu đề chuẩn từ LC và cho thêm năm sinh/tử của những tác giả VN cho đầy đủ hơn và cho cả nước dùng. Khi cần cho thêm năm sinh/tử của nhiều tác giả VN mà LC không có ghi, chúng ta có thể tìm trong những sách tham khảo (Reference books) của VN như là: Tổng Tập Văn Học Việt Nam. Hà Nội : NXB Khoa Học Xã Hội, 2000. 42 tập. Tự Điển Tác Gia Văn Hoá Việt Nam / Nguyễn Q. Thắng. Hà Nội : Văn Hoá Thông Tin, 1999. 1752 tr. Trên Internet, có tài liệu : Một Số Tác Giả Việt Nam ở website này: http://www.songvinh.com/LuanHoan/tacgiavn/0tgvn.htm 12

Page 13: Hỏi/Đáp kỳ 5

Nhờ những tài liệu tham khảo này chúng ta có thể dần dần tạo lập ra được một Cơ Sở Dữ Liệu Về Tiêu Đề Chuẩn Cho Việt Nam. Mong lắm thay !!! HỎI : Ngày 12-12-2006 Khi mô tả tài liệu sách tiếng Việt, nhưng lại là tài liệu dịch của sách nước ngoài, và trên trang nhan đề có ghi tên tác giả và tên người dịch, vậy thì khi mô tả trong phần Thông tin về trách nhiệm sẽ ghi tên tác giả cá nhân và sau dấu chấm phẩy ( ; ) là tên người dịch. Đối với sách nước ngoài được ghi là translated by Paul Williss Đối với sách tiếng Việt sẽ ghi : người dịch : Paul Williss Vậy thì khi làm mô tả thì sẽ như thế nào?

- để người dịch : Paul Willis - để : Paul Willis, dịch

Em cũng hỏi một số đồngnghiệp như chưa thống nhất được. Đáp: Ngày 19-12-2006 Chị cần phải đọc các Quy tắc trong sách Bộ Quy Tắc Biên Muc Anh-My Rút Gọn (CAACR2), nhất là dùng phần Bảng Dẫn Mục (Index) ở cuối sách, từ trang 226-265 vì dùng nó để tìm ra Quy tắc thích hợp ở trong phần chính của sách này. Câu hỏi của chị liên quan đến vấn đề gọi là : Minh xác về trách nhiệm, như vậy nó thuộc về dẫn mục ở trang 244, hướng đến quy tắc 1F của CAACR2. Ngoài ra có điểm quan trọng được nêu lên ở Phần I : Mô Tả, trang 8 (sách dịch CAACR2), tác giả Gorman đã khẳng định ở đoạn cuối như sau : « Nếu bạn đang làm công tác biên mục trong một quốc gia hay một vùng không sử dụng tiếng Anh, bạn hãy thay thế những chữ viết tắt hay các từ Anh ngữ quy định trong các quy tắc này bằng các chữ viết tắt hay các từ bằng ngôn ngữ của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên dịch những dữ kiện mà bạn đang chuyển biên từ tài liệu đang được làm biên mục. » Trở về phần nội dung của quy tắc 1F chị sẽ thấy nó được ghi ở trang 19 như sau : 1F. Minh xác về trách nhiệm 1F1. Minh xác đầu tiên về trách nhiệm. Luôn luôn ghi lại minh xác về trách nhiệm xuất hiện đầu tiên trong nguồn thông tin chính, trừ khi tên tác giả, nhà xuất bản, v.v... đã xuất hiện như một thành phần của nhan đề (xem quy tắc 1B2). Hangover Square / by Patrick Hamilton Cruising / Jonathan Raban Honky tonk 13

Page 14: Hỏi/Đáp kỳ 5

Shoot low, lads, they’re ridin’ Shetland ponies / Lewis Grizzard Proceedings / International Conference on Nematodes The monocled mutineer / William Allison and John Fairley American literature : a representative anthology of American writing from colonial times to the present / selected and introduced by Geoffrey Moore nhưng ghi The portable Oscar Wilde không ghi The portable Oscar Wilde / Oscar Wilde 1F2. Các minh xác về trách nhiệm khác. Ghi lại các minh xác về trách nhiệm khác xuất hiện trong nguồn thông tin chính theo hình thức và thứ tự xuất hiện của chúng. Nếu thứ tự không rõ ràng, ghi lại theo thứ tự hợp lí nhất. Snow White and the seven dwarfs : a tale from the Brothers Grimm / translated by Randall Jarrell ; pictures by Nancy Ekholm Burkert Plats du jour / Patience Gray and Primrose Boyd ; illustrated by David Gentleman Dougal and the blue cat : original sound- track of the Nat Cohen—EMI film / original story written and directed by Serge Danot ; English version by Eric Thompson ; music by Joss Baselli Bởi vậy người làm biên mục phải luôn luôn theo đúng quy tắc chỉ dẫn trong sách CAACR2 [sau này nếu có bản AACR2 dịch tiếng Việt thì cũng vậy thôi, quy tắc cần thiết phải theo thì CAACR2 có nói đến rồi, thư viện nhỏ VN cũng chẳng cần đến AACR2], để có tính cách nhất quán [thống nhất] cho mọi trường hợp, dù là tiếng Việt hay tiếng nước khác.

14

Page 15: Hỏi/Đáp kỳ 5

Đây là thí dụ thứ 1: Sách Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn mà chị đã có trong tay, lật trang nhan đề ra, chị sẽ thấy nó được nhà in trình bày như sau:

Trên đầu trang nhan đề: tên sách tiếng Anh : The Concise AACR2, 1988 Revision Tác giả: Michael Gorman Phần giữa: Nhan đề tiếng Việt: Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988 Ấn bản Việt ngữ lần thứ nhất Dịch giả: Lâm Vĩnh-Thế - Phạm Thị Lệ Hương Phần cuối: LEAF-VN (The Library and Education Assistance Foundation for Vietnam) - 2002.

Hình trang nhan đề của sách Bộ Quy tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn 15

Page 16: Hỏi/Đáp kỳ 5

Chị coi trang 265 của Bộ Quy Tắc CAACR2, chị sẽ thấy cái thẻ mục lục này. Chị thấy trang nhan đề nhà in họ để như thế nào thì chúng tôi phải mô tả theo y như thế, còn dấu chấm câu trong cách mô tả thì phải theo quy tắc 0D trang 13.

Thí dụ thứ 2 ở đây là sách tiếng Anh, và Pháp—Chị coi Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng CAACR2, ở phần Nhan đề song song, (http://www.leaf-vn.org/./CamNang-CAACR2/Phan%201-I-C-8-NhanDeSongSong-p-351-363.pdf chị sẽ thấy hai cuốn sách tiếng Anh và tiếng Pháp có trang nhan đề khác nhau ở phần mô tả về người dịch, trang nhan đề in thế nào thì chúng tôi phải mô tả y như vậy, không thể tự ý mình muốn ghi thế nào thì ghi được. [Quy tắc 1F2 ]

A) Sách tiếng Anh : Flowers from Volcano … / Claribel Alegria ; translated by Caroline Forché…. [coi hình trang nhan đề nơi tr. 15]

Còn phần mô tả theo MARC Đơn Giản thì chị coi trong đĩa CD về Cẩm Nang CAACR2. hay trang web này: http://www.leaf-vn.org/./CamNang-CAACR2/Phan%201-I-C-8-NhanDeSongSong-p-351-363.pdf

16

Page 17: Hỏi/Đáp kỳ 5

Alegría, Claribel. Flowers from volcano = Flores del volcán / Claribel Alegría ; translated by Carolyn Forché. — Pittsburgh, PA : University of Pittsburgh Press, 1982. 87 tr. ; 21 cm. — (Pitt poetry series) Bằng 2 thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha. ISBN: 0-8229-3469-8 (bìa cứng) ISBN: 0-8229-5344-7 (bìa mềm) I. Forché, Carolyn. II. Nhan đề. III. Nhan đề: Flores del volcán.

17

Page 18: Hỏi/Đáp kỳ 5

B. Sách tiếng Pháp: Aux banqu[e]ts du diable .. / Anise Koltz ; translated from the French by John F. Deane… [nhan đề đã in sai, thiếu chữ e ở Banquets nên cần thêm vào trong dấu ngoặc vuông khi làm mô tả]

18

Koltz, Anise, 1928- [Aux banquets du diable. English & French] Aux banqu[e]ts du diable = At the devil’s banquets / Anise Koltz ; translated from the French by John F. Deane. — Dublin : Dedalus, 1998. 83 tr. ; 21 cm. — (Poetry Europe series ; no. 3) Bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh. I. Deane, John F., 1943- . II. Nhan đề. III. Nhan đề: At the devil’s banquets. IV. Tùng thư.

Page 19: Hỏi/Đáp kỳ 5

HỎI: Ngày 14-6-2005 Xin cô cho em biết sự giống nhau và khác nhau giữa ISBD và AACR2 hay không ạ. ĐÁP: Ngày 23-7-2005 Vấn đề giống nhau giữa ISBD và AACR2 là cùng đặt căn bản trên nguyên tắc của Hội Nghị Paris năm 1960 về vấn đề mô tả tài liệu với những quy ước về dấu chấm câu (punctuation marks) trong phần mô tả như là: Nhan đề, thông tin về trách nhiệm, v.v.. Tài liệu loại ISBD này đã được IFLA đã công bố trên những trang web này: Origins of ISBDs http://www.ifla.org/VII/s13/isbd-rg.htm ISBD(G) Genraral International Standard Bibliographic Description http://www.ifla.org/VII/s13/pubs/isbdg.htm IFLA — ISBD(M) International Standard Bibliographic Description for Monographic Pub-lications, 2002 Revision http://www.ifla.org/VII/s13/pubs/isbd_m0602.pdf ISBD: International Standard Bibliographic Description - 2006 consolidated edi-tion [Draft] http://www.ifla.org/VII/s13/pubs/Invitation4WWreview07-2006.htm AACR2: Về vấn đề mô tả tài liệu Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn (CAACR2) có chỉ dẫn chi tiết bằng Quy tắc số 0 đến 11 [trang 11-49] Điểm quan trọng của AACR2 là Phần II, nói về Tiêu Đề, Nhan Đề Đồng Nhất, Tham Chiếu ở Quy tắc số 21-65 [trang 53-130]. Vấn đề lựa chọn các điểm truy dụng là điểm nổi bật nhất của AACR2. Tài liệu AACR2 đã được công bố trên những trang web này: http://www.collectionscanada.ca/jsc/ Như chúng tôi đã trả lời trong lớp Huấn Luyện thứ 1 tại TVQG hè 2004, câu hỏi giống như câu hỏi của bạn, đã được giải đáp ở Mục Hỏi/Đáp kỳ 1, đã niêm yết trên website của LEAF-VN ở URL này, trang 7-8 : http://www.leaf-vn.org/AACR2-FAQs-rev10-18-04.pdf Ngoài ra, xin coi bài của Ông Vũ Văn Sơn, ở trang web này: “Qui Tắc Biên Mục Anh-Mỹ AACR2 và Thực Tiễn Biên Mục Việt Nam”, ở URL: http://www.leaf-vn.org/ISBD-Son-Unicode.htm

19 12-27-2006—LH