67
Lm. MICHAEL TRỊNH NGỌC TỨ HÔN NHÂN THEO GIÁO LUẬT

Hôn Nhân Theo Giáo Luật

  • Upload
    levitan

  • View
    469

  • Download
    1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hôn Nhân Theo Giáo LuậtTác giả: Lm. Michael Trịnh Ngọc TứĐền Thánh Lê Bảo Tịnh 2010(Lưu hành nội bộ)

Citation preview

Page 1: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

Lm. MICHAEL TRỊNH NGỌC TỨ

HÔN NHÂNTHEO GIÁO LUẬT

LƯU HÀNH NỘI BỘĐỀN THÁNH LÊ BẢO TỊNH 2010

Page 2: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

KHÁI QUÁT VỀ HÔN NHÂN

I - Định nghĩaCác định nghĩa về hôn nhân:

1- Hôn nhân tự nhiên: Hôn nhân là giao ước ký kết giữa một người nam và một người nữ, với đầy đủ tự do ưng thuận và ý thức trách nhiệm, để trở thành vợ chồng.

2- Hôn nhân công giáo: Hôn nhân công giáo là bí tích Chúa Jesu đã lập, để kết hợp hai người tín hữu, một nam một nữ, thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội thánh (GLCG).

3- Hôn nhân theo Vat. II: Sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại giữa một người nam và một người nữ, nghĩa là giao ước hôn nhân, tạo thành một cộng đoàn tình yêu vợ chồng không thể phân ly. Thiên Chúa là tác giả của hôn nhân (Cf. GS 48).

4- Giáo luật 1983: Nhờ giao ước hôn nhân mà một người nam và một người nữ tạo thành một sự hiệp thông trọn vẹn cả cuộc sống; tự bản chất, giao ước này hướng về lợi ích của đôi bạn - sinh sản & giáo dục con cái. Chúa Jesu đã nâng khế ước hôn nhân giữa 2 người đã rửa tội lên hàng bí tích (Cf. C. 1055).

II- Đặc tính của hôn nhân (Cf. C. 1056)Có hai đặc tính:

1- Đơn nhất2- Bất khả phân ly

* Trong hôn nhân công giáo, những đặc tính này có sự bền vững đặc biệt vì có tính cách bí tích.

III- Mục đích của hôn nhânCó hai mục đích:

1- Vợ chồng yêu thương nhau2- Sinh sản và giáo dục con cái

IV- Phân biệt các loại hôn nhânCần phân biệt những loại hôn nhân sau đây:

1- Hôn nhân ratum1: Là hôn nhân thành sự giữa hai người đã được rửa tội, nhưng chưa consumatum2.

2- Hôn nhân ratum & consumatum (thành nhận và hoàn hợp): Là hôn nhân thành sự giữa hai người đã được rửa tội và đã giao hợp vợ chồng rồi (consumatum).

1 Hôn nhân thành sự (thành nhận).2 Hôn nhân đã giao hợp vợ chồng ( hoàn hợp).

2

Page 3: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

3- Hôn nhân giả định (bất thành), nếu ít là một trong hai người phối ngẫu đã cử hành hôn nhân vì ý ngay lành, cho đến khi cả hai người biết chắc là hôn nhân ấy bất thành (Cf. C. 1061).

4- Hôn nhân hỗn hợp: Là hôn nhân giữa một người công giáo (đã rửa tội) với một người đã được rửa tội thuộc các Giáo hội chưa hiệp nhất với Giáo hội La mã (GH công giáo) như: Tin lành, Chính thống, Anh giáo…

5- Hôn nhân dị giáo: Là hôn nhân giữa một người công giáo (đã rửa tội) với một người lương dân (chưa được rửa tội).

6- Hôn nhân tự nhiên: Là hôn nhân giữa một người nam và một người nữ chưa được rửa tội.

3

Page 4: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

CHƯƠNG THỨ NHẤT

NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÔN NHÂN THÀNH SỰ

I. Không mắc ngăn trở1. Những ngăn trở nói chung theo giáo luật1.1. Các mức độ khác nhau của những ngăn trở

Luật cũ phân biệt ngăn trở cấm hôn, tức là cấm cử hành hôn phối, nhưng lại không cho là hôn nhân vô hiệu (thành sự) nếu cứ cử hành; ngăn trở tiêu hôn, tức là không những làm cho hôn nhân thành vô hiệu mà còn bất hợp pháp.

Bộ luật 1983 chỉ còn đề cập đến các ngăn trở tiêu hôn, nhưng không phải vì thế mà không tiên liệu những cấm chỉ đề phòng là những điều ít có tính cưỡng chế hơn là những cản trở tiêu hôn, nhưng cũng là các trở ngại để kết hôn.

A. Những cấm chỉ đề phòng

1- C. 1072 yêu cầu các chủ chăn lưu ý khuyên các người còn quá trẻ tuổi dừng kết hôn theo phong tục tập quán của miền ấy. Đó là lời khuyên khôn ngoan cho các vị mục tử Chúa Kitô. Mục đích là để đề phòng sự thiếu chín chắn nơi đôi bạn. Tuy nhiên, họ cứ khăng khăng xin kết hôn và nếu hội đủ các điều kiện, thì vị chủ chăn phải chứng hôn cho họ.

2- Nếu không có phép của Bản quyền địa phương, thì không được chứng hôn. Các khoản luật 1071 và 1124 cấm cha quản xứ và các người làm chứng chủ trì một hôn phối trước khi chạy đến với Bản quyền địa phương để xin phép ngài. Mục đích của qui tắc này là để bảo đảm tính khả sinh của hôn nhân ấy. Hơn nữa, nó còn đề phòng một cử hành không thành sự hay phạm vào lợi ích của con người hoặc xã hội.

3- Vấn đề thủ tục: Cấm chỉ linh mục quản xứ chứng hôn. Đây là một cản trở hôn phối vì hình thức giáo luật cần để hôn nhân thành sự. Tuy nhiên, đây không phải là một ngăn trở bởi vì trước hết nó là một qui tắc liên hệ tới vị mục tử là người phải chạy đến Bản quyền sở tại. Nhưng khi đứng trước những tình huống ngặt nghèo như nguy tử, khẩn cấp, thì cấm chỉ này không buộc nữa.

B. Những ngăn trở tiêu hôn

Ngăn trở tiêu hôn được đề cập đến trong khoản luật 1073. Nếu một người nào đó vướng vào những ngăn trở này, thì vị mục tử phải từ chối chứng hôn, trừ khi ngăn trở này có phép chuẩn, và nếu người ta cứ liều mình kết hôn không có phép chuẩn, thì hôn phối đó không thành sự. Đây là luật vô năng.

4

Page 5: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

1- Những ngăn trở lớn và nhỏ theo luật 1917: Khoản luật 1042 §1 phân biệt những ngăn trở nhỏ bằng một danh sách cặn kẽ, và ngăn trở lớn là tất cả những ngăn trở khác còn lại.

2- Những ngăn trở tiêu hôn đang hiệu lực

a) Ngăn trở kín đáo hoặc công khai: Ngăn trở được kể là công khai khi có thể minh chứng ở tòa ngoài; nếu không, nó là kín đáo (C. 1074).

Như vậy, một ngăn trở có thể là kín đáo, không bị tiết lộ, nhưng hễ có một chứng cớ pháp lý, thì ngăn trở đó trở thành công khai.

Có thể có nhiều trường hợp sau đây:

+ Một ngăn trở, tự bản chất của nó, được gọi là công khai, khi nó là kết quả của một dữ kiện công khai và có thể được minh chứng bằng những tài liệu công, hay chứng từ, như trường hợp phong chức, hôn nhân, tuổi, tử hệ hợp pháp….

+ Một ngăn trở tự nó là kín đáo, thì không thể minh chứng bởi vì nó là kết quả của một sự kiện bí mật mà không thể chứng minh bằng pháp lý (tử hệ do loạn luân, giết người cách khôn khéo).

+ Một ngăn trở công khai về sự kiện là một ngăn trở khởi đầu thì kín đáo, nhưng rồi kết thúc bằng sự khám phá pháp lý.

+ Một ngăn trở kín đáo về sự kiện là một ngăn trở tự bản chất là công khai, nhưng các chứng cứ bị xóa vết không ai hay, hoặc bị phát giác bởi một vài người, nhưng họ lại giữ kín.

b) Các ngăn trở có thể là tuyệt đối hay tương đối: Điều này tùy thuộc vào chúng làm cho một người không thể kết hôn với một người nào đó như: tuổi, bất lực tuyệt đối, chức thánh… hay chỉ với một người nào đó như: họ hàng, khác đạo, tội ác, bắt cóc…

c) Ngăn trở có thể là tạm thời hay vĩnh viễn:

+ Nếu nó có thể mất đi theo thời gian hay bởi việc một sự kiện mới xảy ra, thì là tạm thời.

+ Nếu không bao giờ chấm dứt, thì là vĩnh viễn.

d) Ngăn trở có thể thuộc luật tự nhiên hay luật thiết định, hoặc giáo luật.

+ Luật tự nhiên: Ảnh hưởng đến mọi cuộc hôn nhân và không ai có thể miễn chuẩn.

+ Luật thiết định hay giáo luật: Chỉ liên quan đến những người công giáo và có thể miễn chuẩn bởi thẩm quyền Giáo hội.

1.2. Các quyền bính khác nhau có quyền đặt ra ngăn trở

C. 1075 §1: Chỉ có quyền bính tối cao của Giáo hội mới có thể tuyên bố khi nào luật Thiên Chúa cấm kết hôn hay tiêu hôn.

5

Page 6: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

C. 1075 §2: Cũng chỉ quyền bính tối cao ấy có quyền thiết lập những ngăn trở khác đối với những người đã lãnh nhận bí tích Thánh tẩy.

C. 1076: Tập tục du nhập một ngăn trở mới hoặc tập tục trái ngược với những ngăn trở hiện có đều bị phi bác.

C. 1077 §1: Vị Thường quyền sở tại có thể cấm những người thuộc quyền ở bất cứ nơi đâu và mọi người hiện đang sống trong địa hạt của mình, không được kết hôn trong những trường hợp riêng biệt, nhưng chỉ được cấm tạm thời và khi có lý do quan trọng và bao lâu lý do còn kéo dài.

C. 1077 §2: Chỉ có quyền bính tối cao của Giáo hội mới có thể thêm điều khoản tiêu hôn vào lệnh cấm trên.

A. Thẩm quyền tối cao

Chỉ quyền bính tối cao bao gồm Đức Giáo Hoàng và Tập Đoàn Giám Mục mới có thẩm quyền tuyên bố một cách chính thức khi nào thiên luật ngăn cản hay tiêu hủy hôn nhân (C. 1075).

Cũng duy nhất quyền bính ấy có thẩm quyền đặt ra những ngăn trở tiêu hôn thuộc luật Hội thánh hay thêm một điều khoản tiêu hôn vào một lệnh cấm do một quyền bính cấp dưới đặt ra (C. 1075).

B. Thẩm quyền phụ thuộc

Luật riêng (luật địa phương) cũng có thể đặt ra một số ngăn trở hay cấm chế. Nhưng nếu những vị có quyền lập pháp và hành pháp có một số đặc quyền khá hạn chế, thì các tập tục lại không được có một chút quyền nào trong vấn đề này.

1- Các quyền bính phụ thuộc được một số quyền hạn:

a) Trong luật Giáo hội Latinh: Hội Đồng Giám Mục có thẩm quyền ấn định mức tuổi cao hơn để kết hôn hợp pháp.

b) Trong luật Giáo hội Đông Phương: Luật riêng của Giáo hội Sui Juris có thể đặt ra những ngăn trở tiêu hôn (C. 792 CCEO).

Tuy nhiên, luật chung của Giáo hội Đông phương kêu gọi các Giáo hội Sui Juris xử dụng quyền này một cách dè dặt vì lẽ muốn để dành quyền này cho quyền bính tối cao. Vì thế, khi thêm một qui tắc tiêu hôn vào luật chung, thì cần phải có một lý do nghiêm trọng, rồi phải tham khảo ý kiến các Giám mục của các Giáo hội Sui Juris khác hiện diện trong cùng một lãnh thổ, cũng như ý kiến của Tòa Thánh.

c) Bản quyền địa phương trong luật riêng: Không có thể đặt ra những ngăn trở tiêu hôn, mà chỉ được đặt ra những ngăn trở cấm hôn hay còn gọi là cấm chỉ (C. 1077 §1).

Tuy nhiên, quyền này bị hạn chế bởi qui định lãnh thổ và sự cấm chỉ chỉ là tạm thời và vì có một nguyên cớ trầm trọng.

6

Page 7: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

2- Tập tục không thể là nguồn gốc tạo ra các ngăn trở mới hay ngược lại với những ngăn trở đã có (C. 1076).

2. Những ngăn trở pháp lý nói riêng2.1. Có khả năng kết hôn2.1.1. Tuổi

C. 1083 §1: Nam chưa trọn 16 tuổi, cũng vậy nữ chưa trọn 14 tuổi, không thể kết hôn thành sự.

C. 1083 §2: Hội Đồng Giám Mục có trọn quyền ấn định tuổi cao hơn để kết hôn cách hợp pháp.

C. 1072: Các chủ chăn phải liệu ngăn ngừa những người trẻ cử hành hôn nhân trước tuổi kết hôn theo tục lệ địa phương.

10- Là một ngăn trở tiêu hôn

a) Ngăn trở tiêu hôn được qui định trong khoản luật 1083, lấy lại khoản 1076 của bộ luật 1917. Để kết hôn thành sự, nam phải đủ 16 tuổi, nữ phải đủ 14 tuổi.

b) Một số nhà lập pháp mong muốn rằng luật chung không ấn định hạn tuổi, mà trong vấn đề này, sẽ tham chiếu luật dân sự, dĩ nhiên luật dân sự phải tôn trong luật tự nhiên và HĐGM có thể ấn định một hạn tuổi khác.

c) Tuổi có thể là đối tượng của một miễn chuẩn mà trong thực tế ít khi được ban cấp, bởi giáo luật đã qui định một hạn tuổi quá tối thiểu rồi, và vì trong nhiều quốc gia, luật dân sự đã qui định hạn tuổi cao hơn thế.

20- Những trở ngại không bị coi là vô hiệu dù liên quan đến tuổi

a) Hiện nay, qui định này cho phép HĐGM được ấn định một hạn tuổi cao hơn để kết hôn hợp pháp (C. 1083 §2).

b) Nếu không có phép của vị Bản quyền sở tại, các vị chủ chăn không thể chứng hôn những người mà chiếu theo luật dân sự không được công nhận hay cử hành (C. 1071), trong đó có trường hợp đã đạt tuổi qui định của giáo luật, nhưng lại chưa đủ tuổi luật dân sự đòi hỏi.

c) Vị chủ chăn phải liệu ngăn ngừa những người trẻ cử hành hôn nhân trước tuổi kết hôn theo tục lệ địa phương (C. 1072).

2.1.2. Bất lực

C. 1084 §1: Bất lực giao hợp có trước khi kết hôn và vĩnh viễn, hoặc bên nam hoặc bên nữ, hoặc tuyệt đối hoặc tương đối, tự bản chất là ngăn trở tiêu hôn.

C. 1084 §2: Nếu hồ nghi có ngăn trở bất lực hoặc hồ nghi về pháp luật hoặc hồ nghi về sự kiện, thì đừng ngăn cản hôn nhân và bao lâu còn hồ nghi, đừng tuyên bố là bất thành.

7

Page 8: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

C. 1084 §3: Tình trạng thiếu khả năng sinh sản không cấm hôn cũng không tiêu hôn; vẫn giữ nguyên qui định của điều 1098.

10- Ngăn trở vì bất lực:Bất lực là gì? Thưa là không thể giao hợp được. Ở đây cần

phân biệt impotentia coeundi và impotentia generandi, tức là không thể sinh con, son sẻ, tự nó không tiêu hôn (C. 1084 §3, trừ khi vì gian trá, lừa gạt, theo C. 1098).

Bất lực phải có: + trước khi kết hôn chứ không phải sau kết hôn+ vĩnh viễn chứ không phải tạm thời+ và chắc chắn.

Bất lực thuộc luật tự nhiên, nên không ai có quyền miễn chuẩn.

20- Những trường hợp bất lực:

a) Phía nam: Theo giáo luật, để gọi là có khả năng giao hợp, thì người nam cần phải: dương vật cương cứng, đưa vào trong âm đạo và xuất tinh dịch vào trong đó.

b) Phía nữ: Ít được bàn đến hơn. Giáo luật cũng đòi hỏi ít hơn: chỉ cần người nữ có thể tiếp nhận dương vật vào trong âm đạo của mình là đủ. Việc không có tử cung, buồng trứng hay vòi dẫn trứng thì không cần xét đến. Bất lực ở người nữ có thể bao gồm: không có âm đạo, hay âm đạo bị lệch không thể tiếp nhận dương vật hay còn là chứng co thắt âm đạo khiến không thể giao hợp được.

2.2. Ngăn trở vì các cam kết đã có trước2.2.1. Ngăn trở dây hôn phối

C. 1085 §1: Người bị ràng buộc do hôn nhân trước, mặc dầu chưa hoàn hợp, có kết hôn cũng không thành sự.

C. 1085 §2: Mặc dù hôn nhân trước là bất thành hoặc được tháo gỡ vì bất cứ lý do nào, thì không vì đó mà được phép kết hôn lần khác, trước khi thấy rõ cách hợp pháp và chắc chắn rằng hôn nhân trước đã không thành hoặc đã được tháo gỡ.

Đây là hậu quả của nguyên tắc đơn hôn, thuộc thiên luật tự nhiên và thiết định. Những người muốn lập gia đình chỉ có thể kết hôn được khi minh chứng tình trạng tự do của mình ở tòa ngoài.

Nếu một người đã kết hôn rồi, thì chỉ có thể tái hôn với một người khác khi hôn nhân trước là vô hiệu hay đã được đoạn tiêu.

Cái chết của một trong hai người phối ngẫu tạo nên sự đoạn tiêu.

Đối với Giáo hội, chỉ có hôn nhân hợp pháp và không đoạn tiêu, thì mới tạo nên ngăn trở dây hôn phối.

Cấm cử hành hôn phối trước khi có sự vô hiệu hay đoạn tiêu đã được công bố cách chắc chắn. Trường hợp cứ cử hành thì chỉ tạo ra bất

8

Page 9: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

hợp luật chứ không phải là sự vô hiệu khi mà hôn nhân thứ nhất đúng là vô hiệu hay đã được đoạn tiêu khi hôn nhân thứ hai được cử hành.

2.2.2. Ngăn trở chức thánh

C. 1087: Ai đã lãnh nhận chức thánh, có kết hôn cũng không thành sự.

Cần phân biệt hai sự việc đi liền với nhau: Sự cấm chỉ vô năng một giáo sỹ kết hôn và cấm chỉ truyền chức phó tế hay linh mục cho những người đã lập gia đình.

a) Tính cách tương đối của qui định về độc thân giáo sĩ

Trong bộ luật Latinh, qui định về độc thân giáo sĩ được khoản 277 nói đến như sau: Các giáo sĩ buộc phải giữ đức khiết tịnh trọn vẹn và vĩnh viễn vì Nước Trời. Và vì vậy buộc phải giữ độc thân là đặc ân Chúa ban, nhờ đó, các thừa tác viên thánh thiêng có thể gắn bó dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một trái tim không chia xẻ và có thể dấn thân tự do hơn vào việc phục vụ Thiên Chúa và loài người.

Đây là ngăn trở tiêu hôn. Nó khiến giáo sĩ không thể kết hôn một khi đã chịu chức thánh và nếu giáo sĩ mưu hôn dù chỉ là dân sự, thì đã có cả một loạt biện pháp như: bị giải nhiệm khỏi giáo vụ (C. 194 §1 & 3), bị bất hợp luật khiến không thể lãnh nhận hay thi hành chức thánh (C. 1041 §3 và 1044 §1 & 3), bị vạ huyền chỉ tiền kết cùng nhiều hình phạt khác kể cả việc bị khai trừ khỏi hàng giáo sĩ (C. 1394 §1).

b) Sự vô hiệu của hôn nhân

Linh mục và kể cả phó tế đang tiến tới chức linh mục chiếu theo luật độc thân sẽ không thể kết hôn thành sự.

Vì ngăn trở tiêu hôn này là một luật thuần túy của Giáo hội, nên một mình Đức Giáo Hoàng có quyền miễn chuẩn. Vậy khi một giáo sĩ muốn kết hôn theo luật Giáo hội, thì đương sự phải xin Tòa Thánh cho phép hồi tục và miễn chuẩn giữ luật độc thân.

Tòa Thánh sẽ không ban phép chuẩn mà không kèm theo việc cho hồi tục, cũng như không tha ngăn trở này cho một vị giám mục.

2.2.3. Ngăn trở khấn trinh khiết trọn đời

C. 1088: Ai đã khấn công khai vĩnh viễn giữ đức khiết tịnh trong một tu hội dòng, có kết hôn cũng không thành sự.

10- Lời khấn công vĩnh viễn: Ngăn trở tiêu hôn chỉ áp dụng cho lời khấn công vĩnh viễn về đức khiết tịnh trong một dòng tu.

Tòa Thánh chuẩn ngăn trở này nếu là một dòng tu thuộc luật Giáo Hoàng và Bản quyền địa phương nếu là dòng thuộc luật giáo phận.

Phép chuẩn ngăn trở này được ban cùng với đặc chuẩn xuất khỏi dòng tu (C. 691-692).

9

Page 10: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

Nếu một tu sĩ dám kết hôn hay mưu hôn dù chỉ là dân sự, thì đương sự bị coi như loại khỏi dòng tu (C. 694) và bị vạ cấm chế tiền kết (C. 1394 §2).

20- Các lời khấn khác ngăn cản kết hôn:

a) Ai khấn tạm, công khai, giữ đức khiết tịnh trong một dòng tu;

b) Ai khấn tạm hay vĩnh viễn, công khai trong một tu hội đời;c) Các trinh nữ được thánh hiến hay các ẩn tu;d) Ai đã khấn hay hứa trong các hội đời sống tông đồ;e) Ai khấn tư không kết hôn hay giữ đức khiết tịnh…

Những người này muốn kết hôn phải xin phép quyền bính Giáo hội. Tuy nhiên, không nhất thiết là Giám mục và luật qui định như sau:

* Khấn tư: Bản quyền địa phương và các vị đại diện của ngài, cha sở…(C. 1196 - 1197).

* Khấn tạm trong tu hội đời: Vị Điều hành Tổng quyền với chấp thuận của Ban cố vấn (C.726 §2).

* Khấn vĩnh viễn trong tu hội đời: Tòa Thánh nếu là một dòng tu thuộc luật Giáo Hoàng và Bản quyền địa phương nếu là dòng thuộc luật giáo phận (C.727).

* Khấn hay hứa trong các hội đời sống tông đồ: Vị Điều hành Tổng quyền của Hội (C. 734).

2.3. Ngăn trở tội phạm có trước hôn nhân2.3.1. Bắt cóc

C. 1089: Không hôn nhân nào có thể thành sự giữa một người nam và một người nữ bị bắt đem đi hay ít nhất bị giam giữ với chủ ý kết hôn với nàng, trừ khi về sau nàng đã tự ý chọn lựa hôn nhân sau khi đã được tách rời khỏi người bắt cóc và được ở một nơi chắc chắn và tự do.

* Bắt cóc một người phụ nữ. Luật không nói đến người bị bắt cóc là người nam. Dùng vũ lực đem đi một nơi và nhốt kỹ, trái với ý muốn của người ấy.

* Mục đích bắt cóc là muốn kết hôn với người phụ nữ ấy.

* Khi nàng tự nguyện chọn kết hôn với người bắt cóc mình, thì ngăn trở chấm dứt.

* Có thể chấp nhận miễn chuẩn cho phép kết hôn miễn là người ta chắc chắn được về sự ưng thuận tự do cũng như hoàn toàn không có sự sợ hãi hay bạo lực trên sự ưng thuận của người phụ nữ.

2.3.2. Tội ác

C. 1090 §1: Ai vì muốn kết hôn với người nào mà giết phối ngẫu của người ấy hay của chính mình, có kết hôn với người ấy cũng không thành.

10

Page 11: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

C. 1090 §2: Hôn nhân cũng không thành sự giữa những người gây cái chết cho người phối ngẫu của mình bằng một hành động chung thuộc thể xác hay tinh thần.

* Tội ác chính là giết người phối ngẫu. Đây là tội ngoại tình và đưa đến chỗ giết người phối ngẫu bị phản bội. Tội ác này gây ra ngăn trở tiêu hôn. Chỉ có Toà Thánh chuẩn ngăn trở này, trừ khi khẩn cấp.

* Theo giáo luật 1983, thì có hai loại tội ác sau đây:

10- Giết người phối ngẫu của mình hay phối ngẫu của người tình mình với mục đích kết hôn với người này;

20- Hai người bàn tính với nhau giết người phối ngẫu của một trong hai.

2.4. Ngăn trở khác đạo2.4.1. Hôn nhân hỗn hợp

Hôn nhân này xảy ra khi một bên công giáo muốn kết hôn với một người cũng đã được rửa tội nhưng thuộc về một Giáo hội hay cộng đồng Giáo hội khác công giáo.

Đây là ngăn trở cấm hôn hay đúng hơn nó là một trở ngại bao hàm một sự cấm chỉ cử hành những hôn phối nếu không có phép của Bản quyền địa phương.

Miễn chuẩn: a) Bên công giáo cam kết sẵn sàng tránh những nguy hại

mất đức tin; làm hết sức cho con cái được rửa tội và giáo dục trong đức tin công giáo;

b) Bên không công giáo phải giữ được thông báo về những cam kết của phía công giáo. Rồi cả hai đều đồng ý về những yếu tính của hôn nhân3.

Cử hành: Giáo luật cấm không được có một cử hành tôn giáo nào khác ngoài cử hành công giáo.

2.4.2. Ngăn trở dị giáo

Ngăn trở dị giáo4 là ngăn trở giữa người đã lãnh nhận phép rửa tội trong Giáo hội công giáo với người không lãnh nhận bí tích Rửa tội như: Phật giáo, Cao đài, Hòa hảo hay không có tôn giáo.

Phải xin phép chuẩn của Bản quyền địa phương, ngoại trừ trường hợp khẩn thiết.

Đây là ngăn trở tiêu hôn, nên không xin phép chuẩn của Bản quyền địa phương thì hôn nhân vô hiệu.

3 Đơn nhất và Bất khả phân ly.4 Xem C. 1086 §1.

11

Page 12: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

Không ai được chứng hôn cho một người đã công khai chối bỏ đức tin công giáo (C. 1071 §2) cũng như cho một người đang mắc vạ (C. 1071 §1 & §5).

2.5. Ngăn trở họ máu hay họ kết bạn

Để tránh những cuộc hôn nhân họ hàng, tránh sự thoái hóa dòng giống về thể lý cũng như tâm thần, mà giáo luật đã đặt ra ngăn trở này.

Họ hàng tự nhiên: Chia làm 3 nhóm sau đây:

2.5.1. Họ máu (huyết tộc)5:

Vào thời vua Pharao Aicập, có thói tục cho phép anh chị em lấy nhau để giữ ngai vàng. Nhưng thông thường, các dân tộc trên thế giới ngăn cấm hôn nhân giữa những người có họ máu gần, vì đó là tội loạn luân. Họ máu có giây liên hệ cả cha lẫn mẹ và được chia ra hàng và bậc:

a) Hàng: Bao gồm những người cùng một chồi sinh ra, đi xuống. Họ hàng dọc hay trực hệ: Ông nội, cha, con trai, cháu nội, chắt nội…; Họ hàng ngang hay bàng hệ: anh em ruột, chú-cháu, anh em con chú con bác, con cô con cậu…

b) Bậc: Là một đời. Hàng dọc thì cứ một người là một bậc; Hàng ngang thì có 2 cách tính sau đây:

* Người Roma: Tính cả hai hàng, lên cho đến gốc chung. Có bao nhiêu bậc thì có bấy nhiêu đời, trừ gốc chung.

* Người Germain: Tính một hàng và trừ gốc. Nếu hai hàng không đều thì tính hàng dài hơn.

Bộ giáo luật 1983, C. 1091 §1 & 2 cấm kết hôn ở mọi bậc của trực hệ, dù tử hệ có hợp pháp hay không. Bàng hệ: Cấm kết hôn đến hết đời thứ 4.

Miễn chuẩn: Giáo luật không bao giờ miễn chuẩn ngăn trở ở trực hệ và bàng hệ 2 bậc (anh chị em ruột, vì vi phạm luật tự nhiên). Trong trường hợp hồ nghi, ngăn trở vẫn còn. Luật Giáo hội chỉ có thể miễn chuẩn cho bàng hệ 3 bậc trở lên, vì thuộc giáo luật. Ngăn trở không nhân cấp.

2.5.2. Hôn thuộc (có họ do hôn nhân)6

Hôn nhân không thành sự giữa những người có họ kết bạn ở bất cứ bậc nào thuộc hàng dọc.

Hôn nhân thành sự sinh ra họ kết bạn, mặc dù không hoàn hợp. Ngăn trở này có hiệu lực giữ người chồng với những người có họ máu với vợ và ngược lại, giữa người vợ với những người có họ máu với chồng.

5 Xem C. 1091 & 108.6 Xem C. 1092 & 109.

12

Page 13: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

Cách tính họ kết bạn: Những ai có họ máu với chồng thì cũng có họ kết bạn với vợ trong cùng hàng, cùng bậc ấy và ngược lại, những ai có họ máu với vợ thì cũng có họ kết bạn với chồng trong cùng hàng, cùng bậc ấy.

Mục đích của ngăn trở: Bảo đảm mức độ luân lý trong mối tương quan đại gia đình như tránh loạn luân.

Giáo luật 1983: Cấm trong các hôn nhân thành sự, dù chưa có hoàn hợp, nhưng cho lấy chị hay em gái của người vợ đã chết, vì cho rằng sẽ tốt hơn cho những đứa con mồ côi mẹ, nay được dì trở thành mẹ kế chăm nom.

2.5.3. Ngăn trở công hạnh

C. 1093: Ngăn trở vì thanh danh công khai nảy sinh từ hôn nhân bất thành sự sau khi sống chung hoặc do ngoại hôn công khai hay tỏ tường.

Ngăn trở này tiêu hôn ở bậc thứ nhất thuộc hàng dọc giữa người đàn ông và những người có họ máu với người đàn bà và ngược lại, giữa người đàn bà và những người có họ máu với người đàn ông.

Theo giáo luật 1983, thì ngăn trở này phát sinh từ 2 trường hợp:

a) Hôn nhân vô hiệu sau khi sống chung và b) Tư tình công khai hay kín đáo.

Ngăn trở này cấm một người kết hôn với bà con của người tình hay người vợ giả định, tưởng rằng không có ngăn trở, nhưng sau đó phát giác ra.

Giáo hội có thể chuẩn ngăn trở này. Tuy nhiên, khi điều tra vị chủ chăn phải cẩn thận kẻo không xảy ra trường hợp bố lấy chính con gái của mình.

2.6. Ngăn trở linh tộc

Ngày xưa hay luật 1917 còn ngăn cấm kết hôn giữa những người có họ thiêng liêng. Bộ luật 1983 đã bãi bỏ ngăn trở này. Riêng luật của các Giáo hội Đông phương vẫn còn giữ.

2.7. Ngăn trở nghĩa tộc, pháp tộc

C. 1094: Không thể kết hôn thành sự với nhau những ai có họ pháp lý do việc nhận con nuôi, trong hàng dọc hoặc ở bậc 2 thuộc hàng ngang.

C. 110 đồng quan điểm với luật dân sự: Những đứa con được nhận làm con nuôi chiếu theo luật dân sự được kể như con ruột của người đã nhận chúng7.

Sau khi xem xét luật dân sự nơi ấy có cho phép không, thì Giáo hội có thể chuẩn ngăn trở này.

7 Chỉ kể là con nuôi chính thức, khi pháp luật dân sự thừa nhận và phải có giấy tờ chứng minh rõ ràng.

13

Page 14: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

iI. Phẩm tính của sự ưng thuận1. Phát biểu sự ưng thuận1.1. Sự cần thiết của sự ưng thuận1.1.1. Định nghĩa:

C. 1057 §1: Sự ưng thuận của đôi bên được biểu lộ cách hợp pháp giữa những người có tư năng theo luật làm nên hôn nhân và không quyền bính nào của loài người có thể thay thế được sự ưng thuận đó.

C. 1057 §2: Sự ưng thuận hôn nhân là một hành vi ý thức; nhờ đó một người nam và một người nữ trao và nhận chính bản thân của nhau do một giao ước bất khả thu hồi để làm thành hôn nhân.

1.1.2. Suy đoán

a) C. 1101: Tính xác thực của lời ưng thuận. Sự ưng thuận trong lòng được suy đoán là phù hợp với những dấu chỉ hay lời nói được sử dụng trong khi cử hành hôn nhân.

b) C. 1107: Tính bền vững của lời ưng thuận. Sự ưng thuận suy đoán là vẫn còn tồn tại cho đến khi thấy rõ là không còn ưng thuận nữa, mặc dù đã kết hôn không thành do mắc ngăn trở hay thiếu hình thức giáo luật.

1.2. Thể thức phát biểu sự ưng thuận

C. 1104 §1: Hai bên kết hôn cần phải hiện diện cùng một lúc, hoặc đích thân, hoặc nhờ người đại diện.

C. 1104 §2: Đôi hôn phối phải biểu lộ sự ưng thuận bằng lời nói, nếu không nói được thì ra dấu hiệu.

Người đại diện: Luật cho phép người đại diện làm thay khi mà hoàn cảnh không cho phép trao đổi sự ưng thuận theo thể thức thông thường.

Tuy nhiên, phải có phép của Bản quyền địa phương; cần phải có một ủy nhiệm thư đặc biệt với chữ ký của người ủy nhiệm, cha sở, Bản quyền hay một linh mục được ủy nhiệm. Ủy nhiệm thư phải được lập thành văn kiện chính thức. Nếu người ủy nhiệm không biết viết thì cần có người làm chứng.

Người thông ngôn: Theo điều luật 1106, thì người này phải trung thực.

2. Phẩm tính của sự ưng thuận

Hôn nhân thành sự hay không tùy thuộc vào sự ưng thuận. Vì thế, cần phải có một số phẩm tính, nếu thiếu chúng, thì sự ưng thuận sẽ bất toàn và thậm chí có thể làm cho hôn nhân vô hiệu. Sau đây là một số nguyên nhân khiến cho hôn nhân vô hiệu:

- C. 1095 §1: Không xử dụng trí khôn đầy đủ.

14

Page 15: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

- C. 1095 §3: Do tâm thần không thể đảm nhận những nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân.

- C. 1106: Vô tri về hôn nhân (Không biết tối thiểu về hôn nhân là gì).

- C. 1097 §1: Lầm lẫn về người.

- C. 1097 §2: Lầm lẫn về phẩm hạnh của một người như thể lý, luân lý,… được nhắm tới cách trực tiếp và chính yếu.

- C. 1098: Lừa dối để đạt được sự ưng thuận.

- C. 1099: Lầm lẫn về sự duy nhất, bất khả đoạn tiêu hoặc về phẩm giá của bí tích hôn nhân, có ảnh hưởng đến quyết định của ý chí.

- C. 1101: Loại trừ chính hôn nhân hoặc một trong những yếu tố chính yếu hay một đặc tính chủ yếu của hôn nhân, còn gọi là man trá, giả vờ.

- C. 1102: Ưng thuận với điều kiện hướng về tương lai.

- C. 1102 §2: Ưng thuận với điều kiện về quá khứ hay trong hiện tại có thành sự hay không là tùy thuộc vào điều kiện được nêu ra có thực hay không.

- C. 1103: Xử dụng bạo lực hoặc gây sợ hãi trầm trọng khiến một người không còn tự do để chọn lựa kết hôn.

- Thiếu cách trầm trọng trí phán đoán về quyền lợi và nghĩa vụ chính yếu của hôn nhân.

2.1. Ưng thuận hợp lý, có khả năng và tự do

Để kết hôn thành sự, theo C. 1095 - 1096, cần phải:a- Hiểu biết sự ưng thuận;b- Có khả năng phát biểu sự ưng thuận;c- Tự do.

2.1.1. Không xử dụng đầy đủ trí khôn

Điều này có nghĩa là vào lúc trao đổi sự ưng thuận, đương sự đã không xử dụng trọn vẹn khả năng của trí khôn và ý muốn để thực hiện một hành vi nhân linh. Nếu một người bị điên khùng vào lúc trao đổi sự ưng thuận, thì hôn nhân bất thành.

Không cần biết sự mất khả năng xử dụng trí khôn là tạm thời hay thường xuyên, mà chỉ cần biết vào lúc trao đổi sự ưng thuận, đương sự có tỉnh táo hay không.

2.1.2. Thiếu trầm trọng khả năng biện biệt

C. 1095 §3: Đây là một nguyên cớ tiêu hôn năng gặp nhất. Đương sự phải:

- có một sự hiểu biết tối thiểu về hôn nhân (C. 1096);- có thể đánh giá, lượng xét các khía cạnh của việc chọn lựa kết

hôn hay không;

15

Page 16: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

- có một sự tự do nội tâm để quyết định lấy một người nào đó làm bạn đường duy nhất.

Đương sự thiếu trầm trọng khả năng biện biệt như: loạn thần kinh, thiếu trưởng thành tâm cảm và mối tương quan, thiếu sự chín chắn tâm cảm, tâm thần, nghiện rượu và ma túy.

2.1.3. Không có khả năng đảm nhiệm những cam kết của hôn nhân

Ý muốn kết hôn đã được diễn tả chính xác, hợp lý, nhưng đương sự lại không có đủ khả năng để thi hành các điều đã hứa. Đây có thể nói là bất lực tâm lý. Những yếu tố cấu thành sự vô năng:

a) Nguyên cớ: Sự vô năng phải do một nguyên cớ thuộc bản chất tâm lý, nhưng không nhất thiết phải là tâm lý tính dục.

b) Đối tượng: Sự vô năng phải được qui vào những nghĩa vụ cốt yếu của hôn nhân như: duy nhất, thủy chung, tính dục khác phái, bất khả phân ly,…

c) Bản chất: Sự vô năng đã có trước khi kết hôn và có tính cách trầm trọng. Nếu sự vô năng có sau kết hôn thì không tính đến.

Những trường hợp vô năng cách:- Đồng tính luyến ái- Cuồng dâm- Bạo dâm- Khổ dâm- Bái vật dâm- Lãnh cảm- Quá nhạy cảm

Ngoài ra, sự vô năng còn do tâm lý, quá yêu mình.

2.1.4. Sự vô tri

C. 1096: Để có thể kết hôn thành sự, cần phải hiểu biết hôn nhân là gì. Như vậy đòi người kết hôn phải có sự hiểu biết tối thiểu về hôn nhân.

Người ta cần phải biết hôn nhân là sự kết hợp khác phái, bền bỉ, bao hàm sự giao hợp hướng đến việc sinh sản con cái.

Vô tri có thể khiến người ta không có một hiểu biết tối thiểu để có thể có sự ưng thuận kết hôn.

2.2. Ưng thuận tự do2.2.1. Ưng thuận do lầm lẫn

Theo C. 1097, ưng thuận do lầm lẫn về người hoặc về phẩm hạnh của một người, thì hôn nhân sẽ không vô hiệu, nếu phẩm hạnh ấy không được trực tiếp và chính yếu nhằm tới.

Lầm lẫn về tính duy nhất, bất khả phân ly hoặc phẩm giá bí tích của hôn nhân, miễn là không ảnh hưởng đến quyết định của ý chí, thì không làm cho hôn nhân vô hiệu. Trong lầm lẫn thì có:

16

Page 17: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

a) Lầm lẫn về sự kiện là lầm lẫn về người hay phẩm hạnh của người ấy. Thật vậy, theo C. 1098 thì nếu ai lừa dối khiến họ tưởng rằng mình có một phẩm hạnh này nọ, khiến phẩm hạnh đó tự bản chất có thể làm xáo trộn trầm trọng cuộc sống chung vợ chồng và người kia đã trực tiếp và chính yếu nhắm vào phẩm hạnh ấy để ưng thuận kết hôn, thì hôn nhân vô hiệu.

Ví dụ 1: Một người bị vô sinh, giấu không cho người kia biết, trong khi người kia muốn kết hôn để có con nối dõi tông đường, thì hôn nhân vô hiệu.

Ví dụ 2: Một người đã mất trinh tiết, lừa dối hôn phu rằng mình vẫn còn trinh nguyên, trong khi chính vị hôn phu lại muốn kết hôn với một người còn trinh, thì hôn nhân vô hiệu.

b) Lầm lẫn về pháp lý là lầm lẫn về một trong những phẩm tính căn bản của hôn nhân như: đơn hôn, bất khả phân ly, tính bí tích của hôn nhân… Vậy ai kết hôn mà chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự lầm lẫn này thì kết hôn không thành sự.

2.2.2. Ưng thuận do bị cưỡng ép

C. 1103: Hôn nhân không thành sự khi ai kết hôn do bạo lực hay sợ hãi nghiêm trọng từ bên ngoài, mặc dầu người ta không cố tình gây nên, đến nỗi người ấy buộc phải lựa chọn hôn nhân để tự giải thoát.

Điều kiện: - Sợ hãi phải nặng, trầm trọng và một cách cụ thể;- Sợ hãi phải lộ bên ngoài hoặc có thể cả bên trong;- Sợ hãi phải là nguyên cớ của sự ưng thuận.

Qui định này thuộc luật tự nhiên, vì điều kiện này chi phối cả các cuộc hôn nhân ngoài kitô giáo.

2.2.3. Ưng thuận giả vờ - man trá

C. 1101 §1: Sự ưng thuận bên trong được suy đoán là phù hợp với lời và các dấu hiệu được xử dụng trong cử hành hôn phối.

C. 1101 §2: Nếu một trong hai người, hay cả hai, bằng một hành vi tích cực của ý chí, loại trừ chính hôn nhân hay một trong những yếu tố căn bản của hôn nhân, thì hôn nhân không hữu hiệu.

Hôn nhân sẽ bất thành khi người ta:

1) Loại trừ bonum prolis: Khước từ việc sinh sản và giáo dục con cái. Sự khước từ này là vĩnh viễn và tuyệt đối. Việc hoãn sinh con thì không phải là nguyên cớ làm cho hôn nhân vô hiệu.

2) Loại trừ bonum fidei: Khước từ sự trung tín, sự thủy chung vợ chồng và một cách ám tàng loại trừ tính đơn nhất của hôn nhân.

3) Loại trừ bonum sacramentum: Khước từ tính bất khả phân ly của hôn nhân, đang khi đó người ta vẫn muốn kết hôn.

17

Page 18: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

4) Loại trừ phẩm tính của bí tích hôn nhân: Ai loại trừ phẩm tính của bí tích hôn nhân đến nỗi người ấy thà không kết hôn, còn hơn kết hôn mà phải có bí tích, thì dù có kết hôn, thì bí tích cũng không thành.

2.2.4. Ưng thuận với điều kiện

Theo C. 1102, điều kiện là một thực tại nào đó mà một người khi biểu lộ sự ưng thuận kết hôn sẽ dựa vào đó để qui kết thành sự tính của hôn nhân của mình.

Nếu sự kiện thuộc quá khứ hay hiện tại, hôn nhân sẽ thành hay không là tùy theo sự kiện được đặt thành điều kiện có hay không. Ví dụ: Tôi lấy em với điều kiện em còn trinh nguyên. Nếu cô gái còn trinh, thì điều kiện được thực hiện, sự ưng thuận và hôn nhân thành sự. Nhưng nếu cô gái không còn trinh trắng, điều kiện không được thực hiện, sự ưng thuận và hôn nhân bất thành sự.

Hơn nữa, giáo luật đòi buộc để hôn nhân thành sự, điều kiện được chọn làm đối tượng phải được sự cho phép của Bản quyền, nếu không thì hôn nhân bất thành.

Nếu điều kiện nhắm về một sự kiện trong tương lai, sự ưng thuận luôn luôn là vô hiệu.

Riêng luật Giáo hội Đông phương thì mọi điều kiện áp đặt đều làm hôn nhân vô hiệu.

3. Hình thức giáo luật khi cử hành hôn phối3.1. Các hình thức giáo luật3.1.1. Hình thức pháp lý thông thường

Bao gồm trao đổi sự ưng thuận theo một công thức đã được xác lập, hoặc cách công khai hay cách kín đáo.

a) Cách công khai: C. 1108 -1115 qui định: Hôn nhân chỉ thành sự khi sự ưng thuận được trao đổi trước mặt một vị chứng hôn có năng cách, vị này nhận quyền chứng hôn từ Giáo hội và có sự hiện diện của nhân chứng khác.

* Vị chứng hôn: Vị này nhận sứ mệnh từ Giáo hội, nhân danh Giáo hội nhận lời ưng thuận, chứng thực hôn phối đó thành sự dưới mắt Giáo hội. Năng quyền chứng hôn có thể ủy quyền. Theo C. 1109, những giáo sĩ chiếu theo giáo vụ có thể chứng hôn bao gồm:

- Bản quyền giáo phận;- Cha sở, Cha quản nhiệm giáo xứ;- Cha phó;- Cha sở toàn đới (C. 542);- Linh mục điều khiển nhóm (C. 517 §1).

Ngoài ra, luật cũng tiên liệu năng quyền này có thể trao cho giáo dân trong một số trường hợp (C. 1112).

18

Page 19: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

Giám mục Giáo phận có thể ban năng quyền chứng hôn cho giáo dân. Tuy nhiên, những người này phải là những người có đức hạnh trổi trang… (C. 231). Về thủ tục xin ban ủy quyền cho giáo dân, thì HĐGM phải có ý kiến tán thành và xin phép Tòa Thánh.

b) Cách kín đáo: Thông thường, hôn phối được cử hành cách công khai và long trọng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phải cử hành cách bí mật khi có lý do chính đáng. Những điều luật liên quan đến loại hôn phối này là C. 1130-1133. Trước khi cử hành loại hôn phối này cần phải lưu ý:

+ Bản quyền địa phương cho phép thì mới được cử hành;

+ Phải có lý do quan trọng và khẩn cấp;

+ Mọi người phải giữ bí mật như: Bản quyền địa phương, người chứng hôn, người làm chứng, đôi vợ chồng. Tuy nhiên, bí mật này không hoàn toàn tuyệt đối;

+ Phải điều tra trước hôn phối, cử hành hôn phối, ghi sổ hôn phối.

3.1.2. Hình thức pháp lý bất thường

Theo C. 1116, đôi hôn phối có thể kết hôn thành sự và hợp pháp trước mặt chỉ hai nhân chứng mà thôi. Điều kiện cho phép:

a) Đôi hôn phối không thể chạy đến với vị chứng hôn có năng quyền chiếu theo luật mà không khỏi có những bất tiện nặng về thể lý cũng như luân lý cho cả đôi hôn phối và người chứng hôn;

b) Nguy tử; dự đoán khôn ngoan về tình trạng (không thể tìm đến với một vị giáo sĩ chứng hôn) sẽ kéo dài ít là 1 tháng.

c) Hình thức cử hành: Họ phải muốn kết hôn theo luật Giáo hội; đôi hôn phối phải trao đổi lời ưng thuận trước mặt hai nhân chứng.

3.2. Buộc phải có hình thức giáo luật3.2.1. Những người bắt buộc phải có hình thức giáo luật (C. 1117)

a) Hai người thuộc Giáo hội công giáo;b) Hôn nhân dị giáo;c) Hôn nhân hỗn hợp.

3.2.2. Những trường hợp được miễn

a) Hai người không rửa tội kết hôn thành sự theo luật tự nhiên hoặc dân sự;

b) Hai người rửa tội không công giáo kết hôn thành sự, khi hôn nhân của họ thành sự theo luật của Giáo hội mà họ thuộc về và theo luật tự nhiên;

c) Hai người công giáo đã lìa bỏ Giáo hội bằng một hành vi rõ rệt, họ kết hôn thành sự qua việc trao đổi sự ưng thuận.

3.2.3. Vấn đề chế tài

19

Page 20: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

a) Nguyên tắc vô hiệu:

* Hôn nhân giữa hai người công giáo chịu chi phối bởi hình thức giáo luật để được thành sự. Giáo luật chỉ có thể miễn chuẩn hình thức giáo luật cho họ trong trường hợp nguy tử (C.1079) và điều trị tận căn (C. 1161-1165).

* Hôn nhân giữa một bên Công giáo và một bên Giáo hội Đông phương không công giáo, thì phải có hình thức giáo luật. Tuy nhiên, theo C. 1127 §1, thì đòi buộc hình thức giáo luật là để hợp pháp mà thôi, còn hữu hiệu chỉ cần trao đổi sự ưng thuận trước thừa tác viên có chức thánh.

* Hôn nhân hỗn hợp khác, phải có phép và dị giáo thì phải có phép chuẩn.

b) Luật trừ về lầm lẫn chung và hồ nghi: Điều này phải được hiểu cách chặt chẽ, nó liên quan đến cha sở hay vị Bản quyền là người không có thẩm quyền chứng hôn chiếu theo giáo vụ, hoặc là người đã lầm lẫn về lãnh thổ mà thật ra ngài không có thẩm quyền.

Nhà lập pháp đã muốn hạn chế những trường hợp vô hiệu do thiếu hình thức, nên bộ giáo luật 1983 đã khá dễ dàng chấp nhận những trường hợp lầm lẫn chung (C. 144).

Tuy nhiên, Giáo hội chỉ được bù trừ trong những trường hợp thẩm quyền thông thường hay được ủy quyền cách tổng quát chứ không bù trừ trong trường hợp ủy quyền đặc biệt. Cụ thể, không thể áp dụng sự bù trừ khi một linh mục cần phải có một ủy quyền đặc biệt.

3.3. Ghi sổ hôn phối (C. 1121 - 1123)3.3.1. Thông thường:

Cha sở phải ghi sổ hôn phối của giáo xứ và ghi chú bên lề sổ rửa tội, đồng thời thông báo ngay cho cha sở nơi đương sự rửa tội

3.3.2. Đặc biệt:

Các người liên quan như: Linh mục chứng hôn, các người làm chứng, đôi hôn phối, phải báo lại ngay khi có thể cho cha sở hay Bản quyền địa phương, để ghi vào sổ.

3.3.3. Miễn hình thức giáo luật:

Bản quyền địa phương, người đã chuẩn miễn hình thức giáo luật sẽ cẩn thận ghi chú phép chuẩn và hôn phối vào sổ của giáo phủ lẫn giáo xứ. Bên công giáo cần báo lại cho Bản quyền hay cha sở nơi cử hành hôn phối và hình thức công khai đã được áp dụng.

4. Cử hành phụng vụ hôn phối4.1. Nơi chốn cử hành (C. 1118)4.1.1. Hôn phối của những người đã rửa tội

20

Page 21: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

Phải cử hành hôn phối trong nhà thờ giáo xứ, nơi tập họp chính thức của cộng đoàn kitô hữu. Giáo luật đòi buộc như thế, bởi vì các hôn phối, kể cả hỗn hợp, là một hành vi của Giáo hội, có tính cách bí tích, cộng đồng, công khai và chính thức.

Nếu cử hành tại một nơi khác (một nhà thờ hay nhà nguyện khác), thì phải xin phép Bản quyền địa phương.

Nếu cử hành ở một nơi không phải là nơi thánh, thì càng phải xin phép của Đấng bản quyền.

4.1.2. Hôn phối với một người không rửa tội

Luật không xác định rõ nơi cử hành. Vậy có thể cử hành trong nhà thờ hay một nơi nào đó thích hợp, mà chẳng cần xin phép Bản quyền địa phương, tùy cha sở hay linh mục chứng hôn ấn định.

4.2. Lễ nghi hôn phối có tính cách hội nhập văn hóa (C. 1120)

Hội đồng Giám mục có thể soạn thảo một nghi lễ hôn phối thích hợp với tập tục địa phương, dân gian, thích hợp với tâm hồn kitô hữu. Tuy nhiên, nghi thức này phải được Tòa Thánh chấp thuận.

21

Page 22: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

CHƯƠNG THỨ HAI

PHÒNG NGỪA SỰ VÔ HIỆU CỦA HÔN NHÂN

I. Những biện pháp phòng ngừa1. Chuẩn bị hôn nhân

Luật Giáo hội tiên liệu một khoảng thời gian để cho đôi bạn chuẩn bị hôn nhân. Mục đích của việc này là khám phá xem có những nguyên nhân nào dẫn đến vô hiệu hôn nhân.

Thời gian này rất quan trọng đối với đôi bạn, vì nó cần thiết cho cả hai chuẩn bị tốt cả về mặt thiêng liêng lẫn nhân bản, ngõ hầu hôn nhân không vô hiệu và mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.

1.1. Trách nhiệm mục vụ của Giáo hội (C. 1063-1064)

Giáo hội phải có trách nhiệm, có quyền được giúp đỡ những người tín hữu muốn kết hôn và đã xây dựng gia đình. Các chủ chăn cũng như cộng đoàn tín hữu phải có trách nhiệm này.

1.1.1. Những người có trách nhiệm

a) Bản quyền địa phương: Tổ chức qui mô, khoa học chương trình đào tạo hôn nhân như: trung tâm tĩnh tâm, trung tâm chuẩn bị hôn nhân cho toàn giáo phận.

b) Chủ chăn: Các vị chủ chăn cũng phải có những trách nhiệm trên. Đây là điều căn bản trong mục vụ giáo xứ.

c) Cộng đoàn: Cộng đoàn tín hữu cũng phải có trách nhiệm giúp đỡ các đôi hôn phối sống trọn tình nghĩa vợ chồng. Thành lập hiệp hội tín hữu để qui tụ các cặp vợ chồng đã ly thân, ly dị tái hôn…

1.1.2. Đào tạo trước - trong - sau hôn nhân

Giáo hội có trách nhiệm giúp đỡ các đôi hôn nhân không chỉ có chuẩn bị trước khi kết hôn, mà còn phải giúp đỡ họ trong hôn nhân và sau hôn nhân. Điều này có nghĩa rằng các vị chủ chăn phải luôn luôn giúp đỡ gia đình đôi bạn sống trọn vẹn ơn gọi hôn nhân và gia đình; dẫn dắt gia đình họ mỗi ngày một thánh thiện hơn và tròn đầy hơn trong suốt cuộc sống của họ.

1.2. Ba chuẩn bị: giáo huấn - thánh hóa - quản trị1.2.1. Giáo huấn

a) Chuẩn bị xa (C. 1063): Giáo huấn phù hợp với nhiều hình thức khác nhau, để giúp các tín hữu hiểu về ý nghĩa của hôn nhân kitô giáo và vai trò của đôi vợ chồng, cha mẹ công giáo. Đặc biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa của hôn nhân kitô giáo và phẩm tính của bí tích hôn phối.

22

Page 23: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

b) Chuẩn bị gần: Dạy giáo lý hôn nhân cho chính đôi bạn sắp kết hôn. Cụ thể như: các đôi dự hôn gặp gỡ nhau dưới sự hướng dẫn của một đôi vợ chồng, gặp gỡ linh mục, suy tư về đời sống hôn nhân, ý nghĩa của việc cử hành hôn phối ở nhà thờ, chuẩn bị lễ nghi… Thời gian này cũng chính là thời gian đôi bạn học giáo lý.

1.2.2. Chuẩn bị cử hành bí tích hôn phối

Như chúng ta đã biết, để được cử hành nghi lễ hôn phối trong nhà thờ, thì ít nhất một trong hai người phối ngẫu phải là người công giáo. Phẩm giá của bí tích rửa tội là điều kiện tiên quyết để đòi có hình thức giáo luật.

Nếu trước khi cử hành, nếu đương sự chưa lãnh nhận bí tích Thêm sức, thì phải lãnh nhận bí tích này. Tuy nhiên, nếu đương sự không thực hành giữ đạo hay giữ đạo lơ mơ, thì chẳng nên ép họ lãnh nhận bí tích này làm gì.

Để lãnh nhận bí tích hôn phối có hiệu quả tốt, trước khi cử hành hôn phối, đôi bạn được mời gọi lãnh nhận bí tích Sám hối và Thánh thể.

1.2.3. Điều tra hôn phối

a) Nghĩa vụ của cha sở và vị chứng hôn: Đây là nghĩa vụ của cha sở và vị chứng hôn. Nghĩa vụ này buộc cả cha sở của một trong hai đôi bạn và cha sở nơi cử hành hôn lễ. Nếu vị chứng hôn không phải là vị đã tiến hành điều tra hôn phối, thì ngài phải được bảo đảm về tình trạng thong dong của đôi bạn bằng việc xem xét kỹ hồ sơ hôn phối. Ngài phải được bảo đảm rằng không có gì ngăn trở hôn phối thành sự và hợp pháp (C. 1066).

Theo C. 1113 -1114, nhấn mạnh về ý nghĩa của vị ủy quyền và của vị chứng hôn đừng chứng hôn khi chưa được bảo đảm rằng mọi biện pháp đã được sử dụng để chứng minh tình trạng thong dong của hai người kết hôn.

10- Điều tra tình trạng thong dong của đôi hôn phối:

* Thông thường: Người điều tra phải được thông báo về các tài liệu dân sự và giáo luật chính thực và hoàn tất hồ sơ điều tra. Theo C. 1071, nếu cần phải chạy đến với Bản quyền địa phương, để tránh gian lận, gương xấu, nguyên cớ bất thành. Nếu hồ nghi, sau khi đã điều tra, về tình trạng thong dong, tôn giáo, sự tự do hay toàn tính của sự ưng thuận, thì cũng phải chạy đến với Đấng bản quyền.

* Nguy tử: Điều tra giản đơn, chỉ cần đôi phối ngẫu tuyên bố về tình trạng thong dong của mình (C. 1068).

20- Rao hôn phối: Dán thông báo nơi nhà thờ trong vòng 3 tuần lễ hoặc trước khi

dâng Thánh lễ Chúa nhật, thì rao cho mọi người được biết trong 3 Chúa nhật. Mục đích để cầu nguyện cho đôi hôn phối và biết rõ hơn nếu có ngăn trở.

23

Page 24: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

b) Nghĩa vụ của giáo dân: Theo C. 1069, nếu giáo dân biết có ngăn trở thì phải báo cho cha sở hay vị chứng hôn biết. Tuy nhiên, có một số bí mật miễn cho người biết chúng khỏi báo cáo, ví dụ như ai vì trách nhiệm bí mật nghề nghiệp buộc phải giữ kín thì không buộc phải báo cáo. Ngược lại, ai biết những bí mật tự nhiên hay thề giữ kín, thì phải báo cáo, vì đây là công ích, lợi ích của người thứ ba.

c) Mắc một ngăn trở cử hành hôn phối: Nếu sau khi điều tra mà biết đôi hôn nhân có ngăn trở, thì buộc người có trách nhiệm phải chạy đến với quyền bính Giáo hội như Giám mục hay Tòa Thánh, để xin phép cử hành hôn phối hay miễn chuẩn ngăn trở tiêu hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp và đối với một số ngăn trở, vị đó có thể ban miễn chuẩn. Sau đây là một số ngăn trở:

+ Một cấm chỉ do một hành vi lập pháp, hành pháp và tư pháp

+ Một trong những hoàn cảnh chiếu C. 1071.

+ Một ngăn trở tiêu hôn (C. 1083-1094)+ Đặt một điều kiện cho sự ưng thuận (C. 1102, §2).

+ Hôn phối hỗn hợp (C. 1124).

+ Nơi cư trú của một trong hai phối ngẫu ở nước ngoài.

+ Có một hồ nghi nặng về tình trạng thong dòng hay về tôn giáo của một người phối ngẫu và về sự tự do hay toàn tính của sự ưng thuận (C. 1095-1103).

+ Một phối ngẫu đã ly dị mà họ quả quyết rằng đã cử hành hôn phối ngoài Giáo hội công giáo. 1.3. Đính hôn

Thời Trung cổ, người ta phân biệt đính hôn là hôn nhân per verba de futuro, còn hôn nhân là verba de praesenti. Bằng việc đính hôn này, đương sự khước từ các cuộc đính hôn khác, tạo ra một nghĩa vụ khắt khe để kết hôn và tạo nên một ngăn trở công hạnh giữa người đính hôn với những người thuộc gia đình kia. Nhưng đính hôn đã dần dần mất đi tầm quan trọng của nó trong tiến trình hôn nhân.

Sắc lệnh Ne temere của Thánh Bộ Công Đồng ngày 02.08.1907 giảm dần tầm quan trọng của việc đính hôn. Để có giá trị giáo luật, việc đính hôn phải được xác lập trên giấy tờ, có chữ ký của hai người đính hôn, cha sở hay Bản quyền địa phương và hai người chứng.

Bộ luật 1917, bãi bỏ ngăn trở công hạnh và khi đính hôn tan vỡ, thì chỉ có thể bồi thường nếu có bất công.

Giáo luật hiện hành cũng vậy. Không đặt những qui định bó buộc, liên quan đến hiệu quả của việc đính hôn. Không thể ép buộc phải kết hôn. Nếu đổ vỡ, không được đòi hỏi gì, trừ đòi bồi thường nếu có bất công (C. 1062).

2. Miễn chuẩn2.1. Quyền miễn chuẩn

24

Page 25: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

2.1.1. Đối với những ngăn trở thuộc luật tự nhiên

Có những ngăn trở mà không một ai có thể miễn chuẩn, đó là những ngăn trở thuộc luật tự nhiên hay thiết lập. Ví dụ: không có sự ưng thuận, bất lực giao hợp, mắc dây hôn phối, họ máu trực hệ hay họ máu hai bậc hàng ngang (C. 1078, §3).

2.1.2. Đức Giáo Hoàng

Ngài có quyền miễn chuẩn tất cả những ngăn trở thuộc giáo luật.

Một số miễn chuẩn dành riêng cho ĐGH:- Chức thánh- Lời khấn trinh khiết công khai trọn đời trong một dòng tu

thuộc luật Tòa Thánh.- Tội ác. Tuy nhiên, trong thực tế, ngài không tha ngăn trở tội

ác công khai giết người phối ngẫu và luật độc thân Giám mục.

2.1.3. Bản quyền địa phương8: 2.1.3.1. Trường hợp thông thường

Bản quyền địa phương có thể chuẩn những ngăn trở thuộc luật Giáo hội, trừ những ngăn trở dành riêng cho Đức Giáo Hoàng (C. 1078, §1).

Ngài chỉ có thể chuẩn hình thức giáo luật trong các hôn nhân hỗn hợp hay dị giáo và trong lúc nguy tử.

2.1.3.2. Trường hợp đặc biệt

a) Trong trường hợp nguy tử rõ rệt, ngài có thể miễn hình thức giáo luật, những ngăn trở thuộc luật Giáo hội công khai hay kín đáo, trừ ngăn trở gắn liền với chức linh mục.

b) Trong trường hợp khám phá ra ngăn trở tội ác vào phút chót hay trong nố hợp thức hóa khẩn cấp hôn nhân vô hiệu về nguyên cớ này, thì Bản quyền địa phương có thể chuẩn.

2.1.4. Miễn chuẩn dành cho những người khác

Đó là các cha sở, các giáo sĩ được ủy quyền, các giáo sĩ không có năng quyền chứng hôn hiện diện lúc cử hành hôn phối theo hình thức bất thường, với điều kiện là họ không thể liên lạc với Bản địa phương cách nào khác, có những trường hợp đòi phải cẩn mật thay vì dùng điện thoại hay điện tín… (C. 1079, §4); các cha giải tội, nhưng chỉ chuẩn những ngăn trở còn kín đáo ở tòa trong và không cần liên lạc với Bản quyền địa phương; giáo dân cũng có thể được ủy quyền chứng hôn, nhưng không có quyền miễn chuẩn.

Ai được ban quyền miễn chuẩn ở tòa ngoài, thì buộc phải thông báo lại cho Bản quyền địa phương và ghi vào sổ hôn phối.

8 Ngài có quyền trên mọi người thuộc thẩm quyền của ngài, dù họ ở đâu và những ai ở trong giáo phận của ngài.

25

Page 26: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

2.1.4.1. Trường hợp nguy tử

Nếu cái chết cận kề, những người nói trên có quyền miễn chuẩn tất cả mọi ngăn trở, trừ những ngăn trở gắn liền với chức thánh.

Cha giải tội, trong những gì có liên hệ đến những ngăn trở kín đáo ở tòa trong, có cùng một quyền miễn chuẩn trên đây, dù cho không cần thiết là phải nguy tử.2.1.4.2. Trường hợp khẩn cấp sắp cử hành hôn phối

a) Điều kiện: Một ngăn trở được phát giác lúc mọi sự đã sẵn sàng để cử hành hôn phối, không thể hoãn lại cho đến khi có phép chuẩn mà không có những nguy cơ thiệt hại, và khi người ta không thể liên hệ với Bản quyền địa phương để xin miễn chuẩn.

b) Mở rộng quyền miễn chuẩn: Những vị nói ở trên có quyền miễn chuẩn tất cả các ngăn trở kín đáo, trừ những ngăn trở liên quan đến chức thánh hay lời khấn trinh khiết trọn đời trong một dòng tu thuộc luật Tòa Thánh.

2.2. Chứng cớ và cơ chế của sự miễn chuẩn

Khi có một ngăn trở không cho phép cử hành một hôn nhân thành sự, thì cần phải kiểm chứng xem đó là ngăn trở mà Giáo hội có thể chuẩn hay không, nếu đúng thế, thì tìm hiểu xem ai có thẩm quyền chuẩn. Trừ khi thấy đó là một trường hợp đặc biệt (nguy tử hay khẩn cấp), thì cần phải xin phép Bản quyền miễn chuẩn và ngài sẽ ban một phúc chiếu.

Ở tòa ngoài, người ta sẽ gửi một hồ sơ xác định bản chất của ngăn trở và các lập luận bào chữa cho việc miễn chuẩn (ví dụ: ở xa xôi cách trở, lớn tuổi, sợ gương xấu, không nên trì hoãn (tư tình) cần điều chỉnh gấp (có thai), lợi ích con cái phải cấp dưỡng, liều mình đánh mất đức tin…). Người ta lưu giữ các quyết định trong hồ sơ hành chánh và ghi chú phép chuẩn vào sổ hôn phối.

Đối với ngăn trở kín đáo về sự kiện, ở tòa trong bí tích hay không, thì gửi một tài liệu không nói rõ tên tuổi đến vị kinh sĩ xá giải. Nếu phép chuẩn được ban ở tòa trong bí tích, thì ấn tòa cáo giải cấm tất cả mọi tiết lộ. Nếu phép chuẩn được ban ở tòa trong không bí tích, thì sẽ ghi chú phép chuẩn vào một sổ riêng, lưu tại văn khố giáo phủ (C. 1082).

Nếu ngăn trở kín đáo và một phép chuẩn ở tòa trong đã được ban, nay sự việc trở thành công khai, thì phép chuẩn đó có thể có những hiệu quả ở tòa ngoài.

II. Những phương cách xóa bỏ sự vô hiệu

C. 1060: Hôn nhân được luật ưu đãi, vì thế khi hồ nghi, hôn nhân được coi là thành sự cho đến khi chứng minh ngược lại.

1. Nguyên cớ thuộc luật tự nhiên hay thiết định: Khi khám phá một ngăn trở làm hôn nhân vô hiệu và nguyên cớ này không thể sửa chữa được, vì thuộc luật tự nhiên hay thiết định thì:

26

Page 27: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

a) Nếu nó còn kín đáo và đôi hôn phối không hay biết tình trạng đó, hãy để họ sống ngay tình, vì e rằng nếu tiết lộ sẽ đem lại một sự xáo trộn lớn.

b) Nếu họ biết tình trạng này rồi, hãy yêu cầu họ sống như anh em hay ly thân.

c) Nếu sự vô hiệu là công khai, đôi hôn phối buộc phải tách ra và phải xin tòa án hôn phối của Giáo hội tuyên bố hôn nhân vô hiệu.

2. Nguyên cớ thuộc luật Giáo hội

Khi nguyên cớ có thể sửa chữa được, vì thuộc luật Giáo hội thì:

a) Nếu đôi vợ chồng “giả” muốn tiếp tục sống đời với nhau, thì người ta phải xin hợp thức hóa hôn phối của họ.

b) Nếu đôi vợ chồng ly thân, ly dị hay đang tiến hành thủ tục này, thì xin tòa án hôn phối Giáo hội tuyên bố hôn nhân vô hiệu, nếu nguyên cớ vô hiệu có thể chứng minh ở tòa ngoài.

2.1. Hợp thức hóa đơn giản hay tái cử hành (C. 1156-1160)

Có nhiều nguyên nhân khiến cho hôn nhân đã cử hành trở thành vô hiệu:

+ có ngăn trở tiêu hôn mà đã không xin miễn chuẩn+ thiếu sự ưng thuận của một trong hai người+ thiếu hình thức giáo luật khi trao đổi sự ưng thuận

2.1.1. Hôn nhân vô hiệu vì có một ngăn trở tiêu hôn

a) Loại bỏ ngăn trở: Để hợp thức hóa, ngăn trở phải được loại bỏ hay một miễn chuẩn ngăn trở đã được ban cấp.

b) Lập lại sự ưng thuận: Buộc phía phối ngẫu biết ngăn trở phải lặp lại lời ưng thuận (C. 1156), dù cho lúc bắt đầu cuộc sống chung cả hai người đã trao đổi sự ưng thuận và đến nay không rút lại. Cả hai người phối ngẫu nếu biết nguyên cớ vô hiệu hôn nhân của mình, thì đều phải lập lại sự ưng thuận.

Cách lập lại sự ưng thuận: Nếu ngăn trở là công khai, thì sự ưng thuận phải được lập lại do cả hai hình thức giáo luật kín đáo. Phải ghi chú vào sổ hôn phối. Nếu ngăn trở là kín đáo, thì chỉ cần lặp lại sự ưng thuận cách kín đáo, bí mật. Nếu qua chúc thư của người chết, người ta biết được chuyện này, thì đôi vợ chồng phải lặp lại lời ưng thuận kết hôn theo hình thức giáo luật, sau khi được phép chuẩn.

2.1.2. Hôn nhân vô hiệu do thiếu sự ưng thuận

Nếu sự thiếu ưng thuận chứng minh được, thì sự ưng thuận lần này phải được làm theo hình thức giáo luật.

Nếu sự ưng thuận không được chứng minh, thì chỉ cần bên thiếu làm lại sự ưng thuận cách kín đáo, riêng tư.

27

Page 28: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

Ví dụ: Chị A bị gia đình bắt ép lấy anh B, con nhà giàu. Sau khi sống chung với nhau một thời gian, chị A thấy hợp, có hạnh phúc, thì bấy giờ chị A phải làm lại sự ưng thuận cách kín đáo hay riêng tư.

2.1.3. Hôn nhân vô hiệu do thiếu hình thức giáo luật

Hai vợ chồng giả phải lập lại lời ưng thuận theo hình thức giáo luật, trừ khi được chuẩn hình thức giáo luật trong hôn nhân hỗn hợp và dị giáo.

Nếu đôi bên không chịu lập lại lời ưng thuận theo hình thức giáo luật, nhưng vẫn muốn tiếp tục sống đời vợ chồng, thì phải dùng đến điều trị tận căn.

2.2. Điều trị tận căn (C. 1161-1165)

Đức Giáo Hoàng Bonifacio VIII cho phép điều trị tại căn hôn phối của Marguerite d’Aragon. Sau đó, Giáo hội áp dụng phương pháp này để thành sự hóa tất cả các hôn nhân bị thiếu hình thức giáo luật sau cuộc ly khai của Anh giáo và sau cách mạng Pháp.

2.2.1. Định nghĩa

C. 1161: Là việc thành sự hóa hôn nhân bất thành mà không buộc lặp lại lời ưng thuận.

Việc điều trị tại căn này bao hàm chuẩn ngăn trở nếu có, chuẩn hình thức giáo luật nếu đã không giữ và có hiệu quả hồi tố về quá khứ.

Đây là một hành vi của thẩm quyền Giáo hội, chứ không phải của đôi vợ chồng.

2.2.2. Thẩm quyền

a) Tòa thánh: Có thẩm quyền tổng quát đối với các nguyên cớ vô hiệu. Có hai loại điều trị tại căn được dành riêng: mắc một ngăn trở mà phép chuẩn được dành riêng cho Tòa Thánh theo C. 1078, §2; hay một ngăn trở thuộc luật tự nhiên đã chấm dứt.

b) Giám mục giáo phận: Có thể điều trị tại căn, nhưng trong từng trường hợp. Dù có nhiều nguyên cớ vô hiệu trong cùng một hôn nhân, điều đó cũng không cản trở thẩm quyền của Giám mục giáo phận.

Để điều trị tại căn cho một hôn phối hỗn hợp, ngài phải kiểm chứng xem C. 1125 có được tuân thủ trọn vẹn không. Giám mục không có thẩm quyền trong những trường hợp dành riêng cho Tòa thánh.

2.2.3. Cơ chế và hiệu quả

a) Điều kiện: Trước đây, đôi hôn phối đã thật sự ưng thuận kết hôn. Chỉ cần có sự ưng thuận từ cả hai người, hoặc vào lúc bắt đầu hôn nhân, hoặc sau đó, khi mà sự ưng thuận khiếm khuyết lúc ban đầu đã được bổ túc.

Rồi sự ưng thuận đó đến nay vẫn còn và cả vào lúc điều trị tại căn.

Lần trao đổi sự ưng thuận kết hôn trước đây đã vô hiệu, vì mắc một ngăn trở tiêu hôn hay bị thiếu hình thức giáo luật.

28

Page 29: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

Nếu yêu cầu đôi vợ chồng lập lại lời ưng thuận sẽ gặp nhiều khó khăn, thì điều trị tại căn có thể ban mà một trong hai người không biết. Tuy nhiên, sẽ không áp dụng điều trị tại căn, nếu hai người có thể không muốn tiếp tục sống đời hôn nhân với nhau nữa.

b) Hiệu quả:+ Lúc điều trị tại căn: Nếu luật cho phép miễn lặp lại sự ưng

thuận là bởi vì sự ưng thuận trước đó đã được trao và nhận trọn vẹn vào lúc kết hôn rồi. Điều kiện cần và đủ là sự ưng thuận đã được trao và nhận, và đến nay vẫn không bị thu hồi.

Ngăn trở cần phải chấm dứt nếu nó thuộc luật thiên định, vì thẩm quyền Giáo hội không thể miễn chuẩn ngăn trở này.

Nếu hôn nhân là vô hiệu do thiếu hình thức giáo luật hay bị ngăn trở do luật Giáo hội, thì việc điều trị tại căn bao hàm việc miễn chuẩn ngăn trở này.

+ Hồi tố hiệu lực: Hồi tố hiệu lực cho đến lúc trao đổi ưng thuận.

Nếu sự ưng thuận của cả hai người đã hữu hiệu ngay từ đầu, thành sự tính sẽ lên đến đó. Nếu khiếm khuyết một trong hai lời ưng thuận, nhưng sau đó đã được bổ túc, thì việc điều trị tại căn có thể có hiệu lực lên đến lúc sự ưng thuận bổ túc làm. Sự hồi tố không vượt lên quá lúc ấy.

Sự hồi tố lên đến lúc chấm dứt ngăn trở do thiên luật tự nhiên mà vì đó làm cho sự ưng thuận ra vô hiệu.

Nếu ngăn trở đã vô hiệu hóa hôn nhân thuộc luật tự nhiên hay thiên luật thiết định, thì việc điều trị tại căn chỉ có thể bàn sau khi hết ngăn trở và không vượt quá mức đó.

2.2.4. Trường hợp minh hoạ

a) Một người công giáo kết hôn ở nhà thờ Tin lành không xin phép cha sở thời đó một phép chuẩn hình thức giáo luật, nay có thể xin điều trị tận căn, nếu người vợ không muốn lập lại lời ưng thuận, dù là miễn hình thức giáo luật.

b) Một ông già xưng thú trong tòa giải tội rằng đã để con trai lấy cháu gái, vì ông là người cha vô danh của mẹ đứa bé. Hôn nhân vô hiệu vì mắc ngăn trở họ máu 3 bậc.

Nếu chuyện này bí mật không ai biết, người ta sẽ không tiết lộ cho đôi vợ chồng giả định này biết sự thực để họ lập lại lời ưng thuận. Vậy người ta sẽ xin Bản quyền địa phương cho một điều trị tận căn để thành sự hóa hôn nhân giữa cậu và cháu mà không cho cả hai biết. Đây là một phép chuẩn ở tòa trong bí tích, sẽ không được ghi chú vào sổ hôn phối.

Nhưng nếu ngăn trở bị công khai hóa, thì phải xin một điều trị tận căn ở tòa ngoài.

29

Page 30: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

30

Page 31: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

CHƯƠNG THỨ BA

SỰ TIÊU HỦY HÔN NHÂN

I. Tính bất khả phân ly của hôn phối1. Nguyên tắc bất khả phân ly của một hôn phối đã hoàn hợp1.1. Nền tảng thần học

Tính bất khả tiêu hôn của hôn ước và tính bất khả phân ly của hôn nhân được đặt nền tảng trên Kinh Thánh, được Giáo hội giải thích.

1.1.1. Kinh thánh

a) Cựu ước:+ Thiên Chúa dựng nên người nam và người nữ (Kn 1,27)+ Bởi thế, người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà kết hợp… (Kn 2,24)+ Môsê cho phép rãy vợ (Đnl 24, 1-4)+ Nguyền rủa việc rẫy vợ (Ml 2,14-16)

b) Tân ước:+ Mt 5, 31-32; 19, 1-9; Mc 10, 1-12; Lc 16,18: Điều gì Thiên Chúa

kết hợp,loài người không được phân ly.

+ Thánh Phaolô nhấn mạnh hôn nhân kitô giáo, đó là mầu nhiệm tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh (Ep 5, 21-33); đàn bà không được bỏ chồng và ngược lại (1Cr 7,2-11); hôn nhân dị giáo (1Cr 7, 1-16).

Giáo hội có thể tháo gỡ một vài hôn phối, đó là những trường hợp hôn nhân chưa hoàn hợp và hôn phối giữa các người ngoại giáo với một số điều kiện.

Giáo hội Chính thống thì nhìn nhận hôn nhân là bí tích và bất khả phân ly, nhưng đồng thời họ giải thích câu trong Tin mừng Mattheu “trừ trường hợp bất hợp pháp” là không chỉ nhằm các hôn nhân bất hợp pháp vô hiệu, kể cả ngoại tình và chấp nhận cho ly dị.

Giáo hội Tin lành thì cho rằng hôn nhân không phải là bí tích, nhưng là một thực tại nhân loại và xã hội, mà các kitô hữu phải sống theo Tin mừng. Họ thừa nhận kitô hữu có thể tái hôn sau khi ly dị dân sự.

1.1.2. Mức độ của nguyên tắc bất khả phân ly

a) Hai điều không thể tháo gỡ: Sự bất khả phân ly là đặc tính chủ yếu của dây hôn phối và không thể bị cắt đứt suốt cuộc đời của đôi vợ chồng.

Tự nội tại, giây hôn phối là bất khả đoạn tiêu. Nếu cuộc sống trở nên quá khó khăn, thì Giáo hội chấp nhận cho đôi chồng có được ly thân mà không được tái hôn.

Tự ngoại tại, giây hôn phối cũng là bất khả đoạn tiêu, nhưng chỉ có hôn phối nào đã hoàn hợp rồi. Do đó, Giáo hội có thể tháo gỡ hôn phối không do hai người đã rửa tội ký kết và cả những hôn phối của hai

31

Page 32: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

người đã rửa tội mà chưa hoàn hợp. Mục đích là để bảo vệ đức tin cho các kitô hữu.

b) Tình trạng của các người ly dị tái hôn: Có hai vấn đề được đặt ra là việc cho rước lễ và nhìn nhận hôn nhân thứ hai thành sự.

10- Rước lễ:

Luật cũ đã liệt kê những người ly dị tái hôn là những tội nhân công khai, bị lên án.

Tình trạng hiện nay: Người ly dị tái hôn không được lãnh bí tích Sám hối, vì đang còn vướng mắc dây hôn phối thứ nhất. Vì thế, C. 915 chi phối họ và họ không được rước Mình Thánh Chúa.

Đức cố GH Gioan Phaolô II, trong tông huấn Familiaris consortio và các tài liệu khác của Giáo hội, đã tái xác định điều đó.

20- Công nhận hôn nhân thứ hai thành sự:

Có nhiều ý kiến cho rằng Giáo hội nên khoan dung chấp nhận hôn nhân thứ hai của những người ly dị tái hôn. Nhưng Giáo hội không đặt ra luật bất khả phân ly của hôn nhân, mà là Lời Thiên Chúa. Giáo hội phải luôn trung thành với Lời Chúa nhằm phục vụ đức tin. Vì thế, đối với Giáo hội, hôn nhân thứ hai sau khi tái hôn tuyệt đối không thể chấp nhận được.

2. Ly thân

Luật Giáo hội cấm ly dị, nhưng lại chấp nhận ly thân trong những trường hợp đôi vợ chồng gặp khó khăn trầm trọng trong đời sống chung.

2.1. Nguyên nhân dẫn đến ly thân

C. 1151 -1156: Nguyên tắc vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ duy trì cuộc sống hôn nhân, nhưng nghĩa vụ này sẽ ngưng, khi cuộc sống chung trở nên quá khó khăn hay không thể chịu đựng nổi. Giáo hội chấp nhận ly thân (ly dị không hoàn toàn).

Những nguyên cớ đó là: ngoại tình, cư xử xúc phạm người phối ngẫu (C.1153, §1), sự đồng thuận ly thân như trường hợp gia nhập dòng tu hay đời sống tu trì.

2.1.1. Ngoại tình

Người phối ngẫu bị phản bội có quyền cắt đứt cuộc sống chung vợ chồng. Luật kêu gọi nạn nhân thứ tha cho người phối ngẫu của mình và duy trì đời sống chung vợ chồng, vì đức ái kitô giáo. Nhưng nếu họ đồng thuận với việc ngoại tình hay khi họ là nguyên cớ cho việc ngoại tình, hoặc tệ hơn nữa, chính họ ngoại tình, thì họ mất quyền này.

Thủ tục ly thân: Trong vòng 6 tháng, sau khi ly thân, thì thượng cầu với thẩm quyền dân sự và với giáo quyền cũng trong vòng 6 tháng.

32

Page 33: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

Thẩm quyền Giáo hội sẽ xem xét vấn đề, hoàn cảnh, hy vọng sẽ khuyên nhủ phối ngẫu vô tội thứ tha cho người kia, và không kéo dài cuộc ly thân.

Thẩm quyền Giáo hội sẽ tuyên bố ly thân vĩnh viễn, theo nghĩa là phối ngẫu có tội mất quyền tái lập cuộc sống hôn nhân. Nhưng phối ngẫu vô tội có thể tái lập cuộc sống chung.

2.1.2. Cư xử xúc phạm người phối ngẫu

Là khi người phối ngẫu gây nguy hiểm trầm trọng về tinh thần hay thể xác cho người kia hay cho con cái; hay cách nào đó làm cho đời sống chung trở nên nặng nề.

Người phối ngẫu vô tội có thể ly thân bằng cách xin Bản quyền địa phương cho một sắc lệnh.

Trong trường hợp, khi không có ly do để ly thân, thì phải tái lập cuộc sống chung vợ chồng, trừ khi Bản quyền ấn định cách khác.

2.1.3. Đồng thuận ly thân

Nếu cả hai vợ chồng đều đồng thuận ly thân là hợp pháp, vì do nguyên cớ thiêng liêng, như gia nhập vào dòng tu hay đời sống tu trì.

C. 643 và 1037 cấm nhận vào dòng tu những người đã kết hôn. Tuy nhiên, Tòa thánh có thể miễn chuẩn trường hợp này. Truyền thống giáo luật công nhận trường hợp cả hai người phỗi ngẫu đều vào dong tu, hay một trong hai người muốn vào dòng với sự đồng ý của người kia là sẽ không tái hôn.

Nếu một người ly dị rồi xin vào dòng tu, và nếu người kia tái hôn dân sự hoặc từ chối tái lập cuộc sống chung, thì thẩm quyền Giáo hội sẽ tuyên bố ly thân vĩnh viễn, và Tòa thánh sẽ ban một phép chuẩn.

2.2. Hiệu quả của sự ly thân

Một khi sự ly thân đã được thiết lập, đôi vợ chồng vẫn còn trách nhiệm bằng những phương thế thích hợp lo nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Trong trường hợp vì ly thân có lỗi, phối ngẫu vô tội có thể luôn luôn tái chấp nhận phối ngẫu kia vào cuộc sống chung; trong trường hợp này, họ khước từ quyền ly thân.

II. Xóa bỏ hôn nhân nhờ đặc ân đức tin1. Hôn nhân chưa hoàn hợp (non consumatum)

Hôn nhân thành nhận và chưa hoàn hợp là gì? Hôn nhân thành nhận và hoàn hợp là gì, thì các khoản luật sau đây sẽ định nghĩa cho chúng ta.

C. 1142: Hôn phối bất hoàn hợp giữa người đã lãnh bí tích rửa tội, hay giữa một người đã được rửa tội với một người không được rửa tội, có thể được tháo gỡ bởi Đức Giáo Hoàng khi có lý do chính đáng, do lời thỉnh cầu của cả hai bên hay một bên, dù bên kia phản đối.

33

Page 34: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

C. 1061: Hôn phối hữu hiệu giữa hai bên đã rửa tội gọi là thành nhận (ratum) nếu chưa có hoàn hợp; thành hiệu và hoàn hợp, nếu cả hai người phối ngẫu đã có hành vi giao hợp, theo cách thức hợp với nhân tính, hành vi giao hợp tự nó có khả năng sinh sản con cái; tác động này là mục tiêu tự nhiên của hôn nhân và làm cho vợ chồng trở thành một xương một thịt.

Sau khi cử hành hôn phối, nếu vợ chồng đã chung chăn gối với nhau, hôn nhân đó suy đoán là đã hoàn hợp, cho tới khi chứng minh ngược lại.

1.1. Các điều kiện xóa bỏ hôn nhân1.1.1. Hôn nhân ít nhất một bên là công giáo

Theo C. 1142 thì mọi hôn phối chưa hoàn hợp giữa hai người đã rửa tội, hay một người rửa tội và một người không, có thể được tháo gỡ bởi ĐGH Roma. Quyền dành riêng cho ĐGH đây được áp dụng cho cả người rửa tội công giáo lẫn rửa tội không công giáo. Những người sau có thể dùng phương cách thượng cầu.

1.1.2. Không có sự hoàn hợp nhân linh

Những trường hợp giao hợp không có hành vi nhân linh như: dùng bạo lực cưỡng bức và những thủ đoạn khác để giao hợp với một người phụ nữ khước từ việc giao hợp. Còn giao hợp phải là hành vi nhân linh bao hàm toàn bộ con người, cả thể xác lẫn tinh thần, tâm hồn.

C. 1061, §1-2 qui định rằng hôn nhân thành hiệu và hoàn hợp là cả hai người phối ngẫu đã có hành vi giao hợp, theo cách thức hợp với nhân tính, hành vi giao hợp tự nó có khả năng sinh sản con cái và qua hành vi đó, vợ chồng nên một. Sau khi cử hành hôn phối, nếu vợ chồng đã chung chăn gối với nhau, hôn nhân đó suy đoán là đã hoàn hợp, cho tới khi chứng minh ngược lại.

Để hành vi giao hợp là nhân linh, thì luật tiên liệu hai chiều kích: vật lý và ý hướng tính của hành vi giao hợp.

a) Chiều kích vật lý: Dương vật phải cương cứng và phải đặt vào trong âm đạo người nữ và xuất tinh tại đó. Việc dùng các dụng cụ ngừa thai, thì không tính đến. Việc có con rồi vẫn không ngăn cản việc tuyên bố một hôn nhân chưa hoàn hợp, vì có thể vợ chồng sử dụng các phương pháp thụ thai nhân tạo.

b) Chiều kích ý hướng tính của hành vi giao hợp: Hành vi giao hợp nhân linh bao gồm những yếu tố ý thức, lương tâm và ý chí tự do. Hành vi do ý muốn của cả hai người muốn giao hợp với nhau một cách tự nguyện.

1.1.3. Có một nguyên cớ chính đángSự giải hôn không phải là một quyền, mà là một ân huệ ban cho,

dựa vào các nguyên cớ có trước đó. Cho nên, những nguyên cớ này phải chính đáng như ước muốn vào dòng tu hay làm linh mục, ước

34

Page 35: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

muốn làm một cuộc hôn phối mới, hoặc không thể lập lại cuộc sống chung.

1.2. Thủ tục (C. 1697-1706)

Thánh bộ các bí tích đã qui định các thủ tục.

Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích sẽ xem xét các hôn nhân chưa hoàn hợp và có những lý do chính đáng để ban quyết định hủy hôn.

a) Yêu cầu hủy hôn do một trong hai người phối ngẫu, dù bên kia không muốn, đệ trình.

b) Điều tra tại giáo phận và gửi cho Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích. Thánh bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ với ý kiến của Giám mục và nhận xét của vị bảo vệ hôn nhân. Bộ sẽ xét kỹ lưỡng và đệ trình ĐGH để được phép chuẩn.

Đây là một vụ án có tính hành chánh được giao cho vị Giám mục, ngài sẽ ủy nhiệm cho một linh mục và đặt một vị bảo vệ và một lục sự. Bên xin sẽ soạn thảo một đơn thỉnh cầu lên ĐGH trình bày sự không hoàn hợp và lý do chính đáng để xin hủy hôn.

Sau khi hoàn tất thu thập chứng cứ, vị bảo vệ hôn phối sẽ soạn thảo nhận định của mình. Giám mục cho ý kiến. Hồ sơ được gửi qua Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích. Thánh bộ xem xét, nếu thấy chứng cứ phù hợp thì đệ trình lên ĐGH xin phép chuẩn hủy hôn. Nếu ĐGH ban ân xá, hôn phối sẽ được hủy từ lúc đó.

2. Hôn nhân không bí tích2.1. Đặc ân thánh Phaolô (C. 1143-1147)2.1.1. Nguồn gốc và nền tảng

Điều đầu tiên mà chúng ta quan tâm là sự xóa bỏ hôn nhân khế ước giữa những người không chịu phép rửa tội khi một người trong họ sám hối, hoán cải. Người ta gọi đây là đặc ân Thánh Phaolô. Thật ra, thánh nhân không nói về một đặc ân, nhưng với chủ quyền, ngài giải quyết một trường hợp đã xảy ra giữa những người Corinto và cách giải quyết của ngài, khi đã được thực hiện, thì nhận tên là đặc ân Thánh Phaolô.

Bản Kinh thánh ở trong câu trả lời của Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi cho các tín hữu Corinto 7, 12-15. Ở đây, chúng ta nhắc tới truyền thống Kinh thánh Giêrusalem từ câu 8-16:

“8 Còn những ai ở độc thân, và các quả phụ, tôi bảo thế này: nếu họ cứ ở vậy, cũng như tôi, thì phước cho họ.

9 Nhược bằng họ không tiết dục được, họ hãy kết hôn. Vì thà kết hôn còn hơn là bị thiêu.

10 Còn những ai đã kết hôn, thì tôi truyền - thực không phải tôi, mà là Chúa - là vợ không được lìa chồng,

35

Page 36: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

11 và giả như đã lìa chồng thì phải ở độc thân, hay phải làm hòa với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ.

12 Còn những người khác thì tôi bảo họ - tôi, chứ không phải Chúa - là nếu anh em nào có vợ ngoại, và người đó thuận ở với mình, thì chớ rẫy vợ.

13 Và người vợ nào có chồng ngoại và người đó thuận ở với mình, thì đừng bỏ chồng.

14 Vì chồng ngoại thì được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại thì được thánh hóa nhờ người anh em, vì chẳng vậy thì con cái anh em vẫn là hạng ô uế; nhưng nay chúng cũng là thánh.

15 Nhưng nếu phía ngoại, người ta ly dị, thì cứ ly dị; trong những trường hợp như thế, anh hay chị em hết bị ràng buộc: Thiên Chúa đã kêu gọi anh em để được sống bình an!

16 Vả lại, này, ngươi là vợ, biết đâu là ngươi sẽ cứu được chồng, hay ngươi là chồng, biết đâu là ngươi sẽ cứu được vợ?”

Như vậy, nguồn gốc của quy định đặc ân này nằm từ câu 12-15. Trong đoạn trước đó, Thánh Phalô nhắc nhở các tín hữu đã kết hôn rằng Thiên Chúa truyền cho người vợ đã kết hôn không được bỏ chồng, hoặc trong trường hợp ly thân thì không được tái hôn, phải cố gắng hòa giải; đồng thời ngài cấm người chồng không được rẫy vợ. Sau đó, ngài bàn về cách cư xử khi một người có đạo kết hôn với một người ngoại.

Nếu vị tông đồ nhìn nhận rằng, người phối ngẫu trở lại đạo không bị ràng buộc bởi hôn phối đã ký trong sự bất tín nếu có ly dị, ngài không nói về việc tái hôn. Nhiều Giáo phụ đã giải thích bản văn này như là chỉ cho phép ly thân mà không cho tái hôn. Nhưng có một bản văn đã được gán cho thánh Ambrosio đã bàn đến trường hợp này. Bản văn đã được các Đức Giáo Hoàng xác nhận qua việc áp dụng vào thời Trung Cổ và ngày nay đưa vào bộ Giáo luật.

Ai đã kết hôn trong Chúa Kitô thì không thể ly dị và tái hôn. Còn đối với người trở lại đạo sau khi kết hôn với một người ngoại giáo, hôn phối của họ tiếp tục hợp pháp. Nhưng cuộc sống chúng trở nên không thể tiếp tục, hay đức tin của người mới trở lại đạo bị một nguy cơ đe dọa, hoặc sống chung bị người ngoại cắt đứt, thì người tín hữu đó có thể tái hôn. Điều đó là để người mới trở lại có thể tiếp tục sống đức tin, nhất là sau khi tái hôn. Đây là một qui định của luật Giáo hội được dựa trên sự quan tâm muốn bảo vệ đức tin cho người phối ngẫu mới trở lại.

2.1.2. Điều kiện lãnh nhận đặc ân Thánh Phaolô:

Không phải ai ai cũng có thể lãnh nhận đặc ân Thánh Phaolô, mà Luật Giáo hội đã đòi hỏi người muốn hưởng đặc ân này phải có đủ các điều kiện sau đây:

Sau khi hai người ngoại giáo kết hôn, một trong hai người trở lại và được rửa tội. Nếu người trở lại đạo bị người kia xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa, người này không thể tiếp tục sống chung, và nếu muốn kết hôn với một người khác, bất kể là công giáo hay không rửa tội, người ấy

36

Page 37: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

có thể tái hôn khi mà sự gãy đổ cuộc sống chung là chắc chắn, và không thể quy trách nhiệm cho người này.

Những trường hợp này không thể áp dụng đặc ân Thánh Phaolô: a) Hôn phối giữa hai người đã rửa tội mà sau đó một người lại bội giáo hay ly giáo9; b)Hôn phối ký kết giữa một người đã rửa tội và một người không phải là kitô hữu với phép chuẩn dị giáo10; c) Người này phải là người đã rửa tội, còn dự tòng thì không được áp dụng.

2.1.3. Thủ tục pháp lý

a) Sự đổ vỡ cuộc sống chung: Nguyên cớ gây nên sự đổ vỡ này phải đến từ phía người không rửa tội. Bên đó phải bỏ ra đi, cắt đứt sự liên hệ vợ chồng. Được kể là như vậy, nếu người ấy từ chối sống chung hòa hợp với bên đã rửa tội mà không xúc phạm đến Thiên Chúa. Ngược lại, không được kể là như vậy, nến bên rửa tội gây cho người kia một cớ chính đáng khiến đổ vỡ hôn nhân.

b) Biên bản:

* Hỏi ý kiến: Bên không rửa tội phải được hỏi ý kiến để biết họ muốn được rửa tội hay không, hay họ có muốn ít nhất là sống chung hòa bình mà không xúc phạm đến Thiên Chúa không.

Việc hỏi ý kiến phải thực hiện sau phép rửa tội, do Bản quyền địa phương của phía trở lại. Luật dự trù phải cho bên không rửa tội có một khoảng thời gian để trả lời, và báo cáo cho họ biết rằng nếu thời hạn trên qua đi mà không trả lời, thì sự im lặng được kể như câu trả lời phủ định.

* Vị Bản quyền địa phương có thể cho hỏi ý kiến phía không rửa tội trước khi phép rửa được ban hành, nếu có lý do trầm trọng.

* Nếu vị Bản quyền địa phương không đích thân hỏi, thì có thể làm việc này cách riêng tư do chính phía trở lại. Chỉ cần thực hiện việc này ở tòa ngoài và có biên bản.

* Vị Bản quyền địa phương có thể miễn hoàn toàn việc hỏi ý kiến trước hoặc sau phép rửa tội, miễn là qua một thủ tục đại khái và ngoại pháp lý, có thể biết rằng việc hỏi ý là không thể thực hiện được và sẽ vô ích thôi.

c) Việc giải hôn hôn phối thứ nhất bằng việc tái hôn của phía rửa tội: Sau khi đã xác định sự đổ vỡ và việc không thể tiếp tục cuộc sống chung do thủ tục hỏi ý kiến hay cách nào khác, phía rửa tội có quyền tái hôn với một người công giáo, và cũng có thể xin Bản quyền địa phương chuẩn để kết hôn với mộtngười không công giáo đã rửa tội hoặc chưa.

Hôn phối thứ nhất được giải hôn do việc cử hành hôn phối mới của phía rửa tội.

9 Cfr. INNOCENTE III, thư “Quanto te magis” gửi Giám mục Hugues de Ferrare, ngày 01.05.1199.

10 Trả lời của Thánh Bộ với Giám mục giáo phận Cochin ở Ấn Độ, ngày 01.08.1759.

37

Page 38: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

2.2. Đặc ân thánh Phêrô

Những trường hợp này còn gọi là sự can thiệp trực tiếp của Đức Giáo Hoàng hay còn gọi là đặc ân đức tin. Và dưới tên gọi này, người ta gom lại tất cả những trường hợp giải trừ hôn phối khác đã được các Đấng kế vị thánh Phêrô ban11.

2.2.1. Từ luật riêng tới luật chung

Với việc khám phá tân thế giới, các nhà truyền giáo công giáo bị đặt trước những trường hợp hôn phối vốn không thể giải quyết theo đặc ân thánh Phaolô, chẳng hạn một người ngoại giáo có nhiều vợ, nay theo đạo, nhưng không muốn giữ lại người vợ đầu tiên, hay một người nô lệ đã kết hôn, bị tách khỏi người phối ngẫu, nay theo đạo và muốn tái hôn.

Các nhà truyền giáo đã phải chạy đến với ĐGH để xin giải các vụ hôn phối hợp pháp nhưng gây trở ngại cho đời sống đức tin của người mới trở lại đạo.

Để tháo gỡ các hôn phối ấy, các ĐGH đã nhân danh quyền đại diện Thiên Chúa công bố 3 tông hiến, qua đó một phần học thuyết được kể như sự mở rộng đặc ân thánh Phaolô và phần học thuyết còn lại được coi như một trường hợp khác.

- ĐGH Phaolô III, ngày 1.6.1537, đã ban phép cho các người da đỏ theo tục đa thê mới theo đạo, được chọn một người nữ mà họ muốn trong các bà vợ mà họ chẳng nhớ rõ ai là người vợ đầu tiên nữa.

- ĐGH Pio V, vào ngày 02.08.1571, cho phép các người da đỏ theo tục đa thê mới theo đạo, được chọn một người vợ nào mà họ thích, với điều kiện bà ấy thuận theo đạo.

- ĐGH Gregorio XIII, ngày 15.1.1585, cho phép các người nô lệ đã kết hôn theo tục này, nay bị tách ly khỏi người vợ, bị bán đi, y theo đạo, được phép kết hôn một lần nữa theo kitô giáo mà không cần hỏi ý kiến người vợ cũ.

Các tông hiến này lúc đầu chỉ áp dụng cho các miền truyền giáo, nhưng sau đó thì được áp dụng trong khắp mọi miền khác.

Ngoài thực hành trên đây, Giáo hội Roma còn dành cho ĐGH quyền giải gỡ các hôn phối không có bí tích, nhờ đặc ân đức tin, sau khi hồ sơ đã được Thánh bộ Giáo lý Đức tin nghiên cứu.

2.2.2. Hủy bỏ một hôn phối hợp pháp đã có trước

a) Một người ngoại giáo có nhiều phối ngẫu (C. 1148), tất cả đều không rửa tội. Người ngoại này xin rửa tội, nhưng rất khó lòng sống chung với người phối ngẫu đầu tiên. Người ấy có thể giữ lại một người phối ngẫu nào mà ông thích nhất, và giãn những người còn lại. Người ấy sẽ ký kết hôn phối hợp pháp, khi Bản quyền địa phương được bảo đảm

11 Cfr. TOMKO J., De dissolutione matrimonii in favorem fidei eiusque fundamento theologico, art. cit., p. 110-139.

38

Page 39: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

rằng người ấy đã xử cách bình đẳng, công bằng và bác ái trong việc trợ cấp cho các người phối ngẫu bị giãn kia.

Người ta có thể cho rằng qui tắc này là sự áp dụng mở rộng đặc ân thánh Phaolô với sự miễn hỏi ý kiến. Nhưng việc có thể hủy bỏ các hôn phối, dù rằng người phối ngẫu bị loại sẵn sàng sống chung hòa bình với người mới theo đạo, cho thấy một cách thức tự động hủy hôn phối, cũng là có bất công.

b) Các phối ngẫu ngoại giáo bị phân ly (C. 1149): Nguồn gốc của trường hợp này lên tới thế kỷ XVI, khi các đôi vợ chồng bị bắt làm nô lệ và bị xa nhau. Người được rửa tội có thể tái hôn với một người khác, dù cho người phối ngẫu đầu tiên cũng được rửa tội.

C. 1150 trở thành nền tảng cho các trường hợp chuẩn qua việc nhắc lại rằng đặc ân đức tin được luật ưu đãi, nghĩa là trong mọi trường hợp, nếu hôn phối hợp pháp bị hồ nghi, hôn phối đó có thể bị xem như vô hiệu khi người tân tòng kết hôn với một người công giáo.

2.2.3. Các trường hợp giải hôn khác do ĐGH

Ngoài các trường hợp được minh nhiên đề cập đến trong bộ giáo luật, còn có một áp dụng khác, qua đó ĐGH có quyền giải các hôn nhân hợp pháp. Thánh bộ Giáo lý Đức tin có thẩm quyền cứu xét và đã qui định một thủ tục.

a) Những hôn nhân mới chỉ hợp pháp đều có thể được tháo gỡ: ĐGH có thể tháo gỡ hôn nhân giữa hai người không rửa tội (trong trường hợp không đủ điều kiện hưởng đặc ân thánh Phaolô), nhưng cũng cả những hôn phối giữa một bên đã rửa tội và bên kia không, dù cho họ đã hoàn hợp (trường hợp hôn nhân dị giáo mà đặc ân thánh Phaolô không áp dụng được). Vài ví dụ minh họa:

* Hai người không công giáo kết hôn rồi ly dị. Một người được ơn đức tin, rồi theo đạo, nên không hội đủ điều kiện hưởng đặc ân thánh Phaolô. Người đó có thể xin ĐGH giải hôn phối trước, để có thể kết hôn với một người công giáo hoặc với người chưa rửa tội sau khi được phép chuẩn hôn phối khác đạo.

* Một hôn phối dị giáo (đã cử hành với phép chuẩn) bị tan vỡ và ly dị. Người không có đạo nay rửa tội, và không muốn hay không thể tái lập cuộc sống chung, có thể xin hủy bỏ hôn nhân trước, và kết hôn lại với một người khác có đạo hay không.

* Người không rửa tội có thể xin giải hôn phối trước, dù cho y không theo đạo, để lấy một người có đạo. Sự giải hôn được phép, nhằm bảo vệ đức tin của người thứ ba là người muốn lấy một trong hai phối ngẫu này.

b) Thủ tục

Đây là thủ tục hành chính. Cuộc điều tra này do một vị đại diện Giám mục, với sự tham gia của vị bảo vệ hôn nhân, thẩm vấn các bên

39

Page 40: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

và các nhân chứng. Phải có sự bảo đảm về việc chưa rửa tội của ít là một bên. Phép chuẩn chỉ được ban nếu có lý do chính đáng, người ta sẽ kiểm chứng các hoàn cảnh của tình trạng ấy, nhằm bảo vệ đức tin.

Một đơn thỉnh nguyện được gửi tới ĐGH có ý kiến của Giám mục địa phương. Thánh bộ Giáo lý Đức tin nghiên cứu hồ sơ và đệ trình lên ĐGH. Nếu ngài đồng ý, sự giải hôn xảy ra kể từ lúc ban phúc chiếu.

Làm tại Đền Thánh Lê Bảo TịnhNgày 26 tháng 12 năm 2010

40

Page 41: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

MỤC LỤC---------------- *** -----------------

CHƯƠNG THỨ NHẤT

NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÔN NHÂN THÀNH SỰ

I. Không mắc ngăn trở Trang1. Những ngăn trở nói chung theo giáo luật…….……………...………………04

1.1. Các mức độ khác nhau………………………………………………………….…041.2. Các quyền bính đặt ra ngăn trở….……………………………………………..06

2. Những ngăn trở pháp lý nói riêng……………………………………………...07

2.1. Có khả năng kết hôn……………………………………………………………….072.1.1. Tuổi………………………………………………………………………………………….072.1.2. Bất lực …………………………………………………………………………….082.2. Ngăn trở vì các cam kết đã có trước ……………………………………………………………………………….092.2.1. Ngăn trở dây hôn phối………………………………………………….…………………………………………………….092.2.2. Ngăn trở chức thánh…………………………………………………..……………………………………………………….102.2.3. Ngăn trở khấn trinh khiết trọn đời………………………………………………………………………………….112.3. Ngăn trở tội phạm có trước hôn nhân……………………………………………………………………………...122.3.1. Bắt cóc ……………………………………………………………………………………………………………………………..…….122.3.2. Tội ác……………………………………………………….………………………………………………………………………..…….122.4. Ngăn trở khác đạo…………………………………………………………………………………………………………....…….132.4.1. Hôn nhân hỗn hợp…………………………………………………………………………….………………………....…….132.4.2. Ngăn trở dị giáo…………………………………………………………………………………………………………....…….132.5. Ngăn trở họ máu hay họ kết bạn……………………………………………………………………………………….142.5.1. Họ máu ……………………………………………………………………………………………….………………………………….14

41

Page 42: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

2.5.2. Hôn thuộc …………………………………………………………………………………………..………………………………….142.5.3. Ngăn trở công hạnh…………………………………………………………………………………………………………….152.6. Ngăn trở linh tộc……………………………………………………………………………………………………..……………….152.7. Ngăn trở nghĩa tộc, pháp tộc………………………………………………………..…………………………………….15

II. Phẩm tính của sự ưng thuận………………………………………………………………………..……………………….161. Phát biểu sự ưng thuận……………………………..…………………………………………………..……………………….16

1.1. Sự cần thiết của sự ưng thuận……………………………………………………………….…..……………………….161.1.1. Định nghĩa …………………………………….……………………………………………………………..……………………….161.1.2. Suy đoán…………………………………………….…………………………………………………………..……………………….161.2. Thể thức phát biểu sự ưng thuận………………………………………………………………….…………………….16

2. Phẩm tính của sự ưng thuận………………………………………………………………………..……………………….17

2.1. Ưng thuận hợp lý, có khả năng và tự do…………………………………….……………………………………182.1.1. Không xử dụng đầy đủ trí khôn……………………………………..………….……………………………………182.1.2. Thiếu trầm trọng khả năng biện biệt………………..…………………….……………………………………182.1.3. Không có khả năng cam kết hôn nhân…………………………………….……………………………….…182.1.4. Sự vô tri…………………………………………………………………………………….……….……………………………………192.2. Ưng thuận tự do…………………………………….………………………………………………………………….………………192.2.1. Ưng thuận do lầm lẫn…………………………………….………………………………..…………………………………192.2.2. Ưng thuận do bị cưỡng ép………………………………..………………………….……………………………………20

42

Page 43: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

2.2.3. Ưng thuận giả vờ - man trá…………………………………………..…………….……………………………………202.2.4. Ưng thuận với điều kiện…………………………………….…………………………….…………………………………21

3. Hình thức giáo luật…………………………………….…………………………………….………………………….……………21

3.1. Các hình thức giáo luật…………………………………….………………………………….…………………………………213.1.1. Hình thức pháp lý thông thường…………………………………….…………….…………………………………213.1.2. Hình thức pháp lý bất thường…………………………………….……………….……………………………………223.2. Buộc phải có hình thức giáo luật…………………………………………….…….……………………………………233.2.1. Bắt buộc phải có hình thức giáo luật……………………………………….……………………………………23 3.2.2. Những trường hợp được miễn…………………………………….………………………………………………….…233.2.3. Vấn đề chế tài………………………………………………………………………………….……………………………………233.3. Ghi sổ hôn phối…………………………………….…………………………………………………………………………….……24 3.3.1. Thông thường……………………………………………………………………………..…….……………………………………243.3.2. Đặc biệt………………………………………………………………………………..…………….……………………………………243.3.3. Miễn hình thức giáo luật……………………………………………………………….……………………………………24

4. Cử hành phụng vụ hôn phối…………………………………………………………….……………………………………24

4.1. Nơi chốn cử hành…………………………………….…………………………………………………………………………….…244.1.1. Hôn phối của những người đã rửa tội…………………………………….…………………………………..…244.1.2. Hôn phối với một người không rửa tội…………………………………….……………………………….……244.2. Lễ nghi hôn phối hội nhập văn hóa…………………………………….……………………………………………25

43

Page 44: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

CHƯƠNG THỨ HAI

PHÒNG NGỪA SỰ VÔ HIỆU CỦA HÔN NHÂN

I. Những biện pháp phòng ngừa…………………………………….…………………………………………………………261. Chuẩn bị hôn nhân

1.1. Trách nhiệm mục vụ của Giáo hội…………………………………….………………………………………….……261.1.1. Những người có trách nhiệm…………………………………….…………………………………………………..…261.1.2. Đào tạo trước - trong - sau hôn nhân…………………………………….…………………………………..…261.2. Ba chuẩn bị: giáo huấn - thánh hóa - quản trị…………………………………….…………………………271.2.1. Giáo huấn…………………………………….……………………………………………………………………………………….…271.2.2. Chuẩn bị cử hành bí tích hôn phối…………………………………….……………………………………….…271.2.3. Điều tra hôn phối…………………………………….……………………………………………………………………………271.3. Đính hôn…………………………………….…………………………………………………………………………………………….…29

2. Miễn chuẩn…………………………………….……………………………………………………………………………………….……29

2.1. Quyền miễn chuẩn…………………………………….…………………………………………………………………………..…292.1.1. Những ngăn trở thuộc luật tự nhiên …………………………………….…………………………………….…292.1.2. Đức Giáo Hoàng…………………………………….………………………………………………………………………………292.1.3. Bản quyền địa phương…………………………………….……………………………………………………………….…30 2.1.3.1. Trường hợp thông thường…………………………………….…………………………………………………………302.1.3.2. Trường hợp đặc biệt…………………………………….………………………………………………………………..…302.1.4. Miễn chuẩn dành cho những người khác…………………………………….…………………………….…302.1.4.1. Nguy tử…………………………………….………………………………………………………………………………………..…302.1.4.2. Khẩn cấp sắp cử hành hôn phối…………………………………….………………………………………..…312.2. Chứng cớ và cơ chế của sự miễn chuẩn…………………………………….……………………………………31

II. Những phương cách xóa bỏ sự vô hiệu…………………………………….………………………………..……31

44

Page 45: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

1. Nguyên cớ luật tự nhiên hay thiết định…………………………………….…………………………………..…312. Nguyên cớ thuộc luật Giáo hội…………………………………….………………………………………………………31

2.1. Hợp thức hóa đơn giản hay tái cử hành…………………………………….………………………………….…322.1.1. Vô hiệu vì có một ngăn trở tiêu hôn…………………………………….…………………………………….…322.1.2. Vô hiệu do thiếu sự ưng thuận…………………………………….………………………………………………..…332.1.3. Vô hiệu do thiếu hình thức giáo luật…………………………………….…………………………………….…332.2. Điều trị tận căn…………………………………….………………………………………………………………………………..…332.2.1. Định nghĩa…………………………………….……………………………………………………………………………………..…332.2.2. Thẩm quyền…………………………………….…………………………………………………………………………………..…332.2.3. Cơ chế và hiệu quả…………………………………….…………………………………………………………………..……342.2.4. Trường hợp minh họa…………………………………….……………………………………………………………………35

45

Page 46: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

CHƯƠNG BA

SỰ TIÊU HỦY HÔN NHÂN

I. Tính bất khả phân ly của hôn phối…………………………………….………………………………………….……361. Nguyên tắc bất khả phân ly…………………………………….………………………………………………………….…361.1. Nền tảng thần học…………………………………….……………………………………………………………………….……361.1.1. Kinh thánh…………………………………….……………………………………………………………………………………..…361.1.2. Mức độ nguyên tắc bất khả phân ly…………………………………….…………………………………….…36

2. Ly thân…………………………………….………………………………………………………………………………………………..……37

2.1. Nguyên nhân dẫn đến ly thân…………………………………….…………………………………………………….…372.1.1. Ngoại tình…………………………………….…………………………………………………………….……………………………382.1.2. Cư xử xúc phạm người phối ngẫu…………………………………….……………………………………………..382.1.3. Đồng thuận ly thân…………………………………………………………..…………….……………………………………382.2. Hậu quả của sự ly thân…………………………………….……………………………………………………………….……39

II. Xóa bỏ hôn nhân nhờ đặc ân đức tin…………………………………….…………………………………………391. Hôn nhân chưa hoàn hợp…………………………………….…………………………………………………………………39

1.1. Các điều kiện xóa bỏ hôn nhân…………………………………….………………………………………….…………391.1.1. Ít nhất một bên là công giáo…………………………………….…………………………………………….………391.1.2. Không có sự hoàn hợp nhân linh…………………………………….…………………………………………..…391.1.3. Có một nguyên cớ chính đáng…………………………………….………………………………………..…………401.2. Thủ tục…………………………………….………………………………………………………………………..…………………………40

2. Hôn nhân không bí tích…………………………………….………………………………………………………………….…41

2.1. Đặc ân thánh Phaolô…………………………………….…………………………………………………………………..……41 2.1.1. Nguồn gốc và nền tảng…………………………………….…………………………………………………………….…41

46

Page 47: Hôn Nhân Theo Giáo Luật

2.1.2. Điều kiện lãnh nhận đặc ân…………………………………….………………………………………………….……422.1.3. Thủ tục pháp lý…………………………………….…………………………………………………………………………….…432.2. Đặc ân thánh Phêrô…………………………………….……………………………………………………………………….…442.2.1. Từ luật riêng tới luật chung…………………………………….…………………………………………………………442.2.2. Hủy bỏ một hôn phối hợp pháp…………………………………….……………………………………………..…452.2.3. Các trường hợp giải hôn…………………………………….………………………………………………………………45

Mục lục…………………………………….…………………………………………………………………………………………………….……46

47