25
NGÀY THÁNG NĂM HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN SỐ 0001/[TÊN BÊN A]-[TÊN BÊN B]/HĐHN/[NGÀY,THÁNG,NĂM] Giữa [TÊN BÊN A] [TÊN BÊN B]

Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

  • Upload
    ho-trn

  • View
    463

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

NGÀY THÁNG NĂM

HỢP ĐỒNG HÔN NHÂNSỐ 0001/[TÊN BÊN A]-[TÊN BÊN B]/HĐHN/[NGÀY,THÁNG,NĂM]

Giữa[TÊN BÊN A]

Và[TÊN BÊN B]

Page 2: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

Hợp Đồng Hôn Nhân (“Hợp Đồng”) này được lập ngày […], giữa và bởi

ÔNG […], công dân mang quốc tịch […], có các thông tin cụ thể như sau:

Tên gọi khác: :

Dân tộc: :

Tôn giáo: :

Nghề nghiệp: :

Địa chỉ thường trú: :

Chỗ ở hiện nay: :

Số CMND/Số hộ chiếu :

Do : […] cấp ngày […]

Sau đây gọi là “Bên A”, một bên của Hợp Đồng.

BÀ […], công dân mang quốc tịch […], có các thông tin cụ thể như sau:

Tên gọi khác: :

Dân tộc: :

Tôn giáo: :

Nghề nghiệp: :

Địa chỉ thường trú: :

Chỗ ở hiện nay: :

Số CMND/Số hộ chiếu :

Do : […] cấp ngày […]

Sau đây gọi là “Bên B”, là Bên còn lại của Hợp Đồng.

XÉT RẰNG(A) Các bên đã đến tuổi trưởng thành và mong muốn kết hôn.

(B) Sau một thời gian tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng, các bên cảm thấy thật sự yêu thương nhau,

mong muốn và và hoàn toàn tự nguyện trong việc muốn tiến đến hôn nhân để cùng nhau xây

dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ;

(C) Mong muốn tiến đến hôn nhân của các bên được gia đình các bên đồng ý và ủng hộ;

(D) Các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật;

(E) Để xây dựng một cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ thì việc có những thỏa thuận

rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong gia đình, bao gồm các vấn đề về nhân thân,

tài sản và con cái, là cần thiết;

(F) Việc có một hợp đồng rõ ràng và cụ thể sẽ giúp giảm thiểu mọi mâu thuẫn, tranh chấp về sau.

1

Page 3: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

NAY, các bên cùng thống nhất như sau:

Điều 1. Các định nghĩa1. “Các bên” là các bên của Hợp Đồng này, bao gồm bên A và bên B.

2. “Vợ” là bên B của Hợp Đồng này, khi các bên đang trong thời kỳ hôn nhân.

3. “Chồng”, là bên A của Hợp Đồng này, khi các bên đang trong thời kỳ hôn nhân.

4. “Gia đình” là bao gồm vợ, chồng, các con và những người thân thích khác sống chung một

cách thường xuyên, ổn định trong một khoảng thời gian.

5. “Chi phí gia đình” là các khoản chi phí dùng để đảm bảo việc đáp ứng các nhu cầu hợp lý về

vật chất và tinh thần của gia đình

6. “Gia đình các bên” bao gồm những người thân thích của các bên và vợ, chồng của những

người thân thích đó.

7. “Người thân thích” bao gồm nhưng không giới hạn bởi nhưng người sau đây: cha mẹ ruột,

cha mẹ nuôi; ông bà nội, ngoại ruột; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ

khác cha; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì và

những người khác có mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thông trong phạm vi ba đời

với các bên.

8. “Con” hay “con cái” là bao gồm con chung, con riêng, con nuôi của vợ, chồng mà không có

bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.

9. “Bên thứ ba” là bất kỳ bên nào khác ngoài các bên của Hợp Đồng này.

10. “Thời kỳ hôn nhân” là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng giữa các bên, tính từ thời

điểm các bên hoàn tất việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật quốc gia mà các bên

lựa chọn đến thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân.

11. “Nghề nghiệp” là bất kỳ hoạt động nào bao gồm kinh doanh, lao động hay bất kỳ hoạt động

nghề nghiệp nào hợp pháp nhằm tạo ra thu nhập.

12. “Quan hệ xã hội” là quan hệ giữa một bên hay cả hai bên trong Hợp Đồng này với những

người khác, nhưng không bao gồm gia đình các bên.

13. “Các công việc trong gia đình” là bất kỳ công việc hằng ngày nào cần thiết để duy trì, ổn

định và phát triển cuộc sống gia đình nhưng không bao gồm công việc trong nghề nghiệp.

14. “Thu nhập thực tế” là thu nhập hằng tháng của mỗi bên từ hoạt động nghề nghiệp và các

nguồn thu nhập hợp pháp khác.

15. “Khả năng kinh tế” là điều kiện tài chính của mỗi bên, căn cứ vào tài sản hiện có, thu nhập

thực tế và các nguồn thu nhập chắc chắn trong tương lai (nhưng không quá hai năm kể từ

thời điểm đang xét)

16. “Tài sản tiết kiệm” là khoản tiền mà vợ, chồng đóng góp hằng tháng từ thu nhập thực tế,

dùng để dự phòng cho những trường hợp cần thiết hay cấp bách.

17. “Bí mật đời tư” là các bí mật liên quan đến nhân thân của các bên, đã được các bên áp dụng

các biện pháp cần thiết để bảo vệ bí mật đó và những người khác không thể dễ dàng tiếp cận

hay thu thập được.

2

Page 4: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

18. “Bí mật kinh doanh” là những thông tin hữu ích, có thể sử dụng trong kinh doanh nhằm mang

lại lợi thế so với người không sở hữu bí mật kinh doanh đó và đã được áp dụng các biện pháp

cần thiết để bảo vệ để những người khác không thể dễ dàng tiếp cận hay thu thập được.

19. “Dòng họ” là bao gồm những người thân thích, những người có họ hàng khác không phải

người thân thích, kể cả vợ, chồng của những người họ hàng khác đó.

20. “Dịp đặc biệt của dòng họ” là những trường hợp mà theo phong tục truyền thống của dòng

họ thì yêu cầu tất cả các thành viên trong dòng họ phải có mặt đông đủ, bao gồm nhưng

không giới hạn bởi các dịp đám giỗ, chụp mã, tảo mộ, đám ma, đám cưới, đám hỏi, mừng thọ

và các dịp khác.

21. “Nhu cầu thiết yếu” là những nhu cầu về vật chất và tinh thần cơ bản của cuộc sống mà

người bình thường không thể thiếu.

Mục 1 ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Điều 2. Việc tiến hành đăng ký kết hôn1. Các bên có nghĩa vụ cố gắng tối đa và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cùng nhau tiến hành việc

đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ thời điểm bên sau

cùng ký vào Hợp Đồng này.

2. Nếu vì lý do khách quan mà việc đăng ký kết hôn chưa được thực hiện theo quy định của

khoản 1 Điều này, thì các bên có thể thỏa thuận lại thời điểm thuận lợi và ngắn nhất để tiến

hành việc đăng ký kết hôn.

3. Nếu trước khi tiến hành việc đăng ký kết hôn mà ít nhất một trong các bên tự nguyện từ chối

việc tiếp tục tiến đến hôn nhân thì bên còn lại phải tôn trọng ý kiến đó. Khi đó, Hợp Đồng này

sẽ đương nhiên chấm dứt toàn bộ hiệu lực từ thời điểm bên từ chối việc tiếp tục tiến đến hôn

nhân thể hiện rõ ràng ý kiến của mình với bên còn lại một cách trực tiếp bằng lời hoặc bằng

văn bản. Lý do của sự từ chối việc tiếp tục tiến đến hôn nhân là không cần thiết, miễn là sự từ

chối đó là hoàn toàn tự nguyện.

4. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan có thẩm quyền tiến hành

việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật quốc gia mà các bên lựa chọn quy định tại

Điều 45 của Hợp Đồng này. Cơ quan có thẩm quyền được lựa chọn phải là thuận tiện nhất

cho việc đăng ký kết hôn của các bên.

Mục 2 QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ, CHỒNG

3

Page 5: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

Điều 3. Vợ, chồng bình đẳngBất kể quy định nào dưới đây, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng luôn luôn bình đẳng với nhau về

quyền và nghĩa vụ trong gia đình.

Điều 4. Tình nghĩa vợ, chồng1. Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau;

cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vì lý do khách quan như công

tác, học tập,…

3. Chồng có nghĩa vụ thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt cũng như tạo mọi điều kiện tốt

nhất để đảm bảo tinh thần và sức khỏe cho vợ khoảng trong thời gian mang thai, sinh con và

nuôi con đến khi con đủ 12 tháng tuổi.

Điều 5. Tôn trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau

1. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của nhau.

2. Quyền tự do tín ngưỡng của vợ, chồng phải được tôn trọng, không bên nào được ép buộc

bên còn lại phải thay đổi tín, tôn giáo đã có trước thời kỳ hôn nhân.

Điều 6. Nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội1. Vợ, chồng phải tôn trọng nghề nghiệp của nhau, không được có bất kỳ hành vi hay thái độ

nào nhằm can thiệp hay gây cản trở, khó khăn cho nghề nghiệp của bên kia.

2. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu bên còn lại giúp đỡ trong nghề nghiệp vì lý do chính đáng, bên

còn lại có nghĩa vụ phải nỗ lực trong khả năng của mình để thực hiện yêu cầu giúp đỡ đó.

3. Vợ, chồng có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi để bên còn lại được phát triển khả năng,

thăng tiến, nâng cao trình độ trong nghề nghiệp.

4. Vợ, chồng phải tôn trọng các mối quan hệ xã hội của nhau, không được có bất kỳ hành vi hay

thái độ nào nhằm can thiệp vô lý hay làm ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội của bên

còn lại.

Điều 7. Bảo vệ bí mật đời tư và bí mật kinh doanh của vợ, chồng1. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo vệ bí mật đời tư và bí mật kinh doanh của nhau.

2. Không được có bất kỳ hành vi nào nhằm tiết lộ hay sử dụng bí mật đời tư hay bí mật kinh

doanh của bên kia để trục lợi hay gây thiệt hại về vật chất hay tinh thần.

3. Các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này vẫn sẽ có hiệu lực trong trường hợp các bên đã

chấm dứt hôn nhân.

4

Page 6: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

Điều 8. Nghĩa vụ của vợ, chồng đối với cha mẹ các bên1. Vợ, chồng có nghĩa vụ hiếu thảo, tôn trọng, yêu thương cha mẹ của bên kia như cha mẹ ruột

của mình.

2. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với cha mẹ của một hoặc cả hai bên thì vợ, chồng

có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ một cách tốt nhất.

3. Không được có bất kỳ hành vi hay thái độ nào thể hiện sự bất kính đối với cha mẹ của các

bên.

4. Đối với cha mẹ của vợ hoặc chồng mà không sống chung với vợ, chồng thì vợ, chồng có

nghĩa vụ thực hiện việc thăm nom một cách thường xuyên nhất có thể, tùy theo điều kiện

công việc và khả năng kinh tế của vợ, chồng.

Điều 9. Nghĩa vụ của vợ, chồng đối với gia đình các bên1. Vợ, chồng phải yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ trong khả năng của mình trong trường hợp

cần thiết đối với gia đình của bên kia như đối với gia đình của bên mình mà không được có

bất kỳ sự phân biệt nào.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ có mặt và làm tròn bổn phận của con dâu, con rể đối với dòng họ các

bên trong các dịp đặc biệt của dòng họ.

Điều 10. Giải quyết mâu thuẫn giữa vợ, chồngCác mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ vợ, chồng sẽ được giải quyết bằng các biện pháp sau,

theo thứ tự ưu tiên:

1. Các bên tự thương lượng để giải quyết mâu thuẫn trên tinh thần tích cực, hợp tác, tôn trọng

và lắng nghe ý kiến của nhau;

2. Nhờ cha, mẹ các bên hoặc bất kỳ người nào có uy tín đối với cả hai bên để tiến hành việc

trung gian, hòa giải;

3. Các biện pháp pháp lý phù hợp. Các biện pháp pháp lý phải là sự lựa chọn cuối cùng khi các

bên không thể giải quyết mâu thuẫn, việc thực hiện các biện pháp pháp lý phải hạn chế ảnh

hưởng đến mức thấp nhất đối với cuộc sống gia đình và con cái.

Điều 11. Các hành vi nghiêm cấmVợ, chồng có nghĩa vụ không thực hiện các hành vi sau:

1. Bất cứ hành vi nào thể hiện sự không chung thủy;

2. Bất cứ hành vi nào nhằm cố ý hay vô ý nghiêm trọng gây thiệt hại cho bên kia về vật chất hay

tinh thần;

3. Có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín đối với bên kia hoặc với người

thân thích của bên kia;

4. Có hành vi bạo lực hoặc xâm phạm tính mạng, sức khỏe của bên kia hoặc với người thân

thích của bên kia;

5

Page 7: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

5. Bất kỳ hành vi nào làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hôn nhân và gia đình của vợ,

chồng; làm đời sống hôn nhân và gia đình của vợ, chồng thay đổi xấu một cách rõ rệt và đáng

kể.

Mục 3 QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ, CHỒNG

Điều 12. Các nguyên tắc chung về tài sản1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng,

định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu

nhập.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Điều 13. Tài sản chung của vợ, chồng1. Tài sản chung của vợ, chồng bao gồm tài sản được tặng cho chung, được thừa kế chung; hoa

lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung của vợ, chồng; tài sản tiết kiệm quy định tại Điều 20 của

Hợp Đồng này và các tài sản được hình thành từ tài sản chung.

2. Trong trường hợp có tranh chấp và không thể xác định được tài sản là tài sản chung hay tài

sản riêng của vợ, chồng thì tài sản đó được xem là tài sản chung..

3. Để tránh mọi tranh chấp về sau, đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở

hữu, thì mọi giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản chung phải được ghi tên cả vợ và

chồng.

Điều 14. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ, chồng thỏa thuận. Nếu vì lý do

khách quan mà không thể thỏa thuận, không bao gồm trường hợp thỏa thuận không thành,

mà cần phải quyết định ngay về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung thì một bên

có quyền tự đưa ra quyết định và thông báo cho bên kia trong thời gian hợp lý, nhưng phải

đảm bảo vì lợi ích chung.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản chung một cách tốt nhất, dựa trên nguyên tắc

vì lợi ích chung của gia đình.

3. Việc định đoạt tài sản chung phải của vợ, chồng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản và có

công chứng, chứng thực trong những trường hợp sau đây:

3.1. Bất động sản;

3.2. Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

3.3. Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

4. Nếu một bên cố ý làm hư hỏng, mất mát tài sản chung thì phải đền bù thỏa đáng bằng tài sản

riêng của mình.

6

Page 8: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

Điều 15. Nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng.

1. Nghĩa vụ liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

2. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ, chồng cùng nhau xác lập, thực hiện.

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên vợ, chồng xác lập, thực hiện vì nhu cầu và lợi ích

của gia đình.

4. Nghĩa vụ liên quan đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho việc phát triển của con.

5. Các nghĩa vụ tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này được thực

hiện trên cơ sở các bên đóng góp bằng tài sản riêng của mình, tùy theo thu nhập thực tế và

khả năng kinh tế của mỗi bên tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ. Nếu tài sản riêng của các bên

không đủ để thực hiện các nghĩa vụ này thì sẽ dùng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ.

Điều 16. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân1. Nếu vì lý do chính đáng, vợ, chồng có thể thỏa thuận để tiến hành chia tài sản chung bất kỳ

lúc nào trong thời kỳ hôn nhân, trừ tài sản tiết kiệm quy định tại Điều 20 của Hợp Đồng này;

thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.

2. Việc chia tài sản chung có hiệu lực từ thời điểm thỏa thuận bằng văn bản được công chứng,

chứng thực.

3. Việc phân chia tài sản chung được thực hiện theo nguyên tắc chia đôi, nhưng có xem xét đến

công sức đóng góp của mỗi bên trong việc giữ gìn và phát triển khối tài sản chung.

4. Kể từ thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực, tài sản chung được chia trở thành tài sản

riêng của mỗi bên. Việc sửa đổi các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản được tiến

hành theo quy định của pháp luật.

5. Bất kể các quy định nào khác, các nghĩa vụ tài sản liên quan đến tài sản chung đã được chia

sẽ được thực hiện bằng tài sản riêng của mỗi bên, dựa theo tỉ lệ giá trị tài sản mà các bên

được nhận từ tài sản chung ban đầu. Việc thực hiện nghĩa vụ phải dựa trên nguyên tắc không

làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba.

6. Vợ, chồng không thể tiến hành việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu việc chia tài

sản chung này làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống gia đình, hay bất kỳ ảnh hưởng xấu nào

đến quyền lợi của con.

Điều 17. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng là các tài sản không thuộc tài sản chung quy định tại Điều 13 của

Hợp Đồng này.

2. Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì vợ, chồng độc lập

đứng tên trên các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản của mình.

7

Page 9: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

3. Vợ, chồng được tự do và độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của

mình, nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

3.1. Không làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài sản để trang trải

chi phí gia đình quy định tại Điều 19 của Hợp Đồng này và khả năng đóng góp vào tài

sản tiết kiệm quy định tại Điều 20 của Hợp Đồng này;

3.2. Không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào;

3.3. Việc định đoạt tài sản riêng là nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ, chồng phải được cả hai

bên thỏa thuận bằng văn bản để tránh làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống gia đình.

4. Trường hợp vợ hoặc chồng không thể quản lý tài sản riêng của mình thì bên còn lại được đại

diện để quản lý tài sản đó, trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của bên được đại diện.

Điều 18. Nghĩa vụ tài sản riêng của vợ, chồng1. Những nghĩa vụ mà vợ, chồng đã có trước thời kỳ hôn nhân.

2. Những nghĩa vụ liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.

3. Nhưng nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do vợ, chồng độc lập xác lập, thực hiện và không

vì bất kỳ nhu cầu hay lợi ích nào của gia đình.

4. Nghĩa vụ do hành vi vi phạm pháp luật.

5. Nghĩa vụ tài sản riêng của vợ, chồng sẽ được thực hiện bằng tài sản riêng của mỗi bên, trừ

trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác.

Điều 19. Nghĩa vụ đóng góp tài sản để trang trải chi phí gia đình

1. Vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình để trang trải chi phi gia đình, tùy theo

thu nhập thực tế và điều kiện kinh tế tại thời điểm phát sinh chi phí đó.

2. Việc trang trải chi phí gia đình phải dựa trên lợi ích và nhu cầu của gia đình, trên nguyên tắc

hợp lý và tiết kiệm.

3. Vơ, chồng có thể tạm dùng tài sản riêng của mình để trang trải chi phí gia đình, sau đó thông

báo và yêu cầu bên còn lại hoàn trả cho mình phần tài sản tương ứng với nghĩa vụ của bên

đó.

4. Trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng không đủ để trang trải chi phí gia đình thì vợ, chồng

sẽ thỏa thuận sử dụng tài sản chung để trang trải chi phí đó.

Điều 20. Tài sản tiết kiệm

1. Tài sản tiết kiệm là tài sản chung của vợ, chồng, được sử dụng trong các trường hợp cần thiết

và cấp bách của gia đình.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp 10% thu nhập thực tế hằng tháng của mình vào tài sản tiết

kiệm.

8

Page 10: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

3. Tài sản tiết kiệm sẽ được gửi vào một tài khoản ngân hàng do vợ, chồng cùng đứng tên và

quản lý. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản tiết kiệm phải được vợ, chồng cùng đồng ý.

4. Việc đóng góp vào tài sản tiết kiệm được thực hiện hằng tháng, trong thời hạn là năm ngày

cuối cùng của mỗi tháng.

5. Trường hợp vợ, chồng cố tình chậm trễ trong việc đóng góp vào tài sản tiết kiệm thì sẽ bị tính

lãi trên khoản tiền chậm đóng góp theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời

điểm chậm đóng góp tương ứng với thời gian chậm đóng góp. Trường hợp việc chậm đóng

góp có lý do chính đáng thì phải thông báo trong khoảng thời gian hợp lý cho bên kia và sẽ

không bị tính lãi trên khoản tiền chậm đóng góp.

6. Trường hợp vợ, chồng cố tình không đóng góp vào tài sản tiết kiệm mà không có lý do chính

đáng thì khoản tiền cố tình không đóng góp được xem là nợ của vợ, chồng đối với gia đình.

7. Vơ, chồng có thể thỏa thuận để làm phát triển thêm tài sản tiết kiệm thông qua đầu tư, kinh

doanh hay bất kỳ biện pháp nào khác, nhưng phải đảm bảo khoản tiền tối thiểu hợp lý trong

tài sản tiết kiệm đủ để sử dụng trong trường hợp cấp bách.

Mục 4 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VỢ, CHỒNG ĐỐI VỚI CON

Điều 21. Không phân biệt đối xử giữa các conVợ, chồng tuyệt đối không được có bất kỳ hành vi hay thái độ nào thể hiện sự phân biệt đối xử

hay bất bình đẳng giữa các con, dù là con chung hay con riêng, con ruột hay con nuôi.

Điều 22. Vợ, chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với con1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc yêu thương, trông nom, chăm sóc, nuôi

dưỡng, giáo dục và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ sắp xếp công việc và các mối quan hệ xã hội để dành thời gian hợp lý

cho việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Vợ, chồng phải giúp đỡ, hỗ trợ lẫn

nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; không để bất kỳ mâu thuẫn

nào giữa vợ, chồng làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của con.

3. Trong trường hợp một bên vợ, chồng vì lý do chính đáng mà không thể trông nom, chăm sóc,

nuôi dưỡngg, giáo dục con trong một khoảng thời gian thì bên còn lại phải cố gắng tối đa để

làm thay phần nghĩa vụ của bên kia.

Điều 23. Hạn chế quyền của một bên vợ, chồng đối với con chưa thành niênMột bên vợ, chồng hoặc người thân thích của vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền

của bên còn lại đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

9

Page 11: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

1. Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con

với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,

giáo dục con;

2. Phá tán tài sản của con;

3. Có lối sống đồi trụy;

4. Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

5. Cố ý vi phạm một cách nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

con.

Điều 24. Nhận nuôi con nuôiVợ, chồng có thể nhận nuôi con nuôi bất kỳ lúc nào trong thời kỳ hôn nhân. Việc nhận nuôi con

nuôi phải được vợ, chồng thỏa thuận trước khi quyết định.

Điều 25. Mang thai hộTrong trường hợp vợ không thể mang thai và sinh con, dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, thì

vợ, chồng có thể thỏa thuận để nhờ người mang thai hộ theo quy định của pháp luật.

Mục 5 CHẤM DỨT HÔN NHÂN

Điều 26. Chấm dứt hôn nhânQuan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Ly hôn;

2. Vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

Phần 1 LY HÔN VÀ SAU LY HÔN

Điều 27. Điều kiện yêu cầu giải quyết ly hôn1. Khi vợ, chồng có những mâu thuẫn nghiêm trọng không thể giải quyết, dẫn đến việc đời sống

chung không thể tiếp tục kéo dài.

2. Khi vợ hoặc chồng vi phạm một hoặc nhiều các hành vi nghiêm cấm quy định tại Điều 11 của

Hợp Đồng này.

3. Khi một bên vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án

giải quyết ly hôn.

4. Trong trường hợp ly hôn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì các bên cam kết rằng

đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn nhưng không thành, và ly hôn

phải là lựa chọn duy nhất và cuối cùng.

10

Page 12: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

5. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang

nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Điều 28. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ,

chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành

vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh

hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Điều 29. Hòa giải trước ly hôn1. Trước khi vợ, chồng tiến hành yêu cầu ly hôn theo điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2

Điều 27 của Hợp Đồng này thì vợ, chồng phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết và tạo mọi

điều kiện để tiến hành việc tự thương lượng hòa giải.

2. Trong trường hợp việc tự thương lượng hòa giải không thành, vợ, chồng phải yêu cầu cha mẹ

các bên hoặc bất kỳ người nào có uy tín đối với cả hai bên để đứng ra hòa giải.

3. Nội dung của việc hòa giải là nhằm tìm ra nguyên nhân của mâu thuẫn vợ, chồng, xác định lỗi

của mỗi bên trong việc dẫn đến mâu thuẫn, đề xuất các biện pháp giải quyết cụ thể.

4. Vợ, chồng phải thể hiện tinh thần hợp tác, thiện chí, mong muốn giải quyết mâu thuẫn trong

việc hòa giải, phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của con cái và những người thân thích trước

khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Điều 30. Thủ tục yêu cầu giải quyết ly hônThủ tục yêu cầu giải quyết ly hôn được vợ, chồng hoặc người yêu cầu giải quyết ly hôn tiến hành

theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Phân chia tài sản khi ly hôn

1. Tài sản chung của vợ, chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

1.1. Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

1.2. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản

chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

1.3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để

các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

1.4. Lỗi của mỗi bên trong việc dẫn đến ly hôn.

11

Page 13: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì

chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được

hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

3. Quá trình phân chia tài sản chung được các bên thỏa thuận để thực hiện, trên nguyên tắc ưu

tiên đảm bảo lợi ích cho vợ và các con.

4. Tài sản tiết kiệm quy định tại Điều 20 của Hợp Đồng này vẫn được giữ lại khi vợ chồng ly hôn

nhưng các bên không tiếp tục việc đóng góp vào tài sản tiết kiệm. Việc quản lý tài sản tiết

kiệm và đầu tư, kinh doanh bằng tài sản tiết kiệm được tiếp tục thực hiện theo quy định tại

khoản 2 và khoản 7 Điều 20 của Hợp Đồng này. Đến khi tất cả các con đều đã đủ 18 tuổi thì

khoản tài sản tiết kiệm này sẽ được chia đều cho các con.

5. Việc sửa đổi các giấy tờ liên quan đến sở hữu tài sản chung sẽ được các bên thực hiện theo

quy định của pháp luật sau khi hoàn tất việc phân chia tài sản chung.

6. Tài sản riêng của bên nào thì tiếp tục thuộc quyền sở hữu của bên đó.

Điều 32. Quyền và nghĩa vụ tài sản của các bên đối với bên thứ ba sau khi ly hôn1. Quyền, nghĩa vụ tài sản chung của các bên đối với bên thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn.

2. Việc thực hiện nghĩa vụ tài sản chung của các bên đối với bên thứ ba sau khi ly hôn sẽ được

thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 15 và khoản 5 Điều 16 của Hợp Đồng này.

Điều 33. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng

trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một

phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào

việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.

Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không

thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài

sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ

chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 31 của Hợp Đồng

này.

Điều 34. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở

hữu riêng của bên đó; trường hợp một bên có khó khăn về chỗ ở thì bên còn lại có nghĩa vụ cho

phép bên kia tiếp tục sinh sống tại nhà ở đó cho đến khi khó khăn về chỗ ở được giải quyết.

Điều 35. Quyền nuôi con sau khi ly hôn

12

Page 14: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;

nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con trước khi quyết định

người nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho vợ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp vợ không đủ điều

kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc vợ, chồng có thỏa

thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều 36. Nghĩa vụ của các bên đối với con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, các bên vẫn có các nghĩa vụ đối với con theo quy định tại Điều 21 và Điều 22

của Hợp Đồng này.

2. Bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với bên

trực tiếp nuôi.

3. Mọi chi phí liên quan đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được các bên

đóng góp bằng tài sản riêng của mình, tùy theo thu nhập thực tế và khả năng kinh tế của mỗi

bên tại thời điểm phát sinh chi phí và phải đảm bảo tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho con.

4. Sau khi ly hôn, bên trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi để bên không

trực tiếp nuôi con thực hiện quyền thăm nom con.

5. Nếu bên không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng

xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của bên trực tiếp nuôi con thì

bên trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của bên kia

.

Điều 37. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong

trường hợp bên trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi

dưỡng, giáo dục con và việc thay đổi người trực tiếp nuôi con là cần thiết để không ảnh

hưởng đến quyền lợi cũng như sự phát triển của con, thỏa thuận này phải được lập bằng văn

bản.

2. Nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con trước khi quyết định thay

đổi người trực tiếp nuôi con.

3. Nếu các bên không thể thỏa thuận thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết

việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Điều 38. Nghĩa vụ của các bên sau khi ly hôn

1. Tôn trọng nhau, giữ quan hệ như bạn bè tốt với nhau và thực hiện việc giúp đỡ nhau trong

trường hợp một bên có khó khăn, tùy theo khả năng của mình.

2. Bảo vệ vô thời hạn bí mật nhân thân và bí mật kinh doanh của bên kia.

13

Page 15: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

3. Thực hiện việc cấp dưỡng cho bên kia theo quy định tại Điều 39 của Hợp Đồng này khi được

bên kia yêu cầu.

4. Tôn trọng gia đình của bên kia, kể cả vợ hoặc chồng mới của bên kia, không được có bất kỳ

hành vi hay thái độ nào nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc hôn nhân mới của bên kia,

cũng như bất kỳ hành vi nào nhằm gây thiệt hại về vật chất hay tinh thần đối với bất kỳ thành

viên nào của gia đình của bên kia.

Điều 39. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các bên sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn mà một bên gặp khó khăn, túng thiếu dẫn đến không thể tự đảm bảo các nhu

cầu thiết yếu cho cuộc sống thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng trong khả năng của mình.

2. Mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận, căn cứ vào thu nhập thực tế và khả năng kinh tế

của bên cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của bên được cấp dưỡng. Khi có lý do chính đáng

thì các bên có thể thỏa thuận thay đổi mức cấp dưỡng cho phù hợp.

3. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm

hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp

dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế

mà tạm thời không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

4. Nếu bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thực hiện

không đúng mức cấp dưỡng hay không đúng theo thời hạn cấp dưỡng, hoặc các bên không

thể thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì một trong các bên quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

5. Việc cấp dưỡng sẽ chấm dứt trong trường hợp bên được cấp dưỡng không còn khó khăn,

túng thiếu và tự đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu của mình hoặc bên có nghĩa vụ cấp

dưỡng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Phần 2

CHẤM DỨT HÔN NHÂN KHI VỢ, CHỒNG CHẾT HOẶC BỊ TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT

Điều 40. Chấm dứt hôn nhân khi vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.

2. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt

được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Điều 41. Giải quyết tài sản của các bên trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

14

Page 16: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài

sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản

hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Phần tài sản của

vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về

thừa kế.

3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng

còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản

theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Quan hệ nhân thân và tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về

1. Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một bên là đã chết mà bên còn lại chưa kết hôn với

người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp

bên còn lại đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực và

phải được tôn trọng.

2. Quan hệ tài sản của bên bị tuyên bố là đã chết trở về bên còn lại giải quyết như sau:

2.1. Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ

thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực;

2.2. Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản chung của các bên được

giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.

Mục 6

CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Điều 43. Hiệu lực hợp đồng

Trừ trường hợp Hợp Đồng bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Hợp Đồng

này, hiệu lực Hợp Đồng được quy định như sau:

1. Các quy định tại Điều 1 và Mục 6 của Hợp Đồng này có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký

vào Hợp Đồng này đến vô thời hạn;

2. Các quy định tại Mục 1 của Hợp Đồng này có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào Hợp

Đồng này đến thời điểm các bên hoàn tất việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật;

3. Các quy định tại Điều 32, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 41 và 42 của Hợp Đồng này có hiệu lực từ

thời điểm các bên chấm dứt hôn nhân đến vô thời hạn;

4. Các quy định còn lại của Hợp Đồng này có hiệu lực từ thời điểm các bên hoàn tất việc đăng

ký kết hôn theo quy định của pháp luật đến khi các bên chấm dứt hôn nhân.

15

Page 17: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

Điều 44. Công chứng, chứng thực Hợp Đồng

Để tránh mọi tranh chấp về sau, Hợp Đồng này sẽ được các bên cùng nhau yêu cầu thực hiện

việc công chứng, chứng thực trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào Hợp

Đồng này, chi phí cho việc công chứng, chứng thực được chia đều cho các bên.

Điều 45. Luật áp dụng

Pháp luật áp dụng cho Hợp Đồng này được xác định như sau:

1. Nếu các bên có quốc tịch chung thì pháp luật áp dụng sẽ là pháp luật của quốc gia mà các

bên có quốc tịch chung, kể cả trường hợp mỗi bên có nhiều quốc tịch;

2. Nếu các bên không có quốc tịch chung thì pháp luật áp dụng sẽ là pháp luật của quốc gia mà

các bên cùng cư trú tại thời điểm bên sau cùng ký vào Hợp Đồng này;

3. Trong các trường hợp khác, pháp luật áp dụng sẽ là pháp luật của một quốc gia do các bên

thỏa thuận lựa chọn bằng một điều khoản bổ sung mà các bên cho là phù hợp và thuận tiện

nhất cho việc thực hiện Hợp Đồng này.

Điều 46. Thỏa thuận áp dụng phong tục, tập quán

1. Trong trường hợp Hợp đồng này và pháp luật không có quy định thì các bên sẽ áp dụng

phong tục, tập quán của địa phương hoặc quốc gia mà các bên cùng cư trú tại thời điểm phát

sinh vấn đề cần giải quyết, nếu tại thời điểm đó các bên không cư trú chung thì sẽ áp dụng

phong tục, tập quán của địa phương hoặc quốc gia mà bên B đang cư trú.

2. Việc áp dụng phong tục, tập quán không được trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc gia,

các nguyên tắc được quy định trong Hợp Đồng này và việc áp dụng phong tục, tập quán phải

là để ưu tiên bảo vệ quyền lợi của bên B.

Điều 47. Các biện pháp bảo đảm thực hiện Hợp Đồng

1. Bên nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Hợp Đồng này mà gây thiệt hại cho bên kia, dù là

vật chất, tinh thần, thì phải bồi thường theo nguyên tắc sau:

1.1. Mức bồi thường thiệt hại về vật chất đúng bằng thiệt hại về vật chất mà bên bị thiệt hại

phải gánh chịu, bao gồm những thiệt hại thực tế và những khoản lợi bị bỏ lỡ trong

tương lai;

16

Page 18: Trần Phạm Hoàng Tùng-Hợp Đồng Hôn Nhân

1.2. Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận

được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, các chi phí liên quan đến việc yêu cầu Tòa án giải

quyết do bên vi phạm Hợp Đồng gánh chịu.

2. Ngoài việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, bên vị phạm Hợp Đồng phải trả

cho bên bị vi phạm tiền phạt hợp đồng là 250 USD cho mỗi hành vi vi phạm.

3. Hợp Đồng này không thể bị tạm ngưng, chấm dứt hay hủy trong bất kỳ trường hợp nào, trừ

trường hợp bị chấm dứt quy định tại khoản 3 Điều 2 của Hợp Đồng này.

Điều 48. Sửa đổi, bổ sung Hợp Đồng

1. Các bên có thể thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung Hợp Đồng này bất kỳ lúc nào kể từ thời điểm

bên sau cùng ký vào Hợp Đồng này.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Hợp Đồng phải được thể hiện bằng văn bản và có công chứng, chứng

thực theo quy định tại Điều 44 của Hợp Đồng này

Điều 49. Số bản gốc

Hợp Đồng này được lập thành hai bản, bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia mà mỗi bên mang

quốc tịch, cả hai bản đều phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 44 của Hợp

Đồng này. Mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.

ĐỂ LÀM BẰNG CHỨNG, các bên đã đồng ý ký vào Hợp Đồng này để ghi nhận sự đồng thuận, và

để Hợp Đồng này có hiệu lực theo quy định của pháp luật được áp dụng.

Bên A Bên B(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

_______________________ _______________________

17