23
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT TÔ HIỆU GIÁO VIÊN THỰC HIỆN LƯƠNG QUỐC THÁI

HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

TRƯỜNG THPT TÔ HIỆU

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN

LƯƠNG QUỐC THÁI

Page 2: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

TẬP HUẤN ÔN THI TỐT NGHIỆP 2010TẬP HUẤN ÔN THI TỐT NGHIỆP 2010

MÔN: HÓA HỌCMÔN: HÓA HỌC

A. CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP

B. MỘT SỐ LƯU Ý

D. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG CẨU HỎI LÍ THUYẾT

F. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

E. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HAY GẶP

Page 3: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

TẬP HUẤN ÔN THI TỐT NGHIỆP 2010TẬP HUẤN ÔN THI TỐT NGHIỆP 2010

MÔN: HÓA HỌCMÔN: HÓA HỌCA. CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 MÔN HÓA HỌC

Nội dung Số câu

- Este, lipit. 2

- Cacbonhidrat. 1

- Amin, Amino Axit, Protein. 3

- Polime, vật liệu polime. 1

- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá hữu cơ. 6

- Đại cương về kim loại. 3

- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng.

6

- Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. 3

- Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. 1

- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ. 6

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (32 câu):

13

19

Page 4: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

II. Phần riênga- Theo chương trình Chuẩn (8 câu):

Nội dung Số câu

- Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp, Cacbonhidrat 2

- Amin, Amino Axit, Protein, Polime, vật liệu polime: 2

- Đại cương về kim loại; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng

2

- Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. Phân biệt một số chất vô cơ; Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

2

b- Theo chương trình Nâng cao (8 câu):

Nội dung Số câu

- Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp, Cacbonhidrat 2

- Amin, Amino Axit, Protein, Polime, vật liệu polime: 2

- Đại cương về kim loại; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng

2

- Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. Phân biệt một số chất vô cơ; Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

2

Page 5: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

B. MỘT SỐ LƯU Ý:

1. Đặc điểm chung của đề thi môn Hóa học là trắc

nghiệm nên phạm vi kiến thức ra đề rất rộng.

Ví dụ:

Chỉ trong 1 bài ESTE: có thể ra ở các phần định nghĩa,

đặc điểm cấu tạo, công thức, đồng phân, danh pháp,

tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế, bài tập

(trong khi cả 2 bài ESTE – LIPIT chỉ có 2 câu).

Page 6: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

2. Có rất nhiều kiểu ra đề (cách hỏi) đối với 1 vấn đề cụ thể,

khó tổng hợp thành các dạng ra đề như kiểu tự luận.

Trong 1 phần nhỏ (bài ESTE) như đồng phân chẳng hạn cũng có thể ra

nhiều câu hỏi.

Chẳng hạn: Từ CTPT C4H8O2, có thể hỏi các câu hỏi sau đây về đồng

phân:

- Có bao nhiêu đồng phân este?

- Có bao nhiêu đồng phân có khả năng thủy phân?

- Có bao nhiêu đồng phân phản ứng được với dung dịch NaOH?

- Có bao nhiêu đồng phân este có thể tham gia phản ứng tráng gương?...

Ví dụ:

Page 7: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

3. Kiến thức chủ yếu tập trung ở lớp 12 nhưng không

phải chỉ học trong SGK 12 là có thể làm được bài, mà

phải xem lại kiến thức ở lớp 10 và 11 (đặc biệt là 12 câu

tổng hợp).

• "Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ" là phần phải

xem lại ở lớp 10 (các bài Nguyên tử, Bảng hệ thống tuần hoàn,

Phản ứng oxy hóa-khử, Nhóm VIA, VIIA) và ở lớp 11 (các bài

Điện li, Axit nitric, Photpho và hợp chất);

• "Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ" phải xem lại

các bài ở lớp 11 như: Hidrocacbon, Ankan, Anken, Ankadien,

Ankin, Benzen, Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol, Andehit, Axit

cacboxylic.

Page 8: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

Ví dụ:

Câu 1. Cho các chất: C2H5COOH, C6H5OH, CH3COOC2H5,

C2H5NH2, H2NC2H4COOH. Có bao nhiêu chất phản ứng

được với NaOH?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2. Cho nguyên tố X có Z=13. Vị trí X trong BTH:

A. Chu kì 3, nhóm IIIA B. Chu kì 3, nhóm IIIB

C. Chu kì 3, nhóm IA D. Chu kì 2, nhóm IIIA

Page 9: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

• Tóm lược kiến thức, học thuộc và hiểu những vấn đề

cơ bản trọng tâm.

• Cần nhớ các khái niệm, cấu tạo, tính chất và biết cách

vận dụng từng trường hợp cụ thể vào bài tập để chọn

phương án đúng.

• Phân chia các dạng bài tập cơ bản hay gặp theo cấu

trúc của đề thi tốt nghiệp.

• Nhận biết các tình huống tương tự trong từng câu hỏi

hoặc đặt câu hỏi theo nhiều hướng khác nhau.

Page 10: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

D. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP

TRONG CẨU HỎI LÍ THUYẾT

Cần nắm chắc các định nghĩa, khái niệm để làm tốt loại

bài tập này. Chú ý các khái niệm ở một số bài sau:

1. Các khái niệm (cả vô cơ và hữu cơ):

* Hóa hữu cơ: este, lipit, chất béo, xà phòng và

chất tẩy rửa tổng hợp, amin, amino axit, protein,

polime...* Hóa vô cơ: hợp kim, ăn mòn kim loại (ăn mòn hóa

học, ăn mòn điện hóa), nước cứng, gang, thép...

Page 11: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

• Hóa học hữu cơ: cần nắm công thức tổng quát, đặc điểm

cấu tạo của một số loại hợp chất như este, chất béo,

glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, amin,

amino axit, peptit, protein...

2. Công thức và đặc điểm cấu tạo của các hợp chất.

• Hóa học vô cơ: cấu tạo tinh thể kim loại, công thức một

số hợp kim (siêu cứng, không bị ăn mòn, t0nc thấp...),

công thức thạch cao, thành phần nước cứng (cation và

anion), công thức quặng nhôm, quặng sắt, thành phần của

gang và thép...

Page 12: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

3. Đồng phân: (chỉ có ở hóa học hữu cơ)

• Hữu cơ: danh pháp của các loại hợp chất: este, amin,

amino axit, một số polime (chủ yếu trong SGK)...

• Vô cơ: tên một số hợp chất của kim loại kiềm, kiềm thổ,

nhôm, sắt, crom...

Chú ý đồng phân của các loại hợp chất: este (no, đơn

chức, mạch hở, từ C5 trở xuống), chất béo (tổ hợp số

lượng), amin (bậc 1, 2, 3; thơm), amino axit (1 amin, 1 axit),

peptit (trật tự sắp xếp).

4. Danh pháp: hữu cơ và vô cơ

Page 13: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

• Hóa học hữu cơ: chú ý tính chất vật lí: tính tan, nhiệt

dộ sôi của este, cacbohidrat, amin.

• Hóa học vô cơ (kim loại): tính chất vật lí chung của KL

(4 tính chất), tính chất vật lí riêng của KL: khối lượng

riêng (nặng nhất, nhẹ nhất), t0nc (cao nhất, thấp nhất),

độ cứng (cứng nhất).

5. Tính chất vật lí:

Page 14: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

6. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

(TRỌNG TÂM NHẤT VÀ NHIỀU KIẾN THỨC NHẤT)

* cần liệt kê tính chất của từng loại hợp chất, chú ý phản ứng

đặc trưng nhất.

Ví dụ:

- ESTE: phản ứng thủy phân (mt axit: thuận nghịch, tạo axit và

ancol; mt kiềm: 1 chiều, tạo muối và ancol)...

- GLUCOZƠ: t/c của ancol đa chức (hòa tan Cu(OH)2 tạo dd

xanh lam; p/ư este); t/c của andehit (p/ư tráng gương, khử

Cu(OH)2, khử H2); lên men rượu.

- AMIN: có tính bazơ yếu và so sánh tính bazo...

Hóa học hữu cơ:

Page 15: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

Hoặc cũng có thể liệt kê theo kiểu ngược lại: đi từ tác nhân của phản ứng.

Ví dụ:

- Phản ứng với Na: ancol, phenol, axit cacboxylic (h/c có nhóm OH)

- Phản ứng với NaOH: dẫn xuất halogen, phenol, axit cacboxylic, este

- Phản ứng với AgNO3/NH3: ankin-1, andehit, axit fomic, este của axit fomic, glucozơ, fructozơ...

- Phản ứng thủy phân: dẫn xuất halogen, este, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, peptit, protein...

...

Page 16: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

Hóa học vô cơ:

* Kim loại: có thể liệt kê như sau:

- KL phản ứng với H2O:

+ ở nhiệt độ thường: K, Na, Ba, Ca...

+ ở nhiệt độ cao: Fe, Zn...

- KL phản ứng với axit:

+ axit loại 1 (H2SO4 loãng, HCl): KL đứng trước H2

+ axit loại 2 (H2SO4 đặc, HNO3): Hầu hết KL (trừ Au, Pt)

+ KL thụ động trong axit H2SO4 đặc nguội, HNO3

đặc nguội: Al, Fe, Cr

-KL tác dụng với phi kim: O2, S, Cl2...

Page 17: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

* Hợp chất của kim loại: chú ý tính chất một số các hợp

chất sau:

- Hợp chất của KL kiềm: NaOH (bazơ mạnh), NaHCO3

(lưỡng tính), Na2CO3 (bazơ), KNO3

-Hợp chất của KL kiềm thổ: Ca(OH)2(tính bazơ), CaCO3 (đá

vôi), CaSO4 (thạch cao).

-Hợp chất của nhôm: Al2O3 và Al(OH)3 tính lưỡng tính), Al3+

- Hợp chất của sắt, đồng, crom ...

Page 18: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

7. Điều chế:

• Hóa hữu cơ: điều chế este, glucozơ, polime và vật liệu polime (con đường điều chế, mônome…)

• Hóa vô cơ (điều chế kim loại):

- Điều chế KL kiềm (Na, K…): Đpnc muối halogen (thường là muối clorua) hoặc hidroxit. Ví dụ: điều chế Na thì phải đpnc NaCl hoặc NaOH

- Điều chế KL kiềm thổ (Mg, Ca, Ba…): Đpnc muối clorua.

Ví dụ: điều chế Ca thì phải điện phân CaCl2

- Điều chế nhôm (Al): Đpnc oxit Al2O3

- Điều chế các KL còn lại (trung bình và yếu): đpdd, nhiệt luyện

(dùng C, CO, Al, H2 khử oxit), thủy luyện.

Page 19: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

Hóa học hữu cơ: este, chất béo, glucozơ, saccarozơ,

xenlulozơ, amin, aminoaxit…

• Hóa học vô cơ: hợp kim, điện phân, NaOH, NaHCO3,

Na2CO3, KL kiềm thổ, CaCO3, CaSO4, Al, Al2O3, sắt và

các hợp chất của sắt…

8. Ứng dụng (hoặc vai trò):

•CatinonCatinon (riêng rẽ hoặc hh): (riêng rẽ hoặc hh): NaNa++, NH, NH4+4+, Ca, Ca2+2+, Ba, Ba2+2+, Fe, Fe2+2+, Fe, Fe3+3+, , AlAl3+3+, Cu, Cu2+2+

•AnionAnion (riêng rẽ hoặc hh): (riêng rẽ hoặc hh): : NO: NO33--, SO, SO44

2-2-, CO, CO332-2-, Cl, Cl--

•Khí Khí (riêng rẽ hoặc hh): (riêng rẽ hoặc hh): SOSO22, CO, CO22, NH, NH33, H, H22SS

9. Phân biệt - Nhận biết:9. Phân biệt - Nhận biết:

Page 20: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

E. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HAY GẶP

1. HỮU CƠ

DẠNG 1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

DẠNG 2. Hiện tượng thí nghiệm

DẠNG 3. Nhận biết và điều chế các chất

DẠNG 4. Xác định CTPT và CTCT.

DẠNG 5. Tính % khối lượng, hiệu suất phản ứng,

khối lượng sản phẩm, khối lượng chất tham gia...

Page 21: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

2. VÔ CƠ

DẠNG 1. Viết phương trình phản ứng

DẠNG 2. Hiện tượng thí nghiệm

DẠNG 3. Nhận biết, điều chế, tinh chế

DẠNG 4. Xác định kim loại, hợp chất của kim loại

DẠNG 5. Các bài toán tỉ lệ: CO2 và dd kiềm; dd

kiềm và muối Al3+...

DẠNG 6. Xác định % lượng chất, lượng chất tham

gia hoặc tạo thành ...

Page 22: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt

F. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Loại 1: Đề cương lí thuyết

Loại 2: Đề cương tự luận

Loại 3: Đề cương trắc nghiệm

Loại 4: Đề tốt nghiệp các năm trước

Loại 5: Một số đề thi thử tốt nghiệp

Page 23: HUONG DAN ON THI TOT NGHIEP MON HOA NAM.ppt