15
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ************************** NGUYN THNGUYT ANH CHNGHĨA HIỆN SINHCA JEAN PAUL SARTRE TRONG TIU THUYT BUN NÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Ni - 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

**************************

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH

CHỦ NGHĨA HIỆN SINHCỦA JEAN PAUL SARTRE

TRONG TIỂU THUYẾT BUỒN NÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2015

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

**************************

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH

CHỦ NGHĨA HIỆN SINHCỦA JEAN PAUL SARTRE

TRONG TIỂU THUYẾT BUỒN NÔN

Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Mã số: 602230

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đào Duy Hiệp

Hà Nội - 2015

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thế kỉ 20 chứng kiến sự bùng nổ tri thức với sự phát triển siêu tốc của

các ngành khoa học, sức sản xuất cao hơn cả 19 thế kỉ trước cộng lại. Thế

kỉ 20 cũng chứng kiến những biến động xã hội dữ dội nhất: Cuộc khủng

hoảng của Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa đế quốc gây ra hai cuộc chiến

tranh thế giới tàn khốc, dẫn tới tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng

là những nguyên nhân trực tiếp nhất làm bộc phát hàng loạt những phong

trào phản kháng, phủ định trên bình diện văn hóa nghệ thuật. Chủ nghĩa

hiện sinh ra đời trong bối cảnh đó và là một trào lưu phát triển mạnh cả

trong triết học và văn học mà Sartre là một trong những gương mặt lớn

nhất. Sự ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc của Sartre không chỉ bao trùm

trong đất nước và thời đại của mình mà còn lan tỏa khắp hành tinh cho đến

ngày hôm nay…

Jean-Paul Charles Aymard Sartre thường được gọi là Jean-Paul Sartre

là một nhà văn, nhà triết học hàng đầu của Pháp thế kỉ 20, cùng với Albert

Camus là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh Pháp. Năm 1938,

hai tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée ), Bức Tường (Le Mur ), là những sáng

tác đầu tiên của Sartre và cũng là những cuốn sách tiêu biểu cho dòng văn

học phi lí, trong đó Buồn nôn được coi là tuyên ngôn của chủ nghĩa hiện

sinh và Sartre trở thành một trong những nhà văn hóa lớn nhất của nước

Pháp thời kì này.

Trong thế kỉ 20 chủ nghĩa hiện sinh đã nổi lên như là một trào lưu trong

triết học và văn học với những gương mặt tiêu biểu là Martin Heidegeer,

Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Franz Kafka, Albert Camus ... Thuật

ngữ “Chủ nghĩa hiện sinh” (existentialism) được nhà triết học người

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

2

Pháp Grabiel Marcel khởi xướng vào giữa những năm 1940 và được Jean-

Paul Sartre sử dụng trong bài thuyết trình của mình vào 29/11/1945 tại

Paris. Bài thuyết trình sau đó được xuất bản thành cuốn sách mỏng mang

tựa đề Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo (L'existentialisme est un

humanisme). Cuốn sách này của Sartre khiến chủ nghĩa hiện sinh nhanh

chóng trở nên nổi tiếng.

Vì vậy, với đề tài Chủ nghĩa hiện sinh của Jean Paul Sartre trong tiểu

thuyết Buồn Nôn, người viết muốn đưa ra những đánh giá chuyên sâu về

tiểu thuyết được coi là tuyên ngôn của chủ nghĩa hiện sinh này.

2. Lịch sử vấn đề

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu về chủ

nghĩa hiện sinh hoặc dành một phần trong giáo trình lịch sử văn học

Phương Tây để nói về chủ nghĩa hiện sinh.

Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam, có nhiều

tác giả viết về chủ nghĩa hiện sinh như: Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu

trúc của Trần Thiện Đạo; Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh; Chủ

nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lí thuyết)

của Huỳnh Như Phương… Các tác giả này đã viết nhiều về Sartre nhưng

tiểu thuyết Buồn Nôn chỉ được trình bày một cách ngắn gọn, chưa tác giả

nào dành hẳn một mục nói về tác phẩm quan trọng này.

Các tác giả ở miền Bắc cũng có nhiều bài nghiên cứu, phê bình về chủ

nghĩa hiện sinh, trong đó có Jean-Paul Sartre như: Phê phán văn học hiện

sinh chủ nghĩa của Đỗ Đức Hiểu; Lược khảo về triết học hiện sinh và ảnh

hưởng của nó trong văn học của Lê Hồng Sâm; Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch

sử sự hiện diện ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Dũng… nhưng cũng không

có ai đề cập cụ thể về tác phẩm Buồn Nôn.

Gần đây, nhiều bài viết nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh cũng đã được

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

3

bàn luận khá sôi nổi như: báo, tạp chí văn học… Các công trình này đã

trình bày một cách khái quát và có hệ thống quan niệm của chủ nghĩa hiện

sinh cũng như tư tưởng của Sartre. Đó là những tri thức gợi mở cho những

người nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có

một đề tài nào đi sâu phân tích tiểu thuyết Buồn Nôn - tác phẩm được coi là

tuyên ngôn của Sartre về chủ nghĩa hiện sinh.

Walter Kaufmann miêu tả chủ nghĩa hiện sinh là: "Sự từ chối gia nhập

bất cứ trường phái tư tưởng nào, sự bác bỏ rằng không có bất cứ niềm tin

hay đặc biệt là hệ thống niềm tin nào là thỏa đáng, và một sự thất vọng rõ

rệt đối với triết học truyền thống vì nó bề nổi, hàn lâm, và xa cách với cuộc

sống” [50;12].

Các nhà nghiên cứu dành nhiều đánh giá cho chủ nghĩa hiện sinh của

Jean-Paul Sartre như: “Từ hiện tượng học đến triết học hiện sinh là con

đường tất yếu của tư tưởng thế kỉ 20, mà lịch sử đã chọn Jean-Paul Sartre là

người phát ngôn của thời đại” [18]. Tất cả những vấn đề Sartre đặt ra để

làm sáng tỏ thân phận làm người, cụ thể là: “Hữu thể là một thảm kịch, là

phi lí, là hư vô; con người luôn cô đơn và cái chết luôn hiện diện. Nhưng

con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử của

mình bằng những dự phóng” [62; 662]. Những tác phẩm văn học của Sartre

đều bộc lộ tư tưởng triết học của Sartre trong Tồn tại và Hư vô, đó là: Hiện

sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong thế giới, một thế giới mà

trong đó ta bị đẩy vào và chờ đợi ở ta một ý nghĩa.

Jean-Paul Sartre là nhà văn dấn thân và nhập cuộc [39].

Năm 1947, Francis Jeanson viết cuốn Sartre, do chính Sartre (Sartre par

lui-même) tái bản dưới tựa Vấn đề luân lí và tư tưởng của Sartre (Le

problème moral et la pensée de Sartre), giới thiệu, trình bày lại chính xác,

mạch lạc, dễ hiểu triết lí của Sartre và những vấn đề luân lí nó đặt ra.

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

4

Jean-Paul Sartre đặc biệt nhấn mạnh yếu tố xã hội trong khi nghiên cứu

một nhà văn. Điều đó thể hiện trước hết qua sự nghiệp sáng tác của chính

bản thân ông: “Tôi nghĩ rằng trong tôi đã có sự phát triển liên tục từ tác

phẩm Buồn Nôn đến Phê bình lí trí biện chứng. Sự phát hiện lớn của tôi, đó

là các vấn đề xã hội, trong chiến tranh, tôi đã là người lính trên chiến trận,

đó thực sự là nạn nhân của một xã hội mà anh thuộc về nó, nơi ấy anh

không muốn có mặt và là xã hội đem lại cho anh những luật lệ mà anh

không muốn. Các vấn đề xã hội không có trong tác phẩm Buồn nôn, nhưng

người ta có thể thấy thoáng qua” [43]. Sartre quan tâm đến việc hòa nhập

con người và thời đại, thống nhất một cách hữu cơ việc nghiên cứu lịch sử

và phân tích tác phẩm của nhà văn.

Trong bài Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản, Sartre cho

rằng: “Con người không chỉ như anh ta tự quan niệm, mà còn như anh ta

muốn, như anh ta tự quan niệm sau khi đã sống, và như anh ta muốn sau

khi ước ao được sống; con người không là gì khác ngoài cái mà bản thân

anh ta tự làm nên. Đó là nguyên tắc đầu tiên của thuyết Hiện sinh. (…) Khi

nói rằng con người tự lựa chọn, chúng tôi muốn nói rằng mỗi người trong

chúng ta tự lựa chọn bản thân mình, nhưng đồng thời có nghĩa là trong khi

tự lựa chọn, mỗi cá nhân tự lựa chọn toàn thể loài người. Thật vậy, mỗi

hành động vừa làm nên người mà ta muốn trở thành, vừa tạo nên một hình

ảnh của con người mà ta cho là lí tưởng. Lựa chọn cũng có nghĩa là khẳng

định giá trị của cái mà ta lựa chọn, bởi ta không bao giờ có thể chọn điều

ác; điều mà chúng ta chọn bao giờ cũng là điều thiện, và không có điều nào

tốt cho chúng ta mà lại không tốt cho tất cả loài người" [37].

3. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu hai vấn đề lớn đó là: Chủ nghĩa hiện sinh

đến Sartre và Chủ nghĩa hiện sinh của Sartre trong quan niệm, tư tưởng và

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

5

trong sáng tạo văn học.

Công trình trực tiếp của luận văn là: Tiểu thuyết Buồn Nôn của Jean-

Paul Sartre do Phùng Thăng dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, năm

2008.

Bên cạnh bản in tái bản năm 2008, nếu cần thiết chúng tôi sẽ nghiên cứu

đối tác phẩm song song với nguyên bản.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp phê bình cấu trúc: nhằm phân tích, đánh giá nhân vật

thông qua sự so sánh với các nhân vật khác thông qua cấu trúc tổng thể của

tác phẩm.

Phương pháp phê bình trần thuật học: Thông qua các điểm nhìn trong

thời gian, không gian và dưới các góc nhìn khác nhau của người kể chuyện

góp phần quan trọng vào việc xây dựng nhân vật và tạo nên phong cách của

nhà văn.

Phương pháp phê bình xã hội học: nhằm đánh giá vai trò, những đóng

góp của tác giả và tác phẩm cho chủ nghĩa hiện sinh cũng như trong nền

văn học Pháp thế kỉ XX.

Bên cạnh đó người viết còn sử dụng một số thao tác như: thống kê, khảo

sát văn bản, so sánh để làm rõ những tư tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật và

những đóng góp của Sartre đối với chủ nghĩa hiện sinh thông qua tác

phẩm.

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, sách tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Chƣơng 1: Chủ nghĩa hiện sinh đến Sartre

Chƣơng 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Buồn Nôn

Chƣơng 3: Cấu trúc tác phẩm Buồn Nôn từ quan niệm hiện sinh

6. Dự kiến đóng góp

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

6

Nghiên cứu một cách kĩ lưỡng chủ nghĩa hiện sinh đến Sartre và chủ

nghĩa hiện sinh của Sartre trong quan niệm, tư tưởng và trong sáng tạo văn

học.

Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện trong một tác phẩm, cụ thể đó là trong

tiểu thuyết Buồn Nôn.

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

7

CHƢƠNG 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VỚI SARTRE

1.1. Chủ nghĩa hiện sinh trƣớc Sartre

Trong lich sư văn ho c Phap , môi thê kỉ đều có th ể đinh nghia nhơ

môt hoăc môt vai trào lưu văn học chủ đạo như nên văn hoc phuc hưng thê

kỉ 16, văn hoc cô điên thê kỉ 17… “Ngươc lai chưa co môt thê kỉ nào lại

khó có thể chọn cho mình một tiêu đề chung như thê kỉ XX. Cũng chưa có

thơi đai nao ma văn hoc nghê thuât lai chưng kiên nhiêu đao lôn , nhiêu

trương phai đên như vây” [16]. Văn hoc la sư phan anh trung thưc , khách

quan nhât đơi sông tinh thân con ngươi trươc nhưng biên đôi cua xa hôi

“nghê thuât bao giơ cung la tia phan chiêu cua thơi đai” . Lịch sử xã hội

Pháp thế kỉ XX vân đông, thay đôi không ngưng “bi xô đây bơi nhưng nao

loạn của lịch sử , bị lôi keo vào một ti ến trình tăng tốc khó có thể chế ngự

đươc, khăp nơi phai đương đâu vơi viêc quôc tê hoa cac vân đê kinh tê

hoăc nhân sinh, thê kỉ XX đa mang lai trong chưa đây môt trăm năm , nhiêu

biên đôi hơn so vơi ca suôt đô dai thơi gian kê tư ngay Sáng thế”[10].

Chính bởi vậy mà hai nha nghiên cưu Lagarde va Michard đa đưa ra

câu hoi: Thê kỉ XX là thế kỉ văn minh hay da man? Tư nhưng năm đâu cua

thê kỉ, nhiêu kham pha va sang tao dôn dâp tao nên sư tiên bô vê đơi sông

vât chât đang ngac nhiên . Nươc Phap chuyên sang thơi ky đê quôc vơi

nhưng mâu thuân nôi bô , nhiêu khung hoang , thât bai nhưng cung nhiêu

thành công. Xã hội phân hóa sâu sắc với những khuynh hương chinh tri đôi

nghịch, tiêu biêu cho cac y thưc hê giai câp khac nhau . Nhiêu hoc thuyêt

ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhà văn như : học thuyết phân tâm học , chủ

nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc…

Thế kỉ XX chứng kiến sự bùng nổ tri thức với sự phát triển siêu tốc

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

8

của các ngành khoa học, sức sản xuất cao hơn cả 19 thế kỉ trước cộng lại.

Thế kỉ XX cũng chứng kiến những biến động xã hội dữ dội nhất: Cuộc

khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc gây ra hai cuộc

chiến tranh thế giới tàn khốc, dẫn tới tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm

trọng là nguyên nhân trực tiếp nhất làm bộc phát hàng loạt những phong

trào phản kháng, phủ định trên bình diện văn hóa nghệ thuật. Chủ nghĩa

hiện sinh ra đời trong bối cảnh đó là và là một trào lưu phát triển mạnh cả

trong triết học và văn học mà Jean-Paul Sartre là một trong những gương

mặt lớn nhất. Sự ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc của Jean-Paul Sartre không

chỉ bao trùm đất nước và thời đại của mình mà còn lan tỏa khắp hành tinh

cho đến ngày hôm nay.

Chủ nghĩa hiện sinh đã nổi lên như là một trào lưu trong triết học và

văn học thế kỉ XX, với những gương mặt tiêu biểu là Martin Heidegeer,

Franz Kafka, Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Albert Camus. Thuật

ngữ “Chủ nghĩa hiện sinh” (Existentialism) được nhà triết học người Pháp

Grabiel Marcel khởi xướng vào giữa những năm 1940 và được Jean-Paul

Sartre sử dụng trong bài thuyết trình của mình vào 29 tháng 11 năm 1945 tại

Paris. Bài thuyết trình sau đó được xuất bản thành cuốn sách mỏng mang tựa

đề Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo (L'existentialisme est un

humanisme). Cuốn sách này của Sartre khiến chủ nghĩa hiện sinh nhanh

chóng trở nên nổi tiếng.

Chủ nghĩa hiện sinh chịu ảnh hưởng của các nhà triết học thế kỉ XIX

như Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche. Hoặc có thể nói, Soren

Kierkegaard và Friedrich Nietzsche là hai nhà triết học đặt nền móng cho

chủ nghĩa hiện sinh. Họ chú trọng vào những sự trải nghiệm chủ quan của

con người hơn những chân lí khách quan của khoa học, cái mà họ coi rằng

quá xa cách để hiểu được những trải nghiệm của con người. Họ quan tâm

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Adler, Mortimer Jerome , Chủ nghĩa hiện sinh (Những tư tưởng lớn từ

những tác phẩm vĩ đại), www.chungta.com.

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia

Hà Nội,.

3. Bakhtin, Mikhail Mikhailovich (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết

(Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

4. Bénac, Henri (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương (Nguyễn Thế Công

dịch), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

5. Camus, Albert (1999), Dịch hạch, Nguyễn Trọng Định dịch, Nxb. Văn

học, Hà Nội.

6. Camus, Albert (1995), Người dưng, Dương Tường dịch, Nxb. Văn học,

Hà Nội.

7. Camus, Albert, Huyền thoại Sisyphus, Trần Thiện Huy dịch,

www.damau.org.

8. Nguyễn Văn Dân (2000), Văn học phi lí, Nxb. Văn học, Hà Nội.

9. Nguyễn Tiến Dũng (1999), Chủ nghĩa hiện sinh : Lịch sử sự hiện diện ở

Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Phan Huy Đường, Jean-Paul Sartre - Nỗi đam mê làm người trong thế

kỉ XX, http://vanhoanghean.vn.

11. Trần Thiện Đạo (2003), Cửa sổ văn chương thế giới (Ngô Tự Lập sưu

tầm, tuyển chọn), Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

12. Trần Thiện Đạo (2000), Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc, Nxb.

Văn học, Hà Nội.

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

10

13. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học hiện sinh, Nxb văn học, Hà Nội.

14. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb. Văn học –

Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.

15. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện

đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Hà Minh Đức Chủ biên (2002), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

17. Kate Hamburger (2004), Logic học về các thể loại văn học, Nxb. Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khác Phi (2004), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

19. Heidegge (1975), Về yếu tính của chân lí (Trần Tiến Công dịch),

http://www.idr.edu.vn

19. Đỗ Đức Hiểu (1999) Đổi mới phê bình văn học , Phê bình - Tiểu luận,

Nxb. Khoa học Xã hội và Nxb. Mũi Cà Mau.

20. Đỗ Đức Hiểu (1978), Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, Nxb. Văn

học, Hà Nội.

21. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

22. Lê Minh Hiển, Lê Minh Kha (2009), Tính chất mê cung trong tác phẩm

của Frank Kafka, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2, Hà Nội.

23. Lê Huy Hoàng – Nguyễn Văn Bình (Biên soạn, 2002), Những bậc thầy

văn chương, Nxb. Văn học, Hà Nội.

24. Đỗ Văn Khang, Franz Kafka - Người mở đầu cho triết học hiện sinh về

phương diện văn học, http://www.tainguyenso.vnu.edu.vn

25. Kundera, Milan, Đối thoại về nghệ thuật tiểu thuyết (Trịnh Y Thư

dịch), www.nhanvan.com.

26. Konrat, N.I. (2008), Giải thích văn bản và so sánh văn học (Trịnh Bá

Đĩnh dịch), Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1, Hà Nội.

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

11

27. Thụy Khuê (Tháng 11/2001), Triết học hiện sinh (giới thiệu cuốn triết

học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh), www.nhanvan.com.

28. Meletinsky E.M.(2004), Thi pháp của huyền thoại, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội.

29. Nadeau, Maurice (2002), Tiểu thuyết Pháp từ thế chiến thứ hai, Nxb.

Văn học, Hà Nội.

30. Nhiều tác giả (2002), Một số vấn đề về lí luận và lịch sử văn học, Nxb.

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

31. Nhiều tác giả (1983), Số phận của tiểu thuyết, Nxb. Tác phẩm mới.

32. Nhiều tác giả, Sự đỏng đảnh của phương pháp, Nxb. Văn hóa Thông

tin, tr. 7-24

33. Huỳnh Như Phương (2008), Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954

-1975 (Trên bình diện lí thuyết), Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9, Hà Nội.

34. Lê Hồng Sâm (2004), Lược khảo về triết học hiện sinh và ảnh hưởng

của nó trong văn học, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3, Hà Nội.

35. Sartre, Jean-Paul (2008), Buồn Nôn (La Nausée ), Phùng Thăng dịch,

Nxb. Văn hóa Sài Gòn. TP HCM.

36. Sartre, Jean-Paul (2010), Chủ nghĩa Hiện sinh là một Chủ nghĩa nhân

bản (L'Existentialisme est un humanisme), Đinh Hồng Phúc dịch,

http://newvietart.com

37. Sartre, Jean-Paul, Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản

(trong Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX). newvietart.com

38. Sartre, Jean-Paul (1999), Văn học là gì? (Qu'est ce que la littérature?),

Nguyên Ngọc dịch, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

39. Svetlana (2005), Sứ mệnh của tiểu thuyết trong thời đại chúng ta, Tạp

chí Văn học, số 6, Hà Nội.

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

12

40. Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây,

Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

41. Phạm Văn Tuấn (30/3/2007), Tác phẩm Người xa lạ của Albert Camus,

www.vietsciences.free.fr.

42. Phùng Văn Tửu (2007), Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn

học, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10, Hà Nội.

43. Lộc Phương Thủy (2005), J-P Sartre và phê bình hiện sinh, Tạp chí

Nghiên cứu văn học, số 8, Hà Nội.

44. Lộc Phương Thủy (2005), Tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX truyền thống và

cách tân, Nxb. Văn học, Hà Nội.

45. Lộc Phương Thủy (2005), Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX, Nxb.

Văn học, Hà Nội.

46. Gilles, Vannier,, Triết học hiện sinh, văn học và triết học

(L’Existentialism,. Littérature et philosophie),Harmattan,2001, tr. 90.

47. Wellek, Rene - Waren, Austin (1995), Huyền thoại là gì? Tạp chí Văn

học, số 7, Hà Nội.

B. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

48. Auster, Paul and Davis, Lydia (1975), Sartre at Seventy: An Interview,

The New York Review of Books. nybooks.com

49. Existentialism: From Dostoevsky to Sartre (1956), Cleveland: The

World Publishing Company, http://www.bahaistudies.net

50. Kaufmann, Walter (1975) Existentialism from Dostoevsky to Sartre,

http://ebookee.org.

51. Le magazine littéraire, Hors-série, số 7, mars-mai 2005, pg. 97..

52. Maurois, André : De Gide à Sartre,Librairie academique Perrin, 1965,

pg.307-308.

53. Sartre, Jean-Paul, La Nausée Editions (1972), Gallimard..Bản Pháp ngữ.

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KHOA H C XÃ Hrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8932/1/02050003895.pdf · sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong

13

54. Sartre, Jean-Paul (1956), Le Réformisme et les Fétiches, Les Temps

Modernes, số 122, pg. 1153-1164)

55. Sartre, Jean-Paul (1943): L’Être et le Néant, Gallimard, pg.662.

56. Sartre, Jean-Paul (1998), Trách nhiệm của nhà văn (La responsabilité

de l’ écrivain), Verdier, pg.59.

57. Sartre, Jean-Paul (1964), Văn học là gì?(Qu’est-ce que la littérature?),

Gallimard, pg.115.

58. Sartre, Jean-Paul, The Nausea (1964), A New Directions, Paperbook,

Bản Anh ngữ của Lloyd Alexander.

59. Sartre, Jean-Paul (1943), L'Être et le Néant (Tồn tại và Hư vô), NXB

Gallimard, Situation I đến X, 1973-1976.

C. Những trang web tham khảo

60. http://www.friesian.com/existent.htm

61. http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/

62. http://www.sartre.org/

63. http://www.marxists.org/reference/archive/sartre/works/exist/sartre.htm

64. http://amvc.free.fr

65. http://www.viet-studies.org

66. www.vietsciences.free.fr.

67. www.nhanvan.com

68. http://newvietart.com

69. http://vi.wikipedia.org

70. http://www.damau.org.

71. http://www.tainguyenso.vnu.edu.vn