52
1 I. QUẢN LÝ VỆ SINH VẮT SỮA Sữa là sản phẩm đầu ra quan trọng nhất của ngành chăn nuôi bò sữa. Sữa phải đạt được những điều kiện sau: Đó là: a. Nguyên chất (không bị tách các thành phần hay thêm bất kỳ loại chất nào khác) b. Đảm bảo sạch bệnh (không chứa mầm bệnh) c. An toàn (không chứa các chất nguy hiểm như thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, kháng sinh, v.v..)

I. QUẢN LÝ VỆ SINH VẮT SỮA - trungtamqlkdg.com.vn · Ch ỉ có thể sản xuất được sữa nguyên chất, sạch bệnh và an toàn khi: a. Bò kh ỏe mạnh với

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

I. QUẢN LÝ VỆ SINH VẮT SỮA

Sữa là sản phẩm đầu ra quan trọng nhất của ngành chăn nuôi bò sữa. Sữa phải đạt được những điều kiện sau: Đó là: a. Nguyên chất (không bị tách các thành phần hay thêm bất kỳ loại chất nào khác) b. Đảm bảo sạch bệnh (không chứa mầm bệnh) c. An toàn (không chứa các chất nguy hiểm như thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, kháng sinh, v.v..)

2

Sữa tươi sẽ không còn nguyên chất nếu cho thêm nước, nước dừa, bột hay nguyên liệu khác. Bán sữa đã biến chất hoặc thêm các nguyên liệu khác là một hành động dối trá. Hành đồng này là vi phạm pháp luật.

Sữa tươi có chứa các chất không được phép sử dụng ví dụ như trộn với các chất không được phép sử dụng hoặc chất bẩn sẽ làm cho người tiêu dùng sợ. Người tiêu dùng sẽ không muốn uống loại sữa đó nữa.

3

Sữa tươi không an toàn, ví dụ có chứa các chất độc hại (kim loại nặng, thuốc trừ sâu, tồn dư kháng sinh từ cơ thể bò) sẽ gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng những người tiêu thụ sữa cũng như ngành chế biến sữa.

Các chất dinh dưỡng trong sữa tươi như chất béo hoặc protêin liên quan chặt chẽ với thức ăn của bò. Nếu cho bò ăn thức ăn dinh dưỡng kém thì sẽ dẫn đến chất lượng sữa nội địa thấp hơn so với sữa nhập ngoại. Cũng như vậy, số lượng vi khuẩn trong sữa nội địa cao (trên 3 triệu tế bào/ml). Nếu tình trạng này kéo dài, sữa nhập ngoại sẽ được ưa chuộng hơn sữa nội.

4

Chỉ có thể sản xuất được sữa nguyên chất, sạch bệnh và an toàn khi: a. Bò khỏe mạnh với bầu vú khỏe mạnh b. Quy trình vắt sữa đúng và hợp vệ sinh. Từ những điều đã nêu trên, Quản lý vệ sinh vắt sữa là vô cùng quan trọng trong chăn nuôi bò sữa.

5

Trong việc đào tạo, hướng dẫn Quản lý vệ sinh vắt sữa, các kỹ thuật trước,

trong và sau khi vắt cần được hướng dẫn nhằm:

a. Thu được sữa nguyên chất, sạch bệnh và an toàn

b. Chăm sóc để bầu vú luôn khỏe mạnh

c. Tăng sản lượng sữa lên mức tối ưu

6

II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SỮA CỦA BÒ

Trong cơ thể bò, sữa được sản xuất từ tuyến sữa trong bầu vú. Bầu vú gồm

hai tiểu phần, phải và trái. Mỗi tiểu phần lại chia làm hai thùy, thùy trước và

thùy sau. Mỗi thùy có một núm vú.

Tuyến sữa bao gồm các nang nhỏ, do vậy có hình giống như chùm nho. Các

tế bào trên thành nang tiết ra sữa. Các thành phần của sữa có nguồn gốc từ

máu

a. Các mao quản b. Tế bào biểu mô c. Nang sữa (Tuyến sữa) d. Nang sữa e. Ống dẫn sữa f. Bể tuyến (bể trên) g. Bể núm vú h. Lỗ đầu vú

a b

c d

a. Thùy phải trước b. Thùy phải sau c. Thùy trái trước d. Thùy trái sau

7

Sữa chảy ra ngoài qua các ống sữa nhỏ từ tuyến sữa, đến bể tuyến và bể núm

vú. Trong điều kiện bình thường, bể núm vú được đóng. Bể núm vú sẽ chỉ mở

khi được kích thích thần kinh hoặc do áp lực, từ đó sữa trong bể sữa được đưa

ra ngoài.

Khi bê bú, khi lau hoặc rửa bầu vú bằng nước ấm tạo ra kích thích lên não

thông qua hệ thống dây thần kinh. Não sẽ tiết ra hóc – môn ô-xy-tốc-xin đưa

vào máu. Ô-xy-tốc-xin làm cho các cơ trong tuyến sữa co bóp và bể núm vú

mở ra, do đó sữa sẽ chảy ra ngoài.

Sốc hoặc thay đổi đột ngột làm cho bò bị căng thẳng, kết quả là quá trình

sản xuất ô-xy-tốc-xin bị tắc nghẽn dẫn đến bò tiết ra ít sữa

8

Ô-xy-tốc-xin chỉ có tác dụng trong vòng 6-8 phút. Dó đó, thời gian vắt sữa một con bò chỉ nên kéo dài trong vòng 7 phút

9

III. DỤNG CỤ DÙNG CHO VẮT SỮA

Các dụng cụ cần thiết cho vắt sữa bao gồm: a. Cốc lọc b. Xô và can đựng sữa c. Khăn lau bầu vú (Mỗi bò một khăn riêng) d. Khăn vải trắng sạch để lọc sữa (cõ 60 x 60 cm) e. Bàn chải f. Thùng g. Thùng đựng khăn lau đã dùng h. Hóa chất:

- Xà phòng để rửa dụng cụ vắt sữa - Chất sát trùng cho dụng cụ vắt sữa, khăn lau và khăn lọc - Chất sát trùng cho núm vú (để nhúng)

10

Dụng cụ bảo quản và vận chuyển sữa phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

a. Không ngấm nước

b. Làm từ vật liệu không bị han (thép không rỉ, nhôm)

c. Không bị xước, vỡ bên trong

d. Không phản ứng với sữa

e. Không ảnh hưởng đến màu, mùi và vị của sữa

f. Dễ vệ sinh và khử trùng

Khi rửa dụng cụ, cần chải và rửa sạch các góc và chỗ khó rửa

11

Dùng chai nhựa để vận chuyển sữa là không tốt. Miệng chai nhựa thường có den xoắn ốc để nắp, vị trí này rất khó rửa sạch. Sữa cũ có thể đọng lại ở vị trí này.

Các thùng nhựa thường được dùng đựng sữa tại các trạm thu mua sữa. Có thể dễ dàng cọ sạch trong lòng thùng nhựa bằng bàn trải thường. Tuy nhiên phải chú ý sữa cũ có thể vẫn dính ở những góc khó cọ rửa sâu bên trong thùng chứa.

Phía bên trong sâu của bình chứa nếu có góc cạnh thì khó rửa sạch bằng bàn chải. Sữa cũ có thể còn đọng lại ở đây. Vi sinh vật có thể dễ dàng phát triển và làm sữa giảm chất lượng. Sữa rất mau hỏng.

12

����

����

����

40°C

����

����

����

Việc chuẩn bị các dụng cụ vắt sữa nên được tiến hành theo các bước sau: 1. Rửa:

a. Rửa sạch bằng bàn chải và xà phòng b. Tráng bằng nước sạch c. Tráng bằng nước nóng 40°C hoặc dung dịch sát trùng: Có thể dùng

chất sát trùng: “Natri hypoclorít”, liều 200 – 500 ppm. Nếu liều dùng quá 500 ppm, sữa sẽ có mùi lạ!

2. Làm khô dụng cụ vắt sữa: a. Làm khô dụng cụ bằng cách úp ngược xô, thùng trên giá. b. Chỉ sử dụng khi dụng cụ đã khô

13

���� ����

���� ����

����

Vệ sinh khăn lau và vải lọc: 1. Để riêng khăn lau và vải lọc bẩn vào một thùng riêng (sau khi vắt sữa) 2. Giặt khăn, vải bằng xà phòng 3. Giũ khăn bằng nước sạch 4. Giũ bằng nước nóng 40°C hoặc dung dịch sát trùng. 5. Phơi khô.

40°°°°

C

14

IV. VỆ SINH CHUỒNG TRẠI

Chuồng trại bẩn gây rất nhiều thiệt hại, vì:

a. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng

b. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bò. Sàn chuồng bẩn có nhiều vi khuẩn sẽ

làm núm vú bị bẩn, dẫn đến bệnh viêm vú.

c. Giảm chất lượng sữa:

- Sữa bị nhiễm khuẩn sẽ rất nhanh hỏng

- Sữa có mùi khó chịu do nhiễm mùi hôi, thối từ chuồng

15

Từ những lí do trên, việc giữ chuồng bò luôn sạch sẽ phải được tiến hành thường xuyên. Phương pháp như sau: a. Dọn sạch máng ăn và máng uống nước b. Dọn sạch nền chuồng c. Dành một nơi riêng để chứa rác thải từ chuồng.

Trước, trong và sau khi vắt sữa, không nên làm các công việc có thể gây bụi, bẩn.

16

V. VỆ SINH CHO CƠ THỂ BÒ

Vi khuẩn thường sống ở những nơi ẩm ướt, như nền chuông ướt hay cơ thể bò ướt. Nếu vắt sữa ngay sau khi tắm rửa cho bò, là cơ hội rất tốt để vi khuẩn phát triển. Sữa sẽ bị nhiễm khuẩn và giảm chất lượng. Đồng thời dễ mắc phải bệnh viêm vú.

Chuồng và cơ thể bò phải luôn giữ khô

17

VI. CHUẨN BỊ VẮT SỮA

Việc vệ sinh cho bò nên tiến hành sau khi vắt sữa. Nếu bắt buộc phải vệ

sinh cho bò trước khi vắt sữa, cần tuân theo các yêu cầu sau:

a. Chỉ vệ sinh những chỗ bị bẩn trên cơ thể bỏ

Phương pháp là:

- Chỉ phun nước vào chỗ bị bẩn trên cơ thể bò

- Chải chỗ bị bẩn theo hướng từ trên lưng xuống bụng, và phải nhặt sạch

lông rụng.

b. Không lau rửa bầu vú, trừ trường hợp quá bẩn. Việc này nhằm mục

đích không làm cho ô-xy-tốc-xin tiết ra quá sớm

Tốt nhất là nên buộc đuôi bò để không gây trở ngại cho thao tác vắt sữa

18

VI. CHUẨN BỊ VẮT SỮA

Tổng số vi khuẩn trong 1 ml sữa tươi

Tổng số vi khuẩn trong 1 ml sữa tươi

Tay sạch

1

Bầu vú sạch và khăn lau sạch

1

Tay bẩn

2

Bầu vú bẩn

10

Người vắt sữa cần vệ sinh sạch sẽ bản thân trước khi tiến hành vắt sữa a. Người vắt sữa phải trong tình trạng khỏe mạnh (không bị ốm) b. Phải cắt móng tay. Để móng tay dài dễ gây thương tổn cho bầu vú hoặc

núm vú bò c. Mặc quần áo sạch sẽ d. Phải rửa sạch tay trước mỗi lần vắt sữa cho từng con bò c. Khi bắt đầu vắt, tay phải sạch và khô

19

VII. VỆ SINH BẦU VÚ

Phương pháp vệ sinh bầu vú: a. Nhúng khăn vào nước ấm hoặc dung dịch sát trùng b. Vắt khăn. Đừng vẩy khăn vừa nhúng làm tung toé nước ra xung quanh c. Lau sạch bầu vú bằng khăn d. Lau nhanh núm vú, không được kéo núm vú xuống e. Để lau sạch núm vú, dùng chỗ khăn vẫn còn sạch (Chỗ khăn chưa

dùng) f. Cho khăn đã lau vào một xô riêng. Không để cùng với khăn sạch chưa

dùng

Vệ sinh bầu vú trước khi vắt sữa: Chỉ tiến hành vệ sinh các đầu vú và các vùng dưới bầu vú sát đầu vú. Sau đó lau khô bằng khăn giấy khô sạch. Trước đây, người ta khuyến cáo là nên lau toàn bộ bầu vú để kích thích sản xuất ô-xy-tốc-xin. Nhưng rất khó để lau toàn bộ bầu vú và nước bẩn do lau bầu vú có thể nhỏ xuống, làm bẩn sữa cũng như nguy cơ viêm vú. Do đó, chỉ nên vệ sinh phần đầu vú và khu vực sát đầu vú và lau khô trước khi tiến hành vắt sữa. Dụng cụ và vật liệu để vệ sinh bầu vú: a. Xô để đựng nước ấm hoặc dung dịch sát trùng b. Vải lau sạch, ví dụ cỡ 50 x 30 cm Một khăn lau riêng cho mỗi con bò c. Xô để đựng khăn đã sử dụng

20

21

22

Lông ở bầu vú dài sẽ dễ bị bẩn và chứa nhiều vi khuẩn. Hơn nữa sẽ khó lau khô và tốn thời gian vệ sinh. Do đó, cần phải cắt những long dài ở bầu vú.

23

VIII. BẮT ĐẦU VẮT SỮA

Khi bắt đầu vắt sữa, vắt bỏ 3 – 4 tia sữa đầu từ mỗi núm vú nhằm: a. Loại bỏ sữa bị nhiễm bẩn. Những tia sữa đầu thường chứa số lượng vi

khuẩn cao hơn. b. Để biết được tình trạng của sữa. c. Để kích thích tiết sữa [Cốc lọc: Loại cốc nhỏ màu đen để kiểm tra những tia sữa đầu] Phương pháp kiểm tra sữa đầu: a. Vắt 3-4 tia sữa đầu vào cốc lọc. b. Kiểm tra tình trạng sữa: Có mầu bất thường không, sữa đồng nhất hay có

đóng vón? c. Rửa sạch cốc lọc để sử dụng cho bò khác. Sữa bị hỏng là hiện tượng của

bò bị viêm vú

Cần lưu ý phải hứng sữa vào cốc lọc. Đừng để sữa rơi xuống sàn chuồng

24

TRÌNH TỰ VẮT SỮA

Vắt sữa từ những con bò khỏe trước. Bò bị viêm vú vắt sau cùng.

Vệ sinh bầu vú xong thì phải vắt sữa ngay để ô-xy-tốc-xin phát huy tác dụng. Nếu trong vòng 6-7 phút sau khi lau mà không vắt sữa, ô-xy-tốc-xin sẽ không đạt hiệu quả tối đa.

25

Sữa từ những con bị viêm vú phải đổ bỏ.

26

IX. PHƯƠNG PHÁP VẮT SỮA ĐÚNG

Phương pháp vắt sữa đúng là dùng cả bàn tay (Phương pháp dùng cả bàn tay). Phương pháp là: - Nắm núm vú bằng ngón trỏ đầu tiên sau đó nắm lần lượt các ngón khác. - Sau mỗi lần vắt, thả lỏng bàn tay ra để sữa chảy xuống bể núm vú. - Tay phải và tay trái vắt lần lượt nhau - Vắt các thùy vú trước đầu tiên.

27

Phương pháp vắt sạch sữa thùy vú phải trước: - Mát-xa thùy vú bằng tay phải. Ngón tay cái di chuyển sang bên trái. Tay trái vắt sữa.

Ưu điểm của phương pháp dùng cả bàn tay: a. Đầu vú không bị dài ra b. Vú không bị trầy xước c. Kích thích vú tiết nhiều sữa d. Không cần dùng dầu bôi trơn (va-zơ-lin), Như vậy núm vú dễ dàng tiếp

xúc với thuốc sát trùng e. Không nhiễm viêm vú từ con khác

28

Phương pháp vắt sạch sữa thùy vú trái trước: - Mát-xa thùy vú bằng tay phải theo hướng từ trên xuống dưới. Ngón cái di chuyển sang bên trái. Tay trái vắt sữa.

Phương pháp vắt sạch sữa thùy phải sau: - Mát-xa thùy vú bằng tay trái. Tay phải vắt.

29

X.

Phương pháp vắt sạch sữa thùy trái sau: - Mát-xa thùy vú bằng tay trái theo hướng từ trên xuống. - Tay phải vắt.

30

X. PHƯƠNG PHÁP VẮT SỮA SAI

Giữ núm vú như thế này sẽ gây ra tổn thương.

Không nắm chặt ngón cái và hướng lên phía trên

Không nắm chặt ngón cái và hướng xuống dưới

Trong quá trình vắt sữa, không nên cho bò ăn. Nhưng nếu bò không đứng yên thì nên cho chúng ăn một chút thức ăn.

Phương pháp vắt sữa bằng cách kéo núm vú.

Phương pháp vắt sữa không đúng, ví dụ như kéo, vuốt núm vú sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng như sau: a. Bò bị đau b. Núm vú sẽ dài ra c. Núm vú thường xuyên bị trầy xước và miệng núm vú mở. Do đó, bò dễ

dàng bị viêm vú. d. Khi sử dụng dầu va-zơ-lin làm bôi trơn thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến

nhiễm khuẩn. e. Vú sẽ bị đui dần.

31

XI. KHOẢNG CÁCH VÀ THỜI GIAN VẮT SỮA

LÝ TƯỞNG: CÙNG THỜI GIAN

12 tiếng

VẮT SỮA BUỔI

SÁNG 12 tiếng

VẮT SỮA BUỔI CHIỀU

Ví dụ: Vắt sữa lúc 5 giờ sáng Vắt sữa vào 5 giờ chiều

GIỚI HẠN KHOẢNG CÁCH: TỪ 9 ĐẾN 15 TIẾNG

9 tiếng

VẮT SỮA BUỔI

SÁNG

15 tiếng

VẮT SỮA BUỔI CHIỀU

Ví dụ: Vắt sữa lúc 5 giờ sáng Vắt sữa lúc 2 giờ chiều

Bò sữa thường được vắt sữa hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi chiều. Lượng sữa tiết ra vào buổi sáng thường cao hơn buổi chiều Khoảng cách thời gian vắt sữa vào buổi sáng và buổi chiều: 1. Lý tưởng: 12 tiếng 2. Các khoảng thời gian khác: (a) 13 và 11 tiếng (b) 9 và 15 tiếng

32

XII. SÁT TRÙNG NÚM VÚ

[So sánh giữa hai phương pháp] Hiệu quả Chăm sóc hàng ngày Nhúng Hiệu qủa hơn Cần lưu ý đến dung dịch khử

trùng vì nó có thể sẽ bị hoà vào sữa .

Xịt Kém hiệu quả hơn, vì rất khó để Dung dịch không bị hoà lẫn vào sữa xịt đều miệng rãnh núm vú (Nên xịt trực tiếp theo hướng đi lên)

Nhúng núm vú Xịt núm vú

Sau khi vắt sữa ở 4 vú bò xong, núm vú cần được khử trùng bằng dung dịch khử trùng, vì lúc đó núm đầu vú vẫn còn mở. Phương pháp như sau: a. Núm vú sẽ được nhúng vào dung dịch khử trùng khoảng một vài giây

(phuơng pháp nhúng) b. Dùng bình xịt để xịt dung dịch khử trùng vào núm vú (phương pháp

xịt)

33

Ngay sau khi khử trùng 2 đến 3 phút sau khi 15 đến 30 phút sau khi núm vú khử trùng núm vú khử trùng núm vú

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU KHÔNG KHỬ TRÙNG MÔI TRƯỜNG QUANH

NÚM VÚ

Ngay sau khi vắt sữa

Sau khi vắt sữa 1 đến 2 phút, vi khuẩn bắt đầu

thâm nhập vào bên trong thông qua rãnh núm vú

Sau khi vắt sữa 5 đến 30 phút, vi khuẩn đã

thâm nhập sâu vào bên trong rãnh núm vú

Nếu không sát trùng núm vú, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào bên trong

34

Chất sát trùng sử dụng để nhúng núm vú: Các chất sát trùng dùng để nhúng núm vú có bán trên thị trường có thành phần 1-2% I-ốt và 2-5% Glycerol. Bạn cũng có thể tự pha chế theo công thức sau: 10% I-ốt 100 ml Glycerol 10 25 ml Nước sôi để nguội khoảng 500 ml Glycerol làm cho đầu vú mềm và ngăn ngừa nứt nẻ

Lợi ích của việc khử trùng núm vú: - Ngay cả khi miệng rãnh núm vú có mở sau khi vắt sữa, vi khuẩn cũng không thể thâm nhập vào bên trong núm vú. Nhờ đó bò sẽ tránh được bệnh viêm vú.

Nếu việc khử trùng núm vú bị chậm chễ: - Các vi khuẩn tồn tại bên ngoài núm vú không thể phát triển được do ảnh hưởng của chất khử trùng. Tuy nhiên, những vi khuẩn đã vào được bên trong núm vú sẽ có cơ hội phát triển và sinh sôi nảy nở.

35

XIII. GHI CHÉP SẢN LƯỢNG SỮA

NGÀY 1 2 SỐ/TÊN BÒ

sáng chiều tổng số sáng chiều tổng số

TỔNG CỘNG

Việc ghi chép sản lượng sữa hàng ngày (buổi sáng và buổi chiều) là công việc rất quan trọng. Bằng việc ghi chép sản lượng sữa chúng ta có thể biết: a. Khả năng tiết sữa của mỗi con bò. b. Phân tích, đánh giá được năng suất sữa.

Để đo được lượng sữa chính xác, chúng ta nên dùng cân .

36

XIV. LỌC SỮA

Việc lọc sữa được tiến hành khi chuyển sữa từ xô vắt sữa sang can chứa sữa. Dùng một miếng vải sạch, trắng kích thước 60 x 60 cm để lọc sữa. Các tạp chất sẽ bị lưu lại trên miếng vải lọc.

60 x 60 cm

37

XV. THU GOM SỮA TẠI TRẠM THU MUA SỮA

°

° °

° ° ° °

° ° ° ° ° ° ° °

1

2

4

8

64

4.096

260.000

1.700.000 Sự nhân lên của vi khuẩn

Thời gian 0

phút 20

40

1 giờ

2

4

6

8

Sữa là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dướng và nó cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tập trung và phát triển.

Vi khuẩn phát triển được là nhờ vào các yếu tố như: dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm. Nếu ở môi trường phù hợp chúng sẽ sinh sôi, nảy nở theo cấp số nhân.

38

Vi khuẩn không thích nhiệt độ thấp. Nhiệt độ càng thấp, chúng phát triển càng kém. Đó chính là lý do tại sao sữa và các sản phẩm từ sữa cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Sau khi vắt sữa, sữa cần được mang đến trạm thu mua sữa hoặc bảo quản trong bình lạnh càng sớm càng tốt. Nếu công đoạn này bị chậm chễ sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn phát triển và sữa sẽ bị hỏng rất nhanh.

39

Khi sữa tươi chỉ chứa một lượng vi khuẩn rất nhỏ thì nhà máy chế biến sữa sẽ được thưởng. Nhưng nếu trong sữa có quá nhiều vi khuẩn thì sẽ bị phạt.

Chú ý: Sữa tươi cần được vận chuyển bằng can hoặc xô chuyên dùng có nắp đậy. Nếu can sữa không được đậy kín, sữa sẽ bị nhiễm khuẩn và rất nhanh bị hỏng.

40

XVI. NGĂN NGỪA BỆNH VIÊM VÚ

Viêm vú là bệnh do viêm nhiễm ở sâu bên trong bầu vú Viêm vú có những đặc tính khá phức tạp vì: a. Có nhiều tác nhân:

- Các loại vi khuẩn như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn ruột Corynebacterium, Pseudomonas sp vv…

- Nấm - Men - Virút

b. Phản ứng của bệnh rất linh hoạt c. Thời gian ủ bênh có biến động d. Kết quả điều trị sau thời gian mang bệnh có thể thay đổi e. Sự hồi phục hoàn toàn sau điều trị là rất khó.

Bệnh viêm vú thường không có lợi vì: a. Sản lượng sữa sẽ bị giảm khoảng 25 – 30 % hoặc ngừng tiết sữa hoàn

toàn. b. Chất lượng sữa của bò bị viêm kém và thường những loại sữa đó sẽ

không bán hay sử dụng được c. Chi phí điều trị và chăm sóc rất cao d. Thời gian loại thải bò sớm hơn! (Tuổi đời của bò bị rút ngắn)

41

Ví dụ:

Phân và niêm dịch bẩn chảy ra từ âm hộ có thể gây nhiễm trùng bầu vú

Có 3 nguyên nhân gây ra bệnh viêm vú: a.Thể trạng của bò b. Môi trường bẩn c. Các tác nhân khác như vi khuẩn vv…

VIÊM NHIỄM CƠ QUAN SINH SẢN

VIÊM NHIỄM BỘ MÁY TIÊU HOÁ

(Tiêu chảy)

VIÊM MÓNG

BỆNH NGOÀI DA Ở BẦU VÚ

(mụn dộp, mụn cóc vv…)

42

HÌNH DÁNG BẦU VÚ Nếu bầu vú chảy sệ xuống quá thấp sẽ dễ trạm sàn. Và tất nhiên những bầu vú như vậy rất dễ bị viêm vú.

THỨC ĂN Nếu chất lượng và số lượn thức ăn không đủ (không đủ dinh dưỡng), bò sẽ gầy, yếu và rất dễ đổ bệnh chẳng hạn như viêm vú và các bệnh về trao đổi chất.

PHA TIẾT SỮA Thời kỳ nguy hiểm nhất của việc tiết sữa là: a. Đầu và cuối tuần tiết sữa b. Tuần đầu của giai đoạn cạn

sữa

TUỔI Những con bò già thuờng dễ bị viêm vú vì: - Cơ chế đóng của rãnh núm vú không hoạt động tốt. - Khả năng hồi phục sau bệnh ngày càng kém đi.

43

TỔN THƯƠNG/ TRẦY DA BẦU VÀ NÚM VÚ Nguyên nhân gây ra những vấn đề trên là do: nền chuồng không phẳng, móng dài hoặc kết bờ, bàn chải cứng, vắt sữa không đúng cách, núm vú luôn chảy sữa vv….

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG

Yếu tố môi trường rất dễ ảnh hưởng tới bệnh viêm vú vì: - Bò và chuồng bò bẩn, ẩm thấp - Nông dân/dụng cụ vắt sữa/ công nhân: móng tay dài, quần áo bẩn

vv….

44

Phần lớn bệnh viêm vú do vi khuẩn gây nên, chúng thâm nhập vào bên trong bầu vú thông qua rãnh núm vú. Chúng sinh sôi, nảy nở và kích thích các tác nhân gây viêm nhiễm bầu vú của bò.

Vi khuẩn thâm nhập vào trong bầu vú qua rãnh núm vú

Vi khuẩn phát triển bên trong bầu vú

Vi khuẩn sản sinh ra các chất chuyển hoá gây hỏng và cản trở chức năng hoạt động của các tế bào tiết sữa.

Quá trình tiết sữa sẽ bị hãm lại

45

Một số triệu chứng khác nhau giữa viêm vú lâm sàng và viêm vú cận lâm sàng: Triệu chứng của viêm vú lâm sàng (thể cấp): Có thể nhìn thấy dấu hiệu lâm sàng hoặc có thể phỏng đoán được thông qua 5 giác quan: a. Điều kiện chung: Bỏ ăn b. Triệu chứng viêm ở bầu vú: Bầu vú xưng, bò hơi sốt, bầu vú tấy đỏ, đau

khi chạm vào và chức năng hoạt động của bầu vú thay đổi. c. Sữa thay đổi:

- Sữa bất thường, loãng hoặc trông như đã được pha loãng - Vón cục nhỏ li ti - Màu sưã sẽ chuyển sang màu vàng, nâu sô cô la, màu xanh hoặc màu

hơi đỏ

Quá trình lây bệnh từ bầu vú bị viêm sang bầu vú khoẻ mạnh có thể thông qua các con đường sau: a. Khăn lau vú:

- Sử dụng một khăn lau cho tất cả bầu vú của các con bò đang cho sữa - Dùng khăn lau sai phương pháp

b. Tay người vứt sữa bản c. Qui trình vắt sữa sai d. Dụng cụ vắt sữa bẩn

46

Triệu chứng của viêm vú cận lâm sàng (Thể mãn tính): a. Trông bò khoẻ mạnh b. Bầu vú hơi cứng, nhỏ hơn bình

thường và hơi nhão c. Núm vú nhỏ hơn bình thường

47

Số lượng

Ví dụ Tổng lượng tế bào soma/ml sữa

(1) (2) (3) (4) < 100.000 Bò khoẻ mạnh

100.000 ~ 150.000 Có nghi ngờ bị viêm 1. Một phần

tư > 150.000 Viêm, tắc ống tiết sữa

2 Cá thể > 100.000 Nghi ngờ bị viêm < 100.000 Tốt

100.000 ~ 200.000 Tương đối tốt 200.000 ~ 400.000 Trung bình

3 Chuồng bò

> 400.000 Kém

Viêm vú cận lâm sàng cũng gây viêm bầu vú nhưng nó không có biểu hiện lâm sàng ở bầu vú và sữa: a. Trông bò khoẻ mạnh: ăn uống và nhiệt độ cơ thể bình thường b. Bầu vú bình thường c. Sữa không bị vón cục và không bị đổi màu Tuy nhiên khi kiểm tra chúng ta có thể nhận biết: a. Tổng các tế bào viêm tăng lên b. Phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh d. Chất lượng sữa thấp hơn (Hình thàng các hạt nhỏ hoặc cục vón)

48

Chỉ có thể phát hiện viêm vú cận lâm sàng bằng cách kiểm tra. Tỉ lệ bò bị viêm vú cận lâm sàng có thể lên đến 60 – 70% hoặc có thẻ cao hơn đối với những bò đang tiết sữa. Những thiệt hại do viêm vú cận lâm sàng gây ra thường cao hơn so với viêm vú lâm sàng.

NGĂN NGỪA BỆNH VIÊM VÚ: 1. LUÔN GIỮ CHUỒNG BÒ VÀ MÔI TRƯỜNG SUNG QUANH ĐƯỢC SẠCH SẼ 2. TUÂN THỦ THEO ĐÚNG CÁC QUI TRÌNH TRƯỚC, SAU VÀ TRONG XUỐT

THỜI GIAN VẮT SỮA. 3. TIẾN HÀNH KIỂM TRA VIÊM VÚ:

a. Kiểm tra định kỳ hàng tháng b. Kiểm tra ngay khi mua bò

4. TRONG XUỐT GIAI ĐOẠN BÒ CẠN SỮA CẦN CÓ NHỮNG PHƯƠNG PHAP

PHÙ HỢP NHƯ: a. Ngày 1 ngày 2 và ngày 3 thì mỗi ngày vắt 1 lần b. Vào ngày thứ 4 có thẻ vắt thêm 1 lần nữa nhưng sau đó không đựoc vắt

nữa . c. Vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8, bầu vú trở nên nhỏ hơn và bò bắt đầu ngừng

tiết sữa 5. ĐIỀU TRỊ BẰNG KHÁNG SINH TRONG GIA ĐOẠN BÒ CẠN SỮA

a. Cần điều trị sau tuần đầu tiên của giai đoạn cạn sữa b. Điều trị lặp lại trong 2-3 tuần trước khi bò đẻ

49

XVII. ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÚ

Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh viêm vú, cần báo ngay cho bác sĩ thú y Trật tự điều trị: a. Sữa của bò bị viêm vú cần phải được vắt sạch để các chất độc, cặn bã

của tế bào, và các chất chuyển hoá của vi trong bầu vú của bò có thể loại ra ngoài.

b. Sau khi vắt sữa buổi chiều, cần bơm thuốc (kháng sinh) điều trị viêm vú vào bầu vú bò. Tốt hơn hết là tiến hành xét nghiệm loại vi khuẩn và kiểm tra kháng sinh đồ để quyết định nên dùng loại kháng sinh nào cho phù hợp.

c. Trình tự điều trị như ở trên cần phải được tiến hành. Chẳng hạn như

việc điều trị cần phải tiến hành liên tục trong vòng 3 ngày và khoảng cách điều trị là 24 giờ.

d. Sau khi điều trị 12 giờ cần phải vắt cạn sữa ở bầu vú bò. Cần vắt sữa

hơn 2 lần một ngày (Càng nhiều càng tốt). e. Tiến hành kiểm tra viêm vú sau khi điều trị xong 3 ngày. Nếu lượng

tế bào soma và mức CMT vẫn cao, có thể thử loại kháng sinh khác. Nếu có thể nên kiểm tra vi khuẩn và độ dẫn điện.

f. Đối với những trường hợp bị nặng, nên vắt sữa trung bình 5 đến 6 lần /

ngày

50

XVIII. XÉT NGHIỆM VIÊM VÚ

Có một số phương pháp để kiểm tra chất lượng sữa, nhưng phương pháp phổ biến nhất mà người dân hay dùng là phương pháp thử MT (hoặc MCMT). Có thể sử dụng phương pháp này để phát hiện viêm vú cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị Qui trình chung trong xét nghiệm viêm vú (CMT, MCMT):

Cho 1 đến 2 ml sữa mẫu của mỗi vú bò vào một bảng xét nghiệm có 4 giếng. Mỗi mẫu sữa được vắt vào giếng theo đúng thứ tự như vị trí các núm vú. Ví dụ nếu lấy sữa của 2 vú bên phải trước thì đặt bảng thử mẫu vào 2 giếng bên phải trước của bảng xét nghiệm CMT. Nếu lượng sữa ở trong giếng quá nhiều, lượng sữa thừa cần loại bỏ bằng việc nghiêng sữa ở bảngếet nghiệm cho đến vạch định mức ở đây. Cho dung dịch thử đúng bằng lượng sữa mẫu có trong giếng thử. Lắc đều bảng mẫu sữa bằng cách nghiêng từ trước ra sau, từ trái sang phải để hỗn hợp 2 dung dịch được trộn đều. Kết quả phản ứng: Kiểm tra sự đông đặc và màu sữa (Kiểm tra pH)

Khi phát hiện bò bị viêm vú cận lâm sàng cần tiến hành các phương pháp sau: a. Kiểm tra loại vi khuẩn gây bệnh b. Đếm tổng số các tế bào bị viêm nhiễm

- Phương pháp trực tiếp (Phương pháp kiểm tra giống) - Phương pháp gián tiếp (xét nghiệm viêm vú California/CMT, thử

PL vv...)

51

Kiểm tra viêm vú bằng phương pháp thử PL (MCMT: biến tấu của phương pháp thử California) Màu (pH): (-) Vàng đậm hoặc vàng nhạt (±) Hơi xanh lục, (+) Lá cây (╫) Xanh Đông tụ: (-) Không đông

(±) Hơi đông, các dung dịch hỗn hợp đã trộn đềớpẽ chảy đều khi đổ

(+) Đông rõ rệt, sau khi nghiêng bảng thử, một vài mẩu đông lưu lại trên bảng thử.

(╫) Có nhiều cục đông, độ dính tăng lên ( ) Quá nhiều cục đông, vón cục lại và kết dính như

keo.

52

Kêt hợp đánh giá

Sự đông Màu Đánh giá mức độ viêm vú - ~± Âm tính

- >+ ~±

Kiểm tra lại sau 7-10 ngày nếu kếtquả tương tự có thể kết luận âm tính

± >+ +~±

Có dấu hiệu viêm vú +

>+ ▪▪ +~▪

Viêm vú

[Chuẩn bị dung dịch xét nghiệm Pl] Dung dịch này là hỗn hợp đơn giản các chất hoá học như sau: Brom Timol màu xanh 0,02 g Dodecylbenzenesulfonic Acid Sodium 0,85 g Trong 100 ml nước