7

III. KHUNG Choidongxitothanhgia.com/upload/file/GIỚI THIỆU VƯỜN FATIMA CHÂU... · cho các cuộc hiện ra tại Fatima. Đồng thời làm sứ giả rao truyền các

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

III. KHUNG CẢNH: DẪN TỚI MẸ

& CHÚA BA NGÔI Tuy không hoàn toàn nằm trong nội dung các sứ điệp Fatima, nhưng khung cảnh giúp

chuẩn bị tâm hồn đón nhận các sứ điệp. 1. CỔNG THANH THIÊN: DẪN VÀO NƠI THIÊNG LIÊNG THOÁT TỤC Lối vào cổng Thanh Thiên có những hoạ tiết hình mặt trời quay. Nhắc lại phép lạ mặt

trời nhảy múa ngày 13-10-1917. Nhưng ngụ ý Thiên Chúa làm chủ vũ trụ. Và sứ điệp

Fatima ảnh hưởng tới vũ trụ, tới lịch sử thế giới. Có tầm vóc toàn cầu.

Lối vào đi qua một khu vực hoang sơ có

lau sậy mọc hoang dã bên bờ ao. Vừa

nói lên sự khác biệt giữa hai khung cảnh

trần gian và vườn thánh. Vừa nói đến lịch

sử dòng Xi-tô bắt đầu từ nơi hoang vu chỉ

có lau sậy và sỏi đá. Đồng thời cũng thực

hiện tinh thần thông điệp Laudato Si của

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Theo gương

thánh Phan-xi-cô khó nghèo nên để một

khoảng vườn hoang vu: để những loài

hoa và cây cỏ lớn lên ở đó, và những ai

thấy chúng có thể hướng lòng trí của họ

lên Thiên Chúa, Đấng tạo nên một vẻ đẹp

như thế (Laudato Si # 12). Thanh Thiên là cổng trời. Cổng trời dẫn vào

cõi thiêng liêng thoát tục. Nhưng trời không

phải là không gian vật lý. Trời là chính

Thiên Chúa. Vì thế cổng dẫn vào vườn để

gặp gỡ Thiên Chúa. Gặp gỡ Lòng Thương

Xót của Thiên Chúa. Được diễn tả qua hai

viên đá ở hai bên cổng vào.

4 || VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN || 5

Phía bên tay phải là viên đá hình Chúa

Ba Ngôi. Thánh giá nghiêng xuống như

Chúa Giê-su đang ngã xuống. Nhưng

Chúa Cha tràn đầy Lòng Thương Xót cúi

xuống dang hai tay đỡ lấy Chúa Giê-su.

Có Chúa Thánh Thần ở giữa các Ngài. Chúa Cha giầu Lòng Thương Xót nên đã

ban Con Một cho nhân loại. Chúa Giê-su

là Lòng Thương Xót của Chúa Cha, chịu

chết để nhân loại được sống.

Trong giờ khổ hình của Chúa Giê-su,

Chúa Cha mở rộng vòng tay đón tiếp Con

Một yêu dấu trở về với mình. Qua Chúa

Giê-su Chúa Cha yêu thương và đón tiếp

tất cả chúng ta. Nếu ai đã xem bức tranh

của hoạ sĩ Rembrandt thì thấy viên đá

giống hệt người cha đang đón tiếp đứa

con trong tranh vẽ.

Viên đá bên trái có hình con bò. Con bò là

hình tượng trưng thánh sử Luca, tác giả Tin

mừng thứ ba. Tin mừng của ngài vừa là Tin

mừng của Lòng Thương Xót, vừa là Tin

mừng đặc biệt về Đức Mẹ. Con bò có cái

bụng rất to, vì ngài còn ấp ủ nhiều điều phải

nói với ta. Con bò là loài nhai lại nên những

điều ẩn kín cần phải suy ngẫm lâu dài mới

có thể lĩnh hội được. Điều phải nói đó là trái

tim hiện lên nhè nhẹ trên viên đá và đàng

sau viên đá. Là Lòng Thương Xót của

Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Mẹ. Đó

là Trái Tim Đức Mẹ. Trái Tim yêu thương

mời gọi con người đến với Mẹ. Để qua

Mẹ đến với Chúa. Fatima là sứ điệp tình

thương. Là lời tha thiết của Trái Tim Mẹ.

Đó cũng chính là Lòng Thương Xót của

Mẹ mời gọi ta về với Lòng Thương Xót

của Chúa. Cổng Thanh Thiên chào đón ta

vào vườn để hưởng Lòng Thương Xót

của Chúa qua tấm lòng từ ái của Mẹ

Fatima. Tại Fatima cửa trời mở ra vừa

cho ta biết thánh ý Thiên Chúa vừa chỉ

cho ta bí quyết cứu độ.

Viên đá Chúa Ba Ngôi Bức tranh của hoạ sĩ Rembrandt

6 || VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN || 7

2. SUỐI THANH TẨY: SẠCH LỤY TRẦN

Suối Thanh Tẩy chia cắt khu vườn với khu

vực bên ngoài. Muốn vào vườn gặp Đức

Mẹ, đón nhận được sứ điệp của Đức Mẹ,

con người phải đi qua Suối Thanh Tẩy,.

Ngụ ý phải bình tâm, thanh tẩy tâm hồn

sạch mùi tục luỵ, mọi vấn vương phàm trần

trước khi bước vào gặp Đức Mẹ.

3. CẦU THANH THOÁT: HƯỚNG LÊN TRỜI Chiếc cầu đá mỏng manh nối liền hai bờ Suối Thanh Tẩy, để dẫn vào vườn Fatima. Cầu

mỏng manh như biên giới mong manh giữa cõi tục và cõi thánh. Ngụ ý con người bước

qua cầu phải có tâm hồn thanh thoát, hướng lên những sự cao siêu trên trời.

4. ĐƯỜNG THANH LUYỆN: ĐỂ THẮNG SỰ DỮ Con đường có hình dáng

con rồng uốn lượn dẫn từ

cửa vườn đến giữa vườn

biến mất dưới lòng đất để

rồi trồi lên thành các con

thú dữ dưới chân Đức

Mẹ. Giữa đường lát đá

nhẵn có mục đích cho

người vào phải thanh

luyện bản thân bằng cách

quì gối và đi trên đầu gối

tiến vào Đức Mẹ. Ngụ ý

con người chỉ có thể

chiến thắng con rồng sự

dữ bằng thanh luyện bản

thân, hãm mình phạt xác. 8 || VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN || 9

5. BỐN TỔ PHỤ: DẬY TA KÍNH MẸ Bốn vị Tổ Phụ tuy không trực tiếp liên hệ đến sứ điệp nhưng có lòng kính mến và dậy

con cái kính mến Đức Mẹ. Nhất là sống đời thanh tu để có thể đón nhận sứ điệp của

Đức Mẹ. Từ ngoài nhìn vào ta thấy cha Tổ phụ Biển Đức Thuận ở phía bên trái.

1. CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

Đấng sáng lập Hội dòng Xi-tô Thánh Gia:

Cha Tổ Phụ đơn sơ khó nghèo. Đi lập

dòng chỉ có một chiếc giỏ đựng đồ đạc lặt

vặt. Và một con gà trống làm đồng hồ báo

thức để thức dậy đọc kinh. Cha Tổ Phụ

đứng trên tảng đá có hình đầu rồng. Ngài

chế ngự được con rồng. Bên cạnh là viên

đá có hình chiếc tay nải. Ngài đi lập dòng

là một cuộc xuất hành với tay nải đồ đạc

rất đơn sơ. Nhưng tay ngài có xâu chuỗi

lần hạt. Và ngài lập dòng đúng vào ngày

Lễ Mẹ Lên Trời 15-8-1918. Điều đó nói

lên lòng ngài yêu mến Đức Mẹ sâu xa.

Ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hẳn

phải nhắc nhủ con cái của ngài vừa phó

dâng đời sống cho Mẹ vừa noi theo

gương Đức Mẹ, để được cùng lên trời với

Mẹ. Trong ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên

Trời, ta đọc bài trích sách Khải Huyền, nói

về người nữ chiến đấu với con rồng. Vì

thế nhờ Mẹ giúp sức cha Tổ phụ có thể

đạp trên đầu con rồng. Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận

2. ĐỨC CHA TA-ĐÊ-Ô LÊ HỮU TỪ Vị sáng lập nhà Châu sơn Nho quan này.

Ngài đứng phía bên phải vườn từ ngoài

đi vào. Tay ngài bưng mô hình nhà thờ

dâng kính Đức Mẹ. Vì đan viện này thành

lập vào ngày lễ Sinh nhật Đức Mẹ 8-9-

1936. Ngài đứng trên tảng đá có hình thú

dữ. Đặc biệt có con rắn hổ mang đang

thò đầu ra. Vì cuộc đời của ngài phải

sống chung với những người mưu mô

xảo quyệt. Bên cạnh là viên đá có hình

chiếc giầy. Tượng trưng cuộc đời của

ngài là cuộc đời không ngừng ra đi. Từ

Phước sơn đến Châu sơn. Từ đan viện

đến toà giám mục. Từ bắc vào nam. Thánh Phụ Bê-na-đô

Cha Ta-đê-ô Lê Hữu Từ

3. THÁNH PHỤ BÊ-NA-ĐÔ Phía bên phải góc trong cùng là thánh

phụ Bê-na-đô. Tay ngài cầm chiếc huyền

cầm. Dây đàn là chữ Ave Maria viết tắt. Vì

ngài có lòng yêu mến Đức Mẹ và giảng về

Đức Mẹ rất hay. Được mệnh danh là cây

huyền cầm của Đức Mẹ. Những lời ngài

nói về Đức Mẹ thật là du dương như một

bài ca. “Ôi khoan thay! Ôi nhân thay! Ôi

dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh”.

Bên cạnh là tảng đá có hình chiếc huyền

cầm chính là biểu tượng của Thánh Phụ.

10 || VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN || 11

4. THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC Vị Tổ Phụ đan tu. Bên

cạnh có thiên thần ôm

sách luật. Dưới có hình

chim câu. Ngài dậy cho ta

biết say mê Thiên Chúa.

Và được nuôi sống bằng

Lời Chúa. Ngài đứng trên

tảng đá hình tam cấp oai

nghi xứng đáng với vị Tổ

Phụ. Bên cạnh là viên đá

hình con chim. Vì xưa ngài

sống trong hang núi. Ngày

ngày Chúa sai một con

quạ mang bánh đến nuôi

ngài. Ngài đã đào tạo nên

một dòng dõi con cháu yêu

mến và phó thác cho Đức

Mẹ. Tất cả các đan viện Xi-

tô đều đặt dưới sự bảo trợ

của Đức Mẹ. Tất cả đều là

Đan viện Xi-tô Thánh Mẫu.

5. BA TRẺ THANH TÂM Ba trẻ được diễm phúc nhìn thấy Đức Mẹ

hiện ra họp thành một nhóm tượng. Đứng

trên một lối đi có hình mặt trăng lưỡi liềm.

Gợi ý từ mấy câu thơ trong Truyện Kiều

của Nguyễn Du: Đêm thu gió lọt song đào Nửa vầng trăng khuyết ba sao giữa trời Theo chiết tự thì đây là chữ Tâm. Vì chữ

Tâm có một nét giống như vầng trăng

khuyết với ba chấm tượng trưng cho ba

ngôi sao. Vầng trăng tượng trưng cho Đức Mẹ. Ba

em mục đồng là ba ngôi sao. Tất cả đều

ở trong trái tim. Ba em mục đồng được ở

trong tình yêu thương của Đức Mẹ. Nên

được Đức Mẹ chọn để làm nhân chứng

cho các cuộc hiện ra tại Fatima. Đồng

thời làm sứ giả rao truyền các sứ điệp

của Đức Mẹ. Chính ba em nhờ có trái tim

trong sáng nên được diễm phúc thấy

những gì mắt phàm không thấy. Đây là sứ điệp nhắc nhở chúng ta. Khi

vào vườn Fatima phải có trái tim trong

sáng. Thanh Tâm. Chúng ta mới thấy

được những điều Đức Mẹ muốn cho ta

thấy. Nghe được tiếng Đức Mẹ dạy dỗ

chúng ta.

12 || VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN || 13

TOÀN CẢNH VƯỜN FATIMA CHÂU SƠN (nhìn từ Suối Thanh Tẩy)