13
PHẦN III PHỤ LỤC Chương 1 LUẬN VỀ SAI LẦM CỦA CÁC SÁCH VỀ BỐC DỊCH I. SAI LẦM CỦA TĂNG SAN BỐC DỊCH Người đời khi có việc hồ nghi, chỉ có bói mới quyết đoán được, tất chí thành mà cầu bói, Thần sẽ đem cát hung mà bảo cho biết. Đem lý sinh khắc chế hoá, động tĩnh mà suy xét kỹ càng thì không quẻ nào là không nghiệm. Há Lý văn Huy viết quyển Tăng San Bốc Dịch với chương đàu viết rằng: “Sách này có 12 thiên bí pháp, riêng dạy người đời hoàn toàn không biết lẽ sinh khắc của ngũ hành, cũng chẳng cần đọc các quẻ, chỉ cần hiểu bài là có thể quyết đoán hung cát, biết công danh thành bại, biết của cải được mất, biết bệnh tật sống hay chết, biết hoạ phúc để tránh hoặc tìm. Tất cả mọi sự đại khái chảng cần học quẻ, đều biết quyết đoán. Đó là bí pháp khổ công vì đời của thấy ta là Dã Hạc Lão Nhân, cả ngàn lượng vàng cũng chẳng cầu được. Đọc bí pháp đó thấy bảo rằng: Cầu danh lấy hào Quan làm Dụng thần, dùng hào Tử Tôn làm Kỵ thần, không cần đọc sách Dịch, không cần xem sinh khắc, chế hoá, động tĩnh, hợp xung, chỉ cần trang quái, hướng Thần cầu rằng: Tôi nếu có công danh , xin ban cho hào Quan trì Thế, nếu xem một quẻ hào Quan không trì Thế thì xem nữa, xem nữa không được thì lại xem nữa, hoặc ngày mai lại xem tiếp, nếu được Quan hào trì Thế , nhân đó mà biết sẽ có công danh, nếu Tử Tôn trì Thế thì biết không có công danh; cầu tiền bạc thấy hào Tài trì Thế tất có, thấy Huynh Đệ trì Thế tất không có; xem bệnh mà được Dụng thần thì Thế tất sồng, Kỵ thần trì Thế tất chết. Xem mọi chuyện nếu thấy Dụng thần trì Thế thì đoán cát, Kỵ thần trì Thế thì đoán hung; như nếu không thấy Dụng thần trì Thế thì cứ xem mãi cho đến khi nào có mới thôi. Ta nghĩ Lý văn Huy lại lầm lẫn, sao không dùng cầu Thánh dùng tiền định âm dương đoán hung cát, càng nhanh hơn phép coi trên, thì giá trị còn hơn vạn lạng vàng sao. Tòm lại Lý văn Huy khinh nhờn Dịch của Thánh nhân, mê hoặc hậu thế, cho nên cần bài bác. 366

III. Phụ lục 1(phê sai lầm)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: III. Phụ lục 1(phê sai lầm)

PHẦN III

PHỤ LỤC

Chương 1

LUẬN VỀ SAI LẦM CỦA CÁC SÁCH VỀ BỐC DỊCH

I. SAI LẦM CỦA TĂNG SAN BỐC DỊCH

Người đời khi có việc hồ nghi, chỉ có bói mới quyết đoán được, tất chí thành mà cầu bói, Thần sẽ đem cát

hung mà bảo cho biết. Đem lý sinh khắc chế hoá, động tĩnh mà suy xét kỹ càng thì không quẻ nào là không

nghiệm. Há Lý văn Huy viết quyển Tăng San Bốc Dịch với chương đàu viết rằng: “Sách này có 12 thiên bí pháp,

riêng dạy người đời hoàn toàn không biết lẽ sinh khắc của ngũ hành, cũng chẳng cần đọc các quẻ, chỉ cần hiểu bài

là có thể quyết đoán hung cát, biết công danh thành bại, biết của cải được mất, biết bệnh tật sống hay chết, biết

hoạ phúc để tránh hoặc tìm. Tất cả mọi sự đại khái chảng cần học quẻ, đều biết quyết đoán. Đó là bí pháp khổ

công vì đời của thấy ta là Dã Hạc Lão Nhân, cả ngàn lượng vàng cũng chẳng cầu được.

Đọc bí pháp đó thấy bảo rằng: Cầu danh lấy hào Quan làm Dụng thần, dùng hào Tử Tôn làm Kỵ thần,

không cần đọc sách Dịch, không cần xem sinh khắc, chế hoá, động tĩnh, hợp xung, chỉ cần trang quái, hướng Thần

cầu rằng: Tôi nếu có công danh , xin ban cho hào Quan trì Thế, nếu xem một quẻ hào Quan không trì Thế thì xem

nữa, xem nữa không được thì lại xem nữa, hoặc ngày mai lại xem tiếp, nếu được Quan hào trì Thế , nhân đó mà

biết sẽ có công danh, nếu Tử Tôn trì Thế thì biết không có công danh; cầu tiền bạc thấy hào Tài trì Thế tất có, thấy

Huynh Đệ trì Thế tất không có; xem bệnh mà được Dụng thần thì Thế tất sồng, Kỵ thần trì Thế tất chết. Xem mọi

chuyện nếu thấy Dụng thần trì Thế thì đoán cát, Kỵ thần trì Thế thì đoán hung; như nếu không thấy Dụng thần trì

Thế thì cứ xem mãi cho đến khi nào có mới thôi.

Ta nghĩ Lý văn Huy lại lầm lẫn, sao không dùng cầu Thánh dùng tiền định âm dương đoán hung cát, càng

nhanh hơn phép coi trên, thì giá trị còn hơn vạn lạng vàng sao. Tòm lại Lý văn Huy khinh nhờn Dịch của Thánh

nhân, mê hoặc hậu thế, cho nên cần bài bác.

II. SAI LẦM VỀ PHỤC THẦN CỦA DỊCH LÂM BỔ DI

Phàm trong quẻ Dụng thần không xuất hiện, xét thấy có ở Biến hào bất tất phải tìm Phục thần, nếu Biến

hào lại không có, sau đó mới tìm Dụng thần, xem phục ở dưới hào nào. Xem Phục thần có được đề bạt hay không

để định hung cát, đó là phép luôn luôn ứng nghiệm. Ví như quẻ Không vi Địa tại cung Khôn, đầy đủ Lục thân ở 6

hào, nếu Dụng thần bị Tuần không, Nguyệt phá, hình xung khắc hại thì hào nào bị bệnh thì căn cứ vào đó định cát

hung. Còn ở 7 quẻ Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quyết, Nhu, Tỉ , nếu chánh quái và biến quái không có Dụng thần

thì đem Dụng thần trong quẻ Khôn đến phục ở dưới hào nào đó của quẻ, phép ngày ngàn xưa không hề thay đổi.

Há như sách Dịch Lâm Bổ Di của Trương Tinh Nguyên đã có những câu tổng đoán: “Phi Phục giao hoán tại lưỡng

nghi, tức âm phục dưới dương, dương phục dưới âm, Càn Khôn đổi qua lại, Chấn Tốn tìm nhau, Cấn Đoài kéo

nhau, Khảm Li giữ nhau “.

366

Page 2: III. Phụ lục 1(phê sai lầm)

Nếu theo thẽ sẽ đem Thiên Phong Cấu làm Phục thần của Địa Lôi Phục, mà không biết quẻ Địa Lôi Phục

thiếu hào Văn thư (Phụ Mãu), phải lấy quẻ đầu của cung Khôn đến phục, tức lấy hào nhị Văn thư là Tị hoả đến

phục tại hào nhị Dần mộc của quẻ này, Dần mộc là Phi thần, Tị hoả là Phục thần, đó là Phi lai sinh Phục. Như xem

về văn thư, về bậc trưởng bối thường nghiệm vào ngày Tị. Theo Trương Tinh Nguyên thì lấy quẻ Thiên Phong Cấu

làm Phục thần của quẻ Phục, lấy hào tứ Ngọ hoả đến phục tại hào tứ Sửu thổ, rồi cho rằng Ngọ hoả phục dưới

Sửu thổ là tiết khí tất hung, mà chẳng biết Tị hoả phục dưới Trường Sinh1 là cát. Lại như quẻ Thiên Sơn Độn

khuyết hào Tử Tôn, tất lấy hào sơ của quẻ Càn là Tí thuỷ Tử Tôn đến phục tại hào sơ Thìn thổ của quẻ Độn. Thuỷ

có Mộ khố tại Thìn ấy là nhập Mộ tại Phi hào2 , xét có đề bạt3 là cát, không đề bạt là hung. Đấy là phép ngàn xưa

không đổi. Thế mà Trương Tinh Nguyên đem hào ngũ Quí Hợi thuỷ của quẻ Địa Trạch Lâm đến phục dưới hào ngũ

Thân kim của quẻ Độn, rồi bảo Dụng thần phục dưới Trường Sinh là cát4. Đó là chỉ Giáp thành Ất, luận bậy về

hung cát.

Lại bảo Dụng thàn trong quẻ nếu gặp Tuần không, Nguyệt phá, hình xung khắc hại thì nên tìm Phục

thần.Lại nói quẻ Qui hồn đều lấy quẻ thứ tư của cung thuộc quẻ này làm phục. Theo thế thì hào sơ Tí thuỷ Tử Tôn

của quẻ Đại Hữu gặp Tuần không thì đem quẻ Thiên Địa Bỉ làm Phục thần5, mà trong 6 hào của quẻ Bỉ không có

hào Tử Tôn. Thế thì xuất hiện Tuần không là hung sao, hay là trong quẻ phục không có Dụng thàn là chẳng cát

chẳng hung sao ? Bác bỏ một hai điều sai lầm của Phục thần để chỉ rõ cho kẻ hậu học.

III. SAI LẦM VỀ THAI, DƯỠNG, SUY, BỆNH TRONG DỊCH LÂM BỔ DI

Phàm xem quẻ, các hào thường gặp Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bênh,

Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. Trong quẻ chỉ chú trong Trường Sinh, Mộ, Tuyệt. Còn như Mộc Dục, Quan Đới và 7

yếu tố khác thì lại phân thành hợp xung, sinh khắc, phù củng, tiến thoái khác nhau. Như hào Thân Dậu kim có Mộc

Dục tại Ngọ, nếu Kim hoá thành Ngọ thì là hoá hồi đầu khắc, hoặc xem vào ngày Ngọ thì là bị Nhật thần khắc; nếu

Thân hoá Dậu thì gọi là hoá Tiến thần, Dậu hoá Thân thì gọi là hoá Thoái thần; nếu Kim hoá Mùi Tuất thổ thì gọi là

hoá hồi đầu sinh; nếu Dậu hoá Mão thì gọi la Phản ngâm; Thân hoá Thìn gọi là hoá hồi đầu sinh; Dậu hoá Thìn gọi

là hoá sinh hợp. Thần cơ là ở nơi sinh khắc, chế hoá, xung hợp. Đâu như Trương Tinh Nguyên lấy Thai, Dưỡng là

bán cát (nửa tốt) mà Suy, Bệnh là bán hung (nửa xấu). Nếu lấy Thai, Dưỡng là bán cát , thì như Tị Ngọ hoả có

Trường Sinh ở Dần, Thai ở Tí; Dần Mão mộc có Thai ở Dậu; Tí Hợi thuỷ có Dưỡng ở Mùi, thế thì hoá Thai Dưỡng

là bán cát hay là hoá hồi đầu khắc không thể bán cát ? Như Kim hào là Dụng thần hoá Tuất thổ là hoá hồi đầu sinh,

như thế là toàn cát. Nếu theo Trương Tinh Nguyên thì Suy Bệnh là bán hung6 . Lại như Ngọ hoả hoá Mùi thổ7 là

hoá hợp, xem quẻ mà muốn tán gặp thế tất bị cản trở, muốn thành mà được thế tất thành. Bán cát bán hung là sai

lầm, làm người sau ngộ nhận không ít, cần bác bỏ.

1 Hoả có Trường Sinh tại Dần.2 Hào Tí thuỷ đến phục tại Thìn thổ, hào Tí gọi là Phục thần, hào Thìn là Phi thàn.3 tức được sinh hợp của biến hào, của Nhật Nguyệt…4 Dịch Lâm Bổ Di dùng Càn Khôn, Chấn Tốn, Cấn Đoài, Khảm Li trao đổi nhau, vì thế với quẻ Địa Lôi Phục thì dùng quẻ Thiên Phong Quái, quẻ Thiên Sơn Độn thì dùng quẻ Địa Trạch Lâm làm quẻ phục. Như quẻ Độn thiếu hào Thuỷ (Tử Tôn) thì lấy hào Thuỷ của quẻ Lâm mà đến phục.Mà hảo Thuỷ của quẻ Lâm là hào ngũ Hợi thuỷ, nên đem hào này đến phục dưới hào ngũ của quẻ Độn là Thân kim. 5 Trong cung Càn quẻ Đại Hữu là quẻ Qui hồn, quẻ Bỉ là quẻ thứ tư.6 Tị Ngọ hoả có Thai ở Tí thuỷ là khắc, Dần Mão mộc có Thai ở Dậu kim là bị khắc là hung; Kim có Trường Sinh ở Tị, Suy ở Tuất, hoá Tuất là hoá Suy, nhưng lại hoá hồi đầu sinh tất cát.7 Ngọ hoả hoá Mùi thổ là hoá Suy.

367

Page 3: III. Phụ lục 1(phê sai lầm)

IV. SAI LẦM VỀ THẾ THÂN CỦA BỐC DỊCH TOÀN THƯ

Bốc Dịch Toàn Thư dùng: “Tí Ngọ trì Thế, Thân an ở hào sơ. Sửu Mùi trì Thế,Thân an ở hào nhị, Dần Thân

trì Thế, Thân an ở hào tam, Mão Dậu trì Thế, Thân an ở hào tứ; Thìn Tuất trì Thế, Thân an ở hào ngũ, Tị Hợi trì

Thế, Thân an ở hào lục” và chú rằng:” trì Thế chi thần thị Tí” tức dùng hào sơ để an Thế Thân. Nếu Thế hào gặp

Tuần không, Nguyệt phá, Nhật thần hình xung, khắc hại thì không cần xem, nên xem ở hào Thân. lấy hào Thân để

thay cho hào Thế, nếu hào Thân cát thì bói cát, hào Thân hung thì nói hung.

Người đời nay lấy đó làm tông chỉ là điều quá sai lầm, mà không biết điều quan trọng trong quẻ là sinh

khắc, chế hoá, Không phá, hình xung, động tĩnh. Như xem hung cát cho mình, lấy Thế mà suy, lấy Thế là ta mà

định hung cát. Nếu Thế gặp hung, Thân hào gặp cát, thì theo hung của Thế hay cát của Thân ? Từ đó điều “Tí Ngọ

trì Thế, Thân ở hào sơ” là lầm lẫn quá sức.

V.LUẬN SAI LẦM CỦA SAO THIÊN Y

Phàm xem mời thầy dùng thuôc, lấy hào Ứng làm thầy, lấy hào Tử Tôn làm thuốc. Đó là cái lý không đổi từ

ngàn xưa. Các thuật gia ngày nay không xét hào Ứng hữu dụng hay vô dụng , không xét động tĩnh, vượng suy của

hào Tử Tôn, mà lại xem có sao Thiên Y hay không, rồi bảo Thiên Y hiện trong quẻ thì uống thuốc sẽ công hiệu,

thấy thuốc trị được bệnh, sao Thiên Y không hiện trong quẻ thì uống thuốc vô ích, thầy thuộc chẳng chửa được.

Nếu như Thiên Y không hiện trong quẻ mà hào Ứng lâm Tử Tôn lại phát động, hữu khí khắc Quỷ sinh Thân, lại

đoán thầy thuộc không rõ bệnh, uông thuốc không công hiệu, làm mất diệu chỉ của Tiên thiên, huông gì thầy thuốc

là người liên quan đến sống chết, liên quan đến nhân mệnh. Cho nên phải bài bác.

VI. SAI LẦM VỀ LUẬN ĐOÁN BẢN MỆNH

Phàm xem bệnh phải suy từ Dụng thần. Dụng thần là như cha xem bệnh cho con thì lấy hào Tử Tôn làm

Dụng thần chẳng hạn. Thuật gia ngày nay lại không xét hết lẽ sinh khắc chế hoá mà luận hung cát, sống chết của

bản mệnh bệnh nhân.. Tức bảo rằng bản mệnh hiện trong quẻ thì đoán là sống , bản mệnh không hiện trong quẻ

thì đoán chết. Vả lại như Dụng thần bị tổn thương nhiều mà bản mệnh hiện trong quẻ thì đoán Dụng thần chịu

thương không cứu được tất chết, hay là đoán bản mệnh hiện trong quẻ thì không chết. Kẻ hậu học không thể lấy

bản mệnh của bệnh nhân mà đoán hung cát vậy.

VII. SAI LẦM VỀ THẦN SÁT CỦA BỐC DỊCH TOÀN THƯ

368

Page 4: III. Phụ lục 1(phê sai lầm)

Ngày xưa Kinh Phòng8 viết sách Dịch, dùng Thần sát để đoán, như xuất hành kỵ gặp Vãng Vong, bệnh kỵ

gặp các sao Tang Xa, Mộc Dục, Khốc Thanh; Y được thì xem Thiên Y; cầu tài kỵ Kiếp Sát; Kiện cáo kỵ Quan Phù.

Số lương Tinh sát không thể kể hết được, mà khiến cho kẻ hậu học lấy đó làm tông chỉ, không kể Ngũ hành sinh

khắc chế hoá, một mwcj lấy Thần Sát làm bằng. Đến đời Minh, tiên sinh Lưu Bá Ôn khi viết Thiên Kim Phú có

ghi :”Từ xưa Thần sát quá đa đoan, làm sao bằng một lẽ sinh khắc chế hoá được”. Đó là phép chính tông để luận

đoán Dịch.

VIII. SAI LẦM VỀ QUÍ NHÂN VÀ LỘC MÃ

Người đời nay phần lớn đều lấy hào Quí Nhân làm quan chức, dùng hào Lộc làm bổng lộc, dùng hào Mã

làm người đến, đại khái luận như vậy mà không biết Quí Nhân. Lộc Mã lâm Nguyên thần, Dụng thàn phải đoán là

cát. Như bói chung than mà Bạch Hổ lâm Quan hào trì Thế , được Quí Nhân lâm tại đấy, thì phải đoán nhờ võ lực

mà được công danh. Nếu như không có Quí Nhân lâm ở đó thì đoán bệnh hoạn ghê gớm. Nếu Quí Nhân lâm Kỵ

thần, phát động khắc hạithì không thể cho Quí Nhân là cát. Như Quí Nhân lâm Quan Quỷ trì Thế, không thể xem

hào Quan Quỷ là hoạ hoạn để đoán hung. Vả lại như xem hành nhân, nên xét Dụng thần. Nếu Dụng thần lâm Dịch

mã động, ngày về có thế định được, nếu Dịch mã động mà Dụng thần thụ thương , không thể lấy Dịch mã để đoán

định ngày về,

Phàm xem bổng lộc phải lấy Tài hào làm Dụng thần mới đúng. Nếu bỏ hung cát của hào Tài mà chỉ dùng

hào Lộc làm bổng lộccũng lầm lẫn. Lộc là thần sung túc, Mã là sao biến động, Quí nhân chẳng qua là thân phan

biệt giữa thanh cao và hạ tiện. Ba sao này lâm cát thần là tốt, lâm hung thàn là hung. Học giả không thể đại khái để

suy đoán.

IX. SAI LẦM VỀ HÀO ỨNG LÀ NGƯỜI KHÁC CỦA DỊCH LÂM BỔ DI

Phàm xem quan hệ với người thường, phải dùng hào Ứng làm người đó, lấy Ứngs hào làmDụng thần. Nếu

anh em khác họ hoặc bạn của cha chú, bạn của con cháu, tất phải phân biệt xưng hô lớn nhỏ để lấy Dụng thần.

không thể khái quát bảo ta xem cho người khác thì lấy Ứng hào làm Dụng thần.

Trương Tinh Nguyên bất luận bạn của cha, bạn của con đều lấy hào Ứng làm Dụng thần, thâm chí đến nô

bộc, tì thiếp, anh em, cha mẹ, chú bác, láng giềng đều nói chung là ta thay thế xem cho người đều lấy hào Ứngs

làm Dụng thần. Nay cứ theo Trương Tinh Nguyên viết ở “Thê thiếp Nô bộc Khứ lưu chương “:

Đại bốc tha nhân khán Ứng hào,

Nhược lâm Nguyệt phá tối nan đào.

Ngộ xung ngộ khắc thân nan cứu,

Phùng vượng phùng sinh bệnh tất tiêu.

Sinh Ứng Nguyên thần nghi phát động,

Khắc tha kỵ tượng phạ giao trùng

8 Người đời Hán, tự Quân Minh, vốn họ Lý. giỏi về Dịch, học vớiTiêu Diên Thọ. Thọ từng nói: “Học được đạo của ta mà quên cả thân chỉ có Kinh Phòng này”. Ông có viết Kinh thị Dịch truyện.

369

Page 5: III. Phụ lục 1(phê sai lầm)

Quái thân hữu khí hoàn tu cát,

Ứng vị phùng quan hoạ tất chiêu.

(Thay bói cho người xem Ứng hào,

Nếu lâm Nguyệt phá khó tránh thoát,

Gặp xung gặp khắc khó cứu được,

Gặp vượng gặp sinh bệnh tất tiêu.

Nguyên thần sinh Ứng nên phát động,

Kỵ thần khắc Ứng sợ giao trùng,

Nếu Quái thân hữu khí thì còn tốt.

Ứng ở hào Quan tất rước hoạ)

Lại ở Đấu ẩu tranh cạnh chương có câu :” Lấy Thế ứng làm chủ, sinh khắc làm chỗ tựa “. Nếu như con

cháu cùng người ẩu đả tranh cạnh, e rằng còn thiếu cho nên lại thêm rằng: Há không thể không xem sinh khắc của

hào Tử Tôn. Rốt cục thì lấy Thế hào làm chủ mà sinh khắc Thế Ứng làm chỗ tựa sao ?

Lại ở “Từ tụng chương” có câu: “ Lấy hào Quan làm chủ, Phụ hào làm nơi tựa”. Đơn từ tố tụng đưa đến

công đình nên xem hào Quan , Phụ Mẫu động. Nếu hai hào Quan và Phụ động khắc ta thì lấy hai hào Quan và Phụ

động mà nói có chủ có nơi tựa là cát , hay là nói khắc hại ta là hung ?

Thuật gia ngày nay gặp trường hợp xem thay, thì bất luận tôn ti đều lấy hào Ứng làm Dụng thần , phàm

gặp kiện tụng chỉ dùng hào Quan, bất luận Dụng thần sinh khắc chế hoá thế nào, nên ta không thể không bài bác

được.

X. SAI LẦM VỀ TUẦN KHÔNG,NGUYỆT PHÁ CỦA DỊCH LÂM BỔ DI

Phàm trong quẻ hào Nguyệt phá phát động vượng tướng, hoặc được động hào sinh hợp, Nhật thần sinh

hợp, hoặc hoá hồi đầu sinh hợp, chẳng qua trong tháng xem không thể biết hung hay cát, nhưng hết tháng đến

ngày trị hoặc hợp 9 cũng có thể cát, có thể hungởpTương Tinh Nguyên bảo Nguyệt phá không thể giải cứu, đại khái

là đoán hung.

Phàm trong quẻ hào Tuần không, hoặc vương tướng an tĩnh, phục mà hưu tù phát động, Nhật thần sinh

hợp mà xung, hoặc biến Tuần không, hoặc phục mà được đề bạt, thường thử thấy ứng nghiệm vào xuất Tuần.

Không như Trương Tinh Nguyên nói hào gặp Tuần không giống như không có hào này trong quẻ. Duy Nguyệt kiến

lâm ở đấy, tất bảo Nguyệt kiến không làm Tuần không hoặc là bảo Nhật thần không bị Nguyệt phá10 . khiến làm kẻ

hậu học thấy bị Nguyệt phá cho là không thể cứu, gặp Tuần Không thì xem như không có hào này.

Lại bảo Nguyệt kiến không làm Tuần không, chú thích rằng: gồm toàn Không và bán Không. Phàm ngày

dương (xem) gặp hào dương, ngày âm gặp hào âm đều là toàn Không; ngày dương gặp hào âm, ngày âm gặp hào

dương đều là bán Không. Thử hỏi như người ta xem bệnh gặp toàn Không thì biết tất chết, nếu gặp bán Không thì

nửa chết nửa sống sao ? Lầm lẫn đến như thế không thể không bài bác.

9 Như hào Dần gặp Nguyệt phá thì qua tháng đến ngày Dần, gọi là ngày trị (trị nhật), hoặc ngày Hợi là ngày hợp, 10 Tức nếu hào là Nguyệt kiến lâm Không, và hào là Nhật thần bị Nguyệt phá thì xem không có ảnh hưởng gì.

370

Page 6: III. Phụ lục 1(phê sai lầm)

XI. LUẬN VỀ HỖ QUÁI

Bậc đại Thánh ngày xưa dùng cỏ thi để diễn thành quẻ, phân thành Thể tượng, Dụng tượng và Hỗ tượng,

Hào từ để định hung cát. Thể tượng là ta, Dụng tượng là việc. Trong quẻ gồm 3 hào nội quái, 3 hào ngoại quái. Nơi

Thế đóng là Thể, nơi Ứng toạ là Dụng. Như quẻ Thiên Địa Bỉ , Thế ở hào tam của nội quái, ứng ở hào lục của

ngoại quái, tức nội quái Khôn là Thể tượng, ngoại quái Càn là Dụng tượng. Nội quái thuộc Thổ, Ngoại quái thuộc

Kim, ấy là Thể đi sinh Dụng tất không tốt.

Lại xem Hỗ quái. Phép lấy Hỗ quái cũng dùng quẻ Bỉ làm thí dụ. Trừ hào dương thượng lục và hào sơ âm,

lấy từ hào nhì lên đến hào tứ gồm âm, âm, dương làm nội quái của Hỗ quái tức quẻ Cấn, rồi lấy từ hào tam đến

hào ngũ gồm âm, dương, dương làm ngoại quái của Hỗ quái tức quẻ Tốn. Cấn thuộc Thổ, Tốn thuộc Mộc. Mộc là

Thê Tài của quẻ Bỉ thuộc cung Càn. Như xem về thê tài được thế này là Dụng thắc Thể tất tốt.

Về hào từ, hào đơn thuộc dương gọi là Cửu, hào sách11 thuộc âm gọi là Lục. Như quẻ Càn hào sơ, có lời

Dịch: “Sơ cửu : Tiềm long vật dụng”. Lại như quẻ Bỉ hào sơ, lời dịch: “Sơ lục: Bạt mao nhứ dĩ kỳ vựng, trinh cát

hanh” Hào tứ của quẻ Bỉ có lời Dịch:” Cửu tứ: Hữu mệnh vô cữu, trù li chỉ”. Quỷ Cốc Tử Tiên Sư vì dịch lý bao la,

thâm sâu sợ người sau không thấu suốt được, dùng đồng tiền bói thay cỏ thi, định Tài, Quan, Phụ, Huynh, Tử sinh

khắc chế hoá, phân biệt tứ thần Nguyên, Dụng, Cừu, Kỵ và phép hình xung, khắc hại, sinh phù, củng hợp, động

tĩnh, Không phá khiến người hậu học dễ biết phân biệt hung cát.

Về saudiễn Dịch bằng cỏ thi, không xét Hỗ thể, Dụng tượng, Hào từ thì không linh. Nhưng lấy đồng tiền để

bói mà dùng thì chẳng nghiệm. Người học nên biết bói bằng cỏ thi và đồng tiền, phép đoán khác nhau.

XII. SAI LẦM VỀ CHUNG THÂN, ĐẠI TIỂU HẠN CỦA DỊCH LÂM BỔ DI

Có người vì công danh mà bói suốt đời có công danh hay không, có người vì nghèo hèn mà bói suốt đời có

phú quí hay không, có người vì không con cái mà bói suốt đời có con hay không, có người bói thọ yểu, có người

học nghề mà bói suốt đời có thể dựa vào nghề hay không, có người bói về hành đạo mà bói suốt đời có thành tựu

hay không, có người vì anh em, con cháu mà bói suốt đời như thế nào ? Mỗi loại bói có mỗi loại Dụng thần. Trong

các sách chỉ có ở Tăng San Bốc Dịch là Dã Hạc luận phép chia ra mà bói chung thân là hết sức ổn thoả.

Nói khái quát bói chung thân hung cát nên xem sinh khắc chế hoá, hình xung khắc hợp, động tĩnh Không

phá giữa Lục Thân để hỏi thần, tất hung cát hiện ở hào, thành bại hiện ở quẻ.

Còn nhớ vào ngày Mậu Thìn, tháng Thìn năm Mậu Thìn tự xem chung thân thành bại cho mình, được quẻ

Lữ biến thành Cổ. Bấy giờ tổ nghiệp hưng thịnh nghĩ rằng sẽ phú quí. Quẻ này Tử Tôn có Chu Tước trì Thế, hào

Quan nhập Mộ ở Nhật thần, hiển nhiên công danh khỏi phải hỏi. Hào văn thư phục ở hào Thế âm, hiển nhiên nhỏ

tuổi mất mẹ, quẻ được Lục hợp , Tài Phúc được hợp hiển nhiên tổ nghiệp giàu có. Đấy là việc trước, lúc đó còn

cha già và kết hôn chưa lâu. Về sau hưng phế, hình thương tự nhiên ứng nghiệm. Ai biết nămTan Mùi cha mất mà

lại sinh con. Năm này là năm hào Phụ nhập Mộ. Hào ngũ là trưởng phòng trì ở Mùi thổ Tử Tôn quả có trưởng tử.

Năm Giáp Tuất sinh con thứ. Ta bảo với bạn rằng: “Lạ thay quẻ này hào Ngũ là Mùi, con trưởng tuổi dê, hào tứ hoá

thành Tuất , con thứ tuổi chó, hào sơ là Thìn tất con út tuổi rồng”. Bạn nói: “Thổ chủ số 5, ấy có 5 con” . Ta đáp:”

Chẳng phải, số của Thổ là 5, theo vượng suy mà tăng giảm, nay Tử Tôn hiện nhiều, theo lẽ thì thấy 1 là có 1. Sau

11 Đơn là vạch liền, sách là vạch đứt.

371

Page 7: III. Phụ lục 1(phê sai lầm)

đến năm đinh Sứuinh được 1 con, bạn bảo: “Anh nói đứa sau tuổi rồng, nay tuổi trâu, vì sao thế ?” Ta nói:” Tuy có

đứa này, nhưng không ở trong số, sợ khó nuôi mà thôi”. Quả năm sau chết yểu. Đến năm Canh Thìn qủ sinh được

con. Từ năm Giáp Tuất ta 26 tuổi , gia nghiệp phế dần, đến năm Kỷ Mão đi xa. Tháng hai năm Nhâm Ngọ trở về,

vợ đã mất rồi. Những năm kế tiếp khốn đốn phải hành nghề bói toán.

Có người hỏi: “Vì sao năm 26 tuổi khởi trắc trở ?” “ Ta đáp:” Đến năm Giáp Tuất ứng với Tài, năm đó gặp

Tuần Không, Tài lâm Bạch Hổ hoá Nguyệt phá, năm Thế phùng xung, ấy là hợp xứ phùng xung. Năm Mão xung

Ứng là Tài, nên phu thê cách biệt, vợ chết không gặp mặt. Hào Thê Tài bị năm Ngọ khắc , tháng Mão hào Thê Tài

lại bị Nguyệt kiến xung đến hành nghề bói. Chu Tước ở Thế , quẻ thuộc cung Li tượng cho văn chương, thứ tử

không thành, Bạch Hổ ở Tuất thổ Tử Tôn bị tam phá là năm, tháng, ngày12 . Đến năm Giáp Thân mới được an ổn.

Từ quẻ này mà xem, Hoàng Kim Sách có bảo:” Muốn hỏi chuyện thành gia, hiềm gặp quẻ Lục xung. Cần

biết sáng nghiệp, mừng được quẻ Lục hợp”. Ta trước thành sau bại là do đấy. Nếu theo Dịch Lâm Bổ Di, khởi từ

hào sơ, mỗi hào coi 5 năm là Đại hạn; khởi từ hào sơ, mỗi hào coi 1 năm là tiểu hạn. Ta từ 21 đến 25 tuổi, đại hạn

ở hào ngũ, gặp hào Mùi thổ Tử Tôn, 23 tuổi sao cha lại chết ? Từ 31 đến 35 tuổi đại hạn tại hào sơ lâm Thìn thổ

Tử Tôn, 34 tuổi sao khắc vợ ? Đại hạn như thế thì Tiểu hạn cũng có thể biết.

Lại bảo Biên quái áp dụng sau 30 tuổi, vì sao lại đến năm 26 tuổi thì phá gia. Từ 35 đến 40 tuổi đại hạn tại

hào nhị Huynh Đệ có Câu Trần, sao lại được an ổn ? Nếu dùng Hỗ quái thì nội Tốn là văn thư, ngoại Đoài kim Thê

Tài, mà trong quẻ Hỗ quái đã có văn thư lần Thê Tài cì sao song thân mất sớm, trung niên chết vợ ? Nếu theo

phép của Trương Tinh Nguyên, chẳng qua chỉ mê hoặc người ta, baot quẻ chung thân phải suy đoán đại tiểu hạn

như thế, không phải là quẻ tầm thường, phải đền đáp nhiều, nhưng cuối cùng hoạ phúc hung cát đều không chút

ứng nghiệm.

Người sau nếu bói cần biết chung thân hưng phế, đại cục sẽ hiện ở hình thương jkhắc hại của quẻ, cơ

duyên gặp thời hiện ở hào. Nếu năm này năm klhắc coi thế thì các tháng chũng chiếu theo, mà trong các hào

không ứng hiện cứ suy bậy thì không chuẩn. Danh lợi, hoạ phúc, thọ yểu phần từng điều thì sẽ hiện rõ để thấy,

người học nên để tâm mà suy kỹ càng.

XIII.SAI LẦM VỀ GIA TRẠCH CỦA DỊCH LÂM BỔ DI

Đoán sai lầm về Gia Trạch chỉ có thuyết của Dịch Lâm Bổ Di, tức như việc phân quẻ vượng tướng, tử

một. Như sau tiết Lập xuân quẻ Cấn vượng, quẻ Chấn tướng, quẻ Tốn thai, quẻ Ly một, quẻ Khôn tử, quẻ Đoài tù,

quẻ Càn hựu, quẻ Khảm phế. Sau tiết Xuân phân, quẻ Chấn vượng, quẻ Tốn tướng... và bảo rằng: Phàm xem về

Nhân trạch lục sự, nội quái và ngoại quái đều vượng tướng, không có hào Tài và Quan ở nội quái chủ hưng thịnh,

nếu lâm tử tu hưu phế nếu có Tài Quan, Thanh Long, Thiên Hỉ cũng chẳng phải điềm tốt. Thử hỏi nếu sau tiết Lập

xuân bói được các quẻ Di, Tiểu Quá, Cổ, Tiệm, Hằng, Ích đều vượng tướng tất đoán phú quí vô cùng. Nếu bói

được các các quẻ Minh Di, Lâm, Tỉ, Tụy cùng Sư thì đoán là bại hoại mãi. Cứ thế mà luận, nào có lý sinh khắc chế

hóa, mà dùng phép đi đường tắt định cát hung hoạ phúc. Lầm lẫn này còn cho là tạm. Lầm lẫn quá lớn là dùng

Quan hào làm hào gia chủ, lại đem hào ngũ làm hào gia chủ nữa. Nếu Quan hào xấu mà hào ngũ, tốt tất phân cát

hay hung cho gia chủ ? Lại bảo rằng: Tử Tôn động tất gia tăng của cải, đó là câu thuộc vào phép coi xưa. Tuy

12 tức bị niên phá, nguyệt phá, nhật phá. Vì ngày, tháng và năm coi quẻ đều thuộc Thìn xung Tuất hào

372

Page 8: III. Phụ lục 1(phê sai lầm)

không lầm, nhưng dùng Quan Quỷ làm gia chủ thì Tử Tôn không thể động, vì động rất khắc thương hào Quan vậy.

Nếu theo Trương Tịnh Nguyện luận, muốn tiến gia nghiệp thì lại khắc thương cha mẹ sao. Lại bảo hào sơ là con

cái, cùng là gà ngỗng, là giếng suối, là nền nhà. Thử hỏi hào sơ gặp hung thì gà ngỗng, giếng suối, nền nhà hung

sao? Há nhà mà gà ngỗng chết thì con cái tất chết sao, giếng tất hư sao, nền nhà tất phá sao ? Hào nhị lại nói là

thê thiếp, cùng mèo chó, bếp cùng nhà trên. Thử hỏi hào nhị gặp hung thì thê thiếp, mèo chó, nhà đều hung sao?

Há nhà chết mèo chó thì thê thiếp cũng chết sao, nhà chết thê thiếp vì do bếp núc, nhà trên bị phá sao?. Đó chỉ là

sự sai lầm của hai hào này thôi, ngoài ra chẳng cần thuật tiếp nữa. Phàm bói, mọi người đều phân biệt rõ ràng

Dụng thần. Ở cuối sách có phân đoán gia trạch của sáu hào, học giả nên xem rõ để khỏi nhầm lẫn.

XIV. SAI LẦM VỀ HÔN NHÂN GIÁ THÚ CỦA DỊCH LÂM BỔ DI

Về hôn nhân giá thú chỉ có thuyết của Dịch Lâm Bổ Di là sai lầm, dùng nội ngoái quái và hào Thế Ứng làm

chủ, dùng âm dương và hai hào Tài Quan làm nơi dựa. Phàm người nam xem hôn nhân thì dùng nội quái làm

chồng, ngoại quái làm vợ, lại dùng Thế làm chống, Ứng làm vợ. Người nữ xem lấy chồng, thì ngoại quái là chồng,

nội quái là vợ, Thế nào là vợ, Ứng nào là chồng. Nói như thế khiến kẻ hậu học chẳng biết định ra sao. Giá như nhà

nam xem hôn nhân hoặc gặp ngoại quái hung mà Ứng hào lại tốt thì kết quả có lấy vợ được hay không, vì hôn

nhân này cũng tốt mà cũng chẳng tốt. Người đời nay cứ theo đó, chẳng cần biết là cha mẹ, chú bác xem lấy chồng

cho con, cho cháu hoặc không cần biết anh em, cô cậu xem lấy vợ cho cho em cho cháu, cứ đại khái mà lấy Thế

Ứng để luận vợ chồng, Quan Quỷ, Thê Tài làm vợ chồng mà không dùng lý sinh khắc chế hóa của Dụng thần để

định cát hung cho vợ chồng khiến làm mất diệu chỉ tiên thiên.

Phải biết phân biệt Thế Ứng, Tài Quan, mỗi yếu tố có cách dùng riêng. Thế hào là nhà ta, Ứng hào là nhà

người. Người nữ tự bói lấy chồng thì dùng hào Quan làm chồng, hào Thế là mình. Quan Thế tương sinh, tương

hợp, Quan dương Thế âm là đắc địa. Người nam tự bói lấy vợ, thì Thê Tài là vợ, hào Thế là mình. Tài Thế tương

sinh, tương hợp, Tài âm Thế dương cũng đắc địa. Hoặc cha mẹ hay bậc trưởng bối đi xem cho con cháu để chọn

dâu thì dùng Tử tôn làm Dụng thần. Thế ở Tử Tôn hoặc Tử Tôn tượng dương đều chỉ nhà trai của ta, Ứng ở Tử

Tôn hoặc tượng âm đều chỉ gia đình nhà gái. Nếu không xung khắc mà sinh hợp, tự nhiên kết hôn được, vợ chồng

hoà hợp. Nếu không sinh hợp mà xung khắc tự nhiên vợ chồng bất hoà, hoặc hưu trù, chịu khắc thì tự nhiên không

lâu dài.

Nếu cha coi hôn nhân cho con, hào Thế bị thương thì tự nhiên trái nghịch mà hình cha chồng. Tài hào mà

được sinh tự nhiên hiếu thuận mà ích mẹ chồng.

Hoặc xem cho em lấy vợ, em gái lấy chồng thì lấy hào Huynh Đệ làm dụng thần.

Ta con nhớ ngày Mão tháng Ngọ, cha xem bói gả chồng cho con gái, bói được quẻ Bỉ an tĩnh. Một người

cầm đến hỏi: "Thế âm Ứng dương, Quan tinh vượng, quẻ lại được lục hợp, Nhật thần trì Tài, Tài và Quan tương

sinh, sáu hào đều an tĩnh, thật là giai ngẫu phải không?

Ta đáp: "Cứ theo Trương Tịnh Nguyện luận thì giai ngẫu vậy. Tử tôn phục ở Tuần không tất không con cái.

Cứ theo ta đoán Tí thủy Tử Tôn phục tại hào âm là Mùi thổ, chỉ sợ lệnh ái chẳng thọ". Người xem không đồng ý bỏ

đi, sau quả nhiên người con gái này thành hôn chẳng lâu thì bị bệnh chết.

373

Page 9: III. Phụ lục 1(phê sai lầm)

Lại một người vào ngày Giáp Ngọ tháng Thân xem bói chọn vợ cho con được quẻ Phục biến thành Phệ

Hạp. Ta bảo "Ứng hào hợp thành Tử Tôn cục, sinh Thế không những cưới thì nhà gái giàu có mà còn đuợc hưởng

phúc hiếu thiện. Đến năm Tị cưới xong quả hiếu thiện, hiền thục hết sức. Nếu theo Trương Tịnh Nguyện mà bảo

Quan là chồng thì Dần mộc là phu tinh bị Nguyệt phá, bị kim cục khắc, tất khắc chồng. Sau cưới xong 20 năm, cha

mẹ chồng còn sống, vợ chồng hạnh phúc, không những nhiều con mà gần đây có cháu. Kẻ hậu học theo đó mà

xem . chớ bỏ cát làm hung mà lầm lẫn về hôn phối vậy.

XV. SAI LẦM VỀ DÙNG LỤC HÀO ĐỂ XEM MỌI CHUYỆN

Thiên Huyền Phú định lệ dùng Lục hào để xem mọi chuyện. Như xưm quốc sự lấy hào ngũ làm vị của

Thiên tử, xem gia trạch lấy hào nhị làm nhà, hào ngũ làm mộ phần, làm hào ngũ làm vị trí khí tuyệt . Ba điều này

khá đúng lý nhưng cũng nên lấy sinh khắc chế hoá của Dụng thần để đoán.

Xem về mọi việc như Thiên thời, Sinh sản, Hành nhân, Đồng ruộng, Mưu sự, Tật bệnh, Buôn bán, Kiện

tụng, Đọ tặc, Ẩu đả, Tơ tàm, Lục súc, Xuất hành, Quỉ thần.. đều chẳng lấy sinh khắc chế hoá của Dụng thần để suy

đoán để quyết định hung cát, làm mất huyền diệu của lý tiên thiên. Tức như xem Thiên thời thì lấy hào lục làm

mặt trời, lấy hào ngũ làm mưa. Thử hỏi xem nắng mưa không hào Tử Tôn, hào Phụ Mẫu để suy đoán mà dùng hào

ngũ và lục thì làm sao quyết đoán ? Lại như lấy hào sơ làm sản phụ, hào nhị làm thai nhi. Xem sản phụ không lấy

dụng thần, thai nhi không lấy Tử Tôn , mà lại dùng hào sơ, hào nhị thì làm sao quyết đoán ? Ngoài ra sai lầm đủ

điều, khó nói cho hết, mong kẻ hậu học xét kỹ cho.

374