50
Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT Tuyên bố inTerlaKen uỷ ban Tài nguyên Di Truyền vì lương Thực và nông nghiệp

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về

Tài nguyên Di Truyền động vậT

và Tuyên bố inTerlaKen

uỷ ban Tài nguyên Di Truyền

vì lương Thực và nông nghiệp

Page 2: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động
Page 3: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về

Tài nguyên Di Truyền động vậT

và Tuyên bố inTerlaKen

thông qua tại hội nghị Kỹ thuật Quốc tế về

Tài nguyên Di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp

interlaken, Thuỵ Sỹ, 3-7 tháng chín 2007

uỷ ban Tài nguyên Di Truyền vì lương Thực và nông nghiệpTổ chức lương Thực và nông nghiệp liên hiệp Quốcrome, 2007

Page 4: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Những chỉ định và việc trình bày các tài liệu trong ấn phẩm thông tin này không có hàm ý diễn đạt bất cứ ý kiến nào của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) liên quan đến tình trạng pháp lý hoặc phát triển, hay quyền hạn của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành phố hoặc khu vực, hoặc liên quan đến việc phân định biên giới hay ranh giới. Những đề cập đến các công ty hoặc sản phẩm cụ thể của nhà sản xuất, bất kể đã hoặc chưa được cấp bằng sáng chế, không ngụ ý rằng FAO đã xác nhận hoặc khuyến nghị ưu tiên các công ty hoặc sản phẩm này hơn những công ty hoặc sản phẩm có tính chất tương tự nhưng không được đề cập tới.

ISBN 978-92-5-105848-0

Nội dung chứa đựng tất cả bản quyền. Các cá nhân và tổ chức có địa chỉ rõ ràng được quyền sao chép và phổ biến tài liệu trong ấn phẩm này cho mục đích giáo dục hay phi thương mại thì không cần văn bản cho phép trước của chủ sở hữu quyền tác giả. Cấm sao chép và bán lại tư liệu trong ấn phẩm thông tin này khi chưa có văn bản cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Yêu cầu văn bản cho phép sao chép và bán lại gửi tới: Chief Electronic Publishing Policy and Support BranchCommunication Division FAO Viale delle Terme di Caracalla, 00153 Rome, Italy hoặc qua e-mail tới: [email protected]

© FAO 2007

Dịch thuật và biên tập:Hoàng Lê Thanh Trang, Lê Thị Thuý - Viện Chăn nuôi Quốc giaLiên hệ: [email protected]

Page 5: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

v

lời nói đầu

Tháng chín năm 2007, cộng đồng quốc tế đã thông qua Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật đầu tiên, bao gồm hai mươi ba ưu tiên chiến lược hướng tới chống xói mòn đa dạng di truyền động vật và sử dụng tài nguyên di truyền động vật

một cách bền vững. việc thực hiện Kế hoạch hành động Toàn cầu này sẽ góp phần đáng kể nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ thứ nhất (xoá cực nghèo và thiếu đói) và thứ bảy (đảm bảo bền vững về môi trường).

Kế hoạch hành động Toàn cầu là kết quả của một quá trình lâu dài với sự tham gia của 169 quốc gia. Kế hoạch đã được thông qua bởi 109 đoàn đại biểu các quốc gia tại hội nghị Kỹ thuật Quốc tế về Tài nguyên Di truyền động vật, được tổ chức ở interlaken, Thuỵ Sỹ, từ ngày 3 đến 7 tháng chín năm 2007. hội nghị cũng thông qua Tuyên bố interlaken về Tài nguyên Di truyền động vật, trong đó xác nhận trách nhiệm chung và riêng của các quốc gia trong việc bảo tồn, sử dụng và phát triền bền vững tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp; trong vấn đề an ninh lương thực thế giới; trong công tác cải thiện tình hình dinh dưỡng cho con người; và trong sự nghiệp phát triển nông thôn. hội nghị cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên này, và đảm bảo chia sẻ công bằng và bình đẳng những lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên.

chúng ta đã thừa hưởng sự giàu có và đa dạng tài nguyên di truyền động vật từ những thế hệ trước, trên khắp thế giới; chúng ta phải tỏ lòng tôn kính tới họ, như charles Darwin đã làm năm 1868 khi ông viết về những kỹ năng và lòng kiên trì tuyệt vời của những con người đã để lại những thành tựu lâu dài thể hiện trong những loài động vật thuần hoá ngày nay. những loài động vật này đã theo bước cha ông chúng ta vào thế giới mới; trong nhiều khí hậu và hệ sinh thái khác nhau, chúng đã chứng tỏ khả năng thích nghi đáng kinh ngạc. ngày nay, đối mặt với nhu cầu của dân số ngày càng tăng, thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, và thách thức lớn từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh mới, một lần nữa chúng ta cần kêu gọi tới khả năng thích nghi và khả năng đối mặt với thách thức trong một tương lai bất định. để cho phép các nguồn tài nguyên này bị mất đi vì thiếu hành động sẽ là thiếu tôn trọng tới cả hai thế hệ quá khứ và tương lai. Tuyên bố interlaken về Tài nguyên Di truyền động vật kêu gọi hành động nhanh chóng nhằm ngăn chặn mất mát, và đề xuất Kế hoạch hành động Toàn cầu là công cụ thích hợp để giải quyết thách thức này.

chính phủ các quốc gia giờ phải chứng tỏ quyết tâm vững vàng về chính trị và triển khai các nguồn lực cần thiết nhằm triển khai thành công Kế hoạch hành động Toàn cầu. điều này sẽ đòi hỏi hợp tác trong khu vực và quốc tế. Fao, các tổ chức quốc tế có liên quan khác, các quốc gia, cộng đồng khoa học, các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội dân sự, và khu vực tư nhân, đều đóng vai trò quan trọng. hơn nữa, có những mệnh lệnh đạo đức và thực tiễn nhằm cung cấp hỗ trợ cho các nhà chăn nuôi và chọn giống, những người gìn giữ đa dạng sinh học thế giới và tài nguyên di truyền động vật, đặc biệt là ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào tài nguyên cho sinh kế quốc gia. vai trò và nhu cầu của các bên này không thể bị bỏ qua, để Kế hoạch hành động Toàn cầu thành công tốt đẹp.

Tuyên bố interlaken về Tài nguyên Di truyền động vật thừa nhận những khoảng cách và yếu kém đáng kể về năng lực quốc gia và quốc tế trong việc kiểm kê, giám sát, mô tả đặc tính, sử dụng bền vững, phát triển và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật; những yếu kém này cần được giải quyết khẩn cấp. Tuyên bố cũng kêu gọi huy động các nguồn lực tài chính đáng kể và hỗ trợ lâu dài cho các chương trình tài nguyên di truyền động vật quốc gia và quốc tế.

Sau bước đột phá lịch sử hội nghị interlaken đã mang lại, chúng ta cần duy trì đà cải tiến, và tiến về phía trước đồng thời trên nhiều mặt trận. năng lực kỹ thuật, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, cần được củng cố; các chương trình và chính sách quốc gia về sử dụng và phát triển bền vững, bảo tồn và mô tả đặc tính của tài nguyên di truyền động vật sẽ phải được thiết lập hoặc củng cố; và một khuôn khổ chính sách quốc tế về tài nguyên di truyền động vật cần được xây dựng từng bước, phản ánh những đặc điểm cụ thể của tài nguyên, và nhu cầu thực về người chọn giống vật nuôi và người chăn thả trên toàn thế giới.

Page 6: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

vi

Fao cam kết triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật. uỷ ban Tài nguyên Di truyền vì lương thực và nông nghiệp của Fao sẽ chỉ đạo công tác này và giám sát tiến trình hoạt động.

chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia lực lượng quản lý di sản tài nguyên di truyền động vật thế giới, và do đó đảm bảo sự thành công Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật.

Jacques DioufTổng giám đốc

Page 7: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

vii

nội dung

Tuyên bố InTerlaken về TàI nguyên DI Truyền Động vậT 1

kế hoạch hành Động Toàn cầu về TàI nguyên DI Truyền Động vậT 5

Phần I cơ sở lý luận cho Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền Động vật

7

Phần II Ưu tiên chiến lược hành động 13

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 1Mô tả Đặc tính, kiểm kê, và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan 14

giới thiệu 14

Mục tiêu dài hạn 14

ưu tiên chiến lược 1

Kiểm kê và mô tả đặc tính tài nguyên di truyền động vật, giám sát các xu hướng và rủi ro liên quan, và thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và sự phản ứng ở từng quốc gia 15

ưu tiên chiến lược 2

Xây dựng các tiêu chuẩn và giao thức kỹ thuật quốc tế cho mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát các xu hướng và rủi ro liên quan 16

khu vực Ưu tiên chiến lược 2Sử dụng và Phát triển bền vững 17

giới thiệu 17

Mục tiêu dài hạn 18

ưu tiên chiến lược 3

Thiết lập và củng cố chính sách quốc gia về sử dụng bền vững 18

ưu tiên chiến lược 4

Thiết lập các loài quốc gia và chiến lược chương trình phát triển giống 19

ưu tiên chiến lược 5

Thúc đẩy các phương pháp tiếp cận sinh thái nông nghiệp nhằm quản lý tài nguyên di truyền động vật 20

ưu tiên chiến lược 6

hỗ trợ các hệ thống sản xuất bản địa và địa phương và các hệ thống kiến thức quan trọng có liên quan nhằm duy trì và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền động vật 20

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 3bảo tồn 22

giới thiệu 22

Mục tiêu dài hạn 23

ưu tiên chiến lược 7

Thiết lập các chính sách bảo tồn quốc gia 23

ưu tiên chiến lược 8

Thiết lập hoặc tăng cường các chương trình bảo tồn in situ 24

ưu tiên chiến lược 9

Thiết lập hoặc tăng cường các chương trình bảo tồn ex situ 25

ưu tiên chiến lược 10

Xây dựng và thực hiện chiến lược bảo tồn lâu dài cấp khu vực và toàn cầu 25

ưu tiên chiến lược 11

Xây dựng các phương pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật cho công tác bảo tồn 26

cơ sở lý luận cho Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền Động vật

10

Page 8: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

viii

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 4chính sách, Thể chế, và Xây dựng năng lực 27

giới thiệu 27

Mục tiêu dài hạn 28

ưu tiên chiến lược 12

Thiết lập hoặc củng cố thể chế quốc gia, bao gồm các điểm đầu mối Quốc gia, trong quy hoạch và triển khai các biện pháp sử dụng tài nguyên di truyền động vật vì phát triển ngành chăn nuôi 28

ưu tiên chiến lược 13

Thiết lập hoặc tăng cường giáo dục quốc gia và cơ sở hạ tầng nghiên cứu 29

ưu tiên chiến lược 14

Tăng cường năng lực nhân lực quốc gia trong mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan, nhằm sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn 30

ưu tiên chiến lược 15

Thiết lập hoặc tăng cường chia sẻ thông tin quốc gia, nghiên cứu, và giáo dục 30

ưu tiên chiến lược 16

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm xây dựng năng lực ở các đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, cho việc:• Mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát xu hướng và rủi ro liên

quan;• sử dụng và phát triển bền vững; và• bảo tồn tài nguyên di truyền động vật 31

ưu tiên chiến lược 17

Thiết lập các điểm đầu mối Khu vực và củng cố các mạng lưới quốc tế 31

ưu tiên chiến lược 18

nâng cao nhận thức quốc gia về vai trò và giá trị tài nguyên di truyền động vật 32

ưu tiên chiến lược 19

nâng cao nhận thức trong khu vực và quốc tế về vai trò và giá trị tài nguyên di truyền động vật 32

ưu tiên chiến lược 20

Xem xét và xây dựng chính sách quốc gia và khung pháp lý tài nguyên di truyền động vật 33

ưu tiên chiến lược 21

Xem xét và phát triển các chính sách quốc tế và khuôn khổ pháp lý liên quan đến tài nguyên di truyền động vật 33

ưu tiên chiến lược 22

phối hợp các nỗ lực của uỷ ban về chính sách tài nguyên di truyền động vật với các diễn đàn quốc tế khác 34

ưu tiên chiến lược 23

Tăng cường nỗ lực huy động các nguồn lực, bao gồm nguồn lực tài chính, nhằm bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên di truyền động vật 34

Phần III Triển khai và sử dụng vốn cho kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền Động vật

37

Page 9: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

1

Tuyên bố interlaken về Tài nguyên Di truyền động vật

1. Trong việc công nhận vai trò vô cùng quan trọng và giá trị của nguồn tài nguyên di truyền động vật đối với lương thực và nông nghiệp, cụ thể là đóng góp cho an ninh lương thực cho các thế hệ hiện tại và tương lai; và việc nhận thức các mối đe doạ tới an ninh lương thực và tới sinh kế bền vững của các cộng đồng nông thôn do sự mất mát và xói mòn của các tài nguyên này gây ra; chúng tôi, đại diện của một trăm lẻ chín Quốc gia, và cộng đồng châu Âu cùng bốn mươi hai Tổ chức đã tập hợp tại interlaken, Thuỵ Sĩ, theo lời mời của Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp Quốc (Fao) và tổ chức bởi chính phủ Thuỵ Sĩ. Tại hội nghị Kỹ thuật Quốc tế về Tài nguyên Di truyền động vật đầu tiên này, và đã nhận thức được trách nhiệm của chúng tôi và nhiều thách thức cần được giải quyết, và tin tưởng rằng cần phải thực hiện và sẽ có hiệu quả. hội nghị này là một đóng góp lớn cho việc thiết lập một khuôn khổ quốc tế có hiệu quả trong việc sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp, cũng như an ninh lương thực thế giới.

2. chúng tôi thừa nhận chủ quyền của các quốc gia đối với tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp.

3. Xác nhận trách nhiệm chung và riêng của chúng tôi đối với sự nghiệp bảo tồn, sử dụng, và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp, chúng tôi thừa nhận các quốc gia, vũng lãnh thổ, và các dân tộc đều phụ thuộc lẫn nhau trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên này.

4. chúng tôi cam kết cố gắng hết sức để đạt được việc sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp. chúng tôi cũng cũng cam kết tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài nguyên trên và chia sẻ công bằng, bình đẳng các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng tài nguyên, phù hợp với nghĩa vụ quốc tế và quốc gia có liên quan. chúng tôi làm việc nhằm nâng cao an ninh lương thực thế giới, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của con người, và góp phần trong sự nghiệp phát triển nông thôn.

5. chúng tôi hoan nghênh báo cáo hiện trạng Tài nguyên Di truyền động vật Thế giới. báo cáo này được phát triển theo một quá trình định hướng quốc gia dưới sự hướng dẫn của uỷ ban Tài nguyên Di truyền vì lương thực và nông nghiệp của Fao. đây là lần đầu tiên hiện trạng nguồn tài nguyên di truyền động vật được đánh giá một cách toàn diện và cung cấp cơ sở cho Kế hoạch hành động Toàn cầu đối với Tài nguyên Di truyền động vật.

6. chúng tôi ghi nhận rằng sự đa dạng loài hiện có chưa được sử dụng tối ưu nhằm gia tăng sản xuất lương thực, cải thiện dinh dưỡng cho con người, tiếp tục duy trì các cộng đồng nông thôn, hoặc nâng cao hiệu quả cho các hệ thống sản suất. chúng tôi lưu ý cảnh báo sự mất mát đáng kể của các giống vật nuôi. việc tiếp tục xói mòn và mất mát tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp sẽ làm tổn hại tới những nỗ lực nhằm đạt được an ninh lương thực, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của con người, và tăng cường phát triển nông thôn. chúng tôi ghi nhận cần tăng cường hơn nữa những nỗ lực để tiếp tục bảo tồn, phát triển, cải thiện, và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên di truyền động vật.

Page 10: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Tuyên bố InTerlaken về TàI nguyên DI Truyền Động vậT

2

7. chúng tôi ghi nhận cần hành động nhanh chóng nhằm bảo tồn các giống động vật có nguy cơ, do tỷ lệ xói mòn tài nguyên di truyền động vật hiện tại đáng báo động.

8. chúng tôi ghi nhận cần thiết thúc đẩy nâng cao sự nhận thức, đặc biệt thông qua nghiên cứu, dẫn đến cải thiện phát triển bền vững, sử dụng và bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền động vật.

9. chúng tôi ghi nhận rằng các nguồn tài nguyên di truyền động vật quan trọng nhất đối với an ninh lương thực, sinh kế bền vững, và đời sống con người là kết quả của cả sự chọn lọc tự nhiên và nhân tạo của các nông hộ sản xuất nhỏ, nông dân, người chăn nuôi gia súc, và các nhà lai tạo trên toàn thế giới qua nhiều thế hệ. Kết quả đạt được là đa dạng giống vật nuôi cung cấp nhiều lợi ích khác nhau cho môi trường sống, nhân loại, và di sản văn hoá. chúng tôi nhận thức rằng tất cả các quốc gia đều cần đóng góp cho việc bảo tồn những nguồn tài nguyên này như một cơ sở cho việc phát triển chăn nuôi, an ninh lương thực, và cải thiện dinh dưỡng cho người dân vùng nông thôn và thành thị, cũng như để duy trì các cộng đồng nông thôn.

10. chúng tôi thừa nhận rằng việc duy trì đa dạng nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp là rất cần thiết để giúp nông dân, người chăn nuôi, và các nhà lai tạo đáp ứng được những thách thức trong sản xuất hiện tại và tương lai gây ra do những thay đổi trong môi trường bao gồm biến đổi khí hậu; để tăng sức đề kháng bệnh và ký sinh trùng; và để đáp ứng với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm động vật. chúng tôi cũng ghi nhận giá trị nội tại của đa dạng sinh học động vật và tầm quan trọng của nó đối với môi trường, di truyền, xã hội, kinh tế, y học, khoa học, giáo dục, văn hoá và trách nhiệm đạo đức của chúng tôi trong việc đảm bảo nguồn tài nguyên di truyền có sẵn cho các thế hệ tương lai của con người.

11. chúng tôi nhận thức được rằng nhu cầu về thịt, sữa, và các sản phẩm động vật đang tăng lên đáng kể. việc sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp sẽ có đóng góp quan trọng cho các mục tiêu trong Tuyên bố về an ninh lương thực Thế giới tại rome, Kế hoạch hành động của hội nghị Thượng đỉnh về lương thực Thế giới, cũng như các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, cụ thể là Mục tiêu 1: xoá đói và cực nghèo, và Mục tiêu 7: đảm bảo tính bền vững môi trường. việc sử dụng, phát triển bền vững và bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp sẽ đóng góp một phần thiết yếu trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện chương trình nghị sự 21 và công ước về đa dạng Sinh học.

12. chúng tôi ghi nhận những đóng góp to lớn mà cộng đồng địa phương và bản địa cũng như nông dân, người chăn nuôi, và nhà tạo giống của tất cả các vùng trên thế giới đã và sẽ tiếp tục thực hiện nhằm sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp. chúng tôi cũng ghi nhận những đóng góp lịch sử và có ý nghĩa của tất cả các bên liên quan tới chăn nuôi gia súc, gia cầm, những người đã thuần hóa các nguồn tài nguyên động vật nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. những đóng góp quan trọng trong quá khứ của các bên liên quan này là nhờ quyền sở hữu và quản lý các nguồn tài nguyên di truyền vật nuôi của họ. những quyền sở hữu và quản lý tài nguyên này cần được bảo đảm cho lợi ích xã hội trong tương lai. chúng tôi khẳng định các bên liên quan nên tham gia chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp. chúng tôi mong muốn, khi thích hợp và tuỳ theo luật pháp quốc gia, tôn trọng, bảo

Page 11: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

3

vệ, và duy trì kiến thức truyền thống liên quan đến chăn nuôi và sản xuất đóng góp vào sinh kế bền vững, và khẳng định cần tất cả các bên liên quan trong việc đưa ra quyết định ở cấp quốc gia về các vấn đề liên quan đến sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền động vật.

13. chúng tôi ghi nhận rằng trong tương lai nhu cầu cho sản phẩm động vật cần được đáp ứng trong bối cảnh nông nghiệp và phát triển bền vững, và ghi nhận cần phải có cách tiếp cận thích hợp nhằm phát triển kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội, văn hoá và môi trường. chúng tôi hiểu cần áp dụng các phương pháp tiếp cận quản lý kết hợp kiến thức và công nghệ truyền thống và hiện đại, cũng như các phương pháp tiếp cận sinh thái nông nghiệp và thực hành quản lý tài nguyên thiên nhiên thích hợp.

14. chúng tôi thừa nhận rằng những thiếu sót lớn và các điểm yếu còn tồn tại về năng lực ở tầm quốc gia và quốc tế đối với kiểm kê, giám sát, mô tả, sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật. chúng tôi thừa nhận cần có nguồn tài chính đáng kể, hỗ trợ lâu dài cho các chương trình nguồn tài nguyên di truyền động vật ở tầm quốc gia và quốc tế nhằm tăng cường an ninh lương thực thế giới và góp phần phát triển bền vững ở khu vực nông thôn. chúng tôi khẳng định cần xem xét năng lực thể chế, cơ cấu quản lý, các chương trình và chính sách, nhằm xác định và giải quyết thiếu sót bằng cách tăng cường năng lực quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển. chúng tôi kêu gọi tăng cường quan hệ đối tác giữa các chính phủ, các nhà khoa học, nông dân, người chăn nuôi, nhà lai tạo, và người tiêu dùng, tiếp tục những nỗ lực không ngừng nhằm quản lý nguồn tài nguyên di truyền động vật và khắc phục những thiếu sót và yếu điểm chính.

15. chúng tôi nhận ra rằng việc chuyển giao công nghệ liên quan đến sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền động vật là cần thiết cho an ninh lương thực thế giới và cho nhu cầu tăng nhanh của dân số thế giới. việc chuyển giao công nghệ này cần được tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với nghĩa vụ toàn cầu và pháp luật quốc gia có liên quan. chúng tôi ghi nhận rằng việc sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp cần sự hỗ trợ và tham gia của nông dân, người chăn nuôi, các nhà lai tạo; các động đồng địa phương và bản địa, các tổ chức và cơ quan; khu vực kinh tế tư nhân; và xã hội. chúng tôi thừa nhận cần phải thúc đẩy hợp tác kỹ thuật và tài chính ở cấp Khu vực và Quốc tế giữa các quốc gia, tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và khu vực kinh tế tư nhân.

16. Tại hội nghị Kỹ thuật Quốc tế về Tài nguyên Di truyền động vật đầu tiên này, chúng tôi đã thông qua Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật. chúng tôi tin tưởng vào tầm quan trọng của việc tích hợp kế hoạch hành động vào các chính sách, kế hoạch, và chương trình sinh học và nông nghiệp quốc gia, cũng như quan hệ hợp tác không thể thiếu giữa các quốc gia, khu vực, và quốc tế. Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật cung cấp một khuôn khổ toàn diện và chặt chẽ nhằm tăng cường hoạt động quản lý liên quan đến tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp, bao gồm tăng cường các chính sách cũng như nâng cao năng lực. việc thực hiện Kế hoach hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật sẽ góp phần phối hợp các hoạt động hiện hành cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có về tài chính và con người. nhiều nỗ lực hơn nữa là cần thiết để duy trì đủ nguồn lực tài chính nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển.

17. chúng tôi thừa nhận việc cung cấp các nguồn tài nguyên mới và bổ sung có

Page 12: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Tuyên bố InTerlaken về TàI nguyên DI Truyền Động vậT

4

thể tạo nên khác biệt đáng kể trong khả năng giải quyết vấn đề sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn nguồn gen động vật vì lương thực và nông nghiệp. Do đó, chúng tôi đề nghị thực hiện các bước cần thiết nhằm đảm bảo tăng trưởng nguồn lực tài chính đầy đủ để hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật của các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi.

18. chúng tôi ghi nhận rằng các chính phủ quốc gia nhận trách nhiệm chính cho việc thực hiện Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật. chúng tôi cam kết thực hiện các bước cần thiết nhằm thực thi Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật, phù hợp với năng lực và nguồn lực quốc gia. chúng tôi mời tất cả các dân tộc, cộng đồng, và các tổ chức tham gia trong sự nghiệp chung này.

19. chúng tôi ghi nhận vai trò thiết yếu của Fao trong việc hỗ trợ những nỗ lực định hướng quốc gia nhằm thực hiện Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật. chúng tôi mời uỷ ban Tài nguyên Di truyền vì lương thực và nông nghiệp của Tổ chức Fao tiến hành giám sát, đánh giá, và báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật.

20. chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn tới chính phủ Thuỵ Sĩ đã đăng cai hội nghị Kỹ thuật Quốc tế về Tài nguyên Di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp, và những điều kiện tuyệt vời cũng như lòng hiếu khách đã góp phần vào thành công vang dội của hội nghị.

Thông qua hôm nay, 7 tháng chín 2007.

Page 13: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

5

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật

1. nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp là một phần thiết yếu của cơ sở sinh học cho an ninh lương thực thế giới, và đóng góp vào sinh kế của hơn một ngàn triệu người. cơ sở tài nguyên đa dạng là rất quan trọng cho sự sống còn và hạnh phúc của con người, và đóng góp vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo: tài nguyên di truyền động vật là thiết yếu đối với khả năng thích nghi với các thay đổi trong điều kiện kinh tế xã hội và môi trường, bao gồm biến đổi khí hậu. các tài nguyên này là nguyên liệu tạo giống động vật, một trong những yếu tố đầu vào thiết yếu nhất của người nông dân, và rất cần thiết trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Khi được quản lý đúng cách, các tài nguyên này có thể không bị cạn kiệt, vì không có điểm bất tương thích tiềm tàng nào giữa việc sử dụng và bảo tồn. công tác bảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên di truyền động vật, cũng như việc chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên, là một mối quan tâm quốc tế. Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật là khuôn khổ quốc tế thống nhất đầu tiên trong phân vùng này. Thúc đẩy tăng cường sử dụng đa dạng sinh học động vật nuôi có thể góp phần cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng cho con người, và mở rộng cơ hội đa dạng hoá sinh kế và tạo thu nhập.

Phát triển Kế hoạch Hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền Động vật

2. năm 1990, Fao bắt đầu chuẩn bị một chương trình toàn diện cho việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên di truyền động vật ở cấp toàn cầu. Trong năm 1993, Fao phát động chiến lược Toàn cầu vì Quản lý Tài nguyên Di truyền động vật nuôi hướng dẫn các nỗ lực quốc gia, khu vực, và toàn cầu nhằm tăng cường sự đóng góp của vật nuôi và sản phẩm vật nuôi để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông thôn, và để ngăn chặn xói mòn các nguồn tài nguyên di truyền động vật.

3. Từ năm 1997, uỷ ban liên chính phủ của Fao về Tài nguyên Di truyền vì lương thực và nông nghiệp đã hướng dẫn một quá trình định hướng quốc gia nhằm chuẩn bị cho hiện trạng Tài nguyên Di truyền động vật Thế giới. Trong năm 2011, Fao mời tất cả các quốc gia đóng góp báo cáo Quốc gia về tình trạng và xu hướng của các nguồn tài nguyên di truyền động vật; các đóng góp hiện tại và tiềm năng của các động vật nuôi đối với lương thực, nông nghiệp, và phát triển nông thôn; và tình hình năng lực quản lý tài nguyên quốc gia. báo cáo Quốc gia này cũng đưa ra những hành động được ưu tiên.

4. các báo cáo Quốc gia cho thấy sự đóng góp đáng kể không thể thay thế được của các loài động vật nuôi đối với an ninh lương thực và phát triển quốc gia. các báo cáo này cho thấy tiềm năng tối ưu của các nguồn tài nguyên di truyền động vật chưa được phát huy và chưa xác định được độ xói mòn nghiêm trọng của đa dạng di truyền ở các nước đã và đang phát triển.

1 hội nghị Kỹ thuật Quốc tế sử dụng những thuật ngữ sau cho mục đích thảo luận.Trong toàn bộ Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật, thuật ngữ Tài nguyên Di truyền động vật đề cập cụ thể đến các tài nguyên di truyền động vật được sử dụng hoặc có thể được sử dụng trong lương thực và nông nghiệp. Thuật ngữ chăn nuôi được sử dụng trong tài liệu này bao gồm tất cả các động vật thuần hoá được sử dụng cho lương thực và nông nghiệp. hội nghị đã yêu cầu Fao tiếp tục phát triển những định nghĩa tạm thời này.

Page 14: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

6

5. có nhiều nguyên nhân gây xói mòn, bao gồm thay đổi trong hệ thống sản xuất, cơ khí hoá, mất mát đất chăn thả, thiên tai, dịch bệnh, chính sách và phương pháp chăn nuôi không phù hợp, nhập giống ngoại không phù hợp, người chăn nuôi mất sở hữu đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, thay đổi tập quán văn hoá, xói mòn phong tục và quan hệ xã hội, ảnh hưởng của tăng trưởng dân số và đô thị hoá, và không có khả năng đánh giá tác động về phát triển bền vững của phương thức chăn nuôi hay phát triển các chính sách và biện pháp kinh tế thoả đáng. Xói mòn tài nguyên di truyền động vật là mối đe doạ tới khả năng thích ứng với thay đổi về môi trường và kinh tế xã hội của nông dân và người chăn nuôi, bao gồm thay đổi về chế độ ăn uống và sở thích của người tiêu dùng.

Cấu trúc và tổ chức của Kế hoạch Hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền Động vật Nông nghiệp

6. Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật gồm ba phần: cơ sở lý luận của Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật; các ưu tiên chiến lược hành động và Thực hiện và Tài chính.

Page 15: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

77

The rationale for the Global Plan of Action for Animal Genetic Resources

7 The Strategic Priorities for Action, contained within this Global Plan of Action for Animal Genetic Resources, propose specific measures to reverse the ongoing trends of erosion and underutilization of animal genetic resources. The implementation of the Strategic Priorities for Action will make a significant contribution to international efforts to promote food security and sustainable development, and alleviate poverty, in line with the Millennium Development Goals and other international commitments.

8 For the first time ever, The State of the World’s Animal Genetic Resources provides a comprehensive global assessment of the roles, values and status of animal genetic resources, which highlights the importance of the livestock sector within agriculture. Specific Strategic Priorities for Action for the sustainable use, development and conservation of animal genetic resources for food and agriculture, contained within this Global Plan of Action for Animal Genetic Resources, are warranted because of their great importance for global food security, and because of the specific features of domestic animal biodiversity as an integral part of agricultural ecosystems.

9 Livestock genetic diversity and options for its utilization are usually discussed in terms of breeds. “Breeds” are cultural concepts rather than physical entities, and the concept differs from country to country. This is a fact that makes characterization at the genetic level very difficult. For sustainable management, diversity needs to be considered and understood at the species level, between breeds, and within breeds themselves.

10 Key features of animal genetic resources include:

• The diversity of animal genetic resources is essential to satisfy basic human needs for food and livelihood security. They contribute to human needs by providing meat, milk and dairy produce, eggs, fibre, clothes, resources for temporary and permanent shelter, manure for fertilizer and fuel, draught power, hunting assistance and marketable assets. Genetic diversity defines not only animal breeds’ production and functional traits, but also the ability to adapt to different environments, including food and water availability, climate, pests and diseases. Diverse animal genetic resources – particularly in the developing world – are a key to economic development. Approximately 70 percent of the world’s rural poor depend on livestock as an important component of their livelihoods. The diversity of these resources, and the consequent adaptability of species and breeds to extreme conditions of drought, humidity, cold and heat, makes possible human livelihoods in some of the most inhospitable areas on Earth, from Arctic and mountain regions to extreme hot and dry areas, where crop production cannot be exclusively depended upon.

• More than 7 000 domestic animal breed populations have been developed by farmers and pastoralists in diverse environments in the 12 000 years since the first livestock species were domesticated. These breeds now represent unique combinations of genes. Thus all animal genetic resources for food and agriculture are the result of human intervention: they have been consciously selected and improved by pastoralists and farmers since the origins of agriculture, and have co-evolved with economies, cultures, knowledge systems

Part Icơ sở lý luận cho Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền Động vật

7. các ưu tiên chiến lược hành động , một phần của Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm đảo ngược các xu hướng hiện tại về xói mòn và sử dụng không triệt để các nguồn tài nguyên di truyền động vật. việc thực hiện các ưu tiên chiến lược hành động sẽ có đóng góp đáng kể đối với các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy an ninh lương thực và phát triển bền vững đồng thời đóng góp cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, phù hợp với các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và các cam kết quốc tế khác.

8. lần đầu tiên trong lịch sử, hiện trạng nguồn Tài nguyên Di truyền động vật Thế giới đã đánh giá toàn diện ở mức độ toàn cầu về vai trò, giá trị, và tình trạng các nguồn tài nguyên di truyền động vật, trong đó nổi bật tầm quan trọng của ngành chăn nuôi đối với nông nghiệp. các ưu tiên chiến lược hành động cụ thể vì Tài nguyên Di truyền động vật, cùng với một phần của Kế hoạch hành động Toàn cầu là hợp lý vì các tính năng cụ thể của đa dạng sinh học động vật trong nước là một phần của hệ sinh thái nông nghiệp.

9. đa dạng di truyền động vật và các lựa chọn cho việc sử dụng tài nguyên thường được chú ý về mặt giống. “giống” là một khái niệm văn hoá hơn là các thực thể vật lý, và là khái niệm có sự khác biệt giữa các nước. Thực tế này khiến mô tả đặc tính ở cấp di truyền rất khó khăn. đối với quản lý bền vững, cần xem xét và hiểu đa dạng ở cấp độ loài cũng như trong và giữa các giống.

10. các tính năng chính của chính của nguồn tài nguyên di truyền động vật bao gồm:

• đa dạng nguồn tài nguyên di truyền động vật là rất cần thiết cho việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người về lương thực và an ninh sinh kế. các nguồn tài nguyên này góp phần đáp ứng nhu cầu của con người về thịt, sữa và các sản phẩm sữa, trứng, chất xơ, quần áo, nơi ở tạm thời và lâu dài, phân bón và nhiên liệu, năng lượng dự thảo, hỗ trợ săn bắn, và sản phẩm bán. đa dạng di truyền xác định không chỉ đặc điểm chức năng và sản xuất của giống vật nuôi, mà còn khả năng thích ứng với nhiều môi trường khác nhau, bao gồm nguồn lương thực và nước, khí hậu và dịch bệnh. nguồn Tài nguyên Di truyền động vật đa dạng - đặc biệt là ở các nước đang phát triển - là tối quan trọng đối với phát triển kinh tế. Khoảng 70 phần trăm người nghèo ở các vùng nông thôn trên thế giới phụ thuộc vào chăn nuôi cho một phần sinh kế. đa dạng di truyền, và khả năng thích ứng do đa dạng của các loài và giống đó đối với các điều kiện khắc nghiệt như hạn hán, ẩm độ, nhiệt độ nóng và lạnh, giúp con người sống được ở một số khu vực khắc nghiệt nhất trên thế giới, từ bắc cực tới các vùng núi cực nóng và cực khô, những khu vực không phụ thuộc vào cây trồng.

• hơn 7.000 quần thể giống động vật trong nước là do nông dân và người chăn nuôi phát triển trong các môi trường khác nhau trong 12.000 năm từ khi thuần hoá các loài vật nuôi đầu tiên. hiện nay những giống này đại diện cho nhiều sự kết hợp gen độc đáo. vì vậy, tất cả các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp là kết quả của sự can thiệp của con người: các tài nguyên này đã được người chăn nuôi

Phần I

Page 16: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

8

lựa chọn và cải thiện từ thuỷ tổ ngành nông nghiệp, đã phát triển cùng với các nền kinh tế, văn hoá, các hệ thống kiến thức, và các nền văn minh. Khác với đa dạng sinh học hoang dã, tài nguyên động vật nuôi cần con người quản lý liên tục và thích ứng với bản chất đặc trưng của từng loài.

• về mặt tiềm năng đóng góp to lớn đối với giảm đói nghèo và phát triển bền vững, tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp chưa được bảo tồn và sử dụng tối ưu.

• hầu hết các nước phụ thuộc lẫn nhau về tài nguyên di truyền động vật. gen, kiểu gen, và quần thể động vật trải khắp thế giới từ thời cổ đại, thông qua sự khuếch tán nông nghiệp và vai trò quan trọng của vật nuôi đối với di cư của con người. động vật là phương tiện chuyên chở và thương mại ở nhiều khu vực. các nguồn tài nguyên di truyền động vật tiếp tục được nông dân và người chăn nuôi phát triển và cải thiện, cả trong và ngoài các khu vực thuần hoá tập trung. hơn nữa, các nguồn tài nguyên di truyền động vật đã được trao đổi liên châu lục và đại dương một cách có hệ thống trong 500 năm vừa qua, khiến mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc. về mặt toàn cầu, hầu hết các hệ thống sản xuất lương thực và nông nghiệp trên toàn thế giới phụ thuộc vào chăn nuôi gia súc, gia cầm vốn được thuần hoá ở địa điểm khác và các giống đã được phát triển ở các nước với vùng lãnh thổ khác. cần xem xét những tính năng đặc trưng của các loài động vật nuôi nhằm đảm bảo việc chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích phát sinh từ tài nguyên, và nhằm phát triển các chính sách trong tương lai và các biện pháp quản lý.

• hầu hết các nguồn tài nguyên di truyền động vật hiện được nông dân, người chăn gia súc, và cộng đồng duy trì in situ như một phần của hệ sinh thái nông nghiệp, kinh tế, và văn hoá. động vật nuôi thường đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, văn hoá, tôn giáo, truyền thống, và thông lệ xã hội. Thêm vào đó, thực phẩm có nguồn gốc động vật có chức năng kinh tế xã hội và văn hoá hết sức to lớn trong nhiều xã hội, cũng như đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, thực phẩm và chế độ ăn uống.

• các nguồn tài nguyên vật nuôi tiếp tục có vai trò quan trọng về xã hội, văn hoá, và cấu trúc trong các cộng đồng bản xứ và địa phương: Tầm quan trọng về mặt văn hoá của động vật là một yếu tố quan trọng của bảo tồn in situ. vai trò quan trọng của người chăn nuôi và các cộng đồng địa phương đối với việc công nhận sử dụng và phát triển các nguồn tài nguyên vật nuôi. Ở một số nước, người chăn nuôi có quyền lợi cụ thể tuân theo luật pháp quốc gia, hoặc quyền lợi truyền thống đối với các tài nguyên này.

• các giống vật nuôi có chức năng sinh thái nông nghiệp thiết yếu, chẳng hạn như chu kỳ dinh dưỡng, phát tán hạt giống, và duy trì môi trường sống. các nguồn tài nguyên di truyền động vật và các hệ thống quản lý động vật là một phần của hệ sinh thái và tình trạng sản xuất trên toàn thế giới. bằng cách di chuyển đàn gia súc theo mùa, người chăn thả kết nối các hệ sinh thái khác nhau. hệ thống sản xuất trên đất liền bao gồm cả thành phần cây trồng và động vật cần phối hợp quản lý các thành phần đa dạng sinh học, bao gồm đất, cây trồng, bãi chăn thả và đồng cỏ, cây trồng làm thức ăn gia súc, và động vật hoang dã.

• Mức độ và tốc độ mất mát tài nguyên di truyền động vật là không dễ ước lượng, mặc dù quá trình chuẩn bị bản báo cáo định hướng quốc gia

Page 17: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

9

Cơ sở lý luận

Phần I

hiện trạng nguồn Tài nguyên Di truyền động vật Thế giới đã bắt đầu định hình toàn cảnh các nguồn tài nguyên di truyền động vật. việc thiếu thông tin gây cản trở cho việc quyết định các đối tượng cần bảo tồn và phát triển cũng như cách sử dụng nguồn vốn có hạn. cơ sở đo lường sự thay đổi vẫn chưa rõ ràng,phương pháp mô tả, kiểm kê, và giám sát chưa được thích ứng phù hợp nhằm thiết lập các hướng dẫn tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên, có dấu hiệu nhiều giống đã tuyệt chủng, ngày càng nhiều nhiều giống sẽ bị mất nếu các nước không nhanh chóng triển khai các biện pháp bảo tồn. Mặc dù một số quốc gia có công nhận sự cần thiết của việc bảo tồn tài nguyên di truyền động vật quốc gia, phản ứng toàn cầu cho đến nay vẫn còn rời rạc và không đầy đủ. cụ thể, nhiều giống địa phương, đặc biệt là những giống do nông dân nghèo nuôi giữ trong môi trường khắc nghiệp ở các nước đang phát triển, vẫn chưa được mô tả đặc tính đầy đủ. những quần thể động vật này có thể có tính trạng thích nghi có giá trị, và nếu bị tuyệt chủng trước khi được nghiên cứu rõ, nhiều giá trị đáng kể sẽ bị mất đi mãi mãi.

• các hệ thống sản xuất truyền thống cần động vật đa năng, mặc dù kém năng suất hơn so với các giống sản lượng cao nhưng có thể có những tính trạng đặc biệt có giá trị cao. nông nghiệp hiện đại đã phát triển các giống chuyên dụng, tối ưu hoá một số tính trạng sản xuất nhất định. người chăn nuôi ngày nay đã đạt tăng trưởng năng suất vượt bậc với các hệ thống sản xuất đầu vào cao. chăn nuôi hiện đang đóng góp khoảng 30% sản xuất nông nghiệp nội địa ở các nước đang phát triển, và dự kiến tăng tới 39% trước năm 2030. chỉ 14 trong số hơn 30 loài động vật có vú và loài chim cung cấp 90% thực phầm từ động vật cho con người. năm loài vật nuôi chính: bò, cừu, dê, lợn, gà, cung cấp phần lớn sản phẩm thực phẩm, trong số các loài đó có một số lượng nhỏ các loài xuyên biên giới là lý do chính cho việc tăng tỷ lệ sản lượng. Quá trình này khiến cơ sở di truyền loài bị thu hẹp, và nhiều giống khác đang bị loại bỏ do xu hướng thị trường. đối với các giống thương mại, áp lực chọn lọc cao dẫn tới cận huyết, giảm sự đa dạng di truyền với các nguy cơ tiềm tàng về an ninh lương thực hiện nay và trong tương lai. các chương trình và chính sách giống cần xem xét các biến dị di truyền rộng rãi trong quần thể và giống cần thiết trong việc phát triển sản xuất chăn nuôi nhằm đáp ứng những thách thức trong tương lai. các chương trình chọn lọc bền vững cần đánh giá thường xuyên các biến đổi di truyền và điều chỉnh các mục tiêu chọn lọc.

• các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước và quốc tế hiếm khi nhận thức được những đóng góp đa dạng và đáng kể của các nguồn tài nguyên di truyền động vật đối với lương thực và nông nghiệp, cũng như các quyền lợi truyền thống có thể có ở cấp quốc gia của người nuôi giữ. việc sử dụng bền vững và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật đã, và nói chung vẫn tiếp tục là ưu tiên thấp trong việc phát triển nông nghiệp, môi trường, thương mại, và chính sách sức khoẻ con người và động vật. hậu quả là thiếu đầu tư vào phát triển thể chế và xây dựng năng lực cần thiết.

• Quản lý tài nguyên di truyền động vật là một nhiệm vụ phức tạp, cần thiết nhằm đối phó với những vấn đề cụ thể về nguồn lực (ví dụ như chọn lọc, hay bảo tồn giống) và về các vấn đề liên ngành, ví dụ như biện pháp, phát triển, và tiêu chuẩn thương mại về thú y, cũng như quản lý

2 Fao đã liên hệ các quần thể giống có thể thuộc một cơ sở gen (genepool) chung và do đó có thể được coi là cùng một giống. những giống này được gọi là “các giống xuyên biên giới.” các giống xuyên biên giới khu vực được ghi nhận ở một số nước của một khu vực, và các giống xuyên biên giới quốc tế được ghi nhận ở từ hai vùng trở lên. chúng tôi dự tính rằng việc sử dụng thuật ngữ “giống xuyên biên giới” không ảnh hưởng đến chủ quyền của các nước trong khu vực pháp lý quốc gia của họ.

Page 18: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

10

môi trường. hơn nữa, những trách nhiệm quản lý được chia sẻ giữa các ngành và các tổ chức quốc gia và quốc tế.

11. can thiệp quy hoạch chiến lược nhằm bảo tồn, sử dụng, và phát triển tài nguyên di truyền động vật là rất cần thiết, nhưng các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức phức tạp trong việc xem xét phương pháp xây dựng các chính sách quốc gia và quốc tế có liên quan. Tăng cường năng lực ở tất cả các cấp là một yếu tố quan trọng trong Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật. Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật nhằm mục đích thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể thực tế, có hệ thống, và hiệu quả, thích ứng hài hoà sự phát triển của các tổ chức, nhân lực, các khuôn khổ hợp tác, và huy động nguồn lực.

12. các hoạt động liên quan trọng việc bảo tồn in situ, và việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp cho đến nay phần lớn vẫn chỉ được theo đuổi mà không có mối liên kết và điều hành thoả đáng: Mục tiêu của Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật là nhằm cải thiện tình hình trên. việc mất mát một số giống địa phương là không thể tránh khỏi do những thay đổi liên tục trong hệ thống sản xuất chăn nuôi ở các nước đã và đang phát triển, và nguồn tài nguyên để bảo tồn có hạn. Tuy nhiên, để quá trình bảo tồn diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên và không có giám sát là chấp nhận rủi ro chưa được đánh giá nhưng dễ mất mát tài nguyên di truyền có giá trị lâu dài lớn. các quốc gia và cộng đồng quốc tế nên có ý thức về những tổn thất có thể xảy ra,cần thảo luận và thống nhất về những thiệt hại có thể chấp nhận được, và về các nguồn đầu tư cần thiết nhằm duy trì và bảo tồn những động vật thiết yếu cho đa dạng di truyền. cộng đồng nghiên cứu quốc tế cần cung cấp hướng dẫn khoa học cho các quyết định chiến lược trong điều kiện thông tin không tối ưu.

13. Trong hầu hết các nước, cơ sở nguồn lực tài chính và nhân lực cho bảo tồn in -situ, ex -situ, và việc sử dụng tốt các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp còn chưa đủ, và có nhiều khoảng trống và hoạt động không hiệu quả. ngoài ra, năng lực và hoạt động của các quốc gia và khu vực nhằm giải quyết các vấn đề về tài nguyên di truyền động vật vẫn đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật sẽ cung cấp một khuôn khổ được cộng đồng quốc tế thoả thuận nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả tổng thể của các nỗ lực Quốc gia, Khu vực, và Quốc tế cho việc sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tài chính thoả đáng.

Mục tiêu và chiến lược của Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền Động vật

14. Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật dự kiến sẽ là một kế hoạch vô hạn định, với khung thời gian đầu là mười năm, với các quy định về sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật ở cấp quốc gia, khu vực, và toàn cầu.

15. các mục tiêu chính của Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật là:

• nhằm thúc đẩy việc sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên di truyền động vật, vì an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững, và vì cuộc sống con người trong tất cả các nước;

• nhằm đảm bảo việc bảo tồn đa dạng tài nguyên di truyền động vật quan

Page 19: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

11

Cơ sở lý luận

Phần I

trọng, cho các thế hệ hiện tại và tương lai, và ngăn chặn sự mất mát ngẫu nhiên của các nguồn tài nguyên quan trọng này;

• nhằm thúc đẩy chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp, và công nhận vai trò của tri thức truyền thống, đổi mới, và các phương pháp liên quan tới bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền động vật, và, khi đã phù hợp, đưa ra các chính sách và biện pháp, lập pháp hiệu quả, thực thi.

• nhằm đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi và người nông dân, cả cá nhân và tập thể, trong khuôn khổ các pháp luật quốc gia tiếp cận vật liệu di truyền, thông tin, công nghệ, nguồn lực tài chính, kết quả nghiên cứu,hệ thống tiếp thị, và tài nguyên thiên nhiên, để họ có thể tiếp tục quản lý và cải thiện nguồn tài nguyên di truyền động vật, và hưởng lợi từ kết quả phát triển kinh tế;

• nhằm thúc đẩy phương pháp tiếp cận sinh thái nông nghiệp sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền động vật;

• nhằm hỗ trợ các quốc gia và tổ chức chịu trách nhiệm quản lý các nguồn tài nguyên di truyền động vật để thiết lập, triển khai, và thường xuyên xem xét các ưu tiên quốc gia cho vấn đề sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật;

• nhằm tăng cường các chương trình quốc gia và nâng cao năng lực thể chế - đặc biệt là ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi - và phát triển các chương trình khu vực và quốc tế có liên quan; các chương trình như vậy cần bao gồm giáo dục, nghiên cứu và đào tạo nhằm giải quyết các vấn đề kiểm kê, giám sát, bảo tồn, phát triển, và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên di truyền động vật;

• nhằm thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và gây chú ý, quan tâm của chính phủ và các tổ chức quốc tế có liên quan tới nhu cầu sử dụng bền vững và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật.

16. Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật được dựa trên giả định rằng các quốc gia về cơ bản phụ thuộc lẫn nhau về tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp, và hợp tác quốc tế đáng kể là cần thiết. Trong bối cảnh này, Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật đã được phát triển trên cơ sở của các tham số và điều kiện sau đây:

• đa dạng tài nguyên di truyền động vật sẽ đảm bảo ngành chăn nuôi có khả năng đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường và hoàn cảnh môi trường, bao gồm biến đổi khí hậu và các bệnh mới. người nông dân và người chăn gia súc, gia cầm cần các giống vật nuôi đáp ứng được nhu cầu địa phương và tạo việc làm trong các cộng động nông thôn, và có khả năng thích nghi với nhiều yếu tố sinh học và phi sinh học, bao gồm điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi, bệnh ký sinh trùng, và các yếu tố bệnh khác. hơn nữa, vật nuôi cung cấp một nguồn thực phẩm quan trọng khi mất mùa.

• Do tính phụ thuộc lẫn nhau,nên bảo tồn đa dạng tài nguyên di truyền động vật tại các quốc gia trên toàn thế giới làm giảm rủi ro trên cấp độ toàn cầu và tăng cường an ninh lương thực toàn cầu.

Page 20: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

12

• việc mô tả đặc tính và kiểm kê tài nguyên di truyền động vật, và việc giám sát thường xuyên các quần thể động vật đối với biến dị, là thiết yếu cho các chiến lược và chương trình cải thiện giống, cho các chương trình bảo tồn, và cho việc lập kế hoạch dự phòng nhằm bảo vệ tài nguyên có giá trị có nguy cơ bị ảnh hưởng.

• việc khảo sát, đánh giá động vật và ghi chép năng suất là rất cần thiết cho việc tiếp tục cải tiến tài nguyên di truyền động vật. các nhà chọn giống và các tổ chức chọn giống công và tư, và nhu cầu thị trường, đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực này. Ở nhiều quốc gia, vấn đề này chưa có nỗ lực giải quyết, ngoại trừ một vài giống nhất định.

• việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền động vật đòi hỏi cách tiếp cận hỗn hợp các nỗ lực in situ và ex situ. Một nhận thức phổ biến rằng, do sự xói mòn nhanh chóng của các nguồn tài nguyên di truyền, các chiến lược bảo tồn ex situ hiệu quả và tiết kiệm cần được triển khai trong tương lai gần, nhằm bổ sung cho bảo tồn in situ. Một phương pháp tiếp cận là quy hoạch tổng thể về bảo tồn và sử dụng cần xác định các ưu tiên chiến lược ở cấp độ trang trại, cộng đồng, tổ chức chọn giống, cấp quốc gia và quốc tế nhằm đạt được hiệu quả tối đa. cách tiếp cận này cũng cần phải bảo tồn bền vững.

• người chăn nuôi gia súc, nông dân, và người chọn giống, cả cá nhân và tập thể, các cộng đồng bản địa và địa phương, đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn in situ và phát triển nguồn tài nguyên di truyền động vật. điều quan trọng là cần hiểu rõ và hỗ trợ vai trò của họ trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của kinh tế xã hội, để họ có thể đóng vai trò chức năng hiệu quả trong quản lý in situ cũng như chia xẻ công bằng và bình đẳng những lợi ích phát sinh từ việc sử dụng tài nguyên. Một số bên ảnh hưởng và bên liên quan có thể giúp các nhà nuôi giữ gia súc và cộng đồng làm nhiệm vụ này đó là: các nhà nghiên cứu, cơ quan khuyến nông, khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, và các hợp tác xã địa phương.

• Một loạt các giống vật nuôi cung cấp các dịch vụ sinh thái quan trọng trong một số môi trường hoàn cảnh nhất định, đặc biệt là các hệ sinh thái chăn thả; đây thường là một động lực lớn thúc đẩy bảo tồn in situ. những liên kết giữa các giống và môi trường hoàn cảnh như vậy cần được duy trì và quản lý tốt hơn, thông qua các chính sách và chiến lược sử dụng đất thích hợp. họ hàng hoang dã của các loài động vật nuôi, và các giống hoang dã, cũng cần được bảo vệ.

• việc quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên di truyền động vật ở tất cả các cấp, phụ thuộc vào các bên liên quan có sẵn sàng tham gia đầy đủ hay không. cần có các quá trình tham gia thích hợp đảm bảo lợi ích của các bên liên quan được tôn trọng và cân bằng.

Page 21: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

1313

The Strategic Priorities for Action

17 The Strategic Priorities for Action contain the following four Strategic Priority Areas:

Strategic Priority Area 1: Characterization, Inventory and Monitoring of Trends and Associated RisksThe actions provide a consistent, efficient and effective approach to the classification of animal genetic resources, and to assess trends in and risks to animal genetic resources.

Strategic Priority Area 2: Sustainable Use and Development The actions are to ensure sustainability in animal production systems, with a focus on food security and rural development.

Strategic Priority Area 3: ConservationThe actions focus on steps needed to preserve genetic diversity and integrity, for the benefit of current and future generations.

Strategic Priority Area 4: Policies, Institutions and Capacity-buildingThe actions directly address the key questions of practical implementation, through coherent and synergistic development of the necessary institutions and capacities.

18 The relative priority or importance of each Strategic Priority Area and associated actions may differ significantly for countries and regions. The relative weight applied will depend on the resources themselves (species and breeds), the production systems and environments involved, current management capacities, and programmes underway for the management of animal genetic resources.

19 There is a uniform presentation within each Strategic Priority Area:

• The Introduction outlines the needs, on the basis of Country Reports and other information generated in the preparatory process.

• The Long-term goal states the final outcome to be reached by implementing the proposed actions. In implementing the Global Plan of Action for Animal Genetic Resources, measurable and time-bound goals may be developed, to help the international community to judge progress and successes.

20 Each Strategic Priority Area contains a set of Strategic Priorities. For each Strategic Priority:

• The Rationale draws upon the findings of the preparatory process, and summarizes the reasons why this is a priority.

• The individual Actions propose logical steps to achieve the desired outcomes or improvements in current conditions.

21 Some of the actions will clearly need to involve specific institutions or constituencies. These are not always mentioned by name in the text. The lack of reference to such key partners does not imply their exclusion.

Part IIPhần II

17. các ưu tiên chiến lược hành động bao gồm bốn lĩnh vực ưu tiên chiến lược sau đây:

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 1: Mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát Xu hướng và rủi ro liên quan

cung cấp cách tiếp cận phù hợp, hiệu quả, và hữu hiệu nhằm phân loại các nguồn tài nguyên di truyền động vật, và nhằm đánh giá xu hướng và rủi ro đối với các nguồn tài nguyên di truyền động vật.

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 2: Sử dụng và Phát triển bền vững

nhằm đảm bảo tính bền vững của các hệ thống sản xuất sản phẩm động vật với trọng tâm vào an ninh lương thực và phát triển nông thôn.

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 3: bảo tồn

Trọng tâm vào các bước cần thiết nhằm bảo tồn đa dạng và toàn vẹn tiềm năng di truyền, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai.

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 4: chính sách, Thể chế, và Tăng cường năng lực

Trực tiếp giải quyết những vấn đề thiết yếu về triển khai thực tiễn, bằng cách phát triển kết hợp và chặt chẽ của các tổ chức và năng lực cần thiết.

18. ưu tiên hay tầm quan trọng tương đối của mỗi Khu vực ưu tiên chiến lược và các hoạt động liên kết khác đáng kể tuỳ quốc gia và khu vực. Mức độ tương đối cần áp dụng sẽ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên (loài và giống), các hệ thống sản xuất và môi trường có liên quan, năng lực quản lý hiện hành, và các chương trình quản lý tài nguyên di truyền động vật.

19. cách trình bày thống nhất trong từng Khu vực ưu tiên chiến lược:

• phần giới thiệu tóm tắt các nhu cầu, trên cơ sở báo cáo Quốc gia và các thông tin khác thu thập được trong quá trình chuẩn bị báo cáo.

• phần Mục tiêu dài hạn nêu kết quả cuối cùng cần đạt được bằng cách triển khai các hoạt động được đề xuất. Trong quá trình triển khai Kế hoạch hành động cần phát triển các mục tiêu có thể đo lường được và có ràng buộc thời gian nhằm giúp cộng đồng quốc tế cố thể đánh giá các bước tiến bộ và thành tựu đạt được.

20. Mỗi lĩnh vực ưu tiên chiến lược bao gồm một nhóm ưu tiên chiến lược. đối với mỗi ưu tiên chiến lược:

• phần cơ sở lý luận được rút ra từ các kết quả của quá trình chuẩn bị, và tóm tắt những lý do vì sao đưa ra ưu tiên chiến lược này.

• Từ hành động cụ thể, đề xuất của các nước hợp lý nhằm đạt được những kết quả hoặc cải tiến mong muốn trong điều kiện hiện tại.

21. Một số hành động sẽ cần sự tham gia của một số tổ chức hoặc nhóm khách hàng nhất định. những tổ chức và nhóm này không phải luôn được đề cập trong văn bản. nếu các bên liên quan này không được nhắc đến không có nghĩa là họ không được tham gia.

Ưu tiên chiến lược hành độngPhần II

Page 22: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

14

giới thiệu

22. hiện trạng các hoạt động mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan tới nguồn tài nguyên di truyền động vật thay đổi tuỳ thuộc mỗi quốc gia. Một số quốc gia không có dữ liệu hay hệ thống thông tin tài nguyên di truyền động vật, và các nước khác có những hệ thống nhưng đòi hỏi nhiều cải tiến đáng kể. vấn đề này gây khó khăn phức tạp cho việc giám sát toàn cầu đối với các xu hướng và rủi ro liên quan đến các nguồn tài nguyên này.

23. việc hiểu biết về đa dạng, phân phối, mô tả đặc tính cơ bản, so sánh năng suất, và hiện trạng của nguồn di truyền động vật ở mỗi quốc gia là cần thiết cho việc sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên. Kiểm kê toàn diện toàn quốc, cùng với giám sát định kỳ đối với xu hướng và rủi ro liên quan, là một yêu cầu cơ bản trong việc quản lý hiệu quả tài nguyên di truyền động vật. nếu không có thông tin đó, một số quần thể giống cùng những tính trạng đặc thù có thể suy giảm đáng kể hoặc bị mất hoàn toàn, trước khi các giá trị này được ghi nhận và các biện pháp bảo tồn được triển khai.

24. hiểu biết tốt các đặc điểm giống là cần thiết nhằm hướng dẫn các quyết định trong phát triển chăn nuôi và các chương trình nhân giống. các nhà hoạch định chính sách cần sử dụng thông tin kiểm kê và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan, nhằm xác định các hoạt động bảo tồn, trong khi người nông dân sử dụng kết quả mô tả đặc tính xác định các giống có thể nuôi trong điều kiện sản xuất hiện hành. phân tích so sánh năng suất của các giống bản địa và nhập nội - cho cả sản xuất và tính trạng chức năng - là cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược. nếu không có những phân tích như vậy, việc phát triển giống địa phương có thể bị bỏ qua và việc nhập các giống ngoại cùng với việc lai tạo không chọn lọc sẽ dẫn tới xói mòn các giống địa phương.

25. Một khó khăn trong việc hoàn thành kiểm kê giống vật nuôi toàn quốc là do hầu hết các quần thể không không tương ứng với các khái niệm giống được ghi chép và không phải là giống thuần với các tính trạng ổn định có thể xác định được, mà là kết quả của nhiều phép lai từ nhiều nguồn gốc khác nhau. cần nghiên cứu thêm nhằm đánh giá các phương pháp tiếp cận tối ưu trong việc đối phó với những quần thể không mô tả được.

26. có một sự tồn tại nhu cầu cần thiết rõ ràng về dữ liệu và các hệ thống thông tin, tiêu chuẩn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ dữ liệu và thông tin về hiện trạng giống giữa các nước và khu vực. đây là điều cần thiết cho việc hợp lý hoá hiện trạng giống trên toàn cầu, và nhằm hỗ trợ việc thiết lập các ưu tiên bảo tồn trên tầm mức quốc gia. Ở nhiều vùng, những khoảng trống trong dữ liệu và thông tin về hiện trạng giống, hoặc những trở ngại đối với việc chia sẻ dữ liệu và thông tin trong và giữa các quốc gia, gây cản trở việc hợp tác phát triển giống xuyên biên giới.

Mục tiêu dài hạn

cải thiện hiểu biết hiện trạng, xu hướng và rủi ro liên quan, và đặc điểm của tất cả các khía cạnh và thành phần của tài nguyên di truyền động vật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giúp đưa ra quyết định về sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên.

Mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 1

Page 23: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

15

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

kiểm kê và mô tả đặc tính tài nguyên di truyền động vật, giám sát các xu hướng và rủi ro liên quan, và thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và sự phản ứng ở từng quốc gia.

Ưu tiên chiến lược 1

cơ sở lý luận

Xói mòn di truyền là một vấn đề quốc gia và quốc tế, và một số giống vật nuôi có nguy cơ bị tuyệt chủng. hiện trạng Tài nguyên Di truyền động vật Thế giới là cái nhìn tổng quan đầu tiên về đa dạng, hiện trạng, và xu hướng tài nguyên di truyền động vật, và năng lực quản lý các tài nguyên ở tầm quốc gia, khu vực, và quốc tế. Dữ liệu quốc gia và hệ thống thông tin về tài nguyên di truyền động vật còn kém phát triển. Kiểm kê, giám sát các xu hướng và rủi ro liên quan, và mô tả đặc tính cần được củng cố và duy trì nhằm hỗ trợ việc xác định các ưu tiên trong bảo tồn và các chương trình nhân giống chiến lược. Trong một số trường hợp nhất định - xung đột vũ trang, dịch bệnh, hạn hán, và các trường hợp khẩn cấp về môi trường khác - các mối đe doạ tới tài nguyên di truyền động vật có thể là bất ngờ và cần phản ứng nhanh. giám sát rủi ro theo quốc gia sẽ có tác dụng hỗ trợ rất nhiều trong việc thiết lập hệ thống cảnh báo sớm cùng với cơ chế phản ứng, ở mức độ quốc gia, khu vực, và toàn cầu.

hoạt động

1. Triển khai và hoàn thành kiểm kê địa điểm hiện trạng quần thể, xu hướng, và đặc điểm các nguồn tài nguyên di truyền động vật.

2. Mở rộng mô tả đặc tính và giám sát các xu hướng và rủi ro tới tài nguyên di truyền động vật.

3. Khuyến khích thành lập hệ thống trách nhiệm và cơ sở hạ tầng cho các cơ quan giám sát các xu hướng về tài nguyên di truyền động vật (ví dụ quy mô quần thể và đa dạng di truyền), bao gồm nhận dạng, đăng ký, và hệ thống hệ phả.

4. Thúc đẩy phương pháp tiếp cận mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát xu hướng và rủi ro có liên quan, tạo điều kiện hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm cả người chăn nuôi và các nhà nghiên cứu.

5. Triển khai các hoạt động giám sát hợp tác quốc tế đối với các xu hướng và rủi ro liên quan, kiểm kê và mô tả đặc tính giữa các quốc gia có giống xuyên biên giới và có hệ thống sản xuất tương tự nhau.

6. Tăng cường hệ thống và mạng lưới thông tin toàn cầu và khu vực nhằm kiểm kê, giám sát, và mô tả đặc tính. ví dụ, hệ thống Thông tin đa dạng động vật nuôi (DaD-iS) và ngân hàng Dữ liệu Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp cần được tăng cường nhằm thu thập, đánh giá, và tóm tắt thông tin từ các cơ sở dữ liệu và hệ thống giám sát quốc gia, rồi phân phối thông tin này, nêu bật các mối đe doạ và các nhu cầu cần thiết phát sinh.

7. Thiết lập hoặc tăng cường hệ thống cảnh báo và phản ứng nhanh đối với các mối đe doạ tới các giống hiện có, bằng cách phát triển các cơ chế giám sát rủi ro cấp quốc gia, khu vực, và quốc tế, và ghi nhận các chỉ tiêu cảnh báo sớm trong các cơ sở dữ liệu hiện có.

Kiểm kê và mô tả đặc tính tài nguyên di truyền động vật, giám sát các xu hướng và rủi ro liên quan, và thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và sự phản ứng ở từng quốc gia.

Page 24: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

16

Xây dựng các tiêu chuẩn và giao thức kỹ thuật quốc tế cho mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát các xu hướng và rủi ro liên quan

Ưu tiên chiến lược 2

cơ sở lý luận

Khả năng thích ứng liên quốc gia của dữ liệu là rất cần thiết cho việc theo dõi các xu hướng và rủi ro đối với tài nguyên di truyền động vật ở cấp khu vực và toàn cầu, đặc biệt là các quần thể xuyên biên giới, và việc thiết lập và xem xét lại các ưu tiên bảo tồn, cũng như việc xác định các nguồn tài nguyêin d truyền thiết yếu cho chiến lược chăn nuôi các quần thể trên. điều này đòi hỏi sự phát triển và sử dụng các phương pháp và phương thức chuẩn hoá về mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát các xu hướng và rủi ro liên quan. điều này sẽ tạo điều kiện phối hợp báo cáo quốc gia trong các diễn đàn quốc tế liên quan. ngoài ra, còn tồn tại hợp tác trong nghiên cứu mô tả đặc tính, tăng cường phối hợp nghiên cứu hiện có, và cải thiện sự phân bổ của các kết quả nghiên cứu đặc tính. việc phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát tài nguyên di truyền động vật cần xem xét các quy trình hiện hành có liên quan.

hoạt động

1. Xây dựng một thoả thuận chung về những tiêu chuẩn tối thiểu và chỉ số đa dạng di truyền động vật, bao gồm cả phương tiện đánh giá hiện trạng sự đe doạ, và phương pháp đánh giá các yếu tố môi trường, kinh tế xã hội, và văn hoá liên quan tới quản lý nguồn tài nguyên di truyền động vật.

2. Xây dựng các tiêu chuẩn và giao thức kỹ thuật cho mô tả đặc tính kiểu hình và mô tả đặc tính phân tử, bao gồm các phương pháp đánh giá tính trạng định lượng và định tính, sử dụng yếu tố dinh dưỡng, thức ăn, tính trạng di truyền, và xác định giá trị kinh tế. điều này giúp đánh giá so sánh năng suất giống trong nhiều môi trường sản xuất khác nhau.

3. Xây dựng các giao thức giám sát các xu hướng và rủi ro liên quan, và mô tả đặc tính của các giống địa phương do các cộng đồng bản địa và địa phương và người chăn nuôi quản lý.

4. Tăng cường nghiên cứu và phát triển các phương pháp mô tả đặc tính, đánh giá, định giá, và so sánh giống. Xây dựng các giao thức đa khả năng cho các hệ thống thông tin.

Page 25: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

17

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

Sử dụng và Phát triển bền vững

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 2

giới thiệu

27. vấn đề an ninh lương thực và phát triển bền vững đang lớn hơn bao giờ hết. việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có, cùng với những công nghệ thích hợp và cải tiến quản lý sẽ tạo điều kiện tốt nhằm tăng cường sản xuất và cải thiện thu nhập của người sản xuất, đồng thời tránh được sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (bao gồm cả nguồn tài nguyên di truyền) và giảm thiểu chất thải và ô nhiễm môi trường.

28. Trong vòng 50 năm qua, ở các nước phát triển nhất và một số nước đang phát triển, đã có những tiến bộ cực kỳ nhanh chóng trong việc phát triển kỹ thuật chọn giống và sản xuất cho những loài và giống gia súc, gia cầm cung cấp thực phẩm chủ yếu, trong vòng 50 năm qua. chọn lọc cường độ cao và cải tiến chăn nuôi dẫn tới tăng sản lượng thịt, sữa, trứng trong các hệ thống sản xuất, cung cấp các giống chuyên dụng sử dụng nguồn thức ăn phong phú, chất lượng cao, và các đầu vào khác, cũng như dùng vốn đầu tư để giảm nhẹ các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất (như khí hậu không thuận lợi và bệnh dịch). Sự tiến bộ nhanh chóng - tăng trung bình 2% mỗi năm - là một chỉ báo mạnh mẽ về tiềm năng đóng góp tài nguyên di truyền động vật vào an ninh lương thực và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, những nỗ lực phát triển hiện nay tập trung chủ yếu vào sản xuất ngắn hạn mà không có đánh giá chiến lược về những hậu quả lâu dài. Tác động môi trường rộng lớn hơn của các hệ thống sản xuất thâm canh, và việc suy giảm đa dạng di truyền trong và giữa các giống thường bị bỏ qua.

29. Trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển, khi đối mặt với nhu cầu cung cấp lương thực cho người dân, đã tập trung đầu tư và chính sách vào các hệ thống đầu vào cao, sử dụng giống ngoại nhập, thay vì xây dựng các chương trình dài hạn nhằm cải thiện di truyền các giống địa phương. việc sử dụng giống ngoại nhập là hợp lý trong điều kiện quản lý phù hợp với các hệ thống sản xuất đầu vào ngoại nhập cao, đặc biệt là gần khu vực đô thị, nơi có nhu cầu sản phẩm động vật ngày càng cao, và nơi có thể nguồn cung đầu vào và dịch vụ tốt. Tuy nhiên, ở vùng nông thôn, nông dân và người chăn nuôi thường phải đối mặt với khó khăn trong việc đảm bảo nguồn thức ăn bổ sung và các yếu tố đầu vào cao cần thiết cho các giống ngoại nhập. hơn nữa, các giống nhập khẩu thường sinh sản thấp, không thích nghi với môi trường địa phương bằng các giống bản địa. Do đó, cần quan tâm tới việc sử dụng và phát triển bền vững giống địa phương trong các hệ thống sản xuất đầu vào thấp hoặc trung bình. việc xem xét lựa chọn duy trì và phát triển các hệ thống sản xuất trong môi trường khó khăn trong sản xuất, dựa trên di truyền vật nuôi đa dụng, cần được giải quyết sâu sát.

30. đầu tư phát triển các giống vật nuôi địa phương sẽ mang lại lợi ích cho người nông dân và chăn nuôi quy mô nhỏ, nghèo tài nguyên, và sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của những khu vực nghèo nhất trong mỗi quốc gia. Tuy nhiên, một trở ngại lớn đối với phát triển các giống bản địa là việc thiếu chiến lược quốc gia, chương trình, và cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình cải tiến di truyền và chăn nuôi trong các hệ thống sản xuất dầu vào thấp. nhiều nước đang phát triển không có hội nông dân hay hiệp hội chọn giống, và người chăn nuôi, người nông dân ít có kiến thức về các phương pháp chọn giống hiện đại. các tổ chức quốc gia và cở sở nghiên cứu là cần thiết nhằm cung cấp dịch vụ về chăn nuôi động vật và thú y cho người chăn nuôi đồng thời khuyến khích tham gia đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân.

Page 26: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

18

Thiết lập và củng cố chính sách quốc gia về sử dụng bền vữngƯu tiên

chiến lược 3

cơ sở lý luận

hầu hết các quốc gia thiếu chính sách toàn diện để hỗ trợ việc duy trì và phát triển các nguồn tài nguyên di truyền động vật trong phạm vi lãnh thổ. các chính sách sử dụng bền vững cần cân bằng các mục tiêu an ninh lương thực và phát triển kinh tế với mục tiêu bền vững và thích ứng lâu dài. ngoài ra, thay đổi môi trường và kinh tế xã hội, bao gồm cả thay đổi thống kê dân số,nhân khẩu, biến đổi khí hậu và sa mạc hoá, cần chính sách và chiến lược dài hạn và trung hạn, đối với việc quản lý tài nguyên di truyền động vật. những chính sách này cũng cần xem xét những đóng góp của người chăn nuôi, người chọn giống chuyên nghiệp, và những người đóng vai trò khác trong đa dạng di truyền động vật, tôn trọng lợi ích, quyền lợi, và nghĩa vụ của các bên liên quan, và xem xét việc trao đổi, sử dụng, và chia sẻ công bằng và bình đẳng lợi ích từ tài nguyên di truyền động vật.

các chính sách về sử dụng bền vững cũng nên xem xét số lượng biến dị lớn trong và giữa các giống, cần thiết cho sản xuất chăn nuôi hiện tại và trong tương lai. Một mặt, cần duy trì sự đa dạng giống lớn trong các hệ thống sản xuất kinh tế. Sản xuất chăn nuôi bền vững cần đáp ứng các nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu tuỳ trường hợp, đồng thời thích nghi phù hợp các kiểu gen với các hệ thống sản xuất khác nhau. hầu hết các nước đều hướng tới đáp ứng tiêu dùng trong nước, trong khi một số nước khác đang tim kiếm thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm động vật. những mục tiêu này nên được xem xét khi các chương trình cải tiến di truyền bền vững được xây dựng và đánh giá. các chiến lược chọn giống linh hoạt, bao gồm cả chọn lọc và lai tạo, khi phù hợp, cần được sử dụng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và lợi nhuận của ngành chăn nuôi. các chiến lược chọn giống cần được thích nghi để đáp ứng các cơ hội sản xuất và công nghệ.

hoạt động

1. Xem xét các chính sách quốc gia về sử dụng bền vững nhằm đánh giá tác động đối với quản lý tài nguyên di truyền động vật.

2. phát triển, khi cần thiết, các chính sách quốc gia kết hợp đóng góp của tài nguyên di truyền động vật trong sử dụng bền vững, có thể bao gồm thiết lập mục tiêu chiến lược cho chọn giống và sử dụng bền vững; tiến hành đánh giá giá trị kinh tế và văn hoá của các nguồn tài nguyên di truyền động vật; và các phương pháp tiếp cận phát triển, bao gồm cả cơ chế và sự chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền động vật và kiến thức truyền thống liên quan.

Mục tiêu dài hạn

Tăng cường sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên di truyền động vật trong tất cả các hệ thống sản xuất có liên quan, đóng góp quan trọng nhằm phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo, và thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu.

Page 27: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

19

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

Thiết lập các loài quốc gia và chiến lược chương trình phát triển giống

Ưu tiên chiến lược 4

cơ sở lý luận

cần phát triển và triển khai các chiến lược chọn giống và chương trình đáp ứng nhu cầu kinh tế có thể dự đoán được về các cộng đồng nông nghiệp chăn nuôi và thị trường cho tất cả các loài và giống. các tổ chức chọn giống và các chương trình ghi nhận là rất có lợi cho các mục tiêu chăn nuôi và là rất quan trọng cho các chiến lược phát triển giống, nhưng thường còn chưa đủ. các mục tiêu chăn nuôi cần được đánh giá thường xuyên và xem xét tác động của công tác chọn lọc đối với đa dạng di truyền.

hoạt động

1. Xây dựng các chương trình quy hoạch và chọn giống dài hạn và xem xét một số yếu tố, bao gồm: những nỗ lực nhằm cải thiện giống chưa được sử dụng thoả đáng, đặc biệt là trong các hệ thống sản xuất đầu vào thấp hoặc trung bình; việc đánh giá tác động của giống ngoại nhập và việc phát triển các biện pháp giúp người sản xuất nhận ra tác động tích cực và tiêu cực; đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động chọn giống của các cộng đồng nông dân và người chăn nuôi; và việc tích hợp các phương pháp chăn nuôi cải thiện trong các chương trình phát triển tài nguyên di truyền động vật. các kế hoạch và chương trình sẽ ở tầm quốc gia, tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần hợp tác với các nước khác.

2. đánh giá các chương trình phát triển giống và sửa đổi cho phù hợp với mục đích đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội và nhu cầu của thị trường có thể dự đoán được, sử dụng các thông số khoa học và công nghệ. Thông tin về giống và hệ thống sản xuất có thể được cung cấp cho người tiêu dùng.

3. Thiết lập và phát triển cơ cấu tổ chức của các chương trình chọn giống, đặc biệt là các tổ chức giống và các chương trình chọn giống, bao gồm cả hệ thống ghi chép.

4. Kết hợp xem xét các tác động của công tác chọn lọc đối với đa dạng di truyền vào các chương trình chọn giống và phát triển các phương pháp tiếp cận nhằm duy trì độ biến dị mong muốn.

5. Thiết lập hoặc tăng cường các chương trình ghi chép nhằm theo dõi những thay đổi trong tính trạng phi sản xuất (ví dụ, y tế, phúc lợi) và điều chỉnh các mục tiêu chăn nuôi thích hợp.

6. Khuyến khích phát triểnbảo tồn tinh trùng và phôi đông lạnh từ chương trình chọn giống hiện hành nhằm đảm bảo biến dị di truyền.

7. cung cấp thông tin cho người nông dân và người chăn nuôi nhằm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tài nguyên di truyền động vật từ nhiều nguồn khác nhau.

Page 28: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

20

hỗ trợ các hệ thống sản xuất bản địa và địa phương và các hệ thống kiến thức quan trọng có liên quan nhằm duy trì và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền động vật

Ưu tiên chiến lược 6

cơ sở lý luận

hệ sinh thái nông nghiệp phụ thuộc vào thực tiễn quản lý con người, hệ thống kiến thức, chuẩn mực văn hoá, các giá trị và tín ngưỡng, cũng như các mối quan hệ xã hội và kế hoạch sinh kế. Trong một số hệ thống sản xuất, việc quản lý tài nguyên di truyền động vật, đặc biệt là bởi các cộng đồng bản địa và địa phương, có quan hệ chặt chẽ với việc quản lý các loại cây trồng, đồng cỏ, rừng, và tài nguyên sinh học khác, và việc quản lý đất và nước trong môi trường sản xuất. việc tăng năng suất nhanh chóng là do một số yếu tố sinh ra. Thiếu quy hoạch chăn nuôi tập trung có thể dẫn đến tác động tiêu cực tới sinh thái như suy thoái đất và thảm thực vật, ô nhiễm nước và biển, sử dụng không bền vững và chuyển đổi đất chăn thả. Do đó, các quyết định về quản lý và chính sách về sử dụng bền vững tài nguyên di truyền động vật phải dựa trên sự hiểu biết về môi trường và sinh kế của con người, và nỗ lực đạt được các mục tiêu an ninh lương thực và môi trường.

hoạt động

1. đánh giá xu hướng môi trường và kinh tế xã hội cần sửa đổi chính sách dài hạn trong quản lý tài nguyên di truyền động vật.

2. Tích hợp các phương pháp tiếp cận sinh thái nông nghiệp trong các chính sách và chương trình nông nghiệp và môi trường quốc gia có liên quan tới tài nguyên di truyền động vật, khi thích hợp, đặc biệt là những chương trình và chính sách về người chăn nuôi và cộng đồng nông thôn quy mô nhỏ, và những môi trường dễ bị ảnh hưởng.

3. Thiết lập mạng lưới nhằm tăng cường tương tác phối hợp giữa các bên liên quan quan trọng, các ngành khoa học và các ngành liên quan.

cơ sở lý luận

Trong thiên niên kỷ vừa qua, các loài và giống động vật đã được thuần dưỡng, phát triển và duy trì cho con người sử dụng. những nguồn tài nguyên này đã phát triển cùng với kiến thức xã hội, kinh tế, và văn hoá, và phương pháp quản lý. cần công nhận những đóng góp lịch sử của các cộng đồng bản địa và địa phương đối với đa dạng di truyền động vật, và hệ thống kiến thức quản lý các nguồn tài nguyên này, đồng thời hỗ trợ việc tồn tại liên tục của các giống trên. ngày nay, các chiến lược quản lý tài nguyên di truyền động vật tiếp tục có ý nghĩa về kinh tế, xã hội, và văn hoá, và có tầm quan trọng lớn đối với an ninh lương thực trong nhiều cộng đồng nông thôn, đặc biệt là các vùng khô và vùng miền núi. các biện pháp hỗ trợ các hệ thống đó nên xem xét các tính năng cụ thể về sinh thái, kinh tế xã hội, và văn hoá.

hoạt động

1. đánh giá giá trị và tầm quan trọng của các hệ thống sản xuất bản địa và địa phương, và xác định xu hướng và các yếu tố thay đổi có thể ảnh hưởng

Thúc đẩy các phương pháp tiếp cận sinh thái nông nghiệp nhằm quản lý tài nguyên di truyền động vật

Ưu tiên chiến lược 5

Page 29: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

21

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

đến các cơ sở di truyền, và khả năng phục hồi và tính bền vững của các hệ thống sản xuất.

2. hỗ trợ các hệ thống vật nuôi bản địa và địa phương có tầm quan trọng đối với tài nguyên di truyền động vật, bao gồm loại bỏ các yếu tố góp phần làm xói mòn di truyền. công tác hỗ trợ có thể bao gồm cung cấp dịch vụ thú y và khuyến nông, cung cấp tín dụng cho phụ nữ ở các vùng nông thôn, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên và thị trường, giải quyết các vấn đề sở hữu đất, công nhận các tập tục và giá trị văn hoá, và tăng giá trị cho các sản phẩm chuyên ngành.

3. Thúc đẩy và giúp trao đổi, tương tác, và đối thoại có liên quan giữa các cộng đồng bản địa và địa phương, các nhà khoa học, các quan chức chính phủ, và các bên liên quan khác, nhằm tích hợp tri thức truyền thống với các phương pháp tiếp cận khoa học.

4. Thúc đẩy sự phát triển của các thị trường thích hợp cho các sản phẩm có nguồn gốc từ các loài và giống bản địa và địa phương, và tăng cường các quy trình tăng giá trị cho các sản phẩm chính của các giống đó.

Page 30: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

22

bảo tồn

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 3

giới thiệu

31. Sự xói mòn tài nguyên di truyền động vật là mối đe doạ lâu năm tới an ninh thực phẩm và phát triển nông thôn. Theo hiện trạng Tài nguyên Di truyền động vật Thế giới, 20% tất cả các giống ngoại nhập có nguy cơ tuyệt chủng, tuy nhiên, hiện trạng quần thể của nhiều giống còn chưa rõ, và do đó vẫn còn có thể bị đánh giá thấp vấn đề này. hầu hết các nước đang phát triển và một số nước đã phát triển chưa thực hiện chiến lược hay chính sách bảo tồn tài nguyên di truyền động vật. nếu không có biện pháp can thiệp quy hoạch chiến lược, sử dụng cả bảo tồn in situ và ex situ, xói mòn sẽ tiếp tục xảy ra và có thể tăng tốc.

32. các yếu tố cơ bản quan trọng gây ra một số trường hợp mất mát tài nguyên di truyền động vật như sau:

• Tập trung vào một số giống sản lượng cao;

• Thiếu các chính sách thoả đáng, dẫn tới việc gạt ra các bên liên quan như người chăn gia súc, gia cầm thay đổi về kinh tế xã hội dẫn tới thay đổi hệ thống sản xuất và sinh kế, và các thảm hoạ (tự nhiên và do con người gây ra); và

• việc chuyển đổi các hệ thống sản xuất truyền thống thành các hệ thống hướng nhập nội, thường bằng cách sử dụng tài nguyên di truyền động vật nhập ngoại thay thế giống địa phương. việc lai ngoại không chọn lọc cũng có ảnh hưởng nhanh chóng tới tính toàn vẹn di truyền của các quần thể địa phương.

33. việc mất mát giống địa phương sẽ gây xói mòn văn hoá và giảm khả năng duy trì và sinh kế của cộng đồng. các thay đổi cơ cấu trong ngành chăn nuôi có thể dẫn đến những người trước đã chăn nuôi một giống nhất định không còn có khả năng chăn nuôi giống đó nữa: khi đó, cần xác định các cách khác nhằm bảo tồn giống như một phần di sản toàn cầu về tài nguyên di truyền động vật.

34. việc mất mát tài nguyên di truyền động vật làm giảm cơ hội phát triển kinh tế nông thôn ở một số nước. điều này cũng có thể có tác động tiêu cực tới xã hội và văn hoá, do lịch sử thuần hoá lâu đời và tính hiện hữu của động vật nuôi trong văn hoá cộng đồng. việc thay thế các giống bản địa có thể gây mất sản phẩm và dịch vụ ưa thích của người dân địa phương, và do đó việc bảo tồn giống địa phương cần phải được xem xét trong bối cảnh rộng của việc duy trì cộng đồng nông thôn và cơ sở kinh tế hiện tại của họ. hơn nữa, những tổn thất ở thời điểm hiện tại có thể hạn chế cơ hội phát triển trong tương lai, dựa trên các sản phẩm động vật và dịch vụ từ các giống cụ thể, có thể tăng thêm giá trị kinh tế đáng kể khi nhu cầu của người tiêu dùng trở nên đa dạng hơn.

35. Sự mất mát giống địa phương có thể có tác động tiêu cực đối với môi trường trong một số môi trường sản xuất, đặc biệt là ở các vùng khô và vùng núi. nhiều báo cáo Quốc gia cho thấy tầm quan trọng của giống địa phương trong việc quản lý cảnh quan, kiểm soát thảm thực vật, và tính bền vững hệ sinh thái chăn thả, ngăn chặn xói mòn đa dạng sinh học liên quan.

Page 31: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

23

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

Thiết lập các chính sách bảo tồn quốc giaƯu tiên chiến lược 7

cơ sở lý luận

các quốc gia có trách nhiệm bảo tồn tài nguyên di truyền động vật; tuy nhiên, hầu hết các quốc gia không có chính sách toàn diện. các chính sách này sẽ phục vụ đảm bảo việc duy trì tài nguyên di truyền động vật có giá trị sử dụng trực tiếp cho con người, bao gồm giá trị sản xuất, sinh thái, xã hội, và văn hoá, cũng như khả năng sử dụng và thích ứng trong tương lai. các tính năng sản xuất và chức năng, và năng lực quốc gia, nên được xem xét trong việc thiết lập các ưu tiên bảo tồn. Xói mòn tài nguyên di truyền động vật có nhiều yếu tố ảnh hưởng phúc tạp và không thể giải quyết bằng một giải pháp đơn giản. Kết hợp phương pháp bảo tồn ex situ và in situ là cần thiết.

36. nhiều giống có nguy cơ là ở các nước đang phát triển với năng lực và nguồn lực có hạn chế trong việc thiết kế và triển khai các chương trình bảo tồn. những giống này thường có những đặc thù di truyền cho phép sự sống còn của giống loài trong nhiều môi trường sản xuất chịu nhiều áp lực như bệnh dịch và hạn hán.

37. các biện pháp bảo tồn thích hợp cần đảm bảo rằng người nông dân và người nghiên cứu có thể sử dụng cơ sở di truyền đa dạng trong chọn giống và ng-hiên cứu. đa dạng di truyền cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết nhằm đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, sâu bệnh, và dịch bệnh bùng phát, và nhu cầu tiêu dùng mới và tăng cao. cần xem xét đầu tư chiến lược vào việc bảo tồn tài nguyên di truyền động vật nhằm ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên này.

38. Trong hầu hết các nước đang phát triển, bào tồn in situ là cách tiếp cận được ưu tiên. bảo tồn in situ cho phép các nguồn tài nguyên di truyền tiếp tục tiến hoá theo môi trường hiện hành. các biện pháp bảo tồn ex situ sẽ bổ sung cho các phương pháp tiếp cận in situ và nên được kết hợp khi phù hợp. Tuy nhiên, năng lực bảo tồn ex situ khác nhau rất nhiều giữa các nước, nhưng các nỗ lực bảo tồn tài nguyên di truyền động vật ex situ động vật nói chung còn tụt hậu so với các nỗ lực bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. việc lưu trữ vật liệu di truyền vì mục tiêu chăn nuôi là phổ biến đối với một số giống thương mại, nhưng không phải tất cả các loài. Tuy nhiên, đối với các giống địa phương, việc thu thập và lưu giữ vật liêu di truyền động vật là không đầy đủ. Trong những trường hợp đó, cần hỗ trợ việc thu thập có kế hoạch và có mục tiêu đối với tài nguyên di truyền động vật, và mở rộng hoạt động bảo tồn ex situ.

39. các tình huống khẩn cấp cho gia súc xảy ra do một số yếu tố như bệnh tật, thiên tai, xung đột vũ trang, và khủng hoảng kinh tế. Mức độ chuẩn bị đối phó với tình huống khẩn cấp của các nước là không giống nhau. Thiếu hệ thống cảnh báo sớm và nguồn lực tài chính là những khó khăn chính trong việc thiết lập cơ chế hiệu quả và nhất quán về giám sát và ứng phó khẩn cấp, và trong việc hỗ trợ nông dân và người chăn giữ nhằm khôi phục các hệ thống nông nghiệp sau thiên tai.

Mục tiêu dài hạn

bảo đảm đa dạng và tính toàn vẹn của cơ sở di truyền tài nguyên di truyền động vật bằng cách thực hiện và hài hoà các biện pháp bảo tồn tài nguyên, cả ex situ và in situ, bao gồm trong trường hợp khẩn cấp và thiên tai.

Page 32: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

24

Thành lập hoặc tăng cường các chương trình bảo tồn in situƯu tiên chiến lược 8

hoạt động

1. Thiết lập và thường xuyên xem xét các ưu tiên và mục tiêu bảo tồn.

2. đánh giá các yếu tố dẫn tới xói mòn tài nguyên di truyền động vật và xây dựng các chính sách phản ứng phù hợp. Thiết lập hoặc tăng cường các hệ thống thông tin về các phương pháp tiếp cận chọn giống động vật cũng như về các ngân hàng gen khác nhau ảnh hưởng tới đa dạng di truyền động vật, nhằm giúp các nhà chọn giống và các quốc gia tìm sự lựa chọn thích hợp trong các chương trình cải thiện giống.

3. Thiết lập cấu trúc thể chế và chính sách, khi phù hợp, bao gồm các biện pháp cụ thể bảo tồn các giống có nguy cơ tuyệt chủng, và để ngăn chặn các giống trở nên có nguy cơ. Kết hợp biện pháp in situ và ex situ là cần thiết.

4. cung cấp và xúc tác các nguồn khuyến khích người sản xuất và người tiêu dùng nhằm hỗ trợ bảo tồn tài nguyên di truyền động vật có nguy cơ rủi ro, theo đánh giá của từng quốc gia, nếu điều kiện ưu đãi là phù hợp với các điều ước quốc tế hiện có.

cơ sở lý luận

các biện pháp bảo tồn in situ giúp việc duy trì và quản lý thích ứng tài nguyên di truyền động vật trong các bối cảnh sản xuất. các biện pháp in situ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục tiến hoá đồng thời trong các môi trường khác nhau, và tránh suy giảm nguồn gen. các biện pháp bảo tồn in situ tốt nhất nên thực hiện theo các phương pháp tiếp cận sinh thái nông nghiệp, và lý tưởng nhất là được thiết lập bằng cách sử dụng tài nguyên bền vững và đưa lại lợi nhuận kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều này chỉ có thể đạt được sau khi đầu tư ban đầu vào việc tạo thị trường và phát triển sản phẩm. Trong những trường hợp không thể đầu tư, hỗ trợ bảo tồn in situ tài nguyên di truyền động vật là cần thiết.

hoạt động

1. Thiết lập và thường xuyên xem xét các ưu tiên và mục tiêu bảo tồn in situ.

2. Khuyến khích phát triển và triển khai các chương trình bảo tồn in situ tầm quốc gia và khu vực cho các giống và quần thể có nguy cơ. đây có thể bao gồm hỗ trợ, hoặc trực tiếp cho các nhà chọn giống cho các giống bị đe doạ, hoặc các biện pháp hỗ trợ cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp quản lý các lĩnh vực quan trọng đối với các giống có nguy cơ, khuyến khích các tổ chức giống, các tổ chức cộng đồng bảo tồn, các tổ chức phi chính phủ, và những bên đóng vai trò khác tham gia vào các nỗ lực bảo tồn, nếu các hỗ trợ và biện pháp đó phù hợp với các điều ước quốc tế hiện có.

3. Thúc đẩy các chính sách và phương tiện nhằm sử dụng bền vững đa dạng di truyền của các giống địa phương mà không cần hỗ trợ từ các quỹ công hay tài trợ thêm, thông qua bảo tồn in situ.

Page 33: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

25

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

Xây dựng và thực hiện chiến lược bảo tồn lâu dài cấp khu vực và toàn cầu

Ưu tiên chiến lược 10

cơ sở lý luận

các biện pháp bảo tồn ex situ cung cấp bảo hiểm dự phòng chống lại sự thiệt hại tài nguyên thông qua xói mòn hoặc trường hợp khẩn cấp. các biện pháp ex situ bổ sung cho các biện pháp in situ, và nên được liên kết khi thích hợp. việc thu thập, bảo tồn ex situ cũng có thể đóng vai trò tích cực trong các chương trình nhân giống chiến lược.

hoạt động

1. Thiết lập và thường xuyên xem xét lại các ưu tiên và mục tiêu bảo tồn ex situ.

2. Thiết lập hoặc tăng cường các cơ sở hạ tầng cấp quốc gia cho bảo tồn ex situ, đặc biệt là bảo tồn đông lạnh. hỗ trợ nỗ lực của các nước trong khu vực đã thiết lập cơ sở khu vực.

3. Thiết lập phương thức để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vật liệu di truyền được lưu trữ trong các ngân hàng gen ex situ theo các thoả thuận công bằng và bình đẳng nhằm lưu trữ, truy cập, và sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền động vật.

4. Xây dựng và triển khai các biện pháp bảo vệ kết quả thu thập ex situ khỏi mất mát đa dạng di truyền gây ra do dịch bệnh bùng phát và các mối đe doạ khác, đặc biệt bằng cách thu thập mẫu lưu trữ.

5. Xác định và khắc phục khoảng trống trong kết quả thu thập mẫu bảo tồn ex situ.

6. phát triển các thủ tục bổ sung vật liệu di truyền lấy từ ngân hàng gen, bằng cách xây dựng hệ thống liên kết với các quần thể sống, hoặc bằng cách thiết lập các quần thể in vivo của các giống có nguy cơ tại các địa điểm ngoài trang trại như vườn thú và công viên.

cơ sở lý luận

có một số lượng đáng kể các giống xuyên biên giới ở khu vực và quốc tế. hợp tác trong bảo tồn in situ là cần thiết cho các giống xuyên biên giới khu vực và cho các quần thể di trú xuyên biên giới. nhằm đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm khi triển khai các biện pháp bảo tồn ex situ, các chiến lược và cơ sở hạ tầng khu vực và toàn cầu có thể được ưu tiên hơn những nỗ lực nhằm tránh trùng lặp tầm quốc gia, nếu các phương thức chia sẻ cơ sở giữa các quốc gia được xây dựng và các biện pháp đó phù hợp với các điều ước quốc tế hiện có. Ở tầm trung và dài hạn, và khi xem xét tới khả năng thay đổi về môi trường và kinh tế xã hội cũng như thiên tai và trường hợp khẩn cấp, tính phụ thuộc lẫn nhau về tài nguyên di truyền động vật có thể tăng lên. đây cũng là một lý do khiến cộng đồng quốc tế hợp tác trong các biện pháp bảo tồn cho các giống xuyên biên giới ở tầm khu vực và quốc tế, theo các thoả thuận cần đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về việc lưu trữ, truy cập, và sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền động vật. hợp tác khu vực và toàn cầu nên được dựa trên nhưng không nên thay thế các nỗ lực quốc gia.

Thiết lập hoặc tăng cường các chương trình bảo tồn ex situƯu tiên chiến lược 9

Page 34: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

26

Xây dựng các phương pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật cho công tác bảo tồn

Ưu tiên chiến lược 11

hoạt động

1. hỗ trợ các quốc gia phát triển và triển khai các kế hoạch bảo tồn giống và quần thể, đặc biệt là các giống và quần thể xuyên biên giới, kết hợp các biện pháp in situ và ex situ.

2. Thiết hập hệ thống hỗ trợ tích hợp nhằm bảo vệ các giống và quần thể có nguy cơ thoát khỏi các tình trạng khẩn cấp và thảm hoạ khác, và cho phép phục hồi sau trường hợp khẩn cấp và phù hợp với chính sách quốc gia.

3. Thiết lập mạng lưới khu vực và toàn cầu của các ngân hàng gen cho tài nguyên di truyền động vật và làm hài hoà các phương pháp tiếp cận bảo tồn bằng ngân hàng gen và tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thông tin.

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thông tin cốt lõi về đa dạng di truyền động vật ở cấp độ khu vực hoặc cấp độ loài một cách thích hợp.

cơ sở lý luận

các phương pháp bảo tồn in situ và ex situ vẫn còn đang được phát triển. đặc biệt trong khu vực bảo tồn ex situ, có yêu cầu lớn, cần thiêt đối với các phương pháp và công nghệ tiêu chuẩn hoá.

hoạt động

1. Triển khai nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu có đối tượng tham gia, nhằm phát triển các phương pháp và công nghệ in situ và ex situ, bao gồm chọn giống bảo tồn. Xây dựng cụ thể các phương pháp tiêu chuẩn hoá và hướng dẫn sử dụng khi cần thiết.

2. ghi chép và phổ biến kiến thức, công nghệ, và thực hành một cách tối ưu.

3. Thúc đẩy việc sử dụng các chỉ số di truyền thích hợp nhằm bổ sung cho công tác mô tả đặc điểm ngoại hình, di truyền làm cơ sở đưa ra quyết định về bảo tồn tài nguyên di truyền động vật.

4. Xem xét tác động của các tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với việc bảo tồn tài nguyên di truyền động vật và khả năng áp dụng các tiêu chuẩn này.

Page 35: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

27

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

chính sách, Thể chế, và Xây dựng năng lực

lĩnh vực Ưu tiên chiến lược 4

giới thiệu

40. Trong nhiều trường hợp, các chính sách quốc gia và khung pháp lý cho tài nguyên di truyền động vật vẫn còn cục bộ và không hiệu quả. việc phát triển chính sách và chế tài là rất cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề định hình ngành, và đối phó với các vấn đề ngày càng phức tạp đang nổi lên, như việc tập trung vào vấn đề người tiêu dùng, an toàn và tiêu chuẩn thực phẩm, phản ứng với dịch bệnh (bệnh động vật đơn thuần và bệnh động vật có thể truyền cho con người), đối xử nhân đạo đối với động vật, cũng như việc đánh giá và giảm nhẹ các tác động của hoạt động chăn nuôi gia súc đối với môi trường. Một khu vực cần phát triển khác là khuôn khổ cho việc trao đổi tài nguyên di truyền động vật giữa các nước. Khi xây dựng chính sách, cần xem xét vai trò ngày càng quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong ngành, và sự cần thiết đảm bảo chia sẻ lợi ích công bằng và bình đẳng, quyền lợi của cộng đồng bản địa và địa phương, đặc biệt là người chăn nuôi, và vai trò của hệ thống kiến thức.

41. Trong các nước đang phát triển, nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm động vật đang thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu nhanh chóng trong ngành chăn nuôi. nếu không có quản lý thích hợp, bao gồm cả các khía cạnh quy hoạch không gian và vật lý trong khi các thành phố mở rộng vào các vùng đất nông nghiệp trước đây, trong tương lai sẽ có rủi ro lớn đối với sức khoẻ con người và tính bền vững của sản xuất. chính sách xã hội và kinh tế cần hướng tới đảm bảo công bằng cho các quần thể nông thôn trong quá trình thay đổi, đảm bảo các quần thể này có thể xây dựng bền vững năng lực sản xuất nhằm cung cấp hàng hoá và dịch vụ với số lượng và chất lượng ngày càng cao đối với nền kinh tế quốc gia đang mở rộng, và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Trong khi tốc độ thay đổi nhanh chóng và tư nhân hoá phát triển mạnh mẽ, quy hoạch quốc gia cũng cần đảm bảo nguồn cung cấp lâu dài của hàng hoá công như y tế công cộng, bảo tồn đa dạng sinh học, và nguồn cung cấp không khí và nước sạch an toàn. chắc chắn không thể cùng một lúc tức thời hoàn thành tất cả các mục tiêu quốc gia. việc quản lý tài nguyên di truyền động vật cần cân bằng với các mục tiêu khác, và các chính sách ngắn và dài hạn là cần thiết cho ngành, trong khuôn khổ quy hoạch liên ngành.

42. đặc biệt tại các nước đang phát triển, việc thiếu cán bộ được đào tạo - cả về số lượng và kỹ năng nhằm giải quyết vấn đề quản lý tài nguyên di truyền động vật, qua thời gian đã thay đổi nhanh chóng về xã hội và kinh tế - là một trở ngại chính cho việc phát triển và triển khai các chính sách, chiến lược, chương trình, và dự án về tài nguyên di truyền động vật. giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng năng lực bền vững trong tất cả các lĩnh vực ưu tiên là cần thiết.

43. nghiên cứu ở cấp quốc gia và quốc tế trong tất cả các khía cạnh của việc quản lý tài nguyên di truyền động vật cần được tăng cường. vai trò của hệ thống nghiên cứu nông nghiệp Quốc gia (narS) và hỗ trợ của nhóm Tư vấn về nguyên cứu nông nghiệp Quốc tế (cgiar) là rất quan trọng trong bối cảnh này.

44. để đối mặt với những thách thức lớn nêu trêu, cần phát triển một cơ sở kỹ năng mạnh mẽ và đa dạng. Ở nhiều nước đang phát triển, việc thiếu nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính là một trở ngại lớn tới việc phát triển các tổ chức cần thiết, và việc quy hoạch và triển khai một phương pháp tiếp cận

Page 36: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

28

Thiết lập hoặc củng cố thể chế quốc gia, bao gồm các Điểm Đầu mối Quốc gia, trong quy hoạch và triển khai các biện pháp sử dụng tài nguyên di truyền động vật vì phát triển ngành chăn nuôi

Ưu tiên chiến lược 12

cơ sở lý luận

ngành chăn nuôi xuất hiện nhiều vấn đề ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải cân bằng lợi ích của nhiều bên liên quan, và thúc đẩy sản xuất hàng hoá công có thể không được sản xuất trong thời điểm nhiều thay đổi nhanh chóng và không được

chiến lược nhằm sử dụng, phát triển, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật. vì lý do này, và nhằm sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật quốc gia, nhiều nước cần chú ý đặc biệt tới việc thiết lập và xây dựng các tổ chức có liên quan, áp dụng và thực hiện các chính sách thích hợp và các khung pháp lý hiệu quả, và đào tạo xây dựng năng lực con người trong lĩnh vực này là hết sứccần thiết.

45. điểm đầu mối Quốc gia về tài nguyên di truyền động vật - thành lập trong bối cảnh chiến lược Toàn cầu vì Quản lý Tài nguyên Di truyền động vật Trang trại - là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mạng lưới quản lý tài nguyên di truyền động vật. hầu hết các quốc gia đã thiết lập một điểm đầu mối Quốc gia cho quản lý nguồn tài nguyên di truyền động vật. các hạn chế nghiêm trọng về nhân lực và tài chính đã gây khó khăn cho việc thiết lập, và vẫn tiếp tục đe doạ sự tồn tại của các điểm đầu mối này. hợp tác giữa các nước là cần thiết nhằm thiết lập các điểm đầu mối Khu vực và phát triển mạng lưới khu vực.

46. Mạng lưới là rất quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, và trong việc hỗ trợ phát triển thể chế và xây dựng năng lực. Ở một số quốc gia, nơi có mạng lưới phát triển có thể được hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động, như hiệp hội giống, thiết kế, kế hoạch, và triển khai các chương trình và kế hoạch hành động về tài nguyên di truyền động vật.

47. ngoài việc phát triển năng lực quy hoạch quốc gia, việc phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên di truyền động vật cần được phát triển, nhằm thúc đẩy đầu tư vào tài nguyên di truyền động vật quốc gia. Trong nhiều trường hợp cho đến nay, việc phát triển chăn nuôi vẫn tập trung vào triển khai các giống ngoại chứ không phát triển và bảo tồn các giống địa phương. người tiêu dùng sẽ cần hiểu và hỗ trợ những nỗ lực bảo tồn và sử dụng giống địa phương, thay vì phụ thuộc quá mức vào các giống xuyên biên giới. Tại nhiều nước đã phát triển, tỷ phần sản phẩm giá trị cao, liên quan tới những giống nhất định, đang góp phần bảo vệ đa dạng di truyền động vật. bản sắc văn hoá ở các nước đang phát triển, thường được thể hiện thông qua các món ăn và tập quán, ẩm thực. đây là cơ sở nâng cao nhận thức về giá trị đa dạng giống vật nuôi, và bảo đảm sự phát triển kinh tế dài hạn, bao gồm nông dân quy mô nhỏ và các cộng đồng khó khăn.

48. Xây dựng nhận thức ở tầm quốc tế cũng sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc huy động hỗ trợ phổ thông và hợp tác quốc tế trong việc thực hiện Kế hoạch hành động Toàn cầu vì Tài nguyên Di truyền động vật.

Mục tiêu dài hạn

Thành lập các chính sách và khuôn khổ pháp lý xuyên suốt, cùng năng lực thể chế và con người nhằm hoàn thành thực hiện kế hoạch trung và dài hạn trong phát triển ngành chăn nuôi, và việc thực hiện các chương trình quốc gia cho sử dụng bền vững lâu dài, phát triển, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật.

Page 37: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

29

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

Thiết lập hoặc tăng cường giáo dục cấp quốc gia và cơ sở hạ tầng nghiên cứu

Ưu tiên chiến lược 13

kiếm soát. vấn đề người tiêu dùng, vấn đề sức khoẻ con người, và việc quản lý công nghệ sinh học mới, cũng như việc quy hoạch vật lý và không gian sản xuất chăn nuôi trong bối cảnh đô thị mở rộng và cách khu vực được bảo vệ, cần được tích hợp vào quy hoạch quốc gia một cách toàn diện.

hoạt động

1. pphân tích năng lực thể chế quốc gia nhằm hỗ trợ quy hoạch toàn diện của ngành chăn nuôi.

2. Thiết lập hoặc tăng cường đầy đủ các điểm đầu mối Quốc gia về tài nguyên di truyền động vật.

3. phát triển phối hợp tốt giữa điểm đầu mối Quốc gia và các bên liên quan tới tài nguyên di truyền động vật, như ngành công nghiệp chọn giống, cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, và các mạng lưới và uỷ ban cố vấn quốc gia.

4. Xây dựng và thực hiện các công cụ can thiệp, nếu thích hợp, để các nhà hoạch định chính sách quốc gia hình thành các bước phát triển tương lai của ngành chăn nuôi theo các ưu tiên quốc gia, trong đó có mối quan hệ liên quan tới việc triển khai tài nguyên di truyền động vật, và những ảnh hưởng của hệ thống sản xuất nông nghiệp đối với môi trường.

5. Tăng cường phối hợp và tổng hợp giữa các cơ quan liên quan trong các khía cạnh khác nhau trong quá trình quy hoạch, trong và giữa các bộ, nhưng như với các bên liên quan khác, vào đảm bảo các bên tham gia vào quá trình này.

cơ sở lý luận

nghiên cứu và giáo dục cần củng cố trong mọi mặt về quản lý tài nguyên di truyền động vật. Thiết lập, củng cố, và duy trì các cơ quan giáo dục và nghiên cứu là chìa khoá xây dựng năng lực quốc gia trong việc quy hoạch và triển khai các hoạt động ưu tiên nhằm mô tả đặc tính, kiểm kê, giám sát rủi ro và xu hướng; sử dụng và phát triển bền vững; và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật.

hoạt động

1. Xác định các nhu cầu ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn đối với nghiên cứu và giáo dục, và thúc đẩy hình thành các nhóm chuyên gia có liên quan, tầm quốc gia hay thông qua đào tạo quốc tế

2. đánh giá năng lực nghiên cứu và giáo dục quốc gia trong những ngành có liên quan, và thiết lập mục tiêu đào tạo nhằm xây dựng cơ sở kỹ năng mỗi quốc gia.

3. Thiết lập hoặc tăng cường quan hệ đối tác với các nước khác khi thích hợp, về các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, và khuyến nông, bao gồm các hệ thống nghiên cứu nông nghiệp quốc gia và khu vực, nhằm hỗ trợ các hoạt động về mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan, sử dụng và phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật.

Page 38: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

30

Tăng cường năng lực nhân lực quốc gia trong mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan, nhằm sử dụng, phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật

Ưu tiên chiến lược 14

Thiết lập hoặc tăng cường chia sẻ thông tin quốc gia, nghiên cứu, và giáo dục

Ưu tiên chiến lược 15

cơ sở lý luận

nhiều quốc gia không đủ năng lực con người để:

• Thực hiện mô tả đặc tính có hệ thống, kiểm kê, và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan nhằm củng cố các quyết định, chính sách;

• Quy hoạch chiến lược, phát triển, và triển khai các chính sách và chương trình nhằm sử dụng và phát triển bền vững, và;

• Quy hoạch chiến lược, phát triển, và triển khai các chính sách và chương trình nhằm bảo tồn in situ và ex situ đối với tài nguyên di truyền động vật. đào tạo, cũng như trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong và giữa các quốc gia và vũng lãnh thổ sẽ có ích và hiệu quả.

hoạt động

1. Thiết lập hoặc tăng cường đào tạo hoặc chuyển giao công nghệ, và các hệ thống thông tin nhằm kiểm kê, mô tả đặc tính, và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan; sử dụng và phát triển bền vững; và bảo tồn, đặc biệt ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi.

2. Thiết lập hoặc củng cố mạng lưới hợp tác các nhà nghiên cứu, các nhà chọn giống và các tổ chức bảo tồn, và các tác nhân công, dân sự, và tư nhân khác, trong và giữa các nước, nhằm trao đổi thông tin và kiến thức về việc sử dụng bền vững, chọn giống, và bảo tồn.

3. Thiết lập hoặc tăng cường tổ chức cộng đồng, mạng lưới, và sáng kiến nhằm sử dụng bền vững, chọn giống, và bảo tồn.

cơ sở lý luận

các cơ quan nghiên cứu và giáo dục quốc tế có uy tín, bao gồm hệ thống cgiar, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hoá công thông qua nghiên cứu và xây dựng năng lực, cũng như thông qua các hệ thống thông tin liên quan đến tài nguyên di truyền động vật. Fao, thông qua các chương trình kỹ thuật, có đóng góp tích cực cho nhiệm cụ này.

hoạt động

1. Thiết lập hoặc tăng cường nghiên cứu và giáo dục quốc tế, đặc biệt, nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển hoặc các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi trong việc sử dụng và phát triển tài nguyên di truyền động vật.

2. Tiếp tục phát triển hệ thống Thông tin đa dạng động vật nuôi (DaD-iS) của

4. Xem xét nhu cầu giáo dục của người chăn nuôi trong toàn quốc, trong khi vẫn phải tôn trọng kiến thức truyền thống và tập quán bản địa.

Page 39: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

31

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm xây dựng năng lực ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, cho việc:• Mô tả đặc tính, kiểm kê, và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan;• Sử dụng và phát triển bền vững; và• bảo tồn tài nguyên di truyền động vật

Ưu tiên chiến lược 16

Thiết lập các Điểm Đầu mối khu vực và củng cố các mạng lưới quốc tế

Ưu tiên chiến lược 17

Fao như một công cụ truyền thông toàn cầu và một cơ chế ngân hàng lưu trữ cho tài nguyên di truyền động vật.

3. phát triển các phương tiện báo cáo về hiện trạng và xu hướng tài nguyên di truyền động vật quốc gia; các phương tiện này có khả năng hỗ trợ chính phủ trong việc báo cáo tại các diễn đàn quốc tế có liên quan, nhằm giảm gánh nặng cho báo cáo tổng thể.

4. Thiết lập và tăng cường phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép chia sẻ thông tin giữa các quốc gia.

cơ sở lý luận

có nhiều sự khác biệt đáng kể trong và giữa các khu vực về năng lực con người, thể chế, kỹ thuật, và nghiên cứu trong việc kiểm kê, mô tả đặc tính, và giám sát xu hướng và rủi ro liên quan; sử dụng và phát triển bền vững; và bảo tồn - cả ex situ và in situ - tài nguyên di truyền động vật. các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ việc trao đổi thông tin và hợp tác giữa các nước có lợi thế tương đối trong những lĩnh vực này. hành động toàn cầu là đặc biệt cần thiết đối với các giống có nguy cơ tuyệt chủng và giống xuyên biên giới, những giống có thể có số lượng quần thể nhỏ, cơ sở di truyền hẹp.

hoạt động

1. Xây dựng hoặc củng cố hợp tác kỹ thuật và thiết lập các cơ sở chuyển giao công nghệ đồng thời trao đổi kinh nghiệm, tăng cường đào tạo và các cơ hội để đào tạo khác giữa các nước, vì lợi ích cụ thể của các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi.

2. Thiết lập hoặc tăng cường hợp tác quốc tế về mô tả đặc tính, sử dụng và phát triển, và bảo tồn các giống xuyên biên giới.

cơ sở lý luận

việc quản lý các giống và quần thể xuyên biên giới, cũng như những đặc điểm vùng về kinh tế xã hội, văn hoá, và môi trường, cung cấp cơ sở lý luận cho việc phối hợp và hợp tác ở cấp khu vực. đầu tư vào các hoạt động chung (như ngân hàng gen) thường có hiệu quả và tiết kiệm hơn so với sự chồng chéo các hoạt động quốc gia.

hoạt động

1. hỗ trợ việc thành lập các điểm đầu mối Khu vực định hướng quốc gia vì tài nguyên di truyền động vật, khi thích hợp.

Page 40: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

32

nâng cao nhận thức quốc gia về vai trò và giá trị tài nguyên di truyền động vật

Ưu tiên chiến lược 18

nâng cao nhận thức trong khu vực và quốc tế về vai trò và giá trị tài nguyên di truyền động vật

Ưu tiên chiến lược 19

2. Thiết lập hoặc củng cố và duy trì mạng lưới khu vực, bao gồm các cơ sở dữ liệu khu vực, nếu cần thiết, nhằm sử dụng, phát triển, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật.

3. liên kết các hoạt động trong khu vực về tài nguyên di truyền động vật với các tổ chức khu vực.

4. Duy trì và tăng cường điểm đầu mối Toàn cầu Fao vì tài nguyên di truyền động vật nhằm thúc đẩy hoạt động mạng lưới và hợp tác quốc tế.

cơ sở lý luận

Trong ngành chăn nuôi và các ngành có liên quan tới ngành chăn nuôi, bao gồm các chính sách và thực tiễn phát triển môi trường, nông nghiệp vĩ mô, phát triển, tồn tại một nhu cầu đáng kể đối với nâng cao nhận thức đối với vai trò quan trọng và giá trị tài nguyên di truyền động vật. Trong đó bao gồm các đặc điểm cụ thể, sản phẩm và dịch vụ từ các giống địa phương, và các yếu tố ảnh hưởng tới việc bảo tồn và sử dụng tài nguyên này. việc nâng cao nhận thức quốc gia cần thu hút sự chú ý tới các tính năng cụ thể của ngành chăn nuôi, và tìm cách huy động hỗ trợ cho các sáng kiến công và tư nhân nhằm sử dụng và phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật.

hoạt động

1. cung cấp thông tin tập trung, hiệu quả qua các phương tiện truyền thông, các sự kiện công cộng, và các phương tiện thông tin đại chúng khác nhằm nâng cao nhận thức về các vai trò và giá trị quan trọng của tài nguyên di truyền động vật. những thông tin này nên đề cập đến các tính năng cụ thể và nhu cầu có chính sách đặc biệt cho sử dụng và phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên. Trong đó bao gồm đóng góp, nhu cầu, và quyền lợi liên quan của người chăn nuôi ở tầm quốc gia. người đọc bao gồm các nhà hoạch định chính sách, tất cả các đối tác liên quan trong ngành chăn nuôi và các ngành liên quan, và công chúng nói chung.

cơ sở lý luận

cần nâng cao nhận thức - bao gồm trong các diễn đàn và thể chế môi trường và nông nghiệp phát triển vĩ mô, và các bên liên quan khác, như các nhà tài trợ và xã hội - về những vai trò và giá trị quan trọng của tài nguyên di truyền động vật, các đặc điểm cụ thể, nhu cầu sử dụng và phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên.

hoạt động

1. hỗ trợ các chiến dịch tầm khu vực và quốc tế nhằm nâng cao nhận thức về hiện trạng tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp, và tìm cách hỗ trợ phát triển rộng rãi ở cấp chính quyền và thể chế, cũng như trong công chúng.

Page 41: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

33

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

Xem xét và phát triển các chính sách quốc tế và khuôn khổ pháp lý liên quan đến tài nguyên di truyền động vật

Ưu tiên chiến lược 21

cơ sở lý luận

Một số chính sách và văn bản pháp luật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc sử dụng, phát triển, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật. những văn bản này thường theo đuổi các mục tiêu khác nhau như phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, bảo tồn tài nguyên di truyền, việc sử dụng và chia sẻ công bằng lợi ích phát sinh từ sử dụng tài nguyên di truyền động vật. cần tăng cường gắn kết giữa các văn bản và chính sách mà không gây ảnh hưởng tới mục tiêu hoặc an ninh lương thực, phải xem xét những tính năng đặc biệt của tài nguyên di truyền động vật mà cần các phương pháp giải quyết đặc biệt.

hoạt động

1. Xem xét định kỳ các chính sách quốc gia và khung pháp lý, nhằm xác định những ảnh hưởng tới việc sử dụng, phát triển, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật, đặc biệt là đối với những đóng góp và nhu cầu của cộng đồng chăn nuôi giống gia súc địa phương.

2. Xem xét các biện pháp giải quyết các tác động được xác định trong các khuôn khổ chính sách và pháp luật. các biện pháp có thể bao gồm thay đổi về chính sách hoặc pháp luật, hoặc điều chỉnh ở mức độ triển khai, xem xét nhu cầu cân bằng các mục đích và mục tiêu của các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan, và lợi ích của các bên liên quan khác nhau.

3. Khuyến khích thống nhất pháp luật và chính sách quốc gia về tài nguyên di truyền động vật với các điều ước quốc tế liên quan, nếu thích hợp.

4. đảm bảo các kết quả nghiên cứu có liên quan được xem xét trong quá trình phát triển chính sách quốc gia và các quy định về tài nguyên di truyền động vật.

cơ sở lý luận

các chính sách quốc tế và hiện định quy định có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp. các chính sách và khuôn khổ chủ đạo có ảnh hưởng tới sự phát triển tài nguyên di truyền động vật thường còn rất chung chung, và đối phó với các vấn đề như phát triển kinh tế, tiêu chuẩn thương mại, sử dụng và chia sẻ lợi ích, và sử hữu trí tuệ. các thoả thuận quốc tế chuyên ngành bao gồm các tiêu chuẩn sức khoẻ động vật và tiêu chuẩn thực phẩm đối với các sản phẩm động vật. các văn kiện quốc tế liên quan tới các quốc gia, có tác động tới khả năng trao đổi, sử dụng, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật và mua bán sản phẩm động vật, là thống nhất hỗ trợ lẫn nhau.

hoạt động

1. 1. Xem xét các điều ước quốc tế hiện hành có tác động đến việc sử dụng, phát triển, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật, nhằm đảm bảo các chính sách quốc tế và khuôn khổ pháp lý xem xét tới tầm quan trọng đặc

Xem xét và xây dựng chính sách quốc gia và khung pháp lý tài nguyên di truyền động vật

Ưu tiên chiến lược 20

Page 42: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

34

Phối hợp các nỗ lực của uỷ ban về chính sách tài nguyên di truyền động vật với các diễn đàn quốc tế khác

Ưu tiên chiến lược 22

Tăng cường nỗ lực huy động các nguồn lực, bao gồm nguồn lực tài chính, nhằm bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên di truyền động vật

Ưu tiên chiến lược 23

cơ sở lý luận

uỷ ban Tài nguyên Di truyền vì lương thực và nông nghiệp là diễn đàn liên chính phủ thường trực của Fao, nơi các nước thảo luận chính sách và các vấn đề ngành và liên ngành có liên quan đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp. các tổ chức và diễn đàn quốc tế khác thường xuyên thảo luận các vấn đề và phát triển chính sách các biện pháp quản lý có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới việc quản lý tài nguyên này và các vai trò, lợi ích của các bên liên quan trong ngành chăn nuôi. Diễn đàn này bao gồm công ước về đa dạng Sinh học, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Thú y Thế giới, và uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm codex Quốc tế. hiện tồn tại nhu cầu tăng cường khả năng tổng hợp và hài hoà giữa các quá trình như vậy.

hoạt động

1. phát triển hợp tác và tăng cường sự tham gia và đóng góp của các tổ chức và diễn đàn quốc tế nhằm hỗ trợ công tác của uỷ ban Tài nguyên Di truyền vì lương thực và nông nghiệp về tài nguyên di truyền động vật.

cơ sở lý luận

những nỗ lực toàn cầu nhằm huy động các nguồn lực cho việc bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên di truyền động vật, cả tầm quốc gia và quốc tế, còn thiếu rất xa so với nhu cầu. Sự thành công của Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật sẽ phụ thuộc vào việc huy động các nguồn lực tài chính, và cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ cho việc trao đổi thông tin, sử dụng và xây dựng năng lực.

hoạt động

1. hỗ trợ các bên liên quan nhằm tăng cường xây dựng năng lực, bao gồm trao đổi kinh nghiệm, bằng cách tăng cường các hoạt động nghiên cứu và giáo dục, và cung cấp cơ hội đào tạo, chuyển giao công nghệ và nguồn lực tài chính, ở tầm quốc gia, khu vực, và quốc tế. chi tiết nằm trong phần iii dưới đây.

biệt của tài nguyên di truyền động vật đối với an ninh lương thực. các tính năng đặc biệt của các tài nguyên này cần các giải pháp đặc biệt.Tầm quan trọng của khoa học, và nhu cầu cân bằng các mục đích và mục tiêu hiệp định khác nhau, cũng như lợi ích của khu vực, quốc gia, và các bên liên quan, bao gồm người chăn nuôi cần được xem xét cụ thể.

2. Xem lại các ý nghĩa và tác động của các điều ước quốc tế và phát triển liên quan đến việc sử dụng tài nguyên di truyền động vật và chia sẻ lợi ích sử dụng tài nguyên này giữa các bên liên quan, đặc biệt là người chăn nuôi gia súc.

Page 43: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

35

ưu tiên chiến lược hành động

Phần ii

2. phát triển một quá trình hậu phát hành nhằm triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật.

3. Tăng cường hợp tác và phối hợp bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên di truyền động vật ở cấp quốc gia, khu vực, và quốc tế, thông qua các hệ thống bảo tồn ex situ nhằm bảo vệ trước nguy cơ khẩn cấp và thảm hoạ mất mát nguồn tài nguyên di truyền động vật.

Page 44: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động
Page 45: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

37

Triển khai và sử dụng vốn cho Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền Động vật

49. Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật cung cấp một khuôn khổ quốc tế quan trọng và hiệu quả nhằm thúc đẩy các nỗ lực đảm bảo việc sử dụng và phát triển bền vững, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp, và sẽ đóng góp vào những nỗ lực để đạt được an ninh lương thực thế giới và xoá đói giảm nghèo.

50. chi phí cho các nguồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp hiện đang được tài trợ bởi một số chính phủ quốc gia và các nguồn vốn trong nước khác, cũng như từ các tổ chức đa phương và song phương và các nguồn trong khu vực. Tuy nhiên, việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật sẽ đòi hỏi các nguồn lực tài chính đáng kể và bổ sung và hỗ trợ lâu dài cho các chương trình này ở cấp quốc gia, khu vực, và quốc tế, và các hoạt động được ưu tiên, nếu những ưu đãi như vậy là phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan. Quá trình này cần khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của các chính phủ và tất cả các bên liên quan. hợp tác khu vực và quốc tế sẽ là rất quan trọng.

51. Toàn bộ tiến trình triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật sẽ được đánh giá bởi các chính phủ quốc gia và các Thành viên của Fao, thông qua uỷ ban Tài nguyên Di truyền vì lương thực và nông nghiệp. nhằm hoàn thành chức năng trên, uỷ ban cần thảo luận các khu vực ưu tiên của Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật một cách có tổ chức và tập trung, trong bối cảnh của chương trình công tác nhiều năm của uỷ ban mà không ảnh hưởng tới các ưu tiên quốc gia.

52. uỷ ban Tài nguyên Di truyền vì lương thực và nông nghiệp cần thống nhất về các phương thức trình bày các báo cáo tiến độ, cũng như các tiêu chuẩn và thông số đánh giá tiến độ triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật.

53. cần đánh giá định kỳ hiện trạng và xu hướng tài nguyên di truyền động vật, đặc biệt là khi nhiều giống đang đứng trước nguy cơ mất mát trên toàn cầu. uỷ ban Tài nguyên Di truyền vì lương thực và nông nghiệp cần nhận thường xuyên từ các quốc gia báo cáo hiện trạng và xu hướng tài nguyên di truyền động vật quốc gia cùng các yếu tố ảnh hưởng tới thay đổi, nhằm đánh giá tiến độ và tiếp tục phát triển các hệ thống cảnh báo và phản ứng nhanh theo quốc gia cho nguồn tài nguyên này.

54. hội nghị yêu cầu uỷ ban Tài nguyên Di truyền vì lương thực và nông nghiệp phát triển một chiến lược Tài trợ cho việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật.

55. với thông tin từ các báo cáo quốc gia về tiến độ triển khai, hiện trạng và xu hướng. Kết luận của uỷ ban cần được sự chú ý của các chính phủ và các thể chế quốc tế nhằm khắc phục sự trống thiếu, sự mất cân bằng hoặc thiếu phối hợp, và xem xét các sáng kiến và hoạt động mới.

56. Trách nhiệm chính cho việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật thuộc về các chính phủ quốc gia. cần công nhận nhu cầu cho điểm đầu mối Quốc gia về tài nguyên di truyền động vật, và tầm quan trọng của mạng lưới quốc gia nhằm huy động và thu hút các bên

Phần III

Page 46: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động vậT

38

liên quan trong việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật. Mỗi quốc gia sẽ xác định các ưu tiên của quốc gia đó sau khi xem xét những ưu tiên đã được thống nhất trong Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên này. Khi thích hợp, các nước sẽ xác định các ưu tiên của quốc gia đó trong khuôn khổ nhu cầu phát triển lương thực và nông nghiệp, và hợp tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế.

57. các mạng lưới quốc tế về tài nguyên di truyền động vật cần được khuyến khích và tăng cường thông qua việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật, ghi nhận vai trò quan trọng của các điểm đầu mối Quốc gia và mạng lưới khu vực nhằm xây dựng quan hệ đối tác hợp tác,phối hợp các nỗ lực quản lý tài nguyên di truyền động vật, tiếp tục phát triển cơ chế chia sẻ thông tin, hợp tác kỹ thuật, đào tạo, và nghiên cứu.

58. công nhận vai trò thiết yếu của Fao trong việc hỗ trợ những nỗ lực định hướng quốc gia nhằm triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật, đặc biệt là nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. cụ thể, trong việc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác toàn cầu và khu vực, hỗ trợ việc triêu tập các cuộc họp liên chính phủ, duy trì và tiếp tục phát triển DaD-iS, huy động các nguồn tài trợ cho tài nguyên di truyền động vật, phát triển các sản phẩm truyền thông, và phối hợp chuẩn bị báo cáo về hiện trạng và xu hướng quốc tế trong tương lai về tài nguyên di truyền động vật.

59. công nhận tầm quan trọng của việc phát triển và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường liên quan tới việc kiểm kê, mô tả đặc tính, sử dụng bền vững, phát triển, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật, và các khía cạnh khác liên quan tới việc quản lý tài nguyên. các ưu tiên chiến lược hành động nhấn mạnh nhu cầu phát triền và hợp tác kỹ thuật. việc triển khai bốn Khu vực ưu tiên cần trao đổi thông tin, tham gia hợp tác, và phối hợp giữa các chính phủ, cơ quan quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các bên khác, nhằm tổ chức và tiến hành đào tạo và nghiên cứu trên khắp thế giới.

60. Tồn tại nhu cầu việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt là cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi,hỗ trợ song phương hoặc thông qua các tổ chức quốc gia và quốc tế, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật. ngoài ra nhu cầu thúc đẩy chuyển giao các công nghệ liên quan tới việc sử dụng bền vững, phát triển, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật cần được tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế và các điều luật quốc gia có liên quan.

61. các hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật, và các chương trình đào tạo phối hợp của Fao là rất quan trọng nhằm thúc đẩy công tác về tài nguyên di truyền động vật. vai trò thiết yếu này cần tiếp tục hỗ trợ tất cả các quốc gia trong việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật.

62. bất chấp những nỗ lực để nâng cao nhận thức thông qua chính phủ các nước, các tổ chức và cơ quan quốc tế, vẫn chưa có đủ nguồn lực tài chính cần thiết cho việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật tại các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. hơn nữa, biến động trong nguồn lực tài chính cho các nước này gây ra mức độ hoạt động không ổn định về sử dụng bền vững, phát triển, và bảo tồn tài nguyên di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp.

63. Tuỳ theo năng lực quốc gia, các nước cần thực hiện mọi nỗ lực nhằm hỗ trợ các ưu tiên chiến lược quốc gia hướng tới đạt được các mục tiêu trong

Page 47: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

39

Triển khai và sử dụng vốn

Phần iii

Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật. các quốc gia cần thúc đẩy triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật, cụ thể thông qua các hoạt động quốc gia và hợp tác quốc tế, nhằm cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ cho việc trao đổi thông tin, sử dụng và chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực.

64. hợp tác quốc tế cần được tăng cường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật, cụ thể, nhằm hỗ trợ và bổ sung cho nỗ lực của các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. các cơ quan tài trợ và phát triển đa phương và song phương chủ đạo cần được yêu cầu kiểm tra những cách thức và phương tiện triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật. Tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, cần nỗ lực hết sức nhằm tận dụng nguồn lực tài chính hiện có và hữu dụng, bao gồm các nguồn chưa từng tài trợ các hoạt động trong Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật.

65. vì mục tiêu này, Fao sẽ đảm bảo hỗ trợ đầy đủ và thường xuyên cho các chương trình triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật.

66. ngoài ra, trong khuôn khổ cơ chế quốc tế có liên quan, Fao sẽ theo đuổi các quỹ và các cơ quan, những phương tiện tổ chức có thể đóng góp vào việc thực hiện Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật. việc trình bày Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật trong các cơ quan này cững như báo cáo trao đổi về các hoạt động nằm trong các ưu tiên chiến lược của Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật sẽ là những công cụ thích hợp trong bối cảnh này.

67. nhằm hỗ trợ các hoạt động trên, các chính phủ quốc gia cần thực hiện các biện pháp cần thiết và thích hợp trong khuôn khổ các cơ chế, quỹ, và cơ quan quốc tế nhằm bảo đảm ưu tiên và quan tâm thích đáng tới việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực có thể quy hoạch và thống nhất được cho việc triển khai các hoạt động trong Khu vực ưu tiên chiến lược của Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật.

68. hơn nữa, chính phủ các nước đã phát triển cần quan tâm đúng mức, bao gồm nguồn tài trợ, tới việc triển khai các hoạt động trong Khu vực ưu tiên chiến lược của Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật, thông qua hợp tác song phương, khu vực, và địa phương. Mức độ hiệu quả của việc triển khai các cam kết trong Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật của các nước đang phát triển sẽ phụ thuộc vào tài trợ hiệu quả. chính phủ các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi nên đưa ra ưu tiên thích đáng trong kế hoạch và chương trình riêng nhằm xây dựng năng lực về tài nguyên di truyền động vật. cũng cần khuyến khích đóng góp tự nguyện, đặc biệt là từ khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ, cho việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật. vì mục đích này, Tài khoản Tín thác Fao có thể cần được thành lập. các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân nên được khuyến khích tham gia và hỗ trợ việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật.

Page 48: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động
Page 49: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động
Page 50: Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di Truyền động

việc sử dụng bền vững, phát triển và bảo tồn tài nguyên ditruyền vật nuôi của thế giới là rất quan trọng đối với nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, phát triển nông thôn, và môi trường. Do nhu cầu phát triển một khuôn khổ hiệu quả cho việc quản lý tài nguyên và giải quyết các mối đe doạ xói mòn di truyền, 109 quốc gia họp triệu tập vào tháng chín năm 2007 tại hội nghị Kỹ thuật Quốc tế về Tài nguyên Di truyền động vật vì lương thực và nông nghiệp đầu tiên tại interlaken, Thuỵ Sỹ. hội nghị đã thông qua Kế hoạch hành động Toàn cầu về Tài nguyên Di truyền động vật - trong đó bao gồm 23 ưu tiên chiến lược hành động nhằm thúc đẩy quản lý khôn ngoan các tài nguyên quan trọng này.

Kế hoạch hành động Toàn cầu là kết quả của quá trình định hướng quốc gia về báo cáo, phân tích, và thảo luận, đồng thời chuẩn bị cho báo cáo hiện trạng Tài nguyên Di truyền động vật Thế giới vì lương thực và nông nghiệp, bản đánh giá toàn diện toàn cầu đầu tiên về đa dạng vật và quản lý vật nuôi.

hội nghị cũng thông qua Tuyên bố interlaken về Tài nguyên Di truyền động vật, trong đó khẳng định cam kết của các quốc gia về việc triển khai Kế hoạch hành động Toàn cầu và đảm bảo đa dạng sinh học chăn nuôi của thế giới được sử dụng nhằm thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu và bảo tồn cho các thế hệ tương lai.