8
BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5336 - THỨ SÁU, NGÀY 21/6/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 4 TRANG 3 Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành thăm, chúc mừng Báo Lâm Đồng nhân ngày 21/6. Ảnh: Chính Thành “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang viết là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng” HỒ CHÍ MINH: TOÀN TẬP, SĐD, TẬP 13, TR.466 TRANG 7 Để cây cà chua ở Tam Bố phát triển ổn định Nhiều thách thức đối với người làm báo Đảng địa phương thời bùng nổ thông tin TRANG 5 XEM TIẾP TRANG 2 KINH TẾ Thu nộp ngân sách hơn 2.382 triệu đồng từ các vụ vi phạm QLBVR và PCCCR TRANG 3 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Lũ quét kinh hoàng ở Đại Lào, gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng TRANG 7 Cuộc cách mạng 4.0 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã và đang khiến báo chí truyền thống, đặc biệt là báo Đảng địa phương phải chịu sức ép rất lớn. Điều này đòi hỏi những người làm báo phải sớm thay đổi cả về tư duy và cách thức làm báo để kéo độc giả về với mình, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng thông tin và dư luận xã hội, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. “Hành động ngay bây giờ!” Hiện nay, thành phố Đà Lạt có 28 Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên trực thuộc với tổng số 15.565 hội viên, trong đó có 8.996 hội viên Hội Liên hiệp thanh Việt Nam là đoàn viên. TRANG 2 CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM TP ĐÀ LẠT LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2019 - 2024 Tuổi trẻ Đà Lạt chung tay xây dựng thành phố phát triển toàn diện Báo chí không ngừng rèn tâm, luyện bút, trau dồi bản lĩnh Tuyên giáo khu vực Đông Nam Bộ có nhiều mô hình hay, cách làm tốt ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động TRANG 6 Ngày 20/6, tại thành phố Đà Lạt, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy khu vực miền Đông Nam Bộ. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Võ Văn Phuông - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng, cùng các đồng chí lãnh đạo các Vụ chuyên môn thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo, chuyên viên các Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy trong khu vực. Tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương đã đánh giá cao sự đóng góp tích cực của ngành Tuyên giáo khu vực Đông Nam Bộ, nhiều nhiệm vụ đã được chủ động triển khai đầy đủ, nghiêm túc, linh hoạt các yêu cầu trên cơ sở diễn biến tình hình thực tế, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều địa phương đã duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khá; thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong nhóm dẫn đầu cả nước;... Đồng chí Võ Văn Phuông - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương kết luận hội nghị. KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2019)

KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM …baolamdong.vn/upload/others/201906/30094_baolamdong_ngay_21_6_2019.pdf · sở diễn biến tình hình thực tế,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5336 - THỨ SÁU, NGÀY 21/6/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 4

TRANG 3

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành thăm, chúc mừng Báo Lâm Đồng nhân ngày 21/6. Ảnh: Chính Thành

“Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang viết là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”

HỒ CHÍ MINH: TOÀN TẬP, SĐD, TẬP 13, TR.466

TRANG 7

Để cây cà chua ở Tam Bốphát triển ổn định

Nhiều thách thức đối với người làm báo Đảng địa phương thời bùng nổ thông tin

TRANG 5

XEM TIẾP TRANG 2

KINH TẾ

Thu nộp ngân sách hơn 2.382 triệu đồng từ các vụ vi phạm QLBVR và PCCCR

TRANG 3

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Lũ quét kinh hoàngở Đại Lào, gây thiệt hại

gần 10 tỷ đồng TRANG 7

Cuộc cách mạng 4.0 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã và đang khiến báo chí truyền thống, đặc biệt là báo Đảng địa phương phải chịu sức ép rất lớn. Điều này đòi hỏi những người làm báo phải sớm thay đổi cả về tư duy và cách thức làm báo để kéo độc giả về với mình, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng thông tin và dư luận xã hội, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân.

“Hành độngngay bây giờ!”

Hiện nay, thành phố Đà Lạt có 28 Ủy

ban Hội Liên hiệp thanh niên trực thuộc với tổng số 15.565 hội viên, trong đó có 8.996 hội viên Hội Liên hiệp thanh Việt Nam là đoàn viên.

TRANG 2

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM TP ĐÀ LẠT LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Tuổi trẻ Đà Lạt chung tay xây dựngthành phố phát triển toàn diện

Báo chí không ngừng rèn tâm,luyện bút, trau dồi bản lĩnh

Tuyên giáo khu vực Đông Nam Bộ có nhiều mô hình hay, cách làm tốt

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Phòng chống ngộ độcthực phẩm tại các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động

TRANG 6

Ngày 20/6, tại thành phố Đà Lạt, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy khu vực miền Đông Nam Bộ. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Võ Văn Phuông - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng, cùng các đồng chí lãnh đạo các Vụ chuyên môn thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo, chuyên viên các Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,

Thành ủy trong khu vực.Tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương đã

đánh giá cao sự đóng góp tích cực của ngành Tuyên giáo khu vực Đông Nam Bộ, nhiều nhiệm vụ đã được chủ động triển khai đầy đủ, nghiêm túc, linh hoạt các yêu cầu trên cơ sở diễn biến tình hình thực tế, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều địa phương đã duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khá; thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong nhóm dẫn đầu cả nước;...

Đồng chí Võ Văn Phuông - Ủy viên BCH Trung ương Đảng,Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương

kết luận hội nghị.

KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2019)

2 THỨ SÁU 21 - 6 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Để thành phố ngàn hoa Đà Lạt xanh, sạch, đẹp, ngày càng thu hút du khách; đoàn viên, thanh

niên trên địa bàn đã thường xuyên ra quân thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh, chung tay bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tuổi trẻ Đà Lạt cũng tổ chức các hoạt động ý nghĩa như tuyên truyền du khách không xả rác, cạo xóa các quảng cáo trên trụ điện, khơi thông các dòng chảy... góp phần chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai. Các đội thanh niên xung kích hướng dẫn du lịch và xung kích bảo vệ môi trường tại các phường, xã cũng đã được thành lập, hoạt động hiệu quả, góp phần tạo cảnh quan môi trường cho thành phố du lịch Đà Lạt. Ngoài ra, các cấp Hội LHTN trực thuộc trên địa bàn thành phố cũng đã tổ chức các đợt ra quân huy động hội viên, thanh niên tình nguyện tham gia hoạt động vệ sinh môi trường góp phần xây dựng văn minh đô thị, nông thôn mới trên địa bàn dân cư, công sở, trường học với các hoạt động cụ thể, thiết thực như: ra quân “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, “Ve chai yêu thương”; thường xuyên tổ chức các buổi ra quân tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay tham gia bảo vệ môi trường... Để Đà Lạt mãi xanh, thời gian qua, các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn đã chung tay trồng, chăm sóc hàng ngàn cây xanh các loại ở các địa điểm trong thành phố. Các bồn hoa, cây cảnh trong các khuôn viên cơ quan, trường học và dọc một số tuyến đường cũng đã được tuổi trẻ thành phố xây dựng để tạo cảnh quan cho đô thị Đà Lạt. Qua đó, đã góp phần xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố du lịch sạch Asean, thành phố Festival Hoa Việt Nam và ngày

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM TP ĐÀ LẠT LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Tuổi trẻ Đà Lạt chung tay xây dựng thành phốphát triển toàn diện

Hội LHTN Đà Lạt ra mắt đội Thanh niên xung kích hướng dẫn du lịch và bảo vệ môi trường TP Đà Lạt. Ảnh: D.N

càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Thời gian qua, Hội LHTN thành phố Đà Lạt cũng đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn lắp đặt các băng rôn, bảng tuyên truyền với các nội dung như: “Hãy giữ gìn vệ sinh, vui lòng bỏ rác đúng nơi quy định”, “Vì một thành phố không rác” tại những điểm trung tâm thành phố trong các dịp lễ, tết có đông du khách đến Đà Lạt.

Thời gian qua, tuổi trẻ Đà Lạt cũng đã không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương.

Đặc biệt, với nhiều tiềm năng, lợi thế về du lịch và phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên nhiều thanh niên Đà Lạt đã phát huy tiềm năng, lợi thế này để khởi nghiệp thành công. Qua đó, đã tạo công

ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương và đóng góp cho sự phát triển xã hội. Là những người trẻ, có kiến thức, tiếp thu nhanh các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, nhiều thanh niên Đà Lạt đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp công nghệ cao của địa phương phát triển. Một số mô hình của thanh niên trong phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã được nhân rộng cho người dân trên địa bàn. Để giúp hội viên có điều kiện phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hàng năm, các cơ sở Hội phối hợp tổ chức được gần 20 đợt chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho khoảng 300 lượt thanh niên làm nông nghiệp tham gia.

Trong những năm qua, tuổi trẻ Đà Lạt cũng thường xuyên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng và an sinh xã hội tại địa phương. Để

đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, thanh niên Đà Lạt cũng đã đẩy mạnh các hoạt động xung kích phòng, chống tội phạm. Các đội hình thanh niên xung kích của thành phố và cơ sở được duy trì và hoạt động thường xuyên. Qua đó, đã góp phần đáng kể trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố. Tính đến nay các cấp Hội LHTN thành phố Đà Lạt có 28 đội hình thanh niên xung kích - an toàn giao thông cấp cơ sở với hơn 150 thành viên tham gia. Ủy ban Hội các xã, phường trên địa bàn cũng đang tiếp tục phát huy vai trò các đội thanh niên xung kích đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng dân quân tự vệ, các đội thanh niên tình nguyện, các đội hình thanh niên tham gia tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, các tổ chức Hội cơ sở cũng đã vận động thanh niên thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội; tích cực xây dựng gia đình

ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.Trong hoạt động chung tay vì

cuộc sống cộng đồng, những năm qua, đoàn viên thanh niên trên địa bàn Đà Lạt đã tích cực vận động, quyên góp để hỗ trợ, giúp đỡ gia đình chính sách, các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Trong Chương trình “Ấm áp mùa xuân và xuân tình nguyện” hàng năm, các cấp Hội thành phố và cơ sở đã vận động ủng hộ người nghèo, trao quà tết đến các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, cán bộ Đoàn - Hội được trên 550 triệu đồng, trên 25.000 quần, áo; bàn giao 4 nhà nhân ái tại các huyện trong tỉnh với tổng số tiền hỗ trợ xây dựng gần 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, Ủy ban Hội thành phố đã chỉ đạo 100% các cơ sở Hội khối trường học phối hợp với Đoàn trường rà soát học sinh có hoàn cảnh khó khăn để thăm hỏi, động viên và tặng quà tết cho gia đình; 100% các cơ sở Hội khối phường, xã đã phối hợp và Đoàn phường xã có hoạt động giúp đỡ gia đình trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giúp đỡ trẻ em tại Hội Người mù, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Trường Thiểu năng Hoa Phong Lan, Trường Khiếm thính Lâm Đồng, lớp học tình thương Donbosco...

Anh Nguyễn Thanh Tuấn - Chủ tịch Ủy ban Hội LHTN Việt Nam thành phố Đà Lạt cho biết, thời gian qua, tuổi trẻ Đà Lạt đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để chung tay xây dựng quê hương. Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Hội LHTN thành phố Đà Lạt sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện để đoàn viên, hội viên, thanh niên trên địa bàn không ngừng cống hiến để xây dựng thành phố Đà Lạt phát triển toàn diện, bền vững, văn minh, hiện đại.

DUY NGUYỄN

... tỷ lệ sản lượng công nghiệp tăng trưởng cao; quan tâm, triển khai xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý; đảm bảo giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra các hoạt động tụ tập đông người, xuống đường tuần hành chống phá Đảng, Nhà nước.

Nhiều nhiệm vụ của ngành đã được triển khai đồng bộ, đồng nhất trong khu vực, tỷ lệ đảng viên tham gia học tập, quán triệt đạt tỷ lệ trên 95%; tích cực tham mưu cấp ủy sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến lĩnh vực tuyên giáo; các hội thảo, tọa đàm để làm rõ tính lý luận với thực tiễn, tuyên truyền sâu rộng về các sự kiện lịch sử, các đóng góp to lớn của các đồng chí lão thành cách mạng ngày càng tổ chức có hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục truyền thống cách

mạng; ngăn chặn được nhiều thông tin trái chiều, góp phần rất lớn trong định hướng tư tưởng chung của từng đảng bộ.

Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Bộ vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc tác động rất lớn đến công tác tuyên giáo như: việc liên kết phát triển kinh tế vùng còn lỏng lẻo, quy hoạch, kết nối hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ, chưa tận dụng được lợi thế, tiềm năng để phát triển các dự án nông nghiệp thông minh; việc triển khai các dự án lớn chậm tiến độ, công tác đền bù, giải tỏa đất đai còn bất cập, đơn thư khiếu nại, khiếu kiện xảy ra ở một số nơi chưa được giải quyết dứt điểm; tình hình an ninh trật tự có lúc, có nơi diễn biến phức tạp...

Để triển khai tốt nhiệm vụ trong thời gian tới, đại biểu tham dự đã trao đổi, chia sẻ nhiều mô hình hay, cách làm tốt để góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn ngành. Tại Lâm Đồng, với việc tổ

chức hội thi sân khấu hóa tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh các cấp trong tỉnh đã đem lại hiệu quả cao; hay mô hình “Nhà nghĩa tình đảng viên”, “Đảng viên thực hành tiết kiệm, làm theo lời Bác Hồ ở Bình Phước; “Gia đình tôi học tập và làm theo gương Bác”, “đảng viên đeo huy hiệu Bác Hồ trong giờ làm việc” ở Tây Ninh hoặc “Hành trình về quê Bác” của TP Hồ Chí Minh... có sức lan tỏa đặc biệt. Các mô hình, cách làm trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đảm bảo giữ vững tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; công tác kiện toàn, tổ chức, sắp xếp bộ máy trong toàn ngành; việc nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhân các sự kiện quan trọng, ngày kỷ niệm lớn của đất nước và địa phương cũng được chú trọng quan tâm

Đồng thời, đề xuất, kiến nghị

nhiều vấn đề liên quan để Trung ương có định hướng, chỉ đạo trong thời gian tới. Đó là, công tác tổ chức, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện; hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội, báo cáo viên; cung cấp các tài liệu có tính thực tiễn để đấu tranh các quan điểm sai trái trên mạng xã hội; có giải pháp nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Võ Văn Phuông đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp thu, giải trình các vấn đề được đề xuất, kiến nghị và có giải pháp tham mưu để triển khai thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục kịp thời tham mưu các cấp ủy đảng triển khai, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; chủ động và tích cực cụ thể hóa Nghị quyết 35-NQ/TW (khóa XII) về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

trong bối cảnh tình hình ngày càng phức tạp trước sự chống phá của các thế lực thù địch; chú trọng công tác giáo dục lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận trước thềm Đại hội Đảng các cấp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh việc tổ chức quán triệt, thái độ học tập chỉ thị, nghị quyết của cán bộ, đảng viên, nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đề ra. Mặt khác, chú trọng thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đơn vị theo tinh thần Quy định 08-Qđi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương và phát hiện, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm sáng tạo trong Nhân dân; tập trung tuyên truyền công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tổ chức tốt Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc năm 2019.

VƯƠNG TÔN KIÊN

Tuyên giáo khu vực Đông Nam Bộ... TIẾP TRANG 1

Hiện nay, thành phố Đà Lạt có 28 Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) trực thuộc với tổng số 15.565 hội viên, trong đó có 8.996 hội viên Hội LHTN Việt Nam là đoàn viên. Phát huy vai trò của mình, tuổi trẻ Đà Lạt không ngừng xung kích, năng động, sáng tạo, chung tay xây dựng thành phố phát triển toàn diện, bền vững, văn minh, hiện đại.

3 THỨ SÁU 21 - 6 - 2019KINH TẾ

Những hiệu quảbước đầuNhững năm qua, người dân đã

tập trung chuyển đổi một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như: bơ, sầu riêng và hồ tiêu. Tuy nhiên, trong số các loại cây trồng trên thì chỉ có cây hồ tiêu là khá phù hợp và đạt hiệu quả, song hiện nay giá cả thị trường xuống thấp, nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong năm 2018, xã Tam Bố đã vận động Nhân dân mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây rau màu, đặc biệt là cây cà chua. Theo thống kê, đến nay toàn xã Tam Bố đã chuyển đổi khoảng 55 ha đất trồng cây cà chua.

Bà Trần Thị Thúy Kiều - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Bố cho biết tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước của huyện Di Linh: “Thực tế, với 1 sào đất trồng cây cà chua, người dân thu hoạch đạt trung bình 70 tạ/sào, với mức giá bình quân 8.000 đồng/kg thì thu nhập của người dân khoảng 56 triệu đồng/sào.

Sau khi trừ chi phí đầu tư 26 triệu đồng, lợi nhuận đạt được trong một sào cà chua là 30 triệu đồng, cao gấp 9 lần so với trồng lúa và gấp 5 lần so với cây cà phê”.

Với lợi nhuận từ việc đầu tư trồng rau màu, trong đó chủ yếu là cây cà chua mang lại, cấp ủy, chính quyền địa phương nhận định đây là một cơ hội để tạo đà chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương.

Còn mang tính tự phátThời gian gần đây, nhiều hộ dân

trên địa bàn xã Tam Bố lao đao vì cà chua được mùa nhưng mất giá, bị thương lái thu mua cầm chừng với giá rẻ khiến bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nơi tiêu thụ sản phẩm. Có thời điểm giá cà chua chỉ đạt từ 2.000 - 3.000 đồng/kg, nên cà chua bán ra chỉ đủ chi phí tiền giống, phân bón, có hộ sản xuất trên diện tích lớn còn bị lỗ.

Ông Lê Văn Ngọ ở thôn Hiệp Thành 1 trồng cà chua trên diện tích 3 sào với 10.000 cây, nếu giá

Thu nộp ngân sách hơn 2.382 triệu đồng từ các vụ vi phạm QLBVR và PCCCR

Trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng kiểm lâm và các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện,

lập biên bản 324 vụ vi phạm QLBVR và PCCCR, gồm 161 vụ đã xác định

đối tượng vi phạm và 163 vụ chưa xác định đối tượng vi phạm; với diện

tích thiệt hại do phá rừng 385.803 m2 (38,58 ha), lâm sản thiệt hại

2.588,104 m3. Trong đó: lấn, chiếm rừng 1 vụ, khai thác rừng trái phép

66 vụ, phá rừng trái pháp luật 120 vụ. So sánh với cùng kỳ, số vụ vi phạm

giảm 115 vụ (26%); diện tích thiệt hại do phá rừng tăng 8,4070 ha (28%), lâm sản thiệt hại tăng 1.016,375 m3 (65%). Tổng số vụ đã xử lý 281 vụ

(xử lý hành chính 257 vụ, xử lý hình sự 24 vụ), tịch thu 452,430 m3 gỗ

tròn, xẻ các loại, thu nộp ngân sách 2.382.006.000 đồng.

PHẠM LÊ

300 triệu đồng hỗ trợgiống atisô cho nông dân

Ông Sử Thanh Hoài, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết, huyện đã cấp 300 triệu đồng nhằm

hỗ trợ tiền giống atisô cho nông dân. Theo đó, trên 60 nông hộ của Lạc

Dương ký hợp đồng cung cấp lá tươi cho Công ty Cổ phần (CP) Dược

Lâm Đồng. Lạc Dương giao Trung tâm Nông nghiệp huyện trực tiếp

nhân giống cây atisô, hỗ trợ cho bà con thuộc đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số với chi phí Nhà nước

70%, nông dân đối ứng 30% theo giá thị trường. Được biết, giống atisô do

Công ty CP Dược Lâm Đồng nhập từ Đức, cho hàm lượng dược chất trong

lá rất cao. Hợp tác với Công ty CP Dược Lâm Đồng mang lại thu nhập

ổn định cho nông dân và Lạc Dương đang tiếp tục mở rộng diện tích atisô

theo hợp đồng.D.Q

ĐƠN DƯƠNG:Gần 88% diện tích rau, hoaứng dụng công nghệ cao

6 tháng đầu năm 2019, toàn huyện Đơn Dương tiếp tục phát triển 10.322 ha rau, hoa ứng dụng công nghệ cao,

chiếm gần 88% trên tổng diện tích đất sản xuất.

Các biện pháp canh tác rau, hoa công nghệ cao ở huyện Đơn Dương

đang phổ biến gồm: tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân, trồng cây trên giá

thể, trên hệ thống thủy canh..., nâng hệ số sử dụng đất lên từ 3 - 5 lần/năm.

Cùng thời điểm trên, giá cả thị trường các mặt hàng nông sản tương

đối ổn định như: 20 - 55.000 đồng/kg ớt ngọt các loại; 40 - 55.000 đồng/

kg ớt sừng; 18 - 25.000 đồng/kg ớt cay; 7 - 12.000 đồng/kg xà lách; 12

- 16.000 đồng/kg đậu cove; 4 - 6.000 đồng/kg bắp cải... Kết quả thu nhập trung bình 1 ha rau, hoa công nghệ cao đạt từ 250 - 300 triệu đồng/ha/

năm. Cá biệt, có diện tích thu lợi nhuận trên dưới 1 tỷ đồng/ha/năm.

Tính chung diện tích gieo trồng rau thương phẩm 6 tháng đầu năm 2019

ở huyện Đơn Dương là 14.370 ha, đạt hơn 53% kế hoạch năm.

VĂN VIỆT

Để cây cà chua ở Tam Bố phát triển ổn định

cả ổn định thì một vụ gia đình ông thu lãi khoảng 60 triệu đồng. “So với năm ngoái thì tại thời điểm này giá cà chua đạt từ 15.000 - 16.000 đồng/kg, nhưng năm nay rớt xuống còn khoảng 6.000 đồng/kg. Hiện nay giá cả thị trường xuống thấp, người trồng cà chua gặp rất nhiều khó khăn. Tuy thị trường đầu ra khá ổn định, nhưng chi phí đầu tư cao, quả cà chua mất giá nên người dân bị lỗ”, ông Lê Văn Ngọ cho hay.

Đến thăm vườn cà chua của các gia đình ông Phạm Tấn Châu, Bùi Quang Ánh, Lê Duy Trinh... cũng có hoàn cảnh tương tự. Trước đây, gia đình ông Lê Duy Trinh có 2 sào đất trồng lúa, nhưng do không hiệu quả, nên từ năm 2018, gia đình ông đã chuyển đổi sang trồng cây cà chua và hiện tại ông đang canh tác vụ thứ 3. “3 tháng năm nay giá cà chua xuống thấp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc đầu tư chi phí sản xuất của bà con nhất là những hộ thuê mướn nhân công, hộ sản xuất trên diện tích lớn sẽ bị lỗ vài chục triệu đồng và có nhiều hộ bị điêu đứng”, ông Lê Duy Trinh, khuyến nông viên thôn Hiệp Thành 1 chia sẻ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay việc chuyển đổi từ diện tích cà phê già cỗi, đất trồng lúa sang trồng cây cà chua của người dân xã Tam Bố còn mang tính tự phát và việc áp dụng khoa học kỹ

thuật vào sản xuất còn có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, người dân cũng tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu từ Đơn Dương đến thu mua, nên vẫn còn tình trạng người nông dân bị thương lái chèn ép giá cả.

Cà chua là một loại cây trồng mới với người dân Tam Bố nói riêng và huyện Di Linh nói chung, nên đòi hòi kỹ thuật chăm sóc cao. Do đó, thời gian qua, xã Tam Bố đã chỉ đạo bộ phận khuyến nông xuống từng hộ để hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật; tổ chức cho người dân đi tham quan, học tập mô hình tại các nông hộ đã chuyển đổi có hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc... Qua hơn một năm chuyển đổi trồng cây cà chua, nhận thấy đầu ra của sản phẩm chưa thật sự ổn định, giá

cả lên xuống thất thường, người dân phụ thuộc chủ yếu vào các điểm thu mua tại địa phương, nên đã xảy ra tình trạng sản phẩm không được thu mua hoặc thu mua với giá thấp mà không có sự ràng buộc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Để tạo điều kiện cho người nông dân xã Tam Bố trồng cây cà chua phát triển ổn định, tránh tình trạng cung - cầu mất cân đối, gây khó khăn cho người sản xuất, thiết nghĩ, chính quyền địa phương xã Tam Bố và huyện Di Linh cần có những giải pháp cụ thể như: cần kết hợp 3 nhà, nhà tiêu thụ, nhà nông, nhà khoa học kỹ thuật; đồng thời cần sớm thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ để đảm bảo đầu ra sản phẩm.

NDONG BRỪM

Trong năm qua, có khá nhiều hộ dân ở xã Tam Bố (huyện Di Linh) đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích đất cà phê già cỗi, lúa một vụ... sang trồng cây rau màu, đặc biệt là cây cà chua đã mang lại hiệu quả cao hơn so với một số loại cây trồng khác tại địa phương.

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng xã Tam Bố thích hợp với cây cà chua. Ảnh: N.B

Người dân xã Tam Bố đang phân loại sản phẩm cà chuatrước khi cung cấp cho thị trường. Ảnh: N.B

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh phát động phong trào xây dựng “Quỹ tiết kiệm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” và “Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”, với 3.433 thành viên tham gia đóng góp số tiền 929.200.000 đồng đã hỗ trợ cho 105 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp.

Năm 2019, Hội LHPN tỉnh phát động “Ngày phụ nữ khởi nghiệp” đến các cấp Hội phụ nữ và có 62 ý tưởng tham gia, qua đó 22 ý tưởng được chọn tập huấn chuyên sâu về

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, ý tưởng để khởi nghiệp, đánh giá về nguồn lực, thực trạng, cơ hội và rủi ro trong kinh doanh, trao đổi, chia sẻ, thảo luận, đóng góp các ý kiến, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình khởi nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh... lọt vào vòng sơ khảo. Hội đồng thẩm định đã xem xét, lựa chọn 12 ý tưởng xuất sắc tham gia Diễn đàn - Kết nối các đề án khởi nghiệp của phụ nữ với các nhà đầu tư năm 2019 dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 6 này.

THỦY NGUYỄN

Vận động gần 1 tỷ đồng Quỹ tiết kiệm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Tập huấn lập kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp.

4 THỨ SÁU 21 - 6 - 2019

Từ thực tiễn, báo chí đã phát hiện, phản ánh một cách chân thực những việc làm chưa hay, chưa

tốt, những hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ cuộc sống. Cũng từ thực tiễn, báo chí đã phát hiện nhân tố mới, tích cực, nhân rộng những việc làm hay, những mô hình tốt, những tấm gương điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cổ vũ mọi phong trào cách mạng. Đặc biệt, trong sự nghiệp đổi mới, báo chí luôn là “người” đi tiên phong; chủ động, tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự điều hành của Chính phủ về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; củng cố và nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Báo chí cũng đã mạnh dạn phê phán những thói hư, tật xấu; kiên quyết đấu tranh với tệ quan liêu, hách dịch, thói vòi vĩnh, tham ô, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, bệnh thành tích, lợi ích cục bộ, địa phương, lợi ích nhóm, bè cánh cùng sự tha hóa, biến chất của một phận cán bộ, đảng viên, công chức trong bộ máy Đảng, Nhà nước. Với bản lĩnh và trí tuệ của một nền báo chí cách mạng, những người làm báo cách mạng Việt Nam đã kiên cường đấu tranh chống các tư tưởng thù địch; phản bác các luận điệu xuyên tạc phản động, loại bỏ những quan điểm sai trái làm tổn hại lợi ích quốc gia và truyền thống đạo lý của dân tộc. Với trí tuệ và bản lĩnh của báo chí cách mạng, những người làm báo cách mạng luôn bảo vệ sự công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, đồng thời tham gia tích cực hoạt

KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2019)

Báo chí không ngừng rèn tâm, luyện bút, trau dồi bản lĩnhTừ sau ngày giải phóng thống nhất đất nước đến nay, dù phải trải qua nhiều thăng trầm trong công cuộc kiến thiết và dựng xây đất nước, báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc; thở cùng hơi thở của cuộc sống; nghĩ suy, chia sẻ với Nhân dân những niềm vui cũng như những điều còn băn khoăn trăn trở.

động phản biện, góp phần tạo nên sự đồng thuận xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp cách mạng, thực sự là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Hiện nay, cả nước có 857 cơ quan báo in, 159 báo điện tử và tạp chí điện tử; gần 1.600 trang thông tin điện tử tổng hợp; trên 230 trang mạng xã hội được cấp phép; có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung

ương và địa phương, hơn 19.000 nhà báo được cấp thẻ và có gần 20.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Cùng với cả nước, những người làm báo trong tỉnh đã không ngừng lớn mạnh, đội ngũ nhà báo trẻ luôn học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ làm báo đi trước; rèn luyện bản lĩnh người làm báo cách mạng, đồng thời tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động, tác nghiệp báo chí; tuyên truyền kịp thời và sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

đến với mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời phản ánh nhanh nhạy những sự kiện, vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống đến với Đảng, Nhà nước. Báo chí trong tỉnh đã tuân thủ tôn chỉ, mục đích, đảm bảo tính định hướng, không chạy theo lối tuyên truyền, phản ánh thông tin kiểu “giật gân, câu khách”. Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động và xứng đáng là mái nhà chung cho hội viên nhà báo, trong đó nhiều hoạt động bổ ích như hội thao báo chí, tiếng hát người làm báo, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và đặc biệt là cải tiến, nâng cao chất

lượng giải báo chí chất lượng cao, giải báo chí tỉnh hàng năm.

Từ “mái nhà chung” của những người làm báo, nhiều nhà báo trẻ trong tỉnh đã khẳng định mình không chỉ về nghiệp vụ mà còn nâng cao đạo đức và bản lĩnh của người làm báo cách mạng, đoạt được nhiều giải cao trong các giải báo chí do Trung ương và địa phương tổ chức.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, dù có nhiều thành tựu và thuận lợi trong hoạt động đối ngoại; hợp tác kinh tế; vai trò, vị thế của đất nước đã được nâng cao trên trường quốc tế, nhưng không phủ nhận rằng tình hình thế giới đang có những biến động khó lường; vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực; các thế lực thù địch tiếp tục dùng nhiều thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá sự nghiệp cách mạng. Thực trạng đó đòi hỏi những người làm báo hôm nay và các cơ quan báo chí trong tỉnh càng phải kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước của các thế hệ làm báo đi trước, tiếp tục nêu cao bản lĩnh người làm báo cách mạng, không ngừng rèn tâm, luyện bút, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền địa phương và là diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh; một lòng cống hiến công sức và trí tuệ cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng; sự phồn vinh của đất nước, của dân tộc và của địa phương. VĂN TÒA

Những ngày tháng 6 về lại nhớ những người đồng nghiệp bao năm làm báo cùng nhau nay đã đi xa!

Đó là các nhà báo Việt Hưng, Khắc Dũng cùng ở Báo Lâm Đồng và Nhất Hùng

từng ở Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng.

Với Việt Hưng, tôi nhớ nhất là những ngày tháng lang thang cùng anh trên đất Đạ Huoai.

Ngày tôi mới vào báo, chân ướt chân ráo, chỉ biết loanh quanh Đà Lạt. Gặp tôi anh nói như ra lệnh: “Thấy chú khỏe, được đó. Mai đi Đạ Huoai cùng anh!”.

Ngày đó cách đây gần 30 năm, hầu hết mọi người trong cơ quan đã làm gì có xe máy, chỉ toàn đi bộ. Tòa soạn báo lúc đó còn nằm trên đường 3/2 ngay trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt, còn nhà tập thể nhà báo 14 Hùng Vương nằm ở ngã ba Trại Hầm cách khá xa, ngày nào có họp hành các nhà báo dưới này cứ thế cuốc bộ lên phố, sang lắm thì đi xe ôm. Tôi lúc đó mới ra trường chỉ có chiếc xe đạp nửa thể thao, cứ thế đạp lòng vòng, dù cơ quan phân cho một phòng ở nhà tập thể này nhưng ngại xa đành

Nhớ những đồng nghiệp làm báothuê phòng trọ ở phố.

Đúng hẹn, tôi với anh bắt xe đò từ Đà Lạt xuống, không biết đi cách nào mà đến chiều mới đến Đạ Huoai. Đó là lần đầu tiên tôi đi công tác xa đến thế, xuống huyện như một nhà báo tập sự theo sự hướng dẫn của nhà báo đàn anh. Dịp đó đúng mùa sầu riêng chín, đâu đâu trên tuyến Quốc lộ 20 xuyên qua huyện này cũng thấy người dân bày bán sầu riêng ven đường. Anh cùng tôi mượn được chiếc xe máy cà tàng của một cán bộ điện lực huyện để xuống xã viết bài.

Xuống xã, khi làm việc xong anh liền đề nghị cho đi vườn. Đến vườn, vì có nhà báo đến thăm nên các chủ nhà vườn thường mang “cây nhà lá vườn” ra mời, đó là những quả mít tố nữ hay sầu riêng nhỏ còn lại trên cây chủ nhà không bán mà để ăn hay đem ra mời khách. Nhỏ rất thơm và ngon. Họ cũng mời rượu nhưng anh nhắy mắt với tôi, rượu anh uống còn sầu riêng cho tôi thưởng thức. Lần đầu tiên trong đời làm báo tôi đi công tác xa lại được mời ăn nhiều sầu riêng như thế đến nỗi bỏ cả cơm ngày.

Dù sau này tôi cùng anh còn đi rất nhiều nơi trên đất Lâm Đồng, đi hầu hết các huyện trong tỉnh nhưng tôi

có cảm giác rằng anh - nhà báo Việt Hưng - chỉ thích nhất là đi Đạ Huoai. Cứ mỗi lần thấy mỏi mệt, thấy cần thêm động lực anh lại rủ tôi, rủ ai đó hoặc một mình lên xe về với đất Đạ Huoai. Ở vùng đất đó anh như cá gặp nước, anh quen rất nhiều người, hầu như cơ quan nào cũng có người anh quen, anh có thể la cà từ huyện đến xã, anh biết hầu hết các thôn nơi đây, biết nhiều nhà vườn, họ coi anh như bạn, anh đến tay bắt mặt mừng.

Cũng chính anh - Việt Hưng - cùng các đồng nghiệp xuống đây xin nhận đất cho cơ quan để làm khu vườn sản xuất cho Công đoàn. Tôi sau đó cùng một đồng nghiệp khác xuống đây gần 3 tháng để khai phá khu đất này để trồng điều, hiện nay khu vườn rộng mênh mông này vẫn còn trên đất Hà Lâm và được một đồng nghiệp của Báo mua lại để canh tác sầu riêng. Với tôi, cứ mỗi lần có dịp đi ngang qua đây, qua vùng đất Đạ Huoai xanh tươi cây trái này, tôi lại nhớ về những ngày làm vườn, nhớ về kỷ niệm cùng anh nơi đây.

Với Khắc Dũng - điều tôi nhớ nhất về anh là sức viết. Năng suất viết của anh cực lớn, nếu không nói là vào hàng “khủng khiếp”. Anh viết rất nhanh, hầu như mọi đề tài anh đều viết được, nhất là mảng dân tộc

học (anh vốn tốt nghiệp Khoa Sử) và âm nhạc của cộng đồng dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.

Ngày đó hầu như mọi người đều viết tay trên giấy. Anh không biết tìm đâu ra chiếc máy chữ và gõ rất nhanh, cả ngày đi làm tối về gõ bài. Cứ đúng 2 giờ sáng, bất kể mưa hay nắng anh đều lôi máy chữ ra gõ cọc cạch đến sáng là xong bài cả nghìn chữ.

Nhưng Khắc Dũng không chỉ viết báo nhanh mà anh còn viết rất nhiều thể loại khác rất tốt, từ khảo cứu (làm các công trình khảo cứu với trường đại học), viết nhạc, viết sách, viết tiểu thuyết, viết tản mạn, làm thơ... Đi Trường Sa về chừng tháng sau là anh có tập bút ký về Trường Sa. Chỉ tiếc rằng bệnh tật đã cướp đi sinh mạng của một con người tài hoa trong độ tuổi chín muồi kinh nghiệm và nhiều hoài bão như anh.

Một đồng nghiệp khác tôi muốn nói đến là nhà báo Nhất Hùng - một “con ma” làm tin cực nhanh về Lâm Đồng trên các báo lớn trong nước.

Từng công tác lâu năm ở Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng nên Nhất Hùng rất có kinh nghiệm trong làm tin, sau đó anh chuyển sang làm cho các báo lớn trong nước. Làm tin thì nhà báo nào cũng làm nhưng làm

tin nhanh thì phải liệt anh vào hàng “sư phụ”. Có cảm giác mọi sự vụ tin tức gì xảy ra trên đất Lâm Đồng anh đều biết và làm tin được, các bản tin của anh thường cô đọng, sức tích, rất ngắn, viết theo lối hiện đại với phần quan trọng lên trước, nhanh và mạnh, từ dùng rất sắc.

Có lần tôi hỏi “bí quyết” đâu mà anh làm tin nhanh đến như vậy thì anh cười lớn “bật mí” rằng anh bên người luôn có một chiếc radio nhỏ để nghe tin tức Lâm Đồng hằng ngày, đúng giờ là anh nghe, nghe và phát hiện thông tin trong từng bản tin và từ đó lần ra tin tức mình cần.

Cũng nói thêm một chút về Nhất Hùng, đó là anh có quan hệ rất rộng với nhiều nhà báo và các tờ báo lớn trong nước. Cùng với anh, tôi lúc đó với mảng thể thao, không chỉ viết cho báo nhà mà còn tác chiến cho rất nhiều tờ báo trong nước theo đơn đặt hàng thông qua anh. Anh tốt bụng, vui vẻ, giúp đỡ rất nhiều người mới vào nghề, được đồng nghiệp quí mến. Rất tiếc một cơn bạo bệnh đã mang anh đi mãi mãi.

Những ngày tháng 6 này, chúng tôi, những người làm báo Lâm Đồng lại nhớ về những đồng nghiệp bao năm gắn bó cùng nhau nay đã đi xa.

VIẾT TRỌNG

Ông Triệu Thế Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thăm và chúc mừng Báo Lâm Đồng sáng 20/6. Ảnh: Văn Báu

5 THỨ SÁU 21 - 6 - 2019

Sức trẻ

KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2019)

Hơn năm năm trước, từ phóng viên nội chính điều chuyển sang mảng nông

nghiệp, tôi bắt đầu hướng đề tài viết về các mô hình công nghệ cao, ngõ hầu cung cấp thêm nguồn dữ liệu từ thực tế ruộng đồng để các cơ quan chuyên ngành tham khảo, tổng hợp đề xuất bổ sung chính sách, cơ chế quản lý, điều hành và định hướng sát hợp hơn. Nhưng chọn mô hình ở đâu, cách tiếp cận thu thập thông tin bao lâu, thể hiện bằng thể loại báo chí nào, văn phong viết ra sao... là những câu hỏi luôn đeo đẳng trong tư duy tác nghiệp của tôi mỗi khi đi về với nông gia bên những thửa rau, luống hoa trên địa bàn thành phố Đà Lạt và những vùng phụ cận được gắn thương hiệu nông sản Đà Lạt.

Với Đà Lạt và vùng phụ cận thuộc tỉnh Lâm Đồng thì tiềm năng khí hậu, thổ nhưỡng ưu đãi, khả năng tiếp cận, nắm bắt nhanh nhạy khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nghề nông đã được khẳng định. Vấn đề xuyên suốt còn lại là tôi phải trải nghiệm, thấu cảm và chia sẻ những trăn trở, nhân lên những niềm vui và trao đổi thêm những kinh nghiệm sản xuất đã ghi chép được từ những hộ nông dân này đến những hộ nông dân khác, qua đó

Nhà báo xuống đồng cùng nông gia Sau hai năm 2018 và 2019 xuống đồng cùng nông gia của phố hoa Đà Lạt và vùng phụ cận, tôi được hai lần mời ra thủ đô Hà Nội nhận 3 giải B, C và Khuyến khích cuộc thi báo chí toàn quốc viết về nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tác giả nhận Giải báo chí toàn quốc viết về nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

nối dài mối quan hệ gần gũi đến từng nhà vườn. Cứ tích trữ thường xuyên chất liệu như vậy, từ 1 năm đến 2 năm rồi 5 năm, tôi chọn những mô hình đặc biệt nổi trội, mới lạ và khác biệt sáng tạo, tô đậm trong sổ tay thành những nguồn thông tin chủ lưu, sau đó lên đề cương loạt 5 bài phản ánh với tiêu đề: “Rau, hoa công nghệ cao - nhân rộng cách nào?”. Trong đó mỗi bài (ở 4 bài đầu) đều nêu những giải pháp phát huy và nhân rộng mô hình phù hợp; bài cuối (bài 5) khẳng định những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của tỉnh Lâm Đồng trong định hướng, điều hành theo từng giai đoạn phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.

Viết, đọc lại và hoàn chỉnh văn phong, bổ sung dữ liệu tiêu biểu nhất trong 5 bài viết rồi chuyển lên Ban Biên tập Báo Lâm Đồng. Nhờ chủ động lên trước đề cương và chuyển bài đúng thời gian nên Ban Biên tập Báo Lâm Đồng cũng đã kịp thời phân công biên tập viên duyệt đăng lên Báo Điện tử và Báo in Lâm Đồng trong 5 số báo liền kề. Sau khi đón nhận từng bài viết đăng tải trên hai hình thức chuyển tải này của cơ quan truyền thông Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, nhiều bạn đọc đã kết

nối với tôi để tìm hiểu quy trình, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận các nguồn giống mới, bày tỏ nguyện vọng tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm gắn với thị trường…

Vào tháng 2/2018, loạt 5 bài “Rau - hoa công nghệ cao - nhân rộng cách nào” nói trên của tôi được trao giải

B (thể loại Báo Điện tử - không có giải A) cuộc thi báo chí toàn quốc tại thủ đô Hà Nội. Theo địa chỉ trong loạt bài của tôi, các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông và nhà báo trong cả nước lần lượt tìm đến những mô hình rau - hoa công nghệ cao Đà Lạt để

nghiên cứu, học tập và lan tỏa thông tin đến nhiều vùng nông nghiệp khác trong tỉnh Lâm Đồng nói riêng, cả nước nói chung.

Có thêm động lực xuống đồng cùng nông gia Đà Lạt và các vùng phụ cận, đến tháng 5 và tháng 9/2019, tôi tiếp tục hoàn thành 2 loạt bài đăng trên Báo Điện tử và Báo in Lâm Đồng. Đó là loạt 6 bài “Đâu rồi hoa lợi hữu cơ” và loạt 3 bài “Đưa đương quy về phía chân trời”. Kết quả cũng tại cuộc thi báo chí toàn quốc về nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vào giữa tháng 5/2019, tôi được 2 lần lên bục vinh danh tại Nhà hát lớn Hà Nội nhận giải C và giải Khuyến khích đối với 2 loạt bài này.

Tôi xem đây là một trong những niềm khích lệ mới của nghề báo mấy chục năm của mình, bởi đã góp một diễn đàn thông tin nghề nông Đà Lạt và các vùng phụ cận có thêm những kinh nghiệm quý để tiếp tục nhân rộng, đột phá ứng dụng sản xuất công nghệ cao, công nghệ hữu cơ trong chuỗi giá trị nông sản cả nước và toàn cầu, mang lại cuộc sống thịnh vượng nhiều lần hơn nữa trong những năm tới...

VĂN VIỆT

Nhiều thách thức đối với người làm báo Đảng địa phương thời bùng nổ thông tin

Cuộc cách mạng 4.0 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã và đang khiến báo chí truyền thống, đặc biệt là báo Đảng địa phương phải chịu sức ép rất lớn. Điều này đòi hỏi những người làm báo phải sớm thay đổi cả về tư duy và cách thức làm báo để kéo độc giả về với mình, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng thông tin và dư luận xã hội, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân.

“Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh trong báo chí là điều tất yếu không tránh khỏi và ngày càng khốc liệt. Trong đó có cả sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí với nhau, lẫn cạnh tranh giữa báo chí với mạng xã hội. Sự cạnh tranh lành mạnh là rất cần thiết, nó thúc đẩy sự phát triển của nền báo chí hiện đại, đáp ứng đòi hỏi của bạn đọc, người xem. Đồng thời cũng đòi hỏi các phóng viên, biên tập viên luôn học hỏi, đổi mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của độc giả. Tuy nhiên, sự cạnh tranh “bẩn” lại đem lại những kết quả ngược lại”.

Rõ ràng sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho nghề báo ngày nay khác hẳn so với trước kia, vừa thuận lợi vừa đầy thách thức.

Chính vì vậy mà nhiều nhà báo bây giờ do chạy theo thông tin nhanh, mới nên ít dành thời gian để đầu tư cho những bài viết, những chuyên đề, những đề tài chuyên sâu.

Và, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thông tin trên mạng, nhiều nhà báo sa vào việc làm báo salon, ngồi nhà tra cứu tư liệu để viết bài, lười đi cơ sở, thậm chí lười suy nghĩ, tìm tòi thông tin, kiến thức mà thường xuyên copy, pass từ các báo khác.

Chứng minh cho điều này, nhà báo Chu Quốc Hùng kể về vụ việc cạnh tranh không lành mạnh mà anh vừa trải qua. Vào ngày 6/5/2019, nhóm phóng viên của TTXVN tại Lâm Đồng bắt đầu đăng tải loạt phóng sự về vụ hạ độc hàng ngàn cây thông để chiếm đất tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà. Để có được những thông tin này, trước đó vài ngày, phóng viên đã phải bí mật tiếp cận hiện trường ghi

Nhà báo Lê Hoa - Báo Lâm Đồng trong một lần tác nghiệp ghi hình về lĩnh vực du lịch. Ảnh: N.ThiRõ ràng chúng ta đều thấy

rằng, xu hướng tiếp cận với thông tin của bạn đọc hiện nay, kể cả độc

giả lớn tuổi đã khác rất nhiều so với trước đây. Theo thống kê, lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2018 vào khoảng 64 triệu người, đạt 67% dân số. Một thống kê đáng chú ý nữa là thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 tiếng/ngày. Điều này chứng minh rằng người Việt Nam đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng để phục vụ các nhu cầu khác nhau. Việt Nam hiện cũng đang xếp ở vị trí thứ 7 với 58 triệu người dùng mạng xã hội Facebook, tỷ lệ này cho thấy xu hướng tăng cả về lượng người dùng lẫn độ tuổi tham gia sử dụng mạng xã hội này.

Nhà báo Chu Quốc Hùng - Trưởng cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Lâm Đồng chia sẻ:

lại hình ảnh, gặp gỡ các nhân chứng, tới các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở truy tìm, kiểm chứng thông tin cho phóng sự của mình.

Đáng buồn thay, khi các thông tin, hình ảnh của TTXVN được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì đã bị chia sẻ, xào xáo, thậm chí đánh cắp không thương tiếc. Cụ thể, một cơ quan báo chí Trung ương rất lớn, không biết bằng cách nào đã lấy được hình ảnh có giá trị, nhất là đoạn clip quay cả khu rừng thông rộng lớn đã chết cháy vì bị lâm tặc hạ độc. Tuy nhiên, khi đăng tải hình ảnh này, cơ quan báo chí nọ đã điềm nhiên đóng dấu tên đơn vị lẫn tên phóng viên của họ lên các khuôn hình mà họ đã đánh cắp. Điều này khiến cho nhóm phóng viên, những người thực sự quay các hình ảnh trên sững sờ, bởi thất vọng trước một sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo kia.

Đáng buồn hơn nữa là khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tỉnh Lâm Đồng điều tra, xử lý vụ việc, thì lại căn cứ vào thông tin mà cơ quan báo chí nọ đăng tải. Và đương nhiên, công lao của những người trực tiếp thực hiện phóng sự trên đã bị những người làm báo “bẩn” cướp mất.

Vụ việc trên chỉ là một trong rất nhiều trường hợp đã xảy ra trong môi trường cạnh tranh báo chí hiện nay ở nước ta, khi mà Internet đang phủ sóng khắp nơi và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng.

Nhà báo Võ Trang, công tác tại Báo Lâm Đồng chia sẻ rằng, là người làm báo Đảng địa phương, anh không ngại khó, ngại khổ, ngại cạnh

tranh để thực hiện những tin nóng, tin hay từ cơ sở mà chỉ sợ sự cạnh tranh không lành mạnh đến từ các cộng tác viên báo chí, phóng viên “cào tin” chạy theo số lượng, thiếu chiều sâu, bất chấp đạo đức nghề nghiệp.

Và cho dù mạng xã hội có nhiều ưu điểm nhưng cũng đang bộc lộ không ít những yếu tố “mặt trái”, khiến thông tin trên mạng xã hội bị độc giả đánh giá thấp. Đó là tính chính xác, độ tin cậy không cao. Ngược lại, báo Đảng và báo chí chính thống vẫn được bạn đọc đánh giá cao về chuẩn mực thông tin. Bằng chứng là rất nhiều vụ việc xảy ra sau khi đăng tải trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận, sau đó được báo chí chính thống thẩm định thông tin, đăng tải lại, luôn được người dân đánh giá cao, tin tưởng chia sẻ, truyền tai nhau để mọi người có thông tin, nhận định chính xác hơn. Điều đó chứng minh rằng, giá trị cơ bản của nghề báo không bao giờ mất đi hay suy giảm.

Đối với nghề báo, vị trí nghề nghiệp do chính các nhà báo tạo ra. Và đối với một tờ báo cũng vậy, tên tuổi của tờ báo đó được đánh giá như thế nào do những gì tờ báo đó mang đến cho độc giả. Vì vậy, việc định hướng và tạo ra được lớp người làm báo đáp ứng được những tiêu chí về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, song song đó thích nghi nhanh với những biến chuyển về cách thức làm báo, phù hợp với xu thế tiếp cận thông tin của đa số công chúng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội nhưng vẫn đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao là vô cùng cần thiết và quan trọng. NGUYÊN THI

6 THỨ SÁU 21 - 6 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Từ vụ ngộ độc thực phẩm được ngành Y tế tỉnh ghi nhận đầu tiên trong năm 2019 liên quan đến dịch vụ nấu ăn lưu động khiến cho sự quan tâm của

không chỉ cơ quan chuyên môn, quản lý nhà nước mà còn là mối lo ngại của người dân về sự tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP đối với loại hình dịch vụ này. Cụ thể, ngày 12-13/5, Trung tâm Y tế huyện Di Linh đã tiếp nhận điều trị cho 134 bệnh nhân có triệu chứng nôn, ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bữa tiệc cưới tại thị trấn Di Linh. Bữa tiệc do cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động Hoàng Vy cung cấp (địa chỉ 62 Bạch Đằng - xã Lộc Châu - TP Bảo Lộc). Qua kết quả kiểm tra, cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động trên chưa được quản lý; bên cạnh đó địa điểm tổ chức tiệc cưới và tại cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động không đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP.

Để chủ động quản lý các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động trên địa bàn toàn tỉnh nhằm phòng chống ngộ độc thực phẩm có hiệu quả, Sở Y tế yêu cầu các Phòng Y tế và Trung tâm Y tế huyện, thành phố tổ chức điều tra, thống kê quản lý tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ nấu ăn lưu động trên địa bàn; tập huấn hướng dẫn kiến thức thực hành và phổ biến pháp luật về ATTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm tại cơ sở; tăng cường kiểm tra, kiểm soát ATTP và xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ nấu ăn lưu động. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ nấu ăn lưu động. Tập trung tuyên truyền, vận động người dân thực hiện vệ sinh ăn uống; vệ sinh trong chế biến, bảo quản thức ăn; bảo quản nguồn nguyên liệu thực phẩm và nguồn nước chế biến an toàn, thực phẩm ăn ngay sau khi chế biến; không sử dụng thức ăn tái, sống, nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm nghi ngờ

Phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu độngSở Y tế đã chỉ đạo Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tăng cường công tác đảm bảo ATTP đối với các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động trên địa bàn toàn tỉnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP tỉnh kiểm tra nguồn gốc, nhãn mác thực phẩm tại kho hàng của Siêu thị Big C Đà Lạt. Ảnh: A.Nhiên

ô nhiễm để chế biến thức ăn; chỉ hợp đồng với các cơ sở nấu ăn lưu động đã được cơ quan quản lý nhà nước quản lý và thông báo.

Theo BS Bùi Văn Độ - Chi cục trưởng Chi cục ATTP tỉnh cho biết: Chi cục đã ban hành hướng dẫn việc đảm bảo ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ nấu ăn lưu động.

Theo đó, đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ nấu ăn lưu động phải thực hiện đúng, đủ các nhóm điều kiện đảm bảo ATTP theo Chương IV Luật ATTP và các quy định khác, cụ thể: Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến; có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh; cống rãnh ở khu vực nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng; có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, chổ rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín; dụng cụ nấu nướng, chế biến phải đảm bảo an toàn vệ sinh; dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô. Tuân

thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn. Thực phẩm phải được chế biến đảm bảo an toàn hợp lý; thực phẩm đã chế biến phải để trong thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại, được để trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất. Đồng thời thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thực phẩm theo quy định. Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch; không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Địa điểm tổ chức ăn uống phải đảm bảo vệ sinh; thực hiện đúng, đủ “10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm” và “5 chìa khóa để thực phẩm an toàn”.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp cơ sở, cần tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ nấu ăn lưu động và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm, nhằm chấn chỉnh, nâng cao ý thức của người kinh doanh dịch vụ nấu ăn lưu động đối với việc bảo vệ sức khỏe Nhân dân. AN NHIÊN

BẢO LỘC: Tai nạn giao thông giảm cả 3 mặtCông an TP Bảo Lộc cho biết, trong 6 tháng

đầu năm 2019, trên địa bàn TP xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông, làm 11 người chết và 4 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2018, tai nạn giao thông trên địa bàn đã giảm cả 3 mặt (giảm 3 vụ tai nạn, 2 người chết và 2 người bị thương).

Để đảm bảo an toàn giao thông, thời gian qua, Công an TP Bảo Lộc đã không ngừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho các đối tượng; phối

hợp với Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh tổ chức đo nồng độ cồn và kiểm tra tốc độ… Qua đó, phát hiện lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính 1.791 trường hợp vi phạm các quy định về Luật Giao thông, thu nộp ngân sách 1,314 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn giao thông, trong 6 tháng cuối năm, Công an TP Bảo Lộc tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường; qua đó sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của Luật Giao thông. � HẢI�ĐƯỜNG

Bảo vệ thường xuyên hồ chứa thủy điện Đam B’ri 1

Phần lớn các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại TP Bảo Lộc đều xảy ra trên Quốc lộ 20.

Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Đam B’ri 1 vừa được cơ quan thẩm quyền Lâm Đồng phê duyệt các chế độ bảo vệ thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.

Theo đó, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Đam B’ri hàng ngày tổ chức ca trực thu thập, phân tích dữ liệu khí tượng thủy văn; đối

chiếu các yếu tố dòng lũ, theo dõi hiện tượng thấm, rò rỉ, nứt, gãy, sạt lở… trên đập để triển khai bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời. Hàng tuần, hàng tháng quan trắc thông số trên đập, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố. Trường hợp xảy ra mưa lũ phải bảo đảm trực ban 24/24 giờ tại các điểm xung yếu. Phạm vi 25 m từ chân đập phải tuyệt đối bảo vệ an toàn…

Được biết, Dự án hồ chứa thủy điện Đam B’ri 1 tọa lạc trên 2 địa bàn xã Đam B’ri (Bảo Lộc) và xã Lộc Tân (Bảo Lâm), cách Quốc lộ 20 gần 20 km. Khu vực dòng chảy rộng 20 - 30m, hai bên bờ suối gồm những dãy đồi chè và đồi cà phê của người dân địa phương đang canh tác..

MẠC�KHẢI

ĐAM RÔNG: Số vụ án thụ lý giảm so với cùng kỳ

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Tòa án nhân dân huyện Đam Rông đã thụ lý 124 vụ án, giảm 9 vụ án so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, 17 vụ án hình sự với 25 bị cáo; 107 vụ án dân sự. Đến nay, Tòa án nhân dân huyện đã đưa ra xét xử 15 vụ án hình sự, 65 vụ án dân sự. Theo đánh giá của Chánh án Tòa án nhân dân huyện Đam Rông, các vụ án hình sự chủ yếu liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, gây rối trật tự công cộng được xét xử tại trụ sở tòa và xét xử lưu động, đúng người, đúng tội, tránh oan sai; chất lượng chuyên môn của công tác xét xử được đổi mới, ngày càng nâng cao; đội ngũ cán bộ thẩm phán, thư ký, hội thẩm nhân dân được nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

VĂN�TÂM

ĐƠN DƯƠNG: Gia tăng tình trạng bỏ hóa chất làm chết cây rừng

Theo nhận định của cơ quan chức năng, trong thời gian qua, tình trạng ken cây, bỏ hóa chất làm chết cây rừng, lấn chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép gia tăng, diễn biến phức tạp… trên địa bàn huyện Đơn Dương.

Nguyên nhân được xác định do công tác quản lý, bảo vệ rừng còn lỏng lẻo, lực lượng chuyên trách, đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương chưa phối hợp kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm khi vụ việc mới phát sinh.

Để quyết liệt ngăn chặn tình trạng trên, UBND huyện Đơn Dương vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc chấp hành, thực hiện nghiêm quy định quản lý, bảo vệ rừng.

Hạt Kiểm lâm phối hợp với Công an huyện Đơn Dương, UBND xã, thị trấn và đơn vị chủ rừng điều tra, nắm chắc từng nhóm, đối tượng chuyên phá rừng để có phương án đấu tranh triệt phá, xử lý nghiêm minh.

Riêng các đơn vị chủ rừng nhanh chóng rà soát, thu hồi diện tích lâm nghiệp bị lấn chiếm để tiến hành trồng lại rừng trong mùa mưa năm 2019 này.

VŨ�VĂN��

ĐẠ HUOAI: Bắt khẩn cấp kẻ trộm cắp tài sản có 6 tiền án

Ngày 20/6, Công an huyện Đạ Huoai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh khẩn cấp bắt tạm giam 3 tháng đối với Hoàng Quang Thái để điều tra.

Theo kết quả điều tra, trước đó, tối ngày 14/6, Thái đến nhà anh Phùng Đình Phước (SN 1965) ở Tổ 2, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai ăn nhậu và xin ngủ lại. Nửa đêm, Thái đã lén mở cửa, lấy trộm của anh Phước chiếc xe máy biển kiểm soát 49L1 - 092.20 đang dựng trong phòng khách rồi chạy về huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

Khi Thái đang rao bán chiếc xe ăn trộm thì bị Công an huyện Đạ Huoai và Công an huyện Tân Phú phối hợp bắt giữ.

Được biết, khi mới 19 tuổi Thái bắt đầu phạm tội và đến nay đã có 6 tiền án với tổng mức án là 16 năm 3 tháng tù giam.

Đ.�HUY

7 THỨ SÁU 21 - 6 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

“Hành động ngay bây giờ!”Cô�gái�trẻ�“tuyên�chiến”�với�rác�Gần 2 tháng nay, có một nhóm

bạn trẻ lên tới 60 người bất ngờ xuất hiện trên các trục đường chính của TP Đà Lạt, thu hút nhiều sự quan tâm của người dân và du khách hiếu kỳ. Nhưng lý do mọi người bày tỏ sự bất ngờ không phải do số lượng các bạn trẻ tập trung đông đúc mà chính bởi công việc của nhóm Act Now đang thực hiện.

Tò mò với hành động của nhóm bạn trẻ thực hiện mỗi tối chủ nhật, ông Nguyễn Thành Nam (61 tuổi, ngụ TP Đà Lạt) cho hay: “Tôi cũng không nghĩ với tụi nhỏ việc nhặt rác lại trở thành thói quen. Thường xuyên đi bộ dọc tuyến đường từ chợ đêm Đà Lạt đến xung quanh hồ Xuân Hương, cứ mỗi tối chủ nhật lại thấy tụi nhỏ xuất hiện với những bịch rác cầm nắm trên tay. Thay vì nghỉ hè tụi nhỏ vui chơi bằng nhiều hình thức như đi du lịch thì đổi lại nhặt rác lại trở nên ý nghĩa với tụi nhỏ đến thế”.

Điều thú vị đối với chúng tôi, là trưởng nhóm Act Now lại là cô gái nhỏ nhắn, trẻ trung, hiện đang là sinh viên du học tại Mỹ. Năm nay mới 21 tuổi, là người gốc Đà Lạt, Nguyễn Châu Bảo nói từ lâu, ngay trên giảng đường Trường ĐH The College of Wooster của Mỹ cô không quên dõi theo những sự kiện có liên quan đến Đà Lạt. “Tình cờ một ngày mình nhìn thấy đoạn clip từ một người bạn thân quay lại cảnh rác thải tràn lan ngay sau mỗi dịp lễ tại một số khu vực ở TP Đà Lạt. Cảm giác ban đầu của là mình bất lực và tức giận khi nhìn thấy hình ảnh quê hương nơi mình ở đang dần xấu đi bởi ý thức bảo vệ môi trường hạn chế của người dân, du khách” - Bảo chia sẻ.

Không thể làm ngơ, buông xuôi trước sự việc trên, trong vài tháng gần đây, với mục tiêu tuyên truyền một thành phố Đà Lạt xanh - sạch - đẹp, không còn rác trên phố, Bảo đã quyết tâm tới mức bỏ hẳn kỳ thực tập hè, một số môn học quan trọng tại Mỹ để trở về Việt Nam thực hiện ý tưởng được coi là khá “điên rồ”, theo cách nói của nhiều người thân quen Bảo nhận xét.

“Hành động ngay bây giờ”, đó chính là thông điệp, ý nghĩa mà nhóm Act Now, nơi tập hợp nhiều gương mặt còn rất trẻ thời gian qua đã nỗ lực kêu gọi người dân và du khách hãy giữ gìn

một TP Đà Lạt ngày càng xanh - sạch - đẹp.

Nhóm Act Now gom, dọn rác thải tại khu vực Chợ đêm Đà Lạt. Ảnh: T.T.H

Những việc làm tốt đang được lan tỏaTrao đổi với bà Trần Thị Vũ Loan - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt về nhóm Act Now, bà cho biết: nhóm Act Now là một trong những nhóm bạn trẻ yêu và bảo vệ môi trường mới xuất hiện thời gian gần đây nhưng đã lan tỏa được thông điệp kêu gọi mọi người không xả rác nơi công cộng một cách khá tích cực. Bên cạnh những giải pháp chính gìn giữ môi trường của thành phố xanh - sạch - đẹp, vì một “thành phố không rác”… các đơn vị đã và đang triển khai lâu nay, UBND TP Đà Lạt luôn khuyến khích các bạn trẻ và mọi người dân cùng chung tay xây dựng một TP Đà Lạt sạch đẹp, văn minh, đặc biệt là môi trường công cộng.

Lũ quét kinh hoàng ở Đại Lào, gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Nói là thực hiện tới cùng nhưng Bảo không ngờ bước khởi đầu của một công việc tưởng đầy khó khăn lại có được nhiều thuận lợi và có phần may mắn. “Ban đầu, tại Mỹ, mình chỉ đặt ra ý tưởng đơn giản với người bạn thân tại Đà Lạt sẽ trợ giúp về mặt hình ảnh để dựng 1 clip về bảo vệ môi trường, văn hóa nơi công cộng. Điều mình không ngờ rằng sau đoạn clip đưa lên trang Facebook cá nhân, chỉ trong thời gian ngắn đã có hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận hưởng ứng rất tích cực. Thậm chí, có rất nhiều bạn bè tại TP Đà Lạt cùng quan điểm đã chủ động liên lạc trao đổi,

mong muốn chung tay hoàn thiện ý tưởng của mình”- Châu Bảo chia sẻ.

Từ khởi điểm 8 người bạn thân, kể cả những người chưa hề quen biết Bảo trước đó, bàn bạc đi đến quyết định đặt tên cho nhóm là Act Now (hành động ngay bây giờ) và chính thức hoạt động tại TP Đà Lạt từ đầu tháng 5/2019.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, nhóm đã thu hút thêm khoảng 60 tình nguyện viên tham gia hỗ trợ thu dọn rác ở các tụ điểm có đông du khách tìm đến.

Tham gia hoạt động ngay từ những ngày đầu, cô bạn trẻ Quế Trân cho hay: “Mình đến với nhóm rất tình cờ, sau khi xem đoạn clip của Bảo kêu gọi trên trang Facebook. Nhiệm vụ chính của chúng mình là tìm các điểm có rác rồi báo tin cho nhau đi dọn. Điều quan trọng khi tham gia hoạt động này tinh thần chứ công việc cũng nhẹ nhàng. Sau khi nhặt rác xong, chúng mình thường tổ chức các buổi cà phê để mọi người có thể hiểu nhau nhiều hơn và xích lại gần nhau hơn sau những buổi hàn huyên, tâm sự ngoài giờ làm việc như thế.

Chiến�dịch�“thùng�rác�di�động”Là một trong hai “chiến dịch” mà

nhóm Act Now đã và đang thực hiện là “thùng rác di động” và “vứt và nhặt”, nhóm thường bắt đầu ra quân vào 4h chiều chủ nhật hằng tuần tại Quảng trường Lâm Viên, khu vực Chợ đêm Đà Lạt, quanh hồ Xuân Hương, các khu du lịch nổi tiếng… Những địa điểm này, do ý thức của người dân và du khách còn hạn chế

nên rác xả ra bãi cỏ, hè phố rất nhiều, không ít địa điểm đã trở thành bãi rác di động.

Với cách hiểu đơn giản nhiều người xả rác di động thì nhóm sẽ có các “thùng rác di động” để thu gom, tuyên truyền trực tiếp tới nhận thức của mọi người. Từ tuyên truyền ban ngày, nhóm linh động thực hiện cả ban đêm, bắt đầu từ 19h tối chủ nhật tại khu vực Chợ đêm Đà Lạt, Quảng trường Lâm Viên... Kết quả thì khó đong đếm được, nhưng sau mỗi đêm “ra quân”, trên tay mỗi người đều có những túi lớn, bên trong không có gì ngoài rác thải.

Là người bạn thân và cùng sát cánh để nhóm Act Now hoạt động hiệu quả, em Trương Nữ Vân Đài bộc bạch: “Sau mỗi lần dọn sạch một điểm nào đó em thấy thêm tự hào khi hoạt động của nhóm đăng lên Facebook được nhiều người ủng hộ. Vốn dĩ em và Bảo có ý tưởng lâu rồi, nhưng khi bắt tay vào làm thì nhiều vấn đề phát sinh nhưng trên hết là tinh thần và quyết tâm của tụi em bước đầu đã có kết quả tốt”.

Vân Đài cho hay, nhằm thay đổi cách thức hoạt động tuyên truyền của nhóm đa dạng hơn, ngay từ “chiến dịch” mới lần này, Act Now thu hút mọi người bằng cách vừa đi cả nhóm vừa hô to khẩu hiệu: “Đà Lạt! Không còn rác!”. Bởi theo các bạn trẻ, ít nhất câu nói đó đã được người nghe để ý, trong đó có nhiều người suy ngẫm và bỏ hành động xả rác theo thói quen.

Một ngày giữa tháng 6, trong dòng người đi chơi ken kín tại khu vực Chợ đêm Đà Lạt, nhóm bạn trẻ Act Now vẫn đang viết nên câu chuyện đẹp của các bạn trẻ về một thành phố văn minh, không còn rác nơi công cộng. Bởi giữa nơi đông người qua lại, không ít người khi nghe khẩu hiệu “Đà Lạt! Không còn rác!” được các bạn trẻ đồng thanh hô vang nhiều lần, nhìn các bạn lui cui đi nhặt rác trên vỉa hè, thảm cỏ có lẽ không nhiều người lỡ tay quăng túi ni lông, chai nước... ra ngoài thùng rác như thói quen vốn có lâu nay.

THÂN�THU�HIỀN

Ngày 20/6, UBND xã Đại Lào đã có báo cáo nhanh ghi nhận về những thiệt hại mà trận lũ quét gây ra đối với người dân địa phương xảy ra vào rạng sáng 19/6 gửi UBND TP Bảo Lộc và UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, để có hướng hỗ trợ giúp người dân khắc phục hậu quả.

Theo báo cáo, trận lũ quét đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân 5 thôn 7, 8, 9, 10 và 11 (xã Đại Lào). Thống kê sơ bộ, trận lũ quét kinh hoàng đã làm ngập 142 căn nhà của người dân, cuốn trôi, làm hư hỏng nhiều tài sản có giá trị. Nước lũ đã làm ngập úng hơn 150 ha cây trồng của 186 hộ dân (trong đó, có 35 ha cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như cam, bưởi và sầu riêng); còn lại là cà phê, dâu tằm, chè và các loại hoa màu; có 65 ao cá bị ngập tràn, ước thiệt hại gần 30 tấn cá; nước lũ còn

gây sạt lở, cuốn trôi hơn 4.000 m2 đất sản xuất của người dân; cuốn trôi 21 con heo và hơn 140 con gia cầm; cuốn trôi, làm hư hỏng 500 m đường giao thông, 4 cống thoát nước, làm gãy đổ 4 trụ điện và làm ngập 1 trường học (Trường Mẫu giáo Đại Lào).

Ông Phạm Công Hương - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Lào cho biết: “Những con số nói trên, mới chỉ là thống kê sơ bộ ban đầu về những thiệt hại mà trận lũ quét gây ra đối với người dân địa phương. Ước tổng thiệt hại mà trận lũ quét gây ra là khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại nặng nề nhất là cây trồng, khoảng 6 tỷ đồng; cá bị cuốn trôi gây thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng. Còn lại là thiệt hại về đường giao thông, tài sản của người dân và gia súc, gia cầm… bị nước nhấn chìm làm hư hỏng hoặc cuốn trôi”.

Cũng theo ông Hương thì đến khoảng 14 giờ chiều ngày 19/6 nước cơ bản đã rút, các lực lượng chức năng quân đội, công an và dân quân cũng đã kịp thời giúp đỡ người dân khắc phục các hậu quả để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, vì thiệt hại quá lớn nên người dân địa phương rất hoang mang. Cùng với đó, nguy

cơ ô nhiễm môi trường mà trận lũ quét gây ra cũng rất nặng nề.

Cùng với Đại Lào, thì lũ quét còn làm ngập 20 căn nhà, 35 ha cây trồng và làm tràn 7 ao cá của người dân xã Lộc Châu; gây ngập úng hơn 3 ha cây trồng và tràn 4 ao cá của người dân phường B’Lao (TP Bảo Lộc).

Trước đó, trận mưa lớn kéo dài

suốt đêm 18/6, đến khoảng 3 giờ 30 phút sáng 19/6, nước bắt đầu từ thượng nguồn đổ về theo suối B’Lao làm ngập úng trắng xóa một vùng rộng lớn tại 5 thôn 7, 8, 9, 10 và 11 (xã Đại Lào, TP Bảo Lộc). Nghiêm trọng hơn, nước lũ đổ về như thác chảy tràn vào nhà cửa của người dân địa phương, nhấn chìm và cuốn trôi nhiều đồ đạc, tài sản có giá trị của bà con. Ghi nhận tại hiện trường, nước từ thượng nguồn đổ về quá nhanh, chảy như thác khiến nhà cửa, cây trồng, chuồng trại… của người dân chìm trong “biển nước”. Rất may, trận lũ quét kinh hoàng không gây thiệt hại về người.

Sau khi nhận được tin báo, TP Bảo Lộc đã huy động hàng trăm người gồm bộ đội, công an và dân quân tiếp cận hiện trường giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả lũ quét.

HẢI�ĐƯỜNG�

Cầu B’Lao Sirê có thời điểm nước ngập hơn 1m khiến giao thông bị cô lập.

8 THỨ SÁU 21 - 6 - 2019

QUỐC�TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤTChi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lâm Hà nhận được hồ sơ đề nghị cấp đổi GCNQSDĐ của ông

Tô Duy Hưng, bà Hồ Thị Nga sử dụng đất tại thửa số 240, với diện tích: 3.600 m2, tờ bản đồ số 05 - xã Phi Tô;Vị trí thửa đất tọa lạc tại: thôn Liên Hòa - xã Phi Tô;Đã được cấp GCN số: Y 282926, cấp tại QĐ: 2188/QĐ-UB, ngày 18/12/2003 mang tên: Hộ ông (bà) Bạch

Viết Thưởng.Nội dung thông báo: ông Tô Duy Hưng, SN 1987, CMND 251184111, bà Hồ Thị Nga, SN 1989, CMND

186886343 nhận chuyển nhượng quỵền sử dụng đất từ hộ ông (bà) Bạch Viết Thưởng nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định (GCN số Y 282926, cấp tại QĐ: 2188/QĐ-UB, ngày 18/12/2003), nay chủ cũ đã đi khỏi địa phương nhưng không rõ địa chỉ thường trú.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lâm Hà thông báo cho các tổ chức, cá nhân nếu có thắc mắc, khiếu nại về việc chuyển nhượng QSDĐ của 2 hộ gia đình, cá nhân nêu trên thì liên hệ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lâm Hà để được giải quyết theo quy định.

Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo này Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lâm Hà sẽ lập hồ sơ đề nghị thu hồi GCNQSDĐ số Y 282926, cấp tại QĐ: 2188/QĐ-UB, ngày 18/12/2003, để cấp đổi GCN cho ông Tô Duy Hưng, bà Hồ Thị Nga theo quy định tại Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014.

THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁV/v: Cung cấp 20 bộ đàm kỹ thuật số Motorolla XiR P3688 -

Cảng HK Liên KhươngCảng Hàng không Liên Khương - CN Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP tổ

chức mời chào giá rộng rãi cung cấp: “Cung cấp 20 bộ đàm kỹ thuật số Motorolla XiR P3688 - Cảng HK Liên Khương”.

Đề nghị các cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu và gửi hồ sơ chào giá theo các yêu cầu sau đây:1. Yêu cầu về hồ sơ chào giáYêu cầu đối với hàng hóa: + Sản phẩm chính hãng Motorolla XiR P3688 đầy đủ phụ kiện;+ Băng tần: VHF;+ Dải tần số hoạt động: 136-174 MHz;+ Độ rộng kênh: 12.5 KHz/25 KHz.+ Công suất phát: 5W. + Pin: Li-ION 2150mAhThời gian: 05 ngày. Giá: đề nghị chào giá dịch vụ trọn gói (đã bao gồm toàn bộ chi phí cài đặt tần số, phí vận chuyển,

thuế GTGT). Đồng tiền chào giá, thanh toán: VNĐThanh toán: Thỏa thuận chi tiết khi đàm phán hợp đồng.Hiệu lực hồ sơ chào giá: 30 ngày kể từ ngày báo giá.2. Thời gian, địa điểm gửi hồ sơ chào giáThời hạn gửi hồ sơ chào giá: trước 16h00, ngày 15 tháng 06 năm 2019.Phương thức gửi hồ sơ chào giá: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.Địa điểm nhận hồ sơ chào giá: Văn phòng Cảng HK Liên Khương - QL 20, thị trấn Liên Nghĩa,

huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.3. Thông tin liên hệCảng Hàng không Liên Khương - CN Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP.Địa chỉ: Cảng HK Liên Khương, Quốc lộ 20, Liên Nghĩa, H. Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Điện thoại : 02633.843802 Fax: 02633.843500Người liên hệ: ông Trần Đức Trường4. Yêu cầu đối với nhà cung cấpCó đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hoạt động hợp phápKhông tranh chấp, khiếu kiện, xung đột quyền lợi với Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt

Nam - CTCP.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NĂM 2019 HUYỆN ĐƠN DƯƠNG

UBND huyện Đơn Dương tổ chức tuyển dụng viên chức năm 2019 theo hình thức xét tuyển: 65 chỉ tiêu, gồm: GV Mầm non: 16 ; GV Tiểu học: 20; GV THCS: 24 và các đơn vị sự nghiệp khác 05.

Điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển, thời gian và nội dung xét tuyển thực hiện theo Quyết định số 843/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 và Thông báo số 60/TB-UBND ngày 17/6/2019 của UBND huyện Đơn Dương và đăng tải tại trang donduong.lamdong.gov.vn.

Thời gian bán hồ sơ từ: 20/6/2019 đến hết ngày 01/7/2019.

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu trên Đài Phát thanh của Đại học Concepción, trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Coralia Rivas cho biết đây là cơ chế chính mà tế bào ung thư có thể tồn tại.

Những tế bào ung thư thu nạp v i tamin C b ị ôxy hóa (dehydroascorbic acid hoặc DHA) có nồng độ cao xung quanh khối u, vận chuyển nó vào bên trong và sau đó biến chúng thành vitamin C loại Ascorbic acid - AA có chức năng chống ôxy hóa.

Nghiên cứu phát hiện ra đặc điểm bất ngờ của các tế bào ung thư có khả năng tích lũy lượng lớn vitamin C so với những tế bào bình thường khác.

Sau khi thử nghiệm với những tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt và bạch hầu, các chuyên gia Chile thấy vitamin C đều thể hiện đặc tính như là chất chống ôxy hóa, giúp bảo vệ những dòng tế bào ung thư này.

Tiến sỹ Khoa học Sinh học Carola Muñoz, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích rằng khác với tế bào thường, tế bào ung thư có chất được gọi là SVCT2 (Sodium-dependent vitamin C transporter 2).

SVCT2 lấy vitamin C loại Ascorbic acid-AA và trực tiếp mang chúng tới ty thể (cơ quan chịu trách nhiệm cung

cấp phần lớn năng lượng cần thiết cho hoạt động của tế bào).

Nhờ đó, tế bào ung thư trở nên "bất tử," dù được bao quanh bởi những chất ôxy hóa có thể tiêu diệt chúng theo phương thức khác.

SVCT2 cho phép ty thể của khối u chuyển vitamin C vào bên trong để từ đó giúp tế bào ung thư tránh bị tiêu diệt. SVCT2 nằm trong tế bào, không nằm ngoài bề mặt như mong đợi.

Các nhà khoa học Chile cho biết sẽ nghiên cứu tạo một giải pháp dược lý, tìm kiếm phân thử có thể ngăn chặn hoạt động vận chuyển đưa vitamin C của tế bào ung thư vào ty thể.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khẳng định việc công bố thông tin trên không nhằm khuyến cáo người bệnh loại bỏ vitamin C trong chế độ ăn, mà điều quan trọng cần làm là tìm phương pháp loại bỏ khả năng của tế bào sống sót nhờ cơ chế này.

Vitamin C là chất rất cần thiết cho tất cả các sinh vật sống, đặc biệt đối với con người. Đây là chất cần phải có trong chế độ ăn. Việc loại bỏ vitamin C trong chế độ ăn sẽ gây ra các căn bệnh phức tạp khiến cơ thể con người không có khả năng miễn dịch.

Theo số liệu thống kê, 62 người tử vong mỗi ngày tại Chile do bệnh ung thư. TTXVN

NGHIÊN CỨU MỚI: Phát hiện tế bào ung thư “bất tử” nhờ vitamin C

Việt Nam bình luận việc tuần duyên Mỹ thúc đẩy hiện diện tại Biển Đông

Tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 20/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm.

Đề nghị các nước đóng góp tích cực, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông

Bình luận về việc lãnh đạo lực lượng tuần duyên Mỹ cho biết Washington sẽ thúc đẩy sự hiện diện của lực lượng này tại Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói: “Là quốc gia ven Biển Đông và là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế như đã nêu tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực,

thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.

Xử lý nghiêm khắc hành vi gian lận thương mại

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phát hiện hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Chính phủ Việt Nam kiên quyết ngăn chặn và sẽ xử lý nghiêm khắc các hành vi gian lận thương mại, hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường khác. Trong những ngày qua, Tổng cục Hải quan của Việt Nam đang có những bước đi cụ thể để ngăn chặn các hành vi loại này và bảo vệ nền sản xuất trong nước”.

TTXVN

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của các phóng viên về những vấn đề được dư luận quan tâm.