8
BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4731 - THỨ SÁU NGÀY 24/2/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 4 TRANG 3 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN ĐAM RÔNG: Đảm bảo theo lộ trình TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Mô hình tổ dân phố mới phát sinh những bất cập TRANG 7 Các lãnh đạo Bộ Y tế, tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh, BVĐK tỉnh cắt băng khánh thành Khoa Ung bướu - BVĐK Lâm Đồng. Ảnh: D.Hiền Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. (SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, 10/1947, T. 5, TR. 252-253) Thu hút đầu tư năm 2017 có khởi sắc? TRANG 3 Bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân thay đổi rõ rệt Thành tựu của ngành Y tế Lâm Đồng CHÍNH TRỊ Đổi mới công tác dân vận trong lực lượng vũ trang thời kỳ mới TRANG 2 phát triển nông thôn, nông nghiệp cũng như là cơ sở để định hướng phát triển cho tương lai. Và, sau hơn một năm ráo riết thực hiện, tổng điều tra đã cho thấy một điều, Lâm Đồng đang thực hiện phát triển nông thôn khá phù hợp và hiệu quả. Cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 thực hiện theo chu kì 5 năm/lần là cơ sở vững chắc để đánh giá hiện thực đời sống nông dân, sự Đoàn ĐBQH tiếp xúc cử tri tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh TRANG 6 Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri chuyên đề góp ý các dự án Luật Cảnh vệ và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, chiều ngày 22/2, Đoàn ĐBQH khóa 14, đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri với đông đảo cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Sau khi ông Nguyễn Tạo - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thông tin khái quát về nội dung dự thảo 2 luật nói trên, các đại biểu đã đóng góp ý kiến xoay quanh một số vấn đề như: về công tác nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa xuất nhập khẩu vũ khí, thống nhất với phương án 2 trong dự án luật quy định các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được nghiên cứu, chế tạo và được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo vũ khí theo quy định của Chính phủ; đề nghị bỏ khoản 3, điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quy định về sử dụng súng săn do không còn phù hợp, không nên trang bị cho lực lượng kiểm lâm, an ninh hàng không và cơ quan điều tra của Viện kiểm sát vì đảm bảo tính an toàn, nhất là những nơi đông người tại sân bay; bổ sung đối tượng được cấp phép sử dụng vũ khí là phải có giấy khám sức khỏe đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe mới được sử dụng vũ khí quân dụng; cần quy định rõ về nơi cấm và khu vực cấm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ... N.THU Ngày 22/2, Đoàn công tác của Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” kết hợp với Quỹ học bổng Vừ A Dính cùng các nhà tài trợ đã về thăm và làm việc với Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương Nha Trang. Dịp này, Đoàn đã hỗ trợ Quỹ khuyến học của trường 100 triệu đồng và trao tặng cho học sinh 75 suất học bổng, tổng trị giá 175 triệu đồng. Trong số các học sinh vượt khó, học tốt được xét chọn trao học bổng đợt này, có 3 học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng đang theo học tại trường, gồm các em: Nông Thị Thu Hạnh, dân tộc Nùng (Tân Hội, Đức Trọng) và 2 em dân tộc Cơ Ho là K’Tảo (Tân Thanh, Lâm Hà) và Pang Iar K’Quỳnh Vy (Đinh Văn, Lâm Hà). ĐỖ THÀNH DƯƠNG 3 học sinh DTTS của tỉnh được tặng học bổng Vừ A Dính KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - 27/2/2017)

KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - …baolamdong.vn/upload/others/201702/23132_Bao_Lam_Dong_ngay_24_2_2017.pdf · thay đổi rõ rệt Thành tựu

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - …baolamdong.vn/upload/others/201702/23132_Bao_Lam_Dong_ngay_24_2_2017.pdf · thay đổi rõ rệt Thành tựu

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4731 - THỨ SÁU NGÀY 24/2/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 4

TRANG 3

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN ĐAM RÔNG:Đảm bảo theo lộ trình

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCMô hình tổ dân phố mới phát sinh những bất cập

TRANG 7

Các lãnh đạo Bộ Y tế, tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh, BVĐK tỉnh cắt băng khánh thành Khoa Ung bướu - BVĐK Lâm Đồng. Ảnh: D.Hiền

Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

(SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, 10/1947, T. 5, TR. 252-253)

Thu hút đầu tư năm 2017 có khởi sắc?

TRANG 3Bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân thay đổi rõ rệt

Thành tựu của ngành Y tế Lâm Đồng

CHÍNH TRỊĐổi mới công tác dân vận trong lực lượng vũ trang

thời kỳ mớiTRANG 2

phát triển nông thôn, nông nghiệp cũng như là cơ sở để định hướng phát triển cho tương lai. Và, sau hơn một năm ráo riết thực hiện, tổng điều tra đã cho thấy một điều, Lâm Đồng đang thực hiện phát triển nông thôn khá phù hợp và hiệu quả.

Cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 thực hiện theo chu kì 5 năm/lần là cơ sở vững chắc để đánh giá hiện thực đời sống nông dân, sự

Đoàn ĐBQH tiếp xúc cử tri tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

TRANG 6

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri chuyên đề góp ý các dự án Luật Cảnh vệ và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, chiều ngày 22/2, Đoàn ĐBQH khóa 14, đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri với đông đảo cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Sau khi ông Nguyễn Tạo - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thông tin khái quát về nội dung dự thảo 2 luật nói trên, các đại biểu đã đóng góp ý

kiến xoay quanh một số vấn đề như: về công tác nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa xuất nhập khẩu vũ khí, thống nhất với phương án 2 trong dự án luật quy định các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được nghiên cứu, chế tạo và được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo vũ khí theo quy định của Chính phủ; đề nghị bỏ khoản 3, điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quy định về sử dụng súng săn

do không còn phù hợp, không nên trang bị cho lực lượng kiểm lâm, an ninh hàng không và cơ quan điều tra của Viện kiểm sát vì đảm bảo tính an toàn, nhất là những nơi đông người tại sân bay; bổ sung đối tượng được cấp phép sử dụng vũ khí là phải có giấy khám sức khỏe đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe mới được sử dụng vũ khí quân dụng; cần quy định rõ về nơi cấm và khu vực cấm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ...

N.THU

Ngày 22/2, Đoàn công tác của Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” kết hợp với Quỹ học bổng Vừ A Dính cùng các nhà tài trợ đã về thăm và làm việc với Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương Nha Trang.

Dịp này, Đoàn đã hỗ trợ Quỹ khuyến học của trường 100 triệu đồng và trao tặng cho học sinh 75 suất học bổng, tổng trị giá 175 triệu đồng.

Trong số các học sinh vượt khó, học tốt được xét chọn trao học bổng đợt này, có 3 học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng đang theo học tại trường, gồm các em: Nông Thị Thu Hạnh, dân tộc Nùng (Tân Hội, Đức Trọng) và 2 em dân tộc Cơ Ho là K’Tảo (Tân Thanh, Lâm Hà) và Pang Iar K’Quỳnh Vy (Đinh Văn, Lâm Hà).

ĐỖ THÀNH DƯƠNG

3 học sinh DTTS của tỉnhđược tặng học bổng Vừ A Dính

KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - 27/2/2017)

Page 2: KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - …baolamdong.vn/upload/others/201702/23132_Bao_Lam_Dong_ngay_24_2_2017.pdf · thay đổi rõ rệt Thành tựu

2 THỨ SÁU 24 - 2 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Điều đó đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 17 của Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh và

được triển khai trên nhiều lĩnh vực. Trước hết, đó là sự tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở bằng nhiều nội dung phong phú. Cùng việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, Bộ CHQS tỉnh đã đưa bộ đội thường trực, dự bị động viên và dân quân tự vệ đi làm công tác dân vận ở một số địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

Nổi lên là phong trào “Lực lượng vũ trang tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”. Theo đó, đã triển khai xây dựng, bàn giao 1 công trình Phòng Âm nhạc cho Trường Mẫu giáo N’Thol Hạ (Đức Trọng) với tổng kinh phí 500 triệu đồng; trong đó, nguồn từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là 300 triệu đồng và nguồn do huyện Đức Trọng hỗ trợ là 200 triệu đồng. Và, một trong những công trình ghi dấu ấn trong lòng nhân dân, đó là lực lượng vũ trang tỉnh đã thực hiện nâng cấp 16 km đường bằng đá cấp phối và bê tông trên địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Di Linh, Bảo Lâm, Cát Tiên, Đơn Dương và Đam Rông. Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang còn tham gia trực tiếp sửa chữa nhà cho bà con với 650 ngày công lao động, tương đương trị giá 185 triệu đồng… Những việc làm thiết thực đó đã thể hiện tình cảm quân - dân thắm thiết và ghi dấu ấn tươi đẹp trong lòng dân.

Không thể kể hết những nghĩa cử cao đẹp của các lực lượng vũ trang như: phối hợp với huyện Lâm Hà tổ chức được 2 lớp học xóa mù chữ cho người lớn ở thôn Tân Hợp, xã Tân Thanh; thăm và tặng 350 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó với tổng kinh phí 105 triệu đồng. Phối

Đổi mới công tác dân vận trong lực lượng vũ trang thời kỳ mớiQuân đội Nhân dân Việt Nam luôn mang trong mình nguồn gốc, bản chất, truyền thống là quân đội của dân, do dân và vì dân, gắn bó máu thịt với nhân dân. Thời gian qua, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lâm Đồng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong thời kỳ mới và đạt nhiều kết quả quan trọng.

hợp với Sở Y tế Lâm Đồng, các cơ sở địa phương tổ chức tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 785 lượt nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS ở các huyện Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh với tổng kinh phí 184 triệu đồng...

Từ cách làm dân vận truyền thống được duy trì hàng chục năm qua, các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong xây dựng các mô hình điểm, giúp cải thiện đời sống, phát triển sản xuất và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với lực lượng vũ trang.

tác đạt hiệu quả. Như vậy, dân vận tốt không chỉ là nội dung, yêu cầu hàng đầu của quân đội trong thực hiện chức năng đội quân công tác mà còn là đòi hỏi tất yếu trong thực hiện chức năng đội quân chiến đấu, đội quân lao động sản xuất. Từ ý nghĩa to lớn đó, công tác dân vận của quân đội luôn được xác định là một bộ phận trong công tác dân vận của Đảng, một nội dung quan trọng của công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang, được sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chặt chẽ, có hệ thống từ toàn quân đến cơ sở. Để tiếp tục làm tốt công tác dân vận trong năm 2017 và những năm triếp theo, theo Đại tá Trần Chiến, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh xác định cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo LLVT toàn tỉnh đẩy mạnh công tác dân vận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự - quốc phòng trong tình hình mới. Đẩy mạnh hoạt động gặp mặt già làng, trưởng thôn, chức sắc, người uy tín nhằm nâng cao tinh thần cách mạng, góp phần chống truyền đạo trái phép, cài cắm, móc nối, kích động, biểu tình, bạo loạn, dập tắt sự nhen nhóm hoặc tái hoạt động của số Fulro đã học tập, cải tạo, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT - XH trong vùng đồng bào DTTS.

Nhằm thực hiện thắng lợi công tác dân vận, góp phần giữ vững, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển KT - XH, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh đề nghị, phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy, phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể với LLVT, tích cực, chủ động lãnh đạo, tổ chức thực hiện để công tác dân vận năm 2017 và những năm tiếp theo đạt hiệu quả thiết thực. Để các đơn vị quân đội thực sự là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong các địa phương.

NGUYỆT THU

Hoạt động phối hợp giữa đơn vị Ban CHQS thành phố Đà Lạt với Công ty cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt giúp xây dựng vững chắc thế trận lòng dân. Ảnh: N.Thu

Điển hình phải kể tới, đó là mô hình “ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp”, “ghép chuyển đổi giống cà phê” thuộc đơn vị Đoàn Kinh tế Quốc phòng Bắc Lâm Đồng. Thông qua việc xây dựng mô hình trên, đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, trong đó có nhiều hộ là người DTTS còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Từ đó, góp phần tăng cường tình đoàn kết gắn bó máu thịt quân dân, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Hay như mô hình điểm “Kết nghĩa phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, gắn với quốc phòng an ninh” giữa đơn vị Ban CHQS thành phố Đà lạt với Công ty cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt. Thông qua

mô hình kết nghĩa được duy trì nhiều năm qua, hai cơ quan đã góp phần quan trọng cùng địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng thế trận lòng dân, tiềm lực chính trị tinh thần cho nhân dân, làm cơ sở để lực lượng vũ trang cùng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể củng cố, xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn thành phố ngày càng vững chắc...

Trao đổi về nội dung này, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh - Đại tá Trần Chiến chia sẻ: Trong chiến đấu, làm dân vận tốt sẽ được dân nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở, giúp đỡ sức người, sức của để đánh thắng giặc. Trong xây dựng, làm dân vận tốt sẽ phát huy được sáng kiến, kinh nghiệm, nguồn lực và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân để lao động, sản xuất, công

Ngày 23/2, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017.

Theo báo cáo tại hội nghị, toàn Đảng bộ khối có 95% đảng viên và trên 85% quần chúng trong Khối Doanh nghiệp được học tập, quán triệt đầy đủ, kịp thời các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phát triển được một chi bộ trong doanh nghiệp tư nhân và kết nạp được 124 đảng viên.

Về chất lượng TCCS đảng, trong năm 2016, có 36/60 TCCS đảng đạt trong sạch, vững mạnh, chiếm 60%; trong đó có 9 TCCS đảng đạt trong sạch vững mạnh

tiêu biểu; 21/60 TCCS đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ, chiếm 35%; 3/60 TCCS đảng hoàn thành nhiệm vụ.

Qua đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên năm 2016, toàn Đảng bộ Khối có 1.740/1.856 đảng viên được kiểm điểm phân loại. Trong đó, có 243 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 1.414 đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 79 đảng viên hoàn thành nhiệm vụ và 4 đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.

Về thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, trong năm 2016, tổng doanh thu của các đơn vị, doanh nghiệp trong khối đạt hơn 13 ngàn tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2015; nộp ngân sách 1.218

tỷ đồng, tăng 16,2% và đạt lợi nhuận 1.650 tỷ đồng, tăng 35,8% so với năm 2015; giải quyết việc làm cho hơn 8 ngàn lao động, với thu nhập bình quân từ 3 triệu đến 32,8 triệu đồng/người/tháng; đóng góp vào các quỹ từ thiện xã hội hơn 37 tỷ đồng…

Dịp này, có 5 đảng viên thuộc Đảng ủy Khối được trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp kiểm tra của Đảng”. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cũng đã tặng Giấy khen cho 9 TCCS đảng đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu năm 2016; tặng Giấy khen cho 9 đảng viên đạt tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền, từ 2012 - 2016.

DUY DANH

ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TỈNH

Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2016Sơ kết quy chế phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuế

Chiều ngày 23/2, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuế năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017.

Năm 2016, ngành Thuế tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với UBMTTQ, Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Cựu chiến binh các cấp bám sát mục tiêu nhiệm vụ thu ngân sách, triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Nhiều địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện quy chế, chương trình, kế hoạch đã ký kết, tập trung tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh và các tầng lớp nhân dân thi

đua thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế, phối hợp tham gia công tác quản lý thuế. Nhờ vậy, đã góp phần thực hiện tổng thu ngân nhà nước là: 7.248 tỷ đồng, đạt 101% dự toán Trung ương, đạt 107% dự toán địa phương và bằng 108% so năm 2015.

Năm 2017, ngành Thuế tỉnh tiếp tục tăng cường phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế, góp phần hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao.

Dịp này, UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã tặng Bằng khen cho 3 tập thể, 4 cá nhân; Cục Thuế tỉnh tặng Giấy khen cho 55 tập thể và 49 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuế năm 2016. HOÀNG YÊN

Page 3: KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - …baolamdong.vn/upload/others/201702/23132_Bao_Lam_Dong_ngay_24_2_2017.pdf · thay đổi rõ rệt Thành tựu

3 THỨ SÁU 24 - 2 - 2017KINH TẾ

Địa phương nào khó khăn nhất trong tỉnh Lâm Đồng? Dĩ nhiên câu trả lời luôn có

sẵn, không đâu khác ngoài huyện Đam Rông - được xếp vào “danh mục” một trong các huyện nghèo của cả nước. Vì vậy, cùng lúc Đam Rông phải thực hiện hai mục tiêu đó là, nhanh chóng đưa huyện ra khỏi danh sách huyện nghèo, đồng thời xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ thực tế huyện nghèo còn nhiều khó khăn, do đó Đam Rông luôn nhận được sự quan tâm đầu tư từ các nguồn lực của Trung ương và tỉnh Lâm Đồng. Huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên việc ưu tiên tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được huyện Đam Rông xác định là công việc trọng tâm, đi đôi với việc xây dựng hạ tầng cơ sở của một huyện vừa mới được thành

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN ĐAM RÔNG:

Đảm bảo theo lộ trình Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, huyện Đam Rông cùng lúc phải đạt được hai mục tiêu lớn: thoát khỏi danh sách một trong những huyện nghèo trong cả nước và xây dựng thành công huyện nông thôn mới. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài nguồn lực đầu tư còn đòi hỏi sự nỗ lực vượt khó của các cấp chính quyền và nhân dân trong huyện.

lập cách đây không lâu là một lựa chọn đúng.

Theo báo cáo của UBND huyện, năm 2016, Đam Rông được phân bổ tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng hơn 161,3 tỷ đồng (các số liệu được làm tròn). Qua đó, huyện đã thực hiện đầu tư xây dựng 106 công trình, bao gồm các dự án công trình nhà làm việc, trường học, đường

giao thông, công trình thủy lợi và các dự án trồng, chăm sóc bảo vệ rừng. Đáng chú ý trong tổng số dự án nêu trên có tới 70 công trình, dự án được khởi công mới và 8 công trình duy tu, nâng cấp, chiếm hơn hai phần ba tổng vốn từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc tận dụng nguồn vốn này trong quá trình thực hiện chưa đạt hiệu quả cao nên giá trị giải ngân vốn đầu tư chỉ đạt 74,94% so với kế hoạch. Riêng đối với nguồn vốn xây dựng nông thôn mới thực hiện 20 công trình giao thông và cơ sở vật chất văn hóa có mức giải ngân đạt 86,57% so với kế hoạch phân bổ gần 12,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Đam Rông đã tiến hành “dồn sức” cho việc phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân với tổng vốn phân bổ thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện hơn 16,1

tỷ đồng từ các nguồn vốn 30a, vốn sự nghiệp nông nghiệp, vốn 135 và nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Bằng sự nỗ lực của chính quyền từ huyện xuống cơ sở, khối lượng vốn thực hiện trong quá trình phát triển sản xuất đạt trên 17,1 tỷ đồng, trong đó, nhà nước đầu tư hỗ trợ hơn 14,9 tỷ đồng, còn người dân đóng góp trên 2,2 tỷ đồng. Trong tổng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, nguồn vốn trực tiếp của Chương trình xây dựng nông thôn mới hơn 1,2 tỷ đồng được huyện đầu tư xây dựng mô hình thâm canh cà phê cho 46 hộ trên diện tích 46 ha đang trong thời kỳ kinh doanh và hỗ trợ nuôi bò cái lai sind cho 22 hộ, cùng đó là hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc nông cụ. Đồng thời thực hiện chuyển đổi xây dựng các mô hình hợp tác xã cũng như chuyển giao khoa học công nghệ đối với các mô hình trồng nấm Linh chi đỏ Đà Lạt, mô hình tưới tự động… đã góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn...

36 ngàn tỷ đồng đầu tư trong nướcTheo thống kê của Sở Kế hoạch

và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng: Trong năm 2016, có 49 dự án đầu tư trong nước được cấp quyết định, chủ trương đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư 3.242 tỷ đồng, tăng 19,5% (tăng 8 dự án). Điều chỉnh 34 dự án với tổng vốn điều chỉnh tăng 1.166 tỷ đồng, tổng quy mô diện tích điều chỉnh giảm 235,3 ha. Thu hồi 7 dự án đầu tư với số vốn đăng ký thu hồi 7.908 tỷ đồng, quy mô diện tích 3.468,3 ha. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 756 dự án vốn trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 108.477 tỷ đồng, quy mô diện tích 74.012 ha, trong đó, 217 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư; 320 dự án đang triển khai xây dựng và 219 dự án đã hoàn thành toàn bộ và đi vào hoạt động. Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện là 36.176 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh tuy không có dự án đầu tư mới nhưng có 5 dự án điều chỉnh vốn đăng ký tăng thêm 38,7 triệu USD, tăng 78,3% so năm 2015 và không có dự án bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Đến nay, toàn tỉnh có 101 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 478,6 triệu USD.

Trong đó: 86 dự án đã vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 312,3 triệu USD, bằng 65,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các dự án phần lớn tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp với

Thu hút đầu tư năm 2017 có khởi sắc?Từ “bệ phóng” khi Lâm Đồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Lạt với nhiều ưu đãi, năm 2017 được kỳ vọng sẽ là năm “cất cánh” của thu hút đầu tư vào Lâm Đồng, vậy những giải pháp nào được tỉnh đặt ra trong năm 2017 nhằm thu hút đầu tư trên các lĩnh vực.

61 dự án, vốn đầu tư đăng ký 237,2 triệu USD, chiếm 60,4% tổng số dự án và 49,6% tổng vốn đầu tư.

Để đạt được những kết quả đó, trong thời gian qua, Lâm Đồng đã luôn nhất quán quan điểm là để phát triển cần phải đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà Lâm Đồng có tiềm năng thế mạnh, gắn với khai thác có hiệu quả các lợi thế, thông qua việc cụ thể hóa trong từng chủ trương, trong chỉ đạo, điều hành đến các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển của từng ngành, từng cấp. Bên cạnh đó, phía tỉnh luôn chú trọng công tác quy hoạch hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, thông tin - viễn thông, điện, nước, quỹ đất sạch

sẵn có… và cải cách thủ tục hành chính khá đồng bộ, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cho nhà đầu tư khi đến Lâm Đồng.

Những bước đi trên đã tạo sự chuyển biến rõ nét, là “bệ phóng” thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Kỳ vọng “cất cánh” Theo ông Đặng Trí Dũng - Giám

đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng: Trong năm 2017, tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, trong đó đặc biệt là cải thiện cách ứng xử của bộ máy chính quyền, cải cách các thủ tục hành chính sao cho nhanh chóng, gọn gàng nhất, nhằm tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư, các doanh

nghiệp. Qua đó, có cơ sở để kỳ vọng sự bứt phá trong thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào 2 thế mạnh của tỉnh đó là nông nghiệp công nghệ cao và du lịch. Động thái gần đây nhất, khởi động cho một năm tăng tốc của thu hút đầu tư chính là việc UBND tỉnh vừa ra văn bản rút ngắn thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ còn 2 ngày.

Nói về vấn đề này, ông Vũ Văn Tư - Giám đốc Trung tâm xúc tiến, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng nhận định: Ngay từ đầu năm, tỉnh Lâm Đồng đã quyết liệt thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư vào tỉnh. Từ những tiền đề năm

trước, năm nay được kỳ vọng sẽ khả quan. Bằng chứng là ngay đầu tháng 2 vừa qua, một đoàn gồm 20 doanh nghiệp Nhật Bản đã đến TP Đà Lạt với mong muốn được hợp tác, đầu tư vào Lâm Đồng. Các doanh nghiệp Nhật Bản chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Chế biến thực phẩm, kinh doanh rau, quả và xuất nhập giống rau hoa, kinh doanh vật tư nông nghiệp… cho thấy là các doanh nghiệp Nhật rất muốn đầu tư vào nông nghiệp Lâm Đồng nên cần nắm bắt cơ hội để tranh thủ nguồn vốn FDI từ Nhật vào ngành nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã nhấn mạnh: Để đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, ngay trong những ngày đầu năm mới, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành chức năng, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp, các công trình hạ tầng giao thông… làm nền tảng để thu hút, kêu gọi các dự án đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư cần thường xuyên cập nhật, bổ sung kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Trung ương và của tỉnh liên quan đến công tác xúc tiến, thu hút đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục đầu tư; kiện toàn bộ máy làm việc trong quan hệ, tiếp xúc, giải quyết công việc và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với các nhà đầu tư. Trong thu hút đầu tư, tỉnh xác định bên cạnh mời gọi các nhà đầu tư trong nước, việc thu hút các dự án FDI là một yếu tố không thể thiếu trong phát triển KT-XH của tỉnh.

Với sự năng động vào cuộc quyết liệt, thực hiện nhiều giải pháp, hy vọng năm 2017 sẽ là năm “cất cánh” của thu hút đầu tư vào Lâm Đồng.

DIỄM THƯƠNG

Nhà nước và nhân dân cùng làm đường liên thôn xã Liêng Srônh (Đam Rông). Ảnh: X.Trung

XEM TIẾP TRANG 8

Doanh nghiệp Nhật Bản tham quan mô hình rau thủy canh tại TP.Đà Lạt. Ảnh: D.Thương

Page 4: KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - …baolamdong.vn/upload/others/201702/23132_Bao_Lam_Dong_ngay_24_2_2017.pdf · thay đổi rõ rệt Thành tựu

4 THỨ SÁU 24 - 2 - 2017

Trung tâm Y tế Dự phòng (TTYTDP) Lâm Đồng quản lý, triển khai 14 chương trình,

dự án. Năm đầu tiên của giai đoạn 2016-2020, việc phê duyệt và phân bổ kinh phí hoạt động của chương trình còn chậm, nên việc triển khai các hoạt động của chương trình còn nhiều khó khăn, đặc biệt khi tình hình ca bệnh tăng cao, nguy cơ bùng phát dịch nhưng không có kinh phí tập huấn, hội thảo hướng dẫn chuyên môn cho tuyến dưới.

Năm 2016 cũng là năm ngành Y tế Lâm Đồng dồn lực phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH). Toàn tỉnh có 1.982 ca mắc SXH, số ca mắc tăng 1.694 ca so cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở 6 huyện/TP: Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và Cát Tiên. Nguy cơ tử vong cao khi số ca SXH ≤ 15 tuổi là 506 ca tăng 716,12% so với cùng kỳ 2015. Có 10 ca SXH Dengue nặng và có 1 ca tử vong. Tình hình dịch bệnh SXH của tỉnh Lâm Đồng diễn biến phức tạp, xuất hiện thêm typ virus mới (Dengue 2), như vậy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng lưu hành 3 typ virus bao gồm: Dengue 1, Dengue 2 và Dengue 4.

Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh, Sở Y tế, hỗ trợ chuyên môn của tuyến trên và các địa phương nên việc tổ chức khống chế dịch bệnh SXH trên địa bàn kịp thời và có hiệu quả. Hệ dự phòng có sự phối hợp chặt chẽ từ các tuyến tỉnh, huyện, xã trong việc xử lý ổ dịch kịp thời; hoạt động truyền thông được duy trì thường xuyên; đảm bảo tối thiểu hóa chất, dụng cụ, vật tư cho tuyến dưới; có sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ dự phòng với hệ điều trị trong việc thu thập số liệu ca bệnh, phản hồi ca bệnh.

Bên cạnh đó, tình hình sốt rét (SR) trên địa bàn diễn biến phức tạp, số ca mắc SR chủ yếu là đối tượng di dân luôn biến động, khó quản lý, theo dõi, giám sát. Trong năm 2016 có 9 xã thuộc 3 huyện có tình hình SR biến động. Nhờ mạng lưới điểm kính hoạt động thường xuyên, đảm bảo phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân mắc SR và kinh phí của dự án Quỹ toàn cầu phòng chống SR cho chương trình được duy trì nên việc kiểm soát SR tốt, số mắc SR giảm

49,4%, không có ca mắc SR ác tính và tử vong.

Dự án tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã triển khai và thực hiện hoàn thành các hoạt động chuyên môn, giám sát thường xuyên các hoạt động trong TCMR và tiêm chủng chiến dịch, giám sát xử lý các ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ kịp thời, duy trì hoạt động giám sát và xử trí phản ứng sau tiêm chủng. Có 97% tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, trong điều kiện khó khăn về địa bàn rộng, dân cư gồm nhiều thành phần, tỷ lệ di biến động dân số lớn, ảnh hưởng đến việc quản lý và theo dõi đối tượng tiêm chủng; cán bộ chuyên trách tiêm chủng tại tuyến huyện, xã thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình; kinh phí Trung ương hỗ trợ mũi tiêm cho tuyến xã, phường chỉ đủ cấp cho quý I/2016; kinh phí địa phương hỗ trợ cho chương trình bằng 50% theo kế hoạch của năm 2016.

Thạc sĩ-bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc - Giám đốc TTYTDP tỉnh cho biết: Chương trình phòng chống dịch thường xuyên theo dõi báo cáo 28 bệnh truyền nhiễm. Trong đó, các bệnh truyền nhiễm mới nổi như: cúm A/H7N9, Mers-CoV, Ebola, Zika được giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng, ghi nhận đến nay không có ca bệnh. Thách thức hiện nay là một số bệnh truyền nhiễm lưu hành tại tỉnh mặc dù giảm so với năm 2015 song vẫn ở mức cao, có sự gia tăng tại một số huyện, có nguy cơ bùng phát nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó, do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến sự gia tăng bất thường hoặc thay đổi quy luật của một số bệnh như: SXH, tiêu chảy, lỵ... Việc kiểm soát bệnh tay chân miệng gặp nhiều khó khăn vì không có biện pháp dự phòng đặc hiệu, các thói quen hành vi không hợp vệ sinh và ý thức về phòng chống dịch bệnh (PCDB) của người dân chưa cao. Bệnh cúm gia cầm lây sang người luôn tiềm ẩn bùng phát do vẫn ghi nhận cúm trên gia cầm tại nhiều địa phương, do tập quán chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, điều kiện kinh tế, vệ sinh thấp kém ở một số bộ phận dân cư...

XEM TIẾP TRANG 8

KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - 27/2/2017)

Nhiều giải pháp tăng cường chỉ đạo các hoạt động phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, tay chân

miệng, Zika đã được triển khai thực hiện. Trong năm không có dịch bệnh lạ xảy ra trên địa bàn. Các dự án thuộc chương trình mục tiêu Y tế - Dân số hầu hết đạt các chỉ tiêu cơ bản: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đạt 13,1%; tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng 0,09% (toàn quốc 0,3%); số mắc sốt rét/1.000 dân là 0,089 (toàn quốc 0,3); tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 97%; có 12/12 huyện, thành phố đạt tiêu chí loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện. Tuy nhiên, trước sự biến đổi khí hậu, bệnh dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và gia tăng tại Lâm Đồng; trên địa bàn xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm > 30 người mắc.

Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế và chất lượng khám, chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, thành phố ngày càng được nâng cao. Đề án 1816 (cử cán bộ tuyến trên về hỗ trợ kỹ thuật tuyến dưới) với nhiều kỹ thuật mới được triển khai như: Đơn vị can thiệp tim mạch; Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên khoa Ung bướu; Lọc máu bằng kỹ thuật thẩm tách siêu lọc dịch bù trực tiếp từ dịch lọc (HDF online) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Nhiều kỹ thuật mới về niệu khoa, sản khoa, tai mũi họng được triển khai thực hiện tại Bệnh viện II Lâm Đồng. Triển khai phẫu thuật nội soi túi mật tại Trung tâm Y tế Đơn Dương và Đức Trọng; phẫu

Thành tựu của ngành Y tế Lâm ĐồngNăm 2016, ngành Y tế Lâm Đồng đã đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về y tế: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 11,13%o (Nghị quyết HĐND tỉnh giao 12,6%o); số bác sỹ/vạn dân đạt 6,9 (tỉnh giao 6 - 7); tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi là 9,8%o (toàn quốc 14,52 %o); tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi 17,6%o (toàn quốc 21,8%o); tuổi thọ trung bình của người dân trong tỉnh đạt 74,8 tuổi (năm 2010 là 73,6 tuổi).

Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng chuyên môn khám, chữa bệnh phục

vụ nhân dân trong tỉnh, BVĐK tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các Đề án 1816/QĐ-BYT/2008 (Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh), đề án xây dựng Bệnh viện vệ tinh chuyên khoa Tim mạch can thiệp và Ung bướu, chú trọng công tác quản lý chất lượng bệnh viện. Nhờ vậy, đã giúp cho BVĐK tỉnh tạo bước đột phá trong việc ứng dụng các kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, đóng góp tích cực vào đề án giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, giảm đáng kể tình trạng chuyển viện và tử vong. Đồng thời, qua việc đào tạo, tiếp nhận các kỹ

thuật ở tuyến trên từ các đề án này, nhiều bác sĩ của BVĐK tỉnh đã có cơ hội và điều kiện tốt để phát triển tay nghề, từng bước làm chủ các kỹ thuật cao, cứu chữa được nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo, nguy kịch có nguy cơ tử vong cao, tạo dựng được uy tín và sự tin cậy của người dân.

Giám đốc BVĐK tỉnh nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là xây dựng nguồn nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”. Trong năm 2016, BVĐK tỉnh đã gởi đi đào tạo 276 lượt cán bộ về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, quản lý nhà nước… Tập trung đào tạo dài hạn và ngắn hạn: tiến sĩ, BSCKII nội khoa, nội tim mạch; BSCKI, II ngoại khoa, sản phụ khoa, chẩn đoán hình ảnh, da liễu; BS định hướng chuyên khoa giải phẫu bệnh, ung thư nhi; BS đa khoa; kỹ thuật tiêu sợi huyết trong nhồi máu não,

thần kinh mạch máu, lọc máu liên tục, thẩm phân phúc mạc; chẩn đoán hình ảnh: CT tim mạch máu, siêu âm, xét nghiệm, Xquang vú, răng hàm mặt, MRI; nội soi khớp, thính học… Trong năm 2016 đã có 3 BSCKI và 3 BS định hướng chuyên khoa đã tốt nghiệp.

BS Hy cho biết, trong năm 2016, BVĐK tỉnh đã tiếp nhận 23 BS nâng tổng số 142 BS đang công tác tại bệnh viện, nhưng so với số lượng bệnh nhân và tình hình triển khai nhiều kỹ thuật mới, thành lập nhiều khoa mới thì cần thêm 10 - 20 BS để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh.

Tại BVĐK Lâm Đồng đang mở lớp đào tạo 13 BSCKII nội khoa theo chương trình liên kết với Trường Đại học Y Dược Huế đào tạo trong 2 năm 2016 - 2017 để chuẩn hóa cán

Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng phát triển nhiều kỹ thuật caođể đạt tiêu chuẩn hạng IBSCKII Nguyễn Bá Hy - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (BVĐK) cho biết: Bệnh viện đã và đang tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao để phấn đấu đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I vào năm 2018.

Gian nan phòng chống dịch bệnh

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế giai đoạn 2016-2020 là đẩy mạnh công tác y tế dự phòng (YTDP) phù hợp với tình hình mới. Nhìn lại năm 2016 là một năm YTDP Lâm Đồng đi qua bão tố.

Ths -BS Nguyễn Hữu Phúc - Giám đốc TTYTDP tỉnh (bìa trái) kiểm tra mật độ muỗivà loăng quăng tại nhà dân ở Bảo Lộc. Ảnh: A.Nhiên

thuật ngoại khoa, sản khoa tại Trung tâm Y tế Đam Rông.

Hàng tuần, các trung tâm y tế tuyến huyện đã cử bác sĩ về các trạm y tế chưa có bác sĩ để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Thông qua việc thực hiện Đề án 1816 đã nâng cao tay nghề cho cán bộ tuyến dưới, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tỉ lệ chuyển viện, giảm tốn kém cho người bệnh khi phải chuyển viện, giảm bớt tình trạng quá tải tại tuyến trên. Các cơ sở khám, chữa bệnh trong ngành còn tổ chức hội chẩn, bình bệnh án những bệnh nhân nặng, những ca bệnh khó; cải tiến quy trình khám bệnh, bố trí thêm các bàn khám khi cần thiết, ứng dụng công nghệ thông tin, công khai đường dây nóng để người dân biết phản ánh kịp thời, công khai

giá viện phí, công khai quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân; phối hợp với Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện giám định thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT trên cổng thông tin điện tử nhằm giảm phiền hà cho bệnh nhân.

Công tác khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi tiếp tục triển khai, năm 2016 đã hỗ trợ 6,8 tỷ đồng cho 2.467 lượt bệnh nhân nghèo, người gặp khó khăn đột xuất do mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo; tổ chức khám, điều trị miễn phí cho 800 đồng bào chính sách vùng trọng điểm kinh tế quốc phòng và 3.850 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Các dự án Phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng (JICA - Nhật Bản), Phát triển mô hình chăm sóc

Bác sỹ khám siêu âm kiểm tra sức khỏe bà mẹ trẻ em. Ảnh: D.Hiền

Page 5: KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - …baolamdong.vn/upload/others/201702/23132_Bao_Lam_Dong_ngay_24_2_2017.pdf · thay đổi rõ rệt Thành tựu

5 THỨ SÁU 24 - 2 - 2017

Thời gian qua, ngành Y tế huyện Đơn Dương đã phối hợp với các ban, ngành, đồng thời chỉ

đạo các xã thực hiện nghiêm việc rà soát, kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân cấp xã. Bên cạnh đó, phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị y tế trên địa bàn huyện trực tiếp chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, hành vi để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như để người dân hiểu rõ vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng nông thôn mới. Ðể thực hiện tốt tiêu chí 15 về y tế trong xây dựng nông thôn mới, các đơn vị y tế tuyến cơ sở trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chuyên môn của huyện tiến hành giám sát, hỗ trợ y tế tuyến xã thực hiện có hiệu quả công tác khám, chữa bệnh, các chương trình y tế quốc gia và chương trình y tế khác tại địa phương.

Hàng năm, Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương tranh thủ các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế cho các trạm y tế. Cụ thể như: Xây dựng mới Trạm Y tế (TYT) Quảng Lập (2011) với tổng mức đầu tư 2,409 tỷ đồng; xây dựng Phòng khám khu vực Ka Đô (2011-2012) với tổng mức đầu tư 5,264 tỷ đồng; nâng cấp và mở rộng Trung tâm Y tế huyện (2011-2014) với tổng

mức đầu tư 67,201 tỷ đồng; xây dựng mới TYT Đạ Ròn với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ đồng và TYT D’Ran với tổng mức đầu tư 4,6 tỷ đồng…

Song song với việc đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị y tế cũng từng bước được đầu tư đưa vào sử dụng như: Máy siêu âm, máy điện tim, xét nghiệm nước tiểu tại các TYT. Tại Trung tâm Y tế huyện cũng trang bị một số thiết bị như: Kính hiển vi; mua giường mới, các dụng cụ tập cho người bệnh; máy thở oxy, giường chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh; hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng… Trong năm 2017, Trung tâm Y tế Đơn Dương đang tiến hành xây dựng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, triển khai máy chụp CT. Scanner, xây dựng hệ thống khí trung tâm.

Trung tâm cũng thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng các trang thiết bị được đầu tư. Nhờ vậy, công tác khám, chữa bệnh đã được tổ chức tốt tại địa phương, đặc biệt đối với những đối tượng có thẻ BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi.

Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được quan tâm với 100% chính quyền địa phương các cấp đưa mục tiêu hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vào Nghị quyết của từng địa phương; 10/10 xã, thị trấn triển khai chương trình cải thiện tình trạng dinh dưỡng

trẻ em dưới 5 tuổi. Kết quả, năm 2016, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi toàn huyện còn 5,6% và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng toàn huyện giảm còn 12,74%. Có 100% xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế và năm 2016, Trung tâm Y tế Đơn Dương cũng đã lập hồ sơ trình Sở Y tế kiểm tra, đánh giá công nhận lại 3 xã Lạc Lâm, Quảng Lập, Tu Tra, góp phần chung sức duy trì huyện nông thôn mới Đơn Dương.

Hàng năm, Trung tâm còn chỉ đạo các TYT phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn tham gia BHYT và trong năm 2016 vừa qua, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 70%.

“Trong thời gian tới, ngành Y tế Đơn Dương sẽ tìm mọi cách phục vụ tốt cho người bệnh, làm hài lòng người bệnh, vì chúng tôi luôn quan niệm bệnh nhân là khách hàng và khi mình phục vụ chu đáo, hiệu quả, người bệnh mới quay trở lại. Bên cạnh đó, về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục duy trì như cách làm trước đây, để cùng với nhân dân huyện Đơn Dương giữ vững huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.” - bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Đơn Dương chia sẻ.

THY VŨ

KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - 27/2/2017)

Thành tựu của ngành Y tế Lâm ĐồngNăm 2016, ngành Y tế Lâm Đồng đã đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về y tế: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 11,13%o (Nghị quyết HĐND tỉnh giao 12,6%o); số bác sỹ/vạn dân đạt 6,9 (tỉnh giao 6 - 7); tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi là 9,8%o (toàn quốc 14,52 %o); tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi 17,6%o (toàn quốc 21,8%o); tuổi thọ trung bình của người dân trong tỉnh đạt 74,8 tuổi (năm 2010 là 73,6 tuổi).

đều, thiếu các chuyên gia đầu ngành của tỉnh; nhà nước chưa có chính sách thu hút cán bộ giỏi về các tỉnh Tây Nguyên, miền núi…

Để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu kế hoạch về y tế, dân số mà tỉnh và Bộ Y tế đã giao năm 2017, ngành Y tế Lâm Đồng đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền, sự phối hợp, tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội chủ động triển khai thực hiện công tác y tế kịp thời, phù hợp với từng địa phương; đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế gắn với trách nhiệm người đứng đầu và phát huy truyền thống đoàn kết, ra sức lao động sáng tạo. Tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh triển khai thực hiện tốt kế hoạch phát triển mạng lưới y tế, dân số từ tuyến tỉnh đến cơ sở phù hợp với thực tiễn địa phương, gắn với quy hoạch và đề án kết cấu hạ tầng trong giai đoạn 2015 - 2020, đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nâng cao chất lượng các hệ dự phòng, điều trị, dược, y tế cơ sở, dân số - KHHGĐ; lấy phòng bệnh là chính, kết hợp phòng bệnh và chữa bệnh; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 1816 trong việc tiếp nhận kỹ thuật mới của tuyến trên và chuyển giao kỹ thuật mới cho tuyến dưới; kết hợp Đông - Tây y; chú trọng đầu tư cho y tế phổ cập và y tế chuyên sâu. Triển khai thực hiện đề án xã hội hóa y tế tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế nhằm đảm bảo trình độ, năng lực, y đức, phát huy nội lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

TS PHẠM THỊ BẠCH YẾN (Giám đốc Sở Y tế)

bộ chủ chốt là các trưởng khoa của bệnh viện. Năm 2017, BVĐK tỉnh tiếp tục cử 77 lượt cán bộ đào tạo ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Việc chú trọng đào tạo cán bộ y tế để thực hiện chiến lược xây dựng BVĐK Lâm Đồng đạt tiêu chuẩn của bệnh viện hạng I thì sẽ tách Khoa Xét nghiệm thành 3 Khoa: Sinh hóa, Huyết học, Vi sinh; Khoa Chẩn đoán hình ảnh tách thành 2 khoa: Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng; Hệ Ngoại tách thành các chuyên khoa sâu như: Ngoại chấn thương, Ngoại thần kinh; Hệ Nội tách thành các chuyên khoa Thận, Gan mật, Tim mạch, Thần kinh cơ khớp; thành lập mới khoa Da liễu.

Hiện nay, BVĐK tỉnh đã thực hiện được 9.697 kỹ thuật trong phạm vi phân tuyến, thực hiện được 566 kỹ thuật vượt tuyến. Đặc biệt, trong năm

Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng phát triển nhiều kỹ thuật caođể đạt tiêu chuẩn hạng IBSCKII Nguyễn Bá Hy - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (BVĐK) cho biết: Bệnh viện đã và đang tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao để phấn đấu đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I vào năm 2018.

2016, BVĐK tỉnh triển khai được 98 kỹ thuật mới, trong đó có 25 kỹ thuật lâm sàng và 73 kỹ thuật cận lâm sàng. Bên cạnh đó, thực hiện 41 danh mục kỹ thuật do Sở Y tế cho phép áp dụng thí điểm trong khám, chữa bệnh tại BVĐK tỉnh.

Các kỹ thuật mới đã triển khai tại BVĐK tỉnh như: can thiệp tim mạch, nội soi mổ tất cả các trường hợp; hiện nay đang triển khai thêm các kỹ thuật: can thiệp mạch não, mổ sọ não bằng nội soi; mổ nội soi bướu cổ, thoát vị bẹn, đại tràng, thay khớp, thoát vị đĩa đệm, cắt tử cung; lọc máu liên tục, lọc máu qua màng bụng, lọc máu bằng kỹ thuật HDF-online; các kỹ thuật điều trị ung bướu như: chăm sóc giảm nhẹ, khám phát hiện sớm, xạ trị, hóa trị, phẫu trị…

BVĐK tỉnh tiếp tục nhận chuyển giao các kỹ thuật: chụp động mạch vành; chụp, nong động mạch vành bằng bóng; chụp, nong và đặt stent động mạch vành theo Đề án...

XEM TIẾP TRANG 8

Quen biết nhau khi còn là sinh viên Trường Đại học Y Thái Bình, sau khi tốt nghiệp, năm

1993, cả 2 cùng khăn gói vào huyện Đạ Huoai lập nghiệp. Ngày đầu vào vùng đất mới, bác sĩ Hùng được nhận vào làm tại Trạm Y tế xã Hà Lâm, còn bác sĩ Hoa nhận công tác tại Trạm Y tế thị trấn Đạ M’ri. Bốn năm sau thì cả hai nên duyên vợ chồng. Năm 2000, cả 2 được điều động về Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai công tác. Tại đây, bác sĩ Hùng được cơ quan tạo điều kiện để học lên chuyên khoa ngoại và bác sĩ Hoa học lên chuyên khoa sản.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Cả hai vợ chồng cùng làm bác sĩ, nên thời gian đầu gặp không ít khó khăn, trở ngại trong cuộc sống gia đình. Nhưng đổi lại, việc vợ chồng cùng nghề cũng có nhiều cái lợi. Cùng với đó, đối với một bệnh viện tuyến huyện thì giữa khoa ngoại và khoa sản có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, khi ở cơ quan, vợ chồng có thể hỗ trợ nhau trong công việc. Trong câu chuyện hằng ngày ở nhà có cả những vấn đề chuyên môn, giúp chúng tôi học hỏi, bổ khuyết cho nhau”.

Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Hùng, suốt gần 24 năm công tác trong ngành y, không ít lần vừa bưng bát cơm lên là chuông điện thoại reo. Lúc ấy đối với

Vợ chồng bác sĩ tận tâm với nghề“Tận tâm với nghề, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ đồng nghiệp…” - đó là những điều mà đồng nghiệp và người bệnh nhận xét về vợ chồng bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (49 tuổi, Trưởng Khoa ngoại cấp cứu) và bác sĩ Lương Thị Hoa (49 tuổi, Trưởng Khoa sản), Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai.

Y tế Đơn Dương tham gia xây dựng nông thôn mớiNhiều năm nay, ngành Y tế huyện Đơn Dương đã và đang nỗ lực tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện tốt các tiêu chí quốc gia về y tế nhằm chung tay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

anh, cuộc sống riêng tư của gia đình phải nhường chỗ cho công việc. Yêu nghề, bản thân anh luôn động viên mình phải luôn nhiệt tình, tận tâm với người bệnh và nhiệt huyết trách nhiệm nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Còn đối với bác sĩ Lương Thị Hoa, chừng ấy năm là thời gian chị cống hiến hết mình cho nghề và chăm lo, vun vén cuộc sống gia đình. “Cả hai vợ chồng làm chung đơn vị nên tôi và chồng luôn cùng hỗ trợ nhau để cùng nhau làm tròn nhiệm vụ của người thầy thuốc. Một kỷ niệm có sự phối

hợp thành công trong công việc giữa tôi và chồng khiến chúng tôi nhớ mãi đó chính là lần phẫu thuật cứu một sản phụ mang song thai bị vỡ cổ tử cung vào năm 2008. Lúc đó, khi tiếp nhận bệnh nhân này đến sinh con tại Trung tâm Y tế thì sản phụ đã bị vỡ tử cung. Khi đó, sản phụ mang song thai đã sinh được một em bé và em bé còn lại đã tử vong trong bụng mẹ. Lúc này, Ban Giám đốc Trung tâm đã có mặt tại khoa sản để xem xét tình hình của sản phụ. Vỡ tử cung là 1 trong 5... XEM TIẾPTRANG 8

Vợ chồng bác sĩ Hùng và bác sĩ Hoa. Ảnh: K.Phúc

mắt toàn diện (FHF), Marie Stopes International đã hoàn thành; tiếp tục triển khai các dự án: Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn II (ADB II), Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét...

Mạng lưới y tế cơ sở, phục hồi chức năng, y học cổ truyền tiếp tục được củng cố và kiện toàn. Đến nay, toàn ngành có 78,2% (115/147) xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 (Nghị quyết giao 74%). Có 45/117 xã xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí y tế (tiêu chí 15) của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (đạt 41,9% số xã toàn tỉnh).

Công tác dược đã đảm bảo đủ thuốc thiết yếu đến tận vùng sâu, vùng xa và trong các tình huống thiên tai bão lũ. Toàn tỉnh có 729 cơ sở bán lẻ thuốc và 12 công ty, chi nhánh sản xuất, kinh doanh bán buôn thuốc; trong đó có 655 cơ sở đạt tiêu chuẩn phân phối thuốc (GPP), 2 công ty đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), 1 công ty có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn (GLP), 1 công ty có hệ thống kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn (GSP).

Bên cạnh những thành quả đạt được, Ngành Y tế Lâm Đồng sẽ tiếp tục vượt qua những khó khăn thách thức như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh diễn biến bất thường, hoạt động kiểm soát bệnh ngày càng khó khăn, có nguy cơ lây lan các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh dịch lạ; mô hình bệnh tật thay đổi; sức ép gia tăng dân số, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; trình độ và chất lượng cán bộ trong tỉnh không đồng

Page 6: KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - …baolamdong.vn/upload/others/201702/23132_Bao_Lam_Dong_ngay_24_2_2017.pdf · thay đổi rõ rệt Thành tựu

6 THỨ SÁU 24 - 2 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết, đang chuẩn bị đưa vào hoạt động thêm 1 trạm quản lý bảo vệ rừng trong vùng rừng giáp ranh Lâm Đồng - Bình Thuận tại tiểu khu 726, xã Tam Bố - Di Linh với mục tiêu là bảo vệ vùng rừng giáp ranh liên huyện giữa Di Linh - Lâm Đồng và huyện Bắc Bình - Bình Thuận.

Hiện trên vùng rừng giáp ranh Lâm Đồng - Bình Thuận đã có 1 trạm và 3 chốt chặn quản lý bảo vệ rừng đang hoạt động tại Đức Trọng và Di Linh

Tại Đức Trọng, trạm liên huyện Đức Trọng - Bắc Bình đặt tại xã Tà Năng - Đức Trọng nhằm ngăn chặn khai thác vận chuyển lâm sản trái phép tại khu vực giáp ranh Đức Trọng với huyện Tuy Phong và Bắc Bình của Bình Thuận.

Tại Di Linh, 3 chốt chặn gồm 1 chốt tại khu vực Kà Tường, giáp ranh với Bắc Bình; 2 chốt còn lại tại khu vực xã Gia Bắc và xã Hòa Bắc để ngăn chặn khai thác vận chuyển lâm sản trái phép về hướng huyện Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận và hướng Di Linh - Lâm Đồng.

VIẾT TRỌNG

Thêm trạm quản lý, bảo vệ rừng tại vùng giáp ranh

Vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 22/2, trên Quốc lộ 20 (đoạn qua tổ dân phố 5, thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông xe khách lao vào nhà dân. Theo một số nhân chứng, vào thời điểm trên, xe khách loại 24 chỗ ngồi mang BS 51B - 11996 của nhà xe Quỳnh Như do tài xế Nguyễn Văn Khánh (ngụ tại TP Đà Lạt) điều khiển đang chạy theo hướng từ TP Hồ Chí Minh đi Đà Lạt. Khi đến địa điểm trên, xe khách bất ngờ bị nổ lốp trước bên tài rồi lao về bên trái đường tông thẳng vào nhà bà Hồ Thị Rí (tổ dân phố 5, thị trấn Đạ M’ri). Cú tông mạnh khiến toàn bộ mái hiên nhà bà Rí đổ sập hoàn toàn, 4 cánh cửa kính phòng khách bị vỡ và 1 bộ bàn nghế sofa bằng gỗ bị hư hỏng. Vụ tai nạn còn làm một trụ đèn chiếu sáng bên đường bị hư hỏng.

Tại thời điểm xảy ra tai nạn có 6 người trên chiếc xe khách; trong đó, có 4 hành khách cùng lái xe và phụ xe. Tại hiện trường, chiếc xe khách bị lật nghiêng, toàn bộ kính trên chiếc xe bị vỡ và đầu xe bị hư hỏng nặng. Rất may, vụ tai nạn chỉ làm 3 hành khách và lái xe bị thương nhẹ.

Sau khi tai nạn xảy ra, Công an huyện Đạ Huoai đã có mặt tại hiện trường để điều tra, xử lý vụ việc.

HẢI ĐƯỜNG – ĐÔNG ANH

ĐẠ HUOAI: Xe khách nổ lốp lao vào nhà dân

Hiện trường vụ tai nạn.

Ông Nguyễn Tấn Châu, Cục trưởng Cục Thống kê Lâm Đồng, cơ quan

chịu trách nhiệm chính trong cuộc “Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016” khẳng định, ngay từ những ngày đầu năm 2016, toàn hệ thống chính trị từ cấp tỉnh tới xã, phường đã vào cuộc. Ở cấp tỉnh, tất cả các huyện và 143 phường, xã/147 phường, xã thành lập Ban chỉ đạo, gần 3.500 điều tra viên đã được tập huấn nghiệp vụ để có thể thực hiện tốt nhất công việc điều tra. Qua đó, tiến hành thực hiện điều tra tới tận đơn vị thôn, buôn, khu phố, với tất cả những nơi có hộ dân sống bằng nông ngư nghiệp. Ông Châu cho biết: “Thực mà nói xưa nay chúng ta còn ít quan tâm tới công tác tổng điều tra, nên lần này chúng tôi thực hiện tuyên truyền rất ráo riết, để chính quyền và nhân dân hiểu được tính chất cũng như tầm quan trọng của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp. Hiểu biết của nhân dân sẽ giúp công tác hoàn thành tốt hơn, chính xác hơn và kết quả tổng điều tra năm 2016 này có thể coi là thành công”.

Tổng số đã có 240.519 hộ ở 12 huyện, thành phố được điều tra với những tiêu chí cụ thể, sát sao theo quy định của Trung ương.

Một vài con số cụ thể qua điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản cho thấy, bộ mặt nông thôn Lâm Đồng đã có bước nhảy vọt rõ rệt so với lần tổng điều tra vào năm 2011. Tính đến hết tháng 1/2017, Lâm Đồng có 117 xã có điện, đạt 100% tổng số xã với 978 thôn có điện, đạt 99,59% tổng số thôn, tăng 10 thôn so với

Bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân thay đổi rõ rệtCuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 thực hiện theo chu kì 5 năm/lần là cơ sở vững chắc để đánh giá hiện thực đời sống nông dân, sự phát triển nông thôn, nông nghiệp cũng như là cơ sở để định hướng phát triển cho tương lai. Và, sau hơn một năm ráo riết thực hiện, tổng điều tra đã cho thấy một điều, Lâm Đồng đang thực hiện phát triển nông thôn khá phù hợp và hiệu quả.

2011, tăng 56 thôn so với 2006, tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện đạt khoảng 99%. Toàn tỉnh có 117 xã có đường ô tô tới trụ sở, 114 xã được nhựa bê tông hóa, 973 thôn có đường ô tô đi tới UBND xã. Trường mầm non, tiểu học cũng đạt 117 trường/117 xã, hệ thống y tế cũng phủ kín với 100% số xã có trạm y tế hoặc phòng khám đa khoa khu vực. Các tiêu chí khác như tín dụng nông thôn, hệ thống hợp tác xã, làng nghề… đều tăng trưởng tốt.

Thu nhập bình quân đầu người tính đến hết năm 2015 đạt 32 triệu đồng/năm, tăng trên 1,7 lần so với năm 2011.

Đặc biệt, qua cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thủy sản năm 2016 cho thấy khá rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nông thôn Lâm Đồng: hộ nông nghiệp tăng bình quân 1,08%/năm, hộ lâm nghiệp giảm 17,82% và hộ thủy sản giảm mỗi năm 0,56%. Điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên của Lâm Đồng là địa phương phát triển rau hoa và cây công nghiệp dài ngày, bên cạnh đó là diện tích đất lâm nghiệp của địa phương giảm 47 ngàn ha. Cơ cấu ngành nghề của hộ khu vực nông thôn cũng thay đổi theo hướng hộ phi nông nghiệp tăng nhanh so với hộ nông nghiệp với tỷ lệ đến tháng 12/2016 là 17,84% so với năm 2011 là 16,26%. Quy mô nhân khẩu bình quân trên một hộ cũng giảm xuống còn 3,82 người so với 4,03 người/hộ năm 2011, đây cũng

đánh dấu sự thay đổi tích cực trong bộ mặt nông thôn Lâm Đồng. Ông Nguyễn Văn Yên, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 đánh giá: “Mọi chỉ số của Lâm Đồng đều cao hơn chỉ số chung của cả nước và khu vực Tây Nguyên.

Đặc biệt, thu nhập của bà con nông dân trong 5 năm qua đã tăng gấp gần 2 lần so với năm 2011, đây là điều đáng mừng cho thấy Lâm Đồng đang phát triển nông nghiệp, nông thôn đúng hướng và chúng ta cần tiếp tục phát huy”.

Qua đó đây là căn cứ vững vàng để chính quyền tiếp tục điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với sự phát triển trong tương lai để phát triển khu vực nông thôn. DIỆP QUỲNH

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng thăm trang trại rau sạch tại Lạc Dương. Ảnh: D.Quỳnh

Tài xế và 2 người khác trên xe ô tô 4 chỗ ngồi đã thoát chết sau vụ tai nạn hy hữu xảy ra vào sáng 22/2, trên Quốc lộ 20 (đoạn qua thôn Hiệp Thành 1, xã Tam Bố, huyện Di Linh).

Theo thông tin ban đầu, vào lúc 7 giờ ngày 22/2, tài xế Đỗ Văn Hùng (48 tuổi, ngụ huyện Lâm Hà) điều khiển xe ô tô 4 chỗ ngồi chở theo 3 người khác đi trên Quốc lộ 20 hướng từ Đà Lạt về TP Hồ Chí Minh. Khi đến đoạn đường thuộc địa phận thôn Hiệp Thành 1 thì chiếc xe bị mất lái tông thẳng vào thanh barie chắn đường. Cú tông mạnh làm thanh

sắt chắn đường cắm thẳng từ đầu đến đuôi xe. Tại hiện trường cho thấy chiếc xe gần như bị hư hỏng toàn bộ, đầu xe bị dập nát, nội thất bên trong bị hư hỏng nặng, càng xe gãy...

Một số người dân chứng kiến vụ tai nạn cho biết, tài xế vô cùng may mắn bởi thanh chắn đường đâm thẳng, xuyên dọc qua xe và chỉ cần đi chệch một chút sang bên trái thì chắc chắn sẽ trúng vị trí tài xế. Tuy nhiên, tài xế Hùng may mắn chỉ bị thương nhẹ và 3 người còn lại trên xe cũng không bị ảnh hưởng gì nặng sau tai nạn.

KHÁNH PHÚC

Thanh sắt đâm xuyên ô tô, 4 người thoát chết

Chiếc xe ô tô 4 chỗ ngồi bị thanh sắt đâm xuyên.

Page 7: KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - …baolamdong.vn/upload/others/201702/23132_Bao_Lam_Dong_ngay_24_2_2017.pdf · thay đổi rõ rệt Thành tựu

7 THỨ SÁU 24 - 2 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

DI LINH:Lượng bạn đọc đếnthư viện tăng

Phòng Văn hóa Thông tin huyện Di Linh cho biết, lượng bạn đọc sách đến Thư viện huyện đã gia tăng trong

thời gian gần đây.Trong năm 2016, tổng cộng đã có

gần 6.000 lượt bạn đọc đến đây đọc, mượn sách về nhà, tăng hơn nhiều so

với năm trước đó.Hiện Thư viện huyện Di Linh có

gần 15.000 bản sách báo các loại; Thư viện thường xuyên bổ sung sách, báo,

cải tiến chất lượng phục vụ; tổ chức trưng bày các loại sách, báo, tạp chí và hình ảnh theo chủ đề trong năm.

Tại đây, người đọc còn có thể sử dụng miễn phí hệ thống máy tính

thuộc dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam” (BMGF- VN); chỉ trong năm 2016 hệ thống

máy tính này đã phục vụ gần 8 nghìn lượt truy cập và sử dụng.

VIẾT TRỌNG

Thành phố Bảo Lộctổ chức tư vấnmùa thi 2017

Tại Trường THPT Bảo Lộc, Báo Thanh niên vừa phối hợp với Bộ và

Sở Giáo dục - Đào tạo Lâm Đồng tổ chức buổi tư vấn mùa thi năm 2017 cho gần 2.000 học sinh các trường

THPT trên địa bàn TP Bảo Lộc. Tại đây, các em học sinh được

thông tin, tư vấn và hướng dẫn thủ tục và thời gian đăng ký dự thi, các môn thi, ngày thi, cách thi, phương

pháp làm bài thi và xét tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào các trường

đại học và cao đẳng năm học 2017 - 2018. Ngoài ra, các em còn được tư vấn, hướng dẫn về quy chế thi,

quy chế tuyển sinh, khu vực và đối tượng ưu tiên tuyển sinh, các nguyện

vọng chọn trường và ngành học đại học, cao đẳng... Dịp này, những băn

khoăn, thắc mắc của học sinh đã được giải đáp thỏa đáng.

XUÂN LONG

Phân bổ hơn 15,241tỷ đồng kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 369/QĐ-UBND, ngày

20/2/2017, phân bổ chi tiết dự toán kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng

mùa khô năm 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với tổng kinh phí

hơn 15,241 tỷ đồng, (trong đó, các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản

lý gần 2,612 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý hơn

10,268 tỷ đồng và các công ty TNHH MTV lâm nghiệp hơn 2,361 tỷ đồng). Cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh gồm:

Chi cục Kiểm lâm, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Ban QLRPH Tà

Nung và Ban QLKDL hồ Tuyền Lâm. Thuộc cấp huyện quản lý có 26 cơ

quan, đơn vị gồm 12 Hạt Kiểm lâm và 14 Ban QLR. Công ty TNHH MTV

lâm nghiệp có 8 đơn vị: Đơn Dương, Di Linh, Bảo Thuận, Tam Hiệp, Bảo Lâm, Lộc Bắc, Đạ Huoai và Đạ Tẻh.

M.Đ

Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng vừa cho biết: Từ ngày 10/2/2017, Thông tư 36/2016/TT-BCT thay thế Thông tư 07/2012/TT-BCT ngày 4/2/2012 về Quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, Thông tư 36/2016/TT-BCT (Thông tư 36) sẽ thay đổi phương thức chứng nhận cho phương tiện thiết bị, tạo thông thoáng cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng: Ap dụng hình thức để doanh nghiệp tự công bố mức hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng trên phương tiện thiết bị sản xuất, nhập khẩu. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm công bố và dán nhãn; cho phép doanh nghiệp sử dụng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng một lần đối với mỗi model sản phẩm, áp dụng cho tất cả các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước cũng như các lô hàng nhập khẩu có cùng model, cùng nhà sản xuất, xuất xứ và cùng đặc tính kỹ thuật (không giới hạn thời gian hiệu lực của phiếu thử nghiệm); cho phép việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi các tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc các

Khảo sát trên địa bàn phường 9, trước khi chia tách, phường 9 có 10 khu phố với 100 tổ dân phố (mô hình cũ); trong đó, đông nhất là khu phố

Chi Lăng có 16 tổ dân phố và ít nhất là khu phố Lâm Viên có 5 tổ dân phố. Năm 2011, thực hiện chủ trương của Thành ủy Đà Lạt, từ 10 khu phố, phường 9 đã tiến hành chia tách, sáp nhập và thành lập mới 41 tổ dân phố (mô hình mới); trong đó, tổ dân phố có số hộ dân ít nhất là 70 hộ và tổ có quy mô lớn nhất là 112 hộ. Sau 1 năm hoạt động, nhận sự chỉ đạo của tỉnh, thành phố Đà Lạt và qua tổng kết thực tiễn, phường 9 đã tiến hành sáp nhập từ 41 tổ dân phố xuống còn 31 tổ dân phố và hoạt động ổn định cho đến nay.

Xung quanh hoạt động của mô hình tổ dân phố mới, bà Trần Thùy Dương - Phó Bí thư Đảng ủy phường 9 nhận định: Tổ dân phố mới với quy mô từ 70 đến 120 hộ, công tác quản lý địa bàn có nhiều thuận lợi hơn so với mô hình khu phố trước đây. Mặt khác, công tác quản lý của phường đối với tổ dân phố cũng gần hơn và sâu sát hơn. Việc thành lập và đưa vào hoạt động mô hình tổ dân phố mới đã tác động tích cực đến công tác triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân và địa bàn khu dân cư một cách thuận lợi, qua đó góp phần hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương…

Tuy nhiên, cũng theo bà Dương, bên cạnh những yếu tố tích cực, hoạt động của mô hình Tổ dân phố mới hiện đang phát sinh một số bất cập. Chẳng hạn, việc thành lập các chi hội đoàn thể trong các tổ dân phố gặp nhiều khó khăn do thiếu hội viên, thiếu nhân tố cốt cán nên các hoạt động, phong trào của một số chi hội đoàn thể đi xuống, không phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Hiện tại, trong 36 tổ dân phố mới thành lập được 29 chi hội phụ nữ, 18 chi đoàn thanh niên, 22 chi hội cựu chiến binh, 13 chi hội nông dân, 27 chi hội người cao tuổi... Ngay

như tổ chức Đảng cũng chỉ mới thành lập được 27 chi bộ khu dân cư. Tình trạng vừa thiếu con người, lại eo hẹp về kinh phí, nên một số chức danh ở tổ dân phố hiện không có phụ cấp. Hiện nay, ngoài chức danh bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác Mặt trận… ít nhiều có phụ cấp; các chức danh còn lại như phó bí thư chi bộ, tổ phó tổ dân phố và các chức danh trưởng, phó các chi hội đoàn thể… không có phụ cấp, gây ảnh hưởng đến ý chí, tinh thần và trách nhiệm trong công tác.

Bên cạnh nhân tố con người, khi mô hình tổ dân phố mới đi vào hoạt động, hệ thống cơ sở vật chất chưa được đầu tư kịp thời, các thiết chế văn hóa còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ địa phương.

Hiện nay, phường 9 có 36 tổ dân phố nhưng mới chỉ có 11 nhà sinh hoạt cộng đồng. Trong khi đó, một số hội trường ở các tổ đã xuống cấp nghiêm trọng như: hội trường tổ dân phố

Nguyễn Đình Chiểu, hội trường tổ dân phố Lữ Gia... gây khó khăn cho quá trình sinh hoạt của bà con nhân dân.

“Hiện nay, trên địa bàn phường 9, bình quân hơn 3 tổ dân phố dùng chung một nhà sinh hoạt cộng đồng, rất khó khăn cho bà con. Nhưng, thực tế thì phường 9 cũng không còn quỹ đất để bố trí xây hội trường, hoặc giả sử có quỹ đất thì kinh phí xây dựng cũng rất khó khăn” - Phó Bí thư Đảng ủy phường 9 Trần Thùy Dương trăn trở.

Thực tiễn hoạt động của mô hình tổ dân phố mới, bên cạnh những yếu tố tích cực hiện đang phát sinh nhiều bất cập, cần thiết có sự khảo sát kỹ lưỡng và điều chỉnh kịp thời. Chính quyền các cấp cần xem xét, nghiên cứu sáp nhập một số tổ dân phố có quy mô nhỏ (về số hộ dân) sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, vừa đảm bảo nguồn nhân lực, vừa đúng theo quy định về địa giới hành chính. Mặt khác, cần quan tâm hỗ trợ kinh phí để nâng cấp và xây mới nhà sinh hoạt cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của bà con nhân dân; đồng thời, có phương án chi phụ cấp cho các chức danh hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố.

LÊ HỮU TÚC

Mô hình tổ dân phố mớiphát sinh những bất cập

Sau gần 5 năm vận hành, bên cạnh những yếu tố tích cực, hoạt động của mô hình Tổ dân phố mới phát sinh nhiều bất cập.

Sau những hàng quán này là Nhà văn hóa Chi Lăng, nơi sinh hoạt của 4 tổ dân phố. Ảnh: H.Túc

Quy định về dán nhãn năng lượng mới có hiệu lực

Thay vì bắt buộc,các doanh nghiệpsẽ chủ động công bốmức hiệu suấtnăng lượng và dán nhãn trên sản phẩm của mình.Ảnh: Internet

phòng thử nghiệm của nhà sản xuất trong nước và nước ngoài. Không giới hạn về việc phải thử nghiệm dán nhãn năng lượng tại các tổ chức thử nghiệm độc lập.

Đồng thời, Thông tư 36 cũng bổ sung quy định về việc miễn trừ dán nhãn năng lượng đối với hàng hóa nhập khẩu phi thương mại, hàng hóa, phụ tùng thay thế, dự phòng nhập khẩu đơn chiếc phục vụ cho các công trình, dự án, nhà máy sản xuất; hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập - tái xuất; hàng quá cảnh

chuyển khẩu; hàng hóa doanh nghiệp trong nước sản xuất, gia công phục vụ xuất khẩu; hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân; bổ sung quy định về dán nhãn năng lượng điện tử, theo đó, doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng giấy thông thường.

DIỄM THƯƠNG

Page 8: KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955 - …baolamdong.vn/upload/others/201702/23132_Bao_Lam_Dong_ngay_24_2_2017.pdf · thay đổi rõ rệt Thành tựu

8 THỨ SÁU 24 - 2 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁOTổ chức “Tuần lễ hỗ trợ quyết toán thuế”Để giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc quyết toán thuế

thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân năm 2016 đúng quy định hiện hành, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tổ chức “Tuần lễ hỗ trợ quyết toán thuế” trong toàn tỉnh Lâm Đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế trong việc quyết toán thuế năm 2016.

“Tuần lễ hỗ trợ quyết toán thuế năm 2016” tổ chức tại Văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế trong tỉnh từ ngày 27/2/2017 đến hết ngày 3/3/2017. Trong “Tuần lễ hỗ trợ quyết toán thuế”, Văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế trong tỉnh tổ chức bộ phận thường trực để tiếp nhận, giải đáp, hướng dẫn về chính sách, pháp luật thuế và thủ tục khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân trực tiếp tại trụ sở, qua email, qua điện thoại, fax...

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế tại Văn phòng Cục Thuế vào sáng ngày 28/2/2017 tại hội trường Chi cục Thuế thành phố Bảo Lộc và sáng ngày 2/3/2017 tại hội trường Cục Thuế; tổ chức hội nghị đối thoại với các đơn vị hành chính - sự nghiệp (tổ chức chi trả thu nhập) vào chiều ngày 2/3/2017 tại hội trường Cục Thuế; đồng thời tại các Chi cục Thuế trong tỉnh cũng tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, người nộp thuế.

Đề nghị các tổ chức, cá nhân nộp thuế truy cập website Cục Thuế Lâm Đồng tại địa chỉ: http://lamdong.gdt.gov.vn, hoặc gọi điện thoại đến số: (063) 3824468, (063) 3532716 để biết thêm chi tiết.

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng thông báo để các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, người nộp thuế biết và kính mời tham gia “Tuần lễ hỗ trợ quyết toán thuế”.

... Khó khăn nhất đối với Đam Rông là việc huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là nguồn vốn huy động trong dân bởi điều kiện kinh tế của người dân còn thấp. Điều đó được thể hiện ở chỗ tổng khối lượng thực hiện chỉ đạt gần 281 tỷ đồng bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn trực tiếp từ Chương trình xây dựng nông thôn mới, vốn lồng ghép từ các chương trình, vốn vay tín dụng, vốn hỗ trợ và vốn huy động trong dân… và chỉ đạt 70% kế hoạch đề ra. Theo đánh giá chung, hầu hết các nguồn vốn được phân bổ được triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra. Song với mức huy động đóng góp vốn của cộng đồng dân cư khoảng trên 8,8 tỷ đồng và chỉ đạt 43,43% so với kế hoạch, đạt thấp so với kế hoạch. Việc đóng góp của nhân dân trong huyện chủ yếu được ghi nhận thông qua các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng chỉnh trang nhà ở, hiến đất xây dựng các công trình giao thông, nhà văn hóa…

Với nguồn lực đầu tư nêu trên, nhìn tổng thể có thể thấy tương đối lớn, nhưng đối với huyện nghèo và khi tỷ lệ hộ nghèo còn cao thì con đường đi tới huyện nông thôn mới ở Đam Rông đòi hỏi địa phương phải nỗ lực hơn nữa trong giai đoạn tới. Bởi đến nay, mặc dù các xã của huyện đạt số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới đều tăng từ 1 - 2 tiêu chí sau một năm thực hiện, nhưng mới chỉ

có duy nhất 1 xã đạt 18/19 tiêu chí đó là Đạ R’sal. Các xã còn lại có 6 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí và một xã đạt dưới 10 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới đó là Đạ Long đạt 8/19 tiêu chí.

Theo nhận định của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Đam Rông, tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các địa phương trên địa bàn huyện còn chậm, nhất là các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng có mức đầu tư kinh phí thực hiện khá cao trong khi nguồn vốn huy động lại rất hạn chế. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn cao, vì vậy cần tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm nghèo đồng bộ, hiệu quả mà trọng tâm là thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Qua đó, Đam Rông đặt ra mục tiêu năm 2017 phấn đấu bình quân các xã đạt 14 tiêu chí, trong đó có 3 xã đạt 15 - 16 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Riêng đối với xã Đạ R’sal tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt được, đồng thời thực hiện đạt tiêu chí giảm hộ nghèo để được công nhận xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn xã nông thôn mới trong năm nay.

Mục tiêu đến năm 2020 mà tỉnh đặt ra cho Đam Rông phải có ít nhất 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Vậy, liệu huyện Đam Rông có đảm bảo theo đúng lộ trình khi phải xây dựng hoàn thành 4/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

XUÂN TRUNG

Xây dựng nông thôn mới... TIẾP TRANG 3

... tai biến sản khoa trực tiếp đe dọa tới tính mạng của người mẹ, nên tình thế lúc ấy rất nguy cấp và không có thời gian để chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Để cứu sản phụ, tôi được phân công nhiệm vụ mổ, còn anh Hùng chồng tôi được giao nhiệm vụ gây mê. Sau hơn 1 giờ làm việc, ca phẫu thuật đã thành công và sản phụ được cứu sống”.

Ngoài cương vị là Trưởng khoa Sản, bác sĩ Hương còn là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai. Với vai trò của chủ tịch công đoàn, bác sĩ Hương luôn thể hiện trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, y, bác sĩ tại Trung tâm Y tế; đồng thời, luôn nắm bắt

tốt chủ trương của ngành để tổ chức các phong trào thi đua và nhận được sự tham gia của đông đảo cán bộ, y, bác sĩ tại Trung tâm.

Tuy nhiên, hiện vợ chồng bác sĩ Hùng và bác sĩ Hương đang gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định do bác sĩ Hùng mắc phải căn bệnh ung thư gan. “Thời gian đầu khi biết mình mang trọng bệnh, tinh thần tôi bị suy sụp như rớt xuống bờ vực. Nhưng với sự sát cánh động viên của vợ, gia đình và đồng nghiệp nên hiện tại tôi rất lạc quan yêu đời và nguyện cống hiến hết mình cho nghề. Tôi nghĩ với bệnh tình của mình hiện tại thì không được phép buông xuôi mà

phải lạc quan để sống. Công việc chữa bệnh cứu người đã mang lại cho tôi sự lạc quan, nên còn sống là tôi nguyện còn cống hiến hết mình cho nghề” - bác sĩ Hùng tâm sự.

Nói về những đóng góp của vợ chồng bác sĩ Hùng, bác sĩ Lưu Quốc Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai cho biết: “Bác sĩ Hùng và bác sĩ Hoa là 2 trong 4 phẫu thuật viên chính của Trung tâm và là những bác sĩ luôn hết lòng vì công việc. Cả hai vợ chồng nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đưa cấp cơ sở” và được địa phương cũng như ngành tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen”.

KHÁNH PHÚC

Vợ chồng bác sĩ... TIẾP TRANG 5

... Bệnh viện vệ tinh chuyên khoa Tim mạch can thiệp (TMCT) với Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP Hồ Chí Minh, sự hỗ trợ chuyên môn của Viện Tim TP Hồ Chí Minh. Tỉnh đã đầu tư 26 tỷ đồng cho việc triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh chuyên khoa TMCT. Hiện nay, các bác sĩ của Đơn vị TMCT của BVĐK tỉnh đã vận hành tốt, làm chủ được các kỹ thuật chuyên khoa này. Năm 2016, Đơn vị TMCT đã thực hiện chụp DSA 390 ca, can thiệp 198 ca, trong đó can thiệp cấp cứu 108 ca và đã được Bộ Y tế tặng Bằng khen cho BVĐK tỉnh về triển khai thực hiện tốt đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên khoa TMCT.

Đồng thời, BVĐK tỉnh đang thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh

chuyên khoa Ung bướu giai đoạn 2016-2020 với Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Ngân sách tỉnh đã đầu tư 34 tỷ đồng và 8 tỷ đồng từ nguồn vốn JICA xây dựng mới Khoa Ung bướu có quy mô 40 giường bệnh. Đề án này đã có Hợp đồng khung đào tạo và chuyển giao kỹ thuật giữa BVĐK Lâm Đồng và Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh với 5 gói đào tạo kỹ thuật. BVĐK tỉnh đang cần được đầu tư máy xạ trị ngoài và hệ thống an toàn hạt nhân để đáp ứng yêu cầu triển khai các kỹ thuật chuyên khoa Ung bướu.

Với sự phát triển bệnh viện có nhiều kỹ thuật mới được ứng dụng triển khai, mở ra nhiều chuyên khoa để hướng tới hoàn thiện các tiêu chuẩn của bệnh viện hạng I,

tình trạng BVĐK tỉnh hiện nay đã quá tải về cơ sở vật chất do máy móc thiết bị nhiều và số lượng bệnh nhân ngày càng đông, nhất là khi thực hiện Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, với gần 42.000 bệnh nhân vào viện năm 2016. BVĐK tỉnh đã tiếp nhận thêm 198 máy, nâng tổng số 746 thiết bị y tế để phục vụ công tác khám, chữa bệnh, đã tiếp nhận đủ trang thiết bị y tế thuộc Dự án Phát triển bệnh viện tỉnh vùng giai đoạn II (Dự án JICA) đưa vào hoạt động hiệu quả. Năm 2017, BVĐK tỉnh dự kiến kế hoạch giường bệnh (GB) 590 GB, nhưng thực kê đến 750 GB. DIỆU HIỀN

Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng... TIẾP TRANG 5

... TTYTDP tỉnh có hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) theo chuẩn ISO/IEC 17025:2005 đã được tỉnh cấp kinh phí duy trì hoạt động với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu công tác xét nghiệm. Trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 120 người mắc, để tìm ra nguyên nhân, TTYTDP đã xét nghiệm 11 mẫu thực phẩm lưu, trong đó có 6/11 mẫu chỉ tiêu Coliforms vượt giới hạn cho phép; số mẫu xét nghiệm trên người được xét nghiệm 29 mẫu có 22 người dương tính với Salmonella, chiếm tỷ lệ 75,9%.

Năm 2017, TTYTDP tỉnh chủ động trong công tác PCDB, kiên quyết không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, kịp thời xử lý các trường hợp phát sinh, không để dịch bệnh lây lan ngoài tầm kiểm soát; PCDB kịp thời, hiệu quả do thiên tai thảm họa, bão lũ. Đẩy mạnh một số hoạt động như: giảm ca bệnh SR, tiến tới thanh toán SR vào năm 2020; xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống bệnh nghề nghiệp; duy trì tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh cho đối tượng bà mẹ, trẻ em và các đối tượng khác. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật, giám sát, kiểm tra, giúp đỡ tuyến dưới, hỗ trợ nâng cao chất

lượng hoạt động về chuyên môn, quản lý các chương trình tại tuyến huyện, tuyến xã, phường, thị trấn. Duy trì và mở rộng hoạt động của hệ thống ISO/IEC 17025:2005 và phòng xét nghiệm đã được Cục ATTP ban hành quyết định “Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về ATTP”. Tiếp tục thực hiện tốt hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa y tế các lĩnh vực YTDP; đẩy mạnh hoạt động khám, tư vấn các bệnh không lây nhiễm cho người dân (đái tháo đường, bướu cổ, ung thư, huyết áp…), từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ YTDP.

AN NHIÊN

Gian nan phòng chống dịch bệnh... TIẾP TRANG 4

Hình thành vùng nguyên liệu thức ăn thô xanh cho bò sữaTrang trại bò sữa Vinamilk Đà

Lạt (nằm tại xã Tu Tra - Đơn Dương) những năm gần đây trung bình mỗi năm đơn vị này thu mua trên địa bàn từ 12.000 - 14.000 tấn bắp (ngô) cây và cỏ để làm thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa đang nuôi tại đây.

Rất nhiều hộ dân trên địa bàn Đơn Dương, Đức Trọng, khu vực

xung quanh và gần trang trại này nhiều năm nay đã chuyển hình thức từ trồng bắp lấy trái sang trồng bắp lấy thân để bán cho doanh nghiệp này và cho người nuôi bò sữa trên địa bàn với doanh thu cao hơn nhiều.

Hiện tổng đàn bò sữa của Trang trại Vinamilk Đà Lạt - Lâm Đồng trên 2.100 con. Theo ông Nguyễn

Đắc Cường, Giám đốc Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt, trang trại đang kết hợp với các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh vận động dân xây dựng vùng thức ăn thô xanh cho bò sữa thông qua việc chuyển đổi những vùng lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng bắp cây.

VIẾT TRỌNG