60
BÁO CÁO TÓM TT KT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH NG TI XÃ TRUNG BÌNH HUYN TRẦN ĐỀ VÀ XÃ AN THNH NAM HUYỆN CÙ LAO DUNG, SÓC TRĂNG Bn thảo, Tháng 05 năm 2012

K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

  • Upload
    vocong

  • View
    215

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

BÁO CÁO TÓM TẮT

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG TẠI XÃ TRUNG BÌNH HUYỆN TRẦN ĐỀ VÀ XÃ AN THẠNH NAM

HUYỆN CÙ LAO DUNG, SÓC TRĂNG

Bản thảo, Tháng 05 năm 2012

Page 2: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

ii

Mục lục

Từ Viết Tắt ----------------------------------------------------------------------------------------------------v

Danh mục hình ---------------------------------------------------------------------------------------------- vi

Danh mục bảng ---------------------------------------------------------------------------------------------vii

I. Giới thiệu ----------------------------------------------------------------------------------------------------1

II. Phương pháp----------------------------------------------------------------------------------------------3

III. Kết quả -----------------------------------------------------------------------------------------------------4

1. Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề (05/05/2012)----------------------------------------4

1.1 Phân tích ma trận tổn thương ấp Mỏ Ó ----------------------------------------------------6

1.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên ----------------------------------------------7

1.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất -------------------------------------------------------------7

1.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế --------------------------------------------------------------8

1.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên -----------------------------------------8

1.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất -------------------------------------------------------9

Nhận xét chung về ma trận tổn thương của ấp Mỏ Ó ------------------------------------- 10

1.2 Bản đồ rủi ro ấp Mỏ Ó---------------------------------------------------------------------------- 10

1.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm SWOT) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 11

1.3.1 Yếu tố khí hậu:-------------------------------------------------------------------------------- 11

1.3.2 Yếu tố phi khí hậu---------------------------------------------------------------------------- 11

1.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT) -------------------------------------------------------------------------------------------- 13

1.4.1 Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------------------------ 13

1.4.2 Cơ hội ------------------------------------------------------------------------------------------- 13

1.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp Mỏ Ó ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14

1.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó--------------------------------------------- 15

1.7 Nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Mỏ Ó---------------------------------------------- 16

2. Ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề (06/05/2012) --------------------------------------- 16

2.1 Phân tích ma trận tổn thương ấp Chợ ------------------------------------------------------- 18

2.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế ----------------------------------------------------------------- 18

2.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên -------------------------------------------- 19

2.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất ----------------------------------------------------------- 19

2.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế ------------------------------------------------------------ 20

Page 3: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

iii

2.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên --------------------------------------- 21

2.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất ----------------------------------------------------- 21

2.2 Bản đồ rủi ro ấp Chợ ----------------------------------------------------------------------------- 22

2.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm SWOT) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 23

2.3.1 Yếu tố tự nhiên ------------------------------------------------------------------------------- 23

2.3.2 Yếu tố phi tự nhiên -------------------------------------------------------------------------- 23

2.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Chợ với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT) -------------------------------------------------------------------------------------------- 24

2.4.1 Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------------------------ 24

2.4.2 Cơ hội ------------------------------------------------------------------------------------------- 24

2.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp Chợ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 24

2.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Chợ ---------------------------------------------- 25

2.7 Nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Chợ ------------------------------------------------ 26

3. Ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (ngày 07/05/2012)--------------- 26

3.1 Ma trận tổn thương ấp Vàm Hồ --------------------------------------------------------------- 28

3.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế ----------------------------------------------------------------- 28

3.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên -------------------------------------------- 29

3.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất ----------------------------------------------------------- 30

3.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế ------------------------------------------------------------ 30

3.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên --------------------------------------- 31

3.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất ----------------------------------------------------- 32

3.2 Bản đồ rủi ro ---------------------------------------------------------------------------------------- 33

3.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm SWOT) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 33

3.3.1 Yếu tố khí hậu -------------------------------------------------------------------------------- 33

3.3.2 Yếu tố phi khí hậu---------------------------------------------------------------------------- 34

3.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Vàm Hồ với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT) ------------------------------------------------------------------------------------- 34

3.4.1 Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------------------------ 34

3.4.2 Cơ hội ------------------------------------------------------------------------------------------- 35

3.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp Vàm Hồ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 36

3.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Vàm Hồ ----------------------------------------- 37

Page 4: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

iv

3.7 Các mối quan tâm, nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Vàm Hồ ---------------- 37

4. Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (08/05/2012)-------------- 38

4.1 Ma trận tổn thương ấp Võ Thành Văn ------------------------------------------------------- 41

4.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế ----------------------------------------------------------------- 41

4.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên -------------------------------------------- 41

4.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất ----------------------------------------------------------- 42

4.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế ------------------------------------------------------------ 43

4.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên --------------------------------------- 43

4.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất ----------------------------------------------------- 44

4.2 Bản đồ rủi ro ---------------------------------------------------------------------------------------- 45

4.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm SWOT) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 45

4.3.1 Yếu tố khí hậu -------------------------------------------------------------------------------- 45

4.3.2 Yếu tố phi khí hậu---------------------------------------------------------------------------- 46

4.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT) -------------------------------------------------------------------------------------------- 46

4.4.1 Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------------------------ 46

4.4.2 Cơ hội ------------------------------------------------------------------------------------------- 46

4.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp Võ Thành Văn ------------------------------------------------------------------------------------------- 47

4.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Võ Thành Văn --------------------------------- 48

4.7 Nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Võ Thành Văn ---------------------------------- 48

IV Các sáng kiến, mô hình và đề xuất cho hai xã------------------------------------------------- 49

V. Nhận xét chung về các ấp nghiên cứu (cho cả 4 ấp) ---------------------------------------- 50

1 Tính tổn thương ----------------------------------------------------------------------------------------- 50

Độ nhạy cảm--------------------------------------------------------------------------------------------- 50

Độ tiếp xúc ----------------------------------------------------------------------------------------------- 50

2 Về tầm quan trọng của các tổ chức tại địa phương (Sơ đồ VENN) ----------------------- 50

3 Các đề xuất chính--------------------------------------------------------------------------------------- 51

3.1 Phát triển sinh kế, nâng cao nhận thức ----------------------------------------------------- 51

3.2 Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên----------------------------------------------------------------- 51

Page 5: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

v

Từ Viết Tắt

BCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái Lan, Campuchia và Việt Nam

BĐKH: Biến đổi khí hậu ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long EU: Liên minh châu Âu HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã GIZ: Tổ chức hợp tác quốc tế Đức IUCN: Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế KHKT: Khoa học – Kĩ thuật MTTQ: Mặt trận Tổ quốc NGO: Tổ chức phi chính phủ NN & PTNT: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn UBND: Ủy ban nhân dân

VCA: Đánh giá tính dễ tổn thương và Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu

Page 6: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

vi

Danh mục hình

Hình 1: Vị trí ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình,huyện Trần Đề, Sóc Trăng -----------------------------4

Hình 2: Bản đồ rủi ro Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng--------------- 11

Hình 3: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng đồng ấp Mỏ Ó ---------------------------------------------------------------------------------------------- 14

Hình 4: Vị trí ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng---------------------------- 16

Hình 5: Bản đồ rủi ro ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng----------------- 22

Hình 6: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng đồng ấp Chợ ------------------------------------------------------------------------------------------------ 25

Hình 7: Vị trí ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng ---------- 27

Hình 8: Bản đồ rủi ro ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng33

Hình 9: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng đồng ấp Vàm Hồ ------------------------------------------------------------------------------------------- 36

Hình 10: Vị trí ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng 39

Hình 11: Bản đồ rủi ro ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 45

Hình 12: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng đồng ấp Võ Thành Văn ---------------------------------------------------------------------------------- 47

Page 7: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

vii

Danh mục bảng

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010. ............................................2

Bảng 2: Lịch mùa vụ ấp Mỏ Ó .........................................................................................5

Bảng 3: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường diễn ra tại ấp Mỏ Ó..........................5

Bảng 4: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế ........................................................................................................6

Bảng 5: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên .....................................................................7

Bảng 6: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất ...........................................................................................7

Bảng 7: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các sinh kế ...............................................................................................8

Bảng 8: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.............................................................8

Bảng 9: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của vấn đề sử dụng đất ..................................................................................9

Bảng 10: Lịch mùa vụ ấp Chợ .......................................................................................17

Bảng 11: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường diễn ra tại ấp Chợ .......................18

Bảng 12: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế ......................................................................................................18

Bảng 13: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................19

Bảng 14: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất .........................................................................................19

Bảng 15: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các sinh kế .............................................................................................20

Bảng 16: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên......................................................................21

Bảng 17: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của vấn đề sử dụng đất ................................................................................21

Bảng 18: Hiện trạng sử dụng đất Ấp Vàm Hồ ...............................................................27

Bảng 19: Lịch mùa vụ ấp Vàm Hồ .................................................................................28

Bảng 20: Các hiện tượng thời tiết cực đoạn thường xảy ra tại ấp Vàm Hồ...................28

Bảng 21: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế ......................................................................................................28

Page 8: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

viii

Bảng 22: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................29

Bảng 23: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất .........................................................................................30

Bảng 24: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các sinh kế .............................................................................................30

Bảng 25: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên......................................................................31

Bảng 26: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của vấn đề sử dụng đất ................................................................................32

Bảng 27: Hiện trạng sử dụng đất ấp Võ Thành Văn ......................................................39

Bảng 28: Lịch mùa vụ ấp Võ Thành Văn .......................................................................40

Bảng 29: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xảy ra tại ấp Võ Thành Văn.........40

Bảng 30: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế ......................................................................................................41

Bảng 31: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................41

Bảng 32: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất .........................................................................................42

Bảng 33: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các sinh kế .............................................................................................43

Bảng 34: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên......................................................................43

Bảng 35: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của vấn đề sử dụng đất ................................................................................44

Page 9: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

1

I. Giới thiệu

Biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu tuy nhiên ở cấp độ địa phương, có rất nhiều việc có thể làm để giảm thiểu tác động và nắm bắt những cơ hội mà biến đổi khí hậu mang đến.Việc thích ứng sẽ làm mức độ tác động mà BĐKH tạo ra có sự thay đổi rõ rệt.Thích ứng bao gồm hai mặt (i) giảm thiểu tính dễ bị tổn thương (tăng sức chịu đựng) thông qua việc giảm nguy cơ phải đối mặt với các hiểm họa, giảm mức độ nhạy cảm đối với các hiểm họa, hoặc(ii) tăng sức chống chịu hay khả năng giải quyết hiểm họa. Việc bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và các hành động vì cộng đồng hoặc do cộng đồng thực hiện ngày càng được nhìn nhận như nền tảng quan trọng cho đáp ứng hiệu quả. Các cách tiếp cận dựa trên cộng đồng cũng rất quan trọng.

Xuất phát từ nhu cầu đó, IUCN với sự hỗ trợ tài chính của EU đã khởi động dự án Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Dự án sẽ tăng cường khả năng của chính quyền và người dân địa phương trong việc lập kế hoạch và thích ứng với các hiểm họa khí hậu trong tương lại tại tám tỉnh ven biển từ Tp HCM đến Bangkok bao gồm: Tp Hồ Chí Minh (Cần Giờ), Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang ở Việt Nam; Kampot và Koh Kong ở Campuchia; Trat và Chanthaburi ở Thái Lan. Trong đó, Bến Tre và Sóc Trăng nằm ở Đồng bằng Sông Cửu Long, là khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng.

Khởi động từ giữa năm 2011, dự án đã thực hiện một số nghiên cứu nền về BĐKH ởvùng dự án, nghiên cứu đánh giá hiện trạng tại các tỉnh dự án và bắt đầu triển khai việc đánh giá rủi ro, xác định các hoạt động thử nghiệm nhằm phòng chống các rủi ro do BĐKH mang đến. Hoạt động này nhằm giúp cho việc thiết kế, thực hiện và giám sát kết quả của các hoạt động thử nghiệm; và tiến hành phân tích chi phí-lợi ích và đánh giá tính khả thi cho việc nhân rộng các hoạt động thử nghiệm ra khu vực lớn hơn.

Tiếp theo khóa đào tạo tại Cần Giờ vào tháng Tư năm 2012, Nhóm Dự án của IUCN bắt đầu thực hiện việc đánh giá tính dễ bị tổn thương (VCA) tại các tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng là tỉnh đầu tiên được lựa chọn để thực hiện hoạt động này.

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở ven cửa Nam của sông Hậu thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với tọa độ địa lý9°12’ đến 9°56’ vĩ Bắc và 105°33’ đến 106°23’ kinh Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km. Sóc Trăng có địa giới hành chính như sau:

Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang. Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu. Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông

Page 10: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

2

Theo số liệu tống kê năm 20121, dânsố toàn tỉnh Sóc Trăng là 1.289.441 người với 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Sóc Trăng và 10 huyện Châu Thành, Kế Sách, MỹTú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.311,7629 km2 (chiếm 8.3% diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long và sắp xỉ gần 1% diện tích cả nước) với đường bờ biển dài 72 km trải dài trên 3 huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và Vĩnh Châu.

Về khí hậu, Sóc Trăng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.864 mm, với độ ẩm 83%, thuận lợi cho sự phát triển của lúa và các loại hoa màu.

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010.STT Mục đích sử dụng Tổng số(ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 331.117,97 100.00

1 Đất nông nghiệp 276.918,35 82,941.1 Đất sản xuất nông nghiệp 205.748 62,13

Trong đó

1.1 Đất lúa nước 144.590,90 43,671.2 Đất trồng cây lâu năm 43.074,96 13,011.3 Đất rừng phòng hộ 5.433,38 1,641.4 Đất rừng đặc dụng 264,55 0,081.5 Đất rừng sản xuất 54.519,70 1,511.6 Đất nuôi trồng thủy sản 5.013,99 16,47

Đất nuôi trồng thủy sản tập trung 48.000,00 14,50

2 Đất phi nông nghiệp 53.261,82 16,092.1 Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp 169,31 0,052.2 Đất quốc phòng 482,58 0,152.3 Đất an ninh 164,09 0,052.4 Đất khu công nghiệp 443,38 0,132.5 Đất cho hoạt động khoáng sản - 0,002.6 Đất di tích, danh thắng 6,03 0,002.7 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 58,62 0,022.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 395,69 0,122.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 611,14 0,182.10 Đất phát triển hạ tầng 21.403,10 6,463 Đất đô thị 28.360,29 8,574 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 0.00 -5 Đất khu du lịch 0.00 -

Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

Về chế độ thủy triều, Sóc Trăng chịu tác động của chế độ bán nhật triều ngày lên xuống 2 lần với mức dao động 0,4-1m. Điều kiện tự nhiên ở Sóc Trăng nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội địa phương. 1http://www.soctrang.gov.vn

Page 11: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

3

II. Phương pháp

Phương pháp và các công cụ được sử dụng trongquá trình Đánh giá tính dễ tổn thương và Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu (VCA) tại 4 tỉnh của dự án BCR được tổ chức Phát triển Bền vững SDF Thái Lan đề xuất thông qua việc sử dụng một khung phương pháp luận chung bao gồm các công cụ và phương pháp đánh giá tổng hợp từ CARE và UNDP. Bên cạnh đó, kết quả phân tích hiện trạng cùng kinh nghiệm thực tế của các cán bộ địa phương cũng được sử dụng trong quá trình đánh giá.

Quá trình đánh giágồm 2 phần chính:

- Tập huấn trên lớp cho các thành viên sẽ tham gia đánh giá VCA về các khái niệm chung, phương pháp và các công cụ đánh giá;

- Khảo sát, đánh giá thực địa sử dụng các công cụ đã được tập huấn với sự tham gia của cộng đồng. Địa bàn khảo sát là các ấp được lựa chọn dựa trên kết quảphân tích hiện trạng và qua tư vấn với các ban ngành của tỉnh Sóc Trăng.

Phương pháp và các công cụ đánh giá được sử dụng bao gồm:

Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách Thức) là công cụđược sử dụng để phân tích nội lực của địa phương thông qua các ưu điểm vànhược điểmnhư khả năng, nguồn lực và cơ chế. Các tác động từ môi trường bên ngoài đến cộng đồng như các yếu tố tự nhiên và phi tự nhiên thông qua các cơ hội và thách thức trong bối cảnh thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, các ưu điểm và cơ hội được xác định là các yếu tố tích cực cần được phát huy trong khi các nhược điểm và thách thức là các yếu tố cần phải được kiểm soát và giảm thiểu.

Công cụ 6W2H, Lịch mùa vụ được sử dụng để thu thập các thông tin về hoạt động sinh kế, các thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại địa phương.

Ma trận tổn thương dùng phân tích mối liên hệ giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên, phi tự nhiên với độ nhạy cảm của các vấn đề sinh kế, tài nguyên thiên nhiên và việc sử dụng đấttại địa phương. Tùy thuộc vào mức độ quan trọng, tính cấp thiếtcủa các yếu tố và vấn đề mà chúng sẽ được cộng đồngđịa phương đánh giá và xếp loại theo mức độ ưu tiên.

Bản đồ rủi ro thể hiện các tác động, ảnh hưởng của các rủi ro do con người, thiên tai đến sinh kế, môi trường sinh thái trong khu vực được người dân địa phương phát họa bằng các nét vẽ cơ bản thông qua việc sử dụng kinh nghiệm và các quan sát thực tế tại địa phương.

Sơ đồ VENN thể hiện mối liên hệ, tương tác giữa các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng trong bối cảnh thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu)

Page 12: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

4

III. Kết quả

Kết quả VCA được trình bày trong báo cáo này nhằm cung cấp các thông tin về tính dễtổn thương và năng lực thích ứng của người dân xã Trung Bình thuộc huyện Trần Đềvà xã An Thạnh Nam thuộc huyện Cù Lao Dung dưới ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu.

1. Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề (05/05/2012)

Ấp Mỏ Ó là một ấp ven biển thuộc xã Trung Bình nằm ở phía đông bắc của huyện Trần Đề - là huyện nằm cuối dòng sông Hậu. Ấp Mỏ Ócó 680 hộ dân khoảng 2.972 người, trong đó người Kinh là 2.436 người (chiếm 82.8%),người Khmer có 497 người (chiếm 16.72%), còn lại là người Hoa với 39 người (chiếm 0.48% dân số của cả ấp). Tỷ lệ hộnghèo của ấp chiếm 20.74% với 141 hộ trên toàn ấp.

Hình 1: Vị trí ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng

Vị trí địa lý của ấp Mỏ Ó:

- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Cù Lao Dung và biển Đông

- Phía Tây giáp xã Lịch Hội Thượng

- Phía Phía Nam giáp xã Vĩnh Hải thuộc huyện Vĩnh Châu

Ấp Mỏ Ó nằm trên trục quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền với thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu và cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 270km.

Hiện trạng sử dụng đất Ấp Mỏ Ó như sau:

Page 13: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

5

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất Ấp Mỏ Ó

STT Mục đích sử dụng Tổng số (ha)Tổng diện tích đất tự nhiên 1.191,87

1 Đất trồng màu 80Đất Nuôi Trồng Thủy Sản 587Đất Rừng Phòng Hộ 250

2 Đất phi nông nghiệp 148,43

Các sinh kế chính ghi nhận tại ấp Mỏ Ó bao gồm: Đánh bắt thủy sản Nuôi trồng thủy sản Trồng hoa màu (dưa hấu, hành, đậu phộng, đậu xanh, khoai lang…) Chăn nuôi (heo); và Các nghề dịch vụ khác: đan và vá lưới, buôn bán nhỏ, làm mộc, làm thuê.

Trong đó, nghề đánh bắt thủy sản thu hút khoảng 298 lao động địa phương, chiếm 10.03% và số lao động còn lại phân bố ở các ngành nghề khác như mua bán, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa màu, chăn nuôi và các nghề dịch vụ và một số lượng không nhỏ người lao động địa phương là thất nghiệp.

Bảng 2: Lịch mùa vụ ấp Mỏ ÓSinh kế T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Đánh bắt thủy sản XX XX XX XX XX X X X X XX XX X

Nuôi tôm sú XX XX XX XX XX XX XX XX

Nuôi tôm thẻ XX XX XX XX X X X X

Trồng dưa hấu XX XX XX XX XX XX XX XX

Trồng hành tím XX XX XX XX

Trồng đậu phộng XX XX XX XX

Ghi chú: xx = mùa chính; x = mùa phụ (sản lượng thấp), và ô trống = không canh tác

Các hiện tượng thời tiết cực đoan theo ghi nhận của người dân bao gồm nước biển dâng và triều cường, mưa kéo dài và bão, gió chướng, và nắng nóng kéo dài (xem bảng bên dưới).

Bảng 3: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường diễn ra tại ấp Mỏ Ó

Hiện tượng thời tiết T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Nước biển dângTriều cường x x x x x x

Mưa bão x x x x x x x x xGió chướng x x x x x x x x xNắng nóng kéo dài x x x x x

Page 14: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

6

1.1 Phân tích ma trận tổn thương ấp Mỏ Ó

1.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế

Bảng 4: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

cảm

củ

a cá

c s

inh

kế

Mức Ưu tiên Triều cường

Nhiệt độnóng

Bão Sóng lớn

Lốc xoáy

Tổng

Nuôi tôm sú 3 3 3 3 1 13Làm thuê 2 2 3 3 2 12Đánh bắt ven bờ 3 1 3 3 1 11Trồng dưa hấu, củhành

3 1 3 3 1 11

Buôn bán nhỏ 2 1 3 3 1 10Đan lưới 0 1 3 2 0 6

Triều cường ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh kế của người dân, vì gây ngập bờ, nhất là vào khoảng tháng 8, 9 hàng năm. Khi nước lên, việc đánh bắt ven bờ, đặc biệt là dưới tán rừng ngập mặn không thực hiện được. Ngoài ra, triều cường thường xuyên gây ngập úng hoa màu. Do những tác động trên, công việc của người làm thuê sẽ không ổn định, và thu nhập người dân sẽbấp bênh nên việc chi tiêu mua sắm sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến buôn bán.

Nhiệt độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi tôm, dễ làm tôm sú bị sốc, dễ gây bệnh chết, môi trường nóng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người làm thuê vì đa số phải làm ngoài trời. Tuy nhiên, việc đánh bắt cá, trồng hoa màu và đan lưới thì ít bị ảnh hưởng hơn vì hoa màu vẫn có thể phát triển được dù bịthiếu nước nên không tốt lắm, buôn bán có phần ít lại, người đan lưới có thể sẽbị mệt mỏi và nhu cầu sử dụng điện tăng.

Bão: Tác động tiêu cực và nghiêm trọng lên tất cả cá hoạt động sinh kế của người dân. Khi có bão, ngư dân sẽ không ra khơi được do có thể nguy hiểm đến tính mạng, kéo theo người làm thuê cho các tàu khai thác thủy sản cũng thất nghiệp. Đồng thời, bão sẽ làm môi trường trong ao tôm xáo trộn, nhà cửa hư hại, sụp đổ, người dân cũng không mua bán được. Hoa màu thì dập nát, úng hư.

Sóng lớn (bao gồm đợt sóng năm 1997) ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động ven biển, làm lở bờ, tàu không ra khơi được, người làm thuê thiếu việc, nước tràn vào bờ gây hại đến nuôi trồng, hoa màu bị ngập úng. Mua bán, nghề đan lưới gặp khó khăn vì sóng to ngư dân không ra biển đánh cá được, nên nhu cầu mua bán ngư cụ cũng ít.

Lốc xoáy: thường xảy ra cục bộ và không thường xuyên nên tác hại không lớn đến hoạt động sinh kế của người dân.

Page 15: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

7

1.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 5: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

c ả

m c

ủa

TN

TN

Mức ưu tiên Nhiệt độnóng

Triều cường

Bão Sóng to Lốc xoáy

Tổng

Đất (xói mòn) 1 3 3 3 3 13Nước (thiếu nước ngọt)

3 3 3 3 0 12

Thủy sản nước ngọt 3 3 3 3 0 12Thủy sản ven bờ 2 2 1 1 0 6

Nguồn thủy sản ven bờ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố tự nhiên. Triều cường, bão, sónglớn gây sạt lở, xói mòn các tuyến đê (do đất vùng này

chủ yếu là đất cát nên xói mòn diễn ra mạnh), ảnh hưởng cả đến đất sản xuất, triều cường gây lở đất diễn ra hàng năm.

Nắng nóng làm nước bốc hơi mạnh và mặt đất khô,nhà máy nước không đủnguồn nước để cung cấp cho dân.

Triều cường làm nước ngập và đất nhiễm mặn, nhưng người dân cho biết chưa thấy ảnh hưởng của triều cường đến nước ngầm!

Lốc xoáy chỉ xảy ra cục bộ ở một số khu vực, không ảnh hưởng đến toàn vùng. Nguồn thủy sản nước ngọt trước đây có nhiều, nhưng hiện nay còn rất ít do

nhiều yếu tố như mở rộng nuôi tôm, trồng màu… nên không còn môi trường thuận lợi cho các loài tôm cá, số lượng giảm rõ rệt.

1.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất

Bảng 6: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

c ả

m c

ủa

SD

Đ Mức ưu tiên Triều cường

Nhiệt độ Sóng to Lốc xoáy, bão

Bão Tổng

Không có giấy tờ đất 0 0 1 0 1 2

Thiếu đất sản xuất 0 0 0 0 0 0

Quá trình đánh giá cho thấy không có nhiều mối tương quan giữa mức độ nhạy cảm của sử dụng đất và các yếu tố tự nhiên. Nguyên nhân có thể là do có sự nhầm lẫn vềphương pháp khi thực hiện khảo sát. (Có thể sẽ cần điều chỉnh về vấn đề này ở các đánh giá tiếp theo).

Vấn đề chủ quyền đất liên quan đến việc người dân đã sinh sống, canh tác lâu ở địa phương, nhưng vẫn chưa có sổ chủ quyền sử dụng đất vì người dân không có tiền làm

Page 16: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

8

giấy tờ, đóng thuế và nhiều chi phí khác…Ngoài ra, có nhiều người nghèo không có đất sản xuất nên chủ yếu chỉ đi làm thuê, đây là những vấn đề địa phương đang mắc phải và người dân không hài lòng nên phản ánh.

Ngược lại, vấn đề cấp sổ chủ quyền sử dụng đất được cán bộ địa chính địa phương xác định là một vấn đề khá khó khăn tại ấp. Trong khi công tác đo đạc đất và tư vấn vềquy trình cấp sổ chủ quyền sử dụng đất được thực hiện đầy đủ, miễn phí cho dân. Tuy nhiên, có thể vì người dân không đủ khả năng tài chính để đóng thuế lấy sổ dẫn đến tình trạng định cư nhưng không có sổ chủ quyền như hiện tại.

1.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế

Bảng 7: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các sinh kế

Mức tiếp xúc với yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

c ả

m c

ủa

sin

h k

ế Ưu tiên Thiếu vốn Chính sách hỗ trợ

An ninh trật tự (trộm cắp)

Giá cả bấp bênh

Tổng

Trồng màu 3 3 2 2 10Đánh bắt ven bờ 3 3 1 2 9Nuôi trồng thủy sản

3 2 2 2 9

Buôn bán nhỏ 2 3 1 2 8Làm thuê 1 1 0 2 4

Thiếu vốn (nghèo): người dân cần vốn để sản xuất như trang bị lưới, ngư cụ, nhưng thủ tục vay vốn còn khó khăn. Trong trồng trọt và nuôi trồng, vốn để đầu tư cho cây con giống, phân bón, thức ăn rất quan trọng, nhất là đối với các hộnghèo, kể cả người buôn bán nhỏ cũng thiếu vốn kinh doanh.

Người dân chưa nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước, bao gồm từvốn, tập huấn khoa học kỹ thuật… trong các hoạt động tạo và nâng cao sinh kế.

Giá cả bấp bên nên chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá cả đầu ra của sản phẩm lại không ổn định, do đó cuộc sống của bà con cũng bấp bênh theo giá cả. Các sản phẩm làm ra để bán khi cao khi thấp, nông dân luôn bị thiệt.

Tệ nạn xã hội: thiết bị chiếu sáng công cộng không có, nên nhiều đối tượng lợi dụng bóng tối quậy phá, trộm cắp, người dân từ các địa phương khác lợi dụng vào trộm thiết bị nuôi trồng thủy sản, ngư cụ của người dân

1.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 8: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c đ

Mức ưu tiên Vốn Chính sách hỗ

trợ

An ninh trật tự (trộm

cắp)

Giá cả bấp bênh

Tổng

Page 17: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

9

Nguồn thủy sản ven bờ

3 3 1 2 9

Đất (bị xói mòn) 3 3 0 0 6Nước (thiếu nước ngọt)

1 1 0 1 3

Thủy sản nước ngọt 3 3 0 0 6

Vốn: do nghèo, không có vốn, thiếu ngư cụnên người dân địa phương vì mưu sinh phải đánh bắt tận diệt nguồn tài nguyên thủy sản. Việc đánh bắt không chọn lọc và không bền vững đã làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng ít đi. Các nguồn cua, cá giống bị khai thác đến kiệt quệ. Đối với đất bị lở, xói mòn cũng thiếu giải pháp để hạn chế thiệt hại vì không có vốn đầu tư làm công trình ngăn lở. Cũng giống như nguồn thủy sản ven biển, do nghèo nên người dân khai thác triệt để những loài thủy sinh nước ngọt như cua, tôm.

Về chính sách: còn thiếu sự hỗ trợ do nhà nuớc chưa đầu tư cho ngư dân đểgiúp thay đổi ngư cụ đánh bắt. Nhà nước chưa đủ tiền để làm các tuyến đê chắc chắn hay bờ kè, hoặc trồng thêm rừng một cách hiệu quả để chống xói mòn.

Nạn khai thác bằng các phương thức hủy diệt do người dân từ cácđịa phương khác đến ấp Mỏ Ó diễn ra khá phổ biến, và họ đánh bắt tất cả các loài thủy sản lớn nhỏ.

Giá cả bấp bênh làm người dân thêm nghèo, do đó, họ càng khai thác tận diệt các nguồn tài nguyên ven biển.

1.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất

Bảng 9: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

c ả

m c

ủa

SD

Đ

Mức ưu tiên Thiếu vốn Chính sách hỗ

trợ

An ninh trật tự(trộm cắp)

Giá cả bấp bênh

Tổng

Thiếu đất sản xuất 3 3 0 1 7

Thiếu giấy QSD đất 2 1 0 2 5

Vấn đề nghiêm trọng nhất của vùng là thiếu đất sản xuất, gần như đa số dân nơi đây chỉ có nền nhà để ở, còn lại phải đi làm thuê vì không có đất sản xuất. Do đó, nghèo đói và thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước ảnh hưởng nhiều lên sinh kế người dân.

Do thiếu tiền làm giấy tờ nhà đất nên có nhiều hộ dân chưa có giấy tờ đất. Ngoài ra, thu nhập không ổn định làm cho người dân chỉ lo miếng ăn trước mắt, chưa quan tâm nhiều đến giấy tờ đất đai.

Page 18: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

10

Nhận xét chung về ma trận tổn thương của ấp Mỏ Ó

Về mức độ nhạy cảm:

Đối với sinh kế: có 4 sinh kế của người dân nơi đây dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của BĐKH gồm: nghề đánh bắt ven bờ, nuôi tôm, trồng màu và làm thuê (tỉ lệ thất nghiệp cao).

Đối với tài nguyên thiên nhiên: áp lực của phát triển dân số và thất nghiệp lên nguồn tài nguyên thủy sản ven bờ và rừng ngập mặn là rất lớn, do vậy hai loại tài nguyên thiên nhiên quan trọng này đang bị tổn thương nhiều nhất.

Đối với sử dụng đất: có 3 vấn đề nổi cộm đang tồn tại ở ấp Mỏ Ó chính là thiếu đất sản xuất, chưa có giấy tờ chủ quyền đất và người dân định cư ngoài quy hoạch để phù hợp với sinh kế.

Về mức độ tiếp xúc: Yếu tố tự nhiên: triều cường, giông gió, thời tiết mưa nắng thất thường, bão là

những yếu tố tự nhiên tác động nghiêm trọng nhất đến địa phương. Về yếu tố phi tự nhiên: thiếu vốn sản xuất, quy hoạch tái định cư không đi kèm

tạo sinh kế phù hợp cho người dân, thiếu chính sách hỗ trợ ngư dân, và thiếu đào tạo nghề là những vấn đề bức thiết đang cần sự hỗ trợ của các bên.

1.2 Bản đồ rủi ro ấp Mỏ Ó

Page 19: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

11

Hình 2: Bản đồ rủi ro Ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng

Bản đồ rủi ro ấp Mỏ Ó cho thấy phần lớn đất trên địa bàn là vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, ao tôm có bờ bao cao, và đa phần các vuông tôm nằm bên trong đê bao đường Nam Sông Hậu, do đó ít bị ảnh hưởng của triều cường, tuy nhiên sự tác động của yếu tố mưa bảo cũng gây thiệt hại ít nhiều lên việc nuôi trồng.Bên cạnh đó, một ít đất hoa màu giáp xã Lịch Hội Thượng bị ảnh hưởng của triều cường ở mức độ trung bình, riêng các ao nuôi tôm thì bị ít ảnh hưởng hơn vì có bờ bao cao.

Bên ngoài đê bao là khu vực trồng hoa màu-nguồn sinh kế chính của người dân (khoảng 69ha) và rừng ngập mặn (khoảng 200 ha), và đây cũng là nơi có nhiều dân cư sinh sống.Khu vực này thường xuyên bị tác động bởitriều cường gây ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng và đời sống bà con.Năm nào cũng có hiện tượng vỡbờ, nước biển tràn vào làm thiệt hại hoa màu.Đồng thời, trước hiện tượng nước biển dâng cao thì hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, khu vực này bị rủi ro rất cao trước các tác động của BĐKH. Vì lý do này, đây cũng là khu vực quan trọng mà chính quyền địa phương tha thiết đề xuất Dự án BCR tập trung đầu tư hỗ trợ cho cộng đồng.

1.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm SWOT)

1.3.1 Yếu tố khí hậu: Gió chướng và mưa bão với tần suất và cường độ ngày càng tăng đã tác động

đến sản lượng đánh bắt của các hộ khai thác thủy sản gần bờ. Hầu hết người dân địa phương không đủ kinh nghiệm và vốn để trang bị tàu lớn để đánh bắt xa bờ trong khi nguồn thủy sản khai thác gần bờ ngày càng giảm dần (thất mùa).

Nhiệt độ tăng dần theo từng năm, nắng nóng kéo dài,hoa màu cần được tưới nhiều nước hơn trong khi nguồn nước giếng đang cạn kiệt dần cùng với tình trạng nhiễm mặn và phèn, người dân địa phương phải đào giếng sâu hơn mới có nước ngọt tưới hoa màu.

Nước biển dâng caotạo thành triều cường kết hợp mưa gây ngập úng một sốkhu vực trồng hoa màu ven tuyến đê biển của ấp vào các tháng 7,8,9 hàng năm. Do đó, người dân ấp Mỏ Ó không thể trồng trọt trong giai đoạn ngập úng này.

1.3.2 Yếu tố phi khí hậu Chính quyền địa phương có chính sách hạn chế khoan giếng tự phát tuy nhiên,

trước tình trạng nắng nóng và thiếu nước tưới tiêu nên người dân địa phương phải khoan giếng bất hợp pháp (khoan lén).

Nhận thức của người dân địa phương về biến đổi khí hậu, nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu còn kém do chưa tiếp cận được các nguồn thông tin, mạng lưới giáo dục và truyền thông của ấp còn yếu và thiếu.

Cơ sở hạ tầng: đường, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng cũ và xuống cấp nghiêm trọng. Đường giao thông nhỏ, các thương lái khó tiếp cận dẫn đến tình trạng ép giá hoa màu của nông dân. Ngoài ra, ấp Mỏ Ó chưa được đầu tư xây

Page 20: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

12

dựng bãi rác tập trung, rác thải được thải bỏ vô tội vạ gây ô nhiễm sông, kênh rạch và đất.

Rừng phòng hộ thưa, một số đoạn đê biển không có rừng phòng hộ (diện tích do quốc phòng quản lý) che chắn do vậy khu vực này bị sạt lở và bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi triều cường và gió chướng.

Trình độ dân trí thấp, trẻ em bỏ học rất nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 20,7% (141/680 hộ nghèo). Tuy nhiên, điều kiện tiếp

cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách là rất thấp, thủ tục vay được người dân địa phương cho rằng rất rườm rà, khó khăn, phức tạp và hầu hết họ không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu mà ngân hàng đề ra, trong đónguyên nhân chính là do người dân của ấp không có giấy tờ “chủ quyền sử dụng đất” để thếchấp vay vốn.

Một bộ phận người dân địa phương chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm cho thấy, hầu hết người dân địa phương rất ngại tiếp xúc cán bộ chính quyền và ngại làm các thủ tục hành chínhdo tính phức tạp của các quy trình và thủ tục. Trong đó, trình độ học vấn thấp và thiếu tiền “chung chi” là yếu tốảnh hưởng không nhỏ đến việc người dân có được cấp giấy chủ quyền đất hay không.

Theo chia sẻ của các cán bộ ấp Mỏ Ó và cán bộ môi trường huyện Vĩnh Châu, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ người dân đo đạc đất miễn phí, khuyến khích người dân làm giấy tờ chủ quyền nhưng nguyên nhân chính là do người dân không đủ tiền chi trả cho các dịch vụ làm hồ sơ, giấy tờ (chi phí do nhà nước quy định)

Nguồn lao động trẻ tại chỗ di cư về các thành phố lớn (Tp.HCM, Cần Thơ…) làm thuê.

Người dân trồng hoa màu chưa tiếp cận được các kỹ thuật gieo trồng mà chủyếu dựa trên kinh nghiệm bản thân cũng như học hỏi từ các nông dân khác. Cán bộ kỹ thuật địa phương chưa có chương trình hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật kịp thời.

Người dân địa phương sử dụng các ngư lưới cụ sai quy định pháp luật, đánh bắt tận diệt. Nguồn lợi thủy sản đang giảm và có nguy cơ biến mất do tác động này.

Hầu hết những người tham gia đánh bắt thủy sản của nhóm cho rằng, sản lượng thủy sản đang có nguy cơ cạn kiệt và biến mất tại khu vực mà họ thường đánh bắt. Nguyên nhân mà họ nghĩ đến đó là thời tiết thay đổi làm cho môi trường nước không còn phù hợp để các loài này sinh sống nên chúng phải di chuyển đến vùng nước khác. Tiếp đến là do số lượng ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản (bao gồm tàu thuyền khai thác thủy sản của các tỉnh khác) ngày càng tăng trong khi nguồn lợi thủy sản lại đang giảm. Nguyên nhân thứ ba, người dân địa phương sử dụng các ngư lưới cụ tận diệt, lưới cả cá lớn và cá nhỏ nên nguồn lợi thủy sản không có thời gian phục hồi. Chính quyền địa phương chưa thật sựkiểm soát chặt chẽ trong việc sử dụng các dụng cụ khai thác.

Page 21: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

13

1.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT)

1.4.1 Điểm mạnh Về cơ sở hạ tầng cơ bản, ấp Mỏ Ó nằm gần quốc lộ Nam Sông Hậu, đây chính

là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa ấp với các địa phương lân cận.

Ấp có nguồn lao động trẻ, dồi dào tạo nền tảng cho các hoạt động sản xuất và phát triển của địa phương.

Người dân ấp Mỏ Ó có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản từ rất lâu đời do vậy họ có kinh nghiệm và dễ dàng phát triển nghề này.

Diện tích rừng phòng hộ ngoài tuyến đê biển chính là bức tường tự nhiên giúp người dân ấp Mỏ Ó giảm bớt tác động của gió, bão, lốc xoáy đồng thời cũng chính là môi trường cư trú cho các loài thủy sinh.

1.4.2 Cơ hội Dự án GIZ hỗ trợ trồng rừng, theo chia sẻ của người dân địa phương, GIZ đã tổ

chức các chương trình giúp ấp tăng cường diện tích rừng ngập mặn thông qua hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Theo quy hoạch của Sở NN&PTNT (được các cán bộ Sở NN&PTNT chia sẻ), trong tường lai gần, ấp Mỏ Ó sẽ được đầu tư để xây dựng cảng cá, các hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa và buôn bán sẽ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Nhà máy chế biến thủy sản hoạt động trên địa bàn xã Trung Bình đã hỗ trợ tạo việc làm cho người dân địa phương, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp.

Page 22: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

14

1.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp MỏÓ

Hình 3:Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng đồng ấp Mỏ Ó

Chủ tàu đánh cá: quan hệ mật thiết với bà con vì cung cấp việc làm Hội cựu chiến binh: mật thiết với người dân vì hỗ trợ vay vốn, hùn vốn trong sinh

kế làm ăn Tổ hùn vốn của Hội Phụ Nữ ấp: ít vốn, ít thành viên, nhưng cũng khá quan trọng

với một bộ phận người dân Tổ hợp tác trồng màu: rất gần gũi với dân, hỗ trợ KHKT và hùn vốn với nhau

trong làm ăn Thương lái thu mua thủy sản: quan hệ mật thiết với dân, nhưng luôn ép giá ngư

dân Trạm cấp nước sạch nông thôn: quan trọng với dân, nhưng vẫn chưa đáp ứng

được nhu cầu của người dân Các tổ chức phi chính phủ: có chương trình rừng ngập mặn đầu tư vào địa

phương Biên phòng: hỗ trợ, giữ gìn an ninh trong địa phương, nhất là bà con ngư dân

Page 23: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

15

Công ty chế biến thủy sản: cũng giúp được dân, nhưng không nhiều, cơ sở chếbiến xa, làm khá cực nhưng lương ít.

Trường học: bất cập lớn nhất là chưa có trường mầm non cho trẻ đi học, các lớp học thì xuống cấp

Điện lực: trên 90% dân có điện, tuy nhiên giá điện cho những hộ được đấu nối điện gián tiếp còn quá cao

Tổ y tế nhiệm vụ là các hoạt động y tế dự phòng và Vệ sinh môi trường, nhưng tổ này hoạt động yếu, lõng lẽo trong kết nối với cộng đồng

Trạm y tế: chưa nhiệt tình trong công tác khám chữa bệnh cho dân, nhiều người dân đến khám còn bị thủ tục rườm rà

Hội nghề cá: chưa thấy có hoạt động nào trên địa bàn

Nhận xét: Vai trò của Hội Phụ nữ rất quan trọng, và còn nhiều tiềm năng có thể khai thác

trong vấn đề hỗ trợ, phát triển sinh kế cho người dân cũng như nâng cao nhận thức về giới, môi trường.

Các tổ chức đoàn thể, cơ quan chính quyền hoạt động tương đối tốt, nhưng một số bộ phận như Hội Thanh niên, Hội nghề cá… hoạt động còn rất yếu, không đểlại ấn tượng trong dân

Các bên liên quan có thể tác động vào để giúp đỡ, phát triển sinh kế cộng đồng là: tổ trồng màu, tổ hùn vốn, HTX Nghêu, các chủ ghe tàu.

1.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó

Đào hố cát, phủ tấm nilong ở đáy hố để trữ nước ngọt tưới hoa màu Trồng hoa màu trong các nhà lưới để giảm lượng nước tưới tiêu Chuyển đổi nghề đánh bắt thủy sản gần bờ sang các nghề khác như thợ mộc,

chăn nuôi gia súc Đắp đê ngăn mặn và triều cường

Nhận xét:

Đa số các hoạt động gọi là thích ứng của người dân nơi đây chưa có nhiều nổi bật, chỉ thực hiện đơn lẻ ở vài hộ và hiệu quả cũng chưa được cao. Vấn đề chính là người dân thiếu vốn canh tác và biện pháp hạn chế tác động tiêu cực bởi ảnh hưởng của thiên tai. Trong đó, công việc đắp đê ngăn triều cường tác động vào khu vực trồng màu theo người dân là biện pháp hữu hiệu nhất giúp họ ổn định cuộc sống. Tuy nhiên vì đa số các hộ nơi đây đều nghèo nên việc này khó thực hiện.Trong khi vốn nhà nước thì chưa có, do đó cộng đồng địa phương càng dễ bịtổn thương bởi ảnh hưởng từ nước biển dâng.Riêng các việc dự trữ nước ngọt tưới hoa màu thì chưa phổ biến, hiệu quả thấp.Việc trồng hoa màu trong nhà lưới cũng khó áp dụng cho người dân vì cần có vốn và kỹ thuật. Việc chuyển đổi nghề cá sang thợ mộc cũng chưa phải là một hình thức bền vững.Tóm lại, chỉ cần ngăn được triều cường vào khu vực khoảng 60 ha màu của người dân thì sẽ đảm bảo phần lớn sinh kế cho cộng đồng địa phương nơi này.

Page 24: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

16

1.7 Nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Mỏ Ó

Nâng cấp và xây dựng đê ngăn triều cường Hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và nước tưới hoa màu Hỗ trợ hội nông dân ấp về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật trồng hoa màu,

nguồn giống, vốn đồng thời người dân rất cần đầu ra (cơ sở thu mua) ổn định và không bị ép giá.

Đầu tư xây dựng bãi thu gom rác thải tập trung nhằm giảm tình trạng rác gây ô nhiễm các thủy vực.

Nâng cấp trường học và trạm y tế Mở lớp dạy và đào tạo nghề cho phụ nữ Chính quyền cần có những quy định và khoanh vùng khu vực nào được phép

khai thác, khu vực nào không được phép đánh bắt để nguồn lợi thủy sản có thời gian phục hồi, thành lập khu bảo tồn có thể là một giải pháp. Bên cạnh đó, các luật khai thác và đánh bắt thủy sản nên được phổ biến rộng rãi đến người dân, chính quyền địa phương nên có các biện pháp theo dõi và kiểm soát trong quá trình thực thi.

2. Ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề(06/05/2012)

Ấp Chợ thuộc xã Trung Bình nằm ở phía tây củathành phố Sóc Trăng. Ấp Chợ là một khu dân cư có 646 hộ dân gồm 2.789 nhân khẩu. Trong đó, người Kinh có khoảng 1.965 người chiếm 70,46%, kế tiếp là người Khmer với 706 người, chiếm 25,31%, sau cùng là người Hoa với 118 người chiếm 6,39%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn ấp là 24,46% với khoảng 158 hộ dân. Ấp Chợ tọa lạc liền kề với ấp Mỏ Ó, do vậy ấp có các đặc điểm vềvị trí địa lý tương tự như ấp Mỏ Ó.

Hình 4: Vị trí ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng

Page 25: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

17

Hiện trạng sử dụng đất ấp Chợ, xã Trung Bình

Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất ấp Chợ

STT Mục đích sử dụng Tổng số (ha) Tỷ lệ (%)Tổng diện tích đất tự nhiên 459,87 100,00

1 Đất sản xuất nông nghiệp 331,20 72,022 Đất lâm nghiệp 39,05 8,49

3 Đất ở nông thôn 16,37 3,56

4 Đất chuyên dùng khác 73,25 15,93

Ấp Chợ có tổng diện tích đất tự nhiên là 459,87ha trong đó, đất sản xuất nông nghiệp mà chiếm diện tích nhiều nhất với 331,20ha (chiếm 72,02%) trong đó chủ yếu là đất trồng lúa; kế tiếp là đất chuyên dùng, đất lâm nghiệp và đất ở nông thôn.

Các sinh kế chính của người dân ấp Chợ bao gồm:

Đánh bắt thủy sản (đánh bắt gần bờ) Nuôi trồng thủy sản: tôm sú, tôm thẻ Trồng hoa màu: hành tím, đậu phộng, dưa hấu Trồng lúa Các nghề dịch vụ khác: đan và vá lưới, buôn bán nhỏ

Trong đó, nghề đánh bắt thủy sản thu hút khoảng 176 lao động địa phương, chiếm 6,3% dân số của cả ấp, còn lại bao gồm các ngành nghề khác như trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa màu và các nghề dịch vụ khác.

Bảng 10: Lịch mùa vụ ấp ChợSinh kế T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Đánh bắt thủy sản xx xx xx xx xx x x x x x xx xxNuôi tôm sú o o o o o o o oNuôi tôm thẻ o o oTrồng dưa hấu o o o o oTrồng hành tím o o o oTrồng đậu phộng o o o o o oTrồng lúa o o o o o o o o o o o oCác nghề dịch vụ khác o o o o o o o o o o o o

Ghi chú: xx = mùa chính; x = mùa phụ (sản lượng thấp); o = chính vụ của các sinh kếkhác, [ô trống]: không canh tác (phơi đất/ao trống)

Các hiện tượng thời tiết cực đoan theo ý kiến của người dân ấp Chợ bao gồm nước biển dâng dẫn đến triều cường, mưa lớn, nắng nóng kèo dài và bão (xem bảng bên dưới).

Page 26: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

18

Bảng 11: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường diễn ra tại ấp ChợHiện tượng thời tiết T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12NBD->Triều cường x x x xMưa nhiều x x x x x x xBão x xNắng nóng kéo dài x x x x x xGió, giông lốcLở đất ven sông, biển

2.1 Phân tích ma trận tổn thương ấp Chợ

2.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế

Bảng 12: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

cảm

củ

a si

nh

kế

Mức ưu tiên

Gió, giông

lốc

Triều cường

Lở đất ven biển,

sông

Bão Mưa nắng thất

thường

Tổng

Nuôi tôm sú, thẻ 2 2 2 3 2 11Đánh bắt thủy sản ven bờ

3 2 0 3 2 10

Trồng hành tím 2 3 1 3 2 10Làm thuê (đi biển, đi tp)

3 1 0 3 2 9

Buôn bán (bị ảnh hưởng gián tiếp) 2 1 0 3 1 7

Gió mạnh, giông lốc: thổi bay rác rưởi, làm lan truyền các loại vi khuẩn gây bệnh. Đối với nghềđánh bắt thủy sản, do chủ yếu dùng ghe nhỏ, phương tiện đánh bắt thô sơ nên không thể hoạt động khi trời có giông gió. Ngoài ra, giông gió làm hoa màu bị gãy đổ, bật gốc, người làm thuê không thể theo tàu ra khơi, do đó thiếu tiền nên nghề buôn bán cũng bị ảnh hưởng.

Triều cường ảnh hưởng nhiều đến sinh kế người dân, cụ thể, nó sẽ làm ngập ao nuôi tôm cá, dân đánh bắt thủy sản dưới tán rừng sẽ không đi khai thác được vì cá ít và khó đánh bắt. Nước ngập làm đất nhiễm mặn, và úng hoa màu gây thiệt hại nặng. Tuy nhiên nghề làm thuê đi biển và buôn bán ít bị ảnh hưởng của triều cường.

Lở đất ven sông: gây nguy cơ vỡ bờ bao cho ruộng nuôi tôm, ảnh hưởng một phần đến việc trồng hoa màu vì có thể gây lở bờ nước tràn vào, hoặc mất đất sản xuất đối với các hộ nuôi tôm ngoài đê bao.

Bão: ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các hoạt động sinh kế của người dân, làm lở bờ bao, môi trường nuôi tôm bị xáo trộn, người dân đánh bắt ven bờ sẽkhông đi được, người làm thuê thất nghiệp, hoa màu bị gãy đổ và ngập úng, do đó việc mua bán cũng bị đình trệ.

Page 27: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

19

Mưa nắng thất thường: làm các ao tôm bị xáo trộn pH, sốc nhiệt gây chết tôm cua đột ngột. Nghề khai thác thủy sản khó đánh bắt vì mưa nhiều không đi được, cũng không nhiều cá, nắng quá thì ban ngày tôm cá không lên mé bờ, phải đánh bắt vào đêm. Cây trồng sinh trưởng kém và mua bán cũng bị ảnh hưởng gián tiếp vì thu nhập của người dân ít đi.

2.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 13: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

cả

m

c ủa

TN

TN

Mức ưu tiên

Gió, giông

lốc

Triều cường

Lở đất ven sông,

biển

Bão Mưa nắng thất thường

Tổng

Nguồn lợi thủy sản 3 1 1 3 1 9Rừng bần 3 0 2 3 1 9Đất nông nghiệp (mất)

0 2 2 2 2 8

Nước ngọt (ngầm) 0 0 0 0 0 0

Theo quan sát của người dân, gió lốc sẽ làm tôm cá bỏ đi nơi khác một thời gian, nhưng khi về thì số lượng sẽ ít hơn trước. Tuy nhiên gió lốc không ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước ngầm vì tài nguyên này nằm sâu trong đất. Đối với tài nguyên rừng, thường giông gió sẽ làm bần bị gãy vì rất giòn. Về đất đai trồng trọt thì giông gió không ảnh hưởng nhiều.

Triều cường ít ảnh hưởng đến nguồn thủy sản, và cũng không ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt vì người dân chủ yếu dùng nước ngầm. Tuy nhiên đất nông nghiệp sẽ bị ngập úng và đất trồng trọt sẽ bị mặn hóa.

Lở đất, xói mòn ít ảnh hưởng đến các loài thủy sản, nguồn nước ngọt, nhưng chúng sẽ làm diện tích rừng giảm đi, đồng thời lở đất sẽ làm mất đất sản xuất.

Mưa nắng thất thường ít ảnh hưởng đến nguồn thủy sản và nước ngọt vì nước ngọt vẫn đủ dùng, tuy nhiên, nắng nóng quá dễ gây ra cháy rừng, và đất nông nghiệp khó trồng trọt.

Bão sẽ làm tôm cá động, bỏ đi nơi khác một thời gian, rừng bần bị gãy đổnghiêm trọng và làm rửa trôi, lở bờ, xói mòn gây mất đất nông nghiệp

2.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất

Bảng 14: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Nh

ạy

c ảm

củ

a sử

Mức ưu tiên Gió, giông lốc

Triều cường

Lở đất ven biển, sông

Bão Mưa nắng thất

thường

Tổng

Định cư trái phép 2 2 2 3 1 10

Page 28: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

20

ngoài đê baoGiấy chủ quyền 0 0 0 0 0 0Không có đất canh tác

0 0 0 0 0 0

Tại đây có một vấn đề lớn là người dân không thể vào bên trong đê để sinh sống vì hầu hết các hoạt động sinh kế của họ phụ thuộc vào tài nguyên ven biển nằm ở bên ngoài đê. Nhưng nếu sinh sống ngoài đê thì lại là định cư bất hợp pháp vì nằm ngoài vùng quy hoạch của nhà nước.

2.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế

Bảng 15: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các sinh kế

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

c ả

m c

ủa

sin

h k

ế Mức ưu tiên Vốn Chính sách

An ninh trật tự

Giá bấp bênh

Tái định cư

Tổng

Nuôi tôm sú, thẻ 3 3 2 2 2 12Đánh bắt thủy sản ven bờ

3 3 1 2 1 10

Buôn bán (bị gián tiếp) 3 3 1 0 2 9Trồng hành tím 2 2 1 1 2 8Làm thuê (đi biển, đi tp) 0 3 0 0 2 5

Thiếu vốn: không thể sữa chữa, mua trang thiết bị đánh bắt, không đảm bảo sản lượng, thiết bị bị cũ, hư hỏng… Với nuôi tôm và trồng trọt, đầu tư con và cây giống rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của người dân. Do đó, vì thiếu tiền, hoạt động buôn bán của người dân cũng bị ảnh hưởng.

Thiếu chính sách hỗ trợ về chuyển đổi và tạo nghề vì đa số lao động làm thuê, không có chuyên môn tay nghề cao. Ngoài ra, các chính sách cho hoạt động sinh kế của người dân cũng còn hạn chế vì đa số những hoạt động này cần khá nhiều vốn trong khi nguồn đầu tư từ nhà nước có hạn.

An ninh trật tự: các đối tượng trộm cắp thiết bị và cả thủy hải sản trong ao nuôi. Tái định cư: nhà nước tập trung dân cư vào nơi tái định cư nhưng không tạo việc

làm thay thế cho dân. Khi còn sống ngoài đê, người dân thường làm nghề khai thác thủy sản thủ công thì nay chuyển vào khu tái định cư lại bị thất nghiệp. Những hộ này có nhu cầu mua bán, phục vụ cho nghề cá, nhưng còn thiếu vốn. Ngoài ra nhà nước cũng thiếu chính sách hỗ trợ cho các hộ đánh bắt và nuôi trồng nên khi có thất bại thì không có hỗ trợ, dân tự giải quyết.

Một phần những người vẫn chưa chịu đi vào khu vực tái định cư vì họ có phương tiện làm ăn sinh sống ở ven bờ, nếu vào khu quy hoạch rồi thì sẽ không nghề, không ai canh giữ phương tiện đánh bắt khai thác cho họ nên họ làm trái với quy hoạch để tìm sinh kế

Về giá cả bấp bênh là do dân thường hay bị thương lái ép giá trong thu mua sản phẩm đánh bắt và nuôi trồng, riêng với trồng trọt thì giá cả tương đối ổn định.

Page 29: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

21

2.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 16: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

củ

a T

NT

N

Mức ưu tiên Thiếu vốn Dân trí thấp

Thiếu đào tạo nghề

Ô nhiễm môi trường

Tổng

Nguồn lợi thủy sản 3 3 3 3 12Rừng bần (nguồn nguyên liệu đốt)

3 3 2 0 8

Đất nông nghiệp (đất trồng trọt, bãi bồi)

0 2 1 3 7

Nước (ngọt, lợ, mặn) 1 1 0 3 5

Vốn: do không có tiền đầu tư tàu đánh bắt xa bờ hoặc chuyển đổi sang các ngành nghề khác nên khai thác thủy sản một cách tối đa, không chọn lọc, làm tài nguyên cạn kiệt nghiêm trọng. Thiếu vốn không ảnh hưởng nhiều đến nguồn tài nguyên nước, tuy nhiên, do không có tiền nên dân sẽ không có điều kiện trồng rừng, mà lại vào rừng chặt phá để kiếm sống, cũng làm giảm khả năng tích trữnước ngầm.

Dân trí thấp: nhận thức về pháp luật kém dẫn đến các hoạt động như đánh bắt không đúng quy định, tận diệt cả thủy sản ở mọi kích thước, phá hoại các đường ống dẫn nước, chặt phá rừng, sử dụng các loại hoá chất cấm, hoặc lạm dụng hóa chất trong trồng trọt chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, làm đất và nước bịnhiễm độc.

Thiếu đào tạo nghề: không có nghề sẽ dẫn đến tăng khai thác thủy sản mưu sinh, chặt phá rừng lấy củi…

Ô nhiễm từ nước sinh hoạt, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm tôm cá khó sinh sống.

2.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất

Bảng 17: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên

Nh

ạy c

ảm

s ửd

ụn

g

đất

Mức ưu tiên Vốn Chính sách hỗ trợ Trình độ thấp TổngKhông có đất canh tác 3 3 1 7Định cư trái phép ngoài đê bao 2 2 2 6

Giấy chủ quyền 1 1 2 4

Vốn: đa số người dân nghèo, chưa có giấy chủ quyền đất đai, một phần do tranh chấp, phần lớn khác là dân rất ngại đi làm giấy tờ vì tiền để bôi trơn cho cán bộlàm giấy đất nhiều hơn tiền đóng thuế đất (tranh luận nhiều giữa dân và cán bộ, nhưng không được ghi lại tại hiện trường vì vấn đề nhạy cảm). Ngân hàng có hỗtrợ vốn, nhưng vẫn chưa đủ. Ngoài ra, do không có vốn để sống và tạo việc làm

Page 30: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

22

ổn định, nên một số dân cố tình không vào định cư đúng nơi quy hoạch mà vẫn ở ngoài đê nguy hiểm, nhưng lại thuận lợi cho sinh kế. Thiếu vốn, nghèo đói nên nhiều người dân không có đất để sản xuất.

Chính sách hỗ trợ: ngân hàngchính sách cũng tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho dân để định cư, nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu ở địa phương. Người dân khi chuyển vào khu tái định cư thì không có việc làm, nên cuộc sống không đảm bảo, nhà nước chưa giải quyết được vấn đề này.

Trình độ hiểu biết: do thiếu hiểu biết về pháp luật nên việc làm giấy tờ còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều vụ tranh chấp đất đai kéo dài, khó giải quyết. Người dân không chấp hành chính sách, quy định về bố trí dân cư của địa phương, gây khó khăn trong quản lý.

2.2 Bản đồ rủi ro ấp Chợ

Hình 5: Bản đồ rủi ro ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng

Bản đồ rủi ro Ấp Chợ cho thấy khu vực nằm bên trong đường Nam sông Hậu – đóng vai trò như là tuyến đê biển - có 2 phần chính là canh tác lúa và nuôi trồng thủy sản. Nơi đây được bao bọc và bảo vệ bởi cống ngăn mặn nên mức độ rủi ro đến từ phía biển thấp, các rủi ro chủ yếu là do nắng nóng, thời tiết thất thường và thiếu nước ngọt trong canh tác ảnh hưởng đến lúa tôm. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận đáng kể người

Page 31: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

23

dân sinh sống phía ngoài đê bao, và sát bên cạnh rừng phòng hộ, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi ngập triều cường. Khi nước lên, một số hoa màu trồng theodọc theo quốc lộNam sông Hậu, nhà cửa, đường sá và kể cả đường bê-tông cũng bị ngập. Do đó, mức độ bị ảnh hưởng của người dân nơi đây bởi triều cường là nhiều nhất. Ngoài ra, khi gió bão đến, nhà cửa cây cối của người dân ven biển này cũng bị ảnh hưởng.Một vấn đềnữa là rừng ngập mặn ở nơi đây cũng sẽ bị tác động khi nước biển dâng cao vì không có đường lùi vào nội đồng.

2.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm SWOT)

2.3.1 Yếu tố tự nhiênThông tin chủ yếu thu thập được về tính dễ tổn thương do yếu tố khí hậu ở ấp Chợtương tự như ấp Mỏ Ó.

Hầu hết người dân địa phương nhận định thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn đã ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng như trồng trọt của bà con.

Thời tiết thay đổi thất thường cũng là một trong những nguyên nhân làm sản lượng đánh bắt thủy sản giảm trong khi số ngư dân tham gia khai thác thủy sản càng nhiều

Triều cường gây ngập úng các cánh đồng trồng màu dọc theo tuyến đê Nam Sông Hậu.

2.3.2 Yếu tố phi tự nhiên Trình độ dân trí thấp Tỷ lệ người dân tộc Khmer cao Lực lượng tuyên truyền và giáo dục nhận thức môi trường còn yếu, người dân

địa phương chủ yếu tiếp cận các thông tin về thời tiết, khí hậu và giáo dục môi trường qua tivi, truyền thanh. Cán bộ địa phương chưa tổ chức các lớp tuyên truyền thông tin về BĐKH nên người dân chưa có kiến thức về BĐKH

Nguồn nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh, trạm cấp nước hư hỏng nhưng không sửa chữa dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Tình hình dịch bệnh tôm tiến triển ngày càng nghiêm trọng, các hộ có ao nuôi tôm chưa tuân thủ các quy định xả thải nước ao nuôi cũng như khử và tẩy trùng ao dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh theo nguồn nước một cách không kiểm soát và trên diện rộng. Nguyên nhân chủ yếu do người dân Ấp không đủ chi phí mua hóa chất (chlorine) để tẩy và làm vệ sinh ao, không báo cáo tình trạng dịch bệnh của ao nuôi lên chính quyền địa phương để có biện pháp khoanh vùng, xử lý kịp thời. Người dân ấp Chợ chưa được tập huấn nhiều về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, ngăn ngừa và xử lý dịch bệnh.

Tài nguyên thủy sản ngày càng cạn kiệt, ngư cụ cũ kỹ do đó người dân địa phương phải đánh bắt và khai thác thủy sản càng xa bờ hơn nhưng kết quả theo nhận định của bà con là tốn kém và hiệu quả kinh tế thấp.

Page 32: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

2.4 Khả năng thích ứng của ngưSWOT)

2.4.1 Điểm mạnh Có diện tích rừng phòng h

nhiên giúp làm giảm các tác đ Người dân địa phương có kinh nghi Đã xây dựng khu tái định cư Đường giao thông cơ b

đổi hàng hóa và chính là ti

2.4.2 Cơ hội Chính quyền địa phương t

bà con nâng cao kiến th Được sự quan tâm của T

nông nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách Chương trình 134 và 135 c

người dân tộc Khmerchương trình hỗ trợ nhà

Chương trình trồng 5 tritại ấp Chợ (một dự án trtổ chức).

2.5 Sơ đồ VENN mối quan h

a người dân ấp Chợ với BĐKH (kết quả th

ng phòng hộ phía ngoài tuyến đê (!), rừng chính là tm các tác động của gió bão đến người dân ấp

a phương có kinh nghiệm lâu đời trong đánh bắt thủy snh cư cho người dân địa phương vùng ngoài đê bi

ng giao thông cơ bản hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán, trao i hàng hóa và chính là tiền đề giúp cho sự phát triển kinh tế của đ

a phương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi n thức và kỹ thuật trong chăn nuôi.

a Tỉnh trong việc hỗ trợ các hộ nghèo vay vp thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (vay vốn nuôi heo: 6tr/h

ình 134 và 135 của Tỉnh hỗ trợ xây dựng nhà và cho vay v(Quyết định 167/QĐ-TTCP, Quyết định 74/QĐ

nhà ở cho người nghèo và người dân tộc Khmer).triệu héc-ta rừng do Trung ương Hội chữ thậ

án trồng rừng được tài trợ bởi một NGO – chưa xác đ

i quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đ

thảo luận nhóm

chính là tấm chắn tự

y sản gần bờa phương vùng ngoài đê biển

i cho buôn bán, trao a địa phương.

t chăn nuôi hỗ trợ

vốn để sản xuất n nuôi heo: 6tr/hộ).

vay vốn đối vớinh 74/QĐ-TTCP về

c Khmer).ập đỏ thực hiện

chưa xác định tên

ng đồng ấp Chợ

Page 33: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

25

Hình 6: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng đồng ấp Chợ

Ngân hàng: rất khó vay vốn vì thủ tục nhiêu khê Chủ tàu: Người làm thuê rất khó ứng tiền chủ, luôn bị chủ cầm cán Công ty gỗ: hỗ trợ tốt, công nhân có lương, cuộc sống ổn định Các vựa mua thủy sản: luôn ép giá người dân Điện lực: khi xảy ra sự cố, rất chậm chạp trong khắc phục sự cố cho dân Đồn biên phòng: gần gũi với dân, giữ gìn an ninh trật tự và hỗ trợ người dân khi

có bão Hội Thanh niên: rất yếu, và rất ít có các hoạt động hỗ trợ người dân Hội nghề cá: dân trong ấp chưa từng nghe nói về tổ chức này HTX Nghêu Cù Lao Dung: cho dân đăng ký làm xã viên và được cào nghêu

giống

Các tổ chức phi chính phủ: đa số người dân không hề biết sự tồn tại của các tổ chức như GIZ,… trên địa phương

Nhận xét:

Nhìn chung các cơ quan, đoàn thể chính quy tại địa phương còn hoạt động yếu, chưa phát huy hết tác dụng và sâu rộng trong dân. Do đó nhiều người dân không quan tâm hoặc không biết đến hoạt động của những tổ chức này. Mặc khác, do đa số người dân còn nghèo nên họ chỉ lo mưu sinh và gắn bó chặt chẽ với những nhóm liên quan đến sinh kế của họ như HTX nghêu, nhóm tín dụng, Hội Phụ nữ,…còn các ban ngành khác như Đoàn Thanh Niên, Hội Nghề cá,… gần như không xuất hiện trong đời sống của họ.

2.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Chợ

Đắp bờ ao tôm, bờ bao ruộng lúa và ruộng hoa màu cao hơn để ngăn triều cường gây ngập úng. Tát nước ra khỏi bờ bao nếu nước ngập trong mùa mưa.

Di dân đến khu vực an toàn khi có bão Một vài hộ khoan giếng lấy nước tưới hoa màu trong mùa nắng nóng Khi nuôi tôm sú thất bại sẽ chuyển sang nuôi cua và tôm thẻ chân trắng. Trồng thêm rừng phòng hộ ven biển

Nhận xét

Thực tế các hoạt động gọi là thích ứng hiện tại chỉ là tự phát và để đối phó với thiên nhiên và cũng chưa có gì đặc sắc, các hoạt động này còn mang tính thụ động nhiều.Thực tế, mức độ rủi ro mà người dân ấp Chợ phải đối mặt ít hơn so với ấp Mỏ Óvì đa số cộng đồng ấp Chợ nằm trong đê bao và nơi đây gần chợ, cơ sở hạ tầng, các tiện ích cho cuộc sống tốt hơn.

Page 34: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

26

2.7 Nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Chợ

Nâng cao nhận thức và tập huấn về di tản và phòng chống thiên tai, mở các lớp tuyên truyền nhận thức bảo vệ môi trường và thông tin biến đổi khí hậu

Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thay đổi của thời tiết và khí hậu

Chính quyền địa phương nên tổ chức điều tra số hộ gia đình không có đất, không nghề nghiệp để có những quy hoạch dạy nghề, phân bổ đất tạo điều kiện cho bà con có thu nhập và sống ổn định. Đối với các hộ gia đình nghèo, không có đất, đề nghị chính quyền xem xét khoán rừng để bà con đồng quản lý cùng nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần khoanh vùng khu vực được phép khai thác thủy sản kết hợp rừng và giao khoán những hộ gia đình này đồng quản lý.

Cho phép người dân nuôi cua kết hợp với rừng ngập mặn khi nhà nước đã khoán rừng cho dân cùng quản lý

Phân khu bảo vệ, khu khai thác và khu được phép đánh bắt thủy sản cần được hoạch định ranh giới cụ thể, phổ biến pháp luật để bà con nắm rõ và tuân thủ.

Nghiên cứu và hỗ trợ người dân ấp Chợ về các giống cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương. Một số loại cây địa phương đề xuất được hỗ trợ giống như vú sữa, điều, mít.

Tăng cường trồng rừng phòng hộ và cây phân tán để tạo cảnh quan Tạo điều kiện cho người dân địa phương chuyển đổi nghề nghiệp từ đánh bắt

thủy sản sang các nghề nghiệp khác như nuôi tôm, cua dưới tán rừng ngập mặn Xây bãi đậu ghe tránh bão cho các ngư dân đồng thời hỗ trợ công cụ cứu sinh

cho bà con trong mùa bão Tạo việc làm cho phụ nữ trong mùa mưa Mở lớp dạy nghề và tạo việc làm cho người dân để đảm bảo cuộc sống ổn định Hỗ trợ đầu tư vốn để sửa chữa tàu cũ trong đánh bắt thủy sản, thành lập nhóm

hỗ trợ trong đánh bắt xa bờ, cung cấp vốn để sửa kiên cố nhà cửa chống bão lũ triều cường

Xây dựng trường học kiên cố để có thể di dời dân tạm trụ khi có sự cố thiên tai xảy ra

Nâng cấp các tuyến đê bao để ngăn triều cường vỡ đê làm thiệt hại hoa màu.

3. Ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (ngày 07/05/2012)

Ấp Vàm Hồ thuộc xã An Thạnh Nam với diện tích tự nhiên là 882 ha. Dân số toàn ấp là 515 hộ với 2.196 nhân khẩu trong đó có 457 hộ người Kinh tương ứng 1.902 nhân khẩu; 53 hộ người Khmer với 275 nhân khẩu; 4 hộ người Hoa gồm 15 nhân khẩu; 1 hộngười Chăm gồm 4 nhân khẩu.Tỷ lệ hộ nghèo ấp Vàm Hồ là 31,65%, tương đương 163 hộ gia đình trên địa bàn ấp. Ấp Vàm Hồ trước đây được tách ra từ xã An Thạnh 3, với đặc điểm địa giới hành chính như sau:

Page 35: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

27

Phía Đông và Bắc giáp xã An Thạnh 3 Phía Tây giáp xã Đại Ân 1 Phía Nam giáp cửa sông Hậu và biển Đông

Hình 7: Vị trí ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc TrăngHiện trạng sử dụng đất Ấp Vàm Hồ như sau:

Bảng 18: Hiện trạng sử dụng đất Ấp Vàm HồSTT Mục đích sử dụng Tổng số (ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên 8821 Đất Nông nghiệp 530

Cây tạpLúa và màu xen vụMía

4 36270

Đất Nuôi Trồng Thủy Sản 2202 Đất phi Nông nghiệp Chưa xác định3 Đất Rừng Phòng Hộ Chưa xác địnhNguồn: Ủy ban nhân dân xã An Thạnh Nam, Huyện Cù Lao Dung, năm 2012

Các sinh kế chính của người dân ấp Vàm Hồ bao gồm:

Trồng cây công nghiệp ngắn ngày: trồng mía Trồng cây lương thực như bắp, lúa Trồng hoa màu: bí đỏ, dưa hấu, khoai môn Nuôi cá kèo giống, tôm sú trong đó nuôi tôm, gồm nuôi quảng canh, quảng canh

cải tiến, một số khác nuôi công nghiệp Nghề dịch vụ: cào nghêu mướn (hoặc là xã viên của HTX Nghêu), chặt mía thuê,

đánh bắt thủy sản, thu mua mía, tôm, cua.

Page 36: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

28

Người dân Ấp Vàm Hồ sống bằng các nghề nông nghiệp là chủ yếu (mía là cây trồng chủ lực), thu hút trên 50% dân số của toàn ấp). Tiếp đến là nghề đi biển (khai thác nghêu giống khoảng 200 lao động), nuôi tôm, và sau cùng là đánh bắt thủy sản gần bờ, thống kê trên toàn ấp có khoảng 125 phương tiện đánh bắt thủy sản gần bờ.

Bảng 19: Lịch mùa vụ ấp Vàm HồSinh kế T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Trồng mía x x x x X x x x x xBí đỏ x x xDưa hấu x x xKhoai môn x x x X x xTrồng lúa X x x xTrồng bắp x x x X x x x xNuôi tôm sú x x x x XNuôi cá kèo giống X x xCào nghêu x xGhi chú: x = mùa chính vụ; ô trống = không canh tác (phơi đất/ao trống)

Các hiện tượng thời tiết cực đoan theo người dân ấp Vàm Hồ chủ yếu gồm triều cường, mưa bão và nắng nóng kéo dài (xem bảng bên dưới).

Bảng 20: Các hiện tượng thời tiết cực đoạn thường xảy ra tại ấp Vàm HồHiện tượng thời tiết T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Triều cường x x xMưa bão x X xNắng nóng kéo dài x x x x x

3.1 Ma trận tổn thương ấp Vàm Hồ

3.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế

Bảng 21: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

cảm

v ớ

i sin

h k

ế

Mức ưu tiên Nhiệt độtăng

Triều cường

Lốc xoáy Mưa to (ATNĐ)

Tổng

Trồng dưa hấu, bí đỏ 1 3 3 3 10Nuôi trồng thủy sản 2 3 2 3 10Trồng mía 2 2 3 2 9Đánh bắt gần bờ 1 2 3 2 8Làm thuê 2 2 2 2 8Các nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ

0 2 2 2 6

Các yếu tố tự nhiên gây ảnh hưởng Nhiệt độ tăng làm nóng gây mệt mỏi, ảnh hưởng sức khỏe khi canh tác ngoài

đồng, ngoài ra cũng làm cạn nguồn nước và tác động xấu đến sự sinh trưởng của hoa màu nên năng suất cây trồng giảm, môi trường nuôi trồng thủy sản bịsốc, ảnh hưởng đến sinh kế người dân

Page 37: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

29

Triều cường cao và thất thường: trước đây, triều cường xảy ra vào tháng 7 hàng năm, nay tháng 2, 3 vẫn có nước lên và thậm chí còn cao hơn trước. Triềucường làm vỡ đê, ngập ao tôm, ngập mía và hoa màu, nhà cửa. Ngoài ra, những người nghèo khó khai thác cá cua dưới tán rừng ngập mặn

Lốc xoáy, giông gió làm đổ, ngã cây trồng, phá hoại hoa màu, và ảnh hưởng đến các tàu đánh bắt gần bờ nên cũng tác động nhiều đến sinh kế người dân

Mưa lớn do áp thấp có thể làm mực nước lên cao 20-30 cm, gây ngập úng, ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, làm thay đổi môi trường nước nuôi thủy sản nên tôm dễ bị sốc, chết, và ngăn cản các tàu ra khơi

3.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 22: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

cảm

củ

a T

NT

N

Mức ưu tiên Triều cường

Nhiệt độtăng, nóng

Giông gió, lốc xoáy

Mưa to (ATNĐ)

Tổng

Nguồn lợi thủy sản (nghêu, cá, cua, tôm)

2 2 1 1 6

Đất sản xuất 3 2 0 0 5Động vật hoang dã (khỉ, rắn, dơi, chim, cò)

2 1 1 1 5

Rừng phòng hộ(bần)

0 1 1 1 3

Triều cường ảnh hưởng nhiều nhất đến nghề trồng trọt vì làm đất sản xuất bịnhiễm mặn. Nguồn lợi thủy sản cũng bị ảnh hưởng, người dân cho rằng tôm cá sẽ di chuyển đi nơi khác. Ngoài ra, khi nước lên quá lâu, môi trường sống của các loài động vật hoang dã khác như khỉ, rắn, cò… sẽ bị thay đổivà mất nguồn thức ăn của chúng

Nhiệt độ tăng sẽ làm cho môi trường sống của tôm cá nghêu bị ảnh hưởng sốc nhiệt, làm đất sản xuất khô hạn và xì phèn

Mưa và giông gió, lốc xoáy nhìn chung theo người dân không ảnh hưởng nhiều đến nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương

Page 38: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

30

3.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất

Bảng 23: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

cảm

củ

asử

dụ

ng

đất

Mức ưu tiên Nhiệt độtăng

Triều cường

Giông gió,lốc xoáy

Mưa to (ATNĐ)

Tổng

Tái định cư ven biển chưa giải quyết tốt

0 3 3 3 9

Canh tác nông nghiệp ngoài đê bao

0 3 2 3 8

Thiếu đất sản xuất 1 1 0 1 3Giấy chứng nhận quyền SDĐ một số hộcòn thiếu

0 0 0 0 0

Nhiệt độ tăng không tác động nhiều đến các yếu tố sử dụng đất. Riêng triều cường tác động mạnh mẽ đến vấn đề tái định cư và việc canh tác

nông nghiệp ngoài đê bao vì nước lên sẽ gây rủi ro cao cho người dân và các hoạt động trồng trọt chăn nuôi bên ngoài đê, do đó nhà nước quy hoạch chuyển dân cư vào trong đê sinh sống. Tuy nhiên, chính sách tái định cư hiện nay vẫn chưa hoàn thiện vì không đi kèm giải pháp sinh kế đồng bộ nên vẫn còn gây bức xúc cho dân. Nhiều người dân không có đất sản xuất. Cơ sở hạ tầng thì chưa hoàn chỉnh.

Giông gió lốc xoáy cũng là một nguyên nhân dẫn đến bất cập trong vấn đề quy hoạch tái định cư và canh tác nông nghiệp vì sống ngoài đê bao quá nguy hiểm, nhưng khi nhà nước chuyển vào bên trong tập trung thì sinh kế của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Do đó vẫn còn hơn 10 hộ vẫn bám trụ lại ngoài đê bao đểkiếm sống, nhưng khả năng rủi ro của họ rất cao.

Tương tự như thế, yếu tố mưa to cũng ảnh hưởng như 2 yếu tố giông gió và triều cường nêu trên.

3.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế

Bảng 24: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các sinh kế

Tiếp xúc với yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

cảm

củ

a si

nh

kế

Ưu tiên Dân trí thấp

Giá cảbấp bênh

Dịch bệnh

Thiếu vốn

Thiếu KHKT

Tổng

Trồng mía 2 3 3 3 2 13Trồng màu (bí, dưa, bắp) 2 3 3 3 2 13

Nuôi trồng thuỷ sản 2 3 3 3 2 13Đánh bắt gần bờ 2 2 0 3 2 9Buôn bán nhỏ 1 2 3 2 0 8Làm thuê 1 3 2 0 0 6

Page 39: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

31

Trình độ dân trí thấp tác động tiêu cực lên tất cả các hoạt động sinh kế của người dân, kéo theo nhiều vấn đề hệ lụy,như làm cho năng suất canh tác, chăn nuôi thấp, chất lượng cuộc sống sẽ bị giảm.

Giá cả bấp bênh: đầu tư chi phí lớn, nhưng giá sản phẩm thấp nên ảnh hưởng đế lợi nhuận. Vấn đề giá cả thị trường không ổn định tác động mạnh đến hầu hết các hoạt động sinh kế của người dân, ảnh hưởng nguồn thu nhập hộ.

Dịch bệnh: xảy ra thường xuyên ở ở cả nghề trồng mía, hoa màu và tôm. Trong đó, dịch bệnh trên tôm gây tổn thất rất lớn làm nhiều gia đình phá sản.Đây là một nguy cơ chungkhông phải chỉ trên phạm vi ấp, xã mà ảnh hưởng đến toàn khu vực ĐBSCL, nhất là đối với những hộ nông dân nghèo, ít vốn.

Vốn ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sinh kế, hầu như lĩnh vực nào cũng thiếu vốn

Thiếu khoa học kỹ thuật: nhà nước có đầu tư tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, rộng rãi do một bộ phận lo mưu sinh, không tham gia đầy đủ

Chính sách hỗ trợ chủ yếu chỉ tập trung cho những hộ sống trong đê, còn ngoài đê thì chưa có. Lý do là vì những hộ ngoài đê bị xem là những người chưa tuân thủ quy định sống tập trung di dân vào nơi an toàn do nhà nước quy định.

3.1.5 Yếu tố phi Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 25: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

củ

a tà

i ng

uyê

n t

hiê

n

nh

iên

Mức ưu tiên Khai thácthủy sản hủy diệt

Lạm dụng hóa chất

Người ngoài khai thác trộm

Lực lượng quản lý mỏng

Tổng

Nguồn lợi thủy sản 3 3 3 2 11Động vật hoang dã (khỉ, rắn, dơi, chim, …)

1 2 1 2 6

Rừng phòng hộ (bần) 1 0 2 1 4Đất sản xuất 0 0 1 0 1

Việcdùng xung điện để khai thác thủy sản vẫn còn phổ biến, ngoài ra, người dân còn dùng lưới mùng (mắt rất mịn) để bắt cá, và dùng hóa chất để độc cá. Việc đánh bắt rắn, dơi vẫn diễn ra ít nhiều dù đã bị cấm, làm nguồn tài nguyên động vật hoang dã trong vùng cạn kiệt

Hiện tượng dùng hóa chất trong nuôi tôm rất phổ biến, làm ô nhiễm nguồn nước Việc khai thác trái phép cây rừng ngập mặn vẫn diễn ra dù không nghiêm trọng Người ngoài địa phương vào địa bàn khai thác tài nguyên thủy sản rất nhiều Lực lượng quản lý còn yếu và thiếu, do đó không thể quản lý hết các hoạt động

vi phạm của người dân. Do đó nguồn tài nguyên bị khai thác bất hợp pháp vẫn tái diễn thường xuyên, nhất là đối với nguồn thủy sản và động vật hoang dã.

Page 40: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

32

3.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đấtBảng 26: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độ nhạy cảm

của vấn đề sử dụng đấtMức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên

Độ

nh

ạy c

ảm c

ủa

sửd

ụn

g đ

ấtMức ưu tiên Tranh

chấp giữa

dân và nhà

nước

Chính sách nông

nghiệp chưa thỏa đáng

Dân nhập cư mới

Quy hoạch chưa phù hợp

Thiếu vốn

Tổng

Giấy chủ quyền đất (mốt số ít hộ)

2 0 1 0 0 3

Tái định cư chưa giải quyết tốt

0 1 0 1 2 4

Thiếu đất sản xuất 0 0 2 1 2 5Canh tác nông nghiệp ngoài đê

0 0 0 0 3 3

Giấy chủ quyền: Một số hộ có tranh chấp đất với nhau nên nhà nước chưa làm giấy tờ cho được, nhưng vấn đề này không quan trọng vì chỉmột số ít trường hợp. Một số hộ mới nhập cư đến

Về vấn đề tái định cư: chưa được giải quyết tốt vì khu vực ở không đi kèm những điều kiện cho hoạt động sinh kế cho người dân, đây là vấn đềquan trọng cần được giải quyết. Ngoài ra, một phần cũng do dân nghèo, thiếu vốn nên gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sang ngành nghề khác

Thiếu đất sản xuất: vì đa số dân khu vực này mới nhập cư, kinh tế khó khăn, không có đất sản xuất, vốn làm ăn nên gặp khó khăn trong hoạt động sinh kế.

Page 41: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

33

3.2 Bản đồ rủi ro

Hình 8:Bản đồ rủi ro ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng

Người dân sống chủ yếu ở 2 bên Rạch Sáu Hẩm. Phía Tây Bắc là đoạn đê quốc phòng, ngoài đê là diện tích rừng bần phòng hộ. Giữa đê có 1 cống nước.

Diện tích trồng mía ở đây chiếm 80%, màu 5%, nuôi trồng thủy sản 15%. Đoạn đê bao quanh ấp Vàm Hồ A dài 13 km.

Phía Đông Nam, trong khu vực đê là vùng rủi ro cao vì gần biển, khi nước dâng, bão đến thì khu vực này bị ảnh hưởng trực tiếp.

Nhận xét

Tóm lại đối với khu vực phía Tây (giáp sông Hậu), việc nuôi tôm nơi đây bị tác động bởi 3 mối nguy cao nhất là triều cường kết hợp lũ từ thượng nguồn về và nước biển dâng làm vỡ bờ bao. Đối với khu trồng mía, hoa màu và nuôi tôm ở phía Đông, ảnh hưởng rủi ro cao nhất đến từ triều cường, nước biển dâng và gió bão mạnh. Các thiên tai này ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến đời sống người dân cũng như hệ sinh thái trong khu vực

3.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm SWOT)

3.3.1 Yếu tố khí hậu Cơn bão số 01 đổ bộ vào khu vực ấp Vàm Hồ vào cuối tháng 03/2012 đã làm đổ

ngã mía, gây nhiều thiệt hại. Diện tích mía bị thiệt hại do cơn bão số 01 chưa được UBND xã An Thạnh Nam thống kê chi tiết. Theo chia sẻcủa người dân địa

Page 42: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

34

phương, cơn bão LINDA năm 1997 gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của cho người dân Vàm Hồ, lúa bị cuốn trôi, người dân không thể ra khơi đánh bắt và đã có trường hợp tử vong xảy ra.

Triều cường gây vỡ đê, nước tràn vào khu vực nội đồng hàng năm gây nhiều thiệt hại cho diện tích lúa, hoa màu.

Đợt nắng nóng kéo dài từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2012 gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm.Nhiệt độ tăng gây căng thẳng nhiệt cho tôm dẫn đến tôm bệnh và chết.

Bên cạnh đó, theo quan sát của người dân địa phương, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất lúa và mía, cụ thể, năm 2009 người dân ấp Vàm Hồ không thể trồng mía được do nhiệt độ cao, cây mía không thể phát triển.

3.3.2 Yếu tố phi khí hậu Ngoài các vụ trồng trọt và chăn nuôi chính, người dân ấp Vàm Hồ thất nghiệp

khá nhiều, nhiều nhất là phụ nữ. Tỷ lệ hộ nghèo của ấp là 25%, tỷ lệ trẻ bỏ bọc là 5%. Các thông tin về biến đổi

khí hậu và thích ứng biến đổi khí hậu chưa được phổ biến mạnh ở ấp cù lao này, người dân địa phương chủ yếu theo dõi tin tức về thời tiết qua đài radio, tivi.

Cơ sở hạ tầng vừa thiếu vừa xuống cấp. Đường giao thông nội bộ (đường đất) xuống cấp trầm trọng, giao thông bộ trong nội bộ huyện/xã/ấp và đường thủy vào Cù Lao Dung rất khó khăn.

3.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Vàm Hồ với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT)

3.4.1 Điểm mạnh Xã An Thạnh Nam có HTX nghêu với 707 xã viên. HTX nghêu thu hút 2.100 lao

động, trong đó hầu hết người dân ấp Vàm Hồ là xã viên của HTX nghêu này. Bên cạnh đó, HTX nghêu đã có nhiều hỗ trợ cho người dân xã An Thạnh Nam thông qua tổ vay vốn với các khoảng vay tạo điều kiện cho người nghèo của xã tham gia vào hoạt động nuôi nghêu cũng như chia cổ tức hàng năm. Vốn điều lệquy định đối với mỗi xã viên là 300.000 đồng, tỷ lệ chia cổ tức 60%.

Hàng năm, theo quan sát của các xã viên (thảo luận nhóm), nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, nguồn lợi nghêu bố mẹ (nghêu giống) từ biển Đông vào bãi nghêu xã là rất nhiều. HTX bán nghêu giống theo phương thức “mở” nên giá cả nghêu giống rất cạnh tranh, mang lại nhiều thuận lợi và lợi nhuận khi bán nghêu vàomỗi cuối vụ. Theo báo cáo của UBND xã An Thạnh Nam, vụ khai thác nghêu năm 2011 vừa qua, tất cả các xã viên của HTX đều có lợi nhuận. Tuy nhiên, do đặc tính di chuyển của nghêu từ biển Đông vào bãi triều, nghêu chỉ xuất hiện trong tháng 4 và 5 hàng năm, do vậy HTX này chỉ hoạt động trong 02 tháng.

Ngoài ra, xã An Thạnh Nam còn có 03 tổ hợp tác nghêu khác với diện tích (tổng diện tích các HTX nghêu là 830 ha) và điều kiện đất bãi bồi rất phù hợp cho phát triển nghêu giống nhưng đến nay 04 tổ hợp tác này chỉ hoạt động cầm chừng nguyên nhân là do chưa huy động được vốn để vận hành HTX.

Page 43: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

35

Xã viên HTX bên cạnh nghề khai thác nghêu đều làm thêm nghề khác như trồng trọt, chăn nuôi để tăng nguồnthu nhập.

Ấp Vàm Hồ với diện tích rừng ngập mặn khá caokhoảng 500ha (tổng diện tích rừng ngập mặn xã An Thạnh Nam 1.212,16ha) và hàng năm diện tích rừng được mở rộng thêm, nhờ vậy diện tích bãi bồi cũng tăng theo từng năm.

Theo người dân địa phương, bà con tuân thủ rất nghiêm ngặt chính sách bảo vệvà phát triển rừng, thành lập đội trồng rừng; kết hợp kiểm lâm trong công tác quản lý và tuần tra rừng.

3.4.2 Cơ hội Cán bộ quản lý HTX nghêu được sự hỗ trợ của Sở NNPTNTtập huấn về kỹ thuật

phát triển và khai thác nghêu giống. Các hộ nuôi tôm được hỗ trợ thuốc và vôi diệt khuẩn, làm vệ sinh ao khi phát

hiện ao nuôi có dịch bệnh. Chương trình 134, 135 của tỉnh hỗ trợ người dân tộc Khmer vay vốn và xây nhà

tình thương. GIZ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nâng cao nhận thức trồng và bảo

vệ rừng, đồng quản lý, các kiến thức cơ bản về BĐKH, nguyên nhân, hậu quả do BĐKH gây ra. Đối tượng chủ yếu là cán bộ quản lý từ cấp xã đến cấp ấp và các hiệu trưởng trường học (cấp xã). Bên cạnh đó, dự án đã cung cấp các giống cây ngập mặn, tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thường xuyên.

Page 44: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

36

3.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp Vàm Hồ

Hình 9: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng đồng ấp Vàm Hồ

Hạt Kiểm lâm chỉ phối hợp trong việc trồng rừng Tổ vay vốn của người dân có sự phối hợp giữa Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ngân

Hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ cho người dân vay vốn. Tuy nhiên Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh ở đây vẫn chưa hoạt động mạnh;

Công an xã chưa thường xuyên, kịp thời để giúp đỡnhân dân; Trong khi đó, Chi cục đăng kiểm lại rất nhiệt tình xuống tận địa bàn để giúp đỡ

người dân trong việc thực hiện thủ tục UBND Huyện phối hợp với HĐND, Thương binh Xã hội triển khai chính sách xã

hội đến với người dân; Công ty điện lực thực hiện khá tốt vì có đến 95% số hộ có điện sử dụng; MTTQ xã chủ trương các chính sách, gia đình văn hóa, … đến nhân dân; Trạm y tế xã cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động tiêm Vắc xin, phun xịt

thuốc diệt lăng quăng.

Page 45: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

37

Nhận xétVề cơ bản, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản đã có những hoạt động tích cực hỗ trợ nhân dân trong hoạt động sinh kế và di dời dân vào khu an toàn. Do đó cần có hoạt động hỗ trợ thêm đểnhững cơ quan này tăng cường thêm tính hiệu quả. Nhưng bên cạnh đấy, một số ban ngành khác vẫn còn hoạt động yếu, chủ yếu chỉ mang tính hình thức, không nổi bật như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên.

3.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Vàm Hồ

Người dân ấp Vàm Hồ chủ động đắp đê ngăn triều cường vào giai đoạn từ tháng 09 đến tháng 11 hàng năm nhằm giảm thiệt hại cho hoa màu và các ao nuôi thủy sản

Tham gia vào công tác trồng và bảo vệ rừng phòng hộ thông qua thành lập đội trồng rừng, kết hợp cùng kiểm lâm trong công tác bảo vệ và chăm sóc cây rừng.

Thiết kế, gia cố nhà cửa chắc chắn để giảm bớt thiệt hại do gió bão gây ra Vào mùa nắng thiếu nước tưới hoa màu, các hộ gia đình thường khoan giếng

sâu hơn để bơm nước tưới. Chuyển đổi mùa vụ theo đặc tính của thời tiết, ví dụ, mùa mưa không thể trồng

lúa thì chuyển sang trồng mía hay các loại hoa màu. Trong 02 năm trở lại đây, người dân ấp Vàm Hồ chủ động xuống giống trồng mía sớm hơn các năm khác do bị sâu bệnh hoành hành gây thiệt hại tuy nhiên người nông dân lại đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới dẫn đến khoan giếng bơm nước tưới mía làm tình trạng xâm nhập mặn càng trở nên trầm trọng.

Trữ nước mưa trong các lu để uống quanh năm Thay đổi canh tác giữa các loại hoa màu để phù hợp với giá cả và điều kiện khí

hậu như mía, dưa hấu, bí,…

3.7 Các mối quan tâm, nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Vàm Hồ

Dưới tác động của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, người dân địa phương phải tiến hành gia cố đê, làm lại đê hàng năm để ngăn mặn.Tình trạng vỡ đêhàng năm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, xây dựng được một hệ thống đê vững chắc để bảo vệ mùa màng là nguyện vọng lớn nhất của người dân nơi đây

Dân nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu do thiếu vốn đầu tư vào ngư cụ đánh bắt xa bờ, không có đất sản xuất.

Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu còn thấp, đặc biệt là nhóm khai thác đánh bắt thủy sản gần bờ, khai thác tài nguyên rừng. Tuy nhiên, kinh phí cho đào tạo, tập huấn còn ít.

Cần nâng cao năng lực và kiến thức cho các tuyên truyền viên ấp và các cán bộrừng phòng hộ ven biển về BĐKH, lồng ghép chương trình nâng cao nhận thức và năng lực của Dự án BCR với các chương của Sở NN & PTNT.

Page 46: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

38

Tạo điều kiện phát triển mô hình đồng quản lý để người dân địa phương có thểsử dụng các nguồn lợi từ rừng đồng thời vẫn duy trì và bảo vệ diện tích rừng phòng hộ của địa phương.

Hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng cho phù hợp với điều kiện thay đổi thời tiết hiện tại.

Hỗ trợ xây dựng trạm cấp nước sạch tập trung phục vụ sinh hoạt của ấp. Bên cạnh đó, hỗ trợ các vật dựng trữ nướcdo người dân thiếu vật dụng chứa/trữnước sạch trong mùa mưa

Quy hoạch và xây dựng bãi rác tập trung cho ấp, tình trạng thiếu bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và xử lý rác đúng cách dẫn đến người dân thải bỏ rác bừa bãi, gây ô nhiễm nguồn nước sông và kênh rạch.

Dạy nghề cho chị em phụ nữ nhằm giải quyết việc làm và tạo thu nhập Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cũng như vốn và khoa học kỹ thuật chăn nuôi và

trồng trọt. Bên cạnh đó, bình ổn giá thị trường giúp người dân yên tâm trồng trọt mà không bị ép giá sản phẩm

Nạo vét kênh mương thông thoáng, tạo điều kiện lưu thông đường thủy dễ dàng. Xây dựng nhà trú bão cho bà con đề phòng trường hợp có bão thì có nơi trú ẩn Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành trong công tác bảo vệ

nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn nghêu bố mẹ. Tiếp tục tuyên truyền định kỳ cho người dân địa phương về công tác trồng và

bảo vệ rừng. Hiện tại xã An Thạnh Nam đang được tổ chức GIZ hỗ trợ xây dựng và áp dụng mô hình đồng quản lý rừng với nhiều lớp tập huấn đã được tổ chức.

Xây dựng khu dân cư tập trung kết hợp với sinh kế phù hợp cho người nghèo không có đất

Hỗ trợ chuyển hướng từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ (phương tiện, vốn, kiến thức, kỹ thuật)

Xây dựng các tổ hợp tác trong đánh bắt thủy sản

4. Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung(08/05/2012)

Ấp Võ Thành Văn có tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.494 ha, với tổng số hộ dân là746 hộ gồm 3.137 nhân khẩu. Trong đó, người Kinh có 492 hộ với 2.170 người và 254 hộKhmer với967người. Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn ấp chiếm 31,36%.

Page 47: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

39

Hình 10: Vị trí ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng

Hiện trạng sử dụng đất ấp Võ Thành Văn được trình bày trong bảng bên dưới:

Bảng 27: Hiện trạng sử dụng đất ấp Võ Thành Văn

STT Mục đích sử dụng Tổng số (ha) Tỷ lệ (%)Tổng diện tích đất tự nhiên 1.494 100,00

1 Đất nông nghiệp 789 52,81MàuLúaMía

8532

672

10,774,06

85,17Đất rừng phòng hộ 512 34,28Đất nuôi trồng thủy sản 191 12,78

2 Đất phi nông nghiệp 2 0,134

Các sinh kế chính của người dân ấp Võ Thành Văn bao gồm:

Trồng cây công nghiệp: mía Trồng cây lương thực: lúa, bắp Trồng hoa màu: Bí, dưa hấu Đánh bắt gần bờ: đặt lú Nuôi trồng thủy sản: nuôi cá kèo giống, tôm sú, cua

Khai thác nghêu (cào nghêu) cho HTX

Người dân ấp Võ Thành Văn sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp như trồng mía, lúa, bắp, bí, dưa hấu…Tương tự như ấp Vàm Hồ, cây trồng chủ lực ở ấp Võ Thành Văn là

Page 48: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

40

cây mía. Tổng số lao động của ấp sống dựa vào nghề nông nghiệp chiếm khoảng 52,04% (khoảng 370 người). Tiếp đến là các nghề nuôi trồng thủy sản, đánh bắt gần bờ và cào nghêu cho HTX.

Bảng 28: Lịch mùa vụ ấp Võ Thành VănSinh kế T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Trồng mía o o o o o o o o o oTrồng bí o o oTrồng dưa hấu o o oTrồng lúa o o o oTrồng bắp o o oNuôi tôm sú o o o o oNuôi cua o o o o oĐánh bắt gần bờ x xx xx xx x x x x x x x xNuôi cá kèo giống o o o o o oCào nghêu HTX o o

Ghi chú: xx = mùa chính; x = mùa phụ (sản lượng thấp); o = chính vụ của các sinh kếkhác; ô trống = không canh tác (phơi đất/ao trống)

Trồng mía chiếm khoảng 80% trong ấp Trồng màu chủ yếu là bí đỏ và dưa hấu Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là sú, cá kèo, cua Đánh bắt ven bờ gồm cào nghêu, bắt cua giống, kèo giống

Làm thuê gồm trồng mía, chặt và gánh vác mía

Theo người dân, các hiện tượng thời tiết cực đoan chủ yếu gặp ở vùng này bao gồm:

Bảng 29: Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xảy ra tại ấp Võ Thành VănHiện tượng thời tiết T1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Nắng nóng x xTriều cường x x xMưa to có bão* x x xLốc xoáy x x

Bão LINDA năm 2007 đổ bộ vào ấp Võ Thành Văn gây vỡ đê bao, triều cường tác động mạnh vào các khu vực có đai rừng mỏng, toàn bộ diện tích ao nuôi và trồng hoa màu cũng như cây trồng đều bị ngập úng. Triều cường thường dâng cao làm ngập, bể bờbao, ảnh hưởng đến cây nông nghiệp, gây ảnh hưởng đến các ao nuôi trồng thủy sản.

Page 49: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

41

4.1 Ma trận tổn thương ấp Võ Thành Văn

4.1.1 Yếu tố Tự nhiên - Sinh Kế

Bảng 30: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các sinh kế

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hảy

cả

m c

ủa

sin

h k

ế Mức ưu tiên Triều cường

Gió, lốc xoáy

Mưa nắng

Bão Nhiệt độtăng

Tổng

Làm rẫy (mía, rau cải)

3 3 3 3 2 15

Nuôi tôm, cua 2 0 1 2 2 7Đánh bắt gần bờ 0 3 0 3 0 6Làm thuê 1 1 0 3 0 5Mua bán nhỏ 0 0 0 2 0 2

Gió, lốc xoáy cũng trực tiếp làm mất mùa các loại cây kinh tế, ngăn cản người dân ra khơi, trong đó có cả những ngư dân đi làm thuê.

Mưa nắng thất thường ảnh hưởng rất lớn đến các loại cây trồng vật nuôi, nhất là hoa màu và nuôi trồng thủy sản.

Bão tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các hoạt động sinh kế của người vì làm hoa màu dập gãy, tôm cua sốc pH, không đi biển được,

Nhiệt độ tăng làm cho nhu cầu nước ngọt tưới tiêu tăng cao, cây dễ bị chết héo, tôm cua nuôi thì bị sốc nhiệt, gây thất thu nhiều

4.1.2 Yếu tố Tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 31: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

cảm

củ

a T

NT

N

Mức ưu tiên Triều cường

Gió, lốcxoáy

Mưa nắng

Nhiệt độtăng

Bão Tổng

Đất sản xuất 3 1 3 3 2 12Nguồn lợi thủy sản 1 0 2 2 1 6Nước sông bị nhiễm mặn

3 0 0 0 0 3

Rừng bần 0 1 0 0 1 2Động vật quý hiếm (khỉ, dơi)

0 0 0 0 0 0

Triều cường tác hại mạnh nhất đến tài nguyên đất và nước trong nội đồng vì nó thường tràn vào gây nhiễm mặn cho đất, ngoài ra cũng có tác hại đến hệ sinh thái nước ngọt

Gió, lốc xoáy nhìn chung không tác động nhiều đến tài nguyên thiên nhiên ngoại trừ việc làm gãy cây rừng

Page 50: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

42

Mưa nắng: nắng nóng thường làm khô đồng ruộng, và làm phèn xì lên, khi mưa xuống rửa phèn làm nguồn nước bị nhiễm độc nên thủy sản nước ngọt cũng bịchết nhiều

Nhiệt độ tăng và kéo dài làm cho sự sinh trưởng của thủy sinh bị xáo trộn, môi trường sống không phù hợp và góp phần làm cho đất sản xuất khô hạn, xì phèn ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.

Bão thường đi kèm sóng to mưa lớn, làm đất bị rửa trôi, xói mòn và thủy sản ngoài biển di chuyển ra xa bờ.

4.1.3 Yếu tố Tự nhiên - Sử dụng đất

Bảng 32: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và độ nhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Độ

nh

ạy c

ảm c

ủa

sửd

ụn

g đ

ất

Mức ưu tiên Triều cường

Gió, lốc xoáy

Mưa nắng

Nhiệt độ tăng

Bão Tổng

Cơ sở hạ tầng 2 1 0 0 2 5Quyền định cư 2 1 0 0 2 5Quyền sử dụng đất 0 0 0 0 0 0Mục đích sử dụng đất 0 0 0 0 0 0Chính sách định cư chưa được dân chấp hành tốt

0 0 0 0 0 0

Triều cường thường xuyên gây ngập nền nhà, đường giao thông ở địa phương, nhất là khu vực ven biển. Cũng vì lý do đó, chính quyền khuyến khích người dân vào trong đê ở để đảm bảo an toàn và không cho phép định cư ngoài tuyến đê bao vì rủi ro cao. Trong khi, nhiều người dân bức xúc vì họ nói họ không có quyền định cư nơi họ ở trước nay, vào trong khu dân cư thì lấy gì mà sống.

Gió, lốc xoáy thỉnh thoảng cũng xảy ra, gây tróc nóc nhà. Khu ngoài mé biển thì nguy hiểm hơn, do đó cũng là lý do nhà nước di dân vào trong khu an toàn

Riêng mưa nắng thất thường và nhiệt độ tăng cao, theo người dân thì yếu tố này không gây tác động gì đến quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng

Bão cũng là nguyên nhân tác động lớn đến 2 yếu tố đề cập bên trên là tác hại đến nhà cửa, cơ sở hạ tầng, và vì vậy chính quyền cấm người dân sinh sống khu gần biển nguy hiểm.

Page 51: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

43

4.1.4 Yếu tố phi Tự nhiên – Sinh kế

Bảng 33: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các sinh kế

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

cả

m c

ủa

sin

h k

ế Ưu tiên Thiếu vốn Giá cảbấp bênh

Trình độdân trí

Trộm cắp Tổng

Nuôi tôm, cua 3 3 3 2 11Đánh bắt ven bờ 3 2 1 2 8Làm rẫy 3 3 1 0 7Mua bán nhỏ 3 1 1 0 5Làm thuê (vác mía, làm cỏ…)

0 0 0 0 0

Thiếu vốn: dân không có vốn, nhưng vay ngân hàng thường khó, và không đủcho sản xuất, do đó các hoạt động sinh kế chính gồm nuôi tôm cua, đánh bắt ven bờ, làm rẫy, mua bán đều bị ảnh hưởng

Giá cả: chi phí đầu vào ngày càng cao trong khi sản phẩm bán ra giá thấp, không ổn định, nhiều khi còn bị lỗ vốn, nguyên nhân thường do doanh nghiệp ép giá thương lái, thương lái ép giá lại người dân

Trình độ dân trí thấp: khó áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng trọt, nuôi trồng thủy sản vì khi chuyển giao công nghệ dân khó tiếp thu được

Mất an ninh trật tự: thường do các đối tượng bên ngoài đến trộm các thiết bị nuôi trồng thủy sản như mô-tơ, cánh quạt, tôm, và nông sản

4.1.5 Yếu tố phi tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 34: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của các tài nguyên thiên nhiên

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

củ

a tà

i n

gu

yên

th

iên

nh

iên

Mức ưu tiên Khai thác bất

hợp pháp

Trình độdân tríthấp

Người ngoài khai

thác

Thiếu vốn

Lạm dụng

hóa chất

Tổng

Nguồn lợi thủy sản 3 2 2 1 3 11Đất sản xuất 0 2 0 2 1 5Động vật hoang dã (khỉ, dơi)

0 1 0 1 0 2

Rừng bần 0 1 1 0 0 2Nước sông nhiễm mặn 0 0 0 0 1 1

Nhiều người dân dùng các dụng cụ bất hợp pháp trong khai thác thủy sản như kích điện, sử dụng lưới mịn làm tài nguyên thủy sản ven bờ bị cạn kiệt

Trình độ dân trí thấp, khai thác bừa bãi, không tuân theo quy định làm cho tôm cá giảm sút, rừng bị chặt đốn. Canh tác trồng trọt và nuôi tôm sử dụng nhiều hóa chất không phù hợp làm đất, nước bị ô nhiễm.

Page 52: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

44

Các đối tượng bên ngoài địa phương vào khai thác rừng, thủy sản bừa bãi, tác động tâm lý đến người dân địa phương vì khi họ thấy người ta làm được họcũng sẽ làm theo. Trên thực tế, không có quy định cấm người ngoài vào khai thác tôm cá trong vùng, nhưng thường người ngoài địa phương có tâm lý vét sạch những gì thu được làm cho tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng. Đôi khi họcũng chặt cây rừng làm củi, than

Thiếu vốn: nghèo, không có vốn sản xuất nên phá rừng và khai thác tài nguyên để kiếm kế sinh nhai, do đó đất rừng bị thu hẹp, đồng thời nghèo đói cũng tạo áp lực lên nguồn thủy sản và hệ động vật trong rừng

Sử dụng hoá chất nhiều làm tổn hại đến các loài thủy sinh, thường trồng trọt ít dùng hóa chất hơn trong nuôi trồng thủy sản. Do đó nhìn chung, nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm nặng bởi các hoá chất thảy ra trong hoạt động nuôi tôm, cá, cua.

4.1.6 Yếu tố phi Tự nhiên – Sử dụng đất

Bảng 35: Ma trận tổn thương giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên và độnhạy cảm của vấn đề sử dụng đất

Mức độ tiếp xúc của các yếu tố phi tự nhiên

Mứ

c đ

ộn

hạy

cảm

củ

a sử

dụ

ng

đất

Mức ưu tiên Thiếu vốn

Giá cảbấp bênh

Trình độhạn chế

Trộm cắp

Tổng

Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh 2 0 1 1 4Mục đích sử dụng đất 2 0 1 0 3

Định cư (tự phát không phù hợp) 1 0 1 0 2Giấy chủ quyền sử dụng đất 0 0 1 0 1Chưa chấp hành chính sách tái định cư

0 0 1 0 1

Thiếu vốn đầu tư nên các điều kiện sống như trường mầm non, điện nước, đường xá còn rất hạn chế, đi lại khó khăn. Riêng về mục đích sử dụng đất, do không có vốn đầu tư nên cũng ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đất vì canh tác một số giống cây trồng, vật nuôi cần vốn đầu tư nhiều. Theo người dân, một sốngười không có tiền để vào khu dân cư tập trung nên vẫn ở ngoài vùng quy hoạch.

Theo người dân, giá cả không ảnh hưởng gì đến hạ tầng và vấn đề sử dụng đất Trình độ hạn chế nhìn chung cũng có tác động một ít đến vấn đề sử dụng đất

như không chấp hành chủ trương định cư, ngại làm giấy tờ đất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi.

Trộm cắp không dính dánh nhiều đến vấn đề nhạy cảm trong sử dụng đất

Page 53: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

45

4.2 Bản đồ rủi ro

Hình 11: Bản đồ rủi ro ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng

Nhận xétBản đồ cho thấy khu vực hướng Đông và hướng Nam của ấp Võ Thành Văn tiếp giáp với biển Đông, với diện tích rừng phòng hộ khá dày, nhưng tuy nhiên, việc canh tác mía, nuôi trồng thủy sản, và hoa màu vẫn luôn thường xuyên bị tác động mạnh mẽ của triều cường gây ngập úng, gió bão gây gãy đổ cây canh tác và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế người dân. Có sự trùng lấp trong rủi ro thiên tai ở khu vực này là triều cường và gió bão.

4.3 Tính dễ tổn thương đối với các hoạt động sinh kế (kết quả thảo luận nhóm SWOT)

4.3.1 Yếu tố khí hậu Bão LINDA năm 2007 đổ bộ vào ấp Võ Thành Văn gây vỡ đê bao, triều cường

tác động mạnh vào các khu vực có đai rừng mỏng, toàn bộ diện tích ao nuôi và trồng hoa màu cũng như cây trồng đều bị ngập úng. Năm 2010, mực nước biển dâng cao, theo quan sát của người dân địa phương, cao hơn hẳn những năm trước và năm 2011 gây ngập úng nghiêm trọng diện tích trồng hoa màu.

Page 54: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

46

Nắng nóng kéo dài, người dân tăng cường khoan giếng lấy nước phục vụ tưới tiêu, nuôi trồng dẫn đến tình trạng nước ngầm bị nhiễm mặn ngày càng sâu vào nội đồng. Nguồn nước cũng bị nhiễm phèn và không hợp vệ sinh. Nắng nóng kéo dài trong hai tháng, thángHai và tháng Ba ảnh hưởng đến năng suất cây mía. Đợt nắng nóng năm 2010 gây thiệt hại 50% diện tích mía do vậy, người dân địa phương tự chuyển đổi lịch gieo trồng mía sang tháng 4 nhưng lại bị sâu bệnhgây hại.

Thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão và ngập úng.

4.3.2 Yếu tố phi khí hậu Các thông tin về thời tiết, khí hậu, cảnh báo sớm chưa được cập nhật kịp thời

cho bà con phục vụ hoạt động sản xuất Chuyển đổi giống cây trồng, chuyển đổi mùa vụ còn gặp nhiều khó khăn, chủ

yếu là thiếu vốn, thiếu nguồn nước tưới tiêu và mùa màng bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, dịch bệnh.

Trình độ dân trí thấp, người dân chưa tuân thủ các quy định về phương tiện và ngư cụ khai thác thủy sản. Đánh bắt theo hướng cạn kiệt nguồn tài nguyên. Theo nhận định của người dân địa phương, nguồn lợi thủy sản đang giảm dần và họ (những ngư dân đánh bắt gần bờ) ngày càng đánh bắt xa hơn, mất nhiều ngày hơn nhưng lợi nhuận lại giảm.

Tỷ lệ hộ nghèo xã An Thanh Nam khá cao, khoảng 31,8% (539 hộ).

4.4 Khả năng thích ứng của người dân ấp Mỏ Ó với BĐKH (kết quả thảo luận nhóm SWOT)

4.4.1 Điểm mạnh Đã hình thành 03 tổ hợp tác trồng mía gồm tổng cộng 90 thành viên chia sẽ các

kinh nghiệm trồng trọt, trao đổi giống 04 HTX nghêu với cơ chế hoạt động hiệu quả, hỗ trợ và tạo điều kiện cho người

dân ấp Võ Thanh Văn tham gia vào khai thác và chia lợi tức mỗi vụ. Rừng phòng hộ với đai rừng khoảng từ 700m-2km (diện tích: chưa xác định).

Diện tích rừng phòng hộ cả xã An Thạnh Nam khoảng 1.212,16 ha. Người dân địa phương có kinh nghiệm trồng trọt, chủ động luân canh, chuyển

đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.

4.4.2 Cơ hội GIZ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nâng cao nhận thức trồng và bảo

vệ rừng, đồng quản lý, các kiến thức cơ bản về BĐKH, nguyên nhân, hậu quả do BĐKH gây ra. Đối tượng chủ yếu là cán bộ quản lý từ cấp xã đến cấp ấp và các hiệu trưởng trường học (cấp xã). Bên cạnh đó, dự án đã cung cấp các giống cây ngập mặn, tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thường xuyên.

Các cán bộ quản lý HTX nghêu được sự hỗ trợ của Sở NN & PTNT tập huấn vềkỹ thuật phát triển và khai thác nghêu giống.

Page 55: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

47

Các hộ nuôi thủy sản được Tỉnh hỗ trợ nâng cao năng lực và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Cấp thuốc và vôi diệt khuẩn, làm vệ sinh ao khi phát hiện ao nuôi có dịch bệnh.

Chương trình 134, 135, 167 của tỉnh hỗ trợ người dân tộc Khmer vay vốn và xây nhà tình thương.

Tỉnh có chính sách hỗ trợ An Thạnh Nam xây dựng chương trình nông thôn mới với các đầu tư về cơ sở hạ tầng, đường xá, trường trạm

4.5 Sơ đồ VENN mối quan hệ giữa các tổ chức và cơ quan với cộng đồng ấp Võ Thành Văn

Hình 12: Sơ đồ VENN mối tương quan giữa sinh kế và các tổ chức, cơ quan trong cộng đồng ấp Võ Thành Văn

Trong ấp có 5 hộ làm nghề chính là đánh bắt thủy sản, góp phần hỗ trợ việc làm cho một số người thất nghiệp trong vùng.

Có 3 tổ góp tiết kiệm vốn do Hội Phụ nữ thiết lập, góp phần thiết thực vào hoạt động sinh kế cho người dân.

Hội người cao tuổi thường tổ chức họp định kỳ hàng tháng để hỗ trợ các thủ tục, và chứng nhận người cao tuổi

Hội chữthập đỏ: hoạt động còn yếu, chưa hiệu quả; Điện lực: có mối quan hệ chưa tốt với người dân, nhiều người dân chưa có điện

sử dụng, khi có sự cố điện xảy ra thì chậm sửa chữa khắc phục; Trong ấp hiện có khoảng 60/746 hộ chưa có điện, do đó nhiều bà con mong mỏi sẽ được nguồn điện phủ khắp toàn ấp

Page 56: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

48

Công an ấp sát với dân, khi có tranh chấp xảy ra thì công an xử lý kịp thời; Hội Phụ nữ xã thành lập tổ tiết kiệm góp vốn , tổ chức lớp dạy đan thảm từ xơ

dừa, họp định kỳ hàng tháng; Tổ hợp tác nông nghiệp: vận động, hướng dẫn triển khai áp dụng KHKT đến

nông dân; Mặt trận tổ quốc: vận động, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng; Hợp tác xã Nghêu: tạo việc làm cho người dân, quan hệ gần gũi Đồn biên phòng hỗ trợ an ninh trật tự Hội Nông dân: hỗ trợ trong việc liên hệ với ngân hàng để vay vốn Đoàn Thanh niên xã vẫn còn yếu, chưa kịp thời hỗ trợ người dân khi có sự cố

như vỡ đê bao; Trường học có liên hệ thường xuyên với phụ huynh trong giáo dục Ban nhân dân ấp liên hệ chặt chẽ với dân, hỗ trợ dân trong nhiều việc; UBND xã giúp đỡ trực cho người dân khi gặp khó khăn.

Nhận xétNhìn chung, vai trò của các ban ngành đoàn thể ấp Võ Thành văn chưa hoạt động đồng bộ, một số tổ chức đã phát huy vai trò tích cực là Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh và các nhóm, tổ chức mang tính nhóm nghề nghiệp và liên quan đến sinh kế do dân tự lập. Một số cơ quan hoạt động còn yếu và chưa làm người dân hài lòng như như Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, trạm y tế

4.6 Hoạt động thích ứng của người dân ấp Võ Thành Văn

Khoan giếng lấy nước tưới rẫy. Đào hố trữ nước tưới vào mùa khô (hố có trang bị tấm nhựa lót dưới đáy hố).

Kiên cố hóa nhà cửa, xây nhà theo hướng có tính đến các tác động của bão lũ, thường xuyên gia cố nhà trước mùa mưa và bão

Chuyển đổi lịch mùa vụ cho phù hợp điều kiện thời tiết, cụ thể đối với mía và lúa, trồng sớm hơn để giảm sâu bệnh. Một vài hộ chuyển từ trồng mía sang các loại cây khác như bắp, bí đao…

Tham gia tích cực trồng và bảo vệ rừng cùng đội Kiểm lâm Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền, người dân chủ động gia cố, nâng cấp đê

để ngăn triều cường. Di dời chổ ở từ ven biển vào trong đê bao để hạn chế rủi ro từ gió bão Chính quyền thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức người

dân về BĐKH

4.7 Nhu cầu và đề xuất của người dân ấp Võ Thành Văn

Nạo vét kênh mương thông thoáng để người dân thuận tiện vận chuyển hàng hóa, thông thương buôn bán và giảm tình trạng ép giá của các thương lái

Điều tra, thống kê các hộ gia đình không có đất, không có nghề nghiệp, giúp đỡngười dân tạo việc làm và thu nhập thông qua đồng quản lý rừng hay dạy nghề...

Page 57: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

49

Xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá. Các ban ngành liên quan cần có sựphối hợp chặt chẽ để bảo vệ nguồn nghêu giống bố mẹ, đề xuất nên quy hoạch khu bảo tồn nghêu giống tại xã An Thạnh Nam.

Nghiên cứu và thay đổi giống mía, giống lúa phù hợp với điều kiện thời tiết hiện tại kết hợp chuyển đổi lịch thời vụ để giảm bớt sâu bệnh gây hại.

Hỗ trợ xây dựng trạm cung cấp nước sạch tập trung Quy hoạch và xây dựng bãi rác tập trung Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và hỗ trợ vốn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng

cho phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt Nâng cấp đường giao thông nội bộ. Xây dựng mô hình biogas và xử lý chất thải Do nuôi tôm thường xuyên bị thiệt hại, người dân đề xuất nên chuyển sang trồng

cây hoa màu

IV Các sáng kiến, mô hình và đề xuất cho hai xã

Các sáng kiến, mô hình và đề xuất nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa ra trong các thảo luận nhóm. Nhìn chung, người dân trông đợi vào việc chuyển đổi mùa vụ, củng cố cơ sở hạ tầng (đê bao, nhà cửa v.v…). Các kiến nghị về củng cố đai rừng ngập mặn, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tạo ngành nghề cũng được người dân đề cập đến. Tuy nhiên, các đề xuất này chưa thật sự nổi trội, chưa có tính mới và thiên về các giải pháp cứng hơn là hướng đến các giải pháp mềm – thích ứng dựa vào hệ sinh thái – là các giải pháp mà dự án BCR hướng đến.

Về mặt nâng cao nhận thức và hiểu biết về BĐKH, người dân thật sự cần được hỗ trợvà tuyên truyền nhiều hơn nữa, đặc biệt là các luật và chính sách về bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, vai trò và chức năng của rừng ngập mặn...Bên cạnh công tác phổ biến luật và chính sách, cần kết hợp với các ban ngành liên quan kiểm soát quá trình thực hiện và tuân thủ luật của địa phương.

Ngoài ra, một số đề xuất về khoanh vùng thủy vực ven biển để thành lập các khu bảo tồn thủy hải sản cũng là một đề xuất mà dự án BCR nên xem xét. Trong đó, người dân đề xuất nên phân vùng thủy vực và hướng dẫn bà con khu nào nên khai thác, khu vực nào đang trong giai đoạn phục hồi nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nghiêm ngặt…bởi bà con cũng nhận thức được rằng nguồn thu nhập chính của họ là từ đánh bắt thủy sản, thếnhưng nguồn lợi này đang cạn kiệt không kiểm soát.

Page 58: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

50

V. Nhận xét chungvề các ấp nghiên cứu (cho cả 4 ấp)

1 Tính tổn thương

Độ nhạy cảm

Về sinh kế: các nghề trồng mía, nuôi tôm cua, trồng màu và đánh bắt thủy sảnven bờ là những nghề chính và dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của BĐKH

Về tài nguyên thiên nhiên: các hệ sinh thái thủy sản ven bờ (tài nguyên tôm, cua, nghêu, cá,…) và trong rừng ngập mặn là dễ bị tổn thương nhất bởi sự khai thác quá mức và dùng dụng cụ không phù hợp. Nguồn tài nguyên quan trọng khác nữa là hệ động vật hoang dã trong rừng ngập mặn như dơi, chim, khỉ, chồn…sẽbị cạn kiệt nếu không có chính sách quan lý phù hợp. Một tài nguyên khác cũng bị ảnh hưởng nhiều là đất sản xuất bị nhiễm mặn, và nguy cơ mất đất do hiện tượng nước biển dâng cao

Về sử dụng đất: nổi lên các vấn đề bức xúc quan trọng gồm: quy hoạch dân tái định cư không đi kèm tạo sinh kế cho dân nên có nhiều hộ phải sống bất hợp pháp ngoài vùng quy hoạch, cơ sở hạ tầng đường xá, trường học chưa đầy đủ, và nhiều hộ dân không có đất sản xuất. Người dân còn tâm lý e ngại trong việc làm thủ tục đề nghị chính quyền cấp quyền sử dụng đất vì hủ tục bôi trơn khi làm giấy tờ.

Độ tiếp xúc

Yếu tố tự nhiên: triều cường, lốc xoáy, mưa bão là những tác động lớn nhất đối với địa phương, gây trở ngại trong phát triển sinh kế người dân

Yếu tố phi tự nhiên: có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng gồm trình độ dân trí thấp, thiếu vốn sản xuất, thiếu khoa học kỹ thuật, giá cả sản phẩm bấp bênh, sử dụng hóa chất trong sản xuất, có quá nhiều người ngoài địa phương vào khai thác trên địa bàn. Các nhân tố này làm cho mức tổn thương của người dân và môi trường thêm trầm trọng trước bối cảnh biến đổi khí hậu.

2 Về tầm quan trọng của các tổ chức tại địa phương (Sơ đồ VENN)

Các tổ chức quan trọng có ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân như: Hội PhụNữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức này hoạt động tương đối hiệu quả. Tuy nhiên các cơ quan, đoàn thể khác như Đoàn Thanh Niên, Trạm Y tế, Hội Nghề Cá hoạt động chưa mạnh và chưa làm người dân thỏa mãn, nên cần được thúc đẩy, hỗ trợ thêm để tham gia vào hoạt động phát triển sinh kế cho người dân. Đồng thời, nên xem xét và tăng cường thêm vai trò của Hội Phụ Nữvà Hội Nông Dân như lực lượng nồng cốt trong công tác phát triển sinh kế, tuyên truyền vận động để thích ứng với Biến đổi khí hậu.

Page 59: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

51

Các cơ quan liên quan như biên phòng, và công an nên tập trung hơn vào vấn đề bảo vệ TNTN.

3 Các đề xuất chính

3.1 Phát triển sinh kế, nâng cao nhận thức

- Trong các loại hình thiên tai được liệt kê ra, triều cường là nghiêm trọng nhất đối với dân ven biển. Để đảm bảo sản xuất, công việc ưu tiên đầu tiên là ngăn chặn tác động trực tiếp của triều cường lên cây trồng vật nuôi để người dân yên tâm sản xuất.Một trong những khu vực cần được bảo vệ nhất là khu đất trồng hoa màu ấp Mỏ Ó với diện tích khoảng 60 ha.Chỉ cần đê bao khu này được đảm bảo, phần lớn sinh kế người nghèo nơi đây sẽ được ổn định.

- Hợp tác với Hội Phụ nữ tỉnh trong việc thực hiện vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong bối cảnh biến đổi khi hậu vì Hội Phụ nữ có mạng lưới rộng khắp, hoạt động hiệu quả. Ngoài ra có thể đầu tư thêm sinh kế cho phụ nữ dưới hình thức mượn vốn xoay vòng làm ăn để tránh hiện tượng vay mượn, chơi hụi bên ngoài thường bị rủi ro cao.

- Kết hợp với Trung tâm Khuyến nông và Chuyển giao Kỹ thuật để tuyên truyền tập huấn cho nông dân sâu rộng hơn để mọi người đều được trang bị kỹ thuật canh tác tốt và được tư vấn những mô hình, cây trồng phù hợp. Sau đó có thể hỗ trợ giống vật nuôi cây trồng cho nông dân dưới hình thức có kiểm soát hiệu quả.Qua điều tra cho thấy chỉmột số ít nông dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật qua tập huấn, phần nhiều người còn lại rất muốn được tham gia, nhưng điều kiện địa phương chưa cho phép nên chưa thực hiện được.

- Tình trạng thiếu nước ngọt, nước hợp vệ sinh ở 4 ấp ven biển cũng cần được sự hỗtrợ của dự án BCR. Hiện tại, trạm cung cấp nước chỉ được đầu tư tại ấp Chợ nhưng nước cấp cho bà con chưa đảm bảo vệ sinh do hồ chứa và đường ống không được vệsinh thường xuyên. Trước tình trạng thiếu nước ngọt của cộng đồng ven biển, việc đầu tư vào hệ thống lọc nước sử dụng các vật liệu lọc tại địa phương với quy mô nhỏ mỗi từ 3-5 hộ gia đình được trang bị một hệ thống lọc nước phèn là một giải pháp giải tình trạng này.

- Kết hợp Hội khuyến nông tổ chức các chương chia sẻ kinh nghiệm sản xuất giữa những người nông dân sản xuất giỏi với nhau và chia sẻ kinh nghiệm từ các vùng khác để họ có thể học hỏi và tự bản thân áp dụng tại địa phương mình..

3.2 Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

- Kết hợp với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bảo tồn loài ghẹ biển dưới hình thức đầu tư cho ngân hàng cua (crab bank) tại các cửa sông. Đa số ngư dân thường dựa vào đánh bắt ven bờ và ghẹ là một trong những loài có giá trị kinh tế quan

Page 60: K T QUẢĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC · PDF fileBCR: Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái

52

trọng, do đó có thể áp dụng mô hình tương tự như Thái lan trong công tác bảo tồn nguồn tài nguyên này là khả thi và hiệu quả.

- Kết hợp với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong phổ biến các chính sách, luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, kết hợp Hội Phụ NữTỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ngư dân sử dụng ngư lưới cụ phù hợp trong khai thác, tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển.

- Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản do tình trạng đánh bắt tận diệt, cần phối hợp các bên liên quan như Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản tiến hành khoanh vùng bảo tồn, quy định khu vực đánh bắt và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt nhằm tạo điều kiện cho nguồn lợi thủy sản có thời gian phục hồi.

- Kết hợp với Chi cục kiểm lâm trong công tác trồng thêm và bảo vệ rừng, lựa chọn mô hình giao khoán rừng phù hợp với tình hình địa phương để dân nghèo có thể dựa vào rừng để sống và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên này.