21
Phương pháp xây dựng các bản đồ vtính dbtn thương và đồ rủi ro đối với cơ sở htng thy li Tiến hành đánh giá tính dễ bị tổn thương và lập bản đồ rủi ro đối với cơ sở hạ tầng thủy lợi Việt Nam, đánh giá chi tiết cho Đồng bằng sông Cửu Long; và xác định các cách tiếp cận về chi phí lợi ích để hỗ trợ kế hoạch thích ứng quốc gia Hà Ni, Tháng 10/ 2018

ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

Phương pháp xây dựng các bản đồ về tính dễ bị tổn

thương và đồ rủi ro đối với cơ sở hạ tầng thủy lợi

Tiến hành đánh giá tính dễ bị tổn thương và lập bản đồ rủi ro đối với cơ sở hạ tầng thủy lợi

Việt Nam, đánh giá chi tiết cho Đồng bằng sông Cửu Long; và xác định các cách tiếp cận về

chi phí – lợi ích để hỗ trợ kế hoạch thích ứng quốc gia

Hà Nôi, Tháng 10/ 2018

Page 2: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

i

MUC LUC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... ii

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. iii

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ......................................................................... 4

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI .................................................................... 5

2.1. Tinh dễ bị tôn thương cơ sơ ha tâng thủy lợi ......................................... 5

2.1.1. Chỉ số và trọng số về tinh dễ bị tôn thương của cơ sơ ha tâng thủy

lợi ............................................................................................................ 6

2.1.2. Chuẩn hóa dữ liệu ....................................................................... 11

2.2. Xây dựng bản đồ về tinh dễ bị tôn thương công trình thủy lợi ........... 15

2.3. Nguy cơ phơi nhiễm của các công trình thủy lợi................................. 16

2.4. Thành lập bản đồ rủi ro cơ sơ ha tâng thủy lợi .................................... 16

CHƯƠNG 3 - KẾT LUÂN ........................................................................ 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 20

Page 3: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

ii

DANH MUC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

CC Biến đổi khí hậu

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường

GEF Quỹ môi trường toàn cầu

ICEM Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường

IMHEN Viện Khoa học Khí Tượng Thủy Văn và Biến đổi khí hậu

IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

O&M Vận hành và Bảo trì

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

WRI Cơ sở hạ tầng tài nguyên nước

WRD Tổng cục Thủy lợi

VAWR Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Page 4: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

iii

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương xin chân thành cảm ơn các tổ chức và cá nhân đã đóng góp cho tài liệu này. Trước hết, chúng tôi xin gửi lòng biết ơn đối với UNDP, với bà Bùi Việt Hiền và bà Jenty Kirsch-Wood vì những đề xuất có giá trị và mang tính xây dựng cao trong quá trình thực hiện đề tài này.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Cục Quản lý Công trình Thủy lợi (DICM) và Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế của Bộ NN & PTNT vì sự hỗ trợ rất nhiều và hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chính quyền tỉnh và địa phương ở 63 tỉnh mục tiêu đã chia sẻ thông tin, dữ liệu và kinh nghiệm của họ với nhóm nghiên cứu.

Page 5: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

4

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU

Việt Nam là một trong những nước có tính dễ bị tổn thương cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thích ứng với biến đổi khí hậu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp là một hợp phần quan trọng trong Quốc gia tự đóng góp (INDC) của Việt Nam đối với Hiệp định Paris.

Đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động của biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất của Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình chung của UNDP-FAO về “Hỗ trợ các quốc gia đang phát triển lồng ghép ngành nông nghiệp vào kế hoạch thích ứng quốc gia (NAPs)” với sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Đức. Chương trình bốn năm này nhằm mục đích lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến sinh kế dựa vào nông nghiệp vào các kế hoạch và ngân sách quốc gia, bao gồm các Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAPs), được xây dựng đến năm 2019 tại Việt Nam (trích từ yêu cầu nghiên cứu).

Kết quả của chương trình là:

• Kết quả 1. Tăng cường năng lực kỹ thuật và tại chỗ trong kế hoạch thích ứng Quốc Gia;

• Kết quả 2. Xây dựng các lộ trình thích hợp trong kế hoạch thích ứng Quốc Gia;

• Kết quả 3. Các kết quả dựa trên bằng chứng nhằm tăng cường kế hoạch thích ứng Quốc Gia;

• Kết quả 4. Thúc đẩy hoạt động tuyên truyền và chia sẻ kiến thức về kế hoạch thích ứng Quốc Gia.

Trong phạm vị báo cáo này, những nội dung tóm tắt liên quan tới Phương pháp

xây dựng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối với cơ sở hạ tầng

thủy lợi sẽ được trình bày.

Page 6: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

5

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN

THƯƠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI

2.1. Tính dễ bị tổn thương cơ sở hạ tầng thủy lợi

Có một số phương pháp và hướng dẫn để tiến hành xác định tinh dễ bị tổn thương và rủi ro khí hậu đã được đề xuất trong các công trình trước đây (như UNDP/Bộ NN&PTNT năm 20111; Bộ TNMT năm 2012 và 20162; IPCC AR5 năm 20153; CIAT năm 20164; Bộ NN&PTNT, FAO, IFAD năm 20165; UNDP / Bộ NN&PTNT năm 20166, v.v.). Trong nghiên cứu này, phương pháp luận về đánh giá/lập bản đồ về tính dễ bị tổn thương và rủi ro đối với cơ sở hạ tầng thủy lợi đã được hiệu chỉnh theo nghiên cứu trước đây của UNDP/Bộ NN&PTNT đã đề xuất năm 2016.

Hình 1 mô tả hệ thống cơ sở hạ tầng thể hiện sự phơi nhiễm tự nhiên của nó với các tai biến liên quan đến khí hậu. Tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng thủy lợi được định nghĩa là một hàm của tính dễ bị tổn thương nội tại (các tính chất vật lý) và khả năng ứng phó (bên ngoài). Trong khi tính dễ bị ton thương nội tại được giới hạn trong khả năng phục hồi vật lý của hệ thống cơ sở hạ tầng đối với các tai biến liên quan đến khí hậu, thi khả năng ứng phó được hiểu là khả năng của con người, tổ chức và hệ thống, sử dụng các kỹ năng, nguồn lực và cơ hội để giải quyết, quản lý và khắc phục các điều kiện ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng vật lý. Tính dễ bị ton thương bên trong phụ thuộc nhiều hơn vào các đặc điểm chất lượng của cơ sở hạ tầng trong khi ton thương bên ngoài bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố như kiến thức địa phương, phát triển kinh tế xã hội, quản trị, vv. Do đó, tính dễ bị tổn thương là cần thiết để xem xét cả hai chỉ số về ton thương vật lý và khả năng đối phó.

1 Hướng dẫn của UNDP/Bộ NN&PTNT về đánh giá tính dễ bị tổn thương và tác động cho ngành nông nghiệp năm 2011.

2 Các kịch bản BĐKH và nước biển dâng tại Việt Nam, Bộ TNMT năm 2012 và 2016.

3 Khung AR5 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC AR5 trng việc xác định tính dễ bị tổn thương và các rủi ro chính và các rủi ro khẩn cấp năm 2015.

4 Đánh giá tính dễ bị tổn thương để ưu tiên các rủi ro BĐKH về mặt không gian tại Việt Nam của Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới (CIAT), 2016.

5 Đánh gía các rủi ro khí hậu, các vần đề về tính dễ bị tổn thương và các biện pháp thích ứng cục bộ tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Bộ NN&PTNT, FAO, IFAD, 2016

6 Hướng dẫn của UNDP/Bộ NN&PTNT về phương pháp luận để tiến hành đánh giá và lập bản đồ về tính dễ bị tổn thương, rủi ro khí hậu của cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi Việt Nam (2016).

Page 7: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

6

Hinh 1. Mô hinh khai niêm7.

2.1.1. Chỉ số và trọng số về tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng thủy lợi

Trong nghiên cứu này, cơ sở hạ tầng thủy lợi bao gồm hồ chứa, trạm bơm, cống, kênh và đập dâng. Các chỉ số về tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng thủy lợi sẽ được xác định và tính toán chủ yếu từ việc thu thập dữ liệu thứ cấp. Các chỉ tiêu và trọng số liên quan sẽ được xác định chủ yếu theo hướng dẫn đánh giá tính dễ bị tổn thương do UNDP/Bộ NN&PTNT đề xuất trong năm 2016.

Ảnh hưởng của mỗi chỉ số tới tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng thủy lợi do khí hậu là khác nhau. Do đó các chỉ số được lựa chọn sẽ được phân thành năm nhóm mức độ khác nhau gồm rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp. Bảng 1 minh họa đề xuất về tính dễ bị tổn thương đối với các trọng số có các

7 Promoting Climate Resilient Infrastructure in Northern Mountain Provinces of Vietnam - Methodology for vulnerability assessment and risk mapping, Ujala Qadir, 2014

Tính dễ bị tôn thương vât ly va kha năng

ứng pho

TINH DÊ BI

TÔN

THƯƠNG

RUI RO

THIÊN TAI

CÁC TAI

BIẾN

CƠ SƠ HA

TÂNG

Số liêu khí hâu va cac dư an vê khi hâu trước đây

Hồ chứa, cống, trạm bơm, kênh, đâp dâng

Page 8: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

7

mức độ quan trọng khác nhau; Bảng 2 thể hiện danh mục các chỉ số, ý nghĩa của chúng, và trọng số tương ứng cho từng loại cơ sở hạ tầng và quy mô đánh giá.

Bảng 1. Đề xuất đanh gia tính dễ tổn thương đối với các mức độ quan trọng khác nhau.

Rat cao Cao Trung binh Thap Rat thap

≥0.9 0.7 – 0.9 0.5 – 0.7 0.3 – 0.5 ≤0.3

Bảng 2. Mô tả các chỉ số về tính dễ bị tổn thương và trọng số của chúng đối với các loại cơ sở hạ tầng thủy lợi khác nhau.

1. HỒ CHỨA

1. Dung tích hồ chứa: Chỉ số dung tích hồ chứa thể hiện mối liên quan đến khối lượng và chiều cao đập của hồ chứa trong mối liên quan với tính dễ bị tổn thương có thể xảy ra với hồ chứa do các tai biến có thể gây ra. Dung tích hồ chứa càng lớn, tính dễ bị tổn thương/ rủi ro do cả sự cố nhân tạo và tự nhiên càng lớn.

2. Vật liêu của hồ chứa: Chỉ số vật liệu của hồ chứa đề cập đến vật liệu đập của hồ chứa, thể hiện mức độ bền vững tương đối và khả năng của đập có thể chịu được các tai biến tự nhiên như là hạn hán, bão, lũ lụt, dòng chảy tràn, khả năng chống thấm, trượt lở đất, vv.

3. Tuổi của hồ chứa: Chỉ số tuổi của hồ chứa thể hiện tình trạng hiện tại của nó và giả thiết rằng hồ chứa cang lâu năm, tính dễ bị tổn thương càng lớn.

4. Năm mà tiêu chuẩn thiết kế áp dụng: Theo thời gian, có nhiều thay đổi quan trọng trong tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thủy lợi gồm hồ chứa, cống, trạm bơm, kênh và đập dâng. Do các tiêu chuẩn thiết kế đã được cải tiến qua rất nhiều năm, nên cơ sở hạ tầng cũ dường như có tính dễ bị tổn thương lớn hơn. Tuổi của cơ sở hạ tầng do vậy được được xem xét; tuy nhiên, chỉ số này được chia thành các nhóm tùy thuộc vào tiêu chuẩn thiết kế mà được áp dụng trong năm nó được xây dựng.

5. Dung tích hồ chứa thực so với dung tích hồ chứa thiết kế: Chỉ số này phản ánh khả năng mạnh/yếu tại chỗ của mỗi hồ chứa gây ra bởi các vấn đề thiết kế kỹ thuật.

6. Quản lý và vận hành: Đối với quá trình quản lý và vận hành hồ chứa, sẽ rất tốt nếu thông tin ngân sách hoạt động và quản lý cho mỗi hồ chứa hàng năm có thể thu thập. Thông tin này có liên quan chặt chẽ với tính dễ bị tổn thương của công trình. Tuy nhiên, thông tin này rất khó có được trong thực tế. Do đó, thông tin về quy trình quản lý hồ chứa tại mỗi hồ có tồn tại hay không tồn tại được sử dụng để phản ánh chỉ số quản lý và vận

Page 9: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

8

hành của hồ chứa. Hồ chứa chưa xây dựng quy trình quản lý hồ chứa được xem là có tính dễ bị tổn thương cao hơn.

7. Đanh gia hiên trạng hồ chứa: Chỉ tiêu này rất quan trọng để đánh giá tính dễ bị tổn thương của hồ chứa. Thông tin về điều kiện hiện hiện trạng của công trình hồ chứa hoàn toàn dựa trên các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý địa phương.

8. Tỷ lê nghèo: Cộng đồng tham gia rất nhiều vào việc quản lý, bảo trì và sửa chữa cơ sở hạ tầng ở quy mô nhỏ. Các cộng đồng có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn có tính dễ bị tổn thương cao hơn và đóng góp ít hơn do thiếu khả năng kinh tế về tài chính cho việc sửa chữa và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, các chỉ số đói nghèo cũng có thể đại diện cho trình độ học vấn, khả năng đọc viết và các yếu tố năng lực đối phó quan trọng khác do mối liên hệ giữa đói nghèo và cơ hội.

9. Tỷ lê dân tộc thiểu số: Chỉ số dân tộc thiểu số trong các nghiên cứu trước đây thường bị gạt ra ngoài lề, dẫn đến năng lưc va đóng góp hiệu quả vào khả năng phục hồi của cơ sở hạ tầng con thap. Trong khi tỷ lệ nghèo quốc gia ở Việt Nam đã giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ nghèo ở các dân tộc thiểu số vẫn còn cao và khoảng cách giữa họ đã tăng lên. Hơn nữa, việc tiếp cận hạn chế các nhóm dân tộc thiểu số với các dịch vụ phù hợp của nhà nước, xã hội hiện tại và tiếp cận hạn chế đối với các thị trường sẽ tiếp tục hạn chế các cơ hội sẵn có để thích nghi với biến đổi khí hậu. Cũng như các mối liên kết sinh kế - khí hậu, rủi ro thiên tai, bối cảnh chính sách và thể chế, có những nguyên nhân cơ bản khác liên quan tới tính dễ bị tổn thương do khí hậu.

10.Tỷ lê dân số trong độ tuổi lao động: Tuổi lao động được xác định bởi chính phủ Việt Nam là từ 15 đến 60 tuổi đối với nam giới và 16 đến 55 tuổi đối với nữ giới. Chỉ số tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động thể hiện khả năng dân số đóng góp cho các dự án cộng đồng như phát triển và sửa chữa cơ sở hạ tầng. Ngược lại với hành vi của hai chỉ số trước đó, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao hơn cho thấy năng lực cao hơn của cộng đồng để đối phó với các tai biến tự nhiên liên quan đến khí hậu.

2. TRAM BƠM

1. Tuổi xây dựng: Chỉ số này tương tự như chỉ số tuổi xây dựng của công trình hồ chứa.

2. Năm mà chỉ tiêu thiết kế ap dụng: Chi so nay tương tư như chi so năm mà chỉ tiêu thiết kế áp dụng cua công trình ho chưa.

3. Đanh gia tinh trạng hiên tại của trạm bơm: Chỉ số này rất quan trọng đối với đánh giá tính dễ bị tổn thương của công trình trạm bơm. Thông tin tình trạng hiện tại của trạm bơm hoàn toàn dựa trên các đánh giá của cán bộ quản lý công trình tại địa phương.

Page 10: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

9

4. Công suất bơm: Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa khả năng công suất mạnh/yếu hiện hữu của từng trạm bơm với khả năng có thể bị hư hỏng hoặc ngưng trệ hoạt động của nó. Trạm bơm có công suất bơm càng lớn được coi là có tính dễ bị tổn thương cao hơn.

5. Số lượng máy bơm: Chỉ số số lượng máy bơm phản ánh tính dễ bị tổn thương của trạm bơm trong trường hợp có vấn đề hỏng hóc hoặc tạm ngưng hoạt động của bất kỳ máy bơm nào trong hệ thống trạm bơm. Công trình trạm bơm có số lượng máy bơm càng lớn thì tính dễ bị tổn thương được xem như càng nhỏ.

6. Tỷ lê nghèo: Chỉ số này giống như chỉ số tỷ lệ nghèo của tất cả các loại cơ sở hạ tầng như đã đề cập ở trên.

7. Tỷ lê dân tộc thiểu số: Chỉ số này giống như chỉ số tỷ lệ dân tộc thiểu số của tất cả các loại cơ sở hạ tầng như đã đề cập ở trên.

8. Tỷ lê dân số trong độ tuổi lao động: Chỉ số này giống như chỉ số tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của tất cả các loại cơ sở hạ tầng như đã đề cập ở trên.

3. CÔNG

1. Vật liêu của cống: Chỉ số này cũng tương tự như chỉ số vật liệu của công trình hồ chứa.

2. Tuổi của cống: Tuổi của cống thể hiện cho tình trạng hiện tại của nó và giả định rằng neu cong cang cu, thì tính dễ bị tổn thương của công trình cống càng cao.

3. Năm mà chỉ tiêu thiết kế được áp dụng: Chỉ so này tương tự như chỉ số năm mà chỉ tiêu thiết kế được áp dụng của công trình hồ chứa.

4. Diên tích tưới: Diện tích tưới có mối liên hệ chặt chẽ với lượng nước chảy qua cống. Do vậy diện tích tưới càng lớn có nghĩa lượng nước chảy qua cống lớn hơn và tính dễ bị tổn thương của công trình cống cao hơn.

5. Đanh gia tinh trạng hiên tại của cống: Chỉ số này rất quan trọng đối với việc đánh giá tính dễ bị tổn thương của công trình cống. Thông tin tình trạng hiện tại của công trình cống cũng dựa trên các đánh giá của cán bộ quản lý địa phương.

6. Tỷ lê nghèo: Chỉ số này tương tự như chỉ số tỷ lệ nghèo của tất cả các loại cơ sở hạ tầng khác.

7. Tỷ lê dân tộc: Chỉ số này tương tự như chỉ số tỷ lệ dân tộc thiểu số của tất cả các loại cơ sở hạ tầng khác.

8. Tỷ lê dân số trong độ tuổi lao động: Chỉ số này tương tự như chỉ số tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của tất cả các loại cơ sở hạ tầng khác.

4. KÊNH

Page 11: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

10

1. Vật liêu của kênh: Chỉ so này tương tự như chỉ số vật liệu của công trình hồ chứa.

2. Tuổi của kênh: Chỉ số tuổi của kênh thẻ hiện cho tình trạng hiện tại của kênh và giả định rằng kênh cang lâu năm, thì tính dễ bị tổn thương của nó càng cao.

3. Năm mà chỉ tiêu thiết kế được áp dụng: Chỉ số này có ý nghĩa tương tự như chỉ số năm mà chỉ tiêu thiết kế được áp dụng của công trình hồ chứa.

4. Tỷ lê diên tích tưới tiêu thực tế so với diên tích tưới tiêu được thiết kế: Chỉ số này phản ánh khả năng mạnh/yếu của mỗi kênh có liên quan tới các vấn đề thiết kế kỹ thuật. Giá trị tỷ lệ diện tích tưới tiêu thực tế so với diện tích tưới tiêu được thiết kế càng thấp thì tính dễ bị tổn thương của công trình được coi là càng lớn.

5. Đanh gia tinh trạng kênh hiên tại: Chỉ số này rất quan trọng để đánh giá tính dễ bị tổn thương của công trình kênh. Thông tin về điều kiện hiện tại của công trình kênh dựa trên các đánh giá của cán bộ quản lý công trình tại địa phương.

6. Tỷ lê nghèo: Chỉ số này tương tự như chỉ số tỷ lệ nghèo của tất cả các loại cơ sở hạ tầng thủy lợi khác

7. Tỷ lê dân tộc thiểu số: Chỉ số này tương tự như chỉ số tỷ lệ dân tộc thiểu số của tất cả các loại cơ sở hạ tầng thủy lợi khác.

8. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động: Chỉ số này tương tự như chỉ số tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của tất cả các loại cơ sở hạ tầng thủy lợi khác.

5. Đâp dâng

1. Vật liêu đập dâng: Chỉ so này có ý nghĩa tương tự như chỉ số vật liệu của công trình hồ chứa.

2. Tuổi của đập dâng: Đo tuoi cua đa p dâng thể hiện cho tình trạng hiện tại của nó và giả định rằng công trình đập dâng xây dựng cang lâu thì tính dễ bị tổn thương của nó càng cao.

3. Năm mà chỉ tiêu thiết kế được áp dụng: Chỉ so này tương tự như chỉ số năm mà chỉ tiêu thiết kế được áp dụng của công trình hồ chứa.

4. Đanh gia điều kiên đập hiên tại của đập dâng: Chỉ số này rất quan trọng để đánh giá tính dễ bị tổn thương của công trình đập dâng. Thông tin về điều kiện hiện tại của công trình đập dâng dựa trên các đánh giá của cán bộ quản lý công trình tại địa phương.

5. Tỷ lê nghèo: Chỉ số này tương tự như chỉ số tỷ lệ nghèo của tất cả các loại cơ sở hạ tầng thủy lợi khác

Page 12: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

11

6. Tỷ lê dân tộc thiểu số: Chỉ số này tương tự như chỉ số tỷ lệ dân tộc thiểu số của tất cả các loại cơ sở hạ tầng thủy lợi khác.

7. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động: Chỉ số này tương tự như chỉ số tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của tất cả các loại cơ sở hạ tầng thủy lợi khác.

2.1.2. Chuẩn hóa dữ liệu

Tất cả các chỉ số và trọng số đã chọn đươc sử dụng để xây dựng một chỉ số về tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, một thách thức nảy sinh do dữ liệu chỉ số đánh giá bao gồm hai loại: giá trị dạng số liên tục và giá trị dạng nhóm. Điều này tạo ra sự phức tạp khi so sánh các chỉ số và nó đã được giải quyết bằng cách chuyển đoi tất cả các chỉ số thành các nhóm.

Chi sô kiểu giá trị dạng sô liên tuc

Đối với các chỉ số thuộc kiểu giá trị dạng số liên tục, giá trị chuẩn hóa bằng giá trị của chỉ số trừ đi giá trị tối thiểu chia cho chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, như hiển thị trong phương trình 1; trong khi đó danh sách các chỉ số kiểu giá trị dạng số liên tục cho từng loại cơ sở hạ tầng thủy lợi được trình bày trong Bảng 3.

)1(minmax

min

II

III

−=

where:

- gia tri chuan hoa

I - giá trị chỉ số thực tế

m inI - giá trị tối thiểu của các chỉ số

m axI - giá trị tối đa của các chỉ số

Bảng 3. Các chỉ kiểu giá trị dạng số liên tục cho từng loại cơ sở hạ tầng thủy lợi.

Chỉ số

Cac loại cơ sở hạ tầng thủy lợi

Hô chưa Trạm bơm

Cống Kênh Đâp dâng

Tuoi x x x x x

Dung tích hồ chứa thực tế so với dung tích hồ chứa thiết kế

x

Diện tích tưới tiêu thực tế so với diện tích tưới tiêu thiết kế

x x x

Tỷ lệ nghèo x x x x x

I

Page 13: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

12

Ty le dân tộc thiểu số x x x x x

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động

x x x x x

Công suất bơm x

Số máy bơm x

Diện tích tưới x Chi sô kiểu sô liệu dạng nhóm

Tất cả các chỉ số kiểu số liệu dạng nhóm được gán một giá trị được chuyển đổi. Giá trị này dựa trên ý kiến của các chuyên gia mà được đề xuất trong hướng dẫn đánh giá tính dễ bị tổn thương của UNDP/Bộ NN&PTNT năm 2016. Giá trị được chỉ định cho mỗi nhóm thuộc các chỉ số được lựa chọn phù hợp.

Dung tích hồ chứa: Dung tích hồ chứa lien quan tới thể tích hồ chứa và chiều cao đập của nó. Nó có thể được phân loại thành 6 loại:

- > 1 tỷ m3 với chiều cao đập> = 15m;

- 100 triệu m3 - 1 tỷ m3 với chiều cao đập> = 15m;

- 10 - 100 triệu m3 với chiều cao đập> = 15m;

- 3 - 10 triệu m3 với chiều cao đập> = 15m;

- 1 - 3 triệu m3 với chiều cao đập <15m;

- 0,5 - 1 triệu m3 với chiều cao đập <15m;

- 0,5 - 0,2 triệu m3 với chiều cao đập <15m;

- 0,1 - 0,2 triệu m3 với chiều cao đập <15m;

- <0,1 triệu m3 với chiều cao đập <15m.

Bảng 4 dưới đây thể hiện các giá trị chuyển đổi được đề xuất.

Bảng 4. Cac gia trị chỉ số của dung tích hồ chứa.

Dung tích hô chưa Tính dễ bị tổn

thương Gia trị chỉ số

>1 ty m3 vơi chieu cao đa p >=15m

Rat cao 0.9

100 trie u m3 – 1 ty m3 vơi chieu cao đa p >=15m

Tương đối cao 0.8

10 - 100 trie u m3 vơi chieu cao đa p >=15m

Cao 0.7

Page 14: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

13

3 - 10 trie u m3 vơi chieu cao đa p >=15m

Trung binh khá 0.6

1 - 3 trie u m3 vơi chieu cao đa p <15m;

Trung binh 0.5

0.5 - 1 trie u m3 vơi chieu cao đa p <15m

Trung binh yếu 0.4

0.5 – 0.2 trie u m3 vơi chieu cao đa p <15m

Thap 0.3

0.1 – 0.2 trie u m3 vơi chieu cao đa p <15m

Rat thap 0.2

<0.1 trie u m3 vơi chieu cao đa p <15m

Cưc thap 0.1

Vật liêu của cơ sở hạ tầng: Vật liệu cơ sở hạ tầng chủ yếu là đất, đá; và một vài trong số chúng được làm từ vật liệu có cường độ cao hơn như bê tông. Bảng 5 dưới đây cho thấy giá trị chuyển đổi được đề xuất.

Bảng 5. Các giá trị chỉ so cho cac loại vật liệu cơ sở hạ tầng thủy lợi.

Loại vât liệu Tính dễ bị tổn

thương Gia trị chỉ số

Bê tông cot thep Rat thap 0.1

Bê tông Thap 0.3

Đa Trung binh 0.5

Đat đa Cao 0.7

Đat Rat cao 0.9

Năm mà chỉ tiêu thiết kế được áp dụng: Chỉ số năm mà chỉ tiêu thiết kế được áp dụng được đề xuất và phân loại như mô tả trong Bảng 6.

Bảng 6. Gia trị chỉ số năm mà tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng.

Năm mà tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng

Tính dễ bị tổn thương

Gia trị chỉ số

Sau 2012 Rat thap 0.1

2002 Thap 0.3

1990 Trung binh 0.5

1975 Cao 0.7

trươc 1975 Rat cao 0.9

Page 15: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

14

Đanh gia điều kiên cơ sở hạ tầng hiên tại: Chỉ số đánh giá điều kiện công trình cơ sở hạ tầng thủy lợi hiện tại cũng được phân loại thành 5 cấp là rất thấp (0,1), thấp (0,3), trung bình (0,5), cao (0,7) và rất cao (0,9).

Tính toán chi sô tổn thương tích hợp cho một cơ sở hạ tầng thủy lợi riêng lẻ

Chỉ số tính dễ bị tổn thương tích hợp cho cơ sở hạ tầng thủy lợi riêng le được tính như sau:

)2( Wn)...W(W

Wn)x V...Wx VWx (VV

21

n2211

+++

+++=

Trong đo:

- V: chỉ số về tính dễ bị ton thương tích hợp cho cơ sở hạ tầng thủy lợi riêng lẻ;

- Vi: chỉ số về tính dễ bị tổn thương thứ i của cơ sở hạ tầng thủy lợi riêng lẻ;

- Wi: Trọng so cho chỉ số về tính dễ bị tổn thương thứ i của cơ sở hạ tầng thủy lợi riêng lẻ.

Việc thiếu dữ liệu về một số thông số xây dựng nhất đinh sử dụng để tính toán các chỉ số tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng thủy lợi riêng lẻ dường như không thể tránh được. Do đó, trong trường hợp dữ liệu cho chỉ số về tính dễ bị tổn thương thứ i của cơ sở hạ tầng thủy lợi riêng lẻ bị thiếu, khi đo Vi sẽ được gán 0 và Wi sẽ bị loại bỏ khỏi mẫu số của phương trình 2.

Chi sô về tính dễ bị tổn thương trung bình hóa theo đơn vị hành chính cấp huyện

Phương trình xác định chỉ số về tính dễ bị tổn thương trung bình của một loại cơ sở hạ tầng thủy lợi (ví dụ như hồ chứa) trong một khu vực đơn vị không gian hành chính cấp huyện nhất định (X) được thể hiện như sau:

)3(N

)V...V(VV

NX

2X

1X

X

+++=

Trong đo:

- VX: chỉ số về tính dễ bị tổn thương trung bình của một loại cơ sở hạ tầng thủy lợi nhất định theo đơn vị hành chính cấp huyện.

- i

XV : chỉ số về tính dễ bị ton thương tích hợp cho cơ sở hạ tầng thủy lợi

riêng lẻ i ở cấp huyện X;

- X: Huye n X

Page 16: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

15

- N: Tong cơ sơ ha tang trong huye n X

2.2. Xây dựng bản đồ về tính dễ bị tổn thương công trình thủy lợi

Bản đồ về tính dễ bị tổn thương của công trình thủy lợi sẽ bao gồm 2 thành phần: Đối tượng không gian được xác định của công trình và bảng thuộc tính về tính dễ bị tổn thương của nó. Đối với các thuộc tính về tính dễ bị tổn thương đã được tính toán dựa trên các bước đã đề cập ở phần trước.

Việc xác định vị trí không gian của các cơ sở hạ tầng theo đơn vị hành chính cấp huyện trong GIS sẽ chủ yếu dựa trên:

1) Thu thập dữ liệu có sẵn (bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng hệ thống thủy lợi; Bản đồ hệ thống hồ chứa, vv). Danh sách thu thập dữ liệu được minh họa trong phần tiếp theo.

2) Va số hóa ranh giới hành chính cấp huyện trên bản đồ chủ yếu dựa trên bản đồ của Google hoặc Bản đồ mở (Openstreet map) hoặc bản đồ địa hình, v.v.

Các bước này được thực hiện trong phần mềm GIS, cụ thể là ARCGIS phiên bản 10.4. Khi ranh giới hành chính cấp huyện được xác định trên bản đồ, các thuộc tính liên quan đến tính dễ bị tổn thương theo đơn vị hành chính cấp huyện của các công trình ho chứa / trạm bơm / cong / kênh / đập dâng cũng được thiết lập tương ứng như phương pháp được đề cập ở trên. Sự liên kết giữa dữ liệu không gian và bảng thuộc tính sẽ được thực hiện để tạo ra các bản đồ về tính dễ bị tổn thương theo đơn vị hành chính cấp huyện cho các công trình hồ chứa, trạm bơm, cống, kênh, và đập dâng. Hình 2 mô tả toàn bộ quá trình lập bản đồ về tính dễ bị tổn thương cho các cơ sở hạ tầng thủy lợi.

Bản đồ về tinh dễ bị

ton thương của công

trình kênh

Bản về đồ tinh dễ bị

ton thương của công trình đa p

dâng

Thu thâp số liệu

Báo cáo, thông tin, dữ liệu, vv của hồ chứa, trạm bơm, cống, kênh và

đập dâng cho 63 tỉnh

Bản đồ huyện / tỉnh ranh giới

Bảng thuộc tính vềi tinhs dễ bị tổn thương cho hồ chứa, trạm bơm,

cống, kênh, đập, và nguồn nước dễ bị tổn thương cho 63 tỉnh

Bản đồ về tinh dễ bị

ton thương của công trình hồ

chứa

Bản đồ về tinh dễ bị ton thương

của công trình tram bơm

Bản đồ về tinh dễ bị

ton thương của công

trình cong

Cac ban đô bản đồ địa hình; Bản đồ Google;

Bản đồ Openstreet; v.v.

Page 17: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

16

Hình 2. Quy trình thành lập bản đồ về tính dễ bị tổn thương của các cơ sở hạ tầng thủy lợi.

2.3. Nguy cơ phơi nhiễm của các công trình thủy lợi

Trong phạm vi nghiên cứu này, ít nhất ba tai biến tự nhiên là hạn hán, bão, và lũ lụt sẽ được xem xét dưới dạng tai biến phơi nhiễm như điều khoản yêu cầu của gói thầu. Các bản đồ tai biến được xây dựng/thu thập/ hiệu chỉnh trong nghiên cứu này cụ thể như sau:

• Bản đồ hạn hán: được xây dựng theo số liệu thống kê thứ cấp về chỉ số hạn hán theo đơn vị hành chính cấp huyện;

• Bản đồ bão: Bản đồ bão sẽ được xây dựng dựa trên bản đồ đường di chuyển của bão quan sát được từ tháng 1 năm 1956 đến tháng 12 năm 2017. Dữ liệu theo dõi đường di chuyển của bão lịch sử được thu thập từ hệ thống thông tin thời tiết của Unisys8.

• Bản đồ ngập lụt: hiển thị vùng ngập lụt/khu vực ngập lụt do bão mạnh hoặc siêu bão do Bộ NN&PTNT xây dựng trong năm 2016 mà đã được nhóm nghiên cứu thu thập từ Cục Ứng phó Thiên Tai, Tổng cục phòng chống Thiên Tai, Bộ NN&PTNT (2016).

Ngoài ra, con co các tai biến khác như là lượng mưa, nhiệt độ, ngập úng do mực nước biển dâng theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP 8.5 vào giữa thế kỷ 21 (2050) do Bộ TNMT công bố năm 2018 cũng được xem xét. Cụ thể là:

• Bản đồ thay đổi lượng mưa trung bình năm theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP 8.5 vào giữa thế kỷ 21 được thu thập từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH (2018).

• Bản đồ thay đổi về nhiệt độ cực đại trung bình hàng năm theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP 8.5 vào giữa thế kỷ 21 được thu thập từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH (2018).

• Bản đồ ngập úng do mực nước biển dâng cao 50cm/100 cm cũng sẽ được thu thập từ từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH (2018).

2.4. Thành lập bản đồ rủi ro cơ sở hạ tầng thủy lợi

Rủi ro đối với cơ sở hạ tầng thủy lợi có thể được xác định la khả năng trong mo t

thơi gian cu the nhất định co nhưng thay đoi nghiêm trong trong hoat đo ng binh

8 http://Weather.unisys.com

Page 18: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

17

thương cua cơ sơ ha tang do các sự kiện thiên tai tự nhiên tác động tới các cơ

sở hạ tầng dễ bị tổn thương. Theo phương trinh.

Rủi ro thiên tai = Phơi nhiễm do tai biến x Tính dễ bị tổn thương của cơ

sở hạ tầng thủy lợi

Mức độ rủi ro thiên tai được xác định dựa trên ma trận rủi ro thiên tai do Don Carroll đề xuất (2008) như trong Hình 3.

Ph

ơi

nh

iễm

do

ta

i b

iến

Rủi ro thiên tai

Rất cao Rất cao

Cao Cao

Trung bình Trung bình

Thấp Thấp

Rất thấp Rất thấp

Rất cao Cao Trung

bình Thấp Rất thấp

Tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng thủy lợi

Hình 3. Ma trận rủi ro thiên tai (Hiêu chỉnh từ Don Carroll, 2008).

Do đó, bản đồ rủi ro thiên tai của công trình thủy lợi sẽ được xây dựng dựa trên

các bản đồ nguy cơ tai biến và bản đồ tính dễ bị tổn thương của công trình thủy

lợi. Phân nhóm mức độ rủi ro thiên tai được thể hiện trên theo thang mức độ

rủi ro như mô tả trong Hình 3. Tên nhóm rủi ro cho khu vực chưa thực hiện

đánh giá tính dễ bị ton thương công trình thủy lợi sẽ được chỉ định là “chưa

được đánh giá”.

Bản đồ rủi ro thiên tai về công trình thủy lợi được tính trung bình hóa theo đơn

vị hành chính cấp huyện theo công thức sau:

Trong đo:

- R: Chỉ số rủi ro thiên tai theo đơn vị hành chính cấp huyện

n

r

R

n

i

i== 1

Page 19: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

18

- ri: Giá trị rủi ro thiên tai đối với công trình thủy lợi riêng biệt (Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao và Rất cao sẽ được chuyển đổi thành giá trị số 1, 2, 3, 4, 5, tương ứng).

- n: Tổng số công trình thủy lợi tại từng huyện.

Sau đó, bản đồ rủi ro thiên tai theo đơn vị hành chính cấp huyện sẽ được tạo ra

dựa trên cơ sở phân ngưỡng giá trị của R (0-1, 1-2, 2-3, 3-4, 4-5 sẽ được chuyển

thành Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao và Rất cao, tương ứng).

Kết quả là một số bản đồ rủi ro thiên tai khác nhau cho cơ sở hạ tầng thủy lợi

bao được thành lập, bao gồm:

• Bản đồ rủi ro hạn hán cho công trình thủy lợi (gồm hồ chứa, cống, trạm bơm, kênh và đập dâng).

• Bản đồ rủi ro bão đối với công trình thủy lợi (gồm hồ chứa, cống, trạm bơm, kênh và đập dâng).

• Bản đồ rủi ro ngập lụt cho công trình thủy lợi (gồm hồ chứa, cống, trạm bơm, kênh và đập dâng).

• Bản đồ rủi ro về sự thay đổi lượng mưa trung bình năm đối với cơ sở hạ tầng thủy lợi (gồm hồ chứa, cống, trạm bơm, kênh và đập dâng) theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP 8.5 vào giữa thế kỷ 21.

• Bản đồ rủi ro về thay đổi nhiệt độ trung bình năm đối với cơ sở hạ tầng thủy lợi (cụ thể là hồ chứa, cống, trạm bơm, kênh và đập dâng) theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP 8.5 vào giữa thế kỷ 21.

• Bản đồ rủi ro úng ngập đối với cơ sở hạ tầng thủy lợi với mực nước biển dâng cao 50cm/100 cm.

Page 20: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

19

CHƯƠNG 3 - KÊT LUÂN

Với phương pháp luận nêu trên các bản đồ và kết quả tính toán về tính dễ bị tổn

thương cho các cơ sở hạ tầng thủy lợi gồm hồ chứa, cống, trạm bơm, kênh và

đập dâng của 63 tỉnh thành Việt Nam đã được tính toán.

Bên cạnh đó 35 bản đồ rủi ro do bão, lũ, lụt, nước biển dâng, thay đổi nhiệt độ

& mưa theo các kịch bản BĐKH đối với các các cơ sở hạ tầng thủy lợi gồm hồ

chứa, cống, trạm bơm, kênh và đập dâng đã được xây dựng nhằm đưa ra định

hướng tốt cho công tác thích ứng BĐKH của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Page 21: ng các bản đồ về tính dễ bị tổn thương và đồ rủi ro đối

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT), 2016. Đánh giá tính dễ bị tổn thương để ưu tiên không gian rủi ro cho biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

2. Don Carroll, 2008. Kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp trong dự án WB 4.

3. GSO, 2014. Sách năm nông nghiệp Việt Nam năm 2014

4. IMHEN, 2108. Các số liệu về khí hậu theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP 4.5 và RCP 8.5 vào năm 2030, 2050 và 2100.

5. Khung IPCC AR5 để xác định các lỗ hổng chính, rủi ro chính và rủi ro nổi lên, 2015.

6. Lê Đăng Trung, 2016. Bản đồ hạn hán dựa vào cộng đồng của Việt Nam.

7. Bộ NN & PTNT, 2015. Báo cáo hồ chứa an toàn ở Việt Nam.

8. Bộ NN & PTNT, FAO, IFAD, 2016. Đánh giá rủi ro khí hậu, các vấn đề về dễ bị tổn thương và thực hành thích ứng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam.

9. MONRE, 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.

10. MONRE / UNDP, 2011. Hướng dẫn đánh giá tổn thương và tác động đối với các ngành / Nông nghiệp.

11. Bão đập vào Việt Nam từ tháng 1 năm 1956 đến tháng 12 năm 2017. http://Weather.unisys.com

12. TLUC, 2017. Báo cáo cuối cùng “Đánh giá tổn thương và giảm thiểu bản đồ rủi ro trượt lở đất trong bối cảnh BĐKH cho 13 tỉnh dự án” trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc”.

13. Thứ tư của “Hỗ trợ các nước đang phát triển tích hợp các ngành nông nghiệp vào các Kế hoạch Thích ứng Quốc gia (NAP)”, 2019.

14. Ujala Qadir, 2014. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương và lập bản đồ rủi ro trong dự án “Thúc đẩy cơ sở hạ tầng thích ứng với khí hậu ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”.

15. UNDP / MARD, 2016. Hướng dẫn và phương pháp hướng dẫn sử dụng để đánh giá thực hiện tính dễ bị tổn thương về khí hậu và đánh giá rủi ro và lập bản đồ cơ sở hạ tầng ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam.

16. Cục Ứng phó với Cơ quan thiên tai Việt Nam, Bộ NN & PTNT, 2016. Dự án “Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ lụt do bão siêu bão cho các tỉnh ven biển ở Việt Nam”.