71
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật A) CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN I) Chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ Tiền ngày nay đang là một thứ không thể thiếu trong hoạt động của chúng ta. Chúng ta sẽ không thể hình dung được chúng ta sẽ sống như thế nào nếu như trong một ngày trong túi không tiền. Tuy nhiên không phải cứ có nhiều tiền thì chúng ta có một cuộc sống dễ dàng và thoải mái. Điển hình có vô số người có rất nhiều tiền (Các ngôi sao ca nhạc, các ông bầu bóng đá…) cũng vẫn cứ than khổ hàng ngày. Như vậy ai cũng hiểu rằng với một lượng tiền vừa phải sẽ giúp chúng ta không phải mệt mỏi, chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt. Nhưng bao nhiêu tiền thì là đủ luôn là câu hỏi khó khăn cho bất cứ cá nhân nào? Với một cá nhân là vậy thì với một quốc gia thì sao?. Câu trả lời cũng tương tự. Chính phủ luôn đặt ra câu hỏi cho mình là bao nhiêu tiền đưa vào nền kinh tế thì giúp cho nền kinh tế duy trì tốc độ phát triển tốt. Việc nghiên cứu chính sách tiền tệ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các biện pháp của chính phủ để cân đối lượng tiền trong lưu thông dễ hơn. Vậy chính sách tiền tệ là gì?. Có rất nhiều khái niệm được nêu ra để giải thích cho thuật ngữ này. Để dễ dàng hiểu được chúng tôi xin tách thuật ngữ này làm 2 nội dung theo cách hiểu của từ hán việt. 1-Chính sách, 2- Tiền PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ Trang | 1

K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien te

  • Upload
    tvchuan

  • View
    2.552

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

A) CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN

I) Chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ

Tiền ngày nay đang là một thứ không thể thiếu trong hoạt động của chúng ta. Chúng ta sẽ

không thể hình dung được chúng ta sẽ sống như thế nào nếu như trong một ngày trong túi

không có tiền. Tuy nhiên không phải cứ có nhiều tiền thì chúng ta có một cuộc sống dễ dàng

và thoải mái. Điển hình có vô số người có rất nhiều tiền (Các ngôi sao ca nhạc, các ông bầu

bóng đá…) cũng vẫn cứ than khổ hàng ngày. Như vậy ai cũng hiểu rằng với một lượng tiền

vừa phải sẽ giúp chúng ta không phải mệt mỏi, chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt. Nhưng bao

nhiêu tiền thì là đủ luôn là câu hỏi khó khăn cho bất cứ cá nhân nào?

Với một cá nhân là vậy thì với một quốc gia thì sao?. Câu trả lời cũng tương tự. Chính phủ

luôn đặt ra câu hỏi cho mình là bao nhiêu tiền đưa vào nền kinh tế thì giúp cho nền kinh tế

duy trì tốc độ phát triển tốt. Việc nghiên cứu chính sách tiền tệ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn

về các biện pháp của chính phủ để cân đối lượng tiền trong lưu thông dễ hơn. Vậy chính sách

tiền tệ là gì?. Có rất nhiều khái niệm được nêu ra để giải thích cho thuật ngữ này.

Để dễ dàng hiểu được chúng tôi xin tách thuật ngữ này làm 2 nội dung theo cách hiểu của từ

hán việt. 1-Chính sách, 2- Tiền tệ sau đó chúng tôi sẽ kết hợp 2 nội dung này để tập hợp thành

một khái niệm tương đối dễ hiểu hơn.

- Chính sách (Policy) là gì?:

Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo

đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề - (James Anderson)

Chính sách có thể được hiểu một cách đúng đắn là việc thiết các bước, bao gồm ít nhất

(Kingdon, p2-3):

+ Thiết lập lịch trình (kế hoạch)

+ Tiêu chuẩn của một trong những giải pháp cái mà sự lựa chọn đã được thực hiện.

+ Căn cứ xác định giữa các sự lựa chọn đã được xác định

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 1

Page 2: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

+ Thực hiện quyết định

Chính sách, chương trình, dự án, quyết định, sự lựa chọn, sự lựa chọn giữa hai hay nhiều khả

năng là những điều có thể thực hiện để đạt được mục tiêu.

Tiền tệ (money) là gì?

Mọi người đều biết tiền tệ là một thuật ngữ rất quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội, tuy nhiên,

khó có thể tìm ra một khái niệm thống nhất về tiền tệ. Khi nói rằng một người có nhiều tiền chúng ta

thướng ám chỉ anh ta là người giàu có tuy nhiên, các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ này theo cách đặc

biệt hơn.

Theo Mác, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, dùng để đo

lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và

biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.

Theo Mishkin thì tiền khác với tài sản hay thu nhập. Tiền là tất cả những thứ gì nói chung là được

chấp nhận khi thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ hoặc trong các hoạt động thanh toán nợ.

Nói tóm lại chính sách tiền tệ là tổng hòa những phương thức mà ngân hàng trung uơng thông

qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm phục vụ

cho các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Nó là bộ phận quan

trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ.

Sơ đồ định nghĩa chính sách tiền tệ:

Vậy mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì?

Chúng ta không vội bàn về mục đích của chính sách tiền tệ vì nó không có mục đích của

chính nó mà chúng ta bàn về mục đích của người sử dụng chính sách này. Ai là người thực

thi chính sách này và thực thi để làm gì câu trả lời là Ngân hàng trung ương (central bank) là

người thực thi chính sách này nhằm mục đích phát triển kinh tế ổn định & hiệu quả (GDP)

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 2

Chính sách

Tiền tệChính sách tiền Mục đích kinh tế

Page 3: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

(mục tiêu cấp 1). Đây là mục tiêu cuối cùng mà bất cứ nhà nước nào cũng muốn hướng tới.

Nhưng chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế ổn định & hiệu quả có mối quan hệ như thế

nào?. Câu trả lời là để đạt GDP mong muốn (mục tiêu cấp 1) thì chúng ta có những mục tiêu

bổ trợ (mục tiêu cấp 2) đó là tăng sản lượng, một trong những thước đo sản lượng là giá trị

của hàng hóa tạo ra tại từng thời điểm. Muốn đo lường giá trị của hàng hóa thì giá cả phải ổn

định mà giá cả (ngày nay không chỉ nằm trong phạm vi của một quốc gia hay khu vực mà của

cả thị trường quốc tế) mà tiền ở đây là giá cả. Để làm việc này thì các hoạt động liên quan tới

tiền có thể thực hiện được hay nói cách khác chính sách tiền tệ có thể điều chỉnh được.

Tổng kết lại thì chính sách tiền tệ giúp cho nhà nước thực thi một số mục tiêu cơ bản sau:

1. Phát triển kinh tế

2. Tạo việc làm

3. Ổn định thị trường tài chính

4. Ổn định lãi suất đầu tư

5. Ổn định thị trường ngoại hối

6. Ổn định giá cả (mục tiêu cơ bản nhất)

Mô hình mục tiêu của chính sách tiền tệ:

Có rất nhiều cách để chúng ta có thể phát triển kinh tế ổn định và hiệu quả tại sao

không nghiên cứu mà cần nghiên cứu chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu này?.

Thực chất là để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế ổn định & hiệu quả thì không phải chúng

ta chỉ nghiên cứu chính sách tiền tệ mà chúng ta cũng cần phải nghiên cứu các chính sách

khác như chính sách ngoại thương, chính sách chi tiêu, …

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 3

Phát triển kinh tế và việc làm

Sản lượng (GDP)

Giá trị hàng hóa

Giá cả năm trước = năm sau

Giá trị năm trước < năm sau

Trị giá tiền trong nước không quá thay đổi

Lãi suất đầu tư ổn định

Page 4: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Muc tiêu va công cu chinh sach kinh tê vi mô đươc khai quat theo sơ đô dươi đây (Dựa theo sơ đô

của Samuelson:

Như mô hình trên thì chúng ta có thể thấy chính sách tiền tệ là một trong các công cụ của nhà

nước để điều tiết kinh tế bên cạnh hàng loạt các chính sách khác tuy nhiên chính sách tiền tệ

có một tác dụng rất lớn để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế.

Nếu xét nền kinh tế giống cơ thể con người thì khi con người bị sốt cao (lạm phát cao) chúng

ta sẽ phải ngay lập tức uống một liều thuốc giảm sốt trước khi đi tìm nguyên nhân tại sao bị

sốt để có hướng khắc phục lâu dài thì ở khía cạnh kinh tế vĩ mô thì chính sách tiền tệ cũng

giống như liều thuốc hạ sốt nhanh chóng cho nền kinh tế. Cụ thể hơn khi xét mô hình mục

tiêu ở trên ta thấy muốn phát triển kinh tế theo từng chính sách sẽ có cách làm khác nhau:

- Về phương diện tài khóa thì chính phủ phải chi tiêu vào các hoạt động đầu tư từ hoạt động

này kích thích sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa lớn hơn.

- Về phương diện thương mại thì chính phủ chủ yếu sử dụng hình thức thúc đẩy xuất khẩu

- Về phương diện thu nhập thì làm tăng thu nhập của dân chúng => Tăng thu nhập cần có lộ

trình thay đổi và khó thay đổi mức lương => tăng đầu tư sản xuất

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 4

Chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ

Chính sách thu nhập

Chính sách ngoại

Điều kiện tự nhiên

Các biến cố phi kinh tế

Thị trường thế giới

Hộp đenHộp đen

Vận động của tổng

cung - tổng cầu

Tăng GDP

Việc làm, thất nghiệp

Giá cả, lạm phát

Xuất khẩu ròng

Công

cụ

chính

sách

Tác

động

bên

ngoài

Page 5: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

- Về phương diện tiền tệ thì chỉ cần tác động đến đối tượng của chính sách tiền tệ đó là cung

tiền bằng các tăng cung tiền ngay lập tự kích thích đầu tư rõ ràng là với cách làm này thì hiệu

ứng nhanh hơn rất nhiều.

Thực tế chúng ta có thể thấy trong năm 2008, để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực

hiện an sinh xã hội, trong 8 nhóm giải pháp thực hiện từ tháng 3 năm 2008, thì nổi bật và có tác dụng

nhanh nhất là chinh sach tiên tê. Với tình hình lạm phát cao (trên 2%/tháng) ngân hàng nhà nước thực

hiện chính sách siết chặt tiền tệ nhằm giảm tổng cầu của nền kinh tế, tạo sự thăng bằng mới trong

quan hệ giữa Tổng cung – Tổng cầu. Khi một nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát, thì có nhiều

nguyên nhân, bao gồm trực tiếp và gián tiếp, nhưng luôn luôn được thể hiện qua tiền tệ, nên “toa

thuôc tiên tê” có tác dụng nhanh nhất. Chính vì vậy việc nghiên cứu chính sách tiền tệ là một nghiên

cứu rất hiệu quả để có thể hiểu và áp dụng chính xác chính sách này nhằm tạo ra sự ổn định & hiệu

quả cho nền kinh tế.

II) Các công cụ của chính sách tiền tệ

1. Nghiệp vụ thị trường mở:

- Được tiến hành khi NHTW thay đổi cơ sở tiền bằng cách mua vào hoặc bán ra giấy tờ có

giá của chính phủ trên thị trường do đó đẩy mạnh tiền mặt vào lưu thông. Muốn thu hẹp

tiền tệ, NHTW bán các giấy tờ có giá, thu tiền về, giảm lượng tiền mặt trong xã hội và

ngược lại.

- Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất, bởi vì chúng là

những nhân tố chủ yếu làm thay đổi lãi suất và tiền cơ sở, là nguồn chủ yếu làm thay đổi

cung tiền. Như vậy nghiệp vụ thị trường mở không tác động trực tiếp mà tác động gián

tiếp thông qua lãi suất liên ngân hàng và tiền cơ sở đến cung tiền và lãi suất thị trường.

- Ưu điểm:

+ NHTW có thể chủ động tiến hành mà không phải phụ thuộc vào nhu cầu của ngân

hàng trung gian

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 5

Page 6: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

+ Tiến hành theo chủ ý của NHTW nên kiểm soát được hoàn toàn khối lượng của

nghiệp vụ này mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào khác, là công cụ linh

hoạt, chính xác, ít tốn kém về chi phí thời gian.

+ Nghiệp vụ thị truờng mở dễ dàng đảo nguợc lại khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến

hành. Giả sử NHTW thấy rằng cung tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua trên thị trường

mở quá nhiều, thì có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên

thị trường mở

Tuy nhiên để phát triển hết hiệu quả của công cụ này, đòi hỏi trước hết tiền trong lưu thông

nằm ở tài khoản ngân hàng, nghĩa là phải có sự phát triển về cơ chế thanh toán không dùng

tiền mặt. Vì vậy công cụ này thường xuyên nhất với các NHTW ở các nước đang phát triển.

- Nhược điểm: việc thực hiện công cụ này đòi hỏi sự phát triển của thị trường tài chính thứ

cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Ngoài ra ngân hàng phải có khả năng dự

đoán và kiểm soát sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng

2. Lãi suất chiết khấu:

- Tỷ suất chiết khấu là lãi suất của NHTW tính với các NHTG khi NHTW thực hiện nghiệp

vụ chiết khấu hoặc tái chiết khấu các chứng từ có giá với NHTG bằng cách quy định lãi

suất chiết khấu cao hay thấp.

- Muốn tăng M1: NHTW giảm Rd, các NHTG thấy rằng không cần dữ trữ tiền mặt nhiều,

nếu cần đến vay NHTW với lãi suất khuyến khích như trên, do đó NHTG sẽ mở rộng cho

vay làm tăng thêm M1

- Muốn giảm M1: NHTW tăng Rd, các NHTG thấy rằng càng cố cho vay nhiều làm dữ trữ

tiền mặt giảm xuống, lỡ có sự cố phải đi vay NHTW với lãi suất cao, Vì vậy NHTG tự

giác duy trì lượng dữ trữ tiền mặt cao tức tăng tỷ lệ đữ trữ vượt trội, do đó giảm cho vay

làm giảm M1.

- Ưu điểm: NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các

NHTM, bơm tiền vào nền kinh tế, NHTG sẽ có chỗ dựa là NHTW.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 6

Page 7: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

- Nhược điểm: NHTW thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. NHTW chỉ

có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các NHTM đến vay chiết khấu ở

NHTW.

3. Yêu cầu dữ trữ bắt buộc:

- Là một quy định của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương

mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền

mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ

lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường

là từ NHTW để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ

của NHTW nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.

- Ưu điểm:

+ Tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó được áp dụng không phân biệt đối

với các THTM và tổ chức tín dụng.

+ Tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng

- Nhược điểm:

+ Chính ưu điểm nêu trên, cũng là một mặt của khuyết điểm của công cụ này nếu

NHTW muốn thay đổi cung tiền tệ ở biên độ nhỏ là rất khó

+ Phức tạp, kém linh hoạt, vì một thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dữ trữ bắt buộc sẽ gây ra sự

bất ổn đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có dữ trữ thứ cấp

III) Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ:

1) Kênh lãi suất:

Kênh lãi suất này được Keyness miêu tả như sau: khi chính sách tiển tệ mở rộng, lãi suất thực sẽ

giảm, làm giảm giá cả vốn vay, kéo theo nhu cầu đầu tư tăng , dẫn đến tăng cầu và tăng sản

lượng

2) Kênh tài sản

a) Tỷ giá hối đoái:

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 7

Page 8: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

- Tỷ giá hối đoái tác động xuất khẩu thuần: Khi nền kinh tế mở cửa thì cơ chế truyền dẫn tiền tệ

qua kênh này tác động đến cán cân vãng lai và tổng cầu càng lớn. chính sách tiền tệ mở rộng dẫn

đến lãi suất đồng nội tệ giảm, kéo theo giá trị đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ, dẫn đến tỷ giá

hối đoái tăng, do vậy xuất khẩu ròng tăng, và vì thế gia tăng sản lượng

- Tỷ giá hối đoái tác động lên bảng cân đối tài sản: Sự biến động tỷ giá hối đoái có ảnh huởng đến

tổng cầu thông qua bảng cân đối của các công ty tài chính và phi tài chính khi có một số khoảng

nợ đáng kể bằng đồng ngoại tệ. Với những hợp đồng nợ bằng ngoại tệ, chính sách tiền tệ mở

rộng sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ, gia tăng gánh nặng nợ, kéo theo giá trị thuần tài sản giảm,

dẫn đến vay muợn giảm, giảm đầu tư, và giảm sản lượng.

b) Giá cả chứng khoán:

- Tác động đến đầu tư: Mô hình q – Tobin (1969) thiết lập mối quan hệ giữa giá chứng khoán và

chi đầu tư. q của Tobin là được xác định như là giá trị thị trường của công ty chia cho chi phí thay

thế vốn (chi phí mua sắm các công cụ, tài sản…). Nếu q cao, thì giá cả thị trường của công ty cao

so với chi phí thay thế vốn. Khi đó công ty phát hành chứng khoán và nhận một mức giá cao hơn

so với giá cả các loại tài sản vốn mà họ mua. Vì vậy, chi tiêu vốn đầu tư gia tăng, bởi vì các công

ty có thể mua nhiều tài sản vốn chỉ với một lượng nhỏ chứng khoán phát hành. Chính sách tiền tệ

mở rộng (M↑) sẽ làm hạ thấp lãi suất thị trường, khi đó trái phiếu ít hấp dẫn so với cổ phiếu. Kết

quả là, nhu cầu và giá cả cổ phiếu tăng cao. Giá cả cổ phiếu càng cao (Ps↑) khiến cho mỗi cổ

phiếu phát hành huy động được càng nhiều vốn hơn (q↑), theo đó chi phí thay thế vốn giảm (c↓),

dẫn đến kích thích đầu tư tăng cao (I↑) và làm cho tổng cầu tăng.

Ví dụ ảnh hưởng đầu tư khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: Tháng 3/2011, Ngân hàng

nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đối với cho vay chứng khoán, nhiều công ty chứng

khoán đã phản ứng lại bằng cách nâng mức lãi suất cho vay chứng khoán lên trên 20%, thậm chí

mức cao nhất là 23%. Tuy nhiên điều này cũng không giúp ích được nhiều cho các công ty chứng

khoán vì số lượng vốn hỗ trợ từ các ngân hàng đang siết lại. Với lãi suất cho vay chứng khoán

tăng cao, những nhà đầu tư giảm tần suất mua bán bởi chi phí cao, giá cổ phiếu giảm mạnh.

- Tác động đến bảng cân đối của công ty: Tín dụng và giá cả chứng khoán tác động đến bảng cân

đối công ty. Chính sách tiền tệ mở rộng (M↑) dẫn đến làm gia tăng giá cả chứng khoán (Ps↑), theo

đó giá trị thuần của công ty tăng lên (NW↑). Một sự tăng lên giá trị thuần sẽ nâng cao khả năng

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 8

Page 9: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

thế chấp trong vay nợ của công ty và vì thế dẫn đến vay nợ tăng lên (L↑). Vay nợ càng tăng, chi

đầu tư càng tăng (I↑), kéo theo Y↑.

- Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình: Mô hình chu kỳ cuộc sống của Modigliani (1963)

thiết lập lý thuyết tiêu dùng được quyết định bởi nguồn lực suốt đời của người tiêu dùng. Một hợp

phần quan trọng của nguồn lực suốt đời của người tiêu dùng là tài sản tài chính của họ, trong đó

chứng khoán là hợp phần chủ yếu. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm gia tăng giá cả chứng

khoán, gia tăng giá trị giàu có của các hộ gia đình (W↑), kéo theo làm gia tăng nguồn lực suốt đời

của người tiêu dùng, dẫn đến tổng tiêu dùng tăng lên (C↑)

Ví dụ: Liên tục hai năm liền 2010 và 2011 giữ vị trí đầu tiên trong danh sách 100 người giàu

nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, cái tên Phạm Nhật Vượng dường như đã để lại ấn tượng

mạnh đối với tất cả những ai quan tâm đến chứng khoán. Mặc dù năm 2011 được ghi nhận là năm

khá khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên với khả năng tài ba của mình ông

Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup (mã: VIC) đã không ngừng nâng tài sản

lên cao. Bằng chứng là theo thống kê đến cuối năm 2011, tài sản mà ông Phạm Nhật Vượng nắm

giữ đã lên khoảng 16.764 tỷ đồng, tăng 988 tỷ so với năm 2010. Đặc biệt, giá cổ phiếu VIC cũng

luôn giữ được mức cao ổn định khi chốt phiên giao dịch ngày 30/12/2011.

Với vị thế mà ông đã tạo được, trải qua 7 tháng đầu năm 2012 cổ phiếu VIC vẫn luôn thu hút

được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hiện đang là một trong nhiều mã đóng vai trò chủ chốt quyết

định xu hướng của thị trường sàn TP.HCM.

c) Giá cả bất động sản

- Tác động đến chi tiêu nhà ở: Mô hình chi tiêu nhà ở là một dạng biến đổi của lý thuyết q - Tobin.

Chính sách tiền tệ mở rộng (M↑) làm giảm lãi suất, giảm chi phí tài trợ nhà ở và vì thế làm gia

tăng giá cả nhà ở (Ph↑). Sự gia tăng giá cả nhà ở làm gia tăng lợi nhuận của các công ty xây dựng

nhà và vì thế chi tiêu nhà ở gia tăng (H↑), kéo theo tổng cầu xã hội gia tăng (Y↑)

Ví dụ: Năm 2011, lãi suất cao làm giảm dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản.Với lãi

suất cho vay tới 18 - 20%/năm, giới đầu tư bất động sản đã quay lưng lại với thị trường này. Diễn

biến thị trường bất động sản từ 1991 -2011, sau khi đạt tới mức giá đỉnh điểm vào năm 2007, thị

trường bất động sản bắt đầu suy giảm từ năm 2008 cho đến năm 2011. Đây là giai đoạn suy giảm

kéo dài nhất của thị trường này trong lịch sử phát triển bất động sản ở Việt Nam.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 9

Page 10: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Diễn biến thị trường bất động sản từ 1991 – 2011

- Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình:

Giá cả nhà ở là hợp phần quan trọng của mức giàu có các hộ gia đình và tác động đến mức chi

tiêu dùng. Vì thế, chính sách tiền tệ mở rộng (M↑) làm gia tăng giá nhà ở (Ph↑), gia tăng mức

giàu có các hộ gia đình (W↑), kéo theo gia tăng chi tiêu dùng (C↑) và tổng cầu xã hội.

Ví dụ: Theo báo cáo ngày 8/12/2011 của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED), giá trị tài sản

của các hộ gia đình ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm do cổ phiếu, quỹ hưu

trí và nhà ở bị mất giá. Báo cáo cho thấy giá trị tài sản thực của các hộ gia đình trong quý 3 năm

2011 đã giảm 4% xuống còn 57,4 nghìn tỷ USD. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ sau vụ phá

sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers hồi tháng 9/2008 và là mức giảm hàng quý lần thứ

hai liên tiếp. Giá trị tài sản của các hộ gia đình hay giá trị tài sản thực là giá trị của các loại tài

sản như nhà ở, tài khoản ngân hàng và cổ phiếu, những khoản nợ như các khoản thế chấp và thẻ

tín dụng. Giá trị tài sản thực giảm sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế vì khi người dân cảm thấy

bị nghèo hơn, họ sẽ giảm chi tiêu và các cơ sở kinh doanh khi đó sẽ phải giảm bớt việc thuê

người làm và hạ tốc độ phát triển

- Tác động đến bảng cân đối tài sản ngân hàng: Mô hình này dựa vào giả thiết, khi vay mượn vốn

các nhà đầu tư phải thế chấp bất động sản ở ngân hàng. Chính sách tiền tệ mở rộng (M↑) làm gia

tăng giá cả bất động sản (Ph↑), gia tăng giá trị tài sản thế chấp và vốn ngân hàng (NWb↑), dẫn

đến đầu tư và sản lượng tăng lên (I↑,Y↑).

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 10

Page 11: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

IV) Các dạng chính sách tiền tệ

Trong thực tế, việc điều hành chính sách tiền tệ thường được thực hiện dưới những dạng sau

1. Chiến lược tổng cung tiền

- Nội dung của chiến lược này là Ngân hàng trung ương sẽ thông báo về mức tăng trưởng cung tiền cụ thể (ví dụ 5% M1) và cố gắng đạt được mục tiêu này thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ như đã đề cập phần lý thuyết trên. Chiến lược tổng cung tiền bao gồm 3 yếu tố:

+ Độ tin cậy của việc truyền tải thông tin qua tổng cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ.

+ Việc công bố tổng cung tiền mục tiêu.

+ Khả năng loại trừ những yếu tố gây nhiều lớn và có hệ thống từ việc xác định tổng cung tiền mục tiêu.

- Ưu điểm của chiến lược tổng cung tiền: Ngân hàng trung ương sẽ công bố số liệu về tổng lượng cung tiền hàng tuần giúp cho người dân và doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng về việc các nhà điều hành đang cố gắng kiểm soát lượng cung tiền để hạn chế lạm phát. Điều này sẽ làm giảm lạm phát kỳ vọng của người dân và kéo theo lạm phát giảm. Hơn nữa việc này còn thúc đẩy nhà điều hành có trách nhiệm với mục tiêu kiểm soát tổng cung tiền mà mình đưa ra.

- Nhược điểm: tuy nhiên hiệu quả của chính sách tổng cung tiền chỉ phát huy khi mục tiêu những mục tiêu như lạm phát hoặc thu nhập doanh nghĩa có mối liên hệ chặt chẽ với tổng cung tiền mục tiêu. Mối mối liên hệ này yếu thì chiến lược này sẽ vô hiệu. Thật vậy, việc thực hiện tổng cung tiền mục tiêu sẽ không tác động tới những mục tiêu như lạm phát hoặc thu nhập danh nghĩa. Như vậy dân chúng sẽ không thể thấy những dấu hiệu của việc cam kết thực hiện chính sách tiền tệ như mong đợi và qua đó lạm phát kỳ vọng không giảm, Ngân hàng trung ương sẽ khó đạt được mục tiêu của mình.

2. Chiến lược mục tiêu lạm phát

- Như ta đã thấy hạn chế của chính sách tổng cung tiền là khi mối liên hệ giữa tổng cung tiền và các mục tiêu khác như lạm phát không mạnh mẽ thì việc tác động tổng cung tiền sẽ ít tác động tới tỷ lệ lạm phát. Do đó, chiến lược lạm phát mục tiêu sẽ khắc phục được nhược điểm này. Ngân hàng trung ương sẽ công bố chỉ số lạm phát cụ thể và dùng các công cụ tài chính của mình để thực hiện mục tiêu lạm phát đó. Trong đó, chiến lược này bao gồm các yếu tố sau:

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 11

Page 12: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

+ Thông báo mục tiêu lạm phát cụ thể trong một khoảng thời gian cần thiết.

+ Cam kết nỗ lực thực hiện mục tiêu này .

+ Ngân hàng trung ương phải cho thấy rằng mình sẵn sàng bỏ qua hoặc sử dụng mục tiêu khác như tổng cung tiền để nhằm thực hiện chiến lược tiền tệ này.

+ Minh bạch hóa việc thực hiện chính sách tiền tệ này thông qua truyền tải thông tin về kế hoạch và mục tiêu của nhà điều hành tới dân chúng và thị trường.

+ Tăng trách nhiệm của Ngân hàng trung ương về việc thực hiện lạm phát mục tiêu.

- Ưu điểm:

+ Với chính sách lạm phát mục tiêu sẽ khắc phục được nhược điểm của chính sách tổng cung tiền như trên.

+ Một ưu điểm khác của chiến lược này là tính minh bạch của nó cao hơn so với chính sách tổng cung tiền bởi vì mối liên hệ giữa việc gia tăng tổng cung tiền và tỷ lệ lạm phát luôn biến động khó nhận thấy dễ dàng và do đó làm giảm tính chính xác của chính sách tổng cung tiền.

+ Bên cạnh đó chính sách này cũng gia tăng trách nhiệm của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát lạm phát dài hạn, duy trì tỷ lệ tăng trưởng và thất nghiệp hợp lý. Và qua đó có dễ dàng đánh giá được việc liệu Ngân hàng trung ương có làm tốt nhiệm vụ của mình hay không.

- Nhược điểm:

+ Độ trễ: bởi vì Ngân hàng trung ương không thể trực tiếp tác động tới lạm phát như là lượng cung tiền do đó khi Ngân hàng trung ương điều chính lượng cung tiền bằng các công cụ thì nó luôn tồn tại một khoảng thời gian để các công cụ này phát huy tác dụng. Khoảng thời gian này được gọi là độ trễ. Kết quả là dân chúng và thị trường chưa thể thấy các dấu hiệu về việc cam kết thực hiện chính sách này và làm giảm độ tin cậy của chính sách. Tuy nhiên khó khăn trong việc chuyển tải những dấu hiệu này cũng bắt gặp trong chính sách tổng cung tiền và khó có thể nói rằng chính sách tổng cung tiền tốt hơn chính sách lạm phát mục tiêu về vấn đề này.

+ Quá cứng nhắc: việc đặt ra tỷ lệ lạm phát cụ thể bị coi là quá cứng nhắc khi mà nền kinh tế luôn biến đổi và luôn xảy ra những tình huống bất ngờ. Tuy nhiên việc đặt ra tỷ lệ lạm phát mục tiêu tạo ra sự kỷ luật đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ của nhà điều hành và qua đó có thể kiểm soát, nhận xét về việc điều hành chính sách tiền tệ.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 12

Page 13: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Hơn nữa tỷ lệ lạm phát cụ thể không nhất thiết phải cố định mà có thể được điều chỉnh qua từng thời kỳ để phù hợp với tình hình thực tế.

+ Ảnh hưởng tới sản lượng tiềm năng: một số nhà kinh tế cho rằng việc đặt ra tỷ lệ lạm phát mục tiêu thường dẫn tới việc hạn chế lượng cung tiền để kiểm soát lạm phát và điều này tác động lớn đến sự tăng trưởng và sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều nhà hoạch định chiến lược này rất chú trọng tới sản lượng và đề ra mục tiêu lạm phát phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng (New Zealand 1.5%, Canada 2%). Bên cạnh đó việc đặt ra mục tiêu lạm phát phù hợp còn có tác dụng ngăn ngừa giảm phát – nhân tố gây ra sự trì trệ kinh tế Nhật Bản gần cả thập kỷ. Cuối cùng, việc thực hiện chiến lược lạm phát mục tiêu không có nghĩa là Ngân hàng trung ương bỏ qua các mục tiêu ổn định khác như là thất nghiệp, sản lượng. Thật vậy, Ngân hàng trung ương hoàn toàn có thể tác động để đạt được những mục tiêu ngắn hạn khi thực hiện chế độ lạm phát mục tiêu dài hạn.

+ Tỷ lệ tăng trưởng thấp: việc thực hiện chiến lược lạm phát mục tiêu có thể dẫn tới tỷ lệ tăng trưởng thấp. Mặc dù việc đặt mức lạm phát mục tiêu thấp có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng trưởng trong ngắn hạn. Nhưng khi Ngân hàng trung ương đã kiềm chế được lạm phát thì lúc đó nền kinh tế sẽ lấy lại đà tăng trưởng và điều này không tác động tiêu cực tới nền kinh tế vì lạm phát đã được loại bỏ.

3. Chiến lược chính sách tiền tệ ngầm (hay linh hoạt theo cách gọi của Việt Nam)

- Dưới triều đại Alan Greenpan, nền kinh tế Hoa Kỳ đã rất phát triển cho tới khi khủng hoảng tài chính dưới chuẩn xảy ra. Trong suốt thời gian đó, FED không sử dụng những chiến lược tổng cung tiền hay lạm phát mục tiêu hay chính sách tiền tệ công khai nào. Thay vào đó, FED sẽ kiểm soát lạm phát dài hạn bằng cách theo dõi tín hiệu thị trường để dự đoán tỷ lệ lạm phát và thực hiện những chính sách cần thiết để kiểm soát tỷ lệ lạm phát này.

- Như đã phân tích chính sách tiền tệ bao giờ cũng có độ trễ nhất định và đối với một nền kinh tế quy mô lớn như Hoa Kỳ độ trễ có thể là 1 hoặc 2 năm. Do đó Ngân hàng trung ương không thể điều chỉnh lượng cung tiền rồi ngồi chờ tác động của nó. Và nếu như đốm lửa lạm phát đã bắt đầu nhen nhóm thì việc thực hiện chính sách tiền tệ đã quá muộn màng để dập tắt đám lửa này. Do đó Ngân hàng trung ương phải dự đoán và hành động trước khi lạm phát bắt đầu

- Ưu điểm:

+ Với cách thức “thích là làm” này, Ngân hàng trung ương không bị lệ thuộc bởi mối quan hệ giữa lượng cung tiền và lạm phát như chiến lược tổng cung tiền. Hơn nữa

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 13

Page 14: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Ngân hàng trung ương còn có thể thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích tăng trưởng mà không phải bị ràng buộc phải đặt ra tỷ lệ lạm phát thích hợp.

- Nhược điểm:

+ Tuy nhiên, chiến lược này có một nhược điểm là thiếu sự minh bạch. Vì Ngân hàng trung ương không cho công chúng thấy ý định của mình nên dân chúng và thị trường thường suy đoán về hành động của Ngân hàng trung ương. Việc thiếu thông tin này dẫn đến nhiều yếu tố không chắc chắc trong tương lai của chính sách tiền tệ và các nhà đầu tư, doanh nghiệp và doanh chúng khó hành động trong môi trường thiếu minh bạch này. Hơn nữa đối vơi một nước tự cho là dân chủ nhất hành tinh như Hoa Kỳ thì việc này làm Quốc Hội khó kiểm soát và bắt FED chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

+ Nhược điểm nữa của chiến lược này là nó phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm cũng như đạo đức của những người chịu trách nhiệm trong Ngân hàng trung ương.

+ Cuối cùng, việc hành động trong im lặng của Ngân hàng trung ương đặt câu hỏi về sự độc lập của Ngân hàng trung ương với Chính phủ. Với sức ép chính trị và quyền lực, Chính phủ có thể gia tăng sức ép lên chính sách của Ngân hàng trung ương để tác động tới lợi ích của người cầm quyền.

V) Nguyên tắc thực hiện chính sách tiền tệ

1) Khi nền kinh tế có lạm phát cao:

a) Sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc:

Trong hoạt động tín dụng và thanh toán, các ngân hàng thương mại có khả năng biến những

khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra

một bội số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền. Để khống chế khả năng này, ngân hàng trung

ương buộc các ngân hàng thương mại phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ

quy định gửi vào ngân hàng trung ương không được hưởng lãi. Đây là công cụ dự trữ bắt

buộc. Cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc là nhằm khống chế khả năng tạo tiền,

hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ

lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần khống chế (bị “vô hiệu hóa” về mặt thanh toán)

trên tổng số tiền gửi nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán và tín dụng của các ngân hàng

thương mại. Khi lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ này lên làm cho khả

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 14

Page 15: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm),

khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư

giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm). Như vậy công cụ dự

trữ bắt buộc mang tính hành chính, áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và cực kỳ quan trọng để

cắt “cơn sốt” lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển

chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở, tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm

trách việc điều hòa mức cung tiền tệ cho nền kinh tế. Bên cạnh mặt mạnh, công cụ này cũng

bộc lộ nhược điểm của nó. Đó là nó quá nhạy cảm đối với lượng cung tiền, nó làm cho khối

lượng tiền thay đổi rất lớn và khó kiểm soát. Một bất lợi nữa đó là khi sử dụng công cụ này

để kiềm soát cung ứng tiền tệ có thể sẽ gây nên vấn đề về thanh khoản ngay đối với những

ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp. Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không ngừng

cũng gây nên tình trạng không ổn định cho các ngân hàng. Chính vì vậy việc sử dụng công

cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát lạm phát ít được sử dụng trên thế giới, đặc biệt là các nước

phát triển, có nền kinh tế ổn định.

b) Sử dụng công cụ tái chiết khấu

Một phương thức mà ngân hàng trung ương sử dụng để kiềm chế lạm phát đó là công cụ tái

chiết khấu. Đây là phương thức mà ngân hàng trung ương đưa tiền vào lưu thông, thực hiện

vai trò người cho vay cuối cùng. Thông qua việc tái chiết khấu các giấy tờ có giá, ngân hàng

trung ương đã tạo ra cơ sở đầu tiên thúc đẩy hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện việc

tạo tiền, đồng thời khai thông thanh khoản. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều khiển

khối lượng tiền và điều hành chính sách tiền tệ. Tùy vào tình hình của từng giai đoạn cụ thể,

cần thực hiện chính sách “nới lỏng” hay “thắt chặt” tín dụng mà ngân hàng trung ương sẽ

quy định mức lãi suất cao hay thấp. Khi ngân hàng trung ương nâng lãi suất tái chiết khấu

buộc các ngân hàng cũng phải nâng lãi suất tín dụng của mình để không bị lỗ vốn. Do lãi

suât tín dụng tăng lên, cầu về tín dụng sẽ giảm, kéo theo giảm cầu về tiền tệ (nhu cầu giữ tiền

của nhân dân giảm đi). Do đó đầu tư giảm làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phá giảm). Trường

hợp ngược lại, tức là ngân hàng trung ương kích thích tăng cung cầu tiền tệ và làm cho giá

tăng (tỷ lệ lạm phát tăng). Ở Hoa Kỳ hay các nước có nền công nghiệp phát triển, công cụ để

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 15

Page 16: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

thực hiện tái chiết khấu là thương phiếu hoặc các loại tín phiếu. Khi ngân hàng trung ương

ấn định lãi suất chiết khấu tại một mức nào đó sẽ xảy ra biến động lớn trong khoảng cách

giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu vì khi đó lãi suất cho vay thay đổi. Những biến

động này dẫn tới việc thay đổi ngoài ý muốn trong khối lượng cho vay chiết khấu và do đó

thay đổi trong cung ứng tiền tệ làm cho việc kiểm soát cung ứng tiền tệ vất vả hơn. Đây

chính là chạn chế của công cụ này trong việc kiềm soát lạm phát.

c) Sử dụng công cụ nghiệp vụ thị truờng mở

Nếu như công cụ tái chiết khấu là công cụ thụ động của ngân hàng trung ương, tức là ngân

hàng trung ương phải chờ ngân hàng thương mại đang cần vốn đưa ra thương phiếu, kỳ

phiếu… đến để xin tái cấp vốn thì có một công cụ chủ mà ngân hàng trung ương chủ động sử

dụng để điều khiển khối lượng tiền, qua đó kiểm soát lạm phát, đó chính là công cụ nghiệp

vụ thị trường mở. Qua công cụ này, ngân hàng trung ương chủ động phát hành tiền đưa vào

lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông bằng cách mua bán các loại trái phiếu ngân hàng

quốc gia nhằm tác động trước hết đến khối lượng tiền tệ trong quỹ dự trữ của các ngân hàng

thương mại và các tổ chức tài chính, hạn chế tiềm năng tín dụng của các tổ chức này, qua đó

điều khiển khối lượng tiền trong thị trường tiền tệ. Như đã đề cập trước, chúng ta biết rằng

khối lượng tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp tới lạm phát, do đó việc thay đổi cung tiền sẽ làm thay

đổi tỷ lệ lạm phát. Trong nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương điều khiển cả khối

lượng tiền tệ lẫn lãi suất tín dụng thông qua “giá cả” mua bán trái phiếu. Tất cả những cuộc

can thiệp vào khối lượng tiền tệ bằng công cụ thị trường mở dường như diễn ra lặng lẽ và vô

hình, không hề có sự can thiêp thô bạo, điều khiển mạnh mà không chứa đựng một chút

mênh lênh hanh chinh nào. Đây là công cụ vô cùng linh hoạt, khi có sai lầm trong việc tiến

hành ngân hàng trung ương có thể nhanh chóng đảo ngược lại ngay lập tức bằng cách mua

bán trái phiếu. Đây là vũ khí sắc bén nhất đem lại sự ổn định kinh tế nói chung và ổn định

lạm phát nói riêng. Nhưng để sử dụng công cụ này đòi hỏi quốc gia phải có một thị trường

tài chính đủ mạnh và ổn định mà điều này ở Việt Nam chưa đáp ứng được. Trong thời kỳ

lạm phát ba con số, Việt Nam đã áp dụng chính sách lãi suất để đẩy lùi lạm phát rất nhanh

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 16

Page 17: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

chóng, điều này thành công là do đặc điểm riêng biệt của lạm phát Việt Nam, chúng ta cùng

xem xét chính sách lãi suất tác động tới lạm phát như thế nào.

d) Sử dụng công cụ lãi suất

Lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Nó được áp dụng nhất quán trong

lãnh thổ và được ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ và mềm dẻo tùy theo từng thời kỳ

cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn. Như vậy ta có thể thấy lãi suất tác

động làm thay đổi cầu tiền tệ trong dân cư, và làm thay đổi tỷ lệ lạm phát. Thật vậy, khi có

lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất tiền gửi làm cho cá nhân và doanh nghiệp sẽ

đem tiền đầu tư vào ngân hàng (gửi tiền vào ngân hàng) có lợi hơn là đầu tư vào sản xuất

kinh doanh. Do đó cầu tiền giảm làm cho tổng cầu giảm dẫn tới giảm giá. Như chúng ta biết

rằng, in=ii+ir trong đó in là lãi suất danh nghĩa, ir là lãi suất thực tế, ii là tỷ lệ lạm phát. Khi có

lạm phát cao, áp dụng chính sách lãi suất ở đây là việc làm tăng lãi suất danh nghĩa (để duy

trì lãi suất thực dương) qua đó mới tạo tiền danh nghĩa tương ứng với cầu tiền thực tế. Một

cách dễ hiểu, khi lãi suất huy động cao thì người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng

dẫn tới khối lượng tiền trong lưu thông giảm góp phần hạ tỷ lệ lạm phát. Ngân hàng thương

mại mua tín phiếu của ngân hàng nhà nước với lãi suất kinh doanh có lãi thì sẽ giảm được

khối lượng tín dụng. Khi lãi suất huy động cao thì đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay cũng

cao làm nản long các nhà đầu tư vì kinh doanh bằng vốn vay ngân hàng không có lợi nhuận.

Như vậy, việc dùng công cụ lãi suất có thể tăng hoặc giảm khối lượng tín dụng của ngân

hàng thương mại để đạt được mục đích của chính sách tiền tệ (ổn định tỷ lệ lạm phát). Trong

việc kiểm soát lạm phát, đây là công cụ cổ điển, các nước ngày càng ít sử dụng hơn.

e) Sử dụng công cụ hạn mức tín dụng

Bên cạnh những công cụ trên thì hạn mức tín dụng cũng được ngân hàng trung ương sử dụng

để kiểm soát lạm phát. Công cụ này có tác dụng như một rào chắn không để cho khối lượng

tín dụng đối với ngân hàng thương mại vượt quá mức cho phép từ đó bảo đảm mức lạm phát

đã được phê duyệt. Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà ngân hàng trung ương

có thể cung ứng cho tất cả các ngân hàng thương mại trong thời kỳ nhất định phù hợp với

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 17

Page 18: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

tăng trưởng kinh tế. Khi hạn mức tín dụng giảm, dẫn tới cung tiền giảm do đó tổng đầu tư

giảm làm cho tổng cầu giảm và cuối cùng là giá giảm (lạm phát giảm). Với mục tiêu ổn định

đồng tiền và chống lạm phát thì công cụ hạn mực tín dụng là cần thiết. Song việc sử dụng

công cụ hạn mức tín dụng cũng là vấn đề khó khăn không nhỏ cho ngân hàng thương mại.

Tiền gửi của nhân dân không thể thu nhận hàng ngày hàng giờ, và nếu nhận tiền gửi mà

không cho vay thì chẳng khác nào có đầu vào mà không có đầu ra bởi vì đầu ra bị bế tắc bởi

hạn mức tín dụng. Việc xác định hạn mức tín dụng là rất cần thiết, để thực hiện mục tiêu

chống lạm phát. Song nó cũng có những mặt trái gây khó khăn cho ngân hàng thương mại,

chính vì vậy cần có những giải pháp khắc phục những khó khăn đó.

2) Khi nền kinh tế suy thoái:

Khi nền kinh tế suy thoái ngân hàng trung uơng sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Đây là

chính sách làm tăng lượng cung tiền và qua đó giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng khi nền

kinh tế rơi vào suy thoái.

Như ta đã biết Ngân hàng trung ương có nhiều công cụ để thay đổi lượng cung tiền trong

nền kinh tế bao gồm: thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín

dụng và quản lý khung lãi suất. Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng Ngân hàng trung

ương có thể kết hợp các công cụ trên tác động tới lượng cung tiền, qua đó sẽ làm thay đổi lãi

suất để đạt được mục tiêu mong muốn. Việc thực hiện cụ thể các công cụ như sau:

- Thị trường mở: Ngân hàng trung ương sẽ chủ động mua chứng khoán với ngân hàng hoặc

các tổ chức tài chính khác để tăng lượng cung tiền.

- Lãi suất chiết khấu: bằng việc giảm lãi suất chiết khấu (đối với thương phiếu) và tăng hạn

mức cho vay tái chiết khấu (cửa sổ chiết khấu) Ngân hàng trung ương sẽ khuyết khích

việc đi vay của các Ngân hàng thương mại và qua đó làm tăng lượng cung tiền.

- Tỷ lệ dự trự bắt buộc: việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng số nhân tiền tệ, qua đó

làm tăng lượng cung tiền.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 18

Page 19: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

- Hạn mức tín dụng: đây là công cụ mang nặng tính hành chính và thường được sử dụng ở

các nước đang phát triển. Khi Ngân hàng trung ương tăng hạn mức tín dụng sẽ khuyến

khích các Ngân hàng thương mại cho vay và qua đó làm tăng lượng cung tiền.

- Quản lý khung lãi suất: việc quy định khung lãi suất (huy động, cho vay) mang nặng tính

hành chính và có nhiều tác động tiêu cực. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết Ngân hàng

trung ương có thể sử dụng công cụ này. Bằng cách quy định khung lãi suất thấp sẽ tác

động trực tiếp tới lãi suất của nền kinh tế cũng như khuyến khích việc đi vay của doanh

nghiệp.

- Tóm lại thông qua việc sử dụng các công cụ như trên Ngân hàng trung ương sẽ tác động

tới lượng cung tiền và qua đó làm giảm lãi suất, tăng đầu tư và làm tăng tổng cầu. Từ đó

sẽ làm tăng sản lượng và nền kinh tế tăng trưởng. Mô hình cụ thể như sau:

3. Hạn chế của chính sách tiền tệ:

Không phải lúc nào NHTW tăng cung tiền thì lãi suất sẽ giảm, đôi khi vẫn xảy ra trường hợp,

tăng cung tiền nhưng lãi suất không giảm, do đó đầu tư không tăng và không kích thích được

tăng trưởng, mà việc tăng tiền đó chỉ gây ra lạm phát cao, đó chính là hạn chế của chính sách

tiền tệ mở rộng: bẫy tiền hay còn gọi là bẫy thanh khoản ( Liquidity Trap) Bẫy thanh khoản

có thể xảy ra trong những trường hợp sau:

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 19

MD

MS2MS1

R1

R2

Page 20: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

- Người dân và doanh nghiệp thích giữ tiền mặt hơn vì lãi suất huy động quá thấp và họ kỳ

vọng sẽ xảy ra tình trạng giảm phát nên việc giữ tiền mặt sẽ có lợi hơn.

- Người dân và doanh nghiệp thích tiết kiệm hơn là chi tiêu hoặc đầu tư và do đó lượng

cung tiền sẽ rất thấp dù Ngân hàng trung ương có bơm tiền vào đi chăng nữa cũng không

tạo ra được lượng cung tiền như mong muốn.

- Ngân hàng thiếu hụt thanh khoản; ngân hàng không muốn chia sẽ lợi ích thu được từ việc

Ngân hàng trung ương hạ lãi suất chính sách, trần lãi suất huy động cho khách hàng vay

tiền

- Nhà đầu tư không thích nắm giữ trái phiếu mà ưa thích giữ tiền mặt hơn.

+ Cầu tiền quá nhạy với lãi suất

+ Đầu tư không nhạy với lãi suất

Tóm lại, chúng ta biết rằng có 3 “người chơi” trong quá trình cung tiền: Ngân hàng trung

ương, Ngân hàng thương mại và người gửi tiền. Bẫy thanh khoản xảy ra khi Ngân hàng trung

ương muốn tăng lượng cung tiền nhưng 2 chủ thể còn lại thì lại thích giữ tiền hơn là đầu tư,

cho vay hoặc tiêu dùng. Do đó sẽ ảnh hưởng tới tổng cầu không gia tăng và mục tiêu của

Ngân hàng trung ương không đạt được.

B) CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHU KỲ KINH TẾ:

I. Chính sách tài khóa

1. Khái niệm chính sách tài khóa:

Chính sách tài khóa là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát

triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu của Chính Phủ và thuế khóa.

Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ ,

đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỷ lệ lãi suất và nguồn cung

tiền. Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là: Chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 20

Page 21: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của Chính Phủ có thể ảnh

hửơng đến các biến số sau trong nền kinh tế:

- Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế;

- Kiểu phân bổ nguồn lực;

- Phân phối thu nhập.

2. Mục tiêu chính sách

Chính sách tài khóa có 3 mục tiêu chính:

- Duy trì nền kinh tế ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

- Tỷ lệ lạm phát nền kinh tế ở mức vừa phải.

- Ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng (Y = Yp)

3. Phân loai chính sách tài khóa:

a) Chính sách tài khóa mở rộng:

Khi một nền kinh tế đối mặt với suy thoái, chi tiêu chính phủ có thể đưa tổng cầu AD đến

mức sản lượng tiềm năng. Thông qua:

- Tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (phục vụ công việc công);

- Cắt giảm thuế;

- Tăng các khoản chuyển nhượng

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 21

Page 22: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

b) Chính sách tài khóa thu hẹp:

Khi tổng cầu vượt mức sản lượng tiềm năng tạo ra lạm phát. Vì vậy chính phủ có thể giảm

tổng cầu thông qua:

- Cắt giảm chi tiêu chính phủ về các hàng hóa, dịch vụ;

- Tăng thuế

- Giảm các khoản chuyển nhượng

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 22

Page 23: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

4. Chính sách tài khóa tập trung

Là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G=T. Chi tiêu của chính phủ (G) hoàn toàn được

cung cấp do nguồn thu từ thuế (T)và nhìn chung kết quả có ảnh hửơng trung tính lên mức độ

của các hoạt động kinh tế.

II. Công cụ của chính sách tài khóa:

1. Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là :

c) Thu ngân sách

Thu từ thuế: Thuế GTGT,thuế tiêu thụ đặc biệt

Thu từ các khoản phí, lệ phí.

Thu từ việc phát hành tiền

Thu từ các khoản vay nợ nước ngoài, nhận viện trợ từ nước ngoài.

Thu từ phát hành xổ số kiến thiết, phát hành công trái.

d) Chi ngân sách:

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho việc

thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ. Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nươc.

Bao gồm: Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng

cơ bản, khấu hao tài sản xã hội.

Chi bảo đảm xã hội, bao gồm: giáo dục, ytế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông

tin đại chúng, thể thao, lương hưu và trợ cấp xã hội, quản lý hành chính, an ninh

quốc phòng, dự trữ ,…

2. Công cụ ổn định tự động

Bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, các khoản trợ cấp xã hội, bảo hiểm và thuế thu VAT:

- Khi kinh tế phát triển, tổng sản phẩm xã hội càng tăng cao nguồn thuế VAT, thuế thu

nhập cá nhân tự động tăng cao giảm số nhân tổng cầu.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 23

Page 24: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

- Khi kinh tế suy thoái các khoản thuế này tự động giảm, các khoảng trợ cấp tự động

tăng lên, nó có tác dụng tự động tăng cường hoạt động sản xuất, tổng cầu

- Công cụ tự động ổn định có sự đáp ứng nhanh với thị trường giảm sự dao động của

tổng cầu trước những cú sốc kinh tế.

3. Chính sách tài khóa thuận chu kỳ và nghịch chu kỳ

Khi các nước tiến hành các chính sách tài khóa mở rộng vào lúc có lạm phát hay tiến hành

các chính sách tài khóa thắt chặt khi có suy thoái, thì người ta gọi các chính sách tài khóa

đó là theo chu kỳ hay thuận chu kỳ (procyclical). Ngược lại là chính sách tài khóa ngược

chu kỳ hay nghịch chu kỳ (countercyclical)

Các nước phát triển đạt được các chính sách tài khóa ngược chu kỳ thông qua các công cụ

bình ổn tự động (automatic stabilizers). Bảo hiểm thất nghiệp và các khoản chuyển

nhượng xã hội tăng lên khi thất nghiệp cao. Chinh sách thuế cũng có thể ngược chu kỳ

(thu nhập cá nhân giảm làm giảm doanh thu thuế của chính phù).

Các nước đang phát triển thường không có các công cụ bình ổn tự động . Hiếm có các

khoản bảo hiểm thất nghiệp. Các khoản chuyển nhượng xã hội chỉ chiếm một phần nhỏ

trong ngân sách. Tiêu dung của chính phủ và tiền lương chiếm phần lớn chi tiêu trong các

nước đang phát triển. Thuế ở các nước đang phát triển cũng thường là thuế gián thu (thuế

thương mại và thuế tiêu dung) thay vì thuế trực thu (thuế thu nhập)

4. Khó khăn và rủi ro trong thực thi chính sách tài khóa.

a) Độ trễ của các chính sách tài khóa của chính phủ:

- Chính phủ cần nhiều thời gian để xem xét, họp bàn, xây dựng chính sách trong chính

sách tài khóa mở rộng đối phó khủng hoàng.

- Đối với chính sách tài khóa thu hẹp dễ bị phản đối của nhân dân, các ban ngành do đó

dễ gây bất ổn trong xã hội cũng như các dự án dang dỡ không thể rút vốn trong thời gian

ngắn.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 24

Page 25: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

- Điều đó dẫn đến các chính sách tài khóa khi thực thi không còn đúng thời điểm cũng

như độ mạnh của nó cũng không còn phù hợp như khi dự tính.

b) Chính sách tài khóa chỉ có tác động trong ngắn hạn.

Nỗ lực để giữ sản lượng ở mức tự nhiên bằng chính sách kích cầu , trong dài hạn lại làm

cho mức lạm phát tăng cao.

c) Nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách.

Nợ quôc gia và thâm hụt ngân sách gia tăng sẽ đe dọa sự ổn định kinh tế từ đó gây sức ép

lên cách chính sách tài khóa của chính phủ.

d) Rủi ro về mức độ thực hiện các chính sách tài khóa

Độ mạnh yếu của các chính sách tài khóa mở rộng hay thu hẹp rất quan trọng trong việc

điều tiết ổn định kinh tế quốc gia ở mức tiềm năng.

- Nếu chính sách tài khóa mở rộng không đủ lực thì sẽ không thúc đẩy kinh tế phát

triển và phục hồi tốt. Nhưng nếu quá nhiều sẽ dẫn đến phát triển quá nóng, tổng cầu

vượt quá sản lượng tiềm năng gây ra nguy cơ lạm phát và bất ổn kinh tế.

- Nếu chính sách tài khóa thu hẹp, ta cần giảm bớt đà tăng trưởng nóng để tổng sản

lượng ổn định ở mức tiềm năng. Tuy nhiên nếu thắt chặt quá mức thì giảm tăng

trưởng, thắt chặt quá non thì không có hiệu quả trong điều tiết kinh tế vĩ mô.

III. Các nguyên tắc của chính sách tài khóa:

1. Ngân sách cân bằng:

- Trải qua chu kỳ kinh tế, ngân sách được cân bằng có thể là quá thắt chặt trong thời kỳ khó

khăn và quá mở rộng trong thời kỳ thuận lợi;

- Nếu vấn đề là trả được nợ, thì tất nhiên nhà nước phải quan tâm đến hiện giá ròng của tài

sản và các khoản nợ. Nếu đầu tư quá ít chỉ để tuân thủ quy tắc cân bằng ngân sách thì có

thể có nhiều tiền trong tay hôm nay hơn nhưng sẽ có ít doanh thu trong tương lai hơn.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 25

Page 26: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

2. Quy tắc vàng: Chi tiêu hiện tại của chính phủ phải được trang trải bởi doanh thu, trong khi

đầu tư công có thể được tài trợ bằng nợ.

- Chi tiêu hiện tại của chính phủ và doanh thu trong một chu kỳ kinh tế cho phép chính phủ

tiêu dùng nhiều hơn trong thời kỳ khủng hoảng;

- Nhưng chính phủ các nước nghèo chỉ có thể vay nợ vào thời kỳ kinh tế thuận lợi;

- Có phải điều này chỉ càng khuyến khích các nhà làm chính sách đổi tên các khoản chi tiêu

tiêu dùng thành các khoản đầu tư hay không.

3. Các quỹ bình ổn:

- Đầu tư lợi nhuận vào các trái phiếu quốc tế để tạo ra nguồn doanh thu dài hạn cho các chi

tiêu xã hội kể cả khi giá nguyên liệu thấp;

- Đòi hỏi tính kỷ cương về tài khóa rất cao: các quỹ này phải ở ngoài tầm với của các nhà

chính trị.

4. Quy tắc 1% của Chile: Từ năm 2001 Chile đã đều đặn theo chu kỳ điều chỉnh thặng dư

ngân sách của mình phải ở mức ít nhất 1% GDP

5. Hạn chế của chính sách tài khóa mở rộng - Tình huống lấn át hoàn toàn

Mô hình IS-LM cho thấy rằng cả chính sách tài chính và tiền tệ đều tác động đến sản

lượng. Để biết khi nào chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn chính sách tài khóa, chúng ta

hãy xem xét một tình huống đặc biệt của mô hình IS-LM mà trong đó cầu tiền không bị

ảnh hường bởi lãi suất, tức cầu tiền không co giãn đối với lãi suất, cho nên chính sách tiền

tệ tác động tới sản lượng còn chính sách tài khóa thì không. Chúng ta hãy xem xét độ dốc

của đường LM khi cầu tiền không bị ảnh hửơng bởi những thay đồi trong ãi suất.

Giả sử nền kinh tế đang phải chịu tỷ lệ thất nghiệp rất cao và nhà hoạch định chính sách tìm

ra cách loại trừ nó bằng chính sách tài chính hoặc chính sách tiền tệ mở rộng. Phần (a) cho

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 26

Page 27: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

thấy điều gì xảy ra khi vận dụng chính sách tài chính mở rộng . Chính sách này làm dịch

chuyển đường Is sang phải, từ IS1 đến IS2. Trong khi đó sản lượng vẫn bằng Y1, như vậy sư

mở rộng chính sách tài chính không ảnh hưởng đến sản lượng. Bởi vì đường LM thẳng đứng,

nên sự dịch chuyển sang phải của đường IS làm tăng mức lãi suất, qua đó làm cho chi tiêu

cho đầu tư và xuất khẩu ròng giảm đến mức đủ trung hòa hoàn toàn ảnh hửơng của sự mở

rộng chính sách tài chính. Nói cách khác, chính sách tài chính mở rộng đã lấn át chi tiêu cho

đầu tư và cho xuất khẩu ròng, làm cho chúng giảm thông qua việc làm tăng lãi suất.Đây được

gọi là tình huống lấn át hoàn toàn (crowding out)

IV. Chu kỳ kinh tế

1. Khái niệm chu kỳ kinh tế,

Chu kỳ kinh tế còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình

tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Cũng có quan điểm coi

pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng

thịnh (hay mở rộng).

Các pha của chu kỳ kinh tế

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 27

i2

i1

LM1LM1 LM2

Tổng sản lượng Y Tổng sản lượng Y

Lãi suất Lãi suất

12

i1

i2

Y1 Y1 Y2

Page 28: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Chu kỳ kinh tế

- Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định

rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi

là suy thoái.

- Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm

ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.

- Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh

tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt

đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh

của chu kỳ kinh tế.

Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động

tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:

- Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp

tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư

vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.

- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp

theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 28

Page 29: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên

nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn

kinh tế suy thoái.

- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các

nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi

làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.

Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.

Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy thoái,

khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng

theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v…

không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp

lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Ở Việt Nam cho đến đầu thập niên 1990, trong một số

sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha

này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Nay không còn thấy cách gọi này nữa.

2. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế

nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác

thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy

thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy

thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho

đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 29

Page 30: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

3. Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế của

nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế.

Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu những tổn thất,

chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, vì cách

lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau,

nên biện pháp chống chu kỳ mà họ đề xuất cũng khác nhau.

- Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo,

khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính

sách quản lý tổng cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính sách tài chính và

chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính

sách đó sang thắt chặt. Hình 1 minh họa một sự suy thoái do tổng cầu giảm: tổng cầu dịch

chuyển từ AD sang AD' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' và giá cả giảm từ P đến

P' (lạm phát giảm).

- Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do sự can

thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính. Vì thế, để không xảy ra chu

kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chỉnh sau các cú sốc cung, chính phủ không nên

can thiệp gì cả. Hình 2 minh họa một trường hợp suy thoái do tổng cung giảm: vì lý do

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 30

Page 31: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

nào đó (ví dụ giá đầu vào tăng đột biến) tổng cung giảm từ AS xuống AS' khiến cho sản

lượng giảm từ Q xuống Q' nhưng giá cả lại tăng từ P lên P' (lạm phát tăng).

Ngày nay, quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta phát

hiện ra hiện tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu hẹp

của GDP thực tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ các nước này đã

hiểu biết và vận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô. Bằng cách kết hợp giữa chính

sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái biến thành

khủng hoảng. Chu kỳ kinh doanh khốc liệt tàn phá chủ nghĩa tư bản trong những thời kỳ đầu

của chủ nghĩa tư bản đã được chế ngự.[2]

4. Dự báo chu kỳ kinh tế

Các chuyên gia kinh tế đã tìm cách xây dựng và phát triển công cụ dự báo những thay đổi

trong nền kinh tế. Những mô hình đơn giản nhất dựa trên số liệu dễ thu thập như sản lượng

một số tư liệu sản xuất quan trọng (thép,...), khối lượng hàng hóa vận chuyển... rồi công thức

hóa số liệu thống kê để đưa ra chỉ số có tính chất dự báo. Dần dần, với sự phát triển của công

nghệ thông tin, người ta đã xây dựng những mô hình kinh tế lượng phức tạp với hàng chục

nghìn biến số cùng những hệ phương trình phức tạp để dự báo. Đi tiên phong trong sự phát

triển công cụ dự báo là những nhà kinh tế học Jan Tinbergen (giải Nobel năm 1969),

Lawrence Klein (giải Nobel năm 1980). Nhờ đó, dự báo biến động kinh tế vĩ mô đã có độ tin

cậy lớn hơn mặc dù nó chưa đạt độ chính xác cao khi có những thay đổi về những chính sách

lớn.

V. Lý thuyết chính sách tài khóa và ổn định chu kỳ kinh tế

Theo học thuyết Keynes, chính sách tài khóa được sử dụng để chống lại chu kỳ kinh tế

(countercylically) hay còn gọi là chính sách tài khóa tùy ý, thong qua chính sách tài khóa mở

rộng hoặc thu hẹp. Một hình thức của chính sách tài khóa phản chu kỳ được biết đến là Ổn

định tự động (Automatic stabilizers). Nghĩa là có những chính sách được thiết kế tự nó điều

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 31

Page 32: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

chỉnh làm cho chính sách tài khóa mở rộng trong thời kỳ suy thoái và thu hẹp trong thời kỳ

tăng trưởng cao như là chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội, thuế thu nhập…

Như vậy một khi trạng thái tài khóa thay đổi, sẽ làm thay đổi xung lực tài khóa, kéo theo làm

thay đổi chu kỳ kinh tế. Đó là quy trình tác động của chính sách tài khóa đến chu kỳ kinh tế.

Có thể tóm lược thành mô hình 3 T: đúng lúc (Times), đúng mục tiêu (Targeted) và kịp thời

(Temporary). Một vấn đề hiển nhiên của chính sách tài khóa là qua đó chính phủ có tiềm năng

tác động nhanh chóng đến sự thay đổi chi tiêu xã hội. Các nước phát triển sử dụng chính sách

tài khóa phản chu kỳ một cách tích cực. Thế nhưng, giải pháp phản chu kỳ thường được thực

hiện trễ hơn so với chính sách ổn định tự động và những thay đổi trạng thái tiền tệ. Nó thường

phản ứng mạnh trong thời kỳ suy thoái hơn thời kỳ tăng trưởng và đôi khi ở mức cần thiết;

nghĩa là giải pháp kích thích thường xuyên được thực hiện, từ đó ảnh hưởng ngược đến sự ổn

định tài khóa. IMF (2008) đã phát hiện ra rằng chính sách tài khóa tùy ý có tác động đến phản

chu kỳ ở mức độ vừa phải ở các nước phát triển, nhưng ngược lại có minh chứng rất yếu về

tác động phản chu kỳ trong những nền kinh tế đang phát triển. IMF cho rằng , kích thích dựa

và thuế hiệu quả hơn so với giải pháp dựa vào chi tiêu, đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát

triển, bởi lẽ lien quan đến vấn đề một khi gia tăng chi tiêu thì thời gian sau đó sẽ rất khó kiềm

chế.

Nhiều công trình nghiên cứu minh chứng chính sách tài khóa tùy ý thường phản ứng chậm trễ

so với chính sách tiền tệ trong thời kỳ suy thoái và mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng.

Trước hết, chính phủ mất rất nhiều thời gian nhận dạng suy thoái kinh tế, kế đến, mất nhiều

thời gian để quốc hội thông qua giải pháp tài khóa và mất nhiều thời gian để nền kinh tế phản

ứng. Kết quả là một khi được quyết định, chính sách tài khóa hiếm khi được điều chỉnh theo

những thay đổi tình hình kinh tế. Hơn nữa luôn có những kiềm chế về chính trị: có khuynh

hướng dễ dãi cho chính phủ nới lỏng tài khóa hơn là thắt chặt một khi giải pháp được thực

hiện. Vì vậy, chính sách tùy ý dẫn đến độ lệch – thuế cắt giảm và chi tiêu gia tăng nhiều hơn

trong thời kỳ suy thoái so với tăng thuế và cắt giảm chi tiêu trong thời kỳ tăng trưởng. Điều

này có nghĩa là nợ công gia tăng nhanh, dẫn đến tình trạng trung tính của chính sách tài khóa

do bở bù lại hình vi của khu vực tư nhân. Sự mở rộng tài khóa tạo ra sức ép trong dài hạn là

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 32

Page 33: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

lãi suất tăng cao và hiện tượng chèn lấn đầu tư khu vực tư nhân hoặc hộ gia đình tiết kiệm

nhiều hơn nếu chính sách tài khóa mở rộng vì sợ đánh thuế cao trong tương lai

C) PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ

I. Khái niệm mô hình IS-LM

Mô hình IS-LM sẽ giúp bạn tìm hiểu xem chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế và tương tác với chính sách tài chính như thế nào để tạo ra một mức nhất định của tổng sản lượng

- Đường IS (investment và Saving): Chỉ ra các điểm mà tổng lượng hàng hóa được sản xuất bằng tổng lượng cầu về hàng hóa. Nói cách khác, nó mô tả các điểm mà tại đó thị trường hàng hóa nằm trong trạng thái cân bằng. Đối với mỗi mức lãi suất nhất định, đường IS nói cho chúng ta biết tổng sản lượng phải bằng bao nhiêu để cho thị trường hàng hóa đạt trạng thái cân bằng. Khi lãi suất tăng, chi tiêu cho đầu tư dư kiến và xuất khẩu ròng giảm , làm giảm tổng cầu. Dĩ nhiên, tổng sản lượng phải giảm xuống mức bằng tổng cầu nhằm thỏa mãnh điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa.

Nếu nền kinh tế nằm ở diện tích bên phải của đường IS, nó sẽ có tình trạng dư cung về hàng hóa. Ngược lại, nếu nền kinh tế nằm ở diện tích bên trái của đường IS, nó sẽ có tình trạng dư cầu về hàng hóa.

-Đường LM ( Liquidity Preference và Money Supply nghĩa là nhu cầu giữ tiền mặt của cá nhân và cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ của nhà nước): Gồm các điểm thỏa mãn điều kiện cân bằng là lượng cầu tiền bằng lượng cung tiền. Đối với mỗi mức sản lượng cho trước , đường LM nói cho chúng ta biết lãi suất bằng bao nhiêu để duy trì trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ. Khi tổng sản lượng tăng, cầu tiền tăng và lãi suất

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 33

Page 34: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

cũng tăng, cho nên cầu tiền vẫn bằng cung tiền và thị trường tiền tệ tiếp tục ở trong trạng thái cân bằng

-Nếu nền kinh tế nằm ở phần diện tích bên trái đường LM, trên thị trường tiền tệ sẽ có tình trạng dư cung về tiền. Ngược lại, nếu nền kinh tế nằm ở phần diện tích bên phải đường LM, trên thị trường tiền tệ sẽ có tình trạng dư cầu về tiền.

-Mô hình IS-LM đã được sử dụng để kết hợp các hoạt động khác nhau của nền kinh tế: nó là sự kết hợp của thị trường tài chính (tiền tệ) với thị trường hàng hóa và dịch vụ

Kết hợp hai đường IS và LM

Giao điểm giữa hai đường IS và LM là điểm cân bằng đồng thời cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ. Có thể kết hợp hai đường IS và LM vào cùng một đồ thị với trục tung là các mức lãi suất thực tế r và trục hoành là các mức thu nhập Y. Giao điểm E giữa đường IS và đường LM chính là điểm cân bằng đồng thời cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường tiền tệ. Điểm E giúp xác định mức thu nhập cân bằng Y* và mức lãi suất thực tế cân bằng r*.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 34

Page 35: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Mỗi đường đều có thể có hình dáng thông thường, tức là đường IS dốc xuống phía phải và đường LM dốc lên phía phải. Mỗi đường đều có thể có hình dáng nằm ngang và mỗi đường đều có thể có hình dáng thẳng đứng.

II. Tác động của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa làm dịch chuyển đường IS vì trực tiếp tác động vào tổng cầu làm thay đổi sản lượng cân bằng, do vậy với chính sách tài khóa mở rộng sẽ dịch chuyển đường IS qua phải, và ngược lại, với chính sách tài khóa thắt chặt làm tổng cầu giảm, sẽ làm IS dịch chuyển qua trái.

Tuy nhiên hạn chế của chính sách tài khóa mở rộng đó là: tác động lấn át hay hất ra (đã được phân tích trên phần III các nguyên tắc của chính sách tài khóa), tác động lấn át này sẽ lớn khi:

+ LM có độ dốc cao: cầu tiền không nhạy với lãi suất+ IS có độ dốc thấp: đầu tư quá nhạy với lãi suất

III. Tác động của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ làm dịch chuyển đường LM vì tác động vào cung tiền làm thay đổi lãi suất cân bằng, đường LM dịch chuyển nếu cung tiền thực hoặc cầu tiền thực thay đổi, nguyên tắc dịch chuyển

- Nếu cung tiền thực dịch chuyển sang phải hoặc cầu tiền thực dịch chuyển sang trái thì đường LM dịch chuyển xuống dưới, chính sách tiền tệ mở rộng

- Nếu cung tiền dịch chuyển sang trái hoặc cầu tiền dịch chuyển sang phải thì đường LM dịch chuyển lên trên, chính sách tiền tệ thắt chặt

Tuy nhiên hạn chế của chính sách tiền tệ mở rộng đó là: bẫy thanh khoản hay bẫy thanh khoản ( đã được phân tích trên phần Nguyên tắc thực hiện chính sách tiền tệ)

IV. Tác động kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Việc kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có ý nghĩa về mặt ngắn hạn và dài hạn

1) Ngắn hạn: chống suy thoái và lạm phát nhanh

+ suy thoái: dùng chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng

+ lạm phát: dùng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thu hẹp

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 35

Page 36: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

2) Dài hạn: làm tăng nguồn lực quốc gia bằng cách có thể thu hẹp tài khóa kết hợp với mở rộng tiền tệ để làm giảm lãi suất cân bằng.

Tuy nhiên việc tăng/giảm thuế, chi tiêu chính phủ hay tăng/giảm cung tiền như thế nào và mức tăng giảm bao nhiêu thì vừa thì các nhà kinh tế không thể trả lời chính xác các câu hỏi này, tuy nhiên mặc dù mô hình IS-LM không thể chỉ rõ tương lai sáng sủa của nền kinh tế tổng hợp, song nó có thể giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định xem chính sách nào có hiệu quả nhất trong những hoàn cảnh nhất định, có hai tình huống đặc biệt trong việc áp dụng chính sách tiền tiền và chính sách tài khóa

V. Ảnh hưởng của chính sách tài khóa – tiền tệ:

Ảnh hửơng của chính sách tài chính và tiền tệ cho thấy rằng chính phủ có thể dễ dàng giúp

cho nền kinh tế thoát khỏi chu kỳ kinh tế bằng biện pháp như nới lỏng chính sách tiền tệ

và/hoặc mở rộng chính sách tài khóa đối với nền kinh tế đang suy thoái hoặc đối phó với tình

trạng thất nghiệp quá cao; hoặc thắt chặt chính sách tiền tệ và/hoặc chính sách tài khóa đối

với nền kinh tế lạm phát do tăng trưởng quá cao.

Tuy nhiên việc tăng/giảm thuế, chi tiêu chính phủ hay tăng/giảm cung tiền như thế nào và

mức tăng giảm bao nhiêu thì vừa thì các nhà kinh tế không thể trả lời chính xác các câu hỏi

này, tuy nhiên mặc dù mô hình IS-LM không thể chỉ rõ tương lai sáng sủa của nền kinh tế

tổng hợp, song nó có thể giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định xem chính sách nào

có hiệu quả nhất trong những hoàn cảnh nhất định.

VI. Những nguyên tắc cơ bản đảm bảo tính hiệu quả trong việc phối hợp CSTK &

CSTT

Chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Trong đó, mặc dù mỗi một chính sách theo đuổi một mục tiêu cụ thể và tuân thủ những quy luật riêng nhưng đều hướng tới một mục đích chung là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng thời, giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác lẫn nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong ngắn hạn, CSTK có tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các yếu tố thuộc cơ chế truyền dẫn CSTT. CSTK tác động trực tiếp và gián tiếp lên tổng cầu của nền kinh tế thông qua các quyết định thu chi hoặc thông qua sự tác động lên lãi suất 1. Ðiều đó có xu hướng ảnh hưởng đến tiền lương và giá cả, qua đó, tác động lên lạm phát

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 36

Page 37: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

và kỳ vọng lạm phát2. Về mặt lý thuyết thì thấy được những ảnh hưởng của CSTK lên các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ, nhưng trên thực tế rất khó để cụ thể hóa (lượng hóa) rõ ràng ảnh hưởng của CSTK đến CSTT trong ngắn hạn.

Trong dài hạn, CSTK có thể ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài của CSTT và rất rõ nét, nếu một CSTK kém bền vững lâu dài sẽ tác động lên mục tiêu CSTT. Kỳ vọng thâm hụt ngân sách lớn và liên tục cộng với nhu cầu nợ lớn của chính phủ có thể giảm lòng tin vào nền kinh tế và gây nên rủi ro đến sự ổn định của thị trường tài chính. Thiếu niềm tin vào sự bền vững tài chính của chính phủ có thể trở thành yếu tố tiềm ẩn gây ra bất ổn cho các thị trường trái phiếu, ngoại hối và thậm chí làm sụp đổ cơ chế tiền tệ.

Ngoài ra, CSTK còn có ảnh hưởng đến dòng chu chuyển vốn quốc tế, qua đó, làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát luồng ngoại tệ ra vào đất nước của ngân hàng trung ương (NHTƯ), gây rủi ro cho hệ thống tài chính: Chính sách thu và chi tài khóa xây dựng không hợp lý có thể sẽ có tác động tiêu cực đối với quá trình phân bổ nguồn lực, điều này sẽ làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế.

CSTT cũng có ảnh hưởng nhất định đến CSTK: CSTT với mục tiêu chính yếu mang tính trung hạn là ổn định giá cả, giá trị đồng tiền và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc kiểm soát lãi suất và cung tiền. Một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư, thu hẹp sản xuất có thể dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách chính phủ; một sự tăng/giảm lãi suất từ CSTT làm ảnh hưởng đến giá trái phiếu chính phủ sẽ làm giảm/tăng giá trái phiếu, điều đó cũng ảnh hưởng đến cân đối ngân sách; một sự gia tăng tỷ giá (đồng bản tệ giảm) sẽ làm gia tăng khoản nợ chính phủ bằng đồng ngoại tệ qui đổi.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, CSTT và CSTK có sự phụ thuộc lẫn nhau, thay đổi của một chính sách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách kia. Hơn nữa, trong thực tế, hai chính sách này lại do hai cơ quan khác nhau điều hành cho nên cần phải có sự phối hợp giữa CSTT và CSTK để tránh những bất ổn có thể xảy ra. Lambertini và Rovelli (2004) đã chỉ ra rằng, việc phối hợp của hai chính sách này sẽ giúp giảm thiểu chi phí bình ổn lạm phát.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để đảm bảo tính hiệu quả của sự phối hợp giữa hai chính sách, cần thiết phải tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản sau:

(i)- Cần có sự nhất quán về mục tiêu chính sách nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô là lạm phát ổn định, tăng trưởng bền vững và công ăn việc làm cao;

(ii)- Trong quá trình thực thi, cần tạo ra sự đồng bộ, bổ sung cho nhau;

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 37

Page 38: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

(iii)- Hỗ trợ và chia sẻ thông tin, để đảm bảo thực hiện hiệu quả các quyết định chính sách nhằm đạt được mục tiêu đề ra của các chính sách, đảm bảo tính bền vững của các chính sách.

Trong thực tế áp dụng, thông thường các nước sẽ thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản trên, tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể linh hoạt xác định cách thức thực hiện các nguyên tắc trên phù hợp với thực trạng của nền kinh tế.

TÓM LƯỢC

Khi nền kinh tế vào pha suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng

việc giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư tư nhân dẫn tới tăng tổng cầu,

thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, nếu việc giảm lẫi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì,

theo thuyết ưa chuộng tính thanh khoản, mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào ngân

hàng hay mua chứng khoán. Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng

không huy động được tiền gửi thì cũng không thể cho xí nghiệp vay và chứng khoán không

bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn. Chính sách tiền tệ trở nên bất lực

trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu. Trong khi

đó, chính sách tài khóa lúc thường vốn không phát huy được hiệu lực đầy đủ do hiện tượng

lấn át (crowding out) thì lúc này lại phát huy đầy đủ hiệu lực do hiện tượng crowding out

không còn (vì lãi suất thấp).

Kinh tế học Keynes cho rằng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng này thì chỉ có cách sử dụng

tích cực chính sách tài khóa (giảm thuế, tăng chi tiêu công cộng), tăng xuất khẩu ròng,

khuyến khích tư nhân đầu tư để đổi mới công nghệ.

Cũng có quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ không mất hoàn toàn hiệu lực mà vẫn có thể

triển khai qua biện pháp giảm giá đồng tiền trong nước để kích thích xuất khẩu ròng, thực

hiện mục tiêu lạm phát, biện pháp nới lỏng tiền tệ qua tăng trực tiếp lượng tiền cơ sở.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 38

Page 39: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

D) PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIẾN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH

TẾ TẠI VIỆT NAM

Năm 1997, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, CSTT và chính sách tài khóa đã được sử

dụng để khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, hạn chế tình trạng giảm phát thông qua chính sách

kích cầu kéo dài từ năm 1997 đến 2003. Kết quả là Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ở

mức cao (7,7; 8,4; 8,17; 8,5%/năm của các năm 2004, 2005, 2006 và 2007 tương ứng) kèm

theo tỷ lệ lạm phát có lúc ở mức 2 con số (giai đoạn 2004 - 2007)

Giai đoạn lạm phát bùng nổ vào năm 2008 như là kết quả tất yếu của chính sách nới rộng tổng

cầu trước đó đòi hỏi các chính sách kiềm chế tổng cầu quyết liệt và nhất quán song song với

cải thiện các khía cạnh của cấu trúc kinh tế và hiệu quả đầu tư. Song trong thực tế, Chính phủ

đã 4 lần thay đổi mục tiêu ưu tiên và bằng cách đó, các điều chỉnh chính sách luôn có thiên

hướng duy trì tốc độ tăng trưởng (đặc biệt là chính sách tài khóa).

i/ Từ thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát (năm 2008) sang kích cầu đầu tư để

thúc đẩy tăng trưởng (năm 2009)

ii/ Thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát, ổn định

kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng (năm 2010)

iii/ Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát (2011)

iv/ Năm 2012 tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Nghị quyết số

01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012).

Có thể nhận thấy, cho tới 2010 và nửa đầu 2011, mục tiêu tăng trưởng vẫn là mục tiêu ưu

tiên, mặc dù lạm phát không còn là dấu hiệu mà đã thực sự bùng phát cộng với những ảnh

hưởng bởi độ trễ của chính sách kích cầu năm 2009. Chỉ tới nửa cuối năm 2011 cho tới nay,

ưu tiên kiềm chế lạm phát mới thực sự được thể hiện trong các văn bản chỉ đạo của Chính phủ

và trở thành hành động của hai Bộ Tài chính và NHNN. Tuy nhiên, trong thực tế, CSTT và

chính sách tài khóa được sử dụng để hướng tới các mục tiêu kinh tế với các mức độ khác

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 39

Page 40: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

nhau. Trong đó, CSTT luôn được sử dụng như là công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế vĩ mô,

đặc biệt trong giai đoạn giảm tổng cầu, kiềm chế lạm phát.

Giai đoạn nhằm muc tiêu ổn định vi mô sau khủng hoảng

Từ đầu năm 2008, NHNN đã sử dụng tất cả các công cụ CSTT theo hướng thắt chặt để kiềm

chế lạm phát: (i) tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất

cả các kỳ hạn; (ii) Phát hành bắt buộc 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN và quy định các tín

phiếu NHNN không được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN; (iii) Lãi suất cơ bản được

điều chỉnh lên mức 12 rồi 14%. Hệ thống lãi suất điều hành gồm cặp lãi suất tái cấp vốn cũng

được điều chỉnh tăng lên 15% và 13%; (iv) Khống chế hạn mức tín dụng và yêu cầu kiểm

soát chặt những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao, đặc biệt cho vay đầu tư kinh doanh chứng

khoán và bất động sản...Ðến tháng 5/2008 tổng phương tiện thanh toán tăng 3,73% so với

cuối năm 2007, thấp hơn so với mức tăng 17,57% của cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng dư nợ

tín dụng tăng 18,42%, tuy cao so với tốc độ tăng 13,36% của cùng kỳ năm trước, nhưng có xu

hướng giảm dần (tháng 1/2008 là 6,3%, tháng 2/2008 là 2,35%, tháng 3/2008 là 3,78%, tháng

4/2008 là 3,36% và tháng 5/2008 là 2,25%). So với năm 2007, tốc độ tăng M2 cả năm 2008 là

19,5%; dư nợ tín dụng tăng 25,4% thấp hơn nhiều so với năm 2007 với 39% và 56% tương

ứng (Hình 1).

Hình 1: Tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán 2000-2011

0

20

40

60

80

100

T¨ng tr ëng M2 T¨ng tr ëng tÝn dông

Nguôn: Ngân hang Nha Nươc Viêt Nam

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 40

Page 41: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Cùng với CSTT, chính sách cắt giảm chi tiêu công cũng được đặt ra thông qua chủ trương rà

soát, sắp xếp giảm chi đầu tư các dự án chưa thực sự cấp bách, các dự án có khả năng hoàn

thành và đưa vào sử dụng trong năm 2008, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên.

Số các dự án, công trình đầu tư bị bị dừng lại hoặc giãn tiến độ khoảng hơn 3000 dự án với

tổng số vốn là 37.000 tỷ đồng, tập trung phân bổ cho các dự án cấp thiết có khả năng hoàn

thành đưa vào sử dụng trong năm 2008 (nhưng trên thực tế, việc cắt giảm không được bao

nhiêu). Chính phủ cũng đã giảm 25% kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ,

riêng trái phiếu giáo dục điều chỉnh giảm 5,6% so với mức Quốc hội quyết định.

Giai đoạn kich cầu năm 2009

Từ nửa cuối năm 2008, CSTT lại hướng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đối phó

với suy thoái kinh tế trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới thông qua một loạt các công

cụ: (i) Triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất mà thực chất là mở rộng cung tiền; (ii) Hạ

lãi suất cơ bản từ 14% xuống 8,5% và cặp lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn xuống 7,5% và

9,5%; (ii) Giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền đồng xuống còn 5%; (iv) Thực hiện thanh

toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN. Nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu là mua

giấy tờ có giá để cung ứng thêm tiền; (v) Duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% trong gần suốt

năm 2009, tăng lên 8% vào tháng 11/2009. Kết quả là tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới mức

kỷ lục gần 40% vào năm 2009 và lạm phát tạm thời ở mức 6,9% - tỷ lệ cao nhất trong khu

vực vào thời gian đó.

Ðóng góp vào thành tích này là nỗ lực mở rộng chi tiêu của chính sách tài khóa. Trước hết là

gói kích cầu tới 160.000 tỷ (gồm cả 17.000 tỷ hỗ trợ lãi suất) chiếm 10% GDP vào năm 2009

để đầu tư và trợ cấp cho các khu vực bị tổn thương. Cùng với nó là các giải pháp mở rộng chi

tiêu và đầu tư (các thành quả của năm 2008 về cắt giảm chi tiêu công, hoãn và phân bổ lại

vốn cho các dự án hầu như bị xóa bỏ), chính sách giãn thuế, giảm thuế đã được đưa ra để kích

cầu đầu tư và tiêu dùng . Nỗ lực này khiến Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng 5,3% -

mức tăng trưởng dương hiếm hoi sau khủng hoảng. Nền kinh tế đã không rơi vào tình trạng

đổ vỡ hàng loạt do ảnh hưởng của khủng hoảng.

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 41

Page 42: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Giai đoạn thực hiên chinh sach vi mô thận trọng nhằm ổn định va duy trì muc tiêu tăng

trưởng năm 2010

Nghị quyết số 18/NQ-CP 4/2010 xác định cả hai mục tiêu cho năm 2010: kiềm chế mức lạm

phát khoảng 7% (tương tự như 2009) và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%. Trong

thực tế, khoảng nửa đầu năm 2010, CSTT tuân thủ định hướng hạn chế tốc độ tăng trưởng dư

nợ tín dụng (mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25% và M2 là 20%), kiểm soát rủi ro, cải

thiện chất lượng tín dụng và cơ cấu dư nợ. Các giải pháp này là khá tương thích theo nghĩa:

yêu cầu chất lượng tín dụng cao sẽ làm giảm nhu cầu tín dụng ảo và hạn chế tình trạng rủi ro

do lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.

Chính sách tài khóa cũng theo đuổi mục tiêu nới rộng tổng cầu trong suốt năm 2010 nhằm

kích thích tăng trưởng. Nếu như năm 2008, một số dự án bị ngừng hoặc dãn tiến độ và khu

vực xây dựng cơ bản không tăng so với 2007 thì đến 2010, giá trị sản xuất xây dựng tăng

23,1% so với 2009 (năm được đầu tư mạnh bởi các gói kích cầu), vốn đầu tư khu vực nhà

nước tăng 10% so với 2009 (Chú ý rằng vốn đầu tư khu vực nhà nước năm 2009 tăng tới hơn

40% so với 2008). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế tăng

17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó một tỷ lệ lớn nguồn vốn trái phiếu

Chính phủ ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ một số dự án hoàn thành trong năm

2010. Bội chi ngân sách lên tới hơn 6% GDP, tỷ lệ nợ công là 56,6% (theo cách tính của

Luật Nợ công Việt Nam).

Giai đoạn ưu tiên ổn định vi mô, kiêm chê lạm phat (2011 - 2012)

Lần đầu tiên, tuyên bố mục tiêu vĩ mô và cam kết thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát thể

hiện sự nhất quán cao trong tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ theo Nghị quyết 11/NQ-CP/2011

tháng 2/2011. Theo đó, cả CSTT và chính sách tài khóa đều được yêu cầu sử dụng triệt để các

công cụ chính sách nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát. CSTT một lần nữa quay lại thực hiện

thắt chặt với mục tiêu trung gian gồm dư nợ tín dụng tăng trưởng dưới 16%, M2 tăng dưới

20%. NHNN đã triển khai các chính sách cụ thể nhằm đạt mục tiêu này, gồm: (i) Yêu cầu các

tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng,

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 42

Page 43: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giảm tốc độ và tỷ

trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/06/2011

và 16% đến 31/12/2011; (ii) Lãi suất chiết khấu tăng từ 7%/năm lên 12->13%/năm, lãi suất

tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 10->11-

>12->13->14->15->16%/năm; (iii) Nghiệp vụ thị trường mở thực hiện nghiệp vụ hút tiền

ròng trong phần lớn thời gian của năm 2011 (tính đến cuối tháng 6/2011, mức cung ròng qua

OMO là không đáng kể: hơn 13.000 tỷ đồng và tính đến cuối năm 2011 lượng hút ròng

111.365 tỷ đồng (iv) Tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng

với các chế tài xử phạt nghiêm khắc của nội bộ từng ngân hàng; (v) Xây dựng và triển khai

chiến lược cấu trúc lại hệ thống ngân hàng từng bước nhằm nâng cao tính hiệu quả, giảm mức

độ rủi ro và cải thiện sức mạnh cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Chủ trương này cũng

nhằm giải quyết tận gốc căn nguyên của tình trạng mặt bằng lãi suất cao hiện nay (về phía

ngân hàng); (vi) Triển khai đồng bộ các giải pháp đối với thị trường ngoại tệ, thị trường vàng

nhằm mục tiêu giảm sự di chuyển vốn lòng vòng giữa tài sản được coi như tiền (money likes)

- một trong các yếu tố gây áp lực lên lãi suất nội tệ, triệt tiêu tác động của CSTT. Kết quả là

mức tăng M2 và tín dụng của cả năm 2011 đạt dưới 10% và trên 12% (số liệu ước tính theo

công bố của NHNN đầu năm 2012), thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình của các năm

trước. Ðây là mức thắt chặt thấp hơn đáng kể so với mức tăng định hướng đã nêu trong Nghị

quyết 11 nhằm hướng tới giảm tổng cầu.

Có thể nhận thấy, kết quả ròng của chủ trương giảm đầu tư công năm 2011 là rất khiêm tốn,

không đem lại hiệu ứng mong muốn. Tuy vậy, mức thu ngân sách tăng 20% so với năm 2010

và bội chi giảm nhẹ ở mức 4,9% thấp so với mức mục tiêu 5,3% (Hình 2).

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 43

Page 44: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Hình 2: Thu, chi và bội chi ngân sách Nhà nước 2001-2011 (%/GDP)

0

10

20

30

40

Thu 24.6 25.9 27.1 24.9 26.3 21.5 26.6

Chi 32.6 27.1 27.5 28.4 31.9 28.4 31.4

Bội chi 4.9 5 6.6 5 6.9 6.2 4.9

B.quân 2001-2005

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguôn: Bộ Tai chinh, Ủy ban giam sat tai chinh quôc gia

Những dấu hiêu đình đôn kinh tê từ cuôi năm 2011

Có một thực tế cần quan tâm là, ngay từ năm 2011, những dấu hiệu đình đốn đã xuất

hiện. Mặc dù NHNN khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín ở mức 20%, nhưng mức tăng

thực tế chỉ là 12%. Thậm chí, NHNN bắt đầu thể hiện dấu hiệu nới lỏng từ quý IV năm 2011

nhưng nhu cầu tín dụng vẫn rất thấp, báo hiệu tình trạng đình đốn của khu vực sản xuất, giảm

nhu cầu tín dụng, chỉ số giá đã bắt đầu giảm từ tháng 8/2011. Tính đến quý I/2012, dấu hiệu

đình đốn sản xuất rõ nét với tỷ lệ tăng sản xuất công nghiệp là 4,1% (so với 9,3% cùng kỳ

năm 2011), mức bán lẻ chỉ là 5% (thấp xa so với số liệu cùng kỳ từ 2006), tốc độ tăng trưởng

kinh tế là 4% (thấp nhất từ 2007 đến nay) (Hình 3)

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 44

Page 45: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Hình 3: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát 2000-2012

-5

0

5

10

15

20

25

CPI -0.6 0.8 4 3 9.5 8.4 6.6 12.6 22.3 6.88 11.79 18.13 2.55

GDP 6.76 6.8 7.04 7.2 7.69 8.43 8.17 8.48 6.18 5.32 6.68 5.89 4

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Q1.2012

Nguôn: Tổng cuc thông kê

Thực trạng này dẫn tới lượt chuyển đổi mục tiêu từ kiềm chế lạm phát sang thúc đẩy phục

hồi kinh tế, sử dụng CSTT cho năm 2012.

Có thể nhìn thấy các động thái này qua ba lần cắt giảm lãi suất 300 điểm liên tiếp, đưa mức

trần lãi suất xuống 11% từ 25/5/2012, liên tiếp hạ lãi suất chỉ đạo, áp trần lãi suất 15%/năm

rồi giảm xuống 14%/năm cho 4 khu vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp vừa

và nhỏ; doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Cơ cấu

lại nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ,...) và các giải pháp khác cần thiết, phù

hợp với từng loại hình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

nghiệp vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc quy định nới rộng tín dụng cho

khu vực bất động sản với mục đích thúc đẩy sản xuất các ngành vật liệu xây dựng và giải

phóng các khoản nợ đọng của ngân hàng trong tài sản đảm bảo là bất động sản.

Các đợt giảm và hoãn thuế cũng được sử dụng từ 2011, tiếp tục được sử dụng cho hỗ trợ

doanh nghiệp trong năm 2012 với quy mô khoảng 29.000 tỷ đồng nhằm: i/ Gia hạn nộp thuế

giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với một số doanh nghiệp; ii/

Giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 45

Page 46: K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM GVHD: TS. Diệp Gia Luật

muối… Tuy vậy, hiệu ứng hỗ trợ của chính sách thuế sẽ rất khiêm tốn bởi: i/ Một số doanh

nghiệp đang ở trong diện gia hạn nộp thuế từ đợt gia hạn năm 2011, kỳ gia hạn này chỉ kéo

dài hơn thời hạn chứ không tạo nên sự hỗ trợ vật chất thực sự; ii/ Một bộ phận doanh nghiệp

không nhỏ đang trong giai đoạn cầm cự và tồn tại. Với tỷ lệ tồn kho cho đến tháng 5/2012

khoảng 30 - 40% bình quân thì khả năng có nguồn nộp thuế để hưởng chính sách giảm thuế là

không khả thi trong một vài tháng tới; iii/ Gói hỗ trợ được dự tính ảnh hưởng khoảng 9% thu

ngân sách sẽ gây áp lực lên mức bội chi ngân sách vốn đã rất nặng nề có thể sẽ có những hệ

lụy khác.

Trong thời gian tới, năm 2012 - 2013, những biến động vĩ mô sẽ trở nên phức tạp hơn và

không dễ để đối phó. Những dấu hiệu kinh tế suy giảm, sức cầu giảm sâu, đặc biệt là cầu đầu

tư, nguy cơ lạm phát thường trực bởi chỉ số lòng tin của người tiết kiệm và người đầu tư đối

với môi trường vĩ mô và hệ thống tài chính là rất nhỏ. Các chỉ số tài chính như: bội chi ngân

sách, nợ công, nợ nươc ngoài, hiệu quả đầu tư, độ lành mạnh của hệ thống ngân hàng, lãi

suất... đang ở mức độ rất dễ tổn thương. Việc điều chỉnh các chỉ số này cho mục tiêu tăng

trưởng hay kiềm chế lạm phát sẽ gây nên những tác động trái chiều nếu không có sự phối hợp

chặt chẽ giữa hai CSTT và chính sách tài khóa một cách bài bản và thực chất. Trước mắt, các

yếu tố nền tảng cho yêu cầu phối hợp chính sách cần phải được thiết lập. Việc vận hành linh

hoạt công cụ thuế, lãi suất với cơ cấu và điều chỉnh thích hợp theo mục tiêu vĩ mô xác định sẽ

là hướng phối hợp cần thiết trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo:

1. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – Federic S.Mishkin

2. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – Nguyễn Văn Ngọc

3. Wikipedia;

4. Chính sách tài khóa và bài toán ổn định chu kỳ kinh tế ở Việt Nam (PGS.TS Sử Đình

Thành)

5. Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam PGS.TS. Tô Kim Ngọc và

PGS.TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa

PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ T r a n g | 46