154
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI LƯƠNG ANH DŨNG KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN, RED ANGUS NUÔI TẠI MONCADA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2018

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

LƯƠNG ANH DŨNG

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN NĂNG SUẤT,

CHẤT LƯỢNG TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN,

RED ANGUS NUÔI TẠI MONCADA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2018

Page 2: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

LƯƠNG ANH DŨNG

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN NĂNG SUẤT,

CHẤT LƯỢNG TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN,

RED ANGUS NUÔI TẠI MONCADA

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

MÃ SỐ: 9620105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. MAI VĂN SÁNH

2. TS. LÊ VĂN THÔNG

HÀ NỘI – 2018

Page 3: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn

và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2018

Nghiên cứu sinh

Lương Anh Dũng

Page 4: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án này, trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn

PGS.TS. Mai Văn Sánh và TS. Lê Văn Thông là hai thầy hướng dẫn khoa học

đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể Ban Giám đốc Viện

Chăn Nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ về

mọi mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm

Giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh

Moncada, Trạm Lưu giữ và cung ứng tinh giống gia súc đã động viên, tạo mọi

điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích

tôi hoàn thành luận án này.

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2018

Nghiên cứu sinh

Lương Anh Dũng

Page 5: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ...................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii

Mục lục ............................................................................................................. iii

Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... vii

Danh mục các bảng ........................................................................................ viii

Danh mục các hình ............................................................................................ x

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết ................................................................................................ 1

2. Mục tiêu ........................................................................................................ 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 3

3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 3

4. Những đóng góp mới của luận án ............................................................... 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5

1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của giống bò Brahman và Red Angus ............... 5

1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của giống bò Brahman ................................... 5

1.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của giống bò Red Angus ................................ 6

1.2. Khả năng sinh trưởng của bò đực giống và một số yếu tố ảnh hưởng ..... 7

1.2.1. Khả năng sinh trưởng ............................................................................ 7

1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của bò đực

giống .................................................................................................... 12

1.3. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống và một số yếu tố ảnh

hưởng .......................................................................................................... 14

1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống .... 14

Page 6: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

iv

1.3.2. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh của

bò đực giống ........................................................................................ 20

1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng

suất, chất lượng tinh của bò đực giống ..................................................... 28

1.4.1. Những đáp ứng của cơ thể bò khi nhiệt độ, độ ẩm môi trường

tăng cao ............................................................................................... 29

1.4.2. Tác động của nhiệt độ và độ ẩm cao đến khả năng sản xuất tinh

của bò đực giống ................................................................................. 30

1.4.3. Chỉ số nhiệt ẩm (Temperature Humidity Index - THI)....................... 31

1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 33

1.5.1. Tình hình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của bò Brahman

và Red Angus ...................................................................................... 33

1.5.2. Tình hình nghiên cứu khả năng sản xuất tinh của bò đực giống ........ 36

1.5.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao đến

một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất, chất lượng tinh của bò đực

giống .................................................................................................... 42

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU .................................................................................................... 46

2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 46

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................. 46

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: .......................................................................... 46

2.2.2. Thời gian nghiên cứu: ......................................................................... 46

2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 46

2.3.1 Khả năng sinh trưởng .......................................................................... 46

2.3.2 Khả năng sản xuất tinh ........................................................................ 47

2.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý và

năng suất, chất lượng tinh ................................................................... 48

Page 7: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

v

2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 48

2.4.1. Điều kiện nghiên cứu .......................................................................... 48

2.4.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng ....................................................... 51

2.4.3. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh ..................................................... 52

2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến

một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất, chất lượng tinh của bò đực

giống .................................................................................................... 54

2.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 56

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 57

3.1. Khả năng sinh trưởng của bò đực giống Brahman và Red Angus ......... 57

3.1.1. Sinh trưởng tích luỹ ............................................................................ 57

3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối .......................................................................... 60

3.1.3. Sinh trưởng tương đối ......................................................................... 64

3.2. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Red Angus ....... 66

3.2.1. Lượng xuất tinh ................................................................................... 67

3.2.2. Hoạt lực tinh trùng .............................................................................. 70

3.2.3. Nồng độ tinh trùng .............................................................................. 73

3.2.4. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác ....................... 76

3.2.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ...................................................................... 79

3.2.6. Tỷ lệ tinh trùng sống ........................................................................... 81

3.2.7. Tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn sản xuất tinh đông lạnh .......... 84

3.2.8. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông ........................................................ 86

3.2.9. Số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn của một

lần khai thác và của một năm/đực giống ............................................ 88

3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu

sinh lý, năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống .............................. 91

Page 8: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

vi

3.3.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt ẩm trong chuồng nuôi,

ngoài chuồng nuôi tại Moncada năm 2017 ......................................... 91

3.3.2. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý của bò

đực giống ............................................................................................. 97

3.3.3. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng tinh

dịch của bò đực giống ....................................................................... 105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 122

Kết luận .................................................................................................................. 122

Kiến nghị ............................................................................................................... 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 125

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 137

Page 9: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt

A Hoạt lực tinh trùng

C Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch

cs. Cộng sự

HF Holstein Friesian

K Tinh trùng kỳ hình

Moncada Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada

Mean Giá trị trung bình

n Dung lượng mẫu

n KT Số lần khai thác tinh dịch

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Nxb Nhà xuất bản

S Tinh trùng sống

SE Sai số chuẩn

TCVN 8925-2012 Tiêu chuẩn Quốc gia về tinh bò sữa, bò thịt – Đánh giá chất

lượng

THI Temperature Humidity Index – chỉ số nhiệt ẩm

TTNT Thụ tinh nhân tạo

V Lượng xuất tinh

VAC Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác

Page 10: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

Bảng 3.1. Khối lượng bò đực giống tại các mốc tuổi ........................................................ 58

Bảng 3.2. Tốc độ sinh trưởng của bò đực giống ở các giai đoạn tuổi ............................... 61

Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của bò đực giống ở các giai đoạn tuổi .......................... 64

Bảng 3.4. Lượng xuất tinh trung bình/lần khai thác qua hai năm xản xuất ...................... 67

Bảng 3.5. Lượng xuất tinh trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất ............................ 69

Bảng 3.6. Hoạt lực tinh trùng trung bình/lần khai thác qua hai năm sản xuất .................. 70

Bảng 3.7. Hoạt lực tinh trùng trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất ....................... 73

Bảng 3.8. Nồng độ tinh trùng trung bình/lần khai thác qua hai năm sản xuất .................. 74

Bảng 3.9. Nồng độ tinh trùng trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất ...................... 76

Bảng 3.10. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trung bình/lần khai thác qua hai

năm sản xuất ..................................................................................................... 77

Bảng 3.11. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trung bình/lần khai thác theo

năm sản xuất ..................................................................................................... 79

Bảng 3.12. Tinh trùng kỳ hình trung bình/lần khai thác qua hai năm sản xuất .................. 80

Bảng 3.13. Tinh trùng kỳ hình trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất ...................... 81

Bảng 3.14. Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình/lần khai thác qua hai năm sản xuất .............. 82

Bảng 3.15. Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất ................... 84

Bảng 3.16 Tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn sản xuất tinh đông lạnh .......................... 85

Bảng 3.17. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình qua hai năm sản xuất ................ 86

Bảng 3.18. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình theo năm sản xuất ..................... 87

Bảng 3.19. Số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn trung bình qua hai năm

sản xuất ............................................................................................................. 89

Bảng 3.20. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn trung bình theo từng năm

sản xuất ............................................................................................................. 90

Bảng 3.21. Nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt ẩm trong và ngoài chuồng nuôi bò đực

giống năm 2017 ................................................................................................. 92

Bảng 3.22. Số ngày trong từng tháng có chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi rơi vào từng

vùng THI ........................................................................................................... 96

Bảng 3.23. Chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò đực giống ............ 98

Page 11: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

ix

Bảng 3.24. Nhiệt độ trực tràng của bò đực giống theo từng vùng THI ............................... 99

Bảng 3.25. Chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi và nhịp thở của bò đực giống ........................... 101

Bảng 3.26. Nhịp thở của bò đực giống theo từng vùng THI ............................................. 102

Bảng 3.27. Lượng xuất tinh trung bình/lần khai thác của bò đực giống theo từng

vùng THI ......................................................................................................... 106

Bảng 3.28. Mức độ giảm lượng xuất tinh/lần khai thác của bò đực giống khi THI

tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng THI ôn hòa ............... 107

Bảng 3.29. Hoạt lực tinh trùng trung bình/lần khai thác của bò đực giống theo từng

vùng THI ......................................................................................................... 109

Bảng 3.30. Mức độ giảm hoạt lực tinh trùng/lần khai thác của bò đực giống khi THI

tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng THI ôn hòa ................ 110

Bảng 3.31. Nồng độ tinh trùng trung bình/lần khai thác của bò đực giống theo từng

vùng THI ......................................................................................................... 113

Bảng 3.32. Mức độ giảm nồng độ tinh trùng/lần khai thác của bò đực giống khi THI

tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng THI ôn hòa ................ 114

Bảng 3.33. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình/lần khai thác của bò đực giống theo

từng vùng THI ................................................................................................. 117

Bảng 3.34. Mức độ tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình/lần khai thác của bò đực giống khi

THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng THI ôn hòa ........ 118

Page 12: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Tên hình Trang

Hình 1.1 Các dạng tinh trùng kỳ hình phổ biến(McGowan và cs., 2004) ...... 17

Hình 1.2 Bảng chỉ dẫn vùng thời tiết nguy hiểm đối với gia súc (Deke

Alkire, 2009) ....................................................................................... 33

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn sinh trưởng tích lũy của bò đực Brahman và

Red Angus qua các mốc tuổi .............................................................. 60

Hình 3.2 Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của bò đực Brahman và Red Angus

qua các giai đoạn tuổi ......................................................................... 63

Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của bò đực Brahman và Red

Angus qua các giai đoạn tuổi .............................................................. 65

Hình 3.4. Diễn biến THI trong và ngoài chuồng nuôi theo từng tháng .......... 94

Hình 3.5. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhiệt độ trực tràng của bò

đực giống Brahman ........................................................................... 100

Hình 3.6. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhiệt độ trực tràng của bò

đực giống Red Angus ........................................................................ 100

Hình 3.7. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhịp thở của bò đực

giống Brahman .................................................................................. 104

Hình 3.8. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhịp thở của bò đực

giống Red Angus ............................................................................... 104

Hình 3.9. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với lượng xuất tinh của bò

đực giống Brahman ........................................................................... 108

Hình 3.10. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với lượng xuất tinh của bò

đực giống Red Angus ........................................................................ 108

Hình 3.11. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với hoạt lực tinh trùng của

bò đực giống Brahman ...................................................................... 111

Page 13: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

xi

Hình 3.12. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với hoạt tinh trùng của bò

đực giống Red Angus ........................................................................ 112

Hình 3.13. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nồng độ tinh trùng của

bò đực giống Brahman ...................................................................... 115

Hình 3.14. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nồng độ tinh trùng của

bò đực giống Red Angus ................................................................... 116

Hình 3.15. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

của bò đực giống Brahman ............................................................... 119

Hình 3.16. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

của bò đực giống Red Angus ............................................................ 120

Page 14: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT

Sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước sẽ thúc đẩy các nhu

cầu ngày càng cao của đời sống xã hội, trong đó có nhu cầu về thực phẩm

thịt, trứng, sữa... Đất nước ta đang trên đà phát triển, tốc độ phát triển đô

thị, công nghiệp và dịch vụ rất cao, nên nhu cầu về thực phẩm ngày càng

lớn. Chính vì vậy, nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn

nuôi bò thịt nói riêng càng phải đẩy mạnh hơn nữa.

Chăn nuôi bò thịt ở nước ta trong những năm qua đã có những bước

phát triển nhất định, tỷ lệ bò lai đạt trên 60%, tăng năng suất, chất lượng

thịt, song mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu trong nước, tức là 50% còn

lại phải nhập khẩu (Hoàng Kim Giao, 2018). Một trong những nguyên nhân

là do ngành chăn nuôi bò thịt nước ta xuất phát từ các giống bò địa phương

hay còn gọi bò Vàng, khả năng sản xuất thịt thấp do có tầm vóc nhỏ bé,

khối lượng trưởng thành con đực là 250-300kg con và cái là 160-200kg

(Trần Trung Thông và cs., 2010). Tuy nhiên, bò Vàng có khả năng sinh sản

tốt, khả năng chống chịu bệnh tật cao và thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm

của Việt Nam. Để phát huy những ưu điểm của bò Vàng và nâng cao khả

năng sản xuất của chúng, cần phải nhập nội những giống bò thịt về lai tạo,

nâng cao tầm vóc và sức sản xuất (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).

Trong nhiều năm qua, giống bò Brahman được dùng chủ yếu để cải

tạo bò Vàng thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT). Bò Brahman có

ưu điểm là giống bò thịt nhiệt đới, có sức đề kháng tốt với bệnh tật, sinh

trưởng nhanh, khối lượng trưởng thành ở bò đực 800 – 1.100 kg, ở bò cái

450 – 650 kg, tỷ lệ thịt xẻ 53 – 58% (Lê Văn Thông và cs., 2014). Bò

Brahman đã được nhập về Việt Nam từ nhiều nguồn và nhiều độ tuổi khác

nhau, được người chăn nuôi cả nước ưa thích trong cải tạo đàn bò địa

Page 15: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

2

phương. Bò Red Angus có nguồn gốc vùng khí hậu ôn đới, là giống bò thịt

nổi tiếng trên thế giới có chất lượng thịt được đánh giá cao. Khối lượng

trưởng thành bò đực 800 – 1000 kg, bò cái 550 –700 kg, tỷ lệ thịt xẻ 60 –

65% (Lê Văn Thông và cs., 2015). Năm 2015 lần đầu tiên Việt Nam nhập

khẩu bò đực giống Brahman hậu bị từ Hoa Kỳ và bò đực giống chuyên thịt

chất lượng cao Red Angus từ Australia nhằm mục đích nâng cao năng suất,

chất lượng thịt đàn bò trong nước. Hai nhóm bò đực giống hậu bị này được

nuôi dưỡng tại trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada nhằm

khai thác, sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác TTNT bò trên cả nước.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có biên độ nhiệt và độ ẩm

cao ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và sản xuất tinh của các bò

đực giống nhập nội. Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu khả năng sinh

trưởng, khả năng sản xuất tinh, đặc biệt là ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm

đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực Brahman và Red Angus nhập nội

để đánh giá khả năng thích nghi, nâng cao khả năng sản xuất tinh đông

lạnh, phục vụ công tác TTNT phát triển bò lai hướng thịt của Việt Nam.

Xuất phát từ các vấn đề trên, đề tài: “Khả năng sinh trưởng, sản

xuất tinh và ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến năng suất, chất lượng

tinh của bò đực giống Brahman, Red Angus nuôi tại Moncada” đã được

nghiên cứu ngay từ khi nhập đàn bò về.

2. MỤC TIÊU

- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của bò đực giống Brahman và

Red Angus nhập nội.

- Đánh giá được khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống

Brahman và Red Angus nhập nội.

- Đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến

năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội.

Page 16: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

3

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được khả năng sinh trưởng, sản

xuất tinh, khả năng thích nghi của bò đực giống Brahman và Red Angus

nhập nội; đồng thời xác định được vùng chỉ số nhiệt ẩm trong chuồng nuôi

thuận lợi và bất lợi cho khả năng sản xuất tinh của bò đực giống.

- Kết quả của công trình nghiên cứu là tư liệu khoa học phục vụ cho

công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các trường Đại học, viện Nghiên cứu.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của luận án giúp tìm ra những biện pháp khắc phục điều

kiện thời tiết nóng ẩm vào mùa hè của nước ta nhằm nâng cao khả năng sản

xuất tinh, khai thác hiệu quả nguồn gen quý của hai giống bò nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các cơ sở chăn nuôi bò đực giống

sản xuất tinh khác trong nước có biện pháp phòng tránh tác động của stress

nhiệt nóng vào những thời điểm nắng nóng trong năm để nâng cao sức

khỏe và khả năng sản xuất tinh của bò đực giống.

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đã xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm

đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman và Red Angus

nhập nội. Chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi từ 75 bắt đầu gây stress, trong đó bò

Red Angus bị ảnh hưởng bởi Stress nhiệt lớn hơn bò Brahman.

- Đã xác định được mối tương quan giữa chỉ số THI với một số chỉ

tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực giống nghiên cứu. Trong

đó, chỉ số THI tương quan nghịch với lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng,

nồng độ tinh trùng; mối tương quan này là cao đối với bò đực giống Red

Angus và trung bình với bò đực giống Brahman. Chỉ số THI có tương quan

thuận chặt chẽ với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của hai nhóm bò nghiên cứu.

Page 17: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

4

- Đã xác định được trong từng vùng thời tiết, khi THI tăng lên một

đơn vị làm giảm các chỉ tiêu V, A, C và làm tăng tỷ lệ kỳ hình trong tinh

dịch của hai giống bò đực nghiên cứu; mức giảm của V, A, C và mức tăng

tỷ lệ kỳ hình ở các vùng stress khác nhau là khác nhau.

Page 18: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG BÒ BRAHMAN VÀ

RED ANGUS

1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của giống bò Brahman

Brahman là giống bò có u thuộc loài Bos indicus. Bò Brahman nổi

tiếng là giống bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và

cận nhiệt đới. Giống Brahman được chọn tạo thành ở Hoa Kỳ vào đầu

những năm 1900 từ các các giống bò Zêbu: Kankrej, Ongole, Gir, Krishna

valley, Hariana và Bhagnari của tiểu lục địa ấn Độ được nhập vào Mỹ

(Đinh Văn Cải, 2007).

Bò Brahman có ngoại hình chắc khỏe, tầm vóc lớn hơn so với các

giống bò Zêbu khác; hệ cơ bắp phát triển, có u cao, yếm thõng, da mềm,

thịt săn và tai to dài cụp xuống. Bò có màu lông trắng xám hoặc đỏ. Tốc độ

sinh trưởng nhanh, chịu đựng rất tốt điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, kháng

bệnh tốt, chuyển hoá tốt thức ăn có hàm lượng xơ cao. Brahman là giống

chủ lực để lai tạo với các giống bò thịt cao sản ôn đới tạo ra nhiều giống bò

thịt nhiệt đới năng suất cao như Droughtmaster, Braford, Brangus... (Lê

Quang Nghiệp và cs., 2006). Khối lượng trưởng thành ở bò đực 800 –

1.100 kg, ở bò cái 450 – 650 kg, tỷ lệ thịt xẻ 53 – 58% (Lê Văn Thông và

cs., 2014).

Brahman là giống bò thịt phù hợp nhất ở các vùng nhiệt đới và cận

nhiệt đới bởi khả năng chịu nhiệt, sức đề kháng bệnh tật và kháng côn

trùng, tuổi thọ, khả năng chăn thả, khả năng sinh bê dễ dàng, khả năng làm

mẹ và nuôi con tốt (Antonio và cs., 2006)

Theo Jasmine Dillon và David Riley (2012), Brahman là giống bò

phổ biến trong ngành chăn nuôi bò thịt của Hoa Kỳ; có ưu điểm: khả năng

Page 19: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

6

chịu nhiệt, thích hợp với vùng khí hậu cận nhiệt đới, khả năng kháng ký

sinh trùng, khả năng sinh sản tốt.

Trước đây ở Việt Nam, bò Brahman được nhập khẩu chủ yếu từ các

nước CuBa và Australia. Qua nhiều thế hệ, bò Brahman đã thích nghi với

điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam cũng như điều kiện chăm

sóc nuôi dưỡng và phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người chăn nuôi cả

nước. Bò Brahman có vai trò quan trọng trong công tác cải tạo, nâng cao

tầm vóc bò thịt Việt Nam thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Năm 2015

bò đực giống Brahman hậu bị từ Hoa kỳ (nơi tạo ra giống bò này) lần đầu

tiên được nhập khẩu về Việt Nam. Đây sẽ là nguồn gen quý góp phần quan

trọng trong công tác cải tạo nâng cao tầm vóc và phát triển bò lai hướng

thịt của Việt Nam.

1.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của giống bò Red Angus

Red Angus là giống bò không có u thuộc loài Bos taurus, là giống bò

thịt nổi tiếng trên thế giới, có nguồn gốc từ vùng cao nguyên phía bắc

Scotland từ thế kỷ thứ VIII. Bò có màu đỏ sẫm, không có sừng, có đặc

trưng của giống bò thịt cao sản: chân thấp, thân hình vạm vỡ, xương thanh

và nhỏ, mông đùi phát triển, cơ bắp nổi rõ, sinh trưởng nhanh. Khối lượng

trưởng thành ở bò đực 800 – 1.000 kg, bò cái 550 – 700 kg, tỷ lệ thịt xẻ cao

đạt 60 – 65% (Lê Văn Thông và cs., 2015).

Thịt Bò Red Angus chủ yếu được biết đến như một loại thực

phẩm tươi giá trị cao và là loại thịt bò chất lượng cao. Bò có chất lượng thịt

tốt, có vân mỡ trắng xen kẽ trong những thớ thịt giúp thịt mềm và có vị béo

rất dễ chịu. Thịt bò Red Angus có màu đỏ tươi sáng. Ngoài ra, bò Red

Angus có khả năng sinh sản cao và trưởng thành sớm, dễ nuôi (Wikipedia,

2018).

Lịch sử hình thành, chọn lọc và chăn nuôi bò Red Angus tập trung và

quy mô bắt đầu từ năm 1954 tại Hoa Kỳ. Khi thành lập Hiệp hội Red

Page 20: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

7

Angus Hoa Kỳ (RAAA), khởi đầu chỉ với 7 trang trại chăn nuôi. Chính từ

đây, giống bò Red Angus được chọn lọc, chăn nuôi, phát triển và xuất đi

các nước. Năm 1970, Hiệp hội Red Angus Australia được thành lập, rồi

đến Canada, cho đến nay bò Red Angus đã được chăn nuôi phổ biến và trở

lên nổi tiếng trên thế giới vì có năng suất và chất lượng thịt cao (Red Angus

Association of America, 2018).

Bò đực giống Red Angus mới chỉ được nhập khẩu về Việt nam từ

Australia năm 2007, với số lượng chỉ có 04 bò đực về nuôi tại Moncada để

sản xuất tinh đông lạnh; cho đến năm 2015 nhập thêm 09 bò đực giống

nữa. Bò đực giống Red Angus có vai trò quan trọng trong công tác phát

triển bò lai hướng thịt tại Việt Nam thông qua kỹ thuật TTNT.

1.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG VÀ MỘT SỐ

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

1.2.1. Khả năng sinh trưởng

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để

gia súc tăng về kích thước và khối lượng. Sự thay đổi kích thước và khối

lượng thể hiện ở sự thay đổi về chiều cao, chiều dài, chiều rộng và chiều

sâu của cơ thể.

Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố

di truyền và môi trường bên ngoài. Do có sự tương tác giữa kiểu gen và

ngoại cảnh mà sinh trưởng mang tính quy luật, đảm bảo cho cơ thể phát

triển đạt tỷ lệ hài hoà và cân đối (Trần Đình Miên và cs., 1992).

Quá trình phát triển của cơ thể từ bào thai đến cơ thể trưởng thành

rồi già cỗi đều tuân theo những quy luật tự nhiên của sinh vật. Nhiều

nghiên cứu đã tìm hiểu quy luật nhằm mục đính tác động vào từng giai

đoạn phát triển của cơ thể, tạo điều kiện tăng năng suất sản phẩm vật nuôi

(Nguyễn Hải Quân và cs., 1995). Quá trình phát triển của cơ thể gia súc

tuân theo các quy luật sinh trưởng theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng

Page 21: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

8

không đồng đều và quy luật tính chu kỳ.

* Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn

Quá trình sinh trưởng phát triển của gia súc phải trải qua một số giai

đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi điều kiện sống nhất định và có đặc điểm riêng.

a. Giai đoạn phát triển trong cơ thể mẹ

Giai đoạn này được bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh đến khi con

vật đẻ ra ngoài. Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) quá trình phát triển của

bào thai bò diễn ra trong khoảng 280 ngày và được chia ra các thời kỳ cơ

bản như sau:

- Thời kỳ phôi (ngày 1- 34), trong giai đoạn này diễn ra các quá trình

phức tạp biệt hoá các mô bào kèm theo việc hình thành các hệ thống và cơ

quan chính. Trong thời kỳ này phôi phát triển mạnh, khối lượng của nó

tăng khoảng 600 lần.

- Thời kỳ tiền thai (ngày 35- 60), cơ quan nội tạng, các mô, tổ chức

thần kinh, sụn, tuyến sữa, cơ quan sinh dục và đặc trưng của giống bắt đầu

hình thành. Như vậy kể cả thời kỳ phôi, sau 60 ngày toàn bộ các cơ quan đã

được hình thành và phát triển. Hợp tử bình quân nặng 3 microgam, sau 60

ngày nặng 8 - 15g, tức là đã tăng 3 - 5 triệu lần.

- Thời kỳ bào thai (ngày 61-đẻ), trong giai đoạn này chủ yếu là quá

trình sinh trưởng. Cường độ sinh trưởng so với giai đoạn trước có giảm đi

nhiều, nhưng khối lượng tuyệt đối tăng rất nhanh, nhất là từ tháng thứ 7

đến khi đẻ.

b. Giai đoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ

Bắt đầu từ khi con vật được sinh ra cho đến khi về già và chết, được

chia làm 4 thời kỳ.

- Thời kỳ bú sữa: Bắt đầu từ khi con vật được sinh ra cho đến khi

thôi bú sữa. Ở những vật nuôi khác nhau thì thời gian này cũng khác nhau,

nó phụ thuộc vào các yếu tố: di truyền, nuôi dưỡng, chăm sóc và tập quán

Page 22: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

9

của người chăn nuôi (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2008).

Trong giai đoạn này bê sinh trưởng rất nhanh. Lúc đầu cơ năng tiêu

hoá chủ yếu là dạ múi khế. Về sau cùng với sự tiếp nhận thức ăn thực vật

tăng lên dạ cỏ phát triển nhanh chóng. Sữa là thức ăn chính của bê và được

thay thế dần bằng các loại thức ăn thực vật. Đến cuối thời kỳ này thức ăn

thực vật chiếm chủ yếu trong khẩu phần (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).

- Thời kỳ thành thục (thời kỳ phát triển sinh dục): Kể từ khi cai sữa

cho đến khi con vật có biểu hiện về tính dục. Thời gian thành thục sinh dục

phụ thuộc vào đặc điểm của giống, khí hậu và điều kiện chăm sóc nuôi

dưỡng. Trong thời kỳ này gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh. Tuy các bộ

phận sinh dục đã hình thành từ thời kỳ bào thai, nhưng lúc đó buồng trứng

và dịch hoàn chưa hoạt động, phải đến thời kỳ này các bộ phận sinh dục

mới bắt đầu hoạt động, lúc này có sự phân biệt về tính đực cái, con cái có

phản xạ kiếm con đực, con đực có ngoại hình thay đổi: thân thể nở nang,

tính tình hung hăng, con cái ôn hoà (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995).

- Thời kỳ trưởng thành: Từ khi con vật có biểu hiện tính dục cho

đến khi các cơ quan sinh dục và các chức năng sinh lý khác hoạt động hoàn

chỉnh, sinh trưởng phát dục hầu như ổn định, cơ thể ít tăng sinh. Trong thời

kỳ này con vật thành thục về thể vóc (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2008).

- Thời kỳ về già: Kể từ khi sức khỏe, sức sản xuất của con vật giảm

dần, khả năng sinh sản giảm và dần mất hẳn. Thời kỳ này trao đổi chất

kém, dị hóa mạnh hơn đồng hóa, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. Vì vậy,

trong thực tiễn chăn nuôi cần xác định đúng thời điểm giảm sút các chức

năng của cơ thể và có kế hoạch thay thế, loại thải vật nuôi (Nguyễn Đức

Hưng và cs., 2008).

* Quy luật sinh trưởng và phát triển không đồng đều

Điểm nổi bật nhất trong sự phát triển của cơ thể gia súc là sự sinh

trưởng và phát dục không đồng đều. Đặc điểm đó thường thể hiện ở sự thay

Page 23: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

10

đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ sinh trưởng của cơ thể tuỳ theo

tuổi. Có bộ phận ở thời kỳ này thì phát triển nhanh ở thời kỳ khác lại phát

triển chậm (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995).

- Không đồng đều về tăng khối lượng:

Lúc còn non, con vật tăng trọng chậm, sau đó tăng trọng nhanh hơn,

đến thời kỳ trưởng thành tăng trọng chậm lại rồi dần dần ổn định, cuối cùng

không tăng trọng, thậm chí giảm khối lượng do cơ thể không tăng sinh mà tế

bào chết đi. Hệ số sinh trưởng của thời kỳ bào thai bao giờ cũng cao hơn so

với giai đoạn ngoài thai. Ở bò khối lượng giao tử 0,50 mg, khối lượng sơ

sinh 35 kg và khối lượng lúc 60 tháng tuổi 500 kg. Như vậy ở giai đoạn bào

thai sự phát triển tăng 70.000 lần còn ở giai đoạn ngoài thai trong 60 tháng

tăng 15 lần (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2008).

- Không đồng đều về hệ thống xương:

Bê mới sinh có dạng cao hơn dài, bò trưởng thành có dạng dài hơn

cao. Qua sự phát triển cá thể, nhìn chung khi ra khỏi cơ thể mẹ, con vật ban

đầu phát triển mạnh chiều dài, tiếp theo là chiều sâu, cuối cùng là chiều

rộng. Sự phát triển tuần tự theo chiều dài, sâu, rộng cũng tuân thủ theo một

qui luật nhất định và ở từng giai đoạn cũng có sự khác nhau. Ở bò, trong

giai đoạn bào thai, phần đầu phát triển nhanh, ra khỏi bụng mẹ phần lưng

phát triển nhanh và cuối cùng là phần mông. Hiện tượng đó gọi là sinh

trưởng bậc thang hay theo sóng. Người ta hình dung sóng sinh trưởng là từ

đầu đi về phía sau và từ đuôi đi về phía trước. Hai sóng đó gặp nhau vùng

hông (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2008).

* Quy luật tính chu kỳ

Sự phát triển trong cơ thể gia súc và của từng bộ phận trong cơ thể

gia súc qua các thời kỳ có những đặc điểm khác nhau. Tính chất chu kỳ của

nhịp độ phát triển rất phù hợp với sự hoạt động hưng phấn và ức chế của hệ

thần kinh, với sự đồng hoá và dị hoá có thời kỳ mạnh, có thời kỳ yếu của

cơ thể. Và cũng từ tính chất chu kỳ của hệ thần kinh và quá trình trao đổi

Page 24: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

11

chất mà sự sinh trưởng phát triển của gia súc chịu ảnh hưởng cũng đi theo

một nhịp độ lúc yếu lúc mạnh, lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ (Nguyễn Hải

Quân và cs., 1995).

Tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng không phải là một hiện tượng

lạ. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, tính chu kỳ có ngay trong sự tăng sinh

của tế bào: có thời kỳ phát triển mạnh, có thời kỳ yếu đi, sau đó có thời kỳ

phát triển mạnh lại. Sự lặp lại đó một cách nhịp nhàng tạo nên một sự phát

dục có tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếp chu kỳ (Nguyễn Ân và cs., 1983).

Bò đực giống cũng như các vật nuôi khác có quá trình sinh trưởng

tuân theo quy luật chung của sinh vật. Trong nghiên cứu về sinh trưởng của

gia súc, người ta thường chú ý tới ba chỉ tiêu quan trọng là sinh trưởng tích

lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.

1.2.1.1. Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích luỹ là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ

cơ thể hoặc của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm khảo sát. Biểu thị

sinh trưởng của gia súc tại một thời điểm nào đó, chính là kết quả sinh

trưởng tích lũy tại thời điểm nghiên cứu (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2008).

Sinh trưởng tích luỹ hay khối lượng tại các mốc tuổi là chỉ tiêu mà

đường cong sinh trưởng lý thuyết có dạng chữ S, thoai thoải khi gia súc còn

nhỏ, dốc dựng hơn khi gia súc ở giai đoạn sinh trưởng nhanh rồi thoải dần

tiến tới nằm ngang, không tăng nữa ứng với giai đoạn con vật đã trưởng

thành (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995).

1.2.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ

cơ thể hoặc của từng bộ phận của cơ thể được tăng lên trong một đơn vị

thời gian (tháng, tuần, ngày). Như vậy tăng trưởng bình quân trong 1 tháng,

hoặc trong 1 ngày của gia súc chính là độ sinh trưởng tuyệt đối (Nguyễn

Hải Quân và cs., 1995).

Page 25: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

12

1.2.1.3. Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối là phần khối lượng, kích thước, thể tích của cơ

thể hoặc từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so với

thời điểm sinh trưởng trước. Sinh trưởng tương đối được tính bằng số phần

trăm (%). Sinh trưởng tương đối với đường cong sinh trưởng lý thuyết có

dạng đường tiệm cận Hyperbol. Tỷ lệ giữa khối lượng sơ sinh và các giai

đoạn phát triển sau khi đẻ là những chỉ tiêu quan trọng để chọn lọc, phải đặt

khối lượng sơ sinh vào chương trình chọn lọc vì chỉ tiêu này ảnh hưởng đến

cường độ sinh trưởng và năng suất sau này (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995).

1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của bò đực

giống

* Yếu tố di truyền

Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tích lũy các

chất mà quan trọng là protein. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein

chính là tốc độ và phương thức hoạt động của các gen điều khiển sự sinh

trưởng của cơ thể (Williamson và Payner, 1978).

Theo Nguyễn Đức Hưng và cs. (2008), trong những yếu tố ảnh

hưởng đến sự phát triển của cơ thể nói chung và các chiều nói riêng, phải

kể đến yếu tố di truyền. Nhiều nhận xét trên các cá thể sinh đôi đã cho thấy

rằng mức độ to lớn của cá thể và của các chiều phần lớn là do di truyền.

Đối với bò, yếu tố di truyền quyết định đến khối lượng sơ sinh, tốc độ sinh

trưởng (g/ngày), kích thước cơ thể, khối lượng trưởng thành, tỷ lệ thịt xẻ…

Mỗi giống khác nhau do có vật chất di truyền khác nhau nên khả năng sinh

trưởng cũng khác nhau.

* Yếu tố môi trường

Ðiều kiện môi trường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể vật nuôi

và tất nhiên đến sự phát triển các bộ phận trong cơ thể. Yếu tố về dịch

bệnh, ký sinh trùng sẽ làm cho quá trình phát triển chậm lại. Khí hậu quá

Page 26: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

13

nóng có thể làm cho con vật chóng mệt mỏi, tiêu phí năng lượng nhiều,

nhất là khi làm việc hoặc sản xuất. Lạnh quá cùng với độ ẩm cao cũng làm

cho con vật dễ ốm. Trái lại độ ẩm vừa phải có thể kích thích sự sinh trưởng.

Các điều kiện thiên nhiên khác như hạn hán, úng lụt, mưa bão đều có ảnh

hưởng gián tiếp đến sinh trưởng qua khí hậu, qua tập đoàn cây dùng làm

thức ăn cho gia súc. Chất đất trồng cây thức ăn cũng có ảnh hưởng nhất

định đến trao đổi chất của gia súc (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2008).

Khí hậu có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gia

súc đặc biệt là ở giai đoạn còn non. Thực tế cho thấy ở vùng khí hậu ôn đới

bê sinh trưởng, phát triển tốt hơn ở vùng nhiệt đới. Các yếu tố stress chủ

yếu ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất và sức sản xuất gồm: thay đổi

nhiệt độ chuồng nuôi, tiểu khí hậu xấu. Stress nóng, ẩm làm giảm nhiệt nội

sinh, giảm thu nhận thức ăn cũng như đòi hỏi tăng thải nhiệt và thay đổi

hàm lượng hormon (Trần Quang Hạnh, 2010).

* Yếu tố nuôi dưỡng

Bò là gia súc thuộc loài nhai lại, có đặc điểm tiêu hoá riêng biệt, cần

rất nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần. Bởi vì chỉ có thức ăn thô xanh

mới tạo nên môi trường dạ cỏ thích hợp cho hệ vi sinh vật hoạt động và

phát triển. Trong khẩu phần được bổ sung một lượng thức ăn tinh hợp lý sẽ

giúp cho đàn bò có khả năng sinh trưởng tốt. Sự mất cân đối trong khẩu

phần do thiếu thức ăn thô xanh và sử dụng qúa nhiều thức ăn tinh dẫn tới

những rối loạn trong sinh lý tiêu hoá, tạo ra quá nhiều axít dạ cỏ gây ngộ

độc axít (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).

Việc nuôi dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có tác dụng rất lớn đến sự

phát triển của vật nuôi. Cho vật nuôi ăn khẩu phần tính theo giai đoạn, thực

hiện chế độ vận động thích hợp, sử dụng chuồng trại sạch sẽ, đầy đủ ánh

sáng sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển. Khẩu phần không hợp

lý, chăm sóc nuôi dưỡng kém, tiêm phòng... ảnh hưởng đến quá trình sinh

Page 27: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

14

trưởng và phát triển của gia súc đặc biệt là ở giai đoạn còn non (Trần

Quang Hạnh, 2010).

1.3. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG VÀ MỘT

SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống

Trong chăn nuôi bò đực giống, khả năng sản xuất tinh của chúng

được đánh giá thông qua các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch trước

khi đưa vào sản xuất tinh đông lạnh và các các chỉ tiêu chất lượng, số lượng

tinh sau đông lạnh. Trong thực tế sản xuất thì các chỉ tiêu lượng xuất tinh,

hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tổng số tinh trùng hoạt động tiến

thẳng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống, hoạt lực tinh trùng sau

giải đông, số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/lần khai thác và

số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực giống/năm là những

chỉ tiêu chính để đánh giá năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống.

1.3.1.1. Lượng xuất tinh

Lượng xuất tinh (V) là tổng số ml tinh dịch của một lần lấy tinh

(ml/lần). Ở bò đực lượng xuất tinh bình quân thường là 5-6 ml, (dao động

2-12ml hoặc hơn). Nếu lấy tinh hai lần thì lượng xuất tinh thu được lần lấy

thứ hai thường cao hơn lần lấy đầu (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh

Dương, 1997).

Trong thực tế sản xuất, không phải tinh dịch của lần lấy tinh nào

cũng đạt tiêu chuẩn pha chế để sản xuất tinh đông lạnh. Chỉ những lần lấy

tinh có lượng xuất tinh ≥ 3 ml, mới đủ tiêu chuẩn sản xuất, còn nếu không

đạt tiêu chuẩn thì loại bỏ ngay (tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8925: 2012).

1.3.1.2. Hoạt lực tinh trùng

Hoạt lực tinh trùng (A) là sức sống hay sức hoạt động của tinh trùng,

được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của số tinh trùng hoạt động tiến thẳng

trong một lần khai thác tinh. Đây là chỉ tiêu có tầm quan trọng đặc biệt

Page 28: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

15

trong pha loãng tinh dịch và khả năng thụ thai trong thụ tinh nhân tạo.

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002), tinh trùng ở phụ dịch hoàn

không hoạt động nhưng khi ra ngoài cơ thể được tinh thanh hoạt hoá nên đã

hoạt động với tất cả sức sống của mình. Tuỳ theo sức sống mà tinh trùng sẽ

vận động theo một trong ba phương thức:

- Tiến thẳng: là sự vận động của tinh trùng mà phương thức vectơ

vận động ổn định.

- Xoay vòng: là vận động của tinh trùng mà phương của vectơ luôn

bị thay đổi.

- Lắc lư: là sự vận động của tinh trùng nhưng hầu như không có

vectơ vận động, không thay đổi vị trí tương đối của chúng.

Chỉ có tinh trùng vận động tiến thẳng mới có khả năng tham gia quá

trình thụ tinh. Trước đây, đánh giá chất lượng tinh dịch thông qua ước

lượng tỷ lệ % tinh trùng tiến thẳng hoặc mức “sóng động” của mặt thoáng

vi trường tinh dịch do sức hoạt động của tinh trùng tạo nên. Hiện nay với

sự hỗ trợ của công nghệ, người ta sử dụng phần mềm Casa hoặc phần mềm

Andro Vision để xác định hoạt lực tinh trùng nhanh và chính xác hơn.

Trong sản xuất tinh bò đông lạnh thì chỉ những lô tinh khai thác có

sức hoạt động của tinh trùng từ 70% trở lên mới được đưa vào pha chế và

sản xuất (tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8925: 2012), những lô tinh có hoạt

lực < 70% sẽ bị loại bỏ.

1.3.1.3. Nồng độ tinh trùng

Nồng độ tinh trùng (C) là số lượng tinh trùng có trong một ml tinh

dịch (tỷ/ml). Trong một lần khai thác, nếu nồng độ tinh trùng đạt 800

triệu/ml (0,8 tỷ/ml) thì đủ tiêu chuẩn pha chế và đông lạnh (tiêu chuẩn

Quốc gia TCVN 8925: 2012).

Có nhiều cách xác định nồng độ tinh trùng, nhưng hiện nay nồng độ

tinh trùng được xác định bằng máy cho kết quả nhanh và chính xác. Nồng

Page 29: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

16

độ tinh trùng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nó xác định số lượng tinh

trùng trên một lần lấy tinh, phân loại tinh dịch, quyết định loại bỏ hay sử

dụng cho các công đoạn sau. Nồng độ tinh trùng (C) khi phối hợp với V và

A cho biết tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng của lần khai thác tinh đó

(Hà Văn Chiêu, 1999).

Vilakazi và Webb (2004) cho rằng, chất lượng tinh dịch bò trong đó

chỉ tiêu nồng độ tinh trùng có sự thay đổi theo từng giai đoạn tuổi của bò

đực giống. Tác giả cho biết, nồng độ tinh trùng tăng dần theo các giai đoạn

tuổi và đạt đỉnh cao nhất ở giai đoạn 37 - 48 tháng tuổi, sau đó bắt đầu

giảm dần và giảm mạnh nhất ở giai đoạn sau 72 tháng tuổi.

1.3.1.4. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác

Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng VAC (tỷ/lần khai thác) là chỉ

tiêu tổng hợp của cả 3 chỉ tiêu V, A và C (là tổng số tinh trùng tiến thẳng

trong một lần khai thác tinh). Chỉ tiêu VAC cao thì phẩm chất tinh dịch tốt

và ngược lại VAC thấp thì phẩm chất tinh dịch kém. Qua đó có thể đánh

giá được năng suất đực giống thông qua số liều tinh sản xuất trong một lần

khai thác và tổng số liều tinh của đực giống trong một năm.

Chỉ tiêu VAC là chỉ tiêu thể hiện rõ rệt nhất đến số lượng, chất lượng

tinh dịch của bò đực giống trong sản xuất tinh đông lạnh, là chỉ tiêu quyết

định đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh đặc biệt liên quan chặt chẽ tới

lượng môi trường pha chế và tương quan thuận với số liều tinh cọng rạ sản

xuất được trong lần khai thác đó (Phùng Thế Hải, 2013).

1.3.1.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Trong điều kiện bình thường, tinh trùng có hình dạng đặc trưng cho

mỗi loài, nếu vì một lý do nào đó trong quá trình sinh tinh, hoặc xử lý tinh

dịch, tinh trùng có hình thái khác thường như giọt bào tương bám theo,

biến dạng hay khuyết tật ở đầu, đuôi như: đầu méo, to, hình quả ké, hai

đầu, đuôi gấp khúc, hai-ba đuôi, đuôi xoăn, có giọt bào tương, thể đỉnh

Page 30: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

17

phù, tháo rời, vỡ vv... Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố

như giống, điều kiện nuôi dưỡng, thời tiết, bệnh tật, di truyền, kỹ thuật xử

lý tinh dịch vv...

Hình 1.1 Các dạng tinh trùng kỳ hình phổ biến(McGowan và cs., 2004)

A - Acrosom lồi (dạng phổ biến)

B - Acrosom lồi (dạng hạt)

C - Đầu quả lê (nghiêm trọng)

D - Đầu quả lê (vừa phải)

E - Đầu quả lê (nhẹ)

F - Không bào nhân

G - Khiếm khuyết vòng miện

H - Đầu tách rời

I - Phản xạ xa tâm

J - Đuôi gập đôi (đoạn giữa bị gãy)

K - Đuôi gập đôi (đoạn giữa uốn cong)

L - Giọt bào tương gần tâm

M - Giọt bào tương xa tâm

N - Dạng quái lạ (nghiêm trọng)

O - Dạng quái lạ (vừa phải)

P - Tinh trùng bình thường

Tinh trùng kỳ hình có thể xảy ra trong 3 trường hợp:

+ Trường hợp 1: là do quá trình sinh tinh bị tổn thương

+ Trường hợp 2: xẩy ra khi tinh trùng đi qua phụ dịch hoàn

+ Trường hợp 3: xẩy ra do tác động bên ngoài khi lấy tinh, khi kiểm

Page 31: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

18

tra chất lượng tinh, khi cân bằng, đông lạnh và giải đông tinh dịch.

Nếu kỳ hình ở trường hợp 1 và 2 cao thì tỷ lệ thụ tinh thấp và những

bò đực này nên loại thải. Nếu trường hợp 3 cần hạn chế những nguyên

nhân gây ra kỳ hình bằng cách thực hiện nghiêm các quy trình kỹ thuật qua

các khâu khai thác tinh, đánh giá chất lượng tinh dịch, sản xuất tinh đông

lạnh và giải đông tinh (McGowan và cs., 2004).

1.3.1.6. Tỷ lệ tinh trùng sống

Tỷ lệ tinh trùng sống (S) là tỷ lệ phần trăm (%) số tinh trùng còn

sống trên tổng số tinh trùng trong một lần khai thác tinh. Dựa vào nguyên

lý màng của tinh trùng chết hoặc đang chết có khả năng cho các chất

nhuộm màu thấm qua, do sự rối loạn tính thẩm thấu của màng tinh trùng.

Trong khi đó những tinh trùng sống màng tinh trùng không cho các chất

nhuộm màu thấm qua nên không bắt màu khi nhuộm. Bằng cách này người

ta đã sử dụng thuốc nhuộm màu Eosine 5% để nhuộm tinh trùng chết rồi

đếm chúng trên kính hiển vi và tính tỷ lệ sống.

Tỷ lệ tinh trùng sống phụ thuộc vào giống, độ tuổi, chế độ chăm sóc

nuôi dưỡng, khai thác tinh, môi trường pha loãng ... (Hiroshi, 1992). Với

công nghệ hiện đại ngày nay thì việc xác định chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng sống

đã được tiến hành rất nhanh và chính xác trên kính hiển vi bằng phần mềm

Andro Vision.

1.3.1.7. Hoạt lực tinh trùng đông lạnh sau giải đông

Tinh cọng rạ sau khi đông lạnh 24 giờ sẽ được kiểm tra hoạt lực theo

từng lần khai thác sản xuất để đánh giá chất lượng tinh đông lạnh trước khi

đưa vào sử dụng để thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò cái. Theo tiêu chuẩn

Quốc gia TCVN 8925-2012, thì hoạt lực tinh đông lạnh sau giải đông phải

≥ 40% mới đạt tiêu chuẩn cho TTNT. Chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc rất lớn vào

môi trường pha loãng tinh dịch, kỹ thuật công nghệ, máy móc trong sản

xuất, quá trình đông lạnh tinh cọng rạ và phương pháp giải đông tinh cọng

Page 32: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

19

rạ. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông có ý nghĩa quan trọng trong TTNT bởi

nếu hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao thì tỷ lệ thụ thai cao và ngược lại.

Theo Hiroshi (1992), hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh đạt kết quả cao

(52,52%) khi quá trình giải đông nhanh, hoạt lực thấp (13,01%) khi giải

đông chậm. Phương pháp giải đông tinh đông lạnh ảnh hưởng trực tiếp đến

sức sống tinh trùng, vì vậy ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh của tinh trùng.

Anwar và cs. (2008) nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ giải đông đến hoạt lực

tinh trùng sau giải đông trên bò Zêbu cho biết, giải đông ở nhiệt độ 370C

cho kết quả hoạt lực sau giải đông đạt cao nhất, trung bình là 46,7%.

Phạm văn Tiềm và cs. (2009) cho biết, tinh bò Brahman đông lạnh

giải đông ở nhiệt độ 37oC trong thời gian 30 giây cho hoạt lực trung bình

41,04%. Phùng Thế Hải và cs. (2013) cho biết, hoạt lực tinh trùng sau giải

đông của Bos indicus là 41,58% và của bò Bos taurus là 41,67%.

1.3.1.8. Số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/lần

khai thác

Số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/lần khai thác

là chỉ tiêu số lượng quan trọng đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực

giống. Để có được số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong một lần khai thác

tinh thì tất cả các chỉ tiêu trước nó đều phải đạt tiêu chuẩn theo Tiêu chuẩn

Quốc gia TCVN 8925-2012. Tinh cọng rạ sau khi đông lạnh 24 giờ, được

kiểm tra đánh giá hoạt lực sau giải đông theo từng lần khai thác sản xuất,

hoạt lực ≥ 40% mới đạt tiêu chuẩn, nếu hoạt lực < 40% là không đạt tiêu

chuẩn phải loại bỏ.

Số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/lần khai thác phụ thuộc

trực tiếp vào chỉ tiêu số lượng tinh trùng hoạt động tiến thẳng (VAC). Do

đó, nó phụ thuộc vào các chỉ tiêu lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng

độ tinh trùng.

Ahmad và cs. (2003), nghiên cứu trên bò đực giống tại Pakistan cho

Page 33: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

20

biết, số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong một lần khai thác trung bình đạt

158,87 cọng rạ, mùa đông và mùa xuân cao hơn so với mùa hè và mùa thu, bò

đực giống từ 3 đến 5 tuổi cao hơn ở bò đực giống dưới 3 tuổi và trên 5 tuổi.

Phùng Thế Hải (2013) cho biết, số lượng tinh cọng sản xuất/lần khai

thác của bò đực giống Brahman Australia 314,281 cọng rạ.

1.3.1.9. Số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực giống/năm

Số liều tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực giống

trong năm là tổng số liều tinh sản xuất đạt tiêu chuẩn trong một năm của

mỗi bò đực giống. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sản xuất tinh dịch và tinh

đông lạnh của mỗi bò đực giống, có ý nghĩa trong kế hoạch chọn lọc, loại

thải và kế hoạch số lượng cơ cấu đực giống trong sản xuất tinh đông lạnh

đáp ứng nhu cầu của TTNT.

Số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực

giống/năm là thước đo hiệu quả trong chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh

đông lạnh nói chung và đối với từng bò đực giống nói riêng. Chỉ tiêu này

có liên quan chặt chẽ với số lần khai thác tinh và số lần khai thác đạt tiêu

chuẩn trong năm hay chỉ tiêu tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng

(VAC). Nếu số lần khai thác tinh và số lần khai thác đạt tiêu chuẩn và VAC

của một bò đực càng cao thì số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong năm sẽ

cao. Ngược lại số lần khai thác tinh và số lần khai thác đạt tiêu chuẩn của

một bò đực thấp thì số tinh cọng rạ sản xuất trong năm sẽ thấp.

1.3.2. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh của

bò đực giống

Khả năng sản xuất tinh ở bò đực giống thường chịu ảnh hưởng bởi

các yếu tố chính như: giống, cá thể; tuổi; thời tiết, khí hậu; chế độ dinh

dưỡng; tần suất khai thác tinh; chăm sóc nuôi dưỡng; tay nghề của kỹ thuật

viên khai thác tinh dịch, môi trường pha loãng tinh dịch và phương pháp

đông lạnh tinh trùng.

Page 34: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

21

1.3.2.1. Giống và cá thể

Trong sản xuất tinh bò đông lạnh thì tuỳ từng giống, tầm vóc to hay

nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với thời tiết

khí hậu tốt hay không mà cho số lượng và chất lượng tinh dịch khác nhau.

Theo Hà Văn Chiêu (1996), bò đực giống ôn đới có khối lượng 800-

1000kg, mỗi lần lấy tinh có thể cho 8-9ml hay thậm chí 10-15ml, còn bò

vàng Việt Nam do khối lượng và tầm vóc nhỏ bé nên chỉ cho được 3-

5ml/lần lấy tinh.

Theo nghiên cứu của Phùng Thế Hải (2013), bò đực giống Brahman

có lượng xuất tinh đạt 6,018 ml/lần khai thác thấp hơn so với bò đực giống

Holstein Friesian có lượng xuất tinh đạt 6,577 ml/lần khai thác (P<0,05).

Brito và cs. (2002b) cho biết, ở chỉ tiêu lượng xuất tinh thì bò Bos

taurus cao hơn bò Bos indicus (P < 0,05); ở chỉ tiêu nồng độ tinh trùng thì

ngược lại bò Bos indicus cao hơn bò Bos taurus (P < 0,05); ở chỉ tiêu tỷ lệ

tinh trùng kỳ hình thì của bò Bos indicus cao hơn bò Bos taurus (P < 0,05).

Chứng tỏ sự khác nhau về giống cho khả năng sản xuất tinh khác nhau và

ảnh hưởng của yếu tố giống tới mỗi chỉ tiêu lại khác nhau.

Trong cùng giống, khả năng sản xuất tinh dịch của cá thể khác nhau

thường cũng khác nhau (Hà Văn Chiêu, 1996; Phạm Văn Tiềm và cs.,

2009; Lê Văn Thông và cs., 2013; Phùng Thế Hải, 2013; Phạm Văn Tiềm,

2015).

1.3.2.2. Tuổi bò đực

Bò đực trưởng thành thường cho lượng xuất tinh và số lượng tinh

trùng/một lần khai thác nhiều và ổn định hơn so với bò đực trẻ. Bò đực sản

xuất tinh dịch tốt và ổn định nhất ở độ tuổi từ 3 đến 6 năm tuổi, ở những bò

đực già hơn tinh dịch thể hiện những đặc trưng như giảm tỷ lệ tinh trùng

sống, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và giảm khả năng có thể đông lạnh

(Hiroshi, 1992).

Page 35: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

22

Số lượng và chất lượng tinh của bò đực giống thay đổi theo giai đoạn

tuổi và cao nhất ở giai đoạn 37 - 48 tháng tuổi (Ahmad và cs., 2003;

Vilakazi và Webb, 2004; Phùng Thế Hải, 2013).

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình có liên quan đến tuổi của bò đực, tuổi càng

cao thì tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tăng lên (Brito và cs., 2002b).

Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2006), tuổi thọ của bò đực giống

có thể đạt 18-20 năm nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thường

chỉ được khai thác từ từ 5 đến 8 năm, tức không quá 10 năm tuổi.

1.3.2.3. Thời tiết khí hậu

Như mọi cơ thể sống khác, bò đực chịu tác động trực tiếp của môi

trường, chủ yếu là các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng vv...

Theo quy luật giới hạn sinh thái, mỗi loài hoặc mỗi cơ thể đều có một

khoảng thích hợp của một yếu tố khí hậu nào đó. Ngoài giới hạn thích hợp

sẽ làm giảm khả năng sống của cơ thể và bị tác động cộng hưởng bởi các

yếu tố môi trường. Trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật, tác

động của môi trường tới sinh sản là quan trọng nhất, việc tác động của môi

trường đến sản xuất tinh dịch của con đực là rất phức tạp, khó xác định

được nhân tố nào là quan trọng vào từng thời điểm nhất định (Hà Văn

Chiêu, 1999).

Bò ôn đới nhập vào nước ta do thích nghi với khí hậu mùa hè kém

nên lượng tinh dịch giảm và tính hăng cũng kém (Nguyễn Xuân Trạch,

2003). Ở các nước ôn đới chất lượng tinh dịch kém nhất vào mùa đông, tốt

nhất vào mùa hè và mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng. Nhưng

ở nước ta tinh dịch thường kém nhất vào mùa hè do nắng nóng. Tinh dịch

tốt nhất là vụ Đông-Xuân, mùa Hè giảm nhiều, mùa Thu lại tăng lên

(Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).

Yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đáng kể và rõ ràng lên số lượng và chất

lượng tinh của bò đực giống. Bò đực giống Brahman và Holstein Friesian ở

Page 36: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

23

Việt Nam có phẩm chất tinh dịch vào vụ đông –xuân cao hơn vụ hè – thu

(Phùng Thế Hải, 2013). Mùa vụ trong năm có ảnh hưởng rất lớn tới khả

năng sản xuất tinh của bò đực giống, đặc biệt đối với những giống loài có

nguồn gốc ôn đới khi nuôi ở nhiệt đới (Mathevon và cs., 1998; Chacón và

cs., 2002; Asad và cs., 2004; Mostari và cs., 2008; Sen Chauhan Indra và

cs., 2010; Bhakat và cs., 2011)

Bò Bos indicus do khả năng chịu nhiệt tốt hơn bò Bos taurus nên cho

chất lượng tinh tốt hơn vào mùa hè (Koivisto và cs., 2009). Vilakazi và

Webb (2004) nghiên cứu trên loài bò Bos taurus thấy rằng, tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình tăng cao ở mùa Hè và mùa Thu, phẩm chất tinh dịch trong mùa

Đông tốt hơn rõ rệt so với mùa Hè.

1.3.2.4. Chế độ dinh dưỡng

Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004), thức ăn là một

trong những yếu tố cơ bản gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến số

lượng và chất lượng tinh dịch. Trao đổi chất của bò đực giống cao hơn so

với bò thường 10-12% vì thành phần tinh dịch là đặc biệt hơn so với các

sản phẩm khác. Vì vậy, nhu cầu thức ăn cho bò đực giống đòi hỏi đầy đủ cả

về số lượng và chất lượng.

Trong khẩu phần ăn, các vitamin A, D và E vô cùng quan trọng trong

chăn nuôi bò nói chung và bò đực giống nói riêng. Bò đực giống thiếu

vitamin A có bộ lông xơ xác, da thô, khả năng sản xuất tinh kém (Nguyễn

Xuân Trạch và cs., 2006). Sự biến thiên về phẩm chất tinh dịch là do sự

thay đổi về dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe sinh sản và của bò đực

(Soderquist và cs., 1996).

1.3.2.5. Tần suất khai thác tinh

Tần suất khai thác tinh hay khoảng cách lấy tinh của đực giống là

thời gian từ ngày lấy tinh này đến ngày lấy tinh tiếp theo. Khoảng cách lấy

tinh ảnh hưởng đến lượng xuất tinh, nồng độ và hoạt lực của tinh trùng.

Page 37: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

24

Nếu khoảng cách lấy tinh ngắn có thể lượng xuất tinh/mỗi lần lấy tinh thu

được ít, nhưng số lần lấy tinh thì nhiều dẫn đến tổng lượng xuất tinh trong

một khoảng thời gian nhất định tăng so với lấy tinh có khoảng cách dài.

Nếu khoảng cách lấy tinh dài, lượng xuất tinh lấy được nhiều, nhưng tỷ lệ

tinh trùng chết cao, hoạt lực tinh trùng yếu. Việc xác định khoảng cách lấy

tinh phải căn cứ vào lượng xuất tinh và chất lượng tinh, đặc biệt phải dựa

trên các chỉ tiêu cơ bản như họat lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng

trong tinh dịch (C), Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)… của lần lấy trước đó của

từng cá thể bò đực giống để quyết định lần lấy tinh tiếp theo (Hà Văn

Chiêu, 1996).

Tần suất lấy tinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng

và chất lượng tinh bò (Seidel và Foote, 1969). Ahmed và cs. (2014) cho

biết, đối với bò đực khoảng cách lấy tinh 7 ngày cho kết quả lượng xuất

tinh, hoạt lực tinh trùng và tổng số tinh trùng tốt hơn 3 ngày.

1.3.2.6. Chăm sóc

Chăm sóc là công việc tác động trực triếp lên cơ thể bò đực giống

như: cách cho ăn, tắm chải, vận động, thái độ của người chăm sóc và trực

tiếp lấy tinh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng tinh khai

thác. Có thể sẽ không lấy được ít tinh dịch nào trong một thời gian dài và

có thể làm hỏng bò đực giống nếu chăm sóc quản lý không tốt. Chuồng trại

sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, bò được tắm, chải, vận

động thoải mái hàng ngày, tuần hoàn máu lưu thông vv…, giúp bò đực

khoẻ mạnh sẽ làm tăng khả năng sinh tinh và chất lượng tinh cũng được

tăng lên (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).

Sự chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý có thể ảnh hưởng lớn đến phẩm

chất tinh dịch của bò đực giống (Soderquist và cs., 1996).

1.3.2.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch

Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch liên quan đến số

Page 38: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

25

lượng và chất lượng tinh dịch thu được trong một lần khai thác. Tay nghề

kỹ thuật bao gồm các yếu tố: Từ khâu chuẩn bị bò đực giống khai thác tinh,

chọn lựa bò làm giá, thao tác bắt, cố định, vệ sinh; kỹ thuật cho nhảy nhứ,

nhảy thật… Đến chuẩn bị dụng cụ lấy tinh như: âm đạo giả, độ nhớt, nhiệt

độ và độ căng trong lòng âm đạo giả… Tất cả các khâu, thao tác đều phải

được làm rất cẩn thận, chính xác theo đúng quy trình thì mới khai thác

được số lượng, chất lượng tinh dịch tốt nhất.

Theo Foster và cs. (1970), số lượng và chất lượng tinh dịch bò còn

phụ thuộc vào phương pháp và kỹ thuật kích thích hưng phấn sinh dục cho

bò đực trước khi khai thác của kỹ thuật viên.

1.3.2.8. Môi trường pha loãng tinh dịch

Môi trường pha loãng tinh dịch là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến

sự tồn tại của tinh trùng trong quá trình đông lạnh (Rasul và cs., 2000). Đã

có nhiều công trình nghiên cứu về các môi trường pha loãng tinh dịch bò

với thành phần gồm nhiều chất khác nhau, sau đây là một số thành phần

quan trọng trong môi trường pha loãng tinh dịch và vai trò của chúng.

- Tris (hydroxymethyl-amino-methane) là một hóa chất quan trọng

trong quá trình đông lạnh tinh dịch gia súc (Rasul và cs., 2001, Barbas và

Mascarenhas, 2009). Dhami và cs. (1994) thấy rằng, tris giúp hoạt lực sau

giải đông của tinh trùng đạt kết quả tốt hơn so với citrate và axit citric.

- Glycerol là chất bảo vệ lạnh được sử dụng nhiều nhất trong các môi

trường pha loãng tinh dịch. Glycerol có khả năng tạo liên kết hydrô với

nước và thấm qua màng tế bào, không độc hại trong quá trình tiếp xúc với

các tế bào trong nồng độ giữa khoảng 1 mol/lít đến 5 mol/lít, tùy thuộc vào

loại tế bào và điều kiện tiếp xúc (Fuller và Paynter, 2004). Tác dụng bảo vệ

tinh trùng trong quá trình đông lạnh của glycerol do nó tăng áp suất thẩm

thấu của dịch ngoại bào để kéo nước trong tế bào ra ngoài, qua đó làm giảm

nguy cơ hình thành tinh thể băng trong tế bào, hạ thấp điểm đóng băng của

Page 39: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

26

nước trong tế bào (Lemma, 2011).

- Lòng đỏ trứng gà là một thành phần phổ biến trong các môi trường

đông lạnh tinh dịch cho hầu hết các loài vật nuôi (Sansone và cs., 2000).

Thành phần lipoprotein (low density lipoproteins - LDL) có trong lòng đỏ

trứng là yếu tố quan trọng bảo vệ tinh trùng trong quá trình đông lạnh (Pace

và Graham, 1974). LDL bảo đảm tính ổn định của màng tinh trùng, các

phospholipid có trong LDL tạo một lớp màng bảo vệ bề mặt tinh trùng

hoặc thay thế các màng phospholipid của tinh trùng bị tổn thương trong quá

trình đông lạnh (Foulkes và cs., 1980; Graham và Foote, 1987). Ngoài ra,

LDL còn có tác dụng bắt giữ những protein có hại trong bào tương của tinh

trùng, do vậy nâng cao khả năng chịu lạnh của tinh trùng (Bergeron và

Manjunath, 2006).

- Các loại đường đa phân tử không có khả năng khuếch tán qua màng

tế bào như lactose, fructose, sucrose, raffinose, trehalose hoặc dextrans là

thành phần bảo vệ lạnh trong môi trường pha loãng. Đường tạo ra một áp

suất thẩm thấu, gây mất nước trong tế bào, do vậy giảm tỷ lệ nước đóng

băng trong tế bào. Các loại đường cũng tương tác với các phospholipid

trong màng tế bào giúp cho màng tế bào ít bị tác động xấu trong quá trình

đông lạnh (Molinia và cs., 1994).

- Kháng sinh: Một số loại kháng sinh được bổ sung vào môi trường

pha loãng tinh dịch để tiêu diệt các vi khuẩn có trong tinh dịch nhưng

không ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng.

- Chất chống oxy hoá: chất chống oxy hoá có tác dụng làm tăng chức

năng của tinh trùng như: enzym glutathione peroxidase, superoxide

dismutase (SOD), catalase .... Tuy nhiên việc sử dụng các chất chống oxy

hoá là enzym sẽ làm tăng giá thành sản xuất. Do vậy, việc bổ sung các chất

chống oxy hóa với giá thành rẻ hơn như vitamin E, vitamin C … Vitamin C

ở nồng độ 5mM trong đóng băng hoạt động như một chất pha loãng chất

Page 40: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

27

chống oxy hóa trong quá trình đóng băng và tan băng của tinh trùng

(Beconi và cs., 1993). Raina và cs. (2002) cho biết, bổ sung Vitamin E

trong môi trường pha loãng tinh dịch giúp cải thiện chất lượng tinh trùng

sau giải đông.

1.3.2.9. Phương pháp đông lạnh tinh trùng

Tinh trùng là một tế bào sống có khả năng vận động và tồn tại ngoài

cơ thể, tuy nhiên cũng rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện môi

trường xung quanh. Trong quá trình đông lạnh tinh trùng, ngoài việc dựa

vào nguyên lý hóa học, lý học còn phải dựa vào nguyên lý sinh học và mối

tương tác của chúng sao cho tinh trùng khi đóng băng vẫn giữ nguyên hình

thái, trao đổi chất tạm ngừng và sau khi giải đông tinh trùng vẫn hoạt động

bình thường (Ditto, 1992; Nguyễn Xuân Hoàn, 1994).

Theo Hiroshi (1992), tốc độ làm lạnh tối ưu tùy thuộc vào các thành

phần của thể vẩn tế bào và loại chất chống đông băng. Chẳng hạn dung

dịch đường saccharide được đông lạnh nhanh (đông lạnh 2-4 phút, 50C

xuống -790C), cho hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao hơn so với đông

lạnh chậm (đông lạnh 45 phút, từ 50C xuống -79

0C), vì đã ngăn cản được

ảnh hưởng của dung dịch. Môi trường pha loãng có nồng độ glycerol 5-7%

được đông lạnh nhanh (đông lạnh 3-5 phút, từ 50C xuống -130

0C) cho hoạt

lực tinh trùng cao hơn so với đông lạnh chậm (đông lạnh 20- 40 phút, từ

50C xuống -79

0C).

Theo Phùng Thế Hải và cs. (2011), phương pháp đông lạnh của Nhật

Bản: Giảm nhiệt độ từ 40C xuống -6

0C với tốc độ giảm 3

0C/phút với thời

gian 3,3 phút, từ -60C xuống -70

0C với tốc độ giảm 8

0C/phút trong thời

gian 8 phút, từ -700C xuống -165

0C với tốc độ giảm 24

0C/phút trong thời

gian 3,96 phút, sau đó đưa cọng rạ vào nitơ lỏng nhiệt độ -1960C; tổng thời

gian hết 15,26 phút thì cho hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình

41,18%. Còn theo phương pháp đông lạnh của Đức: Giảm nhiệt độ từ 40C

Page 41: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

28

xuống -1200C với tốc độ giảm 8

0C/phút trong thời gian 15,5 phút, để tại

nhiệt độ -1200C trong vòng 5 phút rồi chuyển vào nitơ lỏng -196

0C; tổng

thời gian hết 20,5 phút thì cho hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình

thấp hơn (37,98%).

1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU

SINH LÝ, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG

Bò đực cũng như các loài gia súc khác, dịch hoàn luôn được duy trì ở

nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể khoảng 3-60C. Bìu dịch hoàn duy trì

sự chênh lệch nhiệt độ này bằng một số cơ chế riêng. Việc co hoặc giãn cơ

bìu có thể làm nâng lên hoặc hạ thấp bìu dịch hoàn so với cơ thể, co hoặc

giãn lớp màng ngoài nằm sát ở vùng dưới da bìu sẽ làm thay đổi diện tích

bề mặt da bìu, do vậy làm ảnh hưởng đến tốc độ thoát nhiệt do tiết mồ hôi

và thoát hơi nước của bìu dái. Duy trì có hiệu quả chênh lệch nhiệt độ là do

cơ chế làm mát bằng dòng đối lưu, theo đó sẽ làm mát máu động mạch đi

vào ở khoảng 390C và đi qua đám rối Pambizeron máu tĩnh mạch ra khỏi

dịch hoàn ở 330 C.

Tăng nhiệt độ cơ thể như bị sốt, stress nhiệt nóng hoặc thân nhiệt đột

nhiên tăng, phá vỡ sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và dịch hoàn làm ảnh

hưởng đến tinh trùng. Tổn thương do viêm bìu dịch hoàn làm giảm truyền

nhiệt bề mặt bìu dái và khi khí hậu rất nóng, bức xạ mặt đất có thể làm

giảm sự làm mát của bìu dái và do vậy gây hại đến tế bào tinh trùng. Khi

nhiệt độ tăng đột ngột làm tổn thương ngay đến các tế bào mầm và các tổn

thương này có thể nhanh chóng phát hiện được. Làm nóng trực tiếp dịch

hoàn bò lên 410C sẽ gây tổn hại ban đầu (6 giờ) đối với các tế bào tinh sơ

cấp. Các tế bào tiền tinh trùng cũng bị tổn thương và có thể mất nhân. Các

tế bào này tiếp tục phát triển dẫn đến đầu tinh trùng sau này bị dị dạng. Tùy

thuộc vào thời gian xử lý nhiệt và cường độ của nó, các tế bào Sertoli có

thể bị tổn thương, trong khi tổn thương đối với tinh trùng ở dịch hoàn phụ

Page 42: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

29

cũng có thể xảy ra.

1.4.1. Những đáp ứng của cơ thể bò khi nhiệt độ, độ ẩm môi trường

tăng cao

Nhiệt độ môi trường ngoài ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào, sức

sản xuất, tần số hô hấp, có tác động lớn đến tốc độ của quá trình sản xuất

nhiệt, điều hoà nhiệt. Bởi vì nhiệt độ môi trường ngoài ảnh hưởng đến tốc

độ trao đổi chất, nên hàm lượng các hormon như thyrosine,

triiodothyrosine, hormone sinh trưởng, glucocorticoid cũng liên quan rất

chặt chẽ đến sản xuất nhiệt (Yousef và Johnson, 1996). Các yếu tố khác

ảnh hưởng đến sản xuất nhiệt bao gồm: tầm vóc cơ thể, môi trường, loài,

giống gia súc v.v... (Salem và cs., 1982).

Trong điều kiện ấm và ẩm (nhiệt độ từ 15-250C), bò tăng nhiệt do hai

nguồn nhiệt: từ bức xạ của mặt trời và từ các quá trình trao đổi chất

(Kadzere và cs., 2002). Nếu nhiệt tăng lên trong cơ thể vượt quá lượng

nhiệt thải ra thông qua dẫn nhiệt, bức xạ, đối lưu và bốc hơi, thì nhiệt sẽ bị

giữ lại cơ thể và thân nhiệt gia súc tăng lên dẫn đến gia súc bị stress nhiệt;

ban đêm khi nhiệt độ môi trường giảm, nhiệt sẽ được giải phóng từ cơ thể

gia súc ra môi trường ngoài, thân nhiệt hạ xuống (Finch, 1986). Theo

Webster và cs. (1976), còn có các nguồn nhiệt bổ sung khác làm gia súc

nóng lên đó là nhiệt sinh ra trong quá trình nhai, nhai lại, lên men ở đường

tiêu hoá, nhiệt sinh ra do các hoạt động ở mô, gan, đường tiêu hoá v.v…

Nhiệt sinh ra do các quá trình này chiếm khoảng 20-30 % tổng nhiệt sinh ra

trong cơ thể gia súc.

Theo Schimidt-Nielsen (1964), khi nhiệt độ môi trường tăng, bò Bos

taurus tăng tốc độ ra mồ hôi ở nhiệt độ 15-25oC, tốc độ này đạt cực đại khi

nhiệt độ xấp xỉ bằng 30oC. Trong khi đó ở bò Brahman có tốc độ thoát mồ

hôi khởi đầu thấp nhưng sẽ tăng mạnh ở nhiệt độ 25-30oC và tiếp tục tăng ở

nhiệt độ 40oC. Mặc dù bò Bos taurus và Bos indicus có cùng kiểu tuyến mồ

Page 43: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

30

hôi, số lượng lỗ chân lông ở bò Bos indicus nhiều hơn (1698/cm2) so với

Bos taurus. Đo đạc tốc độ ra mồ hôi rất khó khăn và kết quả rất biến động.

Robersaw và Vercoe (1980) ghi nhận tốc độ mất ẩm từ dịch hoàn bò sau

khi cho tiếp xúc với nhiệt độ 40oC đã tăng gấp đôi (đến 77g/mm

2/giờ).

Blazquez và cs. (1994) cho biết, tốc độ này tăng gấp 5 lần (đến

279g/mm2/giờ) ở nhiệt độ 36,2

oC.

Như vậy, nhiệt độ, độ ẩm môi trường tăng cao gây ảnh hưởng đến

quá trình thoát nhiệt (giảm thoát nhiệt qua bức xạ, qua tiếp xúc; giảm sự

bốc hơi nước từ mồ hôi…) của gia súc làm cho nhiệt tích lại trong cơ thể

dẫn đến tăng thân nhiệt (tăng nhiệt độ trực tràng). Khi thân nhiệt tăng sẽ tác

động làm tăng các cơ chế thoát nhiệt của gia súc như tăng tần số hô hấp

(nhịp thở) để tăng sự thoát nhiệt qua hơi thở … Theo Jodie và cs. (2002)

trong điều kiện nhiệt độ từ 26,7 – 32,2o C, độ ẩm 70 – 90% bò có biểu hiện

stress: vã mồ hôi và thở nhanh; khi nhiệt độ tăng lên 32,2 – 37,8o C, độ ẩm

70 – 90% bò bị stress nặng: bò há mõm, thè lưỡi ra để thở.

1.4.2. Tác động của nhiệt độ và độ ẩm cao đến khả năng sản xuất tinh

của bò đực giống

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao

làm tăng nhiệt độ của dịch hoàn có ảnh hưởng đến sản xuất tinh và chất

lượng của tinh dịch (Waites, 1970; Setchell, 1978; Coulter, 1998;).

Mỗi một lần tăng số lượng tế bào tinh trùng kỳ hình có liên quan đến

sự thay đổi của nhiệt độ như stress nhiệt nóng. Trong thời gian ảnh hưởng

của stress nhiệt, thoái hóa tế bào tinh trùng diễn ra trong ống sinh tinh

(Kumi Diaka, 1981), thoái hóa trong tinh hoàn (Mamabolo, 1999) và ở phụ

dịch hoàn (Lunstra và Coulter, 1997) xảy ra ở bò đực.

Tinh trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ ngay cả khi tinh trùng ở trong

bộ phận sinh dục của con đực hoặc được bảo quản trong ống nghiệm, thậm

chí cả khi đã được đưa vào đường sinh dục của con cái (Howard và cs.,

Page 44: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

31

1965; Burefening và Uiberg, 1968).

Stress nhiệt nóng làm giảm khả năng sinh sản ở bò đực (Alex và cs.,

1987). Sterss nhiệt liên quan đến sự thoái hóa hệ thống ống sinh tinh làm

cho nồng độ của tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống giảm đi, tỷ lệ tinh trùng kỳ

hình tăng lên (Lunstra và Coulter, 1997).

1.4.3. Chỉ số nhiệt ẩm (Temperature Humidity Index - THI)

Ở những vùng nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, vào những tháng

nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm cao là trở ngại lớn đối với chăn nuôi bò đặc

biệt là những giống bò có nguồn gốc ôn đới.

Nhiệt độ không phải là yếu tố duy nhất gây stress nhiệt; mà bên

cạnh yếu tố nhiệt độ thì độ ẩm không khí cao kết hợp lại gây lên stress

cho gia súc (Young, 1976). Khi độ ẩm không khí cao sẽ cản trở quá trình

bốc hơi nước từ truyến mồ hôi trên bề mặt da của gia súc làm giảm sự

thoát nhiệt của gia súc khiến nhiệt tích lại trong cơ thể gây nên stress

(Kadzere và cs., 2002).

Theo Deke Alkire (2009), chỉ số nhiệt ẩm là con số có được do cách

tính toán theo phương trình, kết hợp những thông số giữa nhiệt độ và độ ẩm

để xây dựng nên một chỉ số, nhờ đó xác định được khoảng vi khí hậu

(trong chuồng nuôi) thuận lợi hoặc bất lợi cho sức khỏe hoặc năng suất vật

nuôi, nhất là trong mùa nóng. Ban đầu, chỉ số này được gọi là “chỉ số

không thoải mái”.

Mc Dowell và cs. (1976), đề nghị sử dụng chỉ số nhiệt ẩm (THI-

Temperature Humidity Index) làm chỉ thị về stress nhiệt. THI được tính

như sau:

THI = 0,72 (W + D) + 40,6.

Trong đó: W - nhiệt độ của nhiệt kế ướt tính bằng 0C;

D - nhiệt độ của nhiệt kế khô tính bằng 0C.

Mader và cs. (2006), khi nghiên cứu về chỉ số nhiệt ẩm đã đưa ra

Page 45: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

32

phương pháp xác định chỉ số nhiệt ẩm:

THI = 0,8 x T + (RH/100) x (T – 14,4) + 46,4

Trong đó: THI: chỉ số nhiệt ẩm;

T: nhiệt độ chuồng nuôi (oC);

RH: độ ẩm chuồng nuôi (%)

Năm 2009, Deke Alkire đưa ra “thang cảnh báo stress nhiệt” với gia

súc (bảng chỉ dẫn vùng thời tiết nguy hiểm đối với gia súc). Theo bảng chỉ

dẫn vùng thời tiết nguy hiểm của Deke Alkire (2009) thì chỉ số THI được

chia thành 5 vùng: Vùng THI ôn hòa, THI < 75; vùng THI cảnh báo, 75 ≤

THI < 79; vùng THI nguy hiểm, 79 ≤ THI < 84; vùng THI cực kỳ nguy

hiểm 84 ≤ THI ≤ 91; vùng chết, THI > 91.

Theo Nguyễn Xuân Trạch (2005), THI là một chỉ số rất hữu ích có ý

nghĩa quan trọng trong việc điều hành chăm sóc nuôi dưỡng bò hàng ngày

vì nó có thể cho ta dự đoán được vào một giai đoạn nào đó bò có thể bị

stress hay không, căn cứ vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường lúc đó. Chỉ số

THI này cũng phản ánh được rõ ràng rằng trong điều kiện độ ẩm càng cao

thì bò đòi hỏi phải được sống trong điều kiện nhiệt độ càng thấp để không

bị stress nhiệt. Đây là một khó khăn lớn cho phần lớn các vùng sinh thái ở

Việt Nam.

Theo Ngô Sỹ Giai và Trịnh Hoàng Dương (2006), chỉ số nhiệt ẩm có

ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ khắc nghiệt của thời tiết

hàng ngày đối với gia súc ở một vùng.

Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2006) cho biết, stress nhiệt có ảnh

hưởng lớn đến các chỉ tiêu sinh lý: tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhịp mạch và

tần số hô hấp. Chỉ số THI có mối tương quan dương với các chỉ tiêu sinh lý.

Theo Vương Tuấn Thực và cs. (2006), khi trời nóng THI cao thì ở bò các chỉ

tiêu sinh lý: nhiệt độ trực tràng, nhịp tim và nhịp thở cũng tăng theo.

Page 46: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

33

Hình 1.2 Bảng chỉ dẫn vùng thời tiết nguy hiểm đối với gia súc (Deke

Alkire, 2009)

Chỉ số THI tăng làm giảm đáng kể lượng xuất tinh, hoạt lực tinh

trùng, tổng số tinh trùng vận động tiến thẳng trong một lần khai thác và làm

tăng rõ rệt tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (Ha và cs., 2012). Chỉ số THI có tương

quan nghịch và chặt chẽ với lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ

tinh trùng đồng thời có tương quan thuận và chặt chẽ với tỷ lệ tinh trùng kỳ

hình của bò đực giống Brahman (Nguyễn Thị Thu Hòa và cs., 2017).

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.5.1. Tình hình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của bò Brahman

và Red Angus

1.5.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Bò Brahman và bò Red Angus là hai giống bò thịt phổ biến và nổi

tiếng trên thế giới. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về khả năng

sinh trưởng đối với bò đực của hai giống bò này.

Page 47: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

34

Keith và cs. (1993), nghiên cứu chọn lọc bê đực giống thịt ở Hoa Kỳ

trong giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cho kết quả: Khối lượng bê đực

giống Angus lúc sơ sinh 33,29 kg; lúc 12 tháng tuổi đạt 362,8 kg.

Bò Brahman nuôi tại Hoa Kỳ có khối lượng bê đực lúc sơ sinh 32,4

kg; khối lượng cai sữa lúc 7 tháng tuổi là 210,2 kg (Browning và cs., 1995).

Nghiên cứu của Holloway và cs. (2002), trên bò Brahman và một số

giống bò tại bang Texas – Hoa kỳ từ năm 1992 – 1995 cho thấy: Khối

lượng bê đực Brahman sơ sinh trung bình đạt 36,5 kg; khối lượng cai sữa

(200 ngày tuổi) đạt trung bình 196,8 kg. Tăng trọng trong giai đoạn từ sơ

sinh đến cai sữa đạt 0,78 kg/ngày.

Jasmine Dillon và David Riley (2012), nghiên cứu khối lượng sơ

sinh của bò Brahman, Angus và con lai của chúng tại bang Texas – Hoa

Kỳ. Kết quả cho thấy: Khối lượng sơ sinh bò Brahman trung bình 33,11 kg;

khối lượng sơ sinh bò Angus trung bình 31,3 kg; khối lượng sơ sinh con lai

(đực Brahman x cái Angus) trung bình 36,3 kg. Sự lai giống giữa đực

Brahman (Bos indicus) với cái Angus (Bos taurus) đã tạo ưu thế lai, cho

khối lượng bê sơ sinh cao hơn hẳn con thuần của hai giống. Đực giống

Brahman đã được sử dụng rộng rãi trong các công thức lai với các giống bò

thịt Bos taurus (Angus, Hereford ...) và trở lên phổ biến trong ngành chăn

nuôi bò thịt của Hoa Kỳ. Ngoài ra giống bò Brahman còn có ưu điểm: khả

năng chịu nhiệt, thích hợp với vùng khí hậu cận nhiệt đới, khả năng kháng

ký sinh trùng, khả năng sinh sản tốt.

Colliera và cs. (2015), nghiên cứu tại New Zealand cho biết: Khối

lượng bò đực giống Angus trung bình tại đây lúc 400 ngày tuổi (13 tháng

tuổi) đạt 397 kg; lúc 600 ngày tuổi (20 tháng tuổi) đạt 473 kg. Tăng trọng

trong giai đoạn này đạt 0,61 kg/ngày.

Các nghiên cứu trên đây đều cho thấy bò đực Red Angus và

Brahman tại Hoa Kỳ và một số nơi trên thế giới đều có tầm vóc, khối lượng

lớn và khả năng sinh trưởng nhanh.

Page 48: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

35

1.5.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về khả năng sinh

trưởng của bò Brahman được công bố bởi Đinh Văn Cải và cs. (2005),

nghiên cứu trên đàn bò Brahman có nguồn gốc Cuba, được nuôi trong trại

ở Bình Định cho kết quả: Khối lượng trung bình bê sơ sinh 23,68 kg, 6

tháng tuổi 137,95 kg; 12 tháng tuổi 207,69 kg; 18 tháng tuổi 286,02 kg.

Tăng trọng bê trong giai đoạn bú sữa đạt trên 620 g/ngày; giai đoạn 6 – 12

tháng là 218 g/ngày với bò trong nông hộ và 385 g/ngày với bò trong Trại;

giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi là 248 g/ngày với bò trong nông hộ và 434

g/ngày với bò trong Trại.

Hoàng Văn Trường và Nguyễn Tiến Vởn (2008), nghiên cứu trên

đàn bò Brahman có nguồn gốc Cuba được nuôi trong nông hộ ở Bình Định

từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 6 năm 2007 cho thấy, khối lượng trung bình

lúc sơ sinh là 24,3 kg đối với bê cái và 25,8 kg đối với bê đực; 6 tháng tuổi

đạt 130,7 kg đối với bê cái và 143,6 kg đối với bê đực; 12 tháng tuổi đạt

193,5kg đối với bê cái và 199,1 kg đối với bê đực và 18 tháng tuổi đạt

220,1 kg đối với bê cái và 272,2 kg đối với bê đực;

Đinh Văn Tuyền và cs. (2008) cho biết, đàn bò Brahman có nguồn

gốc Australia được nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh có khối lượng lúc sơ

sinh là 20,54 kg với bê cái và 22,59 kg với bê đực; 6 tháng tuổi: 127,4 kg với

con cái và 144,3 kg với con đực; lúc 12 tháng tuổi: 204,7 kg với con cái và

195.2 kg với con đực; lúc 18 tháng tuổi: 251,0 kg với con cái và 289,0 kg

với con đực; lúc 24 tháng tuổi: 318,8 kg với con cái và 324,3kg với con đực.

Lê Văn Thông và cs. (2010) cho biết, bò đực giống Brahman nhập

khẩu từ Australia năm 2009 có khối lượng lúc 12 tháng trung bình 270,90

kg, lúc 18 tháng tuổi trung bình 360,65 kg.

Lê Văn Thông và cs. (2013), nghiên cứu đánh giá tuyển chọn bò đực

giống tại Moncada để xản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò

Page 49: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

36

Việt Nam, cho biết khối lượng trung bình của 57 bò đực giống Brahman ở

các độ tuổi: sơ sinh 30,40 kg, 6 tháng tuổi 140,86 kg, 12 tháng tuổi 232,44

kg, 18 tháng tuổi 321,21 kg, 24 tháng tuổi 438,07 kg, 36 tháng tuổi 585,74

kg và trưởng thành 752,60 kg; tương ứng của 04 bò đực giống Red Angus

là: sơ sinh 32,25 kg, 6 tháng tuổi 191 kg, 12 tháng tuổi 311 kg, 18 tháng

tuổi 435,75 kg, 24 tháng tuổi 545,75 kg, 36 tháng tuổi 677 kg và trưởng

thành 855,25 kg.

Các nghiên cứu trên đây cho thấy bò Brahman khi được nhập về, sinh

ra, nuôi dưỡng ở Việt Nam có tầm vóc nhỏ và khả năng sinh trưởng thấp hơn

so với trên thế giới. Nguyên nhân có thể do nguồn gốc giống khác nhau và

sự khác nhau về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và môi trường khí hậu.

1.5.2. Tình hình nghiên cứu khả năng sản xuất tinh của bò đực giống

1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Trong chăn nuôi bò đực giống, khả năng sản xuất của chúng được

đánh giá thông qua các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch (năng suất,

chất lượng tinh dịch) trước khi đưa vào sản xuất tinh đông lạnh. Các chỉ

tiêu lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng là

những chỉ tiêu chính để đánh giá phẩm chất tinh dịch của bò đực giống.

Các nghiên cứu trên thế giới về phẩm chất tinh dịch cũng chủ yếu tập trung

vào những chỉ tiêu chính này.

* Lượng xuất tinh

Theo Hiroshi (1992), lượng xuất tinh của bò dao động từ 2 đến 10

ml; bò đực trưởng thành thường cho lượng xuất tinh và số lượng tinh

trùng/một lần khai thác nhiều và ổn định hơn so với bò đực non. Sarder

(2003) cho biết, lượng xuất tinh của bò đực giống ở Pakistan là 5-6 ml/lần

khai thác. Michael và cs. (1982), nghiên cứu trên bò đực giống Brahman

nuôi tại Mỹ có lượng xuất tinh đạt 5,3 ml/lần khai thác.

Page 50: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

37

Theo nghiên cứu của Cheng (1992), lượng xuất tinh liên quan chặt

chẽ với giống, tuổi, chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, kích thước dịch

hoàn, mùa vụ, mức độ kích thích tính dục trước khi khai thác, phản xạ nhẩy

giá và kỹ thuật khai thác tinh. Ngoài ra, khoảng cách lấy tinh cũng ảnh

hưởng tới lượng xuất tinh: khoảng cách lấy tinh quá ngắn lượng xuất tinh ít

và khoảng cách lấy tinh dài lượng xuất tinh nhiều hơn.

Nghiên cứu của Brito và cs. (2002b), trên bò đực giống ở Brazil cho

biết, lượng xuất tinh biến động từ 6,0 đến 7,8 ml; ở bò đực giống Bos

taurus là 6,9 ml và ở bò đực giống Bos indicus là 6,6 ml. Các giống bò

khác nhau sẽ cho lượng xuất tinh khác nhau do có sự khác nhau về giống

và yếu tố di truyền (Asad và cs., 2004).

Theo Ahmed và cs. (2014), nghiên cứu trên bò đực giống tại

Bangladesh cho biết đối với bò đực khoảng cách lấy tinh 7 ngày cho kết

quả lượng xuất tinh cao hơn đáng kể so với 3 ngày.

* Hoạt lực tinh trùng

Hoạt lực tinh trùng bò dao động trong khoảng từ 30% đến 80%

(Barros và cs., 1973; Budworth và cs.,1988; Chan và cs., 1989; Broekhuijse

và cs., 2012).

Bajwa (1986), nghiên cứu ở Pakistan công bố hoạt lực tinh trùng bò

dao động từ 67 đến 70%. Sugulle (1999) công bố, hoạt lực tinh trùng ở bò

đực giống tại Bangladesh đạt từ 60 đến 68%. Tatman và cs. (2004), nghiên

cứu trên bò đực giống Brahman nuôi tại Mỹ có hoạt lực tinh trùng đạt

60,0%. Nghiên cứu của Brito và cs. (2002b), tại Brazil cho thấy hoạt lực

tinh trùng của bò Bos taurus đạt từ 57,5 đến 61,2% và bò Bos indicus đạt

59%. Asad và cs. (2004) nghiên cứu trên đàn bò của Pakistan cho thấy,

hoạt lực tinh trùng của bò đực giống Holstein Friesian cao hơn bò đực

giống Brahman.

Ádám và cs. (2015), nghiên cứu mối tương quan giữa hoạt lực tinh

Page 51: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

38

trùng với khả năng thụ tinh của bò đực giống cho biết, hoạt lực tinh trùng

có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ thụ tinh cả trong cơ thể bò cái và trong ống

nghiệm. Do đó việc kiểm tra, xác định hoạt lực tinh trùng là khâu quan

trọng trong đánh giá chất lượng tinh dịch.

* Nồng độ tinh trùng

Ở bò đực, nồng độ tinh trùng dao động từ 0,2 – 3,2 tỷ/ml, trung bình

1,2-1,5 tỷ/ml (American Breeders Service, 1991). Leon và cs. (1991),

nghiên cứu trên bò đực giống Brahman ở Mexico cho biết, nồng độ tinh

trùng đạt 1,05 tỷ/ml.

Brito và cs. (2002a), nghiên cứu trên 107 bò đực giống ở Brazil thấy

rằng nồng độ tinh trùng bò đạt từ 1,3 đến 1,5 tỷ/ml. Sarder (2003), nghiên

cứu ở Pakistan cho biết nồng độ tinh trùng bò dao động từ 1,131 đến 1,471

tỷ/ml. Brito và cs. (2002b), nghiên cứu trên bò đực giống ở Brazil và Asad

và cs. (2004), nghiên cứu trên bò đực giống ở Pakistan đều cho biết, bò đực

giống Bos indicus có nồng độ tinh trùng cao hơn so với ở bò đực giống Bos

taurus. Sugulle và cs. (2006), nghiên cứu trên bò đực ở Bangladesh cho

biết, nồng độ tinh trùng biến động từ 0,983 đến 1,483 tỷ/ml.

Vilakazi và Webb (2004) cho rằng, chất lượng tinh dịch bò trong đó

chỉ tiêu nồng độ tinh trùng có sự thay đổi theo từng giai đoạn tuổi của bò

đực giống. Nồng độ tinh trùng tăng dần theo các giai đoạn tuổi và đạt đỉnh

cao nhất ở giai đoạn 37 - 48 tháng tuổi, sau đó bắt đầu giảm dần và giảm

mạnh nhất ở giai đoạn sau 72 tháng tuổi.

* Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng

Chỉ tiêu VAC cao thì phẩm chất tinh dịch tốt hay khả năng sản xuất

tinh của bò đực giống tốt. Nghiên cứu của tác giả Vilakazi và Webb (2004)

cho biết, phẩm chất tinh dịch bò có sự thay đổi theo từng giai đoạn tuổi của

bò đực giống. Soderquist và cs. (1997) thấy rằng, chất lượng tinh trùng và

khả năng sinh sản của bò đực giống thay đổi theo mùa ở cả khu vực ôn đới

Page 52: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

39

và nhiệt đới.

Garner và cs. (1996) cho biết, tổng số tinh trùng trong một lần khai

thác của bò đực giống Brahman nuôi tại Hoa Kỳ là 6,20 tỷ/lần khai thác.

Nghiên cứu của Brito và cs. (2002b) cho biết, tổng số tinh trùng trong một

lần khai thác trên bò đực giống Brahman tại Brazil là 8,2 tỷ/lần khai thác.

* Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Theo kết quả nghiên cứu của Hiroshi (1992) ở Nhật Bản, tỷ lệ tinh

trùng kỳ hình dao động từ 1% đến 20%. Trong lúc đó, Brito và cs. (2002a)

cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống phục vụ công tác thụ

tinh nhân tạo ở Brazil dao động từ 16,3% đến 19,1%.

Theo nghiên cứu của Mathevon và cs. (1998), tại các khu vực có sự

biến đổi nhiệt độ theo mùa, đặc điểm hình thái tinh trùng kém hơn trong

những tháng mùa hè.

Nguyên nhân chất lượng tinh dịch trong mùa vụ Hè - Thu giảm đi

chủ yếu là do nhiệt độ cao làm tăng hoạt động trao đổi chất trong cơ thể bò

đực giống, tăng lượng oxy sử dụng dẫn đến thiếu hụt oxy ở dịch hoàn, do

vậy trong dịch hoàn sản sinh nhiều các gốc oxy tự do hoạt động (Reactive

oxygen species: ROS), gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh tinh, làm tăng

tỷ lệ kỳ hình ở tinh trùng, giảm chất lượng tinh dịch của bò đực giống, đặc

biệt đối với bò đực giống có nguồn gốc ở vùng ôn đới (Nichi và cs., 2006).

* Tỷ lệ tinh trùng sống

Risco và cs. (1993) cho biết, bò Brahman tại Hoa kỳ có tỷ lệ tinh

trùng sống bình quân đạt 83,01%. Brito và cs. (2002a) cho biết, tỷ lệ tinh

trùng sống của bò Bos indicus cao hơn bò Bos taurus. Akhter và cs. (2013)

cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống trung bình của tinh dịch bò đực giống là

83,56%.

Hoflack và cs. (2006) cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống ở bò đực giống

HF từ 77,25 đến 97,67% cao hơn so với bò đực giống Belgian Blue từ 29,5

Page 53: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

40

đến 87,25%. Nghiên cứu trên bò đực giống tại Bỉ, Hoflack và cs. (2008)

cho biết tỷ lệ tinh trùng sống đạt 86,3%. Theo Muino và cs. (2008), nghiên

cứu trên bò đực giống tại Tây Ba Nha cho biết tỷ lệ tinh trùng sống đạt

87,0%.

Bò đực sản xuất tinh dịch tốt và ổn định nhất ở độ tuổi từ 3 đến 6

năm tuổi, ở những bò đực già hơn tinh dịch thể hiện những đặc trưng như

giảm tỷ lệ tinh trùng sống, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và giảm khả năng

có thể đông lạnh (Hiroshi, 1992).

1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống tại Việt Nam cũng đã được

các nhà nghiên cứu trong nước đề cập đến thông qua nghiên cứu, đánh giá

các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của những bò đực giống nhập

nội tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada.

* Lượng xuất tinh

Theo Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997), lượng xuất

tinh liên quan chặt chẽ tới giống, tuổi, chế độ chăm sóc, chế độ dinh

dưỡng... Ở bò đực lượng xuất tinh bình quân thường là 5-6 ml, (dao động

2-12ml hoặc hơn). Nếu lấy tinh hai lần thì lượng xuất tinh thu được lần lấy

thứ hai thường cao hơn lần lấy đầu.

Hà Văn Chiêu (1999), nghiên cứu trên bò đực giống tại Moncada

cho biết, bò đực giống Brahman có lượng xuất tinh đạt 4,25 ml/lần khai

thác. Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), khi nghiên cứu trên bò Brahman cho

thấy lượng xuất tinh là 7,07 ml.

Phùng Thế Hải và cs. (2013), nghiên cứu trên đàn bò Brahman nhập

từ Australia công bố lượng xuất tinh là 6,018ml. Lê Văn Thông và cs.

(2013) công bố, lượng xuất tinh của bò Brahman trung bình là 5,67 ml và

của bò Red Angus là 6,47 ml.

Page 54: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

41

* Hoạt lực tinh trùng

Theo nghiên cứu của Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), hoạt lực tinh

trùng bình quân của bò đực giống Brahman là 65,64%. Phùng Thế Hải

(2013), nghiên cứu trên bò đực giống Brahman nhập từ Australia cho biết,

hoạt lực tinh trùng bình quân là 64,128%.

Lê Văn Thông và cs. (2013), nghiên cứu đánh giá tuyển chọn bò đực

giống tại Moncada để xản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò

Việt Nam cho biết, hoạt lực tinh trùng trung bình của bò đực giống

Brahman là 66,18% và của bò đực giống Red Angus là 64,76%.

* Nồng độ tinh trùng

Theo Phạm văn Tiềm và cs. (2009), khi nghiên cứu trên đàn bò

Brahman, nồng độ tinh trùng bình quân 1,02 tỷ/ml. Phùng Thế Hải (2013),

nghiên cứu trên bò đực giống Brahman nhập từ Australia cho biết, nồng độ

tinh trùng bình quân là 1,29 tỷ/ml.

Lê Văn Thông và cs. (2013), nghiên cứu đánh giá tuyển chọn trên 57

bò đực giống Brahman, 04 bò đực giống Red Angus tại Moncada cho biết,

nồng độ tinh trùng trung bình của bò đực giống Brahman là 1,09 tỷ/ml và

của bò đực giống Red Angus là 1,3 tỷ/ml.

* Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng

Chỉ tiêu VAC là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất số lượng, chất lượng

tinh dịch của bò đực giống trong sản xuất tinh đông lạnh và là chỉ tiêu

quyết định đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh đặc biệt liên quan chặt chẽ

tới lượng môi trường pha chế và tương quan thuận với số liều tinh cọng rạ

sản xuất được trong lần khai thác đó (Phùng Thế Hải, 2013).

Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), khi nghiên cứu khả năng sản xuất tinh

của bò đực giống Brahman nhập nội tại Moncada cho thấy tổng số tinh

trùng tiến thẳng trong một lần khai thác là 4,89 tỷ/lần khai thác. Phùng Thế

Hải (2013) cho biết, tổng số tinh trùng tiến thẳng của bò đực giống

Page 55: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

42

Brahman là 5,221 tỷ/lần khai thác.

Lê Văn Thông và cs. (2013) cho biết, tổng số tinh trùng hoạt động

tiến thẳng trung bình của bò đực giống Brahman là 4,27 tỷ và của bò đực

giống Red Angus là 5,44tỷ.

* Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Hà Văn Chiêu (1999) cho biết, tinh trùng của giống bò Zêbu có tỷ lệ

tinh trùng kỳ hình chiếm 18,45%. Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) nghiên

cứu trên bò đực giống Brahman cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình chiếm

12,76%. Phùng Thế Hải (2013) cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở bò

Brahman là 13,23% và ở bò Holstein Friesian là 14,15%.

Lê Văn Thông và cs. (2013) cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung

bình của bò đực giống Brahman là 12,52% và của bò đực giống Red Angus

là 13,66%.

* Tỷ lệ tinh trùng sống

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm văn Tiềm và cs. (2009), bò đực

giống Brahman có tỷ lệ tinh trùng sống đạt 76,24%. Phùng Thế Hải (2013)

cũng nghiên cứu trên bò đực giống Brhaman cho biết: Tỷ lệ tinh trùng sống

bình quân là 77,25%.

Lê Văn Thông và cs. (2013) cho biết: Tỷ lệ tinh trùng sống trung

bình của bò đực giống Brahman là 78,03% và của bò đực giống Red Angus

là 85,18%.

1.5.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao đến

một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống

1.5.3.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Young (1976) cho biết: Nhiệt độ không phải là yếu tố duy nhất gây

stress nhiệt, bởi vì bên cạnh nhiệt độ thì độ ẩm cao cũng làm tăng stress

cho gia súc. Lees (1965) cho rằng: Các yếu tố bao gồm nhiệt độ, độ ẩm

tương đối, gió, bức xạ mặt trời cao đều gây stress. Ảnh hưởng của stress

Page 56: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

43

nhiệt rất phức tạp và phụ thuộc vào giống, loài, tính biệt, lứa tuổi, sự thích

nghi, mức dinh dưỡng, và ảnh hưởng của nó có thể là ảnh hưởng đến năng

suất, sinh sản hay sinh trưởng.

Nhiệt độ môi trường cao đã gây ra các hiệu chỉnh về sinh lý, bao

gồm tăng nhịp thở (Coppcock và cs., 1982). Johnson và cs. (1959) cho biết,

nhịp thở tăng từ 20 lần/phút trong điều kiện mát lên 100 lần phút ở nhiệt độ

32 oC và cao hơn. Theo Srikandakumar và Johson (2004), stress nhiệt đã

làm tăng nhịp thở từ 65,2 lên 85,3 ở HF; 51,2 lên 75,7 ở Jersey và 50 lên

69,5 lần/phút ở AMZ.

Stress nhiệt nóng làm giảm khả năng sinh sản ở bò đực (Alex và cs.,

1987). Sterss nhiệt nóng liên quan đến sự thoái hóa hệ thống ống sinh tinh

làm cho nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống giảm đi, tỷ lệ tinh trùng kỳ

hình tăng lên (Coulter, 1998; Cook, 1994; Lunstra và Coulter, 1997).

Curtis (1983) cho biết: Tỷ lệ tinh trùng sống giảm đi 3 lần trong tổng

số tinh trùng đếm được từ mẫu tinh dịch của các bò đực tiếp xúc với stress

nhiệt trong thời gian 2 tuần.

Kết quả nghiên cứu của Casady (1953) cho thấy: Bò đực tiếp xúc với

stress nhiệt nóng làm giảm hoạt lực của tinh trùng và nồng độ của tinh

trùng. Từ đó làm giảm khả năng vận động của tinh trùng dẫn đến giảm khả

năng thụ tinh của tinh trùng bò đực.

Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng đến nhiệt độ của bìu dịch hoàn

từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tinh. Theo Park và Lynch (1992), nếu nhiệt

độ cao trong quá trình sản sinh tinh sẽ gây ra biến động trong hoạt động

acrosome, có thể làm thay đổi lớp màng của tế bào tinh trùng.

Khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao làm giảm số lượng tinh dịch

và chất lượng tinh trùng (Hafez, 1987). Kết quả nghiên cứu của Casady

(1953) cũng cho thấy: Hoạt lực của tinh trùng và nồng độ tinh trùng bị

giảm đi khi chỉ số nhiệt ẩm được tính từ nhiệt độ 37oC và độ ẩm 70%.

Page 57: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

44

Thông thường, bò Bos taurus đáp ứng với stress nhiệt kém hơn bò

Bos indicus, bò Zebu trong môi trường nóng ẩm (Kadzere và cs., 2002).

Các đáp ứng với stress nhiệt phụ thuộc vào giống (Finch, 1986). Bò Bos

indicus ít mẫn cảm với stress nhiệt hơn Bos taurus (Sharma và cs., 1983).

Theo Beatty và cs. (2006), khi THI tăng cao làm giảm lượng thức ăn

thu nhận, đồng thời làm tăng thân nhiệt và nhịp thở của bò, tuy nhiên bò

Bos taurus chịu tác động lớn hơn bò Bos indicus.

1.5.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm.

Vào mùa hè, mùa thu thời tiết nóng và ẩm có ảnh hưởng rất lớn tới khả

năng sản xuất tinh của bò đực giống, đặc biệt là với bò đực giống Brahman

và Red Angus nhập nội. Trong những năm qua, những nghiên cứu trong

nước mới chỉ đề cập đến ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ đến khả năng sản

xuất tinh của bò đực giống; chưa nghiên cứu, đánh giá sâu về ảnh hưởng

của nhiệt độ, độ ẩm hay chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng

suất, chất lượng tinh của bò đực giống.

Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2006), ở các nước ôn đới chất

lượng tinh dịch kém nhất vào mùa đông, tốt nhất vào mùa hè và mùa thu.

Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng. Nhưng ở nước ta, tinh dịch thường

kém nhất vào mùa hè do nắng nóng, độ ẩm cao và tinh dịch tốt nhất vào vụ

Đông - Xuân.

Nghiên cứu của Lê Bá Quế và cs. (2009) trên bò đực giống nuôi tại

Moncada cho thấy: Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực HF trong

vụ Đông - Xuân cao hơn vụ Hè - Thu.

Nghiên cứu của Phùng Thế Hải (2013) trên đàn bò đực giống

Brahman nhập khẩu từ Australia tại Moncada cho kết quả: Ở mùa vụ Đông

- Xuân số lượng, chất lượng tinh dịch tốt hơn so với ở vụ Hè - Thu.

Những nghiên cứu trong nước đề cập đến ảnh hưởng của nhiệt độ, độ

Page 58: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

45

ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý như tần số hô hấp, thân

nhiệt ... mới chỉ được thực hiện trên bò sữa.

Theo Nguyễn Xuân Trạch (2005), bò HF sẽ không bị stress nhiệt nếu

THI <72, bị stress nhẹ khi THI = 72-78, bị stress nặng khi THI = 79-88, bị

stress nghiêm trọng khi THI = 89-98 và sẽ bị chết khi THI > 98.

Theo Ngô Sỹ Giai và Trịnh Hoàng Dương (2006), chỉ số nhiệt ẩm có

ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ khắc nghiệt của thời tiết

hàng ngày đối với gia súc ở một vùng.

Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2006), khi nghiên cứu trên bò lai

hướng sữa tại Ba Vì, Hà Nội cho biết: Stress nhiệt có ảnh hưởng lớn đến

các chỉ tiêu sinh lý: tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhịp mạch và tần số hô hấp.

Chỉ số THI có mối tương quan dương với các chỉ tiêu sinh lý. Đồng thời

stress nhiệt cũng làm giảm lượng thức ăn thu nhận và tăng lượng nước

uống của bò. Chỉ số THI có tương quan âm chặt chẽ với lượng thức ăn thu

nhận và tương quan dương với lượng nước uống của bò.

Theo Vương Tuấn Thực và cs. (2006) cho biết, khi trời nóng, THI

cao thì ở bò các chỉ tiêu sinh lý: nhiệt độ trực tràng, nhịp tim và nhịp thở

cũng tăng theo. Cũng theo Vương Tuấn Thực và cs. (2007) cho biết, vào

mùa hè nắng nóng, THI cao làm giảm lượng thức ăn thu nhận, tăng lượng

nước uống và giảm sản lượng sữa của bò lai hướng sữa tại Ba Vì, Hà Nội.

Page 59: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

46

Chương 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu gồm:

+ 09 bò đực giống Red Angus nhập khẩu từ Australia, được nhập

khẩu về Việt Nam vào tháng 5 năm 2015. Tuổi trung bình lúc nhập là 15

tháng.

+ 10 bò đực giống Brahman nhập khẩu từ Hoa Kỳ, được nhập khẩu

về Việt Nam vào tháng 10 năm 2015. Tuổi trung bình lúc nhập là 21 tháng.

Hai nhóm bò đực giống có độ tuổi tương đối đồng đều nhau, được

sinh ra từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013.

2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:

Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba

Vì, Hà Nội).

2.2.2. Thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2018.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Khả năng sinh trưởng

2.3.1.1 Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích luỹ (W, kg) ở các mốc tuổi: Sơ sinh, cai sữa, 12, 18,

24, 36 và 48 tháng tuổi.

2.3.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối (tốc độ sinh trưởng qua các giai đoạn tuổi) – A

(g/con/ngày): Sơ sinh-cai sữa, cai sữa- 12, 13- 18, 19-24, 25 – 36 và 37 –

48 tháng tuổi.

Page 60: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

47

2.3.1.3 Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối (R, %) qua các giai đoạn tuổi: Sơ sinh-cai sữa,

cai sữa- 12, 13- 18, 19-24, 25 – 36 và 37 – 48 tháng tuổi

2.3.2 Khả năng sản xuất tinh

Để đánh giá khả năng sản xuất tinh hay năng suất, chất lượng tinh

của bò đực giống, thì đánh giá thông qua các chỉ tiêu chính: lượng xuất

tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tổng số tinh trùng hoạt động

tiến thẳng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống, hoạt lực tinh trùng

sau giải đông, số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/lần khai thác

và số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực giống/năm.

2.3.2.1. Lượng xuất tinh

Lượng xuất tinh của tinh dịch trong một lần khai thác tinh (V; ml)

2.3.2.2. Hoạt lực tinh trùng

Hoạt lực tinh trùng của tinh dịch trong một lần khai thác tinh (A; %)

2.3.2.3. Nồng độ tinh trùng

Nồng độ tinh trùng của tinh dịch trong một lần khai thác tinh (C;

tỷ/ml)

2.3.2.4. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác

Tổng số tinh trùng tiến thẳng của tinh dịch trong một lần khai thác

tinh (VAC; tỷ/lần khai thác)

2.3.2.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của tinh dịch trong một lần khai thác tinh (K; %)

2.3.2.6. Tỷ lệ tinh trùng sống

Tỷ lệ tinh trùng sống của tinh dịch trong một lần khai thác tinh (S; %)

2.3.2.7. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của tinh đông lạnh cọng rạ (%) của

từng lô tinh cọng rạ sản xuất của từng lần khai thác đạt tiêu chuẩn.

Page 61: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

48

2.3.2.8. Số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/lần khai thác

Số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn (có A

sau giải đông ≥ 40%) của một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (liều).

2.3.2.9. Số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực giống/năm

Số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn (có A

sau giải đông ≥ 40%) của một đực giống trong một năm (liều).

2.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý và

năng suất, chất lượng tinh

2.3.3.1. Xác định nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt ẩm (THI)

Theo dõi xác định nhiệt độ, độ ẩm và tính chỉ số nhiệt ẩm trong

chuồng nuôi và ngoài chuồng nuôi trung bình hàng ngày từ tháng 1 đến

tháng 12 năm 2017.

2.3.3.2. Ảnh hưởng THI đến một số chỉ tiêu sinh lý của bò đực giống

Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến nhiệt độ trực tràng và nhịp thở

của bò đực giống Brahman và Red Angus trong ba tháng mùa hè (tháng 5,

6, 7) năm 2017.

2.3.3.3. Ảnh hưởng của THI đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực

giống

Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu

chính về số lượng và chất lượng tinh:

+ Lượng xuất tinh (V, ml).

+ Hoạt lực tinh trùng (A, ml).

+ Nồng độ tinh trùng (C, tỷ/ml).

+ Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K, %).

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Điều kiện nghiên cứu

2.4.1.1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu của vùng nghiên cứu

Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (trực thuộc

Page 62: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

49

Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương) có địa chỉ tại: Xã Tản Lĩnh,

huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; có điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới gió

mùa, gồm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Theo số liệu của trạm Khí

tượng Ba Vì, nhiệt độ và độ ẩm trung bình hàng năm theo các mùa như sau:

+ Mùa Xuân: Nhiệt độ trung bình 21,33oC; độ ẩm trung bình 84,67%).

+ Mùa Hạ: Nhiệt độ trung bình 28,23oC; độ ẩm trung bình 85,0%).

+ Mùa Thu: Nhiệt độ trung bình 26,93oC; độ ẩm trung bình 83,67%).

+ Mùa Đông: Nhiệt độ trung bình 18,1oC; độ ẩm trung bình 79,00%).

Trạm Moncada có hệ thống hồ nước và rừng cây bao bọc xung

quanh, đặc biệt là bên cạnh có hồ Suối Hai (là hồ thủy lợi có diện tích mặt

nước lớn) có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí vào mùa hè.

2.4.1.2. Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò

- Đàn bò được chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt riêng rẽ. Mỗi

con một ô chuồng với diện tích 20 m2, có máng ăn, uống riêng, có sân chơi

rộng 45 m2.

- Đàn bò được nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý theo cùng một quy

trình kỹ thuật được Dự án Jica của Nhật Bản chuyển giao tại Trạm nghiên

cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thuộc Trung tâm giống gia súc lớn

Trung ương - Viện Chăn nuôi.

- Chế độ dinh dưỡng: Đàn bò nghiên cứu được ăn theo chế độ dinh

dưỡng tính sẵn cho từng cá thể theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ (NRC, 1998).

- Thực hiện quy trình phòng bệnh, thú y theo đúng quy định.

2.4.1.3. Điều kiện và chế độ khai thác tinh dịch

- Bò đực giống được khai thác tinh dịch theo cùng quy trình kỹ thuật

tại Moncada, cụ thể:

- Tần suất khai thác: 2 lần/tuần

- Thời điểm khai thác tinh trong ngày:

+ Vào mùa Hè – Thu: Buổi sáng từ 6 giờ đến 8 giờ.

Page 63: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

50

+ Vào mùa Đông – Xuân: Buổi sáng từ 7 giờ đến 9 giờ

- Mẫu tinh dịch khai thác được đưa ngay vào phòng thí nghiệm và

đặt trong bể nước ấm 350C để kiểm tra các chỉ tiêu số lượng, chất lượng

tinh dịch.

2.4.1.4. Tiêu chuẩn tinh dịch và tinh đông lạnh

- Kiểm tra số lượng, chất lượng tinh dịch và tinh đông lạnh cọng rạ

trên cùng một quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) 8925-

2012; thực hiện bởi các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo bài

bản, chuyên sâu trong và ngoài nước.

- Tinh dịch của bò đực giống đạt tiêu chuẩn khi số lượng, chất lượng

tinh dịch đảm bảo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8925 : 2012, cụ thể:

- Tinh dịch

+ Lượng xuất tinh V ≥ 3ml

+ Hoạt lực tinh trùng A ≥ 70%

+ Nồng độ tinh trùng C ≥ 0,8 tỷ/ml

+ Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình K < 20%

+ Tỷ lệ tinh trùng sống S ≥ 80%

- Tinh đông lạnh dạng cọng rạ

+ Thể tích cọng rạ = 0,25ml

+ Tổng số tinh trùng tiến thẳng/cọng rạ ≥ 25 triệu

+ Hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh ≥ 40%

2.4.1.5. Quy trình sản xuất tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ

Quy trình sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ tại Trạm Nghiên cứu và

sản xuất tinh đông lạnh Moncada từ khâu huấn luyện khai thác tinh, kiểm

tra đánh giá các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh đến pha chế, cân bằng,

nạp hàn sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ đều theo quy trình kỹ thuật được

các chuyên gia của Dự án Jica - Nhật Bản chuyển giao.

Tinh đông lạnh cọng rạ của tất cả các đực giống nghiên cứu được

Page 64: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

51

sản xuất trên hệ thống thiết bị dây truyền máy móc hiện đại nhập khẩu từ

hãng Minitub của Cộng hòa Liên bang Đức.

2.4.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng

2.4.2.1. Sinh trưởng tích luỹ

Sinh trưởng tích luỹ hay khối lượng tại các mốc tuổi (W, kg): Sơ

sinh, cai sữa, 12, 18, 24, 36 và 48 tháng tuổi.

- Khối lượng ở các mốc tuổi trước khi nhập về Moncada được lấy

theo hồ sơ lý lịch của từng đực giống. Với bò đực giống Brahman là các

mốc tuổi sơ sinh, cai sữa, 12 tháng và 18 tháng; với bò đực giống Red

Angus là các mốc tuổi sơ sinh, cai sữa và 12 tháng.

- Khối lượng ở các mốc tuổi còn lại của hai nhóm bò từ khi nhập về

Moncada được xác định bằng cân điện tử Digi-Star (Hoa Kỳ) sai số ± 0,5

kg. Thời điểm tiến hành cân bò tại các mốc tuổi: Bò đực được cân xác định

khối lượng vào buổi sáng trước khi cho ăn, cho uống nước.

2.4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối hay tốc độ sinh trưởng (A, g/con/ngày) của bò

qua các giai đoạn tuổi: Sơ sinh-cai sữa, cai sữa -12, 12-18, 18-24, 24-36 và

36-48 tháng tuổi được xác định theo công thức:

A = W2 – W1

t2 – t1

Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

W1 là khối lượng tích luỹ được ứng với thời điểm t1

W2 là khối lượng tích luỹ được ứng với thời điểm t2

t1 là mốc tuổi trước của giai đoạn sinh trưởng

t2 là mốc tuổi sau của giai đoạn sinh trưởng

2.4.2.3. Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối (R, %) của bò qua các giai đoạn tuổi: Sơ sinh-

cai sữa, cai sữa-12, 12-18, 18-24, 24-36 và 36-48 tháng tuổi được xác định

Page 65: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

52

theo công thức:

R(%) = W2 – W1

x 100 (W1 + W2)/2

Trong đó: R (%) là sinh trưởng tương đối

W1 là khối lượng tích luỹ ứng với mốc tuổi trước của giai đoạn

W2 là khối lượng tích luỹ ứng với mốc tuổi sau của giai đoạn

2.4.3. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh

2.4.3.1. Lượng xuất tinh

Lượng xuất tinh hay thể tích tinh dịch (V) của một lần khai thác tinh

được đo bằng quan sát trên ống đong có chia vạch ml.

2.4.3.2. Nồng độ tinh trùng

Nồng độ tinh trùng (C) trong tinh dịch của một lần khai thác tinh

được đo bằng máy so màu Photomaster SDM6 của hãng Minitub: dùng

pipét hút 0,2 ml tinh dịch pha loãng trong 4 ml nước mối sinh lý 0,9%, hơi

lắc nhẹ cho đều và đưa vào máy Photomaster SDM6. Chỉ số hiện trên máy

là nồng độ tinh trùng (tỷ/ml).

2.4.3.3. Hoạt lực tinh trùng

Hoạt lực tinh trùng (A) trong tinh dịch của một lần khai thác tinh

được xác định trên kính hiển vi bằng phần mềm Andro Vision: lấy 10µl

tinh tươi + 90µll môi trường A, trộn đều rồi lấy 4µl nhỏ lên lam kính, đậy

la men lên sau đó đưa lên kính hiển vi và đánh giá hoạt lực bằng phần mềm

Andro Vision.

2.4.3.4. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác

Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong tinh dịch (VAC) của một

lần khai thác tinh là tích số của V, A và C (đơn vị tính là tỷ/lần khai thác).

2.4.3.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) trong tinh dịch của một lần khai thác

tinh được xác định bằng phương pháp nhuộm xanh methylen 5% trong 5

Page 66: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

53

phút hoặc nhuộm đỏ fucsin 5% trong 5 phút và đếm tinh trùng kỳ hình và

tinh trùng bình thường trên kính hiển vi với tổng số 500 tinh trùng rồi tính

toán bằng phép tính số học thông thường như sau:

K (%) = Số lượng tinh trùng kỳ hình

x 100 500

2.4.3.6. Tỷ lệ tinh trùng sống

Tỷ lệ tinh trùng sống (S, %) trong tinh dịch của một lần khai thác

tinh được xác định trên kính hiển vi bằng phần mềm Andro Vision: lấy

10µl tinh tươi + 90µll môi trường A, trộn đều rồi lấy 4µl nhỏ lên lam kính,

đậy la men lên sau đó đưa lên kính hiển vi và thông qua phần mềm Andro

Vision xác định tỷ lệ tinh trùng chết. Tỷ lệ tinh trùng sống bằng 100% trừ

đi phần trăm tỷ lệ tinh trùng chết.

2.4.3.7. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông

Hoạt lực của tinh trùng sau giải đông (A, %) của tinh đông lạnh cọng

rạ được xác định tại thời điểm ≥ 24 giờ sau khi đông lạnh.

Phương pháp xác định như sau: Lấy xác suất ngẫu nhiên theo từng

ngày sản xuất của từng bò đực giống 1-2 cọng rạ đông lạnh, giải đông ở

nước ấm nhiệt độ 370C, thời gian 30 giây; lấy 4µl tinh đã giải đông đưa lên

phiến kính, đậy lamen rồi soi trên kính hiển vi và đánh giá hoạt lực tinh

trùng bằng phần mềm Andro Vision.

+ Nếu hoạt lực sau giải đông đạt A 40% thì mẫu đó đạt tiêu chuẩn.

+ Nếu hoạt lực sau giải đông A < 40% thì mẫu đó không đạt tiêu

chuẩn và bị loại bỏ.

2.4.3.8. Số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/lần khai thác

Số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ sản xuất trong một lần khai thác

sản xuất tinh đông lạnh đạt tiêu chuẩn (liều) có hoạt lực sau giải đông ≥ 40%

được xác định bằng phương pháp ghi chép và tính toán số học thông thường.

Page 67: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

54

2.3.3.9. Số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực giống/năm

Tổng số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn của

một đực giống/năm (liều) được xác định bằng phương pháp ghi chép tất cả

các lần khai thác sản xuất tinh đông lạnh đạt tiêu chuẩn (hoạt lực sau giải

đông ≥ 40%) và tính toán số học thông thường.

2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến

một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống

2.4.4.1. Xác định nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt ẩm

- Nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi và ngoài chuồng nuôi bò đực

giống được xác định bằng Trạm thời tiết tự động Weapro WH1081 lắp đặt

trong và ngoài chuồng nuôi. Máy tự động ghi lại nhiệt độ, độ ẩm trong và

ngoài chuồng nuôi cứ sau mỗi 01 giờ. Nhiệt độ và độ ẩm của một ngày

được tính bằng giá trị trung bình của 24 lần máy ghi lại.

- Tính chỉ số nhiệt ẩm (THI - Temperature Humidity Index) bằng

phương pháp của Mader và cs. (2006):

THI = 0,8 x T + (RH/100) x (T – 14,4) + 46,4

Trong đó: THI: Chỉ số nhiệt ẩm;

T: Nhiệt độ (oC);

RH: Độ ẩm (%)

- Phân vùng chỉ số nhiệt ẩm (vùng THI) theo Bảng chỉ dẫn vùng thời

tiết nguy hiểm với gia súc của Deke Alkire (2009), cụ thể được chia thành

5 vùng như sau:

+ Vùng THI ôn hòa: THI < 75;

+ Vùng THI cảnh báo: 75 ≤ THI < 79;

+ Vùng THI nguy hiểm: 79 ≤ THI < 84;

+ Vùng THI cực kỳ nguy hiểm: 84 ≤ THI ≤ 91;

+ Vùng chết: THI > 91.

Page 68: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

55

2.4.4.2. Ảnh hưởng của THI đến một số chỉ tiêu sinh lý của bò đực giống

- Thời điểm theo dõi: Mùa hè năm 2017 (tháng 5, tháng 6 và tháng

7); tiến hành đo vào các ngày sản xuất tinh của đực giống (2 ngày/tuần,

tương ứng với 8 ngày/tháng).

- Chỉ tiêu sinh lý: Theo dõi nhiệt độ trực tràng và nhịp thở.

+ Nhiệt độ trực tràng: Được xác định bằng phương pháp đo trực tiếp

ở trực tràng bằng nhiệt kế thủy ngân trong 5 phút vào 3 thời điểm trong

ngày: sáng (7 giờ), trưa (13 giờ) và chiều (17 giờ).

+ Nhịp thở: Được xác định thông qua quan sát bằng mắt thường và

đếm số lần hoạt động phình lên của hõm bụng bò trong một phút, sử dụng

đồng hồ bấm giây để tính thời gian (đơn vị tính: lần/phút) vào 3 thời điểm

trong ngày: sáng (7 giờ), trưa (13 giờ) và chiều (17 giờ).

- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt

ẩm đến nhiệt độ trực tràng và nhịp thở của hai nhóm bò đực giống nghiên

cứu theo từng thời điểm đo và theo từng vùng chỉ dẫn thời tiết (vùng chỉ số

nhiệt ẩm tương ứng).

2.4.4.3. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng tinh

của bò đực giống

- Thời điểm theo dõi: Năm 2017, độ tuổi của hai đàn bò từ 37 – 48

tháng (năm sản xuất tinh thứ 2).

- Chỉ tiêu theo dõi: Lượng xuất tinh, nồng độ tinh trùng, hoạt lực tinh

trùng và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.

- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến từng chỉ tiêu

năng suất, chất lượng tinh theo từng ngày sản xuất của bò đực giống và

theo từng vùng chỉ dẫn thời tiết (vùng chỉ số nhiệt ẩm tương ứng).

- Xác định mối tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm đến từng chỉ tiêu

năng suất, chất lượng tinh bằng hàm tương quan trong Microsoft Excel

2007.

Page 69: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

56

2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Các số liệu được xử lý thống kê và phân tích phương sai một nhân

tố (ANOVA) trong chương trình SAS 9.0.

- Các tham số thống kê được tính toán gồm: Dung lượng mẫu (n), số

trung bình (Mean), sai số chuẩn (SE). Sự sai khác giữa các giá trị trung

bình được so sánh theo phương pháp Ducan.

- Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với các chỉ tiêu nghiên cứu được

xác định bằng hàm tương quan hồi quy tuyến tính bậc nhất với mô hình

thống kê Y = a + bx trong Microsoft Excel 2007.

Page 70: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

57

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN

VÀ RED ANGUS

Đối với bò đực giống, khả năng sinh trưởng được thể hiện thông qua

sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. Những

chỉ tiêu này là đặc trưng nhất của quá trình sinh trưởng và có tác động đến sức

sản xuất của gia súc.

3.1.1. Sinh trưởng tích luỹ

Sinh trưởng tích luỹ hay khối lượng cơ thể tại từng mốc tuổi là một

chỉ tiêu đặc trưng quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phản ánh rõ nhất

khả năng sinh trưởng của gia súc đồng thời đánh giá khả năng sản xuất của

chúng. Kết quả sinh trưởng tích luỹ hay khối lượng của đàn bò đực Brahman

và Red Angus tại các mốc tuổi được trình bày ở Bảng 3.1. và Hình 3.1.

Bò đực Brahman nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Red Angus nhập khẩu từ

Australia đều có khả năng sinh trưởng tốt, khối lượng tăng đều qua các

mốc tuổi. Khối lượng lúc 48 tháng tuổi đạt trung bình 1.011,90 kg với bò

Brahman và 906.33 kg với bò Red Angus. Giữa hai đàn bò đực giống thì bò

đực giống Brahman luôn có khối lượng cao hơn bò đực giống Red Angus ở

tất cả các mốc tuổi, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Khối lượng bò đực giống Brahman nhập khẩu từ Hoa Kỳ qua các

mốc tuổi cao hơn so với tiêu chuẩn theo Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN

đối với bò đực Brahman giống gốc sản xuất tinh đông lạnh, lúc sơ sinh là

22 – 28 kg, lúc 12 tháng tuổi từ 210 – 230 kg và lúc 24 tháng tuổi từ 330 –

370 kg (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014). Đồng thời cao hơn so với tiêu

chuẩn nhập khẩu bò đực giống Brahman hậu bị theo Quyết định số

423/QĐ-CN-GSL, lúc 24 tháng tuổi ≥ 650 kg (Cục Chăn nuôi, 2015). Như

vậy đàn bò đã được chọn lọc tốt trước khi nhập khẩu về Việt Nam.

Page 71: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

58

Bảng 3.1. Khối lượng bò đực giống tại các mốc tuổi

ĐVT: kg

Mốc tuổi Brahman Red Angus

n Mean SE n Mean SE

Sơ sinh 10 36,10a

0,95 9 30,66b

0,28

Cai sữa

(205 ngày) 10 256,70

a 4,59 9 233,44

b 2,76

12 tháng 10 412,80a

5,76 9 366,66b

6,94

18 tháng 10 567,60a

7,87 9 477,66b

11,25

24 tháng 10 670,00a

8,66 9 576,00b

9,92

36 tháng 10 850,30a

9,32 9 749,77b

8,85

48 tháng 10 1.011,90a

17,82 9 906,33b

8,06

Ghi chú: Trong cùng hàng, những giá trị trung bình có chữ cái khác nhau

là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Đinh Văn Cải và cs. (2005) cho biết: Bò Brahman có nguồn gốc

Cuba được sinh ra, nuôi tại Việt Nam có khối lượng sơ sinh đạt 23,68 kg,

12 tháng tuổi chỉ đạt 207,69 kg, 18 tháng tuổi chỉ đạt 286,02 kg. Theo

Hoàng Văn Trường và Nguyễn Tiến Vởn (2008), đàn bò Brahman ở Bình

Định có khối lượng lúc sơ sinh 25,8 kg, lúc 12 tháng tuổi 199,1 kg.

Bò Brahman có nguồn gốc Australia được sinh ra ở Thành phố Hồ

Chí Minh lúc sơ sinh 22,59 kg, 6 tháng tuổi 144,3 kg, lúc 12 tháng tuổi

195,2 kg, lúc 18 tháng tuổi 289,0 và 24 tháng tuôi 324,3 kg (Đinh Văn

Tuyền và cs., 2008). Lê Văn Thông và cs. (2013) cho biết, bò đực giống

Brahman (có nguồn gốc Cuba và Australia) có khối lượng trung bình: sơ

sinh 30,40 kg, 12 tháng tuổi 232,44 kg, 18 tháng tuổi 321,21 kg, 24 tháng

tuổi 438,07 kg, 36 tháng tuổi 585,74 kg và trưởng thành 752,60 kg. Như

vậy, khối lượng của bò đực giống Brahman nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong

nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn bò Brahman nhập khẩu từ Australia,

Page 72: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

59

Cuba và cao hơn bò Brahman được sinh ra tại Việt Nam (có nguồn gốc

Australia, Cuba). Nguyên nhân có thể do sự khác nhau về nguồn gốc giống.

Khối lượng bò đực giống Red Angus nhập khẩu năm 2015 từ

Australia qua các mốc tuổi theo nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với

tiêu chuẩn của Văn bản số 829/CN-GSL quy định với bò đực giống Red

Angus, lúc 12 tháng tuổi ≥ 270 kg, 18 tháng tuổi ≥ 370 kg (Cục chăn nuôi,

2006). Đồng thời cao hơn so với nghiên cứu của Lê Văn Thông và cs.

(2013), bò đực giống Red Angus nhập khẩu Australia từ năm 2007 nuôi tại

Moncada có khối lượng trung bình tại các mốc tuổi: sơ sinh 30,25 kg, 12

tháng tuổi 311 kg, 18 tháng tuổi 435,75 kg, 24 tháng tuổi 545,75 kg, 36

tháng tuổi 677 kg và trưởng thành 855,25 kg. Nguyên nhân có thể do sự

khác nhau về thời điểm nhập khẩu, khoảng cách hai lần nhập khẩu là 8 năm

và sự chọn lọc giữa hai lần nhập khẩu là khác nhau.

Theo Browning và cs. (1995), bò Brahman nuôi tại Hoa Kỳ có khối

lượng bê đực lúc sơ sinh 32,4 kg; khối lượng cai sữa lúc 7 tháng tuổi là

210,2 kg. Jasmine Dillon và David Riley (2012), nghiên cứu khối lượng sơ

sinh của bò Brahman, Angus tại bang Texas – Hoa Kỳ cho biết khối lượng

sơ sinh trung bình của bò Brahman 33,11 kg và của bò Angus 31,3 kg.

Keith và cs. (1993), nghiên cứu chọn lọc bê đực giống ở Hoa Kỳ

trong giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cho biết: Khối lượng bê đực

giống Angus lúc sơ sinh là 33,29 kg; lúc 12 tháng tuổi đạt 362,8 kg. Theo

Colliera và cs. (2015), nghiên cứu tại New Zealand, khối lượng bò đực

giống Angus tại đây lúc 400 ngày tuổi (13 tháng tuổi) đạt 397 kg; lúc 600

ngày tuổi (20 tháng tuổi) đạt 473 kg.

Khối lượng tại các mốc tuổi của hai đàn bò đực giống nghiên cứu

theo kết quả của chúng tôi tương đương và có phần cao hơn ở một số mốc

tuổi so với công bố của Browning và cs. (1995), Jasmine Dillon và David

Riley (2012), Keith và cs. (1993). Điều này chứng tỏ bò đực giống

Page 73: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

60

Brahman và Red Angus nhập nội đã được chọn lọc, chăm sóc nuôi dưỡng

tốt và có khả năng thích nghi với khí hậu nước ta tại Moncada.

Đồ thị biểu diễn sinh trưởng tích lũy của bò đực giống Brahman và

Red Angus gần giống với đường cong sinh trưởng lý thuyết. Đường biểu

diễn sinh trưởng tích lũy của bò đực Brahman luôn nằm trên và cách xa

đường sinh trưởng của bò đực Red Angus, thể hiện khối lượng của bò

Brahman lớn hơn bò Red Angus.

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn sinh trưởng tích lũy của bò đực Brahman và

Red Angus qua các mốc tuổi

3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là một chỉ tiêu quan trọng đối với chăn nuôi

nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Thông qua chỉ tiêu sinh trưởng

tuyệt đối có thể đánh giá khả năng sinh trưởng, hiệu quả của phương thức

nuôi dưỡng cũng như tiềm năng cho thịt của giống. Sinh trưởng tuyệt đối

tuân theo quy luật sinh trưởng theo giai đoạn (Nguyễn Đức Hưng và cs.,

2008). Kết quả tốc độ sinh trưởng của hai đàn bò đực giống nghiên cứu qua

từng giai đoạn tuổi được trình bày tại bảng 3.2. và hình 3.2.

Page 74: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

61

Bảng 3.2 Tốc độ sinh trưởng của bò đực giống ở các giai đoạn tuổi

ĐVT: gam/con/ngày

Giai đoạn tuổi Brahman Red Angus

n Mean SE n Mean SE

Sơ sinh - Cai sữa 10 1076,10a

21,93 9 989,16b

14,12

Cai sữa - 12 tháng 10 975,63a

10,05 9 832,64b

40,64

12 - 18 tháng 10 859,99a

25,59 9 616,66b

44,89

18 - 24 tháng 10 568,89 44,24 9 546,29 49,32

24 - 36 tháng 10 493,72 20,01 9 476,10 20,32

36 - 48 tháng 10 442,74 31,45 9 428,92 17,54

Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê P < 0,05.

Sinh trưởng tuyệt đối hay tốc độ sinh trưởng (gam/con/ngày) của bò

đực giống Brahman nhập khẩu từ Hoa Kỳ và bò đực giống Red Angus

nhập khẩu từ Australia đạt cao nhất ở các giai đoạn từ sơ sinh – cai sữa và

cai sữa – 12 tháng tuổi, sau đó giảm dần ở các giai đoạn tiếp theo. Sự thay

đổi của tốc độ sinh trưởng như trên hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh

trưởng phát triển theo giai đoạn của gia súc. Giai đoạn từ sơ sinh đến cai

sữa là giai đoạn gia súc non có quá trình sinh trưởng mạnh, nguồn thức ăn

được cung cấp chủ yếu từ sữa mẹ có hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt

nhất. Ở giai đoạn cai sữa – 12 tháng tuổi là giai đoạn sau cai sữa, thường

gia súc bị stress ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng nhưng kết quả sinh

trưởng của cả hai đàn bò ở giai đoạn này đều rất tốt (bảng 3.2) chứng tỏ ở

nước sở tại chúng được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đồng thời cũng có thể do

chúng được bú sữa dài ngày (205 ngày), cai sữa muộn đã tạo lực tốt cho

giai đoạn sau cai sữa.

Khi phân tích phương sai để so sánh tốc độ sinh trưởng giữa hai

nhóm bò thì ở ba giai đoạn đầu (sơ sinh – cai sữa, cai sữa – 12 tháng và 12

Page 75: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

62

– 18 tháng) tốc độ sinh trưởng của bò đực Brahman đều cao hơn bò đực

Red Angus, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Ở ba giai đoạn tiếp

theo (18 – 24 tháng, 24 – 36 tháng và 36 – 48 tháng) tốc độ sinh trưởng của

bò Brahman cao hơn không đáng kể so với bò đực Red Angus, sự sai khác

không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Ở ba giai đoạn sau, tốc độ sinh

trưởng của hai đàn bò đều ổn định và ở mức thấp hơn là do đàn bò được

cho ăn theo chế độ dinh dưỡng của bò đực giống sản xuất tinh duy trì thể

trạng săn chắc, không quá béo để cho khả năng nhảy giá khai thác tinh tốt

nhất.

Kết quả tốc độ sinh trưởng của hai nhóm bò ở nghiên cứu này thấp

hơn không đáng kể so với kết quả của Lunstra và Cundiff (2003), nghiên

cứu khả năng sinh trưởng của các bò đực giống tại Hoa Kỳ cho kết quả tốc

độ sinh trưởng của bò đực Brahman từ sơ sinh đến cai sữa 1,06 kg/ngày, từ

cai sữa đến 12 tháng tuổi 1,08 kg/ngày. Tốc độ sinh trưởng của bò đực

Angus từ sơ sinh đến cai sữa 1,06 kg/ngày, từ cai sữa đến 12 tháng tuổi

1,33 kg/ngày. Tuy nhiên, cao hơn so với các kết quả nghiên cứu của

Holloway và cs. (2002) trên bò Brahman tại bang Texas – Hoa Kỳ trên diện

rộng từ năm 1992 – 1995 cho biết: Tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn từ sơ

sinh đến cai sữa chỉ đạt 0,78 kg/ngày. Bò Angus New Zealand ở giai đoạn

13 – 20 tháng tuổi, tốc độ sinh trưởng 0,61 kg/ngày (Colliera và cs., 2015).

Như vậy, tốc độ sinh trưởng của hai nhóm bò đực nghiên cứu đạt mức khá

cao so với một số nghiên cứu trên thế giới.

Tốc độ sinh trưởng của hai đàn bò đực giống Brahman nhập khẩu từ

Hoa Kỳ và Red Angus nhập khẩu từ Australia nuôi tại Moncada cao hơn

nhiều so với bò Brahman được sinh ra ở Bình Định có tốc độ sinh trưởng ở

giai đoạn sơ sinh – 6 tháng 624 g/ngày; 6 – 12 tháng 385 g/ngày; 12 – 18

tháng 434 g/ngày (Đinh Văn Cải và cs., 2005). Đồng thời cao hơn so với

kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thông và cs. (2013), tốc độ sinh trưởng của

Page 76: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

63

bò đực giống Brahman từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là 538,83 g/ngày, từ 6 –

12 tháng là 572,38 g/ngày, từ 12 – 18 tháng 493,17 g/ngày, từ 18 – 24

tháng tuổi 649,22 g/ngày, từ 24 – 36 tháng 404,58 g/ngày; của bò đực

giống Red Angus trong giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi là 784,15 g/ngày,

từ 6 – 12 tháng là 750 g/ngày, từ 12 – 18 tháng 693,06 g/ngày, từ 18 – 24

tháng tuổi 611,11 g/ngày, từ 24 – 36 tháng 359,59 g/ngày. Nguyên nhân có

thể do nguồn gốc giống khác nhau, chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau và do

thời điểm nhập khẩu khác nhau.

Hình 3.2 Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của bò đực Brahman và Red

Angus qua các giai đoạn tuổi

Tốc độ sinh trưởng của hai đàn bò đực giống nghiên cứu tuân theo

quy luật sinh trưởng không đồng đều qua các giai đoạn tuổi. Ở giai đoạn bú

sữa, bê có tốc độ sinh trưởng cao nhất do có được nguồn dinh dưỡng từ sữa

mẹ, sau đó giảm dần ở các giai đoạn tiếp theo. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến

18 tháng tuổi (giai đoạn sinh trưởng), đỉnh cột biểu thị tốc độ sinh trưởng

của bò đực Brahman cao hơn và cách xa của bò Red Angus, cho thấy bò

đực Brahman có tốc độ sinh trưởng cao hơn trong giai đoạn này. Giai đoạn

Page 77: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

64

từ 18 - 24 tháng tuổi trở đi, hai cột tốc độ sinh trưởng cùng hạ thấp, khoảng

cách hai đỉnh cột thu hẹp, sát vào nhau, điều này có thể do từ 18 - 24 tháng

trở đi cả hai đàn bò bước vào thời kỳ huấn luyện khai thác tinh dịch (thời

kỳ sản xuất cho sản phẩm) nên tốc độ sinh trưởng thấp hơn và không có sự

chênh lệch lớn giữa hai nhóm bò (hình 3.2).

3.1.3. Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối là một chỉ tiêu phản ánh quá trình sinh trưởng

của gia súc. Sinh trưởng tương đối tuân theo quy luật sinh trưởng không

đồng đều và quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn (Trần Đình Miên

và cs., 1992). Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của hai đàn bò

đực giống Brahman và Red Angus nhập nội nuôi tại Moncada qua các giai

đoạn tuổi được trình bày tại bảng 3.3 và hình 3.3.

Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của bò đực giống ở các giai đoạn tuổi

ĐVT: %

Giai đoạn tuổi Brahman Red Angus

n Mean SE n Mean SE

Sơ sinh - Cai sữa 10 150,64 1,20 9 153,51 0,74

Cai sữa - 12 tháng 10 46,68 0,49 9 44,29 1,76

12 - 18 tháng 10 31,57a

0,84 9 26,19b

1,76

18 - 24 tháng 10 16,55 1,29 9 18,76 1,84

24 - 36 tháng 10 23,73 0,97 9 26,27 1,23

36 - 48 tháng 10 17,27 1,03 9 18,93 0,81

Ghi chú: Trung cùng hàng, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê P < 0,05.

Sinh trưởng tương đối của hai đàn bò đực đạt cao nhất ở giai đoạn sơ

sinh – cai sữa: 150,64% với bò Brahman và 153,51% với bò Red Angus.

Đến giai đoạn từ cai sữa đến 12 tháng tuổi sinh trưởng tương đối giảm chỉ

còn 46,68% với bò Brahman và 44,29 % với bò Red Angus. Ở giai đoạn 18

Page 78: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

65

– 24 tháng tuổi sinh trưởng tương đối của cả hai nhóm bò thấp hơn giai

đoạn từ 24 – 36 tháng tuổi; nguyên nhân là do khoảng cách của giai đoạn

18 – 24 tháng là 6 tháng, trong khi khoảng cách ở giai đoạn 24 – 36 tháng

là 12 tháng.

Khi phân tích phương sai để so sánh kết quả sinh trưởng tương đối

trung bình ở các giai đoạn tuổi của hai nhóm bò đực giống chúng tôi thấy ở

hầu hết các giai đoạn đều không có sự sai khác (P > 0,05), ngoại trừ giai

đoạn từ 12 – 18 tháng tuổi. Sinh trưởng tương đối ở giai đoạn 12 – 18

tháng của bò Brahman cao hơn bò Red Angus, sự sai khác có ý nghĩa thống

kê (P<0,05). Kết quả này cũng phù hợp với chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng

trong giai đoạn 12 – 18 tháng với bò Red Angus chỉ đạt 616,66 g/con/ngày

thấp hơn nhiều so với bò Brahman 859,99 g/con/ngày (bảng 3.2). Nguyên

nhân của sự sai khác này có thể do sự khác nhau về giống. Mặt khác, đàn

bò Red Angus được nhập về nước ta có độ tuổi trung bình 15 tháng, nằm

trong giai đoạn tuổi này và vào mùa hè nên bị ảnh hưởng bởi stress nhiệt;

với đàn bò Brahman khi nhập về Việt Nam có độ tuổi trung bình 21 tháng

nên không ảnh hưởng đến sinh trưởng ở giai đoạn này.

Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của bò đực Brahman

và Red Angus qua các giai đoạn tuổi

Page 79: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

66

Đồ thị sinh trưởng tương đối của bò đực giống Brahman và Red

Angus là đường cong có dạng đường tiệm cận Hyperbol, giống với đường

cong sinh trưởng lý thuyết. Điều đó chứng tỏ hai đàn bò đực giống nghiên

cứu có quá trình sinh trưởng bình thường, tuân theo quy luật sinh trưởng

phát triển của gia súc.

Qua kết quả về sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh

trưởng tương đối của bò đực giống Brahman nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Red

Angus nhập khẩu từ Australia nuôi tại Moncada cho thấy, cả hai đàn bò

đều có khả năng sinh trưởng tốt, tuân theo quy luật sinh trưởng phát triển

chung của gia súc. Khối lượng tại các mốc tuổi của hai đàn bò đều tương

đương với một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và cao hơn so với tiêu

chuẩn giống gốc với bò Brahman theo Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN

(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014), tiêu chuẩn bò đực giống Red Angus

theo Văn bản số 829/CN-GSL (Cục Chăn nuôi, 2006). Hai đàn bò đực

giống đều có khối lượng lớn, có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với bò đực

giống Brahman và Red Angus nhập khẩu từ Australia, Cuba (Lê Văn

Thông và cs., 2013). Đây là những nguồn gen quý cho công tác cải tạo

nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất thịt của đàn bò Việt Nam thông qua

kỹ thuật Thụ tinh nhân tạo.

3.2. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN

VÀ RED ANGUS

Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman nhập khẩu từ Hoa

Kỳ và Red Angus nhập khẩu từ Australia được chúng tôi đánh giá thông

qua các chỉ tiêu chính: Lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh

trùng, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ

tinh trùng sống, hoạt lực tinh trùng sau giải đông, số lượng tinh cọng rạ sản

xuất đạt tiêu chuẩn/lần khai thác và số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu

chuẩn/đực giống/năm.

Page 80: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

67

3.2.1. Lượng xuất tinh

Trong các chỉ tiêu chính đánh giá tinh dịch của bò đực giống thì

lượng xuất tinh (V) là chỉ tiêu đầu tiên. Lượng xuất tinh liên quan chặt chẽ

với các yếu tố như: Giống, cá thể, tuổi, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, kỹ

thuật khai thác tinh... Trong sản xuất, căn cứ vào lượng xuất tinh kết hợp

với hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng của tinh dịch, người ta xác định

được lượng môi trường và số liều tinh dự kiến sản xuất được trong một lần

khai thác. Kết quả nghiên cứu lượng xuất tinh của bò đực giống Brahman

và Red Angus tại Moncada được thể hiện qua bảng 3.4.

Qua hai năm nghiên cứu – hai năm đầu sản xuất của đàn bò, lượng

xuất tinh trung bình của tất cả các lần khai thác (V các lần khai thác) của bò

Brahman là 6,16 ml, của bò Red Angus là 6,04 ml. V các lần khai thác của

bò Brahman cao hơn của bò Red Angus, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P

< 0,05). Sự sai khác này chúng tôi cho rằng, nguyên nhân là do sự khác

nhau về giống và di truyền.

Bảng 3.4. Lượng xuất tinh trung bình/lần khai thác

qua hai năm xản xuất

ĐVT: ml

Giống V các lần khai thác V các lần đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ đạt tiêu

chuẩn (%) n Mean ± SE n Mean ± SE

Brahman 1215 6,16a ± 0,043 1190 6,23 ± 0,042 97,94

Red Angus 1073 6,04b ± 0,042 1044 6,13 ± 0,039 97,30

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Hiroshi

(1992), lượng xuất tinh của bò dao động từ 2 đến 10 ml. Phù hợp với kết

quả của Phùng Thế Hải (2013), nghiên cứu trên bò Brahman nhập khẩu từ

Australia tại Moncada có lượng xuất tinh đạt 6,02 ml.

Page 81: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

68

Lượng xuất tinh khai thác của bò Brahman và Red Angus theo

nghiên cứu này đạt 6,16 ml và 6,04 ml thấp hơn nghiên cứu của tác giả

Brito và cs. (2002b), nghiên cứu trên bò đực giống ở Brazil cho biết:

Lượng xuất tinh của bò đực giống Bos taurus là 6,9 ml, của bò đực giống

Bos indicus là 6,6 ml. Thấp hơn kết quả của Lê Văn Thông và cs. (2013),

lượng xuất tinh bò Red Angus là 6,47 ml. Nguyên nhân có thể do các giống

bò khác nhau cho lượng xuất tinh khác nhau, sự khác nhau về nguồn gốc

giống và yếu tố di truyền (Asad và cs., 2004).

Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với một số kết quả nghiên cứu

trong và ngoài nước như: Sarder (2003), lượng xuất tinh của bò đực giống

ở Pakistan là 5-6 ml; Michael và cs. (1982), bò đực giống Brahman nuôi tại

Hoa Kỳ có lượng xuất tinh 5,3 ml; Hà Văn Chiêu (1999), bò đực giống

Brahman có lượng xuất tinh chỉ đạt 4,25 ml; Lê Văn Thông và cs. (2013),

lượng xuất tinh của bò Brahman 5,67 ml. Nguyên nhân là do sự khác nhau

về giống và di truyền.

Tuy nhiên trong sản xuất, lượng xuất tinh của tất cả các lần khai thác

không phải đều đạt tiêu chuẩn, mà chỉ những lần khai thác có lượng xuất

tinh ≥ 3ml mới đạt tiêu chuẩn (TCVN 8925-2012) để tiếp tục đánh giá các

chỉ tiêu tiếp theo của quy trình sản xuất. Lượng xuất tinh các lần khai thác

đạt tiêu chuẩn của bò Brahman 6,23 ml cao hơn của bò đực Red Angus

6,13 ml, sự khai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn lượng xuất tinh

của hai giống bò nghiên cứu đều khá cao 97,94% với bò Brahman và

97,30% với bò Red Angus (bảng 3.4). Kết quả này cao hơn so với nghiên

cứu của Phùng Thế Hải (2013), đàn bò Brahman nhập khẩu Australia từ

năm 2009 có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn lượng xuất tinh là 95,56%.

Để đánh giá mức độ ổn định, sự thay đổi tăng lên hay giảm đi của

chỉ tiêu lượng xuất tinh cũng như các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh

Page 82: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

69

giữa năm khai thác tinh thứ nhất (tương ứng 24 – 36 tháng tuổi) và năm

khai thác tinh thứ hai (tương ứng 37 – 48 tháng tuổi) của hai nhóm bò đực

Brahman và Red Angus nhập nội, chúng tôi tiến hành theo dõi và phân tích

số liệu lượng xuất tinh của hai nhóm bò theo từng năm khai thác, kết quả

được trình bày tại bảng 3.5.

Lượng xuất tinh của bò Brahman năm thứ nhất 5,56 ml và năm thứ

hai 6,69 ml; của bò Red Angus tương ứng là 5,51 ml và 6,49 ml. Như vậy,

lượng xuất tinh khai thác của cả hai nhóm bò đều có sự khác biệt đáng kể,

năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất (P < 0,05). Số lần và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn

của chỉ tiêu lượng xuất tinh của năm khai thác tinh thứ hai đều cao hơn

năm thứ nhất ở cả hai giống bò (bảng 3.5). Kết quả này là phù hợp với quy

luật chung của gia súc, thường năm khai thác thứ nhất do bò đực còn non,

vẫn còn đang tiếp tục sinh trưởng phát triển mạnh để hoàn thiện các cơ

quan bộ phận đặc biệt là cơ quan sinh dục nên khả năng sản xuất sẽ chưa

ổn định, lượng xuất tinh thường ít hơn năm khai thác tinh thứ hai.

Bảng 3.5. Lượng xuất tinh trung bình/lần khai thác theo năm sản xuất

ĐVT: ml

Giống

V năm khai thác thứ nhất

(24-36 tháng tuổi)

V năm khai thác thứ hai

(37-48 tháng tuổi)

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

n Mean ± SE n (%) n Mean ± SE n (%)

Brahman 564 5,56b ±0,05 551 97,70 651 6,69

a ±0,06 639 98,16

Red Angus 494 5,51b ±0,04 477 96,56 579 6,49

a ±0,06 567 97,93

Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả này phù hợp với kết luận theo nghiên cứu của Vilakazi và

Webb (2004), lượng xuất tinh có thay đổi theo từng giai đoạn tuổi của bò

Page 83: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

70

đực giống, tăng dần theo các giai đoạn tuổi và đạt đỉnh cao ở giai đoạnh 36

– 48 tháng tuổi, sau đó bắt đầu giảm dần và giảm mạnh nhất ở giai đoạn

sau 72 tháng tuổi. Hiroshi (1992) cho biết, bò đực trưởng thành thường cho

lượng xuất tinh và số lượng tinh trùng/một lần khai thác nhiều và ổn định

hơn so với bò đực non.

3.2.2. Hoạt lực tinh trùng

Hoạt lực tinh trùng (A) là sức sống hay sức hoạt động của tinh trùng.

Nó có tầm quan trọng đặc biệt trong pha loãng và khả năng thụ thai của

tinh trùng. Kết quả nghiên cứu hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch qua hai

năm khai thác của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội nuôi tại

Moncada được trình bày tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Hoạt lực tinh trùng trung bình/lần khai thác

qua hai năm sản xuất

ĐVT: %

Giống

A các lần khai thác A các lần đạt tiêu

chuẩn

Tỷ lệ đạt

tiêu chuẩn

(%) n Mean ± SE n Mean ± SE

Brahman 1215 75,30a ± 0,35 992 80,22

a ± 0,19 81,65

Red Angus 1073 69,75b ± 0,37 773 76,56

b ± 0,21 72,04

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hoạt lực tinh trùng trung bình của tất cả các lần khai thác tinh của bò

đực giống Brahman là 75,30% và của bò đực giống Red Angus là 69,75%;

A các lần khai thác của bò Brahman cao hơn của bò Red Angus, sự sai

khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Hoạt lực tinh trùng các lần khai thác

của bò Brahman cao hơn bò Red Angus, theo chúng tôi có thể là do giống

bò Brahman có nguồn gốc cận nhiệt đới thích nghi tốt hơn với khí hậu

Page 84: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

71

nhiệt đới của Việt Nam nên cho kết quả hoạt lực tinh trùng cao hơn giống

bò Red Angus có nguồn gốc ôn đới.

Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống Brahman và bò đực giống Red

Angus tại Moncada theo kết quả nghiên cứu này đều cao hơn so với các kết

quả nghiên cứu khác: Brito và cs. (2002b) tại Brazil cho biết, hoạt lực tinh

trùng của bò Bos taurus đạt từ 57,5% đến 61,2% và Bos indicus đạt 59%.

Tatman và cs. (2004), nghiên cứu trên bò đực giống Brahman nuôi tại Hoa

Kỳ có hoạt lực tinh trùng đạt 60,0%. Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) công

bố, hoạt lực tinh trùng bò Brahman nhập khẩu Australia là 65,64%. Lê Văn

Thông và cs. (2013) cho biết, hoạt lực tinh trùng của bò Red Angus nhập

khẩu Australia là 64.76%. Nguyên nhân hoạt lực tinh trùng theo kết quả

nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn các kết quả nghiên cứu trong và

ngoài nước có thể là do nguồn gốc giống khác nhau; đồng thời trong những

năm vừa qua ở Moncada liên tục có những cải tiến trong quy trình kỹ thuật

nuôi dưỡng, chăm sóc đàn bò, đặc biệt tăng cường hệ thống chống nóng

làm mát cho đàn bò vào mùa hè - thu.

Hoạt lực tinh trùng trung bình của các lần khai thác đạt tiêu chuẩn (A

các lần đạt tiêu chuẩn) của cả hai giống bò nghiên cứu qua hai năm đều cao

hơn so với A các lần khai thác (P < 0,05). Vì A đạt tiêu chuẩn là A của

những lần khai thác đạt ≥ 70%, tức là đã loại đi những lần khai thác không

đạt tiêu chuẩn (A < 70%). A đạt tiêu chuẩn của bò đực giống Brahman

80,22% cao hơn so với của bò Red Angus 76,56% (P < 0,05).

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu

chuẩn về chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng của bò đực giống Red Angus là

72,04%, thấp hơn nhiều so với của bò đực giống Brahman đạt 81,65%. Tỷ

lệ đạt tiêu chuẩn ở chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng của bò đực giống Brahman

cao hơn của bò đực giống Red Angus theo chúng tôi là do sự khác nhau về

giống. Bò Red Angus có nguồn gốc ôn đới nên khả năng thích ứng với thời

Page 85: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

72

tiết khí hậu nhiệt đới Việt Nam kém hơn so với giống bò Brahman có

nguồn gốc cận nhiệt đới.

Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn ở chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng của bò đực giống

Brahman theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên

cứu của Phùng Thế Hải (2013), bò đực giống Brahman có nguồn gốc

Australia đạt 81,97%; nhưng cao hơn so với các kết quả nghiên cứu khác:

Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), bò Brahman nguồn gốc Australia có tỷ lệ

đạt tiêu chuẩn 75,46%. Lê Văn Thông và cs. (2013), tỷ lệ đạt tiêu chuẩn

của bò Brahman 75,29% và của bò Red Angus chỉ đạt 56,32%. Nguyên

nhân có thể do đối tượng nghiên cứu có nguồn gốc giống khác nhau nên kết

quả tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của hoạt lực tinh trùng khai thác khác nhau.

Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống là chỉ tiêu quan trọng đánh giá

chất lượng tinh dịch, ngoài chịu tác động bởi các yếu tố giống, cá thể, nuôi

dưỡng, chăm sóc, khí hậu còn chịu tác động bởi yếu tố tuổi hay năm sản

xuất. Bò đực giống ở năm sản xuất đầu tiên do còn non và mới bắt đầu đưa

vào huấn luyện, khai thác nên khả năng sinh tinh, chất lượng tinh chưa ổn

định (Phùng Thế Hải, 2013). Kết quả nghiên cứu về hoạt lực tinh trùng của

bò đực giống Brahman và Red Angus ở năm sản xuất tinh thứ nhất và thứ

hai được trình bày tại bảng 3.7.

Hoạt lực tinh trùng trung bình khai thác năm thứ nhất (A năm khai

thác thứ nhất) và hoạt lực tinh trùng trung bình khai thác năm thứ hai (A

năm khai thác thứ hai) của cả hai nhóm bò đực giống Brahman và Red

Angus đều có xu hướng tăng lên, sự sai khác có ý nghĩa thống kê P < 0,05

(bảng 3.7).

Trong cùng một năm khai thác, hoạt lực tinh trùng của bò đực

Brahman cao hơn của bò Red Angus, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P <

0,05). Số lần khai thác đạt tiêu chuẩn sản xuất và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn trong

từng năm của bò Brahman cao hơn của bò Red Angus. Đối với bò Red

Page 86: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

73

Angus, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của A khai thác năm thứ nhất 71,05% và năm

thứ hai 72,02 % là ở mức thấp và không có xu hướng tăng cao ở năm thứ

hai như của bò Brahman (bảng 3.7). Như vậy, ở chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng

của bò Brahman cho kết quả không những cao hơn của bò Red Angus mà

còn có xu hướng tăng cao ở năm khai thác thứ hai so với năm thứ nhất.

Bảng 3.7. Hoạt lực tinh trùng trung bình/lần khai thác

theo năm sản xuất

ĐVT: %

Giống

A năm khai thác thứ nhất

(24-36 tháng tuổi)

A năm khai thác thứ hai

(37-48 tháng tuổi)

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

n Mean ± SE n (%) n Mean ± SE n (%)

Brahman 564 70,93b ±0,44 437 77,48 651 79,08

a ±0,47 555 85,25

Red Angus 494 68,30b ±0,49 351 71,05 579 70,98

a ±0,55 417 72,02

Ghi chú: Trong cùng hàng các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

3.2.3. Nồng độ tinh trùng

Nồng độ tinh trùng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá số lượng, chất

lượng tinh dịch. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về nồng độ tinh trùng

trong tinh dịch của bò đực giống Brahman và Red Angus tại Moncada được

trình bày ở bảng 3.8.

Nồng độ tinh trùng trung bình của tất cả các lần khai thác qua hai

năm sản xuất của bò đực giống Brahman 1,57 tỷ/ml cao hơn của bò đực

giống Red Angus 1,27 tỷ/ml (P < 0,05). Nguyên nhân có sự sai khác trên

theo chúng tôi là do sự khác nhau về giống và có thể bị ảnh hưởng bởi yếu

tố thời tiết khí hậu. Bò đực Brahman có nguồn gốc cận nhiệt đới thích nghi

Page 87: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

74

với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam tốt hơn bò đực Red Angus có

nguồn gốc ôn đới.

Bảng 3.8. Nồng độ tinh trùng trung bình/lần khai thác

qua hai năm sản xuất

ĐVT: tỷ/ml

Giống C các lần khai thác

C các lần đạt tiêu

chuẩn

Tỷ lệ đạt

tiêu chuẩn

(%) n Mean ± SE n Mean ± SE

Brahman 1215 1,57a ± 0,014 1123 1,64

a ± 0,013 92,43

Red Angus 1073 1,27b ± 0,011

955 1,34

b ± 0,010 89,00

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả nghiên cứu về nồng độ tinh trùng của hai nhóm bò đực

giống Brahman và bò Red Angus phù hợp với kết quả nghiên cứu của một

số tác giả: American Breeders Service (1991) cho biết, nồng độ tinh trùng ở

bò trung bình 1,2 – 1,5 tỷ/ml. Brito và cs. (2002a), nghiên cứu trên 107 bò

đực giống ở Brazil cho biết, nồng độ tinh trùng đạt từ 1,3 – 1,5 tỷ/ml.

Nồng độ tinh trùng có ý nghĩa khoa học thực tiễn. Thông qua chỉ tiêu

này, có thể xác định số lượng tinh trùng trên một lần lấy tinh, phân loại tinh

dịch, quyết định loại bỏ hay sử dụng cho các công đoạn sau. Kết quả

nghiên cứu này về nồng độ tinh trùng của bò đực giống Brahman và Red

Angus cho kết quả cao hơn của một số nghiên cứu trong và ngoài nước:

Leon và cs. (1991), nghiên cứu trên bò đực giống Brahman ở Mexico cho

biết nồng độ tinh trùng đạt 1,05 tỷ/ml. Phạm văn Tiềm và cs. (2009) cho

biết, bò Brahman nguồn gốc Australia có nồng độ tinh trùng 1,02 tỷ/ml. Lê

Văn Thông và cs. (2013) cho biết, nồng độ tinh trùng bò thịt dao động từ

1,09 – 1,3 tỷ/ml. Nguyên nhân ở đây có thể do nuôi dưỡng, chăm sóc khác

Page 88: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

75

nhau, khẩu phần dinh dưỡng đàn bò tại Moncada trong những năm qua

được bổ sung cỏ khô Alfalfa có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm

lượng protein thô đã giúp nâng cao nồng độ tinh trùng trong tinh dịch.

Trong thực tiễn sản xuất, chỉ những lần khai thác tinh có nồng độ

tinh trùng ≥ 0,8 tỷ/ml mới được đưa vào sản xuất tinh đông lạnh, còn

những lần khai thác tinh có nồng độ < 0,8 tỷ/ml sẽ bị loại bỏ. Kết quả nồng

độ tinh trùng trung bình của những lần khai thác đạt tiêu chuẩn qua hai năm

sản xuất (C các lần đạt tiêu chuẩn) theo nghiên cứu này của bò đực giống

Brahman (1,64 tỷ/ml) cao hơn so với của bò đực giống Red Angus (1,34

tỷ/ml) (P < 0,05). Tỷ lệ những lần khai thác tinh có nồng độ tinh trùng đạt

tiêu chuẩn của bò đực giống Brahman (92,43%) cao hơn của bò đực giống

Red Angus (89,00%). Như vậy, tinh dịch của bò đực giống Brahman có

nồng độ tinh trùng cao hơn so với của bò đực giống Red Angus.

Để thấy được ảnh hưởng của năm sản xuất hay tuổi của bò đến nồng

độ tinh trùng của hai giống bò nghiên cứu chúng tôi tiến hành theo dõi

nồng độ tinh trùng theo năm sản xuất thứ nhất (C năm thứ nhất) tương ứng

với 24-36 tháng tuổi và năm sản xuất thứ hai (C năm thứ hai) tương ứng

với 37-48 tháng tuổi của bò đực giống Brahman và Red Angus tại

Moncada. Kết quả được trình bày tại bảng 3.9.

Kết quả cho thấy, cả hai nhóm bò đực giống Brahman và Red Angus

có nồng độ tinh trùng năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất (P < 0,05), tương

ứng với tỷ lệ đạt tiêu chuẩn ở năm thứ hai đều cao hơn năm thứ nhất. Năm

sản xuất tinh thứ hai, cả hai nhóm bò đực giống nghiên cứu đều ở giai đoạn

37 – 48 tháng tuổi, là giai đoạn cho sản xuất tinh ổn định. Kết quả này là

phù hợp với quy luật sinh lý sinh sản của gia súc và phù hợp với các nghiên

cứu của Vilakazi và Webb (2004) và Phùng Thế Hải (2013) cho rằng, chất

lượng tinh dịch bò trong đó chỉ tiêu nồng độ tinh trùng có sự thay đổi theo

tuổi của bò đực giống, tăng dần theo tuổi và đạt đỉnh cao nhất ở giai đoạn

Page 89: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

76

37 - 48 tháng tuổi, sau đó bắt đầu giảm dần.

Bảng 3.9. Nồng độ tinh trùng trung bình/lần khai thác

theo năm sản xuất

ĐVT: tỷ/ml

Giống

C năm khai thác thứ nhất

(24-36 tháng tuổi)

C năm khai thác thứ hai

(37-48 tháng tuổi)

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

n Mean ± SE n (%) n Mean ± SE n (%)

Brahman 564 1,37b ± 0,017 495 87,77 651 1,75

a ± 0,018 628 96,47

Red Angus 494 1,18b ± 0,015 412 83,40 579 1,35

a ± 0,016 543 93,78

Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

3.2.4. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác

Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng (VAC) là chỉ tiêu tổng hợp

quan trọng để đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống và có ý

nghĩa quan trọng trong thực tiễn sản xuất. Thông qua chỉ tiêu này, người ta

có thể tính toán được số lượng cọng rạ sẽ sản xuất được và tính được lượng

môi trường cần pha chế cho lần khai thác tinh đó. Kết quả nghiên cứu về

chỉ tiêu tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác tinh của bò

đực giống Brahman và Red Angus được trình bày tại bảng 3.10.

Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trung bình của tất cả các lần

khai thác tinh qua hai năm sản xuất (VAC các lần khai thác) của bò đực

giống Brahman 7,58 tỷ/lần khai thác, của bò đực giống Red Angus 5,49

tỷ/lần khai thác. Như vậy, VAC khai thác trung bình của bò Brahman cao

hơn đáng kể so với bò Red Angus (P < 0,05). Kết quả này phù hợp với các

Page 90: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

77

kết quả về ba chỉ tiêu riêng rẽ: V, A, C; cả ba chỉ tiêu này của bò Brahman

đều cao hơn của bò Red Angus (P < 0,05).

Bảng 3.10. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trung bình/lần khai

thác qua hai năm sản xuất

ĐVT: tỷ/lần khai thác

Giống VAC các lần khai thác

VAC các lần đạt tiêu

chuẩn

Tỷ lệ đạt

tiêu chuẩn

(%) n Mean ± SE n Mean ± SE

Brahman 1215 7,58a ± 0,10 961 8,64

a ± 0,10 79,09

Red Angus 1073 5,49b ± 0,07 757 6,52

b ± 0,08 70,55

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

VAC các lần khai thác trung bình của bò Brahman theo kết quả

nghiên cứu này (7,58 tỷ/lần khai thác) cao hơn kết quả nghiên cứu của các

nhiều giả. Garner và cs. (1996) cho biết, VAC của bò đực giống Brahman

nuôi tại Hoa Kỳ là 6,20 tỷ/lần khai thác; Phạm văn Tiềm và cs. (2009),

nghiên cứu khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman nguồn gốc

Australia tại Moncada cho biết VAC là 4,89 tỷ/lần khai thác; Phùng Thế

Hải (2013) cho biết, VAC của bò đực giống Brahman nguồn gốc Australia

là 5,22 tỷ/lần khai thác. Điều đó chứng tỏ rằng, đàn bò Brahman nhập khẩu

từ Hoa Kỳ trong nghiên cứu này có khả năng sản xuất tinh tốt; đồng thời

cũng có thể do trong những năm qua tại Moncada liên tục áp dụng cải tiến

nâng cao kỹ thuật trong nuôi dưỡng, chăm sóc, khẩu phần được bổ sung cỏ

khô Alfalfa có hàm lượng dinh dưỡng cao nên đã nâng cao được số lượng

và chất lượng tinh của bò đực giống.

VAC các lần khai thác trung bình của bò đực giống Red Angus theo

kết quả nghiên cứu này (5,49 tỷ/lần khai thác) cao hơn kết quả nghiên cứu

Page 91: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

78

của Lê Văn Thông và cs. (2013) (5,45 tỷ/lần khai thác). Theo kết quả

nghiên cứu của Lê Văn Thông và cs. (2013), các chỉ tiêu V - 6,47 ml, C -

1,3 tỷ/ml đều cao hơn so với kết quả nghiên cứu này (V – 6,04 ml, C – 1,27

tỷ/ml), nhưng VAC theo kết quả này lại cao hơn. Nguyên nhân là do chỉ

tiêu A theo nghiên cứu này đạt 69,75% cao hơn của Lê Văn Thông và cs.

(2013) chỉ đạt 64,76%.

Chỉ tiêu VAC của tinh dịch phụ thuộc trực tiếp vào các chỉ tiêu V, A,

C. Nếu chỉ một trong 3 chỉ tiêu V, A hoặc C không đạt tiêu chuẩn thì VAC

không đạt tiêu chuẩn và lô tinh đó sẽ phải loại bỏ. Qua kết quả từng chỉ tiêu

V, A, C của cả hai nhóm bò qua hai năm sản xuất (bảng 3.4, bảng 3.6 và

bảng 3.8) cho thấy V, C ít biến động và có tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu

chuẩn cao hơn so với A. A là chỉ tiêu có độ biến động lớn và có tỷ lệ các

lần khai thác đạt tiêu chuẩn thấp hơn, chứng tỏ chỉ tiêu A chịu nhiều tác

động bởi các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết khí hậu. Như vậy, giá trị VAC

đạt tiêu chuẩn sản xuất của hai giống bò đực nghiên cứu tại Moncada phụ

thuộc vào A lớn hơn V và C.

Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trung bình của những lần

khai thác đạt tiêu chuẩn (VAC các lần đạt tiêu chuẩn) của cả hai nhóm bò

nghiên cứu đều cao hơn VAC các lần khai thác (bảng 3.10) là do đã loại đi

những lần khai thác không đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của bò

Brahman là 79,09% tức tỷ lệ loại thải là 20,01%; với bò Red Angus tỷ lệ

đạt tiêu chuẩn là 70,55% tức là có đến 29,45% lần khai thác bị loại thải.

Kết quả này chứng tỏ bò Brahman có số lượng và chất lượng tinh dịch tốt

hơn bò Red Angus.

Để đánh giá tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác của

bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội theo năm sản xuất tinh thứ

nhất và thứ hai, chúng tôi đã tính toán theo từng năm. Kết quả được trình

bày tại bảng 3.11.

Page 92: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

79

Bảng 3.11. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trung bình/lần khai

thác theo năm sản xuất

ĐVT: tỷ/lần khai thác

Giống

VAC năm khai thác thứ nhất

(24-36 tháng tuổi)

VAC năm khai thác thứ hai

(37-48 tháng tuổi)

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

n Mean ± SE n (%) n Mean ± SE n (%)

Brahman 564 5,45b ± 0,09 421 74,65 651 9,43

a ± 0,14 540 82,95

Red Angus 494 4,49b ± 0,08 340 68,83 579 6,34

a ± 0,12 417 72,02

Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Ở cả hai nhóm bò, VAC năm thứ hai đều cao hơn so với năm thứ

nhất (P < 0,05), đồng thời tỷ lệ đạt tiêu chuẩn VAC năm thứ hai đều cao

hơn năm thứ nhất. Kết quả này là do ở năm sản xuất thứ nhất, bò đực giống

vẫn đang ở giai đoạn sinh trưởng để hoàn thiện thể vóc, bò mới bước vào

khai thác tinh nên chất lượng và số lượng tinh dịch còn thấp, chưa ổn định.

Kết quả này phù hợp với công bố của Phùng Thế Hải (2013) tổng số tinh

trùng hoạt động tiến thẳng của tinh dịch qua các giai đoạn tuổi theo từng

giống bò có sự khác nhau là phù hợp với quy luật tự nhiên, sinh lý sinh sản

và phù hợp với các chỉ tiêu V, A, C riêng lẻ.

3.2.5. Tinh trùng kỳ hình

Tinh trùng kỳ hình là những tinh trùng bị dị dạng về hình thái học,

được tính bằng phần trăm so với tổng số tinh trùng trong một lần lấy tinh.

Xác định tỷ lệ kỳ hình để đánh giá chất lượng của tinh dịch, đồng thời cho

chúng ta biết được tình trạng sức khoẻ của đực giống cũng như chế độ nuôi

dưỡng, chăm sóc. Tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

như: Điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ nuôi dưỡng, sức khoẻ bò đực, yếu

tố di truyền...

Page 93: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

80

Kết quả tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong tinh dịch của bò đực giống

Brahman và Red Angus được trình bày tại bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình/lần khai thác

qua hai năm sản xuất

ĐVT: %

Giống

K các lần khai thác K các lần đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ đạt

tiêu chuẩn

(%) n Mean ± SE n Mean ± SE

Brahman 1215 13,67b ± 0,07 1129 13,11

b ± 0,05 92,92

Red Angus 1073 14,28a ± 0,08 971 13,53

a ± 0,05 90,49

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của bò đực giống Brahman và

Red Angus nhập nội nuôi tại Moncada tương ứng là 13,67% và 14,28 %;

của bò Red Angus cao hơn so với bò Brahman (P < 0,05). Kết quả này thấp

hơn so với nghiên cứu của một số tác giả. Brito và cs. (2002a) cho biết, tỷ

lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống ở Brazil dao động từ 16,3 đến

19,1%; Brito và cs. (2004) cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò Bos

indicus 15,9%; Hà Văn Chiêu (1999) cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của

bò Zêbu tại Moncada 18,45%.

Trong thực tiễn sản xuất, chỉ những lần khai thác tinh dịch có tỷ lệ

tinh trùng kỳ hình < 20% mới đạt tiêu chuẩn sản xuất, ngược lại nếu tỷ lệ

tinh trùng kỳ hình ≥ 20% thì mẫu tinh đó không đạt, phải loại bỏ (TCVN

8925-2012).

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình các lần đạt tiêu chuẩn của cả hai nhóm bò

đều thấp hơn so với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình các lần khai thác, đồng thời của

bò đực giống Brahman thấp hơn của bò đực giống Red Angus, sự sai khác

có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng

Page 94: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

81

kỳ hình của hai nhóm bò đều khá cao, trên 90%. Kết quả này cao hơn so

với kết quả nghiên cứu của Phùng Thế Hải (2013), tỷ lệ đạt tiêu chuẩn ở

chỉ tiêu này cùa bò đực giống Brahman là 85,44%. Kết quả trên cho thấy

hai đàn bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội theo nghiên cứu này

đều được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, có sức khỏe tốt và quy trình kỹ thuật

khai thác sản xuất tinh được áp dụng tốt.

Để đánh giá ảnh hưởng của tuổi đực giống đến tỷ lệ tinh trùng kỳ

hình, chúng tôi tiến hành theo dõi, đánh giá tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của

năm sản xuất tinh thứ nhất tương ứng với 24-36 tháng tuổi và tỷ lệ tinh

trùng kỳ hình của năm thứ hai tương ứng với 37-48 tháng tuôi của hai đàn

bò đực giống nghiên cứu. Kết quả được trình bày tại bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình/lần khai thác

theo năm sản xuất

ĐVT: %

Giống

K năm khai thác thứ nhất

(24-36 tháng tuổi)

K năm khai thác thứ hai

(37-48 tháng tuổi)

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

n Mean ± SE n (%) n Mean ± SE n (%)

Brahman 564 14,12a ±0,11 518 91,84 651 13,28

b ±0,09 611 93,86

Red Angus 494 14,58a ±0,13 440 89,07 579 14,03

b ±0,11 531 91,71

Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong tinh dịch của năm sản xuất tinh thứ hai

có xu hướng giảm so với năm thứ nhất ở cả hai nhóm bò. Mức độ giảm là

đáng kể và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Trong cùng năm sản xuất, tỷ lệ

tinh trùng kỳ hình của bò Red Angus luôn cao hơn của bò Brahman (P <

Page 95: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

82

0,05). Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của chỉ tiêu này ở năm thứ hai cao hơn năm thứ

nhất và của nhóm bò Brahman cao hơn nhóm bò Red Angus. Điều này cho

thấy: Chất lượng tinh của cả hai nhóm bò ở năm sản suất thứ hai tốt hơn

năm thứ nhất và chất lượng tinh của bò đực giống Brahman tốt, ổn định

hơn của bò đực giống Red Angus.

3.2.6. Tinh trùng sống

Tinh trùng sống (S) là tinh trùng còn hoạt động được ở trạng thái di

động, có thể di động tiến thẳng, di động vòng quanh hoặc dao động tại chỗ

và được tính bằng phần trăm so với tổng số tinh trùng trong lần khai thác

tinh đó. Tỷ lệ tinh trùng sống có ảnh hưởng rất lớn đến sức hoạt động của

quần thể tinh trùng. Nếu tỷ lệ tinh trùng sống cao, sức hoạt động của tinh

trùng trong tinh dịch thường sẽ cao và ngược lại.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch của bò đực

giống Brahman và Red Angus nhập nội được trình bày tại bảng 3.14.

Bảng 3.14. Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình/lần khai thác

qua hai năm sản xuất

ĐVT: %

Giống

S các lần khai thác S các lần đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ đạt

tiêu chuẩn

(%) n Mean ± SE n Mean ± SE

Brahman 1215 84,51a ± 0,30 1043 88,31

a ±0,16 85,84

Red Angus 1073 79,02b ± 0,35 792 85,38

b ± 0,18 73,81

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình của tất cả các lần khai thác tinh qua

hai năm sản xuất và tỷ lệ tinh trùng sống các lần đạt tiêu chuẩn qua hai năm

sản xuất của bò Brahman đều cao hơn của bò Red Angus, sự sai khác có ý

nghĩa thống kê (P < 0,05).

Page 96: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

83

Đối với bò đực giống Brahman, tỷ lệ tinh trùng sống khai thác trung

bình đạt 84,51%, cao hơn định mức TCVN 8925-2012 (S ≥ 80%) và tỷ lệ

các lần khai thác đạt tiêu chuẩn khá cao 85,84%. Kết quả này cho thấy: Bò

đực giống Brahman cho tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch tốt hơn bò Red

Angus. Nguyên nhân có thể do sự khác nhau về giống và nguồn gốc giống

khác nhau của hai nhóm bò nghiên cứu.

Đối với bò đực giống Red Angus, tỷ lệ tinh trùng sống khai thác

trung bình chỉ đạt 79,02%, thấp hơn so với mức đạt tiêu chuẩn; kết quả này

là do nhiều mẫu tinh dịch khai thác có tỷ lệ tinh trùng sống thấp, thể hiện ở

tỷ lệ đạt tiêu chuẩn các lần khai thác chỉ đạt 73,81%, tức là loại thải

26,19% số mẫu tinh dịch khai thác.

Kết quả tỷ lệ tinh trùng sống của bò Brahman theo nghiên cứu này

tương đương với của Risco và cs. (1993), bò Brahman tại Floria - Hoa Kỳ

có tỷ lệ tinh trùng sống bình quân đạt 83,01%. Tuy nhiên, kết quả của

chúng tôi cao hơn các kết quả nghiên cứu khác trên bò đực giống Brahman

tại Việt Nam: Hà Văn Chiêu (1999), tỷ lệ tinh trùng sống trung bình đạt

79,1%; Phùng Thế Hải (2013), đạt 77,25%; Phạm Văn Tiềm và cs. (2009),

đạt 76,24%; Lê Văn Thông và cs. (2013), đạt 78,03%. Kết quả này cho

thấy, bò đực Brahman nhập khẩu từ Hoa Kỳ có khả năng sản xuất tinh tốt,

đồng thời cũng có thể do trong những năm gần đây dinh dưỡng đàn bò

được nâng lên khi trong khẩu phần ăn có cỏ khô Alfalfa.

Hầu hết những lần khai thác tinh của cả hai nhóm bò có tỷ lệ tinh trùng

sống đạt tiêu chuẩn (S ≥ 80%), chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng cũng đạt tiêu chuẩn

(A ≥ 70%), tuy nhiên có một số lần khai thác có tỷ lệ tinh trùng sống đạt tiêu

chuẩn mà hoạt lực tinh trùng không đạt tiêu chuẩn. Sự chênh lệch này tương

ứng với sự chênh lệch về tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của hai chỉ tiêu này. Ở bò

Brahman, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của của tỷ lệ tinh trùng sống là 85,84%, hoạt lực

tinh trùng là 81,65% (chênh lệch 4,19%). Ở bò Red Angus, tỷ lệ đạt tiêu

Page 97: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

84

chuẩn của tỷ lệ tinh trùng sống là 73,81%, của hoạt lực tinh trùng là 72,04%

(chênh lệch 1,77%). Hay nói cách khác những lần khai thác tinh có hoạt lực

tinh trùng đạt tiêu chuẩn thì tỷ lệ tinh trùng sống cũng đạt tiêu chuẩn.

Khi theo dõi theo từng năm sản xuất, chúng tôi thấy ở cả bò

Brahman và Red Angus tỷ lệ tinh trùng sống trung bình năm thứ hai đều

cao hơn năm thứ nhất, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), tương

ứng với đó là tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất

(bảng 3.15).

Bảng 3.15. Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình/lần khai thác

theo năm sản xuất

ĐVT: %

Giống

S năm khai thác thứ nhất

(24-36 tháng tuổi)

S năm khai thác thứ hai

(37-48 tháng tuổi)

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

Các lần khai thác

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

n Mean ± SE n (%) n Mean ± SE n (%)

Brahman 564 80,88b ±0,40 475 84,22 651 87,33

a ±0,42 568 87,25

Red Angus 494 77,39b ±0,47 361 73,08 579 80,17

a ±0,51 432 74,61

Ghi chú: trong cùng hàng, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

3.2.7. Tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn sản xuất tinh đông lạnh

Mẫu tinh dịch khai thác để được sản xuất tinh đông lạnh, cần phải

đồng thời đạt tiêu chuẩn ở tất cả các chỉ tiêu đánh giá. Kết quả đánh giá các

chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch các mẫu khai thác của hai giống bò

đực Brahman và Red Angus qua hai năm nghiên cứu cho thấy ở mỗi chỉ

tiêu đều có tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn khác nhau. Tỷ lệ các lần

khai thác đạt tiêu chuẩn cao nhất là ở chỉ tiêu lượng xuất tinh, của bò

Page 98: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

85

Brahman đạt 97,94% và bò Red Angus đạt 97,30%; tỷ lệ các lần khai thác

đạt tiêu chuẩn thấp nhất là ở chỉ tiêu tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng

(VAC), của bò Brahman đạt 79,09% và bò Red Angus chỉ đạt 70,55%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong một lần khai thác tinh, khi chỉ

tiêu VAC đạt tiêu chuẩn thì các chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh

trùng sống cũng đồng thời đạt tiêu chuẩn nên số lần khai thác tinh đạt tiêu

chuẩn sản xuất tinh đông lạnh là trùng với số lần khai thác có VAC đạt tiêu

chuẩn. Kết quả tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn sản xuất tinh đông

lạnh được trình bày qua bảng 3.16.

Bảng 3.16 Tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn

sản xuất tinh đông lạnh

Giống

Tổng 2 năm khai

thác

Năm khai thác thứ

nhất (24 – 36 tháng

tuổi)

Năm khai thác thứ hai

(37 – 48 tháng tuổi)

n KT n đạt Tỷ lệ

(%) n KT n đạt

Tỷ lệ

(%) n KT n đạt

Tỷ lệ

(%)

Brahman 1215 961 79,09 564 421 74,65 651 540 82,95

Red Angus 1073 757 70,55 494 340 68,83 579 417 72,02

Ghi chú: n KT (số lần khai thác), n đạt (số lần khai thác đạt tiêu chuẩn

sản xuất tinh đông lạnh)

Ở năm khai thác tinh thứ nhất, tương ứng với độ tuổi của hai nhóm

bò là 24 – 36 tháng tuổi, có tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn sản xuất

tinh đông lạnh là thấp hơn năm khai thác thứ hai (37 – 48 tháng tuổi). Điều

này chứng tỏ năm khai thác tinh thứ hai khả năng sản xuất tinh của bò đực

giống tốt và ổn định hơn năm thứ nhất.

Theo từng năm khai thác và cả hai năm thì tỷ lệ các lần khai thác đạt

tiêu chuẩn sản xuất tinh đông lạnh của bò Brahman luôn cao hơn của bò

Red Angus. Kết quả này là phù hợp với tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của tất cả các

Page 99: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

86

chỉ tiêu đã nghiên cứu ở trên.

3.2.8. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông có ý nghĩa quyết định đến kết quả

thụ thai ở bò cái, nếu hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao thì tỷ lệ thụ thai

cao và ngược lại. Kết quả hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực

giống Brahman và Red Angus được trình bày tại bảng 3.17.

Bảng 3.17. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình

qua hai năm sản xuất

ĐVT: %

Giống

A sau giải đông các

lần đông lạnh

A sau giải đông các

lần đạt tiêu chuẩn

Tỷ lệ đạt

tiêu chuẩn

(%) n Mean ± SE n Mean ± SE

Brahman 961 68,07a ± 0,29 939 68,85

a ±0,25 97,71

Red Angus 757 63,16b ± 0,31 735 64,11

b ± 0,24 97,09

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình của cả hai giống bò đạt

được ở mức khá cao. Khi so sánh chúng tôi thấy, hoạt lực sau giải đông của

bò Brahman cao hơn của bò Red Angus, sự sai khác có ý nghĩa thống kê P

< 0,05. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả hoạt lực tinh trùng trong tinh

dịch đạt tiêu chuẩn trước khi sản xuất tinh cọng rạ tương ứng của từng

giống bò (bảng 3.6).

Kết quả hoạt lực tinh trùng sau giải đông của hai nhóm bò theo

nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn các nghiên cứu trong nước trước đây

và một số nghiên cứu trên thế giới. Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) cho biết,

hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò Brahman nguồn gốc Australia đạt

Page 100: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

87

40,27%; Phùng Thế Hải (2013) cho biết, hoạt lực tinh trùng sau giải đông

của bò Brahman nguồn gốc Australia là 41,47%. Theo Hiroshi (1992), hoạt

lực tinh trùng sau giải đông đạt 52,52%; Anwar và cs. (2008) cho biết, hoạt

lực tinh trùng sau giải đông trên bò Zêbu trung bình là 46,7%.

Theo Hà Văn Chiêu (1999), hoạt lực tinh trùng sau giải đông thường

thấp hơn nhiều so với hoạt lực tinh trùng trước khi đông lạnh là do quá

trình giải đông cũng giống như đông lạnh làm huỷ hoại tinh trùng do chênh

lệch áp suất thẩm thấu, sự di chuyển của nước qua màng tế bào tinh trùng

và sự dãn nở của các tinh thể băng trong quá trình đông lạnh hoặc tan băng

có thể gây tổn thương tế bào tinh trùng. Các bọt khí tồn tại trong tinh thể

băng cũng có thể gây tổn hại tinh trùng trong quá trình này.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, hoạt lực tinh trùng

sau giải đông đạt cao và giảm không đáng kể so với hoạt lực tinh trùng

trong tinh dịch trước đông lạnh. Với bò Brahman, A tinh dịch các lần đạt

tiêu chuẩn 80,22%, A sau giải đông các lần đạt tiêu chuẩn 68,85% (giảm

11,37%); với bò Red Angus: A tinh dịch các lần đạt tiêu chuẩn 76,56%, A

sau giải đông các lần đạt tiêu chuẩn 64,11% (giảm 12,45%).

Bảng 3.18. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông trung bình

theo năm sản xuất

ĐVT: %

Giống

A sau giải đông năm thứ nhất

(24-36 tháng tuổi)

A sau giải đông năm thứ hai

(37-48 tháng tuổi)

Các lần đông lạnh

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

Các lần đông lạnh

Số lần và tỷ

lệ đạt tiêu

chuẩn

n Mean ± SE n (%) n Mean ± SE n (%)

Brahman 421 66,66b ± 0,41 410 97,39 540 69,16

a ± 0,42 529 97,96

Page 101: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

88

Red Angus 340 62,55 ± 0,44 328 96,47 417 63,67 ± 0,43 407 97,60

Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả về chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng sau giải đông của nghiên cứu

này đạt cao như vậy có thể là do quy trình kỹ thuật, môi trường pha loãng

có các chất bảo vệ tinh trùng tốt, đồng thời công nghệ máy móc sản xuất

hiện đại đã nâng cao chất lượng tinh đông lạnh.

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của hai nhóm bò nghiên cứu ở năm

sản xuất tinh thứ hai đều cao hơn năm thứ nhất. Kết quả này là phù hợp với

kết quả hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch trước khi sản xuất tinh cọng rạ.

Tuy nhiên, sự chênh lệch hoạt lực tinh trùng sau giải đông của năm thứ hai

so với năm thứ nhất chỉ đáng kể ở nhóm bò Brahman (P < 0,05) và không

đáng kể ở nhóm bò Red Angus (P > 0,05).

Số lần và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của hoạt lực tinh trùng sau giải đông

của hai nhóm bò ở năm thứ nhất và năm thứ hai đều cao và ít biến động.

Điều này cho thấy tinh đông lạnh cọng rạ được sản xuất tại Moncada của

hai nhóm bò nghiên cứu có chất lượng tốt và ổn định.

3.2.9. Số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn của một

lần khai thác và của một năm/đực giống

Số lượng tinh đông lạnh cọng rạ đạt tiêu chuẩn của một lần khai thác

sản xuất có hoạt lực tinh trùng sau giải đông ≥ 40% và tổng số lượng tinh

đông lạnh cọng rạ của các lần đạt tiêu chuẩn trong một năm của một đực

giống là những chỉ tiêu quan trọng đánh giả khả năng sản xuất tinh đông

lạnh của bò đực giống.

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, số lượng tinh cọng rạ sản

xuất được trong một lần khai thác tinh có liên quan rất chặt chẽ với chỉ tiêu

tổng hợp VAC trong tinh dịch. Và số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu

chuẩn/đực giống/năm phụ thuộc rất lớn vào số lần khai thác tinh đạt tiêu

Page 102: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

89

chuẩn trong năm, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng (VAC) trong một

lần khai thác và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh. Hai chỉ tiêu số lượng

này cũng phụ thuộc vào quy trình kỹ thuật, môi trường pha chế sản xuất

tinh, phương pháp đông lạnh, công nghệ máy móc đông lạnh. Khi các chỉ

tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch đều tốt thì yếu tố quy trình kỹ thuật, môi

trường pha chế sản xuất tinh, phương pháp đông lạnh và công nghệ máy

móc đông lạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt lực tinh trùng sau giải đông và số

lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực giống/năm.

Kết quả nghiên cứu số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/lần

khai thác và số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực giống/năm

của bò đực giống Brahman và Red Angus được trình bày tại bảng 3.19.

Bảng 3.19. Số lượng tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn trung bình

qua hai năm sản xuất

ĐVT: liều

Giống

Số lượng tinh đông lạnh đạt

tiêu chuẩn/lần sản xuất

Số lượng tinh đông lạnh đạt

tiêu chuẩn/đực giống/năm

n Mean ± SE n Mean ± SE

Brahman 939 412,62 ± 4,64 10 16.381 ± 1.875

Red Angus 735 325,75 ± 3,83 9 10.706 ± 990

Số lượng tinh đông lạnh cọng rạ đạt tiêu chuẩn trung bình/lần sản

xuất và số lượng tinh tinh đông lạnh cọng rạ đạt tiêu chuẩn/đực giống/năm

qua hai năm sản xuất của bò Brahman đều cao hơn đáng kể so với của bò

Red Angus. Kết quả này là phù hợp với các chỉ tiêu số lượng, chất lượng

tinh dịch cũng như tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn sản xuất tinh đông

lạnh cọng rạ. Số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/lần

khai thác theo kết quả nghiên cứu này về bò Brahman đạt 412,62 liều

cao hơn so với nghiên cứu của Phùng Thế Hải (2013) cũng trên bò

Page 103: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

90

Brahman (312,037 liều).

Khi nghiên cứu theo dõi số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt

tiêu chuẩn theo năm sản xuất ở cả bò Brahman và Red Angus đều cho kết

quả năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất (bảng 3.20).

Bảng 3.20. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn trung bình

theo từng năm sản xuất

ĐVT: Liều/lần khai thác

Giống

Năm sản xuất thứ nhất

(24-36 tháng tuổi)

Năm sản xuất thứ hai

(37-48 tháng tuổi)

Số lượng tinh đông

lạnh đạt tiêu

chuẩn/lần sản suất

Số lượng tinh

đông lạnh đạt tiêu

chuẩn/đực

giống/năm

Số lượng tinh đông

lạnh đạt tiêu

chuẩn/lần sản suất

Số lượng tinh

đông lạnh đạt tiêu

chuẩn/đực

giống/năm

n Mean ± SE n Mean ± SE n Mean ± SE n Mean ± SE

Brahman 421 318,93±4,45 10 10.464±1.944 540 479,55±5,85 10 22.298±2.015

Red Angus 340 276,80±3,59 9 7.902±1229 417 362,94±5,48 9 13.510±1.258

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tiềm và cs. (2009), bò đực

giống Brahman 37 đến 60 tháng tuổi có nguồn gốc Australia nuôi tại

Moncada có số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn trung

bình/đực giống/năm đạt 18.964 liều, cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng

tôi (16.381 liều - bảng 3.19). Nguyên nhân do bò đực giống Brahman nhập

khẩu từ Hoa Kỳ trong nghiên cứu của chúng tôi ở năm khai thác tinh thứ

nhất và thứ hai tương ứng với độ tuổi 24 đến 48 tháng tuổi; ở năm khai thác

tinh thứ nhất thì số lượng và chất lượng tinh chưa ổn định nên số lượng tinh

đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn trung bình/đực giống/năm (ở hai năm khai

thác đầu tiên) chưa cao như kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tiềm và cs.

(2009). Tuy nhiên, ở năm sản xuất thứ hai thì bò Brahman theo nghiên cứu

của chúng tôi đạt trung bình 22.298 liều/đực giống cao hơn so với kết quả

Page 104: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

91

của Phạm Văn Tiềm và cs. (2009). Điều đó chứng tỏ bò Brahman nhập khẩu

từ Hoa Kỳ có tiềm năng sản xuất tinh đông lạnh là rất lớn.

Như vậy, những kết quả trên cho thấy bò đực giống Brahman nhập

khẩu từ Hoa Kỳ và bò đực giống Red Angus nhập khẩu từ Australia nuôi

tại Moncada qua hai năm sản xuất đầu tiên đã cho khả năng sản xuất tinh

tốt, năm sản xuất tinh thứ hai tốt và ổn định hơn năm thứ nhất. Trong đó,

bò đực giống Brahman cho các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh đều tốt

hơn của bò đực Red Angus. Nguyên nhân có thể do bò đực giống Brahman

có nguồn gốc cận nhiệt đới thích nghi tốt hơn với khí hậu nhiệt đới nóng

ẩm của Việt Nam so với bò Red Angus có nguồn gốc ôn đới.

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM, CHỈ SỐ NHIỆT ẨM ĐẾN

MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TINH

CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa có biên độ

nhiệt độ và độ ẩm cao. Vào mùa hè, khí hậu nóng và ẩm có ảnh hưởng rất

lớn tới khả năng sản xuất tinh của bò đực giống, nhất là với những bò đực

giống có nguồn gốc ôn đới như Red Angus và Brahman Hoa Kỳ mới nhập

khẩu về Việt Nam.

3.3.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt ẩm trong chuồng nuôi,

ngoài chuồng nuôi tại Moncada năm 2017

Để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt ẩm (THI)

đến một số chỉ tiêu sinh lý và khả năng sản xuất tinh của bò đực giống,

chúng tôi tiến hành theo dõi diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt ẩm

trong chuồng nuôi và ngoài chuồng nuôi bò đực giống tại Moncada theo

từng ngày từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017. Kết quả được trình bày qua

bảng 3.21 và hình 3.4.

Chỉ số nhiệt ẩm trung bình trong chuồng nuôi và ngoài chuồng nuôi

bò đực giống tại Moncada trong năm 2017 thấp nhất ở các tháng 1, 2, 12 (3

Page 105: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

92

tháng lạnh nhất trong năm), rồi tăng dần ở các tháng 3, 11, 4, 10 (4 tháng

có thời tiết mát mẻ). Ở những tháng trên, sự chênh lệch nhiệt độ, chỉ số

THI giữa trong và ngoài chuồng nuôi là không đáng kể (P > 0,05).

Bảng 3.21. Nhiệt độ, độ ẩm và chỉ số nhiệt ẩm trong và ngoài chuồng

nuôi bò đực giống năm 2017

Tháng

Trong chuồng nuôi Ngoài chuồng nuôi THI

chuồng

nuôi

Mean

THI

ngoài

chuồng

Mean

Nhiệt độ

(o C)

Mean

Độ ẩm

(%)

Mean

Nhiệt độ

(o C)

Mean

Độ ẩm

(%)

Mean

1 19,49f 81,43

a 19,54

g 81,17

ab 66,09

f 66,11

e

2 19,79f 74,22

b 20,01

g 73,09

de 66,35

f 66,58

e

3 21,86e 83,86

a 22,22

f 82,27

a 70,15

e 70,52

d

4 24,81d 81,22

a 25,46

e 77,98

abc 74,76

d 75,37

c

5 27,74b 76,68

b 28,71

bc 72,84

de 78,76

b 79,67

b

6 29,85a 75,59

b 31,52

a 70,52

ef 81,81

a 83,35

a

7 27,58b 76,70

b 30,18

b 75,57

cd 78,54

bc 82,34

a

8 27,42b 76,88

b 29,99

bc 77,98

abc 78,30

bc 82,35

a

9 27,33b 80,47

a 29,54

bc 82,14

a 78,67

b 82,45

a

10 26,12c 81,25

a 27,11

d 78,84

abc 76,84

c 78,14

b

11 22,76e 76,14

b 23,46

f 76,65

bcd 71,00

e 72,08

d

12 19,69f 68,12

c 20,23

g 66,63

f 65,75

f 66,39

e

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Nhiệt độ, chỉ số nhiệt ẩm trong và ngoài chuồng nuôi cao nhất ở

tháng 6, sau đến tháng 5, 9, 7, 8 (5 tháng nóng nhất trong năm), đồng thời

cao hơn những tháng khác trong năm (P < 0,05). Ở các tháng 6, 7, 8, 9

nhiệt độ, chỉ số nhiệt ẩm trung bình ngoài chuồng nuôi đều cao hơn trong

Page 106: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

93

chuồng nuôi, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Độ ẩm không khí trung bình trong mỗi tháng (bảng 3.21) đều ít biến

động giữa chuồng nuôi và môi trường (P < 0,05). Như vậy, sự biến động

hay chênh lệch lớn của chỉ số nhiệt ẩm THI giữa trong và ngoài chuồng

nuôi trong các tháng 6, 7, 8, 9 là do yếu tố nhiệt độ quyết định. Nguyên

nhân độ ẩm không khí giữa chuồng nuôi và bên ngoài chuồng nuôi ít biến

động như vậy theo chúng tôi là do hệ thống chuồng nuôi được thiết kế hợp

lý, thông thoáng, khô ráo.

Các nghiên cứu của Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2006);

Vương Tuấn Thực và cs. (2006) cùng nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên

cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì vào thời điểm mùa hè đều kết luận chỉ số nhiệt

ẩm THI trong chuồng nuôi bò lai F1, F2 Holstein Friesian luôn cao hơn

ngoài chuồng nuôi; trái ngược lại với kết quả nghiên cứu này là THI

chuồng nuôi luôn thấp hơn ngoài chuồng nuôi (bảng 3.21). Nguyên nhân là

do hệ thống chuồng nuôi tại Moncada được thiết kế cao, rộng, thoáng, có

hệ thống chống nóng vào mùa hè rất tốt từ mái chuồng đến hệ thống quạt

kết hợp phun sương; hơn nữa mật độ nuôi rất thưa, mỗi đực giống một ô

chuồng riêng rộng 20 m2, kết nối với sân chơi rộng 45 m

2 kết hợp với

hệ

thống rừng cây bóng mát xung quanh. Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú

(2008) cho biết, nguyên nhân chỉ số THI chuồng nuôi cao hơn ngoài

chuồng nuôi là do hệ thống chuồng trại không đảm bảo tính thông thoáng,

mật độ nuôi nhốt cao và vệ sinh kém …

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hòa và cs. (2017), nhiệt độ

không khí chuồng nuôi tại Moncada năm 2016 dao động trong khoảng

:19,6o C– 31,3

o C, so với kết quả của chúng tôi là19,49

oC – 29,85

o C; độ ẩm

không khí chuồng nuôi dao động từ 68% đến 79%, so với kết quả của

chúng tôi là 68% đến 84%; tương tự chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi dao động

từ 60,79 – 87,47, so với kết quả của chúng tôi là 58,67 – 87,14. Như vậy,

Page 107: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

94

nhiệt độ chuồng nuôi tại Moncada năm 2017 thấp hơn so với năm 2016;

nhưng độ ẩm lại cao hơn; và chỉ số nhiệt ẩm tương ứng thấp hơn. Theo các

thông số trên, thời tiết năm 2017 mát mẻ hơn năm 2016.

Diễn biến chỉ số THI chuồng nuôi trung bình tại Moncada theo từng

tháng năm 2017 được mô tả tại hình 3.4.

Hình 3.4. Diễn biến THI trong và ngoài chuồng nuôi theo từng tháng

Chỉ số THI trong và ngoài chuồng nuôi tại Moncada có xu hướng

tăng dần từ tháng 1, đạt đỉnh cao vào tháng 6 sau đó hơi giảm một chút ở

tháng 7 rồi đi ngang đến tháng 9 và từ tháng 10 bắt đầu giảm đến tháng 12.

Đường chỉ dẫn chỉ số THI chuồng nuôi luôn ở ngay sát phía dưới đường

chỉ dẫn chỉ số THI ngoài chuồng nuôi; khoảng cách giữa hai đường rộng và

phân tách rõ ràng ở các tháng 6, 7, 8 và 9, tương ứng với chỉ số THI có

chênh lệch lớn (P < 0,05) giữa trong chuồng và bên ngoài chuồng nuôi

(hình 3.4).

Theo Deke Alkire (2009), chỉ số nhiệt ẩm (THI) là chỉ số được xác

định bằng phương trình toán học, là sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm

không khí, nhờ đó xác định được khoảng vi khí hậu (trong chuồng nuôi)

Page 108: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

95

thuận lợi hoặc bất lợi cho sức khoẻ hoặc năng suất vật nuôi, nhất là trong

mùa hè.

Qua theo dõi và quan sát, chúng tôi thấy vào ban ngày trong những

tháng mùa hè, đàn bò đực giống chủ yếu ở trong chuồng nuôi, chỉ khi thời

tiết mát mẻ chúng mới ra ngoài sân chơi. Chính vì vậy trong nghiên cứu

này sẽ chỉ xét ảnh hưởng của THI chuồng nuôi (không xét đến THI ngoài

chuồng nuôi) đến một số chỉ tiêu sinh lý và khả năng sản xuất tinh của bò

đực giống Brahman và Red Angus nhập nội nuôi tại Moncada.

Kết quả theo dõi nghiên cứu về chỉ số nhiệt ẩm tại Moncada từ tháng

1 đến tháng 12 năm 2017 cho thấy: Chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi theo ngày

tại Moncada có khoảng dao động lớn từ 58,67 đến 87,14. Theo bảng chỉ

dẫn vùng thời tiết nguy hiểm của Deke Alkire (2009), chỉ số THI chuồng

nuôi tại Moncada nằm trong bốn vùng chỉ dẫn thời tiết: Vùng THI ôn hòa

có THI < 75 (THI trung bình 68,04); vùng THI cảnh báo, 75 ≤ THI < 79

(THI trung bình 77,06); vùng THI nguy hiểm, 79 ≤ THI < 84 (THI trung

bình 80,33) và vùng THI cực kỳ nguy nhiểm, 84 ≤ THI < 88 (THI trung

bình 84,91).

Số ngày trong từng tháng có chỉ số nhiệt ẩm trong chuồng nuôi rơi

vào từng vùng THI được trình bày tại bảng 3.22.

Trong thời gian nghiên cứu 365 ngày từ tháng 1 đến tháng 12 năm

2017 về chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi tại Moncada (bảng 3.22) có đến 167

ngày rơi vào vùng THI ôn hòa (chiếm 45,75%), 98 ngày rơi vào vùng THI

cảnh báo (chiếm 26,85%), 90 ngày rơi vào vùng THI nguy hiểm (chiếm

24,66%) và 10 ngày rơi vào vùng THI cực kỳ nguy hiểm (chiếm 2,74%).

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hòa và cs. (2017), chỉ số nhiệt ẩm

chuồng nuôi tại Moncada năm 2016 có có 154 ngày nằm trong vùng THI

ôn hòa (chiếm 42,19%), 57 ngày nằm trong vùng THI cảnh báo (chiếm

Page 109: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

96

15,62%), 119 ngày nằm trong vùng THI nguy hiểm (chiếm 32,60%) và 35

ngày nằm trong vùng THI cực kỳ nguy hiểm (chiếm 9,59%). Như vậy, chỉ

dẫn thời tiết chuồng nuôi tại Moncada năm 2017, số ngày có THI ôn hòa và

THI cảnh báo nhiều hơn, số ngày có THI nguy hiểm và THI cực kỳ nguy

hiểm thấp hơn so với năm 2016.

Bảng 3.22. Số ngày trong từng tháng có chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi

rơi vào từng vùng THI

Tháng

Vùng THI ôn

hòa

THI < 75

(68,04 ± 0,33)

Vùng THI

cảnh báo

75 ≤ THI < 79

(77,06 ± 0,11)

Vùng THI

nguy hiểm

79≤ THI<84

(80,33 ± 0,11)

Vùng THI cực

kỳ nguy hiểm

84≤ THI < 88

(84,91 ± 0,34)

1 31

2 28

3 25 6

4 16 11 3

5 2 13 15 1

6 1 20 9

7 3 13 15

8 21 10

9 15 15

10 9 10 12

11 22 8

12 31

Cộng 167 98 90 10

Ghi chú: Phân vùng chỉ dẫn THI theo bảng chỉ dẫn vùng thời tiết nguy

hiểm đối với gia súc của Deke Alkire (2009).

Trong năm 2017, các tháng 5, 6, 7 là những tháng có nhiều ngày có

chỉ số THI rơi vào vùng THI nguy hiểm và THI cực kỳ nguy hiểm (bảng

Page 110: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

97

3.22). Đây là ba tháng mùa hè, có nhiệt độ chuồng nuôi trung bình và chỉ

số THI chuồng nuôi trung bình cao nhất trong năm (bảng 3.21).

3.3.2. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý của bò

đực giống

Trong điều kiện bị stress nhiệt (THI cao), nhiệt độ, độ ẩm môi

trường tăng cao làm cản trở các quá trình thoát nhiệt nên nhiệt tích lại trong

cơ thể dẫn đến bò bị stress; ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh lý và khả

năng sản xuất của chúng. Theo Orma và cs. (1996), gia súc ở trạng thái bị

stress nhiệt có những đáp ứng và biểu hiện đầu tiên sẽ là tăng nhịp thở, tăng

nhiệt độ trực tràng.

Để thấy được mức độ tác động của stress nhiệt trong những tháng

mùa hè ở Moncada đến bò đực giống, chúng tôi xác định nhiệt độ trực

tràng, nhịp thở của hai đàn bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội

nuôi tại Moncada.

3.3.2.1. Nhiệt độ trực tràng của bò đực giống

Nhiệt độ trực tràng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ

stress của bò khi THI tăng cao. Theo Finch (1986), nếu nhiệt tăng lên trong

cơ thể vượt quá lượng nhiệt thải ra môi trường hay quá trình thoát nhiệt bị

cản trở, nhiệt sẽ bị giữ lại cơ thể và thân nhiệt (nhiệt độ trực tràng) gia súc

tăng lên.

Kết quả nhiệt độ trực tràng của bò đực giống Brahman và Red Angus

trong thời gian theo dõi được trình bày tại bảng 3.23.

Trong ba thời điểm đo nhiệt độ trực tràng của bò (7, 13 và 17 giờ ),

chỉ số THI chuồng nuôi cao nhất lúc 13 giờ, sau đến 17 giờ và thấp nhất lúc

7 giờ (P < 0,05). Kết quả đo nhiệt độ trực tràng của cả hai nhóm bò cũng

tương ứng với chỉ số THI: Nhiệt độ trực tràng cao nhất lúc 13 giờ, sau đến

17 giờ và thấp nhất ở 7 giờ (P < 0,05). Trong cùng thời điểm đo, nhiệt độ

trực tràng của bò đực Brahman luôn thấp hơn bò đực Red Angus (P < 0,05).

Page 111: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

98

Bảng 3.23. Chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi và nhiệt độ trực tràng của bò

đực giống

ĐVT: o C

Thời

điểm đo

Tham số

thống kê THI

Nhiệt độ trực tràng (oC)

Brahman Red Angus

n 24 240 216

7 giờ Mean ± SE 78,49 ±0,53 38,07c ±0,01 38,32

c ±0,02

13 giờ Mean ± SE 80,93 ±0,64 38,33a ±0,02 38,62

a ±0,02

17 giờ Mean ± SE 80,13 ±0,67 38,27b ±0,02 38,55

b ±0,02

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Trong quá trình đo theo dõi nhiệt độ trực tràng và nhịp thở của bò

chúng tôi thấy: Thông thường THI thấp nhất lúc 7 giờ nhưng vào những ngày

nắng nóng liên tục thì THI lúc 7 giờ đã khá cao; vào những ngày mưa thời tiết

mát mẻ thì THI của 3 thời điểm đo là như nhau; vào các thời điểm 13 giờ và

17 giờ có chênh lệch nhau không lớn, đôi khi có một số ngày THI 17 giờ cao

hơn 13 giờ. Chính vì vậy, để thấy rõ hơn ảnh hưởng của chỉ số THI đến nhiệt

độ trực tràng của từng nhóm bò, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả đo nhiệt

độ trực tràng theo từng vùng chỉ số THI. Kết quả được trình bày ở bảng 3.24.

Theo bốn vùng chỉ số THI, tương ứng với từng chỉ số THI trung

bình, kết quả nhiệt độ trực tràng trung bình của mỗi nhóm bò đều tăng theo

sự tăng của chỉ số THI (P < 0,05). Nhiệt độ trực tràng của bò Brahman tăng

từ 37,74oC lên 38,79

oC; của bò Red Angus tăng từ 38,04

oC lên 39,08

oC khi

THI tăng từ 73,33 lên 84,98. Điều này chứng tỏ nhiệt độ trực tràng của bò

tỷ lệ thuận với chỉ số THI chuồng nuôi. Theo Cai và cs. (2001), khi THI

tăng thì các chỉ số sinh lý của bò đều tăng. Theo Đặng Thái Hải và Nguyễn

Page 112: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

99

Thị Tú (2006), khi THI tăng cao thì khả năng thải nhiệt của gia súc giảm

dẫn đến nhiệt tích lại trong cơ thể làm tăng nhiệt độ trực tràng của bò.

Bảng 3.24. Nhiệt độ trực tràng của bò đực giống theo từng vùng THI

ĐVT: o C

Vùng THI THI trung

bình

Brahman Red Angus

n Mean ± SE n Mean ± SE

Vùng THI ôn hòa

(THI < 75) 73,33 50 37,74

d ±0,01 45 38,04

d ±0,02

Vùng THI cảnh báo

(75 ≤ THI < 79) 77,43 230 38,00

c ±0,01 207 38,22

c ±0,01

Vùng THI nguy hiểm

(79≤ THI<84) 81,36 390 38,34

b ±0,01 351 38,65

b ±0,01

Vùng THI cực kỳ

nguy hiểm

(84≤ THI<88)

84,98 50 38,79a ±0,03 45 39,08

a ±0,02

P 0,0001 0,0001

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Trong cùng vùng chỉ số THI, nhiệt độ trực tràng trung bình của bò

Brahman thấp hơn của bò Red Angus (P < 0,05). Điều đó chứng tỏ bò

Brahman có khả năng thải nhiệt ra môi trường tốt hơn bò Red Angus.

Yousef (1985) cho rằng, khả năng đáp ứng với nhiệt tốt ở bò Bos indicus là

do sự thoát nhiệt tăng theo diện tích cơ thể (có u và yếm phát triển), có

nhiều tuyến mồ hôi, lông ngắn, mỡ phân bố trong cơ và ở u; các đặc điểm

này giúp cho việc truyền nhiệt từ cơ thể bò ra môi trường ngoài tốt hơn bò

Bos taurus. Điều này giải thích hiện tượng khi cùng trong vùng chỉ số THI,

nhiệt độ trực tràng của bò Brahman luôn thấp hơn của bò Red Angus.

Page 113: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

100

Hình 3.5. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhiệt độ trực tràng của

bò đực giống Brahman

y = 0,097x + 30,68R² = 0,895

38

38

38

38

38

39

39

39

39

39

70 72 74 76 78 80 82 84 86 88

TT

(0

C)

THI

Tương quan giữa THI với nhiệt độ trực tràng bò đực Red Angus

Hình 3.6. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhiệt độ trực tràng của

bò đực giống Red Angus

Chỉ số THI có tương quan thuận với nhiệt độ trực tràng của cả bò

đực giống Brahman và Red Angus. Hệ số xác định phương trình hồi quy

tương quan của bò Brahman là R2 = 0,877 và của bò Red Angus là R

2

=0,895 (hình 3.5 và 3.6). Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2008) cho biết,

chỉ số THI có mối tương quan dương với nhiệt độ trực tràng của bò.

Page 114: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

101

3.3.2.2. Nhịp thở của bò đực giống

Nhịp thở là biểu hiện của đáp ứng sinh lý có thể quan sát được khi bò

bị stress nhiệt nóng. Tùy theo mức độ bị stres, bò thở nhanh, thở dốc, thậm

chí há mõm, thè lưỡi ra để thở. Kadzere và cs. (2002) cho biết, đáp ứng về

hô hấp (nhịp thở) của gia súc khi bị stress nhiệt nóng là rất rõ ràng và có sự

khác khau giữa các giống. Coppcock và cs. (1982) cho biết, nhiệt độ môi

trường cao đã gây ra các hiệu chỉnh về sinh lý bao gồm tăng nhịp thở.

Kết quả theo dõi nhịp thở của bò đực giống Brahman và Red Angus

nhập nội được trình bày ở bảng 3.25.

Bảng 3.25. Chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi và nhịp thở của bò đực giống

ĐVT: lần/phút

Thời

điểm đo

Tham số

thống kê THI

Nhịp thở

Brahman Red Angus

n 24 240 216

7 giờ Mean ± SE 78,49 ±0,53 33,09c ±0,39 42,91

c ±0,33

13 giờ Mean ± SE 80,93 ±0,64 41,73a ±0,50 57,16

a ±0,82

17 giờ Mean ± SE 80,13 ±0,67 38,59b ±0,56 52,91

b ±0,86

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Tương tự như chỉ tiêu nhiệt độ trực tràng, nhịp thở của bò đực

Brahman và Red Angus theo ba thời điểm đo trong ngày đạt cao nhất lúc

13 giờ, sau đó đến 17 giờ và thấp nhất lúc 7 giờ (P < 0,05) tương ứng với

sự thay đổi giá trị chỉ số THI ở mỗi thời điểm. Tại mỗi thời điểm đo trong

ngày, nhịp thở của bò Red Angus luôn cao hơn của bò Brahman (P < 0,05).

Kết quả theo dõi nhịp thở của hai nhóm bò đực giống nghiên cứu

Page 115: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

102

theo từng vùng chỉ số THI được trình bày ở bảng 3.26. Theo bốn vùng chỉ

số THI tương ứng với từng giá trị THI trung bình, kết quả nhịp thở trung

bình của mỗi nhóm bò đều tăng theo sự tăng của chỉ số THI (P < 0,05). Tuy

nhiên đối với nhóm bò Brahman, ở vùng THI cảnh báo nhịp thở tăng lên

không đáng kể (P > 0,05) so với vùng thoải mái; tức là ở mức THI từ 75 - <

79 chưa có ảnh hưởng đáng kể đến nhịp thở của bò Brahman, chỉ từ vùng

THI nguy hiểm trở lên (THI từ 79 trở lên) mới thấy có ảnh hưởng rõ ràng

(P < 0,05). Đối với bò Red Angus thì ở vùng THI cảnh báo (THI từ 75) đã

có ảnh hưởng làm tăng đáng kể nhịp thở (P < 0,05).

Bảng 3.26. Nhịp thở của bò đực giống theo từng vùng THI

ĐVT: lần/phút

Vùng THI THI trung

bình

Brahman Red Angus

n Mean ± SE n Mean ± SE

Vùng THI ôn hòa

(THI < 75) 73,33 50 28,70

c ±0,46 45 38,93

d ±0,43

Vùng THI cảnh báo

(75 ≤ THI < 79) 77,43 230 30,73

c ±0,22 207 43,03

c ±0,32

Vùng THI nguy hiểm

(79≤ THI<84) 81,36 390 41,25

b ±0,32 351 54,16

b ±0,56

Vùng THI cực kỳ

nguy hiểm (84≤

THI<88)

84,98 50 52,54a ±0,54 45 74,95

a ±0,88

P 0,001 0,0001

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Nhịp thở trung bình của bò đực Brahman tăng từ 28,70 lần/phút lên

52,54 lần/phút và của bò đực Red Angus tăng từ 38,93 lần/phút lên 74,95

lần/phút khi THI tăng từ 73,33 lên 84,98 (bảng 3.26). Điều này chứng tỏ

Page 116: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

103

nhịp thở của bò có tỷ lệ thuận với chỉ số THI chuồng nuôi.

Trong cùng vùng chỉ số THI, nhịp thở trung bình của bò Red Angus

cao hơn của bò Brahman (P < 0,05). Ở vùng THI nguy hiểm và THI cực kỳ

nguy hiểm, bò Red Angus có biểu hiện bị stress nặng: Nhịp thở tăng cao

(54,16 - 74,95 lần/phút), thở rất nhanh, thở dốc, thậm chí há miệng thè lưỡi

để thở với mục đích tăng cường thải nhiệt ra ngoài qua hơi thở. Trong khi

đó, ở những vùng này bò Brahman biểu hiện stress nhẹ hơn, không thấy

hiện tượng há miệng thè lưỡi để thở, nhịp thở tương ứng 41,25 - 52,54

lần/phút. Điều này này tương tự như với chỉ tiêu nhiệt độ trực tràng: Trong

các vùng stress, nhiệt độ trực tràng của bò Brahman thấp hơn của bò Red

Angus (P < 0,05).

Thông thường bò Bos taurus đáp ứng kém hơn bò Bos indicus, bò

Zebu trong môi trường nóng ẩm (Kadzere và cs., 2002). Các đáp ứng với

stress nhiệt phụ thuộc vào giống (Finch, 1986). Bò Bos indicus ít mẫn cảm

với stress nhiệt hơn Bos taurus, Jersey ít mẫn cản hơn Holstein (Sharma và

cs., 1983). Lý do bò Bos indicus ít mẫn với stress nhiệt hơn Bos taurus là

do có khả năng thoát nhiệt ra môi trường nhanh hơn nhờ có cấu tạo đặc biệt

ở yếm, u làm tăng diện tích bề ngoài cơ thể, có mật độ tuyến mồ hôi dày,

lông ngắn, mỡ phân bố trong cơ và ở u (Yousef, 1985).

Chỉ số THI có tương quan thuận với nhịp thở của bò đực giống

Brahman và Red Angus. Hệ số xác định phương trình hồi quy tương quan

của bò Brahman là R2 = 0,833 và của bò Red Angus là R

2 = 0,720 (hình 3.7

và 3.8). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đặng Thái Hải và Nguyễn

Thị Tú (2008). Các tác giả cho biết, chỉ số THI có mối tương quan dương

với nhịp thở của bò.

Như vậy, THI chuồng nuôi tăng cao đã tác động gây stress cho bò

đực giống Brahman và Red Angus, nhất là trong vùng thời tiết THI nguy

hiểm và THI cực kỳ nguy hiểm (THI từ 79 – 88), biểu hiện nhiệt độ trực

Page 117: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

104

tràng và nhịp thở của bò tăng cao. Bò Red Angus chịu tác động bởi chỉ số

THI mạnh hơn bò Brahman, chứng tỏ bò Brahman có khả năng thích ứng

tốt hơn bò Red Angus trong điều kiện stress nhiệt.

Hình 3.7. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhịp thở của bò đực

giống Brahman

y = 3,148x - 200,3R² = 0,720

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

70 72 74 76 78 80 82 84 86 88

Nhịp

thở

(lầ

n/p

hút)

THI

Tương quan giữa THI với nhịp thở bò đực Red Angus

Hình 3.8. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nhịp thở của bò đực

giống Red Angus

Page 118: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

105

3.3.3. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng tinh

dịch của bò đực giống

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm hay chỉ số nhiệt

ẩm chuồng nuôi tại Moncada đến khả năng sản xuất tinh dịch của bò đực

giống Brahman nhập khẩu từ Hoa Kỳ và bò đực giống Red Angus nhập

khẩu từ Australia. Chúng tôi theo dõi trên bốn chỉ tiêu chính quan trọng

nhất liên quan đến năng suất, chất lượng tinh dịch của bò đực giống là

lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình.

Chất lượng tinh dịch của bò đực giống phụ thuộc vào rất nhiều yếu

tố. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, yếu tố nhiệt độ, độ ẩm

hay chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi có ảnh hưởng rất lớn (Nguyễn Thị Thu

Hòa và cs., 2017). Tinh trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ ngay cả khi tinh

trùng ở trong bộ phận sinh dục của con đực hoặc được bảo quản trong ống

nghiệm, thậm chí cả khi đã được đưa vào đường sinh dục của con cái

(Howard và cs., 1965; Burefening và Uiberg, 1968).

Stress nhiệt làm giảm khả năng sinh sản ở bò đực (Alex và cs.,

1987). Sterss nhiệt liên quan đến sự thoái hóa hệ thống ống sinh tinh làm

cho nồng độ của tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống giảm đi và tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình tăng lên (Counter, 1998; Cook, 1994; Lunstra và Couter, 1997).

3.3.3.1. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến lượng xuất tinh của bò đực

giống

Kết quả lượng xuất tinh trung bình của bò đực giống Brahman và

Red Angus theo từng vùng chỉ số THI được trình bày tại bảng 3.27.

Kết quả cho thấy, ứng với mỗi vùng chỉ số nhiệt ẩm có giá trị khác

nhau, kết quả lượng xuất tinh thu được của hai giống bò là khác nhau.

Lượng xuất tinh của hai giống bò có xu hướng giảm khi chỉ số THI tăng

lên. Theo Hafez (1987), khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao làm giảm số

Page 119: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

106

lượng tinh dịch và chất lượng tinh trùng. Lượng xuất tinh giảm khi chỉ số

THI tăng lên (Nguyễn Thị Thu Hòa và cs., 2017).

Khi phân tích phương sai cho thấy, lượng xuất tinh trung bình giữa

hầu hết các vùng THI của hai nhóm bò đều có chênh lệch đáng kể (P <

0,05); tuy nhiên của nhóm bò Brahman, giữa hai vùng THI ôn hòa và THI

cảnh báo, chênh lệch không đáng kể (P > 0,05). Như vậy, đối với bò

Brahman, ở vùng THI cảnh báo (THI từ 75 - < 79) chưa có tác động đáng

kể làm giảm lượng xuất tinh; chỉ có tác động đáng kể từ vùng THI nguy

hiểm (THI từ 79 trở lên); với bò đực giống Red Angus, từ vùng THI cảnh

báo (THI từ 75 trở lên) đã có tác động đáng kể làm giảm lượng xuất tinh.

Bảng 3.27. Lượng xuất tinh trung bình/lần khai thác của bò đực giống

theo từng vùng THI

ĐVT: ml

Vùng THI THI trung

bình

Brahman Red Angus

n Mean ± SE n Mean ± SE

Vùng THI ôn hòa

(THI < 75) 68,04

d 379 6,84

a ±0,07 327 6,64

a ±0,07

Vùng THI cảnh báo

(75 ≤ THI < 79) 77,06

c 118 6,68

a ±0,13 107 6,47

b ±0,14

Vùng THI nguy

hiểm

(79≤ THI<84)

80,33b

104 6,41b ±0,16 100 6,19

c ±0,16

Vùng THI cực kỳ

nguy hiểm (84≤

THI<88)

84,91a

50 6,11c ±0,20 45 5,91

d ±0,21

P 0,003 0,001

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Để thấy được mức độ ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến lượng xuất

Page 120: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

107

tinh thì cần phân tích mức độ giảm lượng xuất tinh của bò đực giống khi

THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng chỉ số THI so với vùng THI ôn

hòa, kết quả được trình bày tại Bảng 3.28.

Mức giảm lượng xuất tinh trên một đơn vị THI tăng lên của cả hai

nhóm bò đều tăng theo mức độ tăng của stress. Ở vùng THI cảnh báo và

vùng THI nguy hiểm mức độ giảm của bò Red Angus cao hơn bò Brahman.

Ở vùng THI cực kỳ nguy hiểm, mức độ giảm của hai nhóm bò là bằng

nhau, nhưng tỷ lệ phần trăm giảm của bò Brahman (2,67%) thấp hơn của

bò Red Angus (2,75%) so với vùng thoải mái. Như vậy, khi chỉ số THI

tăng lên thì mức độ giảm lượng xuất tinh của bò Red Angus cao hơn của bò

Brahman.

Bảng 3.28. Mức độ giảm lượng xuất tinh/lần khai thác của bò đực

giống khi THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI

so với vùng THI ôn hòa

ĐVT: ml

Giống bò

Vùng

THI ôn

hòa

Vùng THI ở các mức stress khác nhau

THI cảnh báo THI nguy hiểm THI cực kỳ nguy

hiểm

THI < 75 75 ≤ THI < 79 79 ≤ THI < 84 84 ≤ THI < 88

Mean Mean Mức

giảm Mean

Mức

giảm Mean

Mức

giảm

Brahman 6,84 6,68 0,040 6,41 0,086 6,11 0,183

Red Angus 6,64 6,47 0,043 6,19 0,090 5,91 0,183

Mối tương quan giữa chỉ số THI chuồng nuôi với lượng xuất tinh của

bò đực giống Brahman và Red Angus được thể hiện qua hình 3.9 và 3.10.

Chỉ số THI có tương quan nghịch với lượng xuất tinh của cả hai

nhóm bò nghiên cứu, mức độ tương quan của bò Red Angus với hệ số xác

Page 121: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

108

định cao (R2

= 0,829), mức độ tương quan của bò Brahman với hệ số xác

định trung bình (R2

= 0,601). Nguyên nhân có thể là do bò Red Angus có

nguồn gốc ôn đới nên chịu nhiều tác động bởi stress nhiệt, còn bò Brahman

có nguồn gốc cận nhiệt đới nên tác động của stress nhiệt ảnh hưởng ít hơn.

Hình 3.9. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với lượng xuất tinh của bò

đực giống Brahman

Hình 3.10. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với lượng xuất tinh của bò

đực giống Red Angus

Page 122: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

109

3.3.3.2. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến hoạt lực tinh trùng của bò

đực giống

Hoạt lực tinh trùng là chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá chất

lượng tinh dịch của bò đực giống. Nó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tác

động của chỉ số nhiệt ẩm. Kết quả nghiên cứu về hoạt lực tinh trùng tinh

dịch của hai nhóm bò đực giống theo từng vùng chỉ dẫn thời tiết được trình

bày tại bảng 3.29.

Khi THI tăng lên theo từng vùng chỉ số nhiệt ẩm tức là mức độ stress

nhiệt tăng lên, hoạt lực tinh trùng của cả hai nhóm bò cùng giảm nhanh

chóng (P < 0,05). Hoạt hoạt lực tinh trùng của bò Red Angus giảm từ

78,00% xuống 51,13%, của bò Brahman giảm từ 83,67% xuống 57,61%

khi chỉ số THI tăng từ 68,08 lên 84,91 (bảng 3.29).

Bảng 3.29. Hoạt lực tinh trùng trung bình/lần khai thác của bò đực

giống theo từng vùng THI

ĐVT: %

Vùng THI THI trung

bình

Red Angus Brahman

n Mean ± SE n Mean ± SE

Vùng THI ôn hòa

(THI < 75) 68,04

d 379 83,67

a

±0,35 327

78,00a

±0,41

Vùng THI cảnh báo

(75 ≤ THI < 79) 77,06

c 118 79,25

b

±0,94 107

67,45b

±1,28

Vùng THI nguy

hiểm

(79≤ THI<84)

80,33b 104

72,50c

±1,54 100

60,27c

±1,26

Vùng THI cực kỳ

nguy hiểm (84≤

THI<88)

84,91a 50

57,61d

±1,36 45

51,13d

±1,34

P 0,0001 0,0001

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Page 123: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

110

Nguyễn Thị Thu Hòa và cs. (2017) cho biết, hoạt lực tinh trùng Brhaman

giảm từ 70,17% xuống 55,19% khi chỉ số THI tăng từ 67,73 lên 85,00. Nhiệt

độ và độ ẩm môi trường cao (THI cao) làm giảm số lượng tinh dịch và hoạt lực

tinh trùng (Hafez, 1987). Bò đực tiếp xúc với stress nhiệt nóng làm giảm hoạt

lực của tinh trùng và nồng độ của tinh trùng (Casady, 1953).

Vùng chỉ số THI từ cảnh báo trở lên (THI: 77,06) đến THI cực kỳ

nguy hiểm (THI: 84,91) chủ yếu rơi vào mùa hè và mùa thu. Ở những thời

điểm này, hoạt lực tinh trùng giảm mạnh. Kết quả này phù hợp với nghiên

cứu của Phùng Thế Hải (2013). Tác giả cho biết, hoạt lực tinh trùng bò

Brahman ở mùa hè – thu thấp hơn ở mùa đông – xuân.

Trong tất cả các vùng chỉ số THI, hoạt lực tinh trùng của bò

Brahman đều cao hơn đáng kể so với bò Red Angus (P < 0,05). Không chỉ

giá trị trung bình hoạt lực tinh trùng trong từng vùng chỉ dẫn thời tiết của

bò Red Angus thấp hơn của bò Brahman mà mức độ giảm hoạt lực tinh

trùng khi THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng thoải

mái cũng cao hơn (bảng 3.30).

Bảng 3.30. Mức độ giảm hoạt lực tinh trùng/lần khai thác của bò đực

giống khi THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng

THI ôn hòa

ĐVT: %

Giống bò

Vùng

THI ôn

hòa

Vùng THI ở các mức stress khác nhau

THI cảnh báo THI nguy hiểm THI cực kỳ nguy

hiểm

THI < 75 75 ≤ THI < 79 79 ≤ THI < 84 84 ≤ THI < 88

Mean Mean Mức

giảm Mean

Mức

giảm Mean

Mức

giảm

Brahman 83,67 79,25 1,105 72,5 2,234 57,61 6,515

Red Angus 78 67,45 2,638 60,27 3,546 51,13 6,718

Page 124: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

111

Theo sự tăng lên của chỉ số THI, mức độ giảm hoạt lực tinh trùng khi

THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng so với vùng THI ôn hòa của hai nhóm

bò đều tăng lên; mức giảm của bò Red Angus luôn cao hơn của bò Brahman.

Đối với bò Brahman, trong vùng THI cảnh báo (THI từ 75 - < 79),

mức độ giảm của hoạt lực tinh trùng là thấp nhất (1,105%); từ vùng stress

nguy hiểm (THI từ 79 trở lên) mức độ giảm tăng lên đáng kể (từ 2,234 –

6,515%); chứng tỏ ở mức THI từ 75 - < 79 tác động của stress lên chỉ tiêu

này của bò Brahman là không đáng kể. Đối với bò Red Angus, ở vùng THI

cảnh báo (THI từ 75), mức giảm hoạt lực tinh trùng 2,638% tức là ảnh

ưởng của stress đã rõ ràng.

Chỉ số THI có tương quan nghịch với hoạt lực tinh trùng của cả hai

nhóm bò nghiên cứu; mức độ tương quan của bò Red Angus với hệ số xác

định cao (R2

= 0,859), mức độ tương quan của bò Brahman với hệ số xác

định trung bình (R2

= 0,679). Điều đó chứng tỏ đối với bò Red Angus, hoạt

lực tinh trùng có tương quan nghịch cao với chỉ số THI.

Hình 3.11. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với hoạt lực tinh trùng

của bò đực giống Brahman

Page 125: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

112

Hình 3.12. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với hoạt tinh trùng của bò

đực giống Red Angus

3.3.3.3. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến nồng độ tinh trùng của bò

đực giống

Nhiệt độ, độ ẩm là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng đến

nồng độ tinh trùng của bò đực giống sản xuất tinh đông lạnh nhất là với

những giống bò có nguồn gốc ôn đới nhập về Việt Nam (Phùng Thế Hải,

2013). Khi chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi tăng cao làm giảm nồng độ tinh

trùng của bò đực giống Brahman (Nguyễn Thị Thu Hòa và cs., 2017).

Kết quả nghiên cứu về nồng độ tinh trùng của bò đực giống Red Angus

và Brahman nhập nội theo từng vùng THI được thể hiện qua bảng 3.31.

Theo mức độ tăng dần của stress nhiệt (THI tăng dần), nồng độ tinh

trùng của cả hai nhóm bò đực giống đều giảm đáng kể (P < 0,05). Riêng ở

nhóm bò Brahman giữa hai vùng THI ôn hòa và vùng THI cảnh báo, mức

giảm không đáng kể (P > 0,05). Điều này cho thấy, đối với bò Brahman, ở

vùng THI cảnh báo (THI từ 75 - < 79) chưa có tác động đáng kể đến nồng

độ tinh trùng; chỉ có tác động đáng kể từ vùng THI nguy hiểm (THI từ 79

trở lên). Đối với bò Red Angus, ở mức THI từ 75 đã có tác động đáng kể

làm giảm nồng độ tinh trùng.

Page 126: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

113

Bảng 3.31. Nồng độ tinh trùng trung bình/lần khai thác của bò đực

giống theo từng vùng THI

ĐVT: tỷ/ml

Vùng THI THI trung

bình

Brahman Red Angus

n Mean ± SE n Mean ± SE

Vùng THI ôn hòa

(THI < 75) 68,04

d 379 1,83

a ±0,02 327 1,42

a ±0,02

Vùng THI cảnh

báo

(75 ≤ THI < 79)

77,06c

118 1,77a ±0,04 107 1,31

b ±0,04

Vùng THI nguy

hiểm

(79≤ THI<84)

80,33b

104 1,57b ±0,05 100 1,19

c ±0,04

Vùng THI cực kỳ

nguy hiểm (84≤

THI<88)

84,91a

50 1,45c ±0,04 45 1,02

d ±0,05

P 0,001 0,0001

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Nồng độ tinh trùng của bò Brahman giảm từ 1,83 tỷ/ml xuống 1,45

tỷ/ml; của bò Red Angus giảm từ 1,42 tỷ/ml xuống 1,02 tỷ/ml khi chỉ số

THI tăng từ 68,04 lên 84,91. Trong mỗi vùng chỉ số THI, nồng độ tinh

trùng của bò Brahman đều cao hơn đáng kể so với của bò Red Angus (P <

0,05). Những kết quả trên cho thấy, nồng độ tinh trùng của cả hai nhóm bò

đực giống chịu tác động lớn bởi yếu tố stress nhiệt (THI cao), trong đó bò

Red Angus chịu tác động lớn hơn bò Brahman.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến chất lượng tinh

Page 127: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

114

dịch của bò đực giống Brahman, Nguyễn Thị Thu Hòa và cs. (2017) cho

biết, nồng độ tinh trùng giảm từ 1,56 tỷ/ml xuống 1,07 tỷ/ml khi THI tăng

từ 67,73 lên 85,00. Vào mùa hè do nhiệt độ cao, độ ẩm cao, bò đực Bos

taurus cho khả năng sản xuất tinh kém hơn bò đực Bos indicus; cụ thể nồng

độ tinh trùng của bò Bos taurus chỉ đạt 1,20 tỷ/ml, của bò Bos indicus đạt

1,61 tỷ/ml (Koivisto và cs., 2009). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng

tôi tương đồng với Nguyễn Thị Thu Hòa và cs. (2017) và Koivisto và cs.

(2009).

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chỉ số THI đến chỉ tiêu nồng độ

tinh trùng của hai nhóm bò đực giống nghiên cứu, chúng tôi xem xét mức

độ giảm nồng độ tinh trùng của từng nhóm bò khi THI tăng lên một đơn vị

trong từng vùng THI so với vùng THI ôn hòa. Kết quả được thể hiện qua

bảng 3.32.

Bảng 3.32. Mức độ giảm nồng độ tinh trùng/lần khai thác của bò đực

giống khi THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với vùng

THI ôn hòa

ĐVT: tỷ/ml

Giống bò

Vùng THI

ôn hòa

Vùng THI ở các mức stress khác nhau

THI Cảnh báo THI nguy hiểm THI cực kỳ nguy

hiểm

THI < 75 75 ≤ THI < 79 79 ≤ THI < 84 84 ≤ THI < 88

Mean Mean Mức giảm Mean Mức

giảm Mean

Mức

giảm

Brahman 1,83 1,77 0,015 1,57 0,052 1,45 0,095

Red Angus 1,42 1,31 0,028 1,19 0,046 1,02 0,100

Mức độ giảm nồng độ tinh trùng trên một đơn vị THI tăng lên của cả

hai nhóm bò đều tăng theo mức độ tăng của stress. Ở vùng THI cảnh báo,

mức độ giảm của bò Red Angus cao hơn của bò Brahman. Ở vùng THI

Page 128: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

115

nguy hiểm, mức độ giảm của bò Red Angus thấp hơn của bò Brahman,

nhưng tỷ lệ phần trăm giảm của bò Red Angus (3,24%) cao hơn của bò

Brahman (2,84%). Ở vùng THI cực kỳ nguy hiểm, mức độ giảm của bò

Red Angus là 0,100 tỷ/ml (tương ứng với giảm 7,04% so với vùng THI ôn

hòa), của bò Brahman là 0,095 tỷ/ml (tương ứng với giảm 5,19% so với

vùng THI ôn hòa). Như vậy, ở vùng THI cực kỳ nguy hiểm, với cả hai

nhóm bò mức độ giảm nồng độ tinh trùng là rất lớn, tương ứng với giảm từ

95 đến 100 triệu tinh trùng/ml khi THI tăng lên một đơn vị so với vùng

THI ôn hòa.

Mối tương quan giữa chỉ số THI với nồng độ tinh trùng của bò đực

giống Red Angus và Brahman được thể hiện qua hình 3.13 và 3.14. Chỉ số

THI có tương quan nghịch với nồng độ tinh trùng của cả hai nhóm bò

nghiên cứu. Mức độ tương quan của bò Red Angus ở mức khá cao với hệ

số xác định khá (R2

= 0,754), mức độ tương quan của bò Brahman ở mức

trung bình với hệ số xác định trung bình (R2 = 0,614).

Hình 3.13. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nồng độ tinh trùng của

bò đực giống Brahman

Page 129: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

116

Hình 3.14. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với nồng độ tinh trùng của

bò đực giống Red Angus

3.3.3.4. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của

bò đực giống

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm vào mùa hè ở Việt Nam, tinh trùng

bò dễ bị tổn thương trong quá trình sinh tinh hay trong phụ dịch hoàn. Do

vậy, stress nhiệt làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình. Kết quả nghiên cứu về tỷ

lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống Brahman và Red Angus theo từng

vùng chỉ dẫn thời tiết được thể hiện qua bảng 3.33.

Khi chỉ số THI tăng lên theo từng vùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của

hai nhóm bò nghiên cứu đều tăng, sự tăng lên là đáng kể (P < 0,05). Tỷ lệ

tinh trùng kỳ hình của bò Brahman tăng từ 12,05 lên 19,03%, của bò Red

Angus tăng từ 12,40 lên 20,40% khi chỉ số THI tăng từ 68,04 lên 84,91

(bảng 3.33).

Trong cùng vùng chỉ số THI, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực

giống Brahman luôn thấp hơn của bò đực giống Red Angus (P < 0,05).

Điều này cho thấy, bò đực Brahman ít bị tác động bởi stress nhiệt hơn bò

đực Red Angus. Khả năng chịu nhiệt tốt hơn của bò Bos indicus được đặc

Page 130: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

117

trưng bởi tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp hơn so với bò Bos taurus ở mùa hè

(Koivisto và cs., 2009). Sự biến đổi của nhiệt độ và độ ẩm theo mùa vụ là

một trong những yếu tố tác động mạnh đến chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình,

nhất là với những bò đực giống có nguồn gốc ôn đới nhập về Việt Nam

(Phùng Thế Hải, 2013).

Bảng 3.33. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình/lần khai thác của bò

đực giống theo từng vùng THI

ĐVT: %

Vùng THI THI trung

bình

Brahman Red Angus

n Mean ± SE n Mean ± SE

Vùng THI ôn hòa

(THI < 75) 68,04

d 379 12,05

d ±0,04 327 12,40

d ±0,04

Vùng THI cảnh báo

(75 ≤ THI < 79) 77,06

c 118 13,05

c ±0,08 107 13,76

c ±0,09

Vùng THI nguy

hiểm

(79≤ THI<84)

80,33b

104 15,26b ±0,18 100 16,74

b ±0,19

Vùng THI cực kỳ

nguy hiểm

(84≤ THI<88)

84,91a

50 19,03a ±0,38 45 20,40

a ±0,14

P 0,0001 0,0001

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là

sái khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Ở vùng THI cực kỳ nguy hiểm (THI ≥ 84), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

của cả hai nhóm bò tăng cao đột biến (bảng 3.33) là do tinh trùng rất nhạy

cảm với nhiệt độ ngay cả khi ở trong bộ phận sinh dục của con đực hoặc

được bảo quản trong ống nghiệm, thậm chí cả khi đã được đưa vào đường

Page 131: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

118

sinh dục của con cái (Howard và cs., 1965; Burefening và Uiberg, 1968).

Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng đến nhiệt độ trong bao dịch hoàn, từ

đó ảnh hưởng đến chất lượng tinh. Theo Park và Lynch (1992), nhiệt độ

cao trong quá trình sản sinh tinh sẽ gây ra biến động trong hoạt động

acrosome, có thể làm thay đổi lớp màng của tế bào tinh trùng. Kumi

Diaka (1981) cho biết, mỗi một lần tăng số lượng tế bào tinh trùng kỳ

hình có liên quan đến sự thay đổi của nhiệt độ như stress nhiệt. Mamabolo

(1999) cho biết, trong thời gian ảnh hưởng của stress nhiệt, thoái hóa tế

bào tinh trùng không chỉ diễn ra trong ống sinh tinh mà còn ở phụ dịch

hoàn.

Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của stress nhiệt tới chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng

kỳ hình của hai nhóm bò đực giống nghiên cứu. Chúng tôi phân tích mức

độ tăng của tỷ lệ tinh trùng kỳ hình khi THI tăng lên 1 đơn vị theo từng

vùng THI ở các mức stress khác nhau so với vùng THI ôn hòa. Kết quả

được trình bày tại bảng 3.34.

Bảng 3.34. Mức độ tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình/lần khai thác của bò

đực giống khi THI tăng lên một đơn vị trong từng vùng THI so với

vùng THI ôn hòa

ĐVT: %

Giống bò

Vùng THI

ôn hòa

Vùng THI ở các mức stress khác nhau

THI cảnh báo THI nguy hiểm THI cực kỳ nguy

hiểm

THI < 75 75 ≤ THI < 79 79 ≤ THI < 84 84 ≤ THI < 88

Mean Mean Mức

tăng Mean

Mức

tăng Mean

Mức

tăng

Brahman 12,05 13,05 0,250 15,26 0,642 19,03 1,745

Red Angus 12,40 13,76 0,340 16,74 0,868 20,40 2,000

Mức độ tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của cả hai nhóm bò đều tăng

Page 132: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

119

theo mức độ tăng của stress: Ở vùng THI cảnh báo, mức độ tăng 0,250 –

0,340%/1 THI tăng lên; ở vùng THI nguy hiểm, mức độ tăng 0,642 –

0,868%/1 THI tăng lên; ở vùng THI cực kỳ nguy hiểm, mức độ tăng 1,745

– 2,000%/1 THI tăng lên. Mức tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của cả hai

nhóm bò ở vùng THI cực kỳ nguy hiểm là rất cao, của nhóm bò Brahman là

1,745% (tương ứng với tăng 14,48% so với vùng THI ôn hòa), của nhóm

bò Red Angus là 2,000% (tương ứng với tăng 16,13% so với vùng THI ôn

hòa). Điều này chứng tỏ ở mức chỉ số THI ≥ 84 có ảnh hưởng rất lớn đến

chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của cả hai nhóm bò đực giống.

Chỉ số THI có tương quan thuận với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của cả

hai nhóm bò nghiên cứu. Mức độ tương quan của bò Brahman là chặt chẽ

với hệ số xác định cao (R2

= 0,809), mức độ tương quan của bò Red Angus

là chặt chẽ với hệ số xác định cao (R2

= 0,827). Như vậy, với chỉ tiêu tỷ lệ

tinh trùng kỳ hình có tương quan thuận với chỉ số THI, tức là khi chỉ số

THI tăng thì tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cũng tăng theo và mức độ tương quan

là chặt chẽ với cả hai giống bò nghiên cứu.

Hình 3.15. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với tỷ lệ tinh trùng kỳ

hình của bò đực giống Brahman

Page 133: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

120

Hình 3.16. Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với tỷ lệ tinh trùng kỳ

hình của bò đực giống Red Angus

Qua những kết quả trên cho thấy, nhiệt độ trung bình chuồng nuôi bò

đực giống tại Moncada năm 2017 dao động trong khoảng 19,49oC –

29,85oC, độ ẩm không khí trung bình từ 68% - 84%, chỉ số nhiệt ẩm THI

trung bình từ 58,67 – 87,14. Trong đó có 167 ngày rơi vào vùng THI ôn

hòa (THI < 75), 98 ngày rơi vào vùng THI cảnh báo (THI từ 75 - < 79), 90

ngày rơi vào vùng THI nguy hiểm (THI từ 79 - < 84) và 10 ngày rơi vào

vùng THI cực kỳ nguy hiểm (THI từ 84 - < 88). Những ngày có thời tiết rơi

vào vùng THI nguy hiểm và THI cực kỳ nguy hiểm tập trung vào các tháng

mùa hè (tháng 5, 6 và 7).

Diễn biến thời tiết chuồng nuôi tại Moncada như trên đã có tác động

lớn đến một số chỉ tiêu sinh lý và khả năng sản xuất tinh của bò đực giống

Brahman và Red Angus nhập nội. Vào những thời điểm nắng nóng, THI

tăng cao làm tăng nhịp thở, tăng nhiệt độ trực tràng, đồng thời làm giảm

năng suất, chất lượng tinh dịch của bò đực giống. Tác động của stress nhiệt

ảnh hưởng lên bò đực giống Red Angus lớn hơn bò đực giống Brahman.

Page 134: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

121

Ở vùng THI cực kỳ nguy hiểm (THI ≥ 84), cả hai đàn bò đực giống

đều bị stress nặng, nhịp thở, nhiệt độ trực tràng tăng cao đột biến; các chỉ

tiêu số lượng, chất lượng tinh giảm rõ tệt. Chính vì vậy, để đảm bảo sức

khỏe cho bò đực giống, vào vùng thời tiết này không nên khai thác tinh mà

nên cho bò nghỉ ngơi, tăng cường làm mát để giảm stress.

Page 135: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

122

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội nuôi tại Moncada

có khả năng sinh trưởng tốt. Khối lượng lúc 48 tháng tuổi của bò Brahman

đạt 1.011,9 kg và bò Red Angus đạt 906,33 kg.

2. Bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội nuôi tại Moncada

có khả năng sản xuất tinh tốt; tương đương với các kết quả nghiên cứu ở

nơi nó được sinh ra và một số nước trên thế giới.

Năng suất, chất lượng tinh của bò đực Brahman và Red Angus ở

năm sản xuất tinh thứ hai tốt và ổn định hơn năm thứ nhất.

Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và sản xuất tinh cho

thấy, bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội thích nghi tốt với điều

kiện khí hậu tại Moncada.

3. Nhiệt độ, độ ẩm cao (THI cao) gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu

sinh lý và khả năng sản xuất tinh của bò đực giống. THI từ 75 bắt đầu tác

động gây stress cho bò đực giống Red Angus và Brahman; trong đó bò đực

giống Brahman, tác động của stress nhiệt chỉ rõ ràng khi chỉ số THI từ 79

trở lên. Các tháng trong năm có chỉ số nhiệt ẩm cao, bò bị stress nặng đó là

ba tháng mùa hè (tháng 5, 6 và 7).

- Chỉ số nhiệt ẩm (THI) cao làm tăng nhịp thở, tăng nhiệt độ trực

tràng và làm giảm năng suất, chất lượng tinh dịch; mức độ ảnh hưởng tăng

lên theo sự tăng của chỉ số THI. Bò đực giống Red Angus bị tác động bởi

stress nhiệt lớn hơn bò đực giống Brahman.

- Chỉ số THI có tương quan nghịch với các chỉ tiêu lượng xuất tinh,

hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và có tương quan thuận với tỷ lệ tinh

trùng kỳ hình. Mối tương quan này cao với bò đực giống Red Angus và

trung bình với bò đực giống Brahman. Mức độ ảnh hưởng của THI đến

Page 136: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

123

năng suất, chất lượng tinh của bò khác nhau giữa các vùng. Khi chỉ số THI

tăng lên 1 đơn vị, ảnh hưởng lớn nhất là ở vùng THI cực kỳ nguy hiểm,

tiếp theo là vùng THI nguy hiểm và thấp nhất là vùng THI cảnh báo.

KIẾN NGHỊ

Trong chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh, nhất là các đực giống

nhập nội, cần chú ý đến tác động của stress nhiệt nóng. Với bò Red Angus

chú ý tới những thời điểm thời tiết có chỉ số THI từ 75 trở lên, với bò

Brahman chú ý chỉ số THI từ 79 trở lên.

Đối với bò đực giống sản xuất tinh, khi thời tiết rơi vào vùng THI

cực kỳ nguy hiểm (THI từ 84 trở lên), không nên khai thác, nên cho chúng

nghỉ ngơi, tăng cường làm mát để giảm tác động của stress nhiệt.

Page 137: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

124

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

1. Lương Anh Dũng, Mai Văn Sánh và Lê Văn Thông. 2018. Ảnh hưởng

của chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch

của bò đực giống Red Angus và Brahman nhập nội nuôi tại Moncada.

Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. số 85. Tháng 3-2018. Trang

2-12.

2. Lương Anh Dũng, Mai Văn Sánh và Lê Văn Thông. 2018. Khả năng

sản xuất tinh của bò đực giống Red Angus và Brahman nhập nội nuôi

tại Moncada. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. số 232 – tháng 5 năm 2018.

Trang 29-34.

Page 138: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

125

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện và Trần Xuân Thọ.

1983. Di truyền học Động vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 61.

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2014. Quyết định 675/QĐ-BNN-CN, ngày 04/4/2014.

Phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn giống gốc

vật nuôi.

Đinh Văn Cải, Hoàng Văn Trường và Đoàn Trọng Tuấn. 2005. Kết quả nuôi

thích nghi và nhân thuần giống bò thịt Brahman trắng nhập từ Cu Ba nuôi

tại Bình Định. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kỳ 2 - tháng

10/2005.

Đinh Văn Cải. 2007. Nuôi bò thịt - kỹ thuật, kinh nghiệm và hiệu quả. NXB

Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Hà Văn Chiêu. 1996. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của một số giống

bò cao sản nuôi ở Việt Nam. Tạp chi Khoa học Công nghệ và Quản lý

kinh tế, (9): 11-19.

Hà Văn Chiêu. 1999. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF,

Zêbu) và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam. Luận

án tiến sỹ khoa học nông nghiệp. Viện Chăn nuôi.

Cục Chăn nuôi. 2006. Văn bản số 829/CN-GSL ngày 13 tháng 10 năm 2006. Phê

duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật giống bò thịt chất lượng cao.

Cục Chăn nuôi. 2015. Quyết định số 423/QĐ-CN-GSL ngày 16 tháng 06 năm

2016. Phê duyệt tiêu chuẩn bò đực giống Brahman đỏ thuần chủng, hậu bị

nhập khẩu thuộc dự án nâng cấp và mở rộng Trung tâm giống gia súc lớn

Trung ương giai đoạn 2015 - 2017.

Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh. 2002. Sinh sản gia

súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Ngô Sỹ Giai và Trịnh Hoàng Dương. 2006. Bước đầu sử dụng chỉ số nhiệt ẩm

(THI) để đánh giá khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm ở

khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ

10. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương. 1997. Công nghệ sinh sản trong chăn

nuôi bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Hoàng Kim Giao. 2018. Phát triển trâu, bò, dê, cừu ở nước ta trong 3 năm , từ

2015 đến 2017. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. Số 228, tháng

1/2018.

Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú. 2006. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số

chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn và nước uống thu nhận của bò lai F1 (50%

Page 139: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

126

HF) nuôi tại Ba Vì trong mùa hè. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. Tập IV, số

3/2006.

Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú. 2008. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số

chỉ tiêu sinh lý của bò lai hướng sữa nuôi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ

An trong mùa hè. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2008: Tập VI, số 1: 26-

32.

Phùng Thế Hải, Lê Văn Thông, Nguyễn Văn Thanh, Lê Bá Quế, Phạm Văn

Tiềm, Hà Minh Tuân và Nguyễn Thị Thu Hòa. 2011. Hoạt lực tinh trùng

sau giải đông của tinh bò đực giống đông lạnh theo quy trình của Nhật và

Đức. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số 28 tháng 2-2011, tr.43-

48.

Phùng Thế Hải, Lê Văn Thông và Nguyễn Văn Thanh. 2013. Ảnh hưởng của

mùa vụ đến chất lượng tinh dịch của bò Holstein Friesian thuộc loài Bos

taurus và bò Brahman thuộc loài Bos indicus tại Việt Nam. Tạp chí Khoa

học Kỹ thuật Chăn nuôi. Số 4, năm 2013, tr. 65-73.

Phùng Thế Hải. 2013. Đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống

Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia nuôi tại Việt Nam. Luận

án Tiến sĩ. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Trần Quang Hạnh. 2010. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất

và chất lượng sữa của bò cái Holstein Friesian (HF) thuần, các thế hệ lai

F1, F2, F3 giữa HF và Lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng. Luận án Tiến sỹ

nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Thị Thu Hòa, Lương Anh Dũng, Mai Văn Sánh, Lê Văn Thông, Lê Bá

Quế, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Phạm Văn Tuân và Phan Văn Hải.

2017. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến chất lượng tinh của bò đực

giống Brahman nhập nội nuôi tại Moncada. Tạp chí Khoa học Công nghệ

Chăn nuôi – số 79. Tháng 9/2017.

Nguyễn Xuân Hoàn. 1994. Xác định các chỉ tiêu sinh học tinh trùng, phục vụ

công nghệ sản xuất tinh đông viên lợn Đại bạch. Báo cáo khoa học tại Hội

nghị khoa học toàn quốc về công nghệ sinh học và hóa sinh phục vụ sản

xuất, đời sống. Tháng 12/1994, Hà nội.

Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hoàn và Lê Đình Phùng. 2008. Giáo trình

chọn giống và nhân giống vật nuôi. Trường Đại học Nông lâm Huế.

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường và Nguyễn Tiến Văn. 1992. Giáo trình

chọn và nhân giống gia súc. NXB Nông nghiệp.

Lê Quang Nghiệp, Hoàng Kim Giao, Lê Văn Thông và Nguyễn Duy Lý. 2006.

Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ. Hội Chăn nuôi

Việt Nam.

Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh và Ngô Thị Đoan Trinh.

1995. Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc. Trường Đại học Nông

Page 140: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

127

nghiệp Hà Nôi.

Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phùng Thế Hải, Nguyễn Hữu Sắc, Phạm Văn Tiềm,

Trần Công Hòa, Võ Thị Xuân Hoa và Nguyễn Thị Thu Hòa. 2009. Khả

năng sản xuất tinh và chất lượng tinh đông lạnh từ bò đực giống Holstein

Friessian (HF) nhập từ Hoa Kỳ. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi.

(16): 71 - 76.

Trần Trung Thông, Phạm Văn Giới, Trịnh Văn Trung, Nguyễn Công Định, Trần

Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Văn Đức và Phạm Doãn Lân

.2010. Đặc điểm ngoại hình của giống bò vàng Việt Nam. Viện Chăn nuôi

- Báo cáo khoa học năm 2009, phần di truyền giống vật nuôi. Tr. 134 –

141.

Lê Văn Thông, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Văn Đức,Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm,

Phùng Thế Hải, Hà Minh Tuân. 2010. Một số đặc điểm đời trước và bản

than của bò đực giống Holstein Friesian và Brahman nhập từ Australia

nuôi tại Moncada. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi. Tháng 6/2010,

trang 12 – 20.

Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Hà Minh Tuân,

Nguyễn Hữu Sắc, Trần Công Hòa, Võ Thị Xuân Hoa, Phạm Văn Kiểm và

Phạm Văn Giới. 2013. Nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại

Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò Việt Nam.

Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2008-2012.

Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Hà Minh Tuân,

Giang Thị Thanh Duyến, Lương Anh Dũng và Nguyễn Thị Thu Hòa.

2014. Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cao sản trong nông hộ. NXB. Lao động

Xã hội.

Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Hà Minh Tuân,

Giang Thị Thanh Duyến, Lương Anh Dũng và Nguyễn Thị Thu Hòa.

2015. Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cao sản trong nông hộ. NXB. Lao động

Xã hội.

Vương Tuấn Thực, Vũ Chí Cương, Nguyễn Thạc Hòa và Nguyễn Thiện Trường

Giang. 2006. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số nhiệt ẩm (THI) đến

một số chỉ tiêu sinh lý của bò lai F1, F2, HF nuôi tại Ba Vì trong mùa hè.

Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi. Số 3 năm 2006.

Vương Tuấn Thực, Vũ Chí Cương, Nguyễn Thạc Hòa và Nguyễn Thiện Trường

Giang. 2007. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số nhiệt ẩm (THI) đến

lượng nước uống, lượng thức ăn ăn vào và năng suất, chất lượng sữa của

bò lai F1, F2 nuôi tại Ba Vì trong mùa hè. Tạp chí Khoa học Công nghệ

chăn nuôi. Số 4, tháng 2 năm 2007.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8925:2012. Tinh bò sữa, bò thịt. Đánh giá chất

lượng. https://vanbanphapluat.co/tcvn-8925-2012-tinh-bo-sua-bo-thit-

danh-gia-chat-luong.

Page 141: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

128

Phạm Văn Tiềm, Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phùng Thế Hải và Võ Thị Xuân

Hoa. 2009. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman nuôi tại

Moncada. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số: 21-2009. Trang: 7-

13.

Phạm Văn Tiềm. 2015. Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt

Nam. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành chăn nuôi. Hà Nội, 2015.

Nguyễn Xuân Trạch. 2003. Chăn nuôi bò sinh sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm. 2004. Giáo trình chăn nuôi trâu bò. NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Xuân Trạch. 2005. Hạn chế của việc chăn nuôi bò sữa nhập nội ở Việt

Nam và một số giải pháp khắc phục. www. Hua.edu.vn/khoa/cnts/index2.

Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban. 2006. Giáo trình chăn nuôi

trâu bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Hoàng Văn Trường và Nguyễn Tiến Vởn. 2008. Kết quả nghiên cứu khả năng

thích nghi với điều kiện chăn nuôi nông hộ ở Bình Định của bò thịt

Brahman (nhập từ CuBa). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

số 2 - tháng 2/2008. Trang 33 – 37.

Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thanh Bình.

2008. Một số chỉ tiêu sinh sản của bò Brahman và Droughtmaster ngoại

nhập 3 lứa đầu nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh và khả năng sinh trưởng

của bê sinh ra từ chúng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. số 15-

tháng 12.

Wikipedia.2018. tps://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B2_Angus_%C4%91%E1%

BB%8F

Tài liệu tiếng Anh

Ádám NAGY1, Tassos POLICHRONOPOULOS1, András GÁSPÁRDY2,

László SOLTI1 and Sándor CSEH. 2015. Correlation between bull

fertility and sperm cell velocity parameters generated by computer-

assisted semen analysis. https://www.researchgate.net/publication/2814.

Ahmad M., Asmat M.T., Rehman N.U. and Khan M.Z. 2003. Semen

characteristics of Sahiwal bulls in relation to age and season, Pakistan Vet.

J., 23(4): 202-206.

Ahmed K.U., Islam M.R., Talukder M.K.U., Rahman Z., Hossain M.M., and

Bhuiyan MMU. 2014. Influence of Breed, Age and Collection Interval on

Semen Quality of AI Dairy Bulls in Bangladesh. Bangladesh Res. Pub. J.

10(3): 275-282. Retrieve from http://www.bdresearchpublications.com/

admin/ journal/upload/1410037/1410037.pdf.

Akhter M.S., M.A.K Azad, M.Z Rahman and A. Ashraf. 2013. Study on the

quality of semen of different genetic groups of bull from Khulna region of

Page 142: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

129

Bangladesh. Int. J. of Pharm. and Med. Res., 1: 19-23.

Alex R.L., Gilbert G.R., and Shook G.E. 1987. Sperm in poor quality semen

from bulls during heat stress have a lower affinity for biding hydrogen 3-

heparin. J. Dairy Sci. 70: 195-200.

America Breeders Service. 1991. A.I. Management manual- third edition.

Antonio J.L.H., R. Owen and O. Timothy. 2006. Pre-weaning traits of

Brahman calves under a dual-purpose management system in the

tropics. Department of Animal Science, University of Florida, Gainesville.

Anwar Muhammad, Sayed Murtara, Hassan Andrabi, Abid Mehmood and Nemat

Ullah. 2008. Effeet of low lenperature thawing on the Motility and

Fertility of Cryo preserved Water Berffalo and Zêbu Bull Semen. Turk. J.

Vet. Anim. Sci., 32(6), p. 413-416.

Asad L., Husain S.S., Rahman M.G.M., Khandoker M.A., Hossain M.E. and

M.Z. Rahman. 2004. Genetic and Non-genetic Factors Affecting the

Semen Quality of Bulls. Pakistan Journal of Biological Sciences. 7(11),

pp. 1903-1907.

Bajwa M.A. 1986. Semen production unit Qadir Aba of Pakistan, Pp: 55-77.

Barbas J.P. and Mascarenhas R.D. 2009. Cryopreservation of domestic animal

sperm cells. Cell Tissue Bank. 10: 49-62.

Barros C., Fujimoto M. and Yanagimachi R. 1973. Failure of zona penetration of

hamster spermatozoa after prolonged preincubation in a blood serum

fraction. J. Reprod. Fertil. 35, 89–95.

Beatty D.T., Barnes A., Taylor E., Pethick D., McCarthy M. and Maloney S.K.

2006. Physiological responses of Bos taurus and Bos indicus cattle to

prolonged, continuous heat and humidity. Journal of Ani.Sci. 84, p. 972-

985.

Beconi M.T., Francia, C.R., Mora, N.G. and Affranchino M.A. 1993. Effect of

natural antioxidants on frozen bovine semen preservation.

Theriogenology. 40: 841-851.

Bergeron A. and P. Manjunath. 2006. New insights towards understanding the

mechanisms of sperm protection by egg yolk and milk. Mol. Reprod. Dev.

73: 1338-1344.

Bhakat M., Mohanty T.K., Raina V.S., Gupta A.K., Khan H.M., Mahapatra R.K.

and Sarkar M.. 2011. Effect of age and season on semen quality

parameters in Sahiwal bulls. Trop. Anim. Health Prod. 43(6), pp.1161-

1168.

Blazquez N.B., S.E. Long, T.M. Mayhew, G.C. Perry, N.J. Prescott and C.M..

1994. Wathes, Rate of discharge and morphology of sweat glands in the

perineal, lumbodorsal and scrotal skin of cattle. Res. Vet. Sci. 57 (1994),

Page 143: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

130

pp. 277-284.

Brito L.F.C., A.E.D.F. Silva, L.H. Rodrigues, F.V. Vieira, L.A.G. Deragen, J.P.

Kastelic (2002a). Effects of age and genetic group on characteristiCS of

the scrotum, testes and testicular vascular cones, and on sperm production

and semen quality in AI bulls in Brazil. Theriogenology. 58. p. 1175 –

1186.

Brito L.F.C., A.E.D.F. Silva, L.H. Rodrigues, F.V. Vieira, L.A.G. Deragen, J.P.

Kastelic (2002b). Effects of environmental factors, age and genotype on

sperm production on semen quality in Bos indicus and Bos taurus AI bulls

in Brazil. Theriogenology. 70. p. 181-190.

Brito L.F.C., AE.D.F. Silva, Rogerio T.Barbosa. and John P.Kastelic. 2004.

Testicular thermoregulation in Bos indicus, crossbred and Bos taurus

bulls: relationship with scrotal, testicular cone and testicular morphology,

and effects on semen quality and sperm production. Theriogenology. 61.

p. 511 – 528.

Broekhuijse M.L., Sostaric E., Feitsma H. and Gadella B.M.. 2012. Application

of computer-assisted semen analysis to explain variations in pig fertility. J.

Anim. Sci. 90, 779–789.

Browning R., Jr.M.L. Leite-Browning, D.A. Neuendorff and R.D. Randel. 1995.

Prevveaning growih of Angus- (Bos taurus), Brahman-(Bos indicus), and

Tuli-(Sanga). Journal of Ani.Sci.73. p.2558-2563.

Budworth P.R., Amann R.P. and Chapman P.L.. 1988. Relationships between

computerized measurements of motion of frozen-thawed bull spermatozoa

and fertility. J. Androl. 9, 41–54.

Burefening P.J & UIberg L.C. 1968. Embryonic survinal subsequent to cuture of

rabbit spermatozoa at 38oC-40oC. J. Reprod. Fertil. 18: 87-92.

Cai D.V., Fu Qi Gao, Ramesh Patil, Yuan Yao Ming, Maxwell Thwala. 2001.

Effect of heat stress on dairy cattle and procedures to reduce it. Final

paper of training course Dairy cattle Production Shefayim 9/2001.

www.vcn.vnn.vn/khoahoc/ khnam2005/kh_5_1_2005_5.htm -187k.

Casady R.B., Myers R.M. & Legates J.F. 1953. Effect of high temperature on

spermatogenesis of dairy bulls. J.Anim. Sei. Vol.36.

Chacón J., E. Pérez and H. Rodrígues-Martínez. 2002. Seasonal variations in

testicular consistency, scrotal circumference and spermiogramme

parametes of extensively reared Brahman (Bos indicus) bulls in the

tropics. Theriogenology, 58, pp. 41-50.

Chan S.Y., Wang C., Song B.L., Lo.T., Leung A., Tsoi W.L. and Leung J.. 1989.

Com-puter-assisted image analysis of sperm concentration in human

semen before and after swim-up separation: comparison with assessment

by haemocytometer. Int. J. Androl. 12, 339–345.

Page 144: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

131

Cheng Ruihe. 1992. A riview on sire selection and AI in domestic anmals,

Nanjing agricultural University.

Colliera K.J.D., Hicksonb R.E., Schreursb N.M., Martinb N.P., Kenyonb P.R.

and Morris S.T.. 2015. Growth rate and carcass characteristics of

Simmental- and Angus-sired steers born to Angus and Angus-cross-dairy

cows. Proceedings of the New Zealand Society of Animal Production

2015. Vol 75: 15-19.

Cook R.B., Couter G.H. and Kastelic J.P. 1994. Testicular vascular cone, scrotal

thermo-regulation and their relationship to sperm production and seminal

quality in beef bulls. Theriogenology. 41:653-671.

Coppock C.E., Grant P.A., Prortzer S.J., Charles D.A., Escobasa A. 1982.

Lactating dairy cowresponses to dietary sodium, chloride, and bicarbonate

during hot weather. J. Dairy Sci. 65 (1982), pp. 566-576.

Curtis S.E. 1983. Enviromental Management in Animal Agriculture. Iowa State

University Press.

Coulter G.H . 1998. Thermography of bull testis. Proc.12th Tech. Cong. AI and

Roprod. Natal Assoc. Anim. Breeders. Pp58-62.

Deke Alkire. 2009. Monitor and Manage Heat Stress.

http://www,noble,org/ag/Livestock/MonitorHeatStress/index,html.

Dhami A.J., Jani V.R., Mohan G. and Sahni K.L.. 1994. Effect of extenders and

additives on freezability, post-thaw thermoresistence and fertility of

frozen Murrah buffalo semen under tropical climate. Buffalo J. 1: 35-45.

Ditto. 1992. Theory of spematozoal freezing, Artificial insemination for cattle.

Association of livestock technology. p. 111-123.

Finch V.A. 1986. An assessment of the energy budget of Boran cattle. J Therm.

Biol. 1 (1976). Pp. 143-148.

Foulkes J.A., Sweasey D. and Goodey R.G.. 1980. Fertility of bull spermatozoa

in egg-yolk diluents of varied lipid fatty acid composition. J. Reprod.

Fert. 60: 165-169.

Foster J., Almquist JO., Martig R.C. 1970. Reproductive capacityof beefbulls.

IV. Changes in sexual behavior and semen characteristics

among successive ejaculates. Journal of Animal Science. 30: 245- 252.

Fuller B. and Paynter S. 2004. Fundamentals of cryobiology in reproductive

medicine. Reprod. Biomed. Online. 9: 680-691.

Garner D.L., Johnso L.A., Allen C.H., Palencia D.D. and Chambers C.S. 1996.

Comparison of seminal quality in Holstein Bulls as yearlings and as

mature sires. Theriogenology. 45. Pp: 923-934.

Graham J.K. and Foote R.H.. 1987. Effect of several lipids, fatty acyl chain

length and degree of unsaturation on the motility of bull spermatozoa after

Page 145: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

132

cold shock and freezing. Cryobiology. 24: 42-52.

Ha M.T., L.V. Thong, L.B. Que, P.V. Tiem, P.T. Hai, H.M. Tuan, N.H. Sac and

N.T.T. Hoa.. 2012. Effect of Temperature Humidity Index on Semen

Parameters of Holstein Friesian breeding Bulls Raised in Northern

Vietnam. Proceedings of the 15th AAAP Animal Science Congress. 26-30

November 2012.

Hafer E.S.E. 1987. Reproduction in farm animals. Lea & Febiger Philadelphia.

Hiroshi M. 1992. Reproduction function of male livestock and semen

physiology, Artificial inseminstion for cattle. Assosiation of livestock

technology. Tokyo Japan. tr. 93-107.

Hoflack, G., Opsomer, G., Van Soom, A., Maes, D.K., DeKruif, H and Ducateau

L. 2006. Comparison of sperm quality of Belgian Blue and Holstein

Friesian bulls. Theriogenology, 66. Pp: 1834-1846.

Hoflack G., Van den Broeck W., Maes D.K., Van Damme G., Opsomer L.,

Ducateau L., DeKruif H., Rodriguez-Martinez and Van Soom A.. 2008.

Testicular dysfunction is responsible for low sperm quality in Belgian

Blue bulls. Theriogenology 69. Pp: 323-332.

Holloway J.W., Warrington B.G., Forrest D.W. and Randel R.D. 2002.

Preweaning growth of F1 tropically adapted beef cattle breeds x Angus

and reproductive performance of their Angus dams in arid rangeland. J.

Anim. Sci. 2002. 80:911-918.

Howard B., Alliston C. & Uberg L.C. 1965. Importance of uterine environment

on rabbit sperm prior to fertilisation. J Anim. Sci. 24: 1027-1232.

Jasmine D. and Riley D. 2012. Reciprocal Differences in Birth Weight in

Brahman x Bos taurus Crossbred Cattle. httpswww.brahman.

orgPDFsReciprocal-BW-Differences.pdf.

Jodie A. and Karl Van Devander. 2002. Heat stress in Dairy Cattle. University of

Arkansas.

Johnson J.E., McDowell R.E., Shrode R.R., Legates J.E.. 1959. Summer climate

and its effect on dairy cattle in the Southern region. In: Southern

Cooperative Series Bullectin No. 63.

Kadzere C.T., Myrphu M.R., Silanikove N. and Maltz E.. 2002. Heat stress in

Lactating Dairy Cows: a review. Livestock production Science. Vol: 77,

Issue 1, pp; 59-91.

Keith E., Gregory, Larry V., Cundiff, and Robert M. Koch. 1993. Estimates of

Genetic and Phenotypic Parameters of Pelvic Measures, Weight, Height,

Calf Birth Weight, and Dystocia in Beef Cattle. httpswww.ars.usda.gov

ARSUserFiles30400000BeefResearchReportsBeefResearchProgressRepor

tNo.1.pdf.

Page 146: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

133

Koivisto M.B., M.T.A. Costa, S.H.V Perri and, W.R.R. Vicente.. 2009. The

Effect of Season on Semen Characteristics and Freezability in Bos indicus

and Bos taurus Bulls in the Southeastern Region of Brazil. Reproduction

in Domestic Animals. Volume 44, Issue 4, pages 587–592.

Kumi Diaka J., Nagerathman V. & Rwuaan J.S. 1981. Seasonal, age-related

changes in semen quality and testicular morphology of bulls in the tropics.

Vet.Rec. 108:13-15.

Lees D.H.K. 1965. Climatic stress indices for domestic animal. Int. J.

Biometeorol. 9. (1965). pp . 29-35.

Lemma A. 2011. Effect of cryopreservation on sperm quality and fertility. In:

Manafi, M. (Ed), Artificial Insemination in Farm Animals: 191-216.

Published online by InTech.

Leon H., Porras A.A., Galina C.S. and Fierro P.N.. 1991. Effect of collection

method on semen characteristics of Zêbu and European type cattle in the

tropics, Theriogenology, 36(3): 349-355.

Lunstra R.P. & Couter G.H. 1997. Relationship between scrotal in frared

temperature pattem and natural mating fertility in beef cattle. J. Anim. Scl.

75:767-774.

Lunstra D. D. and Cundiff L. V. 2003. Growth and pubertal development in

Brahman, Boran, Tuli, Belgian Blue, Hereford and Angus sired F1 bulls.

J. Anim. Sci. 2003. 81:1414–1426.

Mader T.L., Davis M. S., Brown-Brandl T.. 2006. Enviromental factor

influencing heat stress ìn feedlot cattle. Jouranal Animal Science, sv, 84,

2006, pp,712-719.

Mamabolo M.J. 1999. Dietary, Seasonally and environmental influences on

semen quality and fertility status indigenous goats in Mpumalanga

Province. South Africa. M. Inst. Agrar (Thesis). University of Pretoria.

South Africa.

Mathevon M., Buhr M.M. and J.C. Dekkers. 1998. Environmental, management,

and genetic factors affecting semen production in Holstein bulls. J. Dairy

Sci. 81(12), pp.3321-3330.

McDowell R.R., Hooven N.W., Camoens J.K.. 1976. Effects of climate on

performance of Holstein in first lactation. J. Dairy Sci. 59 (1976). Pp: 965-

973.

McGowan M., Galloway D., Taylor E., Entwistle K. and Johnston P.. 2004. The

following article is re-printed from the Australian Association of Cattle

Veterinarians Veterinarians Examination of Bulls handbook.

http://www.australian brahman breeders’ association limited.

Michael J.F., James F., Hentges J.R. and Cornellisse K.W.. 1982. Aspects of the

sexual Development of Br versus angus Bulls in Florida. Theriogenology,

Page 147: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

134

18(1): 17-31.

Molinia F.C., Evans G., Casares P.I. and Maxwell W.M.C.. 1994. Effect of

monosaccharides and disaccharides in Tris-based diluents on motility,

acrosome integrity and fertility of pellet frozen ram spermatozoa. Anim.

Reprod. Sci. 36: 113-122.

Mostari M.P., Hasânt S.A., Azmal S.A., Monnira K.N. and H. Khatun. 2008.

Effect of seasonal variation on semen quality and herd fertility. Pakistan

Journal of Biological Sciences. 8(4), pp. 581-585.

Muino R.C., Tamargo C.O., Hidalgo and Pena. A.I.. 2008. Identification of

sperm subpopulations with defined motility characteristics in ejaculates

from Holstein bulls: Effects of cryopreservation and between-bull

variation, Animal. Animal Reproduction Science 109. Pp: 27-39.

Nichi M., Bols P.E.J., Zuge R.M., Barnabe V.H., Goovaerts I.G.F., Barnabe R.C.

and Cortada C.N.M.. 2006. Seasonal variation in semen quality in Bos

indicus and Bos taurus bulls raised under tropical conditions.

Theriogenology, (66): 822-828.

NRC. 1989. National Research Council. Nutrient Requirements of Dairy Cattle,

National Academy Press. Washington, DC National Academy Press,

Washington, DC (1989).

Omar E.A., A.K. Kirrella, A. Soheir, A. Fawzy and F. El-Keraby. 1996. Effect of

water spray followed by forced ventilation on some physiological status

and milk production of post calving Friesian cows. Alex. J. Agric. Res., 4:

71-81.

Pace M.M. and Graham E.F.. 1974. Components in egg yolk which protect

bovine spermatozoa during freezing. J. Anim. Sci. 39: 1144-1149.

Park J.E. & Lynch D.V.. 1992. Lipid compositon and thermo-tropic phase

behaviour of boar, bull, stallion and roaster sperm membrance.

Crybiology. 29: 255-266.

Raina V.S., Gupta A.K. and Singh K.. 2002. Effect of antioxidant fortification on

preservability of buffalo semen. Asian Australasian Journal of Animal

Sciences. 15(1): 16-18

Rasul Z., Anzar M., Jalali S. and Ahmad N.. 2000. Effect of buffering systems on

post-thaw motion characteristics, plasma membrane integrity, and

acrosome morphology of buffalo spermatozoa. Anim. Reprod. Sci. 59: 31-

41.

Rasul Z., Ahmad N. and Anzar M.. 2001. Changes in motion characteristics,

plasmamembrane integrity and acrosome morphology during

cryopreservation of buffalo spermatozoa. J. Androl. 22: 278-283.

Red Angus Association of America. 2018. https://redangus.org/about-red-angus/.

Page 148: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

135

Risco C.A., Chenoweth P.J., Larsen R.E., Velez J., Shaw N., Tran T. and Chase

C.C.. 1993. The effect of gossypol in cottonspeed meal on performance

and on hematological and semen traits in postpubertal Brahmam Bulls.

Theriogenology. (40): 629-642.

Robertshaw D. and J.E. Vercoe.. 1980. Scrotal thermoregulation of the bull (Bos

spp.). Aust. J. Agric. Res. 31 (1980), pp. 401-407.

Salem M.H., M.K. Yuosef A.A. EI-Sherbiny and M.H. Khalili. 1982. Physiology

of sheep and goats in the tropics. In M. Kk Yuosef, Esitor, Animal

Production in the Tropics, Praeger, New York (1982). Pp. 148-157.

Sansone G., M.J.F. Nastri and A. Fabbrocini. 2000. Storage of buffalo (Bubalus

bubalis) semen. Animal Reproduction Science. 62: 55-76.

Sarder M.J.U. 2003. Studies on Semen Characteristics of Some Friesian Cross

and Sahiwal Bulls for Artificial Insemination (AI), Pakistan Journal of

Biological Sciences 6, pp. 566-570; ISSN. Pp: 1028-8880.

Schimitd-Neilsen K. 1964. Desert Animals: Physiological Problems Heat and

water. Clarendon Press, Oxford.

Sen Chauhan Indra, Gupta Ashok, Khate Keviletsu, Chauhan Anuj, Krishna

Shankar Rao Thakur, Pathak Shivendra, Hazra Ritwik and Singh

Maneesh. 2010. Genetic and non-genetic factors affecting semen

production traits in Karan Fries crossbred bulls. Tropical Animal Health

and Production, 42 (8), pp. 1809-1815.

Sharma A.K., Rodriguez L.A., Mekonnen G., Wilcox C.J., Bachman K.C.,

Collier R.J.. 1983. Climatological and genetics.

Seidel G.E. and Foote R.H.. 1969. Influence of semen collectioninterval and

tactile stimulation semen quality and sperm output in bulls. Journal of

Dairy Science. 52: 1074-1079.

Setchell B.P.. 1978. The mammalian testis. Cornell University Press. Ithaca. New

York.

Soderquist L., L. Janson, M. Hard and S. Einarsson. 1996. Influence of season,

age, breed and some other factors on the variation in sperm morphological

abnormalities, Swedish dairy A.I. bulls, 44 (2): 91-98.

Soderquist L., Martinez H.R., Hard M.G.H. and Lundeheim N.. 1997. Seasonal

variation in sperm morphology in proven Swedish dairy AI bulls, Reprod.

Dom. Anim., (32): 263-265.

Srikandakumar A. and Johnson E.H.. 2004. Effect of heat stress on milk

production, rectal temperture, respiratory rate and blood chemistry in

Holstein, Jersey and Autralian Milking Zebu cows. Tropical Health and

Production. 36: 685-692.

Sugulle A.H.. 1999. Breeding soundness of bulls and the quality of their frozen

Page 149: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

136

semen used in artificial insemination in Bangladesh. M.S thesis, Dept.

Surg. and Obsterics, Faculty of Veterinary Sciences, Bangla, Agri. Univ.

Mymensingh, Bangladesh. Pp: 31-40.

Sugulle A.H., Bhuiyan M.U. and M. Shamsuddin. 2006. Breeding soundness of

bulls and the quality of their frozen semen used in cattle artificial

insemination in Bangladesh. Prom Livestock research for rural

development, 18 (4). From: http://www.lrrd.org/lrrd18/4/sugu18054.htm.

Tatman S.R., Don A., Timothy N., Wilson W. and Randel R.D.. 2004. Influence

of season of birth on growth and reproductive development of Br bulls.

Theriogenology, (62): 93 – 102.

Vilakazi D.M. and Webb E.C.. 2004. Effect of age and season on sperm

morphology of Friesland bulls at an artificial insemination centre in South

Africa. South African Journal of Animal Science. 34(1): 62-69.

Waites G.M.H.. 1970. Temperature regulation and the testis. In Johnso D.,

Gomes W.R and Van Denmark N.L (Editors). The Testis. Vol.1.Academic

Press. New York.

Webster A.J.F., P.O. Osuji and T.E.C. Weekes.. 1976. Origins of the heat

increment of feeding in sheep. In: Proceedings 7th Symposium Energy

Metabolism. EAAP Publication 19 (1976), pp. 45-53.

Williamson G. and Payner W.J.A.. 1978. An introduction to animal husbandry in

the tropics. Third edition, Longman, London and New York. pp. 210 –

215.

Yousef M.K.. 1985. Basic Principle stress. Physiology Livestock Vol.1. Pp: 369-

385, CRC Press, Boca Raton, FL.

Yousef M.K. and H.D. Johnson.. 1996. Calorigenesis of dairy cattle sa

influenced by thyroxine and environmental temperature. J. Anim Sci. 25

(1996).

Young B.A. 1976. Effect of cold environments on nutrient requirements of

ruminals. In: P. V. Fonnesbeck, L. E. Harris and L. C. Nutrient

Requirements, and Computerization of Diests. Utah State University,

Logan (1976). Pp. 491-496.

Page 150: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

137

PHỤ LỤC

1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu số lượng, chất lượng tinh dịch và tinh đông

lạnh theo từng bò đực giống

1.1. Lượng xuất tinh, Hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tổng số tinh

trùng hoạt động tiến thẳng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống

Giống-

Số

hiệu

đực

giống

n V (ml) A (%) C (tỷ/ml) VAC (tỷ) K (%) S (%)

Mean±SE Mean±SE Mean±SE Mean±SE Mean±SE Mean±SE

I. Red Angus

1604 137 6,75±0,09 70,98±1,02 1,00±0,02 4,912±0,16 14,36±0,25 79,70±0,98

1605 114 6,21±0,13 70,42±1,18 1,22±0,03 5,616±0,27 14,39±0,29 79,36±1,08

1606 138 6,17±0,11 71,25±1,02 1,20±0,03 5,494±0,23 13,71±0,21 80,47±0,94

1607 162 5,97±0,09 71,52±0,89 1,37±0,03 5,935±0,19 14,32±0,22 81,51±0,86

1608 119 5,66±0,11 71,53±1,01 1,45±0,03 6,026±0,23 14,31±0,23 80,28±0,94

1609 111 5,37±0,12 67,32±1,38 1,35±0,04 5,018±0,23 14,10±0,28 76,29±1,30

1610 109 6,06±0,15 71,61±1,15 1,34±0,04 6,165±0,32 14,20±0,27 80,18±1,10

1611 91 5,79±0,14 64,14±1,13 1,28±0,04 5,012±0,29 15,56±0,36 73,49±1,16

1612 92 6,24±0,15 65,66±1,24 1,21±0,03 4,971±0,21 13,84±0,24 75,34±0,17

Trung

bình 1073 6,04±0,04 69,75±0,37 1,27±0,01 5,492±0,07 14,28±0,08 78,89±0,35

II. Brahman

8137 98 6,25±0,13 72,52±1,45 1,51±0,05 7,217±0,38 13,42±0,29 82,13±1,27

8138 128 6,06±0,14 75,94±1,07 1,45±0,04 6,799±0,30 13,57±0,20 85,04±0,97

8139 131 5,04±0,10 72,99±1,16 1,79±0,04 6,849±0,27 14,11±0,26 81,96±1,06

8140 99 5,84±0,12 66,84±1,59 1,69±0,05 7,149±0,04 15,02±0,34 77,18±1,41

8141 95 5,79±0,13 75,25±1,18 1,50±0,05 6,758±0,35 13,28±0,22 84,87±1,00

8142 116 6,75±0,13 76,28±1,13 1,30±0,04 7,039±0,34 13,78±0,21 85,23±10,5

8143 145 6,39±0,14 77,39±0,79 1,59±0,03 7,944±0,27 13,46±0,17 86,04±0,68

8144 124 6,23±0,14 77,27±0,79 1,62±0,04 8,188±0,35 13,84±0,20 86,36±0,68

8145 112 6,29±0,13 75,05±1,05 1,49±0,04 7,479±0,36 13,54±0,24 84,24±0,89

8146 167 6,72±0,12 79,49±0,68 1,69±0,03 9,353±0,32 13,45±0,15 87,38±0,59

Trung

bình 1215 6,16±0,04 75,30±0,35 1,57±0,01 7,578±0,10 13,67±0,07 84,34±0,31

Page 151: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

138

1.2. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông, số lượng tinh cọng rạ sản xuất/lần khai

thác và số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực giống/năm

Giống- Số hiệu

đực giống n

Hoạt lực tinh

trùng sau giải

đông (%)

Số lượng tinh cọng

rạ sản xuất đạt tiêu

chuẩn/lần khai

thác

Số lượng tinh

cọng rạ sản xuất

đạt tiêu

chuẩn/đực

giống/năm Mean ± SE Mean ± SE

I. Brahman

8137 68 65,05±0,81 356,76±15,08 11.952

8138 100 67,29±0,93 318,03±12,47 15.425

8139 90 65,50±1,05 318,52±12,13 13.697

8140 52 67,01±1,46 419,86±12,84 10.497

8141 78 66,65±1,19 308,40±15,14 11.565

8142 84 67,78±1,13 345,47±14,50 13.992

8143 130 68,39±0,71 334,77±10,73 21.593

8144 112 70,05±0,80 348,81±14,02 19.359

8145 93 69,05±0,89 339,52±14,55 15.618

8146 154 70,33±0,73 398,85±12,22 30.113

Trung bình 961 68,07±0,29 412,62±4,64 16381±1875

II. Red Angus

1604 103 63,57±0,92 226,95±5,89 11.348

1605 79 65,27±1,02 275,32±11,97 10.600

1606 104 62,57±0,78 256,10±10,28 12.805

1607 122 63,36±0,84 269,00±8,11 15.871

1608 92 63,06±0,82 274,81±8,79 12.367

1609 66 63,72±1,05 252,15±9,67 8.069

1610 80 62,45±1,13 301,63±13,58 11.462

1611 51 62,06±0,73 266,41±15,67 6.794

1612 60 61,76±0,81 238,67±8,72 7.041

Trung bình 757 63,16±0,31 325,75±3,83 10706±990

Page 152: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

139

Một số hình ảnh nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án tại Moncada

Page 153: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

140

Hình ảnh 10 bò đực giống Brahman nhập khẩu từ Hoa Kỳ

Page 154: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH VÀ ẢNH HƯỞNG …vcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin tức - ĐÀO TẠO/Luận án... · khẢ nĂng sinh trƯỞng, sẢn xuẤt

141

Hình ảnh 09 bò đực giống Red Angus nhập khẩu từ Australia