9
CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2020 HÀM Ý CHÍNH SÁCH Phạm Thị Thanh Xuân * * Trường Đại học Kinh tế- Luật, ĐHQG TP. HCM ** Trường Đại học Tài chính - Marketing Nguyền Thị Mỹ Linh, Chu Thị Thanh Trang, Nguyễn Thị Bảo Ngọc ** Tóm tắt: Chức năng tạo thanh khoản một trong hai chức năng hàng đẩu của hệ thống ngân hàng mọi nền kinh tế. vậy, nghiên cứu tập trung vào phân tích chức năng nàỵ cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu công bố các phương pháp đo lường khả năng tạo thanh khoản, vận dụng tính toán cho từng ngân hàng thương mại Việt Nam, từng năm, xuyên suốt giai đoạn 2007 - 2020. Kết quả phân tích không chỉ cho phép phân hạng ngân hàng theo khả năng tạo thanh khoản, còn sở ban đẩu để khuyến nghị phát triển thị trường thứ cấp cho hoạt động tín dụng, giúp cải thiện thanh khoản của nhóm tài sản quan trọng nhưng kém tính lỏng này trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ khóa: Basel, chứng khoán hóa, khả năng tạo thanh khoản. 1. Giới thiệu Theo thuyết trung gian tài chính hiện đại, ngân hàng tồn tại từ việc thục hiện hai vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bao gồm tạo thanh khoản chuyển đôi rui ro. Khởi xướng cho các phân tích về vai trò của ngân hàng trong việc tạo ra tính thanh khoản thúc đây tăng trương kinh tế xuất phát từ lập luận của nhà kinh tế học Adam Smith (1776). Ke thừa lập luận trên, Bryant (1980), Diamond Dybvig (1983) cho rằng, ngân hàng cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế bằng cách huy động sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn, tính thanh khoản cao đe tài trợ cho các tài sản dài hạn, kém thanh khoản hơn. Các nguồn vốn ngắn hạn, quy nhỏ nhưng thanh khoản tốt kỳ hạn gối đầu kết hợp với nhau sẽ tạo thành một nguồn vốn bền vũng cho ngân hàng dụng Q TẠP CHÍ NGÂN HÀNG I số 19 I THÁNG 10/2021 đê cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế thông qua các hoạt động tín dụng thanh toán. Nếu thiếu vắng các trung gian tài chính, các khoán vốn nhò ngắn sẽ mài nguồn vốn nhàn rồi kém thanh khoản, phân tán trong nền kinh tế. Holmstrom Tirole (1998), Kashyap, Rajan Stein (2002) cho thấy, ngân hàng còn thê tạo thanh khoản cho nền kinh tể thông qua các hoạt động ngoại bảng như cung cấp các cam kết tín dụng từ nguồn vốn thanh khoán. Một cách khái quát, thể nói, ngân hàng nắm giừ những tài sản kém thanh khoán như cấp tín dụng các cam kết tín dụng, tức cung cấp thanh khoản, thúc đấy kinh tế tăng trướng. Các hoạt động huy động vốn cấp tín dụng của ngân hàng một quá trình liên tục tạo thanh khoán cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngân hàng được thừa nhận vai trò trong việc chuyển đồi rui ro. Theo thuyết chuyến đôi rủi ro cùa Diamond (1984), Ramakrishnan Thakor (1984), các ngân hàng chuyến đôi rui ro bàng cách huy động tiền gưi phi rủi ro đê tài trợ cho các khoán vay rủi ro. Việc chuyển đổi rui ro thể đồng thời với việc tạo thanh khoản, chẳng hạn như, khi các ngân hàng huy động tiền gửi thanh khoản phi rủi ro đế tài trợ cho các khoản vay rủi ro kém thanh khoản. Tuy nhiên, việc tạo thanh khoản chuyên đôi rui ro không vận động song song hoàn hảo - lượng thanh khoản được tạo ra thể thay đổi đáng kể đối với một lượng rui ro nhất định được chuyển đôi. Chức năng tạo thanh khoản của ngân hàng đặc biệt được quan tâm hơn từ sau các cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 giai đoạn 2008 - 2009. Trong khủng hoảng, tình trạng thiếu thanh khoản đà đẩy nhiều nền kinh tế vào bất ổn mô. Từ bài học kinh nghiệm đó, ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee

KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG …

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG …

CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢNCỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2007 - 2020 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCHPhạm Thị Thanh Xuân *

* Trường Đại học Kinh tế- Luật, ĐHQG TP. HCM** Trường Đại học Tài chính - Marketing

Nguyền Thị Mỹ Linh, Chu Thị Thanh Trang, Nguyễn Thị Bảo Ngọc **

Tóm tắt:Chức năng tạo thanh khoản là một trong hai chức năng hàng đẩu của hệ thống ngân

hàng ở mọi nền kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu tập trung vào phân tích chức năng nàỵ cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu công bố các phương pháp đo lường khả năng tạo thanh khoản, vận dụng tính toán cho từng ngân hàng thương mại Việt Nam, ở từng năm, xuyên suốt giai đoạn 2007 - 2020. Kết quả phân tích không chỉ cho phép phân hạng ngân hàng theo khả năng tạo thanh khoản, mà còn là cơ sở ban đẩu để khuyến nghị phát triển thị trường thứ cấp cho hoạt động tín dụng, giúp cải thiện thanh khoản của nhóm tài sản quan trọng nhưng kém tính lỏng này trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Từ khóa: Basel, chứng khoán hóa, khả năng tạo thanh khoản.

1. Giới thiệuTheo lý thuyết trung gian tài

chính hiện đại, ngân hàng tồn tại từ việc thục hiện hai vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bao gồm tạo thanh khoản và chuyển đôi rui ro. Khởi xướng cho các phân tích về vai trò của ngân hàng trong việc tạo ra tính thanh khoản và thúc đây tăng trương kinh tế xuất phát từ lập luận của nhà kinh tế học Adam Smith (1776). Ke thừa lập luận trên, Bryant (1980), Diamond và Dybvig (1983) cho rằng, ngân hàng cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế bằng cách huy động và sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn, có tính thanh khoản cao đe tài trợ cho các tài sản dài hạn, kém thanh khoản hơn. Các nguồn vốn ngắn hạn, quy mô nhỏ nhưng thanh khoản tốt và kỳ hạn gối đầu kết hợp với nhau sẽ tạo thành một nguồn vốn bền vũng cho ngân hàng sư dụng

Q TẠP CHÍ NGÂN HÀNG I số 19 I THÁNG 10/2021

đê cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế thông qua các hoạt động tín dụng và thanh toán. Nếu thiếu vắng các trung gian tài chính, các khoán vốn nhò và ngắn sẽ mài là nguồn vốn nhàn rồi kém thanh khoản, phân tán trong nền kinh tế. Holmstrom và Tirole (1998), Kashyap, Rajan và Stein (2002) cho thấy, ngân hàng còn có thê tạo thanh khoản cho nền kinh tể thông qua các hoạt động ngoại bảng như cung cấp các cam kết tín dụng từ nguồn vốn thanh khoán. Một cách khái quát, có thể nói, ngân hàng nắm giừ những tài sản kém thanh khoán như cấp tín dụng và các cam kết tín dụng, tức cung cấp thanh khoản, thúc đấy kinh tế tăng trướng. Các hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của ngân hàng là một quá trình liên tục tạo thanh khoán cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngân hàng được thừa nhận có vai trò trong việc chuyển đồi rui ro. Theo lý thuyết chuyến đôi rủi ro cùa Diamond

(1984), Ramakrishnan và Thakor (1984), các ngân hàng chuyến đôi rui ro bàng cách huy động tiền gưi phi rủi ro đê tài trợ cho các khoán vay rủi ro. Việc chuyển đổi rui ro có thể đồng thời với việc tạo thanh khoản, chẳng hạn như, khi các ngân hàng huy động tiền gửi thanh khoản phi rủi ro đế tài trợ cho các khoản vay rủi ro và kém thanh khoản. Tuy nhiên, việc tạo thanh khoản và chuyên đôi rui ro không vận động song song hoàn hảo - lượng thanh khoản được tạo ra có thể thay đổi đáng kể đối với một lượng rui ro nhất định được chuyển đôi.

Chức năng tạo thanh khoản của ngân hàng đặc biệt được quan tâm hơn kê từ sau các cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và giai đoạn 2008 - 2009. Trong khủng hoảng, tình trạng thiếu thanh khoản đà đẩy nhiều nền kinh tế vào bất ổn vĩ mô. Từ bài học kinh nghiệm đó, ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee

Page 2: KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG …

CÒNG NGHỆ NGÂN HANG<£^

on Banking supervision, gọi tắt là Uy ban Basel) năm 2012 đà đưa ra khung pháp lý mới không chi về vốn mà còn ca thanh khoan. Trong đó, tiêu chuân thanh khoan bao gồm hai tỷ lệ mới: Tý lệ đòn bẩy mới đưa ra một biện pháp không dựa trên rui ro (non risk based measure) đê bô sung cho các yêu cầu vốn tối thiêu dựa trên rui ro (risk based minimum capital requirement); các tỷ lệ thanh khoản mới giúp dam bao ràng nguồn tài trợ được duy trì đầy đủ ngay cá trong trường hợp khung hoang (BIS, 2011). Quy định mới này cao hơn, chuân hóa hơn và chặt chẽ hơn hăn so với Basel II với kỳ vọng rằng hệ thống các ngân hàng ơ các quốc gia, nếu đáp ứng các yêu cầu này thì sẽ giúp giám thiểu khả năng xuất hiện một cuộc khung hoang tương tự trong quá khứ.

Trong khi phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào vai trò cua các ngân hàng là chù thê chuyển đồi mi ro, mà ít tập trung vào nghiên cứu khá năng tạo thanh khoản đã gày cán trớ nhất định cho việc lập chính sách. Các câu hỏi còn bỏ ngỏ như khu vực ngân hàng tạo ra bao nhiêu thanh khoán? Kha năng tạo thanh khoan cua ngân hàng thay đòi như thế nào theo thời gian? Kha năng đó giừa các ngân hàng khác nhau như thế nào? Ngân hàng nào tạo thanh khoan nhiều nhất và ít nhất? Hàm ý của khả năng tạo thanh khoản là gì? Quả thực, nếu không có các cách thức tính toán kha năng tạo thanh khoản trong tay thì không thể xem xét các vấn đề liên quan đến chính sách.

Mục tiêu chính cua nghiên cứu là tìm hiểu và ứng dụng cách thức đo lường khả năng tạo thanh khoan cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua việc tính toán, đo lường khả năng

thanh khoan cua từng ngân hàng trong hệ thống giúp hiêu sâu hơn về vai trò của các ngân hàng với tư cách là chu thê tạo thanh khoản cho nền kinh tế. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng các phương thức đo lường kha năng tạo thanh khoan cho dữ liệu ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2020. Từ đó, có thế xem xét hàng loạt vấn đề như: Sự vận động, sự thay đổi cùa khả năng tạo thanh khoan theo thời gian; xác định ngân hàng nào tạo ra nhiều thanh khoán nhất và ít thanh khoán nhất; và hơn thế nừa, còn có thê xem xét sự liên quan giừa khả năng tạo thanh khoán với giá trị ngân hàng, hoặc xem xét kha năng tạo thanh khoan trong mối quan hệ với các biển số vĩ mô khác...

2. Tổng quan lý thuyết về khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng

Khả năng tạo thanh khoản cua ngân hàng được phát triên đầu tiên bới Deep và Schaefer (2005), theo đó, các tác giá đà xây dựng nên một thước đo chuyển đổi thanh khoan và áp dụng vào dừ liệu cua 200 ngân hàng lớn nhất nước Mỳ từ năm 1997 đến năm 2001. Trong nghiên cứu này, khả năng tạo thanh khoan được tính qua “độ lệch chuyển đối thanh khoan - liquidity transformation gap'’ (LTG), được định nghía là hiệu số cua tài san nợ thanh khoản và tài sản có thanh khoán chia cho tổng tài san.

Tài sàn nợ thanh khoản - tài sàn 1Tf- _ có thanh khoản

Tổng tài sản

Trong đó, tài sán nợ thanh khoan gồm: các khoản tiền gưi của cá nhân và Chính phủ, khoán công cụ thị trường tiên tệ, séc, tiền gưi ngoại tệ cũng như nhừng hối phiếu ngân hàng hay nhừng khoản tiền gưi có kỳ hạn dưới

1 năm. Tài san nợ thanh khoản theo công thức này đà loại trù’ hoàn toàn các cam kết cho vay và các hoạt động ngoại bang khác vì tính chất tiềm ân cua chúng.

Tài san có thanh khoan gồm: tiền mặt. tiền gứi tại các tố chức tín dụng, chứng khoán, hối phiếu của ngân hàng khác và các khoan vay có kỳ hạn dưới 1 năm.

Ket quả đo lường cho thấy, LTG trung bình đạt khoảng 20% tòng tài sản cua nhóm các ngân hàng lớn tại Mỳ. Các tác giả kết luận, các ngân hàng này dường như không tạo nhiều thanh khoản cho nền kinh tế. Deep and Schaefer (2005) đã thực hiện một số thư nghiệm đê giài thích vấn đề trên, trong đó xem xét vai trò cua các khoán tiền gưi được bảo hiểm, các rùi ro tín dụng và các cam kết cho vay. Bao hiêm tiền gừi đà hạn chế vai trò chuyên đôi thanh khoan vì tiền gứi được bảo hiểm chú yếu thay thế các khoan nợ không được bảo hiêm hơn là mơ rộng cơ sơ tiền gưi hoặc cho vay. Ngoài ra, rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay đà làm giám khả năng tạo thanh khoán, vì lẽ tự nhiên, khi lựa chọn đối nghịch có thẻ xảy ra sẽ làm hạn chế khả năng cho vay, hạn chế việc tạo ra thanh khoan cua ngân hàng.

Kết quả phân tích của Berger và Bouwman (2009) đà chi ra LTG phát triển bời Deep và Schaefer (2005) là một thước đo trực quan, nhưng chưa đú toàn diện, chưa phan ánh tốt kha năng tạo thanh khoan của ngân hàng. Do đó, Berger và Bouwman (2009) đã phát triển các phương thức mới trên cơ sơ kế thừa các nền tang cúa Deep và Schaefer (2005). Berger và Bouwman (2009) đà phát triển các phương pháp đo lường khả năng tạo thanh khoản gồm một quy trình ba bước. Bước đầu tiên thay vì chỉ phân loại tài sản và

SỖ 19 I THANG 10/2021 I TẠP CHÍ NGÁN HANG Q

Page 3: KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG …

CÔNG NGHÉ NGÁN HANG

nợ thành 2 loại là thanh khoan và không thanh khoản như Deep và Schaefer (2005) thì Berger và Bouwman (2009) đà phân loại tất cả các tài san ngân hàng, nợ phải trả, vốn chu sở hừu và các hoạt động ngoại bang thành 3 nhóm bao gồm thanh khoan cao, thanh khoàn trung bình và kém thanh khoán, ơ bước 2. ấn định trọng số cho các khoàn mục đà được phân loại ớ bước 1. Trọng số này nhất quán với lý thuyết về khả năng thanh khoản được tạo ra tối đa khi ngân hàng chuyến đôi các tài san kém thanh khoan thành các khoàn nợ phai tra có tính thanh khoản cao. Đây là điêm phát triển quan trọng cua Berger và Bouwman (2009) so với Deep và Schaefer (2005). Bước 3, Berger và Bouwman (2009) đà đưa ra bốn phương thức tính kha năng tạo thanh khoan bàng cách kết hợp các khoan mục được phân loại ở bước 1 và trọng số ờ bước 2. Bổn phương thức tính kha nãng tạo thanh khoản này, bao gồm: “Cat Fat”, “Mat Fat”, “Cat Non Fat” và “Mat Non Fat”. Trong đó, "Cat Fat" và "Cat Mat" trọng tâm vào phân loại các khoan mục nội bang và ngoại bang dựa theo danh mục, theo tính chất hoạt động cua ngân hàng (Category - Cat) hoặc theo kỳ hạn (Maturity - Mat). Hai phương thức “Cat Non Fat” và “Mat Non Fat” loại trừ nhừng khoan mục ngoại bang của ngân hàng khi tính toán kha năng tạo thanh khoán cua ngân hàng. Bốn phương thức đo lường kha năng tạo thanh khoan của Berger và Bouwman (2009) đã được hoàn thiện hơn khi xem xét một cách toàn diện anh hưởng cua tất cả các hoạt động ngân hàng trong việc tạo ra thanh khoan. Vì khả năng chửng khoán hóa tài san đà thay đôi rất nhiều theo thời gian, hai tác gia tiếp tục cái tiến chính

nhưng thước đo cùa mình bàng cách xây dựng một biện pháp tạo thanh khoan thay the (Berger và Bouwman (2017).

Trong đó “Cat Fat” được xem là phương thức có nhiêu ưu diêm nhất, vì phân loại các khoán vay theo danh mục “Cat”, thay vì theo kỳ hạn. Berger và Bouwman (2009) xem các khoan cho vay kinh doanh là khoản mục kém thanh khoản, bất kê kỳ hạn cua chúng là bao nhiêu. Berger và Bouwman (2009) lập luận ràng, các ngân hàng thường không dề dàng xử lý các khoan vay kinh doanh này đê đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản. Ngược lại, các khoán cho vay thể chấp nhà ở và cho vay tiêu dùng lại có thanh khoan tốt hơn, được xếp vào nhóm “thanh khoăn trung bình - semi liquid” vi nhừng khoan vay này thường có thể được chứng khoán hóa và bán để đáp ứng nhu cầu vốn thanh khoán. Hơn thế nừa, các hoạt động ngoại bàng “Fat” được Berger và Bouwman (2009) gộp vào phương thức tính kha năng tạo thanh khoản, trên cơ sơ kế thừa các lập luận cũa Holmstrom và Tirole (1998) & Kashyap. Rajan và Stein (2002).

Bốn phương thức tính kha năng tạo thanh khoản của Berger và Bouwman (2009) đà được công nhận và sư dụng rộng rài trong rất nhiều nghiên cứu về sau (Deep và Schaefer, 2005; Rauch và cộng sự. 2010; Acharya và Thakor, 2014; Berger và cộng sự, 2016; Fu, Lin và Molyneux, 2016; Tran, Lin và Nguyên, 2016; Le, 2019).

3. Các phương pháp đo lường khả năng tạo thanh khoản

3.1. Tông quan phưoTigpháp đo luông khả năng tạo thanh khoán

Như đề cập ờ trên, Berger và Bouwman (2009) phát triển bốn phương thức đo lường khả năng tạo thanh khoan. Bổn

phương thức này cùng được xây dựng thông qua quy trinh ba bước. Sau đây là nội dung chi tiết cua các bước đê tính toán kha năng tạo thanh khoản.

Bưởc 1: Phân toại hoạt động thành thanh khoản cao, thanh khoan trung bình và kém thanh khoán

Trước tiên, phân loại tất ca các tài sản thành thanh khoản cao. thanh khoán trung bình hoặc kém thanh khoản dựa trên sự thuận lợi, chi phí và thời gian đê các ngân hàng giãi quyết các nghía vụ cua mình nhằm có được nguồn vốn thanh khoàn đáp ứng nhu cầu cùa khách hàng. Tương tự, nguồn vốn bao gồm nợ phái trà và vốn chu sở hừu được phân loại thành thanh khoán cao. thanh khoan trung bình hoặc kém thanh khoan, dựa trên mức độ thuận lợi, chi phí và thời gian đê khách hàng có được vốn thanh khoản từ ngân hàng. Các khoan bao lành ngoại bàng và các công cụ phái sinh được phân loại nhất quán với cách xứ lý các khoan mục nội bang có tính tương đồng về chức năng.

Việc phân loại tất cả các hoạt động cua ngân hàng được tiến hành trên cơ sơ thông tin về ca danh mục san phẩm lần kỳ hạn thanh toán. Các khoản cho vay sản xuất kinh doanh thường kém thanh khoan hơn các khoan vay thế chấp nhà ơ và cho vay tiêu dùng, vì các khoan vay này thường có thê được chứng khoán hóa và bán dề dàng hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoan. Trong mồi danh mục, các khoán mục có kỳ hạn ngắn hơn sẽ có tính thanh khoản cao hơn so với các khoan mục có kỳ hạn dài vì chúng có khả năng tự thanh khoan mà không cần ngân hàng nồ lực hoặc tốn kém chi phí từ sớm.

Q TAP CHÍ NGĂN HÀNG I sổ 19 I THANG 10 2021

Page 4: KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG …

CÒNG NGHỆ NGÀN HANG^J^

Phán loại tài san:Phân loại các khoan cho vay:- Theo danh mục: Đối với các

cách thức đo lường khả năng tạo thanh khoản “Cat”, Berger và Bouwman (2009) xem các khoan cho vay kinh doanh (Bussiness loan) là khoản mục tài sàn kém thanh khoán, bất kề kỳ hạn của chúng là bao nhiêu. Berger và Bouwman (2009) lập luận ràng, các ngân hàng thường không dề dàng bán đi nhanh chóng đê đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản mà không phát sinh chi phí lớn. Các khoán cho vay thế chấp nhà ở, cho vay tiêu dùng có thể chứng khoán hóa một cách dề dàng. Trong khi các khoản cho vay ký quỳ, cho vay chính phu có thê tương đối dề dàng bán ra vì các chủ thê liên quan thường có quy mô lớn và thông tin minh bạch. Các khoán cho vay này được phân loại là tài sàn thanh khoản trung bình.

- Theo thời gian đáo hạn: Các khoan mục có kỳ hạn ngẳn có tính thanh khoản cao hơn các khoán có kỳ hạn dài. Do đó, cho vay ngắn hạn đến một năm là thanh khoản trung bình và tất ca các khoản vay dài hạn trên một năm là không có tính thanh khoản trong cách thức đo lường khá năng tạo thanh khoản theo “Mat”.

- Phân loại tài san không phải là cho vay: Trụ sở, chi nhánh và đầu tư vào các công ty con chưa hợp nhất là tài san kém thanh khoan, do các khoán mục này thường khó thanh lý nhanh chóng mà không bị lồ lớn. Trong khi đó, tiền mặt, chứng khoán và tiền gửi trên thị trường tiền tệ, ngân hàng có thê sử dụng đê đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách nhanh chóng mà không chịu tổn thất lớn, do đó, chúng thuộc loại tài sán thanh khoản cao.

Phán loại nợ và vôn chu sơ hừu:- Phân loại nợ phải trả: Các loại

tiền gứi mà khách hàng có thể rút ra nhanh chóng, không bị phạt khoản phí nào như tiền gưi giao dịch, tiền gưi tiết kiệm và vay quỳ liên bang qua đêm là nợ có tính thanh khoán cao. Tiền gưi có kỳ hạn là nợ thanh khoản trung bình do khách hàng không dề dàng rút ra mà không tốn một ít chi phí. Một lưu ý là không có sự phân biệt giữa tiền gùi ngắn hạn và dài hạn vì tất ca các khoán tiền gưi có kỳ hạn đều có thể được rút ra với một khoản phí nhất định. Các khoan vay khác như vay qua đêm, hợp đồng mua lại và các khoan vay ngắn hạn, trung hạn ưr Ngân hàng Dự trữ Liên bang đều thuộc loại thanh khoán trung bình. Nợ dài hạn. nợ thứ cấp thường không thể được rút ra khỏi ngân hàng một cách nhanh chóng nên thuộc loại kém thanh khoán.

- Phân loại vốn chu sờ hữu: vốn chù sở hừu là nguồn vốn kém thanh khoán bởi nhà đầu tư không thê đáp ứng được nguồn vốn thanh khoan từ ngân hàng và thời gian đáo hạn rất dài. Mặc dù vốn chu sờ hữu ngân hàng được giao dịch công khai và có thể được bán tương đối dề dàng, nhưng các nhà đầu tư chỉ có thể thu hoi vốn thanh khoan thông qua thị trường vốn chứ không phai từ ngân hàng. Do đó, mặc dù vốn chu sở hữu được giao dịch có thể thanh khoản theo quan điểm cua nhà đầu tư cá nhân, nhưng tính thanh khoản đó được tạo ra bời thị trường vốn, mà không phai bơi ngân hàng.

Phân loại các hoạt động ngoại bang:

- Phân loại bảo lãnh: Các cam kết cho vay và thư tín dụng là các khoan bao lành kém thanh khoan. Các khoan mục này xét về mặt chức năng tương tự như các khoán cho vay sản xuất kinh doanh nội

bảng, là các nghĩa vụ không có tính thanh khoán theo quan điểm cua ngân hàng - trừ nhừng trường hợp đặc biệt ngân hàng phái giái ngân cho khách hàng theo yêu cầu. Đồng thời, trong hầu hết các trường hợp, ngân hàng không thể bán đi. Các công cụ phái sinh liên quan đến tín dụng và chứng khoán thuộc loại thanh khoan trung bình vì ngân hàng có thể bán hoặc được chia lợi nhuận, tương tự cho vay thế chấp tiêu dùng nội bảng. Các khoản lợi nhuận được chia từ các định chế khác thuộc loại thanh khoản, do có chức năng tương ựr như chứng khoán thanh khoản nội báng.

- Phân loại các công cụ phái sinh: Tất ca các công cụ phái sinh (trừ các còng cụ phái sinh liên quan đến tín dụng như trên) liên quan đến lài suất, ngoại hối và các công cụ phái sinh hàng hóa, cò phiếu là thanh khoan vì chúng có thể được mua. bán dề dàng và có chức năng tương tự như chửng khoán thanh khoản.

Bước 2: Ân định trọng số cho các hoạt động được phân loại ờ hước ỉ

Sau khi thực hiện xong việc phân loại tất ca các hoạt động nội bang và ngoại bang ớ bước 1, trọng số cùa chúng được ấn định bao gồm trọng số cho các loại tài sản thanh khoan cao, thanh khoan trung bình và kém thanh khoan, nợ phải tra cộng với vổn chu sở hữu, bảo lành ngoại báng và tài sản phái sinh.

Cơ sở cho việc ấn định trọng số dựa trên lập luận cua lý thuyết tạo thanh khoản. Theo lý thuyết này, trên báng cân đối kế toán, ngân hàng tạo thanh khoản khi nó chuyển đổi các tài san kém thanh khoan thành các khoản nợ phải trả có tính thanh khoản cao. Khi các khoan nợ phải tra có tính thanh khoan cao. chẳng hạn, tiền

só 19 I THANG 10/2021 I TẠP CHÍ NGÂN HANG ©

Page 5: KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG …

CÕNG NGHỆ NGÁN HANG - - - - - - - - -

gửi giao dịch được sư dụng đê tài trợ cho các tài san kém thanh khoan như cho vay kinh doanh thì thanh khoán cùng được tạo ra. Do đó, trọng số dương được áp dụng cho đồng thời tài san kém thanh khoan và nợ phai tra có tính thanh khoán cao. Lập luận logic tương tự, tài sản thanh khoan cao, nợ phai tra kém thanh khoan và vốn chu sở hừu được ân định trọng số âm. bơi khi các khoan nợ phai tra hoặc vốn chù sờ hừu kém thanh khoan được sư dụng đê tài trợ cho tài san có tính thanh khoan cao như trái phiếu kho bạc - thi thanh khoan bị phá huy.

Độ lớn cua các trọng sổ dựa trên các ràng buộc đơn giản. 1 đồng thanh khoan được tạo ra khi các ngân hàng chuyển đồi 1 đồng tài san kém thanh khoan thành 1 đồng nợ thanh khoan. Tương tự. 1 đồng thanh khoản bị phá huy khi các ngân hàng chuyên 1 đồng tài san thanh khoan thành 1 đồng nợ kém thanh khoan. Dựa trên điều kiện này. trọng so Vi được ấn định cho tài san kém thanh khoản và nợ thanh khoan; trong khi đó, trọng số -/2 được gắn với tài san thanh khoan và nợ kém thanh khoán. Từ đó. có the xác định kha năng tạo thanh khoán bàng /2 X 1 đồng + '/2x1 đồng = 1 đồng. Trong trường hợp này, lượng thanh khoán tối đa 1 đồng được tạo ra. về độ lớn cùa trọng số, */2 áp dụng cho cả tài sàn kém thanh khoan và nợ có tính thanh khoán cao. tức là. lượng thanh khoan tạo ra được xác định bằng một nưa từ nguồn vốn. Tương tự. khi 1 đồng nợ hoặc vốn chu sơ hừu kém thanh khoan được sư dụng đê tài trợ cho 1 đồng tài sản có tính thanh khoan như trái phiếu kho bạc. khá năng tạo thanh khoản bằng -‘/2 X 1 đồng + -*/2 X 1 đong = - 1 đồng, vì khi đó kha năng tạo thanh khoan bị vô hiệu.

Ngân hàng sẽ không tạo thanh khoan khi họ sừ dụng các khoan nợ phai tra có tính thanh khoan cao như tiền gưi giao dịch để tài trợ cho các tài sản thanh khoán như trái phiếu kho bạc, hoặc khi sừ dụng các khoan nợ hay vổn chu sờ hữu kém thanh khoan đê tài trợ cho các tài sản kém thanh khoan như cho vay kinh doanh.

Trọng số bằng 0 được áp dụng cho tài san và nợ thanh khoan trung bình, dựa trên gia định ràng các khoan mục thanh khoan trung binh nằm giừa hoạt động thanh khoan cao và hoạt động kém thanh khoản. Do đó, việc sư dụng tiền gưi có kỳ hạn đê tài trợ cho các khoan the chấp nhà ở sẽ mang lại kha năng tạo thanh khoan ròng gần như bằng 0, do sự thuận lợi. chi phí và thời gian mà người gừi tiền có kỳ hạn có thê rút tiền sớm và yêu cầu thanh toán gần như tương đương với sự dề dàng, chi phí và thời gian mà ngân hàng có thế chứng khoán hóa hay bán các khoan cho vay thế chấp đế cấp tín dụng.

Đối với trọng so cua các khoán bao lành ngoại bảng và các công cụ phái sinh, được áp dụng theo nguyên tắc tương đồng với chức năng cùa các khoan mục nội bàng. Chăng hạn các cam kết cho vay - về mặt chức năng tương tự như cho vay kém thanh khoản nội bang. Do đó, trọng số /2 được áp dụng cho các cam kết tín dụng kém thanh khoan. Tương tự, chúng tôi áp dụng cùng trọng số 0 cho cam kết thanh khoan trung binh tương tự như tài sản nội bang thanh khoan trung bình. Tiếp theo, trọng số -’/2 cho cam kết thanh khoan ngoại bang và tài san thanh khoán nội bang.

Tông giá trị hợp lý cùa công cụ phái sinh được ấn định cùng trọng sô -’/2 với tài san thanh khoán nội

bang. Do các hợp đồng phái sinh có thể được mua, bán dề dàng và có chức năng tương tự như chứng khoán thanh khoan. Các công cụ phái sinh có tông giá trị hợp lý dương làm giám khá năng tạo thanh khoan cua ngân hàng do ngân hàng nam giừ tài san thanh khoan có giá trị thay cho công chúng. Ngược lại, khi nó mang giá trị âm sè làm tăng tính thanh khoan cua ngân hàng vì ngân hàng nắm giữ tài san thanh khoán có giá trị âm thay cho công chúng.

Bước 3: Xây dựng phương pháp đo lường thanh khoản

Từ sự phân loại khoan mục nội bảng theo danh mục “Cat” hoặc theo kỳ hạn “Fat”, kết họp với việc gộp các hoạt động ngoại bang vào phép đo “Fat” hoặc loại trừ “Non Fat”, từ đó, bước 3 hình thành nên 4 thước đo cho phép xác định khả năng thanh khoản mà ngân hàng tạo ra từ các hoạt động, bao gồm “Cat Fat”, “Cat Non Fat”, “Mat Fat” và “Mat Non Fat”.

Lưu ý là, mặc dù tông giá trị hợp lý dương và âm của các công cụ phái sinh thường khá lớn. nhưng nếu xét trên góc độ tổng hợp cho toàn bộ khu vực ngân hàng, các hoạt động ngoại bang này được ghi nhận trên sô sách với các vị thế đổi lập nhau, do đó. các giá trị này có xu hướng bù trừ lần nhau, nên đóng góp cua chúng vào kha năng tạo thanh khoán không đáng kê. Bên cạnh đó, lược khảo tài liệu chưa đề cập đến vai trò cua công cụ phái sinh trong kha năng tạo thanh khoan cua ngàn hàng, mà chu yếu tập trung nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong chuyển hóa rui ro. Tuy nhiên, việc xem xét bao quát phu rộng sự đóng góp cua tất cá các hoạt động trong bang cân đổi và ngoại bảng vào khà năng tạo thanh khoăn là khá

Q TẠP CHÍ NGÀN HÀNG I só 19 I THANG 10/2021

Page 6: KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG …

CÕNG NGHỆ NGÀN HANG

Cần thiết. Do đó, cách thức “Cat Fat” tỏ ra phù hợp hơn cá với công thức xác định kha năng tạo thanh khoản cua ngân hàng.

Việc ấn định các trọng số ‘/2, 0 và -'/2 cho lần lượt các hoạt động cua ngân hàng tương ứng với thanh khoan cao, thanh khoản trung bình hoặc kém thanh khoản thê hiện sự phân biệt rõ ràng về tính thanh khoản đầy đủ, tính thanh khoan không đây đu và tính trung lập giừa các hoạt động ngân hàng. Trong 4 thước đo về khá năng tạo thanh khoan, "Cat Fat" là cách thức kết hợp được sư dụng phô biến hơn cà. do việc phân loại các hoạt động nội bang theo danh mục phàn ánh chính xác tính thanh khoán hơn cho dù thời hạn cua chúng là ngắn hay dài hạn. Chẳng hạn, một khoản cho vay thế chấp mua nhà cho dù có thời hạn dài 30 năm nhưng có thê được chứng khoán hóa nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc gộp các hoạt động ngoại bang vào phép đo cho phép phan ánh đầy đủ thanh khoán được tạo ra bơi ngân hàng, do chính hoạt động ngoại bang có chức năng cung cấp thanh khoan theo cách thức tương tự như khoán mục nội bàng. (Bảng 1)

3.2. Xây dựng phương pháp đo lường khả năng tạo thanh khoán đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Đối với trường hợp ngân hàng thương mại tại Việt Nam. phương pháp đo lường thanh khoan được xây dựng và xác định trên cơ sớ lập luận cua lý thuyết tạo thanh khoản và kế thừa còng trình nghiên cứu của Deep và Schaefer (2005), Berger và Bouwman (2009). Trong bài nghiên cứu này, việc phân loại các khoản mục nội bảng được thực hiện dựa trên danh mục (Cat) mà không phai kỳ hạn (Mat) do tính chất cua dừ liệu

Bảng 1: Bốn phương thức đo khả năng thanh khoản của ngân hàngCat Fat '/2 tài sản kém

thanh khoản (Cat) + ’/2 nợ thanh khoản'/2 cam kết kém thanh khoản

+ 0 tài sản thanh khoản trung bình (Cat)+ 0 nợ thanh khoản trung bình + 0 cam kết thanh khoản trung bình

-V2 tài sản thanh khoản (Cat)-1/2 nợ kém thanh khoản-V2 vốn chủ sở hữu-V2 cam kết thanh khoản-V2 phái sinh thanh khoản

Cat Non Fat =

'/2 tài sàn kém thanh khoản (Cat) + '/2 nợ thanh khoản

+ 0 tài sản thanh khoản trung bình (Cat)+ 0 nợ thanh khoản trung bình

-1/2 tài sản thanh khoản (Cat)-’/2 nợ kém thanh khoản-’/2 vốn chủ sở hữu

Mat Fat =

'/2 tài sản kém thanh khoản (Mat) + V2 nợ thanh khoản'/2 cam kết kém thanh khoản

+ 0 tài sàn thanh khoản trung bình (Mat)+ 0 nợ thanh khoản trung bình + 0 cam kết thanh khoản trung bình

-’/2 tài sàn thanh khoản (Mat)-V2 nợ kém thanh khoản-1/2 vón chủ sở hữu-'/2 cam kết thanh khoảnJ/2 phái sinh thanh khoản

MatNonFat =

’/2 tài sản kém thanh khoản (Mat) + '/2 nợ thanh khoản

+ 0 tài sản thanh khoản trung bình (Mat)+ 0 nợ thanh khoản trung bình

-'/2 tài sàn thanh khoản (Mat)-V2 nợ kém thanh khoản -V2 vốn chủ sở hữu

Nguồn: Berger và Bouwman (2009)

được tiếp cận. Tiếp theo, các trọng số được gắn theo một nguyên tắc xuyên suốt thanh khoản được ngân hàng tạo ra khi nó chuyển đôi tài sán kém thanh khoán thành nợ thanh khoản, ngược lại kha năng tạo thanh khoán bị phá huy khi tài sản thanh khoan được chuyên thành nợ phái trà hoặc vốn chu sớ hừu kém thanh khoan. Sau đó, với sự kết hợp các khoan mục ngoại báng hoặc loại trừ, hai thước đo về kha năng tạo thanh khoán được hình thành. Bang 2 thể hiện sự phân loại và gan trọng số cho các khoán mục nội báng và ngoại bang cho hệ thong ngân hàng thương mại Việt Nam.

Sau khi đà thực hiện phân loại các khoan mục và ấn định trọng số, kha năng tạo thanh khoan của ngân hàng được xác định trình bày trong Bàng 3.

4. Khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng giai đoạn 2007-2020

Trên cơ sờ lập luận kha năng tạo thanh khoán và xây dựng các bước đo lường tạo thanh khoản của ngân hàng, việc xác định kha năng tạo thanh khoán cho mầu

khá lớn bao gồm 30/34 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2020 được thực hiện, gồm các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP): Phương Đông, Hàng Hái, Kỳ Thương, Việt Nam Thịnh Vượng, An Bình, Phát triên Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Á, Tiên Phong, Ọuân Đội, Ọuốc Tế, Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Ban Việt, Việt Nam Thương Tín. Đại Chúng Việt Nam, Việt Á, Bưu Điện Liên Việt. Bắc Á, Công thương Việt Nam, Ngoại thương Việt Nam, Sài Gòn - Hà Nội, Á Châu, Quốc Dân. Xăng dầu Petrolimex, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sài Gòn Công Thương, Sài Gòn, Nam Ả. Kiên Long. Sài Gòn Thương Tín, và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn Việt Nam.

Đồ thị 1 cho thấy, giá trị thanh khoan trung bình được tạo ra bời hệ thong qua các năm từ năm 2007 đến năm 2020. Kha năng tạo thanh khoản ớ mức thấp trong giai đoạn khung hoang tài chính toàn cầu, kéo dài cho đến khi nền kinh tế có sự hồi phục vào năm 2012 và tiếp tục gia tăng mạnh mè cho đến năm 2020. Giá trị thanh khoan tạo

SỐ 19 I THANG 10/2021 I TẠP CHÍ NGÁN HÀNG Q

Page 7: KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG …

C^CÕNG NGHỆ NGÀN HÀNG

ra CÓ tốc độ tăng trường âm vào các năm 2008, 2009 và 2011 so với năm liền kề trước đó. Đặc biệt, vào năm 2012, sau giai đoạn khung hoảng đen phục hồi, giá trị thanh khoản trung bình có sự gia tăng đáng kê so với năm trước, từ mức 1.067 tỷ đồng lên mức 13.599 tỷ đồng, tức gấp 12 lần so với năm 2011. Kê từ năm 2012 trở đi, tốc độ tăng trương mang giá trị dương, trung bình 159,67% nãm. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa hai thước đo “Cat” và “Cat Fat” qua các năm khá đáng kế, có xu hướng tăng dần theo thời gian. Khoảng dao động giữa chúng từ 1.996 tỷ đồng - 51.792 tỷ đồng, rơi vào các nãm 2009 và năm 2020. Khoảng cách giừa “Cat Fat” và “Cat Non Fat” ngày càng nới rộng cho thấy các hoạt động ngoại bang cua ngân hàng tại Việt Nam. bao gồm cam kết thư tín dụng, cam kết giao dịch ngoại hổi ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế. Tính trung bình cho giai đoạn 2007 - 2020, hoạt động ngoại bàng chiếm 75,42% giá trị thanh khoan được tạo ra mồi năm. Riêng trong bốn năm 2017 - 2020, các hoạt động ngoại bảng tạo ra 40% giá trị thanh khoan cua ngân hàng. Nhìn vào cụ thể các ngân hàng trong hệ thống, đáng chú ý là trường hợp cùa Ngân hàng TMCP Kỳ thương Việt Nam, khi các hoạt động ngoại bảng có giá trị lớn gấp hai lần hoạt động tín dụng trên thị trường hai. Chính vì vậy, khoảng cách “Cat Fat” và “Cat Non Fat” có giá trị khá xa nhau. Đổi với Ngân hàng TMCP Phương Đông, do rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt nên hoạt động tín dụng bị thu hẹp quy mô rất nhiều so với hoạt động ngoại báng. Chính vì vậy mà “Cat Fat” có giá trị dương

Bảng 2: Phân loại tài sản, nguồn vốn nội, ngoại bảng của ngân hàng thương mại Việt Nam theo tính thanh khoản

TÀI SĂN

CAM KẾT, BÀO LÃNH NGOẠI BẢNG

Tài sản kém thanh khoản (trọng số = 1/2)

Tài sản thanh khoản trung bình (tronq số = 0)

Tài sản thanh khoản cao (trọng số = -1/2)

Tài sản cố định Bất động sản đầu tưTài sản có khác

Dư nợ cho vay khách hàng

Tiển mặtTiền gửi tại Ngân hàng Nhà nướcTiến gửi và cho vay liên ngân hàng Hoạt động mua nợChứng khoán đầu tưChứng khoán kinh doanhGóp vốn dài hạnCòng cụ phái sinhTài sản tài chính khác

NỌVÀVỐNCHỦSỞHỬU

Nợ thanh khoản cao (trọng số = Vỉ)

Nợ thanh khoản trung bình (tronq số = 0)

Nợ kém thanh khoản và vổn chủ sở hữu (trọng số = -'/2)

Tiến gửi của khách hàng Các công cụ tài chính phái sinh

Huy động liên ngân hàngTiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

Nợ Chính phủ và Ngân hàngNhà nướcVốn tài trợ, ủy thác đấu tư, cho vay tổ chức tín dụng khác chịu rủi roPhát hành giấy tờ có giáCác khoản nợ khác Vón chù sở hữu

Cam kết, bảo lãnh thanh khoản (trọng số = -’/2)

Cam kết, bào lãnh kém Cam kết, bảo lãnh thanh khoản thanh khoản trung(trọnq sô = Ví)_____________ bình (trọng số = 0)Cam kết giao dịch hối đoái ____ ..2 ' '7? 7/ , 2 . __ Bảo lãnh vay vỗnCam ketthưtín dụng .

____ ,'77, / Bảo lãnh khácCác cam kêt khác

Nguồn: Ke thừa từ Berger và Bouwman (2009)

Nguồn: De xuất bơi nhóm tác giaBảng 3: Các phương thức đo khả năng thanh khoản

của ngân hàng thương mại Việt NamCat '/2 tài sản kém thanh + 0 tài sàn thanh khoản -’/2 tài sản thanh khoảnFat khoản trung bình -V2 nợ kém thanh khoản

+ V2 nợ thanh + 0 nợ thanh khoản trung -V2 vốn chủ sở hữukhoản bình

V2 cam kết kém + 0 cam kết thanh khoản -’/2 cam kết thanh khoảnthanh khoản trung bình

Cat V2 tài sàn kém thanh + 0 tài sản thanh khoản -'/2 tài sản thanh khoảnNon khoản trung bình ■Vĩ nợ kém thanh khoảnFat +1/2 nợ thanh + 0 nợ thanh khoản trung -V2 vốn chủ sở hữu

khoản bình

Đồ thị 1: Trung bình của giá trị thanh khoản tạo ra bởi hệ thổng ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 - 2020

Đơn vị: Đông

Q TAP CHÍ NGÀN HANG I sỏ 19 I THÁNG 10/2021

Page 8: KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG …

CÔNG NGHỆ NGÁN HANG

nhung “Cat Non Fat” thì mang giá trị âm. Trường hợp Ngân hàng TMCP Hàng Hải năm 2019, các cam kết ngoại bảng gấp đến 3 lần hoạt động tín dụng trên thị trường hai. Ngược lại, các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Kiên Long và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thưong Tín, gần như không có các cam kết giao dịch ngoại hối ờ ngoại bang, chi chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với quy mô hoạt động tín dụng, vì vậy, giá trị thanh khoan “Cat Fat” và “Cat Non Fat” chỉ lệch nhau 1%.

Đê có cái nhìn cận hơn về khả năng tạo thanh khoản cua ngân hàng, giá trị thanh khoán tạo ra được xem xét trong tương quan với quy mô nền kinh tế. Đồ thị 2 cho thấy, tỷ lệ giá trị tạo thanh khoản trên GDP tính bằng phần trăm qua các nãm. Xu hướng của tỳ lệ này khá tương đồng với xu hướng giá trị thanh khoản, qua đó cho thấy, cùng với tốc độ tăng trường cua nền kinh tế, quy mô tạo thanh khoản cua ngàn hàng cũng tăng lên tương ứng. Bên cạnh đó, khá năng tạo thanh khoan được so sánh so với quy mô tổng tài sán ngân hàng. Tý lệ này cũng được báo cáo trong các nghiên cứu trên thế giới. Fungacova, Weill và Zhou (2017) thống kê kha năng tạo thanh khoản cho các ngân hàng Nga từ năm 2000 đến năm 2017 có xu hướng tăng từ mức 22% lên 30% trên tổng tài sản. Tỷ lệ này tại Cộng hòa Séc là 15%, được báo cáo bơi Horvath, Seidler và Weill (2016) nhưng thấp hơn nhiều so với 29% tại Mỹ được tìm thấy trong nghiên cứu cua Berger và Bouwman (2009) và 31 % ờ khu vực châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2005 - 2012 cua Fu, Lin và Molyneux (2016). Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ Cat Fat/Tổng tài sản có sự gia tăng đáng kể từ

Đồ thị 2: Tỷ lệ giá trị tạo thanh khoản trên GDP giai đoạn 2007 - 2020

■ Cat Fat Cat Non Fat

35.00%

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

-5.00%

ĐỒ thị 3: Tỷ lệ giá trị thanh khoản/Tổng tài sản của hệ thóng ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 - 2020

■ Cat Fat/Tồng tài sán ngân hàng «Cat Non Fat/Tổng tái sản ngàn hàng

10,66% vào năm 2007 lên mức 32,13% vào năm 2020, trong khi đó, tỷ lệ Cat Non Fat/Tồng tài sản cũng có bước tiến từ mức 3,16% vào nãm 2007 lên mức 17,53% vào năm 2019 và 18,93% năm 2020. Tỷ lệ này ở Việt Nam trong năm 2020 tương đương với khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2012 hay gần hơn với Nga vào năm 2000. Điều này cho thấy, kha năng tạo thanh khoan trong hệ thống ngân hàng Việt Nam còn chậm so với trung bình của khu vực, do quy mô cua các ngân hàng còn khiêm tốn. Có thê khãng định rằng, phần lớn cung thanh khoán cho nền kinh tế là từ hoạt động cho vay. Trong khi đó, tại các quốc gia có thị trường tài chính phát triên, phan lớn khoản cho vay là có thê chứng khoán hóa được, vì vậy khả năng thanh khoan cao. Tại Việt Nam, do điều

kiện thị trường tín dụng thứ cấp chưa được hình thành (ngoại trừ công ty mua, bán nợ chi thực hiện giao dịch đối với các khoan nợ xấu), khung pháp lý và hoạt động chứng khoán hóa các khoản cho vay là chưa có. Trên bảng cân đối. hoạt động cho vay chiếm đến 70 - 90% tông tài sản, trong khi phần lớn lại được phân loại vào nhóm có tính thanh khoản trung binh, được gắn trọng số bằng 0, do đó. tổng giá trị thanh khoản tạo ra rất nhỏ. (Đồ thị 3)

Trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, có sự phân hóa khá rõ nét giừa nhóm ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước và các ngân hàng còn lại về quy mô hoạt động. Bổn ngân hàng có vổn Nhà nước bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

SỐ 19 I THANG 10/2021 I TẠP CHÍ NGÁN HÀNG ©

Page 9: KHẢ NĂNG TẠO THANH KHOẢN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HANG …

(5^ CÓNG NGHỆ NGÂN HANG

Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo thống kê vào năm 2020, có quy mô tổng tài sàn hon 5.7 triệu tỷ đồng, chiếm 48,85% tông hệ thống ngân hàng thì khả năng tạo thanh khoán chiếm 45,85% toàn hệ thống. (Bàng 4)

Trong khi đó, 10 ngân hàng có quy mô nhỏ nhất hệ thống theo thống kê năm 2020, chỉ cung ứng 9,27% thanh khoản cùa cà hệ thống.

5. Kết luận và hàm ỷ chính sáchBài nghiên cứu đã kế thừa và

xây dựng nên bốn phương thức đo lường kha năng tạo thanh khoản cùa hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong đó, việc phân loại tài sản theo khoản mục mà không phải là kỳ hạn, một mặt, do tính chất dừ liệu, mặt khác, việc phản loại theo “Cat” phản ánh chính xác tính thanh khoán hơn cho dù thời hạn cùa chúng là ngắn hay dài hạn, khi các khoán cho vay dù có thời hạn dài cũng có thể chứng khoán hóa. Chính vì vậy, phương thức này cũng được ưu tiên sư dụng trong các nghiên cứu trước. Việc tính khả năng tạo thanh khoản của hệ thống giúp có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò cúa các ngàn hàng với tư cách là người tạo ra thanh khoản. Tỷ lệ này đà tăng lên đáng kề theo thời gian, Cat Fat/Tổng tài sản và Cat Non Fat/ Tồng tài sản lần lượt là 32,13% và 18,93% vào năm 2020. Tuy vậy, tỳ lệ này còn khá khiêm tốn so với trung bình khu vực châu Á - Thái Bình Dương. So với Mỳ, nơi tiên phong trong việc chứng khoán hóa các khoản vay từ năm 1985 và du nhập vào châu Ầu năm 1987 dưới hình thức MBS (mortgage back securities), thì tại Việt Nam, thị trường tín dụng thứ

Bàng 4: Tổng tài sàn và lượng cung thanh khoản của bốn ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước năm 2019 - 2020

Đ(ffì vị: Tỳ đồng

2019 Tỷ trọng 2020 Tỷ trọng

Tổng tài sản hệ thống 10.695.352 100% 11.776.320 100%

Tổng khả năng tạo thanh khoản hệ thống (Cat Fat) 1.875.017 100% 3.783.233 100%

Tổng tài sản Big 4 5.405.768 50,4% 5.752.479 48,85%

Tổng khả năng tạo thanh khoản Big 4 1.005.306 53,62% 1.734.489 45,85%Nguồn: Tinh toán cua nhóm tủc gia

Cấp và hoạt động chứng khoán hóa các khoán cho vay thế chấp chưa có khuôn khổ pháp lý đê có thể hoạt động. Một khi thị trường này được phát triên, thì các khoản cho vay cua ngân hàng mới có thể dề dàng được chuyển nhượng hay chứng khoán hóa, từ đó tăng cường cung cấp thanh khoán cho nền kinh tế. Với các chu the liên quan đến quá trình chứng khoán hóa các khoản vay hiện nay bao gồm: người thế chấp và đi vay; tô

chức tập hợp tài sàn thế chấp rồi phát hành chứng khoán; nhà đầu tư mua. bán chứng khoán; và tổ chức tín dụng cho vay, thì tô chức tập hợp tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán cần được lưu ý về mặt pháp lý, điều kiện hoạt động, vốn và các yeu tố khác đê đàm bào được chất lượng cho các loại chứng khoán kê trên. Từ đó sè làm gia tăng khá năng tạo thanh khoan của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.B

TÀI LIÊU THAM KHẢO:ỉ. Acharya, V. V. and Thơkor, A. V. (2014), The Dark Side of Liquidity Creation: Leverage and

Systemic Risk, SSRN Electronic Journal, (June), doi: 10.2139/ssrn.2539334.2. Berger, A. N. et al. (2016), Bank liquidity creation following regulatory interventions and

capital support, Journal of Financial Intermediation. Elsevier Inc., 26, pp. 115-141. doi: 10.1016/j. jfi.2016.01.001.

3. Berger, A. N. and Bouwman, c. H. s. (2009), Bank liquidity creation, Review of Financial Studies, 22(9), pp. 3779-3837. doi: 10.1093/rfs/hhn 104.

4. Berger, A. N. and Bouwman, c. H. s. (2017), Bank liquidity creation, monetary policy, and financial crises, Journal cf Financial Stability, doi: 10.1016/j.jfs.2017.05.001.

5. Bryant, J. (1980), A model of reserves, bank runs, and deposit insurance, Journal of Banking and Finance, doi: 10.1016/0378-4266(80)90012-6.

6. Deep, A. and Schaefer, G. (2005), Are Banks Liquidity Transformers?, SSRN Electronic Journal, (May), doi: 10.2139/ssrn.556289.

7. Diamond, D. w. (1984), Financial intermediation and delegated monitoring, Review of Economic Studies, doi: 10.2307/2297430.

8. Diamond, D. w. and Dybvig, p. H. (1983), Bank Runs, Deposit Insurance, and Liquidity, Journal of Political Economy. The University of Chicago Press, 91 (3), pp. 401-419. doi: 10.1086/261155.

9. Fu, X. M., Lin, Y. R. and Molyneux, p. (2016), Bank capital and liquidity creation in asia pacific, Economic Inquiry, 54(2), pp. 966-993. doi: 10.1111/ecin. 12308.

10. Fungaiova, z„ Weill, L. and Zhou, M. (2017), Bank Capital, Liquidity Creation and Deposit Insurance, Journal of Financial Services Research, 51(l),pp. 97-123. doi: 10.1007/s 10693-016-0240-7.

11. Holmstrom, B. and Tirole, J. (1998), Private and Public Supply of Liquidity, Journal of Political Economy. The University of Chicago Press, 106(1), pp. 1-40. doi: 10.1086/250001.

12. Horvath, R„ Seidler, J. and Weill, L. (2016), How bank competition influences liquidity creation, Economic Modelling, 52, pp. 155-161. doi: https://doi.Org/l0.1016/j.econmod.2014.11.032.

13. Kashyap, A. K., Rajan, R. and Stein, J. c. (2002), Banks as Liquidity Providers: An Explanation for the Coexistence of Lenaing and Deposit-taking, The Journal of Finance. John Wiley & Sons, Ltd, 57(1), pp. 33-73. doi:10.1111/1540-6261.00415.

14. Le, T. (2019), The interrelationship between liquidity creation and bank capital in Vietnamese banking, Managerial Finance, 45(2), pp. 331 -347. doi: 10.1108/MF-09-2017-0337.

15. Ramakrishnan, Ram T.S.Thakor, A. V. (1984), The Valuation of Assets under Moral Hazard, The Journal of Finance, doi: 10.1111/j. 1540-6261.1984.tb03870.x.

16. Rauch, c. et al. (2010), Determinants of Bank Liquidity Creation, SSRN Electronic Journal, doi: 10.2139/ssrn. 1343595.

17. Tran, V. T, Lin, c. T. and Nguyen, H. (2016), Liquidity creation, regulatory capital, and bank profitability, International Review of Financial Analysis. Elsevier Inc., 48, pp. 98-109. doi: 10.1016/j. irfa.2016.09.010.

Q TAP CHI NGÂN HANG I SỖ 19 I THÁNG 10/2021