21
KHO SÁT SHIU BIT VÀ THÁI ðỘ CA NGƯỜI DÂN TP. HCHÍ MINH VCP CU 115 Lê Thanh Chiế n * , Trn Vĩnh Khanh*, ðỗ Văn Dũng ** , Nguyn Thái Bình*. Hunh ThThanh Trang*. ðoàn Mai Phương*. ðặng Hng Thu*. Vũ Kim Tuyến*. Nguyn Văn Khi*. Nguyn Ngc Cm Tú*. TÓM TT Mc tiêu: Mô tshiu biết và thái ñộ ca người dân sng ti TP HChí Minh (TP. HCM) vdch vcp c u 115 115. Phương pháp: Mô tct ngang. Phng vn 2.175 người dân sng ti 19 qun và 5 huyn thuc TP HCM qua ñin thoi. Kết qu: Vkiến thc, có 16% người ñược phng vn biết ñến dch v cp cu 115 và 32% nhng người này biết 115 là sñin thoi gi cp cu. Tlnhng người thuc nhóm dưới 30 tui, nhóm sng ti các qun ni thành biết ñến dch v cp c u 115 nhiu hơn các nhóm khác. Chcó 57% người thuc nhóm nhân viên y tế biết ñến dch v 115. ða snhng người ñược phng vn biết dch v115 tbáo chí, TV và internet. Vthái ñộ, 81% cho rng dch vcp c u 115 là rt cn thiết nhưng có ñế n 46% trli rng hstñưa người thân bbnh ñến bnh vin và 67% nhng người này cho rng như vy snhanh hơn. ða sngười phng vn cho biết nên gi 115 trong nhng tình hung khó th, ñột qu, cao huyết áp và tai nn. 65% nhng người ñã tng gi 115 cho biết hrt hài lòng hoc hài lòng vdch vnày vì bác sĩ ñiu dưỡng rt nhit tình. Than phin ca người dân là do thi gian chñợi quá dài. Nhng nhóm người trli rng sgi 115 khi có tình hung cp cu tlcao hơn nhng nhóm khác là nhng người dưới 30 tui, nhóm người trình ñộ cao ñẳng, nhóm người trí thc. Kết lun: Tlngười dân biết ñế n và sdng dch vcp cu 115 115 chưa cao. Thái ñộ ca người dân ñối vi dch v115 rt tt trvic than phin vthi gian chñợi quá dài. Tkhóa: cp c u ngoi vin, 115 ABSTRACT KNOWLEDGE ANH ATTITUDE OF THE PEOPLE ABOUT THE PREHOSPITAL EMERGENCY SERVICE 115 AT HO CHI MINH CITY – VIET NAM Le Thanh Chien, Tran Vinh Khanh, Do Van Dung, Nguyen Thai Binh, Huynh Thi Thanh Trang, ðoan Mai Phuong, Dang Hong Thu, Vu Kim Tuyen, Nguyen Van Khai, Nguyen Ngoc Cam Tu Objectives: To describe the knowledge and the attitude of the people living at Ho Chi Minh City (HCMC) about the prehospital emergency service 115. * Bnh vin Cp cu Trưng Vương, TP.HCM ** ðại học Y dược, TP.HCM c giả liên h: BS.CKII. Lê Thanh Chiến ðT: 0903884549 Email: [email protected]

Khao Sat 115

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Khao Sat 115

Citation preview

KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT VÀ THÁI ðỘ CỦA NGƯỜI DÂN TP. HỒ CHÍ MINH VỀ CẤP CỨU 115

Lê Thanh Chiến∗, Trần Vĩnh Khanh*, ðỗ Văn Dũng

∗∗, Nguyễn Thái Bình*. Huỳnh Thị

Thanh Trang*. ðoàn Mai Phương*. ðặng Hồng Thu*. Vũ Kim Tuyến*. Nguyễn Văn

Khải*. Nguyễn Ngọc Cẩm Tú*.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả sự hiểu biết và thái ñộ của người dân sống tại TP Hồ Chí Minh

(TP. HCM) về dịch vụ cấp cứu 115 115.

Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Phỏng vấn 2.175 người dân sống tại 19 quận và 5

huyện thuộc TP HCM qua ñiện thoại.

Kết quả: Về kiến thức, có 16% người ñược phỏng vấn biết ñến dịch vụ cấp cứu 115

và 32% những người này biết 115 là số ñiện thoại gọi cấp cứu. Tỉ lệ những người thuộc

nhóm dưới 30 tuổi, nhóm sống tại các quận nội thành biết ñến dịch vụ cấp cứu 115 nhiều

hơn các nhóm khác. Chỉ có 57% người thuộc nhóm nhân viên y tế biết ñến dịch vụ 115. ða

số những người ñược phỏng vấn biết dịch vụ 115 từ báo chí, TV và internet. Về thái ñộ,

81% cho rằng dịch vụ cấp cứu 115 là rất cần thiết nhưng có ñến 46% trả lời rằng họ sẽ tự

ñưa người thân bị bệnh ñến bệnh viện và 67% những người này cho rằng như vậy sẽ nhanh hơn. ða số người phỏng vấn cho biết nên gọi 115 trong những tình huống khó thở,

ñột quị, cao huyết áp và tai nạn. 65% những người ñã từng gọi 115 cho biết họ rất hài

lòng hoặc hài lòng về dịch vụ này vì bác sĩ và ñiều dưỡng rất nhiệt tình. Than phiền của

người dân là do thời gian chờ ñợi quá dài. Những nhóm người trả lời rằng sẽ gọi 115 khi

có tình huống cấp cứu tỉ lệ cao hơn những nhóm khác là những người dưới 30 tuổi, nhóm

người trình ñộ cao ñẳng, nhóm người trí thức.

Kết luận: Tỉ lệ người dân biết ñến và sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 115 chưa cao.

Thái ñộ của người dân ñối với dịch vụ 115 rất tốt trừ việc than phiền về thời gian chờ ñợi

quá dài.

Từ khóa: cấp cứu ngoại viện, 115

ABSTRACT

KNOWLEDGE ANH ATTITUDE OF THE PEOPLE ABOUT THE PREHOSPITAL EMERGENCY SERVICE 115

AT HO CHI MINH CITY – VIET NAM

Le Thanh Chien, Tran Vinh Khanh, Do Van Dung, Nguyen Thai Binh, Huynh Thi Thanh Trang, ðoan Mai Phuong, Dang Hong Thu, Vu Kim Tuyen, Nguyen Van Khai, Nguyen

Ngoc Cam Tu

Objectives: To describe the knowledge and the attitude of the people living at Ho

Chi Minh City (HCMC) about the prehospital emergency service 115.

∗ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, TP.HCM ∗∗ ðại học Y dược, TP.HCM Tác giả liên hệ: BS.CKII. Lê Thanh Chiến ðT: 0903884549 Email: [email protected]

1

Method: This was a transversal sectioned study. We interviewed 2,175 people who

live in the 19 urban and 5 suburban districts of HCMC by the telephone.

Results: About the knowledge, 16% of the interviewees are aware of prehospital

emergency service at HCMC, 32% of them are aware that 115 is the emergency response

number. The percentage of people who are under 30 years old, live in the urban districts

know about the 115 service more than the other people. Just 57% of the medical member

are aware of 115 service. Most of them received that information from the newspaper,

radio, TV and internet. For the attitude, 81% said that the prehospital emergency services

are very necessary but 46% of them answered that they will transport themselves the

relative patients to the hospital in the emergency situation and 67% of this group think that

will be faster. Most people answered they will call 115 in the following situations:

breathing difficulties, stroke, increasing blood pressure, accidents.65% of the people who

use to call 115 were very pleasant and pleasant by that service because of the doctors and

the nurses’ enthusiasm. The other people complainted about the long waiting time. The

following people groups have the intention to call 115 service in the emergency situations

more the the other groups: under 30 years old, in the college level, intellectual people.

Conclusion: The number of people who know and use the 115 service is not

sufficient yet. The attitude of the people about the service is good except the long waiting

time.

Key words: emergency service, 115

1. ðẶT VẤN ðỀ

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn, ñồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt nam. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km2. Theo thống kê năm 2009, thành phố có dân số có 7.123.340 người, mật ñộ trung bình 3.400 người/km². Nhờ ñiều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một ñầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam, bao gồm cả ñường bộ, ñường sắt, ñường thủy và ñường không. Năm 2007, thành phố ñón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, chiếm 70% lượng khách vào Việt Nam

Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh ñang phải ñối diện với những vấn ñề của một ñô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội thành, ñường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng chưa ñáp ứng ñược nhu cầu của người dân thành phố. Môi trường thành phố cũng ñang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất. Vì vậy, số lượng các trường hợp cần ñược cấp cứu 115 chắc chắn sẽ gia tăng.

Tại TP Hồ Chí Minh, hiện nay Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương ñược giao nhiệm vụ thực hiện dịch vụ cấp cứu 115 cho người dân sinh sống tại thành phố và có thể chi viện cho các ñiạ phương khác nếu có yêu cầu.

Theo số liệu thống kê công tác cấp cứu ngoài bệnh viện của Khoa Cấp cứu ngoại viện - Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương trong thời gian từ năm 2002 ñến 2007 như sau:

2

2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số lần nhận thoại cấp cứu

5666 6297 6232 5743 5330 5451

Tổng số lần xe của bệnh viện ñi cấp cứu

5502 5823 5569 5784 5267 4796

Số chuyến xe cấp cứu mỗi ngày

15 16 15 16 14 13

Tổng số bệnh nhân ñược cấp cứu

4980 5177 5205 5231 4797 4640

Nếu tính riêng năm 2006, tổng số người ñang sinh sống tại TP HCM kể cả du khách ñược ước lượng khoảng 8,4 triệu. Trong khi ñó, chỉ có 5330 cuộc gọi. Có nghĩa là, tính bình quân, cứ 10 ngàn người dân thì chỉ có 6 cuộc gọi ñến dịch vụ cấp cứu 115 trong cả năm và số bệnh nhân thực tế ñược hưởng dịch vụ này còn ít hơn nữa. Kết quả thống kê trên còn cho thấy, với sự phát triển của thành phố trong ñó bao gồm cả việc bùng nổ dân số nhưng số lượng các trường hợp gọi cấp cứu ngoại viện, số lượng bệnh nhân ñược cấp cứu không tăng, thậm chí còn có khuynh hướng giảm, trong một thời gian khá dài.

Ngoài ra, trong thời gian gần ñây, có nhiều phản ánh của người dân, của báo chí về những mặt hạn chế của cấp cứu 115 (2,3). Trong ñó có những hạn chế do nguyên nhân khách quan (như kẹt xe, sự hạn chế thông tin về hệ thống cấp cứu 115 của người dân sinh sống tại thành phố,..) nhưng cũng không thể loại trừ các nguyên nhân chủ quan (như chất lượng phục vụ).

Nhằm có cơ sở ñể có thể ñưa ra các chương trình nâng cao chất lượng phục vụ của cấp cứu 115 cũng như các biện pháp tuyên truyền trong cộng ñồng về lợi ích và cách tiếp cận hệ thống cấp cứu 115, chúng tôi tiến hành khảo sát về sự hiểu biết và thái ñộ của người dân ñang sinh sống, làm việc tại TP Hồ Chí Minh về hệ thống cấp cứu 115.

MỤC TIÊU

Mục tiêu tổng quát:

Khảo sát sự hiểu biết và thái ñộ của người dân TP. HCM về dịch vụ cấp cứu 115 của TP. HCM.

Mục tiêu chuyên biệt:

1. Xác ñịnh tỉ lệ người dân biết dịch vụ cấp cứu ngoại viện, biết số ñiện thoại 115 2. Xác ñịnh các yếu tố liên quan ñến sự hiểu biết của người dân về cấp cứu 115 3. Xác ñịnh tỉ lệ các thái ñộ của người dân ñối với dịch vụ cấp cứu 115 4. Xác ñịnh các yếu tố liên quan ñến thái ñộ của người dân về cấp cứu 115.

2. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ðối tượng nghiên cứu:

Dân số mục tiêu: Người dân sinh sống tại các quận – huyện thuộc TP HCM

3

Dân số chọn mẫu: Người dân từ 15 tuổi trở lên ñang sinh sống tại TP HCM

Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang phân tích - Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên, qua dịch vụ cung cấp số ñiện thoại nhà riêng ngẫu nhiên của Tổng ñài Dịch vụ 1080. - Tiêu chí chọn mẫu:

- Từ 15 tuổi trở lên - ðang sinh sống tại TP HCM, không kể thường trú hay tạm trú. - ðồng ý tham gia nghiên cứu

- Tiêu chí loại trừ:

- Nghi ngờ có vấn ñề về giao tiếp bằng cách ñánh giá với các câu hỏi cơ bản và ñánh giá của người phỏng vấn.

- Trả lời < 80% bảng câu hỏi. - Phương pháp thu thập số liệu:

- Phỏng vấn qua ñiện thoại với bảng câu hỏi ñã soạn sẵn - Mã hoá kết quả các biến số - Thống kê và phân tích

Xử lý kết quả: Phần mềm xử lý: Stata 8

ðiểm mạnh nghiên cứu: - Chọn ngẫu nhiên ñược tất cả các quận huyện của TP HCM - Phỏng vấn ñược số lượng lớn, cỡ mẫu lớn thỏa mãn tính ñại diện của dân số - Tiết kiệm ñược thời gian và chi phí

ðiểm hạn chế:

- Phỏng vấn qua ñiện thoại, không tiếp xúc trực tiếp có thể ñánh giá về thái ñộ không ñược chính xác lắm

- Có thể không ñánh giá ñược những gia ñình không có ñiện thoại

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 9/2008 ñến tháng 9/2010, chúng tôi thực hiện ñược 2.175 trường hợp

3.1 ðặc ñiểm chung nhóm nghiên cứu: Tuổi trung bình: 41, 48 ± 15,33. Thấp nhất 15, cao nhất 87 Bảng 1: Nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số trường hợp Tỷ lệ % < 30 533 24,51 30 – 44 731 33,61 45 – 59 628 28,87 ≥ 60 283 13,01

Tổng cộng 2.175 100

Nhận xét: ða số thuộc nhóm tuổi 30-44

4

Bảng 2: Giới tính

Giới Số trường hợp Tỷ lệ % Nam 806 37,06 Nữ 1.369 62,94

Tổng cộng 2.175 100 Bảng 3: Cư ngụ

Cư ngụ Số trường hợp Tỷ lệ % Quận 1 85 3,91 Quận 2 96 4,41 Quận 3 71 3,26 Quận 4 76 3,49 Quận 5 110 5,06 Quận 6 69 3,17 Quận 7 94 4,32 Quận 8 147 6,76 Quận 9 92 4,23 Quận 10 79 3,63 Quận 11 128 5,89 Quận 12 97 4,46 Quận Tân Bình 141 6,48 Quận Tân Phú 114 5,24 Quận Bình Tân 97 4,46 Quận Bình Thạnh 45 2,07 Quận Gò Vấp 83 3,82 Quận Phú Nhuận 90 4,14 Quận Thủ ðức 87 4,00 Huyện Cần Giờ 85 3,91 Huyện Củ Chi 72 3,31 Huyện Bình Chánh

71 3,26

Huyện Nhà Bè 69 3,17 Huyện Hóc Môn 77 3,54

Tổng cộng 2.175 100 Bảng 4: Nhóm cư ngụ

Nhóm cư ngụ Số trường hợp Tỷ lệ % Quận nội thành 1.801 82,80 Huyện ngoại thành

374 17,02

Tổng cộng 2.175 100 Bảng 5: Trình ñộ học vấn

Trình ñộ học vấn Số trường hợp

Tỷ lệ %

Không 23 1,06 Cấp 1 307 14,11 Cấp 2 587 26,99 Cấp 3 935 42,99 Cao ñẳng 86 3,95 ðại học, sau ñại học 237 10,90

Tổng cộng 2.175 100

5

Nhận xét: Trình ñộ học vấn cấp 3 chiếm ña số (42,99%) Bảng 6: Nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số trường hợp Tỷ lệ % Nhân viên y tế 35 1,61 HS- SV 204 9,38 Tri thức 86 3,95 Nhân viên 251 11,54 Buôn bán 456 20,97 Công nhân – Nông dân 391 17,98 Hưu trí 162 7,45 Nội trợ 497 22,85 Không 93 4,28

Tổng cộng 2.175 100 . Bảng 7: Nhóm nghề nghiệp

Nhóm nghề nghiệp Số trường hợp Tỷ lệ % HS-SV - Công chức - viên chức - Trí thức 576 26,48 Công nhân- Nông dân Buôn bán- Nội trợ- Nghề tự do 1.599 73,52

Tổng cộng 2.175 100 Nhận xét: Nhóm nghề nghiệp nội trợ, buôn bán, công nhân, nông dân nghề tự do chiếm ña số (73,52%) Bảng 8: Dân tộc

Dân tộc Số trường hợp Tỷ lệ % Kinh 2.122 97,56 Hoa 51 2,35 Khác 2 0,09

Tổng cộng 2.175 100

3.2 Kiến thức về dịch vụ cấp cứu 115: 3.2.1. Dịch vụ cấp cứu ngọai viện và số ñiện thọai gọi cấp cứu Bảng 9: Dịch vụ cấp cứu ngoại viện

Biết dịch vụ CCNV

Số trường hợp Tỷ lệ %

Có 348 16 Không 1.827 84

Tổng cộng 2.175 100

Nhận xét: chỉ có 16% người ñược phỏng vấn biết TP.HCM có dịch vụ cấp cứu ngoại viện. Bảng 10: Dịch vụ cấp cứu tại nhà Biết dịch vụ CC

tại nhà Số trường hợp Tỷ lệ %

Có 643 29,56 Không 1.532 70,44

Tổng cộng 2.175 100

6

Nhận xét: có 29,56% người ñược phỏng vấn biết TP.HCM có dịch vụ cấp cứu tại nhà. Bảng 11: Nguồn thông tin biết dịch vụ cấp cứu

Câu trả lời Số trường hợp Tỷ lệ % ðọc báo, nghe ñài, xem TV 404 62,35 Từ người thân 119 18,36 Từ nhân viên y tế 80 12,35 Thấy xe cấp cứu 18 2,78 Hơn 2 nguồn 12 1,85 Không nhớ 15 2,31

Tổng cộng 648 100

Bảng 12: Số ñiện thoại gọi cấp cứu Câu trả lời Số trường hợp Tỷ lệ %

115 699 32,14 113 7 0,32 114 73 3,36 116 12 0,55 118 9 0,41 119 7 0,32 Số cấp cứu BV khác 10 0,46 Không nhớ 255 11,72 Không biết 1.103 50,71

Tổng cộng 2.175 100

Nhận xét: Tổng số người biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115: 699 (32,14%) * Số cấp cứu bệnh viện khác: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện FV, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện 175, Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện Nhân dân gia ñịnh, Bệnh viện Triều An, Bệnh viện quận huyện. Trong 1.476 số không biết số ñiện thoại gọi cấp cứu, có thêm 698 (47,36%) biết số ñiện thoại 115 là số ñiện thoại cấp cứu: Vậy tổng số người biết 115 là số ñiện thoại gọi cấp cứu: 1.397 (64,23%) Bảng 13: Nguồn biết số ñiện thoại cấp cứu 115

Câu trả lời Số trường hợp Tỷ lệ % Báo, ñài, truyền hình, internet 725 51,90 Người thân 203 14,53 Nhân viên y tế 71 5,08 Danh bạ 263 18,83 Xe cấp cứu 21 1,50 Trường học 17 1,22 Hội chữ thập ñỏ, phường 5 0,36 Hơn hai nguồn trên 51 3,65 Không nhớ 41 2,93

Tổng cộng 1.397 100

7

Nhận xét: ða số người dân biết số ñiện thoại cấp cứu 115 từ các phương tiện truyền thông: báo, ñài, truyền hình, Internet. 3.2.2 Bệnh viện ñảm trách dịch vụ cấp cứu 115: Bảng 14: Bệnh viện ñảm trách dịch vụ cấp cứu 115

Câu trả lời Số trường hợp Tỷ lệ % Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương 142 10,16 Bệnh viện nhân dân 115 248 17,75 Bệnh viện Cấp cứu thành phố 91 6,51 Bệnh viện Sài Gòn 35 2,51 Bệnh viện Chợ Rẫy 7 0,5 Bệnh viện khác 28 2 Tất cả các bệnh viện 149 10,67 Tổng ñài 159 11,38 Cấp cứu 115 toàn quốc 48 3,44 Không biết 490 35,08

Tổng cộng 1.397 100 Nhận xét: ða số người dân không biết cấp cứu 115 thuộc bệnh viện nào, tỷ lệ biết Cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện 115 là 17,75%, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương là 10,16% (tương ñương 6,53% mẫu nghiên cứu).

3.3 Thái ñộ sử dụng dịch vụ cấp cứu 115: Bảng 15: Mức ñộ cần thiết của dịch vụ cấp cứu 115

Mức ñộ cần thiết Số trường hợp Tỷ lệ % Rất cần thiết 556 25,56 Cần thiết 1.206 55,45 Không ý kiến 258 11,86 Không cần 150 6,90

Tổng cộng 2.175 100 Nhận xét: 81, 01% người dân ñược phỏng vấn cho biết dịch vụ cấp cứu tại nhà là rất cần thiết và cần thiết. Bảng 16: Thái ñộ khi người thân gặp tình huống cấp cứu

Thái ñộ Số trường hợp Tỷ lệ % Gọi xe cấp cứu 645 29,66 Tự ñưa ñến bệnh viện 995 45,75 Tùy trường hợp 535 24,6

Tổng cộng 2.175 100 Nhận xét: 45,75 % người dân ñược phỏng vấn cho biết sẽ tự ñưa bệnh nhân ñến bệnh viện khi gặp trường hợp cấp cứu.

Bảng 17: Lý do chọn giải pháp gọi xe cấp cứu

Lý do gọi xe cấp cứu Số trường hợp Tỷ lệ % An toàn 463 39,10 Nhanh 61 5,15 An toàn và nhanh 619 52,28

8

Không có xe khác 15 1,27 Có nhân viên y tế ñi kèm 16 1,35 Bệnh nhân không ñi ñược 4 0,34 Nhà không có ai khác 6 0,51

Tổng cộng 1.184 100 Nhận xét: 52,28% người dân chọn giải pháp gọi xe cấp cứu ñến khi gặp tình huống cấp cứu vì lý do nhanh và an toàn cho người bệnh

Bảng 18: Lý do chọn giải pháp tự ñưa bệnh nhân ñến bệnh viện

Lý do tự ñưa ñến BV Số trường hợp Tỷ lệ % Nhanh 1.031 67,04 Không tin dịch vụ cấp cứu 115 51 3,32 Không biết có cấp cứu 115 198 12,87 Nhà có xe riêng 14 0,91 Nhà trong hẻm xe cấp cứu không vào ñược

11 0,72

Nhà có bác sĩ 5 0,33 Nhà gần bệnh viện 79 5,14 Bệnh nhẹ 137 8,91 Gọi xe chi phí cao 12 0,78

Tổng cộng 1.538 100 Nhận xét: 67,04% người dân chọn giải pháp tự ñưa bệnh nhân ñến bệnh viện khi gặp tình huống cấp cứu vì lý do tự ñi nhanh hơn. 3.4. Các trường hợp ñã từng sử dụng dịch vụ cấp cứu 115: 231 (10,62%) 3.4.1. Các tình huống người dân từng gọi cấp cứu, số ñện thọai cấp cứu ñã từng gọi: Bảng 19: Tình huống ñã gọi cấp cứu

Tình huống Số trường hợp Tỷ lệ % Khó thở 32 13,79 ðột quỵ 36 15,52 Tăng huyết áp 33 14,22 Tăng ñường huyết 6 2,59 Tiêu chảy 3 1,29 Bệnh khác 34 15,09 Tai nạn 51 21,98 Chấn thương 14 6,03 Hấp hối 22 9,48

Tổng cộng 231 100 * Bệnh khác bao gồm: Ngất, hôn mê không rõ nguyên nhân: 19 (8,43%), ñộng kinh co giật: 8 (3,56%), nôn ói, ngộ ñộc: 5 (2,22%), sanh ñẻ: 1 (0,44%), ñau ruột thừa: 1 (0,44%).

Nhận xét: ða số người dân gọi cấp cứu khi gặp các tình huống: khó thở, ñột quị, tăng huyết áp, tai nạn.

Bàng 20: Số ñiện thoại cấp cứu bệnh viện ñã từng gọi:

Số ñiện thoại cấp cứu ñã gọi Số trường hợp Tỷ lệ % Số cấp cứu 115 168 72,73 Số cấp cứu bệnh viện khác 63 27,27

Tổng cộng 231 100

9

* Số cấp cứu bệnh viện khác: Bệnh viện FV (2), BV Chợ Rẫy (20), BV Nhân dân 115 (18), BV Nguyễn Tri Phương (23).

3.4.2: Ý kiến của người dân ñã từng sử dụng dịch vụ cấp cứu 115: (168 người) Bảng 21: Mức ñộ hài lòng về cấp cứu 115

Mức ñộ hài lòng Số trường hợp Tỷ lệ % Rất hài lòng 25 14,88 Hài lòng 84 50,00 Không ý kiến 27 16,07 Không hài lòng 31 18,45 Rất không hài lòng 1 0,60

Tổng cộng 168 100 Nhận xét: 64,88% người ñã từng sử dụng cấp cứu 115 cho biết rất hài lòng và hài lòng về dịch vụ. Bảng 22: Lý do rất hài lòng, hài lòng về dịch vụ cấp cứu 115:

Lý do hài lòmg Số trường hợp Tỷ lệ % Xe ñến nhanh 29 26,61 Có bác sĩ 3 2,75 Có phương tiện cấp cứu 1 0,92 Bác sĩ, ñiều dưỡng tận tình 48 44,04 Nhanh, bác sĩ, ñiều dưỡng tận tình 19 17,43 Nhanh, có phương tiện cấp cứu 5 4,59

Tổng cộng 109 100

Nhận xét: ða số người dân ñã từng sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 hài lòng về dịch vụ vì lý do bác sĩ, ñiều dưỡng tận tình (44,04%) Bảng 23: Lý do trả lời không hài lòng, rất hài lòng, không ý kiến:

Lý do không hài lòng Số trường hợp Tỷ lệ % Chờ lâu 34 69,39 Xe không ñến 5 10,20 Gọi ñiện thoại không ñược 2 4,08 Bác sĩ, ñiều dưỡng không tận tình 6 12,24 Chi phí cao 1 2,04 Phương tiện cấp cứu, không ñầy ñủ 1 2,04

Tổng cộng 49 100 Nhận xét: ða số người dân ñã từng sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 không hài lòng về dịch vụ vì lý do chờ lâu (63,39%)

Bảng 24: Tình huống nên gọi cấp cứu:

Tình huống Số trường hợp Tỷ lệ % Bệnh khẩn cấp nguy hiểm 864 39,74 Ngất, hôn mê 117 5,38 ðột quỵ 94 4,32 Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim 102 4,69 Khó thở 45 2,07

10

Tình huống Số trường hợp Tỷ lệ % Bệnh khác 67 3,08 Tai nạn 347 15,96 Bệnh và tai nạn 239 10,99 Không biết, không cần 300 13,75

Tổng cộng 2.175 100 Bệnh khác = 67 (3,08%) bao gồm: bệnh người già yếu, không di chuyển ñược: 41 (1,88%), nôn ối, ngộ ñộc: 12 (0,55%), ñộng kinh co giật: 6 (0,27%), sanh ñẻ: 1 (0,05%), tự tử: 4 (0,19%), hấp hối: 3 (0,14%).

Nhân xét: ða số người dân cho biết tình huống sẽ gọi cấp cứu khi bệnh khẩn cấp, nguy hiểm (39,74%)

3.5 Mối liên quan giữa các ñặc ñiểm nhóm ñối tượng và dịch vụ cấp cứu 115 3.5.1.Nhóm tuổi

Bảng 25. Liên quan giữa các nhóm tuổi và nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu:

Nhóm tuổi Nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 15 - 30 30 - 44 45 – 59 ≥ 60

Tổng cộng

p

Biết 240 (45,03%)

255 (34,88%)

169 (26,91%)

35 (12,37%)

699 (32,14%)

< 0,0001

Không biết 293 (54,97%)

476 (65,12%)

459 (73,09%)

248 (87,63%)

1.476 (100%)

Tổng cộng 533 (100%)

731 (100%)

628 (100%)

283 (100%)

2.175 (100%)

Nhận xét: Nhóm tuổi dưới 30 biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 nhiều hơn các nhóm khác Bảng 26. Liên quan giữa các nhóm tuổi và việc sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 khi gặp tình huống cấp cứu

Nhóm tuổi Sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 15 - 30 30 - 44 45 – 59 ≥ 60

Tổng cộng p

Gọi cấp cứu 115 194 (36,40%)

181 (24,76%)

177 (28,18%)

93 (32,86%)

645 (29,66%)

< 0,0001

Tự ñến bệnh viện, tùy tình huống 339 (63,6%)

550 (75,24%)

451 (71,82%)

190 (67,14%)

1.530 (70,34%)

Tổng cộng 533 (100%)

731 (100%)

628 (100%)

283 (100%)

2.175 (100%)

Nhận xét: Nhóm tuổi dưới 30 sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu nhiều hơn các nhóm tuổi khác.

3.5.2. Giới Bảng 27. Liên quan giữa giới và nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu:

Giới Nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 Nam Nữ

Tổng cộng p

Biết 331 (41,07%)

368 {26,88%)

699 (32,14%)

< 0,0001

Không biết 475 (58,93%)

1.001 (73,12%)

1.476 (67,86%)

Tổng cộng 806 (100%)

1.369 (100%)

2.175 (100%)

11

Nhận xét: Giới nam biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 nhiều hơn giới nữ. Bảng 28. Liên quan giữa giới và việc sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 khi gặp tình huống cấp cứu

Giới Sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 Nam Nữ

Tổng cộng p

Gọi cấp cứu 115 237 (29,4%)

408 (29,98%)

645 (29,66%)

0,844

Tự ñến bệnh viện, tùy tình huống

569 (70,6%)

961 (70,02%)

1.522 (70,24%)

Tổng cộng 806 (100%)

1.369 (100%)

2.175 (100%)

Nhận xét: Không có sự khác biệt về việc sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu giữa 2 nhóm nam và nữ.

3.5.3. Nhóm học vấn: Bảng 30. Liên quan giữa các nhóm trình ñộ học vấn và nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu

Trình ñộ học vấn Nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115

Không Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cao ñẳng, trung cấp

ðH, sau ðH

Tổng cộng

p

Biết 1

(4,35%)

35

(11,4%)

137

(23,34%)

368

(39,36%)

45

(52,33%)

113

(47,68%)

699

(32,14%)

< 0,0001

Không biết 22

(96,65%)

272

(88,6%)

450

(76,66%)

567

(60,64%)

41

(47,67%)

124

(52,32%)

1.476

(67,86%)

Tổng cộng 23 (100%)

307 (100%)

587 (100%)

935 (100%)

86 (100%)

237 (100%)

2.175 (100%)

Nhận xét: Nhóm trình ñộ học vấn cao ñẳng, trung cấp biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 nhiều hơn các nhóm khác. Bảng 31. Liên quan giữa các nhóm trình ñộ học vấn và việc sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 khi gặp tình huống cấp cứu

Trình ñộ học vấn Sử dụng dịch vụ cấp

cứu 115 Không Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cao ñẳng,

trung cấp ðH, sau

ðH

Tổng cộng p

Gọi cấp cứu 115

6

(26,09%)

82

(26,71%)

161

(27,43%)

268

(28,66%)

39

(45,35%)

89

(37,55%)

645

(29,66%)

0,001

Tự ñến bệnh viện, tùy tình huống

17

(73,91%)

225

(73,29%)

426

(72,57%)

667

(71,34%)

47

(54,65%)

148

(62,45%)

1.530

(70,34%)

Tổng cộng 23 (100%)

307 (100%)

587 (100%)

935 (100%)

86 (100%)

237 (100%)

2.175 (100%)

12

Nhận xét: Nhóm trình ñộ học vấn cao ñẳng, trung cấp sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu nhiều hơn các nhóm học vấn khác.

3.5.4. Nhóm nghề nghiệp: Bảng 32. Liên quan giữa nhóm nghề nghiệp và nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu

Nhóm nghề nghiệp Nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115

Công chức - viên chức, học sinh sinh viên, tri thức

Công nhân, nông dân, buôn bán, nghề tự do

Tổng cộng p

Biết 284 (49,31%)

415 {25,95%)

699 (32,14%)

< 0,0001

Không biết 292 (50,69%)

1.184 (74,05%)

1.476 (67,86%)

Tổng cộng 576 (100%)

1.599 (100%)

2.175 (100%)

Nhận xét: Nhóm nghề nghiệp là công chức, viên chức, học sinh sinh viên, trí thức biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 nhiều hơn nhóm công nhân, nông dân, nội trợ, buôn bán, hưu trí, nghề tự do. Bảng 33.Liên quan giữa các nhóm nghề nghiệp và việc sử dụng dịch vụ cấp cứu 115

Nhóm nghề nghiệp Sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 Công chức - viên chức, học

sinh sinh viên, tri thức Công nhân, nông dân, buôn bán, nghề tự do

Tổng cộng p

Gọi cấp cứu 115 220 (38,19%)

425 (26,58%)

645 (29,66%)

< 0,0001

Tự ñến bệnh viện, tùy tình huống

356 (61,81%)

1.174 (73,42%)

1.530 (70,34%)

Tổng cộng 576 (100%)

1.599 (100%)

2.175 (100%)

Nhận xét: nhóm nghề nghiệp là công chức viên chức, học sinh sinh viên, trí thức sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu nhiều hơn nhóm công nhân, nông dân, nội trợ, buôn bán, hưu trí, nghề tự do. 3.5.5. Nhóm cư ngụ tại các quận huyện: Bảng 34. Liên quan giữa các nhóm cư ngụ quận huyện và nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu:

Nhóm cư ngụ Nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 Quận nội thành Huyện ngoại thành

Tổng cộng p

Biết 617 (34,26%)

82 (21,93%)

699 (32,14%)

< 0,0001

Không biết 1.184 (65,74%)

292 (78,07%)

1.476 (67,86%)

Tổng cộng 1.801 (100%)

374 (100%)

2.175 (100%)

Nhận xét: Nhóm cư ngụ tại các quận nội thành biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 nhiều hơn nhóm cư ngụ ở các huyện ngoại thành

13

Bảng 35. Nhóm cư ngụ quận huyện và việc sử dụng dịch vụ cấp cứu 115

Nhóm cư ngụ Sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 Quận nội thành Huyện ngoại thành

Tổng cộng p

Gọi cấp cứu 115 541 (30,04%)

104 (27,81%)

645 (29,66%)

0,39

Tự ñến bệnh viện, tùy tình huống

1.260 (69,96%)

270 (72,19%)

1.530 (70,34%)

Tổng cộng 1.801 (100%)

374 (100%)

2.175 (100%)

Nhận xét: Không có sự khác biệt về việc sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu giữa 2 nhóm người dân cư ngụ tại quận nội thành hay huyện ngoại thành. 3.5.6.Nhóm nhân viên y tế ���� Nhóm nhân viên y tế biết số ñiện thoại 115 thuộc Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương:

13/35 (37,14%) ���� Sự liên quan giữa nhóm nhân viên y tế và nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu và sử

dụng dịch vụ cấp cứu Bảng 36. Sự liên quan giữa nhóm nhân viên y tế và nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu

Nhóm nhân viên y tế Nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 Nhân viên y tế Nghề khác

Tổng cộng p

Biết 20 (57,14%)

679 (31,73%)

699 (32,14%)

0,001

Không biết 15 (42,86%)

1.461 (68,27%)

1.476 (67,86%)

Tổng cộng 35 (100%)

2.140 (100%)

2.175 (100%)

Nhận xét: Tỷ lệ nhân viên y tế biết số ñiện thoại cấp cứu 115 là 57,14%, nhóm nhân viên y tế biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 nhiều hơn nhóm có nghề nghiệp khác. Bảng 37. Nhóm nhân viên y tế và việc sử dụng dịch vụ cấp cứu 115

Nhóm nhân viên y tế Sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 Nhân viên y tế Nghề khác

Tổng cộng p

Gọi cấp cứu 115 14 (40%)

631 (29,49%)

645 (29,66%)

0,177

Tự ñến bệnh viện, tùy tình huống

21 (60%)

1509 (70,51%)

1.530 (70,34%)

Tổng cộng 35 (100%)

2140 (100%)

2.175 (100%)

Nhận xét: Không có sự khác biệt về việc sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống nguy cấp giữa 2 nhóm nhân viên y tế và nhóm nghề nghiệp khác

3.6 . Ý kiến ñóng góp thêm về dịch vụ cấp cứu 115: (76 ý kiến)

3.6.1.Ưu ñiểm của cấp cứu 115:

14

Bảng 38. Ý kiến ñóng góp về ưu ñiểm của dịch vụ cấp cứu 115 Ý kiến Số trường hợp Tỷ lệ %

Cấp cứu 115 rất tiện lợi, tạo an tâm cho người dân 1 1,32 Thái ñộ nhân viên 115 rất tốt 1 1,32 Nên có cấp cứu 115 1 1,32 Nên quảng bá Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương có 115 1 1,32 Cấp cứu 115 rất cần thiết nên quảng bá rộng rãi 3 3,95 Nên phổ biến ở Hội chữ thập ñỏ 1 1,32 Giá cả hợp lý 1 1,32 Nên niêm yết giá dịch vụ 115 rộng rãi ñể cho người dân biết 2 2,64 Có xe cấp cứu ñỡ lo phương tiện di chuyển 1 1,32 Cấp cứu ñến tận nhà rất thuận lợi khi người bệnh không có ai bên cạnh

2 2,64

Tổng cộng 14 18,42 3.6.2.Hạn chế của cấp cứu 115: ���� Người chưa sử dụng dịch vụ cấp cứu 115 Bảng 39. Ý kiến về hạn chế của dịch vụ cấp cứu 115 của người chưa sử dụng dịch vu

Ý kiến Số trường hợp Tỷ lệ % Chưa biết chất lượng thế nào 1 1,32 Không tin nên không gọi 2 2,64 Gọi cấp cứu bệnh viện tư tốt hơn 1 1,32 Cấp cứu sẽ ñến chậm do kẹt xe, lô cốt nhiều 10 13,20 Biết sẽ chờ lâu, nên gọi taxi nhanh hơn 18 23,76 Gọi cấp cứu ngại chi phí cao 2 2,64 Cấp cứu chỉ dành cho người giàu 2 2,64 Không biết số ñiện thoại ñể gọi 1 1,32 Tự ñi bệnh viện vì thói quen 2 2,64 Có bảo hiểm y tế nên tự ñi bệnh viện 1 1,32 Khi người thân bị cấp cứu lung túng không nhớ gọi cấp cứu 1 1,32 Sợ cấp cứu không ñủ xe phục vụ 1 1,32 Sợ tiếng còi hụ xe cấp cứu nên không gọi 1 1,32 Không gọi vì nhà vùng sông nước 1 1,32 Tai nạn không gọi vì sợ phiền hà 1 1,32

Tổng cộng 45 59,21 ���� Người ñã từng gọi số ñiện thoại cấp cứu 115 Bảng 40. Ý kiến về hạn chế của dịch vụ cấp cứu 115 của người ñã sử dụng dịch vu

Ý kiến Số trường hợp Tỷ lệ % Gọi 115 không ai bắc máy 1 1,32 Gọi máy bị bận hoài 4 5,28 Nhà ở quận 9, gọi 115 xe không tới 1 1,32 Không bằng Bệnh viện Việt Pháp – Cấp cứu 115 chuyển lòng vòng

1 1,32

ðòi chi phí trước, vừa lên xe hỏi có tiền không, tài xế ñòi tiền 3 3,96 Thái ñộ nhân viên không tốt 1 1,32 Nên giảm thù tục hành chính 1 1,32

Tổng cộng 12 15,79

15

Bảng 41. Ý kiến khác:

Ý kiến Số trường hợp Tỷ lệ % Không biết cấp cứu 115 là của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

1 1,32

Nhà gần Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương nhưng không biết có cấp cứu 115

1 1,32

ðã gọi 115 nhưng không biết bệnh viện nào 2 2,64 ðã gọi 115 tưởng Bệnh viện Thống Nhất 1 1,32

Tổng cộng 5 6,58 4. BÀN LUẬN 4.1. ðặc ñiểm chung nhóm nghiên cứu:

Số người dân ñược phỏng vấn là 2175, cư ngụ tại tất cả 19 quận nội thành, 5 huyện ngọai thành tại TP.HCM. ðây chỉ là mẫu nhỏ so với dân số TP.HCM. Theo kết quả từ cuộc tổng ñiều tra dân số và nhà ngày 1.4.2009, TP.HCM có 7.123.340 người(3). Bình Tân là quận có dân số cao nhất, Gò Vấp thứ nhì. Huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất. Nghiên cứu của chúng tôi số người dân ñược phỏng vấn tại các quận nội thành chiếm ña số (82,8%) phù hợp với tỷ lệ chung về mật ñộ dân số của thành phố. Tuổi trung bình: 41,48. Nhóm tuổi 30-44 chiếm tỷ lệ cao nhất (33,61%), nhóm ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (13,01%). Do chúng tôi phỏng vấn người dân qua ñiện thoại bàn và trong quá trình phỏng vấn ñã loại bớt những người lớn tuổi do không hợp tác, lẫn…nên nghiên cứu chúng tôi tỷ lệ người lớn tuổi không cao trong khi tuổi thọ bình quân của người Viết Nam là 72,8 tuổi. Ngoài ra phỏng vấn qua ñiện thoại cũng có mặt hạn chế là ñã bỏ sót ñối tượng thường xuyên dùng ñiện thoại di ñộng và không có mặt ở nhà như giới trẻ. Giới: nam 37,06%, nữ 62,94%, tỷ lệ nữ/nam =1,7. Nghiên cứu chúng tôi nữ chiếm ña số, do hạn chế của việc phỏng vấn qua ñiện thoại bàn, nữ thường xuyên ở nhà hơn nam, nam ít sử dụng ñiện thoại bàn. Dân tộc Kinh chiếm ña số (97,56%) phù hợp với cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%. Trình ñộ học vấn cấp 3: chiếm ña số (42,99%) phù hợp với trình ñộ học vấn chung của dân số nước ta theo Bản dự thảo Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai ñoạn 2011-2010 do Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia ñình công bố, số năm ñi học trung bình ñạt 9,6 năm vào thời ñiểm 2006, 1,6% dân số có trình ñộ cao ñẳng, 4,2% ñại học, 0,2% trên ñại học(3). Nghề nghiệp: ña số thuộc nhóm công nhân, nội trợ, nông dân, buốn bán, nghề tự do 73,52% trong khi nhóm công chức, viên chức, học sinh sinh viên, trí thức chỉ có 26,48%, do hạn chế của việc phỏng vấn qua ñiện thoại bàn, nhóm nghề nghiệp công chức, viên chức, học sinh sinh viên, trí thức thường xuyên ra ngoài, ít sử dụng ñiện thoại bàn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngẫu nhiên có 35 người thuộc nhân viên y tế - là bác sĩ, ñều dưỡng, nữ hộ sinh ñang công tác tại các bệnh viện, phòng khám trong thành phố, hoặc ñã về hưu. Qua phân tích ñặc ñiểm chung nhóm nghiên cứu, với số mẫu 2175 chưa ñủ ñại diện cho dân số TP.HCM, nhưng cũng là cơ sở bước ñầu ñánh giá kiến thức và thái ñộ người dân TP.HCM về dịch vụ cấp cứu 115. Dù việc phỏng vấn người dân qua ñiện thoại bàn có một số ñiểm hạn chế nhưng cũng có ñiểm mạnh là chọn ngẫu nhiên ñược tất cả các quận huyện của TP HCM, phỏng vấn ñược số lượng lớn, cỡ mẫu thỏa mãn tính ñại diện của dân số, và các ñối tượng ñược phỏng vấn chính là các ñối tượng chúng tôi hướng ñến: thường xuyên ở nhà – chính là ñối tượng sẽ gọi số ñiện thoại cấp cứu 115 khi người thân gặp tình huống cấp cứu.

16

4.2. Sự hiểu biết về dịch vụ cấp cứu 115 của người dân TP.HCM :

4.2.1. Cụm từ “Dịch vụ cấp cứu ngoại viện”: 16% người ñược phỏng vấn biết TP.HCM có dịch vụ cấp cứu ngoại viện trong khi có 29,56% biết TP.HCM có dịch vụ cấp cứu tại nhà. ða số người dân không hiểu cụm từ “cấp cứu ngoại viện”, cụm từ này dễ gây hiểu lầm cho người dân là dịch vụ cấp cứu ngoài bệnh viện, là cấp cứu tại phòng khám, phòng mạch tư, ngoài ñường phố chứ không phải là cấp cứu tại nhà. Ngoài ra, không ít người hiểu lầm dịch vụ cấp cứu tại nhà là khám bệnh tại nhà, dành cho bác sĩ tư. 4.2.2. Số ñiện thoại gọi cấp cứu

Tỷ lệ người biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115: 32,14%, không ít người nhầm lẫn số ñiện thoại gọi cấp cứu là 113, 114. ða số là không biết (50,71%).

Tỷ lệ người biết 115 là số ñiện thoại gọi cấp cứu: 64,23%. ðiều này chứng tỏ người dân ña số biết số ñiện thoại 115 là số cấp cứu nhưng không nhớ khi ñược hỏi.

ða số người biết số ñiện thoại cấp cứu 115 từ các phương tiện truyền thông báo, ñài, truyền hình, Internet, kế ñến là danh bạ ñiện thoại (18,83%), người thân (14,53%). Tỷ lệ người dân biết qua nhân viên y tế, trường học, Hội Chữ thập ñỏ rất thấp. ðiều này chứng tỏ ñiểm mạnh của các phương tiện truyền thông ñại chúng, dễ gây ấn tượng mạnh cho người dân và làm người dân dễ nhớ. Cần tăng cường phổ biến rộng rãi hơn trên các phương tiện truyền thông về số ñiện thoại cấp cứu 115. Ngoài ra cần tăng cường phổ biến tại các bệnh viện, hệ thống phòng khám tư, trường học, Hội chữ thập ñỏ…ñể mọi người dân ñều biết số ñiện thoại 115. 4.2.3. Bệnh viện phụ trách dịch vụ cấp cứu 115:

Trong nhóm biết số ñiện thoại 115, có 248 người (17,75%) nghĩ rằng số ñiện thoại 115 của Bệnh viện nhân dân 115. ða số (35,08%) không biết cấp cứu 115 thuộc bệnh viện nào, tỷ lệ biết cấp cứu 115 thuộc BV Cấp cứu Trưng Vương là 10,16%, thấp hơn Bệnh viện nhân dân 115.

Có 11,38% người cho ý kiến số 115 là tổng ñài chung, sau ñó tổng ñài chuyển ñến bệnh viện gần nhất ñể ñộ cấp cứu của bệnh viện ñi, nên tất cả các bệnh viện ñều có thể ñi cấp cu nếu người dân gọi số 115 (10,67%).

So sánh với các mô hình trung tâm cấp cứu trong và ngoài nước, như tại Pháp - mô hình SAMU (Service d’ Aide Médical Urgente), là trung tâm cấp cứu của mỗi khu vực, ñặt tại bệnh viện lớn nhất của tỉnh, ñiện thoại số 15 tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu 24/24 giờ, có nhiệm vụ ñáp ứng cấp cứu cho người dân trong khu vực; tại Mỹ mô hình cAMR (American Medical Response), EMS (Emergency Medical Service) gắn với hoạt ñộng của Cảnh sát, ñiện thoại ứng cứu khẩn cấp là 911, phục vụ cho các yêu cầu ñáp ứng nhanh, vận chuyển nhanh về bệnh viện, chỉ thực hiện sơ cứu, hồi sức cơ bản rồi vận chuyển; tại Thái Lan- mô hình MEC (Medical Evacuation Center) là trung tâm sơ tán y khoa, gắn liền với Bệnh viện ða khoa Cảnh sát Quốc gia (Police General Hospital), khi có tín hiệu gọi cho cảnh sát ñồng thời ñó cũng là tín hiệu huy ñộng lực lượng y tế và xe cứu thương ñáp ứng cấp cứu, hỗ trợ y tế ban ñầu trong chấn thương do tai nạn, thảm họa và vận chuyển, tại Hà Nội, ðà Nẵng - mô hình Trung tâm vận chuyển cấp cứu, ñiện thoại 115, là ñơn vị ñộc lập, không ñặt trong bệnh viện, sơ cứu và vận chuyển cấp cứu từ nhà bệnh nhân ñến các bệnh viện tại Hà Nội, ðà Nẵng; tại Bạc Liêu - hoạt ñộng cấp cứu 115 là một bộ phận của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện ña khoa Bạc Liêu[6]; thì tại TP.CHM, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện ña khoa và là Trung tâm cấp cứu- vận chuyển cấp cứu. ðể thực hiện nhiệm vụ là Trung tâm cấp cứu- vận chuyển cấp cứu có khoa Cấp cứu ngoại viện trong Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Khi người dân gọi số ñiện thoại 115, cuộc gọi ñược nối thẳng ñến khoa Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, và xe cấp cứu sẽ xuất phát từ BV. Cấp cứu Trưng Vương. Nếu người dân ở

17

xa khu vực nội thành, thì bệnh viện sẽ liên hệ và ñiều hành cho bệnh viện gần nơi ở của bệnh nhân ñến cấp cứu.

Chính vì mô hình tại TP.HCM khác với mô hình những nơi khác nên ñại ña số người dân không ñược biết. Nếu tính cả mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ người dân biết cấp cứu 115 115 do BV Cấp cứu Trưng Vương ñảm trách là 6,53%. Tỷ lệ này quá thấp, do ñó bệnh viện cần giới thiệu và quảng bá rộng rãi về hoạt ñộng cấp cứu 115 và số ñiện thoại 115, và ñặc biệt quảng bá BV Cấp cứu Trưng Vương là bệnh viện cấp cứu và ñảm trách dịch vụ cấp cứu 115 khu vực TP.HCM.

4.3. Thái ñộ của người dân vể việc sử dụng dịch vụ cấp cứu 115:

4.3.1. Sự cần thiết của ñịch vụ cấp cứu 115:

Có 81,01% cho biết dịch vụ cấp cứu 115 là rất cần thiết và cần thiết. ñây là tín hiệu ñáng mừng vì người dân hiểu ñược tầm quan trọng và cần thiết của dịch vụ cấp cứu 115. 4.3.2. Thái ñộ: Khi gặp trường hợp cấp cứu, phần lớn (45,75 %) cho biết sẽ tự ñưa bệnh nhân ñến bệnh viện, 29,66% cho biết sẽ gọi xe cấp cứu và 24,6% cho rằng tùy trường hợp. Tỷ lệ gọi xe cấp cứu còn thấp dù người dân hiểu ñược tầm quan trọng và cần thiết. ðây là số liệu rất ñáng quan tâm. 4.3.3. Lý do người dân chọn giải pháp gọi xe cấp cứu hay tự ñưa bệnh nhân ñến bệnh viện:

Số người dân chọn giải pháp gọi xe cấp cứu cho biết việc gọi xe cấp cứu ñến vì lý do ñảm bảo an toàn và nhanh cho người bệnh (52,28%), vì an toàn (39,1%), các lý do khác như nhanh, có nhân viên y tế, không có xe khác ñể ñi, không có ai bên cạnh, bệnh nhân không tự ñi ñược chiếm tỷ lệ thấp. ðiều này cho thấy ña số người dân hiểu ñược ñiểm mạnh của cấp cứu 115 là ñảm bảo an toàn cho người bệnh do trên xe có ñội ngũ bác sĩ, ñiều dưỡng và các phương tiện cấp cứu. Số người dân chọn giải pháp tự ñưa bệnh nhân ñến bệnh viện vì lý do tự ñi nhanh hơn (67,04%), không biết có dịch vụ cấp cứu 115 (12,87%), bệnh nhẹ còn tự ñi ñược (8,91%), nhà gần bệnh viện (5,14%), các lý do khác như không tin dịch vụ cấp cứu 115, nhà có xe tự ñưa ñi, nhà có bác sĩ, nhà trong hẻm hoặc vùng sông nước xe không vào ñược, chi phí cao chiếm tỷ lệ thấp. Trên 67% tự ñưa bệnh nhân ñến bệnh viện vì lý do nhanh hơn gọi xe cấp cứu, là vấn ñề lớn cho các nhà quản lý. Tình trạng kẹt xe, lô cốt nhiều trong thời gian qua ở TP.HCM ñã góp phần làm xe cấp cứu ñến chậm, ña số người dân chọn giải pháp tự ñi bằng cách gọi Taxi ñến bệnh viện gần nhất. 4.3.5. Nhóm người dân từng gọi cấp cứu: 231 (10,62%) Các tình huống người dân thường gọi cấp cứu: ða số người dân gọi cấp cứu khi gặp các tình huống tai nạn (21,98%), ñột quị (15,52%), tăng huyết áp (14,22%), khó thở (13,79%)… Số ñiện thoại người dân ñã từng gọi cấp cứu: 115 (72,73%), còn lại là số của BV FV, BV Chợ Rẫy, BV nhân dân 115, BV Nguyễn Tri Phương. 64,88% người ñã từng sử dụng cấp cứu 115 qua số ñiện thoại 115 cho biết rất hài lòng và hài lòng về dịch vụ.

Lý do hài lòng vì bác sĩ, ñiều dưỡng tận tình (44,04%), xe ñến nhanh (26,61%), cà hai lý do trên (17,43%), có bác sĩ, có phương tiện cấp cứu chiếm tỷ lệ thấp. Lý do không hài lòng về dịch vụ vì chờ lâu (63,39%), bác sĩ, ñiều dưỡng không tận tình (12,24%), xe không ñến nên chuyển qua ñi taxi (10,2%), các lý do gọi ñiện thoại không ñược, phương tiện cấp cứu không ñầy ñủ, chi phí cao chiếm tỷ lệ thấp. ⇒ Qua các số liệu và ý kiến người dân ñã từng sử dụng cấp cứu 115 bằng số ñiện thoại 115, chúng tôi nhận thấy người dân tín nhiệm dịch vụ cấp cứu 115 của bệnh viện ña số vì thái ñộ bác sĩ, ñiều dưỡng tận tình, trên xe có phương tiện cấp cứu. người dân không hài

18

lòng và than phiền vì chờ lâu, xe không ñến, gọi ñiện thoại không ñược là những vấn ñề bệnh viện cần giải quyết. Chi phí không là vấn ñề quan tâm ñối với ña số người dân. 4.3.6. Tình huống nên gọi cấp cứu: Khi ñược phỏng vấn về tình huống nên gọi cấp cứu ñến, 864/2175 (39,74%) người dân cho biết sẽ gọi khi người thân có bệnh khẩn cấp, nguy hiểm, hấp hối, 15,96% gọi khi gặp tai nạn, ñáng chú ý có ñến 13, 75% trả lời không biết, không cần, không bao giờ gọi. ðây là ñối tượng cần tác ñộng ñể người dân hiểu biết hơn về tầm quan trọng cũng như việc thuận lợi khi gọi cấp cứu 115. 4.4. Mối liên quan giữa các nhóm giới tính, tuổi, trình ñộ học vấn, nghề nghiệp ñối với kiến thức và thái ñộ về dịch vụ cấp cứu 115: Nam biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 (41,07%) nhiều hơn nữ nhưng không có sự khác biệt về việc sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu giữa 2 giới. ðiều này phù hợp với thực tế nam tiếp cận với các phương tiện truyền thông nhiều hơn (báo, ñài, truyền hình, Internet), ñi làm, ra ngoài xã hội tiếp xúc nhiều hơn nên nam biết số ñiện thoại gọi cấp cứu 115 nhiều hơn nữ. Tuy nhiên khi gặp tình huống cấp cứu, việc sẽ gọi xe cấp cứu không có khác biệt giữa 2 giới, có thể do nam tiếp xúc và hiểu biết nhiều hơn nên cũng biết mặt hạn chế của việc gọi xe cấp cứu nhiều hơn là phải chờ lâu – trong khi nữ thụ ñộng hơn nên dễ dàng chọn phương án gọi xe cấp cứu cho ñảm bảo. Tỷ lệ biết số ñiện thoại gọi cấp cứu 115 ở nhóm tuổi dưới 30(45,03%), nhóm 30-40 tuổi (34,88%), nhóm 45-59 tuổi (26,91%), nhóm từ 60 tuổi trở lên (12,37%) ⇒ Sự nhận biết số ñiện thoại cấp cứu 115 giảm dần theo nhóm tuổi. Khi gặp tình huống cấp cứu, nhóm tuổi dưới 30 sẽ gọi xe cấp cứu, (36,4%) nhiều hơn các nhóm tuổi khác, ñây là nhóm tuổi tiếp cận với các phương tiện truyền thông - ñặc biệt là Internet - nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Nhóm cư ngụ tại các quận nội thành biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 (34,26%) nhiều hơn nhóm cư ngụ ở các huyện ngoại thành (21,93%) nhưng không có sự khác biệt về việc sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu giữa 2 nhóm. Có thể do người dân cư ngụ tại các quận nội thành gần các bệnh viện nên khuynh hướng tự ñến bệnh viện nhiều hơn người dân cư ngụ tại các huyện ngoại thành. Nhóm trình ñộ học vấn cao ñẳng, trung cấp biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 (52,33%), kế ñến là nhóm trình ñộ ñại học, trên ñại học (47,68%) và khi gặp tình huống cấp cứu sẽ gọi xe cấp cứu nhiều hơn các nhóm học vấn khác. Nhóm nghề nghiệp là công chức, viên chức, học sinh sinh viên, trí thức biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 và khi gặp tình huống cấp cứu sẽ gọi xe cấp cứu nhiều hơn nhóm công nhân, nông dân, nội trợ, buôn bán, hưu trí, nghề tự do. Các so sánh này cho thấy trình ñộ học vấn và nghề nghiệp có liên quan ñến sự nhận biết số ñiện thoại gọi cấp cứu 115 và thái ñộ sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu. Nhóm nhân viên y tế biết số ñiện thoại cấp cứu là 115 chưa cao (57,14%), biết dịch vụ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương 13/35 (37,14%), biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 nhiều hơn nhóm có nghề nghiệp khác nhưng không có sự khác biệt về việc sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu giữa 2 nhóm nhân viên y tế và nhóm nghề nghiệp khác. Có lẽ số mẫu nhân viên y tế trong nghiên cứu thấp (35 người) không ñủ ñại diện, nhưng số liệu cũng ñủ làm chúng ta suy nghĩ, tỷ lệ nhân viên y tế biết số ñiện thoại cấp cứu 115 cũng như biết dịch vụ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương là chưa cao. Khi gặp tình huống cấp cứu không có sự khác biệt về việc sẽ gọi xe cấp giữa 2 nhóm nhân viên y tế và nhóm nghề nghiệp khác – trong khi nhân viên y tế là nhóm nghề nghiệp biết rõ nhất về sự cần thiết và tầm quan trọng của dịch vụ cấp cứu 115. 4.5. Ý kiến ñóng góp của người dân về dịch vụ cấp cứu 115:

Có tổng cộng 76 ý kiến cá nhân góp ý về dịch vụ cấp cứu 115, chúng tôi ñã chia thành 4 bảng (bảng 38,39,40,41) trong ñó 14 (18,42%) ý kiến khen ngợi các mặt ưu ñiểm của cấp cứu 115 ñối với người dân, 45 (59,21%) ý kiến của người dân chưa từng sử dụng

19

dịch vụ cấp cứu cho biết các lý do không gọi cấp cứu, 12 (15,79%) ý kiến về hạn chế của dịch vụ cấp cứu 115 của người ñã từng sử dụng dịch vu cấp cứu và 5 (6,58%) ý kiến khác

Các ý kiến khen ngợi về các mặt tích cực của dịch vụ cấp cứu 115 tập trung vào các ñiểm sau:

+ Cần thiết phải có dịch vụ + Rất tiện lợi, tạo sự an tâm cho người bệnh, rất thuận lợi khi người bệnh

không tự ñi ñược, không có người thân bên cạnh + Thái ñộ nhân viên y tế của dịch vụ cấp cứu 115 rất tốt + Giá cả hợp lý, nên niêm yết giá rộng rãi ñể người dân ñược biết + Nên quảng bá rộng rãi về số ñiện thoại 115, về Bệnh viện Cấp cứu Trưng

Vương có cấp cứu 115. Các ý kiến của người dân chưa từng sử dụng dịch vụ cấp cứu về các lý do không

gọi dịch vụ: + Không biết số ñể gọi, chưa biết chất lượng, chưa tin tưởng + Do tình trạng kẹt xe và lô cốt, sẽ chờ lâu nên gọi taxi + Ngại chi phí cao + Tự ñến bệnh viện vì thói quen, vì có BHYT + Khi người thân bị cấp cứu lúng túng không nhớ số ñể gọi + Sợ phiền hà về thủ tục khi gặp tai nạn

Các ý kiến trên tập trung vào sự cần thiết phải quảng bá rộng rãi về dịch vụ cấp cứu 115: số ñiện thoại 115, hoạt ñộng, sự tiện ích của dịch vụ nhằm tạo sự tin tưởng cho người dân.

Các ý kiến về hạn chế của dịch vụ cấp cứu 115 của người ñã sử dụng dịch vu: + Gọi 115 không ai nhấc máy, máy bị bận + Nhà xa, xe không tới, chuyển lòng vòng + Thái ñộ tiếp xúc và phục vụ của nhân viên y tế + Thủ tục hành chính rườm rà Các ý kiến còn lại: Không biết cấp cứu 115 thuộc bệnh viện nào, không biết thuộc

BV Cấp cứu Trưng Vương, ñã sử dụng dịch vụ nhưng không biết xe cấp cứu của bệnh viện nào, tưởng lầm bệnh viện Thống Nhất.

ðây là những ñiểm có thể khắc phục ñược, ñặc biệt từ sự cố gắng và nỗ lực của khoa Cấp cứu 115 ñể chất lượng phục vụ cho người dân ñược tốt hơn. 5. KẾT LUẬN

Tỷ lệ biết số ñiện thoại gọi cấp cứu 115 là 32,14%, tỷ lệ biết 115 là số ñiện thoại gọi cấp cứu 64,23%, tỷ lệ biết dịch vụ cấp cứu 115 115 thuộc BV Cấp cứu Trưng Vương 6,53%.

81,01% cho biết dịch vụ cấp cứu 115 là rất cần thiết và cần thiết, nhưng khi gặp trường hợp cấp cứu, phần lớn sẽ tự ñưa bệnh nhân ñến bệnh viện vì lý do tự ñi nhanh hơn (67,04%).

64,88% người ñã từng sử dụng cấp cứu 115 cho biết rất hài lòng và hài lòng về dịch vụ. lý do hài lòng ña số là thái ñộ bác sĩ, ñiều dưỡng tận tình, lý do không hài lòng là chờ lâu.

Nam biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 nhiều hơn nữ nhưng không có sự khác biệt về việc sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu giữa 2 giới. Nhóm tuổi dưới 30, nhóm trình ñộ học vấn cao ñẳng, trung cấp, nhóm nghề nghiệp là công chức, viên chức, học sinh sinh viên, trí thức biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 và khi gặp tình huống cấp cứu sẽ gọi xe cấp cứu nhiều hơn các nhóm khác. Nhóm cư ngụ quận nội thành biết số ñiện thoại gọi cấp cứu là 115 nhiều hơn nhóm huyện ngoại thành nhưng không có sự khác biệt về việc sẽ gọi xe cấp cứu khi gặp tình huống cấp cứu giữa 2 nhóm.

Qua nghiên cứu, bệnh viện cần ñưa ra các chương trình nâng cao chất lượng phục vụ của cấp cứu 115 cũng như các biện pháp tuyên truyền trong cộng ñồng - ñặc biệt trên các phương tiên truyền thông- về lợi ích và cách tiếp cận hệ thống cấp cứu ngoại viện.

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nga Huyền (2008). “Cấp cứu 115: Mới chỉ ñể chữa cháy”. Công an nhân dân.

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2008/7/96357.cand 2. Lê Thanh Hà (2007). “Cấp cứu 115: Hãy... ñợi ñấy!”. Tuổi trẻ

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=224101&ChannelID=3

3. Dự thảo Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai ñoạn 2011-2010 (2009).. Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia ñình.

4. EU document on European adoption of 112 emergency number (2007).. http://www.colonie.org/ems/#anchor45252

5. History of the Emergency Medical Service (SAMU) (2006). http://www.samu06.org/en/historique.php?PHPSESSID=495938d9e4e93d461ec79004684068bc#

6. Lê Thị Cúc (2007). “Tình hình hoạt ñộng cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương”. Hội thảo Khoa học Việt – Pháp về Cấp cứu và Hồi sức cấp cứu. tr 34-40.

7. Paramedic (2010). http://en.wikipedia.org/wiki/Paramedic 8. Porter A. et al. (2008). "Covering our backs": ambulance crews’ attitudes towards

clinical documentation when emergency (999) patients are not conveyed to hospital”. Emergency Medicine Journal; 25. p.292-295.