23
Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng dẫn. Nicholas Wilkinson (1) & Pham Van Dong (2) November 2012. Photos by Nicholas Wilkinson, Serda Ozbenian, Pham Doan Vong (1) University of Cambridge, Department of Geography, (2) Hue University of Agriculture and Forestry and Bach Ma National Park. Work conducted with the support of WWF Greater-Mekong Programme, Forest Protection Department Thua Thien Hue and Bach Ma National Park.

Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng dẫn.

Nicholas Wilkinson(1) & Pham Van Dong(2)

November 2012.

Photos by Nicholas Wilkinson, Serda Ozbenian, Pham Doan Vong

(1) University of Cambridge, Department of Geography, (2) Hue University of Agriculture and Forestry and Bach Ma National Park.

Work conducted with the support of WWF Greater-Mekong Programme, Forest Protection Department Thua Thien Hue and Bach

Ma National Park.

Page 2: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Ba nguyên tắc:

Dưới đây là ba nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất cần tuân theo mỗi khi điền vào phiếu dữ liệu:

1) Nguyên tắc ghi thông tin ngay tại hiện trường: trực tiếp ghi nhận thông tin vào phiếu dữ liệu ngay

tại hiện trường; đừng chờ đến khi bạn quay trở lại trại hay khi đã trở về nhà. Bạn không cần phải

ghi vào sổ, chỉ cần điền vào phiếu dữ liệu

2) Nguyên tắc nhất quán: bạn cần có một qui trình chuẩn mực để thực hiện các bước như nhau tại

mỗi điểm. Khác nhau giữa hai phiếu dữ liệu phải chỉ ra được những khác nhau thực sự giữa các

điểm khảo sát, chứ không phải khác nhau về cái bạn làm gì hay bạn biết gì.

3) Nguyên tắc công bằng: bạn không được chọn các điểm khảo sát theo cách bạn cho là đặc biệt thú

vị vì bất kỳ lý do nào. Bạn cũng không được sử dụng nhiều thời gian khảo sát hơn tại điểm này so

với điểm khác vì như vậy kết quả đem lại sẽ không mang tính chất công bằng. Khảo sát là nhằm

mục đích phát hiện ra điểm mới chứ không phải nhằm mục đích khẳng định cái bạn nghĩ.

Page 3: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Thiết kế quá trình nghiên cứu:

Giai đoạn 1) Định nghĩa khu vực nghiên cứu.

Khu vực nghiên cứu phải được xác định rõ ràng, có thể là một khu bảo tồn hay một huyện hay một đơn vị

hành chính nào khác. Nếu đây là một đơn vị hành chính, bạn cần xác định khu vực nghiên cứu là ‘rừng tự

nhiên thuộc huyện’. Điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng dữ liệu lấy từ vệ tinh để chỉ ra được ranh giới

rừng tự nhiên. Các dữ liệu gần đây từ Viện và phân viện điều tra và qui hoạch rừng sẽ phục vụ cho mục đích

này tại Việt Nam.

Thiết lập file vùng (polygon) GIS cho khu vực nghiên cứu của bạn

Giai đoạn 2) Chọn ngẫu nhiên ô vuông.

Lập phép chiếu lưới có diện tích 1km x 1km

Chọn các ô vuông nằm trong lưới chiếu có trung tâm thuộc khu vực nghiên cứu của bạn

Đánh số các ô vuông theo cách ngẫu nhiên.

(xem phụ lục 1 hướng dẫn cách tiến hành giai đoạn này trong ArcGIS)

Giai đoạn 3) Xác định kích thước ô mẫu

Bạn có thể tiến hành khảo sát bao nhiêu điểm?

Quyết định số lượng (n) và chọn các ô vuông từ 1 đến n trong lưới chiếu ngẫu nhiên.

Số lượng ô vuông bạn cần sẽ phụ thuộc vào việc bạn muốn làm gì với các kết quả thu được đồng thời cũng

phụ thuộc vào việc liệu bạn có kết nối dữ liệu bạn có với dữ liệu từ các khu vực khác hay không. Tuy vậy,

theo nguyên tắc chung thì nếu tiến hành tại ít hơn 10 điểm sẽ không đem lại giá trị.

Giai đoạn 4) Lên kế hoạch cho chuyến thực địa.

Nhìn vào bản đồ khu vực nghiên cứu của bạn, lên kế hoạch cho một loạt các chuyến thực địa đi đến tất cả

các ô vuông. Bạn cần khảo sát một ô tiêu chuẩn tại mỗi ô vuông. Hoạt động này sẽ mất cả một buổi. Điều

này có nghĩa là bạn cần phải hết sức cẩn thận khi quyết định cắm trại tại đâu.

Page 4: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Ô tiêu chuẩn. Thay vì phải khảo sát toàn bộ ô vuông, bạn nên hướng trọng tâm khảo sát

một ô tiêu chuẩn diện tích 200 x 200m nằm tại trung tâm của ô vuông

(xem biểu đồ). Bạn không cần phải đánh dấu ô mẫu này trên đất mà có

thể sử dụng GPS để xác định.

Sẽ rất tốt khi nhập các hướng của ô mẫu vào GPS trước khi tiến hành công

việc. Nếu bạn sử dụng hệ tọa độ UTM thì sẽ như thế này:

Tây Nam XXX400, XXXX400

Đông Nam XXX400, XXXX600

Đông Bắc XXX600, XXXX400

Tây Bắc XXX600, XXXX400

Do vậy đối với ô vuông có hướng tây nam là: 788000, 1774000 thì hướng tây nam của ô tiêu chuẩn sẽ là

788400, 1774400

Phương pháp nghiên cứu cơ bản.

Phương pháp cơ bản hướng đến nghiên cứu chuyên sâu về bẫy và dấu hiệu con người. Phương pháp này

phù hợp với địa hình phức tạp tại Trung Trường Sơn. Tuy nhiên, do phương pháp này không được định

hướng và chuẩn hóa cho lắm nên người nghiên cứu phải gánh nhiều trách nhiệm hơn để thực hiện hoạt

động một cách chính xác.

Hướng dẫn quan trọng nhất là luôn tự hỏi chính bản thân bạn rằng “Nếu có con đường mòn nào đi nằm

trong ô tiêu chuẩn, mình sẽ tìm thấy nó

không?” Bạn nên hướng mục tiêu để tìm ra

tất cả các con đường và đo chiều dài

đường trong ô tiêu chuẩn.

Bên cạnh các con đường do con người tạo ra

thì đường mòn cũng bao gồm cả các con

suối, kể cả suối khô. Nếu bạn tìm thấy một

con suối có thể đi qua được (hoặc có thể trèo

qua được), bạn nên đi theo và đo độ dài của

nó trong ô tiêu chuẩn. Chỉ những con suối

nào có dốc nguy hiểm hay rêu xanh quá dầy

thì không nên đi qua. Khi đi qua một con

suối, hãy xem xét cẩn thẩn thử có đường

mòn nào hay con suối nhỏ nào rẻ nhánh

không. Những đặc điểm này khó phát hiện

ra, đặc biệt đối với những con suối lớn.

Các đường mòn không nằm dọc theo suối thì

thường nằm dọc theo dông

Một tuyến khảo sát điển hình tại ô tiêu chuẩn

Page 5: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

núi (mặc dù không phải lúc nào cũng có). Do vậy cần kiểm tra cẩn thận

các dông núi xem thử có đường mòn nào không. Thậm chí khi bạn không thể ngay lập tức tìm thấy đường

mòn tại đây, bạn vẫn thường bắt gặp chúng nếu tiếp tục đi một đoạn dọc theo đỉnh.

Nếu bạn phát hiện ra một vị trí không phải nằm trên đỉnh hay dọc theo suối và cũng không quá dốc hay quá

um tùm, chú ý tìm kiếm thật kỹ xem thử có bẫy hay dấu vết của động vật nào không.

Bạn cũng có thể thấy cần thiết để đi bộ quanh ô tiêu chuẩn, đến cả bốn hướng của ô và kiểm tra các đường

mòn vào và ra ô tiêu chuẩn. Nếu bạn phát hiện ra bất kỳ cái gì, nên đi theo kiểm tra. Điều này giúp cho việc

ghi lại dữ liệu sinh cảnh được dễ dàng hơn, tuy nhiên cần chắc chắn là bạn đi bộ tất cả các nơi quanh ô tiêu

chuẩn. Ba góc là chưa đủ. Nguyên tắc không yêu cầu bạn phải tìm kiếm khắp ô tiêu chuẩn nhưng các điểm

(tracklog) trên GPS sẽ chỉ ra việc tìm kiếm của bạn đạt hiệu quả như thế nào.

Khi bạn tiến hành khảo sát, nên sử dụng cả GPS và phiếu dữ liệu để ghi lại thông tin. Việc ghi thông tin lên

phiếu dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng trong thời gian bạn ở tại thực địa, chứ không phải là lúc bạn đã

quay trở lại trại. Nhớ rằng giấy ít tốn chi phí còn dữ liệu thì rất quí và các nhà sinh thái học thì không bao

giờ tin tưởng vào dữ liệu trên một phiếu sạch đẹp. Không nên sử dụng viết mực vì nó sẽ bị ướt khi trời

mưa.

Phương pháp này được thiết kế sử dụng cho 2 người (người nghiên cứu và người hướng dẫn) trong quá

trình nghiên cứu một ô tiêu chuẩn. Nếu bạn cần một người thứ ba, thì cũng có thể chấp nhận được. Tuy

nhiên không nên có trên ba người trong một chuyến khảo sát ô tiêu chuẩn . Nếu như vậy có thể làm thay

đổi việc phát hiện ra mọi vật và sẽ làm trái ngược các kết quả thu được từ đợt khảo sát.

Sử dụng GPS

Sẽ rất hữu ích nếu có một GPS hiện đại, có độ nhạy cao đồng thời nhập các hướng ô tiêu chuẩn vào GPS để

làm điểm tọa độ trước khi bạn khởi hành. Công việc sẽ thuận lợi hơn nữa nếu bạn đưa bản đồ số lên máy

GPS.

Việc ghi lại tập hợp các điểm đã đi qua (tracklog) vào GPS (KHÔNG CHỈ ĐIỂM TỌA ĐỘ (waypoints)!) trong

thời gian tìm kiếm tại ô tiêu chuẩn là hoàn toàn thiết yếu. Nếu không có dữ liệu trong GPS, các thông tin

khác bạn ghi nhận hầu như vô nghĩa. Bạn nên cài đặt tracklog cứ 10 mét một lần. Nếu không làm như vậy,

thì bạn sẽ không thể có độ phân giải đầy đủ để xác định địa điểm. Việc ghi nhận này có thể chiếm nhiều

dung lượng trong máy GPS. Chúng tôi khuyến nghị rằng bạn nên xóa hết các tracklog trước trong máy GPS

trước khi xuất phát vào rừng và đừng sử dụng chức năng tracklog trừ khi bạn tiến hành khảo sát trong ô

tiêu chuẩn.

Không cần thiết phải luôn ở trong ô tiêu chuẩn. Nếu bạn ở gần rìa ô và bạn ở bên ngoài đường biên khoảng

30 mét cũng không có vấn đề gì. Nếu bạn phải đi xa hơn để tìm ra đường mòn vào ô tiêu chuẩn, bạn không

nên ghi dữ liệu mà chờ cho đến khi quay trở lại ô.

Phối hợp nghiên cứu này với các mục tiêu nghiên cứu khác.

Bạn có thể muốn kết hợp khảo sát ô tiêu chuẩn này với các nghiên cứu khác. Chúng tôi muốn bạn để mắt

đến phân có thể là của Sao la hay các động vật móng guốc khác. Điều này có nghĩa là tìm kiếm đường đi gần

Page 6: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

đây của động vật (cách tốt nhất là tìm các lá bị động vật ăn) và đi theo đường ấy, có thể đưa bạn ra khỏi ô

tiêu chuẩn.

Việc này cũng có thể chấp nhận được; tuy nhiên, nếu bạn làm như vậy hay dừng lại vì bất kỳ lý do nào, bạn

cần phải dừng lại việc khảo sát ô tiêu chuẩn và bắt đầu lại từ đầu. Bạn cần phải ghi lại thời gian bạn dừng

khảo sát cũng như thời gian bắt đầu lại. Không được cố gắng làm cả hai việc cùng một lúc.

Một loại thông tin quan trọng khác bạn có thể muốn ghi lại là dữ liệu thuộc trong phạm vi ô vuông nhưng

lại nằm bên ngoài ô tiêu chuẩn. Bạn có thể thấy các vật nằm trong ô vuông trên đường đi tới ô tiêu chuẩn.

Nếu bạn muốn ghi lại, bạn nên lưu các điểm đã đi qua (tracklog) ngay sau khi bước vào ô vuông; nhưng

bạn có thể cài đặt tracklog để ghi thông tin mỗi 50m một lần, không phải mỗi 10m. Chúng tôi đang tạo ra

một phiếu dữ liệu để sử dụng khảo sát trong ô vuông nằm bên ngoài ô mẫu. Vui lòng hỏi thêm thông tin cụ

thể để xem phiếu này đã có chưa.

Lời khuyên để lập kế hoạch cho chuyến đi rừng của bạn

Hãy cẩn thận về vị trí bạn cắm trại! Nếu không thì bạn có thể mất rất nhiều thời gian để đi vào và ra các ô

tiêu chuẩn. Nhìn chung không thể cắm trại tại một vị trí để tiến hành khảo sát tất cả các ô vuông; ngược lại

bạn sẽ phải di chuyển trại của mình. Đồng thời nếu bạn thuê người dẫn đường địa phương, họ có thể chọn

vị trí cắm trại tại nơi mà họ quen địa hình nhưng có thể cách ô tiêu chuẩn bạn khảo sát cả hàng trăm mét

hay thậm chí hàng cây số. Các điểm này cũng có thể nằm ở giữa rừng thứ sinh có nhiều mây và tre do đây

trước kia là vị trí thôn bản và rừng đã bị phát quang trong những năm gần đây. Việc đi lại qua hàng trăm

mét dọc theo địa hình như thế này tại Trung Trường Sơn có thể mất cả ngày.

Chúng tôi luôn khuyến nghị bạn cắm trại ngay trong ô vuông khảo sát. Theo cách này bạn có thể tiến hành

thu thập dữ liệu bất kỳ khi nào trong rừng. Tuy vậy không nên cắm trại trong ô tiêu chuẩn phòng trừ cho

trường hợp bạn có thể quấy động mọi vật trước khi tiến hành khảo sát.

Page 7: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Phiếu dữ liệu ô tiêu chuẩn:

Trang 1: Chi tiết khảo sát

Số ô vuông: là số ngẫu nhiên được đánh dấu cho 1km vuông bạn đang

khảo sát trong đó.

Góc tây nam: là hệ tọa độ (theo UTM-WGS84) của hướng tây nam của

1km vuông đó.

Ví dụ: Ô vuông số 7; Hướng tây nam 788000, 1774000

Bạn nên ghi lại số ô vuông vào mỗi trang của phiếu dữ liệu phòng

trường hợp các phiếu bị tách ra khỏi nhau.

Ô tiêu chuẩn: bạn nên khảo sát ô tiêu chuẩn diện tích 200 x 200m nằm tại trung tâm của ô vuông diện tích

1km vuông này (xem biểu đồ). Luôn luôn chọn ô tiêu chuẩn tại trung tâm dù có khó khăn như thế nào đi

nữa. Phương pháp khảo sát này được thiết kế để có thể sử dụng trong bất kỳ địa hình nào.

Hệ tọa độ góc tây nam của ô tiêu chuẩn trong ô vuông này là: 788400, 1774400. Tất cả các góc của ô tiêu

chuẩn sẽ kết thúc bằng số 400 hay 600.

Ngày giờ.

Bạn nên ghi lại thông tin về ngày giờ khi bước vào ô tiêu chuẩn 200 x 200m và bắt đầu tiến hành khảo sát.

Nếu bạn dừng lại để nghỉ ngơi trong thời gian nhiều hơn 10 phút hoặc vì bất kỳ lý do nào (kể cả việc tiến

hành một khảo sát khác), bạn phải ghi lại thời gian dừng khảo sát và thời gian bắt đầu trở lại. Nhớ phải ghi

thời gian hoàn thành khảo sát.

Không có gì sai trái nếu bạn muốn nghỉ ngơi! Khảo sát là một hoạt động khó khăn và con người thì cần

được nghỉ ngơi và ăn uống. Điều quan trọng là chúng tôi cần biết tổng thời gian bạn tiến hành nghiên cứu.

Nhân sự.

Vui lòng cung cấp tên của những người có mặt. Biết được số người tham gia vào khảo sát đóng vai trò rất

quan trọng. Thông thường chỉ có bạn và người dẫn đường địa phương. Không nên có bất kỳ lý do nào để có

thêm người tham gia vào khảo sát ô tiêu chuẩn. Vì nếu có nhiều người hơn thì có khả năng nhìn được nhiều

vật hơn, như vậy có thể làm cho khảo sát không mang tính công bằng. Tuy nhiên nên bạn có thêm người

thứ ba vì bất kỳ lý do nào, bạn nên ghi lại thông tin này.

Người dẫn đường địa phương nên giữ nguyên không đổi để đi cùng với bạn trong suốt đợt khảo sát.

Page 8: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Trang thiết bị.

Nếu bạn là người nghiên cứu đơn lẻ và chỉ có một máy GPS và một máy ảnh, thì bạn không cần phải điền

vào mã máy làm gì. Tuy nhiên nếu bạn làm việc cho một tổ chức có nhiều máy GPS hay máy ảnh thì bạn cần

biết máy nào đang lưu giữ liệu của bạn! Nếu máy GPS hay máy ảnh không có số mã máy, bạn nên viết lên

đó số một bằng bút dạ quang.

Luôn kiểm tra để chắc chắn được rằng máy GPS bạn đang có đã được cài đặt hệ tọa độ UTM với tham chiếu

WGS84. Nếu bạn muốn sử dụng hệ thống khác, nên viết ra.

Mô tả tổng quan sinh cảnh.

Rừng già và rừng non (không giống rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh) nằm trong hạng mục để phân loại

rừng trong khu vực Sao la và được cả người Kinh và dân tộc thiểu số (Cà Tu, Tà Ôi, Pa Cô) sử dụng. Rừng già

là rừng chưa bị phát quang để phục vụ cho du canh du cư nông nghiệp – tối thiểu trong nhiều thập niên

qua, thậm chí có thểđã bị chặt phá. Rừng non đã bị phát quang và được trồng lại, thông thường có mật độ

mây và/hoặc tre và/hoặc dây leo dày đặc cũng như có nhiều cây nhỏ.

Đây chỉ là sự phân loại thô về sinh cảnh do đó, bạn không cần phải đo đếm gì – chỉ ước tính phần trăm độ

che phủ trong ô tiêu chuẩn.

Thông tin từ người dẫn đường địa phương.

Cần nhớ điều quan trọng nhất là thông tin này không phải bắt buộc. Bạn chỉ nên thu thập thông tin nếu

người dẫn đường có thể trả lời các câu hỏi của bạn một cách dễ dàng. Không nên bắt anh ấy phải đưa ra

cho bạn câu trả lời mà anh ta không chắc. Nếu bạn có người dẫn đường địa phương không đến từ thôn

bản và cũng không quen thuộc với khu vực này, thì cũng đừng nên hỏi làm gì.

Người dân sống ở vùng cao có nhiều từ vựng địa phương về các loại rừng. Do vậy sẽ rất hữu ích để ghi lại

thông tin này bằng ngôn ngữ địa phương. Chỉ ghi lại trường hợp người dẫn đường có thể trả lời cho bạn

một cách dễ dàng. Cố gắng đưa thông tin càng chi tiết càng tốt; ví dụ người Cà Tu nói rừng non là ‘aruihh’

nhưng có nhiều từ để mô tả nhiều loại khác nhau của arruih.

Người dẫn đường cũng có thể biết về lịch sử của khu vực khảo sát. Thông tin này có thể rất hữu ích trong

tương lai nếu chúng ta thu thập đầy đủ vì chúng có thể giúp chúng ta hiểu hơn về việc tái sinh rừng.

Lưu ý rằng phần này CHỈ là thông tin mà người dẫn đường cung cấp cho bạn, không phải là ước tính của

bạn từ khi nào khu vực này bị chặt phá, vv…

Page 9: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Trang 2: Dữ liệu tuyến

Phiếu này cho phép bạn ghi lại thông tin về các đặc điểm theo chiều dài: dây bẫy và đường mòn.

Dữ liệu GPS

Nhằm ghi lại vị trí của dây bẫy hay một đường mòn, đầu tiên bạn nên ghi lại điểm mà bạn bắt gặp dây bẫy

hay đường mòn đó (Gặp đường). Điểm này có thể nằm ở giữa đường mòn/dây. Sau đó bạn cần đi theo

đường dây theo một hướng. Bạn nên theo từ đầu đến cuối cho đến khi đến mép của ô tiêu chuẩn. Nếu đây

là dây bẫy , đi theo cho đến cuối kể cả khi đường dây ra ngoài ô tiêu chuẩn. Ghi lại điểm này (bắt đầu ). Sau

đó bạn nên quay trở lại và đi theo đường khác cho đến cuối cùng (hay đối với đường mòn đi theo cho đến

điểm nó rời ô tiêu chuẩn). Ghi lại điểm nay (kết thúc ).

Nếu bạn gặp đường dây bẫy/đường mòn ngay tại điểm bắt đầu, ghi cùng một tọa độ cho gặp đường và

bắt đầu .

Máy GPS sẽ cho phép bạn lưu vị trí một cách nhanh chóng, làm điểm tọa độ (wpt). Do vậy bạn chỉ cần viết

tên điểm tọa độ khi ở thực địa nhưng hãy chắc chắn rằng bạn sẽ viết lại tất cả hệ tọa độ về sau; nên viết

trước khi bạn ra khỏi rừng kết thúc chuyến thực địa phòng trường hợp ai đó có thể sử dụng máy GPS của

bạn về sau.

Dây bẫy là gì?

Người đặt bẫy thỉnh thoảng đặt từng bẫy riêng rẻ và thỉnh thoảng đặt bẫy theo cụm. Tuy nhiên thông

thường họ đặt một đường dây bẫy dài dọc theo đường mòn. Loại phổ biến có bẫy trặt dây nối với hàng rào

rậm, tuy nhiên dây bẫy cũng có thể thuộc các loại bẫy khác.

Nếu các bẫy trong đường dây cách nhau mỗi cái hơn 3 mét và không nối với hàng rào, bạn nên xem chúng

là các bẫy độc lập chứ không phải dây bẫy.

Bạn nên ghi lại tất cả các dây bẫy, kể cả các dây cũ. Tuy nhiên, phải là các dây bẫy mà bạn có thể nhìn thấy.

Không ghi lại vị trí dây nào mà người dẫn đường địa phương kể cho bạn rằng họ đã từng nhìn thấy. Không

ghi lại vị trí có đường mòn nhưng bạn không thể nhìn thấy dấu vết còn lại của bẫy hay của hàng rào.

BẪY

Loại bẫy

Có nhiều loại bẫy. Chúng tôi đang tập trung vào bốn loại bẫy cơ bản mà chúng tôi cho rằng đây là các loại

chính hiện diện trong khu vực cảnh quan này. Tuy nhiên bạn cũng nên ghi lại thông tin về bất kỳ loại bẫy

nào thấy được và ghi chú vào phiếu.

Page 10: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Bẫy trặt (tr) là bất kỳ loại bẫy nào sử dụng một cái thòng lọng để bắt động vật. Loại phổ biến nhất trong khu

vực vào thời điểm hiện tại được làm từ dây phanh xe đạp, nối với một cái que dài khoảng 2 đến 3 m có một

góc cắm xuống đất và cong lại để làm thành cái lò xo. Khi bẫy mắc, cái que dãn ra và bật lên. Bẫy siết chặt

quanh chân, cổ và thân con vật. Vòng dây dài khoảng 20-30cm.

Nếu bạn tìm thấy bẫy thuộc loại này, chỉ cần vòng quanh chữ ‘tr’ đồng thời điền thông tin các chi tiết khác

của bẫy.

Cũng có các loại bẫy khác: một số để bẫy các loài động vật lớn khác như gấu và hổ, loại bẫy này có thòng

lọng lớn hơn và một số khác để bẫy các loài động vật nhỏ hơn như tê tê và sóc, loại này có thể được đặt

trên cành cây hay xung quanh hang. Các loại bẫy này thường không có que cong lại làm thành lò xo. Nếu

bạn tìm thấy các bẫy loại này hay loại khác, vòng quanh chữ ‘tr’ đồng thời ghi chú các đặc điểm có thể chỉ ra

loại bẫy.

Sập (sâ)

Sập là loại bẫy có một khúc gỗ hay một thứ gì đại loại như thế rơi xuống đầu con vật làm cho chúng chết.

Loại sập phổ biển trong khu vực dài khoảng 70cm và được dùng để bắt cầy hương và các loài động vật ăn

thịt nhỏ khác. Bẫy này thường có mồi nhử. Nếu bạn trông thấy một loại sập như thế này thì vòng vào chữ

‘sâ’. Tuy nhiên cũng có loại sập lớn hơn, nếu bạn phát hiện ra một số loại sập khác, điền vào chữ ‘sâ’ và ghi

chú.

Kẹp (ke)

Kẹp được làm từ kim loại và được bán tại các quầy hàng để sử dụng làm bẫy (không giống như các loại bẫy

khác do thợ săn tự làm lấy). Kẹp có hai hàm và một cái lò xo để có thể kẹp chặt lại khi con vật bước vào bẫy.

Bẫy này cần được buộc vào đất. Loại kẹp phổ biến trong khu vực khá nhỏ có hàm dài khoảng 10-15 cm và

được làm từ dây. Hàm này không có răng. Nếu bạn thấy loại kẹp này, điền vào chữ ‘ke’. Kẹp lớn hơn (có thể

nguy hiểm) thường có răng ở hàm. Nếu bạn trông thấy loại này, điền vào chữ ‘ke’ và ghi chú thích vào.

Lưới (lư)

Loại này được dùng để bắt chim hoặc dơi (chúng tôi không kể đến lưới bắt cá) và có thể được treo theo

nhiều cách. Thỉnh thoảng cũng có sử dụng một đường lưới dài (trường hợp này được xem là dây bẫy)

nhưng trường hợp này hiếm thấy.

Nếu phát hiện ra bẫy không thuộc bất kỳ loại nào kể trên, bạn nên đánh giá xem thử nó dùng để bắt động

vật lớn hay nhỏ. ‘Lớn’ ở đây có nghĩa là ngang với kích thước của mang nhỏ hay thú lớn hơn. Do vậy phần

nhiều của các loại chồn cũng được xem là thú nhỏ. Dĩ nhiên bẫy dùng bắt thú lớn thường có thể dùng để

bắt luôn thú nhỏ. Đánh vào kl (khác, lớn) haykn (khác, nhỏ)cho phù hợp với tình huống và luôn ghi chú vào

phía sau để mô tả loại bẫy.

Page 11: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Số.

Bạn nên ghi lại số bẫy theo mỗi trong ba điều kiện sau (đã cài đặt, tốt và cũ). Vì vậy nếu có 12 bẫy được đặt,

4 cái tốt nhưng chưa được đặt và 2 cái cũ thì viết như sau:

đ (đã cài đặt)....12

t (tốt)....4

c (cũ)....2

Các bẫy đã được đặt có nghĩa là đã sẵn sàng để bắt động vật. Nếu là bẫy trặt, có nghĩa là có dây và nếu có

que làm lò xo, thì que này đã cong lại làm thành cái lò xo. Nếu là bẫy sập có nghĩa là đã có mồi nhử (thông

thường là như vậy) và khúc gỗ đã được đặt lên. Nếu là kẹp thì đã được mở ra và sẵn sàng để kẹp chặt con

mồi lại.

Bẫy trong điều kiện tốt thường chưa được cài nhưng người thợ săn có thể cài lại mà không cần sửa hoặc

sửa ít thôi. Đối với trường hợp trặt thường, thì thường chưa có dây nhưng thợ săn có thể đem thêm dây

vào và làm cho bẫy hoạt động trở lại một cách dễ dàng. Hoặc nếu có dây ở đó rồi thì que bẫy chưa được

uống cong.

Bẫy cũ là loại bẫy có thể không sử dụng lại được lần nữa và phải được sửa lại hay thay lại nhiều để có thể

bắt được động vật.

Bẫy trặt – chi tiết

Dây (d)

Có phải loại dây thường (t) – dây phanh xe đạp hay là loại gì dày hơn (l)?

Vòng trượt (vt) – đây là đặc điểm được nhìn thấy ở một số bẫy trặt (xem

hình).

Các loại khác chỉ có một sợi dây có thòng lọng nhỏ ở phía cuối.

Bẫy trặt có một vòng trượt phải không? Có hay không .

Hướng (h) – Có phải bẫy trặt có thòng lọng thẳng đứng (tđ) để thắt cổ

hay thân con vật hay không, hay nó hướng nằm ngang (nn) và nằm trên

mặt đất để thắt chân con vật?

Hàng rào

Dây bẫy thường có một số loại hàng rào nằm giữa các bẫy để dụ thú vào bẫy. Hàng rào có thể được thiết

lập bằng các cành cây, thân cây rừng (hàng rào cành cây:) hoặc nó có thể được thiết lập bằng các thanh cây

(thường cây tre) được đan xen lẫn nhau một các công phu (hàng rào kết cấu: kc).Một số hàng rào cành cây

có một ít kết cấu xung quanh bẫy. Đánh vào đây là hàng rào cành cây.

Bạn nên chú thích điều kiện hàng rào: cũ (c) hy tốt (t) như bạn đã làm với cả bẫy. Cố gắng đánh giá toàn bộ

hàng rào cho toàn bộ dây bẫy và đưa ra kết luận về điều kiện trung bình của nó.

Page 12: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Chú thích.

Không có nhiều ô trống để ghi chú thích trong khi các loại bẫy đặc biệt cần ghi lại nhiều chú thích. Do vậy

đánh dấu lại và viết chú thích vào mặt trang trang giấy.

Bạn cũng nên ghi chú loài vật nào tìm thấy bị mắt bẫy. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, điều này không xảy

ra thường xuyên nên không cần thiết phải để một hàng trong phiếu dữ liệu. Nhưng bạn nên ghi chú lại (kể

cả loài vật nào). Nếu bạn tìm thấy có con vật nào, nên chú thích luôn là chúng có còn sống, bị thương, vừa

mới chết hay đã bị phân hủy. Nhớ chụp ảnh lại.

Đường mòn là gì?

Về cơ bản đường mòn là một tuyến đường xuyên qua rừng đã được mở, chứ không chỉ được đánh dấu.

Nếu bạn có thể trông thấy một điểm mà một ai đó vừa đi qua, chặt một vài nhánh mây và đánh dấu lên cây

bằng rựa thì đây không phải là đường mòn. Bạn nên ghi lại đây là ‘dấu cắt do con người tạo ra’ trên phiếu

dữ liệu ‘đếm theo cách kiểm phiếu’. Một đường mòn là nơi bạn có thể đi bộ mà không cần phải tìm kiếm

dấu vết hay sử dụng rựa trừ trường hợp có cái gì đó vừa rớt xuống.

Một đường mòn chính là một tuyến đường đã được sử dụng một thời gian nơi có tuyến đường có thể nhận

thấy được trên đất, không có lá và thảm thực vật. Một đường mòn gần đây là một nơi có một đường mới

được tạo ra. Bạn sẽ thấy các gốc cây trên đường và có dấu hiệu nổ lực chặt chúng đi để làm cho việc đi lại

dễ dàng hơn.

Trang 3-6: Dữ liệu điểm Trang này được dùng để ghi lại các đặc điểm về vị trí (những thứ chỉ có ở một vị trí mà bạn cần có dữ liệu

GPS).

Đây là những bẫy đơn lẻ, cây bị chặt, dấu vết có thu nhặt LSNG (chủ yếu cây mây) và lán trại. Bạn sẽ thường

cần nhiều phiếu để điền vào cho mỗi ô tiêu chuẩn, có thể cần bốn phiếu và nếu hoàn thành bảng nào thì

hãy bắt đầu với phiếu mới.

Bẫy đơn lẻ.

Vui lòng xem phần dây bẫy nêu trên.

Cây gỗ bị chặt.

Ghi lại thông tin về cây gỗ bị chặt nếu chúng vừa bị chặt (chưa bị mục nát). Thông thường bạn chỉ nên ghi

lại thông tin về các đặc điểm dưới đây:

Gốc cây.

Mảnh gỗ bị cưa, kể cả phần ngoài thân cây thường bị bỏ lại ở trong rừng.

Page 13: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Nếu bạn biết loại cây gì, viết tên cây. Tuy vậy cũng đừng tỏ ra lo lắng quá nếu bạn không biết tên cây.

Điền vào mỗi hàng mộtcây. Nếu có hai cây cách nhau 5 mét, chỉ cần viết cùng một tọa độ mà thôi.

Dấu hiệu thu hái LSNG

Có nhiều dấu hiệu khả thi của việc thu hái lâm sản ngoài gỗ, tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, những dấu

hiệu hữu ích mà chúng ta nghĩ có thể ghi lại chuẩn mực nhất là:

1. Vỏ mây bóc ra do người thu hái để lại. Nếu bạn thấy một chồng vỏ mây cách nhau ít hơn 10m, chỉ

cần ghi lại một điểm tọa độ.

2. Bằng chứng về thu hái Lá nón (Licuala). Điều này có nghĩa là có dấu hiệu lá nón bị cắt. Nếu chỉ có

một hay hai lá nón bị cắt, ghi lại là ‘Dấu cắt do con người tạo rai’ trên phiếu đếm theo cách kiểm

phiếu.

Nếu bạn trông thấy các dấu hiệu thú vị khác, bạn có thể ghi lại thông tin về chúng.

Lán trại

Vui lòng ghi lại thông tin về các trại trong điều kiện tốt và cả những trại đã cũ. Trại trong điều kiện tốt là loại

có thể được sử dụng lại một cách dễ dàng mà không cần hay đòi hỏi sửa chửa ít. Tuy nhiên trại này có thể

bị thiếu tấm nhựa. Các lán trại nhỏ có mái làm bằng lá cũng nên được ghi nhận lại. Nhìn chung, nếu trại có

thể tái sử dụng lại với chỉ một mái mới thì nên ghi lại là trại ‘tốt’. Nếu trại cần thay một vài tấm gỗ mới thì

nên ghi lại là trại ‘cũ’.

Nếu có bẫy chứa trong các lán trại này, cũng nên ghi nhận lại số lượng.

Con người

Vui lòng điền vào một hàng cho mỗi nhóm người. Ghi lại số người trong nhóm và vòng lại hoạt động mà họ

sắp sửa thực hiện trong rừng hay thậm chí cả việc hiện tại họ chưa làm gì.

Thu hái mây

Thu hái tre

Củi khô

Dược thảo

Vàng

Khác

Không biết

Page 14: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Nếu bạn bắt gặp lán trại nào có người đang sinh sống trong đó, vui lòng điền vào một hàng trong mỗi bảng.

Trong phạm vị ô tiêu chuẩn, bạn hầu như khó gặp nhiều người hay nhiều lán trại, do vậy chúng tôi chỉ để 2

hàng trong phiếu.

Trang cuối: Dữ liệu đếm theo cách kiểm phiếu. Trang này để ghi lại dữ liệu về số lần bạn thấy một vật gì đó trong ô tiêu chuẩn. Chúng tôi không cần ghi lại

vị trí trên GPS cho mỗi lần. Tuy nhiên bạn nên đếm theo cách kiểm phiếu: đánh một dấu trên phiếu cho mỗi

lần thấy vật đó. HÃY GHI KHI BẠN ĐANG Ở TẠI THỰC ĐỊA. Nếu không làm như vậy bạn sẽ quên tổng số lần

nhìn thấy vật đó. Khi bạn kết thúc khảo sát ô tiêu chuẩn, bạn có thể tổng kết lại số lần gặp vật đó.

Nếu vì bất kỳ lý do nào mà bạn quên ghi lại việc nhìn thấy vật đó, đánh chéo vào ô khi hoàn thành đợt khảo

sát. Có sự khác hoàn toàn giữa số 0 do bạn không nhìn thấy và số 0 do không có gì.

Dấu cắt do con người tạo ra

Là vị trí cho thấy nơi con người chặt cây bằng dao nhằm mở đường nhưng là nơi không có đường mòn rõ

ràng. Bạn có thể đánh dấu vào phiếu mỗi lần bạn nhìn thấy thân cây bị chặt. Nhưng nếu bạn phát hiện ra

thân cây bị cưa làm hai thì cũng chỉ đánh vào một dấu, không phải hai.

Dấu hiệu này không kể đến các cây gỗ bị đốn, trường hợp này phải được ghi nhận lại là dấu hiệu bị khai

thác. Nếu một số cây khác (như cây mây) rõ ràng bị chặt để thu hoạch chứ không phải để mở đường thì

phải ghi lại thông tin là dấu hiện thu hái LSNG.

Dấu vết thú ăn lá cây

Chỉ ghi lại nếu có ít nhất 5 lá bị cắn trong bán kính 5m. Và chỉ ghi lại nếu bạn chắc chắn rằng lá bị thú mà ăn

lá cây, chứ không phải sâu bọ ăn. Không phải lúc nào cũng có thể nói lên được điều này.

Hang heo rừng.

Heo rừng tại vùng Trung Trường Sơn làm hang hình vòm bằng lá lớn. Đây là đặc điểm rất đặc trưng nếu bạn

biết trong chúng như thế nào. Nếu bạn không biết chúng trông như thế nào, đặt dấu gạch chéo cho ô này.

Ghi lại thông tin cả hang mới và hang cũ nếu bạn có thể trông thấy hang. Đừng ghi lại địa điểm bạn nghĩ là

đã có cái hang nhưng không thấy nữa.

Đường đi của loài móng guốc

Nếu bạn trông thấy dấu chân của một loài móng guốc, ghi lại thông tin về chúng vào phiếu dữ liệu chỉ khi

nhìn thấy được ít nhất một móng rõ rệt. Đừng ghi lại nêu thấy dấu vết không rõ ràng. Đừng ghi lại số dấu

chân đơn lẻ mà nên cố gắng ghi lại số đường đi của động vật. Nếu nhìn thấy có vẻ chỉ một con vật đi qua,

Page 15: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

đánh vào chỉ một dấu. Nếu có một nhóm động vật (như heo rừng) đi qua, cũng chỉ đánh vào một dấu do

không thể ước lượng chính xác được có bao nhiêu con vật. Tuy nhiên trường hợp các dấu vết chỉ ra rõ ràng

là của nhiều loài động vật khác nhau hay của cùng một loài nhưng có nhiều kích thước khác nhau, bạn có

thể đánh vào dấu thứ hai. Bạn không cần phải xác định là loài nào.

Phân động vật

Phân động vật là loại dấu vết có giá trị do có thể đem đi kiểm tra ADN để xác định được là loài gì. Sẽ có một

phiếu dữ liệu riêng với hướng dẫn cụ thể về cách thu nhặt phân động vật. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy phân

có thể của loài móng guốc nào đó, vui lòng ghi vào đếm theo cách kiểm phiếu.

Cây bị cọ xát

Các loài móng guốc có thể cọ thân hay sừng của chúng vào cây và bạn có thể thây dấu vết của sự cọ xát tại

các cây.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ghi lại thông tin khi thấy rõ có sự cọ xát. Vì vậy GHI LẠI NÊU:

1. Cây vẫn còn sống mà không có dấu hiệu hồi phục lại

2. Có bùn mới ở trên cây (cây sống lẫn cây đã chết)

3. Cây đã chết nhưng còn nhiều vỏ tươi bám vào và chưa hoàn toàn bị cọ xát hết (bạn cần học cách

nhận biết dấu hiệu này. Nếu bạn tỏ ra nghi ngờ, cũng đừng ghi lại thông tin)

4. Có lông ở trên cây (cây sống lẫn cây đã chết)

ĐỪNG ghi lại nếu:

5. Cây còn sống và các dấu cọ xát đang hồi phục (không có lông hay bùn tươi)

6. Cây đã chết và không có lông, bùn hay vỏ tươi bám vào cây.

Page 16: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Lông gà lôi trắng và lông Trĩ Sao

Lông của con gà lôi trắng đực và của con trĩ sao đực và cái rất dễ nhận biết. Ghi chú bất kỳ thứ gì bạn trông

thấy (lông ở bất kỳ phần nào của con vật). Nếu bạn phát hiện ra một vị trí có nhiều lông rụng – rõ ràng của

chỉ một con chỉ đánh vào một dấu.

Cây có giá trị

Việc ghi lại thông tin về sự có mặt một số loài cây có giá trị sẽ chỉ ra được liệu vùng này đã bị khai phá hay

chưa. Ghi nhận sự hiện diện của một số cây non cũng rất hữu ích bởi vì nếu chỉ có cây non tồn tại thì điều

này có nghĩa là (nhưng chưa khẳng định được) các loài cây lớn hơn đã bị khai thác. Nếu không có sự hiện

diện của một loài thì có vẻ như ô tiêu chuẩn này không phải là một sinh cảnh tốt cho loài đó.

Bạn chỉ nên ghi lại loài mà bạn tin rằng có thể xác định được, từ lá cho đến vỏ. Cây non thông thường chỉ có

thể được xác định dựa vào lá của chúng trong khi đối với cây lớn hơn thì khó trông thấy lá nhưng lại dễ

nhận biết vỏ hơn.

Chúng tôi đang để tên các loại cây sau: Gụ lau (Sindora tonkinensis), Kiền Kiền (Hopea pierrei), Lim

(Erythrophloeum fordii), Chò Đen (Parashorea stellata) và Giổi (Mechilia sp) và chúng tôi hy vọng sẽ xây

dựng một bản hướng dẫn nhanh và dễ hiểu để nhận dạng các loài này. Bạn có thể thêm vào bất kỳ loại cây

nào là loại cây gỗ quan trọng trong khu vực của bạn.

Ghi lại số lượng cây bạn trông thấy theo đường kính (đường kính <3cm, 3-30cm và >30cm) trên đường đi.

Bạn không cần phải đo tất cả các cây nhìn thấy, chỉ đo một số ít để đảm bảo được rằng bạn có thể ước tính

được đường kính chính xác hơn. Sau đó bạn có thể đoán bằng mắt cây này thuộc vào loại đường kính nào

là đủ. Bạn không cần phải đánh giá khoảng cách giữa các cây trên đường đi nhưng dĩ nhiên là bạn không

nên đếm hai lần cho cùng một loại cây và đừng đưa vào cây nào nằm bên ngoài ô tiêu chuẩn.

Thực vật chỉ thị tầng dưới

Chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng được danh sách các loài thực vật chỉ thị tầng dưới. Trên thực tế, một số loài

này có thể không phải thuộc loài mà thuộc nhóm cao hơn có nhiều loài đơn lẻ khó nhận dạng. Chúng tôi hy

vọng sẽ hoàn thành danh sách này vào năm 2011 với nhiều thông tin nhận dạng hơn. Hiện tại bây giờ, vui

lòng chỉ quan tâm đến danh sách các loài chỉ thị hiện có trong danh sách của bạn.

Ảnh sinh cảnh.

Để có thể dưa ra ý kiến cơ bản về sinh cảnh tại mỗi ô

vuông mẫu, chúng tôi khuyến khị sử dụng phương

pháp đơn giản này, chỉ với một cái la bàn và một cái

máy ảnh.

Page 17: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Đến từng 4 góc của ô tiêu chuẩn. Do máy GPS không phải lúc nào cũng chính xác 100%, cách tốt nhất là làm

theo các bước sau: cài đặt cho máy GPS báo tin khi bạn đi vào trong vòng 10m của góc ô. Ngay sau khi nhận

được tin báo này, hãy dừng lại ngay lập tức và chụp ảnh ngay tại vị trí đó.

Điều quan trọng là không nên đi bộ xung quanh để chọn vị trí tốt mà đứng. Bạn không cần phải đến cột

mốc 0 mét của vị trí trừ khi bạn lên kế hoạch phải làm như vậy tại mọi góc của ô tiêu chuẩn.

Nếu bạn phát hiện ra rằng một góc hoàn toàn không vào được, thì nên đến vị trị trung tâm của ô tiêu chuẩn

và chụp ảnh tại đó.

Chụp tại mỗi hướng la bàn (Bắc, Nam, Đông, Tây) mỗi ảnh và thêm ảnh khác chụp hướng thẳng đứng (L).

Ghi lại mã ảnh tại nơi yêu cầu.

Ngoại trừ ảnh chụp thẳng, hãy nghiêng máy ảnh để song song với mặt đất và giữ nó ngang tầm mắt khi bạn

đang đứng (xem hình).

Phụ lục 1: Cách đánh số ngẫu nhiên các ô vuông mẫu trong khu vực nghiên cứu của bạn trong ArcGIS

Tạo ra phép chiếu lưới

1. Tải về bộ công cụ tạo lưới của Robert Nicholas:

http://arcscripts.esri.com/details.asp?dbid=12807 Cài và chạy bộ công cụ này.

2. Trong các hộp ‘lower left corner’, chọn một điểm nằm ngoài khu vực nghiên cứu của bạn về góc tây

nam. Chọn một điểm nhạy. Ví dụ nếu bạn đang sử dụng hệ tọa độ UTM, bạn có thể bắt đầu phép

chiếu lưới tại 797000, 1764000 chứ không phải tại 797567, 1764331.

3. Trong các hộp ‘rows’ và ‘column’ điền vào các số để lưới chiếu đủ lớn cho toàn bộ khu vực nghiên

cứu của bạn.

4. Đối với ‘width’ và ‘height’ của mỗi ô, điền vào 1km.

5. Kiểm tra xem thử lưới chiếu có bao phủ được toàn bộ khu vực nghiên cứu của bạn hay không.

Chọn các ô vuông mẫu có trung tâm nằm trong khu vực nghiên cứu của bạn.

6. Bạn phải có khả năng sử dụng công cụ ‘select layer by location’ trên ArcGIS. Chọn lưới chiếu là dữ

liệu lớp đầu vào. Chọn loại trùng lặp ‘HAVE_THEIR_CENTER_IN’ và chọn vùng nghiên cứu (xem

trang 1) là lớp chọn của bạn.

Tuy nhiên tôi vẫn chưa thể làm cho công cụ này hoạt động trong phần mềm ArcGIS. Thay vì đó tôi chọn đơn

giản tất cả các ô vuông mẫu có trung tâm nằm trong khu vực nghiên cứu sau đó copy và dán chúng vào một

lớp mới để hiệu đính.

7. Lưu lại lớp ô lưới có trung tâm nằm trong khu vực nghiên cứu.

Page 18: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Đánh số ô vuông một cách ngẫu nhiên.

8. Mở bảng lớp ô lưới có trung tâm nằm trong khu vực nghiên cứu. Kiểm tra tổng số ô vuông (gọi đây

là số S)

9. Đi đến http://www.random.org/ and select 'integer set generator'

10. Tạo ra 1 bộ với một số nguyên ngẫu nhiên duy nhất S. Mỗi số nguyên phải có giá trị giữa 1 và S. Tại

bước 2 (chức năng hiển thị), MỞ RA ‘phân loại các phần trong mỗi bộ theo thứ tự tăng dần’ (‘sort

the members of each set in the ascending order’) (việc này rất quan trọng). Kiểm tra ‘use commas

to separate the set members’. Không quan tâm đến các hộp công cụ khác. Copy kết quả vào tập tin

txt và lưu lại.

11. Nhập tập tin văn bản từ Excel sử dụng dấu phẩy để ngăn cách. Sử dụng chức năng Paste Special –

Transpose để chuyển dữ liệu của bạn từ cột sang hàng. Lưu thành tập tin dbf.

12. Mở tập tin dbf lên trong ArcGIS

13. Nhấp phải vào lớp ô lưới có trung tâm nằm trong khu vực nghiên cứu và chọn ‘Joint and relates’ để

nối tập tin dbf sử dụng cột nhận dạng ID trong cả hai lớp.

14. Mở bảng lớp ra. Sẽ có một cột với các số ngẫu nhiên cho mỗi ô vuông mẫu. Sử dụng cột này để làm

nhãn cho các ô vuông trong bản đồ.

Page 19: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

Bạn có thể tạo ra một bản đồ như thế này (đây là khu vực thuộc vùng mở rộng vườn quốc gia Bạch Mã)

Page 20: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

CHI TIẾT KHẢO SÁT: (một bản cho một ô tiêu chuẩn)

Ô vuông diện tích 1km số: ….........

Tọa độ góc tây nam X….................. Y…..................

ĐIỀN VÀO THÔNG TIN LÚC BẮT ĐẦU KHẢO SÁT (khi bạn bước vào ô tiêu chuẩn)

Ngày bắt đầu: Thời gian bắt đầu: Tên địa điểm:

Loại ô vuông 1km: Ô vuông ngẫu nhiên □. Ô vuông có ghi nhận loài Saola □ NHÂN SỰ Người nghiên cứu Hướng dẫn: Khác: TRANG THIẾT BỊ Số máy ảnh: Số máy GPS: Hệ tọa độ: Số tracklog:

ĐIỀN VÀO THÔNG TIN NẾU BẠN PHẢI DỪNG VÀ BẮT ĐẦU KHẢO SÁT LẠI (để đi theo dấu động vật; để nghỉ ngơi >10 phút; do trời mưa to, vv…) Lần dừng thứ nhất: Ngày: Giờ: Bắt đầu lại: Ngày: Giờ: Lần dừng thứ hai: Ngày: Giờ: Bắt đầu lại: Ngày: Giờ: Lần dừng thứ ba: Ngày: Giờ: Bắt đầu lại: Ngày: Giờ:

ĐIỀN THÔNG TIN VÀO CUỐI CHUYẾN KHẢO SÁT (khi bạn rời ô tiêu chuẩn)

Ngày kết thúc: Giờ kết thúc:

Mô tả tổng quan sinh cảnh (% ô vuông được che phủ bởi):

Rừng non: 0-10%□, 10-50%□, 50-90%□, 90-100%□ Rừng già: 0-10%□, 10-50%□, 50-90%□, 90-100%□ Khác: 0-10%□, 10-50%□, 50-90%□, 90-100%□ Vui lòng mô tả các sinh cảnh khác được tìm thấy trong ô vuông mẫu. Thông tin từ người dẫn đường địa phương (chỉ ghi lại nếu người này chắc chắn về các câu trả lời!) Các loại sinh cảnh chính trong ô tiêu chuẩn theo tiếng địa phương (liệt kê ra) Khu vực trong ô tiêu chuẩn này đã từng bị chặt phá trong quá khứ?

Có □, không □, một phần □, không biết □.

Nếu khu vực này bị chặt phá, con người đã chặt phá năm nào?......................... (bạn có thể ghi một thời kỳ như 1970-1975 hay ‘trước 1940’) Nếu khu vực đã bị chắt phá, con người rời bỏ khu vực này năm nào?

Page 21: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

DỮ LIỆU TUYẾN Ô vuông số: (thường chỉ cần một phiếu cho mỗi ô tiêu chuẩn) Dây bẫy (một hàng cho mỗi đường dây. Đối với các bẫy riêng rẻ, ghi thông tin ở trang kế tiếp)

Gặp đường Bắt đầu Kết thúc BẪY HÀNG RÀO Ghi chú

WPT Tọa độ WPT Tọa độ WPT Tọa độ Loại Số lượng

Bẫy trặt Loại Tinh trạng

d. vt h

X X X tr, sâ, ke, lư, kl, kn

đ............

t...........

c...........

t. l.

có kº

đ n

c.cây kết c. kº có

cũ tốt

Y Y Y

X X X tr, sâ, ke, lư, kl, kn

đ............

t...........

c...........

t. l.

có kº

tđ nn

c.cây kết c. kº có

cũ tốt

Y Y Y

X X X tr, sâ, ke, lư, kl, kn

đ............

t...........

c...........

t. l.

có kº

tđ nn

c.cây kết c. kº có

cũ tốt

Y Y Y

X X X tr, sâ, ke, lư, kl, kn

đ............

t...........

c...........

t. l.

có kº

tđ nn

c.cây kết c. kº có

cũ tốt

Y Y Y

X X X tr, sâ, ke, lư, kl, kn

đ............

t...........

c...........

t. l.

có kº

tđ nn

c.cây kết c. kº có

cũ tốt

Y Y Y

Đường mòn (chỉ dùng một hàng cho một đường mòn. Nếu đường nào bị chia ra, thêm một hàng mới ghi lại đường chia nhánh này)

Gặp đường Bắt đầu Kết thúc Loại đường

Ghi chú

WPT Tọa độ WPT Tọa độ WPT Tọa độ

X X X Chính Gần đây

Y Y Y

X X X Chính Gần đây

Y Y Y

X X X Chính Gần đây

Y Y Y

X X X Chính Gần đây

Y Y Y

X X X Chính Gần đây

Y Y Y

X X X Chính Gần đây

Y Y Y

X X X Chính Gần đây

Y Y Y

X X X Chính Gần đây

Y Y Y

X X X Chính Gần đây

Y Y Y

Page 22: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

DỮ LIỆU ĐIỂM Ô vuông số: (copy 4 bản cho trang này để sử dụng cho một ô tiêu chuẩn)

Các bẫy đơn lẻ (sử dụng một hàng cho mỗi bẫy)

Loại bẫy WPT Tọa độ Điều kiện Bẫy trặt Ghi chú

Dây Vòng trượt

Hướng

tr, sâ, ke, lư, kl, kn

X Cài đặt Tốt Cũ

Thường Lớn

y n

Đứng Ngang

Y

tr, sâ, ke, lư, kl, kn

X Cài đặt Tốt Cũ

Thường Lớn

y n

Đứng Ngang

Y

tr, sâ, ke, lư, kl, kn

X Cài đặt Tốt Cũ

Thường Lớn

y n

Đứng Ngang

Y

tr, sâ, ke, lư, kl, kn

X Cài đặt Tốt Cũ

Thường Lớn

y n

Đứng Ngang

Y

tr, sâ, ke, lư, kl, kn

X Cài đặt Tốt Cũ

Thường Lớn

y n

Đứng Ngang

Y

tr, sâ, ke, lư, kl, kn

X Cài đặt Tốt Cũ

Thường Lớn

y n

Đứng Ngang

Y

Cây gỗ bị chặt (một hàng cho một cây)

WPT Tọa độ Gốc? Đường kính gốc (cm)

Gỗ bị cưa?

Dấu hiêu khác? (vui lòng mô tả)

Loài (nếu biết)

X y n

y n

Y

X y n

y n

Y

X y n

y n

Y

X y n

y n

Y

Dấu hiệu thu hái LSNG (một hàng cho mỗi vị trí phát hiện ra dấu hiệu này)

WPT Tọa độ Vỏ mây Khác (vui lòng mô tả loại lâm sản và dấu hiệu)

X

Y

X

Y

X

Y

Lán trại

WPT Tọa độ Số bẫy Tình trạng

mới

tốt

Con người

WPT Tọa độ Số lượng Hoạt động

mây, tre, củi khô, dược liệu, cá, vàng, khác, không rõ

mây, tre, củi khô, dược liệu, cá, vàng, khác, không rõ

Page 23: Khảo sát sinh cảnh sống và các mối đe dọa loài Sao la. Bản hướng

DỮ LIỆU ĐẾM THEO CÁCH KIỂM PHIẾU Ô vuông số: (mỗi ô tiêu chuẩn sử dụng một phiếu)

Ghi lại có số lần bạn trông thấy một vật trong ô tiêu chuẩn (không cần ghi lại điểm tọa độ)

Hạng mục Đếm theo cách kiểm phiếu Tổng

Dấu cắt do con người tạo ra

Dấu vết thú ăn lá cây

Đường đi của động vật móng guốc

Hang heo rừng

Phân động vật

Cây bị cọ xát

Lông gà lôi trắng

Lông trĩ sao

Cây có giá trị

Đường kính

Gõ Kiền Lim Chò đen Giổi

> 3cm

3 – 30 cm

>30 cm

Thực vật chỉ thị tầng dưới Loại/loài Điểm Loại/loài Điểm Loại/loài Điểm Loại/loài Điểm

Môn vọoc Bim Lô ô ...

Ràng ràng Chuối rừng Lá Lót ...

Giang Đoạc ... ...

Mây nước Lá nón ... ...

Ảnh sinh cảnh

Góc Tây Nam Tây Băc Đông Bắc Đông Nam Trung Tâm

X X X X X

Y Y Y Y Y

Mã ảnh Mã ảnh Mã ảnh Mã ảnh Mã ảnh

B B B B B

N N N N N

Đ Đ Đ Đ Đ

T T T T T

L L L L L